🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình tâm lý học tư pháp
Ebooks
Nhóm Zalo
GIÁO TRÌNH
TÂM Lí HỌE TV PHÁ;
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
ThS. CHU LIÊN ANH - 7hS DƯƠNG m LOAN
GiÁO TRÌnIi
TÂM LÝ HỌC Tư PHÁP ịDùng trong các trường Đại học chuyên ngành Luật, An ninh, Công an)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Biên soạn:
Ths. Chu Liên Anh: Chương (3, 4, 5, 6)
Ths. Dương Thị Loan: Chương (1, 2, 7)
Công ty cổ phần sách Đại học - Dạy nghể - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giữ quyền công bố tác phẩm.
394 - 2010/CXB/5 - 568/GD Mã số: 7L241Y0 - DAI
MỤC LỤC
Trang
LđnúidSu 5 CHIẤ7NG1 : TAM LÝ HỌC Tư PHẤP la m ột ngành khoa học
I - Sơ KMC lịch sừ cùa tâm lý học.............................................................................................. 7 l-ĐStuọngrựiièncú\jcùatâmtýhọc.......................................................................................... 8 III - Nhiêm vụ của tâm lý học tư phàp................................................................................................. 10 IV -Ỹ ngN acủatâm lỷhọctưphâ p ................................................................................................. 11 V - Các phuong pháp nghiên cứu cùa tâm lý học tư pháp........................................................... 13 VI - Cốc phuortg pháp tàc đông tâm lý.......................................................................................... 19 CAu hỏi ôn tộp......................................................................................................................... 30 CHUÔNG 2: PHẬN tích tam LỸ HẢNH VI TỘI PHẠM
I - Nguyên nhân tâm lý xâ hội cùa hành VI phạm tôi........................................................................ 32 II - Cáu tnic tâm lý cùa hành vi phạm tội................................................................................... 38 HI - Hảu quả tâm lý của hành vi phạm tồi................................................................................... 42 Câu hòi ủn tập.......................................................................................................................... 45 CHUONG 3: CẤU TRÚC tam LỸ CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ pháp
I - Kha niệm cấu trúc tâm lý của hoạt động tu pháp................................................................... 46 il - Các hoạt đổng tâm lỷ co bản trong cáu trúc tâm tý cùa hoạt đủng tư pháp............................. 47 m - Các hoạt đống bổ trạ trong cáu trúc tâm (ỳ của hoạt động tư pháp......................................... ss Câu hỏi ôn tập........................................................................................................................... 61
CHUONG 4: ĐẶC ĐIỂM TAM lý của hoạt độ ng điêu tra CAC vụ An HỈNH sự I - Cáu trúc tâm lý của hoạt động diéu tra.................................................................................. 62 II - Các gra đoạn cơ bản cùa hoạt dộng 4éu tra......................................................................... 68 NI - Các phẩm chát nghé nghiệp cán thiét cùa điéu ừa viên........................................................ 74 IV - Mút số dạng hoạt động điỗu tra cơ tà n ............................................................................... 77 V -Đ ăc diểm tâm lý của các chủ thể tham gia hoạt động điéu tra ....... 82 Câuhõóntảp........................................................................................................................... 93 CHUONG 5: ĐẶC ĐIỂM TẦM lý của hoạt động xét xử vụ An hình sự
I - Cáu trúc tâm lý của hoạt động xét xử.................................................................................... 94 II - Đảc điểm tâm lý của các giai đoan trong hoat đông xét xử vụ án hinh sự................................ 100 DI - Các phẩm chát nghé nghiệp của người cán bộ xét xử ............................................................... 108 IV - Đặc diểm tâm lý cùa các chủ thể tham gia xét xử..................................................... 112
Câu hỏi On tập........................................................................................................................... 116
CHƯƠNG 6: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG CẢI TẠO
I - Những khla cạnh tâm lý của hoạt động cải tạo............................................................................ 117 II-Tâm lý phạm nhân...................................................................................................................... 124 Câu hỏi ôn tập................................................................................................................................... >30
CHƯƠNG 7: ĐẶC 0IỂM t a m lý c ủ a h o ạ t đ ộ n g g iả i q u y ế t v ụ An d a n s ự I - Phân tích tâm lý giai đoạn hình thành vụ án dân sự ..................................................................... 131 II - Phân tích tâm lý hoạt động xác minh thu thập chứng c ứ ............................................................ 136 III - Phân tích tâm lý hoạt động lập, nghiên cứu hổ sơ vụ án dân sự....................................................... 146 IV - Phân tích tâm lý của hoạt đông hoà giải vụ án dân sự............................................................. 150 V - Phân tích tâm lý của hoạt động xét hỏi tại phiên toà.......................... ....................................... 153 VI - Phân tích tâm lý của hoạt động tranh luận tại phiên toà............................................................ 158 VII - Phân tích tâm lý của hoạt động nghị á n ................................................................................... 162 Câu hỏi ôn tập................................................................................................................................... 164 TẢI LIỆU THAM KHẢO 165
4
Lời nói đẩu
Từ khi tham gia vào quá trình hội nhập với kinh tế thế giới thì hoạt động nghề Luật ờ Việt Nam đã trờ thành một trong những yếu tố có tầm quan ưọng hàng đầu. Hoạt động này đã tạo ra môi trường pháp lý an toàn cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tnrớc nhũng yêu cầu mới của thời kỳ hội nhập, đòi hỏi cần phải nâng cao chất lượng của hoạt động nghề Luật.
Để nâng cao chất lượng hoạt động nghề Luật thì nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu và hiểu biết về tâm lý của hoạt động này. Bởi lẽ, hoạt động nghề Luật gắn liền với sự phức tạp và đa dạng của tâm lý con người. Tâm lý là động lực nội tâm chi phối từ nhận thức, thái độ đến hành vi của các chủ thể trong hoạt động.
Đáp ứng nhu cầu này, Tâm lý học tu pháp đã được tiến hành giảng dạy rộng rãi cho sinh viên ngành Tư pháp trong những năm gần đây. Song, đây là một ngành khoa học còn rất mới ở Việt Nam. Cũng vì thế mà, hiện nay những sách, tài liệu vé tâm lý học tư pháp còn thiếu và chưa có hệ thống.
Từ những thực tế trên, Tập thể tác giả hiện đang công tác tại trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức biên soạn cuốn giáo trình 'Tâm lý học tư pháp”. Đây là cuốn giáo Ưình được biên soạn công phu, khoa học và có hệ thống, là tài liệu học tập, tham khảo hữu ích đối với sinh viên, học viên các trường đào tạo ngành Luật, An ninh, Công an... cũng như đông đảo bạn đọc quan tâm, tìm hiểu về tâm lý tư pháp. Việc biên soạn giáo trình dựa trên sự tham khảo nhiều tài liệu nước ngoài và những kiến thức thu được từ thực tế hoạt động nghề Luật ở Việt Nam thời gian qua.
Mặc dù đã rất cô' gắng trong quá trình biên soạn, nhưng chắc chắn giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đổng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiộn hơn trong những lần tái bản sau.
Mọi góp ý xin gửi vé Công ty CP Sách Đại học - Dạy nghé 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.
Tập th ê tá c giả
5
TÂM LÝ HỌC Tư PHÁP
LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC ■ ■
I - sơ Lược LỊCH Sử CỦA TÄM lý h ọ c
Tâm lý học tư pháp được hình thành vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của tâm lý học, tâm thần học và một loạt các ngành khoa học pháp lý (trước tiên là Luật Hình sự).
Sự phát triển của tâm lý học, tâm thần học và luật học đã dẫn đến tính tất yếu của việc hình thành tâm lý học tư pháp như một ngành khoa học độc lập. Vào nãm 1899 P.I.Côvalepxki đã đề xuất vấn đề: Phân chia tâm lý học bệnh nhân và tâm lý học tư pháp; đưa những ngành khoa học này vào chương trình giáo dục khoa học pháp lý.
Cuối thế kỷ XIX cùng với sự ra đòi của tội phạm học, tâm lý học tội phạm cũng được hình thành. Nhà tội phạm học Grans Gross - Tác giả cuốn ‘Tâm lý học tội phạm” cho rằng: Tâm lý học tư pháp là một ngành khoa học ứng dụng. Cần có ngành khoa học tâm lý ứng dụng đặc trưng để nắm bắt những quy tắc điều khiển các quá trình tâm lý học hoạt động tư pháp.
Thế kỷ XIX Cesare Lombroso là một trong những người đầu tiên thử giải thích bản chất của hành vi phạm tội theo quan điểm chủng tộc học. Đến ngày nay thuyết của Lômbôrođơ vần được kế tục nghiên cứu sâu hơn. Những tiếng vang của thuyết này có thể tìm thấy trong các thuyết khoa học hiện đại, như trong thuyết Phơrớt và học thuyết Phơrớt mới về sự thích bạo lực bẩm sinh và những ham mê phá hoại.
Đầu thế kỷ XX trong tâm lý học tư pháp bất đầu xuất hiện các phương pháp thực nghiệm điểu tra. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu ở giai đoạn này đều dành cho nghiên cứu tâm lý của người làm chứng. Trong nghiên cứu tâm lý điểu tra hành vi phạm tội bước tiến quan trọng là việc áp
7
dụng một cách trực tiếp phương pháp thực nghiệm tâm lý. Một trong những nhà sáng lập ra phương pháp này là nhà tâm lý học người Pháp Anphren Bine. Lần đầu tiên ông đã nghiên cứu vấn đề về sự ảnh hưởng của ám thị đối với lời khai của trẻ em bằng con đường thực nghiệm. Nãm 1900 ông đã viết cuốn sách “ám thị”. Trong một chương của cuốn sách này ông đã để cập đến vấn để về sự ảnh hưởng của ám thị đến lời khai của trẻ em.
Trong thế kỷ XX, đặc biệt vào những năm 50 - 60, các vấn đề của tâm lý học tư pháp đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu mang tính nền tảng ra đời như: “Tâm lý học và tình trạng phạm tội” của tác giả R.Luvas (Hambuốc 1956); “Tâm lý học tư pháp” của tác giả A .v Đulốp (Minsk 1975); “Tâm lý học tư pháp dành cho điều tra viên” (Matxcơva 1977)...
Hiện nay môn tâm lý học tư pháp đã được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học Luật, khoa tâm lý chuyên ngành của các trường Đại học lớn trong cả nước.
II - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TẢM lý h ọ c
Tâm lý học tư pháp là tâm lý học chuyên ngành được ứng dụng trong hoạt động tư pháp. Khi mới xuất hiện, tâm lý học tư pháp chủ yếu nghiên cứu các quy luật tâm lý biểu hiện trong hoạt động xét xử, đặc biệt là xét xử các vụ án hình sự. Do sự phát triển của bản thân ngành khoa học này và do đòi hỏi của thực tiễn, đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tư pháp không ngừng được mở rộng. Ngày nay, tâm lý học tư pháp nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
2.1. Tâm lý học tư pháp nghiên cứu những khía cạnh tâm lý của hành vi phạm pháp nói chung, hành vi phạm tội nói riêng
Những khía cạnh tâm lý đó gồm:
- Những đặc điểm tâm lý tiêu cực hình thành ở cá nhân, là nguyên nhân của hành vi phạm tội.
Tâm lý, nhân cách con ngưòi được hình thành, phát triển dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện, hoàn cảnh sống, của giáo dục, hoạt động, giao tiếp ... Các tác động có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý, nhân cách cùa con người theo hai hướng:
+ Làm hình thành, phát triển những phẩm chất phù hợp với các yêu cầu, dời hỏi cúa xã hội.
8
+ Làm hình thành, phát triển những đặc điểm tâm lý tiêu cực, không đáp ứng được các yêu cầu và đòi hỏi của xã hội.
Các công trình nghiên cứu trong tầm lý học tư pháp về vấn đề này đã chứng tỏ rằng, chính các đặc điểm tiêu cực trong tâm lý, nhân cách con người là một trong những nguyên nhân dản đến hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ, những nghiên cứu về nguyên nhân phạm tội trong thanh thiếu niên ở nước ta cho thấy: đa số các em do những đặc điểm tâm lý tiêu cực đã hình thành trước đó như: lười biếng, thích ân chơi, đua đòi mà đã đi vào con đường phạm tội.
- Các yếu tố cấu thành nên hành vi phạm tội. Xét về mặt cấu trúc, hành vi phạm tội cũng có các thành phần của một hành vi. Tuy nhiên, tính chất của các thành phần cấu trúc này trong hành vi phạm tội lại có sự khác biệt lớn so với những hành vi đúng pháp luật. Tâm lý học tư pháp làm sáng tỏ các thành phần cấu trúc của hành vi phạm tội, giúp cho việc đánh giá bản chất của hành vi phạm tội như: xác định lỗi của người phạm tội, tính nguy hiểm của hành vi đó...
- Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội. Việc thực hiện hành vi phạm tội luôn để lại những hậu quả nhất định trong tâm lý của người phạm tội. Những thay đổi trong tâm lý người phạm tội như: sự căng thẳng về nhận thức, xúc cảm... là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tư pháp.
- Chuyển biến tâm lý của người phạm tội trong các giai đoạn: điều tra, xét xử, thi hành án. Tất cả các giai đoạn của hoạt động tư pháp đều nhằm đạt được mục đích chung của hoạt động tư pháp. Song, mỗi giai đoạn điều tra, xét xử và cải tạo lại thực hiện những mục tiêu riêng, được tiến hành trong những điều kiện rất khác biệt. Tham gia vào từng giai đoạn tố tụng khác nhau, người phạm tội sẽ chịu tác động của điều kiện và mục đích khác nhau của hoạt động mà có những diễn biến tâm lý khác biệt. Tất cả những diễn biến tâm lý của người phạm tội với các tư cách là người bị tình nghi, bị can, bị cáo, phạm nhân... là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tư pháp.
- Khía cạnh tâm lý của quá trình tái hoà nhập cộng đồng của người mãn hạn tù. Sau khi chấp hành hình phạt và trở về với đời sống xã hội, đối với người mãn hạn tù thì đây là một giai đoạn hết sức khó khăn với nhiều thử thách. Tâm lý của cá nhân có nhiều diễn biến phức tạp và là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tư pháp.
9
2.2. Tâm lý học tư pháp nghiên cứu các khía cạnh tâm lý của hoạt động tư pháp Các khía cạnh tâm lý đó gồm:
- Cấu trúc tâm lý của các dạng hoạt động tư pháp. Tầm lý học tư pháp nghiên cứu và làm sáng tỏ các thành phần cấu trúc, các chức năng tâm lý trong cấu trúc của hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án.
- Đặc điểm tâm lý của các dạng hoạt động tư pháp cụ thể. Để thực hiện nhiệm vụ của các giai đoạn điều tra, xét xử hay thi hành án, người cán bộ tư pháp cần phải tiến hành các dạng hoạt động cụ thể. Ví dụ, để điểu tra vụ án, điểu ưa viên phải tiến hành các hoạt động như: xét hỏi bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, hoạt động đối chất... tâm lý học tư pháp nghiên cứu và làm sáng tỏ khía cạnh tâm lý của các hoạt động này.
- Các phẩm chất tâm lý cần thiết cho người cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp. Việc làm sáng tỏ bản chất của hoạt động tư pháp cho thấy, để hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực này, người cán bộ tư pháp cần phải có được nhũng phẩm chất nghề nghiệp đặc biệt. Tâm lý học tư pháp nghiên cứu và chỉ ra những phẩm chất tâm lý cần thiết đó.
2.3. Tâm lý học tư pháp nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của các chủ thể tham gia hoạt động tư pháp
Hiệu quả của hoạt động tư pháp phụ thuộc nhiều vào hành vi xử sự của các chủ thể tham gia. Tuy nhiên, hoạt động tư pháp là một hoạt động dặc biệt, vì thế, nó có thể dẫn tới những diễn biến tâm lý rất đặc trưng. Tâm lý học tư pháp nghiên cứu và làm sáng tỏ dặc điểm tâm lý của các chủ thể: bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự... khi họ tham gia vào các dạng hoạt dộng tư pháp khác nhau.
2.4. Tâm lý học tư pháp nghiên cứu và soạn thảo ra các phương pháp tâm lý sử dụng trong hoạt động tư pháp
Là ngành khoa học ứng dụng, tâm lý học tư pháp còn soạn thảo ra các phương pháp tác động tâm lý để sử dụng trong hoạt động tư pháp, giúp cho người cán bộ tư pháp có thể tác động đến tâm lý của các đối tượng cần thiết.
Ill - NHIỆM VỤ CỦA TAM LÝ HỌC TƯ PHÁP
Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp bao gồm nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể.
10
3.1. Nhiệm vụ chung
Nhiệm vụ chung của tâm lý học tư pháp là những vấn đề có tính bao trùm, xuyên suốt các giai đoạn cùa hoạt động tô' tụng. Chúng bao gồm:
- Nghiên cứu những điều kiện, những đặc điểm tâm lý chung của hoạt động tư pháp. Ở đây, mối quan tầm hàng đầu là làm rõ cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp, nghĩa là chỉ ra những yếu tố, những thành phần cấu thành hoạt động tư pháp, đặc điểm của các thành phần đó và mối quan hệ giữa chúng.
- Nghiên cứu nhân cách. Tâm lý học tư pháp không chỉ nghiên cứu nhân cách người phạm tội, mà còn nghiên cứu nhân cách người tiến hành tố tụng, làm rồ quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất tâm ỉý cần thiết trong quá ưình hoạt động nghề nghiệp của họ, chỉ ra nguyên nhân, điều kiện của sự biến thái nhân cách ở một bộ phận cán bộ, nhân viên ngành tư pháp.
- Làm rõ quy luật hình thành, phát triển những đặc điểm tâm lý tiêu cực ở người phạm tội, mối liên hệ giũa chúng với lối sống và hành vi của họ.
- Xây dựng quy trình và đua ra những nguyên tắc, những yêu cầu của việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý ưong hoạt dộng tư pháp.
3.2. Nhiệm vụ cụ thể
Nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học tư pháp là những vấn đề cụ thể nảy sinh ở từng giai đoạn, từng biện pháp tố tụng cụ thể. Thực chất, đây là sự cụ thể hoá của các nhiệm vụ chung ở từng giai đoạn tố tụng. Ví dụ: làm rõ cấu trúc tâm lý của giai đoạn điều tra, hoặc làm rõ đặc điểm tâm lý của quá trình tranh luận tại phiên toà...
Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm về tâm lý học tư pháp như sau: Tâm lý học tư pháp là tâm lý chuyên ngành về hoạt động tư pháp, nghiên cứu các hiện tượng, các đặc điểm và các quy ỉuật tâm lý biểu hiện trong quá trình thực hiện tội phạm, trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, đổng thời soạn thảo ra các phương pháp tâm lý để sử dụng trong hoạt động tư pháp.
IV - Ý NGHĨA CỦA TAM LÝ HỌC TƯ PHÁP
Tâm lý học tư pháp có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động tư pháp, đối với quá trình tố tụng.
11
- Thứ nhất: Tâm lý học tư pháp giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật khách quan củạ vụ án một cách nhanh chóng, chính xác, đưa ra bản án và các quyết định đúng đắn đổ giải quyết vụ án.
Việc nghiên cứu, làm rõ đặc điểm tâm lý của người phạm tội, những quy luật tâm lý biểu hiện trong hoạt động phạm tội giúp các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng khám phá vụ án. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã có những trung tâm phân tích và xây dựng chân dung tâm lý người phạm tội, nghĩa là xác định những nét đặc trưng về lứa tuổi, giói tính, dân tộc, tính cách, thói quen, xu hướng... của người phạm tội trên cơ sở của các thông tin đã có. Hoạt động của các trung tâm này đã thu được những kết quả khả quan. Nhiều kẻ phạm tội nguy hiểm bị phát hiện và bị bắt giữ, nhiều vụ án phức tạp được khám phá. Ngoài ra, những phương pháp, những thủ thuật tâm lý được soạn thảo ra trong tâm lý học tư pháp là phương tiện để cơ quan tiến hành tố tụng đấu tranh, với những đối tượng phạm tội ranh mãnh, ngoan cố nhất. Tất cả những điều này cho thấy rằng, những tri thức, hiểu biết về các quy luật của đời sống tâm lý con người là không thể thiếu đối với những người làm việc trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Thứ hai: Tâm lý học tư pháp giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục, cảm hoá người phạm tội. , •; ...
Việc nghiên cứu làm rõ đặc điểm tâm lý, nhân cách của bị can, bị cáo, của phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam, ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống ở trại giam đối với phạm nhân cho phép người tiến hành tố tụng, giám thị và quản giáo trại giam xây dựng chương trình, những biện pháp tác động phù hợp, đảm bảo cho việc hiện thực hoá mục đích của hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra, xét xử và đặc biệt là trong giai đoạn thi hành án.
- Thứ ba: Tâm lý học tư pháp góp phần vào công tác phòng ngừa tội phạm.
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội, tâm lý học tư pháp giúp các cơ quan có thẩm quyền đưa ra được những chủ trương, những biện pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc phòng ngừa tội phạm, loại bỏ những yếu tố là nguyên nhân phát sinh tội phạm trong lối sống của cá nhân và cộng đồng. •
- Thứ tư: Tâm lý học tư pháp còn có ý nghĩa đối với công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ cho ngành tư pháp, công tác tổ chức hoạt động tư pháp.
12
Để một hoạt động diễn ra có kết quả cao thì trước hết chủ thể tiến hành phải có đủ những phẩm chất mà hoạt động đó đòi hỏi. Mặt khác, công tác tổ chức hoạt động cũng phải phù hợp vói các đặc điểm cơ bản của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu điểu kiện và đặc điểm của hoạt động tư pháp vừa giúp đưa ra những tiêu chuẩn trong công tác tuyển dụng cán bộ ngành tư pháp, xác định phương hướng và chương trình đào tạo, bồi dưỡng họ, vừa là cơ sở để tổ chức hoạt động một cách hợp lý.
Ngoài các ý nghĩa thực tiễn nói trên, những vấn đề mà tâm lý học tư pháp nghiên cứu còn làm phong phú thêm những tri thức, hiểu biết về đời sống tâm lý con người.
V - CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CỦA TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
5.1. Mục đích của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu không chỉ được sử dụng để nghiên cứu đối tượng của tâm lý học tư pháp. Trong hoạt động tư pháp, các phương pháp này còn có ý nghĩa ứng dụng rất lớn. Nó được người cán bộ tư pháp sử dụng như một công cụ để hiểu tâm lý của đối tượng. Vì vậy, mục đích của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu là nhằm thu thập, tìm hiểu thông tin về tâm lý cùa đối tượng mà ta cần quan tâm, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong hoạt động tư pháp nhằm các mục đích sau:
- Nhằm hiểu được diễn biến tâm lý của đối tượng mà ta quan tâm: suy nghĩ, tâm trạng, xúc cảm... của đối tựợng; có thể đoán được họ đang nghĩ gì, thái độ của họ ra sao; tại sao họ lại xử sự như vậy...
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu, ta có thể tìm hiểu được các thông tin về đặc điểm tâm lý của đối tượng. Có nghĩa là, các phương pháp này giúp hiểu được các thuộc tính tâm lý trong nhân cách của đối tượng như: tính cách, trình độ năng lực, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, quan điểm sống, hệ thống các chuẩn mực... của họ.
5.2. Các nguyên tắc sử dụng phương pháp nghiên cứu
Đế đám bảo được tính chính xác của các thông tin về tâm lý đối tượng, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc mục đích. Nguyên tắc này đòi hỏi khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý, ta phải xác định rõ mục đích sử dụng. Mỗi một
13
phương pháp nghiên cứu đều chỉ đáp ứng một hoặc một số mục đích nhất định trong việc thu thập thông tin. Việc xác định rõ mục đích sử dụng sẽ giúp cho ta có thể lựa chọn các biện pháp nghiên cứu phù hợp. Ví dụ, phụ thuộc vào việc ta muốn hiểu được thái độ khai báo của đối tượng, hay muốn biết được anh ta là người có tính cách ra sao thì ta sẽ lựa chọn các phương pháp nghiên cứu hoàn toàn khác. Với hai mục đích khác nhau như vậy ta không thể sử dụng cùng một phương pháp.
- Nguyên tắc quyết định luận xã hội. Theo nguyên tắc này thì mọi hiện tượng tâm lý không tự nhiên sinh ra mà đều có nguyên nhân làm hình thành hoặc làm thay đổi. Các nguyên nhân này chủ yếu là từ điều kiện xã hội. Do đó, khi phân tích một hiên tượng tâm lý, bạn cần phải phân tích cả điều kiện, hoàn cảnh sống của họ và những yếu tố xã hội tác động đến họ. Ví dụ, khi tìm hiểu nguyên nhân phạm tội của một người nào đó thì phải tìm nguyên nhân này trong các môi trường xã hội như gia đình, bạn bè, trong các mối quan hệ, lối sống... của người đó.
- Nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc này đòi hỏi khi thu thập thông tin vể tâm lý một đối tượng nào đó, ta phải đảm bảo được tính chân thực và phản ánh đúng bản chất của hiện tượng tâm lý mà ta quan tâm. Đảm bảo nguyên tắc này, khi thu thập thông tin về đối tượng, ta phải đảm bảo sử dụng các phương pháp có độ tin cậy cao; phải đảm bảo phản ánh đúng các đặc điểm của đối tượng; việc phân tích, đánh giá tâm lý đối tượng không được suy diễn tuỳ tiện, chủ quan mà phải dựa trên cơ sở những thông tin mà ta đã thu thập được.
- Nguyên tắc vê' sự thống nhất giữa tâm lý nhân cách và hoạt động. Có thể nói, tâm lý nhân cách và hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ, đó là mối quan hệ nội dung và hình thức, thể hiện như sau:
Hoạt động là điều kiện để hình thành và phát triển tâm lý cá nhân. Thông qua các hoạt động học tập, lao động, giải trí... mỗi cá nhân lĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ xảo, hệ thống chuẩn mực, rèn luyện các phẩm chất tâm lý cần thiết, từ đó mà tâm lý cá nhân được hình thành.
Trong hoạt động, mỗi cá nhân bộc lộ giá trị nhân cách của mình. Người ta vẫn có câu: "hãy xem anh ta làm và đừng nghe anh ta nói”. Có nghĩa là, ta cần đánh giá tâm lý của người khác thông qua hành động của anh ta. Chỉ có thông qua hành động, tâm lý của con người mới được bộc lộ một cách chân thực nhất.
14
Việc tuân thủ nguyên tắc này khi đánh giá tâm lý của người khác sẽ giúp ta thu dược nhũng thông tin khách quan nhất về họ.
- Nguyên tắc phát triển. Tâm lý của cá nhân không phải là một hiện tượng tâm lý bất di bất dịch, mà nó luôn có quá trình vận động, phát triển và thay đổi. Khi ta muốn đánh giá tâm lý của một đối tượng nào đó, cần phải xem xét nó trong sự vận động và phát triển. Ví dụ, khi ta phán xét về lỗi lầm của một ai đố, ta không nên thái quá mà cho rằng: ôi! Không thể cải tạo được anh ta đâu! Như vậy là ta đã không tuân thủ nguyên tắc phát triển của tâm lý. Nên hiểu rằng, tâm lý con ngưòi là một hiện tượng luôn vận động và phát triển. Vì vậy, nếu có biện pháp tác động phù hợp, ta hoàn toàn cố thể làm cho người khác hối cải và sủa chữa lỗi lẩm.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi, khi đánh giá về một ai dó, ta không nên đánh giá họ qua một tình huống mà phải đánh giá họ qua một quá trình lâu dài.
- Nguyên tắc tiếp cận nhăn cách, khi đánh giá một con người, ta cần phải tiếp cận họ một cách toàn diện, tìm hiểu tất cả các thuộc tính trong nhân cách của họ, mối quan hệ tác dộng qua lại của chúng. Mặt khác, cần phải phân tích được ảnh hưởng của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhăn cách của họ. Cố như vậy, ta mới có được kết luận chính xác về tâm lý của đối tượng mà ta quan tâm.
5.3. Các phương pháp nghiên CÚÜ cụ thể
Trong hoạt động tư pháp, người ta thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
a) Phương pháp quan sát
Quan sát là sự tri giác có chủ dinh các biểu hiện bề ngoài của con người như hành động, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, cách nói năng, cách ăn mặc... nhằm nhận xét, phán đoán các đặc điểm tâm lý của họ.
Phương pháp quan sát dược sử dụng một cách phổ biến trong hoạt động tố tụng. Phương pháp này giúp bạn có thể phán đoán được các diễn bến nội tâm của đối tượng. Ví dụ, thông qua quan sát cách biểu cảm trên nét mặt của bị cáo và các biểu hiện hành vi của họ, bạn có thể phán đoán thái độ của họ đối vói hành vi mà họ đã thực hiện. Phương pháp này cũng có thể sử dụng để phán đoán về đặc điểm tâm lý của đối tượng. Khi ta quan sát hành vi, cách nói nãng, ăn mạc của một người, ta có thể đoán họ là người như thế nào, tính cách, trình độ nhận thức của họ ra sao...
15
Trong hoạt động tư pháp, xuất phát từ sự mâu thuẫn của chủ thể tham gia tố tụng với người cán bộ tiến hành tố tụng, phương pháp quan sát có một số đặc điểm đặc thù sau:
- Chủ thể tiến hành quan sát cũng có thể trở thành đối tượng bị quan sát. Có nghĩa là, khi ta tiếp xúc với một đối tượng để thu thập thông tin, thì họ (đặc biệt là bị can, bị cáo) cũng rất muốn biết ta đang nghĩ gì, muốn gì ở họ . Vì vậy, họ cũng tiến hành quan sát ta để có được những thông tin cần thiết về chủ thể đang quan sát mình.
- Việc sử dụng phương pháp quan sát có thể gặp những trở ngại nhất định, vì đối tượng của quan sát có thể có những động tác giả để che đậy nội tâm của mình. Đây là đặc điểm đặc thù của hoạt động tư pháp. Đối với người phạm tội hoặc những người có thái độ không thành khẩn thì khi tiếp xúc với người cán bộ tư pháp, họ luôn có ý thức che dấu những diễn biến nội tâm của mình. Họ có thể dùng những động tác giả bên ngoài để đánh lạc hướng chú thể quan sát. Ví dụ, một bị cáo tại phiên toà có thể khóc nức nở và thể hiện sự hối hận một cách rất "nghệ thuật” mặc dù thật tâm anh ta không hề hối cải.
- Điều kiện của hoạt động tư pháp có thể gây những tác động lớn đối với tâm lý của các chủ thể tham gia. Vì vậy, tâm lý của họ thường bộc lộ dưới rất nhiều sắc thái khác nhau. Ví dụ, cũng là thái độ khai báo của người làm chứng, khi khai báo tại cơ quan điều tra, họ có thể tích cực và chủ động. Nhưng tại phiên toà, sự chú ý của nhiều người có thể gây cho người làm chứng tâm lý e ngại, làm cho họ trớ nên thụ động hơn khi khai báo.
Từ những đặc thù trên, khi sử dụng phương pháp này, ta cần chú ý những vấn đề sau:
- Xác định rõ mục đích, nội dung và kế hoạch quan sát. Phương pháp quan sát thường đạt hiệu quả cao khi ta đã có những giả thiết nhất định về đối tượng và quan sát là để kiểm tra giả thiết đó.
- Không nên để lộ cho đối tượng bị quan sát biết được mục đích của người quan sát. Nếu họ biết được mục đích của người quan sát, họ có thể mất tự nhiên, không thoái mái, thậm chí giả tạo, đóng kịch.
- Sự biêu hiện của tâm lý là rất đa dạng và phụ thuộc vào tình huống. Do dó, ta cần tiên hành quan sát đối tượng nhiều lần trong những tình huống khác nhau.
16
- Ghi chép kết quả quan sát một cách chi tiết, khách quan và không được có định kiến khi đánh giá đối tượng.
b) Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm là phương pháp mà chù thê chủ động tạo ra tình huống nhằm làm xuất hiện ớ đối tượng những hiện tượng tâm lý cần quan tâm, tiến hành đo đạc, định lượng chúng một cách khách quan.
Vi dụ: Đê nghiên cứu sự ảnh hường của áp lực nhóm đối với cá nhân, người ta yèu cầu 5 đối tượng đứng cách đều hai đoạn thẳng có độ dài khác nhau (sự khác nhau về độ dài của hai đoạn thẳng có thể nhận thấy được từ vị trí cùa mỗi người). Sau đó yêu cầu họ đưa ra ý kiến của mình về độ dài của hai đoạn thẳng đó. Bốn người trả lời trước, do được nhà nghiên cứu bí mật thống nhất trước, đều nhận xét là hai đoạn thẳng đó bằng nhau. Người thứ 5 trả lời sau cùng, dưới áp lực của nhóm, cũng theo bạn mình nhận xét về sự bằng nhau của hai đoạn thảng. Trong trường hợp này, chúng ta đã sử dụng phương pháp thực nghiệm.
Tình huống được tạo ra trong phương pháp thực nghiệm có vai trò quan trọng. Chúng là điều kiện để hình thành những hiện tượng tãm lý mà chúng ta cần quan tâm. Thực chất các tình huống này là những vấn đề, những “bài toán” mà nhà nghiên cứu đặt ra cho các đối tượng và căn cứ vào cách giải quyết của họ đê xác định đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Người ta phân biệt nhiều loại thực nghiệm khác nhau:
- Thực nghiệm tự nhiên là thực nghiệm dựa vào những điều kiện hoàn cảnh trong cuộc sống và hoạt động của đối tượng. Trong hoạt động tố tụng các thực nghiệm điểu tra chú yếu thuộc loại này. Ví dụ: thực nghiệm diễn lại hành động, việc làm nhằm kiểm ưa lời khai của bị can, người bị tạm giữ, người làm chứng ...
- Thực nghiệm giáo dục là loại thực nghiệm nhằm phát triển, rèn luyện hoặc uốn nắn những phẩm chất tâm lý nào đó ớ đối tượng. Loại thực nghiệm này được dùng trong quá trình giam giữ cải tạo phạm nhân.
- Thục nghiệm trong phòng thí nghiệm là những thực nghiệm nhằm nghiên cứu những đặc điểm tâm lý nhất định, được tiến hành trong những phòng được bố trí đặc biệt với những máy móc, thiết bị tinh vi.
Đế kết quả rút ra từ phương pháp thực nghiệm có đủ độ tin cậy, cần tiến hành thực nghiệm nhiều lần và phối hợp với các phương pháp khác.
Mi 11070009 17
c) Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)
Đàm thoại là phương pháp tìm hiểu tâm lý, nhân cách con người thông qua các quan hệ giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nói cách khác, thông qua cách nói năng, ngôn ngữ của một người, bạn có thể đánh giá về tâm lý của họ như: thái độ, tình cảm, quan điểm, nhu cầu, hứng thú, tâm trạng... của họ.
Phương pháp đàm thoại đòi hỏi ở chủ thể nghiên cứu khả nãng giao tiêp tốt và tính linh hoạt cao. Vấn đề cơ bản trong phương pháp đàm thoại là người đối thoại phải cởi mở, bộc lộ bản thân. Để đạt được điều đó, người nghiên cứu cần có phương pháp tiếp cận phù hợp, tạo ấn tượng tốt, đặc biệt là ấn tượng ban đầu, phải biết thiết lập, duy trì bầu không khí thích hợp trong suốt quá trình trò chuyện. Cho nên, chủ đề câu chuyện không thể xác định một cách máy móc, cứng nhắc mà cần được thay đổi một cách linh hoạt cho phù hợp với tình huống thực tế. Trong trường hợp thuận lợi có thể đưa câu chuyện lên mức độ tranh luận làm người đối thoại bộc lộ hơn nữa về bản thân.
d) Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Tâm lý con người được biểu hiện trong hoại động, được “chất chứa" vào các sản phẩm hoạt động, trở thành những hiện tượng tâm lý tiềm tàng, tích đọng trong đó. Vì vậy, dựa vào việc phân tích kết quả, sản phẩm hoạt động có thê rút ra những kết luận về tâm lý nhân cách của người đã làm ra sản phẩm đó. Ví dụ, chúng tôi có thể thông qua bài thi của một học viên mà phán đoán một sô' nét về tâm lý của họ như: thái độ đối với môn học, hiểu biết xã hội, khả năng tư duy...
Trong hoạt động tô' tụng, khi phân tích đánh giá những dấu vết phát hiện dược trên hiện trường, công cụ phạm tội, hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra... ta có thể xác định được động cơ, mục đích, diễn biến hành vi, ý chí, thói quen, trạng thái tâm lý của cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội. Ở một số nước trẽn thế giới, các chuyên gia tội phạm đã căn cứ vào cách thức thực hiện hành vi phạm tội, các dấu vết của hành vi... mà xây dụng chân dung tâm lý của đối tượng phạm tội. Đó là họ đã sử dụng phương pháp phân tích sán phám cứa hoại động.
18
e) Phương pháp phán tích nhóm (tập thẻ)
Nhóm là một tập hợp người được thống nhất lại bởi một mục đích chung. Khi nhóm phát triển đến mức độ cao, các thành viên của nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có hoạt động chung thống nhất, phù hợp với lợi ích của xã hội, thì nhóm trở thành tập thể.
Để trờ thành thành viên của nhóm, mỗi cá nhân phải chấp nhận (ít nhất là một phần) các mục tiêu và nguyên tắc của nhóm. Trong hoạt động, cá nhân phải vì lợi ích của nhóm và của các thành viên khác. Mặt khác, thông qua các quan hệ giao tiếp trong nhóm, cá nhân tiếp thu được những kinh nghiệm nhất định. Vì vậy, nhóm để lại dấu ấn trong tâm lý, ý thức của mỗi thành viên, ảnh hưởng đến hành vi của họ. Dựa vào việc phân tích các đặc điểm về lổ chức và hoạt động của nhóm, quan hộ trong nhóm, đặc điểm của các thành viên khác có thê rút ra những kết luận về tâm lý, nhân cách của cá nhân mà la quan tâm.
Trong đời sống, đôi khi ta tìm hiểu bạn bè của người mà ta quan tâm để đánh giá về tính cách, thái độ, tình cảm, ý thức... của họ. Đó là ta đã sử dụng phương pháp phân tích nhóm.
Trong hoạt động tố lụng hình sự, dể làm rõ đặc điểm tâm lý, nhân thân của bị can, bị cáo, nguyên nhân, điều kiện phạm tội của họ, người tiến hành tố tụng thường tìm hiểu về điều kiện gia đình, những tập thể, cơ quan nơi họ làm việc, bạn bè, các nhóm giao tiếp... mà họ đã hoặc đang là thành viên.
Tóm lại, các phương pháp nghiên cứu có thế sử dụng rộng rãi và thường xuvên trong hoạt động tố tụng. Đê sử dụng chúng có hiệu quả, ta cần phải tuân thù chặt chẽ các nguyên tắc nghiên cứu, đặc biệt là nguyên tắc khách quan.
VI - CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG TẢM lý
Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu giúp bạn có thể hiếu được tâm lý của đối tượng. Tuy nhiên, nếu phải tiếp xúc với một đối tượng, mà họ thiếu thành khẩn khai báo hoặc lì lợm, không chịu khai báo, ta sẽ làm gì trong trường hợp này để đạt được mục đích của mình ta có thể sử dụng một cóng cụ rất hữu hiệu đê’ làm các đối lượng phái thay đổi ihái độ và hành vi xử sự của họ, đó là các phương pháp tác động tâm lý.
19
6.1. Mục đích sử dụng \
Tác động tâm lý là những cách thức, những biện pháp được sử dụng để làm ảnh hưởng, làm thay đổi các đặc điểm tâm lý nhân cách con người nhằm đạt những mục đích nhất định.
Trong hoạt động tư pháp, tác động tâm lý được hiểu là một hệ thống những tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể tiến hành tô' tụng tới các chủ thể khác trong hoạt động tô' tụng nhằm làm chuyển biến, thay đổi những đặc điểm tâm iý nào đó ở họ, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tư pháp.
Việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý nhằm các mục đích sau:
- Làm thay đổi tâm lý của đối tượng bị tác động nhằm thu thập những thông tin cần thiết, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Với mục đích này, các phương pháp tác động tâm lý có thể được dùng để tác động đến nhận thức của đối tượng. Ví dụ, khi một người làm chứng không thể mô tả lại chính xác một tình tiết nào đó, điểu tra viên sẽ tác động đến tư duy và trí nhớ của anh ta, giúp anh ta nhớ lại được chính xác sự việc. Trong nhiều trường hợp, để làm sáng tỏ được sự thật của vụ án thì cần phải làm thay đổi thái độ của người khai báo. Bạn có thể sử dụng các phương pháp tác động tâm lý để đạt được điều này. Ví dụ, khi đương sự cố tình nại ra những tinh tiết để làm thay đổi sự thật thì thẩm phán sử dụng phương pháp tác động tâm lý phù hợp tới người này, làm cho anh ta có thái độ đúng đắn trong việc cung cấp chứng cứ.
- Nhằm giáo dục cải tạo và cảm hoá người phạm tội. Với mục đích này, các phương pháp tác động tâm lý được sử dụng để tác động đồng thời đến nhận thức, tình cảm, ý chí của người phạm tội, làm hình thành ở họ thái độ phê phán đối với hành vi đã thực hiện, từ đó mà giáo dục, cải tạo lại tâm lý cùa họ.
- Làm tăng tính tích cực của các chủ thể tham gia hoạt động tố tụng, từ đó giáo dục ý thức pháp luật cho các công dân.
Các chủ thể tham gia hoạt động tố tụng đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động tư pháp. Ý thức và thái độ của họ có ảnh hưởng nhất định đến sự hợp tác cúa họ với cơ quan tiến hành tố tụng. Việc sử dụng phương pháp tác động tâm lý đến các chủ thể này sẽ làm hình thành ở họ thái độ đúng đắn đối với hoạt động, làm cho họ tích cực cộng tác với các cơ quan tiến hành tố tụng.
20
6.2. Các nguyên tắc sử dụng
Việc sử dụng tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp phải đạt đuợc hiệu quả là thay đổi được tâm lý và hành vi của đối tượng tác động. Mặt khác, tác động tâm lý phải không được vi phạm pháp luật và đảm bảo được quyền công dân của họ. Để thoả mãn các tiêu chí nói trên, tác động tâm lý phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thứ nhất: phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý của khách thể để thực hiện tác động tâm lý. Nguyên tắc này đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải nắm được các đặc điểm tâm lý của đối tượng tác động gồm: những đặc điểm ổn định (ý chí, tính cách, thói quen...) và những đặc điểm nhất thời (trạne thái tâm lý, xúc cảm, những mâu thuần nội tâm), trên cơ sở đó mà xác định phương pháp, hình thức tác động cho phù hợp.
- Nguyên rắc rliứ hai: người sử dụng phải có tri thức, hiểu biết về các quy luật phát sinh, phát triển và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý. Những tri thức này giúp người tiến hành tố tụng theo dõi, kiểm soát và điểu chỉnh quá trình tác động một cách phù hợp để đạt kết quả. Ví dụ, khi tác động cần phải biết đến quy luật "thích iữìg" của xúc cảm tình cảm. Quy luật này ảnh hưởng đến tính chú động trong hành vi của đối tượng. Với những đối tượng mới phạm tội, về mặt xúc cảm họ chưa thích ứng với hoạt động tô' tụng. Hành vi của họ bị động, lúng túng. Còn với những đối tượng đã có tiền án, tiền sự thì họ đã thích ứng về mặt cảm xúc với các điều kiện của hoạt động tố tụng. Hành vi cúa những đối tượng này chủ động và khôn khéo hơn. Phụ thuộc vào tùng đối tượng khác nhau trong các trường hợp trên mà ta sẽ phải lựa chọn các biện pháp tác động tâm lý khác nhau.
- Nguyên tắc thứ ba: phải xác định rõ mục đích và kế hoạch tác động, dự đoán quá trình tác động, phản ứng của đối tượng... mà từ đó chuẩn bị cho mình thái độ và hành động phù hợp trước những phản ứng đó.
- Nguyên tắc thứ tư: phải tính đến điều kiện, hoàn cảnh mà trong đó xảy ra quá trình tác động tâm lý. Các điều kiện bên ngoài như thời gian, địa điếm, sô' người tham gia thực hiện tác động tâm lý... có ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý cúa khách thể, đến quá trình cung cấp và tiếp nhận thông tin từ đó ánh hướng đến kết quả của tác động tâm lý. Ví dụ: tiếng ồn lớn làm cho phương pháp truyền đạt thông tin bằng lời nói khó đạt được kết quả như mong muốn.
21
Nịịuyên tắc tliứ nám: phải đảm bảo tính tích cực tâm lý cho đối tượng tác động. Kết quả của tác động tâm lý không chỉ phụ thuộc vào chủ thể tác dộng, mà còn phụ thuộc vào tính tích cực của đối tượng trong quá trình tác dộng, nghĩa là người bị tác động có “sẵn sàng" tiếp nhận tác động và “sẵn
sàng" phán ứng hay không? Nếu họ quá thụ động, tỏ thái độ bất cần, không quan tâm thì mục đích tác động tâm lý sẽ không đạt được. Vì vậy, người tiến hành tô' tụng phải tạo ra những diều kiện để đảm bảo cho tính tích cực tâm lý của dối tượng tiếp nhận tác động.
- Một nguyên tắc quan trọng mà người tác động phái tuân thủ là: việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý phải đúng pháp luật, trong khuôn khổ cùa pháp luật. Các phương pháp tác động tâm lý sẽ dẫn đến thay đổi tâm lý và hành vi cúa dối tượng. Việc sử dụng chúng một cách tuỳ tiện sẽ dẫn tới những vi phạm quyền công dân. Nguyên tắc này đám bảo cho việc tác động tâm lý không vi phạm các quy định của pháp luật, không ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người tham gia tố tụng, không làm giảm khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật.
6.3. Các phương pháp tác động tâm lý
a) Phương pháp truyền dạt thông tin
Nội dung của phương pháp truyền đạt thông tin là sử dụng những thông lin có ý nghĩa với đối tượng làm phương tiện tác động đến tâm lý của họ để đạt những mục đích nhất định. Các thông tin này, sau khi dược tiếp nhận, sẽ di sâu vào các quá trình trí tuệ, làm Ihay dổi nhận thức, làm xuất hiện những xúc cám và dản đến những thay đổi trong thái độ và hành vi của người tiếp nhận thông tin. Ví dụ, một đối tượng đã không chịu khai nhận hành vi bắn chết người mà nại ra rằng, trong lúc giằng co giữa anh ta với nạn nhân thì súng bị cướp cò và nố vào người nạn nhân. Điều tra viên liền đọc cho anh ta nghe kết luận của bản giám định pháp y về vết đạn trên người nạn nhân. Những thông tin đó khiến anh ta thấy không thể chối cãi được và cúi đầu nhận tội.
Trong hoạt động lố tụng, những thông tin được dùng để truyền đạt dến đối tượng phải có tính khách quan. Quá trình truyền đạt thông tin phải đảm báo tính độc lập của họ trong việc tiếp nhận, phân tích, đánh giá thông tin và đi đến những quyết định cụ thể.
22
Hình thức của phương pháp truyền đạt thông tin rất đa dạng. Có thế dùng lời nói, có thể dùng tài liệu, ảnh, bàng hình, bãng ghi âm hoặc những đồ vật cụ thế (con dao, cái búa, hòn đá...). Hình thức truyền đạt thông tin cũng có the là trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong hoạt động điều tra, có những trường hợp cơ quan điểu tra đưa tin qua người thứ ba, qua dư luận hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi...) đánh động đối tượng phạm tội đang lẩn trốn, làm họ hoang mang, dao động và từ dó quyết định đầu thú.
Phương pháp truyền đạt thông tin thường được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Khi cần làm tăng tri thức, hiểu biết của người tiếp nhận thông tin. V í dụ. trong quá trình nghị án, thẩm phán có thể dùng phương pháp truyền đạt thòng tin đế giúp hội thẩm nắm bắt được những quy định cụ thế của pháp luật.
- Khi cần giúp người tham gia tố tụng tái hiện những tình tiết bị quên hoặc nhầm lẫn.Việc tiếp nhận thông tin sẽ làm tích cực hoá hoạt động trí tuệ cúa người tham gia tô' tụng, làm xuất hiện trong đầu óc họ những liên tường, tạo khả nãng nhớ lại tình tiết bị quên.
- Khi cần làm thay đổi thái độ. lập trường của người tham gia tố tụng. Việc cung cấp thông tin tạo điều kiện để người tham gia tố tụng phân tích, xem xét lại thái độ và quyết định của mình, làm xuất hiện khả năng thay đổi quyết định đó.
- Khi cần làm xuất hiện những xúc cảm, tình cảm nhất định, hoặc thav dổi trạng thái cảm xúc của người tham gia tố tụng. Những thông tin có ý nghĩa đặc biệt được đưa ra vào thời điếm bất ngờ, tác động mạnh lên người bị tình nghi, bị can, bị cáo... làm họ không tự chủ được và phải từ bỏ thái độ ngoan cố cúa mình. Chiến thuật “hòi bất ngờ vào yếu điểm" trong khoa học diều tra hình sự chính là một biểu hiện cụ thể của phương pháp truyền đạt thông tin trong trường hợp này.
b) Phương pháp thuyết phục
Nội dung của phương pháp thuyết phục là đưa ra những sự kiện, những tình huống cụ thể, phân tích, giải thích giúp đối tượng thấy rõ đúng, sai, lợi, hại, tốt. xấu... nhầm thay đổi thái độ. quan điểm, lập trường của họ, hoặc xây dựng quan điểm mới.
23
Ví dụ: Khi tham gia tranh luận, để bào chữa cho bị cáo có hành vi giết người trong tình trạng thần kinh bị kích động mạnh, luật sư có thể đưa ra đề nghị về mức án theo hưóng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và phân tích tác dụng của việc giảm nhẹ mức hình phạt đó đối với việc giáo dục bị cáo, từ đó mà tác động tới Hội đồng xét xử.
Có nhiều hình thức thuyết phục:
- Thuyết phục lôgic. Hình thức này là thông qua sự phân tích, lập luận chặt chẽ để tác động vào nhận thức của đối tượng, từ đó dẫn đến sự thay đổi về thái độ, lập trường của họ.
- Thuyết phục tình cảm. Hình thức này chủ yếu tác động vào lĩnh vực tình cảm, gợi lên những xúc cảm, tình cảm tích cực có lợi cho việc thay đổi Ihái độ, lập trường của đối tượng.
- Thuyết phục thông qua cổ động, tuyên truyền. Ví dụ, thông qua cổ động, tuyên truyền pháp luật mà thuyết phục người dân về sự cần thiết phải sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Khi sử dụng phương pháp thuyết phục cần phải chú ý đến các yêu cầu sau:
+ Luận điểm đưa ra phải rõ ràng và có cơ sở. Sự phân tích các luận điểm đó cần có những dẫn chứng cụ thể minh hoạ.
+ Lời nói phải ngắn gọn và có trọng tâm, không nên dài dòng, tràn lan. Ngôn ngữ và cách lập luận phải phù hợp với khả năng nhận thức của đối tượng.
+ Không nên tìm mọi cách để áp đặt quan điểm của mình và chỉ tập trung phê phán đối tượng. Khi thuyết phục hay tranh luận, ta cần tôn trọng đối tượng bằng cách bình tĩnh lắng nghe và biết thừa nhận những điểm có lý trong ý kiến của họ. Làm như vậy, đối tượng sẽ trở nên dễ bị thuyết phục hơn khi ta trình bày, chứng minh lẽ phải của mình.
+ Cần lác động đồng thời đến cả nhận thức, tình cảm và ý chí của đối tượng. Nhận thức là điều kiện quan trọng đe con người đi đến một quyết định, một việc làm nào đó. Tuy nhiên, chỉ có nhận thức không thôi thì chưa đú. Trong cuộc sống, ta vẫn thấy có những khi con người biết rõ phải, trái, nhưng họ không hành động theo lẽ phải. Đó là vì, mong muốn làm theo cái đúng ớ họ chưa đủ lớn, ý chí chưa đủ mạnh đê từ bỏ cái sai và đi theo cái dũng. Do đó, trong thuyết phục, ngoài việc phân tích, lập luận, chứng minh cho dối tượng thấy rõ lẽ phải, con đường nên đi, ta còn cần biết gợi những
24
tình cảm nhất định, động viên, khuyến khích đối tượng đi theo con đường mà ta đã chỉ ra.
Thuyêì phục là một nghệ thuật. Để thuyết phục người khác, ta phải có khả nâng hùng biện, phải nắm bắt được tâm lý, những mâu thuản, những dao động của họ. Đồng thời, phải biết kết hợp các biếu cảm ngôn ngữ với các biểu cảm phi ngôn ngữ, biết sử dụng các thủ thuật gây sự chú ý và duy trì nó trong suốt quá trình thuyết phục. Trong những trường hợp phức tạp, ta phải đi dần từng bước để tiến tới chinh phục hoàn toàn đối tượng.
Trong hoạt động tô' tụng, phương pháp thuyết phục được sử dụng rất phổ biến. Đối tượng thuyết phục ờ dây không chỉ là người tham gia tô' tụng, mà trong những trường hợp cụ thể còn là những người tiến hành tố tụng. Ví dụ, trong quá trình tranh luận tại phiên toà, mục đích cuối cùng của các bên tham gia tranh luận là thuyết phục Hội dồng xét xử về tính dúng dắn, hợp tình, hợp lý của cách nhìn nhận, đánh giá vụ án và của những đề xuất mà họ dưa ra. . I :..<<■
c) Phương pháp giao tiếp tàm lý có điểu khiển
Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa con người với con người nhằm thực hiện nhũng mục đích nhất định. Đặc biệt, giao tiếp trong hoạt động tư pháp luôn diễn ra sự tác động qua lại giữa các chủ thể, biểu hiện ở những thay đổi vể xúc cảm và hành vi, ở sự đồng tình, hậu thuẫn hay mâu thuẫn, chống đối của chủ thể này đối với chủ thê khác. Chính vì vậy, trong hoạt động tố tụng, giao tiếp còn được sử dụng như một phương pháp tác động tâm lý. Trong trường hợp này, các quan hệ giao tiếp với đối tượng tác động được chủ thể tác động thiết lập, điều khiển nhằm hướng và tăng cường sự tác động lên tâm lý của họ để đạt mục đích mong muốn. Ví dụ: khi lấy tiến hành đối chất giữa hai đương sự trong vụ án dân sự, thẩm phán thiết lập giao tiếp giữa họ, điều khiển và sử dụng các giao tiếp đó để giải quyết mâu thuẫn trong các thông tin do họ đưa ra.
Như vậy, giao tiếp có diều khiển là phương pháp mà chủ thể tác động thiết lập, điều khiển và sử dụng giao tiếp của các đối tượng để tác động đến tâm lý cúa họ nhằm đạt được các mục đích.
Trong hoạt động tư pháp, phương pháp này được người cán bộ tư pháp sử dụng thường xuyên trong mọi tình huống.
25
d) Phương pháp mệnh lệnh
Mệnh lệnh là phương pháp cưỡng chế tâm lý, đòi hỏi đối tượng tác động phái thực hiện, hoặc chấm dứt ngay một hành động nào đó, không phụ thuộc vào ý muốn của họ. Ví dụ, khi khám xét một địa điểm nào đó, điều tra viên sử dụng phương pháp mệnh lệnh, bắt buộc đối tượng có liên quan phải thực hiện những hành vi nhất định, phục vụ cho việc khám xét. Trong trường hợp này, đôi tượng phải có nghĩa vụ chấp hành ý chí của điều tra viên.
Đe phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả, việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh trong hoạt động tố tụng hình sự là cần thiết. Tuy nhiên, do tính cưỡng chế cao nên đối tượng bị tác động sẽ không có sự tự do về mặt ý chí. Việc sử dụng phương pháp này cần thận trọng đế tránh vi phạm quyền công dân. Trong hoạt động tô' tụng hình sự, phương pháp này chú yếu dược sử dụng ở giai đoạn thi hành án nhằm giáo dục phạm nhân, dưa họ vào nề nếp của trại giam, tạo cho họ những Ihói quen, những khuôn mầu hành vi mới phù hợp với yêu cầu của xã hội.
e) Phương pháp đặt và thay đổi vấn dề tư duy
Nội dung của phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là đưa những vấn đề cụ thể dưới dạng câu hỏi đê kích thích, định hướng và phát triển hoặc thay đổi quá trình tư duy ở đối tượng bị tác động, từ đó ảnh hướng đến tâm lý và hành vi của họ.
Ví dụ, khi lấy lời khai của đương sự, thẩm phán đặt ra những câu hỏi có licn quan đến sự việc. Tiếp nhận các câu hỏi này, đương sự tư duy và nhớ lại những tình tiết cần thiết.
Quá trình tư duy nảy sinh dưới tác động của tình huống có vấn đề. Con người tư duy theo hướng nào, sử dụng những thông tin gì để giải quyết vấn dề dặt ra, phụ thuộc vào nội dung và cách biểu đạt vấn đề. Vì vậy, trong xét hỏi, việc cân nhắc, xác định phương hướng, chiến thuật xét hỏi có ý nghĩa lớn. Toàn bộ các tình tiết của vụ án là một chuỗi mất xích bí mật có độ bcn vững khác nhau. Chọn mắt xích nào và bằng cách nào để đột phá vào chuối bí mật dó là mộl vấn đổ không dơn giản và nhiều khi người cán bộ xét hoi phái mâì nhicu thời gian và công sức mới xác định được. Nghệ thuật cúa người cán bộ xct hói dược thể hiện chính ớ chỗ: biết đặt ra những câu hói buộc người bị xét hỏi khi trả lời phải sử dụng những thông tin khách quan mà người cán hộ xét hòi quan tâm.
26
Phương pháp đật và thay đổi vấn đề tư duy thường được sử dụng trong những trường hợp sau đây:
- Giúp người cung cấp thông tin nhớ lại tình tiết bị quên. Trong trường hợp này, câu hỏi đặt ra nhằm tác động đến tư duy và trí nhớ của đôi tượng. Câu hỏi sẽ có tác dụng tích cực hoá hoạt động trí tuệ, hoạt động trí nhớ của người cung cấp thông tin, làm xuất hiện trong đầu óc họ những liên tưởng giữa vân để dược nêu lên với các tình tiết liên quan, tạo khả năng nhớ lại tình tiết mà họ đã quên.
- Thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường của đối tượng tác động. Trong ưường hợp này, câu hỏi đặt ra nhằm tác động đến tư duy và từ đó ảnh hường đến thái độ, tình cảm cùa đối tượng, làm xuất hiện những thái độ và xúc cảm cán thiết.
Nhận thức của mỗi người, dù ờ mức độ nào, luôn bị chi phối bởi đặc điểm tâm lý, điểu kiện hoàn cảnh thực tế, vị trí tố tụng... của người đó. Khi phân tích, đánh giá tình huống để đưa ra những quyết dịnh hành động, để xác định thái dộ, quan điểm, lập trường của mình, không phải khía cạnh nào, mặt nào, vấn để nào cũng được xem xét và xem xét một cách kỹ lưỡng. Vì vậy, việc nêu lên những vấn đề bị bỏ sót hoặc ý nghĩa của chúng chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ sẽ giúp con người xem xét lại quyết định, thái độ. lập trưòng của mình, tạo khả nãng thay đổi chúng. Với ý nghĩa này, phương pháp đặt và thay đổi vấn để tư duy không những được sử dụng trong hoại động điéu tra, trong xét hòi tại phiên toà, trong tranh luận tại phiên toà mà cá trong quá trình giam giữ, cải tạo phạm nhân.
Đấu tranh với đối tượng có thái độ khai báo không đúng đắn. Trong trường hợp người bị xét hòi (bị can, bị cáo, người làm chứng...) cô' ý khai báo không đúng sự thật, người cán bộ xét hỏi có thể sử dụng thủ thuật thay đổi vân đề tư duy, nghĩa là nêu liên tiếp các câu hỏi về nhiều vấn đé khác nhau, làm thay đổi tư duy cúa đối tượng liên tục theo nhiều hướng khác nhau, kết quá làm đối tượng bị động hoặc có mãu thuẫn trong lời khai. Cơ sớ của việc làm này như sau:
+ Thứ nhất, sự chuán bị lời khai man cúa người bị xét hỏi luón mang tính chú quan, không thể bao quát toàn bộ tình huống thực tế. Việc nêu liên tiếp nhiều cáu hỏi về những vấn đé khác nhau sẽ làm họ lúng túng, bị động khi gập vãn dc chưa chuấn bị và trá lời dẻ mâu thuản với những gì dã khai báo.
+ Tliứ hai, sự lưu giữ cùng một lúc trong đầu óc hai nội dung về vụ án (một dược chuẩn bị đc đối phó và một là dien biến khách quan cùa vụ án) là
27
rất phức tạp. Việc phải trả lời liên tiếp nhiều câu hỏi khác nhau càng làm cho người bị xét hỏi câng thẳng và dễ nhầm lẫn giữa hai nội dung trên, làm xuất hiện mâu thuẫn trong chính lời khai báo của họ.
Những mâu thuẫn trong lời khai của người bị xét hỏi trong hai tình huống trên là cơ sở để cán bộ xét hỏi đấu tranh với họ, buộc họ phải thay đổi thái độ của mình.
Ví dụ: Bị can A đưa ra chứng cứ ngoại phạm rằng, vào thời điểm xảy ra vụ án A đang chơi tại nhà B. Do có sự thoả thuận trước với A, khi được triệu tập dể lấy lời khai, B dã xác nhận sự việc đó. Sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy, điẻu tra viên liên tiếp hỏi B nhiều vấn để như: A đến nhà B lúc mấy giờ. đến bằng phương tiện gì, ai ra mở cửa cho A, quần áo A mặc như thê nào, vào nhà A ngồi ở đâu? A nói và làm gì?... tất cả những câu hỏi liên tiếp vé các chi tiết rất cụ thê sẽ dẫn tới sự mâu thuẫn trong lời khai của B.
Ị) Phương pháp ám thị gián tiếp
Phương pháp ám thị là phương pháp dùng lời nói, hành vi, cử chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận thông tin một cách thiếu sự kiểm soát và phê phán.
Trong giao tiếp, khi tiếp nhận thông tin từ người dối thoại, ta thường kiểm tra, phán xét lại bằng cách tự hỏi mình: điểu đó có ý nghĩa gì, nó có đúng khống, tại sao người ta lại cho mình biết... Tuy nhiên, cũng có những trường hợp do tác động của người đối thoại, thông tin của họ được ta tiếp nhận thiếu sự kiểm tra. Đó là vì ta bị ám thị.
Ám thị là đặc điểm của cá thể. Ai cũng có thể bị ám thị, nhưng mức độ dễ, khó khác nhau. Khả năng bị ám thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Độ tuổi: nói chung trẻ em dễ bị ám thị hơn người lớn.
- Trạng thái tâm lý: trong trạng thái hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi... khả nãng bị ám thị tãng lên.
- Đặc điểm nhân cách: những người yếu đuối, thiếu tự tin, cả tin, nhút nhát, dẻ có ấn tượng, tư duy lôgic kém là những người dễ bị ám thị.
Lượng thông tin bị hạn chế là yếu tố làm tăng khả nâng bị ám thị. Chính vì vậy, sử dụng phương pháp ám thị ở giai đoạn đầu của quá trình điểu tra thường cho kết quả khả quan hơn.
Ngoài ra khả năng bị ám thị còn phụ thuộc vào uy tín của người ám thị, quan hệ giữa người ám thị và người bị ám thị, áp lực nhóm...
Có nhiều hình thức ám thị:
28
Khi nội dung ám thị được truyền tlìẳng đến dối tượng gọi là ám thị trực tiếp. Ví dụ: một đối tượng đã lừa đào bằng cách, nhìn chằm chằm vào một người phụ nữ gặp trên đường, sau đó bảo rằng, da mặt của chị ta xấu quá, có biểu hiện của bệnh nặng và cần phải chữa ngay bằng một loại thuốc biệt dược quý hiếm. Quá hoảng hốt, chị phụ nữ tiếp nhận những thông tin này một cách thiếu sự đánh giá, phê phán và tường rằng mình bị bệnh thật.
Khi nội dung ám thị được che dấu, nguỵ trang bằng các thông tin khác, tlù gọi là ám thị gián tiếp. Trong hoạt động điều tra vụ án, hình thức này thường được sử dụng. Điều tra viên thường dùng những thông tin không liên quan đến vụ án, có ý nghĩa với dối tượng và họ không ngờ tới để tác động. Khi tiếp nhận những thông tin này, ở đối tượng sẽ hình thành những suy nghĩ mà điều tra viên muốn "ám thị". Nói cách khác, điều tra viên gián tiếp thòng qua những thông tin có ý nghĩa để ám thị những nội dung cần thiết.
Trẽn đây là một số phương pháp lác động tâm lý thường được sử dụng trong hoạt động tư pháp. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và mục đích của người sử dụng mà các phương pháp này được sử dụng một cách riêng rẽ hoặc kết hợp. Tuy nhiên, sự kết hợp nhiều phương pháp với nhau thường cho kết quả tốt hơn, đáng tin cậy hơn.
29
CAU HỎI ÔN TẬP
1. Trinh bây đối tượng nghiôn cứu của tâm lý học tư pháp. Từ dó nêu nhận xét vé mối quan hệ giửa tâm lý học tư pháp vầ tâm lý học dại cương.
2. Phân tích nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp.
3. Nêu và phân tích ý nghĩa của tâm lý học tư pháp đối với hoạt động tư pháp. 4. Những khẳng định sau đây đúng hay sai?
a) Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu sẽ làm thay dổi tâm lý và hành vi xử sự của dối tượng cân quan tâm.
b) Tảm lỷ và hoạt dộng là hai phạm trù độc lập, không có mối liên hệ với nhau. c) Tâm lý con người là một hiện tượng bất biến.
d) Hành vi phạm tội của cá nhân Cl'• nguyên nhàn từ các đểu kiện giao tiếp và hoạt dộng của họ.
5. Khi tiếp xúc với một đối tượng, bạn sẽ sử dung các phương pháp nghiên cứu nào trong các trường hợp sau?
a) Đề hiểu dược trạng thái xúc cảm, diễn biến nội tàm của họ.
b) Để hiểu dược thái độ của họ dối với hành vi phạm tội.
c) Đ ể hiểu dược nguyên nhản dẫn dến hành vi phạm tội của họ.
d) Để hiểu dược nhản thân của người phạm tội.
6. Những khẳng định sau đúng hay sai?
a) Các phương pháp tác động tàm lý dược sử dụng dể hiểu dược tàm lý của dối tượng cắn quan tàm.
b) Việc sử dụng phương phàp tác dộng tàm lý chỉ phụ thuộc vào mục đich của chủ thể tác dộng mà không cần phải tuân thủ các quy dinh của pháp luật.
c) Để tác dộng tàm lý có hiệu quả, việc sử dụng các phương pháp tác dộng tâm lý phải phủ hợp vờ tình huống tác dộng và đặc điểm tâm lý của dối tượng.
7 Do mâu thuẫn với H trong quan hệ với bạn gái, một buổi tối N chờ sẵn ở một đoạn đường váng và khi H đi qua, bất ngờ dùng búa đánh vào gáy lâm H chết ngay tại chỗ. Sau khi phạm tội, N vứt búa xuống sông vá bỏ trốn. Khi bị bát, N nghĩ rằng cơ quan điéu tra chưa biết gi nên chối tội. Tuy nhiên, khi dược đưa vào phòng hỏi cung, nhìn thấy chiếc búa mà y đã dùng đánh vào H trên ban của diéu tra viên, y rùng minh, run rẩy thú nhận tội lỗi của minh.
a) Bạn hăy cho biết trong trường hạp trên, diểu tra viên đã sử dụng phương pháp tác dộng tàm lý nào? Phương pháp dó dã tác dộng vào mặt nào trong tâm lý của N?
30
b) Ngoài phương phàp nói trỗn, có thể sử dụng những phương pháp tác dộng tâm lý nào dể tác động tới N trong trường hợp trỗn?
8. A là người trội vé kiểu khí chất bình thản: lạnh lùng và tự chủ. Đâ nhiéu lẳn phạm tội nên A rất ranh mãnh và tự tin. Trước cơ quan điéu tra, A giữ thái độ mém mỏng và chì khai báo những tỉnh tiết vô hại, cồn lại thì tỉm cách né trảnh hoặc tử chối.
Theo bạn, khi xét hỏi A, người cán bộ xét hòi nên sử dụng những phương pháp tác động tâm lý nào để có thể thu được những thông tin cần thiét? Tại sao?
31
PHÂN TÍCH TÂM LÝ HÀNH VI TỘI PHẠM ■ ■
I - NGUYÊN NHẢN TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI
1.1. Khái niệm nguyên nhân tâm lý của hành vi phạm tội
Nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội là tập hợp các đặc điểm làm /v liêu cực, liỉnli thành và phát triển do hậu quả của những điều kiện xã hội không thuận lợi trong quá trình xã hội hoá cá nhân. Các đặc điểm tâm lý tiêu cực này trong sự tác dộng qua lại với những điều kiện, hoàn cánh cụ thể là nguyên nhản đưa con người đến chỗ phạm tội.
Qua định nghĩa trên, có thể thấy, nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội bao gồm 2 nhóm:
- Nhóm nguyên nhân thứ nhất: là những đặc điểm tâm lý tiêu cực hình thành ỡ cá nhân do những điều kiện xã hội không thuận lợi.
Về mặt hình thức, mỗi con người ngay sau khi sinh ra là một thành viên cúa xã hội. Tuy nhiên, con người đó chưa có tri thức, kinh nghiệm, chưa lĩnh hội được ngôn ngữ và các chuẩn mực xã hội, chưa có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Trong quá trình sống và hoạt động, nhờ tiếp xúc với thế giới xung quanh, nhờ dược nuôi nấng và dạy dỗ, cá nhân dần có được những tri thức
đầu tiên là về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh và sau đó là về chính bản thân mình. Cùng với thời gian, họ biết phân biệt cái tốt và cái xấu cái thiộn và cái ác, cái đúng và cái sai... Hệ thống thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân cũng được hình thành và bộc lộ: họ biết yêu thương và căm ihù, biết trân trọng và khinh bỉ... Cùng với việc nắm bắt dược những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, họ đi đến những hành động cụ thê’ với thế giới xung quan nhằm biến đổi nó theo ý muốn của mình. Như vậy cá nhân trớ thành một chủ thể tích cực, một thành viên thực thụ của xã hội có dú khá năng và điều kiện đế tham gia giải quyết các vấn đề của nó. Đó chính là quá trình xã hội hoá con người.
32
Xã hội hoá con người là quá trình thuờng xuyên, liên tục và kéo dài trong suốt cả đời người. Nó được biểu hiện trên năm mặt cơ bản của đời sống và hoạt động của con người, đó là: thực hiện vai trò xã hội, tiếp thu kinh nghiệm xã hội, giao tiếp, kiểm ưa xã hội và thích nghi xã hội.
Trong trường hợp quá ưình xã hội hoá thành công, sản phẩm của nó là những con người có ưi thức, có văn hoá, gắn bó với cộng đồng, biết tôn ưọng các chuẩn mực và kỷ cương xã hội, tích cực hoạt động vì sự tiến bộ xã hội, góp phần làm cho xã hội ổn định và phát triển. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở nơi này hay nơi khác, vào thòi điểm này hay thời điểm khác vẫn tồn tại những điều kiện xã hội không thuận lợi, ảnh hưỏng tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách, ỉàm xuất hiện con người những lệch lạc, những thói quen không đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của xã hội. Chúng chính là nguyên nhân bên trong của hành vi phạm tội.
- Nhóm nguyên nhân thứ hai: điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của tội phạm. Những lệch lạc trong lâm lý nhân cách sẽ không dẫn tới hành vi phạm tội của cá nhân, nếu không có sự thúc đẩy, tác động của những điều kiện, hoàn cảnh sống. Một người có lối sống sa hoa, lười lao động sẽ không thực hiện hành vi trộm cắp, nếu anh ta luôn luôn dược thoả mãn, no đủ nhu cầu vật chất (nhu cầu về tiền). Chỉ khi nhu cẩu về tiền không được đáp úng, nó sẽ ưở thành động lực thúc đẩy anh ta phải hành động. Động lực này kết hợp với nhũng lệch lạc sẵn có ờ cá nhãn, sẽ làm cho cá nhân lựa chọn phương thức hành động trái vói chuẩn mực đạo đức và pháp luật để thoả mãn nhu cầu: đó là thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nói chung hành vi phạm tội nói riêng.
Có thể biểu diễn nguyên nhân của hành vi phạm tội bằng sơ đồ sau: 33
1.2. Các nguyên nhân làm hỉnh thành đặc điểm tâm lý tiêu cực trong tâm lý nhân cách
a) Quá trình thực hiện vai trò xã hội
Đến một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, mỗi con người (cá nhân) bình •thường đều phải thực hiện những chức năng, những nhiệm vụ nhất định trong xã hội. Đó là vai trò xã hội của cá nhân, được thực hiện ở cơ quan, xí nghiệp nơi cá nhân công tác, vai trò ở các tổ chức xã hội mà cá nhân tham gia ... Để thực hiện tốt vai trò xã hội của mình, cá nhân cần phải có những năng lực nhất định, có tình cảm và thái độ đúng đắn đối với nó. Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học Nga cho thấy, con người chỉ thực hiện tốt vai trò xã hội của mình khi họ cho rằng, vai trò xã hội của bản thân là quan trọng và việc thục hiộn nó đem lại những nguồn lợi đủ để thoả mãn nhu cầu (vật chất, tinh thần) của họ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vai trò xã hội, có thể có những nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong tâm lý của cá nhân.
Có thể kể đến các nguyên nhân cơ bản sau:
- Cá nhân không có đủ các phẩm chất tâm - sinh lý mà vai trò xã hội của họ đòi hỏi. Ví dụ: một người làm cán bộ kinh doanh, nhưng anh ta lại không có đủ tính quyết đoán, sự nhạy bén, năng động cần phải có. Từ đó, hình thành ở anh ta những đặc điểm tâm lý tiêu cực như: chán nản, chây lười, thụ động trong công việc.
- Cá nhân có thái độ tiêu cực đối với vai trò xã hội của bản thân. Ví dụ, một người làm nghề y, nhưng anh ta lại không có được thái độ y đức cần thiết. Hệ quả là anh ta đã lợi dụng nghề nghiệp để lừa đảo, hoặc‘có thái độ vô trách nhiệm đối với người bệnh... đó chính là những biểu hiện lệch lạc trong tâm lý cá nhân.
Những nguyên nhân nêu trên làm cho cá nhân không thể thực hiện tốt vai trò xã hội của mình, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý cá nhân. Ở cá nhân có thể hình thành thái độ vô trách nhiệm với công việc, lạm dụng quyển hạn của mình vì lợi ích của cá nhân, làm giảm tính tích cực và tính sáng tạo của họ trong công việc, nảy sinh tính vô kỷ luật và thiếu ý thức trách nhiệm... Đổng thời, những thuộc tính tâm lý trong cấu trúc nhân cách như nhu cầu, thế giới quan, tính cách... cũng thay đổi theo chiều hướng lệch lạc. Từ đây xuất hiện khoảng cách, nảy sinh bất đồng, mâu thuẫn giữa cá nhân với tập thể và xã hội.
34
b) Quá trình tiếp thu kinh nghiệm xã hội
Kinh nghiệm xã hội là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những kỹ năng, kỹ xảo mà xã hội loài người tích luỹ được.
Trong quá trình sống và hoạt động, cá nhân tiếp thu kinh nghiệm xã hội qua nhiều con dường: giao tiếp với những người xung quanh, học tập và hoạt động thực tiễn, qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình...
Trong quá trình tiếp thu kinh nghiệm xã hội những nguyên nhân sau có thể làm hình thành ở cá nhân sự lệch lạc ưong tâm lý:
- Cá nhãn không tích cực, không tự giác tiếp thu kinh nghiệm xã hội. Ví dụ: những học sinh lười biếng, học tập theo cách “đối phó” thì kiến thức của họ không sâu, không vững, có nhiều “lổ hổng". Chính sự thiếu hụt kiến thức sẽ dẫn đến những lệch lạc trong nhận thúc, thái độ và hình thành những dặc điểm tăm ỉý tiêu cực ở cá nhân.
- Trong các kinh nghiệm mà cá nhăn tiếp thu có những khiếm khuyết, lệch lạc nhất định.
Đây là trường hợp cá nhân tiếp thu, bắt chước những cái xấu, cái tiêu cực ứong xã hội. Ví dụ: tại một phiên toà xét xử bãng cướp “nhí” diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh (1997), khi chủ toạ hỏi, tại sao thủ tiêu đồng bọn một cách dã man như vậy, tên cầm đẩu đã trả lời rằng, đó là do chúng bắt chưóc theo phim.
- Cá nhân chỉ quan tâm tiếp thu những kinh nghiệm mà nhờ đó có thể thoả mãn nhu cầu của bản thân. Điều này làm cho hộ thống kinh nghiệm của cá nhân phiến diện và cá nhân không có được sự phát triển nhân cách toàn diộn, thậm chí có thể nảy sinh những tình cảm ích kỷ, thái độ vô cảm với người khác...
Tất cả những nguyên nhân trên sẽ dẫn tới những lệch lạc trong sự phát triển nhân cách, làm nảy sinh những đặc điểm tâm lý tiêu cực, làm thay đổi nhũng cấu trúc của nhân cách theo chiẻu hướng chống đối lại các chuẩn mực của xã hội.
c) Hệ thống giao tiếp
Giao tiếp là điểu kiộn để tâm lý con người phát triển bình thường. Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất tâm lý được hình thành và phát triển, đặc biệt là các phẩm chất biểu hiện đạo đức của con người. Tuy nhiên, trong quá trình
35
giao tiêp của cá nhân có thể nảy sinh những nguyên nhân, những điều kiện ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhãn. Có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Các quan hệ giao tiếp cơ bản trong đời sống và hoạt động của cá nhân không thực hiện được đầy đủ chức năng của mình.
Giao tiếp có nhiều chức năng: nhận thức, cảm xúc, phê bình và tự phê bình... Nhờ các chức năng đó mà thông qua giao tiếp, cá nhân mới có thể lĩnh hội đầy đủ các kinh nghiệm, chuẩn mực cần thiết, tâưi lý nhân cách mới phát triển đúng đắn. Khi các quan hệ giao tiếp cơ bản (những giao tiếp thường xuyên diễn ra trong đời sống hằng ngày của cá nhân) không thực hiện đầy đủ các chức năng này thì sự phát triển tâm lý của cá nhân dễ xuất hiện những lộch lạc. Ví dụ: những trẻ em thiếu sự quan tâm của bố mẹ thường cảm thấy cô độc, thiếu thốn tình cảm... và các em dễ trở nên lạnh lùng, khép kín, hoài nghi người lớn...
- Cá nhân tham gia vào các quan hệ giao tiếp ở những nhóm không chuẩn mực, có hoạt động không lành mạnh, có mục đích chống đối xã hội. Ví dụ: một số trẻ em do bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo trở nên hư hỏng và đi vào con đường phạm tội.
Những nguyên nhân nói trên trong hệ thống giao tiếp sẽ làm hình thành ở cá nhân những lệch lạc trong chuẩn mực đạo đức đức và hành vi, làm hình thành những quan điểm sống và định hướng giá trị tiêu cực, đối kháng với xã hội, xói mòn các quan hệ giao tiếp lành mạnh sẵn có, làm sâu sắc thêm các đặc điểm tâm lý tiêu cực ở các nhân...
d) Quá trình kiểm tra x ã hội
Kiểm tra xã hội là tập hợp những quy định, những biện pháp của nhà nước nhằm định hướng và điểu chỉnh hành vi của cá nhân phù hợp với lợi ích của xã hội, đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội.
Trong quá trình kiểm tra xã hội có thể tồn tại những nguyên nhân nhất định làm mức độ kiểm tra bị giảm xuống. Các nguyên nhân này có thể là khách quan hoặc chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan là những yếu tố, những sự kiện xảy ra trong đời sống của xã hội, ngoài ý muốn chủ quan của cá nhân như: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh... làm cho nhà nước và xã hội không thể duy trì chế độ kiểm tra ở mức độ binh thường.
36
- Nguyên nhân chủ quan tồn tại trong nhận thức, đánh giá của cá nhân. Ví dụ, cá nhân cho rằng, trong các quy định và biện pháp của chế độ kiểm tra hiện hành có những điểm yếu, những kẽ hở và cá nhân đã lợi dụng chúng đổ nới lỏng hành vi, xử sự của mình. Ví dụ, cá nhân đã lợi dụng sự không chặt chẽ ưong các quy định của pháp luật về “hoàn thuế giá trị gia tăng” cho các mặt hàng xuất khẩu để thu lợi bất chính cho bản thân.
Trong mọi trường hợp, khi sự kiểm ưa xã hội bị suy yếu sẽ có thể làm giảm khả nâng tự ý thức của cá nhân, giảm vai trò định hướng và điểu chỉnh của tập thể, đưa cá nhân đến chỗ coi thường các chuẩn mực xã hội. e) Quá trình thích nghi xã hội
Trong các môi trường xã hội (vi mô và vĩ mô) luôn diễn ra những thay đổi nhất định. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, cá nhãn cũng phải thay đổi nhận thức, thái độ, quan điểm, lập tniờng, thói quen, xúc cảm, tình cảm... của mình cho phù hợp. Đó là sự thích nghi của cá nhận với môi trường xã hội.
Sự thích nghi xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Mức độ biến đổi của môi truờng xã hội (nhanh hay chậm, rộng hay hẹp...);
- Đặc điểm tâm lý của cá nhân (khí chất, tính cách, xu hướng, thói quen, năng lực, tình cảm...);
- Nhận thức và thái độ của cá nhân đối với sự thay đổi của môi trường xã hội.
Trong trường hợp cá nhân không thích nghi được với sự thay đổi của môi trường xã hội thì sẽ làm xuất hiện ờ họ những đặc điểm tâm lý tiêu cực như: Sự mâu thuẫn, bất đồng với xã hội, làm giảm ý thức pháp luật của các nhân...
Tóm lại, trong quá trình xã hội hoá con người có thể tồn tại những nguyên nhân nhất định, đó là những điểu kiộn xã hội không thuận lợi. Chúng ảnh hưởng xấu đến tâm lý con người, làm nảy sinh và phát triển các đặc điểm tâm lý tiêu cực, các thói quen không phù hợp với yêu cầu của xã hội, làm tăng khoảng cách và mâu thuẫn giữa con người với xã hội, từ đó dẫn đến xu hướng chống đối xã hội và những chuẩn mực của xã hội, đó chính là những nguyên nhân tiểm tàng của hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi phạm tội nói riêng.
37
II - CẤU TRỨC TÄM LÝ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI
2.1. Nhu cầu
Nhu cầu phản ánh sự phụ thuộc của con người vào môi trường bên ngoài. Nó được cảm nhận như trạng thái thiếu thốn vể một cái gì đó và bạn phải tìm cách hành động để bù đắp. Chính vì vậy, nhu cầu là cội nguồn của tính tích cực của con ngưòi, là nguyên nhân sâu xa bên trong của hành vi. Mọi hành động của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu.
Mỗi con người luôn có nhiều nhu cầu. Chúng tạo thành hệ thống nhu cầu của người đó. Thông thường, người ta chia các nhu cầu của con người thành hai nhóm: Các nhu cầu sinh lý (hay còn gọi là nhu cầu tự nhiên) như ăn, ngủ, sinh dục, tự vệ... Các nhu cầu xã hội (nhu cầu tinh thần) như nhu cầu lao động, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu học tập, nhu cầu về sự công bằng...
Nhu cầu của con người xuất hiện, phát triển trong quá trình sống và hoạt động của họ, chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội và mức độ phát triển của xã hội. Do đó, hoạt động và lối sống của con người để lại dấu ấn trong hệ thống nhu cầu của họ. Nhu cầu của người phạm tội có nhiều điểm khác biệt so với nhu cầu của những người bình thường. Khi nghiên cứu hệ thống nhu cầu ở người chưa thành niên phạm tội, các nhà tâm lý học Nga G.G.Bôcarieva và L.I.Bôrovich đã phát hiện những nét đặc trưng sau:
- Tính nghèo nàn, hạn hẹp của hệ thống nhu cầu.
- Sự đòi hỏi quá cao của các nhu cầu thuộc cấp độ thấp (các nhu cầu sinh lý, các nhu cầu vật chất).
- Tính suy đồi và thiếu lành mạnh.
Cần phải thấy rằng, mặc dù nhu cầu là nguyên nhân sâu xa bên trong của hành vi, kể cả hành vi phạm tội, song không tồn tại nhu cầu phạm tội. Một người bị coi là phạm tội không phải vì người đó cần phải thoả mãn một nhu cầu nào đó của mình, mà là bởi vì họ đã lựa chọn phương thức thoả mãn nó bằng việc thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội, trong khi họ có đủ điều kiện (khách quan và chủ quan) để quyết định một hành vi khác phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Như vậy, sự lựa chọn phương thức hành động được quy định không phải bởi nhu cầu, mà bởi các đặc điểm nhân cách của con người.
38
2.2. Động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội (động cơ của hành vi phạm tội) là các yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thục hiện hành vi phạm tội. Đó có thể là những xúc cảm, tình cảm, mong muốn, những hình ảnh tâm lý... Ví dụ: Tình cảm hằn thù cá nhân có thể đưa đến hành vi giết nguời, cố ý gây thương tích...
Cơ sở của động cơ là hệ thống nhu cầu. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhu cầu nào cũng trở thành động cơ thúc đẩy việc thực hiện hành vi. Khi nhu cầu không được thoả mãn và gặp sự tác động tương thích của điều kiện bên ngoài thì nó mới ưở thành động cơ. Quá trình này tâm lý học gọi là “dộng cơ hoá Ví dụ, nhu cầu ''ăn" khi đang được thoả mãn thì bạn chưa để ý đến nó, nó chưa trờ thành động cơ. Không dược thoả mãn nó sẽ thúc đẩy bạn hành dộng. Lúc này, nhu cầu mới trờ thành động cơ của hành động.
Động cơ phạm tội là nguyên nhân bên trong trực tiếp đưa con người đến quyết định thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Động cơ phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và của nhân cách người phạm tội. Trong những trường hợp phạm tội vói lỗi cố ý luôn tồn tại động cơ phạm tội, còn trong trường hợp phạm tội với lỗi vô ý thì chỉ tồn tại động cơ ứng xử, nó không đóng vai trò là động lực thúc đẩy việc thực hiộn tội phạm.
Động cơ và hành vi do nó thúc đẩy có thể không cùng tính chất với nhau. Một động cơ tốt cũng có thể dần đến việc phạm tội. Ví dụ: Một phụ nữ do thương yêu, lo lắng cho con mình nên đã hãm hại con riêng của chồng để con mình được hưởng toàn bộ tài sản thừa kế. Chính vì vậy, trong Bộ luật Hình sự nước ta, đông cơ phạm tội có thể là dấu hiệu định khung trong các cấu thành tội phạm, hoặc có thể được xem là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt. Ví dụ: Động cơ phòng vệ được xem là tình tiết giảm nhẹ (Điều 46, Khoản 1, Điểm c - Bộ luật Hình sự), động cơ đê hèn - là tình tiết tăng nặng (Điều 48, Khoản 1, Điểm đ).
2.3. Mục đích phạm tội
Mục đích phạm tội (mục đích của hành vi phạm tội) là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi phạm tội. Nói cách khác, nó là kết quả được người phạm tội vẽ lên trong đầu óc mình trước khi thực hiện hành vi phạm tội.
39
Trong hoạt động phạm tội không phải hành vi phạm tội nào cũng có mục đích phạm tội. Ở những trường hợp phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra” (Điều 9, Khoản 1, Bộ luật Hình sự), nói cách khác, người phạm tội đã cân nhắc xác định rõ mục đích trước khi thực hiện hành vi đó, vì vậy luôn tồn tại mục đích phạm tội. Nó thể hiện khuynh hướng, ý chí của ngưòi phạm tội.
Mục đích được xác định trên cơ sở của động cơ. Do động cơ thúc đẩy mà con người đề ra cho mình những mục đích cụ thể. Chúng thực hiện chức năng nhận thức đối tượng và khách thể của hành vi, định hướng và điều khiển hành vi. Ngoài ra, mục đích sau khi được xác định rõ ràng cũng có tác dụng lôi cuốn con người vào hành động. Chính vì vậy, nhiều nhà luật học và tâm lý học (ví dụ: V.N.Cudriaxép, B.Chupharôpxki...) xếp mục đích vào lĩnh vực động lực của hành vi. Trong thực tế, giữa động cơ và mục đích phạm tội không phải bao giờ cũng dễ dàng phân biệt. Tuy nhiên, mục đích và động cơ là hai hiện tượng tâm lý khác nhau. Chức năng chủ yếu của động cơ là động lực thúc đẩy hành vi, còn của mục đích là định hướng và điều khiển hành vi, Cùng một loại động cơ thúc đẩy nhưng do đặc điểm tâm lý của mỗi người và điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên họ có những mục đích và cách thức hành động khác nhau. Từ một động cơ, một con người có thể đặt ra nhiều mục đích và ngược lại, một mục đích có thể được xác định trên cơ sở của những động cơ thúc đẩy khác nhau.
Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Những hành vi phạm tội giống nhau về mặt khách quan nhưng khác nhau về mục đích, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau.
2.4. Quyết định thực hiện hành vi phạm tội
Trong những hành vi phạm tội với lỗi cố ý, sau khi xuất hiện động cơ, mục đích và lập kế hoạch thực hiện, người phạm tội thường cân nhắc một lần nữa: có thực hiện hành động để đạt mục đích đã định hay không? Vì vậy quyết định thực hiện hành vi phạm tội là sự lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích, phương án, phương tiện phạm tội, thể hiện ý chí và lý trí của người phạm tội, thái độ của họ đối với hành vi phạm tội và hậu quả của nó.
40
Quyết định thực hiện hành vi phạm tội có thể được đưa ra trong chốc lát dưới tác động trực tiếp của tình huống, hoặc xuất phát từ những khuôn mẫu hành dộng dã có ưong quá khứ, hoặc là kết quả của một quá trình dấu tranh tu tưởng lâu dài, khó khăn. Quyết định thực hiện hành vi phạm tội có thể là quyết định có cơ sở, hợp lý, tối ưu hoặc là quyết định nông nổi, manh động, thiếu cơ sở. Điều này phụ thuộc vào nhận thức và các đặc điểm tâm lý khác của người phạm tội. Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ của các chuẩn mực xã hội, thì chúng luôn là quyết định sai lẩm, dáng lên án và người phạm tội thường là người có những lệch lạc về nhãn cách, người thiển cận, vì cái trước mắt mà bỏ qua cái ỉâu dài.
2.5. Điểu kiện, hoàn cẳnh phạm tội
Mỗi hành vi phạm tội luôn được thục hiộn trong một tình huống nhất định với nhũng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể vể không gian, thời gian và những sự kiện có liên quan xảy ra trong tình huống đố. Chúng là mặt khách quan của tội phạm. Khi phân tích tâm lý hành vi phạm tội, bạn không thể bỏ qua yếu tố này. Chính sự tác động qua lại giữa điều kiện, hoàn cảnh của tình huống bên ngoài vói đặc điểm nhân cách bên trong dã dưa đến phản úng trả lời của con người, đó là những hành vi, kể cả hành vi phạm tội. Chính những tác động từ bẽn ngoài môi trường sống lên cá nhân đã làm cho nhu cầu chưa được thoả mãn ờ họ ưở thành động cơ thúc đẩy họ hành động. Cũng chính điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trinh hình thành và thực hiện hành vi phạm tội. Khi xác định mục đích, lập kế hoạch, lựa chọn công cụ, phương tiện phạm tội, khi đua ra quyết định thực hiện, con người không nhũng cân nhắc, đánh giá nâng lực của bản thân, mà còn phân tích tình huống, dự đoán hậu quả của hành vi. Sự nhận thức đánh giá tình huống không đúng có thể đưa con người đến với nhũng hành vi lệch chuẩn, hành vi phạm pháp và phạm tội. Ví dụ: phạm tội ưong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Nguyên nhân của sự phản ánh tình huống một cách sai lệch có thể do một số yếu tố khách quan của tình huống đã cản trở nhận thức của con người, nhung cơ bản vẫn là do những khiếm khuyết trong tâm lý, nhân cách của họ: do hiểu biết hạn chế, do nông nổi, cẩu thả, do tính tự tin thừa thãi... Điều này được biểu hiện rất rõ trong những hành vi phạm tội với lỗi vô ý. Trong những hành vi phạm tội với lỗi cố ý sự phản ánh tình huống thường có ý nghĩa hạn chế hơn, bởi vì ở đây, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình, hậu quả của nó nhưng vẫn quyết định thực hiện.
41
Tóm lại, hành vi phạm tội là kết quả của sự tác động qua lại giữa các đặc điểm tâm lý, nhân cách bên trong con người với điều kiộn, hoàn cảnh bên ngoài. Vai trò của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài thể hiện ở chỗ: chúng là những yếu tô' hoặc kích thích hoặc cản trở con người thực hiện hành vi phạm tội. Sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài có thể làm thay đổi ý đồ của người phạm tội và làm xuất hiộn ý đồ mới.
III - HẬU QUẢ TAM Lý Củ a h à n h VI PHẠM TỘI
Việc thực hiện hành vi phạm tội, dù đạt hay không đạt mục đích đã định, luôn tác động trực tiếp đến người phạm tội, gây ra những thay đổi nhất định trong tâm lý, nhân cách của họ. Những thay đổi này rất đa dạng về nội dung, mức độ và hình thức biểu hiện. Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội được biểu hiện rõ ở trạng thái tâm lý và hành vi xử sự.
3.1. Trạng thái tâm lý
Sau khi thực hiện tội phạm, trạng thái tâm lý của người phạm tội thường có xu hướng trở nên căng thẳng và phức tạp. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp như sau:
- Sự xuất hiện của những xúc cảm căng thẳng, những ấn tượng, ám ảnh ở người phạm tội.
Trong quá trình thực hiện tội phạm, cá nhân không chỉ hành động mà còn tri giác diễn biến và hậu quả của nó. Trong nhiều trường hợp, những hình ảnh về diễn biến và hậu quả của hành vi thường xuyên xuất hiện lại trong đầu óc người phạm tội, ám ảnh họ và gây ra những cảm xúc nặng nề, như: ghê rợn, sợ hãi, những căng thẳng không thể chịu đựng...
- Người phạm tội nhận thức được ý nghĩa và hậu quả của hành vi phạm tội, họ có thể có những ăn năn, hối hận.
Thông thường chỉ sau khi thực hiện hành vi, con người mới thấy hết được ý nghĩa và hậu quả về việc làm của mình đối với xã hội và đối với bản thân. Điều này làm cho người phạm tội cảm thấy lỗi lầm, hối hận, lương tâm dằn vặt, tự trách bản thân...
- Người phạm tội lo lắng cho sự an toàn của bản thân, lo sợ bị phát hiện và trừng trị.
42
Việc thực hiện hành vi phạm tội đưa người phạm tội đến chỗ đối đầu với xã hội, với pháp luật và họ bị đe doạ phải chịu một hình phạt nghiêm khắc. Ý thức được điều này, người phạm tội luôn lo sợ bị phát hiện và bị trừng trị, lo sợ đánh mất địa vị và tiền đồ của mình...
- Sự hoạt động tích cực của tư duy để tìm cách đối phó vói cơ quan điều ưa, hòng che dấu hành vi phạm tội.
Khi thấy hành vi của mình vần chua bị lôi ra ánh sáng, người phạm tội hy vọng rằng, họ có thể lẩn tránh được sự phát hiện và trừng trị của pháp luật. Họ tìm mọi cách để đối phó với các- cơ quan bảo vệ pháp luật và che dấu tội lỗi của mình. Họ cô' nhớ lại quá trình chuẩn bị và thực hiện tội phạm để phát hiện, phân tích, đánh giá những sơ suất của bản thân trong quá trình dó; tìm cách lý giải các tình huống nếu bị hỏi tới; phán đoán, nhận định về hoạt động của cơ quan điều tra... điều này làm cho tư duy của người phạm tội trở nên căng thẳng.
3.2. Hành vi
Xuất phát từ sự căng thẳng tâm lý, hành vi của người phạm tội thưcmg có những biểu hiện sau:
- Hành vi của người phạm tội ưở nên thụ động, họ dễ bị kích động, không làm chủ được bản thân.
Sự căng thẳng tâm lý, diễn biến phức tạp của các quá trình cảm xúc và trí tuệ làm giảm khả năng định hướng, điều khiển và kiểm soát hành vi, thái độ của người phạm tội. Dù người phạm tội tìm cách che dấu nội tâm của mình, cố tỏ ra bình thường, nhưng trong hành vi, cử chỉ của họ vẫn có thể dễ dàng phát hiện những biểu hiện thiếu tự nhiên, lúng túng. Tâm lý căng thẳng, mất cân bằng làm tăng tính phản ứng, người phạm tội trở nên dễ bị kích động, dễ phản ứng và phản ứng không tương xứng với tình huống. Phong cách giao tiếp của người phạm tội cũng thay đổi. Nếu trước đây họ là người thích giao tiếp, cởi mở, dễ gần, thì nay ngược lại, họ thận trọng, đề phòng, khép kín, ít nói và hạn chế giao tiếp đến mức tối thiểu. Cũng có trường hợp người phạm tội tỏ ra hăng hái, tích cực tham gia vào nhiều công việc khác nhau ở cơ quan, tập thể nơi họ công tác, song tính tích cực này thường thái quá, chỉ mang tính hình thức, không thật và dễ bị ngắt quãng.
- Do luôn bị ám ảnh bởi trạng thái tâm lý căng thẳng và bất lực trong việc loại bỏ nó, người phạm tội có thể tìm đến những hình thức như sử dụng
43
các chất kích thích (rượu, ma tuý...) hoặc tìm các cảm giác mạnh ở các trò tiêu khiển.
- Người phạm tội có xu thế muốn tìm hiểu, thăm dò các thông tin về quá trình điều tra.
Sau khi thực hiện tội phạm, do lo sợ bị phát hiện và bị trừng trị, do muốn xác định những biện pháp đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật, người phạm tội đặc biệt quan tâm đến những thông tin vể quá trình điều tra vụ án. Tuy nhiên, những thông tin này được cơ quan điều tra giữ bí mật và người phạm tội không có đầy đủ các thông tin cần thiết, không xác định được một cách rõ ràng tình thế của mình. Điều này gây nhiều khó khăn cho họ trong việc quyết định những hành động tiếp theo, những biện pháp đối phó. Vì vậy, sau khi phạm tội, một số người lập tức rời bỏ địa bàn (cư trú, gây án) tìm nơi kín đáo và an toàn để lẩn trốn, đồng thòi nghe ngóng động tĩnh. Trong giao tiếp, người phạm tội có thể tìm cách đề cập đến vụ án nhằm thu thập thông tin từ người đối thoại. Cũng có trường hợp người phạm tội mạo hiểm trở lại hiện trường gây án nhằm nhớ lại một cách đầy đủ diễn biến của vụ án, xác định những dấu vết để lại trên hiện trường, từ đó phán đoán về hoạt động của cơ quan điều tra.
- Người phạm tội có sự mâu thuẫn trong xu hướng hành vi.
Những hậu quả tâm lý đã phân tích trên đây làm hình thành ở người phạm tội các xu hướng hành vi trái ngược nhau. Một mặt, họ muốn ra đầu thú vì họ biết rằng, hành vi của mình không sớm thì muộn sẽ bị phát hiện và trừng trị. Mặt khác, họ lại muốn lẩn tránh vì họ vẫn có hy vọng mong manh rằng, hành vi của mình sẽ không bị phát giác. Các xu thế mâu thuẫn này làm hình thành ở người phạm tội sự "giao động tâm lý" sau khi họ thực hiện tội phạm.
Như vậy, sau khi phạm tội, trong tâm lý người phạm tội diễn ra những thay đổi trên nhiểu mặt: nhân thức, xúc cảm, ý chí, hành vi... Mức độ biểu hiện của những thay đổi này trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm và tính chất của hành vi phạrn tội, tiền án tiền sự, các đặc điểm tâm lý... của người phạm tội.
Trong trường hợp hành vi phạm tội không bị phát hiện hoặc người phạm tội không bị trừng trị một cách nghiêm khắc, thì tâm thế chống đối xã hội, những thói quen và phương thức hành động tội lỗi có thể được củng cố. Người phạm tội trớ thành chai dạn, kinh nghiệm và nguy hiểm hơn đối với xã hội.
44
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những khẳng định sau đây đúng hay sai?
a) Nguyên nhằn dẫn (Jổn hành vi phạm tội là do sự tác động trực tiếp của một điều kiện và hoàn cảnh nhất đinh đổn cá nhân.
b) Nguyên nhàn dẫn đến hành ỳ phạm tội là do nhùng ớậc đểm tàm lý tiỗu cực hình thành ở cá nhản.
c) Khi sinh ra, ở cá nhản dã có thể mang những dặc điểm tâm lý tiêu cực, và dó là một trong những nguyên nhân dẫn đốn hành vi phạm tội.
2. Hãy phân tlch các nguyên nhân dẫn đến đặc điểm tâm lý tiêu cực d cá nhân. 3. Hây nêu những yếu tố cấu thânh hânh vi phạm tội?
4. Phân tích tàc động của nhu cẳu đối với việc hình thành hành vi phạm tội? 5. Phân tích dộng cơ và mục đích phạm tội. Phân biệt động cơ và mục đích phạm tội. 6. Phân tích sự tác động của điéu kiện hoàn cảnh bẽn ngoài dốì với hành vi phạm tội của cá nhân.
7. Trong một lần gặp gỡ, p -18 tuổi, giới thiệu N -16 tuổi, lảm quen với Đ -19 tuổi. Tại lẩn gặp gỡ xã giao này. tháy N nhỏ tuổi hơn mà lỏ ra suồng sã, nôn Đ tỏ ra bất binh, tức tối: "Mày nhỏ mà láo, dám gọi đàn anh bằng mày tao, vậy lả không biết luật lệ gang hổ, làm mất tôn ti, trật ự . Lời qua tiếng lại dẫn đến gây gổ. Truủc khi ra vé, N tuyên bố: “Tụi bay phả xin tao vé chuyện đã xảy ra, nếu không tao sẽ xử đẹp”. Máy hôm sau, khi tình cờ gặp N, Đ tỏ ra xuống nưàc, nói lời xin lỗi, xin bỏ qua chuyện cũ cho êm. Sau khi hai bên thông cảm, Đ chia tay N rỗi cùng p di nhậu. Khi có ruọu vào, Đ chợt nhớ tới chuyện vừa hạ mình xin ỄiThẳngoấ con'vé chuyên không ra g và Ếy làm bục tức. Con giận mỗi lúc một lớn. Đ quay sang bàn với P: “Đi tim thằng N, dụ nó tới chỗ vắng đánh dằn mặt cho nó biết thế nào lả lễ độ”, cả hai tìm thấy N ở một quán nhậu. Đ rủ N đi mua heroin vé để cùng sử dụng. Đang lên cơn nghiện, lại nghe có người bò tién mua ma tuý cho minh düng, N đổng ý ngay. Cả ba lên xe máy và đi mua heroin. Lúc này khoảng 1 giờ sáng, dường phố rất vắng. Đến địa điểm bán heroin, Đ xuống xe, tiến lại gần N và bất ngờ rút dao bấm ra, đâm lẽn tiếp vào ngưỂ» N, N gục xuống và đã châ trên đuớng đưa di cáp cứu. Hãy:
a) Phân tích các nguyên nhàn tàm lý xã hội của hành vi phạm tội nói trên. b) Xác dinh dộng cơ và mục ểich phạm tội của Đ và p.
c) Xác dmh những yếu tố thuộc điêu kiện, hoàn cảnh phạm tội.
8. Những khắng định sau đây đúng hay sai?
a) Việc thực hiện hành vi phạm tội dẫn tờ' trạng ttìái căng thẳng trong tàm lý cá nhân. b) Sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội có sự căng thẳng trong tư duy. c) Người phạm tội có sự giao dộng trong tàm lý sau khi thực hiện tội phạm.
d) Sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội luôn binh tĩnh và chủ động trong hành vi để tim cách dối phó vã cơ quan điêu tra.
e) Sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội có mâu thuẫn trong hành vi. 45
CẤU TRÚC TÂM LÝ
CỦA HOẠT ĐỘNG Tư PHẤP ■ ■
I - KHÁI NIỆM CẤU TRÚC TẢM l ý c ủ a h o ạ t đ ộ n g t ư p h á p
Hoạt động tư pháp rất đa dạng. Mỗi hoạt động hướng tới một mục đích khác nhau, được tiến hành trong những điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động tư pháp đều có chung một thành phần cấu trúc tâm lý. Cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp được hiểu như sau:
Cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp là tổng hoà các mục đích của hoạt động tư pháp, được thực hiện bằng các hoạt động tâm lý nhất định. Các hoạt động này được lặp đi lặp lại trong tất cả các giai đoạn tô'tụng và có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau nhằm đạt được các mục đích của hoạt động tư pháp.
Định nghĩa trên cho thấy, cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp gồm hai phần:
- Phần thứ nhất: Tổng hoà các mục đích của hoạt động tư pháp, được thể hiện trong mỗi hoạt động tư pháp cụ thể, gồm:
+ Mục đích của hoạt động điểu tra gồm: thu thập thông tin để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, giáo dục ý thức pháp luật cho các công dân, cải tạo cảm hoá người phạm tội.
+ Mục đích của hoạt động xét xử gồm: kiểm tra lại tính khách quan của các chứng cứ đã thu thập được, ra quyết định và bản án chính xác về vụ án; giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật ở các công dân, tiếp tục cải tạo cảm hoá người phạm tội. ’
+ Mục đích của hoạt động đoạn cải tạo: Triệt tiêu, uốn nắn những đặc diểm tâm lý tiêu cực, những lệch lạc trong nhân cách người phạm tội, đồng thời làm hình thành ở họ những phẩm chất tâm lý phù hợp với yêu cầu của xã hội.
46
Các mục đích trên thể hiện nội dung và tính chất của mỗi hoạt động tư pháp cụ thể. Tổng hoà các mục đích trên là mục đích của hoạt động tư pháp.
- Phần thứ hai: Các hoạt động tâm lý đưạc sử dụng để thực hiện hoạt động, gồm: hoạt động nhận thức; hoạt động thiết kế; hoạt động giáo dục; hoạt dộng tổ chúc; hoạt động giao tiếp; hoạt dộng chứng nhận.
Các hoạt động tâm lý dó thể hiện phương thức tiến hành hoạt động.
Trong quá trình thực hiện hoạt động tư pháp, các hoạt động tâm lý này được sử dụng thường xuyên. Chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ, hoạt động thiết kế được tiến hành trên cơ sở những thông tin của hoạt động nhận thức. Như vậy, hoạt động nhận thức là cơ sở để tiến hành hoạt động thiết kế. Đến lượt mình, hoạt động thiết kế lại hỗ trợ cho hoạt động nhận thức. Hoạt động thiết kế ra các quyết định cụ thể trong hoạt động tu pháp. Các quyết định này tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức các thông tin về vụ án.
Căn cứ vào vai trò và chức nãng khác nhau trong cấu trúc, các hoạt động trên được chia thành hai nhóm:
+Nhóm các hoạt động tâm lý cơ bản: đó là các hoạt động quan trọng nhất, có vai trò thiết yếu trong việc thực hiện mục đích hoạt động tư pháp. Các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả của hoạt động tư pháp, gồm: hoạt động nhận thức, hoạt động thiết kế và hoạt động giáo dục.
+ Nhóm các hoạt động bổ trợ. là các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động cơ bản. Những hoạt động này tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục đích của hoạt động tư pháp gồm: hoạt động giao tiếp, hoạt động tổ chức và hoạt động chứng nhận.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG TẢM lý c ơ bản t r o n g c ấ u t r ú c t â m l ý c ủ a h o ạ t ĐỘNG TƯ PHÁP
2.1. Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp
a) Khái niệm quá trình nhận thức
Nhận thức là quá trình tâm lý phán ánh hiện thực khách quan và bản thán con người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết, vốn liếng, kinh nghiệm đã cố của bản thản.
AI
Hoạt động nhận thức hiện thực khách quan diễn ra ở các mức độ khác nhau, được hiểu hiện qua các quá trình nhận thức sau:
Nhận thức cảm tính là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính, những đặc điểm bể ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp lên các giác quan của con người. Nhận thức cảm tính đem lại những hình ảnh cụ thể về sự vật, hiện tượng đang tác động vào chúng ta. Nhờ có nhận thức cám tính, con người có thể nhận biết được sự tồn tại của thế giới xung quanh. Nhận thức cảm tính bao gồm hai mức độ: cảm giác và tri giác.
Nhận thức không chỉ hướng tới những sự vật hiện tượng đang tác động vào con người, mà còn được hướng vể quá khứ, đó là quá trình nhận thức trí nhớ. Trí nhớ giúp cho con người ghi nhớ, lưu giữ và làm tái hiện lại toàn bộ những kinh nghiệm, hiểu biết, ấn tượng... mà họ đã trải qua trong hoạt động sống của mình. Trí nhớ được coi là quá trình nhận thức trung gian, là chiếc cầu nối nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính. Bởi lẽ, toàn bộ sản phẩm của nhận thức cảm tính, sẽ được trí nhớ lưu giữ để làm nguyên liệu cho nhận thức lý tính.
Con người luôn luôn suy nghĩ, tìm kiếm và sáng tạo, đó chính là quá trình nhận thức lý tính (bao gồm tư duy và tưởng tượng). Rằng các thao tác của tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá), con người nhận thức được những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, các quy luật của các sự vật hiện tượng. Quá trình nhậr. thức tưởng tượng giúp cho con người có thể dựa trên các kinh nghiệm, vốn sống đã có, xây dựng và sáng tạo nên những hình ảnh, biểu tượng hoàn toàn mới, chưa từng có trong kinh nghiệm của họ. Tư duy và tưởng tượng giúp con người khám phá được bản chất của thế giới khách quan, không ngừng sáng tạo, làm ra những điều kỳ diệu phục vụ cho lợi ích của mình.
b) Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp
Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp được hướng vào những mục đích đặc biệt, đó là:
- Thu thập các thông tin cần thiết có liên quan đến vụ án đã xảy ra.
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá các thông tin đó để làm sáng tỏ vụ án: làm sáng tỏ động cơ, mục đích, diễn biến, hậu quả của tội phạm qua đó xác định được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
48
- Hiểu được các diễn biến tâm lý và các đặc điểm về nhân cách của người phạm tội và những người tham gia tố tụng khác.
- Xác định thời hạn, cũng như các biện pháp giáo dục, cải tạo, cảm hoá phù hợp đối với người phạm tội.
Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp mang tính gián tiếp cao.
Hoạt động nhận thức ưong hoạt động tư pháp chỉ dược tiến hành khi một hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu phạm tội đã được thực hiện. Như vậy, hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp hướng tới nhận thức một sự việc đã xảy ra trong quá khứ dựa trên những thông tin thu thập được. Toàn bộ diễn biến cùa hành vi phạm tội được nhận thức một cách gián tiếp. Thông qua việc thu thập, đánh giá, phân tích các chứng cứ đã thu thập được (như lời khai, vật chứng...) người cán bộ tư pháp hình dung lại toàn bộ diễn biến của vụ án đã xảy ra.
- Khi tiến hành hoạt động nhận thức, người cán bộ tư pháp phải thu thập và xử lý một khối lượng thông tin lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó có cả những thông tin không cần thiết cho hoạt động. Do đó, cần phải có quá trình chọn lọc và loại bỏ các thông tin thừa. Đây là quá trình rất phức tạp, đòi hỏi ở người cán bộ tư pháp tư duy sắc bén, nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú và trí nhớ tốt.
- Quá trình nhận thức trong hoạt động tư pháp mang màu sắc xúc cảm cao. Hoạt động nhận thức gây những căng thẳng nhất định về tâm lý cho người cán bộ tư pháp. Trạng thái xúc cảm này có thể làm tăng tính tích cực của hoạt động nhận thức, cũng có thể dẫn tới những ức chế, khó khăn nhất định.
- Việc tiến hành nhận thức bị hạn chế về mặt thời gian. Pháp luật quy định cụ thể thời hạn đối với quá ưình điều tra và xét xử vụ án.
2.2. Hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp
a) Định nghĩa
Thiết k ế là tổng hợp các thao tác của tư duy và tưởng tượng nhằm dự đoán, lập k ế hoạch hành động và cho ra các quyết định để đạt được các mục đích của hoạt động tư pháp.
Hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp được tiến hành trên cơ sở của các quá trình nhận thức lý tính: tư duy và tường tượng. Bằng các quá trình nhận thức này, người cán bộ tư pháp dự đoán các tình huống có thể xảy ra
49
(các khả năng có thể có về vụ án, phản ứng, hành vi, thái độ có thể có ở các chủ thể tham gia tô' tụng). Qua đó, lập các kế hoạch cho quá trình hành động (kế hoạch điểu tra vụ án, kế hoạch xét xử vụ án) và đưa ra các quyết định cụ thể (quyết định khởi tố, quyết định tạm giam, bản án...).
Hoạt động thiết kế được tiến hành trong tất cả các hoạt động tư pháp như: hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình sự, hoạt động giải quyết các vụ án dân sự và hoạt động giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Hoạt động thiết kế thực hiện chức nãng cơ bản, là một thành phần quan trọng trong cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp. Hiệu quả của hoạt động tư pháp phụ thuộc vào khả năng dự đoán chính xác, tính hợp lý của các kế hoạch được vạch ra và tính đúng đắn trong các quyết định của người cán bộ tư pháp.
b) Các dạng của hoạt động thiết k ế
Hoạt động thiết kế được tiến hành bằng các hình thức: dự đoán, lập kế hoạch, ra quyết định.
- Dự đoán. Dự đoán là hoạt động tư duy đặc biệt nhằm nhìn thấy trước diễn biến và kết quả của các quá trình trong hoạt động tư pháp.
Hoạt động tư pháp mang tính bị động cao về mặt nhận thức, vì vậy không thể khẳng định một cách chính xác diễn biến và kết quả của hoạt động. Song dự đoán nó là một điều cần thiết. Việc dự đoán cần phải dựa trên những thông tin đã được thu thập về sự kiện đã xảy ra, những hiểu biết vẻ tâm lý của các chủ thể tham gia tố tụng. Căn cứ vào những thông tin đã có, người cán bộ tư pháp hình dung những sự kiện, diễn biến hoặc kết quả sẽ xảy ra trong hoạt động. Ví dụ, dựa trên những thông tin mà các bên nguyên đơn và bị đơn cung cấp, thẩm phán hình dung và phán đoán thái độ, phản ứng của các đương sự tại phiên hoà giải, kết quả của hoà giải... Từ đó mà dự phòng các phương án cần thiết.
Trong hoạt động tư pháp, hoạt động dự đoán thường được tiến hành theo các nội dung sau:
+ Dự đoán các khả năng có thể xảy ra trong hoạt động;
+ Dự đoán việc làm và hành vi ứng xử của bản thân người cán bộ tư pháp-
+ Dự đoán các điểu kiện hoạt động và hành vi của các chủ thể tiến hành hoạt động điểu tra, hoạt động xét xử, qua đó tổ chức và phối hợp hoạt động của họ;
50
+ Dự đoán hành vi xử sự, thái độ và phản ứng của những ngưòi tham gia tô' tụng khác (như của bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại...); Việc dự đoán trong hoạt động tư pháp có một ý nghĩa quan trọng. Nó giúp người cán bộ tư pháp dự liệu trước những tình huống của hoạt động. Nhờ đó, có các kế hoạch hành động để chủ động và tích cực khi tiến hành hoạt động.
- Lập kế hoạch, Lập k ế hoạch là việc vạch ra các phương hướng, các bước hành động cụ thể, xác định các phương tiện, biện pháp, các điều kiện cần thiết đ ể đạt được các hành động đã dự định.
Ví dụ: Thẩm phán lập kế hoạch xét xử vụ án. Đây chính là việc thẩm phán vạch ra cụ thể trình tự xét xử vụ án, trình tự kiểm tra, xem xét các chứng cứ tại phiên toà, xác định các phương pháp, cách thức tác động đến các đối tượng cần thiết...
Hoạt động lập kế hoạch được thực hiện kết hợp với hoạt động nhận thức. Hoạt động nhận thức giúp người cán bộ tư pháp có được các thông tin cần thiết. Nhờ đó họ mới lập được các kế hoạch cụ thể cho hành động.
Việc lập kế hoạch gồm các nội dung cơ bản sau:
- Lập kế hoạch cho quá trình thu thập, kiểm tra, phân tích, tổng hợp các thông tin cần thiết về sự việc.
+ Lập kế hoạch để thực hiện các hoạt động đấu tranh nhằm chấm dứt tội phạm, triệt tiêu những điểu kiện có thể làm tội phạm tái phát, hoặc phát sinh tội phạm mói.
+ Lập kế hoạch kiểm tra các giả thiết được hình thành trong quá trình thu thập và nghiên cứu các chứng cứ.
+ Lập kế hoạch về quá trình hoạt động của điều tra viên, thẩm phán, quản giáo. Đây là kế hoạch cho từng dạng hoạt động cụ thể: cho hoạt động nhận thức, hoạt động giao tiếp, hoạt động giáo dục, hoạt động tổ chức.
Việc lập kế hoạch được tiến hành trên cơ sở của hoạt động dự đoán. Hoạt động dự đoán sẽ đưa ra mô hình về hành vi cũng như các tình huống có thể xảy ra. Nhờ đó, hoạt động lập kế hoạch sẽ vạch ra cụ thể trình tự các bước tiến hành, các công cụ phương tiện, biện pháp cần thiết. Hoạt động lập kế hoạch là một điều kiện để thực hiện các mục tiêu của hoạt động dự đoán. Như vậy, trong nhiều trường hợp thì dự đoán và lập kế hoạch có thể được tiến hành kế tiếp nhau.
51
- Ra quyết định, Hoạt động ra quyết định là việc hình thành một quyết định hoặc một bản án cụ thể trên cơ sở xem xét, so sánh, đối chiếu các chứng cứ đã được xác định vê' vụ án với các điều luật cụ thể.
Ví dụ: Điều tra viên đối chiếu các tình tiết đã được xác định với các quy định của pháp luật - ra quyết định khởi tố vụ án.
Ra quyết định là một hành động ý chí nhằm đảm bảo quá trình xác minh sự thật khách quan, chấm dứt sự phát triển của hoạt động phạm tội, chấm dứt sự phản kháng, đảm bảo cho các hoạt động khác trong lĩnh vực tư pháp.
Hoạt động ra quyết định có những đặc điểm sau:
+ Khi ra quyết định, người cán bộ tư pháp là người đại diện cho Nhà nước và pháp luật. Họ không thể hiện ý chí của cá nhân mà thể hiện ý chí của Nhà nước và pháp luật. Đặc điểm này thể hiện tính đặc thù của công tác bảo vệ pháp luật: người cán bộ bảo vệ pháp luật (điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên...) có những quyền hành đặc biệt, họ sử dụng những quyền hành đó nhân danh Nhà nước và pháp luật.
+ Các quyết định của người cán bộ tư pháp mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế cao. Nói cách khác, quyết định của người cán bộ tư pháp được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
+ Quyết định về việc thực hiện một hành vi tố tụng nào đó, sẽ có thể làm thay đổi vị trí pháp lý của công dân (buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định như làm chứng cho một vụ án, hoặc hạn chế một sô' quyền nhất định của họ...). Như vậy, các quyết định của người cán bộ tư pháp có thể dẫn tới những hậu quả pháp lý nhất định.
+ Các quyết định trong hoạt động tư pháp phải được ra bằng dạng vãn bản và tuân thủ chặt chẽ theo các quy định của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục.
Việc ra quyết định bằng văn bản có những tác động tâm lý nhất định đến người ra quyết định. Nó buộc người cán bộ tư pháp phải có tinh thần trách nhiệm cao, cân nhắc kỹ càng khi ra quyết định. Mặc khác, quy định chặt chẽ của pháp luật vể thẩm quyền và thủ tục ra quyết định giúp cho công tác kiểm tra, giám sát đối với các quyết định được đưa ra trong hoạt động, phòng ngừa và phát hiện những sai sót, đảm bảo tính chính xác của các quyết định được đưa ra.
52
Trong hoạt dộng tư pháp, khi ra quyết định có thể áp dụng phương pháp uRa quyết định tập th ề' đối với các vấn đề được nảy sinh. Hình thức này cho phép có sự bàn bạc, thống nhất trong tập thể và ra quyết định tập thể. Đôì với phương pháp này cân phải có một diều kiện thiết yếu, đó là sự bình đẳng giũa các thành viẽn của tập thể khi ra quyết định. Ví dụ, việc ra các quyết định và bẳn án trong giai đoạn nghị án: sau khi xem xét lại các chúng cứ của vụ án, các thành viên của hội đồng xét xử tiến hành bỏ phiếu. Ở đây, vai trò của thẩm phán và hội thẩm nhân dãn là như nhau. Phương pháp này sẽ đảm bảo cho tính chính xác của các quyết định được đưa ra.
Như vậy, hoạt động thiết kế dược tiến hành dưới ba dạng chính: dự đoán, vạch kế hoạch và ra quyết định. Ba dạng này có sự hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo cho việc thực hiện các mục đích cơ bản của hoạt động tư pháp. Hoạt động thiết kế ảnh hường trực tiếp đến việc thục hiện các mục đích cơ bản của hoạt động tư pháp. Vì vậy, nó thực hiện chúc năng cơ bản trong cấu trúc tâm lý của hoạt dộng tư pháp.
2.3. Hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
a) Định nghĩa
Hoạt động tư pháp không chi nhằm đảm bảo sự công bằng cho xã hội, phát hiện và trùng trị người phạm tội, mà còn hưóng tới một mục đích quan trọng, đó là: cải tạo cảm hoá người phạm tội, giáo dục ý thức pháp ỉuật cho các công dân, qua dó thực hiện tốt công tác phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm.
Hoạt dộng giáo dục được hiểu như sau:
Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống đến tâm lý người bị giáo dục, nhằm hình thành à họ những phẩm chất tàm lý mà người giáo dục mong muốn.
Trước hết, giáo dục là một quá trình tác động không mang tính tự phát, mà là quá trình tác động có chủ định, có mục đích rõ ràng. Quá trình giáo dục trong hoạt động tư pháp là một quá trình tác động có hệ thống. Có nghĩa là, chức năng giáo dục được tiến hành một cách đồng bộ và có sự kế tục. Kết quả của hoạt động giáo dục ờ giai đoạn trước, sẽ là tiền dề, là cơ sờ để tiến hành hoạt động giáo dục ờ giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, tính hệ thống của hoạt động giáo dục được thể hiện trong việc giáo dục cải tạo người phạm tội: ờ giai đoạn điều tra, việc giáo dục người phạm tội chỉ mang tính chất sơ bộ,
53
nhằm bước đầu hình thành họ thái độ ăn năn, hối hận đối với việc phạm tội, từ đó thành khẩn khai báo. Dựa trên kết quả giáo dục của giai đoạn điều tra, toà án tiếp tục củng cố và làm hình thành ở người phạm tội thái độ ăn năn, hối hận, từ đó có thái độ tích cực đối với bản án của toà án. Thái độ này sẽ tạo ra tâm thế tích cực để phạm nhân dễ dàng thích nghi và chấp nhận các chế độ cải tạo. Nhờ đó, việc cải tạo có thể làm chuyển biến hoàn toàn tâm lý người phạm tội, làm cho họ trở thành người công dân có ích, được xã hội chấp nhận. Những phân tích trên cho thấy, việc cải tạo, cảm hoá người phạm tội được tiến hành một cách có hệ thống, đồng bộ trong tất cả các giai đoạn của hoạt động tư pháp.
b) Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp Hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp có những đặc điểm sau:
- Mục đích của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp hướng tới những mục đích đặc biệt, đó là:
+ Nhằm giáo dục ý thức pháp luật cho công dân, hình thành ở họ thái độ tôn trọng đối với hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, qua đó củng cô' sức mạnh của Nhà nước pháp quyền.
+ Hoạt động giáo dục còn nhằm giáo dục người phạm tội, làm hình thành ở họ thái độ phê phán đối với hành vi đã thực hiện, có thái độ tích cực đối với bản án của toà án. Ngoài ra, hoạt động giáo dục còn tác động đến các thành viên không vững vàng trong xã hội, phòng ngừa và ngãn chặn tội phạm.
- Đối tượng của hoạt động giáo dục: giáo dục trong hoạt động tư pháp không chỉ hướng tới các công dân, mà còn hướng tới một đối tượng đặc biệt đó là người phạm tội, là người có những đặc điểm tâm lý tiêu cực, những lệch lạc trong nhân cách.
- Điều kiện của hoạt động giáo dục: hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp được tiến hành trong những điều kiện đặc biệt, cụ thể:
Trong giai đoạn điều tra, hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua các dạng hoạt động điểu tra như hoạt động xét hỏi, đối chất...
Trong giai đoạn xét xử, hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua hoạt động xét xử công khai, trực tiếp tại phiên toà.
Trong giai đoạn cải tạo, hoạt động giáo dục được tiến hành trong điều kiện của trại cải tạo, thông qua các chế độ giam giữ, sinh hoạt, học tập và lao động đặc biệt dành cho phạm nhân.
54
- Giáo dục trong hoạt động tư pháp mang tính cưỡng chế cao. Khi thực hiện tội phạm, người phạm tội không chỉ thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi của họ gây nên, mà còn thể hiện sự lệch lạc trong nhân cách và chuẩn mục hành vi. Vì vậy, người phạm tội ỉà người không phù hợp xã hội. Để họ có thể hoà nhập với cộng đồng và được xã hội chấp nhận thì buộc phải giáo dục và cải tạo lại nhân cách của người phạm tội.
III - CẢC HOẠT ĐỘNG Bổ TRỢ TRONG CẤU TRÚC TAM l ý c ủ a h o ạ t đ ộ n g TƯ PHÁP
3.1. Hoạt động giao tiếp trong hoạt động tư pháp
a) Định nghĩa
Giao tiếp là điều kiện để tiến hành hoạt động tư pháp. Thông qua giao tiếp, người cán bộ tư pháp tiến hành các hoạt động cơ bản để thu thập thông tin và tác động đến các đối tượng cần thiết. Vì vậy, giao tiếp là một hoạt động hỗ ượ cho các hoạt động chủ đạo trong cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp.
Mỗi người trong quá trình sống đã đang và sẽ tham gia vào nhiều mối quan hệ khác nhau: mối quan hệ với thiên nhiên, với thế giới vật chất, quan hệ với nhũng người khác trong xã hội... Có thể chia các mối quan hệ đó thành hai nhóm: mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan và mối quan hệ giữa con người với con người. Mối quan hộ giữa con người với con người được gọi là giao tiếp.
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người, qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ỏ quá trình trao đổi thông tin, hiểu biết, rung cảm và tác động qua lại lẫn nhau.
Như vậy, giao tiếp là loại quan hệ đặc biệt, chỉ có ở con người, được hình thành trong xã hội loài người.
Giao tiếp là quá trình thiết lập, phát triển sự tiếp xúc giữa các cá nhân xuất phát từ nhu cầu trao đổi những thông tin, hiểu biết và kinh nghiệm nhất định. Bạn muốn linh hội được những kiến thức, muốn có những thông tin về một sự kiện nào đó, bạn phải giao tiếp với những người xung quanh. Nhờ có giao tiếp, bạn có thể bộc lộ bản thân, bộc lộ thái độ của mình và hiểu được người khác. Ở đây, giao tiếp đã thực hiện chức năng nhận thức, giúp bạn có được những thông tin cần thiết về thế giới xung quanh và về bản thân.
55
Giao tiếp được xem là sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa hai hay nhiều người. Giao tiếp không chỉ đơn giản là sự phối hợp hoạt động của nhiều người. Trong sự phối hợp đó, mỗi người tham gia là một chủ thể tích cực. Tính tích cực của các chủ thể trong giao tiếp thể hiện ở chỗ: họ chủ động tác động một cách sáng tạo tói người khác; họ tiếp nhận sự tác động từ ngưòi khác và phản ứng với tác động đó một cách tích cực. Như vậy, con ngưòi giao tiếp với nhau, thì họ đều là chủ thể tích cực trong quá trình tác động qua lại liên nhân cách.
b) Đặc điểm tàm lý của giao tiếp trong hoạt động tư pháp
Giao tiếp có một vị trí và vai trò hết sức đặc biệt trong hoạt động tư pháp. Ttyông qua giao tiếp, tất cả các dạng hoạt động tư pháp được tiến hành. Trong giao tiếp không chỉ thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia, mà còn thể hiện ý chí của Nhà nước và pháp luật. Hơn nữa, hành vi của các chủ thể tham gia giao tiếp chịu sự điều chỉnh của các quy phạm phạm luật. Phụ thuộc vào các tình huống cụ thể, giao tiếp trong hoạt động tư pháp rất đa dạng, nhưng chúng có những đặc điểm đặc trưng sau:
- Các chủ thể tham gia vào giao tiếp trong hoạt động tư pháp với những nguyên nhân đặc biệt. Giao tiếp trong hoạt động tư pháp không phải lúc nào cũng được hình thành. Nó chỉ được thiết lập khi một hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật được thực hiện. Vì thế, các chủ thể tham gia giao tiếp trong hoạt động tư pháp với những lý do đăc biệt: người cán bộ tư pháp tham gia giao tiếp là để thực hiện chức trách được Nhà nước uỷ quyền, còn các chủ thể tham gia khác là người thực hiện những trách nhiệm, quyền lợi nhất định do nhà nước và pháp luật quy định.
- Có rất nhiều mục đích được đặt ra trong giao tiếp. Thoạt nhìn thì dường như mỗi giao tiếp hướng tới một mục tiêu nhất định như: thu thập chứng cứ, làm sáng tỏ đặc điểm tâm lý của cá nhân, tiến hành giáo dục đối tượng, hoặc cùng nhau hợp tác trong công việc... Song, trong thực tế, các mục đích trên luôn hoà quyện với nhau. Ví dụ, khi thiết lập giao tiếp để thu thập chứng cứ, thì đồng thời phải đạt được các mục đích khác như: cùng nhau hợp tác trong hành động, giáo dục ý thức pháp luật cho các công dân. Như vậy, thông thường mỗi quan hệ giao tiếp thường hướng tới hai mức độ mục đích: mục đích cụ thể (làm sáng tỏ các chứng cứ cần thiết, cùng hành động) và mục đích chung của hoạt động tư pháp (giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật các công dân).
56
- Có tính mâu thuẫn đối kháng trong giao tiếp. Giao tiếp trong hoạt động tư pháp là loại giao tiếp giữa các chủ thể có vị trí tô' tụng khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Vì thế, giữa họ có sự đối lập về quyền lợi, ý chí. Điều này dẫn tới sự mâu thuẫn và đối kháng giữa các chủ thể tham gia giao tiếp. Tính mâu thuẫn, đối kháng là đặc điểm đặc trưng cho giao tiếp của hoạt động tư pháp.
- Giao tiếp trong hoạt động tư pháp là ¡oại giao tiếp chính thức. Giao tiếp trong hoạt động tư pháp là loại giao tiếp công vụ (giao tiếp chính thức). Vì vậy, nó phải được tuân thủ theo các quy định của pháp luật tố tụng về thủ tục và trình tự. Tính thủ tục của giao tiếp được thể hiện ở chỗ, giao tiếp được diễn ra theo các trật tự, các quy định cụ thể của pháp luật như: quy định về việc thiết lập giao tiếp (thông báo cho các đương sự về trách nhiệm, quyền hạn của họ trong giao tiếp); quy định về diễn biến của quá trình giao tiếp (về cách thức tiến hành, các điều kiện, địa điểm, trình tự); và quy định về việc kết thúc giao tiếp (mọi công việc, thông tin trong giao tiếp được ghi lại thành các văn bản cụ thể).
Tính chất thủ tục của giao tiếp tạo điều kiện cho các chủ thể ý thức được mục đích của giao tiếp, cách thức tiến hành giao tiếp, hiểu được vai trò và vị trí của mình trong giao tiếp. Ví dụ, tại phiên toà, trước khi lấy lời khai của đương sự, tòa án phải giải thích để các đương sự hiểu về trách nhiệm khai báo khách quan, về các quyền của họ mà từ đó nâng cao ý thức pháp luật. Tính chất công vụ của giao tiếp trong hoạt động tư pháp còn thể hiện ở tính bắt buộc đối với các chủ thể. Đối với một số chủ thể, việc tham gia giao tiếp là ngoài ý muốn của họ. Thậm chí, họ còn hình dung ra một chế tài nhất định có thể đang chờ họ ở phía trước.
Tính chất công vụ của giao tiếp có ảnh hưởng nhất định tới tâm lý của cá nhân: nó có thể làm cá nhân trở nên tích cực trong hành vi. Ví dụ, khi người làm chứng tham gia phiên toà, tính chất chính thức, công vụ của giao tiếp làm nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong việc khai báo. Từ đó, họ có thái độ nghiêm túc và tích cực hợp tác với toà án. Tính chất chính thức của giao tiếp cũng có thể dẫn đến những ức chế nhất định trong tâm lý của cá nhân. Đối với bị cáo thì giao tiếp tại phiên toà có thể gây ra những trạng thái tâm lý cáng thẳng, bị ức chế, vì lúc này anh ta đang phải đối mặt với những lời buộc tội và sau đó là những hình phạt.
57
- Trong giao tiếp luôn xuất hiện những trạng thái tâm lý đặc biệt. Giao tiếp trong hoạt động tư pháp không chỉ chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của các quy phạm pháp luật, mà còn được diễn ra trong những bối cảnh đặc biệt. Ví dụ, người cán bộ tư pháp phải thường xuyên tiếp xúc với tội phạm, với hậu quả của nó; hoặc làm việc trong những điều kiện giao tiếp có tác động và sức ép từ điều kiện ngoại cảnh... Những yếu tố này làm hình thành ở cá nhân những trạng thái tâm lý đặc biệt (như sự căng thẳng, sự thương xót, sự mong muốn tìm ra và trừng phạt kẻ phạm tội...)- Đối với những chủ thể tham gia tố tụng khác (bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại...) tính đặc biệt của giao tiếp trong hoạt động tư pháp cũng gây nên ở họ sự căng thẳng tâm lý nhất định.
3.2. Hoạt động chứng nhận
a) Định nghĩa
Những thông tin thu được, những hoạt động được tiến hành trong hoạt động tư pháp phải tạo ra được những điều kiện để có thể kiểm tra được tính khách quan, đúng đắn của nó. Chúng phải được lưu lại thành các văn bản, hồ sơ... để làm căn cứ. Vì vậy, các thông tin được thu thập và các công việc được tiến hành trong hoạt động phải được ghi chép và lưu giữ lại. Ví dụ, khi điều tra vụ án, điều tra viên không chỉ ghi chép lại kết quả cuối cùng của hoạt động điều tra, mà còn phải ghi chép lại toàn bộ quá trình điều tra vụ án, lưu giữ lại thành biên bản cách thức, biện pháp thu thập các chứng cứ. Việc ghi chép, lưu giữ những sự kiện thông tin cần thiết trong hoạt động tố tụng chính là hoạt động chứng nhận, có thể được định nghĩa như sau:
Chíữig nhận là hoạt động ghi nhận, công nhận và lưu giữ các sự việc, thông tin đã thu thập được trong hoạt động tư pháp theo những hình thức được pháp luật quy định.
Ví dụ, khi lấy lời khai của một đương sự nào đó, điều tra viên tiến hành hoạt động chứng nhận để ghi chép, công nhận và lưu giữ những thông tin mà đương sự cung cấp dưới dạng các biên bản ghi lời khai. Hoặc, song song với hoạt động xét xử tại phiên toà, thư ký phiên toà ghi chép lại toàn bộ diễn biến của phiên toà thành biên bản.
b) Vai trò của hoạt động chứng nhận
Hoạt động chứng nhận được tiến hành trong suốt quá trình tố tụng, có các vai trò sau:
58
- Đối với hoạt động nhận thức: hoạt động chúng nhận có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thúc vụ án.
Trong quá trình điều tra, xác minh vụ án, toàn bộ những thông tin có liên quan sẽ được ghi chép, lưu giữ lại thành biên bản và được sắp xếp một cách có hệ thống. Vì thế, khi nghiên cứu lại các biên bản, giấy tờ có liên quan, người cán bộ tư pháp có được cái nhìn tổng thể, toàn diện về sự việc, có thể đánh giá vụ án một cách khách quan. Trong điẻu tra vụ án hình sự, việc nghiên cứu các biên bản lấy lời khai của bị can, người bị hại... có thể giúp cho điều ưa viên phát hiện ra các mâu thuẩn trong lời khai của họ và đấu tranh vói đối tượng khai man có hiệu quả.
Khi xét xử vụ án, việc nhân thúc vụ án được tiến hành thông qua hồ sơ vụ án. Ở đây, hoạt động chứng nhận đã tạo ra các cơ sở dể người cán bộ xét xử nhận thức vụ án. Thực tế cho thấy, viộc nhận thức vụ án ở Hội đồng xét xử phụ thuộc vào hồ sơ vụ án của cơ quan diều tra. Nếu hồ sơ được tiến hành thận trọng, khoa học thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức vụ án khi xét xử. Ngược lại, nếu hồ sơ vụ án cẩu thả, vi phạm các nguyên tắc tô' tụng, không khoa học sẽ cản trờ việc nhận thức vụ án ở Hội đồng xét xử.
Có thể thấy, trong mọi giai đoạn tố tụng, hoạt động chứng nhận đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động nhận thúc.
- Đối với hoạt động thiết kế. Ra quyết định, là một dạng của hoạt động thiết kế, nó sẽ dẫn đến sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ của công dân. Thậm chí, nó có thể tước đi một số quyền đối vói cá nhân... Do vậy, các quyết định luôn được đưa ra kèm với hoạt động chứng nhận sẽ đảm bảo được sự thận trọng, chính xác và đúng pháp luật.
Hoạt động chứng nhận được tiến hành kèm với chức nãng thiết kế nhằm đạt các mục đích sau:
+ Tạo ra cơ sở để thực hiện các hành vi tố tụng (chẳng hạn, quyết định truy tố bị cáo là cơ sở pháp lý để tiến hành xét xử vụ án).
+ Ghi chép toàn bộ quá trình và kết quả của hành vi tố tụng đó (ghi chép lại diễn biến của phiên toà và kết quả của việc xét xử, các quyết định, bản án được đưa ra đối với bị cáo).
+ Đảm bảo cho các thành viên tham gia thực hiện được các quyền hạn và trách nhiệm của mình.
59
+ Tổng kết các giai đoạn của hoạt động tố tụng, đánh giá chúng dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.
- Đối với hoạt động giáo dục. Viộc ghi chép lại đặc điểm nhân cách người phạm tội, sự chuyển biến tâm lý của họ trong các giai đoạn cải tạo, giúp người cán bộ tư pháp có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động cải tạo giáo dục và các biên pháp giáo dục đã được áp dụng. Từ đó, có thể rút ra các kết luận nhất định về quá trình cải tạo người phạm tội, hiệu quả của các biện pháp giáo dục.
Ngoài ra, hoạt động chứng nhận còn thể hiện một vai trò quan trọng đối với hoạt động tư pháp của người cán bộ tư pháp. Việc ghi chép các sự kiện, thông tin giúp cho người cán bộ tư pháp tránh được những sai lầm trong công việc hoặc những định kiến, thành kiến chủ quan của mình.
Hoạt động chứng nhận có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức: Có thể bằng ngôn ngữ viết (giấy tờ, vãn bản), có thể bằng các đồ vật, bằng sơ đồ, tranh, ảnh chụp...
Nói tóm lại, hoạt động chứng nhận hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động cơ bản. Vì vậy, nó có vai trò bổ trợ trong cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp. Việc chứng nhận được tiến hành đầy đủ, cẩn thận, khoa học và chính xác sẽ tạo điểu kiện cho các hoạt động khác được diễn ra thuận lợi.
Như vậy, hoạt động tư pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức như: điểu tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, mỗi hình thức cụ thể trên của hoạt động tư pháp được tiến hành như một hoạt động hoàn chỉnh gồm hai thành phần: mục đích và các hoạt động tâm lý. Cấu trúc hoàn chỉnh của hoạt động tư pháp làm cho mỗi hoạt động được thể hiện một cách hoàn chỉnh và trọn vẹn cả nội dung và phương thức thực hiên.
60
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích các đặc điểm của hoạt đống nhận thức trong hoạt động tư pháp. Làm rõ vai trổ của hoạt dộng này trong cấu trúc tâm lý của hoạt dộng tư pháp.
2. Nêu các dạng của hoạt đống thiết kế trong hoạt động tư pháp. Làm rõ vai trô của hoạt động này trong cấu trúc tẳm lý của hoạt đông tư pháp.
3. Phân tích mối quan hệ của hoạt động nhận thức với hoạt động thiết kế.
4. Phân tích đặc điểm của hoạt động giảo dục trong hoạt động tư pháp. Làm rõ vai trỏ của hoạt động này trong cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp.
5. Phân tích mối quan hệ của hoạt động nhận thức với hoạt động giáo dục.
6. Tại sao nói, giao tiếp xung đột là hình thức đặc trưng cho giao tiếp trong hoạt động tư pháp? Các biện pháp loại trừ xung đột?
7. Hoạt động tổ chức là gì? Đặc điểm của hoạt động tổ chức trong hoạt động tư pháp? Các bước tiến hành hoạt động tổ chức?
8. Hoạt động chứng nhận là gì? Nẽu vai trò cùa hoạt động chứng nhận.
61
(3ftưaneỷtty
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG ■ ■ ■
ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH s ự ■ ■_____
I - CẤU TRỨC TẰM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIÉU TRA
Là một hoạt động tư pháp, hoạt động điều tra cũng có các thành phần cấu trúc tâm lý giống như cấu trúc tâm lý chung của hoạt động tư pháp, bao gồm hai phần như sau:
- Phần thứ nhất: là tổng hoà các mục đích của hoạt động điều tra gồm: + Thu thập các chứng cứ để xây dựng lại diễn biến của vụ án đã xảy ra.
+ Giáo dục các đối tượng cần thiết (người làm chứng, người bị hại, người phạm tội và các đương sự có liên quan khác).
Các mục đích này thể hiện nội dung và tính chất của hoạt động điểu tra. - Phần thứ hai: là các dạng hoạt động tâm lý gồm: hoạt động nhận thức, hoạt động thiết kế, hoạt động giáo dục, hoạt động giao tiếp, hoạt động tổ chức và hoạt động chứng nhận. Các hoạt động này thể hiện phương thức tiến hành hoạt động để đạt được các mục đích kể trên.
Khi phân tích cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra, cần thiết phải làm sáng tỏ đặc điểm của các hoạt động tâm lý cơ bản trong cấu trúc gồm: hoạt động nhận thức, hoạt động thiết kế và hoạt động giáo dục.
1.1. Đặc điểm tâm lý của hoạt động nhận thức
Khi tiến hành điều tra vụ án, hoạt động nhận thức của điều tra viên có những đặc điểm đặc trưng sau:
- Mục đích: hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra được tiến hành nhầm thu thập, xác minh các thông tin có liên quan đến vụ án như: động cơ, mục đích của tội phạm; diễn biến, hậu quả của tội phạm; đặc điểm nhân thân cùa người phạm tội và của các đương sự có liên quan... Dựa trên những
62
thông tin này, điều tra viên xây dựng lại mô hình về diễn biến của vụ án đã xảy ra.
- Hoạt động nhận-thức trong giai đoạn điểu tra mang tính bị động cao. Khi tiến hành thu thập các chứng cứ về vụ án, điều tra viên chưa có đầy đủ thông tin về vụ án. Vì vậy, hoạt động nhận thức mang tính chất mò mẫn, tìm kiếm, chưa có được sự định hướng rõ ràng chính xác. Ví dụ, có một nạn nhân bị chết trong cãn hộ của anh ta mà chưa rõ nguyên nhân. Trong trưường hợp này, khi bắt tay thu thập chúng cứ, điều ra viên chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân cái chết là do dâu, ai là người có liên quan... Việc nhận thức vụ án lúc này hoàn toàn mang tính chất mò mẫn, tìm kiếm dựa trên nhũng giả thiết khác nhau về vụ án được đặt ra.
- Hoạt động nhận thức mang tính gián tiếp cao. Hoạt động nhận thức của điều tra viên chỉ được tiến hành sau khi một sự việc có dấu hiệu phạm tội đã xảy ra. Lúc này, hoạt động nhận thúc của điều tra viên hướng tới nhận thức một sự việc đã xảy ra trong quá khứ trên cơ sở những chứng cứ thu thập được. Nói cách khác, điều tra viên không được trực tiếp chứng kiến diễn biến cùa sự việc khi nó diễn ra. Việc nhận thức sự việc dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá những thông tin có liên quan đến sự việc được thu thập.
- Phương thức thu thập thông tin về vụ án được thực hiện bằng hai cách: trực tiếp và gián tiếp.
Cách trực tiếp: là việc điều ưa viên trực tiếp tri giác các tình tiết có liên quan đến vụ án. Ví dụ, điểu tra viên trực tiếp quan sát các dấu vết của tội phạm dể lại, hậu quả tội phạm, công cụ phương tiện phạm tội... Cách thức này giúp thu thập được các vật chứng về vụ án.
Cách gián tiếp-, là việc điều tra viên nhận thức các tinh tiết về vụ án thông qua sự mô tả lại của các đương sự có liên quan (người phạm tội, người bị hại, nhân chứng. Loại chứng cứ thu thập bằng cách này thường là lời khai của các đương sự về vụ án.
- Lượng thông tin mà điểu tra viên phải xử lý và đánh giá là rất lớn, bao gồm những thông tin có liên quan đến vụ án và cả những thông tin nằm ngoài vụ án.
Xuất phát từ sự bị động của hoạt động nhận thức, điều tra viên phải đặt ra nhiéu giả thiết khác nhau có thể có về vụ án. Để kiểm tra các giả thiết của
63
mình và tránh bỏ lọt tội phạm, họ buộc phải thu thập và xử lý tất cả những thông tin có liên quan đến các giả thiết này. Tuy nhiên, không phải tất cả các giả thiết được đật ra đều đúng với sự việc. Như vậy, khi điều tra vụ án, điều tra viên phải thu thập cả những thông tin nằm ngoài vụ án, là những thông tin không cần thiết cho việc xây dựng mô hình vụ án. Ví dụ, A là người đã thực hiện hành vi trộm cắp chiếc xe máy. Trong thời gian này, A và B thường xuyên đi lại với nhau rất thân mật. Để tránh bỏ lọt tội phạm, điều tra viên không loại bỏ giả thiết: B cũng có thể liên quan đến hành vi trộm cắp. Các thông tin có liên quan đến B cũng được điều tra viên thu thập và xử lý, mặc dù sau đó kết quả điều tra cho thấy giả thiết về B là không đúng, B không hề có liên quan đến hành vi trộm cắp của A. Như vậy, trong trường hợp này, điều tra viên đã phải thu thập và xử lý cả những thông tin mằn ngoài vụ án và không cần thiết cho việc xây dựng mô hình về vụ án.
- Hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra mang màu sắc xúc cảm cao. Điều tra viên tiến hành hoạt động nhận thức trong trạng thái tâm lý căng thẳng do một số nguyên nhân:
+ Do sự căng thẳng trong tư duy để thu thập, xử lý thông tin, đấu tranh đối phó với tội phạm.
+ Do điểu kiện làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với tội phạm, với hậu quả của tội phạm có thể dẫn đến những xúc cảm mang tính xung động.
+ Do tinh thần làm việc say mê để khám phá vụ án làm cho điều tra viên huy động hết sự nỗ lực của bản thân trong hoạt động.
- Hoạt động nhận thức bị hạn chế về thời gian, theo quy định của pháp luật.
- Để thu được các thông tin chính xác và khách quan, điều tra viên phải sử dụng các phương pháp tác động tâm lý, tác động tới các đối tượng của nhận thức (tác động đến người phạm tội, người bị hại, người làm chứng...).
- Hoạt động nhận thức có mối quan hộ chặt chẽ với hoạt động chứng nhận. Mỗi thông tin thu thập được, mỗi tình tiết được xác định đều được ghi chép, xác nhận bằng văn bản theo các hình thức nhất định.
Hoạt động chứng nhận giúp cho điều tra viên có thể đánh giá vụ án khách quan, loại trừ những sai sót và nhầm lẫn trong nhận thức. Các thông tin vể vụ án được ghi chép lại, giúp cho điều tra viên có điều kiện để đánh giá tính khách quan của nó. Ví dụ, việc ghi lại lời khai của cấc đương sự về
64
một vấn đề nào đó thành biên bản giúp cho việc nghiên cứu, phân tích đánh giá lời khai của họ để tìm ra mâu thuẫn thuản có thể có trong việc khai báo của các đương sự, từ đó làm rõ sự thật khách quan.
- Hoạt động nhận thức chiếm vị trí chủ đạo trong cấu trúc tâm lý của hoạt động điểu tra. Mục đích chủ đạo của hoạt động điều ưa là thu thập các thông tin có liên quan, từ đó làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ in . Vì vậy, hoạt động nhận thức không chỉ là hoạt động cơ bản mà còn có vị trí chủ đạo trong cấu trúc tâm lý của hoạt động điều ưa.
1.2. Đặc điểm tâm lý của hoạt động thiết kế
Hoạt động thiết kế trong giai đoạn điều tra có các đặc điểm sau:
- Nội dung của hoạt động thiết kế trong giai đoạn điều tra bao gồm: dự đoán các giả thiết có thể có về vụ án đã xảy ra, lập kế hoạch cụ thể cho quá trình thu thập, tìm kiếm chúng cứ, đưa ra các quyết định trong hoạt động điều tra như: quyết định khởi tố, quyết định tạm giam, quyết định triệu tập...
Những nội dung trên của hoạt động thiết kế nhằm đảm bảo cho việc nhận thức đúng đắn vụ án, đảm bảo cho hoạt động giáo dục và hoạt động phòng ngừa ngãn chặn tội phạm.
- Hoạt động ra quyết định của điều tra viên được quy định bởi pháp luật và được thực hiện trong khuôn khổ các quy định ấy.
Quyết định của điểu tra viên về việc thực hiện một hành vi tố tụng nào đó trong giai đoạn điều tra sẽ có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định (bị tước quyền tự do đi lại, làm phát sinh các nghĩa vụ nhất định...). Do đó, nó cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục ra quyết định nhằm tránh những sai sót dẫn đến vi phạm quyền công dân.
- Hoạt động ra quyết định luôn được thực hiện kèm với hoạt động chứng nhận. Các quyết định của điều tra viên phải được thực hiện dưới dạng văn bản. Điều này sẽ có tác động tích cực tới tâm lý của người ra quyết định, buộc họ phải cân nhắc thận trọng, kỹ càng và có trách nhiệm khi ra quyết định. Nhờ đó đảm bảo cho tính đúng đắn và khách quan của quyết định được đưa ra.
- Khi ra quyết định, điều tra viên có tư cách là người đại diện cho Nhà nước và pháp luật. Các quyết định cùa điều tra viên mang tính cưỡng chế cao. được đám bảo bằng cưỡng chế nhà nước. Như vậy, hoạt động thiết
65
kế của điều tra viên không chỉ thể hiện năng lực của họ mà còn thể hiện cả ý chí của Nhà nước và pháp luật.
- Hoạt động thiết kế là hoạt động cơ bản trong cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra. Tất cả những nội dung của hoạt động thiết kế như: ra quyết định khỏi tố, quyết định tam giam, các giả thiết về vụ án, kế hoạch điều tra... đều nhằm phục vụ cho mục đích cơ bản của hoạt động điều tra là thu thập các thông tin để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
1.3. Đặc điểm tâm lý của hoạt động giáo dục
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của hệ thống tư pháp Việt Nam - đó là thực hiện chức năng giáo dục. Chức năng này được thực hiện ngay khi bắt đầu quá trình điều tra vụ án. Song song với hoạt động thu thập các chứng cứ, điều tra viên còn thực hiện hoạt động giáo dục đối với các đối tượng cần thiết. Hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra có các đặc điểm sau:
- Đối tượng của hoạt động giáo dục là các chủ thể tham gia điều tra: người bị tình nghi, bị can, người làm chứng, người bị hại, các đương sự có liên quan...
- Chủ thể tiến hành hoạt động giáo dục là điều tra viên.
- Nội dung của hoạt động giáo dục trong giai đoạn này bao gồm: + Giáo dục ý thức pháp luật cho các công dân. Khi giao tiếp với các công dân là các đương sự có liên quan, ngoài mục đích thu thập thông tin, điều tra viên còn phải giáo dục và hình thành ý thức pháp luật cho các công dân. Thông qua tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học của mình, nêu một tấm gương sáng trong việc tuân thủ pháp luật. Qua đó, tiến hành giáo dục ý thức pháp luật cho các công dân và thực hiện việc phòng ngừa tội phạm.
+ Hướng tới loại bỏ những đau thương mất mát, những xúc cảm tiêu cực cũng như những trỏ ngại về tâm lý ỏ người làm chứng, người bị hại. Điều tra là một hoạt động rất đặc biệt. Khi tham gia vào hoạt động này, ngưòi làm chứng, người bị hại có thể có những ức chế nhất định về tâm lý. Đối với người làm chứng, việc bị triệu tập đến cơ quan điều tra để cung cấp chứng cứ, có thể nằm ngoài ý muốn của họ. Họ có thể cảm thấy bị phiền hà, không muốn bị liên luỵ. Không ít trường hợp họ ái ngại và sợ bị trả thù.
Đôi với người bị hại, diễn biến tâm lý rất phức tạp. Việc phải gánh chịu hậu quả của tội phạm, gây cho họ những xúc cảm tiêu cực (như thất vọng, sợ
66
hãi, đau khổ...). Nhũng xúc cảm đó không mất đi, mà có thể được tăng cường khi họ tham gia vào hoạt động điều ưa. Trong một số trường hợp, người bị hại còn có tư tưởng nghi ngờ, thiếu lòng tin vào hoạt động và sự công minh của cơ quan điều tra.
Tất cả những yếu tố trên có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của người làm chứng và người bị hại, có thể dẫn đến thái độ không muốn hợp tác với cơ quan điều ưa. Vì thế, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục là phải loại bỏ những ức chế về tâm lý ờ các đối tượng trên, làm cho họ tin tưởng và có thiện chí, tích cực hợp tác vói cơ quan điều ưa.
Thực tế cho thấy, do không làm tốt công tác giáo dục đối với người bị hại, không giải toả được những ức chế tâm lý ở họ, nên trong một số trường hợp đã dẫn đến những hành vi quá khích, gây rối, làm ảnh hưởng tới uy túi của các cơ quan bảo vệ pháp luật và ảnh hường tới việc điều tra vụ án.
+ Nội dung cơ bản của hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra là hướng tới cải tạo cảm hoá người phạm tội. Hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra mang tính chất sơ bộ, ban dầu, làm hình thành ở người phạm tội thái độ ăn nãn hối hận đối với hành vi của mình, từ đố có thái độ thành khẩn khai báo. Tác động giáo dục ờ giai đoạn này sẽ là cơ sở cho hoạt động giáo dục đối với ngưòi phạm tội trong những giai đoạn tiếp theo.
- Điếu kiện tiến hành hoạt động giáo dục: hoạt động giáo dục trong giai đoạn diều tra dược tiến hành thông qua các dạng hoạt động điều tra cụ thể (như hoạt động xét hỏi, đối chất, khám nghiệm hiện trưcmg...).
- Hoạt động giáo dục đối vói người phạm tội thể hiện tính thuyết phục là chủ yếu. Mặc dù việc giáo đục đối với người phạm tội là bắt buộc, song tính bắt buộc này chưa cần thiết phải thực hiện trong giai đoạn điều tra. Bởi lẽ, bị can chưa hẳn đã là người phạm tội. Việc cưỡng chế cá nhân trong giáo dục chưa cần thiết được đặt ra.
Hoạt động giáo dục thực hiện chức nãng cơ bản trong cấu trúc tâm lý cùa hoạt động điều tra. Những phân tích về đặc điểm của hoạt động giáo dục cho thấy, hoạt động này hướng tói thực hiộn một trong những nhiệm vụ cơ bản của hoạt động điều tra. Nó là một trong những hoạt động quan trọng trong cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra.
Trên đây là đặc điểm đặc trưng của các hoạt động cơ bản trong cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra. Những đặc trưng của các hoạt động này trong
67
cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra thể hiện tính chất phức tạp và khó khãn của hoạt động này.
II - CẢC GIAI ĐOẠN Cơ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIÊU TRA
Điều tra vụ án hình sự là một hoạt động phức tạp và được tiến hành qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của hoạt động điểu tra.
2.1. Giai đoạn chuẩn bị chung
Trước khi bắt tay vào điều tra vụ án, mỗi điều tra viên đều phải chuẩn bị cho toàn bộ quá trình điều tra. Trong đó, điều tra viên xác định các nhiộm vụ cần giải quyết và lập kế hoạch điều tra vụ án. Như vậy, khi chuẩn bị cho hoạt động điều tra, điều tra viên phải thực hiện các công việc cơ bản sau:
- Công việc thứ nhất: xác định các nhiệm vụ cần phải giải quyết trong quá trình điều tra vụ án. Bằng điều tra sơ bộ, điều tra viên đã có một số thông tin nhất định về vụ án. Căn cứ vào các thông tin ban đầu đó, điều tra viên sẽ hình dung ra các giả thiết có thể có về vụ án, từ đó mà xác định nhiệm vụ cho quá trình điều tra vụ án.
Ví dụ, khi chuẩn bị để điều tra vụ án về cái chết của một phụ nữ trong căn hộ của mình, điều tra viên căn cứ vào các thông tin ban đầu thu được, xây dựng các giả thiết về vụ án. Có thể đặt ra hai khả năng đối với vụ án:
+ Khả năng thứ nhất: Chị phụ nữ đã uống thuốc độc tự tử. Vậy thì do các nguyên nhân nào? Do tình ái, do nợ nần hay do cống việc hoặc do mâu thuẫn riêng tư? Ai là người có thể liên quan?
+ Khả năng thứ hai: Chị phụ nữ đã bị đầu độc. Vậy thì ai có thể là người đầu độc? Do nguyên nhân nào? Người đàn ông cùng đi là ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?
Việc đặt ra các giả thiết về vụ án giúp cho điều tra viên xác định được các nhiệm vụ cụ thể cần phải giải quyết và vạch ra kế hoạch cho toàn bộ quá trình điều tra.
Việc xác định nhiệm vụ của quá trình điều tra phụ thuộc vào lượng thông tin ban đầu đã thu thập được về vụ án. Nếu lượng thông tin ban đầu thu thập được càng nhiêu, thì diễn biến của vụ án càng được xác định rõ ràng và các gia thiết được đặt ra càng ít. Do vậy, nhiệm vụ của quá trình điểu tra càng cô
68
đọng, chính xác. Ví dụ, một nguời do xích mích đã cầm giao đầm chết người. Trong trường hợp này, mọi tình tiết quan trọng đã được xác định (như đối tượng phạm tội, động cơ mục đích của tội phạm, diễn biến và hậu quả của tội phạm đã được làm sáng tỏ) thì giả thiết về vụ án là khá chính xác và nhiệm vụ của quá ưình điểu ưa càng đơn giản. Ngược lại, nếu các thông tin ban đầu vé vụ án thu thập được càng ít, có nghĩa là, mô hình vể diễn biến của vụ án chưa được rõ ràng, thì sẽ có nhiều giả thiết khác nhau được đặt ra và làm cho nhiệm vụ của quá ưình điều ưa càng khó khăn, phức tạp. Ví dụ như, một người đàn ông bị giết và xác bị vứt tại một cánh đồng. Trong trường hợp này, chưa xác đinh được động cơ, mục đích, đối tượng và diễn biến của tội phạm. Do vậy, cần phải mờ ra rất nhiểu hướng điều tra khác nhau. Nhiệm vụ của quá trình điều ưa là rất phức tạp.
Việc đề ra giả thiết và xác định nhiệm vụ cho quá trình điều tra có một ý nghĩa quan trọng đối với quá ưình điéu tra. Nó giúp điều tra viên chuẩn bị được những vấn đề cần phải tư duy, tránh được sự bị động trước những tinh huống sẽ xảy ra trong quá trình điều tra và chủ động xử lý được các thông tin thu được một cách có hiệu quả.
- Cõng việc thứ hai: lập kế hoạch giải quyết các nhiệm vụ đã để ra.
Căn cứ vào các nhiệm vụ đã được xác định, điều tra viên lập kế hoạch tỉ mì cho việc giải quyết các nhiệm vụ đó. Nói cách khác, điều tra viên phải hình dung một cách tường tận toàn bộ quá trình điều tra vụ án sẽ diễn ra như thế nào, (các bước tiến hành, các biện pháp cụ thể sẽ áp dụng, các phương tiện sẽ sử dụng...)-
Bên cạnh việc lập kế hoạch thu thập chứng cứ, điểu tra viên còn phải lập kế hoạch tác động lên các chủ thể tham gia điểu tra khác. Như đã nói ở phần trên, các chủ thể tham gia điều tra có thể có những trở ngại nhất định về tâm lý khi tham gia hoạt động. Do vậy, cần thiết phải có tác động đến tâm lý của họ. Sự tiếp xúc ban đầu với những người này, lời khai của họ giúp cho điểu tra viên có những nhận định nhất định vé tâm lý của họ, về thái độ của họ' ‘
đối với cơ quan điểu tra. Qua đó, điều tra viên xác định các biện pháp tác động cụ thể đối với các đối tượng này, xác định trình tự, các cách thức tiếp cận... để hình thành ở họ thái độ cần thiết.
Việc lập kế hoạch điều tra vụ án giúp cho điểu tra viên chủ động huy động được nhũng nỗ lực cần thiết vể vật chất cũng như tinh thần. Nhờ đó, có thê chù động hành động trong mọi tình huống khi tiến hành điểu tra vụ án.
69
2.2. Giai đoạn chuẩn bị tâm lý cho nhữhg người tham gia hoạt động điểu tra
Hoạt động điều tra vụ án hình sự là một dạng hoạt động đặc biệt. Đây là hoạt động thể hiện ý chí của Nhà nước. Việc các chủ thể (người bị tình nghi, bị can, người làm chứng, người bị hại...) tham gia vào hoạt động điều tra có thể nằm ngoài ý muốn của họ. Điều này có thể dẫn tới những ức chế tâm lý nhất định ở các chủ thể tham gia (ví dụ, sự lo sợ sẽ phải đối mặt vói một hình phạt, sự ngại ngùng không muốn liên luỵ. Thậm chí trong một số trường hợp, ở cá nhân có thể thiếu tin tưởng vào cơ quan bảo vệ pháp luật ...)• Do vậy, cần phải có sự chuẩn bị về tâm lý cho các chủ thể tham gia trước khi họ tham gia vào hoạt động điều tra.
Mục đích của giai đoạn này là hình thành ở những người tham gia điều tra tâm thế tích cực tham gia hoạt động. Điều tra viên cần tìm hiểu những vướng mắc trong tư tưởng của họ để có sự tác động phù hợp, giải thích cho họ biết về trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước, về tính nhân đạo trong pháp luật Việt Nam. Tất cả việc làm của điều tra viên trong giai đoạn điều tra là nhằm loại bỏ được những yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực, cản trở các chủ thể tham gia hoạt động. Đồng thời, làm tãng cường ý thức pháp luật, tăng cường sự nỗ lực về trí tuệ và ý chí của các chủ thể tham gia điều tra.
Sự chuẩn bị tâm lý cho các chủ thể tham gia điều tra giúp cho các chủ thể tham gia có được trạng thái tâm lý tích cực trong việc hợp tác vói cơ quan diều tra.
2.3. Giai đoạn điểu tra viên tự chuẩn bị tâm lý cho bản thân
Khi tiến hành điều tra vụ án, điều tra viên có thể phải đương đầu với nhiều khó khăn phức tạp, mà không phải lúc nào cũng lường trước được, (chẳng hạn, phải đối đầu với các tình huống xung đột gay gắt, sự khốc liệt khi đấu tranh với tội phạm, sự hy sinh của bản thân và gia đình...). Vì vậy, việc điều tra viên tự chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng là điều hết sức cần thiết.
Hoạt động điều tra sẽ chỉ có hiệu quả, khi người tiến hành nó có được bản lĩnh vững vàng, nhiệt tình vì công việc, và nỗ lực hết mình về trí tuệ, tình cảm, ý chí.
2.4. Giai đoạn tiến hành hoạt động
Đây là giai đoạn điều tra viên thực hiện những kế hoạch đã vạch ra để giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động điều tra trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các thông tin về vụ án.
70
Các thông tin cần thiết đuợc thu thập chủ yếu là thông qua lời khai của các dương sự có liên quan đến vụ án. Ở giai đoạn này diễn ra quá trình giao tiếp trực tiếp giữa điều tra viên vói các đối tượng của nhận thức (là các chủ thể tham gia hoạt động điểu tra). Thông qua giao tiếp này, điều tra viên tác động tới các đối tượng, để thu được các thông tin cần thiết.
Điều tra viên có thể sử dụng một sô' cách thức sau để tác động tới các chủ thể tham gia điều tra:
- Truyền đạt các thông tin cần thiết để tác động đến đối tượng. Ví dụ, khi đối tượng từ chối việc đã gây thương tích cho người phụ nữ. Điều tra viên có thể đọc cho đối tượng nghe về kết luận của bản giám định vết thương.
- Kích thích tư duy của đối tượng theo một hướng cần thiết. Bằng cách đặt ra các câu hỏi tư duy cho đối tượng, hoặc giải thích mối liên hộ giữa các thông tín đã được thu thập..., qua đó làm hình thành hoặc thay đổi tư duy của đối tượng.
- Yêu cầu đối tượng làm thực nghiệm. Bằng cách đó đối tượng tự hiểu được mối liên hệ giữa các chúng cứ đã dược thu thập (ví dụ, cho đối tượng tự cầm VÖ khí thao tác lại hành vi giết người, hoặc cho đối tượng tự kiểm tra, đo đạc một vật chứng nào đó...).
- Yêu cầu đối tượng tự kiểm ữa các thông tin đã được thu thập bằng nhiều cách khác nhau, (ví dụ, đối tượng có thể tự nhìn thấy đồ vật có liên quan đến sự việc, tự đọc một tài liệu nào đó, hoặc tự đặt câu hỏi cho các thành viên tham gia điều tra khác).
Một nhiệm vụ không thể thiếu khi tiến hành điều tra vụ án là nghiên cứu, làm sáng tỏ đặc điểm tâm lý của một số thành viên tham gia. Trong quá trình tác động lên các thành viên tham gia điều tra để trao đổi các thông tin vể vụ án thì tâm lý của họ dần dần được bộc lộ. Điều này cho phép điều tra viên hiểu được tâm lý của họ và tích luỹ được kinh nghiệm khi tiếp cận với các đối tượng của nhận thức.
Quá trình diẻu tra vụ án hình sự khác với các hoạt dộng khác ở sự bị động khi xác định các nhiệm vụ tư duy. Trước khi tiến hành điều tra, điều tra viên không thể dự đoán được tất cả các nhiêm vụ cần giải quyết. Trong quá trình thực hiộn hoạt động có thể sẽ xuất hiện những thông tin mới, từ đó làm hình thành những nhiệm vụ mói hoặc thậm chí có thể làm đảo lộn kế hoạch điều
71
ưa. Ví dụ, trong quá trình thu thập thông tin vể hành vi tàng trữ, buôn bán và vận chuyển ma tuý của một đối tượng A, xuất hiện các thông tin về nhân vật B có dấu hiệu liên quan. Lúc này nhiệm vụ mới được hình thành: thu thập các thông tin về B (đây là nhiệm vụ mà trước khi tiến hành điều tra, điều tra viên không lường trước được).
Việc xác định và giải quyết các nhiệm vụ tư duy là một quá trình liên tục khi điều tra vụ án. Những nhiệm vụ mới có thể xuất hiện trong một số trường hợp sau:
+ Hành vi xử sự của một số người tham gia có những dấu hiệu cần làm sáng tỏ.
+ Trong các thông tin được thu thập có thể xuất hiện những tình tiết mới.
+ Nhiệm vụ mới có thể xuất hiện gắn liền với thẩm quyền tố tụng của điều tra viên. Trong quyẻn hạn của mình, khi cần thiết, điều tra viên có thể tổ chức hoạt động của các thành viên tham gia, định hướng hành vi của họ, thay đổi điều kiện, phương tiện, biện pháp hoạt động ...
Như vậy, giai đoạn tiến hành hoạt động là giai đoạn quan trọng trong quá trình điều tra vụ án. Hiệu quả của quá trình điều tra vụ án phụ thuộc vào việc tiến hành hoạt động điều tra. Đây cũng là giai đoạn mà điều tra viên thật sự phải đương đầu với những khó khăn của hoạt động. Vì vậy, giai đoạn này đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực toàn bộ sức lực và trí tuệ của người điều tra.
2.5. Giai đoạn ghi chép diễn biến và Kết quả của hoạt động
Đây là giai đoạn điều tra viên ghi lại thành biên bản tất cả các cống việc đã tiến hành, các thông tin đã thu thập được cũng như các quyết định, các biện pháp cưỡng chế được áp dụng trong hoạt động điều tra. Việc ghi chép diễn biến và kết quả là một giai đoạn rất quan trọng đối vói hoạt động điều tra nói riêng và hoạt động tố tụng nói chung. Nó sẽ tạo ra cơ sở cho các giai đoạn tiếp theo (giai đoạn xét xử, giai đoạn thi hành án) được diễn ra. Do vậy, việc ghi chép diễn biến và kết quả của hoạt động điều tra được pháp luật quy định rất cụ thể và chặt chẽ. Tất cả các hoạt động của điều tra viên đều phải được ghi lại và được lưu giữ đầy đủ trong hồ sơ của vụ án. Ví dụ, trong hồ sơ vụ án cần lưu giữ lại toàn bộ sản phẩm của hoạt động thiết kế (như: quyết định khởi tô' vụ án, quyết định tạm giam, kế hoạch điều tra vụ án...); sản phẩm của hoạt động nhận thức (như: biên bản khám nghiệm hiện trường,
72
tiểu sử bị can, các biên bản hỏi cung bị can, biên bản lấy lời khai người bị hại, biên bản lấy lời khai người làm chứng, những người có liên quan, biên bản đối chất...).
Việc ghi chép trong điểu tra vụ án cần phải có sự tham gia, chứng kiến của các thành viên khác. Điều này đảm bảo cho tính khách quan, đúng đắn của các chứng cứ, các sự kiện... được lưu giữ trong hoạt động điều tra. Ví dụ, khi ghi biên bản lấy lời khai của bị can, điểu tra viên phải cho họ tự đọc lại và xác nhận rằng, các thông tin được ghi trong biên bản hoàn toàn đúng với những điều mà họ khai báo. Điều này là cần thiết vì khi tiến hành ghi chép lại các thông tin, điều tra viên phải thực hiện cùng một lúc hai công việc:
- Một mặt, phải nhận thức, hiểu và mô tả lại chính xác thông tin đã thu thập dược.
— Mặt khác, phải dựa trên các giả thiết đã có về vụ án để phân tích, tổng hợp và đánh giá các thông tin đó nhằm xác định tính khách quan của chúng.
Trong nhiều trường hợp, các giả thiết về vụ án mà điều tra viên đã có làm họ có thể nhận thức sai lộch các thông tin và mô tả không chính xác trong biên bản.
Quá trình ghi chép được tiến hành đồng thời với viộc tiếp tục theo dõi và đánh giá hành vi của các thành viên tham gia, đặc biệt là của người bị tình nghi, bị can. VI ở giai đoạn ghi chép, sự căng thẳng về tâm lý ở đối tượng giảm xuống. Lúc này họ có thể bộc lộ thái độ thật của mình đối với sự việc. Ví dụ, nếu sự căng thẳng của người bị khám xét được thay bằng trạng thái vui vẻ, thoải mái khi điều tra viên ghi biên bản khám xét thì có thể hiểu là đối tượng đã rất vui mùng vì cái anh ta muốn dấu đã không bị phát hiện. Lúc này, điểu tra viên có thể cho tiến hành khám xét lại và có thể đạt được những kết quả nhất định. Hiệu quả cũng có thể đạt được nếu ta theo dõi và phân tích hành vi của đối tượng khi họ tự ghi lời khai của mình. Ví dụ, đối tượng nghĩ ngợi rất lâu về một tình tiết nào đó và bộc lộ những biểu cảm nhất định khi viết, thì có thể qua đó đánh giá thái độ của đối tượng đối với tình tiết đang được khai báo mà phán đoán độ tin cậy của thông tin.
Như vậy, giai đoạn ghi chép không chỉ có ý nghĩa lưu giữ thông tin về hoạt động điểu tra mà còn giúp cho việc thu thập và làm sáng tỏ những thông in cần thiết vé vụ án.
73
2.6. Giai đoạn phân tích và đánh giá kết quả của hoạt động điểu tra
Sau khi thực hiện xong bất kỳ một hoạt động nào, bạn luôn phải có sự phân tích, đánh giá quá trình hoạt động. Đó là điều kiện để có thể trau dồi các kỹ năng, kỹ xảo, tích luỹ các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết. Đối với hoạt động điều tra, không chỉ phân tích kết quả, mà phải phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình, diễn biến của hoạt động điều tra.
Việc phân tích đánh giá kết quả của hoạt động điều tra cần phải thực hiện ngay sau khi kết thúc điều tra vụ án. Khi đó, tất cả các sự kiện, tình tiết vẫn được lưu giữ rất sống động và cụ thể trong trí nhớ của điều tra viên. Đây là điều kiện tốt nhất để điều tra viên có thể phân tích tổng hợp đánh giá các thông tin, xây dựng được mô hình về diễn biến của vụ án một cách khách quan và chính xác.
Khi phân tích, đánh giá quá trình và kết quả của hoạt động điều tra, một mặt, điều tra viên đưa ra được mô hình về vụ án và các kết luận cụ thể vể vụ án đã được điểu tra. Mặt khác, điều tra viên tự đánh giá các phương thức hành động của mình, qua đó rút ra được các kinh nghiệm cho bản thân.
Giai đoạn này tạo điều kiện cho việc tự hoàn thiện và nâng cao các phẩm chất nghề nghiệp cho điều tra viên.
Tóm lại, quá trình điều tra vụ án được thực hiện qua các giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn giải quyết những nhiệm vụ riêng của nó và phục vụ cho mục tiêu chung của hoạt động điều tra là nhằm xác minh sự thật khách quan của vụ án.
III - CÁC PHẨM CHẤT NGHÉ NGHIỆP CẨN THIẾT CỦA ĐIỂU TRA VIÊN
3.1. Các phẩm chất vể đạo đức
Đối với bất kỳ một nghề nào thì phẩm chất đạo đức nghề nghiệp luôn là yếu tô' quan trọng hàng đầu. Nó chi phối thái độ và tinh thần trách nhiệm của con người đối với công việc. Nghề điểu tra là một nghề đặc biệt. Điều tra viên là người tiên phong trong lĩnh vực phòng chống tội phạm, là người bảo vệ pháp luật và sự công bằng xã hội. Mặt khác, trong hoạt động của mình, điều tra viên có thể đứng trước nhiều cám dỗ. Họ phải vượt qua chính bản thân mình trước những cám dỗ đó. Vì vậy, phẩm chất đạo đức là một yêu cầu tiên quyết đối với điều tra viên
74
Trước hết, điều tra viên phải là nguời có tư tưởng chính trị đạo đức vững vàng. Mỗi người điều tra viên phải là một người chiến sĩ cách mạng kiên cường, sẩn sàng hy sinh cho tổ quốc, cho cách mạng. Có được thái độ vững vàng đó thì người điều ữa viên mới có thể vượt qua nhũng khó khăn trở ngại, những cám dỗ, biết hy sinh quyền lợi cá nhân khi cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
Giai đoạn điều tra là giai đoạn thu thập những thông tin làm cơ sở cho các giai đoạn tô' tụng tiếp theo. Nếu điều tra viên không có được thái độ chí công vô tư thì rất có thé vụ án sẽ bị làm sai lệch ngay từ giai đoạn điều tra, dẫn đến những sai lầm trầm ưọng ờ các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Vì vậy, điều tra viên cần phải rất công tầm, có tinh thần ưách nhiệm cao và khách quan khi tiến hành hoạt dộng.
Trong hoạt động điều tra không khỏi có những’ sự cám dỗ, những tác động khiến điều ưa viên có thể buông xuôi, thậm chí thoả hiệp với tội phạm. Thái độ nghiêm khắc vói bản thân, lối sống lành mạnh là những tấm lá chắn, giúp cho điều tra viên tránh xa được những cạm bẫy nói trên.
Điều ưa vụ án và chống lại tội phạm luôn đòi hỏi sức mạnh đoàn kết của tập thể. Người điều tra viên không chi hoạt động đơn lẻ, mà họ còn«phải biết hỗ ượ và giúp đỡ đồng đội của mình. Vì thế, Bác Hồ đã nhấn mạnh phẩm chất đạo đức mà người chiến sĩ công an nói chung và người điều tra viên cần phải có, đó là: " với đồng nghiệp phải thân ái, giúp đỡ".
Điều tra viên không chỉ có nhiệm vụ thu thập các thông tin cần thiết về vụ án đã xảy ra, mà còn phải trở thành một nhà giáo dục, một nhà sư phạm tài ba. Chỉ có người có tư cách đạo đức tốt, mới ảnh hưởng tốt tới người khác. Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, trước hết, điều tra viên phải nêu một tấm gương sáng về tư cách đạo đức. Do vậy, điều tra viên phải là người có vãn hoá, nhân hậu, công minh. Trong công việc, điều tra viên phải có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình. Khi giao tiếp vói người khác, điểu tra viên phải bộ lộ được sự khiêm tốn, sự tôn trọng.
Các phẩm chất đạo đức nói trên giúp cho điều tra viên có được thái độ nghề nghiộp đúng đắn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình.
3.2. Các phẩm chất về trí tuệ
Việc làm sáng tỏ vụ án, đấu tranh với tội phạm là một hoạt động rất khó khãn, phức tạp. Vì vậy, bên cạnh những phẩm chất đạo đức, người điều tra viên còn phải có năng lực trí tuệ cần thiết. Gồm các phẩm chất sau:
75
- Điều tra viên phải có năng lực tư duy, thể hiện ở các khả nãng sau: + Khả năng phân tích: khả năng này giúp điều tra viên có thể chú ý và phát hiện ra những thông tin, tình tiết khi điều tra vụ án.
+ Khả nãng tổng hợp: khả nãng này giúp điều tra viên có thể tổng hợp các tình tiết các mối liên hộ khác nhau, để nhìn thấy một cách tổng thể và hoàn chỉnh sự việc cần giải quyết (chẳng hạn, nhìn thấy được mối liên quan giữa các thông tin đã thu thập, dựa vào các thông tin để hiểu được bản chất của sự việc...).
Hoạt động điều trá đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà của hai khả nãng phân tích và tổng hợp của tư duy. Ngoài ra, điều tra viên cần phải có khả năng tư duy năng động, linh hoạt nhưng chính xác. Điều tra viên cần phải biết chuyển từ tư duy sang hành động một cách nhanh chóng và ngược lại. Song cần phải tránh những quyết định vội vã, sai lầm dẫn đến những sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Điều tra viên phải có năng lực tưởng tượng bao gồm:
+ Năng lực tưởng tượng không gian: là khả năng hình dung được toàn bộ mô hình, diễn biến, hành vi và sự phối hợp các tình tiết, hành vi của người phạm tội trong một vùng không gian nhất định. Năng lực tưởng tượng không gian giúp cho điều tra viên thông qua các thông tin đã có, hình dung được một cách chính xác diễn biến của tội phạm trong không gian (ví dụ, điều tra viên có thể căn cứ vào lời khai của người bị hại về hướng chạy của hai chiếc xe, toàn bộ các sự vật có trên hiện trường hình dung chính xác về diễn biến của một vụ tai nạn giao thông).
+ Nâng lực tưởng tượng thời gian: là khả năng hình dung được một cách gián tiếp nhịp độ và các khoảng thời gian xảy ra sự kiện, mối liên hệ giữa các sự kiện đó theo trình tự thời gian. Năng lực tưởng tượng thời gian giúp điều tra viên có thể xác định được mối liên hệ giữa các sự kiện theo trình tự thời gian.
- Điều tra viên phải có năng lực trí nhớ: hoạt động điều tra đòi hỏi điều tra viên phải có kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, quá trình xác minh sự thật của vụ án đòi hỏi điều tra viên phải xử lý một khối lượng thông tin rất lớn, phải huy động sự nỗ lực của các kinh nghiệm đã tích luỹ. Vì vậy, điều tra viên cần phải có trí nhớ linh hoạt, chính xác, nhờ đó có thể tái hiện sinh động và cụ thể những thông tin cần thiết mà không bị nhầm lẫn hoặc bỏ quên.
76
- Điều tra viên phải có năng lục tập trung chú ý. Sự đa dạng, phức tạp của nghề diều ưa đòi hỏi diéu ưa viên phải tập trung cao độ khi tiến hành hoạt động. Để làm rõ được sự thật khách quan của vụ án thì điểu tra viên không chỉ phải quan tâm đến một khối lượng thông tin rộng lớn, mà còn phải rất nhạy cảm và chú ý đến cả những tình tiết rất nhỏ nhặt, những mối quan hệ tinh tế giữa các thông tin. Khả năng tập trung chú ý giúp điều tra viên có thể huy động sự nỗ lực của tâm lý để xử lý các thông tin có liên quan đến vụ án.
3.3. Các phẩm chất về ỷ chí
Điều kiện làm việc của điều tra viên luôn có thể gây ra những xúc cảm mang tính xung động. Nghĩa là nhũng xúc cảm có thể dẫn tới sự mất bình tĩnh, sự giao động, nản lòng. Do vậy, người điểu tra luôn phải giữ được bản lĩnh vũng vàng, bình tĩnh sáng suốt và bể bì trong công việc. Trong giao tiếp, điều ưa viên luôn phải biết làm chủ được bản thân, kiểm soát được hành vi của mình. Để đáp ứng được những đòi hỏi đó thì ở người điều tra viên còn phải hội tụ đầy đủ các phẩm chất vẻ ý chí như: tính mục đích, tính quyết đoán, tính độc lập, tính tự chủ, tính kiên trì.
Có thể thấy, điểu tra là một hoạt động đặc biệt, đòi hỏi ở chủ thể tiến hành không chỉ các phẩm chất về nãng lực, mà còn cần phải có đạo đức và bản lĩnh vững vàng.
IV - MỘT Số DẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIẾU TRA cơ BẢN
Để điều tra vụ án hình sự, điều tra viên cần phải tiến hành nhiều biện pháp điều tra khác nhau. Trong đó, các biện pháp điểu tra được sử dụng thường xuyên hơn cả là hoạt động xét hỏi và hoạt động đối chất.
4.1. Hoạt động xét hỏi (còn gọi là hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứhg, người b ị hại).
a) Định nghĩa hoạt động xét hỏi
Nguồn thông tin cơ bản để xây dựng mô hình diễn biến của vụ án là lời khai của các đương sự chứng kiến hoặc có liên quan đến vụ án đó. Để thu thập được lời khai của họ, điểu tra viên phải sử dụng các biện pháp tác động đến tâm lý của họ. Biện pháp điểu tra nhằm thu thập các thông tin về vụ án gọi là hoạt động xét hỏi và được định nghĩa như sau:
77
Hoạt động xét hỏi là một dạng hoạt động điều tra, trong đó điều tra viên sử dụng các phương pháp tác động tâm lý tác động đến tư duy, tình cảm, ý chí của dối tượng bị xét hỏi trong khuôn khổ pháp luật nhằm thu được những thông tin cần thiết về vụ án.
b) Đặc điểm của hoạt động xét hỏi
- Mục đích của hoạt động xét hỏi là nhằm thu thập những thông tin cần thiết về vụ án đã xảy ra.
- Giao tiếp trong xét hỏi có những đặc trưng sau:
+ Giao tiếp trong quá trình xét hỏi là giao tiếp hai chiều giữa điều tra viên và đối tượng bị xét hỏi. Để thu thập thông tin về một vấn đề nào đó, điều tra viên thiết lập tiếp xúc tâm lý với từng đối tượng có liên quan, xét hỏi họ một cách riêng lẻ để tránh sự thông cung hoặc mớm cung giữa các đối tượng.
+ Giao tiếp trong quá trình xét hỏi là giao tiếp chính thức, mang tính chất công vụ, là loại giao tiếp có điều khiển. Giao tiếp của hoạt động xét hỏi tuân thủ các quy định của pháp luật về căn cứ làm hình thành, về trình tự, thủ tục tiến hành. Hành vi xử sự của các chủ thể trong quá trình xét hỏi luôn tuân thủ các quy định của pháp luật tô' tụng.
+ Giao tiếp trong quá trình xét hỏi là giao tiếp trực tiếp, các chủ thể mặt đối mặt trong quá trình xét hỏi. Điều tra viên có thể sử dụng các phương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng bị xét hỏi, đặc biệt là đến đối tượng cố tình khai man. Thông thường, khi các chủ thể cố tình khai man thì họ quan sát cẩn thận cách biểu cảm và thái độ của điều tra viên đối với lời khai của họ mà từ đó rút ra những phán đoán cần thiết. Vì vậy, điều tra viên có thể sử dụng các phương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ để tác động đến đôi tượng. Mặt khác, điều tra viên phải có sự tự chủ, không bộc lộ những cảm xúc hoặc thái độ mà nhờ đó đối tượng có thể thu nhận những thông tin về quá trình điều tra.
- Chủ thể tiến hành xét hỏi là điều tra viên, đóng vai trò chủ đạo trong xét hỏi. Vai trò chủ đạo trong giao tiếp thể hiện ở các điểm sau:
+ Điềii tra viên là người xác định mục đích và vạch ra kế hoạch xét hỏi. + Điểu tra viên chủ động tạo ra các điều kiện cần thiết cho giao tiếp (như địa điểm, thời gian và các điều kiện khác...). Khi xác định các điều kiện của giao tiếp, cần phải lưu ý đến tính hợp pháp của chúng. Ví dụ, thời gian lấy
78
lời khai-của bị can hoặc các đương sự có liên quan tuyệt đối không được tiến hành vào ban đêm, vì như vậy là vi phạm quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
+ Điều tra viên là người thiết lập, định hướng và điều khiển giao tiếp khi xét hòi.
+ Điều ưa viên là chủ thể tác động chính đến đối tượng bị xét hỏi. - Chủ thể tham gia quá ưình xét hỏi là các đối tượng bị xét hỏi (bị can, người làm chúng, người bị hại). Họ dóng vai ưò thụ dộng trong giao tiếp. Các chủ thể này bị động trong quá trình xét hỏi: họ không thể hình dung được chính xác, điều ưa viên sẽ trao đổi với họ các thông tin gì. Trong quá trình giao tiếp, hành vi và diễn biến tàm lý ờ các đối tượng này luôn chịu sự tác động và chi phối của điều ưa viên.
Cố thể thấy, hiệu quả của hoạt dộng xét hỏi phụ thuộc nhiều vào điều tra viên. Vì vậy, ngoài các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết, điều tra viên cần chuẩn bị rất chu đáo, kỹ càng cho hoạt động của mình. Thực tế cho thấy, sự thiếu chuẩn bị của diều tra viên không những dẫn đến sự bị động của điều ưa viên khi tiến hành xét hỏi, mà còn ảnh hường tới đối tượng khai báo, gây cho họ những khó khăn nhất định trong việc tái hiện những thông tin cần thiết. Đặc biệt, đối với đối tượng khai man, sự thiếu chuẩn bị của điều tra viên là điều kiện tốt để họ dành ưu thế và thực hiện ý định chống đối của mình.
- Ngôn ngữ sù dụng trong hoạt động xét hỏi chủ yếu là ngôn ngữ nói đối thoại. Tính chất đối thoai của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: vị trí của các chủ thể trong quá tnnh thông tin được thay đổi linh hoạt. Lúc này họ là người truyền đạt thông tin, thì lúc sau họ có thể trở thành người tiếp nhận thông tin. Vì vậy, họ có thể yêu cầu diễn đạt lại, giải thích, làm rõ thông tin được trao đổi. Như vậy, tính chất đối thoại của ngôn ngữ trong xét hỏi giúp cho quá trình trao dổi thông tin diễn ra dễ dàng và chính xác.
- Khi tiến hành hoạt động xét hỏi, điều tra viên phải sử dụng các phương pháp tác động tâm lý tới thành viên tham gia. Việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý sẽ làm thay đổi hành vi xử sự của đối tượng bị tác động. Vì vậy, khi lựa chọn biên pháp lác động tâm lý cụ thể sử dụng trong quá trình xét hỏi, điều tra viên phải cân nhắc đến các nguyên tắc và quy định của pháp luật tố tụng đối với mỗi tình huống cụ thể để tránh vi phạm pháp luật.
79
Ví dụ, tuyệt đối không được sử dụng phương pháp mộnh lệnh để buộc bị can phải khai báo. Vì như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự.
4.2. Hoạt động đối chất
a) Định nghĩa hoạt động đối chất
Theo quy định của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, đối chất là một hoạt động điều tra được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người, nhằm xác định sự thật. Trong đó, điều tra viên tiến hành xét hỏi cùng một lúc hai đối tượng về tình tiết mà họ đã khai báo và có sự mâu thuẫn. Việc xét hỏi nhằm mục đích giải quyết mâu thuẫn giữa các thông tin đã thu được. Hoạt động đối chất được hiểu như sau:
Đối chất là một dạng hoạt động điều tra, tiến hành xét hỏi trực tiếp cùng một lúc hai đương sự trước đây đã được xét hỏi vê' cùng một vụ án hay một số tình tiết của vụ án, nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong các thông tin do liọ cung cấp.
b) Đặc điểm của hoạt động đối chất
- Mục đích của hoạt động đối chất nhầm giải quyết mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự về một vấn đề nào đó.
- Giữa các thành viên tham gia đối chất thường có sự mâu thuẫn, có thể do các nguyên nhân sau:
+ Do một bên trước đây cố tình khai không đúng sự thật. Với nguyên nhân này, mâu thuẫn sẽ được giải quyết nếu phía bên kia tìm được những chứng cứ buộc người khai man phải thay đổi lời khai, công nhận sự thật. Đây là nguyên nhân thường gặp trong đối chất.
+ Do các thành viên có sự hiểu lầm nhau, hoặc do một bên có sự nhầm lản khi nhận thức các tình tiết có liên quan đến người kia trong vụ án. Ớ trường hợp này, mâu thuần được giải quyết khi hai bên trao đổi lại các thóng tin cần thiết và người hiểu lầm nhận thức chính xác lại các thông tin.
Xuất phát từ mâu thuẫn nên các thành viên thường có sự căng thăng về tâm lý khi tham gia đối chất.
Đỏi chất là hình Ihức giao tiếp nhiều chiều có điều khiển. Tham gia vào đối chất thường có từ ba chủ thể trở lên. T ính chất g ia o tiếp nhiều ch iều có thê’ ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của các thành viên được đối chất, nhất là
80