🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook HBR Emotional Intelligence - Trí Tuệ Xúc Cảm - Tỉnh Thức Ebooks Nhóm Zalo TỈNH THỨC THUỘC SERIES TRÍ TUỆ XÚC CẢM CỦA HBR Cuốn sách được giới thiệu bởi KHÔNG GIAN SÁCH QUẢN TRỊ VÀ KỸ NĂNG https://www.facebook.com/groups/sachquantri/ MINDFULNESS Original work copyright ©2017 Harvard Business School Publishing Corpora tion Published by arrangement with Harvard Business Review Press Unauthorized duplication or distribution of this work constitutes copyright infringement. TỈNH THỨC Bản quyền tiếng Việt © Công ty Cổ phần Sách Alpha, 2021 Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Công ty Cổ phần Sách Alpha. Góp ý về sách, liên hệ về bản thảo và bản dịch: [email protected] Liên hệ hợp tác về nội dung số: [email protected] Liên hệ hợp tác xuất bản & truyền thông trên sách: [email protected] Liên hệ dịch vụ tư vấn, đại diện & giao dịch bản quyền: [email protected] Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Tỉnh thức / Trịnh Ngọc Minh dịch. - H. : Công Thương ; Công ty Sách Alpha, 2021. - 104tr. ; 18cm. - (Trí tuệ xúc cảm) ISBN 9786043113266 1. Tâm lí học 2. Ý thức 3. Tự chủ 153.8 - dc23 COH0029p-CIP Harvard Business Review Press TỈNH THỨCTHUỘC SERIES TRÍ TUỆ XÚC CẢM CỦA HBR Trịnh Ngọc Minh dịch Mục lục 01 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp 7 Bài phỏng vấn Ellen Langer Alison Beard thực hiện 02 Tỉnh thức có thể biến đổi não bộ (theo nghĩa đen) 33 Christina Congleton, Britta K. Hölzel và Sara W. Lazar 03 Cách thực hành tỉnh thức trong cả ngày làm việc 43 Rasmus Hougaard và Jacqueline Carter 04 Khả năng phục hồi cho tất cả chúng ta 53 Daniel Goleman 05 Sự nhanh nhạy cảm xúc 61 Susan David và Christina Congleton 06 Đừng để quyền lực hủy hoại bạn 79 Dacher Keltner 5 Tỉnh thức 07 Tỉnh thức cho người không có thời gian để thiền 99 Maria Gonzalez 08 Chúng ta có mất gì không khi dùng sự tỉnh thức như một công cụ tăng năng suất? 107 Charlotte Lieberman 09 Những nguy cơ với sự tỉnh thức tại nơi làm việc 117 David Brendel 6 01 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp Bài phỏng vấn Ellen Langer Alison Beard thực hiện Sau gần bốn thập kỷ, nghiên cứu của Ellen Langer về tỉnh thức đã tác động rất lớn đến cách tư duy trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế học hành vi cho đến tâm lý học tích cực. Nghiên cứu phát hiện ra bằng cách để tâm đến những gì đang diễn ra xung quanh thay vì đặt mình vào “chế độ tự hành” vô thức, chúng ta có thể giảm bớt căng thẳng, giải phóng khả năng sáng tạo và đạt được hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn, những thử nghiệm “ngược chiều kim đồng hồ” của bà đã chứng minh đàn ông cao tuổi có thể cải thiện sức khỏe đơn giản bằng cách hành động như thời điểm 20 năm trước đó. Trong cuộc phỏng vấn này với 8 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp biên tập viên cấp cao Alison Beard, Langer đưa ra suy nghĩ của mình về việc lãnh đạo và quản lý trong thời đại ngày càng hỗn loạn. HBR: Hãy bắt đầu với những điều cơ bản. Chính xác thì tỉnh thức là gì? Chị định nghĩa nó như thế nào? Langer: Tỉnh thức là quá trình chủ động chú ý đến những điều mới. Khi làm vậy, bạn được đặt vào hiện tại, nhạy cảm hơn với bối cảnh và quan điểm. Đó là điều cốt yếu của sự gắn kết. Và việc đó sản sinh chứ không tiêu tốn năng lượng. Sai lầm của hầu hết mọi người là cho rằng việc này căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng thứ gây căng thẳng là tất cả những đánh giá tiêu cực thiếu suy xét mà chúng ta đưa ra, cùng nỗi lo sẽ gặp rắc rối và không thể giải quyết được. Ai cũng tìm sự ổn định. Chúng ta muốn giữ yên mọi thứ và cho rằng nếu làm vậy, chúng ta có 9 Tỉnh thức thể kiểm soát được chúng. Nhưng vì mọi thứ luôn thay đổi nên điều đó không hiệu quả. Trên thực tế, nó khiến bạn mất kiểm soát. Lấy ví dụ về các quy trình làm việc. Khi người ta nói: “Đây là cách thực hiện việc này,” điều này không đúng. Luôn có rất nhiều cách để làm một việc, và cách bạn chọn nên phụ thuộc vào bối cảnh hiện tại. Bạn không thể giải quyết vấn đề của ngày hôm nay bằng giải pháp của ngày hôm qua. Vì vậy, khi ai đó nói: “Hãy học điều này để nó thành bản năng thứ hai,” hãy để hồi chuông cảnh tỉnh gióng lên trong đầu bạn, vì điều đó có nghĩa là bạn thiếu sự lưu tâm. Các quy tắc bạn được nhận là những quy tắc phù hợp với người đã tạo ra chúng, và bạn càng khác người đó bao nhiêu thì quy tắc càng kém hiệu quả với bạn bấy nhiêu. Khi bạn lưu tâm, các quy tắc, lệ thường và mục tiêu sẽ dẫn dắt bạn; chúng không khống chế bạn. Theo nghiên cứu của chị, một số lợi ích cụ thể của việc lưu tâm hơn là gì? 10 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp Thứ nhất là hiệu suất cao hơn. Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu với các nhạc công của dàn nhạc giao hưởng, những người hóa ra đang chán nản vô cùng. Họ chơi đi chơi lại vài bản nhạc giống nhau, nhưng đó lại là một công việc danh giá khó bỏ. Vì vậy, chúng tôi cho các nhóm biểu diễn. Một số được yêu cầu tùy ý sao chép lại một màn trình diễn nào đó – nghĩa là chơi một cách lơ là. Những người khác được yêu cầu làm mới màn trình diễn theo những cách tinh tế – chơi một cách lưu tâm. Bạn hãy nhớ rằng đây không phải là nhạc jazz, vì vậy những thay đổi thực sự rất tinh vi. Nhưng khi chúng tôi phát các bản thu âm cho thính giả không biết gì về nghiên cứu nghe thì họ ưa thích những bản nhạc chơi theo cách lưu tâm hơn hẳn. Vì vậy, ở đây chúng tôi đã có một buổi biểu diễn nhóm, nơi mọi người đều chơi theo cách họ muốn, và họ thể hiện tốt hơn. Có quan điểm cho rằng nếu để mọi người mạnh ai nấy làm thì mọi việc sẽ ngay lập tức 11 Tỉnh thức trở nên hỗn loạn. Đúng là có thể như vậy, nếu mọi người làm vậy một cách chống đối. Nếu mọi người đều nỗ lực trong cùng một bối cảnh và hoàn toàn hiện diện tại đó, không có lý do gì lại không đạt được kết quả phối hợp chất lượng hơn hẳn. Tỉnh thức còn có nhiều lợi ích khác. Nó giúp bạn chú ý dễ dàng hơn. Bạn nhớ nhiều việc đã làm hơn. Bạn sáng tạo hơn. Bạn có thể tận dụng cơ hội khi chúng xuất hiện. Bạn tránh được những nguy cơ chưa phát sinh. Bạn yêu quý mọi người hơn và mọi người cũng yêu quý bạn hơn, vì bạn ít đánh giá người khác hơn. Bạn trở nên lôi cuốn hơn. Sự chần chừ và hối tiếc có thể biến mất, bởi nếu biết lý do tại sao mình đang làm việc gì đó, bạn sẽ không chỉ trích bản thân vì không làm việc khác. Nếu bạn hoàn toàn ý thức khi quyết định ưu tiên nhiệm vụ này, làm việc tại công ty này, tạo ra sản phẩm này hoặc theo đuổi chiến lược này, thì lý do gì để bạn phải hối hận chứ? 12 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp Tôi đã nghiên cứu vấn đề này trong gần 40 năm, và trong hầu hết mọi thước đo, chúng tôi thấy rằng tỉnh thức tạo ra kết quả tích cực hơn. Điều này dễ hiểu thôi, nếu bạn nhận ra đó là một biến số nổi trội. Bất kể bạn làm gì – ăn bánh sandwich, phỏng vấn, viết báo cáo – bạn đang làm việc đó một cách lưu tâm hoặc lơ là. Nếu làm một cách lưu tâm thì bất kể là việc gì, bạn cũng sẽ để lại được dấu ấn. Ở cấp cao nhất ở bất kỳ lĩnh vực nào – các CEO trong danh sách Fortune 50, những nghệ sĩ và nhạc sĩ ấn tượng nhất, vận động viên hàng đầu, giáo viên và thợ máy giỏi nhất – bạn cũng sẽ thấy ở đó những người lưu tâm, vì đó là cách duy nhất để lên được vị trí mà họ đang đứng. Chị đã chỉ ra mối liên hệ giữa tỉnh thức và sự đổi mới như thế nào? Cùng với Gabriel Hammond, một sinh viên cao học, tôi đã thực hiện một nghiên cứu yêu cầu người tham gia tìm cách sử dụng mới cho những 13 Tỉnh thức món đồ đã hỏng. Chúng tôi “bơm” sự lơ là vào một nhóm bằng cách cho họ biết sản phẩm đã không sử dụng được như dự định ban đầu ra sao – dẫn chứng một ví dụ nổi tiếng từ 3M, một loại keo thất bại. Với nhóm khác, chúng tôi khiến họ lưu tâm đơn giản bằng cách mô tả các tính chất của sản phẩm – vật chất chỉ bám dính trong khoảng thời gian ngắn. Tất nhiên, những ý tưởng sáng tạo nhất cho cách sử dụng mới đến từ nhóm thứ hai. Không chỉ là nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà tư vấn, tôi còn là một họa sĩ – mỗi hoạt động đều mang lại cho tôi thông tin về người khác – và tôi có ý tưởng nghiên cứu sự tỉnh thức và sai lầm khi đang vẽ tranh. Tôi chợt thấy mình đang sử dụng màu hoàng thổ trong khi định sử dụng màu đỏ tươi, nên bắt đầu cố gắng sửa. Nhưng rồi tôi nhận ra chính mình đã quyết định sử dụng màu đỏ tươi chỉ vài giây trước đó. Mọi người đều thường xuyên như thế. Bạn bắt đầu với sự không chắc chắn, đưa 14 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp ra quyết định và nếu bạn mắc sai lầm, đó là một tai họa. Nhưng con đường bạn đang đi chỉ là một quyết định. Bạn có thể thay đổi nó bất cứ lúc nào, và có thể một giải pháp thay thế sẽ tốt hơn. Khi bạn lưu tâm, sai lầm sẽ thành hữu ích. Việc lưu tâm khiến người ta trở nên lôi cuốn hơn như thế nào? Chúng tôi đã chỉ ra điều này trong vài nghiên cứu, trong đó có một nghiên cứu thực hiện với những người bán tạp chí: người lưu tâm bán được nhiều hơn và được đánh giá là dễ mến hơn. Hay gần đây hơn, chúng tôi xem xét rắc rối mà các nữ giám đốc điều hành phải đối mặt: nếu hành động mạnh mẽ, có phần nam tính, họ sẽ bị nhận xét là ác ý, nhưng nếu hành động theo cách nữ tính, họ bị coi là yếu đuối và không có tố chất lãnh đạo. Chúng tôi yêu cầu hai nhóm phụ nữ diễn thuyết – một nhóm được yêu cầu hành động theo cách nam tính, nhóm còn lại hành động theo cách nữ tính. Sau đó, một 15 Tỉnh thức nửa thành viên của mỗi nhóm được hướng dẫn để diễn thuyết một cách lưu tâm, và chúng tôi nhận thấy thính giả thích những người lưu tâm, bất kể họ đang thể hiện vai trò giới tính nào. Và tỉnh thức cũng khiến chúng ta bớt phán xét người khác hơn đúng không? Đúng vậy. Tất cả chúng ta đều có xu hướng phân loại người khác một cách thiếu suy xét: Anh này cứng nhắc. Cô kia bốc đồng. Nhưng khi mặc định người khác theo cách như vậy, bạn sẽ không thể tận hưởng mối quan hệ với họ hoặc sử dụng tài năng của họ. Tỉnh thức giúp bạn hiểu rõ tại sao mọi người cư xử theo cách họ đang làm. Nó hẳn phải hợp lý với họ vào thời điểm đó, nếu không thì họ đã không làm như vậy. Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu trong đó yêu cầu đối tượng tham gia đánh giá các đặc điểm tính cách của chính họ – họ muốn thay đổi 16 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp nhất điều gì nhất và đánh giá cao bản thân nhất ở điểm gì – và nhận thấy một điều rất trớ trêu. Những đặc điểm được mọi người đánh giá cao có xu hướng là phiên bản tích cực của những điều mà họ muốn thay đổi. Lý do cá nhân tôi không thể ngừng “bốc đồng” là tôi đánh giá cao sự tự phát, không gò bó. Điều đó có nghĩa là nếu muốn thay đổi hành vi của tôi, bạn phải thuyết phục tôi đừng yêu thích sự tự phát, không gò bó nữa. Nhưng rất có thể khi nhìn tôi từ góc nhìn này – tự phát thay vì bốc đồng – bạn sẽ không muốn thay đổi tôi. Quản lý lưu tâm Người quản lý còn có thể làm gì khác để lưu tâm hơn? Một chiến thuật là tưởng tượng rằng suy nghĩ của bạn là thứ hoàn toàn thấy được. Nếu làm như vậy, bạn sẽ không nghĩ những điều tồi tệ về người 17 Tỉnh thức khác. Bạn sẽ tìm được cách để hiểu quan điểm của họ. Và khi bạn đang khó chịu về điều gì đó – có thể ai đó hoàn thành chậm nhiệm vụ hoặc không theo cách bạn muốn – hãy tự hỏi: “Đó là một tai họa hay một điều bất tiện?” Có lẽ là vế sau đấy. Hầu hết những điều khiến chúng ta khó chịu đều là như thế. Tôi cũng nói với mọi người rằng hãy nghĩ về công việc/cuộc sống như sự tích hợp vào nhau, chứ không phải sự cân bằng. “Cân bằng” cho thấy hai bên đối lập và không có điểm chung. Nhưng không phải vậy. Cả hai chủ yếu đều liên quan đến con người. Trong chúng đều có những căng thẳng, các lịch trình phải đáp ứng. Nếu tách bạch chúng, bạn sẽ không học được cách chuyển những gì đã làm thành công ở lĩnh vực này sang lĩnh vực kia. Khi lưu tâm, chúng ta nhận ra các phạm trù đều do con người tạo ra và chúng không giới hạn chúng ta. 18 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp Bạn cũng cần nhớ rằng căng thẳng không gắn với các sự kiện, nó gắn với cách bạn nhìn nhận các sự kiện. Bạn nghĩ rằng một điều cụ thể sắp xảy ra và khi nó xảy ra, bạn cảm thấy thật khủng khiếp. Nhưng dự đoán là sự ảo tưởng. Chúng ta không thể biết điều gì sẽ xảy ra. Vì vậy, hãy tự đưa ra năm lý do vì sao bạn sẽ không bị mất việc. Sau đó, hãy nghĩ năm lý do tại sao nếu điều đó xảy ra thì nó sẽ có lợi cho bạn – các cơ hội mới, nhiều thời gian hơn cho gia đình… Từ chỗ suy nghĩ về nó như một điều chắc chắn xảy ra, bạn đã chuyển sang nghĩ về nó như điều có thể sẽ xảy ra, và ngay cả khi nó xảy ra, bạn vẫn sẽ ổn. Nếu bạn cảm thấy bị trách nhiệm làm cho quá tải, hãy làm điều tương tự. Hãy đặt câu hỏi về niềm tin rằng bạn là người duy nhất có thể làm điều gì đó, rằng chỉ có một cách để làm và công ty sẽ tiêu tùng nếu bạn không làm. Khi bạn cởi mở nhìn nhận với sự lưu tâm, căng thẳng sẽ tan biến. 19 Tỉnh thức Tỉnh thức giúp bạn nhận ra không có kết quả tích cực hay tiêu cực. Có A, B, C, D… và mỗi kết quả đều có những thách thức và cơ hội. Hãy đưa ra một số tình huống, tôi sẽ giải thích cho bạn nghe tỉnh thức hữu ích như thế nào. Tôi là người đứng đầu một nhóm bất đồng ý kiến. Mọi người tranh cãi kịch liệt về các chiến lược khác nhau và tôi phải quyết định chọn một. Người xưa từng có câu chuyện về hai người đến trước mặt một thẩm phán. Một người kể câu chuyện từ góc độ của mình, và vị thẩm phán nói: “Đúng rồi.” Người còn lại cũng kể câu chuyện từ góc độ của anh ta, và vị thẩm phán cũng nói: “Đúng rồi.” Họ thắc mắc: “Cả hai chúng tôi không thể đều đúng được.” Và thẩm phán đáp lại: “Đúng rồi.” Chúng ta quan niệm rằng để giải quyết các tranh chấp, chúng ta phải lựa chọn bên này hay bên kia, hoặc thỏa hiệp. Nhưng chúng ta gần như luôn có thể tìm kiếm các 20 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp giải pháp cùng có lợi. Thay vì để mọi người bị khóa cứng trong quan điểm của họ, hãy lùi lại và mở khóa. Bạn hãy yêu cầu các bên tranh luận từ góc nhìn của bên còn lại để nhận ra lý lẽ của bên đó. Sau đó tìm ra cách để cả hai đều đúng. Tôi là một giám đốc điều hành có nhiều trọng trách, đang đối mặt với khủng hoảng cá nhân. Nếu không thể thực hiện cuộc phỏng vấn này vì đang gặp vấn đề ở nhà, tôi sẽ nói: “Alison, mong chị thứ lỗi cho tôi, nhưng tâm trí của tôi lúc này đang ở nơi khác vì tôi đang gặp phải một khủng hoảng.” Bạn có thể nói: “Ôi, tuần trước tôi cũng vừa gặp khủng hoảng. Không sao đâu. Tôi hiểu mà.” Và sau đó, khi khủng hoảng kết thúc, chúng ta có thể trở lại với những gì mình đang làm, nhưng với một mối quan hệ hoàn toàn mới, điều sẽ giúp tạo ra được nhiều điều tốt đẹp trong tương lai. 21 Tỉnh thức Tôi là một người sếp đang đánh giá một nhân viên kém hiệu quả. Việc làm rõ rằng sự đánh giá là quan điểm của bạn, không phải là quan điểm chung, sẽ mở ra cuộc đối thoại. Giả sử một sinh viên hoặc một nhân viên cộng 1 với 1 ra 1. Giáo viên hoặc người sử dụng lao động có thể chỉ nói: “Sai rồi,” hoặc cố gắng tìm hiểu tại sao người này lại đưa ra câu trả lời như vậy. Khi đó, người nhân viên nói: “Nếu chị thêm một nắm kẹo cao su vào một nắm kẹo khác, 1 cộng 1 bằng 1.” Và người sếp đã học thêm được một điều. Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể làm như thể mình là Chúa và khiến mọi người phải run rẩy. Nhưng khi đó, bạn sẽ không học được bất cứ điều gì, bởi sẽ không ai nói cho bạn biết, và bạn sẽ cô đơn, không hạnh phúc. Bạn không nhất thiết phải cô đơn khi ở trên đỉnh. Bạn vẫn có thể cởi mở ở đó mà. 22 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp Làm thế nào để tạo ra một tổ chức biết lưu tâm hơn? Khi tư vấn cho các công ty, tôi thường bắt đầu bằng cách cho họ thấy họ đã lơ là như thế nào và đang bỏ lỡ những gì. Bạn chỉ có thể lơ là nếu đáp ứng đủ hai điều kiện: Bạn đã tìm ra cách tốt nhất để làm mọi việc, và sẽ không có gì thay đổi. Tất nhiên, hai điều kiện này không thể nào đáp ứng được. Vì vậy, nếu đi làm, bạn nên thực sự ở đó và để tâm mọi thứ. Sau đó, tôi giải thích rằng có nhiều con đường khác để đến bất cứ đâu và thực tế bạn thậm chí không thể chắc chắn đích đến đã chọn cuối cùng là nơi bạn thực sự muốn đến. Mọi thứ trông sẽ khác từ những góc nhìn khác. Tôi nói với các nhà lãnh đạo rằng không biết không sao – tôi không biết, bạn không biết, không ai biết – còn hơn là hành động như thể mình biết, và những người khác giả vờ như họ cũng biết, dẫn đến đủ loại cảm giác khó chịu và lo lắng. Hãy loại bỏ các chính sách không có sai sót. Chính sách không 23 Tỉnh thức có sai sót sẽ đưa đến chính sách nói dối tối đa. Hãy khiến mọi người đặt câu hỏi: “Tại sao? Làm theo cách này thì có lợi gì hơn so với cách khác?” Khi bạn làm thế, mọi người sẽ bớt căng thẳng được đôi chút, và tất cả các bạn đều có khả năng nhận ra và tận dụng những cơ hội tốt hơn. Cách đây nhiều năm, khi tôi làm việc với một viện dưỡng lão, một y tá bước vào và phàn nàn rằng có một người không muốn đến phòng ăn. Bà ấy muốn ở trong phòng riêng và ăn bơ đậu phộng. Tôi mới xen vào và hỏi: “Điều đó có gì không ổn sao?” Cô ấy trả lời: “Nếu mọi người đều muốn làm thế thì sao?” Tôi đáp: “Chà, nếu ai cũng làm thế thì cô sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền mua thực phẩm. Nhưng, nghiêm túc nhé, khi đó cô sẽ biết rằng có vấn đề trong khâu chế biến hoặc phục vụ đồ ăn. Nếu chỉ có một người thỉnh thoảng làm vậy thì có gì nghiêm trọng đâu? Còn nếu điều đó thường xuyên xảy ra, thì điều tôi nói thực sự có khả năng đang diễn ra.” 24 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp Có phải chị không thích danh sách kiểm tra? Lần đầu tiên bạn duyệt qua danh sách kiểm tra thì mọi việc đều ổn, nhưng sau đó, hầu hết mọi người có xu hướng làm việc đó một cách lơ đãng. Như trong ngành hàng không, bạn phải mở cánh tà, mở tiết lưu, tắt chống băng; nhưng nếu tuyết rơi mà bạn vẫn không khởi động chống băng, máy bay sẽ rơi. Danh sách kiểm tra không tồi nếu chúng yêu cầu thông tin định tính được thu thập ngay tại thời điểm đó. Ví dụ, “Hãy lưu ý điều kiện thời tiết. Dựa trên điều kiện này thì chúng ta nên bật hay tắt chống băng?” hoặc “Màu da của bệnh nhân hôm nay khác hôm qua như thế nào?” Nếu đặt những câu hỏi khuyến khích sự tỉnh thức, bạn sẽ đưa mọi người vào hiện tại và có nhiều khả năng tránh được tai nạn hơn. Nhân tiện, các bình luận định tính, lưu tâm cũng giúp khơi gợi các mối quan hệ cá nhân. Việc 25 Tỉnh thức đưa ra lời khen “Trông bạn tuyệt quá” sẽ kém hiệu quả hơn những câu đại loại như “Hôm nay đôi mắt bạn long lanh thật đấy.” Để nói được như vậy, bạn phải thực sự để ý, mọi người sẽ nhận ra sự quan tâm của bạn và trân trọng điều đó. Tỉnh thức và tập trung Môi trường kinh doanh đã thay đổi rất nhiều kể từ khi chị bắt đầu nghiên cứu về tỉnh thức. Nó phức tạp hơn và bớt rõ ràng đi. Liên tục có những dữ liệu và phân tích mới. Vì vậy, tỉnh thức càng quan trọng hơn đối với việc lèo lái giữa dòng hỗn loạn – nhưng sự hỗn loạn khiến người ta khó lưu tâm hơn rất nhiều. Tôi cho rằng hỗn loạn là một dạng nhận thức. Mọi người nói rằng có quá nhiều thông tin, nhưng tôi thì muốn nói thông tin bây giờ không nhiều hơn trước đây. Sự khác biệt nằm ở chỗ mọi người tin 26 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp rằng mình phải biết hết – họ càng có nhiều thông tin thì sản phẩm càng tốt và công ty sẽ càng kiếm được nhiều tiền. Tôi nghĩ lượng thông tin mà ai đó có được không quan trọng bằng việc nó được tiếp nhận ra sao. Và việc tiếp nhận đó cần phải được thực hiện một cách có ý thức. Công nghệ đã thay đổi khả năng lưu tâm của chúng ta như thế nào? Nó trợ giúp hay gây trở ngại? Một lần nữa, người ta có thể mang sự tỉnh thức đến bất kỳ điều gì. Chúng tôi đã nghiên cứu về việc đa nhiệm và nhận thấy nếu bạn cởi mở và nới lỏng các ranh giới, đó có thể là một lợi thế. Thông tin từ việc này có thể giúp bạn trong việc khác. Tôi nghĩ việc chúng ta nên làm là học hỏi từ cách công nghệ trở nên thú vị, hấp dẫn, và đưa nó vào công việc của mình. Gần đây, HBR đã xuất bản một bài viết về tầm quan trọng của việc tập trung, trong đó tác giả Daniel 27 Tỉnh thức Goleman nói về sự cần thiết của cả việc thăm dò và khai thác. Làm thế nào để bạn cân bằng giữa tỉnh thức – liên tục tìm kiếm cái mới – với khả năng làm việc chăm chỉ và hoàn thành mọi việc? Sự cảnh giác, hoặc tập trung cao độ, cũng có thể là sự lơ là. Nếu đang cưỡi ngựa băng qua rừng và chỉ chú ý đến những cành cây để không bị đập vào mặt, tôi có thể bỏ qua những hòn đá dưới đất, ngựa của tôi sẽ vấp và tôi sẽ ngã. Nhưng tôi không nghĩ đó là những gì Dan muốn nói về sự tập trung. Những gì bạn muốn là một sự cởi mở, ôn hòa – hãy chú ý đến những việc bạn đang làm nhưng đừng chỉ chăm chăm vào một thứ, bởi như thế bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội khác. Chúng ta thấy cộng đồng quản lý đang nói nhiều hơn về tỉnh thức. Vào thời điểm nào chị nhận ra những ý tưởng mà mình nghiên cứu trong nhiều thập kỷ đã trở thành xu hướng chủ đạo? 28 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp Khi tôi tham dự một bữa tiệc, có hai người khác nhau đến gặp tôi và nói: “Sự tỉnh thức của chị ở khắp mọi nơi.” Tất nhiên, tôi vừa xem một bộ phim mới bắt đầu bằng cảnh có người đi quanh Quảng trường Harvard hỏi mọi người xem tỉnh thức là gì, và không ai biết. Thế nên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Chị sẽ làm gì tiếp theo? Viện Tỉnh thức Langer (Langer Mindfulness Institute) hoạt động trong ba lĩnh vực: sức khỏe, tuổi tác và nơi làm việc. Về sức khỏe, chúng tôi muốn xem có thể thúc đẩy khái niệm về tâm trí-cơ thể bao xa. Nhiều năm trước, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về các nữ giúp việc (những người giảm cân sau khi được thông báo công việc của họ là tập thể dục) và thị lực (mọi người hoàn thành tốt hơn các bài kiểm tra mắt từ các chữ cái lớn ở dưới cùng lên các chữ nhỏ ở trên cùng, tạo ra kỳ vọng rằng họ sẽ có thể đọc được hết). Hiện chúng tôi đang 29 Tỉnh thức thử một phương pháp chữa trị bằng tỉnh thức cho nhiều căn bệnh mà mọi người cho rằng không kiểm soát được để xem liệu chúng ta có thể cải thiện các triệu chứng không. Chúng tôi cũng đang thực hiện các khóa nghỉ ngược chiều kim đồng hồ trên khắp thế giới, bắt đầu từ San Miguel de Allende, Mexico, sử dụng các kỹ thuật đã được nghiên cứu chứng minh để giúp mọi người sống mạnh dạn hơn. Chúng tôi cũng đang tổ chức các hội nghị và tư vấn về kết hợp công việc/cuộc sống, lãnh đạo lưu tâm và những quy trình chiến lược, giảm căng thẳng và đổi mới, với các công ty như Thorlo, Santander và các tổ chức phi chính phủ như CARE và mạng lưới Energy Action Network của Vemont. Tôi được biết rằng tôi đã khiến sinh viên của mình phát điên vì luôn nghĩ ra những ý tưởng mới. Tôi đang nghĩ về… có thể là một trại tỉnh thức cho trẻ em. Một bài tập có thể là tập hợp một nhóm 20 em và chia thành các nhóm nhỏ – nam/nữ, trẻ nhỏ 30 Tỉnh thức trong thời đại phức tạp hơn/lớn hơn, tóc sẫm/tóc sáng màu, mặc đồ đen/ mặc đồ màu sắc – cho đến khi chúng nhận ra mọi người đều là duy nhất. Như tôi đã nói trong suốt 30 năm, cách tốt nhất để giảm định kiến là tăng cường óc suy xét. Chúng tôi cũng sẽ chơi các trò chơi và xáo trộn các đội giữa chừng. Hoặc có thể chúng tôi sẽ cho mỗi đứa trẻ một cơ hội viết lại các quy tắc của trò chơi, để thể hiện rõ rằng kết quả chỉ là sự phản ánh khả năng của một em trong trường hợp nhất định. Bạn biết không, nếu người ta cho phép giao bóng ba lần trong môn quần vợt, tôi đã là tay vợt giỏi hơn nhiều. Một điều về tỉnh thức mà chị muốn mọi giám đốc điều hành ghi nhớ là gì? Tôi hoàn toàn tin tưởng một điều nghe có vẻ cổ lỗ: Cuộc sống chỉ là những khoảnh khắc. Vì vậy, nếu bạn biến khoảnh khắc trở nên quan trọng, tất cả sẽ đều quan trọng. Bạn có thể lưu tâm, có thể lơ là. Bạn có thể thắng, có thể thua. Tệ nhất là bạn lơ là 31 Tỉnh thức và thất bại. Vì vậy, khi bạn làm bất cứ điều gì, hãy lưu tâm, chú ý đến những điều mới, khiến chúng trở nên có ý nghĩa với bạn và bạn sẽ phát triển. Tiến sĩ ELLEN LANGER là giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard, và là người sáng lập Viện Tỉnh thức Langer. ALISON BEARD là biên tập viên cấp cao tại Harvard Business Review. 32 02 Tỉnh thức có thể biến đổi não bộ (theo nghĩa đen) Christina Congleton, Britta K. Hölzel và Sara W. Lazar Thế giới kinh doanh đang xầm xì với nhau về tỉnh thức. Nhưng có lẽ bạn chưa nghe nói rằng sự rầm rộ này được khoa học kỹ thuật hỗ trợ. Nghiên cứu gần đây cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy việc thực hành nhận thức không phán xét ở khoảnh khắc hiện tại (còn gọi là tỉnh thức) làm thay đổi bộ não, theo cách mà bất kỳ ai làm việc trong môi trường kinh doanh phức tạp ngày nay – chắc chắn bao gồm mọi nhà lãnh đạo – đều nên biết.1 Vào năm 2011, chúng tôi đóng góp một nghiên cứu trên những người tham gia đã hoàn thành chương trình tỉnh thức kéo dài tám tuần vào 34 Tỉnh thức có thể biến đổi não bộ... đề tài nghiên cứu này.2 Chúng tôi quan sát thấy mật độ chất xám của họ tăng lên đáng kể. Kể từ đó, trong nhiều năm, các phòng thí nghiệm khoa học thần kinh từ khắp nơi trên thế giới đã nghiên cứu cách thức thiền định, một phương pháp quan trọng để thực hành tỉnh thức, thay đổi não bộ. Năm nay, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học British Columbia và Đại học Công nghệ Chemnitz đã có thể tổng hợp dữ liệu từ hơn 20 nghiên cứu để xác định vùng não nào thường xuyên chịu ảnh hưởng.3 Họ xác định được ít nhất tám vùng khác nhau. Ở đây, chúng tôi tập trung vào hai vùng mà chúng tôi tin rằng sẽ được các chuyên gia kinh doanh đặc biệt quan tâm. Đầu tiên là vùng vòng cung vỏ não trước (ACC), một cấu trúc nằm sâu bên trong trán, phía sau thùy trán. ACC gắn với khả năng tự điều chỉnh, nghĩa là khả năng hướng sự chú ý và hành vi có chủ đích, ngăn cản các phản ứng cảm tính không thích 35 Tỉnh thức hợp và linh hoạt chuyển đổi chiến lược.4 Những người bị tổn thương ACC thể hiện sự bốc đồng và hung hăng không được kiềm chế; những người bị suy giảm mối liên hệ giữa vùng này với các vùng não khác cũng thể hiện kém trong các bài kiểm tra về sự linh hoạt trí óc: Họ có xu hướng bám vào các chiến lược giải quyết vấn đề không hiệu quả thay vì điều chỉnh hành vi của mình.5 Mặt khác, những người tập thiền cho thấy rõ kết quả vượt trội trong các bài kiểm tra về khả năng tự điều chỉnh, chống lại sự phân tâm và thường đưa ra câu trả lời chính xác hơn người không tập thiền.6 Vùng ACC của họ cũng hoạt động nhiều hơn so với những người không thiền định.7 Ngoài khả năng tự điều chỉnh, ACC còn liên quan tới việc học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ để hỗ trợ việc đưa ra quyết định tốt nhất.8 Các nhà khoa học chỉ ra vùng ACC có thể đặc biệt quan trọng khi đối mặt với hoàn cảnh không chắc chắn và thay đổi nhanh chóng. 36 Tỉnh thức có thể biến đổi não bộ... Vùng não thứ hai mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là hồi hải mã, một vùng cho thấy lượng chất xám tăng lên trong não những người tham gia chương trình tỉnh thức năm 2011 của chúng tôi. Vùng hình cá ngựa này nằm sâu ở trong mỗi bên thái dương và là một phần của hệ viền – tập hợp các cấu trúc bên trong liên quan đến cảm xúc và trí nhớ. Nó được bao phủ bởi các thụ thể nhận hormone căng thẳng cortisol, và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nó có thể bị tổn thương do căng thẳng mãn tính, góp phần gây ra một vòng xoáy có hại trong cơ thể.9 Thực tế, những người gặp phải những rối loạn liên quan đến căng thẳng như trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) có hồi hải mã nhỏ hơn.10 Tất cả những điều này chỉ ra tầm quan trọng của hồi hải mã đối với khả năng phục hồi – một chìa khóa quan trọng khác trong thế giới kinh doanh có yêu cầu cao hiện nay. 37 Tỉnh thức Những phát hiện này chỉ là phần đầu của câu chuyện. Các nhà khoa học thần kinh còn chỉ ra thực hành tỉnh thức tác động đến các vùng não liên quan đến tri giác, nhận thức cơ thể, khả năng chịu đau, điều chỉnh cảm xúc, nội quan, suy nghĩ phức tạp và ý thức về bản thân. Mặc dù chúng ta cần nghiên cứu nhiều hơn để ghi lại những thay đổi này theo thời gian và hiểu các cơ chế cơ sở, nhưng bằng chứng tương đồng có được rất thuyết phục. Tỉnh thức không còn được coi là điều “có thì tốt” đối với các giám đốc điều hành. Đó là điều “phải có”: một cách để giữ cho bộ não của chúng ta khỏe mạnh, hỗ trợ khả năng tự điều chỉnh và ra quyết định hiệu quả, cũng như bảo vệ bản thân khỏi căng thẳng độc hại. Nó có thể được tích hợp vào đời sống tôn giáo hoặc tâm linh, hoặc được thực hành như một hình thức rèn luyện tinh thần. Khi chúng ta ngồi xuống, hít thở và cam kết lưu tâm – đặc biệt khi ở cùng những người khác cũng 38 Tỉnh thức có thể biến đổi não bộ... đang làm điều tương tự – chúng ta có khả năng được thay đổi. CHRISTINA CONGLETON là một nhà tư vấn về khả năng lãnh đạo và thay đổi tại Axon Coaching, đồng thời nghiên cứu về căng thẳng và não bộ tại Bệnh viên Đa khoa Massachusetts và Đại học Denver. Cô có bằng thạc sĩ về phát triển con người và tâm lý học của Đại học Harvard. BRITTA K. HÖLZEL tiến hành nghiên cứu MRI để tìm hiểu các cơ chế thần kinh của việc thực hành tỉnh thức. Vốn là nghiên cứu viên tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Trường Y Harvard, cô hiện đang làm việc tại Đại học Kỹ thuật Munich. Cô có bằng tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Giessen ở Đức. SARA W. LAZAR là trợ lý nghiên cứu tại khoa tâm thần học, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và phó giáo sư tâm lý học tại Trường Y Harvard. Trọng tâm trong nghiên cứu của cô là làm sáng tỏ cơ chế thần kinh đằng sau những tác động có lợi của yoga và thiền, cả trong môi trường lâm sàng và ở những người khỏe mạnh. Ghi chú 1. S. N. Banhoo, “How Meditation May Change the Brain,” New York Times, ngày 28 tháng Một, 2011. 39 Tỉnh thức 2. B. K. Hölzel và cộng sự, “Mindfulness Practice Leads to In- creases in Regional Brain Gray Matter Density,” Psychiatry Research 191, số 1 (ngày 30 tháng Một, 2011): 36-43. 3. K. C. Fox và cộng sự, “Is Meditation Associated with Altered Brain Structure? A Systematic Review and Meta-Analysis of Morphometric Neuroimaging in Meditation Practitioners,” Neuroscience and Biobehavioral Reviews 43 (tháng Sáu, 2014): 48-7. 4. M. Posner và cộng sự, “The Anterior Cingulate Gyrus and the Mechanism of Self-Regulation,” Cognitive, Affective, & Behavioral Neuroscience 7, số 4 (tháng Mười hai, 2007): 391-5. 5. O. Devinsky và cộng sự, “On ributions of Anterior Cingulate Cortex to Behavior,” Brain 118, phần 1 (tháng Hai, 1995): 279- 306; A. M. Hoga và cộng sự, “Impact of Frontal White Matter Lesions on Performance Monitoring: ERP Evidence for Cortical Disconnection,” Brain 129, phần 8 (tháng Tám, 2006): 2177-2188. 6. P. A. van den Hurk và cộng sự, “Greater Efficiency in Attentional Processing Related to Mindfulness Meditation,” Quarterly Journal of Experimental Psychology 63, số 6 (tháng Sáu, 2010): 1168-1180. 7. B. K. Hölzel và cộng sự, “Differential Engagement of Anterior Cingulate and Adjacent Medial Frontal Cortex in Adept Meditators and Non-meditators,” Neuroscience Letters 421, số 1 (21 tháng Sáu): 16-21. 40 Tỉnh thức có thể biến đổi não bộ... 8. S. W. Kennerley và cộng sự, “Optimal Decision Making and the Anterior Cingulate Cortex,” Nature Neuroscience 9 (18 tháng Sáu, 2006): 940-947. 9. B. S. McEwen và P. J. Gianaros. “Stress- and Allostasis-Induced Brain Plasticity,” Annual Review of Medicine 62 (tháng Hai, 2011): 431-445. 10. Y. I. Sheline, “Neuroimaging Studies of Mood Disorder Effects on the Brain,” Biological Psychiatry 54, số 3 (1 tháng Tám, 2003): 338- 352; và T. V. Gurvits cùng cộng sự, “Magnetic Resonance Imaging Study of Hippocampal Volume in Chronic, Combat-Related Posttraumatic Stress Disorder,” Biological Psychiatry 40, số 11 (ngày 1 tháng Mười hai, 1996): 1091-1099. 41 03 Cách thực hành tỉnh thức trong cả ngày làm việc Rasmus Hougaard và Jacqueline Carter Bạn có thể đã biết quá rõ cảm giác này: Bạn đến văn phòng với một kế hoạch rõ ràng cho ngày mới, và rồi cảm giác như chỉ mới tích tắc thôi, bạn đã lại trên đường trở về nhà. Chín hoặc mười tiếng đồng hồ đã trôi qua nhưng bạn mới chỉ hoàn thành được một số ưu tiên. Và, rất có thể, bạn thậm chí không nhớ được chính xác mình đã làm những gì suốt cả ngày. Nếu điều này nghe có vẻ quen thuộc, đừng lo: Không chỉ có mình bạn như vậy đâu. Nghiên cứu cho thấy mọi người dành gần 47% thời gian thức để nghĩ về điều gì đó khác với những việc đang làm.1 Nói cách khác, nhiều người đã để “chế độ lái tự động”. 44 Cách thực hành tỉnh thức trong cả ngày làm việc Thêm vào đó, chúng ta đã gia nhập vào cái mà nhiều người đang gọi là “nền kinh tế chú ý”. Trong nền kinh tế chú ý, khả năng duy trì sự tập trung cũng quan trọng như kỹ năng quản lý hoặc kỹ thuật. Và bởi các nhà lãnh đạo phải có khả năng hấp thu và tổng hợp một lượng lớn thông tin nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn, họ đặc biệt bị ảnh hưởng bởi xu hướng đang lên này. Tin tốt là bạn có thể rèn luyện bộ não của mình tập trung tốt hơn bằng cách kết hợp các bài tập tỉnh thức trong suốt cả ngày. Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi với hàng nghìn nhà lãnh đạo trong hơn 250 tổ chức, dưới đây là một số hướng dẫn để bạn trở thành một lãnh đạo tập trung và lưu tâm hơn. Đầu tiên, hãy bắt đầu một ngày cho đúng cách. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chúng ta giải phóng nhiều hormone căng thẳng nhất trong vòng vài phút sau khi thức dậy.2 Tại sao? Bởi suy nghĩ về 45 Tỉnh thức ngày sắp tới kích hoạt bản năng chạy-hay-chiến đấu của chúng ta và giải phóng cortisol vào máu. Do đó, bạn hãy thử cách này: Khi bạn thức dậy, hãy dành hai phút trên giường và chỉ để ý đến hơi thở của chính mình. Khi những suy nghĩ về ngày mới hiện lên trong đầu, bạn hãy để chúng qua đi và trở về với hơi thở của mình. Tiếp theo, khi bạn đến văn phòng, hãy dành 10 phút tại bàn làm việc hoặc trong xe để tăng cường trí não trước khi bắt đầu hoạt động bằng cách thực hành tỉnh thức nhanh sau đây: Nhắm mắt, thư giãn và ngồi thẳng lưng. Tập trung hoàn toàn vào hơi thở. Chỉ cần duy trì sự chú ý liên tục vào hơi thở: hít vào, thở ra; hít vào, thở ra. Để tập trung vào nhịp thở, hãy đếm thầm ở mỗi lần thở ra. Bất cứ khi nào bạn thấy tâm trí bị xao nhãng, chỉ cần giải phóng sự xao nhãng ấy bằng cách quay lại tập trung vào hơi thở. Quan trọng hơn cả, bạn hãy cho phép bản thân tận hưởng. Trong suốt thời gian còn lại của 46 Cách thực hành tỉnh thức trong cả ngày làm việc ngày, những người khác và những sự thôi thúc khác sẽ tranh nhau sự chú ý của bạn. Nhưng trong 10 phút này, tất cả sự chú ý của bạn là của riêng bạn mà thôi. Một khi bạn thực hành xong và sẵn sàng bắt đầu làm việc, sự tỉnh thức có thể giúp tăng hiệu suất của bạn. Hai kỹ năng định nghĩa một tâm trí lưu tâm: tập trung và nhận thức. Tập trung là khả năng hướng sự chú ý vào những gì bạn đang làm, trong khi nhận thức là khả năng nhận ra và giải phóng những phiền nhiễu không cần thiết khi chúng phát sinh. Hãy hiểu rằng tỉnh thức không chỉ là một sự rèn luyện tĩnh tại; nó còn liên quan đến việc phát triển một trí óc nhạy bén, sáng suốt. Và tỉnh thức trong hành động là sự thay thế tuyệt vời cho việc thực hành đa nhiệm một cách ảo tưởng. Làm việc có ý thức nghĩa là áp dụng sự tập trung và nhận thức vào mọi việc bạn làm kể từ khi bước vào văn phòng. Tập trung vào nhiệm vụ trước mắt, và nhận 47 Tỉnh thức ra cũng như giải phóng những phiền nhiễu cả trong lẫn ngoài khi chúng phát sinh. Bằng cách này, tỉnh thức giúp tăng hiệu suất, giảm sai lầm và thậm chí tăng cường khả năng sáng tạo. Để hiểu rõ hơn về sức mạnh của sự tập trung và nhận thức, hãy xem xét một nỗi khổ tác động đến gần như tất cả chúng ta: nghiện e-mail. E-mail có một cách để thu hút sự chú ý của chúng ta và chuyển hướng nó đến các nhiệm vụ có mức độ ưu tiên thấp hơn bởi việc hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ, được hoàn thành nhanh chóng sẽ giải phóng dopamine, loại hormone dễ chịu, trong não. Nó khiến chúng ta nghiện e-mail và ảnh hưởng đến sự tập trung của chúng ta. Thay vào đó, bạn hãy áp dụng tỉnh thức khi mở hộp thư đến. Tập trung vào những gì quan trọng và duy trì nhận thức về thứ chỉ là những nhiễu âm. Để có một khởi đầu ngày mới tốt hơn, hãy tránh để việc kiểm tra e-mail thành việc làm đầu tiên vào buổi sáng. Làm như vậy sẽ giúp bạn tránh được sự 48 Cách thực hành tỉnh thức trong cả ngày làm việc tấn công của những phiền nhiễu và vấn đề ngắn hạn trong khoảng thời gian vốn có tiềm năng cho sự tập trung và sáng tạo đặc biệt. Khi các cuộc họp liên tiếp không thể tránh khỏi bắt đầu, sự tỉnh thức có thể giúp bạn dẫn dắt các cuộc họp tốn ít thời gian hơn, hiệu quả hơn. Để tránh bước vào cuộc họp với tâm trí lơ đãng, hãy dành hai phút thực hành tỉnh thức, bạn có thể thực hiện việc ấy trên đường đi. Tốt hơn nữa, hãy để hai phút đầu tiên của cuộc họp diễn ra trong im lặng, để mọi người hoàn toàn có mặt cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau đó, nếu có thể, hãy kết thúc cuộc họp sớm trước năm phút để tất cả những người tham gia có thời gian chuyển đổi ý thức sang cuộc họp tiếp theo của họ. Khi ngày dần trôi qua và bộ não của bạn bắt đầu mệt mỏi, sự tỉnh thức có thể giúp bạn nhạy bén và tránh được những quyết định tệ hại. Sau bữa trưa, bạn hãy đặt hẹn giờ trên điện thoại để nó đổ 49 Tỉnh thức chuông sau mỗi giờ. Khi nghe tiếng chuông, bạn hãy ngừng hoạt động hiện tại và thực hiện một phút thực hành tỉnh thức. Những đợt nghỉ có ý thức này sẽ giúp bạn không bật chế độ lái tự động và sa đà vào tình trạng nghiện hành động. Cuối cùng, khi ngày kết thúc và bạn bắt đầu về nhà, hãy tiếp tục thực hành tỉnh thức. Trong ít nhất 10 phút trên đường, bạn hãy tắt điện thoại, tắt đài. Hãy buông bỏ bất kỳ suy nghĩ nào nảy sinh. Chú ý đến hơi thở của bạn. Làm như vậy sẽ giúp bạn trút bỏ được những căng thẳng trong ngày để có thể trở về nhà và thực sự hiện diện bên gia đình. Tỉnh thức không phải là sống thật chậm. Tỉnh thức là về việc bạn nâng cao sự tập trung và nhận thức cả trong công việc và cuộc sống. Bạn loại bỏ phiền nhiễu và đi đúng hướng theo cả mục tiêu của cá nhân và tổ chức. Hãy kiểm soát tâm trí của chính bạn: Thử nghiệm những lời khuyên này trong 14 ngày và xem chúng giúp ích gì cho bạn. 50 Cách thực hành tỉnh thức trong cả ngày làm việc RASMUS HOUGAARD là nhà sáng lập và giám đốc điều hành của The Potential Project, nhà cung cấp hàng đầu toàn cầu các giải pháp tỉnh thức cho doanh nghiệp. Anh đã cùng Jacqueline Carter viết cuốn One Second Ahead: Enhance Your Performance at Work with Mindfulness (tạm dịch: Một giây phía trước: Nâng cao hiệu suất làm việc bằng sự tỉnh thức). JACQUELINE CARTER là một đối tác của The Potential Project, đã làm việc với các nhà lãnh đạo trên toàn cầu, bao gồm cả các giám đốc điều hành của Sony, American Express, RBC và KPMG. Ghi chú 1. S. Bradt, “Wandering Mind Not a Happy Mind,” Harvard Gazette, ngày 11 tháng Mười một, 2010. 2. J. C. Pruessner và cộng sự, “Free Cortisol Levels After Awakening: A Reliable Biological Marker for the Assessment of Adrenocortical Activity,” Life Sciences 61, số 26 (tháng Mười một, 1997): 2539-2549. 51 04 Khả năng phục hồi cho tất cả chúng ta Daniel Goleman Có hai cách để bạn củng cố khả năng phục hồi: một là nói chuyện với chính bản thân, hai là rèn luyện lại bộ não của bạn. Nếu bạn gặp phải một thất bại lớn, hãy nghe theo lời khuyên uyên bác của nhà tâm lý học Martin Seligman trong bài viết HBR, “Building Resilience” (tạm dịch: Xây dựng khả năng phục hồi) (tháng Tư, 2011). Hãy nói chuyện với bản thân. Tự tạo cho mình một sự can thiệp về mặt nhận thức và chống lại suy nghĩ chủ bại bằng thái độ lạc quan. Hãy thách thức suy nghĩ u sầu của bạn và thay thế nó bằng một cái nhìn tích cực. 54 Khả năng phục hồi cho tất cả chúng ta May mắn thay, những thất bại lớn hiếm khi xảy ra trong cuộc sống. Nhưng còn việc phục hồi sau những rắc rối khó chịu, những thất bại nhỏ và những xáo trộn đến phát cáu vốn thường thấy trong cuộc sống của bất kỳ nhà lãnh đạo nào thì sao? Khả năng phục hồi một lần nữa là câu trả lời – nhưng với một ý nghĩa khác. Bạn cần phải rèn luyện lại bộ não của mình. Bộ não có một cơ chế rất khác để phục hồi sau những thiệt hại tích lũy từ phiền nhiễu thường ngày. Và với một chút nỗ lực, bạn có thể nâng cấp khả năng cho nó. Bất cứ khi nào khó chịu đến mức nói hoặc làm điều gì đó khiến chúng ta hối tiếc về sau (ai mà không có đôi lúc như thế chứ?), đó là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy hạch hạnh nhân của chúng ta – chiếc radar thông báo nguy hiểm của não bộ và kích hoạt phản ứng chạy-hay-chiến đấu – đã chiếm 55 Tỉnh thức lấy các trung tâm điều hành của não ở vùng vỏ não trước trán. Chìa khóa thần kinh cho khả năng phục hồi nằm ở việc chúng ta phục hồi nhanh như thế nào từ trạng thái bị tấn công đó. Theo Richard Davidson, một nhà khoa học thần kinh tại Đại học Wisconsin, hệ mạch giúp chúng ta trở lại trạng thái đầy đủ năng lượng và tập trung sau khi hạch hạnh nhân bị tấn công tập trung ở phía bên trái vùng vỏ não trước trán. Anh cũng nhận thấy khi chúng ta đau buồn, hoạt động ở phía bên phải của vùng vỏ não trước trán gia tăng. Mỗi người đều có mức độ hoạt động trái/phải đặc thù dự đoán phạm vi tâm trạng hằng ngày – nếu nghiêng về bên phải, chúng ta bối rối khó chịu nhiều hơn, nếu nghiêng về bên trái, chúng ta sẽ nhanh phục hồi hơn sau tất cả các loại đau khổ. Để giải quyết vấn đề này tại nơi làm việc, Davidson hợp tác với Giám đốc điều hành của một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ 56 Khả năng phục hồi cho tất cả chúng ta sinh học, làm việc 24/7, với áp lực lớn đồng thời là chuyên gia thiền định, Jon Kabat-Zinn của Trường Y thuộc Đại học Massachusetts. Kabat-Zinn cung cấp hướng dẫn tỉnh thức cho các nhân viên của phòng công nghệ sinh học, một phương pháp rèn luyện sự chú ý dạy cho não bộ ghi nhận bất cứ điều gì xảy ra trong thời điểm hiện tại với sự tập trung hoàn toàn – nhưng không phản ứng lại. Hướng dẫn rất đơn giản: 1. Tìm một nơi yên tĩnh, riêng tư, mà bạn không bị phân tâm trong vài phút. Chẳng hạn, bạn có thể đóng cửa văn phòng mình và tắt tiếng điện thoại. 2. Ngồi thoải mái, thẳng lưng nhưng thả lỏng. 3. Tập trung ý thức vào hơi thở, chú ý đến cảm giác hít vào và thở ra, liên tục như vậy. 4. Đừng phán đoán nhịp thở của bạn, cũng đừng cố gắng thay đổi nó theo bất kỳ cách nào. 57 Tỉnh thức 5. Xem bất cứ điều gì khác xuất hiện trong tâm trí như một sự phân tâm – suy nghĩ, âm thanh, bất cứ điều gì. Hãy để chúng đi và quay lại tập trung vào hơi thở. Sau tám tuần với trung bình 30 phút mỗi ngày thực hành tỉnh thức, các nhân viên đã chuyển tỷ lệ của họ từ nghiêng về bên phải phía căng thẳng sang nghiêng về bên trái phía kiên cường. Hơn nữa, họ còn cho biết họ có lại được niềm yêu thích trong công việc: Họ nhớ lại được những điều đã mang đến năng lượng cho họ ngay từ đầu. Để nhận được đầy đủ lợi ích của tỉnh thức, bạn nên thực hành mỗi ngày từ 20-30 phút. Hãy coi nó như một thói quen tập thể dục tinh thần. Việc được hướng dẫn từng bước có thể sẽ rất hữu ích, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là bạn phải sắp xếp được thời gian để thực hành trong thói quen hằng ngày của mình. (Thậm chí còn có các hướng dẫn sử dụng đoạn đường di chuyển mỗi ngày như một buổi thực hành.) 58 Khả năng phục hồi cho tất cả chúng ta Tỉnh thức đã và đang dần được các nhà điều hành cứng rắn tín nhiệm. Có những trung tâm nơi việc hướng dẫn tỉnh thức đã được thiết kế phù hợp với doanh nhân, từ những khu nghỉ dưỡng nhỏ như Miraval Resort ở Arizona đến các chương trình lãnh đạo lưu tâm tại Trường Y thuộc Đại học Massachusetts. Đại học Google đã nhiều năm cung cấp khóa học về tỉnh thức cho nhân viên của mình. Bạn có thể được lợi khi điều chỉnh khả năng phục hồi của não bằng việc học cách thực hành tỉnh thức không? Ở các giám đốc điều hành có hiệu suất cao, tác động của căng thẳng có thể rất khó phát hiện, do đó các đồng nghiệp của tôi là Richard Boyatzis và Annie McKee đã đề xuất một cách có thể coi như một chẩn đoán sơ bộ về sự căng thẳng ở vị trí lãnh đạo, hãy tự hỏi: “Tôi có cảm giác bất an, bồn chồn hay cảm thấy cuộc sống không tuyệt vời (tiêu chuẩn cao hơn ‘đủ tốt’) không?” Một chút tỉnh thức có thể giúp tâm trí bạn thoải mái. 59 Tỉnh thức DANIEL GOLEMAN là đồng giám đốc của Hiệp hội Nghiên cứu về Trí tuệ xúc cảm trong các tổ chức tại Đại học Rutgers, là đồng tác giả của Primal Leadership: Leading with Emotional Intelligence (tạm dịch: Lãnh đạo sơ khai: Dẫn dắt bằng trí tuệ cảm xúc) (Harvard Business Review Press, 2013), đồng thời là tác giả của The Brain and Emotional Intelligence: New Insights (tạm dịch: Bộ não và trí tuệ xúc cảm: Những hiểu biết mới). 60 05 Sự nhanh nhạy cảm xúc Các lãnh đạo hữu hiệu quản lý suy nghĩ và cảm xúc như thế nào? Susan David và Christina CONGLETON 16.000 – đó là số từ trung bình chúng ta nói mỗi ngày. Bạn hãy tưởng tượng còn biết bao nhiêu từ chưa thành văn trong tâm trí. Hầu hết chúng không phải là sự thật mà là những đánh giá và nhận định đan xen cùng cảm xúc – một số tích cực và hữu ích (Mình đã làm việc chăm chỉ và có thể “xử lý gọn” được bài thuyết trình này; Vấn đề này đáng để lên tiếng; Phó Chủ tịch mới có vẻ dễ gần), số khác tiêu cực hơn (Anh ta đang cố tình phớt lờ mình; Mình sẽ tự biến mình thành trò hề mất; Mình là đồ rởm). Nhiều người thường cho rằng ở văn phòng không có chỗ cho suy nghĩ và cảm xúc khó khăn: 62 Sự nhanh nhạy cảm xúc Những người điều hành, và đặc biệt là lãnh đạo, hoặc nên khắc kỷ hoặc phải tươi vui, thể hiện rõ sự tự tin và dằn xuống bất kỳ tiêu cực nào đang sùng sục lên trong họ. Nhưng điều đó đi ngược lại với sinh học cơ bản. Bên trong bất kỳ con người lành mạnh nào cũng đều có luồng suy nghĩ và cảm xúc bao gồm những lời bình phẩm, nghi ngờ và sợ hãi. Đầu óc của chúng ta chỉ đang làm công việc mà chúng được tạo ra để làm: cố gắng lường trước và giải quyết vấn đề, tránh những cạm bẫy tiềm ẩn. Trong thực tiễn tư vấn chiến lược con người cho các công ty trên khắp thế giới, chúng tôi thấy các nhà lãnh đạo vấp váp không phải vì có suy nghĩ và cảm xúc không mong muốn – đó là điều không thể tránh khỏi – mà bởi họ bị mắc vào đó, như cá bị vướng vào lưới. Điều này xảy ra theo một trong hai cách. Họ hoàn toàn tin vào những suy nghĩ đó, coi chúng như sự thật (Trong công việc trước của tôi cũng vậy... Tôi đã thất bại trong cả sự nghiệp của mình) và tránh 63 Tỉnh thức né những tình huống gợi lên chúng (Tôi sẽ không chấp nhận thử thách mới đó đâu.) Hoặc, thường theo mệnh lệnh của những người ủng hộ, họ không thừa nhận những suy nghĩ của mình và cố gắng duy lý (Tôi không nên có những suy nghĩ như thế này… Tôi biết mình không phải là một kẻ thất bại hoàn toàn), và có lẽ buộc mình rơi vào những tình huống tương tự, ngay cả khi chúng đi ngược lại giá trị cốt lõi và mục tiêu của họ (Hãy nhận nhiệm vụ mới đó, bạn phải vượt qua chuyện này đi.) Trong cả hai trường hợp, họ đang chú ý quá nhiều đến tiếng nói liên tục trong đầu mình và cho phép nó tiêu hao nguồn lực nhận thức quan trọng lẽ ra đã có thể được sử dụng tốt hơn. Đây là một vấn đề phổ biến, tồn tại nhờ vào các chiến lược tự chủ phổ biến. Chúng tôi thường xuyên thấy các giám đốc điều hành với những thách thức cảm xúc lặp đi lặp lại tại nơi làm việc – lo lắng về các ưu tiên, ghen tị với thành công của người khác, sợ bị từ chối, khốn khổ vì sự coi nhẹ cảm 64 Sự nhanh nhạy cảm xúc nhận được – và nghĩ ra các kỹ thuật để “khắc phục”: những lời khẳng định tích cực, danh sách việc cần làm được ưu tiên, đắm mình trong những nhiệm vụ nhất định. Nhưng khi chúng tôi hỏi những thách thức kia đã dai dẳng bao lâu rồi, câu trả lời có thể là 10 năm, 20 năm hoặc kể từ khi còn nhỏ. Rõ ràng những kỹ thuật đó không hiệu quả – trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc cố gắng giảm thiểu hoặc lờ đi suy nghĩ và cảm xúc rốt cuộc lại thành khuếch đại chúng. Trong một nghiên cứu nổi tiếng được dẫn dắt bởi Daniel Wegner, cố giáo sư trường Harvard, những người tham gia được yêu cầu tránh nghĩ về gấu trắng đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi cố làm như vậy; và sau đó, khi yêu cầu đó được dỡ bỏ, họ đã nghĩ về gấu trắng nhiều hơn so với nhóm đối chiếu. Bất cứ ai từng mơ thấy bánh sô-cô-la và khoai tây chiên trong khi theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt đều hiểu hiện tượng này. 65 Tỉnh thức Các nhà lãnh đạo hiệu quả không tin, cũng không cố gắng kìm nén trải nghiệm nội tại. Thay vào đó, họ tiếp cận chúng theo cách có đầu óc, định hướng theo giá trị và hiệu quả – phát triển điều mà chúng ta gọi là sự nhanh nhạy về cảm xúc. Trong nền kinh tế tri thức thay đổi nhanh chóng và phức tạp như hiện nay, khả năng quản lý suy nghĩ và cảm xúc là điều cần thiết để thành công trong kinh doanh. Nhiều nghiên cứu, của giáo sư Frank Bond thuộc Đại học London và những người khác, cho thấy sự nhanh nhạy về cảm xúc có thể giúp mọi người giảm bớt căng thẳng, giảm thiểu sai sót, trở nên sáng tạo hơn và cải thiện hiệu suất công việc. Chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo của nhiều ngành khác nhau để xây dựng kỹ năng quan trọng này và cung cấp bốn phương pháp thực hành – phỏng theo Liệu pháp Chấp nhận và Cam kết (ACT) vốn được nhà tâm lý học Steven C. Hayes của Đại học Nevada phát triển – để giúp bạn cũng làm được 66 Sự nhanh nhạy cảm xúc như vậy: Nhận ra mẫu hình của bạn; ghi nhãn suy nghĩ và cảm xúc của bạn; chấp nhận chúng; và hành động dựa trên giá trị của bạn. Cá mắc lưới Hãy bắt đầu với hai trường hợp nghiên cứu điển hình. Cynthia là một luật sư đại diện cấp cao có hai con nhỏ. Cô từng luôn cảm thấy tội lỗi về những cơ hội bị bỏ lỡ – cả ở văn phòng, nơi đồng nghiệp làm việc 80 giờ một tuần trong khi cô làm 50 tiếng, và ở nhà, nơi cô thường bị phân tâm hoặc mệt mỏi nên không thể hoàn toàn gắn kết với chồng con. Trong đầu cô luôn có giọng nói cằn nhằn rằng phải trở thành một nhân viên tốt hơn, nếu không sẽ có nguy cơ thất bại trong sự nghiệp; giọng nói khác lại bảo cô nên làm một người mẹ tốt hơn, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ bỏ bê gia đình. Cynthia 67 Tỉnh thức ước rằng ít nhất một trong hai giọng nói ấy chịu im đi. Nhưng không giọng nói nào chịu làm như vậy, và kết quả cô đã không thể đảm nhận những triển vọng mới thú vị tại văn phòng, trong khi lại có xu hướng liên tục kiểm tra tin nhắn lúc ăn tối cùng gia đình. Jeffrey, một giám đốc điều hành đang lên tại một công ty hàng tiêu dùng hàng đầu, lại gặp phải vấn đề khác. Thông minh, tài năng và đầy tham vọng, anh thường tức giận – với những ông chủ coi nhẹ quan điểm của anh, cấp dưới không theo mệnh lệnh hoặc những đồng nghiệp không chu toàn phần việc của họ. Anh đã mất bình tĩnh vài lần tại văn phòng và được cảnh báo là phải kiềm chế. Nhưng khi cố gắng, anh cảm thấy như bản thân đang giam lại một phần cốt lõi trong tính cách của mình, rốt cuộc anh trở nên càng tức giận và khó chịu hơn. Các nhà lãnh đạo thông minh, thành công này đã bị vướng vào suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của chính họ. Cynthia bị nhấn chìm trong cảm giác tội 68 Sự nhanh nhạy cảm xúc lỗi; Jeffrey bùng nổ vì tức giận. Cynthia bảo những tiếng nói trong đầu mình biến đi; Jeffrey thì cố nhốt lại sự thất vọng. Cả hai đều cố gắng tránh sự khó chịu mà họ cảm thấy. Họ bị kiểm soát bởi trải nghiệm nội tại, cố gắng kiểm soát nó, hoặc cứ bị chuyển qua lại giữa hai việc ấy. Gỡ lưới May mắn thay, cả Cynthia và Jeffrey đều nhận ra họ không thể đi đến đâu – ít nhất là không thành công và hạnh phúc – nếu không có các chiến lược nội tại hiệu quả hơn. Chúng tôi đã hướng dẫn họ áp dụng bốn bước thực hành: Nhận ra các mẫu hình của bản thân Bước đầu tiên để phát triển sự nhanh nhạy về cảm xúc là để ý thời điểm bạn bị suy nghĩ và cảm xúc 69 Tỉnh thức của mình cuốn đi. Tuy khó thực hiện, nhưng có một số dấu hiệu đáng chú ý. Một là suy nghĩ của bạn trở nên cứng nhắc và lặp đi lặp lại. Ví dụ như Cynthia bắt đầu thấy việc tự kiểm điểm giống như một đĩa nhạc lỗi, lặp đi lặp lại những thông điệp giống nhau. Một dấu hiệu khác là câu chuyện mà tâm trí bạn đang kể có vẻ đã cũ, giống như chiếu lại trải nghiệm quá khứ. Jeffrey nhận thấy thái độ của mình đối với một số đồng nghiệp nhất định (Anh ta thật kém cỏi; Không đời nào tôi để bất cứ ai nói chuyện với mình như vậy) khá quen thuộc. Trên thực tế, anh đã có trải nghiệm tương tự trong công việc trước của mình – và cả công việc trước đó nữa. Nguồn gốc của rắc rối không chỉ là môi trường của Jeffrey mà còn là cách suy nghĩ và cảm nhận của chính anh. Bạn phải nhận ra mình đang bị mắc kẹt thì mới có thể bắt đầu thay đổi. 70 Sự nhanh nhạy cảm xúc Gắn nhãn suy nghĩ và cảm xúc của bạn Khi bạn bị mắc kẹt, sự chú ý mà bạn dành cho suy nghĩ và cảm xúc của bản thân sẽ choán hết tâm trí, không còn chỗ hở nào để kiểm tra chúng. Một chiến lược có thể giúp bạn xem xét tình huống của mình một cách khách quan hơn là hành động dán nhãn đơn giản. Cũng giống như bạn gọi một cái mai là mai, hãy gọi một suy nghĩ là suy nghĩ và một cảm xúc là cảm xúc. Tôi chưa làm đủ ở công ty hoặc ở nhà trở thành Tôi đang có suy nghĩ rằng mình chưa làm đủ việc ở công ty hoặc ở nhà. Tương tự, Đồng nghiệp của tôi làm sai rồi, anh ta khiến tôi tức giận trở thành Tôi đang có suy nghĩ rằng đồng nghiệp của mình làm sai rồi và tôi đang cảm thấy tức giận. Việc ghi nhãn cho phép bạn nhìn nhận suy nghĩ và cảm xúc của mình đúng như bản chất của chúng: các nguồn dữ liệu nhất thời có thể hữu ích hoặc không. Về mặt tâm lý, con người có thể tách mình ra để xem xét những trải nghiệm riêng tư theo cách 71 Tỉnh thức này, và ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy việc thực hành tỉnh thức đơn giản, rõ ràng không chỉ cải thiện hành vi và hạnh phúc mà còn thúc đẩy những thay đổi sinh học có lợi trong não và ở cấp độ tế bào. Khi Cynthia bắt đầu chậm lại và ghi nhãn suy nghĩ của mình, những lời chỉ trích từng đè lên cô như sương mù dày đặc dần nhẹ đi như những đám mây lướt qua bầu trời xanh. Chấp nhận chúng Đối lập với kiểm soát là chấp nhận: không hành động theo mọi suy nghĩ hay chịu thua sự tiêu cực mà phản ứng lại những ý tưởng và cảm xúc của mình với thái độ cởi mở, chú ý đến chúng, để bản thân trải nghiệm chúng. Hãy hít thở sâu 10 lần và để ý xem điều gì đang diễn ra trong hiện tại. Việc làm này có thể mang lại cảm giác nhẹ nhõm nhưng không nhất thiết phải khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Thực tế, bạn có thể nhận ra mình đang thực sự khó 72 Sự nhanh nhạy cảm xúc chịu như thế nào. Điều quan trọng là hãy cho bản thân (và những người khác) chút lòng trắc ẩn và xem xét thực tế tình huống. Điều gì đang xảy ra – cả bên trong và bên ngoài? Khi Jeffrey thừa nhận và dành chỗ cho cảm giác thất vọng và tức giận của mình thay vì bác bỏ, ném đá chúng, hoặc đem trút lên người khác, anh bắt đầu nhận thấy phẩm chất của chúng. Chúng là tín hiệu cho thấy có điều gì đó quan trọng đang bị đe dọa và anh cần phải hành động hiệu quả. Thay vì la mắng mọi người, anh có thể đưa ra yêu cầu rõ ràng cho đồng nghiệp hoặc nhanh chóng giải quyết vấn đề cấp bách. Jeffrey càng chấp nhận cơn giận và đưa sự tò mò vào nó, khả năng lãnh đạo của anh dường như càng được hỗ trợ thay vì bị làm suy yếu. Hành động dựa trên giá trị Khi gỡ được mình khỏi những suy nghĩ và cảm xúc khó khăn, bạn sẽ được rộng đường lựa chọn. Bạn có 73 Tỉnh thức thể quyết định hành động theo cách phù hợp với các giá trị của bản thân. Chúng tôi khuyến khích các nhà lãnh đạo tập trung vào khái niệm khả năng thi hành: Phản ứng của bạn có phục vụ bạn và tổ chức của bạn trong dài hạn lẫn ngắn hạn không? Nó sẽ giúp bạn lái được những người khác theo hướng thúc đẩy mục đích chung chứ? Bạn có đang bước một bước tới cái đích trở thành nhà lãnh đạo mà bạn muốn trở thành nhất và sống cuộc sống mà bạn muốn nhất không? Dòng suy nghĩ của tâm trí tồn tại vô tận và cảm xúc thay đổi như thời tiết, nhưng các giá trị có thể được gọi tên bất cứ lúc nào, trong bất kỳ tình huống nào. CÁC GIÁ TRỊ CỦA BẠN LÀ GÌ? Danh sách này được rút ra từ Bảng xếp loại các giá trị cá nhân (năm 2001) do W. R. Miller, J. C’de Baca, D. B. Matthews và P. L. Wilbourne, thuộc Đại học New Mexico xây dựng. Bạn có 74 Sự nhanh nhạy cảm xúc thể sử dụng nó để nhanh chóng xác định các giá trị mà mình đang theo đuổi có thể gây ra tình huống khó khăn trong công việc. Khi bạn đưa ra quyết định tiếp theo, hãy tự hỏi liệu nó có phù hợp với những giá trị này không. Sự chính xác Sự chân thật Sự hợp lý Thành tích Sự phát triển Tính hiện thực Uy quyền Sức khỏe Trách nhiệm Sự tự quyết Sự hữu ích Rủi ro Chu đáo Sự trung thực An toàn Sự thách thức Sự khiêm tốn Sự tự nhận thức Sự nhàn hạ Sự hài hước Sự phục vụ Lòng trắc ẩn Công lý Tính đơn giản Sự đóng góp Kiến thức Tính ổn định Sự hợp tác Sự rỗi rãi Truyền thống Sự nhã nhặn Sự tinh thông Sự giàu sang Tính sáng tạo Sự điều độ Quyền lực Đáng tin cậy Sự phá cách Mục đích Bổn phận Sự cởi mở Vui vẻ Gia đình Thứ bậc Hào phóng 75 Tỉnh thức Sự tha thứ Đam mê Lòng khoan dung Tình bạn Sự nổi tiếng Khi xem xét các giá trị của bản thân, Cynthia nhận ra mình gắn bó với cả gia đình và công việc như thế nào. Cô thích ở bên các con, nhưng cũng say mê quan tâm việc theo đuổi công lý. Không còn bị ám ảnh bởi cảm giác tội lỗi mất tập trung và chán nản, cô quyết tâm để cho các nguyên tắc của mình dẫn lối. Cô nhận ra tầm quan trọng của việc về nhà ăn tối với gia đình và cưỡng lại những gián đoạn dành cho công việc trong thời gian này. Nhưng cô cũng đã có một số chuyến công tác quan trọng, một số trùng với thời gian diễn ra các sự kiện của trường mà cô muốn tham dự. Tự tin rằng mình đang được các giá trị của bản thân dẫn dắt – chứ không chỉ cảm xúc – Cynthia cuối cùng đã tìm thấy sự bình yên và trọn vẹn. 76 Sự nhanh nhạy cảm xúc Việc ngăn chặn suy nghĩ và cảm xúc khó khăn là không thể. Các nhà lãnh đạo hiệu quả luôn lưu tâm đến những trải nghiệm nội tại, nhưng không bị cuốn vào chúng. Họ biết cách giải phóng nội lực và cam kết thực hiện hành động phù hợp với giá trị của bản thân. Phát triển sự nhanh nhạy cảm xúc không phải là một giải pháp mau lẹ mà tạm bợ. Ngay cả những người thường xuyên thực hành các bước mà chúng tôi đã nêu ở đây, như Cynthia và Jeffrey, cũng thường bị vướng mắc. Nhưng theo thời gian, lãnh đạo nào ngày càng trở nên thành thạo hơn là người có nhiều khả năng phát triển mạnh mẽ nhất. SUSAN DAVID là Giám đốc điều hành của Evidence Based Psychology, đồng sáng lập Institute of Coaching và là giảng viên tâm lý học tại Đại học Harvard. CHRISTINA CONGLETON là nhà lãnh đạo và cố vấn chuyển đổi tại Axon Leadership và nghiên cứu về tỉnh thức và não bộ tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Đại học Denver. Cô có bằng thạc sĩ về phát triển con người và tâm lý học tại Đại học Harvard. 77 06 Đừng để quyền lực hủy hoại bạn Dacher Keltner