🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình phân tích và quản lý dự án đầu tư
Ebooks
Nhóm Zalo
;.TS. THÁI BÁ CẨN
GIÁO TRÌNH
ÌUYÉN LIỆU
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
PGS.TS. THÁI BÁ CAN
GIÁO TRÌNH
PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ Dự ÁN ĐẦU Tư
(T á i b ả n lầ n th ứ h a i)
NHÀ XUẤT BÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
LỜI NÓI DẦU
Đầu tư xây dựng là một ngành sản xuất vật chất quan trọng - sản xuất và tái sàn xuất tài sản cố định cho các ngành kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư. Hoạt động đẩu tư rất rộng và đa dạng, chịu nhiều tác động bởi những đặc điểm sản xuất của ngành, đặc điểm của sản phẩm xây dựng, liên quan đến nhiều ngành và điều kiện tự nhiên. Vì vậy, hoạt động đầu tư rất phức tạp, dễ gây ra thất thoát, lãng phí, dẫn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả đầu tư thấp. Do đó, phải nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng.
Để nâng cao chất lượng quản lý đầu tư và xảy dựng, trước hết và quan trọng nhất là quản lý tốt dự án đầu tư kể từ khi có ý định đầu tư, xác định chủ trương đẩu tư, lập dự án đầu tư, quá trình thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác và sử dụng.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập, các nhà đấu tư trong nước và nước ngoài đang ồ ạt triển khai xây dựng hàng loạt dự án đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau trên khắp mọi miền đất nước. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường và nâng cao chất lượng cống lác phân tích và quản lý dự án đầu tư của mọi cấp, mọi ngành, mọi đối tượng cán bộ là yêu cầu cấp thiết và bức xúc. Giáo trình Phân ti ch và quản lý dự án đấu tư được bièn soạn theo hướng vừa trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận phân tích và quản lý dự án đầu tư phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, vừa sát với yêu cầu của thực tiễn ỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Sách được dùng làm tài liệu dạy và học trong các trường Đại học - Cao đẳng, đào tạo chuyên ngành về quản lý đầu tư và xây dựng, tài chính - ngân hàng với mục tiêu giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận với thực tế để tham gia quản lý đầu tư và xây dựng nòi chung, quản lý dự án đầu tư nói riêng.
3
Ngoài ra, giáo trình này còn là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các cán bộ quản lý về đầu tư và xây dựng ở những vị trí công tác khác nhau, từ quản lý vĩ mô đến vi mô như cán bộ quản lý đầu tư ở cấp chủ quản đầu tư, chủ đầu tư, các ban quản lý dự án; các nhà thầu xây dựng, nhà thầu tư vấn về kinh tế và tài chính; cán bộ tài chính, cán bộ ngân hàng, các tổ chức tài chính có liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý dự án đầu tư và cho vay đầu tứ.
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong bạn đọc góp ý để cuốn sách hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Mọi góp ý xin gửi về Cõng ty CP Sách Đại học - Dạy nghề, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.
TÁC GIẢ
4
ChươngNHỮNG NỘI DUNG cơ BẢN vế QUẢN IV Dấu TƯ vn Dự ÁN ĐÂU TƯ
1.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN PHẨM XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT XÂY DựNG
Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sỏ vật chất, kỹ thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nưốc, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tê đất nưóc. Đặc trưng của xây dựng cơ bản, đó là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, có những đặc điểm riêng, khác với những ngành sản xuất vật chất khác. Xuất phát từ những đặc thù riêng của ngành xây dựng, sản phẩm xây dựng cũng có đặc điểm riêng, khác với sản phẩm hàng hoá của các ngành sản xuất vật chất khác. Những đặc điểm riêng của ngành và đặc điểm sản phẩm xây dựng chi phôi làm cho công tác tổ chức quản lý, điều hành hoạt động trong quá trình thực hiện đầu tư dễ gây ra lãng phí, thất thoát và kẽ hở để tham nhũng. Vì vậy, việc xây dựng cơ chế, chính sách, các giải pháp quản lý đầu tư và xây dựng cần phải chú ý tới đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng và đặc điểm của sản phẩm xây dựng. Việc nghiên cứu những đặc điểm này nhằm làm rõ ảnh hưỏng của chúng đối vối các sơ hở trong công tác quản lý tạo nên lãng phí, thất thoát và tham nhũng để tìm biện pháp hạn chế, ngăn chặn. Đó là yêu cầu khách quan, có tính lý luận và thực tiễn đô'i vối những người làm công tác quản lý kinh tế - tài chính cả vĩ mô và vi mô.
1.1.1. Đặc điểm sản phẩm xây dựng
1.1.1.1. Sản p h ẩ m xăy dự ng có tín h ch ất c ố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản ph ẩm , ph ụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, đ ịa chất, th u ỳ văn, k h í hậu
Đặc điểm cho thấy:
- Nơi tiêu thụ sản phẩm cố định.
- Nơi sản xuất di động, lực lượng sản xuất thi công (lao động, thiết bị thi công, phục vụ thi công, vật tư kỹ th u ật...) luôn luôn di động.
5
Chất lượng và giá cả (chi phí xây dựng) sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên. Do vậy, để giảm thiểu lãng phí, thất thoát do nguyên nhân khách quan bởi các tác động trên, đòi hỏi trước khi khỏi công xây dựng công trình phải làm thật tốt công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng. Công tác điều tra khảo sát, thăm dò các điều kiện tự nhiên không chính xác sẽ dẫn đến lãng phí nghiêm trọng vì thiết kê công trình, dự án không đảm bảo đúng các yêu cầu vê quy phạm kỹ thuật, về k ết cấu dẫn đến không phù hợp VỚI các điều kiện và đặc điểm tự nhiên, chất lượng công trình kém, hiệu quả thấp.
Đặc điểm này đòi hỏi cần có giải pháp tài chính để kiểm tra việc sử dụng và quản lý vốn đầu tư ngay từ khâu đầu tiên là xác dịnh chủ trương đầu tư, lựa chọn địa điểm, điều tra khảo sát, thăm dò, để dự án đầu tư đảm bảo tính khả thi cao.
1.1.1.2. S ản phàm, xảy dư ng có quy m ô lớn, kết câu ph ứ c tap Sản phẩm xây dựng với tư cách là công trình xây dựng khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng, đưa ra trao đổi mua bán trên thị trường là tài sản cô định, không bé nhỏ như các loại sản phẩm trong sản xuất công nghiệp. Sản phẩm xây dựng có thể tích lớn, có loại cao như tháp truyền hình, tháp nước; có loại ngầm dưới đất như đường hầm tàu diện ngầm, đường ông nước thải, ổng dẫn khí, bể chứa; có loại nổi trên mặt đất như nhà ở, nhà xưởng. Ngay trong bản thân một sản phẩm cũng có đầy đủ ba phần: phần ngầm, phần nổi, phần cao. Kết cấu của sản phẩm phức tạp, một công trình (sản phẩm) có thể gồm nhiều hạng mục công trình; một hạng mục có thể bao gồm nhiều đdn vị công trình; một công trình bao gồm nhiều kết cấu công trình. Các bộ phận công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Từ đặc điểm này đòi hỏi: Khối lượng vốn đầu tư lớn, vật tư lao động, máy thi công nhiều... Do vậy, trong quản lý kinh tế, hoạt động đầu tư và xây dựng đòi hỏi phải làm tốt kê hoạch hoá vô'n đầu tư, lập định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý theo định mức, quản lý chi phí xây dựng.
Vổi đặc điểm quy mô (thể tích) lớn và phức tạp của sản phẩm xây dựng dẫn đến chu kỳ sản xuất dài. Do đó von đầu tư bỏ vào đế xây dựng dễ bị ứ đọng, gây lãng phí hoặc ngược lại, nếu thiếu vốn sẽ làm công tác thi công bị gián doạn, kéo dài thòi gian xây dựng. Từ đặc điểm này, yêu cầu trong công tác quản lý kinh tế, quản lý tài chính phải có kế hoạch, tiến độ thi công, có biện pháp kỹ thuật thi công tôt để rút
6
ngắn thời gian xây dựng, tiết kiệm vật tư, lao động, tiết kiệm chi phí quản ]ý để hạ giá thành xây dựng. Trên góc độ tài chính đòi hỏi phải có giải pháp quản lý chi phí và quản lý trong công tác thanh toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư với các nhà thầu, giữa chủ đầu tư với cơ quan cấp phát, cho vay vôn đầu tư xây dựng.
1.1.1.3. Sản .phẩm xảy dư ng có thời gian sủ du ng lâu dài, ch ất lư ơng của sả n p h ẩ m có ý nghĩa quyết đỉnh đến hiệu quả hoat d ộn g của các n gành kh ác
Sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác là vật phẩm tiêu dùng (dùng cho sản xuất hay dùng cho đời sống sinh hoạt của con người, xã hội) có thời gian sử dụng rất ngắn như nguyên vật liệu dùng vào sản xuất để sau đó nó biến đổi thành bán thành phẩm và th àn h phẩm, s ả n phẩm xây dựng với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn th àn h mang tính chất là tài sản cô’ định nên nó có thòi gian sử dụng lâu dài và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất trong quá trình sử dụng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho tối khi th an h lý. Từ đặc điểm này đòi hỏi chất lượng công trình phải rất tốt, muốn vậy phải chú trọng nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế, thực hiện tốt quy chế đấu thầu, thi công, thanh toán vốn đầu tư, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và chế độ bảo hành công trình nhằm nâng cao chất lượng công trình.
Do đặc điểm thời gian sử dụng dài, tuổi thọ cao, nên sai lầm trong xây dựng sẽ gây tổn thất lón cả về giá trị (chi phí xây dựng dự án) và chất lượng dự án, công trình, từ đó gây hậu quả trưốc mắt và lâu dài. Vì vậy, trong quá trình thực hiện phải giám sát chặt chẽ mọi chi phí phát sinh ở từng giai đoạn xây dựng và giám sát chất lượng công trình. Đó là công việc thường xuyên, hằng ngày, theo từng giai đoạn, thông qua công tác thanh toán để kiểm tra giám sát chất lượng công trình, đảm bảo cho việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
1.1.1.4. v ề ph ư ơ n g tiện sử dụng, sản ph ẩm xây dự ng có liên quan đến n hiêu n gàn h , vùng, đ ịa phư ơng như các đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, đựờng sắt, các cảng biển, cảng hàng không... Từ đó, đòi hỏi phải chú ý cân nhắc kỹ về chủ trương đầu tư nhằm hạn chế và tránh thất thoát, lãng phí khi triển khai đầu tư xây dựng dự án.
7
1.1.1.5. Sản p h ắ m xảy dư n g m an g tín h tổng hơp v ề kỹ th u ả t, kinh tể, xã hội, văn hoá nghệ th u ậ t và quốc p h ò n g Đặc điểm này đòi hỏi người làm công tác quản lý phải có cách nhìn toàn diện, nếu không có thể dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn, mất cân đối trong quan hệ phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác từ quá trình chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng cũng như quá trình thi công. Để khắc phục thất thoát, lãng phí có thể xảy ra chẳng những phải thận trọng về chủ trương, mà đòi hỏi phải có trình độ tổ chức, phối hợp các khâu từ công tác thẩm định dự án, thẩm định đấu thầu xây dựng, đấu thầu mua sắm thiết bị, kiểm tra chất lượng từng loại khối lượng theo kết cấu công trình trong quá trình thi công... đến khi nghiệm thu khối lượng thực hiện từng phần, tổng nghiệm thu và quyết toán dự án hoàn thành, được nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng.
1.1.1.6. Sản p h ẩ m xây dự ng có tín h ch ấ t đơn chiếc, riên g lẻ Mỗi sản phẩm đều có thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế. Mỗi công trình có yêu cầu riêng về công nghệ, về quy phạm, về tiện nghi, về mỹ quan, về an toàn. Do đó khôi lượng, chất lượng và chi phí xây dựng của mỗi công trình đều khác nhau, mặc dù về hình thức có thể giống nhau khi xây dựng trên những địa điểm khác nhau. Từ đặc điểm này cho thấy, sản phẩm xây dựng có thố giông nhau về hình thức, song về kết cấu, quy phạm thì không giông nhau hoàn toàn nếu xây dựng ở những địa điểm khác nhau. Vì vậy, mặc dù có thể sản xuất theo mẫu thiết kế thông nhất nhưng chi phí xây dựng cho mỗi công trình không thông nhất. Mỗi công trình, dự án đầu tư đều bị chi phôi bởi các điều kiện, đặc điểm tự nhiên, yêu cầu khác nhau nên chi phí xây dựng cũng khác nhau. Do đó, từ đặc điểm này, yêu cầu công tác quản lý tài chính phải có dự toán cụ thể cho từng công trình, từng hạng mục công trình và dự toán chi tiết theo thiết kế tổ chức thi công, dự án gắn vối việc chấp hành nghiêm chỉnh quy trình quy phạm kỹ thuật.
1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của sản xuâ't xây dựng
1.1.2.1. Đ ia điểm sản x u ấ t không c ố định
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là đơn chiếc, quy mô lân, thòi gian sử dụng dài... dẫn đến đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng khác vói các ngành xây dựng khác: nơi sản xuất được tiến hành trên
8
mỗi địa điểm cô' định như sản xuất công nghiệp gắn với nhà máy, sản xuất nông nghiệp gắn liền với đồng ruộng... nhưng đối vái ngành xây dựng, mỗi công trình được tiến hành ở một địa điểm khác nhau. Sau khi hoàn thành công trình, con người và công cụ lao động đều phải di chuyển đến địa điểm xây dựng mới. Các phương án vê' xây dựng, về kỹ thuật và tô chức sản xuất cũng luôn phải thay đổi theo từng địa điểm. Như vậy, sản phẩm và nơi tiêu thụ sản phẩm là cố định, nơi sản xuất, địa điếm sản xuất thì luôn di động. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng hay bị gián đoạn (có thời gian chết), vì công nhân và máy thi công phải di chuyển địa điểm làm cho việc tổ chức sản xuất không ổn định, khó cải thiện cho người lao động. Từ đó, làm nảy sinh ra nhiều chi phí khác cho khâu di chuyển lực lượng thi công và chi phí dể xây dựng các công trình tạm phục vụ thi công. Đặc điểm này đòi hỏi trong công tác quản lý kinh, tế, quản lý tài chính xây dựng phải chủ động lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, phấn đấu giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển, sử dụng tối đa lực lượng xây dựng tại nơi công trình xây dựng, đặc biệt là lực lượng người lao động phổ thông, cần chú ý dến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá dự thầu.
1.1.2.2. Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) dài Sản phẩm của xây dựng là các công trình xây dựng hoàn chỉnh mang tính chất là tài sản cô’ định nên thòi gian sản xuất ra chúng thường dài, thòi gian này phải tính theo đơn vị tháng, năm, không thể tính theo phút, giờ như trong sản xuất công nghiệp. Thời gian xây dựng dài do bị chi phôi bởi quy mô và mức độ phức tạp về kỹ thuật xây dựng công trình, dự án. Ngoài ra, thời gian xây dựng công trình trong một sô' ngành sản xuất khác còn phụ thuộc vào đối tượng sinh học của đối tượng dự án như xây dựng các khu rừng phòng hộ, các vườn cây công nghiệp ỉâu năm, vùng nguyên liệu giấy... Từ đặc điểm này làm cho công tác thanh toán vốn đầu tư gặp khó khăn. Nếu chò xây dựng xong công trình mối thanh toán sẽ làm cho các doanh nghiệp xây dựng không có vô’n hoạt động. Do vậy, đòi hỏi các cd quan Nhà nưâc phải nghiên cứu để đưa ra các phương thức thanh toán thích hợp, nếu không sẽ làm cho các tô chức xây dựng dỗ gặp phải rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như thòi tiết, lãi suất, tỷ giá... Mặt khác,, từ đặc điểm này đòi hỏi công tác quản lý kinh tê xây dựng phải chú ý đến yếu tô" thời gian khi lựa chọn phương án xây dựng. Trong công tác chỉ đạo thi
9
công cần kiên quyết thực hiện đúng tiến độ xây dựng từng hạng mục công trình cũng như toàn bộ công trình để nhanh chóng đưa công trình vào khai thác sử dụng. Nếu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng không đúng tĩến độ không những làm thiệt hại về kinh tế do vốn “chết” trong thời gian xây dựng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành có liên quan, chẳng hạn xây dựng nhà máy chế biến nông sản chậm sẽ gây thiệt hại cho ngưòi trồng nguyên liệu. Mặt khác, do thời gian xây dựng công trình dài nên phải có tiến độ thanh toán hợp lý đối với khôi lượng xây dựng hoàn thành.
1.1.2.3. Sản x u ấ t xây dưng m ang tính đơn chiếc theo đơn đ ặ t h àng Sản phẩm của các ngành khác thường được sản xuất hàng loạt theo một thiết kế mẫu thống nhất để bán, nhưng sản phẩm xây dựng thì mỗi sản phẩm đều phải có một thiết k ế riêng; mỗi công trình riêng biệt đểu có khôi lượng theo đồ án thiết kế riêng để vừa phải đảm bảo thời gian hoàn thành; mỗi công trình đều có yêu cầu riêng vổ công nghệ, vể tiện nghi, về mỹ quan an toàn... ngay cả việc xảy dựng theo thiết kế mẫu (chẳng hạn công trình nhà ở, trạm y tế, trường học...) thì mỗi công trình đều phải được bổ sung, thay đổi cho phù hợp với điều kiện địa chất, khí hậu, điều kiện cung cấp nguyên vật liệu tại địa điểm xây dựng dự án, công trình cụ thể. Do vậy, có thể nói sản phẩm xây dựng không có sự giông nhau hoàn toàn, không thể tiến hành sản xuất hàng loạt mà sản xuất từng chiếc theo đơn đặt hàng thông qua hình thức ký kết hợp đồng sau khi thắng thầu (hoặc chọn thầu trong trường hợp chỉ định thầu). Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu phải nâng cao chất lượng, công tác quản lý kinh tế xây dựng phải xác định giá và các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật gốc của sản phẩm đến khi sản phẩm được làm ra theo từng đơn đặt hàng sản xuất sản phẩm và quản lý theo giá đó. Mặt khác, do sản xuất đơn chiếc, riêng lẻ nên năng suất lao động trong xây dựng không cao. Vì vậy, trong quản lý kinh tế xây dựng phải tăng cường áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình cho từng loại sản phẩm cũng như từng bộ phận kết cấu sản phẩm đó, sử dụng phương pháp lắp ghép để hạn chế một phần tính chất sản xuất đơn chiếc nhằm nâng cao năng suất lao động trong xây dựng.
Tóm lại, xuất phát từ đặc điểm của sản xuất xây dựng là không sản xuất được hàng loạt hàng hoá như trong công nghiệp mà phải sản xuất theo đơn đặt hàng đơn chiếc nên việc “mua, bán” sản phẩm được
10
xác định trưóc khi thi công. Vì vậy, người mua và người bán xác định đối tương sản phẩm, giá cả, chất lượng sản phẩm, hình thức và kết cấu sản phẩm trưóc khi có sản phẩm. Do đó, trong công tác quản lý phải tìm mọi giải pháp để chuẩn xác các tiêu thức đánh giá về chất lượng và giá cả công trình. Muốn vậy, phải có giải pháp để tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư ngay từ khâu lập dự án về chi phí như tổng mức vốn đầu tư, quy mô đầu tư, các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật; về chất lượng dự án phải đạt và tăng cường quản lý trong quá trình thực hiện đến khi dự án hoàn thành, được nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng. Mặt khác, nghiên cửu đặc điểm này đổ có những giải pháp quản lý giá trong hoạt động dầu tư xây dựng cơ bản. Mỗi dự án, mỗi công trình xây dựng đều phải xác định tổng mức đầu tư, tổng dự toán xây dựng công trình, dự toán hạng mục công trình để làm căn cứ cho quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư như làm cơ sở để xây dựng giá trần, giá sàn khi xét thầu, làm căn cứ để xác định hạn mức k ế hoạch vốn đầu tư hằng năm, căn cứ cấp phát vô’n đầu tư để thanh toán cho khối lượng thực hiện và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đặc điểm sản xuất đơn chiếc trong sản xuất xây dựng còn là cơ số để nghiên cứu tìm các giải pháp tổ chức thi công hợp lý nhằm giảm các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng, rút ngắn thời gian thi công, giảm lãng phí, thất thoát vôn và tài sản trong hoạt động đầu tư và xây dựng.
1.1.2.4. H oat đông xây dư ng chủ yếu ngoài trời, chiu ảnh hưởng rấ t lớn của các yếu tô'tự nhiên, điều kiện lảm việc n ặn g nhoc
Điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, mưa gió, bão lụt... đều ảnh hưỏng đến quá trình xây dựng. Ảnh hưởng này làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực của các doanh nghiệp không được điểu hoà. Từ đó ảnh hưỏng đến sản phẩm dở dang, đến vật tư thiết bị thi công và ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng khi tiến hành xây dựng các dự án đầu tư phải lập tiến độ thi công, nghiên cứu các giải pháp để đảm bảo chế độ, chính sách thích hợp đối vôi người lao động (chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, chế độ tiền lương, tiến thưởng và các khoản phụ cấp khác... ) làm việc trong điểu kiện độc hại, làm việc ngoài tròi. Mặt khác, trong công tác tổ chức thi công, tổ chức lao động tại hiện trưòng cần có các giải
11
pháp bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người lao động tại hiện trường như công tác chống mưa, nắng, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động. Đồng thời phải tổ chức tốt hệ thống kho, bãi để bảo quản vật tư, sản phẩm dở dang nhằm tránh hư hỏng, mất mát tài sản, vật tư, thiết bị do thiên nhiên gây ra trong hoạt động đầu tư và xây dựng.
1.1.2.5. Công tác tổ chức quá trình sản x u ấ t xây dựng rấ t ph ứ c tạp Trong quá trình thi công xây dựng thưòng có nhiều đơn vị tham gia, nhiều thành phần kinh tế tham gia thực hiện phần việc của mình theo một trình tự nhất định vê thòi gian và không gian trên một mặt bằng thi công chật hẹp. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải có trình độ phối hợp cao trong sản xuất để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình. Ngoài ra, do sự chi phổi của đặc điểm này nên không chỉ phải có giải pháp để tổ chức phôi hợp giữa các đơn vị trong quá trình thi công mà còn phải nghiên cứu để có biện pháp kiểm tra, giám sát tốt hoạt động thi công của các đơn vị và sự phối hợp giữa các đơn vị nhằm đảm bảo chất lượng công trình và giảm tối đa thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện dự án. Nhìn chung, đặc điểm sản phẩm xây dựng và đặc điểm của sản xuất xây dựng có ảnh hưỏng rất lón đến chất lượng sản phẩm các công trình xây dựng và giá cả trong xây dựng. Do vậy, nghiên cứu những đặc điểm này là cơ sỏ để nghiên cứu tìm các giải pháp ngăn ngừa thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong hoạt động đầu tư và xây dựng. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần làm rõ thêm một sô' đặc thù về sản xuất xây dựng ở Việt Nam (ngoài đặc điểm nêu trên) còn có một số đặc điểm khác có liên quan đến sự phát triển của ngành như: - Hoạt động xây dựng nước ta tiến hành trong điều kiện là một nưốc nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu là sản xuất nhỏ tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Từ đặc điểm này cho thấy trình độ xây dựng về các mặt kỹ thuật, tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế còn thấp kém so với nhiều nưốc trong khu vực và trên th ế giới.
— Hoạt động xây dựng của nưóc ta tiến hành trong điều kiện chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới có pha ít nhiều tính chất ôn đới. Khí hậu này được trải rộng trên cả ba vùng (đồng bằng, trung du và miền núi). Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm khí hậu này đổ có các giải pháp ứng dụng hợp lý vào quy trình tổ chức sản xuất xây dựng như: khâu thiết kế cần lựa chọn giải pháp kiến trúc phù hợp vối khí
12
hậu, thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông. Trong thi công xây dựng cần phải phát triển công nghệ xây dựng phù hợp vối khí hậu như công nghệ bảo dưỡng bê tông cốt thóp khi đổ toàn khôi tại chỗ, công nghệ xây dựng trong mùa mưa bão, công nghệ chống thấm, chông dột, chôYìg hao mòn...
- Sản xuất xây dựng ỏ nước ta tiến hành trong hoàn cảnh khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tê diễn ra ngày càng sâu rộng; do vậy ngành xây dựng cơ bản nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội, điều kiện và thách thức để phát triển nhanh. Quán triệt những đặc điểm có tính đặc thù trên của Việt Nam sẽ giúp cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp phù hợp với hoàn cảnh nưóc ta.
1.2. ĐẦU TƯ, PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ
1.2.1. Đẩu tư
1.2.1.1. K h á i niệm v ề dầu tư
Đầu tư là đem một khoản tiền đã tích lũy được của cá nhân, của tập thể, của Nhà nước, sử dụng vào một việc nhất định đ ể sau đó thu lại một khoản tiễn lớn hơn.
Như vậy, có thể nói đầu tư là việc sử dụng tiền của nhằm mục đích sinh lời, tính sinh lời là đặc trưng cơ bản, đặc trưng hàng đầu của đầu tư. Không thể coi là đầu tư, nếu việc sử dụng tiền của không nhằm mục đích thu lại một khoản có giá trị lón hơn khoản đã bỏ ra ban đầu.
Đầu tư khác với:
- Việc mua sắm cất trữ, để dành (chỉ cần giữ được giá trị vốn có, không nhất thiết phải sinh lòi).
- Việc mua sắm nhằm mục đích tiêu dùng.
- Việc chi tiêu vì những lý do nhân đạo hoặc tình cảm.
Trong nền kinh tế thị trường, nền sản xuất hàng hoá, thực chất đầu tư là sự bỏ vốn (tư bản) dài hạn vào hoạt động kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Hoạt động sản xuất kinh doanh gồm nhiều lĩnh vực như: đầu tư dài hạn vào lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh dịch vụ... Đầu tư vào sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ nhằm thu hồi vốn nhanh, thu được nhiều lợi nhuận đốì với nhà đầu tư, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nưóc.
13
Khi đầu tư vào một quá trình sản xuất kinh doanh thì tính sinh lời dễ nhận thấy, còn trong một số trường hợp thì tính sinh lời không thể nhận thấy được một cách dê dàng. Vì vậy, khái niệm về đầu tư cần xác định một cách chung hơn như sau:
Đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra tiềm lực lớn hơn. Vốn đầu tư là phần tích lũy xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân cư và vôíh huy động của các nguồn khác được đưa vào quá trình sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, khái niệm vốn được mỏ rộng, nên đầu tư hiểu theo nghĩa chung nhất, rộng nhất là quá trình sử dụng các nguồn lực, nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong một thời gian xác định.
1.2.1.2. K h á i niệm vốn dầu tư
Để tham gia vào đầu tư nhất thiết phải có vốn. Vốn bỏ vào đầu tư gọi là vốn đầu tư, vốn đầu tư vào kinh doanh bao gồm các nội dung sau: - Tiền tệ các loại, bao gồm tiền trong nước (nội tộ) và tiền nước ngoài (ngoại tệ).
- Hiện vật hữu hình: Tư liệu sản xuất, mặt đất, mặt nưốc, mặt biển, tài nguyên khoáng sản, nhà xưởng.
- Hàng hoá vô hình: Bí quyết công nghệ, bằng phát minh, nhãn hiệu, nhãn mác, biểu tượng, uy tín hàng hoá, thương hiệu... - Tài sản đặc biệt khác: vàng, bạc, đá quý, cổ phiếu, hôi phiếu, trái phiếu...
Theo Nghị định số 108/2006/NĐ - CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư số 59/2005/QHll ngày 29/11/2005 thì khái niệm vôn đầu tư được hiểu là: "Vốn đầu tư là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp khác đ ể thực hiện hoạt động đầu tư theo hỉnh thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp”. Tài sản hợp pháp gồm:
- Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tò có giá khác nhau.
- Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác
- Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng theo chìa khoá trao tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu.
- Các quyển đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng. 14
- Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ.
- Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối vói thăm dò và khai thác tài nguyên.
- Bất động sản, quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn thế chấp hoặc bảo lãnh.
- Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền...
- Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1.2.2. Phương thức đầu tư
Phương thức đầu tư là cách thức bỏ vốn đầu tư. Theo cách thức bỏ vôn đầu tư, người ta phần hoạt động đầu tư thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư trực tiếp: là hoạt động dầu tư mà chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý quá trình thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư và thu hồi vốn. Đầu tư trực tiếp lại chia thành đầu tư phát triển và đầu tư chuyển dịch.
+ Đầu tư phát triển: là đầu tư trực tiếp làm tăng năng lực sản xuất và năng lực phục vụ cho xã hội. Đây là hình thức đầu tư quan trọng nhất vì nó làm tăng cả về số lượng và chất lượng năng lực sản xuất của nền kinh tế, tăng việc làm mới, sản phẩm mới, làm tăng trưởng kinh tế.
+ Đầu tư chuyển dịch: là đầu tư trực tiếp không làm tăng năng lực sản xuất mà chỉ đơn thuần là sự chuyển quyển sỏ hữu các cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc các cổ phần của doanh nghiệp, qua đó làm tăng vai trò quản lý của nhà đầu tư. Vì vậy, xét về mặt nào đó, thì đầu tư chuyển dịch cũng chứa đựng các yếu tố của đầu tư phát triển, v ề phía người bán cổ phiếu (hoặc cơ sỏ kinh doanh), họ sẽ thu dược tiền và có thể đầu tư vào một lĩnh vực nào đó để tạo ra năng lực sản xuất mới (đầu tư phát triển), v ể phía người mua, vói mong muôYi thu được nhiều lợi nhuận nên đã áp dụng phương thúc quản lý mới, đổi mới dây chuyền công nghệ... tạo ra bưóc phát triển mối cho doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tô' của đầu tư phát triển. Quá trình cổ phần hoá các doanh
15
nghiệp nhà nước ỏ nước ta trong giai đoạn hiện nay là một minh hoạ về hình thức dầu tư chuyển dịch. Quyền sở hữu Nhà nước toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đã và sẽ từng bước chuyển sang các thành phần kinh tế khác theo những mức độ nhất định. Sụ đa dạng hoá thành phần sở hữu trong doanh nghiệp đã tạo ra sự phát triển mói của doanh nghiệp. Đó thực sự là yếu tô" mối của đầu tư phát triển.
- Đầu tư gián tiếp: là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý quá trình thực hiện đầu tư và vận hành hoạt động của dự án đầu tư (họ không hay biết vốn của họ được sử dụng ở đầu? như thế nào?... ). Họ bỏ vốn và nhận được một khoản lợi tức nhất định và không gánh chịu những rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đầu tư gián tiếp rất đa dạng và phong phú như:
+ Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu... hoặc cho vay để hưồng lợi tức.
+ Chính phủ các nưóc thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại vối lãi suất thấp cho chính phủ các nước khác để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Các tổ chức tài chính - tín dụng quôc tế tài trợ hoặc cho các nước vay trong giới hạn của tổ chức...
Đầu tư gián tiếp là một hình thức đầu tư rất phát triển ở những nưổc có nền kinh tế thị trường phát triển, trong đó có thị trường vốn hoàn chỉnh và đồng bộ.
Việc chia thành đầu tư phát triển và đầu tư gián tiếp là đứng trên gôc độ quản lý của chủ dầu tư. Còn xét trên tổng thể nền kinh tế thì đó là chu trình đầu tư khép kín, không có giới hạn. Cho nên, đầu tư gián tiếp, đầu tư chuyển dịch không tự nó vận động và tồn tại nếu như không có đầu tư phát triển. Ngược lại, đầu tư phát triển có thể đạt được quy mô lớn hơn nếu như có sự phát triển của đầu tư gián tiếp. Đây cũng là môi quan hệ biện chứng giữa các loại đầu tư trên.
Qua nội dung các cách phân loại nêu trên có thể nhận thấy nội dung, ưu điểm, nhược điểm của từng cách để từ đó có những chính sách, giải pháp quản lý phù hợp. Tuy nhiên, khi vận dụng vào thực tế không nên xem nặng hoặc xem nhẹ một nội dung cách phân loại nào, vì
16
mỗi nội dung sẽ cho một cách nhận xét khác nhau ở những góc độ khác nhau. Khi đưa ra giải pháp và chính sách quản lý đối với hoạt động đầu tư phải xem xct trên quan điểm tổng hợp của các cách phân loại hoạt động đầu tư.
1.3. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1.3.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư là quá trinh sử dụng vốn đầu tư nhằm duy tri những tiềm lực sẩn có, hoặc tạo thêm tiềm lực mới đ ể m ở rộng quy mô hoạt động sản xuất, dịch vụ, phục vụ kinh t ế - x ã hội.
Mục tiêu của hoạt động đầu tư là mang lại hiệu quả kinh tê cho nền kinh tế quốc dân cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Đe nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động đầu tư cần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính vốn đầu tư ở tầm quản lý vĩ mô và vi mô.
- Đối với quản lý vĩ mô: Cần chú trọng việc xác định quyền hạn, trách nhiệm các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong việc xác định chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư, ra các quyết định liên quan đến quyết định đầu tư.
- Đối vối quản lý vi mô: Từng cấp quản lý (theo sự phân công) cần phải để ra các biện pháp cụ thể trong công tác quản lý vốn ỏ từng khâu thực hiện mục tiêu cụ thể.
1.3.2. Đặc tính cơ bản của hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư bao gồm những đặc tính cơ bản sau:
- Đầu tư luôn gắn vối một mục tiêu nhất định. Mục tiêu này rất đa dạng, phong phú và rất khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư: đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, đầu tư vào lĩnh vực vãn hoá xã hội nhằm mục tiêu xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ dân trí, đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng nhằm mục tiêu bảo vệ an ninh đất nước, đầu tư vào lĩnh vực y tế nhằm nâng cao quy mô và chất lượng khám, chữa bệnh cho ngưòi dân.
- Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư trưốc hết là quyết định việc sử dụng các nguồn lực mà biểu hiện tập trung là lượng chi tiêu về tài chính.
2-GTPT. D ự Á N 17
Vốn được hiểu là các nguồn lực sinh lời. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vôn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ, vì vậy các quyết định đầu tư thường được xem xét từ phương diện tài chính (tôn phí bao nhiêu vốn, có khả năng thực hiện không, có khả năng thu hồi được không? Mức sinh lời là bao nhiêu?). Nhiều dự án có thể khả thi ở các phương diện khác (kinh tế - xã hội), nhưng lại không khả thi về phương diện tài chính và vì th ế cũng không thể thực hiện trên thực tế. Vì vậy, mục tiêu tài chính được xem như đặc trưng cơ bản n h ất của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực kinh tố.
- Hoạt động đầu tư phụ thuộc vào các loại hình đầu tư. Ví dụ: đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải tiến hành xây dựng nhà xưởng, nhà kho, nhà điều hành, mua sắm và lắp đặt dây chuyền máy móc, thiết bị, và các hoạt động khác liên quan đến quá trình vận hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
- Là hoạt động có tính chất lâu dài.
Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Do tính lâu dài nên mọi sự trù liệu đều là dự tính, chịu một xác su ất biến đổi nhất định do nhiều nhân tô’ Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng phải tính đến trong mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án.
- Là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước m ắt và lợi ích trong tương lai.
Đầu tư về một phương diện nào đó là một sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lấy lợi ích tương lai (vốn để đầu tư không phải là các nguồn lực để dành), vì vậy luôn luôn có sự so sánh, cân nhắc giữa lợi ích hiện tại và lợi ích tương lai. Rõ ràng rằng, nhà đầu tư mong muôn và chấp nhận đầu tư chỉ trong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lốn hơn và lợi ích hiện nay họ tạm thời phải hy sinh (không tiêu dùng hoặc không đầu tư vào nơi khác).
- Là hoạt động mang nặng rủi ro.
Các đặc trưng nói trên đã cho thấy, hoạt động đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và thực hiện trong một thòi gian dài không cho phép nhà đầu tư lượng tính hết những thay đổi có thể xảv ra trone auá trình thưc hiện đầu tư so với
18
iự tính. Vì vây, chấp nhận rủi ro như là bản năng của nhà đầu tư. Tuy ìhiên, nhận thức rõ điều này nên nhà đầu tư cũng có những cách thức, Diện pháp đê ngăn ngừa hay hạn chế, để khả năng rủi ro và sự sai chác so với dự tính là ít nhát.
1.3.3. Phân loại hoạt động đầu tư
Đầu tư có nhiều loại, để tiện cho công tác quản lý, trong thực tiễn noạt động đầu tư, người ta chia hoạt động đầu tư theo các tiêu thức sau đây.
1.3.3.1. P hản loai theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này, hoạt động dầu tư được chia làm ba loại: - Đầu tư vào lực lượng lao động nhằm mục đích tăng về lượng và :hất, đó là yếu tô’ quan trọng nhất của quá trình kinh doanh, thông qua việc tuyển mộ, thuê mướn, đào tạo chuyên gia, cán bộ quản lý, công nhân. - Đầu tư xây dựng cơ bản: nhằm tạo ra hoặc tăng tính hiện đại tài sản cố định của doanh nghiệp thông qua xây dựng mới, xây dựng mở rộng, hiện đại hoá nhà xưởng, các công trình hạ tầng, thiết bị máy móc... - Đầu tư vào tài sản lưu động, nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục, nhịp nhàng của quá trình kinh doanh như nguyên vật liệu, tiền tệ để phục vụ cho quá trình kinh doanh.
1.3.3.2. P h ản loai theo muc tiêu đầu tư
Theo cách phân loại này, đầu tư chia ra làm bôn loại:
- Đầu tư mối: là hình thức đưa toàn bộ vốn đầu tư để xây dựng một đơn vị kinh doanh mói, có tư cách pháp nhân riêng. - Đầu tư mua sắm trang thiết bị: Đầu tư mua sắm mói trang thiết bị máy móc, công nghệ nhằm thay th ế những máy móc đang sử dụng đã bị hao mòn vô hình boặc bị hao mòn hữu hình, năng suất lao động thấp, sản xuất ra những sản phẩm không có khả năng cạnh tranh. - Đầu tư có tính chất “chiến lược”: nhằm tạo ra những thay đổi cơ bản đối với quá trình sản xuất kinh doanh như thay đổi, cải tiến sản phẩm, tạo ra sản phẩm xuất khẩu.
- Đầu tư ra bên ngoài: Đầu tư ra bên ngoài phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bằng các hình thúc mua cổ phiếu hoặc liên doanh vối các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
19
1.3.3.3. P h ản lo a i theo mức độ tham gia quàn lý của chủ d ầ u tư vào đối tượng dầu tư m à m ình bỏ vốn
Theo cách phân loại này, hoạt động đầu tư được chia thành ba loại sau:
- Đầu tứ trực tiếp: là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư đóng góp một sô" vôn đủ lớn, cho phép họ trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý kinh doanh đôi tượng mà mình bỏ vôn.
- Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư chỉ dược phép góp vốn dưối một giới hạn tô'i đa nào đó, họ không được tham gia trực tiếp quản lý kinh doanh đôi tượng mà họ bỏ vốn.
- Cho vay (tín dụng): Đây là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay kiếm lòi thông qua lãi suất tiền gửi.
Người có vốn, bỏ vốn của mình vào một dự án đầu tư nào đó, gọi là Nhà đầu tư (hay còn gọi là chủ đầu tư). Nhà đầu tư có thể là một doanh nghiệp, một tập thể doanh nhân, một tổ chức kinh tế nhà nước...
Khi nhà kinh doanh phát hiện cơ hội đầu tư và có ý đồ bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó thì phải lập dự án đầu tư.
1.3.3.4. P h ăn loại theo đặc điểm h oạt độn g đ ẩu tư
Theo cách phân loại này, hoạt động đầu tư được chia thành: - Đầu tư cơ bản nhằm tạo ra tài sản cô' định.
- Đầu tư vận hành nhằm tạo ra tài sản lưu thông.
Đầu tư cơ bản thường có nhu cầu vôn lớn, thời gian thực hiện dài, quá trình thực hiện đầu tư phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, nhiều công việc theo một trình tự nhất định, công tác quản lý cũng phức tạp hơn.
Đầu tư vận hành có nhu cầu vốn nhỏ hơn, quá trình thực hiện đầu tư đơn giản và công tác quản lý cũng đơn giản.
Trong hai loại đầu tư trên, đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành. Ngược, lại, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng.
Qua cách phân loại này sẽ có biện pháp quản lý và chính sách đầu tư phù hợp vối từng loại đầu tư.
20
1.3.3.5. P h ả n lo ạ i h oat độn g đầu tư theo lĩnh vực
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế, phát triển xã hội của đất nưóc, hoạt động đầu tư được phân chia thành:
— Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
— Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
— Đầu tư phát triển cơ sỏ hạ tầng
— Đầu tư phát triển văn hoá giáo dục...
Các loại đầu tư trên có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Chẳng hạn, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (đường sá, điện nước... ), đầu tư phát triển khoa học, kỹ thuật tạo điểu kiện để phát triển đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Ngược lại, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo điều kiện để đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.
Cách phân loại này cho ta thấy được vị trí của từng loại hoạt động đầu tư, môi quan hệ giữa chúng, từ đó bô' trí cơ cấu đầu tư cân đối, hợp lý trong từng thòi kỳ.
1.4. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ Dự ÁN ĐẦU TƯ
1.4.1. Yêu cầu quản lý đầu tư và dự án đầu tư
1. Khuyến khích các th àn h phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh t ế — xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hưỏng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nh an h tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
2. Sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng công trình do Nhà nưốc quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chông thất thoát, lãng phí. 3. Đảm bảo đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí hợp lý, tiết kiệm, thực hiện bảo hành công trình.
21
1.4.2. Nguyên tắc cơ bản quản lý đầu tư xây dựng công trình 1. Phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nưốc và phân cấp quản lý vế đầu tư và xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư và chủ đầu tư. Thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng theo dự án, theo quy hoạch và pháp luật.
2. Các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vôn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư phải được quản lý chặt chẽ theo trình tự đầu tư và xây dựng được nhà nước quy định đôi với từng loại vốn.
3. Đô'i vâi các hoạt động đầu tư, xây dựng của nhân dân, Nhà nưốc chỉ quản lý về quy hoạch, kiến trúc và môi trường sinh thái. 4. Phân định rõ quyển hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nưốc, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng.
5. Đối tượng quản lý đầu tư và xây dựng bao gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng mối, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng.
- Dự án đầu tư để mua sắm tài sản, kể cả thiết bị máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới.
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.
- Công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước mà không yêu cầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Các đối tượng đầu tư và xây dựng không sử dụng vôn nhà nưâc. 6. Quản lý đầu tư theo trình tự đầu tư và xây dựng là quản lý theo từng giai đoạn, giai đoạn trước được phê duyệt .mỏi được triển khai giai đoạn tiếp theo:
- Chuẩn bị đầu tư;
- Thực hiện đầu tư;
- Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. 22
1.4.3. Xác định chủ đầu tư
1.4.3.1. K h á i niêm vê chủ đầu tư
- Theo quy định của Hiệp hội các kỹ sư tư vấn quổc tế FIDIC: Chủ đầu tư là người kê nhiệm pháp lý theo chức danh của người bỏ vốn đầu tư để xây dựng dự án công trình.
- Theo quy định của Viện các kỹ sư xây dựng (Institue of Civil Engineers - ICE) Vương quốc Anh: Chủ đầu tư là ngưòi tổ chức lập dự án và chịu trách nhiệm cấp vô’n để thực hiện dự án trong các điều kiện của hợp đồng.
- Theo quỳ định của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Việt Nam: Chủ đầu tư là người sở hữu vốn, người vay vôn, hoặc người dược giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn dể thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
1.4.3.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trưốc khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp vói quy định luật ngân sách nhà nưôc.
- Đối vối dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), u ỷ ban nhân dân tỉnh, thành phô’ trực thuộc Trung ương (gọi chung là u ỷ ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nưóc.
- Đối vối dự án do Bộ trưởng, Thủ trưỏng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì ngưòi quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư.
Trưòng hợp đơn vị quản lý sử dụng công trình không đủ điểu kiện làm chủ đầu tư, người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành.
23
1.4.3.3. Chủ d ầu tư đối VỚI các dự án sủ d ụ n g nguồn vốn khác
- Đối với dự án sử dụng vô'n tín dụng thì ngưòi vay vô'n để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư.
- Đối vói dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật. - Đối vói các dự án sử dụng vôn hỗn hợp thì chủ đầu tư là ngưòi do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vôn cao nhất.
1.5. QUYỂN HẠN CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG QUẢN LÝ Dự ÁN ĐẦU TƯ
1.5.1. Quyển hạn và nghĩa vụ chủ đầu tư
1.5.1.1. Quyền hạn của chủ đầu tư
Chủ đầu tư có các quyển sau:
- Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thực hiện các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng theo quy định.
- Yêu cầu các tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công việc của chủ đầu tư.
- Tổ chức thực hiện đầu tư bao gồm: Lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng vói nhà thầu, thực hiện các hợp đồng đã ký kết vỏi nhà thầu đốĩ với các công việc khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát chất lượng xây dựng.
- Điều chỉnh hoặc để nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh những nội dung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình khi thấy cần thiết. - Được tự thực hiện các công việc của dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
- Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi các nhà thầu vi phạm hợp đồng.
1.5.1.2. N gh ĩa vụ của chủ đầu tư
- Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực để lập, thực hiện và quản lý dự án khi chủ đầu tư không có đủ điều kiện, năng lực theo quy định.
24
- Xác định nội dung nhiệm vụ của dự án, nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế và những nhiệm vụ khác liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình để làm cơ sỏ cho việc đưa ra các nội dung khi đàm phán ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các công việc của dự án.
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình cho các nhà thầu lập, thực hiện và quản lý dự án. - Tổ chức giám sát, nghiệm thu, tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyển thẩm định, phê duyệt những công việc của dự án theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng những nội dung đã ký kết trong hợp đồng với các nhà thầu.
- Quản lý chi phí liên quan đến các công việc của dự án, thực hiện thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình thoo đúng quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại do thực hiện không đúng những quy định của pháp luật hoặc không thực hiện đúng những nội dung của hợp đồng đã ký kết vói các nhà thầu.
1.5.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn xây dựng
1.5.2.1. Q uyên h ạn của n hà thầu tư vấn xây dự ng , Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng có các quyền:
- Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các công việc của dự án theo hợp đồng đã ký kết.
- Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật hoặc ngoài phạm vi hợp dồng khi chưa được chấp thuận của hai bên.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật như quyền tác giả...
1.5.2.2. N gh ĩa vụ của nhà th ầu tư vấn xảy dựng
Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng có nghĩa vụ:
- Chỉ được thực hiện các công việc phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của' mình.
- Thực hiện đúng các công việc được giao hoặc theo hợp đồng đã ký kết.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện. 25
— Đề xuất điều chỉnh các nội dung công việc với chủ đầu tư khi phát hiện những yêu tô' ảnh hưởng có hại hoặc có lợi vói dự án do mình thực hiện.
— Không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến các công việc của dự án do mình đảm nhận khi chưa được phép của bên thuê hoặc người có thẩm quyển.
— Bồi thường thiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện không đúng những nội dung đã ký kết trong hợp đồng hoặc các hành vi khác gây thiệt hại cho bên thuê hoặc bên thứ ba do lỗi của mình gây ra.
— Các nghĩa vụ khác như bảo hiểm nghề nghiệp, bảo vệ môi trường trong khu vực thực hiện công việc đôi với nhà thầu khảo sát, giám sát tác giả; không được chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư thiết bị xây dựng công trình đôi với nhà thầu thiết kế...
1.5.3. Quyển hạn và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng
1.5.3.1. Quyền han
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có quyển:
— Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật hoặc những công việc ngoài phạm vi hợp đồng mà chưa được chấp thuận. — Đê' xuất điểu chỉnh thiết kế cho phù hợp vói thực tế, đảm bảo chất lượng, tijến độ và hiệu quả công trình.
— Các quyển khác như yêu cầu thanh toán giá trị khôi lượng hoàn thành theo hợp đồng, dừng thi công, yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên thuê không thực hiện đúng hợp đồng hoặc do lỗi của bên thuê gây ra, các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1.5.3.2. N gh ĩa vu của n hà thầu xây dưng
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau: — Chỉ được thi công các công việc, công trình phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình.
— Thực hiện đúng công việc được giao theo hdp đồng đã ký kết. — Chịu trách nhiệm về chất lượng xây dựng công trình do mình thực hiện.
— Đề xuâ't điều chỉnh các công việc vói chủ đầu tư khi phát hiện 26
những yếu tô’ ảnh hưởng có hại hoặc có lợi cho dự án trong quá trình thi công xây dựng công trình.
— Các nghĩa vụ khác như phải có nhật ký thi công xây dựng tại công trường, kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng, bảo dảm an toàn, vệ sinh môi trường khi thi công xây dựng, mua các loại bảo hiểm theo quv định của pháp luật.
— Lập bản võ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình. — Bảo hành công trình.
— Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp dồng hoặc gây thiệt hại cho bên thứ ba do lỗi của mình gây ra.
1.6. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỂ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DựNG
1.6.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong nưỏc, đầu tư nưốc ngoài tại Việt Nam và đầu tư của người Việt Nam ra nước ngoài.
2. Xác định phương hướng và cơ cấu đầu tư bảo đảm sự cân đô'i giữa đầu tư trong nước và nưóc ngoài trình Chính phủ quyết định. 3. Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đôn cơ chế, chính sách vể quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
4. Cấp giấy phép đầu tư và hướng dần các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài triển khai công tác chuẩn bị đầu tư theo Luật Đầu tư nưốc ngoài tại Việt Nam và các quy định có liên quan của Quy chế này.
5. Tổ chủc thẩm định các dự án đầu tư quan trọng quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Thẩm định báo cáo đẩu tư (dự án nghiên cứu tiền khả thi) dự án nhóm A trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; xem xét có ý kiến để Bộ cấp đăng ký kinh doanh cho các dự án đầu tư thuộc nhóm A không dùng vốn Nhà nước; theo dõi quá trình đầu tư các dự án đầu tư trong kế hoạch Nhà nước.
27
6. Tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm và 5 năm. Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư thuộc các nguồn vốn do Nhà nước quản lý.
7. Chủ trì, phôi hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương hưâng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế đấu thầu.
8. Quản lý nhà nước về việc lập, thẩm tra, xét duyệt, thực hiện các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
1.6.2. Bộ Xây dựng
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, nghiên cứu các cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc Thủ tưóng Chính phủ uỷ quyền ban hành.
2. Ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng quy trình thiết kế xây dựng, các quy định quản lý chất lượng công trình, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xây dựng, định mức chi phí và quản lý chi phí đầu tư và xây dựng; thỏa thuận để các Bộ có hoạt động xây dựng chuyên ngành ban hành các tiêu chuẩn, định mức, quy phạm, các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng kỹ thuật chuyên ngành.
3. Chủ trì cùng các Bộ chuyên ngành hưóng dẫn tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình và tổng dự toán các dự án đầu tư và xây dựng thuộc nhóm A để cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thống nhất quản lý nhà nưốc về chất lượng công trình xây dựng, theo dõi, kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình xây dựng, đặc biệt về chất lượng các công trình xây dựng thuộc các dự án nhóm A.
4. Hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng, doanh nghiệp xây dựng và các tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
5. Chủ trì cùng Bộ Kê' hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nưổc Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương hưống dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
28
1.6.3. Bộ Tài chính
1. Nghiên cứu các chính sách, chế độ vê' huy động các nguồn vốn dầu tư, quản lý vốn dầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyển.
2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ kế hoạch cấp phát vốn đầu tư cho các Bộ, địa phương và các dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
3. Thống nhất quản lý các khoản vốn vay và viện trợ của Chính phủ dành cho dầu tư phát triển.
4. Cấp bảo lãnh Chính phủ cho doanh nghiệp (trừ các tổ chức tín dụng) vay vốn nước ngoài theo quy định của Chính phủ. 5. Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với dự án của tổ chức, dơn vị sử dụng nguồn vốn dầu tư của Nhà nưốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thanh toán và quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước và thực hiện quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành quan trọng quốc gia sử dụng vốn nhà nước.
6. Hướng dẫn việc cấp vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng dối vỏi các dự án, chương trình theo kế hoạch dầu tư và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
1.6.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý nhà nưốc về tiền tệ, tín dụng ngân hàng trong đầu tư và xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
2. Giám sát các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính tín dụng khác thực hiện các nhiệm vụ:
- Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn đối với các dự án đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh.
- Cho vay vốn đối vói các dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, khả thi và có khả năng trả nợ, phối hợp và tạo điểu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn thực hiện được các cơ hội đầu tư có hiệu quả.
29
— Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác theo quy định của pháp luật.
— Thực hiện bảo lãnh các khoản vốn vay nước ngoài của tổ chức tín dụng để đầu tư và xây dựng.
1.6.5. Các Bộ, ngành khác có liên quan
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các Bộ có chức năng quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; ban hành các quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến xây dựng sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Xây dựng.
2. Các Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan về đất đai, tài nguyên, sinh học, công nghệ, môi trường, thương mại, bảo tồn, bảo tàng di tích, di sản văn hoá, cảnh quan, quổc phòng, an ninh, phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản vê các vấn đề có liên quan của dự án đầu tư trong thời hạn quy định. Sau thời hạn quy định, nếu không nhận được ý kiến trả lòi của các Bộ quản lý ngành có liên quan thì được xem như các Bộ, ngành và cơ quan đó đã thông nhất với văn bản đề nghị.
1.6.6. uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi chức năng quyền hạn, thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nưóc đôi vối tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu và phân tích đặc điểm của sản phẩm xây dựng, sản xuất xây dựng đến công tác quản lý hoạt động xây dựng về các m ặt chủ yếu: - Khâu ra các quyết định liên quan đến đầu tư;
- Khâu quản lý chi phí;
- Khâu thanh toán.
30
2. Phân biệt đặc điểm sản phẩm xây dựng và đặc điểm sản xuất xây dựng. Việc nghiên cứu, nắm vững những đặc điểm này có lác dụng gì đến việc đề xuất các chính sách, quản ]ý hoạt động đầu tư và xây dựng.
3. Phân biệt vôYi đầu Lư và nguồn vốn đầu tư.
4. Trình bày nội dung đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. 5. Thế nào là đầu tư dịch chuyển? Tại sao nói đầu tư dịch chuyổn là đầu tư trực tiếp? Là đầu tư phát triển?
6. Thê nào là vôYi đầu tư hữu hình, vốn đầu tư vô hình? Nêu nội dung từng loại.
7. Phân tích và nêu rõ các yêu cầu vê quản lý đầu tư và xây dựng. 8. Phân tích các nội dung cơ bản về quản lý đầu tư và xây dựng. 9. Phân tích, làm rõ quyền hạn và nghĩa vụ của chủ đầu tư đốỉ với hoạt động đầu tư và xây dựng.
10. Phân tích và làm rõ quyền hạn và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn xây dựng trong quản lý đầu tư và xây dựng.
11. Phân tích và làm rõ quyền hạn và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng.
12. Tại sao Nhà nước lại phân công trách nhiệm quản lý đầu tư và xây dựng cho các cơ quan có liên quan? Cho ví dụ cụ thể.
— Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với quản lý đầu tư và dự ấn đầu tư xây dựng.
— Trách nhiệm của Bộ Xây dựng đối vói quản lý đầu tư và dự án đầu tư xây dựng.
— Trách nhiệm của Bộ Tài chính.
— Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
— Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan.
— Trách nhiệm của u ỷ ban nhân dân tỉnh, thành phô' trực thuộc Trung ương.
31
ChươngNỘI DUNG Cơ BẢN vế Dự ÁN DÂU TƯ VỀ QUỎN IV Dự ÁN *>nu TƯ
2.1. Dự ÁN ĐẦU TƯ
2.1.1. Khái niệm dự án dầu tư
- Khái niệm chung vê dự án:
Dự án là một tập hợp các hoạt động liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt dược các mục tiêu dã dịnh bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thòi gian nhất định qua việc sử dụng các nguồn lực đã xác dịnh.
Qua định nghĩa trên cho thấy, yêu cầu cơ bản của dự án là phải làm rõ:
+ Mục tiêu của dự án, bao gồm mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. + Xác định các kết quả phải đạt được của dự án.
+ Các nguồn lực vật chất, tài chính, lao động để thực hiện dự án. — Khái niệm dự án đầu tư:
+ Dự án đầu tư là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu cụ thể toàn bộ các vấn đề: thị trường, kinh tế, kỹ thuật... Có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành, khai thác và tính sinh lời của hoạt động dầu tư.
+ Dự án đầu tư được phản ánh bằng những sô' liệu tính toán, phân tích trên các khía cạnh: quản trị, tiếp thị, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, kinh tế, xã hội. Nó được chứng minh bằng những số liệu điều tra cơ bản, số liệu dự báo và những bản vẽ kỹ thuật có liên quan trực tiếp công cuộc đầu tư.
+ Dự án đầu tư là bản luận chứng tổng hợp phản ánh toàn bộ các vấn để: thị trường, kinh tế kỹ thuật, công nghệ, xây dựng, tổ chức sản xuất, khả năng thu hồi vốn. Trên cơ sở tập hợp các luận chứng riêng
32
biệt, cụ thổ những hoạt động có hệ thống về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội sẽ thực hiện trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhất định.
Những luận chứng riêng biệt hợp thành dự án đầu tư về cơ bản bao gồm:
• Sự hoạch định về chương trình, kế hoạch phát triển theo định hướng của chiến lược phát triển và phù hợp với quy hoạch đã xác định.
• Sản phẩm, thị trường nguyên liệu, chế tạo, mua sắm, cung cấp thiết bị, phụ tùng, kỹ thuật công nghệ.
• Thiết kế, quy mô về năng lực sản xuất, sử dụng khả năng mỏ rộng về sau.
• Xây dựng, lắp đặt thiết bị.
• Tổ chức sản xuất, quản lý và điều hành dự án hoạt động. • Đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề. • Chuyển giao công nghệ.
• Khả năng huy động, hoàn trả vô”n đầu tư.
Qua những nội dung trên cho ta thấy: Dự án đầu tư là một hệ thống các hoạt động có cùng mục tiêu. Do vậy, đầu tư theo dự án thực chất là phương pháp tiếp cận có hệ thống trong hoạt động đầu tư để đầu tư đạt mục tiêu và có hiệu quả.
Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, khai thác, kinh doanh, dịch vụ là nhằm tạo ra lợi nhuận, tạo ra của cải vật chất và dịch vụ góp phần phát triển kinh tế quốc dân và cải thiện đòi sống nhân dân. Để tiến hành đầu tư nhất thiết phải có dự án đầu tư. Do đó, dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đôi với nhà đầu tư, Nhà nưốc và các bên hữu quan. Vai trò của dự án đầu tư thể hiện: Là căn cứ quan trọng để quyết định việc bỏ vein đầu tư, là phương tiện để thuyết phục các tổ chức tài chính trong và ngoài nưốc liên doanh bỏ vốn đầu tư, là cơ sở để xây dựng kế hoạch dầu tư, theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án, là văn kiện chủ yếu để các cơ quan quản lý nhà nưốc xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư; là căn cứ quan trọng để theo dõi, đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời
3-GTPT...DỰ ÁN 33
những tồn tại và những vướng mắc trong quá trình thực hiện, khai thác công trình; là cơ sở pháp lý đổ xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh đầu tư; là căn cứ quan trọng để xây dựng hợp đồng liên doanh, soạn thảo điều lệ xí nghiệp liên doanh.
Do vai trò quan trọng như trên của dự án đầu tư nên không thể coi việc xây dựng dự án đầu tư là một việc làm chiếu lộ đổ tìm đối tác, để xin cấp vôn, vay vốn, xin giấy phép. Mà phải coi đó là công việc quan trọng, nghiêm túc, vì nó xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của chính bản thân các đơn vị lập dự án trước đối tác nưóc ngoài, trưâc nhà nước và trưóc nhân dân.
Soạn thảo dự án đầu tư là công việc hết sức phức tạp, mang tính tổng hợp cao, đòi hỏi nhiều kiến thức sâu, rộng trên nhiều lĩnh vực tổ chức — kinh tế — kỹ thuật. Vì vậy, khi xây dựng dự án đầu tư đòi hỏi phải có những chuyên gia am hiểu trong từng lĩnh vực cụ thể, trong những trường hợp cần thiết, có thể có sự giúp đỡ và tư vấn của các cơ quan chuyên môn vê dịch vụ đầu tư.
2.1.2. Yêu cầu cơ bản của một dự án đẩu tư
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì mọi dự án đầu tư phát triển chỉ có sức thuyết phục khi chúng chứng minh được: đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao và lợi ích kinh tế - xã hội lớn cho đất nưốc.
Để một dự án đầu tư có sức thuyết phục đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ những yêu cầu chủ yếu sau:
- Tính khoa học và tính hệ thống: Yêu cầu này của dự án đầu tưđược thể hiện trên các mặt:
Về sô' liệu thông tin: phải đảm bảo trung thực, tức là phải chủng minh nguồn gốc và xuất xứ của những thông tin và những sô' liệu đã thu thập được.
Về phương pháp tính toán: phải đảm bảo tính chính xác của các số liệu. Việc sử dụng các đồ thị, các bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác về kích thước, tỷ lệ.
Về phương pháp lý giải: phải đảm bảo thật hợp lý, lôgíc và chặt chẽ giữa các nội dung riêng rẽ trong dự án.
Về hình thức: phải đảm bảo sạch sẽ, đẹp, rõ ràng.
34
- Tính pháp lý: Dự án đầu tư muôn dược Nhà nước cấp giấy phép thì trước hết dự án không chứa đựng nhũng điều trái với pháp luật và chính sách của Nhà nước. Để đáp ứng đầy đủ tính pháp lý đòi hỏi trưóc tiên phải nghiên cứu đầy đủ hệ thông luật pháp có liên quan đến lĩnh vực dự án đầu tư như Luật Đầu tư, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Thuế, các văn bản pháp lý dưới luật, các chính sách, chê độ...
- Tính thực tiễn (tính khả thi): Tính khả thi của dự án đầu tư thổ hiện ở chỗ nó có khả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế. Một dự án mang tính Ihực tiễn cho phép giảm bớt những yếu tô” “không lường trước dược”. Muốn vậy, dự án phải dược xây dựng trong diều kiện và hoàn cảnh cụ thể: vê mặt bằng, thị trường, vốn, điêu kiện cung ứng vật tư...
- Tính chuẩn mực (tính thông nhất): Đe tạo điều kiện cho các bên đôi tác nước ngoài hiểu và quyết định lựa chọn dự án đầu tư, các tổ chức tài chính quốc tế quyết định tài trợ hay cho vay vốn đối vối dự án; Nhà nước Việt Nam xem xét cấp giấy phép hoạt động cho dự án đầu tư thì việc xây dựng dự án từ các bước tiến hành đến nội dung, hình thức, cách trình bày dự án đều phải tuân thủ theo những quy định chung mang tính quốc tế.
- Tính phỏng định: Ngay từ chữ “dự án đầu tư” đã nêu lên tính phỏng định của dự án. Dự án dù được chuẩn bị kỹ lưõng đến đâu, nó cũng chì là một bản có tính chất dự trù, dự báo: về khối lượng sản phẩm, vê' quy mô sản xuất, giá cả, chi phí, nguồn tài trợ... Dự án không thể phản ánh chính xác mọi yếu tố sẽ chi phối hoạt động của dự án trong thực tiễn.
Dự án đầu tư đảm bảo các yêu cầu cơ bản trên, một mặt giúp cho nhà đầu tư giảm đến mức tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện; m ặt khác, giúp cho cơ quan thẩm định dễ dàng chấp nhận ra quyết định cấp giấy phép đầu tư.
2.1.3. Phân loại dự án đầu tư
Để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và kế hoạch hoá vốn đầu tư, cần phải tiến hành phân loại dự án đầu tư. Tuỳ theo mục đích quản lý, người ta chọn các tiêu thức khác nhau để phân loại. Thông thường, có các cách phân loại dự án đầu tư chủ yếu sau:
35
1. Theo nguồn vốn: Theo tiêu thức này, dự án đầu tư dược chia thành: Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; dụ án đầu tư bằng vốn tư nhân; Dự án đầu tư bằng vốn tín dụng (tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng...); Dự án vốn nưóc ngoài; Dự án đầu tư bằng các nguồn vốn hỗn hợp...
2. Theo luật chi phối: Dụ án được chia thành dự án đầu tư theo luật đầu tư, theo luật xây dựng, theo quy chê đầu tu và xây dựng, đầu tư theo Luật Đầu tư trực tiếp nưốc ngoài tại Việt Nam (FDI), đầu tư theo quy chế đầu tư ra nước ngoài.
3. Theo hình thức đầu tư: Dự án đầu tư, dự án liên doanh, dự án đầu tư theo hợp dồng hợp tác kinh doanh (HTKD); dự án đầu tư, khai thác, chuyển giao (BOT); dự án dầu tư, chuyển giao (BT).
4. Theo cách thức thực hiện đầu tư: Dự án xây dựng, dự án mua sắm hàng hoá, dụ án đầu tư theo hình thức thuê.
5. Theo lĩnh vực đầu tư: Dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội.
6. Theo thẩm quyền quyết định dầu tư, hoặc cấp phép đầu tư: Dự án đầu tư được phân làm 4 loại:
- Dự án quan trọng quốc gia: Do Quốc hội quyết dịnh chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đầu tư. - Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm c do Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định đầu tư.
- Đối với dự án nhóm B và C: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể uỷ quyền cho cấp dưới trực tiếp quyết định đầu tư.
- Chủ tịch huyện, quận, thị xã dược quyền quyết định các dự án đầu tư thuộc ngân sách của huyện, quận, thị xã theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đối với các dự án dầu tư có mức vốn từ 5 tỷ đồng trỏ xuống nằm trong quy hoạch được phê duyệt.
- Đối với Chủ tịch xã, phường được quyền quyết định các dự án đầu tư thuộc ngân sách của xã, phường có mức vô'n đầu tư từ 3 tỷ đồng trỏ xuống nằm trong quy hoạch của huyện, quận phê duyệt.
36
PH Â N L O Ạ I D ự ÁN Đ Ầ U T ư XÂY DựNG C Ố N G TR ÌN H
(Ban hành kèm theo Nghị định số 112120061NĐ - CP
ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ)
STTLoại dự án đ ầu tư
xây dựng côn g trìnhTổn g mức đầu tư
1 Dự án quan trọ n g quốc gia Theo Nghị quyết số 66/2006/Q H 11 của Quốc hôi
II N hóm A
1 C ác dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực' bào vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.
2 C ác dự án đầu tư xây dựng công trình: sàn xuất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp.
3 C ác dự án đẩu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây đựng khu nhà ỏ.
4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, cỏng trình cơ khí khác, sản xuất vật liêu, bưu chính, viln thòng.
5 C ác dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
6 C ác dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyển hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Không kể mức vốn
Không kể mức vốn
Trên 1.500 tỷ đồng
Trên 1.000 tỷ đổng
Trên 700 tỷ đổng
Trên 500 tỷ đổng
37
III N hóm B
1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: CÔI g nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, p h ân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) xây dựng khu nhà ở.
2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
3 Các dự án đẩu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tổn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trổng thuỷ sàn, chế biến nông, lâm sản.
4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
IV N hóm c
1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ỏ.
2 Các dự án đẩu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ỏ điểm II - 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
38
Từ 75 đến 1.500 tỷ đổng Từ 50 đến 1.000 tỷ đổng Từ 40 đến 700 tỷ đổng Từ 15 đến 500 tỷ đổng
Dưới 75 tỷ đổng
Dưới 50 tỷ đổng
3 C ác dự án đấu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tổn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trổng thuỷ sản, chê biến nông, lâm sản.
4 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Ghi chú:
Dưới 40 tỷ đổng Dưới 15 tỷ đổng
1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thòng vận tải.
2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc cùa cơ quan nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Theo ngành bỏ vôYi đầu tư.
Theo tiêu thức này, dự án đầu tư được phân làm các loại sau: - Dự án đầu tư phát triển công nghiệp.
- Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp.
- Dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải...
8. Theo tính chất của ngành mà vốn đầu tư bỏ vào.
Theo tiêu chuẩn này, dự án đầu tư được phân thành:
- Dự án đầu tư phát triển ngành khai thác.
- Dự án đầu tư phát triển ngành chế biến.
- Dự án đầu tư phát triển ngành dịch vụ.
- Dự án đầu tư phát triển ngành nuôi trồng cây...
9. Theo mức độ đổi mói của đối tượng được dầu tư.
Theo tiêu chuẩn này, dự án đầu tư được phân thành:
- Dự án đầu tư đổi mới và hiện đại hoá.
- Dự án đầu tư phát triển và xây dựng mới.
Mỗi cách phân loại dự án có tác dụng riêng cho công tác quản lý, điều hành thực hiện. Khi áp dụng vào thực tiễn, tuỳ theo góc độ quản lý, yêu cầu quản lý để có sự vận dụng, nhấn mạnh giải pháp trọng tâm. Một dự án cụ thể có thể xem xét đồng thời trên tấ t cả các cách phân loại dự án, và ở mỗi cách sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể tùy theo yêu cầu từng góc độ quản lý. Trong thực tế, phân cấp quản lý và diều hành
39
việc triển khai thực hiện dự án đòi hỏi phải xem xét và quản lý một cách toàn diện.
Sơ đồ một sô' cách phân loại dự án thường sử dụng trong các văn bản pháp quy:
Theo hình thức đẩu tư Theo nguốn vốn dầu tư Theo phương thức thực hiện
- Tư đầu tư - Ngân sách nhà nưóc - Xây dựng - Liên doanh -T ư nhân - Mua
- Hơp dồng HTKD - Hỗn hợp - Thuê
- BOT, BT - Cổ phần
Theo Luật Điểu chỉnh
■ Đầu tư trong nước
■ Đầu tư trực tiếp cùa nước ngoài
- Dự án đầu tư phát triển GTVT /
Theo ngành bỏ vốn đẩu tư / \
- Dự án đẩu tư phát triển
cõng nghiệp
- Dự án dầu tư phát triển
nông nghiệp
/
Theo thẩm quyển quyết định đẩu tư
và cấp phép đẩu tư
Theo lĩnh vực đẩu tư
- Sản xuất kinh doanh
- Cung ứng dịch vụ
- Kết cấu hạ tầng
- Văn hoá, xă hội
Theo tính chất của ngành mà vến đẩu tư bỏ vào
- Dự án dầu tư phát triển ngành khai thác
■ Dự án đầu tư phát triển ngành chẽ biến
- Dự án đầu tư phát triển ngành dịch vụ
Theo mức độ đổi mới của đối tượng đẩu tư
Đẩu tư trong nước
- TTgCP: Dự án quan trọng quốc gia
- Bộ truỏng, Thủ trưởng CQ ngang Bộ, Chủ tịch tỉnh, TP trực thuộc TW: A, B, c
- Chủ tịch huyện, quận: Dự án < 5 tỷ đồng
- Chủ tịch xã, phường: Dự án í 3 tỳ đổng thuộc ngân sách xả, phường
40
Đẩu tư trực tiếp
nưóc ngoài
- TTgCP: Nhóm A - Bộ KH và ĐT:
- Nhóm B không phân cấp
- UBNN tỉnh, TP:
Nhóm B được phân cấp
- Ban quàn lý KCN: Nhóm B được uỳ quyền
■ Dự án đẩu tư đổi mới và hiện đại hoá
- Dự án đầu tư phát triển
2.1.4. Nội dung chủ yếu của một dựán đầu tư
2.1.4.1. Theo kinh nghiệm của các nước (do P hòng Thương m ại & Công n ghiệp VN dư a ra) nội dung dự án đầu tư gồm: 1. Căn cứ lập dự án.
2. Sản phẩm.
3. Thị trường.
4. Khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất.
5. Xác định quy mô và chương trình sản xuất.
6. Công nghệ và trang thiết bị.
7. Tính toán nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, phụ tùng và các yếu tố đầu vào khác.
8. Địa điểm.
9. Quy mô xây dựng và các hạng mục công trình.
10. Tổ chức sản xuất kinh doanh.
11. Yêu cầu về nhân lực.
12. Nêu phương án tổ chúc xây dựng tiến độ sử dụng vốn, tiến độ thực hiện đầu tư.
13. Xác định nhu cầu về vốn đầu tư và nguồn vôn đầu tư. 14. Phân tích kinh tế, tài chính.
15. Phân tích các ảnh hưỏng của xã hội và môi trường.
I
16. Kết luận và kiến nghị.
2.1.4.2. Theo N ghị định SỐ52CP ngày 8/7/1999
Theo Điểu 23 và 24 Nghị định 52 - CP ngày 8/7/1999 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng có quy định'.
2.1.4.2.1. Nội dung chủ yếu báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (dự àn tiền khả thi)
1. Nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện khó khăn và thuận lợi.
2. Dự kiến quy mô đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư.
3. Chọn khu vực và địa điểm xây dựng, dự kiến nhu cầu sử dụng đất. 4. Phân tích lựa chọn sơ bộ công nghệ, kỹ thuật và xây dựng (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có) các điều kiện về cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.
41
5. Phân tích lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.
6. Xác dịnh sơ bộ tổng mức dầu tu, phương án huy động các nguồn vốn. 7. Tính toán sơ bộ hiệu quả dầu tu về mặt kinh tế, xã hội của dự án. 8. Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác các dự án, thành phần hoặc tiền dự án (nếu có).
2.1.4.2.2. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án khả thi) 1. Những căn cứ dể xác định sự cần thiết phải đầu tư.
2. Lựa chọn hình thức đầu tư.
3. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ủng (đối vói các dự án có sản xuất).
4. Các phương án về địa điểm cụ thể (hoặc tuyến công trình, hoặc vùng địa diểm) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu vê' sự lựa chọn dịa điểm, trong dó có thể đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng dối vối môi trường xã hội).
5. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi).
6. Các phương án về giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư... nếu có.
7. Phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của phương án để nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vộ môi trường. 8. Xác dịnh rõ nguồn vốn, khả nãng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn đầu tư (đôì vối dự án có yêu cầu thu hồi vốn).
9. Phương án quản lý khai thác dự án và sủ dụng lao động. 10. Phân tích hiệu quả và tài chính của dự án.
2.1.4.3. N ội du n g chủ yếu của dự án dầu tư theo N ghị địn h 12/CP Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng thì nội dung dự án đầu tư được lập theo ba mức độ sau:
2.1.4.3.1. Nội dung báo cáo đẩu tư xây dựng công trinh
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (dự án tiền khả thi) gọi là bácáo đầu tư xây dựng công trình. Tất cả các dự án từ nhóm A, dự án
42
quan trọng Quô'c gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH 11 của Quốc hội, trước khi lập dự án dầu tư xây dựng công trình (dự án khả thi), chủ dầu tư phải lập báo cáo dầu tư xây dựng công trình trình Thủ tướng Chính phủ cho hai trường hợp sau:
— Các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết dịnh chủ trương dầu tư thì lập báo cáo đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xót dể Thủ tướng trình Quốc hội thõng qua chủ trương đầu tư và cho phép dầu tư.
— Các dự án nhóm A không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyển phê duyệt thì chủ đầu tư báo cáo Bộ quản lý ngành xem xét bô sung quy hoạch hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp nhận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án dầu tư xây dựng công trình.
Nội dung báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm: 1. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn, chế dộ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có).
2. Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình, nhu cầu sử dụng đất;
3. Hình thức đầu tư: trục tiếp bỏ vốn, liên doanh, BOT hoặc các hình thức khác.
4. Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các diều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có); các ảnh hưởng của dự án đôi với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, quốc phòng.
5. Xác định sơ bộ về tổng mức dầu tư.
6. Phương án huy động vốn và khả năng hoàn vôĩi, trả nợ, thu lãi (nếu có).
7. Xác định sơ bộ về hiệu quả đầu tư: hiệu quả kinh tế, tài chính; hiệu quả xã hội của dự án; dự kiến thòi gian thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo điểu tra xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) tới bộ quản lý ngành. Bộ quản
43
lý ngành có trách nhiệm xem xét, lấy ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương có liên quan để tổng hợp trình Chính phủ xem xét dể trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tu.
2.1.4.3.2. Nội dung dự án đầu tư xây dựng cõng trình
Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình (dự án khả thi) gồm hai phần: Phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
A - PHẨN T H U Y Ế T M INH CỦA Dự ÁN
1. Sụ cần thiết và mục tiêu đầu tư
- Phân tích các kết quả điều tra, khảo sát dẫn tới nhu cầu phải đầu tư.
- Căn cử các mục tiêu chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương, các chính sách ưu tiên của Nhà nước. - Phân tích nhu cầu hiện tại và dự báo tương lai
- Nếu là dự án sản xuất kinh doanh, phải phân tích được khả năng cạnh tranh và hướng lựa chọn thị trường, tiêu thụ sản phẩm. 2. Địa điểm xây dựng
- Phân tích điều kiện tự nhiên, khí hậu, điều kiện xã hội, phong tục tập quán, các diều kiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội, các đặc điểm về quy hoạch, kê hoạch phát triển vùng, nhu cầu sử dụng đất.
- Phân tích hiện trạng và phương án giải phóng mặt bằng, những ảnh hưỏng đến môi trường, đòi sống dân cư, an ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên, di tích lịch sử, văn hoá...
- Nêu các biện pháp xử lý cần thiết.
3. Quy mô, công suất của dự án.
4. Cấp công trình.
5. Hình thức đầu tư: tự đầu tư, huy động các nguồn vốn, dầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT hoặc góp vốn đầu tư.
6. Điểu kiện cung cấp nguyên, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. 7. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình, bao gồm: công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
44
8. Các giải pháp thực hiện bao gồm:
— Phương án giải phóng mặt bằng, tái dịnh cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có.
— Các phương án thiết kế kiến trúc dôi với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc.
— Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động.
— Phân đoạn thực hiện, tiến dộ thực hiện và hình thức quản lý dự án. 9. Đánh giá tác dộng môi trường, các giải pháp phòng, chông cháy, nô và các vấn đề liên quan tới an ninh, quốc phòng.
10. Tổng mức dầu tư của dự án: nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến dộ, phương án hoàn trả vốn dối VỚI dự án có yêu cầu thu hồi vốn, phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính, hiệu quả xã hội của dự án theo các chỉ tiêu sau.
11. Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu vê' hiệu quả kinh tế - tài chính a) Chỉ tiêu tổng giá trị hiện tại thu nhập thuần của dự án (NPV) Chỉ tiêu tổng giá trị hiện tại thu nhập thuần của dự án là hiệu số
giữa hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí đầu tư ban đầu cùa dự án trong toàn bộ thời gian khai thác của dự án. Khi hai phương án có vốn đầu tư khác nhau thì phương án nào có trị số NPV lớn hơn thì phương án đó tốt hơn.
b) Chỉ tiêu suất thu lời nội tại (IRR)
Chỉ tiêu IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đã được đầu tư. Do vậy trị số’ IRR tìm được của dự án thể hiện mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán, từ đó nhà đầu tư sẽ tìm những nguồn vốn vay phù hợp, sao cho lãi suất di vay vốn nhỏ hơn trị sô IRR của dự án.
c) Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư (T)
Việc tính toán thời gian hoàn vốn đầu tư là một chỉ tiêu cần thiết và bắt buộc đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng. Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để cho tổng giá trị hiện tại thu hồi bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
d) Chỉ tiêu tỷ sô'thu, chi (BCR)
Chỉ tiêu tỷ số thu chi BCR là tỷ số giủa hiện giá của dòng thu nhập và hiện giá của dòng chi phí của dự án. Chỉ tiêu này rất hữu ích khi ta cần xem xét hay đánh giá dự án mà nguồn vốn hạn chế.
45
e) Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời binh quân vốn đầu tư
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một dồng vốn đầu tư bình quân nằm trong đời dự án sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này rất quan trọng khi xem xét dánh giá để lựa chọn dự án trước khi quyết định đầu tư.
g) Điếm hoà vốn của dự án
Điểm hoà vốn của dự án là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Điểm hoà vốn của dự án chính là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí, tại đó dự án chưa có lời mà cũng không bị lỗ.
h) P h ân tích, đán h g iá các chỉ tiêu về kinh t ế - xã hội
Không phải tất cả các dự án có hiệu quả về tài chính dồu được chấp nhận đầu tư, mà cần phải xem xét cả hiệu quả về mặt xã hội của dự án. Do vậy, cùng với việc phân tích các chỉ tiêu về tài chính cũng cần phải phân tích cả các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội của dự án trên quan điểm lợi ích của ngành, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc của nền kinh tê quốc dân, các chỉ tiêu này có thể bao gồm:
- Chỉ tiêu giá trị tăng thêm mà dự án đóng góp vào sự tăng trưỏng của tổng sản phẩm trong nước.
- Sự tác động của dự án đến khả năng cạnh tranh quốc tế đôi với sản phẩm của dự án.
- Chỉ tiêu tác động đến lao động và việc làm của địa phương và khu vực.
- Mức đóng góp vào ngân sách và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác.
- Sự tác động của dụ án đến môi trường sinh thái.
B - NỘI D U N G PHẦN T H IẾ T KẾ c ơ s ở CỦA D ự ÁN
Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ, đảm bảo thiết kế được các phương án thiết kế, là căn cứ để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. * Phần thuyết minh thiết k ế cơ sở bao gồm các nội dung:
1. Đặc điểm tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đôi vốicông trình xây dựng theo tuyến, phương án kiến trúc đối vối công trình có yêu cầu kiến trúc, phương án và sơ đồ công nghệ đối vối công trình có yêu cầu công nghệ.
46
2. Kết cấu chịu lực chính của công trình, phòng, chông, cháy, nổ bảo vệ môi trường, hệ thống kỹ thuật và hộ thống hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.
3. Mô tả dặc diểm tải trọng và tác dộng dối vối công trình. Danh mục các quy chuẩn, tiêu (’huân dược áp dụng dê xây dựng công trình.
* Phần bản vẽ thiết kê cơ sở: đưực thê hiện với các kích thước chủ yêu, bao gồm:
1. Bản võ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến.
2. Bản vẽ thế hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.
3. Sơ đồ công nghệ đôi với công trình có yêu cầu công nghệ. 4. Bản vẽ thê hiện kết cấu chịu lực chính của công trình, bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình.
5. Số luợng thuyết minh và các bản vẽ của thiết kê cơ sở được lập tối thiểu là 9 bộ.
2.1.4.3.3. Báo cáo kinh tế, kỹ thuật
Để dảm bảo tiết kiệm, theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành ban hành theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 và Nghị dịnh số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ thì đối với những dự án, công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo; công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức vốn đầu tư dưới 7 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách nhà nước phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình thì không cần phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình, chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật (KTKT) và quyết định đầu tư.
Nội dung báo cáo kinh tế — kỹ thuật bao gồm:
1. Sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư.
- Phân tích các kết quả điều tra dẫn tối nhu cầu phải đầu tư xây dựng. 47
- Càn cứ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chính sách ưu tiên của Nhà nưóc để lý giải sự cần thiết phải đầu tư, mức độ ưu tiên đầu tư.
- Phân tích nhu cầu hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai. - Nếu là dự án sản xuất kinh doanh, phải phân tích được khả năng cạnh tranh và lựa chọn thị trường.
2. Địa điểm xây dựng
- Phân tích điều kiện tự nhiên, khí hậu: điều kiện xã hội, phong tục tập quán, các điểu kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các đặc điểm về quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, nhu cầu sử dụng đất.
- Phân tích hiện trạng và phương án giải phóng mặt bằng, những ảnh hưởng đến môi trường, đời sống dân cư, quổc phòng, bảo vệ tài nguyên, di tích lịch sử, văn hoá...
- Nêu các biện pháp xử lý cần thiết.
3. Quy mô, công suất công trình.
4. Cấp công trình.
5. Nguồn kinh phí xây dựng công trình: tự đầu tư, huy dộng vốn bằng các biện pháp vay, đóng góp của dân...
6. Thòi hạn xây dựng: thời gian khỏi công xây dụng, thời hạn hoàn thành.
7. Hiệu quả công trình.
8. Phương án phòng, chống cháy, nổ.
9. Bản vẽ thiết kê' thi công và dự toán công trình.
- Chi tiết mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước của các chi tiết, kết cấu, thiết bị công nghệ. - Biểu liệt kê khổì lượng xây dựng và thiết bị của các hạng mục công trình, chất lượng, quy cách từng loại vật liệu, cấu kiện, có thuyết minh, hướng dẫn vê' trình tự thi công....
2.2. CÁC GIAI ĐOẠN HỈNH THÀNH Dự ÁN ĐẦU TƯ
Một dự án đầu tư khi hình thành ý đồ bỏ vốn đầu tư đến khi công trình được nghiệm thu đưa vào hoạt động, phải trải qua ba giai đoạn: - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Giai đoạn thực hiện đầu tư.
48
- Giai doạn vận hành, khai thác dự án.
Ba giai đoạn đó tạo nên vòng đời của dự án, còn gọi là chu kỳ hoạt động của dự án theo sơ dồ sau:
Giai doạn I
Chuẩn bị dẩu tư
Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Nghiên cứu lặp dư án tiến khả thi
Nghiên cứu lập dư án khả thi
Thẩm định dự án và quyết định đầu tư
Giai đoạn II
Thực hiện dự án
Thiết kế kỹ thuật Dự toán công trình Tổng dự toán
Thương lượng ký kết hợp đồng
Đào tạo CB - CNV kỹ thuật
Thi công xây dựng
Chạy thử,
nghiệm thu và quyết toán
Giai doạn III
Vận hành, khai thác dự án
Trong mỗi giai đoạn, cần thực hiện những công việc cụ thể, diễn ra theo trình tự các bước nhất định, cụ thể như sau:
2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đẩu tư
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư còn gọi là giai đoạn tiền đầu tư. Đây là giai đoạn điều tra, khảo sát, các vấn đề kinh tế, xă hội để lập dự án. Giai đoạn này dược thực hiện theo trình tự bốn bước sau:
4-GTPT...DỰ ÁN 49
Bước 1 - N ghiên cứu cơ hội dầu tư
Sản phẩm của bước này là báo cáo kinh tế kỹ thuật về cơ hội đầu tư, là văn bản đê xuất lập dự án lên cấp thẩm quyền, hoặc thông báo giao nhiệm vụ lập dự án của cấp thẩm quyền đến tổ chức, cá nhân dược giao nhiệm vụ. Đây là ý tưỏng ban đầu được hình thành trên cơ sỏ cảm tính trực quan của nhà đầu tư, hoặc trên cơ sỏ quy hoạch định hướng của vùng, của khu vực, của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành...
Nghiên cứu cơ hội đầu tư là nghiên cứu những khả năng, những điều kiện để người chủ đầu tu có thể xem xét tiến hành việc đầu tư. Khi nghiên cứu cơ hội dầu tư, người chủ đầu tư cần dựa vào những căn cứ sau đây:
- Chủ trương chính sách của Nhà nưốc trong từng giai đoạn. Đây là một căn cứ rất quan trọng để nghiên cứu cơ hội đầu tư. Việc Nhà nước khuyến khích hoặc hạn chê sự phát triển lĩnh vực sản xuất nào, vùng nào... sẽ là cơ hội đầu tư thuận lợi hay khó khăn đối với lĩnh vực đó hoặc vùng đó.
- Tài nguyên thiên nhiên của đất nước, khả năng khai thác chế biến tài nguyên đó. Người chủ đầu tư cần xác dịnh rõ có những loại tài nguyên nào, trữ lượng bao nhiêu, khả năng khai thác, vận chuyển, chế biến tài nguyên đó để tạo thành nguyên liệu sản xuất hoặc vật phẩm tiêu dùng. Đây là căn cứ rất quan trọng đối với cơ hội đầu tư của các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
+ Trình độ phát triển của nông, lâm, ngư nghiệp. Điểu kiện tự nhiên ảnh hưỏng đối với sự phát triển của các ngành này. Khả năng cung cấp nguyên liệu của các ngành này cho các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản...
Nếu điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nông, lâm, ngư nghiệp thì sẽ tạo những cơ hội lốn cho việc đầu tư vào nông, lâm, ngư nghiệp. Sự phát triển của bản thân nông, lâm, ngư nghiệp đòi hỏi phải đầu tư để phát triển các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho chúng (phân bón, thuốc trừ sâu...) và các ngành chế biến (tiêu thụ) sản phẩm của chúng. Nông, lâm, ngư nghiệp là một thị trưòng lớn. Khi nông, lâm, ngư nghiệp phát triển thì nó cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho nông, lâm, ngư nghiệp. Vấn đề này dặc biệt quan trọng đối với nước ta, là nước có sô dân làm nông nghiệp chiếm tỷ trọng lốn.
50
Nếu điểu kiện tụ nhiên, môi trường kinh tế - xã hội cho phép phát triển công nghiệp, một loại sản phẩm hàng hoá công nghiệp nào đó, hoặc phát triển dịch vụ thì nghiên cứu cơ hội đầu tư là ý tưởng đề xuất dể phát triển lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đó.
- Nhu cầu tương lai về các loại hàng hoá, trong đó có phần dành cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nưốc. Nhu cầu lân thì việc giải quyết “đầu ra” của dự án trong tương lai sẽ rất thuận lợi và do đó cơ hội đầu tư sẽ cao. Còn nếu nhu cầu đó thấp thì việc thực hiện dự án sẽ rất khó khăn. Thông tin đó không phải chỉ là các loại sản phẩm có khả năng sản xuất, mà còn từ đó rút ra được các chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Ví dụ sản phẩm đó có sản xuất được trong nước hay không? Số lượng sản phẩm đó nhập hàng năm là bao nhiêu? Nhu cầu tăng thêm của sản phẩm đó như thế nào? Đồng thời, trong việc nghiên cứu cơ hội đầu tư phải tính toán sơ bộ chi phí đầu tư, chi phí sản xuất hằng năm, giá cả hàng hoá dịch vụ cũng như vốn đầu tư cho một đơn vị sản phẩm.
Bước 2 - N ghiên cứu tiền khả th i
Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ về các yếu tô’ cơ bản của dự án, sơ bộ lựa chọn khả năng đầu tư chủ yếu từ các cơ hội đầu tư. Tiêu chuẩn để lựa chọn khả năng đầu tư chủ yếu là:
- Sự phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của Nhà nưốc. - Có tài nguyên để đảm bảo cho dự án hoạt động hay không, quy mô và khả năng tồn tại của dự án.
- Có thị trường tiêu thụ, mức độ cạnh tranh có hiệu quả kinh tế. - Phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư.
- Sản phẩm của bước này là xây dựng dự án tiền khả thi, gọi là bảng báo cáo nghiên cứu tiển khả thi hay còn gọi là bảng dự án tiền khả thi.
Nghiên cứu tiền khả thi chủ yếu phải dựa vào những thông tin, những củ liệu cần thiết để phân tích, tính toán nhằm đảm bảo những kết luận đúng và đưa ra có SÛC thuyết phục. Những thông tin đòi hỏi ở bước này tuỳ thuộc vào từng loại dự án khác nhau. Nhìn chung, cần đảm bảo những thông tin chủ yếu:
+ Thông tin về xá hội và thể chế quản lý.
+ Thông tin về thị trường.
51
+ Thông tin về yếu tố đầu vào cho sản xuất với những thông tư đã thu nhận được, người ta tiến hành tô chức nghiên cứu trên các m ặt chủ yếu sau:
• Các căn cứ nói lên sự cần thiết phải đầu tư.
• Phương án sản xuất, hình thức đầu tư.
• Các yếu tô’ đầu vào (chủ yếu là nguyên vật liệu).
• Khu vực, địa điểm xây dựng.
• Kỹ thuật, công nghệ, môi trường sinh thái.
• Bộ máy quản lý sản xuất.
Theo Quy chế quản lý Đầu tư và Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ — CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ, các dự án thuộc nhóm A chưa có trong quy hoạch được duyệt phải tiến hành lập báo cáo đầu tư (theo Nghị định 52/CP gọi là lập dự án tiền khả thi hay báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) trình Thủ tướng Chính phủ để xin phép chủ trương đầu tư. Đối vối dự án chưa có quy hoạch được phê chuẩn và dự án quan trọng Quốc gia phải lập báo cáo đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ để Thủ tưống trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp những dự án đã được Quốc hội hoặc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT).
Đối với dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) có thể độc lập vận hành khai thác và thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT) thì từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án được tiến hành chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư như một dụ án độc lập và được trình duyệt, quản lý như đối vởi dự án nhóm A.
Nội dung nghiên cứu khả thi cũng giông như nghiên cứu tiền khả thi, tức cũng bao gồm các phần, trong các phần cũng bao gồm các nội dung như nhau, cũng sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá như nhau, song ỏ bước nghiên cứu khả thi đòi hỏi độ chính xác phải cao hơn. Vì vậy, nghiên cứu tiền khả thi là bước đi tất yếu phải có đôì với những dự án phức tạp. ở Việt Nam, theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành ban hành theo Nghị định sô’ 16/2005/NĐ - CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ thì tất cả các dự án nhóm A chưa có trong quy hoạch được phê duyệt, trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình (dự án khả
52
thi) đều phải lập báo cáo đầu tư (dự án tiổn khả thi) trình Thủ tướng Chính phủ để xin phép chủ trương đầu tư; Dự án quan trọng Quốc gia lập báo cáo đầu tư trình Thủ tưống Chính phủ xem xét để trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư.
Trong thực tế, có những dự án đầu tư trong bước nghiên cứu tiền khả thi có những nội dung phức tạp, chưa đủ luận cứ để xem xét thì cần phải tiến hành một số nghiên cứu hỗ trợ.
Nghiên cứu hỗ trợ: là nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, chuyên sâu hơn các vấn dể khác trước khi đi đến kết luận cuối cùng. Nghiên cứu hỗ trợ là nhũng dặc điểm không trải ra tất cả các khía cạnh của dự án đầu tư mà chỉ là yêu tô" giúp thêm cho quá trình nghiên cứu tiền khả thi mà thôi. Việc nghiên cứu hỗ trợ đặc biệt quan trọng đối với các dự án có quy mô lớn. Nội dung của việc nghiên cứu hỗ trợ có khác nhau đôi với mỗi dự án cụ thể. Tuỳ theo yêu cầu người ta đưa ra nội dung nghiên cứu hỗ trợ cụ thể cho phù hợp. Việc nghiên cứu hỗ trợ thường đề cập các vấn đê' sau đây:
- Nghiên cứu thị trường của các loại sản phẩm sẽ sản xuất, khả năng thâm nhập thị trường của các loại sản phẩm do dự án sản xuất. - Nghiên cứu đầu vào: Những nguyên liệu, vật tư cơ bản cần thiết cho dự án, khả năng cung cấp hiện tại, tương lai và xu hưống về giá cả của nguyên liệu, vật tư..., trong đó cần chú trọng đến vùng nguyên liệu cho dự án hoạt động ổn định.
- Kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm, chạy thử ở các nhà máy thí điểm.
- Nghiên cứu môi trường và xử lý chất thải.
- Nghiên cứu vị trí đặt doanh nghiệp, nhất là các dự án trong đó chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lốn trong giá thành sản phẩm. - Xác định quy mô của doanh nghiệp: Cần lựa chọn quy mô đảm bảo hiệu quả nhất sau khi xem xét các giải pháp công nghệ, giá thành sản xuất sản phẩm, giá bán sản phẩm.
- Nghiên cứu lựa chọn thiết bị: Việc này được đặt ra khi có nhiều loại máy móc vỏi nhiều bộ phận khác nhau. Trong trường hợp vổn thiết bị chiếm một khoản lốn trong tổng sô" vốn dầu tư thì cần chú trọng đến việc lựa chọn thiết bị có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động cùa dự án. Vì vậy, việc lựa chọn thiết bị là công việc không thể thiếu nhằm hỗ trợ cho nghiên cứu luận cứ tiền khả thi.
53
Bước 3 - N gh iên cứu kh ả thi
Nghiên cứu khả thi hay còn gọi là xây dựng dự án khả thi (Nghị định 16CP ngày 7/2/2005 gọi là dự án đầu tư xây dựng công trình), là bưốc tiếp theo của nghiên cứu tiền khả thi. Chỉ khi nghiên cứu tiền khả thi đạt được những kết quả tích cực thì mối tiến hành nghiên cứu khả thi.
Nghiên cứu khả thi là bước cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư (quá trình soạn thảo dự án đầu tư). Bước này đòi hỏi nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, triệt để, cụ thể trên các mặt: quản lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội, nhằm kết luận lần cuối vê' tính khả thi của dự án. Vì vậy, bưốc này được xem là bước nghiên cứu có tầm quan trọng quyết định. Bưóc nghiên cứu này đòi hỏi phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
— Về số liệu thông tin: phải trung thực, chính xác, có nguồn gốc và có xuất xứ của thông tin.
— Về phương pháp tính toán, phân tích: không để xảy ra sai sót hoặc thiếu rõ ràng, phải đảm bảo độ tin cậy cần thiết vỏi sai số không được quá 5% theo quy định.
— Về kinh phí thực hiện: Phải tính toán đầy đủ và chính xác dự toán chi tiêu theo từng khoản mục cụ thể.
— Về thời gian thực hiện: Phải đảm bảo đúng tiến độ.
Sản phẩm của bưốc này là kết quả toàn bộ quá trình soạn thảo dự án đầu tư xây dựng công trình.
Như vậy, nghiên cứu khả thi phải được thực hiện trên cơ sở các thông tin chi tiết, chính xác cao hơn giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Đây là cơ sỏ để quyết định đầu tư, và là căn cứ để triển khai thực hiện dự án trên thực tế. Tài liệu nghiên cứu khả thi phải là tài liệu đánh giá toàn diện. Nhìn vào bảng nghiên cứu khả thi có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh về mọi hoạt động của một dự án đầu tư trong suốt một đòi hoạt động của nó.
Bước 4 - Thẩm địn h d ự án và ra qu yết đ ịn h đầ u tư
Bất kể một dự án nào trưốc khi quyết định đầu tư (hay không đầu tư) đều phải được thẩm định. Thẩm định dự án thực chất là phân tích, đánh giá để xác định mức độ khả thi của dự án. Khi thẩm định dự án cần phải xem xét trên ba mặt: kỹ thuật và công nghệ, xây dựng và môi
54
trường, kinh tế và tài chính. Trong đó, việc thẩm định kinh tế và tài chính có ý nghĩa rất quan trọng vì nó cho phép xác định hiệu quả, sự tồn tại, khả năng sinh lời. khả năng hoàn vốn và nguồn vốn huy động để xây dựng dự án. Trên cơ sở có kết luận về tính khả thi của dự án vê mặt kinh tế và tài chính, kỹ thuật và công nghệ, xây dựng và môi trường, người có thẩm quyền mới đủ cơ sỏ để ra quyết định đầu tư.
Tuỳ thuộc vào những mục đích khác nhau, dự án đầu tư thường được thẩm định bởi nhiều cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân. Do dó, thấm định dự án đầu tư có ý nghĩa:
- Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn dược phương án đầu tư tốt nhất. - Giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương và của cả nước trên các mặt: mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả.
- Thông qua tham định, giúp cho cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư xác định tính lợi hại của dự án khi cho phép đi vào hoạt dộng trên các khía cạnh: công nghệ, von, ô nhiỗm môi trưòng và các lợi ích kinh tế - xã hội khác.
- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoăc tài trợ cho các dự án đầu tư.
- Qua thẩm định giúp xác định tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
2.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Thực hiện dự án là giai đoạn biên các dự định đầu tư thành hiện thực nhằm dua dự án vào hoạt động trong thực tế của đời sống kinh tế — xã hội. Giai đoạn này bao gồm bôn bước kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi thiết kế đến khi đưa dự án vào vận hành khai thác.
Bước 5 - T h iết k ế và lập dự toán, tổng dự toán công trìn h Bước 6 - Đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế vối các nhà thầu: nhà thầu xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị, nhà thầu lắp máy; nhà thầu tư vấn các loại...
Bước 7 - Xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng và đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý để tiếp quản, vận hành dự án khi dự án hoàn thành được nghiệm thu đưa vào hoạt động.
55
Bước 8 - N ghiệm thu, quyết toán vốn dầu tư dự án hoàn thành Đây là bước cuôi cùng của giai doạn thực hiện dầu tư. Sau khi nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình được bàn giao cho dơn vị sử dụng.
2.2.3. Giai đoạn vận hành, khai thác dự án
Giai đoạn này dược xác định từ khi dự án hoàn thành, được nghiệm thu quyết toán chính thức đưa dự án vào vận hành, khai thác cho đến khi kết thúc tuổi đòi hoạt động của dự án. Đây là giai đoạn thực hiện các hoạt dộng theo chức năng của dự án dã được xác dịnh trong mục tiêu dặt ra để xây dựng dự án. Việc quản lý các hoạt dộng của dự án ở giai đoạn này là quản lý theo kê hoạch hằng năm của một tô chức kinh tế hoạt dộng sản xuất - kinh doanh hoặc dịch vụ.
2.3. TRÌNH Tự VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP Dự ÁN ĐẦU TƯ
2.3.1. Trinh tự lập dự án
Quá trình lập dự án được thực hiện theo trình tự các bước sau: Bước 1 - N ghiên cứu, diều tra, kh ảo sát, thu th ập, đ á n h g iá các dư kiến ban dầu
Theo quy định của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 thì tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức vốn dầu tư từ 7 tỷ đồng trở lên đều phải lập dự án. Khi lập dự án có hai trường hợp xảy ra.
- Các dự án có tổng mức vôri đầu tư từ 7 tỷ dồng trỏ lên đều phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình, trình cấp thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư.
- Đôi với các dự án xây dựng vì mục đích tôn giáo thì không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, trình cấp thẩm quyền phê duyệt quyết định dầu tư.
Dù ở trường hợp nào, khi lập dự án đều phải thạc hiện công việc dầu tiên là nghiên cửu, điều tra, khảo sát, dánh giá các dữ liệu liên quan đến xây dựng, khai thác vận hành công trình để đưa ra các giải pháp kinh tế - kỹ thuật thích hợp.
56
Theo giai đoạn hình thành dự án có yêu cầu và nội dung điều tra khảo sát thích hợp. Đốĩ với giai đoạn lập báo cáo NCTKT, công việc diều tra khảo sát chủ yếu là phục vụ cho việc xác định sự cần thiết phải dầu tư và xác dịnh quy mô dự án. Nội dung điều tra, khảo sát trong giai đoạn này là thu thập các dữ liệu dể dự báo nhu cầu, mức tăng trưởng của sản phẩm và các điều kiện cơ bản để có thể thực hiện đầu tư như nguồn nguyên vật liệu, cơ sỏ kết cấu hạ tầng...
Nội dung diều tra, khảo sát dể phục vụ lập báo cáo dầu tư thường gồm các công việc chính sau:
— Điều tra khảo sát về các diều kiện tự nhiên: Các yếu tố về địa hình, dịa chất, thuỷ vãn, môi trường tự nhiên và xã hội khu vực xây dựng... — Các yếu tô kinh tế — kỹ thuật: nguồn nguyên vật liệu, điều kiện vận tải, các cơ sỏ hạ tầng sẵn có (điện, nước, các công trình giao thông), lực lượng lao động...
— Các yếu tố tài chính: giá cả vật tư, vật liệu, tiền công lao dộng, nguồn vốn có thể huy động để đầu tư xây dựng dự án.
— Các chính sách, chế độ liên quan đến việc xây dựng và vận hành dự án...
Các tài liệu điều tra, khảo sát cần đảm bảo cơ cở pháp lý, đầy đủ và có độ tin cậy ỏ mức cần thiết. Các sô liệu điều tra, khảo sát sẽ là dữ liệu để làm cơ sở đưa ra các giải pháp kinh tế, kỹ thuật ph“ù hợp. Việc điểu tra, khảo sát đòi hỏi phải được thực hiện theo phương pháp khoa học để đảm bảo chất lượng của các số liệu thu thập; trên cơ sỏ đó đảm bảo sự chuẩn xác của các giải pháp đề xuất và lựa chọn.
Bước 2 - Xác đ ịn h đ ịa điểm của dư án
Xác định địa điểm của dự án được nghiên cứu, lựa chọn theo từng giai đoạn lập dự án.
a) Trong giai đoạn nghiên CÛU tiền khả thi cần phải xác định khu vực địa điểm của dự án. Khu vực địa diểm của dự án là khoảng không gian tương đôi rộng (vùng, địa phương, khu vực...) mà dụ án sẽ được xây dựng trong dó.
Việc xác định khu vực địa diểm phải đảm bảo các yêu cầu sau: — Phải phù hợp với chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể phát triển của ngành, vùng hoặc địa phương.
57
— Phải có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - kỹ thuật đáp ứng dược yêu cầu công nghệ và kỹ thuật của dự án, phù hợp với yêu cầu xây dựng và vận hành dụ án.
— Phù hợp với đặc thù của dự án về các mặt: sử dụng dung lượng lao động, hàm lượng chất xám, khả năng vận chuyển đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng môi trường khi dự án đưa vào hoạt động.
— Đảm bảo hiệu quả tổng hợp về các mặt tài chính, kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng.
b) Trong giai doạn nghiên cứu khả thi, cần phải xác định vị trí cụ thể của dự án. VỊ trí của dự án là không gian được xác dịnh ranh giới cụ thể (theo toạ độ hoặc địa dư hành chính) mà dự án sẽ xây dựng trên phạm vi dã xác định đó.
Xác dinh vị trí dự án cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
— Phải dưa ra các phương án vị trí có khả năng đáp ứng các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của dự án
— Phải dảm bảo sử dụng hợp ]ý và tiết kiệm đất đai.
— So sánh, lựa chọn phương án tốt nhất theo yêu cầu tôi thiểu chi phí dầu tư ban đầu và chi phí thường xuyên trong quá trình khai thác vận hành dự án.
Bước 3 - Nghiên cứu đ ề xuất các g iả i p h á p công nghệ, kỹ thu ật Trên cơ sở quy mô công trình đả được xác định và các tài liệu điều tra khảo sát về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật để tiến hành nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ và kỹ thuật thích hợp vỏi công trình. Nội dung các giải pháp công nghệ, kỹ thuật cần nghiên cứu gồm:
— Quy mô các hạng mục công trình (xác định bằng công suất, năng lực phục vụ của các hạng mục cụ thể), ví dụ như diện tích các nhà phục vụ công cộng, công suất trạm bơm, các tuyến và chiều dài các tuyến đường, chiều dài cây cầu, số giưòng bệnh...
— Giải pháp công nghệ: Xác định quy trình công nghệ được áp dụng cho công trình, ví dụ như tưới, tiêu tự chảy hay bơm cưỡng bức, công nghệ xây dựng cầu cống bằng bê tông đúc tại chỗ hay lắp ghép; thuỷ điện hay nhiệt điện; sản xuất xi măng theo công nghệ khô hay công nghệ ưỏt...
58
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (cấp công trình, tiêu chuẩn xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam — TCVN hoặc tiêu chuẩn ngành, quy phạm áp dụng dể tính toán), ví dụ như: nhà cấp 1, 2; tải trọng cầu, tiêu chuẩn mặt cắt ngang, dường nông thôn, đường miền núi, kênh cấp 1, cấp 2...
- Các giải pháp kỹ thuật xây dựng (giải pháp mặt bằng, kết cấu chính, phụ của nhà và công trình, nền móng, kết cấu bao che với các kích thước, tham số cơ bản), ví dụ như: kết cấu cầu bê tông dự ứng lực, cống hộp, công tròn, móng cọc, móng xây đá, nền đất, nền cát, khung cột bê tông cốt thép, tường gạch xây, mái tôn hoặc mái ngói...
- Trang thiết bị: nêu số lượng, chủng loại, công suất các loại trang thiết bị cần thiết cho công trình, các phụ tùng, vật tư kỹ thuật đi kèm... - Những vấn đề về môi trường: tác dộng của công trình tới môi trường do chất thải (rắn, khí, lỏng), cảnh quan, ảnh hưởng về thuỷ văn, sinh thái...
Các giải pháp kỹ thuật nêu trên phải lựa chọn trên cơ sỏ đưa ra các phương án và phân tích, so sánh về các mặt kỹ thuật, kinh tế tài chính, môi trường... để lựa chọn. Các phương án kỹ thuật cần phải so sánh qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cả trong giai đoạn xây dựng lẵn giai đoạn khai thác sử dụng (trong nhiều trường hợp chi phí đầu tư ban đầu có thể cao, nhưng chi phí khai thác, vận hành thấp và tính chung lại thì phương án này có thể hiệu quả hơn phương án đầu tư ban đầu thấp mà chi phí sử dụng cao).
Lựa chọn các biện pháp kỹ thuật tốt là yếu tố cơ bản để đảm bảo hiệu quả đầu tư của công trình. Kết thúc của giai đoạn lựa chọn các giải pháp công nghệ và kỹ thuật được thê hiện trên bản thiết kế sơ bộ. Yêu cầu cụ thể và thiết kế sơ bộ theo quy định của Bộ Xây dựng (QĐ số 17/2000/QĐ ngày 20 tháng 7 năm 2000 của Bộ Xây dựng).
Bước 4 - L ập k ế h o a c h thự c hiện dự án
Kế hoạch thực hiện đầu tư là lịch trình thực hiện các công việc cần thiết (nội dung, trình tự và thời gian thực hiện các công việc) đối với một công trình nào đó.
Nội dung công việc cần thực hiện tuỳ thuộc vào từng công trình cụ thể, đặc điểm của địa phương, yêu cầu kỹ thuật, trang thiết bị, tổ chức quản lý. Trình tự thực hiện công việc tuỳ thuộc vào yêu cầu tổ chức,
59
công nghệ thực hiện các quá trình xây dựng. Thời gian thực hiện tuỳ thuộc vào khối lượng công việc, lực lượng nhân lực và khả năng tiền vốn. Các bước công việc có thể chia ra theo từng giai doạn triển khai thực hiện dự án và theo tính chất của các loại công việc.
Ví dụ: Kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng nêu trong bảng tiến độ dưới dây:
TT Nội dung công việcTiến độ thực hiện (tháng) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1Chuẩn bị dẩu tư
Lập báo cáo NCKT 1■
2 Phê duyêt báo cáo N C K T-
1 Thiết kê 1mm■
II Chuẩn bj xây dựng
2 Thẩm định và phê duyệt thiết kế ■■
3 Giải phóng măt bằng ■ ■ ■
III Xảy dựng
1 San lấp mặt bằngi■□ m
2 Xây dựng các hạng mục ■ ■ ■ ■ ■ 3 Lắp đạt trang thiết bị
1 u
IV Nghiêm thu, bàn giao L□
4 Giám sát thi công
■ ■ ■
Bước 5 - X ác đ in h nhu cầu vốn đ ầ u tư và nguồn vốn
Xác định đúng và đủ nhu cầu kinh phí dể thực hiện dự án là điều kiện cơ bản để đảm bảo thực hiện thành công dự án. Nhu cầu chi phí để thực hiện dự án phải tính tới các điều kiện thực tế để thực hiện dự án, đảm bảo phát huy tối đa sức mạnh nội lực, sự tham gia của dân trong việc dóng góp nguồn lực để thực hiện dự án.
Đối với hạng mục đầu tư thuộc dự án, căn cứ để xác định nhu cầu vốn dầu tư là thiết kế sd bộ và các điều kiện thực hiện xây dựng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ th u ật và kinh nghiệm thực tê của địa phương. Đê’
60
xác định nhu cầu vốn đầu tư cần phải xác dịnh hai yếu tô’: Thành phần và khối lượng công việc; Mức chi phí cho từng loại công việc. a) X ác địn h th àn h p h ầ n và khối lượng công việc
Thành phần và khối -lượng công việc dược xác định từ thiết kế sơ bộ công trình và nhu cầu tô chức quản lý quá trình đầu tư xây dựng công trình. Khôi lượng công tác xây lắp, mua sắm trang thiết bị dược tính theo các dơn vị thích hợp. Các công tác khác có thê dự tính theo tỷ lệ % đối vối từng loại công việc hoặc tính chi phí trọn gói, tuỳ vào điều kiện cụ thể.
b) M ức chi p h í cho từ ng loại công việc
Mức chi phí cho từng loại công việc xây lắp, thiết bị cần mua sắm được xác định trên cơ sở mức chi phí bình quân cho một đơn vị khối lượng có tính tới các diều kiện thực tế và kinh nghiệm của địa phương, các bản chào giá của các nhà cung cấp thiết bị, các tỷ lệ chi phí quy định đôi với các công tác tư vấn và các dịch vụ khác.
Cần lưu ý rằng, nếu có các khoản chi phí sử dụng tiền ngoại tệ thì phải tính bằng ngoại tệ và tính đổi ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thòi điểm lập báo cáo đầu tư hoặc báo cáo NCKT.
Trong trường hợp công trình thực hiện kéo dài trên 1 năm thì chi phí dầu tư phải tính thêm khoản trượt giá. Tỷ lộ trượt giá được tính riêng cho các loại tiền tệ sử dụng cho dự án.
Nếu dự án sử dụng vốn vay, thì tổng chi phí đầu tư phải tính thêm khoản lãi vay trong thời gian xây dựng. Chi phí trả lãi vay trong thời gian xây dựng được tính toán phù hợp vói nguồn và điều kiện vay cụ thể.
Vôn cho dự án được dự tính từ các nguồn có khả năng, gồm: - Vốn cấp từ ngân sách hoặc vốn tự cố của chủ đầu tư.
- Vốn vay.
- Vốn từ các nguồn khác (bán cổ phiếu, trái phiếu công trình...). Trong một số trường hợp có thể có cả phần vốn đóng góp của ngưỉi hưởng lợi, là phần đóng góp của những đốĩ tượng trong vùng dự án được hưởng lợi ích trực tiếp từ dự án. Phần vốn này chủ yếu để thực hiện các công việc mà những ngưòi sở tại có thể trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện dự án như tham gia các phần việc thực hiện bằng lao động, cung cấp vật tư, vật liệu sẵn có và một phần nhỏ có thể bằng tiền mặt.
61
Bước 6 - K ế ho a ch k h a i th á c vân h àn h dư án
Kế hoạch khai thác vận hành dự án nhằm đảm bảo cho việc khai thác sử dụng công trình đầu tư có hiệu quả. Kế hoạch này phải phản ánh các yếu tố vận hành của dự án trong quá trình sử dụng công trình như: mức khai thác công suất, loại hình và cơ cấu sản phẩm, dịch vụ do công trình có thể đáp ứng, các yêu cầu duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình khai thác sử dụng công trình.
Kế hoạch hoạt động cần nêu các yếu tô' liên quan đến việc xác định lợi ích và chi phí trong quá trình vận hành công trình. Các yếu tô’ như vậy có thổ là: giá cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ dự án (cấp điện, cấp nưâc, phí giao thông, phí thuỷ lợi... ) các khoản chi phí vận hành (lương nhân viên vận hành, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu điện năng, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa... ) chi phí thay thế trang thiết bị...
Kế hoạch hoạt động là cơ sở để tính toán lợi ích thu dược từ việc khai thác, vận hành công trình củng như các chi phí cần thiết cho quá trình này. Trên cơ sở các chỉ tiêu thu (lợi ích), chi (chi phí) có thể phân tích, đánh giá lựa chọn dự án để quyết định đầu tư.
Ngoài ra, kế hoạch hoạt động cần nêu cơ cấu tổ chức quản lý vận hành công trình, trong đó thể hiện rõ chức năng của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình quản lý vận hành công trình.
Bước 7 - X ây dựng mô hình tổ chức qu ản lý quá trìn h thực hiện dự án
Trong bước này cần xác định các thành phần tham gia vào dự án, phân công trách nhiệm để các bộ phận liên quan tham gia, phốỉ hợp đảm bảo thực hiện tốt dự án. Bước này gồm một số nội dung chủ yếu sau: a) Xác định thành phần tham gia dự án, cụ thể
Xác định thành phần tham gia dự án: Ai hay tổ chức nào sẽ tham gia (bao gồm người hưởng lợi, người bị ảnh hưởng, cơ quan tài trợ, cơ quan chỉ đạo, cơ quan thực hiện dự án, các cơ quan nhà nước, quốc tế).
- Chức năng của những người tham gia (thực hiện, tài trợ, phôi hợp, sử dụng thành quả, kiểm tra);
- Khả năng đóng góp của những ngưòi tham gia (đất đai, vật tư thiết bị, lao động, vốn, kỹ thuật);
62
- Những vấn dề các bộ phận hoặc cá nhân tham gia dự án quan tâm (trực tiếp, gián tiếp);
- Nhiệm vụ cụ thể của từng người và dơn vị tham gia.
b) X ác đ ịn h sơ đ ồ tô chức q u ản lý
Xác định, phân tích, đánh giá các đối tượng tham gia dự án, khai thác hợp lý các tiềm năng, thế mạnh của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình tham gia thực hiện dự án, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của từng đơn vị và cá nhân để tạo dược sự phối hợp cao, tránh chồng chéo, lãng phí.
Thiết lập mối quan hộ giữa những đơn vị và cá nhân tham gia thực hiện dự án. Sơ đồ này phải đảm bảo gọn nhẹ, tiết kiệm, thể hiện đưực sự phốĩ hợp và kết hợp của các dơn vị và cá nhân tham gia thực hiện dự án một cách hợp lý nhất.
Bước 8 - P h ả n tích đ á n h g iá hiệu quả dự án
Đánh giá hiệu quả dự án trên tất cả các phương diện: tài chính, kinh tế, xã hội. Đây là nội dung mang tính chất nghiệp vụ, có nội dung và phương pháp riêng. Tuy nhiên, trình tự chung để thực hiện bưốc này gồm:
- Xác định các tham số cần thiết cho việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả theo yêu cầu phương pháp luận.
- Tính toán các chỉ tiêu theo phương pháp thích hợp.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả theo các chỉ tiêu đo hiệu quả. Nội dung chi tiết tính toán và phân tích hiệu quả dự án được trình bày trong một chuyên đề riêng.
Bước 9 - Đ án h g iá tá c độ n g m ôi trường
Báo cáo nội dung dự án phải có phần đánh giá tác động môi trường. Tuỳ giai đoạn nghiên cứu mà mức độ nghiên cứu và đánh giá về tác động môi trường khác nhau, tuy nhiên đề án phải thể hiện nhũng vấn đề cơ bản sau:
a) Tác độn g củ a d ự á n đến m ôi trường
Mô tả và đánh giá tác động của dự án trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành đến môi trường tự nhiên và xã hội theo những biểu hiện sau:
- Các chất thải, bao gồm: chất thải lỏng, chất thải rắn, chất thải khí; 63
- Tiếng ồn;
- Cảnh quan, sinh thấ i;
- Dân sinh, tập tục đời sông, văn hoá...
Theo các hưống tác động nêu trên cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tô' tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội, hậu quả (nếu có) do tác động của các yếu tô’ này.
b) Biện p h á p g iả m thiểu h ay khắc ph ụ c ảnh hưởng của d ự án đến m ôi trường
- Các biện pháp công nghệ, kỹ thuật được áp dụng để giảm thiểu hay hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
- Các biện pháp tổ chức, quản lý.
- So sánh, lựa chọn các phương pháp có hiệu quả áp dụng cho dự án. Bước 10 - P hân tích dánh g iá rủi ro
Bưóc này nhằm đánh giá các điều kiện khả thi và tính chắc chắn của dự án. Nội dung chung của bưỏc này như sau:
- Xác định những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.
- Tính toán các chỉ tiêu đánh giá rủi ro.
2.4. PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ Dự ÁN ĐẦU TƯ XẢY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.4.1. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trinh
1. Việc đầu tư xây dựng công trình phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng được phê duyệt, và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đôi vối dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, tổng mức đầu tư, thiết kế, lập dự toán công trình, lập tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng cho đến khi nghiệm thu, quyết toán, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng theo nguyên tắc phân cấp chịu trách nhiệm từng khâu.
64
3. Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vô’n tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nưóc, và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý vê chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kết quả và hiệu quả đầu tư, quản lý dự án theo các quy định của pháp luật.
4. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác, bao gồm cả vốn lư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. 5. Đốĩ với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối vói nguồn vein có tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đáu tư. 6. Đối vói dự án quan trọng Quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và dự án nhóm A gồm nhiều dụ án thành phần, trong đó nếu từng dự án thành phần có thổ độc lộp vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được chấp thuận trong văn bản phê duyệt báo cáo đầu tư thì mỗi dự án thành phần được quản lý và thực hiện như một dự án độc lập.
2.4.2. Các hình thức quản lý dự án đầu tư
2.4.2.1. H ình thức thứ 1 - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án khi có đủ hai điểu kiện sau:
1. Chủ đầu tư có bộ máy đủ năng lực về trình độ, kinh nghiệm, nhân sự quản lý dự án hoặc chủ đầu tư thành lập một ban quản lý dự án để thực hiện công việc này.
2. Chủ đầu tư hoặc ban quản lý phải đăng ký hoạt động.
2.4.2.2. H ình thức thứ 2 - Chủ nhiệm điều hành dư án Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án (CNĐHDA) được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:
1. Chủ đầu tư không đủ điểu kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án, nên phải thuê một tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành dự án.
2. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký hoạt động tư vấn về đầu tư và xây dựng.
5-GTPT...DƯ ÁN 65
3. Chủ nhiệm điều hành dự án có trách nhiệm: Ký kết và thanh toán hợp đồng khi được chủ đầu tư uỷ quyền.
- Giao dịch để chủ đầu tư ký kết và thanh toán hợp đồng sau khi chủ nhiệm điều hành dự án đã xác nhận.
- Thay mặt chủ đầu tư giám sát quản lý quá trình thực hiện dự án và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quản lý từ quá trình thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng, công trình được nghiệm thu và đưa vào sử dụng
2.4.2.3. H ình thức thứ 3 - Chia khoá trao tay
1. Chủ đầu tư được phép tô chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khâu khảo sát thiết kê (KSTK) đến xây dựng, bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Đốì vối các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (NSNN) hình thức này chỉ áp dụng theo dự án nhóm c.
3. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình vào khai thác, sử dụng.
2.4.2.4. H ình thức thứ 4 - Tự thực hiện dự án
Hình thửc này được áp dụng khi có đủ các điều kiện:
1. Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động đầu tư và xây düng đúng yêu cầu của dụ án.
2. Dự án sử dụng hợp pháp vốn của chính chủ đầu tư.
3. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát đảm bảo chất lượng xây dựng công trình.
2.4.3. Quản lý điều hành dự án đầu tư
Quản lý điều hành dự án (QLĐHDA) là hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư (hoặc của một tổ chức được chủ đầu tư uỷ quyền) như: Lập kế hoạch đầu tư để triển khai thực hiện hằng năm, tiến dộ thực hiện, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, điều phối, đôn đốc các bên thực hiện theo các điều kiện của hợp đồng... nhằm đưa dự án đạt những mục tiêu đầu tư dã đề ra trong từng giai đoạn: Từ chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao các công trình thuộc dự án.
Để quản lý điều hàiiti án có hiệu quả, cần chú ý những nội dung sau: 66
1. Đấu thầu cạnh tranh (cả đấu thầu xây dựng và tuyển chọn dịch 'ụ tư vấn) là những phương thức tiến bộ trong hoạt động đầu tư. Trong tó, mục tiêu của dự án đã được đê' cập ngay trong các hoạt động này, ạo thuận lợi 'cho việc hình thành mục đích, kế hoạch chương trình ^LĐHDA đạt các chỉ tiêu đã đê ra.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu cần được phân ĩịnh chi tiết trong các điều kiện chung và riêng của hợp đồng. Vì vậy, ■ổ chức bộ máy quản lý diều hành của từng đơn vị phải đúng theo chức lảng, nhiệm vụ, yêu cầu của dự án.
3. Bộ máy tổ chức QLĐHDA chỉ hình thành khi có dự án và ngược ại sẽ giải thể khi chấm dứt hoạt động của dự án.
4. Các hoạt động quản lý kinh tê và tài chính phải rõ ràng, phân ninh (chẳng hạn đấu thầu theo đơn giá), hạn chế sai lệch lốn và tiêu ;ực trong hoạt dộng quản lý xây dựng như thông đồng, móc ngoặc hay :ơ chê ban cho.
5. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có iủ điểu kiện năng lực phù hợp với các loại dự án, cấp công trình và :ông việc theo quy định.
6. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ đào tạo 3hù hợp vối công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. 7. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm :hiết kế, chủ trì thiết kế, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ nành nghề theo quy định.
8. Cá nhân đảm nhận chức danh Giám đốc Tư vấn quản lý dự án, Chỉ huy trưởng công trường, Giám sát thi công xây dựng không được dồng thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong cùng một thòi gian.
Cá nhân đảm nhận chức danh nêu tại điểm 7, 8 ở trên phải có hợp đồng lao động có thời hạn, phù hợp với thời gian thực hiện công việc mà cá nhân đó đảm nhận chức danh vối một tổ chức theo quy định của pháp luật về lao động.
9. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong lổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quăn lý của tổ chức.
67
10. Một tổ chức tư vấn được thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án, khảo sát xây dựng thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình nên có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nưốc, vốn tín dụng do Nhà nưốc bảo lãnh, vôn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình không được ký kết hợp đồng tư vấn giám sốt với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế; nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình không được ký hợp đồng vói nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đôi với công trình do mình giám sát.
Tổ chức tư vấn khi thực hiện công việc tư vấn nào thì được xếp hạng theo công việc tư vấn đó.
11. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về điểu kiện năng lực và phải chịu trách nhiệm trưóc pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu khái niệm và vai trò của dự án đầu tư. Phân biệt sự khác nhau giữa dự án và dự án đầu tư.
2. Trình bày nội dung cơ bản của một dự án đầu tư.
3. Phân biệt sự khác nhau cơ bản và cách nhận biết về: nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cúu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi. 4. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư? Nêu điểu kiện để ra quyết định đầu tư.
5. Báo cáo đầu tư là gì? Nội dung báo cáo đầu tư? Trường hợp nào phải lập báo cáo đầu tư? Vì sao?
6. Nêu nội dung các bước công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thực hiện đầu tư.
7. Nêu nội dung và trình tự lập dự án đầu tư.
68
8. So sánh 4 hình thức quản lý dự án đẩu tư. Điều kiện đổ áp dụng các hình thức đó trong thực tế.
9. Nội dung quản lý và điều hành dự án đầu tư.
10. Nêu nội dung phương thức đầu tư. Phương thức đầu tư có tác dụng như th ế nào đối vỏi công tác quản lý dự án đầu tư?
11. Đầu iư phát triển là gì? Nêu nội dung đầu tư phát triển. Khi áp dụng dầu tư phát triển vào thực tế, cần chú ý vấn đề gì? 12. Trình bày nội dung và căn cứ xác định cơ hội đầu tư. Điều kiện đổ lựa chọn các cá nhân đảm nhận chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án, Chỉ huy trưởng công trường, Giám sát thi công xây dựng. 13. Phân biệt đầu tư trực tiếp vối dầu tư gián tiếp.
69
Chương THRM ĐỊNH Dự ÓN Đnu TƯ
3.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC THAM đ ịn h Dự ÁN ĐẦU TỮ
3.1.1. Khái niệm thẩm định dự án dầu tư
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư (DAĐT) là quá trình kiểm tra, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của một DAĐT nhằm đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; trên cơ sở đó ra quyết định dầu tư và cấp phép đầu tư. Hay nói một cách khác, thẩm định dự án là phân tích đánh giá tính khả thi của dự án về tất cả các nội dung kinh tế, kỹ thuật, xã hội trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức, quy định của các cơ quan quản lý nhà nưổc, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Thẩm định dự án được tiến hành độc lập vối quá trình soạn thảo dự án và do cơ quan có thẩm quyển tiến hành. Thẩm định dự án là một yêu cầu không thể thiếu, do đó đối vối mọi cấp, theo mọi hình thức đầu tư tất cả các dự án đều phải tiến hành thẩm định trước khi trình người có thẩm quyển quyết định hoặc cấp phép đầu tư. Thẩm định dự án là một công việc cần thiết xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
- Do vai trò quản lý của Nhà nước đôì với hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư rấ t phức tạp, có ảnh hưởng to lớn đến nhiều m ặt của xã hội. Nhà nước có trách nhiệm quản lý để ngăn ngừa việc thực hiện những dự án có ảnh hưỏng xấu đối với xã hội và làm cho hoạt động đầu tư phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển của nền kinh tế.
— Quá trình soạn thảo dự án là quá trình khó khăn phức tạp. Dù người soạn thảo có cố gắng đến đâu cũng không tránh khỏi những sai sót, những nhận định chủ quan. Việc thẩm định sẽ giúp loại bớt yếu tô'
70
chủ quan, nâng cao tính khách quan của dự án, từ đó nâng cao tính hiệu quả và tính khả thi của dự án.
3.1.2. Mục dich và yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng, cung cấp kết quả làm cơ sở đ ế ra quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư. Đây là những công việc được tiến hành trong các giai đoạn hình thành dự án (nghiên cứu tiền khả thi - tức lập Báo cáo dầu tư xây dựng công trình (XDCT), nghiên cứu khả thi — tức lập Dự án đầu tư XDCT, hoặc các nghiên cứu chuyên để).
Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xuất phát từ bản chất, tính phức tạp và các đặc trưng cơ bản của hoạt dộng đầu tư. Thẩm dịnh dự án nhằm làm sáng tỏ và phân tích một loạt vấn dề có liên quan tối tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án như: vấn đề thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vũng trong sucft tuổi đời hoạt dộng của dự án, xem xét vấn đề quản lý thực hiện dự án, phần đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng của nền kinh tế,... với các thông tin vê' bỗĩ cảnh và các giả thiết sử dụng trong dự án này. Đồng thòi, đánh giá để xác định xem dự án có giúp quốc gia đạt được các mục tiêu xã hội hay không? Nếu có thì bằng cách nào? Và liệu dự án có đạt hiệu quả kinh tế hay không khi đạt các mục tiêu xã hội này. Giai đoạn thẩm định dự án bao hàm một loạt khâu thẩm định và quyết định, đưa tới kết quả là chấp thuận hay bác bỏ dự án đầu tư. Do đó, yêu cầu cơ bản của công tác thẩm định là phải xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, của toàn bộ nền kinh tế quôc dân để xem xét, đánh giá và phải đảm bảo tránh thực hiện đầu tư các dự án không có hiệu quả\ mặt khác cũng không bỏ m ất các cơ hội đầu tư có lợi; đồng thời khi thẩm định dự án còn phải xem xét việc lập dự án có phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, đảm bảo thời hạn quy định hay không?
Thẩm định dự án còn phải đảm bảo đánh giá được mức độ chính xác, hợp lý của các thông tin sử dụng trong phân tích dự án, các chỉ tiêu được tính toán để đưa ra được các kết luận về những vấn để chủ yếu của dự án.
71
3.1.3. Nhiệm vụ của công tác thẩm định dự án đầu tư
Thực chất của việc thẩm định dự án là phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án trên tất cả các nội dung về kinh tế, kỹ thuật, xã hội theo các quy định của luật pháp; quy định của các cơ quan quản lý nhà nưâc về tiêu chuẩn, quy phạm.
Những yêu cầu nói trên đặt ra cho người phân tích, đánh giá dự án không những quan tâm xem xct, kiêm tra vê mặt nội dung hồ sơ dự án, mà còn tìm ra các phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá để có được những kết luận giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư một cách có căn cứ. Đổ đạt được điều này thì người làm công tác thẩm định dự án, phải:
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phân tích, dánh giá dự án. - Nắm vững luật pháp và các quy định cụ thổ về quản lý dầu tư và xây dựng.
- Có đủ các thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá dự án theo các nội dung liên quan.
- Có hiểu biết và kỹ năng nhất định vổ việc sử dụng các phương tiện tính toán và xử lý thông tin.
Để thực hiện được những nhiệm vụ nói trên, đồng thòi tránh được một số những thiên kiến trong công tác thẩm định dự án, cán bộ thẩm định cần phải có trình độ chuyên môn, có hiểu biết về quản lý, chính sách và có nghiệp vụ phân tích, đánh giá dự án để có khả năng đưa ra những kết luận chính xác tính khả thi của dự án dựa trôn cơ sỏ các tiêu chuẩn đã được xác định.
3.2. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ
Theo quy định của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, tất cả các nội dung nêu trong hồ sơ dự án đều phải được xem xét đánh giá kỹ lưỡng. Tuy nhiên, do yêu cầu quản ]ý của Nhà nưóc đôi vổi từng dự án đầu tư khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, quy mô, nguồn vein đầu tư (vốn nhà nưổc, vốn tư nhân, vôn nước ngoài), hình thức đầu tư (xây dựng, mua sắm) của dự án, theo cấp quản lý (Trung ương, địa phương) hay theo thẩm quyền phê duyệt dự án (dự án quan trọng quốc gia, dự án thuộc các nhóm A, B, c,...) mà nội dung và yêu cầu
72
thẩm định dự án cũng có sự khác nhau. Bôi với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nưốc (NSNN) thì nội dung và mức dộ thẩm định đòi hỏi phải chi tiết và toàn diện hơn so với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác. Theo các quy định hiện hành thì nội dung và yêu cầu tham định đôi với từng loại dự án đầu tư dược nêu ở Điều
10, Nghị định 16/2005/NĐ - CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ, các điều khoản cụ thể trong Nghị định 24/2000/NĐ — CP về thi hành Luật Đầu tư nước ngoài. Nhưng nhìn chung, một số nội dung cớ bản của dự án dầu tư cần phải thẩm định là:
3.2.1. Thẩm định tính pháp lý của dự án
Thẩm định tính pháp lý của dự án trước hết là xem xét sự đầy đủ và tính hợp lệ của các hồ sơ, tài liệu trình duyệt, xem xct sự phù hợp của các nội dung dự án với các quy định hiện hành dã dược thể hiện trong các vãn bản pháp luật, chế độ, chính sách áp dụng đối với dự án. Sự phù hợp về quy hoạch (ngành và lãnh thổ), các quy định vê' khai thác và bảo vộ tài nguyên (nếu có). Bcn cạnh đó, cần xem xét tư cách pháp nhân và năng lực kinh doanh của chủ đầu tư, trong đó đặc biệt chú trọng đánh giá năng lực tài chính. Cần đánh giá xem lĩnh vực đầu tư có phù hợp với năng lực, sỏ trường của chủ đầu tư hay không, khả năng bảo đảm nguồn vốn, uy tín của chủ đầu tư trên thương trường...
3.2.2. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án
Mỗi một dự án phải đánh giá được sự cần thiốt phải đầu tư và những mục tiêu mà dự án cần dạt dược. Vì vậy, khi thẩm định cần phải chú ý những nội dung chủ yếu sau:
— Xem xét thứ tự ưu tiên của dự án đầu tư trong quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương và của cả nưâc không? Mục tiêu nào là mục tiêu trọng tâm của dự án? Vai trò và mức độ đóng góp của dự án vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và đất nước.
— Đánh giá quan hệ cung - cầu của sản phẩm hiện tại và dự đoán trong tương lai, từ đó xác định được khả năng tham gia của thị trường cũng như tiềm năng phát triển của dự án. Qua đó, dánh giá để
73
xác định quy mô hợp lý của dự án, tránh lãng phí, thiệt hại có thể xảy ra khi dự án xây dựn£ xong đưa vào khai thác, sử dụng. - Nếu là dự án đầu tư để cải tiến kỹ thuật thì cần phân tích năng lực sản xuất hiện có so vối nhu cầu thị trường hiện tại, từ đó làm nổi bật lên sự cần thiết phải đầu tư.
- Nếu dự án sử dụng bằng vốn vay để lập dự án, lên phương án vay vôVi khách hàng, cần chứng minh được khả năng thực thi công trình của mình, khả năng xây dựng, khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay của chủ đầu tư.
3.2.3. Thẩm định tính hợp lý của việc lựa chọn địa điểm xây dựng dự án
Đối vói dự án đầu tư sản xuất thì việc xem xót tính hợp lý của việc lựa chọn địa điếm xây dựng dự án đòi hỏi phải tính đến khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào cho dự án (vùng nguyên liệu, giá mua, chi phí vận chuyển,...), diều kiện về phương tiện giao thông có th u ận lợi không, nhất là trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Hay khả năng Lận dụng các cơ sở kỹ th u ật hạ tầng sẵn có như đưòng điện, đường cấp nưóc và thoát nưổc, đường giao thông,... Ngoài ra, cần xem xét tính cạnh tranh và thị trường ticu thụ sản phẩm của dự án: phân tích tình hình cung, cầu trên thị trường, những lợi thê’ của dự án và khả năng chiếm lĩnh thị trường, những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với các cơ sở đang tồn tại. Chẳng hạn, việc thông qua một dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất gạch sử dụng công nghệ tuynen có thể ảnh hưởng rất lốn đến các nhà máy sản xuất gạch thủ công trong vùng. Ngược lại, dự án mói có thổ gây sức ép đối vói các cơ sâ cũ, buộc họ phải đổi mới công nghệ, cải tiến tổ chức quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong khi xem xét lựa chọn địa điểm của dự án cũng cần phải chú ý đến tính hợp lý của các chỉ tiêu khác như diện tích đất sử dụng, khả năng mở rộng quy mô của dự án trong tương lai, sự phù hợp về quy hoạch xây dựng và kiến trúc của địa phương.
Đối vối dự án đầu tư phi sản xuất thì việc xem xét tính hợp lý trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng của dự án đòi hỏi phải xem xét đến tính hiệu quả xã hội mà dự án mang lại.
74
3.2.4. Thẩm định thị trường của dự án
Nghiên cứu thị trường trong dự án đầu tư xuất phát từ việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu của đối tượng tiêu thụ để quyết định sản xuất m ặt hàng gì, quy cách phẩm chất, khôi lượng sản phẩm, phương thức tiếp cận thị trường để tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường hiện tại và tương lai.
Nội dung thẩm định thị trường bao gồm các vấn đề như sau: 1. X á c đ ịn h nhu cầu hiện tạ i của sắn ph âm
Đe xác định chính xác cần phải tìm hiểu thị trường trong nước, nước ngoài, mức thu nhập bình quân đầu người cũng như thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân địa phương. Quá trình thẩm định cần phải khẳng định được rằng, những sản phẩm và dịch vụ này dang có nhu cầu lớn trên thị trường, mức độ sản xuất và cung ứng hiện tại chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
2. Phân tích khả năng cạnh tranh
Việc phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện trên các mặt:
- Đánh giá tình hình cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường có gay gắt không ?
- Xác định xem sản phẩm đó hiện đang và sẽ có doanh nghiệp nào sản xuất ? Xu hướng phát triển của doanh nghiệp này như thế nào ? - Xác định ưu thế của dự án trong cạnh tranh.
- Xác định công cụ để tiến hành cạnh tranh.
3.2.5. Thẩm định về mặt công nghệ và thiết bị
Xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả các giải pháp công nghệ, thiết bị được lựa chọn áp dụng cho dự án. Cụ thể, cần phải phân tích rõ các mặt ưu điểm và những hạn chế của thiết bị và công nghệ được lựa chọn, đánh giá tính tiên tiến của loại công nghệ được lựa chọn. Đốì vói từng loại thiết bị máy móc thì phải xem xét các thông số kỹ thuật chủ yếu tương ứng của loại thiết bị máy móc đó như công suất, tính năng sử dụng, thời hạn sử dụng. Cũng như xem xét các chỉ tiêu chi phí như giá mua, chi phí vận hành
75
dây chuyền công nghệ, thiết bị máy móc, chi phí bảo hành, bảo dưỡng và chi phí sửa chữa... Xom xét, đánh giá nguồn cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác.
3.2.6. Thẩm định các giải pháp kỹ thuật, điều kiện tổ chức, tiến độ thực hiện và quản lý vận hành dự án
Đổ thực hiện được dự án thì cần phải xem xét các giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng, cụ thể: các giải pháp m ặt bằng, giải pháp kết cấu, kiến trúc của công trình; các giải pháp tô chức thi công; tiến độ và kế hoạch giải phóng m ặt bằng; phương án tái định cư (nếu có). Xem xét, đánh giá sự hợp lý, tính chất ổn định, bền vững của các giải pháp này và yếu tô" liên quan đến tổ chức thực hiện và vận hành đảm bảo mục tiêu dự định của dự án. Sau đó cần so sánh, lựa chọn các giải pháp có hiệu quả.
3.2.7. Thẩm định đánh giá tác động môi trường
Đối với các dự án đầu tư xây dựng thì cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cụ thố cần xem xét và phân tích tác động của dự án trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành đến môi trường tự nhiên và xã hội (chất thải, tiêng ồn, ô nhiễm, cảnh quan, sinh thái, dân sinh, tập tục đời sông, văn hoá,...)- Đồng thời, phải đánh giá các biện pháp bảo vệ môi trường (giải pháp công nghệ, kỹ thuật được áp dụng đế giảm thiểu hay hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, chi phí) của dự án.
3.2.8. Thẩm định nội dung tài chính của dự án
Thẩm định kết quả phân tích tài chính DAĐT là nội dung phức tạp nhất và đóng vai trò quyết định trong quá trình thẩm định dự án. Toàn bộ quá trình phân tích phải được rà soát, kiểm tra lại tính khả thi, sự hợp lý của các yếu tố" tài chính được áp dụng trong các tính toán của dự án, cụ thổ:
3.2.8.1. Thâm d in h tổn g mức dầu tư cho dư án
Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư, xây dựng và là giới hạn chi phí tôì đa không được phép vượt qua của dự án được xác định trong quyết định đầu tư mà người có thẩm quyền cho phép chủ đầu tư làm căn cứ triển khai thực hiện.
76
Việc thẩm dịnh tổng mức vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vôn đầu tư tăng lên hoặc giảm xuống quá lớn so vói dự kiến ban đầu, dẫn de a việc không cân đôi được nguồn, ảnh hưởng đốn hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác dịnh đúng tổng vốn đầu tư là cơ sỏ dồ tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Tông mức dầu tư cho mộl dự án gồm bảy nội dung:
Chi Chi Chi phí giải Chi phí Chi Chi Chi Tổng phí phí phóng mặt quản lý phí tư phí phí mức = xây + thiết + bằng, tái + dự án + vấn + khác + dự đầu tư dựng bị dịnh cư phòng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Khi thẩm định việc tính toán tổng mức đáu tư, cơ cấu và nội dung các khoản mục chi phí đầu tư, cần rà soát những căn cứ tính toán và các định mức sử dụng.
- Tỷ lệ sử dụng trong tính toán: Tính toán, đánh giá tài sản hiện có (đôi vói dự án cải tạo mở rộng).
- Đánh giá tính hợp lý của cơ cấu vô'n vói tiến độ bỏ vô’n và tiến độ thi công xây dựng, tính chắc chắn của nguồn vốn huy động, xem xét khả năng đảm bảo (các căn cứ pháp lý) và các điều kiện cung cấp tài chính, cũng như mức độ sẵn sàng (thòi hạn cung cấp) của các nguồn vốn cho dụ án.
- Đối vối các dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh, dự án liên doanh với nước ngoài thì cần thẩm dịnh việc định giá tài sản góp vôn của bên Việt Nam (nếu có) trong các dự án này.
- Thẩm định viộc tính toán chi phí vận hành, cầ n kiểm tra để loại bỏ các chi phí tính trùng hoặc bỏ sót. Đối với các chi phí trực tiếp, cần kiểm tra tính hợp lý của các định mức sử dụng, xem xét mức giá và khả năng biến động giá của các yếu tô’ đầu vào. Đối với các chi phí gián tiếp, cần xem xét tính hợp lý của các tỷ lệ sử dụng.
- Xem xét, đánh giá các chế độ tài chính thực hiện dự án, điều kiện và mức dộ áp dụng các chế độ khuyến khích, ưu đãi đầu tư. Xem xét việc tính toán các chỉ tiêu, đánh giá mức độ an toàn của dự án thông qua phân tích độ nhạy của dự án.
77
3.2.8.2. Thẩm đinh nguồn vốn và sư đảm bảo nguồn vốn tà i trợ cho dư án
Hiện nay, một dự án có thể hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau: - Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp (bao gồm cả vốn do các bên tham gia đóng góp);
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nưốc;
- Nguồn vốn vay hoặc liên doanh vói các nhà đầu tư nưóc ngoài; - Nguồn vô'n huy động trực tiếp thông qua con đường phát hành trái phiếu...;
- Nguồn vô'n tín dụng của ngân hàng.
3.2.8.3. Thẩm đin h về chi ph í, doanh thu và lơi nhu àn h ằng năm của dư án
Đôi với người kinh doanh, chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu. Các ngân hàng thương mại tài trợ vốn cho dự án vay vốn cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề trên, vì khả năng trả nợ vốn vay của dự án phụ thuộc rất lổn vào kết quả kinh doanh của chủ đầu tư. Do vậy, thẩm định vể chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận hằng năm của dự án là việc làm không thể thiếu trong thẩm định tài chính dự án.
Để xác định được chi phí sản xuất hằng năm của dự án, ngưòi thẩm định cần đi sâu kiểm tra tính đầy đủ của các yếu tô' chi phí trong giá thành sản phẩm. Các định mức sản xuất, mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, đơn giá... có hớp lý không?
Khi thẩm định dự án cần chú ý:
- Thẩm định việc tính toán chi phí vận hành, cần kiểm tra để loại bỏ các chi phí tính trùng hoặc bỏ sót. Đối vỏi các chi phí trực tiếp, cần kiểm tra tính hợp lý của các định mức sử dụng, xem xét mức giá và khả năng biến động giá của các yếu tô' đầu vào. Đôi vối các chi phí gián tiếp cần xem xét tính hợp lý của các tỷ lệ sử dụng.
- Xem xét, đánh giá các chế độ tài chính thực hiện dự án, điều kiện và mức độ áp dụng các chế độ khuyến khích, ưu đãi đầu tư.
3.2.9. Thẩm định kết quả phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư
Thẩm định kết quả kinh tế - xã hội của dự án là xem xét các ảnh hưởng tích cực của dự án đối vối xã hội như: Chỉ tiêu giải quyết việc làm (cần xem xét tính ổn định của công việc, sự cải thiện mức sống
78
cho người lao động, cơ hội đào tạo lao động, cơ cấu lao động dược sứ dụng); Các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước; Khả năng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong các ngành khác, đôi vỏi địa phương nơi dặt địa điổm xây dựng dự án.
Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét những ảnh hưởng tiêu cực mà dự án có thể gây ra cho xã hội và biện pháp xử lý như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh...
3.2.10. Thẩm định hiệu quả đầu tư
Hiệu quả đầu tư là biểu hiện tổng hợp và là tiêu chuẩn để đánh giá tính khả thi của dự án trên tất cả các phương diện kỹ thuật và kinh tế. Hiệu quả dự án được xót trên các mặt tài chính, kinh tô” và xã hội phù hợp với các biểu hiện kết quả (lợi ích) của dự án. Thông qua một số chỉ tiêu sau:
- Giá trị hiện tại thuần của dự án (NPV)
- Tỷ suất hoàn vốn nội tại của dự án (IRR)
- Tỷ suất sinh lợi vôYi đầu tư của dự án (PI)
- Tỷ su ất lợi nhuận vốn đầu tư của dự án (IR)
- Thời gian thu hồi vö’n đầu tư (T)
- Phân tích điểm hoà vô'n của dự án
- Phân tích rủi ro của dự án.
Khi phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án cần phân biệt hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính của dự án.
- Hiệu quả kinh tế: là hiệu quả trưâc thuế.
- Hiệu quả tài chính là hiệu quả sau thuế.
Hiệu quả kinh tế phản ánh sự đóng góp về kinh tế của dự án đầu tư cho nền kinh tế (cho ngành, cho địa phương, cho khu vực). Hiệu quả tài chính phản ánh lợi ích đích thực mang lại cho nhà đầu tư. Đôi với nhà đầu tư, hiệu quả tài chính là mục tiêu, là động lực Ihúc đẩy việc họ bỏ vổn đầu tư dể xây dựng dự án. Nhà đầu tư chắc chắn sẽ không bỏ vốn đầu tư khi họ phân tích và xác định được kết quả hoạt động dầu tư không đem lại hiệu quả tài chính cho d ạ án. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả tài chính là nội dung rất quan trọng khi thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư, song đối với nhà đầu tư thì hiệu quả tài chính lại càng quan trọng hơn.
79