🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Ebooks
Nhóm Zalo
THẠC Sĩ ĐỔ NG THỈ VÂNI H ổN G
OA KINH TE - TRƯỜNG CĐ NGHỂ c ơ đ iệ n h à n ộ i (C hủ biên)
THẠC Sĩ ĐỒNG THỈ VÂN HỒNG
KHOA KINH TẾ - TRƯÒNG CAO ĐANG n g h ề c o đ iệ n h à n ộ i (Chủ biên)
GIÁO TRÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (DÙNG CHO TRÌNH ĐỘ CAO ĐANG NGHỀ)
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
Hà Nội-2010
Nhóm tác giả:
ThS. Đ ồng Thị Vân H ồng CN. N guyễn Thị Á nh
CN. Lê N goe T ru n g
LÒI NÓI ĐẦU
Tài chính doanh nghiệp là môn học chuyên môn chính trong chương trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Thông qua môn học, người học biết lập kế hoạch tài chính, xử lý, tính toán các số liệu tài chính, kiểm tra giám sát, phân tích, đánh giá việc sử dụng vốn, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo trình giảng dạy học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên học nghề kế toán và đáp ứng kịp thời quá trình chuyển đổi của nền kinh tế với những thay đổi trong hệ thống quản lý tài chính doanh nghiệp Việt Nam, đổng thời đáp ứng chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa Kinh tế trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội biên soạn bộ Giáo trình Tàí chính doanh nghiệp. Bộ Giáo trình gồm 02 cuốn:
- Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Dùng cho trình độ cao đẳng nghề) - Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Dùng cho trình độ trung cấp nghê) Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong
quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và cập nhật những kiến thức, quy định pháp lý mới nhất về tài chính doanh nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn học sinh, sinh viên cùng đông đảo bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
NHÓM TÁC GIẢ
r
Chương I
TỔNG QUAN VÊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Tài chính doanh nghiệp
1.1. Hoat động của doanh nghiệp và tài chính
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hoá cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lòi. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tô" đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên, vật liệu... và sức lao động đê tạo ra yếu tô" đầu ra là hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá đó để thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tô" đầu vào đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn tiền tệ nhất định. Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập sô" vốn tiền tệ ban đầu, từ sô" vốn tiền tệ đó doanh nghiệp mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên, vật liệu... Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệp thực hiện bán hàng hoá và thu được tiền bán hàng. Với số tiền bán hàng, doanh nghiệp sử dụng để bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho Nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp tiếp tục phân phối sô" lợi nhuận này. Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phốỉ và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình đó, làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao hàm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp.
Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau:
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: quan hệ này được thể hiện chủ yếu ở chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách....
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác.
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác là mối quan hệ rất đa dạng và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho nhau (bao hàm cả các loại dịch vụ tài chính).
Ngoài quan hệ tài chính vối các chủ thể kinh tế khác, doanh nghiêp có thể còn có môi quan hệ tài chính với các tổ chức xã hội khác như doanh nghiêp thực hiện tài trợ cho các tổ chức xã hội, V.V..
5
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp: quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán trả tiền công, thực hiện thưỏng phạt vật chất với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp: mốĩ quan hệ này thể hiện trong việc đầu tư, góp vôn hay rút vôn của chủ sở hữu đôi với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuê của doanh nghiệp.
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: đây là môi quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Từ những vấn đề nêu trên ta có thể rút ra một số điểm sau:
- Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phốỉ, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tê dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phôi, sử dụng và vận động chuyển hoá của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.2. Nôi dung tài chính doanh nghiêp
Tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:
1.2.1. Lựa chọn và quyết định đầu tư
Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lốn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới... Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính. Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và thu nhập do đầu tư đưa lại hay nói cách khác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính. Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư.
1.2.2. Xác định nhu cầu vôh và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp
Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tài chính doanh nghiệp phải xác định các nhu cầu vôn cần thiêt cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ (bao hàm vôn dài hạn và vốn ngắn hạn). Tiếp theo,
6
phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt như: kết cấu nguồn vốn, những điểm ìợi của từng hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn...
1.2.3. Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa sô vôn hiện có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời sô vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và các khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thưòng xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
1.2.4. Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sông vật chất và tinh thần của ngưòi lao động trong doanh nghiệp.
1.2.5. Kiểm soát thường xuyên tinh hình hoạt động của doanh nghiệp Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, cần định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua phân tích, cần đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý và dự báo trước tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tài chính.
1.2.6. Thực hiện kế hoạch hoá tài chính
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập kê hoạch tài chính. Có kê hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường biến động.
1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiêp
Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt đông của doanh nghiệp và được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
1.3.1. Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục
Vôn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thưòng nảy sinh các nhu cấu vôn ngăn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đâu tư phát triển của doanh nghiệp. Việc thiếu vôn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được. Do vậy, việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vôn của tài chính doanh nghiệp.
Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một phần lớn được quyết định bởi chính sách tài trợ hay huy động vốn • của doanh nghiệp.
1.3.2. Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Vai trò này của tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ:
- Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá, lựa chọn đầu tư từ góc độ tài chính.
- Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh.
- Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thể giảm bớt được chi phí sử dụng vốn góp phần rất lớn tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đặc biệt là sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý là yếu tô" gia tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Huy động tối đa sô' vôn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể tránh được thiệt hại do ứ đọng vôn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vôh vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
1.3.3. Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vận động, chuyển hoá hình thái của vôn tiền tệ. Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và đặc biệt là các báo cáo tài chính có thể kiêm soát kịp thời, tổng qụ^t các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện nhanh chóng những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai thác để đưa ra các quyêt định thích hợp điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt tối mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
8
Trong nền kinh tê thị trường, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trỏ nên quan trọng hơn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Bởi những lẽ sau:
- Hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên quan và ảnh hưỏng tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
- Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp ngày càng lớn. Mặt khác, thị trường tài chính càng phát triển nhanh chóng, các công cụ tài chính để huy động vốn ngày càng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, quyết định huy động vốn, quyết định đầu tư... ảnh hưỏng ngày càng lớn đến tình hình và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các thông tin về tình hình tài chính là căn cứ quan trọng đốì vói các nhà quản lý doanh nghiệp để kiểm soát và chỉ đạo hoạt động của doanh nghiệp. 2. Những nhân tô chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp
Tài chính là một công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Việc tổ chức tài chính trong các doanh nghiệp đều dựa trên những cơ sở chung nhất định. Tuy nhiên, tài chính của các doanh nghiệp khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau, do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tổ’. Sau đây xem xét những nhân tô" chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp.
2.1. Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp, ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp năm 2005, xét về hình thức pháp lý có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau:
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp danh.
- Công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngoài bốn loại hình doanh nghiệp trên còn có hợp tác xã.
Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như phương thức hình thành và huy động vốn việc chuyển nhượng vốn, phân phôi lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp, V.V..
Những ảnh hưởng của hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp đến tài chính của các loại hình doanh nghiệp thể hiện ở những điểm chủ yếu sau 2.1.1. Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, chủ doanh nghiệp là người đầu tư bằng vốn của mình và củng có thê huy động thêm vôn từ bên ngoài qua các hình thức đi vay. Tuy nhiên việc huy động vốn từ bên ngoài là rất hạn hẹp và loại hình doanh nghiệp này không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vôn trên thị trưòng. Qua đó, cho thấy nguồn vôn của doanh nghiệp tư nhân là hạn hẹp, loại hình doanh nghiệp này thường thích hợp với việc kinh doanh quy mô nhỏ.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đôi với tất cả hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình, có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác hoặc có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Việc thực hiện cho thuê hay bán doanh nghiệp hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật hiện hành.
Lợi nhuận sau thuế là tài sản hoàn toàn thuộc quyền sỏ hữu và sử dụng của chủ doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động. Điều đó cũng có nghĩa là VP mặt tài chính, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đốĩ với các khoản nợ của doanh nghiệp. Đây cũng là một điều bất lợi của hình thức doanh nghiệp này.
2.1.2. Công ty hợp danh: là doanh nghiệp, trong đó:
Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vê nghĩa vụ của công ty.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi sô" vốn đã góp vào công ty.
Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty, cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại điều lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
Ngoài vốn điều lệ, công ty hợp danh có quyền lựa chọn hình thức huy động vốn theo quy định của pháp luật, nhưng không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vôn.
Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của công ty, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi sô vốn góp vào công ty.
2.1.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo Luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam, có hai dạng công ty trách nhiệm hữu hạn: công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó:
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nỢ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi sô' vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. + Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, scí lượng thành viên không vượt quá 50.
Thành viên của công ty có quyền biểu quyết tương ứng với phần vốn góp. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Ngoài phần vốn góp của thành viên, công ty có quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy động vổn theo quy định của pháp luật, nhưng công ty không được quyền phát hành cổ phiếu.
Trong quá trình hoạt động, theo quyết định của hội đồng thành viên, công ty có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận sau thuế thuộc về các thành viên của công ty, việc phân phối lợi nhuận do các thành viên quyết định, số' lợi nhuận mỗi thành viên được hưởng tương ứng với phần vốn góp vào công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi sô" vốn điều lệ của công ty.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, phải xác định và cách biệt tài sản của chủ sỏ hữu công ty và tài sản của công ty: Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là chủ tịch công ty và giám đốc.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
2.1.4. Công ty cổ phần: là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp có quy định của pháp luật.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số’ lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Ngoài các hình thức huy động vốn thông thường, công ty cổ phân có thê phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng đê huy động vốn nếu đủ tiêu chuẩn theo luật định. Đây là một ưu thê của loại hình doanh nghiệp này.
Các cổ đông của công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Điều này làm cho người đầu tư có thể dễ dàng chuyển dịch vôn đâu tư của mình.
Việc phân phối lợi nhuận sau thuế thuộc quyền quyêt định của đại hội đồng cổ đông công ty.
Cũng giông như công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên của công ty cô phần chỉ chịu trách nhiệm (hữu hạn) đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp.
2.2. Đặc điêrn kinh tế- kỹ thuât của ngành kinh doanh Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiện trong một hoặc một sô" ngành kinh doanh nhất định. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tô chức tài chính của doanh nghiệp.
- Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ: vôn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, ở các ngành này, vốn cố định thường chiếm tỷ lệ cao hơn vốn lưu động, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn.
- Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn: nhu cầu vôn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như bảo đảm nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn. Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp nhau về thời gian. Đó là điều phải tính đến trong việc tổ chức tài chính, nhằm bảo đảm vốn kịp thòi, đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền.
12
2.3. Môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tối hoạt động của doanh nghiệp: môi trưồng kinh tê - tài chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hoá - xã hội, V.V.. Dưới đây xem xét tác động của môi trường kinh tế - tài chính đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thông giao thông thông tin liên lạc, điện, nước...) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vôn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh.
- Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư. Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư.
- Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tô" tác động rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưỏng đến cơ hội đầu tư, đến chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định.
- Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp: như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố’ định... đây là yếu tô' tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
- Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, V.V..
- Thị trường tài chính và hệ thông các trung gian tài chính.
Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản
tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hoá các công cụ và các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp, chăng hạn như sự xuất hiện và phát triển các hình thức thuê tài chính, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, V.V..
Hoạt động của các trung gian tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đên hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Sự phát triển lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú, đa dạng hơn cho các doanh nghiệp, như sự phát triển của các ngân hàng thương mại đã làm đa dạng hoá các hình thức thanh toán như thanh toán qua chuyển khoản, thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử, V.V.. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trung gian tài chính tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng nguồn vôn tín dụng với chi phí thấp hơn.
Khi xem xét tác động của môi trường kinh tế - tài chính không chi xem xét ở phạm vi trong nước mà còn cần phải xem xét đánh giá môi trường kinh tê - tài chính trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tê đang diễn ra mạnh mẽ, những biến động lón về kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thê giới ảnh hưởng mau lẹ đến nền kinh tê và hoạt động kinh doanh của một quốc gia.
14
Chương II
VỐN CÔ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP ■ ■
1. Tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp
1.1. Tài sản cô định
1.1.1. Khái niệm tài sản cố định
Tư liệu lao động là một trong các yếu tô' quan trọng không thể thiếu để tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong một doanh nghiệp thường có nhiều loại tư liệu lao động khác nhau: xét về mặt giá trị, có loại có giá trị rất lớn, có loại giá trị tương đối nhỏ; xét về mặt thời gian sử dụng, có loại có thòi gian sử dụng rất dài, có loại thời gian sử dụng tương đối ngắn. Để thuận tiện cho công tác quản lý, người ta chia tư liêu lao động ra thành hai loai: tài sản m dinh và cjâng_cụ, dụng cụ nhỏ. Việc phân chia như vậy dựa vào các tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Tiêu chuẩn về thòi gian: có thời gian sử dụng từ môt năm trỏ lên. - Tiêu chuẩn về giá trị: phải có giá trị Ịớn. mức giá trị cụ thể đước chính phủ quv đinh phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ. Đây là hai tiêu chuẩn định lượng. Ngoài ra tuỳ theo từng quốc gia còn có thể đưa ra các tiêu chuẩn định tính.
ở Việt Nam hiện nay, theo Quyết định sô" 206/2003/QĐ-BTC ngày 12-12- 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, thì một tư liệu lao động nếu thỏa mãn đồng thòi cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định hữu hình:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tê trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác đinh mỏt cách tịn_câỵ;
- Có thời gian sử dụng từ !_năm trở lên;
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Một tư liệu lao động được xếp vào tài sản cố định nếu thoả mãn đủ tất cả các tiêu chuẩn trên. Những tư liệu lao động không đạt đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là những công cụ, dụng cụ lao động nhỏ.
Trong điều kiện phát triển và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học và công nghệ như hiện nay, trong một sô' trường hợp, doanh nghiệp phải đầu tư một lượng giá trị lớn, kết quả đầu tư tuy không tạo ra một thực thể vật chất cụ thể, nhưng khoản đầu tư đó phục vụ cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như: quyền phát hành, bằng phát minh sáng chế, V.V.. Những khoản đầu tư như vậy đã tạo ra một loại tài sản không có hình thái vật chất và nếu thoả mãn tất cả các tiêu chuẩn quy định là tài sản cô" định thì được coi là tài sản cô" định vô hình của doanh nghiệp.
Như vậy, tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn
có thòi gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là tài sản cô' định.
Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cô định đặc biệt là đốì với thiết bị, công nghệ, là một trong các yếu tố quyết định đên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, bởi vì:
- Tài sản cố định là yếu t < 3 quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhò đổi mới tài sản cố định mới có được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, chi phí tạo ra sản phẩm thấp tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và do đó doanh nghiệp mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Xét trên góc độ này, đầu tư đổi mới tài sản cố định kịp thòi, hợp lý trỏ thành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
- Đổi mới tài sản ccí định kịp thòi, hợp lý còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm biên chế, giải phóng lao động thủ công nặng nhọc, đảm bảo an toàn cho người lao động, tạo ra tư thế, tác phong của người công nhân sản xuất lớn.
- Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tư đổi mới tài sản cố’ định là một nhân tô" quan trọng để giảm chi phí như: chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí biến đổi để tạo ra sản phẩm và là biện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhanh, mạnh như hiện nay. Việc tăng cường đổi mới tài sản cô' định kịp thòi, đúng hưống tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong thu hút vốn đầu tư cho kinh doanh, tạo ra triển vọng lớn lao cho doanh nghiệp chiếm lĩnh không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường khu vực và quốc tế.
Với những ý nghĩa nêu trên, việc đổi mới tài sản cô' định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan mang tính quy luật trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện tiến bộ về khoa học và công nghệ hiện nay.
1.1.2. Phân loại và kết cấu tài sản cố định
Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Thông thường có một số phương pháp phân loại chủ yếu sau:
a) Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp đươc chia thành hai loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. * Tài sản ccLđinhJiữu bình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Thuộc loai này căn cứ vào công dụng kinh tế có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: là toàn bộ các công trình kiến trúc như nhà làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nưóc, đường sá, cầu công, cầu tàu...
16
- Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ...
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: gồm các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sông, đường biển... các thiết bị truyền dẫn về thông tin, điện nước, băng truyền tải vật tư, hàng hoá...
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị dụng cụ đo lường kiểm tra chất lượng, máy hút bụi, hút ẩm...
- Vườn cây lâu năm (như cà phê, cao su, chè, cây ăn quả...), súc vật làm việc (như trâu, bò...) hoặc súc vật cho sản phẩm (như bò sữa, trâu sữa...)- - Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật... * Tài sản cấ đinh vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cô" định vô hình.
Tài sản cố định vô hình chỉ được thừa nhận khi xác định được giá trị của nó, thể hiện một lượng giá trị lớn đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thưòng, tài sản cô" định vô hình gồm các loại sau: quyền sử dụng đất có thòi hạn, nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, phần mềm máy vi tính, bản quyền, bằng sáng chế,...
Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định theo hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cô' định.
b) Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dung
Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cô định của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
- Tài sản cô" định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cô" định đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lơi, sư nghiẽp, an ninh, quốc phòng: là những tài sản cố’ định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấu tài sản cố’ định theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lơi cho việc quản lý và tính khấu hao tài sản cô' định có tính chất sản xuất có biên pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cô' định.
c) Phân loại tài sản cô" định theo tình hình sử dụng
Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cô" định, có thể chia toàn bộ tài sản cô" định của doanh nghiệp thành các loại sau:
- Tài sản cố định đang dùng.
- Tài sản cô" định chưajĩần dùng.
- Tài sản cố định không cần dùn^và chò thanh lý.
Dựa vào cách phân loại này người quản lý nắm được tổng quát tình hình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử dụng tối đa các tài sản cố' định hiện có trong doanh nghiệp, giải phóng nhanh các tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý để thu hồi vôn.
Trên đây là các cách phân loại chủ yếu. Ngoài ra còn có thể phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu, V.V.. Mỗi cách phân loại đáp ứng những yêu cầu nhất định của công tác quản lý. Trong thực tế doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương pháp phân loại tài sản cô" định tuỳ theo yêu cầu quản lý trong từng thòi kỳ.
1.2. Vốn cố định
Trong nền kinh tế thị trường, để có được các tài sản cố định cần thiết cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định. Sô" vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên tài sản cô" định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp./
Là số vôn đầu tư ứng trưốc để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ au vết đinh đến quy mô, tính đồng bộ của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định được thực hiện chu chuyển giá trị của nó. Sự chu chuyển này của vôn cố định chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định. Có thể khái quát những 4ặc điểm chủ yếu chu chuyển củi* von cố định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển.
Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cô' định bị hao mòn, giá trị của tài sản cố’ định chuyển dần dần từng phần vào giá tri sản phẩm. Theo đó, vốn cố định cũng được tách thành hai phần: một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định. Phần còn lại của vốn cố định được cố định” trong tài sản cố định. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn luân chuyển được dần dần tăng lên thì phần vốn “cố định” lại dần dần giảm đi
18
tương ứng vối mức giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cô định. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúc tài sản cố định hết thòi gian sử dụng và vôn cô" định hoàn thành một vòng chu chuyển.
- Vốn cố định chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị - tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản cô" định. Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niêm về vôn cố đinh như sau: Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cô' định. Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cô" định về mặt giá trị.
Vốn cô' định là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Việc tăng thêm vốn cố định trong các doanh nghiệp nói riêng và trong các ngành nói chung có tác động rất lón đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và nền kinh tế. Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của vốn cô" định tuân theo tính quy luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Để quản lý sử dụng vốn cố định có hiệu quả cần nghiên cứu về khấu hao tài sản cố định và các phương pháp khấu hao tài sản cô" cố định.
2. Khấu hao tài sản cố định
2.1. Hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản cổ đinh 2.1.1. Hao mòn của tài sản cố định
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định bị hao mòn dần. Hao mòn tài sản cố’ định là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị hoặc giảm giá trị của tài sản cố định.
Sự hao mòn của tài sản cô" định được chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó làm giảm dần giá trị của tài sản cố định.
Sự hao mòn hữu hình tài sản cố định tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng và cưòng độ sử dụng chúng. Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên, trong quá trình sử dụng và bảo quản, tài sản cố’ định còn bị hao mòn do tác động của các yếu tô" tự nhiên như độ ẩm, nắng, mưa. Sự hao mòn của tài sản cô" định còn chịu sự ảnh hưởng của sức bền vật liệu cấu thành tài sản cô" định...
- Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hao mòn vô hình là do sự tiến bô của khoa học và công nghệ. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ các máy móc, thiết bị không ngừng được cải tiến, đổi mối nên có tính năng công dụng và công suất cao hơn. Vì vậy, những máy móc, thiết bị được sản xuâĩ trước đó trở nên lạc hậu, lỗi thời và bị mất giá. Tình trạng mất giá này của tài
19
sản cô" định chính là sự hao mòn vô hình của tài sản cố định. Nó không liên quan đến việc giảm sút giá trị sử dụng của tài sản cố định.
Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ diễn ra rất nhanh chóng đã khiến cho nhiều tài sản cố định bị hao mòn vô hình rất nhanh, thậm chi cạ những tài sản cố định còn mới nguyên, chưa qua sử dụng nhưng chúng đa bị mất giá vì bị hao mòn vô hình. Ví dụ: máy móc thiêt bị trong ngành tin học, điện tử...
Hao mòn vô hình còn xuất hiện cả khi chu kỳ sông của sản phẩm bị chấm dứt dẫn đến những tài sản cô" định để chế tạo ra sản phẩm đó cũng bị m ất tác dụng. Thậm chí, có những trường hợp máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ... mới chỉ nằm trên các dự án, các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thòi điểm đó. Điều này cho thấy hao mòn vô hình không chỉ diên ra đôl với tài sản cố định hữu hình mà ngay cả đối với tài sản cô định vô hình.
Để thu hồi lại giá trị của tài sản cô" định do sự hao mòn (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) nhằm tái sản xuất tài sản cố định khi hêt thòi gian sử dụng cần tính chuyển giá trị tài sản cô' định vào giá trị sản phẩm tạo ra bằng việc khấu hao tài sản cố định.
2.1.2. Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của tài sản cô" định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định đó. I
Vì thế, khấu hao tài sản cố định là một yếu tô chi phí và được tính vào giá thành sản phẩm. Xét về kinh tế, khấu hao tài sản cố định là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng không phải là khoản chi tiêu bằng tiền trong kỳ. Xét về mặt tài chính, khấu hao tài sản cố định là một cách thu hồi vốn đầu tư ứng trước, vì sau khi sản phẩm được tiêu thụ, một sô" tiền được trích ra từ tiền thu bán hàng tương ứng với sô" đã khấu hao trong kỳ được gọi là tiền khấu hao tài sản cố định, về nguyên lý, khi chưa tới thời hạn tái sản xuất tài sản cô" định thì sô" tiền khấu hao được tích luỹ lại dần dần dưới hình thái một quỹ tiền tệ dự trữ gọi là quỹ khấu hao. Nhưng trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số tiền trích khấu hao sao cho có hiệu quả và phải hoàn trả đúng hạn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng tài sản cố định khi có nhu cầu.
Mục đích của khấu hao tài sản cố định là nhằm thu hồi vôn để tái sản xuất ra tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp tổ chức quản lý và sử dụng tốt thì tiền khấu hao không chỉ có tác dụng tái sản xuất giản đơn mà còn có thể tái sản xuất mở rộng tài sản cô" định.
Về nguyên tắc, việc tính khấu hao tài sản cố định phải dựa trên cơ sở xem xét mức độ hao mòn của tài sản ccí định. Doanh nghiệp phải tính khấu hao hợp lý, đảm bảo thu hồi đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định.
Thực hiện khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý có V nghĩa kinh tế lớn đối với doanh nghiệp:
20
- Khấu hao hợp lý tài sản cô" định là một biện pháp quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn cô" định. Thông qua thực hiện khấu hao hợp lý doanh nghiệp có thể thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi tài sản cố định hêt thời hạn sử dụng.
- Khấu hao hợp lý tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung được vổn từ tiền khấu hao để thực hiện kịp thời đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ.
- Việc khấu hao hợp lý tài sản cố định là nhân tô' quan trọng để xác định đúng giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Các phương ph áp tính khấu hao tà i sản cố định
Việc lựa chọn các phương pháp tính khấu hao thích hợp là biện pháp quan trọng để bảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quan trọng để xác định thòi gian hoàn vốn đầu tư vào tài sản cố định từ các nguồn tài trợ dài hạn.
Như vậy, việc nghiên cứu lựa chọn các phương pháp khấu hao tài sản cố định là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý vốn cô" định nói riêng và quản lý vốn đầu tư nói chung của doanh nghiệp. Thông thường người ta sử dụng các phương pháp khấu hao chủ yếu sau đây:
2.2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp khấu hao tuyến tính cố định - hoặc phương pháp khấu hao bình quân)
Đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng được sử dụng phổ biến để tính khấu hao cho các loại tài sản cố đinh hữu hình có mức độ hao mòn đểu qua các năm.
a) Mức khấu hao tài sản cô" định
Theo phương pháp này, mức khấu hao bình quân hàng năm của tài sản cô" định được xác định theo công thức sau:
Mức khấu hao hàng năm ______ Giá trị phải khấu hao tài sản cô định____ của tài sản cố định - Thời hạn sử dụng hữu ích của tài sản cố định
Giá trị phải khấu _ Nguyên giá tài Giá trị thanh lý
hao tài sản cố định sản cố định ước tính
Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có tài sản cô" định cho tới khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá của tài sản cô" định bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng (nếu có) và các chi phí kèm theo trước khi đưa tài sản cô" định vào sử dụng như chi phí vận chuyển, bốc dõ, lắp đặt, chạy thử lần đầu, điều chỉnh và lệ phí trước bạ, lãi tiền vay đầu tư tài sản cố định khi chưa đưa vào sử dụng và thuế không được hoàn. Đôi với tài sản cố định doanh nghiệp tự xây dưng thì nguyên giá là giá trị thực tế đã chi ra để xây dựng tài sản cố' định. Đối với tài sản cố định vô hình, nguyên giá là tổng chi phí thực tế đã đầu tư vào tài sản
21
đó. (Việc xác định nguyên giá tài sản cô" định được xác định như trong Điều 4 của Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC).
Giá trị thanh lý ước tính được xác định bằng kết quả thanh lý ước tính trừ đi chi phí thanh lý ước tính. Để đơn giản hoá vấn đề người ta quy ước thu thanh lý bằng chi phí thực hiện thanh lý tài sản cô' định nên ta có công thức tính mức khấu hao năm như sau:
A/r - N G Mkh = ^
- Thòi gian sử dụng tài sản cố định (T) là thòi gian sử dụng dự tính cho cả đồi tài sản cố định. Việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cô định dựa vào hai yếu tô" chủ yếu sau:
+ Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định là thời gian sử dụng tài sản cô định dựa theo thiết kế kỹ thuật.
+ Tuổi thọ kinh tế là thời gian sử dụng tài sản cố định có tính đến sự lạc hậu, lỗi thời của tài sản cố định do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Việc xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định được thực hiện theo Điều 10 (kèm theo Phụ lục 1) và Điều 11 của Quyết định sô" 206/203/QĐ-BTC. b) Tỷ lệ khấu hao tài sản cô" định
Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định (Tkh) là tỷ lệ phần trăm giữa mức khấu hao (Mkh) và nguyên giá của tài sản cố định (NG) Công thức tính:
T k h = ^ - x 100%
™ NG
Từ đó: Tỷ lệ khấu hao tháng của tài sản cố định
T
Trong công tác quản lý, người ta thường sử dụng các loại tỷ lệ khấu hao: - Tỷ lệ khấu hao của từng tài sản cô" định.
- Tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản cố định.
- Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân tài sản cố định của doanh nghiệp có thể xác định bằng các cách sau:
Cách 1:
—— M T = kh
NG
Trong đó:
Trh • Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm.
22
Mkt: Tổng sô" tiền khấu hao tài sản cô" định trong năm.
N G : Tổng nguyên giá tài sản cô" định bình quân phải tính khấu hao trong năm. Cách 2:
Trh (fj xTrhì )
i=i
Trong đó:
f;: Tỷ trọng của từng loại tài sản cô" định.
Tkhì: Tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản cố định thứ i.
i = l.n : Loại tài sản cố định.
Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân có thể được sử dụng trong việc lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định và trong công tác kế toán để xác định số khấu hao tài sản cô' định trong kỳ.
Ví dụ 1: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hóa đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt chạy thử là 3 triệu đồng.
Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thòi gian sử dụng của tài sản cô" định là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC) tài sản được đưa vào sử dụng ngày 1-1-2004.
Sau 5 năm sử dụng doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thòi gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thòi gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1-1-2009.
Nguyên giá tài sản cô" định =119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng /),.
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu: 10 năm = 12 triệu đồng/năm
Mức trích khấu hao hàng tháng =12 triệu đồng: 12 tháng
= 1 triệu đồng/tấnháng
Hàng năm doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí kinh doanh.
Sau khi nâng cấp, nguyên giá tài sản cô" định
= 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng
Số khấu hao lũy kế đã trích =12 triệu đồng X 5 năm = 60 triệu đồng Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng: 6 năm = 15 triệu đồng/năm
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15 triệu đồng: 12 tháng = 1.250.000 đồng/tấn tháng
23
Từ tháng 1 năm 2009 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.250.000 đồng đốỉ với tài sản cố định vừa được nâng cấp. Trên đây là nội dung cơ bản của phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp khấu hao này có các ưu điểm sau:
Việc tính toán đơn giản, dễ tính. Tổng mức khấu hao của tài sản cô định được phân bổ đều đặn vào các năm sử dụng tài sản cô định nên không gây ra sự biến động quá mức khi tính chi phí khấu hao vào giá thành san phâm hàng năm. Thông qua việc xem xét tỷ lệ khấu hao thực tê tài sản cô định có thể đánh giá được tình hình khấu hao và thu hồi vốn cố định của doanh nghiệp. Phương pháp này biết trưốc được thời hạn thu hồi vôn.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế cơ bản sau: Phương pháp này không thật phù hợp đối với loại tài sản cô" định mà có mức độ hoạt động rất không đều nhau giữa các kỳ trong năm hay giữa các năm khác nhau. Trong trường hợp không lưòng được hết sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ doanh nghiệp có thể bị mất vốn cô" định.
2.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Theo phương pháp này số khấu hao hàng năm của tài sản cô" định được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cô' định ỏ đầu năm của năm tính khấu hao nhân với một tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm (còn gọi là tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư). Công thức xác định như sau:
M kì = Gdi X T kp
Trong đó: Mkì: Sô' khấu hao tài sản cố định năm thứ i
Gdi: Giá trị còn lại của tài sản cố định đầu năm thứ i
Tkd: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của tài sản cố định
i: Thứ tự các năm sử dụng tài sản cô" định (i = l.n)
Giá trị còn lại của tài sản cố định đầu năm thứ i được xác định bằng cách lấy nguyên giá tài sản cố' định trừ đi khấu hao luỹ kế đến đầu năm thứ i. Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm (còn gọi là tỷ lệ khấu hao nhanh) được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng nhân với một hệ sô" điều chỉnh.
Tkd = Tkh x H,j
Trong đó: Tkh: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Hd: Hệ số điều chỉnh
Theo kinh nghiệm, các nhà kinh tế ở các nước thường sử dụng hệ số như sau: - Tài sản cố định có thời hạn sử dụng 3 đến 4 năm thì hệ số là 1,5. - Tài sản cố định có thời hạn sử dụng 5 đến 6 năm thì hệ số là 2. - Tài sản cố định có thời hạn sử dụng trên 6 năm trở lên thì hệ số là 2,5. Ví dụ 2: Doanh nghiệp X mua một thiết bị công tác theo giá hoá đơn là 90
triệu đồng. Chi phí bốc dỡ, vận chuyển, lắp đặt và chạy thử lần đầu tổng cộng là 10 triệu đồng. Tuổi thọ kỹ thuật của thiết bị được xác định là 8 năm. Tuổi
24
thọ kinh tế của thiết bị được xác định là 5 năm, doanh nghiệp dự kiên chọn thời gian hữu ích của tài sản cố định phải tính khấu hao là 5 năm. Thu thanh lý ià không đáng kể.
Theo phương pháp số dư giảm dần thì tỷ lệ khấu hao cô" định được tính như sau:
- Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định trong điều kiện bình thường.
T k h = - = 2 0 % -
5 T Vậy Tkd = 20% X 2 = 40%
SỐ khấu hao từng năm theo phương pháp này có thể được xác định theo biểu sau:
SỐ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO PHƯONG PHÁP SỐ Dư GIẢM DẦN Đơn vị: Triệu đồng
TT Cách tính khâu hao Sô khâu hao từng năm
Số khâu hao luỹ kế
Giá trị còn lại của tài sản cố định
1 100x40% 40 40 60 2 (100 - 40) X 40% 24 64 36 3 (100 - 64) X 40% 14,4 78,4 2 1 ,6
4 (100-78,4) X 40% 8,64 87,04 12,96 5 (100-87,04) X 40% 5,184 92,224 7,776 Qua phương pháp khấu hao nói trên, có thể rút ra: Sô" khấu hao tài sản cô" định rất lớn ở những năm đầu và giảm dần về những năm sau, nên khả năng thu hổi vốn cố đinh nhanh. Tuy nhiên do kỹ thuật tính toán của phương pháp này nên vào thời điểm cuối của năm cuối cùng vẫn còn một phần giá trị tài sản cô" định chưa đước thu hồi hất. Để khắc phục hạn chế này, thông thường vào những năm cuối thòi hạn sử dụng tài sản cố định ngưòi ta chuyển sang phương pháp khấu hao đưòng thẳng. Phương pháp khấu hao như vậy được gọi là phương pháp khấu hao theo số’ dư có điều chỉnh.
Phương pháp khấu hao này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. Phương pháp khấu hao theo sô' dư giảm dần có Ưu điểm sau: - Giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh ở những năm đầu. Doanh nghiệp vừa có thể tập trung vốn nhanh từ tiền khấu hao để đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ kịp thòi vừa giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình. - Nhà nước có thể cho phép doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để tính chi phí khấu hao trong việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Điều đó được coi như một biện pháp “hoãn thuế" cho doanh nghiệp.
25
Bên cạnh những ưu điểm trên, nếu doanh nghiệp thực hiện phương pháp này có hạn chế là giá thành sản phẩm ỏ những năm đầu của thời hạn khâu hao sẽ cao do phải chịu chi phí khấu hao lớn, điều đó gây bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, việc tính toán khá phức tạp.
2.2.3. Phương pháp khấu hao giảm dần kết hợp khâu hao bình quân Để khắc phục nhược điểm của phương pháp khấu hao giảm dần cũng như phương pháp khấu hao bình quân, ngưòi ta sử dụng kêt hợp cả hai phương pháp trên.
Đặc điểm của phương pháp này là trong những năm đầu sử dụng tài sản cô" định (thông thường là 70% thời gian sử dụng tài sản cô" định) người ta sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần, còn những năm cuôi (30% thòi gian sử dụng tài sản cô định còn lại) thì thực hiện phương pháp khấu hao bình quân.
Từ ví dụ 2 nếu cứ tiếp tục sẽ thiếu 7,776 triệu đồng so với vôn đầu tư ban đầu vào tài sản cô định. Vì vậy, đến năm thứ tư người ta sẽ chuyển sang phương pháp khấu hao tuyến tính bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cô định chưa thu hồi chia cho sô năm còn lại của tài sản cô định và mức khấu hao của năm thứ tư và thứ năm là: 21,6 : 2 = 10,8 triệu đồng. Như vậy, cuối năm thứ năm sô khấu hao lũy kê là: 100 triệu đồng, doanh nghiệp thu hồi đủ vốn đầu tư vào thiết bị.
Phương pháp khấu hao này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi phát triển nhanh. Ta có bảng tính s<3 tiền khấu hao hàng năm như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
TT Cách tính khâu hao Số khấu hao từng năm
Số khâu hao luỹ kế
Giá trị còn lại của tài sản cố định
1 100x40% 40 40 60 2 (100 - 40) X 40% 24 64 36 3 (100 - 64) X 40% 14,4 78,4 2 1 ,6 4 21,6: 2 1 0 ,8 89,2 1 0 ,8 5 21,6: 2 1 0 ,8 1 0 0 -
2.2.4. Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Phương pháp này thường áp dụng cho những tài sản cố định hoạt động có tính chất mùa vụ và là những tài sản cố' định trực tiếp liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm.
Nội dung của phương pháp này:
Sô' khấu hao từng năm của tài sản cố định được tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoàn thành trong năm nhân với mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.
26
Công thức tính:
Mfei = Qxx Mkdv
Trong đó:
Mks!: Sô" khấu hao năm của tài sản cô" định theo phương pháp sản lượng. Qx: Sản lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong năm.
Mkd : Mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm, được tính bằng cách lấy giá trị phải khấu hao chia cho tổng sản lượng dự tính cả đòi hoạt động của tài sản cố định và có thể được xác định:
T T - - NG
đv Qs
Trong đó: NG: Nguyên giá tài sản cô" định.
Qs: Tổng sản lượng dự tính cả đòi hoạt động của tài sản cô" định. Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kỹ thuật của tài sản cô" định, doanh nghiệp xác định tổng sô" lượng (khốỉ lượng) sản phẩm sản xuất hoàn thành theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. Để tính mức khấu hao tháng của tài sản cô" định, có thể dùng công thức sau: Số khấu hao số lương sản phẩm . . , .. . . . . J . . ... . / 9 I 1 1 ạ ' ? a ' , Mưc khau hao binh GUdn linn trong tháng của = dưkiẽn sán xuat X L „ xZ- ' ù * tu- cho môt đơn vi sản phấm tài sản cô định hoàn thành trong tháng r r Sau khi tính được số khấu hao từng tháng có thể tính số khấu hao năm bằng tổng số khấu hao của 12 tháng trong năm.
Ví dụ 3: Công ty X mua một máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 432 triệu đồng. Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000m3. Khôi lượng sản phẩm dự kiến đạt được ở năm thứ nhất của máy ủi là:
Tháng Khối lượng sản phẩm
hoàn thành (m3) Tháng Khối lượng sản phẩm
hoàn thành (m3)
1 14.000 7 15.000 2 15.000 8 14.000 3 18.000 9 16.000 4 16.000 10 16.000 5 16.000 11 18.000 6 14.000 12 18.000
Số khấu hao tháng và số khấu hao năm của máy ủi đất theo phương pháp khấu hao theo sản lượng được xác định như sau:
Mức khấu hao bình quân _ 432.000.000 _ , 3 tính cho 1 m3 đất ui ” 2.400.000 - 0 đông/m
27
Số khấu hao của máy ủi ỏ các tháng được tính ở bảng sau:
SỐ KHẤU HAO CÁC THÁNG TRONG NĂM THỨ NHẤT
THEO PHƯƠNG PHÁP SẢN LƯỢNG
Tháng Sản lượng thực tế tháng (m3) Mức khấu hao tháng (đồng) 1 14.000 14.000 X 180 = 2.520.000 2 15.000 15.000 X 180 = 2.700.000 3 18.000 18.000 X 180 = 3.240.000 4 16.000 16.000 X 180 = 2.880.000 5 16.000 16.000 X 180 = 2.880.000 6 14.000 14.000 X 180 = 2.520.000 7 15.000 15.000 X 180 = 2.700.000 8 14.000 14.000 X 180 = 2.520.000 9 16.000 16.000 X 180 = 2.880.000 1 0 16.000 16.000 X 180 = 2.880.000 11 18.000 18.000x 180 = 3.240.000 12 18.000 18.000 X 180 = 3.240.000
Cộng 190.000 34.200.000
Hoặc có thể tính bằng cách lấy sản lượng sản xuất dự kiến hoàn thành ở năm thứ nhất nhân với mức khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi để tính số khấu hao của máy ủi đất ở năm thứ nhất.
Mmi = 190.000 X 180 = 34.200.000 đồng
Ưu điểm của phương pháp: thích hợp với loại tài sản cô' định có mức hoạt động không đều giữa các thòi kỳ; Số khấu hao phù hợp hơn với mức độ hao mòn của tài sản cố định.
Hạn chế của phương pháp: Việc khấu hao có thể trỏ nên phức tạp khi trình độ quản lý tài sản cố định còn yếu và không thực hiện nghiêm túc, chính xác việc ghi chép ban đầu.
2.3. Phạm vi tính khấu hao
Việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo quy định tại điều 9, 10, 11, 12, 13 Quyết định sô' 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bọ Tai chính ngày 12-12-2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (gọi tắt là Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC) và Điều«14 Thông tư sô 33/2005/TT-BTC cua Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 29-4-2005 về ban hành quy chế quản lý tài chính thay thế một số nội dung của Quyết định 206/2003/QĐ-BTC vê trích khấu hao tài sản cô định, trong đó quy định cụ thể như sau:
28
- Mọi tài sản cố định hiện có của công ty (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chò thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cô" định dùng trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản cô" định chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác.
- Đối với những tài sản cô" định chưa khấu hao hết đã hư hỏng, mất mát, phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường. Hội đồng quản trị, giám đốc công ty đốĩ với công ty không có hội đồng quản trị quyết định mức bồi thường. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được hạch toán vào chi phí khác của công ty.
- Mức trích khấu hao tối thiểu xác định theo thòi gian sử dụng tối đa quy định tại Phụ lục sô" 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC. Không khống chế mức khấu hao tối đa. Tổng giám đốc hoặc giám đốc công ty quyết định mức trích khấu hao cụ thể nhưng không được thấp hơn mức khấu hao tối thiểu.
- Doanh nghiệp cho thuê tài sản cô" định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố định cho thuê.
- Doanh nghiệp đi thuê tài sản cô' định tài chính phải trích khấu hao tài sản cô" định thuê tài chính như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy địnịi hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
- Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được bắt đầu từ ngày (theo sô' ngày của tháng) mua tài sản cố’ định tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
- Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cô' định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là tài sản cố định vô hình nhưng không được trích khấu hao. 2.4. C hế độ tính khấu hao và lảp kêhoach khấu hao tài sản cố định 2.4.1. Chế độ tính khấu hao
Việc phản ánh tăng hay giảm nguyên giá tài sản cô" định trong kỳ được thực hiện tại thời điểm tăng hay giảm tài sản cô" định đó trong tháng. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cô" định được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. Tài sản co' định tăng, giảm, ngừng tham gia hoạt động kinh doanh (đưa vào cất giữ theo quy định của Nhà nước, chờ thanh lý. ) trong tháng, được trích hoặc thôi trích khấu hao từ tháng tiếp theo. Ngoài ra theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiêp có quyền sử dụng tài sản cố định để cầm cố, thế chấp, cho thuê (thuê hoat động)... nhưng doanh nghiệp vẫn phải tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định này vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
29
2.4.2. Lập kê hoạch khấu hao tài sản cô định
Lập kê hoạch khấu hao tài sản cô định hàng năm là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vôn cô định của doanh nghiệp. Thông qua kê hoạch khấu hào tài sản cô định, doanh nghiệp có thể thấy được nhu cầu tăng, giảm vôn cố định trong năm kê hoạch, khả năng nguôn tài chính để đáp ứng những nhu cầu đó. Vì thê kê hoạch khấu hao cũng là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn các quyêt định đâu tư đổi mới tài sản cố định trong tương lai.
Để phát huy vị trí và tác dụng của kế hoạch khấu hao, đòi hỏi việc lập kê hoạch khấu hao phải chính xác, kịp thời và phải tuân thủ những trình tự nhất định.
Khi lập kế hoạch khấu hao tài sản cô định, trước hết cần phải xác định tổng giá trị tài sản cô" định hiện có vào đầu năm kê hoạch, cơ cấu theo nguôn hình thành giá trị đó và phạm vi tài sản cần tính khấu hao.
Vì thông thường kế hoạch khấu hao được lập vào cuối quý III của năm báo cáo, do đó để xác định chính xác tổng giá trị tài sản cố định hiện có vào đầu năm kế hoạch, cần thiết phải dự tính tình hình tăng, giảm tài sản cô" định trong quý IV của năm báo cáo.
Vấn đề tiếp theo trong trình tự lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định của mỗi doanh nghiệp là phải căn cứ vào kế hoạch đầu tư dài hạn và tình hình thực tê của doanh nghiệp để dự kiến tình hình tăng giảm tài sản cố định trong năm kế hoạch. Bởi vĩ việc tăng, giảm quy mô tài sản cố định trong năm kế hoạch sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự biến động về sô" tiền trích khấu hao trong năm.
Trên thực tế, việc tăng, giảm tài sản cố định trong năm kế hoạch sẽ diễn ra không phải cùng một thòi điểm, do đó phải dùng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị bình quân tài sản cô' định phải trích khấu hao tăng, giảm trong kỳ. Để đơn giản, tài sản cô' định phải trích khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong kỳ được tính theo nguyên tắc tròn tháng. Điều đó có nghĩa là tài sản cố định tăng, giảm, ngừng tham gia hoạt động kinh doanh (đưa vào cất giữ chò thanh lý...) trong tháng sẽ được trích hoặc thôi trích khấu hao từ tháng tiếp theo.
Công thức tính giá trị bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong năm kế hoạch như sau:
NG.xT, NGf = -----ÌỊ__§±
1 12
— _ NG,x(12-T„,)
1 12
Trong đó:
NGt :Nguyên giá bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao tăng trong năm kế hoạch.
30
NG : Nguyên giá bình quân tài sản cô định phải tính khấu hao giảm trong năm kế hoạch.
NGt: Nguyên giá tài sản cô định phải tính khấu hao tăng trong năm kê hoạch. NGg: Nguyên giá tài sản cô" định phải tính khấu hao giảm trong năm kế hoạch Tsd: Sô" tháng sử dụng trong năm kế hoạch.
Sau khi xác định được nguyên giá bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao tăng hoặc giảm trong năm kế hoạch, ta có thể tính được tổng giá trị bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao bình quân trong năm kế hoạch:
n g ^ = n õ ; + n õ ; - n õ ;
Trong đó:
NGkh : Nguyên giá bình quân tài sản cô' định phải tính khấu hao trong năm kế hoạch.
NGđ : Nguyên giá tài sản c<3 định ở đầu năm kế hoạch cần tính khấu hao.
NGt : Nguyên giá bình quân tài sản cô" định phải tính khấu hao tăng trong năm kế hoạch.
NGg: Nguyên giá bình quân tài sản cô" định phải tính khấu hao giảm trong năm kế hoạch.
Sau khi tính được tổng giá trị bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong năm kế hoạch, ta đem nhân sô" đó với tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp sẽ được sô" tiền khấu hao trích năm kế hoạch.
M kh = N G ju! X Tkh
Trong đó:
Mkh: Mức trích khấu hao năm kế hoạch.
NGkh : Nguyên giá bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong năm kế hoạch.
Tkh : Tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp.
Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ: Để quản lý và sử dụng số' tiền trích khấu hao tài sản cố’ định, các doanh nghiệp cần dự kiến phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao trong kỳ. Điều này tuỳ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn đầu tư ban đầu để hình thành tài sản cô' định của doanh nghiệp. Cụ thể gồm có hai nguồn chính:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà nguồn vốn chủ sở hữu có thể là: vốn đầu tư ban đầu hoặc vốn bổ sung từ ngân sách nhà nước, vốn góp liên doanh, liên kết vốn góp cổ phần, vốn bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp...
- Nguồn vốn đi vay: vay dài hạn ở các ngân hàng thương mại, ở các tổ 31
chức tài chính, các cá nhân hoặc tổ chức kinh tê khác, vôn vay từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp...
Vì vậy khi lập kế hoạch phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao tài san cô" định, doanh nghiệp phải xác định được tỷ trọng từng nguồn vôn đầu tư đê phân phối sử dụng tiền trích khấu hao hợp lý.
a) Đốì vối các doanh nghiệp nhà nước
Cùng vời việc mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất - kinh doanh và thực hiện chế độ giao vốn, bảo toàn vốn thì những tài sản cô" định được đâu tư mua sắm bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì Nhà nước cho phép đê lại toàn bộ sô" khấu hao cơ bản để khuyến khích đầu tư, đổi mới trang thiêt bị ở các doanh nghiệp. Khi chưa có nhu cầu đầu tư tái tạo lại tài sản cô định, doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền khấu hao thu được để phục vụ cho các yêu cầu kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.
b) Đôì với tài sản cố định được đầu tư mua sắm bằng nguồn vôn tự bổ sung Doanh nghiệp được chủ động sử dụng toàn bộ sô tiền khấu hao luỹ kê thu được để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định của mình. c) Đối với các tài sản cố định được mua sắm từ nguồn vốn đi vay Về nguyên tắc, doanh nghiệp phải sử dụng sô tiền trích khấu hao thu đưdc để trả vốn vay. Tuy nhiên chưa đến kỳ hạn trả nợ, doanh nghiệp cũng có thể tạm thòi sử dụng vào các mục đích,kinh doanh khác để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc sử dụng quỹ khấu hao tài sản cô" định hoàn toàn do giám đốc hoặc hội đồng quản trị quyết định. Để minh họa phương pháp lập kế hoạch khấu hao tài sản cô" định của doanh nghiệp đã được nêu trên, có thể xem xét một ví dụ sau đây: Ví dụ: (Đơn vị: 1 triệu đồng)
Theo tài liệu kế toán của doanh nghiệp XYZ có tình hình tài sản ccí định theo kiểm kê ở cuốĩ quý III năm báo cáo như sau:
- Tổng giá trị tài sản cố định phải tính khấu hao là 1.800.
- Dự kiến trong quý rv doanh nghiệp sẽ mua sắm, lắp đặt thêm một số thiết bị mới dùng cho sản xuất có nguyên giá là 300. Đồng thời cũng thanh lý một số tài sản cố định có nguyên giá là 100.
Dự kiến tình hình biến động tài sản cố định của doanh nghiệp trong năm kê hoạch như sau:
- Tháng 3 doanh nghiệp sẽ đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất phụ bằng vốn tự bổ sung của doanh nghiệp có giá trị là 400, trong đó có 40 là tài sản cô' định không phải tính khấu hao.
- Cuối tháng 4, doanh nghiệp sẽ thanh lý một nhà kho có nguyên giá là 120 (đã khấu hao hết) bằng nguồn vốn ngân sach cấp.
- Trung tuần tháng 6, doanh nghiệp mua về không cần lắp đặt đưa vào sản xuất một máy có giá trị là 108 bằng nguồn vốn cổ phần.
32
- Đầu tháng 8, doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh lý một tài sản cô định đã hư hỏng có nguyên giá là 90.
- Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân đã được xác định trong doanh nghiệp là 10%.
Dựa vào các số liệu trên ta có thể tính được những chỉ tiêu chủ yếu của kê hoạch khấu hao tài sản cô" định của doanh nghiệp XYZ trong năm kế hoạch như sau: (Đơn vị: 1 triệu đồng)
- Tổng giá trị tài sản cô" định phải tính khấu hao ở đầu năm kế hoạch: NGđ = 1.800 + 300 - 100 = 2.000
- Tổng giá trị bình quân tài sản cố định tăng phải tính khấu hao trong năm kế hoạch:
r^7T_ (400 - 40) X 9 + 108 X 6 _ 00 NG =--------------------------- =324
* 12
- Tổng giá trị bình quân tài sản cố định giảm thồi tính khấu hao trong năm kế hoạch:
NG"=120x8 + 90x4
g 12
- Tổng giá trị bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong năm kế hoạch:
NGkh = 2000 + 324 - 110 = 2.214
- Số tiền khấu hao tài sản cố định trích trong năm kế hoạch là: Mkh = 2.214 X 10% = 221,4
- Giả sử toàn bộ tài sản cô' định phải tính khấu hao trong năm kế hoạch của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn sau đây:
+ Vốn ngân sách cấp phát chiếm 40%
+ Vốn tự bổ sung là 35%
+ Vốn vay ngân hàng là 25%
Sô" tiền khấu hao tài sản cố định được phân phối và sử dụng như sau: - Để lại cho doanh nghiệp để tái đầu tư tài sản cố định:
221,4 X 40% = 88,56
- Trả nợ ngân hàng:
221.4 X 25% = 53,55
- Bổ sung nguồn vôn để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố’ định: 221.4 X 35% = 77,49
3. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 3.1. Bảo toàn vốn cô đinh
Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn vốn sản xuất nói chung, vốn cố định nói riêng là yêu cầu có tính sông còn đối với mỗi doanh nghiệp.
33
3.1.1. Sự cần thiết phải bảo toàn vốn cố định
Sự cần thiết khách quan phải bảo toàn vôn cô định còn được băt đâu tư những đặc thù riêng của loại vốn này. Những đặc thù đó là:
- Trong cơ cấu vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, vôn cô định thương chiếm một tỷ trọng lốn. Quy mô và trình độ máy móc là nhân tô quyêt đinh tới khả năng tăng trưởng và cạnh tranh của doanh nghiệp.
- So với chu kỳ vận động của VÔĨ1 lưu động, chu kỳ vận động của vốn cô định thường dài hơn gấp nhiều lần. Trong cuộc hành trình dài 5-10 năm, đồng vốn luôn bị “đe doạ” bởi những rủi ro từ các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan làm thất thoát vôn như: lạm phát, hao mòn vô hĩnh, thiên tai, hoặc kinh doanh kém hiệu quả...
- Về phương thức hoàn vốn cô" định cũng có những nét khác với vôn lưu động. Vốn lưu động được tái tạo bù đắp toàn bộ một lần sau khi kêt thúc môi chu kỳ sản xuất. Trong khi đó, vốn cô" định lại được bù đắp từng phần. Trong khi có một bộ phận vốn cô định được chuyển hoá thành vôn tiền tệ - quỹ khấu hao (phần động), thì phần còn lại của vổn (phần tĩnh) lại được “cô định” trong giá trị còn lại của vôn cô định. Muôn bảo toàn được vôn cô định, “phần tĩnh” phải được nhanh chóng chuyển sang “phần động”. Đây là một quá trình dễ làm thất thoát vốn cô" định.
Từ những lý do nêu trên, cho thấy sự cần thiết tất yếu phải bảo toàn và phát triển vốn cô" định. Song thế nào là bảo toàn vốn cố định? Trên lý thuyết, bảo toàn vốn cố định có nghĩa là phải thu hồi đủ toàn bộ phần giá trị đã ứng ra ban đầu để mua sắm tài sản cố định. Điều này chỉ là lý tưởng và đúng trong điều kiện của nền kinh tê không có lạm phát, đồng tiền luôn luôn có sức mua ổn định và không có hao mòn vô hình. Những điều kiện này khó có thể có được, nhất là trong nền kinh tế thị trường mở cửa và sự gia tăng mạnh mẽ của tiến bộ kỹ thuật. Trong điều kiện đó, việc thu đủ nguyên giá của tài sản cô" định sẽ trở nên vô nghĩa, vì với chừng ấy không đủ để tái sản xuất giản đơn tài sản cô" định.
Do vậy, trong nền kinh tế thị trường, bảo toàn vốn cố định phải được hiểu một cách đầy đủ là: phải thu hồi đủ giá trị thực của tài sản cố’ định, để sao cho ít nhất với lượng giá trị thu hồi cũng có thể tái đầu tư được năng lực sử dụng (giá trị sử dụng) ban đầu của tài sản cố định.NỈ) đây, giữa “giá trị thực” và nguyên giá của tài sản cố định có thể là những đại lượng khác nhau. Song điều quan trọng là cả hai đại lượng này ít nhất cũng phải có cùng một sức mua để tạo ra một giá trị sử dụng tương đương. Điều đó mới đúng là nghĩa thực của bảo toàn vốn cố định.
Vĩ thê nội dung bảo toàn vốn cố định luôn bao gồm hai mặt: hiện vật và giá trị. Trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là tiền đề để bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị.
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình 34
thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cô định mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát tài sản cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định, không đê tài sản cô" định hư hỏng trước thời hạn quy định.
Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được sức mua của vôn cố định ở thời điểm hiện tại so với thòi điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu, bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trường hợp doanh nghiệp không chỉ duy trì được sức mua của vốn cố định mà còn mở rộng được quy mô vốn thực chất đầu tư ban đầu thì doanh nghiệp đã phát triển được vôn cô' định của mình.
3.1.2. Các biện pháp bảo toàn vốn cô'định
a) Đánh giá và đánh giá lại tài sản cô' định
Đánh giá tài sản cố định là việc xác định lại giá trị của nó tại một thời điểm nhất định. Đánh giá đúng giá trị tài sản cố định tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cô" định để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao tài sản cô' định, không để mất vốn cố định.
Thông thường có ba phương pháp đánh giá chủ yếu:
- Đánh giá theo nguyên giá: là toàn bộ các chi phí thực tế của doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản cô" định cho đến khi đưa tài sản cố định vào hoạt động bình thường như: giá mua thực tế của tài sản cô" định, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lãi tiền vay đầu tư tài sản cố định khi chưa bàn giao và đưa tài sản cô" định vào sử dụng, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)... Tuỳ theo từng loại tài sản cô' định hữu hình, tài sản cô" định vô hình mà nguyên giá tài sản cô' định được xác định với nội dung cụ thể khác nhau.
Cách đánh giá này giúp cho doanh nghiệp thấy được sô" tiền vốn đầu tư mua sắm tài sản cô" định ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định sô" tiền khấu hao để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Tuy nhiên, do sự biến động của giá cả nên có thể dẫn tới sự khác nhau về giá trị ban đầu của cùng một loại tài sản cố định nếu được mua sắm ở các thời kỳ khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này, người ta có thể đánh giá theo nguyên thuỷ cô' định ở một thòi điểm quy ước.
- Đánh giá tài sản cố định theo giá trị khôi phục (còn gọi là đánh giá lai) là giá trị để mua sắm tài sản cô’ định ở tại thời điểm đánh giá. Do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đánh giá lại thường thấp hơn giá trị nguyên thuỷ ban đầu. Tuy nhiên trong trường hợp có sự biến động của giá cả giá đánh lại có thể cao hơn giá trị ban đầu của nó. Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có quyết định xử lý thích hợp như: điều chỉnh lại mức khấu hao hiện đại hoá hoặc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
35
ư u điểm của cách đánh giá này là thông nhất mức giá cả của tài sản co định được mua sắm ở các thời điểm khác nhau về thời điểm đánh giá, loại trư sự biên động của giá cả. Do đó, nó còn là một căn cứ để xem xét, điều chinh mức khấu hao, loại trừ ảnh hưỏng của hao mòn vô hình. Tuy nhiên, việc đánh giá lại tài sản cô" định là vấn đề phức tạp, vi thế sau một sô năm nhất đinh người ta mới tiến hành đánh giá lại một lần. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được đánh giá lại trong các trường hợp: kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước; thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu, dùng tài sản để góp vôn cổ phần hay liên doanh, điều chỉnh giá để đảm bảo giá trị thực tế của tài sản theo chủ trương của Nhà nước.
- Đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại: là phần giá trị còn lại của tài sản cô' định chưa chuyển vào giá trị sản phẩm. Giá trị còn lại có thê tính theo giá trị ban đầu (giá trị nguyên thuỷ còn lại) hoặc đánh giá lại (giá trị khôi phục lại). Mỗi cách đánh giá trên có ý nghĩa, tác dụng riêng. Cách đánh giá giá trị còn lại tính theo nguyên giá cho phép thấy được mức độ thu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá. Từ đó giúp cho việc lựa chọn chính sách khấu hao để thu hồi sô" vốn đầu tư còn lại để bảo toàn vốn sản xuất - kinh doanh của mình.
b) Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp Yêu cầu bảo toàn vốn cố định trong sản xuất - kinh doanh là lý do phát triển của các hình thức khấu hao. Những kỹ thuật tính toán cùng các phương pháp khấu hao đã được giới thiệu phần trên, ở đây cần lưu ý một điều là: không phải trong mọi trường hợp sử dụng phương pháp khấu hao nhanh cũng đều là tốt. Vấn đề là ở chỗ phải biết sử dụng các phương pháp khấu hao, mức tăng giảm khấu hao tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất, từng thời điểm vận động của vốn cho thích hợp, không để mất vein và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
Nguyên tắc chung là mức khấu hao phải phù hợp vối hao mòn thực tế của tài sản CỐ' định (cả hao mòn hữu hình và hao mòn v ô hình). Nếu khấu hao thấp hơn mức hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi hết thời hạn sử dụng, hoặc là nếu mức khấu hao quá cao sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải xem xét cụ thể mối quan hệ giữa chi phí sản xuất đầu vào và giá bán sản phẩm ở đầu ra để có chính sách khấu hao phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trưòng, vừa đảm bảo thu hồi vốn, vừa không gây nên sự đột biến trong giá cả. Trong trường hợp tài sản cố định có hao mòn vô hình lớn cần áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.
c) Sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tê của việc sửa chữa tài sản cô định Một điều hiển nhiên là vốn cô định sẽ không được bảo toàn nếu như tài sản cô định bị hư hỏng, phải sa thải trước thời hạn phục vụ của nó. Vì thê chi phí cho việc sửa chữa nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của tài
36
sản cô định trong cả thời kỳ hoạt động của nó cũng được coi là một biện pháp để bảo toàn vốn cố định.
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và kỹ thuật, trên thực tế ngưòi ta thường phân sửa chữa thành hai loại: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản ó) định.
Gọi là sửa chữa thường xuyên vì phạm vi sửa chữa nhỏ, thòi gian ngắn, chi phí ít và phải được duy trì bảo dưỡng khá thường xuyên theo quy phạm kỹ thuật. Còn sửa chữa lớn được tiến hành theo định kỳ, có thời gian sửa chữa lâu, chi phí sửa chữa lớn nhằm khôi phục lại năng lực của tài sản cố định. Để đảm bảo vốn chi cho công tác sửa chữa lớn, thông thường người ta phải trích trước vào giá thành sản phẩm hàng năm một khoản chi phí gọi là chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Để linh hoạt trong sử dụng vốn, trên thực tê hiện nay, ngưòi ta dùng vốn lưu động để chi cho công tác sửa chữa. Đó là một thành phần vốn lưu động của doanh nghiệp.
Điều quan trọng ở đây không phải là dùng nguồn nào để sửa chữa lớn, mà vấn đề là sử dụng vốn sửa chữa lớn như thế nào để có hiệu quả. Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn sửa chữa lốn phải được đặt trên các yêu cầu sau:
- Đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong đời hoạt động của nó.
- Phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra vối việc thu hồi hết giá trị còn lại của máy móc, để quyết định cho máy tiếp tục tồn tại hay chấm dứt đời hoạt động của nó.
Yêu cầu này được coi là một căn cứ chủ yếu để đưa ra quyết định tài chính: tiếp tục kéo dài tuổi thọ của máy hay phải thanh lý, nhượng bán lại để đổi mới tài sản cô' định. Những cân nhắc đó thường được xem xét ở những lần sửa chữa lớn cuối cùng của máy móc thiết bị.
Để xem xét hiệu quả về chi phí sửa chữa lớn ta có thể sử dụng công thức sau đây:
p + p H _ SCL n CfT----—---------—----
Cdtx G ct
Trong đó:
Hscl: Chỉ tiêu hiệu quả chi phí sửa chữa lớn.
p scl' Chi phí về sửa chữa lớn.
Pn: Giá trị thiệt hại có liên quan tới việc ngừng tài sản cố’ định để sửa chữa lớn
cdt: Chỉ số đánh giá lại tài sản cố định vào thời điểm sửa chữa lốn. Gct: Giá trị còn lại của tài sản cố định tính theo giá nguyên thuỷ. Ta thấy rằng: Cdt X Gđt: phản ánh giá trị hiện còn của máy đã được đánh giá lại theo thời giá thị trường tại thời điểm sửa chữa.
37
- Nêu Hscl < 1: chứng tỏ việc đầu tư chi phí cho sửa chữa lớn có hiệu 9ua- - Nếu Hscl > 1: Chứng tỏ việc đầu tư không có hiệu quả vi chi phí bỏ ra > giá trị thu hồi của tài sản cô định. Trong trường hợp này doanh nghiệp tuỳ tình hình cụ thể mà cân nhắc thanh lý tài sản cô định để đổi mới tài sản cô định. Để minh hoạ chỉ tiêu kinh tế HSCL, ta có thể xem xét ví dụ sau đây: Ví dụ: Giả thiết doanh nghiệp A có một thiết bị dự kiên đưa vào sửa chữa lớn lần cuối cùng. Giá nguyên thuỷ của máy là 40 triệu đồng, giá trị còn lại của thiết bị tại thời điểm sửa chữa là 8 triệu đồng. Chỉ sô đánh giá lại cua thiết bị theo thời giá là 80%. Chi phí sửa chữa lớn theo dự toán là 6 triệu đồng. Dự kiến giá trị thiệt hại có liên quan đến thời hạn tác nghiệp của thiêt bị trong thòi kỳ sửa chữa lớn là 3,6 triệu đồng.
Vậy hiệu quả chi phí sửa chữa lốn được xác định như sau:
H _ 6.000.000 + 3.600.000 9.600.000 _ l 5
SCL 8.000.000 X 80% “ 6.400.000
H scl = 1>5 > 1
Vậy trường hợp này có thể đi đến kết luận là: Nếu xét dưới góc độ tài chính thì chi phí sửa chữa lớn là không có hiệu quả. cần phải xem xét thêm những căn cứ khác để có biện pháp xử lý đúng đắn.
d) Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, đồng thòi nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian lẫn công suất. Kịp thòi thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các tài sản cố định chưa cần dùng.
Để thực hiện các vấn đề trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt vấn đề trong việc tổ chức quá trình sản xuất, quá trình lao động, cung ứng và dự trữ vật tư sản xuất, các biện pháp giáo dục và khuyến khích kinh tế đổì với người lao động trong doanh nghiệp.
e) Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vổh cố’ định do các nguyên nhân khác như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng, giảm giá các khoản đầu tư tài chính.
Nếu việc tổn thất tài sản cô' định do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài các biện pháp nêu trên cần thực hiện tốt quy chế giao vôn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện chuyển các doanh nghiệp sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, việc thực hiện quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cô' định cho các doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trấch nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vôn tiết kiệm, có hiệu quả. Đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp quyển chủ động hơn trong quản lý và sử dụng có hiệu quả vôn cô' định được giao.
38
3.2. Hê thống chỉ tiêu đánh giá hiêu quả sử dụng vốn cô định cua doanh nghiệp
Kiểm tra tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cô định được coi là một nội dung quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp.
Nhò kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định, người quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ có được những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyêt định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mói hay hiện đại hoá tài sản cố định, về các biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác những năng lực sản xuất của tài sản cô định hiện có, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cô" định.
Để tiến hành kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định cần xác định đúng đắn hệ thông các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vôn cô định và tài sản cố định của doanh nghiệp.
3.2.1. Xác định hệ thống chỉ tiêu kiểm tra
Thông thường bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích sau đây: • Các chỉ tiêu tổng hợp
Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mặt chất việc sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu này, người quản lý tài chính có thể so sánh kết quả quản lý giữa kỳ này với kỳ trước, giữa đơn vị mình với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương tự... để rút ra những trọng điểm cần quản lý.
Thuộc loại chỉ tiêu tổng hợp có:
- Hiệu suất sử dụng vốn cô' định:
Chỉ tiêu này phản ánh: cứ một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng vốn _ _____ Doanh thu thuần trong kỳ___________ cố định trong kỳ số dư vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần: tuỳ từng loại hoạt động mà có các cách tính cho phù hợp. Sô' dư vốn cô' định bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân sô" học giữa sô" vôn cố định ở đầu kỳ và cuối kỳ.
Số vốn cố đinh bình _ số vốn cố định đẩu kỳ + số vốn cô' định cuối kỳ quân trong kỳ 2
Trong đó: Sô" vốn cô" định ỏ đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) được tính theo công thức: Số vốn cố định ở đầu _ Nguyên giá tài sản cố định số tiền khấu hao luỹ kế kỳ (hoặc cuối kỳ) ở đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) ’ ở đầu kỳ (hoặc cuối kỳ)
Số tiền khấu hao _ số tiền khấu số tiền khấu hao số tiền khấu hao luỹ kế ở cuối kỳ hao ở đầu kỳ tăng trong kỳ ’ giảm trong kỳ - Hiệu suất sử dụng tài sản cô" định:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định trong kỳ 39
tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng tài _ __________Doanh thu thuản trong kỷ__________ san cô định trong kỳ Nguyên giá tài sản cô định bình quân trong ky
Trong chỉ tiêu này, nguyên giá tài sản cô định bình quân cũng được tính theo phương pháp bình quân sô học và tuỳ theo sô liệu đã cho đê có cách tính thích hợp. ở đây chỉ tính nguyên giá của tài sản cô định có tính chất phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hệ sô" hàm lượng vốn cô' định:
Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vôn cô định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố' định.
Số vốn cố đinh bình quân trong kỳ
Hệ số hàm lượng vốn cố định = ----------- —--------;---------—----------------------- Doanh thu thuần trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập).
Tv suất lơi nhuân Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập) “ , ■ = ----------- ;------------;----- ;-------— ------------------------------------------ X 1 0 0 von co qnn Sô dư bình quân vốn cô định bình quân trong kỳ
Khi sử dụng chỉ tiêu này cần lưu ý là tử số chỉ tính những lợi nhuận có sự tham gia trực tiếp của tài sản cố định tạo ra. Vì thế cần phải loại ra những khoản thu nhập khác như lãi về hoạt động tài chính, lãi do vốn góp liên doanh, lãi khác... vì không có sự tham gia của vốn cô' định.
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất sẽ đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư cũng như chất lượng sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Trên đây là hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp. Ngoài ra, người ta còn sử dụng hàng loạt các chỉ tiêu phân tích để phản ánh từng mặt của việc sử dụng vốn cố định.
• Các chỉ tiêu phân tích
- Hệ sô" hao mòn tài sản cô" định:
Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cô định trong doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực của tài sản cố định cũng như vốn cố định ở thòi điểm đánh giá.
Số khấu hao luỹ kế của tài sản
Hệ số hao mòn của _ cố định ỏ thời điểm đảnh giá
tài sản cô định Tổng nguyốo giá tài sản cố định
ở thời điểm đánh giá
40
- Các chỉ tiêu về kết cấu tài sản cô định
Căn cứ vào phương pháp phân loại, người ta có thể xây dựng hàng loạt các hệ sô' (chỉ số) và kết cấu tài sản của đơn vị. Các hệ sô" này đều được xây dựng trên một nguyên tắc chung là tỷ số giả trị của một loại (nhóm) tài sản với tổng giá trị tài sản cố định tại thời điểm đánh giá. Chẳng hạn: Hệ sô kết cấu tài sản cô' định không cần dùng so với tổng giá trị tài sản cố định của đơn vị tại thời điểm đánh giá. Các hệ sô' kết cấu tài sản cô" định khác cũng được xây dựng tương tự.
Những chỉ tiêu về kết cấu tài sản cô" định sẽ phản ánh thành phần và quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng sô' tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Đây là các chỉ tiêu rất quan trọng mà người quản lý tài chính phải quan tâm để có biện pháp đầu tư, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị.
- Các chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định: Cũng căn cứ vào các phương pháp phân loại nguồn vốn đầu tư cho tài sản cô' định để xây dựng các chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn. Hệ sô" kết cấu của một loại nguồn vốn nào đó sẽ là tỷ trọng giữa giá trị của nguồn đó với tổng giá trị của các nguồn đầu tư cho tài sản cô" định.
Thuộc loại này sẽ có các chỉ tiêu như: hệ sô kết cấu nguồn vốn ngân sách, vay dài hạn ngân hàng, vổn góp cổ phần, vốn vay qua phát hành trái phiếu... Nghiên cứu các chỉ tiêu về kết cấu nguồn đầu tư tài sản cố định, một mặt giúp cho người quản lý tài chính có các biện pháp mở rộng, khai thác các nguồn vốn, mặt khác để kiểm tra, theo dõi tình hình thanh toán, chi trả các khoản vay đúng hạn.
Trên đây là những chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu phân tích chủ yếu nhằm phục vụ cho việc kiểm tra tài chính đôi với việc sử dụng vcm cố định của mỗi doanh nghiệp. Tất nhiên khi sử dụng chỉ tiêu nêu trên sẽ không loại trừ trường hợp phải sử dụng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật khác có liên quan. Trong nhiều trường hợp, việc xem xét các chỉ tiêu bổ sung lại rất hữu ích cho những nhận định, đánh giá sát đúng tình hình của đơn vị.
3.2.2. Xử lý thông tin kiểm tra và đề xuất phương hướng, biện pháp Sau khi xây dựng hệ thông chỉ tiêu kiểm tra, khâu quan trọng tiếp theo là phân tích, xử lý thông tin để rút ra các kết luận của kiểm tra tài chính. Việc xử lý thông tin là việc xem xét lại các chỉ tiêu kiểm tra. Điều lưu ý ở đây là phải xem xét các thước đo về giá trị, thời gian để đảm bảo sự đồng nhất giữa các thành phần trong một hệ số, giữa hệ sô" này với hệ số khác, giữa thời kỳ này với thời kỳ khác... Trong khâu xử lý thông tin kiểm tra còn cần phải loại trừ những chỉ tiêu trùng lặp để tránh nhiễu loạn và phức tạp trong tính toán, đồng thòi có thể bổ sung thêm những chỉ tiêu khi xét thấy cần thiết. Kiểm tra tài chính được thực hiện thông qua công cụ phân tích. Phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh, đối chiếu
41
ngang dọc giữa các chỉ tiêu với nhau, giữa số phát sinh thực tế với kế hoạch, giữa các thòi kỳ khác nhau, giữa doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp tương tự trong ngành.
Trên cơ sỏ phân tích sẽ đánh giá những ưu nhược điểm của quản lý, cân tìm ra những nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Những kêt luận cùng những giải pháp tài chính cần được đề cập thông qua kiểm tra tài chính đôi với việc sử dụng vôn cô định thường gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Các giải pháp tài chính về điều chỉnh cơ cấu vôn cô định. Liên quan tới vấn đê này cần phải được xem xét toàn diện trên quy mô doanh nghiệp như: tình hình thị trường, phương hướng sản xuất, khả năng các nguồn tài trợ...
- Các giải pháp tài chính về thu hồi vốn để bảo toàn vôn cô định như chọn phương pháp khấu hao, mức khấu hao, vấn đề đánh giá lại tài sản... - Các giải pháp tài chính về thanh toán chi trả, liên quan đên vấn đề này là các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp đôi với việc hoàn trả các nguồn tài trợ cho đầu tư tài sản cố định, các quan hệ thanh toán về việc mua, bán thiết bị máy móc trên thị trường, tiêu thụ hoặc thanh lý tài sản không cần dùng.
- Các giải pháp sử dụng đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao công suất sử dụng của máy móc thiết bị hiện có của đơn vị như: chế độ thưởng phạt về bảo quản, sử dụng thiết bị, sử dụng các đòn bẩy tài chính để kích thích việc nghiên cứu, phát minh, sáng chế và việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh. Giải quyết tốt những giải pháp kích thích gắn liền với trách nhiệm về tài chính là yếu tố rất quan trọng đốì với việc nâng cao tỷ suất doanh lợi của doanh nghiệp.
42
Chương III
VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1. Vốn lưu dộng của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và nội dung vốn lưu động
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn cần có các đốì tượng lao động. Khác với tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm...) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.
Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm hai bộ phận: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, V.V.. và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, V.V..
- Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chò tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, V.V..
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục thuận lợi.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Sô" vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hoá lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hoá sang hình thái hàng hoá và cuối cùng chuyển về hình thái tiền. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiêp có các đăc điểm sau:
43
- Vôn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - Vôn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- Vôn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Từ những sự phân tích trên có thể rút ra: Vồn lưu động của doanh nghiệp là sô vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vôn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hôi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muôn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hoá hình thái của vổn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động và ngược lại.
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Sô" vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh sô' lượng vật tư, hàng hoá dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Thòi gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thòi đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
1.1.2. Thành phần vốn lưu động
Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vôn lưu động. Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vôn lưu động thành các loại khác nhau. Thông thường có một sô" cách phân loại chủ yếu sau đây:
a) Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Vôn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyên. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định.
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở sô tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, với một
44
sô trường hợp mua sắm vật tư khan hiêm, doanh nghiệp còn có thê phai ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng. - Vốn về hàng tồn kho:
Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hoá gồm: Vôn vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm:
Vôn nguyên, vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên, vật liệu chính dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thê của sản phẩm.
Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của sản phẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi.
Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài sản cố định.
Vốn vật đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vốn công cụ dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh.
Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (Giá trị sản phẩm dỏ dang, bán thành phẩm).
Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm các kỳ tiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm.
Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đat tiêu chuẩn kĩ thuật và đã được nhập kho.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hoá dự trữ.
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu dông theo hình thái biểu hiện để định hướng và điều chỉnh hợp lý có hiệu quả.
b) Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Dựa vào căn cứ trên, vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành các loại chủ yếu sau:
45
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản:
+ Vôn nguyên, vật liệu chính.
+ Vôn vật liệu phụ.
+ Vốn nhiên liệu.
+ Vốn phụ tùng thay thế.
+ Vốn vật đóng gói.
+ Vốn công cụ dụng cụ nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất, gồm các khoản sau: + Vốn sản phẩm đang chế tạo.
+ Vốn về chi phí trả trưốc.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông, gồm các khoản:
+ Vốn thành phần
+ Vốn bằng tiền.
+ Vốn trong thanh toán: Gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hoá hoặc thanh toán nội bộ.
+ Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn,... Phương pháp này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò. Từ đó, giúp cho việc đánh giá tình hình phân bô" vốn lưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Trên đây là 2 cách phân loại vốn lưu động chủ yếu. Mỗi cách phân loại đáp ứng những yêu cầu nhất định của công tác quản lý.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong các doanh nghiệp ngưòi ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang... đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến. Còn tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chò kết chuyển, chi phí trả trước... Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông các doanh nghiệp phải bỏ ra một sô" vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vì vậy cũng có thể nói: Vôn lưu động
46
của doanh nghiệp là sô" vôn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông trong doanh nghiệp. Phù hợp với các đặc điểm trên của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình riày được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuôl cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thu được tiền bán hàng. Như vậy, vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
1.2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng
Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vôn lưu động chiếm trong tổng sô' vốn lưu động tại một thời điểm nhất định. Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động sẽ giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong từng điều kiện cụ thể.
ở các doanh nghiệp khác nhau kết cấu vốn lưu động cũng không giông nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vôn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Mặt khác, thông qua việc thay đổi kết cấu vốn lưu động của mỗi doanh nghiệp trong những thòi kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý vôn lưu động của từng doanh nghiệp.
Các nhân tô' ảnh hưỏng đến kết cấu vôn lưu động của doanh nghiệp: có thể chia thành ba nhóm nhân tô" chủ yếu sau đây:
- Các nhân tố- về mặt sản xuất như: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức quá trình sản xuất...
- Các nhân tô' về mặt cung tiêu như: khoảng cách giữa doanh nghiệp vối nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng va khôi lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thòi vụ của chủng loại vật tư cung cấp...
- Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỳ luật thanh toán...
47
2. Nhu cầu vôứi lưu động và các phương pháp xác định nhu câu vốn lưu động của doanh nghiệp
2.1. Chu kỳ kinh doanh và nhu cầu vốn lưu đông
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên hàng ngày băt đầu từ việc mua sắm, dự trữ vật tư cần thiết đến sản xuất tạo ra san phẩm, bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ và thu được tiền bán hàng ra vê.
Quá tririii kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục tạo thành chu icỳ kinh doanh. Chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp là khoảng thời gian trung bình cần thiết để thực hiện việc mua săm, dự trữ vật tư, sản xuất ra sản phẩm và bán được sản phẩm, thu được tiền bán hàng. Thông thưòng, người ta chia chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thành ba giai đoạn sau:
- Giai đoạn mua sắm và dự trữ vật tư:
ở giai đoạn này, hoạt động của doanh nghiệp là tạo lập nên một lượng vật tư dự trữ. Trưòng hợp doanh nghiệp phải trả tiền ngay sẽ phát sinh luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp gắn liền và ngược chiều với luồng vật tư đi vào doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường khi tín dụng thương mại phát triển, các doanh nghiệp thường mua trước, trả sau. Như vậy nhà cung ứng vật tư đã cung cấp cho doanh nghiệp một khoản tín dụng thương mại để tài trợ nhu cầu vốn lao động.
- Giai đoạn sản xuất:
Trong giai đoạn này, vật tư được xuất dần ra để sử dụng và chuyển hoá sang hình thái sản phẩm dỏ dang và thành phẩm. Để thực hiện quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải ứng ra một sô' vốn lưu động nhất định. - Giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền bán hàng:
Sau khi thành phẩm hàng hoá đã nhập kho, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng. Nếu doanh nghiệp bán và thu tiền ngay thì liền sau khi xuất giao hàng, doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng và sô vôn doanh nghiệp ứng ra đã được thu hồi. Vốn này tiếp tục được sử dụng vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Nếu doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng thì sản phẩm, hàng hoá đã được xuất giao, nhưng sau một thời gian nhất định doanh nghiệp mới thu được tiền làm hình thành khoản nợ phải thu từ khách hàng, doanh nghiệp đã cung cấp vốn cho người mua. Chỉ khi nào doanh nghiệp thu được tiền mối thu hồi được số' vôn ứng ra.
Như vậy, trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vôn lưu động. Nhu cầu vôn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện sô vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tôn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của Nhà cung cấp, có thể xác định theo công thức sau:
Nhu cầu vốn _ Mức dự trữ Khoản phải thu Khoản phải trả lưu động hàng tổn kho khách hàng nhà cung cấp
48
Sô' vốn lưu động doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn lưu động lón hay nhỏ trong từng thời kỳ kinh doanh. Trong công tác quản lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu vốn lưu động thưòng xuyên cần thiết tương ứng với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục. Đồng thòi phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý.
Trong điều kiện hiện nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ. Do đó, việc xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường xuyên càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì:
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyền cần thiết được xác định đúng đắn và hợp lý là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ.
- Đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục. Nếu nhu cầu vốn lưu động xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn, gây căng thẳng giả tạo về vốn, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác còn có thể gây ra những tổn thất như sản xuất bị đình trệ, không có đủ vốn thực hiện các hợp đồngkinh tế đã ký kết, không có khả năng trả nợ người lao động và trả nợ nhà cung cấp khi đến hạn thanh toán, làm giảm và mất uy tín với bạn hàng.
Những khó khăn về tài chính chỉ có thể giải quyết bằng vay đột xuất với lãi suất cao. Điều này làm tăng rủi ro tài chính và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu nhu cầu vổn quá cao dẫn đến tình trạng thừa vốn gây ứ đọng vật tư, hàng hoá, sử dụng vốn lãng phí, vốn chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2. Sự cần thiết p h ả i xác định nhu cầu vốn lưu động
Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao là nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang thực hiện hạch toán kinh doanh theo cơ chê thị trường, mọi nhu cầu về vốn lưu động cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tự trang trải thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực vì:
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất và lưu thông của doanh nghiệp đươc tiến hành liên tục, đồng thòi tránh ứ đọng, lãng phí vốn.
- Là cơ sỏ để tổ chức các nguồn vốn hợp lý, hợp pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Để sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả vôn lưu động đồng thòi là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn lưu động trong nội bộ doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ không
49
khuyên khích doanh nghiệp khai thác hết các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng von lưu động, gây nên tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hoá, vốn chậm luân chuyen và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phâm.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vôn lưu động quá thâp se gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiẹp. Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục, gây nên nhưng thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiẹn cac hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
Cũng cần thấy rằng nhu cầu vổn lưu động của doanh nghiệp là một đại lượng không cố định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tô như: - Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. - Sự biến động của giá cả các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất.
- Chính sách, chế độ về lao động và tiền lương đôi với người lao động trong doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giảm tương đôi nhu cầu vôn lưu động không cần thiết, doanh nghiệp cần tìm các biện pháp phù hợp tác động đến các nhân tô" ảnh hưởng trên sao cho có hiệu quả nhất. 2.3. Các nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu đông
Khi xác định nhu cầu vốn lưu động cần phải quán triệt các nguyên tắc sau đây:
- Đáp ứng nhu cầu sản xuất.
- Phải xuất phát từ sản xuất, bảo đảm nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh một cách hợp lý. Bởi vì trong một doanh nghiệp nhưng ở vào những giai đoạn sản xuất kinh doanh khác nhau, ở vào những thòi kỳ khác nhau, do điều kiện sản xuất kinh doanh thay đổi, nhu cầu vốn lưu động cũng không giống nhau. Vì vậy, khi xác định nhu cầu vốn lưu động cần phải xuất phát từ tình hình thực tê của doanh nghiệp để đảm bảo đủ vôn cho sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo cân đôi với các bộ phận kê hoạch trong doanh nghiệp. Vôn lưu động là một bộ phận cấu thành nên nguồn tài chính của doanh nghiệp. Yêu cầu quản lý ỉà. làm sao xác định được nhu cầu vôn lưu động tối thiểu cần thiết của các kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch giá thành, kê hoạch tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó tổ chức huy động đủ nguồn vốn đảm bảo cho việc thực hiện tốt các kế hoạch nói trên và đề ra yêu cầu sử dụng tiết kiệm trước khi tổng hợp nhu cầu vôn của các kế hoạch này. - Đảm bảo tính tập trung dân chủ.
Xác định nhu cầu vốn lưu động cần phải được sự tham gia của các đơn vị
50
I
trực thuộc như các phòng, ban, phân xưởng, bộ phận cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Vốn lưu động có tác động trong một phạm vi rộng, suôt chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp. Có liên quan hầu hết đến các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ các hoạt động giao dịch, gắn liền với việc dự trữ hàng hoá, vật tư, chuyển đổi từ hàng dự trữ thành các khoản thu qua bán hàng, việc thu tiền và sử dụng tiền mặt để trả các khoản nợ... Vì vậy việc xác định nhu cầu vein lưu động có liên quan trực tiếp tới đông đảo cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Cho nên khi xác định nhu cầu vốn lưu động phải thu thập ý kiến đóng góp của các bộ phận có liên quan. Nếu không, nhu cầu vốn lưu động xác định sẽ thiếu cơ sỏ thực tế, kém chính xác.
- Tiết kiệm.
Phải thực hành tiết kiệm, cô" gắng giảm bớt sô' lượng vốn lưu động chiếm dụng để có thể đảm bảo nhu cầu cho sản xuất với sô" vốn thấp nhất. Trong quá trình xác định nhu cầu vốn lưu động cần phải phân tích tình hình thực tế của cung cấp, phân phối và tiêu thụ, phát hiện những vấn đề tồn tại để xử lý kịp thời các khoản dự trữ vật liệu, kết hợp với các biện pháp cải tiến quản lý nhằm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, củng cố và mỏ rộng quan hệ hợp tác để rút ngắn thời gian cung cấp, hoàn thiện công tác kinh doanh trên cơ sỏ cơ giới hoá, tự động hoá, áp dụng các phương tiện bốc xếp hiện đại nhằm rút ngắn thời gian kiểm nhận và vận chuyển nguyên, vật liệu đê nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.4. Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động và lập k ế hoach vốn lưu động
2.4.1. Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng như đã trình bày ở trên, nói chung không có nhu cầu vốn chung cho mọi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tuỳ hoàn cảnh cụ thể thực tế mà lựa chọn phương pháp xác định thích hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của mình.
Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Tuỳ theo điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp thích hợp. Sau đây là một sô" phương pháp chủ yếu.
2.4.1.1. Phương pháp trực tiếp
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tô' ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định nhu cầu của từng khoản vôn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Ưu điểm của phương pháp trực tiếp là xác định được nhu cầu vốn lưu động cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh. Do đó tạo điều kiện tot
51
cho doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn theo từng loại trong từng khâu sử dụng. Tuy nhiên do vật tư sử dụng có nhiều loại, quá trình sản xuât kinh doanh thường qua nhiều khâu, vì thế việc tính toán nhu cầu vốn lưu đọng theo phương pháp này tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian.
Sau đây là phương pháp xác định nhu cầu vôn lưu động của từng khau kinh doanh của doanh nghiệp:
a) Xác định nhu cầu vốn dự trữ sản xuất
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường phải sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau. Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục doanh nghiệp phải luôn có một sô lượng vật tư dự trữ sản xuất.
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: khoản vôn nguyên, vật liệu chính. Những loại nguyên, vật liệu chính đó không thê tiêu hao đên đâu mua sắm đến đó mà phải luôn có một số lượng nhất định dự trữ ở kho đê đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Vì vậy cần phải xác định nhu cầu vốn nguyên, vật liệu chính trong khâu dự trữ.
Công thức xác định nhu cầu vốn nguyên, vật liệu chính như sau: V nvlc = Fn X Nn
Trong đó:
Vnvlc: Nhu cầu vốn nguyên, vật liệu chính kỳ kế hoạch.
Fn: Phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu chính bình quân một ngày kỳ kế hoạch.
Nn: Sô' ngày dự trữ hợp lý nguyên, vật liệu chính kỳ kế hoạch. Phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu chính bình quân một ngày kỳ kế hoạch (còn gọi là mức tiêu dùng bình quân một ngày về nguyên, vật liệu chính kỳ kế hoạch) được xác định bằng cách lấy tổng số phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu chính kỳ kế hoạch chia cho sô" ngày trong kỳ.
Công thức tính:
n
Trong đó:
F: Tổng số phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu chính kỳ kế hoạch. n: Sô" ngày trong kỳ kế hoạch (được quy ước: 1 năm là 360 ngày, 1 quý là 90 ngày, 1 tháng là 30 ngày).
Khi xác định nhu cầu nguyên, vật liệu chính phải xác định riêng cho từng loại nguyên, vật liệu chính. Vì vậy, khi tính số phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu chính kỳ kê hoạch cũng phải tính riêng cho từng thứ một. Phí tổn tiêu hao nguyên, vật liệu chính kỳ kế hoạch của mỗi thứ nguyên, vật liệu chính được xác định dựa vào các nhân tố: sô" lượng sản phẩm dự kiên sản xuất, mức tiêu hao nguyên, vật liệu chính cho mỗi đơn vị sản phẩm, đơn giá kế hoạch của nguyên, vật liệu chính. Ngoài ra nếu trong kỳ kê hoạch có dự kiến dung
một số nguyên, vật liệu chính vào công việc sửa chữa lớn hoặc chế thử sản phẩm mới thì trong tổng sô" phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu chính kỳ kê hoạch cũng phải bao gồm cả nhu cầu này.
Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp trong năm kế hoạch sản xuất hai loại sản phẩm cần sử dụng nguyên, vật liệu chính (a). Theo kế hoạch đã xác định, sản phẩm A: 2.000 cái, sản phẩm B: 1.000 cái. Nhu cầu nguyên, vật liệu chính (a) được xác định cho mỗi đơn vị sản phẩm: sản phẩm A là 90 kg, sản phẩm B là 60 kg. Đơn giá kế hoạch mỗi kilôgam nguyên, vật liệu chính (a) là 3.000 đồng. Ngoài ra, trong năm kế hoạch doanh nghiệp còn dùng nguyên, vật liệu chính (a) vào việc sửa chữa lớn và chế thử sản phẩm mới dự kiến khoảng 9.500 kg.
Căn cứ vào các tài liệu trên tính được sô" phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu chính (a) bình quân một ngày năm kế hoạch như sau:
Số nguyên, vật liệu chính (a) dùng để sản xuất sản phẩm A và sản phẩm B: 2.000 cái X 90 kg = 180.000 kg
1.000 cái X 60 kg = 60.000 kg
Cộng: 240.000 kg
Sô" nguyên, vật liệu chính dùng cho sửa chữa lớn và chế thử sản phẩm mối là: 9.500 kg.
Tổng SỐ’ phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu chính (a) kỳ kế hoạch: (240.000kg + 9.500 kg) X 3.000 đồng = 748.500.000 đồng
Phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu chính (a) bình quân một ngày năm kế hoạch là:
„ _ 748.500.000đ _ _ Fn = -------— ------ = 2.079.167 đồng
360
Sô' ngày dự trữ hợp lý về nguyên, vật liệu chính là sô' ngày cần thiết kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua nguyên, vật liệu chính cho đến khi đưa nguyên,vật liệu chính vào sản xuất. Sô" ngày bao gồm: số ngày hàng đi trên đường, sô' ngày nhập kho cách nhau (sau khi đã nhân với hệ sô" xen kẽ vốn), sô" ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày chuẩn bị sử dụng và scí ngày dự trữ bảo hiểm.
(1) Sô" ngày hàng đi trên đường (còn gọi là sô" ngày vận chuyển) là sô" ngày kể từ lúc doanh nghiệp trả tiền mua nguyên, vật liệu cho đến lúc nguyên, vật liệu về đến doanh nghiệp, sỏ dĩ hình thành số ngày này vì theo phương thức thanh toán hiện hành có nhiều trường hợp doanh nghiệp đã trả tiền hàng nhưng nguyên, vật liệu vẫn chưa đến doanh nghiệp mà còn đang trên đường vận chuyển.
Việc tính toán số' ngày hàng đi trên đường phụ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp có phải trả tiền hàng trước lúc nguyên, vật liệu đến doanh nghiệp hay không. Nếu như nguyên, vật liệu đến cùng lúc với việc trả tiền hoặc trước lúc trả tiền thì không phải tính số ngày hàng đi trên đưòng.
53
(2) Sô ngày nhập kho cách nhau: là sô ngày cách nhau giữa hai lân cung cấp nguyên, vật liệu để duy trì mmotj lượng dự trữ vật tư ở kho nhăm đam bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục. Khi xác định sô" ngày này cần chú ý một sô" yếu tô sau:
- Khoảng cách giữa đớn vị cung ứng với doanh nghiệp.
- Tính kinh tế trong việc mua hàng như việc giảm giá khi mua sô lượng nhiều, chi phí vận chuyển và bốc dôi...
- Chi phí dự trữ để duy trì lượng hàng tồn kho.
(3) Số ngày kiểm nhận nhập kho: là số ngày cần thiết để làm các công việc bốc dõ, kiểm nhận, nhập kho và ghi phiếu nhập kho sau khi hàng đã đên doanh nghiệp.
Việc xác định số ngày này cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể về số lượng hàng đến, yêu cầu kiểm nhận, SC) nhân viên công tác ở kho và năng suất lao động của số nhân viên đó...
Trong công tác thực tế, để đơn giản thủ tục tính toán và để phù hợp với việc hạch toán vật liệu, sô' ngày kiểm nhận của nguyên, vật liệu không tính riêng mà tính gộp với sô' ngày hàng đi trên đường. Như vậy sô" ngày hàng đi trên đưồng sẽ được mở rộng bao gồm thời gian kể từ lúc doanh nghiệp trả tiền mua nguyên, vật liệu cho đến lúc nguyên, vật liệu được kiểm nhận nhập kho mới.
(4) Số ngày chuẩn bị sử dụng: là sô" ngày cần thiết để chỉnh lý và chuẩn bị nguyên, vật liệu theo yêu cầu về mặt kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất như phôi gỗ, đập vụn quặng, cửa nhỏ sắt thép...
Trên thực tế, không phải vật liệu nào đưa vào sản xuất cũng đều phải làm công tác chỉnh lý chuẩn bị, do vậy có nguyên, vật liệu không cần xác định số ngày này.
(5) Số ngày dự trữ bảo hiểm: là sô" ngày dự trữ tăng thêm trên số ngày dự trữ luân chuyển thường ngày đề phòng trường hợp có thể do nguyên nhân nào đó mà nguyên, vật liệu không thể cung cấp đều đặn được.
Trên thực tê, có thể căn cứ vào kinh nghiệm của doanh nghiệp và tình hình cung cấp hiện tại để ước tính số’ ngày này.
Ví dụ: Một doanh nghiệp A dự tính tổng phí tổn tiêu hao nguyên, vật liệu chính trong năm kế hoạch là 360.000.000 đồng. Theo hợp đồng ký kết với người cung cấp thì trung bình 30 ngày lại nhập kho nguyên, vật liệu chính một lần, hệ sô xen kẽ vôn là 0,8, sô ngày hàng đi trên đường là 3 ngày, sô ngày kiêm nhận nhập kho là 1 ngày, sô ngày chuẩn bị sử dụng là 1 ngày, sô ngày dự trữ bảo hiểm doanh nghiẹp dự tính la 5 ngày.
Vậy nhu cầu vôn nguyên, vật liệu chính năm kế hoạch của doanh nghiệp A là: (360.000.000 đong: 360) X (30 X 0,8 + 3 + 1 + 1 + 5) = 34.000.000 đồng - Xác định nhu cầu vốn khác trong khâu dự trữ sản xuất:
Có thể chia ra làm 2 trường hợp:
+ Đối với loại vật liệu khác (ngoài nguyên, vật liệu chính) dùng nhiều và 54
thường xuyên: có thể áp dụng phương pháp xác định vôn giông như với loại nguyên, vật liệu chính đã nêu ở trên.
+ Đối vói loại vật liệu khác có giá trị thấp, s<3 lượng tiêu hao không biến động hoặc không thường xuyên thì có thể áp dụng phương pháp tính theo tỷ lệ phần trăm (%) với tổng mức luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ sản xuất.
Công thức tính toán như sau:
Vvl# = M X T%
Trong đó:
Vvl#: Nhu cầu vốn vật liệu khác kỳ kế hoạch.
M: Tổng mức luân chuyển vốn của vật liệu nào đó trong khâu dự trữ. T% : Tỷ lệ vốn so với tổng mức luân chuyển.
Ví dụ: Giả sử theo sô' liệu kế hoạch, tổng mức tiêu hao của nguyên, vật liệu phụ trong năm là 180.000.000 đồng, sô' ngày dự trữ trung bình là 20 ngày, tổng mức tiêu hao của nhiên liệu trong năm là: 216.000.000 đồng, số ngày dự trữ là 12 ngày, tổng mức tiêu hao của phụ tùng thay thế trong năm là: 72.000.000 đồng, sô' ngày dự trữ dự kiến là 30 ngày.
Từ đó có thể xác định được nhu cầu dự trữ cần thiết trong năm đốì với các loại vật liệu là:
- Vật liệu phụ = (180.000.000 đồng: 360) X 20 = 10.000.000 đồng - Nhiên liẹu = (216.000.000 đồng: 360) X 12 = 7.200.000 đồng - Phụ tùng thay thế = (72.000.000 đồng: 360) X 30 = 6.000.000 đồng b) Xác định nhu cầu vốn khâu sản xuất
Vôn lưu động trong khâu sản xuất gồm nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm dỏ dang) và nhu cầu vốn chi phí trả trước.
- Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo:
Đối với các doanh nghiệp, sự tồn tại của các loại sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất là cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Tuy nhiên việc xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo trong khâu sản xuất là tương đốỉ phức tạp do mức độ gia tăng chi phí không phải bao giò cũng được phân bổ đồng đều theo thòi gian hay giai đoạn chế biến sản phẩm. Để xác định nhu cầu vốn này nói chung phải căn cứ vào ba nhân tô' cơ bản: mức chi phí sản xuất bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm và hệ số sản phẩm đang chế tạo.
Công thức xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo:
v đc = p n X CK X Hs
Trong đó:
v đc: Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo.
Pn: Mức chi phí sản xuất bình quân mỗi ngày kỳ kê hoạch.
55
CK: Chu kỳ sản xuất sản phẩm.
H8: Hệ số sản phẩm đang chế tạo.
Trong công thức trên, tích sô" giữa chu kỳ sản xuất sản phẩm và hệ so san phẩm đang chế tạo phản ánh sô" ngày định mức sản phẩm đang chê tạo N . Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày được tính bằng cách lấy tông mức chi phí sản xuất chi ra trong kỳ kê hoạch chia cho sô ngày trong kỳ. Công thức tính:
Trong đó:
P: Tổng mức chi phí sản xuất trong kỳ kế hoạch được tính bằng cách nhân sô" lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch với giá thành sản xuất đơn vị của từng loại sản phẩm.
Chu kỳ sản xuất sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi đưa nguyên, vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm được chế tạo xong và hoàn thành các thủ tục nhập kho. Chu kỳ sản xuất sản phẩm do quá trình công nghệ hay quá trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm quyết định. Vì vậy sô liệu về chu kỳ sản xuất sản phẩm được lấy từ tài liệu của bộ phận kỹ thuật trong doanh nghiệp.
Hệ số’ sản phẩm đang chế tạo là tỷ lệ phần trăm giữa giá thành sản xuất sản phẩm. Hệ sô" này cao hay thấp phụ thuộc vào tình hình bỏ chi phí vào quá trình sản xuất sản phẩm. Nếu phần lớn chi phí được đầu tư từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất thì hệ sô' này sẽ cao và ngược lại.
Ví dụ: Giả sử trong doanh nghiệp mức chi phí bình quân mỗi ngày của sản phẩm A là 20.000.000 đồng, chu kỳ sản xuất sản phẩm theo tài liệu kỹ thuật là 6 ngày, hệ sô" sản phẩm đang chế tạo sản phẩm A là 0,7.
Vậy nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo của sản phẩm A năm kế hoạch là: v đc = 20.000.000 đồng X 6 ngày X 0,7 = 84.000.000 đồng
- Xác định nhu cầu vốn chi phí trả trước (VCPTT) :
Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm kỳ này mà được phân bổ dần vào nhiều kỳ tiếp theo để phản ánh đúng đắn tác dụng của chi phí và không gây biến động lớn đối vối giá thành sản phẩm.
Chi phí trả trước có thể gồm: Các chi phí sửa chữa lớn: chi phí nghiên cứu thí nghiệm; chê thử sản phẩm mới, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn; chi phí các công trình tạm, ván khuôn giàn giáo xây dựng cđ bản; chi phí trong trong thời gian ngừng việc có tính chất thời vụ...
Đê xác định nhu ỡạu vốn của chi phí trả trước căn cứ vào số dư chi phí trả trưốc đầu kỳ, số chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ và số chi phí trả trước dự kiên phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
56
Công thức được xác định như sau:
V CPTT = P K + P fS - P s
Trong đó:
VCPTT: Nhu cầu chi phí trả trước trong kỳ kế hoạch
PĐK: Sô" dư chi phí trả trước đầu kỳ kế hoạch.
PFS: Sô" chi phí trả trước được dự kiến phát sinh trong kỳ kế hoạch. ps: Số chi phí trả trước dự kiến sẽ phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ kế hoạch.
Ví dụ: Theo tài liệu, sô' dư đầu năm của chi phí trả trước của doanh nghiệp A là 32.000.000 đồng. Trong kỳ, số chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong năm là 75.000.000 đồng, sô" dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong năm là 48.000.000 đồng.
Vậy nhu cầu vốn chi phí trả trước của doanh nghiệp A năm kế hoạch là: 32.000.000 đồng + 75.000.000 đồng - 48.000.000 đồng = 59.000.000 đồng c) Xác định nhu cầu vốn khâu lưu thông
Thông thường, để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải dự trữ một lượng nhất định thành phẩm trong kho.
Xác định nhu cầu vốn khâu lưu thông là việc xác định nhu cầu vốn lưu động để lưu giữ, bảo quản sản phẩm, thành phẩm ỏ kho với quy mô cần thiết trước khi xuất giao cho khách hàng.
Có thể xác định nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm theo công thức sau: Vtp = Zn X N tp
Trong đó:
VTP: Số vốn dự trữ thành phẩm trong kỳ kế hoạch.
Zn: Giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch.
Ntp: S ngày luân chuyển thành phẩm kỳ kế hoạch.
Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch được tính bằng cách lấy tổng giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá cả kỳ chia cho số ngày trong kỳ.
Công thức tính:
n
Trong đó:
Z: Giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá cả kỳ kế hoạch, n: Sô" ngày trong kỳ kê hoạch
Số ngày dự trữ thành phẩm kỳ kế hoạch là khoảng thời gian kể từ khi thành phẩm nhập kho cho đến khi xuất khỏi kho đưa đi tiêu thụ. Có nhiều
57
cách để xác định sô" ngày dự trữ thành phẩm kỳ kê hoạch. Thông thường sô ngày này bao gồm sô" ngày dự trữ ở kho thành phẩm, sô ngày xuất kho và vận chuyển, số’ ngày thanh toán.
Số ngày dự trữ ỏ kho thành phẩm có thể được xác định cản cứ vào hợp đông tiêu thụ và khả năng sản xuất bình quân mỗi ngày của doanh nghiệp. Khi xác định số ngày này phải phân biệt hai trường hợp sau đây để có cách tính riêng:
+ Nếu như hợp đồng tiêu thụ quy định rõ thòi hạn cách nhau giữa hai lân giao hàng (ví dụ: 10 hoặc 15 ngày một lần) thì sô ngày dự trữ ở kho thành phẩm có thể tính theo thòi hạn cách nhau đó.
+ Nếu như hợp đồng tiêu thụ chỉ quy định số hàng hoá xuất giao môi lần thì sô' ngày dự trữ ở kho thành phẩm tính theo sô" ngày cần thiết để tích luỹ đủ số hàng quy định đó để xuất giao cho khách hàng. Sô ngày này còn gọi là sô" ngày tích luỹ thành lô.
Sô" ngày tích luỹ thành lô được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Nl : Sô" ngày tích luỹ thành lô.
SL: Sô" lượng sản phẩm hàng hoá xuất giao mỗi lần.
Sn: Sô" lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất bình quân mỗi ngày. Trường hợp doanh nghiệp xuất giao hàng cho nhiều đơn vị mua hàng thì có thể xác định sô" ngày dự trữ ở kho thành phẩm theo sô" ngày cách nhau giữa hai lần giao hàng lớn nhất hoặc số ngày cần thiết để tích luỹ lô hàng lớn nhất. Vì khi đã có đủ vốn để thoả mãn nhu cầu cho lần xuất giao hàng lớn nhất thì các lần xuất giao hàng kỳ khác cũng có thể thoả mãn được.
Ngoài ra cũng cần phải chú ý: trên thực tế mỗi loại thành phẩm dự trữ cũng luôn luôn biến động từ thấp nhất đến cao nhất (ngược lại với nguyên, vật liệu). Trong cùng một lúc, doanh nghiệp lại phải tổ chức nhiều lô hàng của nhiều loại thành phẩm khác nhau, do đó số ngày dự trữ ở kho thành phẩm cần nhân với hệ số’ xen kẽ vốn thành phẩm.
Ví dụ: Doanh nghiệp A ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, trong đó xác định mỗi lô hàng xuất giao là 120 sản phẩm X, sô" sản phẩm sản xuất bình quân một ngày là 8 sản phẩm.
Vậy số' ngày tích luỹ thành lô:
NL = 120/8 = 15 ngày.
Giả sử hệ sô xen kẽ vốn thành phẩm của doanh nghiệp A là 0,8. Sô ngày dự trữ ở kho thành phẩm của doanh nghiệp A năm kế hoạch: 15 ngày X 0,8 = 12 ngày.
58
Sô ngày xuất kho và vận chuyển là sô ngày cần thiêt đê đưa hàng từ kho của doanh nghiệp đến địa điểm giao hàng. Nêu doanh nghiệp giao hàng tại kho doanh nghiệp thì không cần tính sô' ngày này.
Sô" ngày thanh toán là số ngày từ khi lập chứng từ thanh toán cho đến khi thu được tiền về.
Ví dụ: Giả sử giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá bình quân mỗi ngày sản phẩm A là 30.000.000 đồng, số ngày dự trữ ở kho thành phẩm (đã điều chỉnh theo hệ số) là 12 ngày, số’ ngày xuất kho và vận chuyển là 2 ngày, sô' ngày thanh toán là 3 ngày.
Vậy khu cầu vốn thành phẩm năm kế hoạch là:
VTP: 30.000.000 đồng X (12 +2+3) = 510.000.000 đồng
Công thức trên có thể được áp dụng chung cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể cần có sự xem xét, vận dụng cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Ví dụ: sản phẩm điện không có thòi gian dự trữ và thồi gian xuất kho, vận chuyển mà chỉ có thời gian thanh toán. Đối với sản phẩm xây lắp được thi công ngay tại địa điểm sử dụng chúng sau này nên không phải tính thời gian nhập kho và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Hơn nữa, sản phẩm xây lắp chủ yếu được thi công theo đơn đặt hàng và được nghiệm thu, bàn giao ngay sau khi hoàn thành nên cũng không phải tính thòi gian dự trữ thành phẩm.
- Xác định nhu cầu vốn hàng hoá mua ngoài:
Nhu cầu vốn hàng hoá mua ngoài của doanh nghiệp nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào hai nhân tô" là: phí tổn hàng hoá mua ngoài bình quân mỗi ngày của kỳ kế hoạch và số ngày luân chuyển hàng hoá mua ngoài.
Vhh = Phux NHn
Trong đó:
VHn: Nhu cầu vốn hàng hoá mua ngoài kỳ kế hoạch.
PHn: Phí tổn hàng hoá mua ngoài bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch. NHn: Sô' ngày luân chuyển hàng hoá mua ngoài kỳ kế hoạch.
Phí tổn hàng hoá mua ngoài bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch tính theo số' lượng hàng hoá mua ngoài, đơn giá thu mua, chi phí thu mua, vận chuyển và sô' ngày kỳ kế hoạch.
Sô' ngày luân chuyển hàng hoá mua ngoài kỳ kế hoạch bao gồm: số ngày hàng đi trên đường, sô' ngày dự trữ, số’ ngày xuất kho - vận chuyển và số’ ngày kỳ kế hoạch.
Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh, tổng hợp lại sẽ có toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.
59
2.4.1.2. Phương pháp gián tiếp
Đặc điểm của phương pháp gián tiếp là dựa vào thông kê kinh nghiệm đê xác định nhu cầu vốn lưu động, ở đây có thể chia thành hai trường hợp: - Một là, dựa vào kinh nghiệm thực tê của doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp mình. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo cách này là dựa vào hệ sô vôn lưu động tính theo doanh thu được rút ra từ thực tê hoạt động của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành. Trên cơ sỏ xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của doanh nghiệp mình để tính ra nhu cầu vốn lưu động cần thiêt. Ví dụ: theo kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ mặt hàng cho thấy nhu cầu vốn lưu động thường cần bằng khoảng 40% doanh thu bán ra. Như vậy, nếu muốn thành lập một doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ mặt hàng N, dự kiến quy mô kinh doanh với doanh sô" bán ra là 1.000 triệu đồng một năm thì số vốn lưu động cần có là: 1.000 triệu đồng X 40% = 400 triệu đồng. Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập doanh nghiệp với quy mô kinh doanh nhỏ.
- Hai là, dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thòi kỳ trước của doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động cho thòi kỳ tiếp theo khi có sự thay đổi về quy mô sản xuất.
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào thông kê kinh nghiệm về vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng hoặc giảm tốc độ luân chuyển vôn lưu động năm kê hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch.
Nhu cầu vốn lưu động được tính theo công thức sau:
M v nc = Vobq X ^ X (1± t%)
IVLq
Trong đó:
Vnc: Nhu cầu vôn lưu động năm kế hoạch.
Vobq: Sô' dư bình quân vôn lưu động năm báo cáo.
Mx: Tổng mức luân chuyển vôn lưu động năm kế hoạch = Doanh thu thuần năm kế hoạch.
M0: Tông mức luân chuyên vôn lưu động năm báo cáo = Doanh thu thuần năm báo cáo
t%: Tỷ lệ (tăng hoặc giảm) sô ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo.
Trong công thức trên, tổng mức luân chuyển vốn lưu động phản ánh trị giá luân chuyển của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, nó được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ các khoản giảm trừ doanh thu (bao gồm hàng bị
60
trả lại, giảm giá hàng bán và các khoản thuê gián thu loại trừ thuê giá tri gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ mà doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nưốc).
Số vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân sô' vôn lưu động trong từng quý hoặc tháng.
Công thức tính như sau:vql + vq2 + vq3+vq4
V LĐbq -
Hay:
V V
-M + V ,+V ,+V , + - í3i 2 cq l cq2 cq3 2
VcĐbq = 4
Trong đó:
VLDb,: Số vốn lưu động bình quân trong kỳ.
v qi: Vq2, Vq3, Vq4: vốn lưu động bình quân các quý I, II, III, IV. v dql: Vôn lưu động đầu quý I
Vcql: vcq2, vcq3, vcq4: Vốn lưu động cuối các quý I, II, III, IV.
Tỷ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo được xác định theo công thức sau:
t% = — K\~ ^ — X 100
Trong đó:
t%: Tỷ lệ giảm (hoặc tăng) sô" ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo.
Kp Sô" ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
Ko: Sô" ngày luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
Ví dụ: giả sử doanh nghiệp A có số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo là 300.000.000 đồng. Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo là 2.100.000.000 đồng, năm kế hoạch dự kiến là 3.150.000.000 đồng. Tỷ lệ giảm sô" ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo là 1Ọ%. Vậy số nhu cầu vổn lưu động năm kế hoạch sẽ là:
vnc = 300.000.000 X 3-150-Q00-Q00đ x (! + _ ) = 600.000.OOOđ. 2.100.000.000 đ 100
Đe xác định nhu cầu vổn lưu động cần thiết năm kế hoạch cho từng khâu kinh doanh (dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông) theo phương pháp gián tiếp trên doanh nghiệp có thể căn cứ vào tỷ trọng vôn lưu động được phân bổ hợp lý trên các khâu kinh doanh theo thông kê, kinh nghiệm ở các năm trước
Giả sử tỷ trọng ở các khâu dự trữ sản xuất là 40%, khâu sản xuất là 35% khâu lưu thông là 25%.
61
Vậy nhu cầu vôn lưu động cho từng khâu kinh doanh là:
- Khâu dự trữ sản xuất:
600.000.000 đồng X 40% = 240.000.000.000 đồng
- Khâu sản xuất:
600.000.000 đồng X 35% = 210.000.000.000 đồng
- Khâu lưu thông:
600.000.000 đồng X 25% = 150.000.000.000 đồng
Cộng = 600.000.000.000 đồng
Phương pháp gián tiếp trong xác định nhu cầu vốn lưu động có ưu điêm là tương đốì đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính nhanh chóng nhu cầu vôn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp.
2.4.1.3. Phường pháp ưốc tính nhu cầu vốn lưu động bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu
Đây là một phương pháp dự đoán nhu cầu vốn lưu động đơn giản, dễ làm. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người quản lý tài chính doanh nghiệp phải hiểu đặc thù sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (quy trình sản xuất, tính chất sản phẩm, tính thòi vụ...) và phải hiểu tính quy luật của mối quan hệ giữa doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm với tài sản, tiền vốn, phân phôi lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phương pháp này được tiến hành qua bốn bước sau đây:
- Bước 1: Tính sô" dư bình quân của các khoản mục trên bảng cân đốì kế toán của doanh nghiệp trong năm trước (năm báo cáo).
- Bước 2: Chọn các khoản mục vốn lưu động chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu rồi tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện được trong năm báo cáo.
- Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu sản xuất - kinh doanh cho năm sau (năm kế hoạch) trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch. - Bước 4: Dự định huy động nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn sản xuất - kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh năm kế hoạch.
Phương pháp này được minh hoạ qua ví dụ sau đây:
Ví dụ: Doanh thu doanh nghiệp A năm báo cáo là 10.000 triệu đồng và đạt tỷ suất lợi nhuận (trước thuể)/ doanh thu là 5%. Doanh nghiệp dành 50% lợi nhuận sau thuế để trả lãi cổ phần. Dự kiến năm kế hoạch doanh thu đạt là 12.000 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận (trước thuế), doanh thu cũng như năm báo cáo và cũng giữ nguyên mức chia lãi cổ phần như vậy.
Hãy dự tính nhu cầu vốn lưu động tăng lên bao nhiêu trong năm kế hoạch và tìm nguồn trang trải? Biết rằng doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 32% và bảng cân đối kê toán năm báo cáo như sau:
62
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM BÁO CÁO
Đơn vị: 1 triệu đồng
tiền Nguồn vốn Số
Tài sản Số
tiền
A. Tài sản lưu động và đầu tư 4.500 A. Nợ phải trả 3.500 tài chính ngắn hạn I. Nợ ngắn hạn
1. Vốn bằng tiền 500 1. Vay ngắn hạn 600 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn - 2. Phải trả nhà cung cấp 400 3. Các khoản phải thu 1.700 3. Phải nộp ngân sách 650 4. Hàng tổn kho 2.200 4. Phải thanh toán cho công nhân viên 850 5. Tài sản lưu động khác 100 5. Phải trả khác -
II. Nợ dài dạn 1.000
B. Tài sản cố định và đầu tư 3.500 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 4.500 tài chính dài hạn 1. Nguồn vốn kinh doanh 3.500 1. Tài sản cố định (Giá trị còn lại) 3.500 2. Quỹ đầu tư phát triển 400
2. Đầu tư tài chính dài hạn - 3. Lãi chưa phân phối 500 3. Xây dựng cd bản dở dang - 4. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 100 Tổng tài sản 8.000 Tổng nguồn vốn 8.000
Ta nhận thấy tất cả khoản mục ở phần tài sản đều chịu sự tác động trực tiếp của doanh thu, tuy nhiên do tính chất và đặc điểm của vốn cô" định nên ta có thể tách riêng chúng ra. Ớ phần nguồn vốn ta nhận thấy chỉ có các khoản mục 1, 3, 4 của nợ ngắn hạn thoả mãn điều kiện quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với doanh thu. Sau đó ta tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục này với doanh thu.
TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) GIỮA CÁC KHOẢN
MỤC CÓ QUAN HỆ TRỰC TIẾP VÀ CHẶT CHẼ VÓI DOANH THU Tài sản Nguồn vốn
1 .Vốn bằng tiền 5 2. Các khoản phải thu 17 3. Hàng tổn kho 22 4. Tài sản lưu động khác 1
1. Phải trả nhà cung cấp 4 2. Phải nộp ngân sách 6,5 3. Phải thanh toán cho CNV 8,5
Cộng: 45 Cộng: 19 Nhận xét:
- Cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên cần phải tăng 0 45 đồng vốn để bổ sung cho phần tài sản (45%).
63
- Cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì doanh nghiẹp chiếm dụng đương nhiên (nguồn vốn phát sinh tự động) là 0,19 đồng (19%)- Vậy thực chất một đồng doanh thu tăng lên doanh nghiệp chỉ cần bô sung: 0,45-0,19 = 0,26
Vậy nhu cầu vôn lưu động cần bổ sung thêm cho năm kê hoạch là: (12.000 triệu đồng - 10.000 triệu đồng) X 0,26 = 520 triệu đồng Neu tỷ suấ+ lợi nhuận (trước thuễ)/doanh thu năm kê hoạch vân duy trì
như năm báo cáo thì lợi nhuận (trước thuê) của năm kế hoạch là: 12.000 triệu đồng X 5% = 600 triệu đồng
Lợi nhuận sau thuế:
600 triệu đồng - (600 triệu đồng X 32%) = 408 triệu đồng
Lợi nhuận còn lại sau khi chia lãi cổ phần dùng để bổ sung vôn là:
4 0 8 t r i ệ u đ ồ n g X ( 1 -5 0 % ) = 2 0 4 t r i ệ u đ ồ n g
Như vậy với nhu cầu tăng vein lưu động ở năm kê hoạch là 520 triệu có thể dùng lợi nhuận còn lại để trang trải là 204 triệu đồng, sô" còn lại: 520 triệu đồng - 204 triệu = 316 triệu đồng doanh nghiệp phải huy động từ bên ngoài (vay ngan hàng hoặc phát hành trái phiếu).
Chú ý rằng phương pháp này có tác dụng nhiều hơn trong dự đoán ngắn hạn. Đến dự đoán dài hạn người ta thường dùng phương pháp hồi quy. 2.4.1.4. Phương pháp hồi quy
Phương pháp này được xác định dựa trên lý thuyết tương quan toán học. Phương pháp hồi quy diễn tả các tương quan giữa quy mô các loại vốn (hoặc tài sản) với doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua nhiều năm để xác định tính quy luật diễn biến của một loại vốn nào đó, từ đó suy ra nhu cầu vốn cho thòi kỳ cần thiết.
Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý:
- Phương pháp hồi quy đòi hỏi phải có nhiều sô' liệu lịch sử của thực tế kinh doanh mà doanh nghiệp đã trải qua.
- Đây là một phương pháp dự đoán nhu cầu vốn dài hạn, vì vậy tính chất dài hạn trong dự đoán nhu cầu vốn cho tương lai cần phải được cân nhắc, thời điểm dự đoán càng xa, tính thực hiện càng kém. Mặt khác, phương pháp này cũng xuất phát từ việc dự đoán doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Do đó tính chất chính xác và hợp lý chỉ gắn liền với những loại vốn nào có liên quan trực tiếp với sự tăng giảm của doanh thu. Đối với nhu cầu vổn về đầu tư xây dựng cơ bản, hoạt động vốn cổ phần, đầu tư tài chính... là những khoản vốn không gắn liền với sự tăng giảm của doanh thu thì không nên dự đoán theo cách này.
- Các sô" liệu sử dụng trong phương pháp này phải là các số liệu đã gạt bỏ những nhân tố bất hợp lý, đảm bảo tính so sánh được của các sô' liệu. Nếu không sẽ làm sai lệch mổi tương quan giữa doanh thu và vốn. Thực chất của việc xử lý số liệu là tính toán, xác định các tham sô" của phương trình tuyên tính.
64
y = ax + b của đường hồi quy theo lý thuyết tương quan với đường hồi quy đó. Ví dụ: Một doanh nghiệp có dãy sô' liệu thực tế về vốn lưu động và doanh thu tiêu thụ sản phẩm như sau:
BIỂU TƯONG QUAN GIỮA DOANH THU VÀ VỐN Lưu ĐỘNG
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Vốn lưu động Doanh thu tiêu thụ sản phẩm 2001 24 100
2002 26 150
2003 28 200
2004 30 250
2005 32 300
Để dự đoán nhu cầu vốn lưu động cho năm 2005 ta đưa toàn bộ sô" liệu của bảng trên lên đồ thị.
Qua mối tương quan giữa doanh thu và vốn lưu động hàng năm ta xác định được một điểm. Nốĩ các điểm này lại với nhau ta sẽ được một đường hồi quy. Đường hồi quy có thể là một đưòng thẳng hoặc là một đưòng cong. Trong ví dụ này đường hồi quy là đường thẳng. Kéo dài đường hồi quy theo xu hướng của nó ứng với doanh thu của năm 2010 là 550 triệu đồng thì vốn lưu động ưốc tính sẽ là 42 triệu đồng.
MỐI QUAN HỆ GIỮA VỐN LƯU ĐỘNG VỚI DOANH THU
(tĩiệu đồng)
65
2.4.2. Lập kế hoạch vốn lưu động
Khi xác định xong nhu cầu tất cả các khoản vốn lưu động của doanh nghiệp, cần phải tổng hợp lên bảng kế hoạch vốn lưu động.
KẾ HOẠCH VỐN LƯU ĐỘNG
Ước thực hiện kỳ báo cáo Kế hoạch
TT Khoản mục Mức luân
chuyển
Số ngày luân
chuyển bình quân
Mức dư bình
quân
Mức
luân
chuyển
Số ngày luân
chuyển bình quân
Nhu
cầu vốn lưu
động
Nguyên, vật liệu chính
01
02
Bán thành phẩm mua ngoài
03
Vật liệu
Nhiên liệu
04
Phụ tùng thay thế
05
Vật liệu đóng gói
06
07
Công cụ dụng cụ
Sản phẩm đang chế tạo
08
Bán thành phẩm tự chế
09
Chi phí trả trước
10
Thành phẩm
11
Hàng hoá mua ngoài
12
Cộng
TÌNH HÌNH LUÂN CHUYEN VỐN LƯU ĐỘNG
Khoản Ước thực hiện kỳ báo cáo Năm kế hoạch
1. Doanh thu tiêu thụ
2. Số lần luân chuyển
3. Số ngày luân chuyển bình quân
Mức luân chuyển từng khoản vôn trong bảng trên là khôi lượng công việc mà từng khoản vốn phải luân chuyển để phục vụ. Bỏi vậy, mức luân chuyển của các khoản vốn thuộc khâu dự trữ như nguyên, vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài... phải tính theo tổng sô" chi phí tiêu hao từng khoản của năm kế hoạch; mức luân chuyển của vốn sản phẩm đang chế tạo và bán thành phẩm tự chế phải tính theo tổng sô" chi phí sản xù&t tổng sản lượng của năm kế hoạch; mức luân chuyển của vốn thành phẩm phải tính theo tổng số giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá của năm kế hoạch. Những số liệu về mức
66
luân chuyển của từng khoản vôn phải thông nhất với sô liệu đã ghi trong bảng dự toán chi phí sản xuất năm kế hoạch của doanh nghiệp. Sô" ngày luân chuyển bình quân của từng khoản vốn trong bảng trên được xác định theo công thức:
v bq X 360
M
Trong đó:
Kbq: Sô' ngày luân chuyển bình quân.
vbq: Sô" vốn lưu động bình quân (của từng khoản vốn).
M: Tổng mức luân chuyển của từng khoản vốn.
Sau khi đã xác định được số ngày luân chuyển bình quân của từng khoản vốn và hiệu suất luân chuyển của tổng sô" vốn lưu động năm kế hoạch, cần phải so sánh với sô" ngày luân chuyển bình quân của từng khoản vốn và hiệu suất luân chuyển của tổng sô" vốn lưu động thực tế đã hoàn thành năm báo cáo để đánh giá sự tiến bộ của kế hoạch vốn lưu động năm kế hoạch.
2.5. Xác định các nguồn vốn lưu động
Phần trên chúng ta đã xác định lượng vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu để đảm bảo nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải tổ chức nguồn vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động đã xác định ỏ trên. Nguồn vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp phải là nguồn vốn ổn định, có tính chất vững chắc, phải thuộc quyền sử dụng lâu dài của doanh nghiệp.
Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định thường xuyên phải có một lượng tài sản lưu động nhất định nằm trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh bao gồm các khoản dự trữ nguyên, vật liệu sản phẩm dở dang, thành phẩm và các khoản vốn trong thanh toán (nợ phải thu, tạm ứng...) Những tài sản lưu động hình thành có tính chất thường xuyên được gọi là tài sản lưu động thường xuyên.
Tuy nhiên, trong các chu kỳ kinh doanh do rất nhiều nguyên nhân (ví dụ như dự kiến giá vật tư tăng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có tính thời vụ, doanh nghiệp đột xuất có những đơn đặt hàng mới...) làm tăng nhu cầu vốn lưu động dẫn đến hình thành thêm một bộ phận tài sản lưu động không có tính chất thường xuyên gọi là bộ phận tài sản lưu động tạm thòi.
Thông thường những tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bởi nguồn vôn lưu động thường xuyên và tài sản lưu động tạm thời được đáp ứng bởi nguồn vốn lưu động tạm thời.
67
Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn vôn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời trong việc đảm bao nhu cầu chung về vôn lưu động của doanh nghiệp. Dựa vào bảng cân đôi ke toan có thể đánh giá được mức độ sử dụng nguồn vôn lưu động thường xuyên tại một thòi điểm kinh doanh như sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngăn hạn. Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
Nguồn vốn _ Tổng nguồn vốn Tổng giá trị tài sản cố
lưu động - thường xuyên định (đã trừ số khâu hao)
* Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vôn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng có tính chất dài hạn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể được xác định theo công thức sau: Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc: Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp - Nợ ngắn hạn.
Có thể xem xét nguồn vốn thưồng xuyên qua sơ đồ sau:
Ví dụ:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP B
NGÀY 31/12 NẪM N NHƯ SAU
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản Số cuối kỳ Nguồn vốn Số cuối kỳ A. Tài sản lưu động 1.600 A. Nợ phải trả 1.850 1. Vốn bằng tiền 500 1. Nợ ngắn hạn 1.000 2. Các khoản phải thu 100 - Vay ngắn hạn 800 3. Hàng tổn kho 1.000 - Phải trả người bán 200 B. Tài sản cố định 2.900 2. Nợ dài hạn 850 1. Tài sản cố định 2.900 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.650 - Nguyên giá 3.300 1. Nguồn vốn kinh doanh 2.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (400) 2. Quỹ đầu tư phát triển 650 2. Đầu tư tài chính dài han -
Tổng cộng tài sản 4.500 Tổng cộng nguồn vốn 4.500
Từ sô' liệu trên có thể xác định:
Nguồn vôn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp B cuối năm N = 1.600 triệu đồng - 1.000 triệu đồng = 600 triệu đồng.
Hoặc = (2.650 + 850) - 2.900 = 600 triệu đồng.
68
Qua xem xét phần trên cho thấy:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vôn. Do vậy, đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn.
Trong công tác quản lý tài chính cần thường xuyên theo dõi sự biên động của nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Những yếu tô" tác động làm tăng hoặc giảm nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp là:
- Những yếu tô" chủ yếu làm tăng nguồn vốn lưu động thường xuyên: + Tăng vốn chủ sở hữu.
+ Tăng các khoản vay trung và dài hạn (kể cả phát hành trái phiếu). + Nhập bán hoặc thanh lý tài sản cố định.
+ Giảm đầu tư dài hạn vào chứng khoán.
- Những yếu tố chủ yếu làm giảm nguồn vốn lưu động thường xuyên: + Giảm vốn chủ sở hữu.
+ Hoàn trả các khoản vay trung và dài hạn.
+ Tăng đầu tư tài sản cố định hoặc đầu tư dài hạn khác.
+ V.V..
3. Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp
3.1. Các mô hình tài trợ vốn cho doanh nghỉêp
Trên cơ sở xác định các nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu về vốn đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động trên cần phải tính đến chiến lược tổ chức nguồn vốn kinh doanh một cách hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Chiến lược tổ chức huy động vốn của doanh nghiệp được dựa trên tình hình cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và dựa vào rất nhiều căn cứ khác nhau. Trên thế giới cũng như ở các doanh nghiệp nước ta thường có ba mô hình tổ chức vốn thường được sử dụng:
- Mô hình 1: Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và một phần tài sản lưu động tạm thời được hình thành bởi nguồn vốn thường xuyên, phần tài sản lưu động tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Mô hình này có thể minh hoạ qua sơ đồ sau:
69
ư u điểm của việc tổ chức nguồn vốn theo mô hình này là đưa lại cho các doanh nghiệp khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. Nguồn vốn thưòng xuyên đảm bảo phần lớn nhu cầu vốn, tạo ra sự ổn định cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc giữ chữ tín trong các quan hệ thanh toán.
Tuy nhiên nhược điểm của việc sử dụng mô hình này là ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải huy động thêm nhiều vốn vay dài hạn và ngay cả khi không có nhu cầu về tài sản lưu động tạm thời cũng phải hoàn thành một lượng nguồn vốn thường xuyên nên chi phí sử dụng vốn sẽ cao.
- Mô hình 2: Toàn bộ tài sản cô" định và tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm thòi được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thòi.
Mô hình này có thể minh hoạ qua sơ đồ sau:
70
ư u điểm của cách tổ chức nguồn vôn này là làm giảm bớt được chi phí sử dụng vốn và hạn chế được rủi ro trong thanh toán nhưng nhược điểm lớn của việc sử dụng mô hình này là không tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong thực tế kinh doanh, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thường xuyên biến động, khi gặp những khó khăn nhất định doanh nghiệp tạm thòi phải giảm bớt quy mô kinh doanh, trong đó vẫn phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn, do vậy mô hình này ít được sử dụng. Mô hình này chỉ nên áp dụng khi doanh nghiệp có quy mô kinh doanh tương đối ổn định.
- Mô hình 3: Toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thưòng xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thưòng xuyên, phần còn lại của tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Mô hình này có thể minh hoạ qua sơ đồ sau:
Ưu điểm lớn của mô hình này là chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với cả hai mô hình trên và việc tổ chức cơ cấu nguồn vôn cũng khá linh hoạt. Song nếu sử dụng mô hình này doanh nghiệp dễ gặp rủi ro hơn so với việc sử dụng hai mô hình trên.
Thông thường, các doanh nghiệp không chỉ theo một mô hình mà tuỳ tình hình cụ thể bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong thời kỳ để có thể điều chỉnh một cách thích hợp.
Trong cả ba mô hình tài trợ vốn nêu trên, doanh nghiệp đều phải sử dụng nguồn võn tạm thời để đáp ứng một phần hoặc toàn bộ nhu cầu vê' vốn lưu động. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ người cung cấp, nợ tiền lương và bảo hiểm xã hội
71
người lao động, các khoản nợ thuế, lệ phí đôi với ngân sách nhà nước và cac khoản nợ phải trả khác có tính chất ngắn hạn...
Việc sử dụng các khoản tín dụng ngắn hạn trong nguồn vôn tạm thơi đe đảm bảo nhu cầu về vôn lưu động có những điểm lợi và bất lợi sau đây: - Điểm lợi của việc sử dụng tín dụng ngắn hạn:
+ Chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thấp hơn so với việc sử dụng tín dụng dài hạn.
+ Việc sử dụng tín dụng ngắn hạn có thể giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc tổ chức nguồn vôn và thông thường được thực hiện dê dàng, thuận lợi so với sử dụng tín dụng dài hạn.
- Điểm bất lợi của việc sử dụng tín dụng ngắn hạn:
+ Lãi suất ngắn hạn thay đổi nhiều hơn lãi suất dài hạn nên doanh nghiệp thường phải chịu rủi ro về lãi suất cao hơn.
+ Nếu sử dụng tín dụng ngắn hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải trả nợ trong thời gian ngắn, hoặc nếu dùng nợ ngắn hạn để đảm bảo cho nhu cầu đầu tư dài hạn sẽ tạo thêm rủi ro cho doanh nghiệp, dễ làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn. 3.2. Các nguồn tài trơ ngắn han
3.2.1. Nợ phải trả có tính chất chu kỳ
Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp khác, các khoản này có tên gọi là nợ tích luỹ, những khoản này phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chúng chưa đến kỳ thanh toán. Những khoản này bao gồm:
- Tiền lương, tiền công trả cho người lao động, nhưng chưa đến kỳ trả. Thông thường, tiền lương hoặc tiền công của người lao động chi trả hàng tháng bao gồm hai kỳ: kỳ tạm ứng thường vào giữa tháng và kỳ thanh toán vào đầu tháng sau. Giữa hai kỳ trả lương sẽ phát sinh những khoản nợ lương trong kỳ.
- Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp, các khoản thuế phải nộp hàng tháng như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước nộp vào đầu năm sau, khi mà quyết toán được duyệt, V.V..
Ngoài những khoản nợ^ồó tính chất thường xuyên trên đây, còn có những khoản phát sinh cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng trước nhưng không phải trả chi phí, là những khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng, số tiền này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của sản phẩm hàng hoá đó, tình hình cung cầu trên thị trường, khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, yêu cầu và điều kiện thanh toán của đôi bên.
72
3.2.2. Tín dụng nhà cung cấp
Việc mua chịu, bán chịu giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã xuất hiện từ lâu, hình thức tín dụng này chiếm vị trí quan trọng trong nguồn tài trợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mói hình thành hoặc vốn hoạt động còn bị hạn chế. Được nhận vật tư, tài sản, dịch vụ để hoạt động sản xuất - kinh doanh nhưng chưa phải thanh toán, trả tiền ngay, điều rất có lợi cho doanh nghiệp. Lợi ích của tín dụng thương mại nhà cung cấp rất lớn, đó là:
- Cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động.
- Đàm phán, tự nguyện giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. - Kết quả đưa đến nhanh, khi nhà cung cấp biết rõ khách hàng, có thể đánh giá được khả năng thu hồi, mức độ tín nhiệm, cũng như những rủi ro có thể gánh chịu.
Về phía doanh nghiệp, tuy được hưởng tín dụng của Nhà cung cấp nhưng cũng không nên cho đó là loại hình tín dụng không mất chi phí mà cần kiểm tra, xem xét giá mua chịu hàng hoá có cao quá mức bình thường không.
Việc sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp cũng phải tính đến chi phí của khoản tín dụng đó, cho nên trong nhiều trường hợp, việc doanh nghiệp có nên sử dụng tín dụng thương mại hay không cần xác định chi phí của các khoản tín dụng thương mại đó.
Ví dụ: Một giao dịch giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp, nhà cung cấp đồng ý bán chịu cho doanh nghiệp một lô hàng với quy định hình thức thanh toán là “2/10 net 30”. Điều đó có nghĩa là nhà cung cấp sẽ chiết khấu 2% trên giá trị lô hàng nếu ngưòi mua (doanh nghiệp) đồng ý trả tiền trong thời gian 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Ngoài thòi hạn 10 ngày, tức là từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 30 thì doanh nghiệp phải trả 100% giá trị lô hàng mà không được hưởng chiết khấu nữa.
Có thể tính chi phí của tín dụng thương mại theo công thức sau:
Tỷ lê chiết khấu (%) 360 Chi phí của tín _ _________ ___________ dụng thương mại - _ ố khấu số ngày mua ch|u- Thòi 1 • gian hướng chiết khấu
Với ví dụ trên, thì:
í 2°/ Chi phí tín dụng thương mại = 360
^100- 2% .
30-10= 36,7%
Cần so sánh với lãi suất vay ngân hàng để xem chi phí của khoản tín dụng thương mại cao hay thấp.
73
3.2.3. Tín dụng ngân hàng
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là một nguồn tài trợ đặc biệt cho doanh nghiệp, đó là nguồn tài trợ ngắn hạn, như nhu cầu vôn lưu động cua doanh nghiệp gia tăng trong hoạt động kinh doanh. Các tổ chức tín dụng có thể cho các doanh nghiệp vay ngắn hạn vối thời gian tôi đa là 12 tháng (1 năm). Thời hạn cho vay cụ thể của từng doanh nghiệp được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay là lãi suất thoả thuận theo cơ chê thị trường và phù hợp với các quy định của ngân hàng nhà nưóc, quy định của Luật các tổ chức tín dụng về lãi suất cho vay khi ký kết hợp đồng tín dung.
Để vay được nguồn vốn ngắn hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp cần chấp hành đầy đủ các nguyên tắc quy định hiện hành về tín dụng ngắn hạn.
3.2.4. Chiết khấu thương phiếu
Thương phiếu là chứng chỉ có giá trị nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một sô" tiền xác định trong một thòi gian nhất định.
Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, thông thường muốn vay ngắn hạn cần thế chấp bằng khoản phải thu, nhưng thay vì việc dùng hình thức này để thế chấp, có thể sử dụng thương phiếu để chiết khấu trên thị trưòng tiền tệ.
Doanh nghiệp có thể đem chiết khấu các hốì phiếu xuất khẩu trả tiền trước và hốì phiếu xuất khẩu có thời hạn tại bộ phận tái chuyển khoản thuộc ngân hàng để nhận được những khoản tiền vay ngắn hạn. Nguồn vốn vay ngắn hạn này có mức chi phí thấp hơn hình thức vay ngắn hạn khác, vì mức lãi suất chiêt khấu thưòng thấp hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
Sô tiền thu được khi đem các thương phiếu đi chiết khấu có thể được tính theo công thức sau:
360
Trong đó: M: Sô tiền thu được khi đem thương phiếu đi chiết khấu. V: Giá trị ghi trên thương phiếu (mệnh giá),
i: Lãi suất chiết khấu (tính theo năm),
n: Sô" ngày chiết khấu.
3.2.5. Bán nợ
Trong nền kinh tế thị trường hình thành cơ chế mua bán nợ. Vói cơ chế đó cho phép doanh nghiệp có thể bán nợ phải thu từ khách hàng bao hàm cả nợ
74
phải thu quá hạn, nợ khó đòi cho tổ chức mua bán nợ. Tuỳ theo quy định của luật pháp ở mỗi nước, tổ chức mua bán nợ có thể là ngân hàng thương mại hay công ty mua bán nợ. Tổ chức mua bán nợ và doanh nghiệp cần bán khoản nợ phải thu sẽ gặp gỡ thương lượng, thoả thuận giá mua, bán khoản nợ. Sau khi hai bên thống nhất giá mua, bán sẽ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Doanh nghiệp bán nợ thông báo cho khách nợ biết việc chuyển đổi chủ nợ. Khi việc mua bán nợ đã thực hiện hoàn tất theo hợp đồng thì đây có thể coi là một hình thức tài trợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Bên mua nợ sẽ có trách nhiệm thu hồi các khoản nợ và chịu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thu nợ.
3.2.6. Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác
Ngoài các nguồn vốn để tài trợ ngắn hạn trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các nguồn khác để tài trợ nhu cầu tăng vốn lưu động tạm thời, như các khoản tiền đặt cọc, tiền ứng trước của khách hàng, các nguồn tài trợ không có bảo đảm khác như tín dụng thư, các khoản cho vay theo từng hợp đồng cụ thể, V.V..
3.3. Tổ chức đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết 3.3.1. Xác định vốn lưu động thừa thiếu
Hàng năm doanh nghiệp phải lập kế hoạch nguồn vốn lưu động để so sánh nguồn vổn lưu động hiện có vối nhu cầu vốn thường xuyên cần thiết, tối thiểu để xem xét sô' vốn lưu động thừa, thiếu; thông qua đó nhằm chủ động xử lý sô' thừa và tổ chức huy động đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.
ở đây cũng cần thấy rằng để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được thuận lợi thì nguồn vốn đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết trong năm phải là nguồn vốn ổn định, có tính chất vững chắc và sử dụng lâu dài của doanh nghiệp....
Công thức xác định vốn lưu thông thừa, thiếu như sau:
V ^ V fc-V *
Trong đó:
v±: Sô" vốn lưu động thừa (+), thiếu (-) với nhu cầu của quy mô kinh doanh. Vfc.: Sô" vốn lưu động thực có của doanh nghiệp ở đầu kỳ kế hoạch. Vnc: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết doanh nghiệp. Vfc.: Là tổng các khoản nguồn vốn lưu động nằm trong nguồn vốn chủ sở
hữu, nguồn nợ trung hạn và dài hạn. Vì kế hoạch nguồn vôn lưu động phải lập trước lúc bắt đầu năm kế hoạch cho nên sô" vốn lưu động thực có ở đầu năm kế hoạch vuphải dự tính bằng cách lấy số dư về nguồn vốn lưu động ở ngày 30-9 cộng thêm hoặc tính bớt số tăng thêm hoặc giảm bớt từ tháng 10 đến tháng 12 năm báo cáo từ các nguồn vốn này.
75
3.3.2. Các biện pháp xử lý khi thừa (+) hoặc thiêu (-) vốn lưu động - Trường hợp thừa vốn lưu động: Nếu sô vôn lưu động thực có đầu năm kê hoạch không những đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tối thiếu của doanh nghiệp mà còn dư thừa thì cần có biện pháp thích hợp đê tránh tình trạng vôn bị ứ đọng, lãng phí vốn như: dự tính mở rộng quy mô kinh doanh, góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu...
- Trường hợp thiếu vốn lưu động: Doanh nghiệp phải tìm nguồn tài trợ để bù đắp sô" thiếu đó. Doanh nghiệp có thể bổ sung vốn lưu động thiêu bằng nguồn vốn lưu động từ bên trong như lấy một phần từ lợi nhuận hàng năm đê tăng vốn kinh doanh dưới hình thức trích một phần từ quỹ đầu tư phát triển đốì với doanh nghiệp nhà nước, trích một phần từ quỹ dự trữ hoặc lợi nhuận đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn...
Sau khi xem xét huy động nguồn vôn lưu động bên trong rồi mà vẫn còn thiếu so với nhu cầu vốn lưu động thì phải tổ chức huy động nguồn vốn lưu động từ bên ngoài thông qua hình thức liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu và cổ phiếu để tăng thêm nguồn vốn luân chuyển thưòng xuyên ổn định cho doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể vay vốn của ngân hàng và các đơn vị, tổ chức tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt đốì với nhu cầu tạm thời doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn.
Tuỳ tình hình cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức huy động nguồn vốn lưu động thích hợp và cân đối từng thòi gian phát sinh nhu cầu vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất - kinh doanh.
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 4.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu đông
Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: 4.1.1. S ố lần luân chuyển vốn lưu động (L)
Sô lân luân chuyên vôn lưu động thê hiện sô lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Công thức xác định:
Trong đó:
L: Sô lần luân chuyển (sô" vòng quay) của vốn lưu động trong kỳ kế hoạch. M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch. Thông thường tổng
76
mức luân chuyển vôn lưu động được xác định bằng doanh thu thuân cua doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.
vb : Vốn lưu động bình quân sử dụng kỳ kế hoạch, được xác định theo phương pháp bình quân sô"học, tuỳ theo sô'liệu để có cách tính thích hợp. \T — LĐđn LĐcn V v T nAn 1 v ĩ +v vbq ^
Hay: vbq =
V +v +v +v
V V
-4 & -+ V o cql cq2 cq3 ,+v ,+v o
Hoặc: v bq = —------- 4
Trong đó:
Vqi, Vq2, Vq3, Vq4: Vôn lưu động bình quân các quý I, II, III, IV vđql: Vôn lưu động đầu quý I
vcql, vcq2, vcq3, vcq4: Vốn lưu động cuối quý I, II, III, IV
Vư)dn> Vloc,,: Sô" vốn lưu động đầu năm và cuối năm.
4.1.2. S ố ngày luân chuyển vốn lưu động (K)
Sô" ngày luân chuyển vốn lưu động nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ:
Công thức xác định như sau:
N V .xN
K = — hay K = -
L M
Trong đó:
M, Vbq: như chú thích trên.
K: Sô" ngày luân chuyển vốn lưu động (Kỳ luân chuyển vốn lưu động) N: Sô' ngày trong kỳ (một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày).
Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lưu động càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. Ví dụ: Trong năm N, doanh thu thuần của doanh nghiệp A đạt được là 360 triệu đồng. Theo tài liệu báo cáo, sô" vốn lưu động đầu năm là 110 triệu đồng; cuối quý I là 115 triệu đồng; cuối quý II là 120 triệu đồng; cuối quý III là 125 triệu đồng và cuối quý IV là 130 triệu đồng.
77
Từ tài liệu trên có thể xác định:
Sô" vốn lưu động bình quân sử dụng trong năm N:
— + 115 + 120 + 1 2 5 + —
v b = —2------------------------------- 2 _ = 120 triệu đồng
4
Sô" lần luân chuyển vốn lưu động trong năm N:
„ _ 360 _ on K = —— = 120 ngày
3
4.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vôn lưu động phản ánh sô" vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tôc độ luân chuyên vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước:
Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vôn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu:
- Mức tiết kiệm tuyệt đốì: Là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói cách khác: Với mức luân chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn.
v,„,d <±) = < X K ,) - v„kq = Vllt - Vob5
Trong đó:
v tktđ(±); Sô" vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.
Vobq, Vlbq: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch. Kx: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
Ví dụ: Trong năm báo cáo và năm kế hoạch doanh nghiệp đều đạt tổng mức luân chuyển vốn lưu động là 1.200 triệu đồng. Dự kiến năm kế hoạch doanh nghiệp sẽ tăng vòng quay vốn lưu động từ 5 vòng ở năm báo cáo lên 6 vòng ỏ năm kế hoạch.
Vậy số tiết kiệm tuyệt đôi là:
\T /.X _/ 1- 200 triệu đồng 360 1.200 triêu đồng. _ * Vtktd(±) = (-------- ^ ------ -X ^ -------- ) = 40 triệu đồng 360 6 5 - Mức độ tiêt kiệm tương đốì: do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh
nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động.
Công thức tính như sau:
v tki,đ(±) X