🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình quản trị logistics Ebooks Nhóm Zalo Đồng chù biên GS. TS. ĐẠNG ĐỈNH đ à o , PGS. TS. t r a n v à n b à o TS. PHẠM CẢNH HUY, TS. ĐẠNG THỊ THÚY HỒNG GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS (Dùng cho ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh) NHÀ XUÁT BÀN TÀI CHÍNH M ỤC LỤC LỜI NÓI Đ Á U .................................................................................................. 7 Chương 1. NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VÈ LOGISTICS................. 9 1.1. Khái quát về Logistics.................................................................9 1.2. Phân loại và vai trò của hoạt động Logistics.........................26 1.3. Đặc trưng và yêu cầu cơ bản cùa Logistics............................ 34 1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động Logistics cùa doanh nghiệp.............................................................................. 44 1.5. Cảu hỏi ôn tập và thảo luận.......................................................48 CHƯƠNG 2. QUẢN TRỊ LOGISTICS DOANH NG H IỆP........... 49 2.1. Khái quát quản trị Logistics doanh nghiệp........................... 49 2.2. Nội dung quản trị Logistics đầu vào...........................................59 2.3. Nội dung quản trị logisics đầu ra ................................................. 62 2.4. Câu hỏi ôn tập và thảo luận........................................................ 72 CHƯƠNG 3. C ơ SỞ CỦA QUẢN TRỊ L O G IST IC S......................73 3.1. Ý nghĩa của việc tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh..........73 3.2. Phương pháp định mức tiêu dùng các yếu tố vật chất cùa sản xuất.................................................................................74 3.3. Hệ thống các chi tiêu sử dụng các yếu tố vật chất.................81 3.4. Nguồn và biện pháp tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh.......86 3.5. Xác định hiệu íỊuả của những biện pháp cải tiến sử dụng các yếu tố vật chất............................................................92 3 6. Câu hỏi ôn tập và thảo luận................................................... 94 CHƯƠNG 4. QUẢN TRỊ NHU CÀU.....................................................95 4.1. Nhu cầu vật tư và những đặc trưng cơ b ản........................... 95 4.2. Kết cấu nhu cầu vật tư và các nhân tố hình thành................. 98 4.3. Các phương pháp xác định nhu cầu vật tư của doanh nghiệp........104 4.4. Phương pháp tính toán nhu cầu vật tư cho kế hoạch sản xuất một loại sản phẩm...........................................................114 4.5. Phương pháp xác định các nguồn hàng đế đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp......................................................................118 4.6. Câu hỏi ôn tập và thào luận..................................................... 120 CHƯƠNG 5. QUẢN TRỊ DỤ T R Ữ .......................................................121 5.1. IChái quát về dự trữ hàng hoá....................................................121 5.2. Dự trữ sản x u ất...........................................................................124 5.3. Định mức dự trữ sản x u ất.........................................................127 5.4. Ọuản lý dự trữ ở doanh nghiệp................................................138 5.5. Theo dõi và điều chinh dự trữ..................................................147 5.6. Câu hỏi ôn tập và thảo luận......................................................151 CHƯƠNG 6. QUẢN TRỊ KHO HÀNG H Ó A .................................... 152 6.1. Khái niệm và vai trò cùa kho hàng h ó a ................................. 152 6.2. Chức năng kho và các loại nhà kho........................................ 154 6. 3. Tô chức quản lý kho và các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh kho hàng............................................................................ 158 6.4. Chế độ trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công tác k h o .... 165 6.5. Công tác kiểm tra, kiểm kê ở kho............................................166 6.6. Các chi tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh kho h àn g ....169 6.7. Câu hỏi ôn tập và thảo luận...................................................179 CHƯƠNG 7. QUẢN TRỊ DỊCH v ụ GIAO NHẬN HÀNG HÓA.... 180 7.1. Khái quát về giao nhận và người giao nhận...........................180 7.2. Dịch vụ Giao nhận hàng hóa..................................................187 7.3. Câu hỏi ôn tập và thảo lu ận ...................................................195 CHƯƠNG 8. TH IÉT LẬP CÁC MỐI QUAN H Ệ KINH TÉ TRONG H OẠT ĐỘNG LO G ISTIC S.................... 196 8.1. Bản chất và đặc trưng của các mối quan hệ kinh tế trong hoạt động Logistics......................................................... 196 8.2. Hệ thống các mối quan hệ kinh tế trong hoạt động Logistics........................................................................................198 8.3. Quan hệ kinh tế trực tiếp và quan hệ kinh tế gián tiếp trong hoạt động Logistics.........................................................200 8.4. Tô chức các mối quan hệ kinh tế trong hoạt động Logistics.....................................................................................205 8.5. Cơ sờ pháp lý cùa các mối quan hệ kinh te..........................210 8.6. Câu hòi ôn tập và thào luận................................................... 234 CHƯƠNG 9. HỆ THÓNG THÔNG TIN L O G IST IC S............... 236 9.1. Khái quát về Công nghệ thông tin Logistics....................... 236 9.2. Hệ thống thông tin Logistics.................................................. 240 9.3. Các hệ thống phẩn mềm ứng dụng trong Logistics............ 247 9.4. Câu hòi ôn tập và thảo luận.....................................................253 CHƯƠNG 10. QUẢN TRỊ DỊCH v ụ KHÁCH H À N G ............... 254 10.1. Khái niệm dịch vụ khách hàng.............................................254 10.2. Xây dựng chiến lược dịch vụ khách hàng..........................262 10.3. Tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ khách hàng...........................270 10.4. Hoàn thiện hoạt động dịch vụ khách hàng.........................272 10.5. Câu hỏi ôn tập và thảo luận...................................................273 CHƯƠNG 11. NHỮNG ĐIÈU CÀN BIÉT TRONG QUẢN TRỊ L O G IST IC S............................................274 11.1. Các cam kết của Việt Nam trong tổ chức Thương mại thế giới (W TO)........................................................................ 274 11.2. Các thỏa thuận khu vực.........................................................288 11.3. Một số tập quán quốc tế ........................................................ 311 11.4. Câu hỏi ôn tập và thảo luận.................................................. 307 TAI LIỆU THAM KHẢO LÒÌ NÓI ĐẢU Sự thay đối nhanh chóng của môi trường kinh doanh và sự phát triên cùa khoa học công nghệ, đặc hiệt là công nghệ thông tin đã ảnh hưởng to lớn đến quản trị Logistics ở các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có cách thức tiếp cận thực tế và khoa học trong quá trình tổ chức và quản lý các hoạt động Logistics. Nói đến Logistics là nói đến hiệu quả, nói đến tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân, quan điểm Logistics đồng nghĩa với quan điểm hiệu quả cả quá trình, chuỗi cung ứng, nó đối lập với lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm mà làm tổn hại đến lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia. Vì vậy, các doanh nghiệp phải xác định một cách rõ ràng tầm quan trọng, mục tiêu và nội dung của các hoạt động Logistics trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn; Khả năng ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin vào quá trình kế hoạch hoá và tồ chức các hoạt động Logistics; Nâng cao năng lực và kỹ năng cho các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Giáo trình quản trị Logistics được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập ngày càng mở rộng ở các trường Đại học Kinh tế do CiS.TS. Đặng Đình Đào, PGS.TS. Trận Văn Bão, TS. Phạm Cảnh Huy và TS. Đặng Thị Thúy Hồng, chịu trách nhiệm đồng chủ biên. Quản trị Logisíics là một trong những môn học quan trọng trong đào tạo ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh, giáo tìn h có thể được dùng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà doanh nghiệp, sinh viên các trường đại học kinh tế. 8 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGIST1CS Nội dung giáo trình tập trung chù yếu vào quản trị các hoạt động Logistics đầu vào (Inbound Logistics) và các hoạt động Logistics đầu ra (Outbound Logistics) Tham gia biên soạn giáo trình lần này gồm: GS. TS. Đặng Đình Đào, TS. Phạm Cành Huy, viết chương 1. TS, Đặng Thị Thúy Hồng, TS. Phạm Thị Lụa, ThS. Trần Đức Hạnh, viết chương 2, mục 5.5, chương 5. PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương, ThS. Đoàn Thị Hồng Anh, viết chương 3, mục 4.4 chiccmg 4. TS. Đinh Lê Hài Hà, TS. Nguyễn Thị Hồng cẩm, Ths. Vũ Thị Nữ, viết chương 4, mục 2.4 chương 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, TS. Phạm Thị Thanh Xuân, viết chương 5, mục 6.6 chương 6. PGS.TS. Trần Văn Bão, PGS.TS. Trirơỉig Tấn Quân và TỉiS. Kiều Thị Hường, viết các chương 6, 7. TS. Trần Hoàng Long, ThS. Phạm Quang Huy, viết chương 8 ThS. Phạm Thào, ThS. Nguyễn Quỳ’nh Mai, viết chương 9. PGS. TS. Nguyễn Minh Ngọc, Ths. Lê Thừy Dirơììg, viết chương 1 ơ TS. Nguyễn Thị Diệu Chi, ThS. Nguyễti Thị Minh N guyệt, ThS. Trần Hoàng Kiên, viết chương 11. Mặc dù có rất nhiều cố gắng lựa chọn, tiếp thu thành tựu của các tài liệu đã có trong và ngoài nước, bám sát thực tiễn hoạt động Logistics doanh nghiệp hiện nay, nhưng với thời gian và trình độ có hạn nên giáo trình biên soạn lần này không tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau được tốt hơn. TM tập thề tác giả GS. TS. Đ ặng Đ ìnlí Đào Chiroug 1 NHŨNG VÁN ĐÈ CH UNG VẺ LOGISTICS Phạm vi chương Logistics có vai trò quan trọng trong nến kinh tế quốc dân và là "dịch vụ cơ sớ hạ tang’’ có giá trị gia tăng cao trong các ngành dịch vụ. Chương này để cập đến các nội dung cơ bán ve Logistics và dịch vụ Logistics; Phân loại và vai trò cùa hoạt động Logistics; Đặc trưng và yêu cầu cơ bàn cùa Logistics; Hệ thống chi tiêu đánh giá hoạt động Logistics. 1.1. Khái quát về Logistics 1.1.1. Lược sử phải triển Logistics Logistics hoàn toàn không phải là khái niệm quá xa lạ, cho dù một thực tế là cũng không phải nhiều người am hiểu sâu sắc về vấn đề này. Logistics đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển cùa nhân loại1. Cho đến nay, ở nước ta, vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ Logistics sang tiếng Việt. Có tài liệu dịch là hậu cần. có tài liệu dịch là tiếp vận hoặc tổ chức cung ứng, đảm bảo, thậm chí là giao nhận... Tuy nhiên, có thể thấy rằng tất cả các cách dịch đó đều chưa thỏa đáng, chưa phản ánh đúng đắn và đầy đủ bản chất của Logistics. Vì vậy, giữ nguyên thuật ngữ Logistics như trong Luật thương mại 1 Ở Phương Đông, theo sừ ký Tư Mã Thiên, thời Hán Cao Tổ Lưu Bang xây dựng Nhà Hán, Trương Lương lẩn đầu tiên đưa ra khái niệm hậu cần và do Tiêu Hà phụ trách, năm 202 trước Công nguyên. Ờ Phương Tây, thời kỳ Hy Lạp cồ đại, đế chế Roman và Byzantine đã có sĩ quan “Logistikas” - Người chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính ,cung cấp và phân phối. 10 GIẢO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 2005 là cần thiết, không dịch sang tiếng Việt và bô sung thêm thuật ngữ này vào vốn từ tiếng Việt của chúng ta. Ngày nay, Logistics đã hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, mau chóne phát triên và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giói. Tuy nhiên, một điều thực tế là Logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Napoleon đã từng định nghĩa: "Logistics là hoạt động để dưỵ trì lực lượng quân đ ộ i” và ông cũng đã từng nói: "Ke nghiệp dư bàn về chiến thuật, ngirời chưyên nghiệp bàn về Logistics Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyên lực lượng quân đội cùng với một khối lượng lớn vũ khí và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Hiệu quả của hoạt động Logistics là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên chiến trường. Cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng Normandie tháng 6/1944 chính là nhờ vào sự nồ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, các chuyên gia Logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng Logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến. Đây cũng là lúc hoạt động Logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai. Trư ớc những năm 1950, công việc Logistics chì đom thuần là một hoạt động chức năng đơn lẻ. Trong khi các lĩnh vực marketing và quản trị sản xuất đã có những chuyển biến rất lớn thì vẫn chưa hình thành một quan điểm khoa học về quản trị Logistics một cách hiệu quả. Sự phát triển nhanh GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS chóng cùa khoa học công nghệ và quản lý cuối thế kỳ XX đã tạo cho Logistics bước phát triên mới, có thê gọi đó là giai đoạn phục hưng cua Logistics (Logistical renaissance). Trong lịch sư Việt Nam, hai người đầu tiên ứng dụng thành công Logistics trong hoạt động quân sự chính là vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra miên Bẳc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phù (1954) và chiến dịch giải phóng miền Nam thống nhất đất nước - Trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử (1975). Trong lịch sử phát triển, Logistics được nghiên cứu và áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, nếu giữa thế kỷ XX rất hiếm doanh nghiệp hiểu được Logistics là gì, thì đến cuối thế kì, Logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Theo Uỷ ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP), Logistics phát triển qua 3 giai đoạn - Phân phối vật chất, Hệ thống Logistics và Quản trị Logistics. - Giai đoạn phát triển hệ thống phân phối vật chất (Physical distribution): Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, Logistics là hoạt động cung ứng sản phẩm vật chất, hay còn gọi là Logistics đầu ra. Logistics đầu ra là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan đến nhau để đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách có hiệu quả. 12 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS - Giai đoạn phát íriến hệ thông Logistics (Logistics system): Vào những năm 80- 90 của thế kỷ XX, hoạt động Logistics là sự kết hợp cả hai khâu đầu vào (cung ứng vật tư) và đầu ra (tiêu thụ sản phẩm) để tiết kiệm chi phí, táng hiệu quả. Đây gọi là "quá trình Logistics - Giai đoạn quàn trị dãy chuyển cung ímg - Quàn trị Logistics (Supply chain manangement): Đây là giai đoạn phát triển của Logistics vào những năm cuối thế kỷ XX. Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council o f Supply Chain Management Professionals - CSCMP): “Quản trị Logistics là một phần của quản trị chuồi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị Logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới Logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của Logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị Logistics là chức năng tổng hợp kết họp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động Logistics cũng như phối hợp hoạt động Logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin”. Cũng theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà quản trị chuỗi cung ứng “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 13 nguồn cune. mua hàne. sán xuất và tất cả các hoạt động quán trị Logistics. Ớ mức độ quan trọng, quán trị chuỗi cung ưng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các quy trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị Logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về quy trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin”. Có thể hình dung vị trí của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng theo Hình 1.1. Sản xuất Bán buôn Bán lẻ Khách hàng ■Dịch vụ Logistics- < - -> Dòng thông tin ——► Dòng sản phẩm — Dòng tiền tệ Hình 1.1: Vị trí của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng Đối với các doanh nghiệp, Logistics có vai trò rất to 14 GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS lớn. Logistics hóa giải cả đầu ra lẫn đầu vào cùa doanh nghiệp một cách hiệu quà. Nhờ có thể thay đối các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyên nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ,... Logistics giúp nâng cao trình độ kỷ thuật sản xuất, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực nhờ dó giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hình 1.1 cho thấy Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ việc nhập nguyên liệu đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Các nguồn tài nguyên đầu vào không chi bao gồm vốn, vật t ư, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết và công nghệ. Các hoạt động này cũng được phối kết hợp trong một chiến lược kinh doanh tổng thể cùa doanh nghiệp từ tầm hoạch định đến thực thi, tổ chức và triển khai đồng bộ từ mua, dự trữ, tồn kho, bảo quản, vận chuyển đến thông tin, bao bì, đóng gói...V à chính nhờ vào sự kết hợp này mà các hoạt động kinh doanh được hỗ trợ một cách tối ưu, nhịp nhàng và hiệu quả, tạo ra được sự thoả mãn khách hàng ở mức độ cao nhất hay mang lại cho họ những giá trị gia tăng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Người ta thường chia quá trình phát triển Logistics thành 5 giai đoạn: Logistics tại chỗ (Workplace Logistics); Logistics cơ sở sản xuất (Facility Logistics); Logistics công ty (Corporate Logistics); Logistics chuỗi cung ứng (Supply chain Logistics); Logistics toàn cầu (Global L ogistics). GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS 15 Nghiệp vụ quán l> Dâu vão cua logistics Các nguôn lực tụ nhicn (đất dai. cỗ sò vật Nhà Lập kê Thực Kiêm hoạch hiện tra c \ Quan tri logistics \ Dáu ra cua logistics Định hướng ihị tiuờng (lợi ihe cạnh ưanhi chắt, thiết bị) Nguồn nhân lực NguẦn tái chinh cung cip Nguyên liệu Lưu kho trong sàn xuất t Thảnh phẩm Tiện lợi vè ihời gian & địa điém Vặn chuyền hiệu quá đền khách háng Nguón thông tin Các hoạt động logistics Tái sán sò hữu D|ch vụ khách hảng ❖ Dự bio nhu cầu •>Thông tin trong phản phôi ❖ Kiềm soái lưu kho Vận chuyẻn nguyén vịt liệu ❖Quá trinh địt háng ❖Dịch vụ và phụ kiện hỗ trọ ■Lựa chọn địa diêm nhà máy vì kho chứa ■Thu gom •Đóng gói ■xép dở hàng ưứ lại ■Phán toại hảng hóa •Giao thòng vì vịn lái ■Kho tàng va luu kho Hình 1.2: Các thành phần và hoạt động CO' bản của Quản trị Logistics2 Logistics tại chỗ (Workplace Logistics) là quá trình tổ chức, quản lý dòng vận động của nguyên vật liệu tại một vị ưí làm việc trong doanh nghiệp với mục đích họp lý hóa hoạt động độc lập của các cá nhân hay của một dây chuyền sản xuất theo nguyên tắc tổ chức lao động có khoa học. Logistics cơ sở sản xuất (Facility Logistics) là dòng vận động của vật tư giữa các phân xưởng trong nội bộ của ■ Nguồn: Lamber, Strategic Logistics management, page 3 16 GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS một doanh nghiệp. Facility Logistics như là một khâu đảm bào đúng và đù vật tư cho sản xuất, là công tác hậu cần vật tư trong chính nội bộ cùa doanh nghiệp. Logistics oông ty (Corporate Logistics) là dòng vận động cùa nguyên vật liệu và thông tin giữa các cơ sờ sản xuất và các quá trình sản xuất trong một công ty. Với công ty sản xuất, là hoạt động Logistics diễn ra giữa các nhà máy và các kho lưu trữ hàng, với một đại lý bán buôn, là giữa các đại lý phân phổi của nó; còn với một đại lý bán lẻ, là giữa đại lý phân phối và các cửa hàng bán lẻ của mình. Logistics chuỗi cung ứng (Supply chain Logistics) được phát triển vào những năm 1980, quan điểm này nhìn nhận Logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tài chính giữa các công ty (các đơn vị sán xuất, các cơ sở trong công ty) trong một chuỗi thống nhất. Đó là một mạng lưới các cơ sở hạ tầng (nhà máy, kho hàng, cầu cảng, cửa hàng...), các phương tiện vận tải cùng với hệ thống thông tin được kết nối với nhau giữa các nhà cung ứng của một công ty và các khách hàng của công ty đó. Các hoạt động Logistics (dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa...) được liên kết với nhau để thực hiện các mục tiêu trong chuỗi cung ứng. Điểm nhấn trong chuỗi cung úng là tính tương tác và sự kết nối giữa các chủ thể trong chuỗi thông qua 3 dòng liên kết: (1) Dòng thông tin: dòng giao và nhận của các đon đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận. (2) Dòng sán phẩm: con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng. (3) Dòng tài chính: chỉ dòng tiền và GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS 17 chứng từ thanh toán giữa các khách hàng và nhà cung cấp, thê hiện hiệu quả kinh doanh (Hình 1.1). Trong chuỗi cung ứng, Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức, c ấp độ thứ nhất đòi hỏi phải giải quyết vấn đề tối ưu hóa vị trí của các nguồn tài nguyên, cấp độ thứ hai liên quan đến việc tối ưu hóa các dòng vận động trong hệ thống. Trong thực iế, hệ thống Logistics ờ các quốc gia và các khu vực có nhiều điểm khác nhau nhưng đều có điểm chung là sự kết hợp khéo léo, khoa học và chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như marketing, sản xuất, tài chính, vận tải, thu mua, dự trừ, phân phối,... đê đạt được mục tiêu phục vụ khách hàng tối đa với chi phí tối thiểu. Logistics toàn cầu (Global Logistics) là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia. Nó liên kết các nhà cung ứng của các nhà cung ứng với khách hàng của khách hàng trên toàn thế giới. Các dòng vận động của Logistics toàn cầu tăng một cách đáng kể trong suốt những năm qua. Đó là do quá trình toàn cầu hóa trong nền kinh tế tri thức, việc mở rộng các khối thương mại và việc mua bán qua mạng. Logistics toàn cầu phức tạp hơn nhiều so với Logistics trong nước bởi sự đa dạng phức tạp hơn trong luật chơi, đối thủ cạnh tranh, ngôn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hóa và những rào cản khác trong kinh doanh quốc tế. Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về giai đoạn tiếp theo của Logistics. Nhiều nhà kinh tế cho rang, Logistics hợp tác (Collaborative Logistics) sẽ là giai^oarrtiếp^hẹp, yà ạó được kết hợp trên hai khía cạnh - khOttg ngĩrrig tẴiíru hoa p n ò i M ? t o ọ e 18 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS thời gian thực hiện với việc liên kết tất cả các thành phần tham gia chuỗi cung ứng. 1.1.2. Khái niệm về Logistics Hiện có rất nhiều định nghĩa về Logistics, tuy nhiên, Logistics cân được hiêu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, Logistics được hiểu như là một quá trình tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng, tiêu biểu là các định nghĩa: - Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiêm soát một cách hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng 3 Đây là định nghĩa phổ biến và được nhiều người đồng tình hiện nay. - Logistics là hoạt động quàn lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng4 Theo các quan niệm này, Logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Ở đây có sự 3 Theo Hội đồng quản trị Logistics (Council of Logistics Management - CLM, 1991): 4 Liên Hiệp Quốc - Khóa đào tạo quốc tế về vận tài đa phương thức và quản lý Logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 19 phân dịnh rõ ràng giữa các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quán lý... VỚI một nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuôi cùng. Theo nghĩa hẹp, Logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ gấn liền với quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa và Logistics là hoạt động thương mại gắn với các dịch vụ cụ thể. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233), lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ Logistics được chính thức đưa vào luật, quy định “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thù tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao ”. Như vậy, theo nghĩa hẹp, chì định nghĩa Logistics trong phạm vi một số hoạt động cụ thể. Ngoài ra, còn có khá nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu về Logistics đưa ra thông qua từng góc độ nghiên cứu: - Logistics là quá trình tiên liệu trước các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, sử dụng vốn, nguyên vật liệu, nhân lực, công nghệ và những thông tin cần thiết để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn đó, đánh giá những hàng hỏa, hoặc dịch vụ, hoặc mạng lưới sản phẩm có thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng; và sử dụng mạng lưới 20 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS này để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời nhất (Coyle, 2003). Định nghĩa này của Coyle cho thấy một điêm chung rất lớn giữa Logistics và marketing, đó là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, Logistics nhấn mạnh tới việc sứ dụng các nguồn tài nguyên đầu vào, công nghệ, thông tin để đáp íme được những nhu cầu đó của khách hàng. - Logistics là một tập hợp các hoạt động chức năng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quy trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm (Grundey, 2006). Định nghĩa khá đơn giản này của Grundey lại tập trung chủ yếu vào phạm vi của hoạt động Logistics, đó là phạm vi trải dài, bao trùm toàn bộ quy trình từ điểm khởi đầu tới điểm cuối cùng của quá trình sản xuất (nguyên vật liệu - thành phẩm). Tuy nhiên, nhược điểm của định nghĩa này là không đề cập đến quy trình phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng, một bộ phận rất quan trọng trong Logistics. - Sứ mệnh của Logistics là đưa được đúng sản phẩm và dịch vụ tới đủng địa điểm, thời gian và hoàn cảnh yêu cầu, đồng thời phải đem lại những đóng góp lớn nhất cho doanh nghiệp (Ballou, 1992)5. Khác với nhiều định nghĩa khác thường đề cập tới các hoạt động trong Logistics, Ballou lại nhấn mạnh vào sứ mệnh mà Logistics phải thực hiện. Cũng đưa ra một quan điểm tương tự, E.Grosvenor Plowman cho ràng hệ thống Logistics sẽ cung cấp cho các công ty 7 lợi ích (7 rights): đúng khách hàng, đủng sản phầm, đủng sổ lượng, đúng điểu kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đủng chi phí. 5 Business Logistics management (3rd edition), Prentice Hall GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 21 - Logistics là việc lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự di chuyển và sẳp đặt con người và/hoặc hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ liên quan tới sự di chuyển và sắp đặt đó6. Điểm khác biệt của định nghĩa này là đưa cả yếu tố con người, cùng với hàng hóa và các yếu tố khác, là một bộ phận trong một chuỗi các nhân tố mà Logistics phải xử lí. - Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sam, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối, cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng. - Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên cùa dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. - Logistics là nghệ thuật và khoa học của quản lý bố trí và các hoạt động kỹ thuật có liên quan đến yêu cầu, thiết kể và cung cấp, duy trì các nguồn lực để hỗ ượ thực hiện mục tiêu, kế hoạch7. - Logistics là một khoa học và nghệ thuật trong việc sử dụng nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu đề ra trong điều kiện khả năng của cá nhân và năng lực của tổ chức8. 6 www.go2uti.com/utilities/dictionary/l.html 1. TS. Dư Đức Thành, Khoa Quản trị hậu cần - Đại học Hằng Hải Cao Hùng, Đài Loan - Kỳ yêu Hội thảo Khoa học Quốc tế - ĐHKTQD, Hà Nội 11/ 2004 8. TS. Dư Đức Thành, Khoa Quản trị hậu cần - Đại học Hằng Hải Cao Hùng, Đài Loan - Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế - ĐHKTQD, Hà Nội 11/2004 22 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS Như vậy. các khái niệm khác nhau về Logistics được đưa ra căn cứ vào góc độ nghiên cứu, ngành nghề và mục đích nghiên cứu về Logistics hay dịch vụ Logistics. Dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, một số định nghĩa trên thường đồng nhất giữa Logistics, dịch vụ Logistics và quản trị Logistics, chưa phân định rõ ràng các khái niệm này và chưa có các định nghĩa cụ thể về dịch vụ Logistics. Ở Việt Nam, Luật Thương mại 2005 lần đầu tiên đưa ra khái niệm về dịch vụ Logistics như là hoạt thương mại nhưng lại không đề cập đến khái niệm Logistics. Vì vậy, theo chúng tôi, cần tiếp cận Logistics cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp nhưng đồng thời cần phải tiếp cận Logistics trên cả hai góc độ: vĩ mô và vi mô, phải coi Logistics như là một khoa học và Logistics như là ngành dịch vụ của nền Kinh tế Quốc dân. Với tư cách là một khoa học, chúng tôi cho rằng, Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch v ụ ... từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ Logistics gắn liền với quá trình trên cũng được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại bao gồm các dịch vụ bổ sung về vận chuyển, giao nhận, kho hàng, hải quan, tư vấn khách hàng và các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa được tổ chức hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo quá trình phân phối, lưu chuyển hàng hóa một cách GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 23 hiệu quá, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Theo nghĩa rộng, dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại bao gôm một chuỗi các dịch vụ được tô chức và quản lý khoa học gắn liền với các khâu của quá trình sản xuất, phân phôi, lưu thông và tiêu dùng trong nền sản xuất xã hội. Nói đến Logistics là nói đến hiệu quả, nói đến tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân, quan điểm Logistics đồng nghĩa với quan điểm hiệu quả cả quá trình, chuỗi cung ứng, nó đối lập với lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm mà làm tốn hại đến lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia. Có thể thấy nội dung cơ bản của hoạt động logsistics như trong Hình 1.3 dưới đây « Dóng thông tin lưu thỏng I_______ Chi« fat I I Quáa lý vật lư___________________ I I____________PhầB phéi _________ I I__________________________________LoỊM tta_________________________________________I Hình 1.3: Các nội dung cơ bản của hoạt động Logistics Dù có rất nhiều khái niệm và cách tiếp cận khác nhau vê Logistics nhưng có thể rút ra một số điểm chung sau 24 GIÁƠ TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS đây: Thứ nhất, Logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ điểm đầu tiên cùa dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Thứ hai, Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục từ hoạch định, quản lý thực hiện và kiêm tra dòng chảy của hàng hóa, thông tin, vốn... trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm. Người ta không tập trung vào một công đoạn nhất định mà tiếp cận với cả một quá trình, chấp nhận chi phí cao ờ công đoạn này nhưng tổng chi phí có khuynh hướng giảm. Trong quá trình này, Logistics gồm 2 bộ phận chính là Logistics trong sản xuất và Logistics bên ngoài sản xuất (Hình 1.4). Thứ ba, Logistics là quá trình hoạch định và kiểm soát dòng chu chuyển và lưu kho bãi của hàng hoá và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và thoả mãn khách hàng. Logistics bao gồm cả các chu chuyển đi ra, đi vào, bên ngoài và bên trong của cả nguyên vật liệu thô và thành phẩm. Thứ lư, Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tới tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên không chỉ bao gồm vật tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ... Thứ năm, Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức, cấp độ thứ nhất các vấn đề được đặt ra GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS 25 là vị trí: phái lấy nguyên vật liệu, bán thành phấm. thành pharr, dịch vụ... ớ đâu? khi nào? và vận chuyên đi đâu? Càp Jộ thứ hai quan tâm tới vận chuyển và lưu trữ: làm thế nào đề đưa được nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào lừ điểm đầu tiên đến điểm cuối dây chuyền cung ứng? Hình 1.4: Những hoạt động của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng Nguồn: Australian Bureau o f Transport Economics, "Logistics in Australia: A preliminary analysis ”, Working paper 49, October 2001 Thứ sáu, Logistics là quá trình tối ưu hoá luồng vận động vật chất và thông tin về vị trí, thòi gian, chi phí, yêu 26 GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS Cầu cua khách hàng và hướng tới tối ưu hoá lợi nhuận. 1.2. Phân loại và vai trò của hoạt động Logistics 1.2.1. Phăn loại hoạt động Logistics a. Theo lĩnh vực hoại động, gôm có: - Logistics trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh (Business Logistics) là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các dòng vận động và dự trữ sản phâm, dịch vụ và thông tin có liên quan; đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này. - Logistics sự kiện (Event Logistics) là tập hợp các hoạt động, các phương tiện vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triên khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp. - Logistics dịch vụ (Service Logistics) bao gồm các hoạt động thu nhận, lập chương trình và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất, tài sản, con người và vật liệu nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh. b. Theo phương thức khai thác hoạt động Logistics, gồm có: - Logistics bên thứ nhất (1PL): Các công ty tự thực hiện các hoạt động Logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động Logistics. GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 27 - Logistics bên thứ hai (2PL): Là việc quán lý các hoạt động Logistics truyền thống như vận tải hay kho vận. Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thế thuê ngoài các dịch vụ Logistics nhàm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản. - Logìstics bên thứ ba (3PL hoặc TPL) hay còn được gọi là Logistics theo hợp đồng. Phương thức này có nghĩa là sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc. Nói cách khác 3PL là các hoạt động do một doanh nghiệp Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ, tối thiểu bao gồm quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhất 1 năm có hoặc không có hợp đồng hợp tác. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giữa một doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn. - Logistics bên thứ tư (4PL hay FPL) hay còn được gọi là Logistics chuỗi phân phối. FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng của TPL nhàm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. FPL quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối, kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn, gồm cả các hoạt động của TPL, các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý các tiến trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng TPL trong suốt chuỗi phân 28 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS phối để vươn tói thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các moi quan hệ dài hạn. c. Theo tính chiiyên môn hóa của các doanh nghiệp Logistics, gồm có: - Các công ty cung cap dịch vụ vận tải, gồm (1) Các công ty cune cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức; (2) Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức; (3) Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng; (4) Các công ty môi giới vận tải. - Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối, gồm các công ty cung cấp dịch vụ kho bãi; Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối, bán buôn bán lẻ. - Các công ty cung cap dịch vụ hàng hóa, gồm các công ty môi giới khai thuê hải quan; Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ; Các công ty kinh doanh ngành hàng nguy hiểm; Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển. - Các công ty cung cấp dịch vụ Logistics chuyên ngành, gồm các công ty công nghệ thông tin; Các công ty viễn thông; Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm; Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo. d. Theo khả năng tài chính cùa các công ty cung cấp dịch vụ Logistics, có thể chia thành: - Các công ty sở hữu tài sản thực sự có riêng đội vận tải, nhà kho... và sử dụng chúng để quản lý tất cả hay một phần các hoạt động Logistics cho khách hàng của mình. - Các công ty Logistics không sở hữu tài sản hoạt động như người hợp nhất các dịch vụ Logistics và phần GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 29 lớn các dịch vụ là đi thuê ngoài. Họ có thế phải đi thuê phương tiện vận tải, nhà kho, bến bãi.... Hiện nay có rất nhiều loại hình dịch vụ Logistics nhàm đáp ứng yêu cầu đa dạng khác nhau của các ngành hàng khác nhau. Khác với trước đây, không chỉ các dịch vụ Logistics cơ bản như vận tải và kho vận mà các loại dịch vụ phức tạp và đa dạng khác cũng đã xuất hiện. Việc thuê ngoài các dịch vụ Logistics gọi theo thuật ngừ chuyên ngành là Logistics Outsourcing. e. Theo quá trình thực hiện, có thể phân biệt các loại hình Logistics: - Logistics đầu vào (Inbound Logistics): bao gồm các hoạt động nhàm đảm bảo cung ứng một cách tối ưu (cả về vị trí, thời gian và chi phí) các đầu vào (nguyên vật liệu, vốn, thông tin,...) cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Logistics đầu ra (Outbound Logistics): bao gồm các hoạt động đảm bảo cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhàm đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp. - Logistics ngược (Reverse Logistics): quá trình thu hồi các phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm và tất cả các yếu tố khác phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến môi trướng để xử lý hoặc tái chế. / Xét theo đối tượng hàng hóa, có các loại hình: - Logistics hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngăn - Fast Moving Consumer Goods (FMCG) Logistics: Là loại 30 GIẢO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS hình Logistics áp dụng dối với những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn như thực phâm, quần áo, giày dép. [)ối với những mặt hàng này thì yêu câu quan trọng nhất là đảm bảo thời gian giao hàng. - Logistics ngành ôtô (Automotive Logistics): Đảm bảo sự liên kết, phối họp nhịp nhàng giữa các nhà máy, bộ phận sản xuất, các chi tiết, phụ tùng riêng lẻ sao cho thời điểm cuối của công đoạn này là thời điểm đầu của công đoạn tiếp theo. Một khâu đặc biệt quan trọng trong loại hình Logistics này là việc dự trữ và phân phối phụ tùng thay thế. - Ngoài ra, còn có Logistics của nhiều ngành khác như Logistics ngành hóa chất (Chemical Logistics); Logistics hàng điện tử (Electronic Logistics); Logistics ngành dầu khí (Petroleum Logistics); Logistics hàng tư liệu sản xuất; Logistics hàng nông sản phẩm; Logistics hàng công nghiệp tiêu dùng... Ngoài các tiêu thức phân loại nói ưên, người ta còn có thê phân chia Logistics thành Logistics toàn cầu (Global Logistics), Logistics quốc gia (National Logistics) và Logistics thành phố (City Logistics) dựa vào phạm vi không gian; Logistics tong thể và Logistics chuyên ngành hẹp căn cứ vào phạm vi hoạt động kinh tế. 1.2.2. Vai trò của hoạt động Logistics Thực tế vai trò của hoạt động Logistics được đánh giá trên cả hai cấp độ, vĩ mô và vi mô. Ở góc độ vĩ mô, Logistics có vai trò quan trọng sau đây: Thứ nhất, Logistics phát triển góp phần đưa Việt Nam GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 31 trờ thành một mắt xích trong chuôi giá trị toàn cầu, gán nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuồi giá trị toàn cầu (GVC - Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phôi, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ về công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, Logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động cùa doanh nghiệp. Sự phát triển Logistics làm cho nền kinh tế nước ta gắn với nền kinh tế khu vực và thế giới. Thứ hai, Logistics phát triển góp phần mờ rộng thị trường trong thương mại quốc tế, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, thu hút đầu tư đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mờ rộng thị trường cho sản phẩm cùa mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ Logistics. Dịch vụ Logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến dường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ Logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mờ rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong việc nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, thu hút đầu tư và góp phần chuyển dịch 32 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS cơ cấu kinh tế. Thứ ba, dịch vụ logistics cỏ tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình phân phối và lim thông hàng hóa. Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bang giá cả ở noi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông, c . Mác đã từng nói “Lưu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong không gian được giải quyết bằng vận tải”. Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sừ dụng của hàng hóa. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD, chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10 - 15% giá FOB, hay 8 - 9% giá CIF. Vì vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống Logistics nên dịch vụ Logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm chi phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông. Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí Logistics (bao gồm đóng ẸÓi, lưu kho, vận tải, quản lý,...) ước tính chiếm tới 2 0 % tổng chi phí sản xuất ờ các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường bờ biển. Dịch vụ Logistics phát triển sẽ làm giảm chi phí lưu thông trong hoạt động phân phối và từ đó tăng tính hiệu quả của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trường kinh tế. Đối với nước ta, việc phát triển hệ thống Logistics hiện đại theo hướng bền vững còn có vai trò rất quan trọng trong việc giải GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS 33 quyết ùn tấc và giảm tai nạn giao thông, nhât là ờ các thành phố lớn, hiện đang là cản trở đoi với tái cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh và bền vừng ớ Việt Nam. Thứ lư, Logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuân hóa chímg từ trong kinh doanh quốc tế. Trong thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ để phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá 420 tỷ USD. Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hon 1 0 % kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bán quốc tế. Các dịch vụ Logistics đơn lẻ, Logistics trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ Logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thù tục, nâng cấp và chuẩn hóa chửng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lun thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế. Thứ năm, dịch vụ Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quàn lý và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo nhiều kết quả nghiên cứu về Logistics ở các hãng sản xuất, trong cơ cấu giá bán sản phẩm, chi phí sản xuất thường chiếm 48%, chi phí marketing chiếm 27%, chi phí Logistics 21% còn phần lợi nhuận là 4%. Điều này cho thấy chi phí cho Logistics là rất lớn. Do đó, với việc hình thành và phát triển dịch vụ Logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được 34 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS chi phí trong chuỗi Logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hưn và đạt hiệu quả hơn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, cùng với việc phát triển Logistics điện tử (electronic Logistics) sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và Logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ Logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trờ về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa. Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông. 1.3. Đặc trưng và yêu cầu CO' bản của Logistics 1.3.1. Đặc trưng của Logistics Thứ nhất, Logisíics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà bao gồm một chuỗi các hoạt động bao trùm quá trình sàn pham được sàn xuất ra và chuyên tới khách hàng, về thực chất, Logistics là quá trình tối ưu hoá địa điểm, thời gian, tính đồng bộ và hoạt động lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thủy cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhàm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích họp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Thứ hai, dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại mang tính liên ngành bao gồm nhiều hoạt động và các hoạt động này chịu sự quản lý chi phối của nhiêu bộ ngành có liên quan. Là quá trình quản lý dòng vận động và lun chuyên của nguyên vật liệu, bán thành phâm và GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 35 thành phấm Logistics liên quan đến các hoạt động sán xuất kinh doanh, lĩnh vực thương mại, giao thông vận tải, hải quan, công nghệ thòng tin và tài chính... Thứ ba, dịch vụ Logistics gắn liền với tất cà các kháu cùa quá trình sản xuất. Logistics là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm, qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Do đó, dịch vụ Logistics gắn liền với các khâu của quá trình tái sản xuất. Dịch vụ Logistics phát triển sẽ giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, đảm bảo về thời gian và chất lượng sản phẩm. Khi sản phẩm được sản xuất ra, Logistics sẽ tham gia vào quá trình phân phối, vận chuyển hàng hóa tới người tiêu dùng: vận chuyển hàng hóa, lưu kho bãi, giao hàng cho khách hàng... Điều này cho thấy Logistics gắn liền với tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất từ sản xuất, phân phối, trao đổi đến tiêu dùng. Thứ tư, Logistics là hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ cho toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yeu tố nào của Logistics với nhau hay tất cả các yếu to Logistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp. Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. Thứ năm, Logistics là sự phát triển cao, hoàn chinh của dịch vụ vận tải giao nhận. Quá trình phát triển của 36 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS Logistics đã làm thay đổi bán chất và đa dạng hóa chức năng của vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuân bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thù tục thông quan... cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho. Từ chỗ đóng vai trò là đại lý, người được uỷ thác cho đến khi trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra...N hư vậy, ngày nay người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ Logistics. Thứ sáu, Logistics là sự phát triến hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức MTO (Multimodal Transport Operator)9. Trước đây, do hàng hóa được vận chuyên theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và phải sử dụng đến nhiều phương tiện vận tải khác nhau. Người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau, trong khi trách nhiệm của mỗi người vận tải chỉ giới hạn trong chặng đườnp hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Vì vậy, xác suất rủi ro mất mát đối với 9 Vận tải đa phương thức là vận chuyển hàng và hành khách từ điềm đầu đến điểm cuối có sử dụng các phương thức vận tải khác nhau: hàng không, đường bộ, đường thuý và đường ống; cảng, trung tâm phân phôi, cảng khách, các phương tiện như xe tải và tàu thuỳ, xếp dỡ hàng hoá và lưu kho... GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 37 ngirời gửi hàng hóa là rất cao. Vào thập kv 70 của thế kv XX, cuộc cách mạng container trong ngành vận tải đã góp phần đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyên hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đòi và phát triên của vận tải đa phương thức. Khi đó chù hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức - MTO. Người này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù bản thân họ không phải là người chuyên chở thực tế. Như vậy, MTO chính là người cung cấp dịch vụ Logistics. Thứ bảy, dịch vụ Logistics chi có thể phát triển hiệu quả khi được dựa trên cơ sở sử dụng triệt để những thành ÍỊCU của công nghệ thông tin. Đe quản lý và thực hiện quy ưình Logistics có rất nhiều công việc và nhiều công văn, giấy tờ, chứng từ...phải làm. Khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp còn nhỏ, nhu cầu ít, quá trình này không quá phức tạp thì có thể thực hiện thủ công. Nhưng khi sản xuất phát triển, lượng hàng hóa cung ứng ngày càng nhiều về số lượng và chùng loại, nhu cầu đặt hàng nhiều... thì doanh nghiệp phải dựa vào máy vi tính, hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm quản lý... mới có thể xử lý kịp thời và chính xác. Do đó, công nghệ thông tin phát triển, việc ứng dụng các thành tựu của nó sẽ giúp cho dịch vụ Logistics của doanh nghiệp phát triển, xử lý đơn hàng, phán hồi thông tin nhanh chóng, giảm lượng hàng dự trữ, quản lý tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư một cách hiệu quả... Thứ tám, Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trển 3 khỉa cạnh là Logistics sinh tồn, Logistics hoại động và Logistics hệ thong. Ba khía cạnh 38 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS này của Logistics có mối liên hệ chặt chẽ, lạo cơ sớ hinh thành hệ thống Logistics hoàn chỉnh. Logistics sinh tôn liên quan đến các nhu cầu cư bản cùa cuộc sống, xuât phát từ bản năng sinh tồn của con người, đáp ứng các nhu câu thiết yếu của con người như cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. Đặc trưng của Logistics sinh tồn là có thể dự đoán được và tương đối ổn định. Logistics sinh tồn là hoạt động cơ bản của xã hội sơ khai, là thành phần thiêt yếu trong một xã hội công nghiệp hóa, là nền tảng cho Logistics hoạt động. Logistics hoạt động là bước phát triển mới của Logistics sinh tồn, gắn với quá trình sản xuất các sản phàm của doanh nghiệp. Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bàng cách liên kết nhiều hệ thống sản xuất sản phẩm. Logistics liên kết các nguyên liệu thô mà doanh nghiệp cần trong sản xuất và phân phối sản phẩm có được từ sản xuất. Xét theo khía cạnh này, Logistics hoạt động là tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho cùa nguyên liệu đầu vào, chuyển qua các khâu hoạt động của doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics hoạt động là nền tảng của Logistics hệ thống. Logistics hệ thống giúp cho việc duy trì hệ thống hoạt độnạ. Logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng... 1.3.2. Yêu cầu cơ bản của Logistics a. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Chất lượng dịch vụ khách hàng trong Logistics GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS 39 thường được đo lường bới ba tiêu chuẩn sau: (1) Tiêu chuân đầy đu về hàng hóa; (2) Tiêu chuẩn vận hành nghiệp vụ; (3) Độ tin cậy. Tiêu chuắn 1- Đầy đủ về hàng hoá: Các cơ sở Logistics phải đảm bảo dự trữ thoả mãn nhu cầu về hàng hoá cho khách hàng cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Ticu chuân này phụ thuộc vào hệ thống quản trị dự trữ và tổ chức mạng lưới Logistics (kho, cửa hàng). Những chì tiêu đánh giá tiêu chuẩn này bao gồm: - Tần số thiếu dự trữ: Là khả năng xảy ra thiếu dự trừ, hay là hàng hoá có đủ để bán cho khách hàng không. Chỉ tiêu này đánh giá số lẩn nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp hàng hóa đó. - Tỷ lệ đầy đừ. Đo lường tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của thiếu dự trữ trong cả một thời gian. Tỷ lệ đây đủ phụ thuộc vào tân sô thiêu dự trữ, thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu mua hàng cùa khách. Tần số thiếu dự trữ và tỷ lệ đầy đủ liên quan đến chính sách và chiến lược dự trữ. - Thời gian bo sung dự trữ-. Là thông số thời gian để có dự trữ đáp ứng yêu cầu bán hàng. Ba chỉ tiêu này phối họp với nhau để xác định phạm vi mà chiến lược dự trữ cùa doanh nghiệp đáp ứng những mong đợi của khách hàng. Tiêu chuân 2 - Tiêu chuẩn vận hành nghiệp vụ: Tiêu chuân này được đo lường bởi các chỉ tiêu: tốc độ, độ ổn dịnh, độ linh hoạt, độ sai sót nghiệp vụ. - Tốc độ: là chi phí thời gian mua hàng của khách 40 GIAO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS hàng. 'I rong bán buôn: là thời gian kê từ khi đặt hàng dên khi giao hàng. Chi tiêu này rất khác nhau tuỳ thuộc vào tô chức hệ thống Logistics (mạng lưới, thông tin, vận chuyển...). Tốc độ cung úng hàng hoá ảnh hưởng đen thời cơ kinh doanh và chi phí cùa khách hàng. Trong hán lẻ: chi phí thời gian mua hàng theo các phương pháp bán hàng kể từ khi quyết định cho khách hàng có được hàng hoá. Chi tiêu này phụ thuộc vào việc hoàn thiện các phương pháp bán hàng, phân bố mạng lưới, hình thức tổ chức kinh doanh (loại hình cửa hàng). Tuỳ thuộc vào đặc trưng nhu cầu mua hàng mà xác định thời gian mua hàng phù hợp. Chẳng hạn, hàng đơn giản không cần lựa chọn có nhu cầu hàng ngày thì phải rút ngắn thời gian mua hàng. - Độ ốn định: là sự dao động về chi phí thời gian mua hàng của khách so với trung bình. Trong bán buôn: độ ôn định kém làm cho khách hàng phải tăng dự trữ bảo hiêm để chống lại việc cung ứng chậm trễ. Độ ôn định liên quan đến tiêu chuẩn đầy đủ và dự trừ, năng lực quản trị quá trình cung cấp hàng hoá. Trong bán lẻ: sự dao động thời gian mua hàng ảnh hưởng đến thời điểm và thời gian tiêu dùng hàng hoá, và do đó, không thoả mãn nhu câu vê thời gian cho khách hàng. - Độ linh hoạt: là khả năng đáp ứng những yêu cầu dịch vụ bất thường của khách hàng (về hàng hoá, về thời gian, về địa điểm cung ứng và các dịch vụ khác). Những tình thế chủ yếu cần phải có độ linh hoạt nghiệp vụ là: + Có những biến đổi trong hệ thống dịch vụ cơ bản: thay đổi thời gian giao hàng (bán buôn); phát triển các phương pháp bán hàng và dịch vụ bổ sung (bán lẻ). + Cần phải hỗ trợ cho chương trình marketing và hán GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 41 hàng. + Kinh doanh mặt hàng mới và áp dụng phương pháp bán mới. + Chuyên giai đoạn chu kỳ sống sản phâm. + Tình trạng gián đoạn trong cung ứng. + Tái đặt hàng. + Định hướng khách hàng theo trình độ dịch vụ. + Thay đôi mặt hàng hoặc định hướng khách hàng trong hệ thống Logistics như làm giá, bao gói... - Độ sai sót nghiệp vụ: Mức độ vi phạm những yêu cầu của khách hàng về mặt hàng, thời gian... c ần phải thiết kế các chương trình không lỗi và có các phương án khắc phục những sai sót. Tiêu chuẩn 3 - Độ tin cậy: Đây là tiêu chuẩn thể hiện tổng họp chất lượng Logistics. Độ tin cậy bao gồm khả năng thực hiện tiêu chuẩn 1 và 2 , khả năng cung cấp thông tin cho khách hàng chính xác, khả năng cải tiến liên tục các nghiệp vụ. b. Giảm tổng chi phí của cả hệ thong Logistics Tổng chi phí của hệ thống Logistics được đo lường theo công thức sau: CF = F + F + F + F f F LOG V tk Ik đt dh Trong đó: CFLog : Tổng chi phí hệ thống Logistics; Fv: Cước phí vận chuyển hàng hoá; Ftk* Chi phí hàng tồn kho; 42 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS F|k : Chi phí lưu kho; F C j + C2 + C3 + C4 + C5 Ở đây: G - Giá bán sản phẩm C] - Giá thành sản xuất sản phẩm c 2 - Chi phí marketing C3 - Chi phí vận tải C4 Chi phí cơ hội vốn cho hàng hóa tồn trữ c 5 - Chi phí bảo quản hàng hóa. Hoặc người ta có thể xác định giá bán sản phẩm1(1 nkr sau: G = c sx + Cmar + Clog + Pin Ở đáy : c sx: Chi phí sản xuất (48%) Cmar: Chi phí marketing (27%) Q og: Chi phí Logistics (21%) P]n: Lợi nhuận (4%) 10 Nguồn: Logisitis in the manufacturing firm 2007-Pearson Education GIẢO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS 43 C5 = qi.Tbq.g |k + qj.k.g + cbh Ở đáy: Tbq: Thời gian binh quân trong kho cùa lô hàng q, gik: Chi phí hình quân cho một đơn vị hàng hóa lưu kho ngày đêm. k: Tỷ lệ tổn thất hư hỏng hàng lun kho g: Giá trị của đơn vị hàng hóa lưu kho Cbh: Chi phí bảo hicm cho lô hàng lưu kho c 4 = (q, X mv) , . [(1 + r)‘ - 1] Ở đây: q : số lượng sản phẩm cho một lần gửi hàng đi mv: Định mức vốn cho một đơn vị sản phẩm, mức vốn này phụ thuộc vào công nghệ sản xuất. t = 1 m: số đơn vị thời gian chịu lãi suất hàng năm của hàng tồn trữ (tháng hoặc năm) r: mức lãi suất phải trả vốn vay. Như vậy c 4 phụ thuộc vào thị trường vốn (r), công nghệ sản xuất (mv) và khối lượng vật tư, sản phẩm tồn trữ. Neu r và mv cố định thì c 4 tỷ lệ thuận với qi tức là khi qi nhỏ bao nhiêu lần thì c 4 nhỏ bấy nhiêu lần và ngược lại. Thành phần cơ bản của chi phí Logistics c = c 3 + c 4 + c 5 => 1 G = C | + c 2 + Clog Tong chi phí Logistics khi lưu thông khối lượng Q trong thời gian t là: SCiog = IC3 + IC4 + z c 5 44 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS Yêu cầu cơ bán và mấu chốt là khối lượng hàng cung ứng, bảo quản q, là bao nhiêu đê C|0g giảm (Clog -> min) c. Tôi ưu hoá dịch vụ Logistics Tối ưu hoá dịch vụ Logistics là quá trình xác định trình độ dịch vụ khách hàng để đạt được khả nãng lợi nhuận tối đa. Xác định trình độ dịch vụ khách hàng tối ưu có liên quan đến mối quan hệ giữa trình độ dịch vụ khách hàng với doanh thu và chi phí. d. Yêu cầu 7 đúng (7 rights): Đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian và đúng chi phí. Đây được coi là những yêu cầu cơ bản và là sứ mệnh của Logistics trong nền kinh tế thị trường11. Ỉ.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động Logistics của doanh nghiệp 1.4.1. Nguyên tấc tổ chức hệ thống Logistics a. Nguyên tắc tiếp cận hệ thong (System approach) Hệ thống là sự tập họp bời các thực thể (đối tượng khác nhau) có sự tương tác với nhau. Sự biến đổi của một thực thể này có thể ảnh hường đến sự biến đổi của một hoặc nhiều thực thể khác và ngược lại, cuối cùng làm cho hệ thống biến đổi. Tiếp cận hệ thống là phương pháp khá phổ biến trong khoa học. Theo phương pháp này, nghiên cứu vấn đề cần đặt nó vào môi trường mà nó tồn tại. Nói 11 Những năm 70, 80 của thế ký XX, Giáo trình kinh tế cung ứng cùa chuyên ngành Kinh tê cung ứng ( xuất bản 3/1978) Khoa Vật tư trường Đại học Kinh tế kế hoạch nay là ĐH Kinh tế quốc dân cũng đã đề cập đến yêu cầu 5 đúng trong cung úmg hàng hóa: đúng sổ lượng, đúng vê quy cách phâm chất, đúng thời gian, đúng địa điểm, đúng giá cả quy định. GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 45 cách khác, là xem xét nó như là một bộ phận của tồng thể lớn hon. mà ta thường gọi là môi trường bên ngoài. Logistics trong hoạt động kinh doanh được coi là một hệ thông lớn. Hệ thống gồm ba hệ thống nhó tương tác với nhau, đó là hệ thống cung ứng vật tư, hệ thống phân phối thành phẩm và hệ thống thu hồi (tái chế và tái sử dụng). b. Nguyên íăc xem xét tông chi phí (Total-cost approach) Nguyên tấc này được xây dựng trên cơ sở là tất cả các chức năng liên quan trong Logistics được coi như toàn bộ, không riêng lẻ. Các hoạt động trong khu vực chức năng của Logistics đều phải nam trong "cái ô" tổng chi phí của Logistics. c. Nguyên tắc tránh tối int hóa cục bộ (The avoidance o f suboptimization) Theo nguyên tẳc này, các vấn đề được xem xét toàn bộ. Ví dụ: Một dây chuyền sản xuất gồm các công đoạn khác nhau và mỗi công đoạn này lại là một bộ phận có tính độc lập tương đối, nghĩa là có thể xem xét như một đối tượng điều khiển độc lập. Như vậy, nó có thể được tối ưu hóa riêng (tối ưu hóa cục bộ). Tối ưu hóa cục bộ có thể đưa đến hai tình huống: thúc đẩy hoặc kìm hãm tính tối ưu toàn hệ thống. Vì vậy, nguyên tắc này chi ra rằng khi tối ưu hóa cục bộ không tạo được kết quả tối ưu cho toàn hệ thống thì không nên tối ưu hóa cục bộ. d. Nguyên tắc bù trừ (Cost trade - offs) Một nguyên tắc quan trọng được hình thành từ nguyên tắc tổng chi phí và hỗ trợ cho nguyên tắc tổng chi phí đó là nguyên tẳc bù trừ chi phí. Nguyên tấc này được hiểu là sự 46 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS thay đôi các hoạt động chức năng của hệ thông lưu thông phân phối sẽ làm cho một số chi phí tăng lên, một số chi phí giảm xuống. Ví dụ: Nhà sản xuât muốn tận dụng giá cước vận chuyển dường hiển thấp thì phải tích tụ một số lượng hàng hóa lớn và điều này dẫn đên chi phí tồn trừ tăng lên. Ngược lại, nhà sản xuất giao hàng hằng máy bay thì giá cước vận chuyển sẽ cao hơn rất nhiều so với đường biển nhưng chi phí tồn trữ thấp. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của nguyên tắc này sẽ là tồng chi phí giảm xuống tương ứng với mục đích phục vụ khách hàng được xác định. 1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động Logistics Trong kinh doanh dịch vụ như kho hàng và vận tài hàng hóa không thực hiện việc sản xuất sản phẩm như chúng ta thấy trong lĩnh vực sản xuất mà chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng để lấy tiền (thu lợi nhuận) bằng cách sử dụng diện tích mặt bằng kho, máy móc thiết bị phương tiện và sức lao động của công nhân lành nghề. Do đặc trưng của hoạt động dịch vụ nên thực tế thường sử dụng các chì tiêu kinh tế đặc thù để đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá có thể chia thành ba nhóm: Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận; các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đặc thù; các chỉ tiêu phân tích quản trị hậu cần vật vật tư ở doanh nghiệp. - Doanh thu dịch vụ (DT[)v) DTd v =i- 1 Ở đây: Qi - Khối lượng dịch vụ loại i; Gj - Giá dịch vụ loại i; n: số lượng các dịch vụ loại i. - Doanh thu thuần trước thuế (NIBT) GIAO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS 47 N1BT = DThi, - C sx,dN - C|K - Cbh Trong đó: NIBT: Doanh thu thuần trước thuế; DTb|,: Doanh thu bán hàng; Csx,dv: Chi phí sản xuất/ dịch vụ; Chc: Chi phí hành chính; c hh: Chi phí bán hàng. Doanh thu thuần trước thuê là một thước đo lợi nhuận trước thuế được thể hiện như sau: [Tỷ lệ % NIBT/giá trị tài sản] là một trong những thước đo đánh giá mức độ lợi nhuận cùa một công ty. Bất kể NIBT là tích cực hay tiêu cực, cần thiết phải có một phân tích đầy đủ về nó. Nó giúp cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Logistics nói riêng đánh giá được đúng đắn khả năng tiêu thụ hàng hóa hay khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. - Chi phí kinh doanh dịch vụ Trong kinh doanh dịch vụ, chi phí trực tiếp là chi phí sử dụng cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị phương tiện và công nhân. Còn chi phí gián tiếp là chi phí cho các hoạt động khác như: tiền thuế, chi phí quản lý, chi phí văn phòng, bảo hiểm, điện thoại... Tiền thu được trong dịch vụ phải bù đắp được các chi phí sau: Chi phí trực tiếp; Chi phí gián tiêp; Lợi nhuận hợp lý. Thông thường khi tính chi phí cho một loại dịch vụ, người ta tính theo giờ và gọi là giá tính cho một giờ. Chi phí cho 1 giờ dịch vụ = Chi phí trực tiếp tính cho 1 giờ + Lợi nhuận Lợi nhuận trong 1 giờ được cộng vào để bù đắp chi phí gián tiếp và có lãi. - Tông chi phí của hệ thông Logistics (xem mục b, 48 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS trang 27) - Chi tiêu đánh giá chất lượng hoạt động dịch vụ (Kj) - Chỉ tiêu mức độ đáp ứng nhu cầu dịch vụ. m 1 = 1 q ; n : K , = - -------------- ẻ = i q ; n : i Ở đây: Q°j - Khối lượng dịch vụ loại i cho doanh nghiệp dịch vụ thực hiện trong năm; N°i - số lượng khách hàng được cung ứng dịch vụ loại i; Qn, - Nhu cầu hàng năm về dịch vụ loại i; Nnj - So lượng khách hàng có nhu cầu dịch vụ loại i; m - số lượng các dịch vụ được doanh nghiệp dịch vụ thực hiện (cung ứng). 1.5. Câu hỏi ôn tập và thảo luận 1. Khái quát lược sử phát triển Logistics và dịch vụ Logistics. 2. Lợi ích của Logistics trong thúc đẩy sản xuất lãnh doanh. 3. Phân loại Logistics và dịch vụ Logistics. 4. Thực trạng phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nami và giải pháp phát triển. 5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động Logistics. và các doanh nghiệp Logistics. 6 . Cảng biển trong hệ thống Logistics và biện pháp phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải ở nước ta. C h u o n g 2 QUAN TRỊ LOGISTICS DOANH NGHIỆP Phạm vi chương Quán trị Logistics doanh nghiệp có một vai trò quan trọng đôi với quá trình san xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, đặc biệt là trong việc nâng cao nâng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong chương này, các nội dung cơ bản liên quan đên Logistics doanh nghiệp được để cập như: Cơ sở, vai trò của quàn trị Logistics; Nội dung của hoạt động Logistics cần được quản lý; Quản trị Logistics đầu vào và quản trị Logistics đầu ra. 2.1. Khái quát quản trị Logistics doanh nghiệp 2.1.1. Tính tất yếu của quản trị Logistics và cung ứng Hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp đòi hỏi phải có sức lao động, vật tư và tiền vốn, bản quyền, lixăng. Chính vì vậy để bảo đảm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được tiến hành liên tục và đều đặn, phải thường xuyên đảm bảo các loại vật tư đủ về số lượng, đúng về quy cách, chất lượng, và kịp thời về mặt thời gian. Đó là điều kiện bắt buộc mà thiếu nó thì không thể có tiến hành sản xuất được. Có vật tư mới có thể tạo ra sản phẩm, vì vậy đảm bảo vật tư là một yêu cầu khách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội. “Một xã hội mà tái sản xuất, nghĩa là muốn sản xuất liên tục, thì phải không ngừng chuyển hoá trở lại một phần sản phẩm của mình thành tư liệu sản xuất, thành những yếu tố của những sản phẩm mới”12. Nhưng bất cứ việc bảo 12 Các Mác, Tư bản, quyển I, tập 3, trang 7, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1963. 50 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS đám nào vê các loại vật tư cân thiêt cho sản xuât cũng đêu diễn ra trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định và thông qua hình thái xã hội đó. Đứng trên ý nghĩa đó mà xét, đám bảo vật tư cho sản xuất là một quá trình kinh tế xã hội. Thực vậy, khi một doanh nghiệp này bán cho một doanh nghiệp khác loại vật tư, sản phâm nào đó, thì giữa hai doanh nghiệp có những quan hệ nhất định với nhau trong sản xuất. Tính chất của những quan hệ ấy là do phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất quyết định. 2.1.2. Vai trò của quản trị Logistics Quá trình sản xuất là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất lý hoá của đổi tượng lao động để tạo ra những sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, thoả mãn đầy đủ nhu cầu đa dạng của con người. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có các yếu tố của sản xuất, trong đó có vật tư kỹ thuật. Thiêu vật tư thì không thể có hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. Khi vật tư đóng vai trò là tư liệu lao động mà bộ phận chù yếu là máy móc thiết bị, thể hiện trình độ trang bị kỹ thuật cho sản xuất, thì nó là nhân tố cực kỳ quan trọng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng quy mô sản xuất, tạo điều kiện sử dụng hợp lý sức lao động và nguyên, nhiên vật liệu, tiết kiệm các yếu tố vật chất trong sản xuất. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển một phần phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật của sản xuất, sự nhanh chóng đổi mới công nghệ và do đó phụ thuộc vào vật tư kỹ thuật với tư cách là tư liệu lao động. Nhung theo điêu tra của Tổng cục Thống kê thì tình trạng kỹ thuật của đa sô máy GIÁC) TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS 51 móc thiết bị trong khu vực DNNN lạc hậu khoảng 2-3 thế hệ, có lĩnh vực như đường sắt, công nghiệp đóng tàu, cơ khí... lạc hậu khoảng 4-5 thế hệ. Hiện nay trong số các doanh nghiệp trung ương có 54,3% số doanh nghiệp ở trình độ thủ công, 41% ở trình độ cơ khí, chỉ có 3,7% ở trình độ tự động hoá. Đối với doanh nghiệp địa phương, có tới 71% ở trình độ thủ công, 24% ở trình độ tự động hoá. Trong điều kiện đó, hậu cần vật tư cho sản xuất ở các doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá đất nước, thực hiện cuộc cách mạng 4.0. Khi vật tư đóng vai trò là đối tượng lao động chù yếu là nguyên vật liệu, vật tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiêm nguyên vật liệu và do đó đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, đúnệ chất lượng là điều kiện quyết định khả năng tái sản xuẩt mở rộng. Trong quá ưình sản xuất, nguyên vật liệu là bộ phận trực tiếp tạo nên sản phẩm, nó chiếm 60% đến 70% trong cơ cấu giá thành sản phẩm do đó nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh và giá cả sản phẩm. Từ vai trò trên đây của vật tư cho thấy ý nghĩa to lớn của hoạt động cung ứng vật tư cho sản xuất, của hoạt động Logistics đầu vào ờ doanh nghiệp. Việc bảo đảm vật tư đây đủ, đồng bộ, kịp thời là điều kiện tiên đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất, cho sự nhịp nhàng đều đặn của quá trình sản xuất. Bất cứ một sự không đầy đủ, kịp thời và đồng bộ nào của vật tư đều có thể gây ra sự ngừng trệ 52 GIAO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS sản xuất, gây ra sự vi phạm các quan hệ kinh tế đã dược thiết lập giữa các doanh nghiệp với nhau, gây ra sự tôn thất trong sản xuất kinh doanh. Đảm bảo tốt vật tư cho sản xuất là đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, đúng về quy cách, chủng loại, kịp về thời gian và đồng bộ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp, đến chất lượng sản phẩm, đen việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư, đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Vai trò của quản trị hoạt động Logistics doanh nghiệp được thể hiện: (1) Dịch vụ Logistics góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật cùa sản xuất, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực, giám thiếu chi phí trong quá trình sàn xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Chi phí Logistics chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 21% doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Ở gốc độ vĩ mô, chi phí cho hoạt động Logistics chiếm khoảng 10 - 13% GDP ờ các nước phát triển, ở các nước đang phát triền thì cao hơn, khoảng 15 - 20%. Với nguồn lực có giới hạn, Logistics luôn được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng. (2) Dịch vụ Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc bào đảm yếu to đúng thời gian, đủng địa điếm (JIT), nhờ đó đảm báo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra theo nhịp độ đã định, góp phần nâng cao chất lượng và hạ giả thành sản phẩm, sử dụng hiệu quà von kinh doanh cùa các doanh nghiệp. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS 53 phức tạp hơn nhiều lần so với thời kỳ trước đây, đòi hòi sự quán lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đoi với dịch vụ vận tải và giao nhận. Đồng thời, đê tránh hàng tồn kho, ứng dụng doanh nghiệp phái tính toán để lượng hàng tồn kho luỏn là nhỏ nhất. Kết qua là hoạt động lưu thông nói chung và hoạt động Logistics nói riêng phải bảo đảm yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải bảo đảm mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trờ nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn. (3) Dịch vụ Logistics ho trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sàn xuất kinh doanh. Doanh nghiệp luôn phải giải quyết nhiều bài toán khó về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lirợng và thời điểm để bổ sung hiệu quả nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tài, địa điểm, thời gian giao nhận và kho bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm,... Đe giải <}uyết những vấn đề này một cách hiệu quả không thể thiếu vai trò của dịch vụ Logistics vì nó cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh, bảo đảm hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. (4) Dịch vụ Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh cùa các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các dịch vụ Itru thông bo sung (các dịch vụ tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu phân phối lưu thông). Logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mờ rộng và phức tạp hơn nhiều so 54 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ. Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiêu quôc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ các nhà phân phối, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và rất phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay phải triển khai thực hiện nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế ngày càng tăng của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp Logistics (Logistics Service providers) và Logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics. 2.1.3. Những nội dung chủ yếu của hoạt động Logistics Với mục tiêu của hoạt động Logistics là cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất với chi phí thấp nhất, bảo đảm cho các hoạt động sản xuất tiến hành nhịp nhàng liên tục, trên góc độ này, hoạt động Logistics thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau: (1) Vận chuyển hàng hóa, vật tư kỹ thuật phục vụ sàn xuất Vận chuyển vật tư kỹ thuật được hiểu là sự di chuyển thực tế của vật tư kỹ thuật, cho các hoạt động về doanh nghiệp bảo đảm cho sản xuất diễn ra liên tục và không bị gián đoạn. Hoạt động vận chuyển có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như bằng đường bộ, đường săt, đường hàng không, đường thủy, đường ông... GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 55 Tùy thuộc vào điều kiện, khoảng cách địa lý của điếm xuất phát và điểm đến, thời gian, chất lượng, chi phí dịch vụ... mà có thể đưa ra phương án tối ưu cho phương thức va phương tiện vận chuyên, đám bảo hàng hóa được chuyên tới đích an toàn, đúng thời gian, dúng địa điêm, giảm thiểu chi phí. Các hoạt động Logistics vận chuyên chủ yếu đó là: (i) chọn phương thức và dịch vụ vận chuyển, (ii) bốc xếp hàng hóa, (iii) lên lịch trình xe, (iv) xử lý sự cố, (v) đánh giá hệ thong vận chuyển... Hoạt động vận chuyển là hoạt động chủ yếu trong chuỗi cung ứng, chiếm một tỷ trọng chi phí lớn, luôn giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp trong việc ra quyết định trong quản lý, từ các quyết định có tính chiến lược đến các quyết định hàng ngày. Việc ra quyết định trong quản lý ngày càng phụ thuộc vào hoạt động vận chuyển và yếu tố JIT (đúng thời gian và địa điểm) trở thành tiêu chí xem xét cho cả hoạt động sản xuất và phân phoi. Trong thực tế vận hành hệ thống Logistics, hoạt động vận chuyển luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn cả về thời gian và chi phí. (2) Cung ứng nguyên vật liệu trong sản xuất Hoạt động quản lý cung ứng nguyên vật liệu là một quá trình theo dõi, giám sát vận hành các hoạt động liên quan đến việc đảm bảo vật tư đưa vào, lưu giữ và đưa ra khỏi chuôi cung ứng nhằm tối ưu hóa, bảo toàn, hạn chế thất thoát và tránh những tình huống đình trệ không cần thiêt. Cung ứng vật tư tuy là hoạt động bổ trợ nhưng lại có khả năng kiểm soát được đầu vào nên có ý nghĩa sống còn với hoạt động sản xuất. Cung ứng vật tư là các hoạt động 56 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS cung ứng nguyên nhiên vật liệu đầu vào. thiết bị, phụ tùng thay thế. Hoạt động chính của cung ứng vật tư gồm: (i) xác dịnh nhu cầu - cung ứng vật tư, (ii) lưu giữ các dữ liệu, (iii) quản lý kho hàng, (iv) tìm chọn nhà cung cấp mới, (v) họp lý hóa các luồng vật tư... (3) Quản ¡ý dự trừ Lập kế hoạch dự trữ giúp các nhà sản xuất xác định được lượng dự trừ tối ưu, phù họp nhất. Lượng dự trừ hàng hóa này sẽ giúp nhà sản xuất duy trì được khả náng đáp ứng ngay các yêu cầu của khách hàng. Hoạt động này bao gồm nhiều hoạt động như dự báo lượng dự trừ, cân đôi các yêu cầu đặt hàng, điều chỉnh các dịch vụ, sắp xêp, cân đối lượng dự trữ phù hợp. Hoạt động của Logistics trong quản lý dự trữ bao gồm: (i) quản lý nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm, (ii) dự báo tình hình kinh doanh ngắn hạn, (iii) xác định số lượng, trữ lượng và vị trí các điểm lưu trữ, (iv) xây dựng kế hoạch đảm bảo tiến độ giao nhận đúng thời gian. Đối với doanh nghiệp sản xuất, thường tập trung quản lý và tối un hóa dự trữ sản xuất và dự trữ tiêu thụ nhằm giảm chi phí cho hoạt động Logistics của doanh nghiệp. (4) Hoạt động kho bãi Là hoạt động bổ trợ nhưng hoạt động kho bãi của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện được mục tiêu chung cùa chuỗi cung ứng. Năng lực kho bãi thường được đánh giá qua khả năng lưu trữ và chi phí lưu trữ. Logistics trong quản lý kho bãi bao gôm các hoạt đông chủ yếu sau: (i) xác định quy mô, diện tích, địa điểm, GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS 57 kho bãi, (iv) lựa chọn địa diêm. Địa điêm kho bãi có ý nghĩa rất quan trọng. Việc chọn địa điểm kho bãi phù hợp co tác dộng lớn đến việc sắp xếp kế hoạch vận chuyển, mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cung úng. Địa điểm kho bãi thuận lợi cũng là yếu tố then chốt trong việc nâng cao năng lực đáp ứng hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau, trong các khoảng cách khác nhau mà vẫn tiết kiệm chi phí vận chuyển. Việc lựa chọn loại dịch vụ kho bãi có vai trò rất quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí Logistics đối với doanh nghiệp sản xuất, qua đó để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. (5) Tiêu thụ sàn phấm cùa doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, chức năng thương mại được coi là một bộ phận hữu cơ, quan trọng trong hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Đối với mồi doanh nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra là để bán cho người tiêu dùng, do đó người tiêu dùng chiếm vị trí trung tâm và là đối tượng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, sản phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ, đó là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm đã trờ thành một bộ phận chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm nhầm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là 58 GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS sản phẩm sản xuất để bán và thu lợi nhuận, (ố) Quan lý hệ thông thông tin. Công nghệ thông tin đã từ lâu trở thành công cụ quán lý mạnh mẽ trong nền kinh tế hiện đại. Công tác quản lý thông tin mặc dù chỉ có tính chất hỗ trợ cho các hoạt động khác trong chuỗi cung ứng nhưng nó lại có tính chất quyết định đến từng hoạt động và cả hệ thống. Đặc biệt khi thương mại điện tử phát triển mạnh, việc quản lý thông tin từ khâu tiếp nhận, lưu trừ, xử lý trở thành một hoạt động sống còn trong chuỗi cung ứng. Nội dung công việc tuy không phức tạp và đòi hỏi nhiều chi phí, nguồn lực nhưng lại là một hoạt động thường xuyên. Trong các hoạt động của chuỗi cung ứng, nhiều hoạt động có khoảng thời gian tạm ngừng nhưng riêng hoạt động thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin không bao giờ ngừng để đảm bảo thông tin luôn được cập nhật. Lưu trữ thông tin một cách khoa học giúp việc tra cứu, truy xuất dữ liệu dễ dàng, thuận tiện khi cần thiết. Có những thông tin là tài sản có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp như các công nghệ, danh sách khách hàng, dữ liệu về đối tác, dữ liệu về sản xuất, dừ liệu về thị trường... Do đó, việc lưu trừ bảo mật thông tin là một trong những biện pháp bảo vệ an toàn cho hệ thống, bảo vệ và nâng cao năng lực cạnh tranh. Xử lý thông tin cho kết quả là cơ sở để ra các quyết định, hoạch định các chiến lược nên xử lý thông tin cần chính xác, kịp thời. Một sai sót nhỏ trong xử lý thông tin có thể phá hủy toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng. Hệ thống quản lý thông tin nhanh, chính xác giúp việc đưa ra các quyết định, kế hoạch thích hợp nhất cho các hoạt động của chuỗi cung úng. Hoạt động quản lý hệ thống thông tin thường bao gồm các nội dung: (i) thu thập, lưu trữ và xử lý GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS 59 thông tin, (ii) phân tích số liệu, (iii) xây dựng các quy trình kiêm soát (ví dụ như việc kiếm soát quá trình vận chuyển hàng hóa thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS - Global Positioning System). Đối với doanh nghiệp sản xuất hoạt động chù yếu là tạo ra sán phẩm có giá trị sử dụng và giá trị đê cung ứng cho thị trường nhằm thu lợi nhuận. Do đó, hoạt động Logistics có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các mặt hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiệp, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên thị trường 2.2. Nội dung quản trị Logistics đầu vào (Inbound Logistics) Mỗi doanh nghiệp đều có mối quan hệ qua lại với nhiều đơn vị kinh tế khác. Điều này thể hiện ở việc thường xuyên trao đổi các loại hàng hoá trên nhiều thị trường khác nhau. Doanh nghiệp mua trên các thị trường này những hàng hoá cần thiết cho quá ưình sản xuất của mình. Những sản phẩm cần thiết do các đơn vị kinh tể khác cung cấp có thể là những mặt hàng cụ thể, dịch vụ và bản quyền, đây chính là đối tượng của hoạt động mua sam và quản lý vật tư ờ các doanh nghiệp. Toàn bộ đối tượng của quá trình mua sắm và quản lý vật tu có thể được chia thành 2 nhóm lớn: Vật tư và dịch vụ cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Vật tư là toàn bộ các đầu vào vật chất được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ. Vật tư tồn tại dưới hai dạng cơ bản là phương tiện sản xuất và nguyên liệu sản xuất. Phương tiện sản xuất bao gồm: mặt bàng đất đai, nhà cửa và toàn bộ trang thiết bị 60 GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS máy móc cùa doanh nghiệp; Nguyên vật liệu bao gồm: vật liệu (đây là phần chù yếu dược đưa vào sản xuất), phụ liệu (cũng là một phần của các thành phẩm tuy có giá trị nhưng tầm quan trọng ít hơn), nhiên liệu (không được xem là thành phần sản phẩm hoàn thiện mà chỉ dùng đê hoàn thiện chúng, ví dụ điện, dầu...). Các dịch vụ được sử dụng khá đa dạng. Ví dụ như hoạt động tín dụng, tư vấn về thuế... Bản quyền cũng có ý nghĩa quan trọng, cần phải đảm bảo cho doanh nghiệp có được nhũng phát minh sáng chế hay bản quyền (đó là quyền được sử dụnẹ phát minh, sáng chế của người khác để sản xuất ra sản phẩm nào đó). Phảii tich quã trinh miia sÀm va quan lý vật Qtiãn Iv dụ trừ vá bao quàn Cap phat vật TU nội bộ Quvct ttwill vật tư Xác ílịnli Iihti càu rõ chúc quân lý vậl tu nội bộ I.Ịia chọn Iiuiriñ cung úng Thuong hrọna và ciậí hãnc Theo dõi (lạt hÀna và nhận hàng Xác định các phương thửc đảm bão VỘI iư lậV' vi To chửc thực hiện kc hoạch mua sim vật tư Hình 2.1. Mô hình Quản trị cung úng Yêu cầu đối với hoạt động mua sắm và quản lý vật tư là đảm bảo cung ứng một lượng vật tư hoặc dịch vụ cần thiết, đúng chất lượng và kịp thời về tiến độ cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đe đạt được các yêu cầu này, GIẢO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS 61 trong quá trình tô chức mua sắm và quản lý vật tư, các doanh nghiệp cần phai xác dịnh rõ: cầ n mua cái gì? Chat lượng ra sao? Só lượng bao nhiêu? Mua lúc nào? Mua ơ đâu? Đe trá lời được những câu hỏi trên, quá trình mua sắm và quản lý vật tư cần được tổ chức một cách khoa học từ khâu kế hoạch cho đến khâu tổ chức mua sắm và quản lý. Vê mặt nội dung, Mua sam vò quàn lý vật tư bao gồm tất cả các hoạt động nhàm kiểm soát quá trình vận động của các luồng vật tư, dịch vụ trong các chu trình kinh doanh, từ việc xác định nhu cầu vật tư, xây dựng các kế hoạch nguồn hàng, tổ chức mua sắm đến tổ chức quản lý dự trữ, cấp phát, quyết toán sử dụng và phân tích đánh giá quá trình quản lý vật tư. Quá trình mua sắm và quản trị vật tư được mô hình hoá trong hình 2 .1 . Xác định nhu cầu và lập kế hoạch yêu cầu vật tư: nhằm trà lời ba câu hỏi cơ bản: những danh mục vật tư hàng hoá có nhu cầu, số lượng nhu cầu của mỗi loại vật tư, và phân phổi của nhu cầu theo thời gian (thời điểm cùa nhu cầu.). Trên cơ sở kết quả của quá trình xác định nhu cầu, người ta tiến hành lập các kế hoạch yêu cầu vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Ke hoạch yêu cầu vật tư là cơ sở để tổ chức lựa chọn phương thức đảm bảo vật tư. Xác định phương thức đàm bảo vật tư: có ba phương thức đảm bảo vật tư cơ bản mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn: mua, tự chế tạo, hoặc đảm bảo vật tư thông qua thành lập các liên minh chiến lược trong cung ứng vật tư. Sau khi xác định được những phương thức đảm bảo vật tư, người ta tiến hành lập các kế hoạch và tổ chức mua sắm vật tư nhàm 62 GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS đáp ứng các nhu cầu vật tư cho các hoạt động kinh doanh. Lập và tô chức thực hiện kẻ hoạch mua sắm vật hr: Hệ thống kế hoạch mua sam vật tư được lập trên cơ sờ cân đổi giữa nhu cầu và khả năng tự chế tạo. Nội dung cơ bản cùa kế hoạch mua sắm vật tư bao gồm: danh mục vật tư cần phái mua, số luợng vật tư cần phải mua đối với từng danh mục, những thời điểm mua, các nguồn cung cấp tiềm năng và ngân quỹ mua sắm. Ke hoạch mua sắm là cơ sở hướng dẫn các hoạt động mua sắm, từ việc lập các đơn hàng dến việc tiếp nhận vật tư. Quàn lý vật tư nội bộ: Sau khi vật tư đã được tiếp nhận, người ta tiến hành quản lý vật tư nội bộ trong doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý vật tư nội bộ bao gồm: quản lý dự trữ và bảo quản vật tư, cấp phát vật tư nội bộ và quyết toán tình hình sử dụng vật tư. Phân tích quá trình mua sắm và quản lý vật tư: Bao gồm việc phân tích về mặt số lượng, chất lượng, tính kịp thời, tính đồng bộ và hiệu quả sừ dụng vật tư làm cơ sở cho những cải tiến trong quá trình mua sắm và quàn lý vật tư. 2.3. Nội dung quản trị iogisics đầu ra (Outbound Logistics) Triết lý kinh doanh của sản xuất hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm thu lợi nhuận. Do đó tiêu thụ sản phẩm là một trong những nội dung quan trọnệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp để thực hiện triết lý đó. Theo nghĩa hẹp, quá trình tiêu thụ sản phẩm gan liền với sự thanh toán giữa người mua và người bán và sự chuyển quyền sờ hữu hàng hoá. Thực tể cho GiÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 63 thây, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế khác nhau, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động tiêu thụ sán phẩm của doanh nehiệp được thực hiện theo kế hoạch giao nộp sản phẩm với giá cả và địa chỉ do nhà nước quy định. Còn trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định cả ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì, bằng cách nào, và cho ai. Do vậy, tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp. Phối hợp và lò chữc thực hi$n 4 Quàn lý lực lượnc bán Tỏ chức bán hàn? và cung cáp dịch vạ các kẻ hoạch Phàn phói, vã giaotiép Hình 2.2 : Mô hình Quản trị tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền, sản phẩm đuợc coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất 64 GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triên của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm nhăm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là sàn phâm sán xuất dể bán và thu lợi nhuận. Qua tiêu thụ, hàng hoá được chuyên từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và đồng thời vòng chu chuyên vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hoàn thành. Tiêu thụ giúp cho quá trình tái sán xuất được giư vừng và có điều kiện phát triển. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định, khi đó, giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của người sản xuất hàng hoá nói riêng, và của toàn bộ xã hội nói chung mới được thừa nhận. Sản phẩm được tiêu thụ, thể hiện sự thừa nhận của thị trường, của xã hội và khi đó lao động của doanh nghiệp mới thực sự là lao động có ích. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận cùa doanh nghiệp, quyết định sự mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sờ để xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tiêu thụ giúp cho người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh. Nhà sản xuất, thông qua tiêu thụ có thể nam bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm, để từ đó mờ rộng hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hút khách hàng.. Doanh nghiệp có điều kiện sử dụng tốt hơn mọi nguồn lực cùa mình, tạo dựng một bộ máy kinh doanh họrp lý và có hiệu quả. Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải sử C.IÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 65 dụng tống thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạcli nhằm thực hiện các nghiệp vụ liên quan đên tiêu thụ sán phâm như nắm nhu câu thị trường, tô chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và xuât bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp là một hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, bao gồm nhiêu loại công việc khác nhau liên quan đến các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất và các nghiệp vụ tổ chức quản lý quá trình tiêu thụ . Mục tiêu của quá trình này bao gồm mục tiêu số lượng: thị phần, doanh số, đa dạng hoá doanh số, lợi nhuận và mục tiêu chất lượng: cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp và cải thiện dịch vụ khách hàng. Quá trình tiêu thụ sản phẩm có thể mô tả ở hình 2.2. Theo quan điểm coi tiêu thụ như là một quá trình thì quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: 2.3.1. Nghiên cứu thị trường sản phẩm Nệhiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai? Mục đích của nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hoá (hoặc nhóm hàng) trên một địa bàn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thoả mãn nhu cầu cùa thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là nhân tố có ảnh 66 GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS hướng trực tiêp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biên đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng cùa họ dối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động cùa thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chính cho phù hợp. Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có cán bộ chuyên nghiên cứu thị trường, thì cán bộ kinh doanh thường phải đảm nhiệm công việc này. Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đề sau : - Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phấm của doanh nghiệp? - Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao ? - Doanh nghiệp cần phải xử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể sừ dụng những biện pháp nào đế tăng khối lượng sản phẳm tiêu thụ ? - Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất cuả doanh nghiệp ? - Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận cùa thị trường là lớn nhất trong từng thời kỳ? - Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán, phương thức phục vụ ? - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm? GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS 67 Trên cơ sở diều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn sản phâm thích ứng với nhu câu thị trường. Đây là nội dung quan trọng quyêt định hiệu quả cùa hoạt động tiêu thụ, vì trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải sản xuất kinh doanh dựa trên cái mà thị trường cần chứ không phải dựa trên cái mà doanh nghiệp sẵn có. Sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường phải được hiểu theo nghĩa thích ứng cả về số lượng, chất lượng, giá cả và thời gian mà thị trường đòi hòi. 2.3.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Xây dựng kế hoạch tiêu thụ là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Ke hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất kỹ thuật-tài chính doanh nghiệp... Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ... Các chì tiêu kế hoạch tiêu thụ có thể tính theo hiện vật và giá trị, chi tiêu tương đối và tuyệt đối. Trong xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động và phương pháp tỷ lệ cô định... Trong sô những phương pháp trên, phương pháp cân đổi được coi là phương pháp chủ yếu. 68 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS 2.3.3. Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán Chuân bị hàng hoá để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn cho quá trình lưu thông hàng hoá được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụ sản xuất ờ kho như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sấp xếp hàng hoá ở kho - bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Tiếp nhận đầy đù về số lượng và chất lượng hàng hoá từ các nguồn nhập kho (từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của doanh nghiệp) theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hoá. Thông thường, kho hàng hoá của doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm. Neu kho hàng đặt xa nơi sản xuất (có thể gần nơi tiêu thụ) thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc tiếp nhận hàng hoá bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chi phí lưu thông 2.3.4 Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bầng nhiều hình thức (kênh) khác nhau, theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng. Đe hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý trên cơ sờ tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyên, bảo quản, sử dụng... Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ sản phẩm có thể được thực hiện qua kênh trực tiếp hoặc kênh gián tiếp. GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS 69 Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất bán thảng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua một khâu trung gian nào. Hình thức tiêu thụ này có ưu điẽm là giảm đuợc chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng... song nó cũng có nhược điểm là doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình tiêu thụ , nhiều khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn... Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian. Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài ngắn khác nhau. Với hình thức tiêu thụ này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được một khối lượng lớn hàng hoá trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản, giảm hao hụt... Tuy nhiên hình thức tiêu thụ này làm cho thời gian lưu thông hàng hoá dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được các khâu trung gian... Như vây, mỗi hình thức tiêu thụ sản phẩm đều có ưu nhược điểm nhất định, nhiệm vụ của phòng kinh doanh là phải lựa chọn hợp lý các hình thức tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. 2.3.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng cùa doanh nghiệp. Các thông tin bao gồm 70 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS thông tin về doanh nghiệp, về sán phấm. vê phưong thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu dược khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng, qua đó đê doanh nghiệp tìm ra cách thoà mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh có các hoạt động xúc tiến mua hàng và hoạt động xúc tiến bán hàng. Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến bán hàng chứa đựng trong đó các hình thức, cách thức và những biện pháp nhàm đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp. Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh cùa hàng hoá trên thương trường, nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh cả về số lượng và thời gian. Yểm trợ là các hoạt động nhàm hồ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp. Xúc tiến và yểm trợ là các hoạt động rất quan trọng có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, củng cố và phát triển thị trường. Những nội dung chủ yếu cùa hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng phải kể đến là: Quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm. .. 2.3.6. Tổ chức hoạt động bán hàng Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng cùa hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý người mua nhăm đạt GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTICS 71 mục tiêu bán dược hàng. Người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác dộng vào tâm lý cùa khách hàng vì những bước tiên triên về tinh thần, tâm lý, tính chủ quan và khách quan diên ra rất nhanh chóng trong khách hàng. Sự diễn biến tâm lý của khách hàng thường trải qua 4 giai đoạn: sự chú ý —> quan tâm hứng thú —> nguyện vọng mua —» quyết định mua. Vì vậy,sự tác động của người bán đến người mua cũng phái theo trình tự có tính quy luật đó. Nghệ thuật của người bán hàng là làm chủ quá trình bán hàng về tâm lý, để điều khiển có ý thức quá trình bán hàng. Đe bán được nhiều hàng các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như: chất lượng, mẫu mã, giá cả... và phải biết lựa chọn các hình thức bán hàng phù hợp. Thực tế hoạt động bán hàng có rất nhiều hình thức bán hàng như: bán hàng trực tiếp, bán thông qua mạng lưới đại lý, bán theo hợp đồng, bán thanh toán ngay, bán trá góp và bán chịu, bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống thương mại điện tử... 2.3.7. Phân tích, đảnh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phàn tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ...nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể 72 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ sán phẩm theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ. Kết quả của việc phân tích, đánh giá, quá trình tiêu thụ sản phấm sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ, đồng thời phải làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kê hoạch tiêu thụ. 2.4. Câu hỏi ôn tập và tháo luận 1. Bản chất và vai trò quản trị logistcs 2. Vai trò cùa hoạt động Logistics với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. 3. Tính tất yếu cùa quản trị Logistics. 4. Những nội dung chủ yếu của hoạt động Logistics 5. Nội dung của quản trị Logistics đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp Chương 3 CO SỎ CỦA QUẢN TRỊ LOGISTICS Phạm vi chuoìig Quan trị Logistics có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp sán xuất kinh doanh. Hiệu quá quán trị Logistics phụ thuộc vào sự hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật khoa học của doanh nghiệp. Chương này tập trung làm rõ cơ SƯ quàn trị Logistics; Vai trò của việc tiết kiệm trong san xuất kinh doanh; Mức và hệ thong múc trong quản trị Logistics và các chi tiêu đánh giá hiệu quả sứ dụng các yếu to đầu vào làm cơ sớ đánh giá hoạt động Logistics doanh nghiệp. 3.1. Ý nghĩa của việc tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh Chế độ tiết kiệm là hệ thống những biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ thuật và giáo dục được thực hiện theo một chương trình nhất định nhàm sử dụng họp lý và tiết kiệm các nguồn lực cùa mỗi doanh nghiệp, hộ tiêu dùng và nền kinh tế quốc dân để phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu và triết lý của Logistics. Tiết kiệm không chỉ là sử dụng dè sẻn tất cả các nguồn tài nguyên, là tránh sự mất mát mà còn là sử dụng hợp lý những nguồn tài nguyên đó. là tiêu dùng có căn cứ khoa học các phương tiện nhằm hoàn thiện công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nói cách khác, trong cơ chế thị trường, tiết kiệm theo nghĩa rộng chính là toàn bộ các giải pháp kinh tế-tổ chức-kỹ thuật... nhằm giải quyết tốt các vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh ở mọi cấp cùa nền kinh tế quốc dân. 74 GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS Ý nghĩa kinh tê cùa việc liêt kiệm các yếu tô vật chât của san xuât là: - Tiết kiệm là một nhân tố làm tăng quy mô san xuất kinh doanh. Việc tiết kiệm cho phép với cùng một số vếu tố đầu vào có thể sản xuất ra dược nhiều sản phâm dịch vụ hơn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. - Việc giảm lượng tiêu hao vật chất trên một đon vị sản phấm dịch vụ góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội (bao gồm lao động sống và lao động vật hoá). - Tiết kiệm các yếu tố đâu vào làm tăng năng suât thiết bị máy móc và giảm tổng chi phí tính hàng tiền để sản xuất ra sản phẩm. - Tiết kiệm các yếu tố vật chất làm tăng thêm khối lượng hàng hoá sẽ sản xuất ra và làm tăng thêm khả năng thoả mãn nhu cầu vật tư hàng hoá của xã hội. - Tiết kiệm các yếu tố vật chất là một nhân tố quan trọng để giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay trong nền kinh tế nước ta, tiêu hao vật chất còn cao chiếm 51,69%; doanh nghiệp Nhà nước 61,34%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 44,81%. Như vậy, tiêu hao các yếu tố vật chất lớn, tỷ lệ chất thải cao gây ô nhiễm môi trường không nhỏ. Tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh góp phần khắc phục những khuyết tật đó. Với ý nghĩa kinh tế quốc dân to lớn, tiết kiệm đã trở thành quốc sách của nhiều nước trên thế giói. 3.2. Phương pháp định mức tiêu dùng các yếu tố vật chất của sản xuất (nguyên vật liệu) Đê xác định mức tiêu dùng các yếu tố vật chất, người GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTĨCS 75 ta thường sứ dụng ba phưrmg pháp cơ bản sau: 3.2.1. Phương pháp thống kê báo cáo Dây là phương pháp định mức tiêu dùng các yếu tổ vật chất (nguyên vật liệu) cho kỳ kế hoạch dựa vào những so liệu thực chi vê nguyên vật liệu dùng dê sàn xuất sản phẩm (hay thực hiện một dịch vụ) trong kỳ háo cáo. Theo phương pháp này, trinh tự tính mức như sau: a. Thu thập so liệu kỳ báo cáo: Căn cứ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, tiến hành thu thập những tài liệu cần thiết, số liệu thu thập càng nhiều, mức độ chính xác càng cao. b. Tính thực chi bình quàn về vếu tố vật chất để sán xuất một sàn phẩm (hay thực hiện một dịch vụ) kỳ báo cáo. Tuỳ theo số liệu thu thập được, doanh nghiệp có thể áp dụng hai cách tính sau: Cách thứ nhất là dùng phương pháp bình quân số học: 0 p ' M 0 = S -n ơ đây: M 0: Thực chi bình quân về yếu tố vật chất để sán xuất một sản phẩm (hay thực hiện một dịch vụ) kỳ báo cáo. Pj: Thực chi để sản xuất một sản phẩm (hay thực hiện một dịch vụ) của lần quan sát thứ i trong kỳ báo cáo. Cách thứ hai là dùng phương pháp bình quân gia quyền: 76 GIÁO TRÌNH QUÁN TRỊ LOGISTICS Ịr.q, Ệq. i=l ơ đây: q, - Lượng sản phâm sàn xuất ra tương ứng với lần quan sát thứ i. c. Xác định mức tiêu dùng các yếu tổ vật chất cho kỳ kế hoạch (Mj). Yêu cầu mức lập ra cho kỳ kế hoạch phải thấp hơn lượng thực chi bình quân của kỳ báo cáo (để mức mang tính tiên tiến) nhưng phải cao hơn lượng thực chi thấp nhất của thòi kỳ đó (vì lượng thực chi này chưa phản ánh mức độ tiến bộ chung cùa kỹ thuật và quản lý sản xuất ở các doanh nghiệp), cụ thể là: Pjmin< M ,< Mo Ở đây: M| Mức tiêu dùng cho kỳ kế hoạch. Pj min: Lượng thực chi nhỏ nhất trong tất cả các lân quan sát. Đe M] thoả mãn bất đẳng thức trên đây, có ba trường hợp sau: rỉ 1 — > — rì 2 Ở đây n : số lần quan sát có lượng thực chi (Pi) nhỏ hơn thực chi bình quân (M o). n: số các lần quan sát trong kỳ báo cáo Số các lần quan sát có lượng thực chi nhỏ hơn thực chi bình quân chiếm đa số trong các lần quan sát, xu the GIÁO TRÌNH QUAN TRỊ LOGISTICS 77 tiến bộ cua mức đã thê hiện rõ nét, vì vậy người ta chọn những dại lượng chi phí này làm cơ sở đê tính n p ' M, = j=l—_ * ff' 1 ' ' - Khi — = —. Xu thê tiên bô của mức đã rõ nhưng n 2 chưa chiếm ưu thế, vì vậy M| được xác định: n' I P . -fcV + M 0 Ml = n _______ 2 . n' 1 / / - Khi — < —: Xu thê tiên bô trong quá trình tiêu dùng n 2 chưa thể hiện rõ nét, không thể lấy đại lượng thực chi thấp hơn thực chi bình quân làm đại diện để tính mức. Ở đây, để thoả mãn đồng thời tính tiên tiến và tính thực tiễn của mức. người ta xác định: ¿ P ,+ ( n - n ') M 1=1_______________________________ ° Phương pháp thống kê báo cáo có ưu điểm là đon giản, dễ tính và tiết kiệm được thời gian, nó có khả năng phát huy tác dụng tốt ữong điều kiện hệ thống ghi chép ban đầu hoạt động có hiệu quả. Nhược điểm là thành phần của Mi được xác định bao gồm nhiều khoản chi phí bất họp lý trong sản xuất do sử dụng số liệu thực chi làm số liệu ban đầu để tính mức kế hoạch. 78 GIÁO TRÌNH QUÃV TRỊ LOGISTICS 3.2.2. Phương plĩáp thí nghiệm kinh Hgltiệm Thực chất của phương pháp này li dựa vào các kết quá thí nghiệm có kết hợp với kinh ngìiệm đã thu điưực trong sản xuất kinh doanh đề xây dựng mức cho kỳ kế hoạch. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của Ìguyên vật liệu và dặc điểm cùa san phâm sản xuất để xic định nội dung, phạm vi thí nghiệm, có thê: a. Thí nghiệm trong san xuất (thục nghiệm): tức là tiến hành sản xuất thử ngay trong điều kện thực tế cùa sàn xuất để thu thập, phân tích số liệu và rút ra kết luận vê M|. b. Thí nghiêm trong cơ sờ nghiêì cứu (phòng thí nghiệm): Tức là tiến hành sán xuất thr trong phòng thí nghiệm tìm ra M| trong điều kiện cho [hép của cơ sở thí nghiệm. Yêu cầu của phương pháp này là: - Điều kiện thí nghiệm phải phù lợp với điều kiện thực tế sản xuất. - Điều kiện thí nghiệm phải mang ỉnh châỉ đại diện, phản ánh được những nét cơ bản phù hrp với những điều kiện sản xuất khác nhau, có thể xảy ra troig sản xuất thực tế. Các bước tiến hành: - Chuẩn bị điểu kiện thí nghiệm: + Nghiên cứu các tài liệu: thiết kế SUI phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, danh mic nguyên vật liệu sử dụng, các tiêu chuẩn về chất lượng Ìguyên vật liệui và sản phẩm (dịch vụ) sẽ tạo ra + Chuẩn bị máy móc, thiết bị, nơi àm việc, chọn tay nghề công nhân... Các điều kiện thí ngliệm phải phù lhợp