🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình sinh học phát triển cơ thể người: giai đoạn phôi, thai và trẻ em Ebooks Nhóm Zalo HOÀNG QUỶ TÌNH - NGUYÊN HỮU NHÂN GIÁO TRÌNH SINH HỌC PHÁT TRIỂN Cơ THỂ NGUỪI (GIAI ĐOẠN PHÔI, THAI VÀ TRẺ EM) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU Sinh học phát triển cơ thể người là khoa học nghiên cứu về sự hình thành và phát triển cá thể ngưòi bình thường qua các giai đoạn, trong đó nhừng giai đoạn đầu tiên như sự hình thành hợp tử, sự phân chia tế bào lần đầu tiên, sự hình thành phôi, thai,... là rất quan trọng, vì đây là nhửng giai đoạn được coi là “trứng nước”, có ảnh hưởng nhiều đến các giai đoạn phát triển sau. Sinh học phát triển rất quan tâm đến sự hình thành hợp tử từ các giao tử, sự phân chia, biệt hoá tế bào và sắp xếp các tế bào. nhò đó mà cơ thể có được hình dạng nhất định với các tê bào đã được biệt hoá và chiếm vị trí thích hợp trong cơ thể. Giai đoạn trước khi sinh là giai đoạn rất đáng quan tâm. có sự phát triển diễn ra khá phức tạp nhưng lại ít được biết đến. Nghiên cứu về các giai đoạn phát triển trước khi sinh, đặc biệt là sự phát triển diễn ra trong giai đoạn phôi giúp chúng ta hiểu được các cấu trúc, các môi liên hệ vê mặt giải phẫu của cơ thể bình thường và cách thức mà các cơ quan, các hệ cơ quan, các mô biệt hoá và trương thành thành cấu trúc ban đầu của người lớn. Hơn nữa phôi học giúp giải thích nguyên nhân của các vấn đê liên quan đến sức khỏe, dị tật ở người. Giáo trình Sinh hoc phát triển cơ thê người (Giai đoan phôi, thai và trẻ em) gồm 12 chương, trong đó chương 1 vừa đưa ra những vấn để đại cương về cấu trúc và sự phát triển cơ thể người, vừa đi sâu phán tích vê sự phát triển các thành phần của phôi, thai và sự tăng trưởng phát triển của trẻ sau khi sinh. Từ chương 2 đến chương 12, cuốn sách mô tả sự hình thành, phát triển của các cơ quan, các hệ cơ quan trong các giai đoạn phôi, thai và trẻ em như hệ da; hệ xương; hệ cơ; hệ điểu khiển,... Trong mỗi chương sẽ trình bày những vấn đề chung của các cơ quan và các hộ cơ quan; sự phát triển bình thường ở các cơ quan và các hệ cơ quan; đồng thời có đê' cập đến những sự bất thường của các cơ quan, các hộ cơ quan này trong quá trình phát triển ở các giai đoạn phôi, thai và sau khi sinh. 3 Cuốn sách dành cho sinh viên ngành Sinh học thuộc các trường Đại học Khoa học Tự nhiên, các trường Đại học Sư phạm và cho sinh viên theo học các ngành Y, Dược, Mầm non. Do đặc điểm của môn học có một sô' phần liên quan đến kiến thức của các môn học khác thuộc ngành Sinh học như Hoá sinh học, Tế bào học, Mồ học, Sinh học phát triển, Sinh lý người..., vì vậy, cuốn sách giúp sinh viên củng cô"kiến thức đã được học để có sự hiểu biết một cách cơ bản, hệ thống một số vấn đề về sinh học phát triển cơ thể người. Tuy đã có nhiều cố gắng dành thời gian, tâm huyết cho việc biên soạn nhưng chắc chắn cuốn sách còn những thiếu sót. Chúng tôi xin trân trọng tiếp thu và cảm ơn ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, bạn đọc và các bạn sinh viên để lần tái bản sau cuốn sách được tốt hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Công ty cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn. CÁC TÁC GIẢ 4 MỤC LỤC Lòi nói đầu.....................................................................................................3 Mục lục.......................................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN VỂ sự PHÁT TRIỂN cơ thể thời kỳ phôi, thai VÀ Sơ SINH 1.1. Các mức tô chức cấu lạo của cơ thè................................................................... 8 1.2. Sự di truyền ỏ ngưòi.........................................................................................8 1.3. Sự phàn chia tế bào........................................................................................10 1.4. Sự phát triển của phôi và bào thai.................................................................. 15 1.5. Sụ phát triển của thai nhi...............................................................................25 1.6. Sự tàng trương và phát triển của trẻ...............................................................27 Chương 2. Sự PHÁT TRlỂN của hệ da 2.1. Sự phát triển của da.......................................................................................38 2.2. Các tuyến của da............................................................................................ 42 2.3. Cấu trúc các tầng của da................................................................................ 45 2.4. Chức năng của da.......................................................................................... 48 2.5. Các yếu tô” tạo nôn màu da..............................................................................51 2.6. Sự tàng trướng và phát triển của các thành phần phụ của da..........................52 Chương 3. Sự PHÁT TRlỂN của hệ xương và cơ 3.1. Những vấn đề chung...................................................................................... 57 3.2. Sụ hình thành và phát triển cua xương..........................................................09 3.3. Sự phát triển của hộ xương............................................................................. 61 3.4. Sự phát triển của hệ crt...................................................................................79 3.5. Các khớp........................................................................................................ 81 3.6. Chúc năng của bộ xướng................................................................................. 85 3.7. Vai trò của hormon tăng trương và một sỏ yêu tố khác...................................86 Chương 4. Sự PHÁT TRIEN cùa hệ điểu KHIEN 4.1. Nhũng vấn đề chung...................................................................................... 90 4.2. Nguồn góc của hệ thần kinh............................................................................91 4.3. Sự phát triến của thần kinh trung ương.........................................................92 4.4. Sự hình thành và phát triển của hộ nội tiết................................................. 110 Chương 5. Sự PHÁT TRIEN của hệ tim mạch 5.1. Những vấn dề chung................................................................................... 117 5.2. Sự hình thành và phát trier) của hệ mạch....................................................118 5.3. Sự hình thành và phát trier) cùa tim........................................................... 125 5.4. Hệ tuán hoàn thai nhi.................................................................................. 142 5.5. Quá trinh phát tricn của tim sau sinh............................................................149 5 Chương 6. Sự PHÁT TRlỂN của hệ HÔ HẤP 6.1. Các thành phần của hệ hô hấp....................................................................... 152 6.2. Sự hình thành và phát triển của cơ quan hô hấp ở giai đoạn phôi.....................154 6.3. Sự hình thành và phát triển trong giai đoạn thai..................................................................... 6.4. Những thay đổi tại thời điểm sinh...................................... ........................... 165 6.5. Sự phát triển của hệ hô hấp ở trẻ sau sinh............................. ........................167 Chương 7. Sự PHÁT TRIEN của hệ tiêu HOÁ 7.1. Tổng quan về hệ tiêu hoá...............................................................................171 7.2. Sự phát triển của hệ tiêu hoá trong giai đoạn phôi và thai................ ............ 172 7.3. Quá trình tiêu hoá thức ăn.............................................................................182 7.4. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng..........................................Ị........................ 191 Chương 8. Sự PHÁT TRIEN cùa hệ niệu 8.1. Những vấn đề chung về hệ niệu.................. ............... ......................— 198 8.2. Quá trình phát triển sớm nhất của hệ niệu................................................... ..198 8.3. Sự hình thành và bài tiết nưốc tiểu.................................................................213 Chương 9. Sự HỈNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN của hệ sinh sản 9.1. Nhũng vấn đề chung về hệ sinh sản...............................................................217 9.2. Quá trình phát triển của hệ sinh sản giai đoạn phôi, thai............................. 218 9.3. Sự phát triển cơ quan sinh dục ở nữ...............................................................219 9.4. Sự phát triển cơ quan sinh dục ở nam..................... ........ ........... ........... ........... ........... ........... 9.5. Sự dậy thì............................................................................... ..................... 228 Chương 10. Sự PHÁT TRIEN của hệ miên dịch và quá trình miên dịch 10.1. Những vấn đề chung về hệ miễn dịch...........................................................235 10.2. Sự phát triển của hệ miễn dịch.................................................................... 236 10.3. Sự phát triển của hệ bạch huyết trong giai đoạn thai.................................... 243 10.4. Phản ứng miễn dịch ở trẻ sơ sinh và giai đoạn đầu thời thơ ấu....................... 244 Chương 11. Sự PHÁT TRIEN của các cơ quan cảm giác 11.1. Tồng quan vê các cơ quan cảm giác...............................................................248 11.2. Sự phát triển của mắt..................................................................................248 11.3. Sự phát triển của tai................................................................................... 255 11.4. Cảm thụ hoá học......................................................................................... 259 11.5. Cảm giác xúc giác........................................................................................261 Chương 12. Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN của ràng 12.1. Tông quan vê sự phát triển của răng............................................................ 262 12.2. Sự phát triển trong giai đoạn phôi............................................................... 264 12.3. Sự phân bô' mạch máu và dây thần kinh ở răng............................................. 267 12.4. Sự mọc răng................................................................................................267 Tài liệu tham khảo............................................................................................ 270 6 Chương 1 TỔNG QUAN VỂ s ự PHÁT TRIỂN c ơ THỂ Ở THỜI KỲ PHÔI, THAI VÀ s ơ SINH Giải phẫu và sinh lý học phát triển cơ thể miêu tả chuỗi sự kiện sinh học từ khi thụ tinh thành một hợp tử (sự kết hợp của một tinh trùng và một trứng) cho tới khi thành cơ thể hoàn chỉnh và tiếp tục phát triển ở những giai đoạn tiếp theo của đời người. Giai đoạn trước khi sinh là một trong những giai đoạn rất đáng quan tâm, có sự phát triển diễn ra khá phức tạp nhưng lại ít được biết đến. Chỉ mới hơn 20 năm trước, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự phát triển phức tạp này cũng đã hé lộ. Giai đoạn cuối của thòi kỳ trước sinh lại được đánh dấu bằng một sự kiện quan trọng, khời đầu cho một trẻ sơ sinh chào đồi. Phần lớn các nước đều tính tuổi cho trẻ sơ sinh từ con sô" 0 như thể khẩng định rằng không có điều gì quan trọng diễn ra trước khi sinh. Tuy nhiên, giai đoạn trước khi sinh vẫn là giai đoạn phát triển phức tạp và nhanh chóng nhất của con người. Nghiên cứu về các giai đoạn phát triển trước khi sinh đặc biệt là những sự phát triển diễn ra trong giai đoạn phôi giúp chúng ta hiểu được các cấu trúc, các mối liên hệ về mặt giải phẫu của cơ thể bình thường và cách thức mà các hệ cơ quan, các cơ quan, các mô biệt hoá và trưởng thành thành cấu trúc ban đầu của ngưòi lớn. Hơn nữa phôi học giúp giải thích nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến sức khoẻ (các dị tật bẩm sinh, sự ảnh hưởng của các dị tật này đến trẻ và gia đình của trẻ trong suốt giai đoạn thơ ấu và cả sau này). Do đó phôi học minh hoạ cho sinh lý học và giải phẫu học, phôi học cũng giải thích về cách con người bắt đầu cuộc sống như thế nào và các nhân tô" sinh học quyết định khả năng phát triển thành người trưởng thành. Ba ngành khoa học: Giải phẫu học, Sinh lý học và Phôi học cung cấp nền tảng cho việc tìm hiểu sự phát triển sinh thể của trẻ, trong đó: - Giải phẫu học là khoa học về các cấu trúc, các bộ phận của cơ thể và các mối liên hệ giữa những cấu trúc này. - Sinh lý học là khoa học liên quan đến cách thức các mức độ tổ chức của cơ thể thực hiện chức năng của chúng. - Phôi học là khoa học về nguồn gôc và sự phát triển của con người từ một hợp tử cho đến khi con ngưòi được sinh ra. Chương 1 gồm các nội dung chính sau đây: - Tô chức và các các cấp độ câ'u tạo cơ thể người; 7 - Di truyền và sự phân chia tế bào ở ngưòi; - Sơ lược những giai đoạn phát triển chính của phôi và bào thai; - Sự phát triển của thai nhi theo thòi gian; - Một số’ bất thường trong quá trình phát triển phôi và thai; - Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. 1.1. CÁC MỨC TỔ CHỨC CẤU TẠO CỦA c ơ THỂ Trong giai đoạn phát triển của phôi, cơ thể con người được tổ chức theo một trật tự phản ánh những cấp độ khác nhau về mặt tổ chức cấu trúc và sự phức tạp trong chức năng sinh lý. Mức nguyên tử, phân tử: Cấp độ này bao gồm các đơn vị nhỏ nhất của các chất là các nguyên tử, các nguyên tử này liên kêt với nhau để hình thành các phân tử. Ví dụ: các nguyên tử c, H, o, N,... liên kêt với nhau tạo thành các phân tử gluxit, protein. Mức tê bào: Các phân tử liên kết với nhau để hình thành nên các dạng tế bào khác nhau vể hình dáng, kích thước, chức năng,... Mức mô: Các mô là các nhóm tế bào có cùng hình dáng, kích thước, chức năng, những nhóm tế bào này kết hợp với nhau để tạo nên mô, thực hiện những chức năng sinh lý nhất định của cơ thể. Mức cơ quan: Các cơ quan là những cấu trúc được cấu tạo từ hai hay nhiều loại mô khác nhau, các loại mô này trải qua các quá trình phát triển sinh học và cuổi cùng có một hình dáng có thể nhận ra được (tim, não, gan,...) và đồng thời chúng cũng có những chức năng đặc biệt. Mức hệ thống: Các hộ thống được cấu thành từ các cơ quan, các cơ quan này có liên quan đến nhau và có một hoặc một vài chức năng chung. Tuy nhiên, một cơ quan có thế là thành phần của một hay nhiều hệ thống. Ví dụ: tuỵ là thành phần của hệ tiêu hoá và củng là thành phần của hệ nội tiết. Mức cơ thê: Một cơ thể là một cá thể sông; trong cơ thể con người, mọi phần (hệ thông) trên cơ thể đều cùng nhau thực hiện chức năng được sự điểu khiển của hệ thần kinh và nội tiết. Sự tăng trưởng và trưởng thành của một cd thể kéo dài trong rất nhiều năm. 1.2. Sự DI TRUYỀN ở NGƯỜI Sự phát triển của trẻ bắt dầu trước khi trẻ được sinh ra, bị tác động bởi hoạt động của các gen và được kiểm soát theo trật Lự thời gian. Di 8 truyền (học) là sự truyền các gen quy định tính trạng từ thế hộ này sang thè hệ sau và là một nhánh của sinh học nghiên cứu vê gen. Gen không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân mà còn quy định sự khác biệt về giải phẫu giữa con người với nhau. Các quá trình tiến hoá đã tạo nên những thay đổi nhỏ (đột biến) đi đôi với sự chọn lọc trong cơ thé con người, sự chọn lọc có tính chất quyết dịnh đôi với hình thức giải phẫu và hình dáng cơ thể của chúng ta. Hơn nữa, các quá trình về gen có ảnh hưởng và có tính chất quyết định về mặt thời gian với chuỗi các hoạt động sinh lý, hoạt động giải phẫu, tốc độ tăng trưởng và tốc độ trưởng thành của con người. Đày là lý do giải thích tại sao cơ thể con người lại cần một quãng thời gian tương đối dài hơn so với các loài khác đổ phát triển. Nhân tế bào của con người, ngoại trừ giao tử (trứng và tinh trùng) đều có 23 cặp nhiễm sắc thể (thè lưỡng bội 2n), trong đó 22 cặp là nhiễm sắc thẻ thường và một cặp quyết định giới tính là nhiễm sắc thề giới tính (nhiễm sác the X và Y). Mỗi cặp có một nhiễm sắc thề của mẹ và một nhiễm sác thè của bố. Hai nhiễm sắc thế tạo thành một cặp gọi là cặp nhiễm sác thê tương đồng. Hơn nữa. mỗi nhiễm sắc thể cùng nguồn (một trong hai nhiễm sắc thề tạo thành cặp giống nhau) có chứa các gen quyèt định các đặc điểm giông nhau. Các hình thái khác nhau của một gen mà mã hoá cho cùng một tính trạng và những dạng khác nhau đó ở cùng một vị trí trên nhiễm sác thê tương đồng được gọi là alen. Đột biến là một sự biến đổi di truyền trong alen mà sản sinh ra một biến thổ của cùng một tính trạng. Các nhiễm sắc thề (Hình 1.1A) có chứa một đoạn ADN dài, một phân tử xoan kép. Phân tử ADX có chứa hai sợi bên rigoài với các đoạn cát ngang chúng theo hình một chiếc thang xoấn ốc. Một nhiễm sắc thế dài xấp xỉ 0.004 mm và có chứa một đoạn ADN dài 4 cm. Do đó AỈ)N dài gấp 10.000 lần nhiễm sắc thê và nó phải cuộn xoắn để có Ihể phù hợp với cấu trúc của nhiễm sắc thỏ (Hình 1.1B). Axit nucleic được phát hiện lẩn đầu tiên trong nhân tế bào. Các axil nucleic có chứa các phân tử hữu cơ: cacbon, hydro, oxy, nitơ và phospho. Có hai loại axit nucleic: ADN và ARN\ ADN hình thành vật chất dược di truyền trong mồi tê bào. Mỗi gen là một đoạn của một phân tứ ADN và các gen của cá thô quyết định các tính trạng di truyền của cá thè đó. ARN chịu trách nhiệm truyền thông tin tế hào đổ “hướng dẫn” từng tế bào tống hdp protein từ các axit amin. ADX mã hoá cho tất cà polypeplit. Tất cả các phản ứng hoá sinh irong cơ thế người dều do en/ym xúc tác. các enzym này cũng là protein. 9 Bằng cách này các gen điều khiển sự chuyển hoá, tăng trưởng và phát triển của con người. Kiểu di truyền của trẻ liên quan đến các gen mà trẻ có. Thuật ngữ kiểu hình (phenotype) miêu tả các đặc điểm cơ thể được quyết định bởi gen. Hầu hết các kiểu di truyền đều rất phức tạp. Bất kỳ tính trạng nào do một gen đơn chi phối cũng sẽ tuân theo quy luật của các alen tính trội và tính lặn. Tuy nhiên ở di truyền đa gen, có rắt nhiều gen ảnh hưỏng đến một kiểu hình. Di truyền ty thể: Trẻ được thừa hưởng các gen trong ty thể từ mẹ. Những ty thế này được tìm thấy trong các dung dịch bao quanh nhân của trứng trước khi trứng được thụ tinh. Tuy nhiên, kiểu di truyền này góp phần gây nên nhiều dạng dị tật. Chứng mù cũng là một dạng dị tật do kiểu di truyền này gây ra. 1.3. Sự PHÂN CHIA TẾ BÀO Có hai cách thức phân chia tế bào: nguyên phân và giảm phân. 1.3.1. Nguyên phân Nguyên phân là quá trình các tế bào xoma phân chia (Hình 1.1C). Các tê bào chuẩn bị phân chia bằng cách tái tạo các nhiễm sắc thể của chúng, do đó mỗi tế bào ở giai đoạn này lại có số lượng ADN gấp đôi. Mỗi nhiễm sắc thể thu nhỏ lại thành một thể đặc và tách ra theo chiều dọc đê tạo ra hai nhiễm sắc thế con giông hệt nhau. Khi tế bào mẹ phân chia nguyên phân, nhân được hình thành ở cả hai tế bào con, do đó mỗi tê bào con lại có đúng 46 nhiễm sắc thể và giôYig vói tế bào mẹ (Hình 1.1). 1.3.2. Giảm phân Tất cả các giao tử đều được hình thành nhờ quá trình giảm phân (Hình 1.2). Quá trình này diễn ra qua hai giai đoạn liên tiếp. Giám phân I: Các quá trình liên quan trong giai đoạn này bao gồm sự nhân đôi nhiễm sắc thể và sự phân ly của các cặp nhiễm sắc thể tương dồng vê các giao tử. Mỗi giao tử chứa một bộ nhiễm sắc thế đơn gồm 23 nhiễm sắc thổ kép và được coi là các tế bào đơn bội. Một số trường hợp có sự trao đối chéo hay tái liên kết gen diễn ra: Các nhiễm sắc thể tương dồng khớp với nhau ở một sô" vị trí, theo sau đó là sự đứt gãy ở những diem gắn kết này và dẫn dcn sự trao đôi chéo gen từ việc một nhiễm sắc tư liên kết với một nhiễm sắc tử khác. 10 Giảm phân //: Mỗi nhiễm sắc thể kép có chứa hai nhiễm sắc tử giống hệt nhau về mặt di truyền học, dính nhau ở tâm động nhiễm sắc thể. Quá trình này diễn ra sự chẻ đôi tâm động của nhiễm sắc thể kép tạo thành hai nhiễm sắc thể đơn. Mỗi nhiễm sắc thể đơn đi về một phía của thoi tơ vô sắc. Kết quả của hai quá trình giảm phân I và II là: Từ một tế bào sinh dục mẹ tạo Ị-a 4 tế bào con. Mỗi tế bào con chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội và trong mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng chúng chỉ chứa một nhiễm sắc thể hoặc là nguồn bô”, hoặc là nguồn mẹ. Quá trình thụ tinh sẽ khôi phục lại thể lưõng bội của loài. Hai tế bào con (chứa câp nhiễm sắc thể tương đống) Hinh 1.1. Nhiễm sắc thể (A và B) và sự phân bào nguyên phân (C) 11 1.3.3. Nhiễm sắc thể giói tính và sự xác định giới tính Nhiễm sắc thề giới tính là một trong những nhiễm sắc thể nhỏ nhất của 23 cặp nhiễm sắc thể, có vai trò quyết định giói tính sinh học của một cá thể. Hình dáng của những nhiễm sác thể này ở nam và nữ khác nhau. Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính nữ có hai nhiễm sắc thể X, còn giới tính nam có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y nhỏ hơn. Nhiẽm sác thể Y có 231 gen, trong khi đó nhiễm sắc thể ở cặp sôf 1 (cặp nhiễm sắc thế lớn nhất tế bào của người) có tới 2.968 gen. Nêu noãn bào thứ cấp được một tinh trùng chứa nhiễm sắc thể X thụ tinh thì con sinh ra sẽ là nữ (XX). Nê'u noãn bào được một tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thụ tinh thì con sinh ra sẽ là nam (XY). Do đó, giới tính là do nhiễm sắc thổ của ngưòi bố quyết định. : ỉ Nhân đôi NST ở kỳ trung gian — Giảm phân I Giảm phân II Giao tử Giao tử (tè bào (tê bào sinh dục) sinh dục) Giao tử Giao tử (tế bào (tế bào sinh dục) sinh dục) Hinh 1.2. Nhiễm sắc thê’ giới tính và quá trinh phân bào giảm phân 12 Sự biệt hoá giới tính: phôi của cả nam và nữ đểu phát triển theo một cách thức chung cho đến tận khi thai gần được 7 tuần, khi đó có một hoặc nhiều gen gây nên từng đợt hoạt động sinh học và cuối cùng dẫn đến sự khác biệt về giới tính. 1.3.4. Các bất thường về nhiễm sắc thể Sự đột biến trong quá trình giám phân dẫn tới việc tạo ra những giao tử có sự thay đối về cấu trúc hoặc thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể (giao tử đột biến). Hậu quả của những sự đột biến này là tất cả các tế bào của thế hệ sau do những giao tử dó sản sinh ra đều bị đột biến và không thể mã hoá đúng các protein cho cơ thể. Gen cấu trúc của ngưòi có từ 50.000 đến 100.000 gen trên một bộ đơn bội. Nhiều gen gây bệnh đã được xác định nhò các dự án nghiên cứu khoa học như dự án xâv dựng bản đồ bộ gen người. Người ta đã hy vọng có thê lập bản đồ các bệnh vể gen từ những năm đầu của thế kỷ XXI, xác định và đưa ra cách chữa trị cho các tật bẩm sinh chưa rõ nguồn gốL\ In dấu bộ gcn là một quá trình biểu sinh mà nhờ đó dòng tế bào mầm (germlines) của nam giới và nữ giới mang lại giỏi tính cụ thể trên một phân miền nhiễm sắc thể. nghĩa là chỉ có alen ở một gen của bô' hoặc mẹ có ảnh hưởng. Do đó giới tính của bố/mẹ truyền sang có ảnh hướng đến sự biểu hiện hay không biêu hiện các tính trạng gen ở trẻ. 1.3.5. Sự sinh đôi Anh em sinh đôi phát triển từ hai trứng. Hai trứng được thụ tinh bởi những tinh trùng riêng biệt. Kiểu sinh đôi này được gọi là sinh đôi hai hợp tử (sinh đôi khác trứng). Trẻ sinh ra giống nhau tương tự như anh (chị) em bình thường. Sinh đôi đơn hợp tử (sinh đôi cùng trứng) xảy ra khi một trứng đã được thụ tinh đơn phân chia theo cách thức thông thường. Tuy nhiên, quá trình nguyên phân của sinh đôi đơn hợp tử thì vẫn chưa rõ ràng, có thể do trứng được thụ tinh chia tách thành hai phần và mỗi phần phát triển thành những cơ thể riêng biệt, những cơ thể này có nguồn gốc gen giông nhau vì cả hai đều bắt nguồn từ một trứng đã được thụ tinh. 1.3.6. Vai trò của bộ gen và môi trường trong quá trình phát triển cơ thể ngưdi Một vấn đề gây tranh cãi và cũng tồn tại lâu đời nhất là sự thay đổi trong quá trình phát triển của con người có liên quan đến tuổi tác, 13 luận chứng này kéo theo cuộc tranh luận “tự nhiên hay nuôi dưỡng”. Cuộc tranh luận này cũng được xem là tranh luận về “di truyền hay môi trường” hoặc “bẩm sinh hay kinh nghiệm”, đây là một trong những vấn đề về lý thuyết trọng tâm và lâu đòi nhất trong tâm lý học và triết học. Trọng tâm của luận chứng này liên quan đến cầu hỏi “Đâu là lòi giải thích đúng đắn nhất cho cách thức phát triển”. Cuộc tranh luận đó tập trung vào tầm quan trọng của vai trò và sự đóng góp mang tính lý thuyết của sinh học và môi trường. Sinh học nghĩa là những đóng góp của di truyền gen đổi với sự phát triển của chúng ta. Môi trường nghĩa là môi trường chịu trách nhiệm chính đối với sự phát triển. Nhiều học thuyết cô" gắng giải thích hành vi của con người về m ặt yếu tô" di truyền hay kinh nghiệm. Tuy nhiên hai ý tưởng này bao hàm lẫn nhau và tất cả các sinh vật đều là sản phẩm của bẩm sinh về gen và sự tương tác vói môi trường. Về gen, một kiểu di truyền cụ thể dẫn đến một cơ thể với những kết quả phát triển nhất định nhưng môi trưòng quyết định hiệu suất của những kết quả đó. Năm 1996, Flanagan đã đưa ra nguyên tắc kênh đào, nguyên tắc này cho thấy các gen của một cá nhân phân nhánh phát triển theo những hướng đã định trưốc và những hướng này có thể gây khó khăn cho sự tác động của môi trường. Trong lịch sử, những người theo chủ nghĩa duy tâm và những người theo chủ nghĩa duy vật, cụ thể là Plato và Descarter đại diện cho phía tự nhiên trong cuộc tranh luận tin rằng, một sô" tri thức là bẩm sinh. Tuy nhiên ý kiến này bị phía đại diện cho bên môi trường mà cụ thể là John Locke phản đối, ông cho rằng trí óc ban đầu của con người hoàn toàn chưa có tri thức. Theo quan niệm này, sự thay đổi trong quá trình phát triển là do các tác nhân môi trưòng bên ngoài tác động lên trẻ. Những đứa trẻ đó có những đặc điểm nội tại phản ứng lại các tác động của môi trường. Những quan điểm đối lập lại giải thích rằng, môi trường như một môi tương tác giữa các lực bên ngoài và bên trong. Stanley Hall căn cứ vào thuyêt tiên hoá của Darwin đế chỉ ra rằng, giai đoạn quan trọng của tuôi âu thơ được điều hoà bởi một sơ đồ phát triển bẩm sinh. Các quan niệm hiện đại liên quan đến cuộc tranh luận "tự nhiên hay nuôi dưỡng" đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Năm 2002, Rutter tuyên bô rằng, sự phát triển tổng thể của trẻ là một sản phẩm của lực tương tác giữa tự nhiên và nuôi dưỡng. Một quan điểm mà giò đây được 14 rất nhiều nhà lý luận ủng hộ. Những nhà lý luận này cho rằng, ở một số phương diện nhất định, sự phát triển của trẻ là những phát triển lốn dần lên qua nhiều năm. 1.4. Sự PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI VÀ BÀO THAI Thời kỳ trước khi sinh được tính từ lúc thụ tinh đến lúc sinh và bao gồm giai đoạn phát triển của cả phôi và bào thai. Thời kỳ thai nghén đôi khi được tính là 280 ngày hay 40 tuần. Mặc dù sự phát triển bắt đầu từ lúc thụ tinh nhưng các giai đoạn và thời kỳ mang thai được tính từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuôì cùng trước khi mang thai (xấp xỉ 14 ngày trưỏc khi thụ thai). Do đó quãng thời gian thai nghén được tính từ thời điểm trước khi thụ tinh khoảng hai tuần. Thời kỳ phát triển của trẻ trong bào thai được chia thành 3 giai đoạn, những giai đoạn nàv được xác định bằng những thay đổi cụ thể trong cơ thể đang phát triển. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn này có đặc điểm là các hệ và các cơ quan thô sơ đã bắt đầu xuất hiện. Đây cũng là giai đoạn mà cơ thể đang phát triển dễ bị thương tổn do các tác động của thuốc, virus và bức xạ nhiều nhất. Đặc điểm của giai đoạn thứ hai là các cơ quan và các hệ đang hoàn thiện sự phát triển đầu tiên. Vào cuối giai đoạn này, cơ thể đã có được những đặc điểm rõ rệt của con người. Giai đoạn thứ ba được đánh dấu bằng thòi kỳ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của thai nhi và rất nhiều hệ đang phát triển bắt đầu thực hiện chức năng chuẩn bị cho cuộc sông sau khi ra đời. Thời kỳ phôi: Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của con người. Sự phát triển bắt đầu bằng giai đoạn mầm, giai đoạn này bắt đầu khi thụ thai và kết thúc khi hợp tử (tiền phôi) làm tổ trong buồng tử cung. Thòi kỳ phôi kéo dài cho đến hết tuần thứ 8, khi đã hình thành bánh nhau, còn với phôi thì tất cả các cấu trúc chính đã xuất hiện nhưng chỉ có tim và hệ tuần hoàn thực hiện chức năng. Thời kỳ thai: Giai đoạn thai kéo dài từ tuần thứ 9 cho đến khi sinh, ơ thòi kỳ này sự phát triển diễn ra không nhanh như giai đoạn phôi. Các tế bào, các mố, các cơ quan và các hệ thông đều đang phát triển. Tôc độ phát triển khá nhanh ở tháng thứ 3 và thứ 4. 15 1.4.1. Tổng quan về sự phát triển phôi Tuần đầu tiên của giai đoạn phát triển của con người được đánh dấu bằng những sự kiện phát triển quan trọng: - Thụ tinh; - Hợp tử phân chia; - Hình thành túi phôi; - Làm tổ trong tử cung. a) Sự thụ tinh Thụ tinh là một chuỗi những sự kiện phức tạp liên quan đến việc tinh trùng kết hợp với trứng để hình thành nên một tê bào toàn năng đặc biệt (hợp tử - phôi đơn bào), phôi đơn bào này báo trước sự khởi đầu cua thời kỳ phôi (Hình 1.3A). Ước tính có 200 triệu tinh trùng (trong 1 lần giao hợp) đã đi vào âm đạo, chưa đến 1% (chưa đến 2 triệu) tinh trùng đến được cổ tử cung của buồng trứng và chỉ có khoảng 200 đến được noãn bào thứ cấp. Sự thụ tinh bình thường luôn diễn ra ở ông dẫn trứng (khoảng 1/3 phía đầu ngoài của ống dẫn trứng) và vào khoảng 12 đến 24 giờ sau khi trứng rụng. Sau đó tinh trùng còn có thể sông được 48 giờ mặc dù noãn bào chỉ có thể sống sót được 24 giò. Thụ tinh diễn ra khi tinh trùng xâm nhập vào tế bào lớp hạt vỏ, tán toả tròn, sau đó là sự xâm nhập vào lớp glycoprotein, lóp trong suốt của trứng (noãn). Ngay khi tinh trùng và noãn kết hợp vối nhau sẽ có một phản ứng xảy ra và các tinh trùng khác không thể xâm nhập vào noãn đã được thụ tinh nữa. Phôi đơn bào hay hợp tử rất đặc biệt về mặt di truyền bởi một nửa số’ nhiễm sắc thể là từ bô' và một nửa là từ mẹ (Hình 1.3B). Do đó hợp tử có chứa một liên kết nhiễm sắc thể đặc biệt và mới. b) Sự ph ân chia của hợp tử Sự phân chia này bao gồm: những phân chia nguyên phân lặp lại dẫn đến việc tăng sô" lượng tế bào, đó là những nguyên bào (Hình 1.3C). Với những thay đổi thành công, một khôi tế bào được tạo ra và cuối ngày thứ ba đã có 16 tê bào xuất hiện. Lúc này phôi được gọi là phôi dâu (Hình 1.3D) vì nó giống như quả dâu. Ở giai đoạn phát triển này, phôi dâu di chuyên vào tử cung. Khi phôi dâu vào tử cung, nó đi vào các dịch lỏng của tử cung và hình thành nên các khôi chứa đầy dịch, các khối này kết hợp với nhau tạo nên một khoang phôi lớn chứa đầy dịch nên phôi dâu từ đây gọi là phôi nang (túi phôi) (Hình 1.3E). Các nguyên bào sắp xếp tiếp dẫn đến sự hình thành của hai cấu trúc riêng biệt. 16 Hình 1.3. Sự phàn chia tê' bào của hợp tử (A: Quả trinh thụ tinh; B: Hợp tử với một nửa số nhiễm sắc thể từ bố và một nửa số nhiễm sắc thể từ mẹ; C: Quá trình nguyên phản làm tăng số lượng tế bào; D: Phôi dâu; Phôi nang c) Quá trình hình thành ph ôi nang (túi phôi) — Khối tế bào trong: nằm bên trong và phát triển thành các bộ phận trong quá trình phát sinh và phát triển phôi. — Lá nuôi phôi: phát triển thành phần nhau thai. Phôi lúc đầu chứa một chất cơ bản gian bào, nhỏ và không định hình, chất cơ bản này có chứa một chất dính làm cho phôi giông như keo có khả nãng giữ được một lượng dịch lớn. Các chất khác xuất hiện trong chất cơ bản gian bào bao gồm axit hialuronic, axit này là một polysaccarit giữ nước rất dính. Độ dính càng cao thì càng có nhiều canxi và chondroitin sulphat (một chất keo dính hơn cả axit hialuronic). Khoáng 5 ngày sau khi thụ tinh, túi phôi được bao bằng lớp trong suốt và bắt dầu quá trình làm tổ. d) Quá trình làm tô của phôi Khoảng 6 ngày sau khi thụ tinh, túi phôi tự gắn vào thành sau của tử cung (Hình 1.4A). Sau quá trình làm tổ, màng trong ở tử cung được hình thành, màng này còn được gọi là màng rụng. Lớp xô'p của màng rụng cuối cùng cũng rụng (lớp đáy màng rụng vẫn còn) và được thay thế bằng một màng rụng mới sau sinh. Lớp hợp bào lá nuôi Túi noãn hoàng nguyên thuỷ Khoang màng ối Lông nhung màng đệm Hình 1.4. Quá trình làm tổ của phôi Lớp trong lá nuôi Đoạn ruột giữa phôi Túi noãn hoàng Vùng sinh tim tương lai Đĩa phôi Vân nguyên thuỷ A: Phôi nang tự gắn vào thành tử cung; B: Sự hình thành lớp hợp bào lá nuôi và lốp trong lá nuôi; C: Sự hình thành khoang màng ối; D: Sự hình thành túi noãn hoàng; E và F: Quá trình phôi vị hóa. e) Sự p h á t triển của lá nuôi Giai đoạn phôi bắt đáu ngav khi việc làm tổ hoàn thành và lớp lá phôi (một lớp phủ đặc biệt của túi phôi) có khoảng 150 tế bào. Sau đó lớp bên ngoài của túi phôi bắt đầu biệt hoá thành 2 màng. Mỗi màng hình thành nên nhữne cấu trúc quan trọng hỗ trợ phôi đang phát triển. Những cấu trúc nàv là lớp hợp bào lá nuôi và lớp trong lá nuôi (Hình 1.4B). Hai lớp này trơ thành phần màng dộm (một phần của màng bào thai). Khoảng 8 ngày sau khi thụ tinh, các tế bào của khối tế bào bên trong sẽ tiếp tục biệt hoá vào trong nội bì. Lớp nội bì nguyên thuỷ là một lớp đơn của các tế bào biểu mô hình cột và lớp ngoại bì nguyên thuỷ (một lớp kép của tế bào biểu mô hình khối). Hai lỏp này cùng nhau tạo nên một đĩa phảng gọi là đĩa phôi hai lỏp. Hơn nữa, một khoang nhỏ phát triển trong ngoại bì cuối cùng lớn dần lên để hình thành khoang màng ối (Hình 1.4C). Khi phôi tàng trưởng và phát triển, màng ôi rộng ra và bao được toàn bộ phôi, hoàn thiện khoang màng ối. trong khoang màng ôi có chứa nước ối. f) Nước ô i Xước ôi đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trương và phát triển cua thai nhi. Một lượng nhỏ nước ỏi ban đầu là do các tê bào màng ôi tiêt ra nhưng phần lốn là phái sinh từ dịch mô kẽ bằng một quá trình lan toả từ màng rụng qua màng dệm ối. Sự bài tiêt từ bộ máy hô hấp của thai nhi củng ảnh hưởng đến lượng nước 01 và cứ 3 tiếng, lượng nước ôi lại thay đôi một lần. Trong tuần 11 của thời kỳ thai nghén, bào thai bài tiết nước tiểu góp phần làm tăng lượng nước ối. Lượng nước ối dần dần tăng lên: 30 ml (tuần thứ 10), 350 ml (tuần thứ 20) và 700 - 800 ml (tuần thứ 37) của thời kỳ thai nghén, sau đó lượng nưóc ối lại giảm. Nước ÔÌ. củng giúp điểu hoà thán nhiệt ngăn chặn sự khô. nước 01 còn có tác dụng như một màng đệm. bào vệ thai nhi khỏi va chạm cơ học. 1.4.2. Sự phát triển của màng khoang ngoài Cùng phát triển vào ngày thứ 8 là màng khoang ngoài, màng khoang này hoàn thiện vào ngày thứ 9. Cùng VÓI nội bì. màng khoang ngoài tạo nén túi noãn hoàng (Hình 1.4D), túi noãn hoàng rỗng và giảm kích cỡ r.rong quá trình phát triển. Gần 12 ngày sau khi thụ thai, trung bì ngoài phôi phát triển, các tế bào trung bì bắt nguồn từ bao noãn hoàng và hình thành một mô liên kết (trung mô nàm xung quanh túi noãn hoàng của 19 màng ối, túi noãn hoàng này cuối cùng đã hình thành một khoang lớn (khoang ngoài phôi). Trung bì ngoài phôi cùng vói hai lóp lá nuôi (lớp hợp bào lá nuôi và lớp bên trong lá nuôi) góp phần tạo nên màng đệm. Màng nàv cuối cùng trở thành phần chính của nhau thai. Tuần thứ 3 của quá trình phát triển phôi đánh dấu một giai đoạn vói 6 tuần phát triển và biệt hoá phôi một cách mạnh mẽ. Trong các tuần từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8, lớp mầm đầu tiên được hình thành và tạo ra khung cho sự hình thành và phát triển của các cơ quan. Phôi vị hoá là sự kiện phát triển chính diễn ra khoảng 15 ngày sau khi thụ tinh. Trong quá trình này đĩa phôi 2 lớp, 2 chiều chuyển thành một đĩa phôi 3 lớp 2 chiều, đĩa phôi này có chứa 3 lớp mầm: ngoại bì, trung bì và nội bì. Các lớp mầm đầu tiên cấu tạo nên các mô chính của phôi và do đó tạo nền tảng hay hình thành giàn để từ đó tất cả các mô và các cơ quan của phôi phát triển. Dấu hiệu đầu tiên của phôi vị hoá là sự hình thành của dải nguyên thuỷ. Dải này rõ ràng đã hình thành nên các vùng giải phẫu của đầu và đuôi phôi, ở phần đầu phôi, các tế bào ngoại bì hình thành nên nút nguyên thuỷ. Sau khi phôi tiếp tục tăng trưởng và phát triển thì nội bì góp phần tạo nên biểu mô lót của đưòng dạ dày, ruột, đường hô hấp và rất nhiều cấu trúc khác nữa. Trung mô sau này hình thành các cơ, xương, màng bụng và các mô liên kết khác. Ngoại bì phát triển thành biểu bì của da và hệ thần kinh. 1.4.3. Sự phát triển của nguyên sống Nguyên sống là một dây mô trung bì hình thành trong vùng cột sông sau này. Nó có vai trò sông còn trong việc kích thích phôi và tế bào. Khoảng 16 ngày sau khi thụ tinh, quá trình nguyên sông hoá bắt đầu để hình thành và phát triển một khối trụ cứng của tê bào (nguyên sông) (Hình 1.5). Quá trình kích thích là do một tê bào (hoặc một mô) kích thích các tê bào hay mô không đặc biệt ngay cạnh nó thành một tê bào hoặc mô đặc biệt. Trong khoảng tuần thứ 4 tới tuần thứ 7 của thời kỳ thai nghén, về mặt giải phẫu thì cột sông phát triển quanh nguyên sông, nguyên sông bắt đầu thoái hoá tại nơi mà nó sáp nhập vào các thân cột sông. Các cơ quan thô sơ của nguyên sôVig phôi vẫn tiếp tục hình thành nhán nhày của đĩa đệm. Do đó nguyên sông tiếp tục thực hiện vai trò ở cơ thể trưởng thành dưới hình thức của những cấu trúc này. 20 Sự hình thành Nếp đầu Nếp đuôi Nguyên sống Hình 1.5. Sự phát triển của nguyên sống Nguyên sông cũng kích thích các tế bào ngoại bì đế hình thành tấm thần kinh. Đày là dấu hiệu đầu tiên của hộ thần kinh đang phát triển, (bắt đầu vào ngày 18 của thòi kỳ thai nghén). Khi nguyên sống và ống thần kinh hình thành, các tế bào trung bì bên trong phôi phát triển đê hình thành một cột dày nằm dọc theo trung bì bên trục. Đến lượt trung bì bên trục nhanh chóng phân đoạn thành một loạt các cấu trúc có hình khối đi theo cặp được gọi là các khúc thân (các thân nhỏ) (Hình 1.5). Vào cuối tuần thứ 5 của thòi kỳ phôi. 42 đến 44 cặp khúc thân xuất hiện và có liên quan đến tuổi của phôi. Mỗi khúc thân biệt hoá thành 3 vùng: cơ nguyên tiết, khúc bì và đốt nguvên cốt. Cơ nguyên tiết phát triển thành cơ cổ, thân và các chi của khung xương. Khúc bì hình thành các mô liên kết. Đốt nguyên cốt hình thành cột sông. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 của thời kỳ phôi là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của phôi vì tất cả các cơ quan và các hệ chính phát triển qua một quá trình phát sinh cơ quan phức tạp. Những quá trình này đòi hỏi sự xuất hiện cua các mạch máu đê cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan đang phát triển. Những nghiên cứu gần đáy cho thấy các mạch máu đóng vai trong quan trọng trong sự hinh thành của các cơ quan trước cà khi lưu lượng máu đi qua các mạch. Xgưòi ta cho ràng, các tế bào màng trong của các mạch máu là khởi đầu cho dấu hiệu phát triển hoặc là tương tác có tính chất hoá học hoặc tương tác tê bào — tế bào trực tiếp, sự tương tác này là cần thiết dế gắn kết các giai đoạn phức tạp trong quá trình hình thành cơ quan. Các giai đoạn p h á t triển phôi: Có già thuyết cho ràng, môi trường mà thai nhi trải qua có ảnh hướng đén nâng lực chức náng cua các cơ quan trong cơ thể và sức khoẻ cua trẻ sau khi dược sinh ra. Do dó môi trường trước khi sinh có thể quyết định các nâng lực chức năng của các cơ quan trong cơ thê suốt cả cuộc đòi. Sự phát Lriỏn của con người được chia làm 3 quá trình có liên quan với nhau: táng trưởng, phát triển hình dáng và biệt hoá. 21 - Tàng trương: Sự tăng trưởng về cấu trúc của phôi bao gồm phân bào và sản sinh ra các sản phẩm của tế bào. - Phát triển hình dáng: là quá trình mà khối tế bào di chuyển tạo điều kiện cho các tế bào tương tác vâi một tế bào khác về mặt sinh học để hình thành các mô và các cơ quan. - Sự biệt hoá: liên quan đến sự tăng trưởng cấu trúc của phôi nên kết thúc giai đoạn này dẫn đến sự hình thành của các mô, các cơ quan và các hệ thông chức năng. Gen homeobox xuất hiện giữ vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát sự hình thành kiểu, dáng trong giai đoạn phát triển của phôi. Các gen homebox ở quanh cột sống. Các gen này là chuỗi, có trật tự và có liên quan đến quá trình phát triển của phôi ban đầu, chúng quy định sự hình thành hình dáng đặc biệt và sự sắp xếp của các đoạn cơ thể. Protein do các gen này quy định có mối liên kết với ADN và hình thành các yếu tô sao chép, các yếu tô này điều hoà các biếu hiện của gen. Khi phôi tăng trưởng và phát triển giai đoạn đầu và khi các cơ quan hình thành thì hình dáng và tỷ lệ các phần của phôi thay đổi một cách mạnh mẽ. Sự thay đổi này đi đôi với các quá trình như phôi gấp nếp. một loạt những hiện tượng giải phẫu phức tạp và quan trọng hình thành nên cơ thể. Những quá trình này bao gồm cả sự gấp nếp đĩa phôi thành phôi hình trụ. Phôi gấp nêp ở cả mặt ngang và mặt giữa vì phôi cụ thể là bộ não và dây sông tăng trưởng nhanh chóng. Sự gấp nếp ở các điểm đuôi và điểm đầu của phôi xảy ra đồng thời. Tất cả các điểm cuối của phôi gấp nôp về mặt bụng tạo ra các nếp gấp của đuôi và đầu. Kết quả là các vùng đuôi và đầu của phôi tăng trưởng riêng rẽ về mặt bụng và phôi dài ra ở cả hưóng đầu và hướng đuôi. Sự thách thức về mặt sinh học lớn nhất đôi với phôi đang phát triển là sự tăng trưởng của hai bên trái và phải của cơ thể để duy trì tính đối xứng. Người ta vãn chưa rõ một cơ thể dang phát triển thì tăng trưởng như thê nào để đảm bảo rằng hai bên cơ thổ đôi xứng về hình dáng, kích thước và tỷ lệ. Tuy nhiên người ta cũng nhận ra những sự đa dạng thông thưòng trong đôi xứng và không có các dấu hiệu y học hay sinh học. Một sô trường hợp, tính không đôi xứng có thế là bệnh lý khi kết hợp với bệnh tật hay sự tăng trưởng và phát triển bất thường ở trẻ. 1.4.4. Vai trò của dây rốn và nhau thai Dây rôn là một cấu trúc gắn phôi/thai với nhau thai. Nó được cấu tạo từ rất nhiều Ihành phần đặc biệt quan trọng, trong dó có các mạch máu. về mặt giải phẫu, điểm gắn kết sẽ gần với trung tâm của bề mặt thai nhi và của nhau thai, nhưng cùng có thể là ở bất kỳ điểm nào. Khi trẻ được sinh ra, dâv ròn dính liền với nhau thai sẽ được bỏ đi sau khi đã kiểm tra cẩn thận. Cuối cùng cuống rốn rụng đề lại rốn với cấu trúc thông thường như chúng ta thấy. Vì kiểu tăng trưởng khác nhau giữa thân trên và thân dưới nên rốn lúc vừa sinh nằm cách 1 - 2 cm so vói điểm giữa cơ thể. Tuy nhiên khi trẻ được 1 tuổi, rốh thông thường đã nằm ở đúng vị trí giữa cơ thể. ở tuổi trương thành thì rốn lại nằm ở vị trí cao hơn. Nhau thai là một cơ quan chung cùa mẹ và thai nhi bởi vì nó bắt nguồn từ các mô của mẹ và mô của bào thai (Hình 1.6). Đầu tuần thứ 12, có 2 yếu tố có thế xác định được là phần của bào thai được hình thành bởi màng đệm có lông nhung và phần của mẹ được hình thành bởi màng rụng nền. c ả hai phần này gắn kết với nhau bằng lông nhung của thân hay lông nhung gắn kết. Người ta gọi là lông nhung gắn kết vì chúng được treo lên màng rụng nền bằng lớp trong lá nuôi. Cùng vói nhau thai, dâv rốn hoạt động như một hệ thống vận chuyển các chất trao đôi qua lại giữa thai nhi và mẹ. Các chức năng cơ bản của nhau thai: — Hô hấp (vì nhau thai hoạt động như lá phổi của phôi và thai nhi); — Dinh dưỡng; — Bài tiết; — Sản sinh hormon; — Bào vệ thai nhi. Xhau thai và màng thai bị đẩy ra khỏi tử cung sau khi đứa trẻ chào đời. Hỉnh 1.6. Sự hình thành dây rốn 1.4.5. Các giai đoạn nhạy cảm trong quá trình phát triển phôi thai và sau sinh Giai đoạn nhạv cảm là giai đoạn mà phôi, thai hay cơ thể trẻ em dễ bị tổn thương, nhâ't là khi các tế bào. mô, cơ quan hay hệ cơ quan đang phát triển. 0 giai đoạn này, bào thai dỗ bị tổn thương do hoạt động của các tác nhãn hay các chất teratogen. Trong dó. giai đoạn phát triôn dỗ bị 23 tổn thương nhất là khi tế bào phân chia, biệt hoá và phát triển hình dáng nhanh nhất (khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 của thời kỳ thai nghén). Ở giai đoạn này, phôi có thể chịu những tác động nguy hiêm bơi các bênh của mẹ, thuốc, virus, và phôi có thể bị ảnh hưởng bơi các tác nhân ion hoá, nicotin, rượu, thiếu dinh dưỡng, các chất hoá học và tuối của người mẹ, tất cả các tác nhân trên đều có thể có những ảnh hưởng độc hại đôi vói phôi đang phát triển (Hình 1.7). Hậu quả là trong 14 ngày đầu tiên từ khi thụ thai, các tác nhân gây nguy hiểm thường làm chết phôi và các tật bệnh chính cũng xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn đầu của phôi. Các phôi không bình thường sẽ tự phát sảy trong những tuần thứ 6 - 8 . Thòi gian và mức độ tiếp xúc với các nhân tô' gây hại là những yếu tô rất quan trọng: trường hợp nặng phôi không bình thường bị sảy, hoặc thai nhi vẫn có thể được sinh ra, hay trẻ sơ sinh có thể ra đồi với hình dáng không bình thường, ốm yếu về thể chất, trí tuệ, có những rối loạn về gen hay mắc những dị tật bẩm sinh. Thời kỳ nhạy cảm I=£> Thời kỳ rất nhạy cảm Hình 1.7. Giai đoạn nhạy cảm trong quá trình phát triển của phôi 24 DỊ tật bẩm sinh là dị tật về cấu trúc của bất kỳ thành phần nào trên cơ thể, dị tật rất đa dạng. Tuy nhiên, những dị tật bẩm sinh có một hoặc nhiều đặc điểm sau đây: — Dị tật là một khuyết tật cơ bản của một cơ quan hay các mô; — Sự phá vỏ về mặt cấu trúc hay chức năng; — Sự biến dạng: sự tổn thương do các nhân tô' bên ngoài ảnh hưởng lên cấu trúc bình thường trước đó: — Chứng loạn sản: sự thay đổi về hình dáng, kích thước và tổ chức của các tế bào trong phôi do bị kích thích hoặc bị viêm kinh niên. Ngưòi ta đưa ra giả thuyết rằng, gen của cơ thể đang phát triển có tính chất quyết định trong việc các nhân tô' gây hại có thể phá vỡ sự tàng trưởng và phát triển của phôi hay không. Dị tật có thể là đơn hoặc đa, đơn giản hoặc phức tạp. biểu hiện rõ hoặc không. Số lượng các nhiễm sắc thế không bình thưòng cũng có thê có liên quan đến các dị tật bẩm sinh. DỊ tật có thế là do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thê hay nhiễm sắc thê không tách rời trong giai đoạn giảm phân I và II của quá trình hình thành giao tử. Hơn nữa, việc mất một thành viên trong cặp nhiễm sắc thề của quá trình hình thành giao tử có thể gây chết người nêu nó liên quan đến the nhiễm sắc điển hình. Hội chứng Down là một ví dụ của lệch bội (lệch bội nhiễm sắc thể 21. nghĩa là có 3 nhiễm sắc thể sô' 21). Ngoài ra còn nhiêu ví dụ về sự bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính. Hội chứng Turner chỉ sự hiện diện của một nhiễm sắc thể giới tính (XO). Sự lệch bội nhiễm sấc thể giới tính có thể gây ra hội chứng Klinefelter (tình trạng không phân ly nhiễm sắc thể ở nam giới). Phần lớn các dị tật thông thường là do sự tương tác phức tạp giữa môi trường với gen của phôi đang phát triển có thể do sự di truyền đa gen. Có lý do để cho rằng, bất kỳ sự chấn thương nào đối với các hoạt động của gen ở giai đoạn phát triển nguy hiểm có thê là nguy cơ tiềm tàng của các dị tật trong giai đoạn phát triển. 1.5. Sự PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI 1.5.1. Tổng quan về sự phát triển của thai nhi Giai đoạn phát triển của thai nhi tính từ tuần thứ 9 của thời kỳ mang thai đến lúc sinh. Cơ thể đang phát triển ở giai đoạn này đã có dược những đặc điểm của con người (Hình 1.8A). Thai nhi bình thường tâng trướng và phát triển cả chiểu dài và cân nặng. Cân nặng khoáng 500 g ở tuần 23; 1.000 g ở tuần 27; 1.500 g ở tuần 30; 2.000 g tuần 33 25 và khoảng 3.000 - 3.500 g ở tuần 37. Do đó cân nặng và chiều dài của thai nhi tăng dần lên và trẻ sơ sinh có thể có chiều dài trung bình khoảng 50 cm và cân nặng trung bình khoảng 3,5 kg. Trong giai doạn tăng trưởng và phát triển của thai nhi, các mô và các cơ quan đã xuât hiện trong giai đoạn phôi sẽ tăng trưởng và biệt hoá: một vài cấu trúc mới xuất hiện, về mặt giải phẫu, các cơ quan và hộ cơ quan nằm ở đúng vị trí; vê mặt sinh lý, một sô hệ đã có chức năng. Tốc dộ tăng trướng và phát triển của phôi, thai cao, đặc biệt vào khoảng tuần thứ 9 và 16. Tốc độ này cũng phụ thuộc vào việc cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng từ một nhau thai khoẻ mạnh. Thông thường vào cuối giai đoạn thai nhi, khối lượng của bào thai sẽ tăng nhanh, đầu thai nhi sẽ thay dổi hình dáng và kích thước từ dài bàng một nứa chiều dài của cơ thể thai nhi ở thời điểm đầu của giai đoạn mang thai tới chỉ bằng 1/4 chiều dài của cơ thể vào thòi điểm cuối thời kỳ mang thai. Trong cùng thời kỳ, các chi của thai nhi tăng chiều dài từ 1/8 dến 1/2 chiều dài của thai nhi. A B Hình 1.8. Sự phát triển của thai nhi qua 3 giai doạn (A) và hinh ảnh của thai 8 tuần tuôi qua siêu ảm (B) 1.5.2. Hành vi của thai nhi Thông thường, ở trong tử cung thì thai hoạt động liên tục. Thai nhi phản ứng lại các âm thanh từ tuần thứ 22 đến 24 và các nghiên cứu cho thấy thai nhi có thề phân biệt được những kích thích mới và những kích thích quen thuộc vào khoảng tuần thứ 32 hoặc 33. Thai nhi ở trong môi trường ồn ào với các âm thanh từ nhịp đập tim, lưu thông máu và hệ tiêu hoá của mẹ. Thông thường các bà mẹ có thể cảm nhận được các chuyển động của thai nhi vào khoảng tuần thứ 18 - 20. Siêu âm sẽ cho phép quan sát thai nhi (Hình 1.8B) và sự chuyển động của thai nhi khi thai nhi dược 8 tuần tuồi. Những chuyển động ban đầu này chậm và bắt nguồn từ việc dây thần kinh kích thích dày sống chủ yếu gây ra các chuyển động bị động của tav và chân. Tuv nhiên qua những tuần tiếp theo, một loạt các chuyến động và hành vi bắt đầu xuất hiện. Vào khoảng tuần thứ 15, thai nhi sẽ có chuyền dộng khoảng 20.000 lần một ngày và vào tuần thứ 20, thai nhi đã phát triển một chuyển động riêng. Các trang thái hành vỉ: Có 4 trạng thái hành vi dược xác định trong thai nhi biểu hiện một sự thống nhất lớn trong các phần của hệ thần kinh trung ương. Những trạng thái hành vi này liên quan chu yếu đến các quãng thời gian hoạt động, nghi ngơi và ngủ: - Ngủ yên tĩnh: thai nhi yên tĩnh và ngủ đôi khi giật mình. Không có chuyến động của mắt và nhịp tim ôn định. — Gần như ngủ: thai nhi vẫn chuyển động nhiều, mắt chuvển động và nhịp tim thay đôi cùng với sự chuyên động của thai nhi. — Tình và yên tĩnh: không có sự chuyển động nào mặc dù chuvển động cua mát củng đã được quan sát thấy và nhịp tim ổn định. - Gần như thức: thai nhi hoạt động nhicu, liên tục với tất cả các chuyên động của các chi và rủa cơ thể. Mắt chuyên động và nhịp tim không ôn định lúc nhanh, lúc chậm. Có thể nói, mỗi thai nhi có cách thức chuyển động riêng biệt, hành vi và các chu trình hoạt dộng, ngủ nghi và thức của một sô hoạt dộng này tiếp tục diễn ra Irong giai đoạn sau khi sinh. 1.6. Sự TÀNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIEN c ủ a t r ẻ 1.6.1. Một số khái niệm Tăng trương: có thỏ được xác định như một sự thav dổi di lôn của 27 cơ thể sống hay của bất kỳ bộ phận nào của cơ thể đó, từ những giai đoạn phát triển đầu tiên đến tận lúc trưởng thành. P hát triển: liên quan đến kiểu thay đổi diễn ra lúc thụ thai và trong suốt cuộc đời. Nó bao gồm cả sự tiến bộ từ đơn giản đến các phức tạp hơn, hay nói cách khác, sự phát triển liên quan đến sự lớn lên cả về lượng vả chất. B iệt hoá: là quá trình mà các tế bào và các cấu trúc sinh học ban đầu được điều chỉnh một cách có hệ thông và được thay đổi để đạt được nhửng đặc điểm và khả năng cụ thể. Trưởng thành: thuật ngữ này được sử dụng khi đề cập đến những phương diện phát triển định trưóc vể mặt di truyền và sẽ dẫn đến những kinh nghiệm một cách độc lập. Hơn nữa các kiểu trưởng thành có 3 tính chất: - Tính chất toàn cầu: xuất hiện ở mọi trẻ và ở mọi nền văn hoá và xã hội. - Tính liên tục: gồm những đặc điểm giông hệt nhau. - Tính trơ: khó bị ảnh hưởng bởi môi trường. - Sự phát triển xảy ra đa chiều và theo nhiều hướng. Đa chiều liên quan đến thực tế là sự phát triển không đi theo một tiêu chuẩn riêng. Nguyên tắc đa hướng là không có một cách thức thông thường nào cho sự phát triển. Do đó kết quả của tăng trưởng và phát triển rất đa dạng. Bee và Boyd (2004) cho rằng, có 3 phương diện cơ bản giúp chúng ta hiểu trẻ: - Trẻ em có các kiểu phát triển giống nhau và khác nhau; - Anh hương từ bên ngoài và bên trong đối với những thay đổi này; - Phát triển tự nhiên về chất và lượng. Vê cơ bản, mọi tre em ở các nền văn hoá đều phát triển và trưởng thành theo cùng một kiểu. Những quá trình này được định hình bằng các quá trình tiên hoá; tuy nhiên sự di truyền và môi trường tạo hình dáng của con người trong suôt cuộc đời. Có các kiểu xác định và dự báo trước về tăng trương và phát triển theo trật tự và theo tiến trình. Những kiểu này là những kiểu cơ bản cho loài người mặc dù các yếu tô vật lý của táng trương và phát triển là rõ ràng và có thể đo được. Hơn nữa, trẻ em có các giai đoạn phát triổn phân biệt khi chúng phát triển từ một giai doạn này sang giai đoạn khác. 28 1.6.2. Tổng quan về sự phát triển của trẻ em Trong thời kỳ thai nghén khoảng 280 ngày, từ một hợp tử ban đầu, do sự kết hợp của 1 tinh trùng và 1 trứng phát triển thành một con người. Trẻ sơ sinh thay đổi môi trường từ môi trưòng nước trong bụng mẹ ra môi trường không khí ỏ bên ngoài, sự sống phụ thuộc vào khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung, thông qua các cấu trúc và các quá trình phát triển phức tạp trong thời kỳ phôi và thai nhi. Loài người đều có một kiểu phát triển về mặt sinh học qua thụ thai, ra đòi. tăng trưởng và phát triển đến lúc trưởng thành. Quá trình tăng trưởng và phát triển là một loạt những giai đoạn thay đổi nhanh chóng đi kèm vói những gián đoạn hay sự mất cân bằng và các giai đoạn củng cố. Mô hình phát triển này là tăng trưởng nhanh. Sự phát triển của trẻ tập trung ở giai đoạn phát triển giữa thời kỳ thụ thai và thiếu niên (Bảng 1.1) và sự phát triển diễn ra ỏ những mặt khác nhau như sinh học. nhận thức, cảm xúc và tinh thần. Bảng 1.1. Định nghĩa về những giai đoạn phát triển cơ thể trẻ em Thời kỳ Khung thời gian Trước khi sinh Thụ thai cho đến lúc sinh Giai đoạn gen Từ lúc thụ thai cho đến khi được 2 tuần Giai đoạn phôi 2 - 8 tuần Giai đoạn thai 8-40 tuần Giai đoạn chu sinh Từ lúc thai được 27 tuần đến hết tuần đầu sau khi sinh Giai đoan vừa mới sinh ra Từ lúc sinh đến khi 28 ngày Giai đoạn sơ sinh 1-12 tháng Chập chững biết đi 1 - 3 tuổi Tuổi mẫu giáo 3 - 6 tuổi Giữa thời thơ ấu (tuổi bắt đầu đi học) 6-10 tuổi Cuối thời thơ ấu 11-19 tuổi Trước tuổi dậy thi 10 - 13 tuổi Thời niên thiếu 1 3 - 18/19 tuổi Vị thành niên 10-19 tuổi Táng trưởng và phát triển được xem như một đơn vị thế hiện vô sô" những thay đổi diễn ra trong cuộc đời của mỗi cá thể. Toàn bộ quá trình này là sự tăng trưởng, phát triển, biệt hoá và trưởng thành với tính chất tông hợp chức năng. 29 1.6.3. Các giai đoạn tăng trưởng Có 4 giai đoạn tăng trưởng cơ bản trong suôt cuộc đòi. — Giai đoạn phôi ban đầu sự phát triển phụ thuộc vào tăng trương vói sự biệt hoá nhỏ về mặt chức năng. — Giai đoạn thứ 2 có sự cân bằng giữa tăng trưởng vâ hoạt động chức năng đã được biệt hoá. Giai đoạn này kéo dài suôt thời thơ ấu. — Giai đoạn thứ 3 diễn ra giữa lúc trương thành và duy trì trong suốt thòi kỳ trưởng thành. Trong giai đoạn này, mục tiêu là hoạt động chức năng. — Giai đoạn cuối cùng diễn ra khi vê già. Khi trẻ tăng trưởng và phát triển, cơ thổ trở nên lớn hơn và phức tạp hơn. Các đặc điểm bên ngoài thay đổi nhưng sự thay đổi này đi kèm với những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của các mô. các cơ quan và các hệ cơ quan bên trong, điều đó cũng phán ánh sự tiếp nhận những đặc điểm về sinh lý. Các quá trình tàng trưởng và phát triển là đồng thời và đa dạng phụ thuộc vào nhau bao gồm sự ảnh hưởng của các hộ nội tiết và cơ thần kinh, tình trạng dinh dưỡng, các tác động của môi trường và gen. Tăng trương và phát triển đi theo một kiêu cơ bán có tính chất toàn cầu của loài người. Nhưng xu hướng có tính chát định hướng hay tô'c dộ tăng trưởng phản ánh Hình 1.9. Hướng phát triển ở cđ thê người sự phát triển và trương thành vê thể chất của hệ cơ thần kinh và những xu hướng này đi theo hai hưỏng cơ bản: Dọc thân và gần xa (hình 1.9). Hướng dọc thân (từ Lrên xuống): điểm đầu của cơ thê lớn và phức tạp so với các phần thấp của cơ thể, các bộ phận này nhỏ hơn và đơn gian hơn. 30 Hướng gần xa: hướng này phản ánh sự phát triển từ trung tâm sang hai bèn. Về cd bản những xu hướng này là đôì xứng và song song thông qua quá trình phát triển sinh học và sự biệt hoá các tế bào phôi đầu tiên cùng với những cấu trúc biệt hoá không rõ ràng là các quá trình chức năng để hình thành một cơ thể phức tạp (một con người), một bộ khung của tàng trương, phát triển và trưởng thành. 1.6.4. Tăng trưởng về chiều cao và cản nặng a) Chiều cao Trùng có kích thước xấp xỉ 100 J.im và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, lúc mói sinh trẻ dài khoảng 50 cm. con sô này xấp xỉ õ.ooo lần so VỚI chiều dài của trứng. Chiêu cao của cơ thổ sau khi sinh làng trong suốt thời kỳ thơ ấu và đạt trung bình ỏ tuổi t-rưỏng thành khoáng 165 cm. gấp hơn 3 lần ehicu dài lúc mới sinh. Các quá trình tàng trương không giông nhau trong suốt cuộc đời và mỗi vùng giải phẫu của cơ thể có tốc độ tăng trưởng riêng. Mức tăng iruơng mà trẻ đạt dược phụ thuộc vào khoáng thòi gian cần cho tăng trương và tôc độ tăng trướng theo đơn vị thòi gian. Mức tăng trưởng tối đa là thòi kỳ phát triển của bào thai, khi bào thai có thể đạt, tốc độ tăng trương tôi đa là 1,5 mm mỗi ngày trong 4 tháng đầu của thời kỳ thai nghén. Sau đó tôc độ tãng trương chậm dần đến tận lúc sinh. Việc tăng chiều dài của cơ thể phụ thuộc vào các dường cong tự nhiên trong cột sóng củng như độ rộng của đĩa gian cột sống. Thòi điếm mới sinh, chiều dài (cao) táng khoảng 2,5 cm mỗi tháng, trong suốt 6 tháng đầu và chậm dần trong 6 tháng sau. Trong năm đầu tiên, cơ the trẻ dài thôm khoảng 50%. Trong giai đoạn chập chững biết đi, tre rao thêm khoẩng 12 — 13 cm trong năm thứ 2. Có thê dự đoán chiều cao của trẻ vào lần sinh nhật thứ 2. vì vào khoảng thòi gian này trẻ đã có được đường cong tăng trưởng gen. Đây là vếu tô" quvết định vê chiều cao và do đó người ta có thê dự đoán được chiểu cao khi trương thành. Khoảng giữa thời kỳ thơ ấu, mức tâng trưởng vê chiều cao chậm lại và ở mức ôn định trong giai đoạn của thời thơ ấu. Trung bình trẻ khoảng từ 6 - 12 tuối có thổ cao thêm 5 cm mỗi năm, như vậy trẻ sẽ cao thêm khoảng .30 — 60 cm. Sự khác nhau vê giới tính dẫn đến việc ban đầu các bé gái có chiểu cao không bàng các bé trai. Sau sự tâng trưởng mạnh đáu tiên vê chiều cao, mức tăng trưởng sẽ giử ôn định cho đến tận thời kỳ thiếu niên. 31 Thời kỳ niên thiếu, mức tăng trưởng lại tăng vọt trong khoảng từ 10-11 tuổi mặc dù mức tăng chiều cao cũng tùy thuộc vào từng cá nhân và vào giới tính. Quá trình sinh học bắt đầu bằng một cú hích, bộc lộ mức tăng trưởng nhảy vọt, tuy nhiên cơ chê tăng trưởng chính xác vẫn chưa được rõ. Sự tăng trưởng mạnh vào thời kỳ niên thiêu có thể được xem là sự kiểm soát của kiểu gen. Sự tăng trưởng mạnh nói chung là tăng trưởng ở khung xương, các cơ, các cơ quan nội tạng, tất cả các bộ phận này đều tăng trưởng ở mức đỉnh điểm khi trẻ khoảng 12 tuổi đối với các bé gái và 14 tuổi đối với các bé trai. Sự tăng về kích thước cơ thể phản ánh sô' lượng protein cao và số lượng nhân tế bào tăng, đồng thời cũng thế hiện sức dẻo dai của cơ thê đã tăng lên. Các cơ khác trong đó có cơ tim thế hiện các đường cong tăng trưởng tương tự. Mặc dù sự tăng trưởng nhanh chóng về chiều cao diễn ra trong thòi kỳ niên thiếu nhưng cũng có sự khác nhau ở từng cá nhân, ngay khi sự tăng trưởng bắt đầu nó diễn ra không ngừng và có thể dự đoán được. Con người là loài động vật có vú duy nhất có quãng thời gian ngắt quãng dài trước khi có sự tăng trưởng đột ngột. Người ta cho rằng, tính sinh học cần trì hoãn sự dậy thì và các quá trình đồng phát tạo điểu kiện cho sự trưởng thành của bộ não con người hoàn thiện. Đây là điểu làm con ngưòi khác biệt với các động vật cấp thấp. b) Cản nặng Mức độ cân nặng của trẻ lúc vừa sinh ra còn đa dạng hơn chiều cao và phản ánh môi trường của mẹ nhiều hơn bất kỳ một khuynh hưống gen nào. Thiếu cân có thê xảy ra nhanh chóng ngay sau khi sinh và trẻ mới sinh có thể sụt mất 10% khôi lượng cơ thể trong vòng từ 3 đến 4 ngày đầu tiên sau khi được sinh ra. Đó là do dịch ngoài tế bào thừa và phân bị thải ra và do cả chế độ ăn cho trẻ. Cân nặng của trẻ sẽ trở lại bình thường khi em bé được khoảng 10 ngày. Cân nặng, chiều cao và vòng đầu trẻ đã được xác định và đã có các giá trị bình thường đối với tuổi thai. Do đó trẻ sơ sinh có cân nặng thích hợp với tuổi thai. Những trẻ sơ sinh có cân nặng phù hợp với tuổi thai nhi có thể được cho là sẽ tăng trưởng ở tôc độ bình thường bất kể khoảng thời gian thai nghén, khoảng thòi gian này có thế là trước kỳ hạn hoặc sau kỳ hạn. Tăng cân trong khoảng 6 tháng đầu là rất quan trọng. Trẻ sơ sinh tăng khoảng 680 g mỗi tháng cho đến khi trẻ khoảng 5 - 6 tháng tuổi, khi đó cân nặng đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 6 tháng tới 1 năm tuổi, cân nặng của trẻ tăng gấp 3 và khi gần 3 tuổi thì cân 32 nặng của trẻ đã tăng gấp 4; và cân nặng bắt đầu tăng chậm dần, khoảng từ 2,25 đến 2.75 kg mỗi nàm. Trong giai đoạn chập chững biết đi, trẻ tăng cân chậm, trung bình chỉ khoảng từ 1,8 - 2,7 kg mỗi năm. Trong giai đoạn giữa thời kỹ thơ ấu. cân nặng của trẻ tăng ổn định nhưng mức tăng cân của trẻ cũng có thề đạt khoảng 2 - 3 kg mỗi năm. Thời niên thiếu đánh dấu sự thay đổi với sự tích lũy khối lượng cơ bắp. khôi lượng các cơ ban đầu đạt nhiều nhất vào thòi kỳ bắt đầu có kinh nguyệt ỏ nữ và sau đó giảm dần; còn đổi với nam, khối lượng cơ bắp vẫn tiếp tục tăng trong suốt thòi kỳ dậy thì tạo nên một khối lượng cơ bắp đáng kể. Khối lượng mỡ ở nữ tàng đáng kề trong thòi kỳ dậy thì, và tiếp tục tăng sau khi có kinh nguyệt. Khối lượng mỡ ở nam giới được đánh dấu bằng sự tăng đỉnh điểm về lượng mỡ tích tụ trong thời gian diễn ra sự tăng trưởng mạnh. Tốc độ tăng cân ở thời kỳ thiếu niên nhanh chóng bị đẩy lại sau tốc độ tăng đỉnh điểm về chiều cao. sự tảng chiều cao đạt mức đỉnh điểm này diễn ra trong khoảng 3 tháng. Cân nặng của cơ thế không được duy trì ồn định cho đến khi trẻ có chiều cao của tuổi trưởng thành. 1.6.5. Thay đổi hình dáng Khi trẻ tăng trưởng và phát triển sẽ có sự thay đổi về hình dáng và tỷ lệ của cơ thể trẻ (Hình 1.10). 0 mọi lứa tuổi, đầu của trẻ đạt được các kích thước trước phần thân, kích thưỏc của thân đạt được trước kích thước của các chi và các phần ngoại biên của các chi lại đạt được trưốc các phần trung tâm của chi. Xăm đầu đời là giai đoạn tăng trưởng nhanh, chủ yếu là thân dài ra và các chất béo tích tụ. Khi trẻ hoạt động nhiều hơn và bắt đầu đi bộ thì trọng lực nàm nhiều phần thân trên hơn do sự không cân đôi ở trẻ, ■phần lớn là đầu to, bụng phình, hai bàn chân hướng ra phía ngoài và chân cong. Lúc mới sinh, vòng đầu tỷ lệ thuận vói vòng ngực, vòng bụng lớn hơn vòng đầu và vòng ngực cho đến khi tre 2 tuổi. Bụng có tỷ lệ không cân xứng là do lá gan lớn và khung chậu nhỏ, khung chậu của trẻ chưa chứa các cơ quan như ở khung chậu của người lớn. Tuy nhiên, sự táng trưởng nhanh chóng của khung chậu vào khoảng thời gian đầu của thời thơ ấu tạo điều kiện cho bàng quang và ruột cuõì cùng nằm đúng vị trí giải phẫu của chúng và chìm xuống phía dưới làm cho bụng phẳng dần. Hơn nữa, vì phần bụng nhiếu nên ngực và vòng ngực bị đẩy lên phía cổ. Sự tăng trưởng của khung chậu và những thay đổi về mặt giải 33 phẫu làm cho các cấu trúc ở phía trên hạ xuông cùng với với sự dài ra ° _ - í ? cúa cô. Khi trẻ tiếp tục tăng trưởng và phát triển, trẻ trở nên cân xứng, trẻ có một hình dáng mảnh khảnh hơn khi chân dài ra và tư th ế cải thiện với việc sử dụng hiệu quả tay và chân. Sau năm đầu tiên cho đên tận khi dậy thì, chân tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng hơn bất kỳ một bộ phận nào khác của cơ thể. Trong giai đoạn dậy thì, sự tăng trưởng mạnh của bàn chân và bàn tay làm cho chúng không cân đôi so với các phần còn lại. Tiếp theo là sự tăng trưởng mạnh của các cơ bắp chân và bắp tay rồi đến hông, ngực và cuối cùng là vai. Bàn chân ngừng tăng trưởng trưốc tất cả các bộ phận khác của cơ thể. 2 tháng 5 tháng Mới sinh 2 tuổi 6 tuổi 12 tuổi 21 tuổi Hình 1.10. Tỷ lệ giữa các phẩn cơ thể ở người qua các tuổi 1.6.6. Tỷ lệ c ủ a khuôn mặt Lúc sinh, diện tích bê mặt của đầu chiếm khoảng 20% diện tích bề mặt của toàn bộ cơ thể. Trong giai đoạn sơ sinh, các xương mặt tăng trưởng nhanh hơn vòm sọ, điều này thể hiện sự tăng trưởng của bộ não. Trong giai đoạn này, sự tăng trưởng chính của hàm liên quan đến việc điều tiêt quá trình mọc răng và quá trình phát triển các cơ mặt hỗ trợ chức năng nhai. Tất cả các răng sữa đều rụng vào khoảng giữa thời thơ âu và giai đoạn phát triển này được gọi là “tuổi rụng răng”. Phần mặt tăng trưởng trước hết là theo chiều rộng, sau đó là chiều dài, điều này mang lại cho người ta cảm giác khuôn mặt xuất hiện ở phía dưối hộp sọ. 34 1.6.7. Sựtrưỏng thành về sinh lý Cùng với sự phát triển của trẻ về hình thái là một loạt những thay đổi về sinh hoá và sinh lý, những thay đổi này diễn ra ở tất cả các cơ quan và các hệ thống. Quá trình trương thành về sinh lý diễn ra trong nhiều năm và nhiều thay đổi sinh hoá và sinh lý thể hiện sự khác nhau về giới tính vào những thời điểm mà sự thay đổi diễn ra cùng với sự trưởng thành về sinh lý hơn là về lứa tuổi. Tuy nhiên phần lớn các hệ sinh lý đã đạt được sự trưởng thành tương dối vào khoảng cuối của thời kỳ chập chững biết đi. Da trương thành vê mặt chức năng trong quãng thòi gian đầu của thòi thơ ấu với biểu bì và hạ bì gắn kết chặt chẽ vối nhau. Bã nhòn xuất hiện rất ít, trong thòi thơ ấu, tuyến mồ hôi thực hiện chức năng của nó và tiết ra ít mồ hôi. Tóc dần trở nên thô và sẫm hơn. màu sắc CUỐI cùng của tóc là do gen quyết định. Điều hoà nhiệt là một phản ứng thích nghi quan trọng của trẻ sơ sinh trong giai đoạn chuyển từ cuộc sông trong tử cung sang cuộc sống bên ngoài. Tiếp theo là sự không ôn định cùa giai đoạn vừa mới được sinh ra. Cơ chế điều hoà nhiệt trở nên hiệu quả hơn vì cùng với sự trưởng thành là sự ôn định hơn về mặt sinh lý, các mao mạch có khả năng duy trì thân nhiệt và cử động run cũng nhằm phục vụ mục đích sinh lý của nó. Việc nàv đi đôi với việc trẻ học cách kiểm soát nhiệt độ của chúng như cởi bớt quần áo ra nếu quá nóng và mặc thèm quần áo vào nếu quá lạnh. Bé gái bao giò củng duy trì thân nhiệt cao hơn bé trai một chút. Sự phát triển của các thành phần não bộ có liên quan đến sự tăng trưởng tiến bộ và khả năng nhận thức, ví dụ: vùng Broca của não liên quan đến sự phát triển của khả năng nói. Sự trưởng thành của vùng vỏ não liên quan đến việc kiểm soát bàn tay, bàn chân, chân và các cơ thắt. Bộ phận hô hấp và các cấu trúc liên quan tiếp tục tăng trưởng và trưởng thành trong giai đoạn đầu của thời kỳ thơ ấu; tuy nhiên các cấu trúc bên trong tai và họng vẫn còn ngắn và thẳng. Trong giai đoạn đầu của thời thơ ấu, lượng protein trong máu còn thấp, mặc dù vậy trẻ cũng đạt được lượng protein của người trưởng thành trong vòng một vài nãm. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi chậm dần từ khoảng 100 nhịp một phút lúc 2 tuổi gần với nhịp đập tim của người lớn. Điểu này có liên quan đến quy luật sinh học làm cho nhịp tim có liên quan một cách đảo ngược với kích thước cơ thể. Vào đầu thời kỳ chập chững biết đi. các quá trình tiêu hoá sẽ trưởng thành. Đầu thời thơ ấu, mật loãng ra và hoạt động của dịch vị dạ dày tiếp tục tăng; một bước quan trọng liên quan đến cơ quan dạ dày, ruột non là kiểm soát sự bài 35 tiết phân. Hơn nữa, nhờ việc hoàn thành quá trình mielin hoá của dây sông mà các cơ thắt niệu đạo và hậu môn CUỐI cùng cũng đã được sự kiểm soát. Khả năng kiểm soát sinh lý các cơ thắt thông thường xuất hiện vào khoảng giữa 18 tháng và 24 tháng tuổi. Độ lọc của cầu thận ỏ thận đạt được mức như người lớn khi trẻ khoảng 2 đến 3 tuổi. Khả năng giữ nước tiểu của bọng đái tăng khi trẻ được khoảng 14 — 18 tháng tuổi và trẻ có thể nhịn tiểu lâu hơn khoảng 2 giờ so vâi trưốc đó. Trao đổi chất là sự truyền năng lượng và hoá chất bị ảnh hưởng bởi các yếu tô bên trong và bên ngoài. Mức chuyển hoá chất cơ bản phản ánh tỷ lệ trao đổi vật chất khi cơ thể nghỉ ngơi, thể hiện sự thay đổi quan trọng trong suôt cuộc đời. Mức chuyển hoá chất cơ bản cao nhât lúc mới sinh và trong suôt thời kỳ sơ sinh và liên quan mật thiêt đên tỷ lê bề mặt so với khối lượng cơ thể giảm một cách nhanh chóng khoảng từ 6 tuổi đến 20 tuổi (do cân nặng tăng nhanh hơn so với diện tích bề mặt cơ thể). 0 cả hai giới, tỷ lệ diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể đểu giảm cùng với việc đảm bảo sự trưởng thành. Tỷ lệ trao đổi chất quyết định những nhu cầu về calo và năng lượng mà trẻ cần những lứa tuổi khác nhau, các giai đoạn phát triển và trưởng thành khác nhau. Trong suốt cuộc đòi, nước đặc biệt quan trọng liên quan đến sự sống còn và các chức năng sinh lý của cơ thể. Do đó, nhu cầu về nưóc luôn chiếm khoảng 1,5 ml/kcal. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Phân biệt sinh đôi đơn hợp tử (sinh đôi cùng trứng) và sinh đôi hai hợp tử (sinh đôi khác trứng). Giải thích tại sao hiếm gặp các trường hợp sinh đôi khác trứng. 2. Trình bày tóm tắt các cấp độ tổ chức cấu tạo chính của cơ thể. Tầm quan trọng của những hiểu biết về giai đoạn trưóc sinh. 3. Trình bày tóm tắt các sự kiện chính trong quá trình phát triển phôi. 4. Trình bày vai trò của dây rôn và nhau thai trong quá trình phát triển phôi — thai. 5. Giai đoạn nhạy cảm trong quá trình phát triển phôi thai. Phôi - thai dê bị tôn thương nhất khi nào? Tại sao? Cho ví dụ cụ thể. 6. Trình bày nhưng hành vi của thai nhi trong quá trình phát triển thai. 7. Giai đoạn phát triển của thai nhi thường được tính từ tuần thứ mấy? Tại sao? Phân biệt sự phát triển của thai nhi và sự sinh trưởng của thai nhi. 36 Chương 2 s ự PHÁT TRIỂN CỦA HỆ DA Chương này giới thiệu về sự phát triển các thành phần chính của hệ da (gồm da và các phần phụ của da), giải phẫu học và sinh lý học trong giai đoạn phôi và bào thai thông thường, đưa ra những yếu tố chính có liên quan đến sự phát triển và trưởng thành của hệ. Da là một cơ quan vì nó chứa các mô, các mô này liên kết với nhau về mặt cấu trúc để thực hiện các hoạt động và các chức năng cụ thể. về mặt giải phẫu và sinh lý, da người ở những vùng khác nhau trên cơ thề cũng khác nhau đáng kể và mỗi vùng lại đặc biệt thích nghi để chịu được những áp lực đặc biệt. Sự tăng trưởng của da có thể điều hoà và tự điều chỉnh với sự đa dạng ở vùng diện tích bề mặt của cơ thể. Da ỏ các vùng của cơ thể như gót chân, mí mắt và lưng có độ dày, độ mỏng, kiểu loại và số lượng cửa các phần phụ khác nhau. Da là cơ quan lớn nhất của cơ thê bao phủ toàn bộ bề mặt ngoài của cơ thể. Nó là một cấu trúc mỏng, độ dày khoảng 1 mm lúc sinh và tăng gấp khoảng hai lần lúc trưởng thành. Da chiếm khoảng 4% khối lượng cơ thê lúc mới sinh. Nó là một cơ quan lón nhất của cơ thể về cân nặng và diện tích bể mặt (khoảng 2 m2 ở cơ thể trưởng thành). Theo thống kê, có khoảng 800 cm2 da/kg cân nặng lúc mới sinh, so vói khoảng 300 cm2/kg cân nặng ỏ người lốn. Da là một cấu trúc phức tạp và về mặt chức năng sinh lý. nó là yếu tô" cơ bản cho sự sông còn của cơ thể con người. Nó cũng là phần xúc giác của cơ thê và là cấu trúc bên ngoài đơn giản giúp bảo vệ các cấu trúc sâu hơn. Lúc mới sinh, tất cả các cấu trúc bên trong da đều đã xuất hiện, nhưng nhiều chức năng của hệ da vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Nội dung chính của chương này gồm các phần sau: — Sự phát triển của da; — Các tuyến của da; — Cấu trúc các tầng của da; — Chức nâng của da; — Các yếu tô tạo nên màu da; — Sự táng trưởng và phát triển của các thành phần phụ da. 37 2.1. Sự PHÁT TRIỂN CỦA DA Tất cả các mô của cơ thể phát triển từ 3 lớp mầm cơ bản là ngoại bì, trung bì và nội bì. Hầu hết các mô của cơ thể đều được cấu thành từ một liên kết của những tế bào mầm này. Về cơ bản, da được cấu thành từ hai lớp: lớp mỏng hơn nằm ở bề mặt gọi là biểu bì (lớp ngoài cùng của da), có nguồn gôc phát sinh từ ngoại bì vào lớp mô liên kết dày hơn, sâu hơn, gọi là lớp hạ bi, có nguồn gôc phát sinh từ trung bì. 2.1.1. Sự phát triển của biểu bì Lớp bên ngoài của da ban đầu là một lớp đơn của các tê bào ngoại bì và khi các quá trình phát triển diễn ra, ngoại bì bắt đầu có nhiều lớp và lúc này sự khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng của các vùng trở nên rõ rệt. Trong 6 tháng đầu trong bào thai, biểu bì tăng trưởng ở mức đỉnh điểm vê độ dày. Cơ cấu thô sơ của biểu bì là lớp tế bào ngoại bì ở bề mặt, sô" lượng của những tế bào đó gia tăng nhanh chóng và hình thành một lớp biểu mô lát, lớp chu bì và lớp mầm cơ bản (Hình 2.1). Ở giai jđoạn phát triển này, biểu bì trông giống như khảm tế bào, với sự hỗ trợ của các tế bào phát sinh từ ngoại bì bề mặt và từ các tiền tế bào, cụ thể là tế bào mào và trung mô. Các tế bào của chu bì liên tục trải qua các quá trình sừng hoá, tróc vảy và chúng được thay thế bằng các tế bào mối sinh ra từ lớp đáy. Những tế bào của chu bì bị tróc sẽ hình thành nên chất gây (chất mỡ sáp), một loại chât mỡ bao phủ và bảo vệ bào thai trong thời gian bào thai nằm trong nước ổi, đồng thòi cũng bảo vệ thai nhi khỏi nước tiểu. Lớp mầm cơ bản của biểu bì trở thành lớp đáy. Vào tuần thai thứ 11, các tê bào từ lớp mầm đã hình thành một lóp trung gian. Các tê bào chu bì tiêp tục được thay thế cho đến tận khi thai nhi được gần 21 tuần tuổi. Sau đó chu bì biên mất và lớp sừng hình thành. Ngoại bì Trung bì Hình 2.1. Mô hình hai lỏp cấu tạo nên da 38 Sự gia tàng nhanh chóng của các tế bào trong lổp mầm tạo nên các rãnh trên biểu bì, những rãnh này sẽ mở rộng sang những hạ bì đang phát triển. Các rãnh này bắt đầu xuất hiện từ cuối giai đoạn phôi và phát triển rồi hình thành cô' định vào khoảng tuần thứ 17. Sự hình thành của các rãnh này gản liền với sự xuất hiện sớm của các lớp đệm trên bề mặt bụng của các ngón tay và ngón chân. Các lớp đệm đầu tiên xuất hiện trên lòng bàn tay lúc thai nhi được khoảng 5 - 6 tuần và một tuần sau thì các lớp đệm cũng xuất hiện trên các ngón tay. Các lớp đệm bàn tay. bàn chân bắt đầu bài tiết vào khoảng tuần thai thứ 10. Hơn nữa. các rãnh biểu bì cũng sản sinh ra các đường rãnh trên bề mặt của lòng bàn tay và bàn chân. Gen quy định kiêu của các rãnh và các rãnh này góp phần hình thành nên dấu vàn tay. Trong giai đoạn phôi, các tê bào mào thần kinh xâm nhập vào trung mô trong những hạ bì đang phát triển. Sự biệt hoá của các nguyên bào sắc tô" trong các tế bào sắc tố có liên quan đến việc hình thành các hạt sắc tố. Các tế bào sắc tô xuất hiện trong da đang phát triển lúc khoảng 40 - 50 ngày của thời kỳ thai nghén. Các tè bào sắc tô' bắt đầu sàn sinh melanin trưốc khi sinh và phân bô đến các tê bào biểu bì. Sự chuyên đổi của ngoại bì ở bề mặt thành lớp biểu bì nhiều mặt là do sự tương tác liên tục với lớp hạ bì đang phát triển. Biêu bì là lớp ngoài cùng của da. lớp này được cấu thành từ biểu mô có vảv đã sừng hoá và phân tầng. Lớp này ở những phần khác nhau của cơ thể có độ dày mỏng khác nhau. Các mạch máu và các đầu mút của dây thần kinh xuất hiện và các lớp sâu hơn của biểu bì được ngâm trong dịch kẽ từ hạ bì: dịch kẽ (ví dụ: bạch huyết) cũng cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và được dẫn lưu. Có rất nhiều loại tế bào trong biểu bì từ lớp mầm sâu nhất đến lóp sừng ngoài cùng. Các tế bào trên bề mặt phang, mỏng, không có nhân (là những tế bào chết hay vảy), trong đó lớp tế bào mầm sâu nhất được thay thế bằng lớp sừng protein sợi. Những tế bào trên bề mặt sẽ bị tẩv đi và thay vào đó là các tế bào có nguồn gốc từ lớp mầm và chúng đã trài qua những thay đôi khi chúng bị đẩy dần lên bề mặt của da. Sự thay thế hoàn toàn biểu bì diễn ra trong khoảng 14 ngày. Biểu bì bình thường sẽ trải qua 3 giai đoạn chính sau: - Lột da là quá trinh tróc vảy của các tế bào đã bị sừng hoá trên bề mặt cua da. - Sừng hoá các tế bào trôn bế mặt. - Phản chia tế bào là quá trình diễn ra liên tục trong các lớp sâu hờn vói những tế bào mới hình thành mà bị đẩy lên bê mặt. 39 Nhân tô tăng trưởng của biểu bì là một hormon có chức năng kích thích sự tăng trưởng của các tê bào biểu bì và các nguyên bào sợi. 2.1.2. Sự phát triển của hạ bỉ Hạ bì phát triển từ trung mô. Trung mô được phái sinh từ trung bì ở dưới ngoại bì bề mặt. Hầu hết các trung mô mà biệt hoá thành mô liên kết của hạ bì đều bắt nguồn từ lóp xoma hay trung bì bên nhưng một sô lại phát sinh từ các khúc bì của phần thân. Vào khoảng tuần thai thứ 11, các tê bào trung mô đã bắt đầu sản sinh ra các sợi mô liên kết co dãn và collagen. Khi các rãnh biểu bì hình thành, thì các hạ bì nhô ra, biểu bì hình thành nên các rãnh hạ bì. Các vòng mao mạch phát triển ở một sô rãnh này và cung cấp một sô dưõng chất cho biểu bì và các đầu mút dây thần kinh cảm giác hình thành ở các rãnh khác. Những sợi dây thần kinh hướng tâm đang phát triển đóng vai trò quan trọng trong chuỗi hình thành các rãnh hạ bì về mặt không gian và thời gian. Các mạch máu trong hạ bì lúc bắt đầu cũng giông như những cấu trúc đơn giản có màng trong đã được phân hàng. Những cấu trúc này biệt hoá từ trung mô. Khi da mới xuất hiện, các mao mạch mới cũng xuất hiện từ các mạch đơn giản này. Một số mao mạch có áo cơ nhờ sự biệt hoá của các tế bào tạo cơ, những tế bào đang phát triển trong trung mô xung quanh và cuối cùng phát triển thành các động mạch và tiểu động mạch. Các mao mạch (mà qua đó dòng chảy hồi quy của máu được hình thành) có các áo cơ và phát triển thành tĩnh mạch và tiểu tĩnh mạch. Một số mạch máu tạm thòi sẽ biến mất khi các mạch máu mới hình thành và vào khoảng CUỐI tháng thứ 3, mạch máu chính của hạ bì ở bào thai đã được hình thành. Các mạch bạch huyết tạo nên một mạng lưới đi khắp hạ bì. Hạ bì được cấu thành từ các mô liên kết có chứa collagen và các sợi co dãn. Các nguyên bào sợi, đại thực bào và các dưỡng bào là những tế bào chính được tìm thấy trong hạ bì. Dưới lóp sâu nhất của hạ bì là các mô thưa và rất nhiều mô mỡ. Những câu trúc chính trong hạ bì là: - Các mạch máu; - Các mạch bạch huvết; - Các đầu mút dây thần kinh cảm giác; - Các tuyến và các ông dẫn mồ hôi; - Lông: - Các cơ dựng lông; - Các tuyến nhờn. 40 2.1.3. Các đầu mút dây thần kinh cảm giác Da là một giác quan quan trọng, qua đó cơ thế con người tiếp nhận những thông tin quan trọng về môi trường vật lý. Các kích thích tô" kích thích các loại thụ thề cảm giác khác nhau (Bảng 2.1) bao gồm sự tiếp xúc. nhiệt độ, áp lực và đau. Các thụ thê được phân bổ khắp hạ bì. Các xung động thần kinh được điều khiển trong các thụ thể được truyền sang dây thần kinh tuỷ sôYig bằng các dây thần kinh cảm giác. Sau đó chúng chuyên tới vùng cảm giác bèn trong não, nơi mà các cảm giác được giải mã. Bảng 2.1. Thụ thể của da Các loại thụ thể Kich thích Hạt meissner Tiếp xúc với ánh sáng Hạt pacinian Áp lực sâu Đầu mút thần kinh tự do Đau Phức hệ chân lóng (xúc giác) Hình 2.2. Các thụ thè của da Vào khoảng tuần thứ 17 và 20 của thời kỳ thai nghén, da được bao phu trong chất sáp nhày có chứa một chất béo được bài tiết từ các tuyến chất béo và các tế bào biểu bì đã chết. Vào tuần thứ 21, da nhán và hơi mờ, có màu đỏ hồng do máu Irong các mao mạch. Lúc mới sinh, hai lốp da ràng buộc với nhau mộl cách long leo và đ c u rất mỏng. Những va chạm nhỏ qua các biéu bì có thế 41 chia tách những lốp này cùng với việc gây nên những chỗ rộp da. Hơn nữa, vùng chuyến tiếp giữa lớp biểu bì sừng hoá và lớp biểu bì đang sông tạo nên một vùng chức năng ngăn cản dịch chạm vào bề mặt da. 2.2. CÁC TUYẾN CỦA DA Ba loại tuyến trên da có liên hệ chặt chẽ với da là: tuyên nhờn, tuyến mồ hôi và tuyến ráy tai. Tuyên nhòn và tuyên mồ hôi phát sinh từ biểu bì và phát triển trong hạ bì. 2.2.1. Tuyến nhờn Các tuyến nhờn (còn gọi là các tuyến dầu hay các tuyến holocrine) là những tuyến nang với một vài ngoại lệ có liên quan đên các nang lông. Những nang này phát triển như những chồi đơn giản ở cạnh lông, lúc ban đầu chúng như những chồi (Hình 2.3A), sau đó thì phát triển thành những chồi tuyến có chia nhánh để hình thành một hệ ống và túi rắn. Các tế bào trung tâm của các túi vỡ ra để hình thành chất nhòn (chất bã), chất nhờn là một hỗn hợp gồm lipit, cholesterol, protein và muối vô cơ. Phần bài tiết của tuyến nằm trong hạ bì (Hình 2.3B), các tuyến nhòn có liên kết với lông mở theo hướng cổ của nang lông. Các tuyến nhờn không liên quan đến các nang lông thì mở theo hướng trực tiếp trên bể mặt của da. Chất nhờn bao phủ lông và giúp lông không bị khô và gãy. Chất này cũng ngăn không cho nước thoát quá nhiều qua da nhò đó mà giữ cho da mềm, nhưng đồng thòi cũng làm cho da thành nơi cư trú, tảng trương của vi khuẩn. Hình 2.3. Sơ đồ tuyến nhờn ỏ người A: Sự hình thành các chồi - tiền thân của tuyến nhờn; B: Vị trí củà tuyến nhdn trong da. 42 2.2.2. Tuyến mồ hôi Tuyến mồ hôi là nơi mà qua đó một phần nước và khí được thoát ra từ da. Các tế bào của tuyến mồ hôi giải phóng các chất bài tiết bằng các xuất bào và đẩy chúng vào các nang lông hav lên bề mặt da thông qua các lỗ chân lông. Căn cứ vào cấu trúc, loại chất bài tiết hay vị trí của chúng, tuyến mồ hôi được chia thành hai loại chính là tuyến mồ hôi nước và tuyến mồ hôi nhờn. a) Tuyến mồ hôi nước Tuyến mô hôi ngoại tiết nằm trong da và có mặt trên khắp cơ thể; chúng phát triển bên dưới biêu bì. Khi các chồi dài ra, chúng cuộn lại đế hình thành mầm của yếu tô' bài tiết và phát triển thành phần mầm biểu bì. Sau đó các tê bào trung tâm của ông mầm thoái hoá và tạo thành một khoang. Các tế bào ngoại biên của phần tuyến bài tiết biệt hoá thành các tê bào bài tiết và các tế bào cơ biểu mô (những tế bào vốn được cho là các tê bào cơ trơn chuyên biệt hỗ trợ việc bài tiết mồ hôi). Chất tiết từ các tuyến mồ hôi nước có chứa nước, ion (Na+, Cl"), ure, axit uric, amoniac, axit amin. glucozd và axit lactic. Tuyến mồ hôi nước bắt đầu thực hiện chức năng một cách mạnh mẽ ngay sau khi sinh. Các chức nâng chính của các tuyến mồ hôi nước là điểu hoà thân nhiệt và bài tiết chất thài. Mật độ của các tuyến mồ hôi nước lúc mới sinh dày đặc hơn bất kỳ thời điem nào trong đời. Không có tuyến mới nào được hình thành sau khi sinh và các tuyến mồ hôi giông nhau về mặt kích cổ, độ trưởng thành về mặt cấu trúc và vị trí cấu trúc trong hạ bì lúc mới sinh và lúc đã trường thành. Các tuyến mồ hôi đạt mức thực hiện chức năng như ở người lớn lúc trẻ khoảng 2 tuổi. Các tuvến mồ hôi nước đã mở rộng trong da và hiện diện như một nguồn thoát nhiệt chính của cơ thể. Việc tạo mồ hôi và thoát mồ hôi là một hiện tượng phức tạp liên quan đến việc vận chuyển ion và bài tiết protein cũng như hoạt động của các tế bào cơ biểu mô. Các tiểu mạch và các cơ chê điểu hoà góp phần thực hiện các hoạt động này. b) M ất nước qua da Sự mất nước qua da mỏng khi chưa bị sừng hoá của tre sơ sinh (chưa đầy 28 tuần thai) có thổ rất cao. Sự mất nước này táng nếu trẻ sơ sinh được chám sóc dưới nhiệt bức xạ hay chữa bệnh bằng ánh sáng. Sự mát nước qua biểu bì tăng lên dáng kể ớ những trẻ sinh non so với trá sinh dúng tháng. Trẻ sinh non cũng không thể toát mồ hôi cho đến khi 43 được một vài tuần tuổi trong khi trẻ sinh đủ tháng có thê toát mô hôi ngay từ lúc sinh. c) Các tuyến mồ hôi nhờn Đây là những tuyến mồ hôi đơn giản dạng cuộn và dạng ông. Chúng phát triển dưới lỏp mầm của biểu bì mà biêu bì đó tạo ra các nang lông. Do vậy các tuyến mồ hôi nhòn là một loại khác của tuyên mô hôi phát triển như một phần gắn liền với nang lông; các ông của những ông tuyến mồ hôi này mở hướng về phần trên của nang lông. Sự bài tiêt của các tuyến mồ hôi nhòn tương tự như sự bài tiết của các tuyến mồ hôi nưốc, nhưng chúng dính nhiều hơn, chứa nhiều lipit và protein hơn. Chức năng của chúng thể hiện mạnh nhất vào tuổi dậy thì. Mụn trứng cá là một chứng viêm tuyến mồ hôi nhờn (dầu). Bệnh này xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì. Trong giai đoạn phát triển và thay đổi này, các tuyến mồ hôi nhờn do bị.ảnh hưởng của các hormon giới tính nam. Các tuyến hormon nam tăng trưởng về kích thưốc và có sản sinh chất nhòn nhiều hơn. Mụn trứng cá xảy ra chủ yếu ở các tuyến mồ hôi nhờn, vi khuẩn nhanh chóng xuất hiện ở các tuyến này, chúng tồn tại nhò các chất nhờn giàu lipit. Khi vi khuẩn xuất hiện ở các tuyến này thì túi các tế bao nang của các tế bào mô liên kết bị phá vỡ và thay thế các tế bào biểu bì, điều này có thế gây ra các vết sẹo vĩnh viễn trên da. d) Tuyến vú Các tuyến vú là những tuyến mồ hôi đặc biệt có chức năng tiết sữa. Các mầm tuyến vú bắt đầu phát triển trong tuần thai thứ 6 khi phần rắn bên dưới biểu bì thấm qua trung mô (Hình 2.4A). Các mầm tuyến vú bắt đầu phát triển từ các rãnh tuyến vú dày, những rãnh này xuất hiện trong tuần thứ 4 của thời kỳ thai nghén. Mỗi mầm nguyên thuỷ tạo ra các mầm tuyên vú thứ hai, những mầm này phát triển thành các ống tiết sữa và các nhánh sau đó của ông tiết sữa. Quá trình này tiếp tục diễn ra cho đên khoảng thời gian cuôi của thòi kỳ thai nghén, đến thòi điểm đó, khoảng 1 5 -2 0 mầm tiết sữa đã được hình thành. Trong giai đoạn bào thai, biểu bì ở bên gốíc của tuyến vú trở nên yêu di hình thành một vùng tuyên vú. Các núm vú hình thành gần như đầy đủ hoặc trong giai đoạn sau khi sinh, khi đó các trung mô xâm nhập xuông.vùng phía dưới và nâng vùng này khỏi vùng da gần kề. Các vùng tuyến vú mới của trẻ mới sinh ở hai giới giôYig nhau. Một sô mở rộng có thê hiện diện và bài tiêt ra sữa non. Các tuyến vú vẫn chưa phát triển cho đến tận tuổi dậy thì. 44 Mầm tuy Vùng núm vú A B Hình 2.4. Sự hình thành tuyến vú A: Vị trí của mầm tuyến vú; B: Sự hình thành vùng núm vú 2.2.3. Các tuyến ráy tai Các tuyến ráy tai là những tuvến đã điều chỉnh bài tiết ra những chất nhòn. Phần bài tiết của các tuyến ráy tai nằm ở lớp dưối da sâu trong tuyến chất nhờn. Chất bài tiết của các tuyến chất nhờn và tuyến ráy tai là ráy tai. Chức năng chính của ráy tai là bảo vệ tai và chúng bảo vệ bằng cách tiết ra một chất dính. 2.2.4. Sự cung câ'p máu cho da và diện tích bề mặt da Da có thể chứa được lượng máu lớn. Khi các cơ quan khác của cơ thế như các cơ đang hoạt động mạnh cần một nguồn cung cấp máu lốn hơn thì hệ thôVig thần kinh làm co thắt các mạch máu của hạ bì, làm chuyển nhiều máu hơn vào tuần hoàn nói chung và đưa máu đến cho các cơ và các cơ quan khác của cơ thể. Ò trẻ sơ sinh, diện tích bề mặt da so vối khối lượng cơ thế lớn hơn ở trẻ em và người trưởng thành nên lượng dịch bị mất nhiều hơn khi thoát mồ hôi qua da. Người ta thông kê được diện tích bê mặt của một trẻ sinh non (trẻ được sinh trước tuần thai thứ 37) có tỷ lệ so với cân nặng lớn hơn 5 lần so VỚI trẻ sinh đủ tháng. Hơn nữa diện tích bề mặt của trẻ mới sinh lại lớn hơn 3 lần so vỏi lúc trẻ lớn lên và trưởng thành. 2.3. CẤU TRÚC CÁC TẦNG CỦA DA 2.3.1. Biểu bì - Biếu bì ở người gồm 5 lóp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp trong và lớp sừng. 45 Lớp đáy (tầng đáy): là lớp mầm và ở vị trí sâu nhất của biểu bì. Nó được cấu thành từ các tê bào tạo sừng hình cột. Lớp gai: lớp này được cấu thành từ 8 đến 10 lớp tế bào tạo sừng .nhiều mặt khớp lại vói nhau. Lớp h ạt: là lớp giữa của biểu bì, lớp hạt có chứa từ 3 đến 5 lớp tế bào sừng phẳng, những lóp này gồm những tế bào sẽ chêt theo chương trình và được đẩy lên trên. Lớp trong: lớp này chỉ xuất hiện trên da của đầu ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Lớp sừng: lớp này chứa từ 25 đến 30 lớp tế bào sừng chết phẳng. Những tế bào này là lớp che và được thay thế bằng các tế bào ở lớp sâu hơn. Y— Lớp sừng [___ Lớp trong N — Lớp hạt Lớp gai đáy Tế bào sắc tò' Hạ bì Hình 2.5. Các lớp tê' bào của da - Biểu bì được cấu thành từ biểu mô đã phân lóp và có chứa bốn loại tế bào cơ bản: 1) Các tế bào sừng; 2) Các tế bào tạo sắc tố; 3) Các tê bào Langerhans xuất hiện từ tuỷ xương và xâm nhập vào biểu bì. Những tê bào này tham gia vào các phản ứng miễn dịch, chúng dễ bị tôn thương bởi ánh sáng của tia cực tím; 4) Tê bào merkel, tê bào này có sô lượng ít nhât và nằm ở lóp sâu nhất của biểu bì. 2.3.2. Hạ bì Hạ bì là lớp da chính thức, là phần sâu nhất của da và được cấu thành chủ yêu từ các mô liên kết có chứa các sợi co dãn và các collagen. Hạ bì được chia thành hai vùng: vùng hình nhú và vùng dạng lưới. 46 — Vùng hình nhú là vùng bề mặt của hạ bì có chứa các mô liên kết núm (quầng) với các sợi co dãn. Vùng này có các núm chứa các mao mạch, các hạt tiếp xúc và các mút dây thần kinh tự do. — Vùng dạng lưới là vùng sâu hơn của hạ bì có chứa các mô liên kết không bình thường, cô đặc với các bó collagen và các sợi co dãn hạt. ở giữa các sợi là các tế bào mõ, các nang lông, các tuyến chất nhờn và các tuyến mồ hôi. Một s ố bất thường về da: Eczema hay viêm da: là một bệnh ngoài da mà nguyên nhân của bệnh vần chưa rõ ràng. Nó có thề được coi là một loại phản ứng quá mẫủ của da (loại phản ứng quá mẫn I và IV)- Eczema biểu hiện ở ba dạng cơ bản tùy theo sự phân bố và lứa tuổi của trẻ: — Trẻ sơ sinh: thường xuất hiện ở khoảng từ 2 đến 6 tháng tuổi và nói chung trẻ qua các quá trình tự miễn cho đến khi trẻ 3 tuổi. — Trẻ lớn tuổi hơn: có thể giông như ờ trẻ sơ sinh nhưng rõ rệt ở khoảng giũa 2 và 3 tuổi. — Trước tuổi thanh niên: bắt đầu lúc khoảng 12 tuổi và có thể tiếp tục kéo dài đến lúc mới bắt đầu tuổi trường thành, hoặc cũng có thể kéo dài không giói hạn. * Loét điểm tỳ: trẻ bị loét điểm tỳ khi lưu lượng máu ở mao mạch trong da bị ngắt quãng vì bị tỳ/đè và dòng máu quay trở lại các mô khi lực đè giảm đi. Chứng đỏ tấy xuất hiện khi máu giàu oxy tập trung trở lại các mô bị đè. Chứng này vốn được biết đến như dạng sung huyết phản ứng. nếu các vết đỏ vẫn còn, điều này có thể dẫn đến da bị nứt và có nguy cơ bị tổn thương dưới da. Loét điểm tỳ có nhiều mức độ: — Mức 1: không nổi ban đỏ, trắng ở vùng da lành lặn. — Mức 2: một phần da dày bị mất có liên quan đến biểu bì và có thể cả hạ bì. Nhọt xuất hiện bên ngoài da và có thể trông giông như bị trầy da. phổng da hay xước nhẹ. — Mức 3: mất phần da dày có liên quan đến việc bị tổn thương hay các mô dưới da bị chết. — Mức 4: mất phần da dày với sự tổn thương rộng và các mô bị chết, có hoậc không có tổn thương tới cơ, xương và (hoặc) gân. Waterlow (1997) đã xác định rằng, bệnh loét điểm tỳ là do các yếu tô bên ngoài chứ không phải các yếu tố bên trong gây ra. Các yếu tố bên ngoài gồm: sức ép lên một điểm trên da, xước da, va chạm và độ ẩm. 47 Loét điểm tỳ có thể xuất hiện ở bất kỳ điêm nào trên cơ thê, nhưng các điểm chịu lực cụ thể đôi vối trẻ là xương, xương cùng, gót chân, tai, mông và phía sau đầu. Hơn nữa, Waterlow (1997) đã lưu ý răng, nguy cơ nằm ở việc ỏ khuôn bó bột, nẹp. cần chú ý đặc biệt đên trẻ sơ sinh vì da của chúng còn non. vết châm ở gót chân hay việc băng băng băng dính có thể gây ra vết thâm hay da bị xước vì sự bị tôn thương ở trẻ sơ sinh hơi khác một chút so với t.rẻ lốn hơn. Việc đánh giá nguy cơ đôi với mỗi trẻ dựa trên những vân để tiềm ẩn và khả năng can thiệp để có thể làm giảm những nguy cơ này. Huban và Trigg (2002) cho rằng, việc đặt một trẻ sơ sinh hay một đứa trẻ ở đâu rất quan trọng, đặc biệt nếu sự di chuyển của trẻ có hại. Hơn nữa, trẻ có nguy cơ bị loét điểm tỳ nếu trẻ nằm trên nệm cứng. Ngoài ra, phần sau đầu trẻ cũng có thể bị mắc chứng này nhưng mọi người thường không chú ý tói. 2.4. CHỨC NĂNG CỦA DA Các chức năng sinh lý của da bao gồm: - Điều hoà thân nhiệt; - Bảo vệ cơ thể; - Tiếp nhận các kích thích; - Miễn dịch; - Bài tiết và hấp thu; - Tổng hợp vitamin D. 2.4.1. Điều hoà thân nhiệt Da có vai trò điều hoà thân nhiệt rất có hiệu quả cho cơ thể trong giai đoạn sơ sinh. Cơ có thể co nhiều hơn và có khả năng run để chống lại cái lạnh. Run làm cho các cơ và các sợi cơ hút nhiệt chuyển hoá đi khăp cơ thê. Hơn nữa sô lượng các mô mỡ tăng trong 6 tháng đầu đã kích thích cơ thể chông lại sự thoát nhiệt. Trẻ tiếp tục phát triển khả năng chịu được sự đa dạng của nhiệt độ, trẻ có khả năng phản ứng tốt hơn vê mặt sinh lý vì các mạch máu duy trì nhiệt độ cơ thể và cơ chế run trơ thành một nguồn điều hoà nhiệt độ hiệu quả.-Trong việc phản ứng lại nhiệt độ môi trường hay khi hoạt động nhiều, toát mồ hôi có tác dụng làm giảm thân nhiệt thông qua quá trình thoát nhiệt qua da. Ngược lại, nhiệt độ môi trường làm giảm sự thoát nhiệt để giữ nhiệt. Khi trẻ hoạt động và vui chơi, lượng máu lưu thông qua da tăng lên làm tăng lượng nhiệt toả ra từ da. Trẻ nhỏ tạo ra nhiệt rất nhanh và có thể bị quá nóng nên cần phải chú ý mặc quần áo cho trẻ đề phù hợp với nhiệt độ thay đổi của môi trường. 2.4.2. Bảo vệ cơ thể Da bao bọc cơ thể và bảo vệ theo nhiều cách khác nhau. Da là một lớp chắn vật lý bảo vệ các mô bên dưới và các cấu trúc khỏi bị trầy da, nhiễm khuẩn, khô và ảnh hưởng bởi bức xạ tia cực tím. Có hai loại tê bào thực hiện chức năng bảo vệ những chức năng cơ bản có tính chất miễn dịch tự nhiên: các tế bào Langerhans của biểu bì cảnh báo hệ miễn dịch về sự xuất hiện của các mầm bệnh; các đại thực bào tiêu diệt các vi khuẩn và virus ơ hạ bì. 2.4.3. Tiếp nhận các kích thích Da có chứa nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan thần kinh bao gồm các đĩa xúc giác trong biểu bì, các hạt xúc giác trong hạ bì và đám rổi chân lông xung quanh các nang lông riêng lẻ. Các cảm giác xuất hiện trong da bao gồm sự tiếp xúc, lực đè. rung, cù, đau, nóng, lạnh và sự ấm áp. 2.4.4. Miễn dịch Da không bị ảnh hưởng và các màng niêm mạc là bộ phận phòng vệ đầu tiên chông lại các mầm bệnh. Những cấu trúc này có chứa các nhân tô' hoá học và cơ học liên quan đến khả năng chông lại những tác động đầu tiên của các mầm bệnh lên cơ thể trong quá trình các mầm bệnh gây bệnh. 2.4.5. Bài tiết và hấp thu Da có vai trò nhỏ trong việc bài tiết và hấp thu. Sự thoát mồ hôi giúp điều chỉnh thân nhiệt. Một lượng nhỏ nước, muôâ và các hợp chất hữu cơ được bài tiết qua da. 2.4.6. Tổng hợp Vitamin D Sự tổng hợp vitamin D đòi hỏi sự hoạt hoá của một tiền phân tử của vitamin D trong da và sự tổng hợp vitamin D được các bức xạ tia cực tím kích thích. Qua trình này liên quan đến các enzym trong gan và thận (những cơ quan điều chỉnh các phân tử hoạt hoá). Kết quả cuối cùng của quá trinh đó là sự hình thành vitamin D. 48 2.4.7. Mỡ trong cơ thể Mô mỡ là mô liên kêt lỏng lẻo mà ở đó các tê bào tạo mỡ được biệt hoá eho việc tích trữ lipit. Tế bào có một giọt lipit lớn, nó chuyển tế bào chất và nhân tê bào ra vùng ngoại vi của tê bào. Chất béo nâu hình thành trong khoảng tuần thai thứ 17 đến 20 và là một mặt của quá trình sinh nhiệt, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Mô mỡ đặc biệt này tạo ra nhiệt bằng cách phá vỡ các axit béo để giải phóng năng lượng dưới hình thức nhiệt. Chất béo nâu được tìm thấy trưóc hết ở phần gáy, sau đó là xương ức và vùng quanh thận. Chất béo này góp phần vào mật độ ty thể cao của tế bào. Nhiệt đã được điều chỉnh bởi chất béo nâu sẽ được phân bổ đến các bộ phận khác của cơ thể bằng máu. Máu nóng vì nó chạy qua các lớp mô. Chất béo nâu được phân bổ nhiều quanh cơ thể cho đên tận khi trẻ được 10 tuổi. Vị trí của chất béo nâu có thể giải thích: tại sao gáy lại có cảm giác ấm áp hơn các phần còn lại trên cơ thế. Chất béo trắng chiếm khoảng 3,5% lượng chất béo của cơ thể khi thai nhi được khoảng 26 đến 29 tuần, còn khi đã phát triển đầy đủ ỏ người trưởng thành thì chất béo này chiếm khoảng 16% khối lượng cơ thể. Trong tuần cuối cùng của thai kỳ, mỗi ngày bào thai có thêm khoảng 14 g chất béo. Trong suốt thòi thơ ấu, chất béo thông thường phân bổ theo một kiểu xác định. Mặc dù chất béo góp phần tạo chất cho cơ thể nhưng vẫn không chắc liệu nó có tăng trưởng giông các mô khác hay không. Do đó chất béo được coi như một mô không ổn định chịu ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Hơn nữa, lượng và sự phân bổ của các chất béo đi kèm với một quá trình hình thành cơ thể được xác định về mặt gen. Có một sô bằng chứng cho thấy, có một sự thay đổi trong cấu tạo sinh hoá của chất béo trong cơ thể khi tìm hiểu sự thay đổi về hàm lượng axit stearic và axit oleic. Bằng chứng cho thấy tỷ lệ axit stearic và oleic giảm trong khi tỷ lệ axit linoleic lại tăng. Hiện tượng này góp phần làm thay đôi chê độ ăn có liên quan đến lượng tiêu thụ rau và mỡ động vật. Theo Tanner (1990), trong 10 tuần cuối của thai kỳ thì thai nhi tích trữ năng lượng đáng kê ở hình thức chất béo. Khoảng tuần thai thứ 26, cân nặng cua bào thai tăng do sự tích trữ protein trong những tế bào và cac câu trúc giai phâu chính. Trong suôt quá trình này, sự biệt hoá và sự hình thành giàn mô mỡ bắt đầu diễn ra nhanh chóng theo một trật tự phát triển nhất định, cụ thể là: 50 — Tuần thai thứ 14, có thể nhận ra đệm md của má bắt đầu phát triển. — Tuần thai thứ 20, có thể nhận ra mô mô trong cổ và các cơ quan — Tuần thai thứ 22, chất béo trong các chi dưỏi bắt đầu phát triển. — Vào tuần thai thứ 25, tất cả các mô của cơ thể đều nhận chất béo tích trữ trong nơi lưu trữ chất béo. Từ thòi điểm đó đến tận khi có đầy đủ các chất béo bên trong cơ thể của thai nhi ở cả vùng tích trữ sâu lẫn vùng dưới da đều tăng từ 30 lên đến 430 g. Hơn nữa mỡ tích tụ nhiều năng lượng hơn protein hay carbohydrat, điều này cho thấy thai nhi đã tích trữ đủ năng lượng cần thiết để sẵn sàng cho thời điểm được sinh ra và sống sót sau khi được sinh ra. 2.5. CÁC YỂU TỐ TẠO NÊN MÀU DA Ba sắc tô” góp phần tạo nên màu da là melanin, caroten và hemoglobin, trong đó chỉ có melanin được tạo ra trong da. 2.5.1. Melanin M elanin là một peptit (một phân tử protein rất ngắn) có các màu sắc từ vàng, nâu đỏ đến đen. Sự tổng hợp của protein này phụ thuộc vào một enzvm ở tế bào tạo melanin gọi là tyrosinaza và nó chuyển từ tế bào tạo melanin sang tế bào tạo sừng đáy. Sôf lượng tế bào tạo melanin hiện diện trong da tương đôi giống nhau ở tấ t cả các tộc người. Sự khác nhau về màu da phản ánh số lượng sắc tố mà các tế bào tạo melanin sản sinh ra và phân tán trong da. Các tế bào tạo melanin của những người có da nâu và da đen sản sinh ra nhiều melanin hơn và những melanin này cũng đen hơn so với các tế bào tạo melanin của những người có da trắng. Nếu một người không có được khả năng sinh ra melanin thì người đó sẽ mắc chứng bạch tạng. Người mắc chứng này không có sắc tố trong da, mắt và lông. Những vết tàn nhang, những nốt ruồi có màu tích tụ trong da. Các tế bào tạo melanin bị kích thích khi da bị ánh sáng chiếu vào. Ánh mặt tròi chiếu vào da trong thòi gian lâu làm cho nhiều melanin được hình thành, melanin này là phản ứng phòng vệ của da để bảo vệ ADN của các tế bào da khỏi bức xạ tia cực tím. Mặc dù có melanin bảo vệ nhưng những vùng da bị ánh mặt trời chiếu vào cũng bị tổn hại. Vì lượng melanin lúc mới sinh thấp nên trẻ sơ sinh thường có nước da sáng hơn so vói khi chúng lốn lên. Điểu này cũng có nghĩa là trẻ sơ sinh dễ bị ảnh hưởng bởi ánh mặt trời hơn. 51 2.5.2. Vết chàm ở cổ và mông Đây là hiện tượng tích trữ melanin đã bị tăng lên vượt quá melanin tích tụ bình thường tạo nên các vêt chàm ở cổ và có thê mông (vùng xương cùng). Các vết chàm này có thể mở rộng hơn và dần dần sáng lên khi trẻ lớn lên và phần da xung quanh tiêp tục tăng lượng sắc tô. Những vết chàm này có thể bị nhầm vói các vêt thâm. 2.5.3. Caroten Caroten là một sắc tô" màu vàng cam được tìm thấy ở một số’ loại rau, củ quả nhất định như cà rốt. sắc tô này tích tụ trong lớp sừng và trong mô mỡ của lớp hạ bì. Màu của nó hiện rõ rệt ở lòng bàn tay và gan bàn chân những nơi có lớp sừng dày nhất. 2.5.4. Hemoglobin Sắc màu hồng của da trắng cho thấy màu đỏ thẫm của các tế bào máu đỏ hemoglobin, những tế bào đã bị oxy hoá đi qua các mạch hạ bì. Vì da của những tộc ngưòi da trắng có chứa một lượng nhỏ melanin, biểu bì gần như trong suốt làm cho màu của hemoglobin hiện rõ. Khi hemoglobin ít bị oxy hoá, cả máu và da của trẻ da trắng đều có màu xanh. Hiện tượng này được gọi là chứng xanh tím. Ở trẻ có nước da sẫm hơn thì không xuất hiện chứng xanh tím vì những hiệu ứng “mặt nạ” của melanin, nhưng chứng xanh tím hiện rõ rệt trong móng tay và các màng niêm mạc. 2.6. Sự TĂNG TRƯỎNG VÀ PHÁT TRIEN c ủ a c á c t h à n h p h ầ n phụ CỦA DA 2.6.1. Đặc điểm chung của lông Lông bắt nguồn từ biểu bì, xuất hiện do sự kích thích cảm ứng từ biểu bì. Lông bắt đầu phát triển ở thời gian đầu của thời kỳ đầu phát triên bào thai, khoảng từ tuần thai 7 đến 12. Tuy nhiên, sự hiện diện của chúng không rõ rệt cho đên khi thai nhi được khoảng 20 tuần. Lông hiện rõ nhất ở phần lông mày, phía trên môi trên và cằm. Sự phát triên của nang lông bắt đầu với sự sinh trưởng mạnh của lớp mầm biêu bì và mở rộng xuông hạ bì. Các mầm lông hình thành và có hình cụm tạo nên những bầu tóc. Các tê bào biêu mô của các bầu tóc tạo nên những chất cơ bản của 52 mầm, cuối cùng những chất này tạo ra tóc. Các bầu tóc được bao bọc trong các nhú tóc của trung mô. Các tế bào ngoại biên của những nang lông đang phát triển hình thành vỏ chân của biểu mô. Khi các tế bào trong chất mầm phát triển và sinh trưởng mạnh, chúng bị đẩy lên bề mặt, tại đây chúng bị sừng hoá để hình thành các thân lông. Mỗi lông đều được cấu thành từ các cột tế bào chết đã sừng hoá bởi các protein ngoại bào. Sợi lông là phần bề mặt của lông và phần lớn đều xuất phát từ bề mặt của da. Chân và sợi lông đều chứa 3 lớp đồng tâm là nhân bên trong, vỏ giữa và biểu bì (lớp ngoài cùng). Các bó sợi cơ trơn nhỏ được biệt hoá từ các trung mô quanh nang lông và gắn kết vói chân hạ bì của nang lông và lớp hình nhú của hạ bì. Quanh mỗi nang lông là những sợi nhánh của các tế bào thần kinh mà hình thành từ đám rối thần kinh chân lông, những đám rối này rất nhạy cảm khi bị chạm vào. Đám rối thần kinh chân lông điều chỉnh các xung động thần kinh nếu sợi lông bị rụng. Lông tơ xuất hiện là dấu hiệu của sự tăng trưởng đầu tiên của lông: những sợi lông tơ rất đẹp, mềm và có sắc tô' sáng. Chúng bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuần thai thứ 12 và xuất hiện nhiều vào khoảng tuần thứ 17 đến 20. Những lông tơ này hỗ trợ về mặt chức năng bằng cách giữ các chất gây trên da, nhưng phần lớn là đã bị che đi ngoại trừ tóc trên da đầu. lông mày và lông mi. Những sợi lông dày hơn một chút thay thế cho những sợi lông tơ sau khi trẻ được vài tháng tuổi (gọi là lông thứ cấp). Một vài sự tăng trưởng của những lông ngán diễn ra ở khắp các phần còn lại trên cơ thể. Những ảnh hưởng của hormon và gen quyết định độ dày của lông và kiểu phân bô. Mặc dù da trên khắp cơ thê tương tự về mặt cấu trúc nhưng vẫn có những sự khác nhau liên quan đến những đặc điểm sau: — Độ dày của biểu bì; — Độ dẻo dai; — Độ linh hoạt; — Mức độ sừng hoá; — Sự phán bô và kiểu lông; — Các loại tuyến; — Sắc tố: — Mạch máu; — Sự phản bô dây thần kinh. 53 2.6.2. Các loại lông và sự tăng trưởng của chúng Hàng triệu sợi lông phân tán gần như khăp cơ thê. Ngoại trừ môi, núm vú, bộ phận sinh dục ngoài và những vùng da dày như lòng bàn tay và gan bàn chân, những vùng này hầu như không có lông. Có khoảng 100.000 sợi lông ở trên phần da đầu. Lông xuất hiện với nhiều kích thưóc và hình dáng nhưng có thể phân loại chúng thành lông tơ hay lông cứng. Lông trên cơ thể của trẻ và phụ nữ trưởng thành là dạng lông tơ. Lông cứng thường dài hơn. Tóc trên da đầu và lông mày là lông cứng, chúng thường sẫm hơn. Ở giai đoạn dậy thì, lông cứng xuất hiện ở vùng nách và mu của cả hai giới và trên mặt và ngực của nam giới (lông tam cấp). Sự tăng trưởng và mật độ của lông bị ảnh hưỏng bởi những yếu tố rất quan trọng bao gồm gen, chất dinh dưỡng và các hormon. Dinh dưỡng kém thường ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của lông. Trong điều kiện khác như bị kích thích trong thời gian dài hay bị viêm có thể làm lông phát triển mạnh hơn. Tốc độ phát triển của lông còn phụ thuộc vào chủng tộc, giới tính và tuổi. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trung bình là khoảng 2 mm/tuần. Mỗi nang trải qua hai chu trình tăng trưỏng, bao gồm một giai đoạn tăng trưởng hoạt động và một giai đoạn nghỉ ngơi. Sự tăng trưởng của tóc là chu trình với những giai đoạn tăng trưởng thay đổi (anagen - giai đoạn đầu của chu trình tóc) và nghỉ (telogen — giai đoạn ngừng phát triển). Giai đoạn đầu của chu trình tóc dài hơn giai đoạn ngừng phát triển và tuổi thọ của tóc cũng đa dạng. Các nang lông trên da đầu vẫn hoạt động trong nhiều năm (theo quy luật là khoảng 4 năm) trước khi ngừng hoạt động, ở lứa tuổi trưởng thành, trung bình 90 - 100 sợi lông rụng mỗi ngày. Lúc mới sinh, tất cả các lông đều ở giai đoạn đầu của chu trình lông, sau đó hoạt động tái tạo thiếu sự đồng thời dẫn đến một kiểu tăng trưởng và rụng rất hiêm gặp. Trong một vài tháng đầu, kiểu này làm rụng lông và tái tăng trưởng có thể rõ rệt như một sự tăng trưởng lông quá mức hay là tình trạng rụng lông tạm thòi (hiện tượng không có một phần hoặc không có toàn bộ lông). Trung bình lông ở bé trai mọc nhanh hơn lông ở bé gái và ở đỉnh đầu của cả hai giới sự tăng trưởng của tóc nhanh hơn ở các phần còn lại của đầu. 2.6.3. Chức năng của lông Lông có chức năng bảo vệ cơ thể, lông trên da đầu bảo vệ da đầu khỏi những tác động có hại của mặt trời và tránh bị thương. Lông trên 54 da đầu còn giúp hạn chế sự thoát nhiệt từ da đầu. Lông mày và lông mi bảo vệ m ắt khỏi các hạt, lông ở lỗ mũi và tai ngoài cũng có tác dụng ngăn bụi bảo vệ đường hô hấp và tai. Lông cũng có chức năng trong xúc giác, điều này có liên quan đến cơ quan xúc giác có liên hệ với đám rối chân lông, những nang lông này bị kích thích khi một sợi lông bị rụng hay thậm chí bị chạm nhẹ vào. 2.6.4. Sự phát triển của móng Các móng là những bản tế bào biểu bì sừng hoá, cứng và được bao lại. Chúng có chứa một thân móng, đầu móng, gốc móng. Thân móng là một phần của móng có thể nhìn thấy được và có màu hơi hồng do lưu lượng máu chảy qua các mạch ở dưới. Đầu móng Jà phần móng có thể mọc dài qua đầu ngón tay và có màu trắng vì không có các mạch máu bên dưói. Gốc móng là một phần của móng bị che dưới một nếp gấp của da. Vùng móng của cả ngón tay và ngón chân xuất hiện vào khoảng tuần thai thứ 10 như lớp ngoại bì dàv trên đầu của mỗi ngón tay. Sau đó các vùng móng xâm nhập vào bề mặt lưng, mang theo sự phân bô" dây thần kinh ơ mặt bụng. Khi các vùng móng nằm đúng vị trí mặt lưng thì các biểu bì quanh chúng gấp nếp ở cả hai mặt. Đĩa móng và móng tương lai xuất hiện như những tế bào từ các nếp gấp móng ỏ đầu gần mọc qua vùng móng và sừng hoá để hình thành đĩa móng (Hình 2.6). Đầu tiên móng đang phát triển được bao phủ bàng một lớp biểu bì bề mặt eponychium. Lớp này sau đó thoái hoá đê lộ ra móng ngoại trừ đáy của nó, đáv vẫn là một lớp kitin. Vùng móng gần Đĩa móng Vùng móng Hinh 2.6. Sơ đó sự tạo móng ở người Sự phát triển móng của ngón tay diễn ra trước ở ngón chân khoảng * 4 tuần. Các móng của ngón tay sẽ mọc ra đến đầu ngón vào khoảng tuần thai thứ 32, còn các móng của ngón chân sẽ mọc đến đầu ngón vào khoảng tuần thai thứ 36. Ở cả hai trường hợp này các móng đểu mọc đến đỉnh đầu ngón vào lúc sinh. Nếu các móng không mọc đến đầu ngón thì đây là dấu hiệu của sinh non. Các móng bảo vệ các đầu ngón tay và ngón chân khỏi bị chấn thương, móng tay còn gãi khi bị ngứa và giúp tay nhặt được những vật nhỏ, mỏng. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 1. Da được hình thành từ lớp mô nào? Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần chính của hệ da. 2. Trình bày sự phát triển của biểu bì. 3. Trình bày sự phát triển của hạ bì. 4. Chứng minh da là cơ quan xúc giác quan trọng của cơ thể. 5. Bản chất các tuyến của da. Trình bày về cấu tạo và chức năng các tuyến của da. 6. Phân tích các chức năng của da. 7. Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần phụ của da. 56 Chương 3 s ự PHẤT TRÍỂN CỦA HỆ XƯƠNG VÀ c ơ Xương và cơ cùng thực hiện chức nàng vận động của cơ thể. Chương này đề cập đến các thành phần chính của hệ cơ, xương, giải phẫu và sinh lý trong giai đoạn phôi và thai nhi, bao gồm sự phát triển của xương, sụn. các trung tâm cốt hoá và tầm quan trọng của đĩa tăng trưởng trong suốt thời thơ ấu và trưởng thành. Sự phân chia bộ xương về mặt giải phẫu, đáng chú ý là xương trục, xương chi và đặc biệt là sự phát triển của xương sọ trong giai đoạn bào thai và giai đoạn mới sinh, cấu trúc và chức nàng của đương khớp và thóp cùng với tầm quan trọng của chúng trong giai đoạn đầu của sự phát triển; kèm theo đó là sự hình thành và phát triển của hệ cơ, khóp và các bộ phận xung quanh khớp; sự tác đông của hormon và canxi lên sự tàng trưởng và phát triển của một bộ xương khoẻ mạnh. Một số bất thường trong phát triển của xương và cơ củng sẽ được đề cập đến. đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các bệnh lý thực tế, những vấn đề mà ngưòi đọc quan tâm trong quá trình phát triển phôi thai và sau sinh ỏ trẻ. Nội dung chính của chương gồm các phần sau: — Xhững vấn đề chung về sự phát triển của hệ xương, cơ; — Sự hình thành và phát triển của hệ xương; — Sự hình thành và phát triển của các xi/ơng trục; — Sự hình thành hệ cơ; — Các khớp: — Chức năng của hệ xương; — Vai trò của các hormon tăng trưởng và một sô' yếu tô' khác. 3.1. NHỬNG VẤN ĐỂ CHUNG Hệ xương được tạo nên từ nhiều cấu trúc khác nhau và mỗi thành phần của hệ là yếu tô" cần thiết cho sự di chuyển và vận động có liên quan chặt chẽ đến sự sổng. Bộ xương hay khung xương của cơ thổ nâng đỡ và gấn kết các cơ. gân và dây chằng. Các khớp nối các xương của cơ thô với nhau tại những phần khác nhau của bể mặt xương. Mọi sự chuyến dộng làm thay đổi vị trí của các phần xương và cơ thể đểu xảy ra ở khớp. Mặc dù xương và khớp tạo ra lực đòn bẩy nhưng bán thân chúng lại không có khà năng di chuyển cơ thổ. Các rơ dược gắn vỏi xứdng bằng gân và dây 57 chằng (những “dải xơ” rất chắc). Chuyển động là chức năng thiết yếu của cơ thể con người, đó là do sự co và thả lỏng các cơ, các giác quan và các sợi vận động mà hệ thần kinh trung ương phân bô cho các cơ. Tuổi của bộ xương hay tuổi của các xương liên hệ m ật thiết đến các phương thức đánh giá sự trưởng thành về mặt sinh lý hơn là độ tuổi hay chiều cao theo trình tự thòi gian. Hơn nữa, có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến y học và phát triển giải thích tại sao việc đánh giá mức độ trưởng thành của trẻ lại quan trọng. Điều quan trọng nhất trong các phương thức đánh giá này là việc đánh giá vê xương, hay nói chính xác hơn là tuổi của bộ xương, giải phẫu và tia Rơnghen. Trong quá trình tăng trưởng và phát triển, mỗi xương đều trải qua hàng loạt những sự thay đổi mà chúng ta chỉ có thể quan sát được qua tia Rơnghen. Đó chính là thòi điểm xuất hiện của các trung tâm côt hoá đầu tiên và thú hai, chúng ta có thể quan sát những trung tâm này bởi lượng canxi ở đây làm cho chúng phản quang, cổ tay và tay là những bộ phận được quan sát nhiều nhất vì đây là những vùng có một số lượng lớn các trung tâm cốt hoá và cũng là những bộ phận dễ quan sát nhất mà ít gây nguy hiểm cho trẻ nhất. Tuy nhiên, các xương thuộc khôi xương cổ tay lại không thế nhìn thấy được ở trẻ dưới hai tuổi và sự hợp nhất xương đối với bé gái thường diễn ra sớm hơn ở bé trai 1 — 2 năm. Số lượng xương thuộc bộ xương tăng đến mức tốì đa vào khoảng năm 30 tuổi sau đó lại giảm dần. Hơn nữa, vì con người có thể dễ dàng nghiên cứu về bộ xương, nên sự hiểu biết của chúng ta về sự tăng trưởng và phát triển của bộ xương cũng nhiều hơn bất kỳ mô nào của con ngưòi. Bộ xương của người trưởng thành có 206 xương, phần lớn trong số đó tạo thành cặp phân bô đều ỏ bên trái và bên phải của cơ thể. Tuy nhiên, trẻ được sinh ra với hơn 300 xương, những chiếc xương chủ yếu tạo nên từ sụn (Hình 3.1). Trong thời kỳ thơ ấu và trong suốt quá trình tăng trưởng, phát triển và trưởng thành, những phần xương nhất định bắt đầu khớp lại hay hdp nhất với nhau hình thành nên những xương đơn, kết quả là bộ xương của người lớn chỉ có 206 xương. Xương là một loại mô liên kêt chắc chắn chứa thành phần hữu cơ, bao gồm các tế bào xương và các tê bào giông xương (25%) và thành phần vô cơ, chủ yếu là canxi phosphat (50%). Các xương được chia thành hai nhóm chính: xương trục và xương chi. Bộ xương của phôi người được cấu tạo từ các màng sợi và sụn trong. Quá trình hình thành xương được gọi là sự cốt hoá hay sự tạo xương. 58 Các mô của phôi tạo khuôn cho quá trình cốt hoá bắt đầu trong tuần thứ 6 hay 7 của giai đoạn phôi và tiếp tục trong suốt thời kỳ trưởng thành. Có 2 kiểu hình thành xương: kiểu thứ nhất là cốt hoá nội màng, trong quá trình này, xương hình thành ở trên, hoặc bên trong các mô liên kết sợi lỏng lẻo; kiểu thứ hai là cốt hoá sụn, trong đó xương hình thành ở bèn trong sụn trong. 3.2. Sự HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN c ủ a x ư ơ n g Xương hay mô xương là loại mô giàu thành phần gian bào bao quanh những tế bào riêng rẽ. Có 4 loại tế bào đặc trưng của mô xương: tiền nguvên bào xương, tế bào tạo xương, tế bào xương, tế bào huỷ xương. 3.2.1. Sự cốt hoá nội màng Trong suốt 4 tuần đầu của thời kỳ thai nghén, mô liên kết trong vùng khung xương tương lai có các dáu hiệu biệt hoá. Các xương phát triển thông qua hai cơ chế sinh học: hoặc cốt hoá nội màng, hoặc cốt hoá nội sụn từ các tế bào trung mô, những tế bào tạo ra một dấu hiệu của xương tương lai. Cốt hoá nội màng có liên quan đến các tế bào trung mô đang tích tụ và có tính kích thích cao. Một sô tê bào trung mô đó lại phát triên thành các tế bào tạo xương. Các tế bào tạo xương làm các chất cơ bản hay các chất gian bào, đáng kể là các mô gicmg xương (tiền xương) lắng xuống (Hình 3.2). Khi các mô giống xương được tổ chức thành xương, thì canã và phosphat bị đọng lại. Tê' bào sinh xương phát triển Mô xương Trung mô Tế bào trung mô Hình 3.2. Sự hoá xương nội màng Khi xương tiếp tục hình thành, các tế bào tạo xương lại tụ lại và sau đó thì trở thành tế bào xương. Khi các mô xương tiếp tục phát triển, một chất cơ bản đã bị vôi hoá hình thành trong trung tâm của mỗi chất cơ bản chưa bị vôi hoá. Một vài tế bào tạo xương tiếp tục tạo nên những chất cơ bản mối quanh vùng của chất cơ bản. Xương mới hình thành lúc ban đầu chưa có mẫu tổ chức nhưng cuối cùng những gai nhỏ của xương tổ chức và hợp lại thành các lớp. Những lớp đồng tâm phát triển quanh các mạch máu tạo nên một hệ Haver. Một sô' tế bào tạo xương vẫn ở ngoại biên của xương đang phát triển và cuôi cùng tạo nên các tấm xương cô đặc trong khi những phần còn lại là xương xôp. Tại các kẽ hở của xương xốp, tế bào trung mô biệt hoá trong tuỷ xương. Trong giai đoạn phát triển của bào thai và sau khi được sinh ra qó sự tái tổ chức xương liên tục do hoạt động kích thích của các tế bào huỷ xương và các tế bào tạo xương. 3.2.2. Sụn và cốt hoá nội sụn Sụn phát triển từ các trung mô và xuất hiện lần đầu tiên trong khoáng tuần thứ 5 của thòi kỳ thai nghén. Trong một sô vùng giải phẫu mà sau này sụn sẽ phát triển thì các mô liên kết phôi kết tụ để hình thành các trung tâm sụn hoá. Các tê bào hình thành sụn tiết ra các sợi collagen và một chát cơ bản. Sau đó các sợi collagen và có thể cả các sợi 60 đàn hồi bị đọng lại trong chất cơ bản. Có 3 loại sụn là sụn khớp trong, sụn sợi và sụn đàn hồi. Trong sụn có gần 70% là nước và mô trong sụn là một chất tổng hợp của polysaccarit, sulphat và collagen. Màng xương là màng mỏng bao quanh xương có chứa mô liên kết, các tế bào xương và các tế bào tạo xương là yếu tô" cần thiết cho sự nuôi dưỡng, tăng trưởng và phục hồi của xương. Màng xương phát triển từ màng sụn (một lóp mỏng của xương bị lắng lại dưới lổp màng xương). Khi các tế bào sụn trong thân xương tảng lên thì chất cơ bản sẽ vôi hoá và các tê bào sẽ chết. Bằng việc xâm nhập vào màng xương, các động mạch di chuyển khắp thân xương và phá vỡ sự sắp xếp của các tế bào sụn thành các gai nhỏ. Hơn nữa. một sô" mô liên kết mạch máu biệt hoá trong tuỷ sống. Sự cốt hoá vẫn tiếp tục cho đến các đầu xương, các đầu xương luôn có đường kính lớn hơn thân xương. Do đó. quá trình làm dài xương xảy ra ở chỗ nối của đầu xương và thân xương. Các tế bào sụn gần thân xương phân chia và tăng lên thì chất cơ bản bị vôi hoá và gẫy thành các gai nhỏ bởi sự xâm nhập của các mở mạch máu và sau đó các tế bào xương bị lắng lại trên các gai. Chỉ còn hai vùng của xương vẫn là sụn: sụn khớp và sụn tiếp hợp (phần tách biệt thân xương và đầu xương). Đường kính của xương tăng lên bời sự lắng đọng của các tế bào xương ở bể mặt của màng xương và sự hút tuỷ xương. 3.3. Sự PHÁT TRIỂN CỦA HỆ XƯƠNG Các khung xương trục gồm: xương sườn, xương ức, cột sống, sọ. Trong quá trình phát triển của khung xương trục, các tê bào trong khối xương được tái sắp xếp. Trong tuần thứ 4 của thai kỳ, khối xương xung quanh ống thần kinh (mầm của tuỷ sống và nguyên sống) hình thành nên mầm cột sông. Sự thay đổi về vị trí của các tế bào ở khối xương là do sự tăng trưởng biệt hoá của các cấu trúc xung quanh, không phải do sự di trú của các tê bào của khối xương. 3.3.1. Sự phát triển của xương sườn Xương sườn phát triển từ các mỏm sườn trung mô của cột sông ngực. Các xương sườn sẽ trở thành sụn trong giai đoạn phôi và sau đó cốt hoá trong giai đoạn bào thai. Các khớp sườn đốt sống thay thế bên gốc của 61 tập hợp xương sưòn bằng cột sông. Mưòi hai cặp xương sườn phát triển có sự đa dạng về cấu trúc nhưng cũng có những nét đặc trưng (xương sưòn số 3 đến số 9) gồm: đầu, mặt, cạnh sông của gian khớp, cổ, củ lồi, thân (trục). Bảy cặp xương sườn (xương sườn thật) gắn với xương ức bằng sụn của chính xương sườn. Ba đôi xương sườn tiếp theo được coi là xương sườn giả, vì sụn sườn của chúng không gắn trực tiêp với xương ức mà qua đoạn sụn. Hai đôi xương sưòn cuôl cùng (xương sưòn lửng) không gắn với xương ức. Các khoang ở giữa các xương sườn là các khoang gian sườn, ở đó có các cơ gian sưòn, các mạch máu và các dây thần kinh. ở trẻ sơ sinh, mặt cắt ngang củạ ngực có hình gần như tròn và được giữ nguyên hình dáng này trong 2 năm đầu, với các xương sườn ở vị trí nằm ngang. Do đó, đưòng kính ngực của trẻ sơ sinh không thể tăng lên do sự hoạt động của các xương sườn. Điều này có nghĩa là, trẻ sơ sinh phải phụ thuộc vào sự thở cơ hoành hoàn thiện thực sự và vì khung sườn và xương ức về mặt giải phẫu nằm cao hơn khung sườn của ngưồi lốn nên khoang bụng và các cơ quan bên trong ít được bảo vệ. Các trung tâm cốt hoá thứ hai xuất hiện ở đầu của tất cả các xương sườn, trừ hai cặp xương sưòn cuối cùng. 3.3.2. Sự phát triển của xương ức Xương ức hay còn gọi là xương ngực bắt đầu phát triển khi hai dải trung mô theo chiều dọc (hai thanh xương ức) phát triển bụng và bên trong cơ thể của bào thai. Quá trình sụn hoá xảy ra ở những thanh này khi chúng di chuyển ra giữa để hình thành các mẩu sụn của các thành phần cấu thành của xương ức, cụ thể là: chuôi ức, thân ức và mỏm ức (phần nhỏ nhất của xương ức). Trong giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu, mỏm ức chứa sụn trong suốt và không côt hoá cho đên khi gần 40 tuổi. Chuôi ức không cốt hoá cho đên khi xương ức trở thành một cấu trúc cứng và có thể tham gia một cách tích cực vào sự hô hấp. 3.3.3. Sự phát triển của cột sống Cột sông (xương sông) được cấu thành từ một loạt các cấu trúc gọi là đốt sông. Trẻ nhỏ có khoảng 33 đôt sông, nhưng đến khi trưởng thành thì các xương cùng và xương cụt dính liền nhau cho nên cột sông của người trưởng thành có 26 xương. 62 Trong 4 tuần đầu phát triển của phôi, các đốt nguyên cốt xuất hiện ẳ dạng cô đặc được ghép đôi. Phần đốt nguyên cốt của mỗi khúc thân di chuyên sang 3 khu vực giải phẫu của phôi. Một nhóm di chuyển sang vách cơ thể của bào thai, nhóm thứ 2 di chuyển quanh ống thần kinh và nhóm thứ 3 di chuyển quanh nguyên sống. Nguyên sốhg cuôì cùng cũng thoái hoá và biến mất tại nơi mà nó bị bao quanh bởi sự phát triển của các thân đốt sống (Hình 3.3B). Trong các đĩa sống của phôi, nguyên sống mỏ rộng đề hình thành nhân giông tuỷ. loại này trỏ nên đàn hồi cao và hình thành nên chất mềm bên trong của các đĩa. v ề sau nhân các sợi hình thành bao xơ đĩa đệm bao quanh, một bao xơ bên ngoài cùng vói các nhân giống tuỷ tạo nên các đĩa gian đốt sống. Mỗi đốt sông đều được hình thành từ 2 tế bào đốt nguyên cốt khác nhau. Mỗi đốt sông riêng lẻ lại tăng chiều dày bởi sự kết tủa của xương trong sụn và sự xuất hiện của đầu xương hình vòng trong .thòi thơ ấu. tạo điều kiện làm tàng chiều dài của cơ thể trong thòi kỳ phát triển của tuồi thanh niên. Sự cốt hoá của một đốt sống bắt đầu trong thời kỳ phôi và cốt hoá rõ rệt ở các cung của đốt sống trong giai đoạn tuần thứ 8 của thai kỳ (Hình 3.3C). Một nửa xương của các cung đốt sống bị hợp nhất khi trẻ khoảng từ 3 đến 5 tuổi. Các động mạch liên đoạn trở thành các động mạch gian sườn, nằm hai bên của thân sông và các dây thần kinh của xương sống xuất hiện giữa đốt sống trung mô. Bất thường trong sự hình thành xương: Cả u lành và u ác đều có thể phát sinh từ nguyên sông. Những phần còn thừa lại của nguyên sống có thê dằn đến u nguyên sống. Xấp xỉ một phần ba số này là những u ác tính đang lớn dần, chúng phát triển ở đáy sọ và thâm nhiễm vào mũi hầu. Những u đó có nguy cơ xâm nhập vào xương và rất khó có thể cắt bỏ chúng. Các đốt sống thắt lưng và xương cùng tương đối nhỏ lúc mới sinh so vói đốt sông ngực và đốt sống cổ. Vì vậy, những đôt sông này phải phát triển rất nhiều để có thể đạt được kích thước ở lứa tuổi trưởng thành (Hình 3.3D). Các đĩa gian đốt sống chiếm từ một phần tư đến một phần ba toàn bộ chiều dài của cột sống và do đó các đĩa này là những yếu tô" chính góp phần táng chiểu cao của mỗi người. Đây là những cấu trúc chức năng, hàm lượng dịch thay đổi giữa lúc nằm và lúc đứng và giải thích cho sự 63 thay đổi hàng ngày của chiều cao. Theo độ, nghiên cứu cột sống bằng tia Rơnghen có thể cho thấy hình ảnh các đĩa dưới đốt sông ngực thứ 8 không tăng lên đáng kể về đưòng kính đốt sống giữa tuổi 6 và 8, một phần từ sự tăng trưởng ban đầu lủc mới sinh. Tuy nhiên độ dày của các đĩa ỏ dưới đốt sông thứ 4 lại tăng lên một cách nhanh chóng cho đên năm 2 tuổi và theo đúng mẫu tăng trưởng ổn định sau khoảng thời gian này. Nguyên sống Trung mô thô sơ Xương sườn và các đốt C á c trung tâm tạo sụn B Thân đốt sóng đã cốt hoá Trung tâm cốt hoá của thân đốt sống sống thô sơ Trung tâm cốt hoá của dây thần kinh Vùng cổ Vùng ngực Vùng thắt lưng Xương cùng i ì i m Trẻ mới Đoạn cong Cong vùng Ưân cột sinh vùng cổ thắt lưng sống Hình 3.3. Sự hình thành và phát triển của cột sông A: Vị trí của nguyên sống ở phôi; B, D, C: Sự cốt hóa đốt sống; E: C ác đoạn cong của cột sống. 64 Các đoạn cong thông thường của cột sôrtg: Hình dáng của cột sông trước khi sinh hoàn toàn không cô" định vì thai nhi nằm trong tử cung. Các đường cong cột sống với đầu và các chi cong theo hình dáng bào thai. Các xương trong cột sống của trẻ sơ sinh hình thành hai đưòng cong cơ bản, một là ở vùng ngực và một ở vùng xương cùng. Cả hai đưòng cong này đều được miêu tả như hình uốn cong lõm. Đường cong ngực thì ổn định và sự chuyển động bị hạn chế bởi các đĩa gian sông và các mỏm gai xiên. Khi trẻ sơ sinh điều khiển được đầu thì đường cong thứ 2 xuất hiện trong vùng cổ của xương sống. Vùng cổ là vùng lồi và tính dễ uốn của cột sống là do các đĩa gian đốt sống dày và sức căng do các cơ lớn ở vùng cổ tạo ra. Khi trẻ sơ sinh phát triển và có khả năng ngồi, một đường cong thứ hai nữa lại xuất hiện ở vùng thắt lưng, đường cong lồi và di chuyển. Khi trẻ em đòi hỏi di chuyển và hai chân đứng được thẳng thì độ cân nặng của gan lớn và trọng tâm cao nên trẻ sẽ phải ưdn lưng (Hình 3.3E). 3.3.4. Sự phát triển của xương sọ Đầu của bào thai có hình quả trứng và có tương quan với hình dáng của não đang phát triển. Hình dáng của đầu thai nhi khác với hình dáng đầu của trẻ em hay ngưòi lớn vì kích thước lón của vòm sọ trong mối quan hệ với mặt (Hình 3.4). hàm dưới móng thái dương chẩm Hình 3.4. Sự hlnh thành và phát triển của xương sọ Đầu ở trên chóp của cột sống và được cấu thành từ các xương sọ và xương mặt, đó thường là những xương dẹt. Xương sọ được cấu thành từ hai xương trán, hai xương đỉnh, hai xương thái dương, xương chẩm, cáq xương sàng và xương bướm. Các xương mặt hình thành mặt và bao gồuỊ cả hai xương gò má và hai xương hàm trên, xương hàm dưới, hai xương lệ, hai xương vòm miệng khẩu cái, hai xương xoăn mũi dưới và xương lá mía. Sọ cũng hình thành hàng loạt khoang nhỏ bao gồm khoang mũi và khoang hốc mắt. Sọ phát triển từ các mô liên kết phôi và nó được chia ra thành hai vùng giải phẫu chính: sọ não (một hộp để bảo vệ não), sọ mặt (nguồn gốic của khung xương mặt). Mỗi khu vực này lại có một vài xương sụn và xương màng; vòm sọ là màng còn mặt và đáy sọ là sụn. a) So não sụn (so sụn) Sọ sụn chứa đáy sụn, đáy sụn phát triển bởi sự hợp nhất của rất nhiều sụn. Sụn của sọ não cốt hoá hình thành nên đáy sọ. Sụn cạnh nguyên sổng hình thành quanh đoạn cuốỉ nguyên sống của sọ, hợp nhất vối sụn phần hình thành từ những đốt nguyên cốt của khúc thân xương chẩm. Khốĩ lượng sụn này góp phần tạo nên đáy của xương chẩm và sụn trong suốt hình thành quanh tuyến yên đang phát triển. b) Vòm so Vòm sọ phát triển khi cốt hoá nội màng xảy ra tại các trung mô ỏ các bên và đỉnh của não. Trong giai đoạn trẻ còn nằm trong tử cung, các xương dẹt của vòm sọ bị tách rời bởi các màng mỏng mô liên kết, hiện tượng này tạo nên các đưòng khốp. c) Các đường khớp Các xương sọ được gắn kết với nhau bởi những đưòng khớp, bao gồm: đường khớp gian đỉnh, đường khớp vành, đường khớp chẩm thái dương và đường khóp trán. Bề mặt khớp hay các cạnh của xương gồ ghề, không đều nhau và liên kết chặt chẽ với các xương khác bằng một lượng nhỏ các mô sợi; các dây chằng khớp làm chúng gắn vào vối nhau. Các cạnh xương được bao phủ bằng một lớp tê bào tạo xương và tê bào huỷ xương và sự tăng trưởng của sọ diễn ra ở các đường khớp. Trong giai đoạn đầu tiên, sự tăng trưởng diễn ra rất nhanh chóng, nhưng đến khi đã đạt được nhịp độ ổn định, khi các xưđng phát triển theo hướng bên thì xương phụ sẽ bị đọng lại trên mặt ngoài của vòm bởi quá trình chêm vào của màng xương. Cùng lúc đó, các tê bào tạo xương tách xương từ bên trong vòm để đảm bảo khoang não 66 phát triển cùng với khoang tuỷ xương. Khi vòm tiếp tục phát triển, một quá trình tái tổ chức sẽ chuyển đổi các lớp đơn gốc của xương thành hai lớp xương cô đặc với một lốp xương xốp ỏ giữa. Các vùng mềm đôi khi được tìm thấy trong các xương đỉnh gần với đường khớp gian đỉnh; tuy nhiên không phải lúc nào kết quả cũng như vậy. Trong những năm đầu tiên, các đường khớp của vòm cài vào nhau và hình thành nên các đường ràng cưa nhọn, sau này các đường khớp dần biến mất bởi sự cốt hoá trong các khớp của đường khớp và QUỐÌ cùng các xương riêng rẽ của sọ bị hợp nhất với một xương khác. Điều này xảy ra khi con người ở khoảng độ tuổi 25 đến 30 tuổi và xảy ra trên bề mặt trong của sọ nhưng không biểu hiện ở mặt ngoài cho đến vài chục năm sau. Các đường khớp dính lại với nhau vào những thời điểm không nhất định. Các đường khớp mặt dính lại với nhau khi trẻ em khoảng 8 tuổi, tuy nhiên, sự biến mất của các đường khớp xảy ra ở lứa tuổi 30, sự biến mất của các đường khớp trán là vào khoảng năm 40 tuổi và đối vối đường khớp chẩm thái dươrtg là khoảng năm 50 tuổi. Một s ố bất thường trong sự hình thành xương sọ: Sự dính liền của các đường khớp trong sọ xảy ra quá sớm (chứng dính liền sớm khốp sọ) làm cho sọ dị dạng (hậu quả phố biến nhất của hiện tượng các đường khốp dính liền trước khi sinh). Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa rõ ràng, nhưng các yếu tô' về gen có lẽ là tác nhân đáng lưu ý nhất. Sự không bình thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới và có thể liên quan đến những yếu tô" khác nữa. Kiểu dị dạng phụ thuộc vào việc đường khớp nào của sọ bị dính liền sớxn: — Tật đầu hình thuyền: sọ có hình dáng cái nêm dài, đó là hậu quả của việc đường khớp gian đỉnh dính liền sớm và góp phần gây ra một nửa số trường hợp mắc chứng dính liền sốm khớp sọ. — Tật đầu nhọn: sọ có dạng nhọn tạo ra một sọ có hình như cái tháp cao, đó là hậu quả của việc dính liền sóm của đường khớp trán và góp phần gây ra 30% trường hợp mắc chứng dính liền sốm khớp sọ. — Tật đầu nghiêng: tạo ra một sọ có hình xoắn đối xứng do sự dính liền của các đường khớp chậm thái dương và đường khớp trán bên trái sọ. d) Thóp Trước khi sinh, các xương sọ bị chia tách bởi một lớp màng mô liên kết gọi là các thóp hay “các điểm mềm” được tìm thấy chủ yếu ở 4 góc của các xương đỉnh. Thóp gồm: 67 - Thóp trước: đây là thóp lớn nhất nằm ở đường giữa hai xương đỉnh và xương trán (Hình 3.5A). Nó giống như hình viên kim cương hay một chiếc diều vói đuôi dài hướng về phía mặt, nếu sờ thấy được lúc kiểm tea âm đạo khi đau đẻ thì có thể xác định được vị trí của chẩm ở phía đỗì diện. Thóp trước có xu hưống tăng một cách tự nhiên về kích cõ trong những tháng đầu tiên sau khi sinh và thôi không tăng kích thước khi trẻ được khoảng 18 đến 24 tháng tuổi. - Thóp sau nằm ở đường giữa của xương đỉnh và xương chẩm (Hình 3.5B). Nó có hình tam giác và nhìn chung nhỏ hơn thóp trước, nó ngừng phát triển khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi. - Các thóp bên, đi thành cặp thóp nằm giữa các xương bưốm, xương đỉnh và xương mặt. Những thóp này nhỏ về kích cỡ và có hình dáng khác biệt, chúng ngừng phát triển khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi. Hình 3.5. Các thóp ở trẻ sơ sinh A: Vị trí của thóp trước và thóp bên; B: Vị trí của thóp sau. e) Đặc điểm của sọ ở trẻ sơ sinh Sọ của trẻ sơ sinh được “tạo hình” khi bà mẹ đau đẻ và khi sinh. Sọ tròn và các xương mỏng, kích thước của sọ lớn so với các phần còn lại của khung xương. Tuy nhiên mặt lại nhỏ so với vòm sọ do các xương mặt chưa phát triển khi sinh, thiếu xoang mũi hoặc xoang mũi chưa phát triển, hàm chưa phát triển. Đối với các trẻ sơ sinh, thông thường các đường khớp sọ được chia tách với nhau bởi các đường màng mỏng rộng khoảng vài mm. Đối với những trẻ mới sinh được vài giờ cho đến khi được vài ngày, các xương sọ có khả năng di động khá cao cho phép các xương tạo hình dáng và trượt sang bên xương khác. Đây cũng có lẽ là đặc điểm của xương để có thể thích nghi với sự thay đôi hình dáng và đặc điểm của sọ trong quá trình sinh. 68 f) Sự tăng trường sau sinh của so Sự xuất hiện của các đường khỏp trong sọ ở lứa tuổi thơ ấu tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của não, mặc dù kích thước của sọ tăng nhiều nhất trong giai đoạn từ khi sinh cho đến khi 2 tuổi. Khi sự tảng trưởng tiếp tục, các đưòng cong của vòm sọ thay đổi. Sau khi sinh, sọ tăng trương theo chiều hướng vuông góc với một đường"khớp. Đáy sọ và mặt không phát triển cùng một tốc độ như vòm sọ và ổ mắt. Mức tàng trưởng của vòm sọ và ổ mắt tương đồng với sự tăng trưởng và phát triển của hệ thần kinh, nhưng phần còn lại của mặt và đáy sọ lại khá tương đồng với sự tăng trưởng của các cơ nhai và sự mọc răng. Khi răng mọc, kích thước hàm trên tăng do sự ghép thêm vào bề mặt; do đó xương tách khỏi mặt bên trong của hàm để giữ một tỷ lệ không thay đôi và các xương của mặt bị các tế bào tạo xương đẩy ra để hình thành xoang khí, xoang khí sẽ làm nhẹ bớt phần trước của sọ. Hàm dưới ỏ trẻ khi sinh thường rất nhỏ, có chứa hai nửa riêng biệt, hai nửa này sẽ dính vào nhau trong vòng một năm sau khi sinh. Hơn nữa, trong quá trình chuan bị mọc răng, có sự thay đổi góc của hàm dưới (góc giữa thân hàm và ngành hàm) từ xấp xỉ 140° ở giai đoạn sơ sinh tới 120° ở người trưởng thành. Sức chứa của sọ tăng cho đến khi con người khoảng 16 tuổi, gau đó kích thưỏc sọ chỉ tăng chút ít, chủ vếu là do xương dày lên. Sự tăng trưởng nhanh chóng của mặt đi kèm với sự mọc răng. Tuy nhiên, những thay đổi nàv trở nên rõ ràng hơn sau khi răng vĩnh viễn mọc. Sự thay đổi hình dáng khuôn mặt cũng góp phần làm mở rộng các vùng trán và mặt. đi kèm với sự tăng về kích cỡ của xoang cánh mũi. Sự tăng trưởng và phát triển của các xoang không chỉ quan trọng trong việc thay đổi hình dáng của khuôn mặt mà còn góp phần cộng hưởng âm thanh của giọng nói. Vioarsdottir và các đồng nghiệp (2002) cho rằng, về mặt giải phẫu, người hiện đại có sự đa dạng về mặt địa lý, nơi sống. Điều đó rất đáng xem xét trong quá trình hình thành khung xương mặt. Trong quá trình táng trướng và phát triển, khung xương mặt có sự thay đổi một cách đáng kể về hình dáng và kích thước nhưng giữ lại một đơn vị chức năng trong suốt quá trình phát triển của nó. Những tác giả này kêt luận rằng, hình thái khuôn mặt đặc trưng cho dân sô và nó phát triển một cách có nguvên tấc thông qua sự phân biệt vê hình dáng khuôn mặt mà có thê đã xuất hiện lúc vừa sinh ra, và xa hơn nữa là đã thay đổi với cấp độ đa dạng trong quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường. 69 Sự bất thường của vòm sọ: Sai sót của vòm sọ đổi với sự tăng trưởng và phát triên có thể biểu hiện ở rất nhiều loại bệnh lý. Bệnh nhỏ đầu: trẻ sơ sinh lúc mới sinh có vòm sọ hơi nhỏ. Các thóp ngừng phát triển lúc vừa sinh, còn các đường khóp ngừng phát triển ngay trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, bệnh nhỏ đầu không chỉ do sự ngưng phát triển sớm của các đường khớp mà còn do sự phát triển không bình thường của hệ thần kinh trung ương, trong đó não và sọ không phát triển. Bệnh thiếu sọ là bệnh mà trẻ không có vòm sọ và có rất nhiều tật ờ cột sông. Bệnh này cùng với tật thiếu não làm trẻ chêt sớm sau sinh. 3.3.5. Sự phát triển của các xương chi Khung xương chi chứa các xương tạo nên chi trên; chi dưới và các xương đai gắn các chi với xương trục. Các xương chính của khung xương chi là: xương đai vai, xương đai hông, các xương của chi trên và các xương của chi dưới. Đai vai gắn xương của các chi trên với khung xương trục. Xương của các chi trên gồm: xương đòn, xương bả vai, chi trên (xương cánh tay, xương quay, xương trụ, khôi xương cổ tay, xương bàn tay, xương đốt ngón). Đai hông chứa hai xương hông và xương cùng. Khi vừa được sinh ra, mỗi nửa của xương hông đều gồm 3 xương tách biệt do sụn rồi cuối cùng hợp nhất lại với nhau. Các xương chính của đai hông' gồm có: xương hông, xương háng và xương ngồi. Các xương chi đưối gồm xương đùi, xương cẳng chân (xương chày và xương mác), xương cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân. a) Sư p h á t triển của các khung xương chi trong giai đoan phôi và thai Đai vai và các xương tay xuất hiện trước đai hông và các xương chân. Trong tuần thai thứ 5, các xương trung mô hình thành do sự tích tụ các trung mô trong các mầm chi. Sự phát triển xương đòn lúc đầu là do một quá trình côt hoá trong màng, sau đó là do sự hình thành các sụn tăng trưởng ở cả hai đầu của xương đang phát triển. Hơn nữa, xương đòn là xương đầu tiên trong khung xương chi cốt hoá trong tuần thứ 6 của giai đoạn phát triển của phôi. Sự cốt hoá bắt đầu trong những xương dài vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ và khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ thì các trung tâm côt hoá xuất hiện trong tất cả các xương chi 70 (Hình 3.6A). Các trung tâm phát triển theo hướng vào giữa xương, có thể xem nơi đó là thân xương. Dấu hiệu sớm nhất của sự cốt hoá trong mô hình sụn của xương dài là có thể nhìn thấy được ở gần với trung tâm của trục trong tương lai. Tuy nhiên, các trung tâm ban đầu xuất hiện vào những thòi điểm khác nhau ở những xương khác nhau, mặc dù hầu hết các xương xuất hiện vào khoảng giữa của tuần thứ 7 và thứ 12. Ở các chi dưới, các trung tâm của xương đầu gối xuất hiện đầu tiên. Trung tâm của các đầu ở xa của xương đùi và xương chày xuất hiện vào khoảng tuần thứ 34 và 38 và luôn luôn xuất hiện vào lúc sinh. Tuy nhiên hầu hết các trung tâm cốt hoá thứ 2 xuất hiện lúc sinh và phần xương đã bị cốt hoá từ các trung tâm này được xem như đầu xương. Chổi tay Chổi chân Khuỷu tay Ngón chân cái Đầu gối c D Hình 3.6. S ự hình thành và phát triển chi ở người A: Xương chi trên; B: C ác mầm chi; C: Vị tri của chi dưới; D: Vị trí của chi trên. b) Sự hình thành và xoay tròn của các chi Chi trên xuất hiện trong khoảng tuần thứ 4 (ngày thứ 26 hay 27) của giai đoạn phát triển phôi và mầm chi dưới xuất hiện sau 1 hoặc 2 ngày. 71 Chúng xuất hiện như những cơ nâng nhỏ của thành bụng và bên của phôi (Hình 3.6B). Mỗi chồi chi chứa một số lượng lớn các trung mô được bao ỊÍhủ bằng ngoại bì; các mô liên kêt phôi phát sinh từ lớp thể (xôraa) của trung bì bên. Các chồi chi trên nằm các câp cột sông đôi diện C5 tới T l (đoạn cuối của đốt sông cổ, và các chồi chi dưối nằm từ L2 đên S3 (đoạn xương cùng vùng thắt lưng) vào khoảng ngày thứ 28 của thòi kỳ thai nghén. Tuy nhiên, trong tuần thứ 6 tới tuần thứ 8, các chi hạ xuông vị trí thông thưòng của chúng tương quan với thân (Hình 3.6C). Các chi xuất hiện lúc ban đầu thấp là do sự phát triển ở nửa sọ của phôi, nửa này có lượng cung cấp máu đã oxy hoá cao hơn. Các bước đầu tiên của sự phát triển các chi là giông nhau ở chi trên và chi dưối, các chồi chi dài ra cùng vối sự tăng của các trung mô trong chúng. Chỏm ngoại bì hình thành ở đỉnh cao nhất của mỗi mầm chi và sự tương tác giữa các trung mô và các chỏm ngoại bì là điều thiết yếu cho chi phát triển bình thường. Cũng có sự khác biệt giữa phát triển của bàn tay và bàn chân vì sự khác nhau về hình dáng và chức năng của chúng. Đầu tuần thứ 7, các chi duỗi thẳng về phía bụng, các chi trên đang phát triển và các chi dưổi xoay theo hướng đối diện ở các mức độ khác nhau. Các chi trên xoay theo hưống bên 90 độ trên trục dài của chúng. Do đó các khuỷu tay chỉ hưóng lưng và các cơ duỗi nằm ở mặt bên và sau của chi, các bàn tay xuất hiện cuối cùng trên vùng ngực của phôi (Hình 3.6D). Các chi dưối xoay gần 90°, các đầu gốì đôi diện với bụng và các cơ duỗi nằm trên mặt trước của các chi dưới. Các khớp hoạt dịch xuất hiện vào khoảng tuần thứ 8 thứ 9, chúng phù hợp với sự khác nhau vê mặt chức năng của các cơ của chi và sự phân bô dây thần kinh của chúng. Sự bât thường trong p h á t triển của các xương chi: Sự bất thường của các chi xảy ra ở các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Chồi chi ngưng phát triển vào khoảng đầu tuần thứ 4 gây ra tật không chi, nghĩa là không có một chi hoặc thiếu nhiều chi. Sự rôi loạn hay thiêu sự biệt hoá hay sự tăng trưởng của các chi gây nên sự bất thường vê sự thiêu một phần của tay và chân (không có một phần nào đó của một chi hay nhiều chi). Tình trạng một chi không có xương dài gây ra bệnh ngắn chi nhưng cũng có thể là một bàn tay chỉ mới băt đầu phát triển từ vai hay bàn chân mới nhú ra từ hông. Những ví dụ cơ bản của các dị tật này liên quan đến những bất thường do các thuôc giảm đau gây ra. 72 c) Sự phán bô dăy thần kinh của các chi Các sợi trục thần kinh vận động xuất hiện từ dây cột sống đang phát triển bắt vào các mầm chi ở khoảng tuần thứ 5 của thòi kỳ thai nghén. Nhánh dây thần kinh cột sống ỏ bụng C5 tỏi T l lan toả đến các chi trên và L2 tới C3 chạy tới các chi dưới. Khi các chi dài ra, sự phân bổ của các dây thần kinh cột sôYig của da đi theo các bề mặt của các phần chi ở xa. Tuy nhiên, khi các chi phát triền và xoay thì khúc bì điều chỉnh để hình thành nên mẫu phân bổ dây thần kinh của người trưởng thành. Khi các chi hạ xuống, chúng mang theo các dây thần kinh của mình, điều này giải thích tại sao các quá trình xuất hiện gián tiếp của các dây thần kinh từ các đám rối ở thắt lưng xương cùng và cánh tay. d) Sự cung cấp máu cho các chi Các nhánh động mạch liên đoạn cung cấp máu cho các chồi chi. Hệ mạch máu đầu tiên có chứa một mạch trục và nhánh của nó. Tuy nhiên, mạch máu thay đối cùng với sự phát triển của các chi, chủ yếu bởi các động mạch mới phát triển từ các động mạch sẵn có cuối cùng đã đồng quy. Mạch trục đầu tiên hình thành nên mạch nhánh trong cánh tay và mạch gian cốt ở cang tay. Trong chân, mạch trục được đưa đến bởi các động mạch đùi sáu và bởi các mạch xương chày trước và sau trong bắp chân. DỊ tật bẩm sinh ỏ chi: Sự hình thành dị tật bẩm sinh ờ chi xảy ra với tần suất khoảng 1/500 đến 1/1.000 trẻ sơ sinh và bao gồm cả dạng khuyết tật và những thay đổi nhỏ về sô lượng, độ dài và giải phẫu của ngón chân, ngón tay. Sự hình thành của các chi là sự phát triển cột sông muộn và vì vậy mà không có gi đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều sự đột biến dẫn đến dị tật của các chi. những dị tật cũng tác động đến sự phát triển của các hệ khác, hiện tượng này gọi là tính đa hệ của gen. Bàn chân ngựa bẩm sinh thường được xem như tật xẻ bàn chân là một dạng rối loạn phát triển thông thường của chi dưới nhưng lại ít được nghiên cứu. Có một vài bằng chứng cho tháy, sự tác động của gen đổi với hiện tượng này nhưng ảnh hưởng của nó lại đa dạng đôì với từng nhóm người với một xu hướng tương tự ở một vài trường hợp. Bằng chứng chắc chấn duy nhá't và là dạng nhẹ nhát đi kèm với tư thế trong tử cung. Tật xẻ bàn chán được xác dịnh như một sự cô định của bàn chân theo hướng khép cơ. lật ngửa bàn chán, chân xoay ra ngoài. \Ieidyzbrodzka (200.3) củng miêu tá hiện tượng bàn chân ngựa bẩm 73 sinh như một hội chứng khi nó xảy ra cùng vối các đặc điêm khác giống như một phần của hội chứng gen. Tật xẻ bàn chân là hội chứng có thể xuất hiện cùng vối rất nhiều hiện tượng rôi loạn hệ thần kinh và cơ thần kinh như tật nứt đốt sông hay teo đôt sông. Điều kiện này có thê xảy ra một cách tách biệt và tự phát. Tật xẻ bàn chân này là tật phô biến nhất. e) Sự p h á t triển của các ngón ở chỉ Trong tuần thứ 6 của thời kỳ thai nghén, các trung mô ở đĩa tay cô đặc để hình thành các ngón tay. Sau đó, trong khoảng tuần thứ 7, sự cô đặc tương tự hình thành các ngón chân trong đĩa chân. Sự phát triển của các ngón chân, ngón tay được lập trình bởi sự phát triển của các mầm trung mô của các đốt ngón. Khoảng cách giữa các ngón được lấp bởi các trung mô lỏng lẻo, những trung mô này cuối cùng sẽ bị gãy. Các tế bào chết ở giữa các ngón là một yếu tô" quan trọng trong sự phát triển hình dáng các ngón. Các ngón tách biệt được hình thành vào khoảng cuối tuần thứ 8 của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, cơ chế liên quan đến việc tạo các ngón, các khe tay, khe chân, do đó tạo khoảng cách về mặt giải phẫu cho các ngón vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Theo Sanz — Ezquerro và Tickle (2003), các ngón đầu tiên là những que sụn, các que này dài ra để hình thành các khớp gian đốt ngón, do đó ở ngón tạo thành một số lượng chính xác các đốt ngón, c ả sô" ngón và hình dáng ngón đều được điều chỉnh bởi dấu hiệu từ vùng phân cực. Tuy nhiên, sự phát triển của các ngón tương đối linh hoạt và có thể dẫn đến việc có hoặc thiếu số lượng các đốt ngón. Tật chẻ bàn tay và bàn chăn: Tật này được xem như một sự dị dạng “tật chẻ” hiếm, trong đó một hay nhiều ngón giữa bị thiếu, đó là hậu quả của sự phát triển không đầy đủ của một hay nhiều ngón. Bàn tay hay bàn chân được chia thành hai phần đôi nhau, giông như càng cua. Các ngón còn lại đã hoàn toàn, hoặc một phần bị dính liền với nhau. 3.3.6. Sự cốt hoá ở các xương chi, trong tháng thứ 2 của quá trình phát triển, sự cốt hoá bắt đầu một cách trực tiếp trong trung mô và được miêu tả như xương đã bị côt hoá trong màng. Sự cốt hoá này bao gồm cả xương đòn (côt hoá ở tuần thứ 8 của thời kỳ thai nghén) và các xương vòm của não, các xương còn lại được cốt hoá trong sụn. Các trung tâm côt hoá ban đầu là những vùng mà xương bắt đầu hình thành, và các trung tâm này xuất hiện ở những thời điểm kháơ 74 nhau trong các xương khác nhau. Sau khi sinh, các xương dài ra bởi quá trình cốt hoá và sự tăng trưởng hoàn thành khi sụn cốt hoá hoàn toàn. Sự trưởng thành của khung xương bắt đầu với sự xuất hiện của trung tâm cốt hoá trớng phôi, và hoàn thành khi các đầu xương hay đĩa tăng trưởng bị hợp nhất một cách chắc chắn với trục xương (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Tóm tắt quá trình phát triển khung xương Tuổi Phát triển vể mặt giải phẫu Các chi trên Tuần 4 - 6 của thai kỳ C ác chồi chi phảt triển. Các chi trên với cẳng tay quay sắp xuất hièn và bắt đầu xoay ra ngoài. Tuần 7 của thai kỳ 10 ngón chi trên xuất hiện. Tiếp tục biệt hoá cho đến tàn tuần 12 - 1 3 khi các bàn tay xuất hiện. Tuần 12 của thai kỳ Hình thành khung cứng của cơ thể. Mỗi mẩu sụn trỏ thành xương cứng. C á c trung tâm cốt hoá đầu tiên xuất hiện trong thân xương của hầu hết các xương. C á c trung tâm cốt hoá thứ 2 không xuất hiện cho đến tận lúc sinh. Sự phát ừiỂh của cột sống Tuần 3 - 5 của thai kỳ Hình thành côt sống. Tuần 6 - 8 của thai kỳ Phân đoan và sun hoá. Mói sinh - 3 -6 tuổi Hai nửa của cung thẩn kinh dính vào nhau và sau đó là sự hợp nhất thân đốt sống. 11 - 1 3 tuổi Đat mức chiều cao cuối cùng của côt sống ở nữ. 1 4 - 16 tuổi Đạt mức chiều cao cuối cùng của cột sống ỏ nam. 25 tuổi Hoàn thành cốt hoá. Sự phát ừiéh của khung chậu Tuần 8 của thai kỳ Xương châu xuất hiên. Tuần 12 của thai kỳ Khớp háng xuất hiên. Tuần 16 cùa thai kỳ Xương mu xuất hiên. 7 tuổi Đốt háng và nhánh mu hơp nhất. I 15 tuổi Đầu sun hình chữ Y của 3 xuong, hơp nhất ngay sau khi dầy thì. Sự phát ưiến của xương đùi 8 tuấn (thời kỳ thai nghén) Xuất hiện trung tâm của trục. I9 tháng Xuất hiên trung tâm của đầu dưới của true đùi. 1 tuổi Trung tâm xuất hiên trong đầu đùi. 3 tuổi Trung tâm xuất hiên trong đốt chuyển lớn. 12 tuổi Trung tâm xuất hiên trong đốt chuyển nhỏ. 18 tuổi C ác trung tàm hơp nhất với true đùi. Sự phát triển của xương bánh ché 3 tuổi Trung tám cốt hoá xuất hiên trong bánh chè. Dậy thì Sự cốt hoá hoàn thành ngay sau khi dây thi. 75 Sự phát triển của xương chày 8 tuần (thời kỳ thai nghén) Trung tâm cốt hoá đầu tiên của trục xương chày xuất hiện. 9 tháng Mấu trên xuất hiện. 2 năm truớc khi dậy thì Mấu trên xa địểm giữa cốt hoá, trung tâm cốt hoá thứ 2 của mấu xươnq chày xuất hiên. 18 tuổi Đầu xương ở xa điểm giữa khớp với trục. 20 tuổi Đầu xương khớp với trục. Sự phát triển của xương mác 8 tuần Trung tâm cốt hoá đầu tiên xuất hiện. 2 tuổi Trung tâm của đầu dưới của xương mác cốt hoá. 4 tuổi Trung tâm của đầu gần của xương chày cốt hoá. 18 tuổi Đầu dưới của xương mác hợp nhất với trục của xương chày. 20 tuổi Đầu gần của xương mác hợp nhất với trục. Sự phát triêh của xương bàn chân 6 tháng tuổi (thời kỳ thai nghén) 7 tháng tuổi (thời kỳ thai nghén) 9 tháng tuổi (thời kỳ thai nghén) Cốt hoá của xương gót. Cốt hoá của xương sên. Cốt hoá của xương hộp. Sinh Khối xương cổ chân bị cốt hoá. 1 tuổi Cốt hoá bên của các xương chêm. 3 tuổi Cốt hoá ở giữa của các xương chêm. 4 tuổi Cốt hoá trung gian của các xương chêm. Xương thuyền cốt hoá. 5 tuổi Đầu xương của khối xương bàn chân cốt hoá. 18 tuổi Dính liền khối xương bàn chân. Sự phát triển của xương đòn Tuần 5 (thời kỳ thai nghén) Xương đầu tiên trong khung xương với hai trung tâm cốt hoá hợp nhất nhanh chónp. Tuổi thiếu niên - thanh niên Sự kéo dài của đầu xương ức. Mấu trên của sun xuất hiên và hơp nhất vài năm sau. Sự phát triển của xưong vai 6 - 8 tuần (thời kỳ thai nghén) Xương vai hình thành bởi sự sụn hoá của các mô liên kết phôi theo sau đó là các trunq tâm hoá xương xuất hiên ở qóc chảo. 10 tuổi cho tới khi dậy thì Xuất hiện đáy của xương quạ và đáy xương quạ hợp nhất với chảo lúc tuổi dây thì. Từ tuổi dậy thì đến năm 25 tuổi 76 Các trung tâm' cốt hoá xương thứ 2 xuất hiện vào tuổi dậy thì trong mỏm cùng vai, ranh giới ở giữa, góc thấp và xương quạ hợp nhất vào khóảnq đô tuổi 25. Sự phát triển của xưotig cánh tay 6 - 8 tuần (thời kỳ thai nghén) Vào tuần thứ 6, xuong cánh tay là sụn, trung tâm cốt hoá đầu tiên xuất hiện vào khoảng tuần thứ 8. Sự phát triển của xuong quay 6 - 8 tuần (thời kỳ thai nghén) Trung tâm cốt hoá đầu tiên xuất hiện vào khoảng tuần thứ 8. 2 tuổi C ác trung tâm cốt hoả xương thứ 2 xuất hiện. 4 tuổi Đầu xương quay xuất hiện. 18 tuổi Đầu xương quay hợp nhất vớì trục. Sự phát triển của xuơng trụ 6 - 8 tuần (thời kỳ thai nghén) Vào khoảng tuần thứ 6 xuất hiện dưới dạng sụn, các trung tâm hoá xương sơ cấp xuất hiện trong trục vào khoảng 8 tuần tuổi. Đầu của xưdng trụ cót hoá khoảng năm 6 tuổi. 8-18 tuổi Mấu khuỷu xuất hiện, sự hợp nhất không liên quan đến bề mặt khớp. 20 tuổi Đầu hợp nhất với trục. Sự phát triển 'của xutng bàn tay Trong tử cung C ác trục của xương bàn tay và đốt ngón cốt hoá. 1 tuổi Mỗi xương bàn tay cốt hoá từ một trung tâm, xương bàn tay lớn nhất cốt hoá trong nãm đầu tiên của cuộc đời. 2 tuổi Sư cốt hoá của xuơng hình móc câu. 3 tuổi Sự cốt hoá của xương tháp. 4 tuổi Sự cốt hoá của xương bán nguyệt. 5 tuổi Sự cốt hoá của xương thang. 6 tuổi Sự cốt hoá của xương thuyền. 7 tuổi Sự cốt hoá cùa xuơng thê. 10 tuổi Sự cốt hoá cùa xift)ng đậu. a) Các đĩa đầu xương Trong thời thơ ấu, tất cả các xương đều tăng bề dày bởi sự thêm vào hav sự tăng trưởng của các yếu tố bên ngoài, và những chiếc xương dài ra do có thêm các chất xương trên mật thân xương dài của sụn đầu xương. Đây là một lớp sụn trong hành xương của xương. Khi sụn tiếp hợp khép lại và sự tăng trưởng của các tế bào sụn tiếp hợp hãm lại thì cuối cùng xương thay thế sụn và sụn tiếp hợp dần biến mất để lại một cấu trúc xương, gọi là đường đầu xương. b) Sụn tiếp hợp Sụn tiếp hợp gồm 4 vùng: 77 - Sụn d ự trữ: vùng này gần đầu xương nhất và được nhắc đến nhtí phần thừa bởi các tê bào không góp phần vào sự tăng trương cua xương. - Sụn tăng sinh: tế bào sụn lớn trong vùng này bị chất lại thành đông như những đồng xu và các tê bào thay thê những vùng này chết trên mặt sụn tiếp hợp. - Sụn phì đại: tế bào sụn lớn chất lại trong các cột làm dồn glucogen trong tế bào chất của chúng. Sự làm dài ra của thân xương làm cho các tế bấo tái tạo trong vùng của sụn nở to, đi đôi vói sự trưởng thành của các tê bào trong vùng của sụn nở to. - Sụn canxi hoá: đây là vùng mỏng nhất của sụn tiếp hợp, gồm tế bào sụn chết khi chất cơ bản quanh chúng đã canxi hoá. Các tế bào huỷ xương làm lắng chất cơ bản của xương cuối cùng thay th ế sụn đã canxi hoá và viền quanh thân xương dài của sụn tiêp hợp trở nên gắn kết với thân xương. c) Sự trượt điểm cốt hoá ỏ đầu trên xương đùi Hiện tượng này xảy ra vì áp lực lớn lên sụn tiếp hợp ở đầu trên xương đùi, thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì trước khi đầu xương hợp nhất và có phạm vi ảnh hưởng lón hơn ở nam giới (1 — 4/100.000), phạm vi này luôn ở một phía (mặc dù điều này không phải luôn diễn ra giống nhau) và có thể sau đó là sự chấn thương. Tuy nhiên, đầu xương có thể dần lệch chỗ ở những người bị béo phì hoặc ở những trẻ phát triển quá nhanh. Sự tăng trưởng của xương không đồng nhất vùng sụn tiếp hợp. Nó cho thấy điều này sẽ giúp duy trì sự ổn định của xương bằng cách tạo ra những rãnh và ụ trên bề mặt của xương và nó cũng có thể tạo ra hiệu quả của một sô đầu xương. Tuy nhiên, vẫn còn chưa rõ tại sao một đầu xương lại phát triển nhanh hơn đầu còn lại, ví dụ: đầu phát triển của xương đùi dài nhanh gấp hai lần so vối đầu xương chày. Sự đóng kín của đầu xương hoàn thành sự phát triển về chiều dài của xương (Hình 3.1) và ở sự đóng kín của xương dài nhất là lúc khoảng 25 tuổi. Sự tăng về độ dày hay đưòng kính của xương có thể chỉ xảy ra thông qua một quá trình tăng trưởng thêm. Khi các tê bào xương mới được sinh ra trên bề mặt ngoài của xương, đường của ông tuỷ xương bị huỷ bởi các tê bào huỷ xương, cho nên ông tuỷ xương trở nên lớn hơn khi đưòng kính của xương tăng lên. 78 3.4. Sự PHÁT TRIỂN CỦA HỆ c ơ Xương và cơ đều có chức năng chung là vận động cơ thể. ở loài người, cơ vân (cơ bám xương) hình thành trong phôi từ trung bì bên trục (loại phân đoạn thành các đốt hoặc ở ống thần kinh hoặc ở nguyên sống). Hầu hết hệ cơ đều phái sinh từ trung bì phôi, ngoại trừ cơ mống mắt. Cơ mống mắt phát triển từ biểu mô thần kinh và cơ dựng lông gắn vào lông. Khi trung bì phát triển, nó tự sắp xếp trong những cột đặc ở một bên của hệ thần kinh đang phát triển. Các cột trung bì trải qua một quá trình phân đoạn thành một loạt các tế bào cô lập, gọi là các khúc thân. * Phần bụng của khúc thân được biết đến như đốt xơ góp phần thúc đẩy sự phát triển của sụn, xương của cột sống và các xương sườn. Phần lưng của khúc thân được biết đến như đốt ctí da, phần này tạo nên hạ bì của da (căn bì), tạo cơ xương của cơ thể và các chi. Cặp khúc thân đầu tiên xuất hiện vào khoảng 22 ngày của thời kỳ thai nghén. Vào khoảng cuối các tuần thứ 5, 42 và 44, các cặp khúc thân được hình thành. Ngoại trừ các cơ xương của đầu và các chi, các cơ xương còn lại phát triển từ trung bì của các khúc thân. Chỉ có một vài khúc thân ở những vùng đầu phôi đang phát triển, còn hầu hết các cơ vân trong đầu đều phát triển từ trung bì. Dấu hiệu đầu tiên của sự tạo cơ là nhân tế bào và các thân bào của các tế bào trung mô kéo dài ra khi chúng biệt hoá thành các tế bào tạo cơ. Những tế bào cơ của phôi này hợp nhất để hình thành các tế bào cơ đa nhân hay các sợi cơ. Các sợi td cơ (yếu tô" kết nổi của cơ) xuất hiện trong tế bào chất và các vân ngang phát triển ngay sau đó hình thành các tế bào cơ có vân. Tương tự, một quá trình xảy ra trong các thành bụng và bên. nơi các tế bào trung mô phát sinh từ các lớp khúc thân của trung bì. Lớp trung bì thuộc khúc thân tạo nên những cơ vân của thành cơ thể và các chi. ở góc độ phân tử, những hiện tượng này bắt nguồn từ hoạt động của gen. Sự tăng trưởng của cơ trong giai đoạn phát triển là do sự hợp nhất liên tiếp của các tế bào tạo cơ và các ống cơ, những ống cơ là những cấu trúc chu trình được đa nhân. Sự biệt hoá các tế bào tạo cơ thành các sỢí cơ phụ thuộc vào yếu tô" có chức năng tạo cơ sốm giúp tế bào gốc tăng sinh và phục hồi tổn thương cơ. Nhữag sợi cơ phát triển đầu tiên là các sợi cơ chính, xung quanh chúng là các sợi thứ cấp hình thành vào thời điểm có sự phân bô" dây 79 thần kinh. Các sợi chính và thứ cấp đã được biệt hoá trong gen. Các sợi cơ chính được gọi là sợi cơ co rút chậm và các sợi thứ cấp được gọi là các sợi cơ co rút nhanh. Hầu hết các cơ tăng trưởng mạnh trong các giai đoạn bào thai và sau khi sinh. Phần lớn cơ vân phát triển trưóc khi sinh, còn lại được hình thành vào lúc gần 1 tuổi. Sự tăng kích thước cơ dẫn đến tăng đưòng kính của các sợi cơ, các cơ tăng chiều dài và chiều rộng đê phát triển cùng vối xương. Không phải tất cả các sợi cơ của phôi đều tiêp tục tồn tại vì nhiêu sợi cơ không tự biến mình thành các thành phần vững vàng của cơ được và cuối cùng thì biến mất. Cấu tạo của cơ rất đa dạng theo từng lứa tuổi. Trong giai đoạn phát triển của bào thai, các sợi cơ chứa một sự kêt hợp của nước và các chất gian bào. Sau khi sinh, cả hai cấu trúc này giảm vì các tế bào tăng kích thước do các tế bào chất tích tụ. Các tơ cơ giữ nguyên kích thước đường kính. Khi cơ phát triển, các tơ cơ tăng chiểu dài và phát triển ở cả hai đầu của tơ cơ. Nơi diễn ra sự tăng trưởng của mô liên kết của một cơ mạnh nhất là ở gần chỗ nối của cơ và gân. Sau khi sinh, các cấu trúc phân bào có tơ trong cơ xương không xuất hiện trong cấu trúc của các sợi cơ mà xuất hiện trong các tế bào chưa biệt hoá bên ngoài. Những tế bào này được coi như các tế bào vệ tinh và xuất htện ở giai đoạn phát triển đầu của phôi vối nhân tế bào ước tính chiếm khoảng 5 — 10% của tổng sô" tế bào có trong cơ. Để tái tạo, chúng nhân lên và hình thành các tế bào cơ, những tế bào cơ này hợp nhất với nhau để tăng chiều dài của sợi cơ. Người ta cho rằng, có hai loại tế bào vệ tinh: những tế bào tiếp tục làm tế bào vệ tinh và những tế bào tạo những tế bào cơ mới. Người ta đã thấy có sự khác nhau về giói tính trong sô" sợi cơ đã được tìm thấy trong các cơ của nam giới và nữ giới. SỐ sợi cơ được tìm thấy trong cơ của nam giới tăng gấp 14 lần lớn hơn ở nữ trong khoảng giữa thời gian sinh và trưởng thành. Hơn nữa, các sợi cơ có một đường kính tôi đa trong nữ giới lúc khoảng 10 tuổi nhưng lại đạt tổi đa ở tuổi 14 đối vối nam giới. Sức mạnh và sức bền eủa cơ lớn nhât là khoảng giữa tuổi 25 và 30. Sau lứa tuổi này tôc độ và lực của cơ sụt giảm dần. Các cơ ở phần trên của cơ thể, đặc biệt là các cơ ở đầu, thân và các chi trên có sức nặng tương đôi đôi vối các trẻ sơ sinh do các chi dưói ít phát triển. Các cơ hô hấp và các cơ có liên quan đến nét mặt cũng được phát triển ở mức độ tạo ra những chức năng quan trọng là thở và nuốt. 80