🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình từ vựng học
Ebooks
Nhóm Zalo
IỆT HÙNG
NHÀ XUẤT BẨN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Đỗ VIỆT HÙNG
GIÁO TRÌNH TÌÍHNIÍ HOC
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền © 2011 Công ty cổ phần Sách dịch
và Từ điển Giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 4 5 3 -2 0 1 1 / CXB / 3 4 -5 6 0 / GD M ã số: 8 X 0 0 1 Z 1 -S B Q
nói đđu
Hiện đã có nhiều giáo trình và chuyên luận về Từ vựng học nói chung và Từ vựng học tiếng Việt nói riêng với tên tuổi của các nhà khoa học hàng đầu trong nước như: Nguyễn Văn Tu, Hoàng Phê, Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, v.v... Mỗi giáo trình đều đ ã trình bày những quan điểm chung ưà quan điểm riêng của tùng nhà nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu từ vimg của các ngôn ngữ cũng có những biến đổi nhất định, nhất là dưới sự ảnh hưởng của các chuyên ngành Ngôn ngữ học mới như: Ngữ dụng học, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ nhân học v.v... Có nhiều vấn đề của Ngôn ngữ học truyền thống được nhìn nhận và xem xét lại. Trước tình hình đó, đặt ra vấn đề biên soạn lại các giáo trình truyền thống có lẽ cũng là cần thiết.
Mặt khác, do nhu cầu và nhiệm vụ đào tạo của các cơ sở khác nhau, việc biên soạn giáo trình chuyên cho đối tượng nào đó là cần thiết. Trong những năm đầu của thế k ỉ 21, nội dung chưong trình dạy học phần tiếng Việt trong nhà trường p h ổ thông có những thay đổi đáng kể. Nhiều nội dung mới về Từ vựng học trong nhà trường p h ổ thông được đưa vào giảng dạy, như các vấn đề về trường nghĩa, sự phát triển từ vựng, biệt ngữ xã hội V.Ư... Những
-*Pd3 g^-
văn đề đó cần được chú trọng và nhấn m ạnh thêm trong việc đào tạo giáo viên Ngữ văn ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Từ những lí do trên, chúng tôi m ạnh dạn biên soạn giáo trình Từ vựng học dành cho đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn. Giáo trình này, ngoài những nội dung truyền thống, được b ổ sung những vấn đề m ói như: sử dụng quan hệ đồng nhất và đối lập đ ể xác định đặc điểm cấu tạo từ, các phương pháp phân tích nét nghĩa, hoạt động của các nét nghĩa trong thực tế giao tiếp, hiện tượng đồng nghĩa và hiện tượng đồng chiếu vật. Bên cạnh đó, với quan niệm đây là giáo trình tiếp nối các giáo trình đã có, cuốn sách này được biên soạn ngắn gọn ở những vấn đề đ ã được coi là có tính truyền thống đ ể sinh viên có điều kiện tham khảo thêm những nội dung cần thiết ở các giáo trình khác.
Hi vọng, với cách biên soạn như vậy, giáo trình này sẽ phát huy tốt nhiệm vụ đào tạo giáo viên Ngữ văn trong tình hình hiện nay. Đồng thời, có th ể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh những ngành đào tạo khác như Ngoại ngữ, Ngôn ngữ học, Văn học và đông đảo bạn đọc quan tâm đến các vấn đề Từ vựng học.
Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, chúng tôi xin được bày tỏ sự cảm on sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Như Ỷ đ ã đọc bản thảo và cho những ý kiến xác đáng, cảm ơn các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, các biên tập viên đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho giáo trình này.
TẮC GIẢ
4
^ìễ h ư ơ n ọ m ộ t:
Mở đầu về Tùìựtig học
I. TỪ VỤNG VÀ TỪ VỰNG HỌC
1.Từ vụng
Từ vựng là tập họp từ và các đon vị tương đương vói từ của một ngôn ngữ. Các đơn vị tương đương vói từ là các ngữ cố định nên có thể nói từ vựng là tập họp các từ và ngữ cố định của ngôn ngữ.
2. Từ vụng học
Từ vựng học là một bộ môn của Ngôn ngữ học nghiên cứu về từ vựng, tức nghiên cứu về từ và ngữ cố định của ngôn ngữ.
Từ và ngữ cố định của ngôn ngữ được nghiên cứu trong Từ vựng học, trước hết, với tư cách là các tín hiệu gồm hai mặt: hình thức và nghĩa.
Mặt khác, từ và ngữ cố định của ngôn ngữ là một tập họp nhưng không phải là một tập họp ngẫu nhiên mà là một hệ thống. Cho nên, từ vựng của ngôn ngữ còn được nghiên cứu trong Từ vựng học vói tư cách là một hệ thống, tức được tìm hiểu theo các mối quan hệ chủ yếu, như quan hệ trường nghĩa, quan hệ nguồn gốc, quan hệ chức năng, v.v...
Như vậy, có thể thấy từ vựng của một ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu và cả hai tính chất - túi hiệu và hệ thống của từ vựng - đều cần được làm sáng tỏ trong Từ vựng học.
3. Phuong pháp nghiên cúu và các bình diện nghiên cúu từ vụng Ngôn ngữ học được phân chia thành Ngôn ngữ học đại cương và Ngôn ngữ học cụ thể, thành Ngôn ngữ học lịch đại và Ngôn ngữ học đồng đại. Cũng tương tự như vậy, Từ vựng học cũng có Từ vựng học đại cương và Từ vựng học cụ thể; có Từ vựng học lịch sử và Từ vựng học miêu tả (từ vựng học đồng đại).
3.1. Từ vựng học đ ại cương và Từ vựng học cụ th ể 3.1.1. Từ Ưựng học đại cương
Từ vựng học đại cương có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng các lí thuyết, định ra các phạm trù, các khái niệm và các phương pháp có thể sử dụng nghiên cứu từ vựng cho tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
3.1.2. Từ vựng học cụ thể
Tù vựng học cụ thể nghiên cứu đặc điểm hình thức, đặc điểm ngữ nghĩa... của từ vựng và các mối quan hệ trong từ vựng một ngôn ngữ cụ thể nào đó, như: Từ vựng học tiếng Việt, Tù vựng học tiếng Anh,...
3.2. Từ vựng học lich sử và Từ vựng học m iêu tả Nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ có thể xuất phát từ các đặc điểm lịch sử hoặc tại một thòi điểm nào đó, do đó có Từ vựng học lịch sử và Từ vựng học miêu tả. 3.2.1. Từ vựng học lịch sử
Từ vựng học lịch sử nghiên cứu các quy luật biến đổi trong từ vựng theo thòi gian lịch sử.
3.2.2. Từ vựng học miêu tả
Từ vựng học miêu tả nghiên cứu các quan hệ và quy luật từ vựng của ngôn ngữ tại thời điểm hiện nay. 4. Các phân môn của Từ vụng học
Một số phương diện của từ vựng được nghiên cứu riêng và trở thành các phân môn riêng.
4.1. Từ nguyên học
Từ nguyên học là bộ môn tìm hiểu, giải thích, xác định các hình thức, các ý nghĩa ban đầu có tính chất cội nguồn của từ.
Ví dụ: Từ Liêm là kết quả của sự âm tiết hóa tlem. Hoặc sông Mã được giải thích khoa học là do lối nói trại đi của sông Mạ (mạ nghĩa là mẹ), cách giải thích này phải được chứng minh và củng cố nhờ hệ thống tên các con sông được đặt ở Đông Nam Á. Vùng này những con sông lớn thường được đặt là sông mẹ (với ý nghĩa là lớn): Ví dụ: sông Cái=sông mẹ (tiếng Việt)
Menam=sông mẹ (tiếng Thái Lan)
Mêklong= sông mẹ (tiếng Môn cổ)
Khoa học về từ nguyên chủ yếu sử dụng các phương pháp so sánh - lịch sử, đồng thời có mối liên quan chặt chẽ với các ngành sử học, dân tộc học, văn hoá, chính trị... Đây là một ngành khó nhưng đầy hấp dẫn và thú vị.
4.2. D anh học
Danh học là khoa học nghiên cứu về các quy luật đặt tên: tên người, tên sông, tên núi, vùng đất... Ngành này có hai bộ phận là Nhân danh học và Địa danh học.
- Nhân danh học nghiên cún các quy luật đặt tên người ở các dân tộc khác nhau, cụ thể, Nhân danh học xác định:
Tên người gồm những yếu tố nào? Có yếu tố giới tính hay không? Vợ chồng sau khi lấy nhau có ảnh hưởng gì đến tên gọi của nhau hay không? Các yếu tố truyền thống như kiêng kị... tác động như thế nào đối với việc đặt và gọi tên?
Ví dụ, tên riêng người Việt, nhìn qua một giai đoạn biến đổi, có thể thấy một số đặc điểm như:
Tên nữ trước đây thường bắt buộc phải có thị là yếu tố để chỉ giới tính. Sau khi lấy chồng, phụ nữ được gọi theo tên chồng.
Trong giai đoạn hiện nay, tên nữ không bắt buộc phải có thị. Và xuất hiện nhiều tên kép như: Kiều Oanh, Tuấn Anh,... thậm chí một số tên xa lạ với tên người Việt trước đây như: No-en, Li Li...
Tên người nước ngoài, người Nga chẳng hạn, họ của nữ kết thúc bằng a, sau khi lấy chồng mang họ chồng. v.v...
- Địa danh học nghiên cứu cách đặt tên các con sông, núi, các vùng đất...
Chẳng hạn, tên gọi các con sông thuộc vùng ngôn ngữ Tày-Thái thường bắt đầu bằng yếu tố nậm/nặm: Nậm Tà (sông Hồng), Nậm Tè (sông Đà), Nặm Má (sông Mã), Nặm Khoáng (sông Mê Kông) hoặc các con sông khác như: Nậm Le, Nậm Na, Nậm Rốn...
Vùng ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Kha me (Ba Na, Hrê, Xê Đãng...) thường dùng yếu tố đak: sông Đ ak Rông, sông Đak Min, hồ Đak Lak...
4.3. Ngữnghũi học
Ngữ nghĩa học là bộ môn nghiên cứu các vấn đề về nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, trong đó có từ và ngữ cố
-lv b 8 ( S t * -
định. Ngữ nghĩa học liên quan chặt chẽ đến từ vựng học nên nhiều khi người ta gọi chung bộ môn này là Từ vựng - Ngữ nghĩa học. Bên cạnh việc nghiên cứu về nghĩa của từ, ngữ nghĩa học hiện nay phát triển phạm vi nghiên cứu của mình sang nhiều lĩnh vực khác như; Ngữ nghĩa học câu, Ngữ nghĩa học phát ngôn, Ngữ nghĩa học diễn ngôn.
4.4. Từ điển học
Từ điển học nghiên cứu lí thuyết và kĩ thuật xây dựng các từ điển.
Hiện có thể phân chia từ điển thành hai loại lớn: - Từ điển Bách khoa: Loại từ điển không nhằm vào các từ mà nhằm vào khái niệm. Giải thích các khái niệm từ lịch sử hình thành, những thay đổi nội dung của nó trong thực tế, các quan điểm khác nhau về khái niệm v.v... Có từ điển bách khoa toàn thư (chung cho tất cả các lĩnh vực) và từ điển bách khoa chuyên ngành (dùng cho một ngành nào đó).
- Từ điển Ngôn ngữ: Loại từ điển nhằm giải thích nghĩa, giải thích cách viết, cách sử dụng... của các từ trong ngôn ngữ.
+) Có từ điển một ngôn ngữ như các từ điển giải thích, từ điển chính tả...
+) Có từ điển song ngữ (hoặc từ điển nhiều ngôn ngữ) như các từ điển đối chiếu: Anh-Việt, Nga-Việt v.v... Việc xây dựng các từ điển phụ thuộc rất nhiều vào mục đích ứng dụng của nó. Có từ điển sắp xếp các mục từ theo trật tự chữ cái để dễ tra cứu khi lĩnh hội diễn ngôn, nhưng cũng có những từ điển sắp xếp các mục từ dựa theo các phạm trù ý nghĩa để dễ sử dụng trong quá trình tạo lập diễn ngôn.
Từ điển còn được xây dựng để phục vụ các đối tượng khác nhau nhir từ điển học sinh, các từ điển chuyên ngành như: từ điển toán học, từ điển vật lí học v.v...
II- Từ VỰNG HỆ THỐNG VÀ TỪ VỰNG HOẠT ĐỘNG
Sự phân biệt từ vựng hệ thống và từ vựng hoạt động có cơ sở từ sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói của F. de Saussure. Theo đó, các đơn vị ngôn ngữ, trong đó từ là một biểu hiện khá điển hình, tồn tại ở hai trạng thái: trạng thái tĩnh (từ vựng hệ thống) và trạng thái động (từ vựng hoạt động).
Ở trạng thái tĩnh, từ vựng là một hệ thống. Việc nghiên cứu từ vựng, trước hết, là nhàm phát hiện ra những đặc trưng tĩnh của từ và các đơn vị tương đương với từ cùng những quan hệ nội tại của hệ thống. Những đặc trưng và quan hệ được phát hiện là cơ sở để người sử dụng có thể vận dụng trong quá trình giao tiếp sao cho có hiệu quả cao nhất.
Ở trạng thái động, các đặc trưng và quan hệ tiềm ẩn của hệ thống từ vựng được hiện thực hóa.
Có thể hình dung hai trạng thái của từ vựng như sau: Hoa hồng ở trạng thái tĩnh chưa rõ cả về nghĩa và cấu tạo, nhưng trong sử dụng cụ thể, đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của hoa hồng trở nên được xác định. Chẳng hạn, trong câu: Vườn nhà em ưồng rất nhiều loại hoa, trong đó có hoa hồng., thì hoa hồng có nghĩa chỉ một loại hoa và là một từ ghép; còn trong câu: Bông hoa hồng quá., thì hoa hồng có nghĩa chỉ hoa màu hồng và là một cụm từ. Đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh tồn tại ở dạng tiềm năng nên chúng được trình bày khá
V d 10 c5^
đầy đủ. Có thể thấy nhũng kết quả khảo sát về trạng thái tĩnh của từ trong các từ điển.
Ví dụ:
da^I d. 1. Chất rắn cấu tạo nên vỏ Trái đất, thường thành từng tảng, từng hòn. 2. (kng). Nước đá (nói tắt). II t. (thgt.) Keo kiệt quá mức.
đá2: đg. 1. Đưa nhanh chân và hất mạnh nhằm làm cho xa ra hoặc bị tổn thương. 2. (ph.) (Một số loài vật cùng loại) chọi nhau, thường bằng chân. 3. (kng.) cắt đứt quan hệ yêu đương một cách ít nhiều thô bạo. 4. Xen lẫn vào cái có tính chất hoặc nội dung ít nhiều xa lạ (thường về cách nói năng).
(d.: danh từ, đg.: động từ, t.: tính từ, kng.: khẩu ngữ, thgt.: thông tục, ph.: phương ngữ)
(Viện Ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt)
Nhưng khi sử dụng, không phải tất cả các đặc điểm tiềm năng đều được hiện thực hóa. Chúng hiện thực hóa chỉ một khía cạnh nào đó ở dạng tiềm năng.
Ví dụ: Họ gọi cà phê đá. Đá trong câu này hiện thực hóa nghĩa 2 của từ đáỊ.
Hai trạng thái của từ vựng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các đặc trưng và các mối quan hệ trong hệ thống từ vựng là cơ sở để từ vựng hiện thực hóa chức năng của mình trong hoạt động.
Ngược lại, hoạt động của từ vựng ưong sự hiện thực hóa chức năng lại là cơ sở để nghiên cứu và phát hiện thêm các đặc trưng và các mối quan hệ của hệ thống từ vựng.
Nếu coi từ được trừu tượng hóa khỏi các tình huống sử dụng cụ thể (trong từ điển khi ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh) là hằng thể, thì từ trong các tình huống sử dụng cụ
V d 11
thể khi ngôn ngữ hành chức được gọi là các biến thể của từ. Xem xét hình thức của từ trong sử dụng cụ thể, ta có các biến thể ngữ âm - hình thái của từ; xem xét mặt nội dung, ý nghĩa của từ trong sử dụng cụ thể, ta có các biến thể nội dung (hay còn gọi là các biến thể từ vựng ngữ nghía).
Ill- QUAN HỆ GIỮA TỪ VỤNG HỌC VÓI CÁC BỘ MÔN NGÔN NGŨ HỌC VAI TRÒ CỦA TỪ VỰNG HỌC
Ngôn ngữ học truyền thống có các bộ môn: Ngữ âm âm vị học, Từ vựng học, Ngữ pháp học (gồm Từ pháp học (hay hlnh thái học) và Cú pháp học)1. Từ vựng học nghiên cứu các đặc điểm của từ trong đó bao gồm cả các đặc điểm ngữ âm-âm vị, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nghĩa trong hoạt động... do đó nó có liên quan chặt chẽ với tất cả các bộ môn của Ngôn ngữ học.
Từ vựng học trong giai đoạn hiện nay giữ một vai trò quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ. Từ được coi là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, nên những hiểu biết về cấu tạo, về ngữ nghĩa của từ cũng như những hiểu biết về các quan hệ chủ yếu trong từ vựng của ngôn ngữ là cơ sở quan trọng để tìm hiểu các đơn vị khác trong ngồn ngữ như âm vị, hình vị, câu. Có thể thấy, các đặc điểm từ vựng có tầm quan trọng nhất định trong việc mô tả các mô hình câu hoặc như dựa vào các biểu hiện cụ thể của từ, người ta mới phân xuất được các hình vị, rồi từ đó là các âm vị trong một ngôn ngữ cụ thể, V.V..
Mặt khác, nghiên cứu từ vựng còn có giá trị thực tiễn lớn đối với việc sử dụng ngôn ngữ cũng như giáo dục ngôn ngữ.
'Hiện nay, trong số các bộ môn của Ngôn ngữ học còn có thêm P h o n g cách học, N gữ dụng học.
4vb 12 (5**-
Việc nắm vững các đặc điểm của từ và các đơn vị tương đương với từ là cơ sở quan trọng cho việc tiếp nhận và tạo lập văn bản phục vụ cho nhu cầu giao tiếp ở các lĩnh vực khác nhau. Các quy luật từ vựng còn có tác dụng lớn trong việc hoạch định chính sách ngôn ngữ của một quốc gia. Nó giúp các nhà hoạch định chính sách thấy được những khuynh hướng từ vựng cần được ủng hộ hay hạn chế. Có thể thấy, việc bảo vệ và phát triển ngôn ngữ có đóng góp to lớn của những hiểu biết về từ vựng cũng như các quy luật từ vựng. Nghiên cứu từ vựng là cơ sở cho việc dạy - học ngôn ngữ và văn học trong nhà trường. Các kiến thức từ vựng học được lĩnh hội trong nhà trường, một mặt là cơ sở để học sinh tự sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, mặt khác giúp học sinh có thể lĩnh hội và phân tích được cái hay, cái đẹp trong các văn bản văn học.
■Vb13
^ìễ h tế ơ n ọ h a i:
Tửvà ngã’cố định
I- TỪ
1. Vai trò cùa từ trong ngôn ngữ và trong đòi sống cùa con nguòi Tù có vai trò quan trọng đối với đòi sống của ngôn ngữ và đời sống của con người. Sự tồn tại của từ là biểu hiện của sự tồn tại của ngôn ngữ. Khó có thể tưởng tượng được một ngôn ngữ không có từ. số lượng từ trong một ngôn ngữ cũng quan trọng trong việc đánh giá sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ. Ngôn ngữ càng có nhiều từ thì khả năng diễn đạt của ngôn ngữ đó càng đa dạng, càng dễ biểu hiện nhận thức, tình cảm tinh tế của con người. Con người sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện tư duy và phương tiện giao tiếp cũng không thể thiếu vốn từ. Số lượng từ trong mỗi con người là biểu hiện của khả năng sử dụng ngôn ngữ để tư duy và giao tiếp. Khả năng tư duy và giao tiếp của con người sẽ rất hạn chế nếu số lượng từ của con người quá ít.
2. Khái niệm từ
Từ có vai trò quan trọng như vậy đối vói đời sống ngôn ngữ và đòi sống con người nên từ đuợc các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm từ rất sớm. Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về từ. Theo Nguvễn Thiên Giáp, hiện có khoảng 300 định nghĩa về tù. [Nguyễn
Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1996), trang 61].
Mặc dù có nhiều định nghĩa về từ, nhưng chưa có một định nghĩa nào có thể thỏa mãn được yêu cầu nghiên cứu của tất cả các nhà từ vựng học. Thậm chí có những nhà khoa học cực đoan cho rằng không thể có được định nghĩa về từ. Sự khó khăn trong định nghĩa từ là do từ trong các ngôn ngữ khác nhau có những đặc điểm khác nhau. Chẳng hạn, các từ trong các ngôn ngữ châu Âu thường là các từ đa âm tiết nhưng có đặc điểm thể hiện ở mặt chữ viết rất rõ ràng, các âm tiết của một từ viết liền nhau - nên việc xác định ranh giới từ trở nên dễ dàng. Trong khi đó, tiếng Việt cũng có các từ đa âm tiết nhưng chúng không có dấu hiệu khác biệt riêng về mặt chữ viết (các âm tiết đều viết rời nhau như các từ đon). So sánh hai câu sau:
(ì) Xe đạp nhẹ quá. Có thể nhấc m ột tay cũng được. (2) Xe đạp nhẹ quá. Không m ất nhiều sức khi lên dốc. Xe đạp trong hai câu trên có hình thức viết giống nhau nhưng chúng có hai cách hiểu khác nhau: xe đạp trong (1) là một từ ghép, xe đạp trong (2) là một cụm chủ vị. Thậm chí trong một ngôn ngữ, biểu hiện hình thức và nghĩa của các từ khác nhau cũng rất khác nhau. So sánh 2 từ sau trong tiếng Việt:
-x e đ ạ p jẠJụụ j.( í. iỴ '
- ái - ^1$
Ta dễ dàng nhận thấy cấu tạo hình thức (số lượng âm tiết) của hai tù là khác nhau, nghĩa và chức năng của chúng cũng rất khác nhau: từ xe đạp có thể dùng làm tên
15cS^
gọi cho sự vật có trong thế giới ngoài ngôn ngữ, còn từ ái thì không; về mặt nghĩa, từ xe đạp có thể dùng để biểu đạt những cái xe cụ thể cũng như hiểu biết của con người về loại “xe đạp", từ ái không có các kiểu nghĩa đó; về chức năng sử dụng, từ ái được dùng khi có kích thích trực tiếp vào cơ thể (bị nóng, bị đau v.v...), trong khi đó, từ xe đạp có thể được dùng vào bất cứ trường hợp nào, kể cả khi có mặt cái xe đạp cụ thể lẫn khi không có.
Do có những sự khác biệt giữa các từ trong các ngôn ngữ khác nhau và giữa các từ trong một ngôn ngữ nên không thể có được một định nghĩa chi tiết đáp ứng được tất cả các đặc điểm của từ trong các ngôn ngữ trên thế giới. Khi đề cập đến khái niệm từ, người ta chỉ nhấc đến một số tính chất khái quát. Có thể nhắc đến một số tính chất sau của từ
Từ là một đơn vị của ngôn ngữ có tính chất tín hiệu, từ có mặt biểu đạt (hình thức ngữ âm) và được biểu đạt (nghĩa, ý nghĩa)2;
Khi ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh, tức xét như một hệ thống3, so vói các đơn vị ngôn ngữ khác như âm vị, hình vị và câu thì từ là một đơn vị ngôn ngữ tồn tại hiển nhiên, sản có. Âm vị, hình vị của ngôn ngữ là những đơn vị siêu ngôn ngữ được phân xuất từ từ theo các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học, bản thân chúng không luôn luôn tồn tại trong nhận thức những người sử dụng ngôn ngữ tự nhiên; câu là đơn vị không tồn tại sẵn có như từ vì
2 Thuật n2ừ “nghĩa" và “ý nghĩa" được dùng trong nhiều tniờno hợp ớ đây như các thuật n2ữ đồng nghĩa.
Từ đây về sau. thuật naữ “từ trong hệ thống” được dùna đẻ biếu thi từ ơ trạnư thái tĩnh, trạng thái chưa được sừ dụng.
chúng được sản sinh khi ngôn ngữ ở trạng thái hành chức4, chỉ có trong hoạt động hành chức câu mói được tạo lập. Như vậy, khi ngôn ngữ chưa được sử dụng, chưa trong hoạt động hành chức, chỉ có từ là đơn vị tồn tại.
Khi ngôn ngữ thực hiện hoạt động hành chức, từ thực hiện chức năng là đơn vị nhỏ nhất có thể cấu tạo nên câu. Người ta không giao tiếp bằng các từ đơn lẻ, riêng biệt mà kết họp các từ với nhau để tạo câu. Đơn vị giao tiếp nhỏ nhất là câu.
Qua những điểm trình bày trên đây, có thể đi đến một định nghĩa về từ như sau: Từ là đơn vị có tính chất tín hiệu tồn tại hiển nhiên trong ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh và thực hiện chức năng làm đơn vị nhỏ nhất để tạo câu khi ngôn ngữ hành chức.
II- CẤU TẠO TỪ
1. Dơn vị Cấu tạo từ
Nhìn vào từ teacher trong tiếng Anh, ta dễ dàng nhận xét: cấu tạo âm thanh của từ teacher gồm các âm (âm vị). Nhưng, từ góc độ Ngôn ngữ học, các âm vị không trực tiếp tạo thành từ. Các âm vị kết họp vói nhau tạo thành các đơn vị có nghĩa, rồi từ các đơn vị có nghĩa đó chúng ta mói cấu tạo thành từ. Đơn vị có nghĩa dùng để cấu tạo từ được gọi là hình vị.
Hình vị do âm vị tạo nên là đon vị nhỏ nhất có nghĩa thục hiện chức năng cấu tạo từ và biến đổi dạng thức của từ5.
4 Ngôn ngữ ở trạng thái hành chức được hiểu là ngôn ngữ trong hoạt động thực hiện chức năng của mình.
5 Hình vị vừa có chức nãng từ vựng vừa có chức năng ngữ pháp. Trong phần này, hình vị chỉ được xem xét từ góc độ từ vựng. Khi thật cần thiết, chúng mới được nhăc đến từ góc độ ngữ pháp.
Hình vị là một đơn vị của ngư pháp. Do đó, nó sẽ được trình bày chủ yếu ở phần Ngữ pháp. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến một số đặc điểm của hinh vị để phục vụ cho nghiên cứu từ vựng. Hình vị được chia thành hình vị gốc (căn tố, chính tố) và hình vị phụ (phụ tố). Căn tố là hình vị mang ý nghĩa tương đối độc lập, có khả năng tự mình tạo ra từ nên chúng có hình thức trùng với các từ (từ đơn). Phụ tố là các hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp, chúng không tự mình tạo ra các từ mà luôn phải kết họp với các căn tố.
Xét về mặt chức năng, các phụ tô được chia thành: Phụ tố cấu tạo từ: hình vị được sử dụng để tạo ra các từ mới.
Phụ tố biến đổi từ: hình vị được sử dụng không nhằm tạo ra từ mới mà nhằm thay đổi dạng thức của từ cho phù họp với ý nghĩa ngữ pháp cần biểu thị và chức năng ngữ pháp mà từ đảm nhiệm.
Ví dụ:
Teacher = teach + er. Phụ tô er kết họp với căn tố teach tạo ra từ mới teacher. Do đó, er là phụ tố cấu tạo từ Boys - boy + s. Phụ tố 5 kết họp vói căn tố boy nhưng boys không phải là từ mói mà chỉ là dạng thức ngữ pháp biểu thị số nhiều của từ boy. Do đó, s là phụ tố biến đổi từ mà không phải là phụ tô cấu tạo từ.
Người ta còn có thể tiếp tục chia các phụ tố thành các loại nhỏ hon tùy thuộc vào vị trí của phụ tố trong từ. Trong đó có hai loại cơ bản là:
Tiền tố: phụ tố đứng trước căn tố. Ví dụ: phụ tố im trong impossible, V.V..
1 8 c ^
Hậu tố: phụ tố đứng sau căn tố. Ví dụ: phụ tố er trong worker, v.v...
Trong một số ngôn ngữ, có một loại hình vị cấu tạo từ đặc biệt được gọi là các bán phụ tố. Bán phụ tố là các hình vị có ý nghĩa từ vựng như các căn tố nhưng khi cấu tạo từ, chúng thực hiện chức năng của các phụ tố. Ví dụ, bán phụ tố viên trong tiếng Việt: Đảng viên, đoàn viên,
đội viên, tổ viên, nhân viên, thành viên, hội viên, ủy viên, xã viên, tỉnh ủy viên, cộng tác ưiên, v.v...
Có thể tổng họp về các loại hình vị như sau:
Hình vị
Căn Bán Phụ tố
tố phụ tố Phụ tố cấu tạo từ Phụ tố biến Tiền tố Hậu tố đổi từ
2. Các phuong thúc cấu tạo từ
Phương thức cấu tạo từ là cách thức để biến các hình vị thành từ. Có thể hình dung như sau:
Hình vị Phương thức
cấu tạo từTừ
a) Từ hóa hình v f
Phương thức từ hóa hình vị là phương thức làm cho hình vị có tư cách là từ mà không có sự thay đổi nào. Chỉ có thể từ hóa các căn tố, còn phụ tố không thể bị từ hóa.
6 Từ hóa hình vị là phương thức được nhìn nhận dưới góc độ nghiên cứu. Trong thực tế, người bản ngữ sử dụng từ trực tiếp như các đơn vị có sẵn,hiển nhiên.
Đây là sự khác biệt cơ bản giữa căn tố và phụ tố. Phương thức từ hóa hình vị có thể được hình dung như sau:
b) Ghép hình vị
Phương thức ghép hình vị là phương thức kết họp các hình vị vói nhau để tạo thành từ. Có thể hình dung như sau:
c) Láy hình vị
Phương thức láy hĩnh vị là phương thức tác động vào một hình vị về mặt âm thanh để tạo nên một hình vị láy rồi kết họp chúng lại vói nhau để tạo thành từ. Có thể hình dung như sau:
Láy hình vị
A —>A’; A + A’
3. Phân loại từ theo phuong thúc cấu tạo
Từ
Theo phương thức cấu tạo từ, có thể phân loại từ thành các kiểu sau:
3.1. Từ đon
Từ đon là những từ được tạo ra theo phương thức từ hóa hình vị, do đó, trong cấu tạo của từ đơn chỉ có một hình vị.
Ví dụ: các từ work, love, man,... trong tiếng Anh các từ: nhà, yêu, là m ,... trong tiếng Việt.
-‘Po20c5^
3.2. Từ phức
Đối lập với từ đcrn, từ phức là những từ mà trong cấu tạo của nó gồm hai hoặc hơn hai hình vị. Căn cứ vào phương thức cấu tạo từ, ta có các kiểu từ phức sau: 3.2.1. Từ ph ái sinh
Từ phái sinh là từ phức được tạo ra theo phương thức ghép căn tố vói phụ tố.
Ví dụ: Các từ player, homeless, undo,... ưong tiếng Anh. 3.2.2. Từ ghép
Từ ghép là những từ được tạo ra theo phương thức ghép căn tố với căn tố.
Ví dụ: Các từ classroom, bookcase, ... trong tiếng Anh, các từ quần áo, xe đ ạ p ,... trong tiếng Việt.
Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị và kiểu ý nghĩa của từ ghép, ngưòi ta còn chia từ ghép thành các loại: Từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa): xe máy, cá chép, chim s ẻ ,...
Từ ghép đẳng lập (từ ghép họp nghĩa): b ố mẹ, làng xóm, tốt đ ẹ p ,...
3.2.3. Từ láy
Từ láy là nhũng từ được tạo ra theo phương thức láy. Ví dụ: Xanh xanh, trăng trắng, khang k h á c ,... Căn cứ vào sự giống nhau giữa hình vị gốc và hình vị láy, người ta chia từ láy thành:
Từ láy toàn bộ: vàng vàng, xinh xinh,...
Từ láy bộ phận: vội vã, long lanh, bối rối,...
Phương thức láy ít được sử dụng trong các ngôn ngữ châu Âu, do đó, trong các ngôn ngữ này thường không có
■Vd 21
từ láy, hoặc nếu có thì rất ít. Ví dụ, trong tiếng Nga để nhấn mạnh có thể có hình thức láy như: davm an - davno (ngày xửa ngày xưa)...
4. Một số vấn đế vế cấu tạo từ tiếng Việt
4.2. Đon vị cấu tạo từ trong tiếng Việt
Việc xác định đơn vị cấu tạo từ có vai trò quan trọng trong xác định kiểu cấu tạo của từ. Người ta có thể căn cứ thuần túy vào các dấu hiệu hình thức như số lượng âm tiết. Theo đó sẽ có các từ một âm tiết và từ nhiều âm tiết. Tuy nhiên, việc phân loại từ dựa vào số lượng âm tiết không phản ánh đúng bản chất của việc cấu tạo từ. Việc cấu tạo từ không hoàn toàn nhằm đáp ứng các nhu cầu hình thức (tuy để tạo những cách nói mới, lạ hóa vẫn có sự cấu tạo nhằm vào nhu cầu hình thức nhưng những cách cấu tạo này phần nhiều mang tính cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân hoặc của nhóm người nào đó. Rất ít những trường họp như vậy trở thành các từ ngữ toàn dân) mà đáp ứng nhu cầu gọi tên, tức nhu cầu về nghĩa. Nên đơn vị cấu tạo từ phải được xác định trên cơ sở nghĩa chứ không phải cơ sở hình thức.
Đơn vị cấu tạo từ trong ngôn ngữ được xác định là hình vị7, về hình vị trong tiếng Việt có một số điểm sau cần chú ý:
Thứ nhất, hình vị trong tiếng Việt, với đặc điểm là một ngôn ngữ không biến hình, chỉ thực hiện chức năng cấu tạo từ mà không có chức năng biến đổi từ như trong các ngôn ngữ châu Âu.
7 Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt trong các tài liệu khác nhau có thể có những tên gọi khác nhau.
Thứ hai, ranh giới của hình vị trong tiếng Việt trong phần lớn trường họp trùng với ranh giới của âm tiết. Nói cách khác, đại bộ phận âm tiết trong tiếng Việt đều có tư cách hình vị (tức đều có nghĩa). Có một số trường họp cần bàn thêm về tính có nghĩa của hĩnh vị tiếng Việt. Đó là, các hình vị láy và các hình vị đã bị mờ nghĩa như: đo trong đo đỏ, hấu trong dưa hấu, cộ trong xe cộ v.v... (Các hình vị đỏ, dưa, xe trong các từ trên đều có nghĩa, và tư cách hình vị của chúng là rõ ràng, không có gi phải nói thêm). Để chứng minh tư cách hĩnh vị các âm tiết trên, phải chỉ ra được tính có nghĩa của chúng. Việc xác định chính xác nghĩa (đưa ra lòi giải nghĩa chính xác) của các âm tiết đó gặp không ít khó khăn, nhưng để khảng định chúng là các đơn vị có nghĩa thì có thể sử dụng một cách chúng minh đơn giản, từ một công thức toán học:
NếuA + x *A th ìx * 0 .
Áp dụng vào các từ trên, dễ dàng nhận thấy: đo đỏ có nghĩa khác đỏ, dưa hấu có nghĩa khác vói dưa, xe cộ có nghĩa khác với xe (đo đỏ * đỏ, dưa hấu * dưa, xe cộ * xe), từ đó, suy ra, đo, hấu và cộ * 0, tức chúng có giá trị về nghĩa. Điều đó đủ khẳng định tư cách hình vị của những đon vị trên.
Thứ ba, nếu coi hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa thì có những hình vị trong tiếng Việt lớn hơn một âm tiết, tức trong tiếng Việt tồn tại những hình vị đa âm tiết, ví dụ, các hình vị mượn từ các ngôn ngữ châu Âu, như: cà phê, xi măng, cát tút và các hình vị thuần Việt như: bồ
hóng, m ồ hôi, tắc kè, đu đủ (quả), sầu riêng (quả) v.v... 4.2. Các phưong thức cấu tạo từ trong tiếng Việt Cũng như nhiều ngôn ngữ trên thế giói, tiếng Việt sử dụng các phương thức cấu tạo từ như: từ hóa hình vị,
V d 23 c^-
ghép hình vị và láy hình vị. Để phát triển từ vựng phục vụ nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng trong giao tiếp, người Việt còn làm tăng nghĩa cho từ ngữ thông qua các phương thức chuyển nghĩa. Như vậy, ở góc độ nào đó (đáp ứng nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng) các phương thức chuyển nghĩa cũng có thể được coi là các phương thức cấu tạo từ, nhưng từ góc độ kết quả thì phương thức chuyển nghĩa không cho kết quả là một từ mới cả về mặt âm thanh, trong khi đó, kết quả sử dụng các phương thức cấu tạo từ là các từ mới cả về mặt âm thanh lẫn mặt nghĩa. Và vì thế, các phương thức chuyển nghĩa không được liệt vào danh sách các phương thức cấu tạo từ.
4.3. Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt
Trong nhiều tài liệu nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam khẳng định tiếng Việt có các kiểu từ được phân loại theo cấu tạo như sau:
- Từ đơn là những từ được cấu tạo theo phương thức từ hóa hình vị, và như vậy, từ đơn bao gồm 1 hình vị. (Vì có hình vị một âm tiết và hình vị nhiều âm tiết, nên cũng có các từ đơn một âm tiết gọi là từ đơn đơn âm và các từ đơn nhiều âm tiết gọi là các từ đơn đa âm).
- Từ ghép là những từ được tạo ra theo phương thức ghép hình vị. Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị, người ta chia các từ ghép thành: từ ghép chính phụ (từ ghép có các hình vị không bình đẳng vói nhau về ngữ pháp - có hình vị chính và hình vị phụ) và từ ghép đảng lập (tù ghép có các hình vị bình đẳng với nhau về ngữ pháp, không có hình vị chính, không có hình vị phụ)
4vb24
- Từ láy là những từ được tạo ra theo phương thức láy hình vị, tức tác động vào một hình vị gốc về mặt âm thanh để tạo ra hình vị (một số hình vị) láy và kết họp chúng lại với nhau để tạo thành từ. Dựa vào sự giống nhau giữa hình vị gốc và hình vị láy, người ta chia từ láy thành: từ láy toàn bộ (từ láy có các hình vị giống nhau toàn bộ, hoặc khác nhau về thanh điệu, hoặc khác nhau về các phụ âm cuối: p - m, t - n, c - ng, ch - nh và thanh điệu), từ láy bộ phận (từ láy có các hình vị giống nhau phụ âm đầu hoặc phần vần).
4.4. Một s ố lưu ý về cách xác định đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt
Nhũng định nghĩa nêu ở mục trên là những căn cứ cần thiết để xác định kiểu cấu tạo từ tiếng Việt. Tuy nhiên, vì thuần tuý dựa vào hình thức nên việc vận dụng các tiêu chí đó trong nhiều trường họp gặp những khó khăn nhất định, và không phải lúc nào cũng dễ giải quyết.
Một trong những quan hệ cơ bản của ngôn ngữ là quan hệ đồng nhất và đối lập, nên việc xác định đặc điểm của bất kì đơn vị nào của ngôn ngữ cũng phải dựa theo quan hệ đó. vấn đề là lựa chọn sự đồng nhất theo tiêu chí nào để vận dụng. Những điểm nêu trong các định nghĩa trên cũng là những tiêu chí để tìm ra sự đồng nhất giữa các từ, về mặt cấu tạo. Tuy nhiên, như đã nói, đó là các tiêu chí thiên về hình thức, mà tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình vói đặc điểm âm tiết tính (các âm tiết được phát âm tách rời nhau, viết rời nhau và đại bộ phận các âm tiết đều có nghĩa) nên trong nhiều trường họp các
■Vd25 c^*-
đơn vị có cấu tạo khác nhau được nói, viết giống nhau, ví dụ, Anh em có nhà không? và Chúng tôi coi nhau nhu an h em. Những trường họp như vậy (và trong tiếng Việt không ít), nếu chỉ vận dụng các tiêu chí hình thức sẽ khó có thể xác định được đặc điểm cấu tạo của chúng.
Để có thể có được những kết quả phân loại từ tiếng Việt theo cấu tạo một cách chính xác hơn cần dựa thêm vào cách lĩnh hội nghĩa của từng kiểu cấu tạo. Cụ thể, có thể dựa vào những cách lĩnh hội theo các mô hình nghĩa sau:
a) Đối với từ ghép
a.l. Nghĩa của từ ghép chính phụ (kí hiệu các hình vị là AB: A là hình vị chính, B là hình vị phụ) có tính phân nghĩa. Từ ghép chính phụ có hai mô hình nghĩa chính sau:
- Mô hình I: AB là từ ghép chính phụ phân nghĩa chỉ loại.
AB có kiểu nghĩa: là một loại A + một sô đặc điểm cụ thể nào đó. Ví dụ, xe đạp, cá chép, chim sẻ, h oa hồng... Trong loại này có một tiểu loại ý nghĩa khá đặc biệt. So sánh ý nghĩa của xe đạp và cá chép, có thể thấy chúng cùng một kiểu cấu tạo (theo mô hình I), nhưng nếu ý nghĩa của các hình vị xe và đạp tách rời nhau, độc lập với nhau (không tồn tại nghĩa của hình vị này trong hình vị kia) thì đối với trường họp cá chép trong nghĩa của hình vị chép có chứa nghĩa của hình vị cá, vì thế ta có thể sủ dụng rút gọn: Một cân chép, m ột con chép là đã đủ nghĩa của m ột cân cá chép, m ột con cá chép.
26
Trong một số tài liệu nghiên cứu, những trường họp như xe đạp được gọi là từ ghép phân nghĩa biệt nghĩa, còn những trường họp như cá chép được gọi là từ ghép phân nghĩa đảng nghĩa (xem Đỗ Hữu Châu, 1996).
- Mô hình II: AB là từ ghép chính phụ phân nghĩa sắc thái AB có kiểu nghĩa: là A với sắc thái nào đó. Ví dụ, xanh rì, đỏ hỏn, trắng bốp...
a.2. Nghĩa của từ ghép đẳng lập (kí hiệu các hình vị là AB) có tính họp nghĩa. Từ ghép đẳng lập có ba mô hình nghĩa chính như sau:
- Mô hình I: AB là từ ghép họp nghĩa tổng loại
AB có kiểu nghĩa: là s nói chung (S là phạm trù mà cả A và B đều thuộc vào), ví dụ: quần áo, ếch n hái... - Mô hình II: AB là từ ghép họp nghĩa chỉ loại
AB có kiểu nghĩa: là A hoặc B nói chung, ví dụ: chợ búa, làm ăn, ăn mặc, án nói...
- Mô hình III: AB là từ ghép bao gộp
AB có kiểu nghĩa: A và B nói chung, ví dụ: điện nước,... b) Đối với từ đơn - không tồn tại mô hình nghĩa chung. Việc lĩnh hội nghĩa của từ đơn mang tính chất riêng biệt cho từng từ. Như vậy, các từ nhiều âm tiết nhưng không nằm trong các mô hình nghĩa chung như đã nêu trên sẽ là các từ đơn, so sánh cách tìm hiểu nghĩa của các từ bàn, ăn, chạy, xanh với đu đủ, chôm chôm, bồ hóng sẽ thấy chúng có cùng một cách lĩnh hội nghĩa (phải lĩnh hội của từng từ riêng biệt).
Như vậy, để xác định cấu tạo cho một đơn vị ngôn ngữ nào đó, không nên dựa thuần túy vào hình thức mà
-‘Po 27 g<^-
cần xuất phát từ đặc điểm nghĩa của chúng. So sánh hai đơn vị sau: hạt dưa và hạt thóc. Nhìn về mật hình thức, hai đơn vị đó, về cơ bản, rất giống nhau. Nhưng chúng thuộc về các kiểu nghĩa khác nhau nên chúng thuộc về các kiểu cấu tạo khác nhau.
Nếu hạt dưa có kiểu ý nghĩa mô hình I của từ ghép chính phụ (AB là một loại A + đặc điểm riêng nào đó hạt dưa là một loại hạt);
Thì hạt thóc không có kiểu ý nghĩa đó (hạt thóc là thóc tồn tại ở dạng hạt - hạt là loại từ khi kết hợp với thóc, tương tự như các trường họp con gà, cái áo. Đó là cụm từ, do hai từ kết họp với nhau không phải từ ghép chính phụ.
Tương tự, một số trường họp nhir bụng cóc, ngang cành bứa, có hình thức cấu tạo rất giống với các từ ghép chính phụ nhưng chúng không thuộc các kiểu nghĩa của từ ghép chính phụ như *0 44 (<&■
thành tố nghĩa, có thể dùng cách so sánh với các số như J. Lyons đã làm:
Nếu ta có: [a: b =c : d
Ta có thể đặt mối quan hệ trên thành các thừa số. Các thừa số này trong so sánh với quan hệ ngữ nghĩa được gọi là các thành tố nghĩa (nét nghĩa). Trong một số công trình nó còn được gọi là thừa số ngữ nghĩa.
Phép phân tích thừa số được hình dung như sau: Ví dụ, ta có: 2 : 6 = 10 : 30
Ta có thể tìm thấy các thừa số sau: 1,2,3 và 10, tức: (2xl):(2x3)=(10xl):(10x3)
Trong biểu thức trên có 3 số là số nguyên tố (1, 2, 3) không thể phân tích tiếp thành các thừa số nhỏ hơn nó được (ngoài 1 và chính nó). Những thành tố đó được gọi là thành tố tối thiểu hoặc cuối cùng, số 10 không phải là số nguyên tố, nó có thể được phân chia tiếp tục: 10 =2 X 5
Suy ra, (2xl):(2x3)=((2x5)xl):((2x5)x3) là biểu thức toàn thành tố tối thiểu hoặc thành tố cuối cùng. Đơn vị này trong ngữ nghĩa là: nét nghĩa, nghĩa tố, nghĩa cơ sở, dấu hiệu khu biệt ngữ nghĩa, thừa số ngữ nghĩa, nguyên sơ ngữ nghĩa, hạt nhân ngữ nghĩa, ngữ hình nội dung13.
Tuy nhiên, quan niệm này có chỗ chưa được nhiều người thừa nhận.
Thứ nhất, nét nghĩa dù đơn giản đến đâu cũng không thể không phân chia được nữa do vậy, phân chia đến đâu thì được coi là tối giản.
13 Giáo trình này chọn thuật ngữ “nét nghĩa”.
-vb 45
chủ yếu của các bước này là tính ngẫu hứng, mà hậu quả của nó là chúng ta luôn băn khoăn: Liệu 1) đã nhận biết được hết các nét nghĩa chưa? 2) Các nét nghĩa nhận được có tương thích không?
Quan niệm về tính đồng nhất và đối lập của Đỗ Hữu Châu đã gợi đến việc so sánh các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa của một từ với mô hình phân loại nghĩa từ vựng (phân loại từ vựng-ngữ nghĩa) trong một ngôn ngữ theo chủ đề (khái niệm). Giữa cấu trúc các nét nghĩa trong một từ và mô hình phân loại từ vựng thành các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa có một sự tương ứng rõ rệt. Có thể hình dung cách phân loại nghĩa từ vựng của ngôn ngữ như sau:
Sự vật
^ \ ^ G ỉ ớ z h ạ n t r ê n
Phưonị^tiộn/£Ìixhuyển
trên mặt đất
A \
..... - Giới hạn dưới
- Giới hạn trên của sự phân chia như vậy thường là một phạm trù lớn nhất, bao trùm, không nàm trong một phạm trù nào khác lớn hon.
- Giói hạn duới là một mảnh (mẩu nghĩa) do 1 từ biểu thi - Giữa hai giới hạn này là một sự diễn dịch nhờ vào quá trình phân hoá dần các chủ đề cho đến khi có môt lóp ứng với một từ.
■Vd4 8 c<^
Để một từ có thể thuộc vào một nhóm nào đó, nó phải có đặc điểm, mà dựa vào đó, ta có thể xếp nó vào nhóm đó. Dặc điểm này chính là nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ.
Như vậy, nét nghĩa có t h ể đ ư ợ c đ ị n h n g h ĩ a là những p h ầ n n g h ĩ a t h ể h i ệ n t h u ộ c t í n h s ự v ậ t m à t ừ b i ể u th ị, d ự a v à o đ ó m à t ừ c ó t h ể t h u ộ c v à o m ộ t t r o n g c á c n h ó m t ừ ưựng-ngữ nghĩa được phân chia theo chủ đề.
Theo đó, từ lưu giữ trong nghĩa của mình những thông tin về các nhóm từ vụng - ngữ nghĩa ở các cấp độ khác nhau mà nó thuộc vào. Trong đó, thông tin về mỗi nhóm là một nét nghĩa. Lí tưởng nhất là số lượng nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của một từ bằng đúng số nhóm từ vụng - ngữ nghĩa mà nó thuộc vào.
c.1.2. Đặc trưng vị trí của nét nghĩa
Trên đây là đặc trưng của nét nghĩa liên quan đến thuộc tính bản chất sự vật, hiện tượng... được từ biểu đạt. Ngoài đặc trưng bản chất, nét nghĩa còn có đặc trưng vị trí. Mỗi nét nghĩa phải chiếm một vị trí xác định trong cấu trúc biểu niệm của từ. Trật tự của các nét nghĩa thay đổi có thể làm thay đổi nghĩa của từ. Vị trí của nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm quy định giá trị, tính chất của nét nghĩa14. Đặc tính vị trí của các nét nghĩa là phản ánh các giá trị hệ thống và chức năng của chúng.
Giá trị hệ thống-, là chỉ số về lực tạo hệ thống, lực liên kết của nét nghĩa đối với các từ khác nhau. Nét nghĩa có vị trí càng cao thì giá trị hệ thống càng lớn.
14 Tính chất cùa các nét nghĩa được phân biệt khác nhau ở các tác giả khác nhau. Xem : Đỗ Hữu Châu. C ơ sở ngữ Iiglũa học từ vựng. NXB Giáo dục, 1998. Trang 181-183.
-Vo 49 cSé*-
Giá trị chức năng-, là chỉ sô về lực khu biệt, phân biệt nghĩa giữa các từ khác nhau. Nét nghĩa có vị trí càng thấp, càng cụ thể thì giá trị chức năng càng lớn15.
c. 2. Một số phưong pháp xây dụng cấu trúc nghĩa biểu niệm c.2.1. Phương pháp phân tích dọc-ngang (thường dùng cho danh từ)
Dọc: là so sánh nghĩa của những từ biểu thị các sự vật ở những bậc khác nhau theo quan hệ lóp-loại. Ngang: là so sánh nghĩa của những từ biểu thị các sự vật ở cùng một bậc phân loại.
D
Ngang
c
Quy trình phân tích dọc-ngang gồm 5 bước như sau: Ví dụ: phân tích từ thành tố nghĩa của từ magazine (tạp chí).
Bước 1: Tìm đơn vị nghĩa mà sự vật được từ đang xét thuộc vào (loại).
Magazine thuộc vào Periodical (xuất bản phẩm định kì). Bước 2: Tìm các đơn vị nghĩa thuộc vào nhóm sự vật được từ đang xét biểu thị
Ví dụ: Tên các tạp chí cụ thể.
Bước 3: Tìm và so sánh các sự vật cùng bậc phân loại với sự vật được từ đang xét biểu thị theo quan hệ giao nhau hoặc ngoài nhau.
15 Hoạt động cùa nét nghĩa cả từ đăc trưng bản chất cả từ đăc trưng vi trí sẽ được trình bàv sau (mực d)
50 cSt*-
Ví dụ: newspaper (báo) và journal (chuyên đề khoa học). Book (sách)
So sánh chúng với nhau: magazine khác book ở tính định kì; khác newspaper ở chỗ có bìa; khác journal ở chỗ journal có tính chuyên đề khoa học (VD: Tạp chí Ngôn ngữ).
Bước 4: Hình thành danh mục các thành tố nghĩa.
Bước 5: sắp xếp các thành tố nghĩa thành định nghĩa (kèm các ví dụ cụ thể).
c.2.2. Phương pháp phân tích các nghĩa giao nhau (thường dùng cho vị từ).
Quy trình phân tích các nghĩa giao nhau cũng gồm 5 bước như sau:
Ví dụ: Phân tích thành tố nghĩa của từ beautiful (đẹp). Bước 1: Tìm những từ có nghĩa gần với nghĩa của từ đang xét. Ví dụ: beautiful (đẹp tuyệt vòi); prety (đẹp hấp dẫn); lovely (đẹp đáng yêu, quyến rũ); handsome (đẹp cân đối).
Bước 2: Xác định các sự vật có thể được các từ gần nghĩa đã tìm được miêu tả. Bước này phải tạo ra các cụm từ, nhưng lưu ý không phải tìm toàn bộ hàng trăm cụm từ mà chỉ cần tìm nhũng cụm từ mà chúng không thể tham gia được hoặc các cụm từ cảm giác không bình thường.
Bước 3: Tìm các bình diện nghĩa giống nhau mà chúng có thể đối lập vói nhau. Đặt các cụm từ trong các ngôn cảnh.
Beautiful woman (người đàn bà đẹp tuyệt vời) Prety woman (người đàn bà hấp dẫn)
Khác nhau ở mức độ đẹp (tuyệt vời-hấp dẫn) ■Vt>51 c<«*-
Beautiful old lady - đẹp bề ngoài, không tính đến tỷ lệ giữa các phần có thể
Lovely old lady - không nhất thiết phải bề ngoài Handsome lady - đẹp cân đối
V.V..
Bưóc 4: Thống kê các nét nghĩa quan trụng trong so sánh. Bước 5: Hình thành định nghĩa.
d) Hoạt động của các nét nghĩa trong kết hợp từ d. 1. Các nhà ngữ nghĩa học hiện đại đều thống nhất rằng ý nghĩa từ vựng của từ, cụ thể là thành phần nghĩa biểu niệm có quan hệ qua lại chặt chẽ với hoạt động ngữ pháp của từ.
Sự ảnh hưởng của đặc trưng bản chất trong các nét nghĩa đối vói hoạt động ngữ pháp của từ đã được khẳng định ở nhiều công trình nghiên cứu. Để làm rõ mối quan hệ giữa đặc trưng bản chất của nét nghĩa với hoạt động ngữ pháp của từ, có thể sử dụng các ví dụ của J. Lyons. J. Lyons đưa ra danh sách 9 câu:
(1) The dog bites The man. (Con chó cắn người)
(2) The chim panzee eats the banana. (Đười ươi ăn chuối)
(3) The wind opens the door. (Gió mở cửa)
(4) The linguist recognizes the fact. (Nhà ngôn ngữ học thừa nhận sự kiện)
(5) The meaning determines the structure. (Nghĩa quy định cấu trúc)
(6) The woman undresses the child. (Người đàn bà cởi áo cho con)
-V-3 52
(7) The wind frightens the child. (Gió làm đứa bé sợ) (8) The child drinks the milk. (Đứa bé uống sữa) (9) The dogsees the meat. (Con chó thấy thịt) (xem Lyons J. 1997, trang 240-244)
Trên cơ sở những câu trong các ví dụ trên, J. Lyons phân tích thành công thức:
2 1:T + N + V + T + N
Trong đó, kí hiệu thay cho câu, số 1 chỉ ra rằng quy tắc này chỉ trình bày một lóp câu. Việc chọn số là võ đoán. T là kí hiệu của lóp mạo từ (chứa một thành viên the), N và V là kí hiệu cho lóp danh từ và động từ chứa đựng hàng ngàn thành viên, bao gồm cả những từ xuất hiện trong 9 ví dụ đã nêu:
N = Ịdog, m anA chimpanzee, banana, wind, d o o r , linguist, fact, meaning, structure, child, milk, meat...} V = {bites, eats, opens, recognizes, determines, undresses, frightens, drinks, sees...}
Quy tắc này, theo J. Lyons, được đọc như sau: “Bất kì tổ họp từ nào mà có được do thay thế một thành viên của lóp từ thích họp, được chọn lấy một cách ngẫu nhiên ở những bảng kê từ trong bộ từ vựng của ngôn ngữ, thay thế các kí hiệu T, N và V ở mọi vị trí trên công thức hình tuyến T + N + V + T + Nthì đều là một câu thuộc loại hình 1”.
Đây là một quy tắc rất khái quát, tức là nó có thể tạo ra một số lượng câu khổng lồ đúng quy tắc. Nhưng, cũng vì nó quá khái quát, nên sẽ có rất nhiều câu không được kiểm nghiệm bởi tính [± chấp nhận được] trong thực tế sử dụng bình thường. Để tránh được tình trạng đó, J. Lyons đề nghị chia nhỏ các lóp N và V, và thiết lập không
53 c^-
phải một quy tắc mới mà một tổng thể các quy tắc khác nhau. Cụ thể, vốn từ có thể được phân loại như sau: Na = { dog, man, chimpanzee, linguist, child, wind...} Nb = { banana, door, milk, meat...}
Nc = {fact, meaning, structure...}
Vd = {eats, bites, frightens, undresses, sees...}
Ve = {recognizes, determines, sees, eats...}
vf = { determines...}
Trên cơ sở sự phân loại N và V thành các nhóm nhỏ như vậy, J. Lyons đề xuất một tập họp các quy tắc:
(a) E 1: T + Na + Vd + T + Na (The dog bites the man)
(b) E 2: T + Na + Vd + T + Nb (The chim panzee eats the banana)
(c) I 3: T + Na + Vc+ T + Nc (The linguist recognizes the fact)
(d) I 4: T + Nc + Vf + T + Nc (The m eaning determines the structure)
Cách xây dựng những quy tắc như vậy có thể cho hi vọng về sự tạo sinh tối đa những câu được chấp nhận trong thực tiễn giao tiếp.
Thực chất, theo nguyên tắc như J. Lyons đề xuất, muốn có được những câu đúng ngữ pháp, chấp nhận được trong thực tiễn giao tiếp hằng ngày, phải có sự phân loại từ vựng dựa trên quan hệ ngữ nghĩa. Ví dụ, để kết họp với động từ đọc, ở vị trí chủ thể, phải có một danh sách các từ có chứa nét nghĩa [người] nhir người đàn ông, đàn bà, phụ nữ, học sinh, sinh viên, thầy gừío, bác sĩ,
v.v... và ở vị trí đối thể, phải có một danh sách các từ có -‘vb 54 cSé'-
chứa nét nghĩa [sản phẩm viết] hoặc [xuất bản phẩm] như: thư, công văn, nghị quyết, biên bản... báo, tạp chí, truyện, v.v... Và, như trên đã nói, thực chất của việc xác định nét nghĩa cho cấu trúc nghĩa của từ là việc đi tìm các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa mà từ thuộc vào. Do đó, có thể nói, đặc trưng bản chất của nét nghĩa (nét nghĩa nêu thuộc tính của sự vật, hoạt động... mà từ gọi tên) giữ một vai trò quan trọng đối vói hoạt động kết họp của từ để tạo ra các tổ họp lớn hơn phục vụ cho giao tiếp. Sự kết họp của các từ trong cụm từ và câu chỉ có thể được chấp nhận nếu giữa chúng có sự tương họp về nét nghĩa, như IU. D. Aprexjan đã viết: “Hạn chế về kết họp của những từ khác nhau trong lời nói là sự vắng mặt trong ý nghĩa của chúng những thành tố nghĩa chung hoặc là sự có mặt của các thành tố nghĩa không dung hoà được nhau (Aprexjan IU. D, 1974).
Dưới một góc độ khác, Hoàng Phê cũng nhấn mạnh vào sự hoạt động của các nét nghĩa dưới tên gọi tiền giả định nội tại và tiền giả định tổ họp. Sủa là nói về chó, cùn là nói về lưỡi cắt, bắn là nói về (bắn) đạn hoặc tên, và (dùng) súng hoặc cung (Hoàng Phê, 1975). Như vậy, trong cấu trúc nghĩa của từ, nét nghĩa hạn chế biểu vật cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kết họp từ.
Đỗ Hữu Châu trong các công trình nghiên cứu về Từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt cũng đã nhấn mạnh vào quan hệ giữa nét nghĩa vói ý nghĩa ngữ pháp hay hoạt động ngữ pháp của từ. Ông viết: “Trước hết các ý nghĩa từ loại (như sự vật, hoạt động, tính chất) vốn được xem là ý nghĩa ngữ pháp của từ thì trong thực tế cũng là những nét nghĩa khái quát trong các ý nghĩa biểu niệm. [...]
■Vd 55
Những nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm chung cho nhiều từ không chỉ có tính chất từ vựng mà cũng có tính ngữ pháp [...] bản thân những nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm và quan hệ giữa chúng có tác dụng quy định cách dùng từ, quy định cách thức kết họp nó với các từ khác trong câu” (Đỗ Hữu Châu, 1998, trang 181).
d.2. Ngoài đặc trưng bản chất của nét nghĩa ảnh hưởng đến hoạt động ngữ pháp của từ, đặc trưng vị trí trong cấu trúc nghĩa của từ cũng có ảnh hưởng đến hoạt động ngữ pháp, hoạt động kết họp từ. Phân tích đặc trưng vị trí của nét nghĩa, xét về giá trị thông báo, trong cấu trúc nghĩa của từ m ẹ (phụ nữ - đã có con - trong quan hệ vói con), Hoàng Phê đã đi đến nhận xét: có nhiều trường họp, khi m ẹ thực hiện chức năng thông báo, chỉ có hai, thậm chí một trong ba nét nghĩa của nó được thực tại hoá... (Hoàng Phê, 1975). Trên cơ sở đó, ông kết luận:
“Nói tóm lại, nghĩa của từ nói chung:
- Là một tập họp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau;
- Giá trị của các nét nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cấp bậc), biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo;
- Các nét nghĩa có tính độc lập tương đối, biểu hiện ở khả năng độc lập tổ họp và tác động qua lại với những nét nghĩa của những từ khác khi từ tổ họp VỚI nhau. (Hoàng Phê, 1975).
Trên quan điểm như vậy, có thể xem xét hoạt động của đặc trưng vị trí trong cấu trúc nghĩa của từ đối vói khả năng xuất hiện của tổ họp trong thực tiễn giao tiếp.
-‘V'D 56
Xem xét hai tổ họp từ sau:
(1) Ngồi trên (xuống) ghế. (Nhà sư nữ gật đầu, khép nép ngồi xuống g h ế - Nguyên HồngJ
(2) Ngồi trên (xuống) giường. (-Ông ngồi tạm xuống giường này - Nguyên Hồng;
So sánh (1) và (2), có thể dễ dàng nhận thấy, khả năng xuất hiện của từ ngồi với từ g h ế c ao hon so với từ giường. Có thể coi cụm từ (1) là cụm từ đặc trưng cho quan hệ kết họp của từ ghế. Tuy nhiên tổ họp (2) hoàn toàn vẫn chấp nhận được.
Để làm rõ sự chi phối của đặc trưng vị trí đối với tần số xuất hiện của cụm từ, ta đặt khả năng xuất hiện của hai cụm từ đang xét trong mối quan hệ vói vị trí của nét nghĩa được hiện thực hoá cho phù họp với nghĩa của từ đi kèm trong cụm từ. Trong (1) để phù họp với nghĩa của từ ngồi,
nét nghĩa [dùng để ngồi] của từ g h ế được hiện thực hoá. Còn trong (2) hiện thực hoá nét nghĩa [có mặt cứng], nét nghĩa [dùng để nằm] của từ giường bị trung hoà hoá.
So sánh vị trí trong cấu trúc biểu niệm của các nét nghĩa được hiện thực hoá trong hai cụm từ trên, có thể thấy, ở (1) nét nghĩa [dùng để ngồi] là nét nghĩa cụ thể hơn, có giá trị chức năng cao hơn và đương nhiên giá trị hệ thống thấp hơn so với nét nghĩa [có mặt cứng] ở (2) (nét nghĩa [dùng để nằm] của từ giường mói có mức độ cụ thể ngang với nét nghĩa [dùng để ngồi] của từ ghê).
Có thể kết luận: trong một tổ họp từ, nét nghĩa của một từ được hiện thực hoá cho phù họp với nghĩa của từ khác càng cụ thể bao nhiêu, có giá trị hệ thống càng thấp bao nhiêu, giá trị chức năng càng cao bao nhiêu, thì tổ họp từ đó có tần số xuất hiện càng lớn, càng đặc trưng
57 d+íh
cho từ bấy nhiêu. Chính vì vậy, mà cách nói: kéo ghê mời ngồi là cách nói bình thường, có tần sô xuất hiện cao. - Bính chưa nói xong, hắn đ ã vồn vã mời Bính vào nhà, kéo g h ế giục Bính ngồi. (Nguyên Hồng)
Và cách nói: *kéo giường mời ngồi. Là không bình thường và không được chấp nhận.
Có thể làm rõ hơn điều vừa nêu bằng một ví dụ sau đây. Chẳng hạn, có cấu trúc biểu niệm của từ bác sĩ như sau: Bác sĩ: [người] [có trình độ đại học] [ngành y] [làm nghề chữa bệnh]
Xét các tổ họp từ sau:
(3) Bác sĩ chữa bệnh cho trẻ em nghèo. Bác sĩ m ổ cho bệnh nhân.
(4) Bác sĩ kinh nghiệm, tư vấn bác sĩ...
Trong các tổ họp từ ở (3), nét nghĩa được hiện thực hoá [làm nghề chữa bệnh] là nét nghĩa cụ thể nhất, có giá trị chức năng cao. Trong khi đó, ở các tổ hợp từ ở (4), nét nghĩa được hiện thực hoá [có trình độ đại học] khái quát hơn. Vị trí của từ bác sĩ trong tổ họp dễ dàng thay được bằng những đơn vị từ vựng-ngữ nghĩa khác có nét nghĩa đã nêu, nhir chuyên gừi kinh nghiệm, k ĩ sư kinh nghiệm,
giảng viên kinh nghiệm,... hoặc tư vấn chuyên gia, tư vấn kĩ sư, tư vấn thầy giáo...
Như vậy, các tổ họp từ ở (3) là các tổ họp đặc trưng cho từ bác sĩ, trong nó hiện thực hoá nét nghĩa cụ thể nhất. Còn các tổ họp từ ở (4) không chỉ đặc trưng cho từ bác sĩ, trong nó hiện thực hoá nét nghĩa thể hiện các khía cạnh, các thuộc tính không cụ thể nhất mà chung cho một số sự vật, tức hiện thực hoá nét nghĩa có giá trị hệ thống cao.
58
Như vậy, vị trí và bản chất của nét nghĩa được hiện thực hoá trong kết họp từ là tiêu chí quan trọng để xác định những từ ngữ có quan hệ đối vị trong ngôn ngữ. số lượng từ có thể thay thế nhau trong chuỗi lòi nói phụ thuộc vào vị trí của nét nghĩa được hiện thực ho á trong chuỗi lòi nói đó. Nét nghĩa được hiện thực hoá có giá trị hệ thống càng cao thì số lượng từ có khả năng thay thế nó càng lớn; và ngược lại, nét nghĩa được hiện thực hoá có giá trị chức năng càng cao thì số lượng từ có khả năng thay thế cho nó càng ít.
3.2.3. Ý nghĩa biểu thái
Ý nghĩa biểu thái là phần nghĩa của từ liên quan đến thái độ, cảm xúc, cách đánh giá.
Ý nghĩa biểu thái có vai trò quan trọng trong hướng dẫn cách dùng từ (so sánh các từ hi sinh, bỏ m ạng có phần ý nghĩa biểu thái khác nhau) nên ý nghĩa biểu thái là một nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của từ.
3.2.4. Các thành phần ý nghĩa khác
Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ trong hệ thống có tính cố định, bền vững, nhưng cũng có những ý nghĩa chưa cố định, biến động, mang tính chất xã hội lịch sử-cá nhân cụ thể. Ví dụ: nghĩa của từ phao trong học sinh, nghĩa của từ lá [lá kẹo cao su) v.v... Một trong những loại nghĩa chưa ổn định nhưng có vai trò quan trọng đối với hiệu quả dùng từ là ý nghĩa liên hội.
Ví dụ: từ chuột thường gợi ra những ý nghĩa như ở cống rãnh, bẩn thỉu, cảnh ăn vụng, cảnh bệnh tật, ghê sợ... Đó là ý nghĩa liên hội của từ chuột.
Sở dĩ có ý nghĩa liên hội vì từ trong hoạt động giao tiếp, theo thói quen sử dụng, thường được lặp đi lặp lại
-Vo 59
gắn với những sự vật, hoạt động, tính chất... nhất định. Do đó, khi gặp một từ nào đó, người sử dụng thường liên tưởng đến những đặc tính của sự vật, hiện tượng mà từ gọi tên. Khi nghe thấy một từ nào đó, trước mắt chúng ta hiện ra trước tiên hình thức, vẻ bên ngoài, bức ưanh thể hiện hình ảnh khái quát nhất, chung nhất về sự vật, hiện tượng... Ngoài các ấn tượng thị giác, còn có ấn tượng của những giác quan khác, như của khứu giác (mùi thơm của hoa hồng, bánh rán,...), vị giác (vị chua của chanh...), thính giác (tiếng gáy của gà trống...).
Thực nghiệm đo đạc ngữ nghĩa của Ch. Osgood-nhà tâm lí học người Mĩ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện ra ý nghĩa liên hội của từ. Ch. Osgood cho rằng, nghĩa của từ là một quá trình phản xạ - kích thích bên trong khi chúng ta tiếp nhận một từ nào đó. Ví dụ, khi hỏi: Cái cây khác với hòn đá ở chỗ nào? Có thể nhận được những câu trả lời đại loại nhir cây mềm, hòn đá cứng... B ố khác m ẹ như th ế nào? Bố hay đánh, nghiêm khắc; mẹ hiền, hay mua quà. Bố nóng tính,...
Mặc dù nghĩa liên hội của từ có tính không ổn đinh, mang nặng tính cá nhân (do thói quen sử dụng của cộng đồng và những liên tưởng của cá nhân, nhóm người gây ra) nhưng việc nắm được ý nghĩa liên hội của từ là rất quan ưọng trong sử dụng từ. Những từ gây ra những ý nghĩa không đẹp, không tốt không nên dùng ở những chỗ không phù họp. Truyền thống sinh hoạt của người Việt Nam rất kị nghe thấy những từ như phần, gio... trong khi ăn uống cũng là biểu hiện của việc cần phải biết ý nghĩa liên hội của từ để dùng từ cho phù họp.
"Pd 60 c5**"
^ìễ h tế ơ n ọ b ô n :
Hiện tưỉỊìig nhiều nghĩa
_ _ Hiện tu Ịig đồng âm
I- KHÁI QUÁT VỂ HIỆN TƯỢNG NHIÊU NGHlA VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỐNG ÂM
Một trong những đặc điểm của tín hiệu ngôn ngữ, khác với các tín hiệu khác, là tính đa trị. Biểu hiện quan trọng của tính đa trị là một cái biểu đạt (một hình thức tín hiệu) có thể có nhiều cái biểu đạt (ứng với nhiều nội dung). Đó chính là hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm.
Sự phân biệt ban đầu giữa hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm là sự phân biệt giữa hiện tượng xảy ra trong nội bộ một từ với hiện tượng xảy ra giữa các từ khác nhau.
Như vậy, hiện tượng nhiều nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa. Còn hiện tượng đồng âm là hiện tượng các từ khác nhau có hình thức âm thanh trùng nhau một cách ngẫu nhiên.
II- HIỆN TƯỢNG NHIỂU NGHĨA
1. Sự chuyển biến ý nghĩa
Hiện tượng nhiều nghĩa của từ là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa của từ.
-*vb61
Có thể xem sự chuyển biến ý nghĩa của từ như phương thức cấu tạo từ (bên cạnh các phương thức ghép và láy). Động lực chính là do nhu cầu giao ưếp của con người, nhu cầu gọi tên những sự vật, hoạt động, tính chất... mới. Tuy nhiên, so với các phương thức cấu tạo từ thì sự chuyển biến ý nghĩa của từ cho ta kết quả không phải là một từ mới cả về hình thức lẫn ý nghĩa nên sự chuyển biến ý nghĩa, trong nhiều giáo trình không được xem xét như một phương thức cấu tạo từ.
Mặt khác, sự chuyển biến ý nghĩa còn có tác dụng đa dạng hóa cách diễn đạt, tức làm cho một từ có nghĩa của một từ khác đã có. Ví dụ: Con xe này còn ngon. Từ con có thêm nghĩa của từ cái. Từ ngon có thêm nghĩa của từ tốt (trong cách dùng toàn dân).
Sự chuyển biến ý nghĩa của từ chịu sự ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố tâm lí, xã hội. Từ có thể chuyển nghĩa do các nguyên nhân kiêng kị, do nói giảm nói tránh để đảm bảo phương châm lịch sự. Ví dụ: đi, khuất núi v.v... có nghĩa là “chết”. Nhóm xã hội cũng làm cho từ chuyển biến ý nghĩa. Ví dụ như tiếng lóng. Sự chuyển biến ý nghĩa còn phụ thuộc vào tư tưởng phổ biến trong mỗi giai đoạn lịch sử xã hội. Trong những năm chiến tranh, các thuật ngữ chiến đấu đi vào đời sống rất mạnh. Chẳng hạn, đạn có nghĩa là tiền, tấn công có nghĩa đi tìm hiểu bạn gái v.v...
2. Hiện tinomg nhiều nghĩa ngôn ngữ và hiện tuợng nhiều nghĩa lời nói
Như đã nói, ngôn ngữ tồn tại ở hai trạng thái là tĩnh và động. Khả năng một từ có nhiều nghĩa cũng tồn tại ở hai dạng như vậy.
4Po62c5^
So sánh các ví dụ sau:
Chân: 1. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật. Chân người.
2. Chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên một tổ chức. Có chân trong hội đồng.
3. Một phần tư con vật có bốn chân khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt. Đánh đụng m ột chân lợn. 4. Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. Chân đèn. Chân giường. 5. Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. Chân núi. Chân tường.
Mặt trời: Thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất. Mặt ười mọc. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
(Viện Ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt)
Ngày ngày m ặt tròiỊ đi qua trên lăng
Thấy m ột m ặt trời2 trong láng rất đỏ.
(Viễn Phương)
Mặt tròi của bắp thì nằm trên đồi
Mặt tròi3 của mẹ, con nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Các nghĩa của từ chân trên đây là những nghĩa có tính ổn định của từ. Chúng tồn tại ngay cả khi từ tồn tại trong hệ thống, chưa được đem ra sử dụng. Trong khi đó, các nghĩa từ m ặt trời trong hai lần sử dụng 2 và 3 không
“tồn tại khi từ chưa đem ra sử dụng. Các nghĩa này chỉ xuất hiện trong các câu thơ trên. Các trường họp tương tự như trường họp từ chân được gọi là là hiện tượng nhiều
■ ^ 6 3 g^
nghĩa ngôn ngữ, còn hiện tượng tương tự như từ m ặt ười là hiện tượng nhiều nghĩa lời nói.
Như vậy, hiện tượng nhiều nghĩa ngôn ngữ là hiện tượng một từ ưong hệ thống có nhiều nghĩa. Hiện tượng nhiều nghĩa lời nói là hiện tượng các nghĩa của một từ chỉ xuất hiện lâm thời, trong hoàn cảnh sử dụng cụ thể.
3. Phuong thúc chuyển nghĩa
Phương thức chuyển nghĩa là phương thức mà dựa vào đó có thể thực hiện sự chuyển biến ý nghĩa cho từ, tăng cho từ thêm nghĩa mới. Ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất trong mọi ngôn ngữ.
3.1. Ẩn dụ, hoán dụ ngôn ngữ. Ẩn dụ, hoán dụ tu từ
Các ẩn dụ, hoán dụ ngôn ngữ là các phương thức để tạo ra nghĩa mới, nghĩa cố định của đơn vị từ vựng, tức là các phương thức tạo ra hiện tượng nhiều nghĩa ngôn ngữ. Trong khi đó, các ẩn dụ, hoán dụ tu từ cũng tạo ra nghĩa mới cho các đơn vị từ vựng, nhưng những nghĩa này chưa được cố định, chưa trở thành toàn dân, mà chỉ là sáng tạo cá nhân của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ thuật ngôn từ, tách khỏi các bài văn bài thơ đó, nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ tu từ của từ ngữ không còn" tức là các phương thức tạo ra hiện tượng nhiều nghĩa lời nói.
3.2. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Ẩn dụ và hoán dụ đều là phương thức lấy tên gọi A của sự vật này (x) để gọi tên sự vật khác (y). Sự khác nhau giữa hai phương thức là sự khác nhau về mối quan hệ giữa hai sự vật (x và y). Có thể phân biệt hai phương thức này như sau:
-Vd6 4 c^*-
Giống nhau
An dụ Hoán dụ
Lấy tên gọi A của s ự v ậ t , hiện tượng X đ ể gọi tên cho sự vật y [A(x) chỉ y].
Khác nhau
Giữa X v à y c ó nét tương đồng, giống nhau
theo một khía cạnh nào đó.
Giữa X và y có quan hệ t ư ơ n g c ậ n X v à y l u ô n đ i đôi với nhau, luôn có mặt cùng nhau, khó có thể hình dung y mà không có X.
Vì ẩn dụ dựa trên quan hệ tương đồng (phụ thuộc vào nhận thức của người sử dụng), còn hoán dụ dựa trên quan hệ tương cận, đi đôi khách quan nên hoán dụ có tính khách quan hơn ẩn dụ.
3.2.1. Các loại ẩn dụ
Có nhiều cách phân loại ẩn dụ:
- Dựa vào tính cụ thể / trừu tượng của X và y, người ta chia ẩn dụ thành ẩn dụ cụ thể - cụ thể (x và y đều cụ thể: chân núi, chân bàn); cụ thể - trừu tượng (x cụ thể, còn y trừu tượng: trình độ thấp, lùn...).
- Dựa theo các nét nghĩa phạm trù làm cơ sở cho ẩn dụ, người ta chia ẩn dụ thành:
- Ẩn dụ h ì n h thức: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: con bướm - bướm m ắc áo; răng tĩgười - răng lược, răng bừa...
- Ẩ n dụ vị trí: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: đầu người - đầu làng, ngọn núi - ngọn cây, gốc cây - gốc vấn đề...
-*vb65 (< &
- Ẩn dụ cách thức: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa các hoạt động, hiện tượng. Ví dụ: cắt giấy - cắt hộ khẩu, vặn ốc - vặn nhau,...
- Ẩn dụ chức năng-, ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: của nhà - của sông, của rừng...
- Ẩn dụ kết quả (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về kết quả tác động của các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: căn phòng sáng sủa - tương lai sáng sủa, chanh chua - giọng nói chua...
3.2.2. Các loại hoán dụ
Có các loại hoán dụ cơ bản sau:
- Hoán dụ dựa vào quan hệ bộ phận toàn thể: Nhà có 5 m iệng ăn. (dùng từ miệng chỉ bộ phận để gọi người toàn thể). Đêm biểu diễn, (dùng từ đêm chỉ toàn bộ để chỉ một phần của đêm thường vào buổi tối) V.V..
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa: Ăn 5 bát. (dùng từ bát để chỉ cái đựng trong bát). Cả nhà đi xem. (dùng từ nhà để chỉ các thành viên trong nhà) V.V..
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa sự vật, hiện tượng, hoạt động vói các đặc điểm của chúng. Các đặc điểm có thể là:
+) màu sắc sự vật: 2 đen (dùng đen để chỉ cà phê) +) vị sự vật: có chút cay cay (dùng cay để chỉ rượu) +) nhãn mác sự vật: (thuốc lá) Thăng Long
+) chất liệu sự vật: mua cái gưong.
+) âm thanh hành động: bịch.
+ ) V.V..
-^ d66g^
Quan hệ giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa theo các phương thức chuyển nghĩa là cơ sở quan trọng để phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa với hiện tượng đồng âm. Do các từ đồng âm có vỏ ngữ âm trùng nhau ngẫu nhiên nên giữa các nghĩa của chúng không có mối quan hệ theo phương thức chuyển nghĩa.
4. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa
4.1. Quá trình chuyển nghĩa
Sự chuyển biến ý nghĩa của từ diễn ra theo nhiều hướng khác nhau.
- Có khi, sau quá trình chuyển nghĩa, nghĩa ban đầu của từ không còn, như đăm (trái), chiêu (phải: chân đăm đá chân chiêu) thành đăm chiêu: suy nghĩ; vố có nghĩa ban đầu là búa (cho một vố) v.v...
- Có khi, ý nghĩa sau trái ngược hẳn với ý nghĩa trước (trở thành đồng nghĩa với từ vốn trái nghĩa vói nó): Chị công nhân đứng 20 máy = Chị công nhân chạy 20 máy.
Quá trình chuyển nghĩa có thể xuất phát từ nghĩa ban đầu, nhưng cũng có thể xuất phát từ các nghĩa khác:
s -> SI -> S2 -> S3 (SI chuyển nghĩa từ s, S2 chuyển nghĩa từSl)
S ^ S l
52 (Cả SI và S2 đều chuyển nghĩa tù S)
V.V..
- Nghĩa mói có thể được mở rộng hơn, có thể bị thu hẹp hơn so với nghĩa gốc. Ví dụ, tố chức có nghĩa rộng nhưng Bao giờ thì tổ chức đấyỊ (tổ chức lễ thành hôn). Hoặc: Chúng em xây dựng đ ã 8 năm rồi. (xây dựng = xây dựng gia đình).
'Vo 67 cV"
- Khi chuyển nghĩa, ý nghĩa biểu thái cũng có thể bị thay đổi.
4.2. Phân loại nghừi trong từ nhiều nghĩa
- Căn cứ vào quá trình chuyển nghĩa, ta có nghĩa gốc và nghĩa chuyển16. Nghĩa gốc là nghĩa cơ sở để xuất hiện nghĩa mới, nghĩa chuyển là nghĩa xuất hiện trên cơ sở một nghĩa đã có. Nghĩa gốc có thể là nghĩa đầu tiên của từ, nhưng cũng có thể không phải là nghĩa đầu tiên.
Giả sử một từ A (màn) có các nghĩa SI, S2, S3, S4 như sau: Sl: Vải mỏng dùng để che chắn. Vải màn.
S2: Đồ dùng để chống muỗi. Mắc màn.
S3: Phần vở kịch. Vở kịch 5 màn.
S4: Cảnh ngoài đòi (nói hài hước). Vừa được chứng kiến m ột m àn nhà bên cạnh.
Quá trình chuyển nghĩa của các nghĩa trên như sau: s i r S2
S3 —» S4
Trong các nghĩa đó, SI được coi là nghĩa gốc của từ, các nghĩa S2, S3, S4 là các nghĩa chuyển. Tuy nhiên, nếu xét riêng từng trường họp chuyển nghĩa, ta thấy: S3 là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc Sl, nhưng đồng thòi cũng là nghĩa gốc để xuất hiện nghĩa S4.
- Căn cứ vào phạm vi sử dụng, các nghĩa của từ có thể được chia thành: nghĩa phổ thông, nghĩa thuật ngữ nghĩa lóng, nghĩa văn chương.
16 Có tài liệu gọi là nghĩa chính và nghĩa phụ; nghĩa đen và nghĩa bóno ^)68cS>
Căn cứ vào tính chất lịch sử, các nghĩa của từ có thể chia thành: nghĩa hiện dùng, nghĩa cổ, nghĩa lịch sử.
V.V..
Ill- HIỆN TƯỢNG ĐỐNG ÂM
1. Khái niệm
Hiện tượng đồng âm là hiện tượng các đơn vị ngôn ngữ khác nhau có vỏ âm thanh trùng nhau một cách ngẫu nhiên.
2. Các cấp độ đồng âm
2.1. Hiện tượng đồng âm có thể xảy ra ở phạm vi các đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau. - Đồng âm giữa hình vị vói hình vị. Ví dụ: đại diện - đại dương {đại: thay th ế ; đ ại: to, lớn) v.v...
- Đồng âm giữa hình vị với từ. Ví dụ: yếu nhân - yếu {yếu: quan trọng; yếu: dưới mức trung bình) v.v... - Đồng âm giữa từ với từ. Ví dụ: đá (hòn đá) - đá (đá bóng), .V.V..
- Đồng âm giữa từ vói cụm từ. Ví dụ: đánh chén (ăn uống) - đánh c h é n (làm cho chén sạch) V.V..
Tuy nhiên, hiện tượng đồng âm chân chính chỉ bao gồm các từ đồng âm.
2.2. Hiện tượng đồng âm xảy ra giữa các từ:
- Vốn có trong ngôn ngữ với nhau.
- Vốn có trong ngôn ngữ với các từ vay mượn. - Do rút gọn mà có. Ví dụ: lí (lí lẽ) lí (vật lí)... Bên cạnh đó, hiện tượng đồng âm còn có thể là kết
quả của hiện tượng nhiều nghĩa. Khi các nghĩa của từ nhiều nghĩa phát triển đến mức giữa chúng không còn
mối quan hệ nào nữa, hoặc trong quá trình sử dụng một nghĩa nào đó bị mất đi làm cho mối quan hệ giữa các nghĩa còn lại cũng mất đi thi các nghĩa đó sẽ trở thành nghĩa của các từ khác nhau và chúng thành các từ đồng âm.
Ví dụ, từ màn đã xem xét trên đây gồm 4 nghĩa: Sl: Vải mỏng dùng để che chắn. Vải màn.
S2: Đồ dùng để chống muỗi. Mắc màn.
S3: Phần vở kịch. Vở kịch 5 màn.
S4: Cảnh ngoài đòi (nói hài hước). Vừa được c h ứ n g kiến m ột màn nhà bên cạnh.
Giả sử trong quá trình sử dụng, nghĩa S3 bị mất đi thì mối quan hệ giữa nghĩa Si, S2 và S4 không còn và ta sẽ có 2 từ đồng âm.
2.3. Ở các ngôn ngữ có chữ viết có hiện tượng đồng âm khác tự17 - đó là hiện tượng mà-các từ có cách phát âm giống nhau nhưng khác nhau về mặt chữ viết. Ví dụ: m eat (thịt) và m eet (gặp) v.v... Ngược lại với hiện tượng này là hiện tượng đồng tự khác âm - đó là trường họp các từ có mặt chữ viết giống nhau những khác nhau về cách phát âm. Ví dụ: tear [tồc] và tear [tic Ị...
Ở một số ngôn ngũ' biến hình còn có hiện tượng đồng âm không hoàn toàn, tức các tù đồng âm chỉ ở một số dạng thức nhất định mà không phải ở tất cả các dạng thức của từ.
1 Trong một số tài liêu gọi hiện tượng này là hiện tượns trùn° âm (xem Nguyễn Thiên Giáp. Đoàn Thiện Thuật. Nguyền Minh Thu vết Dần luận ngôn ngữ học. N XB GD. 2001. trang 96).
■vb 70