🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp
Ebooks
Nhóm Zalo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ' Quốc d â n
KHOA KINH TỂ NÔNG NGHIỆP & PTNT
Chủ biên: PGS.TS. Trần Quốc Khánh
UYÊN
LIỆU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ■ ■
KHOA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Chủ biên: PGS. TS. TRẦN QUỐC KHÁNH
GIÁO TRÌNH
1 A A I I
NHÀ XUẤT BẢN LAO mmẩmiíậíữO I i ị u
XTTTÌ r 1 DẬlŨobti|AĨN«?U^W _ I HÀ NỘI - ^005 I
22 - 08
Mã số:---------- 26 - 01
Ldinótđồtí
LỜI NÓI ĐẨU
Thực hiện chủ trương dổi mới và nâng cao chất lượng giáo trình của Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội dồng thẩm định và đánh giá giáo trình của nhà trường và ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng tôi cho ra mắt bạn đọc cuốn "Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Quản trị kinh doanh nông nghiệp là môn học bắt buộc đối với sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, cuốn sách cung cấp những kiến thức rất cần thiết đối với sinh viên khối kinh tế và cán bộ quản lý, chỉ đạo thực tiễn có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tổ chức biên soạn lần này, tập thể tác giả đã dựa vào các tài liệu về quản trị kinh doanh nói chung, đặc biệt là các tài liệu về quản trị kinh doanh nông nghiệp của các tác giả trong và ngoài nước, kế thừa những kiến thức về tổ chức, quản lý các cơ sở sản xuất kỉnh doanh nông nghiệp và cố gắng tiếp cận với thực tiễn hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nước ta hiện nay. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng được quán triệt trong cuốn giáo trình này.
Giáo trình gồm 16 chương do PGS.TS. Trần Quốc Khánh Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ biên, cùng tập thể cán bộ giảng dạy, nghiên cứu lâu năm có kinh nghiệm biên soạn.
Trường Đọi học Kinh tế Quốc dân 1
GIÁO TRÌNH QUẢN TR| kỉnh DOAMH n ô n g NGHIỆP
GS.TS. Hoàng Ngọc Việt biền soạn Chương 1
GS. Nguyễn Đình Nam biên soạn Chương 4
PGS.TS. Ngô Đức Cát biên soạn Chương 13
PGS.TS. Trần Quốc Khánh biên soạn các Chương 5, 6, 8, 9,10 PGS.TS. Phạm Văn Khôi biên soạn các Chương 2, 3 ,7 ,1 1 ,1 2 GVC.TS. Vũ Thị Minh biên soạn các Chương 14,15,16
Mặc dù tập thề tác giả đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên do những lý do khách quan và chủ quan, nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sốt. Rất mong được bạn đọc góp ý kiến dể lần xuất bản sau được tốt hơn. Xỉn chân thành cảm ơn.
BỘ MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN nô ng thôn 4 Tĩưòng Đọl học Kinh tế Quổcdân
Chương Ịỉ_ Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cỗu~
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM
m m m m v ụ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIẾN c ứ u
CỦA MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ■ ■ ■
I. ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
1. Cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp và vị trí của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong nền nông nghiệp hàng hoá
Lịch sử phát triển của nền kinh tế nói chung, của nông nghiệp nói riêng là lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất, quan hộ sản xuất và của phân công lao động xã hội. Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp xuất phát từ những công cụ lao động thô sơ và kỹ thuật sản xuất với sự phân công lao động mang tính tự nhiên giữa những người sản xuất. Khi đó hộ nông dân sản xuất nhằm mục đích sinh tổn và tự cung tự cấp là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Tổ chức sản xuất và phân công lao động trong các nông hộ rất đơn giản, hoạt động sản xuất để đảm bảo những nhu cầu vật chất thiết yếu cho sự tổn tại của các hộ nông dân hoàn toàn do người chủ nông hộ quyết định.
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội trong nông nghiệp ngày càng được nâng cao và ngày càng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hoá, tập trung hoá và hiệp tác hoá. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nông nghiệp đã đưa sản xuất nông nghiệp từ trình độ tự nhiên, tự cung tự cấp từng bước đi lên trình độ sản xuất hàng hoá.
Khi nền nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp không còn là những hộ nông dân sản xuất nhằm mục đích sinh tồn và tự cung tự cấp nữa mà chủ yếu là các hộ nông dân sản xuất hàng hoá và các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đa dạng.
Trơdng Đợi học Kinh tế Qưổc dãn 1
Cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cơ sở (hay đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở) trong nông nghiệp, bao gồm một tập thể người lao động, có sự phân công và hiệp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp (đất đai, vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật và các điều kiện tự nhiên, kinh tế khác) nhằm sản xuất ra nông sản phẩm hàng hoá và thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hoá.
Cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở tức là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp vừa là nơi kết nối các khoa học với nhau và nối liền khoa học với sản xuất, vừa là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp để thực hiộn mục tiêu sản xuất nông sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của xã hội, của thị trường, đổng thời đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp và góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái.
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, một đơn vị kinh tế cơ sở, cùng với chức năng sản xuất và thực hiện một số dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đồng thời cũng là một đơn vị phân phối. Điều đó có nghĩa là cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp vừa là nơi kết hợp các yếu tố để sản xuất ra nông sản phẩm và dịch vụ để bán ra thị trường, đồng thời lại vừa là nơi phân phối giá trị sản phẩm dịch vụ được tạo ra cho những người lao động tham gia vào quá trình lao động sản xuất trong cơ sở sản xuất kinh doanh, cho việc bù đắp những chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp và cho việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Trong hoạt động phân phối, cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp phân phối trực tiếp và không trực tiếp kết quả sản xuất kinh doanh cho cá nhân và tổ chức kinh tế đã tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
6 Tiơdng Đọi học Kinh tế Quổc dôn
Chương t ỉ Đổi tượng, nhiệm vụ vờphương pháp nghiên cứu,..
doanh, cho việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội cũng như cho tích luỹ, để mở rộng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp như sau:
- Trả lương (hoặc trả công) cho người lao động;
- Bù đắp các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng;
- Trả lãi tiền vay;
- Các khoản thuế và đóng góp xã hội nộp cho Nhà nước hoặc ngân sách địa phương;
- Trích từ lợi nhuận để tích luỹ mở rộng sản xuất, phát triển phúc lợi công cộng và chia theo cổ phần đóng góp cho cổ đông (nếu có). Là một đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch vụ, cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp có các nguồn lực kinh tế và tự nhiên như: đất đai, vốn, sức lao đông, các tư liệu sản xuất, nguồn nước, khí hậu... Cơ sở sản xuất kinh doanh kết hợp các yếu tố sản xuất trên để tạo ra các nông sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu của xã hội, tức là kết hợp và biến đổi các yếu tố đầu vào thành kết quả đầu ra, sao cho giá trị thu được từ việc bán sản phẩm và dịch vụ ở đầu ra phải lớn hơn giá trị của các yếu tố đầu vào đã chi dùng cho sản xuất nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh có hiệu quả.
Nền nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam là một nền nông nghiệp hàng hoá đa thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành phần kinh tế tất yếu phải đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất và quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tính đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp được thể hiện chủ yếu ở tính đa dạng của các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp: cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cơ sở sản xuất kinh doanh tập thể, doanh nghiệp tư nhân công ty liên doanh... Các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trong môi
Trưdng Đọi học Kinh tế Quốc dân I
GIẲO TRĨNH QUẢN TR| KINH DOANH NÔNGNGH1ỆP W Ê Ê fS Ế
trường thể chế thống nhất, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tiến tới thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do vậy cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp với nhiều loại hình khác nhau luôn có vị trí hết sức quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hoá và trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta.
2. Đối tượng nghiên cứu của môn học quản trị kinh doanh nông nghiệp
Môn học quản trị kinh doanh nông nghiệp trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quản trị sản xuất kinh doanh trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của môn học là những vấn đề cơ bản về tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhằm đảm bảo đạt được mục đích và mục tiêu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh nồng nghiệp.
TỔ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố sản xuất và điều hành công việc thường ngày để tác động, phối hợp điều hòa hoạt động của những cá nhân, những bộ phận (tức là chỉ huy những con người, những đơn vị) trong quá trình sản xuất hay thực hiện nhiệm vụ hoặc trong những quá trình có liên quan với nhau để thực hiện các mục đích và mục tiêu đã xác định trong những điều kiện sản xuất kinh doanh cụ thể, vì “bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mô lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải làm chức năng chung... Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một giàn nhạc thì phải có nhạc tmcmg’X1)
Người tổ chức, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của một cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhất thiết phải có đủ tri thức về quản trị kinh doanh. Trong đó, chẳng những nắm vững khoa học về quản trị kinh doanh mà còn phải nắm vững kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
(') Các Mác, Tư bản, Quyển 1, tập 2, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1960; trang 29-30 Trơỏng Đọì học Kinh *ế Quổc dòn ______
I Cbuơng kùốỉtựộng, nhiệm vụ vâphươngpháp nghiên cứu,.
cũng như các khoa học khác có liên quan đến quản trị kinh doanh để thực hiện tốt những nội dung chủ yếu về quản trị cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đảm bảo thực hiện được mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Mục đích sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp không hoàn toàn giống nhau. Thông thường, trong điều kiện kinh tế thị trường lợi nhuận là mục đích đẩu tiên của doanh nghiệp. Nhưng lợi nhuận không phải là mục đích duy nhất trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Ở nhiều cơ sở dịch vụ sản xuất hay hợp tác xã, ngoài mục đích lợi nhuận còn có mục đích phục vụ và nâng cao phúc lợi của các thành viên, mà mục đích này nhiều khi lại được quan tâm trước hết. Như vậy cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp hầu như luôn có nhiều mục đích. Các mục đích có thể có vị trí, thứ bậc. Vị trí, thứ bậc của các mục đích đó không những thay đổi theo từng cơ sở sản xuất kinh doanh mà còn thay đổi ngay tại một cơ sở trong từng hoàn cảnh cụ thể và thời gian khác nhau. TTiêm vào đó, nếu xét về mục đích xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh thì mục đích trước hết của cơ sở là sản xuất hàng hóa cho nhu cầu của xã hội, tức của khách hàng, của thị trường. Đó là biểu hiện chức năng của cơ sở sản xuất kinh doanh theo phân công lao động xã hội, là cơ sở để bảo đảm sự tổn tại, phát triển và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh. Cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là một nơi tập trung các hoạt động của nghề nông, gắn phần lớn cuộc đời của người lao động với nghề nông và là nơi họ lao động một cách sáng tạo cho mình và cho xã hội.
Đồng thời với mục đích sản xuất kinh doanh nói chung, cơ sở sản xuất kinh doanh phải xác định những mục tiêu cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mục tiêu là biểu hiện mục đích của cơ sở sản xuất kinh doanh, là sự cụ thể hóa mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở trong những thời gian nhất định, với những giải pháp thực hiện. Như vậy một mục tiêu là một kết quả cụ thể cần đạt được trong một thời gian nhất định cả về số lượng và về chất lượng với những điều
Trưòng Đọl học Kinh tỐQuổc dân 9
k GIẢO TRỈNH quản TRị kinh doanh nồng NGấÌỆP I 'ị Ị
kiện nhất định. Chẳng hạn, mục đích của cơ sở sản xuất kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận. Mục tiêu lợi nhuận là biểu hiện bằng số lượng lợi nhuận (bao nhiêu triệu, tỷ đồng) và tỷ suất lợi nhuận (%) cụ thể cần đạt được trong các năm là bao nhiêu? Đổng thời, để đạt được mục tiêu lợi nhuận đó, cơ sở sản xuất kinh doanh tất yếu phải có những điều kiện, những giải pháp tương ứng.
Những mục tiêu của cơ sở sản xuất kinh doanh rất đa dạng. Tính đa dạng thể hiện ở cả thời gian và nội dung các mục tiêu. Chúng có thể là dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn và bao gồm: Các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận năng suất ruộng đất, năng suất lao động, đổi mới chất lượng sản phẩm, trình độ chuyên môn hóa và sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hiện đại hóa cơ sở sản xuất kinh doanh về công cụ lao động, công nghệ, kỹ năng lao động và nâng cao uy tín của doanh nghiệp, v.v... Những mục tiêu trên có mối quan hộ phụ thuộc lẫn nhau.
Như vậy mục tiêu của cơ sở sản xuất kinh doanh là kết quả cụ thể mà cơ sở cần đạt được trong một thời gian nhất định nhằm thực hiện mục đích đã xác định. Do vậy cơ sở sản xuất kinh doanh cần thường xuyên phân tích, so sánh kết quả đạt được với mục tiêu định trước, làm rõ nguyên nhân của khoảng cách giữa chúng và xác định các biện pháp để thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giữa chúng nhằm đạt mục tiêu định trước.
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
1. Những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp
a. Trong nông nghiệp ruộng đất vừa là tư liệu sẩn xuất chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất dặc biệt
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu vì nó có vai trò quyết đinh (trực tiếp hay gián tiếp) tạo ra các loại nông sản phẩm. Không có ruộng đất thì về cơ bản không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
10 Trưõng Đọi học Kinh tế ÒUỔC dân
Cếuơng ỉ: Đ đ tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu...
Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vì khác với các loại tư liệu sản xuất khác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bổi dưỡng hợp lý thì ruộng đất chẳng những không bị hao mòn, chất lượng không giảm đi qua quá trình sử dụng mà còn tốt hơn, tức là độ phì nhiêu, độ màu mỡ ngày càng tăng lên.
Tính chất đặc biệt của tư liệu sản xuất ruộng đất còn thể hiện ở chỗ ruộng đất vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Là đối tượng lao động khi ruộng đất chịu sự tác động trực tiếp của con người thông qua các biện pháp canh tác (cày bừa v.v.. Là tư liệu lao động khi con người thông qua ruộng đất tác động lên cây trổng, cung cấp các yếu tố dinh dưỡng để cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Ruộng đất là tư liệu sản xuất không đồng nhất do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí, độ màu mỡ của ruộng đất,... thường là khác nhau.
VI vậy, các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần phải có quy hoạch, lập địa bạ, hồ sơ quản lý ruộng đất, có kế hoạch bố trí sử dụng ruộng đất một cách hợp lý và thường xuyên thực hiện các biện pháp bảo vệ, bổi dưỡng, cải tạo để nâng cao độ phì nhiêu của đất nhằm tạo ra được nhiều sản phẩm nông nghiệp trên một đơn vị diện tích. Đồng thời, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện nghiêm túc các chính sách và luật pháp của Nhà nước về quản lý và sử dụng ruộng đất.
b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống Trong nông nghiệp đối tượng sản xuất là những cơ thể sống, đó là những cây trổng, vật nuôi, phát sinh, tồn tại và sinh trưởng, phát triển theo các quy luật sinh học. Do đó trong quá trinh sản xuất, chúng luôn đòi hỏi sự tác động thích hợp của con người và của tự nhiên để sinh trưởng và phát triển. Vì thế có hàng loạt vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết để đạt năng suất cây trổng, năng suất vật nuôi cao và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, giống là loại vật tư kỹ thuật hết sức quan trọng đối với sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đặc biệt chú ý khâu giống, phải sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, phải có kế hoạch để luôn chủ
Truồng Đql học Kinh tế Quổc dân 11
GlẨo TRỈNH QUÀN TR( kình I
động đảm bảo đủ giống tốt và kịp thời cho sản xuất. Để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình sản xuất phù hợp cho từng loại, từng giống cây trổng, vật nuôi dựa trên tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật đã được xác đinh và các quy trình sản xuất cần phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc.
c. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ
Trong sản xuất nông nghiệp tính thời vụ được thể hiện rất rõ nét, đặc biệt là trong ngành trổng trọt. Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ của sản xuất là quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trổng, vật nuôi. Những biểu hiện chủ yếu của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp là:
- Ở mỗi loại cây trồng, vật nuôi các giai đoạn sinh tnrởng và phát triển diỗn ra trong những khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất, đòi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng cũng khác nhau. Có thời gian đòi hỏi lao động căng thẳng và liên tục, có thời gian ít căng thẳng, thậm chí có thời gian hầu như không có sự tác động trực tiếp của con người tới đối tượng lao động và đối tượng sản xuất làm xuất hiện những thời vụ sản xuất.
- Cùng một loại cây trồng, vật nuôi ở những vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau thường có mùa vụ và thời vụ sản xuất khác nhau. - Các loại cây trồng, vật nuôi khác nhau thường có mùa vụ, thời vụ sản xuất khác nhau.
Tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp có xu hướng dẫn đến tính thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất, nhất là sức lao động và công cụ lao động. Do vậy các cơ sở sản xuất kinh doanh tiến hành chuyên môn hóa sản xuất phải chú ý phát triển sản xuất đa dạng hóa, kết hợp hợp lý các ngành sản xuất, xây dựng và thực hiện cơ cấu cây trồng và hệ thống luân canh khoa học để hạn chế đến mức thấp nhất tính thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất. J
11 & ^ Tĩưông Đọi học Kinh tế Quổc dân
Mặt khác, tính thời vụ (và mùa vụ) của sản xuất nông nghiệp còn ảnh hưởng và đòi hỏi cơ sở sản xuất kinh doanh phải có kế hoạch và tổ chức thực hiộn tốt các khâu chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản nông sản (bao gồm cả xác định giá bán theo mùa vụ)...
d. Sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành ngoài trời trên không gian ruộng đất rộng lớn, lao động và tư liệu lao động luôn luôn bị di dộng và thay đổi theo thời gian và không gian.
Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất, điều hành sản xuất, nghiệm thu công việc trong mỗi quá trình lao động để tạo ra sản phẩm cuối cùng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Vì vậy cơ sở sản xuất kinh doanh cẩn phải không ngừng tìm kiếm và hoàn thiện những hình thức, những biện pháp tổ chức - kinh tế trong việc trang bị kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, tổ chức lao động khoán và thù lao thích hợp để khắc phục những mặt ảnh hưởng đó.
e. Sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước,...
Do sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên mà trong sản xuất kinh doanh, một mặt các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần có các biện pháp bảo vệ và cải thiện các điều kiện tự nhiên của sản xuất, mặt khác các cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải tính đến những rủi ro có thể xảy ra do các điều kiện tự nhiên để có kế hoạch dự phòng. Ở nhiẻu vùng, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhờ có những điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi mà có những lợi thế so sánh cần được phát hiện và khai thác một cách đầy đủ, có hiệu quả.
2. Những đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp nước ta a. Sản xuất nông nghiệp ở nước ta phổ biến là còn sản xuất nhỏ, cơ cấu nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hổa, hiện đại hóa và phát triổn nền nông nghiệp hàng hóa nhiều
Trưòng Đọi học Kinh tế Quổc dân 13
G1ẲO TRĨNH QUẢN TRÍ KINH DOANH MỒNÕ Ì S 1 S I \ ể 1 51
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm này đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp:
- Phải thấy hết những tồn tại, khó khăn của sản xuất nhỏ trong nông nghiệp để quản trị kinh doanh có hiệu quả, đó là: trình độ về cơ sở kỹ thuật đang còn thấp; trình độ văn hóa- khoa học kỹ thuật và quản lý kinh doanh của đội ngũ cán bộ, của nông dân, của công nhân, xã viên ở nhiều nơi - nhất là ở miền núi, đang còn rất yếu kém; tâm lý của người sản xuất nhỏ, phân tán, bảo thủ, lạc hậu, sự lãng phí trong công tác tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh của đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và trong các doanh nghiệp nói riêng đang là vấn đề tồn tại lớn.
- Phải nhận thức đúng tính tất yếu của sự tổn tại nhiều hình thức sở hữu trong nền nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần và thực hiện tốt việc đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong cơ sở kinh doanh nhất là các doanh nghiệp quốc doanh và tập thể, theo chủ trương chính sách của Nhà nước.
b. Trong nông nghiệp nước ta, bỉnh quản ruộng đất theo dầu người ít, sức lao động nông nghiệp nhiều lại phân bô' không dồng đều giữa các miên và các vùng
Đặc điểm này đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp một mặt phải có những giải pháp mở rộng các ngành sản xuất nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ để sử dụng đầy đủ và hợp lý các yếu tố sản xuất, đặc biệt là lực lượng lao động đang dư thừa. Mặt khác phải tiến hành cân đối lao động để có thể rút ra một lực lượng lao động dư thừa bổ sung cho các ngành kinh tế quốc dân khác, hoặc đưa đi xây dựng, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp ở các vùng kinh tế mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
c. Sản xuất nông nghiệp của nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, ẩm, có chế độ gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt, đồng thời tùy theo vĩ tuyến và độ cao của từng vùng mà một số nơi còn có
14 Trưdng Đọi học Kinh tế Quốc dán
khí hậu ôn đới (Sa Pa, Ngọc Linh, Đà Lạt,...). Tài nguyên khí hậu ấy, một mặt tạo ra điều kiện thuận lợi là: Có thể phát triển nhiều chủng loại cây trổng, vật nuôi, xây dựng cơ cấu cây trổng, công thức luân canh, trổng xen, trồng gối, sử dụng không gian nhiều tầng, có khả năng tăng vụ và rải vụ sản xuất quanh năm, bốn mùa có thu hoạch. Song tài nguyên khí hậu đó diễn ra không đồng nhất theo lãnh thổ nên doanh nghiệp ở mỗi địa phương phải có chế độ canh tác, chế độ luân canh theo thời vụ thích hợp. Mặt khác, khí hậu nước ta cũng gây ra những khó khăn phức tạp cho sản xuất nông nghiệp như: bão lụt, hạn hán, gió mùa đông bắc, gió tây, gió Lào, sương muối, v.v... Do đó các cơ sở sản xuất kinh doanh cần có những phương án đề phòng để có các quyết định linh hoạt trong mỗi tình huống nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai, đảm bảo đạt năng suất, sản lượng cao và ổn định.
Tóm lại, các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung và đặc điểm sản xuất nông nghiệp nước ta nói riêng tác động một cách tổng thể đến toàn bộ hoạt động tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc điểm sản xuất nông nghiệp tới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là yêu cầu không thể thiếu được trong công tác quản trị kinh doanh nông nghiệp.
III. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u CỦA MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 1. Nhiệm vụ nghiên cứu của môn học
- Nghiên cứu, ứng dụng các quy luật của sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường vào sản kinh doanh nông nghiệp, nghiên cứu các nguyôn tắc và phương pháp tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiôp, các chính sách kinh tế làm đòn bẩy nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Trơdng Đọi học Kinh tế Quốc dân
GIÁO TRÌNH QUẢN TRị kình d o a n h
- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý kinh doanh nông nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa nhiểu thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nghiên cứu tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn ở trong và ngoài nước về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh trong cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
2. Nội dung của môn học
Với các nhiêm vụ trên, môn học bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Các loại hình tổ chức kinh doanh nông nghiệp.
- Cơ sở khoa học của quản trị kinh doanh nông nghiệp.
- Tổ chức bộ máy quản trị trong các loại hình tổ chức kinh doanh nông nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh nông nghiệp.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
- Quản trị các yếu tố sản xuất trong kinh doanh nông nghiệp. - Tổ chức kinh doanh trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh phi nông nghiệp.
- Tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. - Quản lý tài chính trong kinh doanh nông nghiệp.
- Phân phối, hạch toán và phân tích kinh doanh trong kinh doanh nông nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu của môn học
Phương pháp nghiên cứu là một hệ thống cách thức nhận thức và cách thức tiến hành nghiên cứu phù hợp với mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu của quàn trị kinh doanh nông nghiệp bao gồm:
a. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận của mọi khoa học. Môn học quản trị kinh doanh nông nghiệp xem xét, nghiên
II Trơòng Đọi học Kinh fế Quốc dốrt
cứu, tổng kết, khái quát những vấn đề thuộc nội dung của môn học trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng. Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, môn học xem xét, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại giữa chúng với nhau và với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội khác cũng như các yếu tố tự nhiên. Đồng thời các đối tượng của môn học được xem xét và nghiên cứu trong trạng thái động, tức trong trạng thái luôn vận động và biến đổi theo cách biến đổi dần về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất và theo con đường phủ định cái phủ định một cách biện chứng.
Cùng với phương pháp duy vật biện chứng, môn học vận dụng một cách rộng rãi phương pháp duy vật lịch sử nhằm làm rõ và chỉ ra một cách đúng đắn bản chất thực trạng và xu hướng vận động, biến đổi của các hiện tượng và quá trình nghiên cứu. Với phương pháp duy vật lịch sử các nội dung của môn học được xem xét, nghiên cứu trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và trong tiến trình vận động, biến đổi không ngừng từ quá khứ tới hiện tại cũng như xu hướng vận động biến đổi trong tương lai.
b. Những phương pháp cụ thể
Cùng với việc sử dụng phép duy vật biện chứng làm phương pháp chung của nhận thức, khoa học quản trị kinh doanh nông nghiệp thường dùng các phương pháp nghiên cứu nghiệp vụ sau:
- Phương pháp thống kê:
Khi nghiên cứu hàng loạt các hiện tượng, môn học thường dùng phương pháp thống kê. Phương pháp thống kê là phương pháp tổng hợp các số liệu của các hiện tượng để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc về bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Việc tổng hợp các số liệu của các hiện tượng thường được thực hiện thông qua các cách phân tổ, các bản cân đối,... và các phương pháp tính toán thống kê để xác định các chỉ tiêu làm cơ sở phân tích, so sánh, làm rõ bản chất của
TBUNGTẢM HỌC IiỆ Ư
_______________Trưdng Đọi học Kinh tế QucM