🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hai Con Diều Bay Thấp Ebooks Nhóm Zalo 8 | NGUYỄN THÁI HẢI - Ba ơi, tại sao đi trên đèo con thấy khó thở quá ? - Vì không khí ở đây bị tù hãm. Khi ra khỏi đó, con sẽ thấy thoáng đãng dễ chịu ngay thôi. - Em Nghĩa không được đi đèo, tiếc quá ba há ! Đà Lạt lạnh, ai cũng mặc áo ấm đi đường. Áo ấm đủ loại, đủ màu làm đẹp phố xá. Nhà cửa thì đủ kiểu dáng vui mắt. Hoa nhiều ơi là nhiều. Còn những cây thông nữa chớ. Chúng tỏa ra một mùi thơm dễ chịu lẫn trong không khí. Tín nói với ba trong một lần hai cha con dạo phố. - Em Nghĩa không được ngắm cây thông, không được ngắm phố Đà Lạt, toàn những đồi là đồi. Tiếc quá ba há ! Đà Lạt mùa này lại có mưa. Mưa nho nhỏ còn có thể khoác áo mưa đi dạo phố được, chớ mưa lớn, lạnh ơi là lạnh. Đêm về, Tín ngủ với ba trong khách sạn. Giường ngủ có chăn ấm, nệm êm, lẽ ra Tín phải ngủ ngon mới đúng. Vậy mà Tín lại trằn trọc. Ba hỏi : - Con sao vậy Tín ? - Con không biết tại sao nữa. Chắc tại không có em Nghĩa ngủ chung. Tiếc quá ! Ba hưởng ứng : - Ừ ! Tiếc quá ! 10 | NGUYỄN THÁI HẢI cả bọn chỉ dám tắm gần bờ. Nghĩa lấy trái bóng mình đem theo, rủ bọn nhóc cùng chơi. Nhưng chỉ được một chút xíu, tụi nó đã chán. Nghĩa lại nghĩ : "Phải chi có anh Tín, hai anh em chơi bóng với nhau thì vui biết mấy !" Bữa ăn trưa ngon miệng vì lạ. Đoàn du khách mua hải sản tươi của bạn chài vừa cho thuyền cặp bờ, đem vào bóng mát khu rừng dương nổi lửa nướng ăn. Má dặn Nghĩa : - Bụng con yếu, đừng ham ăn nhiều mà đau bụng nghen Nghĩa ! Nghĩa nghe lời má nhưng món nào cũng nếm cho biết. Thịt cá đối nướng ngọt đậm. Cái càng cua thơm phức. Con sò huyết tàu tái chấm muối tiêu vắt chanh mà chẳng thấy tanh. Tuyệt quá ! Nhưng Nghĩa lại nghĩ tới anh Tín. Phải chi ... Trên đường về, sau khi xe rời khỏi khu bán trái cây Long Thành, Nghĩa thấy buồn ngủ. Nói gục đầu vào vai má mà ngủ ngon lành. Mãi tới khi xe về tới thành phố, một cô ngồi cạnh má mới lay Nghĩa dậy. Cô ấy cười nói với Nghĩa : - Nè cậu trai. Thức dậy cho tỉnh ngủ để còn bảo vệ má về tới nhà an toàn chớ ! Nghĩa đỏ mặt. Phải Chi có anh Tín, anh ấy sẽ biết phải nói gì trước lời trêu ghẹo kia ... 12 | NGUYỄN THÁI HẢI Bài học đón Xuân Chuẩn bị Tết, nội lo tỉa cành, sửa tán, vô phân cây cối trong vườn hoa kiểng trước sân nhà. Năm nay, hai giò lan Ngọc Điểm nở sớm, nội ước tính sẽ tràn trước Tết vài ngày. Vậy là hết chơi xuân. Tuy nhiên bù lại, cây mai lão năm chục tuổi của nội lại ra rất nhiều nụ, nụ nào cũng bụ bẫm thích mắt. Chưa hết, của huệ tây màu đỏ nhú tới hai cái mầm hoa. Anh em Tín, Nghĩa rất thích khi được nội cho phép phụ nội chăm sóc vườn khoa kiểng. Nghĩa hỏi nội luôn miệng : - Nội ơi ! Tại sao mình phải lặt lá mai hả nội ? - Để chất dinh dưỡng dồn cho các nụ, mai mau phát triển và nở đúng ngày Tết. - Nội ơi ! Tại sao nội lại cắt trụi cây bông sứ Thái Lan vậy ? - Cho nó ra lộc non con à Là anh, lớn hơn, Tín thích khám phá những điều mới lạ từ những chậu hoa kiểng. Mỗi lần phát hiện điều gì, Tín đều nói với nội : 14 | NGUYỄN THÁI HẢI - Con... con... tự nhiên con thấy nó khác ! - Vậy còn Nghĩa, tại sao con nói đây là củ huệ đỏ ? - Tại con thấy nó giống củ huệ đỏ kia. - Giống chỗ nào ? - Con... con hổng biết ! Nội cười và giải thích : - Các con coi kỹ đây. Lá huệ đỏ có gân xanh, còn lá huệ trắng có gân trắng. Củ huệ này là huệ trắng vì lá nó có gân trắng. Vậy là Tín nói đúng nhưng không biết giải thích. Tín phải rút kinh nghiệm : phải giải thích tường tận mới thuyết phục được người khác. Con nhớ chưa ? - Dạ nhớ ! - Còn Nghĩa, con phải bỏ cái tật nói đại đi nghe chưa. Ngày xưa có lần nội cũng đã ... Hai anh em ôm lấy nội, nhao nhao lên : - Nội kể cho tụi con nghe chuyện ngày xưa của nội đi. - Nội kể mau mau đi nội. Nội gật đầu : - Được rồi. Các con theo nội ra xích đu kia ngồi, mình vừa nghỉ ngơi vừa ôn lại chuyện ngày xưa của nội. Đi, hai con ... 16 | NGUYỄN THÁI HẢI - Con đã thấy con sai chưa ? Nội mắc cỡ muốn độn thổ luôn. Nhưng nội vẫn cố hỏi : - Có phải ba đã biết con lựa lầm từ hồi đó không ? Mà tại sao ba biết ? - Cố giải thích : - Đúng vậy ! Thấy con lựa hai cây đem ra, ba đã biết ngay là con lựa nhằm hai cây chanh. Tại con không chịu quan sát. Cây con hồi ba con mình vô bầu đất lúc đó mới có bốn lá, hầu hết dưới gốc còn dính cái vỏ hạt. Mà hạt bưởi khác với hạt chanh ra sao, con đã biết ! Nội hiểu ra, thẹn thùng lắm. Nhưng nội lại mừng vì học được một bài học... Nghe xong câu chuyện, Tín vuốt râu nội và thủ thỉ : - Tụi con cũng mới được nội dạy cho một bài học. Nghĩa hào hứng thêm : - Một bài học đón xuân. Nội cười hà hà : - Đúng rồi, một bài học đón xuân. Nhưng, nội không muốn hai con giữ riêng bài học ấy cho mình, hai con tính sao ? Tín ngẫm nghĩ một lát rồi nói : 18 | NGUYỄN THÁI HẢI Bạn rừng Thoạt nhìn ông Út, anh em Tín, Nghĩa cứ tưởng mình được gặp một người dân tộc Châu Ro, Xtiêng hay Châu Ma gì đó. Mấy hôm trước khi đi, ba có kể cho anh em Tín, Nghĩa nghe một số điều về rừng để đến nơi khoi bị bỡ ngỡ. Trong chuyện kể của ba có cả chuyện về những dân tộc ít người ở miền Đông Nam Bộ. Anh em Tín, Nghĩa nhìn ông Út, thấy ông không khác lời mô tả của ba là mấy. Ông Út ở trần, da đen cháy, tóc loăn xoăn, lại ngồi uống rượu tì tì. Chú Lâm, bạn của ba, là cán bộ lâm trường, giới thiệu ông Út với ba và anh em Tín, Nghĩa : - Đây là ông Út, người gác cửa rừng này. Trước kia ông Út là dân trong vùng, hai năm nay ông làm hợp đồng với lâm trường. Ba bảo anh em Tín, Nghĩa lại chào ông Út. Hai anh em vòng tay lễ phép : - Cháu chào ông Út ! 20 | NGUYỄN THÁI HẢI thoảng mới về thăm gia đình vài ngày. Ông cười hà hà nói : - Ở rừng riết đâm mê, càng ngày càng "lậm", bỏ đi không nổi. Ông lại khoe với anh em Tín, Nghĩa : - Ông Út có bạn vượn ở trong kia kìa. Mỗi buỗi sáng, bạn vượn của ông Út lại hót cho ông Út biết thời tiết trong ngày ra sao. Nếu tiếng hót dài tức là bạn vượn thấy khỏe khắn vui vẻ thì hôm đó trời nắng đẹp. Còn nếu tiếng hót ngắn là bạn vượn bị đau khớp và hôm đó trời có mưa... Anh em Tín, Nghĩa vỗ tay reo thích thú. Ông Út nheo mắt với hai anh em ngầm bảo cả hai chú ý rồi ông huýt sáo. Từ trên một ngọn cây một con nhòng có bộ lông đen nhánh sà xuống, đậu vào vai ông. Nó nghiêng đầu qua lại như lắng nghe gì đó rồi cái mỏ nó ngoác ra. Anh em Tín, Nghĩa nghe lại cái giọng trẻ con khi nãy : - Chào khách ! Té ra là con nhòng chứ không phải một đứa trẻ nào ! Tín vỗ tay : - Hay quá ! Nghĩa vỗ tay theo : 22 | NGUYỄN THÁI HẢI đãi, chú Lâm và cha con Tín, Nghĩa từ giã ông Út để trở về khu văn phòng lâm trường. Tới lúc này, con nhòng đã làm quen với anh em Tín, Nghĩa, hết đậu trên tay Tín lại nhảy qua vai Nghĩa. Thỉnh thoảng, cái đầu nó nghiêng qua nghiêng lại rồi chú chàng cất tiếng : "Chào khách". Ông Út thấy anh em Tín, Nghĩa quyến luyến không muốn rời con nhòng, liền bảo : - Coi bộ hai cháu thích con nhòng lắm thì phải ? Nó là con vật quen sống tự do trong rừng nên nếu bị gò bó nó sẽ buồn lắm. Tuy nhiên, ông Út tin rằng nó có thể đi chơi với hai cháu được ít hôm. Vậy ông Út cho hai cháu đem nó về văn phòng lâm trường chơi ít ngày, với điều kiện phải để cho nó tự do bay nhảy nơi nào nó thích. Hai cháu thuộc điệu huýt sáo gọi nhòng rồi chứ ? Úy ú ý ... Đó ! Đánh bạn với nhau ít hôm rồi chia tay, hai cháu có chịu không ? Tất nhiên là anh em Tín, Nghĩa đồng ý cả hai tay lẫn hai chân. Ông Út vỗ nhẹ và bộ lông đen mướt của con nhòng, nói với nó tựa như nói với một con người : - Đi chơi với bạn mới ít bữa rồi về đây nghe chú chàng ! 24 | NGUYỄN THÁI HẢI - Anh coi kìa, mấy chúng chàng lưu luyến nhau dữ Nghĩa bắt chước ông Út, vỗ vỗ vào bộ lông đen mướt của nó và bảo : - Tạm biệt bạn nhòng. Bạn hãy bay về với ông Út nhé. Tín tung con nhòng lên không. Nó vỗ bánh bay về đậu trên một nhánh bông vàng. Từ đó, tiếng nó vang tới chỗ anh em Tín, Nghĩa : - Chào khách ! Hai tiếng "chào khách" mà con nhòng nói vào nhiều lúc không thích hợp, đã gây nên những trận cười vui. Nhưng bây giờ thì hai tiếng ấy mang rất nhiều ý nghĩa. Khi chiếc xe lăn bánh đưa chú Lâm và cha con Tín, Nghĩa rời khỏi lâm trường thì con nhòng cũng cất cánh tung mình vào không trung. Anh em Tín, Nghĩa ngoái nhìn theo cái chấm đen chấp chới trên bầu trời xanh. Bỗng nhiên có tiếng súng nổ. Cái chấm đen của con nhòng lao nhanh hơn. Lại thêm tiếng súng thứ hai. Anh em Tín, Nghĩa níu tay ba : - Người ta bắn con nhòng của ông Út, ba ơi ! Ba trấn an hai anh em : 26 | NGUYỄN THÁI HẢI Cành "mai mắn" Gần tết, anh em Tín, Nghĩa theo má về quê thăm và biếu quà ông bà ngoại. Bến xe thật đông khách. Một chiếc xe đến lượt vào vị trí đón khách, chỉ ít phút sau đã đầy người lên xe rồi, ai chậm chân đành phải đứng vì hết chỗ ngồi. Má dẫn anh em Tín, Nghĩa tới bến thì chuyến xe đang lấy khách đã hết chỗ, cả ba đành đợi chuyến sau. Một người đàn bà dắt một thằng nhỏ trạc tuổi anh em Tín, Nghĩa, đi bán vé số dưới bến xe. Đúng ra là thằng nhỏ dắt bà ấy. Tay trái, nó cầm một cành mai nhỏ xíu, không biết nó mua hay xin của mấy chú bán mai nơi góc đường. Cành mai tuy nho, nhưng lại chi chít nụ bằng hạt đậu xanh. Chót cành, lộc non nhu nhú mỏng manh, dễ thương. Thằng nhỏ mặc bộ quần áo đầy những mụn vá vụng. Đôi mắt nó tròn, ngơ ngơ nhìn mọi người. Người đàn bà mù rao : - Mời cô bác anh chị mua giùm má con em tờ vé số Tết. Má con em cầu cho cô bác anh chị gặp may mắn nhân dịp xuân về. 28 | NGUYỄN THÁI HẢI Má nhìn hai anh em và nói : - Hai con còn nhỏ, mua vé số làm gì ? Nhưng thôi, tết nhất, má đồng ý. Anh em Tín, Nghĩa hùn mỗi đứa một nửa tiền tấm vé số. Đợi má con thằng nhỏ bán vế số tới gần, Tín nói : - Bạn ơi ! Bán cho tụi tôi một tờ đi. Số nào cũng được ! Thằng nhỏ chọn một tở vé số trao cho Tín rồi nhận tiền. Nó không queên cảm ơn khách. Đột nhiên, nó nảy ra một ý. Nó liền chìa tờ vé số về phía thằng nhỏ và nói : - Nè bạn ! Anh em tôi muốn tặng bạn tờ vé số này, mong bạn sẽ gặp may mắn trúng số. Thằng nhỏ giật nhẹ tay má nó : - Má ơi ... ? Người đàn bà mù đã nghe tất cả. Bà ta nói với con : - Con cảm ơn hai bạn đi con. Hai bạn tốt lắm. Nhưng con không được nhận tờ vé số nghe chưa. Má anh em Tín, Nghĩa hoàn toàn bất ngờ trước sự việc diễn ra. Tuy nhiên, bà rất vui vì hành động của Tín. Bà nói với người đàn bà mù 30 | NGUYỄN THÁI HẢI Cưng mèo - Nhà mình có tới sáu con mèo ! Đó là nội anh em Tín, Nghĩa nói. Đúng ra nhà chỉ có bốn con mèo thật, còn hai con còn lại là ... anh em Tín, Nghĩa. Bốn con mèo thật được đặt tên từ lớn xuống nhỏ là : Vàng chị, Trắng, Đen, Vàng em. Mèo cũng như trẻ con, mỗi con một tính một nết. Vì thế, tình cảm của anh em Tín, Nghĩa cũng khác nhau với từng con mèo. Tín thích Vàng chị vì nó thảo ăn, đang ăn món gì mà thấy mấy con kia kéo đến là nó nhường ngay. Cũng dễ hiểu thôi vì Tín cũng thường nhanh nhẩu chia phần cho Nghĩa, lắm khi còn mua bánh mời nội, mời ba má ăn nữa. Nghĩa thích Đen và Vàng em. Đen hơi tham ăn nhưng rất hiếu động (có khác gì Nghĩa đâu). Còn Vàng em thì lúc nào cũng hồn nhiên, chạy nhảy, leo trèo, chơi đùa với Vàng chị, Trắng lẫn Đen, không chừa con nào. Rốt cuộc lại, chỉ có Trắng là chịu thiệt thòi. Nếu trong nhà có người khen Trắng thì đó 32 | NGUYỄN THÁI HẢI - Có khi nó bỏ đi hoang ? - Ba Nghi ngờ. - Hay là nó ốm đau chui vào một góc kín đáo nào đó mà nằm ! - Nội đoán chừng. Trắng mất tích đến ngày thứ ba thì nội phát hiện trong nhà có mùi hôi thối. Cả nhà lại túa đi tìm. Lần này không khó như lần trước vì mùi hôi đã chỉ cho mọi người tìm tới một góc vườn, nơi ba chất ván gỗ dỡ từ căn bếp cũ ra, chất thành một đống. Khi ba dỡ được một nửa đống gỗ thì mọi người trông thấy Trắng. Nó nằm chết trên nền đất vườn, mình đã sình lên, đầu có vết cắn. Cả nhà đoán rằng Trắng bị con chó dữ của nhà hàng xóm cắn bị thương vào đầu, nó chạy trốn vào đống gỗ rồi chết vì vết thương quá nặng. Tội nghiệp Trắng quá ! Anh em Tín, Nghĩa đợi khi ba đào hố chôn Trắng xong, rủ nhau lấy đá và gạch vụn đặp lên thành một ngôi mộ nhỏ. Nghĩa lại con xin một nén nhang thắp lên mộ làm như Trắng là một con người vậy ! Từ sau khi Trắng chết, anh em Tín, Nghĩa càng cưng Vàng chị, Đen và Vàng em hơn. Ba con mèo quấn quít với hai anh em. Con nào cũng mập mạp, bộ lông mướt và sạch sẽ. Có điều cũng từ dịp ấy, trong nhà nhiều chuột hơn. Chúng phá mấy ổ trứng gà đang ấp ngoài vườn, lại còn cả gan lục lọi thức ăn trong bếp. Nội bảo anh em Tín, Nghĩa : 34 | NGUYỄN THÁI HẢI Loài mèo sinh ra là để bắt chuột, mèo không bắt chuột thì chẳng còn là mèo. Hai con cũng vậy, lúc còn nhỏ thì người lớn ai cũng cưng, lo cho ăn học đàng hoàng, nhưng mai mốt lớn lên thì phải làm việc... Nghĩa dụi đầu vào vòng ngực nội nhõng nhẽo : - Nhưng mấy con mèo bắt chuột ăn thịt làm cho con sợ. Hay là nội đi xin một con mèo còn nhỏ chưa biết bắt chuột về cho con cưng đi nội ? Tín thêm : - Cũng để nhà mình đủ sáu con mèo như trước, nội à. Ba con Vàng chị, Đen và Vàng em đang đùa giỡn gần đó. Chúng nhìn thấy nội của anh em Tín, Nghĩa vuốt râu và bật cười ha hả. Nhưng ba con mèo chẳng hiểu gì ! 36 | NGUYỄN THÁI HẢI Nghĩa thì ôm chân ba : - Ba ơi, sáng nay ba dạy con làm bài toán này nghen. Bài này khó lắm. Ba nói với hai anh em Tín, Nghĩa : - Hai con đợi ba bàn với nội chút ít chuyện đã. Sáng nay thứ năm, ba không có tiết dạy, hai con thì được nghỉ học, đâu có chi phải vội. Nội nói với ba : - Thôi, còn bàn gì nữa. Gia đình mình cứ thế mà làm. Với bà con lối xóm cứ để ba đi vận động. Ai hưởng ứng thì tốt. Ai không đồng ý thì thôi. Anh em Tín, Nghĩa chưa hiểu ba với nội bàn việc gì mà "cứ thế mà làm", thì ba đã nói : - Bây giờ hai đứa vô nhà coi có bao nhiêu cây chổi, đem hết ra đây cho ba. - Nhưng để làm gì vậy ba ? - Nghĩa hỏi. - Gia đình mình sẽ quét gom đá dăm ở đoạn đường trước nhà mình. Hai anh em ham vui là chính nên cùng reo lên : - Thích quá ! Ba cho tụi con quét với nghen ! - Được ! Ba cho. Nhưng hai đứa phải quét ở gần chỗ ba thì xe cộ qua lại người ta mới để ý mà tránh. Nhà chỉ có ba cây chổi, cả mới lẫn cùn. Má ở dưới bếp nghe chuyện liền chạy lên giành một cây, quét phụ ba. Má nói với anh em Tín, Nghĩa : 38 | NGUYỄN THÁI HẢI "Khoái quá ! Thế nào mai mốt mình cũng được in hình trên báo !" Chẳng bao lâu cả đoạn đường đã trở lại sạch sẽ như cũ. Mỗi nhà lo thu dọn đống đá dăm phần mình theo một cách. Nghĩa nói : - Mình lấy đá dăm đổ lên lối đi dẫn vô nhà nghen nội ? Nội vuốt râu cười : - Hay lắm ! Con có sáng kiến hay đó Nghĩa ! Thế là cả nhà mỗi người một tay, xúc đá dăm để lên lối đi từ cổng tới hiên nhà. Đá không nhiều nhưng coi cũng tạm được, bước chân lên nghe lạc xạc vui tai. Lúc cả nhà ngồi uống nước nghỉ ngơi, ba nói : - Nếu gia đình mình không làm gương thì đoạn đường này chắc còn bụi cả ngày nay, sau đó may ra đá dăm mới bị dạt vô lề hay nén xuống mặt nhựa. Tín hỏi : - Ba nghĩ ra việc này hả ba ? - Ba và nội cùng bàn. Nghĩa tắc lưỡi : - Hồi nãy có anh nhà báo chụp hình. Biết vậy con tới nói cho ảnh biết để ảnh viết báo, đăng hình ba lên báo. 42 | NGUYỄN THÁI HẢI - Đau sao anh không khóc ? Cu Toe hừ qua lỗ mũi : - Mày nín đi ! Sao con gái tụi mày nhiều chuyện quá vậy ? Bị anh nạt, Tin Tin nín khe luôn. Cu Toét đã nín. Nó gục đầu vào vách, một lát sau lăn kềnh ra nền nhà mà ngáy khò khó. Con Tin Tin cũng đổi thế quỳ thẳng thành ra quỳ ngồi. Rồi đến lượt nó cũng lăn ra ngủ. Chỉ còn một mình cu Toe. Nó vẫn quỳ thẳng chân, hai tay khoanh trước ngực. Nó là anh Hai mà ! Nó tự bảo mình không những quỳ nghiêm chỉnh như thế cho tới khi được ba má tha mà còn nhất định phải nghĩ ra cách minh oan cho ba anh em ! Sáng hôm sau, sau khi học bài, thay vì dẫn nhau đi chơi như mọi ngày, cu Toe nói với hai đứa em : - Hôm nay tụi mình ở nhà rình coi đứa nào ăn trộm xoài nhà ông Tám. Cu Toét hỏi : - Nhưng làm sao anh biết là có đứa ăn trộm ? - Mày ngốc quá ! Tụi mình không hái trộm thì phải có đứa nào đó hái chớ chẳng lẽ ba trái xoài bay lên trời ? - Ờ há. 44 | NGUYỄN THÁI HẢI Cu Toe vỗ trán cười hì hì : - Vậy là đã tìm ra thủ phạm trộm xoài của ông Tám rồi ! Cả cu Toét lẫn con Tin Tin đều reo lên : - Em cũng biết rồi ! Cu Toe đứng lên hô : - Tụi bây theo tao ! Loáng một cái, ba đứa đã có mặt tại nhà ông Tám. Cu Toe khoanh tay nói : - Thưa ông Tám, tụi con thấy xoài của ông Tám rớt xuống ao. Ông Tám gỡ cặp kiếng già ra khỏi mắt, nhướng nhướng nhìn ba đứa nhỏ không khỏi nghi ngờ - Nè, tụi bây mà bày trò gì là tao méc ba má đánh đòn đó nghe chưa ! Tại góc ao nơi trái xoài tượng vừa rơi xuống, ông Tám vớt được thêm ba trái nữa ngập dưới bùn. Ông ngẩn người ra : - Vậy là bữa trước anh em tụi bây bị oan rồi ! Thiẹt, tao bậy quá trời ! Để chuộc lỗi, ông Tám cho phép cu Toe leo lên cây xoài hái ba trái lớn nhất cho ba đứa nó. Ba anh em cảm ơn ông Tám rồi mỗi đứa ôm một trái xoài chạy về nhà. 48 | NGUYỄN THÁI HẢI hiểu từ đâu chạy đến, một đứa đẩy Hoàng, đứa kia ngồi vào ghế xong là kéo đứa thứ nhất cùng ngồi xuống. Hoàng suýt ngã. - Hoan hô ! Giành được ghế rồi ! Hai thằng bé nhìn Hoàng, hai cái miệng ngoạc ra cười vô tư như chúng đã quen với Hoàng từ lâu lắm ! - Cho mình ngồi chung với ! Hai thằng bé nhìn nhau rồi cùng nhích lại, chừa một phía ghế cho Hoàng. Hoàng ngồi xuống, tò mò nhìn chúng. Một trong hai đứa cầm trong tay một con diều. - Hai bạn chơi thả diều hả ? - Tụi tao chơi chung ... - Sao không mua mỗi bạn một con diều rồi thả thi coi diều của ai bay cao hơn ? Đứa không giữ diều gãi đầu : - Tại ... không có tiền mua ... - Ba má làm gì ? - Đâu có ba má ... Đến lúc này Hoàng mới để ý quan sát kỹ hơn hai đứa trẻ. Chúng ăn mặc sạch sẽ nhưng rõ ràng là cả hai bộ quần áo đều may bằng loại vải thường. Chẳng thấy chân đứa nào đi dép. Không cần hỏi, em cũng biết chúng thuộc thành phần trẻ em lang thang, kiếm sống bằng một nghề gì đó như đánh giày, bán vé số, bánh kẹo... 50 | NGUYỄN THÁI HẢI đâu có chạy nhảy được, mua điều làm sao thả ?" Hoàng bí mật : "Thế mà em thả được đấy ..." Hoàng cầm con diều trong tay, tha thẩn tìm hai thằng bé hôm trước. Ngồi trên một chiếc ghế đá khá lâu, em mới thấy "bạn". - Lại đây cho mình nhờ ... Hai đứa trẻ chạy lại. - Hì ... mày cũng có diều hả ? Sao chưa thả lên ? - Mình không chạy thả được. Một bạn thả dùm mình đi ... - Thế mày không sợ bị lấy mất diều sao ? - Không ! - Vậy thì đưa đây ... Hai đứa trẻ giành nhau con diều mới. Hoàng nói với chúng : - Hôm nay bạn này, ngày mai bạn kia, đừng giành nhau nữa ... - Hì ... vậy là ngày mai ngày cũng ra đây hả ? - Ừ ... mình sẽ ra đây mỗi buổi chiều ... - Thế thì thích quá ... Hai con diều cùng được thả lên bầu trời nhiều gió hơn hôm trước. Gió làm mái tóc rồi lên, xoà trước trán Hoàng. Em sung sướng nhìn hai con diều bướm sóng đôi trên cao. Một con bướm đang vượt lên cao hơn. Đó là con diều 52 | NGUYỄN THÁI HẢI Hoàng bất ngờ trước câu nói hồn nhiên của thằng bé ... Có tiếng còi xe của anh Thăng. Hoàng nói : - Anh của mình đến đón rồi ! Mình phải về thôi ! - Để tao cuồn diều lại cho mày ... Hoàng đứng lên : - Mình nhờ hai bạn giữ dùm. Chiều mai nhớ đem ra đây thả nữa nghe ! Bước những bước chậm rãi xuống vỉa hè công viên, Hoàng còn nghe tiếng của một thằng bé hỏi với theo : - Ê ... Bộ mày không sợ mất diều hả ... ? (Giải cuộc thi sáng tác "Tình bạn tuổi thơ" năm 2006 của Dự án hỗ trợ văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch) 54 | NGUYỄN THÁI HẢI tiếp cô, ông chỉ hiểu gia đình cô qua Phương, con gái cô. Con nhỏ mới mười tuổi mà lớn xác như đứa trẻ mười hai, mười ba, hầu như ngày nào cũng qua trạm sách thiếu nhi của thằng Hai con ông để đọc sách. Một ngày đầu năm học, cô giáo Hoàng dẫn con gái tới tận nhà Ba Ngộ. Cô giáo thưa chuyện với ông : - Cháu nó mới đậu vào lớp năm chuyên văn trên thành phố. Cho cháu lên thành phố học, đường xa tới bảy, tám cây số, vợ chồng tôi biết là còn nhiều khó khăn. Nhưng bỏ thì uổng quá. Tiền bạc cho con ăn học, thời gian cho nó học tập... vợ chồn tôi đều cố gắng lo được hết, chỉ có phương tiện di chuyển cho nó thì còn bí. Hai vợ chồng có một chiếc xe đạp mini thì mỗi ngày ảnh phải đạp tới trạm đón xe vô nhà máy rồi. Nghĩ nát óc, thấy chỉ còn biết nhờ chú Ba ... Ba Ngộ ngắt lời cô giáo : - Tôi hiểu rồi ! Cô khỏi nói thêm nữa. Nè cháu ! Cháu vô học lúc mấy giờ ? Bảy giờ thiếu mười lăm hả ? Chà ! Vậy là phải đi sớm đó. Nhưng thôi được, để tao tính ... Coi ! Năm giờ rưỡi sáng mày ra ngõ đứng đón ông Ba được hôn ? Hả Phương ? Cô giáo Hoàng mừng rỡ, cám ơn Ba Ngộ không tiếc lời. Hai bên thỏa thuận giá cả. Thương cảnh sống chật vật của vợ chồng cô giáo, Ba Ngộ 56 | NGUYỄN THÁI HẢI chuyên đón con nhỏ Phương. Nó đã trở thành một người thân của ông rồi. Chủ nhật, ngày lễ, học trò nghỉ học, Ba Ngộ dong xe lên thành phố, đánh xe về ấp Trảng không có con nhỏ Phương, lòng ông thấy trống vắng, buồn buồn. Cái cảm giác ấy giống hệt thời gian ông phải xa vắng thằng Hai... Phải, cái thời đó đã trôi vào dĩ vàng. Từ một thư ký ở kho bạc Biên Hòa, Ba Ngộ xin qua làm nhân viên một ngân hàng tư để kiếm đồng lương khá hơn. Ông tậu được một căn nhà ở Ngã Ba Thành. Ông chạy tiền lo cho thằng Hai thi đậu vô trường trung hoc công lập tỉnh, ông sắm sửa cho con mọi thứ nó đòi. Tiếc thay, thằng Hai lại làm ông thất vọng. Nó thi rớt kỳ thi trung học đệ nhất cấp, may mà còn đủ điểm để lên đệ tam. Ba Ngộ khuyên con nên ráng học hành. Nó ừ hử rồi vẫn chứng nào tật nấy. Mười bảy tuổi, nó có giấu thì Ba Ngộ vẫn biết là nó đã biết đàn bà. Những cái ổ chứa gái đâu xa xôi gì nơi ông ở. Ba Ngộ xách cây rượt thằng Hai quanh xóm, ông tóm được nó, trói vô cộc đè giữa ngã ba mà đánh. Ông tưởng nó sẽ nhục nhã mà chừa. Ngờ đâu thằng Hai lại bỏ nhà trốn đi. Mà nó buồn, trách ông là tàn nhẫn với con. Ông có hối, ông xin nghỉ việc ít lâu đi tìm con, rồi sau đó phải nghỉ luôn vì buồn rầu. Có lúc, ông nghe tin thằng Hai đang theo một băng du đãng nào đó ở Sài Gòn. Có khi ông lại nghe đồn 58 | NGUYỄN THÁI HẢI kiếm sống. Thằng Hai đã trở nên người lương thiện từ đó. Tới một đợt tuyển quân, nó xin Ba Ngộ chi đi. Ba Ngộ khóc hết nước mắt mà can. Nó nói : "Con muốn làm một việc có ý nghĩa ba à. Con đi, mai mốt con về. Số con hổng chết yểu đâu mà ba sợ !" Quả nhiên, hai năm sau thằng Hai trở về. Nó gởi lại chiến trường biên giới cánh tay trái. Nó trình với Ủy ban cái thẻ thương binh. Ít lâu sau, vó vận động được phụ trách trạm sách thiếu nhi đặt trong khuôn viên văn phòng ấp Trảng. Ngày ngày, nó đạp xe tới trạm, cánh tay mặt còn lại của nó giữ cứng cái ghi đông mỗi lần xe chạy trên đoạn đường nhiều cát gần trường cấp 1 của cô giáo Hoàng ... Buổi chiều về, trên xe thường chỉ có Ba Ngộ và con nhỏ Phương. Con ngựa khoang gõ móng lóc cóc trên đường như tiếng nhạc đệm của câu chuyện giữa hai người. Bữa đó, con nhỏ Phương gợi chuyện trước : - Ông Ba ! Con đố ông Ba nghen. Tại sao người ta kêu là hiệu sách quốc văn ? - Dễ ợt - Ba Ngộ cười - Vì ở đó bán toàn sách chữ Việt. - Vậy nơi bán sách chữ nước ngoài gọi là gì ? - Mày ! Vậy mà cũng bày đặt đố tao ! Gọi là hiệu sách ngoại văn chứ gì ? Trúng chưa ? Còn gì đố nữa hôn ? 60 | NGUYỄN THÁI HẢI - Tụi con sắp thi tỉnh rồi ông Ba ơi. Con lo ghê ... Cô giáo con nói trí tưởng tượng của tụi con còn dở lắm. Làm văn mà thiếu cái đó thì khó mà được điểm cao ... - Cô giáo mày nói trúng đó ! - Ba Ngộ chợt cao hứng - Nhưng tao góp thêm ý này, lúc nào mày hỏi cô giáo thử coi có trúng không nghe ? Tao nghỉ hổng có trí tưởng tượng nào bằng nổi thực tế ở đời đâu. Mày cứ nhớ hết những người, những việc mày quen, mày gặp hàng ngày mà tả vô bài văn coi. Mày sẽ viết khỏe re. Tả cô giáo hả ? Đó, má mày là cô giáo Hoàng đó ! Tả công nhân hả ? Cứ kể chuyện ba mày là ngon ăn. Thằng Hai con tao thì mày tả thương binh, hay là tả người thủ thư cũng được. Mày hiểu không Phương ? Thủ thư là người giữ sách đó mà ... - Co nhiểu rồi ... - Con nhỏ Phương bỗng bụm miệnt cười - Ông Ba ... để con cho một thí dụ nữa nghe ... Nếu phải tả một ông già thì con sẽ tả ông Ba chạy xe ngựa chứ gì ! - Mày thiệt là ... Con nhỏ ranh này ! Trước mặt hai người đã hiện ra căn nhà nhỏ nép sau giàn bông giầy màu gạch cua quen thuộc. Ba Ngộ giật sợi dây cương bên trái. Con ngựa khoang nghểnh cổ lên, lúc lắc cái đầu như muốn nói : "Tôi biết rồi mà ông Ba. Cái nhà con nhỏ Phương tôi nhớ quá mà !" 62 | NGUYỄN THÁI HẢI mày sẽ lớn điểm cho mà coi !". Nhưng khi về tới nhà, kể lại cho con trai nghe thì ông thấy nó lo ngại : "Ba thiệt ...! Ba chỉ cho con nhỏ như vậy, lỡ hổng trúng yêu cầu của nhà trường, nó bị ít điểm thì sao ?" Ba Ngộ đâm lo ngang. Ờ, biết đâu đó ! Đây là chuyện học hành bài bản mà. Thằng Hai là con ông nên điều gì nó nói, việc gì nó làm ông đều thấy có lý. Nhưng còn những người khác ? Đã chẳng có người to nhỏ với ông "Sao ông không nói chú Hai ra tham gia chánh quyền xã, ấp có nhiều quyền lợi hơn". Một người còn nói huỵch toẹt : "Chú Hai là thương binh, có giá lắm. Chú ấy mà ra làm Ủy ban, chỉ một hai năm là ông xây nhà mới được liền !" Ba Ngộ nhìn con. Bữa nay nó đi nhận sách trên thành phố về bổ sung cho trạm sách ấp Trảng. Nó mặc cái áo bộ đội, cánh tay áo trái buông thõng, đung đưa. Nó nói với Ba Ngộ mà như nói một mình : - Con nhỏ sáng dạ lắm. Tui đang tính chỉ cho nó đi thi kể chuyện sách cẩp tỉnh sắp tới đó ba. Hổng biết sao tui cứ tin là nó sẽ làm rạng danh cái ấp Trảng của mình. Con nhỏ Phương ra tới. Mới ló đầu nơi cánh cổng trường, nó đã thấy Ba Ngộ và chú Hai trạm sách thiếu nhi. Nó nhảy chân sáo tới bên chiếc xe ngựa, níu tay chú Hai trạm sách mà đu lên xe, miệng kể tía lia : 66 | NGUYỄN THÁI HẢI - Dạ ! Chính vì vậy con xin được trả lại cuốn sách này... - Em tốt lắm. Tôi sẽ nhận lại cuốn sách... Cô bé học Trò vẫn đứng tại chỗ. Sau vài giây tần ngần, cô bé lại lên tiếng : - Thưa nhà văn, con muốn được nhận lại cuốn sách vừa trả... Nhà Văn tròn mắt : - Sao lại thế ? Em đổi ý. - Dạ không ! Con muốn xin lại cuốn sách để tặng cho người bạn thân của con không dự lớp kỹ năng này. Bạn ấy rất thích đọc sách truyện... Bạn ấy tên là... Nếu nhà văn viết một dòng đề tặng bạn ấy thì con tin chắc bạn ấy sẽ rất vui... Nhà Văn lập tức làm theo lời yêu cầu của cô bé học Trò Không hiểu sao ông ấy cảm thấy run tay khi đặt bút viết lên trang đầu cuốn sách... 68 | NGUYỄN THÁI HẢI có thể mình đã có mặt sẵn rồi. Hoặc là chính những người Minh hương ấy đã ... trồng mình ! Bạn đoán đúng rồi. Mình chính là cây đa cổ thụ nằm trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi, cao đến hai chục mét, cành lá vẫn sum suê và từng chùm rễ từ trên cao thòng xuống đến gần mặt đất. Thỉnh thoảng, các chú bảo vệ trong Nhà Thiếu nhi lại phải bắc giàn giáo cắt bớt những chùm rễ của mình vừa cho ngay ngắn, vừa để không chạm đầu những người lớn đi qua. Chung quanh gốc của mình, dễ đến hơn hai mét đường kính, là một bờ gạch xây cao sáu tấc, từ khi hiện diện đã trở thành nơi ngồi nghỉ của rất nhiều thành phần đến đây : các phụ huynh ngồi đợi con, các bạn học sinh đến học hành, vui chơi ra nghỉ ngơi, các du khách muốn có một tấm hình kỷ niệm với ... mình ! Và như trên vừa kể, có cả thầy trò câu lạc bộ sáng tác văn học hay đến ngồi chơi. À, mình lại quên nữa rồi, họ có tên riêng để gọi đấy : Câu lạc bộ Bút Hồng ! Nghe cũng dễ thương chứ, bạn nhỉ ? Thầy Lê vốn là biên tập viên của một nhà xuất bản, về hưu đã ba năm và là cộng tác viên của Nhà Thiếu nhi, phụ trách câu lạc bộ Bút Hồng được hai năm. Chọn và tận tuỵ với công việc biên tập gần ba mươi năm, nhưng thầy Lê 70 | NGUYỄN THÁI HẢI Cả bọn học trò mười hai đứa của thầy Lê đều nhảy tưng tưng và reo lên ầm ĩ. Chúng tranh nhau nói : - Thầy ơi ! Chắc truyện của thầy sẽ hạng nhất quá ! - Thầy ơi ! Lỡ truyện của thầy dỡ hơn của tụi em thì sao hả thầy ? - Những mà ai sẽ nhận xét truyện của thầy ? - Thầy ơi ! Thầy phải hứa là cuộc chơi này sẽ hết sức công bằng đó ! - Hí hí... Em dám cá là thầy sẽ viết truyện về tuổi thơ của mình... Thầy đâu có trí tưởng tượng mà... bịa, phải không thầy ? Thầy Lê cười mỉm chi, nói thêm : - Tất cả mười ba thầy tró chúng ta sẽ ... cùng làm giám khảo ! Việc đánh giá sẽ chia làm ba vòng : Vòng một đánh giá cốt truyện, mỗi người sẽ chấm điểm của mười hai người còn lại. Sau có căn cứ vào tổng điểm mà chọn ra sáu truyện có cốt truyện hấp dẫn nhất. Vòng hai đánh giá cách thể hiện nhân vật, đối thoại, miêu tả... của sáu truyện trên. Lần này chỉ có bảy người không có truyện được chọn là được chấm điểm, sẽ chọn lấy ba truyện có điểm cao nhất. Vòng ba thì đánh giá về tư tưởng của ba truyện đó để xếp loại nhất, nhì, ba. Giám khảo 72 | NGUYỄN THÁI HẢI - Thầy ơi ! Có in hình tác giả kèm theo tác phẩm không hả thầy ? Em có tấm hình chân dung đẹp hết biết đó thầy ơi. Ngoài bìa in hình chụp chung câu lạc bộ của mình nha thầy... - Em sẽ đem sách vô lớp bán. - Hí hí... Em sẽ mua mười cuốn. Nhà em tính từ ông bà trở xuống có cả thảy chín người, mỗi người một cuốn, riêng em thì hai... Hí hí... Mình cứ tưởng thầy trò câu lạc bộ Bút Hồng nói đùa với nhau cho vui. Ở Nhà Thiếu nhi này, có nhiều người thích nói đùa lắm. Mấy cậu trong Đội Tình nguyện là... chúa ! Nhất là khi các cậu ấy bày các trò chơi. Hình như những người trẻ thích nói đùa và họ tự biết câu nói nào là đùa, câu nói nào là thật. Nhưng thầy Lê và mười hai học trò của thầy thì không đùa. Họ "thi" với nhau thật ! Hai tuần lễ sau khi "tuyên bố", mười ba "tác phẩm vĩ đại" của họ được trình làng. Những gì diễn ra trong phòng 21 lầu một sáng chủ nhật ấy, mình không được biết. Chỉ biết rằng khi ngồi quanh dưới "chân" mình, họ đã trò "chuyện rôm rả" rất vui. Sáu "tác phẩm vĩ đại" đã đạt điểm cao nhất về tính hấp dẫn của cốt truyện được vào vòng hai gốm của ba học trò gái, hai học trò trai 74 | NGUYỄN THÁI HẢI mới được ba má thưởng, có tiền bao cả bọn mỗi đứa một que kem ! Anh chàng tên Khiêm nhưng chiều cao thì rất nổ : đúng một mét sáu mươi không hơn không kém ! Khiêm ngồi mà vẫn cao vượt các bạn gần cái đầu. - Tui chính là người đã điểm truyện của Thủy Tinh cao nhất ở tính hấp dẫn. Nhưng sau khi bạn ấy hoàn chỉnh về cách thể hiện thì tui thấy vẫn còn vài câu lủng cũng, dài dòng, hơi khó hiểu. Về cách thể hiện thì truyện viết đâu vô đó là của ... thầy Lê ! Huỳnh, cô bé có hai cái bím tóc luôn cài nơ, trề môi : - Tưởng gì ! Bạn khen thầy Lê viết đâu vô đó là thừa ! Tui thấy truyện của thày Lê chỉ hấp dẫn ở cái đoạn cuối khá bất ngơ. Tui cho là truyện của Hồng Vân sửa lại là tốt nhất. Truyền này xứng đáng cạnh tranh với truyện của Thủy Tinh đó. - Em có ý kiến - Quý mập, anh chàng nhỏ tuổi nhất câu lạc bộ đưa tay - Em đã đọc hết sáu cái truyện trong một buổi. Nhưng em vẫn đọc say mê truyện của thầy Lê và của chị Thủy Tinh. Chắc là em sẽ chấm điểm hai truyện này cao nhất ! "Chủ tọa" khoát tay ra hiệu để phát biểu : 76 | NGUYỄN THÁI HẢI Đúng lúc nắng phía sông nhạt đi thì trong tay Khiêm "chủ tọa" có đủ bảy bảng điểm. Anh chàng cao nhòng lấy máy tính ra bấm bấm rồi ghi tổng điểm của mỗi truyện vô cạnh bảng điểm của mình. - Sao rồi ? Ai cao điểm nhất ? - Cao điểm nhất là truyện của thầy Lê ! Khiêm đáp với giọng khá là "nghiêm trọng". - Thủy Tinh được nhì phải không ? - Về nhì là Hồng Vân. Thủy Tinh thứ ba. - Vẫn cái giọng "ông cụ" của Khiêm. - Nè Khiêm ! Bạn thử cộng điểm hai vòng của ba người đó coi ai đang dẫn đầu đi... - Đúng vậy... hí ! Ý kiến hay. Cộng điểm hai vòng đi Khiêm... Hí hí ! - Chờ chút ! - Xong chưa ? = Rồi ! Kết quả đây : Thủy Tinh đứng nhất, Hồng Vân thứ nhì, thầy Lê thứ ba. Cả bảy "giám khảo" cùng vỗ tay cho là kết quả rất thuyết phục. - Ngày mai sinh hoạt câu lạc bộ, sau khi công bố kết quả, tụi mình sẽ yêu cầu Thủy Tinh phải khao một chầu kem. Ai đồng ý thì giơ tay ! Bảy "giám khảo" đều giơ tay ! Cuộc trưng cầu ý kiến đã có kết quả rất ... thuyết phục !