🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hỏi – Đáp Về Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư Ebooks Nhóm Zalo HỎI-ĐÁPVỀ CÁCHMẠNGCÔNGNGHIỆP LẦNTHỨTƯ HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG Phó Chủ tịch Hội đồng Q. Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên VŨ TRỌNG LÂM NGUYỄN ĐỨC TÀI TRẦN THANH LÂM NGUYỄN HOÀI ANH TS.ĐỗQuangDũng,ThS.PhạmThịKimHuế (Đồngchủbiên) HỎI-ĐÁPVỀ CÁCHMẠNGCÔNGNGHIỆP LẦNTHỨTƯ NHÀXUẤTBẢNCHÍNHTRỊQUỐCGIASỰTHẬT HàNội-2019 BIÊN SOẠN TS. ĐỖ QUANG DŨNG ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ PGS.TS. HOÀNG ANH ThS. NGUYỄN MINH HUỆ ThS. ĐÀO DUY NGHĨA ThS. TRỊNH THỊ NGỌC QUỲNH NGUYỄN THỊ KIM THOA VỚI SỰ CỘNG TÁC PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC TS. DƯƠNG ĐÌNH GIÁM ThS. NGÔ CHÍ DŨNG ThS. VŨ HỮU TUYÊN LỜI NHÀ XUẤT BẢN Lịch sử loài người đã xuất hiện ba cuộc cách mạng công nghiệp, các cuộc cách mạng này diễn ra khi những công nghệ và phương thức mới làm thay đổi nhận thức sâu sắc trong hệ thống kinh tế và cấu trúc xã hội. Thế giới ngày nay đang trong quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Quy mô và tốc độ của cuộc cách mạng công nghiệp này chưa từng có trong lịch sử, phát triển theo ”cấp số nhân”, có tác động to lớn đến kinh tế, quốc gia và toàn cầu, xã hội và cá nhân. Cuộc cách mạng công nghiệp này dựa trên sự phát triển vượt bậc về công nghệ số với đặc trưng là Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing)... tạo ra các công nghệ chủ chốt như: công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, robot,... Nhằm đánh giá những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến các ngành, lĩnh vực của Việt Nam; mức độ phù hợp và khả năng đáp ứng của nước ta trước cuộc cách mạng này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách 5 Hỏi - đáp về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của TS. Đỗ Quang Dũng, ThS. Phạm Thị Kim Huế (đồng chủ biên). Nội dung cuốn sách được cấu trúc dưới dạng các câu hỏi và trả lời, được diễn đạt rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Nội dung cuốn sách được chia thành 5 phần: Phần 1 khái quát về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Phần 2 giới thiệu các lĩnh vực chủ đạo của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Phần 3 trình bày tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến kinh tế, quốc gia và toàn cầu, xã hội và cá nhân; Phần 4 nêu ra các chiến lược, chính sách của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; và Phần 5 phân tích thực trạng và khả năng đáp ứng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực cũng như những cơ hội và thách thức của nước ta trước cuộc cách mạng này. Chủ đề của cuốn sách tương đối rộng, do đó, trong khuôn khổ nội dung cuốn sách này khó có thể trình bày được đầy đủ và toàn diện mọi vấn đề liên quan, Nhà xuất bản và các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 9 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Câu hỏi 1: Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì? Trả lời: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi nguồn từ nước Anh. Dấu mốc rõ nét nhất từ năm 1784. Thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được diễn ra trên nhiều lĩnh vực: - Năm 1733, John Kay, nhà phát minh người Anh đã phát minh ra “thoi bay” trong ngành dệt, thay cho việc dệt bằng tay, năng suất tăng gấp đôi. - Năm 1764, James Hargreaves, một thợ dệt và nhà phát minh ở Lancashire, Anh, đã chế tạo ra chiếc xe kéo sợi (16-18 cọc sợi một lúc), tăng năng suất gấp 8 lần. - Năm 1784, James Watt, phụ tá thí nghiệm của Trường Đại học Glasgow (Scotland), đã phát minh ra máy hơi nước. - Năm 1784, Henry Cort, một nhà luyện kim người Anh đã phát hiện ra phương pháp luyện sắt “puddling”. 7 - Năm 1785, máy dệt vải do linh mục Edmund Cartwright, người Anh, phát minh đã tăng năng suất dệt lên 40 lần. - Năm 1807, Robert Fulton, một kỹ sư và nhà phát minh Mỹ nổi tiếng, đã chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi nước mái chèo. - Năm 1814, Stephenson, một kỹ sư người Anh, đã phát minh đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước. - Năm 1885, Henry Bessemer, một kỹ sư, nhà phát minh nổi tiếng người Anh đã phát minh lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đánh dấu sự ra đời của động cơ hơi nước, thép và các loại máy móc sử dụng động cơ hơi nước. Biểu tượng của cuộc cách mạng này chính là động cơ hơi nước. Nội dung và tính mục đích của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là giúp con người tăng năng suất lao động, tạo nền tảng để các loại máy móc hiện đại ra đời. Câu hỏi 2: Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì? Trả lời: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ khoảng nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với đặc trưng là động cơ điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép và sản xuất trên cơ sở điện cơ khí, 8 chuyển sang giai đoạn tự động hóa và được khởi nguồn từ Mỹ. Trong giai đoạn này, những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,... cũng được tìm ra để thay thế cho nguồn năng lượng cũ. Những tiến bộ thần kỳ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc như máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, những thành tựu kỳ diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ, như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất, con người bay vào vũ trụ và đặt chân lên mặt trăng,... là những thành tựu đi vào lịch sử của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai này. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp với những tiến bộ nhảy vọt trong cơ khí hóa, thủy lợi hóa, phương pháp lai tạo giống, chống sâu bệnh,... giúp nhiều nước có thể khắc phục nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã giúp tạo ra nhiều sản phẩm hơn nhờ vào việc sản xuất hàng loạt và áp dụng được các tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai giúp các sản phẩm có giá thành rẻ hơn, tốt hơn,... thúc đẩy các nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng. 9 Câu hỏi 3: Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì? Trả lời: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ năm 1969 với sự ra đời của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất; được xúc tác bởi chất bán dẫn, siêu máy tính, laptop (thập niên 1970 và thập niên 1980), Internet (thập niên 1990). Trung tâm và khởi nguồn từ Mỹ. Đến cuối thế kỷ XX, Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã rộng mở khắp thế giới, có sự kết nối thông tin mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển vượt bậc của Internet và các tiến bộ công nghệ thông tin điện tử. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự đánh dấu của tự động hóa công nghiệp và kết nối thông tin liên lạc thông suốt. Nhờ vào Internet, cuộc cách mạng này đã trở thành tiền đề cho sự xuất hiện của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Câu hỏi 4: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0) ra đời trong bối cảnh nào? Trả lời: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ và kỳ diệu của công nghệ đang làm thay đổi sâu sắc nhiều mặt của đời sống xã hội. Đánh giá đúng tầm vóc và nhận thức được 10 tác động của cuộc cách mạng này đối với mỗi nền kinh tế, mỗi tổ chức và mỗi người dân là điều rất quan trọng. Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu vào đầu thế kỷ XXI trên nền tảng của cuộc cách mạng số. Đặc trưng của nó là Internet di động phổ biến ở khắp mọi nơi, là những thiết bị cảm ứng nhỏ hơn, mạnh hơn nhưng rẻ hơn, cùng với trí tuệ nhân tạo và máy tự học. Công nghệ số với cốt lõi là phần cứng, phần mềm và mạng máy tính không phải là gì mới mẻ, nhưng điểm đột phá so với cách mạng công nghiệp lần thứ ba là ở chỗ chúng có độ phức tạp và tích hợp ngày càng cao và do đó, làm thay đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Đây là lý do khiến hai giáo sư Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đưa ra một nhận định nổi tiếng đánh giá thời kỳ này là “kỷ nguyên máy móc thứ hai” và cho rằng thế giới đang ở một thời điểm bước ngoặt, khi hiệu ứng của các công nghệ số này sẽ được triển khai “toàn lực” thông qua tự động hóa và chế tạo ra những sản phẩm “chưa từng có”. Ở Đức, người ta đang tranh luận về “Công nghiệp 4.0”, một thuật ngữ ra đời tại Hội chợ Hannover 2011 để dự đoán việc xu thế này sẽ đem đến một cuộc cách mạng trong cấu trúc các chuỗi giá trị toàn cầu ra sao. Bằng việc biến “nhà máy thông minh” thành hiện thực, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra một thế giới trong đó 11 các hệ thống ảo và thực của sản xuất toàn cầu có thể phối hợp với nhau một cách linh hoạt. Điều này cho phép tùy biến sản phẩm đến mức tối đa và tạo ra những mô hình vận hành mới. Tuy nhiên, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ có các máy móc và hệ thống thông minh kết nối với nhau. Phạm vi của nó rộng hơn nhiều. Những làn sóng đột phá đang xuất hiện đồng thời ở nhiều lĩnh vực, từ giải mã trình tự gen đến công nghệ nano, từ năng lượng tái tạo đến điện toán lượng tử. Chính sự hòa trộn của các công nghệ này và sự tương tác của chúng trong tất cả lĩnh vực của thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh học đã tạo nên khác biệt căn bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư so với các cuộc cách mạng trước đó. Trong cuộc cách mạng này, những công nghệ mới ra đời và những sáng tạo có tầm bao phủ rộng đang lan tỏa nhanh chóng và rộng rãi hơn nhiều so với các cuộc cách mạng trước, vốn vẫn đang tiếp tục diễn ra ở một số khu vực trên thế giới. Hiện nay, có khoảng 17% thế giới chưa được hưởng thành quả từ Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, gần 1,3 tỷ người chưa được tiếp cận điện lưới. Tình trạng với Cách mạng công nghiệp lần thứ ba cũng vậy, khi có hơn một nửa dân số thế giới, tức là khoảng 4 tỷ người, phần lớn ở các nước đang phát triển, chưa được sử dụng Internet. Chiếc xe kéo sợi (biểu trưng của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất) phải mất gần 120 năm để phổ biến khắp châu Âu. Ngược lại, 12 trong chưa đầy một thập niên, Internet đã lan khắp toàn cầu. Bài học từ Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đó là mức độ xã hội đón nhận sáng tạo công nghệ là một nhân tố quyết định tiến bộ. Chính phủ và các thể chế công, cũng như khu vực tư nhân, cần thực thi trách nhiệm của mình, nhưng việc người dân ý thức được lợi ích dài hạn cũng không kém phần quan trọng. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn lao và có ý nghĩa lịch sử quan trọng không kém gì ba cuộc cách mạng trước. Câu hỏi 5: Nội dung chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? Trả lời: Từ năm 2011, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử với đặc trưng là điều khiển hệ và robot; các hệ thống liên kết thế giới thực và thế giới ảo do: - Sự đột phá của khoa học - công nghệ dựa trên nền tảng công nghệ số tích hợp công nghệ “thông minh” để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; - Điểm “đòn bẩy”, tức là: công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot, công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet kết nối dịch vụ (IoS), trí tuệ nhân tạo (AI). 13 Đặc trưng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là các hệ thống kết nối thực - ảo (Cyber Physical Systems - CPS), lần đầu tiên được Dr. James Truchard, Giám đốc điều hành của National Instruments (Mỹ) đưa ra vào năm 2006, trong đó thiết bị thông minh làm việc với nhau qua mạng không dây hoặc qua “đám mây”. Tốc độ: Trái với những cuộc cách mạng trước đây, cuộc cách mạng này tiến triển với một tốc độ theo cấp số lũy thừa chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Đây là kết quả của một thế giới đa diện, kết nối sâu sắc nơi mà chúng ta đang sống và thực tế là công nghệ mới luôn sinh ra những công nghệ mới hơn và tân tiến hơn. Phạm vi và chiều sâu: Cuộc cách mạng này dựa trên cuộc cách mạng số và kết hợp nhiều công nghệ dẫn đến những thay đổi chưa có tiền lệ trong mô hình kinh tế, kinh doanh, xã hội và cá nhân. Nó không chỉ thay đổi mục đích làm việc và cách thức thực hiện, mà còn thay đổi chính con người chúng ta. Tác động hệ thống: Nó bao gồm sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống, trên khắp (và giữa) các quốc gia, các công ty, các ngành công nghiệp và toàn thể xã hội. Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” bắt đầu từ dự án trong Chiến lược Công nghệ cao của Chính phủ Đức, thuật ngữ được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover; chính thức nhận diện khái niệm, nội hàm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 vào ngày 20/01/2016. 14 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển với tốc độ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Trọng tâm là các phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba “đại xu hướng”: vật lý, số hóa và sinh học, hay là sự kết hợp của ba thế giới: thế giới vật chất, thế giới số (thế giới ảo) và thế giới sinh vật. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự hợp nhất về mặt công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và hệ thống thực. Về bản chất, cuộc cách mạng này không phải là cuộc cách mạng “vật chất” như ba cuộc cách mạng trước, mà là cuộc cách mạng số, sử dụng trí tuệ nhân tạo để điều khiển và làm máy móc kết nối với nhau. Các từ khóa như IoT (Internet kết nối vạn vật), AI (trí tuệ nhân tạo), VR (thực tế ảo), AR (thực tế ảo tăng cường), Social Network (mạng xã hội), điện toán đám mây, di động, Big Data (dữ liệu lớn),... là sự khái quát các công nghệ số đại diện cho cuộc cách mạng này. Câu hỏi 6: Có mấy xu hướng lớn của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư? Trả lời: Mọi sự phát triển và công nghệ mới đều có chung một đặc điểm cốt yếu: chúng làm tăng ảnh hưởng lan tỏa của kỹ thuật số và công nghệ thông tin. Những đột phá đều được hiện thực hóa và tăng cường nhờ sức mạnh kỹ thuật số. Ví dụ công nghệ 15 giải mã trình tự gen không thể trở thành hiện thực nếu không có những tiến bộ trong năng lực tính toán và phân tích dữ liệu. Tương tự, các robot tiên tiến cũng không tồn tại nếu không có trí tuệ nhân tạo, bản thân vốn phụ thuộc phần lớn vào năng lực tính toán. Để xác định những xu hướng lớn này và tái hiện bức tranh tổng quát về những động lực công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có thể sắp xếp các xu hướng này vào ba nhóm: vật chất, kỹ thuật số và sinh học. Cả ba đều liên quan chặt chẽ với nhau và mỗi công nghệ lại hưởng lợi ích từ các công nghệ khác dựa trên những khám phá và tiến bộ mà chúng tạo ra. Câu hỏi 7: Các xu hướng lớn về vật chất của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? Trả lời: Có bốn biểu hiện vật chất chính của các xu hướng công nghệ lớn, do tính hữu hình mà có thể xác định chúng dễ dàng nhất: - Xe tự hành. - In 3D. - Robot tiên tiến. - Vật liệu mới. 1. Xe tự hành Xe không người lái đang là tin nổi bật nhưng hiện đã có nhiều phương tiện tự hành khác từ xe tải, thiết bị bay điều khiển từ xa, máy bay, và 16 thuyền. Khi các công nghệ như cảm biến và trí tuệ nhân tạo phát triển, năng lực của các phương tiện tự hành này tiến bộ rất nhanh. Chỉ trong vài năm nữa, các thiết bị bay điều khiển từ xa giá rẻ và có sẵn trên thị trường, cùng với tàu lặn, sẽ được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Do thiết bị bay điều khiển từ xa có thể nhận biết và ứng phó với môi trường (thay đổi đường bay để tránh va chạm), chúng có thể thực hiện các nhiệm vụ như kiểm tra đường điện hay tiếp vận y tế trong vùng chiến sự. Trong nông nghiệp, sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa - kết hợp với phân tích dữ liệu - sẽ giúp việc sử dụng phân bón và nước trở nên hiệu quả, chính xác hơn. 2. In 3D Còn gọi là chế tạo kiểu đắp dần, công nghệ in 3D tạo ra một vật thể bằng cách in từng lớp chồng lên nhau từ một bản vẽ hay mô hình số ba chiều. Công nghệ này trái ngược với chế tạo kiểu bớt dần, là cách sản xuất truyền thống từ trước tới nay, nghĩa là cắt gọt dần từng lớp vật liệu cho đến khi có được hình dạng như ý. Ngược lại, in 3D khởi đầu bằng vật liệu rời và dùng khuôn kỹ thuật số để tạo nên vật thể dưới dạng ba chiều. Công nghệ này được sử dụng trong nhiều ứng dụng, từ lớn (như tuốcbin điện gió) tới nhỏ (như cấy ghép trong y học). Hiện nay, ứng dụng của in 3D được giới hạn chủ yếu trong ngành sản xuất ôtô, công nghệ vũ trụ và y học. Khác với các hàng hóa sản xuất hàng 17 loạt, sản phẩm in 3D có thể được hiệu chỉnh theo nhu cầu cụ thể một cách dễ dàng. Trong bối cảnh những hạn chế hiện nay về kích thước, chi phí và tốc độ đang từng bước được khắc phục, in 3D sẽ ngày càng lan tỏa sâu rộng hơn, tiến tới bao gồm cả các linh kiện điện tử tích hợp như bảng mạch in, thậm chí là tế bào và các bộ phận cơ thể người. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu công nghệ 4D, một quá trình có thể tạo ra thế hệ sản phẩm tự điều chỉnh, có thể thích ứng với thay đổi của môi trường như nhiệt và độ ẩm. Công nghệ này có thể áp dụng trong các sản phẩm như quần áo hoặc giày dép, cũng như các sản phẩm y tế như các bộ phận cấy ghép được thiết kế nhằm thích ứng với cơ thể con người. 3. Robot tiên tiến Cho tới gần đây, việc sử dụng robot chỉ giới hạn ở các công việc được kiểm soát chặt chẽ trong những ngành đặc thù như công nghiệp ôtô. Tuy nhiên, ngày nay robot được sử dụng ngày càng nhiều trong tất cả các lĩnh vực và cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ canh tác chính xác đến điều dưỡng. Tiến bộ nhanh chóng trong ngành robot sẽ sớm biến việc cộng tác giữa con người và máy móc thành hiện thực được sử dụng hàng ngày. Hơn nữa, nhờ những tiến bộ công nghệ khác, robot có năng lực thích nghi và độ linh hoạt ngày càng cao, nhờ cấu trúc thiết kế và chức năng lấy cảm hứng từ các cấu trúc sinh học phức tạp (hệ quả mở rộng của 18 quá trình gọi là mô phỏng sinh học, mà bản chất là việc bắt chước các mô hình và chiến lược trong tự nhiên). Những tiến bộ của các cảm biến cho phép robot hiểu và thích ứng tốt hơn với môi trường và làm được nhiều nhiệm vụ đa dạng hơn, ví dụ như việc nhà. Nếu như trước kia robot được lập trình qua một đơn vị độc lập thì ngày nay chúng có thể truy cập thông tin từ xa bằng công nghệ đám mây và kết nối với mạng lưới nhiều robot khác. Khi thế hệ robot tiếp theo ra đời, nhiều khả năng chúng sẽ ngày càng chú trọng hơn đến việc cộng tác giữa con người với máy móc. 4. Vật liệu mới Với những đặc tính mới mà chỉ vài năm trước còn rất hoang đường, các vật liệu mới đang được đưa ra thị trường. Nhìn chung, chúng nhẹ hơn, chắc hơn, có thể tái chế và có khả năng thích ứng. Hiện nay, có nhiều ứng dụng cho vật liệu thông minh có khả năng tự lành hoặc tự làm sạch, kim loại có trí nhớ để trở lại hình dạng ban đầu, gốm và pha lê có thể biến áp lực thành năng lượng, v.v.. Giống như nhiều phát kiến của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khó có thể nói trước sự phát triển của các vật liệu mới sẽ dẫn tới đâu. Ví dụ, các vật liệu nano tiên tiến như graphene, cứng hơn thép 200 lần, mỏng hơn tóc người hàng triệu lần, là một chất dẫn điện và nhiệt hiệu quả. Khi giá của graphene trở nên cạnh tranh hơn (đây là một trong 19 những vật liệu đắt nhất thế giới tính theo gram; một mẩu cỡ 1 micromet có giá hơn 1.000 USD), nó có thể tạo nên đột phá đáng kể trong các ngành công nghiệp sản xuất và hạ tầng. Điều này cũng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia phụ thuộc nhiều vào một hàng hóa nhất định. Các vật liệu mới khác có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các nguy cơ toàn cầu. Ví dụ, những đột phá mới trong vật liệu nhựa nhiệt rắn có thể giúp tái sử dụng những vật liệu vẫn bị xem là không thể tái chế nhưng lại phổ biến ở khắp nơi, từ điện thoại di động, bảng mạch đến các linh kiện trong ngành hàng không vũ trụ. Phát hiện mới đây về chủng loại polymer nhiệt rắn tái chế được có tên là polyhexahydrotriazines (PHTs) là một bước tiến lớn tới nền kinh tế tuần hoàn, với mô hình có tính tái tạo và vận hành trên nguyên tắc tăng trưởng không dựa vào tài nguyên. Câu hỏi 8: Các xu hướng lớn về kỹ thuật số của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? Trả lời: Một trong những cầu nối chính giữa các ứng dụng vật chất và kỹ thuật số hình thành nhờ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là Internet vạn vật (IoT) - còn được gọi là “Internet kết nối vạn vật”. Dưới dạng đơn giản nhất, nó có thể được mô tả như mối quan hệ giữa các sự vật (các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, v.v.) và con người, được hình 20 thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau. Các cảm biến và nhiều phương tiện kết nối các sự vật trong thế giới vật chất với các mạng ảo đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Các cảm biến nhỏ hơn, rẻ hơn và thông minh hơn đang được lắp đặt trong nhà, trong quần áo và phụ kiện, trong các thành phố, mạng lưới giao thông và năng lượng, cũng như các dây chuyền sản xuất. Ngày nay, trên thế giới có hàng tỷ thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính được kết nối Internet. Những con số này dự báo sẽ tăng mạnh trong những năm tới, từ vài tỷ lên đến hơn một nghìn tỷ. Điều này sẽ thay đổi triệt để cách quản lý các chuỗi cung ứng thông qua việc cho phép theo dõi và tối ưu hóa các tài sản và các hoạt động thuộc chuỗi cung ứng ở cấp độ vô cùng chi tiết. Trong quá trình này, điều đó sẽ có tác động chuyển đổi tới tất cả các ngành, từ sản xuất đến kết cấu hạ tầng và y tế. Lấy ví dụ như giám sát từ xa, một ứng dụng rộng rãi của IoT. Bất kỳ gói, kiện hay côngtennơ hàng hóa nào giờ đây đều có thể được trang bị một cảm biến, thiết bị phát tín hiệu hoặc thiết bị nhận diện bằng sóng vô tuyến (RFID), cho phép theo dõi những hàng hóa này đang ở đâu, đang vận hành hoặc được sử dụng như thế nào, v.v. trong suốt chuỗi cung ứng. Tương tự, khách hàng có thể liên tục theo dõi (gần như theo thời gian thực) hành 21 trình của bưu kiện hoặc tài liệu họ đang chờ đợi. Đối với các công ty phải vận hành những chuỗi cung ứng dài và phức tạp, điều này có ý nghĩa thay đổi lớn lao. Trong tương lai gần, các hệ thống giám sát tương tự cũng sẽ được áp dụng để theo dõi sự di chuyển của con người. Cách mạng kỹ thuật số đang tạo ra những cách tiếp cận mới dẫn đến những thay đổi mang tính cách mạng về cách các cá nhân và tổ chức tham gia và phối hợp với nhau. Ví dụ, công nghệ chuỗi khối (blockchain), thường được mô tả như một “sổ cái phân phối” (distributed ledger), một giao thức bảo mật trong đó một mạng lưới máy tính cùng xác minh một giao dịch trước khi nó được ghi nhận và chấp thuận. Công nghệ phía sau chuỗi khối tạo ra sự tin tưởng bằng cách cho phép những người không biết nhau (và do đó không có cơ sở nào để tin tưởng nhau) phối hợp mà không cần qua một tổ chức trung gian nào, ví dụ như người giám sát hoặc sổ cái. Về bản chất, chuỗi khối là một sổ cái chung, có thể lập trình và được mã hóa bảo mật, và do đó đáng tin cậy vì không cá nhân nào có thể kiểm soát, trong khi tất cả đều có thể kiểm tra. Cho tới nay, Bitcoin là ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ chuỗi khối, nhưng công nghệ này sẽ sớm tạo điều kiện cho vô số ứng dụng khác ra đời. Hiện nay, nếu công nghệ chuỗi khối lưu giữ các giao dịch tài chính được thực hiện bằng tiền số như Bitcoin, thì trong tương lai, công nghệ này sẽ 22 lưu giữ hồ sơ các vấn đề khác nhau như khai sinh, chứng tử, chứng nhận quyền sở hữu, đăng ký kết hôn, bằng cấp, yêu cầu bồi thường bảo hiểm, quy trình điều trị y tế, và phiếu bầu - bản chất là bất kể giao dịch nào có thể biểu thị bằng mã hóa. Một vài quốc gia hoặc tổ chức đã và đang nghiên cứu tiềm năng của công nghệ chuỗi khối. Ví dụ, chính phủ Honduras đang sử dụng công nghệ này để xử lý vấn đề sở hữu đất đai trong khi đảo Man đang thí điểm ứng dụng công nghệ này trong đăng ký công ty. Ở phạm vi rộng hơn, các nền tảng dựa trên công nghệ đã hình thành nên nền kinh tế theo nhu cầu (một số gọi là nền kinh tế chia sẻ). Những nền tảng này, dễ dàng sử dụng trên điện thoại thông minh, tập hợp con người, tài sản và dữ liệu, tạo ra những cách thức tiêu dùng hàng hóa và sử dụng dịch vụ hoàn toàn mới. Chúng hạ thấp rào cản đối với doanh nghiệp và cá nhân để tạo ra của cải, thay đổi môi trường cá nhân và môi trường làm việc. Mô hình Uber tiêu biểu cho sức mạnh tạo thay đổi đột phá của những nền tảng công nghệ này. Những doanh nghiệp dựa trên nền tảng này đang phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân để cung cấp dịch vụ mới từ giặt ủi đến mua sắm, từ việc nhà đến đỗ xe, từ cho thuê ở trọ đến việc đi chung xe đường dài. Tất cả có một điểm chung: kết nối cung và cầu (theo một cách rất tiết kiệm chi phí), bằng cách cung cấp đến người tiêu dùng những 23 hàng hóa đa dạng, và bằng cách cho phép hai bên tương tác và phản hồi, những nền tảng này tạo nên sự tín nhiệm. Điều đó cho phép sử dụng hiệu quả các tài sản chưa được khai thác triệt để - cụ thể là tài sản thuộc về những người chưa từng nghĩ mình sẽ là nhà cung cấp (ví dụ như cung cấp một chỗ ngồi trên xe, một phòng trống trong nhà, một giao dịch thương mại giữa người bán lẻ và nhà sản xuất, hay thời gian và kỹ năng thực hiện một dịch vụ như giao hàng, sửa chữa nhà hay các công việc hành chính). Nền kinh tế theo nhu cầu đặt ra câu hỏi cơ bản: Nền tảng (kỹ thuật số) hay tài sản được giao dịch trên nền tảng đó đáng sở hữu hơn? Tom Goodwin - một chiến lược gia truyền thông đã viết trong bài báo cho TechCrunch vào tháng 3/2015 như sau: “Uber, công ty taxi lớn nhất thế giới, không sở hữu chiếc xe nào. Facebook, nhà sở hữu phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới, không tạo ra nội dung nào. Alibaba, nhà bán lẻ có giá trị nhất thế giới, không có tí hàng lưu kho nào. Và Airbnb, nhà cung cấp phòng ở cho thuê lớn nhất thế giới, không có chút bất động sản nào”. Các nền tảng kỹ thuật số đã giảm thiểu đáng kể chi phí giao dịch và chi phí gián đoạn khi các cá nhân hay tổ chức chia sẻ việc sử dụng một tài sản hay cung ứng một dịch vụ. Mỗi giao dịch giờ đây có thể chia thành các khoản rất nhỏ, đem lại lợi nhuận cho tất cả các bên. Hơn nữa, khi sử dụng 24 nền tảng kỹ thuật số, chi phí biên của việc sản xuất thêm mỗi đơn vị sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ giảm dần đến không. Điều này có những tác động sâu sắc tới giới kinh doanh và xã hội. Câu hỏi 9: Các xu hướng lớn về sinh học của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? Trả lời: Các phát kiến trong lĩnh vực sinh học - cụ thể là công nghệ gen - là những đột phá ngoạn mục. Những năm gần đây, chi phí và khó khăn đã giảm đáng kể đối với giải mã trình tự gen và gần đây nhất là đối với kích hoạt hoặc chỉnh sửa gen. Trước đây, phải mất hơn 10 năm và 2,7 tỷ USD để hoàn thành Dự án Bản đồ gen người. Ngày nay, một gen có thể được giải mã trình tự trong vài tiếng với chi phí dưới 1.000 USD. Nhờ những tiến bộ của sức mạnh tính toán, các nhà khoa học không phải sử dụng phương pháp thử và sai cho đến khi tìm được đáp án đúng nữa; thay vào đó, họ thử nghiệm cách các biến thể gen khác nhau tạo ra các đặc tính di truyền và loại bệnh đặc thù khác nhau. Sinh học tổng hợp là bước tiếp theo. Công nghệ này cho chúng ta khả năng tùy biến các sinh thể bằng việc viết ra chuỗi DNA. Chưa xét đến những vấn đề đạo đức nghiêm trọng được đặt ra, những tiến bộ này không chỉ có ảnh hưởng lớn lao và tức thời đối với ngành y tế mà cả với nông nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học. 25 Nhiều thách thức nan giải trong y học, từ bệnh tim đến ung thư, đều có yếu tố gen. Vì thế, khả năng xác định cấu trúc gen của con người một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí (bằng máy giải mã trình tự trong chẩn đoán thông thường) sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong hiệu quả điều trị y tế và được cá nhân hóa. Có được thông tin về cấu trúc gen của một khối u sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị ung thư cho bệnh nhân. Trong khi hiểu biết của chúng ta về mối liên hệ giữa các chỉ thị gen và bệnh tật còn hạn chế, việc gia tăng lượng dữ liệu sẽ tạo điều kiện cho điều trị chính xác, cho phép phát triển các biện pháp trị liệu có tính cá nhân hóa cao nhằm nâng cao kết quả điều trị. Ngay từ bây giờ, hệ thống siêu máy tính Watson của IBM đã có thể gợi ý phác đồ điều trị cá nhân hóa cho bệnh nhân ung thư trong vài phút, bằng cách đối chiếu bệnh lý và quy trình điều trị, phim chụp và dữ liệu gen với (gần như) toàn bộ y học cập nhật thế giới. Khả năng chỉnh sửa sinh học có thể được áp dụng lên hầu hết các loại tế bào, cho phép tạo ra thực vật hoặc động vật biến đổi gen, cũng như biến đổi tế bào của các sinh thể trưởng thành, kể cả con người. Điều này khác với công nghệ gen những năm 1980 ở chỗ nó chính xác hơn, hiệu quả và dễ sử dụng hơn nhiều các phương pháp trước đây. Thực tế, khoa học đang phát triển nhanh đến nỗi những hạn chế hiện nay nặng tính pháp lý, quy định và đạo đức 26 hơn là kỹ thuật. Danh sách các ứng dụng tiềm năng gần như vô tận - từ khả năng biến đổi gen động vật theo hướng sử dụng nguồn thức ăn kinh tế hơn hoặc phù hợp với điều kiện địa phương hơn đến việc tạo ra các loại cây lương thực có khả năng chống chọi với nhiệt độ khắc nghiệt hay hạn hán cao. Khi nghiên cứu về công nghệ gen ngày càng phát triển (ví dụ, sự phát triển của phương pháp CRISPR/Cas9 trong chỉnh sửa và liệu pháp gen), những hạn chế về tính hiệu quả và đặc hiệu trong điều trị sẽ được khắc phục, và ngay lập tức đặt ra câu hỏi thách thức nhất, đặc biệt là từ góc độ đạo đức: chỉnh sửa gen sẽ là cuộc cách mạng trong nghiên cứu và điều trị y tế như thế nào? Về nguyên tắc, cả thực vật lẫn động vật đều có thể được lập trình để tạo ra các loại thuốc và cách chữa trị khác. Ngày mà loài bò có thể được lập trình để cho sữa chứa thành tố giúp đông máu mà người mắc chứng máu khó đông cần không còn xa nữa. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu lập trình gen của loài lợn với mục tiêu phát triển các cơ quan phù hợp với việc ghép tạng cho người (một quá trình gọi là cấy ghép dị chủng, trước đây khó có thể hình dung được do rủi ro bị cơ thể người đào thải và nguy cơ truyền bệnh từ động vật cho con người). Như đã đề cập ở trên về việc các công nghệ khác nhau kết hợp và bổ trợ lẫn nhau, sản xuất 3D sẽ được kết hợp với chỉnh sửa gen để cho ra đời mô sống nhằm mục đích chỉnh sửa và tái tạo mô - một 27 quá trình được gọi là in sinh học. Công nghệ này đã được sử dụng để tạo ra mô da, xương, tim và mạch máu. Sẽ đến một ngày, các lớp tế bào gan in 3D có thể được sử dụng để tạo ra các bộ phận cho cấy ghép nội tạng. Chúng ta đang phát triển những cách thức mới để cài đặt và sử dụng các thiết bị theo dõi mức độ hoạt động và thành phần hóa học của máu, sự tương quan giữa chúng với thể trạng, tinh thần, năng suất của con người tại nhà và nơi làm việc. Chúng ta đã hiểu biết nhiều hơn về cách não thực hiện các chức năng và đang chứng kiến những bước tiến đáng quan tâm trong ngành công nghệ thần kinh. Việc hai trong số các chương trình nghiên cứu được cấp vốn nhiều nhất trong vài năm qua là về khoa học não bộ càng làm rõ điều đó. Lĩnh vực sinh học có thể là nơi có những thách thức lớn nhất cho sự hình thành các chuẩn mực xã hội và các quy định phù hợp. Chúng ta đang đối mặt với những câu hỏi mới về bản chất của con người như những dữ liệu và thông tin nào về cơ thể và sức khỏe của chúng ta nên và cần được chia sẻ, và chúng ta có quyền và nghĩa vụ gì trong việc thay đổi mã gen của các thế hệ tương lai. Trở lại vấn đề chỉnh sửa gen, ngày nay, việc kiểm soát được bản đồ gen người với độ chính xác cao trong từng phôi sống đồng nghĩa với việc chúng ta có thể thấy trong tương lai sự ra đời của những đứa trẻ được thiết kế với những đặc tính di truyền 28 cụ thể hoặc có khả năng đề kháng một căn bệnh nhất định. Hiển nhiên là cơ hội và thách thức từ những khả năng này đang gây nhiều tranh cãi. Đáng chú ý, tháng 12/2015, Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia và Viện Hàn lâm Y học quốc gia của Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Hội hoàng gia Anh đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về chỉnh sửa gen người. Dù vậy, chúng ta vẫn chưa sẵn sàng đối mặt với những thực tế và hậu quả của công nghệ gen mới nhất, cho dù chúng đang ở trước mắt. Những thách thức xã hội, y tế, đạo đức và tâm lý mà chúng mang lại là không nhỏ và cần được giải quyết, hoặc ít nhất là được quan tâm, một cách phù hợp. Câu hỏi 10: 21 sản phẩm công nghệ được trông chờ xuất hiện trước năm 2025 là gì? Trả lời: Đổi mới sáng tạo là một quá trình xã hội phức tạp và không thể coi là nghiễm nhiên. Vì vậy, dù các câu hỏi trước đã đề cập đến một loạt tiến bộ công nghệ có khả năng thay đổi thế giới, chúng ta vẫn phải quan tâm đến việc làm sao để bảo đảm những tiến bộ này sẽ tiếp tục được phát triển theo hướng tích cực nhất. Các viện nghiên cứu thường được coi là một trong những cơ sở hàng đầu để nghiên cứu các ý tưởng tiên tiến. Tuy nhiên, bằng chứng mới nhất cho thấy các chính sách khuyến khích phát triển sự nghiệp và 29 điều kiện tài trợ tại các trường đại học ngày nay lại ưu tiên những nghiên cứu bảo thủ và theo từng bước nhỏ hơn là các đề án sáng tạo và đột phá. Thuốc giải cho bệnh bảo thủ nghiên cứu trong giới học thuật là khuyến khích hơn nữa các nghiên cứu có hình thức thương mại. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có những thách thức riêng. Để thúc đẩy cả những nghiên cứu cơ bản mang tính mở đường lẫn những cải tiến kỹ thuật sáng tạo trong giới học thuật cũng như giới kinh doanh, các chính phủ cần tài trợ quyết liệt hơn cho các dự án nghiên cứu tham vọng. Tương tự, mô hình hợp tác nghiên cứu công - tư cần được tăng cường cấu trúc theo hướng phát triển tri thức và nguồn nhân lực vì lợi ích của toàn xã hội. Khi được đề cập một cách tổng quan, những xu thế lớn nói trên có vẻ khá trừu tượng. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng mở đường cho những ứng dụng và sự phát triển rất thực tiễn. Một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tháng 9 năm 2015 chỉ ra 21 sản phẩm công nghệ được trông chờ xuất hiện trước năm 2025, là thời điểm những dịch chuyển công nghệ xâm nhập vào xã hội chính thống - sẽ định hình thế giới số và siêu liên kết của chúng ta trong tương lai. Những thay đổi này được dự báo sẽ xuất hiện trong 10 năm tới và do đó sẽ phản ánh sinh động những dịch chuyển sâu sắc được châm ngòi bởi Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Những điểm bùng phát được xác định qua một cuộc khảo sát do Hội đồng Nghị sự toàn cầu 30 về tương lai của phần mềm và xã hội, thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện, với sự tham gia của hơn 800 lãnh đạo điều hành và chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Bảng sau cho thấy tỷ lệ những người được hỏi dự báo những sản phẩm công nghệ sẽ xuất hiện trước năm 2025. Có hai sản phẩm không thuộc khảo sát ban đầu là thiết kế con người và công nghệ thần kinh cũng được đưa vào nhưng không có mặt trong bảng. Đây là tiền đề quan trọng vì nó báo hiệu những thay đổi căn bản sắp diễn ra - được khuếch đại bởi bản chất mang tính hệ thống của chúng - cũng như cách chuẩn bị và ứng phó tốt nhất trước những thay đổi này. Để định hướng giữa giai đoạn chuyển đổi này, đầu tiên phải nhận thức. % 10% dân số mặc quần áo kết nối Internet 91,2 90% dân số có thể lưu trữ dữ liệu không 91 giới hạn và miễn phí (kèm theo quảng cáo) 1 nghìn tỷ cảm biến kết nối với Internet 89,2 Dược sĩ robot đầu tiên tại Mỹ 86,5 10% kính đọc sách kết nối Internet 85,5 80% dân số có định danh kỹ thuật số trên Internet Chiếc xe ôtô đầu tiên được sản xuất bằng công nghệ in 3D 84,4 84,1 31 Chính phủ đầu tiên thay thế điều tra dân số bằng dữ liệu lớn (big data) Điện thoại di động cấy ghép trên cơ thể người đầu tiên có mặt trên thị trường 5% số lượng sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ in 3D 82,9 81,7 81,1 90% dân số sử dụng điện thoại thông minh 80,7 90% dân số có kết nối Internet thường xuyên 78,8 Ôtô không người lái chiếm 10% tổng số xe lưu thông ở Mỹ Ca cấy ghép gan nhân tạo sản xuất bằng công nghệ in 3D đầu tiên 30% kiểm toán doanh nghiệp do trí tuệ nhân tạo thực hiện Lần đầu tiên chính phủ thu thuế bằng công nghệ chuỗi khối Các thiết bị gia dụng và thiết bị gia đình chiếm hơn 50% lượng truy cập Internet Trên toàn thế giới, số chuyến đi bằng việc đi chung xe ôtô nhiều hơn bằng xe riêng Thành phố trên 50 nghìn dân đầu tiên không có đèn giao thông 10% GDP toàn cầu được lưu trữ bằng công nghệ chuỗi khối Cỗ máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên có mặt trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp 78,2 76,4 75,4 73,1 69,9 67,2 63,7 57,9 45,2 32 Phần 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ ĐẠO CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Câu hỏi 11: Cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) là gì? Trả lời: Big Data là một thuật ngữ phản ánh việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Thuật ngữ này thường chỉ đơn giản đề cập đến việc sử dụng các phân tích dự báo, phân tích hành vi người dùng, hoặc một số phương pháp phân tích dữ liệu tiên tiến khác trích xuất giá trị từ dữ liệu mà ít khi đề cập đến kích thước của bộ dữ liệu. Những nguồn chính tạo ra Big Data: - Hộp đen dữ liệu: Đây là dữ liệu được tạo ra từ máy bay, bao gồm máy bay phản lực và trực thăng. Hộp đen dữ liệu này bao gồm thông tin tạo ra bởi giọng nói của phi hành đoàn, các bản thu âm và thông tin về chuyến bay. 33 - Dữ liệu từ các kênh truyền thông xã hội: Đây là dữ liệu được tạo ra và phát triển từ các trang web truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, Pinterest và Google+... - Dữ liệu giao dịch chứng khoán: Đây là số liệu từ thị trường chứng khoán đối với quyết định mua và bán cổ phiếu được thực hiện bởi khách hàng. - Dữ liệu điện lực: Đây là dữ liệu tạo ra bởi điện lực. Nó bao gồm các thông tin cụ thể từ các điểm giao nhau của các nút thông tin sử dụng. - Dữ liệu giao thông: Dữ liệu này bao gồm sức chứa và các mẫu phương tiện giao thông, độ sẵn sàng và khoảng cách đã đi được của từng phương tiện giao thông. - Dữ liệu các thiết bị tìm kiếm: Đây là dữ liệu được tạo ra từ các công cụ tìm kiếm và đây cũng là nguồn dữ liệu lớn nhất của dữ liệu tập trung. Công cụ tìm kiếm có cơ sở dữ liệu cực kỳ rộng lớn, nơi họ có thể tìm thấy dữ liệu họ cần. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin để hỗ trợ Big Data: - Đối với khái niệm Big Data để làm việc, các tổ chức cần phải có kết cấu hạ tầng để thu thập và chứa dữ liệu, cung cấp quyền truy cập và bảo đảm thông tin trong khi lưu trữ và chuyển tiếp. - Ở cấp độ cao, bao gồm hệ thống lưu trữ và máy chủ được thiết kế cho Big Data, phần mềm quản lý và tích hợp dữ liệu, thông tin kinh doanh, phần mềm phân tích dữ liệu và các ứng dụng Big Data. 34 - Phần lớn các kết cấu hạ tầng này sẽ tập trung một chỗ, vì các công ty muốn tiếp tục tận dụng các khoản đầu tư vào trung tâm dữ liệu của mình. Nhưng ngày càng có nhiều tổ chức dựa vào các dịch vụ điện toán đám mây để xử lý nhiều yêu cầu Big Data của họ. - Thu thập dữ liệu đòi hỏi phải có nguồn. Rất nhiều trong số những ứng dụng như các ứng dụng web, các kênh truyền thông xã hội, ứng dụng di động và lưu trữ email đã được cài sẵn. Nhưng khi IoT trở nên phổ biến hơn, các công ty có thể phải triển khai cảm biến trên tất cả các loại thiết bị, phương tiện và sản phẩm để thu thập dữ liệu, cũng như các ứng dụng mới tạo ra dữ liệu người dùng (Phân tích dữ liệu theo định hướng IoT có các kỹ thuật và công cụ chuyên biệt của nó). - Để lưu trữ tất cả các dữ liệu đến, các tổ chức cần phải có đủ dung lượng lưu trữ tại chỗ. Các tùy chọn lưu trữ bao gồm kho dữ liệu truyền thống, các hồ dữ liệu (data lakes) và lưu trữ trên đám mây. - Các công cụ kết cấu hạ tầng bảo mật có thể bao gồm việc mã hóa dữ liệu, xác thực người dùng và các điều khiển truy cập khác, hệ thống giám sát, tường lửa, quản lý di động của doanh nghiệp và các sản phẩm khác để bảo vệ hệ thống và dữ liệu. Tác động tích cực: ra quyết định chính xác hơn và nhanh hơn; tăng mức độ ra quyết định trong thời gian thực; dữ liệu mở hỗ trợ đổi mới sáng tạo; giảm phức tạp và tăng hiệu quả phục vụ 35 người dân; tiết kiệm chi phí; tạo ra các loại việc làm mới... Tác động tiêu cực: mất việc làm; lo ngại về tính riêng tư; trách nhiệm giải trình (ai sở hữu thuật toán?); sự tin tưởng (làm thế nào để tin vào dữ liệu?); xung đột về các thuật toán. Câu hỏi 12: Thế nào là thành phố thông minh (Smart City)? Trả lời: Nhiều thành phố sẽ kết nối các dịch vụ, tiện ích đô thị và đường sá với Internet. Thành phố thông minh sẽ quản lý năng lượng, dòng nguyên liệu, tài nguyên, hậu cần và giao thông. Các thành phố tiến bộ triển khai nhiều dịch vụ mới trên nền tảng dữ liệu như giải pháp đậu xe thông minh, thu gom rác thông minh, chiếu sáng thông minh, giám sát giao thông thông minh, quản lý sử dụng năng lượng thông minh, quản lý nguồn nước và quản lý thoát nước thông minh, quản lý dân cư thông minh... Các thành phố thông minh đang liên tục mở rộng mạng lưới công nghệ cảm biến và xây dựng nền tảng dữ liệu làm cốt lõi nhằm kết nối nhiều dự án công nghệ khác nhau và bổ sung các dịch vụ tương lai dựa trên phân tích dữ liệu và mô hình dự đoán. Tác động tích cực: tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực; tăng năng suất; tăng mật độ; cải thiện chất lượng cuộc sống; tác động đến môi trường; người dân nói chung dễ dàng tiếp cận các nguồn 36 lực hơn; giảm chi phí giao hàng; minh bạch hơn về sử dụng tài nguyên và tình trạng tài nguyên; giảm tội phạm; tăng tính di động; phi tập trung hóa và tăng tính thân thiện với khí hậu trong sản xuất và tiêu dùng năng lượng; phi tập trung hóa sản xuất hàng hoá; tăng khả năng chống chịu (trước tác động của biến đổi khí hậu); giảm ô nhiễm (không khí, tiếng ồn); tiếp cận giáo dục dễ dàng hơn; tiếp cận thị trường nhanh hơn; thêm việc làm; chính phủ điện tử thông minh hơn. Tác động tiêu cực: giám sát, tính riêng tư; nguy cơ sụp đổ (mất điện toàn diện) nếu hạ tầng năng lượng trục trặc; tăng tính tổn thương trước các cuộc tấn công mạng. Câu hỏi 13: Chuỗi khối/Tiền ảo (Blockchain/ Bitcoin) là gì? Trả lời: Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu, một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Blockchain cho phép xác nhận các giao dịch thông qua một hệ thống tự kiểm tra, chống giả mạo. 37 Điều này có thể đến ngày chúng ta không còn phải phụ thuộc vào những người môi giới (và phí môi giới) và các nhiệm vụ như kiểm tra, kiểm toán sẽ lỗi thời. Tất cả các dữ liệu được ghi trong một blockchain đáng tin cậy vì các giao dịch không thể thay đổi. Bitcoin và các đồng tiền ảo được tạo ra dựa trên ý tưởng về một hệ thống phân phối đáng tin cậy được gọi là chuỗi khối, một cách kiểm chứng các giao dịch đáng tin cậy theo cơ chế phân phối. Tác động tích cực: blockchain sẽ làm cho thế giới trở nên năng suất hơn, blockchain sẽ khiến các kiểm toán viên và kế toán giảm bớt công việc hành chính để họ có thể tạo ra nhiều giá trị hơn cho xã hội. Blockchain giúp tăng cơ hội tiếp cận tài chính tại các thị trường mới nổi khi các dịch vụ tài chính trên nền tảng chuỗi khối trở nên phổ biến ở một mức nhất định; giảm thiểu vai trò trung gian của các trung tâm tài chính do dịch vụ và các giá trị khác được tiến hành trao đổi ngay trong chuỗi khối; sự bùng nổ của việc trao đổi tài sản khi tất cả mọi trao đổi đều có thể thực hiện qua chuỗi khối; tạo ra hồ sơ tài sản phong phú hơn tại các thị trường mới nổi với khả năng biến mọi thứ thành vật trao đổi; các hợp đồng và dịch vụ pháp lý ngày càng được gắn liền với các mã liên kết với chuỗi khối và chúng được sử dụng như một loại cam kết bảo đảm không thể phá vỡ hay một hệ thống hợp đồng thông minh được lập trình sẵn; tăng cường tính minh bạch khi 38 chuỗi khối đóng vai trò là sổ cái lưu trữ mọi giao dịch trên toàn cầu. Tác động tiêu cực: - Bitcoin phá hủy môi trường: Tất cả các máy đào bitcoin tiêu tốn năng lượng điện tương đương với 1 quốc gia tiêu tốn điện năng đứng thứ 36/196 quốc gia trên thế giới. Nếu cứ giữ mức tăng trưởng các máy đào bitcoin như hiện nay thì đến năm 2020, có thể tổng lượng điện các máy đào bitcoin cộng lại sẽ lớn hơn lượng điện tiêu thụ toàn thế giới. - Tính ẩn danh của bitcoin tác động xấu tới xã hội. - Nghịch lý năng suất (Nghịch lý Solow): Nghịch lý này cho rằng “... khi đầu tư nhiều hơn vào công nghệ thông tin, năng suất lao động có thể giảm thay vì tăng lên”. Những bất cập kỹ thuật là kết quả của công tác đào tạo, tuyển dụng và kỹ năng công nghệ thông tin còn hạn chế. Nếu các công nghệ blockchain lấn sân vào tất cả các ngành công nghiệp, chắc chắn rằng sự hiểu lầm về công nghệ có thể làm tăng thêm giờ làm việc của nhân viên, thay vì giảm bớt đi. - Suy giảm trí thông minh: Sự phụ thuộc vào công nghệ đã cho thấy tác động tiêu cực đến khả năng của con người. Hiệu ứng Google (không dùng não bộ để suy nghĩ gì cả vì chúng ta biết mọi thứ đều có trên Google) tồn tại và ngày càng tràn lan. Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây cho thấy 90% số người mắc chứng mất trí nhớ kỹ thuật số này. Trong khi một số nghiên cứu chỉ ra rằng xã hội có nguy cơ trở nên kém thông minh hơn do sự phụ 39 thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ thì những nghiên cứu này chỉ đơn giản là những lời cảnh báo. Việc duy trì sức khoẻ của não bộ và tăng cường sử dụng năng lượng não là cần thiết cho chúng ta cùng nhau tiếp tục giải quyết các vấn đề trên thế giới. - Chuyển đổi bộ kỹ năng: Các giao dịch trong một mạng lưới blockchain đã tạo ra sự tin tưởng, nhưng “sự tin cậy” tự động của các giao dịch này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các kỹ năng xã hội và hành vi của con người. Liệu người ta vẫn tin tưởng vào các giao dịch bên ngoài mạng lưới blockchain? Blockchain sẽ trở thành phương pháp xác nhận chính của tất cả các dữ liệu? Liệu xã hội có trở nên tin tưởng nhiều hơn hay ít hơn nói chung? Giao dịch hoặc thỏa thuận được thực hiện bên ngoài một blockchain có hợp pháp không? Nếu chúng ta dựa vào blockchain để xác nhận và quản lý các nhiệm vụ và giao dịch, sẽ có sự suy giảm các nhóm kỹ năng và các hành vi xã hội quan trọng. Với sự biến mất của người trung gian (môi giới, các cơ quan, kiểm toán viên), khả năng thương lượng và các kỹ năng quản lý dự án của chúng ta cũng có thể dần dần bị mất đi. Câu hỏi 14: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) là gì? Trả lời: Trí tuệ nhân tạo là hệ thống máy tính thể hiện hành vi đòi hỏi trí thông minh. 40 Trí tuệ nhân tạo là trí tuệ phát sinh bởi máy móc, đối lập với trí tuệ tự nhiên phát sinh bởi con người và các loài vật. Theo đó, khái niệm trí tuệ nhân tạo được áp dụng khi máy móc bắt chước được các chức năng lý trí gắn với trí tuệ con người, ví dụ như học hỏi hay giải quyết vấn đề. Trong cuốn sách Artificial Intelligence: A modern Approach (Tạm dịch: Trí tuệ nhân tạo: Hướng tiếp cận mới nhất) tái bản lần thứ ba của hai tác giả Stuart Russell và Peter Norvig có tổng hợp một số định nghĩa khác nhau về trí tuệ nhân tạo như sau: - Trí tuệ nhân tạo là nỗ lực thú vị nhằm khiến suy nghĩ của máy tính có thêm nhận thức, tư duy. - Trí tuệ nhân tạo là những hành động của máy móc gắn liền với tư duy của con người, ví dụ như ra quyết định hay giải quyết vấn đề. - Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu về năng lực trí tuệ vận hành vào các mô hình tính toán. - Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu để máy tính có khả năng nhận thức, nhận định và hành động. - Trí tuệ nhân tạo là nghệ thuật tạo ra các cỗ máy có thể thực hiện những chức năng yêu cầu trí tuệ vốn được thực hiện bởi con người. - Trí tuệ nhân tạo là nghiên cứu cách khiến máy tính làm được điều mà ở thời điểm hiện tại con người vẫn đang làm tốt hơn. Trí tuệ nhân tạo bao gồm: - Hệ thống tư duy như con người (mạng lưới thần kinh và kiến trúc nhận thức); 41 - Hệ thống hành động như con người (suy luận tự động); - Hệ thống tư duy hợp lý (suy luận, tối ưu hóa); - Hệ thống hành động hợp lý (phần mềm thông minh, robot đạt mục tiêu thông qua nhận thức xây dựng kế hoạch; giao tiếp, quyết định và hành động). Tác động tích cực: quyết định lý tính; dựa vào dữ liệu; ít thiên vị; loại bỏ những hành vi “bồng bột cảm tính”; tái cơ cấu bộ máy hành chính đã lỗi thời; tạo thêm việc làm và khả năng đổi mới sáng tạo; giảm phụ thuộc vào năng lượng; tiến bộ y học, xóa bỏ bệnh dịch. Tác động tiêu cực: trách nhiệm giải trình (ai là người chịu trách nhiệm, các vấn đề về pháp lý và ủy thác); mất việc làm; nguy cơ bị hack/tội phạm mạng; nghĩa vụ pháp lý, vấn đề quản trị; khiến mọi việc trở nên khó hiểu hơn; gia tăng bất bình đẳng; thuật toán “phá luật”; đe dọa sự sinh tồn của nhân loại. Câu hỏi 15: Năng lượng tái tạo/Công nghệ sạch (Renewable Energy/Clean-tech) là gì? Trả lời: Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục được tạo ra mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. Công nghệ sạch là quy trình công nghệ 42 hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường. Tác động tích cực: nền tảng cho sự định hướng, khuyến khích phát triển các loại hình đầu tư năng lượng tái tạo, giúp giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới một nền tăng trưởng năng lượng xanh, hiện đại; có thể làm giảm đáng kể việc giải quyết những nhu cầu năng lượng cho các khu vực riêng biệt và các nhóm hộ tiêu thụ vùng sâu, vùng xa và các hộ tiêu thụ điện độc lập; tăng cường nguồn cung trong nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu nước ngoài; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường, giảm tác động làm biến đổi khí hậu,... Hạn chế và tác động tiêu cực: Trở ngại quan trọng làm hạn chế sự phát triển sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là thiếu một hành lang pháp lý phù hợp và sâu xa hơn, do sự thiếu vắng các công trình nghiên cứu về những hậu quả sinh thái trong việc phát triển năng lượng tái tạo. Ví dụ việc hoạt động của các trạm phát điện mặt trời có thể làm thay đổi hệ số phản chiếu của bề mặt trái đất đến mức độ nào sẽ dẫn đến những thay đổi không lường trước được của khí hậu trên những địa bàn rộng. Hạn chế nữa là diện tích chiếm đất và kích thước cồng kềnh của các thiết bị năng lượng, có thể dẫn đến thay đổi cơ cấu sử dụng đất đai, tạo ra những vấn đề hoàn toàn mới mẻ về sinh thái 43 và xã hội. Giá cả hiện hành đối với các dạng nhiên liệu nói chung làm cho các nguồn năng lượng tái tạo hạn chế khả năng cạnh tranh về mặt kinh tế. Những chi phí lớn cho công trình và công trình phải đầu tư lâu dài làm cho chúng giảm tính hấp dẫn đối với việc bỏ vốn đầu tư. Điều quan trọng là cần phải hoạch định các tiêu chuẩn về xã hội và sinh thái, về phương pháp luận đánh giá hiệu quả sử dụng các dạng năng lượng tái tạo khác nhau. Trong các tiêu chuẩn, cần phải xem xét các mặt về mối đe dọa đối với sự sống của con người, về việc sung công đất đai, về ảnh hưởng đến các loài chim và động vật, về tác động âm thanh và độ rung, về bức xạ điện từ, v.v.. Khác với các tiêu chuẩn về kinh tế, các tác động kể trên chủ yếu chỉ có ý nghĩa đánh giá về chất lượng. Câu hỏi 16: Các công nghệ tài chính mới (FinTech) là gì? Trả lời: FinTech là viết tắt của từ financial technology (công nghệ trong tài chính). FinTech được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng Internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư. Các công ty FinTech được chia thành 2 nhóm: - Các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá 44 nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các công ty khởi nghiệp. - Các công ty thuộc dạng “back-office”1, hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính. Các ứng dụng đa dạng của FinTech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như tiền gửi, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro. Không những thế, FinTech cũng tác động đến cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, chiến lược phát triển và mọi mặt kinh doanh của cả hệ thống tài chính ngân hàng. Tác động tích cực: Làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng; FinTech với các ứng dụng công nghệ cao trong phân tích hành vi khách hàng sẽ giúp cho các định chế tài chính thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài nhằm tiết giảm chi phí, hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định, nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng cũng như sự hài lòng hơn cho khách hàng; tăng cao về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao (giỏi cả về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính và công nghệ thông tin). Tác động tiêu cực: quá nhiều loại hình dịch vụ tài chính do FinTech mang lại hay các dịch vụ quá 1. Back-office có thể hiểu là bộ phận hành chính, văn phòng và giải quyết các công việc hậu cần, các công việc chủ yếu liên quan đến sổ sách, giấy tờ (B.T). 45 mới có thể khiến khách hàng bối rối và không hiểu hết chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của bản thân khi tham gia dịch vụ; hay FinTech cũng có thể thay thế các ngân hàng vật lý truyền thống, khiến các hộ gia đình có thu nhập thấp không thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính... Câu hỏi 17: Thương mại điện tử (E-Commerce) là gì? Trả lời: Thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử. Có thể hiểu thương mại điện tử là việc mua, bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua Internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng... Tác động tích cực: nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường, làm thay đổi mô hình kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, hình thành các ngân hàng điện tử, mở ra cơ hội cho ngân hàng và khách hàng; ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương. Thương mại điện tử có khả năng giúp ích rất nhiều cho những doanh nghiệp lớn, nhỏ và người hưởng lợi nhất thường là khách hàng. Khách hàng sẽ mua được sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và thuận lợi hơn; còn doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình đến với thị trường một cách nhanh nhất, bán hàng thuận lợi hơn. 46 Tác động tiêu cực: tính an toàn; sự tin tưởng và rủi ro; thiếu nhân lực; văn hóa; thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế); nhận thức của các tổ chức về thương mại điện tử; gian lận trong thương mại điện tử (thẻ tín dụng...); các sàn giao dịch B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp) chưa thực sự thân thiện với người dùng; các rào cản thương mại quốc tế truyền thống; thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về thương mại điện tử. Câu hỏi 18: Người máy (Robotics) là gì? Trả lời: Những tiến bộ trong các quy trình tự động, từ sản xuất đến các phương tiện tự động và kiến thức tự động được kích hoạt bởi các hệ thống và máy móc có khả năng thay thế cho con người để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau thường được kết hợp với tư duy, đa nhiệm và kỹ năng vận động tinh tế. Khoa học người máy bắt đầu ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác nhau, từ sản xuất đến nông nghiệp, bán lẻ đến dịch vụ. Theo thông tin của Liên đoàn Robot Quốc tế, hiện có khoảng 1,1 triệu robot làm việc trên thế giới. Người máy đã chiếm khoảng 80% khối lượng công việc trong ngành sản xuất ôtô. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 1,7 triệu robot công nghiệp mới được lắp đặt tại các nhà máy trên toàn thế giới và điều này sẽ đi kèm với sự gia tăng 47 mật độ robot. Một động lực chính cho tăng trưởng hiện tại là tự động hóa sản xuất để tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp, trong đó, đáng chú ý nhất là lĩnh vực sản xuất ôtô. Năm 2016, có 5 thị trường chính cho robot là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Đức, chiếm 74% tổng doanh số robot. Trung Quốc đã mở rộng đáng kể thị trường của mình và dự kiến sẽ củng cố vị thế dẫn đầu của mình với tư cách là thị trường lớn nhất với doanh thu sắp tới gần với tổng khối lượng bán hàng của châu Âu và châu Mỹ cộng lại. Việc tăng trưởng robot hơn nữa dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu thân thiện với người dùng, có tiềm năng cung cấp quy trình sản xuất thông minh thông qua tự động hóa linh hoạt hơn và giám sát, điều chỉnh theo thời gian thực. Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày; tốc độ của công nghệ đổi mới đang gia tăng là một phần của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra. Robot sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế được con người trong hầu hết các công việc đòi hỏi độ chính xác cao, khả năng ghi nhớ của robot cũng rất cao do đó nó có thể thực hiện các thao tác một cách chính xác và rành mạch. Thế hệ xe không người lái cũng sẽ được phát triển để giúp con người lái xe an toàn hơn và còn hàng trăm nghìn công việc có thể được giải quyết một cách tốt hơn. 48 Tác động tích cực: tác động tích cực đến chuỗi cung ứng và các vấn đề hậu cần, giảm thiểu rủi ro; nhiều thời gian giải trí hơn; cải thiện sức khỏe (nhờ vào dữ liệu lớn phục vụ nghiên cứu và phát triển trong ngành dược); ứng dụng sớm trong giao dịch ATM qua ngân hàng; tăng cường khả năng tiếp cận nguồn nguyên, vật liệu; sản xuất “hồi hương” (như thay thế nhân công hoạt động tại nước ngoài bằng robot). Tác động tiêu cực: mất việc làm; trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm giải trình; các chuẩn mực xã hội thường ngày, dịch vụ 24 giờ hoàn toàn thay thế khái niệm làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều; tấn công mạng và an ninh mạng. Câu hỏi 19: Công nghệ in 3D (3D Printing) là gì? Trả lời: Công nghệ in 3D còn được gọi là công nghệ sản xuất đắp dần (additive manufacturing), là việc tạo ra vật thể bằng cách in ra từng lớp chồng lên nhau từ một bản vẽ kỹ thuật số 3D hoặc một mô hình có trước. Công nghệ này trái ngược so với sản xuất cắt gọt vẫn thường được dùng để chế tạo từ trước tới nay, mà theo đó từng lớp sẽ được loại bỏ khỏi một khối vật liệu ban đầu cho đến khi thu được hình dạng mong muốn. Ngược lại, công nghệ in 3D bắt đầu với vật liệu rời và sau đó tạo nên một vật thể dưới dạng ba chiều từ một mẫu kỹ 49 thuật số. Hãy tưởng tượng khi ta làm một ổ bánh mỳ, từng lớp một. Công nghệ in 3D có tiềm năng tạo nên những sản phẩm rất phức tạp mà không cần những thiết bị phức tạp1. Cuối cùng, nhiều loại vật liệu khác nhau có thể được sử dụng trong máy in 3D, ví dụ như chất dẻo, nhôm, thép không gỉ, gốm hoặc thậm chí cả các hợp kim tiên tiến, và máy in có thể làm những gì mà trước đây cần tới cả một nhà máy để hoàn thành. Công nghệ in 3D hiện đã có nhiều ứng dụng, từ sản xuất tuốcbin gió cho tới sản xuất đồ chơi. Thị trường toàn cầu cho in 3D ước tính khoảng 32,78 tỷ USD vào năm 2023. Từ việc thay thế các bộ phận cơ thể con người đến việc hỗ trợ sửa chữa các con tàu đang hành trình lên sao Hỏa, nhiều dự đoán rằng in 3D có thể sớm được cải thiện sẽ tạo ra nhiều phát minh cho nhân loại. Dubai đã tiến thêm một bước để biến ước mơ thành hiện thực khi thông báo rằng 25% các tòa nhà mới của thành phố sẽ được thực hiện bằng máy in 3D vào năm 2025. Động thái này là một phần của chiến lược in 3D đầy tham vọng được công bố vào năm 2016 bởi Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Phó Tổng thống và Thủ tướng của Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất và người trị vì Dubai. Theo Quỹ Tương lai Dubai, chiến lược in 3D nhằm mục đích giảm 70% lao 1. http://www.stratasys.com/. 50 động và cắt giảm chi phí tới 90% trên các lĩnh vực khác nhau. Tác động tích cực: quá trình phát triển sản phẩm được tăng tốc; rút ngắn chu kỳ từ thiết kế tới sản xuất; các bộ phận phức tạp được sản xuất dễ dàng hơn (trước kia việc này là rất khó khăn, thậm chí không khả thi); tăng nhu cầu về các nhà thiết kế sản phẩm; các cơ sở giáo dục sử dụng máy in 3D để tăng tốc độ học và hiểu; dân chủ hóa năng lực sáng tạo/sản xuất (đều chỉ bị giới hạn bởi thiết kế); sản xuất hàng loạt truyền thống ứng phó với thách thức bằng việc tìm cách cắt giảm chi phí và giữ quy mô sản xuất ở mức tối thiểu; tăng trưởng các “đồ án” mã nguồn mở để in nhiều đối tượng; khai sinh một ngành công nghiệp mới cung ứng các vật liệu in; gia tăng các cơ hội kinh doanh trong vũ trụ1; các lợi ích về môi trường nhờ giảm bớt các yêu cầu về vận chuyển. Xây dựng bằng công nghệ in 3D có thể giải quyết cuộc khủng hoảng vô gia cư do nhiều người đang bị thu hút về sống ở các thành phố khi Liên hợp quốc dự đoán rằng đến năm 2030, thế giới sẽ có 41 thành phố lớn với hơn 10 triệu dân. Tác động tiêu cực: tăng lượng rác thải cần xử lý và tăng gánh nặng với môi trường; việc sản xuất các bộ phận trong quá trình đắp lớp có thể bị dị 1. “The 3D Printing Startup Ecosystem”, Slideshare. net, 31 July 2014. http://de.slideshare.net/spontaneous Order/3d-printing-startup-ecosystem. 51 hướng, cụ thể là sức mạnh đắp lớp không đồng đều ở tất cả các hướng, có thể làm hạn chế khả năng thực hiện chức năng của các bộ phận; mất việc làm tại các ngành công nghiệp bị gián đoạn; ăn cắp bản quyền; thương hiệu và chất lượng sản phẩm... Câu hỏi 20: Kết nối thực - ảo (Virtual Reality (VR)/Augmented Reality (AR)) là gì? Trả lời: Thực tế ảo (VR) là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập bởi con người. Các môi trường giả lập này là hình ảnh do con người chủ động thiết kế qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, được hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua kính thực tại ảo nhằm đem lại những trải nghiệm thực tế nhất cho người xem như họ đang ở trong chính không gian đó. Để gia tăng tính trải nghiệm, các môi trường giả lập đều được tích hợp thêm giác quan khác như thính giác (âm thanh). Thực tế ảo tăng cường (AR) được hiểu là công nghệ mang những thứ ảo đưa vào thế giới thật, giúp người dùng nhìn thấy, cảm nhận thấy và tương tác được với các vật ảo đó tại thế giới thật. Phát triển các môi trường ảo phong phú, tinh vi, có thể bao gồm từ các màn hình hiển thị và các hình ảnh ba chiều đến môi trường kỹ thuật số, vật lý hỗn hợp, hoàn thiện các thế giới và giao diện ảo. VR không phải là thực tế thực sự, nhưng nó tạo ra một không gian ảo khiến bạn nghĩ đó là một 52 thế giới thực, bạn có thể vào đó và có những trải nghiệm khác nhau trong không gian ảo như thực tế. AR là một thế giới thực, có để áp đặt thế giới ảo ở đó và “chồng” lên các thông tin hữu ích về âm thanh. Nói cách khác, VR là không gian ảo hoàn hảo trên thế giới, AR là không gian thực + không gian ảo. Tác động tích cực: Hướng đến tính ứng dụng, giáo dục, giải trí nhiều hơn, nó sẽ là các sản phẩm tác động trực tiếp vào đời sống của con người, đi đến từng gia đình, từng cơ quan, trường học,... đồng hành cùng mọi người khi ra khỏi nhà, đem đến những tiện lợi, những trải nghiệm tuyệt vời. Tác động tiêu cực: Chi phí, giá thành cao; sử dụng kèm các thiết bị điện tử... Khi VR tiến bộ hơn, chúng ta sẽ dần bị cảm thấy xa rời, lạc lõng với đời sống thực và chìm đắm trong đời sống ảo. Mặt trái khi sử dụng sai mục đích của VR, hoặc những nhà phát triển không có “tâm” hay thiếu trách nhiệm, đạo đức... dẫn đến nguy cơ gây chấn thương tâm lý khi sử dụng thời gian dài thực tế ảo. Vì vậy, cần có những chế tài, quy định hay một “bộ quy tắc ứng xử” để kiểm soát việc phát triển quá đà của công nghệ mới này. Một số công ty sản xuất kính thực tế ảo đã khuyến cáo người chơi nên có giới hạn sử dụng là 1 giờ mỗi ngày như HTC Vive, hay trong sách hướng dẫn của Sony PlayStation VR cũng cấm trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng thiết bị. 53 Câu hỏi 21: Nền kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) là gì? Trả lời: “Nền kinh tế chia sẻ” là một thuật ngữ đề cập đến mô hình kinh doanh khai thác các yếu tố tài nguyên sẵn có của người dùng cuối cùng và kết hợp với các yếu tố công nghệ để hợp thành một mô hình kinh doanh. Mô hình này thường do các doanh nghiệp khởi nghiệp khởi xướng, các doanh nghiệp này không sở hữu bất kỳ một nhà máy hay một kho hàng nào nhưng lại có cả một kho tài nguyên sẵn có trên toàn cầu và luôn sẵn sàng gia nhập vào hệ thống. Khái niệm nền kinh tế chia sẻ khởi đầu vào năm 1995 tại Mỹ với mô hình ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang hàng” nhưng không rõ rệt. Nó khởi đầu bằng dịch vụ website thông tin cho thuê quảng cáo, người tìm việc, việc tìm người,... và giúp cho các cá nhân có thể kiếm được việc làm, kiếm được tiền quảng cáo. Mô hình kinh doanh này thực sự phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2008, người dân buộc phải thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bối cảnh khó khăn. Việc “chia sẻ” những tài nguyên sẵn có bằng các ứng dụng công nghệ cùng những khoản lợi nhuận khổng lồ đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng tài nguyên, đã khiến mô hình kinh doanh này nhanh chóng phát triển 54 vượt ra khỏi biên giới Mỹ, lan rộng khắp châu Âu và toàn thế giới. Trong sự thành công của kinh tế chia sẻ có thể kể đến nhiều tên tuổi nổi tiếng như Airbnb, Uber, Grab, RabbitTask, Zipcar, RelayRides, Lyft... Rất nhiều dịch vụ khác đã và đang tiếp tục phát triển mạnh, chia sẻ và cho thuê gần như mọi thứ: từ máy nông nghiệp, máy công nghiệp, các thiết bị công nghiệp nặng, cho đến máy ảnh, đồ chơi, thiết bị thể thao (xe đạp, ván trượt...), cho vay tiền, gọi vốn, chia sẻ wifi, chăm sóc thú cưng, cho thuê xe tự lái, cho thuê nhân viên, thuê sách... Như vậy, lợi ích đạt được của nền kinh tế chia sẻ là rất lớn. Cụ thể là tiết kiệm chi phí, giúp bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ. Đây chính là những yếu tố khiến mô hình nền kinh tế chia sẻ có những tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai, sẽ không chỉ là một thị trường ngách hay một hiện tượng nhất thời mà là tương lai của môi trường kinh doanh toàn cầu. Tác động tích cực: tăng tiếp cận với các công cụ và các tài nguyên vật chất hữu ích khác; các kết quả tốt hơn cho môi trường (giảm sản xuất và yêu cầu ít tài sản hơn); nhiều dịch vụ cá nhân sẵn có hơn; tăng khả năng dựa vào dòng tiền (ít cần tới các khoản tiết kiệm để có thể sử dụng các tài sản); sử dụng các tài sản hiệu quả hơn; ít cơ hội lợi dụng 55 lòng tin dài hạn nhờ các vòng phản hồi trực tiếp và công khai; tạo ra các nền kinh tế thứ cấp (các tài xế Uber vận chuyển hàng hóa hoặc thực phẩm); gia tăng tương tác xã hội. Tác động tiêu cực: khả năng thích ứng thấp hơn sau khi mất việc (do ít tiền tiết kiệm hơn); nhiều lao động hợp đồng/lao động theo thời vụ hơn (so với lao động dài hạn ổn định thông thường); giảm khả năng đo lường nền kinh tế có khả năng mang màu xám (grey economy); nhiều cơ hội lợi dụng lòng tin ngắn hạn hơn; ít vốn đầu tư sẵn có trong hệ thống hơn. Bên cạnh đó, mô hình nền kinh tế chia sẻ cũng tồn tại nhiều mối lo ngại cho sự phát triển của nó, đặc biệt là tính pháp lý. Những thách thức về khung pháp lý đặt ra cho mô hình kinh doanh chia sẻ, đó là sự cạnh tranh “không công bằng”, tình trạng này đang khiến cơ quan quản lý của nhiều quốc gia bối rối. Đồng thời, việc trốn thuế của các công ty tham gia nền kinh tế chia sẻ cũng sẽ trở thành mối quan tâm lớn của chính phủ các quốc gia, khi những khoản lợi nhuận các công ty này thu được ước tính lên tới những con số khổng lồ (đặc biệt là sau khi “hồ sơ Panama” đang khuấy đảo các quốc gia trên thế giới). Những công ty này hiện vẫn duy trì danh nghĩa là công ty tư nhân - điều này cho phép họ linh động điều chỉnh, không phải báo cáo số liệu với cổ đông, không bị kiểm toán độc lập và không ai có thể giám sát tài khoản. 56 Câu hỏi 22: Internet kết nối vạn vật (Internet of Things (IoT)) là gì? Trả lời: Internet kết nối vạn vật thông qua hệ thống các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau. Là một phần tích hợp của Internet tương lai bao gồm các phát triển của Internet và mạng hiện tại và tiến hóa với kết cấu hạ tầng mạng động toàn cầu dựa trên giao thức liên kết và tương tác “vạn vật” hữu hình và ảo sử dụng các giao diện thông minh được tích hợp vào mạng thông tin một cách thông suốt. Viễn cảnh IoT bao gồm: - IoE (Internet of Energy): Internet kết nối năng lượng; - IoS (Internet of Services): Internet kết nối dịch vụ; - IoM (Internet of Multimedia): Internet kết nối truyền thông đa phương tiện; - IoP (Internet of People): Internet kết nối con người; - IoT (Internet of Things): Internet kết nối vạn vật. IoT sẽ thay đổi cả phương thức hoạt động của một nền kinh tế, tạo mô hình kinh doanh mới. Các siêu kết nối thông qua IoT và điện toán đám mây sẽ cho phép truyền thông tin và giao tiếp phổ quát toàn cầu và gần như tức thời, xuất hiện những cách 57 thức mà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trước đây cho là điều không tưởng. Tác động tích cực: nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên; tăng năng suất; nâng cao chất lượng cuộc sống; tác động tới môi trường; chi phí cung cấp dịch vụ thấp hơn; tăng tính minh bạch về tình trạng tài nguyên và sử dụng tài nguyên; độ an toàn (ví dụ: máy bay, thực phẩm); hiệu quả (dịch vụ hậu cần); tăng nhu cầu lưu trữ và băng thông; chuyển đổi thị trường lao động và kỹ năng; tạo ra các loại hình kinh doanh mới; các ứng dụng thời gian thực ngay trong điều kiện khắc nghiệt trở nên khả thi trên các mạng truyền thông thông thường; sản phẩm được thiết kế theo hướng sẵn sàng “kết nối số”; bổ sung dịch vụ kỹ thuật số cho sản phẩm; bản sao kỹ thuật số cung cấp dữ liệu chính xác cho công tác giám sát, kiểm soát và dự báo; bản sao kỹ thuật số trở thành yếu tố tích cực trong quá trình kinh doanh, thông tin và xã hội; mọi vật sẽ có thể nhận thức một cách toàn diện hơn về môi trường xung quanh chúng, tự động phản ứng và hành động; tạo ra kiến thức bổ sung và giá trị nhờ các thiết bị “thông minh” được liên kết với nhau. Tác động tiêu cực: quyền riêng tư; lao động giản đơn mất việc; nguy cơ tấn công mạng, an ninh (ví dụ: mạng lưới điện); mức độ phức tạp cao, nguy cơ mất kiểm soát. 58 Câu hỏi 23: Công nghệ nano/Vật liệu 2D (Nanotechnology/2D Materials) là gì? Trả lời: Những thành tựu trong hóa học và vật lý dẫn đến việc tạo ra các chất liệu mới, vật liệu thông minh, vật liệu 2D và các đột phá khác trong các tính chất và chế tạo, từ các đặc tính nhiệt và giữ hình dạng đến các chức năng từ và cơ học. Ví dụ: vật liệu nano cao cấp như graphene là vật liệu siêu dẫn và siêu mỏng, cứng hơn thép khoảng hơn 200 lần, mỏng hơn hàng triệu lần so với tóc của người, là một chất dẫn nhiệt và điện hiệu quả. Graphene cũng có thể tăng tốc độ máy tính lên 1.000 lần; nó dẫn điện tốt hơn đồng gấp 10 lần và tốt hơn silicon 250 lần. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra transistor (linh kiện bán dẫn điện tử) bằng vật liệu graphene. Các transistor được sử dụng để xây dựng các khối bảng mạch điện tử của máy tính, nhưng tốc độ bị giới hạn bởi vật liệu chế tạo transistor. Người ta sử dụng dòng từ trường tác động lên vật liệu graphene đã giúp tăng tốc độ các bộ vi xử lý lên hàng nghìn lần. Do vậy các nhà khoa học dự báo graphene có thể làm tăng tốc độ các máy tính hiện nay lên 1.000 lần trong khi chỉ sử dụng 1% năng lượng. Các transistor bằng graphene có kích thước nhỏ hơn rất nhiều chế tạo bằng silicon bán dẫn hiện nay. Máy tính tốc độ cao hơn sẽ làm chuyển đổi những gì chúng ta đang làm 59 với Big Data. Các máy tính mạnh mẽ này sẽ được sử dụng để tạo lập các mô hình dự báo khí hậu, khám phá không gian và không giới hạn trong các lĩnh vực khác nhau. Khi giá của graphene trở nên cạnh tranh hơn (so sánh với những vật liệu khác thì đây là một trong những vật liệu đắt nhất hành tinh, một mẫu với kích thước một micromet có giá hơn 1.000 USD), nó có thể gây xáo trộn các ngành công nghiệp sản xuất và kết cấu hạ tầng. Nó cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến các quốc gia phụ thuộc nhiều vào một mặt hàng cụ thể. Graphene có thể sẽ là tương lai của các máy tính sau này. Tác động tích cực: được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, điện tử, may mặc, trong tự nhiên, thực phẩm... Tác động tiêu cực: liên quan về yếu tố đạo đức (khi sử dụng công nghệ nano để can thiệp vào việc biến đổi gen), sức khoẻ, sự an toàn và phản ứng xã hội. Câu hỏi 24: Công nghệ sinh học/Biến đổi gen (Biotechnology/Genetics) là gì? Trả lời: Những cải tiến trong chỉnh sửa bộ gen, liệu pháp gen và các dạng khác của thao tác di truyền và sinh học tổng hợp dẫn đến bổ sung đăng ký các loài động vật được sắp xếp trình tự cũng như DNA của con người, việc tạo ra các sinh vật không tồn 60 tại trước đó và sửa đổi vi sinh vật. Các ứng dụng y tế, nông nghiệp và công nghiệp, bao gồm tích hợp chúng với các tiến bộ điện tử và máy tính. Những tiến bộ này sẽ không chỉ tạo ra tác động sâu rộng tới y học mà còn tới nông nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học. Hiện tại, hệ thống siêu máy tính Watson của IBM có thể giúp đưa ra khuyến nghị, chỉ trong vài phút, về các phương pháp điều trị cá nhân cho các bệnh nhân ung thư bằng cách so sánh lịch sử bệnh lý và quy trình điều trị, kết quả chụp phim và dữ liệu di truyền với (gần như) tất cả những kiến thức y học cập nhật trên toàn cầu. Khả năng chỉnh sửa sinh học có thể được áp dụng cho bất kỳ một loại tế bào cụ thể nào, cho phép tạo ra các thực vật hoặc động vật biến đổi gen, cũng như thay đổi tế bào của các cá thể trưởng thành bao gồm cả con người. Danh sách các ứng dụng tiềm năng dường như là vô tận - từ khả năng làm biến đổi động vật để chúng có thể được nuôi với chế độ thức ăn kinh tế hơn và phù hợp hơn với điều kiện địa phương, đến việc tạo ra cây lương thực có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệt hoặc hạn hán. Tác động tích cực: gây giống chọn lọc, gây giống tiên tiến; người tiêu dùng có thêm lựa chọn về nguyên liệu thô biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi bằng thức ăn biến đổi gen,... 61 Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, đe dọa đa dạng sinh thái, xói mòn, mất việc làm và sinh kế cho người nông dân; vấn đề đạo đức. Câu hỏi 25: Khử muối lọc nước ngọt từ nước biển và quản lý chất thải rắn (Desalination and Enhanced Waste Management) như thế nào? Trả lời: Đối với các vùng khô hạn như Trung Đông và Bắc Phi, việc khử muối từ lâu đã là một phần của chiến lược nước quốc gia. Nhìn chung, khu vực này chiếm một nửa công suất khử muối của thế giới và là nơi có những nhà máy khử mặn lớn nhất. Sự quan tâm và đầu tư vào công việc khử muối đang mở rộng ra ngoài khu vực này của thế giới. Tuy nhiên, một phần do lo ngại về khan hiếm nước, 14% dân số thế giới dự kiến sẽ sống ở các khu vực khan hiếm nước vào năm 2025. Nhu cầu ngày càng tăng không phải là động lực duy nhất của việc tăng đầu tư vào khử muối khi công nghệ đã trở nên khả thi hơn về mặt kinh tế. Tác động tích cực: khử muối; tái sử dụng nước; công nghệ nhiệt; tái chế và tái sử dụng; sử dụng năng lượng và hiệu quả; nguồn năng lượng thay thế; môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tác động tiêu cực: chi phí, giá thành cao khi sản xuất đại trà. 62 Câu hỏi 26: Sản xuất thông minh (Smart Manufacturing) là gì? Trả lời: Cho đến nay, chưa có một khái niệm hay định nghĩa chung nào về sản xuất thông minh. Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (National Institute of Standards and Technology, NIST), sản xuất thông minh là hệ thống được tích hợp đầy đủ, thích ứng với điều kiện thay đổi trong mạng lưới cung ứng tổng thể của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng theo thời gian thực. Do đó, sản xuất thông minh tích hợp các thiết bị sản xuất với các cảm biến, nền tảng điện toán, công nghệ truyền thông, mô hình hóa dữ liệu, điều khiển, mô phỏng và kỹ thuật dự đoán. Sản xuất thông minh sử dụng các công nghệ về hệ thống thực - ảo, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu..., đưa sản xuất chính thức trở thành một trong những trụ cột quan trọng của Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong một nghiên cứu công bố năm 2013, Wallace và Riddick mô tả ngắn gọn về sản xuất thông minh là “một ứng dụng chuyên sâu công nghệ thông tin về dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp cho phép các hoạt động sản xuất được thực hiện “thông minh”, hiệu quả và linh hoạt”1. 1. E. Wallace and F. Riddick, “Panel on Enabling Smart Manufacturing”, State College, USA, 2013. 63 Định nghĩa của Liên minh lãnh đạo sản xuất thông minh (Smart Manufacturing Leadership Coalition, SMLC) nêu rõ: “Sản xuất thông minh là khả năng giải quyết các vấn đề hiện tại và tương lai thông qua hạ tầng mở cho phép các giải pháp kinh doanh được thực hiện, tạo ra giá trị lợi thế cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Các khái niệm, định nghĩa hiện nay đều khẳng định quan điểm chủ đạo của sản xuất thông minh là sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ phân tích dữ liệu tiên tiến để cải thiện, nâng cao năng suất, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp từ cấp độ nhà máy, mạng lưới cung cấp, mạng lưới phân phối đến chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, một số quan điểm còn cho rằng, sản xuất thông minh có vai trò quan trọng đối với kiểm soát vòng đời sản phẩm. Một điểm quan trọng và khác biệt của sản xuất thông minh so với các phương thức sản xuất khác là sự tham gia “linh hoạt” của con người vào hệ thống sản xuất thông minh cùng nhiều công nghệ khác nhau (như hệ thống thực - ảo, IoT, robot, tự động hóa, phân tích dữ liệu lớn và điện toán đám mây...). Sản xuất thông minh giúp doanh nghiệp tập trung vào giải quyết ba mục tiêu chính: tối ưu hóa toàn bộ hệ thống sản xuất; sản xuất bền vững; phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong khoảng thời gian ngắn nhất. 64 Một số đặc điểm của sản xuất thông minh so với sản xuất thông thường (i) Tính kết nối Kết nối là một đặc điểm quan trọng của sản xuất thông minh. Thiết bị trong sản xuất thông minh được kết nối với nhau thông qua hệ thống mạng để có thể truyền thông tin, dữ liệu. Dữ liệu này được truyền theo thời gian thực. Truyền dữ liệu theo thời gian thực cho phép tăng cường khả năng hợp tác nhanh chóng và hiệu quả của nội bộ (giữa các bộ phận) trong doanh nghiệp, hợp tác giữa các nhà sản xuất và nhà cung cấp. (ii) Tính tối ưu hóa Tối ưu hóa trong sản xuất thông minh được hiểu là một doanh nghiệp có năng lực sản xuất, có thể dự đoán được nhu cầu thị trường và người tiêu dùng, hiệu quả sản xuất cao, chất lượng sản phẩm tốt và chi phí sản xuất thấp. Tính tối ưu hóa của sản xuất thông minh được thực hiện thông qua tự động hóa. Tự động hóa “thông minh” sẽ làm giảm đáng kể sự can thiệp của con người, giúp giảm số lượng lỗi trong quá trình sản xuất sản phẩm. (iii) Tính minh bạch Hạn chế của sản xuất truyền thống là khó khăn trong việc lưu trữ, sử dụng và khai thác một nguồn dữ liệu chính xác do hệ thống dữ liệu của quá trình sản xuất không được quản lý đồng bộ. Trong sản xuất thông minh, nguồn dữ liệu này là 65 duy nhất, được lưu trữ, sử dụng và khai thác minh bạch. Trong quá trình sản xuất, dữ liệu được lưu giữ theo thời gian thực, vì vậy, doanh nghiệp có thể truy cập để xác định số lượng khách hàng và đánh giá nhu cầu của khách hàng trong tương lai. (iv) Tính chủ động Một đặc điểm khác của sản xuất thông minh là tính chủ động do các công nghệ được áp dụng trong quá trình sản xuất. Các cảm biến trong sản xuất thông minh không chỉ cho biết số lượng các sản phẩm hiện có, mà còn tự động kết nối với bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp để giảm số lượng hàng tồn kho xuống mức thấp nhất. Hệ thống thiết bị sản xuất tích hợp với công nghệ thông tin sẽ xác định sự “bất thường” trong quá trình sản xuất, qua đó cho phép doanh nghiệp có thể chủ động ngăn chặn các vấn đề “bất lợi” trước khi xảy ra. (v) Tính linh hoạt Linh hoạt trong sản xuất thông minh có nghĩa là doanh nghiệp có thể nhanh chóng phản ứng với những thay đổi của môi trường và yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp xác định cấu hình hệ thống thiết bị, xây dựng sơ đồ vận hành sản xuất để bảo đảm đáp ứng “nhanh nhất” với những thay đổi trong quá trình sản xuất. Lợi ích của sản xuất thông minh: (i) Cải thiện năng suất: Các quy trình sản xuất thông minh cho phép truy cập, sử dụng và khai 66 thác nhiều hơn hệ thống dữ liệu trong mạng lưới chuỗi cung ứng. Dữ liệu theo thời gian thực sẽ giúp doanh nghiệp dự báo năng lực sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng một cách hiệu quả nhất. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm cần thiết, không bị hiện tượng dư thừa, tồn kho,... nhờ đó tác động trực tiếp vào việc nâng cao năng suất của doanh nghiệp. (ii) Tạo ra các sản phẩm mới và chất lượng cao hơn: Khi năng suất được cải thiện, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tài chính để đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Phân tích dữ liệu lớn trong sản xuất thông minh giúp doanh nghiệp thấy được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, qua đó tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, có chất lượng cao hơn. (iii) Tạo ra lực lượng lao động am hiểu công nghệ: Áp dụng sản xuất thông minh là một cách thức để doanh nghiệp thu hút lực lượng lao động trẻ, am hiểu công nghệ vì sản xuất thông minh chủ yếu dựa vào nền tảng các công nghệ chủ chốt trong Cách mạng công nghiệp 4.0. Sử dụng dữ liệu thống nhất và minh bạch trong sản xuất thông minh giúp nhân viên có cơ hội nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tăng năng suất. Do đó, sản xuất thông minh lại là động lực thu hút một lực lượng lao động đông đảo, có khả năng và trình độ am hiểu công nghệ cao. 67 (iv) Sử dụng hiệu quả năng lượng: Sản xuất thông minh giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất, qua đó có thể giảm lượng khí thải carbon, giảm chất thải trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, sản xuất thông minh sẽ là công cụ đặc biệt để giúp doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm chất thải, qua đó giúp giảm giá thành sản phẩm. (v) Mở rộng không gian sản xuất: Sản xuất thông minh không chỉ giới hạn phạm vi sản xuất tại một đơn vị sản xuất, mà có thể được tối ưu hóa theo mạng lưới của nhiều đơn vị sản xuất trong cùng hệ thống. Tình hình triển khai sản xuất thông minh trên thế giới: Trong các quốc gia đang triển khai mạnh mẽ việc áp dụng sản xuất thông minh thì Mỹ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc là các quốc gia thuộc nhóm đi đầu. Năm 2019, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) đã công bố kết quả phân tích trình độ công nghệ sản xuất thông minh của 6 nước đi đầu về công nghệ thông minh trên thế giới (với 7 lĩnh vực, 25 công nghệ cụ thể). Theo đó, Hàn Quốc xếp ở vị trí thứ 5 trong nhóm này. Theo kết quả trên, Mỹ được xem là quốc gia đi đầu về công nghệ (giả thiết đạt 100% tiêu chuẩn), trình độ công nghệ của Đức đạt 93,4% (kém 0,4 năm), Nhật Bản là 79,9% (kém 1,5 năm), Liên minh châu Âu (EU) là 79,6% (kém 1,5 năm), 68 Hàn Quốc là 72,3% (kém 2,5 năm) và Trung Quốc là 66% (kém 3,1 năm)1. Sản xuất thông minh là mô hình sản xuất tương lai, kết nối tất cả các công đoạn sản xuất bằng công nghệ chủ chốt, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giải quyết các vấn đề tại công xưởng, đáp ứng nhanh yêu cầu mới từ thị trường. Mỹ sở hữu công nghệ cao nhất ở 6 lĩnh vực (IoT, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, cảm ứng, năng lượng thông minh, hệ thống thực - ảo); Hàn Quốc sở hữu công nghệ cao nhất ở hạng mục viễn thông Internet; Đức đứng đầu ở lĩnh vực hệ thống điều khiển, robot... Riêng với Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng biện pháp nhằm thúc đẩy việc hình thành 30.000 nhà máy thông minh vào năm 2022. Chính phủ nước này kỳ vọng rằng, các công ty trong ngành sản xuất sẽ tạo ra 66.000 việc làm thông qua tự động hóa 50% cơ sở sản xuất và tăng doanh thu lên 18 nghìn tỷ won (16 tỷ USD). Chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng các chính sách ưu đãi cho các công ty lớn ủng hộ dự án Chính phủ để xây dựng các nhà máy thông minh cho các công ty nhỏ hơn. Bốn tập đoàn như: Samsung Electronics Co., Samsung 1. Yong-Ki Min, Sang-Gun Lee, Yaichi Aoshima, “A comparative study on industrial spillover effects among Korea, China, the USA, Germany and Japan”, Industrial Management & Data Systems, Vol. 119 Issue: 3, 2019, pp.454-472. 69 Display Co., Hyundai Motor Co. và POSCO Group đã huy động được 12,1 tỷ won (10,76 triệu USD) và hiện đang hỗ trợ cho 60 công ty. Hơn nữa, Chính phủ sẽ thành lập một trung tâm dữ liệu lớn để thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu sản xuất ở cấp quốc gia và đào tạo 100.000 kỹ sư nhà máy thông minh lành nghề vào năm 2022. Câu hỏi 27: Kinh tế số (Digital Economy) là gì? Trả lời: Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford thì kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,...) mà trong đó công nghệ số được áp dụng. Về bản chất, đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận,... cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng. 70 Tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet giúp tối ưu hóa nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian, tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, kinh tế số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nhiều nước, lao động sáng tạo sẽ ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng lao động xã hội. Ở tầm vĩ mô, kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Nhờ có nền kinh tế số mà hiệu suất kinh tế đạt được nhiều thành quả cao, các ngành công nghiệp có bước chuyển biến đột phá trong mô hình kinh doanh, từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram), giải trí (Netflix, Pinterest) đến giao thông vận tải (Uber, Grab), phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shopee)... Có thể nói, Cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến những công nghệ mới mang tính đột phá, tác động sâu sắc đến mô hình tổ chức và cách thức vận hành của nền kinh tế. Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ số và các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển. Việc chuyển đổi số sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động, tăng cường sự gắn kết giữa chính phủ với người dân, giữa doanh nghiệp với khách hàng, góp phần gia tăng giá trị 71 cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Xét ở góc độ vi mô, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra yêu cầu đối với từng chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp phải nắm bắt và thực hiện quá trình chuyển đổi số để thích nghi với bối cảnh quản lý, kinh doanh mới. Tuy nhiên, nền kinh tế số cũng tạo ra luật chơi mới và yêu cầu các doanh nghiệp tham gia vào cuộc chơi này phải có sự sáng tạo, thích ứng nhanh với thị trường nếu không muốn bị tụt lại phía sau. 72 Phần 3: TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Câu hỏi 28: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến kinh tế như thế nào? Trả lời: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức - thông minh; làm “mờ dần” tính chất khác biệt giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả; tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu. Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào truyền thống. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bản đồ sức mạnh của các doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại: các tập đoàn lớn vang bóng một 73 thời và thống lĩnh thị trường trong một giai đoạn dài đang bị các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp trong giai đoạn gần đây về lĩnh vực công nghệ vượt mặt. Các công ty như Google, Facebook,... đang tăng trưởng nhanh, trong khi IBM, Microsoft, Cisco, Intel, hay một loạt các tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản đang phải trải qua một quá trình tái cơ cấu đầy khó khăn. Năng suất Năng suất là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho tăng trưởng dài hạn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những tác động bước đầu tới năng suất: - Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại cơ hội lồng ghép những nhu cầu chưa được đáp ứng của hai tỷ người vào nền kinh tế toàn cầu, kích cầu các sản phẩm và dịch vụ hiện có bằng cách trao quyền và kết nối các cá nhân, các cộng đồng trên thế giới lại với nhau. - Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ gia tăng đáng kể khả năng giải quyết các tác động ngoại biên tiêu cực và trong quá trình này, kích thích tiềm năng tăng trưởng kinh tế. - Doanh nghiệp, chính phủ và những người lãnh đạo các tổ chức xã hội đều đang nỗ lực cải cách để khai thác triệt để hiệu suất mà sức mạnh công nghệ số mang lại. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nó 74 đòi hỏi những cơ cấu kinh tế và tổ chức hoàn toàn mới để có thể nắm bắt đầy đủ giá trị của mình. Việc làm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động khi máy móc dần dần thay thế con người. Nhiều loại hình công việc, đặc biệt là những công việc có đặc thù máy móc lặp đi lặp lại và đòi hỏi lao động chân tay chính xác, đã được tự động hóa. Xu thế này sẽ còn tiếp diễn khi sức mạnh của máy tính tiếp tục phát triển vượt bậc. Sớm hơn dự đoán của đa số, công việc của những nghề nghiệp như luật sư, phân tích tài chính, bác sĩ, phóng viên, kế toán, bảo hiểm hay thủ thư có thể sẽ được tự động hóa một phần hoặc toàn bộ. Đến nay, thực tế cho thấy Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có vẻ tạo ra ít việc làm hơn trong các ngành công nghiệp mới so với các cuộc cách mạng trước đó. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 47% số việc làm tại Mỹ có nguy cơ bị tự động hóa, có thể trong một hoặc hai thập kỷ tới, với đặc thù là quy mô triệt tiêu việc làm rộng hơn nhiều và với tốc độ nhanh hơn nhiều so với những lần dịch chuyển thị trường lao động trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Bên cạnh đó, xu hướng sắp tới là sự phân cực mạnh mẽ hơn của thị trường lao động. Việc làm sẽ tăng đối với loại công việc trí tuệ, sáng tạo với mức lương cao và loại công việc chân tay 75 thu nhập thấp, nhưng sẽ giảm đáng kể đối với các loại công việc đều đặn, lặp đi lặp lại với thu nhập trung bình. Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế 5 triệu việc làm vào năm 2020. Doanh nghiệp Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có bốn tác động chính lên doanh nghiệp của các ngành khác nhau: - Kỳ vọng của người tiêu dùng đang thay đổi: Cách tiếp cận truyền thống theo các phân khúc dân số đang chuyển dần thành tìm kiếm khách hàng bằng tiêu chí số, nghĩa là xác định khách hàng tiềm năng dựa vào sự sẵn sàng chia sẻ dữ liệu và tương tác của họ. Do sự chuyển dịch từ sở hữu sang chia sẻ ngày càng gia tăng (đặc biệt là ở các thành phố), chia sẻ dữ liệu sẽ là một phần thiết yếu để tạo lập giá trị. - Dữ liệu giúp cải tiến sản phẩm và cải thiện năng suất sử dụng tài sản: Công nghệ mới đang thay đổi cách doanh nghiệp nhìn nhận và quản lý tài sản của họ, khi sản phẩm và dịch vụ được cải tiến với các tính năng số giúp nâng cao giá trị. - Các hình thức đối tác mới ra đời do công ty nhận thức được tầm quan trọng của các mô hình cộng tác mới: Một thế giới của trải nghiệm khách hàng, dịch vụ dựa trên dữ liệu và đánh giá hiệu suất tài sản qua kết quả phân tích đòi hỏi các hình thức cộng tác mới, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới sáng tạo và đột phá diễn ra với tốc độ ngày càng 76 cao. Điều này đúng cả với các doanh nghiệp lâu đời lẫn các doanh nghiệp trẻ, năng động. Nhóm các doanh nghiệp lâu đời thường thiếu các kỹ năng cụ thể và thiếu nhạy cảm với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, trong khi nhóm các doanh nghiệp trẻ thiếu vốn và nguồn dữ liệu phong phú thu được sau thời gian dài hoạt động. Khi các doanh nghiệp chia sẻ nguồn lực thông qua cộng tác đổi mới sáng tạo, không chỉ bản thân họ mà cả nền kinh tế nơi cộng tác diễn ra cũng thu được lợi ích to lớn. - Mô hình vận hành được chuyển đổi sang các mô hình số mới: Tất cả những tác động này đòi hỏi các công ty phải xem xét lại mô hình hoạt động. Do đó, khâu quy hoạch chiến lược đang đối diện với thách thức phải đáp ứng nhu cầu cần vận hành nhanh hơn và linh hoạt, nhạy bén hơn của các công ty. Một mô hình vận hành quan trọng ra đời qua hiệu ứng mạng lưới của xu thế số hóa chính là mô hình nền tảng. Các chiến lược nền tảng, kết hợp với nhu cầu coi khách hàng là trung tâm và cải tiến sản phẩm bằng dữ liệu, đang chuyển đổi các ngành công nghiệp từ chỗ tập trung bán sản phẩm sang cung cấp dịch vụ. Ngày càng nhiều người tiêu dùng không còn mua và sở hữu sản phẩm hữu hình mà trả tiền cho dịch vụ họ sử dụng thông qua một nền tảng kỹ thuật số. Nhà sản xuất Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo 77 ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn. Chi phí vận chuyển và liên lạc giảm, dây chuyền cung cấp hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu. Khâu sản xuất hiện nay đang dần được ứng dụng máy móc một cách triệt để. Khi đó, vai trò của người lao động trực tiếp sẽ giảm. Những nước có nguồn nhân lực giá rẻ, dồi dào lại là những nước kém phát triển sẽ càng khó cạnh tranh được với các nước phát triển trong khâu sản xuất. Hiện nay, sản xuất đang bắt đầu chuyển dịch dần từ các nước có nhiều lao động phổ thông và tài nguyên sang những nước có nhiều trung tâm nghiên cứu, nhiều lao động có kỹ năng, chuyên môn cao và gần thị trường tiêu thụ. Từ đó, kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Đây chính là những động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông - là những yếu tố đầu vào luôn có giới hạn. Bước ngoặt lớn như trên khiến các quốc gia đang phát triển không dễ dàng theo kịp và dẫn đến nguy cơ tụt hậu. Nếu không nhanh chóng hòa nhập và tiếp thu những công nghệ mới, khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các nhóm nước sẽ tiếp tục nới rộng. Ngược lại, những quốc gia đang phát triển nhanh chóng nắm bắt được những xu hướng mới, 78