🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế Ebooks Nhóm Zalo ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. Hổ CHÍ MINH K H O A K IN H T Ể GS. TS NGUYỄN THỊ CÀNH í.lrỉo ĩtìlNtt PHUƠNG PHÁP t PHUONG PHẤP 1ỊỊẬN NGHIỀN C0U KHOA HỌC KINH TẼ (TÁI BẢN LẦN THỨ NHẤT, c ó s ử a c h ữ a v à B ổ SUNG) NHÀ XUẤT BẬN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HÓ CHÍ MINH Hgm ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. H ồ CHÍ MINH 2 = KHOA KINH TÊ GS.TS. NGUYỄN THỊ CÀNH GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KINH TẾ (T ái bản lần th ứ nhất, có sủ a chữa và b ổ sung) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Quốc GIA TP HỒ CHÍ MINH - 2007 GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KINH TẾ (Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa và bố sung) _______ GS-TS Nguyễn Thị Cành_________ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP H ồ CHÍ MINH Khu phố 6. phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM ĐT: 7242181, 7242160+ (1421; 1422, 1423, 1425, 1426) F ax:7242194 Email: vnuhp@ vnuhcm.edu. vn Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. HUỲNH BÁ LÂN Biên tập: PHẠM ANH TÚ Sửa bản in: TRẦN VĂN THẮNG Trình bậy bìa: XUÂN THẢO Người / Đan vị liên kết KHOA KINH TẾ - ĐHQG TPHCM ..(: r02:.KT.Vl 486-2007/CXB/300-34/ĐHQGTPHCM ĐHQG.HCM-07 KT.GT.658-07 (T) In 500 cuốn khổ 14,5 X 20,5cm tại Công ty in Hưng Phú. Số ĐKKHXB: 486-2007/CXB/300-34/ĐHQGTPHCM. Quyết định xuất bản số: 126/QĐ-ĐHQGTPHCM/TB ký ngày 8/8/2007. In xong và nộp lưu chiểu tháng 12/2007. LỜI NÓI ĐẨU Giáo trình mốn học “Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế ” được sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho học viên cao học, nghiên cứu sinh thuộc các chuyên ngành kinh tế, nhằm cung cấp các phương pháp, phương pháp luận khoa học là cơ sở cho học viên có cách tiếp cận khoa học khi tiến hành nghiên cứu hoặc thực hành nghiên cứu những vấn đề kinh tế theo các mức độ khác nhau (nghiên cứu đề tài khoa học, thực hiện các chuyên đề tiểu luận, làm luận văn cao học và luận án tiến sĩ). Ngoài ra, giáo trình này cũng có thể giới thiệu cho sinh viên năm cuối bậc đại học tham khảo khi thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp hay viết khóa luận tốt nghiệp. Qua gần bốn năm xuất bản (xuất bản lần đầu vào đầu năm 2004), giáo trình “Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế ” không chỉ phục vụ làm tài liệu giảng dạy môn học cùng tên cho các chương trình giảng dạy sau dại học của Khoa Kinh tế — Đại học Quốc gia TP HCM, mà còn phục vụ bạn đọc gần xa trong cả nước. Tác giả cuốn sách cũng đă nhận được rấ t nhiều ý kiến động viên khích lệ cũng như những ý kiến đóng góp chân tình của các bạn đọc từ Thái Nguyên, Hà Nội đến TP HCM.... Để đáp ứng nhu cầu đào tạo đảm bảo chất lượng cao và phục vụ bạn đọc tốt hơn, tác giả cuốn sách đã chỉnh sửa một sô sai sót trong các chương và cập nhật, đưa vào các thí dụ tình huống minh họa trong từng chương để người đọc dễ hiểu hơn trong lần tái bản này. Ngoài ra, trong lần chinh sứa này, tác giả đã thiết kê một chương mới (chương 7) nhằm phục vụ người đọc hiểu rõ hơn như thế nào là các phương pháp nghiên cứu định tính, phân biệt chúng với các phương pháp nghiên cứu định lượng, điều kiện áp dụng từng phương pháp, cũng như cách kết hợp các phương 3 pháp định tính và định lượng như thê nào 'trong một nghiên cứu. Đặc biệt, với sự trợ giúp của ThS. Hoàng Thọ Phú, (giảng viên Khoa Kinh tế, đã tham gia khóa học “Phương phấp luận nghiên cứu xây dựng chí số cạnh tran h cấp tỉnh tại Việt Nam” do Dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh V iệt Nam - VNCI” tài trợ), trong chương 8 đã bổ sung một mục giới thiệu khái quát về quy trình nghiên cứu th iết kế chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam. Trong mục này đã giới thiệu phương pháp thu thập và xử lí số liệu trên chương trình STATA để có được kết quả xây dựng các trọng sô theo phân tích nhân tố làm cơ sở xây dựng chỉ sô cạnh tran h cấp tỉnh tại Việt Nam. Như đã nêu ở lần đầu xuất bản, giáo trình này có thể cung cấp cho học viên cao học và bạn đọc quan tâm các kiến thức cơ bản về cách thức hình th àn h các vấn đề nghiên cứu, các bước tiến hành một nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, các phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu và các phương pháp phân tích số liệu trong nghiên cứu, các nội dung và trìn h tự nội dung của một báo cáo khoa học như báo cáo m ột đề tài nghiên cứu hoặc luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ. Ngoài ra, giáo trìn h này còn giới thiệu cho người đọc các thí dụ tình huống cụ thể cùng các phụ lục liên quan đến hình th àn h m ột dề cương nghiên cứu đề tài khoa học, đề cương luận văn tố t nghiệp, đề cương luận án tiến sĩ và m ột kiểu th iết kế bảng hỏi được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu đánh giá môi trường kinh doanh trong quá trình hội nhập. Giáo trìn h cũng giới thiệu những vấn đề nghiên cứu kinh tế trê n các khía cạnh vĩ mô và vi mô, qua đó có thể gợi ý cho học viên, sinh viên lựa chọn vấn đề nghiên cứu mà mình quan tâm , làm cơ sở cho việc lựa chọn đề tài luận văn, luận án và có th ể là dề tài / nghiên cứu khoa học trong tương lai. Trong các nội dung trình bày sẽ có các câu hỏi tháo luận về bài tập tình huống có liên quan, đồng thời gợi ý các chuyên đề (tiểu luận) có thê vận dụng các phương pháp được học như thê nào. Kết câu nội dung giáo trình gồm có 8 chương và phần phụ lục. Trình cự sắp xếp các chương và nội dung cùa mỗi chương được phác thảo như sau: C hư ơng 1: với tiêu đề “Khoa học và Nghiên cứu khoa học” trình bày những vấn đề liên quan đến các khái niệm chung như khoa học và nghiên cứu khoa học, hiện tượng và tư duy khoa học, các loại khoa học, cộng dồng khoa học và nhà nghiên cứu, phương pháp và quan điểm khoa học, các bước tiến hành quá trình nghiên cứu.... C hư ơ ng 2: trình bày sâu về việc hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu như trăn trở, vật lộn với vấn dề nghiên cứu như th ế nào, mức độ lí thuyết và thực nghiệm trong một nghiên cứu, các khái niệm, định nghĩa và mô hình nghiên cứu, vai trò của lí thuyết và tài liệu quá khứ... C hư ơ n g 3: tập trung vào những vấn đề quan trọng cần được luận giải đối với người nghiên cứu về việc lựa chọn một thiết kế nghiên cứu đầy đủ trong nghiên cứu thực nghiệm. Cụ thế hơn, chương này sẽ giới thiệu các thiết kế nghiên cứu khác nhau, cấu trúc vấn đề, vấn đề nhân-quả, thử nghiệm cổ điển và các yêu cầu trong th iết kê nghiên cứu. C h ư ơ n g 4: giới thiệu các đo lường trong nghiên cứu. Nghiên cứu thực nghiệm phần lớn thường áp dụng các đo lường (phép đo). Nguyên nhân để thu thập dữ liệu là phải có được những thông tin quan trọng cho vấn đề nghiên cứu với sự khảo sát kĩ lưỡng. C hất lượng của thông tin phụ thuộc 5 nhiêu vào thủ tục. cách thức đo lường dược sứ dụng trong thu thập sô liệu. Vì vậy trong chương này sẽ đề cập đèn khái niệm về đo lường, mức dộ hay chia độ đo lường, tám quan trọng cùa giá trị và độ tin cậy của đo lường. C h ư ơ n g 5: thu thập sô liệu và nguồn sô liệu Mục đích của chương này là xem xét (1) chúng ta muốn nói gi qua thu thập số liệu, (2) nguồn số liệu thu thập là gì, (3) tìm ỡ đâu ra số liệu đúng, và (4) làm thế nào để thu thập được sô liệu phù hợp cho các loại nghiên cứu khác nhau và cho vấn đề nghiên cứu cụ thể. Các nội đung liên quan sẽ được đề cập trong chương này bao gồm nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp, các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (phương pháp quan sát, khảo sát và phỏng vấn). C h ư ơ n g 6: giới thiệu các vấn đề liên quan đến chọn mấu và xác định kích thước mẫu điều tra thu thập số liệu. Cụ thể, trong chương này sẽ trình bày ba vấn đề chính đó là tại sao lại chọn mẫu, các khái niệm về chọn mẫu, chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất, các công thức và thí dụ về tính kích thước mẫu. C h ư ơ n g 7: mục đích của chương này là giới thiệu các phương pháp nghiên cứu định tính, phân biệt sự khác nhau giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, bàn lưận về các trường hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính. Trong chương này cũng sẽ trình bày phương pháp phán tích sô liệu định tính, các quan điểm phân tích số liệu định tính và định lượng. C hư ơ ng 8: trình bày các phương pháp phân tích số liệu. Mục dích của chương này là đưa ra cách thể hiện đơn gian về việc phân tích số liệu như thế nào. Xác định vấn đề và chọn phương pháp phân tích. Có một số phương pháp phán tích sô liệu định lượng được giới thiệu trong chương này bao gồm phân tích một biến, phân tích hai biến qua báng chéo, phân tích bảng chéo với biến thứ ba, các phương pháp phân tích hồi quy đơn gián và đa biến, và các biến giả trong phân tích hồi qui. Ngoài ra, chương 8 còn giới thiệu tóm lược về quy trình thu thập và xử lí số liệu định lượng trên chương trình STATA nhàm tính toán các trọng sô theo nhân tô là cơ sở để xây dựng chi số cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam do dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam - VNCI” thực hiện. C hư ơ ng 9: giới thiệu cách trình bày và viết báo cáo cuối cùng phản ánh kết quả nghiên cứu và trình bày các gợi ý lựa chọn vấn đề nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế. Ớ đây sẽ xem xét hai nội dung chủ yếu, đó là các yêu cầu đối với một báo cáo nghiên cứu hay của một luận văn, luận án khoa học, cấu trúc và các phần của một bản báo cáo nghiên cứu, một bản luận văn cao học hay luận án tiến sĩ. Ngoài ra, chương này sẽ trình bày một số gợi ý cho thực hiện bài tập hay tiểu luận môn học, m ột thí dụ về bài tập tiểu luận môn học, cũng như giới thiệu một số gợi ý về các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế trên các giác độ vĩ mô và vi mô làm cơ sỏ cho lựa chọn đề tài luận văn, luận án của sinh viên. P h ầ n p h ụ lục: Giới thiệu một số mẫu đề cương về đề tài nghiên cứu khoa học, đề cương luận văn cao học và luận án tiến sĩ đã hảo vệ thành công. Ngoài ra, phần phụ lục cũng giới thiệu Bảng hỏi thu thập thông tin đánh giá môi trường kinh doanh làm cơ sở đánh giá xếp hạng cạnh tranh ở mức độ quốc gia. Giáo trình được biên sọan dựa trên các tài liệu, giáo trình, sách được sừ dụng giảng dạy trong các trường đại học 7 kinh tê và quán trị kinh doanh ớ nhiều nước trén thẻ giớ' như Anh, Mỹ, Thái Lan.... Cụ thể, các nội dung cơ bán cua giáo trình này được biên sọan chủ yếu dựa vào các tài liệu: (1) Sách “Các phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu kinh doanh - Hướng dẫn thực h àn h ”, của các giáo sư Pervez N. Ghauri (Đại học Gronigen, Hà Lan), giáo sư Kjell Gronhaug (Đại học Kinh tế và Quán trị kinh doanh Bergen, Na Uy), giáo sư Ivar K ristianslund (Trường quản trị Oslo, Na Uy) do N hà xuất bán Prentice Hall (Vương quốc Anh) phát h ành lần đầu, năm 1995, tái bản lần thứ 5, năm 1999; (2) Sách “Các phương pháp nghiên cứu xã hội - Các cách tiếp cận định tính và định lượng” của tác giả w Lawrence Neuman (Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ), do Cóng ty Giáo dục Pearson, tái bản lần thứ 4, năm 2000; (3) Các thông tin, tư liệu t/hực tế do tác giả tích lũy qua quá trình nghiên cứu và cộng tác nghiên cứu vứi các Viện nghiên cứu khoa học kinh tế trong và ngoài nước, cũng như qua quá trình hướng dẫn nghiên cứu sinh, sinh viên cao học thuộc các chương trình đào tạo kinh tế và quản trị kinh doanh trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tác giả vẫn mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần tái bản tiếp theo cuốn giáo tn n h này sẽ được hòan thiện hơn. Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ: GS.TS. N gu yễn Thị Cành Bộ m ôn T ài ch ín h -N g â n h à n g Khoa K inh tế Đ ại h ọc Q uốc gia TP. Hồ Chí M inh Tel: 08 7242589; Fax: 08 722 0851; Em ail: ntcanh@ vnuhcm .edu.vn CHƯƠNG 1 KHOA HỌC VÀ NGHIẾN cứu KHOA HỌC Chương nay trình bày các mục chính sau đáy: 1.1. Các khái niệm về khoa học và nghiên cứu 1.1.1. Khoa học 1.1.2. Sự kiện (hiện tượng) và tư duy khoa học 1.1.3. Các loại khoa học 1.1.4. Cộng đồng khoa học và nhà nghiên cứu 1.1.5. Các tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học 1.1.6. Phương pháp và quan điểm khoa học 1.1.7. Các bài báo và tạp chí trong khoa học 1.1.8. Khoa học như một quá trình biến đổi 1.2. Các bước tiến hành quá trình nghiên cứu 1.2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu 1.2.2. Thí dụ các bước thực hiện một đề tài/đề án nghiên cứu 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN c ứ u 1.1.1. K hoa h ọc K hoa học là một định chế xã hội và là con đường để sản sinh ra tri thức. Tầm quan trọng của khoa học trong xã hội hiện đại giống như một nền tảng để tìm kiếm cár tri thức là sự liên kết với sự chuyển giao xã hội cỏn được gọi là cuộc cách m ạng công nghiệp. Kiến thức khoa họr được tố’ chức thành những lí thuyết. Các nhà khoa học thư thập dữ kiện qua sử dụng các kĩ thuật chuyên dụng, và sử dụng dữ kiện đế’ ủng hộ hoặc loại bỏ lí thuyết. 9 K hoa học là hệ th ốn g các tr i thứ c về tự nhiên, xã họi và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan cua tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống các tri thức này dược hình thành trong lịch sứ và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xả hội. Xuất phát từ những sự kiện của hiện thực, khoa học giải thích một cách đúng đắn nguồn gốc và sự phát triên cua những sự kiện ấy, p h át hiện những mối liên hệ bản chất cúa các hiện tượng, trang bị cho con người những tri thức vê quy luật khách quan của th ế giới hiện thực để con người áp dụng những quy luật đó trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Khoa học góp phần vào việc nghiên cứu thê giới quan đúng đắn, xem xét sự kiện m ột cách biện chứng, giải phóng con người khỏi những mê tín dị đoan mù quáng, hoàn thiện khả năng trí tuệ của COI1 người. Khoa học còn có sứ mệnh làm giảm nhẹ lao động và làm cho đời sống con người được dề dàng, tạo điều kiện để con người có thế’ nâng cao quyền lực dối với các lực lượng tự nhiên. 1.1.2. Sự k iệ n (h iện tượng) và tư d uy k h oa h ọ c S ự k iện là cơ sở tấ t yếu của khoa học, là nguồn sống và phát triển cùa khoa học. Tuy nhiên, bản th ân sự kiện chỉ là một mớ nguyên liệu chứ không phải là khoa học. Nhờ có tư duy lí luận, có sự trừu tượng khoa học, con người gạt bỏ được những liên hệ ngâu nhiên của hiện tượng, đi sâu vào những liên hệ sâu xa, phát hiện những quy luật khách quan những quy luật này là cơ sở của các quá trìn h của tự nhiên của đời sống xã hội và của tư duy. Bản th ân sự biểu hiện các quan hê ngẫu nhiên của hiện tượng chưa phải là tri thức khoa hoc vì sự phát triển của hiện tượng được quyết định không phải do 10 ngầu nhiên mà do những quy luật khách quan. Tuy nhiên khoa học không chỉ nghiên cứu cái tấ t nhiên, mà còn cả cái ngầu nhiên, coi ngẫu nhiên là một trong những hình thức hoậc yếu tố của sự biểu hiện cái có quy luật. Như vậy, tư du y kh oa học là một dạng của logích biện chứng, nó đóng vai trò liên kết giữa tư duy và thực tiễn. Đặc trưng và các nguyên tắc của tư duy khoa học là: Tính khách quan: xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng; Tính tòan diện: xem xét đầy đủ các khía cạnh; Tính lịch sử: nhận thức sự vật, hiện tượng trong sự phát triển; Thống n h ất giữa các m ặt đối lập. 1.1.3. P h ân lo ạ i khoa h ọc và n g h iên cứu khoa học Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu có thể phân khoa học theo hai nhóm: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Một số khoa học tự nhiên như sinh học, hóa học, vật lí học.... liên quan đến th ế giới vật thể và vật chất như đất đá, cây cối, hóa chất, máu, điện... Khoa học tự nhiên là nền tảng của công nghệ mới và nhận được sự quảng bá rộng rãi, công khai. Khoa học xã hội như nhân chủng học, chính trị học, tâm lí học, xã hội học, kinh tế học... liên quan đến nghiên cứu con người, tín ngưỡng, hành vi, sự tương tác của họ và các định chế... Đôi khi có m ột số người gọi đây là “khoa học mềm”. Các loại khoa học cũng được phân loại dựa trên các tính chất của công trìn h nghiên cứu khoa học. Theo tính chất hàn 11 lâm hay ứng dụng cua công trình khoa học có thê chia khoa học thành: Khoa học lí thuyết; Khoa học ứng dụng. Tương ứng với các loại khoa học trên thì có hai loại nghiên cứu, đó là nghiên cứu cơ bản, hay nghiên cứu lí thuyết, và nghiên cứu thực nghiệm. Khi khoa học phát triển được áp dụng triển khai, dựa vào công đoạn hay quy trình nghiên cứu có thế phân các công trình nghiên cứu thành ba loại: Nghiên cứu cơ bản (Basis Research) - R; Nghiên cứu phát triển (Development Research) - RD; Nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai (Aplied Research) còn gọi là dự án sản xuất thử (Pilot Production Project) - p. Tuy nhiên sự phân chia này chỉ m ang tính tương đối. Vì trong khi nghiên cứu ứng dụng, có thê đúc kết, tìm ra những khía cạnh mới cùa lí thuyết. Theo mức độ thực hiện, m ột kết quả khoa học có thê được trình bày theo các hình thức báo cáo sau đây: Luận văn tốt nghiệp đại học; Tiêu luận; Luận văn thạc sĩ; Bài báo khoa học; Luận án tiến sĩ; 12 Báo cáo phúc trình kết quả nghiên cứu khoa học theo các mức độ, phạm vi khác nhau (Chương trình, Đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Viện/Trường.) 1.1.4. C ộng đ ổn g khoa h ọc và nhà n gh iên cứu Khoa học được truyền đạt lại cuộc sống thông qua cộng đ ồ n g kh oa h ọ c , nơi duy trì những thừa nhận, quan điếm và kĩ thuật của khoa học. Cộng đồng khoa học là tập hợp r.hững con người, những tiêu chuẩn, các cách thể hiện và các quan điểm được ràng buộc với nhau đế duy trì những đặc tính khoa học. Là cộng đồng bới vì đây là một nhóm những người có ánh hưởng với nhau, chia sé những nguyên tắc luân 'ý, các tín ngưỡng, và các giá trị, các kĩ thuật và đào tạo, huấn luyện, và các hướng nghề nghiệp. H ạt nhân của cộng đồng khoa học là các n h à nghiên cứ u, người chỉ đạo thực hiện các nghiên cứu làm việc với thời gian đầy đù hoặc bán thời gian, thường có sự giúp đỡ của các trợ lý. Nhiều trợ lí nghiên cứu là các học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên, thực hiện các công việc của một trợ lí nghiên cứu và đây là con đường đế các nhà khoa học nắm bắt những hiếu biết th ậ t sự các chi tiết của việc thực hiện một nghiên cứu. Các trường dại học có thế coi như là những thành viên cốt lõi của cộng đồng khoa học. Trong các trường đại học có các viện nghiên cứu và, ngược lại, ớ các trung tâm nghiên cứu lớn như viện hàn lâm lại có các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo.... 1.1.5. Các tiê u ch u ẩn củ a cộ n g đ ồn g khoa học Cộng đồng khoa học được quản lí bởi một tập hợp các tiêu chuẩn chuyên môn và những giá trị mà những nhà nghiên 13 cứu tiếp thu được trong quá trình học tặp nhiều nãm ơ nhà trường. Các tiêu chuẩn là sự củng cố qua lại và là sự đóng góp vào vai trò chung cua nhà khoa học. Các tiêu chuẩn cua cộng đồng khoa học bao gôm: (1) Thuyết phổ biến. Bất luận ai là nhà nghiên cứu (già hay tré, trai hay gái) và bất chấp địa điếm được tiến hành nghiên cứu dâu (Mỹ hay Pháp, Bại học H arvard hay một trường đại học không tên tuổi nào dó), việc nghiên cứu chi phải được đánh giá dựa trên cơ sớ của các giá trị khoa học. (2) Chủ nghĩa hoài nghi có trật tự. Các nhà khoa học không phải chấp nhận các ý tương hoặc chứng cớ mới một cách vô tư, thiếu thái độ bình luận phê phán. Họ phải yêu cầu và đặt ra câu hỏi cho toàn bộ sự kiện và cho mỗi đối tượng nghiên cứu đê tăng cường xem xét vấn đề một cách kĩ lưỡng. Mục đích của các binh luận phê phán không phải là đế công kích cá nhân mà đê đảm bảo rằng các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là thích hợp với việc lựa chọn được xem xét chặt chẽ, thận trọng. (3) Tính vô tư. Các nhà khoa học cần phải trung lập, công bằng, không thiên vị, dễ tiếp thu, và cởi mở đối với các quan sát bất ngờ hoặc các ý tưởng mới. Họ không nên trung thành một cách cứng nhắc đối với ý kiến riêng biệt hoặc quan điếm riêng của mình. Họ sẽ phải chấp nhận, ngay cả khi một chứng cớ được tìm kiếm mang tính ngẫu nhiên trùng hợp lập trường của họ và họ sẽ phải chấp nhận một cách trung thực những kết quả nghiên cứu được khám phá dựa trên cơ sở một nghiên cứu có chất lượng cao. (4) Tính công cộng. Kiến thức khoa học cần phải được chia sé với người khác. Kiến thức khoa học sáng tạo là m ột hoat 14 động công khai, các kết quả khoa học phai được mọi người biết đến, và tấ t cá mọi người có thể sử dụng được các kêt quả đó. (5) Tính trung thực. Đây là tiêu chuẩn văn hóa chung, nhưng lại là điều đặc biệt bền vững trong nghiên cứu khoa học. Yêu cầu các nhà khoa học phải trung thực trong tấ t cả các nghiên cứu. Những điều cấm kỵ chủ yếu trong nghiên cứu khoa học là thiếu trung thực hoặc lừa đảo trong nghiên cứu khoa học. 1.1.6. Phương pháp và quan điểm khoa h ọc Phương pháp khoa học không phải là một cái gì đơn lẻ. Nó có liên quan đến những ý tưởng, những quy tắc, các kĩ thuật và các cách tiếp cận mà cộng đồng khoa học sử dụng. Quan điểm khoa học được hiểu là một cách xem xét thế giới, vạn vật. Chẳng hạn quan điểm của chủ nghĩa M ác Lênin là dựa trên tư duy duy vật biện chứng và duy vật lịch sử xem xét các sự kiện xã hội một cách khách quan, khoa học. 1.1.7. Các bài b áo và tạp chí trong khoa h ọc Khi cộng đồng khoa học sáng tạo ra tri thức mới, nó sẽ được xuất hiện trong các cuốn sách hàn lâm hoặc qua các bài báo trong các tạp chí học thuật khoa học. 1.1.8. Khoa h ọc như m ột quá trình b iến đổi Chúng ta có thể nghĩ về nghiên cứu như việc sử dụng các phương pháp khoa học đê chuyển đổi các ý tưởng, linh cảm và các câu hỏi, đôi khi được gọi là các giả thuyết, thành tri thức khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, nhà nghiên cứu bắt đầu với những ước đoán hay các câu hỏi và vận dụng các phương pháp và kĩ thuật chuyên dụng xử lí các tài liệu, số liệu thô đê giái quyết vấn đề đặt ra. Kết thúc quá trình nghiên cứu là một sản phẩm hoàn tấ t có giá trị được công bô, đó là tri thức khoa học. Nhà nghiên cứu được đánh giá cao hay có hữu ích cao là người sáng tạo ra số lượng lớn các tri thức mới giúp loài người hoàn thiện tõ t n h ất sự hiêu biêt vê thế giới vạn vật. 1.2. CÁC BƯỚC TTẾN HÀNH QUÁ TRÌNH NGHIÊN c ứ u 1.2.1. Các bước tiế n h àn h n g h iên cứ u Quá trình nghiên cứu đòi hỏi một số bước. Các cách tiếp cận khác nhau đòi hỏi có sự khác biệt đôi chút về các bước, song nhìn chung quá trìn h nghiên cứu được tiến hành theo các bước được đề cập dưới đây. Quá trình nghiên cứu được b ắ t đ ầ u bằng việc người nghiên cứu lựa chọn đề mục (chủ đề) - lĩnh vực chung của nghiên cứu hoặc một vấn đề như nghèo đói, cạnh tranh, hành vi khách hàng, thị trường tài chính,... Một chủ đề (topic) vẫn còn rất rộng để tiến hành nghiên cứu. Vì vậy bước tiế p theo là chọn vấn đề cốt yếu, theo đó, người nghiên cứu phải thu hẹp vấn đề lại, hoặc tập trung chủ đề vào câu hỏi nghiên cứu chuyên sâu mà họ nhắm tới trong nghiên cứu (chẳng hạn: với vấn đề nghèo đói: Diễn biến tình trạn g nghèo đói tại Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế như th ế nào? Đáu là nguyên nhân của nghèo đói? Có hay không sự phân hóa giàu nghuO với khoáng cách quá lớn tại VN?..”. Khi làm rõ chủ đề và thu hẹp phạm vi, tập trung nghiên cứu sâu một vấn đề, người nghiên cứu thường phải xem lại các nghiên cứu quá khứ có liên quan, (tông quan về các công trình nghiên cứu có liên quan), hoặc xem xét các tà i liệu lí thuyết có liên quan về câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu (tổng quan lí thuyết liên 16 quan). Tiếp theo là người nghiên cứu phái phát triển các cáu trả lời xác thực hoặc các giả thuyết. Lí thuyết có thể đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này. Sau khi định rõ câu hỏi nghiên cứu, người nghiên cứu phải lên kế hoạch, theo đó họ sẽ tiến hành một nghiên cứu đặc thù hoặc thực hiện một đề án hay dự án nghiên cứu cụ thể. Bước th ứ b a có liên quan đến việc tạo ra các quyết định về các nội dung chi tiết để thực hiện nghiên cứu (như có sử dụng điều tra khảo sát rộng, hay khảo sát sâu hay không, bao nhiêu đối tượng khảo sát cần lựa chọn, các câu hỏi khảo sát cần có như thê nào....). Bước th ứ tư là người nghiên cứu cần thu thập số liệu và sự kiện (chứng cớ). Sau khi thu thập số liệu, bước tiế p theo là phân tích số liệu đế’ xem xét b ất kỳ một mẫu hình nào nổi lên. Các mẫu hình hoặc chứng cớ có thể giúp người nghiên cứu g iả i thích là m sá n g tỏ sô' liệu (chẳng hạn, qua sô liệu về diễn biến nghèo đói tại Việt Nam đâ tìm thấy: tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm dần, tuy nhiên mức độ giảm nghèo ở thành thị cao hơn so với các vùng nông thôn; Mặc dù tỷ lệ nghèo đói giảm qua các năm nhưng khoảng cách phân hóa giàu nghèo lại khá cao, và diễn biến tăng dần qua các năm, đặc biệt là khoảng cách phân hóa khá cao ở thành thị và các vừng có mức độ đô thị hóa cao....). Cuối cùng, người nghiên cứu phải thông tin cho những người khác bằng việc viết báo cáo đế mô tả quá trình nghiên cứu, cách thực hiện nghiên cứu của họ như th ế nào, và họ đã khám phá ra điều gi từ kết quả nghiên cứu. 17 Sơ dồ 1.1: Các bước trong quá trinli nghiên cứu Như vạy, đ6 thực hiẹn dư án, đê tài nghiên cứu có thể thực hiện theo b ảy bước được mô tả qua sơ đồ 1.1 trên đây Trong thực tế các nhà nghiên cứu có thể hoàn tấ t bước 1 roi qua bước 2, và tiếp theo các bước khác. N ghiên cứu là quá 18 trinh có mối quan hệ tương tác hơn trong đó có sự pha trộn bước này với bước khác. Bước sau có thê khơi dậy sự quan tâm tới việc xem xét lại bước trước. Nghiên cứu không kết thúc, chấm dứt bước bảy một cách bất ngờ. Nó là quá trình tiếp tục và việc kết thúc một nghiên cứu thường khơi dậy những suy nghĩ và câu hỏi nghiên cứu mới. Dưới đây là những thí dụ về các bước tiến hành nghiên cứu theo các chủ đề cụ thể. 1.2.2. Các thí dụ - Thí dụ 1: N gh iên cứ u tăn g trưởng kinh t ế VN Chọn chủ đề: Xác định xu hướng tăng trưởng kinh tê VN từ giai đoạn 1990-2006. Nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Làm nổi bật vấn đề và câu hỏi nghiên cứu. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế VN của các giai đoạn theo xu hướng nào? Nếu theo xu hướng tăng, những nhân tố nào làm tăng? Nếu theo xu hướng giảm, nguyên nhân, nhân tô làm giảm? Làm th ế nào để đánh giá định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng, giảm tốc độ tăng trưởng? Có phải giảm tốc độ tăng trưởng là do đầu tư nước ngoài giảm không? Điều gì làm cho dầu tư nước ngoài giảm? T hiết kế hay lập kế hoạch nghiên cứu: lựa chọn lí thuyết, các phương pháp nghiên cứu phù hợp, chuẩn bị biểu mẫu để thu thập số liệu cho nghiên cứu như thống kê, các phương tiện quan sát thực nghiệm có thể như diều tra chọn mẫu... làm th ế nào để có thể thu thập được các dữ liệu định lượng và định tính cần thiết đế đánh giá đúng thực trạng và tìm kiếm các mối quan hệ nhân quả. 19 Thu thập số liệu: Biêu mẫu số liệu thống kê vẽ GDP, cac ýếu tố vốn, nhân lực, đất đai, tài nguyên Tiến hành dieu tra chọn mẫu thu thập số liệu liên quan (mô tả định tính về mõi trường đầu tư, chọn mẫu điều tra, th iêt kê thang do đánh giá định lượng môi trường đầu tư...). Phân tích số liệu, sử dụng các phương pháp định lượng và định tính đế phân tích số liệu. Trước tiên là phân tích định tính mô tả mối quan hệ, sau đó là áp dụng mô hình định lượng như mô hình tâng trướng Cob-Douglas đê đánh giá mức độ tác động của các nhân tố, các kết quá phân tích có thể được biểu diễn qua các sơ đồ... Giải thích kết quả nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân tăng giảm GDP, đề xuất các khuyên nghị. Thông báo kết quả: báo cáo phúc trình kết quả nghiên cứu trình các cơ quan hoạch định chính sách hay thông báo kết quả nghiên cứu qua các tạp chí phát triển, có thể ấn hành sách về kết quả nghiên cứu đê thông tin tới nhiều đọc giả. - Thí dụ 2: N g h iên cứu tín d ụ n g ch o cá c doanh n gh iệp vừa và nhỏ tạ i V iệt Nam. Chọn chủ đề: Khả năng tiếp cận tín dụng ngán hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Làm nổi bật vấn đề và câu hỏi nghiên cứu: Tình hình vay tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam như thê nào? Những nhân tố nào tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ? Giải pháp nào có thể hỗ trợ nhàm nâng cao khà năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ?... 20 T hiết kế kê' hoạch nghiên cứu: Nghiên cứu thăm dò từ phía các ngân hàng nơi cung cấp tín dụng và các doanh nghiệp - phía cầu tín dụng, xác định các nhân tô tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu định lượng - chọn mẫu điều tra, xác định số mẫu, phương pháp chọn mẫu, thiết kế bảng hói, danh sách doanh nghiệp chọn mẫu, số lượng doanh nghiệp và danh sách doanh nghiệp điều tra, điều tra thử, chinh sửa bảng hỏi... Thu thập số liệu: Tiến hành điều tra thu thập dữ liệu cần thiết qua bảng hỏi (số liệu sơ cấp. Thu thập số liệu thứ cấp từ phía các ngân hàng thương mại về tình hình cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.... Phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp định tính và định lượng đế’ phân tích. Phân tích định tính mô tả tình hình diễn biến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, xu hướng vay tín dụng ngân hàng, mô tả đặc trưng mẫu điều tra, kiểm định lựa chọn nhân tố cho phân tích định lượng. Phân tích định lượng áp dụng các mô hình hồi quy tương quan đánh giá tác động của các nhân tô đến khá năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiểm định thống kê độ tin cậy của các kết quả phân tích, chạy mô hình... Giải thích kết quả nghiên cứu, tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố và quy mô các khả năng vay tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm rõ nguyên nhân chủ yếu hạn chê' khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.... 21 Thông báo kết qua: Báo cáo kết quá nghiên cứu đẽn các nhà hoạch dịnh chính sách tín dụng, các cơ quan quán lí nhà nước có liên quan, tô chức hội thao thông tin kết qua nghiên cứu cho các doanh nghiệp vừa và nhó, các nhà nghiên cứu và các nhà quán lý, viết các báo cáo khoa học cho các tạp chí chuyên ngành... CÂU HỎI THẢO LUẬN (1) Khoa học là gì? Sự kiện, cộng đồng khoa học là gì? Những tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học là gì? (2) Phương pháp và quan điểm khoa học là gì? (3) Có bao nhiêu bước tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học? Các bước trong nghiên cứu khoa học được tiếp nôi như th ế nào? (4) Cho một thí dụ cụ thê về chọn vấn đề nghiên cứu và nêu lên cách thực hiện bảy bước nghiên cứu vấn đé được lựa chọn như th ế nào. 22 CHƯƠNG 2 HÌNH THÀNH VÀ LUẬN GIẢI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong chương 1 đã trình bày tổng quan về các bước tiến hành nghiên cứu. Ớ chương này sẽ đi sâu về việc hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu, tập trung vào các nội dung sau đây: 2.1. Vật lộn hay trăn trở với vấn đề nghiên cứu 2.2. Mức độ lí thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu và kiến thức 2.3. Các khái niệm: Các khối được xây dựng trong nghiên cứu 2.4. Các mô hình trong nghiên cứu 2.5. Vai trò của tổng quan lí thuyết, tài liệu quá khứ 2.6. Kết luận - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2.1. VẬT LỘN HAY TRĂN TRỞ VỚI VAN ĐỀ NGHDÊN c ứ u Các vấn đề nghiên cứu là những câu hỏi, qua đó chỉ ra được các khe hở hay chỗ trống trong tầm kiến thức có được của chúng ta. Các câu hỏi chỉ ra những hiện tượng được quan sát qua các sự kiện có thế’ có các nghi vấn trong việc chấp nhận các ý kiến hiện tại của chúng ta hoặc các ý kiến hiện tại còn làm phát sinh các câu hỏi mới. Vì vậy nghiên cứu là đ ể tr ả lờ i các câu hỏi đ ặ t ra. Chảng hạn chúng ta cần trả lời câu hỏi về tình trạng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp và nhỏ tại Việt Nam như th ế nào; hoặc những nhân tố nào tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 23 N ghiên cứu là vật lộn hay trăn trở với vấn để nghiên cứu. Để trả lời hay giải quyết vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải có khá năng trả lời hai câu hói sau: (1) Cái gì là vấn dề cần nghiên cứu? (2) Tôi phải tiến hành giải quyết vấn đề ấy như thê' nào? Trả lời câu hói thứ n h ất ngụ ý rằng người nghiên cứu thực sự biết cái gi họ cần biết. Sai lầm chung thường mắc phải là nghiên cứu một chủ đề bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu hoặc tiến hành các hoạt động thiếu định hướng trước khi biết vấn đề cần nghiên cứu là gì. Đó là một cách tiếp cận thường kết thúc trong tình trạng đã có “đống số liệu cần tìm cho vấn đề nghiên cứu” trong khi thời gian kết thúc và số tiền đã sử dụng hết và không thế làm gì với “đống số liệu” trên. Chiến lược hữu ích để nắm được vấn đề nghiên cứu là đặt ra các câu hỏi. Các câu hỏi tốt thường có các đặc tính sau: Các câu hỏi phải thể hiện được môi quan hệ giữa một hoặc nhiều biến số; - Các câu hỏi phải rõ ràng, tức hỏi cái gì là để mình và mọi người hiểu được. Lợi thê của việc thê hiện các mối quan hệ giữa các biến số là các biến số đó có th ể được kiểm chứng. Thí dụ, người quản lí tiếp thi muốn biết xu hướng mua hàng của công ty hướng vào các hộ gia đình có quy mô lớn hay quy mô nhỏ. Câu hỏi có khả năng là: “Có hay không môi quan hệ giữa quy mô hộ gia đình với thiên hướng mua hàng?”, Hoặc cụ th ể hơn: “Các hộ gia đình có quy mô lớn thích mua hàng của công ty hơn là các hộ gia đình có quy mô nhỏ?”. Trong trường hợp 24 này có hai biến sô là quy mỏ hộ gia đình và thiên hướng mua hàng. Qua số liệu thu thập tại một địa điêm nào đó có thê kiêm chứng giổ thuyết về mối quan hệ được đạt ra ở câu hỏi trên. Kiểm chứng kết quả khảo sát m arketing được phản ánh qua bảng dưới đây: B ảng 2.1: Kiểm nghiệm kết quả khảo sát marketing Quy mô hộ Số lượng hộ theo loại hộ Số hộ mua hàng theo loại hộ Hộ lớn 200 50 Hộ nhỏ 300 30 Tổng số 500 80 Kết quả trên cho thấy thiên hướng mua hàng của nhóm hộ có quy mô lớn là lớn hơn nhóm hộ có quy mô nhỏ (50/200 = 0,25 cho hộ lớn và 30/300 = 0,1 cho hộ nhỏ), và tương ứng là có mối quan hệ đồng biến dương giữa quy mô hộ và thiên hướng mua hàng Điều này cũng có thế được kiểm định qua số liệu thống kê (sẽ được trình bày ở chương sau). Kết quả nghiên cứu có thể trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng rác giỗ thuyết. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu ban đầu thường mơ hồ và chung chung. Chẳng hạn, một người quản lí kinh doanh ở công ty A đã gặp khó khăn để hiểu được cái gì đã tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời điểm cụ thể nào đó. Vấn đề mơ hồ này có thê được tiếp cận như th ế nào? Từ m ột phép tính kế toán như sau: 25 Lợi n h u ậ n = (giá - c á c ch i p h í b iến đ ổ i) X s ố lư ợng sản phẩm — các chi phí cố định Dựa vào công thức hay mô hình tính toán trên có thê náy sinh một số câu hỏi như sau: Liệu giá cả có làm cho sản xuất của công ty A dao động? Liệu có phải công ty A đã sử dụng một loại nguyên liệu đầu vào nào đó đã có tác động làm cho giá tăng cao? Biến động về nhu cầu của khách hàng có làm cho sản xuất của công ty A bị dao động hay không? Bằng việc đặt ra các câu hỏi trên, vấn đề có thể được thu hẹp lại và chúng ta sẽ cố gắng tập trung giải quyết các vấn đề xác thực được đặt ra. Thí dụ trên cho thấy các câu hỏi là tấ t cả sự chuyển động lí thuyết, tức lí thuyết hiện có được sử đụng như là cơ sở của các câu hỏi phát sinh. Trên thực tế, giá trị chủ yếu của lí thuyết là nhận dạng các nhân tố (các biến số), liên quan giữa chúng với nhau và xem xét các mối quan hệ để đảm bảo có được các giải thích. Từ các thí dụ trên cho thấy, các câu hỏi được sử dụng đ( hoạch định (cấu trúc) vấn đề nghiên cứu. Bàng việc sử dụng các kiên thức hiện có người nghiên cứu có thể sẽ phải cấu trúc vấn đề dể đưa ra các câu hỏi, các giả thuvết và các giíi thuyết sẽ được kiểm định. Mức độ câu trúc của vấn đề nghiên cứư ứng dụng để lựa chọn th iêt kê nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu S( được đê cập các chương sau. Tóm lại, khi xác định ván đ< nghiên cứu chúng ta cần đặt câu hỏi cho chính mình. Và cát hỏi đặt ra là: Tôi đã đưa ra được những câu hỏi quan trọng chưa‘> 26 t 2.2. MỨC ĐỘ LÍ THUYẾT VÀ THựC NGHIỆM, NGHIÊN CỨU VÀ KIÊN THỨC Như đả nêu, nghiên cứu là một quá trình được tiến hành theo các bước đã được dề cập ở chương 1. Vấn đề liên quan sẽ được đề cập ở mục này là các nền tảng nhận thức cúa việc thực hiện nghiên cứu. Theo sơ đồ về các bước nghiên cứu ớ chương 1, bước 1 và bước 2 có thê được phân loại như những hoạt động ở mức độ lí thuyết, các hoạt dộng liên quan đến bước 3, bước 4, bước 5, va bước 6 là ớ mức độ thực nghiệm. Cần lưu ý rằng, toàn bộ nghiên cứu, b ấ t k ể m ôn học, lĩn h vực nào, yêu cầu p h ả i có các h o ạ t đ ộ n g ở m ức độ lí th u yết. Một nghiên cứu ứng dụng nào dó đòi hỏi những cố gắng ở mức độ lí thuyết. Tức là chúng ta cần phải: B iết v ấ n đ ề n g h iên cứ u củ a ch ú n g ta! Nghiên cứu được thực hiện ngụ ý rằng chúng ta làm tăng thêm cho kiến thức hiện tại, tức nghiên cứu được thực hiện đê rnờ ra sự hiểu biết mới. Kiến thức có thể được phân loại qua nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như: - Các lí thuyết/các mô hình; - Các khái niệm; - Các phương pháp/kĩ thuật; và - Các dừ kiện. Nhửng hiếu biết mới có thể có được qua bất kỳ một phương cách nào nêu trên. Những hiểu biết mới cũng có thê có dược qua chứng minh ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn, qua kiểm định giả thuyết nhận được từ lí thuyết, và bằng việc áp dụng một phương pháp đối với vấn đề mới. Điểm quan trọng cần nhấn m ạnh là bất kỳ một nghiên cứu nào cũng phải có 27 được một đóng góp mong đợi, như đưa lại điểm mới ở mức độ nào đó. Và chúng ta có thê tự hỏi mình: N hững đ óng góp được m ong đợi trong n g h iên cứu của tô i là gì? Trong các tài liệu nghiên cứu, điếm khác biệt thường được tạo ra giữa hai chiến lược hay hai cách tiếp cận sau: - Lí thuyết trước nghiên cứu; và - Nghiên cứu trước lí thuyết Trong trường hợp thứ nhất, giới thiệu kiến thức cho phép cấu trúc vấn đề nghiên cứu đế’ cho người nghiên cứu biết cái gì phải tìm kiếm, những yếu tô nào là thích hợp và giả thuyết nào cần phải được kiểm định qua thực nghiệm. Khi vật lộn hay tră n trở với vấn dề nghiên cứu, người nghiên cứu cũng đã tạo ra việc sử dụng các kiến thức sẵn có. Sơ đồ 2.1: Trình bày và sử dụng lí thuyết 28 Sơ đồ trên mô tá hai chiến lược nghiên cứu. Trong trường hợp 1 nhiệm vụ chính là phái nhận biết các khái niệm, lí thuyêt có liên quan, và phai chỉnh sứa nhận thức hay quan niệm (lí thuyết) đối với vấn đề được xem xót kĩ lưỡng. Trong trường hợp sau, nhiệm vụ chủ yếu là phải nhận biết các nhân tố thích hợp và xây dựng các giải thích (lí thuyết). Điều quan trọng là cần phải nhận biết rằng các lí thuyết/ phương pháp và các khái niệm là mang tính tống quát (khái quát), tức chúng tập trung vào việc tập hợp hay gộp các vấn đề nghiên cứu cụ thê khác nhau. M ặt khác, khi ở dạng khái quát, các lí thuyết, khái niệm hoặc mô hình khác nhau hầu như không có nội dung cụ thế’ về vấn đề thực tại. Chiến lược thứ hai, nghiên cứu trước lí thuyết, bắt đầu với những quan sát/thu thập dữ liệu. Hai điểm cần được chú ý trước khi lựa chọn chiến lược này là: - Phải cần có lí do cho việc lựa chọn một cách tiếp cận như vậy. Nếu như kiến thức thích hợp đã có sẵn thì điều này là kết thúc dễ dàng. - Cách tiếp cận này áp dụng “xây dựng lí thuyết”, điều này là khác với “kiểm định lí thuyết”. Kiến thức/kĩ năng yêu cầu cho một nghiên cứu như vậy là khác với các nghiên cứu để thực hiện kiểm định lí thuyết, nhưng chúng đều có yêu cầu như nhau và bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp thống kê. Trong sơ đồ trên, đường đứt quãng giữa hai chiến lược chỉ ra rằng khi vận dụng sự hiểu biết hiện có đối với những vấn đề cụ thể, các quan sát và các câu hỏi mới có thể phát sinh liên quan đến việc tim kiếm những cách giải thích và các phương pháp/kĩ thuật mới. 29 2.3. CÁC KHÁI NIỆM: CÁC KHỐI ĐƯỢC XẢY DƯNG TRONG NGHIÊN c ứ u Các khái niệm là các khối được xây dựng của bất kỳ một lí thuyết hoặc mô hinh nào. Một khái niệm/quan niệm là sự miêu tá trừu tượng một đối tượng, một thuộc tính của một đối tượng hoặc một hiện tượng nào đó. Chẳng hạn như “chi phí”, “thu nhập”, “thị phần”, “chiến lược kinh doanh”, “cán cân thanh toán”, “tín dụng””cung”, “cầu”,.... là những thí dụ của các khái niệm chung trong các nguyên lí về quản trị kinh doanh, tài chính hay kinh tế học. Các khái niệm là phần cốt yếu trong “túi công cụ” của người nghiên cứu. Chúng đáp ứng một loạt các chức náng quan trọng bao gồm: - Các khái niệm là nền tảng của thông tin truyền đạt. Không có các khái niệm/quan niệm thống n h ất (đồng thuận) thì việc thông tin truyền đạt là không có ý nghĩa. - Các khái niệm/quan niệm giới thiệu m ột viễn cảnh: một phương nách của việc quan sát th ế giới thực nghiệm. - Các khái niệm là phương cách phân loại và khái quát hoá. - Các khái niệm đáp ứng như những thành phần của các lí thuyôt/mô hình và vì th ế chúng là của cả những giải thích và những dự đoán. Sự rõ ràng và chính xác của các khái niệm đ ạt được thông qua các định nghĩa. Có hai loại định nghĩa được phân biệt đó là định nghĩa thuộc về nhận thức (lí thuyết) và định nghĩa thuộc về hành động (thực hành). 30 Những định nghĩa mô tả các khái niệm qua sử dụng các khái niệm khác là những định nghĩa nhận thức hay định nghĩa Lí thuyết. Thí dụ khái niệm về thị trường được xác định trong các tài liệu marketing. Trong đó các khái niệm về khách hàng, nhu cầu mua,... có thể sử dụng để xác định khái niệm thị trường. Hoặc khái niệm về “công nghiệp” xác định trong các tài liệu chiến lược như “một nhóm các công ty sản xuất các sản phẩm là những vật thay thế lẫn nhau”, ở đây “công ty”, “sản phẩm ”, và “vật thay thế” là những khái niệm cốt yếu đê giải thích khái niệm công nghiệp. Đế’ sử dụng được, các định nghĩa cần có các đặc tính sau: - Chúng phải vạch ra các quan điếm thống nhất (duy nhất) hoặc các đặc tính của bất cứ cái gi được xác định. - Chúng không được vòng quanh, có nghĩa là không được bao hàm một phần b ất kỳ nào của những sự kiện, vấn đề đang được xác định. Chẳng hạn xác định thay đổi thị trường như là thay dổi địa điểm trong thị trường, cách định n^hĩa như vậy là không làm nổi bật sự truyền đạt. - Chúng phải được xác định một cách xác thực rõ ràng, tức là bao gồm những dặc tính của một khái niệm được xác định. - Chúng phải được thể hiện bằng những lời lẽ rõ ràng. Trong quá trình hình thành và thiết kế vấn đề nghiên cứu, liên quan đến các khái niệm, định nghĩa thuộc các lính vức có liên quan, chúng ta cần kiếm tra lại những khái niệm đã và sẽ được sử dụng bằng các câu hỏi dưới đây: C ác k h ái n iệm nào được sử d ụ n g đ ể vạch ra vấn dề n g h iên cứu củ a tôi? C ác k h ái n iệm dã được xác định xáo đ án g chứa? 31 Định nghĩa lioạt động (thực hành) là tập hợp những chuỗi hành động mô tả các hoại động nhằm thiết lập thực nghiệm một thực thể hoặc cáp bậc của thực thế vể một cái gì đó được mô tả bàng một khái niệm. Các định nghĩa hoạt động là cốt yếu trong đo lường. Chảng hạn “thị phần” có thế được xác định một cách hoạt động như: mức bán của công ty theo sản phẩm loại X tại khu vực A trong thời gian t trên tổng mức bán sản phẩm X tại địa điểm A, trong thời gian t. Đây là một định nghĩa yêu cầu phải định rõ mức bán, sản phẩm loại X, địa điểm và thời gian bán. M ức b án = K iểm kê tạ i thời đ iểm ti + số bán trong thời gian (ti - to) - K iểm k ê tại to Lí thuyết có thể được xem xét như một hệ thống cho các khái niệm chỉ dẫn với mục dích đem lại sự hiểu biết. Lí thuyết bao gồm lớn hơn một khái niệm hoặc các khái niệm có liên hệ với nhau, c ầ n chù ý ràng mục đích của lí thuyết là để giải thích, nó có liên quan đến sự hiểu biết cũng như dự đoán các hiện tượng. Một tập hợp các khái niệm , định nghĩa, các gợi ý có liên quan lẫn nhau, nó giới th iệu m ột cách nhìn hệ thống của các m ối quan hệ cụ thể trong các yếu tố (biến số) với m ục đích giải thích và dự đoán các h iện tượng. Khi chuyển từ mức độ nhận thức sang mức độ thực nghiệm trong nghiên cứu, các khái niệm được biến đổi thành những biên số bằng việc vạch ra một tập hợp các giá trị. Thí dụ: Vốn: 1000 tỷ, 20.000 tỷ, 40.000 tỷ đồng; Lao động: 1000 ngươi, 20.000 người; Ngành cóng nghiệp là 1, các ngành khác không phải công nghiệp là 0.... 32 2.4. CÁC MÔ HÌNH TRONG NGHIÊN c ứ u Trong mục trên chúng ta đã thảo luận vấn đề nghiên cứu-qua câu hỏi nghiên cứu - vạch ra tập hợp giới hạn các yếu tố (các biến số). Khi đề cập đến các vấn đề nghiên cứu, một mô hình dự kiến nào đó của vấn đề nghiên cứu sẽ được trình bày. Trong nghiên cứu, các mô hình chiếm vai trò nổi bật. Nó liên hệ chặt chẽ với khái niệm của lí thuyết, cũng như bao hàm m ột tổ chức hệ thống của khái niệm. Các đặc tính cốt lõi của mô hình gồm: - M iêu tả, tức đối tượng hoặc hiện tượng được mô tả, diễn giải bằng mô hình. Mô hình tự nó không phải là đối tượng hay hiện tượng. - Đơn giản hóa: Một mô hình được đơn giản hóa bằng việc giảm các biến số. - Mối quan hệ: Trong mô hình phải tồn tại mối quan hệ giữa các biến số. Khi trình bày các mô hình nghiên cứu, các vấn đề có liên quan cần làm rõ bằng các câu hỏi sau: N hữ ng k h ái n iệm (b iến số) n ào có tron g m ô tả vấn đề củ a tôi? M ục đích củ a m ô h ìn h là gì? Mô hình có thể dược sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, ở mức tổng quan, chúng ta có thể phân biệt giữa các loại: - Mô tả - Giải thích 33 - Dự đoán/dự báo - Chỉ dẫn hoạt dộng Mô hình mô tả: Sự mô tả sẽ nói với chúng ta sự việc như thế nào. Thí dụ một mô hình mô tả là sơ đồ tổ chức, nó chứa đựng một lớp các biến đó là các vị trí trong sơ đồ tổ chức. Thực h iệ n m ô tả tố t y êu cầu p h ải có kĩ năng nhất định Mó hình giải tlúch: Nhiều nghiên cứu được thực hiện đê giải thích các hiện tượng. Chảng hạn mô hình được giới thiệu qua công thức tính lợi nhuận sẽ giải thích vói một số mục đích. Trong mô hình này lợi nhuận được giài thích bằng sự khác biệt giữa đơn vị giá cả và các chi phí biến đổi (khả biến) trên số đơn vị sản phẩm trừ đi chi phí cố định (bất biến). Người nghiên cứu cần phải giải thích tại sao một Số công ty thành công trong lúc các công ty khác lại th ấ t bại (thua lỗ). Mô hình dự báo: Nhiều nghiên cứu kinh tế được tiến hành bằng những dự đoán, dự báo (dự báo tăng trường, dự báo biến dộng giá, lạm phát...). Như mô hình dự báo tảng trường: Y= RK, L, A,...), trọng đó Y = GDP, K = Vốn đầu tư, L = Lao động, A = Yếu tô' kĩ thuật. Yếu tố đầu ra GDP phụ thuộc vào tăng giảm yếu tố đầu vào K, L, A... Khi xác định được mối quan hệ này qua một hàm cụ thể chúng ta sẽ dự báo được tăng GDP khi tăng, giảm các đầu vào vốn, lao động, trình độ kĩ thuật... Mô hình hướng dẫn thực hiện. Khi các mô hình được sử dụng để hướng dẫn thực hiện quyết định trong các hoạt động kinh doanh hay ban hành chính sách, thực hiện đầu tu.. Mỗi một mô hình hoặc là mô hình mô tả, hoặc là mô hình giải thích, cần phải được bổ sung một nguyên tắc lựa chọn. 34 Chẳng hạn: (a) Giảm sản xuất nếu (giá-chi phí biến đổi) < tổng số k (b) Giám sản xuất nếu (giá-chi phí biến đổi)x khối lượng sản phẩm < đónggóp c (c) Sau khi mô tả quy mô thị trường, mở rộng sản xuất, gia nhập thị trường nếu tổng mức bán là lớn hơn sản lượng sản xuất hiện tại. 2.5. VAI TRÒ CỦA T ổN G QUAN LÍ THUYẾT, TÀI LIỆU QUÁ KHỨ Khi các sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh kinh tế tiến hành nghiên cứu chuyên đề, luận vãn hay luận án tốt nghiệp là một phần của chương trình học, để được nhận bằng tốt nghiệp bậc học tương ứng, họ phải sử dụng lí thuyết thích hợp, tức cần chứng m inh rằng họ có thể áp dụng được một phần kiến thức trong chương trình học hiện tại vào thực tế. Sử dụng lí thuyết thích hợp là điều quan trọng cho việc nghiên cứu để trả lời các câu hỏi đặt ra. Những điếm sau đây cần được tính đến trong xem xét, tổng quan lí thuyết: (1) Mục tiêu hàng đầu của việc xem xét, tổng quan tài liệu là: Trình bày một vấn đề phải có sự xem xét kĩ lường N hận biết các khái niệm, mô hình/kĩ th u ật phân tích và dữ kiện, số liệu thích hợp Xác định vị trí (đề ra luận điểm) nghiên cứu (bất kỳ một nghiên cứu nào cũng phải làm tăng thêm cái gì “mới”). (2) Dựa vào các hoạt động ở trên, điểm (1) người nghiên cứu cần phải có khả năng định rõ tiêu chuẩn cho cái gì được tính đến trong viết tổng quan về tài liệu lí thuyết (tức 35 xem xét các lí thuyết nào có liên quan đến lĩnh vực, vấn đề nghiên cứu của tác giả). (3) Cần tiến hành tìm kiếm tư liệu một cách có hệ thống cho những đóng góp thích hợp. Chẳng hạn, sử dụng dịch vụ thư viện, thư viện điện tử và các nguồn tư liệu thu thập bổ sung cho tìm kiếm ban đầu. (4) Trong viết tổng quan về lí thuyết, cần quan tâm , tập trung, tận tụy vào những cái gì được nhấn m ạnh, làm nổi bật. Nếu tiêu điểm là về phác thảo vấn đề thì tầm quan trọng phải tập trung xem xét có thể là vào các khái niệm có trước. Nhưng, nếu tiêu điểm chính là làm th ế nào các biến số có thể đo được, thì tiêu điểm có thể là trình tự do lường được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó. (5) Tổng quan lí thuyết cần phải bao hàm cả sự lượng giá và ý kiến phê bình đối với các tài liệu lí thuyết được xem xét. Dựa vào sự lượng giá và phê bình như vậy, việc lựa chọn của người nghiên cứu về khái niệm và phác thảo nghiên cứu phải được lập luận có lí lẽ. M ục đ ính ch ín h củ a tổ n g quan lí th u y ết là đ ể cấu trúc vấn dề n g h iê n cứu và d ể xác định vị trí n g h iên cứu. 2.6. KẾT LUẬN - PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC Nghiên cứu thường liên kết với xây dựng và phác thảo bảng hỏi, các phép đo lường, trình tự thống kê, các mô hình phân tích v.v... mà có th ể được gộp vào dưới cái ô - khái niệm “ph ư ơn g p h á p lu ận n gh iên cứu". 36 Phương p h á p lu ận nghiên cứu có th ể dược d iễn đ ạ t n h ư là m ột hệ th ốn g các quy tắ c và thủ tục trìn h tự dê th ự c hiện nghiên cứu. Nghiên cứu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đòi hỏi người nghiên cứu phải có khả năng lập luận và phán tích logich. Vì vậy người nghiên cứu cần thông thạo phương pháp luận nghiên cứu dể sử dụng vào nghiên cứu từng vấn đề cụ thể. Nhiệm vụ của bất kỳ khoa học nào cũng nhằm nêu ra những nhận định và xác lập tính đúng đắn các nhận dịnh được nêu ra. Nếu qua hàng loạt thí nghiệm, kiểm chứng khoa học xác nhận nhận định đó là đúng đắn và biểu thị một mối liên hệ tổng quát và căn bản trong vận động của đối tượng nghiên cứu, nó sẽ trở thành tính quy luật. Tính quy luật có vai trò: Giải thích được các sự vật, hiện tượng; Tiên đoán được những vấn đề tương lai. Tính logich được thể hiện trong phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Có hai loại logich, đó là logich hình thức và logich ứng dụng. Logich hình thức là loại logich chỉ nghiên cứu những hình thức như những khái niệm, phán đoán, suy luận và quy luật của tư duy mà không nghiên cứu nội dung của tư duy đó. Logich ứng dụng là loại logich nghiên cứu những vấn đề thuộc nội dung của từng ngành khoa học. Dưa trên lí thuyết logich ta có thể đưa ra giả thuyết khoa hoc về vấn đề nghiên cứu. Các giả thuyết khoa học thường mang tính dự báo, và quá trình nghiên cứu là tìm ra các kết quả để kiểm chứng các giả thuyết được nêu ra. Tóm lại, nghiên cứu thực nghiệm, như nghiên cứu kinh tế, xã hội, phải đám bảo yêu cầu người nghiên cứu hiểu biết thấu đáo cá hai phương diện khái niệm và phương pháp luận. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1) Cách lựa chọn và đặt vấn đề nghiên cứu như th ế nào? Anh hay chị hãy chọn một vấn đề nghiên cứu và đưa ra các câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu của mình. 2) Có mấy cách tiếp cận trong nghiêh cứu? Và nghiên cứu kinh tế thích hợp với cách tiếp cận nào? 3) Có cần nắm vững các khái niệm, và sử dụng nó để vạch ra vấn đề nghiên cứu hay không? Cho một thí dụ khái niệm và định nghĩa nào được sử dụng trong luận giải vạch ra vấn đề nghiên cứu của bạn? 4) Những mô hình nào được sử dụng trong nghiên cứu? Cho thí dụ từng loại mô hình. 5) Tổng quan lí thuyết có cần th iết ở khâu luận giải vấn dề nghiên cứu hay không? Vì sao? 6) Phương pháp luận nghiên cứu là gì? 38 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN cứu Chương này sẽ tập trung vào những vấn đề quan trọng cần được luận giải đối với người nghiên cứu về việc lựa chọn một th iết k ế nghiên cứu đầy dủ trong nghiên cứu thực nghiệm của mình. Các mục chính trong chương này là: 3.1. Thiết kế vấn đề nghiên cứu 3.2. Cấu trúc (hoạch định) vấn đề và thiết kế nghiên cứu 3.3. Vấn đề của “nguyên n hân” 3.4. Thử nghiệm cổ điển 3.5. Các nghiên cứu th iết kế khác 3.6. Các yêu cầu trong th iết kế nghiên cứu 3.1. THIẾT KẾ VẤN ĐỀ NGHIÊN c ứ u T h iết k ế n gh iên cứu là bao gồm toàn bộ k ế hoạch liên k ế t nhận th ứ c vấn đề nghiên cứu với nghiên cứu thực n gh iệm th ích hợp và có th ể là m dược. N ghiên cứu thực nghiệm là tiến hành để trả lời các càu hỏi nghiên cứu. Chọn th iết kế nghiên cứu trong chiến lược lựa chon tổng thể được thực hiện với mục đích là đưa ra được cách tiếp cận phù hợp để trả lời cho vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu bằng phương cách tốt n h ất có thể trong khuôn khổ các ràng buộc cho trước. Nói cách khác, một thiết kê' nghiên cứu 39 cần phái có hiệu quả đế đem lại các thông tin cần th iết trong giới hạn cho phép đối với người nghiên cứu, như giới hạn về thời gian, kinh phí, kĩ năng. Chọn thiết kế nghiên cứu có thể được diễn đạt như là chiến lược tổng thể đế có được các thông tin cần thiết. Việc lựa chọn này có ảnh hưởng đến các hoạt động theo sau như dữ liệu nào phải thu thập, và làm th ế nào dể thu thập được dữ liệu đó - những thông tin cần cho nghiên cứu. Thiết kế vấn đề sai sẽ rấ t khó khăn để trả lời được các câu hỏi đặt ra. Lập bảng hỏi sai, không rõ ràng sẽ không thu được các thông tin cần cho phân tích. Vì vậy th iế t k ế n gh iên cứu là rấ t quan trọng, có vai trò “k ĩ th u ậ t chủ n h ă n ”, còn phân tích s ố liệu được cho là vai trò “k ĩ th u ậ t đ ầ y tớ ”. Thiết kế nghiên cứu là phải trả lời được câu hỏi sau: Tôi thự c sự cần cá i gì đ ể trả lời ch o các câu hỏi n g h iên cứu qua n g h iên cứu củ a tôi? 3.2. CẤU TRÚC VẤN ĐỀ v à t h i ế t kê' n g h i ê n c ứ u Các vấn đề nghiên cứu là vô hạn và chúng hình thành ở nhiều dạng khác nhau. Hãy xem xét các thí dụ sau đây: (1) Một đảng phái chính trị cần tiến hành thăm dò để xem xét tỷ lệ người ủng hộ họ. Đây là m ột vấn đề cấu trúc (hoạch định). Đảng chính trị này biết thông tin nào là cần, tức tỷ lệ cử tri ủng hộ họ. (2) Một công ty quảng cáo đã đưa ra hai bản copy quảng cáo và cần biết bản nào trong hai bản là quảng cáo có hiệu quả. Trong trường hợp này vấn đề nghiên cứu là được cấu trúc (hoạch định). Công ty quảng cáo cần biết bản nào trong hai bản quảng cáo (A và B) là tốt nhất, hoặc A hơn 40 B, hoặc B hơn A hoặc A = B. Hơn thế, trong trường hợp này, quảng cáo dược coi là “căn nguyên” mà có thể đưa ra một tác dụng nào đó đối với kết quả bán hàng như sự nhận biết của khách hàng, sự quan tâm hoặc nhu cầu mua hàng. (3) Doanh số bán hàng của cóng ty X đã giảm trong 3 tháng liên tục. Ban quản lí không biết tại sao. Trong trường hợp này, ban quản lí phải thực hiện một quan sát. Ban quản lí không biết cái gì là nguyên nhân giảm doanh số bán. Đây là vấn đề không dược cấu trúc (hoạch định). Các thí dụ trên chỉ ra rằng các vấn dề có thể khác nhau trong cấu trúc, hoạch định, tức là làm th ế nào để chúng được hiểu rõ. Dựa vào cấu trúc vấn đề, chúng ta có thể phân biệt ba loại thiết kê nghiên cứu: T hiết kê n gh iên cứu c ấ u trú c (hoạch địn h ) vấn đề 1. Thăm dò Không cấu trúc (không hoạch định) 2. Mô tả Cấu trúc (hoạch định) 4. Nguyên nhân Cấu trúc (hoạch định) K hi nào vấn đ ề n gh iên cứu r ấ t khó hiểu, m ột th iế t k ế nghiên cứu th ă m dò (ít hoặc nhiều) là thích hợp. Trong thí dụ thứ ba nêu trên, công ty phải tiến hành điều tra nguyên nhân, thu thập dữ kiện. Khi có các thông tin, vấn đề đươc rõ hơn và cuộc khảo sát thăm dò kết thúc, câu hỏi được trả lời. Nghiên cứu thăm dò giống như các nghiên cứu khác, yêu cầu các kĩ năng, nhưng các yêu cầu về kĩ năng là khác nhau. Các yêu cầu kĩ năng chủ yếu trong nghiên cứu thăm dò là năng lực quan sát, nhận thông tin và thực hiện giải thích. 41 Trong n gh iên cứu m ô tả, vấn để dược cấu trú c (hoạch địn h ) và hiểu rõ cần p h ả i làm gì. Xét trường hợp khi một công ty cần xem xét “quy mô thị trường M’. Vấn đề hay nhiệm vụ cần giải quyết là đã rỗ ràng. Công việc cấn phải làm là, trước tiên, một phân loại về cái gì được định nghĩa là “thị trường”. Có phải là một số người, người mua thực tại và người mua tiềm năng đối với sản phẩm (X) cụ thể trong một địa bàn cụ thể ở một thời điểm được xác định (1 năm), hay là cái gì khác...? Nhiệm vụ của người nghiên cứu lúc này là phải đưa ra được thông tin này. Cái gì sẽ là chiến lược nghiên cứu tốt nhất? Giả sử các số liệu thứ cấp thích hợp là không có sẵn. Người nghiên cứu phải lên kê hoạch để thu thập dữ liệu bằng nghiên cứu điều tra, sử dụng phỏng vấn. Như vậy, vấn đề chọn mẫu, chọn dối tượng điều tra phải được đề cập. Người nghiên cứu phải xây dựng bảng hỏi, công cụ đo lường thu thập các thông tin về nhu cầu mua hàng... Tóm lại, cốc dặc tính chủ yếu của nghiên cứu mô tả là sự cấu trú c (hoạch địn h ) vấn đề và các th ủ tục, các quy tắ c p h ả i rõ ràn g. Nghiên cứu mô tả có thể bao hàm lớn hơn m ột biến số (như nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tê' với đầu tư trực tiếp nước ngoài, môi trường đầu tư...). Trong n gh iên cứu nguyên nhân, các vấn dề được k h ảo s á t k ĩ lưỡng cũ n g đ ã được cấu trú c (hoạch định). Tuy nhiên, ngược lại với nghiên cứu mô tả, trong trường hợp nghiên cứu nguyên nhân, người nghiên cứu phải đối diện với những vấn đề “nguyên nhân và kết quả”, mà đã được giới thiệu trong thí dụ về quảng cáo ở phần trên. Nhiệm vụ chính trong nghiên cứu này là phải tách biệt những nguyên nhân, và nói xem có hay không và đến chừng mực nào thì “nguyên 42 nhân” kết quả có hiệu lực. Thí dụ các câu hỏi trong nghiên cứu nguyên nhân là “Loại thuốc đó có hiệu lực hay không?” hay “Với liều lượng nào thì thuốc có hiệu lực nhất?”. Khi xem xét các th iết kế nghiên cứu vấn đề được lựa chọn, người nghiên cứu cần suy nghĩ để tìm dạng th iết kê nghiên cứu phù hợp và câu hỏi đật ra cho người nghiên cứu đây là: D ạn g th iế t k ế n gh iên cứu nào là thích hợp cho vấn đề n gh iên cứu củ a tôi? Tùy thuộc vào từng trường hợp, một nghiên cứu cũng có thể sử dụng một th iết kế hay nhiều hơn một th iết kế nghiên cứu. Chẳng hạn, khi vấn đề chưa được cấu trúc thì áp dụng thiết kế thăm dò, sau đó vấn đề dược xác định thì vận dụng thiết kế mô tả hoặc th iết kế nguyên nhân. 3.3. VẤN ĐỀ CỦA “NGUYÊN NHÂN” Vấn đề của “nguyên n h ân ” và “kết quả” là một vấn đề cổ điển hấp dẫn các nhà khoa học hàng trăm năm nay. Hãy xem xét một số thí dụ sau đây: (1) Một công ty A sản xuất kinh doanh mì ăn liền, vào tháng hè công ty đã giảm giá mỗi gói mì là 10%, và doanh thu của công ty trong tháng này đã tăng lên 20%. Như vậy, có phải việc giảm giá đã làm tăng doanh thu bán hàng của công ty hay không? Các cuộc phỏng vấn khách hàng dã cho thấy có tỷ lệ lớn khách hàng mua mì ăn liền trong tháng hè là do giá mì giảm. (2) Sau khi đổi mới bộ máy tổ chức quản lý, hợp lí hóa quá trình lao động, năng xuất, hiệu quả họat động của công ty B được tăng lên đáng kể (30%). Có phải việc 43 đổi mới tổ chức là nguyên nhân cua việc tâng năng suất và hiệu quả? Các cuộc phỏng vấn đối với người lao động và nhà quản lí đã cho thấy việc đổi mới tổ chức là nguyên nhân để tăng năng suất hiệu quả. Vấn đề của nguyên nhân và kết quả được gọi là lí thuyết tu viện trong nghiên cứu. Có thể biểu diễn lí thuyết này bằng cách sau đây. Giả sử có hai biến số X và Y. Mối quan hệ giữa X và Y có thể mô tả như sau: X __ Y (X nguyên nhân của Y) Y __ ► X (Y nguyên nhân của X) X « : I± Y (quan hệ nhân quả qua lại) X Y (không có quan hệ). 3.4. THỬ NGHIỆM c ổ ĐIEN Các th iết kế nghiên cứu có thể là nhiều. Dưới đây sẽ mô tả thử nghiệm cổ điển với hình thức đơn giản nhất. Chẳng hạn, Oi, 0 2>... biểu thị các quan sát, tức giá trị đo lường được của các biến số. X là tác nhân kích thích thử nghiệm hay gọi là biến tác nhân - biến độc lập. Các quan sát dược thực hiện trước (trước thử nghiệm) và sau (sau thử nghiệm) thao tác của tác nhân kích thích thử nghiệm. Có hai nhóm bao gồm nhóm thực nghiệm, tức nhóm mà tác nhân kích thích thử nghiệm được chỉ định thử nghiệm, và nhóm kiểm chứng không bộc lộ tác nhân kích thích thử nghiệm. R chỉ sự ngẫu nhiên tức các đối tượng được chỉ định một cách ngẫu nhiên cho hai nhóm thử nghiệm và kiểm chứng. 44 Sơ đồ 3.1: Thủ nghiệm cổ điển Nhóm thử nghiệm Nhóm kiểm chứng R R Trước thử nghiệm Oi O 3 X Sau thử nghiệm o2 O 4 K h á c b i ệ t ( O 2 — O i ) ( O 4 - O 3 ) Biên độc lập là tác nhân kích thích thử nghiệm. Trong trường hợp hiện đang xem xét, biến thử nghiệm chỉ chứa hai giá trị, tức tác nhân kích thích thử nghiệm có thể xuất hiện (1) và không có, .tương ứng (0). Biến phụ thuộc là sự đo lường tác động nào đấy. Nếu như nhân tố kích thích thử nghiệm có tác động, khi đó: ( 0 2 - 0 1 ) > ( O 4 - O 3 ) Trong thử nghiệm , người nghiên cứu phải kiểm tra các biến độc lập, tức sự luận giải có thể lôi kéo các điều kiện thử nghiệm khác nhau. Tại sao cần sử dụng các nhóm kiểm chứng? Nếu một nhóm được trao cho cách giải quyết nào đó, chẳng hạn như thuốc y dược cho bệnh đau đầu, điều đó là không có khả năng đánh giá xem thuốc có một tác động nào đó đến việc khỏi bệnh hay không, cũng như đa số người hồi phục sức khỏe không cần phải sử dụng thuốc hay không. Thí dụ: Giả sử 100 người với chuẩn đoán cúm dã được chỉ đinh ngẫu nhiên với hai nhóm: nhóm thứ nghiệm gồm những 4.r) bệnh nhân có sứ dụng thuốc, tức trao cho một tác nhân kích thích thử nghiệm bằng một tác động của thuốc, và nhóm kiểm chứng dã được tạo lập, không có tác nhân kích thích thứ nghiệm, tức không có tác động cùa thuốc. Các đối tượng đã được chỉ dẫn quay lại sau một tuần và sau đó đặt câu hói “anh/chị có cám thấy tốt hơn không?”. Kết quả được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 3.1: Hoàn thiện báo cáo trong lưú nhóm thử và kiểm tra Nhóm Tổng số Thử nghiệm Kiểm chứng Cảm thấy tốt hơn Có 80% 20% 50% Không 20% 80% 50% Tổng 100% 100% 100% n (50) (50) 100 Kết quả kiểm tra của bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ cao của nhóm thử nghiệm được tường trình tốt hơn so với trường hợp cùa nhóm kiểm chứng. Sự khác biệt trong báo cáo là có ý nghĩa thống kê, tức điều đó rấ t có khá năng là thuốc đã có một tác động. Sự luận giải được xem xét như là “nguyên nhân” trong trường hợp này. Bởi vì kiểm chứng, tức có khả năng lôi kéo cách giải quyết và chọn mẫu, điều đó có thê là đáng tin cậy rằng tác động của thuốc thực sự có thế xem như một nguyên nhân đế cải thiện sức khỏe. Thí dụ này là hình thức thử nghiệm đơn giản. Biến độc lập (luận giải) có thể đo lường một cách rạch ròi nhiều hơn hai giá trị. Chẳng hạn, giả sử một công ty muốn biết cách nào trong các chiến lược bán 46 hàng là có hiệu quả nhất: SI (qua diện thoại), S2 (quáng cáo), S3 (bán trực tiếp) hoặc S4 (bán trực diện + quảng cáo). Tôi có b iết được các b iến d ộc lập và b iến phụ th u ộc trong n gh iên cứu củ a tôi là gì? M ột thử n gh iệm có th ích hợp không? 3.5. CÁC NGHIÊN c ứ u THIÊT KẾ KHÁC Thường trong thực tế, để tiến hành một thử nghiệm đúng đắn là rấ t khó khăn. Chẳng hạn, ngẫu nhiên hóa có thể trở nên không thể khi nhân tố kích thích nghiên cứu (biến độc lập) - các quan hệ phản ứng lại, tức là trong tình trạng mà ở đó sự luận giải có th ể được lôi kéo hoặc làm thay đổi cíc thử nghiệm tự nhiên. Thường thường người nghiên cứu p h ii bận tâm với nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính và sự bố trí tương ứng. Thí dụ như người nghiên cứu cần nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô tồ chức và các sáng kiến mới, hoặc giữa giới với nghề nghiệp. Bằng trực giác, người nghiên cứu không thế nhận biết tác động của quy mô của tổ chức hoặc giới lên số lượng sáng kiến mới trong doanh nghiệp. Hơn th ế nữa khi nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính và cách bố trí, những khó khăn thường gặp bao gồm: Khoảng thời gian có thể kéo dài trải qua nhiều năm hay nhiều thập kỷ thì tiến hành thử nghiệm là khó có khả năng (nghiên cứu mối quan hệ giữa giới và nghề nghiệp). Tác động của các đặc tính là tổng thế’. Thiếu nét riêng biệt của các nhân tố kích thích thử nghiệm, điều đó gây khó khăn cho việc xây dựng mối quan hệ nhân quả. Việc th iết lập các nhóm đồng nhất đế’ so sánh qua quá trình ngẫu nhiên có thế gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện được. 47 T rật tự thời gian cua các sự kiện thường là khó khàn đê xác định rõ khi có mối quan hệ giữa các đặc tính và cách bố trí tương ứng. Thi dụ để có được các đặc tính giống như giáo dục chắng hạn ta cẩn cá hai, xác định rõ đặc trưng cùa giáo dục và phải định rõ qua các yếu tố khác nữa. Vì vậy, nghiên cứu th iết kê thường trệch hướng khỏi thứ nghiệm đúng đắn. Điều này không có nghĩa là thứ nghiệm nằm dưới dạng logich là vô dụng. Trên thực tệ, thử nghiệm được thực hiện theo các ý tưởng (quan niệm) để tạo ra các kết luận nguyên nhân có giá trị có thể được áp dụng để lượng giá và hoàn thiện nghiên cứu ngay cả khi thiết kế nghiên cứu không thể áp dụng được. Thiết kế nghiên cứu mối quan hệ tương quan. Nguyên nhân (đọc quảng cáo), kết quả (sức mua) cũng đã được đo trong cùng một thời gian. Đây là những cái gì được gọi là thiết kê nghiên cứu m ật cắt chéo hay th iết kế nghiên cứu tương quan. K iểm chứ ng b iến số thứ ba. Kết quả khảo sát về mối quan hệ giữa quy mô tổ chức và sáng kiến mới được thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây: B ảng 3.2: Sáng kiến mới theo quy mô tổ chức Mức độ sáng kiến Quy mô tổ chức Tổng số Mới Nhỏ Lớn Cao 20% 80% 50% Thấp 80% 20% 50% Tổng số 100% 100% 100% n 50 50 100 18 Xem xét kĩ kết quá bang 3.2 ta thấy sáng kiến mới hình như về càn bản là cao hơn trong các công ty có quy mô lớn hơn là trong các công ty có quy mô nhỏ. Người nghiên cứu muôn biết xem “ngành” có phải là yếu tô giải thích hay không. Trong trường hợp hiện tại, chọn mẫu về tô chức được lấy từ hai ngành (I) và (II). Bằng việc kiểm chứng theo ngành, kêt quả được thể hiện qua báng 3.3 dưới đây. B ảng 3.3: Kiểm tra đối vái biến số thứ ba Mức độ sáng Ngành Tổng số kiến mới Quy mô tố’ chức ngành I Quy mô tổ chức ngành II Cao 80% 80% 20% 20% 50% Thấp 20% 20% 80% 80% 50% Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% n 25 25 25 25 100 (nhỏ) (lớn) (nhỏ) (lớn) Kết quả bảng 3.3 bây giờ đã chỉ cho thấy quy mô tổ chức không có tác động. Mức độ thay đổi trong sáng kiến mới được giải thích bằng tác động theo ngành. Thí dụ này còn ở dạng đơn giản. Trong mỗi biến có thể có nhiều hơn hai loại, cũng như có thể kiểm chứng nhiều hơn một biến, như kiểm chứng biến thứ 5, thứ 6.... Kiểm chứng cho các biến khác có thể thực hiện bằng phân tích tương quan từng phần. Đê là nguyên nhân thì sự thay đổi trong nhân tố nguyên nhân phải có trước kết quả. Trong thiết kế nghiên cứu m ặt 49 cắt chéo, sô liệu về biến phụ thuộc và biến độc lặp được thu thập tại cùng một địa điếm theo thời gian. Người nghiên cứu thường thu được eác quan sát về một hiện tượng xảy ra qua chuỗi thời gian. Thiết kế thời gian tiéu biếu như sau: Ol 02 03, X, 04 05 06... Vấn đề cơ bản là phải xác định rõ xem các biến dộc lập (x) đá có được tác động nào đó hay không. Trong một chừng mực nào đấy điều này một phần có .thế phụ thuộc vào vấn đề nghiên cứu, số lượng quan sát và mô hình quan sát (sẽ được đề cập ở chương sau). 3.6. CÁC YÊU CẦU TRONG THIÊT KẾ NGHIÊN c ứ u Khi chứng ta chuyển từ vấn đề nghiên cứu ở mức độ lí thuyết sang mức độ nghiên cứu thực nghiệm, các cáu hỏi giống như “tôi phải sẽ tiến hành như th ế nào?”, “Tôi sẽ phải thực hiện nó như thế nào” xuất hiện. Sau khi nghĩ được vấn đề nghiên cứu là gì và nó được diễn giải như th ế nào và các giả thuyết tiềm năng (nếu có giả thuyết nào đấy) được tìm thấy, câu hỏi đầu tiên đặt ra là: Các yêu cầu nào cần phải thỏa mãn với vấn đề th iết kế nghiên cứu hiện tại? Yêu cầu thứ nhất là cần chọn m ục dích n g h iên cứu. Yêu cầu thứ hai cần có là c ác giả th u y ết có liên quan. Khi các yêu cầu thiết kế được thỏa mãn, các quvêt định phải được tiến hành, các yêu cầu phải đảm bảo, các thông tin cần th iết phải được thu thập. Các quyết định quan trọng có thề bao gồm: Các biên sô cần được do như thê nào? Các loại sô liệu? Thứ cấp hay sơ cấp? Nếu là thứ cấp, nguốn? 50 Nêu là sơ cấp, làm thê nào đế thu thập? Qua quan sát hay phóng vấn? Nêu phỏng vấn, dối tượng cần phỏng vấn? Các câu hỏi cho phỏng vấn, người đi phỏng vấn? Làm sao để chọn mẫu, quy mô mẫu cần chọn? CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN: 1) Thiết kế nghiên cứu là gì? Các loại thiết kế nghiên cứu? Cho thí dụ về mỗi loại? 2) Xác định biến độc lập và phụ thuộc trong vấn đề nghiên cứu của bạn? Cách thử nghiệm tác động của biến theo mô hình thử nghiệm. 3) Các yêu cầu trong th iết kế nghiên cứu? 4) Hãy đặt mục đích nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cho vấn đề nghiên cứu của bạn. 51 CHƯƠNG 4 CÁC ĐO LƯỜNG: VẠCH RA THẾ GIỚI THỰC NGHIỆM Mục đích của nghiên cứu kinh tế là thu thập thông tin về những vấn đề có liên quan nhằm hoàn thiện các chính sách/quyết định kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm thường áp dụng các đo lường (phép đo). Lí do để thu thập dữ liệu là bởi vì cần phải có được những thông tin quan trọng cho vấn đề nghiên cứu và phải có sự khảo sát kĩ lưỡng. Chất lượng của thông tin phụ thuộc nhiều vào thủ tục, cách thức do lường được sử dụng trong thu thập sô liệu. Vì vậy trong chương này sẽ đề cập đến khái niệm về do lường, mức độ hay chia độ đo lường, tầm quan trọng của giá trị và độ tin cậy của đo lường. Cụ thể chương này đề cập đến 5 nội dung bao gồm: 4.1. Định nghĩa đo lường 4.2. Các mức độ do lường 4.3. Giá trị đúng (hợp lệ) và tính tin cậy trong do lường 4.4. Các số đo hoàn thiện 4.5. Đo lường trong nghiên cứu định lượng 4.1. ĐỊNH NGHĨA ĐO LƯỜNG Tất cả chúng ta đều sử dụng đo lường mỗi ngày. Đo lường thường liên quan đến sắp đặt các đặc tính/đặc trưng là thành phần chủ yếu của các dạng đo lường. Chẳng hạn, đẽ đánh giá các thí sinh trong bất kỳ kỳ thi nào, người ta thường sừ dụng 52 hệ thống thang điếm, các quy tắc cho diêm theo các đặc tính và cách thức xếp hạng được hình thành đề lựa chọn thứ hạng, người thắng cuộc. Một thí dụ khác, như một cuộc thi sắc đẹp có thê sử dụng một loại tiêu chí đo lường nào đó (chỉ sô các sô đo các vòng 1, 2, 3, chiều cao, trọng lượng....) để đánh giá thê m ạnh của các ứng viên cạnh tranh trong cuộc thi. Để biêt được quy mô một loại hàng hóa nào đó của mình trên thị trường, công ty cần nắm một số tiêu chí đo lường các đặc trưng thể hiện quy mô thị trường- Tất cả thí dụ này đều liên quan đến việc vạch ra các đặc tính là thành phần cơ bản của tấ t cả các dạng đo lường. Đo lường có thể được xác định như là những nguyên tắc để ấn định các số đối với những đặc tính thực nghiệm. Một Chữ số là một ký hiệu của hình thức I, II, III, ... hoặc 1, 2, 3, ... và không có ý nghĩa định lượng trừ khi nó được gán cho một ý nghĩa nào đó. Các chữ số được trao hay gán cho ý nghĩa định lượng sẽ trở thành các con số có khả năng sử dụng trong mô hình toán học và kĩ thuật phân tích thống kê cho các mục đích mô tả, giải thích và dự báo. Trong định nghĩa trên, thuật ngữ ấn địn h có nghĩa là vạch ra hay một sự sắp đặt cho đối tượng nghiên cứu. Các số (hoặc các chữ số) được vạch ra cho các đối tượng hoặc cho các sự kiện. Sơ đồ 4.1 dưới đây biểu thị ý tưởng sắp đặt về một linh vưc hay đối tượng nghiên cứu. Một số đối tượng nghiên cứu đươc chon lọc gồm có 5 người, P l, P2, P3, P4, P5. Dựa vào đặc tính về giới họ được sắp đặt tương ứng với các số, theo đó 1 là phu nữ và 0 là nam giới. Với cách sắp đặt này, nhóm nghiên cứu lưa chọn được sắp đặt theo sơ đồ dưới đây. 53 Sơ đồ 4.1: Sấp dặt (ấn định) Khái niệm tiếp theo được sử dụng để xác định đo lường là các quy tắc. Quy tắc chỉ rõ thủ tục, dựa vào đó các sô hoặc các chữ số dược ấn định cho các đôi tượng. Các quy tắc là thành phần có ý nghĩa chủ yếu trong thủ tục đo lường, bới vì nó quyết định chất lượng của đo lường. Các quy tắc quá đơn giản, nghèo nàn sẽ tạo ra các đo lường ít ý nghĩa. Một đo lường đảm bảo có ý nghĩa chỉ khi nó phù hợp với cái gì mà chúng ta dự kiến đo lường. Chẳng hạn như chúng ta dang chuẩn bị đo một khía cạnh “xác thực” nào đó như tính cạnh tranh sản phẩm, môi trường kinh doanh. Chức năng của các quy tắc là nối thủ tục đo lường với khía cạnh “xác thực”. Đê thực hiện được yêu cầu trên, chứng ta cần một định nghĩa rõ ràng về những khía cạnh cần đo lường. Yêu cầu dặt ra là phải nắm vững các khái niệm, định nghĩa, tức lí thuyết. Sơ đồ 4.2 dưới đây mô tả liên kết giữa mức độ lí thuyết và thực nghiệm. 54 Sơ đồ 4.2: Đo lường: liên kết giữa mức độ lí thuyết và thục nghiệm Lí thuyết X Mức độ X Thực nghiệm Trước tiên chúng ta cần một địn h n gh ĩa lí th u yết tốt về khía cạnh (phương diện) cần được đo lường. Chẳng hạn, để đo lường về cạnh tranh, trước tiên chúng ta cần phải có định nghĩa rõ như th ế nào là cạnh tranh: mức độ sản phẩm hay mức độ công ty hay mức độ nền kinh tế, cấp dộ quốc gia. Khi cần đo lường thị phần chúng ta cần có khái niệm, định nghĩa như th ế nào là thị phần, hay khi đo lường về đạo đức của người thầy giáo, cần phải làm rõ khái niệm/định nghĩa như th ế nào là đạo đức người thầy giáo. X trên hình 4.2 có thể là tính cạnh tranh, thị phần.... Tiếp theo chúng ta cần một quy tắc chỉ rõ phải ấn định các số tương ứng với các đặc tính thực nghiệm cụ thể như th ế nào. Vì vậy qua các đo lường chúng ta có thể vạch ra được khía canh nào đấy của th ế giới thực nghiệm. 55 Các đối tượng, đặc trưng và chỉ số Cần lưu ý rằng, chúng ta không đo lường đối tượng hoặc hiện tượng, mà chúng ta cần do lường các đậc trưng cụ thê cua đối tượng và hiện tượng. Khi nghiên cứu về con người, các bác sĩ thường quan tâm đến các đặc trưng như chiều cao, trọng lượng, hoặc huyết áp, trong khi các nhà giáo dục lại quan tâm đến các đặc trưng như trình độ dân trí, học vấn, các nhà kinh tế quan tâm đến các đặc trưng khác như mức sông, thu nhập, hành vi tiêu dùng... Đế vạch ra các đặc trưng hay đặc tính như vậy chúng ta phải sử dụng các chỉ sô. Các chỉ sô -» Các đặc tính —> Đối tượng/hiện tượng 4.2. CÁC MỨC ĐỘ ĐO LƯỜNG Trong nghiên cứu thực nghiệm có sự phân biệt giữa các mức độ khác nhau của đo lường hay còn gọi là chia độ đo lường. Điều này liên quan đến các đặc tính cụ thể của các đo lường của các phép tính toán học và thống ké được sử dụng. Bảng 4.1 dưới đây phân loại các mức độ của đo lường. B ả n g 4.1: Chìa độ do lường Độ chia trung bình thực nghiệm Các phép tính cơ bản Loại thang đo sử dụng Danh nghĩa Định rõ tính ngang bằng 56 Phân loại: Nữ-Nam Nghề nghiệp Nhóm xã hôi,. Số trung vị Thứ tư Định rõ lớn hơn hay nhỏ hơn Xếp hạng: Số liệu ưu tiên Quan điểm đo lường,... Số trung vị Khoảng cách Định rõ tính ngang bằng của các khoảng Các con sô chỉ số: Hệ thống chia nhiệt độ,.. Số trung bình số học Tỷ lệ Định rõ tính ngang bằng của các tỷ lệ Doanh số bán: Số lượng sản xuất Số khách hàng,... Số trung bình số học Mức độ danh nghĩa. Mức độ thấp n h ất của đo lường là mức độ danh nghĩa. Tại mức độ này, các số hay các biêu tượng khác được sử dụng để phân loại đối tượng hay các quan sát. Các đối tượng tương tự có cùng một chữ số hay ký hiệu được chỉ định như 1, 0 cho nữ hay nam, 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng cho vùng nam, bắc, trung, đông, tây... Mức độ thứ tự. Nhiều nghiên cứu kinh tế không chỉ có thế’ phân loại được mà còn có thể xếp hạng theo thứ tự. Chẳng hạn trình độ B cao hơn trình độ A, trình độ c cao hơn B (A < B< C )... hay (C>B>A).... Mức độ khoảng cách. Khi chúng ta biết chính xác khoảng cách giữa các quan sát và khoảng cách này là cố định, sau đó mức độ khoảng cách của đo lường sẽ được xác định. Điều này 57 có nghĩa là sự khác biệt có thê so sánh được. Khoảng cách giữa 1 và 2 là bằng khoảng cách giữa 3 và 4. Hay 20°c ấm hơn hai lần so với 10° c . An cao 165 cm, Việt cao 175 cm, sự cách biệt là 10cm, Việt cao hơn An lOcm. Chia độ tỷ lệ. Độ chia tý lệ không giống độ chia khoảng cách ớ chỗ nó có số 0 (zê rô) tự nhiên hay sô zê rô tuyệt đối, nhờ dó sẽ có một sự phù hợp chung đối với việc định vị nó. Chiều cao và trọng lượng là những thí dụ rõ ràng. Với độ chia tỷ lệ, sự so sánh các con số có tầm quan trọng mang tính tuyệt đối, thê hiện tính xác đáng hợp lý. Chẳng hạn, một người nặng 80kg được xem là năng hơn Hai lần so với một người nặng 40kg. 4.3. GIÁ TRỊ ĐÚNG (H Ợ P LỆ) VÀ TÍNH TIN CẬY TRONG ĐO LƯỜNG Khi chúng ta đo cái gì đó, chúng ta cần những số đo có g iá tr ị đ ú n g , tức các do lường phải nắm được những điểm xác thực theo yêu cầu phải có. Tuy vậy, các phép đo thường có sai số. Số điểm đo lường theo quan sát có thể phản ánh nhiều hay ít điểm số th ật, nhưng nó cũng có thể phản ánh các nhân tố khác. Thí dụ: Các đặc tính ổn định. Chúng ta biết rằng mọi người thè hiện quan điểm, nhận định rấ t khác nhau trong tập hợp các câu trả lời, tức là phương cách trả lời khác nhau. Chẳng hạn có 7 khoảng đo để đánh giá, với số đo theo điểm số được trả lời để đánh giá về một chính sách nào đó là từ -3 đến +3, một số người nhắm tới điểm số +3 (đánh giá ở mức số 3), trong lúc đó những người khác hướng tới điểm số +1. 58 Sự trả lời cũng có thế bị tác động bởi các yêu tô cá nhản như tâm trạng tại thời điếm phỏng vấn (tám trạng của người được phỏng vấn). Các yêu tố có thế' tác động đến kết qua trá lời là các yếu tố về tình trạng tâm lý, áp lực thời gian.. Đê làm rõ khái niệm về giá trị đúng và tính thực tê trong đo lường, có thể xem xét phương trình sau: Xo = XT + Xs + Xr, Trong dó, Xo là điểm số đo được, Xt là điểm số thực, Xs là độ xiên hệ thống, Xr là sai số ngẫu nhiên. Nếu Xo = XT thì đo lường được coi là có giá trị đúng một cách hoàn hảo. T ín h tin c ậ y có liên quan tới sự ổn định của số đo. Giả sử cho rằng số đo thực của An về chiều cao là 170cm, nhưng hệ số đo dược sử dụng chỉ đo được 160 cm qua các lần đo khác nhau. Điều này chỉ cho ta thấy số đo này là có tính tin cậy nhưng không có giá trị đúng, tức điểm số quan sát Xo = XT + x s. Điều đó nói với chúng ta rằng một số đo có giá trị đúng (hợp lệ) cũng là số đo tin cậy. Nhưng một số đo tin cậy không cần phải có giá trị đúng (hợp lệ). Giả sử An sử dụng thước dây đê đo chiều cao, các sô đo có được qua các lần đo là khác nhau trong khoáng từ 160cm đến 170cm. Trong trường hợp này thành phần ngẫu nhiên Xr là chiêu cao, sô đo là không có giá trị đúng và cùng không tin cậy. Trong các tài liệu nghiên cứu có thể đo mối quan hệ hồi quy đa biến thông qua các chỉ tiêu khác nhau bằng hệ số hồi q Uy (ỊUctn r ( rXXI í*xy» ^"yy'i I'x'y') tliG h i ẹ n m o i ỌỊUân h ệ c u â các yếu tố X, Y, X’, Y\ Giả sử cấc chỉ tiêu phải có tương quan tích cưc nhưng chúng không thể tương quan hoàn hảo. Vì nếu 59 chúng có tương quan hoàn háo có nghĩa là tấ t cả các hệ số tưcmg quan là như nhau. Bây giờ chúng ta phải liên hệ với một khía cạnh cùa giá trị đúng (hợp lệ) hoặc, chính xác hơn, một khía cạnh của dựng hình giá trị đúng. D ựng hình giá tr ị đ ú n g (hợp lệ) là chính yếu và có thể được định nghía như “một phạm vi dối với những gì mà một phép tính có thể đo được qua lí thuyết và nó có ý nghĩa để đo”. Dựng hình giá trị đúng là cần thiết để cho các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa, có thê làm sáng tỏ được vấn đề nghiên cứu và có thế được đánh giá theo các cách khác nhau sau đây: Giá trị bề mặt nói lên rằng đến một chừng mực nào đó số đo được sử dụng dường như là số đo hợp lí về một cái gì dó mà nó có ý nghĩa để do. Một kiếm tra đơn giản đối với giá trị bề m ặt là hỏi về quan điểm của những người khác xem họ có quen thuộc với chủ đề hiện tại hay không. Giá trị hội tụ nói lên rằng đến một chừng mực nào đó da phép đo và/hoặc đa phương pháp sẽ mang lại các kết quả so sánh giống nhau. Kĩ thuật hồi quy tương quan thường được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ. Giá trị phân kỳ nói lên rằng đến một chừng mực nào dấy một dựng hình là có thê phân biệt được với dựng hình khác. Nếu người nghiên cứu đo “sáng kiến mới”, họ sẽ phải tin chắc đó không phải dựng hình đo lường khác, chẳng hạn như đo “tiềm lực tổ chức”. Đê đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân kỳ, cái gọi là tiếp cận đa đặc điêm, đa phương pháp thường được sử dụng (như phân tích nhân tô chảng hạn). Dùng hai phương pháp đẽ đo hệ số tương quan giữa Y và X, nếu kêt quả hệ số tương 60 quan thu được qua hai phương pháp về căn ban là cao hơn bất ky hệ số tương quan nào giữa hai sô đo X và Y cho trước, điều đó có nghĩa là có giá trị hội tụ. 4.4. HOÀN THIỆN CÁC PH ÉP ĐO Trong nghiên cứu câu trúc (mô tả hay nhân quả) và cả trong nghiên cứu thăm dò, khi chúng ta cần xem xét cáp mối quan hệ tiềm năng giữa các biến số chúng ta sẽ phái tiến hành như sau: (1) B ắt đầu bằng việc xem xét kĩ lưỡng các định nghĩa về nhận thức (lí thuyết) và định rõ phạm vi lĩnh vực của các dựng hình sẽ được sử dụng. Khi vấn đề nghiên cứu được giải trình, các dựng hình được sử dụng để vạch ra vấn đề sẽ phải được xác định bằng các khái niệm như là cơ sở cho các phép tính sau đó. (2) P h át triển các định Iighĩa hoạt động, có thế là qua phép tính (tính toán) m ột cách đầy đủ. Người nghiên cứa sẽ phải kiểm tra các phép tính hoặc số đo trước đó đã được sử dụng để có được các dựng hình như nhau. Trong giai đoạn này người nghiên cứu sẽ phải đánh giá giá trị bề m ặt của các sô đo, có thể qua ý kiến chuyên gia đê xem xét các số đo dự kiến đề xuất. (3) Chỉnh sửa và làm sạch các số đo. (4) Kiểm tra thử số đo và đánh giá độ tin cậy của chúng cũng như dựng hình giá trị (hội tụ hoặc phân kỳ). (5) Sử dụng công cụ đo cuối cùng trong nghiên cứu. 61 4.5. ĐO LƯỜNG TRONG NGHIÊN c ứ u “ĐỊNH TÍNH” Tài liệu nghiên cứu không chỉ liên quan đến mức độ khiêm tôn đối với các vấn đề đo lường khi nói đến nghiên cứu thăm dò hay nghiên cứu định tính. Nhưng có vấn dề về đo lường không thích hợp trong nghiên cứu đó không? Câu trả lời chắc chắn là không. Trong chương trước đã cho thấy những đặc tính cơ bản của nghiên cứu thăm dò là vấn đề với sự xem xét kĩ lưỡng là chỉ hiếu được một phần mà thôi. Nếu như vấn đề chỉ được hiểu một cách khiêm tốn, thì mục tiêu cốt lõi là phải nắm được sự hiểu biết, ơ đây các cách tiếp cận khác nhau có thể được sử dụng. Giả sử người nghiên cứu tiếp cận vân đề bằng sử dụng các câu hỏi bán cấu trúc, dựa vào một cuộc hướng dẫn phỏng vấn (phát triển nghiên cứu điều tra có trước... ). Như đã nêu mục tiêu của đo lường là phải vạch ra con số có tính tin cậy. Khi người nghiên cứu đặt ra các câu hỏi đê phỏng vấn các đối tượng liên quan thì họ sẽ nhận được các câu trả lời tương ứng. Các câu trả lời R l, R2,...là các biểu thị thực nghiệm mà người nghiên cứu cố gắng đế’ hiểu. Trong quá trình này, họ sẽ cố gắng để liên kết điều này với cơ sở kiến thức cúa họ và hy vọng sẽ đưa ra được sự giải thích hợp lý. ơ đây vấn đề “săn lùng số liệu” coi như đă dược giải quyết. Tuy nhiên, nếu các khái niệm hay lí thuyết không được sử dụng thì một giải thích sẽ không bao giờ nồi lên. Vì vậy, cần có sự sắp đặt giữa các quan sát thực nghiệm và các khái niệm/lí thuyết. Hình dưới dây thể hiện các trả lời và ý nghĩa được tạo ra. 62 Hiếu biết/giai thích Nhận thức Mức độ Thực nghiệm R1,R2..............Rn Trong nghiên cứu kinh tế, người nghiên cứu thường sử dụng số liệu thứ cấp. Sô liệu như vậy được thu thập qua các thủ tục cụ thể cũng như ở đấy các phép đo cụ thể đã được sử dụng. Điều này cho thấy, khi sử dụng số liệu thứ cấp cần phải thường xuyên kiểm tra xem xét kĩ và đánh giá số liệu thu thập cũng như cách thức đo lường (cách đo). P hân tích các bài báo cáo, tạp chí kinh tế và các phỏng vân sao chép thường cũng được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế. Nếu nghiên cứu là cấu trúc (mô tả hoặc nguyên nhân) thì các định nghĩa thuộc về nhận thức cần phải được phát triển và các thủ tục cụ thể, hay cách thức tiến hành (các định nghĩa qua phép tính), phải được chỉ rõ cùng như làm thê' nào để cho các thù tục được áp dụng. 63 CÂU HỎI THẢO LUẬN: 1) Đo lường và quy tắc đo lường? Cho thí dụ minh họa. 2) Các mức độ đo lường? Cho thí dụ 3) Giá trị đúng và tính tin cậy trong đo lường? Cho thí dụ 64 CHƯƠNG 5 THU THẬP số LIỆU VÀ NGUỒN số LIỆU Mục đích của chương này là xem xét (1) Chúng ta muôn nói gì qua thu thập sô liệu, (2) Nguồn số liệu thu thập là gì (3) Tìm ở đâu ra số liệu đúng, và (4) Làm th ế nào để thu thập được số liệu phù hợp cho các loại nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu khác nhau. Nguồn dữ liệu là những bộ phận chứa hoặc chuyển tải sô liệu (thông tin). Nguồn số liệu có thể được phân biệt giừa hai nguồn đó là nguồn số liệu thứ cấp và nguồn số liệu sơ cấp. S ố liệu th ứ cấ p là những thông tin được thu thập qua người khác sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. S ố liệu sơ cấ p là số liệu gốc được chính chúng ta thu thập nhằm đảm bảo thông tin cho vấn đề nghiên cứu của chúng ta. Hai dạng nguồn số liệu này sẽ được thảo luận cụ thể dưới đây. Các nội dung chính tập trung thảo luận trong chương này bao gồm: 5.1. Số liệu thứ cấp 5.2. Số liệu sơ cấp 5.2.1. Phương pháp quan sát 5 2 2 Phương pháp điều tra khảo sát và th iết kế bảng hỏi 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn 65 5.1. SỐ LIỆU THỨ CẤP Có nhiều nghiên cứu viên đánh giá thấp nguồn số liệu thứ cấp sẵn có. Vì vậy chúng ta sẽ phải bắt đầu xem xét sự hợp lí cùa nguồn số liệu thứ cấp đối vấn đề nghiên cứu của chúng ta trước khi tiến hành thu thập số liệu của chính mình. Các cuộc tổng điều tra về dân số, nhà ở, điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra kinh tế - xã hội hộ (đa mục tiêu) ... do chính phủ yêu cầu tiến hành là những nguồn dữ liệu quan trọng cho các nghiên cứu kinh tế xã hội. Ngoài ra, một số nguồn số liệu dưới đây có thể là quan trọng cho các nghiên cứu của chúng ta bao gồm: - Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xă hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, số liệu của các công ty về báo cáo kết quả tình hình họat động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường.... - Các báo cáo nghiên cứu của các cơ quan, viện, trường đại học; - Các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan; - Tài liệu giáo trìn h hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu; - Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn, luận án của các sinh viên, nghiên cứu sinh khác (khóa trước) trong trường hoặc ở các trường khác. Lợi th ế của số liệu thứ cấp là tiết kiệm tiền, thời gian. Ngoài ra các dữ liệu thứ cấp tư vấn có thể cho phép đề xuất 66 các phương pháp hoặc số liệu phù hợp để luận giải vấn đề nghiên cứu cụ thế. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những bất lợi trong sử dụng nguồn số liệu thứ cấp. Thứ nhất, số liệu thứ cap này đâ được thu thập cho các nghiên cứu với các mục dích khác và có thể hoàn toàn không phù hợp với vấn đề nghiên cứu của chúng ta. Đôi lúc chúng ta sẽ rấ t khó khăn để phân loại các số liệu này với mục tiêu nhằm đáp ứng tinh chắc chăn cho nghiên cứu sắp tới của chúng ta. Các biến sô có thể là rấ t khác nhau, đơn vị đo cũng có thể khác nhau.... Thứ hai, trách nhiệm của người nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác của số liệu; việc số liệu không chính xác không thể đổ lỗi cho nguồn số liệu thứ cấp được. Trách nhiệm của người nghiên cứu là phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của người khác là dựa vào số liệu sơ cấp hay thứ cấp. Vì vậy điều quan trọng là phải kiêm tra số liệu gốc. 5.2. SÒ LIỆU S ơ CẤP Khi số liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập số liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các sô liệu tự thu th ậ p này gọi là số liệ u sơ cấp . Chúng ta sẽ phải tìm cái gì, hói về cái gi, và sự thu thập sẽ phụ thuộc vào vấn đề nghiên cứu kế tiếp cũng như thiết kế nghiên cứu của chúng ta. Có một số phương cách được giới thiệu đê thu thập số liệu thứ cấp bao gồm: quan sát, điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn. Dưới đây sẽ trình bày từng phương pháp nêu trên. 5.2.1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT Quan sát là phương pháp thu thập thông tin qua việc sử dung các giác quan và các th iết bị hỗ trợ đế’ ghi nhận các 67 hiện tượng hoặc hành vi của con người giúp cho phép thực hiện một số phản tích làm sáng tỏ. Ưu điểm chính yếu của phương pháp quan sát là chúng ta có thế thu thập thông tin một cách trực diện “m ắt thấy, tai nghe” trong hoàn cảnh khách quan, tự nhiên. Hơn th ế nữa, chúng ta có thế làm sáng tỏ, hiếu rõ hành vi, quan điểm và tình trạng được quan sát một cách chính xác và thu hút dược các động lực của hành vi xã hội mà không thế thực hiện được qua các phương pháp khác như điều tra hay phỏng vấn. Nhược điểm cơ bản của phương pháp quan sát là hầu hết các quan sát đều do các cá nhán thực hiện để quan sát và ghi lại các hiện tượng một cách hệ thống, và điều đó là khó khăn để chuyến dịch các sự kiện, hiện tượng xảy ra thành các thông tin hữu ích về m ặt khoa học. Điều này đậc biệt quan trọng khi mà mục đích là đế khái quát hóa vấn đề từ các quan sát. Những lựa chọn để thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp quan sát được thể hiện qua sơ đồ 5.1. 68 Sơ đồ 5.1. Các hình thức quan sát Trong nghiên cứu kinh tế phương pháp quan sát thường được vận dụng trong nghiên cứu m arketing (quan sát hành vi người tiêu dùng) hoặc quan sát bấm giờ trong nghiên cứu tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, hoậc một số nghiên cứu tổ chức hệ thống giao thông, vận tải... 5.2.2. PHƯƠNG PH Á P ĐIÊU TRA KHẢO SÁT VÀ THIÊT KÊ BẢNG HỎI Điều tra khảo sát và th iết kế bảng hỏi là phương pháp thu thập số liệu thông dụng n h ất trong nghiên cứu kinh tế. Các dạng bảng hỏi chính là mô tả và (hoặc) phân tích. Khi vấn đề nghiên cứu được hình thành, mục đích nghiên cứu được xác định rõ, chúng ta sẽ xác định được dạng điều tra sẽ tiến hành là mô tả . hay phân tích. Các cuộc điều tra khác nhau dẫn đến các vấrr đề nghiên cứu khác nhau và cũng sẽ có các yêu cầu về các dạng kế hoạch và cách thức thực hiện khác 69 nhau. Theo Johnson và Gill (1991) thì kê hoạch điều tra sẽ phải theo mô hình đề xuất dưới đây (sơ đồ 5.2). Sơ đ ồ 5.2: Kế hoạch điều tra Khái niệm hóa và cấu trúc vấn đề nghiên cứu 1. Xem xét mục đích cua nghiên cứu 2. Tống quan xem xét lại tình trạng kiến thửc hiện tại 3. Đánh giá các nguồn lực khác nhau sản có / Điều tra phân tích? N hận dạng các biến số độc lập, phụ thuộc và ngoại tác ị — Điều trà mô tả? \ N hận dạng các hiện tương mà bạn muốn mô tả sự khác biệt của nó Định rõ chiến liẠíc chọn raẫu băng Việc xác định luợng đối tượng nghiên cứu và phác hoạ phương cách tiếp cận mầu đai diện (ngầu nhiên) Các số liệu được thu thập qua cùng một cách tiếp cận đối với những nguời sẽ được chọn trả lời? Hay bán chất của vấn đề nghiên cứu yêu cầu tiếp xúc lặp lại một mẩu đơn hoặc một số mầu tương đương? ^ \ Người phỏng v ấn-bảng hói Nguời trả lời-hoàn thành/ báng hỏi được phân phát/lịch trình ditfc chuyển lại qua bưu điện, hay trực tiếp 70 Theo Simons (1987) với dạng đ iều tra phân tích chúng ta có thể kiểm định lí thuyết bằng việc đưa tính logich vào một lĩnh vực cụ thế’, chẳng hạn như để hiểu rõ mối quan hệ giữa các hệ thống kiểm tra kế toán với chiến lược kinh doanh. Vì vậy trong điều tra phân tích chúng ta phải chỉ rõ các biến sô phụ thuộc, độc lập và ngoại tác. Muốn làm được điều này chúng ta cần phải am hiếu lí thuyết, và sự hiếu biết' lí thuyết sẽ được khái quát hóa và cấu trúc trong nghiên cứu. Trong điều tra phân tích, các biến phụ thuộc, độc lập và ngoại tác được kiếm định qua các kĩ thuật thống kê cũng như phân tích hồi quy tương quan bội. Các câu hỏi và các biến được thực hiện qua điều tra này cần phải được nhận thức và chia độ đo lường một cách cẩn thận. Đ iều tra mô tả có liên quan đến nhận dạng các hiện tượng mà chúng ta mong muốn mô tả sự khác biệt của nó. Điều tra này liên quan đến cấc đặc tính cụ thể của tổng thể các đối tượng nghiên cứu, hoặc d một thời điểm cố định, hoặc ở các thời gian khác nhau nhằm mục đích so sánh. Trong dạng điều tra này, sự tập trung chủ yếu là chú trọng vào mẫu đại diện của một tổng thể phù hợp hơn là th iết kế phân tích, cũng như chúng ta sẽ quan tâm phần lớn đối với dộ chính xác của các kết quả nghiên cứu và khả năng khái quát Iiúci các k ết quả đó. Ngay cả trong các cuộc điều tra này thì vấn đề tổng quan, xem xét lại lí thuyết trước là quan trọng đê định rõ các loại câu hỏi dự kiến sẽ đưa vào bảng hỏi. Điều tra mô tả thường dược áp dụng trong các nghiên cứu để nắm bắt quan điểm của khách hàng đối với sản phẩm hoặc quan điểm của công nhân viên dối với cơ cấu tổ chức, quan điểm của người dân đối với những vấn đề cải cách hành chính, cải cách kinh tế - xă hội, môi trường kinh doanh, đầu tư... 71 Sơ đồ 5.2 cũng mô tá ràng cả hai hình thức điều tra phán tích và mô ta đều liên quan đến nhận dạng đ ố i tư ợ n g n g h iê n cứu. Đối tượng nghiên cứu sè đáp ứng tất ca các yêu cầu mà sẽ giúp chúng ta trả lời được các câu hòi nghiên cứu đạt ra. Từ tổng thế' đối tượng nghiên cứu, chúng ta phái vạch ra hay xác định số mẫu đại diện. Vấn đề chọn mẫu sẽ được trình b à y một chương riêng biệt (chương sau). Vấn dề và mục tiêu nghiên cứu cũng sẽ yêu cầu xem số liệu cần thu thập chỉ cần qua một cách tiếp cận, hay phái tiếp xúc đi, tiếp xúc lại với mẫu khảo sát được lựa chọn. Cuối cùng chúng ta phải quyết định xem liệu chúng ta có nên gửi các bảng hỏi đi bằng bưu điện và chờ trả lời hay phải trực tiếp đến phỏng vấn dối tượng khảo sát hoặc hỏi qua điện thoại. Phương cách tốt nhất là kết hợp cả ba cách: trực diện, bưu điện và điện thoại. Y êu cầu th iế t k ế b ản g h ỏ i trước tiên là nhằm mục đích thu thập các thông tin phục vụ vấn đề, mục tiêu nghiên cứu. Thứ đến là cần phải xem xét xem bảng hỏi có cần phải cải trang hay không. Hơn th ế nữa nó sẽ được phân phát như th ế nào (qua đường bưu điện hay phỏng vấn trực tiếp...). Tiếp theo cần xem xét xây dựng các câu hỏi mang tính cá nhân. Có cần hay không dặt một số câu hỏi cho cùng một vấn dề? Cần th iết có câu hỏi chắc chắn 1'hông? Các biến giả và I<ỊV L>L.& như thê nào? Các câu hỏi có được giải thích khác nhau hay không? Đối tượng nghiên cứu có sẵn sàng trả lời các câu hỏi không? Họ phải m ất bao lâu để trả lời? Họ ở vị trí nào dể trả lời câu hỏi đặc thù? Có phải đây là vấn đề nhạy cảm hay không? Cuối cùng chúng ta cũng sẽ phải xem xét xem các câu hỏi được trả lời như th ế nào. Chẳng hạn như trả lời cho câu hỏi “ông/bà bao thu nhập bao nhiêu mỗi tháng” có người sẽ trả lời không biết. Để thu được thông tin này cần đưa ra các 72 khoảng thu nhập đế’ người trả lời đánh dấu vào ố tương ứng như: Dưới 300.000 đồng 300.000-500.000 đồng 500.000-700.000 đồng 700.000-1.000.000 đồng 1.000.000-1.500.000 đồng Trên 1.500.000 đồng Hoặc để trả lời cho câu hỏi nhạy cảm như: ông/bà có đồng tình với các chính sách cải cách kinh tế hiện nay? Thiết kế câu trả lời có thể là: Rất đồng tình Đồng tình Đồng tình một phần Không đồng tình Hoàn toàn không đồng tình Từ những vấn đề nêu trên chúng ta có thế’ đưa ra một số hướng dẫn cho việc th iết kế bảng hỏi dưới đây: 1. Câu hỏi cần phải được hỏi rất đơn giản và súc tích ngắn gọn. 2. Cần xem xét trìn h độ, kiến thức của đối tượng được hỏi để họ có thể trả lời được câu hỏi đặt ra. 3. Chúng ta cần phải chắc chắn rằng bất cứ người nào cũng hiểu được câu hỏi với cùng một kiểu, tức mỗi người đều hiểu ý nghĩa như nhau cho cùng một câu hỏi. 73 4. Mỗi câu hói chí liên quan đến một khía cạnh, hay không thể hỏi một câu hỏi cho nhiều hơn một biến số của nghiên cứu. 5. Cấc câu hỏi phải được hình thành theo phương cách để trán h cho người trả lời không có lối thoát như trả lời “không biết” hay “không bình luận”.... 6. Trong xây dựng các câu hỏi được cần phải sử dụng các ngôn ngữ lịch sự và mềm dẻo như “Xin ông/bà vui lòng cho biết...” 7. Ngôn ngữ và các từ sử dụng trong các câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, và không nên mang ý nghĩa kép. 8. Các câu hỏi phải được sắp xếp theo thứ hạng và thể hiện logich từ câu hỏi tống quan đến câu hỏi cụ thể. 9. Cách trìn h bày bảng hỏi cũng rấ t quan trọng, sắp xếp, trìn bày sạch sẽ, ngăn nắp có thể tác dộng đến khả năng sẵn sàng trả lời của người được phỏng vấn. 10. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng đó là chúng ta cần có được các lời bình, phê phán về bảng hỏi từ các chuyên gia, đồng nghiệp. Tốt hơn hết là cần tiến hành điều tra thử để xem xét chỉnh sửa các câu hỏi, bảng hỏi trước khi hoàn tấ t bảng hỏi 4 ể tiến hành diều tra chính thức. 5.2.3. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN Trong nghiên cứu thường sử dụng hai loại phỏng vấn. Dạng thứ nhất là phỏng vấn điều tra nghiên cứu (phỏng vấn với bảng hỏi viết sẵn). Dạng này được áp dụng trong các trường hợp mà m ột kích cỡ chuẩn mực phỏng vấn được sử dụng với sự nhấn m ạnh đến các loại trả lời cố định (nhóm cô định) và chọn mẫu có hệ thống, và chất tải được các thú tục 74 kết hợp các đo lường định lượng với các phương pháp thống kê. Dạng thứ hai là phỏng vấn không cấu trúc (phỏng vấn không có bảng hỏi trước). Dạng này được áp dụng trong trường hợp mà người trả lời hoàn toàn tự do thảo luận những phản ứng, quan điểm và hành vi về một vấn đề đặc thù, cụ thể. Người phỏng vấn đưa ra các câu hỏi và ghi lại các câu trả lời để về sau có thể hiểu diều đó như th ế nào và tại sao. Các câu hỏi và câu trả lời là không cấu trúc và không được mã hóa một cách hệ thống qua sự chuẩn bị trước. Trong các tài liệu lí thuyết có đề cập đến loại phỏng vấn bán cấu trúc, nó khác với phỏng vấn phi cấu trúc ở chỗ chủ đề và vấn đề phải được bao trùm , cờ mẫu, người được phỏng vấn, và các câu hỏi phải được định rõ, sẵn sàng trước. Phỏng vấn bán cấu trúc và phi cấu trúc khác với phỏng vấn cấu trúc ở chỗ chúng yêu cầu kĩ năng của người phỏng vấn nhiều hơn, vì chúng cần thu thập các thông tin cá nhân, quan điểm và tài liệu có giá trị và chúng ta cũng có khả năng trao đổi về vấn đề được gọi là nhậy cảm xã hội. Phỏng vấn phi cấu trúc (không chuẩn bị bảng hỏi trước) yêu cầu người phỏng vấn phải khéo léo, biết lôi kéo, dẫn dắt cuộc trò chuyện một cách linh hoạt, hiệu quả. Phỏng vấn phi cấu trúc còn gọi là phỏng vấn sâu. Phỏng vấn cũng có thể tiến hành bằng gửi câu hỏi qua bưu điện, phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn trực diện. Ưu điểm của phỏng vấn sâu là chúng ta có thể có một bức tran h chính xác và rõ ràng về hành vi (tác phong) và vị trí của người trả lời. Điều này có thể vì khi câu hỏi đóng - mở, người trả lời tự do trả lời theo suy nghĩ của chính họ. Yếu điểm của phỏng vấn sâu là đòi hỏi kĩ năng và tính cán thận của người phỏng vấn. 75 Đê tiến hành điều tra phỏng vấn, chúng ta phái qua bốn bước: chuán bị phỏng vấn, phỏng vấn thứ, tiến hành phong vấn và phỏng vấn sâu. Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn. Những công việc đầu tiên trong chuẩn bị phỏng vấn Ịà (1) phân tích vấn đề nghiên cứu của bạn, (2) hiếu rõ thông tin nào bạn cần có được từ cuộc phỏng vấn, và (3) ai là người có thế cung cấp cho bạn những thông tin như vậy. Tiếp theo là phải phác thảo hướng dẫn phóng vấn và các câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi đặt ra cần phải so sánh với vấn đề nghiên cứu vài lần đê kiếm tra xem các câu hỏi đã đủ, đúng vấn đề ta cần tìm chưa. Bản thảo các câu hỏi phỏng vấn có thể được đưa ra đế phỏng vấn thử. Ngoài ra cần chọn điều tra viên, người phỏng vấn và tập huấn phỏng vấn cùng với bản hướng dẫn phỏng vấn. Bước 2: Phỏng vấn thủ. Mục tiêu của phỏng vấn thử là để xem xét lại bảng hỏi, thời gian trả lời bảng hỏi, những vấn đề phát sinh trong phỏng vấn (câu hỏi khó hiểu...), quan sát các điều tra viên thực hiện phỏng vấn (đúng, sai, phong cách hỏi...), có thực hành đúng theo yêu cầu hướng dẫn phỏng vấn hay không.... Bước 3: Tiến hành phỏng vấn. Người phỏng vấn cần giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn, tầm quan trọng cùa nó để định hướng cho người trả lời. Người phỏng vấn phải sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu. Người phỏng vấn cần phải kiểm soát thời gian đối với mỗi câu hỏi để tương thích với kế hoạch thời gian phỏng vấn được thông báo, thời gian hẹn gặp báo trước cho người được phỏng vấn. Người phóng vấn cần phát triển quan hệ với người được phỏng vấn, thể hiện có ấn tượng là người tin cậy và th ân thiện. Đặc biệt là cần th ận trọng đối với câu hòi nhạy cảm. Đôi với câu hồi 76 nhạy cam nên dùng các ngôn ngữ gián tiếp. Chắng hạn muốn biết thực trạng nợ xấu tại một ngân hàng thì không phai hỏi người quan lí một câu hỏi “Ai là người chịu trách nhiệm làm phát sinh các khoản nợ xấu tại ngân hàng?” mà thay váo là “Theo quan điêm của anh những nhân tô nào gây ra tình trạng nợ xấu tại ngân hàng?” Bước 4: Sau phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn về, nhiệm vụ của người phóng vấn là phải viết lại những điếm quan trọng trong phóng vân hoặc xem lại các câu trả lời có logich hay không. Trong một số trường hợp chưa rô có thế phải hỏi thêm qua điện thoại hoặc hẹn gặp lại. Có những trường hợp f au khi hoàn thành báo cáo phỏng vấn cần gửi lại cho ngưc i được phỏng vấn xem để có bình luận. CÂU HỎI THẢO LUẬN: 1) Các nguồn số liệu trong nghiên cứu? Nguồn sơ cấp và thứ cấp? 2) Hãy cho biết các trường hợp sử dụng các nguồn sơ cấp và thứ cấp, thí dụ cụ thể. 3) Phương pháp quan sát và tính ứng dụng của phương pháp này? 4) Điều tra khảo sát, các dạng điều tra phân tích và điều tra mô tá, các ứng dụng của nó? 5) Nêu nội dung các bước tiến hành phỏng vấn 77 CHƯƠNG 6 CHỌN MẪU Chương này sẽ tập trung thao luận bốn vấn đề chính sau đây: 6.1. Tại sao lại lấy mẫu? Các khái niệm cơ bán 6.2. Chọn mẫu phi xác suất 6.3. Chọn mẫu xác suất 6.4. Xác định kích thước mẫu 6.1. TẠI SAO LẠI LẤY MAU? c á c k h á i n i ệ m c ơ b ả n Trong m ột cuộc bầu cử, chỉ một phần nhỏ cử tri được hói về các ý định bỏ phiếu của họ, ngay cả khi sự quan tâm cuối cùng của người thăm dò là đánh giá kết quả lựa chọn hoàn tấ t về những phiếu hợp lệ úng hộ. Sử dụng thuật ngữ thông kê, mỗi cử tri được gọi là đơn vị, các cử tri thực tế được thăm dò được gọi là mẫu và tập hợp toàn bộ những người hợp lệ cho bỏ phiếu được gọi là tổng thể (population). Sự lựa chọn các ứng cử viên trong bầu cử tổng thống hay đại biểu quốc hội có thể được xem như những giá trị của biến “ứng cử”. Nó sẽ là đúng đắn, nhưng không thông thường, để gọi rằng ứng cử viên nhận được số lớn các phiếu bầu trong tông thê là một tham số. Toàn bộ quá trình để có được kết quả bằng cách này được gọi là chọn mẫu. Trong diều tra mức sống dân cư hàng năm, mỗi hộ trên địa bàn dân cư là đơn uị hộ. Nếu tiến hành điều tra toàn bộ sò hộ sẽ rất tốn kém. Vì vậy thường là điều tra phỏng vấn tập hợp 78 nhỏ hơn số tổng, tập hợp nhỏ này được gọi là mẫu. Sô lượng đơn vị hộ trong mẫu gọi là cỡ hay kích thước mẫu và thường được ký hiệu là n, tông số hộ dân cư thường ký hiệu là N. 6.2. CHỌN MẨU PHI XÁC SUẤT Thiết kế chọn mẫu có thể chia thành hai loại: thiết kê chọn mẫu xác suất và thiết kế chọn mẫu phi xác suất. Chọn mẫu phi xác suất là chọn theo chỉ định chủ quan của người nghiên cứu. Một số chọn mẫu phi xác suất bao gồm: - Chọn mẫu thuận tiện, không cần chú ý đến tính đại diện mà chỉ chú ý đến tính thuận tiện cho người nghiên cứu. Chẳng hạn chúng ta có thể phỏng vấn giám đốc kinh doanh mà chúng ta quen biết. - Chọn mẫu phán đoán là sự phán đoán của người nghiên cứu về các nhóm đại diện để chọn số đơn vị đại diện trong tổng số của các nhóm phán đoán. Đơn giản là chúng ta cố gắng để chọn số đối tượng mà chúng ta nghĩ rằng số đối tượng đó có thể đại diện cho tổng thể. Thí dụ, để nghiên cứu 3 loại doanh nghiệp - khách hàng có quy mô doanh nghiệp theo mức lớn, vừa và nhỏ, nhà nghiên cứu sẽ chọn ra 3 nhóm doanh nghiệp - khách hàng và phán đoán rằng đó là 3 nhóm đại diện cho đối tượng khách hàng tương ứng với 3 loại quy mô doanh nghiệp. - Chọn mẫu chỉ định là lấy theo tỷ lệ gần đúng của các nhóm đại diện trong tổng thể. Chúng ta có thể tin chắc rằng có một số cách phân loại các nhóm đối tượng nào đó, chẳng hạn như các công ty nhỏ, các công ty trung bình và các công ty lớn được đại diện theo chọn mẫu gần đúng với cùng một tỷ lệ mà nó chiếm trong tổng thể. Thí dụ, tổng các dối tượng 79