🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình nghiệp vụ thuế
Ebooks
Nhóm Zalo
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
GIÁO TRÌNH
NGHIỆP VỤ THUẾ ■ ■ (Tái bản lần thứ nhát, có sửa chữa và bổ sung)
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên
PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu
NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
Hà Nội - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lài nói dầu
Lời nói đầu
(Cho lần tái bản thứ nhất)
Thuế Nhà nước là môn học đã được đưa vào chương trình giảng dạy củ? Học viện Tài chính (trưốc đây là Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội) từ năm 1990, nhằm đào tạo cử nhân chuyên ngành thuế thay cho cử nhân chuyên ngành thu quốc doanh trước đây. Để phục vụ công tác đào tạo chuyên ngành thuế và các chuyên ngành khác, Học viện đã tổ chức biên soạn giáo trình thuế ba lần vào các năm 1994, 200Í và 2005. Trong lần xuất bản năm 2005, Học viện Tài chính tổ chức bién soạn mới hai cuốn Giáo trình Lý thuyết thuế và Giáo trình Nghiệp vụ Thuế. Theo đó, toàn bộ nội dung lý luận chung về' thuế được trình bày trong Giáo trình Lý thuyết thuế; Giáo trình Nghiệp vụ Thuế trình bày các nội dung về chính sách thuế và tổ chức quản lý thu thuế ở Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ thòi gian xuất bản cuốn giáo trình Nghiệp vụ thuế năm 2005 đến nay, đã có nhiều thay đổi trong chính sách thuế. Bởi vậy, năm 2008, Học viện Tài chính quyết định tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn Giáo trình Nghiệp vụ thuế.
Giáo trình Nghiệp vụ thuế được biên soạn trên cơ sở kê thừa có chọn lọc nội dung của cốc giáo trình trước, đồng thời, bổ sung nhiều nội dung mới trong công tác quản lý thu thuế. Trong phần trình bày các chính sách thuế, chúng tôi cố gắng lột tả cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách thuê và trình bày tóm tắt các nội dung cơ bản của mỗi sắc thuê để người đọc có thể thực hành tính thuế và hiểu các nội dung quản lý thuế.
Giáo trình do PGS.TS. Nguyễn Thị Liên, Trưởng Khoa Thuê và Hải quan kiêm Trưởng Bộ môn Thuế và PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng Ban Quản lý Khoa học đồng chủ biên. Tham gia biên soạn giáo trình gồm có:
- PGS.TS. Nguyễn Thị Liên, Trưởng Khoa Thuế và Hải quan kiêm Trưởng Bộ môn Thuế, viết chương 4.
■ PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng Ban Quản lý Khoa học, đồng tác giả chương 5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnHọc viện tài chính 3
G IÁO THÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
- TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài, Phó trưởng Bộ môn Thuế, viết chương 1.
- TS. Hoàng Văn Bằng, giảng viên Bộ môn Thuế, đồng tác giả các chương 5 và chương 14.
■ Th.s. Vương Thị Thu Hiền, giảng viên Bộ môn Thuế, viết chương 2, đồng tác giả chương 12.
- Th.s. Nguyễn Thị Minh Hằng, giảng viên Bộ môn Thuế, viết chương 3, đồng tác giả chương 12.
■ Th.s. Tôn Thu Hiền, giảng viên Bộ môn Thuế, viết chương 6. ■ Th.s. Lý Phương Duyên, giảng viên Bộ môn Thuế, viết chương 7. - TS. Nguyễn Việt Cường, Trường ban Khảo thí và Kiểm định CLĐT kiêm giảng viên Bộ môn Thuế, viết chương 8.
- Th.s. Ngô Thanh Hoàng, giảng viên Bộ môn Quản lý tài chính công, viết chương 9.
- TS. Lê Xuân Trường, Phó trưởng Khoa Thuế và Hải quan, viết các chương 10 và 13.
■ Th.s. Nguyễn Thị Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuê, viết chương 11.
■ NCS. Nguyễn Đinh Chiến, giảng viên Bộ môn Thuế, đồng tác giả chương 14.
Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, nhà quản lý đã có những ý kiến quý báu để hoàn thiện giáo trình. Quản lý thuê là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong công tác quản lý của Nhà nước, trong khi đó, trình độ của các tác giả có hạn nên cuốn sách không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các bạn đồng nghiệp và quý độc giả đê chúng tôi hoàn thiện cuốn giáo trình này trong các lần xuất bản sau.
Hà Nội, tháng 6 nám 2008
BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Học viện tài chính
Chương ì: Thuế giá trị gia táng
Chương 1
T H U Ế GIÁ TRỊ GIA TÁNG
l ẻ Giới th iệu ch u n g về th u ế GTGT
1.1. K h á i n iệm , d ặ c đ iểm củ a th u ế G T G T
ThuếG TG T là sắc thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuê GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
- T huế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng sô’ thuê thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho ngưòi tiêu dùng cuối cùng.
Giá trị gia tăng là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đại lượng này có thể được xác định bằng phương pháp cộng hoặc phương pháp trừ. Theo phương pháp cộng, GTGT là trị giá các yếu tô’ cấu thành giá trị tăng thêm bao gồm tiền công và lợi nhuận. Theo phương pháp trừ, GTGT chính là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ trừ đi tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. Tổng giá trị gia tăng ở tất cả các giai đoạn luân chuyển đúng bằng giá bán sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Do vậy, việc thu thuế trên GTGT ỏ từng giai đoạn tương đương vói sô’ th u ế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Thuê' GTGT có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT không phải là yếu tô’ chi phí mà đơn thuần là yếu tô’ cộng thêm
Học viện tài chính 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
ngoài giá bán của người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. T huế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bổi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tê; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tông sô thuế GTGT phải nộp của tấ t cả các giai đoạn không thay đôi.
- Thuế GTGT là một sắc th u ế thuộc loại th u ế gián thu. Đôi tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng hàng hoá, dịch vụ, ngưòi chịu th u ế là người tiêu dùng cuối cùng. Thuê GTGT là một khoản tiền được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng.
- T huế GTGT có tính chất luỹ thoái so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào hàng hoá, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ là người phải trả khoản th u ế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số th u ế như nhau. Như vậy, nếu so sánh giữa số th u ế phải trả so vối thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại.
- T huế GTGT có tính lãnh thổ, đối tượng chịu th u ế là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
I.2 ẵ N guyên tắc th iế t lập th u ế G T G T
Thuế GTGT được nhiều nưâc trên th ế giối áp dụng xuất phát từ những ưu điểm của nó. 0 các nưóc khác nhau thì việc xây dựng các quy định về th u ế GTGT là không hoàn toàn giông nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nưóc. Tuy nhiên, có những nguyên tắc cơ bản cần cân nhắc khi thiết lập sắc th u ế này. Đó là:
- Đối tượng chịu th u ế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Như trên đã trình bày, th u ế GTGT có tính trung lập kinh tế cao do nó là th u ế gián thu, chỉ là một khoản cộng thêm vào giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Học viặn tài chính
Chương I: Thuế giá trị gia làng
bán, không phải là một yếu tô' chi phí, số thu từ thuê GTGT không chịu ảnh hưởng bởi sự phân chia các chu trình kinh tế, nên mục tiêu sử dụng thuế GTGT chủ yếu là nhằm động viên một phần thu nhập của đại bộ phận người tiêu dùng trong xã hội vào ngân sách nhà nưốc. Do đó, có thể coi thuê GTGT có mục tiêu chủ yếu là tạo nguồn thu cho ngân sách. Muốn đạt được mục tiêu ấy, đôi tượng chịu thuế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hoá, dịch vụ. Điều này cũng có nghĩa là, việc quy định đôi tượng không chịu thuế GTGT chỉ nên giói hạn trong một số hàng hoá, dịch vụ nhất định mà những hàng hoá này có số thu không lốn, là sản phẩm của những ngành rất khó khăn, việc tổ chức quản lý thu nộp không dễ dàng...
- Cơ sờ tính th u ế GTGT chỉ là phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi khâu luân chuyển.
Đây có thể coi là một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết lập th u ế GTGT, nó phản ánh linh hồn của sắc thuế này - không đánh trùng thuế, thuế đánh trên nhiều giai đoạn nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm. Nguyên tắc này được thể hiện trong việc xác định giá tính thuế và lựa chọn phương pháp tính thuế. Giá tính th u ế phải là giá chưa có thuế giá trị gia tăng. Mọi giao dịch vì lý do khách quan chỉ thể hiện giá đã có th u ế GTGT trên hoá đơn, chứng từ (chẳng hạn như các loại chứng từ đặc thù: tem thư, vé máy bay...) phải được quy đổi về giá chưa có thuếGTGT để tính thuế. Việc lựa chọn phương pháp tính thuế phải đảm bảo xác định được giá trị gia tăng của mỗi giai đoạn, v ề mặt lý thuyết có 4 phương pháp tính thuê GTGT là:
(1) Phương pháp cộng trực tiếp
T huế GTGT Lơi Tiền Thuế
phải nộp ” [nhuận côngJ x suất
Học vlộn lài chính 7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
(2) Phương pháp cộng gián tiếp T huế GTGT Lợi Thuế = X
T iền T huế
phải nộp nhuận suất
+ _ X công su ãt
(3) Phương pháp trừ trực tiếp (phương pháp trực tiếp)
T huế GTGT phải nộp
Doanh sô bán ra
Doanh số m ua vào
T hu ế su ất
(4) Phương pháp trừ gián tiếp (phương pháp khấu trừ)
Thuế
__ ___ Doanh
GTGT = . , 7 X sô bán raT huế suất D oanh số T hu ế suất
phải nộp
đầu ra m ua vào đầu vào
Từ công thức trên, có thể viết lại một cách đơn giản là:
T huế GTGT phải nộp
T huế GTGT đầu ra
T huế GTGT đầu vào
T huế GTGT đầu ra
Giá bán hàng T huế suất hoá, dịch vụ x th u ế GTGT
Hai phương pháp đầu phản ánh chính xác nhất giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên, chúng đều đòi hỏi phải xốc định được lợi nhuận ở mỗi khâu luân chuyển. Lợi nhuận chỉ có thể xác định khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mà không thể xác định ngay sau khi bán hàng hoá, dịch vụ. M ặt khác, rất khó xác định chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, hai phương pháp đầu chỉ tồn tại về m ặt lý thuyết. Phương pháp khấu trừ thực chất tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ nếu thuế suất đầu ra bằng thuế suất đầu vào. Phương pháp trực tiếp thực chất cũng tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ cho dù nó có những sai sô' nhất định, nhưng có thể chấp nhận được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Học viện tài chinh
Chương /: Thuế giá trị gia tăng
- Đảm bảo tính liên hoàn và cơ chế tự kiểm soát giữa các khâu của quá trình sản xuất - lưu thông - tiêu dùng.
Trong hại phương pháp tính thuế GTGT thông dụng, phương pháp khấu trừ có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, phương pháp khấu trừ đòi hỏi ở mỗi khâu tính thuế phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ để xác định scí thuế đã nộp ỏ các khâu trưóc làm cơ sở khấu trừ thuê đầu vào. Điều này có nghĩa là, khi thiết kế thuế GTGT phải đảm bảo tính liên hoàn và cơ chế tự kiểm soát giữa các khâu của quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tức là, phải đảm bảo để khâu trưốc là cơ sở khấu trừ của khâu sau và việc khấu trừ ở khâu sau là cơ sở kiểm soát khâu trưóc. Việc quy định thuế tiêu thu đăc biêt không chịu th u ế GTGT n h u trựớc đây khiến cho khâu tính thuế GTGT sạq khâu sản xuất hàng hoá chịu thuê tiêu thu đăc bìêt không xác định được chính xác thuê GTGT đã nộp ỏ khâu trưóc. Vì vậy, không nên làm đứt đoạn cơ chế liên hoàn này.
- Hạn chế tối đa sốlượng mức thuế suất th u ế GTGT.
Số lượng các mức thuế suất là một vấn đề được xem xét kỹ lưỡng khi hoạch định thuế GTGT. Việc áp dụng nhiều mức th u ế suất có thể góp phần đảm bảo công bằng trong việc điều tiết thu nhập. Tuy nhiên, việc có nhiều mức thuế suất th u ế GTGT trước hết làm cho việc hoạch địch chính sách thêm phức tạp vì phải thực hiện xác định cơ cấu thuế suất và phân loại các nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau, trong nhiều trường hợp việc lựa chọn cơ cấu th u ế suất thường mang tính tuỳ tiện và có thể làm nảy sinh tranh cãi về công bằng thuế. Hơn nữa, nhiều mức th u ế suất dẫn đến chi phí hành chính và chi phí chấp hành luật cao. Trên thực tế, việc xác định sô' th u ế phải nộp không hoàn toàn đơn giản do việc chọn các tiêu thức để phân định các hàng
Học viện tài chính 9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
GIÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
hoá, dịch vụ theo từng mức th u ế suất rất khó bởi ranh giới giữa những phân định này không phải lúc nào cũng rõ ràng mà thường mang tính tương đối. Do vậy, khả năng sai sót và không chấp hành đúng các quy định về th u ế suất thưòng hay xẩy ra, các đối th ượng nộp thuê có nhiều cơ hội trốn, tránh thuế. Khối lượng công việc của cơ quan th u ế cũng tăng lên do phải xử lý các công việc liên quan đến hoàn th u ế nhiều lúc bất hợp lý gây ra bởi cơ chế
nhiều th u ế suất và công tác thanh tra, kiểm tra thuế, phát hiện các hiện tượng gian lận đòi hỏi tăng lên rấ t nhiều. Đặc biệt, việc áp dụng nhiều mức th u ế suất có thể “bóp méo” giá cả tương đốỉ giữa các hàng hoá chịu th u ế suất khác nhau, dẫn đến làm “bóp méo” hành vi tiêu dùng. Ngoài ra, vói nhiều mức thuê suất khác nhau dẫn đến khối lượng th u ế hoàn và truy thu cũng tăng lên.
Việc hạn chê tối đa số lượng th u ế suất th u ế GTGT, m à lý tưởng nhất là áp dụng cơ chế một mức th u ế suất (không kể mức thuê suất đặc biệt 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu) khắc phục nhiều điểm bất lợi của cơ chế nhiều th u ế suất. Nó đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính trung lập của th u ế GTGT và do đó sẽ không làm bóp méo hành vi và quyết định tiêu dùng. Rõ ràng là, cơ chế một th u ế suất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, thu thuế, góp phần làm giảm chi phí hành chính. Việc hạn chế sô' lượng mức th u ế suất dẫn đến không đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, song mục tiêu chính của th u ế GTGT không phải là điểu tiết thu nhập. Mục tiêu điểu tiết thu nhập được thực hiện bởi các sắc th u ế khác và các công cu tài chính khác.
- Cần tuân thủ nguyên tắc điểm đến trong việc thiết k ế th u ế GTGT.
Là sắc th u ế thuộc loại th u ế tiêu dùng nên hầu hết các quốc gia đều sử dụng nguyên tắc điểm đến khi đánh thuê' GTGT. Theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Học viện tài chinh
Chương 1: Thuế glá trỊgla tăng
đó, đối với các sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng thì quyển đánh thuê thuộc về quốc gia nơi hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng, bất kể nó được sản xuất ở đâu. Điều này có nghĩa là, cần phải hoàn th u ế GTGT cho hàng xuất khẩu, kể cả hàng không chịu thuê GTGT xuất khẩu và hàng hoá, dịch vụ bán vào khu chế xuất. Muốn vậy, cần đưa các hàng hoá, dịch vụ này vào diện áp dụng th u ế suất 0% để thực hiện khấu trừ thuế GTGT đặ nộp ở các khâu trước. Đồng thời, không phân biệt hàng hoá nhập khẩu vói hàng hoá sản xuất trong nưỏc khi xác định đốỉ tượng chịu th u ế và phương pháp tính thuế, đã là hàng hoá được tiêu dùng ở lãnh thổ Việt Nam thì phải là đốỉ tượng chịu thuế GTGT của Việt Nam, bất kể nó được sản xuất trong nưốc hay nhập khẩu.
Thuế GTGT có nguồn gôc từ thuế doanh thu, vào năm 1918 người đầu tiên nghĩ ra thuế này là một người Đức tên là CARL FRIEDRICH VON SIEMENS. Mặc dù vậy, ông không thuyết phục được Chính phủ Đức áp dụng vào thời bấy giò. Sau Đại chiến thê giói lần II, th u ế này lại được tiếp tục nghiên cứu và năm 1947 một nhà kinh tế Mỹ để cập trong tác phẩm vê' cải tổ hệ thông thuế. Năm 1958, ở N hật người ta cũng nghiên cứu và đề ra một bộ luật về th u ế GTGT nhưng khi đó cũng không được Quốc hội thông qua. Nưốc đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế GTGT là Pháp, bắt đầu áp dụng thí điểm trong một sô' ngành cá biệt từ 01/07/1954 và đến 01/01/1968 đưa vào áp dụng chính thức. Ngay từ buổi đầu áp dụng ở Pháp, th u ế GTGT đã đáp ứng được hai mục tiêu cơ bản là đảm bảo sô" thu kịp thời vào NSNN và khắc phục tình trạng trùng lắp của thuê doanh thu trước đây. Do có những ưu việt nổi trội của th u ế GTGT nên nó được nhanh chóng áp dụng rộng rãi tại nhiều nưóc trên th ế giới. Nếu như đến năm 1988 mói chỉ có 47 nước áp dụng sắc th u ế này thì đến nay đã có hơn 120 nước đã đưa thuế GTGT vào hệ thông thuế của mình vối những tên gọi khác nhau
Học viện tòi chính 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO THÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
như TVA (Pháp); VAT (Anh); thuế hàng hoá, dịch vụ (úc, Canada, Niudilân, Singapore); thuế tiêu dùng (Nhật Bản). Đặc biệt, thuê GTGT được áp dụng tại nhiều nưốc có nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc, Việt Nam, Nga, Ba Lan,...
ở Việt Nam, th u ế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bưóc 1 (năm 1990). Việc áp dụng thí điểm thuê GTGT được triển khai ở 11 đơn vị thuộc ngành đường, dệt, xi m ăng từ tháng 9/1993. Việc áp dụng thí điểm thuế GTGT đã giúp rú t ra các bài học, làm cơ sở quan trọng để xây dựng, tổ chức thực hiện Luật thuế GTGT ỏ nưóc ta sau này.
Luật thuế GTGT được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Các văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành Luật th u ế GTGT đã được ban hành. Luật th u ế GTGT là một Luật thuê mới nên việc áp dụng sắc thuê này ỏ nưóc ta đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc, trong quá trình thực hiện đã phải điều chỉnh một số quy định tại các văn bản hưóng dẫn thi hành Luật th u ế GTGT như điều chỉnh về phạm vi áp dụng, về th u ế suất, về khấu trừ thuế, hoàn thuế... Mặc dù việc sửa đổi này làm cho sắc th u ế này hoàn thiện hơn, nâng cao tính khả thi của sắc th u ế này, đã góp phần tháo gõ khó khăn cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuê GTGT chưa th ật sự cơ bản, còn mang tính xử lý tình thế và cũng còn một sô' điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, để góp phần phát huy tác dụng tích cực của th u ế GTGT đối vói đòi sống kinh tế- xã hội Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 tháng 5/2003 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật th u ế GTGT và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 01/2004.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Học viện lài chính
Chương I: Thuế giá trị gia tăng
2. Nội dung cơ bản của th u ế GTGT hiện hành ở V iệt Nam
Các văn bản chủ yếu quy định về thuế GTGT hiện hành bao gồm:
- Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuê GTGT sô 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004.
- Luật quản lý thuế số 78/2006/QHll ngày 29/11/2006
- Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/ NĐ-CP ngày 23/7/2004, Nghị định 156/2005/ NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuê GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
- Nghị định sô" 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sô' điều của Luật quản lý thuế
- Thông tư số 32/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004, NĐ số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật th u ế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
- Thông tư số 60/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một sô' điều của Luật quản lý thuế và hưóng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật một số điều của Luật quản lý thuế
Nội dung cơ bản của thuế GTGT được quy định trong các văn bản trên bao gồm:
Học viện tòi chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 13
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
2.1. P h ạ m vi áp d ụ n g
2.1.1. Đối tượng chịu thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nưốc ngoài), trừ các đổi tượng không chịu thuê GTGT.
Tại các văn bản pháp luật về th u ế GTGT hiện hành quy định có 29 trường hợp thuộc diện không chịu th u ế GTGT. Nhìn chung, các trường hợp này thường có một trong các tính chất cơ bản sau đây:
- Là các hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sông sản xuất cộng đồng không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng như dịch vụ y tế; văn hoá, giáo dục, đào tạo; vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt;...
- Là hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh như hàng nhập khẩu trong các trường hợp hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng từ nưốc ngoài; phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình, bằng nguồn tiền Ngân sách nhà nưóc cấp,...
- Các hàng hoá, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản nuôi trồng đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ỏ khâu nhập khẩu; sản phẩm muôi; thiết bị, máy móc phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu đê tạo tài san cô định cua doanh nghiệp, thiết bị, máy móc phương tiện vận tải thuộc loại trong nưóc chưa sản xuất được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Hộc viện tòi chính
Chương I: Thuế glá hị gia tàng
nhập khẩu sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, phần mềm máy tính, trừ phần mềm xuất khẩu,...
- Hàng hoá nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho tiêu dùng tại Việt Nam như hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đưòng qua Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nguyên vật liệu nhập khẩu đê sản xuất, gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu đã ký với nưỏc ngoài.
- Một số loại hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư.
- Một số dịch vụ như dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quổc tế; cung ứng để sử dụng cho vận tải quốc tế;...
- Hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu nhà nước quy định đối vối công chức nhà nước.
Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đôi tượng không chịu th u ế GTGT.
2.1.2. Đôi tượng nộp thuếG TG T
Là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuê GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa
mua dịch vụ từ nưỏc ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu).
Học viện tòi chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 15
G IÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
2.2. C ăn cứ tín h th u ế
Thuế GTGT được tính dựa trên hai căn cứ đó là giá tính thuế và th u ế suất.
2.2.1. Giá tính thuế
Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuê GTGT được ghi trên hoá đơn bán hàng của ngưòi bán hàng, ngưòi cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuê GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu. Giá tính thuế GTGT được quy định cụ thể như sau:
- Đối vổi hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) thuê TTĐB (nếu có). Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính th u ế GTGT được xác định theo các quy định vê' giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuê nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu cộng (+) thuế TTĐB (nếu có) xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
- Đôi vói dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ỏ Việt Nam, giá tính thuế GTGT là giá dịch vụ phải thanh toán cho phía nưóc ngoài.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT, bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sỏ kinh doanh phải nộp NSNN. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán thì giá tính th u ế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hoá đơn. Đôi với một số trường hợp cụ thể, giá tính thuế được quy định như sau:
16 Học viện tài chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 1: Thuế giá trị gia táng
+ Đôi vói hàng hóa, dịch vụ chịu thuê tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thì giá tính thuê GTGT làj ả bán đã có th u C -H n B nhưng chưa có thuê' GTGT.
+ Giá tính thuế GTGT đối vối sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sỏ kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu th u ế GTGT là giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thòi điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất kinh doanh không phải tính và nộp thuế GTGT.
+ Đổi vái sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, khuyến mại hoặc để trả thay lương, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thòi điểm phát sinh các hoạt động này.
+ Giá tính thuế GTGT đối vói dịch vụ cho thuê tài sản là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức thu tiền thuê từng kỳ hoặc thu trưổc tiền thuê cho một thòi hạn thuê thì th u ế GTGT tính trên sô' tiền thu từng kỳ hoặc thu trước, bao gồm cả các khoản thu dưói hình thức khác như thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê.
+ Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì giá tính th u ế là giá bán trả môt lẩn chưa có th u ấ r;TfiT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp, trả chậm), không tính theo số tiền trả góp, trả chậm từng kỳ.
+ Đối vối gia công hàng hóa, giá tính thuế là giá gia công chưa có th u ế GTGT, bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, động lực
ĐẠWỌ6lHljÍMWwyÊN 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnTRUNG TẨM HOOI.rêĩ!
G IẢO THÌNH NGHIỆP vụ ĨHUẾ
vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu.
+ Giá tính thuế đô'i với xây dựng, lắp đặt là giá chưa có th u ế GTGT mà bên nhận xây dựng nhận được không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu nguyên vật liệu. Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao thì giá tính thuê tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khôi lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuê GTGT.
+ Đối vói dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế GTGT.
+ Đối vối vận tải, bỗc xếp, giá tính th u ế là giá cước vận tải, bổc xếp chưa có thuế GTGT. Trường hợp cơ sở làm dịch vụ vận tải ký hợp đồng vận tải hàng hoá, hành khách ra nưóc ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam thì doanh thu dịch vụ vận tải không chịu thuế GTGT là doanh thu thực thu của khách hàng. Trường hợp trong hợp đồng vận tải có cả chặng vận tải nội địa mà không tách được doanh thu vận tải nội địa, quốc tê thì doanh thu không chịu thuế GTGT bao gồm cả doanh thu vận tải nội địa.
+ Đối vối cơ sở hạ tầng kỹ th u ật do các cơ sỏ kinh doanh được nhà nước giao đất xây dựng để chuyển nhượng gắn với chuyển quyền sử dụng đất, giá tính thuế GTGT là giá thực tế chuyển nhượng cơ sỏ hạ tầng cùng với chuyển quyền sử dụng đất chưa có thuế GTGT, trừ tiền sử dụng đất phải nộp vào NSNN theo quy định khi giao đất.
+ Đối vói hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cưốc vận tải, vé xổ số kiến thiết... ghi giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Học viện tài chính
Chương I: Thuế giá trị gia tăng
thanh toán là giá đã có th u ế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định nhu sau:
Giá chưa có Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...) th u ê GTGT 1 + (%) th u ế su ấ t củ a h àn g hóa, dịch vụ đó
+ Đốì vối dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký vối khách hàng theo giá trọn gói thì giá trọn gói của cơ sỏ kinh doanh được xác định là giá đã có thuế GTGT. Trường hợp giá trọn gói bao gồm các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nưóc ngoài, các chi phí ăn nghỉ, tham quan và một sô' khoản chi ỏ nưốc ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên không thuộc diện chịu thuế GTGT tại Việt Nam.
2.2.2. T h u ế suất thuếG TG T
Thuế suất th u ế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá, dịch vụ ỏ các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại. Hiện hành các mức th u ế suất th u ế GTGT gồm có 0%, 5% và 10%. Việc quy định các mức th u ế suất khác nhau thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá, dịch vụ. Trong điểu kiện hiện nay của nước ta, do m ặt bằng kinh doanh của các ngành nghề chưa đồng nhất nên sự phân biệt về thuế suất là phù hợp, tuy nhiên m ặt trái của cơ chế nhiều th u ế suất là tính phức tạp, làm tăng chi phí quản lý và chấp hành luật thuế, có thể “bóp méo” giá cả tương đối giữa các hàng hoá chịu th u ế suất khác nhau. Các mức th u ế suất cụ thể hiện hành được quy định như sau:
- T huế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu; hoạt động xây dựng lắp đặt
Học viện tài chính 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
các công trình ỏ nưốc ngoài, công trình của doanh nghiệp chê xuất; hàng hóa bán cho cửa hàng miễn thuế, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu th u ế GTGT xuất khẩu (trừ vận tải quốc tế, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế; dịch vụ du lịch lữ hành ra nưốc ngoài; dịch vụ bưu chính viễn thông từ nưốc ngoài chuyển về Việt Nam; dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nưóc ngoài)
Hàng hóa xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra nưóc ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu, bán cho doanh nghiệp chê xuất và các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của Chính phủ, như: hàng hoá gia công chuyển tiếp; hàng hóa gia công xuất khẩu tại chỗ; hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ỏ nưóc ngoài.
Dịch vụ xuất khẩu và dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất để sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chê xuất trừ các dịch vụ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân (dịch vụ vận chuyển đưa đón công nhân, cung cấp suất ăn cho công nhân của doanh nghiệp chê xuất). Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ được cung cấp trực tiếp cho tô chức, cá nhân ở nưóc ngoài và được tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Mức th u ế suất 5%: áp dụng đối vói hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi như nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt' thuổc chữa bệnh, phòng bệnh; giáo cụ, đồ dùng để giảng dạy và học tập; thực phẩm tươi sông chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại; dịch vụ khoa học và công nghệ;...
- Mức th u ế suất 10%: áp dụng đô'i vói hàng hóa, dịch vụ thông thường như sản phẩm điện tử; dầu mỏ, khí đốt; sản phẩm may mặc; xây dựng, lắp đặt; dịch vụ tư vấn;...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 Học viện tài chính
Chương 1: Thuế giá trị gia tàng
2.3. P hư ơ ng p h á p tín h th u ế g iá trị g ia tă n g
Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuê và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Trường hợp cơ sỏ kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuê theo phương pháp khấu trừ thuê có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này đê tính thuê trực tiếp trên GTGT.
Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau:
2.3.1. Phương pháp khấu trừ thuế
a. Đối tượng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nưóc (trưốc đây), Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đôi tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
b. Cách tính th u ế GTGT phải nộp:
Sô' th u ế GTGT _ Thuê' GTGT T h u ế GTGT đ ầu
p h ả i n ộp đ ầu ra vào được k h ấ u tr ừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu th u ế bán ra nhân vối (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
- Cơ sở kinh doanh thuộc đô'i tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu th u ế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán
Học viện tài chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 21
G IÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
hàng hóa, dịch vụ, cơ sỏ kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuê GTGT và tổng số tiên người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuê và thuê GTGT thì thuê GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
- Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kê toán, hoá đơn, chứng từ. Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuê suất thuê giá trị gia tăng mà cơ sỏ kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: Nêu thuê suất thuê GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuê suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật vê thuê GTGT thì phải kê khai, nộp th u ế GTGT theo th u ế suất đã ghi trên hoá đơn; Nếu th u ế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn th u ế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật vê thuê GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất th u ế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuê GTGT.
- ĐỐI với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cưốc vận tải, vé xổ số kiến thiết... ghi giá thanh toán là giá đã có thuê GTGT thì thuê GTGT đầu ra được xác định như sau:
G iá th a n h to á n (tiền
T h u ế GTGT b án vé, tem ...) T h u ê 's u ấ t đ â u ra ị + T h u ế s u ấ t c ủ a h à n g th u ế GTGT
hóa, dịch vụ đó
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng sô' thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu th u ế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp th u ế của hàng hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Học viện tài chính
Chương 1: Thuế giá IrỊgla tàng
nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuê GTGT thay cho phía nước ngoài áp dụng đốỉ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế để xác định giá không có thuê và th u ế GTGT đầu vào được khấu trừ.
- Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuê giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: Nếu th u ế suất th u ế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật vê' thuế GTGT thì khấu trừ th u ế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật vê thuê GTGT; Nếu thuê suất thuê GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuê suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuê suất ghi trên hoá đơn.
- Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo... không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn th u ế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này. Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu th u ế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh
Học viện tài chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 23
GIÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
nghiệp sử dụng để khuyên mại, quảng cáo dưới các hình thức phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu th u ế GTGT thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào: Thuê GTGT đầu vào được khấu trừ dựa trên các nguyên tắc sau:
T h ủ nhất, thuê GTGT đầu vào được khấu trừ là th u ế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuê GTGT.
Điều đó có nghĩa là thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuê GTGT thì sẽ không được khấu trừ.
Nếu hàng hóa, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu m ua vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuê và không chịu th u ế GTGT thì chỉ được khấu trừ th u ế sô' th u ế đầu vào của các yếu tô’ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT, số th u ế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hóa, dịch vụ không chịu th u ế GTGT. Riêng đối với tài sản cô' định dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thì được khấu trừ toàn bộ th u ế GTGT đầu vào. Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm hoặc được tặng cho để sử dụng vào các mục đích: chuyên dùng để sản xuất vũ khí
khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, công ty tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học- TSCĐ dùng vào mục đích phúc lợi của cơ sở kinh doanh (không phân biệt nguồn vốn đầu tư) thì thuê GTGT ghi trên hoá đơn, chửng từ mua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Học viện tài chính
Chương ì: Thuế giá trị gia tăng
hàng hoá, dịch vụ tạo thành TSCĐ đó không tính vào thuê GTGT đầu vào được khấu trừ mà tính vào nguyên giá TSCĐ.
Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào của các yếu tố mua vào dùng cho từng hoạt động chịu thuê và không chịu th u ế GTGT để làm căn cứ khấu trừ thuế. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh sô' của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối vối cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản có tô chức sản xuất khép kín, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tập trung có sử dụng sản phẩm ở các khâu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chê biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT (bao gồm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản phẩm đã qua chế biến thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) được xác định như sau: Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu: đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất, chế biến; trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thuộc đối tượng không chịu th u ế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ m ua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so vối tổng doanh số của hàng hóa
dịch vụ bán ra. Việc kê khai nộp thuế GTGT thực hiện tại Văn phòng trụ sở chính.
T h ứ hai, th u ế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác
Học viện tài chính 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
định số th u ế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho, trừ trưòng hợp th u ế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng để đầu tư xây dựng, lắp đật tạo thành TSCĐ của cơ sỏ kinh doanh chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh th u ế đầu ra hoặc th u ế đầu vào của tài sản cố định phát sinh từ 200 triệu đồng trở lên được khấu trừ dần theo quý (3 tháng liên tục không phân biệt theo năm dương lịch). Trường hợp hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong tháng nhưng chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau, thời gian tối đa là 03 tháng kể từ thời điểm kê khai của tháng phát sinh.
T h ứ ba, chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT có hoá đơn GTGT mua hàng hợp pháp và lập đúng quy định.
- Điều kiện đê được khấu trừ, hoàn th u ế GTGT đầu vào đôi với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và một sô trường hợp được coi là xuất khẩu: được quy định cụ thể cho từng loại hình, nhưng nhìn chung phải đảm bảo các điều kiện đó là phải có hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nưỏc ngoài; tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đã xuất khẩu, đã giao cho phía nước ngoài hoặc cho đối tượng khác theo chỉ định của bên nưóc ngoài’ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc được coi như xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng; phải lập hóa đơn GTGT cho việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc xuất trả hàng gia công cho nưóc ngoài doanh nghiệp chế xuất đúng quy định.
Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hoá được coi như xuất khẩu nêu trên, nếu đã có xác nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Học viện tài chính
Chương 1: ĩhuế giá trị gia tăng
của cơ quan Hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ thể thì không phải tính th u ế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ th u ế GTGT đầu vào. Riêng đối với trường hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp và hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuê GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Đốì vối cơ sở kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp ứng điều kiện vê' thanh toán qua ngân hàng hoặc được coi như thanh toán qua ngân hàng thì không phải tính th u ế GTGT đầu ra, nhưng không được khấu trừ th u ế đầu vào.
- Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuê GTGT đầu vào đối với các trường hợp sau đây:
Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã sô' thuế của người bán; hóa đơn, chứng từ nộp th u ế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn không (không bán hàng hóa, dịch vụ); hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua bán hoặc trao đổi.
2.3.2. Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng
a. Đốĩ tượng áp dụng: cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thành lập pháp nhân tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện vê' kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính th u ế theo phương pháp khấu trừ thuế; cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
b. Xác định th u ế GTGT phải nộp:
Học viện tài chính 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
SỐ th u ế Giá trị gia tăng T huế su ất th u ế
GTGT = của hàng hóa, X GTGT của hàng
phải nộp dịch vụ chịu th u ế hóa, dịch vụ đó
GTGT của Doanh số của Giá vốn của
hàng hóa, = hàng hóa, - hàng hóa, dịch
dịch vụ dịch vụ bán ra vụ bán ra
- Doanh sô" hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
- Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả các khoản th u ế và phí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào. Trường hợp cơ sỏ kinh doanh không hạch toán được doanh số’ vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh sô' hàng bán ra t h ì :
G iá vốn h à n g b án ra = D o an h số tồ n đ ầ u kỳ + D o a n h sô m ua trong kỳ - Doanh số tồn cuối kỳ
Cơ sỏ kinh doanh thuộc đổi tượng nộp th u ế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng.
c. Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính th u ế đối với từng cơ sở kinh doanh: Tuỳ thuộc vào mức độ chấp hành chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, việc xác định GTGT của từng cơ sở kinh doanh được thực hiện như sau:
- Đối vối cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kê' toán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 Học viện tài chính
Chương ĩ: Thuế giá trị gia tăng
thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ (đốì tượng nộp thuế có kê khai).
- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
- Đôi vỏi cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan th u ế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu ấn định nhân vối tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu. Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ tính th u ế GTGT đuợc Tổng cục th u ế hướng dẫn các Cục thuế xác định phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa các địa phương.
2.4. Hoá đơn, ch ứ n g từ m u a bán h à n g hoá, d ịch vụ
Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật, cụ thể là:
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp th u ế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu th u ế GTGT phải sử dụng hoá đơn GTGT, kể cả trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuê TTĐB (trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT).
- Cơ sở kinh doanh nộp th u ế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng
- Cơ sỏ kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hoá đơn, nếu
Hpc viện tài chính 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
người mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải lập hoá đơn theo quy định, trường hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ để làm căn cứ tính thuế.
- Tổ chức, cá nhân, đơn vị hành chính sự nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu th u ế GTGT phát sinh không thưòng xuyên không có hoá đơn thì được cơ quan th u ế cấp hoá đơn lẻ để sử dụng cho từng trường hợp.
- Hoá đơn, chứng từ hợp pháp là:
+ Hoá đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuẽ) phát hành do cơ quan th u ế cung cấp cho các cơ sỏ kinh doanh;
+ Hoá đơn do các cơ sở kinh doanh tự in để sử dụng theo mẫu quy định và đã được cơ quan Thuế chấp nhận cho sử dụng;
+ Các loại hoá đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng;
- Hoá đơn, chứng từ mua, bán, sử dụng trong các trường hợp dưới đây được coi là không hợp pháp:
+ Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung theo quy định trừ trường hợp mua hoá đơn do cơ quan th u ế phát hành;
+ Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng không phát sinh việc m ua bán hàng hoá dịch vụ kèm theo;
+ Mua, sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn của cơ sỏ kinh doanh khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ m ua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận th u ế để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế;
+ Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá tri hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Học viện tài chính
Chuong I: Thuế giá trị gia tăng
+ Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng;
+ Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà thòi điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp.
+ Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà tại thòi điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh tuy chưa có thông báo của cơ quan th u ế về việc cơ sở kinh doanh bỏ trôn, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp.
Việc sử dụng và ghi hóa đơn đôi với một sô' trường hợp cụ thể được quy định rõ trong các văn bản hiện hành về thuế GTGT và trong quy định vê' chế độ quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ do Bộ Tài chính ban hành. Cơ sở kinh doanh phải tuân thủ những quy định này. Có thể nêu quy định sử dụng hoá đơn chứng từ trong một số trường hợp cơ bản như sau:
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ có giảm giá ghi trên hoá đơn thì trên hoá đơn phải ghi rõ: tỷ lệ hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có th u ế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuê GTGT.
+ Các cơ sồ sản xuất, kinh doanh xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc ồ khác địa phương để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau, xuất trả hàng từ đơn vị hạch toán phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng hoá cho các cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá
hưởng hoa hồng căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thê lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau:
Học viện tài chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 31
G IÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
Cách thứ nhất: sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập vói nhau.
Cách thứ hai: sử dụng Phiếu xuất kho kiềm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ đốì vói hàng hoá điều chuyên nội bộ; sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đôi vối hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điểu động nội bộ.
Cơ sỏ hạch toán phụ thuộc, cơ sở nhận làm đại lý khi bán hàng hoá dưới các hình thức phải lập hoá đơn theo quy định, đồng thời lập Bảng kê hàng hoá bán ra gửi về cơ sở có hàng hoá điều chuyển đến hoặc hàng hoá gửi bán đại lý để các cơ sở này lập hoá đơn GTGT cho hàng hoá thực tế tiêu thụ.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ nói trên, trước khi thực hiện phải thông báo bằng văn bản với cơ quan th u ế trực tiếp quản lý cơ sở.
+ Cơ sỏ sản xuất kinh doanh nộp th u ế theo phương pháp khấu trừ có hàng hoá xuất khẩu (kể cả cơ sỏ gia công hàng hoá xuất khẩu) thuộc đôi tượng chịu th u ế GTGT khi xuất hàng hoá để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu nếu chưa có căn cứ để lập hoá đơn GTGT cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hoá (kể cả trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hoá gia công cho các cơ sở khác), khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận uỷ thác, cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành kèm theo Lệnh điểu động nội bộ Khi hàng hoá đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Học viện tài chính
Chương I: Thuế giá trí gia tàng
căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận vể sô lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, cơ sỏ có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu lập hoá đơn GTGT để kê khai nộp thuế, hoàn th u ế GTGT. Trường hợp này cơ sồ kinh doanh xuất khẩu phải lưu liên 2 tại doanh nghiệp. Trường hợp cơ sỏ kinh doanh xuất khẩu đăng ký với cơ quan Thuế tự in và phát hành hóa đơn sử dụng cho hàng hóa xuất khẩu để xuất cho khách hàng nước ngoài, thì cơ sỏ kinh doanh xuất khẩu sử dụng hóa đơn tự in để kê khai, nộp thuế, hoàn thuế.
+ Cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu là đốỉ tượng nộp thuê GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nhận nhập khẩu hàng hoá uỷ thác cho các cơ sở khác, khi trả hàng cơ sở nhận uỷ thác lập chứng từ như sau:
Nếu cơ sồ nhận nhập khẩu uỷ thác đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT để cơ sỏ đi uỷ thác nhập khẩu làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu. Hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác ghi:
(a) Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị hàng hoá thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế nhập khẩu, th u ế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phải nộp theo chế độ quy định ở khâu nhập khẩu (nếu có).
(b) Thuế suất th u ế GTGT và tiền thuế GTGT ghi theo thông báo nộp th u ế của cơ quan Hải quan.
(c) Tổng cộng tiền thanh toán (= a + b).
Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ỏ khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh
Học viện tài chính 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã nộp th u ế GTGT ỏ khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, cơ sỏ mối lập hoá đơn theo quy định trên.
Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác lập hoá đơn GTGT riêng để thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu.
+ Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó ngưòi m ua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho ngưòi bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại ngưòi bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền th u ế GTGT. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điểu chỉnh doanh số m ua, bán, số th u ế GTGT đã kê khai.
Trường hợp ngưòi mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền th u ế GTGT theo hoá đơn bán hàng (sô' ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng vâi hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, th u ế GTGT của bên bán.
Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hoá đơn, người mua chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải hoàn trả lại toàn bộ hàng hoá, hoặc một phần hàng hóa, khi trả lại hàng bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị chưa có th u ế GTGT tiền th u ế GTGT lý do trả hàng theo hoá đơn bán hàng (sô', ký hiệu
ngày tháng của hoá đơn) đồng thời kèm theo hoá đơn để gửi trả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn GTGT cho số lượng hàng hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Học viện tài chính
Chương 1: Thuế giá trị gia lăng
đã nhận và làm căn cứ bên bán điều chỉnh doanh sô và thuê GTGT đầu ra.
+ Cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ và lập hoá đơn do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách... phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sô' lượng, quy cách hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng (sô' ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn, thòi gian), lý do tăng (giảm) giá, đồng thòi bên bán lập hoá đơn điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh giá cho hàng hoá, dịch vụ tại hoá đơn sô', ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điểu chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, th u ế đầu ra, đầu vào.
+ Cơ sở kinh doanh xuất hàng hoá bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành kèm theo Lệnh điều động nội bộ, khi bán hàng cơ sở lập hoá đơn theo quy định.
2.5. K h a i thuế, nộp th u ê
2.5.1. Khai th u ế GTGT
Các cơ sỏ sản xuất, kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai th u ế GTGT phải nộp theo quy định sau:
2.5.1.1. Kê khai thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
- Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế:
+ Người nộp th u ế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan th u ế quản lý trực tiếp.
+ Trường hợp ngưòi nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính: nếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnHọc viện tài chính 35
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan th u ế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì người nộp thuế thực hiện khai thuê giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.
Nếu đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ th u ế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra muôn kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp th u ế riêng, cấp mã số th u ế phụ thuộc và sử dụng hóa đơn riêng.
+ Trường hợp người nộp th u ế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp th u ế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai th u ế giá trị gia tăng cho cơ quan thuê quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
+ Trường hợp người nộp th u ế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp th u ế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh) thì ngưòi nộp th u ế phải nộp hồ sơ khai thuế cho chi cục th u ế quản lý địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó.
+ Trường hợp người nộp th u ế có công trình xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh liên quan tới nhiều địa phương như: xây dựng đưòng giao thông, đường dây tải điện, đưòng ống dẫn nước, dẫn dầu, khí V .V ., không xác định được doanh thu của công trình ở từng địa phương cấp huyện thì người nộp th u ế khai th u ế giá trị gia tăng của doanh thu xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh chung với hồ sơ khai th u ế giá trị gia tăng tại trụ sở chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 Học viện tài chính
Chương I: Thuế giá trị gia táng
+ Nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thì người nộp th u ế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuê theo đúng thòi hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế
- Thòi hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT:
+ Khai th u ế giá tri gia tăng là loại khai thuế theo tháng. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Khai quyết toán năm đốỉ vối thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, thòi hạn nộp hồ sơ quyết toán th u ế năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
+ Khai th u ế giá trị gia tăng tạm tính theo từng lần phát sinh đôì với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh. Thòi hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vu thuê' chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Khai th u ế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh đốỉ với th u ế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh sô' của người kinh doanh không thường xuyên. Thời hạn nộp hồ sơ khai th u ế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Khai bổ sung hồ sơ khai thuế: Ngưòi nộp thuế phát hiện hồ sơ khai th u ế đã nộp cho cơ quan thuê' có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưỏng đến sô' th u ế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai th u ế bổ sung được nộp cho cơ quan th u ế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thòi hạn nộp hồ sơ khai th u ế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan th u ế công bố
Học viện tài Chĩnh 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
GIÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
quyết định kiểm tra thuế, thanh tra th u ế tại trụ sở người nộp thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuê làm tảng số tiền th u ế phải nộp, người nộp th u ế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào sô’ tiền thuế chậm nộp, sô’ ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng sô tiền phạt chậm nộp thì cơ quan th u ế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp th u ế biết để thực hiện. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai th u ế làm giảm sô' th u ế phải nộp, người nộp th u ế được điều chỉnh giảm tiền thuế, tiền phạt (nếu có) tại ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai bổ sung; hoặc được bù trừ sô th u ế giảm vào sô' thuế phát sinh của lần khai th u ế tiếp theo.
- Quy định khai th u ế trong một số trường hợp cụ thể:
+ Người nộp th u ế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì khai th u ế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% (đối vối hàng hoá, dịch vụ chịu th u ế suất th u ế giá trị gia tăng 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hoá, dịch vụ chịu th u ế suất th u ế giá trị gia tăng 5%) trên doanh thu hàng hoá, dịch vụ chưa có th u ế giá trị gia tăng vói chi cục th u ế quản lý địa phương nơi kinh doanh, bán hàng. Hồ sơ khai th u ế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh được nộp theo từng lần phát sinh doanh thu. Trường hợp phát sinh nhiều lần nộp hồ sơ khai th u ế trong một tháng thì người nộp th u ế có thể đăng ký vói chi cục th u ế nơi nộp hồ sơ khai th u ế để chuyển sang nộp hồ sơ khai th u ế giá trị gia tảng theo tháng. Khi khai th u ế với cơ quan th u ế quản lý trực tiếp, người nộp th u ế phải tổng hợp doanh thu phát sinh và số thuê' giá trị gia tảng đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh trong hồ sơ khai th u ế tại trụ sở chính. Số th u ế đã nộp (theo chứng từ nộp tiền thuê) của doanh thu kinh doanh xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 Học viện tài chinh
Chương I: Thuế giá tri gia tàng
dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh được trừ vào sô thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tờ khai thuê giá trị gia tăng của người nộp th u ế tại trụ sở chính.
+ Trường hợp cơ sỏ kinh doanh vừa có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT vừa có hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT nhưng không hạch toán riêng th u ế GTGT đầu vào được khấu trừ thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ chịu th u ế GTGT và tổng doanh sô' bán hàng hóa, dịch vụ trong kỳ. Hàng tháng cơ sở kinh doanh tạm tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % phát sinh của tháng kê khai, khi lập Bảng phân bổ th u ế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong năm phải điều chỉnh lại sô' thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cả năm theo tỷ lệ (%) thực tế của doanh sô' bán cả năm (đến hết 31/12 hàng năm).
+ Khai th u ế giá trị gia tăng đôi với hoạt động đại lý: Người nộp th u ế là đại lý bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng phải khai thuế đối vối doanh thu bán hàng đại lý và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng; Người nộp th u ế là đại lý thu mua theo các hình thức phải khai thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá thu mua đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng; Người nộp thuê là đại lý dịch vụ bưu điện, bán vé xổ số, máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ hoặc bán bảo hiểm theo đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng thì không phải khai thuê giá trị gia tăng đối với doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng; Ngưòi nộp th u ế là đại lý bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng thì không phải khai thuế giá trị gia tăng đối vói doanh thu hàng hoá, dịch vụ đó và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng. Trường hợp tổ chức, cá nhân ở Việt Nam làm đại lý bán hàng hóa, dịch vụ
Học viện lài chinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 39
G IÁO THÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thì tổ chức, cá nhân ỏ Việt Nam phải kê khai nộp thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ thay cho phía nưốc ngoài.
+ Trường hợp kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuê GTGT khác nhau, cơ sỏ kinh doanh phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đôl với từng loại hàng hóa dịch vụ; nếu không xác định được theo từng mức th u ế su ất thì cơ sở kinh doanh phải tính và nộp th u ế theo mức th u ế su ất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sỏ sản xuất, kinh doanh.
- Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp th u ế giá trị gia tăng trong các trường hợp:
+ Nhận tiền bồi thưòng về đất, hỗ trợ về đất, tái định cư do bị thu hồi đất;
+ Góp vôn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp;
+ Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp;
+ Điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
+ Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm;
+ Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.
- Cơ sỏ kinh doanh nhận tiền tài trợ của các cơ sở kinh doanh khác để thực hiện các dịch vụ quảng cáo, tiếp thị, bảo hành và các hoạt động khác hỗ trợ cho việc bán sản phẩm do chính cơ sỏ kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam thì toàn bộ số tiền tài trợ nhận được nêu trên được xác định là doanh thu đã có thuê GTGT, cơ sở kinh doanh nhận tài trợ phải xuất hoá đơn, kê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 Học viện tài chính
Chương I: Thuế giá trị gia lăng
khai thuế, nộp th u ế GTGT và thuế TNDN (nếu có) theo quy định. Trong đó, số th u ế GTGT được tính theo công thức sau:
T huế GTGT
Tổng doanh thu nhận được
X% th u ế suất
phải nộp (100% + T huế suất th u ế GTGT)
thuê' GTGT
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền tài trợ của các cơ sở kinh doanh khác để thực hiện các công việc không liên quan đến việc hỗ trợ bán sản phẩm do cơ sỏ kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam thì cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp th u ế GTGT, nhưng phải kê khai, nộp thuế TNDN theo qui định.
- Cơ sỏ kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo từng chuyến hàng với Chi cục thuê nơi mua hàng, trước khi vận chuyển hàng đi.
- Kê khai nộp thuê GTGT đối vối các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có GTGT âm (-): cơ sỏ kinh doanh mua bán vàng bạc, ngoại tệ, đá quý và cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT, thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán, trường hợp kê khai thuế phải nộp của tháng phát sinh giá trị gia tăng âm (-) thì không phải nộp thuê' GTGT, giá trị gia tăng âm được kết chuyển để bù trừ vào GTGT phát sinh của tháng tiếp sau để tính thuế GTGT phải nộp và quyết toán th u ế cả năm nhưng không được kết chuyển phần giá trị gia tăng âm của năm quyết toán th u ế sang năm sau.
- Khai th u ế và xác định số th u ế phải nộp theo phương pháp khoán:
Học viện tài chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 41
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
+ Các trường hợp nộp th u ế theo phương pháp khoán bao gồm: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh hoặc không phải đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế, đã được cơ quan thuế đôn đốc nhưng quá thời hạn theo thông báo đôn đốc của cơ quan thuế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vẫn không thực hiện đăng ký thuế; Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ; Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện nộp tò khai th u ế theo quy định; Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mở sổ sách kế toán, nhưng qua kiểm tra của cơ quan thuê thấy thực hiện không đúng chế độ kế toán, không thực hiện đúng và đầy đủ hoá đơn, chứng từ khi mua bán hàng hoá, dịch vụ, kê khai thuê không chính xác, trung thực; cơ quan th u ế không thể căn cứ vào sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ để xác định sô' th u ế phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh.
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai th u ế khoán: Hộ nộp th u ế khoán thực hiện khai th u ế theo năm (một năm khai một lần). Thòi hạn nộp hồ sơ khai th u ế chậm nhất là ngày 30 của tháng 12 của năm trước. Trường hợp mối ra kinh doanh thì thòi hạn nộp hồ sơ khai th u ế khoán chậm nhất là mười ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
+ Xác định số th u ế khoán phải nộp của hộ kinh doanh: Căn cứ tài liệu kê khai của người nộp th u ế vê' doanh thu, thu nhập, cơ sỏ dữ liệu của cơ quan thuế, chi cục th u ế phôi hợp với hội đồng tư vấn th u ế xã, phường kiểm tra xác định tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ khai thuế, tổ chức điều tra xác định lại doanh thu, thu nhập nhũng trường hợp có nghi vấn khai không đúng để ấn định lại doanh thu kinh doanh. Để đảm bảo việc xác định th u ế được công bằng, trưốc khi thông báo số th u ế phải nộp của từng hộ, cá nhân, chi cục th u ế phải công khai dự kiến doanh thu, sô' th u ế phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 Học viện tài chính
Chương I: Thuế giá trị gia táng
nộp của từng hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán để lấy ý kiến các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; sau đó tham khảo ý kiến hội đồng tư vấn th u ế xã, phưòng để xác định và thông báo cho hộ, cá nhân nộp th u ế biết và thực hiện. Số thuế khoán được xác định cho từng tháng và ổn định khoán trong một năm, trừ trường hợp hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh. Trường hợp trong tháng, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nghỉ kinh doanh cả tháng thì được miễn sô' th u ế phải nộp của tháng đó. Trường hợp trong tháng, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nghỉ kinh doanh từ mười lăm ngày trỏ lên thì được xét giảm 50% số th u ế phải nộp của tháng.
2.5.1.2. Kê khai thuế đối với hàng nhập khẩu
- Cơ sỏ kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hóa chịu th u ế GTGT phải kê khai và nộp tờ khai th u ế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai th u ế nhập khẩu vối cơ quan Hải quan thu th u ế nhập khẩu.
- Khai th u ế đốỉ với cơ sỏ kinh doanh xuất nhập khẩu có nhập khẩu uỷ thác hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng: Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng không phải khai th u ế giá trị gia tăng đôi vói hàng hoá nhập khẩu uỷ thác nhưng phải kê khai riêng phần hoá đơn lập cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác đã trả cho cơ sở đi uỷ thác nhập khẩu trong Bảng kê hoá đơn giá trị gia tăng bán ra và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2.5.2. Nộp thuê GTGT
Người nộp th u ế GTGT có trách nhiệm nộp th u ế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách Nhà nưốc. Cụ thể như sau:
2.5.2.1. Đô'i với các cơ sỏ trong nưốc
- Thòi hạn nộp thuế:
Học viện tài chính 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
GIÁO THÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
+ Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp th u ế chậm nhất là ngày cuối cùng của thòi hạn nộp hồ sơ khai thuế;
+ Trường hợp cơ quan th u ế tính thuê hoặc ấn định thuê thòi hạn nộp th u ế là thòi hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế;
+ Đối với hộ nộp th u ế khoán thì cơ quan th u ế gửi Thông báo nộp th u ế khoán tói hộ nộp th u ế khoán chậm nh ất là ngày 20 tháng 1. Thông báo một lần áp dụng cho các tháng nộp thuê ôn định trong năm. Căn cứ vào thông báo nộp th u ế khoán, hộ nộp th u ế nộp tiền thuê hàng tháng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp hộ nộp th u ế khoán lựa chọn nộp thuê theo quý thì thòi hạn nộp th u ế cho cả quý là ngày cuối cùng của tháng đầu quý.
- Địa điểm và thủ tục nộp thuế:
+ Người nộp th u ế thực hiện nộp th u ế vào NSNN tại Kho bạc Nhà nưốc; Tại cơ quan th u ế nơi tiếp nhận hồ sơ thuế; Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan th u ế uỷ nhiệm thu thuế; Thông qua ngân hàng thương mại, tô chức tín dụng khác.
+ Thuế GTGT có thể được nộp bằng tiền m ặt hoặc chuyển khoản. Đối với trường hợp nộp th u ế bằng chuyển khoản thì ngày đã nộp th u ế được xác định là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản. Trường hợp nộp th u ế bằng tiền mặt, ngày đã nộp th u ế được xác định là ngày Kho bạc Nhà nưốc, cơ quan th u ế hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu th u ế xác nhận việc thu tiền trên chứng từ thu th u ế bằng tiền mặt.
+ Trong thòi hạn tám giò làm việc kể từ khi đã nhận tiền thuê' của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức nhận tiền th u ế phải chuyển tiền vào NSNN. Trường hợp nộp th u ế bằng tiền m ặt tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 Học viện tài chính
Chương 1: Thuế giá trị gia tàng
miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thòi hạn chuyển tiền thu thuế vào NSNN chậm nhất không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thu được tiền thuế.
- Xử lý đốỉ vối số th u ế nộp thừa hoặc nộp thiếu ở các kỳ trước: Trong một kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ sô' th u ế kỳ trước còn thiếu. Nếu có sô’ thuế nộp thừa kỳ trước được trừ vào sô' thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, có thể bù trừ sô' tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, có thể bù trừ giữa các loại thuế vối nhau, hoặc có thể được hoàn trả khi người nộp th u ế không còn tiền nợ thuế, tiền phạt.
2.5.2.2. Đối vối hàng nhập khẩu
Cơ sỏ kinh doanh và người nhập khẩu hàng hóa phải nộp th u ế GTGT hàng hoá nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu. Thòi hạn nộp th u ế GTGT hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo thòi hạn nộp thuế nhập khẩu.
2.5.2.3. Đồng tiền nộp thuế
Thuế GTGT nộp vào ngân sách Nhà nước bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì chỉ được nộp thuế bằng các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sô' ngoại tệ nộp thuế được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bô' có hiệu lực tại thời điểm tiền thuế được nộp vào Kho bạc Nhà nước.
2.6. H oàn th u ế g iá trị g ia tă n g
Hoàn thuê' GTGT là việc nhà nước trả lại sô' th u ế GTGT mà đối tượng nộp th u ế đã nộp cho NSNN trong một sô' trường hợp nhất định. Cụ thể hơn, hoàn th u ế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ về sử dụng sô' tiền th u ế đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnHọc viện tài chính 45
GIÁO TRĨNH NGHIỆP vụ THUẾ
Cơ SỞ kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính th u ế hoặc hàng hoá, dịch vụ trong trưòng hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế. Nội dung cơ bản của hoàn thuê GTGT theo quy định hiện hành bao gồm:
2.6.1. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuê GTGT
Thứ nhất, cơ sỏ kinh doanh thuộc đôì tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ th u ế được xét hoàn th u ế trong các trường hợp sau:
- Cơ sồ kinh doanh trong 3 tháng liên tục trỏ lên (không phân biệt niên độ kê toán) có sô" th u ế đầu vào chưa được khấu trừ hết. Sô' th u ế được hoàn là sô' thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thòi gian xin hoàn thuế. Trường hợp này áp dụng cho cả cơ sở kinh doanh có đầu tư mới, đầu tư chiều sâu.
Ví dụ: Doanh nghiệp M kê khai thuế GTGT có số th u ế GTGT đầu vào, đầu ra như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
T h á n g kê k h a i th u ế
Tháng
T h u ế đ ầ u vào T h u ế đầu ra T h u ê L u ỹ k ế sô th u ế được k h ấ u trừ p h á t sinh p h ả i đ ầ u vào ch ư a tro n g th á n g trong tháng nộp được k h ấ u trừ
12/2005200 100 -100 -100
Tháng
1/2006250 300 +50 - 50
Tháng
o / onnc 400 250 - 150 -2 0 0
Theo ví dụ trên trong 3 tháng liên tiếp doanh nghiệp có luỹ kế số th u ế số th u ế đầu vào lớn hơn sô th u ế đầu ra. Doanh nghiệp
46 Học viện tài chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương ĩ: Thuế giá trị gia tăng
M thuộc đối tượng được hoàn th u ế GTGT vối sô' thuế là 200 triệu đồng.
- Cơ sồ kinh doanh trong tháng có hàng hoá. dịch vụ xuất khẩu nếu có số th u ế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trỏ lên thì được xét hoàD th u ế theo tháng. Cơ sỏ kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nưốc, nếu số th u ế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên, nhưng sau khi bù trừ với số th u ế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nưốc, nếu sô' thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ trên tờ khai thuế GTGT của tháng phát sinh nhỏ hơn 200 triệu đồng thì cơ sỏ kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ trên tò khai th u ế GTGT của tháng phát sinh từ 200 triệu đồng trở lên (thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết bao gồm cả th u ế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước) thì cơ sỏ kinh doanh được hoàn th u ế GTGT theo tháng.
Đôl với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, gia công chuyển tiếp, hàng hoá xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, đốỉ tượng hoàn th u ế là cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài hoặc doanh nghiệp được uỷ thác xuất khẩu.
Thứ hai, đốì với cơ sỏ kinh doanh đầu tư mối đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ th u ế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh th u ế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trỏ lên thì cơ sỏ kinh doanh vẫn phải lập tờ khai th u ế hàng tháng và được xét hoàn th u ế đầu vào theo từng năm. Nếu sô' th u ế GTGT đầu vào của
Học viện tài chính 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO THÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo quý (3 tháng liên tục không phân biệt theo năm dương lịch)
Thứ ba, đối với cơ sỏ kinh doanh thuộc đô'i tượng nộp th u ế theo phương pháp khấu trừ thuê có dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế. Cơ sở kinh doanh phải lập tờ khai thuế, lập hồ sơ hoàn thuế riêng cho dự án đầu tư theo từng năm, nếu có số th u ế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trỏ lên được xét hoàn th u ế theo quý (3 tháng liên tục không phân biệt theo năm dương lịch).
Thứ tư, cơ sở kinh doanh quyết toán thuê khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nưốc có th u ế GTGT nộp thừa, sô’ thuê GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Thứ năm, cơ sỏ kinh doanh được hoàn thuê theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, hoàn th u ế GTGT đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA: Tại Thông tư 123/TT-BTC ngày 23/10/2007 hưống dẫn thực hiện chính sách th u ế và ưu đãi th u ế đốỉ với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA quy định:
- Chủ dự án ODA viện trợ không hoàn lại được hoàn lại số th u ế GTGT đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam nếu hợp đồng ký vỏi nhà thầu chính được phê duyệt bao gồm th u ế GTGT và Chủ dự án không được Ngân sách Nhà nước cấp vốn để trả thuế GTGT. Trường hợp Chủ dự án ODA viện trợ không hoàn lại đã được NSNN cấp vốn đô'i ứng để trả th u ế GTGT trong quá trình thực hiện dự án thì Chủ dự án không được hoàn th u ế GTGT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 Học viện tài chính
Chương I: Thuế giá trị gia táng
• Trường hợp Nhà tài trợ thành lập văn phòng đại diện của Nhà tài trợ tại Việt Nam và trực tiếp mua hàng hoá, dịch vụ để thực hiện dự án ODA không hoàn lại hoặc giao cho Chủ dự án ODA thực hiện dự án ODA không hoàn lại thì Nhà tài trợ được hoàn lại sô' th u ế GTGT đã trả. Trường hợp Nhà tài trợ thành lập văn phòng đại diện của Nhà tài trợ tại Việt Nam và trực tiếp mua hàng hoá, dịch vụ để thực hiện dự án ODA không hoàn lại hoặc giao cho Chủ dự án ODA thực hiện dự án ODA không hoàn lại thì Nhà tài trợ được hoàn lại sô” thuê GTGT đã trả.
- Trường hợp Nhà thầu chính (không phân biệt nhà thầu chính là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp) ký hợp đồng vói Chủ dự án ODA hoặc Nhà tài trợ để thực hiện dự án ODA không hoàn lại với giá không bao gồm th u ế GTGT thì Nhà thầu chính được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ để thực hiện hợp đồng ký với Chủ dự án, Nhà tài trợ. Nhà thầu chính phải hạch toán riêng th u ế GTGT đầu vào mua hàng hoá, dịch vụ để thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ ký với Chủ dự án hoặc nhà tài trợ của dự án ODA viện trợ không hoàn lại. Trường hợp không hạch toán riêng được th u ế GTGT đầu vào thì không được hoàn th u ế GTGT.
Thứ bảy, tổ chức ồ Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam để viện trợ thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng.
Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đôi tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định trong các trường hợp nói trên phải là cơ sỏ kinh doanh nộp th u ế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đã được
Học viện tài chính 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO THÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật vê' kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã sô" th u ế của cơ sở kinh doanh. Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hồ sơ đề nghị hoàn th u ế thì không được kết chuyển số th u ế đầu vào đã để nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế. Trường hợp tháng trưốc thời gian xin hoàn th u ế cơ sở có số th u ế GTGT nộp thừa thì cơ sỏ được tính cộng thuế GTGT nộp thừa vào số th u ế GTGT đề nghị hoàn trong kỳ, trường hợp cơ sở có số th u ế nộp thiếu thì phải nộp đủ sô" th u ế còn thiếu vào NSNN trưốc khi được hoàn thuế.
Thứ tám, đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh vê' ưu đãi miễn trừ ngoại giao m ua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam được hoàn lại sô" th u ế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT.
2.6.2. Trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc hoàn th u ế và thời hạn giải quyết hoàn thuê \
- Đôl tượng nộp thuế: có trách nhiệm lập và gửi hồ sơ để nghị hoàn thuế theo quy định (như công văn xin hoàn thuế, bảng kê khai tổng hợp số th u ế phát sinh đầu vào, đầu ra, sô' th u ế đề nghị hoàn lại,.ế.) gửi cơ quan thuế; đảm bảo tính chính xác, trung thực và phải chịu trách nhiệm trưóc pháp luật về số liệu kê khai; lưu giữ đầy đủ tại cơ sỏ các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế; cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ và hồ sơ có liên quan làm cơ sở xác định sô' th u ế GTGT được hoàn khi cơ quan th u ế yêu cầu thanh tra hoàn th u ế tại cơ sỏ.
- Cơ quan thuế: thực hiện tiếp nhận hồ sơ hoàn th u ế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, phân loại đối tượng hoàn th u ế để áp dụng quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 Học Viện tài chính
Chương ĩ: Thuế giá trị gia tàng
trình hoàn thuế, quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiêp nhận hồ sơ, cơ quan thuê phải thông báo cho người nộp thuê đế hoàn chỉnh hồ sơ. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế: đối vói hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trưốc, kiểm tra sau thì chậm nhất là mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phải ra quyết định hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế; đôi với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn th u ế sau thì chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phải ra quyết định hoàn thuế hoặc thông báo lý do không hoàn thuế. Trường hợp giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan th u ế thì ngoài sô' tiền th u ế được hoàn theo quy định, người nộp thuế còn được trả tiền lãi tính cho thời gian chậm giải quyết hoàn thuế. Lãi suất tính tiền lãi do hoàn thuế chậm là lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nưóc quy định có hiệu lực tại thòi điểm ra quyết định trả tiền lãi. Sô' ngày tính tiền lãi kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định đến ngày ra quyết định hoàn thuế, bao gồm cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết). Sô' tiền lãi được ghi trong quyết định hoàn thuế và người nộp th u ế được thanh toán tiền lãi cùng vói số tiền hoàn thuế. Cơ quan th u ế thực hiện kiểm tra, thanh tra hoàn th u ế tại cơ sở đôi với các trường hợp phát hiện hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn, đối tượng hoàn th u ế vi phạm quy định của Luật thuế.
- Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước các cấp: Trong thòi gian tối đa là 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện việc chi hoàn th u ế cho các đôi tượng. Tiền hoàn thuế GTGT được sử dụng từ Quỹ hoàn thuê GTGT.
Học viện tài chính 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
—
2.7. TỔ chức quản lý thu th u ế GTGT
Thuế GTGT là một sắc th u ế tiên tiến, chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu thuế, song nó cũng đòi hỏi công tác quản lý phải hết sức chặt chẽ nếu không sẽ dẫn đến th ất thu lớn hoặc thậm chí bị th ất thoát ngân sách Nhà nước qua hoàn thuế. Trọng tâm của công tác quản lý th u ế GTGT bao gồm quản lý đôi tượng nộp thuế, quản lý hoá đơn chứng từ và quản lý công tác hoàn th u ế GTGT.
2.7.1. Quản lý đối tượng nộp thuê'
Đây là khâu đầu tiên, quan trọng nhằm đưa các cơ sở sản xuất kinh doanh vào diện quản lý của cơ quan thuế. Thực hiện quản lý tốt khâu này vừa góp phần tránh được th ất thu th u ế do không bao quát hết sô' đôi tượng nộp thuế, đông thời đảm bảo sự đóng góp công bằng giữa các cơ sỏ kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, môi trường kinh doanh ngày một được cải thiện, nhiều cơ sở kinh doanh mối được thành lập, lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngày một đa dạng do đó công tác quản lý đốỉ tượng nộp th u ế cần được chú trọng và tăng cường trên tấ t cả các phương diện như như quản lý về sô’ lượng các cơ sỏ sản xuất kinh doanh, quy mô, ngành nghề, địa bàn, phương pháp nộp th u ế GTGT,... Để quản lý tốt đôl tượng nộp thuế GTGT, trước hết, cần có sự cô' gắng nỗ lực của cơ quan quản lý thu thuế. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vối cơ quan th u ế để có thể nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của các cơ sỏ kinh doanh từ đó có biện pháp quản lý thích hợp, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm pháp lu ật của các cờ sở kinh doanh.
2.7.2. Quản lý hoá đơn chứng từ
Hoá đơn chứng từ là căn cứ quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ th u ế GTGT. Đặc thù của sắc th u ế này là việc khấu trừ th u ế và hoàn thuê mà hiệu quả của việc thực hiện nó phụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 Học viện lòi chính
Chương 1: ĩhuế giá trị gia làng
thuộc rất lốn vào công tác quản lý hoá đơn chứng từ làm cơ sở xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp và sô' th u ế GTGT được hoàn. Nếu công tác quản lý hoá đơn, chứng từ không tốt sẽ có hậu quả không nhỏ, mà nổi cộm nhất là vấn đề trốn lậu thuế gây th ất thoát lớn cho NSNN. Để quản lý tốt hoá đơn chứng từ, về phía cơ quan quản lý cần có quy định chặt chẽ rõ ràng chặt chẽ từ khâu in, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn; quy định các hình thức xử phạt đốì với các hành vi vi phạm. Ngoài ra, để công tác quản lý hoá đơn chứng từ có hiệu quả, cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc cấp phát và sử dụng hoá đơn chứng từ, thực hiện xử lý nghiêm minh và có hình phạt thích đáng đối vối các trường hợp vi phạm. Hơn nữa, cần có biện pháp thích hợp khuyến khích các đôi tượng tiêu dùng, đặc biệt là dân cư khi mua hàng phải lấy hoá đơn.
2.7.3. Quản lý công tác hoàn thuếG TG T
Hoàn th u ế GTGT là một trong nhũng nội dung rất quan trọng của Luật th u ế GTGT, góp phần phát huy tác dụng tích cực của sắc th u ế này trong việc khuyến khích và thúc đẩy các cơ sở kinh doanh xuất khẩu, khuyến khích đầu tư, thu hút vốh đầu tư nước ngoài, giải quyết khó khăn về vốn cho các cơ sỏ sản xuất kinh doanh. Khâu hoàn th u ế GTGT là một khâu rất dễ xẩy ra các gian lận để chiếm đoạt. Do vậy, công tác hoàn thuế phải được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo vừa hoàn thuê' đúng, kịp thời cho các đối tượng được hoàn, vừa phải kiểm tra kiểm soát, phát hiện và ngăn ngừa sự chiếm đoạt tiền thuế của NSNN. Để thực hiện tốt việc hoàn th u ế GTGT, trưóc hết, cần có quy trình hoàn th u ế rõ ràng, cụ thể; tăng cường phôi kết hợp kiểm tra thanh tra trong nội bộ ngành thuế, nâng cao trình độ trách nhiệm của cán bộ làm công tác hoàn thuế. Ngoài ra, cần chủ động chuyển dần sang áp dụng các công nghệ hiện đại, ứng dụng tin học trong quản lý thuế./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnHọc viện tài chính 53
Chương 2: Thuế liêu thụ đặc biệt
Chương 2
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1. Giới thiệu chung về th u ế tiêu thụ đặc biệt
1.1. K hái niêm, đăc điểm của th u ế tiêu thụ đặc biêt
T huế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là sắc thuế đánh vào một số hàng hoá dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục nhà nưốc quy định.
Tính chất đặc biệt hay không đặc biệt của hàng hoá, dịch vụ ở một quốc gia tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán, lối sống văn hoá và mức thu nhập bình quân đầu ngưòi của quốc gia đó. Nhìn chung, các hàng hoá, dịch vụ được lựa chọn để thu thuê TTĐB có các tính chất sau:
- Là hàng hoá, dịch vụ thuộc diện cao cấp, hoặc chưa th ật sự cần thiết đối với đời sông sinh hoạt của đại đa số dân chúng cần sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nưốc.
- Lượng cầu của hàng hoá, dịch vụ này thường biến động theo thu nhập nhưng ít biến động theo mức giá cả.
- Các loại hàng hoá này cần hạn chế tiêu dùng do không có lợi đôi với nền kinh tế - xã hội nói chung hoặc có hại cho sức khoẻ môi trường hay gây lãng phí cho xã hội.
Thuế TTĐB là nguồn thu quan trọng của thuế tiêu dùng tạo ra một tiềm năng rất lốn về nguồn thu cho NSNN. Các loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB có nhu cầu đặc biệt, ít ngưòi sản
Học viện tòi chính 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO THÌNH NGHIỆP vụ THUẸ
xuất, lượng cầu ít biến động, dễ xác định và ít có khả nảng thay thế. Trong khi đó, nó lại đòi hỏi rất ít về nguồn lực quản lý. Vì vậy, thuế TTĐB thường tạo ra số thu đáng kể cho NSNN.
Thuế TTĐB còn được coi là công cụ quan trọng thực hiện mục đích hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ được coi là đặc biệt. Trong việc thực hiện mục tiêu này, tư tưởng chung là hạn chế những hàng hoá, dịch vụ mà việc sản xuất, tiêu dùng không có lợi cho nền kinh tế quốc dân xét trên phương diện kinh tế, chính trị, xã hội.
M ặt khác, thuế TTĐB góp phần quan trọng trong việc tái phân phốỉ thu nhập của người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội.
Là một sắc th u ế thuộc loại th u ế tiêu dùng, nhưng vì là th u ế tiêu dùng nên ngoài tính chất là th u ế gián thu, th u ế TTĐB còn có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
Một là, thuế TTĐB được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, hoặc kinh doanh dịch vụ. Đây là loại th u ế tiêu dùng một giai đoạn nên không gây nên sự trùng lắp qua các khâu của quá trình luân chuyển hàng hoá. Vì vậy, có tác dụng giảm thiểu chi phí hành thu song đòi hỏi chế độ kiểm tra, giám sát th ật chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế tối mức tối đa sự th ất thu th u ế TTĐB thông qua việc gian lận về sô' lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ.
Hai là, th u ế tiêu thụ đặc biệt thường có mức động viên cao. Thuế TTĐB có thể được xác định trên cơ sồ giá trị hoặc trên cơ sở đơn vị đo lường khác và thường được thu với mức th u ế su ất cao hơn so với th u ế tiêu dùng thông thường. Đặc điểm này thể hiện quan điểm điều tiết của Nhà nước thông qua th u ế TTĐB. Xét ở khía cạnh quản lý, việc sản xuất và cung cấp các loại hàng hoá
56 Học viện tài chinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chuông 2: Thuế tiêu thụ dậc biệt
dịch vụ được coi là đặc biệt không chỉ liên quan đến các vấn đê kinh tế, phân bổ nguồn lực mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội. Vì vậy, để sản xuất và tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ này theo định hưóng của Nhà nưốc, thì cần thiết phải sử dụng mức thuế cao để hưống dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý. Xét ở khía cạnh phân phôi thu nhập, đối tượng tiêu dùng phần lớn các hàng hoá, dịch vụ đặc biệt này là những người có thu nhập cao. Vì vậy, mức thu cao là nhằm điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao góp phần đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội.
Ba là, danh mục hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB không nhiều và thay đổi tuỳ thuộc vào điểu kiện phát triển kinh tế- xã hội và mức sông của dân cư. Vói diện thu thuế TTĐB tương đối hẹp cho nên có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng và phân phối nguồn thu nhập. Do đó, th u ế TTĐB là công cụ rất có hiệu quả của các mục tiêu chính sách khác ngoài mục tiêu nguồn thu.
1.2. Nguyên tắc th iết lập thuếT T Đ B
- Đối tượng chịu th u ế TTĐB được xác định trong phạm vi những hàng hoá, dịch vụ đặc biệt cần điều tiết cao.
Phạm vi áp dụng thuế TTĐB chỉ được giới hạn đôi với các nhóm hàng hoá và dịch vụ cao cấp, xa xỉ, ít có lợi đôì với nền kinh tế hoặc có tác hại đốì với sức khoẻ và môi trường... Đôi với những loại hàng hoá mà thường gây sự phức tạp trong quá trình áp dụng thì nên đưa ra khỏi phạm vi điều chỉnh của th u ế TTĐB để thu thuế tiêu dùng thông thường (thuế doanh thu hoặc th u ế GTGT)
Điều quan trọng là phải xác định rõ ranh giới giữa hàng hoá dịch vụ đặc biệt và hàng hoá, dịch vụ thông thường. Trong thực tiễn việc xác định ranh giối này không dễ dàng do tính chất "đặc biệt" của các loại hàng hoá, dịch vụ thường biến động theo sự thay đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnHpc viện tài chính 57
GIÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
nhu cầu cuộc sống của các tầng lớp dân cư qua từng giai đoạn lịch sử. Vì vậy, việc xác định ranh giói đó phải căn cứ vào mốì tương quan giữa nhu cầu tiêu dùng phổ biến hay nhu cầu có tính chất cá biệt, nhu cầu Nhà nước hay nhu cầu tiêu dùng dân cư.
- Thuê' TTĐB được thiết lập theo nguyên tắc không phân biệt hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.
Thuế TTĐB cần được áp dụng một cách bình đẳng cả đối vối hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Không thể đánh thuế TTĐB đôl vói một m ặt hàng nhập khẩu nào đó mà không đánh thuê TTĐB đối với mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước vì điều này vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia - một nguyên tắc thiết yếu đốì với các thành viên WTO, trong khi đó chúng ta đang nỗ lực để gia nhập tổ chức này. Mặt khác, cũng không thể đánh th u ế TTĐB vào một mặt hàng nào đó sản xuất trong nưóc mà không đánh vào mặt hàng cùng loại nhập khẩu vì khi đó, vối một sự thay đổi bất kỳ của thuê suất thuê TTĐB đều dẫn đến sự thay đổi th u ế suất thuê nhập khẩu để đảm bảo duy trì đuợc một mức độ bảo hộ ổn định đôi với sản xuất trong nước và ngược lại.
- Thuê' suất th u ế TTĐB được thiết k ế cao hơn mức th u ế tiêu dùng thông thường và phân biệt chi tiết theo từng đối tượng hàng hoá cần điều chỉnh.
Thuế TTĐB được thu với mức thuế suất cao hơn nhiều so vối th u ế tiêu dùng thông thường để đảm bảo mục tiêu điều tiết cao vào những người có thu nhập cao khi tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ cao cấp và hạn chế tiêu dùng một sô' loại hàng hoá n h ất định. Tuy nhiên, nếu đánh th u ế TTĐB đối vối một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó quá cao thì sô' thu từ th u ế sẽ bắt đầu giảm đi vì lượng tiêu thụ giảm. Vì vậy, cần xác định tầm quan trọng tương đối giữa mục tiêu tảng thu hoặc hạn chế tiêu dùng để xác lập mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 Học viện tài chính
Chương 2: Thuế tiêu thụ dặc biệt
th u ế suất thích hợp, nhất là trong điều kiện số thu từ thuế nhập khẩu có xu hướng giảm do quá trình tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế.
M ặt khác, th u ế suất th u ế TTĐB nên chi tiết theo từng loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Việc xây dựng các mức thuế suất th u ế TTĐB khác nhau trong phạm vi các nhóm hàng hoá dựa vào giá cả và chất lượng của hàng hoá, trong đó th u ế suất cao được áp dụng đốỉ vối các loại hàng hoá có chất lượng và giá cả cao hơn trên cơ sỏ dự đoán người giàu sẽ tiêu dùng nhiều hơn.
- Thuê' TTĐB phải đảm bảo tính đồng bộ, liên hoàn với các sắc th u ế tiêu dùng khác trong hệ thông thuế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Thuế TTĐB có môì quan hệ chặt chẽ với các sắc th u ế tiêu dùng khác như thuê GTGT hay thuê xuất khẩu, nhập khẩu. Mối quan hệ này được thể hiện trong các quy định về giá tính thuế (gồm cả th u ế nhập khẩu), về th u ế suất đối với những m ặt hàng đồng thời chịu cả th u ế nhập khẩu, thuế GTGT và thuế TTĐB. Mốỉ quan hệ này cũng phải được tôn trọng một cách khách quan cả về mặt nội dung kinh tế và các thủ pháp kỹ thuật khi thiết kế và vận hành. Nếu đặc tính khách quan này không được đặt ra như một yêu cầu tấ t yếu khi thiết lập chính sách thuê TTĐB nói riêng và các sắc th u ế tiêu dùng khác nói chung thì rất có thể hệ thông các sắc th u ế tiêu dùng sẽ rơi vào tình trạng chồng chéo, không bao quát hết đôi tượng, hoặc triệt tiêu tác dụng của nhau.
1.3. Q uá tr ìn h h ìn h th à n h , p h á t triển th u ế TTĐ B ở trên th ế giới và Việt N a m
Thuế TTĐB được sử dụng phổ biến trên th ế giới với các tên gọi khác nhau: th u ế tiêu dùng đặc biệt ở Pháp, th u ế đặc biệt ỏ Thuỵ Điển, hay thuê' hàng hoá ỏ các nước Đông Nam Á. Ngoài ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnHọc viện tài chính 59
GIÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
nghĩa là một sắc th u ế thu vào các hàng hoá, dịch vụ "xa xỉ" thì thuế TTĐB còn là công cụ quan trọng để tạo nguồn thu m à không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh tế, là công cụ để bảo vệ môi trường và điều tiết thu nhập. Có hai nhóm hàng hoá được nhận thức như là các mục tiêu thích hợp cho việc thu th u ế TTĐB với lý do quá trình tiêu thụ chúng có tác hại đên môi trường. Các nhóm hàng hoá này đồng thời cũng là các hàng hoá kiểm soát được, đó là các sản phẩm thuốc lá, đồ uống có cồn, và các đầu vào của việc sử dụng xe máy bao gồm cả nhiên liệu lẫn bản thân xe máy. Thuê TTĐB âối với hàng hoá này nhằm mục đích giảm thiểu các ảnh hưởng đến môi trường của người sử dụng.
Luật thuế TTĐB ở Việt Nam được Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1990 thay thế thuế hàng hoá trước đây. Thuế TTĐB được áp dụng thông nhất đôi với các cơ sở sản xuất thuộc kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh (kể cả đôi vói các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Khi mới ban hành, đối tượng chịu th u ế TTĐB gồm 6 mặt hàng: thuốc lá điếu, rượu, bia, pháo, bài lá, vàng mã của các cơ sở sản xuất bán ra. Lần sửa đổi năm 1993 đã thu hẹp diện đánh thuế của th u ế TTĐB lại còn 4 m ặt hàng là: thuốc lá điếu, rượu, bia, và pháo các loại. Thuế TTĐB trong thời kỳ 1990 - 1995 không đánh vào những hàng hoá thuộc diện chịu th u ế nhập khẩu vì chúng được thiết kế ngầm định trong th u ế nhập khẩu. Chỉ sau lần sửa đổi năm 1995, thuê TTĐB mối đánh cả vào hàng nhập khẩu nhằm thực hiện sự công bằng giữa hàng sản xuất trong nưóc và hàng nhập khẩu. Luật th u ế TTĐB sửa đổi năm 1998 có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999 đã mở rộng diện chịu th u ế gồm 8 nhóm hàng hoá và 4 loại dịch vụ. Các hàng hoá chịu thuê gồm: thuốc lá điếu xì gà, rượu, bia, ô tô dưối 24 chỗ ngồi, xăng các loại, napta, chế phẩm tái hợp, và các chế phẩm khác để pha chế xăng, điểu hoà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 Học viện tòi chính
Chương 2: Thuế tiêu thụ đặc biệt
nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trỏ xuống, bài lá, vàng mã, hàng mã. Dịch vụ chịu th u ế TTĐB gồm: kinh doanh vũ trưòng, mát xa, karaôkê, kinh doanh vé đặt cược, đua ngựa, đua xe, kinh doanh gôn, bán thẻ hội viên, vé chơi gôn. Một đặc trưng hết sức quan trọng của th u ế TTĐB là mức thuế suất cao thể hiện rõ mục tiêu điểu tiết, hưóng dẫn tiêu dùng. Mức th u ế suất của Luật th u ế TTĐB ban hành năm 1990 nằm trong khung thuế suất từ 20% đến 70%. Biểu th u ế suất của Luật sửa đổi năm 1993, năm 1995 và 1998 được qui định chi tiết hơn theo phẩm cấp của từng loại hàng hoá chịu th u ế và trong khoảng từ 15% đến 100%.
2. Nội dung cơ bản của th u ế TTĐB ở V iệt Nam
Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về th u ế TTĐB bao gồm:
+ Luật th u ế TTĐB được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 10/5/1998.
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số’ điều của Luật th u ế TTĐB do Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004.
+ Nghị định 149/2003/NĐ-CP ngày 4/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TTĐB và Luật sửa đổi, bổ sung một sô" điêu của Luật thuê TTĐB.
+ Nghị định 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành thuế GTGT và th u ế TTĐB.
+ Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định 149.
+ Thông tư số 18/2005/TT-BTC ngày 8/3/2005 sửa đổi, bổ sung Thông tư 119/2003/TT-BTC.
Học viện tài chính 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
GIÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
+ Thông tư số 115/2005/TT-BTC ngày 16/12/2005 hưóng dẫn thi hành Nghị định 156/2005 sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành th u ế GTGT và thuê TTĐB.
2.1. Phạm vi áp dụ n g th u ế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
2.1.1. Đôĩ tượng chịu thuế
Đôi tượng chịu thuế TTĐB là các hàng hoá, dịch vụ sau đây:
- Hàng hoá chịu th u ế TTĐB gồm 8 m ặt hàng là: Thuốc lá điếu, xì gà; Rượu; Bia; Ô tô dưâi 24 chỗ ngồi; Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chê phẩm khác để pha chế xăng; Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; Bài lá; Vàng mã, hàng mã.
- Dịch vụ chịu th u ế TTĐB gồm 5 nhóm: Kinh doanh vũ trường, mát-xa (Massage), ka-ra-ô-kê (Karaoke); Kinh doanh ca-si nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot); Kinh doanh giải trí có đặt cược; Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; Kinh doanh xổ số.
2.1.2. Đôi tượng không chịu th u ế
Thuế TTĐB cũng có tính lãnh thổ giống như thuê GTGT, vì vậy, các hàng hoá, dịch vụ không tiêu dùng ở Việt Nam sẽ không thuộc diện chịu th u ế TTĐB. Theo qui định hiện hành, các trường hợp hàng hoá không thuộc diện chịu th u ế TTĐB bao gồm:
- Hàng hóa do các cơ sỏ sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả cho doanh nghiệp chế xuất.
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sỏ kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.
- Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 62 Học viện lài chinh
Chuang 2: Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trợ nhân đạo, viện trd không hoàn lại; quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các cơ quan nhà nưốc, tổ chức chính trị, tố chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghê' nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao do Chính phủ Việt Nam quy định phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; hàng hoá mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn th u ế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và ngưòi nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.
- Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam.
- Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu.
- Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm.
- Hàng hóa từ nưốc ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiẽp chế xuất.
- Hàng hoá nhập khẩu để bán tại các cửa hàng kinh doanh hàng miễn th u ế ở các cảng biển, sân bay quốc tế, bán cho các đối tượng được hưởng chế độ mua hàng miễn th u ế theo quy định của Chính phủ.
2.1.3. Đôĩ tượng nộp thuếTTĐ B
Đốỉ tượng nộp th u ế TTĐB là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sỏ) có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuê TTĐB.
Như vậy, khi xác định đối tượng nộp th u ế TTĐB phải có đầy đủ 2 điều kiện: đối tượng đó hoặc là người sản xuất hàng hoá, kinh doanh dịch vụ hoặc là người nhập khẩu hàng hoá nằm trong danh mục chịu th u ế TTĐB. sỏ dĩ th u ế TTĐB đánh cả vào hàng nhập
Học viện tòi chính 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
khẩu, một m ặt nhằm đảm bảo công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập, mặt khác để bảo hộ sàn xuất trong nước, phù hợp vối thông lệ quốc tế.
Cơ sở chỉ phải nộp thuê' TTĐB một lần ở khâu sản xuất (đối vối hàng sản xuất trong nước), khâu nhập khẩu (đôi với hàng nhập khẩu), hoặc ỏ khâu cung ứng dịch vụ (đốỉ vối dịch vụ chịu thuễ) mà không phải chịu thuế TTĐB ỏ những khâu tiếp theo của quá trình luân chuyển hàng hoá. Hàng hoá, dịch vụ đặc biệt vẫn phải chịu cả th u ế GTGT, vừa để đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT, vừa đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
2.2. Căn cứ tính th u ế
Căn cứ tính th u ế TTĐB là giá tính th u ế của hàng hóa, dịch vụ chịu th u ế TTĐB và th u ế suất th u ế TTĐB. Từ các căn cứ trên, thuếTTĐ B được xác định như sau:
T h u ế TTĐB _ G iá tín h T h u ế s u ấ t
p h ải n ộp - th u ế TTĐB x th u ế TTĐB
2.2.1. Giá tính thuê TTĐB
Về nguyên tắc, giá tính th u ế TTĐB được xác định trên cơ sở giá chưa có th u ế TTĐB. Qui định như vậy là để đảm bảo sự nhất quán về phương pháp tính th u ế giữa hàng sản xuất trong nưóc và hàng nhập khẩu. Cụ thể là:
- Đối với hàng sản xuất trong nước: Giá tính th u ế TTĐB là giá bán của cơ sỏ sản xuất chưa có th u ế TTĐB và chưa có th u ế giá trị gia tăng (GTGT), được xác định cụ thể như sau:
Giá tính th u ế _ Giá bán chưa có thuê' GTGT
TTĐB 1 + T huế su ất th u ế TTĐB
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 Học viện tài chính
Chưang 2: Thuế tiêu thụ dặc biệt
Trường hợp cơ sồ sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bán hàng qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sỏ phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính th u ế TTĐB là giá do các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc bán ra chưa có thuế GTGT. Cơ sỏ sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sỏ quy định, hưỏng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.
- Đôi vói bia hộp (bia lon) bán theo giá có cả vỏ hộp (vỏ lon) thì giá tính th u ế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính Giá bán chưa có th u ế GTGT - Giá trị vỏ lon th u ế TTĐB = ĩ + T huế suất th u ế TTĐB
Trong đó:
+ Giá trị vỏ hộp (vỏ lon) được xác định theo mức 3.800đ/lít bia hộp.
- Đối với hàng hoá chịu thuê TTĐB được tiêu thụ qua các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuê GTGT của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so vói giá bán bình quân do cơ sỏ thương mại bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sỏ sản xuất thấp hơn 10% so với giá cơ sỏ kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính th u ế TTĐB là giá do cơ quan th u ế ấn định theo quy định.
- Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính th u ế TTĐB đỗỉ vối hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB được xác định như sau:
G iá tín h th u ế
G iá tín h th u ê TTĐB = n h ập k h ẩ u + T h u ế n h ậ p k h ẩu
Trường hợp th u ế nhập khẩu được miễn hoặc giảm thì giá tính th u ế TTĐB tính theo số thuế sau khi được miễn hoặc giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnHọc viện tài chính 65
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
Đôì với bia hộp nhập khẩu, giá tính th u ế TTĐB được trừ giá trị vỏ hộp bia theo mức 3.800đ/lít bia hộp nhập khẩu.
Giá tính th u ế nhập khẩu của 1 lít bia hộp
Giá tính th u ế T huế nhập 3.800 nhập khẩu khẩu đồng
Sở dĩ giá tính thuế TTĐB bao gồm cả yếu tô' th u ế nhập khẩu nhằm tạo ra sự bình đẳng tương đôl vê' m ặt bằng giá cả giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu tại khâu đầu tiên khi hàng hoá bắt đầu đi vào lưu thông tại thị trường nội địa.
- Đối với hàng hóa gia công: giá tính th u ế TTĐB được xác định theo giá bán chưa có th u ế GTGT của cơ sở đưa gia công.
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp-, giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có th u ế TTĐB và chưa có th u ế GTGT của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp.
- Giá tính th u ế đối với dịch vụ chịu th u ế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có th u ế TTĐB và chưa có thuế GTGT, được xác định như sau:
G iá tín h th u ế _ G iá d ịch vụ c h ư a có th u ế G TGT
TTĐB 1 + T huế su ất th u ế TTĐB
- Giá tính thuê TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ chịu th u ế TTĐB dùng đ ể khuyến mại, trao đổi, tiêu dừng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuê TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thòi điểm phát sinh các hoạt động này.
Giá tính thuê TTĐB đối vói hàng hóa sản xuất trong nước dịch vụ chịu thuê TTĐB bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, dịch vụ (nếu có) mà cơ sở được hưởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 66 Học viện tài chinh
Chương 2: Thuế tiêu thụ đặc biệt
2.2.2. T huế suất th u ế TTĐB
Biểu th u ế TTĐB hiện hành có 11 mức thuế suất thuế TTĐB khác nhau từ 10% - 75% phân theo từng loại hàng hoá, dịch vụ, tuỳ thuộc vào mức độ cần điều tiết đôl vói hàng hoá, dịch vụ đó.
BIÉU THUÉ SUẤT THUÊ TTĐB
STT H àng hoá, dịch vụ Thuê suất (%) I H àng hoá
1 Thuốc lá điếu, xì gà
a) Xì gà 65 b) Thuốc lá điếu 65 2 Rượu
a) Rượu từ 40 độ trở lên 65 b) Rượu từ 20 độ đến dưối 40 độ 30 c) Rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả, rượu thuốc 20 3 Bia
a) Bia chai, bia hộp 75 b) Bia hơi, bia tươi 40 4 Ô tô
a) 0 tô từ 5 chỗ ngồi trỏ xuống 50 t>) Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi 30 c) Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi (Bao gồm cả
xe thiết kế vừa chở người vừa chỏ hàng và các
15
oại xe lam)
Học viện tài chính 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
GIÁO THÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
5 Xăng các loại, nap-ta (naptha), con-đen-sát (condensate), chê phẩm tái hợp (reformade
10
component) và các chế phẩm khác dùng để pha chế xăng
6 Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU
trở xuống 15
7 Bài lá 40
8 Vàng mã, hàng mã 70
II D ịch vụ
1 Kinh doanh vũ trường, m át xa, ka-ra-ô-kê 30
2 Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng
máy giắc-pót (jackpot) 25
3 Kinh doanh giải trí có đặt cược 25
4 Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé
chơi gôn 10
5 Kinh doanh sổ xố 15
Thuế suất thuế TTĐB không phân biệt hàng hóa nhập khẩu hay hàng hóa sản xuất trong nước.
2.3. Đ ăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán th u ế
2.3.1. Đăng ký thuê'
Việc đăng ký thuế TTĐB được quy định cụ thể như sau:
- Cơ sơ san xuât hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuê TTĐB, kê ca các đơn vị, chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sỏ phải đăng ký thuê với cơ quan thuê nơi sản xuất, kinh doanh theo hưống dẫn vê kê khai đăng ký thuê và đăng ký mã số đôi tượng nộp thuế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 68 Học viện tài chính
Chương 2: Thuế tiêu thụ đặc biệt
■ Các cơ sỏ sản xuất kinh doanh các m ặt hàng chịu thuê TTĐB phải thực hiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu hàng hoá và hoá đơn chứng từ với cơ quan thuế.
3.2.2. Kê khai th u ế
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải kê khai th u ế TTĐB theo các quy định sau đây:
- Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải kê khai thuê TTĐB khi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, trả hàng gia công, trao đổi, biếu, tặng, khuyên mại, tiêu dùng nội bộ.
Đổì với trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc, bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, cơ sở sản xuất chính phải kê khai nộp thuế TTĐB cho toàn bộ số hàng hóa này tại nơi cơ sỏ sản xuất đăng ký kê khai nộp thuế. Các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc khi gửi báo cáo về cơ sỏ sản xuất thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế nơi chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc bán hàng biết để theo dõi.
Đốỉ vói trường hợp cơ sỏ sản xuất bán hàng qua các chi nhánh, cơ sở trực thuộc ở khác địa phương (tỉnh, thành phố) thì kê khai căn cứ vào hóa đơn xuất hàng của cơ sở sản xuất và khi quyết toán thuế sẽ quyết toán theo doanh số thực tế do chi nhánh, cơ sỏ trực thuộc bán ra.
Đôi vói hàng hoá gia công, trường hợp nếu có chênh lệch về giá bán ra của cơ sỏ đưa gia công với giá bán làm căn cứ tính thuế TTĐB của cơ sỏ nhận gia công thì cơ sở đưa gia công phải kê khai nộp bổ sung phần chênh lệch về th u ế TTĐB của hàng đưa gia công theo giá thực tế mà cơ sở bán ra.
Học viện tài chinh 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
GIÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
- Cơ sở nhập khẩu hàng hóa phải kê khai và nộp tờ khai hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu vối cơ quan thu th u ế nhập khau.
Trường hợp nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhập khẩu ủy thác là đối tượng kê khai, nộp thuế TTĐB.
- Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuê TTĐB bằng nguyên liệu đã chịu thuê' TTĐB thì khi kê khai thuế TTĐB ở khâu sản xuất được khâu trừ sô' thuế TTĐB đã nộp đối vói nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp, số thuế TTĐB được khấu trừ đối vói nguyên liệu tô'i đa không quá số thuế TTĐB tương ứng vối số nguyên liệu dùng sản xuất ra hàng hóa đã tiêu thụ.
Việc khấu trừ tiền th u ế TTĐB được thực hiện cùng với việc kê khai nộp thuế, xác định th u ế phải nộp trong trường hợp này theo công thức sau:
Sô th u ế TTĐB Số th u ế TTĐB đ ã n ôp ở Số th u ê ~ , ế _ , ” V , ẳ. „ - ____ p h ái nộp cu a k h â u n g u y ê n liệu m u a vào TTĐB = ,
, h à n g x u ã t k h o tư ơ n g ứ n g với so h à n g p h ải nôp 7 , . , .7 , tiêu thụ trong kỳ xuãt kho tiêu thụ trong kỳ
- Cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa và kinh doanh nhiều loại dịch vụ chịu th u ế TTĐB có các mức th u ế suất khác nhau thì phải kê khai nộp th u ế TTĐB theo từng mức th u ế suất quy định đối vỏi từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ không xác định được theo từng mức th u ế su ất thì phải tính và nộp th u ế theo mức th u ế suất cao nh ất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
- Cơ sỏ kinh doanh xuất khẩu mua hàng để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nưóc thì trong thòi hạn 5 ngày kể từ khi bán hàng phải kê khai và nộp đủ th u ế TTĐB thay cho cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 70 Học viện tài chính
Chuang 2: Thuế /iêu thụ đặc biệt
sản xuất. Giá tính thuế TTĐB là giá giá thực tế bán ra của cơ sỏ kinh doanh xuất khẩu chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT.
3.2.3. Hóa đơn, chứng từ
Cơ sồ sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu th u ế TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyên hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Cơ sỏ sản xuất khi bán hàng, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa đơn. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành phô" với cơ sỏ sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sỏ được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động.
Đối vói hàng xuất cho chi nhánh, đại lý bán đúng giá quy định hưởng hoa hồng, giá bán ghi trên hóa đơn là giá bán do cơ sồ sản xuất quy định cho chi nhánh, đại lý bán ra.
2.3.4. Nộp th u ế
Thuế TTĐB được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
- Cơ sỏ sản xuất, gia công hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu th u ế TTĐB phải nộp th u ế TTĐB vào ngân sách nhà nước tại nơi sản xuất, gia công hàng hóa, kinh doanh dịch vụ.
- Cơ sở nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB phải nộp th u ế TTĐB theo từng lần nhập khẩu tại nơi kê khai nộp thuế nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thòi hạn nộp th u ế TTĐB đối vối hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và nộp th u ế nhập khẩu.
- T huế TTĐB nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam.
Học viện tài chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 71
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
2.3.5. Quyết toán thuếTTĐ B
Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu th u ế TTĐB phải quyết toán thuế TTĐB theo quy định sau:
- Cơ sỏ sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuê TTĐB phải thực hiện quyết toán thuê TTĐB hàng năm với cơ quan thuế.
Trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua chi nhánh, đơn vị trực thuộc ở khác địa phương vói nơi sản xuất, khi quyêt toán thuế căn cứ vào doanh thu bán hàng thực tê của các chi nhánh, cơ sỏ phụ thuộc bán ra.
Cơ sỏ có hàng hoá gia công và cơ sỏ nhận gia công đều phải quyết toán th u ế TTĐB vối cơ quan th u ế nơi sản xuất, kinh doanh.
- Trường hợp cơ sỏ sản xuất, kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi ngành nghề kinh doanh, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nưóc thì cơ sô phải quyết toán th u ế với cơ quan th u ế và gửi báo cáo quyết toán th u ế cho cơ quan th u ế trong thòi hạn 60 ngày, kể từ ngày có quyết định về các thay đổi nêu trên và phải nộp đầy đủ sô' th u ế còn thiếu vào ngân sách nhà nưốc trong thòi hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào sô' th u ế phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định.
- Cơ quan th u ế có quyền ấn định th u ế TTĐB phải nộp đối vói đối tượng nộp th u ế trong trưòng hợp sau:
+ Cơ sồ sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ.
+ Không kê khai hoặc quá thời gian quy định gửi tò khai, đã được thông báo nhắc nhỏ nhưng vẫn không thực hiện đúng, đã nộp
72 Học viện tài chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 2: Thuế tiổu thụ đặc biệt
tờ khai th u ế nhưng kê khai không đúng các căn cứ xác định sô th u ế TTĐB.
+ Từ chối xuất trình sổ kế toán, hóa đơn chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế TTĐB.
+ Kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký kê khai nộp th u ế mà bị kiểm tra, phát hiện.
+ Kê khai giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB không đúng giá thực tế bán hoặc thấp hơn 10% giá bán trên thị trường của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương. Cơ quan thuế quản lý đối tượng nộp thuế căn cứ giá bán trên thị trường để xác định căn cứ ấn định th u ế TTĐB.
2.4. M iễn, giảm , ho à n th u ế T T Đ B
2.4.1. Các trường hợp đượcgiảm thuế, miễn thuế
- Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ được xét giảm th u ế TTĐB. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở số bị lỗ do nguyên nhân bị thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi đã được bồi thường (nếu có) và không quá 30% sô' thuế phải nộp theo Luật định của năm bị thiệt hại.
Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngò bị thiệt hại nặng, không còn khả năng sản xuất kinh doanh và nộp th u ế thì được xét miễn th u ế TTĐB đôi với sô' thuế TTĐB còn phải nộp không có khả năng nộp.
Học viện tài chính 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
G IÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
2.4.2. Hoàn thuếTTĐ B
Cơ sỏ sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB được hoàn thuê TTĐB đã nộp trong một số trường hợp, hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền giải quyết hoàn thuê như sau:
- Đỗi vói hàng hóa nhập khẩu: hàng tạm nhập khẩu đã nộp th u ế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn lại số th u ế TTĐB đă nộp tương ứng với sô” hàng tái xuất khẩu; hàng nhập khẩu đã nộp thuê TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp th u ế TTĐB; hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu; hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; hàng nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam được phép nhập khẩu để làm đại lý giao, bán hàng cho nước ngoài.
- Cơ sỏ sản xuất, kinh doanh quyết toán th u ế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có sô' th u ế TTĐB nộp thừa.
- Cơ sỏ sản xuất, kinh doanh được hoàn th u ế TTĐB trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu hoàn trả lại thuế cho cơ sỏ.
2.5. T ổ chức q u ả n lý th u th u ế TTĐ B
Thuế TTĐB là sắc th u ế có sô' thu đáng kể trong tổng số’ thu về thuế. Đây là loại th u ế có th u ế suất cao nên thường có hiện tượng trôn thuế. Vì vậy, cần phải hết sức coi trọng công tác tổ chức quản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 Học viện tài chính
Chương 2: Thuế tiêu thụ dặc biệt
lý thu thuế. Trọng tâm quản lý thuế TTĐB bao gồm quản lý đôi tượng nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế và quản lý việc thực hiện chế độ miễn giảm.
2.5.1. Quản lý đối tượng nộp thuế
Để quản lý đôi tượng nộp thuế TTĐB cần phải nắm được tình hình đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế. Để nắm chắc tình hình đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế cần phải có liên hệ vói các cơ quan cấp đăng ký kinh doanh. Thông qua tổ chức kê khai đăng ký th u ế TTĐB, cơ quan thuế cần tổ chức điều tra thực tế đôi vâi tài liệu kê khai, qua đó đưa hết các cơ sở có thực tế kinh doanh vào diện nộp th u ế TTĐB, tiến hành phân loại cơ sỏ lón, vừa, nhỏ để có biện pháp quản lý thu th u ế thích hợp.
2.5.2. Quản lý căn cứ tính thuế
Trong việc quản lý căn cứ tính th u ế điều quan trọng là phải nắm vững được sô' lượng, trọng lượng tiêu thụ, giá bán hàng hoá. Qua quá trình quản lý, phải có biện pháp theo dõi, phân tích kiểm tra để nhằm chống th ất thu có hiệu quả. Cụ thể:
- Thông qua công suất sử dụng máy móc thiết bị lao động, tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu tính ra khả năng sản xuất tiêu thụ với thực tế, vối tài liệu kê khai trong từng thòi kỳ. Đồng thời, có sự so sánh với các tài liệu của các thời kỳ trước của cơ sỏ, vối tình hình sản xuất tiêu thụ của cơ sở khác có điều kiện sản xuất tương tự, phát hiện mâu thuẫn trong các tài liệu kê khai để điều tra xác minh thực tế.
- Cần phải nắm chắc khách hàng cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các hợp đồng kinh tế xem xét tình hình cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, về giá cả, về thanh toán, để có thêm tài liệu đánh giá khả năng và thực tế sản xuất kinh doanh của cơ sở.
Học viện tài chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 75
G IÁO THÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
- Thường kỳ hoặc đột xuất cơ quan th u ế cần tổ chức kiểm tra kho nguyên liệu, kho thành phẩm, đốỉ chiếu vói số liệu trên sô sách, trên các tài khoản có liên quan, xác định mức độ chính xác của sổ sách kế toán, phát hiện trường hợp kê khai nộp thuê không chính xác.
- Đốỉ vối hàng nhập khẩu, phải kiểm tra kiểm soát nhằm phát hiện các trường hợp nhập nhiều khai ít vỏi mục đích trốn thuế.
- Đốỉ vối kinh doanh dịch vụ, điều quan trọng là phải nắm chắc được doanh thu và các loại hình doanh thu. Có như vậy mới có thể áp dụng các loại th u ế suất và tính th u ế một cách chính xác được.
2.5.3. Quản lý việc thực hiện chế độ miễn, giảm
Việc thực hiện chế độ miễn giảm phải theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền được qui định trong Luật th u ế TTĐB.
Đe quản lý được việc thực hiện chế độ miễn giảm một cách đúng đắn, công bằng, trưóc hết đòi hỏi cán bộ th u ế phải nắm chắc các trường hợp và mức miễn giảm đã được qui định trong Luật thuế, đồng thòi cần thường xuyên kiểm tra việc thực thi thẩm
quyền miễn giảm theo luật định./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 Học viện tài chính
Chương 3: Thuế xuât khấu, nhập khẩu
Chương 3
THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHAU
1. Giới thiệu chung về th u ế xuất khẩu, nhập khẩu
1.1. K h á i niệm , đặc đ iểm của th u ế x u ấ t kh ẩ u , n h ậ p k h ẩ u
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là sắc th u ế đánh vào hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có nguồn gốic từ lâu đòi và được sử dụng rộng rãi trên thê giới xuất phát từ các lý do sau:
- T h u ế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ quan trọng của nhà nước đ ể kiểm soát hoạt động ngoại thương
Hoạt động ngoại thương có ý nghĩa quan trọng đốì với sự phát triển kinh tế nội địa. Nó mang lại cho đất nước nhiều nguồn lợi lốn về vốn, kỹ thuật, công nghệ, hàng hoá, góp phần giải quyết các vấn đề của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương mở rộng, nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những tác hại đốì vói kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội như: sự phụ thuộc về kinh tế, chính trị với nước ngoài; phong tục, tập quán, lối sông của quốc gia bị ảnh hưởng... Vì vậy, các quốc đều sử dụng thuế xuất khẩu, nhập khẩu như một công cụ quan trọng để kiểm soát hoạt động ngoại thương, quản lý các mặt hàng xuất, nhập khẩu; khuyến khích xuất, nhập khẩu những hàng hoá có lợi và hạn chế xuất nhập khẩu những hàng hoá có hại cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nưốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnHọc viện tài chính 77
GIÁO TRÌNH NGHIỆP v ụ THUẾ
■ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước
Hoạt động ngoại thương phát triển có thể gây ra những tác động tiêu cực đối vối sản xuất nội địa, đặc biệt đôi vói những nền kinh tê chậm phát triển chưa đủ sức cạnh tran h vối kinh tê nước ngoài. Vì vậy, ở các quốc gia kinh tế chậm phát triển, thuê xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những công cụ của nhà nước để bảo hộ sản xuất trong nước. Để khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, tăng cường khả năng trên thị trường quốc tế, các quốc gia thường không đánh th u ế xuất khẩu, hoặc thu vối th u ế suất rấ t thấp với mục tiêu quản lý là chủ yếu. Đôl vổi th u ế nhập khẩu, được các quốc gia sử dụng rất linh hoạt tuỳ theo tính chất, mục đích của hàng hoá nhập khẩu và phù hợp với trình độ kinh tê của từng nước trong từng thời kỳ.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nguồn thu của ngân sách nhà nước
ớ các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng trong khi sản xuất nội địa chưa đáp ứng được, bên cạnh đó, khả năng tài chính của nhà nước lại eo hẹp. Do đó đối với các nước đang phát triển, mục tiêu động viên sô' thu cho ngân sách nhà nước của thuế xuất khẩu, nhập khẩu đựơc coi trọng. Để đạt được mục tiêu này
các quốc gia thường mỏ rộng hoạt động ngoại thương, đánh thuế nhập khẩu vào hàng hoá tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được hoặc đánh th u ế xuất khẩu vào những hàng hoá mà trên th ế giới có nhu cầu tiêu dùng cao với các mức th u ế suất động viên hợp lý.
Là công cụ quan trọng của nhà nước trong chính sách ngoại thương, th u ế xuất khẩu, nhập khẩu có các đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, th u ế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuê' gián thu. Nhà nước sử dụng thuế xuất khẩu, nhập khẩu để điều chỉnh hoạt
78 Học viện tài chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chưang 3: Thuế xuâtkhổu, nhập khẩu
động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ cấu giá cả của hàng hoá xuất, nhập khẩu. Vì vậy, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một yếu tô' cấu thành trong giá của hàng hoá xuất, nhập khẩu. Người nộp th u ế là người thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá; ngưòi chịu th u ế là người tiêu dùng cuốỉ cùng. Việc tăng, giảm th u ế suất th u ế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá xuất, nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu và việc lựa chọn hàng hoá của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng hoá phải điều chỉnh sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp.
Thứ hai, th u ế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nưốc. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một công cụ quan trọng của nhà nưóc nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu. Việc đánh th u ế xuất khẩu, nhập khẩu thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hoá xuất, nhập khẩu. Giá trị của hàng hoá được xác định làm căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là giá trị cuôì cùng của hàng hoá tại cửa khẩu xuất (đốì vói th u ế xuất khẩu) và giá trị của hàng hoá tại cửa tại cửa khẩu nhập đầu tiên (đối với th u ế nhập khẩu). Giá trị tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải phản ánh khách quan, trung thực giá trị giao dịch thực tế của hàng hoá xuất, nhập khẩu.
Thứ ba, th u ế xuất khẩu, nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tô' quốc tế như: sự biến động kinh tế th ế giới, xu hướng thương mại quốc tế... Thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh vào hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia. Sự biến động của kinh tế th ế giới, xu hướng thương mại quốc tế trong từng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vnHọc viện tài chính 79
GIÁO TRÌNH NGHIỆP vụ THUẾ
thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới hàng hoá xuất, nhập khẩu của các quốc gia, nhất là trong xu th ế tự do hoá thương mại, mỏ cửa và hội nhập kinh tế như hiện nay. Từ đó, các yếu tô' quốc tế sẽ ảnh hưỏng trực tiếp tới chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu từng quốc gia. Để đạt được những mục tiêu đặt ra, đòi hỏi chính sách thuê xuất khẩu, nhập khẩu phải có tính linh hoạt cao, có sự thay đổi phù hợp tuỳ theo sự biến động của kinh tế thê giới và thương mại quốc tế, ngoài ra chính sách th u ế xuất khẩu, nhập khẩu còn phải đảm bảo phù hợp với hiệp định, cam kết quốc tế m à mỗi quốc gia ký kết, tham gia.
1.2. N guyên tắc th iế t lập th u ế x u ấ t k h ẩ u , n h ậ p k h ẩ u
Khi thiết lập chính sách th u ế xuất khẩu, nhập khẩu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hoá thực sự xuất khẩu, nhập khẩu
Là công cụ quản lý của nhà nước đối vối hoạt động ngoại thương, nhưng cũng phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá trong quan hệ thương mại quốc tế theo khuôn khô qui định của pháp luật, thuê xuất khẩu, nhập khẩu chỉ điều chỉnh vào hàng hoá thực sự xuất khẩu, nhập khẩu. H àng hoá xuất khẩu thực sự là hàng hoá được sản xuất trong nước và tiêu dùng ỏ nưốc ngoài. Hàng hoá nhập khẩu thực sự là hàng hoá được sản xuất ở nước ngoài và tiêu dùng ỏ thị trường nội địa. Vì vậy các nước thường không đánh th u ế xuất khẩu, nhập khẩu vào hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới quốc gia; hàng hoá đưa từ nước ngoài vào khu chế xuất, từ khu chế xuất ra nưóc ngoài; hàng hoá từ nưốc ngoài vào kho bảo thuế; hoặc qui định các trường hợp miễn thuế, hoàn th u ế xuất khẩu, nhập khẩu cho hàng hoá không thực sự xuất khẩu hoặc nhập khẩu như hàng tạm nhập- tái xuất, hàng tạm xuất- tái nhập...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 Học viện lài chính
Chương 3: Thuế xuổt khẩu, nhập khẩu
- Phải phân biệt theo khu vực thị trường, và các cam kết song phương, đa phương.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa các quốc gia. Để tạo thuận lợi cho việc di chuyển hàng hoá trong quan hệ thương mại quốc tế, các nưốc có thể đặt ra các quy tắc nhất định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và việc đánh thuế vào những hàng hoá này. Đặc biệt, trong điểu kiện tự do hoá thương mại như hiện nay, các quốc gia cùng chung lợi ích có thể ký kết vói nhau các hiệp định song phương hoặc đa phương thực hiện ưu đãi đốỉ với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Các quốc gia khi tham gia ký kết hiệp định phải từ bỏ tính chủ quyền trong đánh thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà phải tuân thủ các hiệp định thuế đã được ký kết. Vì vậy, các quốc gia khi thiết lập chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo sự phù hợp giữa chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu với các thông lệ thương mại và cam kết quốc tế mà mỗi quốc gia đã ký kết, tham gia. Theo đó, với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ khu vực thị trường phổ thông (không có cam kết) thì áp dụng mức thuế suất phổ thông; đôi với khu vực thị trường có cam kết đốỉ xử tối huệ quốc thì áp dụng thuế suất ưu đãi; đối với thị trường có cam kết ưu đãi đặc biệt thì áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
- Phải căn cứ vào lợi thế so sánh thương mại và yêu cầu bảo hộ của từng loại hàng hoá và khu vực thị trường để thiết lập biểu th u ế phù hợp.
Một trong những mục tiêu khi xây dựng chính sách th u ế xuất khẩu, nhập khẩu mà các quốc gia hưóng tối là bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia mà mục tiêu trên có thể nhấn m ạnh hoặc giảm bớt. Căn cứ vào lợi th ế so sánh thương mại của các m ặt hàng sản xuất trong nước, chính sách th u ế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ xây
Học viện tài chính 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn