🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hoàn Thiện Các Phương Pháp Cơ Bản Thực Hiện Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Và Thi Hành Kỷ Luật Đảng Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản: GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung: PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH NGUYỄN THỊ TRANG NGUYỄN VIỆT HÀ PHẠM THUÝ LIỄU NGUYỄN THU THẢO NGUYỄN THỊ TRANG NGUYỄN VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 427-2021/CXBIPH/7-365CTQG. Số quyết định xuất bản: 10-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 4 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6495-4. Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam Cao V¨n Thèng Hoμn thiÖn c¸c ph−¬ng ph¸p c¬ b¶n thùc hiÖn c«ng t¸c kiÓm tra, gi¸m s¸t vμ thi hμnh kû luËt §¶ng : S¸ch chuyªn kh¶o / Cao V¨n Thèng ch.b. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2020. - 256tr. ; 21cm ISBN 9786045759905 1. Đảng Cộng sản Việt Nam 2. C«ng t¸c §¶ng 3. KiÓm tra 4. KØ luËt 5. Giám sát 6. S¸ch chuyªn kh¶o 324.2597075 - dc23 CTL0233p-CIP TẬP THỂ TÁC GIẢ CAO VĂN THỐNG (Chủ biên) ThS. PHẠM ĐỨC TIẾN HÀ HỮU ĐỨC ThS. HÀ CÔNG NGHĨA ThS. TRẦN ĐÌNH ĐỒNG LỜI NHÀ XUẤT BẢN Phương pháp cơ bản trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng là hệ thống các cách thức mang tính cơ sở, gốc rễ, cốt yếu nhất được chủ thể kiểm tra, giám sát sử dụng thường xuyên, phổ biến, liên tục trong quá trình tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Mỗi phương pháp đều có đặc điểm, tính chất, đối tượng và yêu cầu khác nhau tùy theo tình hình thực tiễn của từng vụ việc, đòi hỏi người cán bộ kiểm tra phải có sự cân nhắc cũng như những hiểu biết, kiểm nghiệm trong quá trình triển khai công tác. Để bạn đọc nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng và đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát các cấp hiểu rõ thêm về những phương pháp cơ bản trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng do tác giả Cao Văn Thống - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm chủ biên hướng tới phục vụ hoạt động thực tiễn của các tổ chức đảng. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; 6 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... Chương II: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng hiện nay; Chương III: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc. Tháng 9 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT MỞ ĐẦU Sự cần thiết thực hiện nội dung cuốn sách Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng do ba lý do cơ bản quyết định, đó là: thứ nhất, từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các phương pháp cơ bản trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; thứ hai, thực trạng tổ chức, triển khai thực hiện các phương pháp cơ bản của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng hiện nay; thứ ba, đòi hỏi của yêu cầu, nhiệm vụ tập trung nghiên cứu, đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng trong giai đoạn hiện nay đã được đề cập trong Thông báo số 38-TB/TW ngày 03/8/2017 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Kết luận số 72-KL/TW ngày 17/5/2010 của Bộ Chính trị khóa X về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020. Từ thực trạng hiện nay, khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng, phức tạp và nghiêm trọng hơn về mức độ, tính chất, quy mô và tinh vi hơn trong cách thức vi phạm. Các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”, “bệnh thành tích” và các loại tệ nạn 8 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... gia tăng, ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng việc phát hiện, kiểm tra, xử lý chưa kịp thời, chưa tương xứng, do vậy, trong nội dung Thông báo số 38-TB/TW ngày 03/8/2017 của Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Quan tâm công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo hướng gắn lý luận với thực tiễn. Tập trung nghiên cứu đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng”. Hơn thế nữa, qua quá trình tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng dựa trên các phương pháp cơ bản, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới, với sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, sự đòi hỏi hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, toàn cầu hóa và tác động từ các yếu tố mặt trái của cơ chế thị trường. Phương pháp kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng là hệ thống các cách thức mà chủ thể kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng sử dụng để tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát, kỷ luật đối với đối tượng kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật. Hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng đang thực hiện năm phương pháp cơ bản, gồm: (1) Dựa vào tổ chức đảng; (2) Phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên; (3) Phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng; (4) Phối hợp trong Mở đầu 9 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; (5) Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Phương pháp dựa vào tổ chức đảng là việc các tổ chức đảng là chủ thể kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng thông qua các tổ chức đảng (theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng) để tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng theo đúng các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng nhằm tạo ra sức mạnh, hoạt động có hiệu lực, đạt kết quả như mục đích, yêu cầu đã đề ra. Theo phương pháp này, không được sử dụng, áp dụng các biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Do vậy, trong bối cảnh nhiều tổ chức đảng, đảng viên do bị tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng nên bị thoái hóa, biến chất, mất sức chiến đấu; khi để xảy ra vi phạm, khuyết điểm luôn có xu hướng bao che, giấu giếm khuyết điểm, vi phạm hết sức tinh vi. Vì vậy, việc dựa vào tổ chức đảng và phương pháp công tác đảng để phát hiện, xem xét, xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm gặp nhiều hạn chế, trở ngại, hiệu quả từ việc phát huy thế mạnh trước đây của phương pháp này đến nay đã tiệm cận đến giới hạn. Do vậy, phương pháp này cần được nghiên cứu, xem xét để đổi mới và hoàn thiện nhằm phù hợp với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Về phương pháp phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên, cho đến nay, phương pháp này cũng đã gặp phải những hạn chế nhất định, trong nhiều trường hợp đối tượng kiểm tra có biểu hiện không tự giác báo cáo, 10 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... giải trình, kiểm điểm, tự phê bình, tự soi nghiêm túc về thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm, không tự nhận trách nhiệm do mình gây ra và không tự nhận hình thức xử lý kỷ luật; hoặc có thái độ quanh co, giấu giếm khuyết điểm, vi phạm, đổ lỗi cho tập thể, cho khách quan, cho người khác, hoặc “lộ đến đâu thì nhận đến đó”, hoặc có thái độ phản ứng, đối phó, thiếu cộng tác, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra, giám sát. Do vậy, để tiếp tục sử dụng có hiệu quả phương pháp này, trong thời gian tới, chủ thể kiểm tra cũng phải đổi mới và hoàn thiện nội dung, phương pháp này để có thể chủ động nắm chắc diễn biến tâm lý, tư tưởng, làm rõ động cơ, mục đích của hành vi, việc làm, tìm hiểu để xác định rõ nguyên nhân; từ đó chủ động có hình thức, biện pháp phù hợp làm tốt công tác tư tưởng và đấu tranh cảm hóa, thuyết phục đối với đối tượng kiểm tra để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, kết quả kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Phương pháp phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng là việc chủ thể kiểm tra trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng có những hình thức, biện pháp tác động thích hợp để thu hút, tạo động lực khuyến khích, thúc đẩy quần chúng phát huy đúng, đầy đủ vai trò, trách nhiệm và quyền của mình trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng theo quy định của Đảng. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò và trách nhiệm của quần chúng trong công tác xây dựng Đảng là một việc khó, có nhiều rào cản, có những vi phạm của đảng viên, tổ chức đảng bị bao bọc hoặc lạm dụng các cụm Mở đầu 11 từ “tối mật”, “tuyệt mật” hoặc bị bưng bít, giấu kín đến mức cả đảng viên cũng khó tiếp cận. Hơn nữa, phương pháp này cũng đòi hỏi phải thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng để có những cơ chế, quy định cụ thể, hình thức, biện pháp tác động thích hợp nhằm khuyến khích, thúc đẩy quần chúng phát huy đúng, đầy đủ vai trò, trách nhiệm và quyền của mình trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng theo quy định của Đảng. Do vậy, trong tình hình mới, với sự bùng nổ như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông như hiện nay, việc phát huy vai trò, trách nhiệm của quần chúng cũng cần có cơ chế, quy định cụ thể đầy đủ, đồng bộ, có tính khả thi và cách làm phù hợp để khắc phục những hạn chế, vướng mắc, khó khăn, yếu kém còn tồn tại khi sử dụng phương pháp này. Phương pháp phối hợp trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là việc cùng chung tay góp sức, cùng hành động chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ chức đảng là chủ thể kiểm tra, giám sát (gọi tắt là chủ thể kiểm tra) với các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, các ban, ngành, cơ quan bảo vệ pháp luật có liên quan (như: cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán, cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan tòa án...) để thực hiện có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Cho đến nay, hầu hết các tổ chức đảng đều đã ban hành một hệ thống quy chế phối hợp với các cơ quan 12 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... hữu quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động phối hợp cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc, trở ngại nhất định. Đặc biệt, cho đến nay, cũng chưa có chế tài thống nhất để xem xét, xử lý các trường hợp cố tình bất hợp tác, hợp tác nửa vời, hợp tác chưa hết trách nhiệm hoặc có vi phạm, khuyết điểm trong việc phối hợp, dẫn đến chất lượng, hiệu lực, hiệu quả phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng chưa phát huy đúng mức và còn nhiều hạn chế; phần nào còn chịu tác động bởi nhiều rào cản khác làm cho việc phát huy vai trò, tác dụng của việc phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng còn hạn chế trong thực tiễn công tác xây dựng Đảng hiện nay. Thẩm tra, xác minh là một trong những phương pháp cơ bản, mang tính đặc trưng, chính yếu nhất trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; đó là việc chủ thể kiểm tra tiến hành các hoạt động phát hiện, tìm kiếm, thu thập, xem xét, tra cứu, thẩm định, đánh giá và sử dụng những chứng cứ, phân tích thông tin, tài liệu đã thu thập được liên quan đến vụ việc kiểm tra, giám sát; phân tích mối liên hệ và sự thống nhất, lôgíc, phù hợp giữa các chứng cứ với nhau và với vụ việc theo các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng để tìm ra sự thật, chỉ đúng bản chất các thông tin, chứng cứ nhằm chứng minh đối tượng được kiểm tra, giám sát có hay không có thiếu sót, khuyết điểm hoặc vi phạm, giúp cho việc xem xét, đánh Mở đầu 13 giá, kết luận, xử lý bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời. Tuy nhiên, bản thân phương pháp này cũng bị giới hạn trong khuôn khổ nguyên tắc, phương pháp công tác đảng để tìm ra sự thật, làm rõ bản chất sự việc. Trong bối cảnh hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ dưới sự lãnh đạo của Đảng, yếu tố bằng chứng pháp lý để khẳng định tổ chức đảng, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm là một đòi hỏi đặt ra và yêu cầu cần có sự tham gia, vào cuộc của một số nghiệp vụ khoa học pháp lý, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật sử dụng mới có thể tìm ra những chứng cứ pháp lý đầy đủ, khoa học, chuẩn xác, nhất là các vụ việc có liên quan đến cố ý làm trái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tha hóa quyền lực. Thực tế đòi hỏi ngay chính trong phương pháp “chính yếu” của ngành kiểm tra đảng là phương pháp thẩm tra, xác minh cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản để đổi mới, bổ sung nội hàm của phương pháp này nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng Đảng, đồng thời với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Như vậy, năm phương pháp cơ bản thực hiện trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đòi hỏi cần có sự nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay; đây đang là vấn đề bức thiết được cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp quan tâm và được 14 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... đánh giá là một trong những hạn chế trực tiếp tác động đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”, tiêu cực của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp hiện nay. Thực tế việc phát hiện và xử lý tổ chức đảng và đảng viên có khuyết điểm, vi phạm thông qua các phương pháp cơ bản cho đến nay còn có những giới hạn, bất cập, hạn chế nhất định, nhất là trong phát hiện và xử lý đảng viên tham nhũng, “lợi ích nhóm”, tha hóa quyền lực. Thực tiễn ở Việt Nam cũng cho thấy, số lượng tiền và tài sản bị chiếm dụng, thất thoát trong các vụ việc, vụ án tham nhũng là rất lớn, song việc phát hiện tham nhũng, tiêu cực, tha hóa quyền lực trong các tổ chức đảng, đảng viên rất khó khăn, hạn chế, chủ yếu thông qua các biện pháp nghiệp vụ của các cơ quan điều tra, bảo vệ pháp luật thì mới đủ khả năng, điều kiện làm sáng tỏ, triệt để và rút ngắn thời gian phá án. Đặc biệt, có những vụ tham nhũng, các đối tượng bị truy tố đều là đảng viên như vụ tham nhũng ở Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; có vụ án làm thất thoát hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng như vụ Giang Kim Đạt và đồng phạm ở Vinashin cho thấy, nếu các cơ quan tố tụng không phát hiện và đưa ra xét xử thì xã hội sẽ không biết; vụ án Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và đồng phạm ở Vinalines hay vụ án tham nhũng của Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm tại Ngân hàng Công thương Việt Nam; vụ án Vũ Quốc Hảo và đồng phạm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, vụ án ở Tổng Công ty Mobiphone mua 95% cổ phần Mở đầu 15 của Công ty AVG và nhiều vụ việc khác đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước, của tập thể và cá nhân nhưng việc kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn nếu chỉ dựa vào năm phương pháp cơ bản nêu trên. Hiện nay, việc phát hiện vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên nói chung và phát hiện tham nhũng nói riêng đã được các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan chức năng chú trọng thực hiện trước hoặc song song với việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng. Tuy nhiên, thực tế việc phát hiện, xử lý tham nhũng còn rất ít do quá trình điều tra án tham nhũng rất phức tạp và khó khăn, phải có thời gian để thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm. Nhiều trường hợp hành vi tham nhũng xảy ra trong thời gian khá dài mới bị phát hiện; các đối tượng tham nhũng có chức vụ, quyền hạn, có trình độ, kiến thức có sự chuẩn bị chu đáo khi phạm tội, khi thực hiện xong đã hợp thức hóa hoặc tiêu hủy hồ sơ, tài liệu, chứng cứ và cất giấu, tẩu tán tài sản, thậm chí còn chạy trốn ra nước ngoài, việc sử dụng một số phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra của Đảng để phát hiện rất khó thực hiện, thậm chí là không thể thực hiện được, dẫn đến tác dụng phòng, chống tham nhũng thông qua áp dụng các phương pháp nghiệp vụ kiểm tra, giám sát rất hạn chế. Việc nghiên cứu một cách tổng thể cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp cụ thể để đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, 16 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... giám sát đang là một yêu cầu cấp thiết nhằm giải quyết những đòi hỏi của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, hướng tới giải quyết thỏa đáng những vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay. Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1. Các khái niệm về phương pháp Theo Từ điển tiếng Việt, phương pháp có hai nghĩa: (1) “phương pháp là cách thức nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội”1. (2) “phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó”2. Trong cuốn sách này, khái niệm “phương pháp” được tiếp cận theo nghĩa thứ hai, là hệ thống các cách sử dụng để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Phương pháp cơ bản là hệ thống các cách thức cơ sở, gốc rễ, cốt yếu nhất được sử dụng thường xuyên, phổ biến, liên tục, trong sự tổng thể, liên thông, liên hoàn và để kết hợp, _________ 1, 2. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2000, tr.723. 18 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... phối hợp, vận dụng các phương pháp khác theo quy định khi tiến hành một hoạt động nào đó. Phương pháp cơ bản trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng là hệ thống các cách thức cơ sở, gốc rễ, cốt yếu nhất được chủ thể kiểm tra, giám sát sử dụng thường xuyên, phổ biến, liên tục trong sự tổng thể liên thông, liên hoàn và kết hợp, phối hợp, vận dụng các phương pháp khác theo quy định để tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả. Cho đến nay, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng được tiến hành theo năm phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp dựa vào tổ chức đảng; - Phương pháp phát huy tinh thần tự giác, tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; - Phương pháp phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng; - Phương pháp phối hợp trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và các ban, ngành có liên quan; - Phương pháp thẩm tra, xác minh. 2. Khái niệm phương pháp dựa vào tổ chức đảng a) Khái niệm tổ chức Tổ chức là “tập hợp người được tổ chức lại, hoạt động vì Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 19 những quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung”1. Tập hợp người phải có kỷ luật chặt chẽ trong quan hệ giữa các thành viên của nó. Tổ chức còn được hiểu là “hình thức liên kết của nhiều người, có lãnh đạo, chỉ huy, có hình thành cơ cấu bộ máy, có mục đích, nhiệm vụ chung và mỗi thành viên đều có chức năng, nhiệm vụ được xác định”2. Sự liên kết này nhằm tạo sự thống nhất giữa các thành viên dưới sự chỉ đạo, điều hành của người lãnh đạo, cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của tổ chức trên cơ sở góp sức thực hiện nhiệm vụ, công việc theo sự phân công cho mỗi thành viên trong tổ chức đó. Các tổ chức trong xã hội có điều lệ, quy chế, nội quy hoạt động, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên và mối quan hệ của các thành viên trong các tổ chức ấy. Nhà nước quản lý về tổ chức và hoạt động của các tổ chức trong xã hội bằng pháp luật. b) Khái niệm tổ chức đảng, các loại hình tổ chức đảng và đặc tính của tổ chức đảng (1) Khái niệm tổ chức đảng Tổ chức đảng là “tổ chức chính trị liên kết những người có giác ngộ lý tưởng chung, tự nguyện gia nhập tổ chức đó, _________ 1. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.973. 2. Bộ Nội vụ: Từ điển nghiệp vụ phổ thông, Hà Nội, 1977, tr.509. 20 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... cùng nhau hành động vì mục tiêu chung”1. Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh... Tổ chức đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam là tập hợp những đảng viên có cùng lý tưởng, tự nguyện gia nhập tổ chức đảng, có kỷ luật chặt chẽ, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung; có lãnh đạo, có hình thành cơ cấu, tổ chức bộ máy, có tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chung và mỗi thành viên đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được xác định. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận, hướng dẫn... của Đảng. Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên. Tổ chức đảng được thành lập theo quyết định của cấp có thẩm quyền được quy định trong Điều lệ Đảng, các quy _________ 1. Tra cứu các mục từ về tổ chức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.637. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 21 định của Đảng bằng các hình thức: do đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên bầu; do cấp ủy cùng cấp bầu; do cấp ủy cấp trên trực tiếp thành lập hoặc chỉ định. Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước. Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam được lập ở bốn cấp: cơ sở, huyện, tỉnh và Trung ương. (2) Các loại hình tổ chức đảng Do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tính chất khác nhau nên tổ chức đảng trong hệ thống của Đảng cũng có những loại hình khác nhau: có tổ chức đảng thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo; có tổ chức đảng thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn và tham mưu; có tổ chức đảng thực hiện chức năng hướng dẫn và tham mưu; có tổ chức đảng vừa lãnh đạo, chỉ đạo, vừa tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng,... Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội, do đó, cơ cấu, tổ chức bộ máy, loại hình tổ chức đảng cũng đa dạng, phong phú: có tổ chức đảng trong các cơ quan đảng; có tổ chức đảng trong cơ quan nhà nước; có tổ chức đảng trong Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp; có tổ chức đảng trong lực lượng vũ trang; có tổ chức đảng trong các đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế; có tổ chức đảng ở thôn, bản, khu dân cư,... Các tổ chức đảng có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức bộ máy không giống nhau nên cũng có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về kiểm tra, giám sát, thi 22 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... hành kỷ luật đảng khác nhau. Vì vậy, từng loại hình tổ chức đảng ở mỗi cấp có tác động, ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, đòi hỏi chủ thể kiểm tra cũng như các tổ chức đảng và đảng viên phải nắm vững để chủ thể kiểm tra thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn (kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng) và tổ chức đảng thực hiện tốt trách nhiệm và quyền hạn của mình khi được kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. (3) Đặc tính của tổ chức đảng Tổ chức đảng được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh, có nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng. Lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Mỗi loại hình tổ chức đảng có tác động nhất định đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nói riêng. Tổ chức đảng vừa là chủ thể kiểm tra, giám sát (trừ ban cán sự đảng, đảng đoàn chỉ lãnh đạo công tác kiểm tra), vừa là đối tượng kiểm tra, giám sát, nên vừa tiến hành kiểm tra, giám sát, vừa chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng có thẩm quyền và chịu sự giám sát của Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 23 nhân dân. Đồng thời, tổ chức đảng cũng là đối tượng có liên quan đến nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật đảng. Các cấp ủy đảng vừa lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, vừa tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. c) Khái niệm dựa vào tổ chức đảng để tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng Dựa vào là “nhờ vào ai hoặc cái gì để có được sức mạnh, để hoạt động có hiệu lực”;... “(làm việc gì) hướng cho phù hợp với cái gì để có được sự thành công”1. Dựa vào tổ chức đảng để tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng được hiểu là: Các tổ chức đảng là chủ thể kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng nhờ vào các tổ chức đảng (theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng) để tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng theo đúng các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, nhằm tạo ra sức mạnh, hoạt động có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, đạt kết quả như mục đích, yêu cầu đã đề ra để tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. _________ 1. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.262. 24 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... Khái niệm phương pháp dựa vào tổ chức đảng để tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng: là hệ thống các cách thức mà chủ thể kiểm tra sử dụng việc nhờ vào tổ chức đảng để tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng. Để dựa vào tổ chức đảng tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đúng nguyên tắc, phương pháp, quy trình, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm, có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, chủ thể kiểm tra phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tính chất, tổ chức bộ máy của từng loại hình tổ chức đảng ở mỗi cấp trong từng thời gian. Nắm chắc phương pháp dựa vào tổ chức đảng để tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng mà có chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức, biện pháp thực hiện một cách cụ thể, sát hợp, có tính khả thi. 3. Khái niệm phương pháp phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên a) Khái niệm tự giác Tự giác có hai nghĩa: (1) “(làm việc gì) tự mình hiểu mà làm, không cần nhắc nhở, đốc thúc”1; (2) “(giai cấp, giai tầng xã hội) có ý thức về quyền lợi của mình và về _________ 1. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.1040. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 25 vai trò, vị trí của mình trong xã hội, đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo”1. Có thể hiểu, tự giác trong Đảng là việc tổ chức đảng và đảng viên trên cơ sở chủ động giác ngộ chính trị, giác ngộ giai cấp, có ý thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền của mình về mục tiêu, lý tưởng của Đảng theo quy định của Đảng để tự nguyện chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức, hoạt động, sinh hoạt đảng mà không cần sự nhắc nhở, đôn đốc, tác động, kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng hoặc đảng viên có thẩm quyền. Tự giác không phải tự dưng có được, mà là một quá trình và có các cấp độ; mức độ tự giác ngộ của mỗi tổ chức đảng và đảng viên khác nhau, không giống nhau, do điều kiện, môi trường trưởng thành, công tác, sản xuất, chiến đấu, thử thách, rèn luyện khác nhau. Vì vậy, khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, cần coi trọng và làm tốt công tác tư tưởng đối với mọi đối tượng được kiểm tra, giám sát nhằm khơi dậy và phát huy, nâng cao tinh thần tự giác, tự phê bình để nhận rõ ưu điểm, mặt mạnh, mặt tiến bộ cũng như những thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm và nguyên nhân, giúp cho chủ thể kiểm tra có cơ sở xem xét, đánh giá, kết luận được khách quan, đầy đủ và chính xác. Đối với những trường hợp thiếu tự giác, quanh co, giấu giếm sai lầm, khuyết _________ 1. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.1040. 26 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... điểm, cần kiên trì động viên, thuyết phục, kết hợp với công tác thẩm tra, xác minh để đấu tranh làm rõ đúng, sai. Tự giác trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng là việc tổ chức đảng và đảng viên là đối tượng kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật đảng nghiêm túc chấp hành sự kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của tổ chức đảng có thẩm quyền trên cơ sở tự nguyện, tự ý thức về vị trí, vai trò; từ đó, tự nguyện chủ động thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm và quyền của mình theo đúng quy định của Đảng. Phương pháp phát huy tinh thần tự giác trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng là một trong những phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Tự giác của tổ chức đảng và đảng viên được đề cập ở đây là sự tự giác của tổ chức đảng và đảng viên là đối tượng kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật đảng. Mỗi tổ chức đảng đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Mỗi đảng viên là một chiến sĩ cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, tự nguyện gia nhập Đảng, phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng. Mỗi tổ chức đảng và mỗi đảng viên tự giác chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ được giao, tự giác chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng có thẩm quyền. Theo đó, tự giác chính là bản chất của Đảng, tự giác không chỉ là phương tiện mà chính là mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát nói riêng và công tác xây dựng Đảng nói chung. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 27 b) Khái niệm tự phê bình, phê bình * Tự phê bình là “tự nêu ra, phân tích và đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của mình”1 và “tự nhận, phân tích và đánh giá khuyết điểm của mình”2. Như vậy, có thể hiểu, tự phê bình là việc chủ thể chủ động tự nêu ra, phân tích và đánh giá, tự nhận và nhận thức đầy đủ, sâu sắc về những ưu, khuyết điểm hoặc vi phạm của chính mình, và tự đề ra cách phát huy ưu điểm hoặc chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm hoặc vi phạm. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tự phê bình là cá nhân (cơ quan hoặc đoàn thể) thật thà nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, để người khác giúp mình sửa chữa, mà cũng để người khác biết mà tránh những khuyết điểm mình đã phạm”3. Người còn nhấn mạnh: Tự phê bình là thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa. Tự phê bình trong Đảng là việc đảng viên, tổ chức đảng tự mình thật thà nêu ra những ưu điểm và hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có) của chính mình một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác, trung thực, đúng tính chất, mức độ, không tô vẽ, thêm, bớt, ngộ nhận hoặc né tránh để được góp ý, xem xét, phân tích, đánh giá _________ 1, 2. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.1040. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.10, tr.386. 28 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... nhằm nhận thức rõ, đúng, đầy đủ và sâu sắc hơn về những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có) của chính mình; từ đó đề ra cách thức, giải pháp phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có). Trong công tác xây dựng Đảng, tự phê bình là cách thức của tổ chức đảng và đảng viên tự nêu, tự phân tích, tự đánh giá, tự xem xét những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và tự giác nhận trách nhiệm của mình để phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm (nếu có), nhằm góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật, phát huy dân chủ, giữ gìn đoàn kết nội bộ, hoàn thành nhiệm vụ được giao và xem xét, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm (nếu có). Tự phê bình trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng là một bộ phận quan trọng của tự phê bình trong Đảng, được thực hiện đối với cả chủ thể kiểm tra, giám sát, cả đối tượng kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật đảng và đối tượng có liên quan đến đối tượng kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật đảng. Phê bình là “... Nêu lên khuyết điểm để góp ý kiến, để chê trách. Đấu tranh phê bình, tiếp thu phê bình...”1. Phê bình trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng là việc nêu lên các ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, _________ 1. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Phương Đông, 2010, tr.707. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 29 khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có) của đối tượng kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật đảng để góp ý, đánh giá, nhận xét, kết luận về đối tượng đó. Tự phê bình và phê bình luôn luôn đi liền với nhau, gắn kết với nhau, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, khi tiến hành tự phê bình phải có tổ chức, cá nhân khác góp ý phê bình cho đối tượng tự phê bình một cách chân thành, thẳng thắn, đúng mực, thắm tình đồng chí, trên tinh thần xây dựng; và ngược lại, khi cá nhân, tổ chức góp ý kiến phê bình thì bản thân đối tượng được phê bình cũng phải tự giác, tự phê bình để qua đó tiếp nhận sự phê bình một cách nghiêm túc, chân thành, thoải mái, cầu thị, không gượng ép, miễn cưỡng hoặc oán thán. c) Mối quan hệ giữa tự giác với tự phê bình, phê bình Tự giác là bản chất của Đảng ta. Tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng Cộng sản. Tự giác bao hàm cả tự phê bình, là đỉnh cao của tự phê bình, vì tự phê bình là một bộ phận của tự giác, thuộc nội hàm của tự giác. Tự phê bình là một trong những nhân tố, yếu tố, nội dung cốt lõi, cơ bản của tự giác trong công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nói riêng. Tự phê bình xuyên suốt, đan xen mọi nội dung, quá trình tự giác của tổ chức đảng và đảng viên trong công tác, học tập, sinh hoạt. Vì thế, tự giác và tự phê bình, phê bình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong 30 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và sinh hoạt của Đảng. Tự giác là cơ sở để tự phê bình, phê bình; tự phê bình, phê bình là biểu hiện của tự giác; đây là mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Khi tính tự giác của tổ chức đảng và đảng viên càng cao thì chất lượng, hiệu quả tự phê bình, phê bình càng cao; và ngược lại, khi tính tự giác của tổ chức đảng và đảng viên giảm sút thì chất lượng, hiệu quả tự phê bình, phê bình cũng giảm sút, thậm chí bị triệt tiêu, thủ tiêu. Việc tự giác chấp hành sự kiểm tra, giám sát của Đảng vừa là ý thức trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ, quyền lợi của tổ chức đảng và đảng viên, thể hiện sự nghiêm túc chấp hành và phục tùng kỷ luật của Đảng, chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng có thẩm quyền. Khi tính tự giác của tổ chức đảng và đảng viên càng cao thì càng thể hiện sự nghiêm túc, sự tuân thủ, phục tùng kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành sự kiểm tra, giám sát của Đảng, bảo đảm cho kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt, nghĩa là tự giác và nghiêm minh. Khi tự giác đã trở thành tự nguyện, tự ý thức, sự giác ngộ cao là sự cần thiết, lẽ tự nhiên, không thể thiếu trong công tác, hoạt động, sinh hoạt, thì tự phê bình, phê bình của tổ chức đảng và đảng viên cũng sẽ trở nên tự nguyện, tự giác, không còn rào cản của các nhân tố khách quan bên ngoài. Tự giác và tự phê bình, phê bình khi trở thành nhu cầu nội tại, sẽ là động lực để tổ chức đảng và đảng viên tự điều chỉnh, “tự đề kháng” để tồn tại, phát triển... Trong công Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 31 tác, hoạt động, sinh hoạt, tổ chức đảng và đảng viên phải tự giác, tự phê bình và phê bình là vấn đề bắt buộc, thể hiện sự giác ngộ, sự nghiêm túc trong nhận thức và hành động của tổ chức đảng và đảng viên. d) Khái niệm phương pháp phát huy tinh thần tự giác Phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tiếp tục có tác dụng và nảy nở thêm”1. Từ khái niệm phát huy và tự giác, có thể hiểu: phương pháp phát huy tinh thần tự giác là hệ thống các cách thức mà chủ thể kiểm tra, giám sát sử dụng việc dựa vào việc phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng thông qua việc phát huy tự phê bình, phê bình của tổ chức đảng và đảng viên ở cấp độ cao nhất - cấp độ tự giác trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Phương pháp phát huy tinh thần tự giác trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng là việc chủ thể kiểm tra, giám sát trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, có những hình thức, biện pháp tác động thích hợp nhằm thúc đẩy, làm cho các nhân tố tích cực, tự giác được phát huy, có tác dụng và nảy nở thêm trong đối tượng kiểm tra, giám sát để đối tượng kiểm tra, giám sát ngày càng nêu cao tính tự nguyện, tự ý thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình mà chủ động _________ 1. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.742. 32 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... thực hiện đúng quyền và trách nhiệm, giúp cho việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng có chất lượng, hiệu quả. 4. Khái niệm phương pháp phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng a) Khái niệm quần chúng Khái niệm quần chúng có ba nghĩa: (1) “Những người dân bình thường trong xã hội (nói tổng quát và trong quan hệ với lực lượng lãnh đạo)”1; (2) “Số đông người ngoài Đảng và là đối tượng lãnh đạo trực tiếp của một tổ chức đảng (nói trong quan hệ với tổ chức đảng ấy)”2; (3) “Người ngoài đảng (nói trong quan hệ với đảng lãnh đạo)”3. Quần chúng là những tầng lớp người trong xã hội, là lực lượng đông đảo trong xã hội nhưng không phải là đảng viên. Họ có trình độ nhận thức, trình độ nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý khác nhau; công tác, làm việc, sinh hoạt, cư trú ở các khu vực, địa bàn dân cư khác nhau. Trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, quần chúng là người ngoài Đảng có liên quan đến đối tượng, nội dung kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, thực hiện trách nhiệm và quyền của mình theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và yêu cầu của chủ thể kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. _________ 1, 2, 3. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.778. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 33 Từ khi thành lập, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn xác định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, Đảng ta luôn coi trọng và phát huy trách nhiệm của quần chúng trong công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Những đặc điểm của quần chúng tác động đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng: - Quần chúng là người ngoài Đảng, là đối tượng lãnh đạo trực tiếp của một tổ chức đảng ở một đơn vị, cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính, khu dân cư, tổ dân phố, thôn, bản nhất định. - Đa số quần chúng đều tham gia vào một hoặc một số tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật, vừa có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức mà mình là thành viên, vừa có trách nhiệm tham gia công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. - Đa số quần chúng là những người tốt, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực vào việc xây dựng Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là tích cực tham gia đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm” và các tiêu cực khác; tham gia công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. - Quần chúng tham gia công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng có thể là người biết sự việc hoặc có 34 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... liên quan đến nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật đảng. Họ là người tố cáo, phản ánh, báo cáo, kiến nghị với tổ chức đảng có thẩm quyền về tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm kỷ luật của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Họ là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định tham gia vào việc thẩm định, giám định, phản biện xã hội các vấn đề có liên quan đến đối tượng, nội dung kiểm tra, giám sát. - Một bộ phận quần chúng có đặc tính là: tính liên kết không chặt chẽ; dễ bị tác động của tâm lý đám đông, dễ tin, dễ nghe, dễ hoang mang, dao động; dễ bị các phần tử xấu kích động, lôi kéo, xúi giục, mua chuộc tố cáo, khiếu kiện đông người; dễ cung cấp, tố cáo, phản ánh thông tin, sự việc không khách quan, thiếu chính xác hoặc có động cơ cá nhân; hoặc sợ bị trả thù, trù dập hoặc bị mua chuộc không dám phản ánh, tố cáo, hoặc làm chứng trong các vụ việc kiểm tra. b) Khái niệm phát huy trách nhiệm của quần chúng trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng Trách nhiệm có hai nghĩa: (1) “Phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”1; (2) “Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả”2. _________ 1, 2. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.985. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 35 Như vậy, phát huy trách nhiệm của quần chúng trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng được hiểu là: Chủ thể kiểm tra, giám sát trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng có những hình thức, biện pháp tác động thích hợp để động viên, thúc đẩy quần chúng phát huy đúng, đầy đủ, kịp thời vai trò, trách nhiệm và quyền của mình trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng theo quy định của Đảng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta không có mục đích nào khác là đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng “dân là gốc”, “lấy dân làm gốc” phải được quán triệt sâu sắc trong công tác xây dựng Đảng. Theo đó, một trong những phương châm xây dựng Đảng là tổ chức, động viên để huy động đông đảo lực lượng quần chúng tham gia xây dựng Đảng, góp phần kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công tác và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Mọi hoạt động của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên diễn ra trong xã hội và luôn luôn được quần chúng quan tâm. Thực tiễn đã chứng minh là có nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra trong nội bộ Đảng là do quần chúng phát hiện. Vì vậy, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát phải coi trọng việc phát huy tinh thần trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Phương pháp phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng là hệ thống các cách thức mà chủ thể kiểm tra sử dụng trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, có những hình thức, biện pháp tác động 36 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... thích hợp để động viên, thúc đẩy quần chúng phát huy đúng, đầy đủ, kịp thời vai trò, trách nhiệm và quyền của mình trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng theo quy định của Đảng. 5. Khái niệm phương pháp phối hợp trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Việc phối hợp ở đây chính là phối hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và các ban, ngành có liên quan. a) Khái niệm phối hợp Theo Từ điển tiếng Việt, phối hợp là “cùng hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn nhau”1, như: phối hợp tác chiến, phối hợp công tác... Phối hợp còn được hiểu là “cùng chung góp, cùng hành động ăn khớp để hỗ trợ cho nhau”2, như: phối hợp giữa các đơn vị; phối hợp chặt chẽ;... Ngoài ra, cũng có thể hiểu phối hợp là sự điều hòa để bổ sung, cân đối cho nhau. Khái niệm phối hợp được dùng trong trường hợp tổ chức này quan hệ với tổ chức khác để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, không dùng trong trường hợp kết hợp công tác này với công tác khác. _________ 1. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.759. 2. Trung tâm ngôn ngữ và văn học Việt Nam: Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999, tr.1342 . Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 37 Như vậy, có thể hiểu: Phối hợp trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là việc cùng góp sức, cùng hành động chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau giữa các tổ chức đảng là chủ thể kiểm tra, giám sát (gọi tắt là chủ thể kiểm tra) với các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, các ban, ngành, cơ quan bảo vệ pháp luật có liên quan1 để thực hiện có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. b) Khái niệm kết hợp Theo Từ điển tiếng Việt, kết hợp là: (1) “gắn với nhau để bổ sung cho nhau”2; (2) “làm thêm một việc gì nhân tiện khi làm việc chính”3. Các giải thích trên cho thấy, khái niệm kết hợp được dùng đối với quan hệ giữa công tác này với công tác khác, không phải đối với quan hệ giữa tổ chức này với tổ chức khác. Như vậy, có thể hiểu: Kết hợp trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là sự gắn kết các nhiệm vụ công tác với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình các tổ chức đảng là chủ thể kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng nhằm đạt kết quả, hiệu quả theo mục đích, yêu cầu đã đề ra. _________ 1. Cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán, cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan tòa án... 2, 3. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.469. 38 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... Trong công tác kiểm tra, khi thực hiện một cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm có thể kết hợp giải quyết tố cáo. Hoặc ngược lại, khi giải quyết tố cáo cũng có thể kết hợp kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm... Vì vậy, phạm vi kết hợp trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cũng rất đa dạng. Cuốn sách này chỉ tập trung vào việc phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Khái niệm phương pháp phối hợp là hệ thống cách thức mà chủ thể kiểm tra sử dụng nhằm phát huy thẩm quyền, trách nhiệm của các tổ chức đảng và các cá nhân có liên quan tiến hành việc phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng để có những hình thức, biện pháp phối hợp thích hợp để phát huy đúng, đầy đủ vai trò, trách nhiệm và thẩm quyền của các tổ chức, cá nhân đó trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng theo quy định của Đảng. 6. Khái niệm phương pháp thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng a) Khái niệm thẩm tra Thẩm tra là: “điều tra, xem xét lại có đúng, có chính xác không một vấn đề, một sự việc nào đó”1. _________ 1. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.922. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 39 Điều tra là “tìm hỏi, xem xét để biết rõ sự thật”1. Như vậy, cần phân biệt giữa thẩm tra với điều tra. Thẩm tra đồng nhất với điều tra ở chỗ đều là quá trình xét hỏi, xem xét để biết rõ sự thật. Thẩm tra trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là hoạt động của tổ chức đảng tiến hành tra cứu, xem xét, thẩm định trước những thông tin, sự kiện, sự việc có liên quan đến nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát. Tác động khởi đầu quan trọng của hoạt động thẩm tra là tiếp xúc với các đối tượng cần thiết, thu thập tư liệu, tiếp cận hồ sơ, nắm bắt thông tin, tìm kiếm những cơ sở ban đầu về những chứng cứ, nhân chứng, vật chứng... để phục vụ cho việc xác minh, thẩm định, kết luận sau này. b) Khái niệm xác minh Theo Từ điển tiếng Việt, xác minh là: “làm cho rõ sự thật qua thực tế và chứng cứ cụ thể”2. Xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là những hoạt động diễn ra tiếp theo hoặc đồng thời với hoạt động thẩm tra nhằm xác minh lại, làm rõ hơn, chính xác, đầy đủ hơn những thông tin, sự kiện thông qua nhân chứng, vật chứng, bằng chứng đã thu thập được trước đó ở khâu thẩm tra để đối chiếu, so sánh, sàng lọc, phân tích, nhằm tìm ra chứng cứ xác thực, đúng đắn; phân biệt rõ _________ 1. Từ điển tiếng Việt, Nxb. Phương Đông, tr.288. 2. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.1140. 40 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... đúng sai và kết luận vụ việc một cách khách quan, chính xác về tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra. c) Khái niệm thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Khái niệm thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được hiểu là những hoạt động nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác đảng, theo nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, nhưng cũng còn nhiều cách diễn đạt khác nhau: Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là quá trình thực hiện các hoạt động tìm kiếm, phát hiện, thu thập, tra cứu, xem xét, thẩm định, đánh giá, phân tích và sử dụng các chứng cứ; phân tích sự liên hệ và sự phù hợp, thống nhất giữa các chứng cứ với nhau và với vụ việc theo phương pháp công tác đảng, để tìm ra sự thật, chỉ rõ bản chất của sự việc và hành vi của các đối tượng được kiểm tra, giám sát để kết luận rõ đúng sai1; Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, “Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là việc chủ thể kiểm tra, giám sát tiến hành các hoạt động phát hiện, tìm kiếm, thu thập, xem xét, tra cứu, thẩm định, đánh giá và sử dụng những chứng cứ, phân tích thông tin, tài liệu đã thu thập được liên quan đến vụ việc kiểm tra, giám sát; phân tích mối liên hệ và sự phù hợp giữa các chứng cứ với _________ 1. Xem Cao Văn Thống: Kinh nghiệm giải quyết tố cáo trong Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 41 nhau và với vụ việc kiểm tra, giám sát theo các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng để tìm ra sự thật, chỉ đúng bản chất các thông tin, chứng cứ đó nhằm chứng minh đối tượng được kiểm tra, giám sát có hay không có thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm hoặc vi phạm, giúp cho kết quả giám sát và việc kết luận kiểm tra, xử lý bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời”1. Thẩm tra, xác minh là hai khái niệm không đồng nhất, song có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, thẩm tra, xác minh được tiến hành tuần tự, thường thì thẩm tra trước, xác minh sau, nhưng cũng có lúc hai hoạt động này đan xen nhau và bổ trợ cho nhau. Thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cho thấy, khái niệm thẩm tra, xác minh được dùng với tư cách là một khái niệm ghép để chỉ một hoạt động cơ bản có tính tổng hợp, hệ thống trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nhằm đạt được hiệu lực, hiệu quả cao, bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời và mục đích cao nhất là phục vụ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng, góp phần vào công tác xây dựng Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng. Trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng hiện nay, phương pháp thẩm tra, xác minh được sử dụng và bắt buộc phải sử dụng trong các cuộc kiểm tra, còn _________ 1. Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng (tài liệu nghiệp vụ dành cho cấp trên cơ sở), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.142. 42 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... trong các cuộc giám sát chỉ sử dụng phương pháp này khi thấy cần thiết. Bởi vì: - Yêu cầu cơ bản của thẩm tra, xác minh là tìm ra bản chất, chỉ ra đúng sự thật bằng chứng, chứng cứ và được kiểm chứng trên cơ sở khoa học, khách quan. Trên cơ sở chứng cứ của thẩm tra, xác minh đã được thẩm định mà các tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận, quyết định đối với các nội dung và đối tượng kiểm tra. Mọi kết luận, quyết định xử lý của các tổ chức đảng trong công tác kiểm tra đạt đến độ chuẩn xác nào và hiệu quả đến đâu, chủ yếu tùy thuộc vào kết quả và độ chuẩn xác của các chứng cứ thu thập được trong hoạt động thẩm tra, xác minh. - Công tác kiểm tra của Đảng phần lớn là thẩm tra, xác minh, xem xét, kết luận những vụ việc đã xảy ra trong quá khứ, ngay cả những việc đang có khiếu nại, tố cáo cũng là những việc đã xảy ra, có những việc mới xảy ra, có những việc đã xảy ra từ nhiều năm trước; vì thế ít khi còn nguyên dạng, không có “hiện trường” không có yếu tố “quả tang” và có khi không còn nguyên chứng cứ. Nhiều việc đã bị thay đổi, sửa chữa hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, vật chứng bằng nhiều hình thức tinh vi, trắng trợn, bóp méo hoặc xuyên tạc, nhân chứng không còn hoặc không nhớ đầy đủ, chính xác diễn biến sự việc... do nhiều nguyên nhân khác nhau; vì vậy phải tiến hành thẩm tra, xác minh. d) Phương pháp thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Phương pháp thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là hệ thống các cách thức mà chủ Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 43 thể kiểm tra sử dụng để tiến hành thẩm tra, xác minh trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng theo các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng và các quy định của Đảng. đ) Khái niệm chứng cứ, bằng chứng trong hoạt động thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Chứng cứ là “cái được dẫn ra để làm căn cứ xác định điều gì đó là có thật”1. Chứng cứ trong tố tụng hình sự là những tài liệu thực tế mà các cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án làm căn cứ theo trình tự luật định để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án. Chứng cứ được xác định bằng: vật chứng; lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám định; biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu khác. Chứng cứ là phương tiện để xác minh sự thật về vụ án. Luật có một số yêu cầu đối với chứng cứ nhằm bảo đảm tính xác thực, cũng như kiểm tra và đánh giá tính đúng đắn của chứng cứ: chứng cứ phải chứa đựng những tài liệu thực tế có liên quan đến vụ án cụ thể; chứng cứ phải được _________ 1. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr.192. 44 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... rút ra từ những nguồn do luật quy định. Việc thu thập, kiểm chứng và sử dụng chứng cứ phải được tiến hành thông qua các hành vi điều tra và xét xử do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong các tài liệu do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ. Khác với chứng cứ trong tố tụng hình sự, chứng cứ trong hoạt động thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là những bằng chứng có thật được cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp thu thập có liên quan đến nội dung và đối tượng kiểm tra, giám sát. Chứng cứ bao gồm: những hồ sơ, tài liệu, chứng từ, nhân chứng, vật chứng có thật được dùng làm cơ sở để xem xét, kết luận về một hành vi hay một sự việc; những tài liệu thực tế có liên quan trực tiếp đến vụ việc (có mối quan hệ nhân quả với vụ việc) mà các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp dùng làm căn cứ để xác định, đánh giá, kết luận đúng, sai trong việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có hay không có hành vi vi phạm của đảng viên, tổ chức đảng và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ việc. Theo Từ điển tiếng Việt, bằng chứng được hiểu là vật hoặc việc dùng làm bằng chứng để chứng tỏ sự việc là có thật. Như vậy, bằng chứng trong thẩm tra, xác minh khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát bao gồm người, hiện Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 45 vật, tài liệu, địa điểm, thời gian,... tồn tại khách quan liên quan đến sự việc, dùng làm căn cứ để chứng tỏ sự việc là có thật. Bằng chứng thường được thu thập, sưu tầm, khai thác từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: từ tổ chức hoặc cá nhân gây ra sự việc đó, từ tổ chức hoặc cá nhân có liên quan biết rõ sự việc đó; những hiện vật, tài liệu có liên quan đến sự việc như: đất đã chiếm dụng, nhà đã xây trái phép, tiền, tài sản dùng làm quà tặng, biếu dưới dạng hối lộ đã được trao nhận, tài liệu, sổ sách, chứng từ, hóa đơn, băng ghi âm, ghi hình, các phương tiện mang tin khác,... Như vậy, bằng chứng là một thực tế khách quan, tồn tại ngoài ý muốn của con người. Mọi sự suy diễn, phỏng đoán hay tưởng tượng... đều không thể là bằng chứng. Sự việc có thật là những việc làm cụ thể đã diễn ra trong thực tế của đối tượng kiểm tra, mà khi kiểm tra, giám sát phải thu thập được bằng chứng trên cơ sở sổ sách, tài liệu, hiện vật, âm thanh, giọng nói, các dấu vết... có giá trị pháp lý để nói lên việc thực hiện và kết quả thực hiện của đối tượng kiểm tra, giám sát mà nội dung, yêu cầu, mục đích cuộc kiểm tra, giám sát đặt ra. 7. Mối quan hệ giữa các phương pháp cơ bản trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng (1) Mối quan hệ giữa phương pháp dựa vào tổ chức đảng với các phương pháp khác Phương pháp dựa vào tổ chức đảng là một bộ phận cấu thành của các phương pháp cơ bản trong công tác 46 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Điều này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, bản chất của các tổ chức đảng và mỗi đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải hoạt động, sinh hoạt trong một tổ chức đảng (chi bộ) cụ thể. Nếu không dựa vào tổ chức đảng thì chủ thể kiểm tra không thể tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Nhưng tùy vào tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh hay yếu kém để linh hoạt sử dụng phương pháp dựa vào tổ chức đảng sao cho bảo đảm hiệu quả, chất lượng. Ví dụ, khi kiểm tra một tổ chức đảng mạnh, đoàn kết, tập thể và các đảng viên tự giác, tự phê bình và phê bình thì có thể dựa chủ yếu vào tổ chức đảng; khi đó những bản giải trình, những ý kiến góp ý, thảo luận là hết sức quan trọng giúp cho công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đạt hiệu quả, chất lượng. Nhưng nếu tổ chức đảng yếu kém, mất đoàn kết, tính tự giác, tự phê bình và phê bình thấp, đảng viên thiếu ý thức tổ chức kỷ luật thì không thể chỉ dựa vào tổ chức đảng mà thậm chí có thể phải kiện toàn tổ chức đảng trước khi tiến hành kiểm tra. (2) Mối quan hệ giữa phương pháp phát huy tinh thần tự giác với các phương pháp khác Phương pháp phát huy tinh thần tự giác là một bộ phận cấu thành của các phương pháp cơ bản trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Phương pháp này được xuất phát từ bản chất của Đảng Cộng sản Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 47 là tự giác, tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của Đảng. Trong điều kiện hiện nay, nhiều đảng viên tự giác, tự phê bình nghiêm túc, thực sự cầu thị, tiếp thu ý kiến phê bình, góp ý của tập thể, của đồng chí để sửa chữa, khắc phục, nhưng cũng không ít đảng viên khi có sai lầm, khuyết điểm đã tìm cách đối phó, giấu giếm, thiếu thành khẩn, không trung thực, còn quanh co, chối tội, đổ lỗi cho người khác hoặc cho điều kiện khách quan. Do vậy, tùy thuộc vào tinh thần tự giác, tự phê bình và phê bình của từng tổ chức đảng, đảng viên, nhất là của đối tượng kiểm tra, giám sát tốt hay kém để linh hoạt áp dụng phương pháp phát huy tinh thần tự giác cho phù hợp và phải coi trọng cả “chứng” lẫn “cung”. Nhưng trong tổ chức đảng thì ý kiến tự phê bình, tự giải trình, tự kiểm điểm của đối tượng kiểm tra, giám sát sau khi được kiểm chứng phải được coi là một trong những căn cứ, yếu tố quan trọng để xác định tính đúng, sai của các nội dung kiểm tra, giám sát đối với đối tượng kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật. Mặt khác, cũng cần tìm hiểu một số khía cạnh tâm lý của đối tượng kiểm tra, giám sát. Đa số cán bộ, đảng viên có tinh thần nghiêm túc tự giác, tự phê bình, nhưng cũng còn không ít đối tượng kiểm tra, giám sát, nhất là những đối tượng có nhiều biểu hiện suy thoái, tha hóa quyền lực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, tiêu cực đều có chung tâm lý: sợ kiểm tra, sợ trách nhiệm, sợ bị xử lý, sợ mất thể diện, mất thành tích, sợ công khai sự thật về khuyết điểm, vi 48 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... phạm; thường tìm cách giấu giếm, che chắn, đối phó. Những đối tượng vi phạm thường theo dõi sát sao thái độ và mức độ kiên quyết của tập thể, của lãnh đạo và nhất là của cán bộ kiểm tra để từ đó thú nhận mức độ vi phạm hoặc khuyết điểm từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều hoặc “lộ đến đâu nhận đến đó”. Có trường hợp tự nhận khuyết điểm, vi phạm này nhưng để che giấu, né tránh khuyết điểm, vi phạm, sai phạm khác, thậm chí nhận thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) nhưng thực chất là để đổ trách nhiệm cho tập thể hoặc cho người khác. Không ít trường hợp đối tượng kiểm tra, giám sát dùng thủ đoạn tố cáo ngược, vu cáo cán bộ kiểm tra. Do vậy, cần phân biệt thái độ thực sự tự giác, tự phê bình, tự nhận khuyết điểm do động cơ nghiêm túc, cầu tiến bộ với những thủ đoạn che chắn, đối phó, lừa dối tổ chức, lừa dối kiểm tra. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp phát huy tinh thần tự giác, chủ thể kiểm tra, cán bộ kiểm tra cũng cần căn cứ vào thực tế diễn biến tâm lý, thái độ của từng đối tượng kiểm tra, giám sát cụ thể để áp dụng linh hoạt nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. (3) Mối quan hệ giữa phương pháp phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng với các phương pháp khác Phương pháp phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng là một bộ phận cấu thành của các phương pháp cơ bản trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Phương pháp này được xuất phát từ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng... Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 49 Ở đâu thật sự dân chủ, dân trí cao, quần chúng nhân dân có trách nhiệm xây dựng Đảng và tổ chức đảng cũng thực sự dựa vào dân để xây dựng Đảng, Nhà nước thì ở đó phương pháp phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng phát huy tác dụng tốt; và ngược lại, ở nơi nào dân thờ ơ, không dám đấu tranh, sợ bị trù dập hoặc dân chủ bị bóp nghẹt, vi phạm thì phương pháp dựa vào dân cũng ít phát huy được tác dụng. Trong tình hình mới, cần hết sức coi trọng công luận và dư luận xã hội. Công luận và dư luận xã hội vừa là “tiếng chuông cảnh báo” hành vi, dấu hiệu vi phạm, vừa có tác dụng trong việc tìm ra chứng cứ và chứng lý kiểm tra, giám sát. Công luận vừa có vai trò phát hiện, nêu gương những điển hình mới, nhân tố tích cực nảy sinh trong cuộc sống, đồng thời có sức mạnh công phá quyết liệt đối với các hành vi tiêu cực, tệ nạn xã hội. Trong cuộc đấu tranh chống các loại “quốc nạn” trong cơ chế thị trường và chống các phần tử thoái hóa, biến chất, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng đòi hỏi không thể thiếu thứ vũ khí sắc bén này. Đó là tiếng nói của quần chúng nhân dân, thông qua công luận và dư luận xã hội. Khi thực hiện phương pháp phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng cần theo dõi chặt chẽ, nắm bắt các thông tin của dư luận, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, sẽ giúp phát hiện ra các đầu mối, những “cái gút”, “cái nút” liên quan đến chứng cứ, chứng lý kiểm tra, giám sát. Công luận còn có tác động mạnh đến việc cảnh báo, cưỡng bức, làm chuyển biến tâm lý, nhận thức 50 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... đối với các đối tượng kiểm tra, giám sát. Không khí dân chủ được mở rộng càng cao thì tác dụng của dư luận xã hội phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát càng lớn. Tuy nhiên, công luận, nhất là dư luận cũng giống như con dao hai lưỡi. Vì dư luận xã hội mới chỉ là thông tin ban đầu, còn tin đồn lan truyền nhanh, nhưng thiếu kiểm chứng, thậm chí không rõ hoặc không có tác giả, khó xác định được nguồn gốc thông tin và thường không có địa chỉ cụ thể. Nếu để sức ép của dư luận xã hội chi phối thì hoạt động kiểm tra, giám sát không những bị lệch chuẩn, không phát huy được trách nhiệm của quần chúng mà thậm chí còn bị lái mục tiêu của kiểm tra, giám sát đi đến phản sự thật và bị chệch hướng. Phải phát huy trách nhiệm của quần chúng thông qua Quy chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe ý kiến góp ý của quần chúng, sự giám sát và phát hiện của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tấn, báo chí; qua tổ chức đối thoại của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền với nhân dân. Trong tình hình hiện nay, khi thực hiện phương pháp phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng, có một vấn đề phức tạp nhưng không kém phần quan trọng là việc đi sâu tìm hiểu, phân tích, nắm bắt tâm lý, động cơ, mục đích của các đối tượng cung cấp thông tin, nhất là những người có đơn thư tố cáo, khiếu kiện. Bên cạnh những phản ánh, tố cáo đúng mức, mang tính xây dựng của số đông, thì còn một bộ phận đáng kể phản ánh, tố cáo không đúng sự thật, bộ phận này thường có thái độ định Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 51 kiến, mặc cảm, thậm chí là ác cảm. Do mang nặng định kiến với người mình tố cáo nên những người này luôn tìm cách cường điệu hóa, quan trọng hóa thông tin từ nội dung, số liệu đến tính chất; từ ngữ, lời lẽ thường gay gắt nặng nề; luôn tìm cách biến thông tin do mình đưa ra như những thông tin có nguồn gốc ở những cán bộ hoặc cơ quan có chức năng phát hiện, cung cấp hoặc đã được cán bộ, cơ quan có thẩm quyền kiểm chứng, xác minh, khẳng định. Họ tìm mọi cách thu thập, lắp ghép các nguồn thông tin dư luận ở nhiều địa chỉ, nhiều thời điểm, không gian khác nhau, sau đó, xâu chuỗi lại để trở thành hệ thống, tạo bản chất giả và thổi phồng tính nghiêm trọng so với thực tế; tìm cách loan truyền thông tin cho nhiều người, nhiều nơi, nhiều cấp, cấp càng cao càng tạo nên áp lực mạnh từ nhiều phía. Vì thế, khi thực hiện phương pháp phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng cần tránh hai khuynh hướng: Một là, quá tin vào nội dung tố cáo, phản ánh, bị áp lực của tố cáo, phản ánh của quần chúng chi phối làm mất đi tính khách quan, chính xác của sự việc; Hai là, thấy nội dung tố cáo đã chuyển sang vu cáo, khác xa sự thật là bác bỏ ngay, phủ định tất cả mà không bình tĩnh phân tích, sàng lọc, thẩm định và đối chiếu với các nguồn thông tin khác. Do đó, khi thực hiện phương pháp phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng phải lắng nghe, sàng lọc tất cả các kênh thông tin, mọi nguồn thông tin. Phải dựa trên quan điểm tư duy biện chứng để suy luận, phán đoán, phân tích, lý giải mà không thiên kiến, quy chụp võ đoán, cực đoan... 52 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... (4) Mối quan hệ giữa phương pháp phối hợp với các phương pháp khác Phương pháp phối hợp là một bộ phận cấu thành của các phương pháp cơ bản trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Trong đó, phương pháp phối hợp được thực hiện đan xen ngay trong khi thực hiện các phương pháp khác. Nhưng tùy tình hình thực tế và nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng mà linh hoạt sử dụng phương pháp phối hợp cho phù hợp. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, hoạt động của cán bộ, đảng viên không chỉ giới hạn trong phạm vi nội bộ Đảng, mà đều có mối liên hệ nhiều mặt đến các hoạt động ngoài xã hội, liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách do các tổ chức, cơ quan nhà nước giao, phân công. Nhiều hành vi, hoạt động của cán bộ, đảng viên liên quan đến luật pháp. Mặt khác, hiện nay, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp đã ban hành quy chế phối hợp giữa ủy ban kiểm tra cấp mình với các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Do đó, cần phải thực hiện phương pháp phối hợp. (5) Mối quan hệ phương pháp thẩm tra, xác minh với các phương pháp khác Hiện nay, trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đang thực hiện năm phương pháp cơ bản. Các phương pháp này tạo thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất để tiến hành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 53 hành kỷ luật đảng. Các phương pháp này có quan hệ mật thiết, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Phương pháp thẩm tra, xác minh là một bộ phận cấu thành của các phương pháp cơ bản trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng và được xác định là phương pháp căn cốt để đi đến kết luận các cuộc kiểm tra, giám sát, chưa thẩm tra, xác minh thì chưa kết luận. Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng được tiến hành trong suốt quá trình kiểm tra, giám sát theo nguyên tắc và phương pháp công tác đảng. Bởi vậy, trong khi thẩm tra, xác minh đã phải sử dụng tất cả các phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra như: dựa vào tổ chức đảng, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên, kể cả dựa vào tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, giám sát để tiến hành thẩm tra, xác minh. Như vậy, trong các phương pháp cơ bản trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng thì phương pháp thẩm tra, xác minh là phương pháp tổng hợp nhất. Do vậy, phương pháp thẩm tra, xác minh là phương pháp then chốt, căn cốt, xuyên suốt trong các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Trong hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng nói chung, thực hiện phương pháp thẩm tra, xác minh nói riêng phải chú ý coi trọng cả “chứng” lẫn “cung”, và phải có quan niệm đúng đắn về “án tại hồ sơ” trong công tác kiểm tra, giám sát. Trong đó “chứng” là yếu tố quyết định. Chứng ở đây là “bằng chứng xác thực” đã được làm 54 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... rõ, là chứng thật, là sự thật. “Chứng” có ý nghĩa quyết định và có tác dụng nâng cao tính tự giác, tự phê bình cho tổ chức đảng và đảng viên, làm cho “cung” trở thành yếu tố quan trọng, đó cũng là mục đích, yêu cầu của kiểm tra, giám sát, bảo đảm “kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”. Tiêu điểm phương pháp thẩm tra, xác minh là tìm ra chứng cứ, bằng chứng xác thực. Không có chứng cứ, không tìm ra bằng chứng xác thực thì sẽ dễ rơi vào trạng thái chủ quan, phiến diện, suy diễn, áp đặt, quy kết cực đoan. Không có chứng cứ, không tìm ra bằng chứng xác thực, chỉ dùng phương pháp suy luận đơn thuần để kết luận sẽ không tránh khỏi thiếu chuẩn xác, thậm chí phản ánh sai lệch bản chất của sự vật, hiện tượng kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, cũng khác với quan niệm “trọng chứng hơn trọng cung” của cơ quan điều tra tội phạm, hoạt động kiểm tra trong Đảng rất cần coi trọng cả “chứng” lẫn “cung”. Chứng và cung bổ sung cho nhau, có nhiều trường hợp cung chuyển hóa thành chứng và chứng bảo đảm chứng minh cho cung. Song, không nên tuyệt đối hóa chứng cứ, vì chứng cứ nào cũng có độ dung sai nhất định, chưa kể những chứng cứ đã bị xuyên tạc sự thật, thậm chí là chứng cứ giả để đánh lạc hướng xác minh. Do đó, phải luôn bảo đảm tính khoa học, khách quan, thận trọng, chặt chẽ trong việc thẩm định chứng cứ, không giản đơn chấp nhận dễ dãi mà phải cẩn trọng tối đa để đo được độ dung sai trong các chứng cứ; từ đó, tìm ra bằng chứng xác thực; khác với nghiệp vụ điều tra của cơ quan pháp Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 55 luật là không bắt buộc đối tượng phải chứng minh mình vô tội bằng chứng cứ, vì việc chứng minh đối tượng có tội hay vô tội thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra theo nguyên tắc “suy đoán vô tội” hiện nay. Cần lưu ý, trong hoạt động kiểm tra, sự thật là mục tiêu, là cốt lõi của thực hiện phương pháp thẩm tra, xác minh, song sự thật không bao giờ biểu hiệu ra bên ngoài một cách nguyên vẹn, giản đơn mà thường ẩn nấp, được giấu giếm dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Quá trình tìm đến sự thật là cả một quá trình đi từ cụ thể, chi tiết đến tổng hợp; đi từ hình thức biểu hiện rời rạc, đơn lẻ bên ngoài để tìm đến toàn diện, có tính hệ thống bên trong, phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng. Quá trình thực hiện phương pháp thẩm tra, xác minh rất coi trọng “án tại hồ sơ”. Mọi hành vi vi phạm, khuyết điểm của đối tượng kiểm tra phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch, đầy đủ, cụ thể, chính xác trên hồ sơ. Nếu hồ sơ không thể hiện đầy đủ, cụ thể, chính xác thì chưa được kết luận, xử lý. Tuy nhiên, phải thấy ở một mặt khác là tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của “án” là ở sự thật chứ không phải ở hồ sơ. Bởi sự thật chỉ có một, nhưng có khi do động cơ, mục đích không đúng, không trong sáng mà có thể còn có nhiều hồ sơ và thậm chí có cả hồ sơ giả, hồ sơ xuyên tạc sự thật. Trong thực hiện phương pháp thẩm tra, xác minh, một mặt, vừa phải tập trung tìm ra các yếu tố, chứng cứ “buộc lỗi”; mặt khác, không được xem nhẹ việc tìm ra các chứng cứ “gỡ lỗi”, “gỡ tội” và cả những tình tiết tăng nặng 56 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... hoặc tình tiết giảm nhẹ đối với những hành vi, sai phạm của đối tượng kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật. Bởi vì, trong thực tế, có không ít trường hợp tình ngay, lý gian hoặc không phải là bất cứ hành vi sai lầm nào cũng do động cơ xấu; và ngược lại, không phải tất cả những người tốt đều không vấp phải sai lầm, khuyết điểm. Trong quá trình thực hiện phương pháp thẩm tra, xác minh, vừa phải coi trọng các cơ sở, căn cứ mang tính khẳng định, vừa phải rất quan tâm đến cơ sở, căn cứ mang tính phản biện, phủ định; phải xoay lật các mặt, các khía cạnh, góc độ và cấp độ của vấn đề thì mới khách quan, toàn diện, tránh chủ quan, phiến diện. Hoạt động thẩm tra, xác minh đương nhiên phải coi trọng ý kiến của số đông, khi cần biểu quyết phải phục tùng ý kiến đa số. Song, không tuyệt đối hóa số đông, số nhiều, bởi không phải bất cứ mọi trường hợp chân lý, sự thật đều thuộc về đa số. Do đó, khi thực hiện phương pháp thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng, cần hết sức quan tâm đến những ý kiến bảo lưu, ý kiến trái chiều. Trong khi thực hiện phương pháp thẩm tra, xác minh, cán bộ kiểm tra cần từng bước cung cấp cho đối tượng và các chủ thể về những thông tin, tư liệu, sự việc đã nắm, đã biết, đã thu nhận được để các thành viên tham gia kiểm tra, giám sát có cơ sở, điều kiện phân tích, đối chiếu, sàng lọc mà đi đến khẳng định hoặc phủ định. Đặc biệt, cần phải xem xét từ các biểu hiệu hình thức bên ngoài của hành vi để đi sâu tìm đúng bản chất của sự vật, Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 57 sự việc. Có thể từ những vi phạm, tiêu cực nhỏ sẽ tìm ra sai phạm lớn, nghiêm trọng hơn. Tất cả đều xuất phát từ hành vi, lấy hành vi làm xuất phát điểm để xem xét, không nên câu nệ quá mức ở thái độ hoặc phát ngôn. Trong cùng một hành vi, một động thái cụ thể như nhau nhưng phân tích toàn diện, sâu sắc sẽ tìm ra bản chất hoặc cấp độ khác nhau. Cũng cần tránh nhấn mạnh một cách tuyệt đối hóa quan điểm “kiểm tra, giám sát việc chứ không kiểm tra, giám sát người” mà cần nhận thức đầy đủ và thấm nhuần phương châm: Thông qua công việc để kiểm tra cán bộ, đảng viên; từ kiểm tra việc đi đến kiểm tra người. Do đó, nếu cứng nhắc, máy móc chỉ dựa hoàn toàn vào hành vi, hành động cụ thể mà không đi sâu đến ý thức, động cơ thì hoạt động kiểm tra sẽ dễ vấp phải sai lầm. Hoạt động kiểm tra, giám sát cần chú ý cá thể hóa trách nhiệm trong những sai phạm của tập thể. Không thể có tình trạng một tổ chức, một tập thể mắc sai lầm nghiêm trọng mà từng cá nhân thành viên lại không ai có trách nhiệm, có khuyết điểm, vi phạm liên quan. Tuy nhiên, cũng không hành chính hóa kiểm tra, giám sát, không căn cứ một cách máy móc về số lượng, khối lượng vi phạm nhiều hay ít mà cần xem xét toàn diện về tính chất, mức độ, tác hại, hậu quả và nguyên nhân chủ quan, khách quan của các khuyết điểm, vi phạm. Tóm lại, phương pháp thẩm tra, xác minh là căn cốt, đã kiểm tra, giám sát thì phải thẩm tra, xác minh; chưa thẩm tra, xác minh thì chưa thể đánh giá, xem xét, kết 58 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... luận. Đối với hoạt động giám sát thường xuyên thì không sử dụng phương pháp thẩm tra, xác minh; đối với hoạt động giám sát chuyên đề thì không nhất thiết phải sử dụng phương pháp thẩm tra, xác minh mà chỉ tiến hành thẩm tra, xác minh khi cần thiết. II- QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG HIỆN NAY Về lý luận, phương thức bao gồm cách thức và phương pháp, trong đó phương pháp là căn cốt, là nội dung của phương thức. Trong các văn kiện của Đảng ta ít bàn về phương pháp mà chủ yếu bàn về phương thức, tức là bàn về những vấn đề căn cốt, về nội dung của phương pháp. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đánh dấu quá trình đổi mới, bước ngoặt về tư duy lý luận của Đảng. Đại hội đã bàn đến phong cách lãnh đạo. Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta bàn nhiều về phương thức lãnh đạo. Đại hội VI của Đảng đã đặt vấn đề đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác là một trong bốn nội dung mà Đảng phải đổi mới (đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác). Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (tháng 3/1989) đưa ra quan điểm “đổi mới một bước phương thức lãnh đạo của Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 59 các cấp ủy đảng”. Đại hội VII của Đảng đã sử dụng khái niệm có liên quan đến “đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, trong đó đề cập ba vấn đề lớn: - Cần quy định cụ thể mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân ở các cấp, trước hết là ở cấp Trung ương. - Khẳng định mọi cán bộ là đảng viên trong cơ quan nhà nước phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện sáng tạo nghị quyết của Đảng, gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước. - Tăng cường sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và trách nhiệm trực tiếp của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức sản xuất, kinh doanh đối với cán bộ. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở mỗi cấp phải đích thân chăm lo công tác cán bộ. Tổng kết nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội VII, Báo cáo xây dựng Đảng trình Đại hội VIII, khi đề cập vấn đề phương thức lãnh đạo của Đảng đã nhấn mạnh các nội dung: - Phải đặt vấn đề xây dựng, đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng ở tầm quan điểm, ở cơ chế vận hành của cả hệ thống chính trị. Đây là một nội dung trọng yếu của công tác xây dựng Đảng chứ không phải chỉ là vấn đề thuộc về phong cách, lề lối làm việc. Nói cách khác, muốn có phương thức lãnh đạo có hiệu quả, phải xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của tổ chức và mối quan hệ giữa Đảng với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, đặc biệt là với Nhà nước. 60 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... - Phương thức lãnh đạo của Đảng là cách thức để thực hiện nội dung, nhiệm vụ, phạm vi lãnh đạo, là yếu tố quan trọng bảo đảm cho đường lối được thực hiện trong cuộc sống. Vì vậy, khi nhiệm vụ cách mạng và nội dung, phạm vi lãnh đạo của Đảng đã thay đổi thì phương thức lãnh đạo cũng phải có những thay đổi cho phù hợp. Đó là yêu cầu khách quan, đòi hỏi các cấp ủy và tổ chức đảng phải thường xuyên quan tâm tìm tòi, đổi mới. - Phương thức lãnh đạo của Đảng có quan hệ biện chứng với sự phát triển của hệ thống chính trị, phản ánh trình độ dân chủ, trình độ dân trí của xã hội. Phải gắn liền việc xây dựng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với việc kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; phải có bước đi phù hợp. Mỗi bước trưởng thành của Đảng, của hệ thống chính trị đòi hỏi phải có sự cải tiến, đổi mới phương thức lãnh đạo. - Phương thức lãnh đạo của Đảng vừa tùy thuộc, vừa phản ánh sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, đảng viên; trong đó, bản lĩnh, trình độ và phong cách của người đứng đầu tổ chức đảng có ảnh hưởng quan trọng đến phương pháp, lề lối lãnh đạo của cấp ủy. Do đó, để bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, bí thư cấp ủy phải thật sự là người tiêu biểu về phẩm chất, trí tuệ và phong cách công tác; đồng thời, phải cụ thể hóa, thể chế hóa quan điểm, chủ trương đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thành điều lệ, quy chế, quy trình công tác. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 61 - Phương thức lãnh đạo của Đảng còn phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học quản lý, vào điều kiện, phương tiện kỹ thuật phục vụ sự lãnh đạo. Vì vậy, cần phải vận dụng khoa học phương pháp điều khiển học, tâm lý học, xã hội học, tin học và các phương tiện kỹ thuật, giáo dục và truyền thông... vào công tác lãnh đạo của Đảng. Song, trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cần nắm vững và quán triệt sâu sắc một số quan điểm cơ bản về Đảng ta với tư cách là đảng duy nhất cầm quyền và Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là: Đảng ta trở thành đảng cầm quyền là bước phát triển về chất của bản thân Đảng và của cả hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội và chịu trách nhiệm về mọi thành công và thiếu sót trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Sự lãnh đạo của Đảng là để bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng ta lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước. Đảng phải có phương thức thích hợp để phát huy mạnh mẽ vai trò, hiệu lực của Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước là hai mặt thống nhất, nhưng không đồng nhất. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là thước đo trình độ lãnh đạo của Đảng, làm cho Nhà nước thực sự là của nhân dân, bảo vệ và phục vụ lợi ích của nhân dân. Là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng phải đặc biệt đề phòng 62 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... để không phạm các sai lầm như: quan liêu, lộng quyền, lạm quyền, tha hóa, biến chất, đặc quyền, đặc lợi, đặc biệt là sai lầm về đường lối và quan liêu, xa nhân dân. Nhà nước nào cũng mang bản chất của giai cấp thống trị, nhưng phương thức quản lý của Nhà nước thì có sự khác nhau. Nhà nước pháp quyền là một sự tiến bộ trong lịch sử phát triển xã hội loài người, đề cao phương thức quản lý bằng pháp luật, theo pháp luật, là nêu cao vai trò của pháp chế, yêu cầu mọi tổ chức, mọi người dân đều phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Nhà nước pháp quyền đang xây dựng ở nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên thực tế, một số lĩnh vực, một số thời điểm, một số vấn đề không thể phân chia một cách rành mạch giữa lãnh đạo với quản lý, nhưng không nên đồng nhất lãnh đạo với quản lý vì chúng có chủ thể, cách thức, công cụ thực hiện khác nhau. Vấn đề là phải thực hiện đúng cơ chế mà Đảng ta đã đề ra: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Sau gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, phương thức lãnh đạo của Đảng đã có sự thay đổi và phát triển quan trọng bước đầu. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội XI của Đảng bổ sung, phát triển năm 2011 đã làm rõ phương thức lãnh đạo cơ bản của Đảng là: Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 63 vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”1. Lãnh đạo thông qua công tác kiểm tra, giám sát. Không kiểm tra coi như không lãnh đạo và kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát không chỉ là của ủy ban kiểm tra các cấp mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, trước hết là của các cấp ủy, nhất là của người đứng đầu cấp ủy. Ủy ban kiểm tra chỉ là cơ quan chuyên trách về công tác kiểm tra, giám sát của _________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.88-89. 64 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... cấp ủy. Phải xác định đúng điều này để cấp ủy có trách nhiệm và thông qua các cơ quan tham mưu, giúp việc của mình để kiểm tra, giám sát các đảng viên và tổ chức đảng trong hệ thống chính trị. Mỗi một lĩnh vực, Đảng đều có nghị quyết, các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy phải tham mưu để kiểm tra, giám sát chính các nghị quyết thuộc lĩnh vực của mình, trước tiên để xem xét các nghị quyết đó có đến được với tổ chức đảng và đảng viên không và việc triển khai thực hiện, kết quả, hiệu quả thực hiện nghị quyết đó như thế nào. Tổng kết qua 30 năm đổi mới và căn cứ vào thực tiễn, Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Nâng cao hiệu quả thực hiện và tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là với Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng các chủ trương, chính sách lớn, lãnh đạo thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật, lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực, lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật; chú trọng lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng lập pháp, cải cách hành chính và cải cách tư pháp; các tổ chức của Đảng và đảng viên phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát huy mạnh mẽ vai trò, Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 65 hiệu lực của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu lực và hiệu quả. Tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể. Quy định rõ hơn Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; về quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu và mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy, tổ chức đảng với người đứng đầu, bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đi đôi với phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của người đứng đầu và cơ chế xử lý đối với người đứng đầu khi vi phạm. Quy định rõ hơn thẩm quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy các cấp. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền; có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của Trung ương. Coi trọng xây dựng văn hóa trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, trong hệ thống chính trị mà nội dung quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo trong hệ thống tổ chức của Đảng; đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc 66 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước. Nghị quyết phải thiết thực, ngắn gọn, khả thi; phải tính đến cân đối các nguồn lực và điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả; phân công rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân, thời hạn hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp được ghi trong nghị quyết. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, dứt điểm việc cụ thể hóa, thể chế hóa, tổ chức thực hiện nghị quyết; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; đổi mới cách thức quán triệt, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, bảo đảm tính hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng, khắc phục những thủ tục rườm rà, bất hợp lý, giảm bớt giấy tờ, giảm mạnh hội họp. Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích cầm quyền, phương thức cầm quyền, nội dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền; vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền; các nguy cơ cần phải phòng ngừa đối với đảng cầm quyền1. _________ 1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.214. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 67 Đối với phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã đề ra một trong những nhiệm vụ: “Đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng theo hướng đồng bộ, nghiêm minh, có hiệu lực, hiệu quả. Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của nhân dân”. Một trong những mục tiêu của Chiến lược về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020 (Kết luận số 72-KL/TW ngày 17/5/2010 của Bộ Chính trị khóa X) chỉ rõ: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, bổ sung, phát triển quan điểm, nguyên tắc phương pháp, nhiệm vụ, nội dung, thẩm quyền, tổ chức bộ máy và cán bộ ủy ban kiểm tra, cơ quan ủy ban kiểm tra các cấp, bảo đảm hoạt động có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng”. Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, phương pháp, quy trình kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại trong Đảng; hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng giữa ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng và cơ quan liên quan”1 và Kết luận số 38-KL/TW ngày 17/5/2018 của _________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.209. 68 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020 đã nhấn mạnh: “Tập trung nghiên cứu đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng”. III- KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ HOÀN THIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG 1. “Song quy” - một biện pháp chống tham nhũng hiệu quả Từ “song quy”1 xuất hiện lần đầu tiên trong “Điều lệ giám sát hành chính nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” _________ 1. Hàng loạt vụ việc xử lý quan tham Trung Quốc theo trình tự: Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo “song quy” để đình chức, điều tra về “vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng”; sau đó khai trừ đảng, cách chức, chuyển hồ sơ sang cơ quan tư pháp xử lý theo pháp luật. Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương là khởi đầu của quá trình trừng trị quan tham, vì vậy sự xuất hiện của các tổ công tác hay cán bộ Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương ở đâu cũng gây nên nỗi “khiếp sợ” cho quan tham ở đó. Đây là một biện pháp được Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc áp dụng khi điều tra việc chấp hành kỷ luật đảng, được bắt nguồn từ quy định tại khoản 3, Điều 28, Điều lệ công tác kiểm tra vụ án của cơ quan Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 69 ban hành ngày 09/12/1990, đó là văn bản yêu cầu người có liên quan trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ việc trong thời gian quy định tại địa điểm quy định để “xem xét, kết luận cả về kỷ luật đảng và pháp luật của nhà nước”. Theo đó, đảng viên bị cách ly, hạn chế quyền tự do cá nhân, bị điều tra trong nội bộ đảng trước khi bị viện kiểm sát điều tra. Mục đích là nhằm ngăn chặn đối tượng tìm cách hoãn binh, lẩn tránh điều tra, thậm chí thông cung, chạy trốn. Một quan chức bị “song quy”, có nghĩa là người này đã vi phạm quy định của Đảng và vi phạm các quy định của pháp luật, sẽ bị kiểm tra, xem xét, kết luận, xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng, và bị điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật. “Song quy” thường dùng để điều tra, xử lý những phần tử tham nhũng, hủ bại là đảng viên1, nhưng cũng có trường hợp áp dụng cho quan chức là người ngoài đảng. Quan chức bị “song quy” thường bị áp giải từ nhà riêng hoặc cơ quan, thậm chí bị đọc lệnh, áp giải ngay tại hội _________ 1. Thời gian qua, các quan chức cao cấp như: Chu Vĩnh Khang - nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị - Pháp luật; Bạc Hy Lai - Ủy viên Bộ Chính trị khóa XVII - Bí thư Thành ủy Trùng Khánh; Lệnh Kế Hoạch - Ủy viên Trung ương khóa XVIII, Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc; Tôn Chính Tài - Ủy viên Bộ Chính trị khóa XVIII, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh... đều bị áp dụng hình thức “song quy” để cách ly điều tra. 70 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... nghị mà người này đang tham dự1. Xung quanh việc áp dụng biện pháp “song quy” có những ý kiến trái chiều2, 2. Tổ tuần thị trung ương Từ những năm 90 thế kỷ XX, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc triển khai thử nghiệm công tác “tuần thị” (tuần tra, thị sát nắm tình hình, tương tự với thanh tra)3. Trong các năm 2001-2002, Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật _________ 1. Tuy nói là “trong thời gian quy định”, nhưng thường không có quy định rõ ràng về thời gian bị cách ly, tạm giữ. Địa điểm để cách ly điều tra thường là tại khách sạn. Trước khi làm rõ mọi vấn đề, đối tượng không được rời đi, thực chất đây là một hình thức giam lỏng. Thông tin về quan chức bị “song quy” không được thông báo công khai với báo chí, nhưng với sự nhạy bén nghề nghiệp, báo chí thường biết và đưa tin về những trường hợp quan chức bị “song quy”. 2. Những người ủng hộ cho rằng: “song quy” là nhu cầu thực tế của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, hủ bại, góp phần tích cực trong việc xử lý một số vụ án tham nhũng; trong giai đoạn hiện nay rất cần đến “song quy”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến trong dư luận cho rằng, “song quy” thiếu chỗ dựa về pháp luật; đảng viên trước hết là công dân, điều lệ nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể vượt qua pháp luật, không thể dựa vào quy định nội bộ mà có thể hạn chế quyền tự do cá nhân; “song quy” tồn tại hành vi tra tấn bức cung, đã có trường hợp đối tượng bị chết khi “song quy” 3. Các tổ tuần thị trung ương được thành lập theo nhu cầu thực tế của công cuộc chống tham nhũng để thực hiện nhiệm vụ “tuần thị”, thực hiện chế độ tổ trưởng phụ trách, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước tổ lãnh đạo công tác “tuần thị” trung ương. Đối tượng “tuần thị” là tập thể ban lãnh đạo và thành viên ban lãnh đạo các cơ quan đảng, chính quyền, đơn vị xí nghiệp cấp tỉnh trở lên. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 71 Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương đã thí điểm phối hợp cử các tổ tuần thị xuống một số tỉnh. Tháng 7/2009, Điều lệ công tác “tuần thị” được ban hành. Đến tháng 11/2009, Tổ lãnh đạo công tác tuần thị trung ương1 là cơ quan nghị sự của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được lập ra để lãnh đạo công tác tuần thị của toàn đảng và các tổ tuần thị trung ương2, chịu trách nhiệm và trực tiếp báo cáo công tác với Trung ương Đảng. Tháng 8/2015, Điều lệ công tác tuần thị sau khi được sửa chữa, hoàn chỉnh đã sửa đổi quy định mối quan hệ giữa tổ lãnh đạo công tác tuần thị trung ương với công tác tuần thị các tỉnh, thay từ “chỉ đạo” thành “lãnh đạo” và mở rộng phạm vi đối tượng tuần thị, bổ sung người lãnh đạo tổ chức _________ 1. Thành phần tổ lãnh đạo gồm các thành viên là người của Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương. Hiện nay, Tổ trưởng là ông Triệu Lạc Tế, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương; hai tổ phó là các ông Dương Hiểu Độ (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Phó Bí thư Thường trực Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia) và ông Trần Hy (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương). 2. Các tổ tuần thị trung ương được thành lập theo nhu cầu thực tế của công cuộc chống tham nhũng để thực hiện nhiệm vụ “tuần thị”, thực hiện chế độ tổ trưởng phụ trách, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Tổ lãnh đạo công tác tuần thị trung ương. Tổ trưởng tổ tuần thị nói chung là cán bộ cấp trưởng của bộ, tỉnh đã rời khỏi vị trí lãnh đạo (tuyến 1) nhưng chưa tới 70 tuổi, được lựa chọn kỹ lưỡng; thời gian mỗi đợt tuần thị căn cứ theo yêu cầu nhiệm vụ, mỗi đợt (chiến dịch) thường huy động từ 10 đến 13 tổ. 72 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... đảng của tòa án, viện kiểm sát, người phụ trách “bộ tứ lãnh đạo” (Bí thư, Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Chính hiệp) các thành phố thuộc tỉnh, ban lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân, xí nghiệp trực thuộc trung ương... Nhiệm vụ của các tổ tuần thị là kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành đường lối, phương châm, chính sách, các nghị quyết của Đảng, đảm bảo mệnh lệnh của Trung ương được thực thi suôn sẻ và phát hiện các hành vi tham nhũng, hủ bại1. Quy trình công tác của tổ tuần thị gồm ba bước (chuẩn bị, tìm hiểu, báo cáo tình hình)2. Về phương thức công tác, _________ 1. Qua hoạt động, các tổ tuần thị đã phát hiện các vụ án cán bộ lãnh đạo cao cấp vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng như Trần Lương Vũ (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy kiêm Thị trưởng Thượng Hải), Ngũ Vũ Kiệt (Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây), Từ Quốc Kiện (Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Giang Tô), Lý Bảo Kim (Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Bí thư Chính pháp tỉnh Sơn Đông), Đỗ Thế Thành (Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông, Bí thư Thành ủy Thanh Đảo)... 2. Chuẩn bị: tìm hiểu tình hình ban lãnh đạo và các thành viên lãnh đạo địa phương, đơn vị dự kiến đến qua Ban Tổ chức, cơ quan Tổng thanh tra, Cục tiếp dân; lập phương án, thông báo cho địa phương, đơn vị biết. Tìm hiểu: thông báo mục đích, nhiệm vụ, công bố phạm vi tuần thị, bố trí công tác, phương thức liên hệ; tìm hiểu các vấn đề, bất cập, hạn chế qua nhiều con đường khác nhau; trong thời gian tuần thị phát hiện thấy vấn đề vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng của cán bộ lãnh đạo thì kịp thời báo cáo tổ lãnh đạo của Trung ương. Báo cáo tình hình sau khi kết thúc và đề xuất ý kiến kiến nghị. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 73 ngoài các phương thức thông thường như hội họp, tọa đàm, tiếp nhận đơn, thư, kiểm tra hồ sơ, sổ sách... từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, các tổ tuần thị còn công bố số điện thoại di động chuyên dụng để nhận tin nhắn tố giác của cán bộ, quần chúng. Trong vòng 3 năm sau Đại hội XVIII, Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử 208 tổ tuần thị tới 1.214 lượt địa phương và đơn vị. Thực tế cho thấy hoạt động của các tổ tuần thị tỏ ra rất hiệu quả. Thông thường các thành viên bí mật xuống địa phương nằm vùng, tiếp xúc với các đối tượng cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, những người có đơn thư tố cáo để điều tra, nắm tình hình, thu thập chứng cứ, nhận định, đánh giá, kết luận về đối tượng rồi báo cáo với tổ lãnh đạo công tác tuần thị trung ương (Gọi tắt Tổ trung ương) đề đạt xin ý kiến lãnh đạo Trung ương xử lý. Ví dụ, năm 2014, Tổ trung ương tổ chức 2 đợt “tuần thị”. Đợt 1 vào tháng 3, thành lập 13 tổ tuần thị đi xuống các tỉnh, thành phố, đơn vị: Bắc Kinh, Thiên Tân, Liêu Ninh, Phúc Kiến, Sơn Đông, Hà Nam, Cam Túc, Ninh Hạ, Tân Cương, Binh đoàn Sản xuất - xây dựng Tân Cương, Bộ Khoa học kỹ thuật, Đại học Phúc Đán, Tập đoàn Lương thực Trung Quốc. Kết quả: phát hiện, hạ bệ một số quan tham như: Tổ tuần thị số 3 Ninh Hạ phát hiện, hạ bệ Giả Phấn Cường - Phó Giám đốc Sở Công an và Dương Hữu Minh - Phó Giám đốc Sở Giao thông Ninh Hạ; Tổ số 5 đi Thiên Tân đã phát hiện, hạ bệ Vũ Trường Thuận - Giám đốc Công an thành phố; Tổ số 7 74 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... đi Hải Nam đã “quật ngã” Ngô Quốc Hoa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội Văn nghệ Tam Á; Tổ số 8 đi Hà Nam đã phát hiện, hạ bệ 3 quan tham: Lưu Quốc Khánh - Bí thư Thị ủy Trú Mã Điếm; Lưu Trường Xuân - Bí thư Thành ủy Khai Phong; Lưu Hồng Đào - Giám đốc Sở Xây dựng nhà ở tỉnh Hà Nam. Đợt 2, tháng 7/2014, cử 13 tổ đi 10 tỉnh, thành phố, khu: Quảng Tây, Thượng Hải, Thanh Hải, Tây Tạng, Chiết Giang, Hà Bắc, Thiểm Tây, Hắc Long Giang, Tứ Xuyên, Giang Tô và Tổng cục Thể dục - Thể thao, Viện Khoa học Trung Quốc, Tập đoàn xe hơi số 1. Kết quả đã lôi ra rất nhiều “hổ lớn”, “hổ nhỏ” tại 10/13 nơi. Tại Quảng Tây: hạ bệ 3 trường hợp quan tham; Thượng Hải: 2 trường hợp; Thanh Hải: 1 trường hợp; Chiết Giang: 1 trường hợp; Hà Bắc: 5 trường hợp; Thiểm Tây: 3 trường hợp; Hắc Long Giang: 6 trường hợp; Tứ Xuyên: 7 trường hợp; Giang Tô: 5 trường hợp; Tập đoàn sản xuất xe hơi số 1: 7 trường hợp. Năm 2015, từ tháng 3, Tổ trung ương đã cử 13 tổ tuần thị đến 26 xí nghiệp trực thuộc Trung ương để điều tra, nắm tình hình. Kết quả, ít nhất 2 lãnh đạo các xí nghiệp lớn là Thôi Kiện - Phó Chủ tịch Tập đoàn Gang thép Bảo Sơn và Vương Thiên Phổ - Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp hóa dầu SINOPEC1 đã bị ngã ngựa vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” - cụm từ được dùng để chỉ hành vi phạm tội tham nhũng. Thông qua trang web tố giác quan tham (http://www.12388.gov.cn/) và địa chỉ nhận tin nhắn Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 75 (http://jfts.mos.gov.cn/m), quần chúng có thể nhắn tin, gửi hình ảnh tố cáo hành vi tham nhũng, hủ bại của các quan chức như: dùng tiền công ăn nhậu, đi du hí trong, ngoài nước; sống sa đọa, trụy lạc; sử dụng xe công trái quy định; ở nhà công vụ trái quy định; nhận tiền, quà biếu; tổ chức tiệc tùng cưới xin, ma chay linh đình; tiếp khách hoặc nhận tiếp đãi quá tiêu chuẩn; nhận hoặc dùng tiền công để tiêu xài hay tham gia hoạt động thể thao đắt tiền... Đó là cơ sở để các tổ tuần thị ra tay điều tra, phát hiện giúp Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương xử lý kỷ luật đảng trước khi chuyển hồ sơ, manh mối phạm tội của quan tham sang cơ quan pháp luật trừng trị. 3. Đưa công tác kiểm tra, giám sát chính trị vào Điều 3 Điều lệ công tác kiểm tra, giám sát năm 2017 Điều 3, Điều lệ công tác kiểm tra, giám sát năm 2017 lần đầu tiên đưa công tác kiểm tra, giám sát chính trị vào Điều lệ. Từ sau Đại hội XVIII, số lượng lớn các vụ án được công tác kiểm tra, giám sát phát hiện cho thấy tác phong không đúng và tham nhũng chỉ là vấn đề bề mặt, còn quan điểm mờ nhạt, tổ chức phân tán, kỷ luật lỏng lẻo mới là vấn đề bên trong. Nguyên nhân là do niềm tin lý tưởng bị dao động, ý thức, tôn chỉ phai mờ; sự lãnh đạo yếu kém, xây dựng Đảng còn khiếm khuyết, quản lý Đảng chưa chặt chẽ, nghiêm minh. Đây cũng chính là những vấn đề căn bản mà kiểm tra, giám sát chính trị quan tâm. Cần thông qua kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với kỷ luật chính trị, bảo đảm các 76 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... đường lối, chính sách của Trung ương được thông suốt, duy trì sự thống nhất tập trung của Đảng1. Điều 3, Điều lệ công tác kiểm tra, giám sát năm 2017 cũng đã xác định rõ các cơ quan Trung ương và cơ quan nhà nước cần triển khai kiểm tra, giám sát: “Các ủy ban, ban, ngành Trung ương, tổ đảng (đảng ủy) các ban, ngành cơ quan nhà nước có thể thi hành chế độ kiểm tra, giám sát, xây dựng cơ quan kiểm tra, giám sát, tiến hành kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng thuộc quyền quản lý”2. Từ Đại hội XVIII đến nay, đã có 62 đơn vị trung ương triển khai công tác kiểm tra, giám sát. Hội nghị Trung ương 6 khóa XVIII đã thông qua Điều lệ giám sát trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa ra quy định về nguyên tắc đối với việc triển khai công tác kiểm tra, giám sát của _________ 1. Trong Điều lệ công tác kiểm tra, giám sát năm 2017, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát bao phủ toàn diện trong một nhiệm kỳ được xác định rõ. Công tác kiểm tra, giám sát của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện được nhiệm vụ này. Theo đó, Trung ương đã triển khai 12 đợt kiểm tra, giám sát, 160 lần cử tổ kiểm tra, giám sát tiến hành kiểm tra, giám sát đối với 277 tổ chức đảng ở các địa phương, đơn vị; đã thực hiện được mục tiêu kiểm tra, giám sát bao phủ toàn diện trong một nhiệm kỳ, thể hiện lập trường mới mẻ về việc giám sát trong Đảng không có vùng cấm, không có ngoại lệ. 2. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc: Điều lệ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc, htttp://news. xinhuanet.com, ngày 13/8/2015. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... 77 tổ đảng (đảng ủy) các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và Nhà nước. Ngoài ra, chế độ kiểm tra, giám sát cấp huyện, thị cũng được đưa vào Điều lệ công tác kiểm tra, giám sát năm 2017. Trên thực tế, từ sau Đại hội XVIII, các địa phương lần lượt triển khai chế độ kiểm tra, giám sát tại các thành phố và huyện. Tính đến nay, tất cả 31 tỉnh, khu, thành phố, Binh đoàn Xây dựng sản xuất Tân Cương và 15 thành phố cấp phó tỉnh đã xây dựng chế độ kiểm tra, giám sát, 336 thành phố trực thuộc tỉnh, 2.483 huyện đã triển khai kiểm tra, giám sát. a) Về cơ cấu tổ chức và nhân sự kiểm tra, giám sát Điều lệ công tác kiểm tra, giám sát năm 2015 quy định cụ thể: Tổ trưởng Tổ lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát do Bí thư Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Đảng đồng cấp đảm nhiệm, phó tổ trưởng thường do trưởng ban tổ chức của đảng ủy đồng cấp đảm nhiệm. Tổ trưởng Tổ lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Điều khoản này cũng quy định: Văn phòng Tổ lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát Trung ương được đặt trong Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương, đồng thời chỉ rõ: Tổ trưởng Tổ kiểm tra, giám sát được xác định và trao quyền căn cứ theo mỗi đợt kiểm tra, giám sát. Khoản 12 quy định rõ: việc tuyển chọn nhân sự cho công tác kiểm tra, giám sát cần đạt các điều kiện, tiêu chuẩn nghiêm ngặt, 78 Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát... đối với những người không phù hợp với công tác kiểm tra, giám sát, cần kịp thời điều chỉnh. Điểm mới trong công tác kiểm tra, giám sát từ sau Đại hội XVIII được đề cập trong Điều lệ năm 2015 là: nhân sự của công tác kiểm tra, giám sát cần căn cứ theo quy định và tiến hành luân phiên trao đổi vị trí. Bên cạnh đó, những người làm công tác kiểm tra, giám sát cần tránh có quan hệ công việc với những người thân trong gia đình; tránh làm việc tại những khu vực có quan hệ thân thuộc như quê hương hoặc nơi tạm trú; tránh thực hiện những công việc, lĩnh vực có quan hệ mật thiết với lợi ích cá nhân. Về cơ chế xây dựng, tuyển chọn chủ thể kiểm tra, giám sát, trước Đại hội XVIII, một nhiệm kỳ của Tổ trưởng Tổ kiểm tra, giám sát thường kéo dài 5 năm. Sau Đại hội XVIII, chế độ bổ nhiệm, đề bạt Tổ trưởng Tổ kiểm tra, giám sát được đổi mới, xây dựng danh sách Tổ trưởng Tổ kiểm tra, giám sát, mỗi lần trao quyền một người và mỗi lần bổ nhiệm một người. Cơ chế đề bạt Tổ trưởng Tổ kiểm tra, giám sát này có thể hình thành sự cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giám sát. b) Về phạm vi kiểm tra, giám sát Công tác kiểm tra, giám sát sau Đại hội XVIII thể hiện rõ sự đổi mới về đối tượng kiểm tra, giám sát, chủ yếu thể hiện ở việc không có vùng cấm cho đối tượng kiểm tra, giám sát, đồng thời bao phủ toàn diện được các đối tượng kiểm tra, giám sát.