🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình văn hóa du lịch Ebooks Nhóm Zalo GIÁO TRÌNH . NHÀ XUÁT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA hŨD K/ PòhCxPằ HNỊdi OVIO Biér mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thành Giáo trình vàn hoá du lịch / Hoàng Văn Thành. - H. : Chính ưị Quốc gia, 2014. - 254tr.; 24cm Thư mục: ư. 250-252 1. Văn hoá 2. Du lịch 3. Giáo trình 306.4819-dc23 * CTH0077p-CIP * 379.3. 075 Mã số: ' - CTQG - 2014 PGS.TS. HOÀNG VĂN THÀNH GIÁO TRlNH NHA XUÁT BÁN CHINH TR| QUỐC GIA - sự THẠT Ha Nội-2014 MỤC LỤC Trang Lời Nhà xuất bản 11 Lời nói đầu 13 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ VĂN HÓA DU LỊCH 17 I- CÁC KHÁI NIỆM 17 1. Khái niệm du lịch và du lịch văn hóa 17 2. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch 18 3. Khái niệm, nhu cầu của khách du lịch 21 4. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của tài nguyên du lịch 22 5. Khái niệm văn hóa, tiếp xúc và giao lưu văn hóa 26 6. Văn hóa du lịch 29 II- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TRONG KINH DOANH DU LỊCH 29 1. Vai trò của văn hóa du lịch 29 2. Vai trò của tài nguyên du lịch 30 III- NHỮNG ĐẶC TRƯNG c ơ BẢN CỦA VÃN HÓA DU LỊCH VIỆT NAM 31 1. Về bản chất 31 2. Tính tổng hợp 33 3. Tính linh hoạt 34 6 GIÁO TRÌNH VÁN HỒA DU LỊCH Chương 2 CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA VIÊT NAM 36 I- NGÔN NGỮ 36 1. Định nghĩa và vai trò của ngôn ngữ 36 2. Sự hình thành của tiếng Việt 36 3. Ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác đôì vói tiếng Việt 38 4. Đặc trưng của tiếng Việt 38 5. Những đặc trưng giao tiếp bằng ngôn ngữ của người Việt Nam 40 II- TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG 41 1. Tôn giáo 41 2. Tín ngưỡng 71 III- NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG 81 1. Múa rối nưốc 81 2. Hát chèo 82 3. Hát tuồng 86 4. Hát văn 88 5. Hát quan họ 91 6. Hát cải lương 91 7. Nhã nhạc cung đình 92 IV- PHONG TỤC TẬP QUÁN 95 1. Phong tục trong gia tộc 95 2. Phong tục hương đảng 96 3. Phong tục xã hội 96 V- KIẾN TRÚC - DI TÍCH LỊCH SỬ, VÃN HÓA 96 1. Di tích lịch sử 97 2. Di tích kiến trúc - nghệ thuật (di tích văn hóa nghệ thuật) 97 MỤC LỤC 7 3. Di tích khảo cổ 97 4. Các danh lam thắng cảnh 99 VI- LỄ HỘI 100 1. Bản chất của lễ hội 100 2. Nguồn gốíc 100 3. Đặc điểm 101 4. Giá trị 102 5. Phân loại 102 6. Lễ hội chùa - lễ hội đền - lễ hội đình 103 7. Một sô’ lễ hội điển hình ở các địa bàn du lịch văn hóa 104 VII- CÁC THÀNH TỐ KHÁC CỦA VĂN HÓA 104 Chương 3 TIẾN TRÌNH LỊCH s ử CỦA VĂN HÓA VIÊT NAM lUo I- VĂN HÓA VIỆT NAM THÒI TIỂN s ử VÀ s ơ s ử 106 1. Thòi tiền sử 106 2. Thời kỳ sơ sử 110 II- VÀN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ BAC t h u ộ c 117 1. Văn hóa vùng châu thô Bắc Bộ 117 2. Văn hóa Chămpa ở miền Trung 123 3. Văn hóa Ốc Eo ở miền Nam 126 III- GIAI ĐOẠN VĂN HÓA ĐẠI VIỆT 129 1. Đặc điểm chung 129 2. Giai đoạn nhà nước phong kiến hình thành và phát triển 129 3. Giai đoạn nhà nưóc phong kiến suy yếu 149 8 GIẢO TRlNH VĂN HÓA DU LỊCH IV- GIAI ĐOẠN VĂN HÓA ĐẠI NAM 162 1. Giai đoạn độc lập 162 2. Giai đoạn thuộc Pháp 167 V- GIAI ĐOẠN VĂN HÓA HIỆN ĐẠI (TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY) 173 1. Đặc điểm lịch sử 173 2. Đặc điểm văn hóa Chương 4 KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VÀN HÓA 173 TRONG KINH DOANH DƯ LỊCH 175 I- KHAI THÁC HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH s ử VẢN HÓA TRONG KINH DOANH DU LỊCH 175 1. Hệ thông di tích lịch sử - văn hóa của Việt Nam 176 2. Vai trò của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trong kinh doanh du lịch 181 II- KHAI THÁC CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRONG KINH DOANH DU LỊCH 182 1. Một sô' lễ hội truyền thông ở Việt Nam 183 2. Vai trò của lễ hội truyền thông trong kinh doanh du lịch 185 III- KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHÁC TRONG KINH DOANH DU LỊCH 187 Chương 5 CÁC SẢN PHẨM DƯ LỊCH VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA VIỆT NAM 189 I- SẢN PHẨM VÀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VẢN HÓA ở VÙNG TRUNG DƯ VÀ MIỀN NỨIRẮCBỘ 189 1. Sản phẩm du lịch văn hóa 189 MỤC LỤC 9 2. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch văn hóa của vùng 189 3. Một sô điểm du lịch văn hóa tiêu biểu 190 II- SẢN PHẨM VÀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA ở VÙNG ĐỒNG BANG SÔNG HỔNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BAC 195 1. Sản phẩm du lịch văn hóa 195 2. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch văn hóa của vùng 195 3. Một sô" điểm du lịch văn hóa tiêu biểu 196 III- SẢN PHẨM VÀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA ở VÙNG BẮC TRƯNG BỘ 204 1. Sản phẩm du lịch văn hóa 205 2. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch văn hóa của vùng 205 3. Một sô’ điểm du lịch văn hóa tiêu biểu 205 IV- SẢN PHẨM VÀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA ở VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 222 1. Sản phẩm du lịch vản hóa 222 2. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch văn hóa của vùng 222 3. Một sô" điểm du lịch văn hóa tiêu biểu 222 V- SẢN PHẨM VÀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA ở VÙNG TÂY NGUYÊN 227 1. Sản phẩm du lịch văn hóa 227 2. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch văn hóa của vùng 227 3. Một số điểm du lịch văn hóa tiêu biểu 227 10 GIÁO TRlNH VĂN HÓA DU LỊCH VI- SẢN PHẨM VÀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Dư LỊCH VĂN HÓA ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 234 1. Sản phẩm du lịch văn hóa 234 2. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch văn hóa của vùng 234 3. Một số điểm du lịch văn hóa tiêu biểu 234 VII- SẢN PHẨM VÀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA ở VỪNG ĐỔNG BANG SÔNG cử u LONG (TÂY NAM BỘ) 244 1. Sản phẩm du lịch văn hóa 245 2. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch văn hóa của vùng 245 3. Một sô" điểm du lịch văn hóa tiêu biểu 245 Tài liệu tham khảo 250 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới, nhưng đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tê - xã hội của đất nưốc. Du lịch là một "ngành công nghiệp không khói", đã góp phần tăng thu nhập GDP cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động. Đảng và Nhà nước ta đã để ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Nhằm khai thác lợi thế tài nguyên thiên nhiên ưu đãi với những thắng cảnh đẹp, chúng ta đang đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng ngành du lịch, đồng thời tích cực quảng bá, giới thiệu hình ảnh một Việt Nam thân thiện, giàu tiềm năng du lịch với du khách nội địa và quốc tế. Một trong những điều quan trọng nhất là cung cấp kiến thức văn hóa du lịch cho cộng đồng, đặc biệt là đối tượng sinh viên chuyên ngành du lịch, văn hóa để nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch Việt Nam. Để góp phần thực hiện mục tiêu nói trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Giáo trình Văn hóa du lịch do PGS.TS. Hoàng Văn Thành, Trường Đại học Thương mại biên soạn. Với nguồn tư liệu phong phú, phương pháp trình bày cô đọng, súc tích, nội dung sách đã phác họa bức tranh khá sinh động một sô" vấn đề về văn hóa du lịch Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ngành du 12 GIÁO TRÌNH VĂN HỒA DU LỊCH lịch, thương mại, văn hóa và những ngưòi quan tâm đến lĩnh vực nói trên. Do cuốn sách đề cập vấn đề khá rộng với dung lượng trình bày có hạn, nên nội dung khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Rất mong bạn đọc lượng thứ và đóng góp ý kiến để lần xuất bản sau nội dung sách hoàn thiện hơn. Xin giới thiệu cuôn sách vối bạn đọc. Tháng 3 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHỈNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT LỜI NÓI ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng và ngoài nhu cầu vật chất, người ta còn có các nhu cầu tinh thần rất đa dạng, phong phú. Du lịch là một trong những nhu cầu tinh thần rất tự nhiên của con người. Trong xu thê hội nhập, du khách ngày càng có nhu cầu được tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hóa khác nhau, để nghiên cứu, thưởng thức các giá trị văn hóa đặc sắc của người dân bản địa ở mọi nơi trên thê giỏi. Đe thỏa mãn nhu cầu này, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải biết khai thác các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần tại các điểm đến, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, đồng thòi phải chú ý đến việc giói thiệu và thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc, đất nưóc mình trong quá trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong đón tiếp và phục vu Hu khách Xuất phát từ thực tế trên, PGS.TS. Hoàng Văn Thành, giảng viên Khoa Khách sạn - Du lịch, Trường Đại học Thương mại đã biên soạn cuốn "Giáo trìn h Văn hóa du lịch" bao gồm năm chương: Chương 1. Những vấn đề chung về văn hóa du lịch Trình bày các khái niệm cơ bản về văn hóa du lịch, vai trò của văn hóa du lịch trong kinh doanh du lịch và những đặc trưng của văn hóa du lịch Việt Nam. 14 GIÁO TRlNH VĂN HÓA DU LỊCH Chương 2. Các thành tô'của văn hóa Việt Nam Phân tích khái quát các thành tô’ cấu thành văn hóa Việt Nam, ở các góc độ: sự hình thành và phát triển, các đặc điếm và sự đóng góp của từng thành tô đối vối văn hóa Việt Nam. Chương 3. Tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam Phân tích các đặc trưng nổi bật của văn hóa ở từng giai đoạn lịch sử của nước ta. Chương này cùng vối Chương 2 cung cấp nhũng tri thức cơ bản giúp sinh viên và độc giả hiểu được sự hình thành các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Chương 4. Khai thác các giá trị văn hóa trong kinh doanh du lịch Giới thiệu các giá trị văn hóa nổi bật, có thể khai thác chúng vào mục đích kinh doanh du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa như: hệ thống di tích lịch sử, các lễ hội truyền thông và các giá trị văn hóa khác. Chương 5. Các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của Việt Nam Giới thiệu các sản phẩm văn hóa đặc trưng ở những địa bàn trọng điểm thuộc các vùng du lịch nưóc ta. Đây là những kiến thức về văn hóa và địa lý du lịch cần phải trang bị cho sinh viên và những người làm du lịch. Các hiểu biết xiày rất cần thiết trong thiết kế sản phẩm và thu hút khách du lịch văn hóa của các điểm đến cụ thể. Vói các nội dung nêu trên, tác giả hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng được yêu cầu của sinh viên và độc giả trong nghiên cứu văn hóa du lịch. Trong quá trình biên soạn cuốn sách, tác giả đặc biệt cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của ThS. Hoàng Thị Lan và các đồng nghiệp trong Khoa Khách sạn - Du lịch, Trường Đại học Thương mại; LỜI NÓI ĐẦU 15 cảm ơn các tác giả đã cung cấp tài liệu được nêu trong danh mục Tài liệu tham khảo. Do biên soạn lần đầu, kinh nghiệm và tài liệu còn hạn chế nên khó tránh khỏi sai sót. Tác giả cuôn sách mong nhận được sự góp ý của độc giả để lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 1 năm 2014 PGS.TS. HOÀNG VĂN THÀNH Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỀ VĂN HÓA DU LỊCH I- CÁC KHÁI NIỆM 1. Khái niệm du lịch và du lịch văn hóa a) Du lịch Có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Sau đây là một số khái niệm được thừa nhận rộng rãi: - Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) (1994), hiểu theo phía cầu: Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa.... và nhìn chung là vì những lý do không p h ải đ ể kiếm sống. - Theo Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á, hiểu theo phía cung: Du lịch là việc cung ứng và làm marketing cho các sản phẩm và dịch vụ với mục đích đem lại sự hài lòng cho du khách. - Theo Luật du lịch Việt Nam 2005: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cẫu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 18 GIÁO TRÌNH VĂN HỒA DU LỊCH b) Du lịch văn hóa Du lịch văn hóa là loại hình du lịch chủ yếu dựa vào những giá trị văn hóa: những lễ hội truyền thông dân tộc, những phong tục, tín ngưõng,... để tạo sức hút đối vối khách du lịch trong nước và từ khắp nơi trên thế giói. Đôi với khách du lịch có sỏ thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lốn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương, nơi diễn ra nhiều lễ hội văn hóa và các giá trị văn hóa khác. Việc thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng khách mới và cải thiện cuộc sông của người dân địa phương. 2. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch a) Khái niệm sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là tổng hợp những thành tô khác nhau nhằm thỏa mãn chuyên đi của du khách, sản phẩm du lịch bao gồm cả các hàng hóa dưới dạng vật chất cụ thể (như đồ đạc, trang trí trong phòng khách sạn, món ăn, đồ uống phục vụ cho khách của các nhà hàng,...) và những phần không cụ thể (như bầu không khí tại nơi nghỉ mát, chất lượng phục vụ của công ty vận chuyển khách du lịch,...). Như vậy, sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật chất cụ thể và phần không cụ thể mà khách chỉ có thể cảm nhận được sau chuyên đi. Để hình thành nên sản phẩm du lịch cần có các tài nguyên du lịch và các dịch vụ, hàng hóa. Các tài nguyên du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di sản văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người,... có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tô Chưang 1: NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ VĂN HÓA DU LỊCH 19 cơ bản để tạo ra sự hấp dẫn và hình thành các điểm du lịch, khu du lịch. Các dịch vụ, hàng hóa bao gồm dịch vụ vận chuyến, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm, các dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung khác như dịch vụ tài chính, thông tin liên lạc, y tế và các dịch vụ cá nhân khác. Sản phẩm du lịch theo nghĩa hẹp là những gì khách du lịch mua lẻ hoặc trọn gói (ví dụ như dịch vụ lưu trú, vận chuyển,...); được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp những gì khách mua, tiêu thụ từ khi rời khỏi nhà đi du lịch đến khi trở về nhà. Theo cách sắp xếp của A. J. Burkart và Smedlik được nhiều người thừa nhận, sản phẩm du lịch gồm những phần như sau: - Các đối tượng du lịch gồm tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử hay công nghệ có khả năng thu hút khách du lịch và thúc đẩy chuyến đi của họ. - Những trang bị mà bản thân chúng không phải là yếu tô’ gây ảnh hưởng cho mục đích chuyên đi, nhưng nếu thiếu chúng thì chuyên đi không thể thực hiện được như: nơi ăn, ở, các khu vui chơi, giải trí,... - Những thuận lợi trong tiếp cận, các phương tiện chuyên chở mà du khách sẽ sử dụng để đi đến địa điểm đã chọn, những thuận lợi nãy được chú ý vé mặt kmh tê hơn so VỚI khoảng cách về mặt địa lý. b) Đặc điểm của sản phẩm du lịch - Sản phẩm du lịch rất đa dạng và mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ. Trong sản phẩm có phần do doanh nghiệp du lịch tạo ra, có phần do các ngành khác tạo ra, nhưng do doanh nghiệp du lịch trực tiếp sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của du khách. - Khách tiêu dùng sản phẩm du lịch có sự tiếp xúc trực tiếp với nhân viên phục vụ. Do vậy, giá trị cảm nhận dịch vụ và 20 GIÁO TRÌNH VĂN HÓA DU LỊCH việc đánh giá chúng cũng có thể khác nhau. Chất lượng dịch vụ không ổn định, mối quan hệ giữa nhân viên với khách, giữa khách với nhau có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. - Mọi sai sót trong phục vụ của nhân viên đều bị phát hiện. Việc ngăn ngừa các sai sót là vấn đề hết sức quan trọng. Điều đó rất cần thiết và phải thiết lập các tiêu chuẩn phục vụ khách. - Sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách thường trú, do vậy cần có hệ thống phân phôi thông qua các đơn vị trung gian. Khách được đưa đến nơi có sản phẩm để tiêu thụ. Quá trình sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ nó diễn ra đồng thời. - Sản phẩm du lịch không thể sản xuất ra để lưu kho được. Trong thời gian ngắn không thể thay đổi được lượng cung, nhưng nhu cầu lại biến thiên rất nhiều, dẫn đến giải quyết quan hệ cung - cầu về sản phẩm du lịch là rất khó khăn. - Là khâu phục vụ trực tiếp, doanh nghiệp du lịch phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ với khách. Mặc dù có những sản phẩm không phải do doanh nghiệp du lịch tạo ra, nhưng đôi khi khách không hài lòng vối chúng dẫn đến không hài lòng chung đối vói toàn bộ sự phục vụ của doanh nghiệp du lịch. - Sản phẩm du lịch không thể bao gói, mang bán đến tận tay người tiêu dùng. Ngược lại, khách du lịch được chuyên chở tới tận nơi có sản phẩm du lịch để tiêu dùng tại chỗ. Trưỏc khi mua họ không nhìn thấy sản phẩm mà chỉ được nghe những thông tin về nó hoặc xem những hình ảnh minh họa đặc trưng. - Sản phẩm du lịch cơ bản là không cụ thể nên nó khá độc đáo, khách không thể kiểm tra chất lượng trước khi mua và ngay cả khi mua rồi cũng không thể hoàn trả nếu không hài lòng. - Sản phẩm du lịch thường do nhiều đơn vị tham gia cung cấp cho khách và chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ VĂN HÓA DU LỊCH 21 - Nhu cầu của khách đôi với sản phẩm du lịch dễ thay đổi do sự biến động về tỷ giá, tình hình kinh tế, chính trị, an ninh... - Khách mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành với một nhãn hiệu, từ đó gây ra khó khăn trong dự đoán nhu cầu; nhu cầu sản phẩm du lịch thường mang tính mùa vụ rõ rệt. 3. Khái niệm, nhu cầu của khách du lịch a) Khái niệm khách du lịch Theo Tổ chức Du lịch thê giới: khách du lịch (tourist) là khách thăm trú tại một quỗc gia (địa phương) trên 24 tiếng và nghỉ qua đêm tại đó vối các lý do khác nhau như: kinh doanh, hội nghị, thăm thân, nghỉ dưõng, nghỉ lễ, giải trí, nghỉ mát,... Liên hợp quốc định nghĩa khách du lịch là người sông xa nhà trên một đêm và dưới một năm vì chuyện làm ăn, hay đê giải trí, loại trừ nhân viên ngoại giao, quân nhân và sinh viên du học. Theo Luật du lịch Việt Nam 2005 (Điều 4) quy định: khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề đ ể nhận thu nhập ở nơi đến. b) Phân loại khách du lịch Khách du lịch được phân ra thành khách du lịch quôc tê và khách du lịch nội địa. - Khách du lịch quốc tê, theo Tổ chức Du lịch thê giới, là những người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác vối quốc gia thường trú, với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến. Theo Luật du lịch Việt Nam, khách du lịch quốc tế là người nưốc ngoài, người Việt Nam định cư ở nưốc ngoài vào Việt Nam 22 GIÁO TRÌNH VÁN HÓA DU LỊCH du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. - Khách du lich nội địa, theo Luật du lịch Việt Nam, là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. c) Nhu cầu của khách du lịch Trong thời gian đi du lịch, khách có rất nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn. Có thể phân chia các nhu cầu của du khách thành ba nhóm sau: - Nhu cầu đặc trưng (đi du lịch): là nhu cầu được đi đây đi đó để tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,... Đê thỏa mãn nhu cầu này, cần phải đưa khách đến nơi có các tài nguyên du lịch và sự kiện hấp dẫn để khách tìm hiểu, khám phá, thẩm nhận các giá trị văn hóa, tự nhiên ở đó. - Nhu cầu thiết yếu (ăn, ngủ, hít thở không khí trong lành,...): là nhu cầu sống, nhu cầu sinh lý. Đe thỏa mãn nhu cầu này, các khách sạn, nhà hàng,... ở điểm đến sẽ cung cấp các dịch vụ, hàng hóa phù hợp cho du khách. - Nhu cầu khác (bổ sung): là những nhu cầu rất đa dạng, thỏa mãn nhu cầu cá nhân của khách đi du lịch xa nhà. Yếu tô' văn hóa trong các sản phẩm du lịch và trong giao tiếp dịch vụ có vai trò rất quan trọng, góp phần làm tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách. 4. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của tài nguyên du lịch a) Khái niệm tài nguyên du lịch - Theo "Giáo trình Tài nguyên khí hậu": tài nguyên là phần của khối dự trữ có thể sử dụng trong những điểu kiện kinh tế, Chưang 1: NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ VẰN h ó a du lịc h 23 xã hội và công nghệ nhất định. Tài nguyên là một dạng thức có sẵn để cung cấp cho các nhu cầu của con người. Còn theo cuôn sách "Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam": tài nguyên, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sông và sự phát triển của mình. - Theo "Giáo trình Địa lý du lịch": tài nguyên du lịch là các đối tượng tự nhiên, văn hóa - lịch sử đã bị biến đổi ở những mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. - Theo "Luật du lịch Việt Nam": tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tô tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngUÒi và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tô cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. b) Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. - Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tô" địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thông văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. 24 GIÁO TRÌNH VẢN HỐA DU LỊCH c) Đặc điểm của tài nguyên du lịch - Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lón đối vối du khách. - Tài nguyên du lịch là cơ sở, là tiền đề tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Ví dụ: đối với loại hình tham quan, nghiên cứu phục vụ cho mục đích nâng cao nhận thức của khách du lịch thì tài nguyên du lịch có thể là các lễ hội, những sinh hoạt truyền thông của một vùng quê, các di tích lịch sử - văn hóa, các viện bảo tàng,... Ở Việt Nam, vịnh Hạ Long, cô đô Huế, phô cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn,... là những tài nguyên du lịch đặc sắc. - Tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị hữu hình và giá trị vô hình. - Tài nguyên du lịch được xem là thành phần vật chất đặc biệt trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch. Đó chính là những giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch. Ví dụ: tắm biển là sản phẩm du lịch điển hình được hình thành trên cơ sở sự tồn tại hữu hình của các bãi cát, nưốc biển. Giá trị vô hình của các tài nguyên du lịch được khách du lịch cảm nhận thông qua những cảm xúc tầm lý làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của du khách. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch nhiều khi còn được thể hiện thông qua những thông tin (nghe kể lại, qua báo chí, truyền hình,...) mà khách du lịch cảm nhận được và mong muôn được đến tận nơi để thưởng thức. Đây chính là đặc điểm khác biệt của tài nguyên du lịch so với những tài nguyên khác (như tài nguyên đất đai, tài nguyên khoáng sản,... chủ yếu có giá trị hữu hình). - Tài nguyên du lịch thường dễ khai thác. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ VĂN HỐA DU LỊCH 25 Hầu hết các tài nguyên du lịch được khai thác để phục vụ du lịch là các tài nguyên vốn có trong tự nhiên do tạo hóa sinh ra hoặc do con người tạo dựng nên và thường dễ khai thác. Ví dụ: một cánh rừng nguyên sinh, một thác nước, một bãi biển, một hồ nước (tự nhiên hoặc nhân tạo) đều có thể trở thành một điểm du lịch. - Tài nguyên du lịch có thòi gian khai thác khác nhau. Có những tài nguyên du lịch mà việc khai thác ít nhiều phụ thuộc vào thòi tiết là do quy luật diễn biến của khí hậu. Ví dụ: đôi vói các tài nguyên du lịch biển, thời gian khai thác thích hợp nhất là vào mùa có khí hậu nóng bức trong năm. Tài nguyên du lịch có thòi gian khai thác khác nhau quyết định tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch. Các địa phương, những người quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, cũng như khách du lịch đều phải quan tâm đến tính chất này để có các biện pháp chủ động điều tiết thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc của mình. - Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch. Đây cũng là điểm khác biệt của tài nguyên du lịch so với các loại tài nsruyên khác (ví dụ: có thể chuyên chở các loại khoáng sản ra khỏi nơi khai thác để sản xuất, chê biến,...). Đối với du lịch, du khách muôn thỏa mãn nhu cầu của mình thì phải đến những nơi có tài nguyên du lịch. Muôn khai thác các tài nguyên này, điều đầu tiên cần quan tâm là phải chuẩn bị tốt kết cấu hạ tầng, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và quy hoạch phát triển du lịch theo lãnh thổ. - Tài nguyên du lịch có thể sử dụng được nhiều lần. Các tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Vấn đề chính là phải nắm được 26 GIÁO TRlNH VÄN HỐA DU LỊCH quy luật tự nhiên, lường trước được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động, đổi thay do con người gây nên. Từ đó có các biện pháp cụ thể để khai thác hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên du lịch; không ngừng bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu phát trien du lịch. Qua các khái niệm trên, có thể thấy rõ tài nguyên du lịch là đổi tượng du lịch của du khách. Vói điểm đến du lịch, Ĩ1Ó là yếu tô quan trọng tạo sự hấp dẫn và thu hút khách. Với du khách, để thỏa mãn nhu cầu du lịch (nhu cầu đặc trưng) du khách phải đến nơi có tài nguyên du lịch (điểm đến) để chiêm ngưỡng, nghiên cứu, sử dụng chúng tại chỗ. Đó cũng là mục đích chủ yếu của mỗi chuyến đi của du khách. 5. Khái niệm văn hóa, tiếp xúc và giao lưu văn hóa a) Văn hóa - Với khái niệm hẹp về văn hóa, có thể hiểu: văn hóa là toàn bộ những giá trị tinh thần do loài ngưòi sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử (các phong tục tập quán, lối sống, các loại hình nghệ thuật,...). - Theo tác giả Hồ Bá Thâm trong cuốn sách "Bản sắc văn hóa dân tộc", có thể tiếp cận vAn hóa trên các khín cạnh Rau: + Tiếp cận hoạt động: văn hóa là toàn bộ những hoạt động (sản xuất, giao tiếp, đấu tranh,...) của con người (cá nhân, cộng đồng) trong mối quan hệ vối tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Không có hoạt động của con người - mà trung tâm là hoạt động sản xuất - thì không có văn hóa và chính nó là văn hóa. Đó chính là nguồn gổic, nền tảng của văn hóa. + Tiếp cận giá trị: văn hóa là một hệ thông giá trị, cả tinh thần và vật chất, vật thể và phi vật thể (cơ bản là các giá trị khoa học, thẩm mỹ, đạo đức). Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ VĂN HÓA DU LỊCH 27 + Tiếp cận ph át triển: văn hóa là phát triển (tiến bộ) và phát triển là xu hướng cơ bản của văn hóa. Văn hóa tạo ra động lực và cũng là mục đích của sự phát triển. + Tiếp cận công nghệ: văn hóa là thể chế và công nghệ đê sáng tạo và phát triển. Nó chính là phương thức tồn tại, sinh sông, phát triển của con người; là cách thức hoạt động, làm ra và bảo tồn các giá trị văn hóa. - Cũng có thể tiếp cận qua các khái niệm của tác giả Trần Quốc Vượng trong cuôn sách "Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm" như sau: + Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm cả kỹ thuật, kinh tế,... để từ đó hình thành một lôi sông, một thê ứng xử, một thái độ tổng quát của con ngưòi đôi với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội; là vai trò của con người trong xã hội đó, với một hệ thông những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm,... tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người. + Văn hóa là cái tự nhiên được thích ứng và biến đổi bởi con người để thỏa mãn những nhu cầu về mọi mặt của con người. - Khái niệm của UNESCO trong Tuyên bô'về những chính sách văn hóa (Hội nghị quốíc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến 6-8-1982 tại Mêhicô): Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trỏ thành những sinh vật đặc biệt có nhân cách, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhò văn hóa mà con người tự thể 28 GIÁO TRINH VĂN HỐA DU LỊCH hiện, tự ý thức được bản thân, tự biến mình là một phương án chưa hoàn thiện đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không mệt mỏi những yếu tô" mới mẻ, sáng tạo những công trình mói và những thành tựu vượt trội trên bản thân mình. b) Tiếp xúc và giao lưu văn hóa - Khái niệm: + Tiếp xúc: là sự tiếp cận gần gũi về mặt khoảng cách giữa hai chủ thể. + Giao lưu: là sự cho và nhận một hoặc một vài giá trị giữa các chủ thể. + Tiếp xúc và giao lưu văn hóa: là sự tiếp nhận văn hóa bên ngoài (tiếp biến văn hóa) của một dân tộc chủ thể. Đó chính là quy luật phát triển của văn hóa, là quy luật tất yếu của đời sông xã hội và là một nhu cầu tự nhiên của loài người. - Điều kiện tiến hành tiếp xúc và giao lưu văn hóa: hai nhóm có những đặc điểm văn hóa khác biệt nhau nhưng có quá trình tiếp xúc lâu dài với nhau. - Kết quả của tiếp xúc và giao lưu văn hóa: tạo nên sự biến đổi mô thức ban đầu của các nhóm văn hóa. - Các hình thức và mức độ giao lưu văn hóa: + Giao lưu văn hóa thường có các hình thức tự nguyện hoặc cưỡng bức. + Mức độ của giao lưu văn hóa thường thể hiện qua các cách tiếp thu như sau: tiếp nhận những yếu tô' phù hợp vói dân tộc mình; tiếp nhận toàn bộ nhưng có sự sắp xếp lại theo quan niệm của dân tộc mình; mô phỏng và biến đổi một sô' thành tựu văn hóa tiếp thu được. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ VÁN HÓA DU LỊCH 29 6. Văn hóa du lịch Văn hóa du lịch về bản chất gồm hai yếu tố: du lịch văn hóa và văn hóa trong du lịch. - Du lịch văn hóa như đã trình bày ở trên, là loại hình du lịch đang hấp dẫn du khách, bao gồm du lịch lễ hội, tham quan thắng cảnh, du lịch tín ngưỡng,... - Văn hóa trong du lịch thể hiện khía cạnh văn hóa trong hoạt động và kinh doanh du lịch qua sự đón tiếp, cách ăn mặc; nét kiến trúc của các công trình lưu trú; nghệ thuật ẩm thực; phong cách phục vụ,... Như vậy, thực chất của văn hóa du lịch là tổng thể các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần đã được doanh nghiệp du lịch lựa chọn, sử dụng để sáng tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và giới thiệu, cung cấp cho du khách nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp xúc và giao lưu văn hóa của họ, đồng thời nó là đối tượng thu hút khách du lịch văn hóa. Vãn hóa du lịch là hạt nhân cơ bản tạo nên chất lượng, sự khác biệt và sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch. II- VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TRONKINH DOANH DU LỊCH 1. Vai trò của văn hóa du lịch - Văn hóa du lịch, như đã nêu, có vai trò góp phần làm đa dạng hóa, tạo sự khác biệt và gia tăng giá trị cho các sản phẩm du lịch. Sản phẩm văn hóa mang trong mình nhiều giá trị văn hóa, nhưng để trở thành sản phẩm du lịch thì phải có sự khai thác và chuẩn bị đủ các điều kiện để sử dụng chúng. Văn hóa được coi là đầu vào, du lịch là đầu ra của sản phẩm du lịch văn hóa. - Văn hóa du lịch có vai trò khai thác bản sắc văn hóa dân tộc vào kinh doanh du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, 30 GIÁO TRÌNH VĂN HÓA DU LỊCH đồng thời nó còn có vai trò giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển du lịch bền vững. - Văn hóa du lịch là yếu tô' quan trọng tham dự vào quá trình quy hoạch du lịch, nhất là trong phân vùng du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng mang bản sắc của các địa phương khác nhau. - Văn hóa du lịch là phương tiện để giao lưu quốc tế, đoàn kết cộng đồng, củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 2. Vai trò của tài nguyên du lịch - Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên du lịch. - Tài nguyên du lịch là yếu tô’ cơ bản hình thành nên các sản phẩm du lịch. Chất lượng và sự phong phú của tài nguyên du lịch quyết định chất lượng và sự phong phú của các sản phẩm du lịch, sự đa dạng hóa trong hoạt động du lịch. - Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, nhưng sự xuất hiện của các loại hình du lịch cũng, đã làm cho nhiều yếu tô của tự nhiên và xã hội trỏ thành tài nguyển du lịch, nhờ đó mà phát triển nguồn tài nguyên và tăng sức hấp dẫn của điểm đến du lịch. - Tài nguyên du lịch (số lượng, chất lượng, mức độ kết hợp các tài nguyên) ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh và tính chất chuyên môn hóa của vùng du lịch. - Quy mô hoạt động của một vùng du lịch (sức chứa, tính mùa vụ, tính nhịp điệu của dòng khách) được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên và khả năng khai thác, sử dụng chúng trong du lịch. Chương 1: NHỬNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ VĂN HỐA DU LỊCH 31 III- NHỮNG ĐẶC TRƯNG c ơ BẢN CỦA VĂN HÓA DU LỊCHVIỆT NAM Nhũng đặc trưng cơ bản của văn hóa du lịch Việt Nam cũng dựa trên nền tảng những đặc trưng của văn hóa Việt Nam, thể hiện như sau:. 1. Về bản chất Văn hóa du lịch Việt Nam mang sắc thái phương Đông là chính, có chiều sầu lịch sử, có tính chất lâu đời và luôn phát triển (chủ yếu là sản phẩm của trình độ phát triển tiền tư bản). Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốic nông nghiệp điển hình. Những khác biệt về môi trường sống, đặc biệt là môi trường tự nhiên là cơ sở tạo nên sự khác biệt. Các điều kiện của một quốic gia thuộc xứ nóng, nhiều mưa và độ ẩm cao, địa hình nhiều sông nước và có vị trí địa lý là ngã tư đường của các nền văn minh, đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của Việt Nam, được thể hiện ở các mặt sau đây: - Đời sông vật chất: + Nghề nghiệp chính là nghề nông trồng lúa nưốc, trồng trọt chiếm ưu thế hơn so vối chăn nuôi. Nghề đánh cá và các nghề thủ công khác cũng phát triển ở một trình độ tương đôi cao. + Cơ cấu bữa ăn truyền thông đặt các thức ăn có nguồn gốc thục vạt va thủy sản lên hang đáu: cơm - rau - cá. + Đồ mặc có nguồn gốc thực vật là chủ yếu. Ngưòi Việt ưa sự thoáng mát, đơn giản, tiện dụng. + Nhà ở của người Việt cổ là nhà sàn ở trên núi. Khi dời xuống trung du và đồng bằng thì người Việt ỏ nhà tường đất, vách tre nứa, mái tranh với số gian lẻ, có hai chái, là mô phỏng nhà sàn của tổ tiên. Người Việt thường chọn nhà hưống nam mát mẻ vào mùa hè, â'm áp vào mùa đông, phù hợp vói ý thức phương Nam thoáng đạt, muôn vật sinh tồn. Người Việt hiện nay thường ở nhà lợp mái ngói, thích hướng nam và có áp dụng 32 GIÁO TRÌNH VAN HỐA d u l ịc h thuật phong thủy trong chọn địa điểm xây nhà, hưống nhà và bố trí đồ đạc trong nhà; nhà sàn mái cong hình thuyền theo kiến trúc nhà truyền thông, biến đổi từ hình dáng con thuyền và phù hợp với địa hình sông nước. + Giao thông đi lại truyền thống chủ yếu bằng đường thủy và thuyền bè là loại phương tiện giao thông chủ yếu. - Tổ chức xã hội: + Tính cộng đồng: thể hiện ở các tổ chức xã hội theo gia tộc, phường hội, phe giáp, làng xã tương đối khép kín. + Tính tự trị: làng xã Việt Nam được coi là một triều đình thu nhỏ, vối hội đồng kỳ mục và các chức vị trong làng xã. Ở phạm vi quốc gia, tính cộng đồng và tính tự trị chuyển hóa thành tinh thần đoàn kết toàn dân và ý thức độc lập dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn. + Tính dân chủ: mọi người đều có quyền nêu ra ý kiên của mình cho các vấn đề chung nhưng không phải ai cũng có quyền quyết định. + Tính tôn ty: vai trò, vị trí của mỗi người trong làng xã được quy định theo chức vụ, tuổi tác, tài sản, học thức,... + Tính đoàn kết, tập thể: mỗi làng xã, mỗi tộc người và cả dân tộc luôn là một khôi thống nhất, tạo nên sức mạnh chung để chiến thắng mọi thê lực muốn xâm chiếm đất nước ta, các lực lượng tự nhiên trong suốt quá trình lao động, sản xuất từ khi dựng nưốc. - Nhận thức: Ngưòi Việt chú trọng mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng; ưa lối tư duy biện chứng và luôn hướng tới sự hài hòa, thể hiện trong triết lý âm dương, nhưng yếu tố âm hay nữ tính luôn có xu hướng trội hơn. Đặc điểm của tâm thức Việt là đạt được sự yên ổn trong cuộc sống, thể hiện ở bôn yêu cầu: đất nước độc lập; gia đình hòa thuận, cộng đồng đoàn kết, gắn bó; thân phận được bảo đảm (có một vị trí nhất định trong làng xã hay được tham gia chính thức vào các tổ chức trong làng xã); Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ VĂN HÓA DU LỊCH 33 diện mạo được tôn trọng (cá tính, năng lực được nhìn nhận và đánh giá đúng). - ứng xử với môi trường xã hội: + Trong tổ chức gia đình cổ xưa thì vị trí của phụ nữ cao hơn nam giới (mẫu hệ), còn trong thời kỳ phong kiến thì ngược lại (phụ hệ). Trong tổ chức xã hội thì xu thê ưa ổn định nổi trội «hơn xu thế ưa phát triển, âm mạnh hơn dương. + Trong giao tiếp và quan hệ xã hội thì coi trọng tình cảm hơn lý trí, tinh thần hơn vật chất, ưa sự tê nhị, kín đáo hơn sự rành mạch, thô bạo. + Trong đối ngoại thì mềm dẻo, hòa hiếu, trọng văn hon trọng võ. Nhìn một cách tổng thể, cách ứng xử của ngưòi Việt rất năng động, linh hoạt, có khả năng thích nghi tốt với mọi tình huống, mọi sự thay đoi. Điều này thể hiện trong cách nghĩ, nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật thanh sắc - hình khối, cách ăn - mặc - ở, cách tiếp nhận các yếu tô" văn hóa ngoại sinh, nghệ thuật quân sự và ngoại giao,... 2. Tính tổng hợp Dung hòa tròi đất - tự nhiên - xã hội - con người để tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa có giá trị cao. - Trong tư tướng: chú đạo trong tư tưởng cúa người Vxệt Nam là chủ nghĩa yêu nước, gắn nhà - làng xã với nước, không chịu mất nưốc, không chịu làm nô lệ; triết lý nhân sinh. - Trong lao động và đấu tranh: chủ nghĩa lạc quan, văn hóa cứu nưốc trội hơn văn hóa lao động, sản xuất; văn hóa gia đình, dân tộc trội hơn văn hóa giai cấp; văn hóa dân gian trội hơn văn hóa bác học; tình cảm trội hơn lý trí, văn hóa có chiều sâu tâm linh; cộng đồng trội hơn cá nhân, nước trội hơn nhà; đoàn kết, hài hòa, tương đồng, thống nhất trội hơn khác biệt, chia rẽ; nhu trội hơn cương. 34 GIÁO TRÌNH VẰN HÓA DU LỊCH - Trong hoạt động du lịch: ngưòi Việt Nam luôn có sự dung hòa các mối quan hệ giữa trời đất - tự nhiên - xã hội - con người. Chẳng hạn như con người tận dụng các cảnh quan mà thiên nhiên ban tặng đê khai thác trở thành điểm đến du lịch nhằm thu hút khách. 3. Tính linh hoạt Tính linh hoạt mang tính chất mở là chính, ít kỳ thị; vừa biết bảo tồn, phát triển văn hóa của mình; vừa biết kê thừa, cấu trúc lại, tiếp biến văn hóa ngoại lai, ngay cả trong trường hợp bị xâm lược. - Việt Nam có nền văn hóa bản địa được xây dựng tương đối vững chắc, nhưng trong quá trình phát triển của mình, Việt Nam có sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa vối các nưốc trong khu vực và trên thế giới, vối phương châm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, hội nhập nhưng không hòa tan. Ví dụ: trong văn hóa bản địa, người Việt Nam thường ở nhà sàn, mái cong. Đây là loại kiến trúc mô phỏng hình dáng con thuyền, một phương tiện rất quen thuộc vối cư dân vùng sông nước, có tác dụng chống lũ lụt, thoát nưốc mưa nhanh, tránh được thú dữ trong điều kiện rừng và nhà không cách xa nhau. Nhưng trong quá trình tiếp xúc, giao lưu vối văn hóa phương Tây, kiến trúc đô thị có sự thay đổi lốn, mang dáng dấp của kiến trúc phương Tây, đặc biệt là kiến trúc Pháp. - Ngoài tín ngưỡng bản địa của Việt Nam là thờ cúng các lực lượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chốp, hòn đá, gốc cây, sông, biển, cá voi,... và tín ngưỡng thò cúng tổ tiên, trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa với các nước, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng và tiếp thu Nho giáo của Trung Quốic, Phật giáo của Ấn Độ,... Từ đó làm phong phú thêm đòi sống văn hóa tinh Chưang 1: NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ VĂN HỐA DU LỊCH 35 thần của nhân dân và cũng hình thành loại hình du lịch văn hóa (du lịch lễ hội, du lịch tìm hiểu tôn giáo,...) có khả năng thu hút một lượng lốn khách du lịch. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Nêu các khái niệm du lịch và du lịch văn hóa? 2. Nêu khái niệm và phân tích đặc điểm của sản phẩm du lịch? 3. Nêu khái niệm, phân loại và phân tích nhu cầu của khách du lịch? 4. Nêu khái niệm, phân loại và phân tích đặc điểm của tài nguyên du lịch? 5. Nêu khái niệm văn hóa, tiếp xúc và giao lưu vản hóa? 6. Nêu khái niệm văn hóa du lịch và phân tích vai trò của văn hóa du lịch và tài nguyên du lịch? 7. Phân tích những đặc trưng cơ bản của văn hóa du lịch Việt Nam? Chương 2 CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM I- NGÔN NGỮ 1. Định nghĩa và vai trò của ngôn ngữ - Ngôn ngữ là một hệ thông tín hiệu (tiếng nói, cử chỉ,...) để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của con người và là công cụ để con người giao tiếp với thế giới xung quanh. - Ngôn ngữ là một thành tô' của văn hóa và có tác động chi phôi các thành tô’ khác của văn hóa, vì ngôn ngữ là một loại phương tiện trao đổi, là điều kiện để các thành tô" khác giao thoa và phát triển. 2. Sự hình thành của tiếng Việt Có thể khái quát sự hình thành của tiếng Việt qua các thời kỹ như sau: - Nền tảng của tiếng Việt cổ là ngữ hệ Đông Nam Á. Theo thời gian, cái nền chung ấy đã phân hóa thành hai nhóm Nam Á và Nam Đảo. Thòi điểm phân hóa có thể là quãng thời gian tồn tại của văn hóa Hòa Bình và hậu Hòa Bình, khoảng trên dưới một vạn năm về trước. - Sự phân hóa lần thứ hai xảy ra trong thòi ký đá mói và cách mạng đá mối. Từ nền tảng Nam Á ở sầu trong rừng núi đã phân hóa dần thành ngữ hệ Môn - Khơme. Từ nên tảng Nam Đảo Chương 2: CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 37 ở vùng bán đảo ven biển Đông Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam đã phân hóa thành ngữ hệ Tày - Thái cổ, vối Tày Đăm ở cạn và Tày Khao ở gần nước. - Ở cuối thời kỳ đá mối và sơ kỳ kim khí, không chỉ có hitượng phân hóa chia đôi mà còn có sự du nhập các ngữ hệ và tộc người từ nơi khác vào miền Đông Nam Á. Vào khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, Hà Nội còn là vịnh biển, hàng loạt cộng đồng tộc người, nhất là những cư dân Môn - Khơme vùng Bắc Đông Dương, cư dần tiền Việt - Mường, những người săn bắt, hái lượm và làm nương vùng cao đã tràn xuống vùng trũng quanh vịnh Hà Nội và đã cộng cư vối các cộng đồng tộc người nói tiếng Tày - Thái tại đây. Họ đã áp dụng mô hình kinh tế - xã hội lúa nước của người Tày - Thái trong việc khai phá đồng bằng sông Hồng. Quá trình đó đã dẫn đến sự hình thành một cộng đồng người mới: cư dân Việt - Mưòng, đồng thời tiếng Việt cũng hình thành và được sử dụng trong cộng đồng người này. Ngày nay, các nhà dân tộc học chia các tộc người trên đất nưốc ta thành tám nhóm, dựa trên những đặc trưng về ngôn ngữ: Việt - Mưòng, Tày - Thái, Tạng, Hán, Môn - Khơme, Mã Lai - Đa Đảo, hỗn hợp Nam Á, thể hiện ở bảng sau: N gữ hệ D ân tộc Việt - Mường Chứt, Việt (Kinh), Thổ, Mường Tày - Thái Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái Mông - Dao Dao, Mông, Pà Thẻn Tạng Cống, Hà Nhì, Lô Lô, La Hủ, Phù Lá, Si La Hán Hoa, Ngái, Sán Dìu 38 GIÁO TRÌNH VĂN Hó a d u lịc h Môn - Khơme Bana, Brâu, Bru (Vân Kiều), Chơro, Co, Cơho, Cơtu, Giẻ Triêng, Hrê, Kháng, Khơme, Khơmú, Mạ, Mảng, Mnông, ơđu, Rơmăm, Tà Ôi, Xinhmun, Xơđăng, Xtiêng Mã Lai - Đa Đảo Chăm, Êđê Hỗn hợp Nam Á + Nam Đảo: Churu, Giarai, Raglai + Kadai: Cơ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo Nguồn: Bảo tàng Dân tộc học 3. Ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác đối vói tiếng Việt a) Ảnh hưởng của tiếng Hán Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra trước và trong thời kỳ Bắc thuộc. Người Việt đã vay mượn nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ Hán, nhưng xu hướng Việt hóa là xu hướng mạnh nhất. Người Việt đã dùng cách phát âm Hán - Việt để đọc toàn bộ các chữ Hán. Sau đó, người Việt lại thay đổi cách sử dụng và ý nghĩa của chữ Hán. Sự tiếp nhận này làm cho tiếng Việt giàu có hơn mà không hề mất đi bản sắc của mình. b) Ảnh hưởng của tiếng Pháp Cuộc tiếp xúc lốn lần thứ hai này mới diễn ra trong những năm cuôì thế kỷ XIX, đầu thê kỷ XX. Thực dân Pháp, VỚI tư thê của kẻ xâm lược, đã đặt tiếng Pháp vào địa vị có uy thế so vối tiếng Việt. Người Việt cũng vay mượn một số từ trong tiếng Pháp, mô phỏng ngữ pháp, tạo những biến đổi theo chiều hướng tích cực cho tiếng Việt. 4. Đặc trưng của tiếng Việt Tiếng Việt có những đặc trưng cơ bản sau: - Có tính biểu trưng cao, thể hiện ỏ xu hưóng khái quát hóa, ưốc lệ hóa với những cấu trúc cân đôì, hài hòa: Chương 2: CÁC THÀNH T ố CỦA v a n h ó a v iệ t nam 39 + Xu hướng ước lệ thể hiện ở chỗ tiếng Việt thích diễn đạt bằng những con sô tượng trưng: ba bê bôn bên, chín tầng mây,... Cách nói này hoàn toàn khác biệt so với cách nói của người phương Tây, đi thẳng vào vấn đề, diễn đạt một cách chặt chẽ, cụ thể. + Một biểu hiện của tính biểu trưng là xu hưóng trọng sự cân đối, hài hòa trong ngôn từ: trèo cao ngã đau, ăn vóc học hay,... Trong tiếng Việt, cấu trúc song tiết là chủ đạo mặc dù tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm. + Xu hưống này còn thể hiện ở một đặc điểm chung của nền văn chương là thiên về thơ ca. Người phương Tây thì ngược lại, nền văn chương của họ lại thiên về văn xuôi. Tiếng Việt cũng giàu thanh điệu, tự thân thanh điệu đã tạo nên tính nhạc cho lời văn. - Giàu chất biểu cảm, th ể hiện ở từ ngữ, ngữ pháp và nội dung: + Về mặt từ ngữ: các từ láy, tính từ,... mang sắc thái biểu cảm mạnh rất phổ biến trong tiếng Việt. + Vế ngữ pháp: tiếng Việt dùng nhiều hư từ biểu cảm như à, ư, nhỉ, nhé, chớ, hả, hở, phỏng, sao, chứ...; cấu trúc "iếc" hóa mang tính đánh giá,... + Vê nội dung: trong vãn chương Việt Nam, thơ phổ biến hơn văn xuôi, các đề tài về chiến tranh không phổ biến hoặc chỉ đề cập khía cạnh buồn của cuộc chiến ("Chinh phụ ngâm"). Các đề tài về thiên nhiên, tình yêu rất phổ biến trong các tác phẩm. - Có tính động và linh hoạt, thể hiện: + Về ngữ pháp: tiếng Việt phức tạp, không cố định, không theo những quy cách tiêu chuẩn hóa như ngôn ngữ châu Âu. Người Việt thích dùng cấu trúc động từ, ưa cấu trúc chủ động (kể cả trong những câu có nghĩa bị động). 40 GIÁO TRÌNH VĂN Hó a d u lịch + Về nội dung: tiếng Việt có thiên hưóng phản ánh nội dung tĩnh (như tình cảm) bằng hình thức động (sử dụng động từ, cấu trúc linh hoạt,...). 5. Những đặc trưng giao tiếp bằng ngôn ngữ của người Việt Nam - Vê thái độ giao tiếp: người Việt vừa thích giao tiếp lại vừa có tính rụt rè: + Người Việt thích thăm' hỏi nhau, có tính hiếu khách, nhưng quy mô chỉ giói hạn trong phạm vi những người thân thích, bạn bè, hàng xóm láng giềng hay những người cùng nơi cư trú,... + Sự rụt rè được thể hiện khi chủ thể giao tiếp ỏ ngoài cộng đồng hay trước những người lạ. - Vê nguyên tắc giao tiếp: + Người Việt lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử: Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả đường đi lối về Yêu nhau cau sáu bổ ba Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười + Người Việt lấy hài hòa âm dương làm trọng nhưng vẫn thiên về âm hơn: Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình - Về đôĩ tượng giao tiếp: người Việt có thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá,... Họ muốn biết thật rõ về đối tượng mình sẽ giao tiếp, ngay cả những vấn đề thuộc tính chất riêng tư như hoàn cảnh gia đình, tuổi tác,... để tiện ứng xử, xưng hô (chọn ngôi thứ, chọn ngôn ngữ). Cách thức này khiến người nước ngoài đánh giá người Việt Nam là những người tò mò, nhưng thực ra đó là kết quả lâu dài của lối sông trọng tình của người Việt Nam. Chương 2: CÁC THÀNH Tố CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 41 - Về chủ th ể giao tiếp: người Việt rất trọng danh dự nên hay nói quá và có thể sử dụng dư luận để tác động đến ngươi khác. - Về cách thức giao tiếp: người Việt ưa sự tế nhị, ý tứ và nhường nhịn: + Sự tế nhị thể hiện ở chỗ người Việt ưa dùng cách nói vòng vo, không đi thang trực tiếp vào vấn đề cần để cập. + Thói quen đắn đo trước khi nói cũng là một khía cạnh khác của thói quen giao tiếp: Người khôn ăn nói nửa chừng Đ ể cho kẻ dại nửa mừng nửa lo Chính sự đắn đo, cân nhắc này đã dẫn đến một nhược điểm của người Việt là tính thiếu quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, tránh làm mất lòng nhau, người Việt lựa chọn cách nói vòng vo, tế nhị. Đặc biệt, người Việt rất hay cười trong khi nói chuyện, nhất là trong những tình hucíng đòi hỏi phải đưa ra quyết định tức thì. - Về nghi thức lời nói: người Việt sử dụng nghi thức lòi nói rất phong phú, thể hiện: + Hệ thống xưng hô: có tính thần mật hóa (trọng tình cảm); có tính cộng đồng hóa; có tính tôn ty rõ ràng. + Cach nối lịch sự: lời chao được phan biệt theo khong gian chứ không theo thòi gian như người phương Tây; lòi xin lỗi, cảm ơn cũng được nói ra tương ứng với từng đối tượng. II- TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG 1. Tôn giáo * Đặc điểm Tôn giáo ở Việt Nam có những đặc điểm sau: - Tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau: Phật giáo, Đạo giáo, 42 GIÁO TR)NH VĂN HỐA DU LỊCH Hồi giáo, Kitô giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo,... Các tôn giáo thế giới (Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo) và khu vực (Nho giáo, Đạo giáo) cùng tồn tại bên cạnh các tín ngưỡng bản địa. - Lịch sử hình thành, du nhập, sô* lượng tín đồ và chức sắc, vai trò xã hội, tác động chính trị,... của các tôn giáo không giông nhau. - Các tôn giáo có sự bảo lưu, kế thừa, tác động qua lại và giao thoa vối nhau. - Không có vị trí độc tôn cho một tôn giáo nào trong suốt chiều dài lịch sử của đất nưốc. - Người Việt rất linh hoạt và dễ chấp nhận sự hiện diện của một tôn giáo mới nhưng luôn cảnh giác trước những ầm mứu lợi dụng tôn giáo với mục đích xâ'u. - Tôn giáo cũng thấm đậm tinh thần yêu nưốc của người dân Việt. - Tín đồ chủ yếu là nông dân, am hiểu giáo lý không sâu sắc nhưng lại rất chăm chỉ thực hiện các nghi thức tôn giáo và sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng. * Đóng góp của tôn giáo đối với văn hóa dân tộc - Cung cấp hệ tư tưỏng cho các triều đại phong kiến cai trị dất nước, thể hiện ở các tôn giáo như: Phật giao VỚI tư tưởng từ bi, bác ái, cứu nhân độ thế, xá tội...; Nho giáo vối hệ tư tưởng và quan điểm khuôn mẫu về tu dưỡng và hành xử cho vua và giới quan lại, sĩ phu, tư tưởng tam cương, ngũ thường, cơ sở để xây dựng pháp luật, gây dựng phong tục tập quán, duy trì sự ổn định và phát triển đất nước, quan điểm lấy dân làm gốíc (dân vi bang bản),... - Góp phần đào tạo nhân tài cho đất nưóc. - Chỉ ra con đường tu thân cho mỗi người: Chưạng 2: CÁC THÀNH T ố CỦA VAN HỐA v iệ t nam 43 + Nho giáo với tam cương, ngũ thường, khuyến khích mọi người lập công,... + Phật giáo vối tư tưởng từ bi hỉ xả, cứu nhân độ thế, gắn đạo với đòi; tư tưởng Lục độ (bô thí độ, giói độ, nhẫn nhục độ, tinh tấn độ, thiền độ, minh độ),... + Đạo giáo với tư tưởng tu thân, thoát tục, gạt bỏ những tham vọng trần thế, sống gần gũi vói thiên nhiên, tiêu dao tự tại,... - Tôn giáo mang tính nhập thế, gắn đạo vói đòi, thể hiệqua các giai đoạn lịch sử: + Thòi phong kiến: Phật giáo Đại thừa chủ trương tu và tục không tách rời nhau, nhiều thiền sư tham gia việc triều chính trong các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần; vua quan các triều Lê, Nguyễn là những tín đồ trung thành của Nho giáo, nhà nước từ trung ương đến địa phương được coi là một tổ chức của giáo hội Nho giáo; Đạo giáo: bài sấm thần, tục truyền do sư Vạn Hạnh viết, để mở đưòng cho Lý Công uẩn lên ngôi, bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt,... + Thòi hiện đại: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo đều có tín đồ tham gia các phong trào chông chiến tranh xâm lược và sau này là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nưỏc. T h ú c đ ẩ y oư p h á t t r iổ n c ủ a c á c t h à n h tố v ă n h ó a k h á c : + Chữ quốc ngữ ra đòi với mục đích đầu tiên là phục vụ cho. công việc truyền đạo. + Văn hóa vật chất: hệ thông các di tích, tượng, tranh thò,... + Văn hóa tinh thần: lễ hội, các sinh hoạt văn hóa, các tục hèm,... * Tình hình tôn giáo hiện nay ở Việt Nam Hiện ở Việt Nam có tám tôn giáo chính được công nhận, có tổ chức giáo hội, hệ thông các cơ sở sinh hoạt tôn giáo, sô" lượng 44 GIÁO TRlNH VĂN HỐA d u lịch tín đồ đông đảo, gồm: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo. Bên cạnh đó, từ năm 1980 đến nay, ỏ nước ta đã xuất hiện 60 hiện tượng tôn giáo mối. Có thể kể ra các nguyên nhân dẫn đến xuất hiện nhiều tôn giáo ở nưốc ta như sau: - Nhiều yếu tố của xã hội truyền thống đã dần bị phá vỡ và bị thay thế bởi những cách nhìn nhận của một xã hội mỏi - xã hội công nghiệp. Một số người hoặc nhóm người không theo kịp sự thay đổi này hoặc hệ thông những giá trị mối chưa thật sự định hình. - Quan điểm của Đảng và Nhà riưóc về vấn đề tôn giáo có sự thay đổi toàn diện. Công dân Việt Nam hoàn toàn được tự do trong việc lựa chọn theo hay không theo một tôn giáo nào, không có sự đàn áp tôn giáo hay tù nhân tôn giáo. - Các hiện tượng tôn giáo từ bên ngoài có điều kiện du nhập trong quá trình nưóc ta đẩy mạnh hội nhập trên nhiều phương diện với khu vực và thế giới. - Phần đông những người theo các tôn giáo mói là những người có học vấn thấp, nhận biết về xã hội còn hạn chế, đời sông kinh tế khó khăn nên dễ dàng bị lôi kéo, mua chuộc. Sau đây xin giới thiệu một số’ tôn giáo chính ở Việt Nam: a) Nho giáo Nguồn gốc: Nho giáo do Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên) sáng lập. Ông là người nưốc Lỗ - nay là Duyên Châu, Sơn Dương, Trung Quốc, làm quan ỏ nước Lỗ trong ba năm rồi đi chu du các nước. Phần lốn cuộc đời của Khổng Tử dành cho việc dạy học. Khổng Tử đã chỉnh lý các sách: "Thi", "Thư", "Lễ", "Dịch", "Xuân Thu". Sau khi ông qua đời, học trò của ông ghi chép lại Chương 2: CÁC THÀNH TỔ CỦA VĂN HỒA VIỆT NAM 45 những lòi nói, việc làm của ông cùng các môn đệ thành tập sách "Luận ngữ". Ông là nhà triết học duy tâm khách quan. Sau khi Khổng Tử chết, Nho giáo chia làm tám phái, nhưng quan trọrig nhất là hai phái Mạnh Tử và Tuân Tử. Mạnh Tử (327 - 289 trưóc Công nguyên): đi sâu tìm hiểu bản tính con người. Trên cơ sở đạo nhân của Khổng Tử, ông đê ra thuyết tính thiện: nhân tri sơ, tính bản thiện. Thiên mệnh quyết định nhân sự nhưng con người có thể nhận thức được thê giói khách quan. Ông là nhà triết học duy tâm. Tuân Tử (313 - 238 trước Công nguyên): phát triển truyền thông trọng lễ giáo của Nho học, nhưng ông cho rằng con người khi sinh ra có tính ác, thế giới khách quan có quy luật riêng, sức người có thể thắng trời. Tư tưởng của ông thuộc chủ nghĩa duy vật thô sơ. Nho giáo là sự kết hợp những yếu tô' của văn hóa du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam: - Văn hóa du mục: tham vọng bình thiên hạ, coi nhẹ quốc gia. Nó dẫn đến tư tưởng bá quyển, tự coi mình là trung tâm, là nhất (thể hiện tính áp đặt và phi dân chủ); trọng sức mạnh (trọng dũng); tư tưởng xây dựng một xã hội có tôn ty, chủ trương cai trị theo thuyết chính danh; trọng nguyên tắc. - Văn hóa nồngr nghiệp: xuất. phát, t ừ lối Rống t r ọ n g tình, Nho giáo cũng để cao chữ nhân, đề cao con người, thể hiện tính hài hòa; tinh thần dân chủ; coi trọng văn hóa. Nội dung cơ bản của Nho giáo: Bản chất của Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - con người lý tưởng này gọi là quân tử (quần = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những 46 GIÁO TRÌNH VĂN Hó a d u lịch người thấp kém về địa vị xã hội; về sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lý giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trưốc tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi đã tu thân, ngưòi quân tử có bổn phận phải "hành đạo". Đạo không đơn giản chỉ là đạo lý. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tô" đạo đức và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lý vận hành chung của vũ trụ. Vấn đề là nguyên lý đó là những nguyên lý đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh. Cần phải hiểu cơ sở triết lý của Nho giáo mới nắm được lôgích phát triển và tồn tại của nó. Ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt Nam: - Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối việc tổ chức và quản lý đất nước (xây dựng triều đình, tạo dựng nền luật pháp, tổ chức hành chính quốíc gia). + Trưốc thế kỷ X: nưốc ta chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng trị quốc của người Hán: xưng đế, xưng vương, đặt quan chế, xác lập các đơn vị hành chính. Những tác động này mang tính sơ khai, bước đầu. + Thòi Ngô - Đinh - Tiền Lê: Phật giáo phát triển, Nho giáo chưa thịnh; nhà nưốc phong kiến còn bận rộn với việc chông ngoại xâm, ổn định trật tự xã hội, thống nhất đất nưốc. + Thời Lý: đất nước ổn định, bước vào thời kỳ xây dựng và Chương 2: CÁC THÀNH T ố CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 47 phát triển đất nước vê mọi mặt. Đã mỏ Quôc Tử Giám, nhưng sô" lượng nho sĩ được đào tạo còn ít, vai trò của Nho giáo trong đời sông chính trị - xã hội còn yếu. Phật giáo được đề cao và có vai trò quan trọng trong đòi sông chính trị, văn hóa quôc gia. + Thời Trần: sau ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông xâm lược, nhà Trần trở nên cường thịnh. Nho giáo được đề cao, giới Nho sĩ giữ những vai trò chủ chốt trong chính quyền từ trung ương đến làng xã. Tư tưởng đức trị của Nho giáo chi phối các chính sách của nhà nưốc phong kiến. + Thời Lê: tư tưởng của Nho giáo thông trị xã hội và được quán triệt trong mọi chính sách của nhà nưốc trung ương tập quyền. + Thời Nguyễn: Nho giáo vẫn giữ vị trí độc tôn, trọng dụng các nhà Nho được đào tạo dưới thòi Lê, dành nhiều đạo luật để bảo vệ nhà vua và triều đình phong kiến, đề cao việc sử dụng hình phạt, thiết lập một trật tự đạo đức phong kiến. - Nho giáo ảnh hưởng đến cách thức học hành và thi cử đtuyển chọn người tài. Thòi Lý bắt đầu tổ chức các khoa thi để tuyển lựa một tầng lớp trí thức không xuất thân từ nhà chùa; thời Trần đặc biệt chú trọng tuyển dụng quan lại qua con đưòng thi cử (trong gần 200 năm tồn tại đã tổ chức 16 kỳ thi đại khoa, lấy đỗ 497 thái học sinh và tiến sĩ); thòi Lê đẩy mạnh việc đào tạo, tuyển dụng Nho sĩ, tu bổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (1483), dựng bia tiến sĩ (từ năm 1442, đòi Lê Thái Tông đến năm 1779, đời Lê Hiển Tông đã tổ chức 110 khoa tiến sĩ, 2 khoa đông các, 6 khoa do nhà Mạc tổ chức), đê ra lệnh xưống danh, vinh quy; thòi Nguyễn, Nho sĩ tiếp tục được đào tạo và trọng dụng, nắm giữ các trọng trách từ triều đình đến địa phương. 48 GIÁO TRÌNH VĂN HÓA DU LỊCH - Nho giáo ảnh hưỏng đến nếp sông, phong tục. Nho giáo đưa ra ngũ luân, tam cương làm chuẩn mực đạo đức cho con người, làm cơ sỏ để xây dựng các phong tục, tôn vinh những người giữ trọn các chuẩn mực đạo đức. - Nho giáo ảnh hưởng đến văn học - nghệ thuật. + Nội dung chính: tư tưởng văn chở đạo (cương - thường): văn dĩ tải đạo. Tư tưởng này xuất hiện từ thời Tống, đề cao trước hết là chữ "trung", rồi đến chữ "hiếu". Tuy nhiên, Nho sĩ Việt Nam không theo tư tưởng ngu trung. Bởi vậy, nếu nhà vua đi ngược lại lợi ích của dân tộc hoặc lịch sử, đòi hỏi có sự thay thế thì giới Nho sĩ có thê đi theo những thê lực mối có lợi hơn cho nước cho dân (Nguyễn Trãi); đề cao dân (mục đích cuối cùng cũng là bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến). + Các thể loại: văn tế xuất phát từ quan niệm về linh hồn và thế giối linh hồn; truyền kỳ xuất phát từ quan niệm thờ thần, là một dạng văn xuôi nửa hư nửa thực, trộn lẫn yếu tô’ thần linh và con người; văn bia không phải sản phẩm của Nho giáo nhưng gắn với hệ tư tưởng Nho giáo, ca ngợi vua sáng, tôi hiền, được soạn bởi các bậc danh Nho nên ít nhiều mang tư tưởng ,Nho giáo. Sự khác biệt giữa Nho giảo Việt Nam và Nho giáo Trung Quốc: - Người Việt trọng sự ổn định (cả bên trong và bên ngoài), trong khi các triều đình phong kiến Trung Quôc chú ý đến sự ổn định bên trong nhưng lại luôn có ý đồ mỏ rộng lãnh thổ ra bên ngoài. + Về đốì nội: Ở tầm quốíc gia: nhà nưốc Nho giáo tạo ra sự phụ thuộc của tầng lớp quan lại vào chính quyền trung ương tập quyền bằng các biện pháp cả kinh tê và phi kinh tế. v ề kinh tế, quan lại xưa không sông bằng lương mà chủ yếu bằng bổng lộc triều Chương 2: CÁC THÀNH Tố CỬA VĂN HÓA VIỆT NAM 49 đình. Dân gian có câu: một đông tiền công không bằng một đồng tiền thường là vậy. v ề tinh thần, khai thác truyền thông trọng đức của văn hóa gốc nông nghiệp, nhà nước phong kiến buộc tầng lốp quan lại không thể hành động mà không tính đến yếu tô' dư luận. Chính vì vậy, sự ràng buộc của tầng lốp trên trong xã hội đôi với triều đình và vối những chuẩn mực đạo đức, về hình thức là không chặt chẽ nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. ở quy mô làng xã: sự ổn định được duy trì bằng tinh thần cố kết cộng đồng đã được hình thành và tôi luyện từ lâu đời, sự lệ thuộc của cá nhân với cộng đồng làng xã (sự phân biệt dân chính cư - ngụ cư, cộng đồng hóa việc hôn nhân, sử dụng những tác động của luồng dư luận xã hội,...). Làng xã Việt Nam muôn đời là những cộng đồng khép kín: trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ. Tính ổn định được duy trì từ đời này qua đời khác, qua cả những thòi điểm được coi là khó khản hay bưóc ngoặt của dân tộc: Ngay trong việc đắp đê chống lũ lụt cũng đã thể hiện được tầm lý trọng sự ổn định của cư dân làng xã và cả dân tộc Việt Nam. + v ề đôì ngoại: Lịch sử nước ta đã ghi lại nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc ta chống lại phong kiến phương Bắc. Nhân dân ta quyết tâm dấu tranh đến cùng dể giành dộc lập, tự chủ, nhưng cũng giàu lòng nhân nghĩa, tinh thần nhân bản, nhân đạo, sẵn sàng bỏ qua và lượng thứ đôì với kẻ thù, với những người thua trận. Trong hòa bình, chúng ta thực hiện đường lối đối ngoại mềm mỏng, khéo léo, "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Đó là thắng lợi lớn của ngoại giao Việt Nam, tạo điều kiện ổn định cả bên trong và bên ngoài cho sự phát triển các mặt của đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước mình. - Trọng tình là truyền thống lâu đòi của văn hóa phương 50 g iAo t r ìn h v ă n h ó a d u l ịc h Nam. Tiếp thu Nho giáo, người Việt đã làm mềm hóa hệ tư tưỏng này bằng chữ "tình". Người Việt đặc biệt coi trọng chữ "nhân" trong ngũ thường của Nho giáo. Thêm vào đó còn là truyền thông dân chủ vốn có của người Việt. Nho giáo, dù trong thời điểm được đặt ở vị trí cao nhất trong hệ tư tưởng thông trị dân tộc cũng không có sự bài xích, tiêu diệt tận gôc các tôn giáo khác. Nho giáo Việt Nam coi trọng phụ nữ, coi trọng người mẹ, coi trọng gia đình hơn gia tộc. - Tư tưởng trung quân và yêu nưóc là hai phạm trù riêng biệt. Ngưòi ta có thể chết vì vua nhưng hoàn toàn không phải là những người ngu trung. Khi vận mệnh đất nưốc bị đe dọa, những bậc Nho sĩ sáng suốt sẵn sàng phò tá những thế lực mới có thể đưa đất nưóc thoát khỏi tình cảnh khó khăn, bước vào một thời kỳ phát triển rực rõ mới. Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc đổi ngôi hòa bình như vậy: nhà Lý thay nhà Tiền Lê, nhà Trần thay nhà Lý, Nguyễn Trãi phò tá Lê Lợi chứ không theo nhà Trần đã mục nát,... - Người Việt trọng văn hơn trọng võ. Sự thực là các kỳ thi văn sách, kinh thư,... được tổ chức thường xuyên và đều đặn hơn so vối các cuộc thi võ bị. Trong các thứ bậc xã hội, tầng lốp Nho sĩ được coi trọng hàng đầu, khác biệt hoàn toàn vối t h ứ b ậ c v õ BĨ tr o n g x ã h ộ i N h ậ t B ả n , h a y v ớ i c h ín h v iệ c tr ọ n g dụng tầng lóp võ quan của triều đình quốc gia phương Bắc láng giềng. - Nho giáo Trung Quốíc khuyến khích làm giàu nếu nó không trái vói lễ. Như vậy, người phương Bắc đã nhìn nhận được vai trò của thương mại, buôn bán đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, hay nói cách khác là đã không quá bài xích buôn bán và những người làm nghề buôn bán. Ở Việt Nam thì ngược lại. Thương nhân là những ngưòi bị coi khinh nhất trong Chương 2: CÁC THÀNH TỔ CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 51 xã hội truyền thông. Thương nghiệp không có điều kiện và không được tạo điều kiện để phát triển. Truyền thống trọng nông ức thương đã không cho chúng ta có cơ hội để thay đổi. Yếu tô’ âm trong xã hội Việt Nam đã cản trở sự phát triển không chỉ vê kinh tế. Tuy vậy, nó là nền tảng để duy trì sự ổn định của làng xã Việt qua rất nhiều những thăng trầm của lịch sử nưóc nhà. Nho giáo trong thời điểm hiện nay: Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, rồi sự kết thúc của chế độ phong kiến Việt Nam đã đặt dấu chấm hết cho sự hiện diện của Nho giáo trong nền tảng tư tưởng, chính trị của nưốc ta. Tuy vậy, một sô" giá trị tiến bộ của Nho giáo vẫn được kê thừa và đổi mới cho phù hợp: - Tư tưởng lấy dân làm gốíc được Đảng ta xác định là yếu tô" then chốt để huy động sức mạnh toàn dân tộc trong chiến tranh giành độc lập trưốc kia và trong thòi kỳ phát triển đất nưốc hiện nay. - Tư tưởng về trung và hiếu của Khổng - Mạnh đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới: trung với nưốc, hiếu vói dân. Ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín và những chuẩn mực đạo đức khác vẫn còn có giá trị trong đời sống của chúng ta. - Nghệ thuật thư pháp đang dần được phục hồi, từ thư pháp chữ Hán, chữ Nôm đến thư pháp chữ quốc ngữ,... b) Đạo giáo Nguồn gốc: ■ Đạo giáo được sáng lập bởi Lão Tử, sống dưối thòi Xuân Thu - Chiến Quốc (nhà Chu). Ông tiếp nhận tư tưởng của âm dương ngũ hành và phép biện chứng của kinh Dịch để tạo ra 52 GIÁO TRÌNH VĂN HÓA DU LỊCH Đạo giáo. Ông cũng được tôn lên hàng thần linh, được tôn kính như Thái Thượng Lão Quân hay Đại Đức Thiên Tôn. Kế tục Lão Tử là Trang Tử (396 - 286 trước Công nguyên), người đã phát triển học thuyết của Lão Tử thành một hệ thông tư tưởng sâu sắc. - Đạo giáo được xem xét dưới hai khía cạnh: là một học thuyết, Đạo giáo triết học tập trung vào khái niệm đạo (con đường) và vô vi (không hành động); là một tôn giáo, Đạo giáo đi tìm sự trường sinh bất tử, có hai chi phái chính: truyền chân đạo là sự tổng hợp của ba tôn giáo lán Khổng, Phật và Đạo; thành nhất đạo có nguồn gốc từ Ngũ đấu mễ đạo (Năm đấu gạo hay còn gọi là Thiên sư đạo, ra đời cuối đòi Đông Hán), để cao vị thế của các phép phù thủy, niệm chú, các phương thuật,... - Tư tưỏng triết học của Đạo giáo: + Quan điểm về đạo: đạo là bản nguyên của vũ trụ, có trưốc trời đất, thể hiện ở hai nguyên lý: nguyên lý vô tức vô hình (đạo là gốc của vũ trụ) và nguyên lý hữu tức hữu hình (đạo là mẹ của vạn vật). Vạn vật nhờ có đạo mà sinh ra theo trình tự: đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba...; đạo là quy luật biến hóa tự thân của vạn vật, gọi là đức. Đạo sinh ra vạn vật còn đức bao bọc, nuôi dưdng chúng. + Quan điểm về đòi Bống xã hội: Lão Tử cho rằng, bản tính nhân loại có hai khuynh hướng hữu vi và vô vi. Vô vi là khuynh hướng trở vể nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với đạo, theo đuổi một thế giới thanh tịnh, vô sự, vô dục,... + Quan điểm về nhận thức: Lão Tử đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu 8ự vật cụ thể. Trang Tử thì chỉ ra rằng nhận thức của con ngưòi đối với sự vật, hiện tượng có tính phiến diện, hạn chế nhưng ông không theo đuổi đến cùng sự nhận thức. Chương 2: CAC THÀNH Tố CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 53 + Ở Trung Quốc, Đạo giáo chiếm địa vị thống trị trong ba giai đoạn: Sơ Hán, Ngụy Tấn, Sớ Đường. Bên cạnh đó, Đạo giáo là sự bổ sung cho triết học Nho giáo. Sự ph át triển của Đạo giáo ở Việt Nam: - Đạo giáo vào nưốc ta trong thời kỳ Bắc thuộc. "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: năm 226, trưốc Vương Sĩ Nhiếp chết đã ba ngày nhưng lại được cứu sống bởi tiên Đổng Phụng. - Thời Đinh - Tiền Lê: các thiền sư không chỉ giỏi Phật giáo mà còn hiểu và sử dụng Đạo giáo vào việc triều chính (thiền sư Vạn Hạnh tung sấm để dọn đường cho Lý Công uẩn lên ngôi). - Thòi Lý - Trần: thời kỳ Tam giáo đồng nguyên. Đặc biệt, nhà Trần rất coi trọng tín ngưõng dân gian, Đạo giáo và đạo sĩ. Năm Đinh Hợi (1227), các thí sinh thi Tam giáo làm lễ uổng máu ăn thề tại đền Đồng cổ. Năm 1225, đạo sĩ cầu tự cho vua. Kết quả là nhà vua có hoàng tử, ở hai cánh tay có chữ "Chiêu Văn đồng tử", đúng như lời đạo sĩ đã phán. Từ năm 1302, thịnh hành phép phù thủy đàn chay do đạo sĩ Hứa Tôn Đại đem đến. - Thòi Lê: triều đình độc tôn Nho giáo nhưng Đạo giáo vẫn tồn tại; sách "Hội chăn biên" ghi: vua Lê Thánh Tông đi chơi chùa Ngọc Hồ gặp tiên, mòi nàng lên xe đi cùng nhưng đến cứa Đại Hưng thì tiên bay đi mất. Vua cho lập Vọng tiên lâu; trưóc khi đánh Chiêm Thành, vua Lê Thánh Tông cho người đến Bích Câu đạo quán hỏi tiên Tú Uyên về sự thắng bại, được phán thắng. Về sau, vua phong cho tiên làm An quốc Chân nhân; các vua Lê đều có hiệu Động chủ: vua Lê Thái Tổ có Lam Sơn Động chủ, vua Lê Thái Tông có Quế Sơn Động chủ, vua Lê Thánh Tông có Thiên Nam Động chủ; đầu thòi Lê, cả nước có 469 chùa, 92 quán, 48 đền, 252 miếu. 54 GIÁO TRÌNH VĂN HỐA d u lịc h - Từ cuối đời Lê xuất hiện loại hình tam thê Phật - Nho - Lão và mô hình chùa tiền Phật hậu Thánh. - Thời Mạc: Nho giáo khủng hoảng, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian phát triển. Xuất hiện "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ. - Thê kỷ XVI - XVII, hình thành các trường phái Đạo nội: tín ngưỡng Tứ phủ, Nội Đạo tràng,... - Thời Nguyễn: chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, đòi sông nhân dân cực khổ, khởi nghĩa nổ ra liên tục và rộng khắp. Tín ngưõng dân gian mang màu sắc Đạo giáo phát triển. Ngay cả trong Bộ luật Gia Long, 3/5 khoản trong điều lệ hương đảng là đề cập Đạo giáo. Đóng góp của Đạo giáo đôi với văn hóa Việt Nam: - Đôi với hoạt động chính sự: Đạo giáo không được sử dụng như một hệ tư tưởng trị nưốc nhưng được các thiền sư thòi Đinh - Tiên Lê - Lý - Trần vận dụng vào việc triều chính; các đòi vua sử dụng thuật phong thủy để chọn kinh đô; các đạo sĩ giúp vua cầu đảo (cầu mưa), trấn trạch, cầu tự, xem giò xuất hành,... - Vói văn học nghệ thuật: Đạo giáo thể hiện qua những câu chuyện thần tiên, pháp thuật huyền bí (truyện "Chử Đồng Tử', "Phạm. Viên", "Từ Thức", "Bích Câu kỳ ngộ",...). • Trong sinh hoạt tôn giáo, Đạo giáo có những đóng góp chính: xuất hiện tứ bất tử, bát tiên (Chung Ly Quyền, Trương Quả Lão, Lạc Động Tân, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cữu, Lý Thuyết Quài, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô); hình thức hầu bóng - nghi lễ chính của đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với các bước nghi lễ: thánh giáng, thay lễ phục, thắp hương làm phép, múa đồng, ban lộc, nghe chầu văn, thánh thăng; văn chầu mang tính tự sự, trữ tình: truyệp thơ (lục bát, song thất lục bát) kể gôc tích các vị thánh, thơ tả thú chơi đánh cò, tổ tôm, xóc đĩa,.!. Chương 2: CÁC THÀNH Tố CỦA VĂN HỐA VIỆT NAM 55 Trong kiến trúc, tượng và tranh thò, ảnh hưởng của Đạo giáo thể hiện: Đạo quán vốn ban đầu là ngôi nhà lốn, sau chịu ảnh hưởng của kiến trúc chùa và chùa hóa, mang kiến trúc chữ "công". Đạo giáo cơ bản không có thiền điện chuẩn thông nhất nhưng có tính mở. Ngoài cùng là bái đường, thường không có tên gọi chuyên dùng, là nơi người đến lễ tập hợp. Ngọc Hoàng điện: thò các vị thần giúp Tam Thanh quản lý chư thần và giải quyết mọi công việc trần thế. Tam Thanh điện: thò Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn, Đại Đức Thiên Tôn; tượng thò khác tượng Phật giáo, gần gũi trần gian hơn. Tượng thờ vị thánh chính thường to đẹp và đặt ở vị trí trang trọng nhất; tranh thờ: Tứ phủ, Tam phủ và các tranh khác,... Tranh và tượng thò xuất hiện muộn hơn các Đạo quán (vào khoảng giữa thế kỷ XIX). . - Đạo giáo tác động đến lôi sông: tác động tích cực của Đạo giáo là đề cao cuộc sông trần thế; tránh xa ham muôn, tiền tài, danh vọng; chú trọng rèn luyện thân thể, sống hòa đồng với thiên nhiên; còn tác động tiêu cực của Đạo giáo là hoạt động mê tín dị đoan,... Đạo giáo trong thời điểm hiện nay: Đạo giáo đã gần như mất đi vai trò của nó trong các sinh hoạt tinh thần của người Việt. Biểu hiện rõ ràng nhất của Đao giáo hiện nay là sinh hoạt tín ngưỡng thò Mẫu (Tam phủ, Tứ pKả), phủ Trần triều. Bên cạnh đó là những sinh hoạt đã bị biến dạng theo chiều hưống mê tín dị đoan như hầu đồng, chữa bệnh bằng phép thuật,... c) P h ậ t giáo Nguồn gốc: - Người sáng lập Phật giáo là Siddartha Gautama, sinăm 563 trưốc Công nguyên tại kinh thành Kapilavastu, là 56 GIÁO TRlNH VÀN HỐA DU LỊCH hoàng tử của vua Satdotaan, nưóc Capilavatu (ngày nay là khu vực giáp ranh giữa Nêpan và các bang Utta Pradesh, Biha của Ấn Độ). Sự sinh thành của ông có một truyền thuyết như sau: mẹ của đức Phật đứng tựa vào cây vô ưu (chố ưu phiền - một loại cây họ vả, sung) rồi sinh ra Người. Đức Phật vừa lọt lòng, mẹ đã đi 7 bước, mỗi bước ckân đặt nhẹ trên 7 bông sen (7 là con số vũ trụ, sen là biểu tượng của sự trắng trong), tay trái (tượng trưng nam tính) chỉ lên trời (thế giới các tầng cao), tay phải (tượng trứng nữ tính) chỉ xuống đất (thế giới các tầng sâu). Rồi Người cất lên lòi phán truyền bất hủ: Thiên hương thiên hạ duy ngã độc tôn (trên tròi dưới đất chỉ có mình ta là tôn quý nhất). Trần Lârti Biền giải thích rằng, cái "ngã" trong câu nói của đức Phật không phải cái tiểu ngã - cá nhân mà là cái đại ngã - nhân loại. Năm 29 tuổi, thái tử bỏ cung điện, bỏ cuộc sông giàu sang phú quý để đi tìm con đường giải thoát. Năm 35 tuổi, Người nghĩ ra được cách giải thoát. Từ đó, người ta gọi Người là Buddha (Phật/Bụt - giác ngộ). Các Phật tử gọi Người là Sakia Muni (Thích Ca Mâu Ni). Năm 80 tuổi, đức Phật qua đòi. Sau khi Phật tổ qua đời, Đại hội Phật giáo đầu tiên đã được triệu tập vào thế kỷ V trước Cống nguyên. Kinh điển của Phật giáo được biên soạn, bao gồm hai nội dung chính: Pháp - những lòi thuyết giáo của Phật được ghi chép lại và Luật - quy chế do Đại hội thảo ra. Đại hội lần thứ hai được tổ chức sau 100 năm. Số đông tín đồ đòi chữa lại Luật nhưng đã bị trục xuất. Họ thành lập một phái riêng là Đại chúng bộ, tiền thân của Phật giáo Đại thừa. Thế kỷ III trước Công nguyên, Đại hội Phật giáo lần thứ ba được triệu tập để chấn chỉnh tổ chức và giáo lý. Đây cũng là giai đoạn Phật giáo phát triển mạnh nhất ở Ấn Độ. Chương 2: CÁC THÀNH Tố CỦA VẨN HÓA VIỆT NAM 57 Sau hai thế kỷ, đến thế kỷ I trước Công nguyên, Đại hội lần thứ tư mới được tổ chức. Đại hội đã thông qua giáo lý của Phật giáo cải cách, được gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ là Tiểu thừa: phái Tiểu thừa cho rằng chỉ những người xuất gia đi tu mối được cứu vớt nhưng phái Đại thừa quan niệm rộng hơn, cả những người quy ỵ theo Phật cũng được cứu vớt và ai cũng có thể trở thành Phật; phái Tiểu thừa quan niệm Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh, gắn vối giác ngộ, tức là hư vô. Trong khi đó, phái Đại thừa cho rằng Niết bàn cũng như Thiên đường, là nơi cực lạc, đôì lập với nó là địa ngục. - Đạo Phật được truyền bá sang châu Á theo hai con đường: đường bộ từ phía đông Ấn Độ lên phía tây bắc Ấn Độ vào Trung Á rồi vòng ra phía đông sang Đông Á và đường biển đến Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. - Ở nưốc ta, đã phát hiện dấu tích về sự hiện diện của Phật giáo trong văn hóa Óc Eo, Chămpa (thế kỷ IX), Giao Châu (thế kỷ II). Phật giáo ở Việt Nam tồn tại cả hai tông phái: Đại thừa với người Việt và Tiểu thừa vối người Khơme Nam Bộ. Từ Trung Quốic, có ba tông phái được truyền bá vào nưốc ta: Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông. Thời Lý - Trần, Phật giáo hưng thịnh với các dòng thiển Tỳ ni đa lưu chi và Vô Ngôn Thông. Xuất hiện một phái thiển mối do thiển sư Thảo Đường lập ra và sau đó là Thiền phái Trúc Lâm vối người sáng lập là vua Trần Nhân Tông. Nhà sư Thảo Đường, người Trung Quốc, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành, được vua Lý Thánh Tông giải phóng và cho phép mở đạo trường tại chùa Khai Quốc. Thiền phái Thảo Đưòng truyền được sáu đời. Đến đòi Trần Nhân Tông, với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm, các thiền phái và toàn bộ Giáo hội Phật giáo ở nưóc ta đã được thống nhất về một mối. 58 GIÁO TRINH VĂN HỐA DU LỊCH Ngày nay, Phật giáo là một trong những tôn giáo có đông đảo tín đồ nhất ở nưốc ta. Hầu hết mọi ngưòi đều mang trong mình ít nhiều những tư tưởng của Phật giáo như: luân hồi, nhân quả, thiện ác,... Những tư tưởng chính: - Phật giáo là hình thức giáo đoàn, được xây dựng trên niềm tin vào đức Phật (trí tuệ và lòng từ bi). - Kinh điển của Phật giáo được khái quát trong bộ ba kinh, luật, luận: Phật giáo tin vào thuyết luân hồi và nghiệp, tìm đường giải thoát khỏi vòng luân hồi và nghiệp, đạt đến cõi Niết bàn; Phật giáo cũng có niềm tin vào mối quan hệ nhân quả/nhân duyên. - Thế giới quan: Phật giáo không có nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, phủ định Brahma sáng tạo ra vũ trụ. Thế giỏi quan Phật giáo được thê hiện trong hai tư tưởng chính: + Vô ngã (anatman - không có cái tôi): vạn vật chỉ là sự "giả hợp", do hội đủ nhân duyên nên "có" (tồn tại). Con đường do năm yếu tô’ (ngũ uẩn) hợp lại nên không có cái tôi: sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý), thức (ý thức). + Vô thường: vạn vật biến đổi theo một chu trình bất tận: sinh - trụ - dị - diệt (sinh - lão - bệnh - tử). - Nhân sinh quan: thực chất đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Phật giáo tìm kiếm sự giải thoát (moksa) khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tối trạng thái Niết bàn (nirvana) thông qua tứ diệu đế: + Khổ đế (duhkha r satya): bát khổ - những nỗi khổ đau hiện diện trên Trái đất: sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly (yêu thương nhau nhưng phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau nhưng phải sông gần nhau), sỏ cầu bất đắc (mong muôn nhưng Chưang 2: CÁC THÀNH Tố CỦA VĂN HỐA VIỆT NAM 59 không đạt được), ngũ thụ uẩn (năm yếu tô" uẩn tích tụ lại gây ra đau khổ). + Tập đế/nhân đê (samudaya - satya): đau khô có nguyên nhân của nó. Đe chấm dứt nỗi khổ, Phật giáo đưa ra thuyết thập nhị nhân duyên - 12 nguyên nhân nối tiếp nhau dẫn đến mọi đau khổ: vô minh (suy nghĩ không sáng suốt, không đúng đắn); hành (hành động theo những gì mình tưởng là đúng, là kết quả của minh); thức (ý thức về những việc mình đã làm); danh sắc (tên và hình: mỗi người là một cá thê độc lập, có suy nghĩ và hành động nên có sự tồn tại, có sự xác nhận, có tên tuổi, hình ảnh, bản sắc,...); lục xứ (sáu giác quan: mắt, mũi, tai, lưôi, thân, ý thức: con người có tên, có hình thì sẽ có các giác quan để cảm nhận thế giối xung quanh); xúc (tiếp nhận thế giới thông qua các giác quan của mình); thụ (cảm nhận những gì mà các giác quan mang lại); ái (khát vọng, sự yêu thích, muốn được có, muôn chiếm giữ); thủ (giữ lại những gì mình thích, mình mong muôn); hữu (từ việc giữ lại mà ta có một cái gì đó là của ta, tức là có sự chiếm hữu); sinh (từ việc có sự chiếm hữu mới dẫn đến sự xuất hiện của những yếu tô" khác, có sự sinh ra); lão tử (già và chết). + Diệt đế (nirodha - satya): mọi nỗi khổ đều có thể tiêu d iộ t đ ổ đ ạ t tó i t r ạ n g t h á i N iô t b ò n . + Đạo đế (morga - satya): chỉ ra con đường tiêu diệt cái khổ: "tu đạo", hoàn thiện đạo đức cá nhân với tám nguyên tắc (bát chính đạo): chính kiến (hiểu biết đúng về tứ đế - bốn cái khổ); chính tư duy: suy nghĩ đúng; chính ngữ: lời nói đúng; chính nghiệp: không làm điều xấu hoặc tác động xấu đến người khác; chính mệnh: hạn chế dục vọng; chính tinh tiến: rèn luyện liên tục; chính niệm: tin tưỏng vào sự giải thoát; chính định: tập trung cao độ; giới (nội dung rất rộng): giữ cho được ngũ giối, lục độ. 60 GIÁO TRÌNH VĂN Hó a d u l ịc h Đặc điểm của Phật giáo ở Việt Nam: - Phật giáo có mặt ở nưốc ta sốm (từ những thế kỷ đầu Công nguyên), nhanh chóng kết hợp với tín ngưõng bản địa, hình thành nên dòng Phật giáo dân gian. Phật giáo dân gian với các lễ hội truyền thống vẫn tồn tại vối tư cách một hiện tượng văn hóa nổi bật trong đời sông tinh thần của người Việt. - Phật giáo Việt Nam không phải Phật giáo thuần túy mà là sự kết hợp giữa Thiền, Định, Mật, Nho, Lão và tín ngưỡng bản địa (hỗn dung tôn giáo), trong đó Thiền là nòng cốt. Thiển tông là sản phẩm của văn hóa Trung Quốc, là sự kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa Ân Độ với đạo Lão và văiì hóa Trung Quôc. Thiền tông với phương châm: bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tích thành Phật rất phù hợp vối người dân Việt (phần lớn không biết chữ Hán và cũng không muốn dùng văn tự của kẻ đi xâm lược mình). Thiển tông vừa đáp ứng được những nhu cầu tâm linh, vừa có tính nhập thế rõ ràng, đáp ứng nhiệm vụ dựng nưóc và giữ nước của dân tộc. - Phật giáo và các tôn giáo khác ở Việt Nam có sự chung sống hòa thuận, không có những mâu thuẫn lớn. Hiện nay, trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có sự hội tụ của tất cả chín dòng phái Phật íĩiáo, điều mà các quốc gia khác không thể có được. - Phật giáo có đóng góp lón cho quá trình xây dựng và phát triển đất nưốc: + Cung cấp hệ tư tưởng trị nưốc trong giai đoạn đầu xây dựng quốc gia phong kiến: nhiều nhà sư tham gia công việc chính sự, chùa là nơi đào tạo trí thức cho dân tộc; nhiều vị vua là những đệ tử trung thành của Phật giáo; xây dựng chùa chiền, đúc chuông; quán triệt tư tưởng cứu nhân, độ thế, từ bi, hỉ xả, xá tội của Phật giáo trong việc điều hành chính sự (quan tâm Chương 2: CÁC THÀNH T ố CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 6 1 đến ngưòi nghèo và tù nhân, khoan dung độ lượng vối những kẻ thua trận, không có nhiều cuộc thảm sát những người vô tội,...). + Về đời sông tinh thần: đem đến một tôn giáo phù hợp với đặc điểm và quan niệm sông của người Việt; tạo những thay đổi tích cực trong lối sống: yêu thương con người, từ bi, hỉ xả, các phong tục tập quán, lễ hội, thờ cúng tổ tiên,... dòng văn học truyền thống cũng nhận được nhiều đóng góp của những tác phẩm và tác giả có liên quan đến sinh hoạt tín ngưõng Phật giáo; hệ thống chùa chiền, chuông, tượng,... là những di sản văn hóa nhưng cũng là những giá trị quý để phát triển du lịch. Cũng có thể tham khảo cách tiếp cận của Trần Ngọc Thêm để thấy Phật giáo Việt Nam có những đặc điểm sau: - Thiên vể nữ tính: các vị Phật Ấn Độ vốn là những người đàn ông nhưng khi sang Việt Nam thì Phật ông trở thành Phật bà (Quan Thế Âm Bồ tát). Người Việt còn sáng tạo ra hình tượng Phật bà của riêng mình (Man Nương, Phật bà chùa Hương,...); nhiều chùa mang tên các bà, Phật tử cũng đa phần là phụ nữ. - Tính linh hoạt: người Việt tạo dựng một lịch sử Phật giáo của riêng mình (truyền thuyết Man Nương); hình thức tu tại gia, tu tại tâm; coi trọng việc’ sống phúc đức, trung thực hơn việc đi lễ chùa; coi trọng truyền thống thò tổ tiên, ông bà hơn t.hfl Phật; Phật giáo c6 Bự tích hợp vổi các tín ngrư3ng bản đja; ngôi chùa được mô phỏng theo hình dáng ngôi nhà (mái cong, ba gian hai chái, năm gian hai chái,...), tượng Phật gần gũi với đời sông, nhiều nơi còn tổ chức cưới vợ cho sư để ràng buộc vị sư với làng mình. - Tính tổng hợp: tổng hợp với tín ngưõng bản địa (chùa Tứ pháp, chùa tiền Phật hậu Thần, chùa tiền Phật hậu Mẫu,...) và vối các tôn giáokhác; Phật giáo Việt Nam là 8ự kết hợp các tông phái Phật giáo khác nhau, nhưng chủ đạo là Thiền tông; gắn việc đạo với việc đời. 62 GIÁO TRÌNH VĂN Hó a du lịc h d) Kitô giáo Nguồn gốc: - Kitô giáo là tên gọi chung của các tôn giáo cùng thờ chúa Jesu như: Công giáo; đạo Chính thống (Nga, tách ra từ thế kỷ XI); đạo Tin lành (tách ra từ Công giáo vào thê kỷ XVI); Anh giáo (chỉ có ở Anh và các thuộc địa). - Ki tô giáo do Jesu sáng lập, ra đời ở vùng Lưỡng Hà (phía đông đê quốc La Mã). Nguồn gốc của Kitô giáo nguyên thủy là cuộc vận động của những người bị áp bức. Đó là đạo của những người nô lệ, bán tự do, những người nghèo khổ hoặc mất hết mọi quyền lợi, các dân tộc bị Roma đô hộ hay làm cho tan tác. , - Kitô giáo là sự kết hợp văn hóa Hy Lạp cổ, văn hóa Hebrew cổ và chịu ảnh hưởng của văn hóa Lưỡng Hà nhưng ra đời và phát triển trong nền văn hóa La Mã. Như vậy, Kitô giáo là sự hội nhập của ba nhân tô" lốn của văn hóa phương Tây. Kitô giáo và văn hóa phương Tây có mối quan hệ chặt chẽ. Thậm chí có người còn gọi văn minh phương Tây là văn minh Ki tô giáo. - Giáo lý của Kitô giáo là Kinh thánh, gồm hai bộ: Kinh cựu ưóc gồm 46 quyển, chia thành ba loại (sách lịch sử, sách văn thơ, sách tiên tri); Kinh tân ước gồm 17 quyển, kể về cuộc đời và sự nghiệp của chúa Jesu và hoạt động của các thánh tông đồ, chia thành bốn loại (sách tin mừng; sách công cụ sứ đồ; sách Thánh thư; sách Khải huyền). - Thế giới quan: Kitô giáo quan niệm con người là do Thiên chúa sáng tạo, có nghĩa vụ thò phụng và tiếp tục công cuộc của Chúa ở nơi trần thế, phủ nhận quyền uy tuyệt đôi của bất cứ lực lượng trần thế nào. - Tổ chức của Kitô giáo bao gồm: Giáo xứ, Giáo phận, Giáo hội quốc gia, Giáo triều Vatican; Giáo hoàng là ngưòi nắm giữ quyền lực tối cao và tuyệt đối. Chương 2: CÁC THÀNH T ố CỦA VÄN HÓA VIỆT NAM 63 Sau đây sẽ đề cập hai tôn giáo chính cùng thờ Chúa Jesu là Công giáo và Đạo Tin lành. * Công giáo Sự phát triển của Công giáo ở Việt Nam: - Đầu thế kỷ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã đến nưốc ta truyền đạo. Năm 1533 (đời vua Lê Trung Tông), giáo sĩ Inêkhu theo đường biển đến giảng đạo tại Nam Định (các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ). Những năm sau đó, có nhiều giáo sĩ khác tích cực hoạt động tại Việt Nam mà tiêu biểu là giáo sĩ Alexandre de Rhodes. - Năm 1644, Hội Thừa sai truyền giáo Pari chính thức ra đời, được Giáo hoàng trao quyển truyền đạo ở Việt Nam, Trung Quốíc, Đông Nam Á. Cùng vối việc truyền đạo, khá đông các giáo sĩ đã có những hoạt động phục vụ cho mục đích xâm lược nước ta của thực dân Pháp. Vì thế, các triều vua phong kiến, nhất là từ thời Gia Long, đã ra lệnh cấm đạo ngặt nghèo. - Sau khi thực dân Pháp chiếm được nưóc ta, các giáo sĩ Ki tô đã được tự do truyền đạo ở nước ta. Sau Cách mạng Tháng Tám, Công giáo vẫn tiếp tục phát triển trong khuôn khô Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. - Việt Nam khône phải là một quốc gia Công giáo (Kitô giáo) do những nguyên nhân sau: + Công giáo mới có mặt ở Việt Nam hơn 400 năm, trong khi những tín ngưõng - tôn giáo bản địa và ngoại nhập khác đã có cả một quá trình lịch sử lâu dài, bám rễ sâu trong đòi sông tinh thần của người Việt, mặc dù sô" tín đồ và cơ sở thờ tự của Công giáo chỉ đứng sau Phật giáo. Mục đích Công giáo hóa nưốc ta đã không thành công do triều đình phong kiến không cho phép phát triển; số tín đồ còn thấp; văn hóa Việt Nam đã định hình từ sớm. 64 GIÁO TRÌNH VĂN HÓA DU LỊCH + Công giáo vào Việt Nam cũng đã bị Việt hóa như những tôn giáo ngoại nhập khác (chấp nhận cho tín đồ thò cúng tổ tiên, kiến trúc nhà thờ mang những đặc điểm của kiến trúc truyền thông Việt Nam,...). Đóng góp của Công giáo đôi với văn hóa Việt Nam: • Góp công sức lớn cho sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ. - Hình thành một loại hình văn học mối: báo chí (văn thông tấn); cung cấp kho tư liệu quý giá vể tình hình chính trị - kinh tế - xã hội nưốc ta đương thòi và nguồn sử liệu báo chí. - Các thể loại văn học phục vụ sinh hoạt tín ngưõng Công giáo phát triển: ca, vè, vãn. Mục đích là diễn ca kinh thánh để tín đồ dễ thuộc, dễ nhớ; truyền tải giáo lý, tín lý hoặc sự tích các thánh; ca ngợi đức Mẹ Maria; vãn: lòi thương tiếc được làm cho có vần; ca (diễn ca): diễn đạt các bản kinh thánh, kinh lễ, giáo lý bằng văn vần (thể lục bát, song thất lục bát hoặc tự do); vè: hình thức đặt lòi theo niêm luật để diễn đạt một nội dung nào đó. Nhiều khi ca và vè được gộp thành một thể loại là ca vè. - Hệ thống các cơ sở sinh hoạt tôn giáo: các nhà thò. - Tạo dyng một lối sống tốt đẹp: không chấp nhận chế độ da thê, chỉ sống một vợ một chổng; củng cố tinh thần đoàn kết cộng đổng. * Đạo Tin lành Đặc điểm chung: ■ Đạo Tin lành có nguồn gốc từ đạo Kitô, là một nhánh mối tách ra từ Công giáo ở thế kỷ XVI. Đạo Tin lành còn được gọi là đạo cải cách do nó được phát triển trên cơ sở cải cách Kitô giáo về tín lý, giáo lý, giáo hội theo hướng đơn giản hóa. Vì thế, Chưong 2: CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HỐA VIỆT NAM 65 đạo Tin lành nhanh chóng phát triển dù ra đời muộn hơn các nhánh khác. - Ở Việt Nam: + Đạo Tin lành có mặt ở nưốc ta sớm hơn các nước trong khu vực, vào khoảng giữa thế kỷ XIX, cùng với sự có mặt của quân đội viễn chinh Pháp. Năm 1884, Hội truyền giảng Tin lành thuộc địa của Pháp chính thức gửi các mục sư đến Hải Phòng và cho lập Hội thánh ở ba trung tâm lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn. Tuy nhiên, kết quả truyền đạo không cao. Tin lành Pháp phải chịu nhường bưốc trưốc Hội liên hiệp Cơ đôc và truyền giáo (CMA). Năm 1911, CMA đã xây dựng được cơ sỏ đầu tiên ở Đà Năng, với công lớn thuộc về các mục sư A.B. Simson, D. Selecheur, C.H. Recver, R.A. Faffayray,... + Đến năm 1954, sau nửa thế kỷ truyền giáo, đạo Tin lành Việt Nam đã có khoảng 30.000 đến 50.000 tín đồ, gần 100 mục sư. Giáo hội là Tổng liên Hội thánh Tin lành Việt Nam. Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt làm hai miền, đạo Tin lành ỏ miền Nam và miền Bắc cũng phát triển theo các hưống khác nhau. Ở miền Bắc, sô" đông tín đồ, giáo sĩ, ngay cả cơ quan Tổng liên hội đã di chuyển vào Nam, chỉ còn lại vài ngàn tín đồ, hơn chục mục su. Nam 195Ö, sô' tín dồ và mục sư nói trên lập ra một tổ chức giáo hội riêng: Tổng hội Hội thánh Tin lành miền Bắc Việt Nam. Ở miền Nam, Hội thánh Tin lành miền Nam phát triển khá mạnh với sự hỗ trợ của CMA và các tổ chức Tin lành quốíc tế. Nguyên nhân là do chiến tranh kéo dài chia cắt hai miền, sự hỗ trợ từ bên ngoài, tầng lốp thị dân ở các tỉnh Nam Bộ khá đông đảo và dễ dàng tiếp thu thứ tôn giáo tân kỳ kiểu Tin lành, người dân Nam Bộ cũng có bản tính phóng khoáng và khoan dung hơn,... 6 6 GIÁO TRÌNH VÀN HỐA DU LỊCH Đóng góp của đạo Tin lành đối với văn hóa Việt Nam: - Không có lễ nghi, trang phục và cơ sở thờ tự đặc trưng riêng. Nhà thò Tin lành rất đơn giản, chỉ đơn thuần là nơi tín đồ thực hành nghi lễ tôn giáo. - Lôi sống: nghiêm cấm tín đồ uống rượu, hút thuốic (đặc biệt là thuốc phiện) vì cho rằng chúng làm ô uế đền thánh (coi mỗi người là một đền thánh thờ chúa). - Tác động tiêu cực: kích động đồng bào các dân tộc thiểu số biểu tình, chống phá sự ổn định của đất nước, trốn ra nước ngoài,... e) Hồi giáo Nguồn gốc: • Hồi giáo ra đòi ỏ cộng đồng dân cư du mục Arập. Giới luật, giáo pháp nghiêm khắc của nó giúp các tín đồ có tính tổ chức chặt chẽ, tính kỷ luật cao, hợp vối sự di chuyển liên tục và tác chiến di động. - Từ thế kỷ VII, Hồi giáo mở rộng sang châu Âu và phương Đông, tiếp thu văn hóa Xyri và Hy Lạp cổ; thâm nhập vào văn hóa Ba Tư, Ấn Độ, khu vực Trung Cận Đông, Trung Á, hình thành văn hóa Arập. Văn hóa Arập truyển thống bao gổm ngôn ngữ Arập, thi ca, nhân văn, ngạn ngữ, truyện, truyền thuyết ("Nghìn lẻ một đêm"), kiến trúc thánh đưòng, triết học (thừa nhận Chúa độc nhất). - Hồi giáo ỏ nước ta tập trung trong cộng đồng ngưòi Chăm ỏ Nam Trung Bộ và Nam Bộ: + Đi theo các thuyền buôn, đạo Hồi đến quốc gia của những người Chăm cổ từ đầu thế kỷ XV. Sau đó, Hồi giáo từ Chămpa, Pasai, Malacca đến các nơi khác ỏ Đông Nam Á. Chương 2: CÁC THÀNH Tố CỬA VÁN HỐA VIỆT NAM 67 + Ở Vương quốc Chămpa, đạo Hồi được truyền bá trong một bộ phận hoàng gia và người dân kinh thành Vijaya (Bình Định) trong khi tôn giáo chính vẫn là Hinđu giáo. Ảnh hưởng của Hồi giáo được mở rộng ở phía nam vương quô'c này (Phan Rang) sau khi vua Lê Thánh Tông hạ thành Chà Bàn Vijaya năm 1471. + Năm 1643, chúa Nguyễn quyết định đổi vùng đất này thành dinh Trấn Biên. Đa số người Chăm ở lại trên vùng đất cũ nhưng có một số di cư vào Nam (chủ yếu ở An Giang) và sang Campuchia. Đóng góp của Hồi giáo đôi với văn hóa Việt Nam: - Tổ chức giáo hội: mỗi làng hay mỗi cụm làng là một giáo khu với một thánh thất (surao). cả vùng có một thánh đường (mosqué), tháp (miranet) và một lốp học. Mỗi giáo khu có một trưởng giáo khu (hakem) và phó giáo khu (kalik). - Tổ chức gia đình: tập quán truyền thống của người Chăm là theo mẫu hệ. Đạo Hồi theo phụ hệ nhưng đã có sự dung hòa với tập tục Chăm. + Cho phép kết hôn con chú, con dì. + Cho phép mang cả họ mẹ và họ cha. + Con trai có thể đi hỏi vợ nhưng phải có các bà, các cô, bạn của mẹ đi cùng. + Chú rể chỉ ở lại nhà vợ sau đám cưới một vài tháng ở nông thôn hoặc một vài ngày ở thành phố. + Sau khi ly hôn người chồng có thể được chia tài sản. + Đàn ông ít khi lấy nhiều vợ như theo luật Hồi giáo. - Đời sông vật chất: + Kinh tế: đánh cá, làm ruộng nước, chăn nuôi và buôn bán gia súc, nghề thủ công. 6 8 GIÁO TRÌNH VĂN Hó a d u lịc h + Trang phục: nổi bật là chiếc sarông, một tấm vải dài 2 m, rộng 1,25 m, quấn quanh thân theo kiểu váy thắt nút ở thắt lưng. Chức sắc mặc áo dài trắng, nam đội mũ cà lồ trắng (rupe'as) hay kapeak bằng nỉ đen/mũ chụp (fej) đỏ hoặc đen/quấn khăn. Phụ nữ mặc áo cánh caraco/koh/tah dài đến gôi nhưng không trùm khăn như phụ nữ các nưốc Hồi giáo khác. + Nhà ở: phần lớn là nhà sàn nhưng nhà sàn ở An Giang và Campuchia cao ráo hơn ở miền Trung. - Đòi sống tinh thần: người Chăm Việt Nam theo Hồi giáo nhưng không đầy đủ (không theo đúng các quy tắc), không có liên hệ gì với thê giới Hồi giáo. f) Phật giáo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo ở Nam Bô Đặc điểm chung: - Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cư dân ở Nam Bộ thuộc bôn tộc người chính: Việt, Hoa, Khơme, Chăm. Tất cả các loại hình tôn giáo, tín ngưõng của bôn cộng đồng cùng hiện diện vói mức độ khác nhau. - Công cuộc khai phá đất đai diễn ra khá nhanh. Thành phần chủ yếu của người Việt ở đây là dân di cư, quan lại, địa chủ, nô tì, quân sĩ,... Tín ngưõng, tôn giáo mà người Việt mang vào loãng hơn so vối vùng quê gốc miền Bắc. - Cư dân Nam Bộ là một sự dung hợp, xét về kết cấu dân cư và giai cấp. Các mâu thuẫn kinh tế, chính trị, xã hội trở nên rõ nét, sâu sắc và quyết liệt, đặc biệt là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nông dân và toàn thể nhân dân lao động với giai cấp địa chủ và tư sản. Do chưa có lực lượng lãnh đạo, đường lối bị khủng hoảng, thực dân Pháp đàn áp đẫm máu nên đã đẩy nhân dân lao động vào hoàn cảnh sống lầm than, bế tắc. v ề vấn đề tôn giáo, đạo Phật suy yếu, Chưang 2: CÁC THÀNH Tố CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 69 Công giáo mối tìm được chỗ đứng, Nho giáo vẫn còn đậm nét, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian vối nhiều yếu tô thần bí phát triển khá mạnh. Tất cả những điều kiện trên đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện những tôn giáo mối, hoặc là được cải biến từ các tôn giáo khác, hoặc là dung hợp các tôn giáo và tín ngưỡng đang tồn tại. Đạo Cao Đài và Hòa Hảo cũng ra đời trong hoàn cảnh đó. * Đạo Cao Đài: - Ra đời ngày 19-11-1926 (tháng 10 âm lịch năm Bính Dần), tại chùa Thiền Lâm (chùa Gò Kén, Tây Ninh). Đạo Cao Đài do nhiều người sáng lập vối nguồn gốc xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Trong sô" 28 người khai đạo, có 18 người làm công chức cho Pháp, 5 ngưòi là nghiệp chủ, 3 người là sư tăng, 2 ngưòi là hưởng chức. - Tên gọi của đạo xuất phát từ truyền thuyết: Thượng đê giáng cơ dưối danh xưng Cao Đài Tiên ông Đại Bồ tát Ma Ha Tát, ra lệnh lập một tôn giáo mới thờ phụng ngài lấy tên là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài). - Đạo Cao Đài ra đòi và hoàn thiện có sự đóng góp rất lốn của cône cụ đàn cơ. Đàn cơ là công cụ hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở cả phương Đông và phương Tây nhằm mục đích (cầu) xin thần linh ban cho con người những điểu họ mong muốn, hoặc biết được sự vận động biến hóa của các sự vật, hiện tượng (cơ). Đôì với đạo Cao Đài, đàn cơ là linh hồn của đạo, dựa vào đó đê xây dựng hệ thống giáo lý, giáo luật, tổ chức và phong các chức sắc của đạo. Sau này, khi đàn cơ đã hoàn thành sứ mạng (năm 1927), ngươi ta cũng chấm dứt sự hiện diện của nó. Việc phong chức sẽ được căn cứ theo luật công tử. 70 GIÁO TRÌNH VĂN Hó a d u lịc h • Đạo Hòa Hảo: ■ Ra đời ngày 18-5-1919 (năm Kỷ Mão), giáo chủ là Huỳnh Phú SỔ. - Về tên gọi của đạo, có hai cách giải thích: là tên làng nơi giáo chủ sinh ra hoặc hòa hảo là hòa trong cộng đồng, hòa giữa đời và đạo, hòa với các đạo, hòa trong lòng người. Đóng góp đối với văn hóa Việt Nam: - Thúc đẩy tinh thần cô* kết cộng đồng: + Nam Bộ là vùng đất mới, cư dân từ nhiều nơi tụ họp về, cần phải cô kết với nhau. + ở miền Bắc, ruộng công làng xã đóng vai trò cô kết cư dân với quê cha đất tổ. Còn ở Nam Bộ, chất keo gắn kết đó chính là tôn giáo, do ruộng đất quá rộng. - Đẩy mạnh việc khai hoang lập ấp thông qua việc tập hợp các cư dân/tín đồ. - Giáo dục lối sống: + Tính cách bộc trực, thẳng thắn, nghĩa hiệp. + Tu thân theo giới, định, tuệ (tiếp thu tư tưởng Phật giáo): • Giới: ngăn ngừa những hành vi bất thiện, tội lỗi. • Định: làm cho tâm an định, không rối loạn. • T u ệ : t h ấ y rõ b ả n c h ấ t c ủ a s ự v ậ t v à aự t h ậ t c u ộ c đời. + Đề cao tứ ân: • Ân tổ tiên, cha mẹ. • Ân đất nưóc. • Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). • Ân đồng bào và nhân loại. - Đời sống vật chất: các thánh thất mang hình dáng của nhà thờ Công giáo nhưng có dấu ấn của chùa và điện thò Đạo giáo. - Đời sống tinh thần: các nghi lễ trong sinh hoạt tôn giáo. Chương 2: CÁC THÀNH T ố CỦA VĂN HỐA VIỆT NAM 71 2. Tín ngưỡng * Phăn biệt tôn giáo và tín ngưỡng Sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo được thể hiện ở bảng sau: Tôn giáo Tín ngưỡng - Có hệ thông giáo lý, kinh điển thể hiện quan điểm về vũ trụ, nhân sinh. - Thần điện đã thành hệ thống, bô" trí dưới dạng đa thần hoặc đơn thần. - Thế giới thần iinh và thế giới con người có sự tách biệt, xuất hiện hình thức cứu thế. - Có giáo hội và hệ thống giáo chức. - Có nơi thờ cúng riêng và nghi lễ chặt chẽ. - Không mang tính dân gian. - Chưa có hệ thông giáo lý, mói có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. - Chưa có hệ thông thần điện hoàn chỉnh, còn mang tính chất đa thần'. - Có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, chưa mang tính cứu thế. - Gắn với cá nhân và cộng đồng làng xã, chưa có giáo hội. - Nơi thờ cúng phân tán, nghi lễ chưa theo quy ước. - Mang tính dân gian, gắn bó với đời sông. * Các hình thức tín ngưỡng ở Việt Nam Ở nước ta đang tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng khác nhau, như: - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: phạm vi tộc người, dân tộc; phạm vi gia đình, dòng họ. - Tín ngưỡng cá nhân: thờ cúng bà mụ; thờ cúng ông tơ bà nguyệt; thò thần bản mệnh; tang ma và thò cúng người chết. - Tín ngưỡng nghề nghiệp: tín ngưõng nông nghiệp (tứ 72 GIÁO TRlNH VAN Hó a d u lịc h pháp); tín ngưỡng thờ tổ nghề (thánh sư); tín ngưỡng thờ thần tài (nghề buôn); tín ngưỡng thò cá ông (ngư dân). - Tín ngưỡng thờ thần: thò thành hoàng làng; thò mẫu; thờ các anh hùng dân tộc; thờ thổ thần, sơn thần, thủy thần. Sau đây giới thiệu một số tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam. a) Tín ngưởng phồn thực Nguồn gốc: ■ Tín ngưỡng phồn thực thể hiện nghịch lý giữa cái hữu thức và cái vô thức của văn hóa nông nghiệp. Tính vô thức bị chi phối bởi quan niệm âm dương trong phần bản năng, vô thức. Tính hữu thức chịu ảnh hưởng bởi những quan niệm Nho giáo như coi thường phụ nữ, tách biệt nam - nữ, coi quan hệ nam - nữ là xấu xa và cần phải ngăn cấm. - Tín ngưõng, nghi lễ, lễ hội là hưỏng giải quyết nghịch lý trên. Về hình thức, đó là cái phi đời thường. Cái gì không được làm trong đòi sông hằng ngày thì có thể làm trong đòi sông tâm linh, trong ngày lễ hội. v ề thời gian, đó là điểm mạnh của chu kỳ sông, là thòi điểm để người dân lao động nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày tháng lao động vất vả. Biểu hiện - các nghi lễ, nghi thức phồn thực: ■ Lễ hội. - Tục hiến sinh, thò và rưốc sinh thực khí. - Tục tắt đèn, chen lấn trong lễ hội. - Hát đối đáp, giao duyên (quan họ, hát xoan, hát ghẹo, hát ví, hát trống quân,...). - Trò chơi bắt chạch trong chum, ném pháo, ném còn. - Động tác chọc lỗ (nam giới) tra hạt (nữ giới). Người Khơmú, Mảng có nghi lễ cầm nắm thóc (âm) dí vào các loại củ: khoai sọ, gừng, củ mài (dương) trưốc khi gieo trồng với mong muôn cây Chương 2: CÁC THÀNH T ố CỦA VĂN HỐA VIỆT NAM 73 lúa được mạnh khỏe, bội thu. Một số dân tộc có nghi thức nam giới đeo dương vật bằng gỗ làm động tác giao phôi để truyền sức sinh sản cho đất đai, cây trồng. Các di chỉ, di tích: - Di sản văn hóa sơ kỳ đồ đồng: gò Mả Đông (Hà Tây cũ) tìm thấy linga gốm; ỏ Đồng Đậu tìm thấy ngựa mang hình ảnh yoni, tượng phụ nữ thể hiện đặc trưng tính nữ. - Văn hóa Đông Sơn: trên nắp thạp đồng Đào Thịnh có hình tượng nam nữ giao hợp; trên mặt trống đồng (hình yoni xen lẫn các cánh sao linga, hình cá sấu giao phối). - Các hình ảnh, chi tiết thể hiện yếu tô" phồn thực trong các điểm thờ tự: chùa Bà Đanh ở Hà Nội (Châu Lâm tự), Kim Bảng - Hà Nam; chùa Thổ Hà (chạm khắc trên tấm ván chính); chùa Ông (Như Quỳnh, Hưng Yên): hình tượng Bà Đanh ngồi đội mặt trời trên bia; hình rắn hổ mang phủ lên người phụ nũ. - Tượng nhà mồ của người Bana, Xơđăng: tượng đàn ông và đàn bà với biểu tượng âm vật và dương vật ở tư thế giao phối. - Khau cát nhà sàn Thái: hình tượng nam nữ giao hợp. - Người Khơmú, người Mảng có tục trồng cây nêu bên cạnh nhà rẫy; trên có treo các hình chim, thú, cá, âm vật và dương vật (quyến rũ hồn rẫy không bỏ đi nơi khác). b) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nguồn gốc: - Quan niệm về con người và thê giới: con người có phần xác và phần hồn; người sông và người chết có hai thê giói riêng nhưng lại có mối quan hệ với nhau. Người sống tin rằng ngưòi chết có thể phù hộ (âm phù) cho họ hoặc quấy nhiễu cuộc sống của mình. - Cơ sỏ kinh tế - xã hội: kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp và 74 GIÁO TRÌNH VĂN HÓA DU LỊCH mô hình gia đình nhỏ (gia đình hạt nhân) tạo cho con người sự gắn bó chặt chẽ vói thiên nhiên. - Hình thức tổ chức xã hội theo chê độ phụ hệ: con cái trong nhà có sự gắn kết vối nhau và vói những người thuộc thê hệ trưốc. - Tác động của Nho giáo: tư tưỏng tề gia; chữ hiếu được đề cao và nâng lên thành đạo hiếu. Biểu hiện: - Tín ngưông Tôtem: thờ vật tổ của một tộc người. Đây là loại hình tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nguyên thủy. - Tang ma và thờ cúng người chết. - Thờ cúng người thân trong gia đình: bàn thờ tổ tiên được đặt ỏ vị trí trang trọng nhất trong nhà, gian chính giữa của nhà trên, cao hơn hẳn so với bàn thờ của các vị thần linh khác. Đối tượng được thờ cúng bao gồm cha mẹ, ông bà, cụ kỵ và có thế những đời cao hơn (cao, tằng, tổ, khảo). Bên cạnh đó là những người thân khác chết trẻ hoặc chết vào giờ linh thiêng (bà cô, ông mãnh), tiền chủ (chủ trước'của ngôi nhà), tổ nghề, thổ công - thổ địa - thổ kỳ,... Người Việt gắn chặt vối gia đình hơn với xã hội. Gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên nhưng không phải dòng họ nào cũng có từ đường. - Thd 'cúng tô tiên dòng họ: thường được thực hiện ỏ nhà thờ họ (từ đường) hoặc nhà chi trưởng, trưởng họ. - Thờ cúng tổ nước: lễ giỗ tổ Hùng Vương (ngày càng được tổ chức trên quy mô lón hơn và được nâng lên vị trí quốc giỗ). - Tín ngưõng thờ tổ tiên luôn được các thể chê chính trị từ trước đến nay tôn trọng và thừa nhận. Ví dụ, Quốc triều hình luật của nhà Lê, Điều 399 và 400 quy định: con cái không được bán ruộng hương hỏa, nếu bán thì bị cho là bất hiếu. Trong trưòng hợp bất khả kháng, người trong họ mua lại thì sẽ mất sô’ -Chương 2: CÁC THÀNH T ố CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 75 tiền mua, người ngoài mua thì cho phép được chuộc lại; các triều đại phong kiến đều có chế độ khen thưởng cho các bậc hiếu tử; ngày nay, lễ giỗ tổ Hùng Vương đã được nâng lên tầm quốc lễ. c) Tín ngưỡng thờ thành hoàng Nguồn gốc: - Thành hoàng là vị thần có nguồn gốc Trung Quốc: thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh thành; khi ghép thành một từ thì dùng để chỉ vị thần canh giữ và bảo trợ cho thành, ở Việt Nam, thành hoàng là vị thần bảo trợ cho làng xã. - Nguồn gốc thành hoàng ở Trung Quốc: theo sách "Chu Lễ", thành hoàng đầu tiên là Thùy Dung (Chúa Dung) - vị hỏa thần, trú ngụ trên tưòng và cửa thành; từ thòi Hậu Đường (934): phong vương cho thành hoàng; từ nhà Minh trở đi: cúng tê thành hoàng ở các phủ, châu, huyện. - Quá trình phát triển của tín ngưỡng thò thành hoàng ở Việt Nam: thời Bắc thuộc (dưới thòi nhà Đường), phong kiến phương Bắc phong cho thần Tô Lịch là thành hoàng Đại La với tước phong Đô phủ Thành hoàng thần quân; từ năm 1010, Lý Thái Tổ phong thẩn Tô Tỏch là Quốc đô Thăng T-ong Thành hoàng Đại vương; Nhà Trần phong thần Tô Lịch là Bảo quốc Trần linh địa bang, Quốíc đô Thành hoàng Đại vương, các làng dựng đình trạm làm nơi dừng chân cho khách qua đường, năm 1231, Trần Thừa bắt các làng dựng tượng thờ Phật ở các đình trạm, năm 1477, đình bắt đầu thờ thần; thế kỷ XVI, triều đình phong kiến phong bằng sắc cho các thành hoàng làng; thời Lê có 1.026 đình, đền ở các làng xã thờ Hùng Vương và các tưóng lĩnh dưới quyền. 76 GIÁO TRÌNH VĂN HÓA DU LỊCH Biểu hiện: - Thòi điểm cúng lễ: ngày mồng 1 (lễ sóc), ngày rằm (lễ vọng), ngày đầu tiên của tháng 2 (ngày đinh/ngày xuân tế), ngày đầu tiên của tháng 8 (ngày thu tể), lễ hạ điền (ngày xuôrig ruộng cấy lúa) và thượng điền (ngày cấy xong), lễ thường tân (nếm vật mới - tháng 9), ngày thượng nguyên (lễ kỳ yên/rằm tháng Giêng), ngày trung nguyên (rằm tháng 7), lễ khai ấn (ngày 7 tháng Giêng âm lịch), Tết Hàn thực, Đoan ngọ, Trung thu, lạp tiết (ngày 2 tháng 12 âm lịch),... tang lễ, khao vọng, đám cưới. - Hội đình: tổ chức vào mùa xuân/thu, ngày kỵ nhật của thành hoàng. Các nghi thức: rước thần từ nghè tới đình hay từ đình tối chùa/đền; lễ và tế thần (xuần/thu). - Các tục hèm: kiêng nhắc tới tên húy của thần; hèm'liên quan tối sở thích hoặc những hành động của thần, hèm nghi lễ: hèm liên quan tới chiến trận, hèm phồn thực, hèm của thành hoàng là những người chết vào giờ thiêng,... Thành hoàng ở đồng bằng Bắc Bộ: - Thành hoàng có nguồn gốc thiên thần: Tứ pháp, Ngũ Lôi (Nhất Phong, Nhị Vũ, Tam Vân, Tứ Điện, Ngũ Lôi); Nam Tào, Bắc Đẩu, nữ thần Sao Sa, Tam Tinh Đại vương...; các vị tiên, thần linh trong Đạo giáo: Ngọc Hoàng, Tể Thiên, Thiên Quang Đại vương...; các thánh mẫu: Tam phủ, Tứ phủ, Mẫu Liễu, Thánh Mâu Thiên Yana; Tứ bất tử. - Thành hoàng có nguồn gốc nhiên thần: Sơn thần: Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh...; Thủy thần: Long Vương, Đại Càn, Tam Giang, Đông Hải Đại vương, Thủy Tê Đại vương, Tây Hải Đại vương, Linh Lang Đại vương, Bát Hải Đại vương, Nam Hải tứ vị Hồng Nương, Vĩnh Hải Môn Thần, Trương Hông - Trương Hát, Tông Hậu...; Thổ thần; các thần khác: thần cây (Cây Bao Chương 2: CÁC THÀNH Tố CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM 77 Đại vương, Mộc Thụ Đại vương), thần Trông đồng (thần Đồng Cổ), súng thần công,... - Thành hoàng có nguồn gốc nhân thần: Các nhân vật lịch sử: Hùng Vương, An Dương Vương, Cao Lỗ, Triệu Quang Phục, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Công Trứ,... Phần lốn các thành hoàng là những người có thật trong lịch sử hoặc là những nhân vật nửa thật nửa huyền thoại, chiếm số đông nhất trong các thành hoàng có nguồn gô’c nhân thần. Các thành hoàng thuộc nhóm này trải suốt chiểu dài lịch sử đất nưỏc, nhưng chủ yếu là từ thời Trần trở về trưốc. Các danh nhân vản hóa, tổ nghề: Vũ Quan - tổ nghề nón lá và áo tơi của làng Tri Chỉ, Tri Trung, Phú Yên; Nguyễn Thực (Đông Hải Đại vương) - tổ nghề tằm tang làng Tiên Đông, Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội; Thiểu Hoa công chúa - tổ nghề dệt vải làng Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội...; những người khai phá, lập làng: Văn Sĩ Thành (thòi Trần) - thành hoàng Thủy Hội, Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội; Bùi Nghiên Phổ - đình Thị, Trúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội; Lê Bình (thời Lê) - cổ Nghĩa Hạ và Thượng Đình, Đan Phượng, Hà Nội; Nguyễn Công Trứ - các làng ở Hải Hậu (Nam Định), Tiền Hải (Thái Bình), Phát Diệm (Ninh Bình),... Những hiền sĩ có công mở mang dân trí: Ông nghè Vũ Quân (nghè Lợi) - Dao Cù, Nam Thành, Nam Trực, Nam Định; Ông nghè Nguyễn Trường Nguyên (thòi Lê) - Bổi Trung, Mỹ Thịnh, Mỹ Lộc, Nam Định; Trạng nguyên Nguyễn Hiền - đình Quan Trạng, Dương Bình, Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định. Người nưóc ngoài: Tích Quang cư sĩ (thái thú nhà Hán) - đình Súng Phao, Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội; Cao Than (quan nhà Hán) - La Thạch, Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội; 78 GIÁO TRlNH VĂN HÓA DU LỊCH Triệu Đà - Đồng Xâm, Thái Bình; Kiên Sơn - Hữu Cưóc, Liên Hồng, Đan Phượng, Hà Nội. d) Tín ngưỡng thờ Mấu Nguồn gốc: - Khởi nguồn của tín ngưỡng thờ Mẫu là tục thờ nữ thần: 17/27 vị tiên có nguồn gốc thuần Việt là nữ (sách "Hội chân biên" in năm 1847, đòi Thiệu Trị); xung quanh quần thể di tích Phủ Giầy có tới trên 20 đền miếu thò nữ thần. - Nguồn gốc các Mẫu: các vị nữ thần gắn vối việc tạo lập vũ trụ: nữ thần Mặt Tròi, Mặt Trăng, bà Nữ Oa, Tứ pháp, Ngũ hành...; mẹ Âu Cơ của người Việt, mẹ quê hương xứ sở Ponaga của người Chăm...; các bà là những người sản sinh ra các giá trị văn hóa hay tổ nghề: mẹ lúa, mẹ lửa, mẹ muối, mẹ mía, mẹ dệt, mẹ mộc...; các vị nữ tưống: Hai Bà Trưng, Dương Vân Nga, Bùi Thị Xuân, vợ Ba Đê Thám... Những vị này được tôn làm Mẫu, Thánh Mâu, Vương Mâu, Quốc Mẫu. Biểu hiện: - Sự phát triển của tín ngưõng thò Mẫu có được là do sự dung hợp vối các tôn giáo, tín ngưỡng khác: +' V ó i tín n g ư ỡ n g th ờ th à n h h o à n g : k h ô n g có m ố i q u a n h ệ gần gũi dù phủ và đình có thể cùng thò một vị thần. Nguyên nhân của tình trạng trên là do tín ngưõng thờ thành hoàng chịu ảnh hưởng của Nho giáo trong khi tín ngưỡng thờ Mẫu chịu ảnh hưởng của Đạo giáo. + Vối Đạo giáo: tín ngưõng thò Mẫu rất gần gũi với đạo thò tiên trong quan niệm (mẫu cũng là tiên), thần điện, nghi thức thò cúng (nghi thức cầu cơ, lên đồng, giáng bút),... + Với tín ngưỡng thò cúng tổ tiên: điện thò Mẫu là sự phóng lốn bàn thờ tổ tiên: thò vua cha, thánh mẫu (cha, mẹ);