🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook GTLLVTT Của Tác Phẩm Kiên Quyết, Kiên Trì Đấu Tranh Phòng, Chống Tham Nhũng, Tiêu Cực Góp Phần Xây Dựng Đảng Và Nhà Nước Ta Ngày Càng Trong Sạch, Vững Mạnh Ebooks Nhóm Zalo HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH” KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC Hà Nội, Ngày 06 tháng 3 năm 2023 Phần thứ nhất QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG TÁC PHẨM “KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC, GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH” 6 QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM “LẤY DÂN LÀM GỐC” TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY GS.TS. LÊ VĂN LỢI* Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được công bố đúng vào dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cuốn sách bao gồm nhiều bài viết, bài nói chuyện, bài phát biểu của Tổng Bí thư về những vấn đề liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. Một trong những vấn đề quan trọng được Tổng Bí thư luôn nhấn mạnh là cần phải quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 1. “Lấy dân làm gốc” - quan điểm chủ đạo xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, quần chúng nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, vừa là lực lượng chủ chốt đảm bảo thắng lợi của cách mạng, đúng như V.I. Lênin đã khẳng định: “Không có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiền phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được”1. Giai cấp nào có thể huy động được nhân dân đứng về phía mình, sẽ chiến thắng mọi thế lực để vươn lên lãnh đạo xã hội. * Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.39, tr.251. 7 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Nước lấy dân làm gốc… Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”1. Người khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân...”2. Bởi vậy, Đảng cần phải tập hợp được nhân dân tạo thành khối đoàn kết thống nhất, đấu tranh theo cùng một mục tiêu, lý tưởng thì sự nghiệp cách mạng mới thành công. Vững vàng trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và phát huy đúng đắn, sáng tạo quan điểm “lấy dân làm gốc”, coi đó như một quan điểm chủ đạo trong mọi chủ trương, đường lối quan trọng và quán triệt, triển khai trong mọi nhiệm vụ cụ thể. Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cho đến thời kỳ đổi mới, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn dựa vào nhân dân, huy động tối đa sức mạnh của nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã tổng kết: “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”3. Đến Đại hội VII của Đảng (1991), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước”4. Nhân dân chính là lực lượng đông đảo, quyết định vận mệnh của lịch sử dân tộc. Đảng ra đời từ phong trào của nhân dân, lớn lên trong lòng quần chúng nhân dân và được nhân dân bảo vệ, đồng thời Đảng dẫn dắt quần chúng tiến lên để giải phóng chính mình. Đảng ta đã nhận thức sâu sắc về vai trò của quần chúng nhân dân, không ngừng liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân và đấu tranh vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của đông đảo quần chúng nhân dân là mục tiêu phấn đấu. 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.501-502; t.10, tr.197. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.47, tr.362. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.51, tr.130. 8 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” Quan điểm “lấy dân làm gốc” thể hiện ở tính thống nhất về mục tiêu và lợi ích trong mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mọi thành quả trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội đều thuộc về toàn dân. Đại hội XIII của Đảng xác định, bổ sung thêm quyền “dân giám sát, dân thụ hưởng” vào phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra...” được đề ra từ nhiệm kỳ khóa VII như một sự khẳng định sâu sắc hơn về vai trò của nhân dân trong mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, ngày càng củng cố vững chắc cái “gốc” của đất nước. Từ đó, nhân dân càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, đồng thời ngày càng trở thành chỗ dựa vững chắc cho Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, mối quan hệ thống nhất giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân vẫn phải đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nạn tham nhũng, tiêu cực đang diễn biến phức tạp, “làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước”1, đe dọa trực tiếp tới cái “gốc” của đất nước. “Lấy dân làm gốc” một lần nữa lại trở thành quan điểm chủ đạo cần phải quán triệt trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. 2. Vai trò của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân và Chính phủ: là “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”2. Nạn tham nhũng, tiêu cực không những gây nên những bức xúc cho nhân dân, tác động xấu đến sự phát triển của đất nước mà còn tạo ra những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của chế độ. Tham nhũng, tiêu cực đã được coi là một loại “giặc”, thì muốn tiêu diệt nó, không có cách nào khác ngoài việc phải huy động sức mạnh của toàn thể nhân dân. Trong cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Sức mạnh và động lực to lớn của cuộc đấu tranh 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.47, tr.353. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.362. 9 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân (...). Nếu không dựa vào dân thì cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khó có thể thành công. Dựa vào dân, lắng nghe dân, lắng nghe dư luận để chọn lọc tiếp thu cái đúng…”1. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, nhân dân đã thể hiện vai trò rất lớn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thể hiện qua việc phản ánh, tố giác những hiện tượng vi phạm pháp luật trong thời gian qua. Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2022, có 284.309 lượt người đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh… Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 19.975/23.526 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 84,9% (tăng 8,6% so với năm 2021). Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 25,2 tỷ đồng, 1,9ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 319,0 tỷ đồng, 8ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 61 tổ chức, 702 cá nhân; kiến nghị xử lý 466 người (trong đó có 408 cán bộ, công chức); chuyển cơ quan điều tra xử lý 32 vụ, 35 đối tượng (có 13 cán bộ, công chức)2. Nhân dân chính là mạng lưới rộng khắp để phát giác và cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi tham nhũng, tiêu cực. Khi thực hiện tối đa quyền giám sát của mình, nhân dân sẽ trở thành “tai mắt” của Đảng, Nhà nước, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “nhân dân trăm tai nghìn mắt vẫn có nhiều ý kiến thông minh… công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân”3. Những thông tin, ý kiến của nhân dân góp phần quan trọng để đưa những hành vi sai phạm của cán bộ, đảng viên ra ánh sáng. Bên cạnh vai trò giám sát, nhân dân cũng đại diện cho nguồn lực trí tuệ tổng hợp trong phản biện, góp phần xây dựng, hoàn thiện thể chế, đóng góp ý kiến vào dự thảo Cương lĩnh, văn kiện Đại hội Đảng, dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dự thảo các đạo luật nhằm xây dựng, hoàn thiện các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước về những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội cũng như vấn đề có liên quan đến tham nhũng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng thông qua các cơ quan dân cử. Từ vai trò làm chủ trong các hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, nhân dân đóng góp ý kiến trong công tác phòng, chống 1. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.21. 2. https://dangcongsan.vn/phap-luat/tang-cuong-giam-sat-nhung-linh-vuc-dia-phuong-co tinh-hinh-khieu-nai-to-cao-phuc-tap-ton-dong-622229.html. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.668. 10 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” tham nhũng của các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương, chỉ ra những ưu, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Ngoài việc đóng góp ý kiến trực tiếp với cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành, người dân còn thông qua việc gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng, cơ quan thông tin báo chí ở Trung ương và địa phương để bày tỏ nguyện vọng, góp ý, phát hiện những sai phạm về kinh tế, tham nhũng, tiêu cực. Nhân dân bày tỏ quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá về hiện tượng tham nhũng, tiêu cực và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, từ đó hình thành nên dư luận xã hội có vai trò tác động tới ý thức pháp luật, thúc đẩy việc điều chỉnh hành vi theo các chuẩn mực xã hội của cán bộ, đảng viên, đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, khích lệ sự tham gia của đông đảo người dân. Dư luận của nhân dân cũng thúc đẩy quá trình vào cuộc của cơ quan có thẩm quyền để nhanh chóng xem xét, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực gây bức xúc trong xã hội, đồng thời tạo áp lực phải minh bạch hóa việc cung cấp thông tin, giải trình các hoạt động thực thi quyền lực mà nhân dân được quyền giám sát theo quy định của pháp luật. 3. Một số giải pháp phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”, mục tiêu của việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng là nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, đấu tranh đẩy lùi những nguy cơ xấu làm ảnh hưởng tới quyền lợi của nhân dân. Điều này cũng phù hợp với nguyện vọng chính đáng của đông đảo quần chúng, thể hiện sự lắng nghe, cầu thị, gắn bó mật thiết với nhân dân của Đảng ta. Do đó, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, nhấn mạnh tới vai trò làm chủ của nhân dân ở mọi khâu trong công việc của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn thừa nhận những hạn chế trong việc phát huy vai trò của nhân dân. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Có nơi vẫn còn tình trạng dân chủ hình thức, ý kiến của nhân dân chưa thực sự được lắng nghe, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân nhiều nơi chưa được ngăn chặn, đẩy lùi”. Hiện trạng này đã gây nhiều cản trở cho việc nhân dân tham gia đóng góp vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 11 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC hiện nay. Bởi vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường ý thức làm chủ của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Muốn huy động sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân vào công cuộc đấu tranh cam go và quyết liệt ấy, trước hết cần phải tập trung đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng và ban hành những chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp với các đối tượng nhân dân, lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của nhân dân, giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách trong dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, làm cho nhân dân thấy được tôn trọng, được bảo vệ, được khuyến khích thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đoàn kết mọi thành phần trong xã hội, khơi dậy nguồn lực trong dân để thúc đẩy việc hiện thực hóa chủ trương, chính sách. Tăng cường cung cấp, minh bạch hóa thông tin để người dân được biết một cách rộng rãi, nâng cao tính chủ động trong tiếp cận thông tin, giúp nhân dân có thêm cơ sở để tham gia giám sát, phản biện, đóng góp ý kiến, nâng cao khả năng phát giác hành vi tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, nhân dân phải được khuyến khích trực tiếp tham gia vào các công việc theo đúng quyền hạn và trách nhiệm, trước hết là việc áp dụng chủ trương, chính sách, pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, bằng nhiều hình thức và phương thức khác nhau, nhân dân cũng là người giám sát, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các chủ trương, chính sách, xem xét các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn hay không. Trong các hoạt động liên quan tới lợi ích của nhân dân, cần minh bạch một cách tối đa ở mọi khâu, mọi quy trình để nhân dân thực sự thấy được quyền thụ hưởng của mình, để người dân thấy được việc bảo vệ chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng chính là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của từng người dân, từ đó mà càng nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia sâu rộng vào các hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trước hết là xây dựng, hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thúc đẩy mạnh mẽ việc phổ biến và thi hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân, từ đó nâng cao tối đa vai trò 12 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” chủ đạo của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Song song với đó, cần hoàn thiện và triển khai một cách chặt chẽ những quy định về bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực, đồng thời tập trung giải quyết, xử lý triệt để và nghiêm minh những vụ án tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là những vụ án thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận để tạo niềm tin trong nhân dân, để nhân dân có được sự hỗ trợ mạnh mẽ về pháp lý và tinh thần, tham gia tích cực hơn trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh đó, cần đổi mới hoạt động và phát huy tốt hơn vai trò của những tổ chức chuyên trách công việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước mang tính thực chất, tránh kiểu hình thức. Ban Thanh tra nhân dân cần thể hiện rõ vai trò là nơi tập hợp quần chúng ở cơ sở trực tiếp và thường xuyên tham gia vào hoạt động giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương và các đơn vị hành chính sự nghiệp. Cần tăng cường hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng, để thông qua đó, nhân dân tham gia vào quá trình “hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát trực tiếp của nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, làm sâu sắc hơn nữa quan điểm “dân làm chủ”, tiếp tục thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thứ ba, tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quần chúng nhân dân. Trước hết cần tuyên truyền về tác hại của tham nhũng đến sự phát triển của xã hội để mọi người dân hiểu rõ, từ đó nâng cao nhận thức, thói quen chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng, coi việc phòng, chống tham nhũng là việc làm thường xuyên, tất yếu của toàn xã hội, lấy đó làm cơ sở để phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh đó, hiểu biết pháp luật về phòng, chống tham nhũng sẽ giúp nhân dân tăng cường khả năng phân tích tính chất pháp lý trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, từ đó đánh giá được hành vi tham nhũng, tiêu cực một cách chính xác nhất, đặc biệt là nâng cao năng lực phát hiện được những hoạt động lợi dụng “kẽ hở” pháp luật, lợi dụng những sơ hở của các văn bản pháp quy, 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr. 289. 13 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC lợi dụng sự yếu kém trong quản lý nhà nước để trục lợi. Thông qua hoạt động đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, những thiếu sót, bất cập trong hệ thống pháp luật sẽ được nhân dân phát hiện, phản ánh và kiến nghị để hoàn thiện, từ đó công cụ pháp lý để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ càng được củng cố. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng văn hóa liêm chính trong toàn xã hội, phù hợp với nền tảng văn hóa toàn dân. Việc chú trọng giáo dục đạo đức, lương tâm và danh dự, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên cũng chính là lấy cái “gốc” văn hóa của dân tộc để điều chỉnh hành vi xã hội, kết hợp với việc hoàn thiện thể chế sẽ bảo đảm “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực. Có thể khẳng định, “lấy dân làm gốc” vừa là phương châm hoạt động, vừa là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Đó vừa là sự kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử; vừa là sự vận dụng sáng tạo, phát triển những quan điểm đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Thông qua cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Tổng Bí thư tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay. Cuộc đấu tranh này tuy còn nhiều cam go, thách thức nhưng với sự đồng tình ủng hộ, chung tay góp sức của nhân dân, nhiệm vụ này chắc chắn sẽ tiếp tục đạt được những thành quả to lớn đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong”1. 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.280. 14 ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM CÓ PHẢI LÀ CUỘC ĐẤU GIỮA CÁC “PHE CÁNH” HAY “ĐẤU ĐÁ NỘI BỘ”? MỘT SỐ LUẬN CỨ PHẢN BÁC PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN* Mười năm kể từ Hội nghị Trung ương V khóa XI (tháng 6/2012), Đảng ta thông qua chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (đến nay kiện toàn thêm chức năng phòng, chống tiêu cực), đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng thì cũng là chừng ấy thời gian luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch được tung ra, đặc biệt trên không gian mạng với mục đích không gì hơn là nhằm tách rời ý Đảng với lòng dân và ngay trong nội bộ những cán bộ, đảng viên của Đảng về mục đích của cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực. Vậy thực chất cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam là gì? Có phải đó là cuộc đấu giữa các “phe cánh”, “đấu đá nội bộ” bởi sự dàn dựng của Đảng nhằm “che mắt thế gian theo kiểu đánh ai và ai đánh?”, “ta đánh mình, mình đánh ta”, hay “cộng sản chỉ nói chứ không dám làm”... Hoặc cũng có những người cho rằng “nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí”, “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm và làm “chậm” sự phát triển đất nước”... Lý giải cho những câu hỏi trên, xin đưa ra một số luận cứ sau: * Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. 15 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC 1. Tham nhũng “là hiện tượng xã hội tiêu cực, xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có”; đó là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực”1. Bởi vậy, “các quốc gia tồn tại và phát triển vững mạnh đều quan tâm và tiến hành đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả” và có nhiều cách hiểu khác nhau về tham nhũng2. Sinh thời, khi diễn đạt “bệnh tham nhũng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ chung nhất là tham ô. Người cho rằng: “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà; hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ và công nhân”3. Đó là “giặc nội xâm”, là loại giặc “vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lẩn lút trong mình”4, là “kẻ địch trong người, trong nội bộ”5 vô cùng nguy hiểm. Do đó, “Đảng cách mạng cần phê bình và tự phê bình cũng như người ta cần không khí”6 để xây dựng Đảng trở thành “một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để”7. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. 1. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.15. 2. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), “Tham nhũng là sự lạm dụng cơ quan nhà nước để thu lợi riêng”; Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) cho rằng, “Tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực được tin cậy giao phó cho lợi ích cá nhân”. Hội đồng Châu Âu và Tổ chức Hợp tác Kinh tế phát triển (OECD) nhấn mạnh, “Tham nhũng là hành vi của những người tin cậy giao phó nhiệm vụ công hoặc tư nhưng không tôn trọng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình nhằm đạt được các lợi ích chính đáng”. Luật pháp ở nhiều nước châu Âu quy định “Tham nhũng là hành vi lạm quyền lực, không tôn trọng các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi, trách nhiệm công chức và pháp luật mà tư lợi cho cá nhân”. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 thì cho rằng, “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực của nhà nước để trục lợi riêng”... Ở Việt Nam, tham nhũng được quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, “là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. 3, 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.14, tr.141. 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.98-99. 6, 7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.34, 41. 16 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”1. Để Đảng tiếp tục làm tròn sứ mệnh tiên phong của mình, nhất định phải thường xuyên, hằng ngày, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt tự phê bình và phê bình. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã sớm nhận thức và ngày càng xác định rõ hơn về nguy cơ, tác hại của tệ tham nhũng, quan liêu đối với Đảng, chế độ và sự nghiệp xây dựng đất nước. Từ những ngày đầu mới giành được chính quyền cho đến hiện nay, “chúng ta chưa bao giờ chủ quan; trái lại, luôn luôn đặt cảnh báo về nguy cơ và sự tác hại của tệ tham nhũng ở mức độ cao nhất”. Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), Đảng ta xác định tham nhũng và tệ quan liêu là một trong “bốn nguy cơ”2, thách thức lớn, cản trở công cuộc đổi mới đất nước. Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII khẳng định: “Tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn”3; Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: “Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta”4. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đầy lùi... Đó là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”5. Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp... làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.301. 2. Gồm: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch”. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Hà Nội, tháng 01/1994, tr.25. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, t.58, tr.57-58. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.50. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.263-264. 17 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC ổn định, phát triển của đất nước”1; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay” xác định, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là một trong chín biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống. Đại hội lần thứ XII của Đảng nhận định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí”2. Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa của Đảng và chế độ ta”3. Có thể thấy, việc kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra; từ vị thế, uy tín của Đảng trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng; từ đó đòi hỏi Đảng ta phải không ngừng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền để ngang tầm nhiệm vụ. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không làm cho nội bộ mất đoàn kết, không phải cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ”. 2. Mục tiêu của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước”. Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh cứu người”, “kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực; từ đó để cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa là chính”. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”, Đảng ta xác định phòng, chống tham nhũng là một trong những nội dung cốt lõi, trọng yếu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; vị trí, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.173. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.10. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.93. 18 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” được coi trọng và nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn. “Chúng ta quan tâm hơn, nhìn rõ hơn tác hại tiềm ẩn, khôn lường của tham nhũng, tiêu cực, làm hư hỏng, mất cán bộ, mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng”. Trong 10 năm qua (2012 - 2022), Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng; Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 300 luật, pháp lệnh, nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã ban hành hơn 2.000 nghị định, quyết định. Các bộ, ngành ban hành hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời thể chế hóa và triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về quản lý kinh tế - xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực1. Theo đó, đã xử lý kỷ luật 2.740 tổ chức đảng và hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (có 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 36 ủy viên Trung ương, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang)... Có thể thấy, những kết quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà chúng ta đạt được thời gian qua đã khẳng định quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, nói đi đôi với làm của Đảng và Nhà nước trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ là tuyên ngôn mà đã trở thành quyết tâm chính trị và hành động thực tế. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “được tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, không khoan nhượng, không nương nhẹ, không làm oan, sai, không bỏ lọt tội phạm; rất nghiêm minh, nhưng cũng rất nhân văn, nhân ái, có lý, có tình”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm như vừa qua. Đây là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng; nhưng vì sự nghiệp chung; vì sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm, làm quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới”, theo đúng quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó 1. Xem Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.29. 19 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội, và thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, ghi nhận, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Vì thế, những luận điệu phủ nhận nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hay cố tình xuyên tạc công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đều bắt nguồn từ những dã tâm thâm độc của những kẻ phản động, thù địch, cơ hội chính trị. 3. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định quan điểm rõ ràng và mạnh mẽ trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực là, “những đối tượng tham nhũng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”;“đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không làm nản chí, chùn bước, sợ sai không dám làm của cán bộ, đảng viên, mà chỉ làm chùn bước những ai có động cơ không trong sáng, đã trót “nhúng chàm” và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm”. Đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tích cực thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo môi trường lành mạnh, trong sạch trong cả đầu tư công và môi trường đầu tư tư nhân. Do đó, không thể cho rằng, vì lý do chống tham nhũng nên nhiều cá nhân sợ không dám làm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tác động đến các chuỗi cung ứng trong kinh tế. Mặt khác, tham nhũng gây ra những hậu quả, tác hại to lớn trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; gây thất thoát nghiêm trọng tài sản công, bào mòn ngân sách Nhà nước để làm lợi cho một cá nhân, nhóm người tham nhũng. Tham nhũng còn đe dọa sự ổn định, an ninh xã hội, xâm phạm các giá trị đạo đức tốt đẹp... Nếu không kịp thời ngăn chặn, tham nhũng sẽ trở thành mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa đến tồn vong của chế độ. Thực tế chứng minh, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ nhằm làm trong sạch đội ngũ, bảo vệ Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự lành mạnh trong quan hệ xã hội, mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên nhiều mặt. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Chỉ số cảm nhận tham nhũng 20 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” (CPI) của Việt Nam năm 2021 đứng thứ 87/180, tăng 46 bậc so với năm 2012, cũng là năm Việt Nam có chỉ số CPI cao nhất trong 10 năm (2012 - 2021). Với sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt trong cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó “sức mạnh và động lực to lớn” của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân, đã tạo ra những chuyển biến tích cực, rõ rệt và mang lại những thành quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2022, GDP Việt Nam tăng hơn 8% - mức cao nhất trong vòng 12 năm qua. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Thu ngân sách Nhà nước năm 2022 tăng 13,8% so với năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 8,1% so với năm 2021, bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Công tác an sinh xã hội định kỳ và công tác giảm nghèo bền vững tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, chăm lo cho hộ nghèo. Đời sống của nhân dân được cải thiện, nâng cao. 4. Sự phát triển trong nhận thức của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và kết quả quan trọng của công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã phản bác một cách thuyết phục những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động về cuộc chiến phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Có thể thấy, chưa bao giờ cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được thực hiện một cách mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản như hiện nay. Những kết quả đạt được trong cuộc chiến này là rất to lớn, góp phần quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; tăng cường đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về mục tiêu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, 21 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC từ đó giữ vững, củng cố niềm tin vững chắc của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Tuy nhiên, như nhiều lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng căn dặn: Phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài, chúng ta “tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đã đạt được, mà phải kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh, tiếp tục làm với một quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới”. Từ những kết quả và bài học kinh nghiệm đạt được trong thời gian qua, chúng ta tin tưởng rằng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới ở nước ta sẽ có những bước tiến mới, mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa và đạt hiệu quả cao hơn nữa. Tham nhũng, tiêu cực nhất định sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi, Đảng và Nhà nước ta sẽ ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới. 22 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, TIÊU CỰC VỚI XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ GS.TSKH. PHAN XUÂN SƠN* Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2023, là một tác phẩm đồ sộ chứa đựng trong đó các bài viết, bài phát biểu chỉ đạo, tổng kết thực tiễn về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở Việt Nam của người đứng đầu Đảng ta và là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cuốn sách phân tích sâu sắc, toàn diện những vấn đề lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam; trong đó nổi bật là mối quan hệ, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. 1. Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự vững mạnh của hệ thống chính trị và nguy cơ đối với sự phát triển đất nước Tác hại của tham nhũng, tiêu cực đã được Hồ Chí Minh, từ những ngày đầu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chỉ rõ là thứ “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, thứ giặc cực kỳ nguy hiểm, không gươm, không giáo, nhưng có thể phá hỏng sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tham nhũng, tiêu cực luôn là bệnh của quyền lực, của nhà nước. Nhận diện, phòng, chống tham nhũng là công việc cực kỳ khó khăn, lâu dài, không chỉ riêng đối với Việt Nam, * Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 23 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC mà còn đối với các quốc gia khác nữa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định rằng, tham nhũng, tiêu cực ở nước ta đã xuất hiện ngay sau khi nước nhà giành được độc lập. Nhưng “bước vào thời kỳ đổi mới, trước tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng bộc lộ rõ nét, diễn biến phức tạp, Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ: Tham nhũng “làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước” (Đại hội VI); “đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước” (Đại hội XI); “là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước” (Đại hội XII). Đặc biệt, từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII (tháng 01/1994), tham nhũng được Đảng ta nhận diện là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam, đến Đại hội IX đã trở thành “một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta” và đến nay “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” (Đại hội XIII). Điều đó cho thấy, chúng ta chưa bao giờ chủ quan; trái lại, luôn luôn đặt cảnh báo về nguy cơ và sự tác hại của tệ tham nhũng ở mức độ cao nhất”1. Vị trí, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được coi trọng và nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Tuy vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng gặp khó khăn từ nhiều phía, thậm chí bị xuyên tạc. Tổng Bí thư khẳng định: “Chúng ta cần thống nhất quan điểm: Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Đây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ”, như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu”2. Vị trí, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cũng không phải được các tổ chức đảng, đảng viên, nhân dân nhận thức được ngay từ đầu mà là một quá trình. Tổng Bí thư viết: “Sau hơn 35 năm đổi mới, chúng ta càng nhận rõ đây là “một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”3. 1, 2, 3. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.17, 14, 18. 24 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” Cũng chính vì thế mà trong các nhiệm kỳ Đại hội, Đảng ta đều ra chủ trương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X (tháng 8/2006), được coi là một nghị quyết thể hiện quyết tâm chính trị rất cao, với nhiều chủ trương, quan điểm, giải pháp mới, quyết liệt, đồng bộ của Đảng ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tổng Bí thư cho rằng, “Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Từ đó, đề ra mục tiêu tổng quát, định hướng toàn bộ phương châm, tư tưởng hành động và các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đó là: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”1. Nhân tố quyết định việc thực hiện thành công mục tiêu đó là sự lãnh đạo trực tiếp, chặt chẽ, toàn diện, thường xuyên của Đảng. 2. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật, củng cố sức mạnh của đất nước, niềm tin của nhân dân - cơ sở chính trị của Đảng Trước hết nói về phòng, chống tham nhũng trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, theo Tổng Bí thư thì “Xây dựng Đảng phải luôn luôn đi đôi với chấn chỉnh, củng cố Đảng; để làm tròn vai trò lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu chiến đấu và đội tiên phong của cách mạng, Đảng phải luôn luôn trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức”2. Chỉ tính riêng 10 năm gần đây, ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, các Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đều bàn và ban hành những nghị quyết, kết luận, quy định hết sức quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; lần sau sâu sắc, toàn diện và cụ thể, rõ ràng hơn so với lần trước. Với một khối lượng nghị quyết, chỉ thị, chính sách, luật… nhiều và liên quan đến toàn diện các vấn đề trong đời sống chính trị của đất nước, để chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, theo Tổng Bí thư: 1, 2. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.20-21, 444. 25 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC “Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích”, “sân sau”, “tư duy nhiệm kỳ”; ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính sách, luật pháp”1. Tổng Bí thư yêu cầu: “Các đồng chí cần tập trung tham mưu kiểm tra, giám sát việc xây dựng, ban hành và thi hành pháp luật có đúng đường lối, quan điểm của Đảng không? Có bị tác động, hướng lái chính sách theo âm mưu “tự do, dân chủ” của các thế lực thù địch, chống đối không?... Các đồng chí phải là “tai mắt” của Đảng, phải “gác gôn” cho Đảng trên lĩnh vực này, không cho phép ai làm trái Cương lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng”2. Tại Hội nghị toàn quốc về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố, nâng cao ý chí, niềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, ngày càng phát triển, có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế (…) Chính nhờ làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đặc biệt là góp phần lấy lại và củng cố niềm tin của nhân dân, bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng, làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước chỉ làm “chùn bước” những ai có động cơ không trong sáng, đã trót “nhúng chàm” và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm”3. Tổng Bí thư cho rằng, “trong lúc còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ, nhất là những vấn đề cụ thể hóa Cương lĩnh, làm rõ định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhưng công tác lý luận của ta còn nhiều mặt bất cập. Một số vấn đề chậm được tổng kết, 1, 2, 3. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.137, 433, 126. 26 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” không ít vấn đề mới nảy sinh chưa được cắt nghĩa và trả lời thấu đáo. Các thế lực thù địch chống phá quyết liệt chia rẽ trong nội bộ ta, chia rẽ Đảng với Nhà nước; chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, kích động mặt này, mặt khác, nguy hiểm vô cùng. Người ta muốn xen ngay vào đường lối, vào chính sách, vào luật pháp, vào công tác tổ chức cán bộ. Để không chủ quan, mất cảnh giác, lơi là xây dựng Đảng, kể cả hiện tại và lâu dài, Tổng Bí thư nhắc lại chủ trương tập trung vào công tác xây dựng Đảng: “về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, không chỉ bằng chủ trương, bằng luật pháp, bằng cả hệ thống tổ chức nữa”1. 3. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác tư tưởng Trong khi phân tích tầm quan trọng của việc gắn cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với lãng phí, tiêu cực, mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước, Tổng Bí thư coi chống tham nhũng trong lĩnh vực tư tưởng là một nhiệm vụ hàng đầu, căn bản và trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tổng Bí thư chỉ rõ: “Đảng ta đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, với bước đi, lộ trình phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của đất nước, từ tuyên truyền, giáo dục; hoàn thiện thể chế”2. Đánh giá về công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư cho rằng, công tác này “được tăng cường và có nhiều đổi mới; sự giám sát của các cơ quan dân cử, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và báo chí, truyền thông trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được phát huy tốt hơn”. Nhờ vậy mà “nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được nâng lên. Việc công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế; chủ động cung cấp thông tin về những vấn đề nhạy cảm, dư luận quan tâm, cũng đã góp phần định hướng tốt dư luận xã hội và thể hiện sự công khai, minh bạch trong xử lý tham nhũng. Các cơ quan thông tấn, báo chí đã tích cực vào cuộc, đồng hành 1, 2. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.291, 25. 27 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC cùng Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng; vừa tuyên truyền, vừa tích cực đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực xấu, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”1. Trên cơ sở những thành tựu của phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác tư tưởng, Tổng Bí thư chỉ đạo cần có các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây là nhiệm vụ không mới, nhưng rất quan trọng. Bởi tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp căn bản để nâng cao nhận thức, tinh thần, ý thức, đạo đức, xây dựng liêm chính, chống tha hóa, biến chất. Phải quán triệt, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về sự nguy hại của tham nhũng, tiêu cực,... tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, theo Tổng Bí thư là một trong những công cụ không những cung cấp thông tin đúng đắn về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chủ trương, quan điểm về phòng, chống tham nhũng của Đảng, chấn chỉnh, loại bỏ tư tưởng lo ngại việc đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, mà còn tạo sức mạnh, áp lực xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng, chỉ đạo định hướng thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống tham nhũng. Tổng Bí thư cũng đã giao cho các cơ quan chức năng của công tác tư tưởng, như Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là xây dựng liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. 4. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác tổ chức - cán bộ Công tác tổ chức, cán bộ của Đảng là then chốt, trong đội ngũ cán bộ, cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu có vai trò “then chốt của then chốt”. Trên thực tế, nhiều cán bộ tham nhũng, là những người “có chức, có quyền”. Trong cuốn sách, Tổng Bí thư 1. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.123. 28 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” khẳng định bởi nguyên nhân sâu xa của tham nhũng là do chủ nghĩa cá nhân, do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao. Cuốn sách cũng công bố số liệu tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý trong 10 năm, từ năm 2012 - 2022, như sau: xử lý kỷ luật 2.740 tổ chức đảng và hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (có 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 36 ủy viên Trung ương, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang); qua thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm1. Tổng Bí thư thẳng thắn chỉ ra rằng: “Thực tế thời gian qua cho thấy, đằng sau những vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhất là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài đều có bóng dáng của một số cán bộ, công chức làm ngơ, dung túng, tiếp tay, bao che, đồng phạm, thậm chí là chủ mưu”2. Giải pháp mà Tổng Bí thư nêu lên là: “Phải đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác cán bộ; gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phải đánh giá, lựa chọn, bố trí đúng cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; tăng cường quản lý, giáo dục, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Tổng Bí thư luôn nhấn mạnh việc kiểm soát quyền lực. Vì tính chất tha hóa của nó. Tổng Bí thư cho rằng: “Phải “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” cơ chế”. Trong công tác tổ chức - cán bộ, Tổng Bí thư coi các cơ quan kiểm tra giám sát các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có vị trí đặc biệt. Ban Chỉ đạo, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hơn ai hết, phải có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí đấu tranh; phải trung thực, liêm chính, “chí công vô tư”, thực sự là “thanh bảo kiếm” sắc bén của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Kiểm soát quyền lực và thực hành liêm chính trước hết phải được tiến hành có hiệu quả trong các cơ quan này; phải chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 1, 2. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.26-27, 38. 29 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC Đặt câu hỏi: Hàng loạt cán bộ cấp cao, sĩ quan cấp tướng, tá bị khởi tố trong các vụ án vừa qua là tại ai, tại cái gì? Tại cơ chế hay tại mình không chịu tu dưỡng, rèn luyện? Mặc dù trong cuốn sách, Tổng Bí thư khẳng định nguyên nhân thứ hai là chủ yếu, nhưng cũng không xem nhẹ vai trò của cơ chế. Vì vậy, Tổng Bí thư nhấn mạnh phải kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, gắn với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đổi mới chính sách tiền lương; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, Trung ương 7 khóa XII. Vì vậy, đi đôi với việc tập trung chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng được chú trọng đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng. Đó tất nhiên là những việc không hề dễ dàng và có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Phương hướng tới, theo Tổng Bí thư là: “Vừa qua chúng ta đã làm tốt, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm tốt hơn nữa trong thời gian tới”1. 5. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong xây dựng đảng về đạo đức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt những câu hỏi, mà có lẽ nhiều cán bộ đảng viên, nhân dân, những ai quan tâm đến vận mệnh của Đảng, của đất nước đều cùng có câu hỏi đó: Tại sao chúng ta chống tham nhũng, tiêu cực quyết liệt, xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm như vậy mà sai phạm vẫn cứ tiếp diễn. Có phải do cơ chế, chính sách, pháp luật của chúng ta còn lỏng lẻo; do công tác tổ chức thực hiện chưa nghiêm? Do công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý của chúng ta chưa kịp thời, kiên quyết; cơ chế kiểm soát quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn không hiệu quả? Hay do công tác quản lý, giáo dục đạo đức, liêm chính cho cán bộ, đảng viên của chúng ta làm chưa tốt, chưa đến nơi đến chốn?... Điều này đòi hỏi chúng ta hãy nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật để chỉ ra các nguyên nhân và tìm ra những giải pháp khắc phục hữu hiệu. 1. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.96. 30 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực mà cuốn sách nêu lên, thì Tổng Bí thư cho rằng nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của tham nhũng là do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực là môi trường làm nảy sinh tham nhũng; tham nhũng tác động trở lại làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực. Nếu chỉ phòng, chống tham nhũng về tiền bạc, tài sản thôi thì chưa đủ, mà nguy hại hơn là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đây mới là cái gốc của tham nhũng; không suy thoái, hư hỏng thì làm gì dẫn đến tham nhũng? Tiền bạc, tài sản có thể còn thu hồi được, nhưng nếu suy thoái về đạo đức, tư tưởng là mất tất cả. Vì vậy, phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tức là trị tận gốc của tham nhũng. Tổng Bí thư cho rằng: Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bắt nguồn từ việc bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân. Vì vậy trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng về mặt đạo đức, Tổng Bí thư nhấn mạnh một số giải pháp như: “Tạo bước phát triển mới của Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu”1. “Mọi cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ sâu sắc lời căn dặn của Bác Hồ rằng: Đảng ta là đảng cầm quyền; Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng phải luôn luôn dựa vào nhân dân, lắng nghe nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm và làm cho bằng được; ngược lại, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Việc gì nhân dân không đồng tình, thậm chí căm ghét, phản đối thì phải cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các sai phạm. Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực”2. “Phải tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực 1, 2. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.452-453, 135. 31 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”1. Văn hóa “thân dân” là một giá trị truyền thống của Việt Nam, nếu được kết hợp với “văn hóa liêm chính” mà Tổng Bí thư nêu lên trong cuốn sách, rất có thể là giải pháp hữu hiệu để xây dựng Đảng về đạo đức trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. 6. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong xây dựng hệ thống chính trị Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam có vị trí là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị. Do tính hệ thống của hệ thống chính trị quy định, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có mối quan hệ và tác động lẫn nhau. Chỉ chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong xây dựng Đảng mà coi nhẹ công tác này trong các bộ phận khác của hệ thống chính trị, thì không mang đến thành công. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hệ thống chính trị, có nghĩa là phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong các tổ chức khác, ngoài bộ máy Đảng, như Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Nhưng quan trọng nhất là phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ chế tổng thể của hệ thống. Tổng Bí thư cho rằng, phải gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh tế, hình sự; kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực. Quá trình xử lý được tiến hành đồng bộ giữa xử lý kỷ luật của Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự; kỷ luật của Đảng thực hiện trước, tạo tiền đề để xử lý kỷ luật hành chính, đoàn thể và xử lý hình sự; kỷ luật của Đảng nghiêm hơn xử lý theo pháp luật. 1. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.43. 32 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” Cụ thể hơn, Tổng Bí thư yêu cầu các cấp, các ngành phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Từ thể chế hóa các chủ trương của Đảng, hoàn thiện, ban hành các luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về phòng, chống tham nhũng. Phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế, khắc phục bằng được những sơ hở, bất cập, những khó khăn, vướng mắc trong quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, nhất là những nội dung liên quan đến phòng, chống tham nhũng (…) Chỉ đạo sửa đổi Luật giám định tư pháp, Luật đất đai, Luật đầu tư công, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật kiểm toán nhà nước; khẩn trương ban hành các quy định hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương, định hướng lớn về công tác phòng, chống tham nhũng để phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đảng ta là Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội và là đảng duy nhất cầm quyền, vì vậy trình tự, thủ tục trong xử lý các vụ tham nhũng, tiêu cực phải có trình tự: kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính, xét xử trước pháp luật. Tổng Bí thư rất chú ý đến không chỉ sự nghiêm minh mà còn là đồng bộ các vụ án tham nhũng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; xử lý nghiêm minh, kịp thời, đồng bộ cả về kỷ luật Đảng, hành chính, kinh tế và hình sự các vụ việc, vụ án tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Đối với các cấp của hệ thống chính trị, Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu phải xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, khó khăn, phức tạp, nhưng hết sức quan trọng. Chúng ta phải kiên quyết, kiên trì và làm ngày càng bài bản, nhuần nhuyễn hơn. Phải thấy rõ tính quan trọng và trách nhiệm trực tiếp của các cấp ủy và các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương phải ý thức rõ trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương mình. Chỉ đạo quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, 33 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC hiệu quả hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc (“tham nhũng vặt”), kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước (nhất là trong cơ quan phòng, chống tham nhũng) những cán bộ hư hỏng, tham nhũng. Kịp thời biểu dương những cán bộ, đảng viên gương mẫu, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh những người hư hỏng, bất kể họ là ai, ở cương vị công tác nào. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vậy nên Tổng Bí thư yêu cầu phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự; từng bước đẩy lùi các loại tội phạm, nhất là tội phạm về tham nhũng, kinh tế, ma tuý, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm có tính xã hội đen... Phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022 (ngày 30/6/2022), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, thành xu thế không thể đảo ngược, được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đánh giá cao, bạn bè quốc tế ghi nhận”1. Sự thành công của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực do Đảng lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp giữa đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, với nhiều biện pháp. Tổng Bí thư chỉ ra rằng: “Hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để không dám tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực”2. 1, 2. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.13, 11. 34 MỐI QUAN HỆ GIỮA “XÂY” VÀ “CHỐNG” TRONG ĐẤU TRANH VỚI THAM NHŨNG, TIÊU CỰC PGS.TS. ĐẶNG QUANG ĐỊNH* Trong quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng, “xây” và “chống” là hai mặt của một vấn đề. Nếu “xây” là quá trình củng cố, tăng cường, nâng cao tính ổn định, vững chắc cho sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, thì “chống” là quá trình lọc bỏ những yếu tố không tích cực, cản trở sự phát triển, phá hoại sự ổn định của các sự vật, hiện tượng. Bởi lẽ, trong sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng, bên cạnh những yếu tố mới, tiến bộ thì luôn nảy sinh những yếu tố cũ, lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển. Đối với quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa thì việc “xây” và “chống” luôn được thực hiện nhằm bảo đảm tính hệ thống, tính vững chắc của chế độ, tăng cường sức mạnh của sự đoàn kết, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường niềm tin của nhân dân vào chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, đồng thời loại bỏ những yếu tố không phù hợp, cản trở sự phát triển, sự thống nhất của Đảng, sự ổn định của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ trọng tâm hiện nay chính là đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổ chức; củng cố niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Như vậy, cần xác định nguyên tắc là “chống” để “xây”, để tăng cường sự trong sạch, tính đoàn kết của Đảng, tăng cường đồng thuận xã hội; “xây” để nâng cao “sức đề kháng”, để phủ định những nhân tố cản trở sự tiến bộ, tích cực. Ph. Ăngghen đã sớm chỉ ra nguồn gốc, bản chất và tác hại do tham nhũng gây ra. Đó là xuất phát từ tính ích kỷ, từ lòng tham của con người. Trong tác phẩm Nguồn gốc * Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 35 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Ph. Ăngghen viết: “Chính những lợi ích thấp hèn nhất - tính tham lam tầm thường, lòng khao khát hưởng lạc thô bạo, tính bủn xỉn bẩn thỉu, nguyện vọng ích kỷ muốn ăn cắp của công... đã làm suy yếu xã hội thị tộc không có giai cấp và đưa xã hội đó đến chỗ diệt vong”1. V.I. Lênin cho rằng, nguyên nhân của tham nhũng là do chủ nghĩa quan liêu gây ra, do tư tưởng lạm dụng quyền lực của những người có chức, có quyền và do bệnh đặc quyền, đặc lợi mà có. V.I. Lênin xem quan liêu, tham nhũng là kẻ thù trực tiếp của chủ nghĩa cộng sản. Do vậy, nếu các đảng cộng sản và nhà nước chuyên chính vô sản không đấu tranh một cách kiên quyết để loại bỏ tệ quan liêu, tham nhũng, thì sớm muộn, tệ quan liêu, tham nhũng sẽ làm tiêu vong sự nghiệp xây dựng xã hội mới của những người cộng sản. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tham ô là gì? Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư; Đục khoét của nhân dân; Ăn bớt của bộ đội; Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”2. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Nạn lãng phí, tham ô là do bệnh quan liêu, mệnh lệnh trong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan Nhà nước gây ra”3. “Những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân”4. “Vì những lẽ đó, chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”5. Tham nhũng là “căn bệnh” của mọi nhà nước, mọi chế độ có giai cấp. Do vậy, từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, từ năm 1945, nguy cơ tham nhũng đã xuất hiện. Và từ đó đến nay, tham nhũng đã trở thành một hiện tượng rất phức tạp trong đời sống chính trị - xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc xử lý các hành vi tham ô, kiên quyết trừng trị bọn tham ô cho dù những kẻ đó ở vị trí nào trong xã hội. Ngay sau khi giành được chính quyền hơn 80 ngày, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL về việc thành lập Ban thanh tra đặc biệt và Toà án đặc biệt; ngày 18/01/1949, ký Sắc lệnh số 138/SL về tổ chức thanh tra Chính phủ nhằm xử lý những cán bộ sai phạm, trong đó có tham ô, tham nhũng. 1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.150. 2, 3, 4, 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.7, tr.355-356; t.12, tr.503; t.7, tr.358; t.7, tr.358. 36 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” Thể hiện quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trong từng nhiệm kỳ đại hội thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã có một hệ quan điểm, chủ trương và giải pháp cơ bản, cấp bách, có tính chiến lược về phòng, chống tham nhũng, và đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), Đảng ta chỉ rõ: tham nhũng, quan liêu cùng với nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là bốn nguy cơ, thách thức đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X, XI và nhiều Hội nghị Trung ương các khóa, Đảng ta đã xác định quan điểm, chủ trương và những giải pháp cơ bản, có tính chiến lược về phòng, chống tham nhũng. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, “Công tác phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”1. Vì vậy, Đại hội XIII thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn khi xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội lần này là: “Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”2, đồng thời khẳng định: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”3; “Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí…”4 là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, “đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”5 là một trong những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Đặc biệt, ngày 06/4/2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Thông báo kết luận về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nêu rõ: Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo 1, 2, 3, 4, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.76, 200, 193, 118, 284. 37 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, nhằm tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phòng, chống tham nhũng, Nhà nước ta đã thể chế hóa trong xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật, như: Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng năm 1998; Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; tháng 5/2009 đã thông qua Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban; lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở địa phương theo Quyết định số 138/2009/QĐ-TTg, ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ,... “Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí được chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả”, “hoàn thiện các luật, quy định về phòng, chống lãng phí”, “tăng cường hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật, tiến hành nhiều cuộc giám sát chuyên đề, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và những vấn đề liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực mà nhân dân bức xúc, dư luận quan tâm”1, v.v.. Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam nhận được sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, trở thành một yếu tố quan trọng để Đảng và Nhà nước Việt Nam nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh này. Năm 2006, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã được thành lập và được xác định là cơ quan trực thuộc Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, có chức năng chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Năm 2007, các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh được thành lập theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2007 và Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12, ngày 27/9/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn này còn một số hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh còn lúng túng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ; chưa phát huy tốt vai trò phối hợp hoạt động của các cơ quan Thanh tra, Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ở địa phương trong phòng, chống tham nhũng; chưa kịp 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.II, tr.212. 38 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” thời chỉ đạo cơ chế xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Do vậy, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (năm 2012), đã quyết định tổ chức lại Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban, chuyển đổi mô hình Ban Chỉ đạo trực thuộc Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu sang mô hình Ban Chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư đứng đầu. Hội nghị cũng quyết định không tổ chức ban chỉ đạo tỉnh, thành phố về phòng, chống tham nhũng. Tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng và có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng khi có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương. Mục đích của sự thay đổi này nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tăng cường tính độc lập tương đối của Ban Chỉ đạo với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Ngày 16/9/2021, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thay thế Quy định số 211-QĐ/TW, ngày 25/12/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Quy định này đã bổ sung chức năng của Ban Chỉ đạo là phòng, chống cả tham nhũng, tiêu cực, thay vì chỉ phòng, chống tham nhũng như trước đây. Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, là dấu ấn nổi bật, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, đánh giá cao, cộng đồng quốc tế ghi nhận, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ khi thành lập đến nay (2012 - 2022), Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa 977 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp được dư luận quan tâm. Trong đó Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi 39 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC 313 vụ án trọng điểm. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ án tồn đọng nhiều năm trước. Qua đó khẳng định, việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Nhờ đó, “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí có bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả tích cực, rõ rệt, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được nhân dân đồng tình, đánh giá cao, các tổ chức quốc tế ghi nhận”1. “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh, có bước đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, rõ rệt; tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm”2. “Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, quyết liệt, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu”, “góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”3, “nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, có tác dụng cảnh báo, răn đe, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy nhà nước, khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng”4. Tuy vậy, những năm gần đây, tình hình tham nhũng, tiêu cực có diễn biến phức tạp. “Những hiện tượng cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, thoái hóa, hư hỏng có chiều hướng tăng lên và ngày càng nghiêm trọng. Qua những vụ kỷ luật công bố gần đây trên báo chí cũng thấy rõ điều đó. Không ít đảng viên vào Đảng không phải để phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng, cho hạnh phúc của nhân dân, mà là để mưu cầu danh lợi. Một số người chẳng những không gương mẫu trước quần chúng, mà còn nêu gương xấu trước quần chúng. Một số người vô tổ chức, vô kỷ luật, kéo bè kéo cánh, nịnh bợ cấp trên, chèn ép quần chúng và cấp dưới, cơ hội chủ nghĩa, thực dụng chủ nghĩa, gây mất đoàn kết nội bộ. Nhiều người có quan hệ trực tiếp với vật tư, hàng, tiền, đã lợi dụng chức quyền và điều kiện công tác để tham ô, buôn lậu, ăn cắp của công, ăn hối lộ, thông đồng với bọn gian thương, tư sản để làm giàu. Điều nghiêm trọng là có không ít cán bộ, đảng viên, kể cả một số 1, 2, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.II, tr.54, 220, 209. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.78. 40 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” cán bộ cao cấp, đảng viên lâu năm bị những ham muốn vật chất cám dỗ, cũng chạy theo tiền tài, địa vị, sống ích kỷ, buông thả, tự do chủ nghĩa. Có những phần tử đã hoàn toàn biến chất, sống xa hoa, trụy lạc như những tên tư sản mới, cường hào mới, không còn một chút gì là tư cách đảng viên. Đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng chân chính hết sức bất bình trước những hiện tượng đó và lo ngại về sự xói mòn bản chất giai cấp công nhân và truyền thống tốt đẹp của Đảng”1. “Trong 10 năm qua (2012 - 2022), đã xử lý kỷ luật 2.740 tổ chức đảng và hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (có 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 36 ủy viên Trung ương, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang); qua thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm”2. “Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã khởi tố, điều tra gần 4.200 vụ/7.572 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế (trong đó, các tội về tham nhũng đã khởi tố, điều tra 455 vụ/1.054 bị can). Riêng Ban Chỉ đạo đã đưa 977 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ; trong đó Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 180 vụ án, 133 vụ việc; các cơ quan chức năng đã kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 120 vụ án/1.083 bị cáo, có 37 bị cáo nguyên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Đặc biệt thời gian gần đây, đã tập trung điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn, xảy ra trong lĩnh vực y tế, quản lý, sử dụng đất đai, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp... Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có chuyển biến tích cực; cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi 61.000 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 34,7% (năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 10%). Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi được gần 50.000 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 41,3%”3. Đại hội XIII nhấn mạnh: “Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc 1, 2. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.234-235, 26-27. 3. https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/nhieu-ket-qua-noi-bat-sau-10-nam-phong-chong-tham nhung-tieu-cuc-614088.html. 41 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”1. Trước đó, Đảng ta đã nhận định: “Tệ quan liêu, tham nhũng, suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy đảng và nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn, các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn tới chệch hướng”2. Tiếp tục thực hiện đấu tranh chống tham nhũng, Đại hội XIII chỉ rõ, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”3. Mới đây, trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Hiện nay, vấn đề có ý nghĩa quyết định tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng là Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của quần chúng; thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng; củng cố và xây dựng tổ chức đảng thật trong sạch, khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, làm cho Đảng thật sự xứng đáng là người lãnh đạo và người đầy tớ trung thành của nhân dân”4. “Một vấn đề hết sức quan trọng là phải khẩn trương làm trong sạch đội ngũ của Đảng, khắc phục các hiện tượng sa sút, thoái hóa về phẩm chất, lối sống của cán bộ, đảng viên. Phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là vấn đề có ảnh hưởng quyết định đến uy tín, danh dự của Đảng, tác động trực tiếp đến mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng. Quần chúng nhìn nhận, đánh giá Đảng nhiều 1, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.93, 193-194. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.79. 4. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.228. 42 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” khi thông qua phẩm chất, tư cách, lối sống của cán bộ, đảng viên. Nói quần chúng giảm sút lòng tin đối với Đảng không phải là giảm sút lòng tin đối với lý tưởng, sự nghiệp của Đảng, mà là đối với những cán bộ, đảng viên đã hư hỏng, sa đọa, đối với những tổ chức đảng đã rệu rã, không còn sức chiến đấu”1. Như vậy, bên cạnh việc xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mở rộng việc tập hợp, đoàn kết nhân dân, thì việc chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả là cơ sở để xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ. Đây là điều có ý nghĩa quyết định trong sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 1. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.234. 43 VẬN DỤNG NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA CUỐN SÁCH “KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC, GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH” VÀO THỰC TIỄN CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. NGUYỄN HOÀI ANH* HÀN ANH TUẤN** Từ thực tiễn khách quan của công cuộc đổi mới đất nước hơn 35 năm qua, với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã đạt được, chúng ta có cơ sở vững chắc để khẳng định rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”1. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia - dân tộc không ngừng được nâng cao; tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã có những chuyển biến rõ rệt, khởi sắc và tích cực hơn; tiềm lực quốc phòng, an ninh được củng cố và duy trì; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề được giải quyết; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được nâng lên ở một tầng cao mới. Bên cạnh đó, chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững và ngày càng phát huy tính ưu việt; sự đoàn kết, thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được tăng cường; vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng * Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. ** Công an huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.II, tr.322. 44 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” được giữ vững; niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách... Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng còn phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức mới đang trong quá trình phát triển đất nước, trong đó có vấn nạn về tham nhũng, tiêu cực - một trong những nguy cơ chính đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. 1. Nội dung và những giá trị cốt lõi được đề cập trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023) và 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (01/02/2013 - 01/02/2023), Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tuyển chọn, xuất bản và ra mắt cuốn sách“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Gói gọn trong 612 trang sách, gần 100 hình ảnh minh họa, được trình bày theo phong cách báo chí hiện đại, chuẩn bị một cách công phu, nghiêm túc và kỹ lưỡng, cuốn sách đã trả lời một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về các câu hỏi: Tham nhũng, tiêu cực là gì? Vì sao chúng ta phải đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực? Phải làm gì và làm như thế nào để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới? Với bố cục ba phần, cuốn sách đã tổng hợp, phân tích sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời, quyết liệt, kiên trì của đồng chí Tổng Bí thư: “Chống tham nhũng không chỉ kêu gọi suông mà phải bằng luật pháp”; “Lò nóng lên rồi, củi tươi cũng phải cháy”; “Chống tham nhũng không thể bỏ dở giữa chừng”; “Ai nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”; “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”; “Suy thoái tư tưởng chính trị là gốc của tham nhũng”. Cụ thể: Phần thứ nhất: Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam Ở phần này, cuốn sách tập trung phân tích, làm rõ nhận định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược”; đánh giá, phản ánh và tổng quan lại một cách chi tiết, toàn diện và khoa học 45 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC chặng đường 10 năm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến nay; khẳng định những bước tiến quan trọng trong “cuộc chiến” chống “giặc nội xâm” dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, ráo riết, quyết liệt của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ tuyệt đối của quần chúng nhân dân. Xác định phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, tức là trị tận “gốc” của tham nhũng, vì thế, sau hơn 35 năm đổi mới, trong các nhiệm kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng bàn và ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngoài ra, để làm rõ quan điểm chỉ đạo nhất quán của Tổng Bí thư đối với “xu thế” đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cuốn sách đã đề cập đến 4 phát biểu kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại các Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng các năm 2014, 2018, 2020, 2022; và kết luận tại 36 phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo, cho thấy rất rõ những bước tiến, bước chuyển mình quan trọng của “cuộc chiến” chống “giặc nội xâm” qua từng giai đoạn cách mạng. Cuốn sách đã chứng minh: Nếu như năm 2014, công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu và kỳ vọng của nhân dân1 thì đến năm 2022, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng và toàn diện2. Đồng chí Tổng Bí thư đã khẳng định: “Chúng ta cần thống nhất quan điểm: Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Đây không phải là cuộc đấu tranh giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ”, như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu”. Suy cho cùng, mỗi phát biểu và kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư đã trở thành “mệnh lệnh” của người đứng đầu trong cuộc chiến không khoan nhượng với “giặc nội xâm”. Số vụ việc, vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, xét xử công khai, đúng quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không qua loa, 1, 2. Xem Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.55, 116. 46 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” đại khái, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh và ngăn chặn kịp thời. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ và nói đúng sự thật, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, trong phát biểu kết luận tại các Hội nghị toàn quốc, đồng chí Tổng Bí thư đã đúc kết, rút ra 8 bài học kinh nghiệm có hàm lượng giá trị cao để củng cố thêm bản lĩnh và niềm tin từ thực tiễn phong phú của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua, đó là: biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế; tiến hành kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng; chú trọng công tác cán bộ; tích cực phòng ngừa chủ động phát hiện, kịp thời xử lý; tăng cường kiểm soát quyền lực; phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phù hợp với đặc điểm tình hình của nước ta. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đề ra một hệ thống gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, đề ra yêu cầu giai đoạn sau phải có bước tiến mới, quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả cao hơn giai đoạn trước. Điểm nổi bật ở phần này, trên cơ sở những bài phát biểu kết luận của Tổng Bí thư tại các phiên họp, cuộc họp, cuốn sách đã đúc kết và nhấn mạnh về 5 nội dung quan trọng: (1) Ban Chỉ đạo và từng thành viên phải “đúng vai, thuộc bài”, nghĩa là phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, không làm thay, làm “trèo” sang việc của cơ quan khác; phải nắm vững, nắm chắc nguyên tắc, luật pháp, cơ chế, chính sách, quy chế, quy định... (2) Hoàn thiện thể chế để “không thể” tham nhũng, tiêu cực, nhất là thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng. (3) Thi hành đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý hình sự, trong đó cần tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có sai phạm. (4) Tập trung xử lý những khâu yếu, việc khó, đặc biệt là trong giám định, định giá tài sản phục vụ điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về tham nhũng, trong thu hồi tài sản tham nhũng, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “tham nhũng vặt”. (5) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phần thứ hai: Nhất quán phương châm: “Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc”, gồm 22 bài viết, bài phát biểu được tuyển chọn từ hơn 47 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC 500 bài viết, bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, trong đó có bài được viết từ năm 1973. Điều này cho thấy, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành sự quan tâm, trăn trở, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngay từ rất sớm. Xuyên suốt các bài viết trong phần này cho thấy sự trăn trở trong suy nghĩ, tư duy sắc bén, nhãn quan chính trị vượt thời đại của Tổng Bí thư về “vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ xa, từ sớm mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, tức là trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực”. Tổng Bí thư luôn nhất quán quan điểm: “Một trong những bài học lớn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là phải giữ vững và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”. Bằng những lập luận đầy tính thuyết phục, 14 bài viết trong tổng số 22 bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ khi đổi mới đến nay đã được đồng chí quán triệt sâu sắc trên cơ sở đề cập những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, gắn với thực tiễn phát triển đất nước trong mỗi giai đoạn cách mạng. Đồng thời, cuốn sách đã tuyển chọn 8 bài viết của Tổng Bí thư về rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, trong đó có 04 bài được viết từ những năm 70 thế kỷ XX (1 bài viết năm 1973, 2 bài viết năm 1978 và 1 bài viết năm 1979). Đến thời điểm hiện tại, nhiều bài viết vẫn vẹn nguyên tính thời sự, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Các bài viết này thể hiện tư duy sắc bén của đồng chí trong việc đề cập đến các nội dung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, các “căn bệnh” mà đảng viên thường mắc phải, như “sợ trách nhiệm”, “thiếu ý thức bảo vệ của công”, “bòn vét của công”, “lợi dụng cương vị, quyền hạn”... và những chỉ dẫn, nhắc nhở cán bộ, đảng viên như “rèn luyện suốt đời, thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình”, trong đó, có bài về chủ đề này được đồng chí viết từ 50 năm trước, khi là biên tập viên trẻ tuổi của Tạp chí Cộng sản như bài “Bệnh sợ trách nhiệm” (năm 1973); hay bài “Của công, của riêng” (số 6/1978); “Móc ngoặc” (số 8/1978), “Làm xiếc” (năm 1985)… Tất cả những bài viết trên đều thể hiện rất rõ cái “tâm”, “tầm” và “tài” của người đảng viên cộng sản suốt đời “vì nước, vì dân”. Phần thứ ba: Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt. Tập hợp, chọn lọc 62 ý kiến đánh giá của các tầng lớp nhân dân, 10 ý kiến của đại biểu Quốc hội và 24 ý kiến của các chính khách, học giả, bạn bè quốc tế. Những ý kiến tâm huyết này thể hiện 48 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” sự ghi nhận, ủng hộ, niềm tin sâu sắc của người dân thuộc mọi tầng lớp, ở mọi vùng miền, lãnh thổ đối với cuộc chiến chống “giặc nội xâm” được tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên quyết, kiên trì, bền bỉ dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách mà đã trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội, của mọi tầng lớp nhân dân và đông đảo cán bộ, đảng viên. Từ đó cho thấy tinh thần đoàn kết, thống nhất, “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực của cả hệ thống chính trị trong thời gian qua. Đặc biệt, với quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải “là một phong trào, một xu thế không thể đảo ngược”, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta đã tạo được tiếng vang, ghi dấu ấn rõ nét, được bạn bè quốc tế ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao. Sự ủng hộ, đồng tình đó chính là sức mạnh to lớn trong cuộc chiến “không khoan nhượng”, không được phép “chùn chân”, “mỏi gối”, chỉ có tiến không có lùi, không thể đảo ngược, không thể “chững lại”, “tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đã đạt được, mà phải kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh, tiếp tục làm với một quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới” như đồng chí Tổng Bí thư đã nhiều lần nhắc nhở. Trên cơ sở nghiên cứu về những nội dung được đề cập trong cuốn sách, phải thừa nhận rằng, cuốn sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có những chỉ đạo, bài học kinh nghiệm tâm huyết về mặt thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Có thể khái quát về những ý nghĩa, giá trị đó ở một số điểm nổi bật sau đây: Thứ nhất, cuốn sách trở thành “cẩm nang” giúp các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân nắm vững, quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh đó, cuốn sách còn được ví như là “bức tranh” toàn cảnh phản ánh hết sức sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng vô tư, trong sáng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ khi còn trẻ cho đến khi giữ cương vị là người đứng đầu Đảng ta, tấm gương mẫu mực, giản dị, “nói đi đôi với làm”, hết lòng “vì nước, vì dân”. Qua đó, giúp mỗi cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về bản chất, chủ trương, đường lối và quyết tâm đấu tranh chống “giặc nội xâm”, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý 49 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC nghiêm tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta - một cuộc chiến không tiếng súng nhưng vô cùng quyết liệt, cam go. Thứ hai, cuốn sách là công trình lôgic về mặt đề cương, khoa học về mặt nghiên cứu, chặt chẽ về lập luận, chuẩn tắc về chính trị và truyền cảm hứng qua ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu và đầy tâm huyết1; là sự đúc kết từ thực tiễn phong phú, chân thực với sự kế thừa, chắt lọc những giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thể hiện sự chỉ đạo sâu sát, trách nhiệm, quyết liệt, toàn diện và tầm nhìn chiến lược của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần làm sáng rõ bước phát triển mới trong tổng kết thực tiễn, rút ra những vấn đề mang tính tư duy lý luận của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thứ ba, cuốn sách là sự kết tinh những giá trị cao quý về trí tuệ và nhân cách, sự trăn trở của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện, giáo dục cán bộ, đảng viên, chống sự suy thoái trong Đảng. Đồng thời, với tư duy lý luận sâu sắc, sự uyên thâm về tri thức với vốn thực tiễn phong phú song lại gần gũi, cuốn sách còn là cơ sở, nền tảng vững chắc để đấu tranh, phản bác có hiệu quả với các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động; củng cố niềm tin, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thứ tư, cuốn sách đã phân tích một cách thuyết phục thông qua tư duy của một nhà nghiên cứu lý luận cùng với kinh nghiệm thực tiễn phong phú suốt nhiều năm trực tiếp lãnh đạo Đảng; là sự lý giải rõ nhất, thuyết phục nhất cho câu hỏi tại sao Đảng ta luôn coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một cuộc chiến không ngừng, không nghỉ, không có ngoại lệ, không có vùng cấm; là sự nhất quán giữa “nói và làm”, sự “kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ”, sự “thống nhất giữa những nung nấu nhiều năm và hành động quyết liệt” trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Từ đó, nêu lên những vấn đề gợi mở, định hướng và đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, có giá trị quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. 1. https://noichinh.vn/tin-tuc-su-kien/tin-trung-uong/202302/le-ra-mat-cuon-sach-cua-dong chi-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-dien-ra-ngay-02022023-312121/. 50 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” 2. Vận dụng những giá trị của cuốn sách vào thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới Với sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn bộ hệ thống chính trị và sự lãnh đạo, chỉ đạo bài bản, quyết liệt và hiệu quả của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, đi vào thực chất, có bước đột phá chiến lược với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả tích cực. Từ thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian gần đây cho thấy, trong 10 năm (2012 - 2022), Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương đã ban hành hơn 250 văn bản về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó có nhiều chủ trương, quy định mạnh mẽ, quyết liệt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, đánh giá cao, triển khai thực hiện nghiêm túc, đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến rõ rệt. Cho đến nay, các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tương đối đầy đủ; cái cần nhất lúc này là sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí và hành động, là tổ chức thực hiện1. Cũng trong giai đoạn này, đã xử lý kỷ luật 2.740 tổ chức đảng và hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (có 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 36 ủy viên Trung ương, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang); qua thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế cũng đã được tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, không khoan nhượng, không nương nhẹ, không làm oan, sai, không bỏ lọt tội phạm; rất nghiêm minh, nhưng cũng rất nhân văn, nhân ái, có lý, có tình2. Có thể nói, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời gian qua đã thực sự đi vào thực chất, rất quyết liệt và nghiêm minh với phương châm “không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”; đồng thời, đã từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để bảo đảm bốn “không”, đó là: “không thể”, “không dám”, “không muốn”, 1, 2. Xem Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.31, 26-27. 51 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC “không cần” tham nhũng, tiêu cực; từ đó, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khôi phục, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, với chế độ, làm thất bại mọi sự xuyên tạc, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được là chủ yếu, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định: Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao1. Công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chuyển biến chưa rõ nét; trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng chưa được đề cao; việc phát hiện, xử lý tham nhũng còn hạn chế. Từ năm 2013 đến năm 2020, tỷ lệ các vụ án tham nhũng qua xét xử chỉ chiếm 16,17% trong tổng số vụ án kinh tế chức vụ, tham nhũng (1.899 vụ/11.740 vụ)2. Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ một số cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực. Hoạt động thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế, nhưng việc phát hiện tham nhũng để chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật còn ít; việc phát hiện tham nhũng, tiêu cực chủ yếu qua dư luận xã hội, đơn thư tố cáo, báo chí phản ánh hoặc khi có cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra mới phát hiện sai phạm. Tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp còn kéo dài. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn rất thấp so với số tài sản thực sự bị chiếm đoạt, thiệt hại. Cơ chế, thể chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng trên một số lĩnh vực chưa thật đầy đủ, đồng bộ, thậm chí còn bất cập, thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn; cơ chế kiểm soát quyền lực đối với tổ chức có thẩm quyền và người có chức vụ, quyền hạn chưa đủ mạnh; việc kiểm soát tài sản, thu nhập chưa chặt chẽ, hiệu quả. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục liêm chính, đạo đức công vụ, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.II, tr.217. 2. Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương 6: Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, ngày 31/8/2022, tr.45. 52 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn hiệu quả. Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo trá, gây bức xúc trong dư luận xã hội… Từ thực trạng nêu trên, cùng với việc nghiên cứu nội dung, vận dụng những giá trị của cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các cấp ủy đảng cần tập trung thực hiện có hiệu quả một số giải pháp trọng tâm sau đây: Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của các cấp ủy đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (ngày 30/6/2022), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”1. Do vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cần phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với vận mệnh của Đảng, của chế độ, phải biến những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo thành hành động thực tiễn và phải có lộ trình, mục tiêu, cách làm cụ thể. Cấp ủy đảng, người đứng đầu phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình; “phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, “không ngừng”, “không nghỉ” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm”2 trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Người được giao chức vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa; đồng thời phải tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, gắn kết chặt chẽ 1, 2. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.36, 104. 53 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC giữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; có biện pháp, hình thức phù hợp, hiệu quả để kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời những cán bộ, đảng viên xuất hiện biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của đảng viên, đạo đức công vụ, chuẩn mực, văn hóa liêm chính trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế của Ðảng và Nhà nước, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực “nhạy cảm” dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; khẩn trương rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật liên quan đến ngân hàng, tài chính, tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, quy hoạch xây dựng, đấu thầu, đấu giá, định giá… và các vấn đề cụ thể mà các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã kiến nghị, đề xuất. Tập trung đánh giá chính xác, cụ thể đặc điểm của tổ chức, bộ phận, vị trí công tác dễ xảy ra những vi phạm để có sự phân công, bố trí, có biện pháp kiểm tra, đánh giá kịp thời, ngăn chặn từ khi mới manh nha dấu hiệu vi phạm. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, bắt buộc định kỳ giải trình; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; hoàn thiện cơ chế khuyến khích, bảo vệ, khen thưởng người phát hiện, tố giác tham nhũng, tiêu cực. Kịp thời xử lý dứt điểm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng, tiêu cực. Quan tâm hoàn thiện thể chế và hệ thống kết cấu hạ tầng để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt... Từ đó, hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để tiến tới “không thể tham nhũng”. Ba là, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm về tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc các phương châm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng, của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng, nhất là phương châm “ngăn chặn từ gốc, phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn”; chọn đúng 54 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” khâu đột phá, “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực” trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật, làm rõ bản chất của tội phạm… Tiến hành đồng bộ giữa kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự. Kỷ luật của Đảng phải được thực hiện trước, là tiền đề, nền tảng để xử lý kỷ luật hành chính của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự. Kịp thời chỉ đạo giải quyết các vụ việc phát sinh mới, những vi phạm, sai phạm và các vụ án tham nhũng, tập trung vào những nhóm vi phạm, tội phạm tham nhũng: Do các cán bộ thực hiện công vụ nhũng nhiễu, “cò quay gây khó khăn để lấy tiền của người dân, của doanh nghiệp”; nhóm tội phạm tham nhũng trong công tác quản lý, điều hành, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đã tham ô, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với quyết tâm “tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó”, “rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn”, bảo đảm “thấu tình, đạt lý”, “tâm phục, khẩu phục”, nhằm “giáo dục cảnh tỉnh”, “răn đe, phòng ngừa sai phạm”. Kiên quyết xử lý nghiêm những người bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc xử lý hành vi tham nhũng. Qua điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kịp thời kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan chấn chỉnh, rà soát, thanh tra, kiểm tra để khắc phục các sơ hở, bất cập, góp phần vừa xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng, vừa hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, các ngành trong khối nội chính trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng không để kéo dài; thống nhất đưa xét xử điểm một số vụ án tham nhũng lớn để răn đe tội phạm. Bốn là, phát huy vai trò của nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện cơ chế giám sát của quần chúng nhân dân và dư luận xã hội đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thời gian tới, các cấp ủy đảng cần nghiên cứu để có những hình thức phù hợp mở rộng phạm vi tham gia, tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Chủ động, kịp thời tham mưu giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong nhân dân trên cơ sở tôn trọng những quy định của pháp luật và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân; khắc phục tình trạng mệnh lệnh hóa, hành chính hóa, quan liêu, xa rời quần chúng nhân dân. Đặc biệt, khi tiến hành đấu tranh phòng, chống tham nhũng “Phải biết dựa 55 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC vào dân, lắng nghe dân, cái gì mà quần chúng nhân dân hoan nghênh, ủng hộ thì chúng ta phải quyết tâm làm và làm cho bằng được; ngược lại, cái gì nhân dân không đồng tình, thậm chí căm ghét, phản đối thì chúng ta phải cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các sai phạm”1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và lợi dụng chức quyền để trục lợi. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi”2, gây bức xúc trong xã hội, tạo dư luận xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Vì vậy, cần có sự tham gia phối hợp với quyết tâm, trách nhiệm và hiệu quả cao nhất của cả hệ thống chính trị; đồng thời, cần phát huy tốt vai trò giám sát của nhân dân, có cơ chế thích hợp để quần chúng nhân dân giám sát được cán bộ, đảng viên, “biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”3. Năm là, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa hồng, vừa chuyên, vừa có đức, vừa có tài, có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí đấu tranh; phải “đúng vai, thuộc bài”; phải trung thực, liêm chính, “chí công vô tư” thực sự là “thanh bảo kiếm” sắc bén của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, phải “nêu cao tinh thần trách nhiệm và dũng khí trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, gương mẫu, đi đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,...”. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng; kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng. Kịp thời thay thế, đưa ra khỏi cơ quan phòng, chống tham nhũng những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, năng lực yếu kém, uy tín giảm sút, vi phạm kỷ luật, quy trình công tác... 1, 4. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.78, 141. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.II, tr.213. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.419. 56 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” Thực hiện nghiêm quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền, trước hết phải được tiến hành trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nỗ lực phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc. Sáu là, tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng, làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước chỉ làm “chùn bước” những ai có động cơ không trong sáng, đã trót “nhúng chàm” và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm”1. Vì vậy, trong những năm tới, các cơ quan chức năng cần chủ động nắm chắc tình hình, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán và giải quyết tố cáo tham nhũng, chú ý công tác thanh tra đột xuất, tập trung thanh tra những lĩnh vực, khâu công tác nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội, những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, bí mật; tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án… Đồng thời, công bố công khai các kết luận và kết quả kiểm tra, thanh tra có liên quan đến tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức. Cụ thể hóa và tăng cường kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trong các lĩnh vực, nhất là việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực, sai phạm về chuyên môn để trở thành tiếng chuông cảnh tỉnh cán bộ, công chức, đảng viên tự soi, tự sửa, tự tu dưỡng, rèn luyện. Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra, đảm bảo sự liêm chính trong hoạt động thanh tra. 1. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.126. 57 MỞ RỘNG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG RA KHU VỰC NGOÀI NHÀ NƯỚC: CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG TS. ĐỖ THU HUYỀN* PGS.TS. VŨ CÔNG GIAO** Dẫn nhập Do bản chất phức tạp, đa dạng và không ngừng biến đổi của hành vi tham nhũng, hiện vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về tham nhũng được thừa nhận chung trên toàn thế giới. Đến nay, các quốc gia và tổ chức quốc tế có những cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa về tham nhũng. Từ quan điểm cho rằng căn nguyên của tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực công, Ngân hàng Thế giới định nghĩa: “Tham nhũng là sự lạm dụng chức vụ công để tư lợi”1. Tương tự, cơ quan phòng, chống ma tuý và tội phạm Liên hợp quốc xác định: “Tham nhũng là việc lạm dụng vị trí công hay tư để tư lợi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp”2. Tuy nhiên, từ quan điểm cho rằng cần mở rộng khái niệm tham nhũng tới khu vực tư nhân, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) định nghĩa: “Tham nhũng là sự lợi dụng chức vụ công hoặc * Thanh tra Chính phủ. **Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 1. Xem World Bank, Dr.Vinay Bhargava: The Cancer of Corruption (Căn bệnh tham nhũng), 2005, tr.1. 2. Xem UNODC: United Nations Handbook on Practical Anti-Corruption measures for prosecutors and investigators (Cẩm nang của Liên hợp quốc về các biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu dành cho công tố viên và điều tra viên), 2004, tr.23. 58 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” tư để tư lợi”1. Cũng theo hướng này, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi lạm dụng thẩm quyền được giao để tư lợi”. Như vậy, có thể thấy phạm vi của các định nghĩa về tham nhũng của các tổ chức đã nêu có sự khác biệt, trong đó có định nghĩa chỉ giới hạn vấn đề tham nhũng ở khu vực công (khu vực nhà nước), còn một số định nghĩa khác mở rộng khái niệm tham nhũng sang cả khu vực tư (khu vực ngoài nhà nước). Những cách hiểu trên cũng gây ra những tranh luận nhất định ở Việt Nam, khi Đảng và Nhà nước chủ trương mở rộng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng sang khu vực ngoài nhà nước, sau một thời kỳ chỉ giới hạn trong khu vực công. Trong tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã khẳng định sự cần thiết phải mở rộng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nước, xem đó là một trong những bước tiến mới về nhận thức của Đảng trong lĩnh vực này2. Vậy, cơ sở lý luận, thực tiễn của chủ trương quan trọng này là gì? Bài viết này góp phần trả lời câu hỏi đó. Với mục đích như vậy, phần đầu của bài viết tập trung làm rõ khái niệm, các biểu hiện và hậu quả của tham nhũng trong khu vực tư. Phần thứ hai của bài viết phân tích những quy định trong pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư. Phần tiếp theo khảo sát thực trạng và khung pháp luật Việt Nam về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động của các doanh nghiệp. Phần cuối cùng của bài viết gợi mở một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam trong những năm tới. 1. Khái niệm, các biểu hiện và hậu quả của tham nhũng trong khu vực tư 1.1. Khái niệm tham nhũng trong khu vực tư Trong những thập niên gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của những quốc gia đang chuyển đổi nói riêng đã và đang chứng kiến sự vươn lên và phát triển ngày càng mạnh mẽ của khu vực tư nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân lớn. Cùng với sự gia tăng về quy mô phát triển của khu vực tư nhân, 1. Xem ADB: Anti-Corruption and Integrity (Chống tham nhũng và sự liêm chính), 2010, tr.31. 2. Xem Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.19. 59 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC sự điều tiết của nhà nước có xu hướng ngày càng thu hẹp lại, tất cả đang đặt ra những thách thức lớn đối với việc bảo đảm tính liêm chính của khu vực tư nhân, và rộng hơn là của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, khác với việc phòng, chống tham nhũng trong khu vực công, nhận thức về phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư có phần hạn chế và thường được pháp luật của các quốc gia điều chỉnh muộn hơn so với khu vực công, vì một số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, do quan niệm phổ biến cho rằng, tham nhũng chủ yếu gắn liền với việc lạm dụng quyền lực nhà nước, vì thế, tham nhũng trong khu vực tư dù có xảy ra nhưng thường không nhức nhối, gây bức xúc trong dư luận. Bên cạnh đó, vì lợi nhuận, các doanh nghiệp luôn chú ý áp dụng các biện pháp cần thiết để giữ gìn uy tín của doanh nghiệp mình, nên ngay cả khi phát hiện tham nhũng, các doanh nghiệp có xu hướng chỉ xử lý nội bộ hoặc tự thỏa thuận, dàn xếp mà không qua con đường tư pháp để đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp trước công chúng1. Điều này khác với tâm lý phổ biến “cha chung không ai khóc” trong điều hành, quản lý ở khu vực công. Thứ hai, ngay trong nội bộ khu vực tư nhân, chi phí không chính thức được doanh nghiệp chi trả để dành được những ưu thế không chính đáng được coi như một sự đầu tư cần thiết vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Trong khi chức năng của khu vực công là đem lại các giá trị công, dịch vụ công và đại diện cho lợi ích công thì khu vực tư nhân thường cho rằng họ chỉ phải chịu trách nhiệm với các cổ đông của mình. Thứ ba, quan niệm truyền thống thường cho rằng, tham nhũng chủ yếu được khởi xướng bởi “bên cầu” (demand-side), tức là cán bộ, công chức và trong quan hệ này, doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng vai trò là “bên cung” (supply-side). Trong bối cảnh có sự giao thoa, gắn kết và dịch chuyển giữa hai khu vực công và khu vực tư khiến việc xác định nội hàm và ngoại diên của hai khu vực này ngày càng khó xác định, các quốc gia thường ưu tiên tập trung chống tham nhũng có trọng tâm, trọng điểm, trước hết kiểm soát tham nhũng trong khu vực công để phù hợp với những nguồn lực trước mắt. Tuy nhiên, cần thấy rằng, tính chất, mức độ nguy hiểm và mục đích của hành vi tham nhũng ở cả khu vực công và tư cơ bản là giống nhau, dù có một số khác biệt về: 1. Xem Antonio Argandona: Private-to-Private Corruption (Tham nhũng trong khu vực tư nhân), Tài liệu của IESE, 2003, tr.3. 60 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” (i) Chủ thể thực hiện hành vi: trong khi chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng trong khu vực công thường được quy định là người có chức vụ, quyền hạn nhất định thì chủ thể này trong khu vực tư lại là những cá nhân không mang quyền lực nhà nước; (ii) Bản chất quyền hạn, thẩm quyền bị lạm dụng: quyền hạn, thẩm quyền trong hành vi tham nhũng ở khu vực tư không mang tính quyền lực nhà nước mà chỉ là một số quyền và trách nhiệm cụ thể để thực hiện công việc được giao phụ trách; (iii) Phạm vi, quy mô của quyền lực và quyền hạn mà chủ thể nắm giữ và lạm dụng: hành vi tham nhũng trong khu vực tư thường giới hạn trong các hoạt động kinh tế, tài chính, thương mại và hoạt động kinh doanh, tức là có phạm vi hẹp hơn rất nhiều so với ở khu vực công. Thêm vào đó, như đã đề cập, trong bối cảnh sự điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế có xu hướng ngày càng thu hẹp lại, trong vấn đề tham nhũng, đôi khi vai trò cung - cầu được hoán đổi cho nhau giữa công chức và doanh nghiệp tư nhân. Đó là khi doanh nghiệp không phải là nạn nhân mà chủ động là tác nhân cho tham nhũng để trục lợi. Vì vậy, xử lý tham nhũng trong khu vực tư cũng góp phần chống tham nhũng trong khu vực công. Đặc biệt, việc hàng loạt vụ bê bối tham nhũng có liên quan đến khu vực tư bị phanh phui trong những năm gần đây ở nhiều nước1 đã khiến cộng đồng quốc tế nhận thấy “mảng tối” ẩn giấu của quyền lực, và thực tế là tham nhũng trong khu vực tư gây ra những hậu quả cho nền kinh tế nặng nề không kém tham nhũng trong khu vực công2. Theo PriceWaterhouseCoopers, một trong 04 công ty kiểm toán lớn nhất trên thế giới, bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt trong cách thế giới nhìn nhận về hành vi gian lận và tham nhũng. Khảo sát về Tội phạm Kinh tế và Gian lận Toàn cầu 1. Điển hình là vụ bê bối của Siemens - một trong những tập đoàn lớn nhất Châu Âu, bị phanh phui vào năm 2007 với những cáo buộc về các giao dịch đáng ngờ lên tới 1,3 tỷ USD (từ năm 2000 - 2006) có được từ hành vi hối lộ để dành những hợp đồng viễn thông béo bở ở Nigeria, Libya và Nga. Vụ bê bối buộc Chủ tịch và CEO của Siemens phải từ chức. Vào cuối năm 2015, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) cũng vướng vào bê bối lịch sử do bị cáo buộc về những khoản hối lộ xuyên quốc gia được chi trả cho quan chức cấp cao của FIFA để giành được quyền đăng cai World Cup và độc quyền truyền hình. Tiếp đó là vụ bê bối bị phanh phui từ sự kiện Hồ sơ Panama, đã hé lộ đường dây rửa tiền giúp nhiều doanh nghiệp và cá nhân trên thế giới trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố… 2. Xem JenKins, M.: The relationship between business integrity and commercial success (Mối quan hệ giữa liêm chính kinh doanh và thành công thương mại), 2018; Transparency International: Bribe Payers Index 2011 (Chỉ số Người đưa hối lộ năm 2011). 61 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC năm 2018 của tổ chức này cho thấy “nhu cầu mạnh mẽ về trách nhiệm giải trình từ cả công chúng lẫn chính phủ, trong cả khu vực công và khu vực tư”1. Giống như khái niệm tham nhũng, hiện tại trên thế giới cũng chưa có định nghĩa thống nhất về tham nhũng trong khu vực tư, nhưng qua những phân tích trên, có thể hiểu tham nhũng trong khu vực tư là: “... hành vi tham nhũng xảy ra khi một người quản lý hoặc nhân viên của một tổ chức hoặc doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện thẩm quyền hay sử dụng vị thế trái với quy định, vì lợi ích của chính mình hoặc của người hoặc tổ chức khác, gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho doanh nghiệp hoặc tổ chức mà họ đang làm việc”2. 1.2. Các dạng tham nhũng trong khu vực tư Theo một nghiên cứu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố vào năm 2018, tham nhũng trong khu vực tư thường biểu hiện dưới những hình thức sau: Hối lộ: Hối lộ trong khu vực tư có thể được thực hiện bởi một người điều hành doanh nghiệp hoặc nhân viên doanh nghiệp đối với một cá nhân hoặc pháp nhân đối tác4. Thực chất đó là các khoản thanh toán bí mật cho người quản lý hoặc nhân viên của công ty đối tác để những người đó giúp công ty đưa hối lộ loại trừ các đối thủ cạnh tranh khác. Người quản lý và nhân viên các công ty có thể lợi dụng ảnh hưởng và thẩm quyền của mình để yêu cầu được hối lộ hoặc nhận các khoản “lại quả” từ các đối tác tiềm năng. Tham ô: Tham ô tài sản (hay còn gọi là biển thủ) xảy ra khi một doanh nghiệp ủy quyền cho một cá nhân nào đó quản lý tài sản hoặc tài chính và người này đã lợi dụng niềm tin của công ty để chuyển tiền hoặc tài sản đang quản lý cho chính họ để trục lợi cá nhân mà không được sự đồng ý của công ty. Thông đồng: Thông đồng (hay câu kết) được hiểu là một thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh về giá và phân chia thị trường để đôi bên cùng có lợi. Ví dụ, 1. Xem Pricewaterhouse Coopers: Pulling Fraud Out of the Shadows, Global Economic Crime and Fraud Survey (Đưa gian lận ra khỏi bóng tối, tội phạm kinh tế toàn cầu và khảo sát về gian lận), 2018. 2, 3. Về vấn đề này, xem thêm: Antonio Argandona: Private-to-Private Corruption (Tham nhũng trong khu vực tư nhân), Sđd, tr.4, 3. 4. Xem Boles JR: The two faces of bribery: International Corruption Pathways Meet Conflicting Legislative Regimes, Michigan Journal of International Law, 35:4, 2014. 62 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” quan chức và doanh nghiệp có thể thỏa thuận tăng giá trị đầu tư, cắt xén nguyên liệu, rút ruột công trình... Mua bán thông tin nội bộ: Mua bán thông tin nội bộ là việc nhân viên của công ty nhận tiền và trao thông tin mật của công ty mình cho công ty khác1. Việc có được những thông tin nội bộ của doanh nghiệp khác sẽ tạo lợi thế cho các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là khi tham gia đấu thầu. Tặng quà: Việc nhận quà tặng trong quá trình làm việc có thể được coi là nhận hối lộ hoặc nhận tiền hoa hồng bí mật khi mà sau đó người nhận quà tặng chủ ý gây ảnh hưởng hoặc tác động không chính đáng đến quá trình ra quyết định của công ty mình theo hướng có lợi cho tổ chức, cá nhân tặng quà2. Xung đột lợi ích: Là tình huống mà trong đó tồn tại mâu thuẫn giữa trách nhiệm với công việc và lợi ích cá nhân của người quản lý hoặc nhân viên trong doanh nghiệp, mà có thể dẫn đến hành động bỏ qua trách nhiệm công việc để đạt được lợi ích cá nhân của người quản lý hoặc nhân viên đó. 1.3. Hậu quả của tham nhũng trong khu vực tư Tham nhũng trong khu vực tư cũng gây ra những hậu quả về nhiều mặt: Thứ nhất, ở tầm vĩ mô, tham nhũng trong khu vực tư cũng là một trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia, do nó có tác động tiêu cực đến tính cạnh tranh lành mạnh, công bằng của thị trường. Tham nhũng trong khu vực tư cũng cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài vì các nhà đầu tư không thể dự báo được những chi phí không chính thức có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh của họ ở quốc gia đó. Thứ hai, tham nhũng trong khu vực tư gây ảnh hưởng đến chính sự phát triển của những doanh nghiệp có liên quan. Nhiều nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp tư nhân dính líu đến tham nhũng có mức độ tăng trưởng chậm hơn so với những doanh nghiệp kinh doanh liêm chính3. Điều này là bởi tham nhũng đã tàn phá 1. Xem Maira Martini, TI: Regulating Private-to-Private Corruption (Điều chỉnh tham nhũng trong khu vực tư), 2014, tr.3. 2. Xem Krista Lee-Jones, TI: Regulating Private-to-Private Corruption (Điều chỉnh tham nhũng trong khu vực tư), 2018, tr.3. 3. Xem Ronald E. Berenbeim: Chống tham nhũng ở Đông Á - Giải pháp từ khu vực kinh tế tư nhân), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.23. 63 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC hình ảnh, uy tín của các doanh nghiệp, và khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải chịu áp lực lớn từ các chi phí không chính thức trong hoạt động kinh doanh. Thứ ba, tham nhũng trong khu vực tư ảnh hưởng đến hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong khu vực công, bởi nó làm đạo đức công vụ xuống cấp và hệ thống hành chính trở nên bất công khi hối lộ trở thành thói quen và được mặc nhiên chấp nhận. Khi tình trạng tham nhũng hoành hành trong khu vực tư, các doanh nghiệp sẽ dần biến đổi, từ chỗ chỉ là nạn nhân của nạn tham nhũng sẽ chủ động trở thành “tác nhân” của tham nhũng khi móc nối với những chủ thể trong khu vực công để cùng nhau trục lợi bất chính. Ở mức độ nghiêm trọng nhất, sẽ xuất hiện tình trạng doanh nghiệp tư nhân “lũng đoạn” chính sách công (state capture)1 và chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism)2, từ đó gây hỗn loạn nền kinh tế và hệ thống chính trị, đồng thời gây thất thoát phần lớn nguồn thu nhập và tài sản quốc gia. Thứ tư, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất của tham nhũng trong khu vực tư chính là người dân đóng thuế vì phải bỏ tiền ra nhiều hơn để nhận lại những sản phẩm, dịch vụ chất lượng thấp hơn, thậm chí là không bảo đảm độ an toàn3. Về lâu dài, điều này ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức của người dân về giá trị, chuẩn mực xã hội nói chung. Khi văn hóa “muốn gian lận, hãy chi đậm” trở thành “luật chơi” ăn sâu vào tiềm thức của doanh nghiệp tư nhân thì thay vì nỗ lực đem đến những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt với giá thành phải chăng nhất cho xã hội, các doanh nghiệp sẽ chỉ quan tâm đến việc hối lộ, gian lận để giành lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh mà không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng và của xã hội. 1. Xem Joel Hellman and Daniel Kaufmann: Confronting the Challenge of State Capture in Transition Economies, tại https://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/2001/09/hellman.htm, truy cập ngày 25/02/2023. 2. Xem Stephen Haber: Introduction: The Political Economy of Crony Capitalism, tại https://www.hoover.org/sites/default/files/uploads/documents/0817999620_xi.pdf, truy cập ngày 25/02/2023. 3. Xem Vito Tai & Hamid Davoodi: Roads to Nowhere: How Corruption in Public Investment Hurts Growth (Những con đường không dẫn tới đâu: Tham nhũng trong đầu tư công gây tổn hại đến sự tăng trưởng như thế nào?),1998, tr.5. 64 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” 2. Phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư theo pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia 2.1. Phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư theo pháp luật quốc tế Trong thực tế, vấn đề phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư đã được thể chế hóa trong pháp luật quốc tế (bao gồm pháp luật khu vực) từ khá sớm. Ở cấp độ toàn cầu, pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư được quy định trong một số công ước, thỏa ước quốc tế tiêu biểu như: ● Công ước về chống hối lộ công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế của OECD (1997)1: Với nỗ lực thiết lập một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp cũng như đề cao các giá trị đạo đức trong kinh doanh, Công ước này tập trung vào các quy định cấm các doanh nghiệp chi trả bất hợp pháp cho các công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế. Dù vậy, Công ước chưa có quy định cụ thể về tham nhũng trong nội bộ khu vực tư và mới chỉ đề cập đến “tham nhũng chủ động”, tức là hành vi đưa hối lộ, mà chưa quy định về “tham nhũng bị động”, tức là hành vi giành lấy hay duy trì việc kinh doanh hay lợi thế không hợp pháp trong kinh doanh. ● Thỏa ước toàn cầu của Liên hợp quốc (1999)2: Thỏa ước này là một sáng kiến tự nguyện dựa trên cam kết của các doanh nghiệp về áp dụng các chính sách kinh doanh bền vững và có trách nhiệm với xã hội. Thỏa ước đề ra một loạt nguyên tắc về bảo đảm quyền con người, quyền lao động, bảo vệ môi trường và phòng, chống tham nhũng. Nguyên tắc thứ 10 của Thỏa ước thể hiện cam kết về trách nhiệm của khu vực tư nhân với phòng, chống tham nhũng: “Các doanh nghiệp phải chống lại tham nhũng dưới bất cứ hình thức nào, bao gồm các hành vi vòi vĩnh và hối lộ”. ● Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC, 2003)3: UNCAC là điều ước toàn cầu về phòng, chống tham nhũng có sự tham gia của đa số quốc gia trên 1. OECD Convention on Combating Bribery of Foreign Public Officials in International Busi ness Transactions, tại https://www.oecd.org/corruption/oecdantibriberyconvention.htm, truy cập ngày 25/02/2023. 2. The UN Global Compact, https://widgets.weforum.org/history/1999.html, truy cập ngày 25/02/2023. 3. United Nations Convention against Corruption, tại https://www.unodc.org/unodc/en/trea ties/CAC/, truy cập ngày 25/02/2023. 65 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC thế giới. So với các điều ước quốc tế trước đó, UNCAC đề cập sâu và toàn diện hơn đến vấn đề phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư nhân. Cụ thể, UNCAC khuyến nghị các quốc gia thành viên, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình, cần “... thực thi các biện pháp để phòng ngừa tham nhũng liên quan đến khu vực tư, tăng cường các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán trong khu vực tư và khi thích hợp, ban hành những chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự hiệu quả tương xứng và có tính răn đe đối với những hành vi không tuân thủ các biện pháp này” (Điều 12). Bên cạnh đó, vấn đề phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư còn được đề cập trong một số điều khoản khác của UNCAC như: mua sắm công (Điều 9), trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Điều 26), bảo vệ người tố cáo (Điều 33), hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật (Điều 33), hợp tác giữa các cơ quan quốc gia và khu vực tư nhân (Điều 39), bí mật ngân hàng (Điều 40). Tuy nhiên, những hành vi tham nhũng cụ thể trong khu vực tư được quy định trong UNCAC hiện mới chỉ bao gồm: hối lộ trong khu vực tư (Điều 21) và tham ô tài sản trong khu vực tư (Điều 22). Ở cấp độ khu vực: Vấn đề phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư cũng được đề cập trong một số điều ước, thỏa thuận khu vực, điển hình như: Công ước Luật hình sự về chống tham nhũng của châu Âu (2003), Công ước liên Châu Phi về phòng ngừa và chống tham nhũng (2003)... Bên cạnh những điều ước quốc tế và khu vực, cũng cần kể đến những bộ tiêu chuẩn do các tổ chức quốc tế xây dựng để hỗ trợ hoạt động phòng, chống tham nhũng trong nội bộ của các doanh nghiệp, tiêu biểu như: hướng dẫn liêm chính doanh nghiệp của Văn phòng thương mại quốc tế (ICC)1; hệ thống quản lý chống hối lộ ISO 370012 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO); nguyên tắc kinh doanh để chống hối lộ của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (2013)3; GRI 205 về Chống tham nhũng của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI)... 4. 1. Xem ICC Business Integrity Compendium (2017), truy cập tại: https://cdn.iccwbo.org/ content/uploads/sites/3/2017/12/icc-business-integrity-compendium2017-web.pdf, truy cập ngày 25/02/2023. 2. https://www.iso.org/iso-37001-anti-bribery-management.html, truy cập ngày 25/02/2023. 3. Xem TI: Business Principles for Countering Bribery (Nguyên tắc kinh doanh để chống hối lộ), 2013. 4. Nguồn GRI 205, https://www.globalreporting.org/standards/gri-standards-download-cen ter/gri-205-anti-corruption/, truy cập ngày 25/02/2023. 66 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” 2.2. Phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư theo pháp luật của một số quốc gia Ngày càng có nhiều nước trên thế giới ban hành những quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư, trong đó đề cập đến những vấn đề cụ thể như: (i) Hình sự hóa hành vi hối lộ trong khu vực tư Luật chống hối lộ của Vương quốc Anh năm 2010 hình sự hóa cả hành vi hối lộ chủ động và bị động mà không phân biệt chủ thể của hành vi là công chức hay là công ty tư nhân. Theo đó, khái niệm về “tiền hoặc các lợi ích khác” có nội hàm rất rộng, có thể là quà tặng hoặc việc giao thực hiện một hợp đồng với một doanh nghiệp cụ thể. Hành vi đưa và nhận hối lộ có thể phải chịu mức án 10 năm tù hoặc phạt tiền hoặc cả hai hình phạt này. Bộ luật hình sự Hàn Quốc quy định cấm các hành vi tham nhũng trong khu vực tư, ví dụ như hối lộ để được giao thầu1. Người đưa hối lộ có thể đối mặt với mức án 02 năm tù hoặc phạt tiền khoảng 4.800 đôla Mỹ, còn người nhận hối lộ có thể phải chịu hình phạt lên tới 05 năm tù hoặc phạt tiền khoảng 9.500 đôla Mỹ. Ở Trung Quốc, Luật chống cạnh tranh không bình đẳng (sửa đổi năm 2017) có quy định về hối lộ trong hoạt động thương mại. Điều 7 của Luật này quy định: “các chủ doanh nghiệp không được sử dụng các biện pháp tài chính hoặc các biện pháp khác để hối lộ những pháp nhân và thể nhân sau đây nhằm tìm kiếm các cơ hội kinh doanh hoặc các lợi thế cạnh tranh: (i) nhân viên của các đối tác; (ii) các pháp nhân hoặc thể nhân được ủy quyền bởi các đối tác để xử lý công việc; (iii) các pháp nhân hoặc thể nhân có khả năng lợi dụng vị trí công tác hoặc sự ảnh hưởng của mình để tác động lên các giao dịch”. Chế tài cho hành vi hối lộ lên tới 480.000 đôla Mỹ, ngoài ra còn bị tịch thu các lợi ích bất hợp pháp khác có được từ hành vi hối lộ. Doanh nghiệp hối lộ còn có thể bị rút giấy phép kinh doanh tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi hối lộ. Luật phòng ngừa tham nhũng của Singapore (PCA) cũng quy định về hành vi nhận và đưa một cách bất hợp pháp một khoản tiền để khích lệ hay thưởng cho một người thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nào đó. Hình phạt tối đa cho hành vi này theo quy định của PCA là 76.000 đôla Mỹ. 1. Xem Moon, HW, Nam, S, & Lee SH., https://gettingthedealthrough.com/area/2/jurisdic tion/35/anti-corruption-regulation-korea/, truy cập ngày 25/02/2023. 67 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC (ii) Hình sự hóa trách nhiệm của pháp nhân: Luật phòng ngừa tham nhũng của Singapore quy định, “người” thực hiện hành vi tham nhũng được coi là tội phạm và giải thích rằng, “người” ở đây được hiểu là thể nhân hoặc pháp nhân. Pháp luật Thụy Sĩ quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân nếu pháp nhân không chứng minh được là đã “thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết và thỏa đáng về mặt tổ chức” để phòng ngừa hành vi tội phạm… (iii) Tăng cường hợp tác công - tư: Ở Pháp, Cơ quan phòng, chống tham nhũng đã thực hiện một chương trình chung với khu vực tư nhân nhằm xác định những thực tiễn tốt cho các doanh nghiệp và người lao động, qua đó giúp họ tránh những hành vi sai trái và có những ứng xử chuyên nghiệp phù hợp với pháp luật và quy định về phòng, chống tham nhũng1. Để huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào phòng, chống tham nhũng, Ủy ban chống tham nhũng độc lập (ICAC) của Hồng Kông đã thành lập Bộ phận Tư vấn phòng ngừa tham nhũng (CPAS) để tư vấn cho các doanh nghiệp về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, bao gồm: kỹ năng xây dựng bộ quy tắc ứng xử, thủ tục mua sắm, đấu thầu, các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán, quản trị nhân sự, năng lực đào tạo, xây dựng các công cụ để tự kiểm soát và phòng ngừa tham nhũng2... 3. Thực trạng, ý nghĩa của việc mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng sang khu vực tư ở Việt Nam 3.1. Thực trạng tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam Trong vài năm gần đây đã có một số nghiên cứu về thực trạng tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam. Có thể tóm tắt một số kết quả chính như sau3: 1. Xem UNODC: Legislative guide for the implementation of the UNCAC (Hướng dẫn lập pháp về việc thực hiện UNCAC), 2006, tr.41. 2. Xem Hong Kong Independent Commission Against Corruption (ICAC), Corruption Pre vention Department, http://www.icac.org.hk/en/cpd/work/bs/index.html. 3. Xem Viện Khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ: Báo cáo tổng thuật Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam, Chủ nhiệm: TS. Đinh Văn Minh, tr.30-70. 68 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” Tham nhũng trong quan hệ giữa doanh nghiệp và khu vực công Báo cáo khảo sát của Thanh tra Chính phủ năm 2013 về “Tham nhũng, hối lộ trong hoạt động của doanh nghiệp: Thực trạng và giải pháp”1 cho thấy, tham nhũng trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước thường được biểu hiện ở hai nhóm hành vi cơ bản, đó là “chi phí không chính thức” và “quan hệ nhóm lợi ích”. Chi phí không chính thức: Theo kết quả khảo sát kể trên, 80% số doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng đây là thực trạng “rất phổ biến” (37%) và “phổ biến” (43%). Chi phí không chính thức gây ra áp lực lớn trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (“khá tốn kém cho doanh nghiệp” (60%) và “tạo ra môi trường kinh doanh không công bằng giữa các doanh nghiệp” (57%)). Tuy nhiên, đáng chú ý là chỉ 30% số trường hợp doanh nghiệp đưa hối lộ là do công chức gợi ý, nhũng nhiễu; 70% số trường hợp là do doanh nghiệp chủ động thực hiện. Lý do là bởi 32% doanh nghiệp cho rằng chi trả chi phí không chính thức là cách nhanh nhất để được việc; 26% tin rằng chi phí này nhỏ hơn so với lợi ích mang lại và 18% cho rằng không có những khoản chi trả này thì không giải quyết được công việc2. Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu quản trị xã hội và Đại sứ quán Anh (2017) cho thấy, các doanh nghiệp cho biết tỷ lệ chi trả chi phí không chính thức không có chiều hướng giảm mà tăng đều qua các năm: 50% (2013), 64,5% (2014) và 66% (2015)3. Khảo sát gần đây nhất của VCCI cho thấy 59% doanh nghiệp tự hiểu “luật bất thành văn” khi đấu thầu mua sắm công phải chi “hoa hồng”, với mức phổ biến là 3-7% giá trị gói thầu4. Quan hệ nhóm lợi ích: Kết quả nghiên cứu của Thanh tra Chính phủ năm 2012 cho thấy5, gần 40% doanh nghiệp cho rằng mục tiêu của nhóm lợi ích là dùng quan hệ để trục lợi; 80% số doanh nghiệp cho rằng “nhóm lợi ích” đem lại “lợi thế kinh doanh không chính đáng” cho một hoặc một số ít doanh nghiệp, tạo nên môi trường 1, 2. Xem Thanh tra Chính phủ: Tham nhũng, hối lộ trong hoạt động của doanh nghiệp: Thực trạng và giải pháp, tr.11, 40. 3. Xem CENSOGOR & British Embassy Hanoi: Phòng ngừa tham nhũng trong kinh doanh: Đánh giá dưới góc nhìn thực tiễn của doanh nghiệp, 2017, tr.30. 4. Xem Thanh Lam: “Cẩm nang thông thầu tại ba vụ tham nhũng trong đầu tư công”, VnExpress, 01/3/2023, https://vnexpress.net/cam-nang-thong-thau-tai-ba-vu-tham-nhung-trong dau-tu-cong-4575684.html, truy cập ngày 02/3/2023. 5. Xem Thanh tra Chính phủ & Ngân hàng thế giới: Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, tr.42. 69 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC kinh doanh bất bình đẳng, không minh bạch, tăng mức độ rủi ro của thị trường. Đáng chú ý là có tới 54,6% doanh nghiệp đồng ý với nhận định là: trong mối quan hệ “nhóm lợi ích”, doanh nghiệp thường có vai trò “chủ động” và là tác nhân gây ra tham nhũng, chỉ có 20,3% không đồng ý về nhận định này. Đánh giá của các cơ quan chức năng cho thấy những năm gần đây tội phạm về kinh tế, tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” (móc ngoặc giữa doanh nghiệp tư nhân và quan chức nhà nước) có chiều hướng gia tăng (theo báo cáo của Chính phủ, loại án này tăng 33,33% vào năm 2022); nhiều vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong các lĩnh vực y tế, đất đai, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán… xảy ra ở cả khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tiêu biểu như các vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC), Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Tân Hoàng Minh1... Tham nhũng trong quan hệ giữa các doanh nghiệp trong khu vực tư Hình thức biểu hiện phổ biến của tham nhũng trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân ở nước ta hiện nay đó là: (i) Hối lộ thương mại; (ii) Trả tiền “hoa hồng” cho các hợp đồng kinh doanh; và (iii) Gửi giá trong đàm phán kinh doanh2. Hối lộ: Theo kết quả báo cáo của ITBI, phần “lại quả” mà các doanh nghiệp thường trích lại cho đối tác phần lớn là dưới 5% giá trị hợp đồng; trong một số trường hợp là trên 10%, trong đó, mức “lại quả” trong ngành dịch vụ được cho là cao hơn sản xuất và thương mại. Trả tiền hoa hồng: Cũng theo kết quả khảo sát trên, 61,6% doanh nghiệp được hỏi cho rằng hình thức trả tiền “hoa hồng” trong các giao dịch với đối tác kinh doanh là phổ biến; gần 40,5% doanh nghiệp được hỏi trả lời là có chính sách hoa hồng cho các đối tác. 1. Xem Lê Hiệp: Tỷ lệ tội phạm tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” gia tăng, Thanh niên online, 09/9/2023, tại https://thanhnien.vn/ty-le-toi-pham-tham-nhung-gan-voi-loi-ich-nhom-gia tang-1851498122.htm, truy cập ngày 01/3/2023. 2. Xem VCCI & DEPOCEN: Hiện trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ “Sáng kiến xây dựng tính nhất quán và minh bạch trong hoạt động kinh doanh (ITBI)”, 2011. 70 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” Gửi giá: Khảo sát của Thanh tra Chính phủ cho thấy1, hành vi gửi giá trong các hoạt động mua, bán tài sản thuộc doanh nghiệp có vốn nhà nước là phổ biến (55,3%) và rất phổ biến (72,1%). Tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp Báo cáo của Thanh tra Chính phủ (2012)2 chỉ ra rằng, tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp được biểu hiện dưới 07 hình thức sau: (i) Tình trạng ăn chia, hối lộ trong quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con, chi nhánh; (ii) Tình trạng các cấp quản lý trong doanh nghiệp lạm dụng quyền hạn, sử dụng phương tiện, tài sản vào mục đích cá nhân; (iii) Tình trạng các cấp quản lý lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gian lận, tham ô tiền bạc, tài sản; (iv) Tình trạng người điều hành không phải là chủ sở hữu của doanh nghiệp thì thường lạm quyền, gây thiệt hại cho lợi ích của doanh nghiệp; (v) Bố trí người thân tín vào các vị trí quản lý quan trọng để vô hiệu hóa các cơ chế kiểm soát nội bộ, che đậy hành vi lạm quyền của người điều hành; (vi) Giao dịch với các doanh nghiệp “sân sau” để thỏa thuận gửi giá, “lại quả” làm thiệt hại tới lợi ích của doanh nghiệp; (vii) Tình trạng người phụ trách nhân sự của doanh nghiệp nhận hối lộ khi tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng lương cho người lao động trong các doanh nghiệp quy mô lớn. Điều đáng chú ý là, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI công bố hằng năm cho thấy, trong khi doanh nghiệp không gặp khó khăn trong việc nhận diện các hình thức tham nhũng giữa khu vực tư và khu vực công nhưng lại chưa nhận diện được tham nhũng trong chính nội bộ doanh nghiệp của mình. Những nghiên cứu trên đã cho thấy nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng trong khu vực tư ở nước ta trong mấy năm vừa qua. Đáng lo ngại là tình trạng tham nhũng trong khu vực tư ở nước ta đến thời điểm này vẫn chưa được cải thiện rõ rệt, thậm chí có mặt còn diễn biến phức tạp hơn, Đảng và Nhà nước ta đã có những hành động kiên quyết trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Minh chứng đó là việc hàng loạt doanh nghiệp tư nhân lớn, cụ thể như Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, 1. Xem Thanh tra Chính phủ & Ngân hàng thế giới: Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, tr.42. 2. Xem Thanh tra Chính phủ: Báo cáo nghiên cứu về “Vai trò của doanh nghiệp và khu vực tư nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng”, 2012. 71 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế (AIC Group)... đã bị điều tra và cáo buộc về hành vi đưa hối lộ và nhiều hành vi tham nhũng khác. 3.2. Ý nghĩa của việc mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng sang khu vực tư ở Việt Nam Từ thực trạng trên cho thấy chủ trương mở rộng phòng, chống tham nhũng sang khu vực tư của Đảng và Nhà nước là rất đúng đắn. Việc này không trái với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng, mà nhằm mục đích để kiểm soát, ngăn ngừa việc lợi dụng chủ trương đó làm những điều bất minh, bất chính. Đi sâu hơn nữa trong vấn đề này, có thể thấy việc mở rộng phòng, chống tham nhũng sang khu vực tư ở Việt Nam có những ý nghĩa sau đây: Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện môi trường kinh doanh minh bạch, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với khu vực tư. Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”1, kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở thời điểm năm 2017, kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội2. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, tại https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-ix/nghi-quyet-so-14-nqtw-ngay-1832002-hoi-nghi lan-thu-nam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-ix-ve-tiep-tuc-doi-moi-co-650, truy cập ngày 22/02/2023. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, tại https://tulieuvankien. dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-10-nqtw-ngay-362017-hoi nghi-lan-thu-nam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xii-ve-phat-trien-kinh-te-tu-3222, truy cập ngày 22/02/2023. 72 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” Mặc dù vậy, sự phát triển của khu vực tư nhân ở nước ta trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế lớn, trong đó có tình trạng tham nhũng trong khu vực tư diễn biến phức tạp: “Vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân còn khá phổ biến... Xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành “lợi ích nhóm”, gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân”1. Tình trạng tham nhũng có thể xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc: “Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ,... trình độ công nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp;... năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu...” 2. Trong bối cảnh trên, việc mở rộng phòng, chống tiêu cực sang khu vực tư sẽ đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện môi trường kinh doanh minh bạch, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh theo pháp luật, bình đẳng, cùng có lợi, đồng thời phòng ngừa hiệu quả những hành vi hối lộ và tham nhũng khác xảy ra trong khu vực tư. Thứ hai, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, xử lý những hành vi tham nhũng trong khu vực tư. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian qua đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội. Dù vậy, như đã đề cập, tình trạng tham ô, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, biển thủ công quỹ, chạy dự án, doanh nghiệp “sân sau”... vẫn diễn ra khá phổ biến ở khu vực kinh tế tư nhân, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế và an ninh, trật tự xã hội. Việc mở rộng phòng, chống tham nhũng sang khu vực tư sẽ giúp ngăn ngừa, xử lý hiệu quả những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong khu vực này, từ đó góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước trong thời gian tới. 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, tại https://tulieuvankien. dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-10-nqtw-ngay-362017-hoi nghi-lan-thu-nam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xii-ve-phat-trien-kinh-te-tu-3222, truy cập ngày 22/02/2023. 73 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC Thứ ba, đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về phòng, chống tham nhũng. Như đã đề cập, vấn đề phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư đã được nêu rõ trong UNCAC và nhiều điều ước, thỏa ước quốc tế khác. Là một thành viên của UNCAC (từ năm 2009), Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện công ước, trong đó bao gồm các điều khoản của công ước về phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư nhân mà đã nêu ở mục trên (các Điều 9, 12, 31, 22, 26, 33, 39, 40). 4. Những yêu cầu tiếp tục đặt ra với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư ở Việt Nam Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã chủ trương mở rộng phòng, chống tham nhũng sang khu vực tư nhân, khi xác định rõ, cần xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng; phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước của kinh tế tư nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính”1. Để thực hiện chủ trương nêu trên của Đảng, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) đã bổ sung nhiều quy định về phòng, chống tham nhũng trong các tổ chức, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Cụ thể, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã bổ sung một chương riêng (Chương VI) với 5 Điều khoản (từ Điều 78-82) quy định về phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư, chia thành hai nhóm quy phạm đó là: (i) Nhóm quy phạm về xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng (Mục 1 Chương VI, gồm các Điều 78 và 79, trong đó quy định về việc xây dựng quy tắc 1. Ban Tuyên giáo Trung ương - Ban Kinh tế Trung ương: Một số điểm mới của Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, mục 2 đoạn 3, tại Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 11/8/2017, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-dang/mot so-diem-moi-cua-nghi-quyet-so-10-nqtw-ngay-0362017-hoi-nghi-lan-thu-nam-ban-chap-hanh trung-uong-dang-khoa-xii-ve-849, truy cập ngày 01/2/2023. 74 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác); (ii) Nhóm quy phạm về áp dụng Luật phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước (Mục 2) gồm các Điều 80, 81, 82, trong đó quy định về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, việc thanh tra và phát hiện vi phạm. Bộ luật hình sự năm 2015 đã mở rộng chủ thể thực hiện tội phạm tham nhũng sang khu vực ngoài nhà nước, theo đó chủ thể thực hiện tội phạm tham nhũng không chỉ là người có chức vụ trong khi thực hiện “công vụ” mà còn là người có chức vụ trong khi thực hiện “nhiệm vụ” tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước (Điều 352 - Khái niệm tội phạm về chức vụ). Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định phạm vi các tội phạm tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước bao gồm: Tội tham ô tài sản (Điều 353), Tội nhận hối lộ (Điều 354), Tội môi giới hối lộ (Điều 365), và Tội đưa hối lộ (Điều 364). Ngoài Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Bộ luật hình sự năm 2015, vấn đề phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư còn được quy định rải rác và gián tiếp ở một số văn bản pháp luật khác, cụ thể như Luật doanh nghiệp, Luật tiếp cận thông tin... Các quy định nêu trên thể hiện một bước tiến lớn trong việc mở rộng phòng, chống tham nhũng sang khu vực tư trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật nói riêng, và các hoạt động phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư nói chung. Đối chiếu với những khuyến nghị chung của một số tổ chức quốc tế về kiểm soát tham nhũng trong khu vực tư1, có thể nêu một số gợi ý như sau: Thứ nhất, về các biện pháp phòng ngừa: Hướng dẫn lập pháp thực hiện UNCAC khẳng định, việc tăng cường tính công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp được coi là những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa tham nhũng trong khu vực tư2. Vì vậy, Nhà nước nên có các biện pháp để triển khai thực hiện hiệu quả các Điều 78 và 79 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 để bảo đảm 1. Xem Krista Lee-Jones, TI: Regulating Private-to-Private Corruption (Điều chỉnh tham nhũng trong khu vực tư, 2018, tr.4. 2. Xem UNODC: Legislative guide for the implementation of the UNCAC (Hướng dẫn lập pháp thực thi UNCAC), 2006, tr.38. 75 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC tất cả các doanh nghiệp tư nhân đều phải xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ, đặc biệt là các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường các chuẩn mực kế toán và kiểm toán trong khu vực tư và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân công khai các cơ chế, quy tắc, chuẩn mực về phòng, chống tham nhũng của mình nhằm tạo thêm kênh giám sát, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động minh bạch và có trách nhiệm giải trình1. Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh của pháp luật phòng, chống tham nhũng đối với khu vực tư. Theo UNODC, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với khu vực tư cần đủ rộng và có tính bao quát, do tham nhũng ngày càng phức tạp, đa dạng và biến đổi không ngừng. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với khu vực tư phải cùng lúc điều chỉnh cả hành vi hối lộ chủ động (đưa hối lộ) và hối lộ bị động (nhận hối lộ), được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp, gắn với bất cứ lợi ích không chính đáng nào mà có thể hữu hình hoặc vô hình, là vật chất hay phi vật chất, cho người đó hoặc một bên thứ ba2. Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng trong khu vực tư cũng cần được quy định đủ rộng để điều chỉnh hành vi của tất cả các cá nhân đã chỉ đạo, quản lý hoặc làm việc cho khu vực tư dưới bất cứ tư cách nào, bao gồm cả tư cách những người trung gian3. Đây cũng là quy định trong các điều khoản có liên quan của UNCAC. Đối chiếu với những khuyến nghị trên, có thể thấy Nhà nước nên tiếp tục nghiên cứu mở rộng hơn nữa phạm vi điều chỉnh của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư, đặc biệt là quy định về chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng mà hiện cơ bản vẫn còn bó hẹp trong những người có chức vụ, quyền hạn. Thứ ba, về trách nhiệm hình sự của pháp nhân: Theo các tổ chức quốc tế, quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân là cần thiết đối với những loại tội phạm phức tạp như tham nhũng. Pháp luật sẽ đảm bảo tính răn đe cao khi đồng thời cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự của cả pháp nhân và cả thể nhân. Hiện tại, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) của Việt Nam đã quy định 1. Xem TI: Transparency in Corporate Reporting: Assessing the World’s Largest Companies (Minh bạch trong báo cáo doanh nghiệp: Đánh giá những doanh nghiệp lớn nhất thế giới), 2014, tr.6. 2. Xem UNODC: Legislative guide for the implementation of the UNCAC (Hướng dẫn lập pháp thực thi UNCAC), Tlđd. 3. Maira Martini, TI: Regulating Private-to-Private Corruption (Điều chỉnh tham nhũng trong khu vực tư). 76 GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Điều 2), nhưng mới chỉ giới hạn với pháp nhân thương mại. Điều này chưa phù hợp với thực tiễn và làm giảm hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong những cơ quan, tổ chức ở khu vực tư mà không phải là pháp nhân thương mại. Vì vậy, Nhà nước nên nghiên cứu quy định trách nhiệm hình sự của mọi pháp nhân trong khu vực tư. Thứ tư, về chế tài. Theo các tổ chức quốc tế, những chế tài đối với hành vi tham nhũng trong khu vực tư cần hiệu quả, tương xứng và nghiêm khắc bởi những thiệt hại mà hành vi tham nhũng do các chủ thể tư nhân gây ra cũng rất lớn. Việc quy định chế tài tương xứng và nghiêm khắc sẽ là cơ sở để trừng trị và nâng cao hiệu quả răn đe của pháp luật với những hành vi tham nhũng trong khu vực tư nhân. Vì vậy, Nhà nước nên nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện các quy định về chế tài đối với hành vi tham nhũng trong khu vực tư cho phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp, đặc biệt là chế tài hành chính và dân sự. Thứ năm, về phạm vi tài phán: Theo các tổ chức quốc tế, trong bối cảnh thương mại quốc tế phát triển ngày càng mạnh mẽ, pháp luật về phòng, chống tham nhũng cần mở rộng phạm vi điều chỉnh ra ngoài lãnh thổ quốc gia. Hiện tại, Bộ luật hình sự năm 2015 của Việt Nam đã quy định (lần đầu tiên, tại Điều 364) về hành vi và xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi đưa hối lộ cho công chức nước ngoài. Tuy nhiên, Nhà nước nên bổ sung cơ chế phòng ngừa, phát hiện và ban hành các văn bản pháp luật giải thích và hướng dẫn áp dụng quy định mới này1. Thứ sáu, về bảo vệ người tố cáo trong khu vực tư: Bảo vệ người tố cáo tham nhũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý tham nhũng, vì vậy, đây là vấn đề được UNCAC và các tổ chức quốc tế nhấn mạnh đặc biệt. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật của nhiều quốc gia mới chủ yếu hướng vào việc bảo vệ người tố cáo tham nhũng trong khu vực công mà ít chú ý đến bảo vệ người tố cáo tham nhũng trong khu vực tư2. Ở Việt Nam, Điều 49 Luật tố cáo năm 2018 quy định khá đầy đủ về các biện pháp bảo vệ người tố cáo, không phân biệt người tố cáo 1. Xem H.Thư: Thực thi quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về hành vi đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, ngày 01/3/2018, tại https://moj.gov.vn/qt/ tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=2635, truy cập ngày 01/3/2023. 2. Xem Nguyễn Mai Trang: Pháp luật về bảo vệ người tố cáo của một số nước trên thế giới, http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201711/phap-luat-ve-bao-ve-nguoi-to-cao-cua-mot-so nuoc-tren-the-gioi-303202/, truy cập ngày 01/3/2023. 77 KỶ YẾU TỌA ĐÀM KHOA HỌC trong khu vực công hay khu vực tư. Dù vậy, cần thấy rằng do tính chất đặc thù của khu vực tư, nếu chỉ có những quy định chung thì người tố cáo tham nhũng trong khu vực tư có thể không được bảo vệ hiệu quả bằng người tố cáo tham nhũng trong khu vực công. Vì vậy, Nhà nước nên tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp luật để bảo vệ hiệu quả người tố cáo tham nhũng trong khu vực tư. Kết luận Phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư là việc làm rất cần thiết, góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung ở các quốc gia. Không chỉ vậy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng là một trong những điều kiện bảo đảm cho sự phát triển thành công, lành mạnh, bền vững của khu vực kinh tế tư nhân cũng như của toàn bộ nền kinh tế của quốc gia. Chính vì vậy, việc mở rộng phòng, chống tham nhũng ra khu vực tư đã được thực hiện ở nhiều quốc gia và đã được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Đây cũng là một vấn đề được nhiều tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ quốc tế khuyến khích. Ở Việt Nam, chủ trương mở rộng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước được Đảng nêu ra trong Nghị quyết số 10-NQ/TW (năm 2017), sau đó được thể chế hóa trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Thực tế ở nước ta từ khi đổi mới đến nay, đặc biệt là trong mấy năm gần đây, đã chứng minh chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn. Tương tự như ở khu vực công, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở khu vực tư cũng rất quyết liệt, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực, quyết tâm không chỉ của nhà nước, mà còn của cả khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp. Thêm vào đó, cần phải có một hệ thống pháp luật hợp lý, hoàn chỉnh. Đây chính là những yêu cầu đặt ra trong thời gian tới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư ở nước ta. 78