🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình thị trường chứng khoán - Hoàng Thị Thu Ebooks Nhóm Zalo PGS.TS HOÀNG THỊ THL (Chủ biên) ThS NGUYỄN THỊ KIM NHUNG, ThS PHÙNG THỊ THU HÀ GIÁO TRÌNH THỊ TRƯỞNG CHỨNG KHOÁN PGS.TS. HOÀNG THỊ THU (Chủ biên) ThS. NGUYỄN THỊ KIM NHUNG - ThS. PHÙNG THỊ THU HÀ GIÁO TRÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2016 05-68 MÃ SỐ: ----------------- ĐHTN-2016 LỜI NÓI ĐÀU Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, thực hiện chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua cơ chế chuyền vốn trực tiếp từ nhà đầu tu sang nhà phát hành. Đe huy động được các nguồn vốn trong nền kinh tế, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua các hình thức tài chính gián tiếp, chính phủ và một số công ty thực hiện huy động vổn thông qua phát hành các chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá trị nhất định đuợc phát hành thì tất yếu sẽ nảy sinh nhu cầu về mua bán, trao đổi các chứng khoán đó. Vì vậy thị trường chửng khoán đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán. Ngoài việc thực hiện việc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, thị trường chứng khoán còn cung cấp môi trường đầu tư cho công chủng, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế, tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô giúp cho cho nền kinh tế phát triển bền vừng. Nắm bắt và am hiểu được những hoạt động cùa thị truờng chứng khoán là một yêu cầu bắt buộc đối với các cá nhân, các doanh nghiệp, các tố chức kinh tế - xã hội vò các cơ quan chính phủ... trong việc thực hiện các mục tiêu khác nhau của từng đối tuợng liên quan đến lĩnh vực này. “Thị trường chứng khoán” là một môn học thuộc khối kiến thức bắt buộc trong khung chuơng ừình đào tạo của tất cả các chương trình đào tạo thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng và là môn học đuợc lựa chọn nhiều ữong các ngành đào tạo thuộc khối Kinh tế, Quàn trị kinh doanh và Kế toán. 3 Giáo trình Thị trường chứng khoán là tài liệu tham khào chính cho học phần Thị truờng chứng khoán trong chương trình đào tạo đối với các ngành đào tạo hệ Đại học của Truớng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Giao trình đề cập đến những nội dung cơ bản của một thị tnrờng chứng khoan, như: những vấn đề chung về thị trường chứng khoán, hàng hóa trên thị trường chứng khoán, chù thể tham gia trên thị trường chứng khoan, hoạt động phát hành và hoạt động giao dịch chứng khoán trên th| trương chứng khoán, quàn lý thị truờng chứng khoán. Mặc dù nội dung cùa giáo trình có kế thùa một cách chọn lọc một vài nội dung trong các giáo trình cùng tên, nhưng các chương của cuốn giáo trinh được thiết kẽ một cách riêng, sáng tạo. Nội dung giáo trình cũng rất dễ hiểu với mong muốn trả lời được các cảu hỏi chính của người muốn tìm hiểu về thị trường chứng khoán như: Thị trường chứng khoán là gì? Hàng hóa trên thị trường có những loại nào? Có những ai tham gia ưên thị trường chứng khoán? Thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào? Giáo trình đã cập nhật được những kiến thức mới, hiện đại và các quy định ở Việt Nam theo Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010 và những quy định mới về thị tnrờng chứng khoán trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây. Giáo trình Thị trường chứng khoán là công trinh của tập thể tác giả là các nhà giáo, nhà khoa học hiện đang công tác tại Khoa Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; được thiết kế và biên soạn theo mục tiêu và chương trình đào tạo ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh nói chung và ngành Tài chính - Ngân hàng nói riêng tại Nhà trường. Việc biên soạn được tiến hành bởi: - PGS.TS. Hoàng Thị Thu, Trưởng khoa Ngân hàng - Tài :hính (chủ biên, viết chuơng 5 và chương 6). 4 - NCS, ThS. Nguyễn Thị Kim Nhung, trưởng Bộ môn Ngân hàng (viết chương 3 và chương 4). - NCS, ThS. Phùng Thị Thu Hà, giảng viên Bộ môn Ngân hàng (\ iềt chương 1 và chuơng 2). Để đáp ứng nhu cầu tham khảo, nghiên cứu và học tập của sinh \ lén \ a các đối tượng quan tâm, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn Giio trình Thị trường chứng khoán đến bạn đọc. Mặc dù đã có nhiều cổ gắng, nhưng cuốn giáo trình không thể tránh khòi những khiếm khiyẻt vê hình thức và nội dung, chúng tôi rất mong nhận được các ý kién đóng góp của các nhà khoa học và bạn đọc quan tâm để hoàn thiện trong lần tái bàn. Trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2015 Nhóm Tác giả 5 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................... 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT....................................................................... 11 Chưomg 1. Tổng quan về thị trường chứng khoán................................. 12 1.1. Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán..................12 1.1.1. Sự hình thành của thị trường chứng khoán........................12 1.1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán.......................................14 1.1.3. Chức năng của thị trường chứng khoán............................... 16 1.2. Phân loại thị trường chứng khoán.................................................... 18 1.2.1. Phân loại theo tính chất luân chuyển vốn............................19 1.2.2. Phân loại theo công cụ lưu thông ừến thị truờng..............24 1.2.3. Phân loại theo tính chất tổ chức thị tnrờng........................27 1.2.4. Phân loại theo phương thức giao dịch.................................28 1.3. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán......................29 1.3.1. Nguyên tắc công khai..............................................................29 1.3.2. Nguyên tắc đấu giá............................................ ..................... 29 1.3.3. Nguycn tắc trung gian.............................................................30 1.4. Tác động của thị trường chứng khoán đối vói nền kinh tế .......... 31 1.4.1. Tác động tích cự c.....................................................................31 1.4.2. Tác động tiêu cự c.....................................................................34 1.5. Cơ chế điều hành và giám sát thị tnxờng chứng khoán ............... 36 1.5.1. Sự cần thiết phải điều hành và giám sát thị truờng chứng khoán................................................................................................ 36 1.5.2. Cơ chế điều hành và giám sát thị truờng chứng khoán.... 37 Câu hỏi ôn tập và thảo luận...................................................................41 6 Chương 2. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán...............................42 2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại chứng khoán...........................42 2.11. Khái niệm chứng khoán........................................................ 42 2.1.2. Đặc điểm cùa chứng khoán...................................................44 2 13. Phân loại chứng khoán.......................................................... 46 2 2. Cò phiếu............................................................................................. 49 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu................................... 49 2.2.2. Phân loại cổ phiếu.................................................................. 51 2.2.3. Có phiếu thường..................................................................... 53 2.2 4 Cồ phiếu iru đ ãi...................................................................... 58 2.3. Trai phiếu........................................................................................... 62 2.3.1. Khái niệm ................................................................................ 62 2.3.2. Nhũng đặc trưng của ừái phiếu............................................ 63 2.3.3. Phân loại trái phiếu.................................................................64 2.3.4. Lợi tức và rủi ro của trái phiếu............................................. 67 2.4. Chứng chỉ quỹ đầu tư........................................................................69 2.4.1. Khái niệm ................................................................................ 69 2.4.2. Lợi ích và rủi ro của chứng chi quỹ đầu tư ........................ 70 2.5. Chứng khoán phái sinh .................................................................... 76 2.5.1. Hợp đồng kỳ h ạn .................................................................... 76 2.5.2. Hợp đồng tương lai.................................................................77 2.5.3. Hợp đồng quyền chọn............................................................82 2.5.4. Quyền mua truớc.................................................................... 85 2.5.5. Chứng quyền........................................................................... 88 Câu hỏi ôn tập và thảo luận................................................................. 91 Chương 3. Chù thể tham gia trên thị trường chứng khoán.................92 3.1. Chú thể phát hành chúng khoán...................................................... 92 3.1 1. Chính phủ.................................................................................92 3.1.2. Các doanh nghiệp................................................................... 93 3.1.3. Các quỹ đầu tư.........................................................................95 7 3.1.4. Các tổ chức tài chính..............................................................106 3.2. Nhà đầu tư .......................................................................................... 106 3.2.1. Nhà đầu tư cá nhân..............................................................107 3.2.2. Nhà đầu tư có tồ chức......................................................... 108 3.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán.............. 110 3.3.1. Công ty chứng khoán........................................................ 1 10 3.3.2. Công ty quản lý q u ỹ ............................................................150 3.3.3. Các ngân hàng thương m ại....................................................156 3.4. Các tổ chức có liên quan đến thị truờng chứng khoán............... 157 3.4.1. Các tổ chức hỗ ừợ thị trường.......................................... 157 3.4.2. Tổ chức quản lý và giám sát thị trường chứng khoán.. 160 Câu hỏi ôn tập và thảo luận.................................................................164 Chương 4. Hoạt động phát hành chứng khoán trên thị trư ờ ng chứng khoán.................................................................................................... 165 4.1. Khái niệm và phân loại phát hành chứng khoán...........................165 4.1.1. Khái niệm phát hành chứng khoán.......................................165 4.1.2. Phân loại hoạt động phát hành chứng khoán......................166 4.2. Các phương thức phát hành chứng khoán.................................... 169 4.2.1. Phát hành riêng lẻ (chào bán chứng khoán riêng lè).........169 4.2.2. Phát hành ra công chúng (chào bán chứng khoán ra công chúng)................................................................................................173 4.3. Quản lý Nhà nuớc đối với việc phát hành chửng khoán.........186 Câu hỏi ôn tập và thảo luận.................................................................188 Chương 5. Hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trưòng chứng k hoán ...................................................................................................189 5.1. Giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung........................ 189 5.1.1. Một số vấn đề cơ bản về Sở giao dịch chứng khoán.........190 5.1.2. Niêm yết chứng khoán..........................................................204 5.1.3. Hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán..............................................................................................222 5.2. Giao dịch chửng khoán trên thị trường chứng khoán phi tip trung...........................................................................................................235 5.2.1. Khái niệm thị trương chứng khoán phi tập trung (OTC)... 235 5.2.2. Đặc điềm cua thị trường chứng khoán phi tập trung....... 236 5.2.3. Các phircmg thưc giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán phi tãp trung........................................................239 Câu hỏi ôn tập và thao luận .............................................................. 243 (hương 6. Quản lý thị trường chứng khoán......................................... 244 6.1. Khái niệm và sự cản thiết phai quản lý thị tnrờng chứng khoán... 244 6.1.1. Khái niệm quan lý thị trường chứng khoán..................... 244 6.1.2. Sự cần thiết phai quàn lý thị trường chứng khoán......... 246 6.2. Mục tiêu cùa quàn lý thị trường chứng khoán............................ 248 6.2.1. Đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và minh bạch............248 6.2.2. Phát triển thị truờng..............................................................250 6.2.3. Bảo vệ nhà đầu tư, ồn định thị trường và giảm thiểu rủi ro . 250 6.3. Các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán............................. 251 6.3.1. Các cơ quan quàn lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán............................................................................................. 251 6.3.2. Các tổ chức tự quán trên thị trường chứng khoán............253 6.4. Các hình thức quản lý thị trường chứng khoán..........................254 6.4.1. Hình thức quản lý bằng pháp lu ật......................................254 6.4.2. Hình thức quàn lý bằng tự quán......................................... 255 6.5. Nội dung quàn lý thị trường chứng khoán.................................. 256 6.5.1. Quàn lý thị trường chứng khoán theo chức năng cùa quản lý Nhà nước....................................................................................256 6.5.2. Quàn lý thị trường chứng khoán theo hoạt động nghiệp vụ cùa thị trường chứng khoản.............................................................257 6.5.3. Quàn lý thị trường chứng khoán theo các yếu tố của thị trường chứng khoán................................................................................261 6.6. Phương pháp quán lý thị trướng chứng khoán............................262 6.6.1. Phương pháp hành chính...................................................... 262 6.6.2. Phương pháp kinh tế..............................................................263 6.6.3. Phuơng pháp giáo dục, thuyết phục................................... 264 Câu hỏi ôn tập và thảo luận................................................................265 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 266 10 DANH MỤC C H Ĩ VIÉT TẮT Ký hiệu Nội dung TTCK Thi truơng chimg khoán SGDCK Sớ Giao dịch chứng khoán OTC Thị trường chứng khoán phi tập trung VND Tiên đông cua Việt Nam CTCK Công ty chứng khoán UBCKNN Uy ban Chứng khoán Nhà nước UBCK Uy ban chứng khoán NHTM Ngân hàng thương mại QLNN Quản lý Nhà nước NHNN Ngân hàng Nhà nước 11 C hươ ng I TỎNG QUAN VẺ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Nghiên cứu chương “Tổng quan về thị trường chứng khoán ” sẽ giúp cho nguời học nắm được những kiến thúc cơ bản về TTCK như: quá trinh hình thành và phát triển TTCK; khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của TTCK. Nội dung phân loại TTCK sẽ giúp người học phân biệt được những đặc điểm riêng biệt của mỗi loại TTCK so với các loại thị trường tài chính khác. 1.1. Khái niệm và chức năng của thị trưòng chứng khoán 1.1.1. Sự hình thành của thị trưỉmg chứng khoán TTCK ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai, xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ. Vào khoảng giữa thế kỷ XV, ở tại thành phố trung tâm buôn bán của phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thirơng luợng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá nhu nông sản, khoáng sản, tiền tệ và các chứng từ có giá. Điểm đặc biệt là trong những cuộc thương lượng này, các thương gia chi dùng lời nói để trao đổi với nhau mà không cần có hàng hoá thật, không có một loại sản phẩm nào được tiến hành trao đổi trực tiếp, kết quả của những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất vói nhau các “hợp đồng” mua bán, trao đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng thực hiện vào những thời điểm 3 tháng, 6 tháng hay một năm sau. Những cuộc trao đổi này ban đầu chi là một nhóm người và sau đó đông dần cho đến khi nó thực sự trờ thành những khu chợ riêng. 12 Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chơ trờ thành “thị trường” với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy uớc được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tác có giá ữị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “thị trucmg" Buổi họp đầu tiên diễn ra vào năm 1453 trong một Lữ quán cua một nhà buôn môi giơi là Vanber Baerszo tại thị trấn Bruges (thuộc nươc Bi). Trước Lữ quan có một bảng hiệu vẽ hình ba túi da' - tượng tnmg cho ba loại giao dịch: Giao dịch hàng hoá, giao dịch ngoại tệ, giao dịch chứng khoán động sản. Vào năm 1457, thành phố ờ Bruges cua Bi mât đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị lấp cát nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers, nước Bi. ơ đ à \. thị truờng phát triẻn rất nhanh chóng. Các thị trường như vậy cũng được thành lập ờ Anh, Pháp, Đức, Mỹ và các quốc gia khác. Sau một thời gian hoạt động, thị trường không chứng tỏ khả năng đáp ứng được yêu cầu của ba loại giao dịch khác nhau nên đã phân ra thành nhiều thị trường khác nhau: thị trường hàng hoá, thị trường hối đoái, TTCK...VỚÍ đặc tính riêng cùa từng thị trường thuận lợi cho giao dịch cùa người tham gia trong đó. Như vậy, TTCK được hình thành cùng với thị trường hàng hoá và thị trường hối đoái. Lịch sử phát triển của các TTCK thế giới trài qua những thăng trầm. Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, thị trường phát triển mạnh ờ các nước Pháp, Đức, Ý, Mỹ... Giai đoạn 1875 - 1913 là thời kỳ phát triển mạnh nhất của TTCK cùng với sự tăng truờng của nền kinh tế thế giới. Nhưng đến ngày 29/10/1929, ngày được gọi là “Ngày thứ năm đen tối”, đây là ngày mở đầu cuộc khùng hoảng của TTCK Nevv York, từ đó cuộc khủng hoảng kéo sang các TTCK Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các TTCK cũng phục hồi và phát triển ' Tủi da (ví tiền) gọi theo tiếng Latinh là Bursa, gọi theo tiếng Pháp la Buorsc Chữ Buorse có nghĩa là “mậu dịch thị trường” hay “Sờ giao dịch”, được xem nhu \uât xứ \ á tro thành tên gọi Thị trường chứng khoán. 13 mạnh. Cuộc khùng hoảng tài chính bắt đầu từ “Ngày thứ sáu đen tối”- ngày 19/10/1987- một lần nữa đã làm cho TTCK thế giới chao đào và suy sụp do hệ thống thanh toán kém cỏi, không đảm đương đuợc yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán, mất lòng tin của nhà đầu tư và phản ứng dây chuyền. Cuộc khủng hoảng này đề lại hậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Nhưng chi sau hai năm, TTCK thế giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 gây ra nhiều hệ lụy cho TTCK thế giới về mô hình tổ chức, tốc độ phát triển, mối quan hệ với các trung gian tài chính ưong điều kiện toàn cầu hóa sâu rộng của thế kỷ XXI. Cứ mỗi lần khủng hoảng như vậy, giá chúng khoán của các TTCK trên thế giới sụt giảm ở các mức độ khác nhau, gây ra sự ngừng trệ cho TTCK toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Song trài qua các cuộc khủng hoảng, cuối cùng TTCK lại phục hồi và tiếp tục phát ừiển, trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cho đến nay, TTCK đã phát triển và trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước có nền kinh tế thị truờng phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Đức, Pháp,... và nhắt là những rnrớc đang phát triển cần thu hút luồng vốn trung và dài hạn cho nền kinh te quốc dân. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, các phương thức giao dịch ờ các Sở GDCK củng được cải tiến dần theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ giao dịch thủ công kết họp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử thay cho giao dịch thù công trước kia. 1.1.2. Khái niệm thị trưừng chứng khoán TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính, thực hiện chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ 14 mà đầu tư sang nhà phát hành. Để huy động được các nguồn vôn ừong ren kinh tế, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua các hinh thức tài C1ÚÜ1 gián tiếp, chính phù và một số công ty thục hiện huy dộng vốn tlông qua phát hành các chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán ci giá trị nhất định được phát hành thì tất yếu sẽ nảy sinh nhu cầu về nua bán, trao đổi các chímg khoán đó. Vì vậy TIC K đà ra đơi nhảm đáp íng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán. Xét về mặt hình thức, TTCK là nơi diễn ra giao dịch mua bán. trao đài, chuyển nhượng các loại chứng khoán (trái phiếu, cô phiêu chưng chi qiỹ đầu tư, hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo chứng phiêu, chứng qayền,...) nhằm mục đích sinh lợi, qua đó thay đổi chù thê nắm giữ ciímg khoán. Xét về mặt bản chất, TTCK thể hiện một số điểm sau: - TTCK được đặc trưng bời hình thức chính trực tiếp: người cần vốn và người có khả năng cung ứng vốn đều trực tiếp tham gia vào thị tniờng, giũa họ không có các trung gian tài chính. Qua kênh tài chính tiực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sự gắn quyền sử dụng và quyền sở hju về vốn, nâng cao tiềm năng quàn lý vốn. - TTCK là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Tất C1 mọi người đều có thề tham gia vào thị trường, không có sự áp đặt giá cá trên TTCK mà giá cả chứng khoán được xác định theo quan hệ cung cìu trên thị trường, tự do tham gia và rút khỏi thị trường và minh bạch ttông tin. - TTCK về cơ bản là một thị truờng liên tục: Sau khi các chứng laoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, chúng có the đuợc mua bán vài lần trên thị trường thứ cấp. Điều này đảm bảo cho những ngươi đầu tư co thể chuyển các chứng khoán mà họ nắm giữ thành tiền bảt cứ lúc nào. 15 1.1.3. Chức năng của thị trưỉmg chứng khoán ỉ. 1.3.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sàn xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK, chính phủ và chính quyền ờ các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. 1.1.3.2. Cung cấp cơ hội đầu tư cho công chúng Trước khi có TTCK, nhà đầu tu có tiền nhàn rỗi thường đến các NHTM để gửi tiền tiết kiệm và lãi suất ngân hàng là khuyến khích duy nhất đối vói nhà đầu tư. Sau khi có TTCK, người gửi tiết kiệm có thêm một con đirờng nữa hấp dẫn hom cho tiền tiết kiệm. Họ không còn phải phụ thuộc vào lãi suất tiền gửi của các NHTM với những chênh lệch không đáng kể nữa mà có những lựa chọn khác nhau với những lãi suất khác nhau của các cổ phiếu và ừái phiếu. TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoản trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sờ thích của mình. Chính vi vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia. 1.1.3.3. Tạo tính thanh khoản cho các khoản đầu tư Nhờ có TTCK các nhà đầu tu có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là 16 yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn cùa vốn đầu tư. Việc mua đi bán lại các chứng khoán này không tạo thêm nguồn vốn mới cho chủ thể phát hành mà chi là sự thay đổi quyền sở hữu đối với chứng khoán. Tính thanh khoản của các chứng khoán phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhu thủ tục, phí thực hiện, thời hạn còn lại của chứng khoán và yếu tố thị trường. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch ừên thị trường. 1.1.3.4. Đánh giá hoạt động cùa doanh nghiệp và nền kinh tế Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phán ảnh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quà sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mói, cải tiến sàn phẩm. Các thị giá chứng khoán được thể hiện thường xuyên ừên thị trướng đã phán ánh giá trị phần tài sản Có của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, mức độ đầu tư, trạng thái kinh tế. Chi có những doanh nghiệp làm ăn mạnh, có hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tương lai tốt thì giá trị thị trương của chứng khoán công ty mới cao và ngược lại. Các chi số chứng khoán đuợc tạo ra bang nhiều cách khác nhau nhằm cung cấp những thông tin về tình trạng tốt hay xấu của TTCK cho các nhà đầu tư. Chi số chứng khoán tăng có nghĩa là giá trung bình của các cổ phiếu tăng, tức là tình ữạng sàn xuất của các công ty có cổ phiếu được tính trong chi số chứng khoán đang phát đạt, nhiều người muốn đầu tư vào lĩnh vực đó. Ngoài sự đánh giá các doanh nghiệp, TTCK còn là phong vũ biểu của nền kinh tế, giúp những nguời đầu tư và những người quản lý có cơ sở đánh giá thực ừạng và dự đoán tuơng lai của nền kinh tế. Diễn biến 17 của thị giá chứng khoán và khái quát hon là chi số chứng khoán đà phản ánh thông tin đa dạng và nhiều chiều cho người đầu tư trước diễn biến của các rủi ro. Các chi báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trường; và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. TTCK còn phản ứng rất nhạy cảm tnrớc các chính sách kinh tế vĩ mô, các biến động cùa nền kinh tế. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách và quản lý thường thông qua TTCK đề phân tích, dự đoán, đề ra các chính sách điều tiết kinh tế và phương pháp quàn lý kinh tế thích hợp, qua đó tác động tới các hoạt động của nền kinh tế quốc dân. 1.1.3.5. Tạo môi trường giúp chính phù thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô TTCK được coi là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. TTCK tạo điều kiện cho chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo điều kiện cho chính phủ thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ. Khi Ngân sách thu không đủ bù chi, chính phủ có thể bù đắp thâm hụt Ngân sách bằng hai cách: Phát hành tiền hoặc đi vay nợ. Chính phù có thể phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhưng sẽ gây nên áp lực lam phát, có thể gây ảnh hirởng xấu đến nền kinh tế. Thông qua TTCK, chính phủ có thể phát hành ừái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách mà vẫn quản lý được lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư cho sự phát triển cân đối nền kinh tế. 1.2. Phân loại thị trường chứng khoán Có nhiều cách phân loại TTCK. Để phân loại cho khoa học và thích hợp với đặc thù của chứng khoán, chúng ta dựa vào những căn cứ sau đây: 18 1.2.1. Phân loại theo tính chất luân chuyển vốn Căn cứ vào sự luân chuyển vốn, TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. 1.2.1. ì Thị trường chứng khoản sơ cấp TTCK sơ cấp là thị trường mua bán lần đầu các loại chứng khoán mci phát hành. Trong thị trường sơ cấp, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mci phát hành. TTCK sơ cấp là tiền đề cho sự ra đời và phát triển cùa TTCK. Một thị trường được gọi là sơ cấp nếu người phát hành chứng khoán nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Như vậy, thị trường sơ cấp là một thị trường cung cấp vốn cho doanh nghiệp, cho nhu cầu chi tiêu của chính phu và cho toàn bộ nền kinh tế thông qua việc phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chi quỹ và các loại công cụ phái sinh. Qua hoạt động của thị trường, những nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng và các tồ chức kinh tế, xã hội có thể được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán. TTCK sơ cấp là thị trường hoạt động không liên tục, nó chi hoạt động khi có các đợt phát hành chímg khoán mới. Các tổ chức phát hành kliac nhau thực hiện nhiều đợt phát hành ricng lẻ và thu được tiên từ đợt phat hành đề trang trài cho các hoạt động khác nhau cùa họ. Vì tính chất nhir vậy, TTCK sơ cấp còn có tên gọi là thị trường cấp một hay thị trương phát hành. 1.2.1.2. Thị trường chímg khoán thứ cấp TTCK thứ cấp là thị trường mua, bán, giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên TTCK sơ cấp. TTCK thứ cấp là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán. 19 Các chứng khoán sau khi đãđirợc phát hành trên TTCK sơ cấp sẽ tiếp tục được mua đi bán lại trên TTCK thứ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Hoạt động mua bán thường xuyên trên thị trường thứ cấp đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh liên tục mua bán chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận do chênh lệch giá; cất giữ tài sản tài chính hoặc nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm khi tham gia trên thị tnrờng. - Đặc điểm cùa TTCK thứ cấp: + Thị trường có tính chất cạnh ữanh hoàn hảo. Việc mua bán chứng khoán ữên trên thị trường thứ cấp đuợc thực hiện chủ yếu thông qua cạnh tranh tự do. Giá chứng khoán hình thành trên cơ sở cung cầu và do cung cầu chứng khoán quyết định. Không một người hoặc một tổ chức nào đó có quyền áp đặt hoặc định giá độc đoán theo ý minh được. Thông tin trên thị trường đều được công bố kịp thời và công khai cho công chúng và mọi thành viên tham gia trên thị trường. + Thị trường có tính liên tục. Thị trường thứ cấp được tổ chức thường xuyên liên tục, các nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán một cách thường xuyên và nhiều lần trên thị trường này. Các chứng khoán niêm yết được giao dịch tại SGDCK, các chứng khoán chưa niêm yết được giao dịch trên thi trường phi tập tning Tại thi trường này, các giao dịch đuợc thực hiện theo những thủ tục và nguyên tắc xác định, đảm bảo một khối lượng lớn các giao dịch có thể đuợc giải quyết một cách nhanh chóng. + Khối lượng và nhịp độ giao dịch lớn gấp nhiều lần so với TTCK sơ cấp. Sau khi được phát hành, chứng khoán thường được mua đi bán lại nhiều lần trên TTCK thứ cấp, nhất là đối với cổ phiếu. 20 + Hoạt động chù yếu cùa TTCK thứ cấp là các nhà đầu tư thực hiện chuyển giao quyền sờ hữu chứng khoán và tiền cho nhau. Nguồn thu nháp từ việc mua bán chứng khoán này sẽ thuộc về các nhà đầu tư, các nha kinh doanh chứ không thuộc về các đơn vị phát hành ra chứng khoán đó Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành chứng khoán mà chuyển vận giữa những người đầu tư chứng khoán ứên thị traờng. - Cấu trúc TTCK thứ cấp: Tùy theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của thị trường thứ cấp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, có thể xem xét hai cách thức phân loại thường được sử dụng sau đây: + Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường: thị trường thứ cấp có thể phân biệt thành TTCK tập trung và TTCK phi tập trung. Thị trường tập trung là thị truờng trong đó việc giao dịch mua bán chưng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch chứng khoán hay qua hệ thống mạng thông tin máy tính điện tử do các thành viên của Sở GDCK thực hiện. Các chứng khoán được giao dịch tại Sở GDCK thông thuờng là chứng khoán của các công ty có uy tín. công ty lớn đáp ứng đủ điều kiện hay tiêu chuẩn niêm yết. Phương thúc giao dịch tại Sở giao dịch là phương thúc đấu giá, trong đó các lệnh mua, bán được ghép VỚI nhau đề hình thành giá cá cạnh tranh tốt nhất. Thị trường phi tập trung là thị trường ứong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán không diễn ra tại một địa điểm tập trung mà thông qua hệ thống máy tính nối mạng giữa các thành viên của thị truờng, thông qua điện thoại và điện tín. Các chứng khoán được giao dịch trên thị trường phi tập trung thuờng là chứng khoán chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được niêm yết trên SGDCK... Phương thức giao dịch tại thị trương OTC là phương thức thoà thuận, giá cả chứng khoán được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa các thành viên của thị trường. 21 + Phân loại theo loại hàng hoá trên thị trường', thị trường thứ cấp có thể phân biệt thành: thị trường cổ phiếu, thị tnrờng trái phiếu, thị truờng các công cụ chứng khoán phái sinh. Thị truờng cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu đã phát hành, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu uu đãi. Thị trường ữái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các tà i phiếu đà được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán được hình thành dựa ừên một loại tài sàn cơ sớ (hay còn gọi là tài sản gốc) nhất định và giá trị của nó phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở đó. Các tài sàn cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa, ngoại tệ, cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, chứng khoán nợ. ỉ .2.1.3. Moi quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp Quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp thể hiện trên các góc độ sau: Thứ nhất, TTCK sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho su hình thành và phát ưiển của thị trường thứ cấp vì đó là nơi cung cấp hàng hóa chứng khoán lưu thông trên TTCK thứ cấp. Không có TTCK sơ cấp thì không thể có sự xuất hiện của TTCK thú cáp. TTCK thứ cấp là một loại thị truờng đặc biệt, nó không thể ra đời chừng nào vẫn chưa có một TTCK sơ cấp rộng rãi, vừng chắc với nhiều loại chứng khoán đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhiều nhà đầu tư và công chúng đến bỏ vốn ra để đầu tư vào chứng khoán. Nguợc lại, TTCK thứ cấp là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của TTCK sơ cấp, vì một khi chứng khoán đã được phát hành ra ữên thi truờng, nếu không có một TTCK thứ cấp để lưu hành, mua bán, trao 22 đồi tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán thì thật khó có thể thuyết phục nhà đầu tư bỏ tiền ra mua chứng khoán. Thứ hai, TTCK thứ cấp làm tăng tính lỏng của các chứng khoán đã phát hành. Việc này làm tăng sự ưa chuộng cùa chứng khoán và làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đồi kết cấu danh mục đầu tư, ưên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các nhà phát hành trong việc huy động và sừ dụng vốn. Việc tăng tính lòng của tài sản sê tạo điều kiện tách biệt giữa sở hữu và quàn lý, làm cơ sờ cho việc tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Khả năng thanh khoản cao cùa chứng khoán chính là điều kiện cơ bản để các nhà phát hành chứng khoán có thể bán được chứng khoán ữên TTCK sơ cấp và huy động được những số vốn lớn theo nhu cầu. Việc tăng tính lỏng cho các chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyển đổi thòi hạn của vốn, từ vốn ngắn hạn sang vốn trung hạn và dài hạn, đồng thòi tạo điều kiện cho việc phân phối vốn một cách hiệu quả. Sự di chuyển vốn đầu tư trong nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế “bàn tay vô hình”, cơ chế xác định giá chứng khoán và thông qua hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp trên TTCK thứ cấp. Thứ ba, TTCK thứ cấp xác định giá chứng khoán đã được phát hành trên TTCK sơ cấp. TTCK thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty. Thứ tư, thông qua việc xác định giá, TTCK thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sơ tham chiếu cho các nhà phát hành cũng như các nhà đầu tư ữên TTCK sơ cấp. Thông qua cơ chế bàn tay vô hình, vốn sẽ được chuyển tới những công ty nào làm ăn có hiệu quả cao nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội. 23 Tóm lại, TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau, v ề bản chất, mối quan hệ giữa TTCK sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có TTCK sơ cấp sẽ không có TTCk thứ cấp, đồng thời, TTCK thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển cho TTCk sơ cấp. Mục đích cuối cùng của các nhà quản lý là phải tăng cường hoạt động huy động vốn trên TTCK sơ cấp, vỉ chi có tại thị trường này, \ ổn mới thực sự vận động từ người tiết kiệm sang người đầu tư, còn sư \ận động cùa vốn trên TTCK thứ cấp chi là tư bản giả, không tác động trực tiếp tới việc tích tụ và tập trung vốn. 1.2.2. Phân toại theo công cụ lưu thông trên thị trưỉmg Căn cứ vào công cụ lưu thông trên thị trường, TTCK cũng có thể được phân thành: thị truờng cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. 1.2.2.1. Thị tnrờng cổ phiếu Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nguời sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của một tổ chức phát hành. Khi một công ty cổ phần gọi vốn để thành lập hoặc mở rộng, hiện đại hóa sản xuất thi số vốn đó đuợc chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Giấy chứng nhận sờ hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu có thể hiểu là một chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sờ hữu hợp pháp của một chủ thể đối với một công ty cổ phần. Thị trường cổ phiếu là thị trường phát hành và mua đi, bán lại các loại cổ phiếu đã được phát hành, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. ¡.2.2.2. Thị trường trái phiếu Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của nguời phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán 24 (nguời cho vay) một khoản tiền xác định, thuờng là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trà khoản cho vay ban đầu khi nó đến hạn. Trái phiếu thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa nguời đi vay và người cho vay, giữa họ có mối liên hệ qua lại lẫn nhau thông qua vận động giá trị vốn và nó không chi đơn thuần là một hình thức vận động về tiền tệ mà còn là mối quan hệ về xã hội (như mối quan hệ về lòng tin). Có nhiều loại trái phiếu như trái phiếu công ty, trái phiếu cùa các tổ chức tín dụng, trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu cũng chính là một loại chứng khoán bởi nó có thể được giao dịch, mua bán trên TTCK. Dù trong điều kiện nào, người sở hữu ữái phiếu cũng đều có quyền hường đủ các khoản thanh toán lãi và hoàn ừà gốc khi đến hạn như đã cam kết. Thị trường trái phiếu là thị trường phát hành và mua bán các loại trái phiếu đã được phát hành, bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu Chính phủ. Việc vay vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu ngày càng ứở nên phổ biến ở các quốc gia. Do đó, thị trường ưái phiếu ngày càng lớn về quy mô và hoạt động ngày càng sôi động. Thị trường trái phiếu có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, thị truờng trái phiếu là nơi mua bán, trao đổi, giao dịch các công cụ nợ trang và dài hạn, bao gồm trái phiếu Chính phủ, ứái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp. Tại thị trường này nguồn vốn được huy động có chi phí rè hơn so với thị trường cổ phiếu. Các công cụ này được đảm bảo thanh toán trước, do vậy có độ an toàn khá cao, đặc biệt là trái phiếu Chính Phủ. Trái phiếu thường có thời hạn xác định, do vậy, mặc dù quy mô của thị trường là rất lớn, song hàng hóa trên thị trường thay đổi liên tục. Trái phiếu mới phát hành sẽ thay thế cho trái phiếu đáo hạn và quá trình đó diễn ra không ngừng. Thậm chí có những loại ừái phiếu được phát hành không có ngày đáo hạn. Đặc điểm này gắn thị trường giao dịch với thị trường phát hành trái phiếu. Thú hai, quy mô cùa thị trường trái phiếu rất lớn. Thị trường trái phiếu thường có quy mô lớn gấp nhiều lần thị trường cổ phiếu. Ở Mỹ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có quy mô lớn gấp đôi so với thị truờng cổ phiếu, còn thị tniờnu trái phiếu Chinh phủ và trái phiếu chính quyền địa phuơng có quy mỏ lớn gấp hơn chục lần so với thị trường cồ phiếu. Để tiết kiệm chi phi phat hành, các đợt phát hành trái phiếu thường có quy mô rất lớn \ ƠI các phương thức phát hành khá đa dạng. Đặc điểm này yêu cầu các nha đầu tu tham gia thị trường, đặc biệt là các nhà đầu tư trên thị trường sơ càp phái có lượng vốn đủ lớn mới có thể tham gia liên tục vào thị trường phát hành và giao dịch ừái phiếu. Thứ ba, thị trư ơn 1> thường xuyên giao dịch với khối lượng và giá trị lớn nên thành viên tham gia thị truờng chủ yếu là trung gian tài chính, do vây, thị trường trái phiếu thường được tồ chức theo mô hình thị trường OTC với phuơng thức giao dịch chủ yếu phương thức là thoả thuận, với cách thức và thời gian thanh toán hết sức linh hoạt. Các NHTM thường đảm nhiệm vai trò là nhà tạo lập thị trường trái phiếu. 1.2.2.3. Thị tnrờng các công cụ chứng khoản phái sinh Cùng với sự phát triển của TTCK, các công cụ lưu thông trên TTCK cũng ngày càng phát triển về số lượng và đa dạng về chủng loại. Bên cạnh các giao dịch truyền thống về cổ phiếu và trái phiếu, các giao dịcli mua bán chứng từ tài chính khác như: liựp đồng kỳ hạn, hựp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua, quyền chọn bán) và chứng quyền đã xuất hiện. Các chứng từ tài chính này được ra đời từ các giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, ữái phiếu) và được quyền chuyền đổi sang các chứng khoán qua hành vi mua bán theo những điều kiện nhất định. Do đó, người ta gọi chúng là các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán, hay là các chứng khoán phái sinh. 26 Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và nua đi bán lại các chứng khoán phái sinh đã đuợc phát hành. Đây là loại thị trường cao cấp chuyên giao dịch những công cụ tài chinh cao cấp, do đó thị trường này chi xuất hiện ờ những nước có TTCK phát triển mạnh. 1.2.3. Phân loại theo tỉnh chất tồ chức thị trường Căn cử vào tính chất tổ chức thị trường, TTCK được phân thành Sở GDCK và Thị trường OTC. 1.2.3.1. Sờ giao dịch chứng khoán Sờ GDCK là một pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tò chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sờ GDCK. Sở GDCK là TTCK tập trung, ừong đó việc giao dịch mua bán chúng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung là sàn giao dịch hoặc thông qua hệ thống máy tính điện từ do các thành viên giao dịch của Sở thực hiện. Các chứng khoán được niêm yết giao dịch tại Sở GDCK thông thường là chứng khoán của các công ty có uy tín, công ty lớn, có danh tiếng và đáp ứng đù điều kiện hay các tiêu chuẩn niêm yết (định tính, định lượng) do Sở GDCK đặt ra. Sở GDCK thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ cho các hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch. Ngoài ra, Sở giao dịch cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán ứên Sở, phù hợp với các quy định của luật pháp và uỷ ban chứng khoán. Sở GDCK thực hiện một số chức năng như: Cung cấp, đảm bào cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc giao dịch chứng khoán; Đảm bảo việc giao dịch chứng khoán được diễn ra thông suốt, đúng pháp luật và công khai kể cả giá cả; Tổ chức niêm yết và giám sát các chứng khoán niêm yết, các tổ chức niêm yết; Tổ chức vá giám sát chặt chẽ quá ữình giao dịch 27 chứng khoán và giám sát chặt chẽ những nguời tham dự vào quá trình giao dịch. 1.2.3.2. Thị trường OTC Thị trường OTC (hay thị tmờng phi tập trung) là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán không diễn ra tại một địa điểm giao dịch cụ thể, tập trung mà thông qua hệ thống máy tính nối mạng giữa các thành viên của thị trường, thông qua điện thoại và điện tín. Các chứng khoán được giao dịch trên thị trường OTC thuờng là chứng khoán chưa đủ đieu kiện, tiêu chuẩn để được niêm yết trên SGDCK, vi thế, chứng khoán trên thị trường này có độ rủi ro cao hơn so với chứng khoán ữên SGCDK.. Việc giao dịch được thực hiện bởi một mạng lưới các nhà môi giới, tự doanh chứng khoán và nhà tạo lập thị trường liên kết với nhau và liên kết với trung tâm quản lý thông qua mạng dịch vụ viễn thông dữ liệu diện rộng. TTCK phi tập trung hiện đại là thị trường được tổ chức chặt chẽ, sử dụng hệ thống mạng tin học diện rộng liên kết với tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Cơ chế xác lập giá ừên thị trường OTC chủ yếu dựa trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giá giữa bên mua và bên bán. Cơ chế thanh toán ừên thị trường OTC là linh hoạt, đa dạng hom so vói phương thức thanh toán bù trừ đa phuơng thống nhất ở Sờ GDCK. Phương thức giao dịch trên thị trường OTC khá đa dạng nhung chủ yếu được thực hiện thông qua ba phương thức: Phương thức giao dịch thỏa thuận giản đơn, phương thức giao dịch báo giá và phương thức giao dịch có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường. 1.2.4. Phân Ioại theo phương thức giao dịch Căn cứ vào phương thức giao dịch của thị trường, TTCK được phân thành thị tnrcmg giao ngay và thị truờng giao sau. 28 Thị trường giao ngay là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau đó một vài ngày theo thỏa thuận. Thị trường giao sau là thị truờng mua bán chứng khoán theo một loại họp đồng định sẵn, giá cả được thỏa thuận ữong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra ưong một thời hạn ở tuơng lai (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,...). 1.3. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 1.3.1. Nguyên tắc công khai Tất cả các hoạt động ttên TTCK đều phải đảm bảo tính công khai. SGDCK công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị traờng. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giừ cổ phiếu của Giám đốc, người quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào TTCK. Việc công khai thông tin về TTCK phải đảm bảo tính chính xác, kịp thòi, dễ tiếp cận. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo công bằng trong giao dịch chứng khoán, mang lại tính minh bạch cho thị trường và đảm bảo bảo vệ nhà đầu tư, song nó cũng hàm ý rằng, một khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời và chính xác thi nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyết đinh đầu tu của mình. 1.3.2. Nguyên tắc đẩu giá Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cà các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Việc thực hiện nguyên tắc đấu giá bao giờ cũng theo thứ tự ưu tiên về giá (giá đặt mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất), về thòi gian, về khách hàng (ưu tiên các nhà đầu tu cá nhân trước) và về quy mô lệnh (cùng một mức giá ưu tiên các lệnh có khối lượng giao dịch lớn hơn). 29 Căn cứ vào hình thức đấu giá có đấu giá trực tiếp, đấu giá gián tiếp và đấu giá tự động. Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá thông qua người trung gian tại quầy giao dịch để thương lượng giá. Đấu giá gián tiếp là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán không trực tiếp gặp nhau mà việc thuơng lượng giá được thực hiện gián tiếp thông qua hệ thống điện thoại và mạng lưới máy tính. Đấu giả tự độnịỉ là hinh thức đấu giá qua hệ thống mạng máy tính nối giữa máy chủ cua Sớ giao dịch với hệ thống máy tinh của các công ty chúng khoán thành viên. Các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới được nhập vào hệ thống máy chu của SGDCK. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá, sao cho tai mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất. Căn cứ vào phương thức đấu giá có đấu giá định kỳ và đấu giá liên tục. Đấu giá định kỳ là phương thức đấu giá trong đó các giao dịch chứng khoán tại một mức giá duy nhất bằng cách tập hợp tất cả các đơn đặt hàng mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định. Đấu giá định kỳ là phương thức xác định mức giá cân bằng cung và cầu. Đấu giá liên tục là phương thức đấu giá trong đó việc mua bán chứng khoán được tiến hành liên tục bằng cách phối hợp các đơn đặt hàng cùa khách hàng ngay khi có các đơn đặt hàng có thể phối hợp được. 1.3.3. Nguyên tắc trung gian Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên TTCK đều được thực hiện thông qua các trung gian hay còn được gọi là các nhà môi giới, các công ty chứng khoán. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tu vấn cho khách hàng trong việc đầu tư. Nguyên tắc trung gian được thực hiện nhăm đảm bảo cho TTCK hoạt động lành mạnh, đều đặn, hợp pháp, chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn về chứng khoán và khắc phục được nhửng hạn chế về không gian 30 cia sàn giao dịch. Các công ty chứng khoán, bằng việc thực hiện các nihiệp vụ của mình, đàm nhận vai trò trung gian cho cung và cầu chứng kioán gặp nhau. Trên TTCK sơ cấp, các nhà đầu tư không thể trực tiếp tỉoà thuận với nhau để mua bán chứng khoán, các nhà đầu tư thường kiòng mua trực tiếp của người phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh piat hành. Trên TTCK thứ cấp, họ đều phải thông qua các nhà môi giới cia mình để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống đề kiơp lệnh. 1.4. Tác động của thị trường chứng khoán đối vói nền kinh tế 1.4.1. Tác động tích cực Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của Tổ ckức Thương mại Thế giới (WTO), của Liên minh Châu Âu, cùa các kiối thị trưong chung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quà cao. TTCK là chiếc cầu nối liền cung và cầu vòn trong nền kinh tế, tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng của nền kmh tế và giúp nền kinh tế hoạt động có hiệu quà. Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng cùa TTCK trong phát triển kinh tế. Thứ nhất: TTCK góp phần tích tụ, tập tnm g và phân phối vốn, chuyến thời hạn của vốn phù họp với yêu cầu phát triển kinh tế. Chức nsng cơ hàn của TTCK là công cụ huy động vốn đầu tu cho nền kinh tế va tăng tiết kiệm quốc gia thông qua việc phát hành và luân chuyển các chứng khoán có giá. Việc mua đi bán lại các chứng khoán trên TTCK đã tạo điều kiện di chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, thay đổi thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư, góp phần điều hòa vón giữa các ngành kinh tế và theo nhu cầu phát triển trong xã hội. Việc huy động vốn trên TTCK có thể làm tăng vốn tự có cùa các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ cua các NHTM. TTCK khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty 31 trên thị truờng. TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phu. Sự tồn tại của TTCK cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tu nuớc ngoài. Đây chính là các yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu qua các nguồn lục trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh ừanh ưên thi trướng sè đảm bào cho việc phân phối vốn một cách có hiệu quả. Thị trương tài chinh là nơi tiên phong áp dụng công nghệ mới, nó nhạy cảm \Ơ1 môi truơng thường xuyên thay đổi. Thực tế trên TTCK, tất cả các thông tin dược cập nhật và được chuyển tải tới tất cà các nhà đầu tư, nhờ đó, họ có thẻ phân tích và định giá cho các chứng khoán. Chì những công ty có hiệu quả bền vừng mói có thể nhận được vốn với chi phí rè trên thị trường. TTCK tạo một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính, điều này buộc các NHTM và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính. Thứ hai: TTCK kích thích các doanh nghiệp sán xuất kinh doanh lành mạnh và hiệu quả hơn. Với nguyên tắc công khai cùa TTCK„ các nhà đầu tư có thể theo dõi, đánh giá, kiểm soát các công ty một cách dễ dàng. Đồng thời, với sự tự do lựa chọn của người đầu tư trong việc mua bán chứng khoán, các doanh nghiệp muốn huy động đirợc vốn và duy fri vốn hoạt động thông qua TTCK phải tính toán, làm ăn đàng hoàng, lành mạnh và có hiệu quả ngày càng cao. Thứ ba: TTCK góp phần thực hiện tái phân phổi công bằng hơn. Điều đó có được thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trung vốn cho phát trién kinh tế. Việc tăng cuờng tầng lớp trung lưu trong xã hội, tãng cường sự giam sát của xã hội đối với quá trình phân phối đã giúp nhiều nước tiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân chù. Việc giải toả tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, qua đó tạo hiệu quà và tăng trưởng kinh tế. Thứ tư 77 CK lạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hĩtv và quan lý doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trơ nên phức tạp hơn, nhu cầu về quàn lý chuyên trách cũng lảng theo TTCK tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế thòng tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát chặt chẽ của TTCK đà làm giàm tác động của các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hai hoà giữa lợi ích của chù sở hữu, nhà quản lý và những người làm công. Thứ năm: TCCK làm tăng hiệu quả cùa quốc tế hoá. Việc mở cửa TTCK làm tãng tính lỏng và cạnh ứanh trên thị trường quốc tế. Điều này cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rè hơn, tăng cuờng đầu tư từ nguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mờ rộng các cơ hội kinh doanh cùa các công ty trong nước. Hàn Quốc, Singapore, Thailand, Malaysia là những minh chứng điển hình về việc tận dụng các cơ hội do TTCK mang lại. Nhờ vào ưào lưu quốc tế hóa TTCK quốc gia cho nên TTCK có vai trò như là người dẫn vốn đầu tư cùa người nước ngoài vào trong nước, đồng thài dẫn vôn đầu tư trong nước ra nước ngoài, những nước có cơ hội và môi trường đầu tư có lợi hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét các tác động tiêu cực có thể xày ra như việc tăng cung tiền quá mức, áp lực của lạm phát, vấn đề chảy máu vốn, hoặc sự thâu tóm của người nước ngoài trên TTCK. Cuối cùng: 77( 'K là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong vũ biếu cua nền kinh tế. TTCK phản ánh tình trạng của doanh nghiệp và cua cá nền kinh tế quốc gia. Các thị giá chứng khoán được thể 33 hiện thường xuyên trên thị truờng đã phàn ánh giá trị phần tài sản có của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá thực trạng doanh nghiệp, mức độ đầu tư và trạng thái nền kinh tế. Chi có những doanh nghiệp làm ăn lành mạnh, hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tuơng lai tốt đẹp thì giá trị thị trường của chứng khoán công ty đó mới cao và ngược lại. Ngoài việc phán ánh tình trạng của doanh nghiệp, TTCK còn đirợc coi là phong vũ biểu của nền kinh tế, giúp cho những nhà đẩu tư \ a những người quản lý có cơ sờ đánh giá thực trạng và dự đoán tuơng lai của nền kinh tế. Kinh tế phát triển thì lợi nhuận đem chia cho các nhà đầu tư tăng lên. Lợi nhuận tăng là một yếu tố làm cho giá cả chứng khoán tăng lên, dung lượng mau bán chứng khoán do đó cũng tăng theo. Ngược lại, kinh tế suy thoái sẽ dẫn đến sự hoạt động sút kém của thị trường. Diễn biến của thị giá chứng khoán (chi số chứng khoán) đã phản ánh thông tin đa dạng và nhiều chiều cho người đầu tư trước diễn biến của các rủi ro tiền tệ và rủi ro tài chính. Việc thay đồi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép Chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. TTCK còn phản ứng rất mạnh mẽ trước các chính sách kinh tế vĩ mô và các biến động cùa nền kinh tế. Những nhà hoạch định chính sách và quản lý thường thông qua TTCK đế phân tích và dự đoán, đê ra các chính sách điều tiết nền kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thích hợp nhằm thông qua TTCK để tác động đến các hoạt động của nền kinh tế quốc dân hoặc ngược lại. 1.4.2. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực của TTCK đối vói nền kinh tế, do tính phức tạp về tổ chức, mặt hàng và cơ chế vận hành của nó, TTCK còn có những mặt hạn chế nhất định. 34 Thứ nhất: Yếu tố đầu cơ. Đó là hiện tượng một hoặc nhiều người cấu kết với nhau cùng mua hoặc bán liên tục một loại chứng khoán nào đó dẫn tới khan hiếm hoặc thừa thãi một cách giả tạo về loại chứng khcán đó trên thị trường, lam cho giá chứng khoán tăng lên hoặc giảm xucng một cách khòniỉ hình thường. Theo Luật TTCK của các nước các hoạt động như nâng gia. ep giá một cách giả tạo, tích trữ quá mức hoặc mọ. sự cấu kết đầu cơ lùng đoạn thị trường sẽ bị phạt theo luật định. Thứ hai: Mun han nội ịỊián. Đó là hiện tượng cá nhân lợi dụng thông tin nội bộ đẽ thực hiện mục đích đầu cơ cùa mình gây ảnh hường đến giá trị chứng khoán \ a gây bất lợi cho người khác. Ví dụ, khách hàng móc nối thành viên Sớ giao dịch để mua vào hay bán ra chứng khoán của doanh nghiệp nào đó để kiếm lời riêng hoặc tránh rủi ro, giảm thiểu lỗ vốn. Cách mua bán này bị ngăn cấm trong Sở GDCK, bởi vì nó xóa bò nguyên tắc của đầu tư chứng khoán là mọi người phải được hưởng cơ hội đầu tư như nhau, không ai được phép mua bán hoặc ăn cắp thông tin thương mại đã được đăng ký tại Sở GDCK để tạo ra lợi thế kinh doanh riêng có cùa mình. Việc cam mua bán nội gián đã được đưa vào luật của nhiéu nước như Mỹ, Anh,... và cả Việt Nam. Thứ ba: Lũng đoạn doanh nghiệp. Nhìn chung luật các nước đều quy định ti lệ sở hữu tài sàn của mỗi cổ đông, cổ đông không được quyền chicm hữu tài sản doanh nghiệp vượt quà ti lệ này. Mục đích quy định đó là nhằm tránh lũng đoạn doanh nghiệp bời một vài cá nhân nào đó. Tuy nhién, thông qua TTCK, người ta có thể mua chứng khoán doanh nghiệp tới aiức có thể khống chế hoạt động của doanh nghiệp đó bằng vốn của mộl người nhưng đứng tên nhiều người. Những cổ đông này là người nhà của người có vốn hoặc là người chịu ảnh hưởng của người có vốn. Thứ tư: Phao tin đồn không chính xác hoặc thông tin lệch lạc về hoự động của một doanh nghiệp. TTCK hoạt động trên cơ sở thông tin hoài hảo. Song ờ cac thị trường mới nổi, thông tin được chuyển tải tới các nhà đầu tư không đầy đủ và không giống nhau. Việc quyết định giá cả, mua bán chứng khoán cùa các nhà đầu tư không dựa ừên cơ sở thông tin và xử lý thông tin. Như vậy, giá cả chứng khoán không phàn ánh giá trị kinh tế cơ bản của công ty và không ừở thành cơ sở đề phân phối một cách có hiệu quả các nguồn lực. Việc phao tin đồn không chính xác hoặc thông tin lệch lạc về hoạt động của một doanh nghiệp gây tác động đến tâm lý của người đầu tư dẫn tới thay đổi xu hướng đầu tư, gây ảnh hưởng đến thị giá chứng khoán của doanh nghiệp trên thị trương và gây thiệt hại cho đại đa số người đầu tư. Như vậy, vai ữò của TTCK được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song vai trò tích cực hay tiêu cực của TTCK có thực sụ được phát huy hay hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thị trường và sự quản lý của nhà nước. Nhiệm vụ của các nhà quản lý thị truờng là tăng cường các tích cực và giảm thiểu các tiêu cực của thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và đàm bảo cho tính hiệu quả của TTCK. 1.5. Co' chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán 1.5.1. Sự cần thiết phải điều hành và giám sát thị trưòvg chứng khoán Điều hành thị trường là các hoạt động được tiến hành nhằm duy trì sự vận hành bình thường cùa thị trường, hoạt động này thuừng được tiến hành bởi các chủ thể có quyền lực nhất định. Giám sát thị trường là việc tiến hành theo dõi kiểm ứa các hoạt động diễn ra ứên thị truờng, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, đảm bảo tính công bàng và hiệu quả của thị trường. TTCK luôn luôn tồn tại tính hai mặt của nó, đó là mặt tích cực và mặt tiêu cực. Những mặt tiêu cực của nó có thề gây tác động xấu đến thị trường và các hoạt động kinh tế - xã hội. Đó chính là các hành vi gian lận, 36 lua đảo trong giao dịch chứng khoán như đầu cơ, mua bán nội gián, thao túng giá cả... Vì vậy cần phải có một cơ chế điều hành và giám sát chặt chè mọi mặt hoạt động của TTCK. TTCK là thị trường vốn dài hạn. tập tning các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó có tác động rảt lơn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khac. TTCK là một thị trường cao cấp, nơi tập trung của nhiều đối tượng thain gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dich các san phẩm tài chính được thự: hiện với giá ừị rất lớn. Đặc tính đo khiển cho TTCK cũng là môi trương dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chinh đáng thông qua các hoạt động gian lận, không công bàng, gây tòn thất cho các nhà đầu tư; tổn thất cho thị truờng và cho toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như tính chất phức tạp như vậy cùa TTCK, việc điều hành và giám sát thị trường là vô cùng cần thiết để đảm bào được tính hiệu quà, công bằng, lành mạnh ứong hoạt động của thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng cùa các nhà đầu tư, dung hoà lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường, tận dụng và duy trì được các nguồn vốn để phát triển kinh tế. Mỏi thị tnrờng có cơ chế điều hành và giám sát thị trường riêng phù hợp với các tính chất và đặc điểm của riêng nó. 1.5.2. Cơ chế điều hành và giám sát thị trư&ng chứng khoán Tại mỗi nước, việc điều hành và giám sát TTCK được tổ chức theo nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn chung, các tổ chức tham gia quản lý và giám sát TTCK gồm 2 nhóm: Các cơ quan quản lý của Chính phủ và các tổ chức tự quản. 1.5.2.1. Các cơ quan quản lý của Chính phu Đây là các cơ quan thực hiện chúc năng QLNN đối với hoạt động của TTCK. Nhìn chung, các cơ quan quan lý thị trường của Chính phủ chi thực hiện các chức năng quản lý chung chứ không trực tiếp điều hành và giám sát thị trường. Các cơ quan này có thẩm quyền ban hành các quy định điều chinh các hoạt động trên TTCK tạo nên cơ sở cho các tổ chức tự quản trực tiếp thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường của mình. Nhìn chung, các cơ quan quản lý thị trường của Chính phủ gồm có uỷ ban chứng khoán và một số bộ, ngành có liên quan. Uỷ ban chứng khoán là cơ quan quản lý chuyên ngành của nhà nước ữong lĩnh vực chứng khoán, với các chức năng sau: + Thực hiện các quy định, quy chế về quản lý ngành chứng khoán của Chính phủ, Bộ Tài chính; phối hợp với các tổ chức liên quan để điều hành và giám sát có hiệu quà hoạt động của TTCK. + Kiểm soát và giám sát các hoạt động trên thị trường như đăng ký, lưu ký chứng khoán, giám sát các công ty niêm yết và phát hiện, xử lý các truờng hợp gian lận ữong hoạt động kinh doanh chứng khoán. + Quàn lý trực tiếp các tồ chức tự quản, giám sát hoạt động của các tổ chức này, xừ lý các vi phạm nếu các tổ chức tự quản không tự xử lý đuợc. + Thanh fra đối với các cá nhân hay tổ chức để bảo vệ lợi ích chung của công chúng ừong trường hợp có sự vi phạm pháp luật. Bên cạnh uỷ ban chứng khoán, một số bộ, ngành cũng có chức năng tham gia quản lý một số lĩnh vực có liên quan tới TTCK. Ví dụ: Bộ Tài chính quản lý các vấn đề về kế toán, kiếm toán phục vụ phát hành và công khai thông tin công ty, phát hành ứái phiếu quốc tế...; NHNN quản lý các NHTM thực hiện kinh doanh chứng khoán, đề ra các nguyên tắc để phân tách nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và kinh doanh chứng khoán; Bộ Tư pháp có liên quan tới việc xừ lý các trường hợp gian lận trên TTCK... 1.5.2.2. Các tổ chức tự quản Xét về mặt lịch sử, việc điều hành và giám sát TTCK được thực hiện bởi các tổ chúc tự quản truớc, rồi sau đó mới có sự can thiệp của 38 Chính phù. Các tồ chức tự quản là các tổ chức hình thành cùng với sự phá: fríen của TTCK, thực hiện chức năng điều hành và giám sát TTCK nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn thị trường. Các tỏ chức tự quản thực hiện quản lý và giám sát thị trường trên cơ sờ luân thu các quy định của các tổ chức quàn lý và giám sát thị trường của Chinh phu Một tồ chức tự quản hoạt động dựa trên 2 ngu> ẽn tảc: - Các quyết định điều hành đưa ra phái đung đăn. phù hợp hoàn canh thực tế, hoạt động giám sát thị trường phai co hiệu qua - Chi phí điều hành, giám sát thị trường phai thu dược từ các hoạt động trên thị trường chứ không phải do ngân sách câp Hoạt động điều hành và giám sát TTCK cùa các tồ chức tự quản bao gồm 3 bộ phận: quàn lý và giám sát các hoạt động giao dịch (bao gồm cả việc phát hành); quản lý và giám sát công ty chứng khoán; giải quyết các tranh chấp và tiến hành xừ lý các trường hợp vi phạm. Nhìn chung, các tổ chức tự quản gồm có: sở giao dịch và hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Sở giao dịch là tổ chức tự quản bao gồm các công ty chứng khoán thành viên, trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán thực hiện trên Sở. Sở giao dịch thực hiện một số chức năng sau: - Điều hành các hoạt động giao dịch diên ra trên Sờ thông qua việc đưa ra và đảm bảo thực hiện các quy định cho các hoạt động giao dịch trên thị trường Sở giao dịch. - Giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các công ty thành viên và các khách hàng của họ. Khi phát hiện các vi phạm, Sờ giao dịch tiến hành xử lý, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp. - Hoạt động điều hành và giám sát của Sở giao dich phải được thực hiện fren cơ sờ phù hợp với các quy định pháp luật co liên quan đến ngành chứng khoán. 39 Hiệp hội các nhà kinh doanh chửng khoán là tổ chức cùa các công ty chứng khoán được thành lập với mục đích tạo ra tiếng nói chung cho toàn ngành kinh doanh chứng khoán và đảm bào các lợi ích chung của TTCK. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thực hiện các chức năng điều hành và giám sát TTCK như sau: - Điều hành và giám sát thị trường giao dịch phi tập trung. Các công ty muốn tham gia thị truờng này phải đăng ký với hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán và phải thực hiện các quy định do hiệp hội đua ra. - Đưa ra các quy định chung cho các công ty chứng khoán thành viên trong các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và đảm bảo thực hiện các quy định này. - Thu nhận các khiếu nại của khách hàng và điều tra các công ty chứng khoán thành viên để tim ra các vi phạm, sau đó chuyển các kết quả điều ừa tới công ty chứng khoán đó để giải quyết. - Đại diện cho ngành chứng khoán, hiệp hội đưa ra các đề xuất và gợi ý vói những cơ quan quản lý TTCK của Chính phủ về các vấn đề tổng quát ứên TTCK. Các tổ chức của Chính phủ và các tổ chức tự quản là hai hình thức điều hành và giám sát TTCK. Ờ các nước khác nhau, sự áp dụng các hình thức cũng khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo cho TTCK được điều hành và giám sát có hiệu quả, cần phải có sự kết hợp hai hình thức này trên cơ sở phù họp với điều kiện của từng nước. 40 Câu hỏi ôn tập và thảo luận 1. Trình bày khái niệm TTCK? Vị trí của TTCK trong hệ thống th| trường tài chính? 2. Phân tích đặc điểm của TTCK? 3. Phân tích nhận định sau: “TTCK là thị trường hoàn hảo'"’ 4. Trình bày chức năng của TTCK? 5. Phân tích vai ừò của TTCK đối với nền kinh tế? 6. Trình bày các tiêu chí phân loại TTCK? 7. TTCK hoạt động vì những mục tiêu nào? 8. Trinh bày các nguyên tắc hoạt động của TTCK? 9. Cơ chế điều hành và giám sát TTCK? 10. Tại sao nói “TTCK là phong vũ biểu cùa nền kinh tế”? 41 C hương 2 HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỬNG KHOÁN Hàng hóa trên TTCK là các loại chứng khoán đại diện cho các khoản vốn nhất định mà nguời đầu tư đã ứng ra nhàm mục tiêu thu được những khoản thu nhập nhất định trong tương lai. Chứng khoán bao gồm các loại chủ yếu như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chi quỹ và các chứng khoán phái sinh. Chương này sẽ trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về chứng khoán và các loại chứng khoán cụ thể như khái niệm, đặc điểm, phân loại TTCK; những đặc điểm và tính chất cơ bàn của cổ phiếu, trái phiếu, chứng chì quỹ và các công cụ phái sinh. Những nhận thức về hàng hóa trên TTCK sẽ giúp cho người học dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các kiến thức về phát hành và giao dịch chứng khoán trên TTCK. 2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại chứng khoán 2.1.1. K h á i niệm chứ ng khoán Chứng khoán là hàng hoá của TTCK. Đây là loại hàng hoá đặc biệt vì đó là những tài sản tài chính được mua bán, trao đổi, chuyển nhuợng và lưu thông trên thị truờng riêng của nó - TTCK. Nó mang lại thu nhập cho người sở hữu và khi cần, nguời sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về. Có nhiều khái niệm khác nhau về chứng khoán. 42 Chứng khoán là chứng chì dưới dạng giấy tờ hoặc bản ghi, có giá Ví có khá năng chuyển nhượng, xác định khoản đầu tư dài hạn cũng như XcC nhận các quyền và lợi ích họp pháp của người sờ hữu chứng khoán đu với tài sàn hoặc vốn cùa tổ chức phát hành. Chứng khoán là những chứng chi có giá trị chuyển đổi thành tiền. Ciímg chi ở đây có thể hiểu là các giấy chứng nhận phát hành cổ phiếu, tni phiếu công ty hoặc dữ liệu điện tù trong máy tính cùa trung tâm xác nlận bạn đã mua cổ phiếu của của một công ty nào đó. Theo Luật Chứng khoán của Việt Nam năm 2010, “chứng khoán là bàng chímg xác nhận quyền và lợi ích họp pháp cùa người sở hữu đối vci tài sàn hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thê hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gần các loại sau đây: a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chi quỹ; b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chi số chứng khoán; c) Hợp đồng góp vốn đầu tư; d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.” Như vậy, chứng khoán không phải là tài sàn thực như nhà cửa, đất đai, máy móc, vàng bạc... mà là tài sàn tài chính tôn tại dưới dạng chứng chi bằng giấy hoặc có thể chi là những dữ liệu ừong máy tính, sổ sách. Những tài sản tài chính này có giá và có thể mua đi bán lại dễ dàng giữa những nhà đầu tư với nhau. Mua tài sản tài chính đồng nghĩa với việc đầu tư vốn vào tổ chức phát hành ra chúng. Ở các nền kinh tế phát triền, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các TTCK. Còn ờ những nền kinh tế nơi mà TTCK mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn. 43 2.1.2. Đặc điểm của chứng khoán 2.1.2.1. Chứng khoán luôn gan với khá năng sinh lợi (tính sinh lời) Khi mua chứng khoán, người đầu tư phải bò ra một khoản vốn nhất định của mình vào đầu tư. Chính vì vậy, họ mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn ưong tương lai. Phần chênh lệch giữa kết quả thu được sau một khoảng thời gian đầu tư và vốn gốc mà nhà đầu tư bỏ ra chính là mức sinh lời của khoản đầu tư. Đối vói các khoản đầu tư chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu), mức sinh lời mà nhà đầu tư nhận được xuất phát từ hai nguồn. Thứ nhất, nhà đầu tư có thể nhận được cổ tóc và/ hoặc ừái tức tà việc sở hữu cồ phiếu và/ hoặc trái phiếu. Thứ hai, ngoài cổ tức và ưái tức, khi nhà đầu tư bán chứng khoán thi có thể thu được mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua chứng khoán. Mức chênh lệch này được gọi là lãi vốn (hoặc lỗ vốn). Mỗi loại chứng khoán có khả năng thu lợi khác nhau và khả nâng này có mối quan hệ chặt chẽ vào tính rủi ro của chứng khoán, thể hiện theo nguyên tắc: Mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì kỳ vọng về lợi nhuận thu được càng lớn. 2.1.2.2. Chứng khoán có khả năng thanh khoản (tính lòng) Sau khi phát hành, chứng khoán có thể mua đi bán lại nhiều lần trên TTCK và các chứng khoán khác nhau thi có khà nang chuyển nhuựng là khác nhau. Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt. Mỗi loại chứng khoán có khả năng thanh khoản khác nhau và khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian, chi phí cần thiết để chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do việc chuyển đổi. Nếu khoảng thời gian càng dài và chi phí càng lớn để chuyển đổi chứng khoán đó ra tiền mặt thì tính lỏng của chứng khoán đó càng thấp và nguợc lại. 44 2.1.2.3. Chímg khoán luôn gắn với rúi ro (tính rủi ro) Theo quan điểm hiện đại, người ta cho rằng tất cả mọi yếu tố làm cho mức sinh lời thay đổi so với dự tính, dù làm tăng hay giảm, đều được gọi là rủi ro. Rủi ro ừong đầu tư chứng khoán là sự dao động của lợi nhuận. Chứng khoán chịu tác động bởi hai loại rủi ro chính, đó là rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống. - Trong đầu tư, những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ành hường rộng rãi đến cả thị trường và tất cà mọi loại chứng khoán được gọi là rủi ro hệ thống. Rủi ro hệ thống bao gồm: + Rủi ro lãi suất: là khả năng biến động mức sinh lời do nhũng thav đổi cùa lãi suất trên thị trường gây ra. Trong thực tế, các nhà đầu tư thường coi tín phiếu kho bạc là không có rủi ro, vì vậy lãi suất của tín phiếu thường dùng làm mức chuẩn để xác định lãi suất của các loại trái phiêu công ty có kỳ hạn khác nhau. + Rui ro thị tnrờng: là sụ thay đổi mức sinh lời do sự đánh giá và ra quyết định cùa các nhà đầu tư trên thị trường. Trên thị truờng, giá cả các loại chứng khoán có thể dao động mạnh mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân là do cách nhìn nhận, phản ứng của các nhà đầu tư có thể khác nhau về từng loại hoặc nhóm cổ phiếu. + Rủi ro sức mua: là rủi ro do tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Yếu tố lạm phát hay giảm phát sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ tác động đến giá của các Chứng khoán ữên thị trường. + Rủi ro tỳ giá: là rủi ro do tác động cùa tỷ giá đối với khoản đầu tư. Khi nhà đầu tư cho rằng đồng nội tệ có thể bị giảm giá trong tương lai thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sàn ngoại tệ vi khi đó giá trị chứng khoán sẽ bị giàm. - Nguợc lại, những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra, nó có thể kiểm soát được và chì tác động đến một ngành hay tới một công ty, một hoặc một số chứng khoán, gọi là rủi ro không hệ thống. Rủi ro không có hệ thống bao gồm: + Rủi ro kinh doanh', là rủi ro do sự thay đổi bất lợi về tinh hình cung cầu hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp hay là sự thay đổi bất lợi kinh doanh của doanh nghiệp. Kinh doanh là một môi truờng năng động nên luôn luôn có rủi ro, một sản phẩm trở nên lỗi thời, một công ty phá sản vì cạnh tranh hay lụn bại vì yếu kém quản trị. Phải tìm những công ty có sụ phát triển bền vững nhất định để đầu tư thì mới mong giảm thiểu mức rủi ro ừên. + Rủi ro tài chính: là rủi ro về khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán. Rủi ro tài chính liên quan đến sụ mất cân đối giữa doanh thu, chi phí và các khoản nợ của doanh nghiệp. + Rủi ro quản lý: là rủi ro do tác động của các quyết định từ nhà quản lý doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sờ đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các Chứng khoán. 2.1.3. Phân loại chứng khoán Tùy theo cách chọn tiêu thức, người ta có thể phân loại chứng khoán thành nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chứng khoán. 2.1.3.1. Căn cứ vào tính chất huy động vốn Căn cứ vào tính chất huy động vốn, chứng khoán có thể được phân thành chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán phái sinh. 46 - Chímg khoán vốn (cổ phiếu): là chímg khoán xác nhận quyền sở hữu một công ty cổ phần. Chứng khoán vốn do các công ty cổ phần phát hành. Người sở hữu chứng khoán vốn không phải là chù nợ của công ty mà là ngươi sở hữu công ty và có quyền được hưởng các quyền lợi của công ty. - Chímg khoán nợ (trái phiếu): là chứng khoán xác nhận một khoản nợ của người phát hành đối với người nắm giữ chứng khoán. Chứng khoán nợ thể hiện sự cam kết của người phát hành thanh toán những khoản tiền lãi và khoản tiền gốc vào những thời hạn nhất định. - Chứng khoán phái sình: là các chứng khoán thể hiện quyền được mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu theo các điều kiện nhất định đã được thỏa thuận trước. - Chứng chi quỹ đầu tư: là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Loại chứng khoán này gắn với hoạt động huy động vốn của quỹ đầu tư chứng khoán. 2.1.3.2. Căn cứ vào chù thề phát hành Theo căn cứ này chứng khoán được chia thành ba loại đó là: Chứng khoin Chính phủ và chính quyền địa phương; Chứng khoán doanh nghiệp; Chứng khoán của NHTM và các tổ chức tài chính tín dụng. - Chứng khoán Chính phù và chính quyền địa phương: là các chứng khom do Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành. Các chứng khoín này thường là các trái phiếu được chính phủ hoặc chính quyền địa phưjng bảo đảm thanh toán tiền gốc và tiền lãi. - Chứng khoán doanh nghiệp: là các chứng khoán do doanh nghiệp phái hành bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. 47 - Chứng khoán cùa NHTM và các tổ chức tài chính, là các chứng khoán do các ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng phát hành nhằm phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của mình. Các chứng khoán này thuờng là trái phiếu, cổ phiếu hay một số hình thức khác như chứng chi thụ hưởng. 2.1.3.3. Căn cứ vào lợi tức cùa chứng khoán Căn cứ vào lợi tức của chứng khoán, có thể phân loại chứng khoán thành chứng khoán có thu nhập cố định và chứng khoán có thu nhập biến đồi. - Chứng khoán có thu nhập cổ định: là các chứng khoán có thu nhập được xác định truớc không phụ thuộc vào bất kỳ một yếu tố nào khác. Các chứng khoán có thu nhập cố định như các trái phiếu có lãi suất cố định, các cổ phiếu ưu đãi không tham dự,... - Chímg khoán có thu nhập biến đổi: là các chứng khoán có thu nhập thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố nhất định. Các chứng khoán có thu nhập biến đổi thường thấy ờ các cổ phiếu thuờng, cổ phiếu ưu đãi tham dự, các loại chứng chỉ quỹ đầu tu ,... 2.1.3.4. Căn cứ theo hình thức chứng khoán Dựa vào hình thức chứng khoán, có thể chia chứng khoán thành hai nhóm: chứng khoán ghi danh và chứng khoán không ghi danh - Chứng khoán ghi danh: là chứng khoán trên đó có ghi tên người sở hữu. Các chứng khoán ghi danh thường bị hạn chế về khả năng chuyển nhượng, thể hiện sự rằng buộc chặt chẽ giữa người sở hữu chứng khoán và nguời phát hành. Chứng khoán ghi danh có thể là cổ phiếu hoặc trái phiếu. - Chứng khoán không ghi danh: là các chứng khoán không ghi tên nguời sở hữu, các chứng khoán này đuợc tự do chuyển nhượng. 48 2.1.3.5. Căn cứ theo thị íncờng nơi chímg khoán giao dịch Căn cứ theo thị trường nơi chứng khoán được giao dịch, có thể chia chứng khoán thành chứng khoán được niêm yết và chứng khoán không đưọc niêm yêt. - Chímg khoán được niêm yết: là các chứng khoán được chấp nhận đủ tiêu chuẩn và được giao dịch tại Sở GDCK. - Chứng khoán không được niêm yết: là các chứng khoán không được niêm yết tại sở giao dịch và được giao dịch trên thị trường phi tập trung. 2.2. Cổ phiếu 2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu 2.2.1.1. Khái niệm cô phiếu Lịch sử ra đời cồ phiếu gắn liền với lịch sử hình thành công ty cồ phần. Cổ phiếu chính là sản phẩm riêng của công ty cổ phần. Khi một công ty cổ phần gọi vốn để thành lập, hoặc mở rộng, số vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bàng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cồ đông. Giấy xác nhận sờ hữu cổ phần được gọi là cổ phiếu. Theo Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2010, “cổ phiếu là loại chứiig khoán xác nhận quyền và lợi ích hựp pháp của người sở liữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”. Như vậy, cổ đông là người góp vốn để công ty hoạt động và là người chủ sở hữu của công ty. Quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần tương ứng với số lượng cổ phần mà cồ đông nắm giữ. 2.2.1.2. Đặc điểm cùa cổ phiếu Cổ phiếu có những đặc điểm sau đây: 49 - c ổ phiếu là một tài sản thực sự do xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản và vốn cùa một công ty cổ phần. Đề đảm bảo an toàn đối với loại tài sán duới dạng chứng khoán này, luật chứng khoán cùa các nước thuờng quỵ dinh các cổ đông không được giữ cổ phiếu riêng mà phải ký gửi tại công t> chứng khoán hoặc trung tâm lưu ký chứng khoán. - Cò phiêu là một loại chứng khoán vĩnh viễn. Công ty cổ phần nào khi thanh lập cùng phải quy định thời gian hoạt động của mình trong điều lệ nết then hạn đó, nếu không đuợc kéo dài, công ty hay doanh nghiệp đo phái giai thể. Các cổ đông sẽ được hoàn vốn. Do đó, thời hạn của cồ phieu gản chặt với thời gian hoạt động của công ty đã phát hành ra nó. - Cổ phiếu có tính thanh khoản cao. c ổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên, tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, ừả cồ túc cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường. Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quà không ttả cổ tức hoặc cồ tức thấp, cồ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán. Thứ hai, là mối quan hệ cung - cầu trên TTCK: Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu. Giá cồ phiếu trên thị trường không chi phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị truờng đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cồ phiếu đó cũng khó tăng giá. Ngược lại, khi thị truờng khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hcm cũng có thẻ bán dễ dàng. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến sự đầu cơ trong 50 thị truòng, một số nhà đầu tư sở hữu một phần lớn lượng cổ phiếu trong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để trục lợi. - Lợi tức của cổ phiếu: Gồm hai nguồn lợi tức tiềm năng là cổ tức và lài vốn. + Cổ tức: Là một phần trong lợi nhuận cùa doanh nghiệp dành cho cổ đông, được gọi là thu nhập của cổ đông. Trừ trường hợp cổ phiếu ưu đãi, nói chung cổ tức là không ổn định. Tuy nhiên, mức độ cao thấp của cổ tức cũng như tính chất ổn định tương đối của việc chi trả cổ tức giữa các ngành và các công ty trong từng ngành là khác nhau. + Lãi vốn: Là khoản chênh lệch giữa giá thu được khi bán cổ phiếu và giá đã mua vào. Lãi vốn cấu thành một phần quan trọng ừong tổng lợi tức mà cổ phiếu đem lại cho cổ đông. Tuy nhiên, chi khi nào giá cổ phiếu tăng lên thì mới có lãi vốn. Nếu giá cổ phiếu giảm thi sẽ gây lỗ. Nhà đầu tư vi thế phải quan tâm tới khà năng tăng giá của cổ phiếu. 2.2.2. Phân loại cổ phiếu 2.2.2.1. Căn cứ vào tình trạng phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần Cổ phiếu được chia thành: cổ phiếu được phép phát hành, cồ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành. - Cổ phiếu được phép phát hành: là số cổ phiếu tối đa của một công ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoại động. Trường hợp cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thi phải được đa số cồ đông bò phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty. - Cổ phiếu đã phát hành: là số cổ phiếu của công ty đã phát hành ra ngươi đầu tư, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành. 51 - cổ phiếu quỹ: là loại cồ phiếu của công ty đã phát hành ra nhưng vi những lý do nhắt định, công ty bỏ tiền ra mua lại một số cồ phiếu của chính công ty minh, cồ phiếu quỷ không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có qu> en bó phiếu. - Cổ phiéu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành và đang được các cổ đông nắm giữ 2.2.2.2. ( ủn cứ vào hình thức cổ phiếu Cổ phiếu được phản ra thành: cổ phiếu ghi danh và cồ phiếu vô danh. - Cổ phiếu ghi danh là cổ phiếu có tên người sờ hữu trên tờ cổ phiếu. Việc chuyền nhuợng cổ phiếu ghi danh rất phức tạp, khi muốn chuyển nhuợng cho người khác thông thường phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được hội đồng quản trị cùa công ty cho phép. Thông thường cổ phiếu ghi danh thường là cổ phiếu của các sáng lập viên hoặc các thành viên ứong hội đồng quản trị. - Cổ phiếu vô danh là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. cồ phiếu vô danh được tụ do mua bán chuyển nhượng mà không cần phải có thủ tục pháp lý. 2.2.2.3. Căn cứ vào quyền tham gia bò phiếu biểu quyết - cổ phiếu đơn phiếu: là cổ phiếu được phân bổ theo tỷ lệ một cồ phiếu là một phiếu bầu. Loại cổ phiếu này thường được sử dụng cho các doanh nghiệp ít cồ đông vì các cổ đông đều có thể và có điều kiện tham dự đại hội cổ đông. - Cổ phiếu đa phiếu: là loại cổ phiếu quy định một phiếu bầu phải bao gồm nhiều cổ phiếu, do đó, loại cổ phiếu này thường dùng cho doanh nghiệp có nhiều cổ đông. - Cồ phiếu lường phiếu: là loại cổ phiếu mà cổ đông của cồ phiếu này được phân bỏ hai phiéu bầu. Quyền lưỡng phiếu thường dành cho cổ 52 đông có uy tín, có danh phận trong xã hội hay trong ngành chuyên môn mà công ty đó kinh doanh. 2.2.2.4. Căn cứ vào việc huy động vốn điều lệ - Cổ phiếu sơ cấp: là loại cồ phiếu được phát hành lúc thành lập doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cổ phiếu sơ cấp thường là cổ phiếu ghi danh cồ đông, do đó việc mua bán phải gắn liền với việc đăng ký lại tên cổ đông tại doanh nghiệp phát hành và tuân theo luật lệ mua bán, ưao đổi và chuyển nhượng chứng khoán. - Cồ phiếu thứ cấp: là loại cổ phiếu được phát hành ừong các đợt phát hành bổ sung vốn điều lệ của công ty. 2.2.2.5. Căn cứ vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại - Cổ phiếu thuờng (cồ phiếu phổ thông): là chứng chi xác nhận quyền sở hừu của cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được huờng các quyền lợi thông thường ứong công ty. - Cổ phiếu ưu đãi: là chứng chi xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Khi nhắc đến cổ phiếu thường người ta thuờng nhắc đến cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. 2.2.3. C ồ p h iếu thiròng 2.2.3.1. Khái niệm và đặc điếm cùa cổ phiếu thường Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là chứng chi xác nhận quyền sở hữu của cồ đông đối vói công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty. Trên cổ phiếu có ấn định mệnh giá. c ổ đông nắm giữ cổ phiếu thường là một trong những người chủ doanh nghiệp nên là người trực tiếp thụ hưởng kết quà sản xuất kinh doanh cũng như lãnh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh. 53 c ổ phiếu thường có những đặc điểm sau: - Cồ phiếu là chứng nhận góp vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn. - Giá cổ phiếu biến động rất nhanh nhạy, đặc biệt là trên thị trường thứ cấp, do nhiều nhân tố nhung nhản tố cơ bản nhất là hiệu quả kinh doanh và giá thị truờng của cônũ ty - Cổ tức của cổ phiếu thương tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó khòng cố định, c ổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cồ đỏng cùa một công ty cổ phần. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt cồ đỏnu cùng được hưởng lợi nhuận cao hơn nhiều so với các loại chứng khoán có lãi khác có lãi suất cố định. Nhưng nguợc lại, cổ tức có thể rất thấp hoặc hoàn toàn không có khi công ty làm ăn thua lỗ. - Rủi ro của cổ phiếu thường đầu tiên là khả năng không nhận được cổ tức. Nếu công ty làm ăn thua lỗ, không có lãi công ty có quyền không chia cổ tức. Công ty thuờng chi phân phối cổ tức cho cổ đông sau khi đã thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ đối với các chứng khoán khác như trái phiếu hay cồ phiếu ưu đãi. Rủi ro thứ hai là rủi ro khi công ty phá sản, người nắm giữ cổ phiếu cũng là chủ cùa công ty nên khi công ty phá sản họ sẽ là những người cuối cùng nhận những gì còn sót lại sau khi thanh lý công ty. Rủi ro cuối cùng là rủi ro giảm giá, giá cổ phiếu không phái lúc nào cũng tăng mà thường xuyên lên xuống nếu mua chứng khoán ờ giá quá cao thi khả năng rất lớn khi bán chứng khoán đi sê phải bán ở giá thấp hơn đã mua. 2.2.3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ cùa cô đông thường Người nắm giữ cổ phiếu thường của công ty cổ phần được gọi là cổ đông phổ thông (cổ đông thường), c ỏ đỏng thuờng có những quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu sau: a) Quyền lọi (1) Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây: - Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện qiyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi CC phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; - Được nhận cổ tức với mức theo quyết định cùa Đại hội đồng cổ đcng; - Được ưu tiên mua cồ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ ptần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; - Được tự do chuyển nhượng cổ phần cùa mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông theo quy định của pháp luật; - Xem xét, tra cứu và trích lục các thông túi trong danh sách cổ đông có quyền biều quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; - Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; - Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sàn còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty; - Các quyền khác theo quy định pháp luật và Điều lệ công ty. (2) Cồ đông hoặc nhóm cồ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây: - Đề cừ người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có); - Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quàn trị, báo cáo tài chính giữa năm và hàng nãm theo quy định và các báữ cáo của Ban kiểm soát; 55 - Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp: Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm ừọng quyền cùa cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vuợt qua thấm quyền được giao; Nhiệm kỳ cùa Hội đồng quản trị đã vuợt qua sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế (Yêu cầu tnệu tập họp Hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản, căn cứ và K do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu phai co các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quàn trị, muc độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền). - Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm ữa từng vấn đề cụ thể liên quan đến quàn lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản, vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra. b) Nghĩa vụ (1) Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua ữong thời hạn quy định, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sàn khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Không được rút vốn đã góp bằng cồ phần phồ thông ra khỏi công ty dirới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thi thành viên Hội đổng quàn trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sàn khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút. (2) Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty. (3) Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. (4) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. 56 (5) Cồ đông phổ thông phải chịu ừách nhiệm cá nhân khi nhân danh cõng ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây: - Vi phạm pháp luật; - Tiên hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ich cua tổ chức, cá nhân khác; - Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chinh có thê xay ra đòi với công ty. 2 2.3 ỉ. Các loại cô phiếu thường Phản lớn cổ phiếu của công ty của các công ty cổ phần là cồ phiếu thường Dôi khi công ty cũng phát hành những loại cổ phiếu thường khác, với những đặc điểm riêng từ sự khác biệt liên quan đến quyền bầu cừ hay quyền được huờng cổ tức. - Cổ phiếu thường loại A: là loại cồ phiếu phát hành ra công chúng và được hưởng cồ tức nhưng không có quyền bầu cử. Do đó loại này có giá hơi thấp hơn loại cổ phiếu thuờng được bỏ phiếu. - Cồ phiếu thường loại B: Thường được gọi là cổ phiếu sáng lập viên, có quyền bầu cử, nhưng chi được hường cổ tức khi khả năng sinh lời cùa công ty đã đến một giai đoạn tăng trưởng nhất định. -C ô phiếu thiròmg có gộp lãi: ngirời cẩm loại cố phiếu này sẽ không được nhận cổ tức bằng tiền mặt mà sẽ được nhận cổ tức bằng một số cổ phiếu - có giá trị tương đương - mới phát hành mà không phải góp thêm vốn. Ngoài ra tuỳ theo đặc điểm hoạt động của công ty mà còn có những loại cổ phiếu khác như: -C ỏ phiếu thượng hạng: Đây là loại cổ phiếu hạng cao của các công ty lớn co l|ch sừ phát triển lâu đời, vừng mạnh về khả năng sinh lời và trả 57 cổ tức. Các cổ phiếu thường của các công ty có một lịch sù tài chinh tốt, ổn định và phát triển là loại cồ phiếu có giá trị cao trên thị trường. - Cổ phiếu tăng trưởng: c ổ phiếu này được phát hành bởi công ty đang ữên đà tàng trường nhanh. Công ty này quan tâm đến việc đâu tư mở rộng sản xuất, nghiên cứu chế tạo sàn phẩm mới, nó thường giữ lại hầu hết tiền lời để dành vào việc đầu tư. Do đó trả cổ tức thương chi một phần nhò hoặc không có. - Cổ phiếu thu nhập: đây là cổ phiếu mà cổ tức thườnu được tra cao hơn mức trung bình trên thị trường. Loại cổ phiếu này được nhừn^ người hưu trí hoặc lớn tuồi ưu chuộng vì khả năng nhận thu nhập hiện tai cao hơn trung binh. Hầu hết các công ty công cộng phát hành loại này. - Cổ phiếu chu kỳ: là cồ phiếu của các công ty mà thu nhập cùa nó dao động theo chu kỳ kinh tế. Khi điều kiện kinh tế phát triển ổn định, công ty có thu nhập khá, tích luỹ nhiều, giá cổ phiếu cũng tăng cao trên thị trương và ngược lại. 2.2.4. Cổ phiếu ưu đãi 2.2.4.1. Khái niệm và đặc điểm cùa cồ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán có cả các đặc điêm cùa cồ phiếu thường và đặc điểm cùa trái phiếu, c ổ phiếu ưu đãi là giấy chứng nhặn cho phép cổ đông nắm giữ nó được hướng một số quyền ưu đâi về tài chính (huởng cồ tức cố định, chia cổ tức và hoàn vốn truớc cổ đông thuờng) nhimg lại bị hạn chế về một số quyền hạn đối với công ty góp vốn (không có quyền biểu quyết và tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của công ty). Cổ phiếu ưu đãi có một số đặc điểm sau: - Đặc điểm giống cổ phiếu thường: 58 Là chứng khoán vốn không có kỳ hạn và không hoàn vốn. c ổ phiếu ưu đãi là vốn góp vĩnh viễn, người mua cổ phiếu ưu đãi không được hoàn ừà phần vốn đã góp. Khi cần cổ đông của cổ phiếu ưu đãi vẫn có thể đem bán cổ phiếu ưu đãi fren TTCK để lấy tiền. Giá bán ròng tuỳ thuộc vào mệnh giá cổ phiếu, tỷ suất cổ tức và giá trị thị trường cùa cổ phiếu tại thời điểm bán. - Đặc điểm giống trái phiếu: + Lợi tức của cổ phiếu ưu đãi: cồ tức của cồ phiếu ưu đãi được ấn định theo tỷ lệ cố định fren mệnh giá. Ngoài ra, công ty không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn, mà có thể hoãn trà sang kì sau. Điều này cho phép công ty tránh khỏi nguy cơ phá sản khi hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn, không có khả năng ừà cồ tức đúng hạn. Công ty không bị chia sè quyền phân chia lợi nhuận cao cho cồ đông ưu đãi; tránh được việc chia sè quyền quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh cho các cổ đông ưu đãi; không phải cầm cố, thế chấp tài sàn, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc (như với ừái phiếu), nên việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi có tính chất linh hoạt, mềm dèo hơn so với sử dụng trái phiếu dài hạn. + Rủi ro cùa cổ phiếu ưu đãi: Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức ưái phiếu do mức độ rủi ro của việc đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi cao hcm so vói đẩu tư vào trái phiến Lợi túc cùa cố phiếu im đãi không được trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập của công ty nên chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi lớn. 2.2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi a) Quyền lọi - Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây: + Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại điều lệ của công. 59 + Các quyền khác như cổ đông phổ thông, nhưng cồ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cồ phần đó cho người khác. - Cổ đông sờ hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây : + Nhận cổ tức với mức nhất định. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tóc thưởng đuợc ghi trên cổ phiếu cùa cổ phần ưu đãi cổ tức; + Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản; + Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cồ đông, đề cử người vào Hội đồng quản fri và Ban kiểm soát. - Cồ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại được hưởng các quyền sau: + Được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của nguời sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cồ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại; + Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cô đông, đê cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. b) Nghĩa vụ: Nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi giống với nghĩa vụ của cổ đông thường. 2.2.4.3. Các loại cổ phiếu ưu đãi Một công ty cố thể phát hành nhiều loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau. Sau đây là một số loại cổ phiếu ưu đãi thường được các công ty cổ phần ở nhiều nước sử dụng: 60 - c ổ phiếu ưu đãi tích lũy và không tích lũy: + Cổ phiếu ưu đãi tích lũy là loại cổ phiếu ưu đãi có tính chất đàm bào thanh toán cổ tức, nếu trong năm hoặc một số năm nào đó do tình hinh tài chính của công ty gặp khó khăn công ty không thanh toán được hoặc chi thanh toán được một phần thì số cổ tức chưa thanh toán đó được tich lũy hay cộng dồn và công ty phải trà số cổ tức cho cổ đông thường. Hầu hết cổ phiếu ưu đãi của các công ty là loại cổ phiếu ưu đãi tích lũy \ à không tham dự. + Cồ phiếu ưu đãi không tích lũy là loại cổ phiếu ưu đãi mà khi công ty gặp khó khăn không trà được cổ tức trong năm thì cổ đông ưu đãi cũng mất quyền nhận số cổ tức trong năm đó. - Cổ phiếu ưu đãi tham dự và cổ phiếu ưu đãi không tham dự: + Cổ phiếu ưu đãi tham dự là loại cồ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng, ngoài việc hưởng cổ tóc ưu đãi theo quy định còn được huờng thêm phần lợi tức phụ trội theo quy định khi công ty kinh doanh có lợi nhuận cao. Các công ty có thể quy định cách thức khác nhau về việc trả thêm cổ tức cho cổ phiếu uu đãi tham dự. + Cổ phiếu ưu đãi không tham dự là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng chi được hưởng cổ tức ưu đãi cố định, ngoài ra không được hưởng thêm bất cứ phần lợi nhuận nào. - Cồ phiếu ưu đãi có thể mua lại: Một công ty có thể phát hành loại cổ phiếu ưu đãi có thể mua lại hay nói khác đi là loại cổ phiếu mà công ty có quyền thu hồi lại. Đây là loại cổ phiếu ưu đãi mà công ty phát hành có quyền yêu cầu mua lại loại cổ phiếu này vào bất kỳ lúc nào, khi công ty có khả năng về tài chính. Giá mua lại được xác định từ thời điểm phát hành và giá này thường tính bằng mệnh 61 giá cổ phiếu ưu đãi cộng thêm một số tiền mặt nhất định có tính chất đền bù cho các nhà đầu tư khi công ty mua lại cồ phiếu ưu đãi này. - Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi là loại cổ phiếu ưu đãi cho phép người mua có quyền chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi này sang các loại chứng khoán khác và thường là cổ phiếu thường của chính công ty đó. Ngay vào thời điểm phát hành loại cổ phiếu ưu đãi này, công ty đã xác định hệ số chuyển đổi cho phép mỗi cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành bao nhiêu cổ phiếu thường. Loại cổ phiếu ưu đãi này có tính hấp dẫn cao, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư. Ngoài ra, theo luật doanh nghiệp 2010, cổ phiếu ưu đãi còn được phân ra thành nhũng loại sau: - Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. - Cổ phần uu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cồ tức với mức cao hơn so với mức cồ tức của cổ phần phồ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức đuợc chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng đuợc ghi trên cồ phiếu cùa cồ phần ưu đãi cồ tức. - Cồ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. 2.3. Trái phiếu 2.3.1. Khái niệm Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích họp pháp cùa nguời sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. 62 Trái phiếu là chứng chi vay nợ cùa Chính phủ hoặc của doanh nghiệp, thể hiện nghĩa vụ của người phát hành trái phiếu (người vay nợ) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu số tiền lãi trái phiếu vào những thời điêm nhất đinh và số tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn. Trái phiếu là loại chứng khoán trung và dài hạn, người mua trái phiếu là người cho vay và được gọi là ưái chù. Nguời phát hành trái phiếu với tư cách là người đi vay và được gọi là trái quyền. 2.3.2. Những đặc trưng của trái phiếu Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, nhưng tất cả các trái phiếu đều có những đặc trưng chủ yếu sau: - Trái phiếu có mệnh giá: Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa cùa trái phiếu là giá trị được ghi ữên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn. - Trái phiếu có thời hạn: Thời hạn của ừái phiếu là khoảng thòi gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả tiền vốn lần cuối. Ngày mà khoản vốn gốc trái phiếu được thanh toán lần cuối được gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên. - Trái phiếu có quy định lãi suất danh nghĩa: Lãi suất được ghi trên trái phiếu hoặc nguời phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá của trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu. Trong nền kinh tế bình thường, thời hạn trái phiếu càng dài thỉ lãi suất càng cao. Loại trái phiếu có độ tín nhiệm càng cao thì lãi suất lại càng thấp hơn các loại trái phiếu có độ tín nhiệm thấp. 63 - Trái phiếu có quy định kỳ trả lãi: Kỳ trả lãi là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ ứái phiếu. Ở nhiều nước, lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi trái phiếu thường được thực hiện mỗi năm hai hoặc một lần. - Trái phieu có quy giá phát hành: Giá phát hành là giá bán ra của trái phiếu vao thời điềm phát hành. Thông thường giá phát hành được xác định theo tỳ’ lệ phần trăm của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thị trường \a cua người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp. Giá phat hành có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn mệnh giá. 2.3.3. Phân loại trái phiếu 2.3.3.1. Cản cứ vào chù thế phát hành - Trái phiếu Chính phủ: là loại ứái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhàm huy động vốn cho ngân sách nhà nuớc hoặc huy động vốn cho trương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của Nhà nuớc. Nó đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi ừong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn đuợc coi là Nhà phát hành có uy tín nhất ứên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất. - Trái phiếu chính quyền địa phương-, là loại trái phiếu do ủ y ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc trung ucrng phát hành nhàm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư ở địa phuơng. - Trái phiếu cùa doanh nghiệp-, là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành đề tâng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng, ví dụ như: Trái phiếu có thế chấp: là loại trái phiếu được đảm bảo bằng tài sàn của doanh nghiệp, có thể là tài sản cố định hoặc chứng khoán doanh 64 nghiệp. Cũng có trường họp doanh nghiệp phát hành chứng khoán dưới sự bảo lãnh cùa một doanh nghiệp khác có uy tín và có danh tiếng. Trái phiếu không thế chấp: Các doanh nghiệp nổi tiếng và có uy tín lâu đời thường không cần phải phát hành trái phiếu có thế chấp vì chính thế lực của họ trên thương trường đã là một đảm bảo cho ữái phiếu của họ phát hành. Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông với giá cả đã đuợc ấn định truớc. Loại này lãi suất thường thấp. Trái phiếu thu nhập: Người mua trái phiếu thu nhập chì được ữả lãi khi doanh nghiệp làm ăn có lãi. v ề mặt này trái phiếu thu nhập giống như cổ phiếu ưu đãi, nhưng nó khác ở chỗ tiền lãi ừả cho ưái phiếu thu nhập được khấu trừ thuế (trả trước thuế), còn tiền lãi ữả cho cổ phiếu ưu đãi thì không được khấu trừ (trả sau thuế). - Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính', là ưái phiếu do ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phát hành, các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động. 2.33.2. Căn cứ vào hình thức trá lợi tức trái phiếu - Trái phiếu có lãi suất cổ định, là loại ưái phiếu mà lợi tức được xac đinh theo một tỳ lệ phần trãm (%) cố đinh tinh theo mệnh giá. - Trái phiếu có lãi suất biến đôi (lãi suất thà nổi): là loại trái phiếu mà lợi tức được trả ưong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu. - Trái phiếu có lãi suất bằng không (trái phiếu chiết khấu) ', là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn. 65 2.3.3.3. Căn cic vào mírc độ đàm bảo thanh toán cùa người phát hành - Trái phiếu ban đám: là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá tri làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chu yếu sau: + Trái phiêu co tài san cầm cố: là loại ữái phiếu bảo đảm bằng việc nguời phát hành cảm cố một bất động sàn để bào đảm thanh toán cho trái chủ. Thường gia tri tài sán cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành đé đàm bào quyền lợi cho trái chủ. + Trái phiếu bào đám bằng chứng khoán ký quỹ: là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm. - Trái phiếu không bảo đàm . là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành. 2.3.3.4. Cán cứ vào hình thức trái phiếu - Trái phiếu vô danh', là loại trái phiếu không ghi tên của nguời mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hường quyền lợi. - Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. 2.3.3.5. Căn cứ vào điều khoản đi kèm - Trái phiếu có thể chuyển đổi', là loại ưái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyền sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu. - Trái phiếu cỏ quyền mua cổ phiếu: là loại ừái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chu được quyền mua một số luợng nhất định cồ phiếu của công ty. 66 - Trái phiếu cỏ thể mua lại\ là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán. - Trái phiếu có thể bán lại'. Cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại ừái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn Quyền chù động trong truờng hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất cùa trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. 2.3.3.6. Căn cứ vào vị trí - Trái phiếu trong nước: là loại trái phiếu được phát hành trên thị trường nội địa bời một đơn vị trong nước và thuờng có mệnh giá bằng đồng nội tệ. - Trái phiếu nước ngoài: là loại trái phiếu đuợc phát hành fren thị truòng nội địa, bời một tổ chức nuớc ngoài và thường có mệnh giá bằng đồng nội tệ. - Trái phiếu phát hành ờ nước ngoài: là trái phiếu được phát hành bởi một tập đoàn đa quốc gia ở tất cả các nước chứ không phải chì là một nuớ: mà có đồng tiền làm cơ sở của trái phiếu. Những ứái phiếu này không được buôn bán trên một thị trường trái phiếu quốc gia cụ thể. - Trái phiếu toàn cầu: là trái phiếu được phát hành fren thị trường đồng Euro và một vài thị trường khác cùng một lúc. Không giống với trái phiếu phát hành ở nước ngoài, trái phiếu toàn cầu có thể được phát hành bằng đồng tiền của nước phát hành. 2.3.4. Lọi tức và rủi ro của trái phiếu 2.3.4.1. Lợi tức Trái phiếu có thề đem lại ba khoản lợi tức tiềm năng: 67 - Tiền lãi định kỳ thường trả nữa năm một lần, được quy định bởi lài suất cuống phiếu. Khoản này được ấn định từ đầu và không thay đổi cho đến khi ừái phiếu đáo hạn. - Chênh lệch giá khi trái phiếu đáo hạn, bị mua lại hoặc bị bán ra truớc khi đáo hạn. Đây là khoản chênh lệch giữa mức giá mua ứái phiếu và giá nhận được trong những trướng hợp trên, nó có thể là dương hoặc âm tuỳ theo chiều hướng biến động cua giá trái phiếu, cần lưu ý rằng giá trái phiếu biến động theo chiều hương ngược lại vói biến động của lãi suất mà thị trường đòi hỏi với trái phiêu đó - Lãi của lãi, do tái đầu tư các khoan thanh toán lãi định kỳ. Bộ phận này của tổng lợi tức phụ thuộc vào lài suất tái đầu tư, tức là thay đổi theo lãi suất thị trường. Tồng lợi tức tiềm năng này chi có thể tính toán được chính xác với giả định về một mức lãi suất thị truờng xác định và ứái phiếu đirợc nắm giữ cho tới khi đáo hạn. Nếu ừái phiếu bị bán ra hay bị mua lại trước khi đáo hạn, và nếu lãi suất thị truờng thay đồi trong quá trinh nắm giữ hay tại thời điểm bán ra, thi lợi suất thực tế mà trái phiếu đem lại cho nguời nắm giữ nó sẽ cao hơn hoặc thấp hơn mức dự tinh với những giả định ứên. Vì thế, để tính toán lợi tức của một trái phiếu cụ thể để so sánh với lợi tức của các phương án đầu tir khác, cần phài dựa trên nhũng giả định về một kỳ đầu tu cụ thể với một mức thay đổi lãi suất cụ thể ứên thị trường. 2.3.4.2. Rủi ro Mặc dù là công cụ đầu tư an toàn hơn so với cổ phiếu, nhưng trái phiếu vẫn có rủi ro. Những rủi ro điển hinh thường gặp ở trái phiếu là: - Rủi ro lãi suất: là rủi ro giá của trái phiếu thay đổi khi lãi suất thị trường dao động. Nếu ữái phiếu được nắm giữ tới khi đáo hạn thì không có rủi ro này. - Rủi ro tái đầu tu: là rủi ro cũng bắt nguồn từ biên động của lãi suất thị trường, nhung tác động tới lợi tức cùa các khoản tái đầu tư tiền lãi nhận được từ trái phiếu. - Rùi ro thanh toán: xảy ra khi phía người phát hành trái phiếu mất khả năng thanh toán (tạm thời hoặc do phá sản). - Rủi ro lạm phát: xảy ra khi các khoản thanh toán cố định của trái phiếu bị giảm sức mua do tình trạng lạm phát trong nền kinh tế. Tất cả những rủi ro này đều có nghĩa là khoản thu nhập dự kiến nhận được từ một khoản đầu tư vào trái phiếu là không chắc chấn. 2.4. Chứng chỉ quỹ đầu tư 2.4.1. Khái niệm Chứng chi quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp trong quỹ đại chúng. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro, ừong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Khi muốn thành lập quỹ thì các công ty quản lý quỹ phải phát hành chứng chi quỹ, nhà đầu tư mua chứng chi quỹ tức là đã xác nhận sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó. v ề bản chất, chứng chi quỹ cũng giống như cổ phiếu của một công ty - đó là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận ữên phần vốn góp và đặc biệt đuợc niêm yết trên TTCK để mua bán giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có ba điểm khác nhau giữa chúng. Thứ nhất, cổ phiếu là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể, còn chứng chỉ quỹ là phuơng tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán, mà ngành nghề hoạt động chính là đầu tư 69 chứng khoán. Thứ hai, nếu người sở hữu cồ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay quản lý công ty thì nhà đầu tư sờ hữu chứng chỉ quỹ không có quyền tương tự, mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định. Thứ ba, khi đầu tư riêng lẻ vào cỏ phiếu hay trái phiếu, nhà đầu tư chủ yếu phải dựa vào sự đánh giá cua minh để ra quyết định đầu tư và theo dõi khoản đầu tu, trong khi nếu mua chứng chi quỹ, những điều này sê do công ty quàn lý quỷ thay mặt nhà đẩu tư thực hiện. Chứng chi quỹ ngày càng trở thành một mặt hàng được mua bán nhiều trên TTCK, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn đánh giá nó hấp dẫn, ít rủi ro hơn cổ phiếu và đặc biệt là có tính thanh khoán cao. Với ưu điểm của quỹ đầu tư chứng khoán là đa dạng hóa đầu tư, phàn tán rủi ro và lại có một đội ngũ quàn lý quỹ chuyên nghiệp đứng ra "chơi chứng khoán", ít nhất độ an toàn và lợi nhuận kỳ vọng cũng cao hơn. Chi cần nắm chứng chi quỹ trong tay, yên tâm làm các công việc khác, không cần phải suy tính đầu tư vào chứng khoán nào, rồi đến kỳ bạn lấy lợi nhuận và bạn có thể dễ dàng bán chứng chi quỹ này cho các nhà đầu tư khác ứên thị truờng để thu lại tiền mặt, vậy có phải đó là loại chứng khoán này hấp dẫn nhất không. Tuy nhiên, khi là người sờ hữu chứng chi quỹ đồng thời bạn cũng là người đầu tư thụ động, gián tiếp vi không có quyền quyết định đầu tư và mọi rủi ro hay thành công đều phụ thuộc vào trinh độ và kinh nghiệm của người quản lý quỹ. 2.4.2. Lợi ích và rủi ro của chứng chi quỹ đầu tư 2.4.2.1. Lợi ích của chứng chi quỹ đầu tư Chứng chi quỹ đầu tư là một công cụ tài chính đầu tư rất hữu ích đỗi với công chúng vì: - Phân tán rủi ro 70 Với một số tiền nhò nếu nhà đầu tư muốn phân tán rủi ro sẽ rất khó khăn do vấp phải vấn đề giá trị của các chứng khoán đầu tư hay độ lớn của các dự án. Việc một quỷ đứng ra tập hợp những số tiền nhỏ này thành một khoán lớn sẽ giúp mỗi người dù là chỉ có ít vốn vẫn được tham gia chung vào tất cả các dự án đầu tư cùa quỹ, như vậy sẽ làm giảm rủi ro và đam bào ổn định lợi nhuận. Quỹ đầu tư có thể đầu tư vào hàng chục thậm chí hàng trăm loại chứng khoán của các ngành công nghiệp khác nhau theo mục tiêu của quỹ. Việc sở hữu một nhóm các loại chứng khoan khác nhau dù không loại bò hoàn toàn các rủi ro tiềm ẩn, nhung có thể giúp hạn chế rủi ro do giá của mỗi loại chứng khoán khác nhau có thể bù đắp cho nhau và tối ưu hóa lợi nhuận. - Tăng cuờng tính chuyên nghiệp của việc đầu tư Quản lý đầu tư đòi hòi phải tiêu tốn thời gian, nguồn lực và năng lực chuyên môn cao, điều mà hầu hết những nhà đầu tư cá nhân không có. Khi bạn đầu tư vào quỹ tức là bạn đang thuê những nhà quản lý chuyên nghiệp thực hiện các công việc mua, bán và giám sát các khoản đầu tư cùa bạn. Một quỹ đầu tư với đội ngũ chuyên viên có kiến thức, có trình độ và chi chuyên sâu vào việc đầu tư sẽ dễ dàng phân tích được tình hình và đánh giá dự án hơn các nhà đầu tư cá nhân rất nhiều. - Giảm chi phí thông tin, nghiên cứu và giao dịch Một trong những nhân tố quan ừọng khiến chứng chi quỹ đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư, đó là chi phí đầu tư. Sự so sánh có thề khác nhau, nhưng Nhà đầu tư vừa và nhỏ thường phải ữả chi phí đầu tư nhiều hơn một quỹ đầu tư trong việc thực hiện việc mua bán chứng khoán trong một danh mục đầu tư. Lý do là chi phí giao dịch trong hầu hết các thị truớng tứ trước đến nay đều có liên quan chặt chẽ với quy mô giao 71 dịch. Chi phí giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân đối với các khoản mua bán nhò thường cao hơn nhiều vì giá trị của mỗi giao dịch họ thực hiện nhò hơn nhiều so với các quỹ đầu tư khi họ giao dịch với số lượng chứng khoán lớn hơn. So với tùng nhà đầu tư cá nhân thì quỹ đầu tu có thể giúp giảm bớt được chi phí ứên một đồng vốn đầu tư do có kha nàng tiếp cận với các dự án dễ dàng hơn và họ là những nhà đầu tư lom nên luôn có khả năng được nhận những ưu đãi về chi phí giao dịch - Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư tốt hơn Do có lợi thế về quy mô vốn mà tỷ lệ tham gia vốn vào một tồ chức phát hành cùa quỹ đầu tư là lớn hơn nhiều so với khả năng đầu tư cua nhà đầu tư nhỏ. Cộng với hiểu biết sâu về pháp luật công ty và quàn trị công ty điều này giúp quỹ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp một cách tích cực đến việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư bên ngoài trước sự thao túng của cổ đông trong nội bộ doanh nghiệp và ban giám đốc. Hoạt động của quỹ được điều chinh và giám sát bởi ủ y ban chứng khoán Nhà nuớc và Sở giao dịch Chứng khoán. Tài sản cùa Quỹ luôn được giám sát bởi ngân hàng giám sát và báo cáo định kỳ. Tính minh bạch được bào đảm nhờ hệ thống báo cáo rõ ràng, đầy đủ từ công ty quàn lý Quỹ. 2.4.2.2. Rủi ro của chứng chi quỹ đầu tư Sau đây là một số yếu tố rủi ro chủ yếu mà nhà đầu tư nên quan tâm khi đầu tư vào Quỹ: - Rủi ro thị truờng Rủi ro này phát sinh khi các thị truờng tài sản mà quỹ đầu tư có sự suy giảm từng phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian. Loại rui ro này dẫn tới sự suy giảm của toàn bộ thị trường. Rủi ro này thuộc rũi ro mang tính hệ thống nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty quản lý quỹ. Việc tổ chức nghiên cứu kinh tế vĩ mô, đánh giá chính xác xu hướng thị truờng từ hoạt động nghiên cứu đầu tư trong công ty quản lý quỹ sẽ góp phần đanh giá và dự đoán kịp thời những tác động có thể có nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp trong hoạt động đầu tư, giảm thiểu tác động bải lợi từ những rủi ro thị trường. - R ủ i ro lài suât Chứim chi Ọu\ đầu tư cũng là một công cụ đầu tư nên bị ảnh hường bời yếu tố lăi suất. Lãi suất làm chi phí đầu vào các doanh nghiệp tăng, mức lãi suầt mong đợi tâng sẽ làm giảm giá trị cổ phiếu, giảm giá chứng chi quỹ cũng như giá trị đầu tư vào trái phiếu và ngược lại. Để hạn chế nhừng rủi ro về lạm phát ảnh hưởng đến giá trị đầu tư, công ty quản lý quỹ thường xuyên phân tích, đánh giá tác động từ xu thế thay đổi lãi suất để có giải pháp theo tình hình biến động ảnh hưởng đến ngành, doanh nghiệp và trái phiếu mà công ty đã đầu tư. - Rùi ro lạm phát Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất danh nghĩa do đó ảnh hường đến giá cồ phiếu và chứng chi quỹ đầu tư. Rủi ro về lạm phát ánh huớng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào, do vậy sẽ ảnh hưởng kết quả lợi nhuận v.v. và ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và khoản đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp.Tương tự như việc đánh giá rủi ro về lãi suất, hoạt động nghiên cứu cùa công ty quàn lý quỹ cũng theo dõi chặt chẽ diễn biến của lạm phát, dụ báo tác động ành hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giá trị của các khoản đầu tu. 73 - Rủi ro mất khả năng thanh toán của tổ chức phát hành trái phiếu/công cụ nợ Rủi ro mất khả nãng thanh toán có thể xảy ra đối với các tồ chức phát hành ứái phiếu hoặc công cụ nợ khác nếu có các khoản đầu tư cùa quỹ. Rủi ro này phát sinh khi các bên phát hành công cụ nợ mất khả năng thanh toán lãi suất hoặc tiền gốc đối với các khoản vay. Công ty quàn K quỹ sẽ chủ động lựa chọn các công cụ nợ từ tổ chức phát hành có đinh mức tín nhiệm cao nhằm hạn chế rủi ro này. - Rủi ro về thiếu tính thanh khoản của chứng chỉ quỹ Chứng chi quỹ giao dịch trên thị trường chứng khoán, vỉ vậy tính thanh khoản của quỹ tùy thuộc vào nhu cầu thị trường. Neu như bạn không có khá năng mua hay bán khoản đầu tư cùa mình theo giá thị trường một cách nhanh chóng để đồi lấy tiền mặt, tức là khoản đầu tư của bạn mất tính thanh khoản. Thiếu tính thanh khoản ảnh hường đến giá cùa chứng chi quỹ. - Rủi ro thiếu tính thanh khoản ứong danh mục đầu tư Một trong nhũng yếu tố quan trọng của Quỹ là dành phần lớn tổng tài sàn đầu tir vào các doanh nghiệp nhà mrớc và tư nhân cố phần hóa. Chính vỉ vậy, các khoản đầu tư này chi có tính thanh khoản cao khi cổ phiếu này có khả năng được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Phần lớn những doanh nghiệp nhà nuớc sẽ được nêm yết sau khi cổ phần hóa theo quy định cùa Nhà nước, tuy nhiên khoảng thời gian giữa việc cổ phần hóa và niêm yết là yếu tố khách quan mà công ty quản lý quỹ khó có thể chủ động được. 74 - Rủi ro pháp lý Từ khi Việt Nam chính thức phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường vào đầu thập niên 90, Chính phú hoàn thiện dần khung pháp lý cho các hoạt động chứng khoán và TTCK. Các hoạt động chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán và TTCK được Chính phù điều chinh trong các văn bàn pháp lý ban hành vào nảm 1998 Năm 2006, trước sự bùng nổ cùa thị trường chứng khoán và \ lệc gia nhập WTO của Việt Nam, nhiều văn bàn pháp lý về thị trường chưng khoan đã được Chính phú ban hành nhu Luật chứng khoán, các nghị đinh hướng dẫn, quy chế hoạt động... Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những rui ro nhất định liên quan đến yếu tố pháp lý như: sự phù hợp với các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, các quy định về thuế đối với các nhà đầu tư ữong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán, chế độ kế toán quản lý quỹ, các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán và tài chính chưa đủ mạnh để có thể thu hút nhiều hơn các khoản vốn nhàn rỗi trong công chúng vào nền kinh tế. - Rủi ro xung đột lợi ích Công ty quàn lý quỹ cũng sẽ gặp phải những xung đột nhất định về lợi ích giữa các quỹ đầu tư và các sán phẩm tài chính khác do công ty quản lý quỹ điều hành. Công ty quản lý quỹ đã thiết lập quy chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ, quy trình đầu tư cũng như bộ phận quàn lý danh mục đầu tư riêng biệt cho từng quỹ nhằm hạn chế xung đột lợi ích giữa các quỹ. Bên cạnh đó, sự giám sát cùa ngân hàng giám sát cũng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro này. - Rủi ro về tiến độ giải ngân Quá trình phân bổ tài sản cùa quỳ vào các công ty đã nêm yết hoặc chưa nêm yết sẽ phụ thuộc nhiêu vào tiên độ thực hiện của cổ phần hóa, 75 quyết định chấp thuận được niêm yết của các công ty theo chính sách của Chính phủ và Nhà nước. Do vậy, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến khả năng xảy ra đối vói rủi ro về tiến độ giải ngân của quỹ. Tuy nhiên, công ty quản lý quỹ sẽ áp dụng chiến lược đầu tư năng động, linh hoạt thay đồi cơ cấu phân bổ tài sản vào cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết nhằm nấm bắt cơ hội thị trường mang lại hiệu quả tốt nhất cho quỹ. 2.5. Chứng khoán phái sinh 2.5.1. Hợp đồng kỳ hạn 2.5.1.1. Khái niệm Hợp đồng kỷ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một số lượng nhất định chứng khoán tại một thời điểm nhất định ừong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thòi điểm thỏa thuận hợp đồng. Thòi điểm giao hàng trong tương lai gọi là ngày thanh toán hay ngày đáo hạn hợp đồng. Thòi gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng được gọi là giá kỳ hạn. Tại thòi điểm ký kết hợp đồng kì hạn, không hề có sụ trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán được thực hiện vào ngày đáo hạn của hợp đồng. 2.5.1.2. Đặc điểm cùa hợp đồng kỳ hạn - Trong hợp đồng kỳ hạn chi có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính cá nhân. Giá hàng hóa đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng có thể thay đổi, tàng lên hoặc giảm xuống so với múc giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua hoặc bán sẽ bị 76 thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (đối với bên bán) hoặc cao hơn (đối với bên mua) giá thị trường. - Các hợp đồng kỳ hạn xác định một ngày thanh toán cụ thể hoặc một thời điểm tiến hành giao dịch trên thực tẽ K.hi ngày thanh toán tới, người mua ừả tiền để mua hàng hóa tại mức giá thòa thuận ban đầu và người bán chuyển giao hàng với số lượniị! ản đinh ban đầu. - Cả hai bên đều giới hạn đuợc nil ro tièm nảng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình bằng việc tham gia ký kết hợp đồng kỷ hạn. Vì chi có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị truờng giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì giá cả đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác. - Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường không chính thức (OTC), thường là giữa hai tổ chức tài chính hoặc giữa tổ chức tài chính và các khách hàng của họ. Vì là một thỏa thuận trên thị trường không chính thức, hợp đồng kỳ hạn có tính mềm déo nhất định vì các điều khoản và hàng hóa giao dịch ữong họp đồng kỳ hạn có thể được thay đổi linh hoạt theo nhu cầu của các bên tham gia giao dịch nếu có được sự đồng ý của hai bên. 2.5.2. Họp đồng tưovg lai 2.5.2.1. Khái niệm Hợp đồng tương lai là một cam kết bằng văn bản về việc chuyển giao một tài sản cụ thể hay chứng khoán vào một ngày nào đó trong tương lai với mức giá đã được thòa thuận ớ thơi điểm hiện tại. 77 Theo Luật Chứng khoán Việt Nam 2010, hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chúng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định vói một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai. Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một tài sàn tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá được xác định trước. Như vậy, khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biết trước về các vấn đề: + Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua - bán là gì; + Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ mua - bán là bao nhiêu; + Thòi điểm diễn ra giao dịch đó; + Giá giao dịch. 2.5.2.2. Đặc điếm cùa hợp đồng tương lai - Hợp đồng tương lai luôn có hai vị thế là vị thế mua và vị thế bán Người ở vị thế bán phải giao hàng hóa tại thời điểm ký xác định trước, trong khi đó người ở vị thế mua phải trà tiền mặt khi hàng hóa được chuyển giao. Sẽ gặp rắc rối nếu người mua không đủ tiền hoặc người bán không có hàng hóa để giao. Do đó mà hầu hết những người giao dich trên thi trường tương lai chọn cách thanh toán khoản chênh lệch này thay vì tiến hành giao nhận. Đặc biệt là người ở vị thế mua có thể kết thúc quyền và nghĩa vụ của họ vào bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn bằng một hợp đồng bán đối ứng tương tự với hợp đồng mua. Những người ở vị thế bán có thể hủy bỏ quyền và nghĩa vụ của họ bằng một hợp đồng mua đối ứng. Khi tham gia vào một giao dịch hợp đồng tương lai, cả hai bên giữ vị thế mua và bán của hợp đồng đều bị ràng buộc bời những quyền và nghĩa vụ nhất định. Cụ thể, khi hợp đồng tuơng lai đáo hạn, bên bán của