🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Góp Phần Tìm Hiểu Một Số Phong Tục Tập Quán Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Việt Nam Ebooks Nhóm Zalo I ^ f GÚP phAn Um HIỂU s MậĩSÙPHONGTUCT|iPQUẮM CÁC DANĨỆC THIẾU sd ở VIỆT NAM +='■ ị! ĐÀO NAM SƠN (CHỦ BIÊN) ĐÀO THỊ NGỌC Hổ Itiịỉ V lN A lỊ !* NHÀXUAT BẢN QUÂN ĐỘI NHẢN DAN :'S;' m P íi ‘ ■ GÓP PHẦN TÌM mỂlỉ MỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN CÁC DÂN TỘC THIỂU số ở VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN MONG BẠN ĐỌC GÓP Ý KIẾN, PHÊ BÌNH Bien mục trSn xuất bản phẩm của Thư viện QuO'c gia Việt Nam Đào Nam Sơn Góp phẩn tìm hiểu một số phong tục tập quán các dân tộc thiểu số ở Việt Nam : Sách tham khảo / Dào Nam Sơn (ch.b.), Đào Thị Ngọc Hổ. - H. : Quân đội nhân dân, 2016. - 244tr. ; 21cm 1. Phong tục 2. Tập quán 3. Dân tộc thiểu sô' 4. Việt Nam 5. Sách tham khảo 390.09597 - dc23 m QDH0107P-CIP Những thư viện mua sách của Nhà sách Thăng Long được biên mục chuẩn Marc 21 miễn phí. v'Dữ liệu được Nhà sách Thăng Long chép vào đĩa mềm, hoặc gửi email đến thư viện, hoặc dovvnload từ trang web:thangiong.com.vn ĐÀO NAM SƠN (Chủ biên) ĐÀO THỊ ngọc hồ GÓP PHẦM TÌM HIỂIỈ MỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN CÁC DÂN TỘC THIỂU số ở VIỆT NAM Sách tham kháo NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Hà N ội-2016 SBỜi X € 4 ^ é ả ^ Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất, gồm 54 dân tộc cùng tồn tại và phát triển trong hàng ngàn năm dựng nước uà giữ nước. Trong đó, 53 dân tộc thiểu sô'cư trú chủ yếu ở khu vực biên giới đất liền, miền núi và vùng trung du đã và đang sáng tạo nên rất nhiều nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất dựng xây đất nước. Phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số là một bức tranh rực rỡ sắc màu, các mảng khối đậm đà kết lại hài hòa và vô cùng sinh động, phản ánh sự tôn vinh giá trị con người, tinh yêu thương, sự gắn kết con người trong cộng đồng dân tộc; đồng thời củng nói lên trinh độ tiến bộ xã hội, những quan niệm về thế giới và con người qua những thời kỳ lịch sử. Để giúp cho lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ toàn quân nghiên cứu, vận dụng nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đáp ứng với nhu cầu của bạn đọc, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn sách tham khảo "Góp phần tìm hiểu m ôt sô' phon g tuc tâp quán các dân tôc thiểu sô 'ỏ V iêt Nam" do các tác giả Đào Nam Sơn và Đào Thị Ngọc Hồ biên soạn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác sưu tầm tư liệu và biên soạn, song cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí và bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu! NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHẢN DÂN ‘»^Ó€ đcều Cùng kề vai sát cánh với dân tộc Kinh (Việt), các dân tộc thiểu sô'ở Việt Nam đã và đang sáng tạo nên rất nhiều nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ đất nước. Một trong sô' đó là những phong tục tập quán ở các cộng đồng này - những thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày được mọi người công nhận và làm theo, truyền từ đời này sang đời khác. Trong suốt cuộc đời công tác, chúng tôi may mắn có điều kiện được gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu sô'ở nhiều vùng trong cả nước; được đồng bào yêu thương và đùm bọc coi như con em minh, cho tham gia vào các hoạt động của đời sống thường ngày, được đánh quay, ném còn, hát múa, đánh chiêng, ăn cơm mừng cơm mới, uống rượu ghè bên ánh lửa bập bùng... Với tình cảm yêu quý và trăn trọng, chúng tôi miệt mài ghi lại những gi mắt thấy tai nghe thành các bài viết. Cuốn sách này là sự tập hỢp có chọn lọc các bài viết đó. Để bạn đọc dễ theo dõi, chúng tôi bô' cục nội dung cuốn sách theo các tiểu mục: Phong tục tập quán trong đón Tết; Tập quán dùng lịch của người Khmer và người Chăm; Phong tục tập quán trong gia đình; Phong tục tập quán trong sinh hoạt cộng đồng; Giải thích sự vật, hiện tượng và lời răn bằng truyện cổ và luật tục; Phong tục tập quán trong sinh nở, cưới hỏi và tang ma; Phong tục tập quán trong sản xuất, canh tác... Có được cuốn sách này, chúng tôi được các ông bà Ksor Yin, Kpă Tiveo, Kpă Puăl, Thạch Đời, Thào Thị Mùi, Vương Thị Thủy, Nguyễn Thị Hiên, Thuận Ngọc Liêm, Y Dưr, Kdân Hje, Hơ Thủy, Lê Thanh Sử đã vui lòng cung cấp cho những tư liệu quý. Mong các ông bà nhận ở chúng tôi lời cảm ơn chân thành. Trân trọng gửi tới bạn đọc cuốn sách G óp phẩn tìm hiểu m ô t sô'ph on g tục tâp quán các dân tộc thiêu sô 'ở V iêt Nam. ĐÀO NAM SƠN PHONG TỤC TẬP QUẢN TRONG ĐÓN TẾT Nước ta có 54 dân tộc, ngoài dân tộc Kinh (Việt), 53 dân tộc còn lại đưọc gọi là dân tộc thiểu sô". Dân tộc nào cũng có khá nhiều tết. ớ nước ta không mấy ngày không có tết. Có tết theo Mặt Trăng, tết theo Mặt Tròi, tết theo mùa vụ, tết theo triều .sông, con nước. Lại có tết cho thầy học, tết cho trẻ em, tết kỷ niệm những ngày trọng đại của dân tộc và đất nước. Tết trọng của nhiều dân tộc là Tết Nguyên đán (theo tiếng Hán, nguyên là mở đầu, đán là ngày). Người hay nói chữ thường nói nhất đán tức là đến một ngày nào đó, một khi nào đó. Nguyên đán là ngày đầu tiên. Tết Nguyên đán mang đậm sắc màu tâm linh, tín ngưỡng và bao giờ cũng vui, bao giò cũng mang nhiều hứa hẹn cho những ngày sắp tới. Trước khi đón Tết Nguyên đán, thường có hoạt động chuẩn bị. Chưa tết mà có khi vui hơn tết, bởi vì sự chò mong nào cũng đem lại nhiều háo hức. Trong mấy ngày tết có khi vì bận bịu quá, mải chơi quá nên không thấy hết niềm vui. Sau tết thì khó tránh được cảm giác tiếc nuối. Tôi giữ mãi cái cảm giác bùi ngùi, trốhg vắng khi tết tàn, xuân hết của thi sĩ Hồ Xuân Hương trong bài "Chơi đu": Chơi Xuân mới biết Xuân chăng tá Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không Trưóc tết, dân tộc nào cũng có phong tục sắm tết, tu sửa dọn dẹp nhà cửa cho thật sạch sẽ phong quang để đón tết, dù ở Đông Bắc, Tây Bắc Bắc Bộ, hay ở miền Trung ven biển, dù ở rẻo Tây Nguyên, hay ở đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bào ta còn nghèo, quanh năm lam lũ chỉ có ngày tết mối có điều kiện nghỉ ngơi, chơi bời, ăn uô"ng, nên mấy ngày này được lo toan, chăm chút. Với người Thái, thì ngay từ đầu tháng Chạp, khi lúa trên nương đã chuyển về nhà, gác trên sàn, đồng bào bắt đầu sửa sang lại mái nhà, chuẩn bị kiếm cá, lấy lá dong, chất thêm củi dưới sàn, mua sắm thêm bát đĩa, quần áo mối cho con cái. Ngày 25 tháng Chạp là phiên chợ đông nhất, vui nhất, cuô"n hút được dân các chiềng trên, ảng dưối về dự. Các cô gái Thái mặc áo cỏm vói hàng cúc bạc bó sát người, đầu đội chiếc khăn piêu sặc sỡ đến chợ. Xa xa, núi đứng, núi ngồi chen nhau trong làn sương sóm, đây đó lác đác những nụ hoa ban. Chuẩn bị cho mâm cỗ tết nhiều dân tộc có tục gói bánh chưng. Người Khmer thì gói bánh tét hình to tròn như cô tay (tiếng Khmer là num òn-son chô-rúc) cùng với bánh ít mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người KLmer cổ. Người Thái và người Khơ-mú thường gói bánh chưng theo nhiều kiểu: kiểu vuông tượng trưng cho chiếc gùi 10 đeo, kiểu bánh thuôn dài tượng trưng cho cái gậy... Bánh của họ chỉ gói nhỏ và rất ít khi bỏ nhân. Sô" lượng gói bao giò cũng phải chẵn và trong sô" bánh chưng gói, một nửa được gói bằng gạo nếp trắng dẻo, còn một nửa trưóc khi gói người ta đem gạo nếp trộn với than rdm, sàng sảy kỹ rồi mới gói. Cho nên loại bánh này khi luộc chín có màu xanh đen. Bánh xanh đen ăn rất ngon và theo kinh nghiệm nó còn ngừa được chứng đau bụng. Giao thừa, người Lô Lô có tục lấy may. Người Mông có tục cân nước. Giao thừa với dân tộc nào cũng là một thòi khắc rất thiêng liêng. Nhà nào cũng làm mâm cỗ cúng giao thừa. Mâm cỗ này dành để tiễn ông thần năm cũ và đón năm mói. Có năm, người ta bảo nhau cúng gà, có năm lại cúng chân giò. Lễ cúng giao thừa diễn ra rất ngắn. Thường thì chủ gia đình soạn một bài cúng ngắn kính cáo thần linh những gì đã xảy ra trong năm cũ và cầu xin một năm mới nhiều tô"t lành. Sau lễ cúng, cả nhà gặp nhau ở một gian trang trọng nhất trong nhà để chúc tết và mừng tuổi cho nhau. Trong mấy ngày tết, nhiều dân tộc có phong tục chúc tết thầy giáo, người thân và bạn bè. Tết Nguyên đán của người Khmer có tên là Bôn Chôl cho-năm thô-mây. Trong ngày tết cuối cùng, người Khmer choi trò té nước. Họ té nước có màu hoặc té nưốc thơm. Màu sắc và hương thơm lưu lại trên quần áo chính là lòi chúc phúc đầu năm sinh động nhất. 11 Sau tết, người Tày có hội Lổng Tổng (hay còn gọi là hội Lồng Tồng). Tuy hội chỉ diễn ra trong một ngày, hoặc có nơi tới vài ba ngày, nhưng sau vùng này lại đến vùng kia, nên Lổng Tổng chiếm trọn cả tháng Giêng, có khi sang cả tháng Hai. Hành lễ, đồng bào rưóc thần Nông và thần Đình ra hội. Các gia đình thì đưa mâm cơm cỗ của mình tói để cúng tạ ơn các vỊ thần. Cũng nhân dịp này, người thân thuộc, bạn bè thăm hỏi nhau, cùng ăn uốhg. Trai gái gặp gở. Có rất nhiều trò chơi dân gian như tung còn, kéo co và múa sư tử được tổ chức. Khác vói người Tày, để kết thúc Tết Nguyên đán người Pu Péo có tục cúng thần Rừng vào ngày rằm tháng Giêng. Trong lễ cúng, người Pu Péo còn cầu xin tổ tiên và thần Nước phù hộ. Làm xong lễ cúng này, người Pu Péo mới dám lên nương, đi rừng, làm ruộng. Kể từ đó, một chu kỳ nông nghiệp lại bắt đầu với những vất vả và những trông đợi. Phong tục tết của các dân tộc trên dải đất hình chữ s này có nhiều nét khác nhau nhưng đều tỏa ra ánh sáng nhân ái, niềm vui sông, lòng biết ơn tổ tiên, thiên nhiên và cây cỏ của một cộng đồng cư dân nông nghiệp. Vối người nông dân, Tết Nguyên đán là sự khép lại thời gian nông nhàn mở ra thời vụ mới. Vối người làm công, ăn lương, hết Tết cũng là chấm dứt một thời gian nghỉ ngơi. Mọi người bắt đầu vào một nhịp lao động hốỉ hả, người làm việc xa nhà ra tàu, lên xe quay về công sở làm việc. Sau lưng họ là những ngày sum họp vui vẻ, trưóc mắt họ là tiết xuân đang phơi phới... 12 1. Tẽt của ng^ờỉ Chăm Ngưòi Chăm ở Việt Nam có dân số 161.729 người (theo điều tra dân sô' năm 2009), địa bàn cư trú chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Thành phô' Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, Châu Đô'c (An Giang), Khánh Hòa. Bộ phận người Chăm theo Ân Độ giáo (Bà-la-môn) kiêng ăn thịt bò, bộ phận theo Hồi giáo (Bà-ni) kiêng ăn thịt lỌn. Người Chăm có bề dày văn hóa truyền thông. Nghĩ đến người Chăm là người ta nghĩ ngay đến các tháp Chăm cổ kính nằm rải rác từ Bình Định qua Tuy Hòa, Nha Trang đến Phan Rang, Phan Thiết được xây bằng những viên gạch nung mài nhẵn, chồng khít lên nhau tưỏng như không có mạch kết dính, sừng sững trên nền tròi, bất chấp sự tàn phá của thòi gian. Thổ cẩm Chăm, gôm Chăm cũng mang những giá trị văn hóa độc nhất vô nhị. Người Chăm, tháng 1 đầu năm mói gọi là Bi-lan Tha (theo lịch Chăm). So với âm lịch của người Việt, lịch Chăm sớm hơn hai tháng. Người Chăm không gọi tháng này là tháng tết. Tết mà họ quan niệm là Ka-tê (tết Cha) tổ chức vào tháng 7 và Cha-bur (tết Mẹ) tổ chức vào tháng 9. Xin lưu ý rằng, trong cả hai tết này họ đều có nghi thức cúng thần linh. Thê' nhưng, từ ngày mùng 2 thượng tuần đến ngày 15 hạ tuần tháng Bi-lan Tha (tháng của người Chăm chia làm hai phần: thượng tuần và hạ tuần, mỗi phần 15 ngày). Trong mấy ngày tết, khắp các làng Chăm đi đâu cũng thấy tưng bừng hát múa. Người Chăm 13 gọi đây là "lễ múa" chúc mừng năm mới. Ngày lễ múa chúc mừng năm mới không ấn định vào một ngày cụ thể nào. Mỗi làng chọn một ngày mà được xem là ngày tốt. ở làng Như Bình, xã Phưỏc Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, giữa cánh đồng mọc lên một ngọn núi đá hoa cương hình thù bù xù giốhg như đầu sư tử. Dân làng gọi núi này là núi Đá Trắng. Tương truyền rằng: Ngày xưa ở đây có một con Chằn tinh hung dữ. Một dũng sĩ đã vì dân chém chết con Chằn tinh này. Đầu Chằn tinh văng ra hóa thành núi đá. Những ngày đầu năm dân quanh vùng có tục đâm trâu lấy huyết đổ vào khe đá. Không biết đây có phải nghi lễ nhắc lại chiến tích ngày xưa hay là để an ủi vong hồn Chằn tinh mong nó không quấy phá. Trong mấy ngày đầu năm, dù "lễ múa" có vui đến đâu dân làng cũng không quên làm công việc có liên quan đến tín ngưỡng này. 2. Tẽt của ng^ời Jrai Theo điều tra năm 2009, dân sô" Jrai có 441.257 người, cư trú tập trung ở ba tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk và còn một sô" ít ở Bình Định. Dân tộc Jrai có bề dày văn hóa truyền thông. Trong bức khảm văn hóa Jrai, Tết Nguyên đán là một nét đậm tươi sáng... Lịch của người Jrai theo nông lịch, một năm có mười hai tháng. Hằng năm, qua mùa khô hanh, khi có hạt mưa đầu tiên rơi xuống, người Jrai tính 14 là bắt đầu tháng 1. Cơn mưa đầu tiên với người Jrai rất có ý nghĩa. Đồng bào gọi cơn mưa này là lệ rah. Hằng năm, cơn mưa đầu tiên trên rẻo đất Tây Nguyên thường trúng vào tháng 4 dương lịch. Trong mười hai tháng theo lịch của đồng bào thì mười tháng đầu tiên được gọi tên bằng sô" từ 1 đến 10, còn hai tháng CUỔI thì có tên riêng lần lượt là tháng Ninh Nung và tháng Wor. Ninh Nung là hình tượng con cá dưới nước, con thú trên rừng. Tháng Ninh Nung có thể xem là tháng săn bắt. Wor nghĩa đen của từ này là quên. Sau một năm vất vả con người ta cũng cần quên: quên rìu rựa, quên lo toan đời thường để ăn chơi, để chăm lo những việc tinh thần. Như vậy tháng 4 dương lịch thường trúng vối cái tết của người Jrai. "Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật" chính là tháng cuối cùng trong năm, cũng là tháng người Jrai chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Đất tròi Tây Nguyên tháng tư, lúc có cơn mưa đầu mùa, trên rừng thì lá cây đã được gột rửa, dưới đất thì bụi đỏ ba-zan đã chịu nằm yên, thời tiết khô ráo, mát mẻ. Lúc này mà tổ chức các cuộc vui đón tết cũng có thể nói là đã hội đủ 3 yếu tô": thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Người Jrai không thông nhất ngày Tết Nguyên đán, mà chỉ thông nhất tháng Tết Nguyên đán là tháng 4. Trong phạm vi tháng 4, ngày tết tùy theo gia đình, tùy theo làng lựa chọn mà thành. Vì không có ngày đón tết thông nhất chung cho cả cộng đồng nên người Jrai không quan tâm đến đêm giao thừa. Bước vào năm mới, ngưòi Jrai không đón Tết Nguyên đán riêng. Đây là nét văn hóa độc đáo. 15 Như trên đã nói, cả tháng Wor (tháng quên) là tháng tết. Đón mừng năm mới, các gia đình Jrai thưòng tổ chức kèm theo một lễ nào đó như: Lih (lễ tạ ơn), hay lễ Pơ-thi (lễ bỏ mả), hay Đị tố sang (lễ mừng nhà mới). Gia đình nào không có lễ kèm theo Tết Nguyên đán thì việc tổ chức đón Tết Nguyên đán có phần tùng tiệm hơn. Theo phong tục Jrai, con vật nào định mổ để cầu cúng trong ngày tết thì cần có sự chăm sóc đặc biệt. Thường thì khi nuôi nó, chủ nhà có làm một lễ nhỏ cầu xin các thần phù hộ cho nó hay ăn chóng lón. Khi nuôi, nếu không may con vật này chết đi, muốh nuôi con vật khác để dùng trong ngày tết thì lại phải cúng nữa. Ngày tết, người Jrai dùng nhiều rượu. Rượu uốhg ngày tết là rượu cần ủ sẵn trong ghè. Có nơi ủ cả năm, nếu là men tự làm bằng nguyên liệu lấy trong rừng thì để càng lâu càng tốt. Tinh bột dùng để nấu rượu là thóc chỉ trật vỏ trấu, còn ngô thì chỉ giã dập chứ không xay nhỏ. Nhờ khéo tay, cơm ráo, men rưỢu lại tốt nên rượu cần của người Jrai thường rất ngọt và không có vị chua. Rượu cần của đồng bào thưòng không có nồng độ cao, lại dễ uốhg nên uốhg được nhiều, nhưng xem chừng đấy, đã say rượu ghè Jrai thì say ngất say ngư. Ngày tết người Jrai không làm bánh. Đồng bào chỉ dùng cơm và chê biến thức ăn nhiều hơn ngày thường. Thay vì làm bánh, người Jrai làm rất nhiều cơm lam. Cơm lam được nấu trong ô"ng lồ ô to bằng cán dao. Thức ăn ngày tết của người Jrai thường là món thịt nướng, món phèo, món canh bí nấu với 16 xương trong nồi to. Người Jrai ưa thích món thịt lợn luộc thái miếng trộn với thính làm từ bột ngô rang. Món ăn này người Jrai gọi là oái. Đồng bào thưòng chọn những con lợn béo để chế biến món ăn này. Đồng bào còn ưa thích món ăn có tên là nhăm tơ-pung, gần giông như món cháo. Gạo giã nhỏ như bột trộn vói thịt với rau, có nơi không có rau thì lấy xơ mít xé nhỏ rồi nấu nhuyễn lên. Có thể nói, món ăn này là món phổ biến nhất của nhiều làng Jrai. Mâm cỗ nào không có món nhăm tơ-pung này là cảm thấy thiếu thiếu. Trong tháng tết, khi một nhà tổ chức ăn uốhg, chỉ cần được thông báo, không cần biết gia chủ có mòi hay không, người nhà khác cứ đến ăn. Khi đến, họ mang thức ăn hoặc gạo đến để góp. Ai góp gì, góp bao nhiêu cũng được. Chủ khách chẳng ai so đo tính toán. Tập tính cộng đồng và sự hồn nhiên trong đòi sông của người Jrai là thế. An uô"ng xong, ai ra về cũng được gia chủ biếu một miếng thịt, dù là rất nhỏ, gọi là có quà cầm tay. Trong những ngày tết, trưốc khi ăn uổhg, người Jrai thường mòi thầy cúng, nhò thầy cúng gọi các thần Núi, thần Sông, thần Suốỉ gần đó và gọi tổ tiên về ăn chung. Khi cúng, thầy cúng đặt một ngón tay vào ghè rượu rồi kể lể vân vi. Lúc kêt thúc lòi cúng, thầy lấy nước trong bát đồng đổ vào ghè rưỢu. Ai là nhân vật chính trong lễ thì được ưu tiên cầm cần uổhg trước. Sau khi đón Tết Nguyên đán, ngưòi Jrai bưốc vào vụ mới. Trước khi lên nương, tha pơ-lơi hay 17 tha bôn (già làng) là người tổ chức lễ cúng để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, con chuột, con chim không đến quấy phá. Ngày tết với dân tộc nào ở Việt Nam cũng là ngày dành thòi gian thăm thú họ hàng, chúc tụng cầu mong may mắn đến mọi người. Những dân tộc có địa bàn cư trú ở cách xa nhau như dân tộc Jrai, thì ngày tết ý nghĩa giao lưu, cộng cảm lại càng lớn lao. Người Jrai cũng như một sô" dân tộc thiểu sô" anh em khác có ngày Tết Nguyên đán truyền thô"ng không trùng với Tết Nguyên đán của người Việt, nhưng ngày Tết Nguyên đán của người Việt được đồng bào các dân tộc coi là cái tết chung của đại gia đình Việt Nam. Và như thê", đồng bào dân tộc có hai Tết Nguyên đán, hai niềm vui đón xuân, niềm hạnh phúc của đồng bào như được nhân đôi. 3. Tẽt của ng^ười Khmer Người Khmer có sô" dân 1.260.640 người (theo điều tra dân sô" năm 2009) địa bàn sinh tụ chủ yếu ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Tây Ninh, Thành phô" Hồ Chí Minh, Sông Bé, An Giang... Người Khmer nổi tiếng vối những ngôi chùa thờ Phật vàng son rực rỡ. Người Khmer có chữ viết theo ký tự Sanskrit từ thê" kỷ thứ VI đến nay vẫn tồn tại và đang được triển khai trong nhà trường. Những ngày lễ, tết lớn có lặp đi lặp lại hằng năm người Khmer gọi là ngày bôn. Bôn chôl cho-năm thô-mây là tết bước vào năm mới mà chúng 18 ta quen gọi là Tết Nguyên đán. Tại sao có tết này? Truyện cổ tích Khmer kể rằng; Thuở xưa, khi các thần và người còn ở lẫn với nhau, ở một vùng nọ có một vị thần tên là Mô-ha Po-rum và có một cậu bé con một điền chủ tên là Thom Bal. Thần Mô-ha Po-rum có trong đầu một pho những điều hiểu biết. Cậu bé Thom Bal có tiếng là thông thái. Cậu còn biết cả tiếng của các loài chim nữa. Tiếng đồn về tài năng của cậu bé đến tai thần Mô-ha Po-rum. Thần cho đòi cậu đến và ra cho cậu một câu đô. Thần giao hẹn hễ Thom Bal không giải được cậu sẽ bị cắt đầu. Ngược lại, nếu Thom Bal giải được, thần sẽ tự cắt đầu dâng cho cậu. Thần đô" rằng: Tại sao, buổi sáng người ta rửa mặt, buổi trưa rửa ngực, còn buổi tôi lại rửa chân? Sức học của Thom Bal không giúp gì được cậu, ít ra trong trường hỢp này. May nhò nghe lỏm được lời của chim đại bàng trông nói với chim đại bàng mái, cậu đã có lòi giải đó. Đến ngày hẹn, Thom Bal giải rằng: - Thưa thần, buổi sáng vẻ đẹp ở mặt nên người ta rửa mặt để được đẹp thêm. Buổi trưa vẻ đẹp về ngực nên người ta rửa ngực. Buổi tốì vẻ đẹp dồn xuông chân nên người ta rửa chân! Mo-ha Po-rum bị thua cuộc. Thần tự cắt đầu dâng cho Thom Bal. Thương cha, ba cô con gái thần mang một cái đĩa đến xin đầu cha rưóc về. Người con gái cả rước đầu cha đi một vòng quanh dãy núi thần Po-rẹ Sộ-mia-rộ rồi đem cất vào trong hang Kun-thẹ-mia-lia. Từ đó đến nay cứ một cữ khoảng 365 ngày, có 7 nữ thần thay phiên nhau rước đầu Mô-ha Po-rum 19 quanh dãy núi Po-rộ-sộ-mia-rộ. Theo thòi hạn đổi phiên rước của các nữ thần, để tưởng nhớ, người Khmer lấy làm ngày bôn. Cũng có ý kiến giải thích: Trong một năm làm ăn, sinh sống, đôi khi người ta gặp rủi ro, tật bệnh. Do đó lúc hết năm cần làm lễ hội, ăn vận đẹp đẽ, đi chơi vui vẻ xua hết những xui xẻo năm cũ để hào hứng bước vào năm mói. Thực chất tết Chôl cho-năm thô-mây là tết nông lịch, tết của nghề làm ruộng. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa (rô-đâu Voóc-sa) bắt đầu từ tháng 5 {ứ-sạ-phià) đến tháng 10 (Tộ-la); mùa khô {rô-đâu Bo-răng) bắt đầu từ tháng 11 {Vị-chệ-ca) đến tháng 4 năm sau (Mê-sa). Mùa khô mênh mông đất trắng. Hằng năm cứ vào giữa tháng 4 (dương lịch) tròi đang khô hanh bỗng dịu lại, lác đác hạt mưa đầu mùa. Những ngày nông nhàn đã hết. Nhà nông bắt đầu một vụ cày mói. Ngày Chôl cho-năm thô-mây, ngày bước vào năm mới thường rơi vào ngày 13 tháng Mê-sa (13 tháng 4 dương lịch) nhưng cứ vài năm lại có lần rơi vào ngày 14 tháng 4. Người Khmer cho rằng: lúc hai nữ thần (thần năm cũ và thần năm mới) gặp nhau chính là lúc giao thừa. Thời điểm giao thừa thất thường, không cố định vào giò nào trong ngày 13. Họ dựa vào phép bói cổ do nhà chùa đảm nhận, ấn định giờ phút giao thừa cho từng năm. Bôn Chôl cho-năm thô-mây, theo phong tục được làm trong ba ngày: ngày Mô-ha soong-cran (ngày đầu), ngày Vẹ-nẹ-bót (ngày thứ hai), ngày Lơng-sạ (ngay thứ ba). 20 Trước tết mười ngày, ngưòi ta đua nhau trang hoàng nhà cửa mua sắm đồ ăn, ở chợ đã thấy trẻ con xúng xính thử quần áo mới. Đường làng, lốì xóm quang quẻ, thỉnh thoảng lại thấy một đốhg rác nghi ngút khói... Áp giao thừa nhà nào cũng bày ra một mâm lễ vật (gồm 5 cây nến, 5 nén nhang, 5 bông hoa, 5 nắm bỏng ngô, 2 nắm cơm 5 lớp, một đôi cau cúng, một đĩa hoa quả). Nhà nhà, người người quây quần chò đợi phút giao thừa. Phút giao thừa được điểm bằng tiếng trốhg, tiếng kẻng, tiếng đàn vang lên từ các nhà chùa. Bắt đầu ngày Mô-ha soong-cranl Vào năm mới, từng gia đình kéo nhau đi chùa dâng cơm chay cho các nhà sư. Đồ ăn được đựng trong những cặp lồng bạc sáng lóng lánh. Nam thanh, nữ tú và trẻ em tự về những bãi trốhg, vườn hoa chơi các trò chơi dân gian như: kéo co, đá cầu, rót nước vào chai, ô ăn quan, cưóp lá, nhảy sạp. Trai gái thích nhất trò chơi chọi hạt. Họ kiếm được một loại hạt to tròn như trôn bát, màu nâu sẫm. Con trai đứng về một phe, con gái đứng về một phe cách nhau độ mươi mười lăm bước. Ranh giói giữa họ là một hàng hạt. Họ đứng vào vạch dùng hạt ném vào hàng hạt này. Mỗi người được ném 3 đến 5 lần. Ai ném không trúng sẽ bị một người bên đối phương lấy ngay hạt đó gõ vào đầu gốỉ để phát ra tiếng kêu. Cuối cuộc chơi còn có chuyện trai gái cõng nhau chạy một vòng. Trò chơi này giống như trò chơi Tó-má-lẹ của đồng bào Thái Tây Bắc (Việt Nam). Trò chơi này là một biểu tượng rất sinh động của tín ngưỡng phồn thực của người Khmer cổ. 21 Trong những ngày này, ngưòi Khmer cũng có tục biếu tiền bạc, quà bánh cho cha mẹ và những ngưòi mình chịu ơn. Người nghèo khó được bô" thí tươm tất hơn ngày thường. Buổi chiều, người ta lũ lượt mang cát lên chùa. Buổi tốĩ, đèn lồng to nhỏ được thắp lên, trai gái, trẻ em say sưa trong các điệu dân vũ. Người lốn thì ưa điệu Hoa đu đủ (Pho-ca pho-ro-hông), trẻ em thì thích điệu Con sáo (Sa-rị-ca keo). Cứ đi một thôi đường lại gặp một đám nhảy. Ai vào nhảy cũng được, bất luận quen lạ, sang hèn. Vào ngày Vẹ-nẹ-bót, mọi lễ tục diễn ra giốhg như ngày Mô-ha soong-cran. Chỉ thêm lễ Via-ỉụ-chê-đây. Lễ tiến hành vào xế chiều. Mọi người kéo đến chùa vun cát thành các tháp (tiếng Khmer chê-đây là tháp). Tục truyền rằng: tháp này được xây để cất cái nanh của đức Phật chủ nhân của cõi cực lạc. Mọi sự an bằng, hạnh phúc đểu được sinh ra từ việc đắp các tháp này. Có người đến chậm, lấy một vài nắm cát đắp thêm vào các tháp đã đắp trước. Ngày Lơng-sạ còn gọi là ngày Boòng-hơi (làm cho hoàn tất). Các tín đồ nhà Phật đến chùa làm lễ kết thúc Bôn Chôl cho-năm thô-mây. Buổi sáng, các nhà sư được thỉnh đến hành lễ khánh thành tháp cát. Buổi chiều làm các nghi thức trọng thể: - Tụng niệm cầu cho Cây bồ để nhà Phật được xanh tươi mãi mãi toả bóng mát cho chúng sinh. - Tắm tượng Phật cầu một năm mưa thuận gió hoà. Một vài người hứng nưóc đã tắm cho tượng, 22 rửa mặt, lau mình để cầu phục, lộc, thọ. ở một sô" nơi, ngưòi ta còn làm lễ tắm cho sư thầy nữa. - Cầu siêu chung cho các vong hồn. cầu siêu riêng cho vong hồn thân nhân (bên các tháp cất giữ hài cốt xây rìa sân chùa). Trong ngày tết cuối cùng này, ngưòi Khmer ưa thích trò chơi té nưóc. Họ té nưốc "lẹ" (một loại thuốc nhuộm) hoặc té nước thơm. Trò chơi này được xem như một trò chơi kết thúc tết Chôl cho-năm thô-mây, giữ lại những kỷ niệm (hương thơm và sắc màu) không phai mờ cho đến tết năm sau. Như vậy, Tết Nguyên đán của người Khmer không trùng với Tết Nguyên đán của người Việt. Nhưng sốhg chung trong cộng đồng Việt Nam, người Khmer đón hai cái tết mừng năm mới: một cái của cộng đồng mình và một cái tết của đất nước. 4. Tục lấy may trong dêm g:iao thừa của ng^ời Lô Lô Người Lô Lô ở Việt Nam có số dân 5.541 người (theo điều tra dân sô" năm 2009), địa bàn cư trú chủ yếu ở ba tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu. Ngày xưa người Lô Lô dùng chữ tượng hình. Cách bô" trí hoa văn trên váy, quần, áo có nét riêng biệt rất sặc sỡ. Người Lô Lô ở Mèo Vạc (Hà Giang) có tập quán lấy may. Tập quán này có từ rất lâu. Lâu đến nỗi người ta không biết có từ bao giò. Chỉ biết hàng 23 năm, tập quán này chỉ diễn ra một lần vào đêm ba mươi tết. Vào đêm ba mươi, không cứ gì tuổi tác, giói tính, ai cũng muôn đi lấy may. Tập quán lấy may xuất phát từ lòng tin: Trong giò phút bước sang năm mới, nếu ai đó mang được về nhà một chút gì thì năm mới gia đình sẽ gặp nhiều điều tôT lành. Người đi lấy may không lấy nhiều, không lấy những vật có giá trị và đương nhiên không lấy cái thuộc sở hữu của gia đình mình. Họ chỉ lấy một trong mấy thứ sau đây: 3 củ hành, 3 củ tỏi, 3 lá rau cải, 3 thanh củi nhỏ. Điều thú vị là cái gì cũng phải lấy đủ số lượng là 3, không lấy thiếu, không lấy hơn. Hình như theo người Lô Lô, sô" 3 là con sô" tô"t lành nhất. Đi lấy may vì thê" trở thành một nét văn hoá nguyên sơ, thú vị. Người đi lấy may không đi công khai, không muốh chủ nhà bắt được. Họ cứ lẳng lặng đi, có gặp người quen cũng không chào hỏi. Thế nhưng nhỡ có chủ nhà bắt được, người đi lấy may cũng không bị trách móc, quở trách gì. Chủ nhà còn thân ái mòi người đi lấy may về nhà bắt uô"ng 3 bát rưỢu. Sau đó, như là để vị khách không mòi bớt say, chủ nhà còn thân ái mòi người đi lấy may uô"ng 3 bát nưóc lã nữa. Lại là con sô" 3 thú vị. Không biết có phải là để giải xui hay không? Tục lấy may năm mới có ở nhiều dân tộc. Người Việt cũng có tục lấy may bằng cành lộc. Ngày trưóc, nhiều gia đình ngày xuân nhắc nhỏ 24 con cháu kín nước đổ đầy các chum vại. Người đang đi học thì mỏ sách ra đọc. Người có chút chữ nghĩa thì khai bút... ỗ. Tục cân nước của ng^ời Mông^ trong ngày tết Người Mông ở Việt Nam có sô' dân 1.069.189 (theo điều tra dân sô' nám 2009). Địa bàn cư trú chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hóa. Người Mông thường cư trú ở độ cao 800-1.500m. Họ là chủ nhân của tiếng khèn, món ăn mèn mén chê' biến từ ngô và những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng. Vùng đồng bào Mông cư trú từ bao đòi nay rất hiếm nưóc. Một năm có tới 9, 10 tháng khô hạn. Giọt nước ngày ấy quý như đồng bạc trắng. Muốh có nưóc dùng chỉ có một phương cách: Từ già đến trẻ phải xuốhg khe cõng nước. Đưòng xa dốc thẳm lấy được một vài ổhg nước cũng phải mất nửa ngày đường. Có lẽ sự khao khát mãnh liệt có nưóc dùng nên đã nảy sinh ra tục cân nưóc. Hàng năm, vào ngày áp tết, nhà nào nhà nấy đều chuẩn bị hai cái chai to bằng nhau. Vào trước lúc giao thừa, người chủ gia đình mang một cái chai ra máng nước (ché đê), hoặc khe SUỐI {cừ đê), hoặc bể nưốc {kháo đê) hứng đầy chai mang về nhà. Chai nưóc được cất kín vào một chỗ, không 25 cho ai đụng vào. Sáng sớm mùng một tết, lại cũng ngưòi đó ra nơi hứng nước hứng đầy một chai. Trong ngày đầu năm mới thiêng liêng, người chủ gia đình mang hai chai nước ra cân lên xem chai nào nặng hơn. Người Mông tin rằng nếu chai nước lấy vào nám mối nặng hơn thì năm đó đủ nưóc dùng, người và gia súc, ngô lúa có nước sinh tồn. Và như thế, năm mới đem lại cho người Mông một niềm vui. Tiếng khèn, tiếng đàn môi gọi bạn thêm réo rắt. Trai gái phấn chấn rủ nhau đi đánh yến hoặc hát đốì đáp qua ốhg chà sung. Sang xuân, họ sẽ xuốhg chợ, gặp bạn bè hoan hỷ bên nồi thắng cô" nghi ngút khói. Nếu chai nưốc lấy vào nám mới nhẹ hơn thì ngay từ đầu năm, người nhà phải chăm lo làm ăn, tằn tiện chi tiêu, bớt nấu rượu để dành lương thực phòng khi giáp hạt. Tục cân nước năm này qua năm khác diễn ra như một tín ngưỡng. 26 TẬP QUÁN DỦNG LỊCH CỦA NGƯÒI KHMER VÀ NGƯÒI CHĂM 1. Tập quán dùng^ lịch của ng^ời Khmer Một tuần lễ có bảy ngày là những ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật. Theo phong tục Khmer, ngày chủ nhật là ngày Mặt Tròi, ngày thứ hai là ngày Mặt Trăng, còn các ngày khác là ngày của các vì sao. Tháng tính theo dương lịch được người Khmer gọi tên bằng mười hai danh từ chỉ người, vật hoặc con vật. Tháng 1 gọi là tháng Mẹ-ca-ra (tên một loại cá mập); tháng 2 gọi là tháng Côm-phes (cà-om); tháng 3 gọi là tháng Mị-nia (cá); tháng 4 gọi là tháng Mê-sa (cừu); tháng 5 gọi là tháng U-sạ phia (bò đực); tháng 6 là tháng Mị-thộ-na (đôi trai gái); tháng 7 là tháng Cạ-cạ-đa (con cua); tháng 8 là tháng Sây-ha (con lân); tháng 9 là tháng Canh-nha (thiếu nữ); tháng 10 là tháng Tộ-la (cái cân); tháng 11 là tháng Ví-chệ-ca (con bò cạp); tháng 12 là tháng Thô-nu (cung tên). Các từ này đều có nguồn gốc Pa-li còn gọi là Nam Phạn, một ngôn ngữ thuộc nhóm Ấn-Aryan, ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh, tụng niệm. Khi viết thư cho 27 bạn bè, khi thảo công văn giấy tò, cần ghi đến tháng, bao giò họ cũng dùng tên tháng như đã nói ở trên, không dùng con số. Người đọc phải tự luận ra là tháng mấy. Có thể xem đây là một nét văn hóa trong giao tiếp bằng văn bản của họ. Ngày Bôn Chôl cho-năm thô-mây của họ thường rđi vào ngày 14 tháng Mê-sa. Ngày trẻ em tựu trường thường là ngày mùng 5 tháng Canh nha. Tháng tính theo âm lịch cũng có tên riêng nhưng ít dùng. Do gắn bó với cuộc sốhg nông nghiệp nên người Khmer quen sử dụng âm lịch hơn. Các bà, các chị hay lên chùa nên thường tính thòi gian bằng tháng âm lịch. 2. Tập quán dùng^ lịch của ng:ườỉ Chăm Muốh tìm đến một cộng đồng mà dấu ấn mẫu quyền còn rất sâu đậm hãy đến với người Chăm. Có nhà nghiên cứu còn nói vùng đồng bào Chăm là "bảo tàng ngoài tròi" về chế độ mẫu quyền. Thế nhưng trong tâm thức của cộng đồng Chăm, lịch Chăm mới là giá trị mà họ nâng niu nhất. Người được bàn đến lịch Chăm là người đứng đầu trong tôn giáo Chăm hay là người đứng đầu trong hàng ngũ chức sắc Chăm. Người bình dân thường không dám nói đến lĩnh vực này. Lịch Chăm có từ bao giò, cho đến nay chưa ai dám khẳng định, chỉ biết rằng lịch Chăm có từ rất lâu mà thôi. Lịch Chăm được tính theo chu kỳ Mặt Trăng. Bình quân sô" ngày trong tháng là 29,5 ngày và 45 phút. Đe cho chẵn người ta dồn nửa ngày của tháng thứ hai lên cho tháng thứ nhất. Thế là tháng thứ 28 nhất có đủ 30 ngày, tháng thứ hai chỉ có 29 ngày. Tháng có 30 ngày gọi là Bi-lan Ta-păk (tháng đủ), tháng có 29 ngày gọi là Bi-lan u (tháng thiếu). Một năm có 12 tháng, trong đó có 6 tháng đủ và 6 tháng thiêu. Những tháng lẻ là tháng đủ, còn tháng chẵn là tháng thiếu. Điều rất thú vị và khác vói âm lịch và dương lịch mà chúng ta thường thấy là trong lịch Chăm một tháng được chia làm hai phần. Phần 1 tính từ ngày 1 đến ngày 15 gọi là Bi-ngun (thượng tuần). Phần 2, tiếp ngay sau phần 1, cũng tính từ ngày 1 đến ngày 15 gọi là KLăm (hạ tuần). Tại sao lại như vậy? lỊch Chăm không có từ ngày 16 trở đi. Ngày mà chúng ta gọi là ngày 16 trong tháng thì người Chăm gọi là ngày 1 hạ tuần. Như vậy trong một tháng đủ có 15 cặp ngày trùng nhau. Đe phân biệt hai ngày này, người Chăm gọi kèm tên ngày với định ngữ thượng tuần hay hạ tuần. Người Chăm cũng theo thuyết âm dương. Những ngày thượng tuần thuộc dương. Những ngày hạ tuần thuộc âm. Người Chăm vói những việc đại sự như làm nhà, cưới hỏi, làm nghĩa địa {kut) mới, đưa xương vào nghĩa địa chôn (nhập kut)... phải chọn đúng ngày chẵn trong phần hạ tuần (những ngày âm). Nếu tính đến tháng thì theo người Chăm có 5 tháng tốt là tháng 3, 6, 8, 10 và 11. Người Chăm quan niệm tháng xấu nhất trong năm là tháng 4 và tháng 12. Người Chăm tính toán rất chi tiết, phân công nhiệm vụ cho từng tháng: tháng tổ chức lễ Ka-tê mà ta vẫn thấy là tháng 7; tháng tổ chức lễ Cha-bur là tháng 9; tháng tổ chức lễ đầu năm (Nguyên đán), lễ cúng Đất, lễ cúng có nghi lễ múa là tháng 1. Tháng 2 và tháng 5 là tháng bình thường có thể tổ chức các lễ cúng nhỏ. 29 Nhân đây chúng tôi muốh nói thêm rằng: Lễ Ka-tê theo người Chăm là tết cúng Cha nhằm vào ngày 1 tháng 7 (thượng tuần). Cha thuộc dương nên chọn ngày dương. Lễ Cha-bur là tết cúng Mẹ vào ngày 1 tháng 9 (hạ tuần). Mẹ thuộc âm nên chọn ngày âm. Hai lễ này bao giò cũng đi kèm với nghi lễ cúng Thần linh. Tháng của người Chăm, so vối tháng âm lịch của người Việt hiện nay chênh 2 tháng. Nếu tháng âm lịch của người Việt là tháng 9 thì tháng của người Chăm là tháng 7. Còn về tên tháng, từ tháng 1 đến tháng 10 gọi theo sô" tự nhiên tiếng Chăm thứ tự là: Bi-lan Tha (tháng 1), Bi-lan Doa (tháng 2), Bi-ỉan Kỉâiv (tháng 3j, Bi-lan Pask (tháng 4), Bi-lan Li-mư (tháng 5), Bi-lan Năm (tháng 6), Bi-lan Ta-juh (tháng 7). Bi-lan Da-li-păn (tháng 8), Bi-lan Tha-li-păn (tháng 9), Bi-lan Tha-pluh (tháng 10). Sô" tự nhiên từ 1 đến 10 đọc theo tiếng Chăm là; Tha (1), Doa (2), Klâw (3), Pask (4), Li-mư (5), Năm (6), Ta-juh (7), Da-li-păn (8), Tha-li-păn (9), Tha-pluh (10). Riêng hai tháng cuối năm có tên hẳn hoi, không liên quan gì đến chữ sô". Tháng 11 gọi là Bi-lan Puis, tháng 12 gọi là Bi-lan Măk. Giông như âm lịch có tháng Giêng, tháng Chạp. Tuần lễ Chăm cũng có 7 ngày bắt đầu tính từ ngày A-dit (chủ nhật), Thòm (thứ hai), An-gar (thứ ba), But (thứ tư), Jip (thứ năm), Suk (thứ sáu), Tha-nư-cha (thứ bảy). Theo lịch Trung Quốc bây giò, thứ hai là ngày đầu tuần. Bằng chứng là ngày thứ hai gọi là thứ nhất. Lịch Trung Quốc chỉ có đến thứ sáu và cuốỉ cùng là ngày chủ nhật. Tên các ngày 30 trong tuần của lịch Chăm chỉ là tên gọi thông thường không có nghĩa từ vựng, nhưng cũng không liên quan tói từ chỉ số. Theo lịch pháp Chăm, thứ (sô" lượng chỉ ngày trong tuần) là rất quan trọng trong việc lựa chọn ngày tốt ngày xấu. Ví dụ: ngày 10 (ngày chẵn, hạ tuần) rơi vào thứ sáu thì đại cát (rất tốt), nếu rơi vào ngày thứ tư thì tốt vừa, nếu rơi vào ngày thứ hai hay thứ ba thì là đại hung (rất xấu). Như vậy, để tìm ra ngày tốt để làm một việc quan trọng nào đó, người Chăm phải "căn chỉnh" rất cẩn thận để đưỢc cả tháng, được cả phần trong tháng (hạ tuần hay thượng tuần), được cả thứ và cả ngày. Người nào không có kinh nghiệm, hoặc đường học vấn sơ sài thì không sao tính được. Với các ngày trong tuần, người Chăm coi ngày thứ năm là ngày nhập. Đã nhập thì không thể xuất. Nếu ai muốh xin, vay hay đòi nỢ người Chăm mà đến vào thứ năm thì bao giờ cũng nhận được lời từ chốĩ khéo. Lịch Chăm cũng có Thiên Can và Địa Chi như âm lịch của người Việt. Tên năm được ghép một Thiên Can với một Địa Chi. Nhưng Thiên Can Chăm chỉ có đến 8, gọi theo tên Chăm là: Liêh, Hak, Jim, Jưi, Dal, Bawk, Wao và Jim (từ đồng âm với 1 từ Địa Chi đứng trưốc). Trong khi Thiên Can của âm lịch có đến 10 là: Giáp, Ảt, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tăn, Nhâm, Quý. Còn Địa Chi trong lịch Chăm cũng có sô" lượng 12 như âm lịch của người Việt. Người Chăm gọi Địa Chi bằng tên chỉ các con vật: Ta-kuh (chuột), Ka-bao (trâu), Ri-mong (hổ), Ta-pai (thỏ), Inư-gi-rai (rồng), U-la-aneh (rắn), A-theh (ngựa), Pa-be (dê), Kra (khỉ), Mư-nuk (gà), A-thău (chó), Pa-bui Gợn). Như vậy, năm mà người Việt gọi 31 làm năm Mão (mèo) thì người Chăm gọi là năm Ta-pai (thỏ). Với ngưòi Việt, khi ghép Thiên Can với Địa Chi để thành tên năm thì xếp Địa Chi đứng trước, Thiên Can đứng sau như: Canh Dần, Nhâm Thìn, Đinh Tỵ... Với người Chăm thì ngược lại, để thành tên năm, Địa Chi bao giò cũng đứng trước Thiên Can như: Ta-kuh Liêh, Ka-bao Hăk, Kra Liêh... Vì sô' lưọng Thiên Can và Địa Chi không bằng nhau, hết 8 Thiên Can rồi mà Địa Chi vẫn còn 4 thì Địa Chi thứ 9 lại ghép vói Thiên Can 1 (vòng 2). Chính vì Thiên Can trong lịch Chăm chỉ có đên 8 mà Địa Chi 12 nên cứ 24 năm lại có sự lặp lại năm trùng khớp cả Thiên Can với Địa Chi. Tính theo cách khác, năm nào cũng là năm trùng khớp với 24 năm trước đó. Theo phép toán thì 24 là bội sô' chung nhỏ nhất của 8 và 12. Với âm lịch của người Việt thì 60 năm mới có sự lặp lại trùng khóp này bởi 60 là bội sô' chung nhỏ nhất của 10 Thiên Can và 12 Địa Chi. Người Chăm cũng quan niệm có "năm tuổi" (năm hạn) như người Việt. Cũng có "tứ hành xung". Những năm xung với nhau là: (1) Tý, Ngọ, Mão, Dậu; (2) Thin, Tuất, Sửu, Mùi; (3) Dần, Thân, Tị, Hợi. Lịch Chăm cũng có năm nhuận. Nếu như âm lịch có chu kỳ 19 năm có 7 năm nhuận, thì lịch Chăm cứ 8 nàm (tính theo Thiên Can) có 3 năm nhuận. Năm nhuận là năm có 13 tháng. Tháng nhuận bao giò cũng rơi vào tháng thứ 13. Tháng này có tên là Bỉ-lan Bhang (tháng mùa hạ). Người Chăm tính toán rất cẩn thận, tháng Bi-lan Bhang luôn luôn là tháng thiếu. Người Chăm không bao giờ lấy tháng đủ ngày làm tháng nhuận. 32 Đồng bào Chăm rất xem trọng lịch pháp bởi đòi sốhg tâm linh của họ vô cùng phong phú. Khi tiến hành làm một lễ trọng đều được xem lịch hết sức cẩn thận. Vối người Chăm, quên gì thì quên chứ không bao giò quên xem lịch. Lịch Chăm còn phục vụ rất đắc lực cho đòi sông nông nghiệp của người Chăm, giúp người Chăm chọn "ngày xuốhg vụ" (bắt đầu vào vụ mới), ngày trồng trọt và thu hoạch. Và như vậy, lịch Chăm gắn bó rất mật thiết vói đòi sốhg tinh thần và vật chất của người Chăm. Điều này lý giải làm sao người Chăm yêu quý, tôn sùng lịch Chăm đến thế. Hằng năm, người Chăm đều có việc soạn lịch, tính lịch. Trưóc kia, việc này phải nhò cậy chiêm tinh gia, ngày nay thì do ông Pô A-dhia (người đứng đầu tôn giáo Bà-la-môn) và ông Pô Grù (đứng đầu tôn giáo Bà-ni) cùng đảm trách. 33 PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG GIA ĐÌNH Gia đình là một đơn vị nhỏ nhất của xã hội. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu. Trong lịch sử loài người có giai đoạn gia đình mẫu quyền, có giai đoạn chuyển giao mẫu quyền sang phụ quyền, có giai đoạn phụ quyền. Mỗi giai đoạn như vậy lại đi kèm theo những phong tục tập quán quy định chế độ hôn nhân, vị thế, chức phận của các thành viên trong gia đình, quy định cư trú sau khi kết hôn, quyền thừa kế, phân công lao động và rất nhiều các quy định khác. Gia đình cũng là nơi bảo vệ những giá trị văn hóa, đạo đức. ơ Việt Nam, bậc thang xã hội giữa các dân tộc có sự phát triển không đồng đều, song tất cả đã làm nên một "ký ức xã hội", hằn sâu giá trị truyền thông trong mỗi tộc người. Theo tập tục Chăm, bất kể Chăm Hồi giáo hay Chăm Ẩn Độ giáo, người phụ nữ có vị thê hết sức to lón. Người con gái Chăm có quyền cưới chồng theo đúng nghĩa thực của nó. Trẻ con sinh ra, về 34 mặt hành chính, khi khai sinh được mang họ cha nhưng sinh sông ở quê mẹ, quê cha được gọi là quê ngoại, họ hàng bên cha gọi là họ hàng bên ngoại. Người chồng đưỢc vỢ cưới đương nhiên sông ở quê vỢ, nhưng khi về thế giói bên kia họ chỉ được làm ma bên nhà vỢ, còn thi hài phải đem về chôn ở quê mẹ. Người Chăm gọi đây là "lá rụng về cội". Cặp vỢ chồng nào không có con, hoặc chỉ có con trai, thì gia tài sau khi họ qua đòi được dành cho một cháu gái bên vỢ. Nếu có nhiều con gái, quyền thừa kế thuộc về ngưòi con gái út. Nói chung trong các gia đình dân tộc thiểu sô" Việt Nam, tính bình đẳng giữa các thành viên được đề cao, người già được quý trọng, trẻ em được chăm sóc chu đáo, hiếm thấy trường hỢp đôi xử thô bạo. Trong gia đình các dân tộc thiểu sô" Việt Nam, sự chung thuỷ luôn được đề cao. Người bội bạc bị dư luận lên án, kể cả khi mới đính hôn, chưa làm lễ cưới. Theo quan niệm của người Ê-đê, "Thói thường là trai tơ gái tơ, người đàn ông chưa vỢ, người đàn bà chưa chồng, ai ai củng muốn đi ngang về tắt", và "có ăn vụng nằm trộm với nhau thi củng phải xem chừng, sao cho vừa phải", nếu đến mức để cô gái có chửa thì chàng trai có tội. Tuy nhiên, nếu anh ta lấy cô gái làm vỢ thì không bị xét xử và phạt theo luật tục. Trường hỢp không cưới, chỉ chung sông như vợ chồng, đến khi có con nếu người đàn ông bỏ rơi bạn tình sẽ bị luật tục kết tội, bị phạt trong trường hỢp họ đã kết hôn. Việc thành vỢ thành chồng với nhau được người Ê-đê ví 35 "như cánh nỏ đã cho vào báng nỏ", người không chung tình bị lên án nghiêm khắc. Những kẻ ngoại tình hoặc chiếm chồng, tranh vỢ người khác đều bị coi là "to gan lớn mật", phạm trọng tội, song phải có người làm chứng việc "gian phu dâm phụ" thì họ mói bị xét xử. Việc ngoại tình vối gái chưa chồng dẫn đến có thai bị luận tội như sau: "Hắn thèm người ta như thèm quả chua, rau ngọt... Nếu vì thèm mà đi lại vụng trộm với người ta thi hắn phải xem chừng, sao cho vừa phải... Đằng này, hắn đi lại vụng trộm với người ta cho đến khi củ đã sinh chồi, khoai đã ló lên mặt đất, cho đến khi đầu vú người ta đã thâm đen, lưng người ta đã lõm vào, bụng người ta đã nhô lên". Đến nông nỗi ấy thì anh ta phải bồi thường bằng của cải và phải chi lợn rượu để cúng cho cô gái, phải nộp một con dao để vót thành cật tre dùng cắt rốn đứa bé sinh ra, cho nó một tấm chiếu và cho bà đỡ một tấm vải dịu. Con trai có vợ và gái có chồng ngoại tình với nhau thì cách giải quyết lại khác: "Sọt của ai người ấy đeo, gùi của ai người ấy cõng, thằng đàn ông có lỗi thi chịu phạt đền cho vỢ hắn, còn đàn bà có lỗi thi chịu phạt đền cho chồng hắn". Những phụ nữ goá nếu ngoại tình khi chưa làm lễ bỏ mả cho người chồng quá cô" thì cũng bị kết tội không chung thuỷ và bị gia đình của người chồng đó khởi kiện - bởi lẽ theo tập tục Ê-đê, chỉ qua lễ bỏ mả mới được coi là đoạn tang. Luật tục Ê-đê bảo vệ tính vững bền trong hôn nhân: "Đã lấy vỢ thì phải ở với vỢ cho đến chết; đã 36 cầm cần mời rượu thi phải vào cuộc cho đến khi rượu nhạt; đã đánh cồng thi phải đánh cho đến khi người ta giữ tay lại". Sông trong gia đình bên vỢ, người đàn ông phải chuyên tâm với công việc nhà vỢ, nếu lười biếng hoặc bỏ nhà đi là có tội. Vợ chồng cùng ly dị nhau thì không cần xét xử, chỉ cần trao trả nhau vật đính hôn trước kia. Người đàn ông bỏ vỢ để lấy người khác thì có tội, là kẻ "thèm đưỢc bông hoa vàng trong rừng thưa, được bông hoa đỏ trong rừng dương xỉ", do đó bị xét xử. ơ mức nghiêm trọng nhất, có thể bị tội rất nặng nếu nghi bỏ vỢ để đi lấy vỢ ở làng khác, hoặc không ly dị mà cứ có vỢ mói. Cộng đồng dòng họ người Mông cũng định ra những luật tục rất nghiêm khắc, nổi bật là tục cấm kết hôn trong dòng họ, kê cả những người anh em "khác ma", song trùng tên dòng họ. Tục không bao giờ để người "khác ma" chết hay đẻ ở nhà mình. Luật tục còn quy định cả nghĩa vụ, trách nhiệm của thành viên trong dòng họ. Người dòng họ cư trú đến đâu, luật tục dòng họ quản tói đó. Cho dù những người cùng dòng họ ở xa hay gần, họ đều chịu sự chi phôi của một tô chức chung, đó là tô chức dòng họ. Tổ chức dòng họ là bộ máy tự quản rất quan trọng trong xã hội truyền thông của người Mông. Trong các gia đình thiểu sô" ở Tây Nguyên, ngay từ nhỏ, trẻ em đã được giáo dục lao động theo một nền nếp cô truyền ngay tại buôn làng mình và trong gia đình mình. Ngoài những công việc cho 37 nam cũng như nữ, lũ trẻ hàng ngày được tiếp xúc, làm quen dần và phải chấp nhận các phần việc dành cho giói mình. Khoảng 6 - 7 tuổi, con gái đã có thể giúp lấy nước ăn từ máng hay từ nguồn về, trông em, rồi theo mẹ hái rau, kiếm nấm trong rừng, bắt cua, xúc cá dưới suốĩ,... và vài tuổi nữa bắt đầu đưỢc tập dượt việc canh cửi, khâu vá. Con trai đưỢc rèn luyện làm những việc của đàn ông như bắn nỏ, làm cạm bẫy, đan gùi, đan nia,... và được truyền thụ kinh nghiệm đi rừng, đi săn. Theo phong tục Mnông, Ê-đê chẳng hạn, trong lễ cúng sau khi sinh con ít ngày, bô" đứa trẻ sơ sinh làm đồ chơi cho con: Nếu là con trai thì lễ cúng ấy có nỏ, khiên, dao xà-gạc; nếu là con gái thì lễ cúng là cái gùi có hoa ván đẹp, xa kéo sỢi, dụng cụ dệt vải. Tất cả đều phỏng theo đồ vật thật của người lón. Đồng bào các dân tộc thiểu sô" ở Tây Nguyên rất thực tê" và đồ chơi của con em họ thường đơn giản, mộc mạc, gắn với công việc lao động trong tương lai nhiều năm sau của chúng, giúp chúng sớm "nhập vai" vào cuộc sông. 1. Tính dòng họ, dặt và gọi tên của ng:ười Jrai Người Jrai là một trong sô" tộc người thiểu sô" có họ. Người ta thốhg kê được 12 họ là: Siu, Ksor, Nay, Rơ-chăm, Rơ mah, Kơ-pă, Rahlan, Hiao, Rơ-Ô, A-le, Kơ-puih, A Yun. Họ của người Jrai tính theo dòng mẹ. Họ bên mẹ được xem là họ nội. Họ bên cha đưỢc xem là họ ngoại. Đây là dấu hiệu rất rõ ràng 38 của chế độ mẫu hệ. Người Jrai lý giải rằng, ngày xưa, các bà mẹ sinh ra con ở chỗ nào thì gọi đứa trẻ bằng cái tên chỗ đó. Đứa trẻ sinh ra ở chỗ đất bỏ hoang đặt là Ksor, đứa trẻ sinh ra dưới gốic cây mãng cầu xiêm đặt là Rơ mah, sinh ở chỗ đất bằng đặt là Nay... về sau, có nhiều đứa trẻ sinh cùng một nơi để phân biệt, thì cái tên định trước như đã nói ở trên biến thành họ và thêm vào đó một tiếng mới (trong ngôn ngữ gọi là định ngữ) và tiếng mới này thành tên riêng. Trong thứ tự sắp xếp, họ đứng trước, tên đứng sau. Ngày nay, có những gia đình muốh con cháu nhớ họ cha thì lấy họ cha làm tên lót, hoặc thêm vào tên đứa trẻ chữ cái đầu của họ cha. Bằng chứng là, tôi có người bạn họ Ksor, vỢ anh họ Rahlan. Hai vỢ chồng anh sinh được 2 cháu trai đặt tên là Rahỉan Koya và Rahlan Kopami. Kiểu đặt tên như thế cho thấy ý thức về chê độ phụ quyền đã bắt đầu xuất hiện trong tâm thức người Jrai. Tên của đứa trẻ còn được gắn vói địa danh quê hương. Người ta lấy chữ cái đầu địa danh (ví dụ: A Yun Pa lấy chữ A, Kon Tum lấy chữ K...) rồi gắn với các âm và vần khác tạo thành tên. Những cái tên này chỉ nghe cha mẹ đứa trẻ giải thích thì mới hiểu. Có thể thấy điều này trong trang phục truyền thông của người phụ nữ Jrai. Áo phụ nữ Jrai bao giò cũng là áo dài tay, không hở vai như áo phụ nữ Ba-na. Người Jrai cũng có quan niệm tên đẹp tên xấu. Xấu đẹp ấy không có nghĩa từ vựng mà căn cứ vào âm thanh phát ra có gọn gàng và trong trẻo hay không. Người Jrai có tục cấm kết hôn giữa những người cùng dòng họ. Họ còn lưu truyền câu tục 39 ngữ: Kơ-pă kơ pai, Nay, Rơ-Ô jing a tơi a yong (3 họ Kơ-pă, Nay, Rơ-Ô là anh em). Vì thế, người thuộc 3 họ này cũng không được lấy nhau. Đôi trai gái nào cùng họ vì quá yêu nhau mà vi phạm vào luật tục thì phải chịu hình phạt a gam (như loạn luân). Người Jrai có kể rằng, đôi trai gái phải ăn chung trong một cái máng lợn trưóc sự chứng kiến của dân làng. Cho đến bây giò, người Jrai vẫn rất tôn trọng luật tục kết hôn. Rất hiếm có trường hỢp vỢ chồng cùng họ. Tên của người Jrai khá đặc biệt. Họ quan niệm, tên phải đặt trước lúc đứa trẻ chào đòi để vị thần Yang But, từ đâu đó xuất hiện, không còn cơ hội đặt tên cho đứa trẻ nữa. Tên mà vị thần này đặt cho ai sẽ ám ảnh và ấn định đến sô" phận người đó. ư a may, được cái tên đẹp thì sẽ sung sưóng, nếu không may được cái tên xấu thì sẽ gặp xui xẻo. Để tránh thách đô" với rủi may, nếu gia đình chưa tìm được cái tên ưng ý thì đặt tạm một cái tên nào đó rồi chò đến ngày cúng thần Yang But, ngày thứ 3 tính từ khi đứa trẻ chào đòi, đặt lại. Thường thì cái tên đầu tiên đeo đẳng cả cuộc đòi. Người Jrai không đặt tên bằng những từ quen thuộc mang ý nghĩa cao đẹp, sang trọng. Họ ưa chọn cái tên không có ý nghĩa thực từ, thường chỉ là một tiếng không có nghĩa, với mong muôn không lặp lại người trưóc, không nhầm lẫn vối bất cứ một cái gì có ở trên đòi. Chính vì điều này, trong cuộc sông rất ít người Jrai trùng tên. Tên người Jrai cũng có dấu hiệu phân biệt giối tính. Nếu như người Kinh có thị (đô"i với nữ), thì người Jrai có hơ. 40 Từ đó mà suy, nếu tên ai không có hơ đứng trưóc thì người đó phải là nam giới. Trong khi đó, với người Việt, trưóc đây, thường có tên lót Văn đê báo hiệu giới tính nam. Người Jrai lúc đã có con thì gọi theo tên con, khi có cháu gọi theo tên cháu. Ví dụ: Am a/am í Tun (bô7mẹ của Tun), ơi/yă Chun (ôngA)à của Chun). Trong đòi sống cộng đồng, tên khai sinh chỉ gọi khi còn nhỏ. Trường hỢp, người đã có con có cháu, tên khai sinh chỉ được gọi trong quan hệ thân thiết và bằng vai trở lên. Theo phong tục Jrai, không ai nhắc đến tên người quá cố. Trường hỢp buộc phải nhắc đến, người ta dùng từ rơ gom đặt trước tên con, hoặc tên cháu người đó. Từ này tương đương với từ cố trong tiếng Việt. Từ rơ gom dùng cho tất cả mọi người, không phân biệt sang hèn, giới tính như rơ gom Tun, rơ gom Chun. Điều này nói lên một phần tính bình đẳng, vừa chặt chẽ lại vừa giản dị, trong cách xưng hô của người Jrai. 2. Chế độ mẫu quyền của ng^ời Jrai Chế độ xã hội trong đó mọi quyền hành trong gia đình và trong xã hội đều thuộc về người mẹ, người phụ nữ được xem như một dấu son mà cộng đồng Jrai từ đòi này sang đòi khác vẫn bền bỉ lưu giữ. Trưóc hết nói về cách tính dòng họ. Với người Jrai, con cái sinh ra lấy theo họ mẹ, họ hàng bên mẹ gọi là doai gah mí (họ nội), họ bên cha là doai gah ma (họ ngoại). Những người bên họ nội được quý trọng 41 và gần gũi nhiều hơn. Những công việc bên nội được săm sắn hơn và cho biếu quà cáp cũng nhiều hơn. Vai trò ông chú, bà cô (anh em bên bô) mò nhạt hơn nhiều so vỏi bà dì và ông cậu (anh em bên mẹ). Người bên mẹ có thể thay mặt cha mẹ xử lý nhiều công việc trong quan hệ họ hàng như ma chay, cưói hỏi, cúng lễ, nhất là chuyện xử phạt, bắt đền, giải quyết các chuyện tranh chấp nương rẫy, tài sản, khuyên răn. Bà dì được thay quyền nuôi dạy đứa trẻ khi cha mẹ đứa trẻ khuất núi. Trường hỢp bà dì không có thì ông cậu đứng ra nuôi dạy cháu. Trong yêu đương, người con trai Jrai thường chủ động tìm đến bạn gái nói những lòi ngọt ngào và những lòi nói này thường diễn ra bên cối giã. Nhưng khi đến những thòi khắc quan trọng của hôn nhân thì bên gái hoàn toàn chủ động. Nhà gái đến dạm hỏi nhà trai. Trường hỢp đôi bên trai gái trót ăn nằm với nhau mà người con trai bỏ cuộc không nhận lòi thì nhà trai phải đền một con trâu và một con heo. Nếu hai người mới trót hứa thôi thì bên nhà trai phải đền danh dự cho bên nhà gái một con heo. Với người Jrai, lòi hứa chỉ có người con trai và người con gái biết thôi cũng là điều rất hệ trọng. Người con trai Jrai không dám dùng từ khăp (yêu) để nói đùa với bạn gái. Bao giò họ cũng cân nhắc hết sức cẩn thận mới nói với bạn gái của mình từ khăp. Thường thì cách nói của trai gái Jrai vối nhau rất chừng mực và luôn giữ giới hạn cần thiết. Họ thường nói bóng nói gió, vòng vo chứ rất ít khi dám nói thẳng tình cảm của mình. 42 Trong cưới hỏi, chủ trì là bên nhà gái. Nhà trai chịu phần bị động nhưng lại là bên có quyền thách cưói. Nhà gái nào giàu thì bị thách cưới bằng trâu bò, chiêng ché. Người Jrai không thách cưới chung, thách cưói gộp bao nhiêu lễ đen, bao nhiêu lễ vật như người Việt mà thách cưói riêng cho từng đối tượng thân thiết, ruột rà vối chú rể. Nếu thách cho mẹ chú rể là một con trâu thì thách cho bố chú rể là một con bò. Nếu thách cho mẹ chú rể là một con bò thì thách cho bô" chú rể là một con heo. Và như vậy phần của người mẹ bao giò cũng nhiều hơn chút ít. Người Jrai có thành ngữ nói về công lao của ngưòi mẹ là "tơ-keng rọa mơ-nhă thu" (đẻ đau, đái buô"t). Nói như chúng ta hôm nay thì người mẹ là người mang nặng đẻ đau, lại có nhiều công lao trong nuôi dưỡng con cái thì lễ vật thách cưới dành cho phần người mẹ nhiều hơn cũng là điều dễ hiểu. Trường hỢp thách cưới bằng trang phục, chiêng ché, nồi đồng thì phần thách của cha mẹ thường như nhau không có chênh lệch. Lễ vật thách cưới thường theo cặp đôi, cha một phần, mẹ một phần. Nói chung là lễ vật thách cưới của nhà trai thường rất nặng. Việc thách cưới không chỉ cho cha mẹ mà còn thách cho những người thân trong dòng họ như ông bà, anh chị em rồi cuô"i cùng là thách cho bạn bè bên nhà trai. Nhưng với những đốì tượng này, lễ vật thách cưới thường nhẹ nhàng hơn, nếu không có thì cần một phần quà mang tính tượng trưng. Khi lễ vật được trao, người bên nhà gái 43 dùng động tác bẻ cây để đánh dấu như là đã ký vào biên bản. Trong trường hỢp nhà gái nghèo không có điều kiện cưói chồng tức là không vượt qua được sự thách cưói bên nhà trai, thì cô gái chấp nhận cuộc sống ngã hơđú (làm dâu). Thường thì cô gái nghèo về nhà chồng sinh sông 3 tói 5 năm sau đó mới được rước chồng con về nhà bô" mẹ đẻ. Thòi gian ngă hơđú dài hay ngắn này phụ thuộc vào tấm lòng bao dung và thương yêu của người chồng và gia đình bên chồng. Trường hỢp gia đình bên nhà trai không sinh được con gái thì người con dâu ở vĩnh viễn bên nhà chồng. Sau lễ cưới, người đàn ông Jrai về ở bên nhà vỢ và ở suốt đòi không có niên hạn ở rể. Anh ta xem như đã được gả bán và là người nhà vỢ rồi. Trong khi đó cũng ở Tây Nguyên thòi gian ở rể của các chàng rể Ba-na thường chỉ khoảng 3 năm. Gia đình Jrai rất yêu rê không bao giò coi thường chàng rể nhất là những chàng rể siêng năng, tài giỏi. Nhiều chàng rể được gia đình nhà vỢ tin cậy hỏi ý kiến khi quyết định một công việc quan trọng. Theo phong tục Jrai, người chồng khi chết được làm ma và chôn cất bên nhà vỢ, không có chuyện "lá rụng về cội" như người Chăm. Gia đình Jrai rất ít có trường hỢp ly hôn. Nếu như người vỢ chủ động ly hôn thì phải đền cho người chồng một chút tài sản. Sự đền bù này nhiều khi chỉ mang tính tượng trưng mà thôi. Trong khi đó, người chồng nào chủ động ly hôn thì phải đền cho người vỢ rất nặng và còn phải đền cho cả con 44 cái nữa. Mức đền bù của người chồng nặng đến mức không mấy người chồng nào dám nghĩ đến chuyện ly hôn. Bởi lẽ, ngày cưới hỏi bên nhà chồng là bên có quyền thách cưới. Có nhà gái còn tính toán rất tỷ mỷ rằng ngày cưói nhà trai thách bao nhiêu thì bây giờ phải đền gấp hai hoặc gấp bô"n lần. Sô" lần cũng là mức độ phải đền được tính theo sô" chân của loài vật. Với động vật như gia cầm thì đền gấp hai, với gia súc thì đền gấp bôn lần. Riêng những lễ vật phi động vật như chiêng ché, lúc thách cưới bao nhiêu thì lúc đền được tính tương đương. Trường hỢp người chồng đòi ly hôn thì cha mẹ đẻ thậm chí cả dòng họ phải đứng ra đền bù theo yêu cầu của nhà gái. Người Jrai thường xem những người chồng chủ động ly hôn là những người sẽ có cuộc sông rin lat nghĩa đen là nghèo xẹp xuông không bao giò ngóc đầu lên được. Trong gia đình Jrai, các bé gái được cưng chiều hơn bé trai. Cùng là bé gái thì bé gái út được cưng chiều hơn. Thông thường, nếu như phải phân chia tài sản thì ngôi nhà của cha mẹ dành cho bé gái út. Trong trường hỢp đặc biệt, người con gái nào chăm cha mẹ nhiều hơn thì được chia tài sản nhiều hơn. Người con trai cũng được phân chia tài sản nhưng chỉ mang tính kỷ niệm như cái rựa cái rìu, hay là một chút vô"n liếng ban đầu như con bò, con heo. Trong chuyện học hành hôm nay, con nào cũng được quan tâm, nhưng trước đây việc học của người con trai được quan tâm hơn bởi lẽ đơn giản con trai sẽ về bên nhà vỢ là người 45 được gả bán. Cho nên những người ấy phải có giá để thách cưới. Chàng trai nào ít học, không khéo tay, thiếu siêng năng thì không thể thách cưới cao được. Chính vì vậy, ngưòi con trai phải biết tu thân. Nếu không họ chẳng có chút giá trị gì khi cưới hỏi. Ngưòi Jrai quan niệm con gái bao giò cũng là chủ gia đình nên việc học không có gì quan trọng. Trong gia đình Jrai, lao động được phân theo giới tính, nhưng bao giò con gái cũng nhẹ nhàng hđn, liên quan nhiều đến bếp núc. Mọi việc tiêu pha chi dùng trong gia đình đều do người vỢ quyết định. Việc dựng vỢ chồng cho con cái thì cả hai bô" mẹ cùng bàn bạc và ra quyết định. Trường hỢp con trai đi lấy vỢ làng khác, tức là ở rể ỏ làng khác thì người mẹ thường lo lắng và không quên nhắn nhủ con trai tìm một gia đình nào đó cùng họ với mình để ngă tơ-lơi công (kết thâm giao) để tạo lập một mốì quan hệ thân thiện giông như dòng họ bên mẹ. Như thế, mốì dây tình cảm liên hệ với họ mẹ cứ bện chặt không bao giò dứt. Chế độ mẫu quyền Jrai mang tính thân thiện, có những độ mềm dẻo nhất định và có những điều chỉnh cần thiết để nó không cản trỏ, không làm phương hại đến sự phát triển của mỗi thành viên trong cộng đồng Jrai. Chính vì thế, những quy ưóc, những định thức của chê độ mẫu quyền được người Jrai từ thê hệ này đến thê hệ khác lưu giữ một cách tự nhiên, tự nguyện. Tìm hiểu chế độ mẫu quyền của người Jrai tức là đến với một nét văn 46 hóa sâu lắng và đặc sắc, một đặc điểm tâm lý chất phác và thuần hậu của một cộng đồng tộc người có một bề dày thòi gian sinh tụ trên rẻo đất Trường Sơn - Tây Nguyên giàu đẹp. 3. Tục phân công: lỉto động: của ng^ườỉ Dao Người Dao ở Việt Nam có số dân 751.067 người (theo điều tra dân sô" năm 2009), cư trú tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vinh Phúc, Hòa Bình, Quảng Ninh. Trong gia đình người Dao ở Yên Bái tập tục phân công lao động phân biệt rất rõ việc của đàn ông hay đàn bà. Đàn ông Dao chỉ làm những công việc nặng nhọc như cày nương, đánh gốc cây to, dựng nhà. TỐI đến, đàn ông Dao hay xách súng lên rừng săn bắn. Thú rừng bây giò hơi hiếm, họ thường chỉ kiếm được các loại rắn. Người đàn ông Dao bắt rắn rất thiện nghệ. Con rắn nào lọt vào mắt họ thì khó lòng tẩu thoát. Còn lại bao nhiêu việc trong nhà đều đổ lên đầu người đàn bà. Người đàn ông không bao giờ phải chăm con. Nhưng lúc cần dịu con đi đây đi đó thì người dịu đứa trẻ bao giờ cũng là người bô". Việc chi tiêu, vay mượn trong gia đình nhìn chung người đàn bà không có quyền quyết định. Việc đó coi như của người đàn ông. Ngoài những việc đã nói ở trên, ngưòi đàn ông Dao ở Yên Bái được phép rong chơi, đi thăm bè bạn, hoặc uống rượu tốì ngày. So với nữ giói, ngưòi 47 đàn ông tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn, họ cũng được học hành chu đáo hơn. Nhiều người giữ cương vị cao trong xã hội hiện đại. Phụ nữ Dao không phải không hiếu học nhưng vẫn còn nhiều người mù chữ vì đời sống khó khăn lại phải quán xuyến hầu hết công việc trong nhà. Dù nghèo đến đâu, lòng mến khách của người Dao không hề vơi. Khách đến sẽ được mòi vào ngồi ở một vị trí đẹp nhất trong ngôi nhà nửa sàn nửa đất của họ nằm chênh vênh trên sườn đồi. Nếu bạn là đàn ông lại là khách quý của gia đình thì theo phong tục, bạn sẽ được mòi tắm trước trong một cái thùng đổ đầy nước ấm, sau đó cũng thùng nước ấy người trong nhà sẽ lần lượt vào tắm. 4. Tập quán ở nhà dài của ng^ời Jrai Người Jrai có phong tục ở nhà dài. Người Ê-đê cũng có phong tục này. Nhà dài là niềm tự hào của nhiều dân tộc ở Tây Nguyên xem đó như là một bảo vật. Nhà dài của người Jrai là một nếp nhà sàn có nhiều gian, cột gỗ, mái lợp cỏ tranh, vách làm bằng các tấm phên bổ nguyên từ cây lồ ô hoặc cây tre già. Điều đặc biệt của nhà này là luôn luôn phát triển, nối dài một đầu đốc và theo hưóng Nam, mỗi khi trong nhà có thêm một đôi vỢ chồng mới cưói. Gian nối thêm, theo ngôn ngữ ngày nay là "cơi nới", làm trước hay sau khi rước rể, tùy thuộc vào khả năng kinh tế của gia đình. Nhà nào kinh tế dư 48 dật thì không đợi khi rưốc rể về mói làm. Nhà nào có khó khăn thì làm sau. Người Jrai theo chế độ mẫu hệ. Con trai sau khi kết hôn v ề ở bên nhà vỢ. Con gái thì rước chồng vê' nhà mình. Như vậy, trong ngôi nhà dài bao gồm cha mẹ, con gái, con rể, cháu gái, cháu rể và con cái của họ. Ngôi nhà dài chính là tổ ấm của một dòng họ, trừ các chàng rể là người họ khác. Theo phong tục Jrai, không bao giò có chuyện chàng rể cùng họ với vỢ mình. Sự phồn vinh của người Jrai là đo bằng sô" gian nhà được nốì dài. Chúng tôi thấm thìa cái hay của câu thơ: "Mái nhà dài như một tiếng chiêng". Tiếng chiêng ngân nga, vuốt dài trong không gian thế nào thì mái nhà vươn dài trong không gian và thòi gian như thế. Vào làng Jrai, thấy nhà nào dài và rộng là nhà có kinh tế khá giả. Người chủ của ngôi nhà dài bao giò cũng là người đàn ông lớn tuổi nhất, ông ta chăm lo tổ chức cuộc sông vật chất và tinh thần của cả nhà từ chuyện phát nương, làm rẫy, đến việc cúng quải thần Nhà, thần Đất và chăm lo giữ gìn sự hòa thuận trong gia đình. Trong nhà dài chỉ có một cái bếp nấu ăn chung cho tất cả các thành viên. Một nhà cũng chỉ có một kho thóc. Người chăm lo, quản lý chuyện ăn uô"ng là do người phụ nữ lớn tuổi nhất. Ai muôn lấy thóc ra phải được sự đồng ý của người này. Thóc thu hoạch ở rẫy về cứ việc nhập kho không có chuyện tính toán đóng góp phân chia tỷ lệ. Một điều rất thú vị là kho thóc của 49 ngưòi Jrai không để trong nhà. Ngưòi làng chọn một khu đất cao ráo, an ninh tương đôl đảm bảo làm chỗ cho mọi gia đình đặt kho. Kho thóc làm như một nếp sàn nhỏ. Người Jrai kiêng kỵ người vừa đưa tang đi dưới gầm kho hoặc vào kho lấy thóc. Họ quan niệm: thóc cũng có hồn, không được để hồn thóc sỢ hãi, dơ bẩn. Kho thóc nhà nào nhà ấy sử dụng, không cần phong khóa mà chẳng ai lấy của ai. Người Jrai ăn hai bữa: bữa sáng và bữa tốĩ. Người Jrai có quan niệm "tử bất kỳ", người sang thế giới bên kia không thể bị đói, nên mở mắt là dùng bữa. Đến bữa ăn, người mẹ già hoặc chị cả chia cơm và đồ ăn theo từng mâm cho từng tiểu gia đình. Thường là người già và trẻ nhỏ được ưu tiên hơn. Khi ăn mỗi người được chia một tô (bát) thức ăn. Tô của người nào người ấy dùng. Dù đông người đến đâu nhưng không bao giờ lẫn tô. Còn cơm dùng chung trong một cái nồi lốn. Người Jrai xưa thường sử dụng gạo dẻo (một giốhg gạo tẻ trồng trên rẫy). Giông lúa trồng 3 tháng gọi là bờ-la. Dài ngày hơn có giốhg mơ-chinh, a-nhé, cham, nha-rơ. Có loại hạt tròn, có loại hạt dài nhưng đặc điểm chung là rất dẻo, khi nắm lại thì dính bết vào nhau. Những người đã từng được ăn cơm nấu từ loại lúa này thì ấn tượng thơm, ngọt, đậm đà không bao giò phai. Người Jrai coi những hạt gạo này là ia tơ-sau ơi a-dai (sữa ông tròi). Một điểu rất đáng tiếc là giốhg lúa này bây giò hiếm thấy. Nhà dài thường có 2 cầu thang: một ở hướng Nam, một ở hướng Bắc. Hướng Nam người Jrai gọi 50 là gah a-măng (mặt tiền), hưống Bắc gọi là gah ôk (mặt sau). Nhà dài bao giò cũng nằm theo trục Bắc - Nam. Nếu làm không đúng hưóng này, người Jrai xem như là chệch mạch đất, công việc làm ăn sau này sẽ vất vả. cầu thang quay về hướng Nam là cầu thang chính, to hơn, trang trí cầu kỳ hơn, có phù điêu ngà voi trông từa tựa như vầng trăng non và hai bầu vú căng tròn. Khi nhà phát triển theo hưống Nam thì cầu thang hưóng Nam được tháo rời ra và để tựa vào sàn nhà khi nhà đã hoàn thành việc cơi nới. Người Jrai quy định: cầu thang phía Nam dành cho khách nam giói, cầu thang phía Bắc dành cho khách nữ giới. Xin được lưu ý, nhà dài có một gian dùng để tiếp khách. Gian này ở phía Nam. Người Jrai giữ ý không muôn khách nam giói đi qua nơi ăn ngủ của các tiểu gia đình. Còn khách nữ đi vào cầu thang phía Bắc, qua nơi ăn ngủ là để thể hiện tình thân của gia chủ. Và khách nữ cũng chỉ dừng chân ở các gian này không mấy khi bước vào gian dùng để tiếp khách. Gian giáp cầu thang hưóng Bắc bao giò cũng là gian dành cho ông bà già. Gian này cũng là gian được làm đầu tiên và cũng là gian CUỐI cùng tính từ cửa chính. Ồng bà già có thể đi dọc nhà. Những người ỏ gian ngoài thì không mấy khi bước vào gian trong. Một khi ông bà già qua đòi, nơi ở của các tiểu gia đình được đôn lên... Trẻ em khi muốh vui chơi thường ra ngoài hiên hay xuổng sân nhà. Không có trò chơi nào diễn ra trong nhà. Trong nhà dài được bài trí, sắp xếp khá quy củ: Nỏ, khiên được treo trên cái xà bên hông 51 phía Đông. Nông cụ thì gác vào vách phía Tây. Có một hoặc hai gian dành cho khách xa gọi là jơgan tuai. Gian này ở vị trí thứ hai tính từ phía Nam. ó gian tiếp khách, về hướng Đông mở một cửa sổ lớn. Chỉ có chủ nhà và những người có uy tín trong làng như già làng cùng những người tham gia hòa giải, phân xử mới được ngồi bên cửa sổ. Gian tiếp khách được xem như phòng họp, người không thuộc những đối tượng nói trên phải ngồi dạt về vách nhà phía Tây. Người Jrai trước kia không có tập quán nằm giường. Họ chỉ nằm ngồi trên chiếu trải trực tiếp lên mặt sàn. Giường chỉ dành cho người chết. Giường được khiêng lên nhà là khi trong nhà vừa có người chết. Cái giường này người Jrai gọi là rơ-pan. Người chết khi còn sông nằm ở gian nào thì giường đặt ở gian đó. Cuộc sống trong ngôi nhà dài là hình ảnh thu nhỏ của công xã thị tộc. Mọi người trong nhà làm chung, ăn chung trong một tổ chức dân chủ, tự quản. Dòng máu tính theo họ mẹ. Quản lý sản xuất, chăm lo đòi sông tinh thần là người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình. Quản lý đời sống vật chất, chăm lo giữ gìn nông sản, sắp xếp bữa ăn thuộc người đàn bà. Cuộc sống ấy được người Jrai bền bỉ lưu giữ cho đến mãi những năm giữa thê kỷ XX. Nửa cuối thê kỷ XX, khi chúng tôi có dịp đến thăm Tây Nguyên, hình bóng những ngôi nhà dài vẫn còn ở Đức Cđ, nơi giáp với biên giới Cam-pu-chia. Bây giờ thì hình ảnh ấy thưa thót dần. Cũng có ý kiến cho rằng, sự quy tụ theo quy mô ấy không làm cho kinh tê phát triển. Các gia đình cần chia 52 nhỏ để mở rộng diện tích canh tác. Chúng tôi còn nghĩ, theo tâm lý và sự phát triển theo đà chung của xã hội, các tiểu gia đình có xu hướng tách ra khỏi mái nhà chung để tự do, tự chủ tạo lập một cuộc sông riêng tư. Lý do kinh tế là cơ bản nhưng chắc chắn còn có nhiều lý do khác nữa. Cuộc sống phát triển những nhu cầu về sinh hoạt, vui chơi, tình cảm giữa các tiểu gia càng dần dần trở nên khác biệt. Đấy chưa phải là tất cả nhưng cũng đủ để hình thành những mô hình gia đình nhỏ hơn gồm ông bà và hai vỢ chồng người con và mấy đứa cháu. Mấy đứa cháu sau khi kết hôn lại tách khỏi gia đình tạo lập một cuộc sông riêng. Ngôi nhà dài có nguy cơ mất hẳn. Mặc dù vậy, sự gắn kết giữa mọi thành viên trong dòng họ vẫn là sự gắn kết thân thiết, ruột rà. Ngoài sự gắn kết này, người Jrai còn gắn kết vối nhau theo cộng đồng làng. Mái nhà rông cao vút là niềm tự hào chung cả làng, là biểu tượng của sự đoàn kết luôn được giữ gìn và vun đắp trên rẻo đất ba-zan. Người hôm nay muốh được chiêm ngưỡng nhà dài Tây Nguyên nói chung, nhà dài của người Jrai nói riêng, hãy đặt chân đến thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trên đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội. 53 PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG 1. Tập qiián cộng cảm của ng:ười Mnông Người Mnông cũng như một sô" dân tộc thiểu sô" ỏ Tây Nguyên cư trú theo cộng đồng làng. Nếu như người Jrai gọi làng của mình là pơ-lây thì người Mnông gọi là bon. Người Mnông trong bon nào cũng vậy, gần như đã trở thành tập tính, họ sông gắn bó chặt chẽ, hòa thuận, yêu thương đùm bọc nhau, sẻ chia trong hoạn nạn, vui buồn, tình cảm con người đặt lên trên tất cả. Kho tàng tục ngữ của người Mnông có những câu: - Làm rẫy chung một vạt Làm nhà chung một bon Giếng nước chung một nguồn. - Làm rẫy giúp nhau Kiếm ăn cùng nhau. - Chết chôn giúp, Đau ốm chăm sóc. 54 - Không tranh cây củi, gùi nước Lấy cắp cá đơm là xấu. - Voi ăn chuối, trâu ăn lúa Gà ăn lúa, chó ăn cơm Cần nhắc nhở với nhau. Các quan hệ cộng cảm có vị trí đặc biệt to lốn trong đòi sốhg mỗi ngưòi Mnông. Như trên đã nói, ngưòi Mnông còn gắn bó với nhau theo cộng đồng gia tộc. Những người cùng gia tộc nhiều khi ở rất xa nhau. Do vậy để giữ mối liên hệ, người Mnông quy định, ít nhất một mùa trong năm, tô chức sum họp anh, chị, em, chú, bác ba lần. Lần thứ nhất vào đầu mùa rẫy. Lần thứ hai giữa mùa rẫy. Lần thứ ba vào mùa thu hoạch. Đây là những dịp họ trao đổi cách làm ăn, chọn đất làm rẫy, chăm sóc rẫy, cách giáo dục nuôi nấng con cháu. Họ còn mòi người có kinh nghiệm đến để chia sẻ những bài học hay. Những lần gặp mặt này còn là cơ hội để giao lưu tình cảm. Những ngày khác trong năm, do bận mải lo cho cuộc sông thường nhật, họ ít có điều kiện gặp nhau. Ngoài các quan hệ gia đình, dòng họ, buôn làng đóng vai trò chủ đạo và có tính phổ biến, người Mnông Gar còn gắn bó vối nhau bởi quan hệ kết nghĩa. Ó đây quan hệ kết nghĩa được hình thành giữa hai cá nhân cùng giới tính: hoặc nam vối nam, hoặc nữ với nữ. Họ đều đã có gia đình riêng, cùng trang lứa với nhau, hỢp tính nết nhaư và quý mến nhau. Họ tự nguyện làm người thân thuộc của nhau mãi mãi. 55 Trong lễ này, tất cả anh em họ hàng gần xa của người kết nghĩa tới dự đông đủ, và các mối liên hệ cụ thể với họ đều được giới thiệu như chỉ dẫn về gia phả để người kia biết. Điều này rất quan trọng, bởi lẽ kể từ đây, hai người kết nghĩa coi nhau thực sự đã như từ một cha mẹ sinh thành, là ruột thịt với nhau, và họ hàng của người này cũng là họ hàng của người kia, cho nên phải biết để ứng xử theo đúng bổn phận. Từ sự kết nghĩa giữa hai cá nhân, mốì quan hệ được mở rộng ra thành quan hệ gắn bó giữa họ hàng đôi bên; mà mỗi người đều có họ hàng phía mình và phía vợ mình - tất cả đều gia nhập vào một "mạng lưói" các liên hệ thân thuộc vừa được khai sinh. Cũng chính vì thế, giữa hai người đã kết nghĩa không được gả con cháu cho nhau, đến đòi chắt trở đi chúng mới có thể lấy nhau. Không chỉ vậy, thân nhân của hai người có trách nhiệm giúp đỡ và bảo vệ nhau, không phạt nhau... Thực tê cho thấy, tục kết nghĩa không phải là tập quán riêng của người Mnông. Hiện nay tục ấy vẫn còn ở nhiều dân tộc nhưng lớp lang, lễ thức cho mỗi cuộc kết nghĩa rất đơn giản. Nhiều khi chỉ là một lời cam kết đinh ninh. Đã cam kết là không thay đổi. Điều quan trọng là đôi bên hiểu nhau, quý trọng nhau và mục đích kết nghĩa là để tình cảm thêm thắm thiết, có trách nhiệm với nhau, lấy điều thiêng liêng làm trọng, không so đo tính toán. Người ta căn cứ vào tuổi tác để kết nghĩa cha con, mẹ con, anh em, chị em. Khi đã được gia đình thừa nhận thì họ trở thành thành viên trong 56 gia đình của nhau tùy theo thứ bậc mà gọi, tuy không có quan hệ về huyết thông. Thiết nghĩ đây là một phong tục đẹp củng cô" và mở rộng tình cảm giữa người với người. 2. Ng^ời vùng cao xuốhg chợ Chợ vùng cao phía Bắc thường tập trung ỏ thị trấn, thị tứ. Đã lâu lắm rồi, nơi đây, ngày nào cũng có chợ. Nhưng chợ ngày thường thì chỉ lác đác mấy ngưòi bán mua ở phô", thi thoảng có thêm ít khách vãng lai. Vui nhất và đáng nói nhất là ngày chợ phiên. Những nơi giao thương thuận tiện, chợ phiên thường chọn vào ngày chủ nhật. Còn những nơi xa thì phiên chợ có cách tính riêng. Vào ngày chợ phiên, người dân vùng cao không ngại đi vài chục cây sô" đến chợ. Họ thường đi bộ, còn ngựa thì để thồ hàng. Họ đi từ đêm, gần sáng thì đến. Bên các lùm cây ven chợ, các cô gái dừng lại soi gương, sửa sang váy áo. Các chàng trai không giấu được hai ông quần còn đẫm hơi sương. Các chàng chẳng cần trang điểm gì, mà tìm ngay tới chỗ buộc ngựa rồi dỡ hàng ra, tìm chỗ ngồi bán. 0 vùng cao, người đàn ông vùng cao bán hàng thoải mái, không có vẻ gì ngượng ngập. Họ hầu như không biết nói thách, ai mặc cả họ cũng chẳng nghe, cứ giá mình định ra mà bán. Họ có cái lý của họ, không chèo kéo mòi mọc, không chịu cái giá họ đặt ra thì thôi. Ngày xưa, người vùng cao rất thích 57 tiền mới, ai có tiền mới thì có thể mua được rẻ hơn một chút. Người vùng cao xuông chợ thường mang vài con gà, một con lợn nhỏ, vài mó rau cải nương, hay ít ngô, thóc, đậu tương, mật ong rừng, chút nấm hương, mộc nhĩ và mấy món hàng thủ công... Để rồi có ít tiền họ mua về dầu hoả, muối, mỳ chính, đèn pin, chỉ thêu... nói chung là những mặt hàng họ không thể tự cấp tự túc được. Trong chợ, thường bắt gặp những chảo thắng cố bốc hơi nghi ngút. Đàn ông, đàn bà, thanh niên nam nữ cũng đều quây quần ăn thắng cồ" vói nắm bột ngô đã hấp chín lấy trong gùi ra. Thắng là âm đọc chệch đi của âm thang (trong tiếng Hoa) có nghĩa là canh. Ta nói bún thang chính là canh bún. Còn cô"có nghĩa là thịt. Thắng cổ" là canh thịt. Đồng bào vùng cao, đặc biệt là đồng bào Mông thường đem bò, ngựa, dê xuống chợ mới xả thịt bán. Họ giết thịt gia súc từ đêm. Thịt để thành phiến, thành tảng. Còn xương, tiết và phủ tạng được thái miếng bỏ vào chảo đun lên. Dưới đáy chảo đã cho sẵn các thứ gia vị, gia vị chính là củ xả. Từ đầu chợ đến cuô"i chợ thơm lừng mùi rượu ngô. Chỗ bán rượu cũng là một chỗ có nhiều thú vị. Rượu được rót ra can, ra chai bày la liệt trên mặt đất. Khách đến mua được mòi uốhg tùy thích. Rượu ngô vùng cao chẳng thể uô"ng được nhiều! Có khách lân la hết hàng này đến hàng khác, trong túi mang theo nắm lạc rang cả vỏ, ngồi 58 nhâm nhi trò chuyện vối người bán rượu, hết chuyện này đến chuyện khác. Hết trong chén, chủ hàng lại rót tiếp, rót đến khi nào khách xua tay mới thôi. Khách uống xong có người đứng lên không, chẳng mua chai nào. Chủ hàng vẫn cười tươi, vui vẻ. Văn hóa vùng cao là thế. Khách muôn mua đào, mận lê cứ vào vườn mà hái. Khách mua có thể nếm đến no. Nhà vườn chỉ tính tiền sô" quả mà khách mang về. Chỗ bán mật ong hương thơm ngào ngạt, ngỡ như lạc vào siêu thị bán nưóc hoa. Mật ong vùng cao ngon nổi tiếng, phần lón được lấy từ trong rừng. Mật ong gọi là "bách hoa cao" - một thứ thức ăn chưng cất từ trăm loài hoa. Ngưòi suy nhược và trẻ em dùng mật ong thì không gì tốt bằng. Trẻ sơ sinh, lưỡi bị tưa rộp lên đau rát không bú được, dùng mật ong bôi lên lưỡi thì công hiệu không khác gì thần dược. Ong rừng có nhiều loài, mỗi loài cho một loại mật. Lạ nhất là mật ong khoái mới vắt về. Mật hơi loãng, màu nhàn nhạt, mùi thơm hơi hăng hắc, nếm vào ngọt thấm lưỡi. Mua về mươi hôm mật mỏi dần sánh lại, ngả sang màu vàng nhưng cả chai mật vẫn trong suốt, nhìn thấu từ bên này chai sang bên kia chai, không một chút vẩn. Khách xa đến chợ thích mua các mặt hàng người sơn cước làm ra như con dao, nắm đũa tre và các đồ mây tre đan. Con dao của người Mông cực kỳ sắc bén: chém vào cây gỗ cứng không mẻ, cắt thái ngọt như không. Đũa tre được vót bằng tay nhưng nuột nà và thẳng tăm tắp, dùng lâu mà 59 không cong vênh. Còn ngắm cái ghế tròn đan bằng mây thì mới thấy người vùng cao khéo léo như thê nào. Sợi mây chuốt đều, óng ả. Dân dã mà không thô. Nhẹ nhàng mà bền chắc. Mặt ghê mịn màng như mặt trông. ở chỗ đông người, mấy chàng trai ngưòi Mông đem khèn ra vừa múa vừa thổi. Tiếng khèn réo rắt mê ly trong bước chân xoay tròn sôi nổi. Khách đi chợ, tò mò muốh xem khèn, không những được xem mà còn được hướng dẫn thổi như thê nào. Tình cảm con người với nhau thật đầm ấm, thân thiện. Phía cuối chợ thường là một bãi cỏ rộng lấy làm nơi buộc ngựa. Có đến vài chục con ngựa, đủ loại ngựa hồng, ngựa tía. Đi một thôi đường vất vả, giò đây chúng ung dung nghỉ ngơi, ngắm nhìn bầu bạn. Có con cao hứng còn cất tiếng hý ran cả một khu chợ. Chợ cuôl chiều thì tan. Trên nẻo đường về, thỉnh thoảng lại bắt gặp các chàng trai Mông say rưỢu lăn ra ngủ, bên cạnh là người vỢ ngồi âu yếm quạt. Có chàng tỉnh rượu sóm, ngồi nằm ngất ngưởng trên lưng ngựa. Người vỢ lưng đeo gùi, tay dắt ngựa đi trong bóng hoàng hôn bảng lảng. 3. Ng^ời Mông: đài đằng khách quý Trong gia đình người Mông, mỗi khi khách quý đến chơi nhà, người đàn ông chủ gia đình là người tiếp khách. Chủ và khách chuyền tay nhau chiếc điếu cày nhìn nhau say trong làn 60 khói thuốc. Ống điếu cày của người Mông là ống tre to chừng bắp tay, nõ điếu vươn dài. cả chiếc điếu trông như chiếc khèn Mông lật ngửa. Vợ chủ nhà nhóm lửa nấu cơm thết khách. Cơm thết khách của người Mông thường đạm bạc chỉ có mèn mén (bột ngô xôi chín trong chõ gỗ), rau, dưa chua vối một bát muối ớt. Bát muối ốt của người Mông thật đặc biệt. Họ lấy ớt quả khô đã trữ từ trưóc đem vùi trong tro nóng rồi đem ra nghiền vói muối. Ngồi bên mâm, mùi ớt bốíc hương thơm lựng. RưỢu tiếp khách được rót trước, sau đó mới rót đến bát của chủ nhà. Rượu của người Mông làm từ ngô, kỹ thuật chưng cất rất cao, trong văn vắt. Hắt một chút rượu vào bếp hoặc lật sấp bát rót một chút rượu vào chôn bát rồi châm lửa, ngọn lửa bôc cao xanh lè như lửa đèn cồn. Việc thử rượu tô"t nhất là thử ở nhà. Mình là khách thì không nên thử. Nếu gặp phải chủ nhà kỹ tính thì không tránh khỏi phiền toái. Huyện Quản Bạ, Hà Giang có xã Thanh Vân nổi tiếng nấu rượu ngon. Khách xa, đã được uô"ng rượu Thanh Vân, dẫu chỉ một lần, cả đòi vương vấn không quên. Bát rượu đầu tiên, chủ và khách mỗi người bưng lên cùng hớp một hớp rồi đặt xuông trò chuyện. Khi chủ có lời mời, khách mối bưng bát lên uông tiếp. Nếu như chủ chưa có lồi mời thì bát rượu để đâu cứ để nguyên ở đấy. Đến bát rượu thứ hai, chủ nhà rót vào bát mình một bát rồi đưa bát rượu đó sang mời khách. Khách đón lấy bát rượu, rót vào bát của 61 mình, rót xong đưa trả bát cho chủ. Người chủ đón bát từ tay khách, rót rưỢu vào rồi bưng bát mòi khách. Người khách am hiểu phong tục bao giò cũng nhìn sang bát rượu của chủ nhà mà uô"ng sao cho bát rưỢu của mình bao giò cũng còn nhiều hđn. Có ý tứ như vậy, lại được tiếng là biết tôn trọng chủ nhà, không dám chê chủ nhà ít rưọu. Trong bữa tiệc, nếu chủ nhà say trưốc thì người con trai trưởng hoặc vỢ chủ nhà sẽ thay phần tiếp khách. Nếu khách cảm thấy không thể uô"ng đưỢc nữa mà không biết vin vào lý do đường xa, sức yếu để từ chôl thì chủ nhà cứ mòi rượu cho đến khi khách say mềm mới thôi. Khi trong nhà có khách, trẻ con không được nô đùa ồn ào, muôn gì phải thưa gửi lễ phép. Ai muôn làm gì thì phải nhẹ chân, nhẹ tay tránh khách hiểu lầm lòng hiếu khách của gia chủ. Ngưòi Mông tiếp khách không câu nệ mâm cao cỗ đầy, miễn sao cả chủ và khách biết tôn trọng nhau, hiểu được lòng nhau. Trong không khí vùng cao đầy nắng gió, rượu nồng độ cao, cử chỉ thuần phác, ai được làm khách của người Mông trong bữa rượu thật là một dịp may hiếm có trong đòi. 4. Suy tôn g^à làng Ngưòi Jrai ở Tây Nguyên sông theo cộng đồng làng. Trước đây, làng Jrai là một tổ chức tự 62 quản, làng này sông khá biệt lập với làng kia. Người cùng làng sông gắn bó với nhau. Họ chia nhau canh tác, sản xuất trong một khu vực làng quản lý. Cúng bến nước, cúng bỏ mả, cúng cơn mưa đầu mùa và mọi nghi thức tín ngưỡng đều tổ chức theo đơn vị làng. Mỗi làng Jrai thường có một nhà rông để sinh hoạt chung. Đây chính là một biểu tượng rất sông động về sự tồn tại, vẻ phồn vinh của làng. Nếu làng nào không có nhà rông thì có nhà dài. Người Jrai sỢ nhất là bị làng ruồng bỏ. Bởi vì tách khỏi làng thì họ không thể sông được. Người Jrai ví người làng bị làng bỏ không khác gì "gà không có ổ, chim cút không có tổ" (Hrup hoong mơ-nú hu mao kơtat, wat bu mao hruh). Trong tâm thức người Jrai, làng là một giá trị rất thiêng liêng không ai có thể xâm phạm được. Một nhân vật được tôn trọng nhất trong làng là già làng (tiếng Jrai gọi là tha pơ-lơi). Theo quan niệm của người Jrai, già làng phải là người thông thái, có tài và có tâm, giải quyết tốt các tranh chấp và các vi phạm luật tục. Già làng phải là người đức độ, cư xử đúng mực với mọi người trong và ngoài gia đình. Già làng thường là người có tuổi. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Bởi để có thể có những phẩm chất như đã nói ở trên thì người vào vai già làng phải là người có nhiều trải nghiệm. Người muốn có sự trải nghiệm ấy phải đổi lại bằng nhiều năm tháng. Một điều kỳ lạ là, để trở thành già làng, già làng không phải qua một cuộc "bỏ phiếu 63 tín nhiệm" nào. Già làng cũng không được một cấp trên nào bổ nhiệm. Ai có đức, có tài, làm lợi cho dân, tự nhiên dân làng sẽ tìm đến nhò cậy hỏi han. Người đó vô tình đã làm chức năng, nhiệm vụ của già làng. Dần dần, họ trở thành già làng lúc nào không biết. Dân làng đòi hỏi rất cao ở già làng. Người nào không công bằng trong phân xử, hay va chạm vói xóm giềng, thiếu gương mẫu thì tự đánh mất niềm tin của dân làng. Dân làng dần dần không tìm đến nhò cậy họ nữa, chức năng và nhiệm vụ của già làng tự nhiên biến mất. Lòng dân đã "bãi miễn" vị già làng không còn tín nhiệm. Già làng làm việc làng hoàn toàn với vai trò của một "công bộc", không nhận bất cứ một khoản công xá, thù lao nào của dân làng. Bù lại, khi nhà già làng có công, có việc thì cả làng xúm vào giúp một vài ngày, theo một tinh thần tự nguyện, không tính toán so đo. Già làng là người rất gần gũi với dân làng. Mỗi khi nhà nào có người yếu đau, già làng đều đến thăm hỏi, chia sẻ. Uy tín của già làng rất cao. Uy tín ấy càng cao hơn khi già làng biết nhận lỗi khi mắc lỗi vói dân làng. Dưỏi già làng còn có "những người đứng sau" giúp việc. Những người này đều là người giỏi giang và có uy tín. Họ luôn có mặt trong những buổi bàn bạc và xắn tay vào làm những công việc quan trọng đem lại sự bình yên và no ấm cho dân làng. 64 Già làng không phải là người lãnh đạo hành chính ở trong làng. Mọi việc của Nhà nước do trưởng thôn, trưởng làng lo liệu. Già làng chỉ là "thủ lĩnh" tinh thần. Thê nhưng mọi việc trong làng, trưởng thôn, trưởng làng đều tranh thủ xin ý kiến và sự ủng hộ của già làng. Già làng được xem là đại diện của lòng tin, đại diện của trí tuệ cộng đồng. Người ở xa đến, kể cả quan chức nhà nước muốh làm một việc gì cho làng, kể cả những việc rất hữu ích như mở lớp, hoặc tiến hành dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ em và thanh niên, đều bắt đầu từ việc vận động già làng. Việc gì khó đến đâu mà được già làng ủng hộ cũng thành công. Già làng qua đòi là một sự mất mát, hẫng hụt rất lớn đối vói dân làng... Thế rồi mọi buồn thương cũng qua đi, già làng mới dần dần được lộ diện từ trong "những người đứng sau" mà không cần một lời công bô" nào. Có một điều chưa giải thích được là: tại sao người được suy tôn già làng rất hiếm khi là phụ nữ (xưa kia thì không có), cho dù, đến nay, người Jrai vẫn bền bỉ lưu giữ chế độ mẫu hệ. Với người Jrai nói riêng và vói nhiều tộc người thiểu sô" ở Tây Nguyên nói chung, già làng là biểu tượng đẹp đẽ của nhân cách, tài năng và đức hy sinh. Trong cuộc sốhg thường ngày, ai được gọi vối hai tiếng "già làng" thì chắc chắn người đó đã nhận được tình cảm quý yêu, tin cậy. 65 GIẢI THÍCH Sự VẬT, HIỆN TƯỢNG VÀ LÒI RĂN BẰNG TRUYỆN c ổ VẢ LUẬT TỤC Ngọn núi đá hoa cương mọc giữa cánh đồng xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận tạo nên vẻ đẹp rất lạ lùng được người Chăm nơi đây giải thích bằng truyện cổ: Ngày xưa vùng này có con Chằn tinh hung ác chuyên ăn thịt người. Rồi một ngày nọ có một chàng dũng sĩ từ trên trời bay xuống. Chàng đánh chết Chằn tinh, vứt đầu Chằn tinh xuống giữa cánh đồng. Đầu Chằn tinh hoá đá. Chằn tinh tuy đã chết nhưng hồn ma của nó không ngừng quấy phá. Người dân đã phải trồng một luỹ xương rồng vây quanh quả núi để giam chặt kẻ quấy phá ỏ đó, gìn giữ cuộc sống yên vui. Đê an ủi Chằn tinh, hằng năm cứ đến ngày đầu năm, dân làng xã Phước Thái lại mô trâu, lấy huyết đô vào khe đá. (Sự tích núi Đá Trắng) Ngày nay, du khách đến thăm được nghe lại truyền thuyết, được nhìn cái bờm đá bù xù hoang 66 dã của Chằn tinh không khỏi bồi hồi như sông lại trong thuở hồng hoang con người đã đứng lên tiêu diệt "kẻ thù bô'n chân" để bảo vệ cuộc sông yên vui của mình. Truyền thuyết kể bằng lòi, lòi nói có thể bị gia giảm, có thể có người không tin, nhưng dấu ấn trên mặt đất thì còn đó. Tập tục đổ huyết vào miệng Chằn tinh thì năm nào cũng diễn ra. Truyền thuyết và cuộc sông hôm nay cứ hoà quyện, xoắn xuýt. Truyền thuyết "Sự tích núi Đá Trắng", chúng tôi vừa lược kể, không những giải thích hiện tượng tự nhiên, mà còn giải thích hiện tượng xã hội. Hiện tượng tự nhiên là quả núi có hình đầu sư tử. Hiện tượng xã hội là nghi lễ đổ huyết trâu vào khe đá tượng trưng cho cái mồm của Chằn tinh. Dân gian cứ gọi chung cho một loại kẻ ác là Chằn tinh. Chằn tinh trong truyện Thạch Sanh mang hình con trăn. Chằn tinh ỏ đây mang hình con sư tử. Trong truyện cổ của người Việt, nàng Tô Thị bồng con chò chồng mà hoá đá trông chồng ở xứ Lạng {Sự tích nàng Tô Thị), mẹ con Rồng sau khi thắng giặc thì "chỗ Rồng Mẹ đáp xuống biến thành vịnh Hạ Long. Chỗ Rồng Con đáp xuống biến thành vịnh Bái Tử Long. Đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là biến thành bán đảo Bạch Long Vỉ". (Sự tích vịnh Hạ Long) Đồng bào Jrai ở Tây Nguyên còn lưu giữ "Sự tích Biển Hồ" giải thích hiện tượng tạo sơn trước đây: trong đất phun lên những dòng nham thạch, 67 thế rồi một ngọn núi lửa nguội đi tạo thành hồ trên núi. "Sự tích Biển Hồ" có phần hao hao "Sự tích Hồ Ba Bể" của ngưòi Việt. Người Jrai còn có một truyện cổ tích rất độc đáo: Vỉ' sao có cái tên Plei Ku? Truyện kể rằng: Ngày xưa ở một làng kia người ta họp nhau mô lợn cúng thần. Khi rước lợn lên cúng không hiểu sao con lợn không có đuôi. Vật cúng thần theo phong tục bắt buộc phải đầy đủ các bộ phận. Biết làm sao đây ĩ Người làng phải mổ một con lợn khác. Kỳ lạ thay con lợn sông thì có đuôi, nhưng mổ ra thì cái đuôi biến đi đâu mất... Thi ra, lủ thanh niên tinh nghịch đã nhanh tay, nhanh mắt gây ra chuyện này. Để nhắc nhở cháu con nhớ về lỗi lầm của minh, già làng quyết định đặt tên làng là Plei Ku (Làng Đuôi). Đồng bào Khmer Nam Bộ có môn thể thao truyền thốhg rất nổi tiếng là đua ghe ngo. Họ lý giải vì sao có môn thể thao này cũng bằng một sự tích: Ngày xưa, có một hôm, gần đến giờ thọ thực (giờ ăn của nhà sư), mấy nhà sư trên đường khất thực trở về bỗng gặp mưa to, gió lớn. Nước dâng cao mênh mông. Hành trinh của các vị bị dừng lại mà giờ thọ thực không còn mấy nữa. Theo quy định của các chùa Khmer thì tư 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa gọi là giờ thọ thực. Sau 12 giờ trưa thì các nhà tu hành không được dùng bữa, nếu muốn phải chờ đến 6 giờ sáng hôm sau. (Đến nay, quy 68 định này vẫn được bảo lưu trong các chùa Khmer). Thương các nhà sư, Phật tử trong phum nọ cùng nhau chặt cây làm bè. Mỗi người mỗi việc. Người chặt cây, người dùng chão cốn lại. Nước càng dăng việc làm bè càng khẩn trương hơn. Chẳng mấy chốc, một chiếc bè chắc chắn đã làm xong. Người trong phum rước mấy nhà sư lên bè rồi hối hả chèo chống đưa về chùa kịp giờ thọ thực. Mọi người vui mừng xem đây là một kỳ tích thể hiện lòng biết ơn của Phật tử, dân chúng với người tu hành và rất đáng ghi vào tâm khảm của nhiều thế hệ. Về sau, để nhắc nhở con cháu, hằng năm, người Khmer tổ chức một cuộc đua ghe ngo kéo dài vài ba ngày, vào cữ trăng tròn, trước ngày rằm của khe Cạ-đất (tháng 12 âm lịch). Tại sao lại như vậy? Bởi vì chiếc bè ngày xưa khi đưa các nhà sư về đến chùa đã biến thành chiếc ghe ngo thuôn dài bơi dễ dàng trên mặt nước. (Sự tích đua ghe ngo) Nhiều truyện cổ của đồng bào phản ánh tiến trình phát triển của tộc người từ chê độ mẫu quyền sang chê độ phụ quyền, từ quyền con út sang quyền con trưởng, vai trò của nam nữ trong hôn nhân... Thiên truyện Sự tích Ao bà Om của đồng bào Khmer Nam Bộ giải thích tại sao giữa vùng quê lúa thuộc tỉnh Trà Vinh lại có một cái ao to mang tên là Ao bà Om. Truyện kể rằng: Ngày xưa, trong vùng có một nhóm trai, một nhóm gái thi 69 nhau đào ao. Họ giao ước: bên nào thua thì phải đến xin cưới bên kia. Có một bà tên là Om đứng đầu bên gái. Hai bên còn hẹn nhau cứ đến khi Sao Mai mọc thì cuộc thi chấm dứt, lúc đó sẽ xem bên nào đào được cái ao to hơn, sâu hem thì bên đó thắng. Giao ước xong, hai bên bắt tay vào đào. Bên gái biết mình chân yếu tay mềm nên làm việc rất tích cực. Bên trai cậy có sức khỏe, vừa làm vừa chch. Đến nửa đêm, cái ao bên gái đào đã gần xong. Bà Om còn lấy một cái đèn treo lên một ngọn cây. Bên trai nhìn sang, tưởng là Sao Mai đã mọc nên bỏ về. Sáng hôm sau, khi bên trai hiểu ra thi đã muộn. Họ đành chịu thua. Ao bên trai đào còn cạn, dân trong vùng lấy làm ruộng. Ao bên gái đào sâu hem được đặt tên là Ao bà Om. Một đêm, dân trong vùng thấy một vị thần hiện lên. Thần bảo dân làng phải sửa lại Ao bà Om cho thật vuông, thật đẹp. Dân làng đã làm theo, sửa lại ao đẹp như lời thần. Theo giao ước trước khi thi, từ đó, trong hôn nhân, bên trai phải đến xin cưới bên gái về làm vỢ, mặc dù trước đó bên gái vẫn phải sang hỏi bên trai về làm chồng. Nhiều truyện cổ của đồng bào các dân tộc thiểu số tập trung phê phán thói hư tật xấu. Lòng tham là thói hư tật xấu bị phê phán nhiều nhất. Người Khmer theo đạo Phật. Phật dạy có ba điều xấu là: tham (ham muốn một cách thái quá, không biết chán), sân (cáu giận), si (mê muội). Tiếng Khmer gọi tên ba cái xấu đó là: lô-phạ, tô-sạ, mô-hạ. Tham là 70 cái xấu nhất, là căn nguyên của mọi cái xấu. Đồng bào Khmer kể rằng: Ngày xưa, có hai vỢ chồng nhà kia sống với các con trong một ngôi làng nhỏ. Ngày ngày, người chồng đi làm còn người vỢ thi ờ nhà khâu vá. Một ngày kia, người chồng ốm rồi lăn ra chết. Vì quá thương vỢ con cho nên hồn ông ta biến thành một con Hoong có bộ lông vàng óng ánh. Con Hoong bay về nhà và nói với người VỢ: - Bà ơi! Hãy nhổ một chiếc lông của tôi đem ra chợ bán lấy tiền đong gạo. Mỗi ngày chỉ nhổ một chiếc lông thôi nhé! Từ hôm đó, cuộc sống trong nhà lại no đủ và người vỢ không muốn làm gi nữa cả. Rồi một hôm, bà ta ôm lấy con Hoong và vặt hết lông trên minh nó. Con Hoong đau đớn quá chạy thẳng vào rừng. Lạ thay, mớ lông Hoong bỗng chuyển sang màu trắng giống hệt mọi chiếc lông chim khác. (Con Hoong vàng) Truyện có mấy chi tiết thần kỳ: hồn ngưòi hoá chim hoong, con Hoong biết nói, lông Hoong lại bằng vàng thật, lông vàng thật lại biến trở lại thành lông chim thường. Chúng tôi có tìm hiểu con Hoong là con vật nào trong đồi sông nhưng không thấy. Nó chỉ là con vật trong cổ tích. Theo ngưòi dân có vẽ lại thì nó mình như con gà mái nhưng có môt cái mào rất lớn và có hai con mắt rất dữ tỢn. 71 Đấy là những chi tiết hấp dẫn làm nên thi pháp và không khí cổ tích. Đằng sau màn sương huyền thoại, kỳ ảo, người Khmer muôn gửi lại cho người hôm nay bài học sâu sắc: Tiền của đến dễ dàng khiến con người thay đổi nhân cách. Từ người chăm chỉ làm ăn dễ trở thành người lười biếng. Và khi lòng tham ập đến sẽ biến đổi người hiền lành, bình thường trở thành người độc ác, vô ơn,... Kẻ có lòng tham đã bị trừng phạt. Mọi phép màu không còn linh nghiệm. Kẻ lười, kẻ ác không thể được hưởng thụ cuộc sốhg ấm no. Nhiều dân tộc thiểu số có luật tục, trong đó chứa đựng lòi răn bảo sâu sắc. Dưới đây là mấy trích đoạn trong luật tục Ê-đê nói về hôn nhân: - Trâu bò không ai ép thừng, trai gái không ai ép duyên. Nếu hai người ưng nhau muốn lấy nhau thì vòng cứ đặt lên chiếu, tự họ, họ sẽ cầm lấy, không một ai cầm trao tay cho họ. Thói thường là trai tơ gái tơ, người đàn ông chưa vỢ, người đàn hà chưa chồng ai ai củng muốn đi ngang về tắt. - Có ăn vụng nằm trộm với nhau thi cũng phải xem chừng, sao cho vừa phải. - Sọt của ai người ấy đeo, gùi của ai người ấy cõng, thằng đàn ông có lỗi thì chịu phạt đền cho vỢ hắn, con đàn bà có lỗi thì chịu phạt đền cho chồng hắn. - Đã lấy vỢ thì phải ở với vỢ cho đến chết; đã cầm cần mời rượu thì phải vào cuộc cho đến khi 72 rượu nhạt; đã đánh cồng thi phải đánh cho đến khi người ta giữ tay lại. Giá trị của nhiều luật tục, trong đó luật tục Ê-đê mà chúng tôi đưa ra, là vẻ đẹp hồn nhiên, thuần phác và phóng khoáng trong hồn người, là cách diễn đạt bằng ngôn ngữ đòi sốhg giàu hình ảnh, đọc mãi không thấy chán. Trong luật tục, đặc điểm tâm lý tộc ngưòi hiện lên rất rõ nét, hình bóng cuộc sông lao động và sinh hoạt cộng đồng ngày nào cứ dâng lên cuồn cuộn. Đồng bào dân tộc thiểu sô" một thòi gian rất dài không có văn tự nên mọi tâm tư tình cảm, mọi điều muôn trối lại cho đời sau đều qua phưdng thức truyền miệng. Muôn phương thức này có hiệu quả cần phải dựa vào hình tưỢng, thông qua truyền thuyết, truyện cổ, thơ ca dân gian và cả luật tục nữa. Nói chung là tính hấp dẫn của những tác phẩm này phải cao mới dễ lưu truyền và dễ nhớ. Chính vì thế, bên cạnh những giá trị hình tượng của truyện, thơ... còn đầy ắp thông tin quý giá về phong tục tập quán... 73 PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG SINH N ỏ, CƯÓI HỎI VẰ TANG MA Trong khoa học về dân tộc, khi sinh ra, khi kết hôn và khi từ giã cõi đòi đi sang thế giới bên kia đưỢc xem là 3 thòi điểm làm nên "chu kỳ đòi người". Thòi điểm nào cũng có vai trò quan trọng. Thòi điểm thứ nhất báo hiệu sự hiện diện. Thòi điểm thứ hai báo hiệu sự trưởng thành. Thòi điểm thứ ba báo hiệu sự vắng mặt vĩnh viễn. Lơ là hay cẩn trọng, cầu kỳ hay sơ sài, coi trọng hay xem khinh, tất cả đều trở thành văn hóa, đều phản ánh tín ngưỡng và trình độ phát triển xã hội. Vối tộc người nào cũng vậy, ở 3 thòi điểm này, nảy sinh hàng loạt những tập tục truyền thông. 1. Các lễ tục trong sinh nở của ng^ời Jrai Tuc kiêng cữ Khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, người mẹ đã phải hết sức kiêng cữ. Họ không bao giò dám bước qua các vật liệu xây dựng như kèo, cột, tranh, tre... Bởi khi họ lỡ bước qua, mọi thứ phải bỏ đi 74 thay thứ khác. Khi ăn, tránh ăn hoa chuối khi chưa trổ nải, trứng lộn, các con vật chết vì sinh nở, hoa quả rụng. Họ không bao giò chui qua cái dây bắc qua lối đi. Bởi họ quan niệm những thứ đó đểu liên quan, ám ảnh đến chuyện sinh nở của họ. Phụ nữ đang “thấy tháng” kiêng không đi thăm sản phụ và trẻ sơ sinh. Tuc đ ẻ ở gẩm sàn Đứa trẻ không bao giò được sinh ra trong nhà mà phải sinh dưới gầm sàn. Nói như thê có vẻ tội nghiệp nhưng gầm sàn được che chắn thành buồng đẻ kín đáo như buồng tằm, tránh gió và cũng rất gọn gàng, sạch sẽ. Tuc đổi chô ngủ và nằm lửa Vói phong tục Jrai, hai mẹ con sản phụ, khi vào nhà, được rước vào nghỉ ở nửa gian phía Tây gian buồng ngủ của mình. Lúc này bắt đầu phải "nằm lửa", tức là được sưởi bằng than củi để giữ ấm. Sau 3 ngày, hai mẹ con sản phụ được rước sang nửa gian phía Đông. Với người Jrai nửa gian phía Đông, phía Mặt Trời mọc là gian phải giữ gìn sạch sẽ. Trong 3 ngày nằm lửa, người mẹ được uô"ng một loại bí truyền của người Jrai, lấy từ các rễ cây trong rừng. Bài thuốic này có khả năng trị và phòng ngừa hậu sản và để ăn được nhiều thứ mà không cần kiêng khem gì nữa. Điều rất kỳ lạ là sau 3 ngày sinh con, được uổng thuốc bí truyền, sản phụ có thể đi lại thoải mái và làm được nhiều việc lặt vặt trong nhà. 75 Có người khỏe còn đi tắm sông, đi gùi nước, như không có điều gì xảy ra. Rất đáng tiếc là bài thuốc này đến nay gần như thất truyền. Lê thổi tai và đền ơn Lễ thổi tai {bơ-het tơ-nghia) là một nghi thức quan trọng. Trong lễ này, ngưòi nhà mòi bà mụ {hoai), thầy cúng {pô iao lái) và mấy người bà con chòm xóm. Bà mụ và thầy cúng là hai nhân vật không thể thiếu. Người nhà đứa trẻ lấy một nhúm bông làm thành một cái ô"ng thuôn dài chừng một ngón tay đưa cho ông thầy cúng, ông thầy cúng cầm cái ốhg thổi vào hai bên tai đứa trẻ. Mỗi bên tai thổi 7 lần theo nhịp đếm. Ý nghĩa của con số 7 chúng tôi chưa được biết, không biết có ứng vối 7 ngày trong tuần hay không? Sau khi tiến hành nghi thức thổi tai, thầy cúng lầm rầm khấn đủ loại thần linh và vị thần cao nhất là ông tròi cầu xin cho đứa trẻ một tương lai tốt đẹp. Lễ vật cúng thần với nhà sinh bé trai là 7 con gà và 7 ghè rượu, với bé gái là 5 con gà và 5 ghè rượu. Bà mụ được biếu riêng một con gà, một thúng cơm và một bầu rượu lấy từ ghè rượu đầu tiên (người Jrai gọi ghè rượu này là tơ-pai phun, tức là ghè rưỢu gốc). Sau các nghi thức nói trên, cuộc liên hoan vui vẻ diễn ra như mọi cuộc liên hoan khác. Và như vậy, lễ thổi tai đã bao gồm lễ đền ơn. Thòi điểm làm lễ đền ơn thường nhằm vào ngày đứa trẻ đầy tháng. Nhà nào chưa có điều kiện thì làm sau, nhưng không để đến khi đứa trẻ đầy tuổi tôi (tuổi tính từ 76 khi sinh đến khi tròn 12 tháng). Điều kiêng kỵ quan trọng là trong lễ thổi tai không ai được nói to, không được gây vỡ, hỏng các vật dụng. Nếu không may xảy ra các điều nói trên phải giết một con heo làm lễ cúng. Cái tai theo quan niệm của người Jrai là cửa ngõ của mọi nhận thức. Cửa ngõ cần được khai thông để đón nhận những thanh âm của cuộc sốhg. Đứa trẻ phải qua lễ thổi tai sẽ sớm lón khôn, thông thái. Lê đeo vòng Sau lễ thổi tai 3 tháng hoặc 1 năm, người ta làm lễ cúng ngã tơ-lơi coong (lễ đeo vòng) cho đứa trẻ. Đốì vối gia đình có điều kiện thì sớm nhất là 3 tháng sau lễ thổi tai người ta tiến hành lễ đeo vòng. Vật quan trọng nhất trong lễ này là cái vòng. Cái vòng này được làm bằng đồng, nhỏ xíu vừa đủ để đeo vào tay đứa trẻ. Ngày trước, các gia đình Jrai thường mua sỢi đồng về uô'n thành vòng. Sau này, cái vòng biến thành hàng hóa bày bán ở chợ. Điều đặc biệt quan trọng là cái vòng này tuy để trơn không chạm trổ gì nhưng buộc phải có 3 vạch khắc sâu vào mặt vòng. Ba vạch này ứng vối 3 lần làm lễ đeo vòng. Nhà nào có điều kiện thì làm liên tục trong 3 tháng, mỗi tháng một lần. Lễ đeo vòng được nhắm vào ngày rằm, lúc này vầng trăng viên mãn nhất với ước mong đứa trẻ có một cuộc sống sáng sủa, tràn đầy sức khỏe. Khi hành lễ, thầy cúng cầm chiếc vòng xâu vào tay trái đứa trẻ nếu là bé trai, và bên phải nếu là bé gái. Lễ cúng thần 77 và ông bà tổ tiên chỉ cần một ghè rượu và một con gà. Trong lễ đeo vòng lần thứ 3, thầy cúng nguyện vái thần linh sẽ làm một lễ cúng có tên là lễ pơ-pú vào quãng một năm sau. Nếu nhà nào chưa có điều kiện làm lễ đeo vòng thì khất lại, sao cho trong cuộc đòi đứa trẻ dứt khoát phải được làm lễ đeo vòng một lần. Lễ đeo vòng chính là sự thừa nhận đứa trẻ là người của gia tộc, đồng thòi nhắc nhở đứa trẻ luôn phải ý thức đưỢc mình là ai và phải làm gì. Lê pơ-pú hay còn g o i là lê tắm suối Lễ pơ-pú cũng là lễ cúng thần cầu xin cho đứa trẻ đưỢc ăn no, chóng lón, sau này có đủ sức khỏe để đi nương, làm rẫy, biết yêu thương đùm bọc người khác. Lễ cũng làm nhắm ngày trăng tròn. Lễ vật với đứa bé trai là một con heo thiến và 7 ghè rưỢu, với bé gái là một con heo cái và 5 ghè rượu. Lễ này kéo dài trong 3 ngày. Ngày đầu tiên, xếp ghè rượu theo chiều dọc trên sàn nhà. Mỗi ghè rưỢu được trói vào một cái cột có 2 chạc giông như cái ná cao su gọi là goong tơ-pai (các nhà dân tộc học còn gọi là cột goong). Phần chạc này chốhg nhẹ lên một cái xà nằm duỗi dọc ngôi nhà. Người nhà mô heo lấy nguyên phần thịt heo chạy dọc sốhg lưng, còn nguyên đuôi, bó vào một cái cột goong mà dưới chân cột này xếp ghè rượu đầu tiên. Người ta để đuôi heo chổng ngược lên tròi. Một vài ngưòi ngồi thức cho đến sáng. Người thức có thể xẻo thịt heo nướng ăn. 78 Ngày thứ hai, từ sáng sóm, lúc con chim chưa bay lên bầu trời, con thú chưa xuông suối uống nưóc, người nhà và một đoàn người trong dòng họ ăn vận sắc phục truyền thống đưa bé ra suốỉ tắm. Trong đoàn người này nhất thiết phải có thầy cúng. Đứa bé nếu là con trai thì phải đeo gưom, tay trái khoác khiên, tay phải khoác nỏ; nếu là bé gái thì phải đeo cái gùi đan bằng lồ ô. Truyền thuyết Jrai kể rằng: Ngày xưa có nhà kia làm lễ pơ-pú khi đứa trẻ còn quá nhỏ phải có người cõng và một người đi song song với bé mang hộ gươm, nỏ và khiên, ồng trời biết đã giáng họa xuống cho gia đình ấy, khiến cho bé chết và gia đình thì lụn bại, nghèo xác, nghèo xơ. Chính vì thế, về sau lễ pơ-pú chỉ làm khi đứa bé chân chạm đất, sải những bước vững vàng, tay cầm chắc cán nỏ, cán gươm. Ồ suối đứa bé được tắm rửa sạch sẽ như là gột sạch những gì dơ bẩn, nhận vào mình sức mạnh của thần Suổì, thần Rừng. Khi đoàn người quay vê có hai hàng người đứng đón trưốc cửa. Gần cửa, bé theo thầy cúng bước qua một quả trứng gà để trước cửa nhà. Việc bước qua quả trứng gà chính là biểu tượng vượt qua thòi kỳ trứng nước, ấu thơ. Khi vào trong nhà, bé được ngồi, mặt quay về phía Tây. Thầy cúng ngồi đối diện với bé. Khoảng giữa hai người là các lễ vật đặt gọn trong một cái thúng gồm thủ heo, đùi heo và các bộ phận nội tạng (trừ lòng và phổi). Thầy cúng hành lễ và sau đó mọi người vui vẻ liên hoan cho đến hết ngày thứ ba. Trong lễ này, người Jrai có đánh loại chiêng mơ-nhum (hay còn gọi là chiêng tơ-ná). 79 Tiếng chiêng này bắt đầu được tấu lên từ lúc đón bé ỏ suối về và cứ ngân nga cho đến khi mọi nghi thức của lễ pơ-pú kết thúc. Sau lễ pơ-pú một thời gian, người Jrai còn một vài lễ nhỏ nữa như lễ pơ-tló cúng 1 con heo và 1 ghè rượu và lễ tơ-kiă hơ-lang tang cúng 1 con gà và 1 ghè rượu. 2. Cúng cấp cầu may cho trẻ lọt lòng của người Khmer Vối người Khmer, không kể các lễ tục dành riêng cho người mẹ (sản phụ), buộc người mẹ phải tuân thủ, đứa trẻ trong ngày chào đòi được người ta làm cho 4 lễ. Đó là lễ cúng thần Đất, lễ mở mắt, lễ cắt tóc máu, lễ gọi vía. 1. Lễ cúng thần Đất: Đây là lễ đầu tiên khi đứa trẻ lọt lòng mẹ. Lúc hành lễ, người ta đặt đứa trẻ nằm chính giữa phòng. Bên cạnh nó là sản phụ. Mặc cho nhà quay về hướng nào thì đầu đứa trẻ bao giò cũng được đặt quay về hướng Mặt Tròi mọc. Chúng tôi cho rằng đây là dấu hiệu của tục thò thần Mặt Tròi của người Khmer cổ. Dưới chân đứa trẻ là các mâm lễ vật gồm: Mâm bánh trái, mâm quần áo và mâm đồ trang sức. Bà đõ thắp nhang và đọc một bài lễ có nội dung cầu XÌIỊ thần Đất ban cho đứa trẻ một tương lai phú quý, tốt lành. 2. Lễ mở mắt: Hành lễ, bà đỡ lấy mực Tàu trộn vói sữa người mẹ (hoặc rượu) bôi lên mắt đứa trẻ. 80