🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hệ Tiêu Chí Nước Công Nghiệp Theo Hướng Hiện Đại Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP GS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Sửa bản in: Đọc sách mẫu: ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. NGUYỄN MINH HUỆ TRẦN PHAN BÍCH LIỄU NGUYỄN MẠNH HÙNG LÊ MINH ĐỨC NGUYỄN THANH PHƯƠNG ĐỖ THỊ TÌNH NGUYỄN THỊ LƯƠNG TẠ THU THỦY NGUYỄN MINH HUỆ NGUYỄN VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 427-2021/CXBIPH/6-365/CTQG. Số quyết định xuất bản: 09-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 4 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6494-7. CHỦ BIÊN GS.TS. Trần Thị Vân Hoa TẬP THỂ TÁC GIẢ GS.TS. Trần Thị Vân Hoa GS.TS. Ngô Thắng Lợi GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn GS.TS. Hoàng Văn Hoa GS.TS. Nguyễn Đông Phong PGS.TS. Bùi Tất Thắng PGS.TS. Lê Thị Lan Hương TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh TS. Đỗ Thị Đông ThS. Trần Thị Thanh Xuân 4 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Hệ tiêu chí nước công nghiệp là tập hợp các tiêu chí phản ánh thành quả phát triển và đặc điểm, tính chất của một đất nước khi đạt trình độ của nước công nghiệp hay nước phát triển. Cho đến nay, trên thế giới, một số quốc gia đã đưa ra những tiêu chí để xây dựng, phát triển đất nước thành nước công nghiệp, song cũng không có hệ tiêu chí nào được thừa nhận một cách rộng rãi để xác định cụ thể một quốc gia cần đạt mức độ phát triển nào thì được coi là nước công nghiệp. Ở Việt Nam, chủ trương phát triển đất nước được nhất quán trong đường lối và chiến lược phát triển qua nhiều kỳ Đại hội Đảng, trong đó từ Đại hội VIII (năm 1996), Đảng ta đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Mục tiêu này tiếp tục được khẳng định và ngày càng được cụ thể hóa qua các Đại hội của Đảng. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một bộ tiêu chí nào được xem là chính thống làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, do bối cảnh trong nước và quốc tế thay đổi, cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra ngày càng cao hơn, thì nhận thức về nội hàm và tiêu chí đánh giá sẽ được thay đổi. Vì thế, xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Đây là cơ sở để xác định mức độ hoàn thành mục tiêu phát triển đất nước qua các thời kỳ, phát hiện những bất cập, hạn chế, từ đó định hướng và đề ra các giải pháp cho giai đoạn kế tiếp. Việc xác định bộ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại càng trở nên cần thiết cấp bách hơn khi bối cảnh thời đại đã 5 xuất hiện những yếu tố mới đã và đang tạo ra nhiều cơ hội, thách thức cho sự phát triển đất nước như bối cảnh toàn cầu hóa; khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ (cách mạng công nghiệp lần thứ tư),... Nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo về vấn đề nêu trên cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Sách chuyên khảo) của tập thể tác giả do GS.TS. Trần Thị Vân Hoa chủ biên. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KX.04.13/16-20: “Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại” thuộc Chương trình KX.04/16-20: “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020”. Nội dung cuốn sách trình bày cơ sở lý luận hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại; hệ tiêu chí và giải pháp đạt được tiêu chí nước công nghiệp của một số nước trên thế giới; đồng thời phân tích, đánh giá quá trình xây dựng hệ tiêu chí và thực trạng xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp của Việt Nam thời gian qua; trên cơ sở đó, xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại cho Việt Nam và đưa ra định hướng, giải pháp để đạt được các tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045. Tập thể tác giả mạnh dạn đề xuất bốn điều kiện để thực hiện được các giải pháp đạt hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại là: đổi mới tư duy nhận thức về phát triển nước công nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với bối cảnh mới; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; xây dựng nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính; cập nhật và hoàn thiện hệ thống tài khoản quốc gia. Việc xây dựng hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng nhằm phát triển đất nước trong thời gian tới. Những nhận định, giải pháp, kiến nghị nêu trong cuốn sách có giá trị tham khảo tốt, nhưng vẫn còn có nhận định, giải pháp, kiến nghị của các tác giả cần tiếp tục được trao đổi, thảo luận, nghiên cứu thêm. Để thuận tiện cho bạn đọc trong theo dõi, nghiên cứu, tham 6 khảo vấn đề này, Nhà xuất bản vẫn giữ nguyên các ý kiến, nhận xét của các tác giả và coi đây là quan điểm riêng của các tác giả. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 7 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 7 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Quan niệm về nước công nghiệp Có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng để phân biệt nhóm quốc gia này với nhóm các quốc gia khác, trong đó một số thuật ngữ có thể sử dụng thay thế cho nhau. Các nhà kinh tế học thường dựa trên tình trạng phát triển của mỗi nước để nhóm các nước thành các nước giàu và các nước nghèo hoặc các nước phát triển và các nước chưa phát triển hay các nước phát triển hơn và các nước kém phát triển hơn. Các nước giàu cũng thường được gọi là các quốc gia công nghiệp hoặc nước hậu công nghiệp. Trên cơ sở ghi nhận sự thay đổi có tính liên tục, Perkin (2013) trong cuốn Kinh tế học phát triển đã nhóm các nước trên thế giới thành hai nhóm chính là nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển. Đây là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay đã được các nhà kinh tế học phát triển thường dùng và được nhiều tổ chức quốc tế áp dụng. Bên cạnh đó, còn xuất hiện các nhóm nước như nước công nghiệp mới (NICs), các nhóm nước G7, G8, G20. Để hiểu rõ hơn quan niệm về thuật ngữ nước công nghiệp, chúng ta sẽ làm rõ khái niệm, đặc điểm và tên gọi của các thuật ngữ trên. 9 Nước phát triển là thuật ngữ thường được dùng để chỉ các nước có nền kinh tế tiên tiến (advanced ecomomies), các nước phát triển hơn (more developed countries), các nước thế giới thứ nhất (first world country), các nền kinh tế đã công nghiệp hóa (industrialized economies). Những quốc gia có thu nhập cao nhất còn được gọi là nước hậu công nghiệp vì giá trị tạo ra từ lĩnh vực dịch vụ (như tài chính, nghiên cứu và phát triển, y tế,...) cao hơn các lĩnh vực khác, chứ không phải lĩnh vực chế tạo máy như trước đây. Những nước này thường có chỉ số phát triển con người (HDI) và tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) ở mức rất cao. Các nước phát triển cũng còn được gọi là nước công nghiệp hoặc các nước thuộc thế giới thứ nhất. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thế giới có 29 nước công nghiệp (hay nước tiên tiến) bao gồm 7 nước thuộc nhóm G7 và 22 quốc gia và vùng lãnh thổ khác còn lại, bao gồm: Hàn Quốc, Australia, Síp, Đan Mạch, Hongkong, Iceland, Israel, New Zealand, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Áo, Bỉ, Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Ngoại trừ Hongkong và Đài Loan, các nước này cũng là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Cả 29 nước và vùng lãnh thổ đều được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao. Ngoài 29 nước và vùng lãnh thổ trên, trong danh sách của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) còn có Andorra, Bermuda, Quần đảo Faroe, Liechtenstein, Malta, Monaco, San Marino, Vatican được xếp vào nhóm nước tiên tiến. Nhóm các nước G7 (Group of Seven) là tập hợp bảy cường quốc kinh tế lớn có nền công nghiệp và công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Nhóm này gồm các nước Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, 10 Anh, Hoa Kỳ và Canada. Nhóm các nước G8 là tập hợp 8 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ, Canada và Nga (gia nhập từ năm 1998 nhưng đến năm 2014 thì bị loại khỏi G8). Nhóm G7 khác với nhóm G8 bởi nhóm G8 là tập hợp cấp thượng đỉnh của 8 quốc gia và do nguyên thủ quốc gia tham dự, thường thảo luận về những vấn đề chính trị trong khi G7 là do bộ trưởng tài chính đảm nhiệm và chủ đề thảo luận chỉ hạn chế trong phạm vi các vấn đề kinh tế. Nga không được tham dự hội nghị dành cho các bộ trưởng tài chính vì Nga không phải là cường quốc kinh tế. Do tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, hằng năm, năm quốc gia gồm Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, Mexico và Trung Quốc gặp mặt nhóm G8 để bàn bạc các vấn đề tài chính, nhóm này được biết đến dưới cái tên G8+5. Điểm nhấn của G8 là hội nghị thượng đỉnh về kinh tế và chính trị được tổ chức hằng năm với sự tham dự của những người đứng đầu nhà nước với các quan chức quốc tế, đồng thời cũng có nhiều hội nghị bên lề về khảo sát chính sách. Việc tước tư cách thành viên G8 của Nga là đòn đáp trả từ các nước phương Tây, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Krym ở miền Nam của Ukraina; từ đó G8 chỉ có 7 nguyên thủ quốc gia họp mặt. G8 không được hỗ trợ bởi một tổ chức xuyên quốc gia như Liên hợp quốc hay Ngân hàng Thế giới. Ghế chủ tịch của nhóm được luân phiên giữa các nước thành viên, với trách nhiệm chủ tịch tính từ ngày 01/01 hằng năm. Nước giữ ghế chủ tịch tổ chức một loạt các hội nghị cấp bộ trưởng, từ đó dẫn đến hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ trong 3 ngày vào giữa năm. G20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn bao gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới (tính theo GDP, PPP) và Liên minh châu Âu (EU). Được chính thức thành lập 11 từ năm 1999 và hiện nhóm G20 đang chiếm hơn 85% quy mô nền kinh tế thế giới. G20 bao gồm các nước công nghiệp phát triển (G7), Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác như: Hàn Quốc, Argentina, Australia, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Country - NIC) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các quốc gia mới công nghiệp hóa. Thuật ngữ “nước công nghiệp mới” bắt đầu được sử dụng ở thập niên 1970 khi “Bốn con hổ châu Á” là Hongkong (khi đó còn là thuộc địa của Anh), Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan nổi lên với sự tăng trưởng ngoạn mục từ thập niên 1960. Ngày nay, các quốc gia và vùng lãnh thổ này đã vượt qua giai đoạn công nghiệp hóa, và “NICs” được dùng chỉ các nước tiếp bước con đường thành công của họ. Bốn con hổ châu Á giờ đây đã đạt trình độ tương đương các nước phát triển với tiến trình cởi mở chính trị, GDP bình quân đầu người cao nhờ áp dụng chính sách kinh tế hướng về xuất khẩu. Các quốc gia và vùng lãnh thổ này có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao. “Bốn con hổ châu Á” được gọi là các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới thế hệ thứ nhất để phân biệt với các nước công nghiệp hóa đi sau. Đây là các quốc gia chưa đạt được trình độ tiến bộ về kinh tế - xã hội như các nước thuộc thế giới thứ nhất nhưng có sự phát triển vượt trội so với các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba. Quá trình công nghiệp hóa nhanh là một chỉ số quan trọng để trở thành một nước công nghiệp mới. Các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới có đặc điểm chung là: (1) Quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện; (2) Kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo; (3) Nền kinh tế thị trường ngày càng 12 mở, cho phép tự do thương mại với các nước trên toàn thế giới; (4) Các tập đoàn quốc gia lớn bành trướng hoạt động ra toàn cầu; (5) Hấp thu luồng đầu tư tư bản dồi dào từ nước ngoài; và (6) Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự thúc đẩy kinh tế. Ngày nay, các nước công nghiệp mới “NICs” được dùng chỉ các nước tiếp bước con đường thành công của bốn con hổ châu Á bao gồm Nam Phi, Mexico, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philipinnes, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Các nước công nghiệp mới thường thu được lợi ích trong thương mại quốc tế nhờ chi phí lao động cạnh tranh đưa đến giá sản phẩm thấp. Kết quả là chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở các nước này rẻ hơn rất nhiều so với ở các nước phát triển, gây áp lực giảm tiền lương ở các nước này, nơi mà chi phí sinh hoạt cao hơn và công đoàn cũng như các tổ chức khác của người lao động có tiếng nói chính trị. Trung Quốc và Ấn Độ là những nước có quy mô dân số khổng lồ (tổng cộng hơn 2 tỷ người), do đó mặc dù thu nhập bình quân đầu người còn thấp, quy mô kinh tế của họ vẫn có thể cao hơn nhiều nước phát triển khác. Một điều đáng lưu ý là với chỉ số sức mua tương đương (PPP), ở Trung Quốc và Ấn Độ, người dân hưởng mức giá cả các mặt hàng cơ bản thấp hơn rất nhiều so với ở các nước phát triển. Các nước đang phát triển là những quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập bình quân đầu người thấp, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp. Khái niệm “Nước đang phát triển” gần nghĩa với thế giới thứ ba, thường dùng trong Chiến tranh lạnh. Các nước đang phát triển có mức độ phát triển của xã hội bao hàm kết cấu hạ tầng ở mức độ khiêm tốn cả về mặt vật chất và thể chế. 13 Các nước đang phát triển thường có trình độ công nghiệp hóa chưa cao như các nước công nghiệp mới. Nhìn chung, đây là các quốc gia có mức sống thấp, chưa đạt được mức độ công nghiệp hóa tương xứng với quy mô dân số. Có một sự tương quan chặt chẽ giữa mức thu nhập bình quân đầu người thấp với sự gia tăng dân số nhanh chóng, kể cả giữa các quốc gia và giữa các nhóm dân cư trong một quốc gia. Năm 2016, Ngân hàng Thế giới (WB) quyết định không dùng thuật ngữ các nước phát triển hay các nước đang công nghiệp hóa vì bản thân các thuật ngữ này chỉ một quá trình “ĐANG” rất mơ hồ và không chỉ rõ được hình ảnh của quốc gia tại một thời điểm nhất định, nước có thu nhập thấp cũng đang phát triển/đang công nghiệp hóa và nước có thu nhập trung bình cao cũng đang phát triển/đang công nghiệp hóa. Nước kém phát triển hay còn gọi là các nước chậm phát triển,thậm chí“nước kém pháttriển nhất - LDC”. Khái niệm LDC được nêu lên đầu tiên năm 1964 tại Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), nhưng đến UNCTAD II tại New Delhi năm 1968, các nước mới có đồng thuận về phạm trù LDC để chỉ một nhóm nước có những yếu kém, tụt hậu, kém cạnh tranh trong số các nước đang phát triển. Đến năm 1971, Liên hợp quốc lần đầu tiên thỏa thuận về danh sách 25 nước trong danh sách LDC. Các nước này không chỉ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, mà còn phải đối mặt với các vấn đề cơ cấu kinh tế mang tính thủ công yếu kém. Cứ ba năm một lần, Ủy ban Kinh tế - Xã hội (ECOSOC) của Liên hợp quốc cập nhật lại danh sách này. Các nước kém phát triển nhất là những quốc gia được Liên hợp quốc xếp vào nhóm có các chỉ tiêu thấp nhất về phát triển kinh tế - xã hội, chỉ số phát triển con người (HDI) thấp nhất thế giới, đặc biệt là ba tiêu chí: (i) GNI/người thấp; 14 (ii) nguồn nhân lực yếu kém (dựa trên các tiêu chí về dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục và nạn mù chữ); (iii) kinh tế dễ bị tổn thương (dựa trên nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mang đặc tính thủ công, nhỏ lẻ và số đông dân cư sống trong tình trạng nghèo đói bởi các thảm họa tự nhiên). WTO và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng đồng ý với các tiêu chí này để xác định các nước trong nhóm LDC. Năm 2018, có 10 quốc gia nghèo nhất thế giới tính theo GDP bình quân đầu người trung bình (theo sức mua tương đương) là 1.275 USD. Trong đó, 3 quốc gia nghèo nhất là Burundi với mức GDP bình quân đầu người chỉ có 727 USD, Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa dân chủ Congo cũng chỉ có mức GDP bình quân đầu người tương ứng 746 và 791 USD/người/năm. Nước công nghiệp và công nghiệp hóa là hai khái niệm không đồng nhất. Theo nghĩa hẹp, công nghiệp hóa được hiểu là một quá trình, cách thức phát triển của xã hội trong một giai đoạn nhất định. Đó là quá trình biến nền sản xuất xã hội chủ yếu dựa trên phương thức sản xuất nông nghiệp sang phương thức sản xuất công nghiệp, trên cơ sở thay thế lao động thủ công bằng máy móc. Công nghiệp hóa lúc này đơn giản chỉ là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của nền kinh tế. Đó có thể là gia tăng tỷ trọng về lao động, nhất là về giá trị gia tăng, v.v.. Đây cũng là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế có công nghiệp chiếm vị trí áp đảo không chỉ về tỷ trọng trong các ngành kinh tế mà còn là phong cách công nghiệp trong toàn xã hội. Theo cách hiểu rộng hơn, người ta nhận thấy công nghiệp hóa không chỉ là phát triển công nghiệp mà là việc đưa “công nghiệp” 15 vào các thành tố của nền kinh tế, trước hết là giảm tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng các phong cách làm việc của nền đại công nghiệp và công nghệ hiện đại trong toàn bộ nền kinh tế. Lúc này, sự chuyển biến kinh tế - xã hội đi đôi với tiến bộ công nghệ. Theo xu hướng này, công nghiệp hóa chính là sự tiếp tục phổ biến cách thức tổ chức sản xuất theo lối công nghiệp ra tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Theo cách hiểu này, công nghiệp hóa được hiểu gần giống với khái niệm “hiện đại hóa” nền kinh tế, và vì thế, đó là quá trình phát triển liên tục ngày càng tiên tiến hơn, ngay cả với một nền kinh tế có công nghiệp đã khá phát triển. Do bản chất của phương thức sản xuất công nghiệp gắn liền với kỹ thuật sản xuất tiên tiến, với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại, nên trình độ công nghệ của lối sản xuất công nghiệp thời kỳ sau bao giờ cũng cao hơn thời kỳ trước. Vì vậy, để nhấn mạnh yêu cầu về mức độ “hiện đại” của công nghệ sản xuất theo lối công nghiệp, khái niệm hiện đại hóa được sử dụng cặp đôi với khái niệm công nghiệp hóa và đôi khi được dùng chỉ như một khái niệm: “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tuy có hai cách hiểu về công nghiệp hóa như trên, nhưng khi bàn tới các chính sách, mô hình công nghiệp hóa, hầu hết các nhà nghiên cứu đều dựa trên cách hiểu công nghiệp hóa theo nghĩa hẹp, bởi tính thực tế và thiết thực của cách tiếp cận. Lịch sử công nghiệp hóa của những nền kinh tế đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa cho thấy, so với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước, thời kỳ công nghiệp hóa thường diễn ra trong một giai đoạn lịch sử nhất định; nghĩa là có khởi đầu và có kết thúc. Nội dung của giai đoạn lịch sử ấy là quá trình biến nền sản xuất dựa trên phương thức sản xuất nông nghiệp sang 16 phương thức sản xuất công nghiệp, chuyển từ kỹ thuật sản xuất thủ công sang sản xuất chủ yếu bằng máy móc. Mức độ dài ngắn của quá trình công nghiệp hóa ở các nước không giống nhau. Với những nước đi tiên phong trong quá trình công nghiệp hóa, quá trình công nghiệp hóa về cơ bản kéo dài hàng trăm năm. Lý do chủ yếu mang tính khách quan nhiều hơn, do phải trả giá cho sự “dò đường”, xét về mọi phương diện. Những nước công nghiệp hóa đi sau có nhiều loại khác nhau, một số thành công với thời gian chỉ vài ba thập kỷ, nhiều nước khác mãi đến nay vẫn còn đang trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa. Điều này đã khiến cho nhiều người đồng nhất hai thuật ngữ nước công nghiệp và công nghiệp hóa, coi phát triển ngành công nghiệp (trong đó ngành chế biến, chế tạo là quan trọng nhất theo nghĩa hẹp) là con đường để trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế một số nước đã tiến hành công nghiệp hóa trong nhiều năm nhưng chưa thành công như Malaysia, Việt Nam, v.v.. Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa, một số nước không nhất thiết phải đi qua con đường công nghiệp hóa vẫn có thể trở thành nước phát triển hay nước công nghiệp như Singapore, Thụy Sĩ, Canada, New Zealand, Australia, Israel vì họ có GNI/người rất cao, có nước đạt trên 50.000 USD. Hơn nữa, ngành công nghiệp theo nghĩa rộng không đơn giản chỉ là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mà được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm cả các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như công nghiệp ngân hàng, hay du lịch (công nghiệp không khói)... Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng, ngày nay, cùng với sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức, nhiều nước dường như không đặt vấn đề phải tiến hành công nghiệp hóa nữa. Thay vào đó, họ nhấn mạnh nhiều hơn đến 17 quá trình hiện đại hóa nền kinh tế, tức là tạo ra sự tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhà kinh tế học Simon Kuznets (người được giải Nobel về kinh tế) đã dùng thuật ngữ tăng trưởng kinh tế hiện đại để phân biệt giai đoạn kinh tế hiện tại khác với những giai đoạn kinh tế truyền thống trước đây. Theo ông, mặc dù tăng trưởng kinh tế hiện đại còn nhiều đặc điểm chưa được thể hiện rõ nét nhưng nhân tố chủ chốt và tính hiện đại của nền kinh tế được thể hiện ở việc ứng dụng khoa học vào giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế. Vậy nên, các nhà khoa học cũng tranh luận rất nhiều về việc xác định các tiêu chí để đánh giá khi nào thì một nước được coi là hoàn tất thời kỳ công nghiệp hóa, hay trở thành nước công nghiệp. Theo cách hiểu như vậy, trong phạm vi của cuốn sách này, sử dụng cách tiếp cận nước công nghiệp là thuật ngữ để chỉ thành quả phát triển của một nước khi đạt được các mức độ của nước phát triển với các đặc điểm cơ bản như có thu nhập cao, có chỉ số phát triển con người cao. Trong lịch sử phân loại các nền kinh tế trên thế giới, không có nhóm nước nào được gọi với thuật ngữ nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thuật ngữ này là một thuật ngữ riêng có của Việt Nam, thể hiện tính độc đáo duy nhất. Một số quan niệm cho rằng, thuật ngữ “hướng hiện đại” dùng để chỉ hướng đích, tiếp cận với mục tiêu. Một số quan niệm khác lại cho rằng, đó là cách thức phát triển, vì thế nước công nghiệp theo hướng hiện đại là nước phát triển theo kiểu hiện đại, khác với kiểu truyền thống trước đây. Kết hợp quan niệm về nước công nghiệp và tăng trưởng hiện đại, có thể tiếp cận “nước công nghiệp theo hướng hiện đại” mà Việt Nam sử dụng là thuật ngữ để chỉ nước công nghiệp có GNI/người 18 ở mức cao bằng cách ứng dụng tốt những thành quả khoa học - công nghệ để phát triển. Mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại mà Việt Nam lựa chọn là sẽ được khai thác và nhìn nhận trong bối cảnh mới, hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay chứ không phải theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như theo cách hiểu về công nghiệp hóa trước đây. 2. Khái niệm về tiêu chí nước công nghiệp Mục tiêu (goal) phát triển đất nước thể hiện kết quả đầu ra của nền kinh tế mà mỗi quốc gia cần đạt được tại một giai đoạn cụ thể nào đó trong quá trình phát triển đất nước. Có những loại mục tiêu dài hạn như mục tiêu chiến lược (từ 10 năm trở lên), có những mục tiêu trung hạn (mục tiêu của kế hoạch 5 năm) và có những mục tiêu ngắn hạn hằng năm, hằng tháng. Theo nguyên tắc SMAT, mục tiêu cần đạt được yêu cầu là phải cụ thể (Specific), đo lường được (Mesuarable), có tính hiện thực (Achievement) và có thời hạn cụ thể (Time bound). Tiêu chí (criterion), theo Đại từ điển Tiếng Việt, là các chuẩn mực, dấu hiệu làm cơ sở, căn cứ để nhận biết các đặc điểm, các tính chất được dùng làm căn cứ nhận biết và phân biệt một sự vật, một hiện tượng này với các sự vật, hiện tượng khác. Theo UNESCO, tiêu chí dùng để đo lường, đánh giá việc đạt các mục tiêu đặt ra trong một thời kỳ nhất định. Các tiêu chí phản ánh yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần đáp ứng để đạt mục tiêu đã đặt ra của một chủ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, tiêu chí phân loại các quốc gia, các nền kinh tế chính là những căn cứ, những chuẩn mực để xếp loại và phân biệt nhóm quốc gia này khác với nhóm các quốc gia khác theo một mục tiêu 19 nhất định của người phân loại. Các tiêu chí dùng để nhận diện và phân biệt các nền kinh tế khác nhau được sắp xếp theo một hệ thống có lôgic gọi là hệ tiêu chí phân loại các nền kinh tế. Hệ tiêu chí có thể bao gồm một tiêu chí cũng có thể bao gồm nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí có thể được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu khác nhau. Chỉ tiêu là sự cụ thể hóa của các tiêu chí phản ánh các khía cạnh khác nhau cấu thành nên tiêu chí đó. Với ý nghĩa đó, hệ tiêu chí là tập hợp các tiêu chí, các chỉ tiêu cụ thể đo lường sự phát triển và các mối quan hệ cơ bản của các nền kinh tế. Hệ tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia và thể hiện những đặc điểm hay tính chất để nhận diện và phân biệt trình độ phát triển của quốc gia này so với quốc gia khác, do đó phải cụ thể, lượng hóa được, có khả năng tính toán và so sánh được giữa các quốc gia khác nhau trong từng kỳ. Mục tiêu - Tiêu chí - Chỉ tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ giữa mục tiêu, tiêu chí và chỉ tiêu được thể hiện theo trật tự sau: Mục tiêu (Goal) 🡺 Tiêu chí (Criterion)/ Mục tiêu cụ thể (Target) 🡺 Chỉ tiêu (Indicator) Mục tiêu có vai trò quan trọng trong việc làm rõ hướng đích của sự phát triển trong khi tiêu chí có vai trò cụ thể hóa các mục tiêu đó. Nếu không có các tiêu chí phát triển đất nước thì không thể xác định là nước đó đã đạt được mục tiêu phát triển của mình ở mức độ nào. Hệ tiêu chí phát triển đất nước thể hiện các tiêu chí đo lường trình độ phát triển của các quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Hệ tiêu chí phải bảo đảm được tính cụ thể, tính định lượng của các mục tiêu trong từng thời kỳ nhất định và được dùng để nhận diện, 20 đánh giá mức độ phát triển của đất nước tại thời kỳ đó. Một tiêu chí có thể có nhiều hơn một chỉ tiêu để làm rõ chuẩn mực và thể hiện rõ mức độ phát triển của các quốc gia trong từng thời kỳ trong sự so sánh với các quốc gia khác. Hệ tiêu chí nước công nghiệp là tập hợp các tiêu chí phản ánh thành quả phát triển và đặc điểm, tính chất của một đất nước khi đạt trình độ của nước công nghiệp hay nước phát triển. Hệ tiêu chí nước công nghiệp vừa phản ánh mặt chất, vừa phản ánh mặt lượng của thành quả phát triển đất nước tại thời điểm đạt được nước công nghiệp/nước phát triển. Đây là công cụ vĩ mô quan trọng để đánh giá và xác định mức độ đạt được mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Theo đó, có thể hiểu, hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại là tổng hợp các tiêu chí định tính và định lượng để đo lường thành quả phát triển của một quốc gia khi đạt mục tiêu này. Để đo lường sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, người ta thường sử dụng một số tiêu chí sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phản ánh giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. GDP được tính theo giá hiện hành và giá so sánh. GDP có thể được tính bằng 3 phương pháp: (1) theo phương pháp sản xuất, GDP bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm; (2) theo phương pháp thu nhập, GDP được tính bằng cách tính tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, GDP gồm 4 yếu tố là thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền hoặc bằng hiện vật), thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và 21 thặng dư sản xuất; (3) Theo phương pháp sử dụng cuối cùng, GDP được tính bằng tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và Nhà nước, tích lũy tài sản (tài sản cố định, lưu động và quý hiếm) và chênh lệch xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Với tư cách là một chỉ tiêu phản ánh quy mô của nền kinh tế, GDP có những nhược điểm nhất định. Simon Kuznets, nguyên Chủ tịch Ủy ban Cố vấn kinh tế của Hoa Kỳ, người được nhận giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1971, đã cảnh báo rằng, phúc lợi của một dân tộc không nên được suy luận từ một tiêu chí về thu nhập quốc dân và rằng trên thực tế các thước đo hạch toán quốc gia không có ý định đo lường phúc lợi. GDP không bao gồm yếu tố vốn con người và phát triển xã hội, bảo vệ sinh thái, do vậy không thể bao hàm chất lượng cuộc sống và cũng không phản ánh được sự phân bố bình quân đầu người một cách trung thực ở những quốc gia có mức chênh lệch giàu, nghèo cao. Vì thế, chiến lược phát triển của một nước nếu chỉ dựa trên việc theo đuổi GDP sẽ dễ bị đi theo mặt trái của áp lực tăng trưởng kinh tế, kết quả là suy thoái môi trường, giá trị tinh thần, văn hóa truyền thống trong xã hội bị chi phối bởi sức mạnh đồng tiền, tiêu dùng và cạnh tranh. Nhiều nhà kinh tế đã nhấn mạnh rằng, một quan niệm phù hợp hơn về phát triển phải vượt lên khái niệm về tích lũy của cải và tăng trưởng GDP. Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là một chỉ tiêu kinh tế được tính như tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước). Theo Stiglitz và Boadway (1994), thực chất đó là số đo giá trị gia tăng (tạm gọi là thu nhập) của người dân một nước, bao gồm cả thu nhập nhận được do làm việc ở nước ngoài, trừ đi những khoản chi tương tự trả cho người 22 nước ngoài. Như vậy, GNP phản ánh sát hơn mức thu nhập thực tế của người dân mỗi nước. Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố thuộc sở hữu của quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc ở trên lãnh thổ nước ngoài tại một thời kỳ nhất định. Tổng thu nhập quốc gia bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cộng thêm chênh lệch giữa thu nhập của người lao động ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài tại nước đó gửi ra nước ngoài cộng với chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả nước ngoài. Theo phương pháp WB Atlas, GNI được tính theo đồng tiền quốc gia, sau đó chuyển đổi ra đồng đôla Mỹ theo tỷ giá chính thức. Khi tính chuyển tỷ giá, người ta phải lấy trung bình gia quyền của năm đó và 2 năm trước, có điều chỉnh theo tình hình lạm phát của 5 nước là Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ. Các số liệu được xử lý từ các số liệu tài khoản quốc gia của WB và số liệu tài khoản quốc gia của OECD. GNI bình quân đầu người là chỉ tiêu được tính bằng tổng thu nhập quốc gia chia cho dân số trung bình năm (thường được WB tính theo đôla Mỹ và tính theo phương pháp WB Atlas). Giá trị của GNI và giá trị GNP được tính toán dựa trên các cơ sở khác nhau. GNP dựa trên cơ sở sản xuất ra các giá trị gia tăng mới, còn GNI dựa trên cơ sở thu nhập của người dân từng nước. Như vậy, GNI, GNP phản ánh thu nhập “thực”, chúng khác biệt với GDP là quy mô đầu ra, nhưng có thể lại thuộc sở hữu của nước ngoài và phần chuyển đi làm hao hụt khá nhiều GDP. Theo tiêu chuẩn quốc tế của WB Atlas, năm 2008, mức GDP bình quân Việt Nam tuy đã là 1.047 USD, nhưng GNI/người chỉ còn 890 USD, tức là chỉ khoảng 90% GDP/người. Năm 2018, theo phương pháp 23 WB Atlas, GNI/người của Việt Nam đạt 2.400 USD, bằng 95% GDP/người (GDP/người đạt 2.540 USD, thấp hơn 4,5 lần so với GDP/người chung của thế giới theo giá so sánh năm 2011). Đó là mức thực tế thu nhập trong so sánh quốc tế của người dân làm ra, thể hiện thực lực của nền kinh tế, không tính đến các khoản thu nhập của người nước ngoài làm tại Việt Nam. Khi so sánh và đánh giá sự tăng trưởng của các quốc gia, nhiều tổ chức có thể dùng các tiêu chí như GDP, GNP hay GNI hay GNI/người, GDP/người tính theo sức mua tương đương. Tuy nhiên, các tiêu chí này chỉ phản ánh sự tăng trưởng kinh tế về lượng đơn thuần mà chưa phản ánh được sự phát triển về chất của một quốc gia, vì những tiêu chí này không phản ánh được sự thay đổi về chất của mỗi quốc gia khi đạt được sự tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, UNDP đã lượng hóa tác động của sự tăng trưởng đến sự phát triển con người thể hiện ở cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ, có tri thức và những nguồn lực để bảo đảm một cuộc sống tốt hơn qua chỉ số phát triển con người (HDI). HDI là chỉ số được phát triển bởi nhà kinh tế người Pakistan - Manbub ul-Haq và nhà kinh tế Ấn Độ - Amartya Sen để xem xét sự phát triển của một quốc gia ở nhiều khía cạnh. UNDP đề xuất sử dụng HDI là tiêu chí tổng hợp của ba chỉ số bao gồm tuổi thọ, giáo dục và thu nhập. Đây là chỉ số tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống, đặc biệt còn được sử dụng để xác định sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến chất lượng cuộc sống. HDI còn thể hiện tính công bằng, dân chủ của xã hội ngay trong nội hàm của các yếu tố cấu thành nên chỉ số này. HDI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. HDI đạt tối đa bằng 1 thể hiện trình độ phát triển con người ở mức cao nhất, xã hội công bằng, dân chủ...; HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn. 24 Một số người lo ngại HDI bó hẹp sự phát triển con người trong ba khía cạnh là giáo dục, tuổi thọ và thu nhập. Để khắc phục các nhược điểm của chỉ số này, UNDP đã liên tục hoàn thiện và thay đổi cách tính toán cho phù hợp hơn. Tuy nhiên, dù hoàn thiện thế nào thì kết quả cũng cho thấy HDI có mối quan hệ thuận chiều với sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh các tiêu chí trên, GDP xanh gần đây cũng được xem xét để đo lượng sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Đây là chỉ số do tiến sĩ Pan Yue (Cục phó Cục Môi trường quốc gia của Trung Quốc) khởi xướng, được gọi là “Tổng thu nhập quốc nội xanh” hay Green GDP. Đây là một chỉ tiêu đánh giá không chỉ các giá trị gia tăng trong nền kinh tế, mà đã trừ đi những chi phí do ô nhiễm môi trường. “GDP xanh” sẽ không chỉ bao gồm GDP về kinh tế, mà còn cần phải loại trừ hai khoản chính: (1) sự thiệt hại do môi trường (do con người gây ra); (2) các chi phí để bảo vệ và cải thiện môi trường trong một thời kỳ nhất định. Ngoài ra, hiện nay trên thế giới còn dùng các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) với rất nhiều mục tiêu và chỉ tiêu để đo lường sự phát triển của mỗi quốc gia. Để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ cần có sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không phải là liều thuốc vạn năng để đạt được sự phát triển, vì nó còn phụ thuộc vào sự phân phối thu nhập và chiến lược ưu tiên đối với từng chỉ tiêu cụ thể trong mục tiêu thiên niên kỷ, đặc biệt khi người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến cảm nhận về hạnh phúc và quyền tự do trong các quốc gia. II. HỆ TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN NƯỚC CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Tùy vào mục tiêu khác nhau, các quốc gia trên thế giới có thể được nhận diện dựa trên những hệ tiêu chí khác nhau trong từng 25 giai đoạn phát triển. Vì trên thế giới không có nhóm nước công nghiệp theo hướng hiện đại mà chỉ có nước công nghiệp còn được gọi là nước đã hoàn thành công nghiệp hóa hay nước hậu công nghiệp hóa, nước có thu nhập rất cao, nên có thể tiếp cận để tìm hiểu các tiêu chí phản ánh đặc điểm của các nước này. 1. Tiêu chí nước công nghiệp dựa trên quá trình phát triển Khi nghiên cứu về sự thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế trong quá trình phát triển của các quốc gia, Rostow (1955) cho rằng, để đạt được trình độ phát triển như hiện nay, các nước này đều phải trải qua 5 giai đoạn: (i) Xã hội truyền thống là giai đoạn có tỷ trọng ngành nông nghiệp trên 80%, rất ít hàng hóa được bán trên thị trường, năng suất lao động thấp, công cụ sản xuất lạc hậu, tăng trưởng kinh tế dựa vào mở rộng đất đai là chủ yếu; (ii) Chuẩn bị cất cánh là giai đoạn mà sản phẩm nông nghiệp đã được bán nhiều hơn, bắt đầu có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, tỷ lệ đầu tư thấp, bắt đầu quan tâm đến phát triển giáo dục - đào tạo, ngân hàng, giao thông và thông tin liên lạc, cơ cấu kinh tế là nông - công nghiệp; (iii) Cất cánh là giai đoạn kéo dài khoảng 20-30 năm với tốc độ phát triển kinh tế ổn định, tỷ lệ đầu tư 5-10% GDP, ngành công nghiệp bắt đầu phát triển và có vai trò quan trọng hơn, năng suất lao động ngày càng cao, cơ cấu kinh tế lúc này là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ; (iv) Trưởng thành là giai đoạn kéo dài khoảng 60 năm, tăng trưởng kinh tế dựa nhiều vào các yếu tố đổi mới sáng tạo và giảm dần sự lệ thuộc vào các yếu tố đầu vào khác như vốn và đất đai, tỷ lệ đầu tư 20-30% GDP, khoa học - công nghệ phát triển, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, năng suất lao động tăng nhanh, cơ cấu kinh tế là 26 công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; và (v) Kỷ nguyên tiêu dùng là giai đoạn kéo dài khoảng 100 năm với GDP/người cao, tăng trưởng dựa vào tiêu dùng hàng hóa có chất lượng cao, lao động có tay nghề và năng lực cao chiếm đa số, dân số sống chủ yếu ở thành thị, cơ cấu kinh tế là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Giáo sư He Chuanqi đã nhận diện sự phát triển của các nền kinh tế qua bốn giai đoạn là thời đại đồ đá, thời đại nông nghiệp, thời đại công nghiệp và thời đại tri thức. Nếu tính theo giai đoạn phát triển thì chúng ta đang ở trong thời đại tri thức. Cụ thể các giai đoạn phát triển này được thể hiện trong Bảng 1.1. Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển kinh tế theo cách phân loại của He Chuanqi Thời đại đồ đá Thời đại nông nghiệp Thời đại công nghiệp Thời đại tri thức 2,5 triệu năm trước - 6000 năm trước công nguyên 6000 năm trước công nguyên đến năm 1763 1763 -1970 1971 - 2100 Các cuộc cách mạng và thời gian khởi đầu Khởi đầu cuộc cách mạng đồ đá 2,5 triệu năm trước Cách mạng nông nghiệp 10000 - 5000 năm trước công nguyên Cách mạng công nghiệp cách đây khoảng 200 năm Cách mạng tri thức từ năm 1971 Các đặc điểm Rừng cây, hái lượm thực phẩm, săn bắn. Nông nghiệp sơ khai, xã hội tiền sử, kinh tế tiền sử. Đồng ruộng, cây lương thực. Thành phố, quốc gia, văn minh nông nghiệp, xã hội nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp. Công nghiệp hóa, đô thị hóa. Dân chủ, văn minh công nghiệp, xã hội công nghiệp, kinh tế công nghiệp. Tri thức, thông tin, mạng internet, toàn cầu hóa. Văn minh tri thức, xã hội tri thức, kinh tế tri thức. Nguồn: GS. He Chuanqi (Trung tâm Nghiên cứu hiện đại hóa Trung Quốc): “Lý thuyết hiện đại hóa thứ hai”, Bắc Kinh, năm 1999. 27 Việc xếp hạng theo He Chuanqi cho thấy, đến những năm 1970, thời đại công nghiệp hóa kiểu cổ điển 200 năm trước về cơ bản đã kết thúc và bắt đầu thời kỳ kinh tế dựa trên tri thức, trong đó sau điện tử, tin học, viễn thông là đến thời của sinh học, công nghệ vũ trụ; đi cùng với nó là thời đại của dân chủ, văn minh và trí tuệ. Cách phân loại này đã dần được cụ thể hơn bằng nhiều tiêu chí như Bảng 1.2 dưới đây: Bảng 1.2: Tiêu chí phản ánh đặc trưng của các nền kinh tế Đặc trưng Nền kinh tế nông nghiệp Nền kinh tế công nghiệp Nền kinh tế tri thức Đầu vào của sản xuất Lao động, đất đai, vốn Lao động, đất đai, vốn, công nghệ, thiết bị Lao động, đất đai, vốn công nghệ, thiết bị, tri thức, thông tin Các quá trình chủ yếu Trồng trọt, chăn nuôi Chế tạo, gia công Thao tác, điều khiển, kiểm soát Đầu ra của sản xuất Lương thực Của cải, hàng hoá tiêu dùng, các xí nghiệp, nền công nghiệp Sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống, công nghiệp tri thức, vốn tri thức Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu Công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu Các ngành kinh tế tri thức thống trị Công nghệ chủ yếu thúc đẩy phát triển Sử dụng súc vật, cơ giới hoá đơn giản Cơ giới hoá, hoá học hoá, điện khí hoá, chuyên môn hoá Công nghệ cao, điện tử hoá, tin học hoá, siêu xa lộ thông tin, thực ảo Cơ cấu xã hội Nông dân Công nhân Công nhân trí thức Đầu tư cho R&D < 0,3% GDP 1-2% GDP > 3% GDP Tỷ lệ đóng góp của khoa học - công nghệ cho tăng trưởng kinh tế < 10% > 30% > 80% Đầu tư cho giáo dục < 1% GDP 2-4% GDP 6-8% GDP 28 Đặc trưng Nền kinh tế nông nghiệp Nền kinh tế công nghiệp Nền kinh tế tri thức Tầm quan trọng của giáo dục Nhỏ Lớn Rất lớn Trình độ văn hoá trung bình Tỷ lệ mù chữ cao Trung học Sau trung học Vai trò của truyền thông Không lớn Lớn Rất lớn Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Kinh tế tri thức do Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức năm 2002. Trước sự phát triển nhanh của thế giới, nhất là sau khi có khủng hoảng tài chính và dầu mỏ những năm 1970, cũng như những tiến bộ của cách mạng khoa học và công nghệ, các nhà nghiên cứu nhận thấy, các tiêu chí nhận diện các quốc gia theo quá trình phát triển như trên chưa phản ánh được các khía cạnh của phát triển như vấn đề về môi trường, về bất bình đẳng xã hội, cũng như các vấn đề thể chế và quản trị quốc gia hay toàn cầu. Tất cả những vấn đề này đã làm cho các nhà nghiên cứu đi tìm những tiêu chí phù hợp hơn với sự thay đổi. 2. Tiêu chí nước công nghiệp dựa trên các giai đoạn công nghiệp hóa Giáo sư Jungho Yoo, Viện Chính sách công và Quản lý - KDI của Hàn Quốc (2008), đã phân tích, xác định thời gian bắt đầu và kết thúc quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia trên thế giới dựa trên một tiêu chí duy nhất là tỷ trọng lao động nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy, một nền kinh tế sẽ bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa khi tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động xã hội và kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội. Với nghiên cứu của mình, ông đã nhận thấy thời gian hoàn thành 29 công nghiệp hóa ở một số nước, vùng lãnh thổ là rất khác nhau và các nền kinh tế đi sau thường có thời gian hoàn thành công nghiệp hóa ngắn hơn (xem Bảng 1.3). Bảng 1.3: Thời gian hoàn thành công nghiệp hóa theo tiêu chí cơ cấu lao động STT Nước và vùng lãnh thổ Năm bắt đầu Năm kết thúc Thời gian hoàn thành công nghiệp hóa (số năm) 1 Hà Lan 1840 1938 98 2 Đan Mạch 1842 1956 114 3 Bỉ 1849 1924 75 4 Pháp 1858 1962 104 5 Ireland 1865 1979 114 6 Hoa Kỳ 1881 1935 54 7 Đức 1881 1949 68 8 Canada 1888 1929 41 9 Na Uy 1891 1959 68 10 Thụy Điển 1906 1951 45 11 Nhật Bản 1930 1969 39 12 Italy 1932 1966 34 13 Venezuela 1940 1972 32 14 Tây Ban Nha 1946 1979 33 15 Phần Lan 1946 1971 25 16 Bồ Đào Nha 1952 1988 36 17 Đài Loan 1960 1980 20 18 Malaysia 1969 1995 26 19 Hàn Quốc 1970 1989 19 Nguồn: Jungho Yoo, Viện Chính sách công và Quản lý của Hàn Quốc, năm 2008. 30 Anis Chowdhury và Iyanatul Islam (2005) cũng phân tích đặc điểm của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa và so sánh thực tế giữa các nền kinh tế để đưa ra bốn tiêu chí xác định thế nào là một nước công nghiệp mới, bao gồm: (1) Tỷ lệ tiết kiệm bằng 15% GDP; (2) GDP thực tế bình quân đầu người bằng 1.000 USD; (3) Tỷ trọng công nghiệp chế tạo trong GDP và trong việc làm bằng 20%; (4) Chỉ số phát triển con người (HDI) bằng 0,75. Theo bốn tiêu chí này, có thể xếp 22 quốc gia và vùng lãnh thổ vào nhóm các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở thời điểm cuối thập kỷ 1980 như trong Bảng 1.4. Cần lưu ý là, danh sách này chỉ đúng tại thời điểm phân loại mà chưa chắc đã đúng trong bối cảnh phát triển khác của thời đại. Trong bối cảnh năng động hiện nay, tỷ lệ tiết kiệm, thu nhập bình quân đầu người và tỷ trọng công nghiệp chế tạo trong GDP phải liên tục tăng lên và phải có sự cải thiện liên tục về điều kiện con người, được đo bằng HDI. Nếu không làm được như vậy, đất nước đó sẽ ra khỏi danh sách và cùng lúc đó, các nước đang phát triển khác thành công trong việc cất cánh có thể gia nhập nhóm NICs. Theo thời gian, NICs thành công sẽ phát triển trở thành nước công nghiệp thực sự. Do đó, theo OECD, các nước hình thành một thể liên tục động trong quá trình phát triển... Đường ranh giới giữa các nước công nghiệp tiên tiến và NICs, cũng như giữa NICs và các nước đang phát triển khác luôn chuyển động theo thời gian, và sẽ luôn là chủ đề mang lại rất nhiều quan điểm khác nhau. 31 Bảng 1.4: Kết quả đạt được một số tiêu chí của những nền kinh tế công nghiệp hóa mới (NIEs) cuối những năm 1980 Nền kinh tế Tỷ lệ tiết kiệm trong nước (%) năm 1988 GNP/đầu người (USD) năm 1988 Tỷ lệ hàng chế tạo (%) năm 1988 Chỉ số HDI năm 1989 1. Hongkong 33 9.200 22 0,936 2. Singapore 41 9.070 30 0,899 3. Đài Loan 33 4.960 39 0.920c 4. Bồ Đào Nha 21 3.650 36a 0,899 5. Hàn Quốc 38 3.600 32 0,903 6. Venezuela 25 3.250 22 0,861 7. Nam Tư 40 2.520 30a 0,913 8. Argentina 18 2.520 31 0,910 9. Uruguay 14 2.470 24 0,916 10. Nam Phi 25 2.290 25 0,731 11. Brazil 28 2.160 29 0,784 12. Malaysia 36 1.940 23a 0,800 13. Mautitius 25 1.800 25 0,788 14. Mexico 23 1.760 26 0,876 15. Costa Rica 26 1.680 20a 0,916 16. Chile 24 1.510 21a 0,931 17. Peru 24 1.300 24 0,753 18. Thổ Nhĩ Kỳ 26 1.280 26 0,753 19. Columbia 22 1.180 20 0,801 20. Ecuador 21 1.120 21 0,758 21. Jamaica 19 1.070 21 0,824 22. Thái Lan 34 1.000 24 0,783 Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Báo cáo Phát triển Thế giới (các vấn đề khác nhau); UNDP (1990). 32 Chú thích: a: Số liệu 1980; b: Ngân hàng Phát triển châu Á, những chỉ số chính; c: Nhóm tác giả tự tính toán, sử dụng phương pháp của UNDP. (Xem: Anis Chowdhury and Iyanatul Islam: The Newly Industrialising Economies of East Asia, 2005, by Routledge, 29 West 35th Street, New York, NY 10001, tr. 5). Khác với Jungho Yoo, Anis Chowdhury và Iyanatul Islam không chỉ rõ các nước và vùng lãnh thổ nêu trên phải mất bao lâu để trở thành NICs, nhưng qua các tiêu chí nêu trên, người ta lại hình dung khá rõ những điều kiện và thời điểm các nền kinh tế có thể được gia nhập nhóm NICs, và thậm chí giúp các nước khác biết được mình phải có thành tích phát triển như thế nào để có thể được coi là nước công nghiệp mới. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi xu hướng công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ trên thế giới, giáo sư người Mỹ H. Chenery, cố vấn Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra 5 tiêu chí để nhận diện 5 giai đoạn của quá trình công nghiệp hóa, bao gồm giai đoạn tiền công nghiệp hóa, giai đoạn khởi đầu công nghiệp hóa, giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, giai đoạn hoàn thiện công nghiệp hóa, giai đoạn hậu công nghiệp hóa. Các tiêu chí này là chuẩn mực để xác định một quốc gia nào đó đang ở trong giai đoạn nào của quá trình công nghiệp hóa. Năm tiêu chí đó là: (1) GDP bình quân đầu người; (2) tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế; (3) tỷ trọng công nghiệp chế tác trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp; (4) cơ cấu lao động còn lại trong nông nghiệp; (5) tỷ lệ đô thị hóa. Giá trị định lượng của các tiêu chí này được cụ thể trong Bảng 1.5. 33 Bảng 1.5: Tiêu chí nhận diện các giai đoạn công nghiệp hóa của H. Chenery Chỉ tiêu cơ bản Tiền công nghiệp hóa Khởi đầu công nghiệp hóa Phát triển công nghiệp hóa Hoàn thiện công nghiệp hóa Hậu công nghiệp hóa 1. GDP/người USD 1964 USD 2004 100-200 720-1.440 200-400 1.440- 2.880 400-800 2.880-5.760 800-1.550 5.760-10.810 >1.500 >10.810 2. Cơ cấu ngành A>I A>20% AS A<10% I>S A<10% I 20% 20-40% 40-50% 50-60% >60% 4. Lao động nông nghiệp >60% 45-60% 30-45% 10-30% <10% 5. Đô thị hóa <30% 30-50% 50-60% 60-75% >75% Ghi chú: A: % ngành nông nghiệp; I: % ngành công nghiệp; S: % ngành dịch vụ. Nguồn: Chen Jiagui, Huang Qunhui and Zhong Hongu - The synthetic Evaluation and Analysis on Regional Industrialization, Economic Studies. Beijing, 6/2006). Trích lại trong: GS. Đỗ Quốc Sam: “Thế nào là một nước công nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, số 799 (5/2009), tr. 54-59. Theo các tiêu chí nhận diện các giai đoạn công nghiệp hóa này, tiêu chí để nhận diện một quốc gia nào đó có phải là nước công nghiệp hay không trùng với tiêu chí của nước đã hoàn thành công nghiệp hóa hay nước đã bước sang giai đoạn hậu công nghiệp hóa. Cuối thế kỷ XX, nhà xã hội học người Mỹ, A. Inkeles, đã tiếp cận công nghiệp hóa theo nghĩa rộng và đưa các tiêu chí để xác định một quốc gia đã hoàn thành công nghiệp hóa gồm 11 tiêu chí. Tuy các tiêu chí này đơn giản và dễ sử dụng, song vẫn chưa 34 bao quát và phản ánh được chất lượng của quá trình công nghiệp hóa, chưa đề cập đến các xu hướng tin học hóa, toàn cầu hóa..., vốn rất được nhấn mạnh khi nói về hiện đại hóa trong điều kiện hiện nay. Nhóm các tiêu chí này được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành công nghiệp hóa của các quốc gia và được thể hiện trong Bảng 1.6. Bảng 1.6: Chỉ tiêu công nghiệp hóa của A. Inkeles TT Chỉ tiêu cơ bản Đơn vị Chuẩn công nghiệp hóa Trị số tham khảo (Hoa Kỳ) 1 GDP/người USD >3000 3.243 (1965) 2 Tỷ trọng A/GDP % 12-15 11 (1929) 3 Tỷ trọng S/GDP % > 45 48 (1929) 4 Lao động phi nông nghiệp % > 75 79 (1929) 5 Tỷ lệ biết chữ % > 80 - 6 Tỷ lệ sinh viên đại học % 12 - 15 16 (1945) 7 Bác sĩ/1000 dân người > 1 1,3 (1960) 8 Tuổi thọ trung bình năm > 70 70 (1960) 9 Tăng dân số % < 1 1 (1965) 10 Tử vong sơ sinh % < 3 2,6 (1960) 11 Đô thị hóa % > 50 66 (1960) Chú thích: A: Nông nghiệp; S: Dịch vụ. Nguồn: Tạ Lập Trung: “Nên đối xử thế nào với các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phát triển xã hội”, Trung tâm Thông tin mạng Hỗ Liên, Trung Quốc. Trích lại trong: GS. Đỗ Quốc Sam: “Thế nào là một nước công nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, số 799 (5/2009), tr. 54-59. Đáng chú ý là, mặc dù đưa ra một mức chuẩn công nghiệp hóa mang tính định lượng, nhưng trong cột Trị số tham khảo là nước Hoa Kỳ, đã cho thấy, không phải tất cả các chỉ tiêu cùng đạt 35 được ngay tại một thời điểm nhất định. Trong khi các chỉ tiêu tỷ trọng nông nghiệp (và tỷ trọng khu vực dịch vụ) trong GDP, tỷ trọng lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động đã đạt được từ rất sớm (năm 1929); lại có các chỉ tiêu khác đạt được muộn hơn, như GDP/người hay tỷ lệ tăng dân số thì mãi tới năm 1965 (tức là 36 năm sau) mới đạt được. Các tài liệu nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu hiện đại hóa thuộc Viện Khoa học Trung Quốc cũng dựa trên bộ tiêu chí của A. Inkeles để xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu “hiện đại hóa lần thứ nhất” - giai đoạn tương đương với thời kỳ công nghiệp hóa của Trung Quốc. Bộ tiêu chí này bỏ qua tiêu chí “tốc độ tăng dân số” và chọn chuẩn công nghiệp hóa tương đương với mức bình quân của 19 nước công nghiệp hóa sớm nhất (khoảng những năm 1960-1965), trong đó mức GNP/người quy đổi về năm 2000 là khoảng 6.400 USD. Tiêu chí này cũng tương đương với tiêu chí của H. Chenery và A. Inkeles đưa ra nếu tính quy đổi về giá trị của GDP ở thập niên 60 và 80 của thế kỷ XX. Năm 2012, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đã phát triển một cách phân loại quốc gia mới dựa vào các giai đoạn phát triển công nghiệp hóa của các quốc gia. Theo cách phân loại này, các quốc gia trên thế giới được chia thành các nhóm nước bao gồm: (1) Nền kinh tế đã công nghiệp hóa (Industrialized Economies) hoặc nước phát triển (Developed Countries) gồm 57 nước có MVApc (điều chỉnh) ≥ 2.500 USD hay GDP bình quân đầu người (PPP) ≥ 20.000 USD; (2) Nền kinh tế công nghiệp mới nổi (Emerging Industrial Economies) gồm 33 nước có MVApc (điều chỉnh) ≥ 1.000 USD 36 hay GDP bình quân (PPP) ≥ 10.000 USD hay tỷ trọng chiếm trong MVA thế giới ≥ 0,5%; (3) Nền kinh tế đang phát triển khác (Other Developing Countries) gồm 82 nước; (4) Nền kinh tế kém phát triển (Less Developing Countries) gồm 46 nước theo danh sách của Liên hợp quốc. Nguyên tắc cơ bản của UNIDO là phân biệt các nước theo hai nhóm chính gồm: nước đã công nghiệp hóa và nước đang phát triển để thể hiện khát vọng của nước đang phát triển muốn đuổi kịp thành tựu của các nước đã công nghiệp hóa. Các thuật ngữ “phát triển” và “đã công nghiệp hóa” cũng được sử dụng theo cách có thể hoán đổi nhau. Tuy nhiên, để thực hiện sứ mệnh của mình trong việc thúc đẩy công nghiệp hóa trên toàn thế giới, UNIDO nghiêng về thuật ngữ đã công nghiệp hóa (industrialized) hơn. “Công nghiệp hóa” được UNIDO xem như là một công cụ năng động của tăng trưởng và vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Để tìm ra một ngưỡng xác định nhóm các nước đã công nghiệp hóa, UNIDO đã dựa vào giá trị tăng thêm từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (MVA) bình quân đầu người (MVApc) vì nó cho thấy mức độ sản xuất công nghiệp của một nước đã được điều chỉnh cho phù hợp với quy mô dân số. Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ tiêu này, chính UNIDO đã thấy có nhiều điểm ngoại lệ, không nhất quán và bất cập. Cụ thể là, khi nghiên cứu kỹ hơn về các nước đã hoàn thành công nghiệp hóa, UNIDO thấy rằng, khi một nước đạt đến mức độ công nghiệp hóa cao thì tỷ trọng MVA trong GDP không tăng với tốc độ như trước. Ở giai đoạn này, các dịch vụ như R&D, xúc tiến kinh doanh, phát triển công nghệ mới, thiết kế, dịch vụ hộ gia đình và cá nhân đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế, các ngành chế biến, chế 37 tạo được chuyển dần ra nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia có giá nhân công thấp. Chính vì thế, tỷ trọng MVA trong GDP có xu hướng giảm ở nền kinh tế đã công nghiệp hóa. Ví dụ ở Hongkong, Trung Quốc, MVApc đã giảm mạnh do sự di dời các nhà máy sản xuất đến các vùng lãnh thổ khác của Trung Quốc. Lúc này, MVApc thậm chí có thể giảm xuống dưới ngưỡng xác định trước đó, tuy nhiên điều này không có nghĩa là nền kinh tế đó không còn được phân loại là nước công nghiệp hóa. UNIDO vẫn khẳng định rằng, bất kỳ một nền kinh tế nào với GDP bình quân đầu người trên 20.000 USD đều được xếp vào nhóm các nền kinh tế đã công nghiệp hóa, bất kể MVApc có giá trị thế nào. Khi nghiên cứu về nhóm nước thứ hai bao gồm các nền kinh tế công nghiệp mới nổi có thành tích đáng kể trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hóa, ngưỡng tối thiểu MVApc điều chỉnh đối với nhóm này được xác định là 1.000 USD. Trong một số trường hợp, giá trị tuyệt đối của các nền kinh tế này đạt ngưỡng của một nền kinh tế công nghiệp mới nổi, nhưng về số tương đối, do có dân số rất lớn, các nước này không đạt được mức MVApc tương đương như các nền kinh tế công nghiệp mới nổi khác. Đó là các nước có các ngành công nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo lớn như Ấn Độ và Indonesia nhưng lại có MVA chiếm tỷ trọng tương đương 0,5% hoặc cao hơn mức MVA trung bình của thế giới. Đối với các nền kinh tế còn lại, ngoại trừ các nước kém phát triển nhất (LDC), được xếp vào nhóm các nền kinh tế đang phát triển khác. Trong cuốn sách Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam do Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2015, giáo sư Trần Văn Thọ cũng đưa ra 5 tiêu chí để nhận diện một nước công nghiệp hiện đại, bao gồm: (1) thu nhập bình quân đầu người phải cao (theo phân loại của WB hiện nay, bình quân đầu ngườitrên 12.000 USD 38 là nước có thu nhập cao); (2) cơ cấu xuất khẩu phải chuyển từ các ngành có hàm lượng lao động cao sang những ngành có hàm lượng tư bản và công nghệ cao; (3) phải có xuất siêu ngoại thương; (4) phải chuyển từ nước nhập tư bản sang xuất khẩu tư bản, ít nhất là theo tiêu chí xuất khẩu ròng (net exporter), nghĩa là có thể vẫn còn nhập tư bản nhưng tư bản xuất ra nước ngoài nhiều hơn tư bản nhập vào trong nước; (5) không còn nhận ODA nữa, ngược lại phải trở thành nước đi viện trợ cho nước khác. Như vậy, bộ tiêu chí của giáo sư Trần Văn Thọ cho chúng ta xác định được tính chất của nước công nghiệp hiện đại một cách định tính, trong đó không có yếu tố của công nghiệp hóa mà nhấn mạnh đến sự chuyển dịch sang ngành có hàm lượng công nghệ cao; bộ tiêu chí của Anis Chowdhury cho chúng ta nhận biết được nước công nghiệp mới; bộ tiêu chí của UNIDO cho chúng ta nhận diện được các nền kinh tế đã công nghiệp hóa, nền kinh tế công nghiệp mới nổi, nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế kém phát triển; còn các tiêu chí phân loại khác chỉ giúp chúng ta nhận diện được một quốc gia nào đó đang ở trong giai đoạn nào của quá trình công nghiệp hóa. Sở dĩ có các tiêu chí này vì một số nước và vùng lãnh thổ phát triển đã thành công theo con đường công nghiệp hóa cổ điển như Mexico, Brazil (Nam Mỹ), Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong, thông qua việc tiến hành nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa qua ba giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp phục vụ trong nước như dệt, thực phẩm, hàng tiêu dùng. Giai đoạn 2: Đẩy mạnh sản xuất hàng truyền thống, có hiệu quả kinh tế, đồng thời dựa vào vốn đầu tư nước ngoài phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn hướng ra xuất khẩu. 39 Giai đoạn 3: Phát triển rất mạnh các ngành công nghệ cao như điện tử, tin học, hóa chất, kỹ thuật hàng không, vũ trụ... Các NIC có các tiêu chí nhận diện qua 3 đặc điểm là (1) GNP tăng nhanh chóng do có tốc độ pháttriển cao, GDP/người >10.000 USD; (2) Công nghiệp hóa nhanh, nhất là các ngành tham gia xuất khẩu: công nghiệp chế tác chiếm 30% - 45%; (3) Thu hút nhiều vốn đầu tư của tư bản nước ngoài. Các tiêu chí công nghiệp hóa được trình bày trên chủ yếu dùng để làm căn cứ phân chia các giai đoạn của quá trình công nghiệp hóa. Các tiêu chí này giúp cho việc nhận diện các đặc điểm, tính chất của quốc gia đã đạt chuẩn công nghiệp hóa hay đang ở trong giai đoạn hậu công nghiệp hóa khác với các nước đang ở trong các giai đoạn khác như thế nào chứ không đồng nhất đó là các tiêu chí để nhận diện một nước công nghiệp. 3. Tiêu chí nước công nghiệp theo quy mô GDP và GNI/người Ngay sau khủng hoảng năng lượng toàn cầu năm 1973, các nhà kinh tế thế giới đã nhận biết công nghiệp hóa (kể cả quá trình hậu công nghiệp hóa) cũng không thể phản ánh đầy đủ tính chất và đặc điểm của quá trình tăng trưởng kinh tế rất đa dạng, phong phú của các quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, từ những năm 1980, các Báo cáo Phát triển Thế giới (WDR) của Ngân hàng Thế giới đã không nhận diện các nền kinh tế qua quá trình công nghiệp hóa nữa mà sử dụng các chỉ số GDP, GNI/người. Hằng năm, các nền kinh tế trên thế giới được WB, IMF và Liên hợp quốc xếp loại theo quy mô phát triển dựa vào quy mô GDP quy đổi theo sức mua tương đương (PPP) để xác định mức 40 độ thịnh vượng của các nền kinh tế trên thế giới. Theo quy mô GDP, hiện nay Trung Quốc được xếp là nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Nhật Bản là nền kinh tế có GDP lớn thứ ba trên thế giới. Bảng 1.7: Xếp hạng 10 nền kinh tế lớn nhất theo quy mô GDP của WB và IMF Hạng Công bố của IMF năm 2018 Công bố của WB năm 2018 Quốc gia GDP (triệu USD) Quốc gia GDP (triệu USD) 1 Hoa Kỳ 20.513.000 Hoa Kỳ 19.390.604 2 Trung Quốc 13.457.267 Trung Quốc 12.237.700 3 Nhật Bản 5.070.626 Nhật Bản 4.872.137 4 Đức 4.029.140 Đức 3.677.439 5 Anh 2.808.899 Anh 2.622.434 6 Pháp 2.794.696 Ấn Độ 2.597.491 7 Ấn Độ 2.689.992 Pháp 2.582.501 8 Italy 2.086.911 Brazil 2.055.506 9 Brazil 1.909.386 Italy 1.934.798 10 Canada 1.733.706 Canada 1.653.043 Nguồn: Công bố của dữ liệu kinh tế thế giới, năm 2018. Ngoài việc xếp hạng theo quy mô GDP, Ngân hàng Thế giới đã nhận diện nước công nghiệp (hay nước có thu nhập rất cao) dựa trên một tiêu chí động, được thay đổi hằng năm là thu nhập bình quân đầu người (GNP/người hoặc GNI/người). Vào ngày 01 tháng 7 hằng năm, WB sẽ điều chỉnh và thông báo các ngưỡng cần đạt được đối với từng nhóm nước tùy theo tình trạng phát triển của nền kinh tế toàn cầu của năm đó. Tuy nhiên, cách phân loại này của WB cũng liên tục được điều chỉnh qua các giai đoạn khác nhau, cụ thể như sau. 41 a) Giai đoạn trước năm 1980 Báo cáo Phát triển Thế giới (WDR) năm 1978 của Ngân hàng Thế giới đã căn cứ vào số liệu GNP/người của 125 nước trên thế giới năm 1976 theo cách tính toán GNP trên cơ sở Atlas theo đồng nội tệ và theo trung bình trọng số của giai đoạn 1974-1976 để chuyển sang đồng USD theo trọng số tỷ giá trung bình toàn kỳ theo tỷ giá ba năm 1974-1976 và GNP giá thực tế năm 1976 để tiến hành phân loại các nước trên thế giới thành các nhóm nước như sau: - Các nước đang phát triển gồm các nước thu nhập thấp với thu nhập GNP bình quân là 250 USD hoặc thấp hơn (có 34 nước) và các nước thu nhập trung bình với thu nhập bình quân trên 250 USD (có 58 nước). - Các nước (đã) công nghiệp hóa gồm 19 nước là Nam Phi, Ireland, Italy, Anh, New Zealand, Nhật Bản, Áo, Phần Lan, Australia, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Cộng hòa Liên bang Đức, Na Uy, Đan Mạch, Canada, Hoa Kỳ, Thụy Điển và Thụy Sĩ. - Các nước xuất khẩu dầu lửa chính gồm Saudi Arabia, Libya và Kuwait. - Các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung gồm 11 nước là Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Albani, Cuba, Mông Cổ, Hungary, Bulgaria, Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc và Cộng hòa dân chủ Đức. b) Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 2000 Từ năm 1981, do sự phát triển kinh tế các nước thêm đa dạng, sự phân loại các nền kinh tế đã có sự điều chỉnh như sau: - Các nước và vùng lãnh thổ đang phát triển có mức GNP/người năm 1979 bằng hoặc thấp hơn 370 USD, bao gồm các nhóm nước và vùng lãnh thổ: (1) Các nền kinh tế nửa công nghiệp 42 với thu nhập trung bình cao tại thời điểm năm 1980 ở châu Á như: Hongkong, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Israel; (2) Các nước sản xuất sơ khai với thu nhập trung bình ở châu Á như: Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Malaysia, Thái Lan; (3) Các nước thu nhập trung bình thấp ở châu Á như Mianmar, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam; (4) Các nước dân số đông và có thu nhập thấp là Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan. - Các nước kém phát triển nhất là những nước có thu nhập rất thấp, hầu hết thuộc châu Phi, một phần thuộc châu Á là Afghanistan, Bhutan, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Nepal, Yemen và một nước châu Mỹ là Haiti. - Các nước xuất khẩu dầu mỏ gồm: Algeria Angola, Congo, Ecuador. Trong số này cũng chia ra các nước xuất khẩu dầu lửa có thặng dư tư bản như Iraq, Kuwait, Libya, Saudi Arabia, Quata và United Arab Emirates (các Tiểu vương quốc Arập thống nhất). - Các nước công nghiệp theo thị trường để thay cho khái niệm các nước đã công nghiệp hóa được phân loại từ năm 1980 về trước, các nước này có GNP/người là 10.660 USD. Đó là các nước thành viên của OECD (không kể Hy Lạp) bao gồm: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, riêng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là nước đang phát triển có thu nhập trung bình nhưng lại là thành viên OECD. - Các nền kinh tế công nghiệp không theo thị trường gồm: Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu có GNP/người đạt 3.720 USD năm 1980. c) Giai đoạn từ năm 2001 đến nay Hiệnnay,hệthốngSNAđãthayđổinhiềusovớitrướcđây,trong đó WB không dùng GDP hay GNP để phân loại các nước, mà dùng Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), 43 để phân loại các nước. Cho đến nay, hằng năm, WB đều công bố số liệu liên quan đến GNI/người tính theo WB Atlas. Năm 2010, việc phân loại nước sử dụng số liệu của GNI 2008 theo phương pháp Atlas của Ngân hàng Thế giới với sự điều chỉnh gọn hơn như sau: - Nhóm nước có thu nhập thấp có GNI/người dưới 975 USD. - Nhóm nước có thu nhập trung bình thấp có GNI/người từ 976 USD - 3.855 USD. - Nhóm nước có thu nhập trung bình cao có GNI/người từ 3.856 USD - 11.905 USD. - Nhóm nước có thu nhập cao có GNI/ngườitừ trên 11.906 USD. Tháng 7 năm 2018, WB đã công bố ngưỡng dành cho các quốc gia có thu nhập cao là GNI/người đạt từ 12.056 USD trở lên, nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao có GNI/người từ 3.900 USD - 12.055 USD, nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp có GNI/người từ 1.100 USD - 3.899 USD; và nhóm quốc gia có thu nhập thấp khi GNI/người nhỏ hơn 1.100 USD. OECD xác định 37 thành viên là các nước đã phát triển, có quy mô nền kinh tế GDP lớn (năm 2017 tổng GDP của các nước thành viên OECD chiếm 62,3% GDP của nền kinh tế toàn cầu), có thu nhập GNI/người ở mức cao và có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dựa trên tiêu chí thu nhập và khả năng đầu tư cũng như trả nợ của các quốc gia để xác định chính sách hỗ trợ và cho vay, đã phân loại các nền kinh tế thành hai nhóm, gồm: (1) các nước tiên tiến và (2) các nền kinh tế đang phát triển với thị trường mới nổi. Các nước đang phát triển và thị trường mới nổi bao gồm cả NICs, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác. 44 Tiêu chí nhận diện nước công nghiệp dựa trên thu nhập trên đây khá đơn giản và không đánh giá đầy đủ trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Theo quan điểm phát triển bền vững, bên cạnh việc làm ra của cải vật chất, tăng thu nhập, các quốc gia cần phải quan tâm đến giải quyết những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí nước công nghiệp dựa trên GNI/người trên đây chưa đề cập đến một hệ thống tiêu chí toàn diện đánh giá sự phát triển của một quốc gia và dễ gây ra tranh cãi khi phân loại sự phát triển của các nền kinh tế. Chính vì vậy, theo BBC, đầu tháng 10 năm 2019, Tổng thống Hoa Kỳ đã kiên quyết đề nghị IMF và WB không xếp Trung Quốc vào nhóm nước đang phát triển vì Trung Quốc đã có quy mô GDP cao thứ hai trên thế giới. 4. Tiêu chí nước công nghiệp phản ánh sự phát triển xã hội Để khắc phục các nhược điểm của các tiêu chí chỉ phản ánh sự tăng trưởng kinh tế như GNI/người nêu trên, các tổ chức trên thế giới đã đưa ra một số tiêu chí nhận diện nước công nghiệp theo trình độ phát triển xã hội dựa trên những chỉ số sau: 4.1. Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) Từ năm 1990, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc thực hiện cách phân loại các nước theo chỉ số phát triển con người (Human Development Index- HDI). Dựa vào HDI, các quốc gia trên thế giới được phân loại thành 4 nhóm: (1) Nhóm nước có trình độ phát triển con người thấp có HDI < 0,549. (2) Nhóm nước có trình độ phát triển con người trung bình có HDI từ 0,55 - 0,69. 45 (3) Nhóm có trình độ phát triển con người cao có HDI từ 0,7 - 0,79. (4) Nhóm có trình độ phát triển con người rất cao có HDI từ 0,8 - 1. UNDP cho rằng, phân loại theo tiêu chí HDI toàn diện hơn tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, bởi nó kết hợp cả yếu tố kinh tế và phi kinh tế. Năm 1996 khi trở thành thành viên của OECD, Hàn Quốc có chỉ số HDI đạt giá trị là 0,79 - ngưỡng cao nhất của mức cao. Hiện nay, các nước công nghiệp mới và Hàn Quốc đều có HDI đạt giá trị rất cao (trên 0,9). Ngày nay, HDI được xem là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự thành bại của một quốc gia thông qua sự phát triển con người. Tuy nhiên, HDI vẫn còn những hạn chế như: (i) HDI vẫn lệ thuộc vào sự tăng trưởng GDP và GNI/người; (ii) HDI chỉ giới hạn trong ba bình diện của phát triển con người là tuổi thọ trung bình, giáo dục và thu nhập. Những hạn chế của HDI càng rõ nét hơn khi các quốc gia đạt được trình độ phát triển con người cao hơn, đặc biệt là khi trở thành quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Điều này được thể hiện như sau: Thứ nhất, theo quan điểm tháp nhu cầu của Maslow thì con người và xã hội nói chung sẽ tiến từ nhu cầu cơ bản đến nhu cầu cao cấp, từ nhu cầu vật chất sang nhu cầu tinh thần. Các chỉ số thành phần của HDI mới chủ yếu dừng ở việc phản ánh đáp ứng nhu cầu ở cấp thấp (nhu cầu cơ bản và một phần nhu cầu an toàn, nhận thức hiểu biết). Khi những nhu cầu cấp thấp này được đáp ứng, con người sẽ phát sinh nhu cầu bậc cao, do đó tiến trình phát triển của xã hội đòi hỏi phải thỏa mãn được những nhu cầu đó. Chính vì lẽ đó, khi một quốc gia đạt trình độ phát triển cao thì tiêu chí phản ánh sự tiến bộ xã hội cũng phải thể hiện được việc đáp ứng các nhu cầu của con người ở bậc cao. 46 Thứ hai, sử dụng HDI rất khó để đánh giá được sự khác biệt giữa các nước công nghiệp phát triển. Đó là do ở các nước có trình độ phát triển cao, những thành tựu về thu nhập và trình độ học vấn gần như là giống nhau, do đó sự khác biệt giữa các nước chủ yếu dựa vào sự khác biệt về tuổi thọ bình quân mà chỉ số này thì biên độ dao động giữa các nước là rất nhỏ. Do vậy, khi các nền kinh tế đã đạt trình độ phát triển cao, muốn đánh giá trình độ phát triển cũng như so sánh giữa các nước với nhau thì cần một chỉ số phức tạp hơn, không chỉ phản ánh việc xã hội đáp ứng được nhu cầu cơ bản của con người mà còn phải phản ánh việc xã hội cung cấp các điều kiện để người dân có thể cải thiện cuộc sống và tự do thể hiện những lựa chọn của riêng mình. Đồng thời, các chỉ số đó phải so sánh được trên phạm vi quốc tế. Những năm tiếp theo, UNDP đã đưa thêm các chỉ số khác như: HPI (Human Poverty Index - chỉ số nghèo khả năng phát triển con người hay còn được gọi là chỉ số nghèo khổ tổng hợp); GDI (Gender - related Development Index - chỉ số phát triển liên quan tới giới) và GEM (Gender Empower Measure - chỉ số đo lường sự trao quyền giới); IHDI (Inequality-adjusted Human Development Index - chỉ số pháttriển con người có sự điều chỉnh bất bình đẳng); MPI (Multidimensional Poverty Index - chỉ số nghèo đa chiều), nhằm làm rõ thêm những khía cạnh xã hội của sự phát triển con người. Đây được coi là những bổ sung quan trọng để có thể đánh giá một cách hoàn thiện hơn về mức độ phát triển con người. 4.2. Chỉ số tiến bộ xã hội (The Social Progress Index - SPI) Chỉ số tiến bộ xã hội lần đầu tiên được công bố năm 2013 bởi các nhà nghiên cứu của tổ chức Đòi hỏi tiến bộ xã hội (Social 47 Progress Imperative) cho 75 quốc gia, và đến nay đã liên tiếp có các báo cáo cho năm 2014, 2015, 2016 với 133 quốc gia cung cấp dữ liệu để tính toán và so sánh quốc tế (hiện vẫn còn 60 quốc gia chưa cung cấp đầy đủ dữ liệu, trong đó có Việt Nam). Khung lý luận của chỉ số tiến bộ xã hội được tổng hợp từ các công trình của Amartya Sen tập trung nhấn mạnh vai trò của các tổ chức trong việc định hình hoạt động kinh tế và xã hội như North (1990); Acemoglu và Robinson (2012)1. Theo các nhà nghiên cứu về SPI, tiến bộ xã hội được định nghĩa là năng lực của một xã hội trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân, thiết lập các trụ cột cho phép công dân và cộng đồng tăng cường, duy trì chất lượng cuộc sống của họ, đồng thời tạo điều kiện cho tất cả các cá nhân đạt được đầy đủ tiềm năng của mình. Xuất phát từ quan điểm về tiến bộ xã hội đó, chỉ số tiến bộ xã hội được xây dựng bao gồm ba khía cạnh chính: (1) Mọi người có đủ nhu cầu cơ bản để tồn tại hay không: thức ăn, nước, chỗ ở, sự an toàn; (2) Liệu mọi người có thể cải thiện đời sống của họ ở các phương diện sau hay không: giáo dục, thông tin, y tế và môi trường bền vững; (3) Liệu mỗi cá nhân có cơ hội theo đuổi mục tiêu và giấc mơ, hoài bão mà không gặp cản trở để có quyền tự do lựa chọn, không bị phân biệt đối xử và tiếp cận những thông tin tiến bộ nhất của thế giới. Tổng hợp 12 thành phần của chỉ số tiến bộ xã hội tạo nên khuôn khổ của sự tiến bộ xã hội được thể hiện trong Bảng 1.8 và mỗi thành phần lại được đánh giá theo các chỉ số phù hợp, có tính khả thi về kết quả đạt được của mỗi thành phần đó (hiện nay có 52 chỉ số bộ phận cấu thành chỉ số tiến bộ xã hội chung). 1. Xem The Social Progress Index 2013, p. 43. 48 Khung cơ bản của chỉ số tiến bộ xã hội tập trung chủ yếu vào các phương diện phi kinh tế về thành tựu phát triển của một quốc gia. Cách tiếp cận này tập trung vào các chỉ số kết quả, chứ không phải chỉ tiêu đầu vào, do đó nó có những khác biệt so với các thước đo kinh tế truyền thống. Bảng 1.8: Các chỉ tiêu cụ thể trong khung chỉ số tiến bộ xã hội Chỉ số tiến bộ xã hội Các nhu cầu cơ bản của con người Nền tảng của phúc lợi xã hội Cơ hội phát triển Dinh dưỡng và chăm sóc y tế cơ bản - Suy dinh dưỡng - Mức độ thiếu hụt lương thực - Tỷ lệ tử vong bà mẹ - Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh - Tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm Tiếp cận kiến thức cơ bản - Tỷ lệ người lớn biết chữ - Tỷ lệ nhập học tiểu học - Tỷ lệ nhập học trung học cơ sở - Tỷ lệ nhập học trung học cơ sở chia theo giới tính Quyền cá nhân - Các quyền chính trị - Tự do ngôn luận - Tự do hội họp/lập hội - Quyền tự do di chuyển - Quyền sở hữu tư nhân Nước và vệ sinh - Tiếp cận với nước máy - Tiếp cận của khu vực nông thôn với nguồn nước sạch - Tiếp cận với điều kiện vệ sinh tốt Tiếp cận thông tin và truyền thông - Số thuê bao điện thoại di động - Số người sử dụng internet - Chỉ số tự do báo chí Tự do và lựa chọn cá nhân - Tự do lựa chọn cuộc sống - Tự do tôn giáo - Kết hôn sớm - Tự do lựa chọn các biện pháp tránh thai - Tham nhũng Nơi ở - Mức độ sẵn có của các tòa nhà thu nhập thấp - Có điện cho sử dụng - Chất lượng điện cung cấp - Ô nhiễm không khí trong gia đình Y tế và sức khỏe - Tuổi thọ đạt 60 tuổi trở lên - Số/Tỷ lệ người chết vì các bệnh không lây nhiễm - Tỷ lệ béo phì - Tỷ lệ tự sát Lòng khoan dung và gắn kết xã hội - Khoan dung với người nhập cư - Khoan dung với người đồng tính - Không phân biệt đối xử đối với đồng bào dân tộc thiểu số - Bảo đảm tự do tôn giáo - Có hệ thống an sinh xã hội cho cộng đồng 49 Chỉ số tiến bộ xã hội Các nhu cầu cơ bản của con người Nền tảng của phúc lợi xã hội Cơ hội phát triển An toàn cá nhân - Tỷ lệ giết người - Mức độ tội phạm bạo lực - Nhận thức về tội phạm - Khủng bố chính trị - Số người chết vì tai nạn giao thông Chất lượng môi trường - Ô nhiễm môi trường không khí - Tiết kiệm nước - Giảm phát thải khí nhà kính - Đa dạng sinh học và môi trường sống Tiếp cận giáo dục bậc cao - Số năm đi học trung học phổ thông - Số năm đi học trung bình của phụ nữ - Bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục - Xếp hạng quốc tế của các trường đại học - Tỷ lệ học sinh phổ thông đăng ký học các trường đại học được xếp hạng toàn cầu Nguồn: http://www.socialprogressimperative.org/wp-content/ uploads/2016/07/SPI-2016-Methodological-Report.pdf Chỉ số tiến bộ xã hội là kết quả của một loạt các sáng kiến gần đây trong xu hướng nghiên cứu các thước đo đánh giá thành quả của quá trình phát triển “không chỉ có GDP”. Trong khi chỉ số phát triển con người (HDI) chỉ tập trung vào tuổi thọ, trình độ học vấn và thu nhập thì chỉ số tiến bộ xã hội bao gồm phạm vi rộng lớn hơn của các yếu tố tác động đến tiến bộ xã hội tổng thể, từ mức độ an toàn cá nhân (ở phương diện các nhu cầu cơ bản của con người) đến khả năng tiếp cận thông tin và truyền thông (ở phương diện nền tảng phúc lợi xã hội) cho đến sự bao dung và gắn kết xã hội (ở phương diện cơ hội phát triển). Hơn nữa, các khía cạnh phản ánh trong chỉ số tiến bộ xã hội phản ánh đầy đủ các cấp độ nhu cầu theo quan điểm tháp nhu cầu của Maslow, và do đó thích hợp đối với cả nước đang phát triển và các nước phát triển. Chỉ số tiến bộ xã hội cung cấp một chuẩn mực hữu ích để các nước có thể so sánh với các quốc gia khác và xác định được những mặt mạnh, mặt yếu trong sự phát triển hiện tại của các quốc gia. Chỉ số này không chỉ cho phép các nhà hoạch định chính sách so 50 sánh thành tựu phát triển trên chỉ số tổng hợp mà còn tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia về từng phương diện và thành phần cụ thể. Dựa trên 52 chỉ báo về hiệu suất hoạt động xã hội của một quốc gia, SPI cung cấp một công cụ thiết thực cho chính phủ và các nhà lãnh đạo đối sánh hiệu suất hoạt động của quốc gia và ưu tiên cho những lĩnh vực xã hội cần cải thiện nhất. Do đó, SPI cung cấp một cơ sở mang tính hệ thống, thực nghiệm để hướng dẫn xây dựng chiến lược vì sự phát triển toàn diện. Sự quan tâm đối với SPI đã gia tăng theo cấp số nhân từ khi phiên bản thử nghiệm đầu tiên được công bố vào năm 2013. Những phát hiện về SPI đã được chia sẻ cho hàng triệu người dân trên thế giới, biến nó thành một công cụ để người dân chất vấn trách nhiệm giải trình của các nhà lãnh đạo của họ. Hơn nữa, các sáng kiến ​​chiến lược để thúc đẩy sự cải thiện về tiến bộ xã hội đã được triển khai tại hơn 40 quốc gia. Ví dụ, Paraguay đã áp dụng SPI để hướng dẫn một kế hoạch phát triển toàn diện cấp quốc gia đến năm 2030. SPI không chỉ được sử dụng ở cấp quốc gia, mà còn ở cấp vùng và các thành phố. Một số bang như bang Para ở Brazil, một số thành phố như Bogota và Rio de Janeiro ở Mỹ Latinh và Somerville ở bang Massachusetts ở Hoa Kỳ đã bắt đầu sử dụng SPI như là một thước đo mức độ thành công của sự phát triển. Năm 2016, Ủy ban châu Âu đã khởi động việc áp dụng SPI trên khắp châu Âu. Một số công ty, như Coca - Cola và Natura, đã sử dụng SPI để thông báo các chiến lược đầu tư xã hội của họ và xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các đối tác cũng như kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng. Nguồn dữ liệu tính toán chỉ số tiến bộ xã hội được dựa trên dữ liệu chính thức của các tổ chức phát triển có uy tín. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu của SPI mang tính định tính và thể hiện sự cảm nhận chủ quan, khó lượng hóa, tính toán tương đối phức tạp như 51 lòng khoan dung, sự tự do, v.v. nên không nhiều quốc gia quan tâm lựa chọn chỉ số này. 5. Tiêu chí phản ánh năng lực khoa học - công nghệ và đổi mới Tiêu chí phản ánh năng lực khoa học - công nghệ và đổi mới được đánh giá dựa trên những chỉ số sau: 5.1. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu là một bộ công cụ đánh giá, xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia hoặc nền kinh tế, được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) phối hợp với Trường kinh doanh INSEAD, Pháp và Đại học Cornell, Hoa Kỳ xây dựng lần đầu tiên vào năm 2007 và liên tục được hoàn thiện. GII là chỉ số xếp hạng hằng năm các quốc gia theo năng lực và thành công của họ trong đổi mới sáng tạo. GII được tính toán dựa trên các dữ liệu khách quan và chủ quan thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm phản ánh tính đa diện của đổi mới sáng tạo. Hiện nay, GII được công nhận là một công cụ hữu ích giúp các nước điều chỉnh chính sách để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, nâng cao năng suất và tạo việc làm. Khung GII: Cách tiếp cận trong đánh giá đổi mới sáng tạo của WIPO được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là đổi mới sáng tạo dựa trên R&D mà nó bao trùm cả đổi mới sáng tạo trong tổ chức, thị trường... Điều này thể hiện quan điểm cho rằng trình độ phát triển và hiệu quả hoạt động, cũng như tính liên kết kinh tế của một quốc gia này với các quốc gia khác có tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo của quốc gia đó. Với cách tiếp cận này, GII được tích hợp từ số đo của bảy trụ cột lớn, mỗi trụ cột lớn được tích hợp từ số đo của ba trụ cột nhỏ 52 hay nhóm chỉ số. Mỗi nhóm chỉ số bao gồm từ 02 đến 05 chỉ số thành phần, tổng thể có khoảng 70 - 80 chỉ số thành phần, thay đổi tùy từng năm. Năm 2017, có 81 chỉ số thành phần được sử dụng. Đến năm 2018, có 80 chỉ số thành phần được sử dụng. Có ba chỉ số tổng hợp chính được tính toán bao gồm: (1) chỉ số tổng hợp về đầu vào đổi mới sáng tạo; (2) chỉ số tổng hợp về đầu ra đổi mới sáng tạo; và (3) chỉ số tổng hợp đổi mới sáng tạo, là trung bình cộng đơn giản của chỉ số tổng hợp về đầu vào và chỉ số tổng hợp về đầu ra đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, chỉ số về hiệu quả đổi mới sáng tạo cũng được xem xét, theo đó, hiệu quả đổi mới sáng tạo được tính là tỷ lệ giữa chỉ số đầu ra trên chỉ số đầu vào đổi mới sáng tạo. Tỷ lệ này cho biết một quốc gia tạo ra bao nhiêu đầu ra đổi mới sáng tạo ứng với số đầu vào đổi mới sáng tạo của quốc gia đó. Khung chỉ số được mô tả cụ thể theo sơ đồ sau: Hình 1.1: Khung chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII Tỷ suất hiệu quả đổi mới sáng tạo Chỉ số đầu vào đổi mới sáng tạo Chỉ số đầu ra đổi mới sáng tạo 1. Thể chế 2. Nguồn nhân lực và nghiên cứu 3. Kết cấu hạ tầng 4. Trình độ phát triển của thị trường 5. Trình độ phát triển của kinh doanh 6. Sản phẩm kiến thức và công nghệ 7. Sản phẩm sáng tạo thông tin Tín dụng Lao động chính trị Giáo dục Công nghệ Sáng tạo Tài sản Môi trường Môi trường pháp lý Môi trường kinh doanh Giáo dục đại học Nghiên cứu và phát triển Cơ sở hạ tầng chung Bền vững sinh thái Đầu tư Thương mại, cạnh tranh, quy mô thị trường có kiến thức Liên kết sáng tạo Hấp thu tri thức tri thức Tác động của tri thức Lan tỏa tri thức vô hình Sản phẩm và dịch vụ sáng tạo Sáng tạo trực tuyến Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, năm 2018. 53 Phương pháp tính toán GII: Các chỉ số thành phần sử dụng hoàn toàn số liệu thứ cấp, là kết quả đã được thu thập và phân tích trực tiếp hoặc đã được tính toán tổng hợp bởi các tổ chức khác. Có khoảng trên dưới 30 nguồn dữ liệu được sử dụng để phục vụ tính toán GII, chủ yếu là lấy từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức của Liên hợp quốc. Một số chỉ số được lấy dữ liệu ở nhiều nguồn khác nhau (tùy thuộc vào từng quốc gia/nền kinh tế có số liệu sẵn có và cập nhật hơn ở nguồn nào). Việc điều chỉnh phương pháp tính toán các chỉ số thành phần có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp chỉ số nhóm và chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của một số nước. Vì vậy, trong một số trường hợp, nhóm chuyên gia thực hiện Báo cáo GII đã phải điều chỉnh lại phương pháp tính toán chỉ số thành phần, ví dụ như một số chỉ số của WIPO, WTO. Với mỗi một chỉ số thành phần sử dụng dữ liệu cứng, số liệu của quốc gia/nền kinh tế nào có giá trị cao nhất sẽ được điểm số cao nhất là 100, các quốc gia/nền kinh tế có các giá trị tiếp theo sẽ được quy đổi tương ứng, căn cứ theo giá trị của chỉ số tiếp theo đó cho tới 0. Điểm số được tính đến mức hai số thập phân. Có một vài trường hợp đặc biệt là chỉ số nghịch, tức là giá trị càng thấp thì điểm số và thứ hạng càng cao. Thứ hạng của từng chỉ số được căn cứ vào điểm số, với mỗi một chỉ số, quốc gia/nền kinh tế nào có điểm số cao nhất được xếp hạng 1, điểm số thấp nhất sẽ xếp hạng cuối. Các trường hợp không có số liệu thì sẽ không được tính điểm và xếp hạng. Báo cáo GII năm 2018 đã xếp hạng 126 nền kinh tế. Để bảo đảm tính minh bạch và khả năng nhân rộng kết quả, những giá trị thiếu không được tìm cách bổ sung. Những giá trị thiếu được ghi “n/a” (không có số liệu) và không được xem xét điểm số và 54 xếp hạng. GII 2018 bao gồm 80 chỉ số, xét theo nguồn dữ liệu, có thể chia thành ba nhóm sau: - Dữ liệu định lượng/khách quan/dữ liệu cứng (57 chỉ số): Dữ liệu cứng được lấy từ các nguồn thông tin công khai và không công khai của các cơ quan Liên hợp quốc, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Ngân hàng Thế giới, Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp thuộc Ủy ban châu Âu (JRC), Công ty kiểm toán (PwC), Nhà xuất bản Bureau Van Dijk (BvD), Hãng tin Thomson Reuters, tổ chức IHS Global Insight và Google, v.v.. Các chỉ số này thường được tính trong tương quan với dân số, GDP hoặc một số các yếu tố liên quan khác. Việc tỷ lệ hóa theo quy mô với một số chỉ số quy mô liên quan là cần thiết nhằm phục vụ mục đích so sách giữa các nền kinh tế. Ví dụ, chỉ số chi tiêu cho giáo dục, % GDP, v.v.. - Chỉ số tổng hợp/dữ liệu chỉ số chung (18 chỉ số): Các chỉ số tổng hợp được cung cấp bởi các cơ quan chuyên môn và các tổ chức khác như Ngân hàng Thế giới, Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU), Mạng lưới Hành chính công của Liên hợp quốc (UNPAN), Đại học Yale và Đại học Columbia, v.v.. Ví dụ chỉ số bảo đảm ổn định và an ninh chính trị, chỉ số hiệu quả logistics, chỉ số kết quả về môi trường, v.v.. - Dữ liệu khảo sát/định tính/chủ quan/dữ liệu mềm (5 chỉ số). Các chỉ số này lấy dữ liệu từ cuộc khảo sát ý kiến doanh nghiệp của Diễn đàn Kinh tế thế giới. Các câu hỏi khảo sát được xây dựng để thu thập nhận thức chủ quan về các chủ đề cụ thể. Ví dụ chỉ số hợp tác đại học - doanh nghiệp, chỉ số quy mô phát triển của cụm công nghiệp, v.v.. Các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng GII. Kết quả xếp hạng của mỗi năm phản ánh vị trí tương đối của quốc gia/nền kinh 55 tế trên cơ sở khung lý thuyết, các dữ liệu được sử dụng và tổng thể các quốc gia được chọn tham gia xếp hạng của năm đó. Khi những yếu tố này thay đổi sẽ làm thay đổi kết quả xếp hạng. Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng hằng năm của một quốc gia/nền kinh tế, đó là: (i) Thành tích tăng trưởng thực tế của quốc gia/nền kinh tế đó. (ii) Những điều chỉnh về khung lý thuyết tính toán của WIPO (ví dụ như thêm, bớt chỉ số). (iii) Cập nhật dữ liệu, cách xử lý giá trị ngoại biên, số liệu bị thiếu. (iv) Việc thêm hay bớt các quốc gia/nền kinh tế trong mẫu so sánh. Bảng 1.9: Xếp hạng GII năm 2016 của một số nước GII Chỉ số đầu vào đổi mới sáng tạo Chỉ số đầu ra đổi mới sáng tạo Tên nước Thứ hạng /179 Điểm Thứ hạng /177 Điểm Thứ hạng /178 Điểm Singapore 6 59,16 1 72,94 20 45,38 Malaysia 35 43,36 32 52,05 39 34,66 Thái Lan 52 36,51 57 42,98 50 30,04 Việt Nam 59 35,37 79 38,45 42 32,29 Philippines 74 31,83 86 37,23 64 26,43 Indonesia 88 29,07 99 34,04 76 24,10 Campuchia 95 27,94 94 35,06 95 20,82 Trung Quốc 25 50,57 29 53,12 15 48,02 Nguồn: Đại học Cornell, ISEAD và WIPO (2016), Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2016, truy cập tại file:///C:/Users/PC/ Downloads/gii-full-report-2016-v1.pdf 56 5.2. Chỉ số kinh tế tri thức (Knowledge Economy Index - KEI) KEI là chỉ số do Ngân hàng Thế giới xây dựng nhằm đo lường khả năng một nền kinh tế có thể sáng tạo, vận dụng và truyền bá tri thức. Về mặt phương pháp luận, chỉ số này là bình quân giản đơn của điểm đánh giá đã chuẩn hóa của một nước theo bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức là thể chế kinh tế, hệ thống đổi mới giáo dục và nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Nhóm 1: Môi trường kinh doanh (trụ cột: thể chế kinh tế và tổ chức): khuyến khích sử dụng hiệu quả kiến thức hiện có, kiến thức mới và sự phát triển mạnh mẽ của tinh thần kinh doanh. Nội dung đánh giá gồm: hàng rào thuế quan và phi thuế quan, quy định chất lượng, nguyên tắc luật lệ. Nhóm 2: Giáo dục và đào tạo (trụ cột: giáo dục và nguồn nhân lực): dân số có trình độ học vấn và kỹ năng để sáng tạo, chia sẻ và sử dụng kiến thức tốt. Nội dung đánh giá gồm: người lớn biết chữ, tuyển sinh trung học, tuyển sinh đại học. Nhóm 3: Khoa học và công nghệ (trụ cột: hệ thống đổi mới công nghệ): hệ thống sáng tạo hiệu quả của các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các chuyên gia tư vấn và các tổ chức khác để khai thác tri thức toàn cầu, áp dụng và thích ứng với nhu cầu của từng nước và tạo ra công nghệ mới. Nội dung đánh giá gồm: thanh toán bản quyền, phát minh sáng chế, bài báo và tạp chí khoa học. Nhóm 4: Công nghệ thông tin và truyền thông (trụ cột: hạ tầng ICT): hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện cho việc sáng tạo hiệu quả, phổ biến và xử lý thông tin. Nội dung đánh giá gồm: điện thoại, máy vi tính, người sử dụng internet. 57 Kể từ năm 1995 đến nay, WB đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá KEI hằng năm, thang điểm từ 0 - 10. Năm 2009, WB phân chia KEI thành 4 nhóm nước theo GDP bình quân đầu người và coi những nước có KEI trên 8 điểm là đã cơ bản xác lập nền kinh tế tri thức. Bảng 1.10: Chỉ số KEI đối với các nhóm nước khác nhau Nhóm nước KEI Thể chế Đổi mới Giáo dục ICT 1 Thu nhập cao 8,23 8,02 9,02 7,47 8,42 2 Thu nhập trung bình cao 5,66 5,08 6,03 5,63 5,89 3 Thu nhập trung bình thấp 3,78 3,01 4,96 3,32 3,85 4 Thu nhập thấp 2,00 2,05 2,52 1,61 1,82 5 Việt Nam 3,51 2,79 2,72 3,66 4,58 Nguồn: www.worldbank.org Theo Bảng 1.10, Việt Nam gần mức nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Cũng theo xếp hạng của WB, năm 2012 có 28 nước đạt mức KEI từ 8 điểm trở lên, cao nhất là Thụy Điển: 9,43 điểm; 41 nước đạt mức KEI từ 7 điểm trở lên. Việt Nam đạt mức 3,4 điểm, đứng thứ 104 trên 145 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Một số nước như Nhật Bản: 8,28 điểm, đứng thứ 22; Hàn Quốc: 7,97 điểm, đứng thứ 29; Thái Lan: 5,21 điểm, đứng thứ 66; Trung Quốc: 4,37 điểm, đứng thứ 84...1. Tuy nhiên, chỉ số này chưa có trong hệ thống thống kê của Việt Nam và từ năm 2012 đến nay không có kết quả công bố. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của ICT lại càng trở nên quan trọng. Theo Nguyễn Kế Tuấn (2016), hiện nay, 1. Xem KAM 2012 - www.worldbank.org.kam 58 ngày càng nhiều nước thừa nhận KEI là công cụ đánh giá đáng tin cậy về phát triển kinh tế tri thức. Đáng tiếc, tất cả các nghiên cứu có dẫn chiếu đến KEI đều mới chỉ cung cấp số liệu đến năm 2012. Hầu như tất cả các yếu tố cấu thành nên KEI đều được bao gồm trong GII nên từ khi GII được phổ biến rộng rãi thì KEI không được sử dụng nữa. Bảng 1.11: Xếp hạng KEI của các nước và vùng lãnh thổ Đông Á - Thái Bình Dương Nước KEI Xếp hạng 2000 2012 Tăng, giảm 2000 2012 Tăng, giảm New Zealand 9,19 8,97 -0,22 2 1 +1 Campuchia 2,25 1,71 -0,54 16 17 -1 Indonesia 3,02 3,11 +0,09 14 15 -1 Lào 1,92 1,75 -0,17 17 16 +1 Malaysia 6,37 6,10 -0,27 8 8 0 Singapore 8,57 8,26 -0,31 4 5 -1 Thái Lan 5,47 5,21 -0,26 9 9 0 Trung Quốc 3,83 4,37 +0,54 13 11 +2 Việt Nam 2,72 3,40 +0,68 15 14 +1 Nguồn: Nguyễn Kế Tuấn (2016), tr. 229-230. 5.3. Chỉ số năng lực khoa học và công nghệ của Wagner (2001) Chỉ số năng lực khoa học và công nghệ (Index of Science and Technology Capacity) được phát triển bởi Wagner và cộng sự (2001) để đo lường mức độ mà một quốc gia có thể hấp thụ và sử dụng được các kiến thức về khoa học và công nghệ. Tiêu chí này được xây dựng gồm 7 chỉ tiêu phản ánh năng lực khoa học và công nghệ, gồm: - Thu nhập bình quân đầu người. 59 - Số nhà khoa học và kỹ sư/một trăm nghìn dân, đại diện cho nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. - Số lượng bài báo khoa học và bằng phát minh sáng chế được thực hiện bởi công dân của quốc gia, đại diện cho đầu ra của khoa học và công nghệ. - Tỷ trọng GNP sử dụng cho R&D, đại diện cho đầu vào của khoa học và công nghệ. - Số lượng trường đại học và viện nghiên cứu/một triệu dân, đại diện cho kết cấu hạ tầng dành cho khoa học và công nghệ. - Số lượng sinh viên học ở Hoa Kỳ quay trở về, đại diện cho sự tiếp thu tri thức và kiến thức mới từ bên ngoài. - Số lượng sáng chế được nộp lên Văn phòng Sáng chế Hoa Kỳ (USPTO) và Văn phòng Sáng chế châu Âu (EPO). Sử dụng hệ chỉ số này, 150 quốc gia sau khi được đánh giá về năng lực khoa học và công nghệ, được phân hạng thành bốn nhóm: - Quốc gia công nghệ tiên tiến. - Quốc gia công nghệ hiệu quả. - Quốc gia đang phát triển về khoa học và công nghệ. - Quốc gia kém phát triển về khoa học và công nghệ. Hạn chế nhất của chỉ số này là chuẩn về các bài báo khoa học không rõ ràng, ít được các quốc gia thừa nhận và quan tâm. 5.4. Một số tiêu chí về công nghệ khác qua một số chỉ số a) Chỉ số thành tích công nghệ (TAI) của Desai (2002) Chỉ sốthànhtíchcôngnghệ(TAI -TheTechnologyAchievement Index) được phát triển để đo lường sự tham gia của một quốc gia vào quá trình sáng tạo và sử dụng công nghệ. Chỉ số này ban đầu được phát triển để phục vụ cho việc xây dựng báo cáo phát triển con người của UNDP (2001). Chỉ số này bao gồm bốn tiêu chí: 60 - Sáng tạo công nghệ (với các chỉ tiêu: (i) số lượng sáng chế được cấp bình quân đầu người, phản ánh mức độ sáng tạo; (ii) phí sử dụng công nghệ thu được từ nước ngoài bình quân đầu người, phản ánh thành tựu sáng tạo trong quá khứ). - Phổ biến công nghệ hiện có (với các chỉ tiêu: (i) mức độ phổ biến của internet; (ii) tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao và công nghệ trung bình). - Phổ biến các công nghệ cũ (số lượng điện thoại thuê bao và mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người). - Kỹ năng lao động (với các chỉ tiêu: (i) số năm theo học bình quân của dân số và (ii) số lượng sinh viên khoa học, công nghệ, toán và kỹ sư). Trên cơ sở các chỉ tiêu này, Desai và cộng sự (2002) đã xếp hạng 72 quốc gia thành 4 nhóm theo năng lực STI gồm: - Nhóm quốc gia hàng đầu. - Nhóm quốc gia có triển vọng. - Nhóm quốc gia ứng dụng năng động. - Nhóm quốc gia yếu kém. b) Chỉ số năng lực công nghệ mới - NITC Chỉ số năng lực công nghệ mới (The New Indicator of Technological Capabilities) được phát triển bởi Archibugi và Coco năm 2004. Chỉ số này sử dụng ba yếu tố chính để phản ánh năng lực khoa học và công nghệ, bao gồm: - Sáng tạo công nghệ (với các chỉ tiêu: (i) số lượng sáng chế và (ii) số lượng bài báo khoa học). - Kết cấu hạ tầng công nghệ (với các chỉ tiêu: (i) mức độ sử dụng internet; (ii) mức độ sử dụng điện thoại; (iii) mức độ tiêu thụ điện). - Phát triển kỹ năng con người (với các chỉ tiêu: (i) số lượng sinh viên ngành kỹ thuật và khoa học; (ii) số năm học bình quân của người dân; (iii) tỷ lệ biết chữ). 61 Sử dụng hệ tiêu chí này, các tác giả đã đánh giá năng lực STI của 162 quốc gia. Kết quả, các quốc gia được phân hạng thành bốn nhóm như sau: - Quốc gia hàng đầu (xếp hạng từ 1 đến 25). - Quốc gia có tiềm năng hàng đầu (xếp hạng từ 26 đến 40). - Quốc gia chậm phát triển (xếp hạng từ 41 đến 111). - Quốc gia yếu kém (xếp hạng từ 112 đến 162). c) Chỉ số năng lực khoa học, công nghệ và chỉ số đổi mới toàn cầu - STI STI được xây dựng vào năm 2015 bởi Bashir, dựa vào giả thuyết rằng năng lực STI quốc gia có thể được giải thích bởi bộ ba yếu tố gồm: (i) năng lực công nghệ, (ii) năng lực xã hội và (iii) năng lực chung được cấu thành từ 9 tiêu chí hay trụ cột. Năng lực công nghệ là năng lực cần thiết để sáng tạo tri thức, phát triển công nghệ và đổi mới công nghệ. Năng lực xã hội là năng lực cần thiết để tiếp nhận, phổ biến, khai thác và sử dụng tri thức và công nghệ cho các lợi ích kinh tế - xã hội. Năng lực chung là năng lực mà một quốc gia có thể ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến hai năng lực công nghệ và năng lực xã hội. Cụ thể như sau: Thứ nhất, năng lực công nghệ được phản ánh bởi 3 chỉ tiêu: Chỉ tiêu sáng tạo công nghệ. Năng lực sáng tạo công nghệ là tiêu chí quan trọng phản ánh năng lực công nghệ do các quốc gia hàng đầu trong sáng tạo tri thức và đổi mới công nghệ. Chỉ tiêu này bao gồm: (i) số lượng đơn đăng ký sáng chế/một triệu dân; (ii) số sáng chế được cấp/một triệu dân; (iii) số lượng đơn đăng ký thiết kế công nghiệp/một triệu dân; (iv) số đăng ký thiết kế công nghiệp/một triệu dân; (v) số đơn đăng ký mô hình tiện ích/ một triệu dân; (vi) số chứng nhận mô hình tiện ích được cấp/một triệu dân. 62 - Chỉ tiêu năng lực nghiên cứu và phát triển. Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) là một thành phần quan trọng của quá trình đổi mới sáng tạo và là yếu tố chủ chốt để tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới. Năng lực R&D của quốc gia chỉ ra khả năng thành công trong tương lai của quốc gia về phát triển các sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ mới. Nó cũng chỉ ra những lợi ích có thể tạo ra từ việc thích ứng các công nghệ từ nước ngoài, khả năng quốc gia có thể sử dụng các kiến thức hiện tại để giải quyết các vấn đề địa phương. Chỉ tiêu này bao gồm: (i) số lượng nhà nghiên cứu làm việc toàn thời gian/một triệu dân; (ii) số lượng nhà kỹ thuật làm việc toàn thời gian/một triệu dân; (iii) tổng chi phí cho R&D trong GDP (%); (iv) chi phí R&D/một nhà nghiên cứu. - Chỉ tiêu kết quả nghiên cứu và phát triển. Kết quả nghiên cứu và phát triển phản ánh đầu ra của các hoạt động R&D bao gồm số bài báo khoa học được xuất bản. Tiêu chí này liên quan đến số lượng xuất bản, chất lượng và tác động của xuất bản. Chỉ tiêu này bao gồm: (i) số lượng bài báo khoa học/một triệu dân; (ii) số lượng trích dẫn/một bài báo; (iii) chỉ số H của các xuất bản phẩm. Thứ hai, năng lực xã hội được thể hiện qua 4 chỉ tiêu: - Chỉ tiêu hấp thụ công nghệ. Năng lực hấp thụ công nghệ phản ánh khả năng sử dụng và khai thác các công nghệ được mua hoặc tự phát triển vì các lợi ích kinh tế và xã hội. Đối với các nước đang phát triển, tiêu chí này phản ánh khả năng sử dụng công nghệ từ các quốc gia phát triển phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ tiêu này bao gồm: (i) tỷ trọng xuất khẩu của các sản phẩm chế tạo; (ii) tiền chi trả cho việc sử dụng các tài sản trí tuệ bình quân đầu người; (iii) đầu tư ra nước ngoài bình quân đầu người (USD). 63 - Chỉ tiêu phổ biến của công nghệ cũ. Sự phổ biến của các công nghệ cũ như điện và viễn thông là cần thiết để khai thác các công nghệ mới. Chỉ tiêu này bao gồm: (i) mức tiêu dùng điện năng bình quân đầu người; (ii) số lượng thuê bao điện thoại cố định và di động/một trăm người dân. - Chỉ tiêu phổ biến của các đổi mới sáng tạo hiện hành. Sự phổ biến của các công nghệ hiện hành dưới hình thức các công nghệ thông tin đang trở thành điều kiện tiên quyết để tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu. Các công nghệ hiện hành không chỉ là công cụ cần thiết để tiếp cận thông tin toàn cầu ở chi phí thấp mà còn cung cấp giải pháp cho các khu vực khác như sức khỏe, môi trường và nông nghiệp. Chỉ tiêu này bao gồm: (i) số lượng hộ gia đình có máy tính/một trăm người dân; (ii) số lượng người sử dụng internet/một nghìn người dân; (iii) số lượng người đăng ký thuê bao băng rộng/một trăm người dân. - Chỉ tiêu tiếp cận nguồn công nghệ nước ngoài. Tiếp cận công nghệ nước ngoài và sử dụng sản phẩm công nghệ tiên tiến có thể giúp các quốc gia đang phát triển tăng cường được khả năng công nghệ thông qua việc nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Tiếp cận công nghệ nước ngoài tạo động lực cho các quốc gia sử dụng công nghệ tiên tiến hơn để cạnh tranh trong xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, lợi ích từ việc tiếp cận công nghệ nước ngoài lại phụ thuộc vào năng lực hấp thụ công nghệ của từng quốc gia và tác động lan truyền ngược công nghệ thông qua đầu tư ra nước ngoài. Chỉ tiêu này bao gồm: (i) tỷ trọng nhập khẩu là sản phẩm công nghệ cao; (ii) tiền chi trả cho việc sử dụng tài sản trí tuệ bình quân đầu người; (iii) đầu tư ra nước ngoài bình quân đầu người. 64 Thứ ba, năng lực chung bao gồm 2 chỉ tiêu: - Chỉ tiêu nguồn vốn con người và kỹ năng nhận thức: Nguồn vốn con người và kỹ năng nhận thức của người dân đóng vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia trong việc đạt được thành công trong đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ. Đào tạo đại học là một trong những yếu tố chủ chốt thúc đẩy học, sử dụng và khai thác công nghệ hiện đại. Chỉ tiêu này bao gồm: (i) tỷ trọng sinh viên theo học các ngành khoa học, nông nghiệp, kỹ sư, chế tạo và xây dựng ở bậc đại học; (ii) tỷ lệ học sinh trong độ tuổi tham gia học từ bậc tiểu học đến đại học; (iii) tỷ trọng chi phí giáo dục và đào tạo trong GDP. - Chỉ tiêu thúc đẩy. Chỉ tiêu thúc đẩy gồm GDP bình quân đầu người và tỷ lệ người biết chữ. GDP bình quân đầu người phản ánh sự hiện diện của các yếu tố kết cấu hạ tầng cần thiết để hỗ trợ cho nền kinh tế và hoạt động STI. Đây thường là chỉ tiêu phản ánh khả năng toàn bộ công dân có thể hưởng lợi từ sự gia tăng các hoạt động sản xuất. Đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ người biết chữ có thể quyết định khả năng chấp nhận ý tưởng và công nghệ mới cũng như thay đổi cách nhìn nhận đối với công việc và xã hội. Chỉ tiêu này bao gồm: (i) GDP bình quân đầu người (PPP USD) và (ii) tỷ lệ người lớn biết chữ. Áp dụng hệ chỉ tiêu này, có 167 quốc gia được nghiên cứu và phân loại thành bốn nhóm gồm: - Quốc gia lãnh đạo (phần lớn là quốc gia có thu nhập cao). - Quốc gia thích ứng năng động (phần lớn là quốc gia có thu nhập trung bình cao). - Quốc gia thích ứng chậm (phần lớn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp). - Quốc gia yếu kém (phần lớn là quốc gia thu nhập thấp). 65 6. Tiêu chí nước công nghiệp phản ánh sự bền vững môi trường 6.1. Bộ tiêu chí môi trường của Ủy ban Phát triển bền vững Liên hợp quốc Ủy ban Phát triển bền vững Liên hợp quốc (UNCSD) ra đời năm 1992 là kết quả trực tiếp của Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển. Một trong những hoạt động quan trọng của Ủy ban này là xây dựng và thử nghiệm một bộ tiêu chí bao quát các khía cạnh xã hội, môi trường, kinh tế và thể chế của phát triển bền vững. Tiêu chí này gồm 58 chỉ tiêu (lúc đầu là 134) đã được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, lựa chọn để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho quốc gia mình. Các chỉ tiêu về môi trường trong bộ tiêu chí phản ánh các khía cạnh môi trường trong sự lồng ghép với các lĩnh vực khác như xã hội, kinh tế (xem Bảng 1.12). Bảng 1.12: Các chỉ tiêu môi trường trong bộ tiêu chí phát triển bền vững của Ủy ban Phát triển bền vững Liên hợp quốc Chủ đề Chủ đề nhánh Chỉ tiêu Lĩnh vực xã hội 2. Y tế 5. Điều kiện vệ sinh 8. % dân số có thiết bị vệ sinh phù hợp 6. Nước sạch 9. Dân số được dùng nước sạch Lĩnh vực môi trường 7. Không khí 13. Biến đổi khí hậu 20. Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính 14. Phá huỷ tầng ôzôn 21. Mức độ tàn phá tầng ôzôn 15. Chất lượng không khí 22. Nồng độ chất thải khí khu vực đô thị 66 Chủ đề Chủ đề nhánh Chỉ tiêu 8. Đất 16. Nông nghiệp 23. Đất canh tác và diện tích cây lâu năm 24. Sử dụng phân hóa học 25. Sử dụng thuốc trừ sâu 17. Rừng 26. Tỷ lệ che phủ rừng 27. Cường độ khai thác gỗ 18. Hoang hóa 28. Đất bị hoang hóa 19. Đô thị hóa 29. Diện tích đô thị chính thức và phi chính thức 9. Đại dương, biển, bờ biển 20. Khu vực bờ biển 30. Mức độ tập trung của tảo trong nước biển 31. % dân số sống ở khu vực bờ biển 21. Ngư nghiệp 32. Loài hải sản chính bị bắt hằng năm 10. Nước sạch 22. Chất lượng nước 33. Mức độ cạn kiệt của nguồn nước ngầm và nước mặt so với tổng nguồn nước 34. BOD của khối nước 35. Mức tập trung của Faecal Coliform 11. Đa dạng sinh học 23. Hệ sinh thái 36. Diện tích hệ sinh thái chủ yếu được lựa chọn 37. Diện tích được bảo vệ so với tổng diện tích 24. Loài 38. Sự đa dạng của số loài được lựa chọn Lĩnh vực kinh tế 12. Cơ cấu kinh tế 28. Tiêu dùng vật chất 44. Mức độ sử dụng vật chất 29. Sử dụng năng lượng 45. Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người/năm 46. Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lượng có thể tái tạo 47. Mức độ sử dụng năng lượng 13. Mẫu hình sản xuất và tiêu dùng 30. Xả thải và quản lý xả thải 48. Chất thải rắn công nghiệp và đô thị 49. Chất thải nguy hiểm 50. Chất thải phóng xạ 51. Chất thải tái sinh Lĩnh vực thể chế 14. Khuôn khổ thể chế 32. Quá trình thực hiện chiến lược phát triển bền vững 53. Chiến lược phát triển bền vững quốc gia 67 Chủ đề Chủ đề nhánh Chỉ tiêu 33. Hợp tác quốc tế 54. Thực thi các công ước quốc tế đã ký kết 15. Năng lực thể chế 37. Phòng chống thảm họa 58. Thiệt hại về người và của do các thảm họa thiên tai Nguồn: Ủy ban Phát triển bền vững Liên hợp quốc (UNCSD), năm 2016. Mặc dù ý định ban đầu là xây dựng một bộ tiêu chí chung ở cấp quốc gia, sau đó sẽ xuất bản như một bộ số liệu toàn diện theo từng thời kỳ, nhưng hiện nay UNCSD vẫn thận trọng nhấn mạnh rằng, bộ tiêu chí đó chỉ được sử dụng cho các quốc gia trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với các điều kiện riêng của mỗi nước và sẽ không liên quan tới bất cứ một điều kiện nào về tài chính, kỹ thuật và thương mại. 6.2. Chỉ số bền vững môi trường (Environmental Sustainability Index - ESI) Bộ chỉ số bền vững môi trường (Environmental Sustainability Index - ESI) được Trung tâm Luật và chính sách môi trường Yale (YCELP) thuộc Đại học Yale và Trung tâm Mạng thông tin khoa học trái đất quốc tế (CIESIN) thuộc Đại học Columbia xây dựng và đề xuất vào năm 2000. ESI là nỗ lực đầu tiên để sắp xếp các nước theo 76 tiêu chí khác nhau về bền vững môi trường, bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, mức độ ô nhiễm trong quá khứ và hiện tại, những nỗ lực quản lý môi trường, mức độ đóng góp vào việc bảo vệ cộng đồng trên toàn cầu và khả năng của xã hội để cải thiện hoạt động môi trường theo thời gian1. ESI là một chỉ số tổng hợp, được tính toán dựa trên việc sàng lọc và kết hợp các đặc trưng bền vững của các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, nỗ lực quản trị môi trường, đóng góp bảo vệ 1. Tổng cục Thống kê, 2013; YCELP, 2012. 68 môi trường toàn cầu, khả năng cải thiện môi trường. Giá trị của ESI dao động trong khoảng 0 - 100. Giá trị số này càng lớn thì tính bền vững của môi trường càng cao. Năm 2005, ESI cấp quốc tế bao gồm 21 thành phần, với 76 tiêu chí phản ánh thực trạng môi trường và các yếu tố liên quan đến môi trường bền vững. 21 thành phần bao gồm: chất lượng không khí; đa dạng sinh học; đất; chất lượng nước; tổng lượng nước; giảm ô nhiễm không khí; giảm hệ sinh thái; giảm dân số; giảm chất thải và sức ép tiêu dùng; giảm căng thẳng về nước; nguồn lực thiên nhiên; sức khỏe môi trường; tình trạng dinh dưỡng và tiếp cận nước sạch; giảm tính bị tổn thương do thảm họa thiên tai môi trường; quản trị nhà nước về môi trường; tính hiệu quả của sinh thái; khu vực tư nhân; khoa học và công nghệ; tham gia vào các nỗ lực quốc tế; khí gây hiệu ứng nhà kính; giảm áp lực môi trường xuyên biên giới. ESI được coi là một công cụ sử dụng để đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của một quốc gia. ESI lần đầu tiên được đưa ra trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ, tháng 01/2005, giúp xác định tính chất bền vững môi trường của 146 quốc gia. Khi tính ESI cho các quốc gia thì các thành phần và chỉ tiêu sẽ được lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của quốc gia đó. Ví dụ, năm 2007, ESI của Ấn Độ được tính toán bằng cách tổng hợp 44 thông số của 15 chỉ tiêu, chia thành 5 thành phần cơ bản: áp lực dân số; áp lực môi trường; hiện trạng môi trường; tác động lên môi trường và sức khỏe; chính sách quản lý. Tuy nhiên, ESI có một số nhược điểm: (i) ESI kết hợp 76 yếu tố của môi trường, kể cả tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, quản trị môi trường, đóng góp bảo vệ môi trường toàn cầu, khả năng 69 cải thiện môi trường. Vì bao gồm quá nhiều yếu tố, công thức ESI trở nên không thực tiễn để hướng dẫn việc hoạch định chính sách cho quốc gia; (ii) Phương pháp tích hợp ESI chỉ là tính toán trung bình cộng giá trị của các thông số chỉ tiêu, nghĩa là mức độ đóng góp của từng nhóm chủ đề vào điểm số ESI là ngang nhau, không tính trọng số, do đó khi tính cho từng quốc gia phải tính trọng số từng vấn đề; (iii) Chỉ số này rất khó lượng hóa tại các quốc gia đang phát triển, do không có hướng dẫn kỹ thuật về cách đo lường và tính toán các chỉ tiêu cụ thể như quản trị môi trường hay sự tham gia của xã hội trong bảo vệ môi trường. Để giải quyết thách thức này, năm 2006, YCELP đã chuyển sang thay thếESI bằng chỉ sốhiệuquảmôitrường (Environmental Performance Index - EPI). Hiện nay thế giới không còn sử dụng ESI mà chuyển sang sử dụng EPI. 6.3. Chỉ số hiệu quả môi trường (Enviromental Performance Index - EPI) Chỉ số hiệu quả môi trường là tiêu chí do Trung tâm Luật và chính sách môi trường Yale thuộc Đại học Yale cùng Trung tâm Mạng thông tin khoa học trái đất quốc tế thuộc Đại học Columbia phối hợp với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Trung tâm Hợp tác nghiên cứu của Ủy ban châu Âu công bố từ năm 2006 để đánh giá việc thực hiện chính sách môi trường của các quốc gia. EPI giúp các nhà lãnh đạo nắm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động môi trường so với các nước khác, từ đó có những điều chỉnh chính sách. EPI bao gồm 24 chỉtiêuđại diệncho 10nhóm chínhsáchhướng tới 2 nhóm vấn đề chính: (i) sức khỏe môi trường (environmental health); (ii) sức sống của hệ sinh thái (ecosystem vitality). 70 Hình 1.2: Khung lý thuyết bộ EPI Chỉ số hiệu quả môi trường năm 2012 Sức khỏe môi trường Sức sống hệ sinh thái Bệnh tật do ô nhiễm môi trường Chất lượng nước (tác động đến con người) Ô nhiễm không khí (tác động lên con người) Ô nhiễm không khí (tác động lên hệ sinh thái) Chất lượng nước (tác động đến tự nhiên) Đa dạng sinh học và sinh cảnh Rừng Thủy sản Nông nghiệp Biến đổi khí hậu Bệnh tật do ô nhiễm môi trường Tiếp cận nước sạch trong sinh hoạt Tiếp cận vệ sinh môi trường Bụi đô thị Ô nhiễm không khí trong nhà Phát thải SO2 Phát thải NO Phát thải hợp chất hữu cơ dễ bay hơi Vượt ngưỡng ozone Chỉ số chất lượng nước Quá tải nước Chỉ số thiếu nước Bảo vệ quần xã sinh vật Bảo vệ sinh cảnh quan trọng Khu vực biển được bảo vệ Dự trữ tăng trưởng Che phủ rừng Chỉ số nhiệt đới biển Cường độ đánh bắt thủy sản Quy định thuốc trừ sâu Trợ cấp nông nghiệp Phát thải khí nhà kính/người Cường độ phát thải các bon trong năng lượng điện Cường độ phát thải các bon trong công nghiệp Nguồn: YCELP, 2013 và Nguyễn Trung Thắng. EPI được tổng hợp theo nguyên tắc tích hợp, tức là kết quả hoạt động môi trường được xác định thông qua đánh giá hàng loạt các chỉ tiêu dùng để đo kết quả thực hiện các chính sách liên quan, sau đó tích hợp thành một chỉ tiêu EPI tổng hợp, bảo đảm phản ánh mức độ đóng góp của các chỉ tiêu. Mỗi chỉ số thành phần được tính theo phương pháp so sánh khoảng cách giữa kết quả thực hiện (có thể lượng hóa được) của các chính sách với mức 71 mục tiêu đã đặt ra - càng đạt gần mục tiêu thì điểm càng cao trong thang điểm 0-100. Kết quả phân tích EPI sẽ đưa ra những gợi ý chính sách từ bốn nguồn: (i) các điều ước quốc tế; (ii) tiêu chuẩn được thiết lập bởi các tổ chức quốc tế; (iii) mục tiêu của quốc gia; và (iv) sự lôgic về mặt khoa học. Điểm được tính cho từng nhóm trong số mười chính sách cốt lõi, sau đó được tính cho các mục tiêu sức khỏe và hệ sinh thái và tính điểm tổng hợp theo trọng số để xếp hạng. Điểm càng lớn, mức xếp hạng càng cao. Trước đây, trọng số 50/50% được áp dụng cho mục tiêu sức khỏe môi trường và mục tiêu hệ sinh thái. Từ năm 2012, trọng số của các yếu tố sức khỏe môi trường và hệ sinh thái trong EPI được thay đổi theo tỷ lệ 30/70%. Kết quả xếp hạng EPI năm 2016 cho thấy, các nước dẫn đầu là Phần Lan, Iceland, Thụy Điển; các nước yếu kém nhất là Madagascar, Enitrea và Somalia; Việt Nam nằm ở nhóm dưới trung bình. Vị trí xếp hạng của Việt Nam năm 2012 là 79 trong số 132 quốc gia; năm 2016 là 131 trong số 180 quốc gia được xếp hạng. 6.4. Chỉ số tăng trưởng xanh của OECD Tăng trưởng xanh được xem như là sự hòa hợp giữa phát triển kinh tế với sự bền vững về môi trường, phát triển kinh tế mang tính hiệu quả sinh thái và tăng cường sự đồng bộ giữa kinh tế và môi trường. Nếu phát triển bền vững là một bối cảnh rộng lớn, là mục tiêu dài hạn cần hướng đến thì tăng trưởng xanh là công cụ, là con đường để đạt được phát triển bền vững. Báo cáo “Hướng tới tăng trưởng xanh - Đo lường tiến độ” của OECD công bố năm 2011 đề cập đến bộ tiêu chí để đánh giá tăng trưởng xanh. Theo OECD: “Tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khi vẫn bảo đảm rằng 72 các tài sản tự nhiên sẽ tiếp tục cung cấp tài nguyên và các dịch vụ môi trường cho cuộc sống con người. Để làm được điều đó, tăng trưởng xanh cần kích thích đầu tư và đổi mới sáng tạo để củng cố tăng trưởng bền vững và tăng thêm các cơ hội mới về kinh tế”. Dựa trên định nghĩa này, OECD đưa ra bộ tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh theo 4 nhóm: (1) hiệu suất tài nguyên và môi trường; (2) tài sản/vốn tự nhiên; (3) chất lượng môi trường sống; và (4) các cơ hội kinh tế và đáp ứng chính sách. “Chức năng sản xuất” được nhấn mạnh và đặt ưu tiên trong đo lường tăng trưởng xanh. Để thúc đẩy tăng trưởng xanh, cần nâng cao hiệu quả tài nguyên, dịch vụ môi trường. Vì vậy, các chỉ tiêu cụ thể ở nhóm (1) thường đề cập đến yếu tố các bon thấp và sử dụng hiệu quả tài nguyên của nền kinh tế. Ở nhóm (2), báo cáo cho rằng, để đạt được tăng trưởng bền vững thì tài sản/vốn tự nhiên không được suy giảm, vì sự suy giảm tài sản/vốn tự nhiên sẽ đem tới rủi ro cho tăng trưởng kinh tế. Thông thường, giữ cho tài nguyên không bị suy giảm hàm ý rằng cần phải có đầu tư ròng dương - tức là đầu tư vào hoặc sự tái tạo/tái sinh của vốn tự nhiên - phải lớn hơn sự mất mát của các nguồn vốn này. Điều này cũng phụ thuộc nhiều vào sự cải thiện hiệu suất sử dụng tài nguyên và các yếu tố sáng tạo/đổi mới. Các chỉ tiêu trong nhóm (2) cần phải giám sát, đo lường được sự thay đổi của tài nguyên, trong đó việc định giá, lượng giá tài nguyên là rất quan trọng. Ở nhóm (3), báo cáo cho rằng, cần có các chỉ tiêu về chất lượng môi trường trong đánh giá tăng trưởng xanh. Nhóm (4) đề cập các cơ hội phát sinh khi đầu tư cho các vấn đề môi trường với các chỉ tiêu về công nghiệp xanh, thương mại các sản phẩm xanh và tạo ra việc làm xanh cùng các chỉ tiêu về đổi mới và công nghệ để nâng cao hiệu suất, sáng tạo ra các sản phẩm mới, các phương thức tiêu dùng mới nhằm thúc 73 đẩy tăng trưởng xanh. Một số chỉ tiêu về chính sách cũng được nêu trong nhóm này như các chính sách thuế/phí môi trường để tránh các ngoại ứng tiêu cực, các công cụ pháp lý bắt buộc về giảm thiểu các tác hại đến môi trường. 7. Các tiêu chí có tính tham khảo khác Ngoài các tiêu chí xếp hạng trên, hằng năm các quốc gia trên thế giới còn được xếp hạng và phân loại theo những tiêu chí khác tùy vào mục tiêu của các tổ chức xếp hạng. Hầu hết các chỉ số này đều là yếu tố cấu phần trong chỉ số tổng hợp GII. Đó là: 7.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) là chỉ số tổng hợp được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xây dựng và công bố từ năm 2005, nhằm đo lường các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô và vi mô có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, năng lực cạnh tranh toàn cầu của một quốc gia là tổng thể các yếu tố về thể chế, chính sách và những nhân tố quyết định mức độ hiệu quả và năng suất của một quốc gia hay là khả năng đạt được những thành quả phát triển nhanh và bền vững về mức sống trong dài hạn. Chỉ số này cho thấy, một nền kinh tế cạnh tranh hơn sẽ là nền kinh tế có nhiều khả năng tăng trưởng nhanh hơn trong dài hạn. Khi xây dựng GCI, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ phức tạp giữa năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững (đặc biệt là về khía cạnh xã hội và môi trường) và sử dụng phép bình quân có trọng số, kết hợp nhiều chỉ số thành phần khác nhau để đo lường và xác định năng lực cạnh tranh toàn cầu của mỗi quốc gia. 74 Khái niệm năng lực cạnh tranh bao gồm cả những thành tố tĩnh và động. Khám phá những nhân tố quyết định mức năng suất và năng lực cạnh tranh đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế. Nếu ở thời đại của Adam Smith, người ta mới chỉ quan tâm đến tính chuyên môn hóa và phân công lao động thì đến kinh tế học tân cổ điển, các học giả đã đề cập đến vốn đầu tư và kết cấu hạ tầng. Gần đây hơn, các nhà kinh tế lại chú trọng đến một số cơ chế khác để tăng năng suất và năng lực cạnh tranh, đó là giáo dục - đào tạo, tiến bộ công nghệ, ổn định kinh tế vĩ mô, quản trị tốt và đổi mới sáng tạo. GCI bao gồm 113 chỉ tiêu với 12 nhóm yếu tố thành phần của ba nhóm trụ cột chính: (1) nhóm các yêu cầu cơ bản; (2) nhóm nâng cao hiệu quả; (3) nhóm đổi mới sáng tạo. Cụ thể là: - Nhóm thứ nhất là trụ cột về các yêu cầu cơ bản (gồm bốn tiêu chí thành phần có trọng số bằng nhau 25%, đó là: thể chế, kết cấu hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô và y tế, giáo dục). Đây được coi là các nhân tố cơ bản chi phối sự phát triển của các nền kinh tế dựa trên yếu tố đầu vào. - Nhóm thứ hai gồm sáu trụ cột phản ánh mức độ nâng cao hiệu quả, mỗi trụ cột có trọng số 17% (giáo dục đại học, hiệu quả thị trường hàng hóa, hiệu quả thị trường lao động, thị trường tài chính, công nghệ tiên tiến, quy mô thị trường), nhằm phản ánh các nhân tố chính quyết định sự phát triển kinh tế dựa trên hiệu quả sử dụng nhân tố. - Nhóm thứ ba gồm hai trụ cột, mỗi trụ cột có trọng số 50%, phản ánh mức độ đổi mới sáng tạo là sự phát triển hệ thống doanh nghiệp và đổi mới công nghệ, thể hiện sự phát triển của các nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo. 75 Trọng số của các nhóm tiêu chí này trong điểm tổng hợp của GCI thay đổi tùy theo trình độ phát triển của các nước (được đo bằng mức thu nhập bình quân đầu người). Bảng 1.13 tóm tắt trọng số của các nhóm tiêu chí này. Với mức GDP bình quân đầu người năm 2016 khoảng 1.680 USD, Việt Nam vẫn đang bị xếp vào nhóm các nước ở giai đoạn 1 của sự phát triển, tức là tăng trưởng dựa trên các yếu tố đầu vào. Bảng 1.13: Trọng số của các nhóm tiêu chí trong GCI, theo các giai đoạn của quá trình phát triển kinh tế Các giai đoạn phát triển Giai đoạn 1: tăng trưởng dựa trên đầu vào Chuyển đổi từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 Giai đoạn 2: tăng trưởng dựa trên hiệu quả Chuyển đổi từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 Giai đoạn 3: tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo Mức thu nhập bình quân đầu người (đôla Mỹ) < 2.000 2.000- 2.999 3.000 - 8.999 9.000 - 17.000 > 17.000 Trọng số của nhóm tiêu chí các yêu cầu cơ bản (%) 60 40-60 40 20-40 20 Trọng số của nhóm tiêu chí về nâng cao hiệu quả (%) 35 35-50 50 50 50 Trọng số của nhóm tiêu chí về đổi mới sáng tạo (%) 5 5-10 10 10-30 30 Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu, năm 2016. Có thể thấy GCI là một chỉ số có rất nhiều thông tin, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một cái nhìn thấu đáo về các vấn đề ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia, giúp họ đưa ra được chiến lược và chính sách tốt nhất để khắc phục những điểm nghẽn đang cản trở việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 76 GCI phản ánh một cách khá tổng hợp về hiện trạng của các nền kinh tế trong mọi giai đoạn phát triển. Đặc biệt, GCI làm rõ vai trò thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua việc cải thiện kết cấu hạ tầng và hệ thống chính sách kích thích sáng tạo và phát triển doanh nghiệp. GCI cũng khẳng định năng lực vận hành nền kinh tế có hiệu quả, với chi phí hợp lý nhất, mang lại kết quả thịnh vượng và bền vững tối đa nhất của mỗi quốc gia. 7.2. Chỉ số mức độ thuận lợi trong kinh doanh (EDBI - Ease of Doing Business Indicator) EDBI là chỉ số do Ngân hàng Thế giới xây dựng nhằm đo lường các quy định luật pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh, chứ không xem xét các điều kiện chung như sự gần gũi về mặt địa lý đến thị trường, chất lượng kết cấu hạ tầng, lạm phát hay mức độ tội phạm. EDBI được tính toán và xếp hạng cho 189 quốc gia, dựa trên 10 chỉ số thành phần: (1) khởi sự kinh doanh; (2) cấp phép xây dựng; (3) kết nối điện; (4) đăng ký tài sản; (5) cấp vốn; (6) bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; (7) nộp thuế; (8) thương mại qua biên giới; (9) thực thi hợp đồng; và (10) thủ tục chấm dứt kinh doanh. Thứ hạng càng cao chứng tỏ các quy tắc cho kinh doanh càng tốt hơn, đơn giản hơn và bảo vệ quyền sở hữu mạnh hơn. 7.3. Chỉ số tự do kinh tế (IEF - Index of Economic Freedom) IEF là chỉ số do Heritage Foundation và Wall Street Journal xây dựng từ năm 1995 để đo lường mức độ tự do kinh tế của các nước trên thế giới, dựa trên triết lý của Adam Smith cho rằng các thể chế cơ bản bảo vệ quyền tự do của các cá nhân được theo đuổi lợi ích kinh tế sẽ mang lại sự thịnh vượng hơn cho xã hội nói chung. Chỉ số này được xây dựng dựa trên 10 chỉ số thành 77 phần: (1) tự do kinh doanh; (2) tự do thương mại; (3) tự do tiền tệ; (4) quy mô của nhà nước; (5) tự do tài khóa; (6) quyền sở hữu tài sản; (7) tự do đầu tư; (8) tự do tài chính; (9) tự do không bị tham nhũng; và (10) tự do lao động. Chỉ số này có giá trị càng cao chứng tỏ mức độ tự do kinh tế của một nước càng lớn. Mặc dù vẫn còn bị phê phán ở việc lựa chọn các chỉ số thành phần và phương pháp tính toán, nhưng cho đến nay, IEF vẫn là một chỉ số có uy tín và được sử dụng rất rộng rãi trong các nghiên cứu quốc tế. Bảng 1.14: Điểm và thứ hạng của một số nước theo chỉ số tự do kinh tế, giai đoạn 2012-2016 Tên nước 2012 2013 2014 2015 2016 Thứ hạng /179 Điểm Thứ hạng /177 Điểm Thứ hạng /178 Điểm Thứ hạng /178 Điểm Thứ hạng /178 Điểm Campuchia 102 57,6 95 58,5 108 57,4 110 57,5 112 57,9 Indonesia 115 56,4 108 56,9 100 58,5 105 58,1 99 59,4 Lào 150 50 144 50,1 144 51,2 150 51,4 155 49,8 Malaysia 53 66,4 56 66,1 37 69,6 31 70,8 29 71,5 Singapore 2 87,5 2 88 2 89,9 2 89,4 2 87,8 Thái Lan 60 64,9 61 64,1 72 63,3 75 62,4 67 63,9 Trung Quốc 138 51,2 136 51,9 137 52,5 139 52,7 144 52 Việt Nam 136 51,3 140 51 147 50,8 148 51,7 131 54 Nguồn: Heritage Foundation, chỉ số tự do kinh tế qua các năm 2012- 2015, https://en.wikipedia.org/wiki/Index_of_Economic_Freedom#2016 Kết quả xếp hạng theo IEF cho thấy, trong năm 2016, Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc trong bảng xếp hạng (tăng 17 bậc so với năm 2015 và đạt thứ hạng cao nhất kể từ năm 2012 trở lại đây). Đây cũng là năm Việt Nam đã được xếp hạng trên Trung Quốc về mức độ tự do kinh tế, sau 3 năm liên tục (2013-2015) chúng ta đứng sau quốc gia láng giềng này. Tuy nhiên, trong 78