🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hỏi – Đáp Pháp Luật Về Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội Ebooks Nhóm Zalo HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng PGS. TS. NGUYỄN THẾ KỶ Phó Chủ tịch Hội đồng TS. HOÀNG PHONG HÀ Thành viên TRẦN QUỐC DÂN TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI TS. NGUYỄN AN TIÊM NGUYỄN VŨ THANH HẢO LỜI NHÀ XUẤT BẢN Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng cũng như trong các bản Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt thể hiện tập trung trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2006. Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 ra đời đánh dấu một bước quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, pháp điển hóa các quy định hiện hành và bổ sung các chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên sau 7 năm thực hiện, Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 đã trở nên bất cập và hạn chế trước sự phát triển không ngừng của đời sống kinh tế - xã hội và thực tiễn cuộc sống. Do vậy, để tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Hiến pháp năm 2013 về việc hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội cũng như pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngày 20-11-2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật bảo hiểm 5 xã hội số 58/2014/QH13 (sau đây gọi là Luật bảo hiểm xã hội năm 2014); có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2016. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 gồm có 9 chương, 125 điều. Các chương, điều của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã kế thừa và phát triển những quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006; đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế. Để góp phần đưa những quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đi vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt giúp cán bộ và người dân tại cơ sở nắm được những quy định cơ bản của Luật, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc trong các tình huống cụ thể khi tham gia bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Hỏi - đáp pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội. Cuốn sách do các tác giả công tác tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam biên soạn sẽ giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thông qua việc lồng ghép, đặt ra những tình huống giả định cụ thể để bạn đọc dễ áp dụng Luật trong thực tiễn đời sống. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 9 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 6 I. CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI Câu hỏi 1: Bảo hiểm xã hội là gì? Trả lời: Theo quy định tại điểm 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Câu hỏi 2: Thế nào là bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện? Trả lời: Theo quy định tại điểm 2 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. 7 Theo quy định tại điểm 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Câu hỏi 3: Người lao động nào thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? Trả lời: Khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; 8 đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006; h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. 2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Câu hỏi 4: Người sử dụng lao động nào thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm 9 xã hội năm 2014, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Câu hỏi 5: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại điểm 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Câu hỏi 6: Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014? Trả lời: Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định nguyên tắc bảo hiểm xã hội như sau: 10 - Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. - Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. - Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. - Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. - Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. Câu hỏi 7: Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội? Trả lời: Theo quy định tại Điều 8 Luật bảo hiểm xã hội 11 năm 2014, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bao gồm: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. 5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Câu hỏi 8: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 12 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm xã hội như sau: - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. 12 - Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. - Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội. - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. Câu hỏi 9: Tổ chức công đoàn có quyền và trách nhiệm gì trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, tổ chức công đoàn có quyền và trách nhiệm như sau: 1. Tổ chức công đoàn có các quyền: a) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; b) Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động; c) Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; d) Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến 13 quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật công đoàn năm 2012. 2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm: a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động; b) Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; c) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. Câu hỏi 10: Cơ quan nào thực hiện quyền thanh tra về bảo hiểm xã hội? Trả lời: Theo quy định tại Điều 13 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chức năng thanh tra về bảo hiểm xã hội thuộc các cơ quan sau: 1. Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra. 2. Thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra. 3. Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo 14 quy định của Luật bảo hiểm xã hội và quy định khác của pháp luật có liên quan. Câu hỏi 11: Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động có những quyền gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động có các quyền sau đây: 1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. 2. Được cấp và quản lý Sổ bảo hiểm xã hội. 3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau: a) Trực tiếp từ Cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được Cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền; b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; c) Thông qua người sử dụng lao động. 4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây: a) Đang hưởng lương hưu; b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; 15 d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. 5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội. 6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. 7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được Cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. 8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 12: Trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 19 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cụ thể như sau: 16 1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. 2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội. 3. Bảo quản Sổ bảo hiểm xã hội. Câu hỏi 13: Quyền của người sử dụng lao động được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 20 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định quyền của người sử dụng lao động như sau: 1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 2. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 14: Trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau: 1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp Sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. 2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. 17 3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động; giới thiệu người lao động thuộc trường hợp vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động nhiều lần, hoặc bị nhiều bệnh nghề nghiệp đi giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động; giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng lương hưu tại Hội đồng giám định y khoa. 4. Phối hợp với Cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động. 5. Phối hợp với Cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. 6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, Cơ quan bảo hiểm xã hội. 7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. 18 8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do Cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định. Câu hỏi 15: Quyền của Cơ quan bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 22 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định quyền của Cơ quan bảo hiểm xã hội gồm: 1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật. 2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật. 3. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 4. Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới. 5. Định kỳ 06 tháng được Cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin 19 về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn. 6. Được cơ quan Thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động. 7. Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 9. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Câu hỏi 16: Trách nhiệm của Cơ quan bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định trách nhiệm của Cơ quan bảo hiểm xã hội cụ thể như sau: 1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 20 2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 4. Cấp Sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý Sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất. 5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn. 6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. 7. Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai. 8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. 9. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 21 10. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội. 11. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 12. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 13. Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Hằng năm, Cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý. 14. Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 15. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 22 16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Câu hỏi 17: Những hành vi nào không được thực hiện trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội? Trả lời: Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau: 1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật. 6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động. 7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. 8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu 23 không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Câu hỏi 18: Khiếu nại về bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khiếu nại về bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu hỏi 19: Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 119 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy 24 định trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội như sau: 1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. 2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp nêu trên thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây: a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết; b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp người khiếu nại lần đầu (điểm a nêu trên) không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án. 25 4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Câu hỏi 20: Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội như sau: 1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật bảo hiểm xã hội, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định bao gồm trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên thì, ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo 26 quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của Cơ quan bảo hiểm xã hội. II. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐÓNG VÀ CẤP SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI Câu hỏi 21: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào? Trả lời: Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể như sau: 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất, gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời 27 hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. 2. Người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất. 3. Người lao động là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội như sau: a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm 28 việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần; b) Phương thức đóng được thực hiện 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức nêu trên hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước. 4. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng 29 theo quy định bằng 8% tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Câu hỏi 22: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì, việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất. Câu hỏi 23: Người lao động nghỉ việc không lương bao nhiêu ngày trong tháng thì tháng đó không phải đóng bảo hiểm xã hội? Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc 30 trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Câu hỏi 24: Người lao động có giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng nào? Trả lời: Theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc theo hợp đồng lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì, chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Câu hỏi 25: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như thế nào về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động? Trả lời: Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động như sau: 1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ 31 và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau: a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động quy định tại điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cụ thể gồm: - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; - Cán bộ, công chức, viên chức; - Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; - Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; 2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 32 trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí như sau: a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất. 3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. 4. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng là: a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Câu hỏi 26: Những trường hợp nào được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? Trả lời: Theo quy định tại Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp sau: 33 1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng; b) Hết thời hạn tạm dừng đóng nêu trên, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định. 2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định. Câu hỏi 27: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau: 1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện 34 chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở. 2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. 3. Trường hợp tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở. Câu hỏi 28: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức đóng và phương thức đóng thực hiện như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức đóng và phương thức đóng thực hiện như sau: 35 1. Người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. 2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây: a) Hằng tháng; b) 03 tháng một lần; c) 06 tháng một lần; d) 12 tháng một lần; đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định nêu trên. Câu hỏi 29: Sổ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào? Trả lời: Theo Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Sổ bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 36 1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. 2. Đến năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng Thẻ bảo hiểm xã hội. 3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử. Câu hỏi 30: Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp Sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 97 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sơ đăng ký tham gia và cấp Sổ bảo hiểm xã hội như sau: 1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm: a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. 2. Hồ sơ cấp lại Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động; b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng. 37 3. Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp Sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí. Câu hỏi 31: Việc điều chỉnh thông tin trong Sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 98 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội như sau: 1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với Cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm: a) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân; b) Sổ bảo hiểm xã hội; c) Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 32: Việc giải quyết đăng ký tham gia và cấp Sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 38 năm 2014, việc giải quyết đăng ký tham gia và cấp Sổ bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu: a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho Cơ quan bảo hiểm xã hội; b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho Cơ quan bảo hiểm xã hội. 2. Người lao động nộp hồ sơ cấp lại Sổ bảo hiểm xã hội cho Cơ quan bảo hiểm xã hội. 3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp Sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây: a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu; b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu; c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại Sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; 39 d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì Cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại Sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. III. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI HIỆN HÀNH A. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU Câu hỏi 33: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như thế nào về đối tượng và điều kiện hưởng chế độ ốm đau? Trả lời: 1. Theo Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng được hưởng chế độ ốm đau gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; 40 c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; 2. Theo quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội hưởng chế độ ốm đau như sau: a) Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau. b) Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Câu hỏi 34: Ông A bị ốm, đi khám bệnh, có giấy nghỉ ốm của bệnh viện là 5 ngày. Nhưng 41 do công việc nên ông A vẫn phải đi làm và vẫn được công ty trả lương. Vậy, ông A có được hưởng chế độ ốm đau 5 ngày theo giấy của bệnh viện không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp của ông A bị ốm nhưng không nghỉ việc và vẫn hưởng lương tại đơn vị thì không được hưởng chế độ ốm đau. Câu hỏi 35: Thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được quy định như thế nào? Trả lời: 1. Thời gian hưởng chế độ ốm đau: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trong điều kiện lao động bình thường đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều 42 hành hợp tác xã có hưởng tiền lương được quy định như sau: a) 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; b) 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; c) 60 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; (Thời gian nghỉ nêu trên tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần). 2. Mức hưởng trợ cấp ốm đau: a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau với mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. b) Theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày. 43 Câu hỏi 36: Giả sử bà M là công chức, ngày nghỉ hàng tuần vào thứ Bảy và Chủ nhật. Tháng 01-2016, bà M bị ốm phải điều trị từ ngày 05-01-2016 đến ngày 16-01-2016. Thời gian hưởng trợ cấp ốm đau của bà M được tính như thế nào (bà M có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm)? Trả lời: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp bà M có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm, thời gian bà M được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa là 40 ngày/năm. Tháng 01-2016, bà M nghỉ việc để điều trị bệnh từ ngày 05-01 đến hết ngày 16-01 (12 ngày), số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đối với bà M là 9 ngày (trừ 2 ngày thứ Bảy và 1 ngày Chủ nhật). Mức hưởng trợ cấp ốm đau 1 ngày của bà M được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày. Câu hỏi 37: Giả sử vào tháng 3-2016, ông K ký hợp đồng lao động thời hạn 6 tháng với công ty B và có đóng bảo hiểm xã hội. Ngay trong tháng 3-2016, ông K bị ốm phải vào bệnh viện điều trị. Trường hợp ông K bị ốm ngay trong tháng đầu tiên tham gia bảo hiểm xã hội thì có được hưởng chế độ ốm 44 đau không? Mức hưởng trợ cấp ốm đau của ông K được tính như thế nào? Trả lời: Ông K có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bị ốm phải vào bệnh viện điều trị ngay tháng đầu tiên tham gia bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, ông K thuộc đối tượng được hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng 3-2016 và mức hưởng chế độ ốm đau đối với ông K chính là 75% mức tiền lương của ông K đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong tháng 3-2016. Câu hỏi 38: Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được quy định như thế nào? Trả lời: Theo điểm b khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành 45 hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được quy định như sau: - 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; - 50 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; - 70 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; (Thời gian nghỉ nêu trên tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần). Câu hỏi 39: Giả sử ông B là nhân viên xây dựng cầu đường bộ đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội 9 năm. Tháng 01-2016, ông B bị ốm phải nghỉ việc để điều trị từ ngày 05-01 đến hết ngày 27-01. Vậy, thời gian được nghỉ hưởng chế độ ốm đau đối với ông B được tính như thế nào (ngày nghỉ hàng tuần của ông B là Chủ nhật)? Trả lời: Trường hợp ông B là nhân viên xây dựng cầu đường bộ thuộc nghề nặng nhọc - độc hại loại IV (quy định tại Thông tư số 36/2012/TT-LĐTBXH ngày 28-12-2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Ông B đã tham gia bảo hiểm xã hội 9 năm, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì, ông B thuộc đối tượng được hưởng chế độ ốm đau tối đa 40 ngày/năm. 46 Tháng 01-2016, ông B nghỉ ốm từ ngày 05-01 đến hết ngày 27-01, ông B được hưởng chế độ ốm đau 20 ngày (trừ 3 ngày Chủ nhật). Câu hỏi 40: Giả sử ông Y là giáo viên trường tiểu học xã Mai Sơn, thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội 17 năm. Tháng 10-2016, ông Y bị bệnh phải nghỉ việc để điều trị từ ngày 10-10 đến hết ngày 30-10. Vậy, ông Y được nghỉ hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu ngày/năm (ngày nghỉ hàng tuần của ông Y là thứ Bảy, Chủ nhật)? Trả lời: Ông Y là giáo viên công tác tại xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An thuộc vùng có điều kiện khó khăn có hệ số phụ cấp khu vực 0,7 (quy định tại Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05-1-2005 của liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc). Ông Y đã tham gia bảo hiểm xã hội 17 năm, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì ông B thuộc đối tượng được hưởng chế độ ốm đau tối đa 50 ngày/năm. Tháng 10 năm 2016, ông Y nghỉ ốm từ ngày 10-10 đến hết ngày 30-10, ông Y được hưởng chế độ ốm đau 15 ngày (trừ 3 ngày thứ Bảy và 3 ngày Chủ nhật). 47 Câu hỏi 41: Thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được quy định như thế nào? Trả lời: Tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau: a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, trong 180 ngày nghỉ đầu tiên mức hưởng được tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn như sau: 48 a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. Câu hỏi 42: Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày gồm những bệnh gì? Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28-10-2013 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, có 192 bệnh cần chữa trị dài ngày thuộc 17 nhóm bệnh, cụ thể: 1. Nhóm các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng; 2. Nhóm bệnh bướu tân sinh; 3. Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và cơ chế miễn dịch; 4. Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa; 5. Bệnh tâm thần; 6. Bệnh hệ thần kinh; 7. Bệnh mắt và phần phụ của mắt; 8. Bệnh tai và xương chũm; 9. Bệnh hệ tuần hoàn; 10.Bệnh hệ hô hấp; 49 11.Bệnh hệ tiêu hóa; 12.Bệnh da và mô dưới da; 13. Bệnh hệ cơ-xương-khớp và mô liên kết; 14. Bệnh hệ sinh dục-tiết niệu; 15. Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản; 16. Vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài; 17. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế. Câu hỏi 43: Giả sử ông B bị bệnh lao thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (theo quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28-10-2013 của Bộ Y tế) có thể sẽ nghỉ việc điều trị hết thời gian quy định là 180 ngày trong năm 2016. Theo giấy ra viện của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, ông B tiếp tục nghỉ điều trị từ ngày 01-11-2016 đến hết ngày 31- 12-2016. Số ngày nghỉ việc điều trị sau thời hạn 180 ngày này ông B có được hưởng chế độ ốm đau không và mức hưởng là bao nhiêu (ông B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 23 năm 7 tháng)? Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì số ngày nghỉ điều trị sau thời hạn 180 ngày của ông B được hưởng chế độ ốm đau. 50 Giả sử số ngày nghỉ việc điều trị sau thời hạn 180 ngày của ông B là 2 tháng (từ ngày 1-11 đến hết ngày 31-12-2016). Ông B có 23 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ ốm đau của ông B trong 2 tháng bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Câu hỏi 44: Điều kiện và thời gian hưởng chế độ khi con ốm được quy định như thế nào? Trả lời: Theo khoản 2 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định điều kiện để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội hưởng chế độ khi con ốm đau là phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Theo Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con như sau: a) Tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; b) Tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm 51 đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định trên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau theo quy định tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Câu hỏi 45: Bà H tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có con 2 tuổi bị ốm phải nằm bệnh viện điều trị 2 đợt (mỗi đợt là 15 ngày). Bà H được nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm là bao nhiêu ngày? Nếu chồng bà H cũng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có được hưởng chế độ chăm sóc con ốm như bà H không? Trả lời: Bà H tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có con 2 tuổi bị ốm phải nằm viện điều trị. Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, bà H đủ điều kiện hưởng chế độ khi con ốm. Theo Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, bà H được nghỉ việc hưởng chế độ chăm sóc con ốm tối đa là 20 ngày. Trường hợp chồng bà H cũng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cũng được nghỉ việc hưởng chế độ chăm sóc con ốm tối đa là 20 ngày. Bà H và chồng bà H có thể thay phiên nhau nghỉ hoặc nghỉ cùng 1 lúc để chăm sóc con. Câu hỏi 46: Thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau đối với sĩ quan, quân nhân chuyên 52 nghiệp Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân được quy định như thế nào? Trả lời: Theo khoản 3 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân được quy định: tùy thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Theo khoản 3 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Câu hỏi 47: Điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, 53 điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được quy định như sau: 1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước. 2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác. 3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. 54 Câu hỏi 48: Giả sử bà C làm việc trong điều kiện bình thường, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội 12 năm 3 tháng. Bà C bị ốm phải điều trị từ ngày 03-10-2016 đến hết ngày 11-11-2016. Ngày 14-11-2016, bà C trở lại làm việc bình thường. Do sức khỏe không bảo đảm, ngày 01-12-2016, bà C đề nghị được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Vậy, bà C có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau không? Nếu có thì thời gian nghỉ và mức trợ cấp tối đa của bà C là bao nhiêu (ngày nghỉ hàng tuần của bà C là thứ Bảy, Chủ nhật và mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 12-2016 là 1.150.000 đồng)? Trả lời: Theo quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, bà C làm việc trong điều kiện bình thường, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 12 năm 3 tháng, thời gian bà C được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa là 30 ngày/năm. Bà C phải điều trị từ ngày 03-10-2016 tới ngày 11-11-2016, số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đối với bà C là 30 ngày (không kể ngày nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật). Vậy, năm 2016, bà C đã nghỉ hết số ngày nghỉ theo quy định, sau 17 ngày đi làm trở lại, bà C đề nghị được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Trường hợp của bà C đủ điều kiện được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi 55 sức khỏe tối đa là 5 ngày, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở, mức hưởng cụ thể như sau: - Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 1 ngày của bà C là: 1.150.000 (đồng) x 30% x 1 (ngày) = 345.000 (đồng) - Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày của bà C là: 345.000 (đồng) x 5 (ngày) = 1.725.000 (đồng). Câu hỏi 49: Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm những gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm: - Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. - Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định trên được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp. - Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập. 56 Câu hỏi 50: Thời hạn giải quyết hưởng chế độ ốm đau và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định thời hạn giải quyết hưởng chế độ ốm đau như sau: a) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo đúng quy định cho người sử dụng lao động. b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo đúng quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội. c) Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; d) Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo Điều 103 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định thời hạn giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau như sau: a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục 57 hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. B. CHẾ ĐỘ THAI SẢN Câu hỏi 51: Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng được hưởng chế độ thai sản gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; 58 đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: a) Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con; - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; - Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. b) Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ; và người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 59 c) Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. d) Người lao động đủ điều kiện quy định trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Câu hỏi 52: Giả sử bà H là giáo viên trường tiểu học X, tham gia bảo hiểm xã hội liên tục từ tháng 7-2016. Tháng 01-2017, bà H sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp bà H đã đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng (từ tháng 7-2016 đến hết tháng 12-2016) trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Do vậy, bà H đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Câu hỏi 53: Giả sử bà K tham gia bảo hiểm xã hội liên tục từ tháng 7-2014. Tháng 01- 2016, bà K mang thai, nhưng phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ. 60 Đến tháng 8-2016, bà K sinh con thì có được hưởng trợ cấp thai sản không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp bà K tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 7-2014 tới tháng 01- 2016 là 18 tháng và trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 9-2015 đến tháng 8-2016, trong khoảng thời gian này, bà K đã đóng bảo hiểm xã hội 4 tháng (từ tháng 9-2015 đến hết tháng 12-2015), tháng 1-2016, nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ, vậy, bà K đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Câu hỏi 54: Thời gian và mức hưởng chế độ khám thai đối với lao động nữ mang thai được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ thai sản như sau: - Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. 61 - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. - Mức hưởng một ngày đối với trường hợp khám thai được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày. Câu hỏi 55: Bà V là nhân viên công ty X, ngày nghỉ hằng tuần là ngày Chủ nhật. Bà V đi khám thai được cơ sở y tế cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội vào 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Vậy, bà V có được thanh toán chế độ thai sản ngày Chủ nhật không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp bà V đi khám thai được cơ sở y tế cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội vào 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật, nhưng chỉ được thanh toán chế độ thai sản vào ngày thứ Bảy, còn ngày Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần, do vậy, không được thanh toán chế độ thai sản. Câu hỏi 56: Thời gian và mức hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy 62 định thời gian hưởng chế độ trong các trường hợp này như sau: a) Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: - 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; - 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; - 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; - 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. b) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức hưởng chế độ trong các trường hợp này như sau: a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; 63 b) Mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 30 ngày; c) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Câu hỏi 57: Giả sử bà B là công nhân công ty H, tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01-4- 2016. Ngày 02-6-2016, bà B có thai 8 tuần tuổi bị chết lưu và phải nghỉ việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Vậy, theo quy định thì bà B được nghỉ bao nhiêu ngày? Tháng 6-2016, bà B và công ty H có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, bà B được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 20 ngày (kể cả ngày Chủ nhật, ngày lễ và ngày nghỉ hằng tuần). Vậy, bà B sẽ được nghỉ việc từ ngày 02-6-2016 đến hết ngày 21-6-2016. Do trong tháng 6-2016, bà B đã nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 20 ngày nên bà B và công ty H không phải đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà B. 64 Câu hỏi 58: Thời gian hưởng và mức hưởng chế độ khi sinh con của người lao động được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con của người lao động như sau: a) Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. b) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: - 05 ngày làm việc; - 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; - Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; - Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. 65 c) Thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. d) Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định nêu trên; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Điều 38, Điều 39, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức hưởng như sau: a) Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: - Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. - Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. b) Mức hưởng chế độ thai sản: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ 66 việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; c) Mức hưởng một ngày của lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; d) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Câu hỏi 59: Giả sử bà K là công chức Sở Xây dựng, nghỉ việc sinh con (sinh đôi) vào ngày 05-6-2016. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của bà K được tính như thế nào? Chồng bà K cũng tham gia bảo hiểm xã hội thì có được hưởng chế độ gì khi vợ sinh con không? Biết mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của bà K là 4.000.000 đồng và mức lương cơ sở tại tháng 6-2016 là 1.150.000 đồng. Trả lời: Theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật bảo 67 hiểm xã hội năm 2014, thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ thai sản của bà K được tính như sau: 1. Về thời gian nghỉ hưởng chế độ: Bà K được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con là 7 tháng (tính cả ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần). 2. Về mức hưởng: Bà K được hưởng hai khoản trợ cấp như sau: a) Trợ cấp một lần: Bà K sinh 2 con, do vậy bà K được hưởng trợ cấp một lần là: 1.1500.000 (đồng) x 2 x 2 con = 4.600.000 (đồng). b) Trợ cấp thai sản được tính như sau: 7 (tháng) x 4.000.000 (đồng) = 28.000.000 (đồng) 3. Chế độ mà chồng bà K được hưởng: Chồng bà K được nghỉ 10 ngày làm việc trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Câu hỏi 60: Giả sử anh H là giáo viên trường X có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tháng 01-2017, vợ anh H sinh con, nhưng vợ anh không tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy anh H có được hưởng chế độ thai sản không? Trả lời: Theo quy định tại khoản 2, Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, anh H đủ điều kiện được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con là 5 ngày làm việc. 68 Theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, anh H được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng 1-2017. Câu hỏi 61: Trường hợp sau khi sinh mà người mẹ chết thì người nuôi dưỡng trực tiếp được hưởng quyền lợi gì? Trả lời: Về trường hợp này, khoản 4, 5, 6 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau: 1. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng theo quy định mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. 2. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định nêu trên thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định. 3. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm 69 sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Câu hỏi 62: Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau: 1. Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 2. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. 3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ. 70 Câu hỏi 63: Điều kiện và quyền lợi đối với người lao động khi nhận con nuôi? Trả lời: Về điều kiện: Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện để người lao động được hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi là phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi. Về quyền lợi: a) Thời gian hưởng: Theo Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ. b) Mức hưởng: Theo quy định tại Điều 38, khoản a Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Đối với trợ cấp thai sản: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc 71 hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp có ngày lẻ thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. Câu hỏi 64: Chị K đang làm việc tại một doanh nghiệp theo hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Hiện tại, do hoàn cảnh cá nhân, chị K có nhận nuôi một cháu bé được 1 tháng 20 ngày tuổi (đã tiến hành đầy đủ thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định). Vậy, theo quy định thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của chị K được tính như thế nào? Trả lời: Theo Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chị K được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Vậy, thời gian chị K được nghỉ việc hưởng chế độ là 4 tháng 10 ngày. Theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chị K được nhận trợ cấp một lần khi sinh con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng chị K nhận nuôi con nuôi và trợ cấp thai sản tương ứng với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 4 tháng 10 ngày. 72 Câu hỏi 65: Thời gian và mức hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai được quy định như thế nào? Trả lời: Thời gian hưởng: Theo Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai được quy định như sau: a) Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: - 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; - 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản. b) Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Mức hưởng: Khoản 1, Điều 39, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai như sau: a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai 73 sản theo quy định là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; b) Mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. Câu hỏi 66: Giả sử chị H tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 8-2015. Tháng 2-2016 chị H có tới bệnh viện đặt vòng tránh thai. Vậy, chị H có được hưởng chế độ thai sản không? Trả lời: Theo Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chị H đặt vòng tránh thai được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 7 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Câu hỏi 67: Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con có được hưởng trợ cấp thai sản đến hết thời hạn như quy định không? Trả lời: Theo Điều 40 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định, khi có đủ các điều kiện sau đây: - Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng; - Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. 74 Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định. Câu hỏi 68: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi gồm những giấy tờ gì? Trả lời: Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: 1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm: - Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; - Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết; - Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con; - Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; - Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai. 75 2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú. 3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi. 4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. 5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập. Câu hỏi 69: Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định như thế nào? Trả lời: Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện, thời gian và mức hưởng về nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau: 1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc sau thời gian nghỉ sinh con theo quy định mà 76 sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước. 2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định nêu trên do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên; b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác. 3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Câu hỏi 70: Thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản và giải quyết hưởng trợ cấp 77 dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 102, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thời hạn giải quyết hưởng chế độ thai sản được quy định như sau: - Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định cho người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ theo quy định và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội. - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội. - Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội: + Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con 78