🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình phát triển vùng
Ebooks
Nhóm Zalo
,1HỌC-ĨHÁLMGUYÊN- ...
NG ĐẠI HỌC Sư PHẠM
TS. NGUYỀN XUÂN TRƯỜNG
GIÁO TRÌNH
PHÁT TRIỂN VÙNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM
TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
GIÁO TRÌNH
PHÁT TRIỂN VÙNG
(D ùng cho chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ, chuyên ngành Địa lí học)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2013
02 - 24
MÃSÓ: ----------------------- Đ H TN -2013
LỜI NÓI ĐẦU
Vùng kinh tế hình thành và tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc gia, là cơ sở đế Nhà nước hoạch định, triển khai, quản lí cúc chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ. Với chức năng là chủ thế quàn lí và to chức lãnh tho, Nhà nước có khả năng nắm bắt, vận dụng quy luật vận động cùa các yếu to tạo vùng và các quy luật kinh tế vùng để điểu tiết, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các vùng kinh tế, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Phát triển các vùng kinh tế trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng cùa mỗi vùng, nhằm mục tiêu thu hẹp chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng, thúc đay lăng trường kinh tế nhanh và bển vừng cho cả nước nói chung, từng vùng nói riêng. Đe phát triển vùng, Nhà nước phải thực hiện các chính sách điểu tiết, phát triển kinh tế - xã hội vùng. Chinh sách phát triền vùng là chính sách kinh tế - xã hội thuộc tầm trung mô do Nhà nước (Quốc hội, Chính phù, Chính quyền địa phương) ban hành và chi đạo tổ chức thực hiện. Đây là hành động can thiệp cùa Nhà nước nhằm giải quyết các vấn để có liên quan đến phát triển vùng.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về vùng kinh tế đã được các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm, đặc biệt lừ sau thong nhất đất nước (năm 1975) đến nay. Các công trình nghiên cứu tập trung vào một sổ vấn đề như phân vùng kinh tế, to chức lãnh thổ kinh tế - xã hội, định hướng phát triển vùng,... chù yếu do Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước đây là Viện Phân vùng và quy hoạch thuộc ủ y ban Kế hoạch Nhà nước) thực hiện. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học địa ịi ở các trường đại học về
phân vùng kinh tế. Gần đây, có một số công trình nghiên cứu để cập đến nội dung cơ bản vé kinh tế vùng, chính sách phát triển vùng và
3
vận dụng trong nghiên cứu thực tiễn phát triển vùng ở Việt Nam trong những năm đoi mới.
Việc biên soạn giáo trình ậ’Phát triển vùng" được thực hiện với mong muốn có một giáo trình cơ bản đề cập đến vấn đề vùng, chính sách phát triển vùng, phát triển vùng ở Việt Nam để phục vụ cho công tác đào tạo sau đại học ngành học Địa lí ở Đại học Thái Nguyên. Đồng thời, đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành học Địa lí. Nội dung cùa giáo trình đề cập đến kiến thức có tính liên ngành, phù hợp với quy định chương trình đào tạo trình độ thạc s ĩ cùa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thải Nguyên.
Trong quá trình biên soạn và xuất bản giáo trình này, lác giả đã sử dụng nguồn thông tin tư liệu từ các công trình nghiên cứu cùa tác giả: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Lê Thu Hoa, Nguyễn Tiến Dũng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Nguyễn Văn Huân (Viện Kinh tế Việt Nam), Ngô Doãn Vịnh (Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và một số tác giả khác. Tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ, góp ỷ về chuyên môn cùa các cơ quan, đồng nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Tác giả xin chân thành cảm cm tất cả sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả đỏ.
Mặc dù giáo trình được biên soạn công phu, nhưng là tài liệu được sử dụng cho đào tạo chuyên ngành hẹp, nguồn thông tin tư liệu có tính liên ngành. Mặt khác, giáo trình được phát triển từ chuyên đề đào tạo sau đại học (trình độ thạc sì), do vậy không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình cùa độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn.
Tháng 5 năm 2013
TÁC GIẢ
4
M ỤC LỤC
LỜI NÓI ĐÂU..............................................................................................3 Chuông 1. Tổng quan về vùng và phân vùng 9 1. Quan niệm về vùng.................................................................................9
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vùng.......................................... 9 1.2. Quan niệm về vùng........................................................................11 2. Quy hoạch và tổ chức lãnh th ổ.......................................................... 14 2.1. Quy hoạch lãnh thổ........................................................................14 2.2. Tổ chức lãnh thổ............................................................................ 15 3. Phân vùng kinh tế ................................................................................ 23 3.1. Vùng kinh tế và các loại vùng kinh tế........................................ 23 3.2. Phân vùng kinh tế ......................................................................... 25 Chưong 2. Bản chất và nội dung của vùng kinh tế...........................31 1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế...........................................31 2. Các yếu tố tạo vùng kinh tế................................................................. 31 2.1. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ....................................31 2.2. Yếu tố tự nhiên.............................................................................. 33 2.3. Yếu tố kinh tế.................................................................................35 2.4. Yếu tố tiến bộ khoa học và công nghệ....................................... 36 2.5. Yếu tố dân cư, dân tộc.................................................................. 36 2.6. Yếu tố lịch sử - văn hóa................................................................36 3. Nội dung của vùng kinh tế ................................................................. 37 3.1. Lĩnh vực sản xuất..........................................................................37 3.2. Lĩnh vực kết cấu hạ tầng.............................................................. 41 3.3. Các nguồn lực phát triển vùng.....................................................42 4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển vùng..............................................44 4.1. Nhóm chi tiêu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế..44 4.2. Nhóm chi tiêu phát triển xã hội...................................................45
5
4.3. Nhóm các chỉ tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng....................... 45 4.4. Nhóm các chi tiêu về phát triển bền vững................................. 46 5. Định hướng không gian của các cơ sở và ngành kinh tế .............46 5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng không gian của các cơ sở kinh tế (doanh nghiệp), các ngành kinh tế....................................46 5.2. Định hướng không gian của các doanh nghiệp theo yểu tố vị trí ......... .......................... ............................................. .............................49 5.3. Định hướng không gian của các doanh nghiệp theo yếu tố khoảng cách...........................................................................................52 Chương 3. Một số lí thuyết phát triển xét từ góc độ kinh tế lãnh thổ...................................................................................................... 55
1. Lí thuyết tăng trưởng vùng..................................................................55 2. Lí thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp......................................56 3. Lí thuyết định vị công nghiệp cùa A. Weber..................................... 57 4. L i thuyết về "Điểm trung tâm"........................................................... 59 5. L i thuyết cực phát triển cùa F. Perroux............................................. 61 6. Li thuyết về chu trình sàn xuẩt năng lượng........................................63 7. Li thuyết đầu tư tập trung....................................................................64 8. Li thuyết phát triển phi cân đối........................................................... 64 Chương 4. Marketing và liên kết vùng............................................... 67 1. Marketing vùng....................................................................................67
1.1. Các vẩn đề lí luận liên quan đến Marketing vùng.....................67 1.2. Đối tượng cùa Marketing vùng....................................................73 1.3. Chủ thể Marketing vùng...............................................................78 1.4. Chính sách và chiến lược Marketing vùng.................................81
2. Liên kết vùng......................................................................................... 86 2.1. Liên kết kinh tế.............................................................................. 86 2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề liên kết vùng....................................88 2.3. Nguyên tắc phân bố theo lãnh thổ và liên kết vùng.................. 91 2.4. Các điều kiện để thực thi liên kết vùng bền vững......................92 2.5. Các kiểu liên kết vùng...................................................................93 3. Liền kết vùng ở Việt Nam....................................................................96
6
3.1. Thực trạng liên kết vùng ở Việt Nam........................................ 96 3.2. Nguyên nhân của hạn chế liên kết vùng ở Việt Nam..............103 3.3. Liên kết phát triển vùng Duyên hải miền Trung - Ví dụ cho sự tìm kiếm mô hình liên kết vùng ở Việt N am ................................. 107
Chưong 5. Chính sách phát triển vùng 113 1. Cliinlt sách phát triển vùng..............................................................113 1.1. Khái niệm chính sách và chính sách phát triển kinh tế - xã hội ...................................................................... ...................................... 113 1.2. Chính sách phát triển vùng........................................................115 1.3. Cấu trúc cùa chính sách phát triển vùng.................................. 119 2. Kinh nghiệm quốc tế thực hiện chinh sách phát triển vùng.........124 2.1. Vai trò điều tiết của Nhà nước trong phát triển vùng........... 124 2.2. Các phương hướng thực hiện chính sách vùng........................126 2.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách vùng ờ một số nước châu  u........................................................................................................ 127
2.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách vùng một số nước ASEAN... 131 2.5. Kinh nghiệm thực hiện chính sách vùng ở Trung Quốc............. 131 Chương 6. Phát triển vùng ờ Việt Nam............................................137 1. Phát triển vùng ở Việt Nam qua các giai đoạn...............................137 1.1. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1986..............................................137 1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay...............................................139 2. Phương thức và công cụ thực hiện chính sách vùng ở Việt Nam ..................................................... ................ ...........................................142 2.1. Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ kinh tể - xã hội....................... 142 2.2. Các công trình trọng điểm quốc gia phát triển cơ sở hạ tàng với tư cách là công cụ thực hiện chính sách vùng................................146 2.3. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển các vùng khó khăn .................. I ....................................I ...1...........................................147 3. Pltát triển các vùng kinli tế............................................................ 149 3.1. Khái quát chung........................................................................149 3.2. Khái quát sự phát triển các vùng kinh tế..................................154 4. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm 162
7
4.1. Sự hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam.....................................................................................................162 4.2. Các vùng kinh tế trọng điểm...................................................... 168
5. Phát triển các kltu vực (lãnh thổ) đặc biệt..................................... 176 5.1. Phát triển khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất................ 176 5.2. Phát triển khu công nghệ cao, cơ sờ ươm tạo công nghiệp...178 5.3. Phát triển các khu kinh tế ven biển.......................................... 183 5.4. Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu..........................................185 5.5. Hợp tác quốc tế trong phát triển vùng..................................... 190
8
Chương 1
TỎNG QUAN VÈ VÙNG VÀ PHÂN VÙNG
1. QUAN NIỆM VỀ VÙNG
1.1. Một sổ khái niệm liên quan đến vùng
1.1.1. Khái niệm không gian và lãnh thồ
Không gian, thời gian là một cặp phạm trù của triết học Mác - Lênin, dùng để chi về một phương thức tồn tại cùa vật chất (cùng với phạm trù vận động), trong đó không gian chi hình thức tồn tại của khách thể vật chất ở vị trí nhất định, kích thước nhất định và ờ một khung cảnh nhất định trong tương quan với những khách thể khác. Theo quan điểm triết học, không gian là hình thức tồn tại của các khách thể và các quá trình vật chất được đặc trung bằng cấu trúc và quảng tính của các hệ thống vật chất; còn thời gian là hình thức thay thế kế tiếp nhau của các hiện tượng và các trạng thái của vật chất được đặc trưng bằng độ dài tồn tại của chúng. Trong giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người luôn tồn tại hoạt động và phát triển của các quá trình đối lập nhau, trong đó có quá trình phân hóa và quá tìn h tổng hợp. Dưới góc độ không gian, quá trình phân hóa trong tự nhiên dẫn đến sự xuất hiện các thành tố tự nhiên, các tổng thề tự nhiên mang những đặc trưng khác nhau, với những quy mô khác nhau. Đến lượt mình, bên trong các thành tố và tổng thể tự nhiên ấy lại diễn ra quá trình tổng hợp hóa. Sự vận động kết hợp, thống nhất của haỉ quá trình này tạo ra các không gian đa dạng, muôn màu, muôn vẻ về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (chiều sâu). Các không gian đó thường được hiểu như là các không gian địa lí được xác định bởi các tọa độ khác nhau.
Lãnh thổ được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng theo cách hiểu phổ thông nhất, lãnh thổ là một khoảng không gian thuộc
chủ quyền của một quốc gia có vị trí địa lí nhất định, có hình dạng, kích thước và quy mô xác định mà ở đó diễn ra các hoạt động sản xuất và đời sống một cách thường xuyên, liên tục. Lãnh thổ là một thực thể hay một hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đó là một bộ phận của bề mặt Trái đất (tức là một không gian địa lí xác định) thuộc quyền sở hữu của một quốc gia nhất định, được xác định bời một văn bản pháp quy. Lãnh thổ được giới hạn trong đường biên giới quốc gia. Lãnh thổ cỏ thể bao gồm cả đất liền và vùng biển, lãnh hải, khoảng không gian trên đất liền và trên vùng lãnh hải.
Xét dưới khía cạnh quản lí đất nước, lãnh thổ - đó là một bộ phận của bề mặt Trái đất thuộc quyền tài phán của một quốc gia, bao gồm: phần đất liền, nội thuỳ, lành hải vùng đặc quyền kinh tế, lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền. Giới hạn của lãnh thổ là đường biên giới quốc gia (trên đất liền và vùng lãnh hải). Theo nghĩa đầy đù, lãnh thổ là thể thống nhất, hay nói chung là một thực thể được tổ chức bời các cộng đồng xã hội. Đó là nơi sinh sống của cộng đồng xã hội, được cộng đồng này chiếm giữ để đảm bảo sự cung cấp các nhu cầu thiết yếu và sự tái sinh sản của chính nó.
Các yếu tố quyết định đặc trưng cơ bản của một lãnh thổ là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên tự nhiên, các cơ sở sản xuất và dịch vụ, các điểm dân cư, cơ sở cấu trúc hạ tầng, các quan hệ kinh tế, thị trường, lịch sử xã hội,... Việc xác định các yếu tố đặc trưng lãnh thổ làm cơ sờ để nghiên cứu, đề xuất quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng.
1.1.2. Khái niệm không gian kinh tế
Trong lí thuyết kinh tế vùng, không gian có thể được tiếp cận theo hai hướng khác nhau (Lê Thu Hoa, 2007). Hướng thứ nhất, không gian là nguồn lực tự nhiên cung cấp các "đầu vào" cho các quá trình kinh tế, cung cấp các điều kiện sống (vật thể và phi vật thể) cho con người với tư cách là yếu tố quan trọng và quyết định của các quá trinh kinh tế. Hướng thứ hai, xem không gian như là một ttở lực, ngăn cản các hoạt động bình thường, đều đặn của các quá trình kinh tế cần được khắc
10
phục. Chẳng hạn, khoảng cách xa từ nơi khai thác và cung cấp nguyên vật liệu đến nơi sản xuất, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng chi phí, tăng giá thành hàng hóa và dịch vụ.
Trong cả hai trường hợp, nguời ta thuờng sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để định vị các tác nhân kinh tế và xác định các hình thức tổ chức các hoạt động kinh tế phù hợp. Như vậy, không gian kinh tế được hình thành khi áp dụng các biến số (các quan hệ) kinh tế vào một không gian địa lí cụ thể để mô tà và phân tích các quá trình kinh tế diễn ra trong đó. Ở mức độ nào đó, không gian kinh tế là không gian trừu tượng. Tùy theo các mục tiêu nghiên cứu hay khảo sát nhằm rút ra những quy luật nào đó về phát triển kinh tế, trong phạm vi của một quốc gia, có thể có các loại không gian kinh tế sau:
- Không gian kinh tế được xác định bời kế hoạch mà các khoảng cách trong không gian này được đo bằng giá cà và chi phí, tức là được xác định bởi các yếu tố bên ngoài kế hoạch.
- Không gian kinh tế được xác định nhu là trường của các lực - trường lực, bao gồm các trung tâm (các cực) và từ đây các lực ly tâm lan tỏa ra ngoại vi và từ ngoại vi các lực hướng tâm hướng tới.
- Không gian kinh tế được xác định như là một tổ hợp đồng nhất mà trong không gian này các hãng (công ty, doanh nghiệp) khác nhau được định vị gần như nhau và giá cả hàng hỏa, dịch vụ được đặt ra ở mức xấp xỉ nhau đối với tất cả các khách hàng ở ưên cùng một khoảng vật lí.
1.2. Quan niệm về vùng
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước có các cách tiếp cận khác nhau khi xem xét khái niệm về vùng, từ đó người ta xác định cơ sở cho việc nghiên cứu vùng, quy hoạch và tổ chức lãnh thổ.
Theo Từ điển Bách khoa Xô Viết (1988), vùng là một lãnh thổ được tách ra trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu có quan hệ mật thiết với nhau, là một cấp phân vị trong hệ thống phân chia lãnh thổ. Vùng là một lãnh thổ toàn vẹn được đặc trưng bởi sự đồng nhất về nguồn gốc,
11
về các bộ phận có quan hệ qua lại với nhau của lớp vỏ địa lí hoặc của nền sản xuất xã hội. Cũng theo cách hiểu này (Lê Bá Thào, 1997), vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như những mối quan hệ có chọn lọc với không gian và với các cấp bên ngoài.
Ở nước ta, trong một số trường hợp, thuật ngữ “vùng” chưa được phân biệt rõ ràng. Các nhà khoa học thường dùng các thuật ngữ “vùng” khi nghiên cứu tiếp cận theo khía cạnh lãnh thổ như “vùng đồng bàng sông Hồng”, “vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc”,... Người dân (và hiện nay cả các cấp lãnh đạo) thường sử dụng từ này để chi một lãnh thổ nhất định, có kích thước thay đổi không xác định như “vùng đồi núi”, “vùng đồng bằng”, “vùng sâu, vùng xa”, “vùng khỏ khăn”. Thậm chí, trong quy hoạch lãnh thổ của một địa phương (cấp tinh hay huyện) khi đề cấp đến sự phân hóa lãnh thổ, người ta cũng sử dụng khái niệm “vùng” hay “khu vực”. Dù nhìn nhận dưới góc độ nào, xét về mặt quản lí lãnh thổ, hiện nay không chi các nhà khoa học, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phuơng, các nhà doanh nghiệp và phần đông người dân đều nhận thấy rằng: giữa cấp Nhà nước Trung ương và cấp tinh phải cỏ một cấp trung gian nào đó mà người ta gọi là “vùng”. Lãnh thổ của vùng trong trường hợp này bao gồm một sổ địa phương (cấp tinh), thông thường có những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hay lịch sử tương đổi đồng nhất.
v ề phưcmg diện địa lí học (Lê Thông, 2010), vùng là một bộ phận lãnh thồ toàn vẹn thường được đặc trưng bàng sự đồng nhất về nguồn gốc, về các bộ phận có quan hệ qua lại với nhau của lởp vỏ địa lí hoặc của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ quản lí đất nước, vùng được quan niệm là cấp trung gian giữa quốc gia và tinh, vùng bao gồm một số tình và một quốc gia có nhiều vùng. Vùng nói chung có những dấu hiệu đặc trưng cơ bàn sau:
- Vùng là một không gian địa lí, một lãnh thổ xác định thuộcquyền sờ hữu của một quốc gia. Lãnh thổ này có các đặc trưng về vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, kích thước và quy mô xác định. Vùng có nhiều cấp phân vị theo quy mô (về điện tích, dân số, quy mô của các
12
hoạt động kinh tế - xã hội). Ranh giới vùng và số lượng vùng của một quốc gia thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau. - Vùng là một thực thể khách quan, trong đó tồn tại những yếu tố tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, động thực vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước...), các yếu tố xã hội (dân cư và nguồn lao động, dân tộc, văn hóa, lịch sử...), các yếu tố kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, cơ sờ vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động kinh tế). Các yếu tố trên chính là các nhân tố tạo vùng và tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Ở mỗi vùng, liên tục diễn ra các quá trình tự nhiên, nhân khẩu học, kinh tế - xã hội ở các mức độ khác nhau. Các quá trình này có bản chất khác nhau, cùng tồn tại và hoạt động theo những quy luật riêng của mình, nhưng đều là những khâu tất yếu của chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin vận hành liên tục trong không gian, thời gian.
- Theo quan điểm cấu trúc hệ thống, vùng là một thực thể khách quan nhưng không tồn tại độc lập. Vùng có mối liên hệ bên trong, bên ngoài và tất cả các mối liên hệ đó bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển vùng. Ví dụ: Sự phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc không thể tách rời với sự tác động cùa vùng Đồng bàng sông Hồng, các vùng phía nam Trung Quốc và vành đai vịnh Bắc Bộ.
- Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tính khách quan của vùng được cụ thể hóa thông qua những nguyên tắc do con người đặt ra. Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quàn lí các quá trình phát triển kinh tế - xà hội trên mỗi vùng của đất nước.
- Trên góc độ quản lí lãnh thổ hành chính của đất nước, vùng được quan niệm là cấp trung gian giữa chính quyền Trung ương và địa phương, tinh. Vùng có thể bao gồm một số địa phương, tinh cùa một quốc gia và ranh giới vùng có thể thay đồi theo từng giai đoạn phát triển cụ thể. Hệ thống các vùng của một quốc gia luôn có sự thay đổi về ranh giới và quy mô theo thời gian, vì sự tồn tại cùa vùng là khách quan nhưng được chủ quan hóa, tức là vùng được con người phân định và tổ chức không gian theo nguyên tắc chủ quan phục vụ mục đích phát triển.
13
2. QUY HOẠCH VÀ TỔ CHỨC LÃNH THÔ
2.1. Quy hoạch lãnh thổ
Trước đây, quy hoạch là một khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và hiện nay phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Quy hoạch không gian là thuật ngữ tổng quát của lĩnh vực quy hoạch không gian - vật thể trên bề mặt Trái đất, từ quy hoạch quốc gia (thường gọi là quy hoạch lãnh thổ) đến quy hoạch phát triển và xây dựng các điểm dân cư đô thị - nông thôn và các bộ phận của chúng. Nói một cách đơn giản, quy hoạch lãnh thổ là việc bố trí các nguồn lực trên lãnh thổ để có được phương án phát triển tối ưu.
Quy hoạch lãnh thổ được tiến hành trong phạm vi một vùng lãnh thổ quốc gia (gồm nhiều tinh hoặc bang), có thể hiểu đây là quy hoạch vùng lớn. Đây là nhiệm vụ của chính quyền Trung ương hoặc chính quyền bang (nếu quốc gia đó theo thể chế chính trị liên bang). Chính quyền Trung ương soạn thảo và đề xuất các mục tiêu quy hoạch không gian của vùng quy hoạch trong các kế hoạch phát triển vùng, về nội dung, các kế hoạch phát triển này gắn liền với các dự kiến quy hoạch không gian chung của quốc gia hay liên bang và được thể hiện trong Luật Quy hoạch không gian.
Vào những năm 90 của thế kì XX, nước ta triển khai manh mẽ công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nội hàm của nó bao gồm quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ. Dù là quy hoạch ngành hay quy hoạch lãnh thổ, mục tiêu cuối cùng là xây dựng được phương án phát triển cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ, giải quyết có hiệu quả mối quan hệ liên ngành và liên vùng cho mỗi lãnh thổ. Như vậy, quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ có mối quan hệ tương hỗ. Quy hoạch ngành quan tâm trước hết đến các ngành kinh tế. Trong quy hoạch phài xác định được cơ cấu ngành hợp lí và cụ thể hoá việc phát triển, phân bố các ngành. Tuy nhiên, tất cả các công việc này phải triển khai trên những lãnh thổ cụ thể. Ngược lại, quy hoạch lãnh thổ phải chú ý đến các ngành, bởi vì nếu thiếu các ngành thì quy hoạch lãnh thổ sẽ không cỏ ý nghĩa.
14
Ở mức độ cụ thể hơn của quy hoạch lãnh thổ là quy hoạch vùng. Quy hoạch vùng là đề án bố trí họp lí trên lãnh thổ vùng những cơ sở sản xuất - kinh doanh, giao thông vận tải và các điểm dân cư có tính đến các nhân tố và các điều kiện địa lí, kinh tế, kiến trúc, xây dựng và kĩ thuật,... Nội dung chủ yếu của quy hoạch vùng là bố trí hiệu quả các cơ sở sàn xuất - kinh doanh trên cơ sở sử dụng tổng hợp nguyên liệu, vật tư, lao động và kĩ thuật, tổ chức hợp tác liên doanh giữa các cơ sờ, bố trí dân cư họp lí đảm bảo kiến trúc xây dựng, vệ sinh, thuận tiện cho dân, phối hợp sử dụng chung hệ thống cấu trúc hạ tầng và dịch vụ. Quy hoạch vùng được tiến hành trên cơ sở các vùng kinh tế có ranh giới tương đối ổn định, làm cơ sở cho việc lập các đồ án thiết kế xây dựng (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2011).
2.2. Tổ chức lãnh thể
2.2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ
Tổ chức lãnh thổ, hiểu theo cách chung nhất, là sự kiến thiết lãnh thổ. Trong một lãnh thổ có rất nhiều thành phần (bộ phận) về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội,... vấn đề chính là phải tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức lãnh thổ được hiểu là sự sắp xếp các thành phần (đã hoặc dự kiến sẽ cỏ) trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế - xã hội, môi trường và phát triển bền vững.
Tổ chức ở đây là việc sắp xếp, bố trí các thành phần của hệ thống lãnh thổ (các ngành hay lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư,...) trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều. Với cách hiểu như trên, một sổ nhà khoa học đã coi tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian) như là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ đảm bảo đất nước phát triển thành công và hiệu quả. Hom nữa, việc tổ chức lãnh thổ được triển khai ừên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chủ thể tổ chức là chủ thể quản lí công tác phát triển vùng (Ngô Doãn Vịnh, 2003).
15
2.2.2. Đặc tinh của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội
Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội có những đặc tính sau: Tính kết cấu hệ thống, tính lãnh thổ và tính đa phương án.
- Tính kết cấu hệ thống: Tổ chức là sắp xếp các đối tượng đa dạng, luôn luôn vận động và phát triển, chúng độc lập tương đối và cỏ tác động qua lại với nhau. Hệ thống lãnh thổ cỏ giới hạn, sức chứa của nó quy định tính chất và trình độ phát triển. Tính kết cấu thể hiện ở sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ trong việc sắp xếp và định hướng các đối tượng. Tính định hướng thể hiện ờ việc làm cho các phần tử phát triển hài hòa, nhịp nhàng với nhau.
- Tính lãnh thổ: Tính lãnh thổ thể hiện ờ sự đa dạng không gian. Trong một vùng có nhiều tiểu vùng với các điều kiện tự nhiên khác nhau làm cho việc phân bố các đối tượng trong vùng có sự đa dạng, linh hoạt nên việc tổ chức phải có những xem xét liên lãnh thổ và cỏ một “biên độ” thay đổi sau đó.
- Tính đa phương án: Trong thực tiễn diễn ra, do thiếu thông tin, thiếu những căn cứ khoa học cần thiết khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội, đồng thời việc dự báo các nhân tố ảnh hường đến tổ chức lãnh thổ trong tương lai cũng bị giới hạn bời các nhân tố dự báo thay đổi khó lường, vì vậy khi xây dựng phương hướng tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội cần phải tính toán và đưa ra nhiều phương án, trong đó có một phương án tối ưu được lựa chọn.
2.2.3. Cap vị lãnh thổ của tổ chức lãnh thổ kinh tể - xã hội
Lãnh thổ đuợc xem với tư cách là địa bàn để tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội là một thực thể hay hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội. Lãnh thổ có ranh giới xác định (có thể có tính pháp lí hoặc ước lệ), nhưng dù sao thì ranh giới đỏ phải được xác định bời một văn bản pháp quy.
Xét theo vai trò và đặc điểm tạo vùng, địa bàn của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội bao gồm các đô thị (trung tâm tạo vùng), các ngoại vi (nông thôn hoặc lãnh thổ ven đô), các lãnh thổ khu biệt trong hệ thống lãnh thổ vùng như: vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, tam giác tăng trưởng, khu công nghiệp,...
Xét ở góc độ địa lí tổ chức, địa bàn tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội bao gồm những vùng lớn (gồm nhiều tỉnh) và những tiểu vùng. Xét theo hành vi cụ thể trong quá trình phát triển thì đối tượng của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội bao gồm: Các xí nghiệp, các công trình kỹ thuật, các điểm dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị, vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu,...
2.2.4. Bản chất của tổ chức lânlt thồ kinh tế - xã hội
Các đối tượng của tổ chức lãnh thổ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo cả chiều ngang và chiều dọc, theo cà thời gian và không gian. Chúng liên kết với nhau trong sự vận động không ngừng. Tùy thuộc vào quy mô lãnh thổ, vào mỗi thời kỳ phát triển mà xuất hiện các mối liên hệ và vai trò cùa các mối liên hệ. Các liên hệ của tổ chức lãnh thổ cụ thể như sau: Liên hệ địa lí với đặc trưng cơ bản là tính liên tục của các quá trình tự nhiên; Liên hệ kỹ thuật (thể hiện rõ nhất trong việc sử dụng chung kết cấu hạ tầng, trong sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất trong việc sản xuất thiết bị hay bộ phận của sản phẩm); Liên hệ kinh tế (các mỗi quan hệ giữa các doanh nghiệp, dân cư được lượng hóa bằng các giá trị cụ thể trong hoạt động kinh tế). Trong hệ thống các mối liên hệ, các liên hệ kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất và quyết định các liên hệ khác.
Yêu cầu cơ bản đối với tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội cần chú ý các nội dung sau: Thứ nhất, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội trong trạng thái động, bời vì hệ thống kinh tế - xã hội luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng; Thứ hai, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội phải đạt mục tiêu phát triển trong thế vận động đi lên và bền vững; Thứ ba,
tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội phải lựa chọn được các phương án kiến thiết hợp lí, dài hạn; Thứ tư, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội phải thể hiện sinh động phân công lao động theo lãnh thổ một cách đa dạng và linh hoạt; Thứ năm, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội phải tuân thủ trình tự phát triển, tránh phát triển nóng, tôn trọng sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng của toàn hệ thống cũng như từng phần tử cấu thành lãnh thổ kinh tế - xã hội; Thứ sáu, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội đảm bảo một trật tự ngắn hạn cũng như yêu cầu phát triển dài hạn.
17
2.2.5. Nội dung của tồ chúc lãnh thổ kinli tể - xã liội
Ở Việt Nam, khái niệm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong lĩnh vực kế hoạch hóa nền kinh tế. Theo các nhà khoa học, khái niệm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (gọi tắt là quy hoạch vùng) gần với khái niệm tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội ờ các nước phương Tây.
Hình Ị.l. Sơ đồ tiếp cận nội dung
cùa tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội
(Nguồn: Dần theo Ngô Doãn Vịnh, 2003, Viện Chiến lược phái triển)
Trong điều kiện kinh tế thị trường, tổ chức lãnh thổ có hai nhiệm vụ chính là dự báo phát triển và luận chứng các phương án kiến thiết lãnh thổ. Ở nhiệm vụ thứ nhất, phải dự báo được sự phát triển trong tương lai của các ngành (lĩnh vực) và các nội dung có liên quan ưên lãnh thổ của vùng, nghĩa là sẽ sản xuất gì, quy mô bao nhiêu, cơ cấu thế nào,... Nhiệm vụ thú hai là trên cơ sở luận chứng khoa học dự kiến phân bổ ở đâu cho có hiệu quả nhất. Hai nhiệm vụ kể trên có quan hệ chặt chẽ với nhau.
18
Tổ chức lãnh thổ cỏ hai hình thức thể hiện chủ yếu, tùy theo các đối tượng cụ thể:
- Tổ chức lãnh thổ theo các đối tượng quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển của Nhà nước. Các đối tượng ở đây được hiểu là các vùng kinh tế, các đơn vị hành chính các cấp (tỉnh, thành phố, huyện, thị...). Việc tổ chức lãnh thổ được triển khai theo vùng kinh tế, các tỉnh thành, huyện thị mà theo pháp luật, đó là các đối tượng quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển.
- Tổ chức lãnh thổ theo các khu vực (lãnh thổ) đặc biệt là các đối tượng trọng điểm đầu tư. Các khu vực (lãnh thổ) đặc biệt gồm có: Vùng kinh tế trọng điểm; hành lang kinh tế; khu công nghiệp; khu chế xuất, khu kinh tế phát triển, khu kinh tế mở, khu du lịch,...
2.2.6. Quan niệm về các khu vục (lãnh thồ) đặc biệt
a) Vùng kinh tế trọng điềm
v ề lí thuyết, tất cả các khu vực (lãnh thổ) trong một quốc gia không thể phát triển đồng đều như nhau do có sự khác nhau về nguồn lực. Khu vực này phát triển nhanh hơn nhờ các lợi thế so sánh và ngược lại, khu vực kia phát triển chậm hơn do không có các lợi thế đó. Việc phát triển các khu vực có nhiều thế mạnh giống như đầu tàu kéo theo các khu vực khác cùng phát triển với các mối quan hệ của chúng trong một thể thống nhất. Như vậy, vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước với một số đặc điểm chủ yếu sau đây (Ngô Doãn Vịnh, 2003): (i) Tập trung các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển, tập trung tiềm lực kinh tế, có vị trí địa lí hấp dẫn đầu tư; (ii) Có tì trọng lớn trong GDP của cả nước, cỏ thể tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh; (iii) Có khả năng tích luỹ đầu tư để tái sản xuất mở rộng không chi cho mình, mà còn phải hỗ trợ các vùng khác; (iv) c ỏ khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ để từ đây lan toả tới các vùng khác.
b) Hành lang kinh tế
Hành lang kinh tế là một không gian kinh tế có giới hạn về chiều dài và chiều rộng, liên vùng lãnh thổ hoặc liên quốc gia, dựa
trên việc thành lập một hoặc nhiều tuyến giao thông kết họp với những chính sách kinh tể nhất định để thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn không gian đó. Hành lang kinh tế được thành lập để đẩy mạnh sự hội nhập về kinh tế giữa những vùng kém phát triển hơn (thường là vùng sâu, vùng xa) với những vùng phát triển hơn (thường là vùng đồng bằng, duyên hải). Một bên muốn tìm đường ra biển, một bên muốn tìm đường tiếp cận trung tâm. Bản thân từ "hành lang" trong quy hoạch giao thông và quy hoạch vùng lãnh thổ có nghĩa là tuyến giao thông kết nối một vùng sâu Ưong nội địa với cảng biển trong nước hoặc cùa một nước khác.
c) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nông nghiệp công nghệ cao
Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu nông nghiệp công nghệ cao,... được quan niệm như sau:
- Khu công nghiệp (hiểu là khu công nghiệp tập trung) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ nước sờ tại quyết định thành lập.
- Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hơạt động xuất khẩu, cỏ ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ nước sở tại quyết định thành lập.
- Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học - công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lí xác định, do Chính phủ nước sờ tại quyết định thành lập.
- Khu nông nghiệp công nghệ cao là khu vực được Chính phủ quy hoạch. Mục đích thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao nhàm nâng cao năng lực của khoa học và kỹ thuật trong các sản phẩm nông nghiệp để thay đổi sản phậm truyền thống thành sản phẩm công nghệ cao, nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm một cách an toàn; Thiết lập một khu vực nông nghiệp hiện đại, khu nông nghiệp
20
công nghệ cao sẽ nhàm thúc đẩy công nghiệp hỏa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; Khuyến khích sự phát triển công nghệ mới và thương nghiệp hóa để giúp đỡ phát triển kinh tế hộ nông dân, đồn điền riêng hoặc nông trường nhà nước,... Thu hút và khai thác tài nguyên của công nghệ cao trong nông nghiệp.
d) Khu kinh tể ven biến
Khu kinh tế (khu kinh tế ven biển) được thành lập trong một quốc gia, là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lí xác định, được thành lập theo điều kiện, trinh tự và thủ tục quy định của nước sở tại. Khu kinh tế phải có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (cỏ cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nổi thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Do điều kiện thành lập như vậy, các khu kinh tế hiện nay của Việt Nam phân bố ở ven biển được gọi là khu kinh tế ven biển.
Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dần cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.
e) Khu kinh tế cửa khẩu
Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ờ khu vực biên giói đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định cùa nước sờ tại. Các khu kinh tế cửa khẩu có những đóng góp lớn đối với nền kinh tế - xã hội cả nước nói chung và các địa phương khu vực biên giới nói riêng. Nhìn chung, khu kinh tế cửa khẩu có các vai trò chủ yếu sau đây: (i) Tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế các địa phương biên giới; (ii) Góp phần mở rộng giao lưu, buôn bán; (iii) Xây dựng các hệ thống phân phối, cung cấp trên các lĩnh vực; (iv) Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người dân địa phương và các khu vực lân cận; (v) Cải thiện cơ sờ hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
21
g) Tam giác tăng trưởng
Tam giác phát triển là một hình thức hợp tác tiểu vùng thường là với ba quốc gia thành viên. Các Tam giác phát triển cỏ xu hướng được hình thành giữa các vùng tiếp giáp quốc gia, và trong nhiều trường hợp đó là các vùng lãnh thổ kém phát triển nhất. Động lực phía sau việc tạo ra các Tam giác phát triển chính là nhận thức về lợi ích thu được từ sự hợp tác tiểu vùng sẽ lớn hơn so với lợi ích cỏ thể thu được từ những hoạt động độc lập. Các Tam giác phát triển cho phép các quốc gia khắc phục hạn chế về lao động, công nghệ, tài nguyên, đất đai và cơ sở hạ tầng thông qua việc tiếp cận dễ dàng hơn với các yếu tố đầu vào này trong phạm vi tiểu vùng. Ngoài lợi ích mang lại cho mỗi quốc gia, Tam giác phát triển còn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế khu vực, đồng thời sự phát triển cũng có ý nghĩa trong việc củng cố hoà bình và an ninh trong khu vực.
Thực tế các Tam giác tàng trường đang hoạt động trong khu vực là những minh chứng cho đánh giá trên, đỏ là các Tam giác phát triển: Tam giác phát triển gồm Inđônêxia - Malaixia - Thái Lan; Khu vực tăng trưởng Đông Á bao gồm bang Sabah Sarawak và Labuan (của Malaixia) - khu vực Bắc Salawesi, Đông Tây Kalimantan (của Inđônêxia) và vùng Mindanao của Philippỉn; Tứ giác tăng trưởng gồm tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) - Lào - Thái Lan và Myanma.
Khu vực Tam giác phát triển của Campuchia - Lào - Việt Nam gồm 13 tỉnh của 3 nước với tổng diện tích tự nhiên gần 144.000 km2. Dân sổ khoảng 7 triệu người. Tam giác phát triển này được thành lập với mục đích tăng cường đoàn kết, hữu nghị, hợp tác ba nước nhàm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần giữ vững ổn định an ninh của ba nước.
h) Khu du lịch (khu du lịch quốc gia)
Khu du lịch quốc gia được công nhận cho một khu du lịch đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn nhất định. Ở Việt Nam, theo Luật Du lịch, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du lịch quốc gia khi một khu du lịch đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Tính đến
22
năm 2010, Việt Nam có 21 khu du lịch được công nhận là khu du lịch quốc gia, tiêu biểu như: Khu du lịch nghi dưỡng Sa Pa (Lào Cai); Khu du lịch vịnh Hạ Long - quần đào Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng); Khu du lịch phố cổ Hội An (Quảng Nam); Khu du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang),...
3. PHÂN VÙNG KINH TÊ
3.1. Vùng kinh tế và các loại vùng kinh tế
3.1.1. Khái niệm vùng kinlí tể
Vùng kinh tế - xã hội (gọi tắt là vùng kinh tế) là loại vùng tương đối phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu lĩnh vực này phải kể đến các nhà địa lí Xô Viết.
Vùng kinh tế là bộ phận lãnh thổ của một nước có những nét đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử, cho phép phát triển thuận lợi những ngành sản xuất chuyên môn hoá nhất định đồng thời với phát triển tổng hợp, trên cơ sờ các mối liên hệ nội vùng và liên vùng, đạt hiệu quả kinh tể cao, với chi phí sản xuất thấp nhất. Vùng kinh tế là một hình thức biểu hiện của sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ trong nền sản xuất lớn (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2011).
Có thể nói, vùng kinh tế là một thực thể khách quan gắn liền với phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ tất yếu đưa đến hình thành các vùng kinh tế. về phần minh, phân công lao động theo lãnh thổ là một mặt của phân công lao động xã hội. Trình độ của phân công lao động xã hội lại phụ thuộc vào trinh độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy, khi lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động xã hội diễn ra ngày càng chi tiết, trong đó phân công lao động theo lãnh thổ ngày càng sâu sắc thì khỉ đó vùng kinh tế ngày càng đi vào chuyên môn hỏa kết hợp với phát triển tổng hợp.
3.1.2. Các loại vùng kinh tể
Có nhiều cách phân loại vùng kinh tế khác nhau:
- Căn cứ vào mức độ đồng nhất của các yếu tố cấu thành vùnthì ta chia vùng kinh tế thành hai loại:
23
+ Vùng kinh tế đồng nhất là vùng mà có các yếu tố hình thành vùng khá đồng nhất với nhau. Càng gần trung tâm vùng thì các yếu tố đồng nhất càng đậm đặc, càng xa trung tâm vùng thì các yếu tố đồng nhất càng mờ nhạt dần và mất hẳn khi qua ranh giới vùng để sang vùng khác. Ví dụ: vùng Đồng bằng sông Hồng là một vùng kinh tế đồng nhất.
+ Vùng kinh tế không đồng nhất là vùng .kinh tế có các yếu tố hình thành khác biệt nhau nhưng lại được gắn với nhau theo các chu ừình nhất định, chẳng hạn chúng gắn với nhau theo quy trình sản xuất, chu trình nàng lượng. Ví dụ: Mối quan hệ giữa nội thành và ngoại thành Hà Nội hợp thành vùng kinh tế không đồng nhất.
- Căn cứ vào mức độ chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp cvùng, chúng ta chia thành hai loại.
+ Vùng kinh tế ngành là vùng mà trong giới hạn của nó phân bổ tập trung một ngành sản xuất nhất định. Ví dụ: Vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp, vùng du lịch, vùng chuyên canh cà phê, vùng chuyên canh chè,... Tuy nhiên, vùng kinh tế ngành không chi có ngành chuyên môn hóa mà bên cạnh đó còn có sự phát triển tổng hợp của một số ngành khác, nhưng ngành chuyên môn hóa vẫn là ngành cốt lỗi của vùng.
+ Vùng kinh tế tổng hợp là vùng kinh tế đa ngành phát triển một cách nhịp nhàng, cân đổi, là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân. Sự chuyên môn hóa của vùng tổng hợp được quy định bởi các vùng kinh tế ngành tồn tại trong vùng kinh tế tổng hợp, trong đó sự chuyên môn hóa của chúng có ý nghĩa đối với các vùng kinh tế tổng hợp khác. Khi lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động theo lãnh thổ ngày càng sâu sắc thì số lượng các vùng kinh tế ngành trong vùng kinh tế tổng hợp có xu hướng tăng lên.
Vùng kinh tế tổng hợp có hai loại: Vùng kinh tế cơ bản (vùng kinh tế lớn) và vùng kinh tế - hành chính, (i) Vùng kinh tế cơ bản là vùng kinh tế có diện tích rộng, bao gồm nhiều tinh thành phố. Ở đó có nhiều ngành sản xuất chuyên môn hóa và sự phát triển tổng hợp của vùng phức tạp, đa dạng; (ii) Vùng kinh tế - hành chính là vùng được hình thành vừa dựa trên yếu tố kinh tế và vừa dựa trên yếu tố hành chính. Ở Việt Nam, vùng kinh tế - hành chính bao gồm: Vùng kinh tế hành chính cấp tinh, thành phố, vùng kinh tế hành chính cấp huyện.
24
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua do việc chia tách các huyện thành các huyện nhỏ hơn, khiến cho yếu tố kinh tế của cấp vùng này mờ nhạt đi và nổi lên là yếu tố hành chính.
- Căn cứ theo trình độ phát triển thì phân thành các loại vùng sau: + Vùng phát triển thường là lãnh thổ tập trung nhiều thế mạnh (tự nhiên, kinh tế - xã hội) cho sự phát triển và trên thực tế đã thể hiện rõ tiềm lực về kinh tế của đất nước. Đây là vùng có vai trò quyết định đối với nền kinh tế cả nước.
+ Vùng chậm phát triển được hiểu là lãnh thổ mà nền kinh tế chưa phát triển, thể hiện qua các chi tiêu thấp kém về kinh tế, xã hội. + Vùng suy thoái là vùng có nền kinh tế phát triển trong giai đoạn trước đây, nhưng hiện tại đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, đỉnh trệ. Vùng suy thoái thường gặp ở một số quốc gia cỏ ưu thế về khai thác một vài loại khoáng sản nào đó, hoặc khai thác tài nguyên thiếu kế hoạch.
- Căn cứ vào mức độ tập trung đầu tư có vùng trọng điểm đầu tư, đó là lãnh thổ được Nhà nước lựa chọn ưu tiên đầu tư trong một giai đoạn nhất định nhàm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, ví dụ như: Vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, khu kỉnh tế, khu công nghiệp,...
3.2. Phân vùng kinh tế
3.2.1. Quan niệm
Để quản lí có hiệu quả lãnh thổ quốc gia, bất kỳ Nhà nước nào cũng phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị lãnh thổ nhỏ hom. v ề bản chất, phân vùng là việc phân chia không gian lãnh thổ quốc gia ra thành những đơn vị đồng cấp, thông thường là phục vụ cho một mục đích nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Theo GS Lê Bá Thảo (1997), khó có thể có một sự “phân vùng khách quan tuyệt đối”. Neu hiểu “vùng” là một thực thể khách quan thì phần vùng là sản phẩm của tư duy khoa học dựa trên một số tiêu chí và phương pháp mà người làm công tác phân vùng lựa chọn. Vì vậy, trên cùng một lãnh thổ có thể có nhiều sơ đồ phân vùng khác nhau.
Việc phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng (phân vùng) được tiến hành phụ thuộc vào mục đích, hệ thống các tiêu chí và
phương pháp xác định vùng thích hợp tùy theo lĩnh vục khoa học hay chuyên môn đó quan tâm. Neu dựa vào tiêu chí điều kiện tự nhiên để phân chia thì lãnh thổ quốc gia được chia thành các vùng địa lí tự nhiên. Nếu dựa vào tiêu chí hành chính để phân chia, lãnh thổ cả nước được chia thành các địa phương (tinh, huyện, xã) nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính của Nhà nước. Nếu dựa vào các tiêu chí kinh tế để phân chia, lãnh thổ cả nước được chia thành các vùng kinh tế nhằm thực hiện chức năng quản lí kinh tế của Nhà nước.
Vùng kinh tế tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc gia, là cơ sở để hoạch định, triển khai, quản lí các chiến lược, các kể hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lí các quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và theo từng vùng lãnh thổ nói riêng. Như vậy, Nhà nước có khả năng nắm vững, vận dụng quy luật vận động của các yếu tổ tạo vùng và các quy luật kinh tế để điều tiết, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các vùng kinh tế phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
3.2.2. Nguyên tấc và tiêu dtíphân vùng
a) Nguyên tắc phân vùng
Nguyên tắc phân vùng kinh tế được dựa trên những nguyên tắc chung nhất định, trong đó có vận dụng cụ thể vào điều kiện Việt Nam. - Nguyên tắc về tính đồng nhất tương đối: Tính đồng nhất tương đổi ở đây là các yếu tố tự nhiên, lịch sử - văn hóa và phần nào là trình độ kinh tế - xã hội.
- Nguyên tác kinh tế: Yêu cầu của hệ thống vùng kinh tế được xác lập phải tạo thuận lợi cho mọi hoạt động kinh tế trên toàn lãnh thổ quốc gia và trong từng vùng, đem lại lợi ích cho các chủ thể kinh tế, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên môi trường, thúc đẩy tăng truởng kinh tế nhanh và bền vững cho cả nước và từng vùng.
- Nguyên tác hành chính: Yêu cầu cần có sự thống nhất ranh giới của hệ thống vùng kinh tế với ranh giới của hệ thống vùng hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều phối phát triển kinh tế theo vùng với quản lí hành chính các cấp; tạo thuận lợi cho việc nhận thức, nghiên cứu quy hoạch vùng và đầu tư phát triển. Việc nhóm gộp
26
các đơn vị hành chính phải dựa trên cơ sờ sự đồng nhất tương đối về các điều kiện của sự phát triển của các địa phương.
- Nguyên tắc trung tâm: Phân vùng dựa trên trinh độ kinh tế - xã hội, trong đó sự gắn kết của vùng được thể hiện thông qua vai trò của hệ thống đô thị các cấp, quan hệ giữa đô thị và vùng ảnh hưởng của chúng, xét đến cả các điều kiện của lịch sử.
- Nguyên tắc về tính hữu hiệu khả năng quàn lí: Nguyên tắc này cũng chú ý đến sự phù hợp về khả năng quàn lí trên góc độ tư vấn và lập quy hoạch phát triển.
- Nguyên tắc dự báo: Quy mô và ranh giới vùng được xác lập phải tính đến khả năng thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, tránh được tình trạng “chia ra, nhập lại” nhiều lần gây trờ ngại cho việc quản lí phát triển vùng.
b) Tiêu chí phân vùng
Trên cơ sở các nguyên tác phân vùng, trong mỗi một giai đoạn phát triển, tùy theo mục tiêu của việc phân vùng, các cơ quan quản lí Nhà nước đề xuất các tiêu chí phân vùng. Năm 2000, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đề xuất hai nhóm tiêu chí để xác định hệ thống vùng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nhu sau: (i) Nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất của các yếu tố phát triển; (ii) Nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất các chức năng, nhiệm vụ của vùng.
- Nhóm tiêu chí thuộc về sự đỏng nhất cùa các yểu tố phát triển. Các yếu tố phát triển vùng là điều kiện tự nhiên và tài nguyên, nguồn nhân lực, thực trạng kinh tế phát triển cũng như nhìn nhận các yếu tố ngoại vùng có thể tác động đến phát triển vùng trong tương lai gồm:
+ Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, ở trình độ phát triển mà nền kinh tế nông nghiệp giữ vị trí quan trọng. Yếu tố phương thức khai thác tài nguyên đất, rừng, khí hậu, sông, biển, khoáng sản, ảnh hưởng lớn đến hình thái phân bố dân cư.
+ Các yếu tố dân số và nguồn lao động: Mật độ dân số, tốc độ gia tăng dân số, trình độ dân trí và tập quán truyền thống ở các vùng địa lí tự nhiên khác nhau, tạo ra các cách ứng xử khác nhau của con người khi tác động vào thiên nhiên. Khi tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác tới ngưỡng rồi thì họ lại năng động tạo ra những ngành
27
nghề phi nông nghiệp đáp ứng với nhu cầu vật chất, tinh thần của dân cư và thị trường quốc tế. Ở những nơi mật độ dân cư quá cao, tốc độ tăng trường dân số quá nhanh, cần cỏ chính sách kích thích ưu tiên phát triển các ngành nghề thu hút được nhiều lao động nhằm đáp ứng những yêu cầu làm việc của dân cư. Yếu tố nguồn lao động và việc làm trờ thành một trong những yếu tố quan trọng để phân vùng.
+ Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng là một yếu tố quan trọng, nhất là giao thông vận tải, cơ sở năng lượng, thông tin liên lạc, nước ngọt,... Đây là những điều kiện cơ bản để thu hút được đầu tư có hiệu quả, tàng nhanh được tốc độ đô thị hoá và cài thiện được mức sổng của dân cư, nâng cao được trình độ văn minh của tổ chức xã hội. Thông thường những vùng, những đô thị mà cỏ kết cấu hạ tầng phát triển thuận lợi là những nơi sẽ có nhiều ngoại lực tác động phát triển.
+ Yếu tố văn minh, văn hoá dân tộc: Con người, chủ thể của các hệ sinh thái, có vai trò quyết định đối với tổ chức xã hội của cộng đồng, mỗi quốc gia thường bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau, cỏ lịch sử phát triển văn hoá riêng, có truyền thống phong tục tập quán riêng. Kinh nghiệm thế giới cho thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề sắc tộc, vấn đề tâm linh, kể cả tín ngưỡng có ảnh huờng và tác động đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nếu không có chính sách quan tâm đúng mức tù mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chuyển sang mâu thuẫn chính trị và trở thành một lực càn không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, giảm đáng kể lực hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất các chức năng, nhiệm vụ cùa vùng. Nói tới chức năng, nhiệm vụ của vùng là nói đến vai trò của vùng trong phân công iao động của cả nước. Vai trò đó thể hiện trình độ phát triển không gian lãnh thổ ở trong giai đoạn phát triển nhất định. Có những vùng có trình độ phát triển cao hơn sẽ đàm nhận những chức năng nhiệm vụ cao hơn; ngược lại, những vùng ờ trình độ phát triển thấp hơn sẽ đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ nhất định trong cơ cấu lãnh thổ quốc gia. Do đó, để tiến hành phân vùng cần dựa vào trình độ phát triển cùa vùng và đây là nhỏm tiêu chí cơ bản trong xác định hệ thống vùng trong tương lai.
28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Thu Hoa (2007). Kinh tế vùng ở Việt Nam: Từ Lí luận đến thực tiễn. NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Vãn Quang (1981). Phân vùng kinh tế. NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh (2006). Giáo trình địa lí kinh tế xã hội đại cương. NXB Giáo dục. Hà Nội.
- Lê Bá Thảo (1997). Việt Nam: Lãnh thỏ và các vùng địa li. NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Lê Thông (chù biên) và nnk (2011). Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Giáo trình cốt lõi của Trường ĐHSP Hà Nội. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
- Nguyễn Minh Tuệ (2013). Tập bài gicmg chương trình thạc sĩ Địa lí học. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. - Ngô Doãn Vịnh và nnk (2006). Hướng tới sự phát triển cùa đất nước: Một sổ vẩn đề lí thuyết và ứng dụng. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Ngô Doãn Vịnh (2003). Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam - Học hỏi và sáng tạo. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
HƯỚNG DÃN THẢO LUẬN
- Quan niệm về vùng và phần vùng kinh tế.
- Quy hoạch vùng.
- Tổ chức lãnh thổ.
- Những căn cứ để phân chia các vùng kinh tế
- Những thay đổi về phương án phân vùng kinh tế ở nước ta. 29
Chương 2
BẢN C H Á T VÀ NỘI DUNG CỦA VÙNG KINH TÉ
1. TÍNH CHẤT KHÁCH QUAN CỬA VÙNG KINH TÉ
Để khẳng định tính khách quan của vùng kinh tế, đã có những quan điểm đối lập nhau giữa các nhà nghiên cứu (Nguyễn Văn Quang, 1981). Nhiều nhà địa lí kinh tế tư sản phủ nhận tính khách quan của vùng kinh tế. Họ cho ràng vùng kinh tế không tồn tại trong thực tế sàn xuất của xã hội: Cùng nghiên cứu một đất nước, mỗi người, theo nhận thức chủ quan của mình, dựa trên những chi tiêu tùy ý lựa chọn mà đưa ra những phương án phân vùng kinh tế khác nhau (với những nội dung khác nhau về cấp vùng, ranh giới và cơ cấu sản xuất của các vùng), do đỏ theo các tác giả này, vùng kinh tế chì là sản phẩm chủ quan của bộ óc người phân vùng.
Các nhà địa lí kinh tế Mác-xít thừa nhận tính khách quan của vùng kinh tế. Họ cho rằng các vùng kinh tế tồn tại ngoài ý muốn của con người, đù ta cỏ phân vùng kinh tế hay không, vùng kinh tế vẫn hình thành và phát triển theo những yếu tổ tạo nên nó và chi phối nó, đó là những yếu tố tạo vùng. Các nhà địa lí Mác*xít còn cho rằng: Trong các yếu tố tạo vùng, cỏ một yếu tố tiền đề, đỏ là sự phân công lao động xã hội.
2. CÁC YẾU TỐ TẠO VỪNG KINH TẾ
Vùng kinh tế hình thành trên cơ sờ tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Những yếu tố tạo vùng quan trọng nhất là:
2.1. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ
Lực lượng sản xuất của xã hội phát triển thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội được biểu
hiện dưới hai hình thức cơ bàn: Phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Có thể nói, phân công lao động theo ngành đưa đến xuất hiện ngày càng nhiều các ngành theo hướng chuyên sâu và chi tiết. Đen lượt mình, sự ra đời của các ngành đòi hỏi phải được phân bố vào một vùng, một địa điểm nào đó. Việc phân bố khách quan các cơ sờ, các ngành vào các vùng được gọi là phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ vùng với phân công lao động theo ngành hợp thành phân công lao động xã hội.
Như vậy, một ngành mới ra đời bao giờ cũng đòi hỏi phải được phân bố khách quan vào một vùng nào đỏ phù hợp với yêu cầu của nó. Trong khi đó, mỗi vùng lại cỏ những đặc điểm riêng, điều kiện riêng (vị trí địa lí, về tài nguyên khoáng sản, về cơ cấu đất đai,...) nên chỉ thích hợp với yêu cầu của một sổ ngành nhất định, chứ không phải là phù hợp với tất cả các ngành. Chính điều này làm cho mỗi vùng có cơ cấu kinh tế khác nhau, bộ mặt kinh tế - xã hội khác nhau, hình thành nên nét riêng biệt cùa vùng.
Là sản phẩm của quá trình phát triển phân công lao động theo lãnh thổ, vùng kinh tế hình thành và hoạt động phù hợp với những đặc trưng cơ bàn của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên, không phải ở tất cả mọi hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử đều tồn tại vùng kinh tể. Trong các hình thái kinh tế - xã hội trước tư bản chủ nghĩa, với nền kinh tế tự nhiên là phổ biến, lực lượng sản xuất còn kém phát triển, phân công lao động xã hội theo lãnh thổ còn thô sơ, do vậy chưa có những tiền đề vật chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế.
Thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển, sản xuất hàng hóa ngày càng mang tính phổ biến. Thời kỳ công trường thủ công là thời kỳ bát đầu phát triển mạnh nền sản xuất hàng hỏa, nhiều ngành sản xuất mới xuất hiện, số lượng các ngành riêng biệt và độc lập tăng lên, thị trường được mở rộng và hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hóa, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phân công lao động theo lãnh thổ, "Công trường thủ công không phải chi tạo ra từng khu vực rộng lớn, mà còn chuyên môn hỏa những khu vực đó nữa (sự phân công theo hàng hóa)". Như vậy, đến thời kỳ công trường thủ công vùng kinh tế
32
mới bắt đầu hình thành. Chủ nghĩa tư bàn càng phát triển càng thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ phát triển, những vùng nhất định chuyên sản xuất một bộ phận của sản phẩm được hình thành và ta thấy "Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phân công nói chung và sự phân công khu vực (tức là những khu vực nhất định chuyên chế tạo một sản phẩm, đôi khi chuyên làm một loại sản phẩm, thậm chí đôi khi làm một bộ phận nào đó cùa sản phẩm)".
Mặt khác, phương thức sản xuất tư bản chù nghĩa phá vỡ tính chất cô lập của nền kinh tế của chế độ phong kiến, không những đã làm cho các mối liên hệ kinh tế giữa các thị Irường dân tộc phát triển mạnh mẽ, mà còn thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng thương mại quốc tế và sự bành trướng của thị trường thế giới. Chính chủ nghĩa tư bàn đã tạo ra những mối liên hệ kinh tế có ý nghĩa toàn cầu và đã tạo ra sự phân công lao động quốc tế rất nhiều vè. Sự phân công lao động quốc tế tác động mạnh mẽ đến sự phân công lao động nói chung cũng như sự phân công lao động theo lãnh thổ ở trong những khu vực và từng nước tư bản chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vùng kinh tế không hình thành một cách tự phát dưới áp lực của tự do cạnh tranh và lợi nhuận. Dựa trên cơ sở nhận thức những tính quy luật khách quan của sự hình thành và phát triển vùng kinh tế, ừên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo các quy luật kinh tế và hoàn cảnh cụ thể đất nước mình, Nhà nước xã hội chủ nghĩa tác động cỏ ý thức vào quá trình hình thành và phát ừiển của vùng kinh tế, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kỉnh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không chi có khả năng xây dựng những vùng kinh tế mới, mà còn có khả năng cải tạo những vùng kinh tế cũ một cách khoa học phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia.
2.2. Yếu tố tự nhiên
Môi trường tự nhiên là yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên, vĩnh viễn tới quá trinh phát triển và phân bố sản xuất, do đó có ảnh hường lớn tới phương hướng, quy mô và cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế. Những yếu tố tự nhiên sau đây có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành vùng kinh tế.
2.2.1. Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng
Mỗi loại tài nguyên khoáng sản có thể đỏng nhiều vai trò khác nhau và có thể tác động đến sự hình thành và phát triển vùng kinh tế về nhiều mặt. Ví dụ: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,... vừa là nguồn nhiên liệu vừa là nguồn nguyên liệu để chế ra hàng trăm loại sản phẩm hóa chất. Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự hình thành và phát triển vùng kinh tế được thể hiện ở các mặt: Trữ lượng, chất lượng, sự phân bố, điều kiện khai thác, mức độ sử dụng tài nguyên khoáng sản,...
2.2.2. Tài nguyên đất
Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bàn trong nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sàn xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh. Cho nên khi nghiên cứu ảnh hường tạo vùng của yếu tố đất đai, cần phải xét cả về mặt thổ nhưỡng lẫn diện tích các loại đất đang sử dụng; ngoài ra còn phải xét cả mặt địa hình, khả năng tưới tiêu,... của các vùng.
2.2.3. Khí hậu
Khí hậu là một yếu tố tự nhiên quan trọng đối với việc hình thành vùng kinh tế. Do ảnh hưởng của khí hậu mà sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng có tính đặc thù về chủng loại cây trồng, về giống loại vật nuôi, về năng suất nông nghiệp,... Điều kiện khí hậu kết hợp với điều kiện thổ nhưỡng là yếu tố tự nhiên trội đối với sàn xuất nông nghiệp, tác động rất lớn đến sự hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. Nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ và ờ trong vùng nhiệt đới giỏ mùa, có địa hình và khí hậu rất khác nhau giữa các vùng. Vì vậy, việc nghiên cứu yếu tố đất đai và khí hậu phải được đặc biệt chú ý trong quá trình hình thành và phát triển vùng kinh tế.
2.2.4. Tài nguyên tự nhiên khác
Các nguồn tài nguyên rừng, các nguồn hải sản và nông sản cũng có ảnh hưởng quan ừọng đến sự hình thành và phát triển vùng kinh tế, cho phép hình thành các ngành chuyên môn hóa về chế biến gỗ, thủy
34
sản, đồng thời khai thác và chăn nuôi các loại thủy sản đặc biệt (tôm, cua, hải sản, bào ngư,...).
2.3. Yeu tố kinh tế
2.3.1. Trung tâm công nghiệp, tliànlt phố lớn
Những thành phố lớn, đồng thời là trung tầm kinh tế, chính trị,... đã tạo ra xung quanh mình một vùng ảnh hường, trong đó mọi sinh hoạt kinh tế hầu như đều do thành phố và trung tâm công nghiệp chi phối. Khi nghiên cứu vùng kinh tế, phải xuất phát từ những thành phố và trung tâm công nghiệp lớn để xác định phạm vi ảnh hưởng không gian của chúng. Tùy theo quy mô và loại hình thành phố và trung tâm công nghiệp mà phạm vi, tính chất ảnh hưởng của nó đối với vùng xung quanh cũng rất khác nhau.
2.3.2. Các cơ sở sản xuẩt nông, lâm, ngư nghiệp quan trọng
Những cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn, cỏ mối liên hệ bên trong và bên ngoài phức tạp đều cỏ tác dụng tạo vùng kinh tế. Ví dụ: Các vùng chuyên môn hóa về cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, các vùng chuyên canh lúa đều là những hạt nhân tạo vùng.
2.3.3. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Những cơ sở giao thông vận tải, đặc biệt là những đầu mối giao thông vận tải quan ừọng của quốc gia cũng là yếu tổ tạo vùng. Những đầu mối giao thông quan trọng như: Thành phố Hà Nội, thành phổ Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nàng, đều tác động mạnh mẽ đến sự hình thành bộ mặt chuyên môn hóa sản xuất cùa các thành phố nói riêng và của vùng nói chung.
2.3.4. Quan hệ kinh tể đối ngoại
Việc mở rộng các quan hệ kinh tế và thương mại với nước ngoài là một yếu tố quan trọng trong phát triển vùng. Nói cách khác, việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành, quy mô và mức độ chuyên môn hỏa của các vùng kinh tế.
35
2.4. Yếu tổ tiến bộ khoa học và công nghệ
Tiến bộ khoa học và công nghệ có ảnh hường tới quá trình hình thành vùng kinh tế về nhiều mặt. Ví dụ: Tiến bộ khoa học và công nghệ của ngành thăm dò địa chất khiến cho bản đồ địa chất - khoáng sản có nhiều thay đổi lớn, nhiều tài nguyên khoáng sản mới được phát hiện, trữ lượng của nhiều loại khoáng sản được xác định chính xác hơn và do đó tạo điều kiện cho nhiều khu công nghiệp mới được hình thành. Tiến bộ khoa học và công nghệ cũng cho phép cải tạo các vùng hoang mạc hoặc đầm lầy thành những vùng canh tác, tạo nên những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa quan trọng.
2.5. Yeu tố dân cư, dân tộc
Nguồn lao động xã hội, đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng cao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành vùng kinh tế. Nước ta có nguồn dự trữ nhân công rất lớn, đặc biệt là tập trung rất đông thợ thủ công làng nghề. Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác tập trung một số đông cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nhân lành nghề. Nguồn nhân công này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển nhiều ngành sản xuất chuyên môn hóa đòi hỏi một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo cao hoặc những ngành sản xuất chuyên môn hóa cỏ quy trình công nghệ phức tạp, tinh vi ờ các đô thị trên.
Nước ta có 54 dân tộc với những tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng khác nhau. Tập quán sản xuất đã hình thành và tích lũy lâu đời của dân bản địa tạo nên những ngành sản xuất chuyên môn hóa với những sản phẩm hàng hoá độc đáo. Tập quán tiêu dùng sẽ kích thích sự phát triển các ngành nghề sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương, làm cho cơ cấu sản xuất của vùng trờ nên phong phú, đa dạng và sử dụng hợp lí tiềm năng của vùng.
2.6. Yếu té lịch sử - văn hóa
Vùng mà chúng ta nghiên cứu hiện nay là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài về lịch sử, văn hóa, xã hội. Vì vậy, phải có quan điểm lịch sijr đúng đắn trpng khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển vùng.
36
Những yếu tố tạo vùng nói trên không tác động một cách riêng lẻ. Cho nên, khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển vùng kinh tế, không những phải phân tích ti mi, sâu sắc từng yếu tố, mà còn phải phân tích những yếu tố đó trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Không những chi phân tích những yếu tố đó trong trạng thái tĩnh mà phải phân tích chúng trong trạng thái động.
3. NỘI DUNG CỦA VỪNG KINH TẾ
Vùng kinh tế là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân và bản thân mỗi vùng kinh tế lại được kết cấu bời nhiều các yếu tố, bộ phận hợp thành. Mỗi vùng kinh tế khác nhau có cơ cấu khác nhau, nhưng nhìn chung, mỗi vùng đều có các thành phần sau: (i) Lĩnh vực sản xuất; (ii) Kết cấu hạ tầng; (iii) Các nguồn lực phát triển vùng (dân số và nguồn lao động, yếu tố tài nguyên thiên nhiên).
3.1. Lĩnh vực sản xuất
Sản xuất là yếu tố cơ bản trong cơ cấu vùng kinh tể, là tiêu chí cơ bản để so sánh sự khác nhau giữa vùng này với vùng khác. Nhìn vào yếu tố sản xuất cùa vùng, chúng ta có thể biết được vùng đó có đặc điểm như thế nào, vùng đó là vùng phát triển, đang phát triển hay chậm phát triển. Lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm nhóm ngành chuyên môn hóa, nhóm các ngành tổng hợp hóa và một số phần từ của kết cấu hạ tầng. Cơ sở tổ chức của lĩnh vực sàn xuất của vùng là sự phát triển sâu rộng của phân công lao động nội vùng - chuyên môn hỏa các doanh nghiệp, tập trung hóa, liên hiệp hóa và hợp tác hóa sản xuất.
3.1.1. Các ngành chuyên môn hóa
Các ngành chuyên môn hóa của vùng bao gồm những ngành sản xuất đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế của vùng, quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng, quyết định vị trí của vùng trong sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng trong nước, sự hình thành tổng hợp thể kinh tế vùng và việc tổ chức hợp lí kinh tế của vùng. Những ngành này hình thành và phát triển trên cơ sở phát huy những ưu thế của vùng, nhờ đó có chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm tốt và có khả năng cạnh tranh cao, sản phẩm chủ yếu xuất ra bên ngoài vùng và phục vụ xuất khẩu.
37
Các ngành chuyên môn hóa có thể là công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác cũng như nông nghiệp nói chung, số lượng, thời gian và tốc độ phát triển các ngành chuyên môn hóa do cơ cấu các nguồn tài nguyên của vùng, nhu cầu của nền kinh tế và các sản phẩm chuyên môn hóa, các điều kiện địa lí lãnh thổ, chi phí sản xuất sản phẩm hàng hóa và chi phí vận chuyển sản phẩm đến người (nơi) tiêu dùng quyết định. Cơ sở hình thành các chuyên môn hóa vùng là một hay một số chu trình năng lượng - sản xuất đầy đủ hoặc không đầy đủ.
Thông thường, một vài cơ sở (doanh nghiệp) sản xuất chù chốt nào đó thuộc các chuyên môn hóa của vùng tạo nên hạt nhân cùa chu trình. Tùy theo cơ cấu, ý nghĩa kinh tế quốc dân và đặc tính phân bố của các nguồn, các điều kiện sản xuất của địa phương và đặc điểm của các qừặ trình sàn xuất riêng biệt, cơ cấu của chu trình năng lượng - sản xuất và sự tổ chức không gian của nó có thể thay đổi. Mặt khác, các chu trình năng lượng - sản xuất của vùng lại là những bộ phận cấu thành cùa các chu trình nàng lượng - sản xuất lớn hơn, tạo ra cơ sở kinh tế của vùng lớn hơn.
Theo ý nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như theo dấu hiệu không gian (lãnh thổ), các ngành chuyên môn hóa của vùng và chuyên môn hóa nội vùng. Các ngành chuyên môn hóa liên vùng thường là những ngành sản xuất ra các sàn phẩm chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nội bộ vùng. Đương nhiên, số lượng các ngành chuyên môn hóa liên vùng thường là ít hơn số lượng các ngành chuyên môn hóa nội vùng.
Phù hợp với chuyên môn hỏa, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng sẽ hình thành nên cơ cấu kinh tế của vùng. Đó là sự kết hợp chặt chẽ và cân đối của các ngành chuyên môn hỏa và các ngành tổng hợp hóa. Tuy nhiên, do có những khác biệt về sự kết hợp các nguồn tài nguyên và điều kiện địa phương, cho nên cùng hướng chuyên môn hóa như nhau, cơ cấu kinh tế của các vùng cũng khác nhau.
Vị trí địa lí - kình tế của các vùng cũng cỏ ảnh hường đáng kể đến sự phong phú, tính đa dạng của cơ cấu kinh tế vùng. Như vậy, hiệu quả của cơ cấu kinh tế vùng không phải do sổ lượng các ngành
38
sản xuất quyết định, mà do sự kết hợp hợp lí về mặt kinh tế tất cả các phần tử của các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng, các khâu của quá trình tái sản xuất nhàm bảo đảm tiết kiệm nhiều nhất chi phí lao động xã hội cho việc thực hiện cỏ hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra cho vùng và cho cả nước trong từng thời kỳ.
3.1.2. Các ngành phát triển tổng hợp
Các ngành phát triển tổng hợp là bộ phận cấu thành thứ hai của lĩnh vực sản xuất của vùng. Các ngành này được phân thành hai nhóm: Các ngành bổ trợ và các ngành phục vụ. Đương nhiên, sự phân nhóm này chỉ có tính quy ước. Khó có thể phân định rõ ràng ranh giới giữa các ngành này, nhưng cần thiết tiến hành phân nhóm, bời vì phát triển của từng nhóm ngành tổng hợp hóa lệ thuộc vào những tính quy luật khác nhau. Thêm nữa, trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất của vùng, một số ngành tổng hợp hóa có thể trở thành các ngành chuyên môn hỏa.
- Các ngành bổ trợ là những ngành cần thiết để bảo đảm nhữnđiều kiện hoạt động của các ngành chuyên môn hóa trong vùng. Cơ cấu, thời gian và quy mô phát triển, các mối liên hệ và sự phân bổ của các ngành bổ trợ do những đòi hỏi của các ngành chuyên môn hóa, quy mô của các nguồn lực địa phương và hiệu quả của việc xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất bổ trợ ờ trong vùng so với những chi phí cho việc nhập sản phẩm tương tự từ bên ngoài vào. Có thể nói, • không có các ngành sản xuất bổ trợ thì các ngành sản xuất chuyên môn hóa cũng khôpg, thể phát triển được. Nhưng sự phát triển của các ngành bổ trợ lại do yêu cầu phát triển của các ngành sản xuất chuyên môn hóa vùng quy định. Do đó, tùy theo từng vùng, các ngành này phát sinh, tồn tại và phát triển theo hướng sản xuất chuyên môn hóa của vùng. Thường các ngành sản xuất bổ trợ gồm: (ỉ) Các ngành khai thác nguyên liệu, làm giàu nguyên liệu cung cấp cho các ngành sản xuất chuyên môn hóa vùng; (ii) Các ngành cung cấp thiết bị, vật liệu, nhiên liệu, nàng lượng cho các ngành sản xuất chuyên môn hóa vùng; (ii) Các ngành có liên hệ chặt chẽ với các ngành sàn xuất chuyên môn hóa về quy trình công nghệ.
39
- Các ngành phục vụ là những ngành có chức năng cung cấp cásản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống dân cư trong vùng. Cơ cấu, quy mô phát triển và sự phân bố của các cơ sở phục vụ phụ thuộc vào nhu cầu về sản phẩm trong nội bộ vùng, đặc điểm của nguyên liệu, của sản xuất hay của thành phẩm, các chi tiêu về chi phí cho việc sản xuất so với nhập các loại hàng hỏa và dịch vụ khó vận chuyển từ bên ngoài vùng vào.
Có thể có một phần nào đó các sản phẩm của các ngành tổng hợp hóa được xuất sang các vùng khác, nếu như thực sự có lợi về mặt kinh tế. Tuy nhiên, thường thì số lượng sản phẩm đó không lớn, không ổn định và không quyết định vị tri của vùng trong phân công kỉnh doanh theo lãnh thổ của toàn quốc. Cũng có thể có trường họp ngoại lệ là một bộ phận đáng kể của một doanh nghiệp nào đó thuộc nhóm ngành phục vụ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm ra ngoài vùng. Trong trường hợp này, sự phân bố của doanh nghiệp đó là do các nguyên nhân đặc biệt quyết định (chẳng hạn như: cần phải bố trí, sử dụng lao động nữ,...).
Như vậy, mỗi một phần tử cơ cấu của vùng giải quyết hàng loạt các vấn đề khác nhau có tính đến những điều kiện hoạt động đặc thù cũng như những hạn chế tương ứng của chúng. Các ngành chuyên môn hóa phải xác định sự phân bố các doanh nghiệp mới, quy mô phát triển của các doanh nghiệp đang hoạt động và các mối liên hệ của chúng trên cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của vùng. Các ngành tổng hợp hóa phải xác định thành phần, sự phân bố, khối lượng sản xuất và các mối liên hệ trong điều kiện khai thác hợp lí các nguồn nội lực, bảo vệ môi trường. Còn các ngành khác phải tính toán chính xác chi phí đầu tư phát triển.
Các nhóm ngành trên có quan hệ chặt chẽ với nhau theo tỷ lệ nhất định tạo nên cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế. Trong cơ cấu này, các ngành chuyên môn hóa có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của vùng, các ngành khác phải phục vụ cho ngành chuyên môn hóa nhằm thúc đẩy ngành chuyên môn hóa phát triển.
40
3.2. Lĩnh vực kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất - kỹ thuật mà kết quả hoạt động của nó là những dịch vụ có chức năng phục vụ hoạt áộng sản xuất và đời sống dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Kết cấu hạ tầng là một yếu tố cấu thành cơ cấu vùng kinh tế. Vì vậy, kết cấu hạ tầng cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất và đời sống. Nó còn tạo điều kiện thuận lợi khai thác các nguồn tài nguyên quy tụ trên vùng. Thiếu kết cấu hạ tầng hoặc phát triển kết sấu hạ tầng không đồng bộ đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển :ủa vùng kinh tế.
Dưới góc độ kinh tế học vùng, kết cấu hạ tầng là những ngành và công trình cung cấp các dịch vụ cho tất cả các phần tử cơ cấu kinh tế của vùng và cho dân cư của vùng, nhưng bản thân chúng nói chung không trực tiếp tạo ra các sản phẩm dưới dạng vật chất (trừ các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, các hiệu may quần áo, sửa chữa giày dép, đồ da dụng và một số loại cung cấp dịch vụ hàng ngày cho sinh hoạt của dân công ty). Kết cấu hạ tầng tạo ra một trong những phần tử quan trọng nhất của cơ cấu kinh tế vùng. Trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng cỏ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quà hoạt động của các doanh nghiệp thuộc khu vực I và khu vực II, đến quá trình hình thành và mức độ sử dụng các nguồn lao động, đến trinh độ phát ưiển của vùng. Vì thế, đối với sự hình thành vùng thì trình độ phát triển và tính chất phân bố các ngành, các đối tượng kết cấu là cực kỳ quan trọng.
Trong cơ cấu kinh tế của vùng, kết cấu hạ tầng không chi đóng vai trò cung cấp các dịch vụ, mà còn đóng vai trò là người tiêu dùng rất nhiều loại sản phẩm của khu vực I và khu vực II, người sử dụng các nguồn, nhất là các nguồn đa mục tiêu như: vốn, lao động, đất đai, nguồn nước,... Do các mỗi liên hệ qua lại vô cùng khăng khít giữa kết cấu hạ tầng với các phần tử cơ cấu khác của vùng trong quá trình phát triển, cần phải nghiên cứu đồng thời các vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng để tạo ra nền tảng chung cho sự phát triển. Các ngành kết cấu hạ tầng được phân thành 4 nhóm lớn:
- Kết cấu hạ tầng kinh tế (hay kết cấu hạ tầng kỹ thuật, sản xuất) bao gồm: Giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, hệ thống đường dây tải điện, hệ thống cấp thoát nước, các hệ thống kỹ thuật và các cơ sở cung ứng khác.
- Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm: Vận tải hành khách, thương mại, ăn uống công cộng, giáo dục, y tế, vàn hóa, nhà ở,... - Kết cấu hạ tầng môi trường bao gồm: Các công trình xử lí chất thải rắn, chất thài nước, ô nhiễm không khí, chất thải bệnh viện, chất thải sinh hoạt,... và hệ thống các quan trắc môi trường. - Kết cấu hạ tầng thiết chế bao gồm: Các viện, trung tâm, trường đào tạo và nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, các co quan Đảng và chính quyền, các cơ quan của các tổ chức, chính ưị - xã hội, các Đại sứ quán, cơ quan đại diện và thường trú,...
Tóm lại, kết cấu hạ tầng của vùng đuợc hình thành phù hợp với trinh độ phát triển chung của lực lượng sản xuất của vùng. Sự phân bố các công trình kết cấu hạ tầng là do những điều kiện hoạt động đặc thù của chúng, do nhu cầu của tất cả các phần tử cơ cấu khác của vùng, do nhu cầu của dân cư trong vùng quyết định.
3.3. Các nguồn lực phát triển vùng
3.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Trong kinh tế học vùng, dân cư và nguồn lao động được xem xét trên hai mặt: Một mặt, như là nguời sản xuất ra của cải vật chất, mặt khác như là người tiêu dùng lớn của các nguồn lực, các sản phẩm do các ngành thuộc khu vực I và khu vực II sản xuất ra và các dịch vụ do các ngành kết cấu hạ tầng cung cấp. Vì vậy, trước hết cần phải phân tích, làm sáng tỏ nhu cầu của vùng về số lượng, cơ cấu của nguồn lao động, các nguồn lao động dự trữ, các điều kiện và cách thức bảo đảm nguồn lao động cho toàn bộ các phần tử cơ cấu kinh tế vùng.
Để làm được điều đó, người ra phải xác định các chi phí liên quan đến việc thu hút và ổn định .công ăn việc làm cho nguồn lao động
42
có tính đến những điều kiện sinh sống thuận lợi và các quá trình chuyển cư mong muốn trong các khu vực khác nhau của vùng (đặc biệt cần chú ý đến việc phân tích cơ cấu ngành, quy mô của các điểm dân cư, điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động xét từ góc độ ảnh hưởng đến các quá trình di cư và hình thành dân cư). Cần phân tích để hiểu rõ ảnh hưởng của hệ thống quần cư đã có đến sự phân bố của các ngành, các cơ sờ sản xuất mới, đến sự phân bố của các phần tử khác của nền kinh tế vùng và ngược lại, ảnh hưởng của sự phân bố các ngành, các cơ sờ sản xuất mới đến sự hình thành hệ thống quần cư trong tương lai.
Do nguồn lao động liên quan với tất cả các phần từ cơ cấu cùa nền kinh tế vùng, mặt khác các chi phí cho việc thu hút, ổn định, đào tạo và sử dụng chúng có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu sản xuất và cơ cấu lãnh thổ của bất kỳ vùng nào, nên cần phải tính đến số lượng, cơ cấu và sự phân bố theo lãnh thổ bộ phận dân cư cỏ khả năng lao động, nhưng chưa được tham gia vào sản xuất xã hội, hoặc chưa có việc làm.
Kết quả cuối cùng của việc nghiên cứu là phân tích dân cư và nguồn lao động, phân bố nguồn lao động giữa các ngành ừong vùng, xác định cơ sở của sơ đồ quần cư và số lượng người trong các điểm dân cư chính, tính toán chính xác những chi phí cho việc thu hút, ổn định nơi ăn chốn ở, ổn định việc làm, đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp,...
3.3.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Là những yếu tổ phần nhiều có tính chất quy định đặc điểm của quá trình hình thành, cơ cấu ngành và cơ cấu không gian của nền kinh tế mỗi vùng. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên cũng chi mới xác định những khả năng của lãnh thổ đó, những tiền đề để hình thành vùng. Thời gian hình thành, tốc độ xây dựng, quy mô phát triển và chuyên môn hóa của mỗi vùng được quyết định bởi nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về các nguồn tài nguyên của vùng, sự khan hiếm và hiệu quả sử dụng chúng có tính đến các yếu tố kinh tế và địa lí cũng như các yếu tố xã hội và chiến lược phát triển. Trong đó, cơ cấu, quy mô và sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên theo lãnh thổ thường quyết định cơ cấu không gian của vùng.
43
Nguồn tài nguyên thiên nhiên cùa vùng được phân thành các nhóm: Nguyên liệu khoáng sản, nhiên liệu - năng lượng, nước, thực vật, đất đai. Sự phân nhóm như vậy thể hiện mối liên hệ với đối tượng tiêu dùng (nông nghiệp, công nghiệp, kết cấu hạ tầng, dân cư), sự có lợi về vận chuyển, khả năng tái tạo và các điều kiện đặc thù khác của việc sử dụng, vấn đề bảo vệ và tái sản xuất từng loại đôi khi cả các nguồn tài nguyên. Khi nghiên cứu nguồn tài nguyên vùng cho phép lựa chọn các nguồn cỏ thể dựa vào sử dụng, xác định quy mô và phương án khai thác chúng, xác định sơ đồ các mối liên hệ với các đối tượng tiêu dùng, tính toán chính xác các chi phí.
Mỗi một loại tài nguyên được phân tích dưới góc độ khả năng tham gia của nó vào quá trinh hình thành các phần tử cơ cấu kinh tế của vùng. Do đó, khi nghiên cứu phương hướng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cần xác định rõ những chi phí liên quan đến việc sử dụng, các phương pháp khai thác nhất định đối với từng nguồn, sự chuẩn bị các nguồn tài nguyên cho tiêu dùng, bảo vệ và tái sản xuất chúng.
Các nguồn tài nguyên khí hậu và khí hậu nông nghiệp, tài nguyên du lịch, trạng thái của lưu vực sông,... và một số điều kiện tự nhiên khác được tách ra thành một nhỏm độc lập. Chúng được phàn ánh trong khi hình thành thông tin ban đầu và những số liệu gốc, trong khi xác định những hạn chế, các hệ số tiêu hao, các chi tiêu sản lượng thu hoạch, các chi phí cho việc thu hút, ổn định dân cư.
Ngoài ra, ta có thể ghép vị trí địa lí - kinh tế vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng, bởi vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nền kinh tế vùng xét cả về mặt thời gian lẫn không gian.
4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỀN VÙNG
Để đo lường sự phát triển vùng người ta sử dụng các chỉ tiêu sau (Nguyễn Tiến Dũng và nnk, 2009):
4.1. Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cẩu kỉnh tế
- Tổng sản phẩm của vùng (GRP - Gross Region Product) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của vùng do kết quả hoạt
động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ cùa vùng tạo nên trong một thời kỳ nhất định. Đẻ tính được GRP có 3 cách tiếp cận là từ góc độ sản xuất, tiêu dùng, và phân phối cũng giống như tính GDP cùa cả nước. Điểm khác biệt cơ bản ở đây xuất là xuất ra khỏi vùng, nhập là nhập vào vùng trong đó bao gồm cả xuất và nhập khẩu với nước ngoài.
- Tổng sản phẩm của vùng tính bình quân đầu nguời (GRP/người). Chi tiêu này phản ánh sự tăng trưởng kinh tế vùng có tính đến sự thay đổi của dân số.
- Mức độ chuyên môn hóa của vùng: Mỗi vùng có lợi thế so sánh nhất định nên có thể phát triển một số ngành chuyên môn hóa, để đánh giá mức độ chuyên môn hỏa của vùng người ta thường đánh giá theo sản lượng hoặc theo chi phí sản xuất.
- Cơ cấu kinh tế vùng là mối quan hệ về tỷ lệ về lượng giữa các ngành trong vùng trong một thời kỳ nhất định. Khi đánh giá, cần xem xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo thời gian. Đó là sự dịch chuyển của các quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong vùng là sự dịch chuyển lao động theo các ngành nghề đó.
- Cơ cấu xuất - nhập của vùng: mỗi vùng đều có quan hệ xuất - nhập với các vùng khác, với cả nước và với nước ngoài. Tùy theo lợi thế so sánh của vùng, mà cơ cấu xuất - nhập mỗi vùng có thể khác nhau.
4.2. Nhóm chỉ tiêu phát triển xã hội
- Các chi tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người sinh sống (định cư) trong vùng;
- Các chỉ tiêu về phát triển giáo dục - đào tạo của vùng; - Các chi tiêu phát triển y tế của vùng;
- Các chi tiêu về phát triển văn hoá - xã hội của vùng;
- Các chi tiêu về công bằng xã hội, tỷ lệ đỏi nghèo.
4.3. Nhóm các chỉ tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng - Các chi tiêu về phát triển giao thông trong vùng;
- Các chi tiêu về cung cấp năng lượng điện trong vùng; 45
- Các chì tiêu về cung cấp nước sạch trong vùng;
- Các chỉ tiêu về phát triển mạng lưới thông tin liên lạc;
- Các chì tiêu về phát triển mạng lưới thủy lợi, đê điều.
4.4. Nhóm các chỉ tiêu về phát triển bền vững
- Múc độ khai thác tài nguyên;
- Mức độ ô nhiễm nguồn nước và cách phòng chống;
- Mức độ ô nhiễm chất thải rẳn và cách phòng chống;
- Mức độ ô nhiễm không khí và cách phòng chống.
- Diện tích trồng rừng hàng năm.
5. ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN CÙA CÁC c ơ SỞ VNGÀNH KINH TẾ
Định hướng không gian và sự lựa chọn vị trí phân bố của các cơ sờ kinh tế (doanh nghiệp), các ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố của các đô thị nói riêng và sự phát triển của vùng nói chung. Các đô thị sẽ được hình thành và phát triển tại nơi có sự tập trung lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Sự hình thành và phát triển của các đô thị lại có ý nghĩa đáng kể, như là những hạt nhân cho sự phát triển của toàn vùng.
5.Ỉ. Các yếu tố ảnh hưỏng đến định hướng không gian của các Cff sở kinh tế (doanh nghiệp), các ngành kinh tế
Hiệu quà hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế phụ thuộc rất lớn vào định hướng không gian của chủng. Định hướng không gian của các doanh nghiệp, các ngành kỉnh tể được hình thành dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tổ bên trong của bản thân doanh nghiệp như: Năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, đặc điểm về tổ chức, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật... thì định hướng không gian cùa các doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng tổng hợp và rất phức tạp của các yếu tổ bên ngoài. Nói cách khác,
46
định hướng không gian tùy thuộc vào mức độ bảo đảm của đất nước nói chung và từng vùng nói riêng về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, vật chất, tài chính; tùy thuộc vào trinh độ phát triển cùa các hình thức tổ chức sàn xuất xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; tùy thuộc vào sự phân bố các doanh nghiệp, các ngành kinh tế, các đô thị và các đường giao thông đã hình thành, vào mức độ khai thác kinh tế (kể cả giao thông vận tải) của lãnh thổ và cả những yếu tố văn hóa - chính trị - xã hội cũng như các mối quan hệ,... Trong số các yếu tố kể trên, cỏ những yếu tố có thể định lượng được như giá cả của các yếu tố đầu vào, chi phí vận chuyển,...nhưng cũng có nhiều yếu tố khó có thể định lượng được như sự ổn định về chính trị, sự tương đồng về văn hóa, một số yếu tố về chất lượng môi trường hay sự tin tường và uy tín trong quan hệ làm ãn.
Trên quan điểm đó, không thể xem xét một doanh nghiệp, một ngành kinh tế một cách cô lập, tách rời mà không tính đến hoàn cảnh kinh tế - địa lí chung, nằm bên ngoài mối liên hệ với các doanh nghiệp, các ngành kinh tể khác. Tương tự như vậy, cần phải xem xét những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và công nghệ sản xuất điển hình cho các doanh nghiệp, các ngành bởi vì chính những đặc điểm đó, ở mức độ nhất định, quyết định đặc trưng lãnh thổ của chúng.
Trong toàn bộ sự phức tạp bức tranh không gian của các doanh nghiệp, các ngành, cỏ một số các yếu tố có tác động trực tiếp đến sự phân bố của chúng, đó là các yếu tố: Nguyên liệu, nhiên liệu - nàng lượng, nước, sức lao động, tiêu thụ và giao thông vận tài. Các yếu tổ trên liên quan chặt chẽ với nhau (cùng ảnh hưởng đến sự phân bố của các doanh nghiệp thuộc một ngành nhất định), mặc dù chúng khác nhau về bản chất kinh tế - địa lí. Ví dụ, khi ta đề cập đến các yếu tố nguyên liệu, nhiên liệu - năng lượng, nguồn nước thì lập tức nảy sinh vấn đề phân bố cụ thể (quy mô và hiệu quà sử dụng) các nguồn lực đó. Cũng tương tự như vậy khi ta xem xét các yếu tố sức lao động và tiêu thụ. Còn đối với yếu tố giao thông vận tải thì có điểm khác biệt: Tác động của nó dường như là gián tiếp thông qua các yếu tố khác. Tác
động đó xác định các tương quan ti lệ về mặt không gian đã có (hay sẽ xuất hiện trong tương lai) giữa các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, cung cấp nước, sức lao động,... giữa những nơi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể quy ước gọi các yếu tố nguyên liệu, nhiên liệu - năng lượng, nước, sức lao động và tiêu thụ là các yếu tố vị trí, còn yếu tố giao thông vận tải là yểu tố khoảng cách.
Mức độ tác động cùa các yếu tố trên đến định hướng không gian của doanh nghiệp khác nhau tùy theo loại hình và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành. Các yếu tố có thể quan trọng vượt trội lên đối với một số ngành này, nhưng đối với những ngành khác sẽ là thứ yếu. Neu như đối với công nghiệp luyện kim màu (trừ sản xuất kim loại nhẹ), yếu tố nguyên liệu đóng vai trò quyết định thì trong công nghiệp luyện kim đen, ảnh hưởng của nó được phân chia với yếu tố nhiên liệu. Trong định hướng không gian của các doanh nghiệp cơ khí và công nghiệp nhẹ, trước hết cần phái tính đến các yếu tố tiêu thụ và sức lao động, còn trong công nghiệp điện năng là yếu tố nhiên liệu - năng lượng và yếu tố tiêu thụ,...
Thêm vào đó, trong phạm vi một ngành, cùng một yếu tố, nhưng ở các công đoạn khác nhau của quy trình công nghệ, sẽ tác động với cường độ khác nhau. Chẳng hạn, trong công nghiệp luyện kim đồng, mối liên hệ với các nguồn nguyên liệu là điều kiện bắt buộc của việc phân bố cơ sờ làm giàu quặng. Trong quy trình sản xuất của công nghiệp luyện kim, vai trò của yếu tố nguyên liệu giảm dần nhưng đòi hỏi chất lượng càng cao, do đó chuyên chở càng cỏ lợi thì vai trò của nó càng yếu. Ở công đoạn cuối của quy trình công nghệ nói chung thì vai trò của yếu tố nguyên liệu gần như triệt tiêu, bời vì đúc đồng thỏi không còn là ngành tiêu hao nhiều vật liệu, mà phụ thuộc vào các yếu tố định hướng không gian khác nhau như định hướng tiêu thụ và nhiên liệu - năng lượng.
Trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, đẩy mạnh phân công lao động khu vực và quốc tể thì vai
trò và tầm quan trọng của các yếu tố trên luôn có sự thay đổi, đặc biệt là các yếu tố như tự nhiên, lao động, thị trường.... Ví dụ, trong ngành điện năng chẳng hạn, vào nhũng thời kỳ đầu, yếu tố tiêu thụ chiếm vị trí thống trị vì hệ thống truyền tải điện phát triển còn rất yếu. v ề sau, theo đà mở rộng ranh giới truyền tải điện năng, vai trò của yếu tố tiêu thụ giảm dần, vai trò của yếu tố nhiên liệu - năng lượng, ngược lại, tăng lên. Hiện nay, các yếu tố đó ảnh hưởng đến định hướng không gian hầu như ngang nhau, hơn nữa mức độ quan trọng hơn của các yếu tố này hay yếu tố khác là do khả năng tiết kiệm tương đối của việc vận chuyển điện năng và số lượng nhiên liệu tương đương quyết định.
Trong thực tế không thể có một địa điểm nào thỏa mãn tốt nhất tất cả các yếu tố nêu trên. Vì thể, các doanh nghiệp thường lựa chọn và cân nhắc để tìm được địa điểm phân bố tối ưu nhất. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải có những quyết định về sự đánh đổi giữa các yếu tố ưu tiên khác nhau.
5.2. Định hướng không gian của các doanh nghiệp theo yếtố vị trí
Theo tác già Lê Thu Hoa (2007), người ta quy ước gọi các yếu tố nguyên liệu, nhiên liệu - năng lượng, nước, sức lao động và tiêu thụ là các yếu tố vị trí. Chúng ta cũng biết ràng, nguyên liệu (nhiên liệu, năng lượng) cỏ thể là đắt và rẻ, khan hiếm và phổ biến tùy theo vị trí. Sức lao động trong những trường hợp này có trình độ tay nghề cao, còn trong những trường hợp khác có năng lực sản xuất thấp hom. Do vậy, để làm sáng tỏ vai trò của yếu tố này hay yếu tố khác ành hường tới định hướng không gian của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế, chúng ta cần phải phân tích và đánh giá không những bằng các chi tiêu giá trị mà cả bàng các chỉ tiêu hiện vật.
Điều đặc biệt quan trọng là phải so sánh các chi tiêu giá trị và các chi tiêu hiện vật đối với công nghiệp chế biến và những ngành có các mối liên hệ trong nội bộ ngành, đó là những ngành mà các vật liệu đã qua công đoạn sơ chế trờ thành nguyên liệu cho công đoạn tiếp
49
theo sau. Ví dụ, trong sản xuất vải bông, sự khác nhau giữa nguyên liệu đầu vào và thành phẩm không lớn lắm, nhưng chi phí cho nguyên vật liệu và vật liệu cơ bản chiếm tới 4/5 giá thành của thành phẩm. Trong công nghiệp xi măng, chi phí cho nguyên liệu và vật liệu cơ bản lớn hom trọng lượng thành phẩm 1,5 lần; lúc đó tỷ trọng cùa nó trong cơ cấu chi phí vật liệu cho sản xuất chi có 15%. Ở công nghiệp xi măng, một công nhân trung bình một năm chế biến 300 tấn nguyên liệu, còn trong công nghiệp vải bông - chỉ có 1,5 tấn, nhưng xét theo tỷ trọng tiền lương trong giá thành sàn phẩm thi cả hai ngành đó đều gần như nhau.
Căn cứ vào mức độ sử dụng và chi phí của các yếu tố nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và tiền công lao động,... người ta chia các doanh nghiệp thành các nhỏm ngành thâm dụng khác nhau.
- Thâm dụng nguyên vật liệu: Yếu tố thâm dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp, các ngành được quyết định trước hết bởi tỳ trọng hao phí nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất ra sàn phẩm. Dấu hiệu bổ sung cho mức thâm dụng nguyên liệu có thể là chi phí nguyên liệu khá cao trong cơ cấu giá thành sản phẩm,... Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ mang tính quy ước bởi đại lượng của nó phụ thuộc vào mức độ đắt rẻ của nguyên liệu được sử dụng. Các ngành thâm dụng vật liệu cao có định hướng nguyên liệu thể hiện rõ nhất.
- Thâm dụng nàng lượng: Yếu tố thâm dụng năng lượng có thể được hiểu là thâm dụng điện, nhiên liệu và nhiệt tính theo ưu thế của nguồn năng lượng được sử dụng trong quy trinh công nghệ. Những dấu hiệu đặc trưng cho các ngành thâm dụng năng lượng là tỷ ưọng chi phí về năng lượng cao so với các loại chi phí khác và tỷ lệ hao phí năng lượng lớn để sàn xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Thâm dụng lao động: Thâm dụng lao động của các doanh nghiệp, các ngành có thể được phân tích và đánh giá theo hao phí lao động trên một đơn vị sản phẩm, theo sổ công nhân ừên một lượng sản phẩm nhất định hoặc ngược lại, theo lượng sản phẩm làm ra trên một người công nhân. Chi số thâm dụng lao động có thể là tỷ trọng tiền
lương trong giá thành sản phẩm nhưng được hiệu chinh có tính đến những khác biệt về trình độ tay nghề cùa lao động. Các chi tiêu này cũng như những số liệu về mức độ trang bị vốn và trang bị nàng lượng cho lao động, về các chi phí nguyên vật liệu,... bình quân trên một lao động khác nhau rất nhiều giữa các ngành. Các ngành thâm dụng lao động cao có định hướng hoạt động ờ những nơi tập trung sức lao động, điển hình như các ngành cơ khí chế tạo (trừ những ngành thâm dụng kim loại), công nghiệp nhẹ như dệt may, giày da,...
- Yếu tố nguồn nước: Nước là yếu tố có ành hường ngày càng lớn đến phân bố sản xuất. Sờ dĩ như vậy là do việc tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và tăng trưởng chung của các ngành thâm dụng nước, trước hết là công nghiệp hóa chất phát triển nhanh chỏng. Ở đây, nước không chi đóng vai trò là vật liệu bổ trợ mà còn là một trong những nguyên liệu đầu vào quan trọng. Tuy nhiên, cho đến nay, nước vẫn còn được coi như là quà tặng của tự nhiên và chưa được đánh giá và tính đủ, tính đúng trong giá thành sản phẩm.
Bên cạnh các ngành công nghiệp hóa chất và công nghiệp nhẹ, các ngành thâm dụng nước có định hướng không gian vào các nguồn cung cấp nước là điện năng, luyện kim đen và luyện kim màu, công nghiệp vật liệu, xây dựng,... Tuy nhiên, yểu tố nước mang tính chất vi địa lí, tức là nỏ địa phương hóa sự phân bố của các doanh nghiệp thuộc một ngành nào đó, mà sự phân bố đó về cơ bàn đã được xác định trước bởi các tác động của các yếu tố khác.
- Yếu tố tiêu thụ: Trong điều kiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên và dân cư phân bổ phân tán theo lãnh thổ, yếu tố tiêu thụ hoạt động theo hướng ngược lại với các yếu tố nguyên liệu và nhiên liệu - năng lượng. Thông thường các doanh nghiệp và các ngành phục vụ dân cư (sản xuất hàng may mặc, giày dép, thực phẩm,...) hay sản xuất ra các sản phẩm không có lợi nếu phải vận chuyển xa sẽ bị thu hút về các vùng và các trung tâm tiêu thụ (định hướng thị trường). Vai trò của yếu tổ tiêu thụ thường được tăng cường bởi yếu tổ sức lao động, bởi vì những nơi tập trung đông dân cư chẳng những là nơi cung cấp
nguồn lao động dồi dào mà còn là thị trường tiêu thụ khối lượng lớn hàng hóa và dịch vụ.
5.3. Định hưóng không gian của các doanh nghiệp theo yếu tổ khoảng cách
Giao thông vận tải đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong định hướng không gian của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Khoảng cách vận chuyển cỏ ý nghĩa quan trọng khi tính tới ảnh hưởng của giao thông vận tải, bời lẽ chi phí và những khó khăn khi vận chuyển sẽ tăng lên cùng với mức tăng khoảng cách.
Các doanh nghiệp, các ngành có chi phí vận chuyển cao so với chi phí sản xuất, lúc này chi phí vận chuyển trờ thành một yếu tổ chi phối quan trọng trong quyết định vị trí thì được gọi là những doanh nghiệp hay ngành có định hướng theo yếu tố khoảng cách. Các doanh nghiệp, các ngành này sẽ lựa chọn những vị trí sản xuất để có thể giảm tối thiểu hỏa chi phí vận chuyển.
Từ việc xác định chi phí vận chuyển, các doanh nghiệp xác định vùng thị trường của doanh nghiệp. Vùng thị trường là giới hạn hợp lí của việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm cỏ lợi nhất cho nhà sản xuất cũng như cho người tiêu dùng. Xác định vùng thị trường giúp cho nhà sản xuất (các doanh nghiệp) có thể lựa chọn quy mô và địa điểm phân bố thích hợp.
Xác định phạm vi vùng thị trường được áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn, cơ sở sản xuất ở nhiều vùng khác nhau với khối luợng sản phẩm lớn, cần vận chuyền nhiều và thường xuyên trên các khoảng cách xa bằng các phương tiện khác nhau. Việc xác định phạm vi vùng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định có nên mở thêm cơ sở sản xuất mới hay không, đồng thời lựa chọn địa điểm phân bổ và quy mô sản xuất thích hợp cho từng địa điểm. Xác định vùng thị trường có thể thực hiện theo hai bước chính: (i) Tính bán kính tiêu thụ sản phẩm của cơ ?ở sản xuất theo các hướng với các phương tiện vận chuyển khác nhau; (ii) Nối các giới hạn của các bán kính tiêu thụ với
52
nhau đề xác định vùng thị trường cho mỗi cơ sở sản xuất. Bán kính tiêu thụ đó là giới hạn hợp lí của việc vận chuyển một loại sàn phẩm chuyên môn hóa bằng một phương tiện vận tải nhất định và theo một hướng nhất định. Sau khi tính toán bán kính tiêu thụ của một cơ sở sán xuất theo các hướng với các phương tiện vận tải khác nhau, người ta nối các giới hạn của các bán kính đó lại và xác định ranh giới của vùng thị trường cho mỗi cơ sở sản xuất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Thu Hoa (2007). Kinh tế vùng ở Việt Nam: Từ Lí luận đến thực tiễn. NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
- Văn Thái (1997). Địa lí lãnh tế Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội. - Ngô Doãn Vịnh và nnk (2006). Hướng tới sự phát triển của đất nước: Một sổ vẩn đề lí thuyết và ứng dụng. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Quang (1981). Phân vùng kinh tể. NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Đặng Như Toàn (1998). Địa lí kinh tể Việt Nam. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
HƯỚNG DẲN THÀO LUẬN
- Tính khách quan của vùng kinh tế.
- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển vùng.
- Lí luận cơ bản về phân bổ sản xuất.
- Xác định vùng thị trường và tính bán kính tiêu thụ.
53
C hương 3
M Ộ T SỐ LÍ TH UY ẾT PHÁT TRIỀN XÉT T Ừ G ÓC Đ ộ KINH TÉ LÃNH THỎ
Xem xét những vấn đề lí luận và thực tiễn về tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng, không thể không đề cập đến các lí thuyết cơ bản của kinh tế học có liên quan dưới góc độ kinh tế lãnh thổ (Ngô Doãn Vịnh, 2003).
1. LÍ THUYẾT TẢNG TRƯỞNG VÙNG
về tăng trường vùng có khá nhiều lí thuyết, có thể nghiên cứu những lí thuyết chủ yếu sau đây:
- Lí thuyết tăng trưởng nội sinh: Lí thuyết nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bên ừong của vùng, khả năng cung cùa các yếu tố “đầu vào” như: Tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ để xác định năng lực đỏ.
Lí thuyết này hình thành trên cơ sở các kết quả quan sát thực nghiệm của c . Clark (1940) và G.B. Fisher (1939). Nói chung sự tăng thu nhập bình quân đầu ngưòi trong các khu vực lầnh thổ khác nhau theo thời gian gắn liền với sự phân bố thực tế các nguồn tài nguyên, với sự giảm tỷ lệ lực lượng lao động được sử dụng trong các hoạt động sơ cấp (khu vực sản xuất nông nghiệp), khai thác các hoạt động thứ cấp (chế biến) và các hoạt động tam cấp (dịch vụ). Tốc độ của sự chuyển dịch và sự tiến triển bên trong của chuyên môn hỏa vùng và phân công lao động xã hội được xem như là các nguồn cung cấp động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng vùng.
Một hướng khác của thuyết tàng trường nội sinh cho rằng đầu tư là thành phần cơ bản trong tổng cầu và là động lực cơ bản của tăng 55
trưởng vùng, vì đầu tư sẽ làm phát sinh lợi nhuận mới, tăng năng lực sản xuất và do đó thúc đẩy tăng trường vùng. Để đạt được tăng trường kinh tế, cần phải tiết kiệm tiêu dùng để có vốn đầu tư, tức là hạn chế tiêu dùng ở hiện tại để tạo ra mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
- Li thuyết tăng trường ngoại sinh hay lí thuyết dựa vào xuấkhẩu để phát triển vùng. Lí thuyết này xây dựng trên giả thuyết cơ bản là các vùng đều sản xuất hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng cho nhu cầu của bản thân vùng và bán sang các vùng khác (xuất khẩu). Lí thuyết khảng định sự tàng trường vùng (được xác định bời sự khai thác các lợi thế của vùng và gia tăng xuất khẩu dựa trên sự quay vòng) chịu ảnh hường rất lớn của mức cầu bên ngoài, bao gồm từ các vùng khác ở trong nước và từ nước ngoài.
Muốn nâng cao tiềm lực kinh tế của mình, vùng cần phải thu hút được các luồng tiền từ bên ngoài vào. Để làm được điều này, hiệu quả nhất là gia tăng xuất khẩu. Trước hết, luồng tiền thu được do xuất khẩu sẽ chi tiêu và tái chi tiêu trong vùng, tác động làm tăng việc làm không chi ở khu vực tham gia xuất khẩu mà cả các khu vực khác, dẫn tới chi tiêu trong vùng tăng. Điều này tiếp tục tác động dây chuyền làm tăng sức sản xuất trong vùng, thúc đẩy tăng trường kinh tế vùng.
2. LÍ THUYẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÀNH ĐAI NÔNG NGHIỆP
Năm 1826, V. Thunen sáng lập ra lí thuyết này và tư tường của ông được thể hiện trong tác phẩm “Nước cô lập”. Ông xem địa tô chênh lệch như là một nhân tố then chốt, dẫn đến sự phân chia lãnh thồ của quốc gia thành các vùng sử dụng đất nông nghiệp khác nhau xung quanh thành phố hạt nhân.
V. Thunen đã đưa ra lập luận về khoảng cách thành phố tới các vùng xung quanh trong phân tích sự khác nhau về chi phí vận tải, tầm quan trọng của khoảng cách không gian và trọng lượng sản phẩm của các hoạt động nông nghiệp được phân bố thành các vành đai nông nghiệp xung quanh thành phố. ông cho rằng, sự phân bố các loại cây trồng vật nuôi và các phương pháp canh tác là do thị trường tiêu thụ ờ xa hay gần quyết định.
56
Tư tưởng của V. Thunen coi thành phố, các cửa vào - ra (cảng biển, sân bay, đầu mối giao thông lớn...) là những “nút” , những trọng điểm của lãnh thổ có sức hút và sức đẩy ảnh hưởng đối với vùng xung quanh. Ý nghĩa quan trọng là nó lập luận cho việc xác đị nh vai trò của một trung tâm và thiết lập các vành đai nông nghiệp b iểu tnmg cho những khu vục mà kinh tế còn chậm phát triển.
Hình 3.1. Mô phỏng lí thuyết vành đai nông nghiệp cùa V.Thunen (Nguồn: Dần theo Ngô Doãn Vịnh, 2003)
Trong sơ đồ trên, vành 1 là vành đai thực phẩm, vành 2 là vành đai lương thực và thực phẩm, vành 3 là vành đai cây ăn quà và lương thực, vành 4 là vành đai lương thực và chăn nuôi, vành 5 là vành đai lâm nghiệp (trồng rừng).
3. LÍ THUYẾT ĐỊNH VỊ CÔNG NGHIỆP CỦA A. WEBER
Với việc công bố tác phẩm über den Standort der Industrie (Theory o f the Location of Industries - Lí thuyết về vị trí của ngành công nghiệp) vào năm 1909, A. Weber (1868-1958) đưa ra lí thuyết đầu tiên về định vị công nghiệp. Mô hình của ông đã tính toán các nhân tố không gian cho việc tìm kiếm vị trí tối ưu và chi phí tối thiểu cho các nhà máy sản xuất.
Mục đích của sự định vị công nghiệp tập trung là để “cực tiểu hóa chỉ phí và cực đại hóa lợi nhuận”. Lí thuyết này co>i trọng vai trò của thành phổ và xem thành phố là trung tâm thị trường;, thành phố có lực hút lớn để lan tỏa ra xung quanh. Lí thuyết này chù phù hợp với một nền kinh tế đang ờ giai đoạn đầu của quá trình côing nghiệp hỏa và đô thị hóa. A. Weber là người đầu tiên nghiên cứu lí thuyết tổng hợp về định vị công nghiệp, đưa ra mô hình không gian về phân bố công nghiệp.
Căn cứ vào lí thuyết của A. Weber, công nghiệp tập trung vào một địa điểm nhất định là do ba lí do sau: Thứ nhất là hướng theo vận tải, nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến các khu vực với chi phí vận tải thấp nhất; thứ hai là hướng theo lao động, nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến các khu vực có giá nhân công rẻ; thứ ba là tích tụ, nghĩa là các xí nghiệp công nghiệp phân bố hướng đến các khu vực đã tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp.
Trong ba lí do trên thì lí do thứ nhất quan trọng nhất. Chi phí do khoảng cách đem lại đã làm cho sự lựa chọn địa điểm của sản xuất công nghiệp có ý nghĩa sống còn. Mục tiêu làm giảm tối đa chi phí vận chuyển là một yếu tố quan trọng để hạn chế tổng chi phí, qua đó làm tăng lợi nhuận. Chi phí vận chuyển liên quan đến cả khâu vận chuyển “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất.
Sự phân tích định hướng vận chuyển của các doanh nghiệp, ngành sản xuất dự báo sự phát triển của hai loại thành phố. Các doanh nghiệp, ngành định hướng nguồn lực phân bố gần nguồn nguyên liệu thô, tạo ra sự phát triển của thành phố dựa vào nguồn nguyên liệu, đồng thời một khi thành phố đã ra đòi, nó sẽ hấp dẫn doanh nghiệp, ngành định hướng thị trường tạo ra các thành phố có chức năng như những trung tâm tiêu thụ (phát triển ngành dịch vụ) của vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, các yếu tố chi phối đến việc xác định địa điểm phân bố công nghiệp nhìn chung rất khó định lượng tùy thuộc tính chất ngành sản xuất và của từng doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu “đầu vào”, các yếu tố định vị vật chất có thề có vai trò quan trọng hàng đầu; đối với doanh nghiệp khác thuộc ngành công nghiệp chế biến, việc xem xét yếu tố vật chất ít quan trọng hom; đối với các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất có đặc điểm cơ động, rộng khắp thì các yếu tố định vị quan trọng có thể là lao động (số lượng và chất lượng), giao thông vận tài, thông tin liên lạc và các yếu tố môi trường kinh doanh.
Lí thuyết định vị công nghiệp của A. Weber được vận dụng trong việc lựa chọn các vùng/ lãnh thổ trọng điểm cho phát triển. Nhờ các lợi ích ngoại ứng mà những vùng/ lãnh thổ hội tụ được nhiều yếu
tố thuận lợi, hấp dẫn các doanh nghiệp, mặt khác sự tập trung lãnh thổ của sản xuất lại dẫn tới tăng cường tiềm lực kinh tế cho vùng/lãnh thổ này. Tuy nhiên, việc vận dụng lí thuyết này cần phải chú ý tới sức chứa lãnh thổ của các vùng lãnh thổ.
4. LÍ THUYẾT VỀ "ĐIỂM TRƯNG TÂM"
Sự phân bố và kích thước của các vị trí đô thị là một câu hỏi quan trọng trong khoa học đô thị. w. Christaller, một nhà địa lí Đức, là người đầu tiên đưa ra “Lí thuyết điểm trung tâm” vào năm 1933. w. Christaller nghiên cứu các khu định cư đô thị ở miền Nam nước Đức và lí thuyết này như một phương tiện để nhận biết làm thế nào các khu định cư đô thị phát triển và có khoảng cách trong mối quan hệ với nhau. Một vị trí trung tâm là một khu định cư hoặc một điểm nút phục vụ khu vực xung quanh với hàng hoá và dịch vụ. Mô hình của w . Christaller cũng được dựa trên tiền đề cho ràng tất cả các hàng hoá và dịch vụ được mua bời người tiêu dùng từ các địa điểm trung tâm gần nhất.
Lí thuyết điểm trung tâm của w . Christaller đã được phát triển từ khái niệm về tập trung như một nguyên tắc đặt hàng. w. Chirstaller đề xuất ràng nếu tập trung khối lượng xung quanh hạt nhân là một hình thức cơ bản về trật tự, thì cùng một nguyên tắc có thể đánh đồng với việc tập trung hỏa tại các khu định cư đô thị. Mô hình w. Christaller đề xuất một sự sắp xếp thứ bậc của các khu định cư và khái niệm mô hình với sự sáp xếp lục giác. Các hình lục giác tốt nhất tương đương một vòng ừòn bảo hiểm tối đa và một số vấn đề của chồng chéo trong sắp xếp tròn đã được gõ bỏ từ sắp xếp lục giác. Quy mô dân số và tầm quan trọng của trung tâm không nhất thiết đòng nghĩa, nhưng các trung tâm của nơi này đã được xác định về tầm quan ừọng của nó trong khu vực xung quanh nó. Trong những năm 1940, A. Losch, một nhà kinh tế Đức đã mở rộng và bổ sung cho Lí thuyết các địa điểm trung tâm của w . Christaller.
Từ các lí thuyết trên đây đã hình thành lí thuyết mang tính quy luật trong phân bố không gian từ tương quan giữa các điểm dân cư, phát hiện một trật tự mang tính quy luật trong phân bố các thành phố, các đô thị, các thị trấn, làng mạc nông thôn, sau này được áp dụng
59
trong nghiên cứu phân cấp đô thị, xác định các “nút” trọng điểm trong một lãnh thổ nhất định.
Có thể nói, lí thuyết này được hoàn thiện trên những ý tưởng và mô hình của V. Thunen và A. Weber cũng như những luận điểm cơ bản của I. Niutơn về lực hấp dẫn. w. Christaller (1933) cùng với A. Losh đã góp phần to lớn vào việc tìm những tính quy luật của sự phát triển sản xuất và lĩnh vực phi sản xuất theo không gian trong điều kiện kinh tế thị trường.
w. Christaller cho rằng, không có nông thôn nào lại không chi đạo của một cực hút, đó là thành phố. ông quan niệm thành phố như cực hút, hạt nhân của sự phát triển. Chúng là các đối tượng để đầu tư có ưọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của một trung tâm, để xác định bán kính vùng tiêu thụ sản các sản phẩm của trung tâm. Trong giới hạn bán kính vùng tiêu thụ, xác định giới hạn thị trường, ngoài ngưỡng giới hạn không có lợi trong việc phục vụ hàng hóa của trung tâm. Thành phố là một trung tâm cho tất cả các điểm dân cư khác của vùng, đảm bảo cho chúng về các hàng hóa của trung tâm. Các trung tâm tồn tại theo nhiều cấp, từ cao tới thấp. Các trung tâm cấp cao có khả năng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ còn các trung tâm cấp thấp ít có khả năng lựa chọn hom.
w. Christaller
Trong sơ đồ trên:
- (A) và (B) là hai điểm đô thị.
- R và r là bán kính chi phối t tiêu thụ hàng hóa của đô thị A và B. - (X) là điểm đô thị mới cần phát triển.
Hình 3.2. Mô phỏng lí thuyết của w . Christaller
(Nguồn: Dẩn theo Ngô Doãn Vịnh, 2003)
60
Công lao của w . Christaller và A. Losch ờ chỗ hai ông đã khám phá quy luật phân bố các thành phố và nông thôn. Sau khi đã nhận thức được quy luật khách quan, sẽ áp dụng nó khi quy hoạch các điểm dân cư trên lãnh thổ mới khai phá, nghiên cứu các hệ thống không gian cơ sờ để xác định các nút trọng điểm, v ề mặt thực tiễn, lí thuyết này là cơ sở để bố trí các điểm đô thị mới cho những vùng còn trống váng đô thị.
5. LÍ THUYẾT cực PHÁT TRIỂN CÙA F. PERROUX
Một vùng không thể phát triển kinh tế đều đặn ở tất cả các nơi trên lãnh thổ của nó theo cùng một thời gian, mà nó có xu hướng phát triển nhất ờ một hoặc vài nơi, trong khi đó thì ở những nơi khác lại chậm phát triển hoặc bị trì trệ. Tất nhiên, các nơi phát triển nhanh là những trung tâm có lợi thế so với toàn vùng. Nhà kinh tế học người Pháp F. Perroux đưa ra lí thuyết cực phát triển vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX. Lí thuyết này chú trọng vào những lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ. Lí thuyết này cho rằng công nghiệp và dịch vụ có vai trò lớn đổi với sự tăng trường của vùng. Đi kèm theo với điểm phát triển tăng trưởng là một "nhân" công nghiệp then chốt. Ngành công nghiệp then chốt phát triển và phát đạt thì lãnh thổ địa phương nơi nó phân bố cũng phát triển và phát đạt. Do công ăn việc làm tăng nên sức mua cũng tăng lên, các ngành công nghiệp và các hoạt động mới bị thu hút vào trong vùng đó. Điều quan trọng là F. Peưoux đưa ra quan điểm về hai loại cực: Cực phát triển và cực tăng trưởng.
Cực phát triển: Ông cho rằng chúng là một hệ thống hay phức hợp trong đó có một hoạt động động lực và các hoạt động khác xoay quanh nó, có những tác động lôi cuốn quan trọng đối với các khu vực xung quanh. Tác động lôi cuốn ấy rất đa dạng và thể hiện khác nhau trong các hoàn cảnh địa lí cụ thể.
Cực tăng trưởng-. Ông xem chúng là một hệ thống hay một phức họp những hoạt động thụ động, chịu ảnh hưởng thúc đẩy từ bên ngoài của một cực phát triển. Các cực tăng trưởng là các cực vệ tinh của cực
61
phát triển. Nhịp độ phát triển của các cực vệ tinh - cực tăng trường - thường là mạnh, bởi chúng phản ứng mạnh và sâu đối với những sức thúc đẩy, lôi cuốn từ các cực phát triển.
Trên cơ sở lực hút và lực đẩy của mỗi trung tâm mà hình thành lên vùng ảnh hưởng của nó tới xung quanh. Từ triển vọng phạm vi ảnh hưởng của mỗi trung tâm, người ta có thể xác định được khu vực lãnh thổ để xây dựng điểm đô thị mới, làm cho tất cả các lãnh thổ đều cỏ đô thị hạt nhân, hay nói cách khác không để lãnh thổ nào trống vắng đô thị.
F. Perroux
Pháp-1950
(Lý thuyết
Cực)
Trong sơ đồ này:
- PT là cực phát triển.
- TT là cực tăng trường.
- R và r là bán kính ảnh hưởng (chi phối) của hai đồ thị. - (X) là địa điểm (khoảng không gian) xây dựng điểm đô thị mới.
Hình 33. Mô phỏng lí thuyết của Francoi Perroux
(Nguồn: Dần theo Ngô Doãn Vịnh, 2003)
Các ý tưởng của F. Peưoux đã được vận dụng vào không gian địa lí. Ví dụ, nền kinh tế khu vực của Paris có thể được coi là một cực tăng trưởng. Trurờng hợp của Paris cho thấy ảnh hưởng của sự phân cực trên khu vực địa lí bao quanh không phải luôn luôn tích cực. Sự hấp dẫn của Paris quá lớn nên nó đã vô cùng khỏ khăn để thúc đẩy phát triển kinh tế ở bất kỳ khu vực bên ngoài khu vực Paris. Các nhà hoạch định chính sách Pháp đề cập đến điều này như là hiện tượng của Paris và sa mạc Pháp.
62
Ở Mỹ, khái niệm cực tăng trường thường được hiểu như việc nhấn mạnh vị trí địa lí và nỏ được gọi là trung tâm tăng trưởng. Các trung tâm tăng trường có liên quan đến các khái niệm về tích tụ. Trong nhiều phương diện, các tác phẩm của Mỹ về các trung tâm tăng trưởng gần như độc lập với F. Perroux và tư tường Pháp về các cực tàng trường. Nhà kinh tế người Mỹ - R. Friedman đã phát triển một khái niệm có liên quan nhưng khác biệt với những ý tường của các cực tăng trường và trung tâm tăng trưởng. Nó được gọi là vật chất của trung tâm so với ngoại vi. R. Friedman đã phát triển ý tưởng này trong việc phân tích các mối quan hệ của các khu vực bên trong của đất nước Venezuela đối với các vùng ven biển. Những người khác đã mở rộng khái niệm đối với mối quan hệ của trung tâm Bẳc Đại Tây Dương của Tây Âu và Bắc Mỹ đến châu Mỹ La tinh, châu Phi và Đông Nam Á.
Lí thuyết cực tăng trường đã được áp dụng rộng rãi ở châu Á, nhất là ờ các nước ASEAN và qua thực tế đã có nhiều kinh nghiệm và kết quả thích hợp với các quốc gia còn thiếu vốn cần kêu gọi vốn nước ngoài. Đây cũng là lí thuyết giải thích sự cần thiết của phát triển kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm.
6. LÍ THUYẾT VỀ CHU TRÌNH SẢN XUẤT NĂNG LƯỢNG
Lí thuyết này của nhà khoa học người Nga N.N. Koloxopxki (năm 1947) và những lí thuyết về phân bố lực lượng sản xuất của các nhà khoa học Xô Viết (Liên Xô) trước đây. Lí thuyết chu trình sản xuất năng lượng dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên có tính chất “cầm trịch”, trước hết là nguồn năng lượng. N.N. Koloxopxki đưa ra 14 chu trinh sản xuất năng lượng, trong đó các chu trình điển hình như: Chu trình của các kim loại đen dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng quặng sát, mănggan, crôm, kẽm và các hợp kim; chu trình sản xuất các kim loại màu liên quan đến việc khai thác khối lượng đất đá lớn, chi phí cao để làm giàu quặng, tiêu thụ nhiều nước, năng lượng điện... Lí thuyết này cũng khẳng định về tính liên tục giữa các khâu trong quá trình sàn xuất khép kín để có giải pháp tổ chức sản xuất theo lãnh thổ.
7. LÍ THUYẾT ĐẦU T ư TẬP TRUNG
Đây có thể xem là một trong những quan điểm chù đạo của nhiều học giả về đầu tư phát triển. Nội dung thể hiện với những điểm chính dưới đây:
- Điểu kiện ràng buộc: Nguồn vốn đầu tư có hạn; lao động kỹ thuật, điều kiện kết cấu hạ tầng tập trung vào một số nơi. - Chù trưcmg cùa đầu tư tập trung: Tập trung đầu tư để đạt được hiệu quả nhanh, tạo gia tốc cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, giảm bớt số cư dân khó khăn, tạo ra sự ổn định cần thiết cho quá trình tăng trường. Chủ trương đầu tư tập trung gắn liền với chủ trương phát triển kinh tế động lực.
8. LÍ THUYẾT PHÁT TRIÊN PHI CÂN ĐỐI
Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xướng chủ trương tập trung phát triển vùng duyên hải của Trung Quốc nhàm tạo động lực để thúc đẩy và lôi kéo các vùng còn lại. Lí thuyết phát triển phi cân đối với thực tiễn Trung Quốc không chỉ với lựa chọn các ngành kinh tế mũi nhọn, mà còn lựa chọn những vùng lãnh thổ động lực để tập trung đầu tư phát triển chúng.
Ở Trung Quốc, kế hoạch 5 năm thứ sáu (1981-1985) phát ứiển tư tường về phân chia vùng thành hai nửa Đông - Tây; tiếp đó kế hoạch 5 năm thứ bảy (1986-1990) đã chính thức thừa nhận việc chia thành “ba vành đai kinh tế” bao gồm các vùng phía đông (duyên hải), trung tâm và miền Tây. Tăng trường xuất khẩu ở vùng miền Đông đã được tạo thuận lợi lớn lao bằng việc xác định các khu vực mở cửa. Việc mở cửa các khu vực này tạo ra một môi trường thuận tiện nhằm thúc đẩy ngoại thương phát triển bao gồm cả việc Nhà nước cấp vốn phát triển hạ tầng cơ sở và nhiều chính sách khuyến khích về luật pháp và tài chính nhàm thu hút các khoản đầu tư nước ngoài. Các khu vực ưu tiên phát triển đó là các đặc khu kinh tế (SEZs): Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn (1979) và Hải Nam (1988); 14 thành phố ven biển mờ cửa (OCCs - Open Coastal Cities) (1984); các khu thương mại tự do ờ các thành phố ven biển (1993); các khu kinh tế mở chẳng
64
hạn như vùng Châu Giang, cùng các quận và các thành phố mở cửa khác. Những khu vực mờ cửa này đã tạo ra cái gọi là “Tuyến duyên hải vàng” ờ vùng phía đông.
Hiện nay, chiến lược phát triển miền Tây và miền Trung của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI đã và đang khắc phục sự mất cân đối lãnh thổ và hình thành định hướng mới cho chiến lược phát triển vùng trên phạm vi cả nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Thu Hoa (2007). Kinh tế vùng ở Việt Nam: Từ Lí luận đến thực tiễn. NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
- Ngô Doãn Vịnh và nnk (2006). Hướng tới sự phát triển cùa đẩt nước: Một số vấn đề lí thuyết và ứng dụng. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Cường (2010). Hợp tác vùng Chu Giang mờ rộng ở Trung Quốc. NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
HƯỚNG DÂN THẢO LUẬN
- Các lí thuyết phát triển xét từ góc độ kinh tể lãnh thổ. - Liên hệ thực tiễn Việt Nam về nội dung liên quan đến các lí thuyết phát triển xét từ góc độ kinh tế lãnh thổ.
65
Chương 4
M AR K ETING VÀ LIÊN KÉT VỪNG
1. MARKETING VỪNG
1.1. Các vấn đề lí luận liên quan đến M arketing vùng 1.1.1. Quan niệm về Marketing vùng
Trong thời đại ngày nay, những thách thức trong cạnh tranh trên toàn cầu đòi hỏi các quốc gia, các vùng, các tinh, thành phố phải thay đổi cách nhìn về lợi thế phát ưiển. Lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất cơ bản không còn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nữa, bởi vì nó chỉ mang tính tương đối. Khi nền kinh tế thế giới có xu hướng toàn cầu hóa thì lợi thế trong việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên hay lao động sẽ ngày càng mờ nhạt, “tương lai phát triển các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lí, khí hậu, tài nguyên thiên
nhiên. Tương lai phát triển cùa địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất con người và tổ chức tại địa phương " (Phipip Kotler, 2002).
Trong phạm vi một quốc gia, các vùng lãnh thổ hay địa phương luôn đứng trước thách thức của sự phát triển là vừa đạt được mục tiêu tăng trường nhanh, vừa phải đảm bảo tính bền vững và cân bằng lãnh thổ. Để đẩy nhanh phát triển kinh tế, các vùng, các khu vực luôn hướng tới một cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, phát huy lợi thế của mình nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để khuếch trương, quảng bá hình ảnh địa phương, một vùng lãnh thổ đối với các nhà đầu tư nước ngoài? cần cung cấp những dịch vụ gì cho các nhà đầu tư nước ngoài để họ đầu tư vào vùng hay địa phương mình, nhất là khi cạnh tranh giữa các vùng lãnh thổ để thu hút vốn đầu tư ngày càng trờ nên gay gắt? Lí thuyết về Marketing vùng sẽ giải đáp các vấn đề nêu trên.
67
Marketing vùng hay Marketing địa phương (Marketing places), chúng tôi gọi chung là Marketing vùng, là một bộ phận các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của địa phương hay vùng. Đó là những hoạt động của vùng lãnh thổ để trình bày, giới thiệu, quảng bá hỉnh ảnh của một địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng (nhà đầu tư, kinh doanh, những người du lịch, những cư dân đến địa phương đó tìm những cơ hội đầu tư kinh doanh hay thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng của mình), từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Như vậy, Marketing vùng là một quá trình thực hiện bởi các vùng, địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Mục đích của Marketing vùng không chi nhằm đạt được các lợi ích về kinh tế mà còn nhầm đảm bảo các lợi ích xã hội.
Dựa trên nền tảng lí thuyết và phương pháp marketing, nhưng không phải cho sản phẩm mà cho một địa phương, Marketing vùng đòi hỏi sự tận tâm, trách nhiệm của mọi người sống trong địa phương đó, trước hết là bộ máy chính quyền, các doanh nghiệp, đoàn thể, hiệp hội và mọi công dân. Xây dựng chiến lược tiếp thị địa phương là tìm cách phát huy những đặc thù riêng của địa phương mình nhằm hấp dẫn những thị trường và khách hàng muốn hướng tới, vì thế nó phải dựa trên tiêu chí coi nhà đầu tư và khách hàng là trọng tâm. Cạnh tranh giữa các địa phương với nhau không chi là chất lượng sản phẩm và giá cả rẻ, mà còn cạnh tranh bằng cơ chế - chính sách, sự tận tụy, chuyên nghiệp của bộ máy chính quyền, thái độ ứng xừ văn mLih lịch sự của người dân, uy tín của doanh nhân và thương hiệu của doanh nghiệp.
Marketing vùng là một vấn đề còn rất mới tại Việt Nam, cả về học thuật và thực tiễn, ứ ng dụng marketing vào phát triển vùng lãnh thổ là cách tiếp cận hiệu quả nhất trong điều kiện kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Các địa phương, vùng lãnh thồ phải tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và ước muổn của khách hàng mục tiêu. Các sản phẩm và dịch vụ đó cần được bán trên cả vùng lãnh thổ địa phương, trong nước và quốc tế. Marketing vùng là các hoạt động thường xuýên và chúng liên tục phải được điều chinh
68
để đáp ứng những điều kiện môi trường kinh doanh luôn thay đổi với những thời cơ và thách thức mới. Trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay, với vô vàn những biến đổi và thách thức, nếu địa phương thực hiện một kế hoạch marketing mang tính chiến lược sẽ tận dụng được những kinh nghiệm mà các địa phương khác đã thực hiện nhàm phát triển địa phương mình một cách hiệu quả nhất. Một địa phương có kế hoạch chiến lược marketing toàn diện sẽ phát triển một cách linh hoạt hướng tới một tầm nhìn dài hạn với những quyết định sáng suốt, tránh tình trạng chưa thực hiện xong kế hoạch thì mọi sự đã trờ nên ìạc hậu.
Như vậy, Marketing vùng là hành động có chù đích của chính quyền và cộng đồng dân cư trên một lãnh thổ nhất định nhàm nhận biết nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tìm ra phương thức hiệu quả nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó một cách ưu thế hơn so với vùng lãnh thổ khác.
1.1.2. Marketing vùng với việc xây dựng hình ảnh địa phương
Thương hiệu, hình ảnh địa phương là những đặc trưng tự nhiên vốn có và đặc trưng kinh tế - xã hội được hình thành dựa trên những giá trị vật chất, phi vật chất đã và đang diễn ra mang sắc thái địa phương, không thể pha trộn với các địa phương, vùng lãnh thổ khác.
Trong môi trường toàn cầu, các địa phương cần phải cải thiện, nâng cấp hệ thống giáo dục, đào tạo, các nỗ lực xuất khẩu và tất cà những nguồn lực cơ bản của vùng để có thể vượt qua các trở ngại, những khó khăn của toàn cầu hóa. Tất nhiên sẽ cỏ những vùng thành công và phát triển ngày càng nhanh. Ngược lại, cũng sẽ có những vùng không thành công và phát triển chậm hơn. Không thể phủ nhận một thực tế, một số quốc gia có thể giàu cỏ hơn vì ma\ mắn, và họ cũng có được tiềm năng để phát triển nhanh hơn nhờ những nguồn lực sẵn có ấy mà chưa cần một chiến lược marketing toàn diện. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường thường xuyên biến đổi và quy luật đào thải không bỏ qua một người, một sự vật, một hiện tượng hay một địa phương nào. Thực tế cho thấy, các địa phương áp dụng những nguyên tắc cơ bản cùa marketing trong xây dựng chiến lược phát triển của
69
mình thì họ luôn có cơ hội thành công cao hon, cho dù nguồn lực tự nhiên vốn cỏ không quá nhiều.
Trong Marketing vùng, yếu tố “sản phẩm” luôn phải đáp ứng được nhu cầu mong muốn của khách hàng mục tiêu - những đối tượng L mà địa phương đó muốn hướng tới. Mục tiêu chung của địa phương, vùng chi có thể đạt được khi họ thực hiện được yêu cầu cơ bản này. Mỗi địa phuơng, vùng cần xác định và quảng bá những đặc tính cá biệt và có giá trị cạnh tranh của mình một cách hiệu quả; họ cần tìm ra cách thức khác biệt hóa và định vị ừên thị trường mục tiêu. Việc phân đoạn thị trường vẫn là một giai đoạn không thể thiếu khi thiết kế một chiến lược marketing cho các địa phương. Với mỗi phân đoạn thị trường mà địa phương muốn hướng tới, họ cần biết nhu cầu và ước muốn của khách hàng để từ đó cỏ thể phát triển các chiến lược marketing phù hợp.
Mục tiêu của Marketing vùng là ừả lời câu hỏi: Làm thế nào để một địa phương (tinh, thành phố, vùng, quốc gia, khu vực) thu hút, duy trì và phát huy được các nguồn lực quan trọng như nguồn nhân lực có tri thức, vồn đầu tư,... để đạt được các mục tiêu phát triển trong môi trường toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng trở nên cạnh tranh. Mặc dù Marketing vùng có nhiều điểm tương đồng so với tiếp thị một sản phẩm cụ thể, nhưng do vùng là một loại “sản phẩm đặc biệt” nên Marketing vùng có nhiều đặc trưng quan trọng. Một địa phương, vùng không chỉ là một không gian địa lí, một thị trường với một cộng đồng cư dân nhất định mà còn bao gồm các yếu tố “vô hình” như văn hóa, xã hội, lịch sử, dân tộc. Hom nữa, vì sự tồn tại và phát triển của một vùng, địa phương có liên quan mật thiết với các địa phương xung quanh nên địa phương dưới góc nhìn marketing không bị giới hạn bởi địa lí hành chính mà bao gồm cả những vùng ảnh hưởng xung quanh.
1.1.3. Đặc điểm cùa Marketing vùng
Sự khác biệt giữa Marketing vùng và marketing sản phẩm bình thường thể hiện ở các khía cạnh sau (Nguyễn Tiến Dũng, 2009): (i) Địa phương được xem như một sản phẩm để tiếp thị nhưng không phải là một sản phẩm cụ thể; (ii) Tiếp thị địa phưcmg là giới thiệu tiềm năng tổng hợp, cơ hội làm ăn, khả năng cung ứng các loại sản phẩm 70
vật chất, tinh thần,... cho khách hàng; (iii) Những khách hàng khác nhau có những nhận dạng khác nhau về một địa phương; (vi) Sự tiếp nhận khách hàng hay ngành nghề nào đó có thể làm thay đổi vị thế của địa phương theo hướng khác nhau (ưu hay nhược điểm). Do đỏ, cần phải có một quy hoạch phát triển tổng hợp dài hạn cho địa phương.
Nhìn chung, Marketing vùng là một lí thuyết, một cách tư duy, một quy trình, một phương pháp nhằm xác định và thỏa mãn những mong đợi hiện tại hay tiềm năng của tổng thể các tác nhân hoạt động hoặc có thể hoạt động trên một vùng lãnh thổ. Thực tế, tuy là một lĩnh vực đặc thù của marketing nhưng Marketing vùng cỏ nét riêng biệt so với marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp. Sự khác biệt thể hiện như sau:
- Trong khi những tiêu chuẩn đánh giá của marketing doanh nghiệp được định lượng bằng đơn vị tiền tệ (thị phần hoặc doanh thu) thì tính hiệu quả của Marketing vùng lại được đo lường bằng các tiêu chí khác: mức độ thỏa mãn cùa cư dân, khả năng thu hút của thành
phố hoặc cùa vùng, sự hấp dẫn của lãnh thổ đối với các doanh nghiệp, khà năng tạo công ăn việc làm,...
- Marketing vùng mang tính cộng đồng trong khi marketing doanh nghiệp lại mang tính tư nhân. Sự đổi lập của hai tính chất này trong một nền kinh tế hỗn hợp không phải là không nảy sinh những vấn đề cần phải giải quyết.
Marketing vùng lãnh thổ liên quan đến 3 nhóm chính thể hiện qua hình 5.1. Thứ nhất là khách hàng của một vùng lãnh thồ, địa phương. Cũng như marketing thương hiệu sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ, nhà tiếp thị địa phương cần phải xác định thị trường hay khách hàng mục tiêu của mình. Khách hàng mục tiêu của một vùng hay địa phương có thể bao gồm các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh, các nhà xuất khẩu, khách du lịch. Thủ hai là các yếu tố đặc trưng địa phương để tiếp thị cho khách hàng. Các yếu tố tiếp thị này cỏ thể là cơ sở hạ tầng, con người, hình tượng địa phương, chất lượng sống và các đặc trung hấp dẫn của địa phương. Cuối cùng là các nhà
71
hoạch định chiến lược và chính sách Marketing vùng, địa phương. Nhóm này gồm: Chính quyền địa phương, cộng đồng kinh doanh và công dân tại địa phương đỏ.
Hình 4.1. Các cấp cùa Marketing vùng, địa phương
(Nguồn: Dần theo Kotler & ctg - 2002)
Phương thức Marketing vùng bằng hai con đường: (i) Quảng bá hình ảnh bằng các phương tiện thông tin, truyền thông, giao tiếp truyền khẩu của con người, bằng sản phẩm hàng hóa của địa phương đó; (ii) Tổ chức các hoạt động tại địa phương để lôi kéo khách hàng đến địa phương bàng sự kiện lịch sử, con người, sự kiện thời sự đang hay sẽ diễn ra. Các địa phương có những cách thức khác nhau để marketỉng thương hiệu của mình. Thông thường, chiến lược marketing thương hiệu là:
- Marketing hình ảnh vùng, địa phương (Image). Marketing hình ảnh vùng, địa phương được thực hiện thông qua việc tạo nên một hình
ảnh tốt, một hình tượng hấp dẫn, có ấn tượng cho các khách hàng mục tiêu của địa phương. Các lập luận thông qua các luận cứ độc đáo cho thương hiệu địa phương mình để hấp dẫn khách hàng mục tiêu. Các vùng, địa phương có thể thiết kế các khẩu hiệu (slogan). Ví dụ: Việt Nam - v ẻ đẹp tiềm ẩn, Tây Bắc - Khám phá vùng đất nguyên sơ.
- Marketing đặc trưng nổi bật (Attraction) cùa địa phương thường được thông qua việc đầu tư vào các điểm nổi bật của địa phương. Các điểm nhấn nổi bật này có thể do thiên nhiên ưu đãi, lịch sử để lại hay do địa phương xây dựng lên.
- Marketing cơ sở hạ tầng địa phương, vùng gồm các hệ thổng giao thông thuận lợi và hiện đại như: Sân bay, bến cảng, giao thông cộng cộng, dịch vụ viễn thông, các khu công viên giải trí,...
- Marketing con người địa phương thông qua sự hiếu khách, văn hóa truyền thống, trình độ chuyên môn nghề nghiệp của lực lượng lao động. Cũng cỏ thể việc sử dụng nhân vật nổi tiếng để quảng bá địa phương.
1.2. Đối tượng của Marketing vùng
Theo tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2009), nguyên lý của Marketing vùng là sử dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài của địa phương để tạo động lực cho phát triển địa phương, qua đó đem lại nhiều lợi ích cho địa phương cùa mình. Những lợi ích đó cỏ được từ chính những khách hàng mà Marketing vùng hirớng tới.
Marketing vùng chia thị trường thành 3 nhóm: Nhóm những người/ những doanh nghiệp cần tìm cách thu hút; nhóm những người mà địa phương có thể chấp nhận họ nhưng cũng không cần định hướng thu hút và nhóm những tổ chức và cá nhân mà địa phương không cần, nên tránh, không khuyến khích họ tới địa phương mình (Ví dụ: Những người như tội phạm, buôn lậu, ma túy, mại dâm, con bạc, con nghiện, các doanh nghiệp trên bờ vực phá sản). Tuy nhiên, sự phân chia đó cũng chi mang tính tương đối. Ví dụ, trung tâm giải trí như: Las Vegas, Ma Cao lại tìm cách thu hút các “con bạc”.
Khi một địa phương muốn tìm cách thu hút các khách hàng của mình như khách du lịch chẳng hạn, địa phương đó phải cẩn thận phân
73
chia thị trường và nhận dạng nhóm khách hàng này thật cẩn thận để có thể đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ, Phần Lan luôn muốn thu hút du khách tới tham quan vào mùa đông nhưng không khuyến khích du khách tới đây vào mùa hè. Mùa hè là mùa nghỉ ngơi của người dân ờ đây, chính vì vậy, các địa điểm nghi hè luôn chật cứng người. Nếu thu hút thêm quá nhiều du khách, chính quyền địa phương ờ đây e ngại khả năng kiểm soát tình hình.
Một địa phương có thể cố gắng nỗ lực của mình để hấp dẫn 4 nhóm khác hàng mục tiêu sau: (i) Du khách tham quan; (ii) Công dân và người làm; (iii) Các doanh nghiệp và ngành kinh doanh; (iv) Thị trường xuất khẩu. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các nhóm khách hàng mục tiêu của Marketing vùng.
1.2.1. Du khách tham quan
Để có thể xây dựng được chiến lược phát triển du lịch, trước tiên, phải xác định được đối tượng du khách mà địa phương tiếp cận. Thị trường du khách bao gồm 2 nhóm lớn: Những du khách thuần túy và những du khách thuơng mại. Những du khách thương mại đến địa phương vói mục tiêu tham dự một cuộc hội thào, một hội nghị, để kiểm tra một đối tác, để mua hay bán thứ gì đó. Những du khách thuần túy là những khách du lịch tới để tham quan, thưởng ngoại cành quan; thăm bạn bè hay người thân tại địa phương.
Tất cà các du khách tới một địa phương nào đó thường phải chi tiêu cho việc ăn, ờ, nghi ngơi, đi lại, mua các sàn vật địa phương và các dịch vụ khác. Những chi tiêu này có tác động nhiều tới mặt thu nhập bình quân của nguỉri dân địa phuơng, tới công ăn việc làm, tới thuế doanh thu và lợi tức ở các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn, bởi nó ảnh hường tới doanh thu và lợi nhuận của họ. Có thể thấy rằng, các du khách thường chi tiêu nhiều hơn người dân địa phương cho cùng một sản phẩm, một dịch vụ. Hấp dẫn được càng nhiều du khách, chi phí cho từng du khách sẽ càng giảm, lợi ích nhận được từ một du khách càng tăng lên. Do đó, các địa phương cần tim cách thu hút được những du khách chi tiêu càng nhiều càng tốt, ở càng lầu càng hay.
Hầu hết các địa phương tìm cách thu hút các du khách bằng cách thiết lập các cơ sở, các phòng và bộ phận chuyên trách về du 74
lịch, ở nhiều địa phương thành lập trung tâm xúc tiến du lịch. Ngoài công tác quản lí chuyên môn, bộ phận chuyên trách này phải so sánh và lựa chọn việc hấp dẫn thị trường nào cho từng loại hinh du lịch: Thị trường thu nhập thấp với các chương trình du lịch đại trà hay thị trường du lịch cao cấp với các chương trình du lịch đặc biệt. Việc xem xét cơ cấu chi tiêu cho xúc tiến khuếch trương để hấp dẫn du khách nội địa hay du khách bên ngoài địa phương, từ các địa phương khác trên toàn quốc hay các dụ khách quốc tế cũng là cần thiết. Một thành phố với số lượng khách sạn ít hoặc không thể hấp dẫn du khách, thì không thể thu hút được những du khách cho thu nhập cao, tất nhiên là khó có thể đứng ra tổ chức các cuộc hội nghị để thu hút những du khách thương mại.
Bên cạnh những hiệu quả tích cực mà du khách và ngành du lịch mang lại về kinh tế - một ngành công nghiệp không khói - cũng có những vấn đề về mặt xã hội cần cân nhắc. Đó là sự ô nhiễm môi trường, cảnh quan bị tàn phá; sự xuất hiện của một sổ đối tượng khách hàng “không mong đợi”; du lịch tạo ra những nghề khó kiểm soát như mại dâm, cờ bạc,... Những phân tích về nhược điểm của việc phát triển du lịch ở trên cho phép một địa phương muốn phát triển du lịch cần cân nhắc kỹ càng hom, để có thể đưa ra những quy định, xác định mục tiêu và chiến lược hướng tới các du khách chứ không đơn thuần là khuếch trương một cách tùy tiện.
1.2.2. Công dân và người lao động
Một nhóm khách hàng quan trọng của Marketing vùng là công dân và ngưồi lao động. Rất nhiều vùng, địa phương có kinh tế phát triển, nhưng lại thiếu nguồn nhân lực. Để tiếp tục tăng trưởng, địa phương phải có giải pháp phát triển dân số bằng cách thu hút thêm công dân từ các nơi khác đến, khuyến khích người dân sinh đẻ,... Họ phải tìm cách hấp dẫn thêm những công dân ở trình độ thấp giúp họ làm những công việc hiện chưa có người làm. Đây là việc làm của rất nhiều quốc gia trên thế giới có nền kinh tế phát triển, ví dụ: Canađa, Pháp hay Đức. Một số quốc gia Châu Á như Xingapo, Hàn Quốc cũng rơi vào tình trạng này. Công dân những người đi làm nghề may, người 75
giúp việc... của Việt Nam chính là thị trường mục tiêu của họ. Các thành phố như: Viên (Áo), Giơnevơ (Thụy Sỹ) đã phải rất vất vả để trẻ hóa công dân của mình bàng cách thu hút và giữ chân những công dân ưẻ trong cộng đồng dân số của họ.
Ngưực lại, một số địa phương lại tìm cách vượt qua tình trạng có quá nhiều người dân di cư tới sống ở địa phương họ. Họ không có đủ kết cấu hạ tầng và nhà ở cho tất cả những người mới nhập cư. Họ đã phải tìm cách khổng chế sự gia tãr.g dân cư do nhập cư bàng các điều luật chặt chẽ, rõ ràng theo hướng “phi marketing” như thủ đô Hà Nội là một ví dụ. Khỉ một địa phương muốn thu hút thêm những nhóm công dân và người làm việc cụ thể, họ phát triển những điều kiện và các chương trình truyền thông phù hợp. Với các gia đình trẻ, có thể tập trung vào điều kiện thuận lợi về nhà ở, trường học, xã hội an toàn,... Với các đối tượng lớn tuổi, việc tập trung vào phát triển vàn hóa và các cơ sở cho việc dưỡng sinh, tiêu khiển lại hiệu quả hơn.
1.2.3. Các doanh nghiệp và ngành nglíề kinh doanh
Thu hút các doanh nghiệp, doanh nhân, các ngành và đầu tư vào phát triển kinh tế là nhóm mục tiêu thứ ba của Marketing vùng. Các địa phương thường tìm cách thu hút các doanh nghiệp và các ngành mới nhàm cung cấp thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương, gia tăng GDP và nguồn của cải cho địa phương.
Các địa phương cần phải biết các doanh nghiệp và các nhà đầu tư ra quyết định lựa chọn địa điểm như thế nào. Một nguyên tắc là các doanh nghiệp thường chú ý đến các địa phương mà họ dựa trên các yếu tố như môi trường kinh tế, môi trường chính trị pháp luật, trình độ nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận các phương tiện vận chuyển như hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sát, chất lượng hệ thổng giáo dục và các ngành đào tạo khác và chất lượng cuộc sổng. Các doanh nghiệp khi đầu tư kinh doanh vào một địa phương nào đó, họ sẽ xem xét các yếu tố chủ quan địa phương trong việc thu hút họ vào đầu tư kinh doanh như chính sách miễn giảm thuế, giá thuế đất đai, hỗ trợ hạ tầng cơ sở, điện đường, cung cấp các doanh nghiệp tái
76
đào tạo nhân viên khi có yêu cầu,... Họ có thể xem đây như sự hợp tác của các địa phương. Tuy nhiên, các địa phương cũng cần có sự tính toán cẩn trọng khi ký kết hợp đồng thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Trường hợp một số địa phương của Việt Nam, chính quyền địa phương đã vấp phải rất nhiều khỏ khăn khi doanh nghiệp tìm cách trốn lậu thuế, ép sức lao động của công nhân. Với các văn bản ký kết, chính quyền không thể kiện doanh nghiệp ra tòa bời họ được bảo vệ bời chính văn bản mà chính quyền đã ký khi kêu gọi đầu tư.
Việc kêu gọi các doanh nghiệp, các ngành đầu tư vào địa phương cần được chuẩn bị một cách công phu với một cái nhìn tương đối toàn diện về tất cả các khía cạnh khác nhau của một dự án, tránh tình trạng mỗi địa phương tỉm cách lập ra những dự án của riêng mình, chồng chéo, không phù hợp với quy hoạch vùng lãnh thổ đã được Thủ tướng phê duyệt.
1.2.4. Thị trường xuất khẩu
Một nhóm đối tượng không kém phần quan trọng khác của Marketing vùng là thị trường xuất khẩu (hiểu ở đây là cả thị trường trong và ngoài nước). Các địa phương, vùng luôn quan tâm đến khả năng xuất khẩu của các sản phẩm có xuất xứ từ địa phương ra các thị trường khác. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách ở các địa phương cần phải tỉm ra giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của địa phương mình.
Mọi vùng, địa phương đều phải khuyến khích các doanh nghiệp của mình mở rộng thị trường ngoài thị trường nội địa, tiến vào thị trường quốc tế để khai thác lợi nhuận từ thị trường nước ngoài đầy tiềm năng. Ví dụ: Vùng Đồng bàng sông Cửu Long cần chú trọng thị trường xuất khẩu lúa gạo, thủy sản và trái cây; vùng Tây Nguyên chú ý tới thì trường xuất khẩu cà phê, cao su, chè,...
Một số địa phương đã tạo ra và có đuợc những thương hiệu mạnh, những hình ảnh tốt đẹp cho sản phẩm của mình. Những thương hiệu mạnh này cho phép sản phẩm bán được với giá cao, tạo được lòng tin của khách hàng. Nếu địa phương gắn thương hiệu đó cho các
77
dòng sản phẩm khác, thương hiệu có thể làm cho cảm nhận của khách hàng về sản phẩm mới ở trạng thái tích cực và khả năng thành công của nó chắc chắn hơn. Tại Việt Nam, chúng ta có những “thương hiệu” như vải thiều Thanh Hà, nhãn Hưng Yên, cam Bố Hạ, bưởi Năm Roi, chè Thái Nguyên, nước mắm Phú Quốc hay kẹo dừa Bển Tre, luôn gắn với xuất xứ địa phuơng của nó và được khách hàng đánh giá cao. Ngược lại, một số địa phương đã có tiếng xấu trong nhận thức của khách hàng thì sàn phẩm được tạo ra tại địa phương đó cũng bị khách hàng tẩy chay.
Chính phủ và Nhà nước ta đã và đang cỏ chương trình xay dựng thương hiệu quốc gia nhằm thay đổi nhận thức của thị trường thế giới về các sản phẩm Việt Nam, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhìn chung, các địa phương cần phải chủ động “đánh bóng” hình ảnh của mình để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể xuất khẩu - bán sản phẩm mà họ tạo ra trên nhiều thị trường khác nhau. Khi đó, việc hấp dẫn các nhà đầu tư cũng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tóm lại, hoạt động Marketing vùng có thể hướng tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ địa lí học, chúng tôi tập trung trình bày các hoạt động marketing hướng tới khách hàng là các doanh nhân, các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh - những người sẽ đem đến cho địa phương một ngoại lực - luồng vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy, trung tâm thương mại, để phát triển kinh tế địa phương và tạo việc làm cho cư dân địa phương.
1.3. Chủ thể Marketing vùng
Nhìn chung, các hoạt động nhằm phát triển địa phương đồng bộ và bền vững trước tiên thuộc về chính quyền địa phương, thuộc về tất cả mọi công dân sổng và làm việc tại địa phương đó. Chính quyền địa phương phải là người đứng đầu, chịu trách nhiệm quy hoạch và phát triển địa phương. Lãnh thổ - với các cấp độ khác nhau như địa phương, khu vực tư nhân, khu vực quốc gia hay quốc tế sẽ có chủ thể khác nhau. Trong phạm vi của vấn đề tìm hiểu, nội dung đề cập chi xem xét các hoạt động marketing trên phạm vi một địa phưcng nhỏ
78
(lãnh thổ dưới cấp quốc gia), bao gồm các hoạt động của các tồ chức công và hoạt động cùa khu vực kinh tế tư nhân tại vùng đó (Nguyễn Tiến Dũng, 2009).
1.3.1. Nhà quản lý và các tổ chức công
Một trong những nhu cầu căn bản của con người là nhu cầu an toàn. Cho dù đi du lịch, đi tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nguời ta cũng sẽ có xu hướng muốn tìm kiếm ờ địa phương nào cỏ độ an toàn cao hơn. Điều này lại đặc biệt đúng khi các doanh nhân tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, địa điểm để đầu tư. Chính vì vậy, các địa phương muốn thu hút được khách hàng của mình, họ phải tạo ra được một môi trường kinh doanh lành mạnh và an toàn. Công việc này không thể được thực hiện bời ai khác ngoài các tổ chức chính quyền và các tổ chức công cộng cùa địa phương - các nhà chức trách có trách nhiệm quản lí và điều hành một địa phương nào đó. Với hệ thống các cơ quan quản lí công hiệu quả, một nhà lãnh đạo địa phương có tầm nhìn, các địa phương thường nhanh chóng cải thiện được điều kiện môi trường cùa mình, được du khách tìm đến, thu hút được các nhà đầu tư. Ngoài ra, thái độ phục vụ của các cơ quan chính quyền cũng gây ảnh hưởng lớn tới khả năng thu hút khách hàng của một địa phương nào đỏ.
Việc giáo dục nhận thức của người dân địa phưong cũng cần thiết để mọi người dân cùng tham gia vào chương trình hành động của địa phương. Đây cũng là một ứng dụng cụ thể các nguyên lí cơ bản của marketing trong Marketing vùng, đó là nguyên tắc phối họp. Chi cần một khâu, một bộ phận trong quá trình cung ứng giá trị dành cho khách hàng không thực hiện đúng nguyên tắc này thì chắc chắn, những giá trị chúng tr. định cung cấp cho khách hàng sẽ khó lòng đạt được.
1.3.2. Các thành phần kinh tể tu nhăn
Các thành phần kỉnh tế tư nhân góp phần quan trọpg cho nền kinh tế địa phương phát triển. Hiện tại, ở Việt Nam, khu vực tư nhân đã tạo ra rất nhiều việc làm và những cơ hội mới; góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nhiều ngành công nghiệp chế tạo và ngành nghề mới. Nếu không có hoạt động của các tổ chức kỉnh tế tư nhân,
79