🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Học Tập Đạo Đức Bác Hồ (Tái Bản Lần Thứ Năm)
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC – PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung: ThS. CÙ THỊ THÚY LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
NGUYỄN THU HƯỜNG
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ
Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: HOÀNG MINH TÁM Sửa bản in: ThS. NGUYỄN THỊ KHUY NGUYỄN QUANG TRUNG
Đọc sách mẫu: NGUYỄN THU HƯỜNG TRẦN PHAN BÍCH LIỄU
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4854-2020/CXBIPH/14-347/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5622-QĐ/NXBCTQG, ngày 01/12/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 12 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-6274-5.
Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Vũ Khiêu
Học tập đạo đức Bác Hồ / Vũ Khiêu. - Xuất bản lần thứ 5. - H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 316tr. ; 15cm
ISBN 9786045756089
1. Đạo đức Hồ Chí Minh 2. Học tập 170 - dc23
CTL0222p-CIP
VŨ KHIÊU
HỌC TẬP ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ
(Xuất bản lần thứ năm)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT HÀ NỘI - 2020
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016
của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức và
phong cách Hồ Chí Minh, tạo ra những chuyển biến trong ý thức tu dưỡng, rèn luyện và hành động của mỗi người Việt Nam, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, chính trị, lối sống và các tệ nạn xã hội; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; giáo dục và hướng con người
5
tới chân - thiện - mỹ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ năm cuốn sách Học tập đạo đức Bác Hồ của Giáo sư,
Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Vũ Khiêu. Nội dung cuốn sách gồm ba chương: Chương I: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Chương II: Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Chương III: Những vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp của nhân dân ta ngày nay
Cuốn sách được tác giả trình bày ngắn gọn, súc tích, bố cục hợp lý, văn phong mạch lạc, trong sáng, giản dị mà sâu sắc, đan xen những mẩu chuyện hết sức chân thực, sinh động, đem lại cho bạn đọc những thu hoạch bổ ích, những cảm nhận mới.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 3 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
LỜI MỞ ĐẦU
Đạo đức, hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ giữa mình với người khác.
Đạo đức có vai trò quan trọng trong xã hội, là nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị và thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của đất nước hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
7
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của sự nghiệp cách mạng Việt Nam nhằm giải phóng dân tộc và đổi mới đất nước Việt Nam. Người để
lại cho chúng ta một di sản tinh thần to lớn gồm những giá trị nhân văn cao cả, đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức của nhân dân ta trong thời đại ngày nay. Người nhấn mạnh:
“Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng,
8
mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”1 và “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”2.
Người đòi hỏi đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ là: Trung với nước, hiếu với dân; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Trong sự lãnh đạo của Người, toàn Đảng cùng toàn dân đã đem hết tâm huyết để thực hiện mục tiêu cách mạng.
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.11, tr.601. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.292.
9
Tuy nhiên, vẫn còn một số không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác động đến sự phát triển bền vững của xã hội và gây bức xúc trong dư luận xã hội, khiến cho nhân dân lo lắng, bất bình và ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trước tình hình nói trên và trong xã hội ta ngày nay, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực và nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua mọi thử thách để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo
10
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một biện pháp quan trọng để mỗi cán bộ, đảng viên phát huy vinh dự và trách nhiệm của mình, khắc phục mọi tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đạo đức Bác Hồ, ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tinh thần chỉ thị nói trên là nội dung yêu cầu mà mọi tổ chức và hoạt động của Đảng cần phải nắm vững, quán triệt và thực hiện tốt và là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá cơ sở
đảng và đảng viên.
11
Hiện nay, phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh ngày càng mở rộng và đi sâu vào quần chúng nhân dân. Nhưng thế nào là tấm gương đạo đức của Bác? Tấm gương đạo đức ấy bao gồm những điểm nào? Theo yêu cầu của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, tác giả đã dành nhiều tâm huyết và thời gian để viết nên cuốn sách nhỏ này.
Mong được các cơ sở đảng, các đảng viên và đông đảo bạn đọc tham khảo và chỉ ra những điểm còn thiếu sót. Xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả.
Hà Nội, tháng 3 năm 2020
12
Chương I
TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1. Hồ Chí Minh - tấm gương sáng mãi về rèn luyện đạo đức
Hồ Chí Minh dạy chúng ta: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như
ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”1.
Không nghiêm khắc với bản thân mình, không thường xuyên rèn luyện, học tập ________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.612.
13
thì cán bộ ta nhất định sa vào những ý nghĩ tầm thường và sẽ đánh mất dần những phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Cho nên, trong hoàn cảnh hiện nay, trước những thử thách mới, tiến về phía trước hay bị tụt hậu, điều đó tùy thuộc vào sự phấn đấu của bản thân mỗi người, ở chỗ mỗi người có kiên trì rèn luyện bản thân, có vươn được tới những phẩm chất đạo đức cách mạng mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh từ bao năm đã dạy dỗ cán bộ ta, nhân dân ta hay không. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một quá trình liên tục của sự gian nan, rèn luyện với tinh thần kiên trì của người cộng sản và phương pháp khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức giải phóng cho con người và của con người
14
được giải phóng. Đạo đức ấy bao gồm những phẩm chất cao đẹp nhất của người chiến sĩ cách mạng. Đạo đức ấy vì thế đã hoàn toàn trái ngược với mọi đạo đức cũ
cả về mục tiêu chiến đấu và biện pháp rèn luyện. Nó tạo ra một khối óc sáng suốt, một trái tim nồng nhiệt, một khí phách anh hùng từ trong lò lửa chiến đấu. Biện pháp của nó dựa vào nhận thức khoa học chứ không phải dựa vào niềm tin mù quáng. Biện pháp ấy làm cho con người ngẩng cao đầu đầy niềm tin, tự hào trước trách nhiệm chinh phục và cải tạo thế giới chứ không làm cho con người nhỏ bé đi như một kẻ tội lỗi, yếu hèn.
Suốt đời gian nan rèn luyện, Hồ Chí Minh đã nâng mình lên tới đỉnh cao của trí tuệ và tài năng, tạo cho mình một ý
15
chí bền vững như núi sông, kiên cường như sắt thép.
Do sự thôi thúc của tình cảm cách mạng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm được những quy luật phát triển của lịch sử. Khi con đường cứu nước và thắng lợi của ngày mai đã rực sáng trước mắt Người thì tình cảm càng sâu sắc, tin tưởng càng vững vàng và ý chí của Người đã không có gì lay chuyển được nữa.
Học tập Người, không ngừng nâng cao nhiệt tình cách mạng và nhận thức cách mạng, những đảng viên, cán bộ và những thế hệ thanh niên đã tầng tầng lớp lớp tiến lên như sóng bão: không sợ khó, không sợ khổ, không sợ chết... Trong nhà tù đế quốc cũng như ngoài chiến trường, ở
16
tiền tuyến cũng như ở hậu phương, khi đi vào cao trào cách mạng cũng như lúc chiến đấu âm thầm, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ cách mạng, noi gương Hồ Chí Minh đã nêu cao ý chí anh hùng, không bao giờ nản lòng, nhụt chí. Đó là tinh thần “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”1.
Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi dài những thử thách ghê gớm nhất trước giàu sang, nghèo khổ và uy lực. Nhưng ý chí của Người là một chất kim cương không sắt, lửa nào có thể hủy diệt. Tâm hồn Người luôn luôn rực rỡ như mặt trời không thể có mây đen nào che khuất.
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.50.
17
Ra đời trong hoàn cảnh nghèo khó của quê hương Nghệ An, Người không bao giờ nghĩ riêng cho mình một cuộc đời sung sướng. Nghèo khó chỉ khiến Người càng thông cảm hơn nữa với đồng bào, càng nung nấu quyết tâm giải phóng cho đất nước.
Những ngày xa Tổ quốc cũng là những ngày nay đây mai đó, trải qua mười hai nghề vất vả từ anh phụ bếp, đốt lò đến người thợ rửa ảnh, nhà báo... Trong thời đó, nghèo khổ không chuyển lay được lòng Người mà mọi kiểu giàu sang, mua chuộc và quyến rũ từ phía tư sản và thực dân cũng đều bị Người coi như bợn rác dưới chân. Bao lần bị kết án tử hình và trải qua ba mươi nhà tù, nhưng không uy vũ nào khuất phục được Người. “Thân thể
18
ở trong lao” nhưng tinh thần của Người vẫn ở ngoài lao, luôn hướng về Tổ quốc và tin tưởng sắt đá vào thắng lợi của cách mạng. Đói rách, ghẻ lở, Người vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan và nằm ngủ với “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”1. Mặc dầu bị trói chân tay, Người vẫn vui vẻ trước cảnh “Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng”2.
Những ngày ở hang Pác Bó, ốm đau và rét buốt, ăn cơm ngô với măng rừng, Người vẫn tràn đầy khí phách anh hùng, chỉ đạo toàn quốc đánh Pháp, đuổi Nhật. Một tháng trước ngày tổng khởi nghĩa, Người đã từ trên giường bệnh chỉ thị:
________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.378, 361.
19
“Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập”1. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp của Cách mạng Tháng Tám, trong những ngày kháng chiến chống Pháp vô cùng gian nan ở núi rừng Việt Bắc, Người vẫn bình tĩnh, ung dung với tư thế của một người độc lập tự chủ, tràn đầy nghị lực và mưu trí.
Người không bao giờ để những ham muốn tầm thường làm bận tâm. Sống ở thủ đô các nước lớn, giữa cảnh xa hoa phù phiếm, Người vẫn giữ một tâm hồn trong sáng, một lối sống giản dị. Cuộc đời của Người, từ khi còn ở trong ngõ hẻm Pari,
________
1. Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu ở Tân Trào tháng 7-1945. Xem Nhân dân ta rất anh hùng, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1960, tr.96.
20
đến khi làm Chủ tịch nước, vẫn giữ một cuộc đời thanh đạm, cần lao, khắc khổ. Hành lý vị Chủ tịch nước sang dự hội nghị đàm phám với Chính phủ Pháp năm 1946 chỉ xếp gọn trong chiếc va li nhỏ với hai bộ quần áo. Ngày nay, “tài sản riêng” của Người để lại cũng chỉ có hai bộ ka ki, một đôi dép cao su, cái quạt giấy cũ và chiếc đồng hồ mặt đã mờ... Suốt đời, Người luôn luôn rèn luyện trí tuệ và thân thể, không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết. Học lý luận cũng như học ngoại ngữ, học nói cũng như học viết, Người đều để công sức và thời gian rèn luyện, nhẫn nại và kiên trì đạt tới đỉnh cao nhất.
Người thường xuyên rèn luyện thân thể, Người tập thể dục đều đặn, làm quen với cái nóng, cái rét, giá sương, tạo cho bản thân một sức khỏe khá tốt để làm
21
việc được dẻo dai và khắc phục những trở ngại của ốm đau, thiếu thốn.
Người nhấn mạnh tinh thần phê bình, tự phê bình, luôn luôn nhắc nhở cán bộ và nhân dân: “Phải kinh qua cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới trong bản thân mình: Một cuộc đấu tranh gay go, gian khổ và liên tục”1.
Với tinh thần gian nan rèn luyện, Hồ Chí Minh đã đạt tới mẫu mực hoàn chỉnh của đạo đức mới, đạo đức của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, đạo đức của thời đại anh hùng, đạo đức của nhân loại trên con đường tiến bộ.
Mai đây hàng loạt những vấn đề mới của cách mạng sẽ còn tiếp tục được đặt
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.378. 22
trước Đảng và nhân dân ta. Cuộc chiến đấu sẽ còn được diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và tư tưởng. Đời sống hằng ngày sẽ đem lại nhiều đổi mới trong suy nghĩ, tình cảm và hành động. Đạo đức cũ còn để lại tàn dư trong xã hội mới và đạo đức phản động còn tiếp tục tấn công từ bên ngoài. Đạo đức mới của chúng ta còn tiếp tục đứng trước rất nhiều thử thách.
Chân lý đạo đức cũng như mọi chân lý mang tính chất tương đối. Nó là sự phản ánh của tồn tại xã hội nên tất nhiên sẽ thay đổi theo sự thay đổi của xã hội ngày mai. Nhân dân ta, con người trong xã hội ngày mai sẽ xuất phát từ yêu cầu cụ thể của hoàn cảnh lúc ấy mà quy định hành vi đạo đức của mình. Hồ Chí Minh không ghi
23
sẵn cho chúng ta những giải pháp cụ thể, nhưng đạo đức của Người với tinh thần, thái độ và phương pháp ấy của Người sẽ vĩnh viễn là kim chỉ nam cho đạo đức của chúng ta, trước mọi diễn biến của cuộc sống.
Chúng ta noi gương Người ở tinh thần suốt đời kiên trì đấu tranh cho độc lập, tự do cho chủ nghĩa cộng sản.
Chúng ta noi gương Người ở thái độ sống đầy tình yêu thương đối với toàn thể nhân dân lao động, lấy đó làm hạnh phúc cao nhất của mình.
Chúng ta noi gương chiến đấu, lao động và học tập của Người, đem hết tài năng và trí tuệ để cải tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên làm cho Tổ quốc ta và trái đất này ngày thêm tươi đẹp.
24
Dưới ánh sáng của Người, chúng ta tràn đầy tin tưởng và tự hào, không ngừng vươn tới những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của dân tộc và loài người trong xã hội ngày mai.
Ngày nay, tiếp tục sự nghiệp của Người trong hoàn cảnh mới, Đảng đã phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây là một cuộc vận động to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đạt đến dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu nói của Người: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”1
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.534.
25
đã trở thành sức mạnh tinh thần thôi thúc biết bao hành động dũng cảm hy sinh và tượng trưng cho đạo đức cao đẹp của dân tộc ta.
Lòng trung thành vô hạn đối với Đảng và Tổ quốc, niềm tin tuyệt đối vào lời dạy và tấm gương của Bác Hồ là động lực bên trong của hành động dũng cảm, của khí phách anh hùng, không sợ khổ, không sợ
chết, quyết chiến và quyết thắng, vượt qua muôn vàn thử thách để đạt mục đích cuối cùng là độc lập, tự do, phồn vinh và hạnh phúc.
Tinh thần hy sinh dũng cảm, chủ nghĩa anh hùng cách mạng theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta được thể hiện rực rỡ
trước mọi nhiệm vụ, mọi khó khăn, mọi kẻ26
thù trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong kháng chiến trước đây và trong xây dựng hòa bình ngày nay và cả mai sau.
Hăng hái và dũng cảm nhất thời trong một số trường hợp nào đó chưa đủ để trở thành một người có đạo đức cách mạng. Ngược lại, âm thầm chiến đấu năm này qua năm khác trong lòng địch hoặc ở những nơi xa vắng không ai biết tới, bình tĩnh tin tưởng ngay cả khi bị hiểu lầm, không rời bỏ mục tiêu cuối cùng của cách mạng trong không khí hòa bình, không nao núng trước mọi cám dỗ về vật chất, đó mới chính là tinh thần dũng cảm của những người cách mạng chân chính, những người làm chủ được bản thân mình.
Ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại đang đặt lên vai các tầng
27
lớp công nhân, nông dân và trí thức một trách nhiệm lịch sử rất vẻ vang nhưng vô cùng nặng nề.
Nếu trong thời kỳ kháng chiến, đạo đức cách mạng trước hết là ở tinh thần chiến đấu kiên cường “thà chết không chịu làm nô lệ” thì ngày nay, đạo đức cách mạng phải thể hiện ở tinh thần lao động và sáng tạo trên cơ sở những thành tựu cao nhất của trí tuệ để cạnh tranh thắng lợi trong hội nhập toàn cầu.
Nếu trước đây, sức mạnh thôi thúc ta là cái nhục của một đất nước nghèo nàn và lạc hậu thì ngày nay, đứng trước những diễn biến vô cùng phức tạp trên phạm vi thế giới, đứng trước muôn vàn khó khăn của đất nước đi lên, nhân dân ta càng thấy rõ nhu cầu học tập theo gương đạo đức của Bác.
28
Từ bao lâu nay, cán bộ và nhân dân ta rèn luyện đạo đức và phấn đấu theo khẩu hiệu: Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Khẩu hiệu này thể hiện sự thống nhất biện chứng và hoàn chỉnh giữa tình cảm cách mạng, ý chí cách mạng và nhận thức cách mạng. Hay nói theo truyền thống đạo đức phương Đông thì đó là sự thống nhất giữa trí, nhân, dũng. Nhà thơ Viên Ưng (Trung Quốc) khi nhắc tới đạo đức của Hồ Chí Minh đã nói: đó là con người đại trí, đại nhân, đại dũng. Chúng ta cho rằng nhận định trên là đúng đắn và có thể hiểu rằng ở Hồ Chí Minh, đại trí là sự sáng suốt của chủ nghĩa Mác - Lênin, đại nhân là đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đại dũng là chủ nghĩa anh hùng
29
chân chính trong sự nghiệp lâu dài và vẻ vang của cách mạng.
Với những phẩm chất đạo đức hoàn chỉnh và cao thượng ấy, Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn dắt chúng ta trên con đường dài của văn minh và hạnh phúc.
2. Xác định một lý tưởng duy nhất cho cuộc sống
Khi Hồ Chí Minh nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” cũng chính là Người đang nêu lên một lý tưởng đã từng suốt cuộc đời chi phối ý nghĩ và việc làm của Người. Đây không chỉ là một lời kêu gọi chiến đấu trước mắt mà chính là yêu cầu phát sinh ra bởi “những quan hệ
xã hội” của bao nhiêu thời kỳ lịch sử. Đây là một lẽ sống vững chắc, hiện thực,
30
cao cả chi phối toàn bộ ý nghĩ và việc làm của nhân dân. Lý tưởng ấy phản ánh khát vọng lâu đời của dân tộc ta trong hoàn cảnh bị áp bức, bóc lột. Lý tưởng ấy nói lên ý chí sắt đá của nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng ấy hướng về một tương lai tràn đầy hạnh phúc của cả dân tộc và loài người. Lý tưởng ấy chính là mục đích cuộc sống của Hồ Chí Minh, xác định mọi ý nghĩ và việc làm của mình trong suốt cuộc đời là đấu tranh thực hiện cho được mục đích ấy: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân”1. Mục đích đó gắn liền với
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.272. 31
Người trong mỗi lời nói, mỗi việc làm, mỗi giờ, mỗi phút.
Đạo đức và lối sống của Người xưa nay đều gắn liền với một lý tưởng. Lý tưởng ấy đem lại cho mọi ý nghĩ và hành vi một nội dung sâu sắc, một sức mạnh tinh thần thôi thúc từ bên trong. Nó khiến cho các quy tắc đạo đức và lối sống trong sản xuất, trong chiến đấu và trong quan hệ hằng ngày được ổn định và ràng buộc với nhau trong một hệ thống.
Chúng ta muốn sống một cuộc sống cao đẹp, sử dụng một cách có ý nghĩa nhất những năm tháng của chúng ta trên trái đất này nên chúng ta cần xác định một lý tưởng cao đẹp nhất.
Lý tưởng ở Hồ Chí Minh gắn liền với hiện thực khách quan và được hình thành
32
trên cơ sở nhận thức đúng đắn quy luật phát triển của lịch sử và triển vọng của ngày mai. Lý tưởng đạo đức ấy là sự chuyển biến cái tất yếu khách quan của lịch sử thành cái tất yếu chủ quan của ý nghĩ và hành động.
Khi Hồ Chí Minh nói: “Trên đời nghìn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất tự do?”1 thì Người đã thông cảm sâu sắc với điều cay đắng từ bao đời của dân tộc. Dân tộc ta nhất định phải xóa bỏ điều cay đắng ấy để được tự do trong một Tổ quốc độc lập.
Độc lập, tự do là khát vọng lâu đời của dân tộc ta. Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta đã chiến đấu anh hùng để đánh đuổi
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.366.
33
ngoại xâm, lật đổ những triều đại phong kiến thối nát để giành độc lập cho Tổ quốc, đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Mục tiêu phấn đấu ấy là nhu cầu cao nhất của nhân dân ta. Nó vừa là lý tưởng chính trị, vừa là lý tưởng đạo đức. Đối với nhân dân ta, con người có đạo đức phải là con người không thể cam tâm sống trong cảnh đất nước bị giày xéo, nhân dân bị nô dịch. Con người ấy phải sống với tình cảm tất yếu là yêu nước, thương dân, là đấu tranh cho sự phồn vinh của Tổ quốc, là bảo vệ cho nhân phẩm và tài năng, cho tình yêu và hạnh phúc của mỗi người.
Dân tộc ta trong buổi bình minh của mình đã sống với tình cảm nói trên, đã đem hết tài sức cùng nhau đoàn kết yêu thương, xây dựng giang sơn gấm vóc của
34
mình và làm nên những thành tựu rực rỡ của văn hóa Hùng Vương. Nhưng rủi ro của lịch sử đã đẩy dân tộc ta vào cảnh mất nước và gần một ngàn năm sống trong đau
khổ dưới sự cai trị của nước ngoài. Kể không hết những cảnh nhân dân bị xiềng xích và chém giết. Bao nhiêu làng mạc, nhà cửa đã bị phá hủy tan hoang. Bao nhiêu của cải làm ra bằng mồ hôi, xương máu, nước mắt đã bị chúng tước đoạt. Quân xâm lược còn tìm đủ mọi cách thủ tiêu những thành tựu văn hóa của nhân dân ta, ép buộc nhân dân ta tuân theo lối sống của chúng, từ những lễ nghi, phong tục, tập quán, cho đến cả cách ăn ở, suy nghĩ và hoạt động tinh thần. Suốt một ngàn năm chiến đấu, nhân dân ta đã liên tục chống lại sự nô dịch và đồng hóa ấy,
35
cuối cùng đã quét sạch giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước.
Với khí thế quật cường của mình, nhân dân ta suốt từ thời Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần đã không ngừng đổ máu để đánh tan quân xâm lược và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng cuối cùng thì thành quả
của độc lập lại bị giai cấp phong kiến trong nước độc chiếm, còn tự do thực sự cho mỗi người thì chưa bao giờ đạt tới.
Cả một hệ thống quan liêu nặng nề, từ triều đình đến thôn xã bóc lột nhân dân một cách tàn bạo. Sống trong nỗi lo lắng thường xuyên của “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”, nhân dân nhiều lúc mất ruộng, mất nhà, phải bán con, bỏ vợ
đi phiêu bạt nơi này, nơi khác.
36
Không thể mãi cam chịu, nhân dân ở khắp nơi đã liên tục nổi dậy. Những cuộc khởi nghĩa ấy cứ bị dập tắt lại bùng lên đã bao lần làm thay đổi các triều đại, lật đổ các vua, chúa tàn bạo, trừng trị những quan lại gian tham.
Vào thế kỷ XIX, sự bất lực của vua quan nhà Nguyễn đã đẩy nước ta vào sự thống trị của đế quốc Pháp, chồng chất lên nhân dân ta cả hai tầng áp bức của thực dân và của nhà nước phong kiến.
Hồ Chí Minh ngay từ năm 1920 đã nói lên hoàn cảnh mất tự do của nhân dân ta dưới chế độ thực dân Pháp: “Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm... Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận,
37
ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Chúng tôi không có quyền cư trú và du lịch ra nước ngoài; chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”1.
Không có tự do thì không còn hạnh phúc nữa. Ai chẳng muốn sống có hạnh phúc nhưng làm sao an ủi được với cảnh xơ xác, tiêu điều của đất nước, trước những đói rét, tủi nhục, đau thương của đồng bào.
Độc lập và tự do, khát vọng lâu đời của dân tộc, đã trở thành một nhu cầu cấp thiết hằng ngày. Lý tưởng cao đẹp này của nhân dân đã mang tính hiện thực sâu sắc nhất.
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.34-35. 38
Trong hoàn cảnh tối tăm của “phận nghèo, nước mất, thân nô lệ” (Tố Hữu), Hồ Chí Minh đã tạo ra bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Từ trên mảnh đất nghèo khổ của quê hương, Người đã từng bước chứng kiến những trận đánh Pháp của nghĩa binh và cái chết bất khuất của những người yêu nước. Bộ mặt tàn bạo của quân thù, những thất bại của cha anh, cảnh điêu linh, khổ cực của đồng bào đã ngày đêm thôi thúc Người suy nghĩ và hành động. Độc lập và tự do từ đó càng trở thành ý chí mãnh liệt, quán triệt và xuyên suốt cuộc đời của Người.
Năm 1923, Hồ Chí Minh viết về nhu cầu độc lập, tự do ấy trong thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp: “Chúng ta
39
cùng chịu chung một nỗi đau khổ: sự bạo ngược của chế độ thực dân. Chúng ta đấu tranh vì một lý tưởng chung: giải phóng đồng bào chúng ta và giành độc lập cho Tổ quốc chúng ta”1.
Năm 1946, Người lại nhấn mạnh mục đích cuộc sống của Người với các nhà báo: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”2.
Năm 1969, trong Di chúc, Người lại viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu,
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.208. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.627.
40
xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”1.
Qua những lời phát biểu trên, Hồ Chí Minh nêu lên cho bản thân mình và cho toàn thể nhân dân ta lý tưởng đạo đức là suốt đời đấu tranh cho độc lập của Tổ
quốc, tự do của nhân dân, phồn vinh và hạnh phúc của dân tộc và nhân loại. Xã hội nào, con người nào không nắm vững lý tưởng ấy thì khó tránh khỏi sự suy thoái về đạo đức và thất bại trong cuộc sống.
Yêu nước và thương người là điểm cốt lõi trong ý nghĩ, tình cảm và hành vi của Hồ Chí Minh.
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.614.
41
Nếu độc lập, tự do là lý tưởng cao đẹp nhất của con người thì lý tưởng ấy phải được thực hiện thông qua những tình cảm sâu sắc nhất, những nhận thức sáng suốt và những hành động dũng cảm nhất.
Về mặt tình cảm đạo đức của con người, đáng lẽ nói: nhiệt tình phục vụ Tổ quốc và nhân dân thì Hồ Chí Minh đã mượn lời của nhân dân ta để nói: trung với nước, hiếu với dân. Vậy thế nào là trung và hiếu? Trung, hiếu vốn là phạm trù đạo đức cũ, đặc biệt là đạo đức học Nho giáo. Phạm trù này nói lên tình cảm sâu sắc, tinh thần toàn tâm toàn ý hiến dâng cả cuộc đời mình cho một đối tượng nào đó. Trong xã hội cũ, trung vốn là hết lòng phục vụ nhà vua và hiếu là hết lòng thờ kính bố mẹ.
42
Trung, hiếu là tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức con người. Không có gì xấu xa hơn những kẻ bất trung, bất hiếu. Khái niệm trung, hiếu trong xã hội cũ có một sức mạnh rất lớn nhưng lại chứa đựng một nội dung bảo thủ, tiêu cực và nhiều lúc đối lập với lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân, với lý tưởng độc lập và tự do của con người.
Hồ Chí Minh hoàn toàn tước bỏ nội dung tiêu cực của nó trong Nho giáo, luôn sử dụng khái niệm trung, hiếu, nhưng trung, hiếu không phải là tình cảm mù quáng đối với vua, cha và trật tự phong kiến. Ở Hồ Chí Minh, nó chỉ còn là một từ
quen thuộc được Người dùng để diễn tả lòng trung thành tuyệt đối và tinh thần tận tụy đối với Tổ quốc và đồng bào.
43
Trung, hiếu ở Hồ Chí Minh là sự kết tinh những phẩm chất đạo đức của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Trung với nước, trước hết là ý thức mãnh liệt của con người Việt Nam đối với Tổ quốc mình, đối với sự toàn vẹn và thống nhất của Tổ quốc.
Trung với nước cũng là trung với dân. “Dân là dân nước. Nước là nước dân” (Phan Bội Châu). Nhân dân ta vốn là chủ nhân của đất nước này và đất nước này là sở hữu bất khả xâm phạm của nhân dân ta.
Từ bao đời, để bảo vệ lãnh thổ của mình, bảo vệ quyền sống của cá nhân, của gia đình, của dân tộc, nhân dân ta chỉ có một điều kiện, một vũ khí duy nhất: Đó là lòng thương yêu và sự gắn bó với
44
nhau trong sản xuất và chiến đấu. Đó là tinh thần “Hoạn nạn cùng lo, ấm no cùng hưởng”. Chính vì thế, yêu nước và thương dân kết hợp với nhau, trở thành sức mạnh vô địch trong lịch sử.
Khi Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” thì đây không chỉ là khẩu hiệu chiến đấu trước mắt mà còn thể hiện một chân lý nổi bật trong lịch sử lâu đời của dân tộc. Ở Việt Nam, mọi sự thành công từ trước tới nay đều xuất phát từ sức mạnh của đoàn kết. Đại đoàn kết là bí quyết của đại thành công.
Ngày xưa, các giai cấp bóc lột đã tước đoạt quyền làm chủ của nhân dân. Ngày nay hoàn cảnh đã đổi khác. Nhân dân đã đứng dậy để giành quyền làm chủ của mình,
45
trở thành chủ nhân thực sự của đất nước. Trước tình hình ấy, Hồ Chí Minh đã đặt ngược lại nội dung của trung, hiếu: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”1, “Dân làm chủ
thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”2.
Trước kia, nói đến chữ hiếu là nói tới lòng thương yêu vô hạn đối với cha mẹ. Ngày nay, lòng thương yêu vô hạn ấy không chỉ dành riêng cho cha mẹ mình mà còn mở rộng ra đến cha mẹ người khác, nghĩa là đối với toàn thể nhân dân, những
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.232. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.572.
46
người đang làm nên lịch sử, những người đem lại phồn vinh và hạnh phúc cho cả dân tộc, những đồng bào ruột thịt và thân thiết ở mỗi người chúng ta.
Nói tóm lại, trung, hiếu thể hiện tình cảm mãnh liệt nhất của con người hướng về một đối tượng. Trung, hiếu ở Hồ Chí Minh trước hết là tình cảm sâu sắc đối với nhân dân ta lúc đó đang sống nghèo khổ và tủi nhục trong hoàn cảnh mất nước. Đây chính là chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa nhân đạo, hay nói một cách giản đơn chính là tình cảm yêu nước và thương dân ở Hồ Chí Minh, cũng là điểm xuất phát của mọi ý nghĩ và hành vi đạo đức của con người Việt Nam.
Những tình cảm này được hình thành rất sớm ở Hồ Chí Minh, ngày càng được
47
củng cố và nâng cao ở Người. Khi còn ít tuổi, Hồ Chí Minh đã đau xót trước cảnh đồng bào dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét mà Người quyết tâm ra đi học tập kinh nghiệm cách mạng để “về giúp đồng bào”. Người tự cho mình là “một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận”1, là “người đầy tớ trung thành của nhân dân”2.
Bởi lòng thương người ở Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa nhân đạo cao nhất, là tình cảm sâu sắc đối với nhân dân lao động nên “Trái tim, khối óc của Người dành cho dân tộc Việt Nam ta cũng
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.84.
48
hướng về giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”1. Tình cảm ấy ngày một mãnh liệt và sâu sắc trên mỗi bước đường mà Người đã đi qua, từ nước Pháp qua nước Anh, từ châu Phi tới Mỹ Latinh, ở khắp mọi nơi, Người đều chứng kiến những cảnh thương tâm của quần chúng bị áp bức, bóc lột. Người đã gặp những người công nhân làm kiệt sức trong các nhà máy và sống đói rét trong những căn nhà chật chội, tối tăm, ẩm thấp. Người đã nhìn thấu những cảnh đau đớn của những người da đen quằn quại, rên la dưới sự đánh đập và giết hại của những người da trắng. Người đã vào những túp lều xiêu vẹo của người dân
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.628.
49
thuộc địa, gần gũi những con người gầy gò, rách rưới, những ông bà già ốm đau không có thuốc thang, những em bé kêu khóc ở bên vú người mẹ không còn sữa. Những cảnh ấy in sâu trong tâm trí của Người, thường xuyên day dứt tâm can Người. Người coi những nỗi đau khổ ấy là nỗi đau khổ của chính mình: “Gộp cả
những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”1. Vì thế, trái tim mênh mông của Người đã “ôm cả non sông vạn kiếp người”, đã coi “bốn phương vô sản đều là anh em” đã mang ý chí sắt đá là suốt đời chiến đấu nhằm xóa bỏ cảnh lầm than, tủi nhục và đau thương trên toàn thế
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.674. 50
giới. Tình cảm sâu sắc ấy ở Hồ Chí Minh đã khiến cho chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo ở Người gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
3. Yêu thương con người - nét đẹp vĩnh hằng trong chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh
Lòng yêu nước ở Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tinh thần tôn trọng và tin tưởng ở quần chúng nhân dân. Xưa nay, các tôn giáo đều nêu lên vấn đề thương người, nhưng tôn giáo coi con người là “con cừu nhỏ bé”, là thập loại chúng sinh đau khổ, là những kẻ chìm đắm trong bể
trầm luân cần được cứu vớt.
Giai cấp tư sản đi lên dưới lá cờ của chủ nghĩa nhân đạo, cũng đã nêu khẩu
51
hiệu tôn trọng con người, đề cao trí tuệ và tài năng, đòi hỏi quyền tự do phát triển cho mỗi cá nhân. Nhưng con người mà nó muốn giải phóng chính là con người tư sản. Tự do mà nó nêu lên trước hết là tự do của thị trường, tự do đi áp bức và bóc lột. Tôn trọng con người đã trở thành đề cao cá nhân đi đôi với sự khinh rẻ quần chúng.
Ở Hồ Chí Minh thì khác. Con người đáng được yêu quý và đáng tôn trọng nhất chính là đông đảo quần chúng nhân dân. Không gì vẻ vang và sung sướng cho bằng đem cả cuộc đời mình phục vụ cho tự do và hạnh phúc của những con người ấy.
Quần chúng nhân dân là lực lượng to lớn nhất để cải tạo thiên nhiên và xã hội. Lòng tôn trọng con người phải biểu hiện ở
52
chỗ tin tưởng quần chúng, học hỏi quần chúng và tổ chức quần chúng lại. Lòng tôn trọng con người của Hồ Chí Minh biểu hiện ở chỗ Người luôn luôn xác định “là người đầy tớ trung thành của nhân dân”1. Ở một cương vị cao nhất của xã hội, Người vẫn nói: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận”2.
Người rất ưa thích khí phách anh hùng và thái độ tôn trọng con người trong hai câu thơ của Lỗ Tấn:
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.84. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187.
53
Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ, Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu
(Trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng1)
Người chiến sĩ cách mạng trước kẻ địch hung dữ đến đâu vẫn “trợn mắt xem khinh”, còn đối với quần chúng nhân dân thì cúi đầu làm trâu ngựa. Nó hoàn toàn trái ngược với những kẻ đối với kẻ thù thì bạc nhược, đối với toàn dân thì lên mặt vênh váo.
Bởi Người đã đối xử với nhân dân với tấm lòng tận trung, tận hiếu như thế nên quần chúng nhân dân cũng đã dành cho Người những tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất. Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Tình cảm của ________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.50. 54
Hồ Chủ tịch đối với dân tộc và tình cảm của dân tộc đối với Hồ Chủ tịch là điển hình mẫu mực của mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng...”1. Tình cảm qua lại đó đã kết hợp thành một sức mạnh vô cùng to lớn, sức mạnh của đạo đức trong cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đòi hỏi hành động của con người phải xuất phát từ một ý đồ tốt đẹp. Người đòi hỏi cán bộ và nhân dân ta phải tận trung với nước, phải chí hiếu với dân. Những tình cảm tốt đẹp này không thể chỉ giấu kín ở
trong lòng hoặc thể hiện qua những hành động vô hiệu quả hoặc có hại.
________
1. Phạm Văn Đồng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”, Tạp chí Học tập, số 5, 1970, tr.19.
55
Hồ Chí Minh đặt vấn đề đạo đức gắn liền với hành động: “Quyết tâm không phải ở hội trường, ở lời nói, mà phải quyết tâm trong công tác, trong hành động”1.
Con người có đạo đức khi nhận một nhiệm vụ trước Đảng, trước nhân dân, phải thấy đó là sự ủy thác thiêng liêng, phải đem toàn tâm, toàn ý vào công việc, phải quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong thái độ, trong tư tưởng, trong hành động, trong chiến đấu, bất kỳ một việc lớn hay nhỏ đều phải có quyết tâm làm cho bằng được”2.
Phải làm cho bằng được mọi việc lớn hay nhỏ. Cách mạng đòi hỏi phải có hiệu
________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.482. 56
quả công tác chứ không phải chỉ có nhiệt tình và hăng say là đủ. “Người cán bộ tốt nhất thiết phải là người hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, phẩm chất và tài năng của cán bộ phải được đánh giá bằng kết quả công tác thực tiễn, qua việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể được giao”1.
Tiêu chuẩn đạo đức hết sức đúng đắn này nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm ở mỗi người. Với tiêu chuẩn ấy, người chiến sĩ quyết tâm diệt địch, người công nhân cố gắng làm vượt mức chỉ tiêu sản xuất, người nông dân tìm mọi cách để tăng năng suất, tạo ra nhiều lương thực
________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.34, tr.33.
57
cho đất nước, người trí thức say mê trước công trình nghiên cứu. Mọi người đều lo lắng cho kết quả công tác của mình bởi phẩm chất đạo đức thực sự của mình chính là ở kết quả đó. Dư luận xã hội sẽ
chê trách và lương tâm sẽ cắn rứt đối với những ai không hoàn thành nhiệm vụ. Dù có bằng những lời lẽ hay ho đến đâu để chứng minh lòng trung thành, để tỏ
rõ nhiệt tình, để đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan thì vẫn cứ là mất đạo đức nếu như không hoàn thành nhiệm vụ, nếu như làm hỏng kế hoạch, bỏ lỡ
chương trình, nếu như lãng phí hoặc ăn cắp của công gây thiệt hại cho Nhà nước, cho nhân dân.
Ngày 05/6/1911, khi xuống tàu Đô đốc Latuxơ Tơrêvin làm phụ bếp để ra nước
58
ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước, ngoài chút kiến thức học được ở nhà trường và đôi bàn tay sẵn sàng làm đủ nghề “miễn là lương thiện” để sống và hoạt động, hành trang của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ là lòng yêu nước và yêu thương con người sâu sắc. Hành trang ấy tuy giản dị nhưng lại là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, được bổ sung bằng mồ hôi và máu của những phu Cửa Rào, phu đồn điền cao su Lộc Ninh, của hàng loạt những sĩ phu đã bỏ mình vì nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầu thế kỷ; truyền thống ấy có lời hát ru của bà, có làn điệu ngọt ngào, da diết của dân ca xứ Nghệ... Tất cả sâu lắng trong lòng Anh, được chính Anh bổ sung, nâng
59
cao và hoàn thiện suốt đời, trở thành lòng nhân ái bao la Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và đặc biệt là nhận thức từ thực tiễn đấu tranh của các dân tộc, có dịp so sánh những người Pháp ở Pháp với những tên thực dân Pháp ở Đông Dương, hòa mình vào cuộc sống của những người lao khổ ở
khu Hác Lem, thành phố Niu Oóc..., Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận quan trọng: trên đời này có hai hạng người là người thiện và người ác, hai thứ việc: việc chính và việc tà. Trải qua quá trình mười năm tìm tòi, khảo nghiệm, năm 1920, khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở đây con đường giải phóng dân tộc, tìm thấy cái cẩm nang để giải phóng triệt để con người. Đó là độc lập gắn liền
60
với chủ nghĩa xã hội. Bởi theo Người, tình yêu thương con người không thể chung chung, trừu tượng mà thiết thực, cụ thể, trước hết dành cho người mất nước, người cùng khổ. Chính vì vậy, Người dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đấu tranh cho con người thoát khỏi áp bức, bất công. Với Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người là không biên giới. Trước hết, Người lo cho dân tộc của Người và sau đó, Người lo cho tất cả những kiếp người trên hành tinh còn bị đọa đầy, đau khổ, bởi vì: “Lọ là thân thích ruột già, Công nông thế giới đều là anh em”1.
Tư tưởng yêu thương con người được Hồ Chí Minh nêu lên và vận động mọi
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.312.
61
người cùng thực hiện suốt cả cuộc đời. Cho tới trước lúc đi xa, trong lời Di chúc, khi để lại: “muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng” và “gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên nhi đồng quốc tế”1, Người vẫn ân cần nhắc nhở toàn Đảng phải tiếp tục chăm lo cho con người. Trước hết là những người đã hy sinh một phần xương máu cho công cuộc kháng chiến, là cha mẹ, vợ con thương binh, liệt sĩ, là bà con nông dân, là thanh niên, phụ nữ... lo cho hiện tại, lo đào tạo cho tương lai. Ngay cả “với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu, v.v., thì Nhà
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.613. 62
nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”1.
Tình yêu thương con người của Bác là rất cụ thể, từ việc to như lo giải phóng cho con người, khuyến khích: “phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi”2, đến việc chăm lo từng con người cụ thể, không chỉ: lụa tặng cụ già, sữa tặng bà mẹ sinh ba, mà là từng bát cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm để an cư, lạc nghiệp đến tương cà, mắm muối hằng ngày cho nhân dân. Bác lo cho cả dân tộc và chăm lo cho từng chiến sĩ bảo vệ, phục vụ quanh Người. Theo Bác, yêu thương con người là phải tôn trọng, quý
________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.617; 672.
63
trọng con người. Bác đánh giá cao vai trò của nhân dân: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”1. Bác tôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc hiền tài cho tới những người lao công quét rác, bởi theo Bác, từ chủ tịch nước tới người lao động bình thường, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đều được coi trọng, đều vẻ vang như nhau. Theo Bác, yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Năm 1968, khi làm việc với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản sách “Người tốt, việc tốt”, nhằm tuyên truyền sâu rộng những gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong ứng xử giữa những con người, Bác Hồ đã nhắc nhở: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.453. 64
tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”1. Lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh được thể hiện qua rất nhiều câu chuyện mà câu chuyện “Cây xanh bốn mùa”2 là một ví dụ cụ thể:
Mặc dù là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhưng Bác Hồ luôn dành thời gian quan tâm đến các tầng lớp đồng bào. Dù đôi khi đó chỉ là những hành động tưởng chừng nhỏ bé và thật bình dị, thế mà qua đó ta càng hiểu tấm lòng của Bác bao la đến nhường nào. Không cần ầm ĩ, không cần ồn ào, chỉ là
________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.668. 2. Trích trong Bao la nhân ái Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1994.
65
việc Người đem từ nước bạn một loại cây về làm giống mà khiến ai ai biết câu chuyện đều cảm động và thấy Người thật lớn lao.
Bác Hồ rất thông cảm với sự vất vả của nhân dân. Tìm hiểu cụ thể đời sống của nhân dân, của những người lao động là một nếp làm việc quen thuộc của Bác. Một hôm, Bác gọi đồng chí phục vụ đến và nói:
- Có những đêm nằm nghỉ nghe thấy tiếng chổi tre quét đường phố rất khuya, Bác nghĩ rằng mùa đông, các cô chú công nhân quét đường vất vả lắm. Chú thử
tìm cách điều tra cụ thể rồi nói lại cho Bác biết.
Vâng lời Bác, một đêm nọ, đồng chí phục vụ lững thững dạo theo hè phố từ
66
lúc người công nhân bắt đầu làm việc cho đến lúc dừng tay. Một tối làm việc như vậy họ phải đi đoạn đường khá dài, làm việc thầm lặng và rất vất vả.
Câu chuyện công việc của người công nhân quét đường trong đêm đông được báo cáo lại với Bác rất tỉ mỉ.
Nghe đồng chí phục vụ nói, Bác suy nghĩ hồi lâu rồi bảo:
- Chú nhớ nhắc những cơ quan có trách nhiệm phải có chế độ cấp phát quần áo lao động để bảo vệ sức khỏe cho các cô các chú ấy, nhắc nhở cán bộ phụ trách các cấp phải quan tâm đúng mức đến anh chị
em làm nghề vất vả này.
Thời gian trôi qua...
Lần ấy, Bác có việc đi sang nước bạn. Nước bạn đang mùa đông lạnh giá, hầu hết
67
cây cối đều trụi lá. Người bỗng phát hiện ra một loài cây vẫn xanh. Bác hỏi cán bộ địa phương, được biết đúng là loài cây có sức sống tốt, bốn mùa đều xanh tươi. Người quyết định xin giống cây ấy mang về Việt Nam. Về nước, Bác trao giống cây đó cho người làm vườn và nói:
- Đây là loại cây mà mùa đông ít rụng lá. Chú trồng thử xem. Nếu chịu được khí hậu nước ta và xanh tốt thì sau này đem trồng dọc các đường phố, mùa đông vừa có cây xanh, vừa đỡ vất vả, đỡ tốn công cho anh chị em công nhân quét đường.
Đến đây thì ta đã hiểu được tấm lòng của Bác. Chỉ tình cờ biết được một loại cây bốn mùa xanh tốt mà Bác nghĩ ngay đến “anh chị em công nhân quét đường” chứng tỏ không phút giây nào Bác nguôi lo lắng
68
và quan tâm đến đồng bào mình. Đường đường là Chủ tịch nước bộn bề việc nước, việc nhà nhưng Bác chưa bao giờ quên và thậm chí là thấu hiểu nỗi khổ của các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Bác muốn sẻ chia và phần nào giúp nhân dân bớt đi gánh nặng dù chỉ là việc “đỡ tốn công cho anh chị em công nhân quét đường”.
Trong Phủ Chủ tịch, gần nhà sàn của Bác, hiện vẫn còn loại cây trên, không rõ tên khoa học của loài cây ấy là gì, anh chị em vẫn thường gọi là “Cây xanh bốn mùa”.
Yêu thương con người vận dụng vào trong Đảng, trong tổ chức là phải “có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác kể lại: Vào dịp tháng 5 các năm 1966, 1968, 1969, Bác đều cho mang bản Di chúc đã viết
69
năm 1965 ra để bổ sung, sửa chữa. Năm 1966, bên cạnh câu đã đánh máy từ năm 1965: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”, Bác ghi thêm vào cùng dòng câu: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Chỉ một dòng này thôi, cho thấy sự trăn trở của Người về việc không ngừng rèn luyện đạo đức cho mỗi cán bộ, đảng viên. Trong bản tự tay đánh máy năm 1965, Bác gạch chân năm chữ: Tự phê bình và phê bình. Song dường như việc nhấn mạnh, kể cả đặt chữ tự phê bình lên trước phê bình chưa làm Người yên tâm, nên năm 1966, Người bổ sung thêm câu: phải có tình đồng chí
70
thương yêu lẫn nhau. Đây chính là đòi hỏi xác định động cơ, hay nói chính xác hơn là cái tâm của người phê bình. Bởi khi phê bình nhau, cần đúng lúc đúng chỗ đã khó, song mục đích phê bình để
giúp đỡ nhau tiến bộ mới quan trọng hơn, cái vũ khí phê bình ấy phải trở thành văn hóa phê bình, chứ không phải là cớ để sát phạt, bới móc nhau.
Câu chuyện về tình thương đồng đội, đồng chí của Bác cũng được biết đến qua nhiều câu chuyện như “Chú ngã có đau không?”1:
________
1. Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo: Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. II, tr.62-63.
71
Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt. Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ..., tiếng máy chữ
lách tách, lách tách đều đều...
Trời lạnh nhưng được đứng gác bên Bác, các chiến sĩ thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Có một lần vừa đi, vừa nghĩ, một chiến sĩ bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Anh đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình.
- Chú nào ngã đấy?
Chưa kịp nhận ra ai thì chiến sĩ đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách... Chiến sĩ cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:
72
- Chú ngã có đau không?
... Bác nắn chân, nắn tay chiến sĩ rồi nói: - Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!
- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. - Anh chiến sĩ cố gắng bước đi để Bác yên lòng. Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Sự quan tâm của Bác với các chiến sĩ mới ấm áp biết bao...
Và câu chuyện “Tấm lòng Bác Hồ với chiến sĩ”1:
________
1. Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo: Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Sđd, t.II, tr.66-68.
73
Mùa hè năm 1967, trời Hà Nội rất nóng... Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:
- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao được? Các chú ấy có đủ nước uống không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.
Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.
Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:
- Các chiến sĩ có nước ngọt1 uống không? - Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!
________
1. Ý nói ở đây là nước chanh - TG.
74
Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác. Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng: - Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu! Sau đó, Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu.
Tại sao Bác có tiền tiết kiệm?... Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác.
Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo: - Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 lạng vàng).
75
Bác bảo:
- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống. Không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo.
Ngày nay, ôn lại những lời Người dạy về đạo đức, đặc biệt soi vào tấm gương đạo đức của Người, vị lãnh tụ suốt đời tôn trọng nguyên tắc: “Nói thì phải làm”, mỗi người chúng ta càng thêm nhớ Bác, càng cố gắng thiết thực làm theo lời Bác dạy. Mọi người, mọi nhà, mọi cấp, mọi ngành
76
ai ai cũng khuyến khích cho sự nảy nở phần thiện vốn có ở mỗi con người và chung tay đẩy lùi phần ác cũng luôn rình rập quanh ta - đó chính là thực hiện chuẩn mực yêu thương con người - nét đẹp vĩnh hằng của đạo đức Hồ Chí Minh.
Với những tư tưởng nói trên, ta thấy nổi lên ở Hồ Chí Minh cái cốt lõi của đạo đức cách mạng. Đó là sự thống nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và chủ
nghĩa anh hùng cách mạng.
4. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, mục tiêu phấn đấu và rèn luyện đạo đức
Hồ Chí Minh nêu lên trước Đảng và nhân dân ta một mục tiêu đạo đức cần
77
được thường xuyên phấn đấu và rèn luyện. Đó là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Đó là những khái niệm đạo đức vốn quen thuộc của nhân dân ta được Hồ Chí Minh sử dụng với một nội dung hoàn toàn mới. Đó là những đức tính hoàn chỉnh của con người Việt Nam trước yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng.
Thế nào là cần, kiệm, liêm, chính? Hồ Chí Minh đã giải thích:
“Trước hết là Cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ công tác gì. Kiệm tức là không lãng phí thì giờ, của cải của mình và của nhân dân. Liêm tức là không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân. Chính tức là việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh.
78