🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam
Ebooks
Nhóm Zalo
GIÁO TRÌNH
LUẢI HIẾN PHÁP VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN CÕNG AN NHÂN DÂN
GIẢO TRÌNH
LUẬT HIÉN PHÁP VỆT NAM
41 -2017/CXBIPH/101 -01/C AND
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Giáo trình
LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
(Tái bản lần thứ 21 có sửa đồi, bỗ sung)
TRƯƠNG CAO ĐANG CÒNG ĐONG
LAO CAI
THƯ VIỆN
J
NHÀ XUÁT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN HÀ NỘI - 2017
Chủ biên
GS.TS. THÁI VĨNH THÁNG
PGS.TS. VŨ HÔNG ANH
Tập thể tác giả
PGS.TS. VŨ HÔNG ANH Chương I
GV. PHẠM ĐỨC BẢO Chương IX, XI, XIV GS.TS. NGUYỄN ĐẢNG DUNG Chương X
PGS.TS. BÙI XUÂN ĐỨC Chương XII ThS. NGUYỄN THỊ HOA Chương XV ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Chương XVII GS.TS. LÊ MINH TÂM Chương IV
ThS. NGUYỄN VĂN THÁI Chương XVI GVC. LƯU TRƯNG THÀNH Chương VI
GS.TS. THÁI VĨNH THẮNG Chương n, III, V, v n i, vn (mục n i - 3, 4)
TS. LÊ HỮU THÊ Chương VII (mục I, II, III -1,2)
ThS. PHẠM THỊ TÌNH Chương XIII 4
LỜI GIỚI THIỆU
Luật hiến pháp (còn gọi là luật nhà nước) là ngành luật chủ đạo trong hệ thong pháp luật Việt Nam, điều chinh những quan hệ cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội, địa vị pháp lí cùa con người và công dân và đặc biệt là trong tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam. Trong khoa học pháp lí, Luật hiến pháp là bộ môn khoa học quan trọng.
Đe phục vụ công tác giảng dạy và học tập theo chương trình đào tạo cử nhân luật, nám 199ỉ Trường Đại học Luật Hà Nội đã xuất bàn Giáo trình luật nhà nước Việt Nam. Từ đó đến nay cùng với những thành tựu quan trọng mà Nhà nước và nhân dân ta đã thu được trong quá trình thực hiện đường loi đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng, lĩnh vực luật, đặc biệt là Luật hiến pháp cũng đã có những thay đoi đáng kế.
Việc ban hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam năm 2013 đã đặt ra yêu cầu phải có giáo trình mới, phản ánh những tư duy mới, những chù trương chính sách mới dưực thẻ chế hoâ trong Hiến pháp năm 2013 cũng như trong các
văn bản pháp luật khác có liên quan đến Luật hiến pháp. Với sự co gắng của tập thế giảng viên trong và ngoài Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam biên soạn lần này đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu cùa Trường trong tình hình mới.
5
Trường Đại học Luật Hà Nội trân trọng giới thiệu và mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình cùa bạn đọc đế tiếp tục chình lí làm cho giáo trình được hoàn thiện hơn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
6
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐÈ c ơ BẢN VÈ LUẬT HIẾN PHÁP
Trong khoa học pháp lí Việt Nam, thuật ngữ “luật hiến pháp” được hiểu theo ba giác độ khác nhau:
1. Luật hiến pháp là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
2. Luật hiến pháp là một khoa học pháp lí chuyên ngành; 3. Luật hiến pháp là một môn học trong chương trình đào tạo luật theo các cấp độ khác nhau.
Dưới đây sẽ xem xét cụ thể từng khía cạnh của thuật ngữ này.
I. LUẬT HIẾN PHÁP LÀ MỘT NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cơ sờ quan trọng của việc hình thành một ngành luật là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Cũng như các ngành luật khác, đối tượng điều chinh của ngành luật hiến pháp Việt Nam là những quan hệ xã hội, tức là những quan hệ phát sinh trong hoạt động của con người. Ngành luật hiến pháp tác động đến những quan hệ xã hội đó nhàm thiết lập một trật tự xã hội nhất định, phù hợp với ý chí nhà nước. Mồi ngành luật có một phạm vi đổi tượng điều chỉnh riêng. Phạm vi đối tượng điều chinh của ngành luật hiến pháp là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá-xã hội,
7
quổc phòng-an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản cùa công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam.
Như vậy, luật hiển pháp có phạm vi đối tượng điều chinh rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sổng xã hội và Nhà nước. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nhà nước và xã hội. Ngược lại, luật hiến pháp chi điều chinh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất mà những quan hệ đó tạo thành nền tảng của chế độ nhà nước và xã hội, có liên quan tới việc thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là những quan hệ giữa công dân, xã hội với Nhà nước và là quan hệ co bản xác định chế độ nhà nước. Ví dụ:
- Trong lĩnh vực chính trị, luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bàn sau: các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định nguồn gốc của quyền lực nhà nước, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước; các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội, chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam... Những quan hệ xã hội này là cơ sở để xác định chế độ chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Trong lĩnh vực kinh tế, luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội sau: các quan hệ xã hội xác định các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế;
- Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và Nhà nước, luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới việc xác định địa vị pháp lí cơ bản của công dân như: quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
8
- Trong lĩnh vực tố chức và hoạt động cùa bộ máy nhà nước, luật hiến pháp điều chinh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các nguyên tẳc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
2. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp Để phân biệt ngành luật này vói ngành luật khác không những cần phải căn cứ vào phạm vi đối tượng điều chinh mà còn phải dựa theo phương pháp điều chinh. Phương pháp điều chỉnh cùa một ngành luật là toàn bộ những phương thức, cách thức tác động pháp lí lên những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chinh cùa ngành luật đó. Ngành luật hiến pháp sử dụng các phương pháp sau: a. Phương pháp cho phép
Phương pháp này thường được sử dụng để điều chinh các quan hệ xã hội liên quan đến thẩm quyền cùa các cơ quan nhà nước, quyền hạn của những người có chức trách trong bộ máy nhà nước. Nội dung của phương pháp này là quy phạm luật hiến pháp trao cho chù thể luật hiến pháp quyền thực hiện những hành vi nhất định. Ví dụ, khoản 1 Điều 80 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đại biếu Quốc hội có quyền chất vấn Chù tịch nước, Chủ tịch Quốc
hội, Thù tướng Chính phù, Bộ trưởng và các thành viên khác cùa Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân toi cao, Viện trưởng viện kiếm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước". Quy phạm này trao cho đại biểu Quốc hội thực hiện quyền chất vấn những người đứng đầu các cơ quan nhà nước nói trên.
b. Phương pháp bắt buộc
Phương pháp này thường được sử dụng để điều chinh các quan hệ xã hội liên quan tới nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan nhà nước. Nội dung của phương pháp này là quy phạm luật hiến pháp buộc chủ thể luật hiến pháp phải thực hiện hành vi nhất định nào đó. Ví dụ: Điều 47 Hiến pháp
9
năm 2013 quy định: 11 Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định". Quy phạm luật hiến pháp này buộc mọi người phải thực hiện hành vi nộp thuế; khoản 2 Điều 80 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kì họp
hoặc tại phiên họp cùa Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kì họp Quốc hội...". Quy phạm luật hiến pháp này buộc những người đứng đầu các cơ quan nhà nước bị đại biểu Quốc hội chất vấn phải thực hiện hành vi trả lời trước Quốc hội tại kì họp hoặc tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kì họp Quốc hội.
c. Phương pháp cấm
Phương pháp này được sử dụng để điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc cùa công dân. Theo phương pháp cấm, quy phạm luật hiến pháp nghiêm cấm chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp thực hiện những hành vi nhất định. Ví dụ: Khoản 3 Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Quy phạm này cấm các chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp không được thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đồng thời cũng cấm công dân lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện hành vi trái với pháp luật và chính sách của Nhà nước.
d) Ngoài ba phương pháp nói trên, luật hiến pháp còn sử dụng phương pháp xác lập những nguyên tắc chung mang tính định hướng cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật hiến pháp. Ví dụ: Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: ill) Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 2) Nước cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chù ;tất cả quyền lực nhà nước thuộc vé nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
10
thức. 3) Quyển lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp và kiếm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Những quy định trên đây có ý nghĩa là tư tưởng chi đạo cho tất cả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước, vì vậy đó là quy định xác lập những nguyên tắc chung.
3. Định nghĩa ngành luật hiến pháp
Căn cứ vào đối tượng điều chinh và phương pháp điều chinh, có thể đưa ra định nghĩa chung về ngành luật hiến pháp như sau: Ngành luật hiến pháp là hệ thong các quy phạm pháp luật điểu chinh nhũng quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh, đoi ngoại, quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân, to chức và hoạt động cùa bộ máy nhà nước. 4. Hệ thống ngành luật hiến pháp
Cũng giống như bất cứ hệ thống nào, hệ thống ngành luật hiến pháp bao gồm các yếu tố cấu thành, các nguyên tắc tổ chức cùa hệ thống và những quan hệ giữa các yếu tố đó. Thành phần cơ bản của hệ thống ngành luật hiến pháp gồm các nguyên tắc, các chế định và các quy phạm luật hiến pháp.
a. Các nguyên tắc
Các nguyên tắc là nhân tổ cơ bản được thể hiện trong nội dung của ngành luật hiến pháp. Dựa trên các nguyên tắc này mà luật hiến pháp được xây dựng thành một hệ thóng quy phạm pháp luật hoàn chỉnh đồng thòi thông qua hệ thống quy phạm đó việc điều chinh các quan hệ pháp luật hiến pháp được thực hiện. Chính những nguyên tắc tạo thành nòng cốt của hệ thống ngành luật hiến pháp và làm cho hệ thống này có xu hướng thống nhất. Luật hiến pháp có hai loại nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc chung và nguyên tắc cụ thể.
11
- Nguyên tắc chung là nguyên tắc xuyên suốt chi phối toàn bộ nội dung của hệ thống ngành luật hiến pháp. Nguyên tắc chung không điều chinh trực tiếp các quan hệ xã hội mà tạo cơ sở xây dựng hệ thống ngành luật hiến pháp thành hệ thống thống nhất. Luật hiến pháp có các nguyên tắc chung sau: Nguyên tắc chủ quyền quốc gia (Điều 1 Hiến pháp năm 2013); nguyên tắc quyền lục nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2 Hiến pháp năm 2013); nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân công, phổi hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Điều 2 Hiến pháp năm 2013); nguyên tắc nhân dân thực hiện quyền lực bàng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện nhân dân thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước (Điều 6 Hiến pháp năm 2013); nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội (Điều 4 Hiến pháp năm 2013); nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển (khoản 2 Điều 5 Hiến pháp năm 2013); nguyên tắc tập trung dân chủ (khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013) V .V .. Những nguyên tắc này không diễn đạt những quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể luật hiến pháp, tuy nhiên chúng đóng vai trò quan trọng đổi với sự hình thành và phát triển các quy phạm luật hiến pháp. Ngoài ra, chúng còn là cơ sở để giải thích và áp dụng quy phạm luật hiến pháp.
- Nguyên tắc cụ thể là nguyên tắc chỉ áp dụng cho một chế định cụ thể trong luật hiến pháp. Chúng thường được sử dụng để xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp. Luật hiến pháp có các nguyên tẳc cụ thể sau: Nguyên tắc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân (khoản 2 Điều 7 Hiến pháp năm 2013); nguyên tắc quyền bất khả xâm phạm thân thể của con người (khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013); nguyên tắc trách nhiệm của Chủ tịch nước trước Quốc hội (Điều 87 Hiến pháp năm 2013); nguyên tắc trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội (đoạn 2 Điều 94) V .V ..
12
b. Các chế định
Mỗi chế định cùa ngành luật hiến pháp là hệ thống những quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội có cùng tính chất, liên quan mật thiết với nhau. Luật hiến pháp có các chế định sau:
- Chế định về chế độ chính trị là hệ thống những quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định bản chất nhà nước, nguồn gốc cùa quyền lực nhà nước, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước, vai trò của Nhà nước đối với xã hội, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức là thành viên của Mặt trận đối với Nhà nước và xã hội;
- Chế định vé chính sách kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường là hệ thống những quy phạm luật hiến pháp điều chinh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định mục đích chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường của Nhà nước;
- Chế định về chính sách quốc phòng, an ninh quốc gia là hệ thống những quy phạm luật hiến pháp điều chinh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định mục đích, chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia của Nhà nước, nhiệm vụ của lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân, chính sách cùa Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển quân đội nhân dân và công an nhân dân;
- Chế định về địa vị pháp lí cơ bản của con người và công dân là hệ thống những quy phạm luật hiển pháp điều chinh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các quyền con người và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân;
- Chế định về chế độ bầu cử là hệ thống những quy phạm luật hiến pháp điều chinh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác
13
định các nguyên tắc bầu cử, trình tự tiến hành một cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân;
- Chế định về Quốc hội là hệ thống những quy phạm luật hiến pháp điều chinh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội;
- Chế định về Chủ tịch nước là hệ thống những quy phạm luật hiến pháp điều chinh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước;
- Chế định vé Chính phủ là hệ thống những quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ;
- Chế định về chính quyền địa phương là hệ thống những quy phạm luật hiến pháp điều chinh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp;
- Chế định về toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân là hệ thống những quy phạm luật hiến pháp điều chinh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân.
Mỗi chế định có thể là tập hợp của các chế định nhỏ hơn. Ví dụ: ché định địa vị pháp lí cơ bản của công dân là tập hợp của chc định quốc tịch và chế định quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế định về hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân là tập hợp của chế định về hội đồng nhân dân và chế định về uỷ ban nhân dân; chế định về toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân là tập hợp của chế định về Toà án nhân dân và chế định về viện kiểm sát nhân dân.
14
c. Quy phạm luật hiến pháp
Cũng như những quy phạm pháp luật khác, quy phạm luật hiến pháp là những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Những quan hệ xã hội này được điều chinh thông qua việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể và được bảo đảm bàng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Bên cạnh đặc điểm chung nói trên, quy phạm luật hiển pháp còn có những đặc điểm khác với quy phạm của các ngành luật khác. Đó là các đặc điểm sau:
- Toàn bộ quy định của hiển pháp là quy phạm luật hiến pháp, ngoài ra quy phạm luật hiến pháp còn nằm trong các văn bản pháp luật khác như luật, pháp lệnh và một số văn bản pháp quy là nguồn của luật hiến pháp;
- Quy phạm luật hiến pháp điều chinh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng trong nhiều lĩnh vực;
- Quy phạm luật hiến pháp xác lập các nguyên tắc pháp lí cho việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, vì vậy, nhiều quy phạm luật hiển pháp mang tính chất chung, không xác định quyền hay nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp. Ví dụ:
Điều 1 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh tho, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biến và vùng trời”; đoạn 1 Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là r ơ quan đại biếu cao nhất cùa nhân dân, cơ quan quyến lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam..."',
- Các quy phạm luật hiến pháp thường không đầy đủ 3 bộ phận. Đa số quy phạm luật hiến pháp thường không có bộ phận chế tài mà chỉ có phần giả định và quy định. Ví dụ: “Việc bầu cừ đại biếu Quốc hội và đại biếu Hội đồng nhân dân tiến hành theo
nguyên tấc phổ thông bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” (khoản 15
1 Điều 7 Hiến pháp năm 2013); “Mọi người đểu bình đẳng trước pháp luật" (khoảnl Điều 16 Hiến pháp năm 2013). Tuy nhiên có những quy phạm luật hiển pháp lại có bộ phận giả định và chế tài mà không có bộ phận quy định. Ví dụ: “Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” (khoản 2 Điều 7 Hiến pháp năm 2013).
Sở dĩ quy phạm luật hiến pháp không có đầy đủ 3 bộ phận là vì đối tượng điều chinh đặc thù của luật hiến pháp - những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng. Do vậy, nhiều quy phạm luật hiến pháp chi là những quy định chung mang tính nguyên tắc chứ không điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể. Ngoài ra, nhiều quy phạm luật hiến pháp còn là cơ sở để xác lập tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, do vậy những quy phạm này thường không có bộ phận chế tài.
Hệ thống quy phạm luật hiến pháp rất đa dạng. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, có thể chia quy phạm luật hiến pháp thành các loại sau đây:
a) Theo phương thức tác động lên chủ thể, quy phạm luật hiến pháp được chia thành:
- Quy phạm trao quyền, ví dụ: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” (khoản 1 Điều 35 Hiến pháp năm 2013);
- Quy phạm bắt buộc, ví dụ: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định’’ (Điều 47 Hiến pháp năm 2013);
- Quy phạm cấm, ví dụ: “Không được bắt, giam,giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội”. (Điều 81 Hiến pháp năm 2013).
16
b) Theo hướng tác động, quy phạm luật hiến pháp được chia thành quy phạm điều chỉnh và quy phạm bảo vệ. Đa số quy phạm luật hiến pháp là quy phạm điều chỉnh; quy phạm bảo vệ thường là quy phạm cấm. Ví dụ: “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu
nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyển khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác" (khoản3 Điều 30 Hiến pháp năm 2013). c) Căn cứ vào tính chất, quy phạm luật hiến pháp còn được chia thành:
- Quy phạm vật chất, ví dụ: “Công dần có quyền có nơi ở hợp pháp" (khoản 1 Điều 22 Hiến pháp năm 2013);
- Quy phạm thủ tục, ví dự. “Quốc hội họp mỗi năm hai kì. Trường hợp Chủ tịch nước, Uỳ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phù hoặc ít nhất một phần ba tống số đại biếu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu
tập kì họp Quốc h ộ r (khoản 2 Điều 83 Hiến pháp năm 2013). 5. Quan hệ pháp luật hiến pháp
Quan hệ pháp luật hiến pháp là một loại quan hệ xã hội được điều chinh bởi quy phạm luật hiến pháp. Nội dung của quan hệ này là hoạt động (hành vi) của các chù thể quan hệ pháp luật hiến pháp mà những hoạt động đó chịu ảnh hưởng và nẳm dưới sự hướng dẫn của Nhà nước. Nhà nước tác động đến chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp bằng cách xác định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể đó đồng thời bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp, bao gồm cả biện pháp cưỡng chế.
a) Chù thế quan hệ pháp luật hiến pháp được chia thành 2 nhóm lớn:
- Nhóm thứ nhất gồm nhân dân Việt Nam, các dân tộc, mọi người (công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không quốc tịch), cử tri, tập thể cử tri, đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, những người giữ trọng trách trong cơ quan nhà nước.
17
+ Nhân dân bao gồm các giai tầng trong xã hội mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhân dân tham gia quan hệ pháp luật hiến pháp với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước. Ví dụ: Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cà quyển lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
+ Các dân tộc cũng là một trong những chủ thể quan trọng của luật hiến pháp. Ví dụ: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”; “các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình” (các khoản 2, 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013);
+ Cử tri đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập cơ quan đại diện nhân dân (Quốc hội, hội đồng nhân dân). Ngoài ra, cử tri còn tham gia vào các quan hệ pháp luật hiến pháp khác như bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. Ví dự'. “Đại
biếu Quốc hội bị cử trí hoặc Quốc hội bãi nhiệm, đại biểu hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân" (khoản 2 Điều 7 Hiến pháp năm 2013);
+ Công dân Việt Nam là chủ thể tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật hiến pháp. Đặc biệt trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, thể hiện thông qua quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (xem Chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản cùa công dân);
+ Đại biếu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, những người giữ trọng trách trong cơ quan nhà nước là những cá nhân có năng lực pháp lí đặc biệt. Những người này tham gia vào nhiều quan hệ
18
pháp luật hiến pháp. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hiến pháp họ được trao cho những quyền hạn nhất định phù hợp với nhiệm vụ và phạm vi hoạt động. Ví dụ: Đại biếu Quốc hội có quyển trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội'' (khoản 2 Điều 84 Hiến pháp năm 2013); "Chù tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt cho nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vể
đối nội và đối ngoại” (Điều 86 Hiến pháp năm 2013); + Mọi người (mọi cá nhân) là chủ thể cùa tất cả các quyền con người được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Ví dụ: “Mọi người có quyền hường thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống vân hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá” (Điều 41 Hiến pháp năm 2013).
- Nhóm thứ hai gồm: Nhà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam, các cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội.
+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức chính trị đặc biệt của xã hội. Với tư cách là chủ thể đặc biệt, Nhà nước tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật hiến pháp. Trong những quan hệ đó, Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nhà nước không những là người xác định mối quan hệ giữa các chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp mà còn là người bảo đảm cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó;
+ Các cơ quan nhà nước như Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân tham gia vào phần lớn các quan hệ pháp luật hiến pháp.
Các cơ quan nhà nuớc với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp được trao cho những thẩm quyền nhất định. Khi tham gia quan hệ pháp luật hiến pháp các cơ quan nhà nước có thể là
19
chù thể trực thuộc (quan hệ giữa Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, giữa Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp), chủ thể quyền lực (quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong hoạt động giám sát của Quốc hội);
+ Các tổ chức chính trị-xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh tham gia vào các quan hệ pháp luật hiến pháp liên quan đến việc thành lập cơ quan dân cử, giám sát hoạt động cùa các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước.
b) Khách thể quan hệ pháp luật hiến pháp là những giá trị (vật chất, tinh thần), những vấn đề mà chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp tác động đến nhằm đạt được mục đích của mình. Khách thể quan hệ pháp luật hiến pháp có thể là những giá trị vật chất như đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng tròi, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí (Điều 53 Hiến pháp năm 2013); những giá trị tinh thần như các quyền tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân (các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25 Hiến pháp năm 2013...); lãnh thổ quốc gia, địa giới giữa các địa phương (khoản 9 Điều 70, khoản 4 Điều 96, Điều 110 Hiến pháp năm 2013); hành vi cùa cá nhân, tổ chức hoặc của cơ quan, các nhà chức trách nhà nước.
Quan hệ pháp luật hiến pháp có một số chủ thể đặc biệt. Những chủ thể này chỉ tham gia quan hệ pháp luật hiến pháp mà không tham gia quan hệ pháp luật của các ngành luật khác. Ví dụ: nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước, cử tri, đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, các tổ chức phụ trách bầu cử V .V ..
Phần lớn quy phạm pháp luật hiến pháp không cá thể hoá chủ 20
thể quan hệ pháp luật hiến pháp, tức là chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật hiến pháp không phải là một, hai hoặc ba chù thể mà thường là một nhóm chù thể hay toàn bộ chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp. Ví dụ\ quy phạm của Điều 33 Hiến pháp năm 2013 cho phép mọi người có quyền tự do kinh doanh. Trong quan hệ pháp luật hiến pháp phát sinh trên cơ sở quy phạm này, quyền tự do kinh doanh của mọi người gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ cùa toàn bộ các chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp khác không được cản trờ quyền tự do kinh doanh đó của cá nhân. Điều 47 Hiển pháp năm 2013 quy định mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. Trong quan hệ pháp luật hiến pháp này, nghĩa vụ của mọi người kèm theo quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc mọi người phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
Tuy nhiên, cũng có quy phạm pháp luật hiến pháp cá thể hoá chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp. Ví dụ: theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Hiến pháp năm 2013, “trong thời gian Quốc hội không họp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chù tịch nước’’. Trong quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sờ quy phạm này, chù thể quan hệ pháp luật hiến pháp đã được cá thể hoá. Đó là quan hệ giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Sự hiện diện của những quan hệ pháp luật chung là một trong những đặc điểm cơ bản của toàn bộ quan hệ xã hội nằm dưới sự điều chinh cùa quy phạm luật hiến pháp. Đặc điểm này giúp chúng ta lí giải được vai trò chủ đạo của ngành luật hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
6. Sự điều chỉnh của ngành luật hiến pháp
Sự điều chinh của ngành luật hiến pháp là sự tác động có tổ chức, có mục đích của các quy phạm pháp luật hiến pháp lên
21
những quan hệ xã hội nhàm điều chỉnh, bảo vệ và duy trì sự phát triển cùa những quan hệ xã hội đó.
Sự điều chỉnh cùa ngành luật hiến pháp được thực hiện thông qua hệ thống những phương tiện pháp luật như quy phạm luật hiển pháp, quan hệ pháp luật hiến pháp và thông qua các phương pháp điều chinh.
Một trong những phương pháp cơ bản mà ngành luật hiến pháp sử dụng để tác động lên những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chinh của mình là thiết lập năng lực pháp lí cho chù thể, xác định quy chế pháp lí đồng thời bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể thông qua quan hệ pháp luật hiến pháp.
Đối với thể nhân (cá nhân, công dân, cử tri...), luật hiến pháp thiết lập năng lực pháp lí và năng lực hành vi, tức là quy phạm luật hiến pháp quy định quyền tự do, nghĩa vụ chung mà không phụ thuộc vào khả năng, vị trí xã hội của từng chủ thể.
Năng lực pháp lí của các cơ quan nhà nước bao hàm chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Mỗi cơ quan nhà nước có chức năng, quyền hạn riêng phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của chúng.
Năng lực pháp lí của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội - chính trị và của các chủ thể khác bao hàm quyền và trách nhiệm. 7. Nguồn của ngành luật hiến pháp
Nguồn của một ngành luật nói chung là hình thức thể hiện quy phạm pháp luật của ngành luật đó. Ở nước ta, hình thức thể hiện quy phạm pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Vì vậy, nguồn của ngành luật hiến pháp là những văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy phạm pháp luật hiến pháp.
Theo thẩm quyền ban hành, các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật hiến pháp được chia thành:
22
a. Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành Hiến pháp là luật cơ bản cùa Nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất, là nguồn cơ bản cùa ngành luật hiến pháp. Nguồn của ngành luật hiến pháp còn là một số luật do Quốc hội ban hành như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật quốc tịch, Luật Mặt trận Tổ quốc V .V .; một sổ nghị quyết của Quốc hội như: Nghị quyết về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh, Nghị quyết về Nội quy kì họp Quốc hội, Nghị quyết về Quy chế hoạt động cùa đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội.
b. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỳ ban thường vụ Quốc hội Một số pháp lệnh, nghị quyết do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành liên quan đến hoạt động của công dân, các cơ quan nhà nước cũng là nguồn của ngành luật hiến pháp. Ví dụ: Pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân ở mồi cấp (ngày 25/7/1996), Nghị quyết về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước (ngày 30/7/1998).
c. Một số văn bản do Chính phù, Thù tướng Chính phù ban hành Ví dụ: Nghị định sổ 11/1998/NĐ-CP ngày 24/01/1998 về Quy chế làm việc của Chính phủ; các nghị định cùa Chính phù quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ; các quyết định của Thù tướng Chính pliù về chức năng, nhiệm vụ, quyèn hạn và tổ chức bộ máy cùa các cơ quan thuộc Chính phủ.
d. Một số nghị quyết do hội đòng nhân dân ban hành Ví dụ: Nghị quyết thông qua nội quy kì họp của hội đồng nhân dân. 8. Vị trí của ngành luật hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngành luật hiến pháp giữ 23
vị trí chủ đạo. Vị trí chủ đạo của ngành luật hiến pháp được xác định bởi chính đối tượng đặc biệt nằm dưới sự tác động của quy phạm luật hiến pháp. Vì đối tượng điều chỉnh cùa ngành luật hiến pháp là những quan hệ xã hội cơ bản tạo thành cơ sở của chế độ xã hội và Nhà nước mà các mối quan hệ thuộc phạm vi điều chinh của các ngành luật khác đều bắt nguồn từ cơ sở của chế độ xã hội và nhà nước nước đó. Do vậy, ngành luật hiến pháp còn đóng vai trò là trung tâm liên kết các ngành luật khác. Chính vị trí trung tâm này của ngành luật hiến pháp mà hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng thành một hệ thống pháp luật thống nhất và hoàn chinh.
Luật hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở để xây dựng các ngành luật khác. Ví dụ: Luật hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cùa các cơ quan hành chính nhà nước, xác định những nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ giữa công dân và các cơ quan nhà nước... Như vậy, luật hiến pháp đã xác lập những nguyên tắc chủ đạo cho việc xây dựng ngành luật hành chính.
Luật hiến pháp quy định các loại hình thức sở hữu, xác định đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác thuộc sở hữu toàn dân; quy định chính sách của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân... Như vậy, luật hiến pháp đã xác lập những nguyên tắc cơ bản cho ngành luật dân sự, luật đất đai.
Luật hiến pháp quy định các loại thành phần kinh tế, chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế; xác định các nguyên tắc nhà nước quản lí nền kinh tế, quy định chính sách của Nhà nuớc khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vốn, công nghệ vào sản xuất kinh doanh ở Việt Nam... Như vậy, luật hiến pháp đã xác lập những nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng ngành luật kinh tế, luật thương mại.
Luật hiến pháp quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, Nhà nước và xã hội có kế hoạch ngày càng tạo nhiều
24
việc làm cho người lao động; Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghi ngoi, chế độ bảo hiểm xã hội... Như vậy, luật hiến pháp đã xác lập những nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng ngành luật lao động.
Luật hiến pháp quy định công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, thư tín điện thoại, điện tín; xác định công dân phải trung thành với Tổ quốc, phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất; quy định mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thòi xử lí nghiêm minh... Như vậy, luật hiến pháp đã xác lập những nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng ngành luật hình sự.
VỊ trí trung tâm cùa ngành luật hiến pháp không có nghĩa là luật hiến pháp sẽ bao trùm tất cả các ngành luật. Luật hiến pháp chi xác lập những nguyên tắc cơ bản nhất cho các ngành luật khác mà quy phạm của các ngành luật phải phù hợp với các nguyên tắc đó. Luật hiến pháp còn quy định cả trình tự thông qua, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm của các ngành luật khác.
Quy phạm luật hiến pháp điều chinh những quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định những nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị, kinh tế-xã hội của nhà nước. Mặt khác, những quan hệ kinh tế xã hội lại nằm dưới sự tác động trực tiếp của các ngành luật dân sự, luật kinh tế, luật thương mại, luật lao động, luật đất đai, luật hình sự... Vì vậy, giữa luật hiến pháp và các ngành luật này có mối quan hệ khá chặt chẽ. Luật hiến pháp tác động lên các ngành luật khác, ngược lại các ngành luật cũng có sự tác động nhất định lên ngành luật hiến pháp. Ví dự. Trong những năm cuối thập kỉ thứ 8, đầu thập kỉ thứ 9 cùa thế ki XX, đứng trước yêu cầu đổi mới tư duy nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế
xã hội, các quan hệ dân sự, kinh tế đã có những thay đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang phát triển theo cơ chế thị trường định
25
hướng xã hội chù nghĩa. Sự thay đổi trong các quan hệ dân sự, kinh tế dẫn đến sự cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp năm 1980, ban hành hiến pháp mới - Hiến pháp năm 1992. Như vậy, những quan hệ dân sự, kinh tế đã có những tác động nhất định làm thay đổi một số nội dung của ngành luật hiến pháp.
II. KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP
Tương ứng với một ngành luật thường có một khoa học pháp lí nghiên cứu về ngành luật đó. Các ngành khoa học pháp lí này được gọi là khoa học pháp lí chuyên ngành. Mỗi khoa học pháp lí chuyên ngành có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu riêng.
1. Đối tirựng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp Việt Nam Khoa học luật hiến pháp nghiên cứu dưới giác độ pháp lí vấn đề tổ chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
Để nghiên cứu tổ chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước hết khoa học luật hiến pháp nghiên cứu chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá-xã hội, quốc phòng và an ninh. Thông qua việc nghiên cứu này chúng ta thấy được, ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ai là chủ thể của quyền lực nhà nước? Ai là người nắm quyền lực nhà nước? Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho giai cấp, tầng lớp nào? Cơ cấu xã hội gồm có giai tầng nào? Địa vị của các giai tầng đó trong xã hội ra sao? Ngoài ra, việc nghiên cửu còn cho thấy ai là người nám giữ các tư liệu sản xuất chủ yếu, chính sách văn hoá-xã hội của Nhà nước...
Để hiểu biết tổ chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta cần phải nghiên cứu cấu trúc hành chính Nhà nước, tức là sự phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ trong nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mối quan hệ giữa trung ương với địa phương.
26
Một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam là tổ chức và hoạt động cùa bộ máy nhà nước. Trong đó bao gồm các cơ quan như Quốc hội, Chù tịch nước, Chính phủ, hội đồng nhân dân uỷ ban nhân dân, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân.
Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân chiếm một vị trí quan trọng trong số những vấn đề thuộc đổi tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những bảo đảm để công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.
Vấn đề tổ chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam, mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân được thiết lập bởi hệ thống quy phạm pháp luật. Hệ thống các quy phạm pháp luật này hợp thành một ngành luật - ngành luật hiến pháp. Một số quy phạm pháp luật hạp với nhau thành một chế định.
Như vậy, để nghiên cứu vấn đề tổ chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, khoa học luật hiến pháp phải nghiên cứu các chế định, các quy phạm của ngành luật hiển pháp.
Ngành luật hiến pháp Việt Nam hình thành từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vì vậy đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiển pháp bao gồm rất nhiều quy phạm và chế định khác nhau. Có những quy phạm, chế định đã bị loại bỏ, có những quy phạm ché định mới ra đòi. Như vậy, khoa học luật hién pháp còn phải nghiên cứu cả quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm, chế định của ngành luật hiến pháp; nghiên cứu cả thực tiễn vận dụng, áp dụng các quy phạm, chế định đó nhàm đua ra những luận cứ khoa học để hoàn thiện chúng. Ví dụ: khi nghiên cứu thực tiễn vận hành của chế định Hội đồng Nhà nước theo Hiến pháp năm 1980, khoa học luật hiến pháp đã chỉ ra những điểm mạnh và những hạn chế của chế định này đồng thời đưa ra kiến nghị thay
27
đổi bằng chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội và chế định Chù tịch nước như Hiển pháp năm 1992 hiện hành.
Các quy phạm luật hiến pháp điều chinh những quan hệ xã hội nhất định. Những quan hệ xã hội này luôn ở trạng thái vận động và phát triển, vì vậy khoa học luật hiến pháp còn nghiên cứu cả những quan hệ xã hội đang được, cần được hay có thể được quy phạm luật hiến pháp điều chinh. Ví dự. dân chủ là một trong những vấn đề quan trọng của luật hiến pháp. Khoa học luật hiến pháp nghiên cứu các hình thức thực hiện dân chủ. Có hai hình thức cơ bản: trực tiếp và gián tiếp. Hai hình thức này được quy phạm luật hiến pháp điều chinh ờ mức độ khác nhau. Cho đến trước năm 1997, vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã được các hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, các biện pháp cụ thể, đặc biệt là đối với quyền làm chủ ờ cơ sờ chưa được quy phạm luật hiến pháp đề cập. Trên cơ sở những nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp, năm 1997, Chính phủ đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ ờ cấp xã. Quy chế điều chỉnh cụ thể mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân xã, uỷ ban nhân dân xã với nhân dân địa phương trong việc họp bàn, quyết định các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân địa phương.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để hình thành một khoa học không những đòi hỏi phải có đối tượng nghiên cứu mà còn phải có những phương pháp nghiên cứu nhất định. Khoa học luật hiến pháp có các phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp biện chứng Mác-Lênin
Phương pháp biện chứng Mác-Lênin là phương pháp nghiên cứu chung cho tất cả các ngành khoa học xã hội của nước ta. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của mỗi ngành khoa học là khác nhau, vì vậy, phương pháp này được các ngành khoa học vận dụng theo các góc độ khác nhau.
28
Khi nghiên cứu các quy phạm, các chế định của ngành luật hiến pháp, khoa học luật hiến pháp phải xem xét chúng như là một bộ phận cấu thành của luật hiến pháp. Vì vậy, giữa chúng có mối quan hệ nhất định, mối quan hệ này phải được đặt trong sự thống nhất của ngành luật hiển pháp. Giữa các quy phạm, chế định của ngành luật hiến pháp phải có sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau, không được mâu thuẫn đối lập nhau. Ví dự. giữa chế định về chế độ chính trị, chế định về chế độ kinh tế, chế định về chính sách văn hoá-xã hội cùa Nhà nước sự có liên quan mật thiết với nhau. Giữa ba chế định này và chế định về quyền và nghĩa vụ công dân, các chế định về các cơ quan trong bộ máy nhà nước cũng có liên quan chặt chẽ với nhau. Bởi lẽ, ba chế định nói trên tạo thành cơ sở của chế độ xã hội mà cơ sở cùa ché độ xã hội cũng đồng thời là cơ sở của cuộc sống của mọi công dân. Chính cơ sờ của chế độ xã hội tạo tiền đề cơ bản để xây dựng bộ máy nhà nước. Ngoài ra, việc nghiên cứu các chế định, quy phạm luật hiến pháp còn phải được đặt trong mối quan hệ thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, coi chúng là một bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Phương pháp biện chứng Mác-Lênin còn được sử dụng để nghiên cứu quá trình phát triển của luật hiến pháp. Cũng như bất cứ hiện tượng xã hội nào khác, pháp luật nói chung, luật hiến pháp nói riêng luôn biến đổi. Sự biến đổi này nhằm đạt tới sự hoàn thiện. Vì vậy, khi nghiên cứu quá trình phát triển của các quy phạin, ché định ngành luật hiến pháp, khoa học luật hiến pháp phải đặt chúng trong bối cảnh của sự vận động và phát triển không ngừng, qua đó rút ra những kết luật, chỉ ra sự kế thừa, phát triển của các quy phạm và chế định luật hiến pháp.
Những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chinh của luật hiến pháp đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề tổ chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi vậy, khi
29
nghiên cứu quy phạm, chế định luật hiến pháp, khoa học luật hiến pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ với vấn đề tổ chức nhà nước, trong đó tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là vấn đề trọng tâm.
b. Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu các quy phạm, chế định, các quan hệ pháp luật hiến pháp, khoa học luật hiến pháp phải đặt chúng trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể. c. Mác đã chỉ ra rằng pháp luật nói chung không thể vượt ra ngoài điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường mà pháp luật đó tồn tại và phát triển. Do đó, nội dung của mỗi quy phạm, chế định, quan hệ pháp luật hiến pháp sẽ được hiểu đầy đủ khi chúng được nghiên cứu trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Phương pháp lịch sử còn cho phép làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của cách mạng Việt Nam và sự phát triển của pháp luật nói chung, luật hiến pháp nói riêng. Trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định, cách mạng Việt Nam thục hiện những mục tiêu nhất định. Vì vậy, cùng với sự thay đổi về điều kiện, nội dung của cách mạng Việt Nam, luật hiến pháp Việt Nam có những thay đổi nhất định cho phù hợp với mục tiêu chung của cách mạng.
c. Phưong pháp hệ thống
Luật hiến pháp là một hệ thống, một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật hiến pháp lại được tạo thành bời những hệ thống khác nhỏ hơn. Mỗi hệ thống đó đảm nhận một vai trò, chức năng nhất định. Chúng được thống nhất trong luật hiến pháp bởi những nguyên tắc và nhiều quan hệ khác nhau. Việc sử dụng phương pháp hệ thống cho phép làm sáng tỏ vị trí vai trò của từng quy phạm, chế định luật hiến pháp trong hệ thống ngành luật hiến pháp. Ví dụ: Toà án nhân dân tối cao và các toà án nhân dân địa phương hợp thành hệ thống các cơ quan xét xử, thực hiện
30
chức năng xét xử. Tuy nhiên, là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, hệ thống toà án nhân dân này phải được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà không được vượt ra ngoài phạm vi cùa những nguyên tấc đó. Trong hoạt động, các toà án có mối quan hệ mật thiết với hệ thống các cơ quan nhà nước khác như cơ quan kiểm sát, cơ quan hành chính đồng thời phải chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước.
d. Phương pháp so sánh
Việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển cùa các quy phạm, chế định luật hiến pháp đòi hỏi phải có sự so sánh giữa quy phạm, chế định cũ với quy phạm chế định mới. Phương pháp so sánh giúp khoa học luật hiến pháp phát hiện ra những bất cập, những hạn chế giữa các quy phạm, các chế định, các quan hệ pháp luật hiển pháp, qua đó đề ra phương hướng hoàn thiện chúng. Phương pháp so sánh còn cho phép thấy được xu hướng phát triển của các quy phạm, chế định, quan hệ luật hiển pháp.
Khi nghiên cứu, khoa học luật hiến pháp không chỉ bó hẹp trong phạm vi các quy phạm, chế định, quan hệ pháp luật hiến pháp mà cần phải đối chiếu chúng với các quy phạm, chế định của các ngành luật khác để tìm ra mối quan hệ giữa luật hiến pháp và các ngành luật khác, vai trò của luật hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Phương pháp so sánh còn được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa luật hiển pháp Việt Nam với các vấn đề tương ứng trong luật hiến pháp của các nước trên thế giới. Việc so sánh này cho phép tìm ra những đặc điểm của luật hiến pháp Việt Nam, đặc điểm của luật hiến pháp của các nước, qua đó giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm của các nước, tránh được những sai lầm mà các nước đã mắc phải.
31
đ. Phưcmg pháp thống kê
Phương pháp thống kê cũng được sử dụng khá rộng rãi trong khoa học luật hiến pháp Việt Nam, đặc biệt khi nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước. Phương pháp thống kê đòi hỏi sự tập hợp, phân tích các số liệu cụ thể trong các thòi điểm khác nhau, qua đó giúp chúng ta rút ra được những nhận xét cần thiết. Ví dụ: sử dụng phương pháp thống kê để nghiên cứu tổ chức của Quốc hội nước ta trong những năm qua cho thấy:
- Quốc hội khoá I (1946 - 1960): Ngoài Ban thường trực, Quốc hội không thành lập một cơ quan chuyên môn nào; - Quốc hội khoá II (1960 - 1964): Ngoài Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội còn thành lập hai Uỷ ban khác là Uỷ ban dự án pháp luật và Uỷ ban kế hoạch và ngân sách;
- Quốc hội khoá in (1964 - 1971): Ngoài Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội thành lập 5 uỷ ban;
- Quốc hội khoá IV (1971 - 1975) vẫn duy trì như Quốc hội khoá III;
- Quốc hội khoá V (1975 - 1976): Ngoài Uỷ ban thường vụ Quốc hội và 5 uỷ ban đã có, Quốc hội thành lập thêm Uỷ ban đối ngoại; - Quốc hội khoá VI (1976 - 1981): vẫn duy trì như Quốc hội khoá V, trừ Uỷ ban thống nhất tự giải thể sau khi đất nước đã thống nhất;
- Quốc hội khoá VII (1981 - 1987) và Quốc hội khoá VIII (1987 - 1992): Ngoài Hội đồng Nhà nước, Quốc hội thành lập 8 cơ quan chuyên môn, gồm Hội đồng dân tộc và 7 uỷ ban thường trực khác;
- Quốc hội khoá IX (1992 - 1997) và Quốc hội khoá X (1997 - 2002): vẫn duy trì Hội đồng dân tộc và 7 uỷ ban thường trực như Quốc hội khoá trước, tuy nhiên có sự đổi tên, thành lập mới và sáp nhập một số Uỷ ban thường trực. Cụ thể, thành lập thêm Ưỷ ban
32
quốc phòng và an ninh; sát nhập 2 ùy ban: Uỷ ban văn hoá giáo dục và ưỷ ban thanh, thiếu niên và nhi đồng thành Uỳ ban văn hcá, giáo dục, thanh, thiếu niên và nhi đồng.
- Quốc hội khoá X (1997 - 2002): vẫn duy trì Hội đồng dân tộ: và 7 uỳ ban thường trực.
- Quốc hội khoá XI (2002 - 2007): Cơ cấu tổ chức Quốc hội vẵn như khoá trước.
- Quốc hội khoá XII (2007 - 2011): Quốc hội thành lập thêm Uv ban tư pháp và tách Uỷ ban kinh tế và ngân sách thành 2 uỷ ban là Uỷ ban kinh tế và Uỷ ban tài chính và ngân sách. Như vậy Quốc hội khoá XII có Hội đồng dân tộc và 9 uỷ ban.
- Quốc hội khoá XIII (2011 - 2015): Duy trì như Quốc hội khoá XII.
Từ những con số thống kê nói trên cho thấy tổ chức của Quốc hội ngày càng được mờ rộng, số lượng các cơ quan chuyên môn ngày càng gia tăng nhàm đáp ứng yêu cầu tăng cường vai trò của Quốc hội đối với tổ chức hoạt động cùa Nhà nước ta.
3. Hệ thống khoa học luật hiến pháp
Khoa học luật hiến pháp Việt Nam không chi đơn thuần là sự tập hợp các tri thức về ngành luật hiến pháp mà còn là một hệ thòng nhất định những tri thức có liên quan chặt chẽ với nhau. Hệ thóng khoa học luật hiến pháp phản ánh một cách khách quan đối tương nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp, gồm:
- Nhóm tri thức chung về khoa học luật hiến pháp và ngành luệt hiến pháp
Nhóm tri thức này bao hàm những vấn đề như đổi tượng điều chỉnh, phương pháp điều chinh, hệ thống ngành luật hiến pháp, ngaồn cùa ngành luật hiến pháp; đổi tượng nghiên cứu, phương phip nghiên cứu, hệ thống khoa học luật hiến pháp;
33
- Nhóm tri thức về Hiến pháp và lịch sử lập hiến Việt Nam Nhóm tri thức này bao hàm các vấn đề như sự ra đời cùa hiến pháp, bản chất hiến pháp, đặc điểm vai trò của hiến pháp, quá trình phát triển của hiến pháp Việt Nam;
- Nhóm tri thức đề cập những nội dung cụ thế của luật hiến pháp Trước hết là nhóm tri thức về cơ sở của chế độ xã hội và chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhóm tri thức này bao hàm những vấn đề về chế độ xã hội, chế độ kinh tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính sách văn hoá-xã hội, quốc phòng và an ninh của Nhà nước; - Nhóm tri thức về quan hệ giữa Nhà nước và công dân Nhóm tri thức này thể hiện thông qua quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như những bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ đó;
- Nhóm tri thức về cấu trúc hành chính-nhà nước
Nhóm tri thức này bao hàm các vấn đề như phân chia hành chính-lãnh thổ, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, thẩm quyền phân vạch, điều chỉnh địa giới giữa các địa phương;
- Nhóm tri thức về bộ máy nhà nước Cộng koà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhóm tri thức này bao gồm những vấn đề như trật tự hình thành, vị trí, tính chất, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cùa các cơ quan nhà nước.
4. Cơ sở ư luận của khoa học luật hiến pháp
Sự hình thành của một khoa học pháp lí nói chung, khoa học luật hiến pháp nói riêng không chi đơn thuần bởi khoa học ấy có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, mà còn phải dựa trên cơ sở lí luận nhất định. Khoa học luật hiến pháp dựa trên những cơ sở lí luận sau:
34
- Quan điểm của chù nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật nói chung, nhà nước và pháp luật xã hội chù nghĩa nói riêng. Những quan điểm đó được phản ánh trong các tác phẩm như: “Ngày 18 tháng Sương mù cùa Lui Pônapác" năm 1781 của c. Mác, “Nguồn gốc cùa gia đình, cùa tư hữu và Nhà nước" năm 1884 của Ph. Ảngghen, “Nhà nước và Cách mạng” năm 1917, “Nhiệm vụ trước mắt cùa chính quyền Xô viết" năm 1918 của V. I. Lênin... Trong những tác phẩm này, các nhà kinh điển c . Mác, Ph. Ảngghen, V. I. Lênin đã đưa ra những luận điểm cơ bản về bản chất giai cấp của nhà nước và pháp luật, vai trò của nhà nước và pháp luật, tính tất yếu của sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ cùa nhà nước xã hội chủ nghĩa, nền dân chù xã hội chủ nghĩa... Những luận điểm đó đã, đang và sẽ tiếp tục là kim chỉ nam cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước và xã hội Việt Nam.
- Quan điểm cùa Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và cách mạng Việt Nam. Đó là quan điểm về xây dựng Nhà nước Việt Nam kiểu mới cùa dân, do dân và vì dân; xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch và vững mạnh đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế-văn hoá cùa đất nước; xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chù nghĩa; xây dựng nền văn hoá dân tộc, hiện đại và nhân văn; xây dựng nền khoa học hiện đại và tiến tiến... Những quan điểm này trờ thành cơ sở lí luận quan trọng cho sự phát triển của khoa học luật hiến pháp. Những quan điểm đó được phản ánh trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đặc biệt là các nghị quyết chuẩn bị cho viộc sửa dổi Hién pliáp 1980, Hiến pháp 1992 như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, thứ VII, thứ IX.
- Quan điểm của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... cũng là cơ sở lí luận cùa khoa học luật hiến pháp. Ví dụ: quan điểm lấy dân làm gốc, quan điểm xây dựng chính quyền mạnh, sáng suốt của nhân dân, quan điểm xây dựng một bản hiến pháp
35
dân chù... của Hồ Chí Minh; quan điểm của đồng chí Trường Chinh trong “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp năm 1980” về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kì mới.
5. Vị trí của khoa học luật hiến pháp trong các khoa học pháp lí
Trong hệ thống các khoa học pháp lí, khoa học luật hiến pháp có mối quan hệ mật thiết với các khoa học pháp lí khác. Trước hết, khoa học luật hiến pháp liên quan chặt chẽ với khoa học lí luận chung về nhà nước và pháp luật. Khoa học lí luận chung nghiên cứu về sự ra đời, quy luật phát triển của Nhà nuớc; chức năng, bản chất, hình thức nhà nước. Khoa học luật hiến pháp sử dụng những kết luận đó trong việc nghiên cứu vấn đề tổ chức nhà nước Việt Nam như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá-xã hội, quốc phòng và an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động cùa bộ máy nhà nước. Ngoài ra, khoa học luật hiến pháp còn sử dụng kết luận của lí luận chung để nghiên cứu các quy phạm, chế định, các quan hệ của ngành luật hiến pháp. Ngược lại, khoa học luật hiến pháp cũng có tác động trở lại đối với lí luận chung, làm sáng tỏ, bổ sung thêm những kết luận của lí luận chung về nhà nước và pháp luật. Ví dụ: khi nghiên cứu các quy phạm luật hiến pháp, khoa học luật hiến pháp chỉ ra ràng không phải mọi quy phạm đều có đù 3 thành phần (giả định, quy định và chế tài), có những quy phạm chỉ có 1 hoặc 2 bộ phận. Như vậy, khoa học luật hiến pháp đã bổ sung kiến thức về quy phạm cho khoa học lí luận về nhà nước và pháp luật. Khoa học luật hiến pháp còn có mối liên hệ chặt chẽ với các khoa học pháp lí kháe như lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, lịch sử nhà nước và pháp luật thể giới, luật hành chính, luật hình sự, luật dân sự... Chẳng hạn, với khoa học luật hành chính, những kết luận của khoa học luật hiến pháp về tính thống nhất của quyền lực nhà nước, về sự cần thiết phải phân công phối hợp giữa Quốc hội,
36
Chính phù, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, về tính chất chấp hành và điều hành trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước do Chính phủ đứng đầu đã được khoa học luật hành chính sử dụng trong việc nghiên cứu hoạt động quản lí nhà nước của Chính phù và các cơ quan hành chính nhà nước khác.
Những quan điểm, kết luận của khoa học luật hiến pháp về sờ hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân; về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế, các nguyên tắc nhà nước quản lí kinh tế... là cơ sờ cho việc nghiên cứu của khoa học luật dân sự, luật kinh tế...
Tóm lại, khoa học luật hiến pháp là một khoa học pháp lí chuyên ngành nghiên cứu những vấn đề cơ bản cùa Nhà nước xã hội Việt Nam. Khoa học luật hiến pháp đóng vai trò tạo cơ sở lí luận cho các khoa học pháp lí khác. Vì vậy, khoa học luật hiến pháp giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống các khoa học pháp lí.
III. MÔN HỌC LUẬT HIẾN PHÁP
Luật hiến pháp là một môn học chính thức trong chương trình đào tạo cừ nhân luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa luật Đại học Huế và một số cơ sở đào tạo luật khác. Môn học luật hiến pháp có nội dung hẹp hơn so với khoa học luật hiến pháp. Môn học luật hiến pháp trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về tổ chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam. moi quan hệ giữa Nhà niráe và công dân như: chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá-xã hội, quốc phòng và an ninh cùa Nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản cùa công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Qua đó sinh viên thấy rõ bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân cùa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng đổi với Nhà nước và xã hội Việt Nam, chính sách
37
định hướng phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chù nghĩa của Nhà nước Việt Nam, chính sách phát triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của Nhà nước Việt Nam. Điều đó giúp nâng cao nhận thức chính trị của sinh viên, góp phần làm cho học viên xác định vững vàng lập trường tư tưởng cho công việc cùa mình trong tương lai.
Môn học luật hiến pháp cung cấp cho sinh viên hiểu biết về một ngành luật cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành luật khác. Qua đó tạo sự thuận lợi cho sinh viên nghiên cứu những ngành luật tiếp theo trong chương trình đào tạo cử nhân luật.
Môn học luật hiến pháp còn trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về vị trí của người công dân trong Nhà nước và xã hội, về tổ chức và hoạt động cùa hệ thống các cơ quan nhà nước. Qua đó giúp sinh viên sớm định hướng nghề nghiệp của mình./.
38
CHƯƠNG II
HIẾN PHÁP - ĐẠO LUẬT c ơ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG c ơ BẢN CỦA HIẾN PHÁP
1. Khái niệm
Thuật ngữ “hiến pháp” (Constitution) có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Constitutio”, trong nhà nước La Mã cổ đại có nghĩa là nhũng luật quan trọng do Hoàng đế ban hành. Ngày nay, thuật ngữ “hiến pháp” được dùng phổ biến ờ các nước trên thế giới với nghĩa là đạo luật cơ bản (basic law) cùa nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất, được xây dựng, ban hành, bổ sung, sửa đổi với một thù tục đặc biệt. Vậy hiến pháp đầu tiên xuất hiện vào thời gian nào? Theo giáo sư người Pháp Philippe Ardant, để trả lời câu hỏi này cần phải chia hiến pháp làm hai loại là hiến pháp thành văn và hiến pháp bất thành văn. Nếu coi hiến pháp là những quy định mang tính nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước thì rõ ràng hiến pháp đã có từ thời xa xưa và có thể coi đó là hiến pháp tập quán (Constitution coutumière).(l) Các nguyên tắc truyền ngôi vua nhừ "trọng nam, trọng trtrờng, lãnh thố hốt khò p h â n ” là các
nguyên tắc quan trọng trong thiết lập ngai vàng đã có từ thời xa xưa khi chế độ quân chủ chuyên chế được hình thành. Hiến pháp thành văn xuất hiện sớm nhất là ờ Hy Lạp cổ đại khoảng từ thế kỉ thứ VII - VI trước Công nguyên và sau đó là ở nhà nước La Mã
(l).Xem: Philippe Ardant-Manuel Institutions Politiques & Droit Constitutionnel, Librairie General de Droit et de Juriprudence, Paris, 1994, p. 55.
39
cổ đại.(l) Ờ Anh, từ thế ki thứ XI đắ xuất hiện các hiến chương (Charte) - cũng là những văn bản có tính chất của Hiến pháp, mặc dù các hiến chương này không quy định đầy đủ các vấn đề về tổ chức quyền lực nhà nước nhưng trong các hiến chương này đã phân định rõ thẩm quyền và mối quan hệ giữa quyền lực cùa Vua (Pouvoir royal), tầng lớp quý tộc (Barons) và tôn giáo (Eglise). Sau thời kì này, nhân loại trải qua thời kì “những đêm dài trung cổ” với những bước thụt lùi cho đến cuối thế ki XVIII. Cuối thế ki XVIII các bản hiến pháp theo đúng nghĩa hiện đại (là đạo luật ca bản cùa nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất) đầu tiên đã ra đời. Trước hết phải kể đến Hiến pháp nước Mỹ năm 1787 ra đời sau khi nước Mỹ giành độc lập, tiếp đó là các bản Hiến pháp của Ba Lan ngày 3 tháng 5 năm 1791, Hiến pháp cùa Pháp ngày 3 tháng 9 năm 1791, Hiến pháp Thuỵ Sĩ năm 1809, Hiến pháp Venezuela năm 1811, Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1812. Sau đó ít lâu, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản từ năm 1830 đến 1848 cùa thế kỉ XIX, hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai nửa đầu thế ki XX và sự tan rã cùa chế độ thuộc địa từ sau năm 1958 đã tạo ra những tiền đề thúc đẩy việc hình thành cơ sở pháp lí bảo vệ quyền con người và công dân, bảo đảm chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, hạn chế và kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong những nhu cầu đó của nhà nước và xã hội, chủ nghĩa lập hiến đã phát triển và tuyệt đại đa số các nước trên thế giới đều lần lượt xây dựng và hoàn thiện hiến pháp cho quốc gia mình.
Hiến pháp là đạo luật gốc của nhà nước nên hiến pháp không những có ý nghĩa pháp lí mà còn có ý nghĩa chính trị, vãn hoá, xã hội. Do hiến pháp có ý nghĩa trên nhiều bình diện khác nhau nên tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về hiển pháp. Hai nhà nghiên cứu người Anh là B.Jones và D. Kavanagh đã định nghĩa: “Hiến
pháp là một văn bản thế hiện tinh thần và đường lối chính trf'}2)
(1).Xem: Philippe Ardant-Manuel Institutions Politiques & Droit Constitutíonnel, sđd. (2).Xem: B. Jones, D. Kavanagh, British Politics Today, Manchester, p. 8.
40
Định nghĩa này nhấn mạnh đến ý nghĩa chính trị của hiến pháp vì hiến pháp luôn luôn là công cụ thể chế hoá đường lối chính trị của các nhà lập hiến, đặc biệt là của đảng cầm quyền. Các học giả người Anh khác là M. Beloff và G. Peele lại nhấn mạnh đến tính chất tổ chức quyền lực nhà nước của hiến pháp khi định nghĩa: “Hiến pháp là tong thế các quy định điểu chinh và phân định sự
phân chia quyền lực nhà nước trong hệ thong chính trị} ) Còn M. Hauriou, nhà nghiên cứu luật học người Pháp thì nhìn nhận hiến pháp một cách toàn diện và đầy đủ hơn cả về hình thức và nội dung khi ông quan niệm: “Ve hình thức bên ngoài Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, việc thay đổi Hiến pháp
phải đòi hỏi thù tục đặc biệt; về nội dung Hiến pháp là tổng thế những quy định về quy chế xã hội, chính trị cùa nhà nước, không phụ thuộc vào hình thức văn bản thế hiện và thủ tục sửa đoi vàn
bản đó”.(2) Nhà chính trị học và hiển pháp học người Pháp khác là Georges Burdeau đã xem xét hiến pháp trên bình diện là văn bản hạn chế quyền lực và sự tuỳ tiện của nhà nước trong việc lựa chọn người cầm quyền và tổ chức thực hiện các thể chế nhà nước. Ông đã đưa ra định nghĩa: “Hiến pháp là văn bản long trọng bắt buộc quyển lực nhà nước tuân thủ các quy phạm hạn chế quyển tự do
cùa nó trong việc lựa chọn những người cầm quyển, to chức và thực hiện các thể chế cũng như các mối quan hệ cùa nó với công dân” và ông còn định nghĩa hiến pháp một cách ngắn gọn là: “Hiển pháp đồng nghĩa với tổ chức quyển lực ”.()
Ở Việt Nam, trước khi có hiến pháp, nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến vì vậy, tư tường, quan điểm về hiển pháp gán liền với độc lập, tự do cùa dân tộc và quyền làm chủ đất nước của nhân
(1 ).Xem: M. Beloff, G. Peele, The Government o f the United Kingdom: Political Authority in a changing society, London, 1980, p. 10.
(2).Xem: M. Hauriou, Precis elémentaire de Droit Constitutionnel, Paris, 1938, p. 73. (3). “Constitution est alors synonyme d' organization des pouvoirs” - Philippe Ardant - Manuel Institutions politiques & Droit Constitutionnel, L.G.D.J, Paris, 1994, p. 53.
41
dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Trước chúng ta đã bị chế độ chuyên chế cai trị, roi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng các quyển tự do dân chủ. Chúng ta phái có một bản Hiến pháp dân chù’’} l) Như vậy, có thể thấy quan điểm về hiến
pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn bản mà ở đó ghi nhận nền độc lập, tự do cùa dân tộc và các quyền tự do dân chủ cùa nhân dân. Tổng hợp các định nghĩa, quan điểm trên đây về hiến pháp chúng ta có thể đua ra định nghĩa: Hiến pháp là hệ thống các quỵ phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí cùa con người và công dân.
2. Các đặc trưng cơ bản của hiến pháp
Hiến pháp có bốn đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, hiến pháp là luật cơ bản (basic law), là “luật mẹ”, luật gốc vì vậy nó là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia.
Thứ hai, hiến pháp là luật tổ chức (organic law), là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.
Thứ ba, hiến pháp là luật bảo vệ (protective law) các quyền con người và công dân. Các quyền con người và công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của hiến pháp. Do hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước nên các quy định về quyền con nguời và công dân trong hiến pháp là cơ sở pháp lí chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân.
(l).Xem: Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 6. 42
Thứ tư, hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí tối cao (highest law), tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với hiến pháp. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với hiến pháp đều phải được huỷ bỏ.
II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIÉN CỦA HIẾN PHÁP Theo giáo sư Jon Elster,(1) - nhà nghiên cứu chính trị học, xã hội học, hiến pháp học nổi tiếng người Na Uy, người đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bổ ở Mỹ và Pháp, quá trình phát triển của hiến pháp có thể phân chia thành 7 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ cuối thế kỉ thứ XVIII với các bản hiến pháp: Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp Pháp năm 1791, Hiến pháp Thuỵ Điển năm 1809 (gồm 4 luật chù yếu là Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Nghị viện, Luật kế vị ngôi Vua và Luật về tự do báo chí). Hiến pháp Venezuela năm 1811, Hiển pháp Tây Ban Nha năm 1812, Hiến pháp Na Uy năm 1814, Hiến pháp Hà Lan năm 1815, Hiến pháp Colombia năm 1821...
Giai đoạn thứ hai diễn ra sau các cuộc cách mạng dân chù tư sản từ năm 1830 đến 1848, bao gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Bi năm 1831, Hiển pháp Thái Lan năm 1832, Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1833, Hiến pháp Hy Lạp các năm 1844 và 1864, Hiến pháp Đức năm 1848, Hiến pháp Thuỵ Sĩ năm 1848, Hiến pháp Luxembourg năm 1848, Hiến pháp Phổ năm 1850, Hiến pháp Argentina năm 1853, Hiến pháp Bulgaria năm 1864, Hiến pháp Nhật Bản năm 1889. Hiến pháp Nga năm 1906, Hiến pháp Tning Quốc năm 1912.
Giai đoạn thứ ba diễn ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Mexico năm 1917, Hiến pháp Nga năm 1918, Hiến pháp Đức năm 1919 (Hiến
(l).Xem: Jon Elster - Forces and Mecanisms in the Constitution - Making Process, Duke law Journal, 45, 1995, p. 368 - 369.
43
pháp Weimar), Hiến pháp Phần Lan năm 1919, Hiến pháp Extonia năm 1920...
Giai đoạn thứ tư diễn ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1941 - 1945) gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, Hiến pháp Indonesia năm 1945, Hiển pháp Việt Nam năm 1946, Hiến pháp Italia năm 1947, Hiến pháp Bulgaria năm 1947, Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức năm 1949. Hiến pháp Án Độ năm 1949...
Giai đoạn thứ năm diễn ra sau sự tan rã cùa chế độ thuộc địa cùa Anh và Pháp từ năm 1958 đến những năm 60 của thế ki XX, với các bản hiến pháp: Hiến pháp Singapore năm 1959 (sửa đổi các năm 1963, 1965, 1979, 1984, 1990, 1991,1996), Hiến pháp An-giê-ri năm 1963, Hiến pháp Bờ Biển Ngà năm I960, Hiến pháp Nigeria năm 1963 (sửa đổi các năm 1979, 1984, 1987, 1996), Hiến pháp Cộng hoà Chad năm 1962...
Giai đoạn thứ sáu diễn ra sau sự sụp đổ cùa chế độ độc tài ờ Nam Âu vào giữa thập niên 70 cùa thế ki XX. Từ năm 1974 đến 1978, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Tây Ban Nha ban hành hiến pháp mới. Hiến pháp Bồ Đào Nha được ban hành ngày 2/4/1976, có hiệu lực từ ngày 25/4/1976 và được sửa đổi vào các năm 1982, 1989, 1992, 1997. Hiến pháp Hy Lạp có hiệu lực từ ngày 11/6/1975, được sửa đổi tháng 3/1986. Hiến pháp Tây Ban Nha hiện hành được thông qua bởi trưng cầu dân ý ngày 6/12/1978 và được công bố ngày 29/12/1978.
Giai đoạn thứ bảy, các nước Trung và Đông Âu ban hành hiến pháp mới sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ờ những nước này kể từ năm 1989 - 1991. Các nước xã hội chù nghĩa còn lại cũng ban hành các bản hiển pháp mới để cải cách các chế độ kinh tể-xã hội và bộ máy nhà nước. Đó là Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993, Hiển pháp Azerbaijan năm 1995, Hiến pháp Georgia năm 1995 (sửa đổi năm 2004), Hiển pháp Belorus năm 1994, Hiến pháp Ba Lan năm 1989 (sửa đổi các nãm 1990, 1992), Hiến pháp Bulgaria
44
năm 1991, Hiến pháp Uzbekistan năm 1992, Hiến pháp Kazakstan năm 1993 (sửa đổi năm 1998), Hiến pháp Ukraine năm 1996, Hiến pháp Rumania năm 1991, Hiến pháp Bungaria năm 1991, Hiến pháp Việt Nam năm 1992...
So sánh bảy giai đoạn phát triển trên đây của hiến pháp, chúng ta thấy giai đoạn thứ nhất, thứ hai và thứ ba là các giai đoạn mà đối tượng điều chỉnh của hiến pháp còn hạn chế, chù yếu tập trung điều chỉnh bộ máy nhà nước và các quyền dân sự, chính trị cùa công dân. Các giai đoạn thứ bổn, thứ năm và thứ sáu là các giai đoạn mở rộng phạm vi điều chỉnh của hiến pháp không chi về bộ máy nhà nước mà còn về các chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội; không những về các quyền dân sự, chính trị của công dân mà còn mở rộng sang các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội của con người và công dân; mờ rộng và hoàn thiện các thiết chế dân chủ, đặc biệt là tăng cường các yếu tố bảo vệ các quyền con người và công dân trong hiển pháp; tăng cường các thiết ché bảo hiến và xây dựng nhà nước pháp quyền. Giai đoạn thứ bảy và cũng là giai đoạn hiện nay là giai đoạn chủ nghĩa hiến pháp phát triển hoàn thiện nhất vì trong giai đoạn này, chủ nghĩa hiến pháp và bảo vệ hiến pháp mang tính toàn cầu hoá, đồng nghĩa với việc hoàn thiện các thiết chế của nhà nước pháp quyền (Rule of law), nâng cao hơn nữa các biện pháp thực hiện, bảo vệ chế độ dân chủ và kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Đây là giai đoạn mà hiến pháp trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất cùa tất cả các quốc gia trên thế giới trong việc đấu tranh vì sự tự đo, dân chủ, bìiih dàng, hạnh phúc, vì hoà bình và tiến bộ xã hội, vì sự nghiệp bảo vệ các quyền con người và công dân trong phạm vi toàn thế giới.
III. CÁC CHỨC NĂNG CỦA HIẾN PHÁP
Hiển pháp có các chức năng sau đây:
Thứ nhất, hiến pháp xác lập các nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kĩ thuật,
45
công nghệ, quốc phòng, an ninh quốc gia, đường lối đối nội, đối ngoại. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị thường được thiết lập trong các bản hiến pháp là chù quyền tổi cao của nhà nước thuộc về nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân; mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, nhà nước tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền...
Thứ hai, hiến pháp xác định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Các hiến pháp quy định cách thức thành lập và cách thức xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp. Qua quy định của hiển pháp, chúng ta có thể xác định hình thức chính thể là cộng hoà tổng thống, cộng hoà nghị viện, cộng hoà lưỡng tính hay quân chù lập hiến. Qua quy định của hiến pháp chúng ta cũng có thể xác định nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước là phân chia quyền lục và kiềm chế đổi trọng giữa ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp hay là nguyên tắc tập quyền.
Thứ ba, hiến pháp là văn bản xác lập và bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Do hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất nên các quy định của hiến pháp về việc thừa nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền con người và công dân.
Thứ tư, hiến pháp là “bản khế ước xã hội”, theo đó nhân dân chính thức trao quyền cho các cơ quan nhà nuớc: Trao quyền lập pháp cho nghị viện (hoặc quốc hội), trao qúyền hành pháp cho chính phủ (hoặc tổng thống), trao quyền tư pháp cho toà án. Hiến pháp là nguồn hình thành nên các cơ quan quyền lực nhà nước, là điểm tựa của quyền lực hợp pháp.
Thứ năm, hiến pháp là đạo luật gốc, là luật cơ sở vì vậy nó là “luật mẹ”, từ các quy định của nó hàng loạt các luật và các văn bản pháp luật khác ra đời vì vậy có thể coi hiến pháp là tinh tuý cùa pháp luật là “tinh thần pháp luật” của một quốc gia.
46
Thứ sáu, hiến pháp là văn bản giới hạn quyền lực của các cơ quan nước, vì vậy hiến pháp là công cụ chủ yếu để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, là công cụ chủ yếu để thiết lập trật tự pháp luật, trật tự xã hội.
IV. CẨU TRÚC HIẾN PHÁP
Một bản hiến pháp thông thường có cấu trúc gồm 3 phần: Lời nói đầu; nội dung cơ bản và điều khoản chuyển tiếp. Lời nói đầu cùa hiến pháp thường nêu mục đích ban hành hiến pháp, hoàn cảnh, lịch sử ra đời cùa hiến pháp hoặc tóm tất lịch sử quá trình phát triển cùa đất nước. Cũng có những bàn hiến pháp nêu lên các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp như Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam. Lời nói đầu của hiến pháp thường được vận dụng để giải thích, để hiểu và áp dụng các quy định cùa hiến pháp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt như Hiến pháp năm 1958 của Cộng hoà Pháp tuyên bố Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 cùa Pháp là một phần của Hiến pháp' (và trong lần sửa đổi gần đây bổ sung Hiến chương môi trường năm 2004 cũng là một phần của Hiến pháp). Phần nội dung cơ bản của hiến pháp bao gồm các quy định về chế độ chính trị, chế độ nhà nước và xã hội, các quy định về các nguyên tấc tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, chính quyền địa phương, quyền và nghĩa vụ cơ bản cùa con người và công dân, về hiệu lực của hiến pháp và thù tục sửa đổi hiến pháp.
Phàn điều khoản chuyển tiếp và điều khoản cuối cùng quy định trình tự hiến pháp có hiệu lực, xác định thời hạn có hiệu lực của một số điều khoản của hiến pháp, xác định thời hạn và trình tự thay đổi những thiết chế hiển pháp cũ bằng thiết chế hiến pháp mới.
Ngoài ba phần cơ bản trên, một số hiến pháp còn có thêm một số điều khoản bổ sung như Hiến pháp Ẩn Độ năm 1950, Hiến pháp Indonesia năm 1945...
47
V. PHÂN LOẠI HIẾN PHÁP
Việc phân loại hiến pháp có thể dựa trên các tiêu chí khác nhau. - Theo thời gian ban hành có thể phân loại thành hiển pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại: Hiến pháp cổ điển là các bản hiến pháp ban hành vào thế ki XVIII và XIX, hiến pháp hiện đại là các bản hiến pháp ban hành sau thời kì này. Hiến pháp cổ dỉển thường có đối tượng điều chinh hẹp hơn hiển pháp hiện đại. Thông thường, hiến pháp cổ điển chi quy định về tổ chức bộ máy nhà nước và các quyền dân sự, chính trị của con người và công dân. Hiển pháp hiện đại mở rộng hơn phạm vi điều chinh, không những về bộ máy nhà nước mà còn về cả chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội và các quyền kinh tế văn hoá, xã hội của con người và công dân. - Theo hình thức thể hiện hiến pháp có thể chia thành hiến pháp thành văn và hiến pháp bất thành văn:
+ Hiến pháp thành văn là một văn bản nhất định quy định về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền con người, quyền công dân, được quy định là luật cơ bàn của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Hầu hết các nước trên thế giới đều có hiến pháp thành văn như Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp Pháp năm 1958, Hiến pháp Nga năm 1993, Hiến pháp Việt Nam năm 2013...
+ Hiến pháp bất thành văn là tập hợp một số luật, tập quán quan trọng được coi là luật cơ bản của nhà nước. Ví dụ, Hiến pháp của Anh bao gồm Luật tổ chức Nghị viện, Luật tổ chức Chính phủ, Luật thừa kế ngai vàng và một sổ tập quán quan trọng trong tổ chức và hoạt động cùa bộ máy nhà nước. Chi có ít nước không CÓ hiến pháp thành văn như: Anh, New Zealand, Israel, Thuỵ Điển.
- Theo thủ tục sửa đổi hiến pháp có thể phân thành hiến pháp cứng và hiến pháp mềm:
Căn cứ vào mức độ khó hay dễ trong việc sửa đổi hiến pháp, nhà luật học người Anh Viscount James Bryce (1838 - 1922) chia hiến pháp thành hai loại là hiến pháp cứng (Rigid Constitution) và
48
hiến pháp mềm (flexible Constitution).*0 Hiến pháp cứng là hiến pháp mà việc sửa đổi phải tuân theo một quy trình đặc biệt. Neu thông qua luật thông thường chỉ cần đa số (trên 50%) sổ nghị sĩ nhất trí tán thành thì sửa đổi hiến pháp ít nhất phải được 2/3 số nghị sĩ tán thành. Ở một số nước còn phải thông qua thù tục trưng cầu dân ý hoặc phải được % cơ quan lập pháp của các bang phê chuẩn như ở Hoa Kỳ. Hiến pháp mềm là hiến pháp có thủ tục sửa đổi đơn giản như một đạo luật thông thường. Ví dụ, ở Anh, Nghị viện có thể sửa đổi hiến pháp như một luật thông thường.
Ngoài ba cách phân loại cơ bản trên đây, theo thời gian tồn tại cùa hiến pháp có thể chia hiến pháp thành hiến pháp tạm thời và hiến pháp lâu dài; theo chế độ chính trị có thể phân chia thành hiến pháp tư sản, hiến pháp xã hội chủ nghĩa; theo hình thức cấu trúc nhà nước có thể phân chia thành hiến pháp nhà nước liên bang, hiến pháp nhà nước đơn nhất...
VI. QUY TRÌNH LÀM HIẾN PHÁP, SỬA ĐÔI HIẾN PHÁP Theo quy định tại Điều 120 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy trình làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam như sau: “1. Chủ tịch nước, Uỳ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhắt một phần ba tong số đại biểu Quốc hội có quyển đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tong số đại biểu Quốc hội biểu quyết, tán thành.
2. Quốc hội thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp. Thành phan, so lượng thành viên, nhiệm vụ và quycn hạn cùa U ỳ ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Uỳ ban thường vụ Quốc hội.
3. Uỳ ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
(l).X em : Viscount James Bryce: Flexible and Rigid Constitution, Studies in History and Juriprudence, New York: Oxford University Press, 1901, p. 124 - 231.
49
4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tống số đại biểu Quốc hội biếu quyết tán thành. Việc trung cầu ý dân vê Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
5. Thời hạn công bo, thời điểm có hiệu lực cùa Hiến pháp do Quốc hội quyết định
Ở một số nước, quy trình làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp được kết thúc bằng trưng cầu dân ý. Theo quy định tại Điều 89 Hiến pháp năm 1958 cùa Cộng hoà Pháp, Tổng thống theo đề nghị của Thù tướng và các thành viên của Nghị viện có quyền đưa ra sáng kiến sửa đổi Hiến pháp. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải được cả hai viện thống nhất thông qua. Nội dung sửa đổi Hiến pháp chi chính thức có hiệu lực sau khi được nhân dân thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, nếu trong cuộc bỏ phiếu chung cùa hai viện do Tổng thống đề nghị, nếu số phiếu đạt được từ 3/5 trở lên thì không cần phải tổ chức trưng cầu dân ý.
Ở Hoa Kỳ, theo quy định của Hiến pháp năm 1787, việc sửa' đổi Hiến pháp chi có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 số nghị sĩ cùa hai viện thông qua và được % các cơ quan lập pháp cùa các bang phê chuẩn. Ở Đức, theo quy định của Hiến pháp năm 1949, việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất 2/3 nghị sĩ của hai viện thông qua đồng thời phải được ít nhất 2/3 cơ quan lập pháp của các bang phê chuẩn (Điều 144). Theo quy định cùa Hiến pháp Italia năm 1947, các luật sửa đổi Hiến pháp và các luật mang tính Hiến pháp
khác được thông qua bởi mồi viện sau hai lần thảo luận liên tiếp, cách nhau tối thiểu là 3 tháng và cần được chấp thuận của đa số tuyệt đối thành viên của mỗi viện trong lần bỏ phiếu thứ hai (Điều 138). Các luật này sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý nếu trong vòng
3 tháng sau khi Nghị viện công bố, có ý kiến tiến hành trung cầu dân ý từ ít nhất 1/5 số thành viên Nghị viện hoặc 500.000 cử tri hoặc 5 Hội đồng khu vực. Luật được trưng cầu dân ý sẽ không được ban hành nếu không được đa số phiếu hợp lệ tán thành. Sẽ không có cuộc trưng cầu dân ý nếu ở cả Thượng viện và Hạ viện
50
việc biểu quyết thông qua với tỉ lệ phiếu thuận ở lần bò phiếu thứ hai đạt từ 2/3 trở lên số phiếu thuận.
Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định quyền kiến nghị, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Liên bang Nga thuộc về Tổng thống Liên bang, Hội đồng Liên bang Nga (Thượng nghị viện), Đuma Quốc gia (Hạ nghị viện), Chính phủ Liên bang Nga, các cơ quan lập pháp cùa các chủ thể Liên bang Nga, cũng như ít nhất 1/5 tổng số thành viên Hội đồng Liên bang hoặc 1/5 tổng số đại biểu Đuma quốc gia (Điều 134). Theo quy định tại Điều 135 Hiến pháp Liên bang Nga, các quy định tại các Chương 1 (Nền tảng cùa chế độ Hiến pháp - các nguyên tắc chung), Chương 2 (Các quyền và tự do cùa con người và công dân), Chương 9 (Các tu chính án và việc sửa đổi Hiến pháp) không thể sửa đổi bởi Nghị viện Liên bang. Nếu kiến nghị về việc sửa đổi các quy định tại các chương 1, 2, 9 của Hiến pháp Liên bang Nga được 3/5 tổng số thành viên của Thượng viện và Hạ viện ủng hộ, Hội nghị lập hiến được triệu tập theo quy định cùa Hiến pháp Liên bang. Hội nghị lập hiến hoặc quyết định không sửa đổi Hiến pháp hoặc soạn thảo Hiến pháp mới của Liên bang Nga. Hội nghị lập hiến thông qua dự thảo bởi ít nhất 2/3 tổng số phiếu của đại biểu hoặc quyết định trưng cầu phúc quyết toàn dân. Hiến pháp Liên bang Nga được thông qua khi có hơn một nửa tổng sổ cử tri tham gia bỏ phiếu tán thành, với điều kiện phải có hơn một nửa tổng số cử tri tham gia phúc quyết. Theo quy định tại Điều 136 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993, các tu chính án đối vói các Chương 3 (Chế độ Liên bang - phân định thẩm quyền cùa liên hang và các hang), Chircmg 4 (Tổng thống Liên bang Nga), Chương 5 (Nghị viện Liên bang Nga), Chương 6 ( Chính phủ Liên bang Nga), Chương 7 (Quyền lực tư pháp), Chương 8 (Tự quản địa phương) Hiến pháp được thông qua theo trình tự phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu của Thượng viện và Hạ viện tán thành và có hiệu lực sau khi nhận được sự tán thành của các cơ quan lập pháp cùa ít nhất 2/3 tổng số các chủ thể Liên bang.
51
VII. CÁC MÔ HÌNH C ơ QUAN BẢO HIẾN
Do Hiến pháp có vai trò quan trọng trong đời sống cùa nhà nước và xã hội nên các nhà nước hiện đại ngày nay đều coi việc bảo vệ hiến pháp như một nhiệm vụ thiết yếu trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Các nhà nước khác nhau trên thế giới xây dựng thiết chế bảo hiến theo các mô hình khác nhau. Trên thế giới hiện nay có 4 mô hình bảo hiến:
1. Mô hình toà án hiến pháp (Constitutional Court) Mô hình toà án hiến pháp là mô hình bảo hiến phổ biến của các nước châu Âu, xuất hiện đầu tiên ở Áo vào năm 1920. Sau Áo, các nước châu Âu đã thành lập Toà án hiến pháp là Italia năm 1947, Đức năm 1949, Nam Tư năm 1963, Bồ Đào Nha năm 1976, Tây Ban Nha năm 1978, Hy Lạp năm 1979, Ba Lan năm 1982, Hungary năm 1983, Nga năm 1993, Belarus năm 1994, Ukraine năm 1996, Czech năm 1997. Hiện nay mô hình này cũng đã được áp dụng ở các nước châu Á, trong đó có cả các nước Đông Nam Á như Thổ Nhĩ Kì năm 1961, Cô-oét năm 1962, Hàn Quốc năm 1988, Mông cổ (Mongolia) năm 1992, Uzbekistan năm 1992, Grudia năm 1995, Ác-mê-nia năm 1995, Azerbaijan năm 1995, Thái Lan năm 1997, Indonesia năm 2002...
v ề cơ cấu, toà án hiến pháp thông thường có từ 9 đến 15 thẩm phán, trong đó 1/3 do tổng thống bổ nhiệm, 1/3 do hạ viện bầu (hoặc do chủ tịch hạ viện bổ nhiệm), 1/3 do thượng viện bầu (hoặc chù tịch thượng viện bổ nhiệm).
v ề thẩm quyền, toà án hiến pháp có thẩm quyền xem xét và phán quyết về các vấn đề sau:
- Các tranh chấp liên quan đến tính hợp hiến của luật và các pháp lệnh đã có hiệu lực pháp lí;
- Các mâu thuẫn phát sinh từ việc phân bố quyền hạn giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp;
- Xem xét tính hợp hiến cùa các cuộc bầu cử tổng thống, bầu cử nghị viện và trưng cầu ý dân;
52
- Giám sát hiến pháp về quyền con người và quyền công dân. Ngoài các thẩm quyền trên, một số Toà án hiến pháp như ở Italia còn xem xét và phán quyết về những cáo buộc nhằm vào Tổng thống và các bộ trường theo các quy định cùa Hiến pháp. 2. Mô hình hội đồng hiến pháp (Constitutional Council) Đây là mô hình cơ quan bảo hiến cùa Pháp và hơn mười nước châu Phi, châu Á chịu ảnh hường của văn hoá pháp lí cùa Pháp. Theo quy định tại Điều 56 Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958, Hội đồng hiến pháp bao gồm 9 thành viên, có nhiệm kì 9 năm và không được tái nhiệm. Trong 9 thành viên cùa Hội đồng hiến pháp, 3 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, 3 thành viên do Chù tịch Thượng viện bổ nhiệm, 3 thành viên do Chủ tịch Hạ viện bồ nhiệm. Cứ 3 năm một lần, Hội đồng hiến pháp thay thế 1/3 thành viên. Bên cạnh 9 thành viên nêu trên, các cựu Tổng thống nếu không vì lí do sức khoẻ hoặc từ chổi tham gia đều là thành viên đương nhiên và suốt đời cùa Hội đồng hiến pháp. Chủ tịch Hội đồng hiến pháp do Tổng thống bổ nhiệm. Trong trường hợp số phiếu cùa các thành viên ngang nhau, phiếu cùa Chủ tịch sẽ có giá trị quyết định. Theo quy định tại Điều 57 Hiển pháp, người đã là thành viên của Hội đồng hiến pháp thì không được đồng thời kiêm nhiệm bộ trưởng hoặc các thành viên của Nghị viện. Các trường hợp bất khả kiêm nhiệm khác được quy định trong đạo luật về tổ chức Hội đồng hiến pháp.
Theo quy định tại các điều 58, 59, 60, 61, 61-1, 62 Hiến pháp nlm 1958, Hội dòng hién pháp cùa Pháp có các thẩm quyèn sau đây: - Đảm bảo cho các cuộc bầu cử Tổng thống Pháp được tiến hành một cách hợp lệ; Hội đồng hiến pháp xem xét, giải quyết các khiếu nại và công bố kết quả bầu cử;
- Trong trường hợp có khiếu nại, Hội đồng hiến pháp có quyền xem xét về tính hợp lệ của các cuộc bầu cử Thượng viện và Hạ viện;
53
- Hội đồng hiến pháp đảm bảo cho các hoạt động trưng cầu ý kiến nhân dân được tiến hành hợp lệ và tuyên bố kết quả trưng cầu ý kiến nhân dân;
- Các đạo luật về tổ chức (như Luật tổ chức Nghị viện, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức toà án...) trước khi được ban hành và các quy chế cùa Thượng viện, Hạ viện trước khi được áp dụng phải trình lên Hội đồng hiến pháp để xem xét tính hợp hiến của các văn bản đó. Đối với các luật khác trước khi đuợc ban hành cũng có thể được trình lên Hội đồng hiển pháp để xem xét tính hợp hiến cùa các luật đó khi có yêu cầu của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện hoặc 60 hạ nghị sĩ hoặc 60 thượng nghị sĩ. Trong các trường hợp giám sát trước như đã nêu trên, Hội đồng hiến pháp phải xem xét và cho ý kiến trong thời hạn một tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của Chính phủ, thời hạn này có thể rút ngắn lại còn 8 ngày. Cũng trong những trường hợp nói trên, việc chuyển văn bản sang cho Hội đồng hiến pháp xem xét tính hợp hiến sẽ tạm đình chi thời hạn ban hành văn bản.
- Trong quá trình tố tụng, nếu có các khiếu nại cho rằng các đạo luật (đã có hiệu lực pháp luật) đã vi phạm các quyền và tự do của con người và công dân được Hiến pháp đảm bảo thì vụ việc có thể được Toà án hành chính tối cao hoặc Toà phá án (Cour de Cassation - Toà án tư pháp tối cao) đệ trình lên Hội đồng hiến pháp và Hội đồng hiến pháp phải ra phán quyết trong thòi hạn luật định. Các điều kiện áp dụng khoản này sẽ được đạo luật về tổ chức Hội đồng hiến pháp quy định.
- Các quy định pháp luật bị Hội đồng hiến pháp tuyên bố là vi hiến thì không được ban hành (đổi với các dự luật) và không được áp dụng (đối với các văn bản đã ban hành và có hiệu lực pháp luật).
- Các quyết định của Hội đồng hiến pháp không bị khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị. Các quyết định này có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước và tất cả các cơ quan hành chính, tư pháp.
54
Theo quy định tại Điều 63 Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958, một đạo luật về tổ chức sẽ quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng hiến pháp, thủ tục và thời hạn giải quyết cùa Hội đồng hiến pháp.
Theo các quy định trên đây có thể thấy ràng khác với Toà án hiến pháp là một thiết chế tư pháp, Hội đồng hiến pháp vừa mang tính chất tư pháp vừa mang tính chất chính trị. Khác với Toà án hiến pháp chi xem xét tính hợp hiến cùa các văn bản pháp luật đã có hiệu lực pháp luật thì Hội đồng hiến pháp xem xét tính hợp hiến cùa các văn bản pháp luật trước và sau khi có hiệu lực pháp luật.
3. Mô hình toà án tư pháp (toà án tối cao và toà án các cấp) có chức năng bảo hiến
Nếu mô hình Toà án hiến pháp và Hội đồng hiến pháp là mô hình bảo hiến tập trung thì đây là mô hình bảo hiến phi tập trung. Đây là mô hình của Hoa Kỳ. Mô hình này được hình thành từ năm
1803 trong vụ án nổi tiếng Marbury kiện Madison.(1) Mô hình này được nhiều nước theo hệ thống Common law áp dụng. Mô hình này có các đặc trưng cơ bản sau đây:
- Tất cả các toà án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Toà án với tư cách là cơ quan bảo vệ hiến pháp có thẩm quyền không áp dụng một đạo luật khi có cơ sở pháp lí chắc chắn rằng luật đó vi hiến;
- Quyền bảo hiến gắn liền với việc giải quyết các vụ việc cụ thể (Concrete judicial review);
- Ọuyền bảo hiến chi đuợc xem xét khi có sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của đương sự đề nghị xem xét tính hợp hiến cùa đạo luật đó;
- Toà án chi tuyên bổ một đạo luật là vi hiến khi sự bất hợp hiến của đạo luật đó được chứng minh rõ ràng và không thể phủ nhận được;
(l).X em thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp nước ngoài, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012, tr. 192 - 193.
55
- Toà án sẽ không xem xét tính hợp hiến của một đạo luật khi đạo luật đó liên quan đến một số vấn đề chính trị như tổ chức công quyền và vấn đề ngoại giao;
- Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng.
Theo nguyên tắc án lệ, khi Toà án tối cao tuyên bố một đạo luật là vi hiến thì phán quyết này cùa Toà án tối cao sẽ có giá trị áp dụng đối với các toà án cấp dưới khi gặp trường hợp tương tự về sau. Do đó trên thực tế, có thể coi đạo luật đó không còn giá trị áp dụng.
4. Mô hình cơ quan lập hiến, các cơ quan nhà nước khác và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp Theo quy định tại Điều 119 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam năm 2013, mô hình bảo hiến ở nước ta là mô hình bào hiến phi tập trung nhưng không hề giống mô hình bảo hiến phi tập trung của Hoa Kỳ hay của bất kì quốc gia nào trên thế giới. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Hiến pháp là luật cơ bản cùa nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lí. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chù tịch nước, Chính phủ, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định. Có thể khẳng định rằng mô hình bảo hiến ở nước ta theo Hiến pháp năm 2013 là mô hình bảo hiến khá độc đáo, đây là mô hình tất cả các cơ quan nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Tư duy về bảo hiến ở nước ta tuy giản dị nhưng cũng thật sâu sác vì Hiến pháp của nhà nước cũng là của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân nên trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm của tất cả các cơ quan nhà nước và của tất cả nhân dân.
56
CHƯƠNG III
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIẺN
CỦA NÈN LẬP HIÉN VIỆT NAM
I. T ư TƯỞNG LẬP HIẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế nên không có hiến pháp. Vào những năm đầu thế kỉ XX, đo ảnh hường của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm 1789, ảnh hưởng cùa cách mạng Trung Hoa năm 1911 và chính sách duy tân mà Minh Trị thiên hoàng đã áp dụng tại Nhật Bản, trong giới tri thức Việt Nam đã xuất hiện tư tường lập hiến. Có hai khuynh hướng chính trị chủ yểu trong thời gian này. Khuynh hướng thứ nhất, xây dựng nhà nước quân chù lập hiến trong sự thừa nhận quyền bảo hộ của chính phủ Pháp. Khuynh hướng thứ hai, chủ trương giành độc lập, tự do cho dân tộc, sau đó xây dựng hiến pháp cùa nhà nước độc lập vì không có độc lập, tự do thì không thể có hiến pháp thực sự.
Đầu năm 1919, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã gửi tám điểm yêu sách của nhân dân An Nam cho Hội nghị Versailles của các nước đồng minh trong đó đã thể hiện rõ tư tường lập hiến của Người. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc đã dịch và diễn thành lời ca bản "Yêu sách cùa nhân dân An Nam" để tuyên truyền trong đồng bào Việt kiều sống trên đất Pháp. Trong tám điều yêu sách, đáng lưu ý là điều thứ 7 - đó là yêu cầu lập hiến, lập pháp cho nhân dân
57
Việt Nam:
"Bày xin hiến pháp ban hành
Trăm điểu phải có Thần linh pháp quyền''
Năm 1926, Nguyễn Ái Quốc lại cho công bố một bản yêu sách nữa mang đầu đề: "Lời hô hoán cùng Vạn quốc hội". Bản yêu sách đòi trả quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam và đòi quyền độc lập hoàn toàn và tức khắc ngay cho dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách tuyên bố: "Neu được độc lập ngay thì Việt Nam sẽ tình nguyện trả (dần từng năm) một phần nợ mà nước Pháp đã vay Mỹ và Anh
trong hòi Âu chiến, Việt Nam sẽ kí Hoà ước liên minh với nước Pháp và sẽ xếp đặt một nền hiến pháp theo lí tưởng dân quyển".w
II. HIẾN PHÁP NĂM 1946
1. Hoàn cảnh ra đòi của Hiến pháp năm 1946
Sau khi đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" lịch sử ngày 02/9/1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong phiên họp đầu tiên cùa Chính phù ngày 03/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra sáu
nhiệm vụ cấp bách cùa Chính phủ; một trong những nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng hiến pháp, về vấn đề hiến pháp, Người viết: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rỗi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chù. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chù''}2)
Ngày 20/9/1945, Chính phủ lâm thời ra sắc lệnh thành lập Ban dự thảo hiến pháp gồm 7 người, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Tháng 11/1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và Bản dự thảo được công bổ cho toàn dân thảo luận. Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến cho Bản dự thảo
(1).Xem: Viện nghiên cứu khoa học pháp lí, Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, 1993, tr. 182.
(2).Xem: Hồ Chí Minh, Tuyến tập, Tập I, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 356. 58
hiến pháp chứa đựng mơ ước bao đời cùa họ về độc lập và tự do. Ngày 02/3/1946, trên cơ sở Ban dự thảo Hiến pháp của Chính phủ, Quốc hội (khoá I, kì họp thứ nhất) đã thành lập Ban dự thào Hiến pháp gồm 11 nguời đại biểu cùa nhiều tồ chức, đảng phái khác nhau do Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng đầu. Ban dự thảo có nhiệm vụ tổng kết các ý kiến đóng góp cùa nhân dân và xây dựng Bản dự thảo cuối cùng để đưa ra Quốc hội xem xét và thông qua. Ngày 28/10/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, kì họp thứ hai của Quốc hội khoá I đã khai mạc. Ngày 09/11/1946, sau hơn 10 ngày làm việc khẩn trương, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống.
Ngày 19/12/1946, 10 ngày sau khi Quốc hội thông qua hiến pháp, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Do hoàn cảnh chiến tranh mà Hiến pháp năm 1946 không được chính thức công bố, việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không có điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, Chính phù dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Ban thường vụ Quốc hội luôn luôn dựa vào tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 1946 để điều hành mọi hoạt động của Nhà nước.
2. Nội dung của Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp năm 1946 bao gồm lời nói đầu, 7 chương và 70 điều. Lời nói đầu xác định nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia irÊn nền tàng dân chũ. Lời nói đầu còn xác dịnh ba nguyên tắc cơ bản của hiến pháp. Đó là những nguyên tắc sau đây: - Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo;
- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ;
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt cùa nhân dân. Toàn bộ 7 chương cùa hiến pháp đều được xây dựng dựa trên
59
ba nguyên tắc cơ bàn trên. Chính ba nguyên tẳc này đã thể hiện ba đặc điểm cơ bản cùa Hiến pháp năm 1946.
Xây dựng trên nguyên tắc đoàn kết toàn dân, Điều 1 cùa Hiến pháp năm 1946 viết: "Nước Việt Nam là một nước dân chù cộng hoà. Tất cả quyển bính trong nước là cùa toàn thế nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cap, tôn giáo”. Đây là một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển cùa Nhà nước Việt Nam. Lần đầu tiên ờ nước ta cũng như ở Đông Nam Á, một Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, hình thức chính thể là hình thức cộng hoà. Đó là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của tư tưởng dân chủ. Quy định trên đây cũng đề cao tính dân tộc của Nhà nước.
Tuân thủ nguyên tắc "đảm bảo các quyền tự do dân chủ", Hiến pháp 1946 rất chú trọng đến chể định công dân. Điều đó thể hiện ở chỗ hiến pháp có 7 chương thì Chương II dành cho chế định công dân. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam được đảm bảo các quyền tự do, dân chủ. Điều 10 hiến pháp quy định: "Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do to chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài". Phải nói ràng Hiến pháp năm 1946 là một bản hiến pháp dân chủ rộng rãi. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam quyền bình đẳng trước pháp luật cùa mọi công dân được pháp luật ghi nhận (Điều 6 và Điều 7 Hiến pháp năm 1946). Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, phụ nữ được ngang quyền với nam giới trong mọi phương diện. Với bản hiến pháp đầu tiên của nước ta, công dân Việt Nam được hưởng quyền bầu cử, nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình bầu ra khi họ không tỏ ra xứng đáng với danh hiệu đó.
Dựa trên nguyên tẳc thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân, hình thức nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 có nhiều nét độc đáo đáng chú ý. Theo quy định cùa hiến pháp,
60
Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phù. Mặt khác, Chủ tịch nước có quyền phủ quyết. Quyền đó thể hiện ở Điều 31 và Điều 54 Hiến pháp năm 1946. Điều 31 Hiến pháp năm 1946 quy định: "Những luật đã
được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước Việt Nam phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau khi nhận được thông tri. Nhưng trong hạn ấy, Chủ tịch có quyển yêu cầu Nghị viện thảo luận lại. Những luật đem ra thào luận lại nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chù tịch phải ban bố”. Còn ờ Điều 54 Hiến pháp năm
1946 quy định: "Trong hạn 24 giờ sau khi Nghị viện biểu quyết không tín nhiệm Nội các thì Chù tịch nước Việt Nam có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại". Như vậy, hình thức chính thể của Nhà nước ta theo Hiến pháp năm 1946 phần nào giống hình thức cộng hoà tổng thống. Nhưng Chủ tịch cùa nước ta theo Hiến pháp năm 1946 không phải do cừ tri trực tiếp bầu ra mà do Nghị viện nhân dân bầu ra. Mặt khác, Chủ tịch nước chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Thù tướng chọn Bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Chính phù chịu sự kiểm soát của Nghị viện. Bộ truởng nào không được Nghị viện tín nhiệm thì phải từ chức. Những quy định trên cho ta thấy hình thức chính thể cùa Nhà nước ta theo Hiến pháp năm 1946 là hình thức kết hợp giữa cộng hoà tổng thống và cộng hoà nghị viện. Những nét độc đáo của nó còn thể hiện ở chồ nó không hề giống hoàn toàn hình thức chính thể của những nước cùng có hình thức pha trộn như Pháp, Phàn Lan, Bồ Dào Nha...
Qua những nét phân tích trên chúng ta thấy rằng hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946 là một bản hiển pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kì một bản hiến pháp nào trên thế giới.
về kĩ thuật lập pháp, Hiến pháp năm 1946 là một bản hiến pháp cô đọng, khúc chiết, mạch lạc và dễ hiểu với tất cả mọi người. Nó là một bản Hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương diện.
61
III. HIÉN PHÁP NĂM 1959
1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1959
Tính đến thời điểm năm 1959, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời và phát triển được 14 năm. Đó là một khoảng thời gian có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, làm thay đổi tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946, thực dân Pháp lại gây ra chiến tranh để xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân ta lại bước vào cuộc kháng chiến trường kì và gian khổ. Với chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ thắng lợi, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước còn tạm thời chia làm hai miền. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới này là xây dựng chủ nghĩa xã hội ờ miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong 3 năm (1955 - 1957), ờ miền Bắc chúng ta đã hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh lế. Năm
1958, chúng ta bát đầu thực hiện kế hoạch kinh tế 3 năm nhằm phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội. về kinh tế và văn hoá, chúng ta đã có những tiến bộ lớn. Đi đôi với những thắng lợi đó, quan hệ giai cấp trong xã hội miền Bắc đã thay đổi. Giai cấp địa chủ phong kiến đã bị đánh đổ. Liên minh giai cấp công nhân và nông dân ngày càng được cùng cố và vừng mạnh.
Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ mệnh của nó nhưng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới nó cần được bổ sung và thay đổi. Vì vậy, trong kì họp lần thứ 6, Ọuốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946 và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Sau khi làm xong Bản dự thảo đầu tiên, tháng 7 năm 1958, Bản dự thảo được đưa ra thảo luận trong các cán bộ trung cấp và cao cấp thuộc các cơ quan Quân, Dân, Chính, Đảng. Sau đợt thảo luận này Bản dự thảo đã được chinh lí lại và ngày 01/4/1959 Dự thảo đuợc công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng. Cuộc thảo
62
luận này kéo dài trong 4 tháng với sự tham gia sôi nổi tích cực của các tầng lớp nhân dân lao động.(l) Ngày 31/12/1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 01/01/1960, Chù tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh công bổ hiến pháp.
2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959 Hiến pháp năm 1959 gồm có lời nói đầu và 112 điều, chia làm 10 chương.
Lời nói đầu khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng Sem đến Cà Mau, khẳng định những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lời nói đầu ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đồng thời xác định bản chất cùa Nhà nước ta là Nhà nước dân chù nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Chương I - Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, gồm 8 điểu, quy định các vấn đề cơ bản sau đây:
- Hình thức chính thể của Nhà nước là cộng hoà dân chù (Điều 2). Hiến pháp xác định tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Điều 4).
- Quy định Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước khác thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 4). - Cũng như Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 khảng định đất nước Việt Nam là một khối thống nhất không thể chia cắt (Điều 1).
- Quy định nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hành vi khinh miệt, áp
(l).Xem: Hồ Chí Minh, Tuyển tập, Nxb. Sự thật, 1980.
63
bức, chia rẽ các dân tộc (Điều 3).
- Quy định các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 5).
- Xác định nguyên tắc tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lẳng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân (Điều 6).
Chương II - Chế độ kinh tế và xã hội, gồm 13 điểu quy định những vấn đề liên quan đến nền tàng kinh tế-xã hội cùa Nhà nước: - Xác định đường lối kinh tể của Nhà nước ta trong giai đoạn này là biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến. Quy định mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của Nhà nước là không ngừng phát triển súc sản xuất nhàm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân (Điều 9). - Quy định các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất trong thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là: Sở hữu nhà nước (tức là của toàn dân); sờ hữu của hợp tác xã (tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động); sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc (Điều 11). - Xác định kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sờ hữu của toàn dân giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước đảm bảo phát triển ưu tiên. Các hầm mỏ, sông ngòi, những rừng cây, dát hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu cùa toàn dân (Điều 12). - Quy định việc Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và tư liệu sản xuất khác của nông dân (Điều 14); bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác (Điều 15); bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của nhà tư sản dân tộc (Điều 16);
64
bảo hộ quyền sở hữu của công dân về cùa cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác (Điều 18); bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân (Điều 19). So với Hiến pháp năm 1946 thì chương II là một chương hoàn toàn mới. Chương này được xây dựng theo mô hình của hiến pháp các nước xã hội chù nghĩa. Vì vậy, ngoài việc quy định kinh tế quốc doanh giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân, hiến pháp còn quy định Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.
Chương III - Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản cùa công dân, bao gồm 21 điều (từ Điều 22 đến Điều 42). Theo hiến pháp, công dân Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây: - Các quyền về chính trị và tự do dân chủ như: Quyền bầu cử và ứng cử (Điều 23); quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 22); quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25); quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên, cơ quan nhà nước (Điều 29).
- Các quyền về dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội như: Quyền làm việc (Điều 30); quyền nghi ngơi (Điều 31); quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động (Điều 32); quyền học tập (Điều 33); quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác (Điều 34); quyền tự do tín ngưỡng (Điều 26).
- Các quyền về tự do cá nhân như: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 27); không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của toà án nhân dân hoặc sự phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân; quyền bất khả xâm phạm về nhà ở; quyền bí mật thư tín; quyền tự do cư trú và tự do đi lại.
- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của hiến pháp bao gồm: Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp, pháp luật, ki luật lao
65
động, trật tự công cộng là những quy tắc sinh hoạt xã hội (Điều 39); nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (Điều 40); nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật (Điều 41); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Điều 42). So với Hiến pháp năm 1946, chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 1959 là một bước phát triển mới.
Bên cạnh việc quy định các quyền của công dân, hiến pháp còn xác định nghĩa vụ của Nhà nước trong việc đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện. Ngoài những quyền và nghĩa vụ mà Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận, Hiến pháp năm 1959 còn quy định thêm những quyền và nghĩa vụ mới mà trong Hiển pháp năm 1946 chưa được thể hiện. Ví dự. Quyền của người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động; quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác; quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên, cơ quan nhà nước; nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng.
Chương IV - Quốc hội, bao gồm 18 điểu quy định các vấn đề liên quan đến chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cùa Quốc hội - cơ quan quyển lực nhà nước cao nhất.
So với nhiệm kì của Nghị viện theo Hiến pháp năm 1946 thì nhiệm kì của Quốc hội dài hơn (nhiệm kì của Nghị viện là 3 năm, còn nhiệm kì Quốc hội là 4 năm). Hiến pháp năm 1959 quy định quyền hạn của Quốc hội một cách cụ thể hơn. Theo Điều 50 Hiến pháp 1959 thì Quốc hội có những quyền hạn sau đây: Làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp; làm pháp luật; giám sát việc thi hành hiến pháp; bầu Chủ tịch và Phó chủ tịch nước; theo đề nghị của Chủ tịch nước Việt Nam quyết định cử Thủ tướng Chính phủ; theo đề nghị của Thủ tướng quyết định cử Phó Thủ tướng và các thành viên khác cùa Hội đồng Chính phủ; theo đề nghị của Chủ tịch nước quyết định cử Phó chủ tịch nước và các thành viên khác
66
cùa Hội đồng quốc phòng; bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao; bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bãi miễn Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Thù tướng, Phó thủ tướng và những thành viên khác cùa Hội đồng Chính phủ, Phó chủ tịch và những thành viên khác của Hội đồng quốc phòng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định kế hoạch kinh tế nhà nước; xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách cùa nhà nước; ấn định các thứ thuế. Ngoài ra, Quốc hội còn có những quyền hạn quan trọng khác như: Phê chuẩn việc thành lập và bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ, phê chuẩn việc phân vạch địa giới các tinh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương; quyết định đặc xá; quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; những quyền hạn cần thiết khác do Quốc hội định.
Quốc hội có cơ quan thường trực của mình là Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội bầu ra. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch, các Phó chù tịch, Tổng thư kí, các uỷ viên. Quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng được quy định rõ ràng tại Điều 53 Hiến pháp năm 1959. Ngoài những quyền hạn được quy định trong hiến pháp, Quốc hội có thể trao cho Ưỷ ban thường vụ Quốc hội những quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết. Theo quy định của hiến pháp chúng ta thấy Uỷ ban thường vụ Quốc hội có các quyền hạn sau đây: Tuyên bố và chủ trì việc tuyển cử đại biểu Quốc hội; triệu tập Quốc hội; giải thích pháp luật; ra pháp lệnh; quyết định việc trưng cầu ý dân; giám sát công tác của Hội đồng Chính phù, cùa Toà án nhân dân tối cao và của Viện kiém sát nhân dân tối cao; sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị định, nghị quyết, chi thị của hội đồng Chính phủ trái với hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh; sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng cùa hội đồng nhân dân trong trường hợp các hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng. Uỳ ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc
67
bãi miễn Phó chánh án, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm hoặc bãi miễn các đại diện toàn quyền ngoại giao cùa nước ta ở nước ngoài; quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước kí với nước ngoài (trừ trường hợp mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét cần phải trình Quốc hội quyết định). Ngoài ra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội còn có thẩm quyền quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao, những hàm và cấp khác; quyết định đặc xá; quy định và quyết định việc tặng thường huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước; quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ; quyết định việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương. Trong thời gian Quốc hội không họp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền quyết định việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Thủ tướng và những thành viên khác cùa Hội đồng Chính phủ; có quyền quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp nước nhà bị xâm lược.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, ngoài Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội còn thành lập các uỷ ban chuyên trách như Uỷ ban dự án pháp luật, Uỷ ban kế hoạch và ngân sách, Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu và các uỷ ban khác mà Quốc hội thấy cần thiết để giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 56 và 57).
Chương V - Chủ tịch nước Việt Nam dân chù cộng hoà, bao gồm 10 điều (từ Điểu 61 đến Điểu 70).
So với Hiến pháp năm 1946 thì đây là một chương mới. Theo Hiến pháp năm 1959 Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước không nằm trong thành phần của Chính phủ. Đứng đầu Chính phủ lúc này là Thủ tướng Chính phủ, còn Chủ tịch nước chỉ là người đứng đầu nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Vì vậy, chế định Chù tịch nước được quy định thành một chương riêng. Theo Hiến pháp năm Ị959 Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra. Công dân nước Việt Nam
68
dân chù cộng hoà từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử chức vụ Chù tịch nước. Như vậy, khác với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 quy định tuổi tối thiểu để có thể ứng cử chức vụ Chủ tịch nước là 35 còn Hiến pháp năm 1946 không quy định cụ thể, mặt khác theo Hiến pháp năm 1946 Chù tịch nước phải được chọn trong Nghị viện nhân dân tóc là trong số các nghị sĩ, còn Hiến pháp năm
1959 không đòi hỏi ứng cử viên phải là đại biểu Quốc hội. So với Hiến pháp năm 1946, quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1959 hẹp hơn vì theo Hiến pháp năm 1946 Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phù. Còn theo Hiến pháp năm 1959, chức năng cùa người đứng đầu Chính phủ đã chuyển sang cho Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, theo Hiến pháp năm 1959 quyền hạn của Chủ tịch nước vẫn rất lớn. Ví dụ: Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng (Điều 65). Chủ tịch nước khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chù tọa hội nghị chính trị đặc biệt (Điều 67). Chủ tịch nước khi xét thấy cần thiết có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.
Chương VI - Hội đồng Chính phủ, bao gồm 7 điểu (từ Điểu 71 đến Điểu 77).
Theo quy định tại Điều 71 Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành cùa cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất cùa nhân dân. Quy định này cũng cho ta thấy rằng Hội đồng Chính phủ theo Hiển pháp năm 1959 được tổ
chức hoàn toàn theo mô hình chính phủ của các nước xã hội chủ nghĩa, về thành phần của Hội đồng Chính phủ theo quy định tại Điều 72 khác cơ bản so với trước đây là không có Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước và không có các Thứ trường.
69
Chương VII - Hội đồng nhân dân và uỳ ban hành chính địa phương các cấp, bao gồm 14 điều (từ Điểu 78 đến Điểu 91). Trong chương này hiến pháp xác định các đơn vị hành chính ở nước ta là: Tinh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, thành phố thuộc tinh, thị xã; xã, thị trấn. Ngoài ra còn có khu tự trị (Tây Bắc và Việt Bắc). Các khu tự trị này tồn tại đến tháng 12/1975. Như vậy, theo Hiến pháp năm 1959, cấp bộ (Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ) được bãi bỏ. Khác với Hiến pháp 1946 chi có cấp tinh và cấp xã mới có hội đồng nhân dân, Hiến pháp năm 1959 quy định tất cả các cấp tinh, huyện, xã đều có hội đồng nhân dân. Ngoài ra, hiến pháp còn ghi rõ hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Theo quy định của hiến pháp, uỷ ban hành chính được thành lập ở tất cả các cấp tinh, huyện, xã. Uỷ ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân địa phương, là cơ quan hành chính của Nhà nước ờ địa phương.
Chương VIII - Toà án nhân dân và viện kiếm sát nhân dân, gồm 15 điều (từ Điều 97 đến Điểu 111).
So với Hiến pháp năm 1946, Chương này cũng có nhiều thay đổi. Theo Hiến pháp năm 1959, hệ thống toà án ờ nước ta bao gồm: Toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân tinh, toà án nhân dân huyện và toà án quân sự. Ngoài ra, trong trường hợp xét xử những vụ án đặc biệt, Quổc hội có thể quyết định thành lập toà án đặc biệt. Hệ thống toà án địa phương được tổ chức theo các đơn vị hành chính lãnh thổ cấp tinh, cấp huyện. Toà án nhân dân tinh, thành phố trực thuộc trung ương vừa xét xử phúc thẩm các bản án do toà án huyện xét xử sơ thẩm, vừa xét xử sơ thẩm các bản án thuộc thẩm quyền của chúng. Chế độ bổ nhiệm thẩm phán bị bãi bỏ và thực hiện chế độ thẩm phán bầu. Việc xét xử ở các toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định cùa pháp luật. Khi xét xử hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.
70
Theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước cùa các nước xã hội chù nghĩa, Hiến pháp năm 1959 đã quy định việc thành lập hệ thống viện kiểm sát nhân dân để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân thù pháp luật và thực hiện quyền công tố. Hệ thống viện kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tinh, thành phố trực thuộc trung ương, viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố thuộc tinh, thị xã và viện kiểm sát quân sự.
Viện kiểm sát nhân dân tổ chức theo chế độ thù trưởng trực thuộc một chiều. Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo cùa viện kiểm sát cấp trên và tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Ưỳ ban thường vụ Quốc hội.
Chương IX quy định về Quốc kì, Quốc huy và Thù đô. Chương X quy định về sửa đỏi hiến pháp.
Theo quy định của hiến pháp chi có Quốc hội mới có quyền sửa đổi hiến pháp với điều kiện phải được ít nhất là hai phần ba tổng sổ đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Tóm lại, Hiến pháp năm 1959 là bản hiến pháp được xây dựng theo mô hình hiển pháp xã hội chủ nghĩa. Nó là bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta.
IV. HIẾN PHÁP NĂM 1980
1. Hoàn cảnli ru đòi của Ilién pháp năm 1980
Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. Nước ta đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam - Bắc, đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
71
Trước tình hình đó, tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc này là phải hoàn thành việc thống nhất nước nhà. Nghị quyết cùa Hội nghị đã nhấn mạnh: “Thống nhất đắt nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất cùa
đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan cùa sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam...". Hội nghị lần thứ 24 cùa Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam đã quyết định triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc. Hội nghị đã nhất trí quyết định tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Cuộc tổng tuyển cử theo nguyên tác phổ thông đầu phiếu trực tiếp và bỏ phiếu kín đã diễn ra ngày 25/4/1976 với sự tham gia của hơn 23 triệu cử tri, chiếm gần 99% tổng số cử tri. Tổng số đại biểu Quốc hội đã bầu là 492 trong đó 249 đại biểu miền Bắc và 243 đại biểu miền Nam.(l) Tổng số đại biểu Quốc hội được tính theo tỳ lệ: 1 đại biểu/1 (XX) cử tri.(2)
Quốc hội chung của cả nước đã bắt đầu kì họp đầu tiên của mình vào ngày 25/6/1976 và kéo dài đến ngày 03/7/1976. Ngày 02/7/1976 Quốc hội đã thông qua các nghị quyết quan trọng. Quốc hội đã quyết định trong khi chưa có hiến pháp mới, tổ chức và hoạt động cùa Nhà nước ta hoạt động dựa trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đồng thời Quốc hội khoá VI đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch. Sau một năm rưỡi làm việc khẩn trương, Uỷ ban đã hoàn thành Dự thảo. Bản Dự thảo được đưa ra cho toàn dân thảo luận.
(1).Xem: Trường Chinh, "Lời khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 2 của Hội đồng bẩu cử toàn quốc" ngày 07/5/1976.
(2).Xem: Tạp chí học tập, số 7/1976, tr. 20.
72
Tháng 9/1980, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã họp kì đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, sửa chữa Dự thảo trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Sau một thời gian thảo luận, Quốc hội khoá VI tại kì họp thứ 7 ngày 18/12/1980 đã nhất trí thông qua hiến pháp.
2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980
Hiến pháp nãm 1980 bao gồm lời nói đầu, 147 điều chia làm 12 chương.
Lời nói đầu của hiến pháp khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, ghi nhận những thắng lợi vĩ đại mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược và bè lũ tay sai. Lời nói đầu còn xác định những nhiệm vụ cùa cách mạng Việt Nam trong điều kiện mới mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đề ra và nêu lên những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp năm 1980 đề cập.
Chương I cùa Hiến pháp năm 1980 quy định chế độ chính trị của Nhà nước ta.
Chương này có 14 điều (từ Điều 1 đến Điều 14) bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:
- Xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân xây dựng thắng lợi chù nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản (Điều 2).
- Khác với Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 quy định các quyền dân tộc cơ bản bao gồm 4 yếu tố: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là một phạm trù pháp luật quốc tế do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng dựa trên những khái niệm chung về quyền tự nhiên của
73
con người.*n Phạm trù quyền dân tộc cơ bản được thế giới thừa nhận một cách rộng rãi và trở thành một trong những phạm trù quan trọng cùa luật quốc tế hiện đại, một đóng góp lớn của Việt Nam vào sự nghiệp bảo vệ các quyền cơ bản của các dân tộc.
- Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 1980 thể chế hoá vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước và xã hội vào một điều cùa hiến pháp (Điều 4).
Sự thể chế hoá này thể hiện sự thừa nhận chính thúc của Nhà nước về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hiến pháp cũng quy định: Các tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật.
- Ngoài việc thể chế hoá vai trò lãnh đạo cùa Đảng, Hiến pháp năm 1980 còn xác định vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội quan trọng khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 9), Tổng công đoàn Việt Nam (Điều 10). Đây cũng là lần đầu tiên vị trí, vai trò cùa các tổ chúc chính trị-xã hội này được quy định trong hiến pháp.
- Với Hiến pháp năm 1980, quan điểm về quyền làm chủ tập thể của Đảng ta đã được thể chế hoá (Điều 3 Hiển pháp). - Cũng như Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định chính sách đoàn kết dân tộc của Nhà nước ta. Điều 5 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. hình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Nhà nước bảo vệ, tăng cường và cùng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nghiêm cam mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc”. - Hiến pháp năm 1980 kế tục tư tưởng của Hiến pháp năm 1959 nhấn mạnh quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân
(l).Xem: Hồ Chí Minh, Les droits des nations - "Ưhumanìté" 1919, 18 Juillet. 74
các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Cũng như Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 quy định Quốc hội, hội đồng nhân dân cũng như các cơ quan nhà nước khác đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tấc tập trung dân chủ.
- Ngoài nguyên tắc tập trung dân chù, hiến pháp còn quy địnhnguyên tắc pháp chế xã hội chù nghĩa. Đây là một quy định hoàn toàn mới so với Hiến pháp năm 1959. Tại Điều 12 Hiến pháp năm
1980 quy định: "Nhà nước quản lí xã hội theo pháp luật và không ngùng tàng cường pháp chế xã hội chù nghĩa”.
Chương II - Chế độ kinh tế, gồm 22 điểu (từ Điểu 15 đến Điểu 36). Giống như Hiến pháp năm 1959, Chương này quy định những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực kinh tể như mục đích cùa chính sách kinh tế, các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các nguyên tắc lãnh đạo nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1980 có nhiều điểm khác với Hiến pháp năm 1959. Theo Hiến pháp năm 1959, đất đai có thể thuộc sở hữu nhà nước, sờ hữu tập thể, sờ hữu tư nhân, còn Hiến pháp năm 1980 quốc hữu hoá toàn bộ đất đai (Điều 19). Theo Hiến pháp năm 1959, các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất là: Sở hữu nhà nước (sờ hữu toàn dân), sở hữu tập thể (sở hữu tập thể của nhân dân lao động), sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc (Điều 11). Còn theo Điều 18 Hiến pháp năm 1980 thì Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chù nghĩa, thiết lập và cùng cố chế độ sờ hữu xã hội chù nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: Thành phần kinh tể quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần
kinh tể hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Chương III - Văn hoá, giáo dục, khoa học, kĩ thuật, bao gồm 13 điều (từ Điểu 37 đến Điểu 49).
Đây là một chương hoàn toàn mới so với Hiến pháp năm 1946 75
và Hiến pháp năm 1959. Chương này quy định mục tiêu cùa cách mạng tư tường và văn hoá là xây dựng nền văn hoá mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đàng và tính nhân dân, xây dựng con người mới có ý thức làm chủ tập thể, yêu lao động, quý trọng của công, có văn hoá, có kiến thức khoa học kĩ thuật, có sức khoẻ, yêu nước xã hội chủ nghĩa và có tinh thần quốc tế vô sản (Điều 37). Theo quy định cùa hiến pháp, chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng chi đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam (Điều 38). Nhà nước ta chủ trương bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá và tinh thần cùa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, chống các tư tường phong kiến lạc hậu, tư sản phản động và bài trừ mê tín dị đoan. Ngoài những quy định trên, chương III còn xác định chính sách về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật và các công tác thông tin báo chí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình...
Chương IV - Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bao gồm 3 điều ị từ Điều 50 đến Điều 52).
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, vấn đề bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa được xây dựng thành một chương riêng trong hiến pháp. Điều này xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề phòng thủ đất nước. Bảo vệ tổ quốc xã hội chù nghĩa được Đảng ta xác định là một trong hai nhiệm vụ chiến lược cùa Đảng và Nhà nước. Bảo vệ và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ tồn tại song song trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, có sự gắn bó và tương hổ lẫn nhau. Tại Điều 50 Hiến pháp năm 1980 xác định đường lối quốc phòng của Nhà nuớc là xây dựng một nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và hiện đại trên cơ sở kết hợp xây dụng Tổ quốc với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tại Điều 51 hiến pháp xác
76
định nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang nhân dân. Điều cuối cùng trong Chương này là thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chăm lo công nghiệp quốc phòng, huy động nhân lực, vật lực nhàm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước. Nhà nước ta xây dựng nền quốc phòng toàn dân vì vậy hiến pháp đã quy định: “Tất cà các cơ quan nhà nước, tò chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ
quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định'' (Điều 52). Chương V - Quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bao gằm 29 điều (từ Điểu 53 đến Điều 81).
Kế tục và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 một mặt ghi nhận quyền và nghĩa vụ cùa công dân đã quy định trong hai hiến pháp trước, mặt khác xác định thêm một số quyền và nghĩa vụ mới phù hợp với giai đoạn mới của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. So với Hiến pháp năm
1959, Hiến pháp năm 1980 đã xác định thêm một sổ quyền mới cùa công dân như quyền tham gia quản lí công việc của Nhà nước và xã hội (Điều 56); quyền được khám và chữa bệnh không phải trà tiền (Điều 61), quyền có nhà ờ (Điều 62), quyền được học tập không phải trả tiền (Điều 60), quyền cùa các xã viên hợp tác xã được phụ cấp sinh đẻ (Điều 63). Hiến pháp cũng xác định thêm một số nghĩa vụ mới của công dân: Công dân phải trung thành với Tổ quốc (Điều 76); ngoài bổn phận làm nghĩa vụ quân sự, công dân còn phải tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; ngoài nghĩa vụ tuân theo hiến pháp, pháp luật, kỉ luật lao động, tôn trọng những quy tắc sinh hoạt xã hội, công dân còn phải bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật nhà nước; ngoài nghĩa vụ đóng thuế, công dân còn phải tham gia lao động công ích. Tuy nhiên, một số quyền mới quy định trong Hiến pháp năm 1980 không phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước nên không có điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện.
77
Mặc dù có những hạn chế nói trên song chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản cùa công dân trong Hiến pháp năm 1980 vẫn là một bước phát triển mới, phong phú hom, cụ thể hơn, rõ nét hơn.
Chương VI - Quốc hội, bao gồm 16 điều (từ Điều 82 đến Điều 97). Cũng như quy định của Hiển pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 xác định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất cùa nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá-xã hội, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, Quốc hội thành lập các cơ quan nhà nước tối cao như bầu ra Chủ tịch, các Phó Chù tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động cùa Nhà nước... (Điều 82 và 83). Như vậy về cơ bản, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội không thay đổi nhưng cơ cấu tổ chức của Quốc hội có sự thay đổi lớn. Nếu theo Hiến pháp năm 1959 cơ quan thường trực của Quốc hội là Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì theo Hiến pháp năm 1980 cơ quan thường trực của Quốc hội là Hội đồng Nhà nước. Nhưng Hội đồng Nhà nước theo Hiến pháp năm 1980 còn là chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo Hiến pháp năm 1959, khi Quốc hội họp thì bầu Chủ tịch đoàn để điều khiển cuộc họp (Điều 47). Còn theo Hiến pháp năm 1980 thì Quốc hội bầu ra Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm việc thi hành nội quy của Quốc hội, giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội, điều hoà phối hợp hoạt động với các uỷ ban của Quốc hội, chứng thực luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; thực hiện quan hệ đối ngoại cùa Quốc hội.
78