🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp sản xuất Ebooks Nhóm Zalo SỎ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHƯƠNG THỊ HỔNG HÀ Chủ biên GIÁO TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TÊ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (D ùng trong các trường T H C N ) NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2008 I Lời giới thiêu A 7 ước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện 1 V đại hóa nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh, hiện đại. Trong sự nghiệp cách mạng to lớn đó, công tác đào tạo nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước và nhận thức đúng đắn về tẩm quan trọng của chương trình, giáo trình đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, theo để nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 23/9/2003, ủ y ban nhân dân thành p h ố Hà Nội đã ra Quyết định sô' 5620IQĐ-UB cho phép Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện để án biên soạn chương trinh, giáo trình trong các trường Trung học chuyên nghiệp (THCN) Hà Nội. Quyết định này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Thành ủy, UBND thành p h ố trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Thủ đô. Trên cơ sỏ chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế đào lạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường THCN tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ 3 thống và cập nhật những kiến thức thực tiễn phù hợp với đối tượng học sinh THCN Hà Nội. Bộ giáo trình này là tài liệu giảng dạy và học tập trong các trường THCN ỏ Hà Nội, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các trường có đào tạo các ngành kỹ thuật - nghiệp vụ và đông đảo bạn đọc quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề. Việc tổ chức biên soạn bộ chương trình, giáo trình này là một trong nhiều hoạt động thiết thực của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô để kỷ niệm “50 năm giải phóng Thủ đô ”, “50 năm thành ỉập ngành ” và hướng tới kỷ niệm "1000 năm Thăng Long - Hà Nội". Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chân thành cảm ơn Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành của Thành phố, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, các giảng viên, các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm định và Hội đồng nghiệm thu các chương trình, giáo trình. Đây là lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, bất cập. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để từng bước hoàn thiện bộ giáo trình trong các lần tái bản sau. GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ DOANH NGHIỆP SAN x u ấ t I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM v ụ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1. Sự cần thiết phân tích hoạt động kinh tế Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý luôn luôn phải đưa ra những quyết định khác nhau. Các quyết định đó có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của ngành, toàn bộ nền kinh tế nói chung. Để có những quyết định đúng, cần phải có nhận thức đúng; để có nhận thức đúng thì từ lĩnh vực tự nhiên đến lĩnh vực xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh tế, các nhà quản lý cần phải biết sử dụng phương pháp phân tích như một công cụ chú yếu. Phán tích hoạt động kinh tế là công việc nghiên cứu, đánh giá toàn bộ hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai; vạch ra và sử dụng khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp nhằm quản lý chặt chẽ vật tư, lao động, tiền vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế được sứ dụng như một công cụ để nhận thức các hiện tượng và kết quả kinh tế, xác định quan hệ cấu thành và quan hệ nhân quả, cũng như phát hiện những quy luật hình thành và phát triển, từ đó giúp doanh nghiệp có những căc cứ khoa học để ra những quyết định đúng đắn cho các kỳ kinh doanh tiếp theo. Có nghĩa là nếu không phân tích, không có những đánh giá sẽ không có những kết luận khoa học, không giúp cho doanh nghiệp nhận biết được mặt tích cực, mặt chưa tích 5 / cực trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tức là chưa đạt được yêu cầu trong quản lý. 2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế Nền kinh tế ngày càng phát triển những đòi hỏi về quản lý ngày càng được nâng cao. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, càng phức tạp, phân tích hoạt động kinh tế ngày càng được hoàn thiện cá về lý luận và thực tiễn. Phân tích hoạt động kinh tế là một môn khoa học độc lập, là một cóng cụ quản lý kinh tế, phàn tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp có đối tượng nghiên cứu riêng. Nó nghiên cứu quá trình sản xuất của doanh nghiệp và kết quả sản xuất được biểu hiện thông qua một hệ thống các chi tiêu kinh tế cụ thể, bằng các phương pháp kỹ thuật khác nhau nhằm đánh giá tình hình sản xuất và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản trị của doanh nghiệp. 3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tê' Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế được quy định bởi đối tượng nghiên cứu của môn học. Cụ thể, phân tích hoạt động kinh tế có ba nhiệm vụ chú yếu sau: - Đánh giá chính xác, cụ thể các kết quả kinh tế cũng như việc thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ cúa Nhà nước đã ban hành. - Xác định rõ các nguyên nhân, các nhân tô' cụ thê’ đã ảnh hưởng đến kết quả đó đồng thời phải tính được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó. - Đề xuất các biện pháp cần thiết để cải tiến công tác đã qua, động viên và khai thác khả năng tiềm tàng cùa doanh nghiệp trong thời gian tới. II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TÊ 1. Các nguyên tắc của phân tích hoạt động kinh tê' - Phái lấy số kế hoạch (hoặc số thực hiện kỳ trước) làm căn cứ tiêu chuẩn, phải dựa vào các chi tiêu bình quân nội ngành (nếu có), hoặc là các tài liệu, số liệu hạch toán thông nhất theo chế độ Nhà nước đã ban hành. - Khi phân tích phải bắt đáu từ việc bao quát đánh giá chung sau đó mới đi sâu cụ thể vào phán tích từng mặt, từng nhân tô theo từng thời gian và địa điếm cụ thể. 6 - Khi phân tích phải phân loại các nhân tố một cách có căn cứ khoa học, để tìm ra nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếu, thứ yếu, nhân tố nào mang tính tích cực hoặc tiêu cực. - Khi phân tích phải xem xét mối quan hệ ràng buộc giữa chúng với nhau, nhất là mối quan hệ ba mặt: tổ chức - kinh tế - kỹ thuật. 2. Các phương pháp phân tích chủ yếu 2.1. Phương pháp so sánh 2.1.1. Khái niệm Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. 2.1.2. Nguyên tắc so sánh - Tiêu chuẩn để so sánh: + Chi tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. + Tinh hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. + Chỉ tiêu bình quân nội bộ ngành. + Các thông số thị trường. + Các chỉ tiêu có thể so sánh khác. - Điều kiện để so sánh: + Các chỉ tiêu để so sánh phải phù hợp về yếu tố thời gian và không gian. + Phải có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh. 2.1.3. Phương pháp so sánh - Số tuyệt đối: Là hiệu sô' cùa hai chỉ tiêu (chỉ tiêu kỳ phân tích và chi tiêu cơ sở). - Sô' tương đối: + Tỷ lệ phần trăm (%) của chí tiêu kỳ phân tích so với chi tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành. + Tý lệ của sô chênh lệch tuyệt đối so với chi tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. / Ví dụ: Có số liệu về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh tại một doanh nghiệp như sau: Đơn vị tính: 1 000 dồng So sánh Chỉ tiêu Kê hoạch Thực tê Tuyệt đối Tương đồi 1. Doanh thu 2. Giá vốn hàng bán 3. Chi phí hoạt động 4. Lợi nhuận 100.000 80.000 12.000 8.000 130.000 106.000 15.720 8.280 +30.000 +26.000 +3.720 +280 30% 32,5% 31% 3,5% So sánh tình hình thực hiện so với kế hoạch: - Doanh thu đạt 130%: vượt 30% (30 triệu đồng). - Giá vốn hàng bán đạt 132,5%: vượt 32,5% (26 triệu đổng). - Chi phí hoạt động đạt 131%: vượt 31% (3,72 triệu đồng). - Lợi nhuận đạt 103,5%: vượt 3,5% (0,28 triệu đồng). Tý suất lợi nhuận tính trên doanh thu: Kế hoạch: l ĩ S o * l00% = 8% Thực tế: o 980 13(1000 x 100% = 6,37% Nếu căn cứ vào chi tiêu doanh thu là chi tiêu biểu hiện quy mô hoạt động đê làm cơ sở tính toán, ta có tỷ lệ tiêu chuẩn gốc để so sánh là 130% (tỷ lệ giữa doanh thu thực hiện (TH) so với doanh thu kế hoạch (KH)). Theo đó, cùng tốc độ tăng trưởng 30% các chi tiêu được tính: Giá vốn hàng bán TH = Giá vốn hàng bán KH X 130% = 104.000 Chi phí hoạt động TH = Chi phí hoạt động KH X 130% = 15.600 Lợi nhuận thực hiện = 130.000 - (104.000 + 15.600) = 10.400 8 Nhận xét: Nếu phân tích riêng vể chỉ tiêu doanh thu, vượt kế hoạch 30%. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về giá vốn hàng bán, chi phí kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu, vì vậy làm cho lợi nhuận tăng lên không đáng kể. Mặt khác, tỷ trọng kế hoạch của chi phí so với doanh thu là: (80.000 +12.000) 100.000 Trong đó tỷ trọng thực hiện là: (106.000+15.720) x 100% _ 93 63% 130.000 Tỷ trọng chi phí thực hiện trong kỳ đạt và vượt so với kế hoạch: 93,63% - 92% = 1,63% đã làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm đi tương ứng 6,37% - 8% = - 1,63%. Kết luận: Phải tìm cách kiểm soát chi phí bán hàng và tiết kiệm chi phí kinh doanh. Giữ tốc độ tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thấp hơn tốc độ tăng doanh số, nhằm nâng cao hiệù quả hoạt động. Ưu, nhược điểm: - Ưu điểm: Đơn giản, dẻ tính toán. - Nhược điểm: Chỉ đánh giá một cách chung chung mà không thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tô' tới kết quả sản xuất. 2.2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới kết quả phân tích 2.2.1. Phương pháp thay th ế sô liên hoàn * Khái niệm Phương pháp thay thế số liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng cúa chúng đối với chí tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tô khác trong mỗi lẩn thay thế. * Trìnli tự phân tích: gồm 4 bước - Bước 1: Lập đẳng thức kinh tế (ĐTKT) và xác định đối tượng phân tích (ĐTPT). 9 I + ĐTKT là một đẳng thức toán học bao gồm các số hạng có liên quan mật thiết với nhau. Khi lập ĐTKT chỉ tiêu sô' lượng phải đứng trước, chi tiêu chất lượng đứng sau. Cụ thể như: Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích. Gọi a, b, c là trình tự các nhân tô' ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. ĐTKT: Q = a X b X c + ĐTPT thường được biểu hiện bằng sô' chênh lệch giữa số thực tế so với số kế hoạch. Đặt Qi : Số thực tế. Qk : Số kế hoạch. ĐTPT: AQ = Qi - Qk - Bước 2: Thay toàn bộ số kế hoạch vào ĐTKT. Qk= aKbKcK - Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. + Lấy số kế hoạch làm cơ sở, sau đó lần lượt thay dần số kế hoạch cùa mỗi nhân tố bằng sô' thực tế. + Sau mỗi lần thay thế, chênh lệch giữa kết quả mới tìm được với kết quả trước đó chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố mới đổi. + Chú ý: Nhàn tố nào đã thay bằng số thực tế thì thay thế lần sau vẫn giữ nguyên ở sô' thực tế còn nhân tố nào chưa thay thế thì giữ ở sô' kế hoạch. Thực hiện phương pháp thay thế trên như sau: Thay thế cho nhân tố a: aKbKcK được thay thế bằng a]bKcK. Mức độ ảnh hưởng của nhân tô' a: Aa = a,bKcK — aKbKcK Thay thế cho nhàn tố b: a,bKcK được thay thế bằng a,b,cK. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Ab = a|b,cK - a,bKcK Thay thế cho nhân tố c: a,b,cK được thay thế bằng a|b|C,. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Ac a I b I c ị a,b|CK - Bước 4: Tống hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng ĐTPT. Aa + Ab + Ac = AQ 10 Ví dụ: Phân tích doanh thu trong quan hệ với khối lượng và giá cả. Tinh hình thực tế thực hiện kế hoạch doanh thu. Chỉ tiéu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch 1. Doanh thu bán hàng l.OOOđ 100.000 120.000 +20.000 2. Khối lượng hàng bấn Chiếc 1.000 1.250 +250 3. Đơn giá bán l.OOOđ 100 96 -4 Gọi: Q: Doanh thu. Q,: Doanh thu thực hiện. Qk: Doanh thu kế hoạch, a: Khối lượng, a,: Khối lượng thực hiện. aK: Khối lượng kế hoạch, b: Giá bán. bị: Giá bán thực hiện. bK: Giá bán kế hoạch. Ta có: Q = a.b (Doanh thu = Khối lượng X giá bán). Q, = a,b| = 1.250 X 96 =120.000 : doanh thu thực hiện. Qk = aKbK = 1.000 X 100 =100.000 : doanh thu kế hoạch. AQ = Q, - Qk = 120.000 - 100.000 = 20.000 AQ = 20.000: đối tượng phân tích. - Thay thế nhân tô' a, tức nhân tô' khối lượng hàng bán để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (Aa): (a,bK)= 1.250x100=125.000 Aa = a,bK - aKbK = 125.000 -100.000 = 25.000 - Thay thế nhân tố b, tức nhân tô' đơn giá để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (Ab): (a,b,)= 1.250x96= 120.000 Aa = a,b, - a,bK = 120.000 -125.000 = - 5.000 I - Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: AQ = Aa + Ab = 25.000 + (- 5.000) = 20.000 Nhận xét: - Nhân tô' khối lượng hàng bán tăng lên (250 đơn vị) đã làm cho doanh thu tăng lên 25.000 (l.OOOđ). - Nhân tố đơn giá giảm (- 4 đơn vị) đã làm cho doanh thu giảm đi 5.000 (l.OOOđ). 2.2.2. Phương pháp thay thế sô chênh lệch * Khái niệm Phương pháp thay thế số chênh lệch là phương pháp phân tích, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng cùa từng nhân tố, vạch ra đâu là nhân tố ảnh hường chủ yếu, thứ yếu, nhân tố nào mang tính tích cực, tiêu cực. Phương pháp thay thế sô' chênh lệch là hình thức biến tướng của phương pháp thay thế số liên hoàn. * Trình tự phân tícli: gồm 4 bước. - Bước 1 : Lập đẳng thức kinh tế và xác định đối tượng phân tích. - Bước 2: Thay toàn bộ số kế hoạch vào đẳng thức kinh tế. - Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. + Khi tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất ta lấy chênh lệch giữa số thực tế với sô' kế hoạch của nhân tố đó, những nhân tố khác giữ nguyền ở số kế hoạch. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Aa = ( a, - aK ) bKcK + Từ nhân tố thứ hai trở đi ta cũng lấy chênh lệch giữa số thực tế với số kế hoạch của nhàn tố đó. Nhân tố nào đứng trước nhân tô' đang phân tích thì lấy ở số thực tế còn nhân tố nào đứng sau thì giữ ở số kế hoạch. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: Ab = a, ( b| - bK ) CK Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: Ac = a,b| ( c, — CK ) - Bước 4: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng ĐTPT. Aa + Ab + Ac = AQ Theo ví dụ trên ta có: 12 - Thứ nhất, với khối lượng bán tăng (1.250 - 1.000 = 250 sản phẩm) mà đơn giá sản phẩm không đổi (100/SP), ta có: Phần doanh thu tăng lên: 250 SP X 100 = 25.000 - Thứ hai, thực tế đơn giá bán đã giảm (96 - 100 = - 4/SP), với khối lượng bán thực tế là 1.250 sản phẩm, ta có: Phần doanh thu giảm đi: 1.250 SP X (-4) = - 5.000 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: 25.000 + (-5.000) = 20.000 * Chú ý: Điều kiện ứng dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp thay thế số chênh lệch là: - Các nhân tố phải có quan hệ với nhau theo dạng tích số hoặc thương số. Mỗi nhân tố đều có quan hệ tuyến tính với chỉ tiêu phân tích. - Các nhân tố được sắp xếp trong phương trình phải theo trình tự từ “số lượng” đến “chít lượng”. + Nhân tố số lượng nói lên quy mô hoạt động, còn gọi là nhân tố “quy mô”. Ví dụ: Khối lượng sản phẩm thực hiện... + Nhân tố chất lượng nói lên hiệu suất hoạt động, còn gọi là nhân tố “hiệu suất”. Ví dụ: Đơn giá... 2.2.3. Phương pháp cân đối * Khái niệm Phương pháp cân đối là phương pháp dùng để phàn tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có sẵn mối liên hệ cân đối. Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tô' sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. * Trình tự phân tích: gồm 3 bước. - Bước 1: Lập đẳng thức kinh tế và xác định đối tượng phân tích. ĐTKT: c = a + b - c Q < = a K + * CK Cị = a, + bị - c, AC = c, - CK - Bước 2: Xác định mức độ ảnh hường của từng nhân tố. + Do ảnh hưởng của nhân tô' a: Aa = a, - aK + Do ảnh hưởng của nhân tô' b: Ab = b, - bK + Do ảnh hưởng của nhân tố c: Ac = C| -C K - Bước 3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng ĐTPT: AC = Aa + Ab - Ac Ví dụ: Dùng phương pháp liên hệ cân đối, phân tích các nhân tô' nội tại ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ qua sô' liệu sau: Đơn vị tính: 1.000đ Chỉ tiêuTồn kho đầu kỳ Nhập kho trong kỳ Xuất kho trong kỳ Tồn kho cuối kỳ Thưc hiên 90.000 1.100.000 1.110.000 80.000 Kế hoạch 100.000 1.000.000 1.050.000 50.000 Ta có liên hệ cân đối: Tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ Gọi: Q: Chi tiêu phân tích. a, b, c: Các nhân tố có quan hộ độc lập, ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Q = a + b - c Đối tượng phân tích: Tồn kho cuối kỳ thực hiện - Tồn kho cuối kỳ kế hoạch Ta gọi AQ là đối tượng phân tích: AQ = Q| - QK = Aa + Àb - Ac Ta có: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” (tồn đầu kỳ): Aa = a, - aK = 90.000 - 100.000 = -10.000 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” (nhập trong kỳ): Ab = b, - bK = 1.100.000 - 1.000.000 = 100.000 14 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” (xuất trong kỳ): Ac = c, - CK = 1.110.000 - 1.050.000 = 60.000 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: AQ = Aa + Ab - Ac = (-10.000) + (100.000) - (60.000) = 30.000 III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TÊ 1. Trình tự tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế là việc vận dụng kết hợp các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế với những tài liệu liên quan để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và tìm biện pháp sửa chữa thiếu sót. Công tác phân tích hoạt động kinh tế cần được tổ chức một cách có hệ thống và khoa học. Muốn vậy, công tác này phải được chia thành 4 khâu: - Khâu lập kế hoạch: Đây là khâu khởi đầu. Khi lập kế hoạch phân tích cần chỉ rõ nội dung, chỉ tiêu cần phân tích, khoảng thời gian mà chỉ tiêu đó phát sinh và hình thành, thời hạn bắt đầu cũng như thời hạn kết thúc và những người thực hiện những công việc cụ thể. - Khâu sưu tầm, lựa chọn số liệu, tài liệu: Việc lựa chọn sưu tầm số liệu, tài liệu tuỳ thuộc vào nội dung, chỉ tiêu cần phân tích. Có thể sưu tầm và lựa chọn số liệu từ ba loại tài liệu sau đây: + Tài liệu kế hoạch: Bao gồm hệ thống các chỉ tiêu, các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành. + Tài liệu hạch toán: Bao gồm hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toán nghiệp vụ trong đó chủ yếu là hạch toán kế toán. + Tài liệu ngoài hạch toán: Bao gồm các báo cáo tổng kết của doanh nghiệp, các biên bản thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, ý kiến của cán bộ công nhân viên... - Khâu chỉnh lý, xử lý số liệu, tính toán các chỉ tiêu và tiến hành phân tích: Đây là khâu quan trọng nhằm đảm bảo kết quả cho công tác phân tích. - Khâu lập báo cáo phân tích: Nội dung chủ yếu của báo cáo bao gồm: Những kết luận chủ yếu thông qua công tác của đơn vị, những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến kết quả đó và những kiến nghị nhằm cải tiến công 15 7 tác đã qua, động viên và khai thác khả năng tiềm tàng của đơn vị trong thời kỳ tới. 2. Hình thức tổ chức phân tích hoạt động kinh tê' Để quản .lý toàn bộ các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, cần kết hợp nhiều hình thức phân tích. Trong tổ chức phân tích, phải nắm vững bản chất và vận dụng một cách khoa học các hình thức tổ chức phân tích hoạt động kinh tế để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trước hết: theo thời điểm phân tích, phân tích hoạt động kinh tế báo gồm: - Phân tích trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh. - Phân tích đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh. - Phân tích kết quả thực hiện kế hoạch .sản xuất kinh doanh. Theo nội dung phân tích, phân tích hoạt động kinh tế bao gồm: - Phân tích chuyên đề. - Phân tích toàn diện. Theo phạm vi phân tích, phân tích hoạt động kinh tế được chia ra thành: - Phân tích điển hình. - Phân tích tổng thể. Trong phán tích hoạt động kinh tế phải lưu ý một điểm là không có địa bàn rộng rãi cho việc lựa chọn một hình thức cụ thể. Việc lựa chọn này có thể chi là ở thời điểm cụ thể. Nội dung phải kết hợp giữa các hình thức phân tích mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh. Vì vậy, cần xác định rõ mục tiêu phân tích để lựa chọn kết hợp các hình thức phân tích có hiệu quả thiết thực. 3. Trách nhiệm tổ chức phân tích hoạt động kinh tê' Trên thực tế tại các doanh nghiệp thường không có bộ phận chức năng chuyên thực hiện các công việc về phân tích hoạt động kinh tế. Trong điều kiện đó, cần phải có sụ kết hợp chức năng của các bộ phận để phân công rõ trách nhiệm từng phòng, ban, bộ phận thực hiện từng công việc hoặc từng khâu phân tích. Bén cạnh đó, cần phải thành lập hội đồng phân tích làm tham mưu cho giám đốc về phán tích kinh tế. Cụ thể, lực lượng phân tích có thể được tổ chức và chịu trách nhiệm như sau: - Bộ phận thòng tin kinh tế nghiệp vụ hàng ngày, gồm cán bộ thống kê hoặc cán bộ kinh doanh kiêm nhiệm có nhiệm vụ thông tin nhanh, kịp thời các chỉ tiêu tiến độ và chất lượng công việc hàng ngày tại<ỉơn vị. 16 - Các bộ phận chức năng đảm nhiệm thực hiện các khâu phân tích cần có sự phù hợp với lĩnh vực công tác của mình kể cả phân tích trước, phân tích đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh, phân tích sau khi thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Hội đồng phân tích của doanh nghiệp có nhiệm vụ giúp giám đốc toàn bộ công tác tổ chức phân tích kinh tế từ việc xây dựng nội quy, quy trình phán tích đến hướng dẫn thực hiện các quy trình và tổ chức hội nghị phân tích. 17 Chương 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SAN x u ấ t c ủ a DOANH NGHIỆP I. Ý NGHĨA, NHIỆM vụ CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 1. Ý nghĩa Hoạt động sản xuất là hoạt động chủ yếu chi phối các mặt hoạt động khác của doanh nghiệp. Sự chuẩn bị các yếu tố lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động đều bắt nguồn từ nhiệm vụ sản xuất. Mặt khác, sự tổn tại và phát triển của doanh nghiệp luôn gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh do nó mang lại. Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu, đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh luôn phải đặt ra và trả lời các càu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Muốn vậy, phải điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường. Nếu không làm tốt công việc này sẽ dẫn đến những định hướng sai lầm trong kinh doanh, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh, không tìm được ra các giải pháp tình thế hợp lý và cuối cùng hậu quả không thể tránh khỏi là sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Tính chất chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện trên hai mặt: - Các chỉ tiêu thuộc về sản xuất phải được xác định trước và được coi là cơ sở để xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật - tài chính như chỉ tiêu về lao động, vật tư, giá thành, tiêu thụ... - Kết quả của việc thực hiện các chi tiêu sản xuất về khối lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm và thời gian có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện các chỉ tiêu giá thành tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận. 18 2. Nhiệm vụ - Thu thập các thông tin, số liệu đã và đang diễn ra về các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của doanh nghiệp từ các bộ phận thống kê, kế toán, các phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch lần lượt của từng chỉ tiêu trong toàn bộ các chi tiêu phản ánh kết quả sản xuất. - Phân tích tìm ra các nguyên nhân đã và đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tình hình hoàn thành kế hoạch từng chí tiêu kết quả sản xuất. - Cung cấp tài liệu phân tích kết quả sản xuất, các dự báo tình hình kinh doanh sắp tới, các kiến nghị theo trách nhiệm chuyên môn đến lãnh đạo và bộ phận quản lý. n. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THựC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KHỐI LƯỢNG SẢN XUẤT 1. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp 1.1. Chỉ tiêu cần phản tích 1.1.1. Khái niệm Giá trị sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm hay công việc mà doanh nghiệp tiến hành sản xuất trong kỳ, không phân biệt sản phẩm hay công việc đó đã hoàn thành chưa. 1.1.2. Công thức xác định Gs = G, + Gv + Gc + G ± Gl + Gp Trong đó: Gs : Giá trị sản xuất công nghiệp. G, : Giá trị thành phẩm, bán thành phẩm được sản xuất chế biến bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Gv : Giá trị thành phẩm làm bằng nguyên vật liệu của khách hàng. Gc : Giá trị những công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài. G : Giá trị những sản phẩm tự chế dùng được tính theo những quy định đặc biệt. Gl : Giá trị chênh lệch dở dang (cuối kỳ - đầu kỳ) của sản phẩm làm dở, bán thành phắm tự chế, cỏng cụ mô hình tự chế. 19 G p: Giá trị phế liệu phát sinh trong sản xuất mà doanh nghiệp tận dụng và bán được. 1.2. Phương pháp phân tích Để đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất người ta sừ dụng phương pháp so sánh. Cụ thể: So sánh giá trị sản xuất thực tế so với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối. Mô hình cụ thể như sau: 1.2.1. Sô'tuyệt đối Gs1-G sK=AGs Kết quả so sánh: - Trường hợp 1: AGS > 0 chứng tỏ Gs thực tế tăng. - Trường hợp 2: AGS = 0 chứng tỏ Gs không thay đổi. - Trường hợp 3: AGS< 0 chứng tỏ Gsgiảm. So sánh về số tuyệt đối cho thấy giá trị sản xuất tăng, giảm bao nhiêu tiền. (±)% = X 100% So sánh về số tương đối cho thấy giá trị sản xuất tăng, giảm bao nhiêu %. 1.2.2. Loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đôi vói việc đánh giá chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp Mỗi mặt hàng được sản xuất trên những dây chuyền sản xuất khác nhau đòi hỏi công nghệ kỹ thuật khác nhau. Có sản phẩm thời gian hao phí để tạo ra nó nhiều nhưng giá trị của nó lại thấp và ngược lại. Vì thế, dẫn đến tình trạng nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng của loại sản phẩm có giá trị cao, tốn ít thời gian lao động thì giá trị sản xuất sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, giá trị sản xuất là do kết cấu mặt hàng thay đổi chứ không phải do thành quả lao động mới sáng tạo ra. Từ nhận thức trên để đánh giá đúng đắn tình hình hoàn thầnh chỉ tiêu giá trị sản xuất cần phải loại trừ ảnh hưởng của sự thay đổi kết cấu mặt hàng theo công thức sau: Giá trị sản xuất sau khi loại trừ ảnh hưởng _ T của kết cấu mặt hàng s K TK Trong đó: Qs K : Giá trị sản xuất kỳ kế hoạch. T, : Sản lượng thực tế tính theo giờ công định mức. 20 Tk : Sản lượng kế hoạch tính theo giờ công định mức. Sự tãng giảm chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào các nguyên nhân như: - Tinh hình đảm bảo các yếu tố sản xuất. - Trình độ tổ chức quản lý sản xuất. - Tinh hình thay đổi kết cấu mặt hàng và cấu thành sản phẩm. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất mới chỉ biết được sự biến động của khối lượng sản xuất mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ nhưng chưa thấy được quan hệ giữa sản xuất với thị trường. Cơ chế quản lý hiện hành đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn - Không phải sản xuất cái mình có mà phải sản xuất cái thị trường cần. Vì thế, đê’ đánh giá đúng đắn tình hình về khối lượng sản xuất, cần tiếp tục nghiên cứu tình hình sản xuất về mặt hàng chủ yếu. Ví dụ: Có tài liệu tại một doanh nghiệp như sau: Đơn vị tính: Triệu dồng Chỉ tiêu KH TTSo sánh Tuyệt đôi Tương đôi 1. Giá trị thành phẩm bán ra ngoài. 800 850 + 50 + 6,25% 2. Giá trị công việc có tính chất 100 170 + 70 + 70% công nghiệp. 3. Chênh lệch giữa đầu kỳ và cuối + 60 + 132 + 72 + 120% kỳ của sản phẩm dở dang. 4. Giá trị sản xuất công nghiệp. 960 1.152 + 192 + 20% * Sứ dụng phương pháp so sánh ta có: Giá trị sản xuất thực tế - giá trị sản xuất kế hoạch = 1.152 - 960 = +192 (triệu đồng). * Nhận xét: Doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức về chi tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tăng so với kế hoạch là 192 (triệu đồng) với tỷ lệ tăng 20%, đạt được thành tích trên là do ba nguyên nhân: - Giá trị thành phẩm bán ra ngoài thực tế so với kế hoạch tăng 50 (triệu đồng) với tỷ lệ tãng 6,25%. Đây là thành tích của doanh nghiệp trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên cũng nhận thấy rằng tốc độ tăng còn thấp hơn mức độ tăng cúa chí tiêu 2,3. - Giá trị công việc có tính chất công nghiệp iàm cho ngoài thực tế so với kế hoạch tăng 70 (triệu đổng) với tỷ lệ tăng 70%. - Chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ cúa sản phẩm dở dang thực tế so với kế hoạch tăng 72 (triệu đồng) với tỷ lệ tăng 120%. Mặc dù nhân tố này làm tăng giá trị sản xuất nhưng cần tính đến hai vấn đề sau: + Thứ nhất, khi xét đến yếu tố này cần chú ý đến từng loại hình doanh nghiệp vì việc đảm bảo số sán phẩm dở dang cho kỳ sau là rất cần thiết nhưng nếu số thực tế nhỏ hơn số kế hoạch thì kỳ sau phái có bộ phận ngừng sản xuất vì phải chờ đợi lẫn nhau. + Thứ hai, số thực tế lớn hơn số kế hoạch phản ánh ứ đọng ở khâu sản xuất và tăng chi phí bảo quán. Yếu tố này là do sản xuất không đồng bộ, tổ chức mất cân đối giữa các phân xướng sản xuất hoặc chuấn bị không đầy đù các điều kiện sản xuất. Tiếp theo ví dụ trên, có tài liệu về tình hình hoàn thành kế hoạch ờ doanh nghiệp tính theo giờ công định mức như sau: So sánh Chi tiêu KH TT Tuyệt đôi Tương đôi 1. Giá trị sản xuất công nghiệp. 2. Sản lượng tính theo giờ công định mức. 960 920 1.152 800 + 192 - 120 + 20% - 14% Nhận thấy, KCMH kỳ thực tế có sự thay đổi so với kế hoạch tiến hành loại trừ ảnh hưởng KCMH: Gs = 960 X ^ = 834.78 Sử dụng công thức tính giá trị sản xuất sau khi loại trừ ảnh hường của kết cấu mật hàng thì giá trị sản xuất thực tế là 834,78 triệu đổng chứ không phái là 1.152 triệu đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã không hoàn thành chi tiêu giá trị sản xuất. 22 2. Phản tích tình hỉnh thực hiện kế hoạch sản xuâ't mặt hànchủ yếu 2.1. Ý nghĩa Phân tích tình hình sản xuất mặt hàng chủ yếu thực chất là phân tích mối quan hệ giữa khối lượng sản xuất của doanh nghiệp với việc đáp ứng nhu cầu thị trường về những mặt hàng đó. Trên cơ sở thiết kế công nghệ cơ bản kết hợp với điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp tự lựa chọn và quyết định phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội. Mặt khác, để đảm bảo ổn định sản xuất, doanh nghiệp có thể sản xuất theo đơn đặt hàng. Cá biệt có một số doanh nghiệp còn phải sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao như các doanh nghiệp quốc phòng. Việc hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất theo các đơn đặt hàng không những ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ĩch của bản thân doanh nghiệp mà còn gày ảnh hưởng đến các đơn vị hữu quan. 2.2. Phương pháp phân tích Để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp có thể dùng thước đo bằng hiện vật, giá trị. - Khi dùng thước đo bằng hiện vật để phân tích, trước hết phải so sánh sản lượng thực tế với kế hoạch của từng loại mặt hàng chủ yếu. Nếu tất cả các loại mặt hàng đều hoàn thành kế hoạch sản xuất thì kết luận là doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản xuất các mặt hàng chủ yếu. Nếu doanh nghiệp có một loại sản phẩm nào đó mà không hoàn thành kế hoạch thì kết luận là doanh nghiệp đó không hoàn thành kế hoạch sản xuất các mặt hàng chù yếu. - Để so sánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu giữa các thời kỳ hay so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng đặc điểm sản xuất cần phải dùng thước đo giá trị để phân tích. Sản xuất theo đơn đặt hàng, yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt về số lượng, chất lượng, chủng loại và thời gian giao nhận hàng. Yêu cầu này đặt ra vấn đề có tính nguyên tắc, đòi hỏi phải quán triệt khi dùng thước đo giá trị đế phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mặt hàng. + Đối với những mặt hàng có giá trị sử dụng khác nhau, không được lấy số vượt kế hoạch cùa mặt hàng này bù cho số không đạt kế hoạch của mặt hàng kia. 23 + Trong phạm vi từng mặt hàng có giá trị sử dụng giống nhau (khồng phân chia thành những thứ hạng phẩm cấp) được bù trừ giữa các thứ hạng phẩm cấp trên cơ sở quy đổi về sản lượng tiêu chuẩn (thường là loại I). Việc quy đổi sản lượng về sản phẩm tiêu chuẩn dựa trên cơ sở các thông số kỹ thuật, kinh tế hoặc hệ số giá bán của từng thứ hạng phẩm cấp so với giá bán của sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Quán triệt nguyên tắc trên, chỉ cần mặt hàng chủ yếu nào đó có sô' lượng sản xuất thực tế thấp hơn so với kế hoạch là đủ để kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu. Tuy vậy, để thấy rõ mức độ thực hiện kế hoạch có thể dựa vào tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu- Công thức tính như sau: Tỷ lệ hoàn thành Tổng GTSLSP thực tế KHSX = (lấy phán trong KH) mặt hàng Tổng GTSLSp kế hoạch chủ yếu Trong công thức trên, ở phần tử số: - Nếu mặt hàng nào vượt kế hoạch thì lấy bằng số kế hoạch. - Nếu mặt hàng nào không đạt kế hoạch thì lấy bằng số thực tế. * Ví dụ: Tên sản phẩm Sản lượng Đơn giá KH (l.OOOđ) KH TT A 200 213 16 B 200 202 14 c 300 267 10 D 160 170 2 Yêu cầu: Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch mặt hàng sản xuất cùa 4 loại sản phẩm A, B, c, D. 24 Áp dụng công thức, ta có: Tỷ lệ hoàn (200 X 16) + (200 X 14) + (267 X 10) + (160 X 2) thành KH về = — --------------------------------------------------- X 100% mạt hàng s x (2°° x 16) + (20° x 14) +(30° X 10) + (160 X 2) = 96% Kết luận: Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất của 4 loại sản phẩm A, B, c . D; cụ thể chỉ đạt có 96%, nguyên nhân chủ yếu là do mặt hàng c gây ra. Đó là 1 khuyết điểm, còn đối với sản phẩm A, B, D tuy hoàn thành vượt mức kế hoạch cũng chỉ được đánh giá là tốt nếu như sô' vượt đó đảm bảo tiêu thụ được, không gây ứ đọng vốn. Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất có thể do các nguyên nhân sau: - Kế hoạch đặt ra không sát thực tế. - Sự hợp tác trong sản xuất thiếu chặt chẽ. - Tư tưởng chỉ đạo kinh doanh dễ làm khó bỏ. - Tình hình cung cấp vật tư, kỹ thuật không đảm bảo. III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHAM s ả n x u ấ t Chất lượng sản phẩm là công dụng của sản phẩm được tính theo yêu cầu của thiết kế kỹ thuật. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm hàng hoá là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng thêm giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, nhằm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn và do đó nâng cao mức doanh lợi của doanh nghiệp. Mặt khác, các nhà doanh nghiệp muốn giữ uy tín cho mình và muốn chiếm một vị trí độc quyền trong việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó, không còn con đường nào khác là phải luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cho xã hội. Đối với người tiêu dùng, khi mua hàng ai cũng muốn hàng tốt, giá rẻ, mẵu mã đẹp. Như vậy, để trả lời câu hỏi sản xuất như thế nào, trước hết các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là vấn đề không chí liên quan 25 đến lợi ích của bản thân doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng mà còn liên quan đến lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế. Muốn vậy, việc phân tích chất lượng sản phẩm phải được chú trọng và tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất riêng, do đó khi phân tích chất lượng sản phẩm cần chia ra thành hai trường hợp. 1. Đối vối doanh nghiệp mà sản phẩm được chia thành thứ hạng phẩm câ'p Đối vói các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có thể phân cấp được chất lượng thành loại 1, loại 2, loại 3 như: Vải may mặc, đồ sành sứ, thủy tinh thì sản phẩm chất lượng loại 1 có giá bán sẽ cao hơn loại 2, giá bán của sản phẩm loại 2 sẽ cao hơn sản phẩm loại 3. Nếu chất lượng sản phẩm kém hơn thì giá bán thấp hơn làm cho giá trị sản lượng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sẽ bị giảm và do vậy cũng làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống. 1.1. Chỉ tiêu phân tích * Hệ số phẩm cấp bình quân Hệ số phẩm cấp bình quân của từng loại sản phẩm được xác định bàng công thức sau: Ỳ Q iP i H = -!f____ Ỳ Q iP \ Trong đó: Q ;: Khối lượng sản phẩm từng theo cấp bậc chất lượng. Pị: Đơn giá từng loại sản phẩm theo cấp bậc chất lượng. p ,: Đơn giá của loại sản phẩm có cấp bậc chất lượng cao nhất. Nếu H = 1 thì toàn bộ sản phẩm đều là loại 1 (hoặc loại sản phẩm không phân cấp theo cấp bậc chất lượng). Nếu H < 1: hệ sô' này càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu thì điều đó chứng tó khối lượng thứ hạng sản phẩm thấp càng nhiều bấy nhiêu. 26 1.2. Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp so sánh giữa thực tế với kế hoạch để đánh giá sự biến động của hệ số phẩm cấp bình quân, từ đó có kết luận về chất lượng sản phẩm của đơn vị. Khi so sánh hệ số phẩm cấp bình quân thực tế so với kế hoạch có ba trường hợp xảy ra: - Trường hợp 1: H| > HK chứng tỏ chất lượng sản phẩm kỳ thực tế cao hơn so với kế hoạch. - Trường hợp 2: H, < HK chứng tỏ chất lượng sản phẩm kỳ thực tế so với kế hoạch đã bị giảm thấp. Đây là một biểu hiện không tốt. Doanh nghiệp cần phân tích, tìm nguyên nh^n và kiến nghị những biện pháp để khắc phục tình trạng trên. - Trường hợp 3: H, = H K chứng tỏ chất luợng sản phẩm đảm bảo như kỳ kế hoạch. Từ hệ số phẩm cấp bình quàn có thể xác định sự ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm đến tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất như sau: AG = ( H, - Hk )'Ỳ_ỉQi\P\ /=1 Bởi vậy, có thê nói rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng có nghĩa là nâng cao số lượng sản phẩm của doanh nghiệp, hay nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ví dụ: Có tài liệu phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch về chất lượng sản phẩm A: Kẻ hoạch Thực tê SPA Sản lượng Giá Thành Sản lượng Giá Thành Tân Tỷ (lOOOđ) tiền Tấn Tỷ trọng tiền trọng (lOOOđ) (lOOOđ) (lOOOđ) Loại 1 110 55% 7 770 110 51,61% 7 770 Loại 2 90 45% 5 450 103,1 48,38% 5 515,5 Cộng 200 100% 1.220 213,1 100% 1.285,5 27 Với số liệu nêu trên ta có: Hk = H ,= (1 1 0 x 7 )+ (90x5) (200x7) (110 x7) + (103,1 x5 ) (213,1 X 7) = 0,87 = 0,86 Nhận xét: So sánh giữa H, với HK chứng tỏ chất lượng sản phấm đã bị giám thấp, đây là biểu hiện không tốt. Nguyên nhán: - Do trình độ thành thạo cùa công nhân. - Máy móc thiết bị không đảm bảo sự chính xác... Do chất lượng sản phẩm bị giảm thấp nên đã làm cho giá trị sản lượng bị g iả m = ( 0 ,8 6 - 0 ,8 7 ) X 2 1 3 ,1 X 7 = - 1 4 ,9 1 7 (triệu đ ồ n g ). Chú ý: Đối với những sản phẩm mà chí chia làm hai loại thì không cần phái tính H mà chí nhìn vào tỷ trọng của từng loại sản phẩm cũng biết được sự biến động về chất lượng sản phẩm. Tý trọng của của sản phẩm loại 1 từ 55% xuống còn 51,61% trong khi đó tý trọng của sản phẩm loại 2 tăng từ 45% lên 48,38% chứng tỏ chất lượng sản phấm đã bị giảm thấp so với kế hoạch. 2. Đối vói doanh nghiệp mà sản phẩm không chia thành thứ hạng phẩm cấp Các doanh nghiệp thuộc nhóm này bao gồm: sán xuất dụng cụ đo lường, sán xuất máy công cụ, dược phẩm... Sán phẩm do những doanh nghiệp này sản xuất ra nếu không đám bảo tiêu chuẩn chất lượng quy định thì không được phép tiêu thụ. 2.1. Chỉ tiêu phân tích Khi phân tích chất lượng sản phẩm của những doanh nghiệp thuộc nhóm này có thể sử dụng chi tiêu sau: 2.1.1. Tỷ lệ phê phẩm tính bằng hiện vật Tý lệ phế phẩm tính bằng hiện vật cho biết số phế phẩm bị loại ra trong sản xuất chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất. 28 Công thức tính: Tỷ lệ phế phẩm tính bằng hiện vật Số lượng phế phẩm ---------------------------------------------------------------------- xlOO% Số lượng thành phẩm + Sô' lượng phế phẩm Công thức này cho thấy với một số ,sản phẩm nhất định, nếu số phế phẩm tăng thì tỷ lệ phế phẩm cũng tăng, biểu hiện chất lượng sản phẩm không tốt và ngược lại. Tỷ lệ phế phẩm tính bằng hiện vật không phản ánh đầy đủ tình hình về sản phẩm hỏng bởi vì bỏ sót phần thiệt hại về chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được. Vì vậy, người ta phải sử dụng tỷ lệ phế phẩm tính bằng tiền. 2.1.2. Tỷ lệ p h ế phẩm tính bằng tiền Công thức tính: CPSXSP hỏng CP sửa chữa SP Tỷ lệ phế không sửa chữa + hỏng có thể sửa phẩm tính đươc chữa đươc bằng tiền = xl00% Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ Công thức này cho thấy: Chất lượng sản phẩm càng tốt thì tỷ lệ phế phẩm càng giảm và ngược lại. Tỷ lệ phế phẩm tính bằng tiền phản ánh chất lượng sản phẩm đầy đủ hơn tỷ lệ phế phẩm tính bằng hiện vật, bải vì có thể tính riêng cho từng loại sản phẩm đồng thời còn có thê tổng hợp được nhiều loại sản phẩm để tính tỷ lệ phế phẩm bình quân. 2.2. Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá sự biến động của tỷ lệ phế phẩm kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch. Tuy nhiên, tỷ lệ phế phẩm bình quân thay đổi không những phụ thuộc vào sự thay đổi của tỷ lệ phế phẩm cá biệt mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi của kết cấu mặt hàng. Do yêu cầu của mỗi loại sản phẩm khác nhau nên tỷ lệ phế phẩm cá biệt cũng khác nhau. Nếu doanh nghiệp chí chú trọng tới sản xuất sản phẩm có tỷ lệ phế phẩm thấp, dễ làm thì tỷ lệ phế phẩm bình quân sẽ giảm, trong khi đó tỷ lệ phế phẩm cá biệt có thể vẫn tãng và ngược lại. Vậy, để đánh giá đúng đắn tình hình biến động về chất lượng sản phẩm cần phải loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng. Áp dụng công thức sau: I- Toàn bô Kết cấu Tỷ lê phế T ỷ lệ phê p h ấ m r-uQ v _ u - 1 - . . . . CPSX X KH từng X phấin cá bình quân sau , , . ° , , 1 1- 1- 7: thực tê loại biệt thực tế khi loại trừ ánh _ •_____________“ _________ z hưởng KCMH Toàn bộ chi phí sản xuất thực tế Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm: - Trình độ thành thạo của công nhân. - Trình độ tố chức nơi làm việc. - Tinh hình cung cấp nguyên vật liệu. Xl00% - Tư tưởng chi đạo, tác phong công tác, kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Công suất máy móc thiết bị... Ví du: SP Toàn bộ CPSX trong kỳ CP SXSP hỏng không sửa chữa được CP sửa chữa SP hỏng có thể sửa chữa được Tỷ lệ phê phẩm KH TT KH TT KH TT KH TT A 850 500 40 26 4,2 4 5,2 6 B 750 1.500 12 27 3 6 2 2,2 Cộng 1.600 2.000 52 53 7,2 10 3,7 3,15 Xác định các chi tiêu kỳ kế hoạch: Tỷ lê phế phẩm của 40 + 4,2 , , r ,F = — — 7— X 100% = 5 ,2 % sán phám A 850 Tý lệ phế phẩm của = _ ..12 4-3 x 100% = 2% sán phám B 750 Tỷ lệ phí phím = 1 0 ^ 4 2 4-12^ 3 = 3 7% bình quân 850 + 750 30 Xác định số thực tế: Tý lệ phế phẩm của sản phẩm A------- X 100% = 6% Tý lệ phế phẩm của sản phẩm B fềo — * '00* - 2.2% Tỷ lệ phế phẩm bình quân 26 + 4 + 27 + 6 500+1.500 X 100% = 3,15% Tiến hành so sánh giữa tỷ lệ phế phẩm cá biệt kỳ thực tế với tỷ lệ phế phấm cá biệt kỳ kế hoạch ta có: - Sản phẩm A: 6% - 5,2% = + 0,8%. - Sản phẩm B: 2,2% - 2% = + 0,2%. Vậy chất lượng sản xuất bị giảm thấp, đây là biểu hiện không tốt. Tiến hành so sánh giữa tỷ lệ phế phấm bình quàn kỳ thực tế với tỷ lệ phế phẩm bình quân kỳ kế hoạch: 3,15% - 3,7% = - 0,55%. Phải chăng đây là biểu hiện tốt? Không phải vì tỷ lệ phế phẩm bình quân phản ánh sai bản chất của h iệ n tượng kinh tế mà do kết cấu mặt hàng thay đổi. Sản phẩm B dễ làm tỷ lệ phế phẩm cá biệt thấp, doanh nghiệp đã nâng tỷ trọng từ 47% lên 75%. Sản phẩm A là loại sản phẩm khó làm cho tỷ lệ phế phẩm cao, doanh nghiệp đã giảm tỷ trọng từ 53% xuống 25%. Vậy, để đánh giá đúng đắn tình hình thực hiện kế hoạch vể chất lượng sản phẩm cần phải loại trừ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng. Sử đụng công thức: Tỷ lệ phế phẩm bình quân sau khi loại trừ ảnh hưởng của KCMH (2.000 X 53% X 6 % ) + (2.000 X 47% X 2,2%) 2.000 = 4,2% X 100% Vậy, sau khi loại trừ ảiih hưởng của kết cấu mặt hàng thì tỷ lệ phế phẩm bình quân đạt 4,2% chứ không phải là 3,15%. Tiến hành so sánh giữa tỷ lệ phế phẩm bình quân kỳ kế hoạch với tỷ lệ phế phẩm bình quân kỳ thực tế sau khi loại trừ ảnh hưởng kết cấu mặt hàng: 4,2% - 3,7% = + 0,5% 31 Chương 3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT I. Ý NGHĨA, NHIỆM v ụ PHÂN TÍCH CÁC YẾU T ố CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 1. Ý nghĩa Bổ sung, cân đối và nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp là hoạt động quan trọng chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh. Kết quả bố sung năng lực sản xuất thể hiện bằng việc nâng cao năng lực sản xuất của từng yếu tô' sản xuất, cân đối năng lực sản xuất của các yếu tố, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Đó mới chỉ là bước chuẩn bị đưa các yếu tố sản xuất vào hoạt động. Hoạt động tốt hay không tốt, sử dụng cộ hiệu quả hay không có hiệu quả, khai thác hết hay không hết nãng lực sản xuất lại phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố sản xuất trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt đ ộ n g sản xuất kinh doanh chính là đánh giá khả năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, kết quả sử dụng từng yếu tô' sản xuất và sử dụng tổng hợp các yếu tô' sản xuất tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ là nhờ các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo và các nghiệp vụ chuyên môn của doanh nghiệp. - Thông qua phàn tích sử dụng từng yếu tố sản xuất sẽ quan sát được mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với kết quả hoạt động kinh doanh sẽ biết được những nguyên nhân nào đã ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng có hiệu quả 32 cấc yếu tố, những nguyên nhân nào đang hạn chế, ảnh hưởng đến khai thác năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích, doanh nghiệp có thể tìm được các giải pháp thích hợp để khai thác khả năng tiềm tàng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp, làm lợi cho hoạt động kinh doanh. 2. Nhiệm vụ - Thu thập các sô' liệu và tài liệu có liên quan đến việc sử dụng các yếu tô' sản xuất vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây íà bước công việc cơ bản của phân tích, nếu số liệu và những tài liệu thu thập không đầy đủ hoặc không tin cậy sẽ đem lại kết quả phân tích kém hiệu quả. - Vận dụng các phương pháp phân tích kinh tế, phân tích chi tiết từng yếu tố sản xuất, phát hiện những nguyên nhân ảnh hưởng tích cực hoặc hạn chế đến kết quả kinh doanh. Kiến nghị những biện pháp xác thực, khai thác tối đa năng lực sản xuất của từng yếu tố, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao. - Phân tích mối quan hệ tổng hợp sử dụng các yếu tố sản xuất với kết quả kinh doanh. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG 1. Phân tích cấu thành và sự biến động của lực lượng lao động 1.1. Phân tích cấu thành lực lượng lao động Phân tích cơ cấu lao động là việc xem xét, đánh giá, tìm Hiểu nguyên nhân tác động và xu hướng biến động của tỷ trọng từng loại lao động trọng tổng số. Tuỳ thuộc vào mục đích, quy mô, phạm vi nghiên cứu và loại hình doanh nghiệp mà xác định tổng số làm quy mô chung và tỷ trọng của từng loại cho phù hợp. Ví dụ: Phân tích cơ cấu lao động ở doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đê’ phục vụ các nhà quản trị đánh giá hiệu quả công tác quản lý tác động đến kết quả sản xuất thì quy mô chung được xác định là tổng số lao động của doanh nghiệp và tỷ trọng được xác định là tỷ trọng của lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong tổng sô' đó. Hoặc khi phân tích cơ cấu lao động trong một tổ sản xuất để đánh giá khả năng lao động tác động đến kết quả sản xuất của tổ đó thì quy mô chung sẽ xác định là lao động trực tiếp sản xuất của tổ đó và tỷ trọng được quy định là tỷ trọng của lao động trong từng cấp bậc. 33 r Để phân tích, trước hết xác định tỷ trọng của từng loại lao động trong tổng số theo công thức: T TTr, = ---------Y ------- X 100% Trong đó: TTr,: Tỷ trọng lao động thứ i Tj: Sô' lao động thứ i T: Tổng số lao động được xác định làm quy mô chung i: 1- n Sau đó, so sánh tỷ trọng từng loại trong tống số giữa thực tế vói kế hoạch, đồng thời xác định đến sự biến động và ảnh hường đến kết quả sản xuất. 1.2. Phân tích tình hình tăng, giảm công nhân sản xuất Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô kết quả sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng sô' lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sở đó, tìm mọi biện pháp tổ chức sứ dụng lao động tốt nhất. Vận dụng phương pháp so sánh xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối về trình độ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động theo trình tự sau đây: - Mức biến động tuyệt dối: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng lao động - Mức chênh lệch tuyệt đối: AT = T| - Tk Trong đó: T| : Số lượng lao động kỳ thực tế. Tk : Sô' lượng lao động kỳ kế hoạch. T, ------- X 100% Tk Kết quả phân tích trên phản ánh tình hình sử dụng số lượng lao động thực tế so với kế hoạch tăng lẽn hay giảm đi nhưng chưa nêu được doanh nghiệp sử dụng số lượng lao động tiết kiệm hay lãng phí. Vì lao động được sử dụng có ảnh hường trực tiếp đến năng suất lao động. Lao động gắn liền với kết quả sản xuất. 34 - Mức biến động tương đối: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động Trong đó: Q, : Sản lượng sản phẩm kỳ thực tế. Qk : Sản lượng sản phẩm kỳ kế hoạch - Mức chênh lệch tuyệt đối: xl00% TkX 4 T = T, - Tk x Kết quả phân tích trên cho thấy: Doanh nghiệp sử dụng số lượng lao động tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sở đó, xác định rõ những nguyên nhân và kiến nghị những biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm nhất về số lượng lao động của doanh nghiệp. 2. Phân tích tinh hình năng suất lao động 2.1. Xác định năng suất lao động Năng suất lao động là hiệu quả có ích cúa lao động sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian hay thời gian để sản xuất ra 1 kết quả cụ thể có ích với một chi phí nhất định. Như vậy, năng suất lao động được tính theo công thức sau: Khối lượng sản phẩm sản xuất ra Năng suất lao đông = ■■ ——.—:— :---------T7~> 7---'---------------, , • ,-- Thời gian hao phí đê sán xuât ra khôi lượng sản phẩm đó Công thức này cho biết: Trong 1 đơn vị thời gian nhất định, lao động sáng tạo ra 1 kết quả là bao nhiêu. Thời gian hao phí để sản xuất sản phẩm Năng suất lao động = --------- - - ____ , ■■— ---- 77—------ Khối lượng sán phâm sán xuất ra Theo công thức này, năng suất lao động cho biết: Thời gian hao phí để sản tuất ra 1 khối lượng sản phấm nhất định. 35 Hiệu quả của lao động thể hiện trên hai khía cạnh: 1. Kết quả cụ thể có ích của lao động sản xuất ra (lượng giá trị hoặc giá trị sử dụng tức là khối lượng sản phẩm mà lao động tiến hành tạo ra) phản ánh nâng lực sản xuất của lao động. 2. Lượng chi phí sản xuất tiêu hao để làm ra 1 đơn vị giá trị hay giá trị sử dụng đó. Khi phân tích trước hết xem xét khía cạnh thứ nhất: Năng suất lao động phản ánh năng~lực sản xuất của lao động. Khối lượng sản phẩm được sản xuất ra có thể tínK bằng hiện vật, có thể tính bằng giá trị. Nếu tính bằng giá trị người ta sử dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất. Thời gian hao phí có thể tính bằng giờ, ngày hoặc kỳ nhất định như tháng, quý, năm. Tuỳ theo cách lựa chọn đơn vị thời gian cho ta một loại năng suất lao động tương ứng. 2.2. Phân tích môi quan hệ giữa năng suất lao động và thời gian lao động - Nãng suất lao động giờ sản xuất Nang suat Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ lao động bình quân = --------—----------------—— - ----------giờ sản xuất Tổng số giờ công nhân s x SP trong kỳ Công thức trên có thể vận dụng tính mức nãng suất (kết quả sản xuất) bình quân giờ trong ca làm việc của tổ sản xuất, của phân xưởng và chung toàn doanh nghiệp. Mức năng suất lao động bình quân giờ chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu: Chất lượng công nghệ sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm, chất lượng lao động vận hành công nghệ thiết bị sản xuất và khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bời vậy, phân tích năng suất lao động là việc đánh giá sử dụng tổng hợp các yếu tố hợp thành năng lực sản xuất của doanh nghiệp. - Năng su ấ t la o đ ộ n g bình quân c a (ngày) là m v iệ c : Mức năng suất lao động bình quân ca (ngày) làm việc cùa công nhân chịu ánh hưởng của hai nhân tố: Mức năng suất lao động bình quân giờ và số giờ làm việc trong ca (độ dài bình quân ngày làm việc thực tế trong chế độ). Năng suất lao động bình _ Số giờ làm việc Mức năng suất lao quân ca (ngày) làm việc thực tế trong ca ' động bình quân giờ 36 - Năng suất lao động bình quân năm: Mức năng suất lao động bình quân năm của một công nhân ngoài chịu ảnh hưởng những nhân tố cúa mức nãng suất lao động bình quân ngày còn chịu ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc thực tế bình quân của một công nhân trong nám. Năng suất Số ngày làm việc Số giờ Năng suất lao đông _ thưc tế bình quân làm việc lao động bình quân 1 công nhân thực tế bình quân năm trong năm trong ca giờ 3. Phân tích tinh hình quản lý và sử dụng thời gian làm việc củcông nhân sản xuất Thời gian lao động biểu hiện bằng ngày công và giờ công mà người lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên xã hội càng phát triển, người lao động càng có xu hướng muốn nghi ngơi, tham gia các công việc nâng cao đời sống tinh thần, và luật pháp các nước cũng không cho phép các doanh nghiệp cố ý kéo dài thời gian lao động. Vì thế, việc quản lý và sử dụng thời gian lao động như thế nào nó phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp và điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Để phân tích, trước hết cần xem xét đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Sau đó tìm hiếu những nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh các loại thời gian ngừng việc và vắng mặt. Đặc biệt chú ý đến những nguyên nhân liên quan đến tư tưởng và tinh thần của người lao động, tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định, những nguyên nhân thuộc về tổ chức và quản lý sản xuất'kinh doanh cũng như sự phối hợp giữa các bộ phận trong sản xuất, mức cân đối giữa các yếu tố đầu vào... Tài liệu phân tích chủ yếu căn cứ vào bảng chấm công của các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp, các quan sát, kinh nghiệm và sự hiểu biết cúa người phân tích về tính hiệu lực, hiệu quá của hệ thống kiêm soát nội bộ, đặc biệt là bộ phận theo dõi ghi chép ngày công của người lao độns. m. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ VÀ s ử DỤNG TÀI SẢN c ố ĐỊNH Tài sản cô' định (TSCĐ) là những tư liệu lao động có đu tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài sản cố định hiện hành, phù hợp với yêu cầu quản lý và sụ phát triển của xã hội. 37 Tài sán cố định phản ánh nâng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực sản xuất hiện có được thể hiện ở máy móc thiết bị sản xuất chứ không phải ở tài sản cô' định chờ xử lý. Tài sản cố định ở doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tiêu thức phân loại. Trong phân tích, tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích và đối tượng phục vụ mà phân tích hoạt động kinh tế cũng phân chia tài sản cố định theo những tiêu thức khác nhau. Thông thường khi phân tích, người ta hay để ý đến sự tham gia của tài sàn cố định vào trong quá trình sán xuất sản phẩm. 1. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định 1.1. Phản tích cơ cấu tài sản cô định Phân tích cơ cấu tài sản cố định là tiến hành xem xét tý trọng của tài sản trong tổng số cùa nó. Cơ cấu tài sản cố định được xem là hợp lý nếu sự phân bố tài sả n c ố đ ịn h v à o m ỗ i n h ó m , m ỗ i lo ạ i đ ả m b ả o y ê u cầ u p h ụ c v ụ sả n x u ấ t kinh doanh có hiệu quá nhất. Mặt khác, nếu xem xét trang bị tài sản cố định có đem lại sự an toàn trong kinh doanh hay không cần xác định rõ nguồn hình thành tài sản cô' định của doanh nghiệp. Một trong những nguyên tắc mua sắm tài sản cố định đem lại sự an toàn chắc chắn cho sản xuất kinh doanh là dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho mua sắm tài sản cò' định. Khi phân tích, người ta so sánh tỳ trọng từng loại tài sản cố định giữa cuối kỳ và đầu kỳ. 1.2. Phân tích sự biến động của tài sản cô định Tài sán cố định cúa doanh nghiệp bao gồm nhiểu loại có vai trò và vị trí khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật. Đế phân tích tình hình tăng giảm và đối mới tài sản cô' định cần tính và phân tích các chi tiêu: * Hệ số tăng tài sàn cố định: Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Hệ số tăng tài _ ------------------------------------------------------------------- sản cố định Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ * Hệ sỏ' giảm tủi sân cố định: Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Hệ số giảm tài sản cố = ------------—— —— -_________________ I__________ định Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ 38 * Hệ sô' đổi mới tài sản c ố định: Hệ số đổi mới TSCĐ = *Hệ sô' loại bỏ TSCĐ : Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ Hộ sô' loại bỏ TSCĐ = ----------------------------------------------------------- Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ Hệ số tăng giảm tài sản cố định phản ánh chung mức độ tăng giảm thuần tuý về quy mô tài sản cố định, còn hệ số đổi mới tài sản cố định và hệ số loại bỏ tài sản cố định ngoài việc phản ánh tăng giảm thuần tuý về tài sản cố định còn phản ánh trình độ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp. Khi phân tích có thể so sánh các hệ số trên giữa cuối kỳ và đẩu kỳ hoặc giữa thực tế với kế hoạch để thấy được phương hướng đầu tư, đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Mặt khác, quá trình hao mòn của tài sản cô' định diễn ra đồng thòi với quá trình sản xuất kinh doanh. Nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì độ hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Bởi vậy, việc phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là một vấn đề hết sức quan trọng, rihằm đánh giá đúng mức tài sản cố định của doanh nghiệp đang sử dụng còn mới hay đã cũ, có biện pháp đúng đắn tái sán xuất tài sản cố định. Để phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định cần phân tích chỉ tiêu hệ số hao mòn tài sản cố định. Tổng mức khấu hao TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = ------------------------------------------------ Nguyên giá TSCĐ + Nếu hệ số hao mòn tài sản cố định càng gần tới 1, chứng tỏ tài sản cô' định càng cũ và doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hoá tài sản cô' định + Nếu hệ số hao mòn tài sản cố định càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã được đổi mới càng nhiều bấy nhiêu. 1.3. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cô định Phân tích tình hình trang bị tài sản cô' định là đánh giá mức độ đảm bảo tài 39 sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị dùng cho lao động, cho một đơn vị diện tích sản xuất... Trên cơ sở đó, có kế hoạch trang bị thêm tài sản cò' định nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chi tiêu thường dùng để phân tích: Nguyên giá TSCĐ bình quân 1 _________Nguyên giá TSCĐ_______ công nhân trong ca lớn nhất ~ Sô' công nhân trong ca lớn nhất Chi tiêu này phản ánh chung trình tự trang bị tài sản cố định cho công nhân. Chi tiêu này càng tăng, chứng tỏ trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp càng cao. Nguyên giá thiết bị sản xuất bình _ Nguyên giá thiết bị sán xuất quân cho một công nhân “ Số công nhân trong ca lớn nhất Chỉ tiêu này phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật cho công nhân. Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ trình độ trang bị kỹ thuật càng cao. Xu hướng chung, nguyên giá thiết bị sán xuất bình quân cho một công nhân tăng với tốc độ nhanh hơn nguyên giá tài sản cố định bình quân cho một công nhân. Có như vậy, mới tăng nhanh quy mô, năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động. 2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 2.1. Phân tích tình hình sử dụng toàn bộ tài sản cỏ định Tài sản cố định của doanh nghiệp nhiều hay ít, cũ hay mới chi phán ánh nâng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Điều mà các đối tượng quan tâm là việc sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp như thế nào, có đem lại hiệu quá hay không. Chi tiêu cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng tài sán cố định của doanh nghiệp là hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tính toán theo công thức: .... , , Giá trị sản xuất Hiệu suat sứ dụng TSCĐ (Hs) ~Nguyên giá bình quân TSCĐ , , Doanh thu thuần Hiệu suất sứ dụng TSCĐ (Hs) ------ Nguyên giá bình quàn TSCĐ 40 Hiệu suất sử dụng ____________Lợi nhuận___________ TSCĐ (H ìs Nguyên giá bình quân TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết: Bình quàn 1 đổng TSCĐ tham gia vào quá trình kinh doanh tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất hoặc doanh thu hoặc lợi nhuận. Như vậy, Hs cho thấy chất lượng quản lý và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Hs càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại. Hs có thể tính riêng cho từng loại tài sản cố định cũng có thể tính chung cho toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp. Phương pháp phân tích: So sánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định giữa kỳ thực tế với kỳ gốc, đồng thời xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến Hs. Cụ thể: Hsi ■ HS1 = A Hs = AGS + ANG Trong đó: AHS: Chênh lệch giữa hiệu suất sử dụng TSCĐ kỳ thực tế so với kỳ gốc. AGS: Ảnh hưởng của giá trị sản xuất đến Hs A NG : Ảnh hưởng của nguyên giá bình quân đến Hs. Các nhân tố này có quan hệ với chí tiêu phân tích, thể hiện dạng phương trình thương. Do đó, để có thể xác định mức độ. ảnh hưởng của các nhân tố, ta sứ dụng phương pháp thay thế số liên hoàn. Về số lượng: Ta xem xét mối quan hệ giữa số máy móc hiện có, số lượng máy đã lắp đật và sô' lượng máy đang sử dụng. Về thời gian: Bằng cách so sánh thời gian ngừng máy giữa kỳ thực tế với kỳ gốc điều chính theo số máy làm việc thực tế. Nếu chênh lệch lớn hơn 0 thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị không tốt và ngược lại. 2.2. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất Máy móc thiết bị sán xuất là một bộ phận quan trọng trong tài sản cố định tích cực của doanh nghiệp. Bởi vậy, cần phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất và quá trình sản xuất trên các mặt: số lượng, thời gian, năng suất thiết bị. 2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng sô lượng máy móc thiết bị sản xuất Tuỳ theo mức độ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, số lượng máy móc thiết bị sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các loại: - Máy móc thiết bị hiện có: Là tất cả những máy móc thiết bị sản xuất được tính vào bảng càn đối tài sản của doanh nghiệp trong kỳ phân tích thuộc quyền quản lý và sử dụng cúa doanh nghiệp, phụ thuộc vào hiện trạng và vị trí của nó. - Máy móc thiết bị đã lắp đặt: là những thiết bị đã lắp đặt trong dây chuyên sản xuất, đã chạy thử và có khả nãng sử dụng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Máy móc thiết bị làm việc thực tế: Là những thiết bị đã lắp đặt và đã sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Đê phân tích tình hình sử dụng sô' lượng máy móc thiết bị sản xuất của doanh nghiệp, cần tính và phân tích những chỉ tiêu sau đây: * Hệ sô'lắp thiết bị liiện có (Hl): H _ Sỗ Ịửợng thiết bị đã lắp đặt bình quân ỈÌỊ — ------------------------- -------------------------------- SỐ lượng thiết bị hiện có bình quân Hệ số này phản ánh tính kịp thời của việc lắp đặt số lượng thiết bị hiện có và có thể huy động vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua hệ số này, cũng phát hiện một cách tương đối số lượng thiết bị đã được đưa vể doanh nghiệp, nhưng chưa được lắp đặt. * Hệ sô'sử dụng thiết bị đã lắp vào sán xuất (H,J u _ Số lượng thiết bị làm việc thực tế bình quân “ S1 — --------------- ~7------------------ ;---------- — 7— -------------------------------- Số lượng thiết bị đã lăp bình quân Hệ số này phản ánh mức độ huy động máy móc thiết bị đã lấp vào sản xuất. Qua hệ số này, cũng phát hiện một cách tương đối số lượng thiết bị dự trữ hoặc lắp rồi nhưng chưa được sử dụng. * Hệ số sử dụng máy móc thiết bị hiện có (HJ: _ Số lượng thiết bị làm việc thực tế bình quân Sô lượng thiết bị hiện có bình quân Hộ số này phản ánh một cách khái quát tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp. Quan hệ giữa ba chi tiêu trên, biểu hiện bằng một phương trình kinh tế: Hs = H, + H„ Từ phương trình kinh tế trên cho thấy, muốn nâng cao hệ số lượng máy móc thiết bị hiện có, phái nâng cao hệ số lắp thiết b| hiện có và hộ số sử dụng 42 thiết bị đã lắp đặt. Trên cơ sở đó, cần xác định rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lắp đặt, mức độ huy động máy móc thiết bị vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, có thể kiến nghị những biện pháp khai thác mọi khả năng tiềm tàng về năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. 2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị Sử dụng tốt thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng nhanh khối lượng sản phẩm sản xuất. Để đánh giá, phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị, cần tính và so sánh những chỉ tiêu sau: Hệ số sử dụng Thời gian làm việc thực tế của thiết bị thời gian chế độ Thời gian làm việc theo chế độ của thiết bị Hệ số sử dụng thời Thời gian làm việc có ích của thiết bị gian làm việc thực tế Thời gian làm việc thực tế của thiết bị Trong đó: - Thời gian làm việc theo chế độ là thời gian làm việc của máy móc thiết bị theo chế độ quy định. Thời gian làm việc theo chế độ của máy móc thiết bị sản xuất phụ thuộc vào sô' giờ máy làm việc theo chế độ trong một ca máy, số ca máy làm việc trong một ngày đêm, và số ngày làm việc theo chế độ quy định trong kỳ phân tích của máy móc thiết bị sản xuất. - Thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị sản xuất là thời gian máy tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, bao gồm cả thời gian chuẩn bị cho máy làm việc. - Thời gian hoạt động có ích của máy móc thiết bị sản xuất là thời gian máy dùng vào sản xuất ra sản phẩm hợp cách. Trong các loại thời gian nêu trên, thời gian hoạt động có ích của máy móc thiết bị sản xuất là tạo ra những sản phẩm cung cấp cho thị trường. Bởi vậy, việc phân tích phải chỉ ra những nguyên nhân, giúp cho các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để giảm được mức tối đa thời giạn chuẩn bị, thời gian sản xuất ra phế phẩm, nâng cao thời gian máy làm việc có ích. 2.2.3. Phán tích tình hình sử dụng năng suất của máy móc thiết bị Khối lượng sản phẩm do thiết bị sản xuất ra không chi chịu ảnh hưởng cùa thời gian máy làm việc, mà còn chịu ảnh hưởng bởi năng suất của thiết 43 bị. Mức năng suất của thiết bị là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian máy hao phí (giò máy, ca máy, ngày máy), được xác định theo công thức: o u =T* m Trong đó: U: Mức năng suất thiết bị. Q: Khối lượng sản phẩm do thiết bị sản xuất ra. Tm : Thời gian máy hao phí để sản xuất ra khối lượng sản phẩm Q. Để tiến hành phân tích, cần so sánh chí tiêu mức năng suất thiết bị thực tế và kế hoạch với kỳ gốc, ta có chi tiêu số tương đối phản ánh trình độ hoàn thành kế hoạch (hay biến động) về năng suất thiết bị. Có thể so sánh mức nãng suất thiết bị thực tế đạt được với công suất thiết bị thiết kế của thiết bị. Các chỉ tiêu trên được tính bằng công thức: U, u, U(> UlhlỄ1 kí Qua việc phán tích trên, có thể thấv xuất hiện các nguyên nhân không sử dụng hết công suất thiết kế, hoặc không hoàn thành kế hoạch về năng suất thiết bị để có những biện pháp cải tiến, tận dụng được nãng lực sản xuất của thiết bị. Trên cơ sở các chi tiêu sử dụng về số lượng, thời gian hoạt động sản xuất, mức năng suất thiết bị, cần phán tích hệ số sứ dụng đồng bộ các yếu tỏ của máy móc thiết bị theo công thức: ‘7 , ' = dụng năng X X , , Hệ số sử dụng , H ộsốsứdụns Hệ sô' sừ 7 , ■ Hệ sô sứ ... , tông hợp máy thời gian cứa dụng số móc thiết bi sán • ■ .. máy móc thiết lương máv _ ' suất thiết bị V e ■ ■ . xuât bị móc thiết bị * Phán tícli mối quan hệ giữa thiết bị sản xuất và tài sán cố định khác: Cơ cấu tý phần trang thiết bị sản xuất trong tài sản cố định hợp lý phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành, cùa từng doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ tý phần thiết bị sản xuất trong tài sản cố định, tìm được tý phần thiết bị sán xuất trong tài sán cố định, tìm tý phần phù hợp. đạt hiệu quá kinh tế cao là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Tv 44 phần cơ cấu thiết bị sản xuất trong tài sản cô định của doanh nghiệp được tính bằng công thức: Tỷ lệ thiết bị sản xuất Giá trị bình quân thiết bị sản xuất đang sử dụng Giá trị bình quân TSCĐ đang sử dụng Mối quan hệ giữa tỷ phần thiết bị sản xuất với tài sản cố định đang dùng vào hoạt động sản xuất được mô tả bằng công thức: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử = dụng thiết bị sản X xuất Tỷ phần thiết bị sản xuất trong TSCĐ Như vậy, hiệu suất sử dụng tài sản cố định chịu ảnh hưởng của hai nhân tố có quan hệ tích số. Đó là hiệu suất sử dụng thiết bị sản xuất và tỷ phần thiết bị sản xuất trong tài sản cố định. Có thể vận dụng phương pháp loại trừ để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Qua đó thấy rằng, muốn nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định phải đồng thời nâng cao cả hai nhân tô' trên. IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT Muốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo cho nó các loại nguyên vật liệu, năng luợng đú số lượng, kịp thời về thời gian, đúng quy cách phẩm chất. Đây là một vấn đề bắt buộc nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được tốt. Doanh nghiệp sản xuất cần phải có nguyên vật liệu, năng lượng mới tồn tại được. Vì vậy, đảm bảo nguyên vật liệu, năng lượng cho sản xuất là một yếu tố khách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội. Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là vì: - Cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời và chính xác nguyên vật liệu là đikiện tiền đề cho sự phát triển liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 45 - Đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt còn là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động. - Đảm bảo cung ứng, sử dụng tiết kiệm, dự trữ đầy dù nguyên vật liệu còn ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, ảnh hường đến v iệ c g iả m g iá th à n h sả n p h ẩ m , tă n g lợ i n h u ậ n , tă n g tíc h lu ỹ c h o d o a n h n g h iệ p . Vì vậy, phải thường xuyên và định kỳ phân tích tình hình cung ứng, sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu để kịp thời nêu lên những ưu nhược điểm trong' công tác quản lý vật tư của doanh nghiệp. Do đó, việc cung ứng nguyên vật liệu phậi quán triệt các yêu cầu: - Đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch. - Thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, vật tư, sử dụng vốn hợp lý có hiệu quả và tiết kiệm. 1. Phân tích tinh hình cung cấp tổng khối lượng nguyên vật liệu cho sản xuâV Để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, đi đôi với việc đảm bảo các yếu tô' lao động, tư liệu lao động, phải thực hiện tốt cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của mỗi doanh nghiệp mà nguyên vật liệu của nó có những nét riêng, đối với doanh nghiệp công nghiệp nguyên vật liệu bao gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ... đối với công ty xây lắp vật liệu bao gồm: xi mãng, sắt, thép, cát... Trong điều kiện kinh tế thị trường, nguyên vật liệu nhập về doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau như tự nhập khẩu, liên doanh liên kết... Mỏi nguồn nhập lại có một giá bán khác nhau. Vì vậy, để đánh giá tình hình cung cấp về tổng khối lượng nguyên vật liệu không thể dựa vào giá thực tế của chúng mà phải biểu hiện khối lượng nguyên vật liệu thực tế cung cấp theo giá kế hoạch. Khi phân tích vấn đề này, cần dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp khối lượng vật tư được tính theo công thức sau: Tỷ lệ hoàn thành KH về cung E ( Qii X Plk) T = -----—— — ------—— X 100% cấp tổng khối lượng NVL X ( Qlk X pik) 46 Trong đó: Q„: Số lượng vật tư thực tế cung cấp từng loại. Qik: Số lượng vật tư kế hoạch cung cấp từng loại. pik: Đơn giá kế hoạch từng loại vật tư. Nhận xét: - Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp tổng khối lượng vật tư lớn hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoậch. - Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp tổng khối lượng vật tư bằng 100% chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch. - Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp tổng khối lượng vật tư nhỏ hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch. 2. Phân tích tình hình cung cấp các loại nguyên vật liệu chủ yếTrong thực tế sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng vật tư thay thế để sản xuất sản phẩm. Song điều đó không có nghĩa là đối với mọi loại vật tư đều có thể thay thế được. Các loại vật tư không thay thế được gọi là những loại vật tư chủ yếu, tham gia cấu thành thực thể sản phẩm. Để đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn, trước hết doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vật tư chủ yếu. Phân tích tình hình cung cấp về tổng khối lượng vật tư mới chỉ biết được nét chung nhất về vấn đề này. Mọi nhân tố cá biệt đã được bù trừ lẫn nhau. Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch cung cấp về tổng khối lượng vật tư nhưng tình trạng ngừng sản xuất vẫn xảy ra, nếu doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch cung cấp về các loại vật tư chủ yếu. Phân tích tình hình cung cấp về các loại vật tư chủ yếu nhằm mục đích thấy rõ ảnh hưởng của việc cung cấp vật tư đối với việc đảm bảo tính liên tục của sản xuất ở doanh nghiệp. Khi phân tích không đirợc lấy vật tư cung cấp vượt kế hoạch để bù cho loại vật tư không đạt kế hoạch. Điều đó có nghĩa là chỉ cần một loại vật tư chủ yếu mà khối lượng cung cấp thực tế không đạt kế hoạch là đủ kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch cung cấp về các loại vật tư chủ yếu. Tuy vậy, để thấy rõ mức độ thực hiện kế hoạch cung cấp các loại vật tư chủ yếu có thể dựa vào tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về các loại vật tư chủ yếu. 47 Công thức: Tỷ lệ hoàn thành KH về cung cấp NVL chủ yếu £ ( Qik X P;k) Trong đó: X 100% Qị,: Số lượng vật tư thực tế cung cấp trong giới hạn kế hoạch. Qik: Sô' lượng vật tư kế hoạch cung cấp từng loại. Pik: Đơn giá kế hoạch từng loại vật tư. Nhận xét: - Nếu tỷ lộ hoàn thành kế hoạch cung cấp tổng khối lượng vật tư lớn hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch. - Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp tổng khối lượng vật tư bằng 100% chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch. - Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp tổng khối lượng vật tư nhỏ hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch. * Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do: - Doanh n g h iệ p không tố c h ứ c tố t c ô n g tá c cung ứ n g vật tư. - Đơn vị cung cấp vi phạm hợp đồng. - Đơn vị vận tải vi phạm hợp đồng. - Thiên tai, hoả hoạn. 48 Chương 4 PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SAN PHAM I. Ý NGHĨA, NHIỆM v ụ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Ý nghĩa 1.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí có liên quan tới việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 1.2. Ý nghĩa - Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí, hay tiết kiệm lao động xã hội, bao gồm cả lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình tạo ra sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việe quản lý, sử dụng vật tu, lao động và tiền vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn nói trên là tiền đề và là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm và ngược lại. Đó cũng là một đòi hỏi khách quan khi các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh. - Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tra n h ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Đối với những doanh nghiệp sản xuất, việc hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ bán để tăng doanh lợi, nó cũng là tiền đề để hạ giá bán tăng sức cạnh tranh trên thị trường kể cả trong và ngoài nước. 49 - Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc hạ giá th àn h sản phẩm của các ngành sản xuất sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Việc hạ giá thành sán phẩm sẽ làm tăng tổng số lợi nhuận cùa doanh nghiệp, đồng thời nó cũng làm tăng nguồn thu cho ngân sách thông qua các loại thuế. Như vậy, vấn đề hạ giá thành sản phấm không chỉ là vấn đé quan tâm của từng người sản xuất, từng doanh nghiệp mà nó còn là vấn đề quan tâm cúa từng ngành và cùa toàn xã hội. 2. Nhiệm vụ - Thu thập các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành, giá bán của sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp đang kinh doanh trong kỳ. - Vận dụng các phương pháp phân tích, phân tích đánh giá các nhân tố đang ảnh hưởng đến giá thành, giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. - Nghiên cứu xu thế biến động của giá thành, giá bán đơn vị sản phẩm theo thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. - Cung cấp những thông tin cần thiết về giá thành, giá bán sản phấm hàng hoá cho quản trị doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định về chi phí trong giá thành và lựa chọn giá bán sản phẩm hợp lý nhất. II. PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH CỦA TOÀN BỘ SẢN PHẨM 1. Chỉ tiêu phân tích Xuất phát từ mục đích quản lý doanh nghiệp, có thể phân loại toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp làm hai loại: Sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh được. Sản phẩm so sánh được là những sản phẩm mà doanh nghiệp đã chính thức đưa vào sản xuất từ những năm trước, quy trình tương đối ổn định. Doanh nghiệp đã tích luỹ được những kinh nghiệm trong quản lý. Những loại sản phấm này đã có đủ tài liệu về giá thành cũng như về kế hoạch giá thành. Sản phẩm không so sánh được là những sản phẩm năm nay doanh nghiệp mới chính thức đưa vào sản xuất hoặc mới đang trong giai đoạn sản xuất nên quy trình công nghệ có Ihể chưa ổn định. Doanh nghiệp chưa tích luỹ được kinh nghiệm trong quản lý và chưa có đú tài liệu về giá thành cũng như kế hoạch giá thành. 50 2. Phương pháp phân tích - Bước 1: Đánh giá chung kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hài hoá cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. - Bước 2: Đánh giá theo từng loại sản phẩm (so sánh được và không sánh được). - Bước 3: Thực chất của việc hoàn thành kế hoạch giá thành là sau khi lc trừ ảnh hưởng của các nhân tố khách quan. Bởi vì, trong thực tế có những nh, tố khách quan không thể biết trước được trong kế hoạch như việc thay đổi giá cả nguyên vật liệu, thay đổi về tỷ lệ khấu hao... Vì vậy, có những nhân làm lợi cho việc đánh giá thành tích cho doanh nghiệp và cả những nhân không có lợi cho doanh nghiệp. Những nhân tố khách quan này không thui thành tích hay khuyết điểm của doanh nghiệp, vì vậy khi phân tích cẩn ph loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khách quan. Giá thành sau khi loai ___ rj,j_ , „ “ , , , 71 Tống giá thành Tống các nhân trừ ảnh hưởng của nhân = . ° , , , 7 tô khách quan th ư ctèk ỳ n ày tố ảnh hưởng - Bước 4: Đánh giá theo khoản mục giá thành. Ví dụ: Tình hình sản xuất tại một đơn vị kinh doanh như sau: Tên Sản lượng sản xuất Giá thành đơn vị (l.OOOđ) sản phẩm Kê hoạch Thực tê Bình quân năm trước Kê hoạch năm nay Thực tê năm nay A 1.000 1.100 300 295 294 B 2.000 1.900 200 195 201 c 900 900 100 96 95 D 2.400 - 140 141 2.200 Dựa vào số liệu trên, tính toán theo mô hình đã phân tích ta lập được bải >hân tích đánh giá toàn bộ sản phẩm. Tổng giá Tổng giá Chênh lệch Tên sản phẩm thành tính trên Sl„ zk thành thực t ế (Sl„ Zị) Tuyệt đối Tương đôi SP so sánh được (Đvị tinh: 1001?) (Đvị tinh: im?) (imf) (%) SPA 324.500 323.400 -1.100 - 0,339 SPB 370.500 381.900 11.400 3,077 SPC 86.400 85.500 -900 -1,041 A + B + C 781.400 790.800 9.400 1,697 SP không so sánh được D 308.000 310.200 2.200 0,714 A + B + c + D 1.089.400 1.101.000 11.600 2,411 Căn cứ vào kết quả tính toán ở trên, ta có thể khái quát đánh giá tình hình giá thành của toàn bộ sản phẩm như sau: - Đối chiếu mục tiêu đặt ra, tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm thực tế đã tăng so với dự kiến 11.600 (l.OOOđ) với tỷ lộ tăng trưởng tương ứng 2,411%. Kết quả này phản ánh công tác quản lý giá thành của doanh nghiệp còn nhiều tồn tại. Nó biểu hiện ờ sự lãng phí về vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất sản phẩm. Điều đó còn thể hiện lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm. - Đi sâu phân tích ở từng loại sản phẩm ta thấy: Vcd những mặt hàng có thể so sánh được tổng giá thành tăng 9.400 (l.OOOđ) với tỷ lệ tăng tưcmg ứng 1,697%. Trong đó, mặt hàng A và c tổng giá thành giảm. Cụ thể mặt hàng A tổng giá thành giảm 1.100 (l.OOOđ) lỷ lệ giảm tương ứng 0,339%, mặt hàng c tổng giá thành giảm 900 (l.OOOđ) tỷ lệ giảm tương ứng 1,041%. Đây là sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch giá thành của hai mặt hàng A và c. Nhưng ở mặt hàng B tổng giá thành tăng 11.400 (l.OOOđ) với tỷ lệ tăng 3,077%. Đây là một trọng điểm cần đi sâu phân tích giá thành sản phẩm B tăng lên do nguyên nhân nào, do khoản mục chi phí nào. Mặt hàng D là mặt hàng năm nay doanh nghiệp mới đưa vào sản xuất nhưng tổng giá thành sản xuất tăng 2.200 (l.OOOđ) với tỷ lệ tăng 0,714%, ta còn xem xét kế hoạch đặt ra chính xác hay không, nó đã thể hiện tính hợp lý khoa học của chỉ tiêu giá thành hay chưa. Nếu mục tiêu xác định hợp lý, khoa học và chính xác thì việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm D là chưa tốt, cũng như sản phẩm B ta phải đi sâu phân tích để xác định đúng đắn nguyên nhân từ đó đưa ra biện pháp xử lý giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt hơn kế hoạch giá thành của sản phẩm B và sản phẩm D. 52 m. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THựC HIỆN NHIỆM v ụ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Chỉ tiêu phân tích Trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm so sánh được thông thường chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng sô' sản phẩm sản xuất. Việc hạ giá thành của sản phẩm này có một ý nghĩa quyết định trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của toàn bộ sản phẩm. Với sản phẩm so sánh được, ngoài việc thực hiện kế hoạch giá thành doanh nghiệp còn có nhiệm vụ hạ giá thành. Trong đó, lấy giá thành thực tế bình quân năm trước làm gốc so sánh (đối với doanh nghiệp xây lắp lấy giá thành dự toán làm gốc). Mức hạ giá thành là số tuyệt đối nói trên giữa giá thành năm nay hạ được bao nhiêu so với giá thành năm trước. Nó phản ánh khả nãng tích luỹ của doanh nghiệp. Tỷ lệ hạ giá thành là số tương đối nói trên giữa giá thành năm nay hạ được bao nhiêu phần trăm (%) so với giá thành năm trước. Nó phản ánh trình độ tổ chức quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này tính cho từng loại sản phẩm gọi là mức hạ cá biệt và tý lệ hạ cá biệt. Nếu tính cho toàn bộ sản phẩm so sánh được thì gọi là mức hạ toàn bộ và tỷ lệ hạ bình quân. Mỗi chi tiêu có ý nghĩa kinh tế khác nhau, đánh giá trên một khía cạnh khác nhau, do vậy chỉ khi nào doanh nghiệp hoần thành đồng thời cả hai chí tiêu trên doanh nghiệp mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành cùa sản phẩm so sánh được, nhiệm vụ này do chính doanh nghiệp đặt ra để làm căn cứ, làm mục tiêu phấn đấu. 2. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành được tiến lành qua các bước cụ thể sau: Bước l : Xác định nhiệm vụ hạ giá thành (dự kiến về cả hai chí tiêu). - Mức hạ cá biệt kế hoạch được xác định thông qua số chênh lệch giữa giá hành đơn vị kế hoạch (z k) với giá thành đơn vị bình quân năm trước ( z o)- mhk = z k - ~z „ 53 Trong đó: mhk: Mức hạ cá biệt kế hoạch. z k : Giá thành đơn vị kế hoạch. Z 0 : Giá thành đơn vị bình quân năm trước. - Tý lệ hạ cá biệt kế hoạch (thk) được xác định trên cơ sở đã xác định mức hạ cá biệt kế hoạch khi đem so sánh với gốc so sánh: mhk, th k = - X 1 0 0 % z« - Mức hạ toàn bộ sản phấm kỳ kế hoạch (Mhk) được xác định: Mhk = I Qki X mhki Trong đó, Qkl là sản lượng sản phấm sản xuất kỳ kế hoạch của từng loại sản phẩm. Tương ứng với mức hạ toàn bộ kế hoạch, tỷ lệ hạ bình quân kế hoạch (Thk) được xác định như sau: Mhk Thk = --------------- r— X 100% ĩ- Q k i x - Oi Bước 2: Xác định tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành. - Mức hạ cá biệt thực tế (mh|) được xác định: mh, = z I - z„ Trong đó: z 1 : Là giá thành đơn vị bình quàn thực tế của từng loại sản phẩm. Sau khi xác định được (mh,), tý lệ cá biệt thực tế(th|) được xác định: _ mh] th , = — - ' X 100% 2o - Mức hạ toàn bộ sản phẩm kỳ thực tế (Mhị) được xác định: Mh| = z Ql, X mh,; - Tý lệ hạ bình quân thực tế ( th i) được xác định: Mh, th I = ---------------- r------ X 10 0 % IQ|, XI« 54 Bước 3: So sánh tình hình thực hiện với nhiệm vụ đặt ra. Để biết được doanh nghiệp có hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm hay không ta phái so sánh giữa thực tế với nhiệm vụ đặt ra trên cá hai chí tiêu cụ thể là: Mh, - Mhk = A Mh Th, - Thk = A Th Sau khi đã loại trừ nhân tố khách quan mà kết quả so sánh từng chỉ tiêu xáy ra chênh lệch (+) có nghĩa là doanh nghiệp chua hoàn thành đuợc chỉ tiêu. Còn chênh lệch bằng (0) hoặc bằng (-) doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức chí tiêu. Để kết luận doanh nghiệp có hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành ta phải kết hợp cả hai chi tiêu. Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Các kết quả nói trên có thê’ được bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác, để có thể kết luận chính xác công tác quản lý giá thành, từ đó đề ra biện pháp cần thiết trong công việc cải tiến công tác quán lý, cần phải biết cụ thể số lượng các nhân tô' ảnh hưởng đến từng chí tiêu, mức độ ánh hưởng, tính chất ảnh hưởng của từng nhân tố. Bằng phương pháp thích hợp ta có thể xác định được mức độ ảnh hướng của từng nhân tố: * Ảnh hướng của nlìán tố s ố lượng thay đổi: Nếu sản lượng thay đổi còn kết cấu mặt hàng và giá thành đơn vị vẫn như năm kế hoạch thì sản lượng thay đối chi ảnh hưởng đến mức hạ nhưng không ảnh hường đến tỷ lệ hạ giá thành của sản phấm so sánh được. - Về mức hạ (Mh|): Mh, = XQ|, XZ(,; X Thk Vậy do sán lượng thay đối đã làm cho giá thành của sán phẩm so sánh được hạ so với năm trước là : M| - M„. * Ảnli hướng của nhân tô' kết cấu mặt hàng thay đổi: Nếu sán lượng thay đối và kết cấu mật hàng thay đối còn giá thành đơn vị sản phẩm vẫn như năm kế hoạch thì mức hạ và tý lệ hạ như sau: - Về mức hạ (Mh|,): Mh|| =XQ„ z k X XQ|| 2 0, - Tý lệ hạ (Th,i): Mh„ Th„ = — —----- ------ X 100% SQli 2 Oi Vậy kết cấu mặt hàng thay đổi đã làm cho giá thành của sản phẩm so sánh được tăng hay giảm so với nãm trước: - Về mức hạ: M|, - M|. - Về tỷ lệ hạ: Th|| - Thị. * Ảnh hưởng của nhân tô' giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi: Kết cấu mặt hàng thay đối đã làm cho giá thành của sản phẩm thay đổi: Nếu sản lượng thay đổi, kết cấu mặt hàng thay đối và giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi thì mức hạ và tỷ lệ hạ như sau: - Về mức hạ (Mh|||): Mh||| =XQii 2 I X SQ ,, z 01 - Tỷ lệ hạ (Thm) Mh,„ Th],| = ________ - ____ X 100% £ Q h - Oi Vậy do giá đơn vị sản phẩm thay đổi làm cho giá thành của sản phẩm so sánh được tăng hoặc giám so với năm trước là: - Về mức hạ: M|ị| - M]|. - Về tý lệ hạ: Thin - Thn. - Bước 5: Lập báng tổng hợp và phân tích. Nhàn tỏ' ánh hưởngMức độ ảnh hưởng Mức độ Tý lệ 1. Theo kế hoạch ZSp so sánh được hạ so với nãm trước. 2. Theo thực tế ZSp so sánh được hạ so với năm trước. 3. So sánh thực tế với kế hoạch là do: - Ảnh hưởng cúa nhân tố số lượng thay đổi. - Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt bằng thay đổi. - Ánh hưởng của nhân tô' giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi. 56 IV. PHÂN TÍCH MỘT s ố KHOẢN MỤC GIÁ THÀNH CHỦ YẾU 1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 1.1. Chỉ tiêu cần phân tích Trong tổng giá thành của toàn bộ các sản phẩm cũng như của từng loại sản phẩm, khoản chi nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Do vậy, tiết kiệm khoản chi này sẽ là biện pháp chủ yếu để hạ giấ thành của sản phẩm. Để phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thông qua hai chi tiêu: - Ánh hưởng của lượng tiêu hao vật liệu thay đổi. - Ảnh hưởng của giá cả vật liệu thay đổi. 1.2. Phương pháp phân tích -Bước 1: Phân tích tổng quát bằng cách lập bảng so sánh để thấy được tổng chi phí nguyên vật liệu thực tế so với kế hoạch của số sản phẩm đã sản xuất ra vượt chi hay tiết kiệm. Trong đó, ảnh hưởng của lượng tiêu hao là bao nhiêu, ảnh hưởng của giá cả là bao nhiêu. Muốn tìm đuợc ảnh hưởng của hai nhân tô' trên áp dụng công thức sau: ’ ■ rp ,• U' ' 1 _ Tổng chi phí sản Anh hướng cua Tong chi phí sán lượng , , . . . . 2 1 , I- ■ . “ 7 t lượng thực tê tiêu lương tiêu hao = thưc tê tiêu hao thưc tê - , ° , , T , hao KH tính theo VL thay đối tính theo giá KH . , giá KH Tống chi phí sản , , . Anh hưởng của , , ‘ Tống chi phi sản lượng “ lượng thực tế tiêu ‘6 “ \ 6 lương giá cá VL = - thực tê tiêu hao T I ? hao thực tế tính ; , , " . .. . thay đỗi , ' ., _ _ tính theo giá KH theo giá TT Bước 2: Phân tích cụ thể sự biến động của từng nhân tố: - Ảnh hưởng của lượng tiêu hao vật liệu thay đổi. - Ảnh hưởng của giá cả vật liệu thay đổi. * Nguyên nhân: - Do phương pháp gia công chế biến thay đối. - Do kết cấu mặt hàng thay đối. - Quán lý nhập khấu và sử dụng vật liệu còn nhiều thiếu sót gây ra sai hòng, mất mát và nhầm lẫn. / 2. Phân tích khoản mục chi phí nhãn công trực tiếp Trong tổng giá thành sản phẩm, khoản chi phí nhân cóng cũng là một khoản chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Việc tiết kiệm chi phí nhân công góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành. 2.1. Phân tích quỹ lương của công nhân sản xuất Quỹ lương của công nhân sản xuất bao gồm quỹ lương thời gian, quỹ lương sản phẩm. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu quỹ lương theo các hình thức trả lương cẩn khái quát đánh giá chung tình hình thực hiện quỹ lương của doanh nghiệp. Quỹ lương cúa công nhân sản xuất (ký hiệu QL) có thể được xác định theo công thức tống quát sau: QL = CN X TL| CN: Là số công nhân sản xuất bình quân trong danh sách. TL,: Là tiền lương bình quân của một công nhân sản xuất. Có thể quỹ lương được xác định theo công thức sau: Gs: Là giá trị sản xuất. W: Là năng suất lao động bình quân của một công nhân. Công thức trên cho ta thấy giữa kết quả sán xuất, năng suất lao động, tiền lương bình quân và quỹ lương có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó kết quả sản xuất, tiền lương bình quân có mối quan hệ thuận chiều với quỹ lương, còn năng suất lao động bình quân của một công nhân có mối quan hệ ngược chiều đến quỹ lương. Trước hết, cần so sánh quỹ lương thực tế với quỹ lương kế hoạch để xác định chênh lệch tuyệt đối, từ đó xác định tỷ lệ tăng giảm cùa quỹ lương. So sánh tý lệ tăng giảm của quỹ lương với tý lệ tăng giảm của giá trị sán xuất, giữa tý lệ tãng giảm của tiền lương bình quân với tỷ lộ tăng giảm của năng suất lao động bình quân. Bằng phương pháp thích hợp tính ảnh hường cùa từng nhân tố đến quỹ lương. Có thể khái quát mô hình phân tích sau đày: Q L ,-Q L k = AQL AQLX 100% = %± QLk Sử dụng phương pháp thay thế số liên hoàn, mức độ ảnh hường cùa từn° nhân tố được xác định như sau: 58 - Do ảnh hưởng của giá trị sản xuất: Gs, QLgs = 177 x TLk - QLk " k - Do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân: Gs, Gs, QLW= ------- — X Tk ------—— X Tk w, w k - Do ảnh hưởng của tiền lương bình quân Gs, QL, = Q L ,- -------— X Tk w , Từ cách xác định trên ta nhận thấy rằng, để giảm chi phí tiến lương một cách hợp lý trong giá thành sản phẩm, biện pháp cơ bản chỉ có thể là tăng năng suất lao động. Ví dụ: Giả định tại công ty X ta có tài liệu như sau: Chi’ tiêu Kê hoạch Thực tế 1. Giá trị sản xuất, giá trị khối lượng công việc hoàn thành (1 .OOOđ) 2. Số công nhân sản xuất bình quân 3. Tổng quỹ lương (l.OOOđ) 9.600.000 200 1.440.000 8.747.760 205 1.416.960 Từ số liệu của bảng trên, qua tính toán ta lập bảng phán tích như sau: Chí tiêu Ké hoạch Thực téChênh lệch Tuyệt đôi Tương đối 1. Giá trị sản xuất (l.OOOđ) 9.600.000 8.747.760 -852.240 -8,877 2. Số công nhân sản xuất bình quân 200 205 +5 +2,5 3. Năng suất lao động bình quân (l.OOOđ) 48.000 42.672 -5.328 -11,1 4.Tiền lương bình quân (l.OOOđ). 7.200 6.912 -288 -4 5. Tổng quỹ lương (l.OOOđ) 1.440.000 1.416.960 23.040 1,6 Từ các số liệu tính toán ở bảng trên ta có thể khái quát rút ra một số nhận xét sau: So với dự kiến, quỹ lương thực tế giảm 23.040 (l.OOOđ) với tỷ lệ giám 1,6%, trong khi đó giá trị sản xuất giảm 852.240 (l.OOOđ) với tỷ lệ giảm 8,877%. Điều đó có nghĩa là tốc độ giảm của giá trị sán xuất nhanh hơn tốc độ giảm cúa quỹ lương thực tế trong giá thành sản phẩm tăng, mặc dù tổng quỹ lương giảm. Nếu đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa tý lệ giảm cùa năng suất lao động bình quân với tý lệ giảm của tiền lương bình quân ta thấy cũng xảy ra chiều hướng nói trên, nghĩa là tốc độ giảm của năng suất lao động bình quân nhanh hơn tốc độ giảm của tiền lương bình quàn. Với kết quả so sánh ta có thể đi đến kết luận rằng: Việc quản lý sản xuất kinh doanh nói chung, quản lý quỹ lương nói riêng của doanh nghiệp chưa hợp lý. Để có thể đánh giá một cách chi tiết tình hình thực hiện quỹ lương của doanh nghiệp, ta nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quỹ lương. Bằng phương pháp thay thế số liên hoàn, mức độ ánh hưởng của từng nhân tố lần lượt được xác định như sau: - Do ảnh hưởng của giá trị sản xuất: 8.747.760 QLCs = ---------------- X 7.200 - 1.440.000 = -127.836 48.000 - Do ảnh hưởng cúa năng suất lao động bình quân: 8.747.760 8.747.760 QLW = ----------------- X 7.200 ----------- —------- X 7.200 = + 163.836 42.672 48.000 - Do ảnh hưởng cúa tiền lương bình quân: 8.747.760 QL, = 1.416.960 - ---------- ------- X 7.200 = - 59.040 42.672 Tổng hợp mức độ ánh hướng của ba nhân tố: AQL = - 127.836 + 163.836 + (-59.040) = -23.040 Dựa vào kết quả tính toán ta thấy quỹ lương thực tế giảm so với dự tính là do không thực hiện được kế hoạch sản xuất và do tiền lương bình quàn giám. Giữa hai nhân tố này có mối quan hệ mặt thiết với nhau: Vì sán xuất không đạt mục tiêu đã ảnh hưởng tiêu cực đến tiền lương cùa công nhân sản xuất, làm thu nhập cùa 60 người lao động giảm. Trường hợp quỹ lương tăng thêm 163.836 (l.OOOđ) là do năng suất lao động giảm, ta thấy đây là ảnh hưởng tiêu cực vì giảm năng suất lao động sẽ làm tãng chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Từ việc phân tích chi tiết, ta càng có căn cứ để kết luận rằng: Mặc dù quỹ lương thực tế giảm tuyệt đối là 23.040 (l.OOOđ) nhưng việc giảm này không phải là xu hướng tích cực mà ngược lại. Nó phản ánh mặt tổn tại của doanh nghiệp trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh nói chung, quản lý quỹ lương nói riêng. Tuy quỹ lương thực tế giảm nhưng chi phí tiền lương thực tế trong giá thành sản xuất sẽ tăng, thu nhập của công nhân giảm, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm. Thực tế trên đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm các biện pháp khắc phục đê’ cải tiến công tác quản lý trong kỳ tới. 2.2. Phân tích tiền lương bình quản của công nhân sản xuất Chỉ có trên cơ sở đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân mới giải quyết tốt yêu cầu vừa đảm bảo tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, vừa nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Phương pháp phân tích phải được tiến hành qua hai bước: Bước 1: Đối chiếu so sánh giữa tốc độ tăng năng suất lao động với tốc độ tăng tiền lương bình quân phải đảm bảo tính nguyên tắc: Tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Bước 2: Phân tích tiền lương bình quân. Tiền lương bình quân một công nhân Sô' giờ làm việc bình quân một X công nhân Tiền lươg bình quân một giờ 3. Phân tích khoản mục chi phí chung Khoản mục chi phí chung: Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng bộ phận, từ đội sản xuất. Bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng. - Chi phí vật liệu. - Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí khác bằng tiền. Phân tích khoản mục này trước hết phải đánh giá khái quát bằng cách xét tý trọng cúa từng khoản chiếm trong khoản mục chi phí chung, đối với những khoản chiếm tỷ trọng lớn ta cần đi sâu phân tích để thấy được sự biến động của nó, những khoản chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ cần xem xét tính hợp lý. Đồng thời dùng phương pháp so sánh giữa thực tế với kế hoạch (dự toán) của khoản mục chi phí chung thấy được sự biến động chung cùa khoản mục. So sánh ờ từng khoản để biết được sự biến động ở khoản nào. Trong các khoản mục chi phí chung, thông thường chi phí khấu hao tài sản cố định bao giờ cũng chiếm tý trọng lớn. Đày cũng là trọng điểm mà phàn tích cần phải đi sâu. Chi phí khấu hao tài sản cố định được xác định trên cơ sở nguyên giá bình quân tài sản cố định cần tính khấu hao phụ thuộc vào nguyên giá đầu kỳ, nguyên giá bình quân tăng, nguyên giá bình quân giảm. Nguyên giá bình quân tăng, nguyên giá bình quân giảm phụ thuộc vào số tháng tăng, số tháng giảm, nguyên giá tăng, nguyên giá giảm. Bằng kỹ thuật tính toán ta xác định được ảnh hưởng của từng nhân tô' đến tổng số tiền phải tính khấu hao. 62 Chương 5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SAN x u ấ t k in h d o a n h CỦA DOANH NGHIỆP I. Ý NGHĨA VÀ NHIỆM v ụ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUÂT KINH DOANH 1. Ý nghĩa Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trên cơ sở tôn trọng pháp luật cúa Nhà nước. Mọi sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường với giá cả xác định chủ yếu dựa vào quy luật giá trị, quy luật cung cầu và nguyên tắc “thuận mua vừa bán”. Nếu doanh nghiệp phải luôn bán hàng hoá với giá cả thấp hơn giá trị, doanh thu không đủ bù đắp chi phí, doanh nghiệp sẽ bị lỗ và có nguy cơ phá sản là không thể tránh khỏi. Vì vậy, muốn đứng vững trong cạnh tranh và không ngừng phát triển đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi và có hiệu quả ngày càng cao. Đảm bảo hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài đối với mỗi doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẩn có của doanh nghiệp về lao động, vật tư, tiền vốn... để đạt kết quả kinh doanh cao nhất, với chi phí thấp nhất. Nó là đại lượng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, giữa kết quả kinh doanh thu được với chi phí kinh doanh đã bỏ ra. Chi phí ò đây được hiểu với nghĩa là chi phí lao động xã hội, là sự kết hợp giữa các yếu tố lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động với một tương quan hợp lý trong quá trình kinh doanh để tạo ra kết quả. Kết quả có thể là một đại lượng vật chất hoặc mức độ thoá mãn nhu cầu và có phạm vi xác định. Trong điều kiện tổn tại sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị còn phát huy tác dụng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện tập trung ở chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong mỗi kỳ kinh doanh bao gồm: Lợi nhuận của hoạt động kinh doẩnh, lợi nhuận khác. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. 2. Nhiệm vụ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu là phân tích chì tiêu lợi nhuận mà trọng tâm là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó, chỉ rõ nguyên nhân và tìm biện pháp nhằm không ngừng tăng lợi nhuận. Nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm. - Phân tích tình hình doanh thu và các khoản thu nhập khác. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP 1. Đánh giá chung tinh hình thu nhập của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, thu từ hoạt động kinh doanh phải chiếm tỷ trọng chủ yếu và đó cũng là trọng điểm cúa công tác quản lý của doanh nghiệp. Mặt khác, việc khai thác các thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động khác cũng làm tăng tổng thu nhập cho doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi phân tích doanh thu thuần, trước hết cần khái quát đánh giá chung tình hình thu nhập của doanh nghiệp. Để đánh giá chung tình hình thu nhập của doanh nghiệp, có thể so sánh giữa tổng thu nhập thực tế kỳ này với kỳ trước của nó hoặc so với sô' kế hoạch. Việc so sánh này để biết được xu hướng phát triển cũng như mức độ thực hiện mục tiêu về tổng thu nhập của doanh nghiệp. Mặt khác, qua tỷ trọng của từng loại thu nhập chiếm trong tống số, ta có thể biết được việc tăng (giảm) thu nhập của doanh nghiệp có hợp lý không và qua đó xác định trọng điểm của công tác quản lý của doanh nghiệp. Ví dụ: Từ số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta có bảng phân tích sau đây: 64 Chỉ tiêu Kỳ trước Kỳ này Đơn vị tính: lOOOđ Chênh lệch (±) Tỷ trọng từng loại % (kỳ này) Sô tiền % 1. Doanh thu thuần 17.970606 14.305990 - 3.664616 -20,4 99,63 2. Thu nhập hoạt - 37322 +37.322 - 0,26 động tài chính + 14.983 - 0,01 3. Thu nhập - 14983 Tổng cộng 17.970606 14.358295 - 3.612311 -20,4 100 Qua số liệu của bảng trên, ta có thể nhận xét như sau: So với kỳ trước, tổng thu nhập của doanh nghiệp kỳ này đã giảm 3.61231 l(1000đ) với tỷ lệ giảm 20,4%. Đây là mức giảm quá lớn, biểu hiện không bình thường trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu loại trừ tác động của thời vụ trong sản xuất kinh doanh thì còn lại là biểu hiện sự sa sút hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ mất thị trường, hàng hóa kém, mất phẩm chất, giá thành sản phẩm cao đã làm giảm sức cạnh tranh trên thương trường v.v. Cần dựa vào tình hình cụ thể, dựa vào tài liệu hạch toán chi tiết để có các kết luận cụ thể và chính xác hơn. Xét về tỷ trọng trong tổng thu nhập thì doanh thu thuần chiếm tỷ trọng chú yếu. Đó cũng là xu hướng hợp lý của hoạt động doanhnghiệp nói trên. 2. Phân tích doanh thu bán hàng thuần Doanh thu thuần được xác định như sau: Doanh thu thuần DTBH Chiết Giám cung khấu + giá cấp dịch thương hàng vụ ^ mại bán Hàng bán bị trả lại Các thuế gián thu không đuợc hoàn lại Theo quan điểm này, doanh thu thuần tùy thuộc vào năm yếu tố: Tổng doanh thu, chiết khấu của thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu không được hoàn lại. Dựa vào mối quan hệ của doanh thu thuần với các yếu tố, để tãng doanh thu thuần trước hết phải tăng ược tống doanh thu và giảm được bốn yếu tố nói trên. Trước hết, đối với tổng doanh thu: Tổng doanh thu tăng hay giảm là tùy thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Người ta có thể khái quát lại thành ba nhóm nguyên nhân chủ yếu sau đây: Một là, những nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp (người bán). Hai là, những nguyên nhân thuộc về khách hàng (người mua). Ba là, những nguyên nhân thuộc về Nhà nước. - Đối với nhóm nguyên nhàn thuộc về bản thân doanh nghiệp (hay là bản thân người sản xuất kinh doanh): Các doanh nghiệp sản xuất, bán những sản phẩm do chính họ làm ra, do đó việc bán hàng trước hết tuỳ thuộc vào kết quả công tác sản xuất trên cả bốn mặt: + Kết quả của sản xuất về mặt khối lượng. + Kết quả sản xuất về mặt chất lượng. + Kết quả của sản xuất về mặt chung loại mặt hàng (đa dạng hóa mặt hàng). + Kết quả của sản xuất về mặt thời hạn. Cả bốn yếu tô' nói trên có tác động tương hỗ đến kết quả bán hàng của doanh nghiệp, nghĩa là nếu thiếu một trong bốn yếu tố đó thì không thể thực hiện công tác bán hàng. Khi đã hội tụ đủ bốn yếu tố nói trên, để bán được hàng, nó còn tùy thuộc vào các phương tiện vật chất đảm bảo cho công tác bán hàng, như hệ thống kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển, phương tiện cân, đo, đong, đếm, bao bì; tùy thuộc vào phương thức bán, hình thức bán, đội ngũ nhân viên tiếp thị và tùy thuộc vào công tác thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, v.v. - Đối với nhóm nguyên nhân thuộc về người mua: Trong điều kiện hiện nay, khi không còn áp dụng phương thức phân phối hàng hóa thì yếu tô' người mua có tác động rất quan trọng đến công tác bán hàng của doanh nghiệp. Ngay từ khi xác định cơ cấu sản xuất kinh doanh, người chủ doanh nghiệp đã phải xác định thị trường, đối tượng phục vụ của doanh nghiệp. Nói cách khác, các doanh nghiệp phải bán sản phẩm thị trường cần, không phải bán sản phẩm doanh nghiệp có. Ví dụ, nếu thị trường chung là ờ nơi mà kinh tế phát triển, mức thu nhập cúa dân cư cao thì đối với người mua cái họ cần là chất lượng, là chức năng của sản phẩm chứ không phải là giá bár của sản phẩm đó. Ngược lại, ở các vùng kinh tế chưa phát triển, mức thu nhậỊ 66 của dân cư thấp thì người mua lại cần đến số lượng hàng hóa và giá cả của nó. Như vậy, sức mua của dân cư là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bán hàng của doanh nghiệp. Mặt khác, mỗi vùng dân cư và tầng lớp dân cư lại có thói quen, thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Do đó, người sản xuất cần nghiên cứu, tìm hiểu các thói quen, thị hiếu tiêu dùng cúa dân cư để đáp ứng yêu cầu của họ, trên cơ sở đó mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán hàng cho doanh nghiệp. - Đối với nhóm nguyên nhân thuộc về Nhà nuớc: Trong nền kinh tế thị trường, tuy vai trò của Nhà nước có vị trí giảm dần, nhưng sự can thiệp của Nhà nước trong điều kiện hiện nay vẫn có tác động không nhỏ'đến kết quả bán hàng của doanh nghiệp. Sự can thiệp của Nhà nước đến công tác tiêu thụ cùa doanh nghiệp thông qua chính sách tiêu dùng, chính sách thu và chính sách giá. Nhận thức được các tác động nói trên là rất cần thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, đê’ tăng cường doanh thu thuần, một mặt phải tăng được tổng doanh thu, mặt khác theo quan điểm của toán học, phải giảm được bốn yếu tố là chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và giảm các khoản thuế gián thu không được trả lại. Nhưng xét từ quan điểm kinh tế, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, để khuyến khích tiêu dùng và trên cơ sở đó tăng khối lượng tiêu thụ, cần thiết phải có chiết khấu cho người mua, giảm giá bán cho khách hàng khi họ mua hàng hóa với khối lượng lớn. Còn các khoản thuế theo luật định, các doanh nghiệp không thê tự mình đưa ra mức thuê phải nộp mà cần chấp hành một cách đầy đủ, nghiêm túc; nghĩa là phải nộp đủ, nộp kịp thời các khoản thuế đó (nếu có) cho Nhà nước. Như vậy, để tăng được khối lượng tiêu thụ, một mặt cần tăng được tổng doanh thu mặt khác cần hạn chế, loại trừ sự phát sinh của hàng bán bị trả lại. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa phương thức bán hàng và mở rộng đối tượng tiêu thụ. Doanh thu thuần sau khi đã loại trừ các yếu tố như đã trình bày ở trên, còn lại tùy thuộc vào hai nhân tố: Số lượng hàng hóa bán ra và giá bán của hàng hóa. Nếu ký hiệu doanh thu thuần là D, số lượng hàng bán ra là SI và giá bấn bình quân của một loại hàng hóa (mặt hàng) là g thì trong trường hợp doanh nghiệp bán ra nhiều mặt hàng, doanh thu thuần được xác định theo công thức tổng quát sau đày: \J i o = £ s i , g , /=1 Đê đánh giá kết quả của công tác bán hàng, hay kết quả của khối lượng tiêu thụ hàng hóa, người ta có thể sử dụng chí tiêu tỷ lệ hoàn thành khối lượng tiêu thụ nói chung, ký hiệu là Tc và chi tiêu này được xác định như sau: _ D Ẻ S1K*tf Tc = -ỳ - X Ỉ00 = -é!---- .V 100 Dk Ịsiurtí i=i Kết quả tính được nếu Tc> 100% chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện vượt mức mục tiêu về khối lượng tiêu thụ và nếu Tc < 100% thì doanh nghiệp không thực hiện được mục tiêu về khối lượng tiêu thụ. Ví dụ: Giả định tại công ty X người ta có các số liệu, tài liệu sau đây (số liệu đã được chinh lý, tức là đã loại trừ các yếu tố giảm trừ). Tên măt Sản lượng bán ra (chiếc) Giá bán (lOOOđ) Giá vốn (lOOOđ) Chi phí bán hàng và QLDN (ìooòđ) hàng Kê Thực Kê Thưc Kê Thưc Kê Thưc hoạch tê hoạch tê hoạch tẽ hoach tê A 2000 2100 140 146 113 120 12 15 B 1500 1400 80 80 65 66 5 4 c 1000 1000 75 70 59 56 6 7 D 500 600 90 90 85 90 4 5 Từ số liệu cúa bảng trên, chì tiêu tỷ lệ hoàn thành khối lượng tiêu thụ nói chung được xác định như sau: — _ (2100x140)+ (1400x80) + (1000x75) + (600x90) c “ (2000x140) + (1500x80) + (1000x75) + (500x90) x ~ 102'88% 68 Kết quả tính được ở trên chứng tỏ rằng so với mục tiêu đặt ra, khối lượng tiêu thụ thực tế đã tăng 2,88%. Việc tãng khối lượng tiêu thụ phản ánh mặt cố gắng chủ quan cúa doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng và 11Ó sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện một số chí tiêu kinh tế khác. Trường hợp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo đơn đặt hàng (bán hàng theo địa chí), để giữ được “chữ tín", doanh nghiệp cần giao hàng đủ số lượng, đúng chúng loại và kỳ hạn cho khách hàng. Như ta biết, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, việc giữ được "khách hàng quen" và mớ rộng được thị trường là vấn đề có tính "sống còn" đối với doanh nghiệp. III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUÂT KINH DOANH 1. Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1. Chỉ tiêu phân tích Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Khi đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh, cần sử dụng thông tin của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. So sánh kỳ này với kỳ trước cả về tổng lợi nhuận trước thuế cụng như của từng bộ phận cấu thành, sẽ thấy được sự biến động của các chỉ tiêu này. Trên cơ sở đó, tìm các biện pháp thích hợp để không ngừng tăng lợi nhuận. Trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy, sau khi đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận cua doanh nghiệp (LN) được xác định như sau: H \! D oanh thu Giá Thu Chi nhf n ban hàng. vổn nhập Chl. phl phí cua - cung cấp - hàng + tài - ,tai - bấn doanh dich vụ bán chính c hàng nghiệp 1.2. Phương pháp phàn tích Chi phí quản lý doanh nghiệp Thu Chi + nhập _ phí khác khác Công thức trên cho thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào sô lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp bình quân đơn vị sán phấm tiêu thụ. Khi phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, cần so sánh giữa thực tế với kế hoạch, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng cúa từng nhân tố đến chỉ tiêu này. Nội dung phương pháp phàn tích có thể khái quát như sau: - Xác định lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận thực tế. - So sánh lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kế hoạch. Ln, - Lnk = ALn Kết quá so sánh có thể xảy ra một trong ba trường hợp như sau: + Nếu ALn > 0 kết luận lợi nhuận tăng. + Nếu ALn = 0 kết luận lợi nhuận không thay đổi. + Nếu ALn < 0 kết luận lợi nhuận giảm. - Xác định mức độ ánh hưởng cúa từng nhân tố đến lợi nhuận. + Ảnh hướng do khối lượng tiêu thụ thay đổi: Khối lượng tiêu thụ tăng sẽ làm cho tống lợi nhuận tăng và ngược lại. Vì vậy, có thể nói tăng khối lượng tiêu thụ là một trong những biện pháp đế tãng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau: Lns = SSkilnkiTc - l s kilnki Trong đó: Lns: Ảnh hưởng do khối lượng tiêu thụ thay đối đến lợi nhuận: Tc : Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về khối lượng tiêu thụ chung. + Ảnh hưởng do kết cấu mặt hàng thay đối: Mỗi mặt hàng có tý suất lợi nhuận cao thấp khác nhau, cho nên cùng doanh thu như nhau, nếu tãng tý trọng mặt hàng có tý suất lợi nhuận, cao, giảm tỷ trọng của mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ làm tãng tống lợi nhuận và ngược lại. Kết cấu mặt hàng chịu sự tác động rất lớn của quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu trên thị trường. Mặt khác, việc tâng giảm tý trọng cùa từng mặt hàng tiêu thụ còn tùy thuộc vào chính sách kích cầu cùa doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Mức độ ánh hưởng do kết cấu mặt hàng tiêu (hụ thay đổi đến lợi nhuận được xác định như sau: Lnkc = ZS|;lnkị - XSkilnk,Tc + Ảnh hưởng do lợi nhuận đơn vị thay đối: Khi lợi nhuận đơn vị thay đổi 70 sẽ làm cho tổng lợi nhuận thay đổi theo. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này được xác định như sau: Lnd = i s lilnli - ss„lnkl Trong đó: + Ánh hưởng do giá bình quân đơn vị sản phẩm thay đổi: Giá bán có mối liên hệ trực tiếp với lợi nhuận đơn vị. Khi giá bình quân tăng sẽ làm lợi nhuận tãng và ngược lại. Giá bán bình quân thay đổi do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ví dụ: chất iượng sản phẩm thay đổi, sản phẩm không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, quan hệ cung cầu có biến động... Mức độ ảnh hưởng do giá bình quân thay đổi đến lợi nhuận được xác định theo công thức sau: Lng = ESm (gii - gki) + Ảnh hưởng do giá vốn bình quân đơn vị sản phẩm thay đổi: Giá vốn có mối liên hệ ngược chiều với lợi nhuận đơn vị sản phẩm. Khi giá vốn bình quân tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Giá vốn thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, mà chủ yếu là sự thay đổi giá thành sản xuất của sản phẩm. Trong công tác quản lý, phấn đấu giảm giá vốn hàng bán là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận. Mức độ ảnh hưởng do giá vốn bình quân đơn vị sản phẩm thay đổi đến lợi nhuận được xác định theo công thức sau: Lngv = - S S 1;(g v1ị-gvlti) + Ảnh hưởng do chi phí bán hàng bình quân đơn vị sản phẩm thay đổi: Chi phí bán hàng có mối liên hệ ngược chiều với lợi nhuận đơn vị. Chi phí bán hàng cho mỗi sản phẩm tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Chi phí bán hàng thay đối có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do việc quản lý sử dụng lao động, vật tư tiền vốn để đảm bảo cho công tác bán hàng tốt hay không tốt. Chính vì vậy, tổ chức hợp lý công tác tiêu thụ, giảm chi phí bán hàng là một trong những biện pháp để tăng lợi nhuận. Mức độ ảnh hưởng do chi phí bán hàng bình quân đơn vị sản phẩm thay đổi đến lợi nhuận được xác định theo công thức sau: Lnd, = -Z S lj(Cbli-C b ki) + Ảnh hưởng do chi phí quản lý bình quân đơn vị sản phấm thay đổi: Chi phí quản lý bình quân đơn vị sán phẩm có mối liên hệ ngược chiều với lợi nhuận đơn vị. Chi phí quản lý tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại. Chi phí quản lý doanh nghiệp cho mỗi đơn vị sán phẩm thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến cả tiêu thức và phương pháp phán bổ chi phí hợp lý hay không hợp lý. Do đó, trên phạm vi toàn doanh nghiệp, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những biện pháp đế tăng lợi nhuận. Mức độ ảnh hường do chi phí quản lý bình quàn đơn vị sản phẩm thay đổi đến lợi nhuận được xác định bằng công thức sau: LnCq = - ZS|, (CqH - Cqkl ) Ví dụ: Sử dụng tài liệu ở trên, áp dụng phương pháp phân tích lợi nhuận ta có: - Xác định lợi nhuận đơn vị sán phẩm (đơn vị l.OOOđ) SP lnki lnn A 1 .0 0 0 - 8 2 0 - 8 0 = 1 0 0 1 .0 2 0 - 8 0 8 - 1 0 2 = 1 1 0 B 2 .0 0 0 - 1.680 - 100 = 220 2 .0 0 0 - 1 .7 0 0 - 100 - 200 c 2.000 - 1.720 - 200 = 80 1 .9 6 0 - 1 .6 6 4 - 19 6 = 100 D 5 .0 0 0 - 4 .3 4 0 - 5 0 0 = 160 4 .8 0 0 - 4 .2 6 6 - 3 8 4 = 150 - Xác định tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về khối lượng tiêu thụ chung. - Xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lnk= (200 X 100) + (150 X 220) + (200 X 80) + (20 X 160) = 72.200 L n , = ( 2 1 0 X 1 1 0 ) + ( 1 6 5 x 2 0 0 ) + ( 1 8 0 X 1 0 0 ) + ( 2 4 X 1 8 0 ) = 7 7 . 7 0 0 Lợi nhuận thực tế đã tãng: 7 7 .700 - 7 2 .200 = 5.500 - Xác định mức độ ánh hướng cùa các nhãn tố: Ánh hướng do khối lượng sán phẩm tiẽu thụ thay đổi. L n s = 7 2 . 2 0 0 X 1 0 2 % - 7 2 . 2 0 0 = 1 . 4 4 4 Ảnh hướng do kết cấu mặt hàng tiêu thụ thay đổi: L n k. = [(2 1 0 X 100) + (1 6 5 X 2 2 0 ) + ( 1 8 0 X 8 0 ) + ( 2 4 X 160)] - 7 2 . 2 0 0 X 102% = 1.896 72 Ánh hưởng do lợi nhuận đơn vị thay đổi: Lnd = 77.700 - [(210 X 100) + (165 X 220) + (180 X 80) + (24 X 160)] = 2.160 Trong đó: Ảnh hưởng do giá bán bình quân thay đối: L n g = 2 1 0 ( 1 . 0 2 0 - 1 . 0 0 0 ) + 1 6 5 ( 2 . 0 0 0 - 2 . 0 0 0 ) + 1 8 0 ( 1 . 9 6 0 - 2 . 0 0 0 ) + 2 4 (4 .8 0 0 - 5 .0 0 0 ) = - 7 .8 0 0 Ánh hưởng do giá vốn bình quân thay đổi: Lngv = - [210 (808 - 820) + 165 (1 .7 0 0 - 1.680) + 180 (1.664-1.720) + 24 (4.266-4.340)] = 11.076 Ảnh hưởng do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp bình quân thay đổi: Lnch.cq = - [210 (102 -80) + 165 (100 - 100) + 180 (196 - 200) + 24 (384 - 500) = -1.116 Thực tế so với kế hoạch, lợi nhuận tiêu thụ sán phẩm đã tăng 5.500 đây là biểu hiện tốt, cần phát huy. Tuy nhiên, đê có kết luận thoả đáng phải đi sâu phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng 2% làm cho lợi nhuận tăng 1.444, chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ. Kết quả này là sự khẳng định sản phẩm của doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Mặt khác, cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã nắm bắt đúng nhu cầu thị trường và tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Kết cấu mật hàng tiêu thụ thay đổi làm cho lợi nhuận tăng 1.896 trong điều kiện doanh nghiệp không hoàn thành việc tiêu thụ theo đơn đặt hàng cho nên có thể kết luận đây là biểu hiện không tốt. Cần xem xét vì sao trong khi mặt hàng A, B, D khối lượng tiêu thụ đều vượt kế hoạch thì ở mặt hàng c khối lượng tiêu thụ lại giám. Có phải do mặt hàng này không đám bảo về chất lượng, không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng hay vì lý do nào khác. Lợi nhuận đơn vị của từng loại sản phẩm thay đổi làm cho lợi nhuận tăng 2.160 là do sự biến động của giá bán, giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quán lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần phái chí 10 ảnh hưởng của từng nhân tố: + Ảnh hưởng do giá bán bình quân thay đổi làm cho tổng lợi nhuận giảm 7.800. Việc giảm giá bán xảy ra đối với hai loại sán phấm c , D. Nếu hai loại sản phẩm này chất lượng bị giám buộc doanh nghiệp phái giám giá mới tiêu thụ được sản phẩm thì đó là lỗi do khâu sản xuất. Ngược lại, nếu việc giảm giá là do sự điều chình của quy luật cung cầu, hoặc đế tăng khả năng cạnh tranh với sản phấm cùng loại thì đây là biểu hiện hoàn toàn hợp lý. Trong kỳ giá bán sản phẩm A tăng và khối lượng tiêu thụ loại sản phẩm này cũng tăng. Thực tế đó chứng tỏ sản phẩm A đã có được chữ tín đối với khách hàng góp phần tích cực vào việc tăng lợi nhuận. + Ảnh hưởng do giá vốn bình quân thay đổi làm tống lợi nhuận tăng 11.076. Trong kết quả chung này có sự tác động của cả nhân tô' chù quan và khách quan. Do đánh giá lại vật tư đã làm cho khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành thực tế của mỗi loại sản phẩm A tăng lên 20.000đ, mỗi loại sản phẩm B tăng lẻn 30.000đ, mỗi loại sản phẩm c tăng lên 40.000đ, mỗi loại sản phẩm D tăng lên lOOOOOđ. Như vậy, nếu không có sự tác động của nhân tố khách quan thì thành tích của doanh nghiệp trong công tác quản lý giá vốn đã làm tổng lợi nhuận tăng: 29.826 = 11.076 + (210 X 20) + (165 X 30) + (180 X 40) + (24 X 100) + Ánh hưởng do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp bình quân thay đổi làm cho tổng lợi nhuận giảm 1.116. Trong đó, toàn bộ phần tăng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thuộc về sản phẩm A. Vấn đề đặt ra ở đây là xác định rõ nguyên nhân vì sao trong khi sản phẩm c và D chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều giảm thì ở sản phẩm A khoản chi phí này lại tăng lên như vậy. 2. Phân tích tình hình lợi nhuận từ các hoạt động khác Lợi nhuận khác của doanh nghiệp là các loại lợi nhuận ngoài tiêu thụ sản phẩm. Đế phân tích lợi nhuận hoạt động khác không thể so sánh sô' thực tế và kế hoạch bởi nó thường không có số liệu kỳ kế hoạch mà phải căn cứ vào nội dung của từng khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường hợp mà phân tích. Nói chung, những ‘khoản tổn thất phát sinh là không tốt, nhưng những khoản thu nhập phát sinh chưa hẳn là đã tốt. Ví dạ: Thu nhập về lợi tức tiền gửi ngán hàng nhiều, điều này có thể đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt nguyên tắc quán lý tiền mật, nhưng mặt khác phải xem xét doanh nghiệp có thừa vốn lưu động không? Có chiếm dụng vốn cùa các đơn vị khác không? Vì doanh nghiệp chí được đánh giá là kinh doanh tốt khi vòng quay vốn nhanh và mở rộng quy mỏ sán xuất. 74 IV. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN 1. Phương pháp phân tích điểm hoà vốn Dựa vào đẳng thức quá trình kinh doanh: Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận Tại điếm hoà vốn, lợi nhuận = 0 => doanh thu = chi phí. Triển khai đẳng thức trên ta được: (Khối lượng X Giá bán) = (khối lượng X cp khả biến đơn vị) + CP bất biến. Suy ra: Chi phí bất biến Khối lượng hoà vốn =Giá bán - chi phí khả biến đơn vị Doanh thu hoà vốn = Khối lượng hoà vốn X Giá bán. 2. Phân tích điểm hoà vốn để quyết định phương án sản xuất kinh doanh Trong phạm vi phân tích điểm hoà vốn ở đây chủ yếu ta nghiên cứu mối tương quan giữa toàn bộ doanh thu với tổng chi phí đã chi ra để có được sô' doanh thu đó, nghĩa là nghiên cứu tại một điểm nào đó, doanh thu của doanh nghiệp vừa đủ để bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Muốn xác định được điểm hoà vốn ta cũng phải chia ra tổng chi phí sản xuất kinh doanh thành hai loại: - Chi phí sản xuất kinh doanh có tính chất biến đổi. - Chi phí sản xuất kinh doanh có tính chất cố định. Ta có thể gọi tắt là chi phí biến đổi và chi phí cố định. Nghiên cứu các mối quan hệ trên đây ta thấy: - Kinh doanh tăng thu (với giá bán cố định) nó biểu hiện khối lượng tiêu thụ tăng. Khi khối lượng tiêu thụ tăng thì chi phí lưu thông (chi phí ngoài sản xuất trước đây) cũng tăng theo một tỷ lệ tương ứng. Mặt khác, khối lượng tiêu thụ sản phấm tăng chứng tỏ khối lượng sán phấm sản xuất cũng tãng do đó chi phí sản xuất có tính chất biến đổi cũng tăng tương ứng. Tổng hợp lại khi doanh thu tăng, tổng chi phí biến đổi (ở cả hai giai đoạn sản xuất và tiêu thụ) cũng tăng tương ứng. Khi đó nó tồn tại mối tương quan tuyến tính, nếu biểu thị doanh thu ià X , tổng chi phí biến đổi để thực hiện doanh thu đó là y thì ờ đây y sẽ phụ thuộc vào X và ta có: y = a + bx Nghĩa là, sứ dụng hàm hồi quy mà phương trình cùa nó có dạng như trên để nghiên cứu, khảo sát mối quan hệ giữa doanh thu với tổng số chi phí biến đổi và qua đó ta sẽ đi đến kết luận rằng khi doanh thu đạt được là X, triệu đồng thì tổng chi phí biến đối phải bỏ ra là y, triệu đồng, tức là: y¡ = a + bXị - Mặt khác, khi doanh thu tăng (giá bán không đổi) tổng chi phí cố địnhầu như không thay đổi, do đó tỷ suất chi phí cố định (mức chi phí cô' định tính cho doanh thu) đã giảm dần và khi đó, đường biểu diễn mối tương quan nói trên trùng với đường biểu diễn của đường cong hypecbol mà phương trình có dạng: b y = a + ------- X Cũng lý luận tương tự như trên, khi doanh thu đạt mức X; triệu đồng, khi đó tỷ suất chi phí cố định tương ứng hợp lý sẽ là: b Vi = a + ------- Xi và từ kết quá này ta sẽ xác định được tổng số chi phí cố định. Cộng kết quả cả hai loại ta sẽ xác định được tống chi phí tương ứng có thể phải bỏ ra đế có được một khối lượng tiêu thụ sản phấm nhất định. Nếu cùng khối lượng tiêu thụ đó, tổng chi phí thực tế bò ra vượt quá tổng chi phí có thể thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ và ngược lại doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận. Tại điểm mà đưa đến mối tương quan giữa doanh thu và tống chi phí có thể phải bỏ ra để doanh thu đã xác định ta coi là điểm hoà vốn. Công thức tính điểm hoà vốn theo sán lượng, theo doanh thu đã được trình bày cụ thể trong môn tài chính doanh nghiệp. 76 Chương 6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH L Ý NGHĨA, NHIỆM v ụ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀ I CHÍNH 1. Ý nghĩa Hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp, bao gồm nội dung cơ bản là: Xác định nhu cầu về vốn cúa doanh nghiệp, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để huy động tốt nhu cầu và sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vai trò đó thể hiện ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, trong việc thiết lập các dự án đầu tư ban đầu, dự kiến hoạt động, gọi vốn đầu tư... Bởi vậy, đê tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cán phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn cô' định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải tố chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản thấy rõ thực trạng của hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hường của từng nhân tố đến tình hình tài chính cúa doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu nhằm ốn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quán lý của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các toại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Bởi vậy, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng... Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính cúa doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau. Song, nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Bởi vậy, phàn tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt mục tiêu chú yếu sau đây: - Phản tích tình hình tài chính phái cung cấp được đầy đủ những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho chứ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như: các nhà đầu tư, nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra quyết định đầu tư, quyết định cho vay. - Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin quan trọng nhất cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền mặt vào ra, tình hình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, sự kiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. 2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu chủ yếu trên đây, nhiệm vụ cơ bản của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là: - Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động thực tế tại doanh nghiệp. - Phân tích tình hình và khá năng thanh toán của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quá sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Phân tích khả năng sinh lợi cùa vốn. - Phân tích tốc độ chu chuyển cúa vốn lưu động. 78