🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hiện thân của Thần Mưa
Ebooks
Nhóm Zalo
Tên eBook: Hiện Thân của Thần Mưa
Tác giả: Robert Van Gulik
Thể loại: Tiểu thuyết, Trinh thám, Văn học phương Tây
Bộ sách: Những vụ án nổi tiếng Thế giới
Người dịch: Đào Thiện Trí
Nhà xuất bản: NXB Thanh Niên Nhà phát hành: Phương Đông Khối lượng: 260.00 gam
Định dạng: Bìa mềm
Kích thước: 13x20 cm
Ngày phát hành: 03/1988
Số trang: 316
Nguồn: vnthuquan.net
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-ebook.com
Giới thiệu:
Năm 666 Địch Nhân Kiệt được bổ nhiệm làm thẩm phán tại Hán Dương, một thị trấn nhỏ nằm cách kinh thành 60 dặm về phía tây bắc. Nơi đây ẩn trong núi cao và là một nơi cô lập ít người lui
tới.
Thi nhân và sát nhân là tiểu thuyết trinh thám của Robert van Gulik, nằm trong chuỗi tiểu thuyết về quan chánh án Địch Công, dựa trên nguyên mẫu của tể tướng Địch Nhân Kiệt( 630 - 700) một nhân vật có thật sống vào đời
nhà Đường thế kỷ thứ VII.
Sinh tại Tĩnh Châu, phủ Thái Nguyên (Sơn Tây) Địch Nhân Kiệt đã làm quan tại các địa phương dưới các chức vụ huyện lệnh, Pháp tào Tham quân, Tuần phủ,Thứ sử. Năm 47 tuổi ông về kinh đô Trường An làm Đại lý thừa Tự khanh rồi lần lượt được thăng lên Thị ngự sử, Thị lang bộ Công, thượng Thư tả thừa, hai
lần làm Trung thư lệnh (tể tướng) và đô đốc dưới quyền nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên. Phẩm chất đạo đức và tài phá án của ông đã được người đời ca tụng sủng ái đến mức như huyền thoại. Không những là người có hiểu biết về pháp luật, về tâm lý con người, Địch Công còn biết cả kiếm thuật, võ thuật lẫn chữa bệnh, một quan toà cổ đại Trung Quốc mang dáng dấp của Sherlock Holmes...
Địch Công đã phá được rất nhiều vụ án ly kỳ. Robert Van Gulik cũng khéo léo đưa vào bộ tiểu thuyết trinh thám này những nét văn hóa, lịch sử, phong tục của Trung Quốc.
Hiện thân của Thần Mưa cũng không
ngoại lệ. Với sự khéo léo lồng ghép những câu chuyện thực tế của những nhân vật có thực trong lịch sử, truyện của Robert van Gulik mang một nét độc đáo và phong cách rất riêng và cũng thật hấp dẫn.
Truyện khởi đầu bằng việc án sát Thái Ty nhậm chức ở quận Phương Lai đã được sáu tháng. Câu chuyện lạ kì dưới đây xảy ra vào một buổi sớm oi bức báo hiệu sẽ có giông bão.
Tiếp theo đó là những câu chuyện ly kì, những vụ án bí ẩn liên tiếp xảy ra. Thái Ty sẽ tìm ra chân tướng như thế nào?
Mời các bạn đón đọc Hiện thân của Thần Mưa của tác giả Robert van Gulik.
Phần I
Án sát Thái Ty nhậm chức ở quận Phương Lai đã được sáu tháng. Câu chuyện lạ kì dưới đây xảy ra vào một buổi sớm oi bức báo hiệu sẽ có giông bão. Các bà vợ của Thái Ty dỡ các hòmquần áo ra để xem chúng có bị ẩm ướt hoặc mố meo không. Thái Ty ngồi gần đó nhìn hai bà vợ tíu tít, bận rộn. Không khí trong phòng ngột ngạt: mùi lò sưởi than, và nhất là mùi băng phiến và mùi ẩm ướt của áo quần để lâu trong hòm, tỏa ra làmcho ông cảm thấy khó chịu trong người. Hai bà vợ mải mê với việc kiểm tra quần áo nên quên cả việc pha trà buổi sớm. Cảm thấy chân và đầu gối nhức nhối, Thái Ty đứng dậy nói:
- Tôi ra ngoài một lát.
- Trước cả khi uống trà à? – Bà vợ cả nói trong khi vẫn chăm chú vào đống quần áo.
- Tôi sẽ về ăn trưa. Đưa tôi chiếc áo xanh treo ở kia.
Cô gái giúp việc, đưa áo đến, nói: - Thưa Đại Nhân! Trời này mà mặc nó thì quá nóng.
- Không sao! Nó khô, không ẩmmốc là được – Nói rồi Thái Ty cảm ơn cô gái.
Sau đó ông xuống thang, qua sân Nha phủ, ra đường bằng cửa phụ. Rất may là không gặp lão Hồng, cố vấn thân cận. Ông ta sẽ dễ dàng nhận ra vẻ buồn bực của Thái Ty.
Thật ra mấy tháng đầu với việc phá
án cái chết của bà Hổ (Năm dải mây hạnh phúc), và vụ ở pháo đài (Giải băng màu đỏ) là công việc còn đỡ mệt. Nhưng vài tháng gần đây, Thái Ty thấy buồn nản vì toàn các việc sự vụ buồn tẻ. Hơn nữa quận này đâu phải hoàn toàn do Thái Ty cai quản. Còn cả chính quyền quân sự kiểm soát Pháo đài và vùng lân cận, vì nơi đó là khu quân sự. Bực bội, ông đá một hòn cuội rồi lẩm bẩm một câu gì đó. Một điều nữa làm ông phải suy nghĩ: đêm qua bà cả có gợi ý là nên cưới cô giúp việc làm bà ba, vì cô ta trẻ lại thông minh và có học. Chức Án sát có quyền được lấy bốn vợ, nhưng Thái Ty cho rằng chỉ cần hai bà là đủ, miễn là họ có khả năng sinh nở. Thật là lắm chuyện phiền phức. Thái Ty ép chặt áo sát người
vì trời lại đổ mưa. Ông thở phào khi đặt chân lên bực thang dẫn đến đền thờ Khổng Tử. Ở tầng hai phía Tây đền là quán trà nhỏ, ông định uống trà buổi sớmxong, sẽ quay về Nha phủ. Thái Ty rất mừng là chủ quán đang mải quát người đốt bếp lò đun nước, nên không nhận ra Thái Ty. Ông chẳng thích thú gì việc người khác cúi lạy mình. Ngồi xuống chiếc ghế bằng tre, ông kêu một ấm trà và một chiếc khăn khô ráo.
Cậu bé bồi bàn đến bên, nói:
- Xin ông đợi một lát, nước sắp sôi rồi. Khăn tay đây thưa ông!
Khi Thái Ty lau bộ râu dài bị ướt, chú bé nói tiếp:
- Chắc ông dậy từ sớm, nên đã biết việc xảy ra ở phía bên kia – Chú bé chỉ
về phía cửa sổ.
Thái Ty lắc đầu, chú bé thích thú nói luôn:
- Một người bị giết và bị băm nhiều nhát vào người tối qua ở vọng gác cũ, giữa đầm lầy.
- Một vụ giết người? Sao cháu biết? - Người ở tiệm tạp hóa đến giao hàng nói là sớm hôm nay nó đến vọng gác cũ mua trứng vịt của cô gái điên dở ở đó và đã thấy một xác chết. Cô gái điên dở ngồi khóc ở góc vọng gác. Thế là nó chạy báo cho Quân cảnh. Được tin, viên đại úy và tùy tùng đã đến vọng gác. Kìa ông nhìn xem, họ kia kìa!
Thái Ty đứng lên, đến bên cửa sổ nhìn về phía con đường nhỏ dẫn đến vọng gác.
Người chết là lính à? – Thái Ty nhấn mạnh câu hỏi.
Dù khu đó thuộc vùng kiểm soát của pháo đài, nhưng Tòa án dân sự cũng phải được báo về mọi cái chết xảy ra ở đó. Chú bé trả lời:
- Có thể như vậy! Cô gái khốn khổ ấy vừa câm vừa điếc, nhưng không xấu gái. Chắc là có anh lính nào mò đến…và chuyện xảy ra.
Vừa lúc đó, nước pha trà đã sôi. Từ xa hai quân cảnh cưỡi ngựa đang tiến về phía quận lị, vó ngựa hất tung nước từ những vũng nước còn đọng trên đường.
- Thưa ngài, chè đã pha xong, cháu để trên cửa sổ. À, người chết không phải là lính đâu ạ! Cậu bé đưa hàng nói, đó là
một thương gia ở gần cổng bắc, mà hắn ta biết. Thế nào bên quân cảnh cũng nhanh chóng tìm ra thủ phạm thôi, họ cứng tay lắm! Ngài hãy nhìn kìa! – Chú bé phấn khích chạm tay Thái Ty – Có một tên bị trói dắt theo: một dân chài. Họ dẫn người đó về pháo đài.
Thái Ty bực bội:
- Họ không được làm như vậy!
Sau khi trả tiền Thái Ty vội vã xuống cầu thang. Ông vừa đi vừa nghĩ: việc một thường dân giết một thường dân phải do Nha phủ xét xử! Đây là dịp tốt để nhắc nhở bên quân sự nhớ rõ quyền hạn của mình.
Thái Ty thấy hết mệt mỏi, buồn nản, ông thuê ngựa phi đến cổng Bắc. Lính gác kinh ngạc nhìn kị sĩ, và đứng nghiêm
khi nhận ra quan Án Sát.
Thái Ty hỏi viên chỉ huy vọng gác: - Chuyện gì lộn xộn ở vùng đầm lầy vậy?
- Dạ, một người chết ở vọng gác cổ, thưa Đại quan. Quân cảnh đã bắt được kẻ giết người,
và đang hỏi cung. Tôi nghĩ là họ sắp giải nó đến pháo đài.
Thái Ty ngồi xuống chiếc ghế bằng tre, rồi lấy tiền đưa cho tên lính đi mua hai chiếc bánh rán.
Bánh mua về, Thái Ty tuy đói, nhưng không ăn nổi. Nước trà nóng làmbỏng cả lưỡi, hơn nưa việc quân đội lạmdụng quyền hành đang làm ông suy nghĩ. Thật đáng tiếc là Triều đình chưa có quy định về quyền hạn của mỗi quan chức,
của mọi cấp bậc.
Người lính nói:
- Thưa Đại quan, tên thủ phạm đang được giải đến bến thuyền!
Thái Ty đứng lên. Ra lệnh:
- Ngươi dắt theo bốn lính và theo ta!
Ở bến thuyền: gió nhẹ đang xua dần màn sương, áo ngoài Thái Ty ẩm ướt như dán vào vai, ông càu nhàu:
- Thời tiết này dễ cảm cúm lắm! Lính gác đưa Thái Ty vào một gian buồng ở bến thuyền.
Ở cuối buồng, một quân cảnh mặc áo giáp, mũ nhọn của quân cảnh, ngồi sau chiếc bàn đơn sơ. Hắn đang nắn nót, chậm chạp viết.
- Ta là quan Án Sát, ta muốn… -
Thái Ty mở đầu và vội dừng lời. Viên đại úy quân cảnh ngẩng mặt lên, một vết sẹo trắng nhợt kéo dài tử gò má trái đên tận môi dưới. Và đứng lên trong lúc Thái Ty chưa hết bàng hoàng, nói giọng nhát gừng:
- Rất hân hạnh được gặp Đại quan! Tôi vừa viết xong báo cáo (Và chỉ chiếc cáng, có phủ chăn ở góc phòng): Đó là xác nạn nhân, tên thủ phạm bị giữ ở gian bên, Chắc Đại Nhân muốn đưa nó về trại giam Nha phủ?
- Đúng như vậy! – Thái Ty hơi bối rối trả lời.
- Rất tốt, thưa Đại quan.
Nói rồi viên đại úy đưa bản báo cáo cho Thái Ty.
- Xin mời ngồi. Và nếu Đại quan
dành cho tôi ít phút, thì tôi xin nói điều tôi nghĩ về vụ án này!
Hai người cùng ngồi xuống. Thái Ty vừa vuốt bộ râu dài vừa nghĩ, sự việc diễn ra không như ông ta tưởng.
- Dạ, là thế này ạ! – Viên quân cảnh nói – Tôi biết rõ vùng đầm lầy như bàn tay. Cô gái câm điếc ở vọng gác là một cô gái nghèo khổ, ngốc nghếch và hiền lành. Khi được biết tin về vụ này, tôi nghĩ ngay là một vụ cướp của. Tôi đã cho người sục sạo, tìm kiếm dấu vết từ vọng gác đến tận con ngòi ra sông.
- Tại sao chỉ ở khu vực ấy? – Thái Ty cắt ngang – Việc tấn công cũng có thể xảy ra trên đường đến chòi gác chứ? Và sau đó, tên sát nhân mới dấu xác chết vào vọng gác?
- Thưa Đại quan, không có chuyện đó được. Trạm gác của chúng tôi ở ngay giữa đường từ bến thuyền đến vọng gác cổ. Lính tuần ngày đêm canh gác để ngăn chặn bọn do thám Triều Tiên ra vào khu vực này. Con đường để do thám duy nhất vượt qua đầm lầy. Ở đây đầy rẫy những cạm bẫy do cát đất bị sụt nên ai đi qua cũng dễ dàng bị chết đuối trong bùn lầy. Lúc người chúng tôi tìm thấy nạn nhân, thì thi thể còn hơi ấm,vì vậy có thể kết luận nạn nhân bị giết trước bình minh khoảng vài giờ. Trừ thằng bé làm ở hiệu tạp hóa đi qua con đường này lúc sáng sớm, thì không còn ai khác. Vì vậy, chúng tôi cho rằng kẻ bị giết và tên sát nhân đều từ phía Bắc đến bằng một con đường nhỏ hai bên đầy lau sậy dẫn từ
vọng gác cũ ra sông. Như vậy họ rất dễ dàng qua mặt được lính gác.
Anh ta vuốt bộ ria, nói thêm:
- Và tất nhiên cũng qua mặt được lính tuần canh trên sông.
- Và người của các ông đã bắt được tên giết người ở bờ sông?
- Thưa Đại quan, đúng như vậy! Đó là một dân chài trẻ tuổi tên là Vương Lang, trốn trên chiếc thuyền câu nhỏ của nó giữa bụi cói, đúng ở phía Bắc vọng gác cổ. Nó đang giặt chiếc quần vấy máu, và đã chèo thuyền chạy trốn ra sông khi người chúng tôi ập tới. Chúng tôi bắn tên theo, nó phải quay lại bờ. Hắn khẳng định không biết tí gì về vụ giết người ở vọng gác cổ; và hắn giặt quần vì nó dính máu của một con cá chép lớn, hắn đợi
đến sáng sẽ mang con cá cho cô gái câmđiếc. Khám người hắn, chúng tôi thấy có cái này (viên quân cảnh mở một gói nhỏ trên bàn và đưa cho Thái Ty ba lạng bạc).
- Chúng tôi nhận ra nạn nhân qua giấy căn cước giắt trong người – Viên quân cảnh mở chiếc phong bì to trong đó có hai chiếc chìa khóa, ít tiền lẻ, danh thiếp và một giấy biên nhận tài sản thế chấp để vay tiền; cầm tờ giấy biên nhận trên, viên quân cảnh nói tiếp:
- Tờ giấy này rơi ở dưới đất, bên xác chết, chắc là rơi từ túi áo ra. Nạn nhân là một tên cho vay nặng lãi nổi tiếng ở quận này. Tên anh ta là Thông, cửa hàng ở cạnh cửa Bắc, rất giàu có. Anh ta rất thích đi câu. Theo ý tôi thì, tối
qua Thông đã gặp Vương Lang ở bến thuyền và đã thuê anh này đi câu qua đêmtrên sông. Khi đến phía Bắc vọng gác cổ, một nơi vắng vẻ, Vương Lang đã tìmcách đánh lừa sự chú ý của Thông và đã ra tay. Hắn đã dự kiến giấu xác chết ở tầng trên vạng gác cổ, một chỗ đổ nát, hoang tàn. Cô gái câm điếc thì chỉ ở tầng đất phía dưới; chẳng may cô gái tỉnh giấc, biết được hành động của Vương Lang, nên chỉ là một giả thuyết thôi, vì cô gái câm điếc đâu có giá trị của một nhân chứng. Chúng tôi có hỏi cô ta, nhưng cô ta chỉ vẽ lung tung và ú ớ điều gì đó về thần mưa và những bóng ma quỷ đen ngòm. Sau đó thì cô ta lên cơn, lúc cười, lúc khóc… Đúng là một cô gái hiền lành và đáng thương.
Viên quân cảnh đến bên chiếc cáng, nhấc chiếc chăn lên:
- Đây là xác nạn nhân.
Kẻ bị giết mặc một chiếc áo xámgiản dị. Ngực đầy vết máu khô, Tay áo dính đầy bùn. Mặt anh ta rất xấu: dài ngoằng, mũi khoằm và hơi vẹo, mồmrộng nhưng môi lại rất mỏng, tóc dài màu xám.
- Rõ ràng là một con người không có gì là hấp dẫn cả! – Viên quân cảnh nói – Xấu như tôi mà cũng nhận xét như vậy!
Anh ta nhăn mặt làm bộ mặt có sẹo càng thêm méo mó. Sau đó anh ta lật lưng nạn nhân lên và chỉ vào vết máu to rộng:
- Nạn nhân bị chết vì nhát dao đâmvào từ phía sau, thấu tận tim. Hắn nằm
ngửa tại cửa phòng cô gái câm điếc – Anh ta đặt xác xuống – Tên dân chài thật đáng kinh tởm: sau khi giết Thông, tên Vương Lang đã băm nhiều nhát vào ngực và bụng nạn nhân. Tôi nói, nó làm việc đó sau khi Thông đã chết, vì chắc Đại nhân cũng nhận thấy vết thương đó không có máu chảy ra nhiều. À, suýt nữa thì tôi quên đưa trình một vật nữa.
Viên quân cảnh lấy từ ngăn kéo ra một vật dài bọc trong giấy dầu, đó là một con dao nhọn, nói:
- Chúng tôi tìm thấy trong thuyền của Vương Lang. Hắn nói dao đó dùng để mổ cá: trên dao không có vết máu. Sao lại thế được, à là vì ở đây thiếu gì nước. Đó là tất cả những gì tôi nắmđược, thưa Đại nhân. Tôi chắc là nó sẽ
nhận tội thôi! Tôi biết rõ bọn côn đồ đó, bao giờ cũng chối phăng, nhưng sau khi tra hỏi ra trò, chúng sẽ gục ngay và thú nhận tội lỗi. Xin Đại nhân ra lệnh!
- Trước tiên ta phải báo cho thân nhân của Thông, để họ xác nhận chính thức nạn nhân là ai, vì thế, ta…
- Tôi đã làm việc đó, thưa Đại nhân. Nạn nhân góa vợ, có hai con trai đang sống ở kinh đô. Ông Linh, người cộng sự của nạn nhân xác nhận xác chết là ông Thông. Ông Linh cùng ở một nhà với ông Thông.
- Ông đã tiến hành mọi việc rất hoàn hảo – Thái Ty nhận xét – Ông hãy giao tên tù và xác nạn nhân cho lính của tôi. Tôi rất biết ơn về những nhận định nhanh chóng và thông minh của ông. Thái
Ty đứng lên – Nạn nhân là một dân thường, nên ông chỉ cần thông báo cho Phủ Nha là đủ. Hơn nữa ông đã nêu ra một số ý kiến có thể giúp cho tôi, và…
- Đó là một vinh hạnh cho tôi…Thưa Đại nhân. Hiện tôi dưới quyền chỉ huy của Đại tá Minh Long. Chúng tôi luôn giúp đỡ Nha phủ một cách tối đa bất cứ lúc nào.
Nụ cười làm khuôn mặt ông ta méo xệch đi. Khi trở lại chòi gác ở cổng Bắc, Thái Ty dự định hỏi cung ngay tù nhân, và sau đó sẽ đến hiện trường. Nếu để các nhân viên Nha phủ làm những việc đó, rất có thể nhiều chứng cứ bị bỏ qua. Vụ này mới nhìn tưởng như giản đơn, nhưng rất có thể có nhiều bí ẩn.
Thái Ty ngồi sau chiếc bàn đơn sơ
ở vọng gác đọc bản báo cáo của viên quân cảnh. Cũng chả có điều gì khác những lời anh ta đã nói. Nạn nhân tên là Phan Thông, 56 tuổi. Cô gái câm điếc tên là Sáo, 20 tuổi, Vương Lang dân chài, 22 tuổi. tờ giấy nhận vay tiền có ghi: hômtrước một bà tên là Pha có giao bốn chiếc áo thêu để vay ba lượng bạc, ba tháng sau sẽ hoàn lại với lãi suất tháng 5 %.
Một viên đội vào, theo sau là lính khiêng cáng.
- Hãy đặt nó ở góc phòng! – Thái Ty ra lệnh – Anh có biết gì về cô gái câmđiếc ở vọng gác cổ không. Bên quân cảnh chỉ mới cho biết tên cô ta là Sáo.
- Vâng, có ạ! Thưa Đại Nhân – Viên đội trả lời – Mọi người gọi cô ta là Sáo.
Cô ta bị bỏ rơi từ khi còn bé, được một bà cụ bán hoa quả ở đầu quận nuôi dạy. Sáo được bà cụ dạy viết được ít chữ, và diễn tả ý nghĩ bằng điệu bộ qua đôi tay. Bà cụ chết cách đây hai năm. Nên cô Sáo bỏ vào sống ở vọng gác cổ để khỏi bị bọn thanh niên quấy rày. Ở đó, cô ta nuôi vịt đẻ và bán trứng để sinh sống. Tên Sáo là do người vui tính đặt cho cô ta.
- Tốt – Đưa tù nhân vào!
Hai lính gác đưa Vương Lang vào. Đó là một thanh niên lực lưỡng, tóc dựng ngược, mặt xạm nắng, nét mặt cau có cùng chiếc trán dô. Quần áo anh ta vá víu nhiều chỗ, hai tay bị trói quặt ra sau, làm lộ rõ chiếc cổ to bè. Lính gác đẩy tù nhân quỳ xuống.
Thái Ty yên lặng ngắm nhìn Vương
Lang, chưa biết tra hỏi từ đâu. Chỉ nghe thấy tiếng mưa rơi bên ngoài và tiếng thở nghèn nghẹt của tù nhân. Thái Ty lấy ra từ tay áo ba lượng bạc.
- Ngươi lấy chúng ở đâu?
Tù nhân lẩm bẩm bằng tiếng địa phương, nên Thái Ty không hiểu được. Một lính gác đá Vương Lang và bắt nói to lên. Hắn nói:
- Đó là tiền để dành của tôi để mua một chiếc thuyền kha khá.
- Ngươi gặp ông Thông lần đầu tiên khi nào?
Chàng trai xổ ra một tràng câu chửi tục tĩu và được nhận ngay một cú đập bằng vỏ gươm vào đầu của lính canh. Vương Lang nhúc nhắc đầu, buồn bã nói: - Tôi chỉ nhìn thấy ông ta ở bến
thuyền. Ông ta hay lảng vảng ở đó – Sau đó giận dữ, nói tiếp – Nếu tôi giáp mặt ông ta tôi sẽ giết ông ta đồ chó lợn, tên ăn cắp!
Thái Ty hỏi:
- Ngươi đã cầm gửi đồ gì cho ông ta để vay nợ?
- Đại quan tưởng tôi có nhiều thứ để cầm gửi à?
- Thế tại sao ngươi lại gọi ông ta là ăn cắp?
Đôi mắt vằn tia máu đỏ, Vương Lang nhìn Thái Ty, cúi đầu, buồn thảmtrả lời:
- Vì rằng tất cả bọn cho vay lãi đều là ăn cắp cả!
- Đêm hôm qua ngươi làm những việc gì?
- Tôi đã nhiều lần khai với Quân Cảnh rồi. Ăn mỳ xong tôi cho thuyền ngược sông. Sau khi câu được kha khá, tôi cho thuyền cập bờ ở phía Bắc vọng gác cổ, và ngủ một giấc, dự định sáng sớm sẽ mang cá đến cho Sáo.
Thái Ty chú ý đến giọng nói của y khi nói đến Sáo.
- Ngươi đã chối việc giết người cho vay lãi. Người ngươi ra thì ở đó chỉ có cô gái ấy, vậy thì cô gái là thủ phạm.
Vương Lang nhổm người lao về phía Thái Ty. Lính gác đã kịp thời cản được và liên tục đá vào người hắn cho đến khi Vương Lang ngả người, lưng chạm đất, mới thôi:
Hắn ta cố sức nhỏm lên la hét:
- Đồ chó… các ngươi là…
Viên quản đá vào mặt Vương Lang, hắn ngã xuống nằm bất tỉnh, mồm đầy máu.
Thái Ty đứng lên quan sát tù nhân, nói:
- Khi chưa có lệnh thì không bao giờ được đánh đập tù nhân – rồi ra lệnh cho viên quản – Hãy làm cho nó tỉnh lại, rồi cho vào ngục, chiều ta sẽ hỏi cung. Mang xác nạn nhân về Nha phủ. Đi tìmlão Hồng bảo ông ta giao bản báo cáo này cho chỉ huy quân cảnh, nói ta sẽ quay lại Nha phủ sau khi tìm hiểu thêm vài nhân chứng.
Ngoài trời vẫn đang mưa.
- Hãy mang cho ta tấm vải dầu che mưa!
Thái Ty khoác mảnh vải che mưa,
ngồi lên con ngựa thuê lúc sớm. Ông đi theo con đường từ bến thuyền qua vùng đầm lầy.
Sương mù tan dần, ông chăm chú quan sát mặt nước xanh, lạnh lẽo của đầm lầy kéo dài hai bên đường. Những dòng suối nhỏ len lỏi qua những bụi lau, có chỗ phình ra tạo thành những ao nhỏ lấp loáng trong ánh sáng xám xịt. Thỉnh thoảng một đàn chim vụt bay qua, tiếng của chúng lanh lảnh như e ngại cái khoảng không vắng lặng của đầm lầy. Mực nước đã rút xuống, sau trận mưa to đêm qua, con đường đã se lại. Toán lính ở chòi gác chặn Thái Ty lại, sau khi biết rõ là ai, họ mời ông đi tiếp.
Vọng gác cổ hình vuông, đổ nát, có bốn tầng, được xây trên đá cứng. Các
cánh cửa đều không còn, nóc của vọng gác đã bị sập đổ, chỉ có hai con quạ đen đậu trên một xà nhà còn sót lại.
Tiếng vịt kêu ầm ĩ ở chân vọng gác, có khoảng một tá vịt đẻ ở đó. Khi Thái Ty xuống ngựa, bọn chúng vội vàng, lạch bạch lao về phía ao, như thể không tán thành sự có mặt của người lạ.
Tầng dưới cùng của vọng gác là một vòm cung, cửa thấp, phía trong tối tăm, hầu như không có đồ đạc gì, ngoài mấy đồ gỗ đã hỏng, chồng chất ở góc phòng. Một cầu thang cũ kỹ và dệu dạo dẫn lên tầng trên.
Phần II
Thái Ty bước lên cầu thang, tay trái phải dựa vào tường, vì tay vịn cầu thang không còn nữa. Trong gian nhà, tối mò vì chỉ có một cửa sổ nhỏ. Ông thấy vật gì đang cựa quậy dưới chiếc chăn bẩn thỉu, vá chằng vá đụp. Đồ đạc chỉ có chiếc bàn cũ kĩ, trên có một ấm pha trà, một chiếc ghế dài bằng tre kê sát tường. Ở góc phòng là một lò bếp bằng gạch, trên có đặt một chiếc chảo lớn. Dưới đất là một giỏ to chứa than gỗ. Không khí mốc meo, ám khói bao trùm gian nhà.
Chiếc chăn hất lên bất thần một cô gái mình trần, tóc rối bù, ngồi trên giường. Sau khi chăm chú nhìn Thái Ty, cô gái khàn khàn kêu lên và lủi về góc xa nhất của gian nhà và quỳ xuống, chân tay
run cầm cập. Ông hiểu là cô lo ngại, nên rút từ tay áo ra tờ giấy có dấu to của quan Án Sát, chỉ cho cô gái thấy, sau đó lấy ngón tay chỉ vào mình.
Cô ta hình như hiểu, nên đứng dậy và nhìn chăm chú Thái Ty, với đôi mắt mở to như một con thú nhỏ đang sợ hãi. Chiếc váy cô mặc rách nát, thắt lưng chỉ là một sợi dây. Thân hình cô gái rất cân đối, làn da thì trắng một cách kì lạ. Khuôn mặt cô tròn, bẩn thỉu, nhưng vẫn mang những nét đẹp.
Thái Ty đến sau bàn, ngồi xuống. Cần phải có cử chỉ gì để làm cô gái yên tâm, ông cầm ấm trà và đưa vòi ấm lên tu một hơi, theo kiểu nông dân.
Cô gái đến sát bàn, lấy nước bọt xoa lên mặt bàn và dùng ngón trỏ nguệch
ngoạc vài chữ. Ông đoán ra: “ Vương Lang không giết ông ta”. Ông gật gù, rồi đổ ít nước trà lên mặt bàn và ra hiệu cho cô gái lau bàn. Cô vội vã làm ngay. Thái Ty đến bên bếp lấy vài mẩu than, rồi viết lên bàn:
“Thế thì ai giết?”
Cô gái run rẩy toàn thân, lấy mẩu than, viết:
“Những con quỷ lùn đen độc ác”, rồi nhìn dòng chữ đó một cách lo sợ, cô viết thêm: “Những con quỷ lùn đen đã thay thế lòng tốt của Thần Mưa”
Thái Ty viết: “Ngươi đã nhìn thấy quỷ lùn đen?”
Cô gái lắc đầu mạnh, lấy tay chỉ chữ quỷ lùn đen, rồi nhắm mắt lại và lại lắc đầu.
Ông lại viết: “Ngươi quen ông Thông?”
Cô nhìn dòng chữ, vẻ không hiểu. Ông hiểu là chữ Thông rất khó hiểu với cô gái nên thay vào đó là chữ: người già. Cô lại lắc đầu và vẽ những vòng tròn quanh chữ “người già”, vẻ chán ngán, cô viết: “Nhiều máu quá! Thần Mưa tốt bụng sẽ không đến nữa! Không có tiền nữa để mua thuyền cho Lang”. Nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt bẩn thỉu, cô viết tiếp: “Thần Mưa tốt bụng luôn luôn ngủ với tôi”, cô chỉ về phía chiếc giường.
Thái Ty nhìn cô gái vẻ dò hỏi. Ông biết rằng Thần Mưa có vai trò rất quan trọng trong các câu chuyện dân gian, thế thì cũng không có gì là lạ khi cô gái mơ màng tới những chuyện đó; hơn nữa cô ta
còn nói đến chuyện tiền bạc. Thái Ty bèn viết: “Thần Mưa giống ai?”. Khuôn mặt tròn của cô gái như bừng sáng, cô viết:” Cao lớn, đẹp trai và đáng mến!”. Cô khoanh tròn các chữ đó, rồi vứt mẩu than lên bàn, lấy hai tay che bộ ngực trần, và rồi cười thích thú.
Thái Ty vội ngoảnh mặt đi. Khi quay lại thì thấy cô gái đã buông thõng hai tay, nhìn chăm chú phía trước mặt, Thế rồi, nét mặt vụt thay đổi. Cô nhanh nhẹn chỉ về phía cửa sổ đồng thời gây ra những tiếng động lạ lùng. Thái Ty nhìn theo: một chiếc cầu vồng hiện trên bầu trời xám xịt. Cô gái ngắm nhìn cầu vông, vui như con nít, mồm há hốc. Thái Ty lấy mẩu than viết câu hỏi cuối cùng:
“Khi nào Thần Mưa tới?”
Cô gái nhìn một lúc lâu câu hỏi, lấy ngón tay chải bộ tóc bẩn, rồi viết: “Đêmtối và mưa rất to” và khoanh tròn các chữ: Tối và mưa, rồi nói thêm: “Thần Mưa hiện thân”.
Cô gái lấy tay che mặt, thổn thức liên hồi. Tiếng khóc lẫn lộn với tiếng kêu của đàn vịt. Biết là cô gái không nghe thấy tiếng vịt kêu, Thái Ty đứng lên, đặt tay lên vai cô gái. Và khi cô ta ngẩng nhìn ông, Thái Ty nhận thấy cái nhìn của một kẻ điên dại. Ông vội vẽ lên bàn một con vịt với chữ “đói” bên. Thế là cô ta vội vã chạy đến bên lò bếp.
Thái Ty quan sát các tấm đá trước cửa ra vào và thấy một khoảng sạch sẽ trên nền đất bụi bậm. Chắc là xác chết nằm ở đó và chỗ đó đã được quân cảnh
dọn dẹp. Thái Ty cũng thấy phần nào sai trái khi có những nhận định xấu về họ. Tiếng dao băm chặt trong gian nhà làm Thái Ty quay lại nhìn. Cô gái đang băm những bánh gạo cứng mốc làm thức ăn cho vịt. Cô sử dụng con dao to dài một cách dễ dàng, khéo léo. Cô cắmphập con dao lên một mảnh gỗ, rồi chuyển số bánh băm vụn vào chiếc chảo to đặt trên lò bếp, quay lại cười vui vẻ với Thái Ty. Ông gật đầu và đi ra khỏi gian nhà.
Mưa đã tạnh: sương mù chỉ còn chút ít trên đầm lầy. Tháo dây buộc ngựa, ông nói với lũ vịt:
- Đừng sốt ruột! Sắp được ăn rồi! Ngựa đi bước một. Sương mù từ phía sông lan tới. Những đám mây hình
dáng kì lạ lướt trên các bụi lau, đôi chỗ bị xé rách tạo nên hình dáng những chiếc vòi của một con quái vật của biển cả. Ông lấy làm tiếc là chưa hiểu được nhiều điều bí ẩn từ cổ xưa, đã ăn sâu vào trí óc của dân vùng này. Nhiều nơi còn thờ cúng thần sông, dân làng và dân chài để lễ vật ở bờ sông. Tất nhiên cô gái câmđiếc cũng ở trong số đó. Cô luôn luôn bị đan xen giữa thực tế và mơ tưởng, không có khả năng kiềm chế bản thân lúc thân hình đang ở độ dậy thì. Thái Ty cho ngựa đi nước kiệu.
Về đến trạm gác ở cửa Bắc, Thái Ty bảo người cai đưa ông ta đến nhà người cho vay lãi. Trước khi đến cửa hàng của ông Thông, người cai cho biết cửa hàng có nhiều người vay mượn, và ngôi nhà
chính thì ở phía sau cửa hàng, Rồi ông ta chỉ đường cho Thái Ty đi đến ngôi nhà đó. Sau khi cám ơn viên cai, Thái Ty gõ chiếc cửa sơn dầu màu đen.
Một người cao và gầy, áo màu mận may đẹp với các đường viền màu đen, mở cửa. Nhìn vị khách râu dài, ướt từ đầu đến chân, ông ta nói:
- Chắc ông tìm cửa hàng. Tôi sẽ đưa ông đến đó, tôi cũng đi sang cửa hàng đây.
- Ta là quan Án Sát – Thái Ty nói luôn – Ta vừa mới ở chỗ đầm lầy về đây, để xem xét nơi người cộng sự với ngươi bị giết chết. Ta vào nhà đã, sau đó tôi sẽ giao cho ông những gì tìm thấy ở nạn nhân.
Ông Linh cúi sát đất chào Thái Ty
và đưa khách quý vào căn phòng khách nhỏ bé, nhưng chắc chắn, trang bị không có gì đặc sắc. Trong khi ngồi ở chiếc ghế rộng ở cuối phòng để đợi chủ nhân sai gia nhân mang trà và bánh ngọt vào phòng; Thái Ty tò mò ngắm nhìn chiếc lồng chim nan bằng đồng, đặt trên bàn kê sát tường, trong lồng có hơn một tá chimsẻ đang bay, nhảy.
- Đó là một trong các thú chơi của chủ tôi – Ông Linh cười tủm, nói – Ông ta rất quý các loại chim và tự tay mình chăm sóc chúng.
Với bộ râu chải chuốt, bộ ria xám, ông Linh đúng là dáng dấp một chủ hiệu nhỏ. Nhưng nếu quan sat thật kĩ, những vết nhăn hằn sâu quanh chiếc miệng nhỏ, và cặp mắt to màu xám, thì ông ta là một
con người có tính cách hơi khác thường. Thái Ty đặt chén trà và nói những lời chia buồn, về sự tổn thất của cửa hiệu. Sau đó, ông lấy từ trong tay áo ra danh thiếp, một số tiền lẻ, giấy biên nhận vay tiền, và hai chiếc chìa khóa, rồi ông đặt tất cả lên bàn:
- Đó là những thứ tìm thấy trong người ông Thông. Ông ấy có hay mang nhiều tiền theo không?
Linh vuốt râu, yên lặng nhìn những vật của chủ.
- Không, thưa Đại quan. Ông ta thôi hành nghề từ hai năm nay, nên chả cần mang theo nhiều tiền khi đi ra ngoài. Tối qua lúc đi ra chắc chỉ mang theo một ít tiền lẻ thôi.
- Đi vào lúc mấy giờ?
- Khoảng gần 8 giờ. Chúng tôi cùng ăn tối với nhau ở nhà dưới. Sau đó, ông ta nói muốn đi dạo ở bến thuyền, thưa Đại quan,
- Ông ấy có hay đi dạo như vậy không?
- Có đấy, thưa Đại quan – Ông ta là một người cô độc. Từ khi bà vợ mất, cách đây hai năm, tối nào ông ta cũng đi dạo rất lâu, và bao giờ cũng đi một mình thôi! Ông ăn cơm một mình trong thư viện nhỏ, trên gác, mặc dù tôi ở căn phòng ngay phía tay trái. Tối qua, chúng tôi cần trao đổi công việc nên ông ta xuống dưới nhà cùng ăn với tôi.
- Ông Linh, ông có gia đình chứ? - Không ạ! Tôi chả có thời gian để lập gia đình. Ông Thông giúp vốn cho
tôi, và tôi đã làm việc cật lực cho cửa hiệu. Từ khi ông ta nghỉ việc, ông ta không đến cửa hiệu nữa.
- Ta rõ rồi. Ta hãy quay lại chuyện tối qua. Ông Thông có nói bao giờ ông ta trở về?
- Không – thưa Đại quan. Từ lâu ông ta đã bảo đầy tớ không phải chờ ông ta trở về. Chắc Đại quan cũng rõ ông ta rất mê đi câu. Nếu thời tiết tốt, ông ta thuê thuyền và câu cá suốt đêm.
Thái Ty chậm chạp gật đầu.
- Quân cảnh chắc đã báo cho ông là một dân chài, tên Vương Lang đã bị bắt. Ông Thông có hay thuê thuyền của anh ta không?
- Tôi không thể biết được chuyện đó. Ở bến thuyền có hàng chục thuyền
sẵn sàng cho thuê. Nhưng nếu ông ấy thuê thuyền của Lang, thì cũng không có gì ngạc nhiên khi ông ta bị hại. Tên này rất nóng nẩy. Tôi biết rõ nó, vì thỉnh thoảng tôi cũng đi câu, tôi biết nhiều điều người ta nói về tên Lang. Hắn là người khó mà gần gũi được! Linh thở dài – Tôi cũng muốn đi câu với ông Thông nhưng rồi tôi cũng chán cả việc đi câu… Và rất cảm tạ Đại Nhân đã mang về cho tôi chùm chìa khóa. Cũng may mà tên Lang chưa lột sạch mọi thứ. Chiếc chìa to mở cửa thư viện nhỏ, chiếc nhỏ để mở hòm chứa giấy tờ cá nhân quan trọng.
Linh định đưa tay ầm chìa khóa, nhưng Thái Ty nhanh nhẹn thu lấy, để vào trong tay áo rộng và dài. Ông tuyên bố: - Ông Linh, trong lúc ta có mặt ở
đây, ta sẽ tranh thủ xem giấy tờ của ông Thông. Đây là một vụ giết người, trong khi chờ đợi tìm ra thủ phạm thì tất cả giấy tờ của nạn nhân đều do Nha phủ xem xét, để có thể tìm ra những chứng cứ có thể liên quan đến vụ án. Ông hãy đưa ta lên thư viện!
- Vâng – thưa Đại quan.
Khi lên tới cửa thư viện, Thái Ty nói:
- Rất cảm ơn, ông Linh – Ta sẽ gặp lại ông ở dưới nhà. Thái Ty vào phong, khóa cửa lại và mở cửa sổ, Sương mù vẫn còn lảng vảng trên các mái nhà xung quanh. Ông đến ngồi sau chiếc bàn kê trước cửa sổ. Sau khi liếc qua chiếc hòmsắt đặt gần đó, ông ngồi xuống ghế, suy nghĩ và ngắm nhìn việc bài trí của căn
phòng. Thư viện với những đồ gỗ giản dị, được xếp đặt ngăn nắp. Trên tường treo hai bức họa phong cảnh, một lọ hoa xinh xắn, bằng sữa màu trắng, đặt trên chiếc kỉ gỗ. Những bông hồng trong lọ hoa đã gần tàn. Những cuốn sách bìa bọc gấm được xếp cẩn thận trên giá sách bằng tre
Khoanh tay trước ngực, Thái Ty tự hỏi: có gì liên quan giữa một thư viện được sắp xếp hài hòa, thư viện của một học giả, với nghề của một tên trọc phú cho vay nặng lãi? Và ông liên tưởng đến gian nhà buồn thảm và tối tăm, tràn ngập sự nghèo đói, khổ đau ở vọng gác cổ. Một lúc sau, ông lắc đầu, xóa đi những hình ảnh trên rồi mở hòm sắt. Trong hòm, giấy tờ cũng được xếp sắp rất cẩn thận.
Tài liệu, giấy tờ đều được quấn lại bằng một giải băng, trên có giấy ghi chú thuộc loại gì? Thái Ty rút ra hai cuộn: “Thư từ cá nhân” và cuộn: “Thu nhập, chi tiêu”.
Cuộn trên chỉ gồm thư từ của các con viết về chuyện gia đình. Qua cuộn thứ hai, Thái Ty nhận ra ngay nạn nhân đã sống một cách quá ư tằn tiện, keo kiệt. Và bất chợt ông nhíu mày khi nhìn thấy tờ hóa đơn màu hồng của nhà chứa, cách đây một năm rười. Tìm kiếm thêm, lại thấy sáu tờ hóa đơn như vậy chỉ cách đây sáu tháng. Chắc là ông Thông, sau khi vợ chết, mong giải sầu ở chốn lầu hoa, và rồi cũng đã chán chuyện chơi bời.
Thái Ty thở dài. Ông thấy một chiếc phong bì to, có đề bên ngoài: “Những nguyện vọng cuối cùng và Chúc thư”
nằm ở đáy hòm. Trong chúc thư làm cách đây một năm, ghi rõ tài sản với trị giá khá lớn của ông Thông: Hai phần ba sẽ dành cho hai người con, còn một phần ba và cửa hàng sẽ dành cho ông Linh “ để đền đáp sự nỗ lực làm việc cần cù và chu đáo”.
Thái Ty để giấy tờ vào chỗ cũ, đứng dậy quan sát các quyển sách. Ngoài hai quyển tự điển đã nhàu nát, còn lại là thi ca của đời xưa. Ông mở xem một quyển, ở đó mỗi từ khó đều có chú thích giải nghĩa, chữ viết vụng về bằng mực đỏ. Thái Ty bắt đầu hiểu ra: ông Thông làmnghề cho vay lãi nên không có điều kiện để thể hiện sự xúc động của tâm hồn, thêm nữa với hình hài xấu xí làm ông ta thêm day dứt, nhưng thực chất ông ta là
người mơ mộng, ước mong có một cuộc đời lí tưởng, nhưng lại quá rụt rè, thiếu tin tưởng vào khả năng bản thân. Vì đi buôn bán sớm, nên được học hành ít, vì vậy ông ta đã cố gắng tìm hiểu về văn học bằng cách đọc các bái thơ cổ và dùng tự điển để tra những từ khó, và giam mình trong thư viện để làm việc đó.
Thái Ty ngồi xuống, lấy quạt ra, quạt và tập trung mọi suy nghĩ về người cho vay lãi lạ kì này. Dấu hiệu duy nhất mà người ngoài nhận thấy khía cạnh tình cảm của ông ta là sự say mê chim chóc. Sau cùng, Thái Ty đứng dậy. Khi sắp cho quạt vào tay áo, Thái Ty ngắm nhìn lại chiếc lồng chim đặt trên bàn, rồi xuống nhà dưới.
Thái Ty từ chối chén trà ông Linh
mời, đưa hai chìa khóa cho ông ta, và nói:
- Ta phải trở về Nha phủ. Trông các giấy tờ, ta không tìm thấy điều gì chứng tỏ ông Thông có kẻ thù, vì thế, ta nghĩ vụ án này khác với những dự đoán của ta lúc đầu, có thể là như vậy: một vụ giết người cướp của, ba lượng bạc đối với người dân chài nghèo khổ là cả một gia sản. Ông đến bên lồng chim này. Soa bọn chim nhảy loạn xạ như vậy?... À, ta hiểu rồi: nước uống của chúng quá bẩn. Phải báo gia nhân thay nước ngay, ông Linh!
Linh lẩm bẩm điều gì và vỗ tay ra hiệu, trong khi đó Thái Ty lục lọi trong tay áo, và thốt lên:
- Ồ, mình đãng trí thật! Ta để quên chiếc quạt ở trong thư viện. Ông Linh có
thể lên lấy giúp ta chứ? Vừa lúc Linh lên hết cầu thang thì người đầy tớ già bước vào phòng. Thái Ty nói với ông già phải thay nước cho chim hằng ngàu. Ông già lắc đầu trả lời:
- Tôi đã nói như thế với ông Linh, nhưng ông ta không nghe. Ông ta đâu có thích chim muông. Trái lại, chủ tôi lại rất say mê… ông ấy…
- Đúng thế, ông Linh có nói với tôi, tối qua ông chủ và ông Linh đã có trao đổi gì đó về các con chim.
- Đúng như vậy! Thưa Đại Nhân! Cả hai đều to tiếng về chuyện gì tôi cũng không rõ, chắc là chuyện bí mật! Tôi chỉ nghe loáng thoáng nói gì về chim chóc khi tôi mang gạo vào cho chim ăn.
Thái Ty vội vã nói; vì thấy ông Linh
đi xuống.
- Chả có gì quan trọng đâu.
- À, ông Linh xin cảm ơn về tuần trà. Và mời ông đến Nha phủ lúc một giờ chiều, mang theo các giấy tờ quan trọng của ông Thông. Thư lại sẽ giúp ông làmcác thủ tục hành chính, vào sổ chúc thư của ông Thông.
Ông Linh nhiệt tình cảm ơn Thái Ty và tiễn ra cửa.
Về đến Nha phủ, Thái Ty ra lệnh cho lính đem trả con ngựa, rồi đi thẳng vào tư dinh. Người quản gia báo là lão Hồng dâng chỗ ở thư phòng.
- Hãy báo sửa soạn ngay cho ta nước tắm!
Trong buồng tắm, ông cởi ngay bộ quần áo ẩm ướt vì nước mưa và mồ hôi.
Ông thấy người quá bẩn, vừa mệt cả thể xác lẫn tinh thần. Gia nhân giội nước lạnh kì cọ mạnh mẽ lưng Thái Ty. Và chỉ sau khi tắm nước nóng, ông dần dần thấy khỏe ra. Ông mặc quần áo mới, chỉnh tề, đi về gian phòng hai bà vợ. Khi sắp bước vào cổng vườn, ông bất chợt dừng lại, cảm động vì khung cảnh yên ấm hiện ra trước mắt.
Hai bà vợ quần lụa thêu hoa ngồi bên cô người hầu trẻ đẹp. Không khí trong vườn mát dịu vì cây cối xanh tươi. Đúng là nơi trú ẩn bình yên, cách xa hẳn những xấu xa, bạo lực, dối trá mà ông phải đối mặt hằng ngày. Vì thế, ông quyết định lấy cô hầu gái làm vợ ba, theo như mong muốn của bà cả, nhằm để giữ gìn được sự yên ấm, hạnh phúc gia đình.
Bà cả ngừng tay thêu, nhanh nhẹn đến gặp chồng, vẻ như trách móc; tất cả chờ ông gần một tiếng, rồi mới ăn điểmtâm!
Ta rất tiếc! Có vài vấn đề ở cổng Bắc mà ta phải giải quyết ngay. Giờ thì ta phải sang Nha phủ, sẽ gặp lại vào lúc ăn trưa.
Khi bà cả tiễn ra cổng, cúi chào chồng, Thái Ty nói khẽ:
- Ta cũng đã quyết định lấy cô hầu, theo như mong muốn của bà. Bà hãy sửa soạn tiến hành mọi việc đi!
Bà cả mỉm cười, cúi chào lần nữa. Lão Hồng chờ Thái Ty ở thư phòng, đứng dậy chào, rồi giơ nắm giấy trên tay, nói:
- Thưa Đại Nhân, tôi vui mừng nhận
được báo cáo này! Vì Đại Nhân vắn mặt quá lâu nên chúng tôi có lo lắng. Tôi đã cho tù nhân vào ngục, đưa xác chết vào nhà xác và đã khám xét cùng với thanh tra tử nhân. Còn hai vệ sĩ Mã Long và Thiệu Tài đã đi ngựa đến cổng Bắc để Đại Nhân sai bảo.
Thái Ty ngồi, nhìn đống giấy tờ trên bàn:
- Giấy tờ mới tới có gì quan trọng không lão Hồng?
- Không, thưa Đại Nhân, toàn công việc sự vụ.
- Thế thì tốt! Chúng ta có thời gian dành cho vụ án: Ông Thông, người cho vay lãi.
Lão Hồng gật đầu, thích thú:
- Thưa Đại Nhân, theo như báo cáo
bên quân cảnh, thì vụ việc đã quá rõ ràng… Kẻ tình nghi số một đã ở trong ngục…
Thái Ty lắc đầu:
- Không đâu! Ta không cho là vụ việc đã quá rõ ràng, do sự sốt sắng bên quân cảnh cũng như sự may mắn nên ta đã tìm được “tim đen” của vụ này, ngày càng tỏ rõ dần.
Sau đó Thái Ty ra lệnh cho giải Vương Lang vào thư phòng. Đồng thời giải thích cho lão Hồng:
- Ta nắm rõ luật pháp: quan Án chỉ được hỏi cung phạm nhân trong phiên tòa. Nhưng đây chỉ là một cuộc trò chuyện chung chung về đạo lý mà thôi!
Lão Hồng tỏ vẻ băn khoăn, Thái Ty ngừng nói và mở xem hồ sơ. Người cai
đã dẫn tù nhân vào. Tuy đã được cởi trói, nhưng nét mặt Vương Lang đầy vẻ uất ức. Người cai bắt quỳ xuống, và cầmroi đứng sau tù nhân.
- Ngươi có thể lui ra – Thái Ty nói với người cai. Anh này lúng túng, đưa mắt dò hỏi lão Hồng, rồi ngập ngừng nói:
- Tên này rất hung bạo, thưa Đại Nhân…Hắn có thể…
- Ngươi đã nghe rõ lệnh ta chứ? Khi người cai rút lui, Thái Ty ngả vào ghế và nói như chuyện trò với người dân chài trẻ tuổi:
- Vương Lang, anh sống bên sông từ khi nào? Hắn càu nhàu, trả lời: xác chết. Không có gì xấu xa hơn việc đó – Thái Ty dịu giọng lại – Ngoài cái tội do sự hận thù mù quáng của anh đã làm, anh
còn không để cô Sáo bị nghi ngờ, nên ta sẵn sàng tha tội cho anh về hành động đó! Anh và cô Sáo đi lại với nhau từ bao giờ?
- Một năm rồi. Cô ta dịu hiền và cũng thông minh. Cô ta không phải là người điên dại. Cô ta biết viết hơn một trăm từ, còn tôi chỉ biết được hơn chục từ thôi! Thái Ty lấy từ tay áo ra ba lượng bạc, đặt lên bàn:
- Hãy cầm lấy ba lượng bạc này, nó là của Sáo cũng như của anh. Hãy đi mua một con thuyền và cưới cô ta. Cô ta rất cần có anh! Anh Vương Lang!
Vương Lang nhận ba lượng bạc, dắt vào thắt lưng.
- Anh phải ở lại trong ngục vai f giờ nữa, vì ta chỉ có thể thả anh sau khi đã
Vchj mặt được tên sát nhân và luôn luôn nhớ là phải biết tự kiềm chế bản thân. Thái Ty vỗ tay, người cai vào phòng ngay vì anh ta luôn luôn đứng cạnh cửa đề phòng mọi sự bất chắc.
- Giải anh ta về ngục và cho gọi ông Linh đang đợi ở phòng bên.
Sự ngạc nhiên của lão Hồng tăng dần trong lúc theo dõi cuộc trò chuyện, băn khoăn, đành liều hỏi:
- Tôi thật không hiểu tí gì về ý định của Đại Nhân. Có thật là Đại Nhân muốn tha bổng anh ta?
Thái Ty đứng lên, đến bên cửa sổ, ngắm nhìn khoảng sân ảm đạm dưới trời mưa, rồi nói:
- Trời lại đổ mưa! Ta nói gì nhỉ, lão Hồng?
Đơn giản là ta chỉ muốn biết Vương Lang có tin vào những điều mê tín ấy không. Có lẽ một ngày nào đó, lào Hồng ạ, ông phải vào thư viện Nha phủ để tìmmột quyển sách về các chuyện mê tín dị đoan của người dân.
- Nhưng Đại Nhân đâu có tin những chuyện đó?
- Ta không tin tất cả đâu, nhưng ta cho rằng cần phải nghiên cứu chúng, vì chúng có một vai trò lớn trong đới sống của dân chúng quận này. Hãy pha trà cho ta!
Trong khi chờ uống trà, ông quay lại ghế và tiếp tục đọc hồ sơ. Khi uống xong chén trà thứ hai, thì người cai đưa ông Linh vào thư phòng.
- Mời ông Linh ngồi! – Thái Ty
giọng niềm nở - Ta nghĩ là thư lại đã giúp ông làm xong mọi giấy tờ cần thiết cho ông?
- Dạ, đúng như vậy, thưa Đại Nhân. Chúng tôi đã rà soát lại các tài sản của ông Thông, và…
Thái Ty nói ngay:
- Theo di chúc viết cách đây một năm thì ông Thông để lại đất đai và hai phần ba số vốn liếng cho hai người con trai, như ông đã rõ. Ông ta dành cho ông một phần ba vốn liếng và cửa hàng để ông tiếp tục làm ăn?
- Không ạ! Thưa Đại Nhân – Ông Linh mỉm cười – Hơn 30 năm qua tôi làm việc từ sớm đến tối rồi! Tôi sẽ bán cửa hiệu và sinh sống về lợi tức số vốn liếng của tôi.
- Rất tốt. Nhưng nếu ông Thông để lại một di chúc khác thì sao? Với một điều khoản khác, ví như chỉ dành cho ông cửa hiệu thôi? Đến đó ông Linh xanh xám mặt mày, Thái Ty nói tiếp:
- Tuy đó là một việc làm ăn có lời, nhưng như vậy ít ra ông cũng phải lao lực từ bốn đến năm năm mới có đủ vốn để mà rút lui… và lúc đó thì tuổi tác đã cao rồi… phải không, ông Linh?
Ông Linh lắp bắp:
- Không thể như thế được! sao lại…có thể như vậy được. Đại Nhân đã tìmthấy tờ di chúc mới trong hòm? – với một giọng tự tin hơn ông Linh đặt câu hỏi – không trả lời câu hỏi đó, Thái Ty lạnh
lùng tuyên bố:
- Ông Thông, chủ nhân của ông, có
một người bạn tình. Đối với ông ta: tình yêu là điều cốt yếu nhất trên đời trong thời gian qua.
Ông Linh giậm chân, nói:
- Có nghĩa là Đại Nhân muốn nói là ông già điên đó dành một phần ba vốn liếng cho con điếm câm điếc?
- Đúng thế, ông đã biết rõ mọi chuyện từ tối hôm qua khi ông ta báo tin đó cho ông. Thế là các ông to tiếng với nhau dữ dội. Thôi, đừng chối nữa! Người đầy tơ sgià đã bất chợt biết được chuyện đó và sẽ ra khai trước tòa án.
Linh ngồi xuống, trán toát mồ hôi, và sau cùng đành thú nhận về việc cãi cọ, giọng dịu hẳn xuống:
- Đúng vậy! Thưa Đại Nhân! Tôi đã nổi khùng khi biết chuyện ông ta nói là
yêu cô Sáo. Ông ta muốn ra đi để cưới cô ta. Tôi cố giải thích việc đó là một việc không thể chấp nhận được, một chuyện lạ lùng. Ông ta nói tôi nên chỉ lo công việc của tôi thôi, và sua đó đi khỏi nhà, vẻ giận dữ. Tôi chắc là ông ta đi đến vọng gác cổ. Mọi người đều biết là Vương Lang có quan hệ thân thiết với Sáo. Vì vậy Lang đã giết ông Thông khi gặp ông ta ở nhà Sáo. Tôi xin Đại Nhân thứ lỗi vì tôi đã không nói với Đại Nhân chuyện đó lúc sớm nay… e ngại nói ra là tôi có ý bêu xấu chủ tôi… Đại Nhân đã bắt được thủ phạm, và sự thật sẽ rõ khi Tòa án xét xử - Linh lắc đầu ái ngại. – Tôi cũng có phần trách nhiệm, thưa Đại Nhân, đáng lẽ tôi phải chạy theo ông ta tối qua…
- Nhưng thực tế là ông đã chạy theo ông Thông – Thái Ty ngắt ngay lời Linh – ông cũng là một người câu cá, nên cũng biết đường di lối lại vùng đầm lầy. Nếu không có mưa to thì một người câu cá có kinh nghiệm, cũng vượt qua được đầmlầy, chỉ cần dùng chiếc thuyền đáy bằng phẳng, lướt qua ao và suối đã bị nước tràn qua.
- Không thể làm thế được! Con đường duy nhất đã được quân cảnh tuần tra suốt đêm!
- Một người có thể dấu mình dưới các bụi lau, ông Linh ạ! Vì vậy ông chủ của ông không thể đến vọng gác cổ sau khi mưa rất to. Chính vì thế, mà khi cô Sáo tháy ông Thông xuất hiện ở vọng gác cổ, thì cô ta cho là hiện thân của Thần
Mưa đã xuất hiện cùng với cơn mưa. Thái Ty buông một tiếng thở dài. Và bất chợt, nhìn chằm chằm vào ông Linh, nói một cách nghiêm trang:
- Khi ông Thông cho ông biết dự định của ông ta buổi tối qua, ông nhận thấy mơ ước của ông đã tan thành mây khói: một cuộc sống đầy đủ và nhàn nhã sẽ không có nữa. Nên ông đã đi theo ông ta và đã giết ông ta ở vọng gác cổ, bằng cách đâm vào lưng ông ta.
- Thật là một chuyện vô lí hoàn toàn! – Ông Linh giơ tay lên trời – Đại Nhân vin vào đâu để đưa ra lời buộc tội dối trá ấy?
- Ngoài lí do nêu trên, còn tờ biên nhận cho vay tiền mà quân cảnh tìm thấy bên xác chết. Chính ông đã nói với ta là
ông Thông đã thôi mọi công việc cho vay lãi đúng không? Thế thì tại sao ông ta lại có tờ biên nhận đó.
Ông Linh câm lặng, Thái Ty nói tiếp:
- Sau lúc to tiếng, ông nảy ra ý định giết ông Thông nên dã đi theo ông ta. Lúc đó, trời đã tối, phố xá vắng vẻ, ngay cả ở bến thuyền cũng vậy, mà trời lại sắp có cơn giông, nên không ai biết việc ông đi theo ông Thông.
Ánh mắt kinh hoàng của Linh, đó là dấu hiệu thú nhận tội ác, mà Thái Ty chờ đã đến.
Ông kết luận một cách bình thản: - Nếu nhà ngươi thú nhận tội ác, ta không cần đưa ra những nhân chứng, chứng cứ trước ngươi nữa, và ta sẽ xin
giảm tội cho ngươi khỏi tội chết, với lí do giết người không chủ định.
Linh nhìn thẳng với cặp mắt vô hồn. Và bất chợt, cơn oán giận làm méo mó cả khuôn mặt xám nhợt; nói một cách căm hờn – Một con lợn đáng kinh tởm! Tên Thông đó! Nó đã bắt tôi làm việc như con vật suốt bao năm qua… giờ đây hắn phung phí tiền bạc cho một con bé điên dại! Tất cả số tiền mà tôi đã góp nhặt cho hắn – rồi nhìn thẳng vào Thái Ty nhấn mạnh – Hắn chết là đáng!
Thái Ty ra hiệu cho lão Hồng. Khi lào Hồng đi ra, Thái Ty nói với tên Linh: - Trưa nay ta sẽ nghe lời thú tội của ngươi ở tòa án.
Ba người lính vào thư phòng, trói tên Linh, rồi giải đi.
Lão Hồng nhận xét; giọng đầy vẻ ghê tởm:
- Thưa Đại Nhân, thật là một việc bẩn thỉu!
Thái Ty uống chén trà xong, lại bảo lính rót thêm.
- Trớ trêu thì đúng hơn khi tên Linh quyết định đổ tội cho Vương Lang. - Dạ, thế còn vai trò của Vương Lang trong vụ này? Thưa Đại Nhân – Đại Nhân có hỏi hắn đã làm gì trong buổi sớm nay?
- Chả cần thiết vì mọi việc đã trong suốt như nước trên nguồn. Cô Sáo có cho biết là hiện thân của Thần Mưa thường đến chỗ cô ta và đôi khi lại cho tiền. Vương Lang coi chuyện đó là điều vinh hạnh vì được Thần Mưa để ý đến. Lão
nên nhớ, cách đây chưa đầy nửa thế kỉ, nhiều quận bên sông ở nước ta có tục lệ hằng năm phải cống hiến một nam hoặc một nữ cho Thần Sông ở địa phương đó. Hủ tục ấy được chấm dứt khi các nhà chức trách ra lệnh cấm: Sáng hôm nay, khi Vương Lang mang cá đến cho Sáo, anh ta thấy một xác chết úp mặt xuống đất. Sáo vừa khóc vừa kể cho anh ta: bọn quỷ đen đã giết hiện thân của Thần Mưa và biến Thần Mưa thành một lão già xấu xí. Khi anh ta lật xác chết lên, thì nhận ra lão Thông, tên cho vay lãi. Anh ta và Sáo hiểu là bị nhầm lẫn về chuyện Thần Mưa, thế là Vương Lang nổi giận đâmliên tiếp vào ngực lão Thông đã chết từ trước. Sau đó, hiểu hành động đó là giết người, và sẽ bị nghi ngờ, nên bỏ trốn.
Quân cảnh đã bắt anh ta lúc đang giặt chiếc quần vấy máu lão Thông.
Lão Hông gật đầu:
- Thế Đại Nhân làm thế nào để khám phá vụ án trong vài giờ thôi? - Đầu tiên, ta tưởng bên quân cảnh đã xét đoán đúng. Chỉ có một điều làm ta suy nghĩ là quãng thời gian giữa lúc nạn nhân bị đâm ở lưng đến lúc bị băm vằmở ngực. Lúc này ta cho tờ giấy biên nhận vay tiền không đáng quan tâm, vì tên cho vay lãi nào chả có loại giấy ấy. Sau đó, khi hỏi Vương Lang, ta rất ngạc nhiên trước thái độ căm thù của anh ta đối với tên cho vay lãi. Và khi ta được cô Sáo cho biết quỷ đen đã giết hiện thân của Thần Mưa và biến xác chết thành một lão già xấu xí. Thú thật là ta hoàn toàn không
hiểu được gì cả. Chỉ khi ta đến nhà tên Linh thì ta mới đi đúng hướng điều tra. Lúc đó, tên Linh tuy e dè, nhưng hắn ta nói dông dài về chuyện ông chủ chả chú ý gì đến công việc làm ăn. Thế là ta chợt nhớ đến tờ biên lai cho vay tiền, và ta bắt đầu nghi ngờ tên Linh. Và ta thật sự tìm ra thủ phạm, khi đã khám xét thư viện của ông Thông và xác định rõ tính cách của tên Linh. Và ta đã khơi chuyện với người đầy tớ già, nói cho ta biết là tối hôm xảy ra vụ án, ông Thông và tên Linh có to tiếng với nhau về chuyện Sáo. Lão già chắc chả quan tâm gì đến tên Sáo, nhưng lão ta cho biết là hai người đã cãi nhau về chuyện chim chóc.
Thái Ty đặt chén trà xuống bàn: - Qua vụ này ta đã hiểu tầm quan
trọng của việc nghiên cứu chu đáo các sách cổ về công việc điều tra, dò xét. Sách nói rõ nhiều lần là giai đoạn đầu của cuộc điều tra một vụ giết người là phải nắm được tính cách, cuộc sống và những thói quen của nạn nhân. Và trong vụ này, chính vì ta nắm được tính chất của nạn nhân, nên đã phá được án.
Lão Hồng vân vê bộ râu xám, cười vẻ thỏa mãn – Cô gái và chàng trai có may mắn là được Đại Nhân ra tay điều tra. Mọi tình tiết đều đưa Vương Lang đến chỗ bị kết án tử hình, vì cô gái thì câm điếc còn Vương Lang thì không phải là kẻ biết biện bạch.
Thái Ty gật đầu, tán thành, và tựa vào lưng ghế, mỉm cười nói:
- Điều ta thích thú nhất và là điều
quan trong đối với ta là qua vụ này ta đã thực sự yêu nghề- Cái nghề mà đã có lúc làm ta chán nản. Công việc ta đảm nhiệmlà một công việc tuyệt diệu, lão Hồng ạ! Vì nó giúp chúng ta nói hộ cho những người không có điều kiện nói ra lẽ phải.
HẾT
Mời các bạn ghé thăm Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-ebook.com để tải thêm nhiều eBook hơn nữa.