🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng
Ebooks
Nhóm Zalo
GIÁO TRÌNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÊ AN NINH, QUỐC PHÒNG
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
KHOA QUẢN LY NHÀ NƯỚC VỂ XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, QUỐC PHỒNG (Đào tạo Đại học Hành chính)
' R L OíjG c a o 0
ỉ;g dòng
■ li u
LAC
CAI
*
T H ĩ ĩ i P. L v. ’ ĩ r « I ív V
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2010
Biên soạn:
PGS. TS. NGUYỄN XUÂN YÊM
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu..........................................................................................7 Phần mở đầu....................................................................................... 9
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỂ Cơ BẢN
VỀ AN NINH, QUỐC PHÒNG
I. Những khái niệm cơ b ả n ............................................................11 1. Các khái niệm về an n in h .............................................. 11 2. Các khái niệm vể quốc phòng............................................ 20
II. Những yếu tố tác động đến an ninh, quốc phòng...............27 1. Tinh hình quốc t ế ................................................................. 27
2. Tinh hình trong nước có liên quan đến an ninh, quốc phòng............................................................................. 34
Chương II
NHỮNG QUAN ĐlỂM c ủ a đ ả n g , n h à n ư ớ c VỂ AN NINH VÀ QUỐC PHÒNG
I. Những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng..................................................40
1. Một số quan điểm cơ b ả n ...................................................40 2. Các tư tưởng chỉ đạo.............................................................41
3
II. Mối quan hệ giữa an ninh, quốc phòng và sự phát triển xã h ộ i.................................................................................42
1. Bảo vệ Tổ quốc vừa là điều kiện của sự phát triển xã hội vừa là một nội dung của mục tiêu phát triển........42
2. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng với xây dựng đất nước .........................................................44
3. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu
thường xuyên của toàn dân và của Nhà nước.................. 45
III. Những tư tưởng, quan điểm định hướng xây dựng lực lượng vũ trang, thực hiện nhiệm vụ bào vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa............................................................. 46
1. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa................................................................................ 46
2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh làm nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ q u ố c .............................................................. 46
3. Kiên trì giữ vững quan điểm chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc...................................................................... 47
4. Tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.................................... 48
IV. Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng theo ngành và theo lãnh th ổ ............................ 51
4
Chương III
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỂ AN NINH QUỐC GIA, TRẬT T ự AN TOÀN XÃ HỘI
I. Mục tiêu, đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội................................. 57
1. Mục tiêu quản lý nhà nước..................................................57
2. Đặc điểm quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội...............................................................58
3. Tính chất của quản lý về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã h ộ i..........................................................................62
II. Nội dung quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.......................................................................... 83
1. Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia (ANQG).............. 83
2. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội
(TTATXH)............................................................................... 87
III. Các hình thức, phương pháp và cơ chế quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.................. 90
1. Các hình thức quản lý nhà nước..........................................90 2. Phương pháp quản lý nhà nước........................................... 91
3. Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, công an nhân dân làm nòng cốt
trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật t ự ..............................92
IV. Hệ thống quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã h ộ i.................................................................94
5
1. Các cơ quan quản lý thấm quyền chung..........................94 2. Cơ quan quản lý thẩm quyền riêng................................... 95
Chương IV
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÊ QUỐC PHÒNG
I. Những đặc điểm, tính chất của quản lý Nhà nước về quốc phòng.................................................................................97 II. Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng.........................98 1. Nội dung quản lý nhà nước................................................98 2. Một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách về tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị định số
19/CP ngày 12/3/1994 về công tác quốc phòng
trong tình hình m ớ i............................................................105 III. Các hình thức, phương pháp, cơ chế quản lý nhà nước về quốc phòng...............................................................116 1. Các hình thức, phương pháp quản lý ............................. 116 2. Cơ chế quản lý: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Quân đội nhân dân làm
nòng cốt trong công tác Quốc phòng............................. 116 IV. Hệ thống quản lý nhà nước về quốc phòng..................... 118 1. Các cơ quan quản lý thẩm quyền chung........................118 2. Các cơ quan quản lý thẩm quyền riêng.........................119 Tài liệu tham khảo...................................................................... 121 Câu hỏi ôn tập.............................................................................. 123
6
LỜI NÓI ĐẨU
Giáo trình Quản lý nhà nước vê an ninh, quốc phòng là một trong số giáo trình thuộc chương trình đào tạo Đại học Hành chính, có mục đích cung cấp cho sinh viên, học viên Đại học Hành chính những kiến thức cơ bản về an ninh, quốc phòng; quản ỉý nhà nước về an ninh, quốc phòng, làm cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu các vấn đề thực tiễn quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng.
Giáo trình này được Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội - Học viện Hành chính tổ chức biên soạn theo kế hoạch xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước của Học viện, gồm bốn chương: Những vấn đề cơ bản về an ninh, quốc phòng; Những quan điểm của Đảng, Nhà nước về an ninh, quốc phòng; Nội dung quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng.
Để biên soạn giáo trình Quán lý nlià nước vê an ninli, quốc phồng, tác giả đã tham khảo và sử dụng tài liệu của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các bài giảng bồi dưỡng chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp tại Học viện Hành chính và nhiều tài liệu trong và ngoài nước khác.
7
Do biên soạn lần đầu nên cuốn sách khó tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của học viên và bạn đọc để cuốn sách này có thể được bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện trong lần tái bản.
KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỂ XÃ HỘI
8
PHẦN MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX khi đề cập tới các nhiệm vụ tăng cường quốc phòng và an ninh đã nhấn mạnh: "Tăng cường quốc
pliòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nliiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an lìhân dân là: lực lượng nòng cốt”.
Quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về dối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng là môn học mang tính ứng dụng, mục đích của môn học là góp phần hình thành luận cứ khoa học để hoạch định cơ chế, chính sách quản lý nhà nước ở nước ta. Môn học được hình thành dựa trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chú nghía Mác - Lênin, tư tướng Hô Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về quản lý nhà nước, thực tiễn của công cuộc đổi mới công tác an ninh, quốc phòng ở nước ta trong hơn 15 năm vừa qua.
Môn học Quân lý nhà nước về an lìinli, quốc phòng nghiên cứu những khái niệm cơ bản về an ninh, quốc phòng; những yếu tố trong và ngoài nước tác động đến an ninh, quốc phòng; những quan điểm của Đàng, Nhà nước về an ninh, quốc phòng; các nội dung cơ bản quản lý nhà nước về an ninh và quốc phòng.
9
Như vậy, quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng chủ yếu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, cơ sở khoa học của việc hoạch định chính sách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, về bảo vệ Tổ quốc, củng cố quốc phòng trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Vé phương pháp nghiên cứu: Quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng là môn học chủ yếu nghiên cứu về quản lý nhà nước, do đó ngoài việc tuân thủ các phương pháp truyền thống của Khoa học quản lý Mác xít như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, môn học Quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng coi trọng phương pháp hệ thống. Đối tượng của quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng là các quá trình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, pháp luật, v.v... đang diễn ra nên rất cần coi trọng phương pháp tổng kết tliực tiễn, thông qua thực tiễn để kiểm chứng mức độ phù hợp của chính sách, biện pháp quản lý nhà nước. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thực nghiệm, phương pliáp toán học, phương pháp kinh tế, phương
pháp mô hình hoá, v.v...
Chương trình môn học gồm 45 tiết, trong đó bao gồm các hoạt động lên lớp, thảo luận và kiểm tra, thi hết môn.
Giáo trình Quản lý nhà nước vê an ninh, quốc phòng gồm phần mở đầu, kết luận và được bô' cục thành 4 chương, danh mục tài liệu tham khảo, hộ thống các câu hỏi ôn tập thi hết môn học.
10
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỂ Cơ BẢN
VỀ AN NINH, QUỐC PHÒNG
I. NHŨNG KHÁI NIỆM c ơ BẢN
1. Các khái niệm về an ninh
Thực tiễn bảo vệ an ninh, trật tự ờ Việt Nam hơn nửa thập kỷ qua, nhất là thời kỳ đổi mới đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
1.1. An ninh, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
An ninh theo nghĩa rộng là sự an toàn, Ổn định chung của một c h ế độ, một xã lìội.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việi Nam lần thứ IX xác định: "Tủng cường quàn lý nhà nước về quốc phòng và an ninh trên phạm vi cá nước và từng địa
phương, cơ sở, dưa lìlìiệm vụ quán lý nhà nước về quốc phòng và an ninh vào chương trình chính khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức". Ở đây, an ninh hiểu theo nghĩa là an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam năm 1992.
Từ điển Bách khoa toàn thư Công an nhân dân nãm 2000 định nghĩa: "An ninh quốc gia (ANQG) là sự Ổn định và
plìát triển vững mạnh vê mọi mặt của một ch ế độ xã hội và độc lập, chủ quyền, thông nhất, toàn vẹn lãnli thổ cùa một quốc gia. Còn trật tự an toàn xã hội (TTATXH) là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người sống yên Ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định”.
Thòng thường khái niệm an ninh quốc ẹia thê hiện quan hệ clĩínli trị, nhưng mỗi nước quan niệm khác nhau về vấn đề này. Còn trật tự an toàn xã hội phản ánh mối quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng trong phạm vi một quốc gia.
An ninh quốc gia và sự thể hiện quan hệ clĩính trị giữa các giai cấp, khẳng định vị trí của giai cấp cầm quyền đối với xã hội. Còn trật tự an toàn xã hội là hệ tliốr.g các quan hệ xã hội được hình thành và điểu chỉnh bởi hệ thống các quy phạm pháp luật của Nhà nước và các chuẩn mực dạo đức, thuần pliong mỹ tục trong đời sống cộng dồng của mỗi dân tộc, một quốc gia, nhờ đó, mọi công dân sô'ni> và lao động có tổ chức, có kỷ cương, mọi lợi ícli chính dáng được bảo dâm klìông bị xâm hại.
Như vậy, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội bao gồm hai nội dung, hai mối quan hệ chính trị: Đối nội và dối ngoại của Nhà nước, có quan hệ chặt chẽ với nhau. An ninh quốc gia thể hiện quan hệ chính trị giữa các giai cấp, các tập đoàn, các lực lượng chính trị - xã hội, các đảng phái và khẳng định vị trí địa vị chính trị - pháp lý của giai cấp (hoặc của tập đoàn, lực lượng) cầm quyền đối với giai cấp (lực lượng, tập đoàn) khác. Vấn đề này được thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam.
12
"Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật" (Điều 4).
"Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước cúa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” (Điêu 2).
Ở nước ta, lý tưởng chính trị, quan điểm chính trị, các chuẩn mực pháp quyền, đạo đức... thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân mà nền tảng là giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và trí thức được thể chế hoá thành Hiến pháp và pháp luật. Các quan hệ giai cấp, quan hộ giữa các dân tộc, quan hộ xã hội... được các quy phạm pháp luật điều chinh nhằm bảo vệ sự ổn định và phát triển củu chế độ
chính trị xã hội chủ nghĩa vì hoà bình, độc lập dân tộc, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vãn minh. Ngược lại, ở các nước tư bản, an ninh quốc gia khẳng định sự tồn tại vĩnh viễn của chủ nghĩa tư bản, sự thống trị của giai cấp tư sản và duy trì trật tự tư sản về tư tưởng, chính trị, pháp quyền, đạo đức, lối sống...
Về quan hệ chính trị đối ngoại, khái niệm an ninh quốc gia bao gồm hai nội dung. Một là, khẳng định độc lập, chủ quyển, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Hai là, thiết
13
lập các mối quan hệ với các quốc gia theo chuẩn mực chính trị, pháp lý, đạo đức của Nhà nước thể hiện trong Hiến pháp và các đạo luật.
"Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời" (Điều 1).
"Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội" (Điều 14).
Như vậy, khái niệm an* ninh quốc gia thuộc lĩnh vực chính trị - pháp lý có nội dung khác nhau giữa các Nhà nước. Bởi vậy v .l. Lênin đã ghi rõ: "Những cội rẻ sâu xa nhất của chính sách đối nội cũng nliư chính sách đối ngoại của Nhà nước cliúng ta đều do những lợi ícli kinli tế, địa vị kinh tế của các giai cấp thông tri ở nước ta quyết định''1.
Bảo vệ an ninli quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranli chống lại các hoạt động thù địch và những hoạt động khác xâm lìại an ninh quốc gia. Còn đấu tranli bảo vệ trật tự
' V .I.Lênin: Toàn tập, tập 36. Nhà xuất bản Tiến bộ, M atxcơva 1977, tr.403. 14
an toàn xã hội bao gồm các nội dung cliủ yếu: Chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, chống ô nhiễm m ôi trường nliầm bảo đảm hoạt dộng bình tlìUỜng, yên Ổn, hợp pháp cùa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân.
Về đối ngoại, một mặt chúng ta khẳng định: "Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật" (Điều 13 - Hiến pháp năm 1992). Mặt khác, chúng ta chủ động thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên nguyên tắc cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, góp phần đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong quan hệ quốc tế, Nhà nước ta chủ động bảo vệ lợi ích chính đáng của dân tộc ta, Tổ quốc ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của dân tộc khác, quốc gia khác. Trong tình hình chính trị thế giới, khu vực dién biến mau lẹ, phức tạp và khó lường, cần nhạy bén và tính táo, sáng suốt trong việc tổ chức các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt chú ý quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực nhằm phát huy và khắc phục kịp thời các sơ hở, thiếu sót mà lực lượng thù địch có thể lợi dụng để chống phá ta, xâm phạm an ninh quốc gia từ nhiều phía.
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa với nước ngoài, mở rộng giao lưu, trao đổi hợp tác kinh tế với các nước cần đặc
15
biệt chú ý kết hợp phát triển kinh tế, chấn hưng đất nước và bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm sự ổn định chính trị để phát triển. Việc kết hợp này trước hết và quan trọng nhất phải được tính đến trong quá trình thiết kế cơ chế chính sách trong hệ thống luật pháp và theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện để kịp thời phát hiện những thiết sót lệch lạc làm suy yếu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Thực tế cho thấy, sau hơn 15 năm đổi mới, bên cạnh cái được, cái thành công quan trọng bước đầu về kinh tế cũng bộc lộ một số yếu kém của chúng ta trong việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại, để cho kẻ địch lợi dụng chống phá ta trong quá trình làm ãn kinh tế với ta. Cá biệt có nơi, có lúc công tác bảo vệ an ninh quốc gia còn nhiều sơ hở, thiết sót. Trong nhận thức chúng ta chưa thấy hết yêu cầu của bảo vệ an ninh quốc gia phục vụ cho phát triển kinh tế, chưa nhận thức rõ đối tượng và đối tác, cho nên thường nhấn mạnh một mặt, cường điệu một mặt, có thể dẫn tới quyết định bất lợi về mặt chính trị.
Như vậy, các khái niệm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội về mặt quan hệ chính trị, đôi ngoại sẽ có nội dung khác nhau, đặc biệt giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau.
Về mặt đối nội, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội là bảo vệ hệ thống chính trị, bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, bảo vệ sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bảo vệ hệ thống chính trị được gọi là bảo vệ an ninh chính trị. Một mặt, bảo vệ con người và tổ chức không để kẻ thù hoạt động phá hoại, khủng bố, ám sát hoặc lôi kéo, khống chế làm tay sai
16
cho chúng. Mặt khác, phòng ngừa và đấu tranh chống lại sự tha hoá, biến chất của một số cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ chú chốt các cấp, các ngành. Bảo đảm sự hoạt động bình thường của cả hệ thống chính trị. Mặt khác, phải bảo đảm thực hiện có kết quả đường lối, chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bảo vệ sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng gồm hai mặt: M ột là, bảo vệ cơ sở vật chất khỏi sự phá hoại (từ nhiều phía, nhiều hướng, do nhiều đối tượng khác nhau, nhằm mục đích khác nhau...). Hai là, bảo vệ thực hiện có kết quả chính sách và giải pháp kinh tế của Đảng và Nhà nước, bảo đảm môi trường thuận lợi (trật tự an toàn xã hội) cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, thực hiện dân giàu nước mạnh, người dân được hưởng tự do, ấm no, hạnh phúc. Cũng có thể nói, bảo vệ cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội thực chất là bảo vệ các lợi ích kinh tê chính đáng, hợp pháp của các chủ thể kinh tế (Nhà nưrVc, tập thể, tư nhân, cá thể...) trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Toàn bộ nội dung bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội về mặt đối nội được khái quát và ghi rõ trong Hiến pháp 1992: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành
011 Ọl.NN 17
động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” (Điểu 12).
1.2. Thế trận an ninh nhân dán
Sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự liên quan tới lợi ích thiết thân của mọi thành viên trong xã hội. Bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng nền an ninh nhân dân không phải là một thứ chuyên môn đơn thuần mà chính là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thực chất, đồ là một cuộc vận động phong trào cách mạng của quần chúng xây dựng thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ an ninh, trật tự từ cơ sở, bảo vệ cuộc sống yên vui, lành mạnh của nhân dân. Việc phát huy được khí thế cách mạng của quần chúng tự mình đứng lên bảo vệ an ninh, trật tự, là sự uy hiếp đáng sợ nhất đối với kẻ địch, đối với mọi loại tội phạm. Nền an ninh nhân dân được xây dựng và triển khai trên hai địa bàn chiến lược: Địa bàn dân cư và địa bàn nội bộ.
T liế trận an ninh nhân dân là hình thái tổ chức và b ố trí lực lượng theo một ý đổ chiến lược đ ể phát huy sức mạnh tống hợp bảo vệ ơn ninli, trật tự. T h ế trận an ninh nhân dân được xây dựng trên nền an ninh nliân dân vững chắc, từ dơn vị cơ sỏ, có liên hệ phối hợp chặt chẽ với nliau trên từng địa bàn, từng kliu vực và trong phạm vi cả nước.
Để xây dựng thế trận an ninh nhân dân, phải xác định rõ nhiệm vụ và đối tượng đấu tranh, xây dựng kế hoạch toàn diện, bảo đảm các điều kiện duy trì và đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, sự phối hợp giữa các lực lượng. Xây dựng thế trận an ninh nhân dân là nhiệm vụ của các cấp uỷ
18
đảng, chính quyền các cấp, trong đó lực lượng công an nhân dân làm tham mưu, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện.
1.3. Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự toàn xã hội
Quản lý nhà nước về ANQG, TTATXH (sau dây gọi tắt là quản lý nhà nước về an ninh, trật tự) là lioạt động chấp hành và diều hànli của các cơ quan nlià nước hoặc các tổ chức xã hội được Nhà nước uỷ quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật và d ể thi hành pháp luật nlìằm tliực hiện trong cuộc sông hằng ngày các chức năng nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ ANQG, TTATXH.
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức nãng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Quản lý nhà nước là sự quản lý bằng pháp luật của Nhà nước để thực hiện quyền lực của Nhà nước. Để góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội và phát triển đất nước, một trong những điều kiện tiên quyết là phải bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn định đời sống chính trị và tinh thần của nhân dân. Đó cũng là quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Trong suốt quá trình lịch sử của đất nước, ông cha ta đã tổng kết: Dựng nước đi đôi với giữ nước. Đảng Cộng sản Việt
l ()
Nam đã kế thừa và phát triển quy luật đó trong thời đại ngày nay: Xây dựng CNXH phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Trong hoàn cảnh nước ta bước vào xây dựng CNXH, chúng ta khai phá một con đường mới chưa có một khuôn mẫu nào cho trước, trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện về các mặt kinh tế - xã hội, nhiệm vụ bảo vộ ANQG, giữ gìn TTATXH đã trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong giai đoạn cách mạng mới.
Các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về ANQG, TTATXH. Điều 1 - Pháp iệnh lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam, quy định:
"Bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam và của toàn thể nhân dân Việt Nam. Các cơ quan nhà nước, đoàn th ể nhân dân, tổ chức xã hội và mỏi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ bảo vệ an ninh T ổ quốc Việt Nam XHCN". Điều 1 - Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát
nhân dân Việt Nam cũng quy định "Bảo vệ TTATXH là ììlìiệm vụ của Nlià nước CHXHCN Việt Nam và là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam".
Các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về ANQG, TTATXH.
2. Các khái niệm về quốc phòng
Quán triệt đường lối cách mạng của Đảng qua các thời 20
kỳ và từ thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng nước ta từ năm 1975 đến nay, tư duy quốc phòng của chúng ta đã có sự phát triển mạnh mẽ trong quá trình đổi mới của đất nước và cùng góp phần vào công cuộc đổi mới đó.
Đổi mới tư duy vể quốc phòng bắt nguồn từ đổi mới tư duỵ về bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trước đây, tư duy về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của chúng ta chủ yếu tập trung vào các giải pháp quân sự, trực tiếp chuẩn bị để chiến thắng trong cuộc chiến tranh xâm lược có quy mô lớn. Ngày nay, chúng ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ và toàn diện hơn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình; về những yếu tố cấu thành và những chủ trương, biện pháp đê tạo nên sức mạnh quốc phòng của đất nước trong điều kiện mới; về âm mưu và hành động của các thế lực thù địch đối với nước ta không chỉ bằng hành động vũ trang mà thâm độc và xảo quyệt hơn là bằng biện pháp phi vũ trang kết hợp với vũ trang theo mức độ, quy mô khác nhau khi cần và thời cơ cho phép. Vì vậy, xét trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng chúng ta phải luôn tỉnh táo, nhạy bén trước biến động của tình hình; luôn nắm vững quy luột V C dựng nước vù giữ nưóc của dân tộc, vân
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tường Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân vào điều kiện cụ thể của cách mạng: phân tích đánh giá đúng tình hình, kịp thời đổi mới tư duy về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; xác lập đúng đắn các quan hệ, đường lối, chủ trương, chính sách và đề ra các giải pháp phù hợp với nhiệm vụ quốc phòng trong điều kiện mới.
2.1. Quốc phòng
Từ điển Bách khoa Quân sự năm 1996 định nghĩa: 21
"Quốc phòng là công cuộc giữ Iiước của một quốc gia, gồm tổng th ể hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học... của Nlià nước và nhân dân đ ể phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnli toàn diện, cân đối, trong dó sức mạnh quân sự là dặc trưng, nhâm giữ hoà bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kè thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô".
Quốc phòng ngày nay phải đáp ứng cả yêu cầu đấu tranh thời bình và thời chiến, cả đấu tranh quân sự và đấu tranh phi vũ trang quân sự. Tuy nhiên, quốc phòng luôn lấy các hoạt động quân sự làm đặc trưng, kết hợp chặt chẽ với các hoạt động phi quân sự khác, lấy các lực lượng vũ trang làm lực lượng nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác của toàn dân, phát huy tác dụng to lớn của các lực lượng này trong thời bình cũng như thời chiến.
2.2. Nên quốc phòng toàn dân
Trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tìrng hước hiện đại, có tiềm lực quốc phòng ngày càng toàn diện. Xây dựng thế trận quốc phòng vững mạnh gắn với nền an ninh toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn trọng điểm.
Xây dựng tiềm lực mọi mặt của nền quốc phòng toàn dân trên cơ sở kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, xây dựng đất nước với bảo vệ Tổ quốc.
Mọi hoạt động của đất nước đều có mục tiêu tạo ra sức mạnh về nhiều mặt của quốc phòng toàn dân, quan trọng là
22
tạo ra tiềm lực trên ba mặt: chính trị - tinh thần, kinh tế - khoa học công nghệ, quân sự.
Tiềm lực chính trị - tinh thần phản ánh thái độ chính trị của nhân dân đối với quốc gia và chế độ chính trị - thể hiện ở đường lối chính trị của Đảng cầm quyền và Nhà nước cùa nó. Đối với nước ta, xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần của quốc phòng toàn dân là xây dựng lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, thể hiện ờ sự tin tưởng của nhân dân đối với đường lối đổi mới của Đảng; sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, quân với dân; sự vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân: trên cơ sở liên minh công nông và trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở đó mà nâng cao giác ngộ và cảnh giác chính trị của nhân dân trước âm mưu và hoạt động của các lực lượng thù địch, củng cố sự nhất trí về chính trị - tinh thần trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Trong tình hình mới, phải rất coi trọng xây dựng "trận địa lòng dân", xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, nhất là ờ các địa bàn trọng điểm, quan tâm thích đáng đến các vùng sâu, vùng xa, miền núi và các căn cứ địa cách mạng trước đây; thực hiện tốt các chính sách xã hội, chống các tệ nạn "cửa quyền", tham nhũng, sách nhiễu với dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Xây dựng tiềm lực kinh tế - khoa học cống nghệ của quốc phòng toàn dân là trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
23
hoá, từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và phát triển khoa học quân sự của nền quốc phòng toàn dân. Trọng tâm là xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang ngày càng hiện đại, chuẩn bị động viên nền kinh tế - nhất là động viên công nghiệp phục vụ nhu cầu quốc phòng khi cần thiết và đặc biệt coi trọng nâng cao trình độ cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang phát huy nhân tố con người trong chiến tranh hiện đại.
Trong tình hình đất nước ta hiện nay, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với tăng cường tiềm lực quốc phòng là vấn đề khó khăn, phức tạp "Đi dôi với việc xây dựng cơ sở chính trị, tinh thần của sự nghiệp bảo vệ TỔ quốc, cần tập
trung xây dựng tiêm lực và sức mạnli của nền kinh tế, khoa học và công nghệ quốc gia, trong dó vấn dê quan trọng hàng dầu là phải quán triệt và tổ chức tlìực hiện có hiệu quả cao việc kết hợp phát triển kinh tế với củng c ố quốc phòng - an ninh trong quá trình đẩy mạnli công nglìiệp hoá, hiện dại hoá đất nước"1. Phải nhận rõ hơn yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quôc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một mặt, bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN là nhiệm vụ chính trị trung tàm, mục tiêu bao trùm của quốc phòng và an ninh; mặt khác, quốc phòng và an ninh phải biết tận dụng kết quả của công nghiệp hoá, hiện đại hoá để củng cố quốc phòng, an ninh xây dựng quân đội theo hướng từng bước hiện đại.
1 Tham luận của Bộ trường Bộ Quốc phòng Phạm Vãn Trà tại Đ ại hội đại biểu toàn q u ốc Đ ảng Cộng sản V iệt Nam lần thứ IX.
24
Trên cơ sở tiềm lực chính trị - tinh thần và kinh tế - khoa học cống nghệ xây dựng sức mạnh quân sự đủ sức răn đe, ngăn ngừa và đối phó thắng lợi với các tình huống xảy ra trong thời bình và sẩn sàng tiến hành thắng lợi chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
2.3. T h ế trận quốc phòng toàn dán
T h ế trận quốc phòng là hình thái tổ chức, b ố trí lực lượng mọi mặt của đất nước và của toàn dân trên toàn bộ lãnh thổ đất nước, theo ý định của chiến lược bảo vệ T ổ quốc trong mọi khả năng và tình huống. Bảo (lảm vững trên toàn cục, mạnh ở trọng điểm, đủ sức xử lý thắng lợi các tình huống xảy ra trong thời bình, đồng thời sẵn sàng chuyển tlỉànli th ế trận chiến tranli nhân dân, đánh tháng chiến tranli xâm lược trên các quy mô.
Trong tình hình hiện nay, thế trận quốc phòng toàn dân phải được triển khai toàn diện và đồng thời trên tất cả các lĩnh vực đấu tranh, gắn chặt quốc phòng với an ninh nhằm đối phó có hiệu quả với các âm mưu và hoạt động chống phá của địch trên mọi lĩnh vực, trên từng địa bàn, từng vùng, từng địa phương và tiong cả nước, đạc biẹi chú irọng bien giới dát liền, ven biển và hải đảo, các đô thị lớn và địa bàn chiến lược quan trọng.
Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân một cách toàn diện, trên cơ sở xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần là quan trọng nhất. Xây dựng khu vực phòng thú vững chắc và bố trí thế trận của các binh đoàn chủ lực là nòng cốt, kết hợp chặt chẽ khu vực phòng thủ vững chắc và binh đoàn chủ lực cơ động mạnh là nền tảng của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dàn bảo vệ Tổ quốc XHCN.
25
Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân phải kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân trong mọi hoạt động xây dựng và đấu tranh quốc phòng, an ninh trên tất cả các lĩnh vực và kinh nghiệm xử trí các tình huống.
Tổ chức rộng rãi có chất lượng việc giáo dục quốc phòng cho toàn dân, trước hết là cho cán bộ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cho các thế hệ thanh niên, cho học sinh và sinh viên các trường.
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc là một chiến lược tổng hợp, trong đó quốc phòng là bộ phận cấu thành và là bộ phận chủ đạo của chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Chiến lược quốc phòng gắn bó mật thiết với chiến lược an ninh và chiến lược đối ngoại. Chiến lược quốc phòng, an ninh và đối ngoại lại gắn bó chặt chẽ và dựa trên cơ sở của chiến lược kinh tế - xã hội. Xây dựng đất nước trong hoà bình, an ninh và đối ngoại là những mũi tiến công rất quan trọng. Lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt của quốc phòng toàn dân, sẵn sàng xử lý một cách hiệu quả các tình huống bất trắc xảy ra. Đó cũng chính là sự thể hiện tính tích cực tiến công của quốc phòng trong thời bình.
Trong thời bình, khả năng răn đe của quốc phòng và quân đội ngăn chặn những cuộc phiêu lưu quân sự nhằm lật đổ và xâm lược trước hết là ở sức mạnh quốc phòng toàn dân, toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang không những để đề phòng chiến tranh, mà cao hơn nữa là đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, củng cố hoà bình, đánh bại mọi âm mưu và hành động của địch nhằm phá hoại hoà bình, đồng thời sẩn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược trên mọi quy
26
mỏ. Củng cố hoà bình, ngăn ngừa và đáy lùi nguy cơ chiến tranh là một nhiệm vụ chiến lược bảo đảm môi trường hoà bình đê phát triển đất nước. Phải luôn luôn sẵn sàng để đối phó với chiến tranh, đồng thời phải đánh bại mọi âm mưu và hoạt động của địch trong thời bình, không để bị "diễn biến hoà bình" hoặc "tự diễn biến hoà bình" dẫn đến bị sụp đổ ngay trong hoà bình.
2.4. Chiến tranh nhãn dán
Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh bảo vệ TỔ quốc đặt dưới sự lãnh dạo của Đáng cộng sản Việt Nam, trong đó động viên tổ chức toàn dân (lánh giặc, lấy lực lượng vũ trang quân đội nhân dân, công an nhân dân làm nòng cốt.
2.5. Quản lý nhà nước về quốc phòng
Quản lý nhà nước về quốc plìòng là hoạt động chấp hành và điểu liànli của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội dược Nhà nước uỷ quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật và đ ể thi lìànli pháp luật, nhằm thực liiện trong cuộc sông hằng ngày các chức nâng nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự.
II. NHŨNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐEN a n n i n h , QUỐC PHÒNG
1. Tình hình quốc tế
1.1. Tình hình thê giới và khu vực
Sau khi Liên Xô tan rã và chế độ \ã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, so sánh lực lượng có lợi cho chủ nghĩa đế quốc.
27
Tinh hình thế giới tiếp tục diễn biến đa dạng, mau lẹ, phức tạp. Tuy xu thế hoà bình, hợp tác để phát triển tiếp tục được tăng cường, nhưng cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra rất quyết liệt. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu, cần có sự hợp tác đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, môi trường sinh thái, dân số, phòng chống ma tuý, nhưng tất cả các mặt này không tách rời quyền lợi quốc gia và độc lập dân tộc của mỗi nước. Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt tuy bị đẩy lùi, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc và tôn giáo, các hoạt động chạy đua vũ trang, can thiệp, lật đổ, khủng bố,... vẫn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất gay go, quyết liệt, kéo dài.
Các nước tư bản chủ nghĩa dựa trên ưu thế về kinh tế, khoa học, công nghệ và quân sự, lôi kéo đồng minh, ra sức chi phối các cơ chế chính trị, quân sự, kinh tế - tài chính quốc tế, tiến hành nhiều biện pháp nhằm thực hiện tham vọng trở thành các siêu cường lãnh đạo thế giới. Lợi dụng triệt để sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa đc' quốc ráo riết
tiến hành chiến lược "diễn biến hoà bình", đe dọa chiến tranh, mưu toan xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, làm tan rã phong trào cộng sản quốc tế, ngăn chặn các phong trào độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Nhưng các nước tư bản chủ nghĩa cũng đang gặp không ít khó khăn, mâu thuẫn giữa tham vọng và khả năng thực hiện, như việc kiểm soát và phát triển vũ khí hạt nhân, kiểm soát các hoạt động phát triển kinh tế thế giới theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Các nước lớn và các nước cống nghiệp phát triển có mặt thống nhất, thỏa
28
thuận với nhau nhưng cũng có không ít mặt mâu thuẫn và cạnh tranh với nhau. Xu thế hình thành thế giới đa trung tâm; phong trào độc lập dân tộc đang phát triển mạnh mẽ, các quốc gia tìm mọi cách chống lại sự lệ thuộc vào chủ nghĩa tư bản. Các nước này thực hiện sự liên kết song phương hoặc khu vực (như EU) để vừa thoả hiệp vừa đấu tranh với các nước tư bán chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực năng động về kinh tế, vị trí địa lý và chính trị quan trọng trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Các nước lớn đều quan tâm đến khu vực này, có nước đã chuyển dần trọng tâm chiến lược sang khu vực, làm cho châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực tập trung mâu thuẫn giữa các nước lớn và giữa các nước lớn với các nước trong khu vực. Sự tranh chấp chủ quyển về biển, đảo; sự tranh giành lợi ích giữa các nước lớn và chính sách chạy đua vũ trang chứa đựng những nhân tố có thê’ gây bùng nổ xung đột ở biển Đông.
Trong những năm gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính, tiẽn iẹ bát đàu ở ĐOng Nam Á nhanh chóng phát triển ra các khu vực khác trên thế giới đã tác động sâu rộng đến kinh tế - xã hội và sự ổn định chính trị của một số nước trong khu vực, làm cho tình hình có những diễn biến phức tạp mới. Cuộc khủng hoảng này đã và đang tác động đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của nước ta.
Quá trình toàn cầu hoá, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế tri thức phát triển với trình độ ngày càng cao, bên cạnh những mặt thuận lợi, ta cần tranh thủ tận dụng để xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng thời cũng tạo
29
ra những thách thức mới đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng. Các thế lực thù địch đang lợi dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động chống phá Việt Nam.
1.2. Chính sách của các nước và hoạt động của cth ế lực thù địch đối với Việt Nam
Việt Nam là một nước có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, quân sự... quan trọng của khu vực Đông Nam Á. Lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy các nước lớn đều quan tâm và tìm cách khuất phục hoặc thôn tính Việt Nam để khống chế khu vực này. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và một số nước đã và đang điều chỉnh chính sách đối với Việt Nam nhằm thực hiện ý đồ chính trị của họ.
Thực hiện ý đồ chiến lược của chủ nghĩa đế quốc đối với Việt Nam, các cơ quan đặc biệt của họ đang đẩy mạnh những hoạt động xâm hại an ninh quốc gia, quốc phòng của Việt Nam, ráo riêt triển khai lực lượng dưới nhiều hình thức:
- Đưa nhân viên tình háo trà trộn vào các cơ quan thường trú, các phái đoàn lâm thời vào nước ta;
- Thông qua việc triển khai các dự án hợp tác về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, giáo dục, luật pháp, y tế và các hoạt động từ thiện, nhân đạo khác để thâm nhập vào nội bộ ta, đẩy mạnh các hoạt động thu thập tình báo trên nhiều lĩnh
vực;
- Tuyên truyền phá hoại tư tưởng;
- Tuyển lựa, móc nối, cài cắm cơ sở nội gián vào những bộ phận thiết yếu, cơ mật của Đảng, Nhà nước để tác động
30
chuyển hoá, phá hoại nội bộ ta; tác động, thúc đẩy những nhân tô chống đối bên trong, hình thành tổ chức đối lập;
- Bằng nhiều thủ đoạn về kinh tế, từng bước tác động chuyển hoá chế độ chính trị ở nước ta.
Các tổ chức phản dộng lưu vong được chủ nghĩa đế quốc sử dụng và hỗ trợ đang liên kết tập hợp lực lượng, chuyển hướng hoạt động vào nội địa nước ta. Một số tổ chức hoạt động chống phá ta quyết liệt, tìm cách đưa người, vũ khí và phương tiện hoạt động tình báo, xâm nhập nội địa của ta, thay đổi thủ đoạn hoạt động bằng chủ trương "bất bạo động", lợi dụng chiêu bài "chống tham nhũng", "dân chủ", "nhân quyền" để tuyên truyền chia rẽ nội bộ; lợi dụng mọi khả năng, hình thức hoạt động để móc nối, liên kết với một số đối tượng bên trong, nhất là một số kẻ cơ hội chính trị, bất mãn trong nội bộ ta nhằm tạo dựng lực lượng, phối hợp trong ngoài, kích động, hình thành các tổ chức, đảng phái đối lập, từng bước công khai hoá, hợp thức hoá để hoạt động chống phá ta.
(ián đây, cơ quan an ninh Việt Nam đã phôi hợp với các cơ quan an ninh, nội vụ một số nước tấn công truy quét một số tổ chức phản động lưu vong, bắt giữ hàng chục tên, phá tan một số kế hoạch lập chính phủ lưu vong, phá hoại vũ trang, bạo loạn chính trị và "chuyển động quốc nội" của chúng.
Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới và vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao đã tác động và tạo sự chuyển biến tích cực trong cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Đa số bà con hướng về Tổ quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta vận động, phát triển các nhân
31
tố tích cực và tranh thủ phân hoá, cô lập, vô hiệu hoá lực lượng chống đối.
Các trung tâm phá hoại tư tưởng tăng cường quy mô hoạt động tuyên truyền chống phá Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau:
- Tập trung phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm mơ hồ bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản, nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khuyến khích ủng hộ những người không thi hành hoặc có quan điểm đi ngược lại với Cương lĩnh chính trị, Điều lộ, quan điểm, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước;
- Tán phát tài liệu phản động, mở nhiều "chiến dịch" tuyên truyền, vu cáo ta về "dân chủ", "nhân quyền"; xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn nhằm gây chia rẽ trong Đảng, gây hoang mang nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.
- Sử dụng và lợi dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để tuyên truyền, xuyên tạc. vu cáo Việt Nam vi phạm "dân chủ", "nhân quyền";
- Tổ chức gặp gỡ, phỏng vấn số đối tượng cơ hội chính trị chống đối trong nước và những phần từ có hoạt động quá khích; tập hợp các bài viết, tin tức, tài liệu đăng tải trên các báo, đài nước ngoài;
- Đưa một sô' lượng lớn tài liệu, sách báo có nội dung phản động, đồi truỵ vào Việt Nam. Lợi dụng đường viễn thông quốc tế để liên lạc, móc nối các phần tử chống đối trong nước để thu thập tin, tài liệu, kể cả tài liệu lấy từ nội bộ
32
của ta rồi phát tán trở lại Việt Nam, nhằm tuyên truyền gây chia rẽ nội bộ;
- Mở rộng diện phỏng vấn trực tiếp sô đối tượng cực đoan để kích động chống đối và khai thác bí mật của Việt Nam; mở chiến dịch ủng hộ các đối tượng chống đối chế độ bị xử lý ở trong nước.
- Chúng còn thông qua các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các nước đòi thả các "tù nhân lương tâm", vu cáo ta vi phạm "nhân quyền", đàn áp "tự do tín ngưỡng". Lợi dụng các diễn đàn công khai (hội nghị, hội thảo quốc tế) để tuyên truyền quan điểm tư tưởng tư sản, lối sống thực dụng cúa phương Tây. Hoạt động phá hoại tư tưởng luôn gắn với các chương trình viện trợ của các tổ chức phi chính phủ về cải cách hành chính, kinh tế, pháp luật, với việc thực hiện các chương trình hợp tác đầu tư có chủ định, như hỗ trợ việc thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đẩy nhanh quá trình tự do hoá, tác động thay đổi hệ thống luật pháp, xuyên tạc lịch sử cách mạng, lịch sử Đảng; vu cáo, bôi nhọ lãnh tụ và lãnh đạo cao cấp. phá hoại sự đoàn kết thông nhất của Đảng, chiu rc Dủng,
Nhà nước với nhân dân, thông qua đó để chuyển hoá chính trị.
Tinh hình thực tế vừa qua đã chứng minh, các thế lực thù địch dù có mưu đồ và hoạt động chống phá ta quyết liệt, tinh vi, xảo quyệt đến đâu, nhưng do Đảng ta có đường lối đúng, chính trị nội bộ ta được giữ vững, kinh tế - xã hội ổn định, nhân dân đoàn kết, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng thì nhất định mọi âm mưu và hoạt động của chúng sẽ bị thất bại. Vì vậy, nhân tố quyết định là ở bên trong chúng ta.
ĐH-QLNN 33
2. Tình hình trong nước có liên quan đến an ninhquốc phòng
2.1. Nội bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể quầchúng
Tinh hình nội bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng tuy đã từng bước được củng cố, kiện toàn, nhưng còn không ít nơi đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhất là cấp cơ sở. Đội ngũ cán bộ một số địa phương, một số cơ sở suy yếu, hoạt động kém hiệu lực gây nên tình hình phức tạp ở một số địa phương, như Văn kiện Đại hội lần ihứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Tinh trạng khiếu kiện của nhân dân ở nhiều nơi kéo dài và phức tạp, chưa được các cấp, các ngành giải quyết kịp thời'".
Một bộ phận số ít cán bộ đảng viên suy thoái về đạo đức, lệch lạc về tư tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, tham nhũng, tiêu cực, mơ hồ, mất cảnh giác, thờ ơ với chính trị. Qua các vụ án Tân Trường Sanh, Tamexco, Epco - Minh Phụng... có thể thấy trong số các bị cáo có cả cán bộ quản lý, đảng viên.
Công tác quản lý cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Một số cán bộ quan hệ với các tổ chức và người nước ngoài, đồng thời có nhiều biểu hiện mất cảnh giác, thậm chí cộng tác với các cơ quan đặc biệt của các nước thù địch; một số ít chỉ lo thu vén để làm giàu cá nhân làm hại cho đất nước.
1 Văn kiện Đại hội đại biển toàn quốc lần thứ IX Đảng CSVN. NXB Chính trị Quốc gia, Hà N ội - 2 0 0 1 , tr.75.
34
Tinh hình để lộ, lọt, mất tài liệu bí mật Nhà nước còn xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương. Lộ bí mật Nhà nước có thể có rất nhiều dạng: qua các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản, thông tin liên lạc (điện thoại, fax, telex, Internet), bưu chính viễn thông, qua cán bộ, nhân viên đi học tập, nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo quốc tế, đàm phán, ký kết hợp tác đầu tư với nước ngoài. Gần đây đã phát hiện một số tổ chức trong nước có quan hệ, móc nối với các cơ quan nước ngoài và một số người nắm giữ nhiều bí mật Nhà nước để tìm cách khai thác, thu thập và bán cho nước ngoài. Những vụ việc này đang được điều tra, thu thập để kịp thời xử lý.
2.2. M àu thuẫn trong nội bộ nhân dàn ở một số địa bàn
Những mâu thuẫn này phát triển phức tạp, gây tác động xấu đến an ninh - trật tự. Tinh hình tranh chấp, khiếu kiện tập thể xảy ra ở một số địa phương. Ở một số nơi, phần tử xấu, bất mãn đã có những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghicm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do llnli uạng vi phạm
quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở, đổng thời là tệ tham nhũng, tiêu cực gây bất bình trong nhân dân. Những vi phạm pháp luật của cán bộ, đảng viên chưa được xử lý nghiêm minh kịp thời; hệ thống chính trị ở cơ sở yếu kém, mất sức chiến đấu, tình trạng mất đoàn kết trầm trọng kéo dài trong nội bộ một số cơ sở Đảng, cơ quan nhà nước. Một số chính sách, nhất là chính sách đất đai, còn nhiều bất cập dẫn đến khiếu kiện, tranh chấp đất đai. Chính sách đối với cán bộ xã, phường chưa được quan tâm đúng mức. Ở một số nơi tình
35
hình đó đã bị các phần tử xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi gây rối, vi phạm pháp luật; tác động xấu đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và an ninh - trật tự ờ nông thôn. Nếu tình hình trên đây tiếp tục kéo dài sẽ tạo điều kiện để các lực lượng thù địch lợi dụng cơ hội tìm cách khoét sâu mâu thuẫn và tiến hành các hoạt động chống phá đối với nước ta.
Trong lĩnh vực tôn giáo và dán tộc nổi lên vẩn đề tuyên truyền phát triển đạo vào vùng dân tộc thiểu số. Nhiều người nước ngoài vào Việt Nam và một số chức sắc tôn giáo ở trong nước đã hoạt động tôn giáo trái phép.
Gần đây xuất hiện một số tà đạo ở nhiều địa phương, trong đó có những đạo giáo phát triển không bình thường. Cần cảnh giác và có đối sách thích hợp đối với các hoạt động này.
Tinh hình trên dẫn đến tình trạng không ổn định ở một số vùng và bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước triệt để lợi dụng để kích động, chống đối hòng làm mất ổn định chính trị xã hội.
2.3. Những ván đề phức tạp mới trên lĩnh vực kinh tế xã hội
Những thành tựu đã đạt được trên lĩnh vực kinh tế có tác dụng to lớn, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính ở châu Á đã và đang tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế - xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng nước ta. Các nguy cơ tụt hậu về
36
kinh tế, chệch hướng và tham nhũng chưa bị đẩy lùi, đang trở thành thách thức lớn. Những mâu thuẫn trong cộng đồng về lợi ích kinh tế ở nông thôn, thành thị và một số vùng dân tộc thiểu sô' đang nảy sinh gây mất ổn định về chính trị. Chủ nghĩa đế quốc đang tìm cách gây sức ép nhằm buộc Việt Nam đẩy nhanh quá trình tự do hoá, tư nhân hoá kinh tế, thông qua kinh tế đê chuyển hoá chính trị. Tinh hình buôn lậu qua biên giới, gian lận thương mại, sơ hở trong quản lý tiền tệ, xuất nhập khẩu, quản lý thị trường... đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Trên lĩnh vực xã hội, bên cạnh những tiến bộ, cũng xuất hiện những vấn đề bức xúc mới như phân hoá giàu nghèo, giải quyết việc làm, công bằng xã hội... Đáng lưu ý là vấn để đổng bào nghèo sông ở miền núi, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới, hải đảo. Tinh trạng du canh, du cư, di dân tự do, kê cả số người từ nêng thôn ra thành phô đang gia tăng. Tất cả những tồn tại trên đây đang chứa đựng những nhân tố có thể gây "bất ổn định" đối với an ninh.
2.4. Hoạt dọng cùa các đôi tượng trong nước có nhữndấu hiệu mới đe doạ sự Ổn định chính trị
Hoạt động thâm nhập, tác động chuyển hoá nội bộ của các cơ quan, đặc biệt của nước ngoài, vào nước ta với nhiều phương thức, thù đoạn mới. Nhiều nội gián mới đã được phát hiện, có những đối tượng địch cài cắm vào những vị trí quan trọng ở các cấp, các ngành.
Thời gian vừa qua, một số ít đối tượng cơ hội chính trị đã hoạt động mạnh hơn trước. Họ công khai bộc lộ hoạt động
37
chống đối, đòi đa nguyên, đa đảng, tăng cường tuyên truyền, tán phát tài liệu vu cáo, chia rẽ, gây nghi ngờ trong nội bộ, kích động chống đối đường lối, quan điểm, tìm cách hình thành tổ chức chính trị đối lập, từng bước công khai hoá, hợp thức hoá, tạo thế đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Số đối tượng nguỵ quân, nguỵ quyền, đảng phái phản động cũ chưa chịu cải tạo và còn mang tư tưởng hận thù chống đối. Bọn phản động và số quá khích, cực đoan, đội lốt tôn giáo, dân tộc đang triệt để lợi dụng những khó khăn, phức tạp ở trong nước và bối cảnh quốc tế hiện nay, được các thế lực thù địch bên ngoài khích lệ và giúp đỡ, đã và đang có những hoạt động chống đối chế độ, lập các hội, nhóm mang màu sắc chính trị, tìm cách móc nối, phát triển lực lượng, liên kết trong - ngoài để hình thành tổ chức chính trị phản động.
Các nhóm phản động còn tìm cách móc nối phát triển lực lượng vào các tôn giáo, các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, số tù phản cách mạng được tha và có quan hệ với các đảng phái cũ ở nước ngoài, tạo liên kết trong - ngoài, tranh thủ viện trợ kinh tế đế tiên hành các hoạt động phản cách mạng. Gán đây, đã phát hiện nhiều đối tượng tù được tha về ở một số tỉnh, thành phố đang có dấu hiệu liên kết hoạt động hình thành tổ chức chính trị phản động.
2.5. Tình hỉnh tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn diễn biếphức tạp
Xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, tội phạm có tổ chức, tội phạm do nguyên nhân xã hội (90% tội phạm do nguyên nhân xã hội), tội phạm ở lứa tuổi vị thành viên, tội phạm
38
xuyên quốc gia như hoạt động rửa tiền, khủng bố quốc tế, buôn lậu qua biên giới, buôn bán ma tuý..., trọng án ngày càng tăng.
Tệ nạn xã hội diễn ra nghiêm trọng, nhất là việc vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các chất ma tuý và đây được coi là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hoạt động phạm tội. Tệ nạn mại dâm đang gia tãng và trở thành mối lo lắngcủa toàn xã hội, tác động trực tiếp đến an ninh, quốc phòng, thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
39
Chương II
NHỮNG QUAN ĐIEM c ủ a đ ả n g , nh à nước VỀ AN NINH VÀ QUỐC PHÒNG
I. NHỮNG QUAN ĐlỂM v à t ư t ư ở n g c h ỉ đ ạ o QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÊ AN NINH, Q uốc PHÒNG
1. Một sô quan điểm cơ bản
Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hai là, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược, đó là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với củng cố an ninh, quốc phòng.
Ba là, giữ vững độc lập, rự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ đối ngoại, kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh của cả dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức
40
mạnh quốc tế, yếu tô truyền thống với yếu tố hiện đại trong bảo vệ an ninh, quốc phòng.
Núm là, bảo vệ an ninh, quốc phòng, đấu tranh chống "diễn biến hoà bình” là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và Nhà nước ta, của cả các cấp, các ngành dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đàng và sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, trong đó lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng.
2. Các tư tưởng chỉ đạo
Một là, quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, kết hợp chặt chẽ chủ động tiến công với chủ động phòng ngừa, lấy chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính.
Hai là, phải chú trọng cả hai nhiệm vụ "xây" và "chống", trong đó lấy xây dựng là chính; phát hiện và khắc phục kịp thời mọi sơ hở, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta.
Dư /ù, giữ vững nguyen lác chiến lược, có sách lược mềm dẻo, linh hoạt; xử lý các vấn đề có liên quan đến an ninh, quốc phòng một cách cương quyết và khôn khéo, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của tất cả các tầng lớp nhân dân; phân hoá, cô lập kẻ thù, không để xảy ra hậu quả gây phức tạp cho an ninh, quốc phòng.
Bấn là, chủ động phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh vô hiệu hoá hoạt động của địch ngay từ nơi xuất phát, từ sào huyệt của chúng.
41
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA AN NINH, Quốc PHÒNG VÀ S ự PHÁT TRIỂN X ã H ộ i
1. Bảo vệ Tổ quốc vừa là điều kiện của sự phát triểxã hội vừa là một nội dung của mục tiêu phát triển
Trong mối tương quan đó, tuỳ tình thế cụ thể, Đảng ta luôn đặt đúng vị trí trước sau của hai nhiệm vụ: quốc phòng, an ninh trong thời kỳ phát triển. Đảng ta đã đưa ra chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đây là một phương hướng cơ bản bảo đảm cho đất nước ta đạt tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh. Phải tập trung sức phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trung tâm; đồng thời phải hết sức coi trọng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, kiên trì theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta luôn coi trọng việc kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” (Văn kiện đại hội Đảng IX).
Một trong những nét nổi bật nhất của lịch sử Việt Nam trong suốt mấy nghìn năm là truyền thống dựng nước và giữ nước, xây dựng đất nước về mọi mặt, không tách rời mục tiêu bảo vệ độc lập, chủ quyển, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đối với nước ta đó là một thách thức và khó khăn lớn vì nền kinh tế chưa cung cấp đủ nhu cầu quốc phòng, an ninh. Nguồn viện trợ từ nước ngoài cho nhiệm vụ an ninh, quốc phòng như giai đoạn trước đây không còn nữa.
Thực hiện song song cả hai nhiệm vụ xây dựng và bảo 42
vệ Tổ quốc là một yêu cầu khách quan của cách mạng nước ta. Đảng và Nhà nước đã động viên, tổ chức toàn dân đáp ứng tốt yêu cầu đó để đưa cách mạng đi lên.
Trong quá trình kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, cần chú ý ba điểm sau:
- Sự ổn định và phát triển mọi mặt đời sống xã hội là nền tảng của an ninh quốc phòng. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường tiềm lực an ninh, quốc phòng.
- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh trong tình hình mới, bảo đảm trật tự, an toàn và tạo ra môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác cho sự nghiệp phát triển kinh tế.
- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng, an ninh quốc phòng với kinh tế trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, trong khi kết hợp phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng - an ninh phải đổi mới cả về nhận thức, quan điểm, tổ chức thực hiện. Đãy là một vấn đề của thời dại. Trong diểu kiẹn cụ thé cúa nước ta (khó khăn lớn hơn các nước khác), Đảng ta đưa ra đường lối, quan điểm chiến lược phát triển kinh tế và củng cố an ninh, quốc phòng.
Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất về quốc phòng - an ninh là tập trung chống "diễn biến hoà bình". Đồng thời phải phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội, tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong thời gian tới. Đó cũng là phương hướng thiết thực chống "diễn biến hoà bình". Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chống
43
"diễn biến hoà bình" phái tạo ra sự ổn định chính trị và môi trường xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế, mở rộng kinh tế đối ngoại.
2. Kết hợp chạt chẽ nhiệm vụ an ninh, quốc phònvới xây dựng đất nước
Quan điểm cơ bản trên cúa Đàng được khái quát, rút ra từ một thực tế là nền an ninh, quốc phòng nước ta thường xuyên bị uy hiếp từ nhiều phía. Các thế lực phàn động (trong nước và ngoài nước) khòng ngừng tiến hành các hoạt động chống phá đối với nước ta nhằm xoá bó độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lật đổ chính quyền nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng.
Cho đến nay đất nước vẫn giữ được sự ổn định chính trị, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì đó không phải là thế lực thù địch "khoan hồng", nương nhẹ với chúng ta, mà chính là nhờ đường lối đổi mới cúa Đảng ta từ Đại hội VI, VII, VIII, IX trong việc định hướng, chi đạo và áp dụng những biện pháp có hiệu quả để đối phó với kẻ thù.
Ké thù dùng chiên lược "diỗn biên hoà bình" như một thủ đoạn chính trị chủ yếu của chiến lược phản cách mạng để chống phá nước ta. Trong điều kiện tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp và mau lẹ, kẻ thù ráo riết chống phá từ nhiều phía, chúng ta không được một chút lơi lỏng, mất cảnh giác, mà phải chú động nắm tình hình, kiên quyết dùng sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kiên quyết đánh bại âm mưu "diễn biến hoà bình" bảo đảm sự ổn định chính trị, độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
44
3. Củng cô quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gitrật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên cùa toàn dân và của Nhà nước
Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của mọi người dân, trong đó quân đội, công an là lực lượng xung kích, nòng cốt. Nhà nước (các cấp, các ngành) có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng không thể phó thác hoàn toàn cho quân đội, công an. Hiến pháp 1992 đã ghi:
"Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng" (Điều 11).
"Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng" (Điều 79).
"Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do luật pháp quy định" (Điều 44).
Luật Tổ chức Chính phủ cũng đã quy định nhiệm vụ và 45
quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
III. NHỮNG T ư TƯỞNG, QUAN ĐIEM đ ị n h h ư ớ n g XÂY DựNG L ự c LƯỢNG v ũ TRANG, THựC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ Quốc XÃ HỌI CHỦ NGHĨA
1. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dãn, an ninh nhản dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Quan điểm về xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc đã được Đảng ta đề ra và thực hiện thắng lợi trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền iBắc, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh làm nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dàn và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Trên cơ sờ phát triển kinh tế, phải xây dựng lực lượng vũ trang đủ mạnh để cùng toàn dân giữ vững sự ổn định chính trị, ngăn ngừa chiến tranh, đánh bại âm mưu, hành động phá hoại của kẻ thù.
- Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đội nhdân, Công an nhân dân với chất lượng ngày càng cao.
Chất lượng chính trị của lực lượng vũ trang phụ thuộc vào tính chất của chế độ chính trị - xã hội, vào sức mạnh của
46
hậu phương, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý điều hành của chính quyền các cấp.
- Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu: lực lượng công an xã, dân phòng phải được huấn luyện và quản lý tốt; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ rộng khắp.
3. Kiên trì giữ vững quan điểm chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Cũng như quan điểm quốc phòng toàn dân, quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng đã được khẳng định là đúng thông qua những thắng lợi của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vừa qua.
- Lực lượng tiến hành chiến tranh: Quan điểm của Đảng ta từ trước tới nay vẫn là động viên tổ chức toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
- Về thế trận chiến tranh nhân dân, phải đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh. Yêu cầu khu vực phòng thủ tỉnh:
+ Cỏ khả năng ngan chạn, đập lan các am mưu hành động phản cách mạng tại địa phương trong mọi tình huống.
+ Phải xây dựng cống trình quốc phòng, căn cứ hậu phương trong thế trận chiến tranh nhân dân.
- Nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân đặt ra yêu cầu phải ngăn chặn và dập tắt âm mưu và hành động bạo loạn, lật đổ của các lực lượng phản động bên trong phối hợp với lực lượng bên ngoài, đánh thắng kẻ thù trong chiến tranh xâm lược hiện đại với mọi quy mô. Sử dụng chiến thuật "lấy nhỏ đánh lớn", "lấy ít địch nhiều".
47
Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn dân, toàn quân, của chính quyền, của cả hệ thống chính trị.
Nếu không xác định rõ và phát huy đầy đủ vai trò quản lý và điều hành của Nhà nước thì hiệu lực lãnh đạo của Đảng cũng bị giảm sút, hoạt động của quốc phòng lực lượng vũ trang gặp khó khăn.
Giải quyết đúng đắn mối quan hộ giữa Đảng và Nhà nước để vừa bảo đảm giữ vững sự lãnh đạo của Đảng vừa đưa nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc thực sự là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân. Đó cũng là yêu cầu của thực tế khách quan. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia là chức nãng của Nhà nước, do vậy cần xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy Nhà nước các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Phải xây dựng hệ thống pháp luật về quốc phòng và quân sự, xác định nhiệm vụ quyền lợi công dân của các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá đối với sự nghiệp xây dựng quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
- Sử dụng hệ thống công cụ Nhà nước để giáo dục toàdân về tinh thần cảnh giác, về nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
4. Tâng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần tập trung một số chủ trương, giải pháp về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội sau đây:
48
4.1. Kết hợp chặt ch ẽ xảy dựng Đảng với bảo vệ Đảng, báo vệ chặt chẽ an ninh chính trị nội bộ
Công tác xây dựng Đảng gắn liền với công tác bảo vệ Đảng luôn luôn là nhiệm vụ then chốt của cách mạng Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài. Phải đảm bảo Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đồng thời coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
4.2. Bảo vệ vững chắc an ninh tư tưởng văn hoá, xây dựng nén văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dàn tộc
Tổ Chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; tăng cường bảo vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng. Vô hiệu hoá các luận điệu, các hoạt động phá hoại tư tường, chống chủ nghĩa xã hội của kẻ địch.
4.3. Coi trọng vò làm tốt cóng tác bảo vệ an ninh kinh tê
Để bảo đảm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần tăng cường các biện pháp an ninh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng bảo vệ bí mật kinh tế, phòng chống các hoạt động tình báo, phá hoại và hoạt động của các thế lực thù địch nhằm thông qua kinh tế để chuyển hoá chính trị.
4.4. Mở rộng hợp tác quốc tế, góp phấn củng cô'an ninh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xảy dựng và bảo vệ TỔ quốc
Việc củng cố và phát triển quan hệ với các nước láng DH-ỤLNN 49
giềng có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh và phát triển của nước ta. Không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các nước Đông Nam Á trên cơ sở song phương trong khuôn khổ ASEAN.
Quan hệ với các nước phát triển có vai trò quan trọng đặt biệt đối với yêu cầu củng cố an ninh và phát triển của nước ta. Đẩy mạnh công tác tình báo, phản gián trong lĩnh vực đối ngoại.
4.5. Củng c ố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân
Củng cố, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nắm vững và thực hiện tốt chính sách tốn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước; chống lại âm mưu lợi dụng các vấn đề tốn giáo, dân tộc để xâm phạm an ninh quốc gia; giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, phá hoại sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.
4.6. Đẩy mạnh dấu tranh chóng lụi ám mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm ; tăng cường củng cố quốc phòng, ngăn ngừa chiến tranh, sẵn sàng chiến đấu, chủ động đánh thắng địch trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ c h ế độ XHCN
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh biên giới. Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân gắn với
50
nền quốc phòng toàn dân. Chủ động xây dựng các phương án bảo vệ an ninh, trật tự, phòng chống địch xâm nhập, phá hoại, gây rối, bạo loạn, chống khủng bố, không tặc. Thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005. Đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý.
4.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đ ảng và nâng cahiệu lực quản lý của Nhà nước đôi với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban bí thư Trung ương Đảng, Đảng uỷ Công an Trung ương, Thường vụ đảng uỷ, cấp uỷ các cấp; nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, đề cao cảnh giác và ý thức trách nhiệm, sẵn sàng và chủ động đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, tạo môi trường xã hội ổn định, bền vũng để đẩy mạnh cống nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
IV. NGUYÊN TẮC KẾT h ợ p q u ả n l ý n h à n ư ớ c v ề AN NINH, QUỐC PHÒNG THEO NGÀNH VÀ THEO LÃNH THỔ
Việc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh 51
thổ là cần thiết và mang tính tất yếu khách quan. Nó có đặc điểm và nội dung riêng mà các ngành và các lĩnh vực khác không có.
Trong cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay, các Bộ chủ yếu thực hiện chức năng lãnh đạo chiến lược, tổ chức - điều chỉnh, điều hoà, phối hợp thông qua các kế hoạch định hướng, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển quản lý, phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chính sách, thể chế, nghiên cứu xây dựng bộ máy quản lý ngành, chính sách cán bộ... nghĩa là giải quyết những vấn đề lớn, cơ bản nhằm đảm bảo sự quản lý nljà nước tập trung thống nhất trong cả nước đối với ngành, theo sự phân cống lao động hợp lý để thực hiện nhiệm vụ chung của hoạt động hành chính.
Là cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng theo những nội dung và phương pháp cơ bản nêu trên (chung đối với các bộ, các ngành khác). Do vị trí, tính cha'l dạc biệl của nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc
phòng nên ngoài những vấn đề chung, quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn có những đặc điểm, nội dung và phương pháp riêng. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ tổ chức các lực lượng tinh nhuệ, trực tiếp chiến đấu trên mặt trận nóng bỏng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, ở cấp tỉnh, cơ quan công an và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố không chỉ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng như các Sở khác, mà còn tổ chức và trực tiếp chỉ đạo một lực lượng nghiệp vụ
52
chiến đấu (với đầy đủ ý nghĩa của từ này) bảo vệ an ninh, quốc phòng ở địa phương. Cả ở Trung ương (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng), và ở địa phương (cơ quan công an và quân sự) các cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng thực hiện vai trò là lực lượng nòng cốt, lực lượng xung kích trực tiếp chiến đấu bảo vệ an ninh, quốc phòng.
- Về nguyên tắc (theo quy định của pháp luật) thì Uban nhân dân, mà trực tiếp là Chủ tịch u ỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về an ninh, quốc phòng ở địa phương mình quản lý. Cơ quan công an, quân sự là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân, là cơ quan trực tiếp đảm nhiệm việc quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng ở tỉnh.
Cơ quan công an, quân sự (cũng như các Sờ khác) theo luật là thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, nhưng trên thực tế các cơ quan này được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc "hai chiều trực thuộc".
Theo "chiều ngang", cơ quan công an, quân sự thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng ở địa phương. Cơ quan công an và bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của tỉnh uỷ, u ỷ ban nhân dân tỉnh ở một mức độ nhất định.
Theo "chiều dọc", cơ quan công an, quân sự tỉnh, thành phố chịu sự chỉ đạo, đồng thời chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Xét tính chất các mối quan hệ ở cả hai chiều và căn cứ vào thực tiễn, thì chiều trực thuộc ngang là cơ bản đối với phần lớn các cơ quan chuyên môn. Tuy vậy, có một sô cơ
53
quan chủ yếu trực thuộc dọc: Công an, Quân đội, Bưu điện, Ngân hàng Nhà nước, v.v... Trong thực tế hoạt động, cơ quan công an, quân sự chủ yếu chịu sự chỉ đạo dọc từ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác định mô hình tổ chức, các mối quan hệ công tác và cơ chế hoạt động của cơ quan công an, quân sự. Hầu hết cán bộ cơ quan công an, quân sự (tỉnh, huyện, phường) đều được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ đối với cơ quan công an, quân sự tỉnh, thành phố, còn cơ quan công an, quân sự tỉnh, thành phố chịu sự giám sát, kiểm tra của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động, các cơ quan này chủ yếu theo sự chỉ đạo của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Việc bố trí cán bộ chủ chốt (Giám đốc, Phó Giám đốc cơ quan công an, Chỉ huy trưởng và Chỉ huy phó cơ quan quân sự) hiện nay vẫn theo cơ chế "thương lượng", "bàn bạc" giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và u ỷ ban nhân dân tỉnh, thành
uỷ. Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt (phó phòng, ban, đội) do Giám đốc Công an, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố quyết định trừ một số trường hợp quan trọng do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định việc bố trí sắp xếp cán bộ. Những chuyên án lớn, những vấn đề lớn, quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, quốc phòng thì cơ quan công an, quân sự tỉnh, thành phố nhất thiết phải chịu sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và cấp uỷ, chính quyền địa phương. Cơ quan quản lý an ninh, quốc phòng cấp dưới
54
phải chấp hành vô điều kiện sự chi đạo của cơ quan quản lý an ninh, quốc phòng cấp trên.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng, cơ quan công an, quân sự tỉnh, thành phố phải thường xuyên báo cáo, chịu sự chỉ đạo của cấp uỷ và Uý ban nhân dân tinh, nhất là những vấn đề lớn như: nhận định, đánh giá tình hình an ninh, quốc phòng ở địa phương, phương hướng giải quyết, vấn đề huy động nhân lực, tài chính, phương tiện... ở địa phương, v ề tác nghiệp (quy chế, quy trình, các biện pháp nghiệp vụ, các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động...) thì cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng cấp dưới phải tuân thủ nghiêm (và chỉ tuân thủ) sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng).
Do tính chất đặc biệt của nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng, nên gần như toàn bộ công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý an ninh, quốc phòng các cấp đều do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi đạo và trực tiếp quyết định, hao gồm: xác định m ô hình tổ chức sô' lượng
biên chế và cơ cấu cán bộ, đào tạo, bố trí sắp xếp cán bộ, chính sách chê độ đãi ngộ, các mối quan hệ ngang dọc trong quá trình hoạt động, v.v...
Trong điều kiện mới, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng cần được tiến hành theo hướng phân cấp hợp lý hoạt động quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng giữa Trung ương và địa phương. Phương hướng cải cách bộ máy nhà nước ta là một mặt tãng cường bảo đảm tính thống nhất của Nhà nước, quyền quản lý nhà nước về an ninh,
5 5
quốc phòng tập trung của Trung ương; nhưng mặt khác, hết sức mở rộng dân chủ, tính chủ động, quyền tự chủ cho địa phương trong lĩnh vực này.
Trong thời gian tới, việc phân cấp hợp lý quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng giữa Trung ương và địa phương cần được cụ thể hoá bằng các Nghị định của Chính phủ theo tinh thần của Pháp lệnh vẻ' nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của
Hội đổng nhân dân và u ỷ ban nhân dân các cấp. 56
Chương III
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH QUỐC GIA, TRẬT Tự AN TOÀN XÃ HỘI 7 ■ » ■
I. MỤC TIÊU, ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH Q u ố c GIA, TRẬT Tự AN TOÀN XÃ HỘI
1. Mục tiêu quản lý nhà nước
1.1. Mục tiêu tổng quát
Quản lý nhà nước vé an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội nhằm báo dâm sự Ổn đinh và an toàn của toàn bộ hệ thống cliính trị, kinh tế, xã hội.
Mục tiêu tổng quát của bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, tạo thế chủ động chiến lược, đẩy lùi, ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội và mỏi trường hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ đắc lực chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiêm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
57
1.2. Mục tiêu cụ thê trên các lĩnh vực
a) Chính trị: Giữ vững bản chất cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với xã hội. Giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, kiên định theo con đường xã hội chủ nghĩa.
b) Kinh tế - xã hội: Đảm bảo vững chắc sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả theo định hướng xã hội chủ nghĩa; hạn chế những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường.
c) Tư tưởng, văn hoá: Kiên định lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm thất bại mọi âm mưu hoạt động phá hoại chủ nghĩa xã hội của các thế lực thù địch.
d) Đôi ngoại: Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng; củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.
e) Xây dựng lực lượng an ninh, quốc phòng: Xây dựng vững chắc nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân; xây dựng lực lượng công an nhân dân và quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chống lại âm mưu của các thế lực thù địch phi chính trị hoá và chia rẽ lực lượng vũ trang.
2. Đặc điểm quản lý nhà nước về an ninh quốc gitrật tự an toàn xã hội
Quản lý nhà nước về an Iiinli quốc gia, trật tự an toàn 58
xã liội túc dộng clến mọi mặt đời sống xã hội, quan hệ đến lợi ích của mọi tliànli viên trong xã hội. An ninh quốc gia và trật lự an toàn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội, đến hoạt động bình thường của mọi tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá trong một quốc gia, tác động đến đời sống cùa mọi gia đình, mọi cá nhân trong xã hội. Bởi vậy, có thể xem hoạt động quản lý nhà nước về an ninh, trật tự như hệ thần kinh của cơ thể. Hệ thần kinh bình thường, lành lặn thì toàn bộ cơ thể khoẻ mạnh.
Mọi chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhì nước đều trực tiếp ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý nhà nưới về an ninh, trật tự. Các chính sách đúng, được thực hiện tronị cuộc sống mang lại hiệu quả chính trị, kinh tế - xã hội cao si trực tiếp góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, tạo điều kiệi thuận lợi cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, trật tụ Ngược lại, mọi chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm hoặc bi biến dạng, lệch lạc trong quá trình tổ chức thực hiện đều đem
lại hậu quả xấu về chính trị - xã hội cho nhiệm vụ quản lý nhà nươc vé an ninh, trật tự, trực tiẽp làm suy yếu an ninh quốc gia. Do đó, có thể nói quản lý nhà nước về an ninh, trật tự lì hệ quả của mọi chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
Ở các nước tư bản phát triển (Mỹ, Nhật, Tây Âu) khi hoạch định những chính sách, giải pháp kinh tế lớn ở tầm vĩ mô như chính sách đầu tư, lãi suất ngân hàng, chính sách thuế đều có sự tham gia của cố vấn an ninh của Tổng thống, Thủ tướng, của Bộ Nội vụ, Bộ Công an và đại diện của cơ quan tình báo, phản gián, vì những chính sách này sẽ tác động đến
59
mọi mặt đời sống xã hội và là nhiệm vụ của công tác bảo vệ an ninh, trật tự.
Những năm gần đây, trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước sử dụng khái niệm "đồng bộ" để nhắc nhở khi hoạch định các chính sách, giải pháp kinh tế - xã hội, cũng như các chính sách đối nội, đối ngoại phải chú ý đến hiệu quả chính trị - xã hội, hiệu quả kinh tế và ảnh hưcng đến nhiệm vụ quốc phòng và an ninh của đất nước. Cách nhìn, cách giải quyết không được phiến diện, cực đoan, nột chiều, đôi khi có lợi về kinh tế nhưng gây hậu quả xấu về đạo đức, làm hư hỏng các thế hệ thanh thiếu niên, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội bị tổn hại lớn, hoặc có lợi cho địa phương nhưng lại thiệt hại cho cả nước gấp nhiều lần, v.v... Giáo dục, việc làm, môi trường gia đình, môi trường xã hội, tội phạm và an ninh quốc gia đều có mối quan hệ qua lại, quan hệ nhân quả. Trong những năm qua, số tội phạm hình sự, số thanh thiếu niên phạm pháp chiếm tới 72%. Trong số những thanh thiếu niên phạm pháp có đến 90% là không có việc làm. Nguồn gốc phát sinh tội phạm trong thanh niên là do không có việc làm, môi trường gia đình bị coi nhẹ, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Sách, báo, phim ảnh, báng hình, các sản phẩm văn hoá phản động, phản nhân văn, kích động bạo lực, dâm ô, đồi truỵ được du nhập và sử dụng bừa bãi đã làm xói mòn sự giáo dục lý tưởng; một bộ phận thanh thiếu niên sống không có lý tưởng, thiếu niềm tin vào cuộc sống. Do đó, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, mở cửa với nước ngoài, quá trình hoạch định chính sách, giải pháp và thực thi các chính sách, đưa ra các giải pháp đó cần đặc biệt chú ý đảm bảo các yêu cầu bảo vệ an ninh, trật
60
tự. Ngược lại, lực lượng trực tiếp thực thi các chính sách giải pháp phải tạo ra môi trường thuận lợi để thực hiện các chính sách, giải pháp kinh tế - xã hội có kết quả cao.
Tóm lại:
- Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mang tính chất quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao, và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước. Khách thể quản lý phải phục tùng chủ thể quản lý một cách nghiêm túc. Nếu có những hành vi vi phạm pháp luật thì phải truy cứu trách nhiệm và xử lý theo pháp luật.
- Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là hoạt động có mục đích, có kế hoạch. Đặc điểm này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải có chương trình, mục tiêu, có kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm. Có chỉ tiêu cụ thể mang tính pháp lệnh. Có biện pháp cân đối để thực hiện các chi tiêu đó.
- Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội cần có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điếu hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức sản xuất và ổn định cuộc sống của người dân trên địa bàn của mình theo sự phân công, phàn cấp, đúng thẩm quyền, theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội không có sự cách biệt về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý. Cán bộ quản lý nhà nước phải sâu sát với dàn, phải có tác phong quần chúng liên hệ chặt chẽ và lắng nghe ý kiến của quần chúng; phải biết làm công tác vận động
61
quần chúng tham gia vào công việc quản lý nhà nước và xã hội.
3. Tính chất của quản lý về an ninh quốc gia, trật tan toàn xã hội
3.1. Tính chính trị trực tiếp
Nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự gắn liền với sự tồn vong của chế độ chính trị, sự thịnh, suy của quốc gia, đóng vai trò mũi nhọn của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị trong phạm vi một nước cũng như trong quan hệ quốc tế. Bởi vậy, việc lựa chọn con người, mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, phương thức thực hiện nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ, chế độ chính sách đãi ngộ... đối với lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đều có điểm khác với các lực lượng khác, bộ phận khác trong bộ máy nhà nước.
Thông thường, ở nước nào cũng vậy, Nhà nước lựa chọn những người có phẩm chất chính trị tin cậy, trung thành với lý tưởng chính trị của giai cấp cầm quyền, được đào tạo nghề nghiệp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ chính trị và trật tự an toàn xã hội. Lực lượng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự được tổ chức chặt chẽ để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt. Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự được tổ chức theo một hệ thống riêng, cơ chế hoạt động và phương thức thực hiện nhiệm vụ cũng đặc biệt. Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự là loại hoạt động đặc biệt, căng thẳng, có tính chiến đấu cao thường xuyên. Hồ Chủ tịch đã nói: "Lúc chiến tranh thì quân đội đánh giặc, lúc hoà bình thì tập luyện. Còn
62
công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hoà bình lại càng nhiều việc. Còn chú nghĩa đế quốc, còn giai cấp bóc lột là còn bọn phá hoại"1.
Nghiên cứu và nắm vững những đặc điểm của quản lý nhà nước về an ninh, trật tự có ý nghĩa to lớn trong quá trình hoạch định chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng chiến lược này trong một thể thống nhất, đảm bảo cho đất nước ổn định và phát triển.
Trong khi đặt nhiệm vụ xây dựng đất nước lên hàng đầu, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng - bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng. Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã khảng định: "Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa". Đây là một phương hướng cơ bản bảo đảm cho đất nước ta đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bầng dàn chủ và vãn minh. Phải tập trung sức phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, đồng thời phải hết sức coi trọng nhiệm vụ hảo vệ Tổ quốc, giữ vừng sự ổn định chính trị - xã hội, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phương hướng nói trên xuất phát từ thực tế của tình hình trong nước và thế giới, thời cơ và thách thức đối với nước ta trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
Đất nước ta đã đạt được hoà bình, ổn định và đang có
1 Chù lịch H ổ C h í M inh với cóng lác an ninh trật tự. N hà xuất bản Công an nhân dân, Hà N ội - 1990, tr.81.
63
điều kiện mới để phát triển. Công cuộc đổi mới trong hơn 15 nãm qua đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng.
"Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thiện cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh cồng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"1.
Song tình hình kinh tế xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp. Một mặt, quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn yếu, hiệu quả kinh tế thấp dẫn tới nguy cơ tụt hậu. Trong bối cảnh thế giới ngày nay, khi cuộc chạy đua kinh tế đang diễn ra quyết liệt, thì sự tụt hậu về kinh tế khiến cho chúng ta luôn luôn lâm vào thế yếu, bị thua thiệt trong cạnh tranh và hợp tác quốc tế. Điều này cũng dẫn đến mất ổn định chính trị, xã hội, hạn chế khả năng củng cô' quốc phòng, an ninh, trật tự, bảo vệ độc lập, chủ quyển đất nước. Vì thế, điều quyết định sự bẻn vững của chế độ ta, bảo đảm cho đất nước ta phát triển theo mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm phạm chủ quyền nước ta là phải phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh và vững chắc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Mặt khác, phải thấy rằng trong khi có những đòi hỏi bức xúc như vậy, thì hoạt động kinh tế - xã hội chưa thật sự đi vào trật tự, kỷ cương. Nhiều mặt xã hội
1 Vãn kiện Đ ại hội Đ ảng lần thứ VII. tr. 67. 68.
64
chuyển biến còn chậm, còn nhiều vấn đề gay gắt khiến lòng dán chưa yên. Công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu và mở ra toàn diện vấp phải những khó khăn hơn trước vì đụng tới lợi ích cục bộ, cá nhân. Sự hạn chế về năng lực, ý thức tổ chức, kỷ luật kém và tệ quan liêu, cửa quyền của không ít cán bộ trong nhiều cơ quan, tổ chức Nhà nước ở các ngành, các cấp, cả lĩnh vực hành chính và lĩnh vực kinh doanh đang cản trở nhiều chủ trương chính sách, ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là phải khắc phục những khuyết điểm chủ quan trong công tác lãnh đạo và quản lý trong một bộ phận đội ngũ cán bộ.
Các thế lực thù địch đang thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" với nhiều âm mưu, thủ đoạn hòng phá hoại, xâm lược nước ta, hòng xoá bỏ hoàn toàn và triệt để chủ nghĩa xã hội trên hành tinh. Tinh hình ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới vừa ổn định vừa chưa ổn định, vừa có hoà bình, vừa tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang, trong quan hệ giữa các nước có đấu tranh và hợp tác đan xen...
Nguy cơ đe doạ nền an ninh Tổ quốc, nguy cơ các lực lượng thù địch bên ngoài kết hợp với bọn phản động bên trong phá hoại, gây bạo loạn hòng làm mất ổn định chính trị - xã hội đi đến xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa vẫn còn rất lớn. Do khó khăn về kinh tế, trang bị kỹ thuật, vũ khí chưa đáp ứng yêu cầu nên nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thố của Tổ quốc (đất liền, vùng biển, vùng trời) còn gặp nhiều khó khăn và còn nhiều sơ hờ. Vì thế, không thể tách rời nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, củng cố an ninh, trật tự khỏi nhiệm
đ h -q l n n 65
vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và càng không thể đối lập hai nhiệm vụ đó.
Cần nhận thức rõ mối quan hệ giữa an ninh, trật tự và chính trị trong bối cảnh quốc tế mới. Quan tâm và giải quyết đúng mức yêu cầu của an ninh, trật tự là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản lý của các cấp, là một điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, ổn định đời sống của nhân dân.
3.2. Tính hành chính, pháp chê
Pháp luật là phương tiện thực hiện quyền lực nhà nước của lực lượng công an nhân dân Việt Nam trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tính hành chính, pháp chế là một tính chất quan trọng của quản lý nhà nước ve ANQG, TTATXH.
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để thực hiện ý chí của mình, Nhà nước thành lập ra lực lượng an ninh, cảnh sát làm công cụ để bảo vệ Nhà nước, xã hội và mọi công dân. Ph.Ảngghen đã viết: "Thành lập một đội cảnh binh
là cần thiết... Nó không phải chỉ gồm những người dược vũ trang mà còn gồm những công cụ vật clìât phụ thêm nữa, như nhà tù và đủ các loại cơ quan cưỡng bức mà xã hội tlụ tộc không hề biết đến"'. Nhận rõ vai trò của lực lượng cảnh sát, Ph.Ảngghen đánh giá: "Viên cảnh binli tồi nhất của Nhà nước vân minh vẫn có "quyền uy" hơn tất cả những cơ quan
của xã hội thị tộc cộng lại". Ph.Ảngghen khẳng định tiếp:
1 Sách đã dẫn. tr. 184.
66
''Không có cànli sát, Nlià nước kliởng th ể tổn tại được"'.
Nhà nước thành lập và sử dụng công an làm công cụ để duy trì trật tự Nhà nước, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt này Nhà nước ta đã giao cho cơ quan công an nói chung và người cán bộ chiến sĩ công an nhân dân nói riêng những thẩm quyền được quy định trong pháp luật tố tụng hành chính và pháp luật tố tụng hình sự. Lực lượng công an cần đến pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật không chỉ với ý nghĩa là phương tiện cưỡng chế, trấn áp, mà chủ yếu là phương tiện để giáo dục thuyết phục trong quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy tính hành chính, pháp chế là một tính chất quan trọng của quản lý nhà nước về ANQG, TTATXH.
Về bộ máy quản lý, cơ quan công an được tổ chức theo bốn cấp hành chính. Cơ quan công an cấp trên có quyền chỉ đạo cơ quan công an cấp dưới và ngược lại, cơ quan công an cấp dưới có trách nhiệm phục tùng mọi chỉ đạo của cơ quan công an cấp trên.
Cơ quan công un tổ chức thực hiện nhiôm vụ quản lý nhà nước bằng pháp luật, và các hình thức giáo dục đạo đức, thuyết phục bằng các tác động tâm lý, v.v... Nhưng pháp luật là phương tiện cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước về ANQG, TTATXH. Nói pháp luật là phương tiện quản lý nhà nước của lực lượng công an nhân dân trước hết thông qua việc quy định rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, quyền và
1 C.M ác, P h.Ả ngghen: Tuyển tập. Tập IV, N X B Sự Thật, Hà N ộ i, 1984, tr. 184.
67
nghĩa vụ, các chế độ, thể lệ, quy chế hoạt động của công an nhân dân, của cán bộ sĩ quan công an nhân dân, bảo đảm cho lực lượng công an nhân dân hoạt động có hiệu lực và hiệu quả cao.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 khẳng định: "Nhà nước xây dựng công an nhârvdân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản XHCN, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm" (Điều 47). Trên tinh thần của Hiến pháp, bản thân lực lượng công an nhân dân Việt Nam, chủ thể trực tiếp quản lý nhà nước về ANQG, trật tự an toàn xã hội từ tổ chức đến hoạt động đều phải tiến hành trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Một trong những nhiệm vụ chính của lực lượng công an nhân dân là tổ chức và trực tiếp đấu tranh, phòng chống tội phạm nhàm bảo vẹ chế độ xã hội chủ nghĩa, nén kinh tế và sở hữu Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, các quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ tài sản hợp pháp của công dân. Pháp lệnh lực lượng An ninh nhân dân và pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân quy định: Lực lượng An ninh nhân dân và Cảnh sát .nhân dân phải áp dụng mọi biện pháp để đấu tranh phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ trật tự công cộng.
68
Theo quy định của pháp luật: Lực lượng công an nhân dân áp giải các bị can, bị cáo, bảo vệ các phiên toà, thi hành các bản án, hỗ trợ các chấp hành viên của Toà án trong các trường hợp phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Lực lượng cảnh sát nhân dân, an ninh nhân dân có nhiệm vụ điều tra, khám phá phần lớn các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Chính trong quá trình tiến hành tố tụng, các lực lượng công an trực tiếp đụng chạm đến các vấn đề quyền và lợi ích của người dân nên yêu cầu đặt ra đối với hoạt động của lực lượng công an là tuân thủ tư tưởng chủ đạo hoạt động tư pháp hình sự được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng hình sự là: "Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân". Luật quy định rằng, trong phạm vi trách nhiệm của mình, điều tra viên phải tôn trọng các quyền và áp dụng đúng đắn, kịp thời các biện pháp giáo dục và cưỡng chế.
Các hoạt động tố tụng hình sự và tố tụng hành chính mà lực lượng công an nhân Hân tiến hành thiròrng xuyên liên quan trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân như quyền sống, tự do cư trú, đi lại; bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, bí mật thư tín; tự do hội họp; quyền lao động và nghỉ ngơi... Những khinh suất dù nhỏ của những người tiến hành tố tụng cũng đều có thể làm tổn thương lớn đến tình cảm, các quyền và lợi ích của những công dân mà hành vi của họ đang được pháp luật xem xét.
Hoạt động quản lý của lực lượng công an trực tiếp liên quan đến việc thực hiện các quyền của những người tham gia
6 9
tố tụng như người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, người bào chữa, phiên dịch, người giám định, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự... Luật pháp đòi hỏi hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm điều kiện 'để các chủ thể đó thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ. Mọi hành vi gây cản trở cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ đều vi phạm các quyền con ngưci và cần phải được xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.
Các hoạt động tố tụng hình sự và tố tụng hành chính như bắt, giam giữ, khởi tố, điều tra kẻ phạm tội, xử phạt hành chính, tạm giữ hành chính ngưòi vi phạm hành chính là những mặt công tác quan trọng của ngành Công an ở mọi thời kỳ. Những mặt hoạt động đó luôn có sự chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ của lãnh đạo công an các cấp từ Bộ Công an đến cơ sở. Các hoạt động này từ trước đến nay đã có tác dụng rất tốt đối với việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong các thời kỳ cách mạng, phục vụ công cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, thống nhất đất nước, xây dựng XHCN và ngày nay đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phục vụ trong công cuộc đổi mới xã hội. Trong sự nghiệp chung đó có phương diện hết sức quan trọng là bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân.
Để đáp ứng những yêu cầu của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
70
trường, theo định hướng XHCN; đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc hội nhập quốc tế; bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ công dân về kinh tế, chính trị, lao động thì người cán bộ chiến sĩ công an nhân dân hơn ai hết phải hiểu rõ pháp luật, biết vận dụng đúng đắn pháp luật, đồng thời tự giác chấp hành pháp luật. Chiến sĩ công an khi hoạt động là người đại diện cho quyển lực nhà nước giải quyết trực tiếp các công việc về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Sự gương mẫu của cán bộ công an không chỉ làm cho uy tín của ngành Công an tăng lên' mà còn làm tăng uy lực của chính quyền, uy tín của bộ máy nhà nước và sự tôn nghiêm của pháp luật.
Mặt khác, hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của lực lượng công an nhân dân là hoạt động tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hoạt động đó cũng đòi hỏi từng người dân phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng và phục tùng cán bộ công an, tạo điều kiện để cán bộ công an hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khi giải quyết cống việc, người công an phải xem xét một cách thận trọng, tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh vi phạm để có định hướng chính xác hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đó chính là sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật trong tư tường và hành động của người công an nhàn dân.
Pháp luật còn là cơ sở, phương tiện để các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và nhân dân tham gia cùng với lực lượng công an nhân dân quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; kiểm tra, giám sát hoạt động của công an nhân dân nhằm chống lại hành vi lạm quyền, tham nhũng và vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Điều 3 Pháp
71
lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam quy định: "Các cơ quan nhà nước, Mặt trận TỔ quốc Việt Nam, các tổ chức thànli viên của Mặt trận và mọi công dân có quyền phê bình, góp ý kiến xảy dựng lực lượng Cánh sát nhân dân; khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái và yêu cầu cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân thực hiện đúng nhiệm vụ, quyển hạn của mình". Điều 4 Pháp lệnh cũng quy định: "Các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, cơ quan nlià nước, tổ chức xã hội và mỗi công dân có trách nhiệm cộng tác, giúp đỡ lực lượng Cảnh sát nhân dân làm tròn nhiệm vụ". Điều 5 pháp lệnh lực lượng an ninh nhân dân Việt Nam cũng quy định: "Các lực lượng vũ trang, cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và mỗi công dân có trách nlùệm cộng tác, giúp đỡ lực lượng an ninlĩ nhân dân làm tròn nhiệm vụ".
Đây là sự cụ thể hoá Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam trong việc quy định quyền và nghĩa vụ tham gia, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, lực lượng công an nhân dân nói riêng, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
3.3. Tính quần chúng và dân chủ
Sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự liên quan tới lợi ích thiết thân của mọi thành viên trong xã hội. Bảo vệ an ninh, trật tự không phải chỉ là nhiệm vụ của lực lượng công an nhân dân mà còn là sự nghiệp của toàn dân. Và thực chất, đó là một cuộc vận động phong trào cách rnạng của quần chúng xây dựng thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ an ninh, trật tự từ cơ sở, bảo vệ cuộc sống yên vui, lành mạnh của nhân dân. Phát huy được khí thế cách mạng của quần chúng tự mình
72
đứng lên bảo vệ an ninh, trật tự, đó là uy lực đáng sợ đối với kẻ địch và đối với mọi loại tội phạm.
Khẳng định nhân dân là nhân tố quyết định sự nghiệp đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng và các loại tội phạm khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì ta thắng lợi hoàn toàn"1.
Để xây dựng được thế trận an ninh nhân dân rộng khắp vững mạnh, phải thường xuyên củng cố phát triển phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng các tuyến và địa bàn an toàn về an ninh, trật tự, chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả chống các thế lực thù địch và bọn tội phạm. Phong trào này phải được triển khai trên hai địa bàn chiến lược: Địa bàn dân cư và địa bàn nội bộ các cơ quan, xí nghiệp.
Đôi với địa bàn dân cư, trong mấy năm qua, qua các đợt phát động, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, nhất là giữa quân đội và công an, giữa Mặt trận Tổ quốc Vict Nam với Bô C ông an dưực c ú c cấp uỷ, Ilọ i đòng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân chỉ đạo trực tiếp, phong trào quần chúng đã được khôi phục và phát triển ở nhiều địa bàn, từng bước hình thành thế trận liên hoàn ở một số khu vực và địa bàn xung yếu. Trước khí thế mạnh mẽ của phong trào, nhiều dối tượng phạm tội đã ra đầu thú, tự thú; trong đó có cả tội phạm kinh tế, chính trị và trọng án. Trong thời gian tới, chúng ta vẫn phải tiếp tục phát triển rộng khắp phong trào quần
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7. N X B Sự thật, Hà N ội 1980, tr. 554. 73
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005 của Chính phủ; phát triển rộng khắp phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trên tất cả các địa bàn dân cư, đặc biệt là ở những nơi xung yếu, địa bàn trọng điểm.
Đối với địa bàn nội bộ, phải khôi phục và phát triển mạnh phong trào phòng gian bảo mật, bảo vệ cơ quan đơn vị, nghiêm chỉnh thực hiện các quy chế nghiêm ngặt bảo vệ nội bộ, đề cao cảnh giác, giữ gìn bí mật quốc gia, chống tham nhũng, buôn lậu và các biểu hiện tiêu cực khác trong nội bộ. Trước mắt hiện nay, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp quy rất cụ thể, chặt chẽ, quy định rõ chế độ bảo vệ bí mật quốc gia trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, trật tự, chống mọi âm mưu và hành động phá hoại của kẻ thù.
Trong tình hình hiện nay, phải có một phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự thật sâu rộng, thật mạnh mẽ, đều khắp ở địa bàn dân cư, nhất là địa bàn nội bộ, mới có thể chặn đứng sự hoành hành của các hiện tượng tiêu cực trong đòi sống kinh tế - xã hội, mới có thể làm giảm số lượng tội phạm, mới có thể tạo thành bức tường thành kiên cố để bảo vệ mọi thành quả của cách mạng.
Tuy nhiên, kẻ địch và bọn tội phạm có nhiều thủ đoạn rất xảo quyệt, sử dụng nhiều phương tiện khoa học - kỹ thuật tinh vi hiện đại, đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ, linh hoạt biện pháp quần chúng với các biện pháp nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật, biện pháp hành chính và biện pháp vũ trang. Sự kết hợp của các ngành chuyên môn nhất định có tác dụng
74
hỗ trợ, bổ sung cho nhau bảo đảm cho cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia ngày càng có hiệu quả hơn.
Để phát huy sức mạnh tổng hợp đó, sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội nhất định phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng. Đó là nguyên tắc chỉ đạo quan trọng nhất, cơ bản nhất, tuyệt đối không thể vi phạm. Đó là trách nhiệm của các cấp uỷ cũng như của toàn Đảng. Chỉ có Đảng mới có thể huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, bảo đảm thắng lợi trọn vẹn và triệt để trong cuộc đấu tranh này.
Trong quá trình thực hiện, các cấp uỷ Đảng phải theo dõi chặt chẽ tình hình an ninh, trật tự, định kỳ nghe báo cáo về công tác này; nghiên cứu và vận dụng chính sách của Đảng, đề ra chủ trương, kế hoạch và biện pháp; kết hợp công tác bảo vệ an ninh, trật tự với các công tác lớn, cơ bản, thường xuyên của Đảng; kết hợp phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc với các phong trào quần chúng trên mặt trận sản xuất, chiến đấu xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội.
Đảng không bao biẹn làm ihay chức nang cùa các cơ quan nhà nước, mà lãnh đạo bằng việc đề ra đường lối, chiến lược, chính sách lớn, kiểm tra việc thực hiện; giới thiệu cán bộ thực sự có phẩm chất, nãng lực vào các vị trí then chốt của cơ quan công an. Đặc biệt quan trọng nhất là giáo dục đảng viên gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Trên lĩnh vực an ninh, trật tự, vai trò quản lý, chỉ đạo của Nhà nước ngày càng quan trọng. Dân chủ xã hội chú nghĩa được thể chế hoá thành luật pháp. Luật pháp thể hiện ý
75
chí của nhân dân. Trong tình hình hiện nay của đất nước, đồng thời với việc phát động phong trào quần chúng Nhà nước cần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật vừa là công cụ quản lý của Nhà nước, vừa là một bảo đảm xã hội để thực hiện dân chủ, ngăn ngừa sự vi phạm các quyền dân chủ của nhân dân, đồng thời ngăn ngừa, trừng trị kịp thời mọi hành vi gây rối loạn, mọi hoạt động phá hoại của kẻ thù làm phương hại nền dân chủ CNXH. Thực hiện dân chủ với nhân dân phải đi đôi với tăng cường chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Càng mờ rộng dân chủ càng phải tăng cường pháp luật. Để đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới trên các lĩnh vực, trên cơ sở quán triệt đường lối của Đảng, vận dụng sát đúng với đặc điểm hoàn cảnh nước ta hiện nay, nhiều văn bản pháp luật phải được sửa đổi, bổ sung hoặc hình thành những văn bản mới, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, từ đó bảo đảm ổn định chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
3.4. Tính quốc tế
Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội nhằm bảo đảm sự ổn định vù an toàn của toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội. Đây không phải là vấn đề riêng của Việt Nam mà của bất cứ quốc gia nào.
Một quốc gia bất kể có chế độ chính trị nào cũng cần phải ổn định về chính trị trong nước, chủ động tạo ra quan hệ quốc tế thuận ĩợi để chấn hưng và phát triển đất nước về mọi mặt, giành được vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên.
Thực tế bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội 76
cho thấy an ninh, trật tự bị tác động mạnh từ nhiều phía, cả trong nước và ngoài nước. Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đường hội nhập quốc tế, mở rộng giao lưu quan hệ với thế giới, vấn đề bảo vệ an ninh, trật tự hơn lúc nào hết cần được quan tâm đặc biệt để tạo ra sự ổn định chính trị, tạo môi trường xã hội, môi trường quốc tế thuận lợi để nhanh chóng phát triển kinh tế, tạo ra sức mạnh quốc gia từ bên trong, vượt qua thử thách, đứng vững và phát triển.
Với việc mở rộng quan hộ quốc tế "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước, sẵn sàng mở rộng hợp tác, quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Việc mở rộng quan hệ quốc tế, hội nhập với thế giới và khu vực, đã đặt ra cho công tác bảo đảm an ninh, trật tự những thuận lợi và thách thức mới.
Việc mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực an ninh đã giúp Việt Nam và bạn bè xích lại gần nhau, hợp tác để nhàn lên điểm tương đồng, đấu tranh để nhằm hạn chế bất đồng theo xu thế hội nhập, ổn định và cùng phát triển. Mở rộng quan hệ quốc tế và hợp tác về an ninh, trật tự đã và sẽ giúp Việt Nam tranh thủ được các kinh nghiệm và thành tựu, các phương tiện kỹ thuật hiện đại của thế giới để bảo vệ an ninh, trật tự, đồng thời tạo thành một thế trận, một môi trường an ninh, trật tự ổn định để phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên trên con đường hội nhập và phát triển, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đang còn nhiều khó khăn cần phải vượt qua. Đó là những tranh chấp, bất đồng về
77
biên giới, lãnh thổ, về biển đảo, về ảnh hưởng của việc truyền bá các luồng văn hoá ngoại lai, ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội. Một trong những thách thức gây quan tâm và lo lắng của xã hội và tình hình hoạt động tội phạm nói chung và đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia nói riêng như: Chống chính quyền nhân dân, phá hoại kinh tế, khủng bố, buôn lậu ma tuý, buôn bán phụ nữ, trẻ em, rửa tiền, tội phạm có tổ chức, lừa đảo trong tài chính, thương mại, v.v... đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tới sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời kỳ mở cửa.
Trong những năm qua, kể từ khi Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, hội nhập quốc tế, bên cạnh những cái được coi là cơ bản, tình hình vi phạm an ninh trật tự với tư cách là "mặt trái" của mở cửa và hội nhập cũng diễn biến khá phức tạp.
Trước hết, đó là sự chống đối chính quyền nhân dân của một số thế lực phản động, phá hoại từ bên ngoài nhằm vào an ninh, lãnh thổ Việt Nam. Các thế lực này tập hợp thành những băng đảng từ nước ngoài hoạt động chống phá, âm mưu gây rối, khủng bố ở trong nước nhằm âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Một số tổ chức tội phạm và phản động đi ngược lại đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cản trở việc xây dựng và phát triển nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Việc mở cửa đất nước cũng đã dẫn đến sự gia tăng của các hành vi xâm phạm biên giới, hải đảo của đất nước, việc vi phạm quy chế xuất nhập cảnh, buôn lậu... cũng ngày càng gia tăng.
78
Cùng với các hành vi tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia khác, trong những năm qua từ khi Việt Nam mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong lĩnh vực kinh tế đã xuất hiện nhiều vụ việc phá hoại nền kinh tế Việt Nam như phá hoại kinh tế, lừa đảo kinh tế, tẩy rửa tiền, sản xuất và lưu hành tiền giả... Đã xảy ra nhiều vụ án có quy mô lớn và đã xuất hiện nhiều tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa cơ quan công an, cảnh sát nhiều nước mới giải quyết được.
Trong số các tội phạm quốc tế có ảnh hưởng tới nền an ninh, trật tự và công cuộc phát triển đất nước của Việt Nam trước hết phải kể tới các tội phạm về ma tuý. Các tội phạm về ma tuý hiện nay ở Việt Nam vẫn có khuynh hướng gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Các cơ quan điều tra đã phát hiện những dấu hiệu của việc các đối tượng phạm tội nước ngoài đã và đang lợi dụng môi trường pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để chuyển các khoản tiền bất hợp pháp vào Việt Nam.
Trong sự nghiệp đổi móri và phát triển kinh tế, ở V ict Nam tuy chưa xảy ra những vụ khủng bố lớn mang tính quốc tế như bắt cóc máy bay, bắt cóc con tin, đánh bom huỷ diệt như ở một số nước nhưng Chính phủ và Bộ Công an vẫn xem đây là một loại tội phạm hết sức nguy hiểm, xâm hại thô bạo tính mạng, tài sản của công dân và của Nhà nước. Vì vậy đã tăng cường các biện pháp tổ chức nhằm phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả loại tội phạm này, nhằm tạo ra sự ổn định và hoà bình cho đất nước, cho người dân trong phát triển kinh tế, xã hội.
79