🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Học Tấm Gương Làm Việc Và Học Tập Suốt Đời Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Ebooks Nhóm Zalo ,.. ,..... ? ,..,; ? HQI DONG CHI D�O XUAT BAN Chu tich H<;ii d6ng z A"' ? PGS.TS. NGUYEN THE KY Pho Chu tich H<;ii d6ng PH� CHI THANH Thanh vien TRAN QUOC DAN TS. NGUYEN DUC TAI TS. NGUYEN AN TIEM NGUYEN VO THANH HAO 2 HOC TAM Gu'ONG LAM VIEC VA HQC T �p s·uoT £>01 CUA CHU TJCH HO CHI MINH PGS. TS. LÊ VĂN YÊN HỌC TẤM GƯƠNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT HÀ NỘI - 2016 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã nêu tấm gương sáng về phương pháp làm việc khoa học và học tập suốt đời cho toàn Đảng, toàn dân ta cùng lớp lớp các thế hệ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam nguyện phấn đấu học tập và noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh có phương pháp làm việc mẫu mực và khoa học, giải quyết đúng đắn và thỏa đáng các mối quan hệ trong công việc. Trong công việc, Người không dựa vào quyền lực để sai khiến, buộc mọi người và cấp dưới phục tùng, mà bằng sự gương mẫu, bằng sự thuyết phục và tấm lòng nhân ái, nên có sự cảm hóa lớn lao. Qua phương pháp làm việc và lời căn dặn của Người, mọi người đến với Đảng, đến với cách mạng, đến với công việc không phải chỉ bằng lý trí, mà còn bằng tình cảm, sự nhiệt tình, tâm huyết và say mê. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phấn đấu, rèn luyện bằng sự nỗ lực của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng. Bằng con đường kiên trì tự học tập, tự nghiên cứu, Người đã có được trình độ học vấn uyên bác, tầm hiểu biết toàn 5 diện và sâu sắc. Các bài nói, bài viết của Người phong phú về nội dung và hình thức, đa dạng về thể loại và phong cách, uyển chuyển về bút pháp và ngôn từ... Không những vậy, Người còn rất quan tâm đến việc học tập của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ, đảng viên, thanh, thiếu niên, phụ nữ, đồng bào các dân tộc thiểu số. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta nhiều chỉ dẫn và những kinh nghiệm quý báu về phương pháp làm việc khoa học và học tập suốt đời không biết mệt mỏi. Để góp phần thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Học tấm gương làm việc và học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh do PGS.TS. Lê Văn Yên biên soạn. Dựa trên những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những mẩu chuyện của những người đã sống, làm việc và được gặp Người hoặc chính những câu chuyện và những việc mà Người đã kể, đã làm, nội dung cuốn sách cung cấp thêm những tư liệu, phân tích những chỉ dẫn và những lời căn dặn của Người, để giúp bạn đọc hiểu biết thêm, để suy ngẫm, quyết tâm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 12 năm 2016 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 Phần thứ nhất HỌC TẤM GƯƠNG LÀM VIỆC SUỐT ĐỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH I- LÀM VIỆC PHẢI CÓ PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC ĐÍCH, CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH 1. Làm việc phải có phương hướng, mục đích Làm bất cứ việc gì, dù việc to hay việc nhỏ, điều quan trọng trước hết là phải xác định rõ được phương hướng, mục đích thật rõ ràng, cụ thể và sát hợp. Phương hướng, mục đích là dự kiến về kết quả đặt ra để hướng tới, để làm việc, để phấn đấu, nhằm đạt được kết quả trong công việc. Mục đích giống như người chỉ đường. Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy thí dụ: “Các anh em cần đi Sài Gòn, người chỉ đường cho anh em nói phải đi về phương Nam và đi qua những tỉnh Thanh Hóa, Vinh, Huế, Nha Trang chẳng hạn. Người chỉ đường chỉ có thể chỉ cho anh em được thế thôi. Đã có phương hướng sẵn, anh em cứ theo đó mà đi, đến tỉnh nào 7 phải qua những con sông nào, những hòn núi gì, anh em sẽ tìm hỏi sau. Miễn là anh em biết theo phương Nam mà tiến chứ không lầm đường đi ngược lên Bắc rồi hóa đi tới Bắc Kinh là được”1. Mục đích lớn lao mà Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đuổi và thực hiện là đem lại độc lập cho Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho đồng bào ta. Ở Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Được hỏi về mục đích này, Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”2. Vì theo đuổi mục đích lớn lao đó mà Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Năm 1927, Người viết cuốn Đường cách mệnh, trong đó nói rõ: “Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. (2) Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. (3) Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói ____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.115-116, 272. 8 cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? (6) Cách mệnh thì phải làm thế nào? Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ”1. Ngay khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, với tư cách Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người huấn thị: “Các công việc của Chính phủ phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”2. Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Người nói: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành”3. Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp quay lại xâm chiếm Nam Bộ, hòng tách Nam Bộ ra khỏi nước ta. ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.283. 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.21, 175. 9 Ngay sau chuyến đi Pháp về, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một cách tha thiết: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi trân trọng hứa với đồng bào rằng: Với quyết tâm của đồng bào, với quyết tâm của toàn thể nhân dân, Nam Bộ nhất định trở lại cùng thân ái chung trong lòng Tổ quốc”1. Với trái tim nồng cháy vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, Người đã cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Để động viên kinh tế cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Người chỉ rõ mục đích: “Làm cho nước mạnh, dân giàu”. Năm 1947, viết cuốn Đời sống mới, ngay ở trang đầu, Người cũng nói rõ mục đích: “Tôi mong đồng bào ta mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời sống mới”2, v.v.. Phương hướng và mục đích trong từng giai đoạn của cách mạng nước ta thường được thể hiện thành nhiệm vụ mang tính chiến lược và đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu thành khẩu hiệu để mọi người nhớ và thực hiện. Trong Cách mạng Tháng Tám, Người nêu khẩu hiệu: “Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.470. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.111. 10 dũng cảm tiến lên!”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nêu khẩu hiệu: “Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!”. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người nêu khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!”. Tuy nhiên, Người cũng yêu cầu khi nêu khẩu hiệu phải thể hiện rõ được mục đích. Người nhắc nhở: “Mục đích thì nêu ra nhiều khẩu hiệu quá. Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào. Thậm chí không ai nhớ được những khẩu hiệu đó. Vậy chỉ nên nêu ra vài khẩu hiệu chính, thiết thực và phổ thông”1. Trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhắc nhở mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên và thanh niên rằng, làm bất cứ việc gì cũng phải xác định rõ phương hướng, mục đích. Năm 1945, phát biểu tại Lễ tốt nghiệp Trường Quân chính Việt Nam, Người nói: “Thời kỳ huấn luyện này chưa thể cung cấp cho anh em những kiến thức đầy đủ và sâu rộng...; nó chỉ mới giúp được cho anh em những điều căn bản..., định rõ cho anh em một phương hướng đi cho khỏi lầm đường và thêm nữa gợi lòng ham muốn nghiên cứu của anh em”2. Phát biểu tại Lễ tốt nghiệp ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.463. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.38. 11 khóa 5 Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người nêu: “Trường huấn luyện đã giúp anh em biết phương hướng, biết nhắm mục đích mà đi. Như vậy anh em học ít nhưng bổ ích nhiều”1. Người phê bình một số cán bộ, đảng viên trong làm việc và công tác chỉ quen ra lệnh, ra chỉ thị, thường cao giọng với mọi người phải thực hiện mục đích này, mục tiêu nọ, mà không tính đến điều kiện thực tế, thậm chí ra chỉ thị, mệnh lệnh xong rồi quên, lại chỉ ra lệnh cho người khác làm, còn mình không chịu làm bất cứ việc gì, v.v.. Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Hăng hái không chưa đủ, phải có kế hoạch, có phương hướng. Trước khi làm một việc gì phải cẩn thận suy xét xem việc đó thành công thì ảnh hưởng thế nào, thất bại thì ảnh hưởng thế nào”2. 2. Làm việc phải có chương trình, kế hoạch Làm bất cứ việc gì khi đã xác định rõ phương hướng, mục đích rồi, phải vạch ra chương trình, kế hoạch làm việc thật cụ thể để thực hiện đạt kết quả. Chương trình, kế hoạch là dự án được thể hiện thành các chỉ tiêu, các biện pháp, các công việc chủ yếu nhằm thực hiện phương hướng, mục đích đã đề ra. Về cách làm việc có chương trình, ____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.116, 122. 12 kế hoạch, Chủ tịch Hồ Chí Minh minh họa: “Người thợ mộc muốn đóng một cái tủ. Trước hết, anh ta mài sẵn cưa, bào, tràng, đục, v.v. và làm sao xếp có thứ tự hẳn hoi. Rồi anh lấy gỗ vừa đủ làm cái tủ. Khi các thứ đều sẵn sàng, anh ta bèn bắt tay vào việc đóng tủ. Như thế, là anh thợ mộc ấy làm việc có kế hoạch. Như thế, là anh ấy sẽ không hao phí thì giờ, tốn lực lượng, mà việc lại mau thành. Trái lại, nếu anh ấy không sắp đặt sẵn sàng trước, khi cần đến cưa mới chạy đi lấy cưa, khi cần đến đục thì phải chạy đi tìm đục. Như vậy thì mất thì giờ chạy lăng xăng cả ngày, mà công việc được ít. Việc to, việc nhỏ, muôn việc đều như vậy. Vì vậy, siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau”1. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc cần phải cụ thể, thiết thực, rõ ràng, đúng mực, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế; đồng thời phải làm cho từng người, từng gia đình, từng đơn vị được bàn bạc kỹ lưỡng và hiểu thấu đáo để họ nắm vững, khi đã hiểu thấu đáo rồi thì họ sẽ tự giác, tự động và vui vẻ thực hiện. Ngoài ra, khi đặt chương trình, kế hoạch phải tuyệt đối tránh đơn giản, sơ sài, sơ suất, đại khái, qua loa, đồng thời ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.119. 13 cũng tránh đặt quá cao, quá mức, quá phiền phức, quá miễn cưỡng. Người nói: Kế hoạch đặt ra để mình và mọi người thực hiện chứ không phải để chiêm ngưỡng, để “đánh trống bỏ dùi”. “Nói tóm lại: kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, trong một lúc thường có nhiều công việc, lại có việc trọng yếu nhất và vài ba việc trọng yếu vừa, nên khi đã vạch ra chương trình, kế hoạch thì phải làm, phải thực hiện cho đạt kết quả. Tránh vạch ra rồi bỏ đấy, hoặc làm việc khác, thành thử không việc nào hoàn thành, mà đều dở dang. Nhiều trường hợp đã có chương trình, kế hoạch làm việc, nhưng cách bố trí, sắp đặt công việc không khéo, phân công không rõ ràng, nên công việc không đạt kết quả. Vì vậy, cần phải suy xét cho kỹ, cho rõ tình hình, hoàn cảnh, điều kiện mà quyết định việc nào chính, việc nào phụ để sắp đặt công việc cho đúng, cho cụ thể và thiết thực. Người minh họa: “Cây gỗ bất kỳ to nhỏ, đều có gốc và ngọn. Công việc bất kỳ to nhỏ, đều có điều nên làm trước, điều nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lại sau, điều nên ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.81. 14 làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tổn thì giờ, mất công nhiều mà kết quả ít”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê bình cách làm việc của nhiều người rằng, trong chúng ta thường có khuyết điểm là bỏ nhiều công sức vào việc vạch ra chương trình, kế hoạch làm việc thật to tát, nhưng lại ít tìm cách để thực hiện cho đúng. Rằng: “Chương trình công tác thì quá rộng rãi mà kém thiết thực. Đặt ra kế hoạch và chương trình không xét rõ năng lực của những người thi hành kế hoạch và chương trình đó. Thành thử việc gì cũng muốn làm mà việc gì làm cũng không triệt để”2. Thậm chí, chương trình, kế hoạch này chưa làm xong đã nghĩ và vạch ra chương trình, kế hoạch khác; hoặc xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc, nhưng cách sắp đặt công việc không khéo, lại ôm đồm làm nhiều việc trong một lúc, hoặc làm không đúng, lại thiếu những biện pháp thích hợp và thiếu quyết tâm nên chương trình, kế hoạch đã vạch ra đều không thực hiện được. Người còn chỉ ra: “Một điều thiếu sót nữa là trong khi làm công tác, kế hoạch đã sơ sài, phân công đã không sáng suốt, rồi sau khi làm lại không chịu kiểm điểm lại. Ta thường có tính tới đâu hay đó, xong việc thì thôi không biết ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.118-119. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.463. 15 ưu điểm hay khuyết điểm của mình, làm như thế mong tiến sao được. Cán bộ chăm chỉ làm việc chưa đủ, cần phải biết làm việc cho có phương pháp. Phải cần mà phải cẩn nữa”1. Để chương trình, kế hoạch thực hiện thành công, Người lưu ý rằng, bất cứ làm việc gì cũng đều phải chuẩn bị cho kỹ, có kế hoạch làm cho thiết thực, phải tổ chức thi hành cho đúng và phải chú ý đến những con người tiến hành công việc. “Vì chúng ta quên một lẽ rất giản đơn dễ hiểu: tức là vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ việc nhỏ đến việc to, từ gần đến xa, đều thế cả”2. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đã tổng kết: “Học phương pháp khoa học của Hồ Chủ tịch là học làm việc có chương trình, có kế hoạch, có tổ chức, việc lớn, việc nhỏ, việc nhất thời, việc trường cửu đều phải thế. Chúng ta hãy nhớ rằng: Lúc Hồ Chủ tịch giao công việc cho một người, người ấy phải thảo kế hoạch tiến hành rồi bàn với Hồ Chủ tịch trước khi thi hành. Kế hoạch ấy, Hồ Chủ tịch thường dạy, phải sát thực tế, phải vừa sức mình”3. Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Chớ đặt những chương trình, kế hoạch mênh ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.43. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.281. 3. Phạm Văn Đồng: Học Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chúng ta học gì?, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.32. 16 mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được”1. II- LÀM VIỆC MỘT CÁCH KHOA HỌC, PHẢI SIÊNG NĂNG, CẦN CÙ 1. Làm việc một cách khoa học Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo huấn cho chúng ta một điều rất quý báu: cách mạng là một khoa học, thực hành công việc là một khoa học. Nghĩa là làm cách mạng, thực hành công việc phải có một phương pháp khoa học, phải có một lý thuyết khoa học thì mới thành công. Lý thuyết và phương pháp khoa học ấy giúp Người bám sát thực tế, nắm đúng thời cơ để có chủ trương đúng và thực hiện thành công chủ trương ấy. Thiên tài và sự lãnh đạo sáng suốt của Người là ở chỗ đó. Làm việc một cách khoa học theo Người là “làm việc đúng hơn, khéo hơn”, làm việc có kết quả; còn làm việc không khoa học ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.271. 17 tức là làm việc “không đúng, không khéo”, tùy tiện, gặp đâu làm đấy, nên thường mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm, hoặc không có kết quả, thậm chí thất bại. Rằng: “Nếu mỗi cán bộ, đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa. Cán bộ và đảng viên làm việc không đúng, không khéo, thì còn nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít. Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều. Đó là lẽ tất nhiên”1. Nước ta đi lên từ một nước nghèo, một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún, vì vậy, cách làm việc ở nhiều nơi chưa thật sự khoa học, còn theo lối thủ công. Đó là những thói quen làm việc không những tự do, tùy tiện, được chăng hay chớ, thiếu điều tra, nghiên cứu, thiếu ngăn nắp, trật tự, mà còn luộm thuộm, lộn xộn, lề mề, chậm chạp, thiếu cụ thể, thiếu nhìn xa trông rộng, bảo thủ, trì trệ, thậm chí còn không biết tiết kiệm thời giờ, tiền bạc và của cải, v.v.. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người trong công việc phải kiên quyết khắc phục cho được những hạn chế đó và yêu cầu phải xây dựng cách làm việc khoa học. Từ rất sớm và trong suốt cuộc đời, Người đã tự xây dựng cho mình cách làm việc ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.272-273. 18 khoa học và không chỉ thực hiện nghiêm túc, mà còn thường xuyên hướng dẫn, chỉ bảo mọi người. Làm việc một cách khoa học theo Người tập trung ở một số điểm chính sau đây: Thứ nhất, làm việc phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, phải có trọng tâm, trọng điểm, phải đi sâu, đi sát, phải kiểm tra để nắm người, nắm việc, nắm tình hình. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc là “phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, óc nghĩ, miệng nói, tay làm”, phải cẩn thận và nhanh nhẹn, phải làm đến nơi đến chốn, phải biết động viên mọi người, những bộ phận giúp việc, những người cộng sự và còn phải biết phân công công việc cho hợp lý, chớ “người giỏi thợ mộc thì giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì giao cho việc thợ mộc”, “người viết giỏi lại dùng vào việc cần phải nói, người nói khéo nhưng viết xoàng lại dùng vào việc viết”, v.v.. Không những thế, còn phải nắm được những thông tin cần thiết, chính xác, từ đó sàng lọc những thông tin sai lệch, để nắm được những người và những việc làm đúng, nhanh, hiệu quả và cả những người và những việc làm sai, làm dối, làm ẩu. Mặt khác, trong quá trình tiến hành công việc, phải kiểm tra, xem xét, đối chiếu, so sánh những cách làm khác nhau, những ý kiến khác nhau để chọn ra cách làm đúng, bỏ cách làm sai. Kết quả của kiểm tra, nghiên cứu một cách sát thực sẽ giúp cho việc 19 đưa ra những quyết định đúng đắn. Theo Người: “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như ngọn đèn “pha”. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười gấp trăm”1. Người còn dặn: Cách làm việc phải thiết thực, suốt đời như vậy, trong từng ngày, từng giờ cũng phải như vậy. Thứ hai, làm việc không nên tham làm nhiều trong một lúc, mà làm xong việc này mới làm sang việc khác, làm đến đâu chắc đến đó, nghĩa là làm từ việc gốc, việc chính, từ việc nhỏ đến việc lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta tham lam làm nhiều trong một lúc. Thí dụ: muốn lập một tỉnh kiểu mẫu thì thường hay dàn lực lượng ra làm cả tỉnh, không biết định cho mỗi huyện chọn một tổng làm kiểu mẫu, mỗi tổng chọn một làng làm kiểu mẫu. Thành thử, “ăn nhiều, nuốt không xuống”. Chúng ta không biết tập trung lực lượng, làm xong một nơi, lấy đủ kinh nghiệm, rồi làm nơi khác”2. Người phê bình cách làm việc ôm đồm, qua loa, đại khái, chiếu lệ, làm được ít suýt ____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.637-638, 282. 20 ra nhiều, để báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ thì rỗng tuếch, không ra đâu vào đâu. Theo Người, làm bất kỳ việc gì, phải bắt đầu từ gốc dần dần đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, chớ nên tham mau, tham nhiều trong một lúc. Cụ thể là: “Phải có kế hoạch bước đầu làm thế nào? Bước thứ hai làm thế nào? Bước thứ ba làm thế nào? Thành công thì thế nào? Nếu thất bại thì thế nào? Mỗi ngày lúc sáng dậy, tự hỏi mình ngày hôm nay phải làm gì? Tối đi ngủ phải tự hỏi mình ngày hôm nay đã làm gì? Phải cẩn thận, cẩn thận không phải là nhút nhát do dự”1. Thứ ba, làm bất cứ công việc gì cũng cần tránh bệnh chủ quan. Có thể mục đích, chương trình, kế hoạch làm việc đặt ra thì đúng, nhưng trong quá trình thực hiện do chủ quan nên tiến hành không sát, không đúng, nên kết quả công việc thường hạn chế, hiệu quả thấp, thậm chí thất bại. Cũng có thể do chủ quan, nên chương trình, kế hoạch làm việc đặt ra không sát, không cụ thể, không phù hợp, vì vậy khi tiến hành công việc dù đã rất cố gắng, rất quyết tâm, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn và kết quả đạt được không như mong muốn, hiệu quả không cao. Vì vậy, trước khi làm bất kỳ việc gì cần phải suy nghĩ, tính toán ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.69. 21 cho kỹ, xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử lý cho khéo, chớ nghĩ thế nào làm thế ấy, chớ nôn nóng, hấp tấp, vội vàng, chớ làm bừa, làm ẩu, làm liều. Theo Người: “Gặp mỗi vấn đề, ta phải đặt câu hỏi: Vì sao có vấn đề này? Xử trí như thế này, kết quả sẽ ra sao? Phải suy tính kỹ lưỡng. Chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều. Chớ gặp sao làm vậy”1. Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “So đi sánh lại, phân tích rõ ràng là cách làm việc có khoa học. Mỗi công việc, chúng ta đều phải làm như thế. Làm như thế mới tránh khỏi cái độc đoán, mới tránh khỏi sai lầm”2. 2. Làm việc phải siêng năng, cần cù Tục ngữ Việt Nam có câu: “Tay siêng làm thì hàm có nhai”, “Nước chảy mãi, đá cũng mòn”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, v.v.. Người Trung Hoa có câu: “Không có việc gì khó, chỉ e ta không siêng”. Tất cả những câu đó đều có nghĩa hẹp là siêng năng, cần cù, chăm chỉ làm việc thì mới có ăn, có mặc, no đủ, còn lười nhác, không chịu khó làm việc thì sẽ thiếu thốn, đói rách, nghèo khổ; mà còn có nghĩa rộng là nhắc nhở mọi người đều phải siêng năng, cần cù, chăm chỉ làm việc thì sẽ có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc. Chủ tịch ____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.279, 337. 22 Hồ Chí Minh cho rằng: Siêng năng là một trong bốn điều của đời sống mới. Thực tế cho thấy, siêng năng, chăm chỉ, cần cù là một trong những bí quyết của thành công trong tiến hành mọi công việc. Về cách làm việc siêng năng, cần cù, Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích, cần tức là cần cù, siêng tức là siêng năng, nói tóm lại là siêng năng, cần cù, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Người lấy thí dụ: “Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Điều đó rất dễ hiểu. Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng làm thì nhất định thành công. Siêng hoạt động thì sức khỏe”1. “Vậy tôi xin lấy địa vị là như một người anh, và đem kinh nghiệm của cá nhân khuyên gắng các bạn: 1. Người mà chịu được khổ, thì việc to lớn, khó khăn mấy cũng làm được. 2. Ta đã biết cần phải chịu khổ, thì ta chịu một cách vui vẻ, dần dần ta sẽ không lấy làm khổ. 3. Chúng ta đem tinh thần mà chiến thắng vật chất, chúng ta vì nước, vì dân mà chịu khổ, một cái khổ rất có giá trị, thì vật chất càng khổ tinh thần càng sướng”2. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra một số vấn đề liên quan đến cách làm việc siêng năng, cần cù: ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.118. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.176. 23 Một là, siêng năng, cần cù phải đi đôi với kế hoạch và kế hoạch lại đi đôi với phân công. Trước khi tiến hành bất kỳ một công việc gì dù lớn hay nhỏ, đều phải có kế hoạch: “Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lại sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tổn thì giờ, mất công nhiều mà kết quả ít”1. Phân công công việc nhằm hai mục đích, việc gấp thì làm trước, việc chưa gấp thì làm sau. Phải chia công việc cho khéo, chia không khéo thành ra bao biện và nhiều việc quá thì không sao làm được đến nơi đến chốn, vì thì giờ và sức lực của con người chỉ có hạn. Muốn công việc đạt nhiều kết quả, nhất thiết phải xây dựng kế hoạch cho thật chu đáo, phải phân công công việc cho rõ ràng, phải tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng, sắp đặt một cách gọn gàng, chu đáo. Hai là, cần phải đi đôi với chuyên. Cần và chuyên nghĩa là dẻo dai, bền bỉ, khi việc dễ, việc nhỏ làm được rồi, thì sẽ làm được việc khó, việc lớn. Người lấy thí dụ: “Nếu không chuyên, nếu một ngày cần mà mười ngày không cần, thì cũng vô ích. Như thế, chẳng khác gì một tấm vải phơi một hôm mà ngâm nước mười hôm, thì ướt hoàn ướt”2. Theo Người, cần không phải là làm vội vàng, nếu ____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.119, 119-120. 24 làm cố sống cố chết trong một ngày, một tuần, một tháng, đến nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc, như vậy không phải là cần. Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm, cả đời, nhưng không được làm quá trớn, mà phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình để làm việc được lâu dài. Người dùng chữ Hán để nhấn mạnh cho kết luận: “Cần hữu công, hý vô ích, giới chi tai, nghi miễn lực, nghĩa là: lười thì không tiến bộ, siêng thì chắc thành công”1. Thứ ba, cần phải đi đôi với kiệm. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không bừa bãi. Người dẫn chứng một cách dễ hiểu: “CẦN mà không KIỆM, thì “làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. KIỆM mà không CẦN, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt”2. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê bình cách làm việc mà mọi người cần tránh như: tự cho mình cái gì cũng giỏi, cũng biết; lười học hỏi, biếng suy nghĩ; việc dễ thì tranh lấy cho mình, việc khó thì đẩy ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.457. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.122. 25 cho người khác; gặp việc nguy hiểm thì tìm cách trốn tránh; tự cao, tự đại, ham địa vị, hay lên mặt; ưa người ta tâng bốc mình, ưa sai khiến người khác; hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không bằng mình; không thèm học hỏi quần chúng, không muốn người ta phê bình; việc gì cũng muốn làm thầy người khác; hoặc cái lối “đầu năm đủng đỉnh la đà, cuối năm dốc kiệt sức ra làm bù”, v.v.. Người còn cho rằng, những người và những cơ quan làm việc lười biếng là không thật thà, là lừa gạt. Người ví: “Công việc của mọi người, mọi địa phương, mọi ngành đều phối hợp với nhau, như một chuyến xe lửa. Tất cả mọi người, mọi địa phương, mọi ngành đều cố gắng, đều siêng năng, thì nước ta sẽ tiến bộ rất nhanh chóng. Cũng như chuyến xe lửa chạy đều, chạy nhanh, mau đến ga. Nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng, thì khác nào toàn chuyến xe chạy, mà một bánh xe trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng, là có tội với đồng bào, với Tổ quốc”1. Người còn khuyên mọi người phải chiến thắng bệnh lười nhác: “Bây giờ ra làm công tác lao động, cuốc đất người sẽ mệt mỏi, sẽ ngại. ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.120-121. 26 Việc đó cũng cần phải quyết tâm và bền chí. Người mệt mỏi, hôm sau muốn ngủ thêm một giờ nữa. Đấy là một việc cần tranh đấu! Và không phải là dễ đâu. Còn nói về tinh thần, thái độ, thói quen, thì càng khó nữa. Như vậy thật là một cuộc tranh đấu trường kỳ, gian khổ, phải có quyết tâm mới được”1. Người còn động viên mọi người siêng năng làm việc. Bởi nước ta còn nghèo, muốn sung sướng phải có tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động, phải cố gắng sản xuất. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề nào thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. Rằng “người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm trọn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau. Ai sợ khó, sợ khổ, muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, người đó mới là kém”2. Câu chuyện trao đổi với nhà đạo diễn phim Rôman Cácmen cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc siêng năng, cần cù. “Vào cuối tháng 7-1954, tại An toàn khu (Việt Bắc), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà báo kiêm đạo diễn điện ảnh Liên Xô là Rôman Cácmen. Câu chuyện được trao đổi bằng tiếng Nga. Thấy nhà báo tỏ vẻ ngạc ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.56-57. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.69. 27 nhiên trước cuộc sống giản dị, quá khiêm tốn của mình, Người giải thích: Tôi đã quen với cuộc sống như thế này, những năm tháng đấu tranh cách mạng đã tập cho tôi quen như thế, chỉ sau năm phút tôi sẵn sàng lên đường. Trả lời câu hỏi của Cácmen: Chủ tịch học tiếng Nga có khó lắm không? Người nói: Người chiến sĩ cách mạng cần phải biết tiếng nói của Lênin. Khi nhà báo hỏi: Chủ tịch làm việc bao nhiêu tiếng trong một ngày?, Người nói: Chim rừng đánh thức tôi, còn tôi đi nằm lúc trên trời xuất hiện những vì sao. Trong thời gian làm việc gần Chủ tịch, Rôman Cácmen đã thấy không hoàn toàn như vậy. Nhiều đêm, Chủ tịch chống gậy, quần và tay áo xắn cao, đi theo ánh đuốc của đồng chí cận vệ trên con đường hẻm trong rừng. Chủ tịch đến một bản xa nào đó trong núi hoặc đi họp Hội đồng Chính phủ về muộn”1. Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”2. ____________ 1. Ngô Quân Lập (Sưu tầm, tuyển chọn): Kể chuyện Bác Hồ ở Tuyên Quang, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.160-161. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.118. 28 III- LÀM VIỆC PHẢI CÓ QUYẾT TÂM CAO, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM 1. Làm việc phải có quyết tâm cao Khi đã xác định rõ được mục đích, xây dựng được chương trình, kế hoạch làm việc một cách cụ thể, một trong những yếu tố rất quan trọng để thành công trong công việc là phải có ý chí và quyết tâm cao. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều công việc dẫm chân tại chỗ, thậm chí thất bại không phải vì thiếu phương hướng, mục tiêu, chương trình, kế hoạch rõ ràng, mà do thiếu quyết tâm cao. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Việc đời không gì khó, chỉ sợ chí không bền”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Không có cái gì dễ, mà cũng không có cái gì khó. Nghĩa là, bất kỳ công việc dù có dễ đến đâu chăng nữa cũng phải phấn đấu mới thành công, còn khó đến mấy mà quyết tâm phấn đấu và có phương pháp, có kế hoạch thì nhất định thắng lợi. Người lấy dẫn chứng: “Việc dễ mấy nhưng không quyết chí bền gan thì cũng không bao giờ làm được. Một hòn núi, ta cố xuyên mãi, lâu ngày xuyên cũng thông. Một cái cành cây khô, ta không chịu khó bẻ, thì không bao giờ bẻ gãy”1. ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.125. 29 Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, làm bất kỳ việc lớn hay nhỏ, khó hay dễ, nếu không quyết tâm, lại thấy khó khăn mà ngã lòng, nản chí thì chắc chắn không làm nổi. Vì thế, đã làm việc gì thì quyết làm cho kỳ được, làm cho đến nơi đến chốn, không sợ khó, không sợ khổ, không sợ hiểm nguy, đồng thời phải tỉnh táo, kiên quyết, thắng không kiêu, bại không nản. Tuy đã có sẵn quyết tâm, nhưng phải lường tính trước những khó khăn, phải chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết những khó khăn khi gặp phải trong quá trình tiến hành công việc. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người viết: “Việc gì khó đến mấy, quyết tâm làm thì chắc làm được”, rằng “sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là rất khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm được, thế thì không khó. Khó dễ cũng tại mình, mình quyết chí làm thì làm được”1. Có lần Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về chữ “dũng” cũng có nghĩa là nói về ý chí và quyết tâm trong công việc: “Dũng: Là phải mạnh dạn, quả quyết nhưng không phải làm liều. Phải có kế hoạch, rồi kiên quyết làm ngay. Nguy hiểm cũng phải làm. Nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.288. 30 công việc”1. Lần khác, Người giải thích: “DŨNG là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát”2. Thật vậy, trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi thời cơ đến, Người nêu quyết tâm: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do”. Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, Người nêu quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”3. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn gay go và ác liệt nhất, Người nêu quyết tâm: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”4, “hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”5. Quyết tâm đó của Người được toàn Đảng, toàn dân ta đồng tâm thực hiện đã trở thành hiện thực sinh động trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. ____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.260, 292. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.534. 4, 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.131, 512. 31 Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khuyên mọi người, trong tiến hành mọi công việc phải tránh tư tưởng ngại khó, ngại khổ, tránh tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại, “kềnh kềnh càng càng”, không hoạt bát, không nhanh chóng; hoặc làm một cách miễn cưỡng, không sốt sắng, không đến nơi đến chốn; lúc điều kiện và thời cơ tốt không làm, khi làm thì điều kiện và thời cơ đã qua. Đồng thời, Người cũng khuyên phải khắc phục tính thiếu cương quyết, tính lười biếng. Người ví, làm việc “nó khó như trèo núi. Nhưng có trèo không? Trèo thì phải khó nhọc... Có trèo thì mới lên được đỉnh núi. Vậy phải có quyết tâm... Quyết tâm là làm được. Cái gì khó bằng làm cách mạng, bằng đánh Tây, bằng cải tạo xã hội? Thế mà ta làm được... Cái bí quyết thành công là có quyết tâm”1. Ngoài ra, còn đòi hỏi phải có ý chí tự lập, tự cường, phải có chí khí ham làm việc, ham tiến bộ, ham học hỏi và phải tránh vội vàng, nóng nảy, từ đó Người khẳng định: “Không có gì là khó... Muốn làm được, ta phải: Quyết tâm, tín tâm và đồng tâm”2. Rằng, kế hoạch muốn thành công ắt phải: “Đặt mức 10 phần, phải có biện pháp 15 phần, và phải cố gắng 20 phần”3, hoặc “kế hoạch 10 phần ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.101-102. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.171. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.576. 32 thì biện pháp phải 15 phần và quyết tâm phải 20 phần”1, v.v.. Nói về cách làm việc với quyết tâm cao, có thể dẫn ra câu chuyện tự học ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ra đi tìm đường cứu nước, trong những năm tháng làm phụ bếp trên những con tàu vượt đại dương, hay đốt lò, quét tuyết vào những mùa đông băng giá ở nước Anh, làm thợ sửa ảnh trong ngõ hẻm ở Thủ đô nước Pháp và trên bước đường hoạt động cách mạng, Người đều phải tranh thủ thời gian để tự học một cách rất gian khổ, trong điều kiện không có thầy dạy, không có phương tiện và thiếu thốn cả về thời gian. Người cần học chữ nào liền viết lên cánh tay, vừa đi vừa xem, vừa làm vừa xem, đến cuối ngày chữ mờ dần đi cũng là lúc Người nhớ được hết. Đến đêm, mọi người đi ngủ hoặc có người đi cờ bạc, rượu chè, còn Người vẫn một mình tranh thủ học. Cuộc sống lao động vất vả ấy đã rèn ý chí và quyết tâm cao trong mọi công việc. Sau này, khi đã trở thành lãnh tụ tối cao của Đảng và của dân tộc ta, Người vẫn giữ cách làm việc như vậy trong mọi hoạt động công tác mà Người đảm nhiệm. ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.463. 33 Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên”1. 2. Làm việc phải nói đi đôi với làm Người xưa có câu: “Hành nan, ngôn dị”, đó là tổng kết sâu sắc về cái khó trong việc thực hiện nhất quán giữa lời nói và việc làm, nhất là nói về đạo đức và thực hành đạo đức. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”, chính là tỏ thái độ phê phán những người chỉ muốn ăn mà không muốn làm và cách làm việc nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói một đằng, làm một nẻo. “Đó là thói đạo đức giả”. Đạo đức ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là đạo đức dấn thân, là đạo đức gắn liền với hành động, là làm việc có hiệu quả, ở đâu, làm việc gì lời nói và việc làm cũng hòa đồng làm một. Cuộc đời Người, nói đi đôi với làm đã trở thành thói quen, nếp sống và cách nghĩ, cách làm việc và là bằng chứng sinh động cho sự nhất quán giữa lời nói và việc làm, làm nhiều hơn nói, hoặc chỉ làm mà không nói. Người đã để lại cho chúng ta tấm gương của một vị lãnh tụ thực sự của dân, vì dân: “Nói đi đôi với làm”. ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.440. 34 Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc làm thiết thực và chống bệnh nói suông. Từ năm 1927, khi viết cuốn Đường cách mệnh, Người đã nêu: “Nói thì phải làm”1. Năm 1947, khi viết cuốn Đời sống mới, Người yêu cầu: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”2. Rằng: “Đời sống mới cũng cần có những người làm gương, những nhà làm gương, những làng làm gương. Khi trông thấy hiệu quả tốt tươi, thì chắc những nơi khác sẽ hăng hái làm theo. Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích”3. Người thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên, muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thì từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở, phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Cán bộ, đảng viên nào không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chưa xứng đáng là người cán bộ, đảng viên của Đảng. Theo Người: Nói thì phải làm, nói ít làm nhiều, tránh nói mà không làm, nói nhiều làm ít, nói một đằng, làm một nẻo, một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.280. 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.126. 35 lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất. Bài học có thể rút ra từ cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là, người ta không thể là nhà cách mạng chân chính trong những việc lớn, mà lại quên hoặc thiếu sót trong những việc nhỏ, hoặc nói mà không làm. Năm 1945, nước ta bị nạn đói do Pháp - Nhật gây ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa để cứu đói cho dân. Người gương mẫu làm trước, mỗi tháng ba lần đến bữa không ăn, lấy phần gạo của mình tự tay đổ vào hòm gạo chống đói. Một hôm đúng bữa cơ quan nhịn ăn để gom gạo tiết kiệm thì Tiêu Văn (viên tướng của Tưởng Giới Thạch với danh nghĩa quân Đồng minh vào miền Bắc nước ta giải giáp quân Nhật) mời Người đến dự chiêu đãi. Khi Người về, anh em báo cáo đã gom phần gạo của Người rồi, nhưng Người vẫn quyết định nhịn ăn một bữa vào ngày hôm sau. Về việc cứu đói, năm 1945, nói chuyện tại buổi lễ tốt nghiệp khóa 5, Trường huấn luyện cán bộ, Người nói: “Thí dụ như trong việc cứu nạn đói, mình bảo người ta 10 ngày nhịn ăn một bữa mà chính đến ngày nhịn, mình lại cứ chén tỳ tỳ thì nghe sao được. Đáng lý dân nhịn ăn một bữa mình nhịn ăn hai bữa mới 36 phải. Về việc khuyến nông cũng vậy, bảo người ta đào đất trồng ngô, trồng khoai mà lúc người ta làm mình lại ngủ thì sao được? Miệng nói tay phải làm mới được”1. Câu chuyện sau đây cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói là làm. Vào năm 1953, trong lịch làm việc, Người quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng trời chuyển đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai, ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa. Giữa lúc trời đang trút nước, mọi người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ: Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi! Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón lá, Người hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người. Về sau, mọi người được biết, giữa lúc Người chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to, các đồng chí cùng làm việc với Người đề nghị cho báo hoãn đến một buổi khác, có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Người. ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.117. 37 Nhưng Người không đồng ý và nói: Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công. Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành... Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương cả ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hóa”1. IV- LÀM VIỆC PHẢI NGĂN NẮP, SẠCH SẼ, BIẾT QUÝ TRỌNG THÌ GIỜ VÀ SỨC LAO ĐỘNG 1. Làm việc phải ngăn nắp, sạch sẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, bất kỳ ai, muốn sống thì phải có bốn việc trước tiên là ăn, mặc, ở, đi lại. Muốn có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đường đi thì phải làm việc. Từ trước đến nay, mọi người đều làm, nhưng vì làm chưa hợp lý hoặc chưa biết cách làm nên nhiều người còn ăn đói, mặc rách, nhà cửa lụp xụp, chật hẹp, đường sá gập ghềnh. Vì thế, người nghèo khổ thì nhiều mà người no ấm thì ít, nên cần sửa đổi lại cách làm ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.171. 38 việc, cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, tức là thực hiện đời sống mới. Theo Người, thực hiện đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới hết. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm, cái gì mới và hay thì phải làm. Ví như, những việc phải bỏ như: lười biếng, tham lam, cờ bạc, say rượu, hút sách, bợm bãi, trộm cắp, đánh cãi, kiện cáo nhau, v.v.. Những việc cần phát triển thêm như cần, kiệm, liêm, chính, tương thân, tương ái, ăn ở hợp vệ sinh, làm việc có ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, v.v., tất cả nhằm mục đích làm cho đời sống dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, đời sống tinh thần được vui vẻ hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn dẫn tục ngữ Việt Nam: “Đói cho sạch, rách cho thơm” để minh chứng cho việc làm việc ngăn nắp, sạch sẽ. Rằng mình dù nghèo, ai cấm mình ăn ở ngăn nắp, sạch sẽ. Ngăn nắp, sạch sẽ là nếp sống hay, sống tốt, sống đẹp, nó trái với bẩn thỉu, lụp chụp, luộm thuộm, bừa bãi, cẩu thả. Làm việc ngăn nắp, cẩn thận, gọn gàng thì công việc sẽ chạy đều, không bị sai sót, mà kết quả sẽ tốt. Sạch sẽ thì không đau ốm, không đau ốm thì có sức khỏe, có sức khỏe thì làm được nhiều việc, làm được nhiều việc thì có ăn, có của, đời sống sẽ no đủ. Vì thế, ai cũng làm 39 được, không có gì là khó. Người còn dẫn chứng: Trong nhiều làng, bản, các cụ phụ lão đã giảm việc cúng tế, đem tiền đó giúp cho con cháu học hành hoặc làm việc cho lợi ích chung. Nhiều chị em phụ nữ đã sửa đổi cách ăn mặc cho gọn gàng, đã biết giúp nhau chăn nuôi gia súc. Nhiều nơi, nam giới đã bỏ thói cờ bạc, say rượu, hút xách, nạn trộm cắp giảm bớt nhiều. Đó là kết quả hay, cần tiếp tục phát huy, tất cả già trẻ, gái trai, giàu nghèo đều làm những việc như thế thì đời sống sẽ tốt tươi. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra những việc làm rất cụ thể: Về cách ăn, phải sạch sẽ, cho hợp vệ sinh. Về cách mặc, phải giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, lòe loẹt. Về cách ở, phải hợp vệ sinh, trong nhà, ngoài vườn luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, đường sá phải sạch sẽ, ao tắm giặt, giếng nước uống phải riêng biệt và săn sóc cẩn thận; những ao hồ không cần thì lấp đi cho đỡ muỗi; phải có cầu xia chung và riêng của từng nhà, không để hôi thối, ruồi nhặng. Về cách làm việc, phải có kế hoạch, phải siêng năng, cần cù, cẩn thận, đã làm việc gì thì làm cho kỳ được. Về phong tục, việc cưới hỏi, giỗ tết còn quá xa xỉ phải giảm bớt đi, nên giản đơn, tiết kiệm. Về cách cư xử, phải thành thực, thân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau, v.v.. “Sửa đổi được những điều đó, thì mọi người đều được hưởng hạnh phúc. 40 Mà chắc sửa đổi được, vì nó không có gì là gay go, khó làm”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường khuyên bảo mọi người, phải theo công việc, nghề nghiệp mà sửa đổi cách làm việc cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình, phải sáng suốt, khôn khéo, cẩn thận, kiên quyết, siêng năng, chăm chỉ, phải tránh sơ suất, vì sơ suất có thể hỏng việc to, sai một ly đi một dặm. Đồng thời, phải tổ chức công việc cho gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, phải quy định rõ ràng công việc của từng người, từng bộ phận, đồng thời phải đôn đốc thường xuyên và kiểm tra chặt chẽ. Riêng đối với các em nhi đồng, Người rất yêu quý và có tình cảm đặc biệt, nên Người khuyên bảo kỹ: “Khi ở nhà thì siêng giúp đỡ cha mẹ, anh em, ăn ở sạch sẽ, không gặp đâu nằm đó, không gặp gì ăn nấy, không ỉa bậy, đái bậy. Lúc đến trường, thì siêng học, giữ kỷ luật, biết tiết kiệm giấy bút, yêu anh em. Lúc ra đường thì biết giúp đỡ gia đình các chiến sĩ, an ủi đồng bào tản cư, biết giữ bí mật, biết chú ý những kẻ lạ mặt, đề phòng Việt gian. Những việc đó không có gì là khó, em bé nào cũng có thể làm được. Mà đó là đời sống mới của các em nhi đồng”2. ____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.113, 115. 41 Chủ tịch Hồ Chí Minh thường phê bình cách làm việc thiếu ngăn nắp, thiếu vệ sinh. Người lấy dẫn chứng cụ thể: “Các kho, lẫm: Khi đưa thóc vào kho không cẩn thận, không phơi khô quạt sạch. Nhà kho làm không cẩn thận; chim, chuột, sâu, mọt, có thể phá thóc. Hoặc mưa dột ẩm ướt. Việc chuyên chở: Xe và thuyền không khô ráo sạch sẽ, để ghét rác lẫn vào thóc gạo. Bao tạ và thúng mủng làm cẩu thả, để thóc gạo đổ tháo. Chuyển vận chậm chạp, để mưa gió làm hỏng thóc gạo. Việc xay giã: Để sót nhiều gạo trong trấu, tấm, cám”1, v.v.. Người còn chỉ ra, nhiều địa phương “vệ sinh còn kém. Nhà cửa chưa sạch sẽ. Đường sá chưa sạch sẽ. Tục ngữ có câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon”. Ăn mà bát không sạch thì không ngon. Cho nên từ trong nhà ra ngoài ngõ, đến cái ăn, cái mặc phải chú ý hơn nữa. Cần chăm chỉ vệ sinh hơn”2. Vì thế, Người yêu cầu, làm việc gì cũng cần ngăn nắp, sạch sẽ, từ việc nhỏ đến việc to đều phải thế, không nên luộm thuộm, làm đâu bỏ đấy, bừa bãi, không có trật tự, thiếu ngăn nắp, lộn xộn, mất vệ sinh. Cho nên từ trong nhà ra ngoài ngõ, đến cái ăn, cái mặc, nếp sống và làm việc phải chú ý hơn ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.469. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.280. 42 nữa, cần chăm chỉ và giữ vệ sinh. Theo Người, những người làm việc không ngăn nắp, thiếu vệ sinh, gặp sao làm vậy, làm lấy lệ, làm lộn xộn, thiếu quy củ, làm không đến nơi đến chốn đều mắc vào bệnh cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài viết phê bình cách làm việc không ngăn nắp, thiếu vệ sinh. Ví như, trên báo Cứu quốc, số 58, ngày 4-10-1945, Người phê bình: “Ta có thể nói: Một khuyết điểm lớn, chung cho phần đông các Ủy ban nhân dân là bệnh lộn xộn, thiếu tổ chức. Về cán bộ hành chính, ta phải thú nhận là thiếu rất nhiều... Vào trụ sở một Ủy ban nhân dân, người ta nhận ngay thấy sự lộn xộn trong việc sắp đặt bàn giấy: đố ai biết chỗ ông chủ tịch, ông thư ký, ông tài chính ngồi đâu. Nhiều ông chủ tịch Ủy ban thường không nhận định những việc chính của mình phải đem hết tâm lực vào đó, mà thường chỉ dùng thì giờ để xử những vụ kiện vớ vẩn, tiếp những ông khách vu vơ, hay cặm cụi viết thư, viết báo cáo - việc đó có thể giao cho người khác làm được. Trong một Ủy ban, nhiều khi có người rất rỗi rãi, cả ngày chỉ chạy ra chạy vào cho có chuyện, có người lại bù đầu rối óc vì một mình phải kiêm đến mấy việc”1. Cũng trên báo Cứu quốc, Người khen ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.42. 43 tự vệ thành Hoàng Diệu: “Sáng dậy từ 5 giờ và chỉ trong 5 phút là đã chăn chiếu gọn gàng, áo quần tề chỉnh để ra tập thể thao. Tuy quần áo thiếu thốn, nhưng anh em cũng cố gắng ăn mặc sạch sẽ. Mỗi ngày anh em để riêng 1 giờ về việc chăm nom vệ sinh trong trại. Lúc nào, nơi ăn chốn ngủ cũng sạch sẽ... Về mặt học tập, ngoài tập luyện quân sự và lên giảng đường, anh em tối nào cũng hội họp để thảo luận thời cục hoặc nghiên cứu chính trị. Thừa thì giờ anh em vào thư viện xem sách, báo hay vào câu lạc bộ học hát, học đàn. Anh em rất thích học bắn, nên đối với súng, anh em giữ gìn và lau chùi cẩn thận lắm. Nói tóm lại anh em luôn luôn hoạt động, không một giờ, một phút nào nghĩ vơ, nghĩ vẩn”1. Sau đây là câu chuyện của đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể: “Hồi ở Pác Bó, dù sống trong hang đá hay trong một lán nhỏ, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống ngăn nắp và trật tự. Đồ đạc, tài liệu Bác sắp xếp theo thứ tự riêng, cái nào ra cái đó, không bao giờ lẫn lộn. Sách báo, tài liệu, Bác xếp để trên các bậc. Ấm chén, bút mực... cũng đều có quy định chỗ để hẳn hoi. Ai động đến là Bác biết. Bác có một chiếc máy chữ mang từ nước ngoài về, thường vẫn ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.288-289. 44 dùng để đánh tài liệu. Cứ sau mỗi buổi làm việc, Bác xếp máy chữ vào một túi riêng, còn tài liệu thì bỏ vào thùng sắt đậy cẩn thận. Chả thế mà có hôm báo động, chỉ mấy phút sau Bác đã sắp xếp xong các thứ gọn gàng. Còn đồng chí khác thì chạy tới, chụy lui, vấp cả vào nhau. Có đồng chí, thứ cần thiết thì không đem đi, thứ không cần thì lại lấy. Thấy thế, Bác nhẹ nhàng bảo: Gọn gàng, ngăn nắp cũng là một cách bảo mật. Khi hoạt động bí mật cũng như trong nếp sống hàng ngày của người cán bộ, các chú phải thường xuyên chú ý rèn luyện. Sau này, khi về sống ở Hà Nội, Bác vẫn giữ nếp sống gọn gàng, ngăn nắp ấy. Trên bàn làm việc của Bác, dưới nhà sàn, ngày nào cũng vậy, sau giờ buổi sáng, trước lúc sang ăn cơm, Bác đều sắp xếp tài liệu, sách vở ngay ngắn. Buổi chiều hết giờ làm việc, Bác mang tài liệu lên nhà mỗi thứ để một nơi theo đúng chỗ quy định”1. Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cách làm việc, phải siêng năng, có ngăn nắp, có tinh thần phụ trách, đã làm việc gì, thì làm cho kỳ được, làm đến nơi đến chốn. Chớ làm dối”2. ____________ 1. Vũ Kỳ: Thư ký Bác Hồ kể chuyện, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.400-401. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.117. 45 2. Làm việc phải biết quý trọng thì giờ và sức lao động Về quý trọng thì giờ, tục ngữ Việt Nam có câu: “Việc hôm nay chớ để ngày mai”, “Thời giờ ta chớ bỏ hoài”. Thánh hiền có câu: “Một tấc bóng là một thước vàng”. Tục ngữ châu Âu nói: “Thời giờ tức là tiền bạc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói: “Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là người ngu dại” 1. Tất cả đều muốn nói rằng, làm việc phải biết quý trọng thì giờ, phải tranh thủ thời gian. Chủ tịch Hồ Chí Minh có thói quen làm việc đúng giờ và rất quý trọng thời gian. Ngay từ năm 1945, nói chuyện tại buổi Lễ tốt nghiệp khóa 5 Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người nói: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Cách tôi làm việc đúng giờ. Tôi khuyên anh em làm việc phải cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”2. Khi làm việc, đi công tác, đi thăm các cơ quan, đơn vị hoặc đến nhà anh em cán bộ, Người đều rất điều độ, nói giờ nào đến đúng giờ ấy, nói làm việc hoặc ở thăm bao lâu thì đúng bấy nhiêu thời gian, không bao giờ lề mề, la cà, không ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.123. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.115. 46 việc nọ sọ sang việc kia, mà thường rất khẩn trương, nhanh nhẹn trong mọi công việc và không để bất cứ ai phải đợi mình. Đó là biểu hiện của tính quý trọng thì giờ và tính kỷ luật, tính tổ chức, của tinh thần tự chủ cao. Thậm chí cho đến lúc phải từ biệt thế giới này, Người không có gì là ân hận, mà chỉ tiếc là không được “phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ vĩ đại, lãnh tụ của nhân dân, suốt đời quý trọng thì giờ, suốt đời làm việc vì dân, vì nước. Nói về quý trọng thì giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều thí dụ minh họa. Người nói: “Mỗi phút đều là quý báu. Một đồng tiền, một hột gạo, đều là quý báu. Mỗi một người cần phải cố gắng làm công việc của hai người. Công việc thường làm trong hai ngày, nay phải cố gắng làm xong xuôi chu đáo trong một ngày”1. “Người xưa có câu: Một phút đáng giá ngàn vàng, thật là đúng. Thí dụ: Được tin địch kéo qua nơi nọ, ta biết sớm mấy phút, chuẩn bị sẵn sàng mà tập kích, thì ta thắng lợi. Nếu biết chậm mấy phút, thì sẽ thất bại. Vì vậy, từ người cán bộ cấp trên đến cán bộ giao thông, đều phải siêng năng, đều phải tiết kiệm thì giờ”2. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.240. 47 Người kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho... Chúng ta không thể chậm trễ”1. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Người kêu gọi: “Các đồng chí cũng biết thời gian là quý. Dụng binh thắng bại nhiều lúc quyết định trong năm, mười phút”2. Năm 1950, phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chiến dịch Lê Hồng Phong II, Người nêu: “Trong quân sự, thời gian rất là quan trọng, điều kiện thiên thời đứng vào bậc nhất, trước địa lợi và nhân hòa. Có tranh thủ thời gian, mới bảo đảm được yếu tố thắng địch. Cũng để tranh thủ thời gian mà Hội nghị này phải họp ngắn. Báo cáo phải gọn gàng nêu cho được điểm chính cần thiết, không nên nói dài dòng, mất thì giờ vô ích”3. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người kêu gọi: “Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”4, v.v.. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tiết kiệm thì giờ như tiết kiệm của cải. Người nói: “Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.596. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.261. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.461. 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.278. 48 không bao giờ kéo nó trở lại được. Có ai kéo lại ngày hôm qua được không?”1. Nhiều lần Người căn dặn mọi người khi làm việc phải biết quý trọng thì giờ. Muốn tiết kiệm thì giờ thì mọi việc phải làm cho chóng, cho mau, không nên lề mề, chậm chạp, tránh để ngày này qua ngày khác, nay lần mai nữa. Người cho rằng, tiết kiệm và quý trọng thì giờ cũng là siêng năng, cần cù. Cho nên, khi làm bất cứ việc gì, nghề gì thì phải làm cho hăng hái, chăm chỉ, chuyên chú, làm cho ra trò, làm cho đến nơi đến chốn, làm cho khẩn trương, nhưng chớ lụp chụp, cẩu thả. Mặt khác, biết quý trọng thì giờ của mình cũng phải biết quý trọng thì giờ của người khác, không nên “ngồi lê đôi mách” làm mất thì giờ của người ta. Theo Người, lười biếng là không chịu làm việc, để thời gian trôi đi một cách lãng phí, vô ích cũng là lừa gạt. Người yêu cầu: “Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”2. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê bình cách làm việc không đúng giờ. Người nói: “Việc gì có thể làm ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.123. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.122. 49 trong một ngày một buổi, cũng kéo dài đến mấy ngày”1. Hẹn khai hội 8 giờ thì 9 giờ mới đến, làm mất thời giờ của những người khác. Họ không hiểu rằng, giữ đúng thời giờ là một tính tốt của người cách mạng. Người lấy dẫn chứng: “Chú giao thông chạy thư, đáng lẽ một giờ, làm tròn nhiệm vụ; nhưng nghênh ngang mất mấy giờ đồng hồ mới đến nơi rồi lại mất mấy giờ đồng hồ mới trở về. Đáng lẽ mất hai giờ đồng hồ thành mất mấy giờ đồng hồ, công việc giải quyết chậm thành thất bại. Như vậy công việc của chú giao thông rất quan hệ, công việc của chú đánh máy cũng vậy”2. Nhiều lần Người phê bình thói hội họp liên miên, làm mất thì giờ và sức khỏe của nhiều người: “Thí dụ: Những cuộc khai hội, vì người phụ trách chuẩn bị chương trình không đầy đủ, người đến dự hội thì không chuẩn bị ý kiến, đáng lẽ chỉ một ngày thì bàn bạc và giải quyết xong vấn đề, song cuộc khai hội kéo dài đến 5, 3 ngày”3. Rằng: “Khu nọ, trong một mùa đã có đến 450 cuộc đại hội. Đại hội chứ không phải hội nghị tầm thường đâu nhé! Kết quả là các cán bộ chỉ lo đi khai hội mà hết cả thời giờ, đến nỗi mọi công việc bị chậm trễ”4, v.v.. Vì thế, Người khuyên: “Chúng ta phải tiết kiệm ____________ 1, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.356. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.219. 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.307-308. 50 thời giờ. Việc gì trước kia phải làm 2 ngày, nay vì tổ chức sắp xếp cho khéo, năng suất cao, ta có thể làm xong trong 1 ngày”1. Cần phải quý trọng thời giờ và bố trí, sắp xếp thời giờ họp và thời giờ học tập cho hợp lý. Một số câu chuyện sau đây cho thấy cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quý trọng thời giờ. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Người sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Người bảo: Chú làm tướng mà chậm mất 15 phút thì bộ đội của chú hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động. Một lần khác, Người và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Khi cán bộ đó đến, Người hỏi: Chú đến chậm mấy phút? Đồng chí cán bộ trả lời: Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ! Người nói: Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây. Một câu chuyện khác, vào một năm, tại Thủ đô Hà Nội nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân Thủ đô tập trung ở Ủy ban hành chính Thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.352. 51 Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi kẻo để Bác khỏi phải chờ lâu. Bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc Tết mọi người trong nỗi vui mừng bất ngờ, rưng rưng, cảm động của các đại biểu. Thì ra, trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả và mất thời gian chờ đợi, Bác đã chủ động, tự thân đến chúc Tết các đại biểu trước. Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Tôi khuyên anh em làm việc phải cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”1. Về quý trọng sức lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phải biết quý trọng sức lao động, vì sức lao động là vốn quý nhất của con người. Con người có sức lao động mới tạo ra của cải và của cải làm ra là kết quả của sức lao động, nên tiết kiệm của cải tức là quý trọng sức lao động. Vì thế, Người yêu cầu: “Việc gì trước kia phải dùng 10 người, nay ta phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất của mỗi người, nhờ vậy mà chỉ dùng 5 người cũng làm được”2. Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên mọi người khi tiến hành các công việc phải tính toán, cân nhắc ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.115. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.352-353. 52 cẩn thận, không được hoang phí, xa xỉ. Vì không hoang phí, xa xỉ, thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch, nếu hoang phí, xa xỉ thì ắt phải tìm cách xoay tiền, do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối, thậm chí làm chợ đen chợ đỏ, thụt két, buôn lậu, v.v.. Trong khi mọi người quyết tâm thực hiện tiết kiệm mọi mặt cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc, thì vẫn còn một số người hoang phí, xa xỉ, nên Người cảnh báo rằng: “Lúc này, đồng bào làm đổ mồ hôi nước mắt, lo tăng gia sản xuất, để giúp Chính phủ, giúp chiến sĩ, một người làm để nuôi mấy người. Lại có những đồng bào tản cư, thiếu thốn mọi mặt. Vì vậy, một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ hôi nước mắt của đồng bào. Vì vậy, ta phải ra sức tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác... Nhưng còn có một số, vẫn áo quần bảnh bao, ăn uống xa xỉ. Thậm chí cờ bạc, rượu chè. Họ còn “các quan” lắm. Họ mượn tiếng rằng: Phải ăn mặc bảnh mới giữ được oai tín, giữ được thể diện. Nói thế hết sức sai. Muốn có oai tín thể diện, thì phải làm việc cho giỏi”1. Câu chuyện sau đây cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh có sáng kiến tiết kiệm sức lao động. “Lúc ấy đầu năm 1954, chiến tranh đang ở thời điểm quyết ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.240-241. 53 liệt nhất, mà điểm cực nóng là Điện Biên Phủ. Một đơn vị công binh có nhiệm vụ đào hầm nơi Bác làm việc. Ngôi nhà làm việc của Bác đơn sơ, nhưng căn hầm thì phải chắc chắn để bảo đảm an toàn cho Bác. Anh em hì hục làm. Bác đến, Bác mặc bộ quần áo nâu, đầu đội chiếc mũ màu nâu nhạt. Bác hỏi: Mấy ngày nay, các chú làm có mệt không? Thưa Bác, công việc quen nên anh em không thấy mệt ạ! Bác đến gần hai đồng chí đang đục đá. Các chú cầm choòng có rát tay không? Thưa Bác, chúng cháu làm đã quen nên không thấy rát nữa ạ! Vừa lúc ấy, một đồng chí đóng chệch, búa va vào tay đồng chí kia. Cả hai cùng quay nhìn Bác. Bác đi tìm một thanh tre, rồi Bác gập đôi thanh tre để kẹp lấy cái choòng. Nhiều anh em chạy lại đứng quanh Bác hồi hộp, chờ đợi. Bác ngồi xổm, một chân trước, một chân sau, đưa choòng vào vị trí đang đục đá và nói: Chú đóng thử đi! Đồng chí được Bác bảo, giơ búa lên nhưng đóng không được mạnh. Bác bảo: Chú cứ đóng mạnh vào. Nhát búa đóng chắc vì cây choòng được giữ vững. Bác nói: Người cầm choòng phải ngồi xổm, đầu hơi nghiêng như thế này này. Người đóng, thì giơ búa về phía sau, mắt nhìn vào đầu choòng, nện mạnh”1. ____________ 1. Ngô Quân Lập (Sưu tầm, tuyển chọn): Kể chuyện Bác Hồ ở Tuyên Quang, Sđd, tr.153-154. 54 Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Nếu ta khéo tiết kiệm sức người, tiền của và thời giờ, thì với sức lao động, tiền tài của nước ta hiện nay, ta có thể tăng gia sản xuất gấp bội mà lực lượng của ta về mọi mặt cũng tăng gấp bội. Đó là một sự thực chắc chắn, chứ không phải lý luận cao xa”1. V- LÀM VIỆC PHẢI GIỮ NGHIÊM KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT, BIẾT PHÁT HUY SÁNG KIẾN, THƯỜNG XUYÊN RÚT KINH NGHIỆM 1. Làm việc phải giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật Trong sự nghiệp lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân giữ gìn kỷ cương, kỷ luật. Bởi vấn đề cơ bản của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quyền lực thuộc về nhân dân. Người khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra; tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nội dung quan trọng nhất của một đất nước ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.354. 55 khi có chính quyền là phải có nhà nước với hiệu lực pháp lý mạnh mẽ: “Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”1. Những dẫn chứng sau đây cho thấy Người rất quan tâm đến kỷ cương, kỷ luật, đến thực thi pháp luật. Ngay khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trên cương vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Người nêu: “Chính phủ Cộng hòa Dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Nhưng khi dân dùng đày tớ làm việc cho mình, thì phải giúp đỡ Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình”2. Cuối năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội lập hiến, thông qua Hiến pháp, khẳng định quyền làm chủ đất nước và các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Người đã cùng Quốc hội bắt tay ngay vào việc chấn chỉnh bộ máy chính quyền các cấp. Trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp của nước Việt Nam mới, Người thẳng thắn chỉ ra “những lầm lỗi rất nặng” của một số người, trong ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.473. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.74-75. 56 đó có cả cán bộ, đảng viên, đó là các bệnh như trái phép, vô tổ chức, vô kỷ luật, cậy thế, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo, v.v.. Đồng thời, Người tỏ thái độ nghiêm khắc: “Ai đã phạm những lỗi lầm trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung”1. Người còn ký một loạt sắc lệnh như: Sắc lệnh ấn định hình phạt đối với người đưa và người nhận hối lộ từ 2 đến 20 năm khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ; Sắc lệnh khép tội tham ô, trộm cắp của công vào tội tử hình... Tháng 2-1946, Người ban hành Quốc lệnh, trong đó ghi rõ: “Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công. Vậy Chính phủ ra Quốc lệnh rõ ràng gồm có 10 điểm thưởng và 10 điểm phạt, cho quân dân biết rõ những tội nên tránh, những việc nên làm”2. Năm 1948, trong Thư gửi cho Hội nghị tư pháp toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở những người làm công tác pháp luật rằng: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân noi theo”3. Năm 1950, trong Điện gửi đồng ____________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.66, 189. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.473. 57 bào Sơn Hà, Người nói rõ: “Nếu cán bộ địa phương có điều gì sai lầm, nếu đồng bào có việc gì oan ức, thì đồng bào phái đại biểu đến trình bày với tôi và Chính phủ. Tôi đảm bảo rằng tôi và Chính phủ sẽ trừng trị những cán bộ có lỗi, và sẽ làm cho đồng bào khỏi oan ức”1, v.v.. Những dẫn chứng trên cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao kỷ cương, kỷ luật. Người hết lòng thương yêu, khuyên bảo mọi người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nhưng ai tham ô, lãng phí, quan liêu, làm hại đến tính mệnh và tài sản của dân, của nước, làm hại thanh danh và uy tín của Đảng, của Chính phủ thì người đó vẫn phải đem ra thi hành kỷ luật, xét xử đúng luật pháp một cách công minh. Người thường đòi hỏi mọi người trong tiến hành công việc phải tôn trọng và tuân thủ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ công dân. Người ví kỷ luật, mệnh lệnh, nghị quyết cũng như mạch máu trong cơ thể con người, mạch máu chạy đều khắp thân thể thì người khỏe mạnh. Nếu: “Mệnh lệnh đến khu rồi mắc nghẽn không xuống dưới nữa, tức là khu không theo kỷ luật... Mệnh lệnh cũng như dòng máu chảy từ tim ra đến đầu, các tứ chi. Nếu chảy đến tay mà mắc nghẽn, thì tay ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.466. 58 bại. Tay bại người sẽ yếu đi... Vậy các đồng chí phải làm sao cho những mệnh lệnh ở trên xuống được nhanh chóng và thi hành chu đáo”1. Về kỷ luật lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc mọi người rằng, Lênin rất chú trọng kỷ luật lao động. Những người lao động cần phải có kỷ luật lao động nghiêm minh. Đó là một kỷ luật tự nguyện tự giác, một kỷ luật giữa đồng chí với nhau, nhằm nâng cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của mọi người. Người yêu cầu, các xí nghiệp, các cơ quan, các trường học, các đoàn thể cần tăng cường kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống mọi hành động vô tổ chức, vô kỷ luật, phải đề cao kỷ luật trong lao động, trong sản xuất, trong công tác. Cần nhận rõ lao động là vinh quang, là vẻ vang. Muốn có thành tích và kết quả phải đề cao kỷ luật trong lao động. “Phải nâng cao kỷ luật lao động. Tình trạng muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi, nghỉ sớm, không ốm cũng cáo ốm để nghỉ, đều là thiếu kỷ luật lao động. Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua; nhà máy không có kỷ luật lao động, không phải là nhà máy tốt”2. Riêng đối với cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi tính kỷ luật cao, phải giữ ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.260-261. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.537. 59 nghiêm kỷ luật từ trên xuống dưới, tư tưởng, hành động phải nhất trí. Kỷ luật đó đòi hỏi tính tự giác của cán bộ, đảng viên đối với Đảng, chính quyền. Bởi, sức mạnh vô địch của một tổ chức là nhờ có kỷ luật tự giác, ở tinh thần, ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật nghiêm túc của mọi thành viên. Do vậy, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên không những phải giữ kỷ luật sắt, kỷ luật tự giác của Đảng, mà còn phải gìn giữ kỷ luật của chính quyền, của cơ quan, đoàn thể và của nhân dân. Trong khi mọi người thực hiện tốt những điều trên đây, nhưng vẫn còn một số cán bộ, đảng viên không giữ đúng kỷ luật. Trong nhiều bài nói, bài viết, Người dẫn chứng rằng, nhiều người phạm lỗi, nhưng không bị trừng phạt xứng đáng, có người bị hạ tầng công tác này, đi nơi khác lại ở nguyên cấp cũ hay chỉ bị hạ tầng công tác theo hình thức, nhưng vẫn ở cấp cũ làm việc. Hoặc có người đáng phải bị kỷ luật, nhưng vì cảm tình nể nang chỉ phê bình, cảnh cáo qua loa cho xong chuyện, thậm chí còn có nơi che đậy cho nhau, lừa dối cấp trên, giấu giếm Đảng, chính quyền. Theo Người: “Thi hành kỷ luật như vậy làm cho các đồng chí không những không biết sửa lỗi mình mà còn khinh thường kỷ luật”1. Còn không ít người, ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.90. 60 trong đó có cả cán bộ, đảng viên có chức, có quyền sa vào tham ô, lãng phí, buôn gian, lậu thuế, say sưa, cờ bạc, hút xách, đánh cãi nhau, kiện cáo, v.v.. Đối với những người mắc vào tật bệnh này, Người phê bình nghiêm khắc. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới bút danh Lê Quyết Thắng, Người viết một loạt bài đăng trên báo Cứu quốc, trong đó có bài phê phán thói vô tổ chức, vô kỷ luật, rằng: “Họ âm thầm phớt qua phép luật, trốn tránh và làm trái phép luật... Vì đảng viên thường xem phép luật, chính quyền, v.v., là việc trong nhà. Vì vậy, mà có đôi đảng viên như những con lợn, (xin lỗi tiếng đó), họ rúc vào vườn rau của Nhà nước, chén một bữa no say, hoặc họ hy sinh lợi ích của nước nhà, để lên mặt mình là khảng khái. Chúng ta phải chấm dứt cái thói vô chính phủ ấy”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi kỷ cương, kỷ luật là việc cực kỳ cần thiết và cực kỳ quan trọng. Người yêu cầu mọi người phải tuân thủ nguyên tắc cá nhân phục tùng tổ chức, số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương; phải giữ vững kỷ cương, kỷ luật, giữ gìn tư cách và bổn phận công dân và đạo đức công dân. Theo Người, những người không ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.368. 61 phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỷ cương, kỷ luật, cứ làm theo ý mình, đó là bệnh cá nhân, phải kiên quyết chống những biểu hiện của bệnh cá nhân, phớt kỷ luật, phớt tổ chức, phải nâng cao kỷ luật, giữ vững kỷ luật và phải giữ nghiêm kỷ luật trong các tổ chức. Những người có thành tích, ưu điểm phải được khen thưởng, những người có sai lầm, khuyết điểm, làm trái pháp luật thì phải phạt. Người nói: “Về kỷ luật, phải thưởng phạt cho công minh. Chớ vì ưa ai mà thưởng, ghét ai mà phạt, ai hẩu với mình thì dùng, ai trực tính nói ngay thì bỏ”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn yêu cầu các cấp chính quyền phải tìm mọi cách để làm cho những sai lầm, khuyết điểm nêu trên không còn tồn tại. Đối với người có thành tích, phải khen thưởng, đối với những người mắc sai lầm thì phải phê bình, kiểm thảo, giúp họ sửa chữa. Khi cần thiết thì phải thi hành kỷ luật nghiêm minh, đúng mức. Còn đối với những kẻ ngoan cố không tôn trọng kỷ luật, không chịu sửa đổi thì phải dùng đến pháp luật để trừng trị, nhất là những hành động, việc làm có hại đến lợi ích của Tổ quốc, đến tài sản, tính mệnh của nhân dân. Người cũng lưu ý: “Sửa chữa sai lầm, cố nhiên cần dùng cách giải thích ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.595. 62 thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất luật không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng. Mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng. Vì vậy, cần phải phân tách rõ ràng cái cớ sai lầm, phải xét kỹ lưỡng việc nặng hay nhẹ, phải dùng xử phạt cho đúng”1. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắc nhở mọi người giữ vững trật tự, an ninh chung để mọi người an cư, lạc nghiệp. Giữ gìn trật tự, an ninh trước hết là công việc của công an, bộ đội, cảnh sát, nhưng mọi người làm bất kỳ việc gì đều có trách nhiệm tôn trọng và giữ gìn trật tự, an ninh, vì nó có quan hệ trực tiếp đến lợi ích chung của mọi người. Người ví như: “Các chủ ôtô thì niêm yết giá vé và không chở quá nhiều khách. Công an thì quy định và phổ biến luật đi đường, làm cho mọi người tôn trọng luật đi đường. Cán bộ đi họp đúng giờ, đồng bào nộp thuế thì đảm bảo nộp thóc gạo sạch sẽ, v.v..”2. Người lưu ý rằng, nước ta là nước dân chủ, nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân giữ đúng đạo đức công dân. Cụ thể là: “Tuân theo ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.323-324. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.229. 63 pháp luật Nhà nước. Tuân theo kỷ luật lao động. Giữ gìn trật tự chung. Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung. Hăng hái tham gia công việc chung. Bảo vệ tài sản công cộng. Bảo vệ Tổ quốc”1, v.v.. Sau đây là hai câu chuyện cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tôn trọng kỷ luật và thực thi phép nước. Câu chuyện thứ nhất: Một hôm, Người cùng một số anh em cảnh vệ đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Người vừa vào chùa, vị sư cả ra đón và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Người không đồng ý. Đến thềm chùa, Người dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như mọi người dân đến lễ. Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Các xe đều dừng lại cả. Những anh em cảnh vệ đi cùng lo lắng, nếu nhân dân trông thấy Người, họ sẽ ùa ra thì sao? Nghĩ vậy, anh em bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao cảnh bật đèn xanh mở đường cho xe đi. Người ngăn lại, rồi bảo mọi người: Các chú không được làm như thế. Phải ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.258. 64 gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình. Nghe vậy, mọi người vừa ân hận, vừa xúc động. Câu chuyện thứ hai: Một cán bộ của Đảng khi làm Cục trưởng Cục Quân nhu đã lợi dụng chức vụ bớt xén phần cơm áo vốn đã thiếu thốn của bộ đội và còn lãng phí. Vụ án được khởi tố đưa ra tòa án quân sự, lãnh án tử hình, cán bộ này kháng án lên Người xin được khoan hồng. Vụ án gây cho Người nỗi buồn sâu sắc. Nhưng trị một người để cứu muôn người, dù rất đau lòng, Người đã ký lệnh bác đơn kháng án và bản án được thi hành. Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Phải nâng cao kỷ luật, giữ vững kỷ luật. Những cán bộ có ưu điểm thì phải khen thưởng; người làm trái kỷ luật thì phải phạt. Nếu không thưởng thì không có khuyến khích; nếu không có phạt thì không giữ vững kỷ luật. Thưởng phạt nghiêm minh là cần thiết”1. 2. Làm việc phải biết phát huy sáng kiến, thường xuyên rút kinh nghiệm Về biết phát huy sáng kiến: Làm việc phải có sáng kiến, không có sáng kiến thì công việc ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.310. 65 thường tiến triển chậm và lâu mới có kết quả. Xưa nay, không có và không bao giờ chỉ có cách làm duy nhất thích hợp với mọi công việc, mọi hoàn cảnh, mọi thời gian. Một cách làm việc nào đó có thể thích hợp với địa phương này, đúng trong thời kỳ này, hoàn cảnh này, công việc này, song có thể sẽ sai nếu áp dụng máy móc vào địa phương khác, vào thời kỳ khác, vào hoàn cảnh khác và công việc khác. Vì thế, trong tiến hành công việc đòi hỏi mọi người phải biết phát huy sáng kiến và phải sáng tạo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng kiến không phải cái gì lạ, mà nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ, tìm tòi trong khi tiến hành công việc để tìm ra cách làm đúng, thiết thực, hiệu quả, để cải tiến cách làm cho nhanh hơn, đạt kết quả tốt hơn. Người chỉ rõ: “Bất kỳ việc to việc nhỏ, hễ thêm nhiều điều lợi, trừ điều hại cho quần chúng, giúp quần chúng giải quyết vấn đề khó khăn, tăng kết quả của việc làm, tăng sức sản xuất của xã hội, đánh đổ sức áp bức của quân thù, đó đều là sáng kiến”1. Vì thế, trong quá trình tiến hành mọi công việc đòi hỏi phải không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến cách làm, không ngừng sáng tạo, phát huy sự nhiệt tình và lòng ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.284. 66 hăng hái. Phải có tinh thần mạnh dạn, quả quyết trong việc đề ra những sáng kiến, đồng thời phải dự đoán được đại thể kết quả của những công việc sắp làm. Bởi trong thực tiễn tiến hành công việc thường phát sinh những vấn đề mới, khó khăn mới, phức tạp mới, nên phải biết căn cứ vào đó mà kịp thời điều chỉnh, uốn nắn và sửa chữa, nhanh chóng tìm ra cách làm mới phù hợp, bảo đảm cho công việc đạt kết quả vững chắc. Mặt khác, còn phải biết làm cho mọi người đề ra sáng kiến và nếu những sáng kiến đó được áp dụng có kết quả và được khen ngợi, biểu dương kịp thời thì mọi người càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo. Trong khi tăng thêm sáng kiến và lòng hăng hái làm việc thì những khuyết điểm, hạn chế lặt vặt cũng khắc phục được nhiều. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trong sản xuất và sinh hoạt, nhân dân ta cần cù, thông minh, có rất nhiều sáng kiến, trí tuệ và sáng kiến của quần chúng là vô cùng tận. Theo Người, cùng với học hỏi, sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chung của cả dân tộc, nên phải ra sức làm cho nó dồi dào thêm và lan rộng mãi. Sáng kiến như con suối nhỏ chảy vào sông to, những con sông to chảy vào bể cả. Không biết quý trọng sáng kiến và phổ biến kinh nghiệm tức là lãng phí vốn quý của dân tộc. “Bất kỳ ai, nếu có quyết tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu khó học, chịu hỏi quần chúng, 67 óc chịu khó nghĩ, tay chịu khó làm, thì nhất định có sáng kiến, nhất định làm được những điều có ích cho loài người”1. Người thường khuyên cán bộ lãnh đạo cần tổng kết những sáng kiến quý báu ấy, nếu khéo khuyến khích, giúp đỡ, hướng dẫn, vun trồng trí tuệ và những sáng kiến ấy thì sẽ không ngừng nở hoa, kết quả. Mặt khác, cần nâng cao và mở rộng dân chủ, động viên, cổ vũ quần chúng suy nghĩ, tìm tòi, phát huy sáng kiến, cải tiến công việc. Khi họ đã có sáng kiến, thì giúp họ phát triển thêm. Làm được như vậy thì những tính lười biếng, gặp chăng hay chớ, qua loa, đại khái, cẩu thả, lụp chụp... ngày càng bớt, mà sáng kiến và tính hăng hái ngày càng thêm nhiều, hiệu quả công việc sẽ tăng cao. Có lần, Người thân ái phê bình thanh niên rằng: “Thanh niên tuy có hăng hái, sôi nổi, nhưng kém sáng kiến; việc gì cũng đợi ở Tổng bộ hoặc Chính phủ ra cho mệnh lệnh, chỉ thị, giúp hộ ý kiến hoặc định hộ kế hoạch; lại không biết tự ý đề nghị với Chính phủ những việc cần phải làm hay phải sửa chữa”2. Sau đây là câu chuyện do nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy sáng kiến: “Hôm ấy, Bác cùng mấy cán bộ, chiến sĩ nghỉ đêm lại ở một cái lán bên đường. Bác cháu ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.285. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.31. 68 cùng nằm quanh đống lửa. Sáng sớm hôm sau, trời rét, anh em đều ngại, cứ muốn nằm rốn thêm mãi. Nhưng thấy Bác đã dậy nên không ai dám liều nữa. Bên ngoài sương mù dày đặc, hơi lạnh của núi rừng tỏa ra buốt cóng chân tay, anh em đều không muốn đi sớm. Bác bèn hỏi: Các chú có biết làm thế nào cho khỏi rét không? Mọi người chưa biết trả lời ra sao thì Bác nói: Bây giờ ta mặc áo vào rồi chạy thi, xem ai chạy nhanh và dai sức, như vậy thì khỏi rét và tranh thủ được thời gian. Thế rồi, Bác đứng lên trước, hô: Chạy nào! Mấy Bác cháu chạy ào ra, gần một cây số thì Bác vượt lên trước... Chạy chừng bốn cây số, ai nấy đều thấm mệt, người nóng rực lên. Bác ngừng chạy, bước thong thả, nhìn anh em và bắt đầu kể chuyện”1. Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Từ nay, công việc gì bất kỳ thành công hoặc thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tách thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới. Có như thế thì người mới có tài, tài mới có dụng”2. Về thường xuyên rút kinh nghiệm: Quá trình học tập, làm việc và công tác là quá trình rèn ____________ 1. Kể chuyện về Bác Hồ, Nxb. Nghệ An, 2000, t.I, tr.108. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.283. 69 luyện, tích lũy kiến thức, bổ sung, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Cho nên, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm thường xuyên là việc làm cần thiết sau khi công việc đã tiến hành xong, nhằm tìm ra những cái hay, cái tốt, cái đúng, những kinh nghiệm thành công để đề cao, phát huy và phổ biến; đồng thời thấy rõ những cái dở, cái xấu, cái sai, những kinh nghiệm không thành công để khắc phục, để tránh. Vì những kinh nghiệm đó đem trao đổi, gom góp lại sẽ là những bài học quý cho những công việc tiếp theo. Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm là phương pháp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường sử dụng. Người rất coi trọng tổng kết thực tiễn để đúc rút kinh nghiệm trong từng công việc, từng việc làm, từng chủ trương, từ đó bổ sung kịp thời những biện pháp, những chủ trương mới và điều quan trọng hơn là rút ra những kết luận mới để bổ sung cho lý luận. Ngay từ năm 1945, trong bài viết trên báo Cứu quốc, Người đã chỉ rõ: “Sau khi làm xong một công tác gì, hay sau mỗi ngày làm việc, cần phải tự mình kiểm điểm xem có chỗ nào nhầm lẫn, chỗ nào chưa đầy đủ, có được ưu điểm gì nên nhớ, được kinh nghiệm gì quý đáng ghi. Phải bỏ hẳn thái độ xong việc thì thôi”1. Rằng, phải nghiên cứu ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.28. 70 kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm; phải tránh khi có công tác thì đem thi hành một cách máy móc, khi làm xong việc lại chỉ ngồi không, không chịu tìm việc mà làm nữa, không chịu rút kinh nghiệm, v.v.. Người còn khuyên: Trong quá trình tiến hành công việc không chỉ thường xuyên phân tích, đúc kết và nâng cao những kinh nghiệm của bản thân, của đơn vị mình, mà còn học tập một cách chăm chú, cẩn thận và có chọn lọc những kinh nghiệm hay của người khác, của đơn vị khác, của các nước bạn. Phải rút kinh nghiệm hàng ngày, hàng giờ, phải thường xuyên rút kinh nghiệm để có sáng kiến, để tranh thủ thời cơ. Khi thành công phải nghiên cứu vì sao thành công để phát huy, khi thất bại cũng xét xem tại sao thất bại để mà tránh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi hiểu biết đều do kinh nghiệm trực tiếp hoặc kinh nghiệm gián tiếp mà có. Kinh nghiệm gián tiếp là kinh nghiệm của người xưa để lại và kinh nghiệm của nước ngoài. Nếu những hiểu biết, những kinh nghiệm ấy hợp với điều kiện khách quan thì nó đúng và tin. Rằng: “Sự hiểu biết của mỗi người có hai bộ phận: kinh nghiệm trực tiếp và kinh nghiệm gián tiếp. Và kinh nghiệm gián tiếp của ta tức là kinh nghiệm trực tiếp của 71 người. Cho nên, nói chung, sự hiểu biết nào cũng không thể tách rời kinh nghiệm trực tiếp. “Không vào hang, không bắt được cọp”. Câu tục ngữ ấy là một sự thật cho thực hành, cũng là một sự thật cho hiểu biết. Không thực hành thì nhất định không thể hiểu biết”1. Vì thế, phải biết nghiên cứu kinh nghiệm đến tận gốc rễ bằng cách tìm hiểu công việc một cách tỉ mỉ, cẩn thận, toàn diện các việc cả trước và sau khi xong công việc. Không chỉ có vậy, mà còn phải rút kinh nghiệm riêng của từng người, kinh nghiệm chung của từng địa phương, từng đơn vị, từ đó tổng kết, phổ biến kinh nghiệm ấy cho tất cả mọi người, cho các địa phương, các đơn vị để học những kinh nghiệm hay, tránh kinh nghiệm dở, áp dụng những kinh nghiệm cũ, không phù hợp vào công việc mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, rất nhiều công việc chúng ta đã đạt được nhiều thành tích rất khá, nhưng không biết nghiên cứu đến nơi đến chốn, vì sao có thành tích, nơi nào thành tích tốt nhất, ai là người làm được thành tích đó, để mà học kinh nghiệm và đặt khuôn phép cho công việc khác sau đó. Thành thử cái tốt, cái hay đều không phát triển được, mà thường công việc xong rồi là thôi, mọi người ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.124-125. 72 không học được kinh nghiệm gì và cũng không tiến bộ được mấy. Cũng do không nghiên cứu những khó khăn, những sai lầm, khuyết điểm để giải quyết và sửa chữa cho kịp thời. Vì thế, Người động viên: Anh em đều có ít nhiều kinh nghiệm, nay lại hăng hái học hỏi. Khi làm việc, cần phải áp dụng những điều đã học cộng với kinh nghiệm của mình vào công việc thực tế một cách khôn khéo, mềm dẻo, hợp với hoàn cảnh chứ không nên máy móc. Mỗi người, mỗi cán bộ phải biết học những kinh nghiệm hay, tránh những kinh nghiệm dở, áp dụng kinh nghiệm cũ không phù hợp vào công việc mới. Như vậy, khuyết điểm ngày càng bớt, ưu điểm ngày càng thêm, công việc sẽ rất mau tiến bộ. Sau đây là câu chuyện về rút kinh nghiệm về việc lập kế hoạch gia đình do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh kể: “Chính phủ và Đảng mở phong trào tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Nền tảng sản xuất và tiết kiệm là gia đình (và đơn vị bộ đội). Các địa phương, như Liên khu Việt Bắc, đã huấn luyện hơn 187.000 cán bộ tỉnh, huyện, xã và đồng bào về việc lập kế hoạch gia đình. Như thế là tốt. Nhưng... từ trước đến nay, gia đình nào cũng có kế hoạch thô sơ, như: chăn nuôi thứ gì, mùa nào trồng gì, mấy sào, mấy mẫu, v.v.. Nơi nào cán bộ hiểu biết tình hình, chịu khó giải thích cho đồng bào rõ, thiết thực giúp đồng bào 73 sắp xếp kế hoạch thô sơ ấy cho có ngăn nắp hơn, để đồng bào tự giác tự động thực hành, và cán bộ luôn luôn theo dõi, khuyến khích, thì đều thu được kết quả tốt. Nhưng có nhiều nơi cán bộ không biết làm như vậy. Họ không sát thực tế, không giải thích kỹ lưỡng. Họ dùng cách quan liêu, mệnh lệnh ép buộc đồng bào học tập chương trình sản xuất và tiết kiệm. Họ bao biện việc lập kế hoạch gia đình. Họ máy móc, như giúp một gia đình ở nông thôn làm kế hoạch mà họ bắt kê thu và chi rất tỉ mỉ, dài hàng sải, rất phiền phức, như kế hoạch của một hãng buôn lớn. Họ chủ quan, tưởng như thế là thành công rồi. Sự thực thì kế hoạch ấy, đồng bào không hiểu, không thực hiện được. Đó là một kế hoạch “hữu danh vô thực””1. Ghi nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Sau mỗi một việc cần phải rút kinh nghiệm. Kinh nghiệm riêng từng cán bộ, từng địa phương. Kinh nghiệm chung tất cả các cán bộ và các địa phương. Kinh nghiệm thất bại và kinh nghiệm thành công. Rồi tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm ấy cho khắp tất cả cán bộ, tất cả địa phương”2. ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.469. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.238. 74 VI- LÀM VIỆC PHẢI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU 1. Làm việc phải thực hành tiết kiệm Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, về đời riêng trong sáng, nếp sống thanh bạch, tính khiêm tốn, giản dị. Những năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, từ một phụ bếp trên tàu biển, một người quét tuyết ở nước Anh, một thợ ảnh ở Thủ đô Pari của nước Pháp đến khi Người trở thành Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng vẫn luôn là những tháng ngày sống thanh bạch, bình dị, tao nhã và tiết kiệm. Ngôi nhà sàn Người ở có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế, một giá sách, một tủ quần áo với hai bộ kaki, một đôi dép lốp, một máy thu thanh, một chiếc đồng hồ để bàn... Đó là toàn bộ tài sản của một vị nguyên thủ quốc gia. Thậm chí trước lúc “đi xa”, Người còn dặn: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân”1. Có thể nói, cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là mẫu hình cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là trung với nước, hiếu với dân, là “cuộc đời cách mạng thật vàng son”. ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.613. 75 Thực hành tiết kiệm là một quan điểm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường cách mệnh dùng để huấn luyện lớp cán bộ cách mạng đầu tiên của Đảng ta, Người đã chỉ ra: “Tự mình phải: Cần kiệm... Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo, Nói thì phải làm... Ít lòng tham muốn về vật chất”1. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Người nêu ra một trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Người viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc nhằm giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên và nhân dân về đạo đức cách mạng. Người thường nhắc nhở đồng bào, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ kết hợp chặt chẽ phong trào thi đua giết giặc với phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Về thực hành tiết kiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra mấy câu hỏi: Tiết kiệm là gì? Vì sao phải tiết kiệm? Tiết kiệm những gì? Ai cần phải tiết kiệm? Trả lời câu hỏi Tiết kiệm là gì? Người cho rằng, tiết kiệm bao gồm tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của và tất cả mọi ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.280. 76 người, mọi cơ quan phải tiết kiệm. Theo Người: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền to bằng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân”1. Tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, là tích cực, chứ không phải là tiêu cực. Trả lời câu hỏi Vì sao phải tiết kiệm? Người giải thích: Trong 80 năm, nước nhà bị đế quốc Pháp rồi đến đế quốc Nhật vơ vét hết, vì vậy mà kinh tế của ta nghèo nàn, lạc hậu. Nay chúng ta cần phải có một nền kinh tế khá để kháng chiến và kiến quốc. Muốn xây dựng kinh tế, thì phải có tiền của để làm vốn. Muốn có vốn, chúng ta chỉ có cách là một mặt phải tích cực tăng gia sản xuất, một mặt thực hành tiết kiệm để tích trữ vốn cho xây dựng và phát triển kinh tế nước ta. Trả lời câu hỏi Tiết kiệm những gì? Người chỉ rõ: Tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm tiền của. Người lấy thí dụ, về tiết kiệm thời giờ, việc gì trước kia phải làm 2 ngày, nay vì tổ chức sắp xếp khéo, năng suất cao, có thể làm xong ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.352. 77 trong 1 ngày. Về tiết kiệm sức lao động, việc gì trước kia phải dùng 10 người, nay phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất của mỗi người, nhờ vậy mà chỉ dùng 5 người cũng làm được. Về tiết kiệm tiền của, việc gì trước phải dùng nhiều người, nhiều thời giờ, phải tốn 2 vạn đồng, nay vì tiết kiệm được sức người và thời giờ, nguyên liệu, cho nên chỉ tốn 1 vạn là đủ. Người nói gọn lại: “Chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt cho hợp lý, để 1 người có thể làm việc như 2 người, 1 ngày có thể làm việc của 2 ngày, 1 đồng có thể dùng bằng 2 đồng”1. Trả lời câu hỏi Ai cần phải tiết kiệm? Người nói: Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Người cũng lấy một số thí dụ: “Trước kia tính đổ đồng mỗi chiến sĩ bắn 50 viên đạn mới hạ 1 tên địch. Nay vì tập luyện siêng năng, bắn khá, tính đổ đồng mỗi chiến sĩ chỉ bắn 10 viên đạn thì hạ được 1 tên địch. Thế là chiến sĩ tiết kiệm được 80% đạn. Do đó mà quân giới tiết kiệm được nguyên liệu và nhân công đúc đạn, để chế tạo những vũ khí khác. Trước kia Cục vận tải phải chở 100 xe đạn, nay chỉ cần chở 20 xe, tiết kiệm được xe cộ và dầu mỡ. Xe chạy ít, thì đường sá phải chữa ít, thế là tiết kiệm được dân công, v.v.. Nếu cán bộ tư pháp nâng cao năng suất, làm việc ____________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.353. 78