🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hộ Pháp - Gương Bậc Xuất Gia Ebooks Nhóm Zalo PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA PHẬT LỊCH 2546 GÖÔNG BAÄC XUAÁT GIA ANĀGĀRIYUDĀHARAṆA DHAMMARAKKHITA BHIKKHU TỲ KHƯU HỘ PHÁP GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Dhammarakkhita Bhikkhu Tỳ khưu Hộ Pháp GƯƠNG BẬC XUẤT GIA ANĀGĀRIYUDĀHARAṆA NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO – HÀ NỘI 2002 1 Lôøi Giôùi Thieäu Phaän söï hoaèng phaùp laø traùch nhieäm chung cuûa baäc xuaát gia vaø haøng taïi gia cö só, nhöng khoâng phaûi ai cuõng coù khaû naêng, nhaát laø veà phöông dieän dòch thuaät vaø soaïn thaûo. Dhammarakkhita bhikkhu (Tyø khöu Hoä Phaùp), sau khi toát nghieäp cöû nhaân khoa Phaät hoïc vaø trieát hoïc Ñoâng phöông taïi vieän Ñaïi hoïc Vaïn Haïnh khoaù ñaàu tieân naêm 1967, ñaõ ñöôïc giaùo hoäi Phaät giaùo Taêng giaø Nguyeân Thuûy Vieät Nam ñeà cöû sang du hoïc taïi hai nöôùc Phaät giaùo chaân truyeàn Thaùi Lan vaø Mieán Ñieän. Sau gaàn 29 naêm xuaát döông hoïc ñaïo, Tyø khöu Hoä Phaùp ñaõ hoài höông ñeå lo phaän söï hoaèng phaùp ôû queâ nhaø. Taùc phaåm naøy laø moät trong nhöõng soaïn phaåm maø Tyø khöu Hoä Phaùp vöøa hoaøn thaønh xong. Nay toâi xin giôùi thieäu soaïn phaåm naøy ñeán vôùi quyù ñoäc giaû. Thieàn Laâm Töï, Hueá ngaøy 22-4-2000 Hoà Thượng Hộ Nhẫn Phó chủ tịch HÐTSTW GHPGVN, Tăng trưởng Hệ phái Phật Giáo Nam Tông, Viện chủ Thiền Lâm Tự, Tp–Huế. 2 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA MỤC LỤC 3 MỤC LỤC Lời Giới Thiệu .......................................................1 Mục lục ..................................................................3 Lời Bạt..................................................................15 Lời Nói Đầu .........................................................21 PHẦN 1: GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Suy tư thế nào xuất gia trở thành Tỳ khưu ..................29 Tích Đại Đức Raṭṭhapāla ..............................................30 Công tử Raṭṭhapāla xin xuất gia..................................32 Tỳ khưu Raṭṭhapāla trở thành bậc Thánh A-ra-hán....37 Đại Đức Ratthapāla xin phép về thăm cha mẹ ............38 Đức vua đến thăm Đại Đức Raṭṭhapāla ......................44 Bốn điều suy thoái ..................................................45 Bốn pháp tóm tắt.....................................................48 Sơ Lược Tích Tiền Thân Đại Đức Raṭṭhapāla.............59 Phần Raṭṭhapālattheragāthā.....................................62 Tiền Kiếp Của Đại Đức Raṭṭhapāla ............................64 Tích Đại Đức Tỳ Khưu Ni Sumedhā.............................67 Sơ lược tiền thân Tỳ khưu ni Sumedhā ........................67 Kiếp hiện tại của Đại Đức Tỳ khưu ni Sumedhā .........69 Bậc Thánh Thanh Văn (Ariyasāvaka)...........................87 Bậc Thánh nam Thanh văn..........................................88 4 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Bậc Thánh tối thượng Thanh văn như thế nào?......88 Bậc Thánh đại Thanh văn như thế nào?..................90 Bậc Thánh Thanh văn hạng thường như thế nào? ..91 Bậc Thánh nữ Thanh văn.............................................92 PHẦN 2: TĂNG BẢO Thời Điểm Bắt Đầu Của Tỳ Khưu ...................................93 Thời Điểm Bắt Đầu của Tỳ Khưu Ni ...............................94 Tám trọng pháp ...........................................................98 Thời Điểm Cuối Cùng Của Tỳ Khưu Ni ........................101 Tám Cách Thọ Upasampadā ..........................................102 Thọ Tỳ khưu (bhikkhu upasampadā) ........................ 103 Thọ Tỳ khưu ni (bhikkhunī upasampadā)................. 109 Ý Nghĩa Bhikkhu: Tỳ Khưu...........................................112 Chi Pháp Trở Thành Tỳ Khưu........................................113 5 chi pháp thành tựu Tỳ khưu ....................................114 5 chi pháp không thành tựu Tỳ khưu ........................ 114 1. Vatthu: Người Cận Sự Nam..............................115 Vatthusampatti như thế nào? ...........................115 Vatthuvippatti như thế nào?.............................115 2. Natti: Tuyên Ngôn ............................................117 Nattisampatti như thế nào?............................. 117 Nattivippatti như thế nào?................................117 3. Anussāsana: Thành Sự Ngôn ............................117 Anussāsanasampatti như thế nào?...................117 MỤC LỤC 5 Anussāsanavippatti như thế nào? ....................118 6 thāna, 6 karaṇa..........................................119 4 payatana....................................................120 10 byañjanabuddhi.......................................121 Giải thích ................................................121 Trạng thái Tăng bị hư ..................................124 4. Sīmā ..................................................................126 Sīmāsampatti như thế nào?..............................128 Sīmāvippatti như thế nào?................................129 5. Purisa: Tỳ Khưu Tăng.......................................131 Purisasampatti như thế nào? ...........................131 Purisavippatti như thế nào?.............................131 Daḷhīkamma: Tăng Sự Vững Chắc.......................132 Cách hành Tăng sự Daḷhīkamma?...................134 Chuyện Hoàng Tử Rāhula Thọ Sa Di....................137 Hoàng Tử Rāhula thọ Sa Di..................................140 Đức vua Suddhodana xin đặc ân ..........................142 PHẦN 3: NGHI THỨC XUẤT GIA 11 hạng người không được phép thọ Sa di ...........145 NGHI THỨC LỄ THỌ SA DI.....................................146 Định nghĩa Sa di ...................................................146 Nghi thức cạo tóc (râu)..............................................148 Vị Đại Đức Thầy Tế độ cho mặc y cà-sa...................151 Cách thức đảnh lễ..................................................151 6 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Nghi thức dâng y cà sa......................................... 151 Nghi thức xin y cà sa ............................................152 Vị Đại Đức Thầy Tế độ cho thọ Tam quy.................153 Nghi thức sám hối .................................................153 Nghi thức xin thọ Sa di......................................... 154 Nghi thức xin thọ Tam quy và Sa di thập giới ......155 Truyền Tam quy bằng Niggahitanta (ṃ)..........156 Truyền Tam quy bằng Ma-karanta (m)............157 Sa di thập giới ..................................................159 Nghi thức xin Thầy Tế độ......................................162 Thầy tế độ.........................................................162 Điểm hệ trọng trong lễ thọ Sa di...................165 Bảng chỉ dẫn cách phát âm Tam quy .............. 166 10 Pháp Hoại Của Sa Di ............................................168 10 Pháp Hành Phạt.....................................................170 75 Điều Học Tập (Sekkhiya).....................................171 Nghĩa: 75 điều học tập......................................... 177 14 pháp hành..............................................................184 Giải thích ..............................................................185 BỐN THỨ VẬT DỤNG ..............................................197 Bốn pháp quán tưởng ................................................200 Quán tưỏng 4 thứ vật dụng là tứ đại đáng nhờm........202 Quán tưởng lại tứ vật dụng đã dùng trong ngày.........205 Kinh Aggikhandhopamāsutta (kinh ví đống lửa)......208 Sự lợi ích của bài kinh aggikhandhopamāsutta .... 219 MỤC LỤC 7 NGHI THỨC LỄ THỌ TỲ KHƯU ............................223 Giai Đoạn Đầu Nghi Thức Lễ Thọ Tỳ Khưu.............224 Xin Đại Đức làm Thầy Tế độ ................................224 Đặt tên Sa di, tên thầy tế độ..................................225 Xét hỏi y bát của Sa di ..........................................225 Sa di giới tử đi ra ngoài phạm vi chư Tăng ..........226 Vị Đại Đức luật sư đảm nhận phận sự dạy bảo... 228 Vị luật sư trình chư Tăng, gọi giới tử vào.............233 Sa di giới tử xin nâng lên bậc Tỳ khưu .................234 Luật sư xét hỏi Sa di giới tử giữa chư Tăng .........235 Giai Đoạn Giữa Nghi Thức Lễ Thọ Tỳ Khưu ...........237 Tụng natti (tuyên ngôn).........................................237 Tụng kammavācā (thành sự ngôn)........................237 Ý nghĩa lời tuyên ngôn.....................................240 Ý nghĩa lời thành sự ngôn ................................240 Giai Đoạn Cuối Nghi Thức Lễ Thọ Tỳ Khưu ...........241 Dạy bảo 4 pháp nương nhờ ..................................241 Dạy bảo 4 pháp không nên hành ..........................242 Nghĩa giai đoạn cuối nghi thức lễ thọ Tỳ khưu .. 244 NGHI THỨC LỄ THỌ TỲ KHƯU 2-3 VỊ.................249 Nghi thức lễ thọ Tỳ khưu 2-3 vị cùng một lúc ..........249 Lễ Thọ 3 Tỳ Khưu (cách 1) ...................................250 Vị Đại Đức Luật sư vào trình chư Tăng...........252 Tụng ñatti.....................................................255 Tụng kamavācā............................................255 8 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Lễ thọ 3 Tỳ khưu (cách 2) .....................................257 Vị Đại Đức Luật sư vào trình chư Tăng...........259 Tụng ñatti.....................................................261 Tụng kamavācā............................................262 Vị Thầy Tế Độ Dạy Các Tân Tỳ Khưu ....................263 Dạy bảo 4 pháp nương nhờ ..................................264 Dạy bảo 4 pháp không nên hành ..........................264 ĀPATTI VỚI TỲ KHƯU ............................................268 Pārājika āpatti: sự phạm giới bất cộng trụ ...............269 Saṃghadisesa āpatti: sự phạm giới tăng tàn.............269 Xin thọ parivāsakamma ........................................270 Xin thọ mānattakamma .........................................270 Xin thọ abbhāna ....................................................271 Thullacaya āpattỉi: sự phạm giới thullacaya.............272 Pācittiya āpatti: sự phạm giới pācittiya ....................272 Pātidesanīya āpatti: sự phạm giới pātidesanīya .......273 Dukkata āpatti: sự phạm giới tác ác .........................274 Dubbhāsita āpatti: sự phạm giới ác khẩu .................274 PĀTIMOKKHA ...........................................................276 Thỉnh Đức Phật Thuyết Patimokkha..........................276 Tám điều kỳ lạ trong đại dương.................................278 Tám điều kỳ lạ trong Phật giáo .................................281 Tỳ khưu không nên vắng mặt trong ngày uposatha ..286 MỤC LỤC 9 PHẦN 4: PHẬN SỰ CỦA TỲ KHƯU Lễ Sám Hối Āpatti........................................................289 Nghi thức sám hối āpatti............................................290 Dịch nghĩa lễ sám hối āpatti......................................293 Hành uposathakamma ....................................................295 Saṃgha uposatha.......................................................297 Nghi thức trước khi tụng đọc bhikkhupātimokkha....297 Lời thỉnh mời....................................................298 Bốn công việc phải làm.........................................299 Chanda, pārisuddhi ...............................................300 Cách gởi chanda, pārisuddhi...........................300 Cách trình chanda, pārisuddhi ........................300 Năm phận sự trước khi tụng đọc pātimokkha.......301 Bốn chi pháp hợp lệ ..............................................302 Tụng đọc pātimokkha ...........................................305 Tụng đọc uddesa tóm tắt.......................................306 Trường hợp có tai họa......................................306 Cách tụng uddesa tóm tắt ............................308 Trường hợp đặc biệt theo khả năng..................309 Nghi lễ hành saṃgha uposatha đơn giản .....311 Gaṇa uposatha...........................................................313 Hành pārisuddhi uposatha.....................................313 Trường hợp có 3 vị Tỳ khưu.............................313 Trường hợp có 2 vị Tỳ khưu.............................315 Puggala uposatha .......................................................315 Adhiṭṭhāna uposatha..............................................316 10 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA An Cư Tháng Hạ ..........................................................317 Lời sám hối ................................................................318 Hành lễ an cư tháng hạ ............................................319 Lễ dâng y kathina.......................................................321 Nghi thức dâng y kathina ......................................322 Nghi thức thọ y kathina.........................................323 Apalokanakamma: việc tường trình.................324 Giới thiệu vị Tỳ khưu xứng đáng thọ y kathina.....325 Làm dấu y mới..................................................327 Cách làm lễ thọ y kathina.................................327 Cách anumodanā: hoan hỷ ..............................329 Hành Pavāranākamma ................................................331 Saṃghapavāraṇā .......................................................333 Nghi thức trước khi tụng đọc saṃghapavāraṇā ....333 Lời thỉnh mời....................................................334 Chanda, Pavāraṇā.............................................335 Cách gởi chanda, pavāraṇā..........................336 Cách trình chanda, pavāraṇā........................336 Năm phận sự trình lên chư Tỳ khưu Tăng ............336 Bốn chi pháp hợp lệ để hành tăng sự pavāraṇā ... 337 Gaṇapavāraṇā ...........................................................341 Trường hợp 4 vị Tỳ khưu......................................342 Trường hợp chỉ có 3 vị Tỳ khưu ...........................343 Trường hợp chỉ có 2 vị Tỳ khưu ...........................345 Puggalapavāraṇā ......................................................346 Lợi ích Pavāraṇā ...................................................346 MỤC LỤC 11 PHẨM VỊ TRONG PHẬT GIÁO...............................348 Ý nghĩa Thera ............................................................349 Kinh Therasutta .........................................................350 Thế nào là bậc Thera thật?........................................351 TỨ THANH TỊNH GIỚI.............................................354 Giới thu thúc giải thoát khổ như thế nào?.................354 Giới thu thúc lục căn như thế nào? ...........................355 Giới nuôi mạng chân chánh thanh tịnh như thế nào? ..356 Giới nương nhờ tứ vật dụng như thế nào? ................357 10 Pháp Quán Xét Của Bậc Xuất Gia ............................359 Nghĩa: kinh “Bậc xuất gia thường quán xét”............360 Xả Giới Tỳ Khưu (Hoàn Tục). .......................................363 Quả nghiệp Tỳ khưu...................................................368 XUẤT GIA TU NỮ ......................................................371 Nghi Thức Lễ Thọ Giới Tu Nữ .................................372 Nghi lễ cạo tóc ......................................................373 Mặc y phục tu nữ...................................................374 Xin thọ Tam quy cùng bát giới, hoặc thập giới.....374 Lễ sám hối Tam bảo.........................................374 Lễ xin thọ giới tu nữ.........................................375 Lễ xin thọ Tam quy và bát giới .............................376 Phép thọ Tam quy..........................................377 Truyền bát giới...............................................377 12 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Nghĩa nghi lễ thọ Tam quy và bát giới..................378 Lễ xin thọ Tam quy và thập giới ...........................379 Phép thọ Tam quy ............................................380 Truyền thập giới...............................................380 Cách xưng hô tu nữ...............................................382 QUẢ BÁU CỦA BẬC XUẤT GIA..............................383 Khổ tâm do bởi 10 loại phiền não .............................383 ĐỊA VỊ CHA MẸ CÓ CON XUAT GIA ....................386 Đức vua Asoka là thân quyến kế thừa của Phật giáo.....386 Đức vua Asoka xây cất chùa tháp.........................387 Lễ khánh thành 84.000 ngôi chùa và bảo tháp......388 Thân quyến kế thừa Phật giáo...............................391 Đức vua Asoka hộ độ Tam bảo.............................393 Đức vua Asoka thanh lọc Tỳ khưu .......................394 Kết tập Tam tạng lần thứ ba..................................395 Đức vua Asoka hộ độ truyền bá Phật giáo............396 Phái đoàn chư Đại Đức Tăng đi sang vùng Suvaṇṇabhūmī...............397 ĐOẠN KẾT Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Nhất.........................399 Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Nhì...........................404 Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Ba ............................406 MỤC LỤC 13 Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Tư ............................408 Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Năm .........................409 Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Sáu...........................411 Phật Giáo Là Gì?..................................................412 PHẦN PHỤ LỤC: CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ NGỮ CÓ NGHĨA RỘNG TRONG TÍCH CÔNG CHÚA SUMEDHĀ Đức Vua Mandhāturājā ........................................415 Câu Chuyện Nước Mắt .........................................417 Câu Chuyện Sữa ...................................................418 Bộ Xương ..............................................................419 Mẹ Và Mẹ Của Mẹ (Bà Ngoại) .............................419 Cha Và Cha Của Cha (Ông Nội)..........................420 Con Rùa Mù ..........................................................421 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................423 14 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA MỤC LỤC 15 LỜI BẠT Thuở Ðức Phật còn tại thế, những tấm gương xuất gia cao cả thật khó mà kể cho hết được. Tuy Tăng chúng gồm đủ mọi giai cấp và rất bình đẳng, nhưng thời bấy giờ phần lớn vẫn xuất thân từ giai cấp Bà la môn và vua chúa. Chính Ðức Phật đã quyết chí từ bỏ ngôi vua cùng cung vàng điện ngọc để xuất gia tìm đạo. Cho đến thời vua Asoka và nhiều triều đại ở Ấn Ðộ, Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Trung Hoa, Nhật Bản v.v... đều có những bậc xuất gia xuất thân từ những thành phần ưu tú trong xã hội. Ðời Lý, Trần ở nước ta cũng đã không thiếu các bậc vua quan, danh sĩ xuất gia đầu Phật, nêu những tấm gương ngời sáng trong sứ mạng tự giác và đem lại lợi lạc cho đời. Nói thế không có nghĩa không có những thành phần xuất gia bi quan yếm thế, cho nên trong nhân gian mới phát sanh quan niệm xuất gia là thất vọng chán đời. Tuy nhiên vấn đề không phải ở những lời phán đoán thị phi, mà chính là người xuất gia phải hiểu được giá trị đích thực con đường mà mình đã chọn và nhất là làm sao xứng đáng là người xuất gia chân chính đúng với mục đích giác ngộ giải thoát, tự độ độ tha mà Ðức Phật đã từ bi khai thị. 16 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Trong thời kỳ đầu của giáo pháp, việc xuất gia rất đơn giản, hầu như không có một hình thức nghi lễ nào. Ðức Phật chỉ gọi “Này Tỳ khưu, hãy lại đây!” (Ehi bhikkhu!) là vị Tỳ khưu ấy mặc nhiên trở thành Tỳ khưu trong giáo pháp của Ðức Phật. Ðơn giản chỉ vì các vị ấy là bậc thượng căn thượng trí, đã hội đủ túc duyên, đã có sẵn phẩm chất của một bậc xuất gia phạm hạnh. Về sau, ngày càng có nhiều người xuất gia với đủ mọi căn cơ trình độ, nên dĩ nhiên đời sống tập thể cũng có phần phức tạp hơn, do đó Ðức Phật tùy căn duyên mà thi thiết giới luật và nghi lễ cho hàng xuất gia. Như vậy, chư vị Thánh Tăng hoặc các vị đệ tử Trưởng lão có thể thay Ðức Phật làm Thầy Tế độ hay yết-ma cho giới tử và việc giáo giới Tăng đoàn cũng trở nên dễ dàng, đồng nhất hơn. Hơn nữa để tránh những trường hợp xuất gia bất chính, giới tử cần phải được xét xem có hội đủ một số điều kiện cơ bản thích ứng với đời sống phạm hạnh và phù hợp với giới luật thanh tịnh giải thoát hay không? Do đó, giới tử cần được các vị yết-ma, giáo thọ tuyển chọn một cách kỹ càng trước khi hòa nhập vào Tăng chúng. Tuy nhiên những giới luật và nghi lễ xuất gia này thật ra vẫn vô cùng giản dị, hoàn toàn không đặt nặng hình thức hay cưỡng chế áp đặt, mà chỉ LỜI BẠT 17 cốt tạo điều kiện cho người xuất gia dễ dàng thể hiện mục đích giác ngộ giải thoát mà thôi. Cho nên, tuy nói là nghi lễ nhưng không nặng phần trình diễn như những lễ đàn ngoại đạo đầy vẽ cầu kỳ huyền hoặc, ngược lại, nó chỉ biểu hiện lòng từ ái của những vị thầy và tâm kính thành của người đệ tử trong không khí vừa trang nghiêm vừa thân thiết chân tình. Chính vì vậy mà thuở đó nhiều giới tử đã đắc Thánh Ðạo Thánh Quả khi đang được thầy xuống tóc, khi được trao truyền y bát hoặc đang hành Tăng sự ngay trong buổi lễ xuất gia đầy xúc động của họ. Trong cuốn sách biên soạn công phu này, Sư Hộ Pháp đã kể lại một vài tấm gương xuất gia tiêu biểu đáng để cho chúng ta chiêm ngưỡng và noi theo, đồng thời sưu tập đầy đủ những nghi thức xuất gia nguyên thủy nhất mà Ðức Phật đã chế định cho Tăng chúng hơn 2500 năm về trước. Sư Hộ Pháp đã tốt nghiệp cử nhân Phật Học tại Viện Ðại Học Vạn Hạnh khóa đầu tiên năm 1967, vốn là đệ tử của Sư Tổ Hộ Tông, xuất gia năm 1967, sau đó xuất dương du học tại Thái Lan và Myanmar gần 29 năm để học Abhidhamma, cổ ngữ Pāḷi, Dhammavinaya và Thiền, ... Cuối năm 1996, Sư đã hồi hương chuyên tâm biên soạn, dịch thuật và viết về những sở tu, sở học mà Sư đã tiếp thụ được từ các nước Phật giáo chân truyền. 18 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Hy vọng quyển sách này, sẽ là cẩm nang quý báu cho những ai muốn cống hiến đời mình cho lý tưởng giác ngộ giải thoát, vô ngã vị tha. Tổ Ðình Bửu Long, mùa Vesak 2544 Tỳ khưu Viên Minh (Trụ trì Tổ Ðình Bửu Long, Q.9, T.p. Hồ Chí Minh) MỤC LỤC 19 Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa Con ñem heát loøng thaønh kính ñaûnh leã ÐÑöùc Theá Toân, Baäc A-ra-haùn, Baäc Chaùnh ÐÑaúng Giaùc. Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. Ratanattayasaraṇaṃ gato. Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật. Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp. Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng. Con đã quy y Tam bảo với lòng thành kính. 20 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA MỤC LỤC 21 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Soạn giả: Dhammarakkhita bhikkhu (Tỳ khưu Hộ Pháp) LỜI NÓI ĐẦU Trong tất cả mọi bài pháp của Ðức Phật, có một bài Ngài hằng ngày thường thuyết giảng nhắc nhở, khuyên dạy chư Tỳ khưu chớ nên dể duôi(1) là: “Appamādena bhikkhave sampādetha. Buddhuppādo dullabho lokasmiṃ. Manussattabhāvo dullabho, Dullabhā saddhā sampatti, Pabbajitabhāvo dullabho, Saddhammassavanaṃ dullabhaṃ. Evaṃ divase divase ovadati”. “Này chư Tỳ khưu, các con hãy nên cố gắng hoàn thành mọi phận sự Tứ thánh đế bằng pháp không dể duôi, tiến hành Tứ niệm xứ. Bởi vì có 5 điều khó được là: - Ðức Phật xuất hiện trên thế gian là một điều khó. - Ðược sanh làm người là một điều khó. 1 Dể duôi: Trạng thái quên mình, không có chánh niệm. 22 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA - Có đức tin hoàn toàn trong sạch nơi Tam bảo là một điều khó. - Ðược xuất gia trở thành Tỳ khưu là một điều khó. - Ðược lắng nghe chánh pháp là một điều khó. Năm điều khó được này, Ðức Phật hằng ngày thường thuyết giảng nhắc nhở, khuyên dạy chư Tỳ khưu”. Trong năm điều khó được này, xin đề cập đến điều: “Xuất gia trở thành Tỳ khưu là một điều khó”. Thật vậy, người nam có ý nguyện xuất gia trở thành Tỳ khưu, chỉ thành tựu được khi nào gặp thời kỳ Ðức Phật xuất hiện trên thế gian, hoặc giáo pháp của Ngài đang còn lưu truyền. Nhưng gặp được Ðức Phật hoặc giáo pháp của Ngài không phải là một điều dễ có được. Bởi vì, trong quá khứ, vô số đại kiếp trái đất trải qua 4 thời kỳ thành-trụ-hoại-không, trong suốt một a tăng kỳ, thời gian không thể tính bằng số, vẫn không có một Ðức Phật nào xuất hiện trên thế gian, thời kỳ đó gọi là “suññakappa”. (Như từ khi Ðức Phật Dīpaṅkara tịch diệt Niết Bàn và giáo pháp của Ngài hoàn toàn bị tiêu hoại, cho đến Ðức Phật Koṇḍañña xuất hiện trên thế gian, trải qua một thời gian lâu dài suốt 1 a tăng kỳ đại kiếp trái đất thành trụ-hoại-không). Lại nữa, có khi Ðức Phật xuất hiện trên thế gian, nhưng chúng sinh không có duyên lành với Ðức Phật và giáo pháp của Ngài, nên không thể xuất gia hành LỜI NÓI ĐẦU 23 phạm hạnh được. Như trong kinh Akkhaṇasutta(1), Ðức Phật dạy những trường hợp không thể hành phạm hạnh, tóm lược như sau: 1- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh cõi địa ngục. 2- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh làm súc sanh. 3- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh làm ngạ quỷ. 4- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh cõi sắc giới Vô tưởng thiên, có tuổi thọ 500 đại kiếp. 5- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người; nhưng ở nơi biên địa, trong gia đình hạ tiện, ngu dốt, không có cơ hội nhìn thấy Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ. 6- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ; nhưng trong gia đình ngoại đạo tà kiến. 1 Aṅguttaranikāya, Aṭṭhakanipāta, kinh Akkhaṇasutta. 24 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA 7- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ; nhưng là người câm điếc không thể nghe, hiểu được chánh pháp của Ðức Phật. 8- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ, là người có trí tuệ, có khả năng hiểu được chánh pháp của Ðức Phật; nhưng không có cơ hội gặp Ngài hoặc gặp bậc Thanh văn đệ tử của Ngài để lắng nghe chánh pháp. Ðó là 8 trường hợp không thể xuất gia trở thành Tỳ khưu hành phạm hạnh. Trên đây là 8 trường hợp đối với chúng sinh không có duyên lành với Ðức Phật và giáo pháp của Ngài. Chỉ có một trường hợp duy nhất là: Khi Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, đồng thời chúng sinh ấy được tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ, là người có trí tuệ, có duyên lành gặp được Ðức Phật hoặc các bậc Thanh văn đệ tử Ðức Phật đang truyền bá chánh pháp; người ấy biết lắng nghe chánh pháp của Ðức Phật, phát sanh đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có ý nguyện xuất gia trở thành Tỳ khưu. Trong vòng tử sanh luân hồi của mỗi chúng sinh, kiếp được tái sanh làm người nam, có duyên lành gặp được Ðức Phật hoặc giáo pháp của Ngài, LỜI NÓI ĐẦU 25 biết lắng nghe chánh pháp là một diễm phúc lớn lao vô cùng hy hữu. Cho nên, xuất gia trở thành Tỳ khưu hành phạm hạnh là điều vô cùng cao quý, vì có nhiều cơ hội tốt thuận lợi cho việc tiến hóa trong mọi thiện pháp, nhất là tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ, ngõ hầu mong chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn, thì thật là điều quý báu biết dường nào; hoặc kiếp hiện tại chưa chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả, thì âu cũng là cơ hội tốt để tạo duyên lành, bồi bổ pháp hạnh ba la mật cho chóng được đầy đủ, để mong chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả trong vị lai. Ðược xuất gia trở thành Tỳ khưu hành phạm hạnh, là một phẩm vị cao quý; là con cháu dòng dõi Sakyaputta; được hân hạnh gia nhập đoàn thể Tỳ khưu Tăng, là bậc kế thừa giữ gìn, duy trì Phật giáo được trường tồn, cho đến trọn tuổi thọ 5.000 năm trên thế gian, hầu mong đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho tất cả chúng sinh, nhất là chư thiên và nhân loại. Chúng ta nên học tập hai tấm gương tiêu biểu, là Ngài Ðại Ðức Raṭṭhapāla và Ngài Ðại Ðức Tỳ khưu ni Sumedhā. Về phần người cha, người mẹ có người con là Tỳ khưu trong Phật giáo, là một sự đóng góp lớn lao cho sự trường tồn của Phật giáo. Cho nên, những người cha, người mẹ ấy xứng đáng ở địa vị “Thân quyến thừa kế của Phật giáo” (Dāyādo 26 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA sāsanassa), thật là phước báu vô lượng mà chư bậc Thiện trí, chư thiên đều tán dương ca tụng, hoan hỉ phước thiện thanh cao của những người cha, người mẹ ấy. Như vậy, những người cha, người mẹ nào biết thương yêu con mình, muốn cho con trở nên con người cao quý, giảm bớt nhiều nỗi khổ trong đời sống tại gia, có nhiều cơ hội, thời gian tiến hành thiền tuệ để mong chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả, trở thành bậc Thánh nhân cao quý, thì hãy nên khuyến khích, cho phép con được xuất gia trở thành Tỳ khưu trong Phật giáo. Chư quý vị hãy nên xem gương đức vua Dhammāsoka (A Dục), Ðức Vua đã biết thương yêu thái tử Mahinda, thay vì nhường ngôi cho thái tử lên làm vua, thì Ðức Vua lại khuyến khích thái tử xuất gia trở thành Tỳ khưu, và cho phép công chúa Saṃghamittā xuất gia trở thành Tỳ khưu ni trong Phật giáo, và chính Ðức Vua đã trở thành “thân quyến thừa kế của Phật giáo”. Tài liệu này được trích dịch từ Kinh tạng, Luật tạng và các bộ sách khác để giảng dạy chư Tỳ khưu, Sa di và Tu nữ Tổ Ðình Bửu Long. Vì khả năng có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong chư bậc Thiện trí từ bi chỉ giáo. Bần sư kính cẩn đón nhận lời chỉ giáo ấy với tấm lòng thành kính và tri ân. LỜI NÓI ĐẦU 27 Quyển sách “Gương Bậc Xuất Gia” này đã thành hình, nhưng chưa có thể gọi là hoàn thành, vì có nhiều chỗ cần phải sửa chữa lại cho đúng chữ, đúng nghĩa và cần phải bổ sung thêm. Bởi vậy, nếu phải chờ cho nó hoàn thành như ý thì biết bao giờ mới có được! Cho nên, bần sư xin mạo muội in thành cuốn sách dùng làm tài liệu học tập, thực hành; trong quá trình ấy, có thể sửa chữa và bổ sung thêm cho những lần in lại sau này được hoàn chỉnh hơn. Quyển sách này ra mắt nhờ sự đóng góp của nhiều người như: - Pháp huynh Viên Minh đã tận tâm xem xét bản thảo sửa chữa ngữ pháp. - Rakkhitasīla antevāsika đánh máy, trình bày và in ấn. - Gia đình Trần Văn Cảnh - Trần Kim Duyên, Cô Năm Lò Ven, gia đình Hoàng Quang Chung, gia đình Nguyễn Huyền Trang, cô Dhammanandā, cùng chư thí chủ có đức tin trong sạch hùn phước tài chánh để phát hành quyển sách này. Bần sư thành tâm hoan hỉ cùng với tất cả quý vị. Cầu nguyện ân đức Tam bảo: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo cùng phước thiện thanh cao này hộ trì cho tất cả chúng con thân tâm thường được an lạc. Do nhờ năng lực pháp thí thanh cao này, làm duyên lành cho chúng con trên con đường tu hành để giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài. 28 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Cầu mong giáo pháp của Ðức Phật Gotama được trường tồn đúng 5.000 năm trên thế gian, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho tất cả chúng sinh, nhất là chư thiên và nhân loại. Tổ Ðình Bửu Long Mùa hạ Phật lịch 2544. Dhammarakkhita bhikkhu (Tỳ khưu Hộ Pháp) MỤC LỤC 29 Phần 1 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA (ANAGĀRIYŪDĀHARAṆA) Bậc xuất gia tiếng Pāḷi gọi là anagāriya. Anagāriya: người không nhà, bậc xuất gia. Trong kinh thường dạy: “Agārasmā anagāriyaṃ pabbajati”. “Bỏ nhà xuất gia gọi là anagāriya: bậc xuất gia, người không nhà”. Suy tư thế nào xuất gia trở thành Tỳ khưu? Những người lắng nghe giáo pháp của Ðức Phật, phát sanh đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng, mong muốn thực hành theo phạm hạnh cao thượng, chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Những người ấy, đều có chung một ý nghĩ: “Ta làm thế nào để có thể thấu hiểu, thông suốt, chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế mà Ðức Phật đã giáo huấn? Ðời sống tại gia có nhiều điều phiền não, không dễ gì thực hành phạm hạnh cao thượng cho được đầy đủ, trong sáng thanh tịnh”. Hầu hết những bậc xuất gia trong Phật giáo, đều có chung một suy tư giống nhau như vậy. 30 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Sau đây trích dẫn hai tích truyện xuất gia của Ðại Ðức Tỳ khưu Raṭṭhapāla và Ðại Ðức Tỳ khưu ni Sumedhā, để làm tấm gương tiêu biểu cho hàng Phật tử. I-TÍCH ÐẠI ÐỨC RAṬṬHAPĀLA Trong bài kinh Raṭṭhapāla(1)lược dịch như sau: Tôi là Ānanda được nghe như vầy: Một thuở nọ, Ðức Thế Tôn cùng với số đông chư Tỳ khưu Tăng du hành đến vùng Kuru, tỉnh Thullakoṭṭhita. Dân chúng tỉnh ấy gồm những người dòng Bà la môn, cư sĩ được nghe tin rằng: “Sa môn Gotama trước đây là Thái tử dòng dõi Sakya đã xuất gia; nay Ngài cùng với số đông chư Tỳ khưu Tăng du hành đến vùng Kuru, tỉnh Thullakoṭṭhita, tiếng tăm của Ngài vang lừng và mọi người ca tụng Sa môn Gotama: - Là bậc Thánh A-ra-hán, xứng đáng lễ bái cúng dường (Arahaṃ). - Là bậc Chánh Ðẳng Giác, tự mình chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế (Sammāsambuddha). - Là bậc có đầy đủ Tam Minh, 15 Ðức Hạnh Cao Thượng (Vijjācaraṇasampanno). - Là bậc Thiện Ngôn, thuyết giảng pháp chân thật, đem lại sự lợi ích cho chúng sinh (Sugato). - Là bậc Thông Suốt Tam Giới, pháp hành thế giới, chúng sinh thế giới, cảnh giới thế giới (Lokavidū). 1 Bộ Majjhimanikāya, Majjhimapaṇṇāsa, kinh Raṭṭhapālasutta TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 31 - Là bậc Vô Thượng tế độ chúng sinh có duyên lành (Anuttaro purisadammasāratthi). - Là bậc Tôn Sư của chư thiên, Phạm thiên, nhân loại (Satthādevamanussānaṃ). - Là Ðức Phật, tự mình chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, rồi giáo huấn cho chúng sinh cùng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế như Ngài (Buddho). - Ðức Thế Tôn là danh hiệu cao thượng nhất trong toàn thể thế giới chúng sinh (Bhagavā)”. Và họ cũng được nghe rằng: - Ðức Thế Tôn đã tự Ngài chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế bằng trí tuệ siêu tam giới, rồi thuyết pháp tế độ chúng sinh: nhân loại, Vua chúa, Sa môn, Bà la môn, chư thiên, Phạm thiên cùng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế ấy. - Ðức Thế Tôn thuyết pháp hoàn hảo phần đầu, hoàn hảo phần giữa, hoàn hảo phần cuối; đầy đủ về ý nghĩa, trong sáng về văn chương, truyền bá pháp học, pháp hành phạm hạnh cao thượng hoàn toàn thanh tịnh”. - Thật lành thay! cho những ai được đến chiêm ngưỡng Ðức Thế Tôn, bậc Thánh A-ra-hán như vậy! Khi ấy dân chúng trong tỉnh Thullakoṭṭhiya gồm những người dòng dõi Bà la môn, cư sĩ..., tất cả đều đến hầu Ðức Thế Tôn. Một số người đảnh lễ Ðức Thế Tôn; một số người vấn an Ðức Thế Tôn; một số người chắp tay lễ bái Ðức Thế Tôn; một số người tự giới thiệu tên, dòng dõi; một số người làm thinh; rồi tất cả đều ngồi một nơi hợp lẽ và lặng yên nghe Ðức Thế Tôn thuyết pháp. 32 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA CÔNG TỬ RAṬṬHAPĀLA XIN XUẤT GIA Trong hội chúng ấy có công tử Raṭṭhapāla là người con duy nhất của một gia đình quý tộc, giàu sang phú quý trong tỉnh Thullakoṭṭhita. Công tử Raṭṭhapāla suy tư rằng: “Ta làm thế nào để chứng ngộ được chánh pháp mà Ðức Thế Tôn đã thuyết giảng? Sự thật đời sống tại gia cư sĩ có nhiều phiền não, không dễ dàng thực hành phạm hạnh cao thượng cho được hoàn toàn thanh tịnh, trong sáng như vỏ ốc xà cừ đã đánh bóng. Ðiều tốt hơn hết, ta nên cạo râu tóc, mặc y cà sa màu lõi mít, bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu”. Dân chúng tỉnh Thullakoṭṭhita gồm có những người dòng dõi Bà la môn, cư sĩ, được lắng nghe chánh pháp của Ðức Phật, hành theo chánh pháp, tất cả đều vô cùng hoan hỉ nơi lời giáo huấn của Ðức Thế Tôn, họ đảnh lễ Ngài rồi xin phép trở về nhà. Sau khi dân chúng tỉnh Thullakoṭṭhita ra về hết, công tử Raṭṭhapāla đến hầu đảnh lễ Ðức Thế Tôn rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Bạch với Ðức Thế Tôn rằng: - Kính bạch Ðức Thế Tôn, con suy tư rằng: “Con làm thế nào để chứng ngộ được chánh pháp mà Ðức Thế Tôn đã thuyết giảng? Sự thật đời sống tại gia cư sĩ có nhiều phiền não, không dễ gì thực hành phạm hạnh cao thượng cho được hoàn toàn thanh tịnh, trong sáng như vỏ ốc xà cừ đã đánh bóng. Ðiều tốt hơn hết, con nên cạo râu tóc, mặc y cà sa màu lõi mít, bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu”. Kính bạch Ðức Thế Tôn, con có ý nguyện muốn xuất gia trở thành Tỳ khưu nơi Ðức Thế Tôn. Kính xin Ðức Thế Tôn cho phép con được xuất gia trở thành Tỳ khưu. TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 33 Ðức Thế Tôn bèn hỏi công tử Raṭṭhapāla rằng: - Này Raṭṭhapāla, cha mẹ con đã cho phép con bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu hay chưa? - Kính bạch Ðức Thế Tôn, cha mẹ của con chưa cho phép con bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu. - Này Raṭṭhapāla, Như Lai không thể cho phép những người con xuất gia, mà cha mẹ chưa cho phép. - Kính bạch Ðức Thế Tôn, như vậy, bằng mọi cách con sẽ xin cha mẹ cho phép con được xuất gia. Sau đó, công tử Raṭṭhapāla cung kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn rồi xin phép trở về nhà. Công tử đến hầu cha mẹ và thưa: - Kính thưa cha mẹ, con suy tư rằng: “Làm thế nào để chứng ngộ được chánh pháp mà Ðức Thế Tôn đã thuyết giảng? Sự thật đời sống tại gia cư sĩ có nhiều phiền não, không dễ gì thực hành phạm hạnh cao thượng cho được hoàn toàn thanh tịnh, trong sáng như vỏ ốc xà cừ đã đánh bóng. Ðiều tốt hơn hết, con nên cạo râu tóc, mặc y cà sa màu lõi mít, bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu”. Kính xin cha mẹ cho phép con được xuất gia trở thành Tỳ khưu. Cha mẹ công tử Raṭṭhapāla nghe con thưa như vậy, liền bảo rằng: - Này Raṭṭhapāla con, con là đứa con duy nhất của cha mẹ, đứa con yêu quý, hài lòng, yêu thương nhất của cha mẹ. Con được nuôi dưỡng trong sự an lạc, con trưởng thành trong sự an lạc. 34 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Này Raṭṭhapāla con yêu quý, con chưa từng biết khổ là thế nào, dầu con có chết, cha mẹ cũng không muốn xa lìa con, huống hồ con còn sống như thế này, làm sao cha mẹ lại có thể cho phép con bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu được! Công tử Raṭṭhapāla cố khẩn khoản xin phép cha mẹ đến lần thứ ba rằng: - Kính thưa cha mẹ, con suy tư rằng: “Làm thế nào để chứng ngộ được chánh pháp mà Ðức Thế Tôn đã thuyết giảng?...”. Kính xin cha mẹ cho phép con được xuất gia trở thành Tỳ khưu. Cha mẹ công tử cũng khuyên bảo đến lần thứ ba rằng: - Này Raṭṭhapāla con, con là đứa con duy nhất của cha mẹ,... làm sao cha mẹ lại có thể cho phép con bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu được! Công tử Raṭṭhapāla thất vọng biết rằng cha mẹ không cho phép mình bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu, nên lúc đó công tử phát nguyện: “Chính tại nơi đây, ta sẽ chết hoặc được phép xuất gia trở thành Tỳ khưu”, rồi nằm xuống nền nhà không cần đồ trải lót. Sau đó, công tử không chịu ăn uống gì liên tục từ ngày thứ nhất,... cho đến ngày thứ bảy. Ngày nào cha mẹ của công tử cũng khuyên răn, năn nỉ rằng: - Này Raṭṭhapāla con, con là đứa con duy nhất của cha mẹ, đứa con yêu quý, hài lòng, yêu thương nhất của cha mẹ. Con được nuôi dưỡng trong sự an lạc, con trưởng thành trong sự an lạc. TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 35 Này Raṭṭhapāla con yêu quý, con chưa từng biết khổ là thế nào, dầu con có chết, cha mẹ cũng không muốn xa lìa con, huống hồ con còn sống như thế này, làm sao cha mẹ lại có thể cho phép con bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu được! Này Raṭṭhapāla con yêu quý, con hãy dậy, con nên ăn uống, con nên vui chơi, thọ hưởng sự an lạc trong ngũ trần, rồi con hoan hỉ làm phước bố thí.... Còn cha mẹ không thể nào cho phép con bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu được đâu! Dầu cha mẹ công tử khuyên răn, năn nỉ thế nào đi nữa, công tử vẫn nằm yên làm thinh, không nói lời nào. Cha mẹ của công tử khuyên răn, năn nỉ đến lần thứ ba như thế. Công tử Raṭṭhapāla vẫn nằm yên làm thinh, không nói lời nào. Những bạn bè thân thiết của công tử Raṭṭhapāla đến thăm và thuyết phục công tử với lời lẽ tha thiết rằng: - Này Raṭṭhapāla bạn thân mến, bạn là người con duy nhất của cha mẹ, người con yêu quý, hài lòng, yêu thương nhất của cha mẹ. Bạn được nuôi dưỡng trong sự an lạc, bạn trưởng thành trong sự an lạc. Này Raṭṭhapāla bạn yêu quý, bạn chưa từng biết khổ là thế nào, dầu bạn có chết, cha mẹ của bạn cũng không muốn xa lìa bạn, huống hồ bạn còn sống như thế này, làm sao cha mẹ của bạn lại có thể cho phép bạn bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu được! Này Raṭṭhapāla bạn thân mến, bạn hãy dậy, bạn nên ăn uống, bạn nên vui chơi, thọ hưởng sự an lạc trong 36 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA ngũ trần, rồi bạn hoan hỉ làm phước bố thí.... Còn cha mẹ của bạn không thể nào cho phép bạn bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu được đâu! Những người bạn thân của công tử Raṭṭhapāla thuyết phục, khẩn khoản 3 lần như thế, công tử vẫn nằm yên làm thinh, không nói lời nào. Thấy vậy, họ bèn dẫn nhau đến gặp cha mẹ của công tử Raṭṭhapāla thưa: - Kính thưa cha mẹ, công tử đã phát nguyện rằng: “Chính tại nơi đây, ta sẽ chết hoặc được phép xuất gia trở thành Tỳ khưu”. Kính thưa cha mẹ, nếu cha mẹ không chịu cho phép công tử Raṭṭhapāla xuất gia, công tử sẽ chết. Nếu cha mẹ cho phép công tử Raṭṭhapāla xuất gia, thì công tử còn sống, cha mẹ còn nhìn thấy mặt. Công tử Raṭṭhapāla được phép xuất gia trở thành Tỳ khưu rồi, nếu công tử không thỏa thích, chán nản đời sống phạm hạnh của Tỳ khưu, xin hoàn tục trở về nhà; thì ngoài gia đình cha mẹ ra, công tử còn đi ở nơi nào nữa? Chắc chắn công tử sẽ trở về nhà của cha mẹ mà thôi! Vậy, kính xin cha mẹ suy nghĩ lại mà nên cho phép công tử Raṭṭhapāla được xuất gia trở thành Tỳ khưu. Cha mẹ công tử Raṭṭhapāla nghe cũng phải, nên bằng lòng, rồi bảo nhóm bạn thân của Raṭṭhapāla: - Này các con, bây giờ cha mẹ đồng ý cho phép Raṭṭhapāla xuất gia; nhưng sau khi trở thành Tỳ khưu rồi, bảo nó phải nên về thăm viếng cha mẹ. Nghe cha mẹ công tử bảo vậy, những người bạn thân của công tử vui mừng đến báo tin rằng: TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 37 - Này Raṭṭhapāla bạn thân mến, cha mẹ của bạn đã cho phép bạn được bỏ nhà xuất gia, nhưng sau khi bạn đã xuất gia trở thành Tỳ khưu rồi, bạn phải nên về thăm viếng cha mẹ. Bây giờ bạn hãy nên ngồi dậy, ăn uống để phục hồi sức khoẻ được rồi. TỲ KHƯU RẠTṬPHAPĀLA TRỞ THÀNH BẬC THÁNH A-RA- HÁN Khi hay tin mừng ấy, công tử Raṭṭhapāla biết mình đã đạt được ý nguyện, nên vô cùng hoan hỉ, ngồi dậy ăn uống để phục hồi sức khoẻ. Một hôm, công tử Raṭṭhapāla vào lạy từ giả cha mẹ cùng thân bằng quyến thuộc, đi đến hầu Ðức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài xong, công tử ngồi một nơi hợp lẽ, rồi bạch với Ðức Thế Tôn rằng: - Kính bạch Ðức Thế Tôn, cha mẹ của con đã cho phép con được bỏ nhà xuất gia rồi. Kính bạch Ðức Thế Tôn, kính xin Ngài từ bi cho phép con được xuất gia trở thành Tỳ khưu. Lúc bấy giờ, Ðức Thế Tôn mới chấp thuận cho công tử Raṭṭhapāla thọ Sa di rồi thọ Tỳ khưu nơi Ngài. Qua thời gian không lâu, độ nửa tháng sau, vừa phải lúc du hoá, Ðức Thế Tôn cùng chúng Tỳ khưu Tăng, có Tỳ khưu Raṭṭhapāla, du hành đến kinh thành Sāvatthi và ngự tại chùa Jetavana của ông phú hộ Anāthapiṇḍika gần kinh thành ấy. Khi ấy, Ðại Ðức Raṭṭhapāla ở một mình nơi thanh vắng không dể duôi, tinh tấn không ngừng tiến hành thiền tuệ, bằng trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới, đã chứng 38 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng, là mục đích tột cùng của phạm hạnh ngay kiếp hiện tại. Ðại Ðức Raṭṭhapāla biết rõ rằng: “Mọi phận sự Tứ thánh đế đã hoàn thành, không còn phận sự nào khác nên hành nữa, phạm hạnh đã hoàn thành, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp này không còn tái sanh kiếp nào nữa”. Ðại Ðức Raṭṭhapāla trở thành một bậc Thánh A ra-hán trong số chư bậc Thánh A-ra-hán. ÐẠI ÐỨC RAṬṬHAPĀLA XIN PHÉP VỀ THĂM CHA MẸ Sau đó, Ðại Ðức Raṭṭhapāla đến hầu đảnh lễ Ðức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ và bạch với Ðức Thế Tôn rằng: - Kính bạch Ðức Thế Tôn, kính xin Ðức Thế Tôn cho phép con được về thăm viếng cha mẹ của con. Ðức Thế Tôn quán xét biết rõ Ðại Ðức Raṭṭhapāla đã chứng đắc A-ra-hán Thánh Quả rồi, thì không một ai có thể làm cho Ðại Ðức hoàn tục được nữa, nên Ngài truyền dạy rằng: - Này Raṭṭhapāla, bây giờ hợp thời, đúng lúc, con nên về thăm cha mẹ của con. Ðại Ðức Raṭṭhapāla đảnh lễ Ðức Thế Tôn, cung kính xin phép về chỗ ở, sắp xếp đồ đạc gọn gàng. Ngài mặc y, mang bát lên đường trở về tỉnh Thullakoṭṭhit. Khi đến nơi, Ngài đến nghĩ trong khu vườn Thượng uyển Migacīra của Ðức vua Korabya gần thành ấy. Vào buổi sáng, Ðại Ðức Raṭṭhapāla mặc y, mang TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 39 bát vào thành khất thực theo tuần tự từng nhà, rồi đến ngôi nhà cha mẹ của Ngài. Lúc ấy, thân phụ của Ngài đang ngồi bên cửa cho người thợ cắt tóc chải tóc, sửa râu. Thân phụ của Ngài nhìn thấy Ngài từ xa đi đến (nhưng không nhận ra được Ngài) ông quở trách: - Nhóm Sa môn đầu trọc này, đã dụ dỗ đứa con yêu quý duy nhất của ta xuất gia rồi! Khi ấy, Ðại Ðức Raṭṭhapāla đến đứng đợi trước nhà cha mẹ của Ngài, nhưng không ai bố thí thứ vật thực nào cả, thậm chí không có lời thỉnh mời đi sang nhà khác. Sự thật, chỉ được nghe lời trách móc mà thôi. Ngay khi Ngài định bỏ đi, liền thấy cô tớ gái từ trong nhà bước ra tay bưng dĩa bánh cách đêm đã thiu, định đem đi đổ bỏ. Ngài bèn bảo cô tớ gái rằng: - Này cô em gái, nếu định đổ bỏ bánh thiu ấy, xin cô hãy bỏ vào bát của bần đạo đây! Nghe nói vậy, cô tớ gái đổ bánh thiu cách đêm vào bát, cô chợt nhận ra giọng nói quen thuộc và tay chân của Ðại Ðức Raṭṭhapāla, cô vội quay vào nhà báo tin cho thân mẫu của Ngài rằng: - Thưa bà chủ, con xin báo tin cho bà biết, công tử Raṭṭhapāla đã trở về đến đây rồi! Bà mẹ của Ðại Ðức Raṭṭhapāla bảo: - Thật vậy sao! Này con, nếu đúng sự thật như vậy, ta sẽ ban ơn cho con, kể từ nay con được thoát khỏi phận tôi đòi. Bà vội tìm ông phú hộ thưa: - Thưa phu quân, xin báo cho ông biết Raṭṭhapāla, đứa con yêu quý của chúng ta đã về đến đây rồi! 40 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Hai ông bà mừng rỡ vô cùng. Khi Ðại Ðức Raṭṭhapāla đang ngồi nhờ dưới mái hiên nhà thọ thực bánh thiu, thì thân phụ của Ngài tìm đến gặp và nói với Ngài: - Này Raṭṭhapāla, con yêu quý, sao con có thể dùng bánh thiu cách đêm như thế này được! Thật ra, con đã về đến nhà của mình rồi, không phải hay sao? Ðại Ðức Raṭṭhapāla thưa với cha: - Thưa thân phụ, bần đạo đã là người xuất gia, đâu còn có nhà nữa! Thưa thân phụ, bậc xuất gia là bậc không có nhà (Anagāriya). Thưa thân phụ, bần đạo đã đến trước nhà của thân phụ rồi, nhưng bần đạo không thọ nhận được một thứ vật thực nào cả, thậm chí không có một lời thỉnh mời đi sang nhà khác, chỉ được nghe lời trách móc mà thôi. Thân phụ của Ngài nói: - Này Raṭṭhapāla con yêu quý, con hãy cùng cha về nhà của mình. - Thưa thân phụ, hôm nay bần đạo đã thọ thực đủ rồi. - Này Raṭṭhapāla con yêu quý, như vậy, ngày mai cha mời con thọ nhận vật thực tại nhà mình. Ðại Ðức Raṭṭhapāla làm thinh nhận lời. Thân phụ Ðại Ðức Raṭṭhapāla biết Raṭṭhapāla con yêu quý của mình đã nhận lời thỉnh mời, nên ông yên tâm trở về. Sau khi ông trở về nhà, ông sai gia nhân khuân vàng, bạc chất thành 2 đống cao giữa nhà, rồi lấy vải TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 41 che đậy lại. Ông còn bảo những người con dâu là vợ cũ của Ðại Ðức Raṭṭhapāla rằng: - Này các con dâu, các con hãy lại đây! Ngày trước chồng của các con thường ưa thích những món đồ nữ trang nào nhất, nay các con hãy trang điểm cho thật đẹp, thật quyến rũ các con nhé! Ðêm đã trôi qua, thân phụ của Ðại Ðức Raṭṭhapāla cho người nấu nướng đồ ăn ngon lành xong, ông đến báo tin cho Ðại Ðức rằng: - Này Raṭṭhapāla con yêu quý, đã đến giờ, xin mời con về nhà mình để thọ thực. Sáng hôm ấy, Ðại Ðức Raṭṭhapāla mặc y, mang bát đi đến nhà thân phụ, thân mẫu của Ngài, ngồi trên chỗ đã trải sẵn. Khi ấy, thân phụ của Ngài giở tấm vải che 2 đống vàng, bạc ra, bảo với Ðại Ðức Raṭṭhapāla: - Này Raṭṭhapāla con yêu quý, đống vàng bạc này là của cải thừa kế từ bên mẹ của con, đống vàng bạc kia là của cải thừa kế từ bên cha của con, còn vàng bạc của cải khác từ ông nội, bà nội, ông cố, bà cố của con để lại, và còn bao nhiêu của cải khác nữa. Raṭṭhapāla con yêu quý, con nên hoàn tục trở lại đời sống tại gia để thừa hưởng tất cả vàng bạc của cải mà ông bà, cha mẹ dành để cho riêng con, con sử dụng của cải ấy làm phước bố thí theo ý muốn của con. Raṭṭhapāla con yêu quý, con nên hoàn tục, để thừa hưởng tất cả vàng bạc của cải này. Ðại Ðức Raṭṭhapāla thưa với thân phụ rằng: 42 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA - Thưa thân phụ, nếu thân phụ có thể nghe lời khuyên của bần đạo, thì thân phụ nên khuân tất cả vàng bạc của cải này bỏ trên một chiếc xe, rồi chở đi ném xuống dòng sông Gaṅga. Tại sao làm như vậy? Bởi vì chính do vàng bạc của cải này là nguyên nhân làm cho thân phụ phải khổ tâm. Khi ấy, tất cả những người vợ cũ của Ðại Ðức Raṭṭhapāla đều bước đến ôm chân Ngài thưa rằng: - Thưa phu quân, do sự mong muốn các thiên nữ nào, mà phu quân thực hành phạm hạnh như thế này? Những thiên nữ ấy xinh đẹp như thế nào? Ðại Ðức Raṭṭhapāla dạy bảo: - Này các cô em gái, bần đạo hành phạm hạnh cao thượng này hoàn toàn không phải do mong muốn được thiên nữ nào cả! Những người vợ cũ của Ngài nghe Ngài gọi “các cô em gái” (bhaginī) họ tối tăm, xây xẩm mặt mày, ngất xỉu nằm xuống nền nhà. Ðại Ðức Raṭṭhapāla thưa với thân phụ: - Thưa thân phụ, thân phụ muốn bố thí vật thực thì xin hãy bố thí cho bần đạo. Chớ nên dùng vàng bạc của cải, đàn bà, những thứ ấy, bây giờ đối với bần đạo chúng chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Thân phụ của Ðại Ðức Raṭṭhapāla bảo: - Này Raṭṭhapāla con yêu quý, mọi vật thực ngon lành đã sẵn sàng, xin mời con thọ dụng. Thân phụ của Ðại Ðức Raṭṭhapāla tự tay mình bố thí cúng dường những vật thực ngon lành đến cho Ngài. TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 43 Sau khi Ðại Ðức Raṭṭhapāla thọ thực xong rồi, Ngài đứng dậy thuyết bài kệ rằng: “Hãy nhìn rõ sắc thân, có chín ung lở loét(1), Chảy ra đồ hôi thối, thường bệnh hoạn ốm đau, Vô thường không bền vững, phải chịu khổ triền miên. Mà có người tưởng lầm, cho là thân xinh đẹp. Hãy nhìn rõ sắc thân, da bọc lấy bộ xương, Ðiểm trang đôi bông tai, có nạm ngọc ma-ni, Với y phục lộng lẫy, thoạt nhìn tưởng là đẹp, Ðôi chân nhuộm thuốc màu, mặt thoa hương dồi phấn, Là chỉ để đánh lừa, kẻ si mê trần tục, Không thể lừa bậc trí, mong chứng ngộ Niết Bàn. Vành mắt tô vẽ màu, lông mày kẽ thật sắc, Mái tóc uốn cong cong, thả dài trên vầng trán, Là chỉ để đánh lừa, kẻ si mê trần tục, Không thể lừa bậc trí, mong chứng ngộ Niết Bàn. Thân hôi thối trang điểm, y phục che bên ngoài, Vòng vàng trông lộng lẫy, mắt nhỏ thuốc long lanh, Là chỉ để đánh lừa, kẻ si mê trần tục, Không thể lừa bậc trí, mong chứng ngộ Niết Bàn. Người thợ săn đặt bẫy(2), Nai(3)chỉ dùng đồ ăn, Rồi bỏ đi không dính, người thợ săn ngồi buồn, Nhìn theo bóng hình Nai, than thở chẳng được chi. 19 ung nhọt ám chỉ: 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi, miệng, đường đại tiện và đường tiểu tiện. 2 Người thợ săn: ám chỉ cha mẹ. 3 Nai: ám chỉ Ðại Ðức Raṭṭhapāla. 44 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Ðại Ðức Raṭṭhapāla thuyết bài kệ xong, liền bay lên hư không rồi đáp xuống vườn Thượng uyển Migacīra của Ðức vua Korabya rồi ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây. Cũng ngày hôm ấy, Ðức vua Korabya truyền lệnh cho người giữ vườn Thượng uyển rằng: - Này Migava, ngươi hãy dọn dẹp làm sạch sẽ vườn Migacīra, Trẫm sẽ đến du lãm nơi ấy. - Thần xin tuân chỉ. - Migava tâu. Migava, người giữ vườn Thượng uyển Migacīra, đang dọn dẹp sạch sẽ khu vườn, chợt nhìn thấy Ðại Ðức Raṭṭhapāla ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây, nên liền trở về hầu Ðức vua Korabya, tâu rằng: - Tâu Hoàng Thượng, khu vườn Thượng uyển Migacīra, hạ thần đã làm sạch sẽ xong. Trong khu vườn ấy, hiện có Ðại Ðức Raṭṭhapāla, trước đây là một công tử thuộc dòng Bà la môn cao quý trong tỉnh Thullakoṭṭhita này, mà Hoàng thượng không ngớt nhắc đến. Bây giờ Ðại Ðức đang ngồi nghỉ trưa dưới cội cây trong vườn Thượng uyển của Hoàng thượng. - Này Migava, vậy Trẫm không muốn đi du lãm vườn Thượng uyển, mà Trẫm muốn đến hầu thăm Ðại Ðức Raṭṭhapāla. ÐỨC VUA ÐẾN THĂM ÐẠI ÐỨC RAṬṬHAPĀLA Khi ấy, đức vua Korabya truyền lệnh sửa soạn vật thực ngon lành để dùng, trang hoàng những cỗ xe sang trọng, Ðức vua ngự trên cỗ xa giá lọng lẫy nhất đi ra khỏi thành Thullakoṭṭhita, với đoàn xe hộ tống đông đảo, biểu dương oai lực của bậc Ðế vương, đến TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 45 hầu thăm Ðại Ðức Raṭṭhapāla. Xa giá đến gần chỗ nghỉ của Ðại Ðức, nhà Vua xuống xe, đi bộ đến chỗ Ngài đang nghỉ. Ðức vua Korabya cùng với Ðại Ðức Raṭṭhapāla gặp nhau vô cùng hoan hỉ, ân cần thăm hỏi lẫn nhau. Ðức vua đứng một nơi hợp lẽ, bèn bạch với Ðại Ðức Raṭṭhapāla rằng: - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, kính thỉnh Ngài ngồi trên lưng voi cao quý này. Ðại Ðức Raṭṭhapāla thưa rằng: - Thưa Ðại vương, xin Ðại vương an tọa, còn bần đạo đang ngồi nơi này hợp lẽ rồi. BỐN ÐIỀU SUY THOÁI Ðức vua Korabya ngự trên chỗ ngồi đã trải sẵn, bèn bạch với Ðại Ðức Raṭṭhapāla rằng: - Bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla kính mến! Trong đời này có 4 điều suy thoái. Có số người gặp phải những điều suy thoái ấy, nên cạo râu tóc, mặc y cà sa màu lõi mít, bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu. Bốn điều suy thoái ấy là: - Suy thoái do tuổi già sức yếu. - Suy thoái do bệnh hoạn, ốm đau. - Suy thoái do của cải, tài sản khánh kiệt. - Suy thoái do không còn họ hàng thân quyến. 1- Suy thoái do tuổi già sức yếu như thế nào? - Bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla kính mến! Trong đời này, có một số người là người tuổi cao sức yếu, đã đến thời lão niên, giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, họ 46 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA suy xét rằng: “Bây giờ ta đã là người tuổi cao, sức yếu, ta không dễ gì làm ra được của cải mà ta chưa có, hoặc của cải mà ta đã có rồi, thì cũng không dễ gì làm cho phát triển lên được. Vậy tốt hơn hết, ta nên xuất gia trở thành Tỳ khưu”. Bởi vì người ấy bị suy thoái do tuổi già sức yếu, nên mới xuất gia trở thành Tỳ khưu. Bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, đó gọi là điều suy thoái do tuổi già sức yếu. Còn như Ngài bây giờ nhỏ tuổi, trẻ trung, tóc đen nhánh, đang thời thanh niên, sức khoẻ dồi dào. Ngài hoàn toàn chưa bị suy thoái do tuổi già sức yếu. Vậy, Ngài đã được thấy, được nghe, được biết sự lợi ích như thế nào, mà xuất gia trở thành Tỳ khưu như thế này? 2- Suy thoái do bệnh hoạn ốm đau như thế nào? - Bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla kính mến! Trong đời này, có một số người thường bệnh hoạn hay ốm đau, họ suy xét rằng: “Bây giờ, ta là người thường bệnh hoạn ốm đau, ta không dễ gì làm ra được của cải mà ta chưa có, hoặc của cải mà ta đã có rồi thì cũng không dễ gì làm cho phát triển lên được. Vậy tốt hơn hết, ta nên xuất gia trở thành Tỳ khưu”. Bởi vì, người ấy suy thoái do thường bệnh hoạn ốm đau, nên mới xuất gia trở thành Tỳ khưu. Bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, đó gọi là điều suy thoái do bệnh hoạn ốm đau. Còn như Ngài bây giờ không bệnh hoạn, ốm đau, có tứ đại rất điều hòa, không nóng không lạnh. Ngài hoàn toàn chưa bị suy thoái do bệnh hoạn ốm đau. Vậy, Ngài đã được thấy, được nghe, được biết sự lợi ích như thế nào, mà xuất gia trở thành Tỳ khưu như thế này? TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 47 3- Suy thoái do của cải tài sản khánh kiệt như thế nào? - Bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla kính mến! Trong đời này, có một số người, trước kia là người giàu sang phú quý, có nhiều tài sản, của cải. Nhưng bây giờ, của cải tài sản đều khánh kiệt, họ suy xét rằng: “Trước kia, ta là người giàu sang phú quý, có nhiều tài sản của cải, nhưng bây giờ, của cải tài sản ấy nay đã dần dần khánh kiệt, ta không dễ gì làm ra được của cải mà ta chưa có, hoặc của cải mà ta đã có rồi thì cũng không dễ gì làm cho phát triển lên được. Vậy tốt hơn hết, ta nên xuất gia trở thành Tỳ khưu”. Bởi vì, người ấy suy thoái do của cải tài sản khánh kiệt, nên mới xuất gia trở thành Tỳ khưu. Bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, đó gọi là điều suy thoái do của cải tài sản khánh kiệt. Còn như Ngài bây giờ là một công tử duy nhất của một gia đình giàu sang cao quý trong tỉnh Thullakoṭṭhita này. Ngài hoàn toàn chưa bị suy thoái do của cải tài sản bị khánh kiệt. Vậy, Ngài đã được thấy, được nghe, được biết sự lợi ích như thế nào, mà xuất gia trở thành Tỳ khưu như thế này? 4- Suy thoái do không còn họ hàng thân quyến như thế nào? - Bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla kính mến! Trong đời này, có một số người, trước đây có nhiều bà con, thân bằng quyến thuộc đông đảo. Nhưng bây giờ, những người bà con thân bằng quyến thuộc của người ấy không còn ai nữa, họ suy xét rằng: “Trước đây, ta có nhiều bà con, thân bằng quyến thuộc đông đảo. Nhưng bây giờ, tất cả họ hàng thân quyến không còn ai nữa, 48 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA ta không dễ gì làm ra được của cải mà ta chưa có, hoặc của cải mà ta đã có rồi thì cũng không dễ gì làm cho phát triển lên được. Vậy tốt hơn hết, ta nên xuất gia trở thành Tỳ khưu”. Bởi vì, người ấy suy thoái do không còn họ hàng thân quyến, nên mới xuất gia trở thành Tỳ khưu. Bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, đó gọi là điều suy thoái do không còn họ hàng thân quyến. Còn như Ngài bây giờ có nhiều bà con, thân bằng quyến thuộc đông đảo trong tỉnh Thullakoṭṭhita này. Ngài hoàn toàn chưa bị suy thoái do không còn họ hàng thân quyến. Vậy, Ngài đã được thấy, được nghe, được biết sự lợi ích như thế nào, mà xuất gia trở thành Tỳ khưu như thế này? - Bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, đó gọi là 4 điều suy thoái. Khi người nào gặp phải những điều suy thoái ấy thường có ý nghĩ, nên cạo râu tóc, mặc y cà sa màu lõi mít xuất gia trở thành Tỳ khưu. Trong 4 điều suy thoái này, đối với Ngài hoàn toàn chưa có một điều nào. Như vậy, Ngài đã được thấy, được nghe, được biết sự lợi ích như thế nào, mà Ngài xuất gia trở thành Tỳ khưu như thế này? Bạch Ngài. BỐN PHÁP TÓM TẮT Ðại Ðức Raṭṭhapāla đáp lời đức vua Korabya rằng: - Thưa Ðại vương, Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác đã tự chính mình chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, là Ðức Phật đã thuyết giảng bốn pháp tóm tắt, mà bần đạo đã được nghe, được hiểu rõ bốn pháp tóm tắt ấy, nên mới bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu. TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 49 Thưa Ðại vương, bốn pháp tóm tắt là: 1- Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều thứ nhất rằng: “Sự già, sự chết dẫn dắt tất cả mọi người, vô thường, không bền vững”, mà bần đạo đã được nghe, được hiểu biết rõ pháp ấy, nên mới bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu. 2- Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều thứ nhì rằng: “Tất cả mọi người, không có nơi nương nhờ, không có nơi ẩn náu”, mà bần đạo đã được nghe, được hiểu biết rõ pháp ấy, nên mới bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu. 3- Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều thứ ba rằng: “Người đời không có gì là của ta, từ bỏ thân xác và tất cả của cải tài sản, tái sanh kiếp sau”, mà bần đạo đã được nghe, được hiểu biết rõ pháp ấy, nên mới bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu. 4- Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều thứ tư rằng: “Mọi người có tâm tham muốn, không bao giờ biết đủ, luôn luôn cảm thấy thiếu thốn, đều làm nô lệ của tham ái”, mà bần đạo đã được nghe, được hiểu biết rõ pháp ấy, nên mới bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu. Ðức vua bạch rằng: 1- Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, Ngài dạy rằng: “Sự già, sự chết dẫn dắt tất cả mọi người, vô thường, không bền vững”. Về ý nghĩa lời dạy của 50 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Ngài, con muốn hiểu rõ bằng cách nào? Bạch Ngài. - Thưa Ðại vương, Ðại vương hiểu thế nào về điều này? Khi Ðại vương còn trẻ tuổi độ 20, 25, có tài thiện nghệ về voi, ngựa, xe; thiện nghệ về cung tên, đao kiếm. Có thân mình khoẻ mạnh, có đôi chân vững vàng, đôi tay rắn chắc, đã từng xông pha nơi trận địa có phải không? - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, khi con còn trẻ tuổi độ 20, 25, có tài thiện nghệ về voi, ngựa, xe; thiện nghệ về cung tên, đao kiếm. Có thân mình khoẻ mạnh, có đôi chân vững vàng, đôi tay rắn chắc, đã từng xông pha nơi trận địa. Ðôi khi con tưởng chừng như mình có thần thông, vì không có một ai có thể địch với con được! - Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào về điều này? Bây giờ, Ðại vương còn có đôi chân vững vàng, đôi tay rắn chắc, có sức mạnh phi thường xông pha nơi trận địa như trước được không? - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, không thể nào như trước được. Bạch Ngài. Bây giờ con tuổi già sức yếu, đã quá thời, đến tuổi lão niên, ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, con đã 80 tuổi rồi, đôi khi con nghĩ bước chân đến chỗ này, bàn chân lại xê dịch sang chỗ khác, không sao tự chủ được. - Thưa Ðại vương, Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều thứ nhất rằng: “Sự già, sự chết dẫn dắt tất cả mọi người, vô thường, không bền vững”, mà bần đạo đã được nghe, được hiểu biết rõ pháp ấy, nên mới bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu. TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 51 - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, thật phi thường! Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, thật chưa từng nghe như vậy bao giờ! Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều thứ nhất rằng: “Sự già, sự chết dẫn dắt tất cả mọi người, vô thường, không bền vững”. Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, sự thật đúng là “Sự già, sự chết dẫn dắt tất cả mọi người, vô thường, không bền vững”. 2- Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, trong hoàng cung có đoàn tượng binh, mã binh, bộ binh, quân xa mỗi khi có tai hoạ xảy ra, các loại binh chủng này bảo vệ cho con được an toàn. Thế mà Ngài thuyết dạy rằng: “Mọi người không có nơi nương nhờ, không có nơi ẩn náu”. Về ý nghĩa lời dạy của Ngài, con muốn hiểu rõ bằng cách nào? Bạch Ngài. - Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào về điều này? Ðại vương đã từng lâm bịnh nặng hay chưa? - Kính bạch Ðại Ðức, có một lần con đã từng lâm bệnh nặng tưởng chừng như không thể thoát khỏi chết. Các Vương gia hoàng tộc, các quan cận thần đứng quanh con nghĩ rằng: “Ðức vua Korabya sẽ băng hà! Ðức vua Korabya sắp băng hà bây giờ!”. - Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào về điều này? Ðại vương cho truyền gọi Hoàng hậu, các Hoàng tử, Công chúa, các Vương gia, quan cận thần đến rồi truyền rằng: “Này các khanh hãy lại đây với Trẫm, các khanh là Hoàng hậu, Hoàng tử, Công chúa, Vương gia, các quan cận thần... các khanh hãy 52 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA chia xẻ bớt nỗi thọ khổ của Trẫm, tất cả các khanh chia xẻ, làm nhẹ nỗi khổ của Trẫm...” Ðại vương truyền lệnh như vậy có được không? Hay chỉ có một mình Ðại vương thọ khổ mà thôi? - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, con không thể truyền lệnh: “Này các khanh hãy lại đây với Trẫm, các khanh là Hoàng hậu, Hoàng tử, Công chúa, Vương gia, các quan cận thần... các khanh hãy chia xẻ bớt thọ khổ của Trẫm, tất cả các khanh chia xẻ, làm nhẹ nổi khổ của Trẫm...”. Sự thật, chỉ có một mình con thọ khổ mà thôi. Bạch Ngài! - Thưa Ðại vương, Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều thứ nhì rằng: “Mọi người không có nơi nương nhờ, không có nơi ẩn náu”, mà bần đạo đã được nghe, được hiểu biết rõ pháp ấy, nên mới bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu. - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, thật phi thường! Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, thật chưa từng nghe như vậy bao giờ! Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều thứ nhì rằng: “Mọi người không có nơi nương nhờ, không có nơi ẩn náu”. Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, sự thật đúng là “Mọi người không có nơi nương nhờ, không có nơi ẩn náu”. 3- Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, trong triều đình có nhiều vàng bạc, châu báu của cải, trên mặt đất cũng có, chìm trong lòng đất cũng có. Thế mà Ngài dạy rằng: TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 53 “Mọi người không có gì là của ta, từ bỏ thân xác và tất cả của cải tài sản, tái sanh kiếp sau”. Về ý nghĩa lời dạy của Ngài con muốn hiểu rõ bằng cách nào? Bạch Ngài. - Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào về điều này? Kiếp hiện tại này, Ðại vương đã thọ hưởng đầy đủ ngũ trần như thế này; kiếp sau, Ðại vương cũng sẽ thọ hưởng đầy đủ ngũ trần như kiếp hiện tại này có thể được không? Hay những người khác sẽ kế ngôi thọ hưởng sự nghiệp đế vương này, còn Ðại vương sau khi băng hà sẽ tái sanh tùy theo nghiệp đã tạo, có phải không? - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, kiếp hiện tại, con đang thừa hưởng sự nghiệp đế vương sung túc đầy đủ ngũ trần như thế này; kiếp sau, con đâu còn có thể thừa hưởng sự nghiệp đế vương sung túc đầy đủ ngũ trần như kiếp hiện tại này được nữa. Sự thật, người khác sẽ kế ngôi, thọ hưởng di sản sự nghiệp đế vương này, còn con sau khi băng hà sẽ tái sanh kiếp sau tùy theo thiện nghiệp ác nghiệp, mà con đã tạo. - Thưa Ðại vương, Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều thứ ba rằng: “Người đời không có gì là của ta, từ bỏ thân xác và tất cả của cải tài sản, tái sanh kiếp sau”, mà bần đạo đã được nghe, được hiểu biết rõ pháp ấy, nên mới bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu. - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, thật phi thường! Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, thật chưa từng nghe như vậy bao giờ! Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều 54 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA thứ ba rằng: “Người đời không có gì là của ta, từ bỏ tất cả của cải tài sản, ra tái sanh kiếp sau”. Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, sự thật đúng là “Người đời không có gì là của ta, từ bỏ tất cả của cải tài sản ra tái sanh kiếp sau”. 4- Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, Ngài dạy rằng: “Mọi người có tâm tham muốn, không bao giờ biết đủ, luôn luôn cảm thấy thiếu thốn, đều làm nô lệ của tham ái”. Về ý nghĩa lời dạy của Ngài con muốn hiểu rõ bằng cách nào? Bạch Ngài. - Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào về điều này? Ðại vương đang trị vì xứ Kuru phồn thịnh có phải không? - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, vâng, đúng như vậy, con đang trị vì xứ Kuru phồn thịnh. Bạch Ngài. - Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào về điều này? Một vị quan thân tín, có lời nói chân thật đáng tin cậy ở xứ Kuru này, đi từ phía Ðông đến yết kiến Ðại vương và tâu rằng: “Tâu Hoàng thượng, Hoàng thượng anh minh, hạ thần từ hướng Ðông đến. Ở tại hướng ấy, hạ thần được thấy, được biết có một vùng đất rộng lớn, dân chúng hiền lành đông đúc, sự sống trong vùng ấy rất trù phú và phát triển, có nhiều lúa gạo, mỏ vàng, mỏ bạc đã và đang khai thác hoặc chưa khai thác, có đàn voi ngựa, bộ binh đã được luyện tập thành thục, do phụ nữ cai trị. Tâu Hoàng thượng, Hoàng thượng chỉ cần đem một số ít quân đến đánh chiếm, chắc chắn sẽ chiến thắng dễ dàng”. Khi nghe vị quan tâu như vậy, Ðại vương nghĩ sẽ làm gì về vùng đất phía Ðông ấy? TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 55 - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, con sẽ đem quân đánh chiếm vùng đất phía Ðông ấy. - Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào về điều này? Một vị quan thân tín, có lời nói chân thật đáng tin cậy ở xứ Kuru này, đi từ phía Tây đến..., ...đi từ phía Nam đến..., ...đi từ phía Bắc đến yết kiến Ðức vua và tâu tương tự như trên rằng: “Tâu Hoàng thượng, xin Hoàng thượng sáng suốt, hạ thần từ hướng Tây..., hướng Nam..., hướng Bắc đến.... Tâu Hoàng thượng, Hoàng thượng chỉ cần đem một số ít quân đến đánh chiếm, chắc chắn sẽ chiến thắng dễ dàng”. Khi nghe các vị quan tâu như vậy, Ðại vương nghĩ sẽ làm gì về những vùng đất ấy? - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, con sẽ đem quân đánh chiếm những vùng đất ấy. - Thưa Ðại vương, Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều thứ tư rằng: “Mọi người có tâm tham muốn, không bao giờ biết đủ, luôn luôn cảm thấy thiếu thốn, đều làm nô lệ của tham ái”, mà bần đạo đã được nghe, được hiểu biết rõ pháp ấy, nên mới bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu. - Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, thật phi thường! Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, thật chưa từng nghe như vậy bao giờ! Ðức Thế Tôn là Bậc A-ra-hán cao thượng nhất, là Bậc Chánh Ðẳng Giác, là Ðức Phật đã thuyết dạy điều thứ tư rằng: “Mọi người có tâm tham muốn, không bao giờ biết đủ, luôn luôn cảm thấy thiếu thốn, đều làm nô lệ của tham ái”. 56 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Kính bạch Ðại Ðức Raṭṭhapāla, sự thật đúng là “Mọi người có tâm tham muốn, không bao giờ biết đủ, luôn luôn cảm thấy thiếu thốn, đều làm nô lệ của tham ái”. Sau khi Ðại Ðức Raṭṭhapāla giảng giải 4 pháp tóm tắt xong, tiếp theo Ngài thuyết bài kệ rằng: Thưa Ðại vương, bần đạo, nhìn thấy người giàu có, Vì tâm tham ngăn cản, si mê không bố thí. Tham muốn gom góp nhiều, của cải và châu báu. Dục vọng trong ngũ trần, càng tham càng muốn nhiều. Ðức vua dùng quyền lực, chiến thắng mọi kẻ thù, Chiếm đất đến đại dương, để làm biên giới mình. Ðất bên này đại dương, cai trị chưa biết đủ, Còn tham muốn miền đất, ở bên kia đại dương, Tâm tham của Ðức vua, như tâm tham mọi người. Lòng tham muốn chưa thỏa, thì sự chết đến gần. Dục vọng trong ngũ trần, chẳng bao giờ đủ cả! Lòng khao khát càng nhiều, sự thiếu thốn càng sâu. No đủ trong ngũ trần, đời này không thể có! Ðành từ bỏ thân này, tái sanh qua kiếp khác. Thân nhân đầu tóc xõa, khóc than người đã chết. Ôi! người thân của tôi, đã chết thật rồi sao? Thân nhân quấn người chết, bằng một tấm vải liệm, Rồi đem ra khỏi nhà, đặt trên giàn hỏa thiêu. Người chết từ bỏ hết, tất cả của cải mình, Chỉ quấn theo tấm vải, rồi cũng cháy mất tiêu, Trên giàn thiêu tử thi, bị đâm bằng cây sắt. Tất cả những bà con, thân quyến cùng bạn bè, TÍCH ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 57 Không phải nơi nương nhờ, của con người đã chết. Khi những người thừa kế, đem chia hết tài sản, Người chết chỉ đem theo, nghiệp của mình đã tạo. Tất cả những tài sản, vợ con và xứ sở..., Không có một thứ nào, trong đời theo người chết. Của cải không ngăn được, tuổi già đến với mình Của cải không đổi được, sự sống lâu của mình. Bậc Thiện trí thường dạy, cho mọi người biết rằng: Mạng sống người ngắn ngủi, vô thường, hay đổi thay. Người giàu cùng kẻ nghèo, đều giáp mặt tử thần, Bậc trí với kẻ ngu, đều chạm trán thần chết: Bậc trí sắp lâm chung, tâm bình tĩnh sáng suốt, Vì thấy sanh cảnh thiện, hưởng an lạc trọn đời. Còn người ngu sắp chết, tâm ô nhiễm, kinh sợ, Vì thấy sanh cõi ác, phải chịu khổ trọn kiếp. Sự thật là như thế, nhận thức đúng đắn rằng: Trí tuệ cao quý hơn, của cải ở trên đời. Bằng trí tuệ thiền tuệ, có thể chứng đắc được, A-ra-hán Thánh Ðạo, A-ra-hán Thánh Quả. Phận sự Tứ thánh đế, được hoàn thành tất cả. Mà những người si mê, không thể nào biết được, Nên tạo nghiệp thiện – ác, phải chịu cảnh luân hồi, Trong ba giới bốn loài, sanh làm kiếp lớn – nhỏ, Khi tái sanh lòng mẹ, khi sanh cảnh giới khác. Vòng tử sanh luân hồi, biết khi nào cùng tận. Người không có trí tuệ, tin theo người không trí, Phải luân hồi tử sanh(1), noãn – thai và thấp – hóa. 1 Tứ sanh: 4 loại chúng sinh: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hoá sanh. 58 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Chúng sinh tạo ác nghiệp, cho quả sanh cõi ác, Chịu quả khổ ác nghiệp, do chính mình đã tạo. Cũng như kẻ trộm cắp, có tang chứng rõ ràng, Phải chịu những cực hình, do chính mình đã tạo. Thưa Ðại vương, ngũ trần(1), muôn loại, muôn màu sắc, Thật vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn thảy muôn loài, Làm say mê chìm đắm, bằng rất nhiều hình thức, Bần đạo đã thấy rõ, tội lỗi của ngũ trần, Nên quyết tâm bỏ nhà, xuất gia thành Tỳ khưu. Thưa Ðại vương! tất cả, trái cây dầu lớn – nhỏ, Ðều có thể rơi rụng, cũng như vậy, mọi người, Tuổi dầu còn ấu niên, thanh niên hoặc lão niên, Cũng đều có thể chết. Bần đạo hiểu như vậy, Nên quyết tâm bỏ nhà, xuất gia thành Tỳ khưu. Xét thấy rõ phạm hạnh, Tỳ khưu là cao quý, Chắc chắn sẽ giải thoát, khỏi mọi cảnh khổ não, Vòng tử sanh luân hồi, trong ba giới bốn loài. 1 Ngũ trần: 5 đối tượng: sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm ấm. SƠ LƯỢC TÍCH TIỀN THÂN ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 59 Sơ Lược Tích Tiền Thân Đại Đức Raṭṭhapāla Trong bộ Chú giải Theragāthā, phần kệ của Ðại Ðức Raṭṭhapāla dạy rằng: Trước thời kỳ Ðức Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian, tiền thân Ðại Ðức Raṭṭhapāla sanh trong một gia đình giàu sang phú quý trong thành Haṃsavatī. Khi Ngài trưởng thành, cha mẹ của Ngài đã qua đời, Ngài trở thành người thừa kế tất mọi tài sản của cải lớn lao của dòng họ không sao kể được. Những người quản gia chỉ cho Ngài thấy những kho của cải, và thưa rằng: - Ðây là phần của cải của tổ tiên để lại. - Ðây là phần của cải của ông bà, cha mẹ để lại. Ngài suy xét rằng: “Những tài sản của cải to lớn này từ nhiều đời để lại, không một ai đem theo được món nào. Ðến đời ta, ta nên sử dụng tất cả tài sản của cải này đem lại sự lợi ích, sự an lạc thật sự”. Do đó, Ngài đem tất cả tài sản của cải bố thí đến những người nghèo khổ thiếu thốn, người khách qua đường... Ngài hộ độ một vị đạo sĩ chứng đắc thiền và thần thông. Suốt cuộc đời, Ngài làm mọi phước thiện cho đến hết tuổi thọ. Sau khi chết, do thiện nghiệp ấy cho quả, Ngài được tái sanh làm chư thiên cõi trời dục giới. Ngài thọ hưởng sự an lạc cõi trời cho đến hết tuổi thọ. Vào thời kỳ Ðức Phật Padumuttara(1)xuất hiện trên thế gian, thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100.000 năm. Ðức Phật thuyết pháp tế độ chúng sinh, 1 Ðức Phật Padumuttara xuất hiện trên kiếp trái đất trong quá khứ, cách kiếp trái đất của chúng ta ngày nay 100.000 kiếp trái đất. 60 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA giải thoát cảnh khổ tử sanh luân hồi trong tam giới. Thời ấy, tiền thân của Ngài Raṭṭhapāla từ cõi trời tái sanh làm công tử duy nhất, trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc giàu sang. Khi trưởng thành, một hôm công tử cùng nhóm cận sự nam, cận sự nữ đến chùa nghe Ðức Phật Padumuttara thuyết pháp, công tử phát sanh đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng. Lúc ấy, Ðức Phật Padumuttara tuyên dương một vị Tỳ khưu có phẩm hạnh cao quý nhất trong hàng Thanh văn đệ tử về đức hạnh xuất gia bằng đức tin trong sạch nơi Tam bảo. Công tử nhìn thấy vị Tỳ khưu ấy liền phát sanh đức tin trong sạch, có ước nguyện sẽ trở thành vị Tỳ khưu xuất gia bằng đức tin trong sạch, như vị Tỳ khưu ấy. Do ước nguyện ấy, công tử kính thỉnh Ðức Phật Padumuttara cùng 100 ngàn chư Tỳ khưu Tăng làm phước đại thí suốt 7 ngày. Ðến ngày thứ 7, công tử làm đại lễ cúng dường đến Ðức Phật Padumuttara cùng 100 ngàn chư Tỳ khưu Tăng, và phát nguyện muốn trở thành địa vị Tỳ khưu cao quý nhất trong hàng Thanh văn đệ tử của Ðức Phật trong vị lai, về đức hạnh xuất gia trở thành Tỳ khưu bằng đức tin trong sạch nơi Tam bảo, như vị Tỳ khưu, bậc Thánh Thanh văn đệ tử của Ðức Phật Padumuttara. Ðức Phật Padumuttara dùng Phật nhãn thấy rõ, biết rõ ước nguyện của người cận sự nam ấy không có gì trở ngại, nên đã thọ ký rằng: - Trong vị lai, người cận sự nam này sẽ đạt được địa vị Tỳ khưu cao quý nhất trong hàng Thanh văn đệ tử của Ðức Phật Gotama, về đức hạnh xuất gia trở SƠ LƯỢC TÍCH TIỀN THÂN ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 61 thành Tỳ khưu bằng đức tin trong sạch nơi Tam bảo. Khi công tử nghe Ðức Phật Padumuttara thọ ký như vậy, vô cùng hoan hỉ, đảnh lễ Ðức Phật Padumuttara cùng chư Tỳ khưu Tăng, rồi từ đó tinh tấn kiên trì tạo mọi thiện pháp cho đến hết tuổi thọ. Do phước thiện ấy, Ngài tái sanh làm người và làm chư thiên cõi trời dục giới, (không hề sa vào 4 cõi ác giới: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh) mãi cho đến kiếp trái đất thứ 92 trong quá khứ, cách kiếp trái đất hiện tại, mà chúng ta đang sống này. Vào thời kỳ Ðức Phật Phussa(1)xuất hiện trên thế gian, thời đại con người có tuổi thọ khoảng 90.000 năm, tiền thân Ngài Ðại Ðức Raṭṭhapāla là một cận sự nam có đức tinh trong sạch nơi Tam bảo, lo hộ độ Ðức Phật cùng chư Tỳ khưu cho đến trọn đời. Do phước thiện ấy, Ngài chỉ có tái sanh nơi cõi thiện giới, không hề sa vào 4 cõi ác giới. Ðến thời kỳ Ðức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, hậu thân Ngài sanh trưởng trong gia đình phú hộ tại tỉnh Thullakoṭṭhita thuộc xứ Kuru. Ngài mang tên của dòng họ là Raṭṭhapāla. Công tử Raṭṭhapāla là đứa con duy nhất, được sanh ra và trưởng thành trong cảnh giàu sang phú quý, đời sống của công tử hưởng mọi sự an lạc trong đời. Một thuở nọ, Ðức Phật cùng số đông chư Tỳ khưu Tăng du hành đến xứ Kuru, công tử Raṭṭhapāla nghe Ðức Phật thuyết pháp phát sanh đức tin trong 1 Ðức Phật Phussa xuất hiện trên kiếp trái đất trong quá khứ cách kiếp trái đất của chúng ta ngày nay 92 kiếp trái đất. 62 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA sạch nơi Tam bảo, quyết chí xuất gia trở thành Tỳ khưu. Ban đầu, song thân từ chối không cho phép công tử xuất gia, nhưng về sau thấy thái độ cương quyết của con mình, và nghe theo lời khuyên của những người bạn công tử, nên song thân ưng thuận cho phép. Công tử Raṭṭhapāla được xuất gia trở thành Tỳ khưu nơi Ðức Thế Tôn, không lâu sau, Tỳ khưu Raṭṭhapāla tinh tấn tiến hành thiền tuệ chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng cùng với Tứ tuệ phân tích và Lục thông, trong giáo pháp của Ðức Phật Gotama. Một hôm, chư Tỳ khưu Tăng hội họp, Ðức Thế Tôn tuyên dương địa vị của Ðại Ðức Raṭṭhapāla rằng: - Etadaggaṃ bhikkhave mama Sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ saddhā pabbajitānaṃ yadidaṃ Raṭṭhapāla. “Này chư Tỳ khưu, trong hàng Tỳ khưu Thanh văn đệ tử của Như Lai, Raṭṭhapāla là Tỳ khưu cao quý nhất về đức hạnh xuất gia bằng đức tin trong sạch nơi Tam bảo”. Phần Raṭṭhapālattheragāthā Kệ Ðại Ðức Raṭṭhapāla có đoạn Ngài dạy rằng: Thưa Ðại vương thân mến, Trái cây chín hoặc non, đều có thể rơi rụng. Cũng như vậy, chúng sinh, già trẻ cũng đều chết. Bần đạo thấy trạng thái, vô thường của ngũ uẩn. SƠ LƯỢC TÍCH TIỀN THÂN ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 63 Nên bỏ nhà xuất gia, để trở thành Tỳ khưu, Trong giáo pháp Ðức Phật, Go-ta-ma cao thượng, Bằng đức tin trong sạch, nơi Tam bảo cao thượng. Xuất gia thành Tỳ khưu, quả thật không vô ích, Bần đạo đã chứng đắc, 4 Thánh Ðạo – Thánh Quả, Và Niết Bàn cao thượng, đã diệt đoạn tuyệt được, Mọi tham ái, vô minh, cùng phiền não ác pháp. Bần đạo thọ vật thực, không mang nợ thí chủ. Bần đạo đã thấy rõ, vật dục và phiền não, Là hầm than hồng cháy, thiêu đốt người đắm say. Thấy rõ tội ngũ trần, vui ít, khổ thì nhiều. Thấy rõ những bạc vàng, là vũ khí nguy hiểm! Thấy rõ khổ tái sanh, bắt đầu mọi cảnh khổ. Thấy rõ họa kinh khủng, trong những cảnh địa ngục. Bần đạo từ bỏ nhà, xuất gia thành Tỳ khưu, Ðến hầu Ðức Thế Tôn, lắng tâm nghe chánh pháp, Bỗng phát sanh động tâm, nhớ khi còn tại gia, Bị những mũi tên độc, tham sân si đâm thủng. Bây giờ, bần đạo là, bậc Thánh A-ra-hán. Diệt đoạn tuyệt tham ái, là nhân dẫn tái sanh, Diệt tất cả phiền não, cùng với mọi ác pháp. Và ngũ uẩn chấp thủ, gánh nặng đã buông bỏ. Bần đạo đã trở thành, bậc Thánh A-ra-hán, Do nương nhờ Ðức Phật, Ðức Pháp cùng Ðức Tăng. 64 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Tiền Thân Của Đại Đức Raṭṭhapāla Trong Bộ Therāpadāna, phần Raṭṭhapālatherā pādāna, Ðại Ðức Raṭṭhapāla cho biết về những tiền thân của Ngài đã từng tạo phước thiện có đoạn dạy rằng: “Bần đạo, người nài voi, đã dâng voi chúa quý, Có đôi ngà lớn đẹp, trang hoàng bằng lọng trắng, Ðến Ðức Phật, Thế Tôn, Pa-du-mut-ta-ra, Cao thượng nhất chúng sinh, trong ba giới bốn loài. Bần đạo xuất số tiền, 54.000 ka-hā-pa-ṇa, Xây cất ngôi chùa lớn, gồm có nhiều cốc nhỏ, Cùng bốn thứ vật dụng, đầy đủ và cao quý, Cúng dường đến Ðức Phật, Pa-du-mut-ta-ra, Cùng chư Tỳ khưu Tăng, đủ một trăm ngàn vị. Ðức Phật thuyết Niết Bàn, pháp bất sanh bất tử. Làm cả thảy đại chúng, đều vô cùng hoan hỉ. Giữa chư Tăng Ðức Phật, Pa-du-mut-ta-ra, Tuyên bố lời thọ ký, đến bần đạo như vầy: “Người thí chủ này đây, đã thành tâm xuất ra, Số tiền năm mươi bốn ngàn ka-hā-pa-ṇa, Xây cất một ngôi chùa, gồm nhiều cốc lớn nhỏ, Như Lai tuyên bố rằng: quả báu của người này, Sẽ tái sanh cõi trời, trong lâu đài tráng lệ, Thành tựu bằng vàng ròng, sáng rực khắp một vùng. Làm vua ở cõi trời, suốt tròn 50 kiếp. Tái sanh ở cõi người, làm Chuyển luân thánh vương Suốt tròn 58 kiếp, hưởng an lạc cao quý. Từ kiếp trái đất này, đến trăm ngàn kiếp nữa, Có Phật Go-ta-ma, xuất hiện trên thế gian. Chính người thí chủ này, từ cõi trời hạ sanh, SƠ LƯỢC TÍCH TIỀN THÂN ĐẠI ĐỨC RAṬṬHAPĀLA 65 Vào dòng Bà la môn, giàu sang phú quý nhất, Thành Thul-la-koṭ-ṭhi-ta, tên Raṭ-ṭha-pā-la, Do phước thiện làm duyên, nên được nghe chánh pháp, Của Phật Go-ta-ma, sanh đức tin trong sạch. Nên quyết chí bỏ nhà, xuất gia thành Tỳ khưu. Tỳ khưu Raṭ-ṭha-pā-la, luôn chuyên cần tinh tấn, Thích ở nơi thanh vắng, để tiến hành thiền tuệ, Ðể chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả A-ra-hán. Diệt đoạn tuyệt tất cả, tham ái và phiền não, Sẽ tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt sanh tử khổ”. * Ðại Ðức Raṭṭhapāla thuật lại rằng: Bần đạo đã quyết chí, từ bỏ nhà xuất gia, Ðể trở thành Tỳ khưu, hành phạm hạnh cao thượng. Bỏ tất cả của cải, mà không hề luyến tiếc. Như nhổ bãi nước miếng, thật dễ dàng như vậy. Bần đạo thường tinh tấn, chuyên tiến hành thiền tuệ, Chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả, Niết Bàn, Diệt đoạn tuyệt tất cả, tham ái và phiền não. Ðã chứng đắc Tam minh, Tuệ phân tích, Lục thông. Bần đạo đã hoàn thành, phận sự bậc Sa môn. Hoàn thành lời giáo huấn, tối thượng của Ðức Phật. Bần đạo biết rõ rằng, kiếp nấy là kiếp chót. Khi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt khổ tái sanh, Trong ba giới bốn loài, thật an lạc tuyệt đối. Ngài Ðại Ðức Raṭṭhapāla, là một bậc Thánh A-ra hán xuất sắc nhất về đức hạnh xuất gia bằng đức tin trong sạch nơi Tam bảo, đó là quả của thiện nghiệp mà Ngài đã tạo từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ cho đến kiếp hiện tại. 66 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Những tiền thân của Ngài từ sự tư duy đúng đắn về cuộc đời con người, Ngài đã sử dụng của cải đem ra làm phước bố thí, có duyên lành gặp Ðức Phật Padumuttara, được nhìn thấy vị Thánh A-ra-hán xuất sắc nhất về đức hạnh xuất gia bằng đức tin trong sạch nơi Tam bảo, trong giáo pháp Ðức Phật Padumuttara, nên mới ước nguyện trở thành vị Thánh A-ra-hán như vị Thánh ấy trong thời vị lai. Ngài thỉnh Ðức Phật cùng trăm ngàn chư Ðại Ðức Tăng làm phước cúng dường suốt bảy ngày rồi phát nguyện ra bằng lời, được Ðức Phật Padumuttara thọ ký trong vị lai chắc chắn sẽ thành tựu điều ước nguyện ấy. Cuộc đời của Ngài có mục đích cứu cánh cuối cùng, cho nên kiếp nào Ngài cũng cố gắng bồi bổ pháp hạnh ba la mật cho đầy đủ chỉ vì mục đích cao cả ấy; đến kiếp hiện tại, Ngài hạ sanh trong gia đình giàu sang phú quý, hưởng mọi sự an lạc ngũ trần, song Ngài vẫn bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu, chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán xuất sắc nhất về đức hạnh xuất gia bằng đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có địa vị cao cả đúng như lời thọ ký của Ðức Phật Padumuttara trong quá khứ. Sự tích cuộc đời Ngài là gương mẫu cho các hàng Phật tử chúng ta học tập noi theo. TÍCH ĐẠI ĐỨC TỲ KHƯU NI SUMEDHĀ 67 II-TÍCH ÐẠI ÐỨC TỲ KHƯU NI SUMEDHĀ Ðại Ðức Tỳ khưu ni Sumedhā, kiếp hiện tại là Công chúa Sumedhā, con bà chánh cung hoàng hậu của đức vua Koñca, trị vì kinh thành Mantavatī. Sơ Lược Tiền Thân Tỳ Khưu Ni Sumedhā Trong bộ Chú giải Therīgāthā, Ðại Ðức Tỳ khưu ni Sumedhā dạy rằng: Những tiền thân của Ngài đã từng tạo pháp hạnh ba la mật, với ý nguyện mong giải thoát khỏi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài. - Trong kiếp trái đất này, vào thời kỳ tuổi thọ con người khoảng 30.000 năm, Ðức Phật Koṇāgamana xuất hiện trên thế gian, tiền thân Ðại Ðức Tỳ khưu ni Sumedhā, sanh làm con trong một gia đình phú hộ có nhiều của cải. Cô là người có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, cùng với hai người bạn gái tên là Dhanañjānī và Khemā xây cất một ngôi chùa lớn, nguy nga tráng lệ, dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng có Ðức Phật Koṇāgamana chủ trì, và hộ độ bốn thứ vật dụng đến Ðức Phật cùng chư Tỳ khưu Tăng cho đến trọn đời. Do phước thiện ấy cho quả, cô được tái sanh làm chư thiên cõi trời dục giới và làm người suốt nhiều kiếp, không hề sa vào 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh). Cô tái sanh cõi trời nào, cũng là một thiên nữ cao quý nhất, là Chánh cung Hoàng hậu của Ðức vua trời cõi ấy, và được hưởng sự an lạc cao 68 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA quý trong cõi trời ấy. Nếu cô sanh làm người vào thời đại có Ðức Chuyển luân thánh vương, cô sẽ là Chánh cung Hoàng hậu của Ðức Chuyển luân thánh vương, và vào thời đại không có Ðức Chuyển luân thánh vương, cô sẽ là Chánh cung Hoàng hậu của Ðức vua một nước lớn. * Vào thời kỳ tuổi thọ con người khoảng 20.000, có Ðức Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian. Cô tái sanh trong một gia đình quý phái, là bạn thân với 6 công chúa của đức vua Kīkī trị vì kinh thành Baraṇasī, họ đều là cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng, Tam bảo, hoan hỉ trong sự bố thí cúng dường, giữ giới, tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ cho đến trọn đời. - Cô tái sanh làm thiên nữ cõi Tam thập tam thiên, hưởng sự an lạc trong cõi trời này cho đến hết tuổi thọ 1.000 năm. (So với cõi người là 36 triệu năm, bởi 1 ngày 1 đêm của cõi trời này bằng 100 năm cõi người). - Cô tái sanh làm thiên nữ cõi trời cao hơn 1 bậc là cõi Dạ ma thiên, hưởng sự an lạc trong cõi trời này cho đến hết tuổi thọ 2.000 năm. (So với cõi người là 144 triệu năm, bởi 1 ngày 1 đêm của cõi trời này bằng 200 năm cõi người). - Cô tái sanh làm thiên nữ cõi trời cao hơn 1 bậc là cõi Ðâu suất đà thiên, hưởng sự an lạc trong cõi trời này cho đến hết tuổi thọ 4.000 năm. (So với cõi người là 576 triệu năm, bởi 1 ngày 1 đêm của cõi trời này bằng 400 năm cõi người). TÍCH ĐẠI ĐỨC TỲ KHƯU NI SUMEDHĀ 69 - Cô tái sanh làm thiên nữ cõi trời cao hơn 1 bậc là cõi Hóa lạc thiên, hưởng sự an lạc trong cõi trời này cho đến hết tuổi thọ 8.000 năm. (So với cõi người là 2.304 triệu năm, bởi 1 ngày 1 đêm của cõi trời này bằng 800 năm cõi người). - Cô tái sanh làm thiên nữ cõi trời cao hơn 1 bậc là cõi Tha hóa tự tại thiên, hưởng sự an lạc trong cõi trời này cho đến hết tuổi thọ 16.000 năm. (So với cõi người là 9.216 triệu năm, bởi 1 ngày 1 đêm của cõi trời này bằng 1.600 năm cõi người). Do năng lực phước thiện, cô sanh làm thiên nữ cõi trời nào, cũng đều làm Chánh cung Hoàng hậu của Ðức vua trời cõi ấy và hưởng sự an lạc cao quý trong cõi trời ấy. Kiếp Hiện Tại Của Ðại Ðức Tỳ Khưu Ni Sumedhā Vào thời kỳ tuổi thọ con người 100 năm, Ðức Phật Gotama hiện tại xuất hiện trên thế gian. Cô từ cõi Tha hoá tự tại thiên, tái sanh làm người, là Công chúa Sumedhā của Ðức vua Koñcā trị vì kinh thành Mantavatī. Do năng lực phước thiện ba la mật đã tạo nhiều kiếp trong quá khứ, đến kiếp này là kiếp chót của cô. Vì vậy, dầu khi còn nhỏ, công chúa thường đến chùa Tỳ khưu ni để nghe pháp. Công chúa thường phát sanh động tâm (saṃvega), kinh sợ cảnh khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài, phát sanh tâm nhàm chán sắc thân ô trược này; trí tuệ thấy rõ tội lỗi của ngũ trần, phát sanh tâm nhàm chán ngũ trần, không muốn đời sống người tại gia, có chí hướng bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu ni. 70 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Khi Công chúa Sumedhā trưởng thành, Ðức vua và Hoàng hậu có ý định tác hợp Công chúa kết hôn cùng với đức vua Anikaratta trị vì kinh thành Vāraṇavati. Ðức vua và Hoàng hậu khuyên bảo Công chúa không nên xuất gia trở thành Tỳ khưu ni, nên thành hôn với đức vua Anikaratta, sẽ trở thành Chánh cung Hoàng hậu của đức vua Anikaratta, có nhiều quyền thế, có đầy đủ sự an lạc trong ngũ trần không một ai sánh được. Song công chúa Sumedhā nhất quyết không ưng thuận, quyết chí từ bỏ cung điện xuất gia trở thành Tỳ khưu ni. Trong bộ Therīgāthā, phần Sumedhāgāthā, Ðại Ðức Tỳ khưu ni Sumedhā dạy rằng: Nguyên trước kia bần đạo, công chúa Su-me-dhā, Con Chánh cung Hoàng hậu, của Ðức vua Koñ-ca. Trị vì nơi kinh thành, Man-ta-va-tī ấy. Tôi có đủ đức tin, trong sạch nơi Tam bảo. Do nhờ lắng nghe pháp, của bậc Thánh nhân dạy. Là Bậc đã thực hành, theo lời của Ðức Phật. Tôi là Su-me-dhā, có giới đức trong sạch, Bậc đa văn túc trí, nghe nhiều và hiểu rộng, Có khả năng thuyết pháp, rất hay bằng nhiều cách. Ðược thực hành đúng theo, giáo pháp của Ðức Phật. Cho nên thân khẩu ý, và lục căn thanh tịnh. Công chúa Sumedhā đến gặp Ðức vua và Hoàng hậu tâu rằng: “Con có lời kính tâu, phụ hoàng cùng mẫu hậu. Con nhàm chán ngũ uẩn.Con nhàm chán ngũ trần(1) 1 Ngũ trần: sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc êm ấm. TÍCH ĐẠI ĐỨC TỲ KHƯU NI SUMEDHĀ 71 Con chỉ mong chứng ngộ, Niết Bàn giải thoát khổ. Ngũ trần dầu cõi trời, vẫn vô thường tạm bợ. Ngũ trần trong cõi người, có gì đáng nói đâu! Những gì trong tam giới, đều là pháp vô ngã, Vô chủ và vô dụng, chỉ có khổ mà thôi. Ngũ trần vui thì ít, thống khổ cùng cực nhiều. Như một ít mật ong, dính trên lưỡi dao bén. Thèm liếm chút mật kia, bị đứt lưỡi chảy máu. Ngũ trần toàn cay dắng, không gì đáng mong ước, Ngũ trần như rắn hổ, nhiều nọc độc chết người, Thật vô cùng nguy hiểm, tai hại đến sanh mạng. Kẻ si mê tham đắm, trong dục lạc ngũ trần, Làm bao điều tội lỗi, tạo ác nghiệp, bất lương. Phải chịu khổ thân – tâm, cực hình trong địa ngục. Những hạng người si mê, không hề biết thu thúc, Giữ gìn thân – khẩu – ý, trong sạch trong thiện pháp, Thường tạo mọi ác nghiệp, chịu khổ cõi ác giới. Người không có trí tuệ, không biết tạo thiện nghiệp, Không đem lại cho mình, sự lợi ích, tiến hóa, Không có sự an lạc, chỉ có khổ mà thôi. Người si có tham ái, nhân sanh khổ tái sanh, Dắt dẫn vòng luân hồi, tử sanh không cùng tận. Người si mê không hiểu, chân lý Tứ thánh đế, Mà Ðức Phật thuyết giảng, nên không chứng ngộ được. Tâu phụ hoàng mẫu hậu! Những người si mê ấy, mong ước sanh cõi trời, 72 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Sao thoát khỏi cảnh khổ, vòng tử sanh luân hồi, Trong ba giới bốn loài, vô thủy đến vô chung. Hạng người si mê ấy, có rất nhiều trong đời. Tất cả mọi cảnh giới, đều vô thường mà thôi. Dầu tái sanh cõi trời, cũng phải chịu cảnh khổ. Những hạng người si mê, không kinh sợ tái sanh. Cho nên sanh rồi tử, tử rồi sanh liên tục, Ðường tử sanh luân hồi, biết bao giờ cùng tận. Chúng sinh sa đọa vào, trong bốn cõi ác giới, Do ác nghiệp đã tạo, phải chịu khổ trọn đời. Chịu cực hình đọa đày, không có chút an lạc. Hai cảnh giới: người – trời, do nhờ nơi thiện nghiệp, Biết tạo nên thiện nghiệp, không phải việc dễ dàng. Ngoài sanh làm người ra, còn các cảnh giới khác, Thì không thể xuất gia, thành Tỳ khưu ni được! Tâu phụ hoàng mẫu hậu! Xin song thân bằng lòng, cho phép con xuất gia, Trở thành Tỳ khưu ni, hành phạm hạnh cao quý, Trong giáo pháp cao thượng, của Phật Go-ta-ma. Con hết sức cố gắng, sẽ tiến hành thiền tuệ, Chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả, Niết Bàn. Diệt khổ sanh – lão – tử, trong ba giới bốn loài. Xin phụ hoàng mẫu hậu! Cho phép con xuất gia, trở thành Tỳ khưu ni, Hầu mong diệt đoạn tuyệt, tham ái nhân sanh khổ. Lợi ích gì sắc thân, ô trược đầy bịnh hoạn, Vô thường luôn biến đổi, khổ đau và vô dụng! Người si mê say đắm, để chịu mọi cảnh khổ. TÍCH ĐẠI ĐỨC TỲ KHƯU NI SUMEDHĀ 73 Con được nhiều diễm phúc, sanh làm người, gặp thời Ðức Thế Tôn xuất hiện, trên cõi thế gian này. Con đã rất may mắn, tránh được cảnh phi thời (akhaṇa). Không rơi vào địa ngục, ngạ quỷ hoặc súc sanh. Khi con được xuất gia, trở thành Tỳ khưu ni, Trong giáo pháp Ðức Phật, con cố gắng giữ gìn, Tròn Tứ thanh tịnh giới, hành phạm hạnh cao thượng, Cho đến trọn đời này, con sẽ không dể duôi! Tuy nghe Công chúa tâu xin như vậy, nhưng Ðức vua và Hoàng hậu vẫn không bằng lòng cho phép công chúa xuất gia. Biết phụ hoàng và mẫu hậu chưa bằng lòng cho phép, công chúa Sumedhā nói quả quyết rằng: “Ngày nào con còn sống tại gia, ngày ấy, con sẽ không dùng vật thực, thà chịu chết mà thôi”, rồi nằm lăn xuống nền lâu đài tại nơi ấy than khóc. Hoàng hậu thương con cũng khóc theo, còn Ðức vua thấy vậy cũng sầu não. Ðức vua và Hoàng hậu khuyên bảo công chúa Sumedhā rằng: - Sumedhā con yêu quý, hãy dậy đi con! Con nên sống để tận hưởng sự an lạc trong đời. Con làm như vậy có ích lợi gì đâu? Phụ hoàng đã tác hợp con với đức vua Anikaratta, người có uy danh lừng lẫy, đang trị vì kinh thành Vāraṇavati, con sẽ trở thành Chánh cung Hoàng hậu của đức vua Anikaratta. Sumedhā con yêu quý, xuất gia trở thành Tỳ khưu ni, giữ gìn Tứ thanh tịnh giới, hành phạm hạnh khó lắm con à! Còn địa vị cao quý, quyền lực, giang sơn sự nghiệp của đức vua Anikaratta tất cả sẽ thuộc về con 74 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA dễ dàng. Tuổi còn trẻ, con nên thụ hưởng ngũ trần. Vì vậy, phụ hoàng, mẫu hậu khuyên con nên thành hôn với đức vua Anikaratta. Công chúa Sumedhā vẫn cương quyết tâu với phụ hoàng và mẫu hậu rằng: Tâu phụ hoàng, mẫu hậu! Ðịa vị và quyền lực, giang sơn của đức vua, A-ni-ka-rat-ta, không có đối với con. Bởi tất cả những gì, có trong tam giới này, Với con đều vô dụng, chẳng có ích lợi gì ! Vì vậy đối với con: “hoặc được phép xuất gia, Trở thành Tỳ khưu ni, hoặc là con sẽ chết”. Thành hôn với đức vua, A-ni-ka-rat-ta, Sẽ không bao giờ có, chắc chắn là như vậy! Thân này là ô trược, rất dơ bẩn hôi thối. Ðáng nhờm gớm biết bao! Con nhàm chán thân này, Ví như một bao da, chứa đầy thứ ô uế. Những thứ nhơ bẩn ấy, thường chảy ra không ngớt. Con thấy rõ thân này, giống tử thi ô trược. Người si mê say đắm, chấp thủ lấy thân này. Nó trát bằng thịt, máu, bao bọc bởi làn da, Là môi trường sinh sản, của các loài sán lãi, Rồi sẽ là vật thực, của côn trùng, diều quạ.... Sao phụ hoàng mẫu hậu, lại đem con tác hợp, Thành hôn với Ðức vua, A-ni-ka-rat-ta? Thân này chẳng bao lâu, khi tâm thức rời khỏi, Gọi mạng chung hoặc “chết”, thành tử thi bất động, Dù thân bằng quyến thuộc, cũng đều thấy ghê tởm, Ðem bỏ ngoài nghĩa địa, như cây mục vô ích. TÍCH ĐẠI ĐỨC TỲ KHƯU NI SUMEDHĀ 75 Cha mẹ cũng ghê tởm, không muốn nhìn thấy nữa, Ðem bỏ tử thi ấy, nơi nghĩa địa hoang vắng, Ðể trở thành vật thực, cho các loài chim, thú. Khi cha mẹ trở về, liền tắm gội sạch sẽ, Lại còn nói gì đến, những người xa lạ khác! Người si mê say đắm, do năng lực tham dục. Trong thân ô trược này, thực chất chỉ bộ xương, Ðược ràng rịt bởi gân, tô bồi thêm máu thịt. Trong khối sắc thân này, chứa đầy vật ô trược, Máu, mủ, phẩn, tiểu, đàm..., thường chảy ra không ngớt. Người có trí giải phẫu, sắc thân bằng trí tuệ, Nếu lộn ngược sắc thân, bên trong trở ra ngoài, Người ấy không thể nào, chịu nổi mùi hôi tanh, Ô trược đáng nhờm gớm, của sắc thân này được! Dầu chính mình cũng thấy, sắc thân ô trược này, Quả thật đáng nhàm chán, đáng ghê tởm dường nào! Huống chi bậc Thiện trí, có trí tuệ thiền tuệ, Thấy rõ biết rõ rằng: sắc thân này chỉ là: Sắc uẩn hoặc thân xứ, thân giới hoặc sắc thân, Do 4 nhân duyên là: nghiệp, tâm, với thời tiết, Và vật thực tạo nên, sắc thân ô trược này. Chỉ thuộc về khổ đế, do tham ái là nhân. Con cũng thường quán xét, thấy đúng sự thật này, Thì làm sao có thể, thành hôn với Ðức vua, A-ni-ka-rat-ta, thành Chánh cung Hoàng hậu! Tâu phụ hoàng, mẫu hậu: Con có thể chấp nhận, mỗi ngày dầu có đến, Ba trăm mũi giáo bén, đâm vào sắc thân con, Con phải chịu đựng suốt, một trăm năm như vậy, 76 GƯƠNG BẬC XUẤT GIA Nếu con được giải thoát, khổ tử sanh luân hồi, Sự chịu đựng như thế, cao thượng biết dường nào! Người nào khi đã hiểu, lời dạy của Ðức Phật, Vòng tử sanh luân hồi, vô thủy không biết được, Người ấy phải chịu đựng, ba trăm mũi giáo đâm; Nếu họ được giải thoát, khổ tử sanh luân hồi, Sự chịu đựng thống khổ, bởi những mũi giáo ấy, Cũng vẫn xứng đáng hơn, người si mê phải chịu, Khổ sanh-lão-bệnh-tử, luân hồi không cùng tận. Khổ trong 4 ác giới, không sao kể xiết được! Chúng sinh đọa địa ngục, chịu hành hạ cực hình, Như đâm chém, đánh đập, chết đi rồi sống lại. Chư thiên ở cõi trời, cũng còn phải chịu khổ, Bởi tham ái, vô minh, lửa phiền não thiêu đốt. Cả tam giới đều khổ, không có nơi an toàn, Không có an lạc nào, hơn an lạc Niết Bàn. Chư bậc Thiện trí nào, thường có sự tinh tấn, Hành theo Ðức Phật dạy, mà tiến hành thiền tuệ. Tinh tấn không ngừng nghĩ, thì bậc Thiện trí ấy, Có thể chứng ngộ được, chân lý Tứ thánh đế, Chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả, Niết Bàn. Ðó là pháp diệt tận, khổ sanh-lão-bệnh-tử. Tâu phụ hoàng, mẫu hậu. Ngay hôm nay con nguyện, tha thiết chỉ một điều, Nhất định sẽ xuất gia, trở thành Tỳ khưu ni. Chẳng có lợi ích gì, ngôi Chánh cung Hoàng hậu. Những của cải tài sản, ngũ trần vô dụng ấy. Con thật sự nhàm chán, không còn chút tham muốn, Ngũ trần đáng ghê tởm, nên tránh xa mà thôi! TÍCH ĐẠI ĐỨC TỲ KHƯU NI SUMEDHĀ 77 Con sẽ làm như cây, thốt nốt đã đứt ngọn, Không bao giờ có thể, đâm chồi lên được nữa. Nghe Công chúa tâu trình những sự thật, và cho biết ý nguyện tha thiết cùng với sự quyết tâm của mình; Ðức vua và Hoàng hậu đang phân vân, vì hai Người chỉ muốn Công chúa thành hôn cùng đức vua Anikaratta, để trở thành Chánh cung Hoàng hậu, thì được tin báo đức vua Anikaratta dẫn đầu một đoàn tùy tùng sắp đến để cử hành hôn lễ với công chúa Sumedhā. Khi nghe tin ấy, Công chúa biết rằng không thể dùng lời nói khẩn khoản để năn nỉ suông được, nên tỏ ý chí cương quyết bằng hành động. Nghĩ xong, cô vội vã đứng dậy, chạy lên lâu đài, vào phòng đóng cửa cẩn thận, lấy thanh gươm cắt ngang mái tóc đen nhánh mềm mại, rồi ngồi yên tịnh tiến hành thiền định, với đề mục niệm thân bất tịnh, chẳng bao lâu, Công chúa chứng đắc đệ nhất thiền sắc giới, nhập định đệ nhất thiền. Trong lúc ấy, Ðức vua Anikaratta với oai phong lẫm liệt, trang phục bằng những viên ngọ mani quý giá, ngự vào đến kinh thành Mantavatī, hay tin Công chúa cự tuyệt việc kết hôn, nên vội vã đến tận lâu đài nơi Công chúa đang ở, đứng bên ngoài nói vọng vào, khẩn khoản năn nỉ nàng rằng: Này công chúa Su-me-dhā yêu quý của Trẫm! Ðịa vị và quyền lực, giang sơn cùng sự nghiệp, Trẫm xin đem tất cả, hiến dâng đến ái khanh. Ái khanh một giai nhân, rất xinh đẹp, trẻ trung, Nên thụ hưởng ngũ trần, chớ nên làm khổ mình. An lạc trong ngũ trần, đời này khó có được.