🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo Trình Truyền Thông Đối Ngoại
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung: VĂN THỊ THANH HƯƠNG TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
NGUYỄN THỊ THẢO
TRẦN KHÁNH LY
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU
Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG
Chế bản vi tính: Sửa bản in:
Đọc sách mẫu:
PHẠM THU HÀ
PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT NGUYỄN THỊ THẢO
VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1459-2021/CXBIPH/12-12/CTQG. Số quyết định xuất bản: 308-QĐ/NXBCTQG, ngày 11/5/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2021.
Mã ISBN: 978-604-57-6785-6.
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm
cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam
Lª Thanh B×nh
Gi¸o tr×nh TruyÒn th«ng ®èi ngo¹i / Lª Thanh B×nh ch.b. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2021. - 388tr. ; 21cm
ISBN 9786045765951
1. TruyÒn th«ng ®èi ngo¹i 2. Gi¸o tr×nh
327.0711 - dc23
CTM0436p-CIP
2
TẬP THỂ TÁC GIẢ
PGS.TS. Lê Thanh Bình: Chương I, IV, VI TS. Phan Văn Kiền: Chương II
TS. Đỗ Huyền Trang: Chương III
TS. Trần Thị Hương: Chương V
4
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Truyền thông đối ngoại là một lĩnh vực liên ngành, đa ngành. Trong quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng công tác thông tin đối ngoại, nhằm quảng bá những giá trị tốt đẹp, những lợi thế vốn có, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường
quốc tế... Những thành tựu to lớn trong 35 năm đổi mới vừa qua có sự đóng góp không nhỏ của truyền thông đối ngoại. Nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho người làm truyền thông đối ngoại cũng như việc giảng dạy và học tập môn học truyền thông đối ngoại tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn Giáo trình truyền thông đối ngoại do PGS.TS. Lê Thanh Bình, giảng viên Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao làm chủ biên. Cuốn Giáo trình truyền thông đối ngoại gồm sáu chương:
Chương I: Lý luận chung về truyền thông, truyền thông đối ngoại và các khái niệm liên quan;
Chương II: Các phương tiện truyền thông mới và truyền thông đối ngoại hiện nay;
Chương III: Mô hình thông tin đối ngoại;
5
Chương IV: Hoạt động truyền thông đối ngoại của đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và một số kỹ năng tác nghiệp; Chương V: Thực trạng công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam từ năm 2010 đến nay;
Chương VI: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại giai đoạn mới.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn giáo trình đến bạn đọc.
Tháng 01 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT6
LỜI MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu môn học
Truyền thông đối ngoại là một trong những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn đã được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện nay, vấn đề này đang được đề cập dưới ba khái niệm khác nhau nhưng cùng chung nội hàm rộng: truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại, tuyên truyền đối ngoại. Nếu như thông tin đối ngoại khá tập trung vào khía cạnh chủ
thể và thông điệp tin tức truyền thông, tuyên truyền đối ngoại tập trung chủ yếu vào mục đích của truyền thông thì truyền thông đối ngoại có nghĩa rộng hơn hai khái niệm kia, thậm chí đôi khi có thể dùng thay cho cụm từ thông tin đối ngoại. Cụm từ “truyền thông đối ngoại” cũng được nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia dùng trong nhiều ngữ cảnh hơn, tương thích với thời đại hội nhập, sử dụng công nghệ hiện đại có nhiều mối tương tác hơn. Như vậy, truyền thông đối ngoại là khái niệm bao trùm hơn,
phổ quát hơn khi bàn đến nội hàm của môn học này. Giáo trình truyền thông đối ngoại được viết dưới hình thức các chương có mối liên kết với nhau (6 chương với
7
kết cấu: mục đích đào tạo, nội dung học, câu hỏi ôn tập, thảo luận và tài liệu tham khảo) nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho người làm truyền thông trong lĩnh vực đối ngoại. Nội dung giáo trình được tiếp cận theo cả chiều ngang của các mức độ kiến thức, kỹ năng cần cho người làm truyền thông đối ngoại cũng như theo chiều dọc của các kết cấu, mạch tư duy, lối tác nghiệp trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Đồng thời, cách tiếp cận theo yếu tố truyền thông (nguồn, thông điệp, kênh truyền, đối tượng tiếp nhận, hiệu quả...) cũng được sử dụng để thực hiện giáo trình. Tất cả các góc tiếp cận ấy giúp giáo trình có một cái nhìn vừa bao quát, tổng thể nhưng cũng rất chi
tiết, cụ thể các nội dung môn học.
Bên cạnh các nội dung cơ bản, truyền thống của môn học, giáo trình còn cập nhật những nội dung mới nhất của truyền thông hiện đại. Các vấn đề về Internet, công nghệ thông tin, các hiện tượng truyền thông mới, các xu hướng đương đại của truyền thông đại chúng trên thế giới cũng được cập nhật, giới thiệu như là một đòi hỏi của người làm truyền thông đối ngoại trong việc sử dụng các công cụ hiện đại để thực hiện công việc chuyên môn.
Trên thế giới, tất cả các quốc gia đều sử dụng các chiến dịch truyền thông đối ngoại như là một phần quan trọng và thiết yếu của công tác đối ngoại. Các khía cạnh nội hàm và các cấp độ trong nước, ngoài nước đều được quan tâm nghiên cứu và triển khai. Các nghiên cứu về hình ảnh quốc gia, quảng bá hình ảnh quốc gia... không
8
chỉ là vấn đề của riêng ngành truyền thông đối ngoại mà được nhiều lĩnh vực cùng nghiên cứu như: văn hóa, du lịch, kinh doanh, quan hệ quốc tế,... Các nghiên cứu về thông tin đối ngoại hay truyền thông đối ngoại dưới góc độ tiếp cận thông tin và người làm thông tin là lĩnh vực nghiên cứu chung của cả ngành ngoại giao và ngành báo chí truyền thông.
Vì vậy, có thể nói, truyền thông đối ngoại là lĩnh vực liên ngành, cần có sự tiếp cận tổng hợp liên ngành, đa ngành mới có thể giải quyết hết những vấn đề trọng tâm của nó.
Môn học Truyền thông đối ngoại nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng nền tảng, căn bản và cập nhật cho các đối tượng hoạt động ngoại giao nói chung và đặc biệt là các đối tượng trực tiếp làm công tác truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại.
II. Đối tượng
Như đã nói ở trên, truyền thông đối ngoại là lĩnh vực liên ngành, đa ngành, vì vậy, nó cũng rất đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Đối tượng của truyền thông đối ngoại cũng gồm nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội với trình độ nhận thức, hiểu biết và có mối quan tâm khác nhau. Nói như vậy để khẳng định, đối tượng của giáo trình này cũng rất rộng và có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau với từng dạng đối tượng. Một số
đối tượng chính là:
9
- Sinh viên, học viên sau đại học của ngành ngoại giao nói chung, đặc biệt là chuyên ngành Truyền thông quốc tế, các ngành liên quan đến Truyền thông và văn hóa đối ngoại, chính trị quốc tế, báo chí - truyền thông,...
- Các đối tượng học viên các khóa bồi dưỡng kỹ năng làm công tác đối ngoại và công tác truyền thông đối ngoại. - Học viên các môn học về truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại, tuyên truyền đối ngoại, nghiên cứu công chúng truyền thông (trong, ngoài nước), phương tiện truyền thông hiện đại... tại các cơ sở đào tạo.
- Các cán bộ, viên chức, nhân viên ngoại giao đang và sẽ thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao do Nhà nước phân công. - Những người quan tâm tới công tác đối ngoại và truyền thông đối ngoại nói chung.
III. Phương pháp tiếp cận
Truyền thông đối ngoại là một môn học đặc thù. Tính đặc thù của nó nằm ở sự song song giữa truyền thông và đối ngoại. Vì vậy, ở nhiều đơn vị đào tạo, môn học Truyền thông đối ngoại (hay Thông tin đối ngoại, hay Tuyên truyền đối ngoại) hoặc các môn học liên quan như Truyền thông quốc tế, Ngoại giao văn hóa... đều là các môn học chuyên biệt.
Đối với môn học Truyền thông đối ngoại, nếu như đối ngoại là mục tiêu hướng tới, là chất liệu xây dựng nội dung thì truyền thông là nền tảng tiếp cận, là phương pháp thực hiện. Vì vậy, phương pháp tiếp cận chính của
10
môn học này là phương pháp của ngành truyền thông. Tuy nhiên, vì tính đặc thù của ngành đối ngoại nên các đặc điểm riêng của truyền thông đối ngoại cũng là những vấn đề cần phải lưu tâm trong quá trình tiếp cận môn học.
Cuốn giáo trình này là sự kế thừa, nâng cao, cập nhật những nghiên cứu mới trong lý luận, thực tiễn về truyền thông đối ngoại hiện đại. Mặc dù đã nỗ lực nhiều tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót khi biên soạn, nhóm
biên soạn rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng của độc giả để giáo trình ngày càng hoàn thiện trong các lần tái bản sau này.
TM. NHÓM TÁC GIẢ
PGS.TS. Lê Thanh Bình
11
12
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG, TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI
VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Mục tiêu đào tạo
- Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về khái niệm, định nghĩa liên quan đến phạm trù truyền thông, truyền thông đối ngoại; giúp học viên hiểu, ghi nhớ quá trình, đặc trưng, nguyên tắc truyền thông.
- Trong quá trình học tập, người học sẽ được rèn luyện phương pháp tư duy khoa học truyền thông, biết đánh giá ở góc độ tổng thể để áp dụng các kỹ năng phân tích mang tính sáng tạo bước đầu khi nhìn nhận các vấn đề về xu thế, bối cảnh thực tiễn quốc tế, trong nước nhằm phân tích hoạt động truyền thông đối ngoại ở mức độ khái quát trước khi học các chương cụ thể, đi sâu vào chuyên môn tiếp theo.
I. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN
1. Truyền thông
Truyền thông (communication), truyền thông đại chúng (mass communication) hay phương tiện truyền thông đại chúng
13
(mass media), thông tin đối ngoại (external information) và truyền thông đối ngoại (external communication; communicate to foreign countries; foreign communication relation), truyền thông quốc tế (international communication) là những thuật ngữ rất phổ biến trong thời đại toàn cầụ hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông, vai trò của thông tin, truyền thông đại chúng, truyền thông đối ngoại... ngày càng trở nên quan trọng hơn bởi trong một xã hội mở thì sự hội nhập, tương tác, liên thông giữa các lĩnh vực, các ngành, các mặt trong đời sống diễn ra rất đa dạng, phức tạp và chặt chẽ. Tuy nhiên, quan hệ giữa chúng luôn có mối tương tác chặt chẽ, với các chức năng, đặc điểm không dễ phân biệt bởi chúng đan xen, giao thoa nhau theo kiểu “3 trong 1” hoặc nhiều hơn nữa.
Theo định nghĩa cơ bản về truyền thông trong cuốn Mass Media Mass Culture của James Wilson và Stan Le Roy Willson thì: “Truyền thông (communication) là một quá trình đối tượng truyền đạt (nguồn phát) sắp xếp, lựa chọn và chia sẻ các ký hiệu để truyền tới đối tượng tiếp nhận, làm cho đối tượng tiếp nhận biết và cảm nhận được những ý định, mục đích tương tự với ý định và mục đích của đối tượng truyền đạt. Còn truyền thông đại chúng - một khái niệm gắn với truyền thông hay được nói tới là một quá trình mà các nhà truyền thông chuyên nghiệp sử dụng các thiết bị kỹ thuật hoặc công nghệ để chia sẻ các
14
thông điệp qua một khoảng cách dài để gây ra những tác động và ảnh hưởng nhất định tới một số lượng lớn các đối tượng tiếp nhận”1.
Bởi thế, “nếu coi truyền thông như một vòng tròn lớn, thì trong vòng tròn lớn đó sẽ là các vòng tròn nhỏ hơn đan xen và kết nối với nhau. Đó là các “vòng tròn” truyền thông đại chúng, truyền thông đối ngoại, truyền thông quốc tế... với các phương tiện rất đa dạng như báo in, báo nói, báo hình, phim ảnh, internet, báo trực tuyến trên mạng và các phương thức hoạt động như thông tin đối ngoại, thông tin đối nội; truyền thông quản lý xã hội, truyền thông dân số, truyền thông môi trường, truyền thông du lịch...”2.
Truyền thông là một lĩnh vực rất rộng bao gồm các hoạt động truyền đạt, thông báo, tuyên truyền, quảng bá thông tin. Một quá trình truyền thông hoàn chỉnh gồm các yếu tố tham dự là: nguồn phát (source), thông điệp (massage), kênh truyền thông (channel), đối tượng tiếp nhận hoặc nơi tiếp nhận (receiver, destination). Đối tượng tiếp nhận là khâu cuối của một quá trình truyền thông, quyết định hiệu quả của truyền thông, bởi vì đối tượng tiếp nhận sẽ phân tích, xử lý, lưu trữ hay tiếp tục truyền phát thông điệp đi nơi khác bằng một quá trình mới.
_______________
1. James Wilson, Stan Le Roy Willson: Mass Media Mass Culture, Fourth Edition, McGraw-Hill, 1998, p. 12-13. 2. Lê Thanh Bình (Chủ biên): Báo chí và thông tin đối ngoại, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 8.
15
Tuy nhiên, nếu chỉ có một chiều thuần túy, vai trò quyết định hiệu quả truyền thông thuộc về nguồn phát, còn người nhận ở vị trí thụ động. Nhà xã hội học Hoa Kỳ nổi tiếng H. Lasswell đã đưa ra mô thức đầy đủ về truyền thông là: Ai truyền đạt cái gì? Truyền đạt cho ai? Bằng phương tiện gì và ảnh hưởng đến công chúng tiếp nhận ra sao? Từ các định nghĩa nêu trên, cần chú ý hai đặc tính: Một là, truyền thông là hoạt động gắn liền với tính liên tục, trở thành một quá trình. Nghĩa là truyền thông không chỉ đơn giản là một hoạt động nhất thời, ngắt quãng mà đó là một quá trình xảy ra liên tục. Quá trình đó không hề kết thúc sau khi đã truyền tải thông điệp mà còn tiếp diễn sau đó, hướng tới sự trao đổi, tương tác lẫn nhau giữa các cá thể, nhóm tham gia vào quá trình; Hai là, mục đích của truyền thông là đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, qua đó góp phần thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của các thành viên tham gia quá trình trao đổi thông điệp đó.
2. Truyền thông đại chúng
Trước khi phân tích khái niệm “thông tin đối ngoại”, “truyền thông đối ngoại”, “truyền thông quốc tế”, cần nghiên cứu khái niệm “truyền thông đại chúng”. Trước hết, “truyền thông đại chúng” biểu hiện tính đại chúng về nguồn phát (nhà báo chuyên nghiệp, “nhà báo không chuyên”, các chuyên gia, công chúng rộng rãi...); đại chúng về thông điệp (mang tính phổ biến, liên quan đến nhiều người, hình thức và nội dung thông điệp...); đại chúng về
16
kênh phát (có thể bằng báo in, radio, truyền hình, internet...); đại chúng về công chúng tiếp nhận (trong nước, ngoài nước, giới tính, nghề nghiệp...). Hiệu quả của truyền thông đại chúng được xem xét từ các hiệu ứng và hành vi xã hội của số đông công chúng sau khi được tiếp nhận thông tin. Truyền thông đại chúng thực hiện quá trình truyền thông qua các phương tiện và loại hình như: sách, báo in (báo ngày, báo tuần, báo tháng, tạp chí...); báo nói (radio); báo hình (truyền hình, các video clip); thư, báo điện tử (báo mạng internet); phim ảnh, các hình thức quảng cáo... Ngoài ra, còn có các hình thức khác như các loại băng
đĩa, tờ rơi, truyền thông đa phương tiện (multi media)... Gốc của cụm từ “truyền thông đại chúng” (Mass Communication/Mass media) là một thuật ngữ Latinh lẫn Anh - Mỹ, theo nghĩa hiện đại thì “Mass media” là các phương tiện truyền tải các tín hiệu chứa đựng thông điệp dưới dạng chữ viết, âm thanh và hình ảnh hoặc tín hiệu kỹ thuật số. Nếu định nghĩa như vậy thì mọi loại ấn phẩm, mọi loại phương tiện nhằm truyền tải thông tin đều là media và thông điệp của nó phải đến được hoặc được chấp nhận bởi một số lượng đông đảo công chúng. Và như vậy, các đối tượng bao gồm: báo viết, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử, internet, đĩa nhạc, phim ảnh, các loại tờ rơi, sách bỏ túi (với số lượng phát hành lớn), biển quảng cáo, các hoạt động tổ chức sự kiện (event), hội thảo chuyên đề, các loại thông cáo báo chí, sách trắng, thậm chí là cả các bài diễn văn, phát biểu của lãnh đạo nhà nước,
17
các chính trị gia hoặc của các học giả uy tín... và kể cả điện thoại, điện tín, băng đĩa... đều là những phương tiện thuộc truyền thông đại chúng hoặc “Mass media”.
“Mass media” hay phương tiện truyền thông đại chúng là các phương tiện thu thập, xử lý, truyền phát thông tin, thông điệp của nhà nước hoặc tư nhân, thường được tổ chức vận hành bởi các đơn vị chuyên nghiệp (báo chí, đài phát thanh, truyền hình, báo mạng...) để sản xuất, nhân
rộng và phân phối, truyền tải thông điệp thông qua hình thức tin, bài, hình ảnh, số liệu, ngôn ngữ, âm thanh, biểu tượng... đến với đông đảo công chúng trong một quốc gia hay nhiều quốc gia. Những đơn vị chuyên nghiệp là những thiết chế đặc thù về truyền thông (tòa soạn, đài, hãng, tập đoàn, công ty...) hoạt động và tuân thủ luật pháp, đạo đức nghề nghiệp cùng những nguyên tắc vận hành của lĩnh vực truyền thông, sự quản lý về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội được quy định theo pháp luật (Lê Thanh Bình, 2020). Với cách tiếp cận khái niệm như vậy, từ “đại chúng” trong thuật ngữ truyền thông đại chúng, trước hết muốn nói đến đối tượng tác động của thông tin là xã hội rộng rãi bao gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau; các thông tin bảo đảm sự phổ biến sâu rộng, giúp cho đại đa số các thành viên xã hội có khả năng tiếp cận và thu nhận thông tin. Như vậy, bản chất của từ “đại chúng’’ thể hiện tính phổ biến rộng rãi về nội dung và đối tượng tác động thông tin. Truyền thông đại chúng có đối tượng rộng hơn và khác hơn với các loại hình thông tin chuyên nghiệp
18
như: thông tin liên lạc, thông tin khoa học, thông tin nghề nghiệp, thông tin cá nhân. Truyền thông đại chúng là một hiện tượng xã hội, một dạng hoạt động đặc thù của con người. Đó là một quá trình trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực hóa đời sống thực tiễn. Các dạng thức của truyền thông thường mang tính chất đa chiều và xác lập mối quan hệ mang tính bình đẳng.
Thoạt đầu, khi mới xuất hiện, từ khi xuất hiện ngôn ngữ, loài người đã sử dụng các phương thức truyền thông trực tiếp, truyền thông cá nhân dưới hình thức “thông tin truyền thông bằng miệng”. Sự trao đổi thông tin, giao lưu giữa con người với con người, đặc biệt là để sản sinh và
phát triển nòi giống cũng như để trao đổi những kinh nghiệm trong săn bắt, hái lượm, sinh tồn đã giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin của con người ngày càng tăng lên. Điều này không chỉ đặt ra yêu cầu trao đổi thông tin một cách đầy đủ và chính xác mà tốc độ trao đổi thông tin cũng là một vấn đề quan trọng. Mặt khác, phạm vi trao đổi thông tin không chỉ còn giới hạn giữa cá nhân với cá nhân mà đã mở rộng hơn, không chỉ là nhóm mà là cả cộng đồng xã hội rộng rãi, không chỉ trong nội bộ một quốc gia mà còn giữa quốc gia này với quốc gia khác hoặc với nhiều quốc gia. Bởi thế, truyền thông đại chúng và cả
19
truyền thông đối ngoại cùng truyền thông quốc tế ngày nay là những lĩnh vực mang tính toàn cầu.
Truyền thông trực tiếp, truyền thông cá nhân với hạn chế về không gian, thời gian và đối tượng tác động cũng không còn đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu thông tin của công chúng rộng rãi nữa, mà cần đến sự trợ giúp
của các phương tiện kỹ thuật thông tin mới, hiện đại hơn, có sức mạnh to lớn hơn để thực hiện những quá trình truyền thông ở quy mô lớn hơn. Từ đây, xuất hiện và phát triển một dạng thức truyền thông gián tiếp với sự hỗ trợ của phương tiện, đó là truyền thông đại chúng. Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho truyền thông phát triển không chỉ nâng cao vai trò của truyền thông mà còn làm xuất hiện các dạng thức truyền thông mới. Trong đó, mỗi dạng thức lại có thể tổng hợp nhiều loại hình truyền thông khác nhau.
3. Thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại, truyền thông quốc tế
Về khái niệm thông tin đối ngoại, Từ điển tiếng Việt nêu ngắn gọn hai khái niệm đơn lẻ: “thông tin” là “truyền tin, báo tin cho người khác biết”1; “đối ngoại” là “đối với nước ngoài, bên ngoài”; “đường lối, chính sách, sự giao
thiệp của nhà nước, của một tổ chức”. Như vậy, thông tin _______________
1, 2. Trung tâm từ điển học (Hoàng Phê chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội, 2011, tr. 1226, 445.
20
đối ngoại là hoạt động thông tin ra nước ngoài của một nhà nước; là hoạt động truyền tải thông tin trong lĩnh vực đối ngoại. Cụ thể hơn: thông tin đối ngoại là những hoạt động chủ động cung cấp thông tin có định hướng của chủ
thể để giới thiệu, phổ biến, quảng bá, giải thích, lập luận, thuyết phục... về một đối tượng cụ thể (một đất nước, một tổ chức, nhóm người, hoặc một cá nhân...) nhằm mục đích gây thiện cảm, mong muốn hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhân tố có yếu tố nước ngoài hoặc để đối phó, phản bác đối với những thông tin sai lệch, gây bất lợi cho chủ thể thông tin đối ngoại. Theo cách hiểu khác, thông tin đối ngoại còn là những tin tức, sự kiện, bình luận có chủ đích của chủ thể thông tin đối ngoại... được cung cấp mang tính ngoại giao và giao thiệp, ứng đối với nước ngoài. Trước bối cảnh toàn cầu hóa vẫn diễn ra phức tạp, vì mục tiêu phát triển và hội nhập của mình, nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm đến công tác thông tin đối ngoại, tích cực sử dụng mọi phương tiện truyền thông trong thông tin đối ngoại. Họ coi đó là vấn đề quan trọng nhằm quảng bá những giá trị tốt đẹp, những lợi thế vốn có, đồng thời quảng bá, nâng cao vị thế, vai trò của quốc gia trên trường quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu rộng để các bên đều có lợi.
Thông tin đối ngoại và truyền thông đối ngoại có những phần giao thoa, gần trùng lên nhau, nhưng vẫn có thể phân biệt được. Trong giáo trình này chủ yếu dùng danh từ “truyền thông đối ngoại”, nhưng có những đoạn
21
vẫn dùng danh từ “thông tin đối ngoại” ví dụ khi vận dụng vào bối cảnh Việt Nam, do các cơ quan chức năng đều sử dụng cụm từ đó. Trên thực tế, nhiều học giả vẫn cho rằng khái niệm “truyền thông đối ngoại” mang hàm nghĩa chuyên môn hơn, cụ thể hơn, phổ quát hơn trong thời đại công nghệ thông tin có những bước tiến mới và truyền thông ngày càng có vai trò lớn hơn trong xã hội trong quan hệ giữa các nước. Ví dụ khi chuyên gia A thông báo với đồng nghiệp: tàu nước đối tượng tập trận gần vùng lãnh hải nước ta (đó là thông tin đã mang tính đối ngoại), nhưng khi A truyền đạt với đồng nghiệp: tàu nước X tập trận sát đảo Trường Sa lớn của Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, một số nước ASEAN phản đối mạnh mẽ. Chiều nay cơ quan chức năng, các báo đối ngoại và đơn vị chúng ta nghe cấp trên phổ biến chủ trương để kịp thời phối hợp khi truyền thông, đấu tranh dư luận bảo vệ chủ quyền biển đảo... (đó chính xác là truyền thông đối ngoại).
Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại, thông lệ quốc tế càng hướng tới chủ trương: đối ngoại là mối quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia mang lại lợi ích song song cho các bên; đối ngoại là nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác, nâng cao tình hữu nghị và không can thiệp vào nội bộ của nhau; các hoạt động liên quan đối ngoại như truyền thông đối ngoại cũng phục vụ cho các mục đích đúng đắn đó. Bản chất truyền thông đối ngoại là quan hệ trao đổi, thu nhận, tương tác thông tin, truyền phát thông điệp giữa hai quốc gia với nhau nhằm mang lại lợi ích song phương. Đó là
22
quan hệ truyền thông trực tiếp, gián tiếp thông qua nhiều kênh, theo các thiết chế, nhu cầu do hai nước thỏa thuận hoặc theo thông lệ, pháp luật quốc tế. Truyền thông đối ngoại là tổng thể mọi hoạt động liên quan đến nguồn phát, thông điệp, công chúng, phương thức truyền thông, chủ
thể, công nghệ truyền thông... của một nước đối với nước khác. Truyền thông đối ngoại là một bộ phận quan trọng hợp thành chính sách đối ngoại của một quốc gia, liên quan nhất định đến công tác tư tưởng, nhận thức chính trị, văn hóa - xã hội, dân trí của quốc gia đó, góp phần vào việc tăng cường vị thế quốc gia. Một quốc gia được coi là có ảnh hưởng nhiều đến nước khác, hay trong khu vực thì cần hội đủ các yếu tố: có uy tín quốc tế lớn (truyền thông đối ngoại đóng góp nhất định khi xây dựng uy tín, thương hiệu quốc gia); là nước đạt nhiều thành tích quan trọng đối với thế giới; có lực lượng, sức mạnh truyền thông hùng hậu. Do phục vụ lợi ích quốc gia nên trong truyền thông đối ngoại, chủ thể chủ yếu chọn lọc truyền đạt, trao đổi thông điệp tích cực, nếu so với truyền thông quốc tế không gắn liền với một quốc gia cụ thể nên không có chiến lược, chính sách cụ thể mà chỉ tồn tại các xu hướng tác nghiệp, sự thay đổi cách thức truyền thông, cải tiến phương tiện, vai trò chủ thể mới, chủ đề quốc tế (cả vấn đề tích cực lẫn tiêu cực)... Truyền thông đối ngoại luôn xác định một bên là ai (quốc gia chủ thể) và bên kia là các quốc gia còn lại. Do luôn gắn với một quốc gia cụ thể nên sẽ luôn tồn tại chính sách, chiến lược truyền thông đối ngoại rõ ràng, cụ
23
thể mang lại lợi ích cho quốc gia chủ thể và phục vụ các quyền lợi liên quan đã được các bên tham gia thỏa thuận. Vì muốn bảo vệ quyền lợi quốc gia nên trong truyền thông đối ngoại, chủ thể thường không muốn truyền đạt thông điệp tiêu cực, không tự làm “hở sườn” của mình, không tự “vạch áo cho người xem lưng”.
Đối với nước ta, các tài liệu chính thức đến năm 2020 vẫn dùng cụm từ “thông tin đối ngoại”, đó là một bộ phận rất quan trọng của công tác tư tưởng - văn hóa, giáo dục nhận thức, đấu tranh dư luận, đồng thời là bộ phận cấu thành hoạt động đối ngoại của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Mục tiêu của hoạt động thông tin đối ngoại là đem lại sự hiểu biết, tin cậy, sẵn sàng hợp tác, trao đổi có hiệu quả về nhiều mặt đời sống xã hội, kinh tế, an ninh - quốc phòng với tất cả các đối tác quan hệ với nước ta, dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế, pháp luật các nước tham gia vào mối quan hệ và vì mục đích hòa bình, các bên đều có lợi và sự phát triển bền vững của khu vực, thế giới. Mặt khác, thông tin đối ngoại còn giúp nâng cao nhận thức người dân nước ta, góp phần đấu tranh dư luận, làm cho thế giới hiểu đúng, ủng hộ Việt Nam; bảo vệ chính sách nước ta, vạch trần sự sai trái, thù địch của những quốc gia, chính giới phản động.
Cụm từ thông tin đối ngoại được sử dụng ở Việt Nam chủ yếu theo nghĩa bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào
24
Việt Nam. Trong đó, thông tin chính thức về Việt Nam là thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực chính yếu; thông tin về truyền thống tốt đẹp, lợi thế so sánh của Việt Nam và các lĩnh vực cần thiết khác. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam là truyền phát thông điệp về tình hình quốc tế trên khắp các lĩnh vực;
về quan hệ giữa Việt nam với các nước và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với các nước, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ngoài ra, còn bao gồm cả việc giải thích, làm rõ, tức là truyền thông những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm chứng minh, phản bác các thông tin sai lệch về Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, góp phần đấu tranh với dư luận sai trái do có chủ ý hoặc vô tình gây ra đối với Việt Nam.
Đối tượng của công tác thông tin đối ngoại bao gồm các nhóm chính: Một là, nhân dân, nhà nước, chính phủ, quân đội các nước, bao gồm chính khách, nhân viên bộ máy nhà nước của các quốc gia; người của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng, giới doanh nhân, báo
chí, học giả, các nhà hoạt động xã hội; công chúng bạn bè của Việt Nam hoặc là bạn bè đối tác tiềm năng trong tương lai, những người sử dụng sản phẩm tiêu dùng Việt Nam. Hai là, lực lượng đông đảo hơn 4,5 triệu người Việt Nam, kiều bào sinh sống ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ba là, người nước ngoài ở Việt Nam (cả dài hạn, ngắn hạn) gồm thành
25
viên đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các đoàn khách quốc tế; giới doanh nhân, các nhà đầu tư, chuyên gia, công nhân, giới học giả, nghiên cứu, lưu học sinh, giới báo chí, nghệ sĩ, vận động viên và khách du lịch. Bốn là, nhân dân trong nước; cán bộ các cơ quan, tổ chức hoạt động thông tin, truyền thông đối ngoại được phân công.
Địa bàn hoạt động thông tin đối ngoại rất rộng lớn, được phân làm hai địa bàn ngoài nước và trong nước. Địa bàn ngoài nước là các nước láng giềng và các nước trong khu vực (ASEAN, châu Á...); các nước có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc; các nước có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Việt Nam; các nước có vai trò, ảnh hưởng quốc tế quan trọng. Địa bàn trong nước là các tỉnh, thành phố, nhất là khu vực có danh lam thắng cảnh, các thành phố lớn, các khu công nghiệp có đầu tư nước ngoài; các vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo.
Lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại nước ta bao gồm: các cơ quan chỉ đạo; các tổ chức, đơn vị, địa phương thực hiện và các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng cùng lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ các lĩnh vực này. Mỗi nhóm lực lượng này căn cứ vai trò, chức năng, nhiệm vụ được phân công, tiến hành tham mưu, tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ thông tin đối ngoại cụ thể. Có hai kênh tiến hành thông tin đối ngoại chủ yếu là, kênh thông tin trực tiếp và kênh thông tin gián tiếp. Kênh trực tiếp thông qua
gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi đoàn; vận động hành lang, họp báo, hội thảo, hội nghị quốc tế; du học, lao động; du lịch,
26
biểu diễn văn hóa - nghệ thuật, thể thao; mít tinh, tuần hành; hội chợ, triển lãm, hoạt động từ thiện, hoạt động thông qua hội đoàn đồng hương, câu lạc bộ kiều bào tích cực... Và gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng
(báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử...) và hình thức truyền thông mới (Facebook, Instagram, Twitter, fanspage...); sách, điện ảnh, thơ, ca múa nhạc (dân tộc và hiện đại); khẩu hiệu, biểu ngữ, tranh cổ động, các sản phẩm văn hóa nghệ thuật đặc sắc khác; quảng cáo; tờ rơi... Tùy mục đích, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các tổ chức, cơ
quan, đơn vị tiến hành một hoặc kết hợp cả hai kênh thông tin nêu trên nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Hiện nay, phương châm thông tin đối ngoại được ngành chức năng xác định rõ là: chính xác, kịp thời, linh hoạt, phù hợp từng đối tượng. Việc nắm vững và hiểu rõ, vận dụng nhuần nhuyễn vào thực tiễn các khái niệm, phạm vi, lực lượng, hình thức, thủ pháp hoạt động phù hợp sẽ là căn cứ để cán bộ, chuyên gia trong công tác thông tin, truyền thông đối ngoại tham mưu và tổ chức các hoạt động chuyên nghiệp phù hợp với tình hình thực tế, thực tiễn tại địa phương, đơn vị, địa bàn, đối tượng công chúng, đem lại hiệu quả cao đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và giao lưu hợp tác quốc tế hiện nay cũng như sắp tới. Bối cảnh quốc tế hiện nay nảy sinh nhiều vấn đề mang tính an ninh phi truyền thống, đòi hỏi các quốc gia phát huy sức mạnh mềm, thế mạnh của thông tin, truyền thông đối ngoại. Trong tình hình mới, nhiều nước còn phải
27
chủ động đối phó với nguy cơ chiến tranh truyền thông do những nước có tham vọng tranh đoạt quyền lợi không chính đáng phát động, tiến hành lợi dụng lợi thế thông tin, truyền thông, công nghệ thông tin truyền thông ITC
(Information & Communication Techlogies), v.v.. Như vậy, cần nói thêm rằng ngoài thuật ngữ “chiến tranh thông tin” liên quan đến hoạt động chống phá hệ thống máy tính cùng các hệ thống thông tin liên lạc quốc gia được nhiều học giả cảnh báo cuối thế kỷ XX, trong thế kỷ XXI, chiến tranh truyền thông đối ngoại cũng có thể xuất hiện ở mức độ tập trung như thời Chiến tranh lạnh nhưng mang nhiều màu sắc mới, quy mô mới. Đó không đơn giản là những chiến dịch truyền thông đối ngoại nữa mà là những cuộc xung đột chính trị, tư tưởng, văn hóa, chủ quyền lãnh thổ... có thể thông qua/hay lồng ghép với truyền thông hoặc kéo dài thành chiến tranh chủ yếu sử dụng phương tiện, hình thức, kỹ năng của lĩnh vực truyền thông đối ngoại. Các cuộc chiến này có chiến lược, có mục tiêu lâu dài trong đó nội dung, hình thức, quá trình chuyển tải các thông điệp có chủ ý của một hay nhiều quốc gia cùng phe nhóm nhằm vào một hay nhiều quốc gia khác. Các thông điệp đối ngoại đã trở thành vũ khí đặc biệt trong môi trường số hóa, Internet cùng nhiều phát kiến công nghệ thông tin mới ra đời và trình độ dân trí ngày càng nâng cao.... Ở trên có so sánh bản chất thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế vậy truyền thông quốc tế là gì?
Truyền thông quốc tế là quá trình và hoạt động tương tác trên phạm vi toàn cầu giữa nhiều tác nhân (con người,
28
tổ chức, thiết chế, cộng đồng...) không cùng văn hóa, quốc tịch, thông qua các thông điệp rất đa dạng về nội dung, hình thức được truyền tải xuyên biên giới chủ yếu nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng do sự tác nghiệp của những người có chuyên môn, đó là các nhà truyền thông quốc tế và nhà báo quốc tế. Ở khía cạnh thương hiệu, kinh doanh của doanh nghiệp thì truyền thông quốc tế là các hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu ra thị trường quốc tế để nâng cao độ nhận biết thương hiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ đến khách hàng mục tiêu, tìm kiếm đối tác kinh doanh, thu hút đầu tư ở thị trường nước ngoài thông qua các kênh truyền hình quốc tế, báo, tạp chí, digital, tài trợ sự kiện quốc tế...
Cần phân biệt rằng truyền thông đối ngoại do có chức năng truyền thông xuyên biên giới nên là một bộ phận của truyền thông quốc tế nhưng truyền thông quốc tế không phải là truyền thông đối ngoại như phân biệt ở trên đã minh định rõ. Truyền thông quốc tế có thể truyền thông mọi chủ đề, kể cả các vấn đề quốc tế nổi lên, cả vấn đề có
tính tiêu cực mà một vài quốc gia có thể muốn giấu giếm vì sợ ảnh hưởng đến mình. Nhìn lại lịch sử quan hệ quốc tế thời điểm Chiến tranh lạnh sẽ thấy rõ việc phát huy truyền thông đối ngoại diễn ra thế nào. Trong cả hai phe xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô đứng đầu) và tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) thời kỳ Chiến tranh lạnh (cuộc chiến chủ yếu về tư tưởng, ý thức hệ, văn hóa, tâm lý, truyền thông... từ năm 1946 đến 1991), đã sử dụng các phương tiện truyền
29
thông với mọi kênh; trở thành một vũ khí chiến tranh rất lợi hại, phục vụ mục đích chính trị của các nước thuộc hai phe. Các nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ, nhà khoa học, đạo diễn điện ảnh... đều được huy động cho cuộc chiến mang tính văn hóa - tư tưởng này. Mọi hoạt động từ thể thao đến múa ba lê, phim ảnh, giải trí, các loại ấn phẩm từ báo, tạp chí, ảnh, tranh cổ động, áp phích, băng rôn, thậm chí cả các chuyến bay vào vũ trụ đều được định hướng để truyền thông đối ngoại xoáy vào mục tiêu xuyên suốt là thực hiện nhiệm vụ chính trị ca ngợi phe mình và bôi nhọ phe bên kia. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Chính phủ Hoa Kỳ và Liên Xô đều đã trực tiếp hay gián tiếp cung cấp tài chính, nhân lực, chỉ đạo, định hướng cho cuộc chiến phải sử dụng
nhiều đến sức mạnh của truyền thông đối ngoại. Có thể nói là cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều có những thành công nhất định về truyền thông đối ngoại trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thời Chiến tranh lạnh, cả hai siêu cường đều muốn những nước theo phe mình tin tưởng vào mô hình xã hội và hệ tư tưởng mà mình theo đuổi và quyết tâm giành ảnh hưởng có tính quyết định và thắng lợi trên chiến tuyến tư tưởng. Nhưng, triết lý tuyên truyền trong truyền thông đối ngoại được mỗi siêu cường lựa chọn không giống nhau. Hoa Kỳ xây dựng tuyên truyền, truyền thông thành ngành khoa học với nhiều lý thuyết liên quan làm nền tảng, còn Liên Xô sử dụng tuyên truyền, truyền thông như một nghệ thuật, nhấn mạnh sự trợ giúp của các thủ pháp văn nghệ đại chúng, sự tham
30
gia của cả hệ thống truyền thông đại chúng khổng lồ do nhà nước nắm, v.v..
II. CÁC HỌC THUYẾT NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI
1. Những lý thuyết truyền thông căn bản
Việc nghiên cứu ảnh hưởng và tác động của truyền thông đối với đời sống và các lĩnh vực đối nội, đối ngoại của các quốc gia trong tiến trình phát triển lịch sử luôn có ý nghĩa quan trọng. Có rất nhiều học giả nghiên cứu về truyền thông, đáng kể đến là học giả người Mỹ
M.Mc. Luhan (tiếp cận theo chiều kỹ thuật), học giả người Pháp R. Baither (tiếp cận theo chiều biểu trưng), học giả người Đức H.M. Enzensberger (tiếp cận theo chiều xã hội - chính trị) cùng nhiều tên tuổi khác như J. Hohenberg, D. Paletz, R. Entman (người Mỹ), P. Burton (người Anh), Ia.N. Zassourski (người Nga), P. Breton, S. Prolulx (người Pháp)... và đội ngũ đó ngày càng thêm hùng hậu1. Thông điệp, kênh truyền đạt, công chúng, quản trị truyền thông, hiệu quả lợi nhuận từ truyền thông... và các khía cạnh liên quan được các nhà truyền thông tập trung nghiên cứu, tìm tòi với rất nhiều cách tiếp cận và đưa ra các phương pháp, học thuyết nghiên cứu về truyền thông khác nhau. “Nổi tiếng trong việc nghiên cứu
_______________
1. Xem Lê Thanh Bình: Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 10-15.
31
thực tế truyền thông để khảo sát hiệu quả đối với công chúng là nhà xã hội học người Mỹ H.D. Lasswell với công thức cơ bản nhất: Ai truyền đạt cái gì? Cho ai? Bằng kênh/ phương tiện gì? Hiệu quả với công chúng ra sao?”1; Xin
được kể thêm học thuyết dựa trên thống kê các tín hiệu truyền dẫn của Shannon và Weaver (năm 1948) với sơ đồ một quá trình truyền thông như sau:
Ngoài ra còn có các học thuyết của các nhà nghiên cứu truyền thông khác như thuyết của Osgood (năm 1954), thuyết của Schramn, thuyết truyền thông đối xứng (symmetry communication) của Newcom (năm 1953), thuyết của Westley và MacLean (năm 1976), thuyết của Gerbner (năm 1956)2...
_______________
1. Xem Lê Thanh Bình: Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Sđd, tr.14.
2. Werner J. Severin, James w Tankard, Jr: Communication Theories, University of Texas of Austin, Copyright 2010 by Addison Wesley Longman, Inc, p. 49-67.
32
Các thuyết nghiên cứu về truyền thông này tuy có những điểm khác nhau, nhưng nhìn chung, đều phân tích và nghiên cứu dựa trên ba đối tượng (giai đoạn) cơ bản của một quá trình truyền thông đó là nguồn phát, thông điệp và nơi tiếp nhận.
Sở dĩ, truyền thông và quá trình truyền thông luôn được các nhà chuyên môn truyền thông, các nhà xã hội học liên quan đến truyền thông đối ngoại, quốc tế quan tâm nghiên cứu bởi mặc dù môi trường, phương tiện truyền thông đã có rất nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa thể đánh giá hết được sức mạnh của truyền thông đại chúng, của các phương tiện truyền thông mới xuất hiện và những ảnh hưởng của chúng tới đời sống ngày càng phức tạp, thay đổi không ngừng của con người. Theo các nhà nghiên cứu, nhìn chung ảnh hưởng của truyền thông đại chúng tới đối tượng tiếp nhận thường theo hai cách chính: các ảnh hưởng có chủ định và các ảnh hưởng không chủ định (intended và unintended). Đối tượng tiếp nhận của truyền thông đối ngoại ngày nay rất rộng, có thể là quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, công ty, tập đoàn, các nhóm cùng hay khác lợi ích, các cá nhân riêng rẽ...
Một trong những nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông tới con người và xã hội được thể hiện thông qua sơ đồ ảnh hưởng ba bước của truyền thông của hai nhà nghiên cứu R. Lavidge và G.A. Steiner như sau1:
_______________
1. Werner J. Severin, James w. Tankard, Jr: Communication Theories, p. 13-14.
33
PHẠM TRÙ LIÊN QUAN XU HƯỚNG HÀNH VI
Trong sơ đồ ảnh hưởng ba bước của truyền thông, các tác giả đưa ra sáu bước tác động của truyền thông đến đối tượng tiếp nhận. Bước sau được tiếp theo khi bước trước đã cố gắng phát huy những ảnh hưởng của mình trong ba cung bậc ý thức của con ngưòi và có thể đã đạt được những hiệu ứng tác động nhất định. Từ tiếp nhận thông tin, nhận thức, qua các yếu tố tình cảm, sở thích, hoàn cảnh... để rồi tác động đến ý muốn mang tính chủ định của con người (đối tượng tiếp nhận cuối cùng của một quá trình truyền thông).
34
Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ thể sở hữu các phương tiện truyền thông nói chung và truyền thông đại chúng nói riêng đều cần phải đi hết tất cả sáu bước tác động như trên sơ đồ ảnh hưởng ba bước này. Có thể họ chỉ
cần quan tâm đến một bước nào đó chứ không phải tất cả. Ví dụ các phóng viên, có thể họ chỉ quan tâm đến các ảnh hưởng ở giai đoạn không gian nhận thức (cognitive) và họ chỉ thực hiện việc cung cấp thông tin để gây ảnh hưởng tới đối tượng mà họ muốn gửi thông điệp đến bằng các thông tin đó. Trong khi đó, các nhà quảng cáo hoặc làm quan hệ công chúng (PR), lại cần quan tâm đến tất cả sáu bước, bởi vì từ khi cung cấp thông tin, họ cần đi tận cùng đến bước cuối cùng để đạt đến việc ra quyết định có lợi cho họ. Chẳng hạn như việc quyết định sẽ mua loại sản phẩm mà họ quảng cáo hoặc bất cứ quyết định nào của đối tượng tiếp nhận như mong muốn của người cung cấp thông tin bước thứ sáu. Tuy nhiên, hầu hết các nhà truyền thông đối ngoại hay truyền thông quốc tế đều muốn đi đến tận cùng cả sáu bước, bởi đơn giản, nếu chúng ta hiểu từ “purchase” cũng có nghĩa là đối tượng tiếp nhận thông tin sẽ ra một quyết định có lợi hoặc phù hợp với mong muốn của người cấp thông tin đầu vào, nghĩa là một quyết định tích cực sẽ được đưa ra phù hợp với lợi ích của người truyền tin.
2. Các lý thuyết truyền thông đại chúng
Sau đây xin giới thiệu tóm tắt sơ lược một số lý thuyết truyền thông đại chúng cơ bản có thể ứng dụng trong truyền thông đối ngoại, truyền thông quốc tế...
35
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting theory)
Theo lý thuyết này, truyền thông đại chúng có thể không trực tiếp tạo ra dư luận xã hội, nhưng lại có khả năng xác định chương trình nghị sự (agenda setting) cho dư luận xã hội. Bernard Cohen (1914-2003) - giáo sư môn lịch sử các ngành khoa học của Đại học Harvard, năm 1963 đã phát hiện ra điều này khi ông viết một câu nổi tiếng là: báo chí có thể không phải lúc nào cũng thành công trong việc nói cho mọi người biết phải nghĩ gì, nhưng báo chí lại cực kỳ thành công trong việc nói cho mọi người biết cần phải nghĩ về điều gì. Lý thuyết được hoàn thiện tiếp theo (do Maxwell McCombs và Donald Shaw - hai học giả Hoa Kỳ nổi tiếng với các công trình về truyền thông chính trị đưa ra năm 1972) mô tả khả năng ảnh hưởng của giới truyền thông đối với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông. Điểm nổi bật của lý thuyết này là truyền thông đại chúng có một chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho công chúng, các bản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan báo chí truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại sự” của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của chúng bằng cách phú cho các “chương trình” nét nổi bật khác nhau, từ đó có thể tác động và tạo ra sự dẫn đường trong tương lai. Lý thuyết chương trình nghị sự không đánh giá hiệu quả truyền thông trong thời gian ngắn của một tổ chức truyền thông nào đó đối với một sự kiện cụ thể, mà
36
đánh giá về hiệu quả xã hội lâu dài, tổng hợp ở tầm vĩ mô của cả ngành truyền thông được tạo ra sau khi đưa ra hàng loạt bản tin trong một quãng thời gian khá dài theo một “chương trình” chủ đích. Theo lý thuyết này, các nhà lãnh đạo và quản lý cần đặc biệt quan tâm tới sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau bởi chính họ mới có đủ năng lực xác định “chương trình nghị sự” phù hợp cho việc định hướng và điều chỉnh dư luận xã hội nhằm tới mục tiêu xác định. Nhiều chính khách, nhà hoạt động xã hội đã vận dụng thành công, hiệu quả trong các chiến dịch truyền thông thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi đối với những mục tiêu và đối tượng xác định. Trên thực tế, vấn đề nào được truyền thông liên tục tạo dựng, định hình, được làm nổi bật, tô đậm thì vấn đề đó dần được quan tâm, chú ý, bàn luận trong dư luận xã hội, về lâu dài sẽ tạo "nghị sự" cho đông đảo công chúng hướng tới.
Lý thuyết sử dụng và hài lòng (Uses and gratifications theory)
Khác với những lý thuyết khác nói về “Phương tiện truyền thông ảnh hưởng gì đến con người?”, Thuyết sử dụng và hài lòng lại tập trung vào “Con người sử dụng phương tiện truyền thông để làm gì?”. Thuyết này cho rằng phương tiện truyền thông là một sản phẩm có tính truy cập cao và con người là những người sử dụng chúng.
Các phương tiện truyền thông ngày nay rất nhiều và ngày càng đa dạng, sử dụng và hài lòng giải quyết hai câu hỏi mà các nhà truyền thông thường gặp: “Con người sử
37
dụng phương tiện truyền thông nào?” và “Tại sao con người lại chọn phương tiện truyền thông đó?”. Thuyết còn tìm hiểu về cách người dùng chọn phương tiện truyền thông nào để thỏa mãn nhu cầu, cụ thể hơn là để nâng cao kiến thức, thư giãn, tương tác xã hội/tìm sự đồng hành, đa dạng hóa hoặc trốn thoát. Vì vậy, lý thuyết này đòi hỏi độ sẵn sàng cung cấp thông tin cao của các phương tiện truyền thông về data, đánh giá trải nghiệm, thời lượng sử dụng, thời điểm sử dụng,... của khách hàng.
Lý thuyết “viên đạn thần kỳ” (Magic bullet theory) hay “mũi tiêm dưới da” (Hypodermic needle theory) Lý thuyết này còn gọi là lý thuyết “mũi tiêm dưới da” đề phòng chống dịch bệnh lây lan trong xã hội. Một số nhà nghiên cứu sớm nhìn ra ảnh hưởng xã hội to lớn của truyền thông như Harold Lasswell - nhà khoa học chính trị và truyền thông hàng đầu của Hoa Kỳ đã khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của truyền thông nói chung và các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh và sau này là truyền hình nói riêng trong quá trình xảy ra các xung đột xã hội trong nước và quốc tế. Từ các nghiên cứu này đã xuất hiện những lý thuyết truyền thông về dư luận xã hội như: Lý thuyết “viên đạn thần kỳ” (magic bullet) hay mô hình “mũi tiêm dưới da” (hypodermic needle) xuất hiện vào giữa những năm 1930. Tên gọi của lý thuyết này cho thấy truyền thông có tác dụng của việc tạo ra hệ miễn dịch đối với những thông tin sai lệch, đồng thời lại như “viên đạn thần kỳ” không gây sát thương mà
38
vẫn làm cho đối thủ phải khuất phục, tâm phục, khẩu phục. Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò quyết định của truyền thông đối với nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân, từ đó cho rằng có thể sử dụng truyền thông để làm cho khán thính giả miễn dịch với các chiến dịch tuyên truyền của đối phương. Theo lý thuyết này, việc cấm đoán những thông tin sai trái là chưa đủ. Các nhà lãnh đạo, quản lý giỏi cần đảm bảo truyền thông cung cấp được các thông tin chân thực, chính xác, đầy đủ, liên tục, thường xuyên để đảm bảo người dân miễn dịch với những tin đồn và những luồng thông tin sai trái. Một nguyên lý truyền thông để hình thành và định hướng dư luận xã hội ở đây là “thiện thắng ác”, “chính nghĩa thắng phi nghĩa”, cụ thể là cung cấp thông tin tốt, xác thực lấn át thông tin xấu, sai trái. Tuy nhiên, cần hết sức tránh truyền thông kiểu máy móc, một chiều dẫn đến sự quá tải, buồn tẻ, nhàm chán, phản tác dụng, vì nói quá nhiều những chuyện mà đa số công chúng đều biết nhờ các công cụ đưa tin phổ quát hiện đại, hay kiểu cứ tô hồng bôi đen một thời sẽ
không thể hay khó phù hợp với thời đại Internet phát triển hôm nay.
Lý thuyết đóng khung (Frame theory)
Nhà tâm lý xã hội học người Mỹ gốc Canađa Erving Goffman được cho là người đầu tiên đưa ra khái niệm “đóng khung” vào năm 1974, trong cuốn “Frame Analysis: An Essay on the Organization of Experience”. Theo Goffman, “khung” chính là những giản đồ của sự diễn giải,
39
cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những sự biến đổi diễn ra trong cuộc sống của họ”1. Các học giả người Mỹ như Gamson William, Robert Entman đã nghiêp cứu tiếp nối, nhấn mạnh: đối với hoạt động báo chí - truyền thông, quá trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn và làm nổi bật thông tin về sự kiện và vấn đề thời sự. Đó là một quá trình quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh. Nói ngắn gọn nghĩa là, tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đã được đóng gói.
Cần hiểu rằng dù lý thuyết đóng khung được áp dụng trước hết cho văn bản viết, nhưng bản thân việc “đóng khung”, theo nghĩa đen, lại dùng cho hình ảnh. Nếu công chúng nhận thức được rằng hình ảnh là một công cụ đóng khung quan trọng, thì họ sẽ có ý thức phê phán hơn khi tiếp cận với các thông điệp thị giác và từ đó, có khả năng nhận diện được mục đích quyền lực hoặc lợi nhuận ngầm ẩn trong các thông điệp hình ảnh. Vì thế cả khía cạnh văn bản hoặc hình ảnh riêng lẻ hay kết hợp đồng thời đều áp dụng được lý thuyết này.
Lý thuyết không gian công (Public sphere theory) Lý thuyết này được nhà xã hội học người Đức Jurgen Habermas đề xuất trong cuốn “Structural Transformation of
_______________
1. Goffman, E.: Frame Analysis: An Essay on the Organization of Experience, Cambridge, MA, US: Harvard University Press, 1974.
40
the Public Sphere” năm 1962. Dựa trên sự phê phán những hạn chế của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc hình thành dư luận xã hội để đề ra khái niệm “Không gian công”. Do các phương tiện truyền thông đại chúng bị tác động bởi sức ép chính trị, kinh tế nên các thông tin được lựa chọn và trình bày theo hướng có phần chủ quan của tổ chức truyền thông. Kết quả sẽ là truyền thông đại chúng bị nhiều quyền lực chi phối, trở thành nơi ưu tiên cho những người nắm quyền được thể chế hóa mà quên đi vị trí của các tổ chức nhỏ, yếu thế và của xã hội dân sự.
Lý thuyết dòng chảy hai bước (Two steps flow theory) Lý thuyết này còn có tên gọi là lý thuyết thủ lĩnh ý kiến và lý thuyết xã hội học về dư luận xã hội. Vào giữa thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu như Paul Lazarsfeld và các đồng sự Berelson, Gaudet đã phát hiện thấy truyền thông hầu như không có tác động trực tiếp như lý thuyết “viên đạn thần kỳ” (maggic bullet) hay “mũi tiêm dưới da” (hypodermic needle) nói đến, mà chỉ gián tiếp ảnh hưởng đến dư luận xã hội.
Từ các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này đã hình thành lý thuyết về truyền thông hai bước (two step): bước một là thông điệp được truyền đến thủ lĩnh ý kiến, đó là người thạo tin, có kiến thức chuyên môn và có uy tín, quyền lực ảnh hưởng đến ý kiến của người khác; và, bước hai là thông điệp được truyền từ thủ lĩnh ý kiến đến công chúng gồm những người khác để từ đó hình thành nên dư luận xã hội (Katz, 1957). Lý thuyết truyền
41
thông hai bước còn được gọi là lý thuyết thủ lĩnh ý kiến hay lý thuyết xã hội học về dư luận xã hội bởi vì nó nhấn mạnh vai trò của cấu trúc xã hội đối với ý kiến của các thành viên và dư luận xã hội của cộng đồng xã hội. Các nghiên cứu thực nghiệm theo lý thuyết này cho thấy thủ lĩnh ý kiến là người thạo tin và có vị thế xã hội trong một cộng đồng nhất định mà các thành viên khác thiếu hoặc không có thông tin và phải tìm đến thủ lĩnh ý kiến để biết thông tin.
Lý thuyết này cho biết ý kiến thủ lĩnh có ảnh hưởng mạnh hơn các phương tiện truyền thông bởi vì các ý kiến của thủ lĩnh là ý kiến của người có uy quyền, uy tín và được truyền đi trong quá trình giao tiếp cá nhân mặt đối mặt một cách đáng tin cậy, linh hoạt và có vẻ không vụ lợi. Như vậy, theo lý thuyết truyền thông hai bước, lý thuyết thủ lĩnh ý kiến hay lý thuyết xã hội học về dư luận xã hội, để tạo ra và định hướng được dư luận xã hội thì truyền thông chính thức và giao tiếp của thủ lĩnh ý kiến không được cạnh tranh, mâu thuẫn hay đối đầu nhau mà nên tung hứng, bổ sung cho nhau.
Theo lý thuyết này, lãnh đạo quản lý không giới hạn trong phạm vi hệ thống truyền thông chính thức như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, nhà xuất bản. Cần đặc biệt quan tâm tạo dựng và thu hút các thủ lĩnh dư luận xã
hội trong các cộng đồng xã hội ngay từ địa bàn cấp cơ sở như thôn, bản, tổ dân phố đến các thủ lĩnh trong các cơ quan,
42
đơn vị, các thủ lĩnh/lãnh đạo của các tổ chức chính phủ... Sự xuất hiện và phổ biến của các phương tiện truyền thông hiện đại “trực tuyến, ngay và luôn” cũng không làm giảm bớt tác dụng của truyền thông hai bước mà có thể
còn biến truyền thông “hai bước” thành truyền thông nhiều bước, nhiều cấp, “đa cấp” với sự tham gia của các hệ thống mạng lưới truyền thông gồm nhiều trung tâm, nhiều đầu mối thông tin.
Lý thuyết dòng chảy tự do của thông tin (Free flow of information theory)
Khái niệm “dòng chảy tự do” phản ánh quan điểm truyền thông ở phương Tây, đặc biệt là Mỹ, nhằm hạn chế việc quản lý và kiểm duyệt của nhà nước đối với truyền thông cũng như sử dụng truyền thông cho mục đích tuyên truyền. Lý thuyết “dòng chảy tự do” là một phần cơ bản của học thuyết tự do, kinh tế thị trường, đấu tranh cho quyền của các chủ sở hữu phương tiện truyền thông, tạo điều kiện cho họ cung cấp mọi thông tin đến nơi mà họ muốn, thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân trong quá trình truyền thông. Khái niệm “dòng chảy tự do” vì vậy phục vụ cho cả mục tiêu kinh tế và chính trị. Quan điểm này dựa trên lý thuyết về dân chủ, quyền tự
do ngôn luận và coi truyền thông như “cơ quan giám sát công cộng”.
Với các chính phủ phương Tây, “dòng chảy tự do” giúp bảo đảm sự ảnh hưởng liên tục, thông suốt của truyền
43
thông, là công cụ mạnh mẽ và hữu hiệu trong việc truyền bá hệ tư tưởng phương Tây, đặc biệt là các quan điểm của Chính phủ Mỹ đối với toàn cầu.
Lý thuyết bá quyền (Hegemony theory)
Lý thuyết này khởi đầu từ những quan điểm của Herman - nhà kinh tế học, học giả truyền thông, và nhà phê bình xã hội người Mỹ và Chomsky - nhà ngôn ngữ học, triết học người Mỹ về vai trò của hệ tư tưởng và quyền lực nhà nước trong xã hội tư bản. Những phân tích này được tiếp nối bởi một nhà mácxít người Pháp là Louis Althusser, người đã coi phương tiện truyền thông như “công cụ tư tưởng của nhà nước”, và đặc biệt, chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của nhà mácxít Italia Antonio Gramsci (1891-1937), qua tác phẩm nổi tiếng Selections from the Prison Notebooks (Tập hợp những ghi chép ở trong tù). Lý thuyết bá quyền bắt nguồn từ quan niệm: trong một xã hội, nhóm chiếm ưu thế có khả năng định hướng về mặt tri thức và đạo đức đối với xã hội đó và xây dựng một hệ thống liên kết xã hội để phục vụ cho những mục tiêu của nó. Gramsci cho rằng, quân sự không phải là công cụ duy nhất để bảo đảm quyền lực của giai cấp cầm quyền, còn nhiều cách thức hiệu quả hơn trong xây dựng sự đồng thuận xã hội, như thông qua việc kiểm soát quá trình sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, hay quản lý các tổ chức của xã hội như trường học, tôn giáo và các phương tiện truyền thông đại chúng.
44
Một trong những chức năng quan trọng nhất của nhà nước, theo Gramsci là: nâng cao nhận thức của quảng đại quần chúng đến một trình độ văn hóa và đạo đức nhất định, một trình độ (hoặc dạng thức) tương ứng với mong muốn của giai cấp cầm quyền. Trong truyền thông quốc tế, truyền thông đối ngoại, lý thuyết bá quyền đã được sử dụng rộng rãi để giải thích chức năng chính trị của truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền và duy trì hệ tư tưởng thống trị. Vì vậy, lý thuyết này cho rằng mặc dù truyền thông ở các nước phương Tây về lý thuyết là thoát khỏi sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ, tuy vậy chúng cũng hoạt động như là những bộ máy trung gian chính thức hóa hệ tư tưởng thống trị. Các nhà phê bình cho rằng thời hiện đại Lý
thuyết bá quyền chỉ có thể thành công trong xã hội đóng kín. Bởi vì bản chất của truyền thông hiện đại là thuyết phục (persuade), chứ không dựa hoàn toàn vào tuyên truyền (propaganda).
Lý thuyết về hiệu ứng mồi (Theory of priming effects) Các học giả Jo & Berkowitz (năm 1994) lập luận rằng: các sự kiện, tình tiết mà một người kinh nghiệm được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (ví dụ phim ảnh) sẽ kích hoạt ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc và xu hướng hành động trong tâm trí của anh ta. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng truyền thông còn có khả năng “mồi” (priming) dư luận xã hội bằng cách đưa ra những nhận xét, bình luận, đánh giá để dựa vào đó công chúng xem xét
45
và có ý kiến về những vấn đề cụ thể trong nhiều “chương trình nghị sự” mà những nhà lãnh đạo, chính khách, quản lý đưa ra.
Lý thuyết truyền thông thuyết phục (Persuasive communication theory)
Lý thuyết hình thành từ những năm 1940, được Carl Hovland và các học giả đồng nghiệp Đại học Yale phát triển (năm 1953), Janis (năm 1954) hoàn thiện thêm nền tảng cho hệ lý thuyết truyền thông thuyết phục. Những thập niên sau, Vab der Pligt (năm 1994), Holtgraves & Lasky (năm 1999) mở rộng thêm và ngày nay vẫn có những học giả tiếp bước. Học thuyết này cho rằng: để đạt được hiệu quả thuyết phục thì các nhà truyền thông phải làm chủ được các yếu tố của quá trình truyền thông trong mối liên hệ với nhiều biến số liên quan như bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tâm lý người nhận, đặc tính của thông điệp, uy tín của nguồn tin... Do vậy, nhà truyền thông, kể cả chính khách, đảng phái trong một tổ chức chính trị - xã hội nếu nắm được trong tay các phương tiện truyền thông đại chúng đều có thể thuyết phục và định hướng được dư luận, cuối cùng sẽ nắm bắt được quần chúng và sử dụng họ vào mục đích đã định.
Lý thuyết xã hội thông tin (Theories of the information society)
Sự đổi mới nhanh chóng trong lĩnh vực thông tin và công nghệ truyền thông, cùng với quá trình toàn cầu hóa
46
đã dẫn đến việc hình thành xã hội thông tin, hay còn được coi là “nền kinh tế tri thức”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản đối quan điểm này, cho rằng những thay đổi này là thuần tuý về mặt kỹ thuật và bỏ qua các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị của những đổi mới công nghệ.
Nhà lý thuyết truyền thông Canađa Marshall McLuhan (1911-1980) là một trong những người đầu tiên phân tích tác động xã hội của kỹ thuật truyền thông. Với quan niệm “phương tiện là thông điệp” (the medium is the message), ông cho rằng, nhìn từ bối cảnh lịch sử, kỹ
thuật truyền thông có tác động xã hội lớn hơn so với bản thân nội dung của phương tiện truyền thông. Cụ thể, McLuhan chứng minh rằng kỹ thuật in ấn có đóng góp lớn đối với sự hình thành chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa công nghiệp và phổ cập chữ viết trên thế giới. Mặc dù ở
thời điểm đó, phương tiện truyền thông điện tử, đặc biệt là truyền hình mới phát triển chủ yếu ở một số quốc gia Bắc Mỹ, McLuhan đã dự đoán tác động của truyền hình, những kỹ thuật truyền thông và thông tin mới sẽ tạo nên “ngôi làng toàn cầu” (global village). Những thay đổi nhanh chóng của truyền thông thế giới, sự mở rộng của việc truyền sóng trực tiếp qua vệ tinh vào những năm 80 và sự mở rộng hoạt động của Internet từ sau những năm 90 của thế kỷ XX đã hiện thực hóa khái niệm “ngôi làng toàn cầu” của McLuhan.
47
III. BỐI CẢNH MỚI CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1. Trên bình diện quốc tế
Ông Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới đã định nghĩa ngắn gọn về Cách mạng 4.0 như sau: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Hiện nay và sắp tới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy sinh từ cuộc cách mạng lần thứ ba, đó là sự kết hợp giữa các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa kỹ thuật số, vật lý và sinh học. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technologies - ICT), thì quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã góp phần tạo ra một số đặc điểm mới bên cạnh các đặc điểm truyền thống của truyền thông đại chúng. Tiếp theo đó, cùng với sự ra đời của Internet,
mạng xã hội Facebook, Twitter, Youtube đã nhanh chóng chi phối cuộc sống của khoảng 8 tỷ dân trên cả hành tinh. Trang web The Social Media, một trang web khá nổi tiếng đã so sánh: “nếu Facebook là một quốc gia thì dân số
48
của nó sẽ đứng vào hàng thứ 3 của thế giới!”. Các nhân sĩ, học giả quan tâm, nghiên cứu truyền thông đã nhiều lần nhận định: chắc chắn những người hiểu biết đều thấy rõ là không thể chống lại truyền thông xã hội và cách duy nhất để đối mặt là chung sống với nó. Tóm lại, truyền thông với tất cả sự đa dạng, phát triển nhanh chóng, đang trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại này. Sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối giúp đẩy nhanh tốc độ truy cập, số lượng các tờ báo điện tử làm chúng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống từng cung cấp. Có thể nói, báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo viết (text), báo nói (radio) và báo hình (video). Người lướt các trang web không chỉ được đọc thông tin dưới dạng chữ
viết thông thường mà còn có thể thấy được hình ảnh, âm thanh minh họa sống động và cả các đoạn phim ngắn (video clip) minh họa hoặc tường thuật trực tiếp. Sau báo viết, báo nói và báo hình, thế giới giờ đây đang đứng trước một câu hỏi: tiếp theo báo điện tử sẽ là loại hình báo gì, loại hình truyền thông gì? Do thế kỷ XXI có sự đa dạng về loại hình phương tiện, dân trí nâng cao; phong cách sống, văn hóa tinh thần công chúng nhiều thay đổi, quan hệ giữa các nước phức tạp hơn, nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống xuất hiện trên thế giới; bản thân tính chất, vai trò truyền thông, truyền thông đối ngoại, truyền thông quốc tế... đều có những biến đổi mà những ai quan tâm, tham gia vào các lĩnh vực đó đều phải hiểu
49
được những điều cốt lõi mới vận dụng được trong tác nghiệp chuyên môn. Không chỉ nắm vững các yếu tố như kênh phát, thông điệp, công chúng mà ngày nay các chuyên gia còn lưu ý cả tính đại chúng, tính phi đại chúng (do công chúng rất đa dạng, các dịch vụ hiện đại kể cả tin tức, truyền thông phải hướng tới những nhóm
công chúng nhỏ), quyền lực truyền thông của những Tập đoàn truyền thông đa quốc gia, quyền lực truyền thông cá nhân thông qua mạng xã hội; hoạt động truyền thông đối ngoại nhà nước, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với truyền thông đối ngoại đất nước mình...
Với những đặc điểm như vậy, truyền thông đại chúng và truyền thông đối ngoại ngày nay tất yếu sẽ là một công cụ rất quan trọng để triển khai và thực thi “sức mạnh mềm” ở mỗi quốc gia. Không một quốc gia nào, không một nhà cầm quyền nào từ trước đến nay lại bỏ qua hoặc xem nhẹ công cụ này, ngay kể cả trước đó người ta vẫn chưa chú ý được - một cách sâu sắc nhất sức mạnh của “quyền lực mềm”. Bởi thế, trong khi các cuộc chạy đua vũ trang có dấu hiệu chùng xuống thì một cuộc chạy đua mới đã xuất hiện rầm rộ và mang tính chất của thời đại điện tử, đó là cuộc chạy đua về truyền thông đại chúng với biểu hiện hầu như nước nào cũng có kênh truyền hình, cũng có chương trình radio, những tờ báo giấy và báo điện tử bằng tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài nhằm tiếp cận với đối tượng không chỉ còn là trong nước hoặc khu vực nữa, nghĩa là truyền thông đối
50
ngoại giữa các nước cũng ngày càng mang ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
2. Truyền thông đại chúng và truyền thông đối ngoại ở Việt Nam
Theo các nguồn tin tổng hợp hiện nay, trong số 7.676 tỷ người trên thế giới có 4.388 tỷ người dùng Interner, 3.484 tỷ người sử dụng mạng xã hội. Với quy mô dân số Việt Nam khoảng 95 triệu người (xếp thứ 15 trên thế giới)
trong đó, tỷ lệ người sử dụng Internet chiếm tới hơn 60% dân số thì Việt Nam là một quốc gia có lợi thế để phát triển truyền thông hiện đại trong đó có truyền thông đối ngoại.
Truyền thông đại chúng Việt Nam đã có nhiều bước tiến để hội nhập với khu vực và thế giới. Tính đến năm 2020, ở Việt Nam có 844 cơ quan báo chí in (184 báo in và 660 tạp chí in), 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập. Ngoài
67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, còn có 5 đơn vị hoạt động truyền hình, với tổng số kênh phát thanh, truyền hình trong nước được cấp phép là 278 kênh, 35 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Có gần 18.000 nhà báo được cấp Thẻ nhà báo chuyên nghiệp. Về truyền thông đối ngoại, không chỉ các đài, báo lớn trung ương có đơn vị chuyên về truyền thông đối ngoại mà nhiều đài, báo địa phương cũng cố gắng bố trí chương trình, trang chuyên đối ngoại. Hãng tin quốc gia Thông tấn xã Việt Nam có 8 đơn vị làm thông
51
tin đối ngoại, bản tin đối ngoại phát hành bằng 4 thứ tiếng. Đài Tiếng nói Việt Nam có 12 chương trình phát bằng 12 thứ tiếng; trong những năm gần đây đã có nhiều chương trình radio phát bằng tiếng Anh và tiếng khu vực ra nước ngoài. Đáng chú ý là chương trình phát thanh
tiếng nước ngoài VOV5 và một số chương trình truyền hình đối nội, đối ngoại riêng.
Đài truyền hình trung ương VTV có kênh truyền hình đối ngoại VTV4 đã và đang có nhiều cải tiến để ngày càng đến được với công chúng bạn bè quốc tế, kiều bào... Đài Truyền hình Việt Nam phát bản tin bằng các tiếng nước ngoài như tiếng Anh, Pháp, có chương trình
truyền hình đối ngoại riêng là VTV4 phủ sóng đến hầu hết các khu vực trên thế giới. Mạng Internet đã kết nối toàn cầu và đang ngày càng phát triển mạnh với việc các cơ quan báo chí đồng thời đều có trang web song song với báo giấy hoặc báo hình, báo nói. Hiện Việt Nam có rất nhiều cơ quan báo chí có văn phòng đại diện ở nước ngoài, trong đó 30 phân xã của Thông tấn xã Việt Nam1, còn lại là các văn phòng của Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và một số báo lớn như Tuổi trẻ, Tiền phong, Lao động, Thanh niên... Ngoài ra còn có các phòng thông tin, các bộ phận làm truyền thông đối ngoại ở các cơ quan đại diện, các sứ quán Việt Nam, Thương vụ ở nước ngoài.
_______________
1. dhtn.ttxvn.org.vn/tintuc/gioi-thieu-ttxvn-14.
52
IV. ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI, THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
1. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực người hoạt động truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại
Lực lượng nòng cốt “thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại là đội ngũ cán bộ, chuyên gia, chuyên trách về thông tin đối ngoại. Đó là những người có chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, có kinh nghiệm, nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết với nghề nghiệp”1. Cụ thể, họ là những cán bộ chuyên trách về truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại, những chuyên gia (những nhà báo, học giả về các hoạt động chuyên nghiệp này, người có chuyên môn được phân công công tác truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại, kể cả cán bộ quản lý lĩnh vực này...) cần có những phẩm chất và năng lực sau:
Thứ nhất, đòi hỏi năng lực làm việc trong môi trường quốc tế không những của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại mà của mọi chuyên viên, nhà báo, phóng viên, nhân viên... là yêu cầu cần thiết. Năng lực đó là những đặc điểm, thuộc tính tâm lý bảo đảm cho các cán bộ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại thực hiện một cách chủ động, có hiệu quả
nhất những nhiệm vụ thuộc bộ, ban, ngành, lĩnh vực được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó trong điều
_______________
1. Lê Thanh Bình: Báo chí và thông tin đối ngoại, Sđd, tr.44.
53
kiện phải xử lý hài hòa các mối quan hệ lợi ích về mọi lĩnh vực.
Thứ hai, cán bộ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại cần trang bị kiến thức về tư tưởng, lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định. Môi trường quốc tế đòi hỏi mọi cán bộ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại phải có bản lĩnh chính trị vững vàng; hiểu rõ bản chất chính trị của đối tác, đối tượng, không lơ là mất cảnh
giác; tránh tư duy giáo điều, hoạt động cứng nhắc; thiếu linh hoạt, thiếu nhạy bén, thiếu tỉnh táo, hay mất phương hướng khi ra quyết định.
Thứ ba, cán bộ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại cần có vốn văn hóa, lịch sử dân tộc, văn hóa nghệ thuật, văn học của nước nhà và cả những địa bàn nước khác mình đang công tác. Hội nhập quốc tế sâu rộng đòi hỏi những cán bộ đó phải đứng vững trên nền tảng văn hóa, lịch sử dân tộc để khai thác tốt, phát huy hợp lực giữa nhân tố văn hóa dân tộc và nhân tố thời đại để phục vụ cho lợi ích quốc gia - dân tộc. Ngoài ra, chú ý việc tăng cường phẩm chất đạo đức cách mạng bảo đảm cho người cán bộ giữ vững phương hướng, không mất cảnh giác, không vì lợi ích cá nhân mà sơ hở, bị lợi dụng hoặc xâm phạm lợi ích quốc gia - dân tộc.
Thứ tư, cán bộ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại phải có trình độ, năng lực chuyên môn thuần thục. Cán bộ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
54
truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ công tác, không chỉ có hiểu biết sâu, rộng về hoạt động truyền thông, văn hóa, phong tục, tập quán của các nước là đối tượng mình tác nghiệp mà còn tranh thủ học hỏi, tiếp thu am hiểu cả những tinh hoa văn hóa nhân loại và định chế, luật pháp và thông lệ quốc tế...
Thứ năm, cán bộ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại phải chuẩn bị tốt về tác phong và kỹ năng giao tiếp cùng các kỹ năng khác phục vụ hoạt động chuyên môn này (đã nêu trong Chương IV). Cán bộ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại cần có kỷ luật, có khả năng làm việc độc lập trong các trường hợp cấp trên yêu cầu; có khả
năng tổ chức nhóm và làm việc nhóm trong tác nghiệp truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại. Ngoài ra, cán bộ chuyên môn không chỉ giao tiếp giỏi, mà còn phải nắm vững nghệ thuật đàm phán, thương lượng, biết cách chia sẻ các giá trị chung, quảng bá những giá trị của dân tộc khi làm việc với các đối tác quốc tế.
Thứ sáu, cán bộ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại cần có khả năng nắm bắt, đánh giá, dự báo tình hình quốc tế, nhất là dự báo có tính chiến lược liên quan đến truyền thông đối ngoại. Cán bộ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại phải chủ động nắm bắt, đánh giá đúng thông tin, phù hợp với tình hình thực tiễn. Họ cần rèn luyện khả năng dự báo đúng đắn, có tầm nhìn dài hạn, tư duy chiến lược và năng lực dự báo khoa học, nhạy bén và nắm bắt thời cơ, để chọn lọc chính xác thời cơ,
55
cách thức, nội dung truyền thông đối ngoại phù hợp bối cảnh quốc tế và chủ trương của lãnh đạo. Như vậy, khi dùng hai thuật ngữ truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại cần chú ý ngữ cảnh cụ thể cho phù hợp hoặc dùng
đầy đủ cả hai thuật ngữ để đảm bảo tính toàn diện.
2. Đào tạo chuyên môn đáp ứng nhu cầu phẩm chất, năng lực tác nghiệp thông tin đối ngoại và truyền thông đối ngoại
Về đào tạo chuyên môn, lĩnh vực truyền thông đối ngoại còn liên quan đến một số chuyên ngành đào tạo bậc đại học và sau đại học, ví dụ ngành đào tạo về báo chí - truyền thông; ngành truyền thông quốc tế, lĩnh vực ngoại giao văn hóa... tại nhiều cơ sở đào tạo trong, ngoài nước. Theo Quyết định số 82/2008/QĐ-TTg ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Ngoại giao đã thành lập Khoa Truyền thông quốc tế và Văn hóa đối ngoại đào tạo cử nhân ngành truyền thông quốc tế. Đây là ngành học hoàn toàn mới ở Việt Nam (hiện ngoài các cường quốc truyền thông như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Italia... có truyền thống đào tạo ngành này, trong khu vực châu Á chỉ mới mở ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam). Tốt nghiệp cử nhân truyền thông quốc tế, người học có khả năng thực hiện các chức trách, vị trí
chuyên môn về truyền thông quốc tế, truyền thông đối ngoại, quan hệ công chúng - PR, ngoại giao văn hóa (tùy theo sở trường, có thể trở thành chuyên gia, nhà quản lý,
56
nhà ngoại giao, doanh nghiệp, người làm PR, nhà nghiên cứu, giảng viên, tư vấn chuyên nghiệp...).
Ngoài kiến thức chuyên môn, trong chương trình của cơ quan đào tạo như Học viện Ngoại giao còn chú trọng mặt đạo đức, tư tưởng, tác phong, ngoại ngữ, sức khỏe và kỹ năng chuyên nghiệp.
Về kỹ năng, phẩm chất của người làm truyền thông đối ngoại, Học viện Ngoại giao và nhiều cơ sở đào tạo có lĩnh vực liên quan đang hướng tới đạt các kỹ năng sau:
- Kỹ năng nghiên cứu, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch truyền thông đối ngoại;
- Kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp các hoạt động truyền thông đối ngoại;
- Kỹ năng tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch, dịch vụ và sản phẩm truyền thông đối ngoại;
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, thẩm định các chương trình, hoạt động, dịch vụ sản phẩm truyền thông đối ngoại; - Khả năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng quan hệ tốt cả với đồng nghiệp cùng tổ chức; người tương nhiệm, đối tác nước ngoài;
- Có khả năng viết, nói, tổ chức sự kiện, họp báo, mít tinh... hỗ trợ hoạt động truyền thông đối ngoại; - Có đầu óc tổ chức, phối hợp công tác, làm việc nhóm; - Sáng tạo, nhanh nhạy, kiên trì thực hiện mục tiêu truyền thông đối ngoại được tổ chức, lãnh đạo phân công; - Khả năng làm việc độc lập tốt, nhạy cảm chính trị và xử lý tình huống kịp thời.
57
Ngoài việc tham chiếu các định hướng trên khi thiết kế chương trình học, thực tập thì trong các giáo trình đơn vị đào tạo thường chú ý nhiều kỹ năng mềm để phục vụ chuyên môn và sự thích ứng với môi trường làm việc đa dạng của học viên sau khi ra trường, hoặc kết thúc các
khóa học. Trong giáo trình này, nhóm tác giả đã soạn thảo khá nhiều kỹ năng cụ thể đối với tác nghiệp thông tin đối ngoại tại các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
V. KẾT LUẬN
Thông tin, truyền thông đối ngoại là một bộ phận quan trọng trên mặt trận đối ngoại; có vai trò, vị trí to lớn không những trong công tác đối ngoại mà cả trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc nói chung. Trong tiến trình lịch sử, hoạt động thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại đã vận dụng đặc thù của mình, kết hợp với các “loại hình, thủ pháp” khác, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng; sử dụng hiệu quả sự đa dạng, phong phú, đặc sắc, hấp dẫn, sáng tạo của các hình thức, phương tiện truyền thông đối ngoại dựa trên truyền thống văn hóa lâu đời, tiến bộ của dân tộc ta để góp phần xác lập chỗ đứng, biểu tượng, hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam trên trường quốc tế. Các sản phẩm của thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại đã tạo điều kiện để nhân dân, chính giới các quốc gia hiểu biết chân thực,
58
đầy đủ hơn về công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; các lợi thế, sở trường, tiềm năng mang tên Việt Nam và những lợi ích chính đáng, thiết thực cả về vật chất, tinh thần để mạnh dạn giao lưu, hợp tác lâu dài với đất nước ta.
Câu hỏi ôn tập Chương I
1. Hãy nêu các khái niệm cơ bản liên quan truyền thông đối ngoại và định nghĩa truyền thông đối ngoại? 2. Nêu một số lý thuyết quan trọng ảnh hưởng đến truyền thông đại chúng và truyền thông đối ngoại? 3. Anh/chị hãy phân tích hoạt động truyền thông đối ngoại ở Việt Nam; làm rõ chủ thể, đối tượng, địa bàn, công chúng...?
4. Liệt kê 10 tổ chức tác nghiệp truyền thông đối ngoại chuyên nghiệp của nước ta. Thông tin cơ bản về các tổ chức này và vì sao anh/chị lại xếp họ vào Top Ten?
5. Đánh giá của anh/chị về cán bộ, phóng viên lĩnh vực truyền thông báo chí nói chung và truyền thông đối ngoại tại Việt Nam nói riêng, kèm theo phân tích, dẫn chứng và hình ảnh minh họa.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Thanh Bình: Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 2. Lê Thanh Bình: Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
59
3. Lê Thanh Bình (chủ biên): Giáo trình đại cương truyền thông quốc tế, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2012.
4. Lê Thanh Bình (chủ biên): Báo chí và thông tin đối ngoại (Sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012.
5. Lê Thanh Bình: Yêu cầu cơ bản về phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức, văn hóa chính trị của nhà báo quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số tháng 6/2013.
6. Lê Thanh Bình: Phương tiện truyền thông mới - sức mạnh mềm thúc đẩy văn hóa, ngoại giao văn hóa và đề xuất cho trường hợp Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4 (115), tháng 12/2018.
7. Nguyễn Thị Thúy Hằng: Các lý thuyết truyền thông chính trị và vận dụng ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 10/2015,
8. Phạm Minh Sơn, Nguyễn Thị Quế: Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009.
9. Armand Mattelart & Michele Mattelart (Dịch giả: Hồ Thị Hòa): Lịch sử các lý thuyết truyền thông, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2018.
10. Klaus Bruhn Jensen: A Handbook of Media and Communication Research, Poutledge Published 2002, New York, 2007.
60
11. James Wilson, Stan Le Roy Willson: Mass Media Mass Culture, Fourth Edition, McGraw-Hill, 1998. 12. Werner J. Severin, James w Tankard, Jr: Communication Theories, University of Texas of Austin, Copyright 2010 by Addison Wesley Longman, Inc. 13. Xem đường link: https://khotrithucso.com/doc/p/ly thuyet-truyen-thong-224064.
61
Chương II
CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI HIỆN NAY
Mục tiêu đào tạo
- Cung cấp cho người học những tri thức cập nhật về bối cảnh khoa học công nghệ, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin truyền thông, ICT, Internet đã tác động đến loại hình, chủ thể, thủ pháp, công chúng, báo chí
truyền thông hiện đại nói chung và truyền thông đối ngoại nói riêng; xu hướng mới của truyền thông hiện đại trong truyền thông đối ngoại.
- Gợi mở nâng cao cách tư duy nghiên cứu so sánh và duy vật lịch sử, biết đánh giá, liên hệ với thực tiễn hoạt động thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại ở Việt Nam để minh chứng cho sự phát triển hội nhập trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại của đất nước.
- Người học sẽ làm quen kỹ năng truyền thông đối ngoại bước đầu đối với một số phương tiện truyền thông mới và củng cố thêm tư duy đổi mới, sáng tạo, làm chủ phương tiện kỹ thuật để có các sản phẩm truyền thông đối ngoại mang dấu ấn cá nhân.
62
I. SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG, VAI TRÒ
CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI
1. Bối cảnh hiện đại tạo tiền đề cho sự thay đổi trong truyền thông nói chung và truyền thông đối ngoại nói riêng
Có thể nói, trong lịch sử ra đời và phát triển của các loại hình truyền thông đại chúng, chưa bao giờ người ta thấy sự thay đổi nhanh chóng và liên tục như những năm gần đây. Sự biến động liên tục này xuất phát từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự tác động của khoa học công nghệ ngày càng phát triển, gồm khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin truyền thông (Information & Communication Techlonogies - ICT) nói riêng; (2) Sự lệ
thuộc của con người vào các phương tiện truyền thông cùng với sự phức tạp của đời sống xã hội hiện đại (chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại...).
Tác giả Alvin Toffler trong tác phẩm “Làn sóng thứ ba” nhận định rằng nếu nhân loại phải mất hàng ngàn năm mới hình thành nền văn minh thứ nhất (văn minh nông nghiệp), thì ngày nay, dưới sự tác động của khoa
học công nghệ, nhân loại chỉ mất vài thập kỷ đã hình thành thời đại mới (theo Toffler là thời đại của tin học và sinh học).
Nằm trong sự biến chuyển rất nhanh đó của thời đại, truyền thông thế giới cũng biến đổi hết sức nhanh chóng.
63
Với không chỉ một mà cùng lúc đan xen nhiều xu hướng phát triển mới. Chưa ở giai đoạn lịch sử nào, truyền thông thế giới lại có vai trò quan trọng, quy mô lớn và tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay. Thậm chí, sự phát triển của truyền thông còn quyết định những xu hướng, bước đi mới, chủ đạo của thời đại.
Theo Thomas Friedman trong tác phẩm “Thế giới phẳng” (The world is flat) khi mổ xẻ cấu trúc đương đại của thời đại ngày nay cho rằng, “cách mạng số” là một tác nhân làm san phẳng những rào cản thế giới và làm cho
thế giới trở nên siêu nhỏ bé.
Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật trong thời kỳ hiện đại đã tác động tới hầu hết mọi mặt đời sống xã hội toàn cầu. Chưa kể đến Multi Media, các phương tiện truyền thông mới, thì chỉ Internet thôi đã làm nên một cuộc cách mạng nhảy vọt, “thông qua Internet, quá trình
toàn cầu hóa thông tin đại chúng đã phát triển lên bước mới mở rộng quy mô giao tiếp, thu hẹp thời gian thông tin và không gian thông tin, đưa thế giới rộng lớn xích lại gần nhau”1. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống con
người cũng giàu có lên về mặt vật chất, kéo theo sự đa dạng và phức tạp trong các nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần. Trong bối cảnh đó, nhu cầu truyền thông của công chúng hiện đại cũng thay đổi đáng kể cả về hình thức lẫn _______________
1. Lê Thanh Bình: Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005, tr.100.
64
nội dung, cả về tốc độ lẫn trường độ, về chất lượng lẫn số lượng... Chưa bao giờ, đời sống con người lại lệ thuộc vào truyền thông mạnh mẽ như hiện nay. Trong bối cảnh đó, truyền thông bị gắn chặt vào đời sống của xã hội hiện đại, khiến nó cũng có những thay đổi nhanh chóng và phức tạp để phục vụ đời sống con người cũng đang thay đổi ngày càng nhanh chóng và phức tạp.
Có thể thấy sự biến động liên tục và đa chiều của truyền thông hiện đại qua một số xu hướng nổi bật như sau: Sự “thoái ngôi” của tin tức báo chí1
Khoảng 21 giờ ngày 13/11/2015 giờ địa phương (khoảng 03 giờ sáng ngày 14/11 giờ Việt Nam), cả thế giới bàng hoàng vì 6 vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Pari nước Pháp. 129 người chết, một khung cảnh hỗn loạn và hoang mang chưa từng có kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trên khắp “Kinh đô ánh sáng của thế giới”. Thế nhưng, phải đến sau 07 giờ sáng ngày 14/11, báo chí Việt Nam mới đồng loạt đưa tin về sự kiện chấn động này.
07 giờ 22 phút ngày 14/11, Vnexpress.net, trang báo điện tử được coi là hàng đầu của Việt Nam hiện nay, có chùm ảnh đầu tiên về hiện trường vụ tấn công. Bài đầu tiên về sự kiện này xuất hiện trên Tuổi trẻ Online lúc 08 giờ 04 phút ngày 14/11/2015.
_______________
1. Phần này đã in trong sách Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2016.
65
Tuy nhiên, thông tin, hình ảnh về sự kiện này đã xuất hiện trên Facebook, Twitter... trước khi báo chí đưa tin rất lâu. Những người Việt Nam dùng mạng xã hội và online sau 3 giờ sáng là những người nhận được thông tin đầu tiên và không phải qua báo chí.
Tương tự như vậy với các sự kiện năm 2020: công chúng biết đến vụ tông xe liên hoàn trên cầu vượt Thái Hà đầu tiên là từ mạng xã hội. Các video ghi lại được sự việc cũng bắt nguồn từ mạng xã hội. Thậm chí, sau khi báo chí và cơ quan có thẩm quyền đã kết luận ban đầu vụ việc, trên YouTube lại tiếp tục xuất hiện một video phân tích rất kỹ tình huống xảy ra vụ tai nạn một cách rất thuyết phục.
Hai trường hợp trên không phải là những dẫn chứng đầu tiên cho thấy mạng xã hội đã đi trước báo chí một bước trong cuộc chạy đua tin tức - một giá trị mà hầu hết các tờ báo coi là đích để chinh phục công chúng trong
nhiều thế kỷ nay.
Trong vòng khoảng ba thế kỷ lại đây, báo chí thế giới đã trải qua hai sự thay đổi lớn trong giá trị công việc của các nhà báo. Sự thay đổi đầu tiên là xu hướng cạnh tranh về tốc độ thông tin. Giai đoạn đầu của thời kỳ hiện đại, khoảng từ giữa thế kỷ XIX, khi khoa học - kỹ thuật đã trở nên phổ biến trong đời sống con người thì nhu cầu thông tin giữa các cá thể trở thành một nhu cầu bức thiết. Mâu thuẫn trong lòng công chúng giai đoạn này là họ không có
66
nhiều thời gian để tiếp cận tin tức nhưng lại muốn tiếp nhận được nhiều tin tức trong một thời điểm. Trong nhiều thế kỷ qua, các trang báo vẫn miệt mài với cuộc “chạy đua tin tức” tưởng chừng không bao giờ kết thúc mỗi ngày, cho đến khi Internet ra đời và phát triển. Quá trình bùng nổ thông tin và việc xuất hiện các mạng xã hội đã khiến cho cuộc đua thông tin của các báo bị thay đổi. Internet xuất hiện đã phá vỡ nhiều giới hạn mà báo chí truyền thống bị chế định, từ đó dẫn đến việc thay đổi nhiều hệ giá trị trong công việc của người làm báo hiện đại. Những lý tưởng mà báo chí truyền thống theo đuổi như độ nhanh nhạy, mức độ theo kịp tin tức... đã trở nên lỗi thời trong thời kỳ Internet và mạng xã hội phát triển như vũ bão.
Báo chí truyền thống thực hiện “cuộc chạy đua” về tin tức bằng cách tăng cường các công nghệ đưa tin và bổ sung các nguồn tin để có thể có tin tức một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, những cố gắng đó trở nên khó có thể cạnh tranh được đối với đội ngũ “nhà báo công dân” của các trang mạng xã hội. Có thể nói, với lực lượng “đưa tin” hùng hậu và đông đảo với các công nghệ kỹ thuật số hiện đại và phổ biến, không một lực lượng nào có thể chạy đua với hàng triệu “nhà báo công dân” trên mạng xã hội mỗi ngày.
Trong cuốn sách Hơn cả tin tức - tương lai của nghề báo (Beyond the News - The Future of Journalism, Columbia Journalism Review Books), Mitchell Stephens
67
đã chỉ ra rất nhiều dẫn chứng cho thấy nhiệm vụ của báo chí ngày nay không còn là đưa tin tức thuần túy. “Liệu công nghệ ngày nay, đặc biệt là các công nghệ trong vòng vài thập niên qua, có gây nên những ảnh hưởng tương tự đến việc thu thập thông tin về các sự kiện đang xảy ra? Thông qua blog, email, tweet, độc giả có thể nhận được thông báo trước nhất về những diễn biến đáng chú ý ngay trong lúc chúng còn đang xảy ra. Thông qua video và camera trực tiếp, họ thường có thể tự mình “quan sát” các sự kiện. Do đó, với công nghệ ngày nay, việc đưa tin truyền thống đã bị đánh bại trong chính cuộc chơi của mình”1.
Như vậy, liệu báo chí có bị triệt tiêu bởi mạng xã hội? Câu trả lời có thể khẳng định ngay là không. Bởi nhu cầu của công chúng với báo chí không chỉ là nhu cầu cần biết nhanh các thông tin. Công chúng tìm đến với báo chí còn bởi nhu cầu được tiếp nhận những thông tin chính thống. Tính chính thống và có kiểm định của thông tin trên báo
chí vẫn là một giá trị mà mạng xã hội khó có thể cạnh tranh được. Bên cạnh đó, bản thân báo chí cũng sẽ thay đổi chính mình khi địa hạt tốc độ thông tin không còn cạnh tranh được nữa. Cụ thể, báo chí sẽ chuyển sang
_______________
1. Mitchell Stephens: Hơn cả tin tức - tương lai của nghề báo, Dương Hiếu, Kim Phượng, Hiếu Trung dịch, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr.18.
68
xu hướng phân tích, bình luận và tạo ra các dấu ấn cá nhân trong các bình luận về các sự kiện thời sự. Sự can thiệp của trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) và sự can thiệp của nó vào hoạt động báo chí hiện đại đang tạo ra những cú sốc và thách thức mới với báo chí. Gần đây, Viện Nghiên cứu Nomura, Nhật Bản (NRI) đã công bố một kết quả nghiên cứu hợp tác với Đại học Oxford rằng 49% công việc ở Nhật Bản sẽ
được rôbốt thực hiện trong 10 đến 20 năm tới. Cú sốc lớn nhất mà trí tuệ nhân tạo gây ra cho báo chí là có ý kiến cho rằng, trong tương lai, 90% nội dung tin tức sẽ được viết tự động bởi các máy tính. Liệu trí thông minh nhân tạo có thay thế được 90% công việc của một nhà báo? Trí tuệ nhân tạo rõ ràng đóng vai trò ngày càng tăng trong việc sản xuất và quản lý tin tức. Nhưng, để tự động hoá báo chí sẽ còn nhiều vấn đề phải thảo luận. Nhiều ý kiến cho rằng, xu hướng các cơ quan báo chí và nhà báo sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo cho công việc của mình là điều hiển nhiên. Nhưng trí tuệ nhân tạo khó lòng tạo ra một nền báo chí tự động hóa hoàn toàn. Các thuật toán của trí tuệ nhân tạo chỉ đơn giản là giúp nhà báo giải quyết các nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian để họ tập trung vào các công việc báo chí truyền thông bậc cao. Trí tuệ nhân tạo sẽ can thiệp nhiều vào các công việc của nhà báo, nhưng sẽ không bao giờ thay thế được bản thân các nhà báo, nhà truyền thông chuyên nghiệp.
69
Khả năng phản ứng linh hoạt và điều chỉnh hành vi, cách tiếp cận với tất cả các điều kiện thực tế và các tình huống phong phú không lường trước trong cuộc sống là điều không hề dễ dàng với các rôbốt. Suy nghĩ con người là thứ rôbốt không thay thế được.
Kết quả cho thấy rôbốt có thể phân tích hàng ngàn dữ liệu trong vài giây nhưng nó không thể phân tích nội tâm phức tạp của con người hoặc kể những câu chuyện đầy cảm xúc mà chỉ có tâm hồn con người với nhau mới có thể cảm nhận được. Bên cạnh đó, tất cả các hoạt động của rôbốt đều thực hiện các hoạt động thông qua sự hướng dẫn trước của con người. Nói cách khác, trí tuệ con người là tiền đề để tạo ra trí thông minh nhân tạo. Bởi vậy, rôbốt sẽ không bao giờ thay thế được hoàn toàn con người, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
Như vậy, những xu hướng mới ở trên đây đặt ra một số vấn đề cho báo chí - truyền thông đại chúng hiện đại và cũng theo đó ảnh hưởng nhất định tới truyền thông đối ngoại, bởi truyền thông đại chúng là những công cụ quan trọng nhất của truyền thông đối ngoại.
Vấn đề thứ nhất là vai trò của báo chí theo nghĩa các phương tiện truyền thông đại chúng đa dạng và nhà báo trong xã hội hiện đại cần được định vị lại. Nếu như trước đây, báo chí với thông tin thời sự là vai trò chủ đạo và xuyên suốt mọi nền báo chí thế giới thì trong xã hội can
thiệp bởi trí tuệ nhân tạo, nhà báo sẽ không hoặc ít đóng vai trò đưa tin mà đóng vai trò tạo ra các dấu ấn hay các
70
chỉ dẫn để công chúng tiếp tục tư duy về thông tin đã được đưa trước đó.
Nói cách khác, vai trò của nhà báo trong tương lai là tạo ra các góc nhìn cá nhân, các dấu ấn cá nhân của phong cách riêng trong lối phân tích, bình luận và đưa ra lý lẽ, nhận định trước một vấn đề thời sự. Công chúng sẽ không chỉ đơn giản tìm đến các loại hình báo chí để đọc tin tức nữa mà là để đọc các “ấn tượng về tin tức” do tác phẩm của các nhà báo mang lại. Như vậy, vai trò của báo chí - truyền thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số đang có xu
hướng đi ngược lại với tôn chỉ mà hơn ba thế kỷ trước họ vẫn tôn thờ, nơi sự nhanh nhạy về tin tức như một kim chỉ nam của tất cả các cơ quan báo chí.
Vấn đề thứ hai là câu chuyện đào tạo người làm báo ở Việt Nam trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Những khái niệm phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí đa phương tiện, siêu tác phẩm báo chí, báo chí dữ liệu,... không còn xa lạ với ngôn ngữ báo chí nữa. Nhu cầu cần có những nhà báo vừa giỏi trong phân tích lập luận, vừa giỏi trong các khâu kỹ thuật, công nghệ thay vì các nhà báo chạy đua về tốc độ thông tin như trước đây, khiến cho việc đào tạo nhà báo trong tương lai cũng cần thay đổi đáng kể.
“Tại các trường đại học, do tính chất đặc thù của một chương trình đào tạo đại học và một khóa học kéo dài 4-5 năm nên mỗi chương trình đào tạo thường chỉ được phép thay đổi nội dung 20% mỗi năm. Một thực trạng là, nội dung về các xu hướng mới của báo chí - truyền thông
71
hiện đại chỉ nằm trong một mục nhỏ của một môn học, lại chủ yếu là giới thiệu để người học biết chứ chưa thể hướng dẫn họ sản xuất các tác phẩm theo các xu hướng mới này”1.
Một thách thức đặt ra cho các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông nữa là sự dịch chuyển mục tiêu đào tạo để thay vì tạo ra những nhà báo thạo về kỹ năng săn tin và đưa tin nhanh nhạy sang đào tạo những nhà báo tinh tế, sâu sắc và toàn diện trong phân tích, nhìn nhận các vấn đề thời sự. Tức là thay vì đào tạo các nhà báo hoàn thiện về kỹ năng thì nay các cơ sở phải tạo ra các nhà báo có năng lực sáng tạo và tiếp cận vấn đề theo hướng riêng, được công chúng ưa thích và tiếp nhận.
Các chương trình đào tạo và nghiên cứu báo chí - truyền thông hiện nay đang đi theo hướng tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế thành lý thuyết giảng dạy. Tuy nhiên, trong thực tế, ngành báo chí - truyền thông nói chung và truyền thông quốc tế (có những môn liên quan truyền thông đối ngoại) nói riêng là một ngành đặc thù bởi sự lệ thuộc vào công nghệ và môi trường xã hội của nó.
Hai yếu tố này luôn thay đổi trong khi chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo không thay đổi theo kịp được với xu hướng. Tại các trường đại học, do tính chất đặc thù của một chương trình đào tạo đại học và một khóa học kéo dài 4-5
_______________
1. Phan Văn Kiền: Xu hướng phát triển của báo chí hiện đại và những thách thức với báo chí Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Chuyên đề Hồ sơ sự kiện số 353, ngày 25/6/2017.
72
năm nên mỗi chương trình đào tạo thường chỉ được phép thay đổi nội dung 20% mỗi năm. Một thực trạng là, nội dung về các xu hướng mới của báo chí - truyền thông hiện đại chỉ nằm trong một mục nhỏ của một môn học, lại chủ yếu là giới thiệu để người học biết chứ chưa thể hướng dẫn họ sản xuất các tác phẩm theo các xu hướng mới này.
Vấn đề thứ ba, thách thức về đội ngũ trình bày nội dung. Đây là một thách thức lớn với nhiều tòa soạn báo, đặc biệt là báo điện tử hiện nay. Thách thức này xuất phát từ hai nguyên nhân:
Một là, các tòa soạn khi tuyển phóng viên thường đánh giá theo năng lực kinh nghiệm viết chứ ít đánh giá năng lực sử dụng các thiết bị công nghệ. Các bài kiểm tra hoặc chứng chỉ nghiệp vụ yêu cầu khi tuyển phóng viên thường chủ yếu là năng lực tin học văn phòng.
Hai là, tại các trường đào tạo phục vụ nghề báo hiện nay chưa đào tạo được những nhân sự vừa có năng lực tư duy về báo chí, vừa có kỹ năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm. Có hai thực trạng là sinh viên được đào tạo làm phóng viên thì chưa được đào tạo nhiều để có năng lực vận dụng các yếu tố công nghệ hỗ trợ vào thiết kế tác phẩm. Trong khi sinh viên được đào tạo bài bản về kỹ thuật thì thường tư duy về báo chí và năng lực khai thác thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu. Đối với truyền thông đối ngoại còn đòi hỏi những kỹ năng riêng, khả năng ngoại ngữ, giao tiếp, phông văn hóa... do tác nghiệp với đối tượng có yếu tố nước ngoài.
73
2. Vai trò của báo chí - truyền thông trong hoạt động thông tin đối ngoại hiện nay của Việt Nam
2.1. Các phương tiện truyền thông đại chúng góp phần cân bằng thông tin trong truyền thông đối ngoại
Trong bối cảnh tình hình thông tin và truyền thông toàn cầu phát triển phức tạp như hiện nay, mỗi quốc gia cần có những chiến lược thông tin rõ ràng cho mình để vừa trực tiếp truyền thông về hình ảnh của đất nước nhưng quan trọng hơn là để cân bằng lại thông tin so với các nguồn tin phi chính thống, các nguồn tin bất đồng chính kiến...
Một điều nguy hiểm hiện nay là mỗi người dùng mạng xã hội đều có thể trở thành một người truyền tin, một nhà báo không chính thống. Chính vì vậy mà tin tức trên mạng xã hội như Facebook, Twitter có thể được đưa lên rất nhanh, nhưng cũng “thật giả khó lường”. Người xem không thể biết được đâu là tin thật, đâu là tin giả. Một sự thật đáng lo ngại khác là khá nhiều người dùng mạng xã hội lại rất thích xem những tin tức giật gân, câu view như thế.
Với sự lan truyền thông tin theo cấp số nhân và ít khi bị kiểm soát, mạng xã hội cũng thường xuyên đối diện với nguy cơ mất an ninh thông tin. Trong chiến lược truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại trên báo chí về cơ bản là thông tin chính thức của Nhà nước, mang tầm chiến lược của mỗi quốc gia. Vì vậy, thông tin trên báo chí được
74
hiểu là thông tin chính thức của Nhà nước để công chúng tiếp nhận, tin tưởng.
Như vậy, nhiệm vụ cân bằng thông tin của báo chí truyền thông trong hoạt động truyền thông đối ngoại gồm hai khía cạnh: Một là, thông tin báo chí chính thống là nguồn thông tin tin cậy để có thể kiểm chứng, loại bỏ những thông tin độc hại, những thông tin không chính xác, những thông tin sai trái... trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Hai là, thông tin trên báo chí chính thống được coi như là tiếng nói chính thức của Nhà nước trong các hoạt động truyền thông đối ngoại đặc biệt.
Để thực hiện được nhiệm vụ nói trên, theo ông Lê Quốc Vinh (Chuyên gia truyền thông, Chủ tịch Tập đoàn Lê Bros) cho rằng báo chí cần thực hiện ba giải pháp cơ bản sau1:
Thứ nhất, báo chí phải trở thành kênh thông tin được người dùng chọn lựa. Để làm được điều này, thông tin đăng tải trên báo chí chính thống phải có chất lượng cao, có tính chân thực, xác tín, phản ánh đa chiều.
Nếu như ưu thế của mạng xã hội là tin tức đưa đến người xem cực nhanh, thì báo chí chính thống chấp nhận chậm lại một chút, nhưng phải cung cấp được thông tin có chất lượng, chuẩn xác hơn hẳn so với mạng xã hội. Báo chí _______________
1. https://viettimes.vn/3-yeu-to-nao-se-giup-bao-chi-chinh thong-danh-bai-mang-xa-hoi-357518.html.
75
thế giới cũng đang đi theo tiêu chí này. Tờ The New York Times của Hoa Kỳ đặt một câu slogan lên đầu trang là “The truth is worth it” (Sự thật là đáng giá). Còn tập đoàn truyền thông CNN thì khẳng định “Facts First” (Sự thật được đặt lên hàng đầu).
Thứ hai, phải tạo được cơ chế tác quyền cho thông tin sản xuất ra. Các thông tin do các đơn vị báo chí và truyền thông sản xuất phải được phân phối đến người xem theo những quy định về bản quyền.
Các cơ quan báo chí - truyền thông thế giới hiện nay cũng rất coi trọng vấn đề bản quyền. Các nội dung gốc, tự sản xuất thường có giá trị cao. Sở dĩ mạng xã hội chiếm được rất nhiều người xem là do họ đã lấy lại rất nhiều tin
tức từ các đơn vị báo chí để đưa lên nền tảng của mình (mà không xin phép cũng như không trả tiền bản quyền). Chính vì vậy, gần đây các nhà lập pháp của EU đã họp và đưa ra một điều luật (sẽ được bỏ phiếu thông qua vào thời gian tới) yêu cầu các mạng xã hội phải trả tiền bản quyền cho các nội dung mà họ lấy từ các nhà xuất bản, các đơn vị báo chí.
Thứ ba, phải tạo được doanh thu cho báo chí chính thống từ công chúng, để từ đó báo chí chính thống có thể tái đầu tư cho sản xuất các tin bài chất lượng.
2.2. Các phương tiện truyền thông đại chúng giúp chủ động trong hoạt động thông tin đối ngoại
Với vai trò, chức năng quan trọng của mình, báo chí chính thống không chỉ là diễn đàn của nhân dân mà trước
76
hết phải là công cụ quản lý nhà nước của giai cấp cầm quyền. Một trong những khía cạnh thể hiện chức năng công cụ quản lý này của báo chí truyền thông chính là việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông đối ngoại.
Trong bối cảnh các phương tiện truyền thông cùng xuất hiện ồ ạt trên mạng Internet, công chúng thường xuyên bị lạc hướng trong hệ thống thông tin chằng chịt, nhiều lớp, nhiều dạng của hệ thống thông tin hiện đại, báo chí chính thống (sách báo, đài phát thanh truyền hình, điện ảnh, báo mạng...) là công cụ giúp các cơ quan quản lý nhà nước chủ động thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại.
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam những năm qua, nhiều cơ quan báo chí - truyền thông đã phát huy vai trò tích cực trong công tác thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại, chủ động xây dựng kế hoạch thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại bài bản. Các cơ quan báo chí có văn phòng thường trú luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển tải thông tin chính xác, kịp thời. Quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung các chương trình, nhất là những sự kiện chính trị, đối ngoại quan trọng được chú trọng. Việc tăng cường các ấn phẩm truyền thông bằng tiếng nước ngoài cũng là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ chủ động truyền thông đối ngoại. Tại Việt Nam hiện vẫn chủ yếu dùng danh từ “thông tin đối ngoại” trong các văn bản khu vực công.
77
2.3. Phương tiện truyền thông đại chúng góp phần vào việc truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trong hoạt động thông tin đối ngoại và các dạng an ninh phi truyền thống
Do nguy cơ chiến tranh thông tin, chiến tranh truyền thông đối ngoại có thể xảy ra, đe dọa an ninh các quốc gia khi ngày càng nhiều hoạt động phải dùng máy tính, mạng Internet, nên đa số các nhà nước đều chú trọng an
toàn, bảo mật thông tin, phòng, chống các mối đe dọa mới mang tính phi truyền thống, gắn với công nghệ cao. Đối với nước ta, trong công cuộc đấu tranh với các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền nhà nước luôn coi báo chí là lực lượng nòng cốt và giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng. Báo chí cách mạng là công cụ sắc bén góp phần quan trọng bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Báo chí - truyền thông luôn phát huy vai trò lực lượng
nòng cốt, tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cũng như chủ động bác bỏ những nội dung bôi nhọ, bịa đặt, vu khống, gây chia rẽ nội bộ, làm mất đoàn kết trong Đảng và trong xã hội,...
Đây chính là nhiệm vụ và những khó khăn mà những người làm công tác thông tin đối ngoại, truyền thông đối ngoại thường xuyên phải đối mặt.
Trong một thế giới ngổn ngang các sự kiện với nguồn tin dồn dập đến từ nhiều hướng khác nhau, việc đưa tin
78