🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình văn học trung đại Việt Nam - Tập 1 Ebooks Nhóm Zalo GT.0000026474 'S. LÃ NHÂM THÌN (Chủ biên) H THỊ KHANG - PGS. TS. vũ THANH EIÁD TRÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI _________________ KHOA NGỮ VĂN______________ PGS. TS. LÃ NHÂM THÌN (Chủ biên) PGS. TS. ĐINH THỊ KHANG - PGS. TS. v ũ THANH GIÁO TRÌNH VĂ1V HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (T Ậ P 1) (Tái bản lấn thứ nhất) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM Mục ■ LỤCm Lời giới thiệu ......................................................................................................6 Lời nói đ ấ u .......................................................................................................... 8 Chưong I. KHÁI QUÁT VÃN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1. Một số khái niệm thuộc văn học trung đ ạ i..............................................9 1. Văn học trung đại ........................................................................................... 9 2. Văn học chức năng và văn học nghệ thuật..................................................10 3. Tương quan giữa văn học Hán và văn học N ô m ......................................... 13 II. Những tiền đề lịch sử, xă hội, tư tưởng, văn h óa...................................15 1. về lịch sứ xã hội ...........................................................................................15 2. về tư tường, văn h ó a .................................................................................... 17 III. Phân kì giai đoạn văn h ọ c..................................................................... 20 1. Văn học thế kl X -X IV ............................................................................... 21 2. Văn học thế ki XV- thế ki XVII ................................................................. 22 3. Văn học thể kl XVIII - nừa đầu thế kỉ X IX ............................................... 24 4. Vân học nửa sau thế ki XIX ........................................................................ 25 IV. Dặc trưng văn học trung dại Việt Nam ............................................27 Tài liệu tham kháo............................................................................................ 35 Chưoug II. VĂN HỌC THÊ KĨ X - THÉ KỈ XIV I. Những tiền đề lịch sử, xã hội, tư tưởng, văn hóa ...............................36 1. Vê lịch sử, xã hội ......................................................................................... 36 2. về ý thức tư tưởng .......................................................................................40 3. về văn hóa nghệ thuật.................................................................................. 41 II. Đặc điểm về lực lượng sáng tác và hệ thổng tác phẩm ...................... 42 1. Lực lượng sáng tác .......................................................................................42 2. Tác phẩm văn học ....................................................................................... 43 III. Những khuynh hưóng văn h ọ c.............................................................47 1. Khuynh hướng cảm hứng tôn g iáo ..............................................................47 2. Khuynh hướng cám hứng về thiên nhiên....................................................53 3 3. Khuynh hướng cảm hứng yêu nước ............................................................ 60 Tài liệu tham khào..............................................................................................78 Chương III. VĂN HỌC THÉ KỈ XV - THÉ KỈ XVII I. Những tiền đề lịch sử, xã hội, tư tưởng, văn hóa ...................................80 1. Lịch sử - xã hội ..............................................................................................80 2. Văn hoá - Tư tưởng....................................................................................... 82 II. Đặc điểm văn học ........................................................................................ 84 1. Tình hình chung..............................................................................................84 2. Những khuynh hướng chính trong văn học ................................................86 3. Thành tựu nghệ thuật của văn học thế ki XV - hểt thế ki XVII.........................................................................93 Tài liệu tham khảo..............................................................................................96 Chưong IV. NGUYẺN TRÃI (1380 - 1442) I. Thân thế, sự nghiệp ..................................................................................... 97 1. Thân th ế ...........................................................................................................97 2. Sự nghiệp văn học ........................................................................................102 II. Những giá trị cơ bản của văn chương Nguyễn Trãi ...........................104 1. Quan điểm văn học cùa Nguyễn T rãi.........................................................104 2. Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt x u ấ t.............................................. 109 3. Nguyễn Trãi - Nhà thơ trữ tình sâu s ấ c ......................................................122 4. Văn chương Nguyễn Trãi kết tinh năm thế ki văn học, đồng thời ệóp phần mở hướng tương lai cho sự phát triển văn học dân tộc .....................................................................138 Tài liệu tham kháo............................................................................................140 Chương V. THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VÀ HÔNG ĐỬC QUÔC Â M THI TẠP I. Thơ Nôm Đường luật ................................................................................ 141 1. Khái niệm và đặc điểm thơ Nôm Đường luật ............................................141 2. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................. 142 II. Hồng Đức quốc âm thi tập .......................................................................152 1. Thời đại và tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập .........................................152 2. Giá trị văn chương của Hồng Đức quốc âm thi tậ p .................................. 156 Tài liệu tham khào............................................................................................ 167 4 Chương VI. NGUYÊN BỈNH KHIÊM (1491 - 1585) I. Thân thế, sự nghiệp ...................................................................................168 1. Thân th ế .........................................................................................................168 2. Sự nghiệp văn học ....................................................................................... 172 II. Giá trị văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm ..............................................172 1. Hệ thống chủ đề cùa Bạch Vân quốc ngữ thi tậ p ..................................... 173 2. Con người Nguyễn Binh Khiêm qua Bạch Vân quốc ngữ thi tậ p ................................................................176 3. Nghệ thúật thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tậ p ...............................................178 Tài liệu tham kh á o ............................................................................................183 Chương VII. THÉ LOẠI TRUYÈN KÌ VA TR u YÊN A Ỳ MẠ /V L ụ c I. Khái quát về thể loại truyền k ì ................................................................ 185 1. Vị trí của thổ loại truyền kì .........................................................................185 2. Một vài đặc diếm cùa thể loại truyền k ì .....................................................185 3. Khái quát quá trình phát triển cùa thể loại truyền kì.................................188 II. Truyền kì mạn lục của Nguyễn D ữ ..........................................................196 1. Tác già và tác phẩm ..................................................................................... 196 2. Quan hệ giữa Truyền kì mạn lục với văn học dân gian và văn xuôi lịch sứ - những ảnh hường cùa văn học nước ngoài ................................ 199 3. Sự kết hợp giữa yếu tố kì và yếu tố thực trong bức tranh hiện thực sinh động .................................................................................................... 207 Tài liệu tham kh à o ........................................................................................... 222 5 LỜI GIỚI THlệU T ự học và tự đào tạo là nhu cầu của m ỗi công d â n trong xã hội học tập. Thông qua con đường tự học, m ỗi cá nhăn p h á t triển và tự hoàn thiện m ình, đáp ứng yêu cầu và ph ụ c vụ xã hội ngày càng hiệu quả. Đ iều này càng đú n g và cần th iết đối với các giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục - nhữ ng người chăm lo đến sự nghiệp đào tạo nhân lực, p h á t hiện và bồi dưỡng nh ã n tài. T ự học, tự đào tạo, bên cạnh nhữ ng nỗ lực cá n hăn, không th ề không có các tài liệu cần thiết, địn h hướng nhữ ng nội d u n g cơ bản, thiết thực cho nhu cầu học tập. X u ấ t p h á t từ quan niệm đó, chúng tôi tổ chức biên soạn bộ giáo trình thiết yếu ph ụ c vụ cho n hu cầu học tập, tự học tập của giáo viên N g ữ văn phô thông. Bộ giáo trinh hướng tới nội d u n g học tập của các học ph ầ n được qui đ ịn h trong chương trình đào tạo cử nhân sư p h ạ m N g ữ văn. Các giáo trình được biên soạn ngắn gọn, như ng đ ả m bảo tính hệ thống và bao gồm những nội du n g không th ể thiếu trong mỗi m ôn học. vẫn biết, đ ể có m ột lượng kiến thức n h ấ t đ ịn h cho mỗi m ôn học, người học p h ả i đọc không ít trang sách - cả giáo trình, cả tài liệu tham khảo - nhưng giá có được nhữ ng cuốn sách địn h hướng nội du n g kiến thức cần yếu th ì người học sẽ n h a n h chóng hơn trong quá trình tích lũy kiến thức của m ỗi m ôn học. Đó chính là m ục đích của bộ giáo trình này - cung cấp nhữ ng nội d u n g cốt lõi, nhữ ng kiến thức và k ĩ năng cẩn thiết cúa m ồi m ôn học. Bẽn cạnh đó, bộ giáo trinh này củng k ế thừa các giáo trìn h đã có và kịp thời bô sung nhữ ng kiến thức mới, cập nhật. Với cách biên soạn hướng tới việc đáp ứng các n h u cầu của người học n h ư vậy, chúng tôi cho rằng, mỗi cuốn giáo trình và cả bộ giáo trình này sẽ là những cẩm nang thiết thực g iú p người học nhanh chóng nắm được những kiến thức cơ bản của m ỗi m ôn học và cả chương trình học. Với những kiến thức được coi là cốt lõi của mỗi m ôn học, người học chắc chắn sẽ biết cách b ổ sung nh ữ n g kiến thức 6 khác ở các tài liệu th a m khảo được định hướng trong m ỗi giáo trình đ ể có được m ột hiểu biết đầy đủ và toàn diện về m ôn học. M ặc d ù hướng tới việc tự học và tự đào tạo, như ng bộ giáo trình này củng có th ể được sử dụng trong việc học tập có hướng dẫn của giáo viên bộ môn, đặc biệt trong xu th ế đào tạo theo tín chỉ - k h i then lượng tự học được tăng lẽn so với thời gian lên lớp thực tế. B ẽn cạnh đó, bộ giáo trinh củng không chỉ là tài liệu cần thiết cho sinh viên, học viên ngành S ư p h ạ m N g ữ văn m à CÒ1Ĩ là tài liệu th a m khảo h ữ u ích cho sinh viên, học viên các ngành cử n h ă n Văn học, N gôn ngữ, Việt N a m học và những n gành khác có liên quan. N h ă n d ịp bộ giáo trinh được x u ấ t bản, chúng tôi xin chăn th à n h cảm ơn Công ty CP Sách Đại học - D ạy nghề, N h à xu ấ t bản Giáo dục Việt N a m và các đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện đ ế bộ giáo trìn h được sớm ra m ắt bạn đọc. H i vọng, với cách biên soạn giản dị, ngắn gọn, bộ giáo trìn h này sẽ g iú p ích các bạn m ột cách hiệu quả trong điều kiện học tập hiện nay. Lần đầu xu ấ t bản, m ặc dù đã có nhiều cô'gắng nhưng củng khó tránh khỏi sai sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả đ ể lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. T h ư góp ý xin gửi về khoa N g ữ văn, Trường Đ ại học S ư p h ạ m H à Nội - 136 Xuân Thủy, c ầ u Giấy, H à N ội hoặc Công ty CP S á ch Đ ại học - D ạy nghề, N h à xu ấ t bản Giáo dục Việt N am , 25 H à n Thuyên, H à Nội. X in chăn th à n h cảm ơn ! KHOA NGỮVẢN TRUỒNG ĐẠI HỌC SƯPHẠM HÀ NỘI 7 I ờ i / V ( U % ầ u Giáo trình Văn học trung dại Việt Nam được biên soạn từ nhu cầu thực tiễn của việc nghiên cứu và giảng dạy văn học trong các trường cao đảng, đại học, các trung tâm nghiên cứu văn học. Khi biên soạn, các tác giả có ý thức cập nhật những kết quả nghiên cứu mới nhất về vãn học trung đại Việt Nam trên cả hai bình diện lí luận và lịch sử; cập nhật những đổi mới về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy ngữ văn trong nhà trường. Với tinh thần: đại học "đi trước1', “đi cùng" phổ thông, cuốn giáo trình này không chỉ phục vụ cho nhu cấu đào tạo ỏ cao đẳng, đại học mà còn thích dụng cho việc dạy và học ở trường phổ thông. Kết hợp giữa khoa học cơ bản và khoa học sư phạm, giáo trình Ván học trung dại Việt Nam có sự kết hợp giữa tiến trình lịch sử văn học và hệ thống thể loại, phù hợp với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học môn Ngữ văn. Chính vì vậy, cấu trúc của sách một mặt vẫn theo tiến trình lịch sử văn học, mặt khác trình bày những thể loại văn học cơ bản nhất của văn học trung đại Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, với đối tượng là giảng viên, nghiên cứu sinh, cao học, sinh viên ở các trường cao đảng, đại học, các thầy cô giáo ỏ trường phổ thông, cuốn sách này trình bày những vấn đề cơ bản nhất, trọng tâm nhất của vãn học viết dân tộc từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Có thể xem đây là cuốn giáo trình cốt lõi về văn học trung đại Việt Nam. Giáo trình Ván học trung dại Việt Nam gồm hai tập - Tập I: Vản học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kì XVII, Tập II: Văn học Việt Nam từ thê kỉ XVIII đến hết thế kì XIX. Tập I gồm các nội dung: Chương I: Khái quát văn học trung đại Việt Nam (PGS.TS. Đinh Thị Khang) Chương II: Văn học th ế k ỉX - thế k ỉx iv (PGS.TS. Đinh Thị Khang) Chương III: Văn học thế ki X V -thế kìXVII (PGS.TS. Lã Nhâm Thìn) Chương IV: Nguyễn Trãi (PGS.TS. Lã Nhâm Thìn) Chương V: Thơ Nôm Đường luật và Hông Đức quốc ãm thi tập (PGS. I s. Lã Nhâm Thìn) Chương VI: Nguyên Bình Khiêm (PGS.TS. Lã Nhâm Thìn) Chương VII: Thể loại truyền kì và Truyền kì mạn lục (PGS.TS. VQ Thanh) Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chúng tôi tự thấy khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chân thành cảm ơn sự lượng thứ và mong nhận được những góp ý quí báu để cuốn giáo trình Văn học ừung dại Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Thay mặt các tác giả Chủ biên: PGS. T5. Lã Nhâm Thin 8 Chương 3 KHÁI QUÁT VÃN HỌC TRUNG BẠI V Ộ T NAN I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THUỘC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 1. Văn hoc trung đại Trong lịch sử, văn học của mỗi "dân tộc phát triển” trên thế giới bao giờ cũng bao gồm hai bộ phận: Văn học dân gian (còn được gọi là vãn chương truyền miệng) và văn học viết (còn được gọi là văn học thành văn). Văn học viết thường ra đời sau văn học dân gian. Quá trình xây dựng cùa nó gắn liền với sự ra đời, sử dụng, phát triển cùa văn tự; gan liền với sự hiện diện cùa người sáng tác. về cơ bản có thể xác định: Văn học viết Việt Nam bao gồm những sáng tác cùa cá nhân (sau này được gọi là tác già), dược chính tác giả hoặc người sưu tập ghi lại bàng văn tự đương thời (chữ Hán, chữ Nôm ở văn học trung đại; chữ quốc ngữ với kí tự latin ờ văn học cận hiện đại). Tính từ thế ki X, lịch sứ vãn học viết dân tộc đã trài qua hơn 11 thế ki. Mười thể ki dầu (thế ki X đến hết thế ki XIX) hiện được gọi là văn học trung đại. Thời kì thứ hai: từ đầu thế ki XX đến nay dược gọi là văn học hiện đại. T rài n h iều thời g ian , từ trưức C ách m ạng tháng T ám đén nhữ ng nam cùa thập nicn 80 cùa thế ki XX, văn học thế ki X - XIX có nhiều tên gọi khác nhau như: văn học cô, văn học cô điền, văn học thời phong kiến,... Mỗi khái niệm, qua quá trinh tồn tại đã bộc lộ những phương diện bất cập hoặc thiếu chuẩn xác về nội dung khoa học. Cuối những năm 80, trong xu thế hội nhập thế giới, nhiều nhà khoa học đã tiến tới xác định khái niệm phù hợp với thời kì văn học này. Tên gọi xuất phát tù bàn chất đối tượng. Văn học thể ki X - X IX hình thành và phát triển tương ứng với thời kì ra dời và phát triển cùa che độ phong kiến Việt Nam (thuật ngữ sừ học quốc tế gọi là thời trung đại). Những phạm trù văn hóa trung đại sẽ “chi phối 9 cảm thức con người thời đại và ảnh hưởng tới văn học. Văn học trung đại nàm trong văn hóa trung đại”1. Từ đó, Văn học Việt Nam thế kì X - XIX được định danh là Văn học trung đại. Đây là một đóng góp quan trọng cho ngành nghiên cứu văn học, tạo cho văn học dân tộc có được “thuật ngữ mang qui chuẩn quốc tế”2 để được bình đẳng nghiên cứu so sánh với các nền văn học khác trên thế giới. Văn học thời trung đại bao gồm những sáng tác, trước lác bằng chữ Hán và chữ Nôm cùa các lác giả thuộc tầng lớp quí tộc, sĩ phu phong kiến. Văn học phát triển trong tiến trình xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập lự chù qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam. Đối với người thời hiện đại, di sản văn học thế ki X - hết XIX không dễ hiểu. Ngoài sự xa xôi về thời gian sáng tạo còn là sự cách biệt về văn tự và hệ thống mã hiệu riêng của nền văn hóa (như tư tưởng thời đại, quan niệm thẩm mĩ, cảm thức về thế giới, thề ioại, ngôn ngữ,...), cần phải nám được những đặc trưng cùa nền văn học đó để có thể hiểu biết, khám phá, bào tồn giá trị cùa nó và sáng tạo thành tựu mới. 2. Văn hoc chức năng và văn hoc nghệ thuât Thời trung đại, ờ phạm vi rộng cùa khái niệm “văn học" sẽ bao gồm tất cả những tác phẩm (sáng tác, trước tác) được làm bởi văn tự, giữ vị trí khác nhau trong các lĩnh vực, các quan hệ xã hội có liên quan đến lịch sử, con người. Nó bao gồm nhiều hệ thống văn bàn có nội dung, chức năng thuộc nhiều hình thái ý thức xã hội khác nhau như: triết học, lịch sử, chính trị, đạo đức, văn chương,... Thời kì này còn có hiện tượng: một số tác phầm vừa thuộc vân học chức nang, vừa là vân hục nghệ lliuật. Từ đó, các nhà nghiên cứu gọi đây là thời kì “văn - sử - triết bất phân”. Nghiên cứu những nền văn học các nước phương Đông, các nhà khoa học hiện đại đã xác định dấu ấn lưu lại của tọa độ thời gian, không gian; xác định tính chất, chức năng các văn bản viết đối với thời đại lịch sử, chia văn học trung đại làm hai loại hình: văn học chức năng và văn học nghệ Ihuật. Đồng thời chi ra qui luật chung cùa nhiều nền văn học trung đại trên 1 Lê Trí Viễn, Dặc trưng văn học trung đại Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội. 1996, tr. 19. 2 Nguyễn Đăng Na (Chủ biên), Văn học trung đại Việt Nam (tập I), Nxb Đại học Sư phạm, 2005.tr. 18. 10 thế giới, giai đoạn đầu “những thế loại hoàn toàn mang tính chức năng” là trung tâm cùa hệ thống văn học còn vãn học nghệ thuật “hoàn toàn nam ngoài phạm vi cùa hệ thống văn học”1. Dần dần theo quá trình phát triển, vị trí các thể loại có sự thay đổi và văn học nghệ thuật sẽ chuyển vào trung tâm hệ thống văn học. Dựa trên nội dung, mục đích, văn học chức năng được xác định bao gồm hai hệ thống: Văn học chức năng hành chính là những tác phấm được viết có mục đích truyền đạt yêu cầu thực thi các công việc mang tính chất nhà nước. Đây là những văn bàn có tính chất quan phương, được viết theo thế chiếu, hịch, cáo, biểu, sớ, tấu,... như Thiên đô chiếu cùa Lí Công uẩn, Dụ chư lì lưỡng hịch văn cùa Trần quốc Tuấn, Bình Ngó đại cáo cúa Nguyễn Trãi,... Văn học chức năng tôn giáo, lễ nghi là những tác phẩm được viết thực thi chức năng tôn giáo (như kinh sách triết học Phật giáo, phú và thơ kệ cùa các Thiền sư), thực thi nghi lễ tập tục (như văn tế, câu dối: hiếu - hi. văn bia, thần phả,...). Có thể kể đến tác phẩm tiêu biểu: thơ Thiền thời Lí, Khóa hư lục cùa Trân Nhân Tông, Thiển uyên tập anh ngữ lục (khuyết danh), Văn bia Vĩnh Lăng của Nguyễn Trãi, Văn lế nghĩa sĩ Cằn Giuộc cùa Nguyễn Đình Chiêu,... Với loại hình văn học chức nãng. tất cà các tác phẩm dù viết bàng thể loại khác nhau đều mang tính chât qui phạm, dơn phương một chiều. Thí dụ: Chiếu là thế loại do vua viết; Biêu, Sớ, Tấu do bề tôi viết dâng lên vua. Thơ Thiển - kệ do Thiền sư viết. Như vậy, tính qui phạm tạo cho tác phẩm văn học chức năng mô hình chuyên biệt chặt chẽ về loại tác giả, về nội dung, mục đích biểu hiên, về đối tượng tiếp nhân. Tên gọi cùa thể loai thường dược viết ngay ờ nhan đề tác phẩm, v ề cơ bản, cấu trúc thề ioại thuộc văn học chức năng không có sự phá cách. Thực tiễn văn học cho thấy, trong giai đoạn mờ đầu cùa nền văn học trung dại Việt Nam (thế ki X - XIV), văn học chức năng có vai trò, giá trị to lớn, có hệ thống tác phẩm làm nên giá trị văn học giai đoạn. Văn chương tôn giáo thời Lí giữ một vị trí quan trong trong di sàn văn học dân tộc, giúp chúng ta có tư liệu tìm hiếu đạo Phật và diện mạo văn hóa cùa 1 B.L. Riptin: Mắỵ vần đè nẹ/liên cứa những nền văn học trung có cùa Phương Dõng theo phưưrHỊpháp loại hình. Tạp chi văn học, số 2/ 1974, tr. 108. 11 giai đoạn lịch sử. Vãn chương chức năng hành chính (Thiên đô chiếu, Dụ chư lì tướng hịch văn,...) gắn với những sự kiện trọng đại cùa quốc gia. Sức mạnh của văn bản trước hết bắt nguồn từ tính chất quan phương của nội dung, yêu cầu thực thi những vấn đề hệ trọng cùa đất nước: dời chuyển kinh đô, chống giặc xâm lược,... Sức mạnh văn bản còn được tạo lập bời uy tín cùa người làm ra nó - những người có cương vị xã hội, có quyền lực tối thượng và nhân cách cao cà: vua Lí Công uẩn, Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn. Người thời đại tiếp nhận mệnh lệnh từ văn bàn cũng là tiếp nhận lời sông núi, lời bậc thánh nhân với tình cảm tôn trọng, kính yêu và tin tưởng. Vừa là sản phẩm cùa thời đại vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển cùa lịch sử, những tác phẩm này đã thực hiện tốt chức năng cùa nó. Văn kiện chính trị, lịch sừ thời Lí - Trần mang hào khí dân tộc, kết tinh nghệ thuậl chính luận đã trở thành những tác phẩm vãn chương kết tinh cao độ chù nghĩa yêu nước thời đại. Nó hòa cùng với các sáng tác (thơ, phú) khác đã phàn ánh khí phách anh hùng, tầm tư tường lớn và tình cảm lớn cùa thời đại, xây dựng nên một dòng chú lưu của văn học dân tộc. Văn học nghệ thuật là những sáng tác có nội dung phan ánh xã hội, cuộc sống, con người bang ngôn từ. Với thuộc tính cơ bản là chức năng nhận thức - thấm mĩ, văn học nghệ thuật xây dựng nên phương thức biểu đạt đặc thù - hình tượng nghệ thuật, hướng tới giáo dục lí tường chân, thiện, mĩ. Nội dung và hình thức nghệ thuật cùa tác phẩm dược tạo ra bời cảm hứng và tài năng cùa chú thể sáng tạo. Văn học nghệ thuật mang tính đa dạng, đa phương, không có giới hạn về nội dung và hình thức nghệ thuật, hoặc qui định riêng cho từng tác già. Đen với Ihơ, tất cả vua chúa, vương hầu, quan văn, quan võ, trí thức, nho sĩ bình dân, phụ nữ,... đều tự do bộc lộ thi hứng cùa mình. Vua Lê Thánh Tông hay nhà nho ẩn dật Nguyễn Dữ và cả nữ sĩ Doàn Thị Diểm đều có thể viết truyện ngắn truyền ki,... Có người chỉ lựa chọn một thể loại, một đề tài. Có người có thể thành công với nhiều thể loại, cả chữ Hán, chữ Nôm, phản ánh nhiều phạm vi hiện thực cuộc sống. Sự lựa chọn dề tài, nội dung, hình tượng, bút pháp, ngôn ngữ, thể loại,... tùy thuộc sự từng trải cuộc sống, cảm hứng, khả năng người cầm bút, chứa đựng sức sáng tạo lớn. Tuy văn học trung đại mang tính qui phạm chặt chẽ nhưng những tài năng văn học sẽ lựa chọn 12 đúng phương thức biểu đạt riêng thể hiện sức mạnh, trình độ nghệ thuật cùa mình tạo nên những tuyệt tác văn chương. Trải qua sự chọn lọc của thời gian, sự tiếp nhận cùa độc già nhiều thể ki, đã có biết bao nhiêu tác phẩm văn học trung đại được khẩng định là những tác phẩm văn chương xuất sắc, những kiệt tác “nghệ thuật ngôn từ”, trờ thành tác phẩm văn học cùa muôn đời. Bên cạnh việc tiếp nhận những thể loại của văn học Trung Hoa (Thơ luật Đường, phú, truyện truyền kì,... ), các tác gia trung đại còn xây dựng nên những thể loại: Thơ Nôm Đường luật, Khúc ngâm song thất lục bát, Truyện thơ Nôm, Thơ hát nói, ... làm phong phú hệ thống thề loại văn học dân tộc. Hiện thực xã hội rộng lớn đòi hòi sự ra đời những thể loại văn học mới, dù dung lượng, khá năng nhận thức, tái hiện và lí giải cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng người tiếp nhận. Sáng tác thơ văn là quá trinh tư duy nghệ thuậl, quá trình khám phá về nội dung, cũng là quá trinh có cách tân, phát minh về hình thức. Nó thể hiện khả năng sáng tạo kì diệu cùa từng tác giả. 3. Tương quan giữa văn học Hán và văn hoc Nôm Cần có cái nhìn khái quát về quan hệ giữa hai bộ phận văn học Hán và văn học Nôm trong tiến trình phát triển cùa vãn học dân tộc qua mười thế ki thời trung đại. Giai đoạn đầu, văn học Đại Việt chù động tiếp thu ảnh hưởng cùa văn học Trung Hoa về văn tự, thể loại, thi liệu,... để viết về những vấn đề trọng đại của đất nước, về những tâm tư, khát vọng của con người thời đại. Ngay từ khi mới ra đời, văn học chữ Hán đã được coi là văn chương cao quí, là dòng chính thống. Trên thực tế, với tác phẩm bằng chữ Hán. di sản văn hoá - văn học Việt Nam đa có những áng văn bất hù như Thiên đô chiếu, Dụ chư lì tướng hịch văn, bài “thơ thần” Nam quốc sơn hà; những bài thơ, phú nổi tiếng như Cáo tật thị chúng, Tụng giá hoàn kinh sư, Thuật hoài, Thiên Trường vãn vọng, Bạch Đằng giang phú,... Đất nước phát triển, ý thức về dân tộc về văn hoá dân tộc càng mạnh mẽ, nhu cầu về văn tự ghi âm tiếng Việt càng bức thiết. Hàng nghìn năm Băc thuộc, ngôn ngữ dân tộc không mất đi, trước yêu cầu của đời sống xã hội, chữ Nôm đã ra đời. Đây là cuộc cách mạng văn tự, là "cái mốc lớn trên con đường tiến lẽn của lịch sử", thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt. Thèn điểm ra đời của chữ Nôm hiện còn vấn đề tranh luận. Tuy nhiên 13 từ thời Trần (cuối thế ki XIII) đã khới phát một phong trào dùng chữ Nôm sáng tác văn học. Tiếc là các tác phẩm hầu hết đã thất truyền. Sự xuất hiện cùa chữ Nôm và thơ văn Nôm thê hiện sự cố gắng nâng cao địa vị tiếng Việt trong việc xây dựng nền văn học dân tộc, là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự trường thành cùa ý thức dãn tộc, cùa nền văn hoá dân tộc. Từ thế ki XV, văn học chữ Hán vẫn giữ vị trí chủ đạo trong việc xây dựng khuynh hướng cảm hứng chính cho văn học (yêu nước, ca ngợi triều đại và phê phán hiện thực), kết tinh trong những áng văn nổi tiếng như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập cùa Nguyễn Trãi; hai tập truyện truyền kì đặc sắc là Thánh Tông di thào, Truyền kì mạn lục và thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Binh Khiêm. Văn học chữ Nôm có bước phát triển vượt bậc với sự xuất hiện nhiều tập thơ có qui mô lớn, như Quốc âm thi tập cùa Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi lập cùa các tác gia nửa sau thế ki XV, Bạch Vân quốc ngữ thi lập cùa Nguyễn Binh Khiêm. Các sáng tác bàng chữ Nôm còn được thể nghiệm trên nhiều the tài khác: Truyện thơ Nôm Đường luật cỏ Lâm tuyền kì ngộ\ thơ lục bát có Ngọa Long cương vãn, Tư Dung vãn của Đào Duy Từ; Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh); thơ song thất lục bát có Tứ thời khúc vịnh cùa Hoàng Sĩ Khái; Thiên Nam minh giám (khuyết danh)... Văn học chữ Nôm phát triển mạnh với sự phong phú về the loại, khẳng định thành tựu to lớn cùa văn học Nôm trên con dường xác lập vị thế so với văn học chữ Hán và đặt nền móng vững chẳc cho sự phát triển cùa nền văn học tiếng Việt. Từ thế ki XVIII, văn học trung đại Việt Nam bước vào giai đoạn hoàn thiện và đạt đến đinh cao, kết tinh thành tựu nội dung, nghệ thuật trong nhiều thể loại văn học: thơ chữ Hán (cùa Đặng Trần Côn, Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Du,...), văn xuôi chữ Hán với truyện ngản (iruyển ki tăn pha), ki (Thượng kinh kí sự), tiểu thuyết lịch sử (Nam triều công nghiệp diễn chi, Hoàng Lẽ nhất thống chỉ),... Văn học Nôm nở rộ, thành tựu với các thề loại: Thơ nôm Đường luật, Khúc ngâm song thất lục bát, Truyện Nôm lục bát và Thơ hát nói, làm nên những đinh cao của văn học nghệ thuật trong di sản văn học dân tộc. Với các thể loại thơ ca băng chữ Nôm, ngôn ngữ văn học dân tộc được “thăng hoa”, trở nên tinh tế, trong sáng, giàu và đẹp. Những kiệt tác hàng đầu của văn học giai đoạn này nhu Thơ Hồ Xuân Hương, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Đoạn trường tán 14 thanh, Truyện Hoa tiên, ...cùng hàng trăm Truyện Nôm hiện còn đã khẳng định văn học Nôm thực sự chiếm ưu thế so với văn học chữ Hán. Sự ra dời của thơ văn chữ Nôm bên cạnh thơ văn chữ Hán đã tạo ra hiện tượng “song ngữ” cho văn học. Đây cũng là đặc điểm phổ biến với các nước chịu ánh hướng vãn hoá Hán (như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bàn,...). Thời trung đại, chúng ta có một dòng văn học chữ Hán, đồng thời cũng có một dòng văn học với chữ viết cùa chính minh, tạo nên sự hoàn chinh, cân bàng và phong phú cho nền văn học dân tộc. II. NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH sử , XÃ HỘI, TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA 1. Vê lịch sử xă hội Sau chiến thắng Bạch Đang, năm 939, Ngô Quyền xưng vương dựng nước, mờ đầu một thời kì mới cho giang sơn Đại Việt, thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập tự chù. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành, iồn tại và phát triển trong mười thể kì, với nhiều triều đại - dòng họ. Mỗi triều đại đều có thịnh suy và có vai trò lịch sử riêng trong tiến trình mộl nghìn năm cùa quốc gia phong kiến. Nhìn khái quát, lịch sừ Việt Nam thời trung đại có thể chia thành hai chặng đường: Từ thế kỉ X đến cuối thế ki X V là thời kì phục humg dân tộc, phục hưng vãn hóa dân tộc. Sau khi thoát khỏi ách thống trị 1000 năm cùa các triều đại phong kiến Trung Hoa, với tinh thần tự cường, yêu nước, các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần đã thành có nhiều thành công hết sức rực rỡ trong công cuộc bảo vệ quốc gia tự chủ (phá Tống, bình Nguyên) và xây dựng, phát triển đất nước vững mạnh về mọi mặt. Thời Trần, quốc gia Đại Việt từng được coi là nước hùng cường trên bán đảo Đông Ấn. Tuy thời Hậu Trần và triều Hồ đã thất bại trước quân Minh xâm lược nhưng chi 20 năm sau, độc lập dân tộc được giành lại. Lê Lợi đã lãnh đạo thành công sự nghiệp 10 năm kháng chiến cứu nước. Lịch sử dân tộc vì thế không hoàn toàn đứt đoạn. Đất nước hòa bình, triều Hậu Lê thiết lập, dân tộc bước vào thời kì phục hưng thứ hai trong lịch sử. Thế kỉ XV, chứng kiến thành tựu xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến Đại Việt đạt tới đinh cao thịnh trị mà “thời đại hoàng kim” là triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ở nửa sau thế kì. Từ thế ki X đến cuối thế ki XV, quốc gia phong kiến Đại Việt đã vượt qua nhiều thừ thách khốc liệt để khẳng định mình về nhiều phương diện, với tư cách là một đất nước, dân tộc độc lập tự chù. về cơ bàn giai cấp phong kiến vẫn là lực lượng tiến bộ, giữ vai trò tích cực đối với lịch sử, biết dựa vào sức mạnh cùa nhân dân, phát huy truyền thống yêu nước để xây dựng và bảo vệ quốc gia, dân tộc. Sáu thế ki là chặng đường xây dựng, phát triền theo tiến trình từng bước đi tới thịnh vượng. Từ thế ki X V I đến cuối thế k ỉ X IX : thời kì vàng son cùa nhà nước phong kiến đã đi qua. Những năm đầu thế ki XVI, các “hôn quân bạo chúa” đẩy nhà triều đình Lê Sơ vào bước đường suy thoái, suy vong. Năm 1527, Mạc Đăng Dung thiết lập triều đại nhà Mạc. Thế ki XVI - XVII, về cơ bàn xã hội vẫn có những phương diện ồn định. Nhưng chế độ phong kiến Việt Nam đã bắt đầu giai đoạn cùa sự khùng hoàng chính trị. Những mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến ngày càng sâu sác, dẫn đến nội chiến liên miên, đẫm máu: cuộc xung đột Lê - Mạc (thường gọi là chiến tranh Nam Bắc triều) kéo dài nửa thế kỉ XVI (1545 - 1592), tiếp đến cuộc Trịnh - Nguyễn phân tranh diễn ra trong gần 50 năm của thế ki XVII (1627 - 1672). Chiến tranh phong kiến liên tiếp tàn phá đất nước, thiêu hủy cùa cải và súc lực nhân dân, xã hội luôn loạn lạc suốt hơn trăm năm. Cuối cùng, cuộc chém giết khốc liệt không phân thắng bại. Cà hai tạm thời đình chiến, lấy sông Gianh làm giới tuyến mà “rạch đôi sơn hà”. Giang sơn bị chia cắt theo quyền cai quản của Chúa Trịnh (xứ Đàng ngoài) và Chúa Nguyễn (xứ Đàng trong). Đến thế ki XVIII, cuộc khùng hoảng xã hội trở nên trầm trọng. Vua chúa, quan lại cà hai miền ra sức bóc lột dân chúng, lao vào ăn chơi hưởng lạc. Đời sống nhân dân đói khổ, diêu linh. Giai cấp phong kiến bộc lộ bàn chất tàn bạo, phản động dần trở thành lực lực lượng thù dịch với quần chúng nhân dân, với dân tộc. Cuộc đấu tranh giai cấp trở nên quyết liệt. Thế kỉ XVIII được vinh danh là “thế ki nông dân khởi nghĩa” mà đinh cao là phong trào Tây Sơn. Sức mạnh cuộc chiến tranh nông dân đã làm nên cơn bão táp lay trời chuyển đất: đập tan triều đình nhà Nguyễn, làm chủ toàn bộ đất đai xứ Đàng Trong; ra Bắc lật đổ cơ đồ thống tri cùa họ Trịnh; đại phá quân Thanh; thống nhất đất nước, lập ra vương triều Tây Sơn với 16 những triển vọng tốt đẹp cho dân tộc. Tuy nhiên, triều đại Tây Sơn không bền vững, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, tái thiết vương triều Nguyễn. Triều Nguyễn được thành lập với nhà nước phong kiến có phần chuycn chế, dộc tài. Triều dinh thi hành nhiều chính sách khắc nghiệt khiến cho xã hội lâm vào tình trạng "dân cùng, nước kiệt”. Mâu thuẫn xã hội hết sức gay gắt. Tập đoàn thống trị không nhượng bộ trước cuộc đấu tranh của quần chúng, cũng không dứng về phía nhân dân chống xâm lược. Thái dộ khiếp nhược, phản động cùa triều đình nhà Nguyễn dẫn tới thất bại, đầu hàng trước cuộc tiến công cùa chủ nghĩa lư bản thực dân phương Tây. Cuối cùng, đất nước lại rơi vào tay giặc Pháp. Một hình thái xã hội mới - xã hội nứa thực dân nứa phong kiến - dang hinh thành. Có thể nhận thấy, vượt qua đình cao thịnh trị cúa thế ki XV, bốn thế ki cuối là chặng dường từng bước suy thoái đe đi tới sụp đô cùa chế độ phong kiến Việt Nam. Đó là bi kịch lịch sử cùa nhà nước phong kiến, cùa dân tộc ờ thời trung dại. Nhìn khái quát, suốt 10 thế ki thời trung đại, quá trình xây dựng quốc gia, triều đại luôn gan liền với công cuộc đấu tranh bào vệ đất nước. Nét dặc biệt cùa lịch sử Việt Nam thời tự chù đã thể hiện sức sống mãnh liệt cùa một dân tộc von có truyền thống đoàn kết, yêu nước, bất khuất chống xâm lược. 2. V ê tư tưởng, văn hóa Nước ta nằm trong khu vực nền văn hóa, “văn minh lúa nước”. Thực tiễn dời sổng dem đến cho tư duy cư dân nông nghiệp những nhận thức sâu 3QC vổ 3ự kết h ự p cúu nliicu ycu lô khác loại, n ù i đái, Iiáng mưa, ngđy đcm, đàn ông dàn bà.,... Từ đó dần dần hình thành những ý niệm về triết lí âm dương và tín ngưỡng phồn thực. Đồng thời, việc sàn xuất, sinh sống phụ thuộc vào các yếu lố tự nhiên (nấng mưa, gió bão, sấm chớp, lũ lụt,...) dã hình thành tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Đạo thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ,... được coi trọng. Ngay từ buổi lập nước, tinh thần yêu nước sớm trờ thành truyền thống, sức mạnh để naười Việt không bị khuất phục trước những cuộc xâm lược và đô hộ cùa các thế lực phong kiến. Tất cà những yếu tố trên tạo nên truyền thống văn hóa bản địa thuần hậu khá bền vững trước các cuộc giao lưu văn hỏa. 2-G TVH T R U N G OAI T I 17 Sự lan tỏa, xâm nhập cùa hai nền văn minh sớm phát triển: Ẩn Độ. Trung Hoa, đã tích hợp trong ý thức tư tưởng, văn hóa Việt Nam nhiều yếu tố cùa cả hai luồng ảnh hường. Ảnh hường cùa văn hóa Án Độ cùng với Phật giáo vào Việt Nam khá sớm bàng nhiều ngả đường khác nhau. Vì thế, vào thế ki thứ hai sau công nguyên, Giao Châu với Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) đã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn và phát triển nhất ờ Đông Nam Á. Sau đó, Phật giáo với Thiền học phát triển mạnh mẽ ờ Trung Hoa lại tiếp tục tràn xuống nirớc ta qua các sư tăng truyền giáo. Trong số các nước chịu ảnh hưởng cùa nền văn hóa Hán, thì nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc, kéo dài. Trước hết, chữ Hán và Nho giáo vào Việt Nam có hệ thống theo bước chân quân xâm lược từ thế ki I sau công nguyên. Tuy nhiên, Nho giáo chi một học thuyết chính trị, đạo đức xã hội chứ không hẳn là một tôn giáo hoàn chỉnh. Một nghìn năm Bấc thuộc, sự áp đặt một thể chế chính trị, tư tường, văn hóa phong tục được các thế lực ngoại bang thực hiện mãnh liệt, liên tục. Cùng với Nho giáo, Đạo gia và Đạo giáo cũng được truyền bá vào Việt Nam. Triết học, tư tưởng cùa Đạo gia chủ yếu ảnh hưởng đến một số nhà nho có khuynh hướng tự do, tự tại. Trong khi đó, Đạo giáo (gồm Đạo phù thủy và Đạo thần tiên) tìm được sự phù hợp với tập tục, tín ngưỡng dân gian dần chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Tuy vậy, hàng nghìn năm dưới ách cai trị cùa chính quyền thống trị Trung Hoa, cộng đồng người Việt luôn khởi nghĩa chống xâm lược, phản ứng lại “âm mưu đồng hóa”, duy tri bản sắc văn hóa, trước hết là gìn giữ được tiếng nói, phong tục, tập quán và sáng tác dân gian cố truyền, v ề phương diện nhà nước, các vua nhà Lí, Trần, Lê đều chú trọng chăm lo, khôi phục phong tục, tập quán, tín ngưỡng dàn gian, phát huy những giá trị vốn có của văn hoá dân tộc. Truyền thống văn hóa dân gian có ảnh hưởng sâu sắc, nhiều mặt đến văn học viết. Cùng với thành công trong kháng chiến chống xâm lược, vãn hóa dân tộc nhiều lần được phục hưng để phát triển rực rỡ ờ giai đoạn thế ki XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Điều đỏ, thêm một lần khẳng định sức sống bất diệt cùa dân tộc, cùa tinh thần dân tộc Đại Việt. 18 Sau khi giành lại độc lập, giai cấp phong kiến Việt Nam đã chủ động tiếp thu ánh hường cùa nền văn hóa Hán đe đẩy nhanh quá trình xây dựng nhà nước phong kiến, xây dựng nền văn hóa, vãn học dân tộc. Nho - Phật Đạo được phối hợp để tạo thành hệ tư tưởng của thời đại “đa tôn giáo hoà đồng", tạo nên nền tảng tinh thần cùa xã hội, tạo nên sức mạnh tư tường tâm lí của con người thời đại. Các triều vua Đinh, Lê, Lí đều sùng thượng Phật giáo, Đạo giáo. Nhưng trẽn con đường phát triển, giai cấp phong kiến ngày càng tự giác nhận thấy Nho học là một hệ ý thúc vững chác với những hình mẫu về thiết chế xã hội, luật pháp, lấy nguyên tắc “đức trị” là một công cụ cùng cố, bào vệ địa vị thống trị của mình và xây dựng vương quyền, ớ thời Lí, Phật giáo được coi là quốc giáo nhưng Nho học bát đầu được đề cao trong quan hệ dung hoà với Phật giáo và Đạo giáo. Thời Trần, do yêu cầu xây dựng nhà nước phong kiến, qui mô đào tạo tầng lớp nho sĩ phát triển, việc tồ chức các kì thi Nho học được mờ rộng, qui củ, đều đặn. Lực lượng trí thức được đào tạo theo Nho học ngày càng đông. Nho giáo dần đầy lùi ành hưởng cùa Phật giáo để chiếm địa vị quốc giáo. Các vua Trần có ý thức trọng đãi nho sĩ, trọng dụng Nho giáo. The k¡ XV, Nho học đã đạt múc cực thịnh. Giáo dục thi cử, đào tạo nhân tài được chú trọng và phát triển. Từ đây, Nho giáo luôn giữ địa vị quốc giáo trong tư tường xã hội. Học thuyết Nho gia đã phát huy được những mặt tích cực, vừa củng cố quyền lực cho triều đình phong kiến vừa thúc đẩy đất nước phát triền. Mặt khác, nó có ảnh hưởng lớn đến giáo dục đạo đức, luân lí và xây dựng những giá trị mang tính nhân bản sâu sắc. Phật giáo, Đạo giáo không còn địa vị quan trọng như thời Lí - Trần đã hướng tới củng cố vị tií cù a mliih nong dời sống, lam linh càc tàng lớp xã hội. Từ thế kl XVI, về cơ bản nhà nước phong kiến vẫn duy tri hệ tư tưởng Nho giáo, ra sức đề cao, bảo vệ những nguyên tắc đạo đức Nho gia để tạo sức mạnh tư tường bảo vệ cho vương triều của mình. Nhưng những biến động, khùng hoảng sâu sắc cùa xã hội dã tác động mạnh mẽ đến quá trình suy vi cùa Nho giáo. The ki XVIII, cương thường và đạo lí Nho gia sụp đò từng mảng. Cộng thêm chế độ thi cử thời vua Lê chúa Trịnh không ổn định, lại cho nộp tiền để được miễn khảo hạch ba kì đầu ở trường thi Hương, làm băng hoại nền giáo dục. Tầng lớp Nho sĩ phân hóa. Nhà 19 Nguyễn ra sức củng cố địa vị Nho giáo trong đời sống tư tưởng, xã hội, nhưng thực sự nó đã mất đi địa vị độc tôn của một quốc giáo. Nho giáo suy đồi, Phật giáo, Đạo giáo có sự phát triển trờ lại. Một phần do tầng lớp năm quyền quàn lí nhà nước, tầng lớp quí tộc liên tiếp xây dựng, trùng tu nhiều chùa chiền, đạo quán; số người tu hành ngày một đông. Đâu có đền, chùa, Đạo quán là ở đấy có nghi thức cúng tế và lễ hội. Phần khác, do người dân bế tác trước hiện thực xã hội, đến với tôn giáo mong tìm điểm tựa tinh thần: hi vọng Đức Phật nhân từ cứu độ chúng sinh, hoặc tiếp nhận bài học lớn về phép đổi nhân xử thế, hoặc tham dự kì tế tự thần linh gẳn với lễ hội, hoặc tìm thú vui làm bạn cùng gió mây trăng nước,... Đình làng, chùa chiền được xây dựng khắp nơi đã làm nở rộ thành tựu nghệ thuật kiến trúc điêu khẳc, dặc biệt là nghệ thuật tạc tượng. Với sự xuất hiện số lượng lớn tượng nữ: Phật Bà, Thánh Mầu, bà Chúa, bà Hoàng,... có thể nhận thấy tôn giáo đã sừ dụng loại hình nghệ thuật này để sáng tạo những bức tượng lưu giữ tính cao thượng và đẹp đẽ trong điện thờ. Sự hiện diện đông đảo các pho tượng Phật Bà không tách rời sự ra đời nhiều tích truyện tôn giáo. Điều đặc biệt là, trong phần lớn các Truyện Nôm, nhân vật chính cũng là phụ nữ. Dễ dàng nhận thấy sự tương dồng trong cảm hứng sáng tạo mang tinh thần nhân văn chủ nghĩa trên nhiều loại hình nghệ thuật ờ giai đoạn nền văn hóa dân tộc bước vào thời kì phục hưng, phát triển. Từ thế kỉ XVI, những cuộc nổi dậy của nông dân tạo nên một luồng sinh khí mới trong đời sống tư tưởng xã hội. Đen thế kl XVIII phong trào khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, mạnh mẽ và quyết liệt trên toàn quốc kết tinh với “com bão táp Tây Sơn" làm rung chuyền và đổ vỡ nền táng tư tưởng xã hội, dẫn đến sự phá sàn cùa ý thức hệ phong kiến. 1 rào lưu lư lường dân chủ, nhân văn phát triển mạnh mẽ, tác động tới ý thức con người thời đại, đặc biệt là tang lớp nho sĩ tiến bộ. Dần tới sự biến chuyển mạnh mẽ trong thế giới quan, thái độ chính trị và quan niệm đạo đức xã hội cùa các tác gia văn học. III. PHÂN KỲ GIAI ĐOẠN VẢN HỌC Lịch sừ văn học trung đại Việt Nam bắt đầu từ thế ki X, về cơ bàn kết thúc vào cuối thế ki XIX. Đây là thời kì văn học phát triển theo tinh thần lấy văn học dân gian làm nền tảng, tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa văn học nước ngoài, tự chù sáng tạo xây dựng nền văn học viết 20 dân tộc. Văn học trung đại đã tạo nên những truyền thống cơ bản nhất cho nền văn học viết dân tộc. Trong khi chúng ta chưa có chữ viết, nhà nước phong kiến đã chọn chữ Mán làm văn tự chính thức, tạo điều kiện tiếp cận tri thức, khoa học, nhanh chóng xây dựng cơ chế hành chính, giáo dục thi cừ, ổn định đất nước và xây dựng nền văn học viết. Tiến trình 10 thế ki cùa văn học trung đại, về cơ bán có the phân chia thành bốn giai đoạn. 1. Văn học th ế kỉ X - XIV Dây là giai đoạn mở đầu cùa nền văn học viết Việt Nam. Tuy chưa hình thành một cách đầy đù nhưng văn học giai đoạn này đã xây dựng dược hệ thống thể loại văn chương phong phú, bao gồm chù yếu là các sáng tác bàng chữ Hán. Trong đó, thơ là bộ phận quan trọng. Thời Lí chù yếu là thơ Thiền. Thời Trần, ngoài thi tập cùa các vua Trần, các vương hầu còn có sáng tác của nhiều nhân sĩ đương thời, mang cảm hứng yêu nước, cảm hứng về thiên nhiên đất nước. Di sản văn học Lí - Trần đã có những áng văn chính luận bất hủ như Thiên đô chiếu, Dụ chư tì lưỡng hịch văn..... những tác phẩm vãn xuôi có giá trị như Việt điện u linh lập, Thiền uyên tập anh ngữ l ụ c , những bài phú “khôi kì, lưu loát, đẹp đẽ” (Lê Quí Dôn) như Bạch Đang giang phú, Ngọc tình liên phú,... Đó là thành tựu đáng tự hào của nền văn hóa Đại Việt. Từ thời Trần đã có một phong trào dùng chữ Nôm sáng tác thơ văn. Nhiều bộ sù đương thời còn ghi chép lại tên tuổi các tác gia có sáng tác thơ Nôm như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ cố, Chu An, Trần Nhân Tông, Hồ Quí Li,... Nguyễn Thuyên (thường gọi Hàn Thuyên), được chép là nguời đầu tiên dùng chữ Nôm sáng tác văn chuơng. Tiếc là tác phẩm cùa họ thất truyền. Một số vãn bàn được ghi là thuộc sáng tác Nôm thời Trần, ư o n g d o eo hai bâi p h u N ổm : C ư trá n lụ c d ụ u c ù a T rà n N h ân T ô n g , Vùn Yên tự phủ cùa Thiền sư Huyền Quang, nội dung liên quan đến Phật giáo, hiện còn lại, nhờ được lưu giữ trong tài liệu nhà chùa. Tóm lại, văn học giai đoạn thể kl X - thế kl XIV được hình thành và phát triển trong bối cảnh phục hưng cùa đất nước, dân tộc và văn hoá Đại Việt. Bên cạnh dòng văn học chữ Hán cỏ từ thế ki thứ X, bẳt đầu từ thời Trần trong văn học Viêt Nam còn có dòng văn học chữ Nôm. Di sàn văn học giai đoạn này là bàng chứng về một trong những thời đại huy hoàng của quốc gia Đại Việt và nền văn hoá Đại Việt. 21 2. Văn học th ế kỉ XV - th ế kỉ XVII Văn học phát triển và đạt nhiều thành tựu lớn với hệ thống thề loại phong phú. Các thể loại viết bàng chữ Hán vẫn giữ vị trí chù đạo trong việc xây dựng khuynh hướng cảm hứng chính cho văn học giai đoạn này (yêu nước, ca ngợi triều đại và phê phán hiện thực) làm nên nhiều thành tựu lớn. Nhừng tác gia tiêu biểu đều có những thi tập chữ Hán, Nguyễn Trãi có ứ c Trai thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm có Bạch Vân thi tập,... Văn học chức năng hành chính phát triển đạt đến đinh cao cùa văn chương chính luận với những tác phẩm Quân trung lừ mệnh lập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Thành tựu lớn nhất cùa văn xuôi chữ Hán ờ giai đoạn này là Thánh Tông di tháo và Truyền kì mạn lục. Cả hai tác phẩm đều gồm nhiều thiên, có các thể kí, từ, lục, truyện, nhưng phần lớn mang đặc điểm cùa truyện. Thánh Tông di thào tương truyền của Lê Thánh Tông có 19 thiên, hoặc mang tính chất ngụ ngôn hoặc mang tính chất kí và phần nhiêu có tính chất truyện truyền kì. Nội dung có dụng ý đề cao vua chúa, đề cao lỗ giáo, đạo đức phong kiến (tình yêu chung thủy, lòng hiếu cùa con cái đối với cha mẹ, tình nghĩa anh em) và nhiều cành ngộ, số phận cùa người phụ nữ. Với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã tìm cảm hứng từ những truyền thuyct, truyện cũ lưu hành trong dân gian để viết nên những thiên truyện mới. Nội dung tác phẩm đã đặt ra và lí giải nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đó là tiếng nói phê phán xã hội, những thế lực tội ác, xấu xa: vua chúa quan lại trở nên tham tàn bạo ngược, hà hiếp dân chúng; thần quyền sa đọa, quấy nhiễu nhân dân. Tác phẩm cũng thể hiện thái độ cảm thông với số phận đau khổ và những khát vọng cùa ngirời dân ltrnmg thiện, đặc hiệt là phụ nfr . Thành tựu của Thánh Tông di thảo và Truyền kì mạn lục đánh dấu bước phát triển quan trọng của loại hình tác phẩm văn xuôi tự sự chữ Hán, bước ngoặt trong tư duy nghệ thuật. Dùng hình thức kì ào làm phương tiện nghệ thuật phàn ánh hiện thực xã hội, các tác giả đã xây dựng được những truyện ngan có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Với việc ‘iấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh nghệ thuật” 1, tách khỏi mục đích, 1 Nguyễn Đăng Na: Đặc điếm văn họcViệt Nam trtmg đại - Những vấn để văn xuôi tự sự. Nxb Giáo dục, 2001, tr. 20. 22 chức năng sưu tầm ghi chép những sáng tác dân gian, truyện truyền ki đã làm nên thành tựu vượt trội cùa truyện ngan Việt Nam thời trung đại, cùa tác phẩm văn học hình tượng. Văn học chữ Nôm có bước phát triển vượt bậc với sự xuất hiện nhiều tập thơ có qui mô lớn, như Quốc âm ihi lập của Nguyễn Trãi (gồm 254 bài), Hồng Đức quốc ám thi lập cùa các tác gia nừa sau thế ki XV (gồm 328 bài), Bạch Ván quốc ngữ thi tập cùa Nguyễn Bỉnh Khiêm (khoảng 170 bài). Các chúa Trịnh (Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh) đều là những người viết hàng trăm bài thơ Nôm. Có thê nói, những “thế ki này là thế kỉ cùa thơ Nôm Đường luật”, v ề phú, hiện còn lại những tác phẩm phú Nôm cùa Nguyễn Giàn Thanh, Nguyễn Hãng,... Các sáng tác bang chữ Nôm còn được thể nghiệm trên nhiều thể tài khác. Trước hết phải kề đến việc dùng nhiều bài thơ Nôm Đường luật (thất ngôn bát cú) nối tiếp nhau để xây dựng những truyện thơ. Tác phẩm tiêu biểu là Lâm tuyển kì ngộ, gồm 146 bài thơ thất ngôn bát cú, cuối truyện có một bài thất ngôn tứ tuyệt và Thạch tuyển ca khúc dài 12 câu gần với điệu hát nói. Đây là tác phẩm có vị trí văn học sử riêng biệt, là điểm mốc đánh dấu chặng đường thế nghiệm không thành công chức năng tự sự của thơ Nôm Đuờng luật trong quá trình xây dựng thể loại Truyện thơ Nôm. Thế kỉ XVI - XVII, xuất hiện hàng loạt tác phẩm thơ ca Nôm viết bằng thề thơ dân tộc, có qui mô lớn. Thơ lục bát được dùpg viết những tác phấm như Lâm tuyền vãn cùa Phùng Khăc Khoan (185 câu), Ngoạ Long cương vãn (136 câu), Tư Dung vãn (332 câu) cùa Đào Duy Từ. Cuối thế ki XVII có sự ra đời cùa Thiên Nam ngữ lục là tập diễn ca lịch sử Việt Nam bàng Iliu Nôm, gôm 8136 câu lục bát. riếp sau, là sự ra dời cùa nhiẻu diễn ca tôn giáo, cùa truyện viết về những sổ phận con người. Thơ song thất lục bát dược dùng viết Tứ thời khúc vịnh (dài gần 400 câu) và diễn ca lịch sừ Thiên Nam minh giám (dài 938 câu). Thành tựu cùa hai thể thơ này mở ra “một chân trời mới” cho thơ ca dân tộc, bao gồm thơ trữ tình và thơ tự sự. Tiếp tục truyền thống văn học giai đoạn trước, văn học thế ki XV - XVII có bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện “theo hướng dân tộc hoá từ ngôn ngữ đến thể loại, từ nội dung đến hình thức, đánh dấu sự trường 23 thành vượt bậc của văn học dân tộc” 1. Thơ ca quốc âm phát triền mạnh với sự phong phú về thể loại, khẳng định thành tựu to lớn cùa văn học Nôm với vai trò đặt nền móng vững chắc cho sụ phát triển của nền văn học tiếng Việt. 3. Văn học th ế kỉ XVIII - nửa đẩu th ế kĩ XIX Đây là “giai đoạn hoàng kim” của văn học trung đại Việt Nam - giai đoạn hoàn thiện và đạt đến đinh cao, kết tinh thành tựu nội dung, nghệ thuật trong nhiều thể loại văn học. Có sự chuyển biến trong quan niệm sáng tác của nhiều tác giả. Văn học phản ánh sức mạnh quật khởi cùa con người, cùa thời đại, dân tộc; phen bày những mặt trái của xã hội; phản ánh số phận con người - đặc biệt là người phụ nữ, với những nỗi u đau cũng như khát vọng về tình cảm, hạnh phúc, tự do, công lí,... Văn học chữ Hán vẫn phát triển với thành tựu thơ chữ Hán và văn xuôi tự sự. Các tác già thơ chữ Hán không chi viết tác phẩm để “chở đạo”, “nói chí” mà còn viết về “những điều trông thấy” giữa cuộc bể dâu. Thơ Nguyễn Cư Trinh, Đặng Trần Côn, Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Du,... mang nặng “nỗi đau nhân tỉnh”. Thành tựu văn xuôi chữ Hán tiếp tục được khẳng định với truyện truyền kì (Truyền kì lân phá của Đoàn Thị Điểm, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh,...), với thể kí (Công dư tiệp kí cùa Vũ Phương đề; Thượng kinh kí sự cùa Lê Hữu Trác,...). Đặc biệt, sự ra đời của loại hình tiểu thuyết chương hồi đã đánh dấu sự trường thành vượt bậc của văn xuôi tự sự chữ Hán Việt Nam thời trung đại. Tác phẩm nổi tiếng phải kề đến tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lẽ nhấl thống chí của Ngô gia vãn phái. Văn học Nôm nở rộ, thành tựu với các thể loại: Thơ nôm Đường luật, Khúc ngâm song íhál lục bút, Truyện Nôm lục bát và Thu hát núi, làm nẽn những đinh cao cùa văn học nghệ thuật trong di sản văn học dân tộc. Thơ Nôm Đường luật có thi tập của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, và chùm thi phẩm của Bà Huyện Thanh Quan. Đen thành tựu Truyện Nôm thế ki XVIII, thể thơ lục bát được hoàn thiện, ngôn ngữ thơ trong sáng, tinh tế. Kho tàng Truyện Nôm hiện còn hàng trãm tác phẩm, trong đó phải kể đến kiệt tác Đoạn trường lán thanh 1 Lã Nhâm Thìn: Văn học thế ki X V - xvn, in trong Vãn học trung đại Việt Nam (tập 1), Sđd, tr. 99. 24 ( Truyện Kiều) của Nguyễn Du, Song Tinh cùa Nguyễn Hữu Hào, Hoa liên cùa Nguyễn Huy Tự, Sơ kính tân trung cùa Phạm Thái, Quan Ảm Thị Kinh cùa Nguyễn cấ p ,..., hàng loạt truyện Nôm khuyết danh như Phạm Tài Ngọc Hoa, Phan Trần, Lưu Bình Dương Lễ,... Nhiều Truyện Nôm đã được coi là “tiểu thuyết bằng thơ” thời trung đại. Điều dó khăng định Truyện Nôm có qui mô lớn là thê ¡oại phù hợp nhát phàn ánh những để lài xã hội rộng ¡ớn, mang tính xã hội bức thiết, đáp ứng yêu cầu ra đời cùa loại hình tự sự ve cuộc đời, về con người. Thể thơ song thất lục bát đã được nhiều tác già vận dụng trong sáng tác qua nhiều thế ki. Đến thế ki XVIII, xuất hiện hàng loạt tác phẩm thơ trù tình truờng thiên viết về tâm trạng cùa con người trước bi kịch cùa cuộc đời. Khúc ngâm song thất lục bát là thê loại có qui mô lớn nhat và thành tựu rực rỡ trưng dòng thơ ca trữ lình Việt Nam. Những tác phâm tiêu biểu cỏ Chinh phụ ngâm khúc (bàn diễn Nôm) cùa Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc cùa Nguyễn Gia Thiều, Thu dạ lữ hoài ngâm cùa Dinh Nhật Thận, Tự tình khúc cùa Cao Bá Nhạ.... Thơ húI nói là thể thơ làm lời đố hát, gắn liền với hình thức hát ca trù. Đó là lối "thơ chơi” cùa các nhà nho tài tứ, ca nương, kĩ nữ. Nó trở thành thể loại độc đáo cùa văn học Nôm thế ki XIX. Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đều có những bài rất hay. Thơ hát nói mang tính chất phóng khoáng (từ càm hứng, hình tượng trữ tình, giọng điệu, ngôn từ đến chất văn xuôi) đã có ảnh hường tới sự đổi mới cùa thơ Việt Nam từ đầu thế ki XX. Tóm lại, thành tựu văn học thế ki XVIII nửa đầu thế ki XIX được xây nên bởi hệ thống những tác phẩm xuất sac cùa nhiều thể loại cùng tên tuồi những tác gia lớn của văn học dân tộc. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất - “giai đoạn cổ điển” cùa văn học trung đại Việt Nam. 4. V ăn hoc nửa sau th ế kĩ XIX Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, nhân dân đã vùng dậy kháng chiến chống xâm lược, chống thoả hiệp đầu hàng. Tinh thần yêu nước bùng lên mạnh mẽ. Cuối thế ki, phong trào kháng chiến tạm thời lắng xuống. Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp, đầu hàng. Đất nước rơi vào tay giặc. Một hình thái xã hội mới - xã hội nừa phong kiến nừa thực dân đang hình 25 thành. Đất nước bị biến đổi về mọi phương diện. Văn học có sự chuyên biến mạnh mẽ về chù đề, đề tài và phương thức biểu hiện. Chù nghĩa yêu nước trở thành chủ đề trung tâm của văn học và là nền tảng cùa mọi giá trị văn chương. Đề tài văn học gắn với hiện thực cuộc sống: vấn đề vận nước, cuộc khởi nghĩa chống Pháp, những tấm gương hi sinh vì tổ quốc, những đồi thay cùa xã hội, của thế thái nhân tình,... Các sáng tác văn học Nôm vẫn tiếp tục có đóng góp quan trọng làm nên diện mạo riêng cùa văn học thời đại. Văn thơ mang tính thời sự, cụ thể, chân thực. Tác phẩm tiêu biểu là thơ văn yêu nuớc của Nguyễn Đình Chiểu với thơ ca chống Pháp (Chạy giặc, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng,...), văn tế các anh hùng liệt sĩ ( Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tinh,...). Bộ mặt xã hội thực dân nửa phong kiến ngày càng rõ nét với những thói tệ xã hội, những nghịch lí của buổi giao thời với những sự lai căng lố lăng, được thể hiện sâu sẳc trong thơ trào phúng phê phán hiện thực xã hội của Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... Giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX là giai đoạn cuối cùng cùa lịch sừ văn học trung đại. Sự hiện diện cùa các tác phẩm cho thấy đây là bước chuyển đầu tiên cùa văn học thời trung đại sang cận đại. Văn học chữ Hán, chữ Nôm đã kết thúc vai trò lịch sừ để văn chương dân tộc thực sự bắt đầu với sáng tác bàng chữ quốc ngữ. Như vậy, mười thế ki, văn học viết luôn gắn bó với vận mệnh quốc gia, với từng chặng đường cùa lịch sừ dân tộc, gắn bó với số phận con người, dân tộc. Thực tiễn tác phẩm cho thấy: khi vận mệnh quốc gia bị đe dọa trước họa xâm lăng, vấn đề trọng yếu đặt ra cho văn học là phải tập irung phán ánh những ván đẻ của dân lộc, cùa nhân dâu trưng cuộc chicn tranh vệ quốc. Chủ nghĩa yêu nước, chù nghĩa anh hùng kết tinh trong những áng thơ văn hùng tráng (từ những tác phẩm văn thơ yêu nước thời Lí - Trần đến những áng văn chương thời Lam Sơn khởi nghĩa và trở lại tiếp tục trong văn học nửa sau thế ki XIX, khi dân tộc phải đương đầu với cuộc xâm lược của thực dân Pháp). Đây là một trong những di sản có giá trị nhất của văn học trung đại. Khi vấn đề dân tộc không đặt ra bức thiết mà vấn đề vận mệnh con người trong cuộc đấu tranh giai cấp là hiện thực quyết liệt, sống còn thỉ văn học sẽ hướng tới thề hiện nội dung thuộc tư tưởng nhân đạo chù nghĩa. 26 Con người với số phận đau khô, những giá trị cao quí, những khát vọng hạnh phúc và sức phàn kháng mạnh mẽ, trờ thành đối tượng trung tâm cùa phản ánh nghệ thuật. Chù nghĩa nhân vãn - một giá trị cơ bàn, tạo sức mạnh cho văn học phát triền ngược chiều với sự suy sụp cùa chế độ phong kiến. Từ dó. văn học thời đại đã khăng dịnh được con đường mới, tiếp tục thực hiện sứ mạng cùa mình. Mười thế ki thời trung đại, nhà nước phong kiến trài qua một tiến trinh: hình thành, phát triển đến thịnh vượng rồi lâm vào cơn khùng hoáng dẫn đến suy tàn, sụp đồ ờ thế ki XVIII và nừa đầu thế ki XIX. Văn học viết chuyển từ cảm hứng chù đạo là khẳng định nền độc lập tự chù, khàng dịnh nhà nước phong kiến sang càm hứng nhân đạo, khẳng định, ngợi ca con người - trong dó có con người cá nhân, hướng tới dấu tranh báo vệ quyền sống và khát vọng mang tính nhân bản. Mười thế ki, nền văn học dân tộc, mang sức sổng Đại Việt không ngừng phát triển, thật diệu kì khi giai đoạn cuối lại là những ihế ki văn học có thành tựu huy hoàng nhất. IV. ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Nói đến đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, các nhà khoa học đã nêu ra nhiều phạm trù: công thức ước lệ, vô ngã và hữu ngã, cao nhã, qui phạm và bất qui phạm. Trên thực tế tác phẩm, có thể nhận thấy: qui phạm và bất qui phạm là đặc trưng nổi bật trên nhiều phương diện cùa sáng tác văn học. Bất kì dâu cũng có cách thức, qui định, mô hình, khuôn phép phải theo. Tính qui phạm chặt chẽ được các tác gia tuân theo nghiêm chinh, thuần thục đế tạo nên những áng văn chinh luận mẫu mực, những bài phú “ khôi kì, lưu lo á t” , n h ữ n g thi pliảm dẹp dỗ, lin h lé. N hu càu xay d ự n g nèn văn học dân tộc còn tạo nên những “qui luật nội bộ” khác với qui phạm dể có sự phong phú, đa dạng, độc dáo mang chất liệu đời sống. Nói đến văn học viết, trước hét là nói về văn tự. Các nước phương Đông (như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam) thời trung đại, có một khoảng thời gian văn học chữ Hán tồn tại phồ biến với tư cách một bộ phận văn học quốc gia được thừa nhận. Sau đó mỗi nước bắt đầu sáng tạo ra chữ viết cùa riêng mình, xây dựng nền văn học dân tộc bằng văn tự dân tộc. Đó là nét văn hóa mang tính khu vực - khu vực văn hóa Hán. 27 Ờ Việt Nam, tù buổi đầu xây dựng quốc gia độc lập tự chú, chữ Hán đã được sử dụng làm văn tự chính thức. VỊ thế cùa nó được cùng cố bàng chế độ khoa cừ và Hán học rất được coi trọng; bằng việc soạn thảo văn bản hành chính, soạn thảo văn bản có tính chất lỗ nghi và sáng tác văn học. Ngay từ đầu, văn học chữ Hán đã được coi là dòng văn học chính thống, mang tính cao nhã, cao quí. Đó là qui phạm về chữ viết cùa sáng tác văn học trung đại. Sự ra đời của chữ Nôm và văn học Nôm là một tất yếu lịch sử, thê hiện yêu cầu phát triển cùa tinh thần dân tộc, cùa nền vân học dân tộc. Nhưng theo quan niệm chính thống nó lại là hình thức bất qui phạm. Cũng có nhiều vua chúa có sáng tác bàng chữ Nôm thậm chí mô say mê thơ Nôm. Nhưng nhà nước phong kiến chưa bao giờ thừa nhận chữ Nôm với tư cách là một văn tự chính thức'. Có ihể loại sáng tác bàng quốc âm - như Truyện Nôm, từng bị coi là tác phẩm nôm na, quê kệch, thông tục, đã có thời gian, từng bị vua chúa bài trừ, ngăn cấm khắc in, lưu hành. Điều đó xuấl phát từ quan điểm đạo đức phong kiến cũng như quan niệm sáng tác cùa thời đại; thể hiện một sự đánh giá thiên lệch cùa giai cấp phong kiến đối với thể loại này. Tuy vậy, Truyện Nôm vẫn phát triển đổ trờ thành the loại lớn nhất, phong phú nhất, đa dạng nhất, lưu truyền rộng khắp và có sức lôi cuốn đặc biệt đối với công chúng thường thức. Với nội dung và các phương thức biểu hiện, các sáng tác thơ ca Nôm đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ, để cùng với văn học chữ Hán đóng góp vào di sản quí báu cùa văn học dân tộc. Như vậy, văn tự Hán hay Nôm không phải là rào cản của sụ sáng tác văn học mà tùy thuộc sự lựa chọn sử dụng cùa mỗi tác giả. về thế loại'. Xây dựng nền văn học dân tộc, các tác gia trung đại dã liép lliu, sử dụ n g các thê loại văn học T ru n g H oa dê thể h iện nội du n g hiện thục đất nuớc và tâm tư tinh cảm của mình. Tiếp nhận mô hình thể loại là buộc phái theo những thể luật nghiêm ngặt, cà hệ thống văn học chức năng và hệ thống văn học nghệ thuật. Do sử dụng chữ Hán, việc tiếp nhận những thành tựu, mẫu mực của nền văn học Trung Hoa được thực hiện khá 1 Triều Tây Sơn, chữ Nôm được đề cao lên địa vị chữ viết chính thức cùa quốc gia, nhiều vãn kiện cúa nhà nước và bài thi cùa học trò sỉ phái viét bằng chữ Nôm. Cuối năm 1791, viện Sùng chinh được thành lập, chịu trách nhiệm trong coi về giáo dục và dịch các bộ kinh diển Nho học ra chữ Nôm. Năm 1792, Quang Trung qua đời, vì thế chú trương đó cũng bị hủy bó. 28 trục tiếp, không đòi hỏi công việc phicn dịch đặc biệt. Nhất là những thể loại (thơ luật Đường, phú,...) dược dưa vào giáo dục thi cừ. Với các tác gia Việt Nam, việc tuân iheo cách thức thề loại dường như thuận lợi, thuần thục. Văn học Hán đã đạt nhiều thành tựu, từng được so sánh ngang bàng, không thua kém "thể loại gốc” tại quc hương cùa nó. Điều đó không chi khẳng dịnh giá trị của tác phẩm "nghệ thuật ngôn từ” mà còn khẳng định sự bình dàng về trình dộ học vấn, tư duy nghệ thuật và tài năng văn chương cúa các tác gia Đại Việt. Ý thức tự cường dân tộc đã làm cho việc giao lưu của “nền văn học trẻ” với "nền văn học già” mang tính tích cực. Đó là sự vận dụng mô hình tinh hoa nghệ thuật từ ‘"trung tâm kiến tạo” văn hóa vùng tạo nên thành tựu, làm đa dạng hóa văn học khu vực bang bản sắc vãn hóa dân tộc. Ket quà là dã kháng định vị thế nền văn minh Đại Việt trong so sánh văn hóa, so sánh văn học. Tiếp nhận thề loại văn học nước ngoài vẫn có những hạn chế nhất dịnh. Nhu cầu xây dựng thể loại văn học dân tộc dã bắt đầu từ sự “cách tân" thể loại ngoại nhập đến việc sáng tạo những thề thơ mới cho thơ ca dân tộc. Công cuộc đổi mới diễn ra quyết liệt đối với Thơ Đường luật. Bất đầu là sự ihay đổi văn tự để có Thơ Nôm luật Đường, tiếp đó là việc dùng xcn câu sáu chừ dề tạo thể thất ngôn xen lục ngôn, dùng thêm những ngắt nhịp mới khác với thơ cách luật. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã thành công trong việc sừ dụng câu thơ sáu chữ, tạo nhịp thơ linh hoạt, vận dụng nhuần nhuyễn thành ngữ, tục ngữ đem đến sấc thái mới cho ngôn ngữ thơ ca bác học. Với việc đưa thiên nhiên bình dị vào tác phẩm, ông đã làm dược một cuộc cách tân về đối tượng thẩm mĩ, hình tượng thẩm mĩ clio tliu ca dân tộc. Thi nliân ứ c Trai là người có cOng lớn trong "mội cổ gắng dê xây dựng một lối thơ Việt Nam”. Thành tựu đó còn được tiếp tục trong thơ Nôm Đường luật thế ki XV, XVI, XVII, với Hồng Đức quổc âm thi tập, tìạch Vân quốc ngữ thi lập và thơ cùa các Chúa Trịnh (Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh,...). Trong các thi phẩm thơ Nôm Đường luật thê ki XVIII, không còn xuất hiện câu lục ngôn. Những sáng tác cùa nữ sĩ họ Hồ như là sự phát hiện và khẳng dịnh khả năng tiềm ẩn “phong cách trữ tình trào phúng” cùa thể thơ, khá năng cùa ngôn ngữ nôm na, tính chất tự nhiên, nguyên sơ, chất phác cùa đối tượng phản ánh (đặc biệt là hình tượng thiên nhiên, hình tượng người phụ nữ). Thơ Hồ Xuân Hương đem 29 đến cho thơ Đường luật một “sinh mệnh nghệ thuật” mới, là một cống hiến có một không hai đối với kho tàng văn học dân tộc để trở thành kiệt tác của thơ Nôm Đường luật. Giai đoạn cuối thế ki XIX, xu hướng trào phúng cùa thơ Nôm Đường luật được tiếp tục với Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Hiện thực xã hội thực dân phong kiến đã tạo điều kiện cho thể loại vươn tới khả năng phản ánh xã hội một cách chi tiết, hiện thực, sinh động và phong phú. Cũng cần nói tới hướng phát triền mới cùa thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVI với việc dùng nhiều bài thất ngôn bát cú nối tiếp nhau để xây dựng những truyện thơ. Tác phẩm tiêu biểu là Lâm tuyền kì ngộ (gồm 146 bài thơ thất ngôn bát cú). Đây là tác phầm thể hiện lớn nhất mong muốn mở rộng qui mô phản ánh và kiếm tìm chức năng mới cho thể thơ. Nhưng chính nó lại trở thành điểm mốc khẳng định thơ luật Đường không thích hợp để đàm nhiệm chức năng tự sự. Nhu cầu viết nên tác phẩm truyện sẽ được thực hiện với thể thơ khác. Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ và văn hóa, đó là những "điều kiện nội tại” cùa sự ra đòi các thế thơ dân tộc với hệ thống âm luật riêng. Lục bát và song thất lục bát là hai thế thơ dân tộc dược hình thành từ điều kiện ngôn ngữ, văn hóa Việt đã được các tác già văn học thành văn lựa chọn là phương thức biểu đạt nghệ thuật. Trong sáng tác trung đại, truyện văn xuôi chi được viết bàng chữ Hán. Thơ lục bát sẽ được dùng viết nên Truyện Nôm, thể loại phù hợp nhất phản ánh những vấn đề về số phận con người mang tính xã hội rộng lớn, bức thiết. Sự hình thành và phát triển cùa hệ thống Truyện Nôm là quá trinh đưa thể thơ dân dã với hệ thống ngôn ngữ đại chúng vào sáng tác văn học thành văn, vươn lẽn kháng định vị trí thẻ loại văn học viết trên văn đàn - với tư cách loại hình tự sự bàng thơ. Đồng thời tạo lập thêm một phương thức lưu truyền đặc biệt của văn học viết. Thơ song thất lục bát được sử dụng để viết nên những tác phẩm thơ trữ tình trường thiên biểu đạt tâm trạng con người trước bi kịch cùa cuộc đời. Đó là Khúc ngâm song thất lục bát, thể loại có qui mô lớn nhất và thành tựu rực rỡ nhất trong dòng thơ ca trữ tình Việt Nam. về khuynh hướng sáng tác: văn học trung đại chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến, gắn với càm thức về thế giới tự nhiên, xã hội mang tính thời đại. Cư dân nông nghiệp cảm thụ thiên nhiên trong mối tương 30 hợp, gắn bó để cảm nhận thiên nhiên như là thành phần tích hợp cùa mình. Từ đó, văn học trung đại xây dựng nên những ẩn dụ, tượng trưng. Trong các sáng tác, sẽ gặp những hình tượng cùa thiên nhiên được gọi tên bàng những yếu tố cơ thể, phẩm chất con người; sẽ thường gặp hình tượng, vật thê thiên nhiên được sử dụng biểu hiện, xác định giá trị, phấm chất con người (vàng đá chi tình nghĩa thủy chung bền vững, hoa chỉ khuôn mặt phụ nữ dẹp, áng mây chi mái tóc, rồng đứng đầu “tứ linh” tượng trưng cho vua, cỏ bồng chi thân phận trôi nổi, cây tùng cây trúc có những đặc điểm biếu hiện khí phách, bàn lĩnh người quân từ,...)- Cùng với đó là cảm thức về thời gian, không gian. Không gian là thế giới tĩnh tại, ồn định với những thành tố bền vững: là núi, là sông, là mặt trăng mặt trời,... Có không gian trần gian, có không gian thần thiêng. Thời gian là một đại lượng, "một thông số quyết định cùa sự tồn tại cùa thé giới” 1. Ờ những nền văn minh, những thời đại khác nhau, nó sẽ được nhận thức khác nhau, tùy thuộc ý thức và tri giác cùa con người. Thời trung đại, tuy đã có nhận thức về thời gian trôi nhanh (bóng câu cửa sổ, đời người như tia chớp,...). Nhưng thực tế, những biểu tượng thời gian lặp đi lặp lại (bốn mùa, 12 tháng, ngày đêm) gắn bó với lịch sản xuất nông nghiệp đưa đến sự tri giác tính chất chu kì, tuần hoàn, chiếm phần uu thế. Cùng với ảnh hưởng cùa triết học, tôn giáo con người xác lập được qui luật cùa vũ trụ và cuộc đời con người. Văn học hướng tới xây dựng những biểu tượng có tính chất mô hình, công thức về đề tài, hình tượng, giá trị cùa thời gian, không gian, cùa bức tranh thế giới. Chịu sự chi phối cùa hệ tư tưởng phong kiến và ảnh hường cùa quan niệm “ tlii n g ù n t h í ” , “ van d ĩ lái đ ạ o " vân học liư ứng lới m ục d ich giáo hóa, khuynh hướng làm sáng tỏ ý thức hệ phong kiến. Đó là mục đích cao cà cùa văn chương. Nội dung văn học phải phù hợp với tính chất cao quí, nên viết về vận mệnh quốc gia dân tộc, về chính sự triều đại, về đạo lí làm người, cùng cố đạo đức, ki cương xã hội, về giáo li tôn giáo, về nhân vật lí tường cùa thời đại (anh hùng, hiền nhân quân từ, trung thần, liệt nữ,...), con người mang tâm sự mang tính đạo lí, tư tưởng,... Tuy nhiên, thực tiễn tác phẩm cho thấy, vấn đề cùa đời sống, cùa con người luôn tiềm ẩn những 1 A. JA. Gu rievich: Các phạm irù văn hóa trung cố. Nxb Giáo dục, 1996, tr. 30. 31 giá trị làm trỗi dậy cảm xúc nghệ thuật là động lực cho sáng tác. Bên cạnh thiên nhiên cao quí với hệ thống đề tài đã trở thành công thức, từ Quốc âm thi lập cùa Nguyễn Trãi, thiên nhiên bình dị dân dã (những bè rau muống, luống mùng tơi, lánh mùng, quá núc nác, luống đậu kê, ao niềng niễng đòng đong,...) vốn xa lạ với đời sống quí tộc đã trở thành hình tượng đẹp, mới mè trong thơ trữ tình bác học. Đen Hồng Đức quốc âm thi tập, lại có nhiều đồ vật tầm thường trờ thành đối tượng cho thơ vịnh (từ cái quạt, cái đu, cái am đun nước, cái chôi, cái re, cái nhà dột đến con rận, con bù nhìn,...). Chi khác là chúng được viết với lời lẽ nghiêm trang, pha chút khẩu khí '‘đế vuơng” hoặc khiên cưỡng biểu hiện lòng trung ái. Bên cạnh hình tuợng con người cùa đạo lí, nghĩa vụ, từ thế ki XVI, trong văn chưưng xuất hiện con người cùa xã hội với số phận đau khổ, với tâm tư khát vọng mang tính nhân bàn, với nhũng cành ngộ éo le cùa người phụ nữ (chồng ghen tuông đánh đuổi, chồng chết, chửa hoang, làm gái lầu xanh, gái nghèo không lấy được chồng,...)- Đặc biệt, mọi thề loại đều bừng sáng khát vọng giái phóng (trực tiếp đấu tranh với thế lực thống trị để bào vệ hạnh phúc, thách thức quan niệm thiên lệch cùa luân lí xã hội dể khảng dịnh tình yêu trong sáng, khảng dịnh tài năng, tình cảm và nhu cầu hạnh phúc ái ân,...). Những vấn đề về quyền con người cá nhân được văn học Nôm thể hiện một cách mãnh liệt, hấp dẫn. Nhiều nội dung mang tính "phi chính thống” đã được thể hiện trong những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, những kiệt tác văn chương. Có thể tìm thấy sự dung hòa giữa tính giáo huấn, chức năng đạo lí với chức năng thẩm mĩ cùng sự quan tâm đến hình thức nghệ thuật trong những tác phẩm này. Việc tồn tại các khuynh hướng văn học thực sự đã chi ra mối quan hệ giữa văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Sự chuyển đồi vị trí, ảnh hường và thành tựu các loại hình văn học, phản ánh sự phát triển cũa xã hội, sự phát triển tiến tới độc lập cùa các ngành khoa học xã hội. Thành tựu và con đường phát triển của văn học nghệ thuật thể hiện sự phát triển cùa ý thức nghệ sĩ, quan niệm về văn học cùa các tác già. Nội dung văn chương mang tính cao quí, phải được thế hiện bàng hình thức ngôn ngữ cao quí. Đó là linh qui phạm ve ngôn ngữ. Điều đỏ được thực hiện nghiêm túc trong văn học chữ Hán. Ngoài hình thức văn tự, trong các tác phẩm còn sừ dụng hệ thống điển cố, điển tích, văn thi liệu 32 Hán (từ các sáng tác cùa văn học Trung Hoa). Điều đó đàm bào được tính hàm súc, có sức khêu gợi cảm hứng, nghĩ suy cho người đọc. 0 những tác phâm văn học Nôm, kho tàng từ ngữ Hán Việt (điển cố, điển tích, khái niệm,...) cũng đủ đề có lời lẽ mực thước, cao quí đúng qui phạm khi viết về những nội dung mang tính chất cao quí. Khi tác phẩm viết về những vấn đe bình dị, đời thường, những tâm tư tình càm mang tính chất cá nhân thì ngôn ngữ đời sống có sức biều hiện lớn. Kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, khẩu ngữ bao gồm cà từ thông tục đem đến hiệu quả biểu đạt vừa hàm súc vừa sinh động, mang tính cụ thế. Thậm chí, nhiều tiếng chửi, lời rùa xuất hiện trong thơ (cùa Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương) có sức mạnh nghệ thuật dặc biệt mà không gây hiệu ứng phản mĩ càm. Mọi độc già đều thấm thìa khi đọc những vần thơ: Ké đắp chăn bông kè lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lẩy chồng chung,... (Hố Ắuản Hương) Cha mẹ thói đời ăn ớ bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Tú Ầương) Cũng cần nói thêm trường hợp văn chương viết về tình dục, tả vè đẹp cơ thể phụ nữ. v ề lí thuyết đây là những nội dung mang chất đời thường, hoặc văn học chính thống né tránh, hoặc lễ giáo kết tội. Nhưng văn học nghệ thuật viết về con người lại lựa chọn là đối tượng thẩm mĩ nhưng không được viết bàng ngôn ngữ hiện thực, thông tục, mà trở lại sử dụng ngôn ngữ tượng trưng ước lệ. Có thê chọn những trang viết về tình yêu tự Ho. p h ó n g đãng cùa n h ũ n g đôi trai gái trong T ruyềtt hì m ụn lục làm m inh chửng. Vẻ đẹp trẻ trung, trinh nguyên, đầy sức sống của “Thiếu nữ ngủ”, được thơ Hồ Xuân Hương viết: “Dôi gò Bằng Đào sương còn ngậm, Một lạch Dào Nguyên suối chừa thông,... Tâm trạng người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc bị lôi cuốn vào trạng thái khát khao hạnh phúc lứa đôi bời '‘trăng” và “hoa”: “Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông." Hay Thúy Kiều, sau khi thất thân với họ Mã, đã nghĩ: “Pham tiên rơi đến tay hèn, Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai. Biết thân đến bước lạc loài, Nhị đào thà bè cho người tinh chung” . Ở một mức độ nhất định có thể đánh giá đoạn độc thoạr này gần gũi với « 5 T V H T R U N G ĐAI T1 33 những "motif độc thoại nội tâm” trong nhiều tác phẩm văn học cận đại viết về khuynh hướng tinh dục. Một ý nghĩ táo bạo, dường như không tồn tại trong tiềm thức cùa Thuý Kiều đã xuất hiện. Nàng đã không dấu mình khi thể hiện khát vọng trao thân cho người tình. Những ý nghĩ này mang khát vọng vượt khởi sự cho phép cùa dạo dức và lễ giáo phong kiến, đã được ihể hiện với hệ thống ngôn ngữ ước lệ. Từ những ví dụ trên, có thể nói đây là nét đặc trưng thể hiện phong cách tham mĩ thời đại nhưng cũng là nguyên tắc thẩm mĩ cùa tác phẩm thuộc loại hình “nghệ thuật ngôn từ”. Như vậy, với thực tế văn học trung đại Việt Nam, tính qui phạm và bất qui phạm không thể hiện khuynh hướng đối lập mang tính loại trừ mà là sự dung hợp để có điều kiện linh hoạt cho sáng tạo nghệ thuật, tạo nên sự phong phú, da dạng cho thành tựu văn học. Nó phán ánh một cách trực tiếp, sinh động đặc điểm văn hóa thời trung đại với qui luật giao lưu văn hóa, đặc trưng cũng như xu huớng phát triển cùa văn học Việt Nam thời trung đại._Vai trò "trung tâm kiến tạo'’ văn hóa vùng cùa Trung Hoa, vai trò nền văn học dân gian dân tộc có ý nghĩa là cơ sở hình thành và là lực thúc đẩy văn học trong quá trình phát triển, sáng tạo và hoàn thiện. * * * Trong suốt mười thế ki, văn học trung đại Việt Nam liên tục vặn động, phát triển không ngừng, luôn lấy việc phán ánh vận mệnh quốc gia, dân tộc; phản ánh số phận con người dân tộc làm mục đích. Quá trình xây dựng nền văn học dân tộc, có sự giao lưu tiếp thu có chọn lọc các yếu tố và tinh hoa từ nền văn hóa, văn học Trung Hoa và ít nhiều cùa Án Độ. Từ đó đấy nhanh công cuộc xây dựng nền văn học viết dân tộc phong phú, đạt nhiều thành tựu to lớn, trong đó có bộ phận đạt giá trị mang tính toàn nhân loại. Trên nền tảng cùa văn học dân gian phong phú, giàu truyền thống tốt đẹp, văn học viết đã nhận được một kho tàng: đề tài, thể tài, ngôn ngữ, motif, chất trữ tình, trào phúng,... làm cơ sở để xây dựng nên truyền thống cùa mình. Nhờ đó, mười thế ki văn học viết đã có thành tựu rực rỡ, vừa kết tinh được những giá trị văn hóa thời đại, khu vực, vừa giữ bản sấc dân tộc. Văn học trung đại Việt Nam là kho tàng vĩ đại, ]à di sản quí báu khẳng định nền văn hiến, văn minh Đại Việt. 34 Tñl liệu THflM KHẢO [1] A. JA. Gu rievich: Những phạm trù văn hóa trung cô, Nxb. Giáo dục, 1996. [2] Dinh Gia Khánh — Bùi Duy Tân,... : Văn học Việt Nam (thế kl X - nứa đầu XVIII). Nxb Giáo dục, 1997. [3 ] Nguyễn Dâng Na (chù biên): Văn học trung đại Việt Nam (tập 1), Nxb Đại học Sư phạm, 2005. [4] Bùi Văn Nguycn - Hà Minh Đức: Tha ca Việt Nam (Hình thức và ikề loại), Nxb Khoa học xã hội, 1971. [5] Trần Dinh Sừ: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999. [6] Lã Nhâm Thìn: Thơ Nôm Dường luật. Nxb Giáo dục, 1998. [7] Doàn Thị Thu Vân (chù biên): Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2008. [8] Lê Trí Viễn: Dặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 1996. [9] Trần Quốc Vượng (chù biên): Cơ sờ văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1997. 35 Chương 33 VĂN 1IỌC TIIÊ KỶ X - T1IÊ K Ỷ XIV I. NHỮNG TIỀN ĐỂ LỊCH sử , XÃ HỘI, TƯ TƯỞNG, VẢN HÓA Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, năm 938 với chiến thấng Bạch Đằng lịch sử, đất nước ta đã bước vào một thời kì mới, thời kì đấu tranh bảo vệ và xây dựng quốc gia độc lập, tự chù. Giai đoạn thế kl X - thế kl XIV là chặng đường đầu tiên, được cấm mốc từ năm Ngô Quyền xưng vương dựng nước (năm 939), kéo dài gần 5 thế ki, cho đến năm 1414 - thời điểm nước ta hoàn toàn rơi vào ách thống trị của nhà Minh. Đây là giai đoạn bao gồm sự hưng vong của sáu triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, nhưng thường được mệnh danh là thời đại Lí - Trần. Bời triều Lí (1010 - 1225) và triều Trần (1226 - 1400) là hai “cái mốc lịch sử bao trùm” bàng thời gian tồn tại và những thành tựu cống hiến về mọi phương diện. 1. Vê' lịch sử, xã hôi 1.1. Công cuôc xây dựng quốc gia phong kiêh dân tôc đôc lâp Sau những cố gắng buổi đầu xây dựng quốc gia phong kiến của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, chế độ phong kiến Việt Nam dần được ổn định. Đen thời Lí - Trần, nhà nước phong kiến được xây dựng theo qui mô ngày cáng lớn và vững vàng vè inọi mặt. về kinh tể: Chế độ sở hữu nhà nước về ru ộ n g đất chiếm ưu thế. Theo các sử liệu còn lại, bên cạnh công điền công thổ là những đại điền trang của triều đình (ruộng quốc khổ), ruộng phong ấp của quí tộc, quan lại cao cấp và ruộng của nhà chùa. Từ thời Lí, một số quí tộc, quan lại có công được nhà vua ban thưởng ruộng đất, thường gọi là “Thác đao điền"*. Câu 1 Đời Lf, Lê Phụng Hiẻu có công đánh giặc, được vua Thái Tông ban thưởng, cho đứng trên núi Băng Sơn (Hoằng Hoá, Thanh Hoá) ném dao đi xa đến dâu thì được cấp dất đến đấy. Gọi là “ruộng ném dao”. 36 chuyện về Lê Phụng Hiểu mang màu sắc truyền thuyết ca ngợi sức khoé của ông, đồng thời phàn ánh chế dộ phong cấp ruộng đất đương thời. Bộ phận ruộng đất tư hữu tuy chưa nhiều nhưng ngày càng phát triển. Cơ sở kinh tế cùa giai đoạn này chù yếu là kinh tế đại điền trang. Với những yếu tố tiến bộ. tích cực nó đã thúc dẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Các triều vua dều coi trọng nông nghiệp là “cái gốc” cùa nền kinh te quốc gia. Triều đinh thi hành các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. Dại Việt sú kí toàn thư chép, đời Lê Hoàn năm 987, mùa xuân, vua đích thân bắt đầu cày tịch điển ờ núi Đọi (Thanh Hoá). mờ dầu một năm sàn xuất, biếu thị sự quan tâm của vua đối với nghề nông. Các triều đại, đặc biệt triều Trần chú ý mở rộng diện tích canh tác bàng những cuộc khẩn hoang cùa tư nhân và cùa triều dinh: xây dựng những công trình thuỷ lợi. Năm 1108. vua Lí Nhân Tông cho dắp dê Ca Xá (đê sông Hồng ờ Thăng Long). Tiếp đó nhà Trần dã từng bước xây dựng và cùng cố dê các sông lớn. dặc biệt ià đc sông Nhĩ Hà (tức sông Hồng), lại đặt ra các chức quan llà dê chánh sứ, Hà đê phó sứ chuyên trông coi đê điều. Sàn xuất nông nghiệp phát triển góp phần thúc đây các ngành thù công nghiệp (dệt vải, gom - sứ. đúc dồng, làm giấy, mĩ nghệ,...) và thương nghiệp phát triển. Kinh đô Thăng Long ngày càng mờ mang, sầm uất. Việc buôn bán với nước ngoài làm hình thành các trung tâm thương mại lớn như Vĩnh Bình (I.ạng Sưn), Vân Dồn (Quàng Ninh). Nhìn chung nền kinh tế nước ta ở giai doạn này đã đạt đến trinh độ phát triển cao, tạo cơ sở vật chất đảm bào cho những cuộc kháng chiến chong ngoại xâm thang lợi, dàm bảo xây dựng nhà nước vững mạnh. Cuộc sông nhàn dân tương đối ồn định. I ừ chinh trt: Sau khi Ngo Ụuyèn giành dộc lập, các tnêu Ngô, Đinh, l ien Lê ra sức cùng cố chính quyền độc lập, xây dựng lực lượng quân sự dc dây lùi những cuộc ngoại xâm và dẹp tan nạn cát cứ. Từ thời Lí, công cuộc xây dựng đất nước bước vào qui mô lớn. Ngay sau khi lên làm vua, năm 1010. Lí Công uấn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Thiên đó chiếu cùa vua Lí đã nói rõ mục đ ích nhàm “đóng nơi trung tăm, mưu loan nghiệp lớn, linh kế láu dài cho con cháu đời sau". Đại Việt sứ kí toàn thư chép: ‘'Mùa thu, tháng 7. vua dời đò từ thành Hoa Lư ra kinh đô lớn là Đại La của Kinh phù. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng * 37 hiện ra ờ thuyền ngự, vì thế đổi tên là thành Thăng L o n g "'. Việc dời đô là sự kiện lịch sử, chính trị hết sức trọng đại, thể hiện sự trường thành cùa quốc gia Đại Việt với ý thức về sức mạnh, quyết tâm giữ vững nền độc lập đất nước, tin tưởng vào tương lai và sự trường tồn cùa dân tộc. Với tinh thần và ý chí đó, năm 1054, nhà Lí đổi tên nước là Đại Việt. Cũng như thời Đinh - Lê trước đó, ở thời Lí, Phật giáo thịnh hành. Nhà sư có vai trò quan trọng trong xã hội, nhiều người được phong làm Quốc sư. Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê và nhà Lí đều dựa vào Thiền sư và nhà chùa. Nhà sư không phải chi tu tại tâm, mà đứng ra thuyết pháp, hành động, ủng hộ và bảo vệ nhà nước. Nhu vậy, các Thiền sư không phái chi có tư tưởng “xuất thế”, mà phương châm "‘nhập thế” cùa nhà Nho đã phần nào ảnh hưởng tới họ. Hom nữa giữa quí tộc và tăng lữ thường có quan hệ huyết thống, đưa đến sự cấu kết chặt chẽ về giữa thần quyền và cường quyền nhằm bào vệ quyền lực thống tri2. Hiện tượng phổ biến, ở thời Lí - Trần, các vua, hoàng hậu, hoàng thân quốc thích, khanh tướng lúc về già thường tu theo đạo Phật. Đen triều Trần, chế độ trung ương tập quyền được tảng cường về mọi mặt. Bộ máy nhà nước do hoàng tộc và nho sĩ quan liêu quản lí. Việc tuyển dụng quan lại bàng khoa cừ được tổ chức chính qui, đều đặn. Vai trò xã hội chuyển dần vào tay Nho sĩ. Tuy nhiên các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền, đặc biệt là các chức võ quan cao cấp, đều do các hoàng từ, thân vương nam giữ. Các vua Trần thường sớm truyền ngôi cho con rồi lên làm Thái Thượng hoàng, nhưng vẫn tiếp tục cùng trông coi việc nước, duy tri sự ổn định. 1.2. Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lẫp dân tộc Sau chiến thắng cùa Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi Hoàng đế, bào vệ được sự thống nhất quốc gia. Tuy nhiên, trong nhiều thế kì, các triều đại luôn phải đương đầu với những cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến Trung Hoa. Năm 1 Dại Việt sứ kí toàn thư. tập 1, Nxb KHXH H. 1972, tr. 191. Theo quan niệm thời xưa, việc làm cùa nhà Lí đã được “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, vì vậy, đày là việc tốt đẹp. : Theo Thiển uyen tập anh ngữ lục, Nxb Văn học, 1990: Sư Khuông Việt (tên là Ngô Chân Lưu) là hậu duệ cùa Ngô Thuận Đế (Ngô Quiền). Sư Viên Chiếu (tên là Mai Trực) là cháu cùa Thái hậu Linh Cảm (mẹ vua Lí Thánh Tông). Đại sư Mân Giác (tên là Lí Trường) con quan đại thần triều Lí Nhẵn Tông. 38 981, dưới sự lãnh dạo của vua Lê Đại Hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống đã giành được thang lợi rực rõ. Sau chiến thang, nhà Tiền Lê dã lập lại quan hệ bang giao với Tống triều. Nhưng thời gian quan hệ hoà bình không dài qua một thế ki. Vào khoáng giữa thế kỉ XI, nưóc Dại Việt lại trờ thành mục tiêu xâm lược của phong kiến Trung Hoa. Nhà Lí dã chuấn bị bước vào cuộc kháng chiến với một tinh thần chú động và ý chí kiên quyết. Mùa thu năm 1076, quân Tống kéo sang xâm lược, vua Lí Nhân Tông “sai Lí Thường Kiệt đem quân dón đánh, đến sông Như Nguyệt dánh tan quân địch” 1. Từ đó về sau, trong khoáng 200 năm, nhà Tống không một lần gây chiến với nước ta. Vương triều Trần thành lập. Công cuộc xây dựng đất nước được tiếp tục với tất cả sự cố gắng cùa triều đình và mọi tầng lớp xã hội. Năm 1257. chúa Môna c ố cho quân 0 ạt tiến công xâm lược Đại Việt. Neười lãnh đạo triều Trần đã biết dựa vào sức mạnh đoàn kết quân dân tiến hành kháng chiến chống giặc. Chiến công năm Nguyên Phong thứ 7 (1258) mãi mãi là niềm tự hào, là sức mạnh cồ vũ cà dân tộc trong những cuộc chiến đấu mới. Sau hơn 20 năm tạm hoà hoàn, đấu tranh ngoại giao khó khăn, phức tạp, từ 1282, cả nước (từ các vương hầu, tướng lĩnh, đến các bô lão và mọi tầng lớp nhân dân) đã thống nhất một ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước. Đội quân vệ quổc nhà Trần đã liên tiếp giành thắng lợi trước hai cuộc tấn công của nhà Nguyên năm 1285 và 1287 - 1288. Như vậy, trong vòng 30 năm, dân tộc ta đã ba lần đánh tan quân xâm lược. Khí thế hào hùng cùa thời đại thẳng giặc được mệnh danh là Hào khí Đỏng Ã2, dã tác động mạnh mẽ đến tinh thần, tinh cảm và tâm lí con người thời đại. Chiến thang cùa triều Trần đà góp phần làm suy yếu thêm thế lực của quân Nguyên Mông, k h ăn g d in h sức m an h ch iến th an g cùa đội quân yên nirnrr Triều Trần suy thoái, triều Hồ thay thế, đã tiến hành một cuộc cải cách có tính chất định hướng cho tương lai, nhưng không cải thiện được tình trạng xã hội. Mặt khác chính sách cùa Hồ Quí Li đụng chạm đến quyền lợi tầng lớp quí tộc họ Trần, nên không những không được ùng hộ mà còn vấp phải sự chống cự cùa họ và nhiều tầng lớp dân chúng. Lợi dụng tình hình 1 Dại Việt sứ ki loàn Ihư (tập 1), Nxb. Khoa học xã hội, 1972, tr. 238. Sông Như Nguyệt: Khúc sông cầu ờ xã Như Nguyệt, huyện Yên Phong, thuộc Hà Bấc ngày nay. Theo phép chiết tự chữ Hán thi chữ Trần (P.f,) gồm hai phần: một phần của chữ A (K ) và chữ Đông ( ). Hào khi Dóng A là hào khi thơi Trằn. 39 đó, nhà Minh đưa chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”, kéo sang xâm lược nước Triều Hồ rồi triều Hậu Trần đã tích cực, quyết tâm, anh dũng chống xâm lược. Nhưng tất cả đều thất bại. Sau gần 5 thế ki giành và giữ gin độc lập đến đây, nước ta lại bị phong kiến nước ngoài dô hộ. Phải chờ đến thắng cùa khởi nghĩa Lam Sơn, năm 1427, độc lập dân tộc mới vãn hồi. 2. V ê ý thức tư tưởng Nhà nước phong kiến sử dụng Nho - Phật - Đạo để xây dựng thành tư tuờng cùa thời đại “đa tôn giáo hoà đồng", tạo nên nền tảng tinh cùa xã hội, tạo nên sức mạnh tư tưởng - tâm lí cùa con người thời đại. triều vua Đinh, Lê, Lí đều sùng thượng Phật giáo, Đạo giáo. Nhưng con đường phát triển, giai cấp phong kiến ngày càng tự giác nhận , Nho học là một hệ ý thức vững chắc với những hình mẫu về thiết chế hội, luật pháp, lấy nguyên tắc “đức trị” là một công cụ củng cố, bảo vệ vị thống trị của mình và xây dựng vương quyền. Vì vậy, cũng từ thời Nho học bẳt đầu được đề cao. Năm 1070, Lí Thánh Tông lập Văn Miếu Thăng Long, Hoàng Thái từ đến đấy học. Năm 1075, Lí Nhân Tông khoa thi Nho học lam trường đầu tiên. Năm 1076, chọn những người quan chức biết chữ cho vào học ở Quốc Từ Giám. Nho giáo được chú trạng trong quan hệ dung hoà với Phật giáo và Đạo giáo. Ờ thời Lí, Phật dược coi là quốc giáo nên có ảnh hưởng và thế lực rất lớn, được truyền rộng rãi trong đời sống xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân và in rõ dấu trên mọi lĩnh vực cùa văn hoá dân tộc. Thời Trần, do yêu cầu xây dựng nhà nước phong kiến, qui mô đào tầng lớp nho sĩ phát triển, việc tổ chức các kì thi Nho học được mở rộng q u i củ , đ êu đ ặn . S au khi ô n đ ịn h v ư ơ n g tric u , năm 1232, n h à T rùn m ú kháo thi đầu tiên. Từ năm 1247, cứ 7 năm mờ một khoa thi Tiến sĩ. Lực lượng trí thức được dào tạo theo Nho học ngày càng đông. Nho giáo dần đẩy ảnh hưởng của Phật giáo để chiếm địa vị quốc giáo. Các vua Trần trọ đãi đặc biệt với Nho sĩ. Bàn về khí tiết kè sĩ đời Trần, Lê Quí Đôn đã đúnng trên quan điềm Nho gia mà ca tụng họ: “Đấy là những người trong trè cứng rắn, cao thượng, thanh liêm, có phong độ như sĩ quân từ đời Hán, thật không phái người tầm thường có thề theo kịp được. Bời vì Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó buộc, hoà nhã mà có lễ độ, nên nhân vật trong một thời có chí khí tự lập, hào hiệp cao siêu, vững vàng 40 vượt ra ngoài thói thường, làm rạng rỡ trong sử sách, trên không hồ với trời, dưới không thẹn với đất” 1. Như vậy. ba hệ tư tưởng Phật, Đạo, Nho tùy sự thích nghi từng triều đại có địa vị khác nhau nhưng đều được giai cấp phong kiến dung hợp trong mối quan hệ hỗ trợ ùng hộ sức mạnh của vương quyền. 3. Vê văn hóa nghê thuât Đất nước dộc lập, bước vào giai đoạn phục hưng về mọi mặt. Văn hoá dân tộc có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Nhà nước phong kiến có nhiều cố gắng khôi phục phong tục, tập quán, tín nguỡng dân gian, phát huy những giá trị vốn có cùa văn hoá dân tộc. Hàng năm triều đình tô chức các ngày lễ hội dâng hương các anh hùng dân tộc. kết hợp các sinh hoạt dân gian 'hư: đua thuyền, đánh vật, ném còn, múa rối nước, ca múa dân gian,... Các triều vua dều cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, thành luỹ, đền thờ (anh hùng dân tộc, thần linh) và nhiều nhất là chùa tháp. Những công trình Tháp Báo Thiên, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, dinh Phồ Minh, chuông Qui Điền, chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), lăng mộ nhà Trần, thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long2 là những công trình kiến trúc độc đáo. Đặc biệt các ngôi chùa thường được xây dựng ờ nơi có phong cành đẹp, nơi sơn thuý hữu tình tạo nên qui mô công trình hài hoà với cành trí thiên nhiên, trớ thành những danh tháng của đất nước. Kiến trúc Phật giáo tạo nên đicm hội tụ các quần thê kiến trúc bao gồm chùa, tháp, chuông, miếu, lăng mộ,... Nghệ thuậl điêu khấc trcn gỗ, đá; nghệ thuật đúc dồng, làm gốm cùng phát triển, đạt đến trình độ cao. Là bộ phận quan trọng cùa nền văn hoá, văn học dân tộc bắt đầu quá trình h ìn h th àn h và phát triê n R ên cạn h rlòng văn h ọ c rlân (JÍan p h o n g phú, truyền miệng lâu dời, từ the ki thứ X - XI chúng ta đã có một dòng văn học viết, bao gồm văn học chữ Hán và bước đầu có văn học chữ Nôm. Khi nền văn học viêt ra đời, các tác giả đều hướng về cội nguồn văn học dân gian, lấy vãn học dân gian làm cơ sờ xây dựng truyền thống cho văn học viết. Họ dã tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa từ các nền văn học nước ngoài, đặc biệt là thành tựu văn học Trung Hoa để xây dựng nền vãn học dân tộc. 1 Lê Quý Đôn, Kiến văn tiếu lục, Nxb Sừ học, 1962, tr. 302-303. Hoàng thành Thăng Long thời Lí: nằm trong khu vực thành cổ Hà Nội mà nền điện Kính Thiên là trung tàm. 41 Văn học được sáng tác dưới ánh sáng cùa hệ tư tưởng đa tôn giáo, là một bộ phận, một thành tựu quan trọng được xây dựng trên bối cảnh lịch sừ xã hội năm thế ki. Tuy nhiên văn học thế ki X hiện chi còn lại một vài bài thơ khuyết danh, những giai thoại về cuộc gặp giữa sứ Tống với sư Đỗ Pháp Thuận (còn gọi sư Đỗ Thuận), bài từ cùa sư Ngô Chân Lưu tiễn sứ Tống là Lí Giác,... Những tác phẩm vãn học viết đầu tiên bằng văn bàn lại thuộc về thế kì XI. Tuy là giai đoạn mở đầu, nhưng văn học giai đoạn thế kl X - XIV đã có những cống hiến to lớn, đặt nền móng vững chác và toàn diện cho văn học trung đại Việt Nam, trên các phương diện: văn tự, thể loại, nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Đặc biệt trong việc nâng cao ý thức dân tộc, lòng yêu nước cũng như làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc. Giai đoạn thế k¡ X - XIV là giai đoạn lịch sừ có nhiều biến động lớn lao trong triều đình cũng như ngoài xã hội. Những vấn đề cùa lịch sử, xã hội, văn hóa tác động rất sâu sắc đến con người và văn học thời đại. II. ĐẶC ĐIỂM VỂ L ự c LƯỢNG SÁNG TÁC VÀ HỆ THỐNG TÁC PHẨM 1. Lưc lương sáng tác Trước thời Lí, đã có nhiều Thiền sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận, Vạn Hạnh,... giữ vai trò quan trọng giúp đỡ triều đình về chính trị, ngoại giao. Có một vài giai thoại chép các Thiền sư làm thơ nói về các vấn dề cùa quốc gia, cùa Phật giáo. Trong đó có nói đến bài Quốc tộ của su Pháp Thuận trả lời Lê Hoàn về vận nước, hay bài thơ sư Ngô Chân Lưu làm khi tiễn sứ giả nhà Tống là Lí Giác và một vài tác phẩm khuyết danh khác. Có thể coi đó là những tác phẩm văn học đầu tiên của dân tộc trong buổi dầu cùa thời kì độc lập. Từ thời Lí, nước ta thực sụ có một nền vãn học viết khá đặc sắc. số tác già không thuộc nhà chùa phát hiện chưa nhiều. Ngoài một số người thuộc tầng lớp vua quan như Lí Thái Tổ, Lí Thái Tông, Lí Nhân Tông, Lí Thường Kiệt, Đoàn Văn Khâm,... lực lượng sáng tác chủ yếu là các nhà sư. Theo thống kê từ Thiển uyển tập anh ngữ lục, thời bấy giờ có khoảng trên 40 nhà sư sáng tác thơ văn. Hiện nay chi còn lại một số tác phẩm cùa họ, tiêu biểu là những tác phẩm cùa các Thiền sư: Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Không Lộ, Mãn Giác, Quảng Nghiêm,... 42 Đến thời Trần, tuy vẫn còn được đề cao, nhưng Phật giáo đã dần nhường bước cho Nho giáo. Sự phái triển cùa giáo dục thi cừ theo Nho học dã làm xuất hiện ngày càng đông đào lực lượng trí thức mới trong xã hội. Họ trờ thành lực lượng chù yếu cùa sáng tác văn học. Trong số 60 tác giả thời Trần - Hồ có khoáng 40 người thuộc tầng lớp nho sĩ, một vài tăng lữ, số còn lại thuộc tầng lớp vua quan. Những tác giả tiêu biêu: Trần Thái Tông. Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khái, Trần Quốc I'uan, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh,... Như vậy, lực lượng sáng tác cùa văn học thời Trần đã khác với thời Lí. Sụ thay đồi lực lượng sáng tác dẫn đến sự biến đổi nhiều phương diện nội dung và hình thức của văn học triều đại mới. 2. Tác pham văn hoc Thời xưa nghề in, xuất bản còn hạn chế1. Hơn nữa việc báo quàn sách vờ cũng khó khăn. Trải qua nhiều cơn binh hoả, dặc biệt là cuộc tàn phá độc hại và bạo ngược cùa người Minh, di sản văn học the ki X - XIV bị phá hoại nghiêm trọng. Tác phẩm cùa văn học giai đoạn này hiện còn lại rất ít. 2.1. Hê thống văn tự và ngôn ngữ Từ đầu Công nguyên, nguời Hán đã truyền bá chữ Hán vào nước ta, duy trì sừ dụng hàng nghìn năm. Từ thế kl X, đất nước độc lập nhưng Hán học vẫn giữ địa vị quan trọng. Chừ Hán (đọc theo âm Hán - Việt) được dùng làm vãn tự chính thức cùa nhà nước. Văn học chữ Hán được coi là chính thống, là bộ phận chù yếu cứa sáng tác văn học. Tuy vậy, chữ Hán có sự cách biệt nhiều với ngôn ngữ đời sống hàng ngày cùa nhân dân nên tác dunc xã hôi cùa bô phân văn hoc bàng chữ Hán có những han chế. Màng nghìn nãm Bắc thuộc, ngôn ngữ dân tộc không mất đi. Trước nhu cầu của đời sống xã hội, chừ Nôm ra đời đề ghi âm tiếng nói dân tộc. Dây là cuộc cách mạng văn tự, là “cái mốc lớn trên con đường tiến lên cùa lịch sử”, thể hiện ý chí tự cuờng cùa dân tộc. Từ thời Trần khởi phát một phong trào sáng tác thơ phú bàng quốc âm. Sách sử chép, nước ta từ thời Nguyền Thuyên (thường gọi Hàn Thuyên) bất dầu “dùng nhiều thơ phú 1 Thời Lí đà có nghề khảc ván gỗ, in kinh Phật. Đen thời Trần, sự phát triển kinh tế, văn hỏa giáo dục và yêu cầu cùa văn thư hành chính đòi hói nghề làm giấy vá khắc bàn in phát triẻn và mờ rộng. 43 bàng quốc âm ”. Sự xuất hiện cùa chữ Nôm và thơ văn Nôm là một tất yếu lịch sử. Đó là thành tựu xuất sắc của văn hoá sự cố gắng nâng cao địa vị tiếng Việt và sức sáng tạo trong việc xây dựng nền văn học dân tộc. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học giai đoạn này không tách rời ngôn ngữ vãn học trung đại. Đó là ngôn ngữ đa ngữ nghĩa, đa chức năng và mang tính qui phạm, trang nhã, hàm súc mang tính qui phạm. 2.2. Hệ thổng tác phâ'm và thê’loại Văn học thời Lí chủ yếu là sách vờ Phật giáo, nhưng cũng thất lạc nhiều. Hiện còn lại một so thơ nhà chùa, và một số bài văn bia ( Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn, chùa Báo Ân. chùa Hương Nghiêm núi Càn Ni,...). Sáng tác ngoài nhà chùa còn lại một số ít tác phẩm gắn với nội dung yêu nước. Có các văn bàn chiếu, như Chiếu dời dô cùa Lí Thái Tô, Chiếu nhường ngôi cùa Lí Chiêu Hoàng,... Bài thư Thần - Nam quốc S(ĩtì hà gắn với trận đánh ác liệt và thắng lợi vé vang trên sông Như Nguyệt - mộl tác phẩm “xứng đáng đứng ờ vị trí mớ dầu cho dòng ihư ycu nước hùng tráng cùa văn học nước nhà” 1. Văn bia Tháp SùniỊ Thiện Diên Linh cùa Nguyễn Công Bật ca ngợi chính sách cai trị cùa vua Lí Nhân rông trong sự nghiệp phá Tống bình Chicm và xây dựng dấl nước thịnh vượng. Văn bia chùa Linh Xứng ca ngợi Lí Thường Kiệt, bậc anh hùng dân tộc, có sự nghiệp lớn, có tấm lòng vì nước vì dân. So với văn học thời Lí, văn học thời Trần phát triển phong phú. đa dạng hơn. Dược sáng tác dưới ánh sáng cùa lí tướng "nhập thế” nên văn chương gần với cuộc đời, phản ánh nhiều hiện thực cùa xã hội, đất nước, con người cũng như tâm tư tình cảm cùa nhiều tầng lớp trong xã hội (từ vua quan đến tướng sĩ, nhà nho đen nhà sư,...). Văn học thời Trần phong phú về thé loại, bao gồm chủ yếu là sáng tác bàng chữ Hán. Trong đỏ, thư là bộ phận quan Irọng nhấl. Các vua Trần đều có thi tập riêng: Trần Thái Tông có Thái Tông ngự tập, Trần Thánh Tòng có Thánh Tông thi lập, Trần Nhân Tông có Nhân Tông thi tập, Trần Minh Tông có Minh Tông thi tập.... Các vương hầu cũng có nhiều thơ ca chép thành tập như Lạc Đạo tập cùa Trần Quang Khải, Cúc Dường di thào cùa Trần Quang Triều, Băng Hồ ngọc hác cùa Trần Nguyên Đán,... Nhiều nho sĩ cũng có thi tập như: Trương Hán Siêu có Cúc hoa bách vịnh, Chu An có Tiểu ân thi lập, Phạm 1 Bùi Văn Nguyên: Vân học Việt Nam (TK X đến giữa XVIII), NxbGiáodục. 1989, tr. 105. 44 Sư Mạnh có Hiệp Thạch tập, Nguyễn Phi Khanh có Nhị Khé thi tập và Nguyễn Phi Khanh thi văn,... Đáng tiếc là, phần lớn những tác phẩm trên dã thất truyền, hiện chi còn lại một số bài được chép rải rác trong các sách đời sau. Cũng phái kể đến một số người như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Sường, Phạm Mại, Mạc Đĩnh Chi, Đặng Dung, Trần Lâu,... tuy không có thi tập nhung đã để lại những tác phẩm rất nổi tiếng, góp phần làm nên giá trị của văn học đời Trần - I ỉồ. Trong kho tàng biền vãn the ki XIII - XIV, Dụ chư lì tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn là tác phẩm mẫu mực về văn chương hùng biện, là biểu hiện cao nhất của tinh thần yêu nước trong văn học thời đại Đông A. Phú chữ Hán thời Trần hiện còn 13 bài chép trong Quần hiền phú tập. Số lượng còn lại không nhiều nhưng nội dung các bài đã đề cập đến những vấn đề quan trọng của đất nước, triều đại. Phú vốn là thể loại văn vần bắt nguồn từ thơ cô, có nội dung trình bày mô tà. Nhiều bài viết về thiên nhiên kì tích, gan với cuộc chiến đấu, bảo vệ đất nước như Bạch Đằng giang phú cùa Trương Hán Siêu, Thiên Hưng trấn phú của Nguyễn Bá Thông,... Hoặc viết về dường lối hoà binh, công cuộc xây dựng vuơng triều như Tràm xà kiếm phú của Sử Hi Nhan; việc dùng người hiền tài như Ngọc tình liên phú cùa Mạc Đĩnh Chi; gìn giữ đạo đức cùa vua như cần chính lâu phú cùa Nguyễn Pháp,... Văn thể phú triều nhà Trần, phần nhiều “khôi kì hùng vĩ, lưu loát đẹp đẽ”. v ề văn chép sử: Thời Lí có Ngoại Sứ kí của Đỗ Thiện và những bộ Ngọc điệp (gia phả hoàng tộc) nhưng hiện không còn. Đến thời Trần, đã xuất hiện những bộ sử tương đối qui mô. Đại Việt sù kí của Lê Văn Hưu, gồm 30 quyển, chép sử nước ta từ Triệu Vũ đế đến Lí Chiêu Hoàng. Theo N g ô S ĩ I iên , h ộ sir này đirọrc h o àn th à n h v à o m ù a x u ân năm 1272 V ăn bàn Đại Việt sử kí đến nay thất truyền, chi còn lại một một ít lời bình (30 đoạn), được Ngô Sĩ Liên ghi lại trong Đại Việt sử kí toàn thư. Nhưng với một phần nội dung còn lại đó, chúng ta cũng có thể thấy được Lê Văn Hưu là một sừ gia có tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước sâu sắc. Bộ sừ thứ hai là Đại Việt sử lược còn có tên Việt sử lược, trong sách không nói tên tác giả. Đại Việt sử lược chép sử nước ta từ thời Triệu Đà đến Lí Huệ Tông và phụ lục chép niên ki triều Trần. Đây là bộ sừ biên niên vào loại xưa nhất của nước ta còn lưu truyền đến ngày nay. Tác phẩm có 45 qui mô không lớn (gồm ba quyển) nhưng là một pho sách quí, thể hiện tinh thần dân tộc và lòng yêu văn chương của người viết. Truyện văn xuôi chữ Hán thời Trần còn lại một số tác phẩm. Thiển uyến tập anh ngữ lục và Tam lổ thực lục (đều khuyết danh), là hai tài liệu quí về Phật giáo Việt Nam. Thiền uyến lập anh ngữ lục chép truyện cùa 68 Thiền su nước ta thuộc phái Vô Ngôn Thông và phái Tỳ Ni đa lưu chi. Tam tổ thực lục gồm ba thiên, chép hành trạng ba vị sư tổ cùa Thiền phái Trúc Lâm thời Trần: Giác Hoàng Điều ngự Trần Nhân Tông, Pháp Loa tôn giả Đồng Kiên Cương, Huyền Quang tôn giả Lí Đạo Tái. Việt điện u linh tập (cùa Lí Tế Xuyên) chép công tích cùa 27 vị thần linh được thờ trong các đền miếu của nước ta như Sơn Tinh, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Lí Thường Kiệt,... Lĩnh Nam chích quái lục cùa Trần Thế Pháp, sau này Vũ Quỳnh và Kiều Phú ở đời Lê bảo tồn. Đây là tác phẩm sưu tầm ghi chép truyện dân gian, gồm 22 truyện có tính truyền thuyết cùa nước ta như Họ Hồng Bàng, Trầu cau, Rùa vàng, Bánh chưng, Thần núi Tàn Viên,... Các tác giả đều xác định rõ mục đích cùa sách: khuyên điều thiện, răn điều ác, khuyến khích phong tục,... Nam ông mộng lục cùa Hồ Nguyên Trừng chép lại 31 mẩu chuyện về những con người Việt Nam cỏ tài, có đức như thầy thuốc từ lâm, người đàn bà kiên trinh sáng suốt, Chu An cứng rắn ngay thang, Lẽ Phụng Hiểu dũng mãnh thần kì,... vừa nêu ra những việc thiện, vừa cung cấp những chuyện mới lạ. Tác phẩm truyện kí đời Trần tuy còn lại không nhiều, các tác giả chù yếu mới làm việc ghi chép lại những truyện vốn lưu truyền trong dân gian nhưng đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển cùa thể loại văn xuôi tự sự V iộl N am thờ i T ru n g dại. Từ thời Trần đã có một phong trào dùng chữ Nôm sáng tác thơ văn. Nhiều bộ sử đương thời còn ghi chép lại tên tuổi các tác gia có nhiều sáng tác Nôm như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ cố , Chu An, Trần Nhân Tông, Hồ Quí Li. Nay tác phẩm của họ thất truyền. Hiện còn hai bài phú Nôm, mang nội dung tôn giáo. Cư Iran lạc đạo phũ cùa Trần Nhân Tông, tác phẩm gồm 10 hội (10 đoạn tương đối độc lập) với 170 dòng (ngắn nhất có 2 chữ, dài nhất có 14 chữ) và một bài kệ bốn câu bàng chữ Hán. Nội dung bài phú đề cập đến vấn đề cơ bản của tư tưởng Thiền tông: tu tại tâm. Vịnh chùa Văn Yên theo bản khác gỗ lưu ờ nhà chùa là tác phẩm cùa sư Huyền 46 Quang, vịnh cảnh chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Bài phú làm theo thề bát vận (tám vần), gồm 96 dòng (ngắn nhất có 2 chữ, dài nhất có 14 chữ) và một bài kệ theo thể thất ngôn bát cú. Sự xuất hiện những bài phú Nôm đời Trần chứng tò: “chữ Nôm đã đầy đù khà năng đổ ghi âm ngôn ngữ dân tộc”, phát triển đến trinh độ có thể dùng đê sáng tác văn học. Những tác phẩm này là tài liệu quí giúp cho việc tìm hiếu sự hình thành thơ vãn Nôm trong lịch sừ văn học dân tộc. III. NHỮNG KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC 1. Khuynh hướng cảm hứng tôn giáo Cám hứng tôn giáo là nội dung quan trọng cùa văn học thời Lí. Tác phẩm còn lại không nhiều, bộ phận chù yếu lại là thơ nhà chùa - còn gọi là thơ Thiền. Với chức năng là bài kệ, thơ Thiền thường có nội dung nói ve sự huyền diệu của đạo Phật, giải thích nội dung hoặc thuyết minh cho giáo lí Phật học Thiền tông. Nhiều bài do các Thiền sư làm ra đề truyền dạy các đệ từ. Thiền sư Vạn Hạnh (? - 1018), nguời làng cổ Pháp, tinh Bấc Ninh. Từ nhó ông đã say mê đạo Phật, năm 21 tuổi xuất gia, thuộc thế hệ 12 Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi. Thiền sư tu theo đạo mà vẫn quan tâm đến đất nước. Ông từng giúp Lê Hoàn chống xâm lược, xây dựng đất nước; sau lại góp phần giúp Lí Công uẩn lên ngôi, được nhà Lí phong làm Quốc sư. Tác phẩm cùa ông hiện còn một vài bài thơ có tính chất lời sấm về việc nước và một bài kệ làm trước lúc tịch diệt. Bức di ngôn thể hiện rất rõ quan niệm Thiền học về các phạm trù hữu, vó, sống, chết : Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn m ộc x u â n vin h th u h ự n khô Nhậm vận thịnh suy vô bố úy Thịnh suy như lộ thào đầu phô. (Thân như bóng chớp có rồi không Cây cối xuân tươi thu não nùng. Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông). Bốn câu kệ nói về lẽ sinh hoá, về quá trình biến đổi cùa muôn vật. Con người cũng không thoát khỏi lẽ vô thường ấy. Vạn Hạnh ví đời người 47 như ánh chớp, như cành tươi héo cùa cây cối, như giọt sương khi đọng khi tan trên ngọn cò. Đời ngirời cùng sự thịnh suy rất là ngan ngủi, mong manh. Nhưng đó là qui luật. Con người bình thường không giác ngộ, thường sợ hãi, đau buồn trước cái chết. Còn bậc tu hành có thể vượt lên trên sự “biến động vô thường”, đến với cái đại ngã của vũ trụ. Đó là sự trở về với tinh thần “vô úy”, giữ tâm bình thản, chấp nhận sự kết thúc cùa một dạng thức tồn tại, hướng tới bản thể truờng tồn. Đó là sự hoà đồng giữa nội tâm và ngoại cảnh đạt tới sự an nhiên với cõi “vô thuý vô chung” theo quan niệm cùa đạo Phật. Thiền sư Viên Chiếu (999 - 1091) tên là Mai Trục, người huyện Long Đàm (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội). Ông lĩnh hội rất sâu về Phật học, lại có tài thuyết pháp. Viên Chiếu là vị Thiền sư có tâm hồn thi sĩ, lại có ý thức dùng thơ để giải thích, truyền bá đạo Phật. Ông có nhiều tác phẩm triết học và thi văn tập, nhưng hiện chi còn một phần sách Tham đồ hiển quyết (Chi rõ bí quyết đạo Thiền cho môn đệ) và một bài kệ được chép trong Thiển uyến tập anh ngữ lục. Sách Tham đồ hiến quyết chép những lời đối thoại, đề cập đến những vấn đề thuộc lĩnh vực Thiền học. Nhà sư thường trả lời bằng những câu thơ mang hình tượng thiên nhiên đẹp. Để trả lời vấn đề “kiến tính thành Phật”1 Thiền sư viết: Khô mộc phùng xuân hoa cạnh phát, Phong xuy thiên li phức thần hương. (Cây héo vào xuân hoa nở rộ Gió đưa nghìn dặm nức hương thần) Giải thích với đệ tử nghĩa của Phật và Thánh, ông viết: như ánh sáng mặt trời rực rỡ, như vầng trăng thanh tĩnh; như mùa xuân ấm áp khiến chim oanh hót líu lo, như mùa thu về thì cúc vàng rực rõ. Tuy khác nhau ở giáo lí nhưng cả hai đều cần thiết, cùng giúp ích cho đời. Còn hai câu: Giốc hưởng íuỳ phong xuyên trúc đáo, Sơn nham đới nguyệt quá tường lai. (Theo giỏ tiếng tù luồn trúc đến Cõng trăng bỏng núi vượt tường qua) 1 Thuật ngữ Phật giáo. Thiền Tông coi Phật tính như là cái vốn có trong mỗi con người. VI vậy, thấy được bản tính thì có thể thành Phật. 48 là đế giải ihích về sự huyền diệu của dạo Phậl. Trong mối tương giao sinh dộng, những hình tượng thiên nhiên ấy dược tiếp nhận, làm rung động tâm hồn, kích thích trí tuờng tượng cùa người nghe, khiến họ bừng tinh, giác ngộ một chân lí: đạo Phật huyền diệu như âm thanh, ánh sáng vậy. Nhờ thế, những vấn đề cùa Phật học sẽ dược tiếp nhận bằng tri giác trực tiếp, cá thồ cua mỗi người. Bài kệ Tám không dược ông làm trước lúc qua đời, viết như sau: Thân như tường bích dĩ đỗi thì, Cừ thế thông thông thục bất bi. Nhược dạt tâm không vó xắc tường, Săc không án hiện nhậm thôi di. (Thân như tường vách đã lung lay Lật đật người dời những xót thay. Thấu lẽ tâm không, không tướng sắc, Sắc, không ẩn hiện mặc vân xoay ). Van đề sống chết của con người, những tình cảm thương xót, đau buồn tự nhiên cùa con người được giải thích bang hình tượng cụ the. dễ hiêu. Mục đích bài kệ hướng tới nhặn thức về đạo, về lẽ sắc không. Con người cần giác ngộ qui luật, vượt qua cái tình bi luỵ, đạt đến sụ an nhiên trước cái biến thiên cùa cuộc đời. Còn nhiều Thiền sư khác như Cứu Chi, Huệ Sinh, Diệu Nhân,... cũng viết về vấn đề này. Nhìn chung, đây là loại thơ triết học, phát biểu trực tiếp bang nhận thức tự giác ngộ bàn thân Thiên sư về các triết lí và quan niệm Thiền học. Những diều đó cũng được diễn dạt thông qua những hình ảnh sinh rlộrnj, hâp dân c ù a cu ộ c sông hữu hình. T rong nh ữ n g lòi th u cù a cúc Thiền sư, hệ thống những khái niệm, mệnh đề, quan niệm, triết lí, cùng hệ ihống hình tượng (tượng trưng, ước lệ, ẩn dụ, ngụ ý,...) đã vật chất hoá được những giáo lí Phật học, những quan điếm triết học, đã tạo nên tinh trực giác cùa thơ Thiền. Trong thơ dời Lí, những hình tượng thiên nhiên là phương tiện nghệ thuật thế hiện nội dung lư lường, triết luận tôn giảo. Bởi văn chương gán với chức năng tôn giáo, với tư duy trực cám tâm linh: Tư tưởng từ bi cao cả cùa Phật giáo luôn vì con người và huớng con người đến lòng nhân ái bao dung. Ờ phương diện này tư tưởng tôn giáo gặp gỡ tư tường nhân văn, đưa đến sự gặp gỡ giữa tôn giáo và văn học 4-G TV H TR UN G ĐAI T1 49 nghệ thuật. Trên thực tế, thơ Thiền đời Lí giàu hình tượng thẩm mĩ, đậm chất trữ tình, ngoài tinh thần tôn giáo còn sáng rõ cảm xúc, tâm trạng con người yêu đời, yêu cuộc sống. Thiền sư Không Lộ (? - 1119), chưa rõ tên thật và năm sinh. Ông họ Dương người làng Hải Thanh, lộ Thiên Trường, nay thuộc tinh Nam Định. Truyền thuyết về sư Không Lộ nói là, ông có thể bay trên trời, đi dưới nước, hàng long phục hồ và có muôn ngàn phép lạ. Đó là cách ca ngợi kết quả dày công tu luyện, sức mạnh thuật pháp đạo học của bậc tu theo phái Mật tông. Không Lộ có bài Ngôn hoài, là một trong những bài thơ Thiền cồ nhất của nền văn học viết nước ta: Trạch đắc long xà địa khà cư, Dã tình chung nhật lạc vó dư. Hữu thì trực thượng cô phong đính, Trường khiếu nhaI thanh hàn thái hư. (Kiểu đất long xà chọn đuợc nơi Thú quê nào chán suốt ngày vui. Có khi đinh núi trèo lên thẳng, Một tiếng kêu vang lạnh cả trời). Không Lộ Thiền sư đến với đạo trực tiếp bằng tình cám tự nhiên, chất phác, nguyên sơ của con người. Bởi “kiến lính thành Phật” nên phút “đon ngộ" cùa người đắc đạo bỗng loé sáng trí tuệ, đạt được Phật tâm. Đó là hiện tượng kì diệu trong tu Thiền, là thành tựu và khát vọng cùa người tu hành. Nhập dịnh, đác đạo là “phút giây thăng hoa trí tuệ”, con người hòa nhập vào đại ngã, hơi thở như “hòa vào khí vũ trụ”. Nhưng bài kộ không chi núi vè một vấn đè triél học cùa đạo Phật, không chi bó hẹp trong phạm vi tu Thiền. Ý nghĩa khách quan cùa bài thơ mờ rộng nhiều chiều càm nhận. Bài thơ cho thấy hình ảnh con người có tâm hồn khoáng đạt, tinh thần thoải mái tột cùng, không câu nệ và bị trói buộc bởi những tín điều cứng nhẳc khô khan. Cũng cho thấy thiên nhiên đã và luôn là nguồn cảm hứng vô tận cùa thơ ca. Con người có thể hoà nhập trong thiên nhiên nhưng còn phải biết rung động trước cái đẹp và sở hữu cái đẹp. Trong sự hoà đồng với thế giới, có lúc mỗi người phải sống với chính mình, phải tách ra khòi ngoại cảnh để thề hiện bản thân. Quan niệm đó có phần gần gũi với quan niệm “hoà nhi bất đồng” cùa Nho giáo. 50 Với lời thơ thoát phàm, bay bổng, Không Lộ đã viết nên hình tượng một con người có bán lĩnh, nghị lực và khát khao tự khẳng định. Thiền sư Mãn Giác (1052 - 1096), nổi tiếng là người học rộng, nhớ lâu, am hiểu Nho, Phật. Vua Lí Nhân Tông và hoàng hậu rất trọng đãi ông, ban cho tên thụy là Mãn Giác. Tác phẩm còn lại một bài kệ. Sách Thiền uyển tập anh ngữ lục chép, ông đọc bài này cho đệ tử trước phút lâm chung: Cáo tật th ị chúng Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhãn tiền quá, Lão lỏng đầu thượng lai. Mạc vị xuân làn hoa lạc lận, Đình tiền lạc dạ nhai chi mai. (Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trám hoa cưừi. Trước mất việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi. Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một cành mai). Chú ý cùa tác giả là phát biểu về một vấn đề cùa Phật học. Trước hết là qui luật tuần hoàn trong vũ trụ, thiên nhiên, cuộc đời. Con người, vạn vật đều biến đổi, chi cỏ bản thể trường tồn. Thể xác nhà sư có thể chết đi nhưng “chân thân” của người tu hành đạt thành chính quả sẽ vượt khỏi vòng sinh tứ luân hối đé đẻn với cõi vĩnh hằng, ơ góc độ đạo học, nhành mai là hình tượng “gợi lên ý niệm trong trẻo và sáng láng cùa lẽ chân như” 1. Cho dù mục đích nhàm phát biểu một quan niệm triết lí Thiền tông nhưng qua lăng kính tôn giáo, bài kệ vẫn thể hiện rất rõ một vấn đề nhân sinh. Diều này có thể ngoài ý muốn của Thiền sư. Đã là qui luật, mỗi khi xuân về, thế giới trẻ lại. Nhưng xuân qua xuân đến, cái già theo năm tháng sẽ đến với con người. Thiên nhiên luân hồi theo vòng biến chuyển một 1 Bùi Văn Nguyên: Văn học Việt Nam, thế k i X - nứa đầu thế k iXVIII, Nxb Giáo dục. 1989, tr. 103. 51 nám. Cuộc sống con người luân hồi theo vòng biến chuyển một đời người. Bôn câu đầu bài thơ, là sự chuyển đổi từ nhận thức qui luật khách quan cua một triết gia, đến bâng khuâng của thi nhân trước sổ phận con người trong thế giới vô cùng. Trong góc tâm hồn Thiền sư lại xao động, nhạy cảm tiếp nhận “cái thần” sự sống. Đó là ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà bài kệ truyền lại. Văn học thời Trần vẫn tiếp tục cảm hứng về Phật giáo với sáng tác cùa Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Tung,... Khóa hư lục là trước tác về Phật học của Trần Thái Tông gồm các bài giảng về nguyên lí, ý nghĩa Phật pháp và phép tu hành. Tác phẩm chứa đựng tư tưởng triết học cao sâu, mang tính chất thuyết giáo, răn giới với tinh thần thực tiễn, khai phóng. Tuy nhiên, nhiều bài kệ trong Khóa hư lục (như Tứ sơn kệ với ý nghĩa tượng trưng cho bốn giai đoạn cùa một đời người,...) giàu hình tượng thi ca, chứng tò Trần Thái Tông vừa là nhà Thiền học sâu sẳc vừa là nhà thơ tài năng, có tâm hồn dạt dào cảm xúc. Theo sừ sách, Trần Nhân Tông từng viết nhiều tác phâm Phật học, nhung phần lớn thất truyền. Hiện còn lại hơn hai chục bài thơ chữ Hán và bài phú Nôm Cư trần lạc đạo. Nội dung bài phú là lời thuyết lí cùa bậc tu hành có bàn lĩnh, đề cao tinh thần chủ dộng, tích cực rèn luyện, dứt bò lòng dục để có thể ngồi giữa thị thành mà vẫn giữ được tâm tự tại và ý chí sáng suốt. Vấn đề tu tại tâm là một luận điểm quan trọng cùa tư tường Thiền tông. Tác phẩm cũng miêu tà cuộc sống giản dị, thanh tịnh cùa bậc tu hành: “An rau ăn trái, nghiệp miệng chang hiểm thừa đắng cay; vận giấy vận soi, thân căn có ngại chi đen bạc ”, "áo miễn chăn đầm ấm qua mùa, hoặc chằm hoặc xê; cơm cùng cháo đói no đòi bữa, dầu bạc dầu thoa",... Trần Nhân Tông là Đệ nhất Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Từ, vỉ vậy lời trong bài phú là sự trải nghiệm cuộc sống thanh tịnh cùa người tu hành, cùa nhà chùa. Cư Iran lạc đạo phú viết theo lối văn biền ngẫu, lời văn cổ kính. Tác phẩm sừ dụng nhiều từ Hán Việt, phần lớn là những thuật ngữ liên quan đến triết học Phật giáo. Bên cạnh dó cũng có nhiều từ cổ, từ ngữ quen dùng trong dân gian, góp phần làm nên giá trị biểu hiện sâu sắc và sinh động cùa tác phẩm. Cảm hứng Thiền trong thơ Trần Nhân Tông là một nét đặc trưng nghệ thuật. Sự hòa nhập giữa nhà Thiền học có bàn lĩnh và nhà thơ có tâm hồn lạc quan, cời mở, tinh tế đem đến sự uyển chuyền, sinh động và hấp dẫn cho hình tượng thơ, đặc biệt trong những bài thơ viết về thiên nhiên. Ví dụ bài Vũ 52 Lâm thu vũ (Mưa thu ờ Vũ Lâm), Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều ở Thicn Trưòng trông ra). Ở đây, cành thiên nhiên đã hữu hinh hóa những phạm trù động lĩnh, hĩm vô cùa Phật giáo như những phạm Irù thẩm mĩ. tạo ncn nhữnii bức tranh đẹp mang ý vị Thiền học. Theo bàn khác gỗ lưu hành ờ chùa, phú Vịnh chùa Vân Yên (từ thê ki XV có tên chùa Hoa Ycn) là cùa sư Huyèn Quang. Tác phẩm viết về cành thicn nhiên đẹp đẽ, thanh cao, u tịch cùa ngôi chùa chính trong hệ thông chùa chiền trên dãy Ycn Từ: “£>ớ/ lựa vàng liền, cánh bằng ngọc đúc. Máy năm thức che phú đến Nghiêu, núi nghìn tầng quanh co đường Thục. La đá tầng thang dốc, một hòn ướm vịn một hòn, nước suối chày lùn sáu, đói khúc những dỏ đòi khúc. Cành chiều gió lướt, dợm vui vui; non tạnh mua dầm, màu thúc thúc,... Nương am vang BụI hiện lừ bi, gió hiu hiu, mây nhè nhẹ; kể song thưa thầy ngồi thiển định, trăng vặc vặc, núi xanh xanh,... Đây là một trung tâm Phật giáo lớn thời Trần, nơi phát tích dòng Thiền Trúc Lâm mà Trần Nhân Tông là người sáng lập. Tác phẩm làm theo thê phú bát vận (gồm 8 đoạn, mỗi đoạn một vần), lời văn lưu loát. Đặc biệt, việc sử dụng từ láy đcm đến cho bài phú âm điệu nhịp nhàng, sức biểu hiện phong phú, tinh té. Tiếp tục khuynh hướng cảm hứng Phật giáo, các tác giả (là vua, virơng hầu hay Thiền sư) đều là những người tu hành. Trong đó có những người sáng lập ra Thiền phái Việt Nam - Thiền phái Trúc Lâm Yên Từ. Thơ đời Trần không phài là thơ giáo lí, nhưng cảm hứng trữ tình hòa trong cam hứng Thiền đem đến một sắc thái mới mẻ cho thơ ca đời Trần. 2. K huynh hướng cảm hứng vê thiên nhiên T h ic n n h iê n lu ô n là đề tài q u e n th u ộ c , h ấ p d ẫn c ù a v ă n h ọ c T uy n h ic n mỗi thời dại có cảm thức riêng về thế giới và chức năng văn học, dẫn đến sự phản ánh hiện thực khác nhau. Đen thơ ca thời Trần, thiên nhiên đã trở thành đối tượng miêu tà của văn học. Thế giới muôn hình muôn vè được thể hiện ờ nhiều góc độ với nhiều sắc thái tình cảm. Trước hết, thơ ca đời Trần viết nhiều về thiên nhiên bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông), các loại cây hoa gắn với quan niệm về tính chất cao quí của đối tượng. Cảm nhận và thể hiện đề tài này, các thi nhân dù là vua hay vương hầu, nho sĩ đều đã lựa chọn hệ thống hình tượng mang tính chất tượng trưng, ước lệ : hoa, liễu, bướm, chim oanh, tiếng ve, mai, đào, hoè, sen, cúc, trúc,... để vịnh cảnh vật. 53 Các thi sĩ thời Trần Hồ cũng tìm thấy nguồn thi hứng từ mọi cảnh trí cùa đất nước. Từ cung phủ, trang ấp, chùa chiền đến nương dâu, mùa lúa; từ “ớ/ Chi Lăng hiếm yếu bằng lên trời” đến am Vân Tiêu "là cung khuyết Kim tiên không gợn chút bụi trần". Từ cảnh trời “mưa xuân làm cành vật tươi tối” đến “Giậu cúc thu già vẫn ngái hương" đều làm rung động những hồn thơ cởi mờ, nhạy cảm. Một đêm thu trong khí lạnh đượm sương, chùm hoa mộc lồng vào gương Irăng đẹp như mộng, đã đi vào thơ Trần Nhân Tông. Một cảnh chiều có quạ kêu đầu tường trong nắng xế, có ánh lừa thuyền câu trước vũng nọ, có tiếng ca người hái củi bên sông xuất hiện trong thơ Mạc Đĩnh Chi. Một buổi sớm có cành hồng còn đẫm sương đêm, nổi bật giữa khoảng trời xanh đến say người, hay một vệt bóng chiều vẳt ngang sườn núi, đã có trong thơ Chu An,... Như vậy, có thơ viết vé thiên nhiên theo tinh qui phạm của thơ ca trung đại với đề tài công thúc, với hệ thống hình lượng mang tính lượng trưng, ước lệ. Có /hư viết vé cành trí đắt nước với những danh lam thang cành, những địa danh lịch sừ, thiên nhiên kì tích. Mọi cành vật đều mang rung động nghệ thuật tinh tế, tình yêu đời, yêu thiên nhiên. Đặc biệt các vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông đều có nhiều ihơ hay về thiên nhiên. Trần Nhân Tông đã viết bài Xuân hiếu (Buổi sớm mùa xuân): Thụy khởi khải song phi, Bất tri xuân dĩ qui. Nhất song bạch hồ điệp, Phách phách sấn hoa phi. (Ngủ dậy ngó song mây. Xuân về mà không hay. Song song đôi bướm trắng, Phấp phới sấn hoa bay ). Tình yêu đời tha thiết của ông vua thi sĩ này thể hiện ngay trong hai câu đầu. Dường như ông day dứt, tự trách mình: vì ihò Ư hay thiếu nhạy càm nén không biếl xuân đã về, phải đến khi mờ cánh cửa, đôi mắt bắt gặp bướm đến với hoa mới cảm nhận được sức sống cùa mùa xuân, cảnh sắc cùa mùa xuân? Những tín hiệu của mùa xuân, có tính công thức trong văn học cổ vì thế vẫn mang một hồn thơ riêng, làm nên một bức tranh đẹp, hấp dẫn. 54 Cũng viết về ngày xuân, giữa “muôn hồng nghìn tía" cùa hoa vườn ngự, Trần Thánh Tông lại nhớ người cũ, cành còn đây mà người xưa váng bóng. Thiên nhiên tươi đẹp đã gợi nỗi bâng khuâng “/ỉOữ xuân đẹp vì ai mà HỚ?”. Ông còn làm thơ về cành hè (Hạ cành): Yếu điệu hoa đường trú ánh trường, Hà hoa xuy khởi bắc song lương. Viên lâm vũ quá lục thành ác, Tam lưỡng thiển thanh náo lịch dương. (Thềm hoa xinh đẹp bóng ngày dài, Song bấc mùi sen gió thoảng bay. Mưa tạnh vườn cây màn biếc rủ, Tiếng ve chiều toi rộn bên tai). Cá bài thơ cũng là sự tập hợp những hình tượng công thức, ước lệ về mùa hè. Nhưng lại vẫn có một vè khác lạ cùa bóng ngày dài trú ở lầu hoa; cùa hương sen thoảng đưa ờ cừa phía bắc; của tiếng ve làm huyên náo buổi chiều tà và đặc biệt là trận mưa lớn làm cây cối được gội sạch, khiến vườn cây trở thành tấm màn màu biếc. Chút riêng cùa một không gian hẹp cụ thề, của một thời điêm, cùa một trạng thái làm nên sự lôi cuốn cùa bốn câu thơ. Và lòng người như thanh tao hơn, rộn ràng hơn bời những âm sẳc của mùa “hạ trưởng”. Đến vói thiên nhiên, sống chan hoà với thiên nhiên, cảnh trí muôn hình hiện lên đầu ngòi bút. Đó là cội nguồn hứng khởi đột nhiên này sinh "giai thú” viết thành thơ. Khi đến với vùng đất ở phía đông bắc tổ quốc, Trần Thánh Tông viết nên bài Hạnh An Bang phù: Triêu du phù vân kiều, Mộ túc minh nguyệt loan. Hốt nhiên đắc giai thú, Vạn tượng sinh hào đoan. (Sớm chơi núi mây nổi, Đêm nghi bến trăng thanh, Bỗng dưng được thú lạ, Ngọn bút hiện muôn hình). 55 Sáng tác của ông vua - thi sĩ này dường như đã đặt ra một vấn đề rất quan trọng của lí luận sáng tạo nghệ thuật: thế giới khách quan là cội nguồn của văn học, nghệ thuật. Nhưng cảm hứng sáng tác và thành tựu tác phẩm chi có được khi nghệ sĩ trải nghiệm thực tiễn cuộc sống. Có thổ nói, từ những vần thơ ngày xưa của cha ông, những mạch nguồn quan niệm, tâm tư vẫn lưu chày đến ngày nay. Huyền Quang (1254 - 1334) là một nhà sư đồng thời là một nhà thơ nổi tiếng thời Trần. Ông tên thật là Lí Đạo Tái, người làng Gia Lương, tinh Hà Bắc. Ông xuất gia từ năm 19 tuổi, sau trờ thành vị Tổ thứ ba cùa dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Tác phẩm cùa Huyền Quang hiện còn bài phú Nôm Vịnh chùa Văn Yên và gần 20 bài thơ chữ Hán. Có lẽ vi “con người thi nhân trong ông rõ nét hom con người tôn giáo” 1 nên thơ Hi /ồn Quang đậm chất trừ tình. Các nhà phê bình đời trước như Lê Quí Dôn? Phan Huy Chú đều khen thơ ông “ý tinh tế, cao siêu”, “lời bay bướm phóng khoáng”. Có người còn nói thơ ông không có khẩu khí nhà chùa. Đến với thơ cùa Huyền Quang, có thể gặp một con người thanh thản với “giấc mộng mát mẻ trong rừng phong”, hoặc chống cây gậy khẳng kheo nơi “am Thiền mát lạnh” ở chung cùng mây khói. Nhưng cũng có thể bát gặp một người bâng khuâng vì tiếng dế núi rền rĩ, vì đêm thu “chia hơi mát vào bức rèm vẽ”. Vào thu, hoa cúc nở, lòng thi nhân lại “vì hoa cúc mà bận rộn”. Thơ Huyền Quang còn có nhiều hình ảnh con thuyền giữa sóng nước. Ổng viết bài Phiếm chu (Chơi thuyền): Tiếu đĩnh thừa phong phiếm diếu mang, Sơn thanh thuỳ lục hựu thu quang. So thanh ngư địch lô hoa ngoại, Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương. (Chiếc thuyền con lướt gió lênh đênh trên sông bát ngát, Non xanh, nước biếc, lại thêm ánh sáng mùa thu. Vài tiếng sáo làng chài ngoài khóm hoa lau, Trăng rơi đáy sóng, mặt sông đầy sươngj Tác giả như say với cảnh lướt thuyền trên sông. Không gian vừa êm đềm bời “vài tiếng sáo làng chài” lại vừa bát ngát nên thơ bởi non nước như xanh hom trong ánh sáng mùa thu, bởi một mặt sông đầy sương thu mà 1 Thơ v ă n Lí - T rần, tập 2, quiển thượng, Nxb Khoa học xã hội, 1989, tr. 680. 56 không làm mờ bóng trăng rơi đáy sóng. Thời gian vì vậy có sự chuyền vân từ ban ngày tới đêm khuya. Quà thật lời ihơ rất bay bướm phóng khoáng! Một con người tâm định cõi Niết bàn. đức tài càm động được trời đất mà lòng vẫn xốn xang, rạo rực trước mọi cành hữu tình trần thế, khiến cho người đời dị nghị, làm lưu truyền nhiều giai thoại. Sách Tô gia thực lục có chép việc vua Trần Anh Tông sai Thị Bích lcn Yên Từ, thừ thách sự tri giới cùa Huyền Quang. Truyện viết, vì không thể quyến rũ và làm lay chuycn dược uy nghi Thiền sư, Thị Bích đã bịa ra câu chuyện thương tâm cùa gia đinh, cầu xin Huyền Quang và nhà chùa bố thí tiền cùa. Được vàng, Thị Bích bái biệt xin về. Đen kinh đô, nàng dâng lên vua số vàng và mấy vần thơ quốc âm : Vang vặc trăng mai ánh nước, Hiu hiu gió trúc ngâm sênh. Người hoù lươi tốt cánh hoà lạ, Mâu Thích Ca nào chon hữu tình. nói là cùa Huyền Quang, làm bàng chứng về sự sa ngã của Thiền sư trước nhan sắc cùa nàng. Bài thơ có nội dung trữ tình dam thắm, vừa thể hiện sự giác ngộ đến cao sâu về đạo, vừa thể hiện khát vọng yêu đương tha thiết. Sự bâng khuâng lựa chọn giữa chân lí Phật pháp và sự hấp dẫn cùa tình yêu với đời với người, khiến bài thơ có một sức sống đặc biệt, gây nên sự hiểu lầm về Huyền Quang. Vua Trần rất tức giận. Sau đó, biết Thiền sư bị oan, vua đã rời chiếu lễ đến xin tạ lỗi. Vua lại giáng Thị Bích làm thị nữ quét chùa trong cung Cảnh Linh. Từ đó, Trần Anh Tông càng thcm tôn kính Huyền Quang và gọi ngài là Tự Pháp. Sách Tô gia thực lục chép truyộn n ày là n h am m in h oan rh o H u y ền Q u a n g , ca n g ạ i p h âm h ạn h cù a Thiền sư, thực hiện chức nãng tác phẩm tôn giáo. Còn có nhiều văn thần, nho sĩ làm thơ về thiên nhiên đất nước tươi đẹp. Trương Hán Siêu ca ngợi Dục Thuý Sơn với sắc núi xanh ngắt “giữa dòng sáng ngời bóng tháp". Phạm Sư Mạnh miêu tả động Hoàng Long “mênh mông bát ngát trong biếc như pha lẽ". Trong thơ thi sĩ họ Phạm còn thấy sừng sững "núi Yên Phụ chi cách trời có một nắm tay". Thượng tướng Trần Quang Khải trong cảm hứng ngày xuân, đã nhận thấy “cành vật thêm tươi nhờ trận mưa ngoài trời". Nhưng làm thơ ờ tuổi 50, ông không khỏi bâng khuâng vì “nưa phần sắc xuân đã hờ hững trôi đi". 57 Nhiều tác giả lại viết nên những bài thơ ngọt ngào hương vị đồng quê. Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370), hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi, nay là Ân Thi, Hưng Yên. Ông làm quan triều Trần Anh Tông, có đi sứ sang nhà Nguyên. Với cương vị sứ thần Đại Việt, thân ở chốn Giang Nam mà lòng nhớ quê nhà, mong muốn trở về, ông viết bài Qui hứng: Lão tang diệp lạc tàm phương tận, Táo đạo hoa hương giải chính phì. Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo, Giang Nam tuy lạc bất như qui. (Dâu già lá rụng tàm vừa chín, Lúa sớm bông thơm, cua béo ghê. Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt, Dầu vui đất khách, chảng bằng về) Bốn câu thơ giản dị mà ý nhị. Đấy là tiếng nói thấm thìa cùa nhà thơ đối với cố hương. Chốn quê nghèo luôn là niềm day dứt và cảm xúc chân thực của tác giả. Nói đến thời đại nhà Trần không thể không nhác đến địa danh phù Thiên Trường - Nam Định, nơi được coi là đất quê hương, là mành đất phát tích, còn nhiều di tích của dòng họ này và là kinh đô thứ hai cùa triều Trần. Cung Thiên Trường là nơi thường ở cùa các Thượng hoàng và hàng năm vua Trần từ kinh đô về thăm. Thiên Trường trở thành đề tài cho nhiều sáng tác thơ ca đời Trần. Sau trận thắng quân Nguyên lần thứ ba, năm 1289, Trần Thánh Tông về thăm Thiên Trường, xúc cảm về hai trận thắng giặc đã viết nên bài Hạnh í hiên lrường hành cung (Chơi hành cung Thiên 1 rường): Cành thanh u vật diệc thanh u, Thập nhất tiên châu thừ nhất châu. Bách bố sinh ca cầm bách ihiệl, Thiên hàng nô bộc quất thiên đầu. Nguyệt vó sự chiếu nhân vô sự, Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu. Tứ hải dĩ thanh trần dĩ tĩnh, Kim niên du thắng tích niên du. 58 (Cành thanh u vật cũng thanh u, Mười một châu tiên, đây một châu. Trăm tiếng đàn ca: chim sánh giọng, Hàng ngàn tôi tớ: quất nhô đẩu. Trăng vô sự chiếu người vô sự, Nước ngậm thu lồng trời ngậm thu. Bốn bể dã trong, nhơ đã lắng, Năm nay chơi thú vượt năm xưa.) Cành sác tươi đẹp, thanh nhã, tĩnh lặng như chốn thần tiên. Đất trời, sông núi, có cây, chim chóc, vầng trăng được đón nhận với cái tâm thanh thán, ung dung. Non sông thanh bình là niềm tự hào, kiêu hãnh cùa đáng quân vương vừa hoàn thành sứ mạng lịch sừ, lãnh đạo kháng chiến chống xâm lược thắng lợi. Bài thơ dược viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, sứ dụng lối thơ "điệp tự”. Trong bài có đến bốn câu ngát theo nhịp 3/4, không phái là nhịp (4/3) theo thơ luật. Khi đánh giá về thi phẩm có nét “khác với người thường” này, Hồ Nguyên Trừng (đầu thế ki XV) nhận xét ràng: "Bài thơ có cấu tứ thanh cao, điệp tự âm vang, nếu chẳng phải bậc lão luyện trong làng thơ, sao có thể viết được như vậy?” 1. Trong bối cành lịch sử thời đại, sự giàn dị trong quan hệ giữa con người và con người là nét đặc biệt cùa đời sống xã hội ở thời Trần. Vi vậy, từ cung phú vua Trần Nhân Tông phóng tầm mắt ngắm cảnh thôn quê, lòng vui với tiếng sáo trẻ trâu, từng đôi cò trăng liệng xuống đồng. Ổng viết nên bài Thiên Trường vãn vọng (Ngắm cảnh chiều ờ Thiên Trường): Thôn hậu thôn liền đạm tự yên, Bán vô bán hữu lịch dương biên. Sô thanh địch li qui ngint lận, Bạch lộ song song phi hạ điền. (Trước xóm sau thôn tựa khói lồng, Bóng chiều bên có lại bên không. Theo hồi kèn mục, trâu về hết, Cò tráng từng đòi liệng xuống đồng). 1 Xem Hồ Nguyên Trừng: Nam õng mộng lục. Nxb. Văn học. H 1999, tr. 113. 59 Trong cành chiều, qua làn khói phù, xóm thôn đông dúc. yên bình, như mờ ào trong cõi hư không. Trước cảnh thực mà tâm hồn thi sĩ như lồng trong cám quan tôn giáo. Trước khi làm Đệ nhất Tô phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông là một ông vua hiền dời Trần. Và tấm lòng cùa bậc “chăn nuôi muôn dân” đã hướng tới lắng nghe âm thanh cùa cuộc sống nơi thôn dã, hướng tới đón nhận hình ảnh, sắc mầu cùa cảnh vật nơi dồng nội và viết nên một bức tranh đẹp. Quà là trong thơ có nét vẽ (Thi trung hữĩi họa)\ Bài thơ dường như có sự hoà nhập cái cảm, cái tâm, cái tài cùa ba con người: ông vua - nhà Phật học - thi sĩ, trong một con người. Tình và cành cùa vùng quê Thiên Trường đã đcm đến cho tác già những giờ phút êm đcm. thanh thản. Như vậy. đàng sau chốn lụa là gấm vóc, lầu son bệ ngọc, cung điện đền đài trong thơ đời Trần đã thấp thoáng bóng nhà dân, cảnh đồng lúa, tiếng sáo trè trâu, những nong tàm chín, bát canh cua béo trong mùa lúa sớm,... Qua nét bút tự nhiên và tình cảm yêu mến trân trọng cùa các thi sĩ. một thicn nhiên bình dị đã được thể hiện gần gũi, chân thật, sinh động và hấp dẫn; đem đến một sẳc thái mới mè cho thơ ca dời Trần. Viết về thicn nhiên phong phú, đa dạng, thơ ca giai đoạn này đã mang những nét rung động nghệ thuật tinh tế, sâu đậm tình yêu đời, yêu người, yêu quê hương đất nước. Những bài thơ viết về thiên nhiên - những thi phẩm đặc sắc của văn học đời Trần - chan chứa tinh thần lạc quan, trong sáng, một sức sống mạnh mẽ cùa thời đại, xứng đáng xếp bên cạnh những bài thơ hào hùng khí thế chống xâm lược. 3. K huynh hướng cảm hứng yêu nước Ờ thời Lí, những tác phẩm không mang nội dung tôn giáo hiện còn lại không nhiều nhưng lại tập trung thể hiện nội dung yêu nước là càm hứng chù đạo của văn học dần tộc, gẳn với những sự kiện lịch sử quan trọng cùa quốc gia, dân tộc. Năm 1010, với hoài bão mở mang nghiệp lớn, Lí Công u ẩn ' viết Thiên đô chiếu nói rõ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Đây là sự kiện lịch sử, chính trị hết sức quan trọng, chứng tỏ sự trường thành 1 Lí Công Uẩn (974 - 1028), được tôn miếu hiệu Lí Thái Tồ, vị vua khai sáng ra triều LI, người làng cố Pháp, nay thuộc làng Đình Bảng, Từ Sơn, tinh Bác Ninh. 60 nhà nước phong kiến Việt Nam. Chiếu là thể văn cổ mang chức năng hành chính, do vua dùng đế ban bố mệnh lệnh cho thân dân biết về vấn dc licn quan dcn đất nước, vương triều. Mệnh lệnh dược đón nhận một cách trang trọng. Một số bài chiếu thề hiện tư lường chính trị lớn lao, có ánh hường đến vận mệnh cà triều đại, dất nước. Chiếu có thể được viết bang văn xuôi, văn vần, phô biến nhất là biền văn. Chiếu dời đô gắn với sự kiện năm 1010. dưa dến một bước ngoặt vĩ dại cho sự phát triển cúa đất nước Dại Việt. Tác phâm vừa là văn kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn. vừa là áng văn chương qui giá thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Phan dầu bài Chiếu đã nêu ra những lí lẽ, dần chứng minh xác vẻ các triều dại trong lịch sừ Trung Quốc và các triều Dinh, Lc ờ nước ta. nham khăng dịnh việc dời đô cùa vương triều Lí là cần thiết, cấp bách và tất yếu. Phần chính cùa bài Chiếu là lời ca ngợi sáng khoái thế đất hùng vĩ, đẹp đẽ, giàu tiềm năng của nơi sẽ duợc chọn là kinh đô mới. Thành Đại La là chốn "địa linh” (dất linh thiêng) "được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, "đúng ngôi nam bấc dông tây”, "tiện hướng nhìn sông dựa núi” theo quan niệm phong thuỳ. Dây còn là chốn "địa lợi” (vùng đất tốt dẹp, có nhiều thuận lợi): "...Địa thế rộng mà bang; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cánh ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi ". Thành Dại La dầy dù điều kiện trở thành "nưi kinh dô bậc nhắt cùa đế vương muôn dời". Đây sẽ là nơi thoả mãn khái vọng xây dựng dất nuớc thống nhất, thái bình, thịnh trị cùa toàn dân tộc. Trong quan niệm "ý trời, lòng dãn", lần đầu tiên, thú dô "nước Việt ngàn nãm vãn vật” được ngợi ca bang những lời đẹp dè mang niềm sảng khoái, tự hào. Diều này phản ánh m ột tầm nhìn x a lộ n g , ý chí 1ỨI1 lao, m ộ t linh tliàu cản liụ n g x u á l phái lừ tấm lòng lo cho hạnh phúc nhân dân, ý thức trách nhiệm trước quốc gia cùa vua Lí Thái Tô - đấng "minh quân” triều Lí. BỊ đánh bại năm 981. dưới triều Lê Đại Hành (980 - 1005), nhưng rông triều vẫn không cam chịu từ bó dã tâm thôn tính Đại Việt. Cuối năm 1076, quân Tống lại 0 ạt kéo sang dánh nước ta. Vua quan, quân dân thời Lí với chiến tuyến sông Như Nguyệt (sông cầu) và sức chiến đấu kiên cường đã dập tan mộng tưởng xâm lăng cùa giặc. Khí thế dân tộc thể hiện hào hùng, sâu sẩc trong bài Nam quốc sơn hà bất hủ: 61 Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên phận định tại Thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thù bại hư. Đại Việt sử ki toàn thư chép, trong thời gian chiến đẩu chống quân Tống xâm lược, một đêm, quân sĩ nhà Lí chợt nghe trong đền thờ Trương tướng quân có tiếng ngâm bốn câu thơ trên. Vì thế bài thơ còn có tên là bài Thơ Thần. Hai câu đầu cùa bài thơ đã khẳng định nước ta là một quốc gia độc lập, cỏ chủ quyền. Câu thơ mở đầu viết Nam đế và Nam quốc nhàm khẳng định sự tồn tại độc lập với Bắc quốc và Bắc đế, biểu hiện mạnh mẽ tinh thần tự cường về quyền bình đẳng, tự chù cùa vua Nam trên lãnh thổ nước Nam. Sự rõ ràng về cương vực, quyền lực đã !à chân lí hiển nhiên, bất di bẩt dịch, đã được trời đất, thần linh phân định, tuyên bố. Quan niệm về đất nước ở đây còn gắn với thần quyền và vương quyền. Dựa vào lòng tin ở trời, ở thần, ờ vua - những bậc “minh quân”- bài thơ là một lời hiệu triệu chống giặc, thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc. Từ đinh cao vững chãi của một quốc gia có chù quyền, tác giả gọi quân Tống xâm lược là bọn nghịch lỗ - lũ tù binh “mọi rợ phản loạn” (Nguyễn Đăng Na) với một thái độ khinh thị. Kết luận bài thơ là lời cảnh cáo đanh thép đối với hành động ngông cuồng, phi lí cùa chúng: “Nhữ đàng hành khan thù bại hư Xâm phạm nước ta, sự thất bại thảm hại cùa chúng là tất yếu. Mang tư tưởng lớn và tình cảm lớn cùa thời đại, bài thơ đã trở thành bàn tuyên ngôn độc lập hào hùng, mang tính chiến đấu cao, làm rạng rỡ cho di sản văn chương yêu nước thời Lí. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược diễn ra trong 30 năm đã kết thúc oanh liệt vào năm 1288. Chién công lịch sứ cùa triều Trần là nguồn đề tài vô cùng rộng lớn, vừa hiện thực, vừa thi vị cho văn học. Mọi góc độ khác nhau cùa cuộc chiến tranh cứu nước đã được phản ánh trong nhiều thể loại làm nên hệ thống các tác phẩm thơ văn yêu nước thời Trần. Tác giả cùa nó, nhiều người (là vua, vuơng hầu, quan lại hay tướng lĩnh,...) đã từng cầm vũ khí xông pha trận mạc nay lại cầm bút viết nên những áng thơ vãn hùng tráng. Mỗi tác phẩm một vẻ đã làm nên muôn ngàn âm sắc cho văn học của một thời đại. 62 Vào những năm 80 cùa thế ki XIII, triều Trần đang khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới. Ra đời trong hoàn cành đó, bài Dụ chư lì tướng hịch văn vẫn quen gọi là Hịch tướng sĩ văn của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là lời kêu gọi thiêng liêng, biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất nội dung yêu nước thời Trần. Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn (1232 - 1300), tên quen thuộc là Trần Hưng Đạo, là người có học vấn uyên bác, tài kiêm văn võ, là một nhà quân sự thiên tài, một anh hùng dân tộc công lao bậc nhất thời Trần. Ba lần quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, ông deu hết lòng đánh giặc. Là người rộng lượng, quí trọng người hiền tài, Trần Quốc Tuấn còn là một tấm gương về lòng trung nghĩa, đã gạt bó mọi hiềm khích riêng đề đoàn kết tướng lĩnh, phò vua giúp nước dánh bại kè thù xâm lược. Đời Trần Anh Tông, ông xin về nghỉ ớ Vạn Kiếp, nay là xã Hưng Dạo, huyện Chí Linh tinh Hải Dương, rồi mất ờ đấy. Hiện nay còn dền thờ ớ Kiếp Bạc. Khi ông mất, vua Trần đã phong tặng tước Hưng Đạo Đại vương. Hịch tướng sĩ văn là bài tựa (Lời nói đầu) cho cuốn Binh thư yếu lược do Trần Quốc Tuấn soạn thào đê huấn luyện quân sĩ. Sau khi nêu ra hàng loạt gương hi sinh vì đạo thần chú trong sứ sách, nhàm khích lệ lòng trung nghĩa cùa tướng sĩ, tác giá chi ra thực trạng đất nước trước tham vọng ngòng cuồng cùa quân Nguyên Mông. Lũ giặc ngạo mạn, nghênh ngang, "đòi ngọc lụa”, “thu bạc vàng”, “vét cùa kho” với lòng tham không cùng. Trần Quốc Tuấn đã khinh bi gọi chúng là lũ chim thú thấp hèn, dữ tợn. Lời hịch chứa chất sự căm phẫn, uất ức đối với quàn thù khi sừ dụng những hình tượng ẩn dụ "uốn lưỡi cú diều mà xi mang triều đình”, “đem thán dê chó mà bắt nạt tế phụ". Nhìn thấu dã tâm lũ giặc, ông đau đớn chi ra đất nươc đang dưng irườc hiẻm họa xam láng, khac nao "dem thụ ma vưi cho hô đói”. Trần Quốc Tuấn dã bộc bạch nỗi lòng căm thù giặc sâu sắc của minh với các tướng sĩ thuộc quyền. Nghĩ đến thù nước ông quên ăn, quên ngú, lòng đau như bị dao cắt, nước mắt chan hoà. Nỗi đau đó dường như quá sức chịu dựng, lại thường xuyên liên tục. Và trong ông nỗi uất hận trào lên "muốn xà thịt lộl da, nuốt gan uổng máu quán thù". Theo cách nói cùa người xưa, đó là sự quyết tâm tiêu diệt kẻ thù cùng một ước nguyện hi sinh mãnh liệt, cao cả: "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Dó là lời thề tự nguyện, sẵn sàng xả thân trăm lần, nghìn lần để trà thù nước. Lời hịch bi tráng, thống thiết là tấm lòng 63 chân thành và sắt đá cùa Trần Quốc Tuấn, tạo nên sự xúc động m ạah mẽ người nghe, người đọc. Vậy mà, trong tướng sĩ lúc ẩy còn có những người như thờ ơ trước nc đau, sự hiểm nguy cùa giang sơn. Hoặc còn đang lao vào tận hường những thú vui tầm thường như chọi gà, đánh bạc, uống rượu, nghe hát; hoặc kiếm tìm, thu vén những quyền lợi bé nhỏ, cá nhân, trước mắt mà quên trách nhiệm cùa một đấng nam nhi đối với lí tường phò vua cứu nước , hồ trước nguy cơ tồ quốc bị diệt vong. Trần Quốc Tuấn vô cùn tức giãi trước thái độ sống sai lầm cùa họ. Giọng văn mia mai, chì chiết kết hợp với hệ thống hình ảnh cụ thể, đặt trong mối quan hệ tương phản (như cựi gà trống / áo giáp giặc; mẹo cờ bạc / mưu nhà binh', liền cùa, chó sàn chén rượu, tiếng hát / quản thù tàn bạo,...) đã chi ra sâu sác một hiệnn thự< đáng sợ. Tất cả những gì mà tướng sĩ đang có đều trở nên vô nghĩa, boat lự< trước sức mạnh tàn bạo, khốc liệt của quân Mông cổ. Nhất là không t thê la phương tiện cứu mỗi người, cứu đất nước trước họa ngoại xâm. Từ đdó, tác giả bài Hịch đã chi ra hai con đường, hai viễn cảnh cho sự lựa chọrn mộ thái độ sống. Lo hường lạc, sẽ thua giặc, lúc bấy giờ “chằng những thái ấp cua ta không cỏn, mà bông lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến củù ta bị lan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chăng những xã lắc ló lông la bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật đào; chăng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rứa , lén xâu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khói mang tiếng ' là tướng bại trận”. Đó là con đường chết, tự huỷ diệt với tất cả lẽ khổ) dau, tăm tối, nhục nhã, buồn tủi và tan nát. Khi mất nước, hạnh phúc thiết thân cùa mỗi người, cuộc sống cua mồi người, danh dự cua 1T1Ồ1 ngươi đeu b| chà đạp. Neu quân sĩ lo rèn tập để đánh thắng giặc thì có con đường sống, con đường tồn tại, hạnh phúc với mọi lẽ sung sướng, vinh quang, tươi sáng, vui vè và toàn vẹn. Đất nước còn, cuộc sống cùa chủ tướng và tì tướng cùng được bảo vệ. Tổ quốc ờ đây đuợc cụ thể hoá bằng thái ấp, bông lộc, xã tắc tô tông, tông miếu, tổ tiên, phần mộ cha ông, gia quyến vợ con... Đó là những cái gắn bó, thiêng liêng với mỗi người. Kết cấu “Bất duy,... nhi" (“chẳng những... mà”) lặp đi lặp lại nhiều lần, không chi Cíó tác dụng làm tăng sự thiết tha, hùng biện cho lời hịch, mà còn biểu hiện S!ự kết 64 nối số phận vua quan, tướng sĩ và toàn dân. Bài Hịch kết thúc bằng lời thề đanh thép: “Giặc với la là kẻ thù không đội trời chung" và yêu cầu hãy lựa chọn: hoặc theo ta, hoặc theo giặc; hoặc là phủi đạo thần chù, hoặc là kè nghịch thù. Bài Hịch như một mệnh lệnh: phái một lòng quyết tâm rửa nhục cứĩi nước, cứu nhà. Tác già viết bài Hịch nhàm xây dựng sự thống nhất ý chí, tình cảm, mạnh, sao cho trên dưới một lòng quyết tâm giết giặc ngoại xâm. Cho (lù địa vị mỗi người khác nhau, nhưng Hịch tướng sĩ văn đã giúp mọi người giác ngộ rang, đề bào vệ quyền sống cùa mỗi người và quyền tự chù cùa đất nước, phải đoàn kết dưới ngọn cờ kháng chiến của nhà Trần. Trên thực tế, bài Hịch đã tác động mạnh mẽ đến tướng sĩ. Lời văn thấu tình đạt lí đã tham sâu vào đường gân thớ thịt người nghe, người đọc. Theo lời dạy bào cua Quốc công Tiết chế việc học tập Binh thư yếu lược đã duợc toàn quân hướng ứng. Hịch tướng sĩ văn là hồi kèn xung trận, giục giã mỗi người xông lên dem thân đền nợ nước. Hịch tướng sĩ văn là tác phẩm chính luận sục sôi nhiệt huyết và tràn đầy cảm xúc làm nên thành công, mẫu mực về văn chương hùng biện trong lịch sử văn học Việt Nam. Nhiều tác phẩm thơ ca thời Trần Hồ viết về đề tài kháng chiến chống xâm lược. Mỗi người bàng sự từng trải cuộc sống riêng, với nhiều góc dộ khác nhau đã thể hiện phong phú, sâu sắc tinh thần yêu nước. Đc bày tỏ ý chí một công dân mang khát vọng cứu nước, Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) đã viết bài Thuật hoài (Tò lòng): Hoành sóc giang san cáp ki thu Tam quân lì ho khí thôn ngưu. N a m n h i vi liên cô n g d a n h trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. (Múa giáo non sông trải mấy thâu, Ba quân hùng khí, át sao Ngưu. Công danh nam từ còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu). Nhàn gian còn truyền tụng câu chuyện về chàng trai dan sọt làng Phù Úng, mài nghĩ việc nước mà không biết ngọn giáo đâm vào đùi, chảy máu. Ớ bài thơ, ý chí và khí thế hùng mạnh đã tạc vào không gian và thời gian « 3 T V H T R U N G Đ A! T1 65 hình tượng lớn lao, hiên ngang, lẫm liệt của người chiến sĩ, của đội quân yêu nước cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông. Qui mô nhỏ cùa bài thơ thất ngôn tứ tuyệt (28 chữ) đã chứa đựng một nội dung sâu sắc mang tinh thần và hào khí cùa thời đại nhà Trần. Khát vọng công danh ở đây đã vượt quá nỗi niềm riêng cùa một người, của chính chù thể trữ tình mà trở thành nỗi niềm chung cùa mọi đấng nam nhi thời loạn mang lí tưởng phò vua cứu nước. Trong không khí hào hùng năm 1285, Thượng tướng Trần Quang Khải (1241 - 1294), người chi huy đánh tan quân giặc ờ Hàm Từ, Chương Dương đã viết bài Tụng giá hoàn kinh sư (Theo xe vua trở lại kinh đ ô ): Đoạt sóc Chương Dương độ, Cầm hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực, Vạn co thừ giang san. (Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Từ bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước vẫn nghìn thu). Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc đã dựng nên bức tranh hoành tráng, đầy khí thế chiến thắng của quân dân nhà Trần. Nội dung vừa tổng kết một chặng đường cùa kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược với những chiến công oanh liệt, vừa xác định ý thức trách nhiệm lớn lao của mỗi người trong việc bảo vệ, xây dựng đất nước thanh bình, bền vững, dài lâu. C ũ n g cảm h ứ n g tự hào v à tin tư ờ n g ấy, n h ân b u ổ i làm lễ d â n g th án g trận ờ Chiêu lăng (lăng Trần Thái Tông), vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) thấy chân ngựa đá lấm bùn đã tức cảnh ngâm hai câu thơ: Xã lắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà thiên co điện kim âu. (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá, Non sông nghìn thuở vững âu vàng) Đó là niềm kiêu hãnh của ông vua yêu nước - người anh hùng thuở Trùng Hưng. Đó cũng là nhận thức sáng rõ về sự tồn vong của đất nước - 66 nơi mà ông dã cùng vua cha lãnh dạo triều đình và dân chúng kiên cường bảo vệ. Các nhà thơ thời Trần còn hướng ngòi bút đến thiên nhiên hùng tráng. Nhiều địa danh lịch sừ gan với chiến công chống giặc đã vào thơ với một cám hứng mãnh liệt, được mô tà bang những hình tượng kì vĩ, trong sáng, chứa đựng những lời phẩm bình mang tầm tư tưởng lớn. Mấy chục năm sau chiến thắng, sông Bạch Đằng vẫn hoành tráng trong thơ vua Trần Minh Tông ( 1300 - 1357), trong Bạch Đằng giang phú cùa Trương Hán Siêu (? - 1354). Phú vốn là thể văn có vần bẳt nguồn từ thơ cổ, có nội dung trình bày. mô tả - thường thiên về tả cành. So với thơ Dường luật, phú có qui mô, dung lượng lớn hơn. Bài phú được mở đầu bang vè đẹp vừa hùng vĩ vừa nên thơ cùa con sông này, một thiên nhiên - kì tích. Với Trương Hán Siêu, Bạch Dằng giang là địa danh, là tháng cánh nồi tiếng nhất, đù thoả mãn khát vọng, chí bốn phương cùa khách viễn du. Bởi đây còn là nơi chiến địa lừng danh chiến thắng của dân tộc. Xây dựng hình tượng các bô lão - qua lời kề cùa họ, bài phú đã tái hiện lại trận đánh lịch sử nơi đây, làm sống lại những chiến công liên tiếp trên sông này với không khí bừng bừng cùa đội quân cứu nước: Dây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã Cũng lù bãi đất xưa, thuờ trước Ngô chúa phá Hoẳng Thao Dương khi: Muôn đội thuyền bày, rừng cờ phấp phới, Ilùng hô sáu quân, giáo gươm sáng chói. Thắng bại chừa phân, Bắc Nam lũy đối. Á n h n h ậ t nguyệt ch ừ p h á i mờ, Bầu trời đấl chừ sắp hoại,... Trời cũng chiểu người, hung đồ hết lối. Khác nào: Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay, Ben Hợp Phì giặc Bồ Kiên lát giây chết rụi. Đen nay nước sông tuy chày hoài, Mà nhục quân thù không rửa nổi! Tái tạo công lao, muôn đời ca ngợi. 67 Bạch Đằng giang phú là bài ca hào hùng cùa thời đại đã thể hiện được khí thế dân tộc qua những hình ảnh kì vĩ và lời văn bay bổng. Nghệ thuật phô diễn điêu luyện, niềm tự hào cùa tác già đã làm nên sức lôi cuốn cùa tác phẩm. Hai bài ca thay lời kết luận đã khẳng định một chân lí: tên tuổi các anh hùng dân tộc xưa nay vẫn còn mãi với non sông đất nước. Trương Hán Siêu hết lời ca ngợi hai “thánh quân anh minh” (Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông) đã lãnh đạo kháng chiến thắng lợi, đem lại đất nước "thiên cổ thăng bình”. Đó chính là mục đích cao cả cùa dân tộc ta. Bài phú cũng đặt ra vấn đề sức mạnh chiến thắng không phải chi do địa thế hiểm trở mà trước hết là ờ con người có đức lớn, có chính nghĩa: Bất tại quan hà chi hiếm hề, Duy tại ỷ đức chi mạc kinh. (Không tại non sông hiểm trở, Chi tại đức cao không gì so sánh được). Cảm hứng đó gặp gỡ với quan niệm về mối quan hệ “địa linh nhân kiệt” cùa Nguyễn Sường (cuối thế kì XIII - đầu thế ki XIV), được thể hiện trong hai câu kết bài thơ Bạch Đang giang: Thuỳ tri vạn cổ Trùng Hưng nghiệp, Bán tại quan hà bán tại nhân. (Mấy ai biết sự nghiệp muôn thuở đời Trùng Hưng, Một nừa nhờ địa thế sông núi, một nửa do con người). Trận thắng oanh liệt ở cừa Hàm Tù đã để lại ấn tượng sâu sắc, làm xúc động bao tấm lòng yêu nước cùa nhiều thế hệ. Khoảng trăm năm sau chiến thắng, Trần Lâu1 - một thi sĩ đời Hồ đã làm thơ vịnh địa danh lịch sử khi ô n g tớ i cử a ải này: Thuyết trước sa trường cám khái đa, Như kim Hàm Từ mạn kinh qua. Cổ chinh hung dũng, triều thanh cấp, Kì bái sâm si, trúc ành tà. Vương đạo hoi xuân nồng co thụ, Hồ quân bão hận thấu hàn ba. 1 Trần Lâu (caối TK XIV đầu TK XV), người làng Đông Ngạn (nay thuộc tinh Hà Bẩc), đậu Thái học sinh đời Hồ, làm chức giáo thụ. 68 Toa Đô thụ thù tri hà xứ, Thuy lục sơn thanh nhập vọng xa. (Chiến địa lừng danh vốn ước mơ, Nay qua Hàm Từ dộng lòng thơ. Rạt rào sóng vo I)hư chiêng trống, Nghiêng ngừa tre nay tựa bóng cờ, Cây cối xanh tươi nhuần đạo lớn, Đáy sông ấm ức tiếng quân thù. Toa Dô nộp mạng nơi dâu tá ? Nước biếc, non xanh ngát cõi bờ). Niềm xúc động, ngưỡng mộ về chiến công oanh liệt cùa các anh hùng cứu nước dã đem đến cho Trần Lâu nguồn cám hứng mãnh liệt. Đen nơi đây, đối diện với cảnh trí, nghe sóng nước, nhìn bờ tre trúc, quá khứ sống dậy. trở về trong hiện tại. Đắm chìm trong suy tư, hồi tường, tác giả như thấy “chiêng trống đó hồi ", "cờ trận tung bay". Phong cách liên tưởng của thơ ca trung đại, đã làm sống lại trong tâm trí Trần Lâu một phần khí thế và quang cảnh trận mạc năm xua. Bài thơ Quá Hàm Tử quan đã tạo thêm cho địa danh này những hình tượng đẹp đẽ, kì vĩ bằng ngôn từ. Từ chiến công ngày trước, suy ngẫm về sự thất bại của kè thù, sự thắng lợi cùa quân dân ta, tâm hồn nhà thơ thêm rộng mở. Niềm tự hào về chiến tháng hoà chung với niềm vui trước cành đất nước thanh bình. Kết thúc bài thơ là hinh tượng sông nước bao la đã chôn vùi đội quân cùng giấc mộng xâm lăng cùa giặc. Đó cũng là lời khăng định về sức mạnh bất diệt của tư tường chính nghĩa . Dù hoàn cảnh ra đời của từng tác phẩm khác nhau, sử dụng các thê loại khác nhau, mục đích nghệ thuật trực tiếp của từng tác phấm có thế khác nhau, nhưng mỗi lác phẩm văn chương đời Trần đều mang nội dung thê hiện chù nghĩa yêu nước, mang hào khi tiêu biếu cho phong cách thơ thời Trần. Với tâm trạng hứng khới, phấn chắn trong khí thế chiến tháng, lủm hồn nghệ s ĩ rộng mờ, giao càm với non sông, hoà đồng với niềm vui lớn lao cùa dân lộc. Viết về nội dung yêu nước chổng xâm lược, sáng tác cùa các tác già đời Trần vừa là sản phẩm cùa lịch sừ vừa là nguồn động lực thúc đây sự phát triển lịch sừ đã nâng tâm hồn con người lên ngang tẩm vóc thời đại. 69 Chiến tranh kết thúc, hoà bình trở lại, vuơng triều Trần phải lo xây dựng quốc gia thịnh trị. Nhiều vấn đề chính trị - xã hội quan trọng như đường lối trị quốc; lí tưởng giúp dân; đạo đức của vua; phẩm chất, trách nhiệm cùa kè sĩ,... đã được đặt ra. Điều đó cũng được phản ánh trong nhiều áng thơ văn. Nhưng thể phú có lợi thế để viết về chủ đề này. Theo Lê Quí Đôn, phú chữ Hán đời Trần hiện còn 13 bài chép trong sách Quần hiển phú tập, trong đó có nhiều bài nổi tiếng, được người đời sau khen ngợi như Bạch Đằng giang phú, Ngọc tinh liên phú, Tràm xà kiếm phú, Thiên Hưng trấn phú,... Bài Tràm xà kiếm phủ (Phú kiếm chém rắn) của quan Hành khiển Kinh diên Sử Hi Nhan (thế ki XIV), thề hiện quan điểm chiến tranh và hoà bình. Ông người huyện Phi Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đậu Trạng nguyên đời vua Trần Duệ Tông (1373 - 1377). Nội dung bài phú chia làm hai phần. Phần đầu dẫn truyện trong cổ sử Trung Quốc, ca ngợi vè đẹp đến lạ kì cùa thanh kiếm quí đối với việc tạo lập cơ nghiệp nhà Hán. Phần hai, bài phú khẳng định việc cần thiết dùng vũ khí bảo vệ chính nghĩa, bàn về hoà bình và chiến tranh. Mượn lời nhân vật khác, Sừ hi Nhan muốn khách quan hoá lời ca ngợi cảnh văn minh, thịnh trị cùa vuơng triều, ca ngợi lí tưởng đức trị cùa vua Trần. Điều đó được xây dựng như một tuyên ngôn: để chống chiến tranh phải cầm vũ khí chiến đấu, đổ thực hiện ước mơ giành lấy hoà bình. Nhưng lí tưởng tốt đẹp là xây dựng cuộc sống an lạc trong cảnh "khi hoà đầy cà chín châu, gió nhãn hun khắp đal trời Bài phú đã thể hiện một cách sâu sấc và mới mè lòng yêu nước gán với yêu hoà bình, chuộng chính nghĩa cùa tác già. Tràm xà kiếm phú “nổi lên như một hiện tượng văn học dặc sẩc của thời đại, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người dọc”1. Theo Quần hiển phú lập, năm 1304 Mạc Đĩnh Chi (1284 - 1361) dỗ đầu kì thi hội nhung khi ông vào yết kiến, vua Trần Anh Tông thấy dung mạo ông xấu xí, không muốn lấy đỗ Trạng nguyên. Mạc Đĩnh Chi làm bài Ngọc linh liên phú gừi gắm chí mình, dâng lên vua Trần. Bài phú viết về cuộc trò chuyện giữa vị đạo sĩ kì dị có mang xuống cõi trần một bông sen mọc từ giếng ngọc trên núi Họa Sơn, với nhân vật khách - cũng chính là tác giả. Dùng hình tượng bông sen quí sống nơi giếng ngọc rất khác lạ, “chăng phải như đào trần li lục, chang phái như trúc cỗi mai gầy" đến 1 Từ điển văn học, lập 2. Nxb. KHXH. H. 1984 .tr. 317. 70 mầu đơn dất Lạc, cúc giậu Đào Lệnh, lan vườn Linh Quân cũng không sánh được, tác giả đề cao người có phẩm chất trác việt, khí tiết cương trực, không quị luỵ cầu danh lợi tầm thường. Bài phú cũng bày tỏ lòng kính mộ trước thái độ cầu hiền tài cùa vua. Vua xem rồi khen hay và lại để ông đỗ đầu bàng như cũ. Từ đó Mạc Dĩnh Chi được tin dùng. Tuy sừ dụng nhiều mệnh đề thi ca có sẵn trong văn chương cổ điền phương Đông, nhưng Ngọc tinh liên phú đã tạo nên “một thi tứ mới”, được các soạn giả sách Quằn hiền phú lập khen là “thanh tao, có cách điệu”. Cũng theo lời chú trong Quần hiển phú tập, sau khi Hồ Quí Li dựng thành Tây Đô ở Thanh Hoá. có người dâng con bọ lá hình giống con ngựa; triều đình cho là điềm tốt, mới đặt tên là Diệp mã nhi (con ngựa lá) và ra đề cho các danh sĩ đương thời làm bài phú chúc tụng việc này. số người làm Diệp mã nhi phú chác khá nhiều, song hiện nay chi mới tìm được bài của Đoàn Xuân Lôi (thế kì XIV) và bài cùa Nguyễn Phi Khanh (1356 - 1429). Cả hai bài đều bắt đau từ việc miêu tà, bình luận về con ngựa lá mà liên tường việc triều đình tìm được tôi hiền, kín đáo khuyên giải vua phái trọng dụng nhân tài. Nguyễn Phi Khanh viết: Kinh xem: tài nănạ thành trí, khó ké luận bàn. Lại trộm nghĩ: suy xét lòng trời, dõi lìm nhân sự. Vi bang sáu thiêng lạ trẽn cây, sao bang sàn ké sĩ cao thượng, người kì lài trong thiên hạ?... Thế nên đối với vật thiêng lạ cũng đã yêu thương; huống gì đối với loài xáo diệu còn hơn và cực kì thiêng lạ. Xin hãy đôi long yêu vật thành lòng trọng người hiển; đem chí đãi vật lìim chi đũi kẻ sĩ.... Kêt luận, cà hai tác phẩm đều dâng lời ngợi ca triều thịnh trị và bày tò tâm trạng vui sướng cùa kè sĩ được vua hiểu và tin yêu, được đem tâm huyết giúp vào việc trị nước. Bài Thiên thu giám phú (Bài phú về tấm gương soi cho muôn đời) cùa Phạm Mại (thế ki XIV) là lời khuyên răn bóng gió với vua về ý thức xây dựng một vương triều vững chắc, và bậc đe vương luôn phái tu dưỡng tài đức, soi xét theo những tấm gương xấu tốt, thành bại của người xưa. Bài Thang bồn phú (phú chiếc chậu tấm của vua Thang), Đồng Hồ bút phú (phú ngọn bút Đông Hồ) cùa tác giả khuyết danh; cần Chính lâu phú (phú 71 lầu cần Chính) của Nguyễn Pháp,... cũng đều đề cập đến những vấn đề liên quan đến đức trị, đến lí tưởng xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị. Nhìn chung, phú chữ Hán đời Trần phản ánh được đường lối trị quốc, an dân cùa các vua đương thời, phản ánh được phẩm chất cùa các nhà nho có lí tưởng vì nước vì dân, phản ánh được niềm tin ở sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của dân tộc. Trong những sáng tác còn lại cùa văn học đời Trần, không phải chì hoàn toàn là hùng ca, là sảng khoái trong chiến thắng. Ngay từ buổi triều Trần còn thịnh trị cũng đã xuất hiện một vài sáng tác thơ mang nét buồn của một tâm trạng bất mãn trước thực tại trong mối quan hệ với lợi ích riêng, sở thích riêng của cá nhân. Trần Tung (1230 - 1291) là người đã từng cầm quân than, gia chống giặc Nguyên Mông, có nhiều công trạng. Nhưng sau kháng chiến thắng lợi, ông lại lui về ấp Trịnh Bang, tiếp tục theo đuổi ham thích cũ là tham cứu Đạo Phật. Ông tu Phật, không xuất gia nhưng đã trờ thành “một nhà Thiền học có bản lĩnh, có lí trí”. Thơ ông viết với nhiều đề tài nhưng phần nhiều nói đến con người tự do, thanh cao. Bài thơ chữ Hán Phóng cuồng ngâm thể hiện cái nhìn cùa nhà Đạo học đối với những việc nơi cõi trần, nhất là đối với công danh phú quí : Đốt đố! phù vãn hể phú quí, Hu hu quá khích hề niên quang. HÒ vi hề hoạn đồ hiếm trở, Phả nại hề thế thái viêm lương,... Dụng tắc hành hề xà tắc tàng,... (Chà chà cành giàu sang chừ như mây nối. Than ôi ngày tháng chừ như ngựa lướt qua. Con đường làm quan chừ sao mà hiềm trở, Phải tạm quen chừ thói đời nóng lạnh đổi thay,... Dùng thi làm chừ bỏ thì ẩn tàng...) Trần Quang Triều (1286 - 1325), cháu nội cùa Trần Quốc Tuấn, được biệt đãi làm quan từ khi còn ít tuổi. Ông giòi cả văn võ, từng cầm quân dẹp giặc. Nhưng Trần Quang Triều lại không ham công danh. Sau khi vợ ông là công chúa Thượng Trân qua đời, ông càng buồn chán, xin về ờ ẩn tại am Bích Động, nay thuộc huyện Đông Triều, tinh Quảng Ninh. Trần Quang 72 i riêu là một nhà thơ tài hoa. Thơ ông ý hàm súc, tinh tế. Ông viết nhiều về cánh thôn dã, cảnh chùa, về thú ờ ân vui với thiên nhiên, về tâm sự buồn chán công danh và thói dời đen bạc: Nhún lình sơ mật xao bồng vũ, Thể thúi cao đê phách ngạn triều. Chu trung độc chước (Trong thuyền uống rượu một mình Tình người thưa nhặt mưa trước mái, Thói đời cao thấp sóng đầu gềnh,...) Từ những nỗi niềm cá nhân của con người chán ghét công danh ở đầu thế ki ấy đến sự bất mãn cùa nhà nho trước triều đình suy thoái là cả một khoảng dài. Chu An (? - 1370, thường gọi Chu Văn An) đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan, chi ờ nhà dạy học, mãi sau nhận chức Quốc Tử giám Tư nghiệp đời Trần Minh Tông. Đen đời Trần Dụ Tông, thấy vua mải mê chơi bời, bò việc nước; bọn triều thần lộng quyền, tham nhũng, Chu An dâng sớ xin chém bảy nịnh thần, vua không nghe theo. Ổng từ chức xin về ờ ẩn tại núi Phượng Hoàng (huyện Chí Linh, Hài Dương), lấy hiệu là Tiều Án. Thơ ông có nỗi niềm “tâm tình để ngoài cuộc dời”, cỏ đơn, coi công danh là “giấc mộng hoang đường” nhưng vẫn day dứt đau khổ vi không thực hiện được lí tường cùa một trí thức yêu nước. Tấm lòng trung quần ái quổc cùa ông chưa bao giờ nguội lạnh. Bài thơ Miết trì ngưng kết mọi nỗi niềm cảm khái của Chu An. Ông thầm gạt lệ xót xa trước thực tế đất nước và cơ nghiệp nhà Trần suy vi: Thuỳ nguyệt kiểu biên lộng tịch huy, Hà hoa hà diệp tĩnh tưởng V. Ngư phù cố chiếu long hà tại, Vân mãn không sơn hạc bất qui. Lão quế luỳphong hương thạch lộ, Nộn đài trước Ihuỳ mội tùng phi. Thon lâm thù vị như hôi thổ, Văn thuyết Tiên hoàng lệ ám huy. (Thuỷ nguyệt bên cầu ngắm bóng tà, Hoa sen chen lá lá chen hoa. 73 Cá bơi ao cũ rồng đi vắng, Mây phủ non không hạc ở xa. Quế lão gió đưa đường đá ngát, Rêu non nước đẫm cửa thông hoà. Tấc lòng nào đã như tro nguội, Nghe nói Tiên hoàng giọt lệ sa). Cuối thế kl XIV, triều Trần suy thoái, triều Hồ lên thay rồi những cuộc kháng chiến chống xâm lược thất bại. Đây là những tháng ngày đau thương cùa dân tộc. Cảm thán trước thế sự là một nét tâm lí mới và âm điệu chù yếu trong sáng tác cùa nhiều tác giả. Ờ đây nỗi đau xót, bi quan không phải vì cá nhân bị thất sùng hay không có công danh mà là nỗi đau, nổi cám thán vì sự khùng hoảng cùa giai cấp, sự bất lực cùa cá nhân trước Ihời cuộc, Irước vận mệnh cùa đất nước. Tâm trạng cùa mỗi người, cùa nhiều người mang nỗi đau cùa một tầng lớp, cùa thời đại. Thơ ca mang nỗi trăn trở, dằn vặt. Trần Nguyên Đán (1320 - 1390) là cháu bốn đời cùa Thượng tướng Trần Quang Khải. Cuối Trần, xã hội rối loạn, ông đã từng cùng nhiều tướng lĩnh dẹp loạn Dương Nhật Lễ, lập vua Trần Nghệ Tông, được phong chức Tư đồ phụ chính kiêm Tể tướng. Từ đời Trần Duệ Tông, Trần Phế Đe nhà Trần suy yếu, quyền bính dần tập trung vào tay Hồ Quí Li. Vua lại quá tin dùng Quí Ly, ông can ngăn không được. Năm 1385, Trần Nguyên Đán xin nghi quan, về Côn Sơn. ông có tập thơ Băng HÒ ngọc hác. Thơ cùa quan Tư đồ họ Trần thường mang tâm tư lo đời, thương dân và nỗi buồn da diết, nỗi dàn vặt thẳm sâu. Đó là những vần thơ hay nhất cùa ông. Bài Nhâm dần lục nguyệt tác là nỗi niềm đau xót cùa Trần Nguyên Đán trước những thiên tai, tốn hại cùa mùa màng và nổi đói khố của dân chúng: Niên lai hạ hạn hữu thu lăm, Hoà cào miêu thương hại chuyến thâm. Tam vạn quyển thư vô dụng xứ, Bạch đầu không phụ ái dân tâm (Năm nay hạ hạn lại thu mưa, Đau nỗi mùa màng những thiệt thua. Ba vạn sách dầy đành xếp xó, Yêu dân còn nợ, mái đầu phơ). 74 Ong tự thấy mình không làm dược gì dể giúp dân. Sự cảm nhận về sụ bế lẳc cùa bàn thân đem đến cho ông một tâm trạng đau đớn, nặng nề. Bài Bất mị (Không ngủ) là cả một nỗi niềm bao trùm thời gian và không gian: Quan xá thu sương lậu chuyên trì. Cô viên tùng cúc lại thiên nhi. Mục liền lận thị quan tâm sự. Bệnh dũ bất như do bệnh thì. (Quan xá sương thu chậm khác canh, Cúc tùng vườn cũ góc trời xanh. Ngó ra rành việc lòng đeo đuổi, Thà bệnh còn hơn lúc bệnh lành). Ò nhà cùa quan Tư đồ, thời gian như ngưng trệ, không gian như tù hãm. Nhưng vượt quá khoáng không bé nhò, cũ kĩ ấy, bên ngoài nơi "quan xá”, cuộc đời đang biến động khiến cho Trần Nguyên Dán cháy bỏng một khát vọng cứu đời. Nhưng hơn bao giờ hết, ông nhận thức rõ sự bất lực cúa mình. Vi thế, kết thúc bài thơ ông hướng tới giải pháp tiêu cực cho chính bàn thân: thà dau đớn mè man trong bệnh tật để quèn tất cả còn hơn lành bệnh, tinh táo mà phái dan vặt vì không thể thực hiện được trách nhiệm cùa bậc đại nho yêu nước thương dân. Nguyền Phi Khanh (1356 - 1429) cũng có nhiều bài thơ viết theo cảm hứng này. Ông tên thật là Nguyễn Ưng Long, dến đầu đời Hồ đổi là Nguyễn Phi Khanh, hiệu là Nhị Khê. Ông là rể cùa quan Tư đồ Trần Nguyên Dán. Năm 1374, thi đỗ Tiến sĩ nhưng Nguyễn Phi Khanh không được bồ dụng làm quan. Dên đời Hồ, ông được Hồ Quí Li trọng dụng. Khi qu ân M in h dnnh hại nhà Hô, ông cù n g n h iêu q u an chứ c đ ư ơ n g tricu bị băt đưa về Trung Quốc. Tác phẩm cùa ông có Nhị Khẽ thi tập, Nguyễn Phi Khanh thi văn tập. Đen nay chi còn lại một số bài thơ, một bài phú và bài Thanh Hư động ki được chép rải rác trong các sách đời sau. Trong thơ Nguyễn Phi Khanh luôn gặp hình ành con người cô đơn, uống rượu quên sầu. những bài viết về mùa xuân lạnh, về mùa thu mang nỗi buồn da diết, thấm thìa. Đó là nỗi xót xa cho dân chúng chịu rét buôt trong tiết Xuân hàn. Đó là ước nguvện được làm ánh sáng trên trời soi thâu mọi nỗi khổ nhân gian, mong ước làm bễ lò rèn thổi hơi ấm cho lòng ngirời. Ông rơi lệ khi đọc thơ Dại Đông (thiên Tiểu Nhã, trong Kinh Thi) 75 vì sự lao khổ khánh kiệt cùa dân chúng thời nhà Chu làm ông liên hệ), , xót xa cho tình cảnh nhân dân mình. Thơ Nguyễn Phi Khanh mang nỗ)i 1 đau buồn trước hoàn cảnh, nhưng luôn vời vợi một tấm lòng thương dân. Những năm đầu thế ki XV, cuộc kháng chiến cùa nhà Hồ vài I nhà Hậu Trần thất bại, làm xuất hiện nhiều thơ ca cảm khái trước tình c cảnh đất nước bị xâm lăng, trong đó Càm hoài là một tác phẩm nồi t.iếiếng. Đặng Dung' theo Trần Trùng Quang chống giặc Minh xâm lược, mlĩihiều năm xông pha trận mạc. Cuộc kháng chiến thất bại, ông cùng 1 Trần Trùng Quang bị giặc bát giải về Yên Kinh, dọc đường nhảy xuống s sông tự vẫn, để giữ trọn khí tiết. Thơ cùa ông đến nay chi thấy lưu lạii ii mội bài Cảm hoài: Thế sự du du nại lão hà. Vô cùng thiên địa nhập hàm ca. Thời lai đồ điếu thành công dị, Vận khứ anh hùng am hận đa. Tri chù hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà. Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, ki độ long tuyển đới nguyệt ma. (Việc tính chưa xong tuổi vội già, Đất trời thu gọn tiệc ngâm nga. Gặp thời đồ điếu thành công dễ, Lỡ vận anh hùng dạ xót xa. G iú p ch ú a n h ữ n g m o n g x o ay tr\ic đất, Rửa binh không lối kéo Ngân hà. Bạc đầu thù nước còn chưa trả, Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà). Bài thơ mang nỗi niềm đau xót cùa người anh hùng lỡ vận. Cl hChí 1< chưa thành, thù nước chưa trả mà đầu đã bạc. Có bi phẫn, uất hận rnh như ' Đặng Dung, người huyện Thiên Lộc (nay là huyện Can Lộc, tinh Hà Tĩnh), là conn con Đị Tất. Ong theo cha giúp Giản Định đế - Trần Ngỗi (1407 - 1409) chống giặc Minh. . Sh. Sau thẹo Trần Ọuý Khoáng (vua Trần Trùng Quang) tiếp tục chống giặc xâm lược. Khánịig áng ch thất bại, ông sa vào tay giặc vào cuối năm 1413. 76 không tuyệt vọng buông xuôi, không sờn lòng. Câu kết bài thơ sừng sững hình tượng một con người nuốt hận nhiều, mà hàng đêm vẫn "mài gươm báu dưới bóng trăng". Một con người đã chiến đấu anh dũng và đã chiến bại vẫn không nàn lòng, vẫn mài gươm mài chí chờ thời, quyết báo quốc thù. Câu thơ làm xúc dộng nhiều thế hệ độc già bời lời ca bi tráng và cũng bời tấm lòng yêu nước và ý chí sắt đá cùa tác giả. Lí Từ Tấn, nhà phê bình đầu đời Lê đã khen rang "Không phải bậc hào kiệt không làm được”. Cảm hoài là những dòng tàm tư cùa Dặng Dung, nhưng “nó đã vượt ra ngoài khuôn khô những suy tư riêng cùa cá nhân Đặng Dung mà trờ thành tiếng nói tiêu biếu cho một thế hệ trong một giai đoạn lịch sử'’1. I hơ ca là bộ phận quan trọng nhất cùa văn học đời Trần Hồ. Với những tác phâm còn lại của khuynh hướng yêu nước, có thể nhận thấy sự chuyền đòi cám hứnu từ thơ Thịnh Trần sang thơ Vãn Trần. Cúng một dòng thơ trữ tình công dân với mối quan tâm lớn nhất là vận mệnh xã tắc, sự nghiệp quốc gia và hạnh phúc nhàn dân. vấn đề còn mất cùa giang sơn, thịnh suy cùa triều dại và sự ihẳng bại trong cuộc chiến tranh vệ quốc là bối cảnh lịch sứ, xã hội, tư tưởng, văn hóa tạo nên cảm hứng, âm điệu cùa thơ ca. Sự chuyền đồi thời đại đưa đến sụ chuyển đổi một dòng thơ, từ càm hứng hùng tráng sang bi tráng. Những vần thơ cảm thán thời thế cuối Trần- Hồ có nét buồn đau nhưng vẫn tràn đầy hào khí, phong cách thời đại Dông A, làm phong phú cho thành tựu thơ văn yêu nước. Những nỗi niềm mang chất bi tráng đã đem đến cho thơ ca trữ tình thời Trần một sẳc thái mới trong nội dung phàn ánh cũng như nghệ thuật biếu hiện, khởi đầu khuynh hướng cám hứng the sự trong văn học trung đại. * * * Trong bối cánh đất nước được độc lập, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần đã thành công nhiều trong công cuộc xây dựng, bào vệ quốc gia tự chủ và vừng mạnh. Giai đoạn lịch sử thế ki X đến XIV là thời kì phục hưng của đất nước, dân tộc, văn hoá Đại Việt. Dòng văn học viết hình thành và phát triển gan liền với công cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước cùa cả cộng đồng dân tộc. Những tác phấm văn 1 TrDn ThO BDng Thanh: GiữiiịỊ i'ũ/1 1'0/1 /lũr Víũr Nam . Nxb GD. H. 1997, ir. 138. 77 chương yêu nước bằng nhiều thể loại, với nhiều nội dung đã phán ánh khí phách anh hùng, ý chí tự lập tự cường, những tư tưởng lớn và tình cảm lớn cùa thời đại. Cùng với dòng văn học dân gian, sự phát triển ngày càng phong phú của dòng văn học viết làm cho nền văn học dân tộc trờ nên cân đối, hoàn chình. Trên cơ sờ tiếp thu nền văn học dân gian cổ truyền và tiếp nhận ảnh hưởng của văn hoá văn học Trung Hoa, cha ông ta đã xây dựng nên nền văn học dân tộc đa dạng và đặc sác. Văn học viết giai đoạn thế ki X đến thế ki XIV chủ yếu được sáng tác bàng chữ Hán. Các thể loại đều có tác phẩm đạt đến trinh độ nghệ thuật cao, bao gồm cả bộ phận văn học chức năng (hành chính, tôn giáo,...) và văn học nghệ thuật. Đặc biệt sự khởi phát một phong trào dùng chữ Nôm làm thơ phú đã đặt nền móng cơ bàn cho thành tựu văn học Nôm ở các giai đoạn sau. Nội dung vãn học có thể khái quát theo các khuynh hướng: càm hứng tôn giáo, cảm hứng về thiên nhiên và cám hứng yêu nước bao gồm cả những sáng tác mang nội dung cảm thán thời thế. Những tác phẩm văn chương yêu nước với nhiều thể loại đã phàn ánh khí phách anh hùng, những tư tường lớn và tình cảm lớn của thời đại. Sự thể hiện ngày càng phong phú những vấn đề cùa tâm trạng tác già trước hiện thực đất nước đem đến một hướng phát triển mới cùa sáng tác văn chương. Đây là văn học giai đoạn mở đầu của nền văn học viết dân tộc. số lượng tác phẩm hiện còn lại không nhiều nhung đã cho thấy diện mạo phong phú về nội dung và nghệ thuật. Giai đoạn văn học này đã phát triển tương xứng với sự trường thành của dân tộc. Văn học thế ki X - XIV là một bàng chứng về một trong những thời kì huy hoàng của quốc gia Đại Việt và nền vân hoá Dại Việt. Tftl u ậ l THAM KHÁO [1] Giàng văn văn học Việt Nam (Nhiều tác già). Nxb Giáo dục, 1997 (tr. 125 - 140). [2] Nguyễn Phạm Hùng: Văn học Lí - Trần nhìn lừ thế loại. Nxb Giáo dục, 1996. [3] Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân: Văn học Việt Nam (thế ki X nữa đầu XVIII). Nxb Giáo dục, 1997 ( tr. 46 - 154). 78