🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook GoValue 101 - Hướng Dẫn Đầu Tư Chứng Khoán Từ A-Z VOL.1: Kiến Thức Cơ Bản Về Đầu Tư Chứng Khoán Ebooks Nhóm Zalo Phần 1 KIẾN THỨC CƠ BẢN Lời nói đầu C hào mừng bạn đến với cộng đồng đầu tư giá trị GoValue! Hiện tại, GoValue đang thực hiện 1 sứ mệnh rất quan trọng: ● Hướng dẫn, chia sẻ với cộng đồng về những kiến thức, kinh nghiệm (chi tiết nhất) để mọi người có thể tự tin đầu tư chứng khoán. Cho dù bạn là nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường hay đã có kinh nghiệm, cuốn sách này cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Với hơn 15 năm đầu tư chuyên nghiệp, GoValue team hiểu rằng… Mọi thứ sẽ vô cùng khó khăn nếu bạn là người mới (nhà đầu tư F0). Vì thế, cuốn sách này sẽ giúp bạn làm quen với những kiến thức về đầu tư chứng khoán, giúp bạn từng bước bắt đầu cuộc hành trình kiếm tiền “đầy chông gai” nhưng sẽ rất thú vị phía trước. Trong phần 1, tôi sẽ giúp bạn hiểu được những vấn đề cơ bản nhất về tài chính & đầu tư. Nếu bạn là người mới bắt đầu, chắc chắn bạn sẽ cần đến những kiến thức này. Đừng cố gắng “đốt cháy giai đoạn”. Trong những phần tiếp theo, tôi sẽ chỉ cho bạn những kỹ thuật & chiến lược nâng cao hơn. Tuy nhiên, ngay bây giờ, bạn hãy cố gắng nắm vững những kiến thức cơ bản trước. Bài 1 Đầu tư chứng khoán là gì? Vì sao bạn nên đầu tư chứng khoán T heo khoản 15, điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019, đầu tư chứng khoán là việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong đó, chứng khoán bao gồm: ● Cổ phiếu ● Trái phiếu ● Chứng quyền ● Chứng khoán phái sinh Khi bạn mua, bán, nắm giữ những tài sản nói trên, đồng nghĩa với việc bạn đang “đầu tư chứng khoán”. Ở Việt Nam, nhà đầu tư cá nhân thường chủ yếu mua cổ phiếu (là giấy chứng nhận số tiền mà bạn đầu tư vào 1 công ty nào đó với tư cách là cổ đông). Tại sao nên đầu tư chứng khoán? Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán luôn vượt trội hơn những kênh đầu tư khác như bất động sản, hay vàng, nếu… …bạn biết cách đầu tư và chọn lọc cổ phiếu tốt. Hàng năm, sẽ luôn có những cổ phiếu có mức tăng trưởng 200% – 300%. Ví dụ như cổ phiếu CTR (của Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel) đã tăng hơn 550% chỉ trong vòng 5 năm. Thậm chí giai đoạn căng thẳng nhất của đại dịch Covid (giai đoạn 2020 - 2021) CTR cũng tăng gần 2 lần (198.7%) Tương tự, cổ phiếu DGW (của Công ty Cổ phần Thế giới số) cũng đã có mức tăng trưởng ấn tượng hơn 615.7% trong 5 năm qua Trong những phần tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách để tìm thấy những cổ phiếu như vậy. Tuy nhiên, trước khi đầu tư, bạn cần chắc chắn rằng… …bạn đã sẵn sàng!? Cần chuẩn bị gì trước khi tham gia đầu tư vào chứng khoán? Thông thường, mọi người sẽ dành 1 phần lớn tiết kiệm của mình để đầu tư khi nghe thấy bạn bè đang kiếm được tiền từ chứng khoán. Mọi người thường không lên 1 kế hoạch tài chính rõ ràng và dẫn đến việc sau 1 thời gian, khoản đầu tư không thực sự hiệu quả thậm chí mất trắng. Thất bại trong việc lên kế hoạch chính là lên kế hoạch để thất bại Việc đầu tư chỉ nên được thực hiện khi bạn có 1 kế hoạch tài chính cụ thể, đồng thời, bạn chỉ được phép sử dụng 1 phần tiền nhàn rỗi (không sử dụng đến trong khoảng 2 – 3 năm tới). Vì vậy, trước khi đầu tư bất kỳ 1 tài sản nào, dù là bất động sản hay chứng khoán, bạn cần hiểu rõ 2 vấn đề: ● Cách quản lý tài chính cá nhân ● Cách tiết kiệm tiền hiệu quả Thông thường, hàng tháng tôi sẽ trích khoảng 20% thu nhập vào tài khoản đầu tư và sẽ không dùng đến số tiền trong tài khoản đầu tư trong tối thiểu 2 năm. Tỷ lệ này sẽ khác nhau tùy thuộc vào thu nhập và tình hình kinh tế của bạn. Bạn phải nhớ rằng, càng tích lũy được nhiều thì nhờ sức mạnh của lãi kép, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn trong quá trình đầu tư và sẽ sớm đạt được tự do tài chính. Khi nào thì bạn không nên đầu tư vào chứng khoán? Trong 1 số trường hợp, bạn thực sự không nên hoặc chưa nên đầu tư: ● Bạn chưa có 1 khoản tiết kiệm nào cho những tình huống rủi ro bất thường (như dịch bệnh, mất việc, ốm đau…) ● Bạn chưa nắm vững những kiến thức cơ bản về cổ phiếu ● Bạn muốn kiếm tiền nhanh từ cổ phiếu Hầu hết trong những tình huống này, bạn sẽ không có đủ tâm lý vững vàng để có thể SỐNG SÓT trên “chiến trường” mang tên thị trường chứng khoán. Sau hơn 15 năm đầu tư chuyên nghiệp, tôi nhận thấy rằng, phần lớn những người ở 3 trường hợp trên đều thua lỗ sau 1 thời gian dài đầu tư. Thực tế trong phần lớn câu chuyện mà bạn được nghe, mọi người sẽ nói về việc “chơi chứng khoán” chứ không phải đầu tư chứng khoán. Và chắc chắn là bạn không thể kiếm được tiền khi bạn đang chơi. Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy tiếp tục tìm hiểu sâu hơn cách thức vận hành của thị trường chứng khoán. Lợi nhuận của bạn khi đầu tư cổ phiếu đến từ đâu? Khi bạn mua cổ phiếu, bạn sẽ kiếm được 2 nguồn lợi nhuận (nếu thuận lợi -.-): ● Hưởng cổ tức ● Hưởng chênh lệch giá Tổng lãi/lỗ của bạn = Cổ tức đã nhận + Chênh lệch giá Cổ tức là số tiền (hoặc cổ phiếu) được công ty trích ra từ lợi nhuận để trả cho bạn khi công ty kinh doanh có lãi. Cổ tức nếu được trả bằng tiền thì sẽ là phần “tiền tươi” mà bạn sẽ nhận được. Chênh lệch giá là mức chênh lệch giữa giá bạn mua cổ phiếu và giá bạn bán cổ phiếu: ● Nếu giá bạn bán cổ phiếu > giá bạn mua, bạn sẽ có lãi ● Nếu giá bạn bán cổ phiếu < giá bạn mua, bạn sẽ bị lỗ Đặt mua/bán 1 cổ phiếu như thế nào? Để có thể mua, bán cổ phiếu, bạn sẽ cần phải có TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN. Đây là tài khoản được mở tại 1 công ty chứng khoán nào đó (tương tự như việc bạn mở tài khoản ngân hàng vậy). Ở thời điểm bạn đọc hướng dẫn này, công nghệ hiện đại đã cho phép bạn mở tài khoản chứng khoán và thực hiện giao dịch bằng điện thoại mà không cần phải trực tiếp đến công ty chứng khoán như ngày xưa. Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu? Đây là 1 trong những câu hỏi mà hầu như nhà đầu tư nào cũng thắc mắc khi mới tìm hiểu về chứng khoán. Kiểu như: “Chị chỉ có 5 triệu thì có đầu tư được không?” Thực tế là… Bạn không cần phải có vài chục triệu hay vài trăm triệu thì mới có thể mua chứng khoán. Số tiền mà bạn cần sẽ được tính bằng: Số lượng cổ phiếu bạn muốn mua x Giá của 1 cổ phiếu tương ứng Giả sử bạn muốn mua cổ phiếu của Ngân hàng Quân đội (mã: MBB). Số lượng cổ phiếu tối thiểu bạn phải mua (theo quy định của sàn giao dịch) là 100 cổ phiếu. Nếu giá là 18.000đ/cổ phiếu thì số tiền bạn cần có chỉ là: 100 cổ phiếu x 18.000đ/cổ phiếu = 1.8 triệu. Có 1 điều quan trọng trong đầu tư mà bạn cần phải nhớ là… …tư duy đầu tư sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với số tiền mà bạn đang có. Dù bạn có sở hữu 1 tỷ mà bạn chỉ “chơi chứng khoán” với tư duy đánh bạc thì chỉ sớm thôi, số tiền đấy sẽ “bốc hơi” hết. Trong những bài tiếp theo, GoValue sẽ lần lượt giới thiệu các loại hình trong chứng khoán. Bài 2 Cổ phiếu là gì? Kiến thức đầu tư cổ phiếu cơ bản T heo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán, lũy kế năm 2022, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở gần 2.6 triệu tài khoản chứng khoán. Đây là con số kỷ lục trong 22 năm hoạt động. Con số này thậm chí vượt qua tổng số lượng tài khoản mở mới của 6 năm từ 2016 đến 2021 cộng lại. Với sự phổ biến rộng rãi của thị trường chứng khoán, vì thế mà cổ phiếu cũng được nhắc đến nhiều hơn. Trước đây, tôi không thấy nó được nhắc đến nhiều như bây giờ. Khi mà chỉ cần ra đường, tạt vào một quán cà phê vỉa hè hay quán bán đồ ăn ven đường là có thể nghe thấy người ta bàn luận về cổ phiếu. Đến cả các cô hàng xóm gần nhà tôi cũng “phím” nhau rôm rả, cứ mua cổ phiếu là có tiền. Lúc đó, tôi nhận thấy rằng: Không phải cứ trở nên phổ biến tức là ai cũng hiểu về nó. Nếu như bạn chưa thật sự hiểu về cổ phiếu, hãy bắt đầu với bài viết này của GoValue. Cổ phiếu là gì? Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền mà cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp. Đó là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận QUYỀN SỞ HỮU CỔ PHẦN của cổ đông. Khi bạn nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc bạn đã trở thành cổ đông (chủ sở hữu) doanh nghiệp đó. Bạn nắm giữ càng nhiều cổ phiếu, thì tỷ lệ sở hữu của bạn trong doanh nghiệp càng lớn. 4 lý do bạn nên mua cổ phiếu Lý do #1. Bạn có quyền biểu quyết trong doanh nghiệp Việc nắm giữ cổ phiếu sẽ cho bạn quyền bỏ phiếu trong các cuộc họp cổ đông, nhận cổ tức, và bạn có quyền bán cổ phần của mình cho người khác. Bạn sở hữu càng nhiều cổ phần, thì quyền biểu quyết trong doanh nghiệp của bạn càng tăng lên. Đạt đến 1 tỷ lệ cổ phần chi phối nhất định, bạn có thể gián tiếp kiểm soát hướng đi của doanh nghiệp bằng cách bổ nhiệm hội đồng quản trị. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất khi một doanh nghiệp đi mua lại một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp đi mua lại sẽ không phải đi khắp nơi để mua tòa nhà, từng chiếc bàn, chiếc ghế, hay nhân sự… Tất cả những gì họ cần làm chỉ là: “Mua lại phần lớn cổ phiếu” – số lượng cổ phiếu đủ để họ “có tiếng nói” trong các cuộc họp cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm tăng giá trị của doanh nghiệp. Họ sẽ thuê các nhà quản lý chuyên nghiệp chẳng hạn như Tổng giám đốc, hoặc Giám đốc điều hành. Tuy nhiên, đối với đa số cổ đông phổ thông, thì vấn đề lớn không nằm ở chỗ họ có được quản lý, điều hành doanh nghiệp hay không… …mà là được hưởng 1 phần lợi nhuận từ doanh nghiệp. Lý do #2. Cổ phiếu có khả năng mang lại lợi nhuận cao trong dài hạn Nếu đặt lên bàn cân so sánh giữa mức thu nhập mà bạn nhận được khi gửi tiết kiệm và khi nắm giữ cổ phiếu. Sự khác biệt được thể hiện khá rõ ràng… Bởi mức lợi nhuận bạn thu về khi gửi tiết kiệm là cố định và rơi vào khoảng 6 – 7%/năm. Trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của các Công ty trên thị trường chứng khoán là 20%/năm. Bạn càng sở hữu nhiều cổ phiếu, phần lợi nhuận bạn nhận được càng lớn. Đương nhiên, kịch bản này sẽ xảy ra nếu bạn lựa chọn được những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt để mua cổ phiếu. Khi công ty làm ăn có lãi sẽ chia cổ tức, hoặc khi giá cổ phiếu tăng lên, bạn sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu. Lý do #3. Chứng khoán là tài sản thanh khoản cao nhất chỉ sau tiền mặt Thanh khoản được định nghĩa là khả năng chuyển đổi thành tiền của một tài sản. Hiểu một cách đơn giản… Khi buôn bán mặt hàng nào đó, bạn chỉ có thể tiêu thụ được hàng khi có nhiều người muốn mua hoặc bán những mặt hàng tương tự. Thị trường chứng khoán là nơi tập trung rất nhiều những người mua và bán các mặt hàng chứng khoán. Mọi giao dịch mua bán cổ phiếu của bạn sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn bởi những người tham gia thị trường (khớp lệnh giao dịch ngay lập tức), cổ phiếu của bạn có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng. Lý do #4. Chứng khoán là kênh đầu tư linh hoạt Đối với các kênh đầu tư khác, ví dụ như bất động sản, bạn cần tích lũy được một số tiền “khá khá” mới có thể bắt đầu tham gia đầu tư. Thay vì một căn nhà vài tỷ đồng, bạn chỉ cần vài triệu đồng là đã có thể mua bán cổ phiếu trên thị trường. Bạn cũng không phải chờ vài tháng hay vài năm để khoản tiền của bạn sinh lời như gửi tiết kiệm. Thời gian tối thiểu mà nhà đầu tư cần để nắm giữ một cổ phiếu là 2 ngày, khi cổ phiếu đã tăng giá như kỳ vọng, bạn có thể bán bất cứ lúc nào. Có những loại cổ phiếu nào? Sẽ có 2 loại cổ phiếu mà doanh nghiệp có thể phát hành: Cổ phiếu phổ thông và Cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu phổ thông Khi mọi người nói đến cổ phiếu, họ thường đề cập đến cổ phiếu phổ thông. Và thực tế, phần lớn cổ phiếu phát hành là ở dạng này. Cổ phiếu phổ thông đại diện cho yêu cầu về lợi nhuận (cổ tức) và được trao quyền biểu quyết. Nhà đầu tư thường nhận được một phiếu bầu cho mỗi cổ phần thuộc sở hữu của mình để bầu các thành viên HĐQT, để giám sát các quyết định chính của Ban quản lý. Trong dài hạn, cổ phiếu phổ thông có xu hướng mang lại lợi nhuận cao hơn trái phiếu doanh nghiệp. Và tất nhiên, lợi nhuận cao thì sẽ đi kèm với rủi ro cao. Trong đó có cả khả năng mất toàn bộ số vốn đầu tư nếu doanh nghiệp phá sản. Khi doanh nghiệp phá sản, cổ đông sẽ không nhận được tiền cho đến khi chủ nợ, trái chủ và cổ đông ưu tiên được thanh toán. Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi tương tự như trái phiếu, và thường không đi kèm với quyền biểu quyết. Với cổ phiếu ưu đãi… … phổ biến nhất là cổ phiếu ưu đãi cổ tức, bạn sẽ được đảm bảo số cổ tức cố định hàng năm. Điều này khác với cổ phiếu phổ thông, khi mà cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí bạn sẽ không nhận được cổ tức nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Một lợi thế khác của cổ phiếu ưu đãi là… Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, cổ đông ưu đãi sẽ là những người được thanh toán trước cổ đông phổ thông (nhưng vẫn sau các chủ nợ). Đơn giản, bạn có thể coi cổ phiếu ưu đãi như được “mix” giữa trái phiếu và cổ phiếu phổ thông. Các doanh nghiệp cũng có thể tùy chỉnh các loại cổ phiếu khác nhau để phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư. Ví dụ như: ● Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Số phiếu biểu quyết của cổ phiếu ưu đãi này sẽ nhiều hơn số phiếu biểu quyết của cổ phiếu phổ thông. 1 cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ tương ứng với 10 phiếu biểu quyết chẳng hạn. Tỷ lệ biểu quyết được quy định trong điều lệ doanh nghiệp. Và thông thường, cổ đông sáng lập là người nắm giữ loại cổ phiếu này. ● Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Khi nắm giữ loại cổ phiếu này, bạn có quyền yêu cầu doanh nghiệp hoàn trả lại số vốn đầu tư vào bất kỳ thời điểm nào (theo thỏa thuận được ghi trên cổ phiếu). Làm thế nào để bạn sở hữu cổ phiếu? Có sự khác biệt giữa việc bạn mua cổ phiếu trực tiếp từ doanh nghiệp phát hành chúng, và mua từ 1 cổ đông khác (trên thị trường chứng khoán). Trở thành “Cá mập” Chắc hẳn bạn đã từng xem chương trình Shark Tank Việt Nam, hay Shark Tank Mỹ. Những màn trình bày ý tưởng đầu tư mới lạ… Những cuộc thương lượng hấp dẫn giữa nhà đầu tư với các start-up… Đây là thời kỳ đầu của những doanh nghiệp start-up… …Họ đi kêu gọi vốn đầu tư từ các nhà đầu tư. Nhà đầu tư ở đây thường là các tổ chức, quỹ đầu tư, như Mekong Capital, Dragon Capital… Cũng sẽ có nhà đầu tư cá nhân, nhưng thường, họ cũng đại diện cho 1 doanh nghiệp, 1 tổ chức nào đó. Nhà đầu tư sẽ rót tiền đầu tư cho doanh nghiệp… Họ cũng có thể tham gia vào quản lý, điều hành doanh nghiệp… Ngoài việc cung cấp vốn cho start-up, họ sẽ chuyển giao công nghệ, cách thức quản lý… để các start-up có thể tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường. Và khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, họ sẽ bán số cổ phần cho các nhà đầu tư khác và thu về lợi nhuận. MWG – Khoản đầu tư thành công của Mekong Capital Đây là khoản đầu tư thành công nhất trong lịch sử đầu tư cổ phần tư nhân của châu Á. Từ số tiền 3,5 triệu USD đầu tư vào năm 2007 để đổi lấy 35% cổ phần… …Sau 10 năm nắm giữ… Số tiền thu về tăng lên 199,4 triệu USD (bao gồm cả cổ tức). Khoản đầu tư này mang về cho Mekong tỷ suất lợi nhuận 57 lần. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ lên đến 61,1%. Tuy nhiên, không phải cứ đầu tư vào các doanh nghiệp start-up là thành công. 10 thương vụ, đôi khi chỉ có 2, hay nhiều lắm là 3 thương vụ thành công mà thôi. Khá rủi ro! “Đặt chân” vào thị trường chứng khoán Một cách đơn giản hơn mà bạn có thể thực hiện… Đó là tham gia vào thị trường chứng khoán. Đây là nơi mà cổ phiếu của những doanh nghiệp IPO được giao dịch công khai. Nơi mà chủ sở hữu cổ phiếu hiện tại có thể giao dịch với người mua tiềm năng. Điều quan trọng bạn phải hiểu rằng… Các doanh nghiệp niêm yết không mua/bán cổ phiếu của họ một cách thường xuyên trên thị trường chứng khoán. Có thể, doanh nghiệp sẽ tham gia mua lại cổ phiếu, hoặc phát hành cổ phiếu mới (để huy động thêm tiền). Nhưng đây cũng không phải hoạt động hàng ngày, và xảy ra bên ngoài của khuôn khổ của một cuộc trao đổi. Khi bạn mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, bạn không mua nó từ doanh nghiệp, bạn mua nó từ một cổ đông hiện có khác. Tương tự vậy, khi bạn bán cổ phần của mình, bạn không bán lại cho doanh nghiệp – thay vào đó, bạn bán chúng cho một số nhà đầu tư khác. Kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán như thế nào? Có 2 cách mà bạn có thể thu được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán: ● (i) Lợi nhuận từ cổ tức tiền; ● (ii) Lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu. Lợi nhuận từ cổ tức tiền Như đã đề cập, việc nắm giữ cổ phiếu sẽ cho bạn được nhận cổ tức từ doanh nghiệp. Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được doanh nghiệp chia cho cổ đông, sau khi đã trích lập xong các quỹ theo quy định. CTCP Sữa Việt Nam (Mã: VNM) là một ví dụ điển hình về một doanh nghiệp chi cổ tức bằng tiền ổn định và khá hậu hĩnh cho cổ đông. Nếu như bạn nắm giữ cổ phiếu VNM trong năm 2022, bạn đã có thể nhận được số cổ tức tiền lên tới 6,200 đồng/CP. Bạn nắm giữ càng nhiều cổ phiếu, thì số tiền từ cổ tức bạn nhận được càng cao. Lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu Về lý thuyết, đó là việc bạn: “Mua cổ phiếu với giá thấp, và bán cổ phiếu với giá cao”. Lợi nhuận bạn thu được sẽ là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Bạn cũng có thể kiếm lợi nhuận gấp nhiều lần từ chênh lệch giá cổ phiếu thông qua công cụ Chứng quyền có bảo đảm. Bài 3 Trái phiếu chính phủ là gì? Cách xem lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam L ãi suất trái phiếu chính phủ là một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Nếu bạn đang làm chủ doanh nghiệp hoặc đang đầu tư tài chính (như cổ phiếu hay bất động sản) thì việc hiểu về lãi suất trái phiếu là điều cực kỳ quan trọng. Đầu tiên bạn cần hiểu những điều cơ bản về trái phiếu. Trái phiếu là gì? Trái phiếu là một loại giấy tờ chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể, trong một khoảng thời gian quy định và với một mức lãi suất xác định. Khoản tiền nói trên được gọi là mệnh giá trái phiếu. Ví dụ: Vietcombank phát hành phát hành trái phiếu Vietcombank có mệnh giá 10 triệu VNĐ, kỳ hạn 2 năm với lãi suất 10%/năm. Nghĩa là, nếu bạn sở hữu 10 trái phiếu nói trên thì… ● Vietcombank có nghĩa vụ phải trả cho bạn 100 triệu VNĐ sau 2 năm. ● Kèm theo mỗi năm phải trả cho bạn 10 triệu VNĐ tiền lãi. Rất giống như bạn đang gửi tiết kiệm. Phải không? Trái phiếu khác gì gửi tiết kiệm? Trái phiếu và Gửi tiết kiệm có 2 điểm khác biệt quan trọng bạn cần hiểu rõ. Đó là: Thứ #1: Doanh nghiệp cũng có thể phát hành trái phiếu Đối với gửi tiết kiệm, bạn chỉ có thể đến ngân hàng gửi để nhận lãi suất. Còn đối với trái phiếu, bạn hoàn toàn có thể mua nó từ doanh nghiệp. Chẳng hạn như trái phiếu của Vingroup hay trái phiếu của Masan… Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều coi việc phát hành trái phiếu như 1 kênh huy động vốn hiệu quả để tài trợ cho các dự án đầu tư của họ. Tại sao? Kỳ hạn của trái phiếu thường dài từ 2 – 5 năm. Vì thế doanh nghiệp sẽ không bị quá nhiều áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Thứ #2: Khác biệt trong cách thức rút tiền Nếu gửi tiết kiệm, khi rút trước hạn bạn sẽ không được nhận lãi suất như cam kết. Tuy nhiên, bạn có thể rút tiền bất kỳ lúc nào. Nhưng khi bạn sở hữu trái phiếu và muốn rút tiền về, câu chuyện sẽ rất khác so với gửi tiết kiệm. Khác biệt lớn nhất là… …chưa chắc bạn đã nhận lại đầy đủ phần tiền gốc ban đầu. Vì khi trái phiếu chưa đáo hạn mà bạn muốn rút tiền, bạn phải bán trái phiếu đó cho: ● Chính doanh nghiệp phát hành (nếu doanh nghiệp có cam kết mua lại trước hạn) ● hoặc, Nhà đầu tư khác Vấn đề là: Giá bán tại thời điểm đó là giá thị trường của trái phiếu, không phải là vốn gốc ban đầu của bạn. Ví dụ: Vingroup phát hành phát hành trái phiếu có mệnh giá 10 triệu VNĐ, kỳ hạn 2 năm với lãi suất 9%/năm. Bạn sở hữu 10 trái phiếu, đồng nghĩa với vốn gốc ban đầu của bạn là 100 triệu. 1 năm sau, khi bạn muốn rút tiền, giá thị trường của trái phiếu là 9 triệu đồng/trái phiếu. Nghĩa là? Bạn sẽ được nhận lại: ● 90 triệu, tiền bán trái phiếu ● 9 triệu, tiền lãi Tổng số tiền bạn nhận lại sau 1 năm là: 99 triệu, lỗ 1 triệu. Ví dụ trên đây chưa tính đến các loại phí giao dịch khác mà bạn phải trả. Tất nhiên, sẽ có những trường hợp khi bạn bán trái phiếu, giá trái phiếu tăng lên. Điều bạn cần nhớ? Giá trái phiếu luôn biến động giống như 1 tài sản/hàng hóa. Nếu bạn muốn rút tiền trước hạn thì bạn sẽ phải bán trái phiếu ở giá thị trường chứ không được nhận lại phần vốn gốc ban đầu. Trái phiếu khác gì 1 khoản vay nợ? Có một đặc điểm nổi bật của trái phiếu là tính thanh khoản. Nghĩa là gì? Giống như ví dụ ở trên, trái phiếu là 1 loại giấy tờ có giá và có thể dễ dàng chuyển nhượng. Do đó, trái phiếu cũng dễ dàng được niêm yết lên sàn chứng khoán để giao dịch. Trong khi đó, đối với 1 khoản vay nợ, để có thể chuyển nhượng sẽ cần rất nhiều thủ tục và 1 số công cụ tài chính phái sinh phức tạp khác. Tuy nhiên xét về yếu tố dòng tiền thì về bản chất, trái phiếu cũng giống như: Bên phát hành vay nợ tiền bên sở hữu trái phiếu. Ở góc độ 1 quốc gia cũng vậy… Trái phiếu chính phủ là gì? Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu được phát hành bởi chính phủ của 1 quốc gia. Đây là giấy tờ chứng nhận nghĩa vụ nợ của Chính phủ quốc gia đó đối với người sở hữu trái phiếu, trong 1 thời hạn quy định và 1 lãi suất xác định trước. Chú ý: Trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu chính phủ bảo lãnh cũng được đánh giá rủi ro tương tự như trái phiếu chính phủ. Lãi suất trái phiếu Khi nhắc đến lãi suất trái phiếu, bạn sẽ cần biết 3 khái niệm quan trọng: Lãi trái tức (hay, coupon rate) Đây là mức lãi coupon được chi trả dựa trên mệnh giá của trái phiếu, với cách tính tương tự như lãi suất gửi tiết kiệm. Ví dụ: Một trái phiếu có mệnh giá 100 triệu VNĐ và có coupon rate là 8%, lãi trả 1 năm/lần, thì khi đó mỗi năm, bạn sẽ kỳ vọng nhận về 1 khoản tiền là 8 triệu (tương đương, 8% x 100 triệu). Par rate Par rate được hiểu là lợi suất đáo hạn (yield to maturity – YTM) của một trái phiếu có trả coupon ở nhiều thời điểm khác nhau. Và par rate chính là lãi suất chiết khấu (discount rate) mà khi bạn thực hiện chiết khấu toàn bộ dòng tiền của trái phiếu với par rate, bạn sẽ nhận được giá trị hiện tại (hợp lý) của trái phiếu. Spot rate Khác với par rate, Spot rate cho biết lãi suất chiết khấu chỉ 1 dòng tiền tại 1 thời điểm xác định trong tương lai của trái phiếu. Hay nói cách khác, Spot rate là yield to maturity (YTM) của 1 trái phiếu zero-coupon (cụ thể, trái phiếu không trả coupon, chỉ có 1 dòng tiền duy nhất là phần gốc ở cuối kỳ đáo hạn). Lãi suất trái phiếu chính phủ Khi nhắc đến lãi suất trái phiếu chính phủ, chúng ta thường ám chỉ par rate và spot rate của trái phiếu chính phủ (chứ không phải coupon rate). Sau khi loại bỏ rủi ro quốc gia thì lãi suất trái phiếu chính phủ được xem như là lãi suất phi rủi ro (tức là, rủi ro = 0). Vì đơn giản là… …Chính phủ có thể in tiền để trả nợ cho bạn. Lãi suất trái phiếu chính phủ ảnh hưởng đến thị trường tài chính như thế nào? Chính vì bản chất phi rủi ro này nên lãi suất trái phiếu chính phủ thường được sử dụng để xác định lãi suất chiết khấu khi định giá các tài sản có rủi ro khác. Chẳng hạn như trong mô hình CAPM đối với cổ phiếu. Khi đó, sự biến động trong lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ có tác động rất lớn đến định giá của tất cả các tài sản tài chính có rủi ro khác. Ví dụ: Lãi suất trái phiếu chính phủ tăng lên sẽ kéo theo lãi suất chiết khấu đối với cổ phiếu cũng tăng lên. Hiểu đơn giản là… …nhà đầu tư kỳ vọng một mức lợi tức cao hơn khi nắm giữ cổ phiếu. Vì lãi suất chiết khấu tăng lên, định giá dòng tiền từ cổ phiếu sẽ giảm xuống, hay đến cuối cùng, giá trị của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Lấy số liệu giao dịch và lãi suất trái phiếu chính phủ ở đâu? Thông tin này được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cập nhật hàng ngày. Bạn có thể dễ dàng lấy được những thông tin như: ● Dữ liệu giao dịch thị trường trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, và trái phiếu chính phủ bảo lãnh) ● Chỉ số trái phiếu ● Khối lượng giao dịch, giá clean, lợi suất… ● Par curve (par rate) ● Spot curve (spot rate) Bài 4 Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán 100% online V iệc mở tài khoản chứng khoán online vào thời điểm hiện tại rất dễ dàng cho bất kỳ ai. Bạn chỉ cần điền form đăng ký mở tài khoản online. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là lựa chọn công ty chứng khoán nào tốt nhất để mở tài khoản. Tại sao điều này lại quan trọng? Bình quân mỗi năm chi phí giao dịch của bạn sẽ trong khoảng từ 1.5 – 5% tổng vốn đầu tư. Điều này phụ thuộc vào: ● Chiến lược đầu tư của bạn: ngắn hạn (lướt sóng, đầu cơ) hay dài hạn (đầu tư) ● Công ty chứng khoán mà bạn lựa chọn Việc lựa chọn công ty chứng khoán tốt có thể giúp bạn tiết kiệm được khoảng 3%/năm trên vốn đầu tư Con số 3%/năm này đáng giá thế nào? ● Nếu bạn đầu tư 1 tỷ thì mỗi năm bạn mất “oan” 30 triệu ● Nếu bạn đầu tư 5 tỷ thì mỗi năm bạn mất “oan” 150 triệu Hiện tại GoValue đã và đang sử dụng tài khoản ở 15 công ty chứng khoán lớn nhất. Thực tế là… Không phải công ty nào cũng đem lại dịch vụ tuyệt vời. Vì thế trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với bạn một hướng dẫn đầy đủ để bạn có thể mở tài khoản tốt nhất cho mình. Note: những chia sẻ dưới đây là những đánh giá mang tính chất cá nhân, độc lập và không có bất kỳ mục đích quảng bá hay cạnh tranh với công ty chứng khoán nào. Chúng tôi xin miễn trừ mọi trách nhiệm đối với những chia sẻ này. Mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt nhất Có 5 tiêu chí quan trọng để bạn lựa chọn công ty chứng khoán phù hợp. ● Hệ thống giao dịch trực tuyến thân thiện với người dùng ● Mức phí giao dịch thấp nhất ● Lãi suất vay margin thấp nhất ● Nhân viên môi giới hỗ trợ nhiệt tình và chuyên nghiệp ● Đội ngũ phân tích có chuyên môn cao So sánh mức phí của các công ty chứng khoán (Update 2021): Chú ý! Bạn hãy nhớ rằng phí dịch vụ chỉ là một trong 5 yếu tố quan trọng để lựa chọn công ty chứng khoán. Kết luận? GoValue đã đánh giá chi tiết các công ty chứng khoán dựa trên kinh nghiệm của mình. Dưới đây là 5 công ty chứng khoán tốt nhất: 1. VDSC – CTCP Chứng khoán Rồng Việt 2. VCBS – CTCP Chứng khoán Vietcombank (công ty con của Ngân hàng Vietcombank) 3. SSI – CTCP Chứng khoán SSI 4. MBS – CTCP Chứng khoán MB (công ty con của Ngân hàng Quân đội MB) 5. VND – CTCP Chứng khoán VNDirect Cần giấy tờ gì để mở tài khoản? Giấy tờ duy nhất mà bạn cần là: ● Chứng minh nhân dân, hoặc ● Thẻ căn cước Một chú ý nhỏ là Hộ chiếu sẽ không được chấp nhận bạn nhé. Hồ sơ cần thiết sẽ được các công ty chứng khoán điền sẵn thông tin do bạn cung cấp trong phiếu đăng ký mở tài khoản và gửi cho bạn. Việc bạn cần làm chỉ đơn giản là ký tên và gửi lại cho họ (kèm theo ảnh chụp 2 mặt CMND/Thẻ căn cước). Mở tài khoản có mất phí không? KHÔNG! Việc mở tài khoản ở hầu hết các công ty chứng khoán là hoàn toàn MIỄN PHÍ. Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán online Ngoài việc bạn đến trực tiếp công ty chứng khoán để mở tài khoản thì bạn cũng hoàn toàn có thể mở tài khoản online trực tuyến. Cách thức thực hiện: Bước 1: Điền thông tin vào phiếu đăng ký mở tài khoản online Bạn mở phiếu đăng ký online. Sau đó điền thông tin cá nhân để làm hợp đồng (chú ý dùng thông tin thật): Điền thông tin tài khoản ngân hàng… Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ gửi lại công ty chứng khoán Sau khi nhập thông tin đăng ký, trong vòng 24h công ty chứng khoán sẽ gửi cho bạn các hồ sơ cần thiết cần hoàn thiện. Những hồ sơ này đã được điền sẵn theo thông tin bạn đã đăng ký. Vì thế bạn chỉ cần in ra, ký tên và gửi lại cho công ty chứng khoán qua đường bưu điện. Thủ tục mở tài khoản rất nhanh gọn và thường chỉ kéo dài 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, riêng với Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), bạn có thể mở tài khoản online để giao dịch ngay lập tức mà chưa cần hoàn thiện hồ sơ ngay. Bài 5 Top 5 công ty chứng khoán uy tín nhất tại Việt Nam V iệc lựa chọn công ty chứng khoán là một trong những quyết định quan trọng khi bạn tham gia vào thị trường chứng khoán. Mỗi nhà đầu tư có chiến lược đầu tư và cách thức giao dịch khác nhau. Trong khi đó, mỗi công ty chứng khoán lại có những chính sách, dịch vụ hỗ trợ đi kèm khác nhau. Vì thế, bạn cần chọn lọc công ty chứng khoán phù hợp. Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có hàng trăm công ty chứng khoán lớn nhỏ đang hoạt động. Làm thế nào để đánh giá chất lượng của 1 công ty chứng khoán? Bài viết nằm trong series: Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao chi tiết, dễ hiểu nhất mà bạn không thể tìm thấy ở đâu khác ngoài Govalue. Các tiêu chí đánh giá một công ty chứng khoán uy tín Dưới đây là 5 tiêu chí đánh giá chất lượng một công ty chứng khoán: Chi phí giao dịch thấp Phí giao dịch là số tiền mà bạn phải trả cho công ty chứng khoán khi thực hiện mua bán cổ phiếu. Thường thì khoản phí này được công ty chứng khoán thu trên cơ sở tổng giá trị giao dịch trong ngày. Việc mở tài khoản ở những công ty chứng khoán có phí giao dịch thấp, sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền trong quá trình đầu tư. Tôi lấy ví dụ: Giả sử tổng giá trị giao dịch trong 1 ngày của bạn là 1 tỷ đồng. ● Nếu bạn mở tại công ty A với mức phí 0,15%, thì mức phí giao dịch là: 1 tỷ x 0,15% = 1.500.000 đồng. ● Nếu bạn mở tại công ty B với mức phí 0,25%, thì phí giao dịch bạn mất cho B là: 2.500.000 đồng. Vậy, bạn muốn áp dụng mức phí nào hơn? Tất nhiên, nếu bạn đầu tư với số vốn ít, thì mức chênh lệch cũng không quá lớn, cỡ vài chục nghìn đồng. Nhưng nếu tính cho cả năm, thì số tiền bị hụt đi cũng không phải là nhỏ. Bạn có thể tra cứu Mức phí giao dịch tại website của các công ty chứng khoán. Lãi vay margin thấp Nếu sử dụng đòn bẩy, bạn cũng nên quan tâm đến lãi suất margin của công ty chứng khoán. Đây là việc bạn đi vay tiền của công ty chứng khoán để mua cổ phiếu. Vì thế, chi phí đi vay càng thấp, sẽ càng tốt cho bạn. Mức lãi suất cho vay ở các công ty chứng khoán được áp dụng theo ngày, thường từ 0,038% – 0,04%/số tiền vay/ngày. Quy đổi ra năm, sẽ tương đương khoảng 14%/năm. Ví dụ: Bạn có 100 triệu đồng, và được công ty chứng khoán cho vay thêm 100 triệu với lãi suất margin 13%/năm. Như vậy sau 1 năm, bạn sẽ phải hoàn trả cho công ty 113 triệu đồng (bao gồm cả gốc và lãi). Có 3 kịch bản xảy ra: Bạn thấy đấy, sử dụng đòn bẩy chỉ mang lại hiệu quả nếu như lợi nhuận thực tế bạn đạt được cao hơn mức lãi mà bạn phải trả. Mức lãi vay margin bạn sử dụng càng thấp, thì rủi ro càng được giảm thiểu. Thậm chí, nếu thị trường không thuận lợi, bạn có thể sẽ mất nhiều tiền hơn so với việc không sử dụng margin. Chính vì rủi ro này mà tôi khuyên bạn không nên sử dụng margin để đầu tư. Vì chỉ cần một vài sai sót trong mua bán, là bạn có thể thổi bay mọi thành quả mà mình đạt được. Đội ngũ môi giới chuyên nghiệp Góp phần tạo nên thương hiệu cho một công ty chứng khoán, không thể không nói đến đội ngũ môi giới. Đội ngũ môi giới càng chuyên nghiệp, am hiểu về thị trường, về doanh nghiệp thì… … những tư vấn, khuyến nghị của họ giành cho bạn càng chất lượng. Khi đó, hoạt động đầu tư của bạn mới đạt hiệu quả cao. Việc sử dụng môi giới tư vấn, tất nhiên, bạn sẽ mất thêm một khoản phí nho nhỏ nữa. Nhưng, tại sao tôi lại nên lựa chọn những công ty chứng khoán có uy tín? Thông thường, những môi giới giỏi, họ hay đầu quân cho những công ty chứng khoán lớn, có thương hiệu trên thị trường. Lý do là ngoài chính sách đãi ngộ khá tốt, thì uy tín của họ cũng được nâng lên khi làm ở những công ty có tên tuổi. Việc này là đôi bên cùng có lợi. Bạn nên tránh mở tài khoản tại những công ty chứng khoán nhỏ, không có thương hiệu. Bởi vì: ● Thứ nhất: môi giới tại những công ty này thường không có nhiều hiểu biết về thị trường, kiến thức không sâu. ● Thứ hai: đa phần họ sẽ tập trung vào việc khuyến khích bạn giao dịch càng nhiều càng tốt. Vì bạn giao dịch càng nhiều thì mức phí hoa hồng họ nhận được càng lớn. Họ chả quan tâm đến việc bạn kiếm được bao nhiêu đâu. Bạn có thể mở tài khoản ở các công ty chứng khoán khác nhau để đánh giá chất lượng môi giới. Báo cáo phân tích chất lượng Nếu số vốn đầu tư của bạn không nhiều, hoặc không tìm được cho mình một môi giới thích hợp… …Thì vẫn còn 1 nguồn thông tin khác mà bạn có thể tiếp cận. Đó chính là báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán. Và nguồn thông tin này là free. Tất nhiên, không phải chất lượng các báo cáo ở các công ty chứng khoán là như nhau. Những công ty lớn, có uy tín và thương hiệu, thì chất lượng các báo cáo sẽ được đánh giá cao hơn. Lý do vì, họ có đội ngũ chuyên gia tài chính hàng đầu, có kiến thức, chuyên môn sâu. Những bài phân tích, khuyến nghị sẽ giúp cho bạn có thêm 1 góc nhìn khác về thị trường, về doanh nghiệp. Bạn cũng có thể học được cách đánh giá về một doanh nghiệp qua các báo cáo của họ. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán thường có mối quan hệ thân thiết với doanh nghiệp hơn. Khi đó, chỉ cần một yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp biến động, thì các báo cáo về doanh nghiệp sẽ được “update” một cách nhanh chóng. Bạn có thể tập hợp báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán trên trang cafef. http://s.cafef.vn/phan-tich-bao-cao.chn Hệ thống giao dịch thân thiện với người dùng Hiện nay, việc đặt lệnh hầu hết đều được thực hiện online qua website hoặc ứng dụng điện thoại. Do đó, hệ thống giao dịch cần bắt mắt, dễ sử dụng và độ bảo mật cao. Giao diện các phần như: bảng đặt lệnh, bảng giá cổ phiếu, việc theo dõi danh mục đầu tư, kiểm tra số dư tài khoản… cần được thiết kế một cách đơn giản, dễ theo dõi và thao tác. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, mỗi công ty sẽ cấp cho bạn mã Pin, Thẻ hay mã OTP để xác nhận quá trình giao dịch (như đặt lệnh, chuyển tiền,…). Top 5 công ty chứng khoán uy tín tại Việt Nam Dưới đây là 5 công ty chứng khoán tốt nhất theo đánh giá của GoValue. Note: Những đánh giá dưới đây mang tính chất cá nhân, độc lập và không có bất kỳ mục đích quảng bá hay cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán. Chúng tôi miễn trừ mọi trách nhiệm với những chia sẻ này. 1. CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) Rồng Việt là công ty chứng khoán sở hữu hệ thống giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt. Giao diện thân thiện và dễ sử dụng trên các thiết bị điện tử. Hệ thống giao dịch Điểm 9/10 Trang giao dịch của VDSC: Trong đó, ứng dụng (App) điện thoại của Rồng Việt được đánh giá tốt nhất trong số các app của các công ty chứng khoán. App có lưu lại lịch sử lãi/lỗ mỗi cổ phiếu – phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư. Một điểm cộng rất lớn là việc đăng ký mở tài khoản giao dịch tại Rồng Việt cực kỳ đơn giản. Bạn có thể tự mở online, giao dịch trước và hoàn thiện hồ sơ sau. Tư vấn, phân tích, khuyến nghị Điểm 10/10 Tôi đánh giá VDSC là 1 trong số ít các công ty chứng khoán sở hữu đội ngũ phân tích có chuyên môn, am hiểu thị trường. Những báo cáo của họ khá chất lượng, phân tích chuyên sâu. Phí giao dịch Điểm 9/10 Phí giao dịch của Rồng Việt từ 0,15% – 0,50%/tổng giá trị giao dịch. Giá trị giao dịch càng lớn thì mức phí càng thấp. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện giao dịch trực tuyến thì sẽ chỉ phải chịu mức 0,15% mà thôi. Lãi suất vay margin Điểm 9/10 Lãi suất vay margin là 0,037%/ngày (tương đương 13,51%/năm). Hệ thống mở tài khoản trực tuyến Điểm 10/10 Một điểm cộng nữa cho Rồng Việt, chính là hệ thống mở tài khoản trực tuyến hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư. Chỉ cần việc đăng ký online, điền đầy đủ thông tin và xác nhận với VDSC… …là tôi đã có thể bắt đầu thực hiện giao dịch. Sau đó tôi mới cần phải hoàn thiện hợp đồng “cứng” và gửi lại cho họ. 2. Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) là thành viên của Ngân hàng Vietcombank. Phí giao dịch của VCBS Điểm 10/10 VCBS là 1 trong 5 công ty chứng khoán có mức phí giao dịch thấp nhất hiện nay. Cụ thể: Mức phí 0,15%/tổng giá trị giao dịch (mức sàn theo quy định) khi bạn tự mình đầu tư, và tối thiểu 0,18% nếu kèm môi giới tư vấn. Lãi suất vay margin Điểm 10/10 VCBS cũng là 1 trong những công ty chứng khoán có mức lãi vay margin thấp nhất trên thị trường. Lãi suất vay margin của VCBS là 12%/năm, khá cạnh tranh với các công ty chứng khoán khác. Hệ thống giao dịch Điểm 10/10 VCBS cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến qua trang web. Tôi khá là thích giao diện này của VCBS. Nhìn đơn giản, không cầu kỳ, nhưng vẫn thể hiện được đầy đủ các thông tin cơ bản. Từ bảng đặt lệnh mua/bán, đến việc theo dõi danh mục của nhà đầu tư, cơ cấu tài sản… Tất cả đều được trình bày trên cùng 1 trang giao dịch. Việc thao tác nhờ thế rất nhanh chóng, dễ dàng. Muốn tra cứu chi tiết hơn, như: lịch sử mua bán chứng khoán, lịch sử giao dịch tiền hay thông tin về tài khoản… Bạn chỉ cần lựa chọn các Tab thích hợp. Về độ bảo mật: VCBS sử dụng mã PIN để xác nhận các giao dịch của bạn. Một lợi thế nữa, đó là… … nếu bạn có tài khoản ngân hàng tại Vietcombank, thì việc chuyển tiền từ VCBS sang tài khoản ngân hàng sẽ không mất phí giao dịch. 3. CTCP Chứng khoán MB (MBS) MBS thuộc Top 5 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất ở Việt Nam. MBS sở hữu đội ngũ môi giới khá chất lượng, có nhiều kinh nghiệm, và am hiểu thị trường Việt Nam. Những phân tích, khuyến nghị của MBS được cập nhật liên tục Phí giao dịch của MBS Điểm 9/10 Mức phí giao dịch MBS dao động từ 0,15% – 0,35%/tổng giá trị giao dịch. Tuy nhiên, để được hưởng mức phí là 0,15% thì giá trị giao dịch trong ngày của bạn phải trên 700 triệu đồng. Như vậy, với những nhà đầu tư vốn nhỏ, mức phí sẽ rơi vào khoảng 0,25% – 0,35%/tổng giá trị giao dịch/ngày. Lãi suất vay margin Điểm 8,5/10 Lãi vay margin được MBS áp dụng là 0,0375%/ngày (tương đương 13,69%/năm). Đây là mức trung bình trên thị trường chứng khoán. Hệ thống giao dịch Điểm 10/10 Thay vì hiện thị các thông tin tổng hợp, giao diện của MBS được chia thành các tab khác nhau. Mỗi tab gồm nhiều thẻ nhỏ. Muốn đặt lệnh, bạn đi tới Tab Giao dịch CK. Muốn theo dõi danh mục đầu tư, bạn vào Tab Quản lý TK, và chọn thẻ Lãi/Lỗ dự kiến. Mọi thứ đều rất rõ ràng, khoa học. Độ bảo mật: Việc xác nhận các giao dịch của bạn tại MBS sử dụng mã OTP. 4. CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là 1 trong những công ty chứng khoán lớn nhất hiện nay, với thương hiệu mạnh. SSI dẫn đầu thị phần môi giới trong nhiều năm. Là cửa ngõ vào Việt Nam của NĐT nước ngoài. Để xứng đáng với thị phần số 1, không thể không kể đến chất lượng những báo cáo phân tích của SSI. …Các báo cáo chiến lược, các báo cáo phân tích rất chất lượng, bám sát doanh nghiệp và thị trường. Tôi khuyên bạn nên tìm đọc những báo cáo này của SSI. Phí giao dịch của SSI Điểm 8/10 Với thương hiệu mạnh, cùng với nhóm khách hàng lớn là nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế mà mức phí giao dịch tại SSI khá cao. Dao động từ 0,25% đến 0,40%/tổng giá trị giao dịch, cao hơn khoảng 0,1% cho mỗi giao dịch so với các công ty chứng khoán khác. Nếu bạn là nhà đầu tư giao dịch không thường xuyên, tất nhiên, mức chênh 0,1% là khá nhỏ. Và nó sẽ được bù đắp bởi các tính năng khác do SSI cung cấp, như chất lượng các báo cáo. SSI phù hợp với nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư tổ chức, hơn là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Lãi suất vay margin Điểm 8/10 Lãi suất vay margin của SSI là 0,0389%/ngày (tương đương 14%/năm), cũng vào loại cao nhất trên thị trường. Hệ thống giao dịch Điểm 8/10 Tuy nhiên, SSI lại không đầu tư cho hệ thống giao dịch. Hệ thống bị lỗi, trục trặc trong quá trình giao dịch Để xác nhận việc đặt lệnh, SSI sử dụng mã PIN. 5. CTCP Chứng khoán VNDirect (VND) Nằm trong Top 4 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất. VNDirect được biết đến là một công ty chứng khoán có dịch vụ khách hàng khá chất lượng. Lợi ích khi mở tài khoản tại VNDirect là bạn sẽ được chăm sóc tận tình bởi đội ngũ môi giới am hiểu về thị trường. Cùng với đó, VND cung cấp những bản tin nhận định thị trường hàng ngày, những phân tích, đánh giá của các chuyên gia được “update” liên tục và cụ thể. Hệ thống giao dịch Điểm 10/10 Công ty cũng rất tập trung đầu tư cho công nghệ, nhằm tạo sự thuận tiện nhất cho nhà đầu tư. Bảng giá chứng khoán của VND với các biểu đồ trực tiếp được thiết kế đơn giản, dễ nhìn với nhiều số liệu thống kê, giúp bạn dễ theo dõi. Tôi thường sử dụng bảng giá này để theo dõi thị trường. VNDirect sử dụng mã OTP để xác nhận các giao dịch của nhà đầu tư. Phí giao dịch Điểm 10/10 Cũng thuộc top các công ty chứng khoán có mức phí thấp nhất. Mức phí giao dịch áp dụng tại VNDirect với nhà đầu tư cá nhân là 0.15%. Khá hấp dẫn. Lãi suất vay margin Điểm 8,5/10 Lãi suất vay margin khoảng 0,0375%/ngày (tương đương 13,69%/năm). Mức phí này ngang với MBS. Bài 6 Cách đọc bảng giá chứng khoán cho người mới bắt đầu K ỹ năng đọc – hiểu Bảng giá chứng khoán được xem như bài học vỡ lòng mà bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải học. Bảng giá chứng khoán thể hiện các thông tin liên quan đến giao dịch của cổ phiếu trên thị trường, đây là những thông tin không thể thiếu khi bạn ra quyết định đầu tư. BẠN SẼ HỌC ĐƯỢC GÌ? ● Các thông tin chi tiết trên 1 bảng giá chứng khoán ● Cách đọc bảng giá để đánh giá tình hình giao dịch của từng cổ phiếu ● Cách đọc bảng giá để đánh giá tình hình thị trường chung Bài viết giúp bạn nắm bắt 1 số vấn đề, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch: ● Tình hình giao dịch, cung – cầu hiện tại của mã chứng khoán mà bạn quan tâm; ● Tình hình thị trường chung thông qua các chỉ số (Index). Hiện nay ở Việt Nam có 2 Sở Giao dịch chứng khoán (Sở GDCK) là Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX). Mỗi Sở GDCK sẽ có 1 Bảng giá điện tử chứng khoán (đại diện cho 2 sàn HOSE và HNX). Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng có 1 bảng giá riêng để phục vụ khách hàng của mình (nguồn dữ liệu được lấy từ 2 Sở Giao dịch và Trung tâm lưu ký). Về cơ bản, các bảng giá chứng khoán là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau chút ít về giao diện. ● Bảng giá Sàn HOSE ● Bảng giá sàn HNX ● Bảng giá Công ty chứng khoán Vndirect A. Cách đọc Bảng giá chứng khoán để nắm bắt tình hình giao dịch của các cổ phiếu Bây giờ chúng ta sẽ đi chi tiết vào 1 Bảng giá chứng khoán để biết cách đọc nó như thế nào. GoValue sẽ lấy ví dụ Bảng giá chứng khoán trực tuyến VnDirect (hình bên dưới): Lưu ý: Trên bảng giá chứng khoán VnDirect: Giá x 1.000 VNĐ và Khối lượng x 10 cổ phiếu 1. Cột “Mã CK” (Mã chứng khoán): Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Mỗi công ty niêm yết đều được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp 1 mã chứng khoán riêng (thông thường là tên viết tắt của công ty đó). Muốn tìm Mã giao dịch của công ty niêm yết nào, bạn chỉ việc Nhập mã chứng khoán của công ty vào ô “Nhập mã CK” 2. Cột “TC“ (Giá Tham chiếu – Màu vàng) Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất. 3. Cột “Trần” (Giá Trần – Màu tím) Mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. ● Tại Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu. ● Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu. ● Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước. 4. Cột “Sàn” (Giá Sàn – Màu xanh lam) Mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. ● Tại sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu; ● Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu; ● Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước. Như vậy, sàn HOSE, giá chứng khoán sẽ dao động trong biên độ ±7% so với mức Giá tham chiếu; tại sàn HNX, giá chứng khoán sẽ dao động trong biên độ ±10% và sàn UPCOM là ±15%. Và bạn chỉ được phép đặt giá mua / giá bán nằm trong khoảng (giá sàn, giá trần). Nếu đặt giá ngoài biên dao động này, lệnh sẽ không được khớp. Lưu ý: – Màu xanh: là mức giá cao hơn Giá tham chiếu, nhưng không phải là Giá trần – Màu đỏ: là mức giá thấp hơn Giá tham chiếu, nhưng không phải là Giá sàn 5. Cột “Tổng KL” (Tổng khối lượng) Khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu. 6. Cột “Bên mua” Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Trong đó: ● Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác. ● Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1. ● Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2. 7. Cột “Bên bán” Hệ thống hiển thị 03 mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng. Trong đó: ● Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán khác. ● Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1. ● Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2. Lưu ý: + Ngoài 03 mức Giá mua / Giá bán trên, thị trường vẫn còn các mức Giá mua / Giá bán khác, nhưng không được hiển thị (do không tốt bằng ba mức giá trên màn hình). + Khi có lệnh ATO hoặc ATC, thì các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí cột “Giá 1” và “KL 1” của “Bên mua” và “Bên bán” 8. Cột “Khớp lệnh” Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá”,“KL”,“+/-“. Trong thời gian giao dịch, ý nghĩa của các cột như sau: ● Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày ● Cột “KL” (Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp ● Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu 9. Cột “Giá” Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá cao nhất”,“Giá thấp nhất” và “Giá TB” ● Giá cao nhất: Mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại. ● Giá thấp nhất: Mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại. –> Bạn sẽ biết được giá cổ phiếu thay đổi như thế nào trong phiên giao dịch. 10. Cột “Dư mua / Dư bán” ● Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp. ● Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch 11. Cột “ĐTNN” (Đầu tư nước ngoài): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán) ● Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua. ● Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán. 12. Ngoài ra, còn có vùng thông tin Chỉ số thị trường (hàng trên cùng) Chỉ số thị trường được Công ty chứng khoán VnDirect sử dụng ở đây là VN-Index, VN30-Index, VNX AllShare, HNX-Index, HNX30-Index, UPCOM. Trong đó: ● Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) ● Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc ● Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX). ● Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) ● Tương tự cho các chỉ số còn lại… B. Cách đọc bảng giá chứng khoán để đánh giá sơ bộ tình hình thị trường chứng khoán Phần lớn các mã cổ phiếu biến động tăng/giảm cùng với biến động của thị trường. Khi thị trường chung tốt, đa số các mã cổ phiếu sẽ tăng; và ngược lại, khi thị trường chung xấu, đa số các mã cổ phiếu sẽ giảm. Để nắm bắt biến động thị trường, bạn có thể đánh giá thông qua các chỉ số thị trường (chỉ số Index). Chỉ số này được tính toán dựa trên biến động tăng/giảm giá, vốn hóa của các cổ phiếu được cho vào rổ tính toán. Trong các chỉ số trên, thì VN-Index được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Bởi các mã chứng khoán trên sàn HOSE có mức vốn hóa lớn và thu hút nhiều ánh mắt của nhà đầu tư. Ví dụ về chỉ số VN-Index: ● Đầu tiên là đồ thị thể hiện diễn biến của chỉ số VN-Index theo thời gian giao dịch. ● Tại thời điểm của bài viết, VN-Index đạt 915.12 điểm, giảm 2,39 điểm (tương ứng với mức giảm 0,26% – so với mức tham chiếu của chỉ số). ● Khối lượng cổ phiếu khớp trên sàn HOSE là 119.905.476 cố phiếu; Giá trị giao dịch đạt 2.737.146 tỷ đồng. ● Toàn sàn HOSE có 131 mã tăng (trong đó 8 mã tăng trần), 58 mã đứng giá (bằng giá tham chiếu) và 145 mã giảm (trong đó 11 mã giảm sàn). ● Thị trường đang ở trạng thái Đóng cửa. Từ các thông tin trên, bạn có thể nhận định thị trường hiện tại đang giảm. Tâm lý nhà đầu tư vẫn còn nghi ngờ, đà lan tỏa tăng hoặc giảm chưa rõ nét (vì số mã tăng, số mã giảm gần như cân bằng) Chú ý, khi xem xét thị trường chung thông qua các chỉ số (Index), bạn có thể để ý đến những biến động lớn của chỉ số (như điểm số tăng/giảm trên 1%, hoặc hơn), kèm theo đó là khối lượng giao dịch lớn hơn so với ngày thường: ● Nếu số lượng mã tăng giá ít, số lượng mã giảm giá nhiều, nhưng điểm số thị trường tăng, sẽ xảy ra hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng”. Tức là chỉ số tăng bởi một số mã vốn hóa lớn. Thị trường chung lúc này chưa thể coi là lạc quan. ● Nếu số lượng mã tăng giá nhiều, số lượng mã giảm giá ít, nhưng điểm số thị trường giảm. Thị trường chung lúc này có thể coi là lạc quan. ● Thị trường tăng giá, kèm theo số lượng mã tăng giá áp đảo số lượng mã giảm giá: thị trường tương đối tốt, các nhà đầu tư có thể bắt đầu mua cổ phiếu mình quan tâm. ● Thị trường giảm giá, kèm theo số lượng mã giảm giá áp đảo số lượng mã tăng giá: thị trường đang bi quan, các nhà đầu tư nên bán bớt cổ phiếu. C. Những vấn đề khác cần biết Giá trần và giá sàn là gì? Đây là mức giá tối đa (giá trần) và giá tối thiểu (giá sàn) cho phép được mua/bán trong phiên giao dịch ngày hôm đó. Quy định về giá trần và giá sàn ở mỗi sàn là khác nhau. Đối với sàn HOSE, giá trần và giá sàn được tính +- 7% so với giá tham chiếu. Hay +-7% là biên giao dịch tối đa cho phép ở sàn HOSE. Còn với sàn HNX, con số này là +-10%. Ví dụ: CP AAA ở sàn HOSE có giá tham chiếu là 18.25. Khi đó giá trần là: 18.25 x (1 + 7%) = 19.5275, làm tròn là 19.5. Giá sàn là: 18.25 x (1 – 7%) = 16.9725, làm tròn là 17.0. Thông tin quan trọng khác? Có 2 thông tin rất quan trọng khác trên bảng giá mà bạn cần để ý bao gồm… …chỉ số thị trường và thông tin giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Chỉ số thị trường Chỉ số thị trường giúp bạn có góc nhìn tổng quan về toàn bộ thị trường. Cả thị trường đang tăng hay giảm, khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch như thế nào. Các chỉ số thông dụng như ví dụ bảng giá ở trên bao gồm: ● VN-Index: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn HOSE ● VN30-Index: đây là chỉ số tập hợp 30 CP lớn nhất (thông thường được tính theo vốn hóa thị trường) giao dịch trên sàn HOSE ● VNXAllshare: đây là chỉ số tổng hợp tất cả CP giao dịch trên cả 2 sàn HOSE và HNX ● HNX-Index: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn HNX ● HNX30-Index: chỉ số tập hợp 30 CP lớn nhất (thông thường được tính theo vốn hóa thị trường) giao dịch trên sàn HNX ● UPCOM: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn UPCOM Giao dịch của NĐTNN Đây là thông tin rất quan trọng mà bạn cần quan sát trên bảng giá. Ở một thị trường nhỏ như Việt Nam, dòng tiền từ NĐTNN ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá cổ phiếu. Vì thế bạn nên chú ý đến hoạt động mua/bán của NĐTNN đối với cổ phiếu mà bạn đang quan sát hoặc nắm giữ. Nếu bạn thấy cổ phiếu đó được NĐTNN mua vào với khối lượng lớn liên tục trong nhiều ngày, có vẻ đó là 1 dấu hiệu tích cực. Ngược lại, nếu NĐTNN liên tục bán, hãy cẩn thận và tìm hiểu kỹ xem điều gì đang xảy ra. T Bài 7 Thời gian giao dịch chứng khoán tại Việt Nam hời gian giao dịch chứng khoán là 1 trong rất nhiều các quy định mà bạn cũng như các nhà đầu tư chứng khoán khác cần biết và nắm rõ. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển. Từ những phiên giao dịch đầu tiên năm 2000 chỉ có 2 cổ phiếu REE và SAM, đến nay đã có hàng nghìn doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu. Tính đến ngày 30/11/2020, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt hơn 6,11 triệu tỷ đồng – là mức cao nhất từ trước đến nay. Chiếm 101,33% GDP. Trong suốt chặng đường phát triển, thời gian giao dịch chứng khoán đã có những lần thay đổi nhằm đáp ứng tốt hơn, kịp thời các yêu cầu của thị trường. Vì thế, GoValue đã giúp bạn tổng hợp lại thời gian giao dịch chứng khoán tại Việt Nam… …cùng với đó là một số quy định khác không thể bỏ qua đối với một nhà đầu tư cá nhân khi muốn tham gia vào 1 thị trường đầy sôi động này. #1. Thời gian giao dịch chứng khoán cơ sở tại Việt Nam Cả 3 sàn chứng khoán (HOSE, HNX và UPCOM) có thời gian giao dịch chứng khoán cơ sở là: ● Từ thứ Hai đến thứ Sáu ● Giờ mở cửa từ 9h00’ và đóng cửa vào lúc 15h00’ ● Không giao dịch vào Thứ Bảy, Chủ Nhật (hay ngày lễ, Tết) Tuy nhiên, mỗi sàn sẽ có những quy định cụ thể: Như vậy, khác với sàn HOSE và sàn HNX, sàn UPCOM sẽ không có phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO) và phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC) ● Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu (2021) Bonus: Thời gian giao dịch chứng khoán phái sinh tại Việt Nam Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện chỉ có 2 sản phẩm: Chỉ số VN-30 và Hợp đồng tương lai Trái Phiếu Chính Phủ kỳ hạn 5 năm. Các sản phẩm này có khung giờ mở cửa trước 15 phút so với chứng khoán cơ sở và đóng cửa cùng thời điểm. Cụ thể: Bên cạnh các quy định về thời gian giao dịch chứng khoán, thì quy tắc khớp lệnh trên mỗi sàn chứng khoán cũng là 1 vấn đề lớn cần quan tâm. Hay, bạn cũng cần nắm rõ các lệnh áp dụng khi giao dịch để có thể mua/bán cổ phiếu với giá tốt nhất. #2. Nguyên tắc khớp lệnh Ưu tiên về giá ● Lệnh mua với mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước. ● Lệnh bán với mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước. Ưu tiên về thời gian Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước được ưu tiên thực hiện trước. #3. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán thường gặp Tùy thuộc vào sàn chứng khoán và khung giờ giao dịch mà các lệnh giao dịch có thể khác nhau. Bạn cần chú ý lệnh giao dịch nào được áp dụng trong khung giờ nào, thứ tự ưu tiên ra sao để đặt lệnh cho phù hợp. Một số lệnh quan trọng khi giao dịch bao gồm: ● ATO (Giá mở cửa): Lệnh ATO là lệnh mua bán cổ phiếu khi mở cửa sàn giao dịch. Lệnh này được ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO).. ● LO (Lệnh giới hạn): Lệnh LO là lệnh mua bán cổ phiếu ở mức giá xác định. ● ATC (Giá đóng cửa): Lệnh mua bán cổ phiếu tại mức giá đóng cửa sàn giao dịch. Tương tự lệnh ATO, lệnh ATC được ưu tiên trước LO ● MP: Lệnh mua bán tại mức giá bán thấp nhất/ giá mua cao nhất hiện có trên thị trường trên sàn HSX. ● MAK/MOK/MTL: Lệnh mua/ bán tại mức giá bán thấp nhất/ mua cao nhất hiện có trên thị trường trên sàn HNX. ● PLO: Lệnh mua/bán tại mức giá đóng cửa trong phiên giao dịch sau giờ. Các lệnh được nhà đầu tư thực hiện sẽ có giá trị trong suốt thời gian giao dịch, không hết hạn trong thời gian nghỉ giữa phiên. #4. Cách xác định Giá mở cửa, giá đóng cửa và giá tham chiếu Đối với sàn HOSE Giá mở cửa: là mức giá được xác định trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO) VD: Cách xác định giá mở cửa: