🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình thẩm định dự án đầu tư
Ebooks
Nhóm Zalo
________ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
t r ư ờ n g đ ạ i h ọ c k in h t ê v à q u ả n t r ị k in h d o a n h
TS. NGUYỄN TIẾN LONG
(Chủ biên)
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TS. NGUYẺN TIÉN LONG
(C hủ biên)
GIÁO TRÌNH
THẨM ĐỊNH DỤ ÁN BẦU TU ■ ■
NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NẮM 2019
MÃ só: °2' 19
ĐHTN -2019
2
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ T H Ị....................................................................7 DANH MỤC TỪ VIẾT T Ắ T .....................................................................7 LỜI NÓI Đ Â U ............................................................................................. 10 Chương 1. TÔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH D ự ÁN ĐẦU TƯ.... 12
1.1. Khái quát về hoạt động đầu tư .......................................................12 1.1.1. Khái niệm đầu tư ..................................................................... 12 1.1.2. Đặc điểm hoạt động đầu tư ...................................................14 1.1.3. Phân loại đầu t ư ...................................................................... 15
1.2. Dự án đầu t ư .....................................................................................16 1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư ..........................................................16 1.2.2. Đặc trưng của dự án đầu tư ...................................................18 1.2.3. Phân loại dự án đầu t ư ...........................................................19 1.2.4. Chu kỳ dự án đầu tư ............................................................... 19 1.2.5. Soạn thảồ dự án đầu tư.......................................................... 21
1.3. Thẩm định dự án đầu tư.................................................................26 1.3.1. Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư ................................26 1.3.2. Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư ........................................28 1.3.3. Những yêu cầu đặt ra trong thẩm định dụ á n .................. 29 1.3.4. Vị trí của thẩm định dự án đầu tư ....................................... 31 1.3.5. Nội dung thẩm định dự án đầu t ư .......................................32 1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm định dự á n ................... 41
Tóm tắt chương 1........................................................................................ 44 Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng V iệ t.................................................. 46 Câu hỏi ôn tập và thào lu ậ n ..................................................................... 47
3
Chương 2. TỒ CHỬC THẨM ĐỊNH D ự ÁN ĐẦU T Ư .................. 48 2.1. Trinh tự thẩm định dự án đầu tư .................................................. 48 2.1.1. Hồ sơ dự án trình thẩm đ ịn h ................................................48 2.1.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư ....................................... 50 2.2. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư ...................................................55 2.2.1. Quy định chung về thẩm định dự án đầu tư ......................55 2.2.2. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư ..................................55 2.3. Thời hạn và phí thẩm định dự án đầu tư..................................... 58 2.3.1. Thời hạn thẩm định dự án đầu tư ........................................ 58 2.3.2. Phí thẩm định.......................................................................... 59 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................ 61 Câu hỏi ôn tập và thảo lu ậ n ......................................................................62 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH D ự ÁN ĐẦU T Ư ......63 3.1. Các quan điểm về thẩm định và đánh giá dự án đầu tư .......... 63 3.1.1. Quan điểm tài chính...............................................................63 3.1.2. Quan điểm kinh tế .................................................................. 65
3.2. Các tiêu chí thẩm định dự án theo phương pháp chiết khấu dòng tiề n ..........................................................................................71 3.2.1. Một số vấn đề khi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền............................................................................................... 71 3.2.2. Các tiêu chí thẩm định dự á n ...............................................77 3.3. Các phương pháp thẩm định dự án.............................................. 81 3.3.1. Phương pháp thẩm định theo trình t ự .................................81 3.3.2. Phương pháp so sánh, đối ch iếu ......................................... 82 3.3.3. Phương pháp dự b áo ..............................................................84 3.3.4. Phương pháp thẩm định dự án dựa trên độ nhạy.............90 3.3.5. Phương pháp phân tích rủi ro................................................91 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................ 94 Câu hỏi ôn tập và thảo lu ậ n ......................................................................96
Chương 4. THẨM ĐỊNH DỤ' ÁN ĐÂU TƯ SẢN XUẤT - KINH D O A N H ........................................................................................... 99 4.1. Thẩm định các điều kiện pháp lý và mục tiêu của dự á n ...... 99 4.1.1. Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự á n ............................ 99 4.1.2. Thẩm định mục tiêu dự á n ...................................................101 4.2. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án..............................101 4.3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án.................................102 4.4. Thẩm định khía cạnh tổ chức và nhân sự dự á n .................... 104 4.5. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án ................................105 4.5.1. Thẩm định mức độ hợp lý của vốn đầu tư ....................... 105 4.5.2. Thẩm định nguồn vốn huy động cho dự á n .....................106 4.5.3. Thẩm định suất chiết khấu cho dự á n ...............................106 4.5.4. Thẩm định thời điểm tính to á n ...........................................111 4.5.5. Thẩm định doanh thu hàng năm của dự án ......................112 4.5.6. Thẩm định chi phí sản xuất hàng năm của dự á n ........113 4.5.7. Thẩm định thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của dự á n ............................................................................................116 4.5.8. Thẩm định dòng tiền dự án theo quan điểm tài chính .117 4.5.9. Thẩm định các chi tiêu hiệu quả tài chính của dự án... 122 4.5.10. Thẩm định khả năng thanh toán của dự á n .................136 4.5.11. Thẩm định rủi ro của dự án............................................ 138 4.6. Thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội cùa dự á n ................... 140 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................143 Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng V iệ t.................................................146 Câu hỏi ôn tập và thảo lu ậ n ....................................................................147 Chương 5. THẢM ĐỊNH D ự ÁN ĐÀU TƯ C Ô N G .......................153 5.1. Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư cô n g..........................153 5.1.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư công.......................... 153 5.1.2. Đặc điểm thẩm định dự án đầu tư công........................... 155
5.2. Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư công ..................................... 157 5.2.1. Chi phí cơ hội và lợi suất chiết k h ấu ................................157 5.2.2. Phân tích chi phí - lợi ích của dự án đầu tư cô n g ...... 171 5.2.3. Phân tích giá trị kinh tế và giá trị tài chính của các nhập lượng và xuất lượng.......................................................................... 175 5.2.4. Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã h ộ i.................................181
Tóm tắt chương 5 ..................................................................................... 186 Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng V iệt................................................ 187 Câu hỏi ôn tập và thảo lu ậ n ....................................................................188 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ....................................................................189 PHỤ LỤC 1. NỘI DUNG BÁO CÁO THÁM Đ ỊN H..................... 192 PHỤ LỤC 2. PHÂN LOẠI D ự ÁN ĐÀU TƯ XÂY D ựN G
CÔNG TRÌN H .......................................................................................... 193 6
DANH MyC TU VIET TAT
VIET
TAT TIENG VIET TIENG ANH BCC Hap dong - Hap tac - Kinh doanh Business - Cooperation - Contract
BCKT Bao cao kha thi -
B/C Ty so lgi ich - Chi phi Benefit - Cost Ratio B/Ce Ty so Iqri ich - chi phi kinh te Economic Ratio Benefit - Cost
IRR Ty 1 hoan von npi bp Internal Rate of Return FDI Dau tu true tiep nuoc ngoai Foreign Direct Investment MEC Chi phi kinh te bien Marginal Economic Cost NCF Luu lugng tien rong Net Cash Flow NPV Gia tri hi^n tai rong Net Present Value NPVe Gia tri hi$n tai rong kinh te Economic Net Present Value NV Thu nhap thuan Net Value
NVA Gia tri gia tang thuan Net Value Added ODA Ho tra phat trien chinh thirc Official Development Assistance ODF Tai trg phat trien chinh thuc Official Development Finance PPP Mo hinh Hop tac cong tu Public Private Partnership TIP Quan diem tong dau tu Total Investment Point of view TSCD Tai san co dinh -
TNDN Thu nhap doanh nghi^p -
RR Ty suat lgi nhuan von dau tu Rate of Return UBND Uy ban nhan dan -
WACC Chi phi su dung von binh quan Weighted Average Cost of Capital 7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng...........60 Bảng 4.1. Bảng xác suất phân phối thu nhập phương án 1 ...... 107 Bảng 4.2. Bảng xác suất phân phối thu nhập phương án 2 ...... 108 Bảng 4.3. Năng lực sản xuất............................................................ 113 Bảng 4.4. Kế hoạch doanh thu của dự á n ......................................113 Bảng 4.5. Bảng chi phí hoạt động của dự án ................................114 Bảng 4.6. Bảng kế hoạch khấu hao của dự án ..............................115 Bảng 4.7. Bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi v a y ............................115 Bảng 4.8. Bảng kế hoạch lãi - lỗ của dự án .................................. 116
Bảng 4.9. Ke hoạch dòng tiền của dự án theo quan điểm toàn bộ vốn chủ sở h ữ u ................................................ 119
Bảng 4.10. Kế hoạch dòng tiền của dự án theo quan điểm TIP và E P V ...................... ..............................................121
Bảng 4.13. Các chi tiêu cơ bản liên quan đến điểm hoà vốn .... 133
Bảng 5.1. Phân biệt thẩm định hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế .......................................................................185
8
DANH M ỤC HÌNH, ĐÒ TH Ị
Hình 1.1. Chu kỳ dự án đầu tư ...........................................................20 Hình 1.2. Vị trí thẩm định dự án đầu tư ............................................31 Hình 1.3. Các nội dung thẩm định dự án đầu tư ............................ 35 Hình 2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư ...................................50 Hình 2.2. Quy trình thẩm định dự án quan trọng quốc g ia .......... 53
Hình 2.3. Quy trình thẩm định dự án không có cấu phần xây dựng.............................................................................. 54
Hình 2.4. Quy trình thẩm định dự án có cấu phần xây dựng.......................................................................................55
Hình 4.1. Chi phí vốn theo thời gian............................................... 111 Hình 5.1. Xác định lãi suất thị trường.............................................158 Hình 5.2. Chi phí cơ hội kinh tế của các nguồn vốn công......... 162 Hình 5.3. Chi phí kinh tế biên của việc đi vay nước ngoài........ 168
Hình 5.4. Giá trị tài chính và giá trị kinh tế sản xuất hàng hóa phi ngoại thư ơ n g ................................................... 177
Hình 5.6. Đo lường tác động phân phối từ giá trị tài chính và giá ừị kinh tế của các nhập lượng có thuế
nhập k h ẩu ........................................................................180 9
LỜI NÓI ĐẦU
Dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trinh triển khai các kế hoạch kinh tế vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, dự án đầu tư có thực sự mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư và các bên liên quan tới dự án hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đánh giá và thẩm định dự án đầu tư đó.
Để đáp ứng yêu cầu đối với thực hiện hiệu quả hoạt động đầu tư, quản lý, triển khai các dự án đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, môn học Thẩm định dự án đầu tư được đưa vào giảng dạy đối với hệ đào tạo đại học chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng thứ hai, liên thông từ trung cấp và cao đẳng lên đại học chuyên ngành Kinh tế đầu tư của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình đưa vào giảng dạy tại nhà trường, học phần này ngày càng được hoàn thiện và được đánh giá là rất cần thiết, đáp úng được mục tiêu môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Giáo trinh Thẩm định dự án đầu tư được thiết kế với 3 tín chỉ nhằm cung cấp kiến thức cơ bản nhất về thẩm định dự án đầu tư ở Việt Nam. Giáo trinh này được biên soạn để đáp ứng yêu cầu sử dụng làm tài liệu giảng dạy, tham khảo và học tập cho các giảng viên, sinh viên chuyên ngành Kinh tế đầu tư tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Giáo trinh Thẩm định dự án đầu tư là sự kế tiếp logic, gắn kết khoa học những kiến thức liên quan đến đầu tư đã được giảng dạy trong những môn học thuộc chuyên ngành kinh tế đầu tư.
Giáo trình Thẩm định dự án đầu tir là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các chù đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư lựa chọn được các dự án phù hợp và có tính khả thi cao. Giáo trình cũng là tài liệu tham khảo tốt cho giảng viên, nghiên cứu sinh,
10
học viên cao học, sinh viên các chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thương mại quốc tế, kinh tế phát triển; cho cán bộ thẩm định dự án đầu tư ở các cơ quan quản lý và kinh doanh.
Với những mục tiêu quan trọng nêu trên, giáo trình Thẩm định dự án đầu lư đã được tập thể giảng viên Bộ môn Kinh tế Đầu tư biên soạn một cách công phu, tham khảo và cập nhật đa dạng các tài liệu về thẩm định dự án đầu tư nhằm gắn kết giữa lý thuyết với thực tế.
Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư gồm 05 chương do Tiến sĩ Nguyễn Tiến Long là Chủ biên; với sự tham gia biên soạn của đội ngũ giảng viên Bộ môn như sau:
TS. Nguyễn Tiến Long và ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền tham gia biên soạn chương 3;
TS. Nguyễn Thị Thúy Vân và ThS. Đặng Kim Oanh tham gia biên soạn chương 1;
ThS. Hà Vũ Nam, ThS. Đinh Trọng Ân, ThS. Trần Phạm Văn Cương và ThS. Phạm Lê Vân tham gia biên soạn các chương 2 và 5;
ThS. Hoàng Thị Thu Hằng và ThS. Vũ Việt Linh tham gia biên soạn chương 4.
Tập thể tác giả xin ưân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan của nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để xuất bản giáo trình này. Tập thể tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong các Hội đồng Thẩm định đã phản biện và có những đóng góp khoa học rất quý báu để hoàn thiện giáo trình.
Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý của độc giả để hoàn thiện giáo trình ở lần tái bản tiếp theo.
Tập th ể tác giả biên soạn
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH
D ự ẮN ĐẦU TƯ
Những vấn đề được trình bày trong chương 1 bao gồm tổng hợp những kiến thức cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư; nhắc lại những vấn đề trong soạn thảo dự án đầu tư; khái quát những vấn đề chung về thẩm định dự án đầu tư. Từ đó, giúp người học hiểu rõ được những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án đầu tư: (i) Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư; (ii) Mục tiêu của thẩm định dự án; (iii) Nội dung cơ bản của thẩm định dự án đầu tư; (iv) Các bên liên quan và hường lợi từ thẩm định dự án đầu tư; (v) Thời điểm tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Mặt khác, các kỹ năng phân tích, liên hệ thực tiễn sẽ được cung cấp cho người học.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀU TƯ
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là hoạt động có mục đích, trước hết nhằm tạo dựng và vận hành một tài sản đầu tư nào đó ở dạng tài sản vật chất, vốn hay tài chính,... gọi chung là các nguồn lực. Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ các nguồn lực, quản lý và sử dụng nguồn lực nhằm mục đích sinh lợi. Mục đích đầu tư đạt được thường phải cần một thời gian nhất định trong tương lai. Trong điều kiện cuộc cách mạng số bùng nổ - cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) - Thời kỳ sản xuất thông minh nhờ đột phá của công nghệ số cần tập trung đầu tư vào đầu tư phát triển ngành và lĩnh vực công nghệ có hàm lượng tri thức cao, chú trọng vào đầu tư vô hình và đáu tư vào con người.
12
Đầu tư có nhiều khái niệm khác nhau tùy theo các tiêu chí cụ thể được xem xét:
Đầu tư là cam kết về tiền hoặc tư bản để mua các công cụ tài chính hoặc các tài sản khác để thu lợi nhuận dưới hình thức lãi, thu nhập hoặc nâng cao giá trị của công cụ. Đầu tư có liên quan đến việc tiết kiệm và trì hoãn tiêu dùng.
Theo Nguyễn Xuân Thủy (2010): “tìầu tư là hoạt động sử dụng tiền von, tài nguyên để sàn xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội ” [19; tr. 11]
Nguyễn Bạch Nguyệt (2013) khẳng định: “Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong (ương la i” [14; tr. 5]
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn xã hội.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thống (2013) đã nêu: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ von bằng các loại tài sàn hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư trong một ihời gian nhất định nhằm thu về lợi nhuận, lợi ích kinh tế xã hội ” [ 18; tr. 3]
Theo Zvi Bodie và cộng sự (2013), ‘‘Đầu tư là cam kết hiện tại về tiền hoặc các nguồn lực khác với mong muốn íhu được lợi ích trong tương la i” [31; tr. 2], Một cá nhân có thể mua cổ phần mà dự đoán cổ phiếu đó tăng thỉ khoản tiền đầu tư này sẽ chịu sự ràng buộc về thời gian cũng như rủi ro từ việc đầu tư. Thời gian bạn dành đề đọc sách này (Không ngụ ý đến chi phí của nó) cũng là một sự đầu tư. Bạn đang từ bỏ giải trí hoặc thu nhập hiện tại, bạn có thể kiếm được một công việc như mong đợi trong tương 13
lai. Công việc ấy sẽ chứng minh một cách rõ ràng, đầy đủ cho cam kết về thời gian và công sức này. Hai công cuộc đầu tư khác nhau, nhưng suy cho cùng cốt lõi của các khoản đầu tư đều là: Bạn hy sinh một cái gi đó có giá trị ngay lúc này, mong đợi nhận được lợi ích từ sự hy sinh đó sau.
Như vậy, có thể khái niệm: “Đầu tư là việc sử dụng nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động trong một khoảng thời gian cụ thể nhằm thu được lợi ích trong tương lai
1.1.2. Đặc điểm hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư phải có nguồrì lực: Nguồn lực có thể là tiền; tài sản như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng, giá trị quyền sử dụng đất/mặt nước/mặt biển,...; các nguồn tài nguyên thiên nhiên; sức lao động; bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ th u ậ t;...
Thời gian đầu tư tương đổi dài. Thời hạn đầu tu được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư. Chính đặc điểm này mà người lập dự án cũng như người thẩm định dự án cần phải có tầm nhìn xa hay có những dự báo cho tất cả các hoạt động như dự báo cung cầu biến động, dự báo sự thay đổi của lãi suất cũng nhu tỉ lệ lạm phát, dự phòng những rủi ro có thể xảy ra (bao gồm cả rủi ro khách quan và chủ quan). Bởi lẽ tất cả những yếu tố ấy đều tác động đến dòng tiền của dự án.
Lợi ích của hoạt động đầu tư biếu hiện ở cả khía cạnh tài chính và kinh tế xã hội: Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đầu tư; lợi ích kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, cộng đồng. Căn cứ vào lợi ích tài chính mà chủ đầu tư (bao gồm cả trường hợp chủ đầu tư là Nhà nước) sẽ cân nhắc để quyết định có đầu tư hay không? Căn cứ vào lợi ích kinh tế xã hội mà Nhà nước sẽ ra quyết định cấp phép đầu tư cho các dự án mà chủ đầu tư không phải là nhà nước hay không?
14
1.1.3. Phân loại đầu tư
Theo quan hệ quàn lý cùa chủ đầu tư, gồm: (i) Đầu tu trực tiếp; và (ii) Đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư trực tiếp là hỉnh thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Chủ thể bỏ vốn đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của mình.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đây là hình thức đầu tư trong đó, người bỏ vốn và người quản trị sử dụng vốn là những chủ thể khác nhau. Người bỏ vốn thường là tổ chức và cá nhân cho vay vốn, họ luôn có lợi nhuận do thu lãi suất cho vay. Trong mọi tình huống về kết quả của hoạt động đầu tư, dù lãi hay lỗ thì người bỏ vốn đều không chịu trách nhiệm pháp nhân.
Theo hình thức đầu tư, gồm: (i) Đầu tư mới; và (ii) Đầu tư chiều sâu/ mở rộng quy mô sản xuất.
- Đầu tư mới là hoạt động bỏ vốn để xây dựng các công trình với mục đích tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hoặc hình thành các đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân riêng.
- Đầu tư chiều sâu/ mở rộng quy mô sản xuất là hoạt động bỏ vốn để mở rộng công trình cũ đang hoạt động, nâng cao công suất, tăng thêm mặt hàng, hoặc nâng cấp, hiện đại hoá, đồng bộ hoá dây chuyền sàn xuất, dịch vụ fren cơ sở các công trình sẵn có.
Theo nguồn von đầu tư, gồm. (i) Đầu tư sử dụng nguồn vốn trong nước; và (ii) Đầu tư sừ dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. - Đầu tư sử dụng nguồn vốn trong nước là hoạt động đầu tư sử dụng phần tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội. Nguồn vốn trong nước bao gồm: Nguồn vốn nhà nước (vốn ngân sách nhà nước; vốn tín dụng đầu tư phát triển cùa nhà nước; vốn đầu tư phát 15
triển của doanh nghiệp nhà nước); Nguồn vốn cùa dân cư và tư nhân (tiết kiệm của dân cư; tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã).
- Đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài là hoạt động đầu tư sử dụng phân tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Tài trợ phát triển chính thức (ODF-Official Development Finance); Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment); Tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế; vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế. Trong đó, tài trợ phát triển chính thức bao gồm Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA- Official Development Assistance) và các hình thức tài trợ khác, nhưng ODA chiếm tỉ trọng chủ yếu trong ODF.
1.2. D ự ÁN ĐẦU TƯ
1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư
Theo tác giả Anton Zandhuis và cộng sự (2013), dự án được định nghĩa nhu sau: “Dự án là một quá trình đơn nhất bao gồm một tập hợp các hoạt động phổi hợp và kiểm soái; có ngày bal đầu và ngày kết thúc, được thực hiện để đạt mục tiêu phù hợp với yêu cầu cụ thể, bao gồm rất nhiều những ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực” [27; tr. 15]
Theo Luật Đầu tư của Việt Nam năm 2014: "Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bò vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu lư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định" [Khoản 2, Điều 3, Luật đầu tư, số 67/2014 QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014],
Tác giả Nguyễn Bạch Nguyệt (2013) cho rằng dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ khác nhau [14; tr. 13-14], - về mặt hình thức. Dự án là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
16
- Xét trên góc độ quan lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.
- Xét trên góc độ kế hoạch. Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho cho các quyết định đầu tu và tài trợ.
- về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cài tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Như vậy, dự án đầu tư gồm 4 thành phần chính:
- Mục tiêu của dự án thể hiện ở hai mức: (i) Mục tiêu phát triển, thể hiện sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của một quốc gia. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế xã hội; (ii) Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư, đó là các mục tiêu cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích tài chính mà chủ đầu tư thu được từ dự án. Tất cả các mục tiêu trên cần được biểu hiện bằng kết quả cụ thể như: Ngân sách được tăng thêm từ dự án; dự án giải quyết được thêm bao nhiêu việc làm cho người lao động; dự án mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho chủ đầu tư.
- Các két quà cùa dự án: Là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án.
- Các hoạt động'. Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và sự phân công trách nhiệm cụ thể cùa các bộ phận thực hiện ở địa điểm cụ thể sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
17
- Các nguồn lực: bao gồm vật chất, tài chính và con ngưcần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá fri hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. Tất cả các dự án đều được xây dựng và thực hiện trong sự giới hạn về nguồn lực.
Tóm lại, dự án đầu tư là một tập hợp các hoại động nhằm sử dụng cỏ hiệu quà các yếu tổ đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu và kế hoạch đã định.
1.2.2. Đặc trung của dự án đầu tư
Dự án đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau:
Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng: Tất cả các dự án đều xác định rõ mục đích, mục tiêu cụ thể. Đó có thể là những công trình, hạng mục công trình, nhà máy, xưởng sản xuất, dây chuyền sản xuất kinh doanh, toà nhà, khu nghi dưỡng, khu vui chơi giải trí, đường sá, cầu cống...Mỗi dự án lại bao gồm nhiều mục đích, mục tiêu cần đạt được. Tập hợp những mục đích, mục tiêu ấy hình thành nên mục đích, mục tiêu chung của dự án ở các khía cạnh về thời gian, chi phí và chất lượng.
Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại là hữu hạn: Mỗi một dự án có thòi điểm bắt đầu và kết thúc riêng. Thời gian là rất cần thiết để thực hiện dự án nhưng thời gian cũng có mối liên hệ với dự án ở khía cạnh các cơ hội của dự án.
Dự án có sự tham gia của nhiều bên: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước,...
Sản phẩm của dự án mang, tính đơn chiếc, độc đáo. Khác với những sản phẩm sản xuất hàng loạt, đại trà thì sản phẩm và dịch vụ của dự án là một sự sáng tạo, duy nhất, hầu như không có sự lặp lại như: Tượng Nữ thần Tự do (Mĩ); Tháp Eiffel (Paris); Kim Tự Tháp (Ai Cập); Tháp Rùa - Hồ Hoàn Kiếm, Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cung Đinh Huế, Cầu Nhật Tân (Việt N am )... Không thể tránh khỏi tính “duy
18
nhất” dễ gây hiểu lầm khi những dự án có tồn tại sự tương tự giữa chúng như các quán cafe, nhà h àn g ... thì chúng ta vẫn khẳng định rằng các dự án đó chắc chắn vẫn có sự khác nhau, có thể là khác nhau về thiết kế, đối tượng khách hàng, cách cung cấp hay thụ hưởng sản phẩm dịch vụ... Chính những điều đó tạo nên sự khác biệt, nét duy nhất, độc đáo của dự án.
Môi trường hoại động cùa dự án: Là “va chạm” giữa các dự án có sự tương tác phức tạp - chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm; dự án cạnh ừanh nhau; có sự tương tác giữa bộ phận quản lý này với bộ phận quản lý khác, thậm chí có trường hợp các thành viên Ban quản lý dự án không biết phải thực hiện mệnh lệnh từ ai khi có “hai thủ trưởng” với hai mệnh lệnh mâu thuẫn nhau...
Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao\ Do đặc điểm thời gian thực hiện dự án đầu tư thường kéo dài nên các dự án thường có độ rủi ro cao vỉ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất định theo thời gian như: lãi suất thay đổi, tình hình cung - cầu thị trường khó lường trước, biến động của giá, môi trường kinh tế - chính trị
- xã hội thay đổi, dễ tụt hậu về công nghệ...
1.2.3. Phân loại dự án đầu tư
Theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án: Theo
đó, dự án được phân thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm c (Chi tiết tại Phụ lục 02).
Theo nguồn von đầu tư, gồm : (i) Dự án sử dụng ngân sách nhà nước; (ii) Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; (iii) Dự án sử dụng vốn của doanh nghiệp, (iv) Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
1.2.4. Chu kỳ dự án đầu tư
Một hoạt động đầu tư được xem như bắt đầu từ ý tường về dụ án đầu tư. Bất kỳ một dự án đau tư nào cũng được hình thành từ một
ý tưởng ban đầu của nhà đầu tư. Từ ý tưởng cùa dự án đến đến việc xây dựng, thực hiện và kết thúc dự án là cả một quá trình. Quá trình này thường được chia làm 3 giai đoạn và trong mỗi giai đoạn lại gồm rất nhiều công việc diễn ra vừa tuần tự vừa đan xen lẫn nhau; được gọi là Chu kỳ của dự án đầu tư (xem Hình 1.1).
Hình 1.1. Chu kỳ dự án đầu tư
(Nguồn: Nguyễn Bạch Nguyệt, 2013, tr. 18)
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn đầu của quá trình hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm làm rõ nhu cầu xây dựng và tim kiếm những giải pháp kinh tế - kỹ thuật, điều kiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để đi đến quyết định đầu tư dự án. Giai đoạn này gồm những bước chính như sau:
- Soạn thảo dự án đầu tư gồm: Nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư; Nghiên cứu tiền khả thi; Nghiên cứu khả thi;
- Thẩm định dự án đầu tu (đánh giá và lựa chọn dự án) Giai đoạn 2: Thực hiện đầu iư
Đây là giai đoạn tiến hành các hoạt động nhằm tạo nên cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiền đề cho dự án đi vào giai đoạn sau cùng. Giai đoạn này gồm những bước chính:
- Hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án;
- Thiết kế và lập dự toán thi công công trình;
- Thi công xây lắp công trinh;
- Vận hành chạy thử nghiệm thu công trình.
20
Trong giai đoạn này vốn đầu tư được chi ra rất lớn và chưa sinh lời. Thời gian càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn và có thể xảy ra các tổn thất đối với thiết bị chưa hoặc đang được thi công lắp đặt, các công trình đang được xây dựng dờ dang. Thế nhưng, không thể tuỳ tiện rút ngắn thời gian thực hiện đầu tư vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng - lắp đặt công trình, gây ảnh hưởng xấu đến giai đoạn vận hành, khai thác. Như vậy là, vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng - lắp đặt công trình và thời gian thi công là quan trọng hơn cả trong giai đoạn thực hiện đầu tư.
Giai đoạn 3: Vận hành kết quả đầu tư
Đây là giai đoạn cuối cùng của dự án đầu tư. Thực chất của giai đoạn này là đưa công trình đã được xây dựng, lắp đặt xong vào vận hành, khai thác. Tức là, thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của dự án đề ra, trong đó mục tiêu chủ yếu là thu hồi vốn và có lợi nhuận.
Tóm lại, chu kỳ một dự án đầu íư là các bước hoặc các giai đoạn mà mộí dự án phải trải qua, bắt đầu từ khi một dự án mới chi là ỷ đồ đến khi dự án hoàn thành và chấm dứt hoại động.
1.2.5. Soạn thảo dự án đầu tư
Quá trình soạn thảo dự án đầu tư nằm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, được tiến hành qua ba cấp độ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi.
Nghiên cứu cơ hội đầu tư: Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng mang lại hiệu quả và phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của địa phương và đất nước. Để phát hiện ra cơ hội đầu tư, căn cứ vào:
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vùnngành, địa phương;
21
- Nhu cầu thị trường trong nước và thế giới về loại sản phẩm, dịch vụ nào đó;
- Hiện trạng việc sản xuất, cung ứng dịch vụ đó trong nước và trên thế giới như thế nào? Còn chỗ trống trong một thời gian đủ dài để thực hiện dự án không, ít nhất cũng vượt thời gian thu hồi vốn đầu tư cho dự án;
- Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, những lợi thế so sánh với các đơn vị khác, địa phương khác hay với quốc tế.
Việc nghiên cứu cơ hội đầu tu khá sơ lược nhưng bước đầu cũng xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém khả năng đầu tư. Kết thúc giai đoạn này là việc cân nhắc, xem xét để đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi không?
Nghiên cứu tiền khả thi: Giai đoạn này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tu chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc để khẳng định tính khả thi của cơ hội đầu tư đã lựa chọn.
- Nội dung nghiên cứu tiền khả thi là tất cả những vấn đề có liên quan ảnh hường đến công cuộc đầu tư như: Bối cảnh nền kinh tế xã hội ảnh hưởng đến dự án; thị trường; kỹ thuật; tài chính; kinh tế - kỹ thuật... Tuy nhiên, vi là sự lựa chọn sơ bộ cho nên chủ đầu tư chưa nghiên cứu những vấn đề đó một cách chi tiết tỉ mi. Việc nghiên cứu những vấn đề đó ở mức độ trung bình và trong trạng thái tĩnh. Tức là, chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố bất định và các kết quả tính toán chỉ là những ước tính sơ bộ.
- Nghiên cứu tiền khả thi là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu khả thi. Đối với những cơ hội đầu tư có quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển vọng đem lại hiệu quả rõ ràng thì có thề bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
- Sản phẩm của nghiên cứu tiền khả thi là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung sau [Điều 7-Nghị định
22
59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015; Điều 1-Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017; Điều 53-Luật xây dựng, số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014]:
1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng;
2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng;
3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên;
4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp. Cụ thể phương án thiết kế gồm: a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trinh chính của dự án; b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án; c) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có);
5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án;
6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.
Một số lưu ỷ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án nhóm A (trừ dụ án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo 6 nội dung trên thì không phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Nghiên cứu khả thi: Nghiên cứu khả thi là sự lụa chọn cuối cùng cơ hội đầu tư nên chủ đầu tư phải tiến hành nghiên cứu hết sức chi tiết, ti mỉ, toàn diện, triệt để những nội dung về thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế,... có ảnh hường đến công cuộc đầu tư. Điều đáng chú ý là nghiên cứu khả thi diễn ra trong trạng thái động, tức
23
là, có tính đến những yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung cụ thể.
Như vậy, về mặt nội dung, có thể coi nghiên cứu tiền khả thi và khả thi là như nhau. Giữa nghiên cứu tiền khả thi và khả thi chỉ khác nhau về tính chất, mức độ nông, sâu của việc nghiên cứu.
Sản phẩm của nghiên cứu khả thi là Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm Thiết kế cơ sở (gồm thuyết minh và các bản vẽ) và các nội dung khác cùa Báo cáo nghiên cứu khả thi: [Điều 9- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015; Điều 1- Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017; Điều 54- Luật xây dựng, số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014], Thiết kế cơ sở gồm các nội dung sau:
- VỊ trí xây dụng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
- Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
- Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;
- Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;
- Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng chống cháy nổ;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.
Các nội dung, khác của Báo cáo nghiên cứu khá thi gồm :
- Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
- Khả năng đảm bảo các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ
24
tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;
- Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;
- Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;
- Các nội dung khác có liên quan.
Một sổ lưu ỷ về Báo cáo nghiên cứu khả thi:
- Đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi do cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tu thực hiện. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi được lập theo quy định của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 và Nghị định của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
- Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã có quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công;
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng chua có trong quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng thi chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành, Bộ Xây dựng hoặc địa phương theo phân cấp đề xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phù chấp thuận bổ sung quy hoạch ngành trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Thời gian xem xét, chấp thuận bồ sung
25
quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày;
- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp tại khu vực chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép quy hoạch xây dựng theo quy định tại Điều 47 của Luật xây dựng, số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014, để làm cơ sở lập Báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có yêu cầu về bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thi khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, người quyết định đầu tư căn cứ điều kiện cụ thể của dự án có thể quyết định tách họp phần công việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cư để hình thành dự án riêng giao cho địa phương nơi có dự án tổ chức thực hiện. Việc lập, thẩm định, phê duyệt đối với dự án này được thực hiện như một dự án độc lập;
- Khi xây dựng nhà ở riêng lè, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với trường hợp: Công trinh xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỉ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
1.3. THẦM ĐỊNH D ự ÁN ĐẦU TƯ
1.3.1. Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư
Hoạt động đầu tư thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất định. Do vậy, trước khi ra quyết định đầu tư hay cho phép đầu tu, các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp có thẩm quyền cần xem xét, đánh giá lại toàn bộ nội dung dự án, xem thực sự dự án có triển vọng mang lại lợi nhuận không, có phù hợp với mục tiêu phát triên kinh tế xã hội hay không, nếu có thì bằng cách nào và ờ mức độ
26
nào. Quá trinh xem xét nhằm đạt được những mục tiêu nói trên gọi là thẩm định dự án đầu tư.
Tuỳ theo tính chất dự án, mục đích và chủ thể có quyền thẩm định dự án sẽ có những khái niệm khác nhau về thẩm định dự án đầu tư.
Theo tác giả Lưu Thị Hương (2004): Thẩm định dự án là quá trình rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung cùa dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi cùa dự án trước khi ra quyết định đầu tư [4; tr. 14],
Tác giả Nguyễn Kim Anh & Nguyễn Đức Trung (2010) cho rằng: Thẩm định dự án đầu íư là việc tiến hành nghiên cứu phân tích một cách khách quan, khoa học và toàn diện tất cả các nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội để cho phép đầu tư và/hoặc quyết định tài trợ vốn [1; ứ. 40],
Tóm lại, thẩm định dự án là quá trình đánh giá và đặt câu hỏi trước khi các nguồn lực được thực hiện. Đây là một công cụ thiết yếu để các hoạt động đầu tư phát huy được hiệu quả, mục tiêu đã định. Công tác thẩm định cũng là một phương tiện giúp các đối tượng quan tâm đến dự án lựa chọn được những dự án tốt nhất, giúp họ đạt được những gì họ muốn cho cá nhân, cộng đồng xã hội. Có thể hiểu một cách chung nhất về thẩm định dự án như sau: Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức thâm tra, xem xél một cách toàn
diện, khách quan, có cơ sờ khoa học và chi tiết các nội dung của dự án cũng như các nội dung liên quan đến dự án nhằm khang định tính kha thi cùa dự án, từ đỏ ra quyết định về đầu tư, tài trợ vốn hoặc cho phép đầu tư.
Như vậy, khái niệm trên cho thấy:
- Thấm định dự án đầu tư sẽ được tiến hành trước khi dụ án vào thực hiện;
27
- Hoạt động thẩm định dự án đầu tư là quá trình tạo ra sản phẩm, đó là báo cáo thẩm định. Đây là sản phẩm từ trí tuệ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Họ không chỉ có những hiểu biết về môi trường chính trị của đất nước, mà còn đưa ra những đánh giá chính xác về tính khả thi của dự án trên cơ sở các chỉ tiêu đã được xác định một cách chuyên nghiệp;
- Cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tu, không nên quan niệm đây là một thủ tục hợp pháp để được phê duyệt cấp phép đầu tư, cấp vốn, vay vốn hay nhận tài trợ;
- Nhiệm vụ của công tác thẩm định dự án đầu tư là tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá dự án, đưa ra các kết luận, kiến nghị cho phù hợp với dự án, cũng như để dự án được thực thi;
- Để việc thẩm định dự án đạt kết quả cao cần phải đảm bảo tính hợp pháp, toàn diện, khách quan, chuẩn xác, kịp thời;
- Mục tiêu của việc thẩm định dự án đầu tư là đưa ra căn cứ phục vụ cho việc ra quyết định đối với dự án đầu tư.
1.3.2. Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư
Mục tiêu cuối cùng mà các đối tượng quan tâm khi thẩm định dự án, thể hiện: Chủ đầu tư tập trung căn cứ vào lợi nhuận/lợi ích mà chủ đầu tư thu được khi thực hiện dự án để ra quyết định đầu tư hay không. Các tổ chức cho vay vốn quan tâm chủ yếu vào khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi vay của dự án để ra quyết định cho vay hay không. Các cơ quan quản lý nhà nước tập trung vào những đóng góp của dự án vào sự phát triển chung của nền kinh tế, sự phát triển, sự tiến bộ của xã hội, của cộng đồng, từ đó ra quyết định cấp phép đầu tư hay không. Đe đạt được mục tiêu ấy đối với các chủ thể, dự án cần đáp úng được các mục tiêu cụ thể của công tác thẩm định, thể hiện ở các khía cạnh đánh giá:
-Đảnh giá tinh hợp pháp, hợp lý của dự án: Hợp pháp, hợp lý ờ tất cả các nội dung của dự án, hợp lý trong cách thức tính toán chi tiêu cùa dự án;
28
-Đánh giá tính hiệu quà cùa dự án: Xem xét hiệu quả kinh tế tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;
-Đánh giá khả năng thực hiện cùa dự án: Các phương án, giải pháp được lựa chọn phải phù hợp với thực tế, có tính hiện thực, có khả năng thực hiện trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở địa phận đã dự tính.
1.3.3. Những yêu cầu đặt ra trong thẩm định dự án
Yêu cầu chung trong thẩm định dự án: Xuất phát từ vai trò và đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển, công tác chuẩn bị đầu tư là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Thẩm định là giai đoạn tiếp theo của quá trình soạn thảo dự án. Kết quả của thẩm định dự án là cơ sở để ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ dự án. Chính vì thế, yêu cầu chung được đặt ra đối với công tác thẩm định dự án:
Đảm bảo tính khách quan: Dự án phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Dự án có yếu tố nước ngoài thì phải tuân theo thông lệ quốc tế và pháp luật nước sở tại. Đe phát huy cao tính khách quan trong công tác thẩm định dự án, cần có sự tham gia, lấy ý kiến độc lập của chuyên gia, nhà tư vấn;
Các nội dung của dự án đầu tư cần phải được xem xét đánh giá một cách toàn diện và khoa học. Do dự án có liên quan đến nhiều chủ thể và mang tính chuyên ngành nên cần có sự phân tích, đánh giá, ý kiến cùa các bên, kèm theo đó là những ràng buộc trách nhiệm nhằm đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các kết quả nghiên cứu;
Đảm bảo tính kịp thời trong công tác thẩm định nhằm không bỏ lỡ cơ hội đầu tu. Theo quy định, thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dụng như sau [Điều 59, Luật xây dựng, số 50/2014-QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014]:
- Không quá 90 ngày đối với dụ án quan trọng quốc gia; - Không quá 40 ngày đối với dụ án nhóm A;
- Không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B;
29
- Không quá 20 ngày đối với dự án nhóm c và dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định thì cơ quan, tổ chức thẩm định phải báo cáo cơ quan cấp trên xem xét, quyết định việc gia hạn. Thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng với từng nhóm dự án trên.
Yêu cầu đổi với cán bộ thực hiện công tác thắm định dự án: Trong hoạt động thẩm định chính con người là chủ thể trực tiếp xây dựng quy trình thẩm định với những chỉ tiêu, phương pháp, trình tự nhất định, đồng thời trực tiếp tổ chức thu thập thông tin, sử dụng kiến thức khoa học, kiến thức thực tế và những phương pháp, kỹ thuật phân tích thông tin để đánh giá dự án. Do vậy để đưa ra ý kiến có sức thuyết phục thì cán bộ thẩm định cần đảm bảo những yêu cầu nhất định, cụ thể:
- Năng lực chung: (i) Khả năng hiểu biết về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của ngành và của địa phương, các quy chế luật pháp về kinh tế, quản lý kinh tế, đầu tư và xây dựng, quản lý đầu tư và xây dụng của Nhà nước; (ii) Khả năng hiểu biết về điều kiện, đặc điểm cụ thể của môi trường xung quanh dự án, điều kiện tình hình kinh tế xã hội chung của địa phương, đất nước và thế giới.
- Năng lực chuyên môn: (i) Khả năng nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, mối quan hệ kinh tế tài chính tín dụng của chủ đầu tư hay doanh nghiệp với các chủ đầu tư khác hay doanh nghiệp khác, với các tổ chức tín dụng và ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo cho dự án được cung cấp vốn đầy đủ, kịp thời trong suốt vòng đời dự án; (ii) Khả năng khai thác được những số liệu trong báo cáo tài chính của chủ đầu tư hay doanh nghiệp; (iii) Khả năng xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án. Cán bộ thẩm định thường xuyên thu thập các định mức kinh tế kỹ thuật để phục vụ cho việc nghiên cứu thẳm
định; (iv) Khả năng đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện về 30
nội dung của dự án, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong việc thẩm định dự án; (v) cần thường xuyên hoàn thiện quy trình thẩm định, phối hợp phát huy trí tuệ tổng thể; (vi) Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn phải am hiểu về kỹ thuật nghiệp vụ để tư vấn cho chù đầu tư hay doanh nghiệp từ khâu thu thập thông tin, lập dự án, ký kết hợp đồng tín dụng, chọn phương thức thanh toán có lợi, các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng sao cho có lợi nhất và đảm bảo an toàn.
1.3.4. Vị trí của thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án là giai đoạn tiếp theo của quá trình soạn thảo dự án đầu tư. Thẩm định dự án là một yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở ra quyết định đầu tư. Kết quả của thẩm định là cơ sở để ra quyết định chấp thuận hay bác bỏ dự án.
r
Soạn Giai
thảo đoạn
dự án chuẩn bị
đầu tư
Hình 1.2. Vị trí thẩm định dự án đầu tư
Nguồn: Nhỏm tác giả xây dựng
Thâm định dự án đầu tư đóng vai trò then chốt giữa việc dự án được phác thảo trên giấy với việc dự án được tiến hành trong thực tế hay không; việc thục hiện dự án chỉ được phê duyệt sau khi đã có kết quả thẩm định dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
31
1.3.5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định chù đầu tư: Thẩm định chủ đầu tư nhằm đánh giá xem chủ đầu tư có đủ năng lực để thực hiện dự án hay không? Các khía cạnh cần quan tâm đối với chủ đầu tư là: (i)Tư cách và năng lực pháp lý; (ii) Năng lực tài chính; (iii) Năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh; (iv) Mối quan hệ với các tổ chức tín dụng.
Một là, tư cách và năng lực pháp lý thể hiện ở các thông tin: - Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chi hành nghề đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, giấy chứng nhận đầu tư. c ầ n xem xét dự án đang đánh giá có phù hợp với ngành nghề kinh doanh mà chủ đầu tư được cấp phép hay không, xem xét thêm kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với lĩnh vực của dự án;
- Điều lệ doanh nghiệp: Xem xét điều lệ của doanh nghiệp, tỉ lệ góp vốn của từng thành viên trong doanh nghiệp, điều khoản trả nợ vay khi doanh nghiệp giải thể, phá sản,...
- Quyết định bổ nhiệm và các thông tin của những người đảm nhận các chức vụ chủ chốt trong doanh nghiệp như: Chủ tịch hội đồng quản trị; Tổng giám đốc/Giám đốc; Kế toán trường,...
- Biên bản họp quyết định đầu tư dự án, về việc ủy quyền cho người đại diện doanh nghiệp đứng ra thực hiện các giao dịch hay chịu trách nhiệm ký kết các văn bản, giấy tờ liên quan đến dự án;
- Người đại diện chính thức cho chủ đầu tư, địa chỉ, hồ sơ, cách liên lạc;
- Biên bản của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị về việc dùng tài sản nào để đảm bảo nợ vay ở ngân hàng;
- Địa chỉ trụ sở chủ đầu tư, số điện thoại, số fax liên h ệ ... - Kết luận sau khi xem xét, đánh giá: Doanh nghiệp (chủ đầu tư) có tư cách pháp nhân không? Cán bộ, lãnh đạo đơn vị là những người có kinh nghiệm trong quản lý và trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh không? Các vị trí lãnh đạo được phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể không? Vỉ những điều này đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
32
Hai là, năng lực tài chính cùa chu đầu tư: Thể hiện thông qua hồ sơ tài chính do chủ đầu tư cung cấp: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. Từ đó tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính, đánh giá cấu trúc tài chính, khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Kết luận sau khi xem xét, đánh giá: Doanh nghiệp có tiềm lực về mặt tài chính không? Trong trường hợp dự án đầu tư không đạt hiệu quả như mong muốn, thậm chí là thất bại, chủ đầu tư có khả năng chịu trách nhiệm và chi trả các khoản tổn thất mà dự án phải chịu không?
Ba là, năng lực điều hành, quản ¡ý sản xuất kinh doanh: Thể hiện thông qua bộ máy quản lý của doanh nghiệp và người lãnh đạo. Những người lãnh đạo giỏi thường thích nghi với sự biến động của môi trường xung quanh và giảm thiểu rủi ro mà doanh nghiệp phải đổi mặt, đảm bảo khả năng ưà nợ ngân hàng. Không có doanh nghiệp nào hoạt động mà không muốn đạt hiệu quả, nhưng ngoài việc có nhiều yếu tố biến động thì năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo hạn chế cũng khiến việc thực hiện các mục tiêu đề ra bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo còn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn nên nhiều khi họ không dự đoán được các biến động của thị trường, không xử lý được các vấn đề phát sinh trong hoạt động đầu tư kinh doanh, kéo theo đó là những tác động khó lường đến việc thực hiện nhiệm vụ và các hoạt động khác. Để đánh giá năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của các chù thể (chù đầu tư), sẽ thông qua việc đánh giá năng lực lãnh đạo và quản lý (người lãnh đạo, độ tuổi, sức khỏe, thời gian đảm nhận chức vụ, trình độ, kinh nghiệm, chuyên môn, cách thức quản lý, tầm nhìn, đạo đức, uy tín lãnh đạo, sự đoàn kết trong ban lãnh đạo...); Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (số lượng lao động, chất lượng lao động, thời gian làm việc của lao động, tuổi trung bỉnh, thu nhập của lao động, chính sách tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, thăng chức...); Khả năng phát huy năng lực sàn xuất hiện tại cho việc triển khai dụ án (Đơn vị có kinh nghiệm hoạt động ở lĩnh vực dự án không, đơn vị đang sản xuất/kinh
33
doanh sản phẩm gì, có những loại dây chuyền máy móc thiết bị gì, công suất hiện tại của đom vị là bao nhiêu và có tương đương với các đơn vị cùng ngành không,...)
Kết luận sau khi xem xét, đánh giá: Lãnh đạo doanh nghiệp có khả năng lãnh đạo, điều hành và quản lý tốt không? Chuyên môn, kinh nghiệm của lãnh đạo/người quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có phù hợp với lĩnh vực của dự án không?
Bổn là, mối quan hệ với các tố chức tín dụng-. Thông qua lịch sử quan hệ của doanh nghiệp/chủ đầu tư với các tổ chức tín dụng. Qua đó sẽ có phân tích tổng thể, đánh giá tiềm năng, cơ hội, rủi làm căn cứ đưa ra các quyết định đối với dự án. Mối quan hệ của chủ đầu tư với các tổ chức tín dụng thể hiện thông qua các chỉ tiêu. - Lịch sử trả nợ của doanh nghiệp trong 12 tháng;
- Tình hình nợ quá hạn của tổng nợ hiện tại;
- Tình hình cung cấp thông tin của doanh nghiệp theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng trong 12 tháng qua;
- Tỉ ừọng doanh thu chuyển qua ngân hàng ừong tổng doanh thu (trong 12 tháng qua) so với tỉ trọng tài trợ vốn của ngân hàng trong tổng số vốn được tài trợ của doanh nghiệp;
- Mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác) của ngân hàng;
- Thời gian quan hệ tín dụng với ngân hàng;
- Tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua.
Kết luận sau khi xem xét, đánh giá: Doanh nghiệp có lịch sử sử dụng các sản phẩm dịch vụ của những tổ chức tín dụng nào? Lịch sử vay nợ và trả nợ với các tổ chức tín dụng ra sao? Từ đó đánh giá tiềm năng, cơ hội hay rủi ro có thể xảy ra trong mối quan hệ tín dụng của doanh nghiệp.
Thảm định nội dung của dự án đầu tư. Để thẩm định nội dung dự án đầu tư cần đảm bảo ở 8 khía cạnh (xem Hình 1.3).
34
Hình 1.3. Các nội dung thẩm định dự án đầu tir Nguồn: European Commission, 2ON và nhóm tác già 35
Một là, thẩm định khía cạnh pháp ¡ý của dự án, gồm thẩm định các văn bản liên quan, đó là:
- Chiến lược/quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chiến lược/quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng;
- Các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đầu tư và các lĩnh vực khác có liên quan đến dự án: Luật đầu tư, luật xây dựng, luật đầu tư công;
- Các văn bản liên quan đến địa điểm: Thỏa thuận với Viện quy hoạch, ủ y ban địa phương. Ý kiến của các Bộ, N gành liên quan: Bộ Văn hóa thông tin, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên Môi trường,...
- Các văn bản liên quan đến phần vốn của các bên liên quan đến đất đai, nhà xưởng, thiết bị văn phòng... Đây là một nội dung pháp lý phức tạp, cần có sự thỏa thuận giữa các bên tham gia đầu tư nhất là phần giá cả, thỏa thuận này phải có xác nhận của cơ quan có trách nhiệm;
- Các văn bản có ý kiến của các cấp chính quyền, các ngành chủ quản đối với dự án;
- Các văn bản khác (nếu có).
Kết luận sau khi xem xét, đánh giá: Dự án có đảm bảo tính pháp lý, có phù hợp với các quy định của nhà nước không, các văn bản pháp lý mà dự án áp dụng có phải là những văn bản, quy định có hiệu lực gần nhất hay không?
Hai là, thẩm định sự cần thiết phải đầu tư: Là xác định mức độ cấp thiết của dự án đối với doanh nghiệp, đối với ngành và nền kinh tế. Mối quan tâm hàng đầu của người thẩm định khi xem xét, đánh giá dự án là tại sao cần đầu tư dự án? những mục tiêu dự án sẽ đạt được là gì? Để trả lời cho câu hỏi này thì người thẩm định phải nắm bắt được những vấn đề sau:
- Mục tiêu của dự án có phù họp và đáp ứng mục tiêu của ngành, của địa phương và của cả nước không (căn cứ vào định 36
hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước hoặc của địa phương trong từng giai đoạn).
- Đánh giá về sự cần thiết của dự án trước những đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của thị trường? Neu dự án được thực hiện sẽ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và nền kinh tế - xã hội như thế nào.
- Đánh giá quan hệ cung cầu của sản phẩm dự án ở hiện tại và dự đoán trong tương lai, từ đó xác định được khả năng tham gia thị trường cũng như tiềm năng phát triển của dự án.
- Nếu là đầu tư để cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp hiện có thì đánh giá về trình độ sản xuất, chất lượng quy cách, giá cả sản phẩm trước và sau khi đầu tư vào dự án. Phân tích năng lực máy móc, thiết bị, quy mô sản xuất hiện có so với nhu cầu thị trường hiện tại, từ đó nêu bật lên sự cần thiết phải đầu tư để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, bắt kịp trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực và quốc tế, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Nếu dự án được thực hiện sẽ đem lại những lợi ích cụ thể gì cho địa phương, cho ngành và cho nền kinh tế quốc dân.
Nhìn một cách tổng thể, các dự án có rất nhiều mục tiêu khác nhau cần phải đạt được. Tuy nhiên, đối với một dự án sản xuất kinh doanh thì mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hoá lợi nhuận từ đồng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, dự án còn có thể giải quyết nhiều mục tiêu khác như tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị phần, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo sản phẩm thay thế nhập khẩu, xuất khẩu tăng thu ngoại tệ hoặc đem lại những lợi ích kinh tế xã hội khác...
Kết luận sau khi xem xét, đánh giá: Dự án có nhất thiết phải đầu tư không? Những lợi ích khi thực hiện dự án là gi? Nếu không thực hiện dự án đó vào thời điểm này thì có tốt hơn không.
Ba là, thủm định khía cạnh thị trường cùa ílự án: Thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô cùa dự án. Thẩm định khía cạnh thị trường nhằm đánh giá sản phẩm của dự án
37
có phù hợp với khách hàng mục tiêu hay không? Việc xác định quy mô dự án dự định sản xuất và giá bán sản phẩm cũng như cách thức phân phối đưa sản phẩm đến với khách hàng có khả thi không? Sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường không? Tất cả những vấn đề trên được chi tiết ở các nội dung cần phân tích:
- Phân tích tình hình cung - cầu thị trường về sản phẩm dự án ở hiện tại;
- Xác định thị trường mục tiêu, xác định sản phẩm của dự án;
- Dự báo tỉnh hình cung - cầu thị trường về sản phẩm dự án trong tương lai;
- Xem xét phương án đưa sản phẩm tới khách hàng;
- Đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm
Kết luận sau khi xem xét, đánh giá: Sản phẩm của dự án mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế? Đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt cho thị trường như thế nào cả ở hiện tại và tương lai?
Bổn là, thẩm định khía cạnh kỹ thuật - công nghệ của dự án: Thẩm định khía cạnh công nghệ kỹ thuật của dự án là việc xem xét đánh giá phương án sản xuất, việc lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên liệu, địa điểm,... có phù hợp với những ràng buộc về vốn, trình độ quản lý, quy mô thị trường, phù hợp với những điều kiện hiện có trong nước mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm. Dự án có những ảnh hưởng gì đến môi trường xung quanh dự án. Các nội dung chính khi nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật - công nghệ gồm:
- Xác định công suất cùa dự án;
- Lựa chọn công nghệ kỹ thuật cho dự án;
- Lựa chọn máy móc cho dự án;
- Lựa chọn nguyên vật liệu cho dự án;
- Lựa chọn địa điểm thực hiện dự án;
- Đánh giá tác động môi trường của dự án
Kết luận sau khi xem xét, đánh giá: Dự án đưa ra các phương án lựa chọn đã phù họp điều kiện hiện tại của doanh nghiệp chưa (phù hợp với năng lực tài chính; năng lực quản lý của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý của doanh nghiệp; khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới của nguồn nhân lực hiện tại,...). Thêm vào đó, phương án lựa chọn, các giải pháp thiết kế của dự án có phù hợp với điều kiện, sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển kinh tế của vùng, địa phương nói riêng? Công suất, công nghệ, máy móc có phù hợp với tình hình cung - cầu hiện tại và tương lai đối với sản phẩm của dự án.
Năm là, thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự: Con người và bộ máy tổ chức của nó là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công ừong mọi hoạt động. Tổ chức quản lý và nhân sự luôn gắn liền với các hoạt động của dự án, từ khi xuất hiện cơ hội đầu tư đến khi dự án đi vào thực hiện và vận hành thì vai trò của công tác tổ chức quản lý và nhân sự ngày càng thể hiện rõ nét và cho thấy tầm quan trọng của công tác này trong việc thực hiện mục tiêu của dự án, việc khai thác, phát huy có hiệu quả các nguồn lực. Người thẩm định cần đánh giá những vấn đề sau:
- Hình thức tổ chức quản lý dự án trong từng giai đoạn; - Dự kiến nhân sự và cơ cấu lao động của dự án.
Ket luận sau khi xem xét, đánh giá: Cơ cấu tổ chức quản lý dự án hợp lý chưa (hợp lý với các nhiệm vụ của từng bộ phận, phù hợp với quy mô sản xuất cũng như điều kiện cụ thể của từng dự án.
Sáu là, thâm định khía cạnh lài chính của dự án: Là việc xác định tất cả các khoản thu - chi trong thời gian sống của dự án, nhằm đánh giá tính khả thi của dự án; đánh giá lợi nhuận cùa chủ dự án và các bên liên quan; đánh giá khả năng đứng vừng về mặt tài chính của dự án. Thâm định tài chính dự án gồm nhiều nội dung liên quan
39
chặt chẽ với nhau. Những nội dung chủ yếu được người thẩm định chú trọng:
- Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án;
- Xác định dòng ngân lưu tài chính dự án;
- Tính các chi tiêu hiệu quả tài chính dự án;
- Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính dự án
Kết luận sau khi xem xét, đánh giá: Dự án có hiệu quả về mặt tài chính không và thể hiện có hiệu quả như thế nào.
Bẩy là, thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội: Là xem xét, đánh giá một dự án đầu tư trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là phân tích đầy đủ, toàn diện những đóng góp thực sự của dự án vào việc phát triển nền kinh tế quốc gia và việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Các nội dung cơ bản cần thẩm định gồm:
- Giá kinh tế của dự án;
- Xác định dòng ngân lưu dự án gồm tất cả các lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế;
- Tính các chi tiêu hiệu quả kinh tế.
Kết luận sau khi xem xét, đánh giá: Dự án có hiệu quả về mặt kinh tế xã hội không và thể hiện có hiệu quả nhu thế nào.
Tám là, thấm định về đánh giá rủi ro của dự án: Dự án đầu tư được lập và tính toán các kết quả đều dựa trên những dự tính nếu dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thị trường luôn biến động, rất nhiều yếu tố có tác động đến dự án sẽ thay đổi, đặc biệt là khó lường trước nhũng biến động xấu trong tương lai vì vậy rủi ro là điều khó tránh khỏi. Đối với người lập dự án và người thẩm định dự án, việc đánh giá được mức độ rủi ro là một thông tin rất quan trọng trong việc ra các quyết định đối với dự án đầu tư. Để đánh giá rủi ro dự án đầu tư, người thẩm định thường thực hiện thông qua:
- Phân tích độ nhạy;
40
- Phân tích rủi ro định tính (Phân tích tình huống/kịch bản); - Phân tích rủi ro xác suất (phân tích mô phỏng);
- Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro
Kết luận sau khi xem xét, đánh giá: Dự án có thể gặp phải những rủi ro gì? Hậu quả ra sao? Từ đó đề xuất các phương án phòng ngừa hay khắc phục như thế nào.
1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được quyết định bằng việc cán bộ thẩm định đưa ra một kết luận chính xác về hiệu quả của dự án. Có thể phân thành hai nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư đó là: (i) Nhóm yếu tố chủ quan và (ii) Nhóm yếu tố khách quan.
Nhóm yếu tố chù quân'. Là những nhân tố thuộc về phía cơ quan tổ chức thẩm định, vì thế các đơn vị này có thể chủ động kiểm soát được công tác thẩm định để có thể mang lại hiệu quả cao nhất khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư.
- Con người và công tác tổ chức thẩm định dự án: Nhà quản lý và cán bộ thẩm định là những người quyết định trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Những tố chất của mỗi người mà chúng ta quan tầm là năng lực, trình độ, kinh nghiệm và tư cách đạo đức nghề nghiệp. Để thẩm định đạt kết quả cao, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải biết kết hợp nhuần nhuyễn năng lực sẵn có của bản thân, trình độ chuyên môn và những kinh nghiệm thực tế, đặc biệt phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp vô tư, trong sáng, biết đặt lợi ích công việc lên hàng đầu trong quá trình thục hiện nhiệm vụ của mình nhằm đưa ra những kết luận khách quan về dự án, làm cơ sở tin cậy cho việc ra quyết định đầu tư. Công tác tổ chức thẩm định cần được thực hiện một cách khoa học, họp lý trên cơ sở phân công đúng chức trách, nhiệm vụ, chuyên môn, đúng người, đúng việc, tạo môi trường làm việc thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án.
41
- Quy trinh thẩm định, phương pháp thẩm định: Một quy trình, phương pháp thẩm định dự án họp lý, khoa học kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy là cơ sở đảm bảo chất lượng công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định dựa trên quy trình thẩm định đã xây dựng và phương pháp thẩm định hợp lý giúp phân tích, tính toán hiệu quả của dự án một cách nhanh chóng, chính xác và tin cậy.
- Cơ sở vật chất phục vụ thẩm định: Hoạt động thẩm định khó có thể đạt chất lượng nếu cơ sở vật chất, công nghệ không đạt đến một trình độ tối thiểu cần thiết. Cơ sở vật chất bao gồm hệ thống máy tính, các chương trình phần mềm chuyên dụng, các thiết bị đo lường, khảo sát... phục vụ cho việc phân tích đánh giá dự án. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tin học, các đơn vị đã không ngừng hiện đại hoá công nghệ thông tin. Hệ thống nối mạng internet là một trong những phương tiện cần thiết và hữu hiệu phục vụ công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu khổng lồ để tìm kiếm và lựa chọn thông tin, cùng với phần mềm xử lý thông tin tiên tiến giúp giảm bớt thời gian và chi phí, đồng thời giảm rủi ro phát sinh qua công đoạn xử lý bằng tay. Cơ sở vật chất hiện đại là thuận lợi áp dụng phương pháp thẩm định phân tích độ nhạy và dự báo.
Nhóm yếu tố khách quan: Là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của đơn vị tiến hành thẩm định.
- Thông tin từ phía chủ đầu tư: Căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án là hồ sơ dự án mà chủ đầu tư trình lên. Do đó, xảy ra tình trạng cán bộ thẩm định không có đủ thông tin chính xác về nội dung của dự án và các nội dung liên quan đến dự án để thẩm định.
- Môi trường kinh tế - xã hội quốc gia: Một nền kinh tế xã hội bất ổn định sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động đầu tư của dự án, đồng thời hạn chế việc đưa ra quyết định đúng đắn đối với dự án đầu tư.
42
- Cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước: Cơ chế chínsách pháp luật rõ ràng, đồng bộ nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức thực hiện công tác thẩm định chủ động trong việc thẩm định dự án đầu tư - độc lập, khách quan nhưng trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật vẫn có sửa đổi bổ sung để ngày càng phù hợp hơn với thực tế. Tuy nhiên, những mặt hạn chế của văn bản, chính sách và khả năng cập nhật thêm thông tin cùa nhà đầu tư hay cán bộ thẩm định cũng là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư.
43
Tóm tắt chưong 1
Một là, thẩm định dự án đầu tu là việc tổ chức thẩm tra, xem xét một cách toàn diện, khách quan, có cơ sở khoa học và chi tiết các nội dung của dự án cũng như các nội dung liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính khả thi của dự án, từ đó ra quyết định về đầu tư, tài trợ vốn hoặc cho phép đầu tư;
Hai là, mục tiêu thẩm định dự án đầu tư thể hiện ở 3 khía cạnh: Tính hợp pháp, hợp lý; tính hiệu quả; khả năng thực hiện cùa dự án;
Ba là, thẩm định dự án đầu tư cần đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo tính khách quan trong quá trinh thẩm định; Xem xét đánh giá một cách toàn diện, khoa học các nội dung của dự án; Đảm bảo tính kịp thời; Đảm bảo các yêu cầu đối với cán bộ làm công tác thẩm định;
Bổn là, khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư, một vấn đề không thể bỏ qua là thẩm định chủ đầu tư nhằm đánh giá xem chủ đầu tư có đủ năng lực để thực hiện dự án hay không? Bao gồm các nội dung về (i) Tư cách và năng lực pháp lý; (ii) Năng lực tài chính; (iii) Năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh; (iv) Mối quan hệ với các tổ chức tín dụng;
Năm là, thẩm định nội dung của dự án đầu tư bao gồm 8 khía cạnh: (i) Khí a cạnh pháp lý của dự án; (ii) Sự cần thiết phải đầu tư dự án; (iii) Khía cạnh thị trường; (iv) Khía cạnh kỹ thuật - công nghệ; (v) Khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự; (vi) Khía cạnh tài chính dự án; (vii) Khía cạnh kinh tế xã hội; (viii) Đánh giá rủi ro của dự án;
Sáu là, chất lượng thầm định dụ án đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể phân thành hai nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư đó là: (i) Nhóm nhân tố chủ quan - là những yếu tố thuộc về phía cơ quan tồ chức thẩm định, vì thế các đơn vị này có thể chủ động kiểm soát được
44
công tác thẩm định để có thể mang lại hiệu quả cao nhất khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư và (ii) Nhóm yếu tố khách quan như những thông tin từ phía chủ đầu tư cung cấp; môi trường kinh tế - xã hội quốc gia; hay cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước. Đây là những yếu tố nằm ngoài sự điều chinh của đơn vị tiến hành thẩm định, do vậy cần có những dự báo, vận dụng linh hoạt các phương pháp, kết hợp những kinh nghiệm thực tiễn khi thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư.
45
Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
Net Present Value (NPV) (Giá trị hiện tại ròng): Là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả đời dự án trên góc độ tài chính của dự án quy về mặt bằng hiện tại.
Net Present Value (NPVE) (Giá trị hiện tại ròng kinh tế): Là chỉ tiêu phản ánh tổng lợi ích thuần của cả đời dự án trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế quy về mặt bằng thời gian hiện tại.
Foreign Direct Investment (FDI) (Đầu tư trực tiếp nước ngoài): Là một hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do các pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trinh điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư.
Official Development Assistance (ODA) (Hỗ trự phát triển chính thức): Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất, thời gian ân hạn và trả nợ) của các cơ quan chính thức thuộc các nước và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
Official Development Finance (ODF) (Tài trự phát triển chính thức): Là các khoản cho vay từ chính phủ nước ngoài hay từ các tổ chức tài chính quốc tế bao gồm Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các hình thức tài trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn này. Các tổ chức tài chính quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế; Ngân hàng thế giới; Hiệp hội phát triển quốc tế; Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế; ủ y ban hỗ trợ phát triển; Ngân hàng phát triển Châu Phi;...
46
Câu hỏi ôn tập và thảo luận
Câu 1. Những loại dự án nào phải trải qua cả ba cấp độ nghiên cứu khi soạn thảo dự án đầu tư? Vì sao?
Câu 2. Phân biệt giữa nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi?
Câu 3. Thẩm định chủ đầu tư ở những nội dung gì? Tại sao phải thẩm định chủ đầu tư?
Câu 4. Thông thường khi nào sẽ tiến hành công tác thẩm định dự án đầu tư?
Câu 5. Hãy đặt mình vào vị trí là chủ đầu tư hay người đại diện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định cho dự án đầu tư vay vốn, hãy đưa ra quan điểm của anh (chị) về tình huống dự án đầu tư có hiệu quả về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh tế xã hội thấp? Cho ví dụ minh họa? Đề xuất giải pháp hợp lý?
Câu 6. Hãy đặt minh vào vị trí là chủ đầu tư hay người đại diện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định cho dự án đầu tư vay vốn. Từ đó, đưa ra quan điểm của anh (chị) về tình huống dự án đầu tư có hiệu quả về mặt kinh tế xã hội nhimg hiệu quả tài chính thấp? Cho ví dụ minh họa? Đề xuất giải pháp hợp lý?
Câu 7. Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư? Yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?
47
Chương 2
T ỏ CHỨC THẤM ĐỊNH
DƯ ÁN ĐÀU TƯ •
TỔ chức thấm định dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng trong quá trình thẩm định dự án đầu tư; góp phần quyết định tới kết quả và mục tiêu của thẩm định dự án. Chương này cung cấp các kiến thức cơ bản của quá trình thẩm định dự án đầu tư (từ quy trình thẩm định đến các yêu cầu đối với tổ chức thẩm định dự án đầu tư). Từ đó, giúp người học nắm bắt và hiểu biết sâu về tổ chức thẩm định dự án: (i) Trình tự thẩm định dự án đầu tư; (ii) Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư; (iii) Thời gian và phí thẩm định dự án đầu tư.
2.1. TRÌNH T ự THẨM ĐỊNH D ự ÁN ĐẦU TƯ
2.1.1. Hồ so- dự án trình thẩm định
Chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ để trinh cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư. Tùy thuộc vào từng loại dự án mà hồ sơ trình thẩm định sẽ khác nhau.
Đổi với dự án đầu tư công, gồm:
- Tờ trình thẩm định dự án;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;
- Các tài liệu khác có liên quan: là những văn bản pháp lý có liên quan đến quá trinh thực hiện và vận hành dự án.
48
Đối với dự án đầu tư khác, gồm:
- Hồ sơ dự án thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND cấp tinh hoặc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: (i) Văn bản đề nghị thực hiện đầu tư; (ii) Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư; (iii) Dự án đầu tư; (iv) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư (bản sao); (v) Tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất; (vi) Giải trình về sử dụng công nghệ của dự án; (vii) Hợp đồng BBC (đối với dự án đầu tư theo hình thức BBC).
- Hồ sơ thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: Đối với dự án xin phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ ngoài những tài liệu như trong hồ sơ trình phê duyệt chủ trương của UBND tỉnh, hồ sơ cần thêm các tài liệu sau: (i) Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nểu có); (ii) Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường; (iii) Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư.
- Hồ sơ dự án thẩm định phê duyệt chủ trương của Quốc hội: Đối với dự án xin phê duyệt chủ trương đầu tư của Quốc hội ngoài những tài liệu như trong hồ sơ trình phê duyệt chủ trương của UBND tỉnh, hồ sơ cần thêm các tài liệu sau: (i) Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); (ii) Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường; (iii) Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; (iv) Đe xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).
- Hồ sơ thẩm định tại các Ngân hàng thương mại: Đối với các dự án sừ dụng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, hồ sơ trình thẩm định mà chủ đầu tư gửi cho Ngân hàng gồm có: (i) Giấy đề nghị cấp tín dụng cho dự án; (ii) Hồ sơ về khách hàng vay vốn;
(iii) Dụ án đầu tư; (iv) Hồ sơ về tài sản đảm bảo tiền vay. 49
2.1.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Quy trình thẩm định dự án đầu tư nói chung: Quy trinh thẩm định dự án thường được chia thành các giai đoạn theo một trình tụ nhất định. Tùy thuộc vào quy mô, nguồn vốn dự án, quy trình thẩm định sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường quy trình thẩm định dự án thường gồm các bước là tiếp nhận hồ sơ; thực hiện công việc thẩm định và tìn h duyệt. Khái quát về trình tự của các giai đoạn trong công tác thẩm định dự án đầu tư được thể hiện qua sơ đồ như sau: (xem Hình 2.1).
Hình 2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tu' Nguồn: Tổng hợp cua nhóm tác già
50
Tiếp nhận hồ sơ dự án: Đơn vị có nhiệm vụ chủ trì thẩm định dự án sẽ nhận hồ sơ dự án do chủ đầu tư nộp. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đom vị tiến hành kiểm tra hồ sơ, thông báo cho chủ đầu tư bổ sung những tài liệu còn thiếu và lập kế hoạch thực hiện thẩm định.
Thực hiện công việc thẩm định: Đơn vị chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định, phân tích đánh giá dự án trên các khía cạnh cụ thể như: thẩm định sự cần thiết đầu tư của dự án; thẩm định tính pháp lý của dự án; thẩm định về phương diện thị trường; phương diện kỹ thuật; phương diện tổ chức quản trị; thẩm định hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Tùy thuộc nội dung, tính chất của dự án cụ thể, cơ quan tổ chức trình người có thẩm quyền quyết định thành lập Nhóm chuyên gia và/hoặc chọn tư vấn phản biện để tiến hành thẩm định các dự án. Cách thức sử dụng tư vấn chuyên môn thẩm định đối với từng dự án có thể áp dụng m ột cách linh hoạt, có thể có đầy đủ các hình thức tổ chức nói trên (có cả Nhóm chuyên gia, có cả các tư vấn độc lập), có thể chỉ sử dụng một hay m ột vài hình thức nêu trên (chỉ gồm Nhóm chuyên gia hay một vài Tiểu ban chuyên môn, thậm chí chi yêu cầu một vài chuyên gia phản biện). Trên cơ sở ý kiến của các tu vấn chuyên môn nói trên cơ quan thẩm định sẽ xem xét, quyết định để có ý kiến trình người có thẩm quyền quyết định đầu tu.
Trong quá trình thực hiện thẩm định dự án cơ quan thẩm định có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp các thông tin tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định.
Lập báo cáo két quá thẳm định. Sau khi hoàn thành công tác thẩm định các nội dung cùa dự án, cơ quan chù trì thẩm định tiến hành lập báo cáo thẩm định. Nội dung báo cáo thẩm định của cơ quan tổ chức thẩm định gồm những điểm chính sau:
- Tính pháp lý và thù tục cùa hồ sơ trinh thẩm định phê duyệt; - TÓI11 tắt những nội dung chính cùa dự án do chù đầu tư trình;
51
- Tóm tắt ý kiến của các cơ quan tham gia thẩm định, cơ quan hoặc chuyên gia tư vấn thẩm định (nếu có);
- Những nhận xét, đánh giá về tính chuẩn xác của các dữ liệu, luận cứ, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dụng và tính toán, kết luận và đề xuất trong từng nội dung của dự án.
- Đánh giá tổng thể về hiệu quả kinh tế - xã hội, tính khả thi của dự án;
- Những tồn tại của báo cáo nghiên cứu khả thi và hướng xử lý, biện pháp xử lý, trách nhiệm và thời hạn xừ lý cùa chủ đầu tư, của các cấp, các ngành liên quan;
- Những kiến nghị cụ thể.
Trình người có íhẩm quyền quyết định đầu tư: Báo cáo kết quả thẩm định dự án sẽ được gửi tói người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt kết quả thẩm định.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư công
M ột là, đổi với dự án quan trọng quốc gia: Căn cứ vào Chủ trương đầu tư đã được Quốc hội phê chuẩn, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và gửi đến cơ quan chủ quản (bao gồm cơ quan chủ quản và cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước của Chủ đầu tư). Cơ quan chủ quản sẽ gửi hồ sơ trình thẩm định đến Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo) và Bộ Ke hoạch Đầu tư. Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ trình Thủ tướng để thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thực hiện công tác thẩm định dụ án. Căn cứ ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước, Chủ đầu tư và Cơ quan chủ quản sẽ hoàn thiện dự án, cơ quan chủ quản thông qua nội dung chinh sửa và sau đó gửi lại cho Hội đồng thẩm định Nhà nước. Hội đồng thẩm định N hà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đầu tư dự án. Quy trinh thẩm định dự án quan trọng quốc gia được khái quát qua sơ đồ sau (xem Hình 2.2).
52
Hình 2.2. Quy trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia Nguồn: Nghị định sổ 131/2015/NĐ - CP ban hành ngciy 25/12/2015 Hưởng dẫn về dự án quan trọng quổc gia
Hai là, đổi với dự án không có cẩu phần xây dựng'. Căn cứ vào Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, Chủ đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ thành lập hội đồng thẩm định hoặc giao cho cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động đầu tư tiến hành thẩm định dự án đầu tư (xem Hình 2.3).
53
Hình 2.3. Quy trình thẩm định dự án không có cấu phần xây dựng Nguồn: Nghị định số 136/2015/NĐ - CP ban hành ngày 31/12/2015 về Hướng đẫn thi hành chi tiết một điểu cùa Luật Đầu tư công
Ba là, đổi với dự án có cấu phần xây dựng'. Cơ quan có thẩm quyền chủ trì thẩm định gửi cho chủ đầu tư và Sở Kế hoạch và Đầu tu (đối với dự án do cấp tỉnh quản lý) hoặc cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cấp huyện, cấp xã (đối với dự án do cấp huyện, cấp xã quản lý) báo cáo thẩm định. Sở kế hoạch đầu tư hoặc Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cấp huyện, cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (nếu có); thẩm định toàn bộ dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp sử dụng vốn đầu tư công (trừ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ VNĐ do cấp tỉnh, huyện, xã quản lý; tổng hợp kết quả thẩm định gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định hoàn chinh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án gửi cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư trình Chủ tịch ủ y ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, hoặc gửi cơ quan cấp dưới được ử y ban nhân dân cấp tỉnh huyện phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư. Trinh tự thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng được quy định thể hiện qua sơ đồ sau (xem Hinh 2.4).
54
Hình 2.4. Quy trình thẩm định dự án có cấu phần xây dựng Nguồn: Nghị định số 136/2015/NĐ - CP ban hành ngày 31/12/2015 về Hướng dẫn thi hành chi tiết một điều cùa Luật Đầu tư công
2.2. TỔ CHÚC THẦM ĐỊNH D ự ÁN ĐẦU T ư
2.2.1. Quy định chung về thẩm định dự án đầu tu' Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực thẩm định dự án và có thể phối hợp với cơ quan chuyên môn của các bộ, ngành khác có liên quan, các tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia có năng lực tham gia thẩm định dự án. Cơ quan tham gia thẩm định, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn phải là những cơ quan, cá nhân không tham gia lập dự án.
Tổ chức tư vấn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện, năng lực theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và chù đầu tư về nội dung đã cam kết trong hợp đồng, đặc biệt là các nội dung kinh tế - kỹ thuật được xác định trong sản phẩm tư vấn của mình và chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai sót của kết luận đưa ra trong báo cáo thẩm định.
2.2.2. T hẩm quyền thẩm định dự án đầu tư
Theo nguyên tắc chung là người có thấm quyền quyết định đầu tư sẽ tổ chức công tác thẩm định dự án đầu tư. Theo quy định hiện hành người có thẩm quyền quyết định đầu tư là.
Đối với dự án quan trọng quốc gia: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nuớc tố chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tu.
Đổi với dự án không có cấu phần xây dựng: Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn về đầu tư do người đứng đầu Bộ, ngành, cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND các cấp sẽ thành lập để tiến hành thẩm định dự án.
Đổi với dự án đầu tư có cẩu phần xây dựng: cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định để trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng.
Thẩm quyền thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ giao, dự án nhóm A, các dự án nhóm B, dự án nhóm c (trừ các dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính t r ị - x ã hội quyết định đầu tư; dự án đầu tư xây dụng trên địa bàn từ 0 2 tinh trờ lên. Trong đó quy định cụ thể về chủ tri thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, dự toán dự án của Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành cụ thể như sau:
- Bộ Xây dựng đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông đô thị (trừ công trinh đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ trong đô thị).
- Bộ Giao thông vận tải đối với công trình giao thông (trừ công trình giao thông do Bộ Xây dựng quản lý).
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trinh nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Bộ Công Thương đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trinh công nghiệp chuyên ngành (trừ công trình công nghiệp nhẹ).
56
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với các công trinh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
- Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định thiết kế
cơ sở và nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với các dự án nhóm B, dự án nhóm c được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh. Sở quản lý xây dựng chuyên ngành trực thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thẩm định các dự án do UBND thành phố quyết định đầu tư.
Trong trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc người quyết định đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định dự án sẽ có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình duyệt dự án. Các truờng hợp còn là do nguời có quyền quyết định đầu tư xem xét, giao cơ quan chuyên môn trực thuộc tổng hợp kết quả thẩm định và phê duyệt.
Đổi với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngăn sách:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành và Sở quản lý xây dựng chuyên ngành theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở.
- Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định toàn bộ nội dung dự án trừ các nội dung thẩm định thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện.
Đối với dự án đầu tư Iheo hình thức đổi tác công - tư (PPP) và các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác: Cơ quan chuyên môn về xây dựng chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở (trừ phần thiết kế công nghệ. Đon vị đầu mối quản lý về hoạt động ppp thuộc cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án chủ trì (đối với dự án PPP) hoặc Người quyết định đầu tư (đối với các dự án sù dụng nguồn vốn khác) thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế công nghệ (nếu có) và tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện, trinh phê duyệt dụ án.
Ngoài ra, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được thực hiện việc phân cấp, ùy quyền thẩm định dự án, thiết kế cơ sở đảm bảo 57
nguyên tắc, điều kiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành được phân cấp hoặc ủy quyền các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án cụ thể thuộc thẩm quyền thẩm định của mình sau khi được Bộ trưởng Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chấp thuận.
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc thực hiện phân cấp hoặc ủy quyền cho phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện, Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu Kinh tế thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
2.3. THÒI HẠN VÀ PHÍ THẨM ĐỊNH D ự ÁN ĐÀU TƯ 2.3.1. Thời hạn thẩm định dự án đầu tư
Thời hạn thẩm định là khoảng thời gian tối đa kể từ khi Hội đồng thẩm định hoặc Cơ quan có thẩm quyền chủ tri thẩm định nhận được bộ Hồ sơ thẩm định hợp lệ cho đến khi ra quyết định về nội dung cần thẩm định.
Tùy thuộc từng loại dự án đầu tư, thời hạn thẩm định được quy định tại Luật xây dựng số 50/2014/QH13 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ban hành ngày 18/6/2018, cụ thể như sau:
- Thời hạn thẩm định thiết kế cơ sở: Không quá 60 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia; không quá 30 ngày đối với dự án
nhóm A; không quá 20 ngày đối với dự án nhóm B và không quá 15 ngày đối với dự án nhóm c .
- Thời hạn thẩm định dự án: Không quá 90 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia; không quá 40 ngày đối với dự án nhóm A;
không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B và không quá 20 ngày đối với dự án nhóm c.
58
Trong những trường hợp đặc biệt nếu cần thiết phải gia hạn thời gian thẩm định cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định phải báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên để xem xét, quyết định việc gia hạn, thời gian gia hạn không quá thời hạn thẩm định tuơng ứng như trên.
2.3.2. Phí thẩm định
Phí thẩm định dự án và thẩm định thiết kế cơ sở là mức chi phí phải trả cho công việc thẩm định dự án đầu tư và thẩm định thiết kế cơ sở.
Mức tiền phí thẩm định dự án hiện nay được quy định cụ thể tại thông tư số 209/2016/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 10/11/2016 về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở.
Theo đó số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được xác định dựa trên tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mức thu, cụ thể như sau:
Phí thẩm định Tổng mức đầu
dự án đầu tư = tư được phê X Mức thu (2.1) xây dựng duyệt
Trường hợp nhóm công trình có giá trị nằm trong khoảng giữa các tổng mức đầu tu ghi trên Biểu mức thu thì phí thẩm định đầu tư phải thu được tính theo phương pháp nội suy như sau:
N „ = N „ -
Trong đó:
N lb - N ỉ b
(2.2)
N,| là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đon vị tính: %)
G,t là quy mô giá trị cùa nhóm dự án thứ i cần tính phí thẩm định đầu tư (đơn vị tính: Giá trị công trình)
Gia là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: Giá trị công trinh)
Gib là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: Giá trị công trình)
Nja là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng G,a (đơn vị tính: %)
Njb là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gib (đơn vị tính: %)
Trong đó, mức thu theo tổng vốn đầu tư dự án được quy định tại biểu mức thu phí được Bộ tài chính ban hành.
Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu đối với một dự án đầu tư được xác định theo công thức trên nhưng tối đa không quá 150 triệu VNĐ/ldự án.
Trường hợp đặc biệt, Bộ Xây dựng có đề án đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu đối với từng dự án cụ thể.
Bảng 2.1. Mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng Tổng mức
đầu tu' dự án
(tỷ đồng)
<15 25 50 100 200 500 1.000 2.000 5.000>10.000
Tỷ lệ (%) 0,019 0,017 0,015 0,0125 0,01 0,0075 0,0047 0.001"' 0 0(| 0,001
Nguồn: Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 cùa Bộ trưởng Bộ Tài chính
Xác định sổ tiền phí thẩm định thiết kế cơ sở phải thu : Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án ppp và dự án đầu tư xây dụng sử dụng vốn khác theo quy định cùa Luật xây dựng và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dụng (theo phân cấp) chủ trì thẩm định thiết kế cơ sờ của dụ án thỉ mức thu phí thẩm định thiết kế cơ sở của dự án bằng 50% phí thẩm định dự án đầu tư xây dụng.
60
Tóm tắt chưong 2
Một là, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư. Tùy thuộc vào từng loại dự án mà hồ sơ trình thẩm định sẽ khác nhau.
Hai là, quy trình thẩm định dự án đầu tư nói chung: Quy trình thẩm định dự án thường được chia thành các giai đoạn theo một trình tự nhất định. Tùy thuộc vào quy mô, nguồn vốn dự án, quy trình thẩm định sẽ khác nhau.
Ba là, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực thẩm định dự án và có thể phối hợp với cơ quan chuyên môn của các bộ, ngành khác có liên quan, các tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia có năng lực tham gia thẩm định dự án.
Bổn là, theo nguyên tắc chung là người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ tổ chức công tác thẩm định dự án đầu tư.
Năm là, thời hạn thẩm định là khoảng thời gian tối đa kể từ khi Hội đồng thẩm định hoặc Cơ quan có thẩm quyền chủ trì thẩm định nhận được bộ Hồ sơ thẩm định hợp lệ cho đến khi ra quyết định về nội dung cần thẩm định.
Sáu là, phí thẩm định dự án và thẩm định thiết kế cơ sở là mức chi phí phải trả cho công việc thẩm định dự án đầu tư và thẩm định thiết kế cơ sở.
61
Câu hỏi ôn tập và thảo luận
Câu 1. Hãy nêu trình tự thẩm định dự án đầu tư?
Câu 2. Hãy nêu quy trình thẩm định dự án đầu tư?
Câu 3. Hãy nêu thòi hạn và lệ phí thẩm định dự án?
Câu 4. Một dự án đầu tư trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản và không nằm trong quy hoạch được phê duyệt có Tổng mức vốn đàu tư là 2.500 tỷ đồng. Theo quy định hiện hành về tính phí thẩm định dự án đầu tư, anh (chị) hãy xác định tiền phí thẩm định cơ quan chuyên môn chủ trì thẩm định sẽ thu khi tiến hành thẩm định thiết kế cơ sở và thẩm định dự án đầu tư là bao nhiêu?
62
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH
D ự ẮN ĐẦU TƯ
Một dự án đầu tư có thể được thẩm định dựa trên quan điểm của cá nhân hay tổ chức theo nhiều khía cạnh thẩm định như tài chính, kinh tế, phân phối thu nhập, hay xã hội. Mỗi khía cạnh thẩm định có những đặc trưng riêng biệt, đòi hỏi có những phương pháp thẩm định phù hợp. Do vậy, ngoài nội dung về các quan điểm về thẩm định dự án đầu tư, chuơng 3 tập trung khai thác các phương pháp thẩm định, giúp trang bị cho người học những công cụ thẩm định phù hợp để đánh giá một dự án có nên triển khai thực hiện hay không. Nội dung chương 3 bao gồm: (i) Các quan điểm về thẩm định và đánh giá dự án đầu tư; (ii) Các tiêu chí thẩm định dự án đầu tư theo phương pháp chiết khấu dòng tiền; (iii) Các phương pháp thẩm định dự án. Bên cạnh đó, các bài tập áp dụng cũng được đan xen tương ứng với các phuơng pháp thẩm định sẽ trang bị cho người học công cụ giải quyết các tình huống thục tiễn.
3.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ D ự ÁN ĐÀU TƯ
3.1.1. Quan điêm tài chính
3.1.1.1. Quan điểm tổng đầu tư
Quan điểm tổng đầu tư (TIP - Total Investment Point of view) hay còn gọi là quan điểm của ngân hàng vì nó giúp ngân hàng đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay của dự án để có quyết định cho vay hợp lý. Theo quan điểm này, vốn đầu tư bao gồm cả vốn chủ sở hữu và von vay.
63
Mối quan tâm trước tiên của ngân hàng là xác định khả năng đứng vững về mặt tài chính, sức mạnh chung của toàn bộ dự án, qua đó nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn vay mà dự án có thể cần.
Các ngân hàng không quan tâm tới chi phí gốc của các tài sản hiện có, không quan tâm tới việc dự án được tài trợ tò những nguồn vốn nào. Điều mà các ngân hàng quan tâm là với tổng nhu cầu vốn đầu tư ban đầu như đã dự tính, với qui mô đầu tư như đã thiết kế, với chi phí nhập lượng đầu vào và giá bán sản phẩm đầu ra, với chính sách thuế mà dự án có nghĩa vụ thực hiện, từ đó xác định ngân lưu của dự án theo quan điểm tổng đầu tư, từ đó tính toán các chỉ tiêu tài chính và đánh giá sức mạnh chung của dự án về mặt tài chính.
Gọi A là ngân lưu ròng của dự án theo quan điểm tổng đầu tư
A = Lợi ích tài chính trực tiếp - Chi phí tài chính trực tiếp - Chi phí cơ hội của các tài sản hiện có.
3.1.1.2. Quan điểm chủ đầu tư
Mối quan tâm của chủ đầu tư là, với lợi ích và chi phí của dự án, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với ngân sách (tóc là đóng các khoản thuế), và thực hiện nghĩa vụ trả nợ các ngân hàng vốn vay đầu tư (gốc và lãi), thì phần còn lại dành cho chủ đầu tư dự án là bao nhiêu. Phần lợi ích mà chủ đầu tư thu được đó có lớn hơn chi phí cơ hội khác tốt nhất đã bị bỏ qua vỉ nguồn lực đã phải dành để đầu tư thực hiện dự án hay không.
Do đó, khác với ngân hàng, chù đầu tư phải rất quan tâm tới cơ cấu vốn đầu tư của dự án (quan tâm tới chi phí gốc của các tài sản hiện có), qua đó xác định nghĩa vụ hoàn trả vốn vay cả gốc và lãi từ các nguồn.
Gọi B là ngân lưu ròng đối với chủ đầu tư cùa dự án. B đuợc diễn tả như sau:
B = A + Vốn vay ngân hàng - Trà nợ gốc và lãi vay
64
3.1.1.3. Quan điểm về ngân sách của chính quyền
Theo quan điểm của cơ quan quản lý ngân sách chính quyền, các dự án có thể cần được chi ngân sách dưới dạng trợ giá hay các khoản trợ cấp khác, và cũng có thể tạo nguồn thu từ phí sử dụng và thuế trực thu hay gián thu. Do đó, đối với cơ quan quản lý ngân sách địa phương, thu nhập tài chính ròng (C) của một dự án tạo ra được diễn tả như sau:
c = Thuế và phí sử dụng trực tiếp và gián tiếp - Trợ cấp và phí sử dụng trực tiếp và gián tiếp.
3.1.2. Quan điểm kinh tế
Khi sử dụng phân tích kinh tế để tính toán tỉ suất lợi nhuận của dự án theo quan điểm của Nhà nước (quốc gia), các nhà phân tích phải sử dụng giá kinh tế để định giá đầu vào và đầu ra của dự án và thực hiện những điều chỉnh cần thiết khác. Các mức giá kinh tế này đã bao hàm thuế và trợ giá. Ngoài ra, các nhà phân tích phải bổ sung thêm ngoại tác hay các khoản lợi ích/chi phí mà dự án tạo ra cho người hay cảnh vật bên ngoài vùng dự án. Theo quan điểm của Nhà nước, các hoạt động phải hy sinh để thực hiện dự án phải được xem là chi phi. Cuối cùng, phần thẩm định kinh tế cùa một dự án còn điều chỉnh theo thuế và trợ giá, và không tính tới vốn vay vì chúng chỉ thể hiện luồng vốn chứ không phải là tài nguyên thực sự. Vì vậy tỷ suất lợi nhuận hay suất sinh lợi kinh tế (D) của dự án được diễn tả như sau:
D = Lợi ích - Chi phí (được tính theo giá kinh tế)
Giá tài chính và Giá kinh tế: Giá tài chính (Pf) là giá thị trường. Giá kinh tế (Pc) hay là giá mờ, là chi phí cơ hội của nguồn lực của một quốc gia. Giá kinh tế đã bao hàm thuế và trợ giá. Khi sừ dụng phân tích kinh tế để tính toán tỷ suất lợi nhuận của dụ án theo quan điểm quốc gia, các nhà phân tích phải sử dụng giá kinh tế để tính các giá nhập lượng và xuất lượng của dự án và thực hiện những điều chỉnh cần thiết khác. Ngoài ra, các nhà phân tích phải bổ sung thêm các hiệu ứng ngoại lai (ngoại ứng tích cực và ngoại
65
ứng tiêu cực) dự án tạo ra cho người hay đối tượng, khách thể bên ngoài vùng dự án. Theo quan điểm của quốc gia, các hoạt động phải hy sinh để thực hiện dự án được xem là chi phí. Thẩm định kinh tế của một dự án còn điều chinh theo thuế và trợ giá, không tính tới vốn vay vi chúng chỉ thể hiện luồng vốn chứ không phải là tài nguyên thực sự.
Chi phí khấu hao hay chi phí hao mòn vốn là một công cụ kế toán nhằm dàn trải chi phí của các hạng mục đầu tư ra hết chiều dài hoạt động của những khoản đầu tư này, mục tiêu nhằm phản ánh tất cả chi phí vào thu nhập ròng của một năm bất kỳ, kể cả chi phí đầu tư cần thiết để tạo ra sản lượng dự án.
Tuy nhiên, chi phí khấu hao không phải là ngân lưu xuất và do đó không nên đưa vào biên dạng ngân lưu tài chính của dự án. Đồng thời, toàn bộ chí phí vốn đầu tư đều được tính trong biên dạng ngân lưu tài chính kể từ khi toàn bộ các khoản chi tiêu đầu tư được khấu trừ trong năm phát sinh. Nếu có thêm các khoản chi phí vốn nào khác bị khấu trừ khỏi biên dạng ngân lưu, chẳng hạn chi phí khấu hao, thì có nghĩa là chi phí đã bị hạch toán hai lần.
Như vậy, khấu hao không phải là chi phí bằng tiền mặt mà nó chỉ là một hình thức bút toán của kế toán. Nó không ảnh hưởng trực tiếp đến ngân lưu dự án mà chi ảnh hưởng đến ngân lưu của dự án một cách gián tiếp thông qua thuế và giá trị thanh lý đối với tài sản cố định.
Mức tính khấu hao hàng năm phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao. Một số phương pháp khấu hao cụ thể như sau: (i) Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo đường thằng Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức ổn định hàng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đối vói tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao tuyến tính như sau:
66
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định như sau:
Mức trích khấu hao _ Nguyen giá TSCĐ (3.1) hàng năm cùa TSCĐ “ Thời gian trích khấu hao
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 1 2 tháng.
(ii) Phương pháp khấu hao theo so dư giảm dần có điểu chỉnh
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sừ dụng);
- Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm;
Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau:
- Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định;
- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu như sau:
Mức trích khấu .
Giá tri còn lai Tỷ lê khâu
hao từng năm = , X , , (3.2)
của TSCĐ
của TSCĐ hao nhanh
Trong đó, tỳ lệ khấu hao nhanh được xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo Hệ số nhanh (%) phương pháp điều chinh tuyến tính
67
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính được xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
theo phương pháp tuyếnThời gian trích
X 100 (3.4)
tính (%)
khấu hao của TSCĐ
(iii) Phương pháp khấu hao theo số lưcrng, khối lượng sản phẩm
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
- Công suất sử dụng thực tế binh quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 1 0 0 % công suất thiết kế.
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế;
- Căn cứ tình hình thực tế sàn xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định;
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định như sau:
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ
68
Số lượng sản Mức trích khấu phẩm sản hao bình quân xuất trong tính cho một tháng đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Nguyên giá của TSCĐ
(3.6)
Sản lượng theo công suất thiết kế
Mức trích khấu hao năm cùa tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 1 2 tháng trong năm, hoặc tính như sau:
Mức trích khấu hao năm của TSCĐ
Số lượng sản phẩm sản
xuất trong năm
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm
Trường họp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp.
Lãi vay: Tiền lãi trong thời kỳ xây dựng là một hạng mục thường được coi như chi phí kế toán trong thời gian thi công dự án. Nó phản ánh những khoản lãi bị mất vì đồng vốn đã bị chôn vào việc thực hiện dự án mà dự án chưa đi vào hoạt đọng. Hạng mục này không phải là cách đo lường tiền lãi thực tế được chi trả mà là một công cụ kế toán để tính chi phí cơ hội của vốn đuợc sử dụng trong dự án. Nếu tiền lãi không được thực chi cho các tổ chức bên ngoài cho dự án vay vốn thỉ tiền lãi trong thời gian thi công không phải là một khoản chi tiền mặt và không được xem là một chi phí để đưa vào kế hoạch đầu tư hay biên dạng ngân lưu của dự án. Neu trên thực tế có chi trả lãi vay trong thời gian xây dụng thì đó chỉ là khoản ngân lưu xuất (dòng tiền ra) khi xem xét dự án theo quan điểm cùa người chủ đầu tư.
69
Khoán phái thu. Doanh thu bán hàng gồm cả phần doanh thu đã trả tiền và phần doanh thu chưa trả tiền. Phần chưa trả tiền là do tỷ lệ khách hàng thanh toán sau m ột khoảng thời gian nhất định khi họ mua hàng, nói cách khác, phần doanh thu này xuất phát từ việc bán chịu. Giá trị của khoản doanh thu này được đưa vào tài khoản phải thu. Việc bán chịu là m ột phần của quá trình hoạt động kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, khi lạm phát xảy ra thì giá trị thực của số tiền mà bên mua còn nợ sẽ giảm. Điều này tạo ra vấn đề tài chính cho lãnh đạo doanh nghiệp bời họ không những phải quan tâm đến rủi ro nợ xấu thường xảy ra mà còn phải xem xét giá trị thực của các khoản thu đang ngày càng giảm nếu để càng lâu.
Khi phân tích khoản thực thu bằng tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ nghiên cứu của dự án, cần phải xem xét đến tác động cùa các khoản thu bằng cách ước tính tỷ lệ số dư khoản thu hợp lý trong doanh thu của dự án. Khoản thực thu bằng tiền từ doanh thu được xác định như sau:
^ , , , Chênh lệch Khoản thực thu _ Doanh thu bán , , , , - ; - khoản phải (3.8)
trong kỳ hàng trong kỳ .thu
Chênh lệch khoản _ Khoản phải thu Khoản phải p phải thu cuối kỳ thu đầu kỳ
Khoản phải trả: Khi mua hàng, do thỏa thuận của bên mua và bên bán, trong phần chi phí mua hàng bao gồm phần tiền trả ngay khi mua hàng và phần tiền trả sau một kỳ hạn nào đó. Phần tiền trả sau chính là các khoản phải trả.
Khi có lạm phát, bên mua với các khoản phải trả sẽ được hưởng lợi từ số dư chưa trả vì giá trị thực của khoản nợ giảm xuống so với thời điểm thanh toán ngay. Đây cũng là tác động ngược của lạm phát lên các khoản phải thu bởi khoản phải thu của doanh nghiệp này sẽ là khoản phải trả của doanh nghiệp khác.
70
Khoản chi phi mua hàng trong năm được tính như sau:
Chi phí mua hàng
Chênh lệch khoản phải trà
Tổng tiền mua hàng
Khoản phải trả cuối kỳ
Chênh lệch
khoản phải (3.10) trả
Khoản phải (3 1 1 ) trả đầu kỳ
3.2. CÁC TIÊU CHÍ THẨM ĐỊNH D ự ÁN THEO PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHÁU DÒNG TIỀN
Các nội dung cần thẩm định của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và ra quyết định đầu tư. Tương ứng với mỗi nội dung đó là các tiêu chí thẩm định. Tuy nhiên, phần này sẽ tập trung vào các tiêu chí thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, bởi đây là một nội dung quan trọng ừong quá trình soạn thảo và đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư. Dựa ưên các quan điểm thẩm định khác nhau, cách nhìn nhận và đánh giá tầm quan ừọng của các tiêu chí thẩm định dự án cũng có sự khác biệt rõ nét.
3.2.1. Một sổ vấn đề khi sử dụng phưong pháp chiết khấu dòng tiền
3.2.1.1. Giá trị theo thời gian của tiền
Tiền có giá trị về mặt thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Yếu tố lạm phát'. Cùng một lượng tiền nhưng lượng hàng hóa mua ở thời điểm sau sẽ nhỏ hom thời điểm trước do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát.
- yếu tố ngẫu nhiên.
- Thuộc tính vận động và khù năng sinh lời: Sự thay đổi lượng tiền sau một thòi đoạn nhất định thể hiện giá trị thời gian cùa tiền. Giá trị này thể hiện thông qua lãi tức, được xác định bằng tổng số vốn đã tích lũy được theo thời gian trừ đi số tiền ban đầu, hoặc đuợc xác định theo tỳ lệ phần trăm gọi là lãi suất.
71
3.2.1.2. Chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt hằng thỉrì gian
(i) Tính chuyển một khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phtích về hiện tại hoặc tương ¡ai:
F V = P V (\ + r Ỵ (312)
(1+7)" (313) P V = F V
Trong đó, (l+ r)n là hệ số tích lũy hoặc hệ số tương lai hóa giá trị tiền tệ; r là tỷ suất tích lũy; l/(l+ r)n là hệ số chiết khấu hoặc hệ số hiện tại hóa giá trị tiền tệ; r là tỷ suất chiết khấu, n là số thời đoạn cần tính chuyển.
Khi tỷ suất thay đổi ừong thời kỳ phân tích, công thức ứên chuyển thành:
F V = p v n ( \ ^ r t) (3.14)
1=1
P V — F V —— ỉ----- (3.15)
n ạ + r , ) i=l
(ii) 7'rường hợp tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong từthời đoạn của thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian: 0 1 2 3 ....................... n-2 n-1 n
PV
Ĩ
A2A3A4An-l
An
- Cách tính chuyển các khoản tiền Ai A2....An phát sinh vào đầu các thời đoạn của thời kỳ phân tích về thời điểm hiện tại:
w = 4 + 4 (3.16) 1 + r (l + / f (! + /■)" "(1 + r)"
72
1=1 ạ + r )ỉ-\ (3.17)
PV = Ỳ A.
- Cách tính chuyển các khoản tiền A| A2....An phát sinh vđầu các thời đoạn của thời kỳ phân tích về thời điểm tương lai:
FV = 4(1 + r)" + A Ĩ{\ + r)" ' + 4(1 + rỴ 2 +... + Ạ, ,(1 + r f + 4,(1 + r)' (3.18)
FV = ị^ A iạ + rỴ -i+ỉ (3-19)
1=1
Nếu các khoản tiền A ị,...A n phát sinh tại cuối các thời đoạn: 0 1 2 3 ....................... n- 2 n- 1 n
PV 'V
r f
rr
\L 1
A2A3 An-1An A,
- Cách tính chuyển các khoản tiền Ai ...,An phát sinh tại cucác thời đoạn của thời kỳ phân tích về thời điểm hiện tại:
P V = A, —í— + A2
1 + r (1 + r) (ỉ + rỴ (1 + r)"~' "(1 + rỴ
P V = Ỳ A
r- 1 (1 + rý
(3.20) (3.21)
- Cách tính chuyến các khoản tiền A ị ,...An phát sinh tại cucác thời đoạn của thời kỳ phân tích về thời điểm tương lai:
F V = Ai(\ + rỴ ' + A 2(\ +r)" 2 + 4 ( l + r)" i +... + An x(\ + r)x+An (3 22)
/-y = Ề 4 ( l + r r ẳ (3.23)
ỉ 1
73
(úi) Cách tính chuyển các khoán tiền phát sinh đều đặn trong từng thời đoạn cùa thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian:
- Các khoản tiền phát sinh đều đặn là một hằng số A liên tđầu thời đoạn:
0 1 2 3 ....................... n-2 n -1 n
PV FV
A] A 2 A 3 A4 An-1 An
Công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh đều đặn một hằng số A liên tục đầu thời đoạn về thời điểm hiện tại:
_ [(l + r ) " - l] ( l + r) ,
= A ------------- ------------- -----
PV = A [- (3.24)
(l + r)-
Công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh đều đặn một hằng số A liên tục đầu thời đoạn về thời điểm tương lai:
[ { ' + rY - ' ] { ' + r )
FV = A- (3.25)
- Các khoản tiền phát sinh đều đặn là một hằng số A liên tcuối thời đoạn
0 1 2 3 ....................... n-2 n-1 n
PV F V
Ai A An-2 An-1 An 2 A3
Công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh đều đặn một hằng số A liên tục cuối thời đoạn về thời điểm hiện tại:
, 0 + 0 - 1 PV = A r(l + r)"(3.26)
Công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh đều đặn một hằng số A liên tục cuối thời đoạn về thời điểm tương lai: 74
FV = FVị + FV2 + ..+ FVn
FV = A( 1 + r Ỵ ' + A( 1 + r)"-2 +... + A(ỉ + r)°
FV = A[(1 + r)" 1 + (1 + rỴ 2 +... + 1]
l - ( l + r) r
FV = A (3.27)
- Công ữiức tính chuyển các dòng tiền ửiay đổi kỳ sau phát sihơn (kém) kỳ trước một số không đổi về cùng một mặt bằng thời gian:
Giả sử, khoản phát sinh không đổi ký hiệu là G:
0 1 2 3 ........................ n-2 n -1 n
F V
PV
A ĩ
A2=Ai+G
A 3 = a 2+ g
í T O
A3
1f
=Ai+2G
A„.2=Ai+(n-3 )G
A„.i=Ai+(n-2)G
An ==Ai+(n-l)G
G: Lượng phát sinh cuối thời đoạn 2 A |; Chi phí cơ bản
Ta có:
FV = I1
FV(G) = FV (ơn l) + FV(Gn2) + ... + FV(G,) n + rV-1 - 1 FF(ơn.,) = G^—^------
(1 + r )"“2 - 1 FV{Gn_2) = G
FV(G2) = G (l + r)2- l
FV(Gi) = G
FV = — [(1 + r)n X + (1 + r)" 2 +... + (1 + r)1 -(rt-1 ). 1] r
= 1 +n = (1 +r) +n
FV = —[(1 + r)" 1 +(l + r)" 2 +... + (l + r)‘ +(l + r)0] - — r r
FV G (1 + r)” - 1 Gn G ^ l+ r ) " - !
r r r r r
Vậy ta có thể suy ra, giá trị tương lai và hiện tại của dòng tiền được tính theo công thức sau:
— n (3.28)
!
PV = FV -(1 + r)-L ( . + , r - i , 0
+
3
i
1
1
r r r (1 + r)" (1 + /•)” — ! n
Hay.PV = A -— —------ + — r(ì + r)" r
rạ + rỴ (! + /•)"(3.29)
- Cách tính chuyển các khoản tiền hơn hoặc kém kỳ tnrớc 1 lệ phát sinh không đồi trong từng giai đoạn (% j) so với khoản tiền phát sinh ở giai đoạn kế trước đó theo cùng I mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai:
76
PV = r - j Axn{ 1 + r)-1
(1 + rỴ - ( \ + jỴ
Với j ị r Với j = r
Với i Ỷ r
FV =
Ayn(\ + r)
r - j n -\
Với j = r
3.2.2. Các tiêu chí thẩm định dự án
3.2.2.1. Thu nhập thuần
Chỉ tiêu thu nhập thuần phản ánh hiệu quà hoạt động của toàn bộ công cuộc đầu tư (quy mô lãi của cả đời dự án). Các chỉ tiêu này có thể tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại (NPV) hoặc tương lai (NFV).
c. n Ị) n
ố ơ +ry ốo+ry
NFV = Ỳ W + r r ,-ỵ C iạ + ry i=0 i=0
(3.32) (3.33)
5.2.22. Tỷ suất lợi nhuận von đầu tư (hệ số thu hồi vốn đầu tư) Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được từng năm (RRj) trên một đơn vị vốn đầu tư và mức thu nhập thuần thu được tính cho 1 đơn vị vốn đầu tư (npv).
Nếu tính cho từng năm hoạt động của dụ án, công thức xác định tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư như sau:
RR,w ipv (3.34)
•vo
77
Trong đó:
Ivo : Vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại (dự án bắt đầu hoạt động)
Wjpv : Lợi nhuận thuần năm i tính chuyển về thời điểm hiện tại.
Neu tinh tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư binh quân năm của cả đời dự án, công thức được xác định như sau:
(335)
Trong đó w py là lợi nhuận thuần bỉnh quân năm của cả đời dự án tính chuyển về hiện tại.
3.Ĩ.2.3. Tỷ số lợi ích - chì phí (B/C)
Chi tiêu này được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được với chi phí phải bỏ ra, trong đó lợi ích và chi phí của dự án được tính chuyển về cùng mặt bằng thời gian thường là hiện tại.
Chỉ tiêu B/C thường được xác định theo công thức sau:
Y b —
B _ PV(B) = i s ' (1 + ry
c PV(C) Ỷ c 1(3.36)
Khi thẩm định chi tiêu này của dự án, cán bộ thẩm định có tiể kết luận dự án có hiệu quả khi giá trị tỷ số B/C > 1, ngược lại dự án không có hiệu quả khi B/C < 1. Trong trường hợp phải lựa ciọn một trong số nhiều dự án có tính chất loại trừ nhau, dự án drợc chọn là dự án có tỳ số lợi ích - chi phí lớn nhất.
32.2.4. Thòi gian thu hồi vốn đầu tư (T)
Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian mà dự án cần hoạt dộng để thu hồi vốn đầu tư đã bó ra từ lợi nhuận và khấu hao thu