🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hỏi – Đáp Về Biến Đổi Khí Hậu
Ebooks
Nhóm Zalo
Hái - ®¸p vÒ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HOÄI ÑOÀNG CHÆ ÑAÏO XUAÁT BAÛN
Chuû tòch Hoäi ñoàng
TS. NGUYEÃN THEÁ KYÛ
Phoù Chuû tòch Hoäi ñoàng
TS. NGUYEÃN DUY HUØNG
Thaønh vieân
TS. NGUYEÃN AN TIEÂM
TS. KHUAÁT DUY KIM HAÛI
NGUYEÃN VUÕ THANH HAÛO
Hái - ®¸p VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Nhμ xuÊt b¶n chÝnh trÞ quèc gia - sù thËt
nhμ xuÊt b¶n
KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Hμ Néi - 2012
Lời nhà xuất bản
Hiện nay, theo nhận định của một số nghiên cứu trong và ngoài nước, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước diễn biến của biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong bối cảnh nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao như các kịch bản dự đoán. Những tác động này sẽ gây ra những hệ lụy tồi tệ đối với xã hội cũng như người dân, tiềm ẩn những nguy cơ suy thoái kinh tế và bất ổn xã hội ở Việt Nam. Những thách thức này đặt ra yêu cầu phải có sự chung tay góp sức từ phía Nhà nước ta, cộng đồng quốc tế và toàn xã hội.
Biến đổi khí hậu cũng là một trong những nguy cơ lớn nhất đe dọa những thành tựu đạt được trong phát triển bền vững. Giải quyết vấn đề này là một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia hiện nay.
Việc cải thiện khả năng tiếp cận thông tin và truyền thông về biến đổi khí hậu, cung cấp cho cộng đồng xã hội và mọi người dân những kiến thức cơ bản liên quan đến biến đổi khí hậu một cách có hệ thống nhằm ứng phó có hiệu quả trước các tác động của biến đổi khí hậu và đóng góp cho sự phát triển bền vững dài hạn của Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.
5
Đáp ứng yêu cầu đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản cuốn sách Hỏi - đáp về biến đổi khí hậu. Nội dung cuốn sách được trình bày dưới dạng hỏi và đáp, ngắn gọn, súc tích, gồm các vấn đề chính như: tổng quan về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, v.v..
Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, trang bị cho các địa phương và nhân dân kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, từ đó tham gia tích cực vào các hoạt động nhằm ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay.
Tháng 11 năm 2012
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
6
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, biến đổi khí hậu và hậu quả của nó là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, không chỉ giới hạn ở các chuyên gia mà còn ở đông đảo các tầng lớp nhân dân. Cuốn sách Hỏi - đáp về biến đổi khí hậu được biên soạn nhằm mục đích phổ biến rộng rãi những kiến thức phổ thông về biến đổi khí hậu tới bạn đọc.
Cuốn sách được trình bày dưới dạng những câu hỏi và giải đáp thường gặp nhất liên quan tới các khía cạnh khác nhau của biến đổi khí hậu. Để tiện theo dõi, nội dung cuốn sách được chia thành các chủ đề:
- Những vấn đề chung (thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu toàn cầu).
- Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: biểu hiện, tác động, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Liên kết để chống lại biến đổi khí hậu.
- Mỗi chúng ta có thể làm gì trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Các thông tin trong cuốn sách được tham khảo, tổng hợp và hệ thống từ các nguồn tài liệu khác nhau. Các hình ảnh minh họa phần lớn được lấy từ trên mạng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả.
7
Cuốn sách đã được biên soạn kỹ nhưng không thể tránh khỏi các thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc gần xa.
Trân trọng cám ơn.
Các tác giả
8
Mục lục
Trang
Lời nhà xuất bản 5 Lời nói đầu 7 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 17 Câu 1. Thời tiết là gì? 17 Câu 2. Khí hậu là gì? 18 Câu 3. Biến đổi khí hậu là gì? 19 Câu 4. Biến đổi khí hậu xảy ra từ bao giờ? 20
Câu 5. Biến đổi khí hậu hiện nay diễn ra như thế nào? 21 Câu 6. Khí nhà kính là gì? 22 Câu 7. Hiệu ứng nhà kính là gì? 23 Câu 8. Vì sao nồng độ khí nhà kính tăng lên? 24 Câu 9. Tại sao khí hậu lại biến đổi? 25 Câu 10. Trái đất nóng lên đã gây ra những hiện tượng gì? 25 Câu 11. Biểu hiện của biến đổi khí hậu là gì? 27 Câu 12. Thích nghi (với khí hậu) là gì? 28 Câu 13. Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là gì? 29 Câu 14. Kịch bản biến đổi khí hậu là gì? 29 Câu 15. Nước biển dâng (do biến đổi khí hậu) là gì? 30 Câu 16. Có người gọi biến đổi khí hậu là nhiễu loạn khí hậu có đúng không? 30
9
Câu 17. El Nino là gì? 31 Câu 18. La Nina là gì? 32 Câu 19. ENSO là gì? 32 Câu 20. Biến đổi khí hậu tác động thế nào đến
tự nhiên và đời sống xã hội? 33 Câu 21. Trái đất sẽ có 9 tỷ người vào năm 2050. Điều này ảnh hưởng như thế nào/theo
cách nào đến biến đổi khí hậu? 34 Câu 22. Tại sao lại nói biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất của loài người trong thế
kỷ 21? 35 I. biến đổi khí hậu Ở VIỆT NAM 36 Câu 23. Biến đổi khí hậu đã xảy ra ở Việt Nam như thế nào? 36 Câu 24. Hiểm họa là gì? 37 Câu 25. Thảm họa là gì? 37 Câu 26. Rủi ro trong thảm họa là gì? 38 Câu 27. Tình trạng dễ bị tổn thương là gì? 38 Câu 28: Năng lực ứng phó với thảm họa là gì? 38 Câu 29. Hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó có mối quan hệ
như thế nào? 39 Câu 30. Cộng đồng là gì? 39 Câu 31. Quản lý thảm họa dựa vào cộng đồng
là gì? 40 Câu 32. Tại sao cần phải có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý thảm họa? 40 Câu 33. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt/ thời tiết cực đoan là gì? 41 Câu 34. Thiên tai là gì? 41 Câu 35. Ở Việt Nam có những loại thiên tai nào? 42 Câu 36. Bão và áp thấp nhiệt đới là gì? 43
10
Câu 37. Bão và áp thấp xảy ra như thế nào? 44 Câu 38. Lũ lụt là gì? 45 Câu 39. Có bao nhiêu loại lũ? Các loại khác
nhau thế nào? 47 Câu 40. Lũ sông thường xảy ra như thế nào? 48 Câu 41. Cấp lũ là gì? 49 Câu 42. Ở nước ta, mùa lũ phân bố như thế nào? 50 Câu 43. Lũ quét thường xảy ra khi nào và ở
những vùng nào? 51 Câu 44. Nguyên nhân, địa điểm và thời điểm thường xảy ra lũ quét là gì? 51 Câu 45. Đặc điểm của lũ quét là gì? 52 Câu 46. Trượt lở là gì? 53 Câu 47. Có những loại trượt lở nào? 53 Câu 48. Hạn hán là gì? 55 Câu 49. Lốc xoáy là gì? Vì sao có lốc xoáy? 56 Câu 50. Mưa lớn là gì? 57 Câu 51. Xâm nhập mặn là gì? 58 Câu 52. Nắng nóng là gì? 59 Câu 53. Tại sao nói nhiệt độ tăng lên mà mùa hè (năm 2011) lại không nóng lên? 59 Câu 54. Rét đậm, rét hại là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp? 60 Câu 55. Vì sao trong thời gian gần đây lại hay xuất hiện các đợt nắng nóng và rét hại? 61 III. TÁC ĐỘNG CỦA biến đổi khí hậu 62 Câu 56. Tại sao Việt Nam lại là một trong số rất ít quốc gia bị tác động nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu? 62 Câu 57. Biến đổi khí hậu tác động tới các vùng nào, lĩnh vực nào? 63
11
Câu 58. Biến đổi khí hậu có đem lại lợi ích gì không? 63 Câu 59. Đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu là gì? 64 Câu 60. Biến đổi khí hậu tác động đến tài
nguyên nước như thế nào? 65 Câu 61. Biến đổi khí hậu tác động đến lĩnh vực nông nghiệp như thế nào? 67 Câu 62. Biến đổi khí hậu tác động tới chăn nuôi như thế nào? 68 Câu 63. Nước biển dâng ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất thế nào? 69 Câu 64. Biến đổi khí hậu tác động đến sức khỏe như thế nào? 69 Câu 65. Ở Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm nào có liên quan tới biến đổi khí hậu? 70 Câu 66. Nguyên nhân và đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết là gì? 70 Câu 67. Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm? 71 Câu 68. Tại sao bệnh sốt xuất huyết lại gia tăng trong thời gian qua? 71 Câu 69. Tại sao bệnh sốt rét lại gia tăng do biến đổi khí hậu? 72 Câu 70. Tại sao sau lũ lụt lại hay xảy ra các dịch bệnh? 72 Câu 71. Những vùng nào thường bị ảnh hưởng bởi những loại thiên tai gì? 73 Câu 72. Biến đổi khí hậu tác động thế nào tới vùng ven biển? 73 Câu 73. Biến đổi khí hậu tác động đến vùng núi và trung du thế nào? 75 IV. THÍCH ỨNG VỚI biến đổi khí hậu 77 Câu 74. Ứng phó với biến đổi khí hậu là gì? 77
12
Câu 75. Thế nào là thích ứng với biến đổi khí hậu? 77 Câu 76. Định hướng chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu trong sử dụng nguồn
nước là gì? 78 Câu 77. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp là gì? 79 Câu 78. Chuyển đổi sang dạng sinh kế khác có phải là thích ứng với biến đổi khí hậu? 81 Câu 79. Thế nào là thay đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu? 82 Câu 80: Hệ thống thâm canh lúa cải tiến đem lại những lợi ích gì? 83 Câu 81. Giống lúa “thần nông mặn” có những ưu điểm gì? 83 Câu 82. Làm thế nào để kiểm soát xâm nhập mặn phục vụ cho sản xuất? 84 Câu 83. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực y tế, sức khoẻ
là gì? 85 Câu 84. Cần làm gì để phòng chống bệnh sốt xuất huyết? 86 Câu 85. Cần phải làm gì để phòng chống bệnh sốt rét? 87 Câu 86. Sau lũ lụt cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ? 87 Câu 87. Cần làm gì trước khi bão lụt xảy ra? 89 Câu 88. Cần làm gì khi bão lụt xảy ra? 91 Câu 89. Cần làm gì sau khi bão lụt xảy ra? 93 Câu 90. Khi có bão cần gia cố nhà cửa như thế nào? 95 Câu 91. Khi có thiên tai (bão, lũ) cần di dời người và tài sản như thế nào? 96 Câu 92. Cần làm gì để phòng chống hạn hán? 97 Câu 93. Cần làm gì đề phòng chống lũ quét? 99
13
Câu 94. Cần làm gì để phòng chống sạt lở bờ sông? 101 Câu 95. Khi có nắng nóng kéo dài thì cần làm gì để bảo vệ sức khỏe? 103 Câu 96. Chống nóng cho gia cầm như thế nào? 104 Câu 97. Chống nóng cho gia súc như thế nào? 105 Câu 98. Khi có nắng nóng kéo dài cần làm gì để bảo vệ thủy sản nuôi? 106 Câu 99. Khi có rét đậm, rét hại cần bảo vệ gia súc như thế nào? 108 Câu 100. Khi có rét đậm, rét hại cần bảo vệ cây trồng thế nào? 110 Câu 101. Khi có rét đậm cần làm gì để tôm, cá nuôi không bị chết? 111 V. GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
(GIẢM NHẸ biến đổi khí hậu) 114 Câu 102. Thế nào là giảm nhẹ biến đổi khí hậu? 114 Câu 103. Năng lượng sạch gồm các loại nào? 114 Câu 104. Người dân có thể sử dụng các nguồn
năng lượng sạch như thế nào? 115 Câu 105. Lợi ích của việc sử dụng năng lượng sạch là gì? 115 Câu 106. Hầm biogas là gì? Có những lợi ích gì? 116 Câu 107. Bếp cải tiến là gì? 118 Câu 108. Bếp cải tiến có những tiện ích gì? 119 Câu 109. Trồng rừng và trồng cây phân tán mang lại những lợi ích gì? 119 Câu 110. Thế nào là các bể hấp thụ cácbon? 120 Câu 111. Bể chứa cácbon là gì? 120 Câu 112. Cây xanh có liên quan gì tới biến đổi khí hậu? 121
14
Câu 113. Ngoài tác dụng giảm nhẹ biến đổi khí hậu, rừng đem lại những lợi ích gì
cho tự nhiên và con người? 122 Câu 114. Rừng phòng hộ có tác dụng gì? 123 Câu 115. Rừng ngập mặn có vai trò như thế nào trong giảm nhẹ thiên tai và biến
đổi khí hậu? 124 Câu 116. REDD là gì? 125 Câu 117. Chương trình REDD Liên hợp quốc tại Việt Nam (UN-REDD Việt Nam)
là gì? 126 Câu 118. Phụ nữ và nam giới chịu tác động của biến đổi khí hậu thế nào? 127 Câu 119. Tại sao có sự tác động khác nhau về giới của biến đổi khí hậu? 132 Câu 120. Vai trò của phụ nữ trong ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào? 133 VI. CÙNG HỢP TÁC ỨNG PHÓ
VỚI biến đổi khí hậu 135 Câu 121. Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế nào về biến đổi khí hậu? 135 Câu 122. Việt Nam đã có các hoạt động gì để cùng với các nước chống lại biến đổi
khí hậu? 136 Câu 123. Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt
Nam được ban hành khi nào và có
những nhiệm vụ gì? 137 Câu 124. Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam được ban hành khi nào? Biến đổi khí
hậu ở Việt Nam được dự đoán sẽ ra
sao trong thời gian tới? 138
15
Câu 125. Chiến dịch 350 là gì? Ngày quốc tế hành động vì biến đổi khí hậu là
ngày nào? 139 Câu 126. Năm 2011 chúng ta đã tổ chức Ngày Quốc tế hành động vì biến đổi
khí hậu như thế nào? 141 Câu 127. Giờ Trái đất là gì? 142 Câu 128. Phong trào Hành trình xanh là gì? 143 Câu 129. Cuộc sống xanh là gì? 144 Câu 130. Chiến dịch 26 là gì? 145
VII- CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG biến đổi khí hậu 146 Câu 131. Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện như thế nào? 146 Câu 132. Lắp đặt thiết bị điện thế nào cho hợp lý, khoa học? 146 Câu 133. Thay đổi thói quen sử dụng các thiết bị điện trong gia đình như thế nào để
tiết kiệm điện? 146 Câu 134. Làm thế nào để có thể tiết kiệm năng lượng trong giao thông? 149 Câu 135. Tiết kiệm sử dụng nước máy như thế nào? 150 Câu 136. Mua và sử dụng thực phẩm thế nào để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu ? 151 Câu 137. Quản lý và xử lý chất thải như thế nào để góp phần giảm nhẹ biến đổi
khí hậu? 152 Tài liệu tham khảo 153
16
I. Những vấn đề chung
(Thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu toàn cầu)
Câu 1. Thời tiết là gì?
Thời tiết là
trạng thái của
khí quyển tại một
địa điểm vào một
thời điểm nhất
định, được xác
định bằng các yếu
tố như nhiệt độ,
áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…
Các hiện tượng nắng, mưa, mây, gió, nóng, lạnh,… thường thay đổi nhanh chóng qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Các cụ xưa có câu: “Đỏng đảnh như thời tiết”. Thời tiết có thể được dự báo hàng giờ, hàng ngày, hay dài hơn đến một tuần.
Dự báo thời tiết một tuần
17
Câu 2. Khí hậu là gì?
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó, như một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc toàn cầu trên cơ sở chuỗi số liệu dài (thường từ nhiều tháng đến hàng triệu năm, trước đây thời gian dùng để đánh giá là 30 năm - theo Tổ chức Khí tượng Thế giới - WMO).
Khi nói “khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm”, điều đó có nghĩa là nước ta thường xuyên có nhiệt độ trung bình năm cao và lượng mưa trung bình hằng năm lớn. So với thời tiết, khí hậu thường ổn định hơn. Ví dụ: Ninh Thuận, Bình Thuận là các tỉnh có khí hậu khô, nóng, mặc dù có một vài năm mưa nhiều, nhưng nói chung, khí hậu vẫn khô và nóng. Việt Nam có 7 vùng khí hậu.
Bản đồ phân vùng khí hậu của thế giới (my.opera.com)
18
Câu 3. Biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu
là sự biến đổi trạng
thái của khí hậu theo
một xu hướng nhất
định so với trung bình
và/hoặc dao động của
khí hậu duy trì trong
một khoảng thời gian
dài, thường là vài
saga.vn
thập kỷ hoặc dài hơn. Ví dụ: sự ấm lên hay lạnh đi. Sự biến đổi về trạng thái khí hậu đó xảy ra do các quá trình tự nhiên hoặc do con người gây ra đối với các thành phần khí quyển.
Toyotavn.com.vn
19
Câu 4. Biến đổi khí hậu xảy ra từ bao giờ? Khí hậu trái đất
đã nhiều lần biến đổi
do tự nhiên. Những
thời kỳ băng hà xen
lẫn những thời kỳ ấm
lên của trái đất đã
Trái đất ở thời kỳ băng hà (khoahoc.com.vn)
từng xảy ra cách đây vài triệu năm.
Thời kỳ băng hà cuối cùng cách đây khoảng 110.000 đến 10.000 năm trước Công nguyên (tương đương với thời kỳ đồ đá cũ và thời kỳ đồ đá giữa). Thời kỳ tiểu băng hà gần đây nhất, xảy ra ở châu Âu vào giữa thế kỷ thứ XVI đến giữa thế kỷ thứ XIX.
Voi mamus sống ở bắc bán cầu cách đây khoảng 10.000 năm (mtin247.com.vn)
20
Câu 5. Biến đổi khí hậu hiện nay diễn ra như thế nào?
Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ XIX. Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay đã tăng 0,74oC so với năm 1850. Thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua.
Do hiện tượng nóng lên, băng tuyết ở các cực của trái đất, các đỉnh núi cao tan ra cùng với nước trong các đại dương nở ra, làm cho mực nước biển toàn cầu dâng lên trung bình 0,17m trong thế kỷ XX.
Theo đó, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ lụt, hạn hán, lũ quét, lốc, nắng nóng, rét hại… xảy ra nhiều hơn, dị thường hơn và ác liệt hơn. Hiện tượng El Nino và La Nina xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn và mạnh hơn…
Cần lưu ý, biến đổi khí hậu tự nhiên là một quá trình tự vận động của trái đất. Còn ngày nay, khi nhắc đến biến đổi khí hậu, người ta muốn nhắc đến sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu hiện tại, với các nguyên nhân do con người gây ra.
Nhiệt độ trung bình tăng 0,74oC so với năm 1850 (khoahoc.com.vn)
Thiếu nước ở Ấn Độ (khoahoc.com.vn)
21
Câu 6. Khí nhà kính là gì?
Khí nhà kính là tên
gọi chung của một số loại
khí trong thành phần khí
quyển như: hơi nước (H2O),
điôxít cácbon (CO2), ôxít
nitơ (N2O), mêtan (CH4) và
chlorofluorocacbon (CFC)...
trong tầng thấp của khí quyển (khoảng dưới 20 km từ mặt đất đến tầng đối lưu). Các khí này hấp thụ và phát xạ trở lại mặt đất bức xạ hồng ngoại từ mặt đất phát ra, hạn chế lượng bức xạ của mặt đất thoát ra ngoài không trung... Mật độ khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của trái đất.
Phát thải khí nhà kính (Tamnhin.net, greenbiz.vn)
22
Câu 7. Hiệu ứng nhà kính là gì? Là hiện tượng
trong khí quyển tầng
thấp (tầng đối lưu)
tồn tại các khí nhà
kính như: H2O, CO2,
N2O, CH4 và CFC, chỉ
cho bức xạ sóng ngắn
xuyên qua và giữ lại
nhiệt bức xạ của mặt
Hiệu ứng nhà kính (muchapedia.com)
đất dưới dạng sóng dài, nhờ đó duy trì được nhiệt độ trung bình trên mặt đất khoảng 150C, (nếu không có khí nhà kính thì nhiệt độ là -180C) bảo đảm cho sự sống tồn tại và phát triển trên trái đất. Hiệu ứng này giống như hiệu ứng giữ nhiệt của mái nhà kính nên được gọi là hiệu ứng nhà kính.
Nhà kính trồng cây
(muchapedia.com)
23
Câu 8. Vì sao nồng độ khí nhà kính tăng lên? Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, hoạt động kinh tế, xã hội của con người đã thải vào bầu khí quyển nhiều khí CO2 , CH4..., làm cho nồng độ các khí nhà kính tăng lên.
Cụ thể là con người đã:
• Sử dụng nhiều các nhiên liệu hoá thạch như: xăng, dầu, than, khí đốt... trong các nhà máy nhiệt điện, trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải và trong sinh hoạt;
• Phá rừng, cháy rừng;
• Chuyển đổi sử dụng đất, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chôn lấp rác thải.
Các nguồn phát thải khí nhà kính ở Việt Nam
24
Câu 9. Tại sao khí hậu lại biến đổi?
Nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu trước đây là do tự nhiên, hiện nay là do hoạt động của con người làm cho nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển tăng lên đáng kể.
Nồng độ các khí nhà kính tăng lên do phát thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt (IPCC, 2001)
Câu 10. Trái đất nóng lên đã gây ra những hiện tượng gì?
• Băng, tuyết ở các vùng cực của trái đất và trên núi cao tan ra, nước của các đại dương ấm lên và giãn nở ra, do đó mực nước biển đã dâng lên trung bình 0,3m trong thế kỷ XX.
• Xói lở bờ sông, bờ biển; xâm nhập mặn và sạt lở đất xảy ra dữ dội hơn.
25
• Các thiên tai như: bão tố, lốc, lũ lụt, lũ quét, nắng nóng, hạn hán,... xảy ra nhiều hơn, mạnh hơn, dị thường hơn.
• Hiện tượng El Nino, La Nina xảy ra nhiều hơn, kéo dài hơn và mạnh hơn.
• Nguồn tài nguyên nước bị suy giảm và biến động mạnh do lượng bốc hơi, mưa thất thường, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước tăng dẫn đến thiếu nước ngọt trầm trọng.
http://vtv6.com.vn
26
Câu 11. Biểu hiện của biến đổi khí hậu là gì? • Trời nóng hơn,
thời tiết bất thường hơn.
• Nước biển dâng
cao và xâm nhập mặn
tăng cường.
• Các dạng thiên tai
như: bão lũ, hạn hán,
nắng nóng, rét hại... có xu hướng bất thường và khốc liệt hơn.
Thời tiết nóng hơn và tình hình thiên tai gia tăng, khốc liệt hơn gây tổn hại ngày càng nhiều (saga.vn)
27
Câu 12. Thích nghi (với khí hậu) là gì?
Sự thích nghi kéo theo những thay đổi thực sự trong cơ thể con người và sinh vật do những ảnh hưởng của khí hậu. Nó đi đôi với sự giảm căng thẳng về sinh lý khi cơ thể tiếp tục tiếp xúc với những điều kiện mới. Sự điều chỉnh tạm thời diễn ra đối với những thay đổi thời tiết theo mùa và hàng ngày. Nhưng khi con người chuyển sang một điều kiện khí hậu khác, sự thích nghi lâu dài hơn dần dần diễn ra. Nhiệt độ là yếu tố có ý nghĩa lớn nhất trong việc thích nghi.
Là quá trình con người và sinh vật trở nên thích ứng với các điều kiện khí hậu không quen thuộc.
28
Câu 13. Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là gì?
Là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể phải chịu những tác động có hại do biến đổi khí hậu gây ra, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
Câu 14. Kịch bản biến đổi khí hậu là gì?
Có 4 họ với 6 kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu: Kịch bản thấp (B1), Kịch bản trung bình (B2) và kịch bản cao A2 và A1 (gồm AIT, A1B và A1F1)(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)
Là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội (sự phát triển của dân số, kinh tế, công nghệ, năng lượng, nông nghiệp...), phát thải khí nhà kính do sử dụng năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó chỉ đưa ra giả định về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động, giữa phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống khí hậu.
29
Câu 15. Nước biển dâng (do biến đổi khí hậu) là gì?
Là sự dâng mực nước của biển trên toàn cầu do băng tan và sự giãn nở của nước biển dưới tác động của biến đổi khí hậu (nhiệt độ tăng), trong đó không bao gồm thủy triều, nước dâng do bão,..
Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
Băng tan ở các cực do biến đổi khí hậu (phongchonglutbaotpHCM.vn)
Do mực nước biển dâng cao, đê biển ở Vườn quốc gia Xuân Thủy đã phải nâng cao thêm 0,5 m
Câu 16. Có người gọi biến đổi khí hậu là nhiễu loạn khí hậu có đúng không?
Nói như vậy là không
hoàn toàn đúng, vì tuy biến
đổi khí hậu có làm tăng độ
bất thường của thời tiết và
Hội thảo khoa học về biến đổi khí hậu (VACNE, 2011)
các dạng thiên tai, nhưng trong hơn 100 năm qua và
hiện nay, nhiệt độ trung bình của trái đất có xu hướng tăng dần lên và vì vậy hiện tượng này còn được gọi là ”thay đổi khí hậu” hay ”ấm lên toàn cầu”, không phải là nhiễu loạn khí hậu.
30
Câu 17. El Nino là gì?
El Nino là khái
niệm dùng để chỉ hiện
tượng tăng bất thường
nhiệt độ mặt nước biển
trên diện rộng thuộc
khu vực phía Đông và
Trung tâm xích đạo Thái Bình Dương kéo dài liên tục từ 3 tháng trở lên.
Khi hiện tượng El Nino xuất hiện, trên khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường có mùa đông ấm và khô, mùa hè nắng nóng, ít mưa. Khô hạn vụ đông xuân và hè thu thường xảy ra trầm trọng, kéo dài trên diện rộng. Số lượng bão thường ít hơn so với trung bình nhiều năm nhưng lại xuất hiện những cơn bão có cường độ mạnh và có xu hướng muộn hơn và dịch chuyển xuống phía Nam. Cơn bão Linda đổ bộ vào khu vực Bạc Liêu - Cà Mau (tháng 11-1997) và bão Durian đổ bộ vào khu vực Tây Nam Bộ (tháng 12-2006) là những minh chứng rõ ràng.
“Hiện tượng thời tiết El Nino đã đạt đỉnh vào cuối năm 2009 nhưng tiếp tục tác động mạnh mẽ đến thời tiết toàn cầu trước khi chấm dứt vào giữa năm 2010, gây ra nắng nóng và hạn hán”
31
Câu 18. La Nina là gì? Ngược lại
với El Nino,
khi nhiệt độ
mặt nước biển
khu vực phía
Đông và Trung
tâm xích đạo
Thái Bình Dương
lạnh đi rõ rệt, hiện tượng La Nina xuất hiện.
Ngập lụt ở Hà Nội năm 2008 (Nguồn: Internet)
Khi hiện tượng La Nina xuất hiện, trên khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường có mùa đông lạnh và ẩm, mùa hè dịu mát, mưa nhiều. Số lượng bão thường nhiều hơn so với trung bình nhiều năm, bão xuất hiện sớm, cường độ mạnh gây mưa lớn, lũ lụt ở vùng đồng bằng, ven biển và lũ quét, lũ bùn ở đá vùng núi.
“Ở Việt Nam, vào những năm có La Nina, nhiệt độ trung bình các tháng sẽ thấp hơn bình thường, và phía Bắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía Nam gây ra mưa nhiều và lũ lụt”.
Câu 19. ENSO là gì?
Là tên gọi chung cho hai hiện tượng El Nino và La Nina. Khi hiện tượng ENSO xuất hiện, tại Việt Nam thường xảy ra những hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan.
Do tác động của biế n đổi khí hậu, hoạt động của hiện tượng ENSO gia tăng cả về cường độ và tần suất, ảnh hưởng mạnh hơn đối với chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu của nhiều vùng ở Việt Nam.
32
Câu 20. Biến đổi khí hậu tác động thế nào đến tự nhiên và đời sống xã hội?
Biến đổi khí hậu tác động lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm các lĩnh vực của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khoẻ con người trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, mức độ tác động của biến đổi khí hậu có khác nhau: Nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác, lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở châu Á. Trong đó, những người nghèo là những người ít góp phần gây ra biến đổi khí hậu nhất thì lại phải chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất về nhiều mặt do biến đổi khí hậu gây ra.
Dự đoán ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực theo sự gia tăng của nhiệt độ (Stern, 2007)
33
Câu 21. Trái đất sẽ có 9 tỷ người vào năm 2050? Điều này ảnh hưởng như thế nào, theo cách nào đến biến đổi khí hậu?
dongthap.gov.vn
Bùng nổ dân số trong thế kỷ XX
Dân số thế giới đã bùng nổ trong thế kỷ XX, tăng thêm hơn 4 tỷ người trong một thế kỷ. Hiện nay, dân số thế giới đã là 7 tỷ và ước tính có thể sẽ lên tới 9 tỷ vào những năm 2050. Để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của một lượng dân số như vậy là một sức ép lớn đối với tài nguyên, môi trường của trái đất. Người ta sẽ khai thác tài nguyên nhiều hơn, kinh tế sẽ phát triển mạnh hơn, môi trường sẽ bị ô
Soyte.angiang.gov.vn
nhiễm nhiều hơn và vì vậy phát thải khí nhà kính sẽ tiếp tục gia tăng nếu chúng ta không có những giải pháp kiểm soát có hiệu quả. Tăng dân số là một trong những chỉ số quan trọng trong tính toán kịch bản biến đổi khí hậu và đồng thời cũng là thách thức lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hiện nay.
34
Câu 22. Tại sao lại nói biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất của loài người trong thế kỷ XX? Nhiều chuyên gia đều
nhất trí rằng: “Biến đổi
khí hậu mà trước hết là sự
nóng lên toàn cầu và nước
biển dâng là thách thức
lớn nhất của toàn nhân
loại trong thế kỷ XXI”. Vì
biến đổi khí hậu tác động
một cách mạnh mẽ và lâu
dài tới tất cả các vùng,
Xây dựng chiến lược tổng thể về biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn của Việt Nam (Nguyễn Tấn Dũng -
tintucxalo.vn)
miền, các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu. Để ứng phó một cách hiệu quả với biến đổi khí hậu cần phải
có sự quyết tâm, đồng thuận cao và sự đầu tư lớn về sức lực, trí tuệ và tài chính của cả cộng đồng quốc tế.
“Cuộc khủng hoảng khí hậu là cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng nhất là nền văn minh nhân loại
từng đối mặt từ trước đến nay” (Al Gore, 2007)
35
II. biến đổi khí hậu ở việt nam
Câu 23. Biến đổi khí hậu đã xảy ra ở Việt Nam như thế nào?
Cũng giống như
bức tranh chung trên
toàn cầu, ở Việt Nam,
trong khoảng 50 năm
qua, nhiệt độ trung bình
hàng năm tăng khoảng
0,5oC, mực nước biển
trung bình năm đã cao
hơn khoảng 20 cm. Hiện
tượng El Nino, La Nina
ngày càng tác động
mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt.
Nhiệt độ trung bình tăng 0,50C (trên) và nước biển dâng cao 20 cm (dưới) trong khoảng 100 năm qua
(Bộ Tài nguyên và Môi trường)
36
Câu 24. Hiểm họa là gì?
htp//:Xa lo tin tuc
Hiểm họa là bất kỳ sự kiện, hiện tượng không bình thường nào có khả năng gây tổn thương cho đời sống con người, gây thiệt hại về tài sản và môi trường.
Ví dụ: Bão, lũ, lụt, động đất, cháy, ô nhiễm môi trường,... Hiểm họa có thể xảy ra đột ngột như: lũ quét, sóng thần, sạt lở đất nhưng cũng có thể xảy ra từ từ như: hạn hán, sa mạc hóa.
Câu 25. Thảm họa là gì ?
Thảm họa là sự phá hủy nghiêm trọng về sinh mạng, tài sản và môi trường.
Ví dụ: Khi lũ lụt xảy ra, nhiều người bị chết đuối hoặc bị thương,
Hiểm họa Thảm họa
gia súc bị cuốn trôi, nhà cửa, tài sản bị hư hại.
37
Câu 26. Rủi ro trong thảm họa là gì?
Là khả năng hiểm họa có thể ảnh hưởng có hại đến một cộng đồng dễ bị tổn thương vốn rất ít năng lực để đối phó với những hậu quả (những mất mát xảy ra đối với con người, tài sản và môi trường do những hiểm họa cụ thể gây ra).
Tập huấn cứu đuối nước (HCTĐ Hà Giang)
Sau cơn lốc xoáy (haiphong, bee.net.vn)
Câu 27. Tình trạng dễ bị tổn thương là gì? Là tình trạng một cá nhân, hộ gia đình hay một cộng đồng dễ bị tác động bởi các điều kiện bất lợi làm hạn chế khả năng ngăn chặn, giảm nhẹ, phòng ngừa hoặc ứng phó với một hiểm họa.
Câu 28. Năng lực ứng phó với thảm họa là gì? Là tập hợp các nguồn lực, kỹ năng, kiến thức, phương tiện và sức mạnh có trong các hộ gia đình và các cộng đồng giúp họ có thể đối phó, chịu đựng, phòng ngừa, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng khắc phục một thảm họa (trái với tình trạng dễ bị tổn thương).
38
Câu 29. Hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó có mối quan hệ như thế nào ? Mối quan hệ giữa hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó có thể trình bày như sau:
Rủi ro trong hiểm họa = Hiểm họa x tình trạng dễ bị tổn thương Năng lực ứng phó
Do đó, để giảm nhẹ rủi ro trong thảm họa, một cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động nhằm làm giảm nhẹ tác hại của hiểm họa, giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và nâng cao năng lực ứng phó của cộng đồng.
Câu 30. Cộng đồng
là gì?
Là một nhóm người
dân sống trong cùng một
khu vực địa lý, cùng chia
sẻ các nguồn lực, có cùng
những mối quan tâm1.
1. Có nhiều khái niệm về
cộng đồng. Khái niệm được đề
cập ở đây là khái niệm hiện được
các tổ chức phi chính phủ (NGO)
sử dụng.
39
Câu 31. Quản lý thảm họa dựa vào cộng đồng là gì?
Quản lý thảm họa dựa vào cộng đồng bao gồm tất cả các hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm họa do chính những người dân sống tại cộng đồng đó xây dựng nên nhằm làm giảm nhẹ thiệt hại tại địa phương, dựa trên nhu cầu, khả năng và nhận thức về rủi ro của chính họ.
Câu 32. Tại sao cần phải có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý thảm họa?
Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý thảm họa cho phép:
• Thu được thông tin đầy đủ, xác thực hơn (không ai hiểu rõ về một địa phương như chính người dân của địa phương đó).
• Nâng cao năng lực của cộng đồng (sự tự tin, kiến thức, các kỹ năng như làm việc tập thể, lập kế hoạch... ).
• Xác định được những khó khăn, nhu cầu thực tế của địa phương, từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm thỏa mãn những nhu cầu ấy.
• Cuộc sống của cộng đồng được ổn định và bền vững hơn.
• Nâng cao nhận thức của các chuyên gia ngoài cộng đồng đối với những vấn đề của địa phương.
40
Câu 33. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt/ thời tiết cực đoan là gì?
Là các hiện tượng trong
đó các yếu tố khí tượng nằm
ở hai phía, thậm chí vượt ra
ngoài các cực trị của dao
động thời tiết...(các hiện
tượng khí tượng dị thường
và thiên tai như mưa lớn và
không có mưa dài ngày, hạn
hán và lụt lội, nắng nóng và
rét hại, bão, tố…). Các hiện tượng thời tiết cực đoan thực chất là những thiên tai xảy ra bất thường, gây ra các tổn hại rất lớn cho tự nhiên và đời sống xã hội.
Câu 34. Thiên tai là gì?
Lụt lội và hạn hán
Thiên tai là các hiện tượng tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun trào, sóng thần, vòi rồng (lốc xoáy ), trượt lở đất đá… gây ra sự tổn hại về người và vật chất cho cộng đồng và các hệ sinh thái.
Thiên tai đồng nghĩa với thảm họa tự nhiên (khác với các thảm họa phi tự nhiên do con người gây ra).
41
Câu 35. Ở Việt Nam có những loại thiên tai nào? Việt Nam
được cho là
một trong số
10 nước trên
thế giới chịu
tác động lớn
nhất của thiên
tai và biến đổi
khí hậu. Các loại thiên tai phổ biến bao gồm bão, lũ, lụt, mực nước biển dâng, hạn hán, trượt lở, lốc tố… Hàng năm trung bình có khoảng 450 người chết và mất tích do thiên tai, thiệt hại về kinh tế ước tính từ 1,2% đến 1,5% GDP. Đây được coi là tổn thất nặng nề đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Theo thống kê, trong những năm 1996-2008, các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán và các thiên tai khác đã làm chết và mất tích hơn 9.600 người.
42
Câu 36. Bão và áp thấp nhiệt đới là gì?
Bão và áp
thấp nhiệt đới
là một cơn gió
xoáy có phạm
vi rộng, có thể
ảnh hưởng tới
một vùng có
đường kính từ
200 đến 500 km. Bão và áp thấp thường gây ra gió lớn và mưa rất to.
Tốc độ gió
được đo theo
một bảng gọi là
Bảng Beaufort.
Bảng này phân
chia tốc độ gió
thành cấp từ 0
Việt Nam nằm trong ổ bão lớn nhất thế giới (occa.mard.gov.vn, phongchonglutbaotphcm.gov.vn
đến 12 và thành số km/giờ. Khi
sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm của gió xoáy đạt tới cấp 6, cấp 7 (39 đến 61 km/giờ) thì được gọi là áp thấp nhiệt đới; khi sức gió mạnh nhất đạt từ cấp 8 trở lên (từ 62 km/giờ trở lên) thì được gọi là bão. Bão và áp thấp nhiệt đới được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới. Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam.
43
Câu 37. Bão và áp thấp xảy ra như thế nào? Ở nước ta,
bão được hình
thành từ biển
Đông hay Tây
Thái Bình Dương
và thường có
đường di chuyển
Đường di chuyển của bão Mắt bão
(quỹ đạo) nhất định. Gió xoáy của áp thấp nhiệt đới hoặc bão thổi dồn vào tâm và xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Trong cơn bão mạnh, ở chính vùng trung tâm
gió rất yếu, trời quang, mây tạnh. Vùng này thường có bán kính từ vài chục đến 100 km, được gọi là “mắt bão”. Khi bão đổ bộ lên đất liền, gió lớn đặc biệt là mưa to và nước dâng có thể gây thiệt hại và kéo theo các hiểm họa khác như lũ lụt và sạt lở đất. Trong năm 2009, chỉ riêng cơn bão số 9 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung: 173 người chết, 11 người mất tích, 629 người bị thương, 21.614 nhà bị sập, 258.264 nhà hư hại, 294.711 nhà bị ngập, thiệt hại lên tới 14.014 tỷ đồng.
44
Câu 38. Lũ lụt là gì?
Lũ là hiện tượng khi mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối lên cao, vượt quá mức bình thường trong một thời gian sau đó lại rút xuống.
Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua bờ sông, suối, hồ, đập và đê vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng.
Nguyên nhân của lũ lụt bao gồm:
• Những trận mưa lớn kéo dài.
• Các công trình xây dựng như đường bộ, xe lửa và hệ thống đê đập không hợp lý làm ngăn cản dòng chảy tự nhiên.
• Sông ngòi bị bồi lắng làm giảm khả năng thoát nước.
• Đê, đập, hồ chứa nước bị vỡ.
• Mưa lớn kết hợp triều cường (nước biển dâng tiến sâu vào đất liền) gây ngập lụt.
• Rừng đầu nguồn bị phá huỷ và suy thoái.
45
Ngập lụt khắp nơi
Đường quá trình lũ tại trạm Sơn Giang năm 1999
Nước lũ mênh mông trên sông Tiền (vtc.vn)
vietbao.vn Hà Nội (Lao Động)
46
Câu 39. Có bao nhiêu loại lũ? Các loại khác nhau thế nào?
Có ba loại lũ chính là:
• Lũ quét: Diễn ra trong một thời gian rất ngắn, dòng nước chảy với tốc độ cực lớn, có thể cuốn theo mọi thứ khi dòng chảy đi qua.
• Lũ ven biển: Xuất hiện khi sóng biển dâng cao đột ngột kết hợp với triều cường, có thể phá vỡ đê hoặc tràn qua đê biển vào đất liền làm nước sông không chảy thoát ra biển được gây ngập lụt.
• Lũ sông: Nước dâng lên từ từ, làm ngập nhiều ngày, thường xảy ra theo mùa ở các hệ thống sông ngòi lớn như sông Mêkông, sông Hồng...
http://binhdinhffc.com
47
Câu 40. Lũ sông thường xảy ra như thế nào? • Lũ trên các sông, suối vừa và nhỏ ở miền núi thường lên xuống nhanh, tốc độ chảy lớn và thời gian một trận lũ ngắn, thường chỉ kéo dài không quá 2-3 ngày. Thời gian lũ lên, từ vài giờ cho đến 10-15 giờ. Thời gian lũ xuống từ một đến vài ngày. • Lũ ở hạ du các sông lớn thường lên từ từ, cường suất lũ lên bằng khoảng vài centimét đến vài chục centimét trong một giờ. Thời gian một trận lũ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng.
http://www.phapluatvn.vn
48
Câu 41. Cấp lũ là gì?
Căn cứ vào độ lớn đỉnh lũ (mực nước hay lưu lượng nước cao nhất trong một trận lũ) trung bình nhiều năm, người ta chia ra các cấp lũ như sau:
• Lũ nhỏ là lũ có mực nước đỉnh lũ thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm;
• Lũ vừa là lũ có mực nước đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm;
• Lũ lớn là lũ có mực nước đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm;
• Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh cao hiếm thấy trong các thời kỳ quan trắc;
• Lũ lịch sử là lũ có đỉnh cao nhất trong các thời kỳ quan trắc và điều tra khảo sát.
http://culangcat.blogspot.com
49
Câu 42. Ở nước ta, mùa lũ phân bố như thế nào? Mùa lũ trên các sông Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ có xu hướng xuất hiện muộn dần từ Bắc vào Nam: • Bắc Bộ: Từ tháng 6 đến tháng 10;
• Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh): Từ tháng 7 đến tháng 11;
• Trung và Nam Trung Bộ (từ Quảng Bình đến Ninh Thuận): Từ tháng 9 đến tháng 12;
• Bình Thuận, Nam Bộ và Tây Nguyên: Từ tháng 6 đến tháng 11.
Mùa lũ ở các khu vực
(Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 2011)
50
Câu 43. Lũ quét thường xảy ra khi nào và ở những vùng nào?
Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi, những nơi có độ dốc lớn. Tùy theo tính chất và vị trí , lũ quét được chia thành nhiều loại:
• Lũ quét sườn dốc.
• Lũ quét nghẽn dòng.
• Lũ bùn đá.
• Lũ quét vỡ đê, đập, hồ chứa.
• Lũ quét hỗn hợp…
Câu 44. Nguyên nhân, địa điểm và thời điểm thường xảy ra lũ quét là gì?
Hai nguyên nhân chính gây ra lũ quét là: (i) Mưa lớn với cường độ cao và (ii) Lưu vực có sườn núi dốc, địa hình bị chia cắt và lớp phủ thực vật thưa bị phá huỷ bừa bãi .
Nơi xảy ra lũ quét: Thường ở thượng nguồn các sông nhánh, lưu vực nhỏ, có độ dốc lớn, mặt đệm bị huỷ hoại nặng.
Thời điểm xảy ra lũ quét: Thường xảy ra trong thời gian ngắn (từ 3 đến 6 giờ), vào ban đêm, trong các tháng đầu mùa lũ (tháng 6, 7 ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, tháng 9, 10 ở Trung Bộ).
51
Câu 45. Đặc điểm của lũ quét là gì?
• Lũ quét thường có tỷ lệ vật chất rắn rất lớn, thường chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% và trở thành dạng lũ bùn đá, rất hay xảy ra ở nước ta .
• Lũ quét có sức tàn phá mạnh, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, vì động lực của nó rất lớn.
Lũ quét sườn dốc Lũ quét nghẽn dòng Lũ quét bùn đá mang theo nhiều
bùn đất và đá lớn
Lũ quét vỡ đập mang theo nhiều cây cối và làm gãy cầu qua sông
Tìm kiếm nạn nhân sau lũ quét
52
Câu 46. Trượt lở là gì?
Trượt lở là hiện tượng mất ổn định và dịch chuyển sườn dốc, mái dốc, gây mất ổn định công trình, vùi lấp người và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trường sống, có thể dẫn tới những thảm họa lớn cho con người và xã hội.
Câu 47. Có những loại trượt lở nào?
Có một số loại hình trượt lở thường gặp:
• Trượt lở đất: Xảy ra nhiều ở các sườn đồi núi dốc, đường giao thông, hệ thống đê đập, các bờ mỏ khai thác khoáng sản, các hố đào xây dựng công trình...
• Sạt lở đất: thường xảy ra tại các thung lũng và triền sông, dọc các bờ biển bị xói lở. Trong quá trình sạt lở, có sự đan xen giữa hiện tượng dịch chuyển trượt, hiện tượng sụp đổ. Hiện tượng sạt lở thường được báo trước bằng các vết nứt sụt ăn sâu vào đất liền và kéo dài theo bờ sông, bờ biển.
• Sụt lở đất: hay xảy ra ở các tuyến đường giao thông, các tuyến đê thường làm mất một phần mặt đường hoặc cả đoạn đường đồi núi, phá hỏng cả một tuyến đường, làm ách tắc giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội.
• Lở đá: Là hiện tượng các tảng đá mất gắn kết với cả khối, sụp đổ và lăn xuống vùng thấp. Đá lở thường xảy ra trên các tuyến đường giao thông miền núi, trên các sườn dốc và gần một số khu dân cư (Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia).
53
Một số hình ảnh sạt lở đất ĐIỂN HÌNH
Trượt lở đất ở thung lũng sông
Sạt lở đất ở sườn núi dốc
Sạt lở đất ở dọc bờ sông
Vết nứt sụt sâu vào đất nền
Sụt lở ở bờ sông khi có lũ lớn
Sụt lở triền đồi, núi
54
Câu 48. Hạn hán là gì?
Hạn hán là hiện
tượng xảy ra khi
thiếu nước nghiêm
trọng trong một thời
gian dài, ảnh hưởng
tới nguồn nước mặt
cũng như nước ngầm.
Hạn hán có thể xảy ra ngay cả khi không thiếu mưa. Ví dụ: Nếu rừng bị phá hủy và đất không còn khả năng giữ nước, nước sẽ trôi tuột đi.
Nguyên nhân của hạn hán:
• Do thiếu mưa trong một thời gian dài.
• Do thay đổi đặc điểm khí hậu trên trái đất. • Do khai thác quá mức và sử dụng không hợp lý các nguồn nước.
Hạn hán làm mất mùa màng và gây nhiều khó khăn trong sinh kế (Vietnamanchay.com)
55
Câu 49. Lốc xoáy là gì? Vì sao có lốc xoáy? Lốc xoáy phát triển
từ một cơn dông, thường
từ ổ dông rất mạnh hay
cực mạnh. Khi có lốc, gió
xoáy rất mạnh, phạm vi
đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây tích mưa trên trời, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi, nhưng từ trên bầu trời thò xuống nên gọi là “vòi rồng”.
Đường kính của lốc xoáy có thể thay đổi từ vài chục mét cho tới vài kilômét. Nhưng đa số các lốc xoáy có đường kính vào khoảng 50 m. Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném
Người dân xã An Lư (Thủy Nguyên, Hải Phòng) lợp lại mái nhà sau lốc xoáy. Ảnh: Tuấn Tú. 2011
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
xuống ở một khoảng cách xa đó) hoặc phá huỷ mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây kiên cố. Vòi rồng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm. Nhìn từ xa vòi rồng có thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo.
56
Câu 50. Mưa lớn là gì?
Mưa lớn là
hệ quả của một số
loại hình thời tiết
đặc biệt như bão,
áp thấp nhiệt đới...
Đặc biệt khi có sự
http://www.buonmathuot.biz
kết hợp của chúng sẽ càng nguy hiểm
hơn, gây nên mưa, mưa vừa đến mưa to, trong một thời gian dài trên một phạm vi rộng.
• Mưa lớn được chia làm ba cấp:
• Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 - 50 mm/24h. • Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 - 100 mm/24h. • Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h. Ngày có mưa lớn là ngày xảy ra mưa trong 24 giờ
(từ 19 giờ ngày hôm trước đến 19 giờ ngày hôm sau) đạt cấp mưa vừa trở lên.
Theo các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa thì cấp mưa to 51 - 100 mm/24h bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực đến
đời sống con người.
http://www.petrotimes.vn
57
Câu 51. Xâm nhập mặn là gì?
Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn (với độ mặn 4‰), từ biển xâm nhập sâu vào trong nội đồng và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của các cây trồng và vật nuôi nước ngọt. Nguyên nhân của xâm nhập mặn là do nước biển dâng, triều cường và sự cạn kiệt nước ngọt ở phía trong đất liền.
Lúa bị ngập mặn (dunghangviet.vn)
Ở Đồng bằng sông Cửu Long
nước mặn đã vào sâu tới 70 km
58
Câu 52. Nắng nóng là gì? Nắng nóng là
một dạng thời tiết
đặc biệt thường
xảy ra trong những
tháng mùa hè. Nắng
nóng là sự biểu
hiện khi nền nhiệt
độ trung bình ngày
khá cao và được đặc
trưng ở nhiệt độ cao
nhất trong ngày.
Một ngày tại một
địa phương nào đó
được coi là có nắng nóng khi nhiệt độ
Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng nhiều tới đời sống và sản xuất
cao nhất trong ngày nằm trong khoảng 35oC - 37oC, được coi là có nắng nóng gay gắt khi nhiệt độ trong khoảng 37oC - 39oC, còn khi nhiệt độ cao hơn 39oC được coi là ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt. Nắng nóng gây khó chịu và ốm đau cho người, ảnh hưởng tới sản xuất và sự phát triển của nhiều loài sinh vật.
Câu 53. Tại sao nói nhiệt độ tăng lên mà mùa hè (năm 2011) lại không nóng lên?
Đó là hiện tượng dị thường của thời tiết, một phần do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
59
Câu 54. Rét đậm, rét hại là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp? Rét đậm xuất hiện khi nhiệt độ trung bình trong ngày dưới 15oC.
Rét hại xuất hiện khi nhiệt độ trung bình trong ngày dưới 13oC.
Rét đậm, rét hại kéo dài từ 3 ngày liên tiếp trở lên theo chỉ tiêu thống kê của nông nghiệp thì được gọi là một đợt rét đậm, rét hại.
Rét đậm, rét hại thường xảy ra ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta vào các tháng chính đông (tháng 12 năm trước và tháng 1, tháng 2 năm sau). Trong thời điểm rét đậm xuất hiện ở vùng trung du các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ thì ở miền núi phía Bắc thường bị rét hại, thậm chí nhiệt độ có thể xuống thấp hơn nhiều có thể gây ra tuyết, băng giá, sương muối và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và vật nuôi. Rét đậm và rét hại gây thiệt hại nhiều cho việc sản xuất, rét đậm có ảnh hưởng đến quá trình gieo mạ, còn rét hại làm cho cây quang hợp kém, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và có khả năng cây lúa bị chết khi rét hại kéo dài trên 3 ngày.
Trong đợt rét hại kéo dài 33 ngày cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 đã có 33.000 con trâu bò, 34.000 ha lúa xuân đã cấy, hàng chục
ngàn hécta mạ non, nhiều đầm cá tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã bị chết, thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng
60
Câu 55. Vì sao trong thời gian gần đây lại hay xuất hiện các đợt nắng nóng và rét hại? Một phần là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, làm cho thời tiết bất thường hơn, cực đoan hơn.
61
III. tác động của biến đổi khí hậu
Câu 56. Tại sao Việt Nam lại là một trong số rất ít quốc gia bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?
Nguyên nhân do:
• Nằm trong vùng
châu Á-Thái Bình Dương
(một trong 5 ổ bão của
thế giới);
• Bờ biển dài 3.260 km;
với hơn 3000 hòn đảo và
hai quần đảo xa bờ;
• Khí hậu nhiệt đới
gió mùa;
• Các vùng đồng bằng
thấp bằng phẳng, trong
vùng hạ lưu các con
sông lớn;
• Chịu ảnh hưởng trực
tiếp của hiện tượng băng
tan ở Himalaya;
• Dân số Việt Nam đông với nền kinh tế đang phát triển.
62
Câu 57. Biến đổi khí hậu tác động tới các vùng nào, lĩnh vực nào?
Biến đổi khí hậu tác động tới tất cả các vùng miền, các lĩnh vực. Tuy nhiên, vùng ven biển, đồng bằng, các lĩnh vực tài nguyên nước, nông nghiệp và sức khỏe sẽ bị tác động mạnh hơn, trong đó người nghèo sẽ chịu tác động trước tiên và nặng nề nhất.
Câu 58. Biến đổi khí hậu có đem lại lợi ích gì không? • Biến đổi khí hậu ở những mức độ nhất định và ở những khu vực nhất định cũng có những tác động tích cực:
• Là một cơ hội để
thúc đẩy các nước đổi
mới công nghệ, phát
triển các công nghệ
sạch, công nghệ thân
thiện với môi trường
và triển khai các hoạt động nghiên cứu có liên quan;
http://luagao.com
• Phát triển trồng rừng để hấp thu CO2 , giảm phát thải khí nhà kính;
• Ở một số nước ôn đới, khi nhiệt độ tăng lên sẽ thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp; năng lượng để sưởi ấm cũng được tiết kiệm hơn...
63
Câu 59. Đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu là gì?
Là đánh giá mức độ dễ bị ảnh hưởng của một/các đối tượng (các cộng đồng, khu vực, nhóm người hoặc hoạt động kinh tế - xã hội/ngành) dưới tác động của biến đổi khí hậu.
Mức độ dễ bị tổn thương của một đối tượng không chỉ phụ thuộc vào bản chất của biến đổi khí hậu mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của đối tượng đó. Kết quả đánh giá tổn thương có thể được thể hiện trên ma trận hoặc các bản đồ tổn thương chỉ ra các vùng/khu vực và nhóm dân cư có khả năng dễ bị tổn thương cao do biến đổi khí hậu.
Kiểm tra tuyến đê biển
Nguồn: quangninh.gov.vn
64
Câu 60. Biến đổi khí hậu tác động đến tài nguyên nước như thế nào?
Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia thiếu nước. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ trung bình tăng, độ bất thường của thời tiết, khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ngọt.
• Nhu cầu nước
sinh hoạt cho con
người, nước phục vụ
cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp,
năng lượng, giao
thông… đều tăng.
Bên cạnh đó, lượng
bốc hơi nước của các
hồ ao, sông, suối...
cũng tăng. Hậu quả
dẫn đến là sự suy
thoái tài nguyên
nước cả về lượng và
chất sẽ trở nên trầm
trọng hơn.
• Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con sông, cường độ của các trận lũ, tần xuất và mức độ khắc nghiệt của hạn hán.
• Khi băng tuyết ở các cực và đỉnh núi cao (Hymalaya…) tan sẽ làm tăng dòng chảy ở các sông
65
http://thuhuepleiku.vn
và làm tăng lũ lụt. Khi các dòng sông băng trên núi cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhưng khi đó các dòng chảy cũng giảm đi, thậm chí cạn kiệt. Nạn thiếu nước sẽ trầm trọng hơn. Điều này rất đặc trưng cho các nước châu Á
với nguồn nước sông ngòi phụ thuộc nhiều vào nước thượng nguồn.
• Một hậu quả nghiêm trọng khác của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước là hạn hán gia tăng. Hạn hán không những dẫn tới hậu quả làm giảm năng suất mùa màng, thậm chí mất trắng, mà còn là nguy cơ dẫn tới hoang mạc hóa, làm tăng nguy cơ cháy rừng gây thiệt hại to lớn về nhiều mặt.
Nước cần
cho sự sống
(cho bản thân
con người và
thế giới sinh vật),
cho phát triển
nông nghiệp,
công nghiệp, v.v.. Vì vậy, sự suy
http://nguyendangminh.vn
thoái tài nguyên nước sẽ là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp tới đời sống con người và sự phát triển kinh tế - xã hội.
66
Câu 61. Biến đổi khí hậu tác động đến lĩnh vực nông nghiệp như thế nào?
http://www.anninhthudo.vn http://www1.laodong.vn
http://upload.wikimedia.org http://sonongnghiepkiengiang.gov.vn
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nghề nông và 70% lãnh thổ là nông thôn. Sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao và còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu. Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt, làm tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất của mùa màng.
Sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu như bão, lũ lụt, hạn hán, giá rét sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới sản
67
xuất nông, lâm nghiệp và thủy hải sản. Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương, mùa màng đã bị thất bát hoặc mất trắng do thiên tai (lũ lụt và hạn hán).
Biến đổi khí hậu tác động tới mùa màng như thế nào?
• Mất đất canh tác do ngập lụt/ nước biển dâng. • Thiên tai làm mất hoặc thiệt hại cho mùa màng. • Sự bất thường về thời tiết (sinh khí hậu) làm giảm năng suất cây trồng.
• Các hiện tượng cực đoan của thời tiết (rét hại) gây ra mất mùa.
• Sâu bệnh gia tăng…
Câu 62. Biến đổi khí hậu tác động tới chăn nuôi như thế nào?
Đối với động vật nuôi,
tác động của biến đổi khí
hậu cũng rất rõ rệt:
• Trong những năm gần
đây, các vụ dịch gia cầm, gia
súc (cúm gia cầm, cúm lợn, lợn nghệ…), dịch thủy hải sản (tôm cá) đã gây ra thiệt hại đáng kể ở nhiều địa phương.
• Nắng nóng, rét hại ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của mùa màng và vật nuôi, thậm
http://123.30.50.129/ ubnd_hdh/tin_tuc
http://image.tin247/dantri
chí gây chết hàng loạt. Các đợt rét hại ở vùng núi phía Bắc đã làm chết nhiều trâu, bò (33.000 con năm 2007-2008 và hơn 12.000 con năm 2010-2011).
68
Câu 63. Nước biển dâng ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất thế nào?
• Làm ngập lụt, mất nơi cư trú, mất diện tích xây dựng và canh tác.
• Xâm nhập mặn gia tăng ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi.
• Gây ra sự khan hiếm nước ngọt, gây khó khăn cho đời sống và sản xuất.
Câu 64. Biến đổi khí hậu tác động đến sức khỏe như thế nào?
Biến đổi khí hậu gây ra chết chóc và bệnh tật thông qua:
• Hậu quả của các dạng thiên tai như: sóng nhiệt/ nắng nóng, rét hại, bão, lũ lụt, sạt lở đất đá, hạn hán... • Do nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi chế độ nhiệt, độ ẩm và môi trường, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian như: sốt rét (do muỗi truyền), sốt xuất huyết (muỗi), viêm não (muỗi), qua môi trường nước (các bệnh đường ruột) và các bệnh khác (suy dinh dưỡng, bệnh về phổi…). Những bệnh này đặc biệt có cơ hội bùng phát tới các vùng kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói nghèo cao. Ở Việt Nam, trong thời gian qua cũng xuất hiện một số bệnh mới ở người và động vật (H1N1, H5N1, dịch lợn tai xanh, dịch chân tay chân miệng), một số bệnh cũ quay trở lại (tả), nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết), gây ra những thiệt hại đáng kể.
69
Câu 65. Ở Việt Nam các bệnh truyền nhiễm nào có liên quan tới biến đổi khí hậu?
Ở Việt Nam có 9 bệnh đã được Bộ Y tế xác định có liên quan đến biến đổi khí hậu gồm: bệnh cúm A(H1N1), Bệnh cúm A(H5N1): Xảy ra từ tháng 12- 2003 đến tháng 9-2008, bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét, bệnh tả: xảy ra vào các năm 2004, 2007, 2008, bệnh thương hàn, bệnh tiêu chảy, bệnh viêm não do virút (virus), bệnh viêm đường hô hấp cấp tính (SARC năm 2003).
Câu 66. Nguyên nhân và đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một
bệnh truyền nhiễm cấp tính
do siêu vi trùng tên là Đangơ
(Dengue) gây ra. Bệnh lây
do muỗi vằn (Aedes spp) hút
Muỗi vằn
Nơi sống của bọ gậy
máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như: gầm bàn, gầm giường, hốc
tủ, quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm. Trứng, bọ gậy của muỗi sống trong các vật chứa và tích nước quanh nhà.
70
Câu 67. Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm? • Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe dọa sinh mạng và sức khỏe cộng đồng, nhất là trẻ em. • Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao. • Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.
Câu 68. Tại sao bệnh sốt xuất huyết lại gia tăng trong thời gian qua?
Trong thời gian vừa qua, dịch sốt xuất huyết bùng phát trên phạm vi cả nước, có dịch tễ phức tạp, mùa bệnh kéo dài vì thời tiết bất thường và nóng lên (muỗi truyền bệnh phát triển…).
Suckhoe365.net
khoahoc.com.vn
Sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Bệnh sốt rét do muỗi
đòn sóc truyền có xu hướng
gia tăng (Dangcongsan.vn)
71
Câu 69. Tại sao bệnh sốt rét lại gia tăng do biến đổi khí hậu?
• Bệnh sốt rét ở miền núi do muỗi đòn sóc (Anopheles minimus) truyền. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh thường phân bố ở độ cao dưới 1000m, song gần đây do thời tiết nóng hơn nên bệnh di chuyển lên cao hơn (tới gần Đà Lạt).
• Sốt rét miền biển (do muỗi Anopheles sundaicus sống ở nước lợ) truyền. Theo xâm nhập mặn, bệnh đã vào sâu hơn trong đất liền. Riêng tại tỉnh Bạc Liêu, sau 2 năm chuyển đổi phương thức sử dụng đất từ trồng lúa (nước ngọt) sang nuôi tôm (nước lợ) đã làm gia tăng mật độ muỗi gây bệnh sốt rét lên hơn 50 lần.
Câu 70. Tại sao sau lũ lụt lại hay xảy ra các dịch bệnh?
Sau lũ lụt, môi trường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng với các loại vi trùng gây bệnh ở người, ở gia súc, gia cầm, làm gia tăng các bệnh về hô hấp, đường ruột, bệnh ngoài da, đau mắt và một số bệnh truyền nhiễm khác ở nhiều địa phương.
Sự ô nhiễm và những khó khăn sau lũ lụt
72
Câu 71. Những vùng nào thường bị ảnh hưởng bởi những loại thiên tai gì?
Tác động tiềm tàng của thiên tai tới các vùng miền và khu vực kinh tế
k
Ký hiệu: Đặc biệt nghiêm trọng (****), Nghiêm trọng (***), Trung bình (**), Nhẹ (*), Không ảnh hưởng
(-) Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và CCFSC (2005)
Các dạng thiên tai xảy ra ở khắp các địa phương nhưng tần suất và mức độ nghiêm trọng có sự khác nhau.
Câu 72. Biến đổi khí hậu tác động thế nào tới vùng ven biển?
Vùng ven biển là vùng chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu theo cả hai hướng: từ biển vào (bão tố, nước biển dâng, xâm nhập mặn…) và từ đất liền ra (lũ sông, ô nhiễm theo lưu vực sông).
73
• Nước biển dâng cao gây ra ngập lụt, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế biển và ven biển, mất đất ở và đất canh tác.
• Xói lở bờ biển.
• Xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng, ảnh hưởng tới trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và đời sống. • Các hệ sinh thái biển (san hô, cỏ biển) và ven biển (rừng ngập mặn) bị ảnh hưởng.
http://www.majiroxnews.com
http://totallycoolpix.com
74
Câu 73. Biến đổi khí hậu tác động đến vùng núi và trung du như thế nào?
• Tình hình
và nguy cơ xảy
ra lũ quét, lũ
bùn đá và trượt
lở diễn ra ngày
càng nghiêm
trọng. Tại các
http://upload.wikimedia.org
tỉnh miền núi phía Bắc, những
nơi bị lũ quét nặng nhất là Lai Châu, Hà Giang và Sơn La.
• Hạn hán cũng đã xuất hiện nhiều hơn, một số vùng đã xuất hiện dấu hiệu của hiện tượng hoang mạc hóa và chắc chắn sẽ trầm trọng hơn trong những thập kỷ tới.
• Đất bị xói
mòn, rửa trôi:
Các vùng đất
đồi núi miền
Bắc và miền
Trung có nguy
cơ xói mòn
mạnh hơn do chịu tác động
http://farm3.static.flickr.com
của mưa bão tập trung, địa hình dốc và chia cắt
75
mạnh, có nhiều diện tích đất tầng mỏng, lớp thực bì bị tàn phá mạnh trong thời gian dài.
• Sạt lở đất: Không chỉ làm lấp đất đang sản xuất mà còn làm cho việc định hình một số khu sản xuất ở miền đồi núi trở nên thiếu ổn định. Ở Mường Tè (Lai Châu), Yên Châu (Sơn La) và Trạm Tấu (Hoàng Liên Sơn) các trận mưa rào đầu vụ đã làm trượt cả tầng đất mặt lẫn cây lúa, cây ngô non xuống chân dốc. Sạt lở còn làm hư hại đường giao thông, công trình xây dựng và có những đợt đã vùi lấp cả bản làng, cả những đoạn sông, suối.
76
IV. thích ứng với biến đổi khí hậu
Câu 74. Ứng phó với biến đổi khí hậu là gì? Là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính (giảm nhẹ biến đổi khí hậu).
Câu 75. Thế nào là thích ứng với biến đổi khí hậu? Các sáng kiến và giải pháp điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc xã hội trong hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm nguy cơ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
77
Câu 76. Định hướng chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu trong sử dụng nguồn nước là gì? Chính sách chủ yếu để thích ứng với biến đổi khí hậu là sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm và hợp lý, có hiệu quả, bảo đảm an toàn cung cấp đủ nước cho mọi nhu cầu. Các hoạt động chính bao gồm:
• Xây dựng và hoàn thiện khung các văn bản pháp luật đồng bộ với các luật và các văn bản dưới luật, sửa đổi và hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan.
• Các bộ, ngành liên quan củng cố bộ máy quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở các cấp trong điều kiện biến đổi khí hậu.
• Xây dựng chương trình, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại các ngành, các cấp.
• Xác định các giải pháp khoa học công nghệ phù hợp như: quy hoạch tổng thể lưu vực sông, thay đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật các công trình khai thác và sử dụng nước, các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước, duy trì bảo vệ nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm nước, thoát lũ, tiêu úng, chống xâm nhập mặn và giữ ngọt.
• Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng bền vững tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu.
78