🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hành Trình Xuyên Thế Kỷ - Những Dấu Ấn Và Giá Trị Trường Tồn (1906-1986) Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH TS. VŨ THỊ HƯƠNG Trình bày bìa: PHẠM THỊ MỸ KHƯƠNG ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: LÂM THỊ HƯƠNG Sửa bản in: TẠ THU THỦY Đọc sách mẫu: VŨ HƯƠNG TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT HÀ NỘI - 2022 CHỈ ĐẠO NỘI DUNG ĐẢNG ỦY - BAN GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN Đồng chí NGUYỄN VĂN THẮNG Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty, Trưởng ban Đồng chí ĐỖ MINH TUẤN Phó Bí thư Đảng ủy - Thành viên Hội đồng thành viên - Tổng Giám đốc Tổng Công ty, Phó Trưởng ban Đồng chí LÊ VĂN CƯỜNG Phó Bí thư Đảng ủy - Thành viên Hội đồng thành viên - Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Ủy viên Đồng chí NGUYỄN THẾ HỰU Ủy viên Thường vụ Đảng ủy - Thành viên Hội đồng thành viên - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty - Trưởng phòng Tuyên giáo - Thi đua, Ủy viên Đồng chí NGUYỄN THỊ THANH THÚY Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ - Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng Công ty - Phó Trưởng phòng Tuyên giáo - Thi đua, Ủy viên BAN BIÊN SOẠN PGS.TS. HOÀNG VĂN HIỂN Chủ biên TS. NGÔ ĐỨC LẬP Đồng chủ biên PGS.TS. ĐẶNG VĂN HỒ Thành viên Nhà văn, nhà báo PHẠM PHÚ PHONG Thành viên ThS. LÊ VĂN HÀ Thành viên ThS. TRẦN THỊ HỢI Thành viên ThS. NGUYỄN THỊ THÙY NHUNG Thành viên ThS. MAI VĂN ĐƯỢC Thành viên 6 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Cuối thế kỷ XIX, sau khi đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân ta, cơ bản bình định được Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) với chính sách bóc lột “chia để trị”, thẳng tay đàn áp, bóc lột nhân dân 7 ta nhằm mục đích vơ vét một cách tối đa để bù đắp vào sự tổn thất của chúng trong các cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời thăm dò thế mạnh về địa hình, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cũng như nguồn lao động tại Việt Nam. Trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nơi đây, người Pháp phát hiện “vùng đất đỏ ba dan ở Đồng Nai là đất lý tưởng để trồng cao su” và “nếu được trồng cao su thì nơi đây sẽ đem lại nguồn lợi vô tận”, do đó, những đồn điền cao su bạt ngàn đã ra đời trên vùng đất này. Từ đây, sự hình thành và phát triển của các đồn điền cao su gắn liền với sự ra đời và ngày càng lớn mạnh, trưởng thành của đội ngũ công nhân cao su vừa là hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa của tư bản thực dân Pháp, vừa là sự kiện quan trọng tác động sâu sắc đến xã hội Việt Nam. Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân cao su Đồng Nai, trong đó có công nhân Công ty Cao su Đồng Nai (thành lập năm 1908), mang trong mình lòng yêu nước sâu sắc, ý chí kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt, từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đồn điền và phong trào công nhân cao su đã trở thành môi trường rèn luyện cho công nhân cao su Đồng Nai, tôi luyện họ trở thành những cán bộ, chiến sĩ cách mạng kiên trung, đồng thời là nơi đùm bọc, nuôi giấu lực lượng CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) cách mạng khi thoái trào cũng như trở thành các căn cứ kháng chiến chống Pháp, chống Nhật và chống Mỹ về sau. Trải qua các cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, đặc biệt là cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, công nhân cao su Đồng Nai đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược cũng như cùng cả nước bước vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986). Với mong muốn tái hiện một cách khách quan, khoa học và làm rõ bức tranh toàn cảnh về truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, tinh thần hăng say lao động, sản xuất của đội ngũ công nhân cao su thuộc Tổng Công ty Cao su Đồng Nai từ những năm đầu thành lập đến 8 trước công cuộc đổi mới đất nước với biết bao truyền thống tốt đẹp và những bài học kinh nghiệm quý báu, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đã chỉ đạo biên soạn và xuất bản cuốn sách Công ty Cao su Đồng Nai - Hành trình xuyên thế kỷ - Những dấu ấn và giá trị trường tồn (1906 - 1986). Nội dung cuốn sách gồm 8 chương, phản ánh chân thực bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, gây ra những tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội đất nước. Đặc biệt, cuốn sách tập trung phân tích sự ra đời của đội ngũ công nhân cao su Đồng Nai và những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; lao động, sản xuất xây dựng Công ty Cao su Đồng Nai (nay là Tổng Công ty Cao su Đồng Nai) ngày càng trưởng thành vững mạnh. Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2022 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT LỜI GIỚI THIỆU Nhận bản thảo cuốn sách Công ty Cao su Đồng Nai - Hành trình xuyên thế kỷ - Những dấu ấn và giá trị trường tồn (1906 - 1986), điều tự nghĩ và câu hỏi đầu tiên là: 9 Cuốn sách này có gì khác và mới so với những cuốn sách về phong trào công nhân cao su đã xuất bản trước đây? Đọc ngấu nghiến để thưởng thức, rồi đọc nghiền ngẫm để suy nghiệm, mới thấy rằng, đây là tập sách quý, tích hợp tinh hoa các kết quả nghiên cứu trước đây, đem đến cái mới về tư liệu, góc nhìn, cảm xúc, cách đánh giá, sự nhận diện về dấu ấn và giá trị của Công ty Cao su Đồng Nai (nay là Tổng công ty Cao su Đồng Nai) với tư cách là một thực thể trong dòng chảy lịch sử - chính trị - văn hóa - kinh tế của ngành cao su Việt Nam và của sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Nai. Tập sách dày hơn 600 trang, gồm 8 chương chính văn, bố cục hợp lý, trình bày theo tuyến tính thời gian, nêu được dấu ấn và giá trị của từng thời kỳ suốt 80 năm kể từ khi xuất hiện nông trường cao su đầu tiên ở Đồng Nai (1906) đến cột mốc “đổi mới tư duy kinh tế” của đất nước (1986). Lời mở và kết luận đều khái quát, tinh đọng giúp người đọc dễ tiếp cận tổng quan và cụ thể nội dung tập sách. Cảm giác đầu tiên tập sách mang đến là sự tin cậy về tư liệu. Từ hàng vạn trang của 58 tài liệu các loại đã công bố cùng với những thông tin trực tiếp ghi nhận được, tập thể tác giả đã kỳ công khảo cứu, chọn lọc tinh hoa, trình bày có hệ thống, CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) dẫn giải tường minh khiến nội dung tập sách tổng hợp được kết quả nghiên cứu đã có và đem lại sự hiểu biết cần có. Nếu kết quả nghiên cứu đã có (thể hiện ở 53 cuốn sách và báo cáo tổng kết công bố từ hơn 20 năm qua) thiên về nội dung phong trào công nhân cao su Đồng Nai đã đi vào chính sử thì tập sách này tạo được sự hiểu biết cần có về sự sống của phong trào công nhân cao su ấy trong các mối quan hệ hiện thực ở vùng đất - con người Đồng Nai. Từ những sự kiện và con số, tập sách nhận diện được con người - những người cán bộ và công nhân cao su Đồng Nai với thân phận cụ thể, phong trào hành động, 10 nhiệm vụ chính trị, lịch sử chiến công và đời sống riêng chung trong quá trình hình thành, phát triển. Từ góc nhìn khoa học - nhân văn, tập sách đem đến cho người đọc hiểu biết và cảm xúc tươi mới đối với nhiều nội dung tưởng đã xưa cũ: 1. Về phong trào công nhân cao su Đồng Nai, chính sử, địa chí và tài liệu chính thống đã tô đậm bản chất giai cấp cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; tập sách này làm rõ hơn đặc tính nhân văn ở con người, từ con người trong bối cảnh đấu tranh sinh tồn dẫn đến đấu tranh cách mạng. Người công nhân cao su Đồng Nai khởi đầu từ những người lao động nông nghiệp với thân phận bần cùng, bị tước đoạt quyền sống, bị áp bức dã man, không được trưởng thành ở nhà máy, công trường với phương thức sản xuất hiện đại mà “bán thân đổi mấy đồng xu” ở các đồn điền cao su trong nanh vuốt của thực dân. Công nhân cao su Đồng Nai trưởng thành từ tự phát đấu tranh chống áp bức, bóc lột để sinh tồn đến phong trào yêu nước, rồi đến đấu tranh cách mạng có lý tưởng cộng sản, được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vượt qua mọi gian khó, đạt mục tiêu cao nhất là góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng chính mình. LỜI GIỚI THIỆU Như vậy, công nhân cao su Đồng Nai hình thành gắn liền với sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam, là bộ phận khởi đầu của đội ngũ công nhân cách mạng ở Đồng Nai, luôn tiên phong trong các phong trào cách mạng, nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân và liên minh công - nông - trí thức; thường đứng đầu trong đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng tỉnh Đồng Nai giàu mạnh. 2. Trong dòng chảy kinh tế thị trường, Công ty Cao su Đồng Nai là đơn vị kinh doanh đặc biệt, vì ngoài mục tiêu lợi nhuận, còn có mục đích chăm lo đời sống cho công nhân và 11 thực hiện chính sách xã hội đối với gia đình công nhân. Mỗi doanh nghiệp thông thường, nhiệm vụ tập trung vào lợi nhuận và trả lương cho công nhân làm việc cho mình; công tác xã hội là tự nguyện, tùy tâm. Với Công ty Cao su Đồng Nai, ngoài lợi nhuận, công tác xã hội còn là nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm đối với công nhân cao su và lao động trong vùng cao su. Theo nhịp nhảy múa của các con số phát triển mới thấy hết khó khăn và thành quả của công ty trong nhiệm vụ kinh tế qua các thời kỳ. Năm đầu mới giải phóng, công nhân hơn 5.000 người, 10 năm sau tăng gấp hơn 7 lần (38.000 người), không chỉ vậy, còn phải chăm lo cho khoảng 6 vạn nhân khẩu “ăn theo”; từ việc ăn ở, học hành, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, đền ơn đáp nghĩa. Do vậy, qua các trang viết, người đọc lắng lòng theo dõi sự vượt khó trong việc chạy ăn, trả lương, nuôi dưỡng sức lao động cho đến các kết quả tăng trưởng cao về diện tích, năng suất, tay nghề công nhân, phong trào thi đua và vị thế hàng đầu trong các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác xã hội mới khâm phục, nể trọng một công ty đặc biệt với nhiệm vụ đặc biệt và thành tích đặc biệt. Sâu thẳm trong đó là năng lực, trình độ, nhiệt huyết và bản chất chính trị của lãnh đạo công ty qua các thời kỳ trong vòng tay của người lao động. Thành tích ấy thực là anh hùng. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) 3. Về các thành tích anh hùng, Công ty Cao su Đồng Nai luôn đạt thành tích cao ở mọi lĩnh vực, xứng đáng với các danh hiệu anh hùng trong đấu tranh giải phóng cũng như trong lao động sản xuất thuộc Công ty Cao su Đồng Nai đã vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Những danh hiệu vẻ vang này do tích hợp từ thành tích của các tập thể và cá nhân anh hùng trong hệ thống công ty, như: Đội du kích Bình Sơn, Nông trường An Lộc, Nông trường Cẩm Mỹ, Nông trường Bình Lộc, Đội du kích Bình Lộc, Nông trường Ông Quế, nữ Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Ngời. Những thành tích anh hùng ấy không phải tự nhiên có, mà 12 kết tinh từ phẩm chất anh hùng của công nhân cao su Đồng Nai ở mọi nhiệm vụ, qua các chặng đường, thầm lặng hoặc tỏa sáng. Phẩm chất anh hùng ấy được xem là tài sản bản sắc của cao su Đồng Nai. Xưa đã vậy, nay cũng vậy, mai sau ắt sẽ như vậy. 4. Thành tích anh hùng của Công ty Cao su Đồng Nai không chỉ được tô đậm trong hồ sơ, mà còn được kết tinh thành giá trị văn hóa - lịch sử lưu truyền bền vững trong nhân gian. Những tập thể, cá nhân anh hùng và nhiều liệt sĩ anh dũng hy sinh đã trở thành tên đường, tên trường lưu danh hậu thế. Lô cao su số 9 trở thành di tích văn hóa - lịch sử cấp tỉnh lưu dấu sự khởi đầu của ngành cao su Đồng Nai; Suối Tre trở thành địa danh văn hóa... Các giá trị văn hóa này trường tồn cùng thời gian. Khép lại tập sách, cảm xúc đọng lại đôi điều về tập thể tác giả: Tâm huyết, kỳ công, khoa học, chân thành. Nếu không thực sự yêu quý những gì thuộc về cao su Đồng Nai ắt sẽ không đạt được kết quả ấy. PGS.TS. HUỲNH VĂN TỚI NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI, ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỜI GIỚI THIỆU LỜI NÓI ĐẦU Năm 1862, sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bước đầu tổ chức bộ máy chính quyền để cai trị ở Việt Nam đã từng bước tạo nên những thay 13 đổi ở vùng đất Nam Kỳ. Tiếp đến, dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1914 - 1929) của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển hết sức căn bản về nhiều mặt. Trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và Đông Dương, người Pháp phát hiện “vùng đất đỏ ba dan ở Đồng Nai là đất lý tưởng để trồng cao su”1 và “nếu được trồng cao su thì nơi đây sẽ đem lại nguồn lợi vô tận”2. Sau nhiều năm thử nghiệm thành công, tư bản thực dân Pháp đã thực hiện việc mộ phu bằng nhiều thủ đoạn, cách thức từ miền Trung và miền Bắc vào (ngoài phu mộ tại chỗ và các vùng lân cận) để trồng, khai thác và kinh doanh cao su ở miền Đông Nam Kỳ nói chung và Đồng Nai nói riêng. Sự hình thành và phát triển của các đồn điền cao su cùng sự ra đời và ngày càng lớn mạnh, trưởng thành của đội ngũ công nhân cao su ở đây vừa là hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa của tư bản thực dân Pháp, 1. Công ty Cao su Đồng Nai: Những chặng đường đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Đồng Nai, Biên Hòa, 1985, tr.231. 2. Lê Minh Quốc: Nguyễn Thái Học, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995, tr.11. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) vừa là sự kiện quan trọng tác động nhiều mặt, lâu dài đến xã hội Việt Nam cho đến ngày nay. Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, công nhân cao su Đồng Nai ngoài những đặc điểm chung còn mang những đặc điểm riêng rất đáng chú ý: Là một thành phần quan trọng trong giai cấp công nhân Việt Nam; về hình thức, công nhân cao su Đồng Nai là những công nhân làm thuê, chịu sự kết hợp giữa lối lao động cưỡng bức thời trung cổ và lối bóc lột tư bản chủ nghĩa; công nhân cư trú, làm thuê trên 14 địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cùng chịu chung số phận nên cùng sát cánh chống kẻ thù chung; đồn điền và phong trào công nhân cao su là môi trường rèn luyện cho công nhân cao su Đồng Nai, tôi luyện họ trở thành những cán bộ, chiến sĩ cách mạng kiên trung và là nơi đùm bọc, nuôi giấu lực lượng cách mạng khi thoái trào cũng như trở thành các căn cứ kháng chiến chống Pháp, chống Nhật và chống Mỹ về sau... Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại bang xâm lược, lại sống khổ nhục, đày đọa khôn xiết bởi ba tầng áp bức, bóc lột của thực dân, tư bản và địa chủ phong kiến nên hơn ai hết, “họ là những người rất chí cốt cách mạng, một lòng một dạ sắt son với Đảng. Từ ngày có Đảng, công nhân cao su đi theo Đảng làm cách mạng đến cùng để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc”1. Tính từ tháng 02/1906, khi 40 nông dân xã Trí Bưu, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đến làm công nhân cao su ở Sở Dầu Giây, trở thành những người đầu tiên đến Đồng Nai làm 1. Công ty Cao su Đồng Nai: Những chặng đường đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Đồng Nai, Sđd, tr.9. LỜI NÓI ĐẦU công nhân cao su, trong đó có Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, đến năm 1986 khi công cuộc đổi mới và hội nhập do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, lịch sử vùng đất cao su Đồng Nai đã tròn 80 năm. Khoảng thời gian đó là một quá trình đấu tranh gian khổ, hy sinh nhưng đầy oanh liệt và tự hào của công nhân và nhân dân vùng cao su Đồng Nai, đặc biệt từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng ở đây. Trải qua ba cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, đặc biệt là cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, công nhân 15 cao su Đồng Nai đã góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật đổ xiềng xích Nhật - Pháp và chính quyền phong kiến Nam triều, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Nhưng ngay sau đó, công nhân cao su Đồng Nai lại cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp quay trở lại xâm lược (1945 - 1954) và sau đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, công nhân cao su Đồng Nai hòa chung niềm vui của đất nước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, giang sơn thu về một mối và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngay sau đó, Công ty Cao su Đồng Nai (nay là Tổng Công ty Cao su Đồng Nai) cùng cả nước phải bước vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, từng bước tiếp nhận và chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế; chăm lo đời sống công nhân và thực hiện các chính sách xã hội; tham gia bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu biên giới (1975 - 1986). Bước vào sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) xướng và lãnh đạo, cùng với cả nước, Đảng bộ và công nhân Công ty Cao su Đồng Nai không ngừng nỗ lực đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự đổi thay toàn diện, sâu sắc của đơn vị, của ngành Cao su và của đất nước. Những thắng lợi và thành quả nói trên là một nguồn tài sản vô cùng quý giá của toàn thể Đảng bộ và cán bộ, công nhân, viên chức của Đồng Nai nói chung và Công ty Cao su Đồng Nai nói riêng. Chính vì vậy, việc tái hiện một cách khách quan, khoa học và làm rõ bức tranh toàn cảnh về Tổng Công ty 16 Cao su Đồng Nai - Hành trình thế kỷ và những giá trị trường tồn với biết bao truyền thống tốt đẹp và những bài học kinh nghiệm quý báu là trách nhiệm của Đảng bộ và cán bộ, công nhân, viên chức trong toàn Tổng Công ty. Qua đó, nhằm “ôn cố tri tân”, vừa nâng cao niềm tin tưởng, lòng tự hào cho mọi thành viên của Tổng Công ty, vừa giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho lớp lớp thế hệ tiếp theo trong hành trình tiếp bước cha anh để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, quê hương, trong đó có Tổng Công ty Cao su Đồng Nai - đơn vị vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (tháng 5/2005) vì đã đóng góp một phần quan trọng trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc và phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động (tháng 7/2007) vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 1997 đến năm 2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Được sự nhất trí và hỗ trợ về nhiều mặt của Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Tổng Giám đốc, sự hợp tác, giúp đỡ của lãnh LỜI NÓI ĐẦU đạo các phòng ban, đoàn thể chính trị - xã hội, các nhân chứng lịch sử (đặc biệt là các nguyên lãnh đạo Tổng Công ty qua các thời kỳ) và các cán bộ, công nhân viên, lao động của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai cùng các nhà nghiên cứu, các cơ quan, đơn vị và tập thể, cá nhân hữu quan, công trình “Công ty Cao su Đồng Nai - Hành trình xuyên thế kỷ - Những dấu ấn và giá trị trường tồn (1906 - 1986)” đã hoàn thành. Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Mục lục, công trình có 8 chương, trình bày một tiến trình lịch sử lâu dài, phong phú và 17 đa dạng của Công ty Cao su Đồng Nai từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1986 - năm khởi đầu công cuộc Đổi mới và hội nhập của đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo thực hiện. Bên cạnh những thuận lợi hết sức cơ bản nói trên, trong quá trình thực hiện công trình, Ban Biên soạn cũng gặp những khó khăn nhất định như: Các tác giả đều ở Cố đô Huế - một địa bàn khá xa Đồng Nai (hơn 1.000km); quá trình thu thập tư liệu, gặp nhân chứng, trao đổi chuyên môn... gặp không ít trở ngại do đại dịch Covid-19 mà Đồng Nai là một điểm nóng (và cả ở Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm tư liệu lớn); một số sự kiện, số liệu chưa có sự thống nhất trong các công trình, bài viết đi trước cần phải có sự kiểm chứng chính xác; thời gian biên soạn khá gấp chỉ trong vòng một năm; đội ngũ biên soạn dù tâm huyết, nhiệt tình nhưng năng lực cũng có hạn... Do vậy, chắc chắn công trình này sẽ còn những hạn chế, thiếu sót khó tránh khỏi về mặt tư liệu, phương pháp tiếp cận và nghiên cứu cũng như quan điểm nhìn nhận, đánh giá các nội dung vấn đề. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo để công trình CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) hoàn thiện hơn khi xuất bản thành sách phục vụ rộng rãi bạn đọc và trong những lần tái bản sau này. Nhân đây, Ban Biên soạn xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Tổng Giám đốc, Ban Chỉ đạo biên soạn công trình cùng tất cả các tập thể, cá nhân có liên quan về sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác nhiều mặt trong quá trình thực hiện công trình này. Thành phố Long Khánh, tháng 5 năm 2022 BAN BIÊN SOẠN 18 Chương 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI VÀ NHỮNG HỆ QUẢ (CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX) CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... “Có lẽ không có quốc gia nào trên thế giới mà cư dân lại được thiên nhiên ưu đãi như Nam Kỳ”1. Đó là lời đúc kết của Paul Doumer (Pôn Đume) - Toàn quyền Đông Dương (giai đoạn 1897 - 1902), một nhân vật để lại “dấu ấn” khá rõ nét trong lịch sử cận đại Việt Nam. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách với chủ trương biến chế độ “bảo hộ” của thực dân Pháp ở Đông Dương thành chế độ “trực trị”. Paul Doumer còn là người đặt nền móng trong việc thực 21 thi các chính sách thống trị hà khắc để xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như biến Đông Dương thành một thị trường và tiền đồn của Pháp ở vùng Viễn Đông. Chính vì vậy, ông từng được nhà sử học Georges Taboulet (Gioóc Tabulê) xem là “người kiến tạo của Đông Dương thuộc Pháp”2. Đất Nam Kỳ của Việt Nam chằng chịt hàng nghìn con sông lớn nhỏ, kênh rạch chạy theo mọi hướng, đất đai lại màu mỡ, phì nhiêu nên vô cùng thích hợp cho việc canh tác nông nghiệp. Đầu thế kỷ XX, sau khi đã đặt ách cai trị thuộc địa trên đất nước ta, thực dân Pháp tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng. Qua nhiều năm nghiên cứu, thấy vùng đất đỏ bazan ở Biên Hòa, Đồng Nai là 1. Paul Doumer: Xứ Đông Dương, Lưu Đình Tuấn cùng nhóm dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.120. 2. Dẫn theo https://thanhnien.vn/van-hoa/toan-quyen-dong-duong paul-doumer-va-nhung-cau-chuyen-ve-ban-dap-thuoc-dia-1382863.html. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) vùng đất lý tưởng để trồng cao su, một loại cây lấy mủ rất cần thiết cho công nghiệp, Chính phủ thực dân Pháp và tay sai đã tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, hỗ trợ và ưu đãi về vốn để những nhà tư bản Pháp triển khai các dự án trồng và khai thác loại cây này ở Việt Nam. Riêng vùng Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh sang tới Kampong Cham, Kampong Thom của Campuchia “được họ đặt tên là Vùng Đất Đỏ”1. Hơn một thế kỷ kể từ ngày cây cao su xuất hiện ở Đồng Nai, trải qua nhiều biến động của quê hương và đất nước, hoạt động 22 của Công ty Cao su Đồng Nai đã để lại những dấu ấn đậm nét và giá trị trường tồn, đồng hành cùng với sự phát triển của dân tộc. Ngược dòng quá khứ, trước tiên, cần tìm hiểu về sự hiện diện của người Pháp ở Đồng Nai từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX và những hệ quả của nó. I- ĐỒNG NAI - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI, BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRƯỚC KHI CÓ ĐẢNG (THÁNG 02/1930) 1. Điều kiện tự nhiên Nói về vị trí Đồng Nai, ca dao xưa có câu: “Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Đi dọc theo quốc lộ 1A từ Nam ra Bắc, ra khỏi địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ bắt gặp ngay một vùng đất đỏ có 1. Lê Minh Quốc: Nguyễn Thái Học, Sđd, tr.11. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... cảnh sắc tươi đẹp với sự tương phản giữa màu đỏ của đất, màu vàng của nắng với màu xanh tươi mát của các loại trái cây và của một dòng sông trong xanh dưới ánh mặt trời. Đó chính là miền đất Đồng Nai - nơi mà từ lâu đã đi vào ca dao, dân ca như một vùng đất thân thiện, giàu sản vật: “Đồng Nai gạo trắng nước trong, Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Là tỉnh lớn nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, nối liền giữa Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, tỉnh Đồng Nai có tổng diện tích 5.903.940km2, trải dài 23 theo phương Nam - Bắc từ vĩ tuyến 10o22’30” đến 11o36’00” Bắc (ngã ba sông Thị Vải - Gò Gia đến Đắk Lua) hơn 1o vĩ tuyến, chiều rộng Đông - Tây từ kinh tuyến 107o34’10” đến 106o44’15”Đông (từ Phú Hữu đến Xuân Hòa) hơn 1o kinh tuyến. Phía Bắc của Đồng Nai giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận. Về địa hình, Đồng Nai là cầu nối giữa cao nguyên Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Địa hình chủ yếu là những đồi gò, giồng đất kế tiếp nhau dốc thoải, 92% đất có độ dốc dưới 15o; trong đó 82% đất dốc 8o. Độ nghiêng trung bình 215m/km theo chiều Đông Bắc - Tây Nam, đối diện với hướng gió thịnh hành, là một trong những tác nhân mang lại sự phân hóa mạnh mẽ của khí hậu. Địa hình Đồng Nai có hai dạng tiêu biểu: - Vùng núi cao tiếp giáp với cao nguyên Lâm Đồng, có các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Long Khánh và một phần huyện Thống Nhất. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) - Vùng đồi núi thoải có huyện Vĩnh Cửu, phía Tây huyện Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch. Về khí hậu, Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Đồng Nai rất ít xảy ra thiên tai lũ lụt. Lượng nắng, độ ẩm, giờ nắng rất thích hợp và thuận lợi để phát triển nông nghiệp một cách đa dạng và phong phú. Diện tích rừng trồng khá nhiều và phát triển từ rất sớm, so với các tỉnh khác thì hầu như nơi nào cũng có: rừng cây công nghiệp như cao su; rừng cây nguyên liệu giấy như tràm, 24 bạch đàn; rừng cây nước mặn như đước, mắm...1. Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước, đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, điều kiện khí hậu, giao thông thuận lợi, từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Đồng Nai đã trở thành một trong những địa bàn mà thực dân Pháp tập trung đầu tư khai thác. Năm 1906, tư bản thực dân Pháp mở đồn điền khai thác cao su đầu tiên ở Dầu Giây (Xuân Lộc - Biên Hòa), mở đầu cho sự phát triển của cây cao su trên vùng đất Đồng Nai. 1. Xem “Sơ lược về điều kiện tự nhiên”, http://dongnai.vncgarden. com/dhia -chi -dhong -nai/tap-2-dia-ly/chuong -3-khi -hau/a-so-luoc-ve dieu-kien-tu-nhien. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... 2. Quá trình thay đổi địa giới hành chính Từ xa xưa, tên gọi Đồng Nai đã xuất hiện nhưng không phải là địa danh hành chính mà là tên gọi chung của cả khu vực địa đầu phương Nam. “Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng”. Trong tác phẩm Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đã ghi chép: “Bà Rịa (Bà Địa) là vùng đất có tiếng đầu biên giới của trấn Biên Hòa, cho nên các phủ phía Bắc có câu ngạn ngữ: Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang. Ấy là lấy xứ Đồng Nai và Bà Rịa làm tên đầu để 25 gọi cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ vào trong đó”1. Quốc sử quán triều Nguyễn cũng đề cập Đồng Nai như: “Chợ Lộc Dã ở phía Nam hạ lưu sông Phước Long, huyện Phước Chính, vì trước kia là đồng nội lắm hươu nai, nên gọi tên thế, hoặc là Lộc Động, tục gọi là Chợ Đồng Nai - xét sáu tỉnh Gia Định mà gọi chung là Đồng Nai, vì lúc mới khai thác, bắt đầu từ Đồng Nai, nên lấy chỗ gốc mà bao trùm”2. Tuy nhiên, phải đến năm 1698, địa danh hành chính đầu tiên của xứ Đồng Nai là Trấn Biên mới được lập ra: “Mùa xuân năm Mậu Dần 1698, dưới thời Hiển tông Hiếu Minh hoàng đế 1. Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2005, tr.39, tr.112 (Bản dịch của Lý Việt Dũng, Huỳnh Văn Tới hiệu đính) (Dẫn theo: Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng: Đồng Nai góc nhìn văn hóa, Nxb. Đồng Nai, 2013, tr.8-9). 2. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Sử học: Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí, tập V, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1992, tr.69. Dẫn theo: Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng: Đồng Nai góc nhìn văn hóa, Sđd, tr.8-9. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) (Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu, triều đình sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh sang kinh lược đất Cao Miên, ông lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn”. Huyện Phước Long bấy giờ có địa giới định ước khá rộng, thuộc miền Đông Nam Bộ ngày nay, gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu và một phần Bình Thuận, một phần Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức). Lúc này, dân số của phủ Gia Định khoảng hơn 40.000 người. 26 Với việc phân chia địa giới, cử người đặt chức trông coi, định mức tô dung, làm sổ đinh điền, tổ chức quân binh..., Nguyễn Hữu Cảnh đã thiết lập bộ máy hành chính đầu tiên ở Nam Bộ. Người Việt từ chỗ là lưu dân và các tộc người khác trở thành thần dân, đặt dưới sự quản lý của chúa Nguyễn. Dưới thời các vua Nguyễn, năm 1808, vua Gia Long đã sắp đặt lại hành chính vùng đất Nam Bộ. Theo đó dinh Trấn Biên được đổi thành trấn Biên Hòa. Huyện Phước Long nâng lên thành phủ. Bốn tổng của huyện Phước Long là Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An được nâng lên thành bốn huyện1. Đến thời vua Minh Mạng, năm 1821, tùy theo diện tích và dân số mỗi huyện mà triều đình tiến hành điều chỉnh đơn vị 1. Huyện Phước Chánh gồm 2 tổng là Phước Vinh và Chánh Mỹ, có 85 thôn. Huyện Bình An gồm 2 tổng Bình Chánh, An Thủy, có 119 thôn, xã, phường. Huyện Long Thành gồm 2 tổng Long Vĩnh và Thành Tuy, có 63 thôn, phường. Huyện Phước An gồm 2 tổng An Phú, Phước Hưng, có 43 thôn, phường. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... hành chính cấp tổng cho phù hợp. Chẳng hạn, 2 tổng của huyện Phước Chánh là Phước Vĩnh và Chánh Mỹ được chia thành 6 tổng; 2 tổng Bình Chánh, An Thủy của huyện Bình An được chia thành 8 tổng; 2 tổng Long Vĩnh và Thành Tuy của huyện Long Thành được chia làm 4 tổng; 2 tổng An Phú và Phước Hưng của huyện Phước An cũng được chia làm 4 tổng. Năm 1832, Minh Mạng sắp xếp lại đơn vị hành chính toàn quốc, các đơn vị trấn đổi thành tỉnh. Lúc này, trấn Biên Hòa đổi thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1837, tỉnh Biên Hòa có 2 phủ là Phước Long, Phước Tuy1 và 6 huyện: Phước Chánh, Bình 27 An, Long Thành, Phước An, hai huyện mới là Long Khánh2, Ngãi Giao3. Năm 1838, tỉnh Biên Hòa gồm 2 phủ và 7 huyện, có thêm huyện Phước Bình4. Đến năm 1851, ngoài 2 phủ Phước Long, Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa chỉ còn 4 huyện Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An5. 1. Phủ Phước Tuy được thành lập trên cơ sở hai huyện Long Thành, Phước An. 2. Huyện Long Khánh được thành lập trên cơ sở tách phần đất phía Bắc của 2 huyện Long Thành, Phước An gồm 6 tổng: Long Xương, Long Cơ, An Trạch, An Viễn, Tập Phước và Khánh Nhân. 3. Huyện Ngãi Giao thành lập trên cơ sở người dân tộc thiểu số ở phủ An Lợi hợp với 3 tổng người Kinh chia làm 5 tổng. 4. Huyện Phước Bình được thành lập trên cơ sở cắt tổng Chánh Mỹ Hạ của huyện Phước Chánh và các tộc người thiểu số của 3 phủ Bình Lợi, Định Quán và huyện Phước Bình chia thành 4 tổng: Phước Thành, Bình Sơn, Bình Tuy, Bình Cách. 5. Ba huyện bị bãi bỏ là huyện Phước Bình quy về phủ Phước Long, huyện Long Khánh quy về phủ Phước Tuy, huyện Ngãi An nhập vào huyện Bình An. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Tháng 12/1861, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến đánh thành Biên Hòa. Ngày 18/12/1861, thành Biên Hòa rơi vào tay quân Pháp. Sau khi chiếm được Biên Hòa, quân Pháp vẫn sử dụng địa giới phân chia của triều Nguyễn đã có từ năm 1832. Cho đến năm 1863, Pháp vẫn giữ nguyên cơ cấu hành chính Biên Hòa như năm 1851, tức là gồm 2 phủ và 4 huyện. Từ năm 1864 đến năm 1899, đơn vị hành chính Biên Hòa nhiều lần được chuyển đổi từ tỉnh thành tiểu khu, địa hạt rồi lại quay về đơn vị hành chính tỉnh. Ngày 20/12/1899, Toàn 28 quyền Đông Dương ra Nghị định đổi các sở tham biện ở Nam Kỳ thành tỉnh. Tỉnh Biên Hòa được thành lập trên cơ sở sở tham biện Biên Hòa, do một viên tham biện cai trị gọi là Chủ tỉnh. Năm 1901, tỉnh lỵ Biên Hòa đặt tại xã Bình Trước (tức thành phố Biên Hòa ngày nay), gồm 15 tổng, 151 làng. Đến năm 1903, Toàn quyền Đông Dương thành lập quận Chứa Chan gồm 4 tổng người dân tộc thiểu số. Chín năm sau (1912), quận Xuân Lộc được thành lập, gồm 3 tổng: Bình Lâm Thượng, Phước Thành, An Viễn. Năm 1924, tỉnh Biên Hòa có 17 tổng, 172 làng. Năm 1925, quận Chứa Chan bị bãi bỏ, thành lập 2 quận Phú Riềng1 và Võ Đắc2 ở Biên Hòa. Quận Đồng Nai được thành lập vào năm 1927 với lỵ sở đặt tại Thanh Sơn. Quận Châu Thành và quận Tân Uyên được thành lập vào năm 1928. Đến năm 1939, 1. Quận Phú Riềng chuyển về Bù Khoai và đổi tên thành quận Sông Bé (1927). 2. Quận Võ Đắc chuyển về Xuân Lộc và đổi tên thành quận Xuân Lộc (1927). CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... tỉnh Biên Hòa có 5 quận với 17 tổng, 119 xã, gồm: quận Châu Thành1, quận Long Thành2, quận Xuân Lộc3, quận Tân Uyên4 và quận Bà Rá5. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhân dân. Lúc này, toàn bộ tỉnh Biên Hòa được chính quyền Việt Minh tiếp quản với cơ cấu hành chính trước đó. Tỉnh lỵ là quận Châu Thành, thị xã Biên Hòa. Sau những ngày độc lập ngắn ngủi, đến năm 1946, tỉnh Biên Hòa bị Pháp trở lại chiếm đóng. Về mặt hành chính, Pháp vẫn giữ nguyên cơ cấu trước năm 1945. 29 Về phía cách mạng, năm 1947, chính quyền rút về hoạt động ở vùng Tân Uyên. Được sự chấp thuận của Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam Bộ, tỉnh Biên Hòa thành lập thêm quận Sông Bé ở phía Đông và Đông Bắc Chiến khu Đ. Năm 1948, Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam Bộ chia quận Châu Thành ra thành 2 đơn vị là thị xã Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu. Năm 1951, chính quyền cách mạng nhập 2 tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một thành tỉnh Thủ Biên6; Bà Rịa và Chợ Lớn thành tỉnh Bà Chợ (trong đó có huyện Long Thành thuộc tỉnh Biên Hòa) để thuận lợi cho hoạt động kháng chiến. Trong khi đó, 1. Gồm 3 tổng: Chánh Mỹ Thượng, Phước Vinh Trung, Phước Vinh Thượng. 2. Gồm 3 tổng: Long Vĩnh Thượng, Thành Tuy Thượng, Thành Tuy Hạ. 3. Gồm 4 tổng: Bình Lâm Thượng, An Viễn, Tập Phước, Phước Thành. 4. Gồm 3 tổng: Phước Vĩnh Hạ, Chánh Mỹ Trung, Chánh Mỹ Hạ. 5. Gồm 4 tổng: Bình Cách, Thuận Lợi, Tân Thuận, Bình Tuy. 6. Tỉnh Thủ Biên thuộc Phân liên khu miền Đông, gồm 7 huyện: Hớn Quản, Lái Thiêu, Bến Cát, Thủ Đức, Tân Uyên, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, huyện Căn cứ Đồng Nai và 2 thị xã Biên Hòa, Thủ Dầu Một. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Pháp đổi quận Bà Rá thành quận Sông Bé và nhập về tỉnh Thủ Dầu Một. Từ năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Biên Hòa thành 2 tỉnh: Biên Hòa và Long Khánh; lúc đó tỉnh Biên Hòa gồm 4 quận (Châu Thành, Dĩ An, Long Thành, Tân Uyên); năm 1959, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Thành gồm 3 quận: Hiếu Liêm, Tân Uyên, Phú Giáo đến tháng 7/1965 thì giải thể; năm 1960, đặt quận Nhơn Trạch tách từ quận Long Thành và năm 1963, tách một phần quận Châu Thành lập quận Công Thanh; tỉnh Long Khánh có 2 quận (Xuân Lộc và Định Quán); 30 đến năm 1967, tỉnh Long Khánh có thêm quận Kiệm Tân. Về phía cách mạng, tháng 5/1955, tỉnh Thủ Biên tách thành 2 tỉnh: Biên Hòa và Thủ Dầu Một; sau đó (từ tháng 10/1960 đến tháng 3/1963), tỉnh Biên Hòa lại tách thành 2 tỉnh: Biên Hòa và Long Khánh. Tháng 9/1960, lập lại tỉnh Thủ Biên, gồm Biên Hòa và Thủ Dầu Một; đến tháng 7/1961, tách tỉnh Thủ Biên thành 3 tỉnh: Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Phước Thành. Từ tháng 3 đến tháng 12/1963, 3 tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa nhập thành tỉnh Bà Biên. Tháng 12/1963 đến tháng 10/1966, tỉnh Bà Biên tách trở lại thành 3 tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh; tháng 10/1967, Bà Rịa và Long Khánh hợp thành tỉnh Bà Rịa - Long Khánh. Từ tháng 01/1965, thị xã Biên Hòa thành đơn vị U1 trực thuộc Trung ương Cục miền Nam. Tháng 5/1971, U1 nhập với Phân khu 5 thành Phân khu Thủ Biên; đến tháng 10/1972, lập lại tỉnh Biên Hòa và tỉnh Bà Rịa - Long Khánh cho đến ngày giải phóng. Từ tháng 10/1973, có thêm tỉnh Tân Phú do Trung ương Cục miền Nam thành lập. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... Đến năm 1976, tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh, Tân Phú. Từ năm 1978 đến nay thêm nhiều lần điều chỉnh đơn vị hành chính cấp huyện: Sáp nhập huyện Duyên Hải (Cần Giờ) vào Thành phố Hồ Chí Minh (1978), thành lập Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo gồm: thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn và huyện Côn Đảo (1979), lập huyện Trường Sa trước thuộc huyện Long Đất, sau thuộc Khánh Hòa (1982) rồi Nha Trang (1994); thành lập thị xã Vĩnh An (1985) rồi trở lại huyện Vĩnh Cửu (1994); chia huyện Xuân Lộc thành 2 huyện: Long Khánh và Xuân Lộc (1991); chia 31 huyện Tân Phú thành 2 huyện mới: Tân Phú và Định Quán (1992), 3 huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc sáp nhập với Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo thành tỉnh mới Bà Rịa - Vũng Tàu (1991); chia huyện Long Thành thành 2 huyện: Long Thành và Nhơn Trạch (1994)1. Ngày 21/8/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ-CP thành lập 2 huyện Thống Nhất, Trảng Bom trên cơ sở chia tách huyện Thống Nhất trước đây, nâng huyện Long Khánh trở thành thị xã Long Khánh, thành lập huyện Cẩm Mỹ trên cơ sở một số xã của huyện Long Khánh và huyện Xuân Lộc. Đến năm 2010, sáp nhập thêm 4 xã của huyện Long Thành gồm An Hòa, Long Hưng, Phước Tân và Tam Phước vào thành phố Biên Hòa. 1. Xem “Địa giới hành chính Đồng Nai qua các thời kỳ”, http://dongnai. vncgarden.com/i -come/dhiagioihanhchinhdhongnaiquacacthoiky. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Từ đó cho đến nay, tỉnh Đồng Nai nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính với việc cắt chuyển một số địa bàn cho các tỉnh mới, một số địa bàn chia tách, sáp nhập lại. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai gồm 11 đơn vị hành chính: thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu1. Việc thay đổi địa giới hành chính nhiều lần như vậy chứng tỏ vùng đất Đồng Nai luôn được các nhà cầm quyền chú trọng điều chỉnh bộ máy hoạt động theo mục đích chính trị hoặc yêu 32 cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ; điều đó gây phức tạp, tác động sâu sắc vào sinh hoạt xã hội của người dân địa phương. Mặc dù đơn vị hành chính nhiều lần thay đổi nhưng chỉ thay đổi ở bộ máy cầm quyền; cơ sở kinh tế, văn hóa ở xã, thôn không bị xáo trộn; đời sống tinh thần nói chung, sinh hoạt văn hóa dân tộc của nhân dân vùng đất Đồng Nai nói riêng không bị chia cắt hoặc lệ thuộc vào địa giới hành chính2. Hiện nay, Đồng Nai là đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, có diện tích 5.903.940km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, giữ vị trí quan trọng trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước. 1. Xem “Địa giới hành chánh tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ”, https: //www.dongnai.gov.vn/Pages/newsdetailaspx?NewsId=36644&CatId=139. 2. Xem Chi hội Văn nghệ dân gian Đồng Nai, Huỳnh Văn Tới: Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai, Nxb. Đồng Nai, 1998, tr.19. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... 3. Con người và bản sắc văn hóa Đồng Nai không chỉ là vùng đất tươi đẹp với nhiều sản vật quý mà con người nơi đây còn nổi tiếng thân thiện, mến khách. “Đồng Nai gạo trắng như cò, Trốn cha trốn mẹ xuống đò theo anh”. Qua nhiều giai đoạn của lịch sử, vùng đất này đã đón nhận nhiều lớp dân cư từ các nơi đến sinh sống. Sự cộng cư của nhiều thành phần dân tộc đã làm cho bản sắc văn hóa Đồng Nai thêm đa dạng, phong phú. Trong quá trình khai khẩn, tạo dựng cuộc sống trên vùng đất mới, những thế hệ cư dân Đồng Nai đã 33 không ngừng sáng tạo, bồi đắp mạch nguồn văn hóa, để lại những dấu ấn đậm nét trên vùng đất được xem là địa đầu của Nam Bộ. Trong số 54 thành phần dân tộc ở Việt Nam thì có hơn 30 dân tộc có mặt ở Đồng Nai. Sự đa dạng thành phần các dân tộc ở đây thể hiện ở chỗ: các dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông… ở vùng núi phía Bắc; Ba Na, Ê Đê… của vùng Tây Nguyên hùng vĩ, hay Chăm, Khmer của miền Tây sông nước đều có đại diện sinh sống trên đất Đồng Nai. Đây là yếu tố lịch sử, đồng thời cũng là yếu tố văn hóa để vùng đất Đồng Nai phát triển với những sắc thái đa dạng1. Ban đầu, Đồng Nai xưa chỉ có các dân tộc được xem là bản địa như Mạ, Chơ ro, Stiêng, Khmer sinh sống. Trong quá trình đó, dù không có chữ viết, nhưng kho tàng văn hóa, đặc biệt là 1. Xem Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng: Đồng Nai góc nhìn văn hóa, Sđd, tr.97. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) văn hóa dân gian của cộng đồng các dân tộc bản địa rất phong phú. Dù có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng nhưng cho đến nay, những giá trị di sản văn hóa tộc người của các dân tộc bản địa ở Đồng Nai vẫn được bảo tồn với những nét đặc sắc, thể hiện qua các loại hình tín ngưỡng, lễ hội, truyện kể... Ngoài lớp người bản địa, về sau, người Việt, người Hoa và các dân tộc khác dần dần đến nhập cư, tạo nên sự đa dạng các thành phần dân tộc ở Đồng Nai. Là vùng đất rộng, người thưa, sản vật phong phú, từ thế kỷ XVI Đồng Nai đã trở thành “điểm đến lý tưởng” của cư dân các vùng đất khác đến sinh sống 34 và lập nghiệp. Người Việt đến nhập cư ở Đồng Nai khá sớm. Chủ yếu họ xuất thân từ vùng Ngũ Quảng1. Cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài đã khiến nhân dân muốn “Nam tiến” để tìm kiếm vùng đất mới, xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Bằng nhiều cách và nhiều thời điểm khác nhau, người Việt đã có mặt trên vùng đất Đồng Nai. Đến năm 1698, khi chúa Nguyễn thiết lập sự quản lý chính thức với việc lập dinh Trấn Biên, thì người Việt đến đây ngày càng đông hơn, tập trung hơn, nhanh chóng biến vùng đất này thành vựa lúa nổi tiếng của cả nước mà dân gian thường gọi là “Cơm Nai - Rịa, cá Rí - Rang”. Trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo, từ thời cận đại rồi đến thời hiện đại, dù thể chế chính trị, nhà nước có khác nhau, nhưng các luồng di dân người Việt đến Đồng Nai ngày càng 1. Tức là 5 vùng đất gắn với từ “Quảng”, gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Đức (tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay). CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... đông đảo. Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đẩy mạnh khai thác thuộc địa, vùng Đồng Nai là nơi tiếp đón những cư dân người Việt từ miền Bắc đến theo dạng “công tra/ giao kèo” để khai mở những đồn điền cao su hay khai thác lâm sản vốn là tài nguyên đem đến cho giới tư bản Pháp những lợi nhuận kếch xù. Sau Hiệp định Geneva (Giơnevơ), Việt Nam bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện việc thu hút một bộ phận người Việt từ các tỉnh phía Bắc là giáo dân Thiên Chúa giáo vào 35 Nam sinh sống. Về sau, khi đất nước thống nhất (1975), nhiều luồng di dân người Việt từ các vùng, miền cũng tìm đến Đồng Nai sinh sống. Chính họ đã đóng vai trò quan trọng trong diễn trình lịch sử phát triển của Biên Hòa - Đồng Nai. Tiếp theo người Việt, người Hoa đến Đồng Nai từ thế kỷ XVII. Bắt đầu từ đây đến những giai đoạn sau đó, số lượng người Hoa đến vùng Nam Bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng ngày càng tăng qua nhiều đợt di dân mỗi khi Trung Quốc hay các vùng người Hoa sinh sống có những biến động về chính trị - xã hội. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, trong quá trình di cư, định cư, người Hoa đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc khai khẩn; đặc biệt là việc xây dựng trung tâm thương mại Nông Nại đại phố nổi tiếng trên địa bàn Cù Lao Phố (xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa ngày nay), góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đất Nam Bộ, đặt cơ sở cho kinh tế hàng hóa phát triển. Dựa vào vị trí quan trọng ở khu vực Đông Nam Bộ, có địa giới chung và thuận đường giao thông với 6 tỉnh (thành phố): CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu; với hệ thống sông Đồng Nai là hợp lưu của những nhánh sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn thuận đường lên ngược, ra khơi, nối liền những cánh đồng phù sa màu mỡ với biển, rừng giàu lâm, hải sản; Đồng Nai như là trạm dừng, là cửa ngõ của di dân khai hoang và của thương nhân đi khai thác hàng hóa. Với địa hình đồi núi thấp và bình nguyên là chủ yếu liền mạch từ Đông Bắc xuống Tây Nam cùng hệ thống đường bộ huyết mạch nối liền Tây Nguyên - Nam Trung Bộ - Vũng Tàu; từ xa xưa, Đồng Nai là nhịp cầu 36 nối mạch giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các hệ Nam Trường Sơn, Trung Bộ và “khách biển Đông”. Cách Gia Định - Sài Gòn chỉ một mái chèo hoặc một buổi bộ hành; Đồng Nai cũng là đầu mối quan trọng trong quan hệ tương tác giữa các vùng dân cư nông nghiệp phía Đông Nam với trung tâm chính trị - kinh tế - khoa học - văn hóa bậc nhất ở Nam Bộ. Đồng Nai lại được tận hưởng ưu đãi của thiên nhiên miền nhiệt đới: cơ cấu quỹ đất phong phú thích hợp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khí hậu ôn hòa, rõ rệt hai mùa mưa nắng, ít có lốc và bão; tài nguyên giàu tiềm năng cho phát triển công nghiệp; hệ thống rừng tự nhiên dồi dào giá trị sinh thái; hệ thống sông nước giàu tiềm lực thủy năng, rất tiện lợi cho giao thông cũng như tưới tiêu nông nghiệp; các loại hình kinh tế công - nông - lâm - ngư nghiệp đều phát triển thuận lợi; sản vật địa phương dồi dào, phong phú. Chính vì vậy mà Đồng Nai là địa bàn hấp dẫn của lưu dân tứ xứ, luôn là vùng kinh tế trọng điểm của các thể chế và là nơi giao lưu, dung hợp, tiếp biến của nhiều dòng CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... văn hóa1. Từ năm 1975 đến nay, nhờ chính sách kinh tế mới và tiến trình phát triển kinh tế năng động mà Đồng Nai đã thu hút được nhiều thành phần dân tộc đến đây sinh sống. Hiện nay, có thể nói Đồng Nai là “vùng đất đa dân tộc”. Chính sự đa dạng này là yếu tố làm nên sự đa dạng văn hóa ở Đồng Nai. Văn hóa ở Đồng Nai là sự hòa nhập, đan xen, chồng chất, kết tinh bởi nhiều dòng văn hóa, nhiều nền văn hóa thích ứng với điều kiện của vùng đất mới. Trong đó, dòng văn hóa bản địa của người Chăm, Mạ, Khmer, Stiêng, Chơro... vẫn hiện hữu trong quan hệ giao lưu với người Việt hiện nay, còn dòng văn 37 hóa Trung Bộ, Bắc Bộ - tài sản tinh thần người Việt mang theo vẫn liền mạch trong huyết quản, nhưng đã có bước chuyển đổi cho phù hợp với quan hệ và tâm thức mới ở vùng đất mới. Từ sau ngày đất nước thống nhất, thiết chế văn hóa mới được thiết lập, hiện Đồng Nai có 9 trung tâm văn hóa - thông tin ở tỉnh, huyện, 1 thư viện tỉnh, 16 thư viện - phòng đọc sách huyện, xã với hơn 50 vạn bản sách, 1 nhà bảo tàng với hơn 14.000 hiện vật, 1 nhà xuất bản tổng hợp với 1.500 đầu sách/năm, 10 đội thông tin lưu động tỉnh, huyện thường xuyên hoạt động, 2 đoàn nghệ thuật biểu diễn phục vụ cơ sở 120 buổi/năm, 200 điểm chiếu với lượt băng hình lưu hành 300 băng/ngày, khoảng 3.000 đầu máy trong dân, đài truyền hình tỉnh phủ sóng khắp địa bàn và 4 kênh truyền hình khác được bắt sóng trực tiếp, 1 trường văn hóa - nghệ thuật hằng năm đào tạo, 1. Xem Chi hội Văn nghệ dân gian Đồng Nai, Huỳnh Văn Tới: Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai, Sđd, tr.17. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) bồi dưỡng hơn 100 tài năng trẻ, 2 trường dân tộc nội trú dành cho con em các đồng bào dân tộc; hệ thống trường sư phạm, trường dạy nghề, trường phổ thông chuyên công lập và bán công được xây dựng và phân bố hợp lý... Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nêu trên cho thấy bản sắc văn hóa dân tộc ở Đồng Nai hình thành từ sự hội nhập, chan hòa, kết tinh, chuyển hóa từ nhiều nhân tố, nhiều hệ trong quá trình giao lưu văn hóa và vận động phát triển. Trong mối quan hệ thống nhất với cái chung của quốc gia, dân tộc; bản sắc văn hóa dân tộc ở Đồng Nai có nét đặc sắc 38 nổi bật là: Khả năng giao lưu kết tinh văn hóa từ nhiều dòng, nhiều lớp, gìn giữ được yếu tố cốt lõi của cội nguồn, tiếp thu nhanh tinh hoa văn hóa của nhân loại, năng lực ứng xử nhạy bén, dễ thích ứng với cái mới, ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật, năng động, linh hoạt trong phát triển, phóng khoáng trong cư xử, khoan dung, rộng mở trong sinh hoạt xã hội, song cũng rất nhanh biến đổi, nhanh bị thâm nhập bởi những nhân tố có hại cho bản sắc văn hóa dân tộc1. 4. Truyền thống yêu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Tháng 9/1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau 5 tháng tiến công vào Đà Nẵng không kết quả, quân Pháp chuyển hướng, tấn công 1. Xem Chi hội Văn nghệ dân gian Đồng Nai, Huỳnh Văn Tới: Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai, Sđd, tr.27-28. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... vào miền Đông Nam Bộ. Sự chuyển hướng tấn công của Pháp vào Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, đây là vùng khí hậu tương đối ôn hoà, lại có vị trí hết sức quan trọng về quân sự, nằm ở trung tâm của đồng bằng Nam Bộ, có nhiều sông sâu và lớn có thể đem tàu chiến vào yểm trợ các cuộc hành quân của Pháp. Thứ hai, nơi đây là một vựa lúa rất lớn, nếu chiếm được là cắt mất “dạ dày” của nhà Nguyễn, đồng thời đem lại cho Pháp nhiều mối lợi lớn về kinh tế. Chính Đô đốc Hải quân Pháp Charles Rigault de Genouilly (Sáclơ Rigô đơ Ginuyli), chỉ huy lực lượng quân viễn chinh xâm lược Nam Kỳ 39 trong một báo cáo gửi về Pari cũng nói lên tầm quan trọng của vị trí này: “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại rộng lớn sau khi thương cảng này được mở ra cho người Âu châu. Xứ này giàu có về mọi sản phẩm: gạo, đường, thuốc lá, gỗ rừng, mọi thứ đều đầy rẫy. Nhiều con sông thông với nội địa và sẽ cung cấp vô số tài nguyên, ít nhất là cho sự xuất cảng”1. Thứ ba, nơi đây xa Huế, triều đình nhà Nguyễn sẽ khó khăn trong việc chỉ đạo chống cự và cứu viện kịp thời. Mặt khác, ở đây lại gần Siam (Thái Lan), Ấn Độ, là những nơi Pháp có cơ sở liên lạc khi cần thiết. Một lý do nữa mà quân Pháp muốn chiếm lấy Gia Định là do sự chạy đua cạnh tranh giành giật thuộc địa với Anh. Sau khi chiếm được Gia Định, Pháp sẽ dùng tàu chiến ngược sông Cửu Long lên chiếm cứ vương quốc Campuchia, qua đó có thể củng cố thêm hảo ý của Siam đối với Pháp. 1. Nguyễn Thế Anh: Việt Nam thời Pháp đô hộ, Tủ sách Sử Địa đại học, Lửa thiêng, Sài Gòn, 1970, tr.29. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Với những mưu đồ đó, ngày 02/02/1859, Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một đạo quân nhỏ, còn đại bộ phận thì kéo hết vào Gia Định với gần 2.200 quân, mang theo 2 chiến hạm, 3 pháo hạm, 3 vận hạm và 1 tàu hơi. Toàn bộ quân Pháp theo dòng sông Bến Nghé kéo vào tấn công thành Gia Định. Ngay từ đầu, nhân dân Nam Bộ đã phất cao ngọn cờ chống Pháp, giam chân địch. Giặc đi đến đâu thì những đạo quân ứng nghĩa, các toán dân dũng “hữu danh” và “vô danh” xuất hiện và phát triển đến đó. Hòa chung với không khí đấu tranh của nhân dân Nam Bộ, nhân dân Đồng Nai đứng lên tổ chức lực lượng đánh Pháp. Trai 40 tráng các làng gia nhập các đội nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Quản Là. 74 thôn của 3 huyện Bình An, Nghĩa An, Long Thành gần nơi Pháp đóng quân, nhân dân bỏ làng ra đi, không hợp tác với giặc… Tỉnh thành Biên Hòa bị giặc chiếm đóng, nhưng khắp cả tỉnh, giặc chỉ có thể đóng quân được ở 4 nơi là thành Biên Hòa, Bà Rịa, Vũng Tàu và lỵ sở Thủ Dầu Một. Quân khởi nghĩa hoàn toàn kiểm soát đường Sài Gòn - Biên Hòa. Một cao trào kháng chiến dâng lên mạnh mẽ khắp vùng sông Đồng Nai, nhất là khi nhà Nguyễn cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp. Trên vùng đất Đồng Nai xuất hiện những chiến công đáng ghi nhớ của nghĩa quân Trương Công Định diệt gọn đồn Long Thành (ngày 17/12/1862); của nghĩa quân Kinh - Thượng đã tiêu diệt bộ phận pháo dã chiến thuộc tiểu đoàn Côkê Pháp (ngày 01/01/1863); của một tốp nhỏ nghĩa quân đột nhập quận Long Thành, giết tên Trần Bá Hựu tay sai đắc lực của Pháp (tháng 02/1865)... Mặc dù có sự chênh lệch về vũ khí giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, và dù vua quan nhà Nguyễn không quyết tâm đánh giặc đến cùng thì các CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... lực lượng nghĩa quân vẫn kiên trì chiến đấu. Tuy các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nhưng tinh thần yêu nước, chống Pháp vẫn còn mãi trong lòng nhân dân Đồng Nai. Đến đầu thế kỷ XX, phong trào chống Pháp lại tiếp diễn dưới hình thức “Hội kín”. Đó là các “Hội kín” của Đoàn Văn Cự ở Bình Đa (1905), của Phạm Văn Khỏe ở Long Điền (Bà Rịa - 1916)... Một số “Hội kín” đã có những hành động vũ trang: tấn công trụ sở tề, giải thoát thanh niên bị bắt lính sang Pháp (nhóm Lâm Trung ở Thiện Tân), phá khám Biên Hòa, bắn súng vào nhà tỉnh trưởng (nhóm Mười Sóc, Mười Tiết). 41 Các hoạt động vũ trang của “Hội kín” đã bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội, các hoạt động khác của Hội không có ảnh hưởng rộng rãi trong quần chúng và dần dần bị tan vỡ, nhưng nhiệt huyết chống Pháp không hề bị dập tắt. Lòng yêu nước đã đưa nhiều thanh niên Đồng Nai đến với những tư tưởng mới để giải phóng quê hương. Năm 1925, ở Phú Mỹ (Bà Rịa), một tiểu tổ 3 đảng viên Tân Việt Cách mạng Đảng lập Hội phổ thông lao động gồm 15 hội viên với mục đích giúp đỡ nhau thân ái và đọc sách báo tiến bộ. Từ những mục đích ban đầu đó, các đảng viên Tân Việt đã dần dần hướng các hội viên đến những mục đích cao hơn: vì một quê hương tự do, vì những người nghèo khổ. Từ những hạt giống đầu tiên ấy, đội ngũ đảng viên ngày càng tăng thêm, lôi cuốn đông đảo quần chúng bước vào một thời kỳ đấu tranh mới1. 1. Xem Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai: Đồng Nai 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975) (Sơ thảo), Nxb. Đồng Nai, Biên Hòa, 1986, tr.10-11. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Từ khi thực dân Pháp xâm lược, rất nhiều lực lượng gồm các văn thân, sĩ phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân ở Đồng Nai đã lần lượt đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Dù phải đối mặt với kẻ thù ở một phương thức sản xuất cao hơn hẳn phương thức sản xuất phong kiến Việt Nam đương thời, và giới cầm quyền nhanh chóng từ bỏ ngọn cờ dân tộc, thì các tầng lớp nhân dân với tinh thần yêu nước mãnh liệt vẫn kiên định với con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của mình. Tuy cuối cùng các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đó 42 đều bị dìm trong biển máu, song nhân dân Đồng Nai nói riêng và nhân dân cả nước nói chung quyết không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Chính truyền thống yêu nước đó đã góp phần vào việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn mà lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương về sau. II- SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở VÙNG ĐẤT ĐỒNG NAI VÀ NHỮNG HỆ QUẢ 1. Quá trình xâm lược, bình định và thống trị của thực dân Pháp ở miền Đông Nam Kỳ và Đồng Nai Với mưu đồ đã có từ lâu, ngày 25/10/1860, khi Hiệp ước Bắc Kinh giữa Pháp và nhà Thanh, Trung Quốc đã được ký kết, thực dân Pháp bắt đầu tập trung ở mức cao hơn trong chương trình thôn tính Việt Nam. Theo đó, Chính phủ Pháp đã điều 4.000 quân với 800 lính đánh thuê mộ ở Trung Quốc, cùng 70 tàu CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... chiến, 80 tàu buôn dưới sự chỉ huy của Tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp ở An Nam là Đô đốc Hải quân Léonard Charner (Lêôna Sácnơ) (người thay thế Francois Page (Phrăngxoa Pagiê) và Charles Rigault de Genouilly trước đó). Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, Pháp có hẳn một lực lượng quân sự tách riêng khỏi Bộ Hải quân Pháp. Charner được giao toàn quyền quyết định về quân sự cũng như ngoại giao ở Việt Nam. Ngày 24/02/1861, quân Pháp chia thành hai gọng kìm tiến về phía Tây Nam Đại đồn Chí Hòa dưới sự yểm trợ của đại bác. Đến cách đồn tiền tiêu nằm giữa Mai Sơn và Đại đồn 500m, 43 quân Pháp bị quân nhà Nguyễn chặn lại, một trận hỗn chiến quyết liệt đã xảy ra ở đây làm cho quân Pháp bị tổn thất đáng kể: 4 sĩ quan bị thương, trong đó có 2 đại tá chỉ huy là Palanca và Vassoigne (Vátxoanhơ). Nhưng quân nhà Nguyễn cũng bị mất đồn tiền tiêu vào tay quân Pháp, Nguyễn Tri Phương phải rút về cố thủ Đại đồn. Sang ngày 25/02/1861, Charner lại chia quân làm ba mũi tấn công Gia Định và chiếm Đại đồn. Nguyễn Tri Phương ở trong thế phòng ngự bị động nên dù chiến đấu quyết liệt, gây cho quân Pháp nhiều thương vong, lực lượng quân đội nhà Nguyễn cuối cùng vẫn tan rã trước sức tấn công mạnh mẽ của quân địch. Nguyễn Tri Phương phải rút về đồn Thuận Kiều, và khi quân Pháp thừa thế tiến công, Nguyễn Tri Phương tiếp tục kéo quân về Biên Hòa. Tháng 10/1961, Chuẩn đô đốc Louis Adolphe Bonard (Bôna) sang Việt Nam thay Charner đã quyết tâm đánh chiếm Biên Hòa. Theo ý tưởng điều quân của Bonard thì Pháp sẽ dùng CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) chiến thuật gọng kìm vừa tấn công bằng đường thủy, vừa tấn công bằng đường bộ để hạ thành Biên Hòa1. Với kế hoạch tấn công Biên Hòa cụ thể bằng ba bước, ngày 13/12/1861, Bonard gửi tối hậu thư cho Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi đòi quân triều đình triệt thoái các pháo đài và các vật cản trên sông Đồng Nai. Chưa nhận được câu trả lời, sáng sớm ngày 14/12/1861, Bonard ra lệnh tiến quân đánh Biên Hòa theo bốn ngả: Cánh quân thứ nhất do Trung tá Tiểu đoàn trưởng Comté (Côngtê) chỉ huy 2 đại đội khinh binh, 100 lính Tây Ban Nha, 44 50 lính kỵ binh, 4 khẩu pháo tiến vào rạch Gò Công rồi tiến về phía lũy Mỹ Hòa. Cánh quân thứ hai do Đại tá Domenech Diego (Điêgô) chỉ huy gồm 100 lính Tây Ban Nha, 1 đại đội lính thủy đánh bộ tiến thẳng từ Sài Gòn lên Mỹ Hòa. Cánh quân thứ ba do Đại tá thủy quân Le Bris (Lơ Bờrít) chỉ huy 2 đại đội lính thủy theo sông Đồng Nai bắn phá các đồn và các chướng ngại vật rồi cũng đổ bộ lên Mỹ Hòa. 1. Thành Biên Hòa không lớn lắm, là địa điểm tập hợp số binh sĩ từ Đại đồn Chí Hòa rút về. Chu vi thành khoảng 1.350m, tường cao khoảng 3,4m, dày 4m, hào rộng 16m, sâu 2,4m, có 4 cửa, 1 kỳ đài, ngoài cửa hào đều bắc cầu đá ở địa phận thôn Tân Lân. Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), thành xây bằng đá ong. Trên sông Đồng Nai từ ngã ba Nhà Bè đến phía trước cửa thành có 9 cản gỗ và 1 cản đá. Hai bờ sông có một số pháo đài nhỏ bố trí súng thần công, dưới sông có một số thuyền chứa chất cháy dùng để chuẩn bị đánh hỏa công khi địch lọt vào trận địa (theo Đỗ Bá Nghiệp (Chủ biên): Địa chí Đồng Nai, Tập III - Lịch sử, Nxb. Đồng Nai, 2001, tr.180). CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... Cánh quân thứ tư do Chủ tỉnh Renommée (Rênơmi)1 theo sau có các xuồng - đi ngược Rạch Chiếc ở phía Nam Gò Công, phá các cản trên rạch Gò Công rồi hội quân ở Mỹ Hòa. Trước sự tấn công ồ ạt của Pháp, quân đội triều đình chống cự quyết liệt, tàu Alerme bị trúng 54 phát súng thần công gãy cột buồm. Nhưng sau trận kịch chiến đẫm máu, quân ta phải bỏ lũy Mỹ Hòa rút chạy. Các cánh quân Pháp được chỉ điểm, tay sai dẫn đường lần lượt tấn công các đồn bằng hai mặt thủy bộ khiến quân ta phải tự hủy hoặc rút bỏ. Ngày 17/12/1861, Chuẩn đô đốc Bonard đích thân chỉ huy 45 lực lượng thủy quân theo sông Đồng Nai hành quân vào Biên Hòa. Đại bác của thủy quân nã súng ầm ầm vào trong thành, mở đường cho bộ binh tấn công. Tuy nhiên, quân ta đã kháng cự dũng mãnh. Trong đêm đó, Nguyễn Bá Nghi ra lệnh cho quân đội rút khỏi thành Biên Hòa. Ngày hôm sau, quân Pháp tiến vào ngôi thành bỏ ngỏ và thu nhiều chiến lợi phẩm. Quân Pháp truy đuổi quân triều đình ở hướng Bà Rịa. Mặc dù nghĩa quân và binh lính đã chặn đánh nhằm ngăn cản bước tiến của địch, nhưng vẫn không thể chiến thắng kẻ thù áp đảo hơn hẳn về vũ khí. Ngày 28/12/1861, Long Thành hoàn toàn rơi vào tay giặc. Ngày 07/01/1862, Pháp đánh chiếm Phước Tuy và Bà Rịa. Triều đình Huế đã xuống dụ khuyến khích quân dân bằng mọi cách nổi dậy đánh giặc, ai đánh được quân Pháp sẽ được trọng thưởng. Thế nhưng, tình thế ngày 1. Có tài liệu ghi là Đại tá/Trung tá Harel (Haren). Chưa rõ Harel và Renommée có phải ở cùng một đạo quân hay không. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) càng hiểm nghèo, không cứu vãn được, quan quân triều đình phải rút về Bình Thuận án ngữ. Ba tỉnh Nam Kỳ là Gia Định, Định Tường và Biên Hòa bị thực dân Pháp chiếm đóng1. Ở Định Tường, Tổng đốc Nguyễn Công Nhàn hèn nhát bỏ chạy, Án sát Trần Mẫn Đạt cũng bỏ trốn, Tuần vũ Nguyễn Hữu Thành và Phó Đề đốc Đặng Đức thiêu hủy kho tàng, dinh thự rồi rút quân về hướng Cái Bè, Nguyễn Duy Quang và Tôn Thất Tuân đem quân bản bộ chạy về Vĩnh Long, thành Mỹ Tho hoàn toàn bỏ ngỏ, quân Pháp không tốn một viên đạn mà vẫn lấy được một tỉnh thành hết sức kiên cố. 46 Ở Biên Hòa, quân Pháp theo hai đường thủy bộ kéo quân đến trước tỉnh thành mà không gặp một sức kháng cự nào. Tuần vũ Nguyễn Đức Hoan và Án sát Lê Khai bỏ ngỏ Biên Hòa với 48 khẩu đại bác và 15 tàu chiến, còn Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi thì mang quân theo đường Bà Rịa chạy ra Bình Thuận. Quân Pháp thừa thắng xuôi dòng Đồng Nai chiếm luôn Bà Rịa (ngày 07/02/1862). Ở Vĩnh Long, quân Pháp cho 11 chiến thuyền tiến sát tỉnh thành phá vỡ các đồn tiền tiêu. Tổng đốc Trương Văn Uyển vội vàng cho đốt các kho tàng, dinh thự rồi rút quân chạy về Thị Bảo, sau đó rút thẳng lên Duy Ninh. Đến rạng sáng ngày 24/02/1862, quân Pháp ung dung kéo vào chiếm lĩnh toà thành bỏ trống, thu được 68 đại bác còn nguyên vẹn. Như vậy, do nắm được tư tưởng chiến lược của quan quân triều Nguyễn, nên Pháp đã mạnh dạn lấn tới; chưa đầy một năm, 1. Xem Đỗ Bá Nghiệp (Chủ biên): Địa chí Đồng Nai, Tập III - Lịch sử, Sđd, tr.173-184. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và Vĩnh Long đã rơi vào tay thực dân Pháp. Trước những diễn biến đó, nhà Nguyễn càng tỏ ra hoang mang cực độ, không quyết tâm dùng biện pháp quân sự để chiếm lại những vùng đất của Tổ quốc đã mất về tay giặc, mà tính đến việc thương thuyết để chuộc lại. Vua Tự Đức cử Nguyễn Bá Nghi vào thay Nguyễn Tri Phương để tìm cách liên lạc với Pháp và xin giảng hòa. Trong khi triều đình chủ trương nghị hòa thì quân dân Biên Hòa vẫn kiên quyết đánh giặc. Quân Pháp tổ chức càn vào Biên Hòa thì bị quân dân đánh lui hai lần tại khu vực suối Sâu 47 (nay thuộc tỉnh Bình Dương). Tại hai làng An Thanh và Bình Chuẩn, quân Pháp cũng bị quân ta do Phó Đề đốc Lê Quang Tiến chỉ huy tập kích, ngăn cản cuộc dò đường, gây cho Pháp rất nhiều khó khăn. Ngày 05/6/1862, tại Sài Gòn, hai bên ký Hiệp ước (còn gọi là Hòa ước Nhâm Tuất), gồm 12 điều khoản hết sức nặng nề và bất lợi cho triều đình nhà Nguyễn, theo đó Việt Nam nhượng lại vùng lãnh thổ Nam Kỳ gồm ba tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cho Pháp; mở rộng các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho tàu bè Pháp, Tây Ban Nha tự do thông thương; nộp bồi thường chiến phí 20 triệu quan cho Pháp...1. Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đã bước đầu tổ chức bộ máy chính quyền để cai trị và 1. Xem G. Taboulet: Le Geste Francais en Indochine, Vol.2, Paris, 1956, p.472; Đinh Xuân Lâm (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.26. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) đặt trực thuộc Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp. Ngày 25/6/1862, thực dân Pháp thăng cử Louis Adolphe Bonard làm Phó Thủy sư Đô đốc và bổ nhiệm giữ chức vụ Toàn quyền, trực tiếp nắm quyền thống trị tối cao ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, theo tinh thần Hiệp ước ngày 05/6/1862, mở đầu cho chế độ võ quan cai trị ở Nam Kỳ (1862 - 1863). Từ đây, đời sống của nhân dân nói chung và công nhân cao su Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách cai trị của chính quyền thực dân Pháp. 2. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đồng Nai 48 “Dù số phận không ban cho tất thảy chúng ta những cái chết yên lành, mỗi người vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ của mình với ít nhiều hạnh phúc. Từ lúc này, nghĩa vụ của tôi là cống hiến trọn vẹn thể xác và tâm hồn của mình cho Đông Dương - cái sứ mệnh nặng nề, khó khăn nhưng rất mực thú vị và hấp dẫn mà tôi được giao phó”1. Đó là lời nói có phần hoa mỹ của Paul Doumer - Toàn quyền Đông Dương (giai đoạn 1897 - 1902), nhưng cũng là tiếng nói đại diện cho những viên Toàn quyền liên tiếp nhau được cử sang để cai trị xứ Đông Dương. Chính họ đã tạo ra chính sách cai trị vô cùng hà khắc để tìm cách khai thác tối đa lợi nhuận về kinh tế ở vùng đất trù phú này. a) Về chính trị Xuất phát từ nhận thức sợ nhân dân nổi dậy và nhằm khai thác kinh tế một cách có hiệu quả nhất, việc sắp xếp bộ máy 1. Paul Doumer: Xứ Đông Dương, Sđd, tr.47. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... chỉ huy của mình ở thuộc địa sẽ như thế nào là điều mà thực dân Pháp quan tâm trước hết. Với một đất nước có truyền thống gắn kết, đoàn kết như Việt Nam thì nguy cơ tiềm ẩn của sự đấu tranh rất cao, nên rất cần thiết phải phá vỡ kết cấu đó. Một diện tích lãnh thổ khá lớn quả là khó khăn đối với chế độ cai trị trực tiếp của lực lượng từ phương xa đến (cách 1/2 vòng trái đất khi chưa có kênh đào Suez). Vì thế, phương pháp tối ưu là “chia để trị” và “dùng người Việt trị người Việt”. Đây cũng là hai chính sách trước tiên và quan trọng nhất, bao trùm lên lĩnh vực chính trị của thực 49 dân Pháp ở nước ta. Ngay từ tháng 11/1861, khi đô đốc Bonard tới Sài Gòn để thay thế Đô đốc Charner, ông đã định sẵn đường lối cai trị mềm dẻo, dựa vào người bản xứ để giảm thiểu các phí tổn chiếm cứ thuộc địa này. Theo ông, “xứ này phải được cai trị bởi các công chức bản xứ, dưới sự kiểm soát của những vị biện lý người Pháp, đặt tại vài địa điểm được chọn lựa cẩn thận”1. Năm 1887, Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm có bốn xứ: Cochinchine (Nam Kỳ), Tonkin (Bắc Kỳ), An Nam (Trung Kỳ), Campod (Campuchia)2. Mỗi xứ có một chế độ cai trị khác nhau. Bắc Kỳ và Trung Kỳ là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức. Nam Kỳ và Campuchia, sau đó thêm Lào là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm. Đứng đầu Liên bang Đông Dương là Toàn quyền - người đại diện trực tiếp của Pháp ở Đông Dương. Dưới Toàn 1. Nguyễn Thế Anh: Việt Nam thời Pháp đô hộ, Sđd, tr.131. 2. Đến năm 1899, Liên bang Đông Dương bổ sung 1 thành viên là Lào. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) quyền là Thống đốc Nam Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, Lào, Campuchia. Theo đó, thực dân Pháp đã tách xứ Nam Kỳ trực trị ra khỏi Việt Nam như một nước khác, không còn phụ thuộc vào Nam triều. Năm 1897, Chính phủ Pháp đã cử cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp là Paul Doumer - người sẽ hoạch định cho kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ nhất - sang làm Toàn quyền Đông Dương. Việc cai trị đất nước ta lúc này hoàn toàn chuyển sang tay Toàn quyền - một “ông vua” mới của Việt Nam. Ở miền Bắc, chức vụ “Kinh lược” được thiết lập năm 1886 50 trái với Hiệp ước bảo hộ đã bị hủy đi một cách đơn giản do Sắc lệnh ngày 26/7/1897. Các quan chức Việt Nam ở các tỉnh Bắc Kỳ từ đây đặt dưới sự kiểm soát của Thống sứ Bắc Kỳ. Như vậy, sợi dây cuối cùng ràng buộc Bắc Kỳ với triều đình Huế đã bị cắt đứt. Ở miền Bắc cũng như miền Trung, các quan đứng đầu tỉnh, Tuần vũ hay Tổng đốc nhận thẳng các mệnh lệnh của viên Công sứ mà thực chất là những người trực tiếp cai trị qua trung gian. Để tư vấn về các vấn đề lợi ích của địa phương, Paul Doumer thành lập những Hội đồng bảo hộ ở miền Bắc vào năm 1898, ở miền Trung vào năm 1900. Vậy là chế độ bảo hộ chỉ còn tồn tại trên giấy tờ mà thôi. Ở miền Nam, bộ máy hành chính địa phương không cần thay đổi, mỗi tỉnh đã có một viên quan cai trị người Pháp đứng đầu, những Hội đồng địa phương, tòa án Pháp, những ngân sách hàng tỉnh khá đầy đủ1. 1. Xem Nguyễn Xuân Thọ: Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 - 1897), Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2018, tr.530-532. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp tiến hành thiết lập bộ máy cai trị và bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa ở đây. Đứng đầu bộ máy cai trị là viên Thống đốc do một sĩ quan cao cấp từ chuẩn đô đốc trở lên đảm nhận. Tỉnh Biên Hòa do một viên quan Tham biện Chủ tỉnh là sĩ quan cai quản. Theo đó, đơn vị hành chính ở Biên Hòa giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi. Từ năm 1861 đến năm 1863, tỉnh Biên Hòa vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính như cũ, gồm 2 phủ Phước Long và Phước Tuy với 4 huyện: Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An. Đến năm 1864, Pháp chia 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ thành 51 7 tiểu khu chỉ huy, thì tỉnh Biên Hòa đã chia thành 2 tiểu khu: Biên Hòa và Bà Rịa. Năm 1865, để cho sự cai trị mang tính chất dân sự, Pháp chia 3 tỉnh miền Đông thành 13 sở tham biện. Trong đó, Biên Hòa chia thành 5 sở tham biện: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Long Thành, Bảo Chánh. Năm 1866, tỉnh Biên Hòa chia thành 6 địa hạt: Biên Hòa, Bà Rịa, Bình An, Thủ Đức, Long Thành, Bảo Chánh. Từ năm 1867 đến năm 1898, Biên Hòa được chia thành các sở tham biện. Đến ngày 20/12/1899, nhà cầm quyền Pháp ra Nghị định đổi tham biện thành tỉnh, chức Tham biện thành quan cai trị Chủ tỉnh. Các quan Tham biện Pháp phần lớn đều là sĩ quan1. Đây là thời kỳ quân quản với quyền hạn tuyệt đối 1. Từ ngày 22/12/1861: Đại tá Domenech Diego; từ ngày 26/5/1862: Thiếu tá Loubère; từ ngày 01/9/1866: Thiếu tá Charlier, Đại úy Garrido; từ ngày 09/11/1866: Thiếu tá hải quân Philastre; từ ngày 27/5/1868: Tham biện Labellevière; từ ngày 22/4/1869: Thiếu tá Chatellier; từ ngày 05/11/1869: Tham biện Boulinier; từ ngày 30/12/1869: Trung úy Salicéti. Nguồn: Đỗ Bá Nghiệp (Chủ biên): Địa chí Đồng Nai, Tập III - Lịch sử, Sđd, tr.198-199. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) của các viên Tham biện. Họ giống như một lãnh chúa thống trị tùy ý, có thể tự quyết các vấn đề thu thuế, xử án, bắt xâu, bổ nhiệm hương chức hội tề, càn quét, bắn giết, bắt bớ bừa bãi mà không cần luật lệ gì. Giai đoạn cai trị bởi Soái phủ Nam Kỳ chính thức chấm dứt ngày 14/5/1879, khi Chính phủ Pháp đặt xứ Nam Kỳ dưới quyền một vị thống đốc dân sự. Vị thống đốc này không phụ thuộc vào Bộ Hải quân nữa mà phụ thuộc Bộ trưởng Bộ Thuộc địa. Từ đây, các viên thanh tra bản xứ vụ chỉ còn giữ quyền hành chính, còn quyền tư pháp được giao phó cho các quan 52 tòa chuyên môn. Tổ chức tư pháp gồm 1 tòa thượng thẩm ở Sài Gòn và 7 tòa sơ thẩm ở Sài Gòn, Biên Hòa, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Châu Đốc và Sóc Trăng. Từ ngày 12/01/1870 cho tới ngày Nhật đảo chính Pháp (09/3/1945), các tham biện đều là viên chức dân sự. Từ năm 1861 đến ngày 09/3/1945, đã có 49 chánh, phó Tham biện người Pháp, không có người Việt nào. Điều đó cho thấy đối với các chức vụ quan trọng, Pháp không để đội ngũ viên chức người Việt tham gia vào. Người Việt chỉ được tham gia bộ máy ở những vị trí không quan trọng. Đó là sự phân biệt trong việc sử dụng viên chức người Pháp và viên chức người Việt. Tuy vậy, Pháp vẫn triệt để sử dụng chính sách “dùng người Việt trị người Việt” để cai trị nhân dân ta. Người Việt được Pháp sử dụng trong giai đoạn đầu này là những người cam tâm làm tay sai cho Pháp, bị xua đuổi ra khỏi làng xóm vì đói kém hay tội lỗi. Chính trong đội ngũ này mà Pháp tuyển lựa được số nhân viên cần thiết cho việc hành chính hay phục vụ CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... như culi, bồi bếp, thông ngôn, ký lục, sau khi cho học các lớp cấp tốc và qua loa ở trường dòng. Trong buổi đầu cai trị, lớp viên chức này chủ yếu là ít học hoặc vô học như các tri huyện Long Thành: huyện Đường, huyện Thạch, huyện Ân, huyện Hựu... Về sau, các quan chức người Việt trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp được quy định phải biết tiếng Pháp, có hiểu biết về tổ chức hành chính. Kể từ năm 1870, Hội đồng đô thị Sài Gòn đã được thành lập với 12 hội viên người Pháp và 2 hội viên người Việt. Cũng trong đường hướng đồng hóa, năm 1880, Hội đồng quản hạt 53 được thành lập, gồm có 10 hội viên người Pháp và 6 hội viên người Việt được bầu bởi các đại diện của các hương chức Nam Kỳ. Như vậy, phần dành cho người Việt trong các hội đồng là rất hạn chế1. So với mức sống chung của nhân dân thời đó, đội ngũ quan chức người Việt có đời sống rất sung túc với mức lương cao. Lương hằng năm của Đốc phủ sứ là 1.800 đồng Đông Dương (1905), của tri phủ hạng 1 là 1.440 đồng, của chánh thư ký hạng 2 là 720 đồng, trong khi đó, giá 100kg gạo tốt lúc này chỉ là 3 đồng2. Dưới cấp tỉnh, Pháp vẫn giữ các đơn vị hành chính phủ, huyện (sau đổi ra quận), tổng, xã như cũ. Ở cấp xã, thực dân Pháp duy trì bộ máy hương chức cũ, bổ nhiệm người vào Hội đồng kỳ mục quản trị (thường gọi là 1. Xem Nguyễn Thế Anh: Việt Nam thời Pháp đô hộ, Sđd, tr.135. 2. Xem Đỗ Bá Nghiệp (Chủ biên): Địa chí Đồng Nai, Tập III - Lịch sử, Sđd, tr.200. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Ban hội tề). Những thành viên trong Hội đồng kỳ mục thường là điền chủ hoặc là người giàu có trong xã. Hội đồng này phân cấp theo thứ tự: Hương cả (Chủ tịch Hội đồng kỳ mục), Hương chủ (Phó Chủ tịch Hội đồng kỳ mục), Hương sư, Hương trưởng. Bốn chức sắc cao nhất này là người lãnh đạo Hội đồng kỳ mục, quản lý tài sản xã, lập ngân sách xã, giám sát thu chi và giữ quỹ xã, giám sát công việc của các hương chức khác như Hương chánh, Hương giáo, Hương bộ, Hương quản, Hương thân, Hương hào, Xã trưởng. Đến ngày 30/10/1927, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị 54 định bổ sung vào danh sách Hội đồng làng thêm 1 ủy viên là Chánh lục bộ để phụ trách việc làm liên quan tương tế, nâng số thành viên Hội đồng lên 12 người1. Điểm chung nhất trong tổ chức bộ máy hành chính của cả ba kỳ, chính là sự cố tình giữ lại kết cấu làng xã để duy trì trật tự xã hội cũ kỹ có lợi cho thực dân Pháp. Cơ cấu hành chính này của Paul Doumer cơ bản được giữ tới năm 1945. Năm 1911, khi Albert Sarraut (Anbe Xarô) sang làm Toàn quyền Đông Dương lần thứ nhất, để mua chuộc, xoa dịu bộ phận tay sai, nhất là tầng lớp thượng lưu mới hình thành, bộ máy chính quyền ấy đã có những điều chỉnh nhất định cho có vẻ “Pháp - Việt đề huề”, như quy định thêm một số người Việt được tham gia Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, lập ra các hội đồng tư vấn như Hội đồng tư vấn Bắc, Trung Kỳ (1913), Hội đồng hàng tỉnh (1913)... nhưng tất cả chỉ là hình thức. 1. Xem Đỗ Bá Nghiệp (Chủ biên): Địa chí Đồng Nai, Tập III - Lịch sử, Sđd, tr.201-202. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... Như vậy, về mặt chính trị, thực dân Pháp đã hoàn thành xây dựng bộ máy chính quyền từ cấp Liên bang đến cơ sở làng xã, sử dụng bộ phận trí thức tân học do chúng đào tạo và khẳng định rõ quyền cai trị của người Pháp. Trong bộ máy chính quyền thuộc địa, quan chức từ cấp tỉnh trở lên đến Toàn quyền Đông Dương là do người Pháp nắm giữ. Tất cả mọi quyền lực trong một tỉnh đều do Công sứ Pháp (Bắc và Trung Kỳ) và Chủ tỉnh (Nam Kỳ) thâu tóm. Quyền lực quân sự bao giờ cũng nằm trong tay các sĩ quan Pháp phụ trách các đạo quan binh. Trong các cơ quan tư vấn bên trên có một số người Việt nhưng rất ít, 55 vai trò, vị trí của họ cũng cực kỳ hạn chế, đa số là tư vấn, không có quyền quyết nghị, trong một số cơ quan còn cấm đề cập vấn đề chính trị. Chính chính sách của thực dân Pháp và đặc điểm của cơ cấu bộ máy nhà nước thuộc địa ở Đông Dương đã góp phần quan trọng tạo nên vị thế của các giai tầng trong xã hội Việt Nam lúc đó1. b) Về quân sự Thống nhất với đường lối cai trị về mặt hành chính, trong quá trình xây dựng bộ máy quân sự, toà án, nhà tù, chính sách “dùng người Việt trị người Việt” được thực dân Pháp triệt để thi hành nhằm mục đích dùng binh lính thuộc địa để bảo vệ thuộc địa, lấn chiếm thuộc địa. Do vậy, ngoài đội quân viễn chinh, Pháp chú trọng xây dựng đội quân bản xứ. Theo đó, binh lính 1. Xem Nguyễn Văn Khánh: Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, tr.63-64. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Việt Nam được tổ chức thành các lực lượng như: lính khố đỏ, lính khố xanh, lính cơ và lính lệ. Ở các làng xã không có lính mà thay vào đó là những tuần phu; những lực lượng vũ trang dưới quyền của trương tuần và lý trưởng. Ở ba xứ, thực dân Pháp còn tổ chức các đội thân binh phục vụ cho Việt gian và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Để có được đội quân bản xứ đông đảo trên, Pháp triệt để thi hành chính sách bắt lính. Ngay từ năm 1861, Louis Adolphe Bonard đã đặt ở mỗi huyện một đội lính tay sai gồm 50 lính mã tà và 100 lính tập cầm thương (giáo), cứ mỗi toán 5 người 56 thì trang bị 1 súng trường kiểu 1842. Tỉnh Biên Hòa - cũng như các tỉnh khác - có một tiểu đoàn gồm 6 đại đội lính tập, mỗi đại đội có một hạ sĩ quan và vài lính Pháp làm nòng cốt. Louis Adolphe Bonard ra nghị định bắt lính theo từng xã, đến khi La Grandière (La Grenđiơ) thay, lại đặt một sắc thuế đặc biệt đài thọ mọi chi tiêu của đội lính thường trực khá đông1. Lực lượng quân sự được phân phối như sau: Vào năm 1897, quân đội viễn chinh có 10 đại đội ở Bắc Kỳ, 2 đại đội ở Nam Kỳ, 2 trung đội ở Trung Kỳ; quân đội bản xứ có 3 liên đội pháo thủ ở Bắc Kỳ (13 đại đội), 1 liên đội ở Trung Kỳ và 3 đại đội ở Nam Kỳ. Trong sự đối sánh phân phối lực lượng quân đội ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, thì Bắc Kỳ luôn là nơi tập trung quân số 1. Xem Đỗ Bá Nghiệp (Chủ biên): Địa chí Đồng Nai, Tập III - Lịch sử, Sđd, tr.201. Đến thời Mỹ xâm lược, địch xây dựng thêm Tổng kho Long Bình (Biên Hòa), mở rộng kho đạn thành Tuy Hạ, xây dựng khu quân sự tại căn cứ Nước Trong, có trường Thiết giáp, trường Sĩ quan, trường Biệt kích... CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... lớn nhất, sau đó là Trung Kỳ và Nam Kỳ. Như vậy, mặc dù Nam Kỳ đã là đất thuộc địa của Pháp, nhưng Pháp không bao giờ lơ là cảnh giác mà vẫn bố trí lực lượng quân đội cả viễn chinh và bản xứ ở đây. Điều đó cho thấy rằng Pháp tuy đã ở đỉnh cao của sự thống trị so với trước nhưng vẫn luôn lo sợ hiểm họa từ khả năng vũ trang của người dân Việt Nam. Xuất phát từ vị trí quan trọng của tỉnh Đồng Nai, thực dân Pháp đã quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đồn bốt, các lực lượng quân sự ở đây. Cụ thể, ngay từ năm 1939, Pháp đã xây dựng trên đất Long Thành kho bom Thành Tuy Hạ lớn nhất 57 Đông Dương1. Ở huyện Thống Nhất, Pháp xây dựng khu yếu quân sự Trảng Bom để bảo vệ giao thông đường sắt, quốc lộ 1, quốc lộ 20 và các cơ sở kinh tế (các sở cao su); đồng thời lấy đây làm bàn đạp đánh vào các vùng căn cứ du kích của huyện Vĩnh Cửu như: Tân Định, Đại An, Chiến khu Đ2. Tùy vào từng thời điểm mà địch tăng cường thêm lực lượng để đối phó. c) Về kinh tế Nền kinh tế nước ta giai đoạn này gắn liền với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Do vậy, bản chất của 1. Xem Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Long Thành: Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2008, tr.18. 2. Xem Huyện ủy Trảng Bom - Huyện ủy Thống Nhất: Lịch sử Đảng bộ huyện Thống Nhất (1930 - 2003), Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2008, tr.15. Sang thời Mỹ xâm lược, không kể bộ máy hành chính cấp quận, xã, ấp, lực lượng quân sự thường xuyên của địch có từ 1 tiểu đoàn trở lên. Khi cần, chúng tăng cường thêm quân biệt động, các đơn vị Sư đoàn 18, xe tăng, máy bay từ tiểu khu Biên Hòa, Long Khánh, Quân đoàn III. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) nền kinh tế này là chịu sự áp đặt của Pháp - một nền kinh tế hoàn toàn nằm trong tay Pháp. Mục đích đầu tiên và tối thượng của thực dân Pháp là biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và nơi cung ứng nguyên liệu và tài chính cho Pháp. Ba thủ đoạn chính bao trùm lên nền kinh tế Việt Nam thời cận đại là: đầu tư tư bản và lũng đoạn nền kinh tế của tư bản tài chính Pháp; độc chiếm thị trường; độc chiếm về nguyên liệu. Ba thủ đoạn này cũng đã được thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất - giai đoạn mở màn của quá trình khai thác thuộc địa dài lâu của Pháp sau này. 58 Vốn đầu tư của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất chủ yếu là vốn nhà nước, khác với cuộc khai thác thuộc địa thứ hai là vốn tư nhân. Để có thể khai thác tối đa về kinh tế, Pháp chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải. Đây được xem là ngành kinh tế huyết mạch, bởi nếu không có hệ thống giao thông thuận tiện thì không thể khai thác và vận chuyển nhanh chóng nguyên, nhiên liệu sau khi khai thác. Đồng thời, hệ thống giao thông được nối liền từ miền xuôi lên miền núi sẽ giúp thực dân Pháp kịp thời đem quân đi đàn áp các cuộc nổi dậy ở những vùng xa xôi nhất. Dưới thời Pháp thuộc, hệ thống đường sắt, đường thủy, đường bộ, cầu cống đều có sự cải tiến, tất nhiên là vì cả mục đích chính trị, quân sự bên cạnh kinh tế và tài chính. Đối với nông nghiệp, Pháp tìm cách mở rộng diện tích để chiếm đất, lập đồn điền. Sự sáp nhập xứ Nam Kỳ cùng sự chiếm cứ xứ Bắc Kỳ đã làm nông dân bỏ làng đi lưu lạc khắp nơi, khiến cho nhiều vùng đất rộng bị bỏ hoang. Chính phủ CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... bảo hộ sẽ tịch thu các khoảnh đất bỏ hoang này, phân chia chúng thành những lô đất trung bình rộng từ 1.500ha và phát không cho tư nhân. Tư bản Pháp tập trung vào hai lĩnh vực là vơ vét xuất khẩu lúa gạo và kinh doanh đồn điền. Với việc cho phép địa chủ thực dân chiếm ruộng đất để lập đồn điền, từ năm 1890, việc chiếm đất lập đồn điền của địa chủ thực dân diễn ra với tốc độ nhanh chóng trên cả ba miền đất nước ta, đặc biệt là vùng đất màu mỡ ở Nam Kỳ. Đến năm 1912, số ruộng đất Pháp chiếm để lập đồn điền lên đến 470.000ha, trong đó Nam Kỳ là 308.000ha1. Trong lĩnh vực công nghiệp, chủ trương của thực dân Pháp 59 là hạn chế phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp thuộc địa không được làm ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chính quốc, chỉ giới hạn trong việc cung cấp những nguyên liệu hay những vật phẩm mà Pháp không có. Vì vậy, ngành khai mỏ và công nghiệp chế biến được coi là ngành công nghiệp hoàng kim dưới thời kỳ thuộc địa. Với ngoại thương, Pháp ra các đạo luật thuế quan với những quy định mức thuế khắt khe đối với các nước khác nhưng thuận lợi đối với hàng hóa Pháp để đưa hàng hóa Pháp chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, dần dần độc chiếm thị trường Việt Nam. Hơn thế nữa, trong bất kỳ ngành hay lĩnh vực nào, đều thấy sự có mặt của tập đoàn tài chính ngân hàng Đông Dương lũng đoạn nền kinh tế. Ngay từ năm 1860, khi chưa chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Soái phủ Nam Kỳ đã ra nghị định mở cửa cho tàu bè 1. Xem Brenier H.: Essai d’atlas Statistiques de l’Indochine Française, Imprimerie d’Extrême Orient, Hanoi, 1914, p.56. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) các nước tự do ra vào buôn bán ở cảng Sài Gòn nhằm tạo ngân sách riêng để “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, bởi vì lúc này việc xâm chiếm một vùng đất xa xôi như Nam Kỳ không được chính giới Pháp ủng hộ. Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Thống đốc Pháp đã ra Nghị định ngày 20/02/1862 tịch thu vào quyền sở hữu của nhà nước “toàn bộ ruộng đất vô chủ hoặc đang còn nằm trong tay dân bản xứ chiếm giữ” mà không có bằng khoán. Như vậy tất cả ruộng đất hoang do chủ nhân bỏ đi, chạy loạn, cùng với ruộng đất mà người chủ không đủ giấy tờ hợp lệ thì đều bị 60 sung công. Với nội dung Nghị định này, chính quyền thực dân cho phép một số tư bản, thực dân (colons) chiếm đoạt ruộng đất tại những vùng từng có chiến sự dân chúng bỏ đi hoặc đất đai, vườn tược của những người kháng chiến tị địa. Ngoài ra, để tạo nên tầng lớp colon làm chỗ dựa lâu dài cho sự cai trị của Pháp, Soái phủ Nam Kỳ đã ra Quyết định ngày 03/3/1865, nhượng bán tất cả các loại ruộng đất thuộc nhà nước quản lý với giá trung bình 10 phrăng/ha, việc trả tiền chia làm 2 kỳ: cuối năm thứ nhất và cuối năm thứ hai. Các chủ điền mới được nhượng phải nộp lệ phí 5 phrăng/ha. Các colon có dưới 50ha chỉ nộp thuế từ năm thứ tư trở lại. Các ruộng đất nhượng trên 50ha sau ba năm chỉ phải đóng nửa mức thuế; với đất nhượng lớn hơn nữa thì sau sáu năm mới phải đóng thuế. Việc bán đất kiểu này mang lại cho chính quyền thuộc địa khoản thu đáng kể, tuy giá rẻ gần như cho không1. 1. Xem Đỗ Bá Nghiệp (Chủ biên): Địa chí Đồng Nai, Tập III - Lịch sử, Sđd, tr.203. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... Ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp cũng chiếm các loại đất “công nông nghiệp” qua con đường chuyển nhượng, vì chế độ chính trị ở đây là chế độ bảo hộ. Trên danh nghĩa, đất vẫn do chính quyền Nam triều quản lý. Tuy nhiên, bằng việc ban hành các văn bản pháp lý về việc quản lý đất công, người Pháp đã dần dần nắm được quyền sử dụng đối với loại đất này1. Theo Địa phương chí Biên Hòa, năm 1901, toàn tỉnh có 13 colon, trong đó 1 colon trồng lúa, 1 trồng mía và lúa, 1 trồng mía, 1 trồng tiêu, 7 trồng cà phê, 2 không rõ trồng gì. Họ mở trang trại với quy mô lớn, nhưng toàn dùng sức lao động thủ 61 công thuê mướn. Tuy không có số liệu cụ thể về diện tích do từng colon khai khẩn nhưng có thể suy đoán với điều kiện được nhà nước nâng đỡ, mỗi colon có diện tích đất nhượng không nhỏ so với diện tích của chủ điền ta. Các colon đã theo hướng chuyên canh nông sản hàng hóa nhiệt đới quy mô từ vừa đến lớn. Đó là bước ngoặt mới của nông nghiệp Biên Hòa hồi đầu thế kỷ XX do tư bản nước ngoài tạo ra bên cạnh nền nông nghiệp nhỏ bé cổ truyền mang tính tự cấp, tự túc của các chủ điền trong nước. Từ đầu thế kỷ XX trở đi, một số tư bản Pháp mở đồn điền trồng một số cây công nghiệp như đồn điền Le Guidec (Lơ Ghiđéc) ở quận Châu Thành trồng cây vani; đồn điền Révertégat (Rêvectêga) ở Long Thành trồng điều; đồn điền 1. Xem Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Sử học, Tạ Thị Thúy: Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ 1884 - 1918, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1996, tr.22-23. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Balencie (Balăngxi) ở Long Thành trồng cây thanh yên để nấu rượu mùi; đồn điền Luca Lanzo (Luca Lăngdô) ở Tân Uyên trồng cây sứ y lang xuất qua Nhật chế dầu thơm; sở dừa Phước An trồng dừa... đều không mang lợi nhuận mong muốn, cuối cùng phải ngưng hoạt động hoặc chuyển hướng trồng thứ khác. Cây cao su tỏ ra thích hợp với đất đỏ bazan và cả đất xám của tỉnh Biên Hòa. Đầu thế kỷ XX, giá cao su cao vọt tới 25 phrăng/kg trên thị trường do ngành công nghiệp ôtô châu Âu và Mỹ phát triển. Cơn sốt cao su khiến tư bản Pháp đổ xô vào đây. Xu hướng độc canh cây cao su của họ được khẳng định, đó là bước 62 ngoặt mới của nông nghiệp trên đất Đồng Nai. Tuy nhiên việc canh tác ở các đồn điền người ta vẫn dùng sức lao động thủ công là chính1. Tư bản Pháp đã đổ xô vốn đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biên Hòa, mạnh nhất vào những năm đầu thế kỷ XX. Họ xây dựng hệ thống xí nghiệp công nghiệp khai thác lâm sản, những công ty đồn điền cao su. Vùng đất Dầu Giây (Xuân Lộc - Biên Hòa) được tư bản thực dân chọn mở đồn điền khai thác cao su đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ vào năm 1906. Tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai) trở thành một trong những trung tâm của các đồn điền khai thác, chế biến cao su lớn ở Nam Bộ2. Sự cai trị 1. Xem “1.2. Thời kỳ 1861 - 1945 (Thời thuộc Pháp)”, http://dongnai. vncgarden.com/dhia-chi-dhong-nai/tap-4-kinh-te/chuong-1-nong nghiep/1-tien-trinh-nong-nghiep-dhong-nai/1-2. 2. Xem Ban điều tra Hậu quả chiến tranh tỉnh Đồng Nai: Tội ác của thực dân đế quốc đối với đội ngũ công nhân cao su tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai, Biên Hòa, 1997, tr.10. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... của người Pháp đã cho phép ghép vào tổ chức kinh tế truyền thống những hình thức khai thác tài nguyên thiên nhiên mới có tính chất tư bản. d) Về xã hội Để cai trị có hiệu quả, thực dân Pháp luôn chú trọng việc tạo dựng một chỗ dựa thật sự chắc chắn, cho nên các chính sách ưu đãi đối với một số thành phần xã hội bản xứ luôn được Pháp quan tâm. Các thành phần xã hội này thường là tầng lớp quan lại bản xứ ở cấp tỉnh và nhất là cấp phủ, huyện, xã, thôn. Đây 63 là lớp người cực kỳ cần thiết cho sự cai trị của người Pháp, giúp thực dân Pháp can thiệp một cách có hiệu quả vào làng xã vốn đóng kín như những pháo đài với những người dân xa lạ và không hề có cảm tình với sự có mặt của người Pháp. Tầng lớp này giúp cho chính quyền thực dân có thể cai trị chặt chẽ xã hội mà không cần tiếp xúc trực tiếp với dân chúng. Đối với các tầng lớp nhân dân lao động, thực dân Pháp thi hành các chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo thông qua hệ thống chính quyền các cấp, với một loạt chính sách kinh tế và xã hội chặt chẽ. Người dân phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, phu phen tạp dịch cùng với chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã khiến cuộc sống của họ trở nên cùng cực. Quyền lợi của người dân gắn liền với địa vị xã hội mà họ đang có. Đây cũng là lý do mà các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân - tầng lớp dưới đáy của xã hội nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền cai trị. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) đ) Về văn hóa, giáo dục, tư tưởng Mục đích của thực dân Pháp trong việc thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục là đầu độc văn hóa, duy trì ngu dân về giáo dục nhằm thiết lập ách thống trị vĩnh viễn trên đất nước ta. Tất nhiên, tuỳ theo tình hình mà Pháp có những thay đổi về phương pháp cho phù hợp. Chính sách về giáo dục của Pháp cơ bản trong giai đoạn đầu này là du nhập cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện để nền văn minh phương Tây chế ngự, loại bỏ dần chữ Hán và Nho học. Ban đầu, Pháp muốn lợi dụng nền Nho học với chế 64 độ khoa cử lỗi thời, mục đích là duy trì kết cấu trật tự xã hội lạc hậu nhưng sau này chính điều đó lại là sự cản trở đối với Pháp. Thực dân Pháp nhận ra muốn phát triển kinh tế, muốn thu lợi nhuận cao hơn, cần loại bỏ sự trì trệ của Nho giáo. Ngoài ra, trong những thập niên cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tập trung vào việc đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ máy chính quyền thực dân; bước đầu mở trường truyền bá chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán. Từ năm 1905, Toàn quyền Paul Beau (Pôn Bô) chủ trương cải cách giáo dục, lập Hội đồng cải cách giáo dục toàn Liên bang Đông Dương và Nha học chính Đông Dương (1905). Đến năm 1917, Albert Sarraut cho bãi bỏ thi Hương ở Trung Kỳ. Thi Hội cũng chấm dứt vào năm 1919, kết thúc chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam. Ngày 14/6/1919, vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các trường chữ Hán. Các hình thức sinh hoạt mới theo lối phương Tây ra đời. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... Từ việc đưa máy in hiện đại vào Sài Gòn, xuất bản báo tiếng Pháp, rồi bằng chữ quốc ngữ (Gia Định báo vào năm 1865), hoạt động báo chí đã được đưa vào nước ta một cách rộng rãi. Pháp chủ trương dùng báo chí, sách vở để biện minh cho hành động xâm lược, đồng thời bước đầu du nhập văn minh phương Tây, hạn chế ảnh hưởng của Nho giáo trong nhân dân. Pháp tìm cách cổ xúy cho những tư tưởng thân Pháp, vong bản, chống đối, ngăn cản những tư tưởng tiến bộ kể cả tư tưởng dân chủ tư sản Pháp. 3. Những hệ quả từ chính sách cai trị của thực dân 65 Pháp ở Đồng Nai a) Về chính trị Việc thực hiện các chính sách thống trị về mặt chính trị của thực dân Pháp đã tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội ở Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Sự áp bức tàn bạo về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế và nô dịch về văn hóa đã tạo nên sự căm phẫn tột độ của các tầng lớp nhân dân, nhất là của quần chúng lao khổ. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng trở nên gay gắt. Đó là nguyên nhân chính khiến cho các cuộc đấu tranh của nhân dân Đồng Nai liên tiếp bùng nổ và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Riêng với đội ngũ công nhân cao su Đồng Nai, do những chính sách bóc lột, đàn áp thậm chí khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp về cả vật chất lẫn tinh thần nên họ có tinh thần đấu tranh, phản kháng mạnh mẽ. Sống trong tình trạng cơ cực, CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) công nhân cao su đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh bằng nhiều hình thức nhưng đều bị đàn áp hết sức dã man. Điển hình là các cuộc đấu tranh của hơn 400 công nhân sở Cam Tiêm (Xuân Lộc) vào ngày 20/9/1928 bãi công đòi chủ sở phải thực hiện những điều khoản trong bản giao kèo mà họ đã ký khi vào làm việc ở đồn điền. Tất nhiên, một cuộc xô xát đẫm máu giữa công nhân cao su với lực lượng hiến binh Pháp đã diễn ra quyết liệt làm hàng chục người chết và bị thương. Tiếp đó, ngày 03/02/1930 đã nổ ra cuộc đấu tranh lớn của hơn 5.000 công nhân ở đồn điền cao su Phú Riềng (Biên Hòa). Thực dân Pháp đã đưa lính 66 khố xanh và lính lê dương lên Phú Riềng đàn áp công nhân rất khốc liệt, khiến hàng trăm công nhân bị bắn chết và bị bắt bớ, tù đày... Có áp bức thì có đấu tranh, đây là quy luật phổ biến, ở đâu áp bức càng nặng nề thì ở đó đấu tranh càng mạnh mẽ và quyết liệt. Với những chính sách bóc lột hà khắc của thực dân Pháp, công nhân cao su nói chung và công nhân cao su Đồng Nai nói riêng đã liên tục đấu tranh đòi quyền lợi cho họ. Đặc biệt, từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, công nhân cao su đã sớm giác ngộ cách mạng, đi theo Đảng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. b) Về quân sự Với sự bố trí lực lượng quân đội cả viễn chinh và bản xứ ở Nam Kỳ nói chung và Đồng Nai nói riêng, có thể thấy rằng thực dân Pháp vô cùng lo sợ sự nổi dậy của nhân dân ta. Lực lượng quân đội vì thế được bố trí sẵn sàng đem quân đến đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân một cách nhanh chóng nhất. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... Trong khoảng thời gian 1858 - 1945, luôn có những sự nổi dậy, những cuộc dấy binh hay những cuộc vận động chính trị thể hiện ý chí của người dân Việt Nam muốn giành lại nền độc lập đã mất. Sự kháng cự của nhân dân đã bắt đầu ở Nam Kỳ ngay từ khi quân đội viễn chinh Pháp đặt chân tại đây và tiếp tục trên toàn lãnh thổ Việt Nam khi quân Pháp mở rộng đánh chiếm ra Bắc Kỳ. Ở các đồn điền cao su, thế lực của các chủ sở cao su gắn liền với thế lực của thực dân thống trị. Các đồn điền có quyền tự trị như một lãnh địa mà chủ tư bản Pháp là một lãnh chúa. Công 67 nhân cao su Việt Nam bị bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa, bị khống chế, đàn áp, bòn rút đến xương tủy bằng kiểu cách của lãnh chúa phong kiến, thậm chí theo kiểu chủ nô thời trung cổ. Do vậy, đội ngũ công nhân cao su không ngừng đấu tranh chống đàn áp, chống bóc lột nặng nề1. c) Về kinh tế Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản đặt được bộ máy thống trị ở nước ta, thực dân Pháp đặt ngay vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên để làm giàu cho chính quốc. Năm 1891, Meesline (Mixlai) - Giám đốc Kỹ nghệ và Canh nông đã phát biểu rõ ý đồ thực dân: “Trong một tổ chức thuộc địa tốt thì nền sản xuất thuộc địa phải giới hạn ở chỗ là cung cấp cho chính quốc những nguyên liệu đầu tiên hoặc những sản phẩm mà chính quốc không có...”2. 1. Xem Tổng Công ty Cao su Đồng Nai: Lịch sử phong trào công nhân cao su Đồng Nai 1906 - 2015, Sđd, tr.265-266. 2. Trần Quang Toại - Trần Văn Thịnh - Hồ Sơn Đài: Xà Bang xưa và nay (Sơ thảo), Nxb. Đồng Nai, 1990, tr.12-13. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Dưới tác động từ các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đầu thế kỷ XX, với sự ra đời của một loạt nhân tố kinh tế mới, nền kinh tế nông nghiệp không còn giữ vai trò độc tôn như trước nữa, mà bắt đầu có những biến đổi. Bên cạnh những mảnh ruộng con manh mún đã xuất hiện những đồn điền rộng lớn thẳng cánh cò bay; bên cạnh cây lúa đã xuất hiện những cây chè, cà phê, cao su, thầu dầu, đậu, lạc. Sản xuất nông nghiệp không còn bị đóng kín mà lần đầu tiên lương thực thực sự trở thành hàng hóa và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, chủ yếu. Kinh tế nông nghiệp, nhất là ở Nam Kỳ bắt đầu bị thu 68 hút vào guồng máy sản xuất hàng hóa. Đây là một bước chuyển quan trọng, hướng nông nghiệp vào nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Thủ công nghiệp sau một thời gian bị chững lại trước sức ép của hàng hóa Pháp giờ lại phát triển mạnh mẽ hơn; đã có một số ngành tách ra khỏi nông nghiệp để trở thành ngành sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa của nhân dân lao động và dành một bộ phận quan trọng để xuất khẩu. Ngành thương nghiệp có những bước tiến nhanh chóng hơn bao giờ hết, nhất là ngoại thương, tạo điều kiện thúc đẩy toàn bộ nền sản xuất phát triển và bắt đầu đưa Việt Nam hòa nhập vào thị trường thế giới. Nền công nghiệp hiện đại thực sự ra đời và bắt đầu có sự lớn mạnh ở một số ngành nhất định, chủ yếu là các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... Cơ cấu kinh tế Việt Nam biến chuyển mạnh mẽ nhưng đó là sự chuyển biến không bình thường vì đi theo hướng định sẵn của thực dân Pháp đặt ra. Trong cơ cấu kinh tế này, phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa du nhập vào kinh tế Việt Nam nhưng rõ ràng đó là phương thức không hoàn chỉnh và nó luôn gắn chặt với phương thức bóc lột phong kiến. Do đó, có thể nói rằng, Pháp chỉ duy trì nền sản xuất Việt Nam ở mức độ lạc hậu nhất với mưu đồ kiếm được lợi nhuận cao nhất, chắc ăn nhất. Rõ ràng với cơ cấu này, tư bản Pháp đã chặn đứng bước phát triển bình thường của xã hội Việt Nam và làm thui chột, bóp 69 chết những mầm mống yếu tố kinh tế mới vốn đã manh nha phát triển trong lòng xã hội Việt Nam lúc đó. Đây là một cơ cấu kinh tế mà sự hiện đại luôn đi kèm với sự lạc hậu1. Cao su được coi là vàng trắng, có nguồn gốc ở Nam Mỹ với tên khoa học là Hevea brasiliensis. Lợi nhuận mà cây cao su mang lại cho nền kinh tế khá lớn. Vì thế, người Pháp sớm đưa cây cao su vào trồng thí nghiệm ở vùng Nam Bộ của nước ta2. 1. Xem Nguyễn Văn Khánh: Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945), Sđd, tr.59-60. 2. Ông Louis Pierre (Lui Pie) làm Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn giai đoạn 1865 - 1877 đã thí nghiệm trồng cây cao su tại Thảo Cầm Viên. Năm 1881, Bộ trưởng Bộ Bưu điện và Viễn thông Pháp cử kỹ sư Seligman (Xêlíchman) đi các vùng Malaixia, Sumatra, Borneo (hay còn gọi là Kalimanta) nghiên cứu khả năng nhập giống cây cao su về trồng ở Nam Bộ. Ông Seligman đã gửi về Sài Gòn 50 cây cao su vào tháng 12/1881. Năm 1884, một số cây cao su con được gửi từ Inđônêxia về Sài Gòn. Nhưng những cây cao su lẻ tẻ này không mang lại hiệu quả. Đến năm 1897, ông E. Raoul (Raun) gửi một số lượng lớn cây cao su vào Việt Nam, mở đầu cho đợt thực nghiệm cây cao su trên diện rộng ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Do Biên Hòa có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng và vị trí địa lý nên từ năm 1904, một số nhà tư sản thực dân đã tiến hành việc khảo sát, khoanh vùng, xây dựng hệ thống hạ tầng để lập đồn điền các vùng đất đỏ, đất xám. Đây là địa bàn được khai phá để trông cây cao su sớm nhất ở miền Đông Nam Bộ. Không chỉ số lượng cây được trồng tăng lên mà cây cao su cũng được quy hoạch trồng đúng kỹ thuật hơn. Tính đến đầu năm 1910, diện tích cao su được trồng ở Biên Hòa lên tới khoảng 500ha (215.000 cây) trong tổng số 1.500ha (650.000 cây) ở Đông Nam Bộ. Cũng từ năm 1910, một số công ty cao su được 70 thành lập và mở đồn điền trên địa bàn Biên Hòa như Công ty Cao su Long Thành, Công ty Bình Trước, Công ty Xuân Lộc, Công ty Nông nghiệp và kỹ nghệ Cẩm Tiên. Đến những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), ở Biên Hòa và Bà Rịa đã hình thành nhiều đồn điền cao su của các công ty tư bản Pháp như các đồn điền Trảng Bom, Túc Trưng và Cây Gáo thuộc Công ty Cao su Đồng Nai; các đồn điền Bình Sơn (Long Thành) và Cẩm Mỹ (Xuân Lộc) thuộc Công ty Đất Đỏ. Cũng trong thời gian này, do nhu cầu nguyên liệu cao su thiên nhiên ngày càng lớn nên giới tư bản thực dân bỏ vốn đầu tư ồ ạt vào ngành kinh tế cao su ở Việt Nam. Sau chiến tranh, loại vàng trắng này “vô cùng cần thiết cho ngành kỹ nghệ Pháp đang bị kiệt quệ...”1. Chỉ trong vòng 3 năm từ năm 1918 đến năm 1921, diện tích cao su tăng từ 7.000ha lên 29.000ha (Biên Hòa chiếm tỷ lệ lớn với hơn 1/3 diện tích) với số vốn 1. Trần Quang Toại - Trần Văn Thịnh - Hồ Sơn Đài: Xà Bang xưa và nay (Sơ thảo), Sđd, tr.12. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... đầu tư ước khoảng 40 triệu phrăng. Số vốn đầu tư tiếp tục tăng vọt trong các năm 1925 - 1929 khoảng 7.000 triệu phrăng với diện tích trồng là 84.000ha năm 1929, sản lượng khai thác cũng tăng nhanh, năm 1929 là 10.309 tấn. Hầu hết các đồn điền đều mở rộng diện tích trồng và lập thêm các phân sở mới. Đồn điền Cẩm Mỹ lập thêm các phân sở Nha Trào, Láng Lớn. Đồn điền An Lộc mở thêm phân sở Núi Tung, Núi Đỏ. Diện tích trồng cây cao su ở Biên Hòa đến năm 1930 lên đến 26.168ha trong tổng số 84.000ha ở miền Nam1. Đặc biệt, trong khu vực nông nghiệp, nhiều đại đồn điền được thiết lập, nhờ Sắc luật ngày 04/11/1928, bãi bỏ mọi hạn 71 chế diện tích đối với những lô đất công mà chính phủ muốn đặc nhượng cho tư nhân. Nhờ vậy, những đồn điền trồng các loại cây nông sản và cây công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng. Tại Nam Kỳ, các đồn điền cao su phủ một diện tích là 98.000ha trong những vùng đất đỏ và đất xám phía Bắc Sài Gòn2. Sự hình thành các đồn điền trồng cây cao su là một trong những hệ quả lớn nhất từ chính sách kinh tế của chính quyền thực dân Pháp thời kỳ thuộc địa. d) Về xã hội Joseph Buttinger (Giôdép Búttinhgiơ), tác giả công trình nghiên cứu lịch sử tổng quát về Việt Nam cho rằng: “Các hậu quả xã hội của sự thay đổi kinh tế đã phá hủy xã hội truyền thống Việt Nam một cách cũng hữu hiệu như là sự chinh phục 1. Xem Ban điều tra Hậu quả chiến tranh tỉnh Đồng Nai: Tội ác của thực dân đế quốc đối với đội ngũ công nhân cao su tỉnh Đồng Nai, Tlđd, tr.16-22. 2. Xem Nguyễn Thế Anh: Việt Nam thời Pháp đô hộ, Sđd, tr.191-192. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) xứ Đông Dương đã phá hủy cơ cấu chính trị của xứ Việt Nam thuộc các quan lại... Về mặt lịch sử, sự diễn biến này vừa là một sự thoái bộ, vừa là một sự tiến triển xã hội. Đặc điểm thoái bộ của nó là sự phát sinh của một giai cấp đại địa chủ nửa phong kiến một bên, và một giai cấp đông đảo tá điền và thợ cày vô sản một bên khác. Đặc điểm tiến triển là sự phát triển trên quy mô nhỏ hẹp và theo hình thức phù hợp với sự đô hộ của người ngoại bang, của những loại giai cấp xã hội mà thương nghiệp và kỹ nghệ đã tạo nên ở Tây phương...”1. Phải nhìn nhận rằng, dưới ảnh hưởng của sự đô hộ bởi 72 người Pháp, xã hội Việt Nam đã có thêm những sắc thái mới mẻ. Sự diễn biến kinh tế đã đảo lộn cơ cấu truyền thống, cho phép giới trung lưu đóng một vai trò quan trọng hơn trong tổ chức xã hội. Một trong những hệ quả của sự đô hộ bởi người Pháp là sự xuất hiện của những giai cấp xã hội mới: một giai cấp thượng lưu tư bản mà phần lớn là ngoại quốc, nằm ngoài xã hội Việt Nam; một giai cấp trung lưu không đông đảo lắm, một giai cấp trí thức không còn đồng hóa với giai cấp sĩ phu cũ nữa; và một giai cấp lao động gồm các thợ mỏ, phu đồn điền, các phu thợ được dùng trong các công tác chính phủ, và các công nhân kỹ nghệ2. Trong một số xưởng máy và công trường khai mỏ của 1. J. Buttinger: Viet Nam: A Dragon Embattled, Vol.I: From Colonialism to the Vietminh, London, Pall Mall Press, 1967, pp.160-161. (Dẫn theo Nguyễn Thế Anh: Việt Nam thời Pháp đô hộ, Sđd, tr.228-229.) 2. Xem Nguyễn Thế Anh: Việt Nam thời Pháp đô hộ, Sđd, tr.243. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... người Pháp đã có hàng nghìn công nhân Việt Nam làm việc. Sự xuất hiện của đội ngũ công nhân đầu tiên gắn liền với các hoạt động đầu tư, mở mang kỹ nghệ của tư bản Pháp, đã chứng tỏ sự chuyển biến nhất định của cơ cấu xã hội cổ truyền. Cùng với đó là sự hiện diện của bộ phận người nước ngoài, chủ yếu là người Pháp, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các nhà tư bản, chủ đồn điền, nhân viên kỹ thuật, công chức, nhưng đông nhất là binh lính và cảnh sát, lực lượng đại diện cho đội quân viễn chinh xâm lược và là công cụ của chính quyền thực dân. Sự có mặt của lớp 73 người này đã tác động mạnh tới sinh hoạt vật chất và đời sống tinh thần của người Việt Nam, làm tăng thêm các biến động về mặt xã hội1. Đối với các giai cấp cũ như địa chủ và nông dân, rõ ràng mâu thuẫn giữa họ không phải là hệ quả trực tiếp của sự thiết lập chế độ thuộc địa, mà ngay từ trước đó, đã có một sự khai thác sức lao động của các bần cố nông bởi các địa chủ. Tuy nhiên, tình trạng tương phản giữa hai giai cấp này diễn ra rõ rệt hơn với sự đô hộ của người Pháp, khiến cho nông dân và cả thợ thủ công bị bần cùng hóa và phá sản hàng loạt. Sự gia tăng dân số được coi là một thành quả tích cực từ sự cai trị của người Pháp. Trong đó, dân cư Nam Kỳ gia tăng mạnh mẽ hơn cả nhờ sự di dân từ các vùng khác tới; sự di dân này được thúc đẩy bởi sự khai thác kinh tế, và nhiều khi được tổ 1. Xem Nguyễn Văn Khánh: Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945), Sđd, tr.36. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) chức bởi chính quyền thuộc địa. Mỗi năm trung bình có khoảng 25.000 người từ Bắc Kỳ hay Trung Kỳ tới lập cư trong những vùng đất mới của miền Nam1. Chính sách cai trị của người Pháp đã tạo ra những biến đổi trong cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam vào nửa sau thế kỷ XIX, và càng về sau thì sự biến đổi ấy càng mạnh mẽ và sâu sắc hơn khi Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa trên quy mô lớn ở Việt Nam. Ở Đồng Nai, biến đổi về mặt xã hội mạnh mẽ nhất chính là sự xuất hiện của lớp công nhân cao su đầu tiên. Số lao động ban 74 đầu tại các đồn điền cao su ở Biên Hòa là những người nông dân cùng khổ ở địa phương. Phần lớn trong số này là dân cư trong vùng bị chủ đồn điền bao chiếm đất đai. Họ buộc phải làm “tá điền” cho chủ tư bản. Một số khác từ các địa phương lân cận đến làm thuê cho chủ sở trong các thời gian rảnh rỗi hoặc những người lao động tự do bên ngoài xã hội đăng ký vào làm việc ở các đồn điền cao su2. đ) Về văn hóa, giáo dục, tư tưởng Hệ quả đầu tiên từ chính sách giáo dục kể trên là các trường học được mở ra để phục vụ mục đích của Pháp. Ở Nam Kỳ, các trường học được mở nhiều hơn so với ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Tính đến năm 1886, tổng số các trường học trên đất Nam Kỳ từ cấp xã đến cấp tỉnh là 343; số giáo viên có 600 người, trong đó 1. Xem Nguyễn Thế Anh: Việt Nam thời Pháp đô hộ, Sđd, tr.230. 2. Xem Ban điều tra Hậu quả chiến tranh tỉnh Đồng Nai: Tội ác của thực dân đế quốc đối với đội ngũ công nhân cao su tỉnh Đồng Nai, Tlđd, tr.28. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... có 97 người Pháp, số học sinh là 18.231 người1. Theo đó, lớp trí thức mới Tây học, tầng lớp thượng lưu trí thức ngày một đông đảo, họ cứ tăng dần, được đào tạo qua các trường sư phạm ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Gia Định; các trường chuyên nghiệp và xưởng học nghề, các trường kỹ thuật thực hành, trường mỹ thuật thực hành, trường thợ máy như Trường Cơ khí Á Châu ở Sài Gòn (1906), Trường Mỹ thuật Gia Định (1913), Trường Y sĩ Hà Nội (sau này thành Đại học Y khoa, 1902), và cả ở nước ngoài như Angiêri, Pháp. Tuy vậy, không phải tất cả các trí thức Tây học đều phục vụ cho thực dân; ngược lại, ngay từ đầu 75 thế kỷ XX đã xuất hiện một hệ trí thức Tây học đầy tinh thần yêu nước và là đầu tàu trong cuộc tiếp xúc văn hóa Đông - Tây ở Việt Nam. Trong lĩnh vực đại học, Trường Đại học Y khoa đã được thành lập ở Hà Nội từ năm 1902 và Viện Đại học Đông Dương chính thức thành lập năm 1907 với hai phân khoa: Y khoa và Luật khoa. Tuy nhiên, do chính phủ bảo hộ muốn trình độ học vấn các trường này phải tương đương với trình độ của các đại học phương Tây, nên số sinh viên tốt nghiệp rất ít so với tổng số theo học. Chính sách giáo dục của Pháp cũng gặp nhiều sự phê phán khi số người mù chữ quá nhiều, tỷ lệ trường học quá ít so với số nhà tù mà Pháp lập ra. Giữa năm 1930 và năm 1941, nhà nước mở thêm 850 trường mới, tuy nhiên, số nhà tù tăng từ 14.350 năm 1939 lên 20.852 năm 1941. Như vậy, vào năm 1941, 1. Xem Phan Trọng Báu: Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1994, tr.51. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) có 1 trường học cho 3.245 người dân và 1 nhà tù cho không tới 1.000 người1. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, sự thay thế chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ đã mang lại cho Việt Nam một “lợi khí giải phóng tinh thần và phổ biến văn hóa”2. Sự phổ biến chữ Quốc ngữ đã giúp thống nhất và nâng cao ngôn ngữ Việt Nam, từng bước xây dựng nó trở thành một phương tiện giao lưu nhuần nhị, có đầy đủ khả năng chuyển tải văn hóa, khoa học không thua kém bất kỳ ngôn ngữ hiện đại nào trên thế giới. * 76 * * Đồng Nai là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, điều kiện khí hậu, giao thông thuận lợi, do vậy, từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nơi đây đã trở thành một trong những điểm mà thực dân Pháp tập trung đầu tư khai thác. Trong quá trình bình định về quân sự và khai thác về kinh tế, thực dân Pháp vấp phải sức chống cự mãnh liệt của nhân dân Đồng Nai. Sức chiến đấu mãnh liệt đó không phải ngẫu nhiên mà có, đó là nhờ bề dày truyền thống yêu nước và đấu tranh chống quân xâm lược cùng bản sắc văn hóa đậm nét của nhân dân Đồng Nai. Tất cả những yếu tố đó đã làm nên sức mạnh to lớn của nhân dân Đồng Nai trước kẻ thù xâm lược. 1. Xem ANH - VAN et ROUSSEL J.: Mouvements nationaux et lutes de classes au Viet Nam, Paris, 1947, p.27. (Dẫn theo: Nguyễn Thế Anh: Việt Nam thời Pháp đô hộ, Sđd, tr.242). 2. Nguyễn Thế Anh: Việt Nam thời Pháp đô hộ, Sđd, tr.242. CHƯƠNG 1 SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI PHÁP Ở ĐỒNG NAI... Sự hiện diện của người Pháp ở Nam Kỳ nói chung và Đồng Nai nói riêng vào nửa cuối thế kỷ XIX đã để lại nhiều hệ quả cho vùng đất và con người Đồng Nai. Trong đó, hệ quả dễ dàng nhận thấy nhất là sự ra đời của hàng loạt công ty cao su và đội ngũ công nhân cao su ngày càng đông đảo. Theo số liệu thống kê của các công ty tư bản Pháp, năm 1906, diện tích trồng cao su ở các đồn điền trong tỉnh Biên Hòa là 8,28ha. Đến năm 1924, toàn tỉnh Biên Hòa có 30 sở, đồn điền, trong đó Công ty đồn điền An Lộc trồng 1.031ha, Công ty Suzannah (Xuydana) trồng 900ha, Công ty Đồn điền Xuân Lộc 77 trồng 625ha... Đến năm 1930, toàn tỉnh có 5.360ha; năm 1935 có 8.388ha; năm 1940 có 11.177ha; năm 1945 có 12.869ha1. Những năm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), số lượng công nhân cao su thuộc các đồn điền tư bản Pháp ở Đồng Nai (Biên Hòa và Bà Rịa) có khoảng gần 2.000 người. Đến năm 1930, số lượng công nhân cao su ở Biên Hòa - Bà Rịa đã lên đến 15.000 người2. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, sống cực khổ, rên xiết dưới cả ba tầng áp bức, bóc lột của thực dân, tư sản và địa chủ phong kiến, lại là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, của công nhân cao su Đông Nam Bộ, vì vậy hơn ai hết, công nhân cao su Đồng Nai là những người luôn chí cốt cách mạng, một lòng một dạ sắt son với Đảng. Từ ngày có 1. Xem Tổng Công ty Cao su Đồng Nai: Lịch sử phong trào công nhân cao su Đồng Nai 1906 - 2015, Sđd, tr.10. 2. Xem Nguyễn Việt Trân, Phạm Sơn Tòng (Chủ biên): Những chặng đường đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Đồng Nai, Biên Hòa, 1985, tr.14-16. CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI HÀNH TRÌNH XUYÊN THẾ KỶ - NHỮNG DẤU ẤN VÀ GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN (1906 - 1986) Đảng Cộng sản Việt Nam soi đường chỉ lối, công nhân cao su đi theo Đảng làm cách mạng đến cùng để giải phóng bản thân, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Những phong trào đấu tranh của họ đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang trong phong trào đấu tranh chung của nhân dân Nam Kỳ, góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc trước thực dân đế quốc. 78