🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình lịch sử Việt Nam - Tập IV: từ 1858 đến 1918
Ebooks
Nhóm Zalo
Từ 1858 đến 1918 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC s ư PHẠM
GS.TS. NGUYỄN NGỌC cơ (Chủ biên) PGS.TS. TRẦN ĐỨC CƯỜNG
GIÁO TRÌNH
LỊCH SỬ VIỆT NAM ■ ■ Tập IV
Từ 1858 ĐẾN 1918
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM
Mã số: 01.01.409/1185 - ĐH 2010
MỤC LỤC ■ ■
Trang
Chương 1
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU cuộ c XÁM LƯỢC
CỦA LIÊN QUÂN PHÁP - TAY BAN NHA (1858 - 1867)
I. Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc
xâm lược của tư bản Pháp........................................................................ 7 1. Bối cảnh quốc tế ..........................................................................................7 2. Tình hình trong nước.................................................................................10 II. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt N am ......................... 11 1. Tư bản Pháp và Tây Ban Nha tìm cớ can thiệp vào Việt Nam ............22
2. Mặt trận Đà Nang và những cuộc chiến đấu chống Pháp đầu tiên của quân dân Việt Nam (9/1858-2/1959)................................................ 25 3. Về một số trận đánh tiêu biểu trên chiến trường Đà Nang 1858 -1859.....30 4. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Gia Định
và các tỉnh miền Đông Nam Kì. Nhân dân Nam Kì chống xâm lược. Hiệp ước 1862............................................................................................ 37 2. Về phong trào nông dân khỏi nghĩa dưới thời Nguyễn.......................... 63 3. Vai trò của các giáo sĩ trong cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp.........63 IV. Thực dân Pháp chiêm ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Nhân dân Việt Nam tiếp tục kháng chiến chống xâm lược...................................................64 1. Tình hình Việt Nam từ sau Hiệp ước 1862 đến năm 1867.....................64 2. Phong trào phản đối Hiệp ước Nhâm Tuất.
Khởi nghĩa chống Pháp tiếp tục ở các tỉnh Nam K ì............ ễ'.................. 69 3. Cuộc đấu tranh yêu nước trên mặt trận văn hoá tư tưởng.....................73 4. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị giặc chiếm...................................................76 5. Nhân dân ba tỉnh miền Tây tiếp tục kháng chiến....................................79 Câu h ỏ i............................................................................................................86
3
Chương 2
VIỆT NAM TỪ 1867 ĐẾN 1874
1. Tình hình nước Việt Nam từ sau khi Pháp chiêm đóng Nam Kỉ đến khi chúng đem quân ra Bắc Kì lần thứ nhât 93 1ể Tình hình nhà nước phong kiến Nguyễn................................................. 93 2. Chính sách thống trị của thực dân Pháp tại Nam Kì
trong những năm đầu thời kì thuộc địa.................................................. 105 Ị|ễ Thực dân pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhât.
Hiẹp ước Giáp Tuất 1874......................................................................117 1. Vấn đề sông Hồng trong âm mưu của Pháp
3. Cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì. Trận cầu Giấy lần 1(21/12/1873). Hiệp uớcGiáp Tuất 15/3/1874.................................................................... 122 Câu hỏi.........................................................................................................129
Chương 3
VIỆT NAM TỪ 1874 ĐẾN 1884
I. Tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất 1874........................... 130 1. Nội trị, ngoại giao.................................................................................... 130 2. Trào lưu đòi cải cách...............................................................................134 3. Những chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hoá ở Trung Kì
và Bắc Kì trong những năm 1874/1884................................................. 135 II. Thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần 2.
Sự sụp đổ của nhà nưóc phong kiến Nguyễn.................................139 1. Tư bản tài chính hình thành ả Pháp
và cuộc vận động xâm lược toàn bộ Việt Nam ...................................... 139 2. Quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ ha i............................................... 142 3. Cục diện chiến trường Bắc Kì sau khi Pháp chiếm Hà Nội lần thứ hai...... 145 4. Trận cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) H. Rivie tử trậ n ......................149 5. Quân Pháp tấn công thẳng vào Thuận An. Hoà ước Quý Mùi 1883... 151
6. Phong trào phản đối Hoà ước Quý Mùi. Nội bộ triều đình Huế lục đục.... 156 7. Quân Pháp tiếp tục mở rộng chiếm đóng các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Kì...................................................................................158 8. Quy ước Thiên Tân 11/5/1884 và Hiệp ước Patơnốt 6/6/1884............161 Câu hỏi.................................................................................... ........ 165
4
Chương 4
VIỆT NAM TỪ 1885 ĐẾN cuối THẾ KỈ XIX
I. Nhân dân Việt Nam đấu tranh chống chính sách
bình định của thực dân Pháp.............................................................. 166 1. Tình hình Việt Nam sau các hiệp ước 1883 và 1884........................... 166 2. Cuộc phản công của phe chủ chiến tại Kinh thành Huế -
vua Hàm Nghi rời bỏ Kinh thành, kêu gọi cần Vương......................... 172 3. Bước đầu chế độ thuộc địa của Pháp ở Việt N am ...............................184 II. Phong trào vũ trang chống Pháp tiếp tục phát triển
và lan rộng trong những năm cuối thê kỉ XIX..................................198 1. Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi và tình hình ứng nghĩa trong cả nước .198 2. Cuộc đấu tranh tự vệ của nông dân và các dân tộc thiểu số
ở miền núi chống P háp.......................................................................... 261 III. Những biên đổi về kinh tê - xã hội Việt Nam
trong những năm cuối thế kỉ X IX ......................................................277 1. Những thay đổi về chính trị.....................................................................278 2. Về việc hoạch định biên giới Việt - Trung cuối thế kỉ XIX....................281 3. Những thay đổi trong cơ cấu kinh t ế .....................................................283 4. Những chuyển biến mới về văn hoá, giáo dục..................................... 288 5. Bộ mặt thành thị đổi mới......................................................................... 289 6. Tình hình các giai cấp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ X IX............. 291 Câu hỏi..........................................................................................................295
Chương 5
VIỆT NAM TỪ 1897 ĐẾN 1914
1. Ách thống trị của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.........................................296 1ễ Chính trị thâm độc....................................................................................297 2. Khai thác bóc lột về kinh tế .....................................................................300 3. Tăng cường bộ máy quân sự, cảnh sát tòa án và nhà tù ....................305 4. Nô dịch về văn h ó a ..................................................................................306 5. Những biến chuyển về xã hội................................................................. 308
5
Ilằ Ảnh hưởng, tác động của tân thư, tân văn
và các trào lưu tư tưởng tư sản từ bên ngoài vào Việt Nam............ 313 1. Ảnh hưởng từ Trung Quốc...................................................................... 313 2. Ảnh hưởng từ Nhật Bản...........................................................................314 3. Ảnh hưởng của tân thư, tân văn, tân báo................................. ............ 415 III. Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thê kỉ XX 316
1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động..................................................316 2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách................................................ 321 3. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)............................................. 323 4. Phong trào Duy tân và Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1906-1908) .324
5. Phong trào nông dân Yên Thế trong những năm đầu thế kỉ XX........ 325 6. Vụ Đầu độc binh lính Pháp ở Hà nội (27/6/1908).................................329 7. Các cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc ít người............................. 330 8. Việt Nam Quang phục hội (1912)............................................ >............. 331 Câu hỏi......................................................................................................... 333
Chương 6
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
CHIẾN TRANH THỂ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918)
|ẽ Chính sách cai trị thời chiến của thực dân Pháp
và tình hình kinh tê - xã hội Việt Nam trong thời kì chiến tranh.......334 II. Phong trào dân tộc ở Việt Nam trong những năm
Chiến tranh thế giới thứ nhâ't................................................................337 1. Các cuộc bạo động của một số hội viên Việt Nam Quang phục hội . 337 2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế........................................................................338 3. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (8/1917)....... 339 4. Những cuộc bạo động chống Pháp của đồng bào dân tộc thiểu số... 342 5. Hoạt động của các hội kín Nam K ì........................................................ 345 6. Phong trào công nhân Việt Nam đầu thê' kỉ X X ................................... 350 Câu hỏi.......................................................................................................... 351 Kết luận......................................................................................................... 352 Tài liệu tham khảo.......................................................................................356
6
ChươNq 1
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU
CUỘC XÂM LƯỢC CỦA LIÊN ỌUÂN
PHÁP * TÂY BAN NHA (1898 -1867)
NỘI DUNG CHƯƠNG
- Âm mưu xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây và Pháp. - Tinh hình nước Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam từ 1858 đến 1873ề
I. NƯỚC VIỆT NAM GIỮA THẾ KỈ XIX TRƯỚC c u ộ c XÂM LƯỢC CỦA TƯ BẢN PHÁP
1. Bôi cảnh quốc tê
Từ đầu thế kỉ XV, phương thức sản xuất tư bản xuất hiện ở phương Tây và ngày càng phát triển mau chóng.
Đến thế kỉ XVIII-XIX, nhiều quốc gia Âu Mĩ như Hà Lan, Anh, Mĩ, Pháp, Đức, Ý.ễ. đã tiến hành cách mạng tư sản thành công. Cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794 lật đổ chế độ phong kiến và dọn đường không chỉ cho chủ nghĩa tư bản ở Pháp mà còn cho cả một số nước khác ở châu Âu. Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chiếm địa vị ưu thế và thắng lợi tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự ra đời và xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa đã đặt ra nhu cầu cấp bách về thị trường và nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp với những máy móc tinh xảo về giao thông vận tải và kĩ thuật quân sự đã hỗ trợ rất nhiều cho tư bản phương Tây thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Tại Anh, từ cuối thê kỉ XVIII đã có máy tự động. Đến giữa thế ki XIX, việc sản xuất bằng máy đã hoàn toàn thay thế lao động bằng tay. Năm 1800, Anh mới chỉ sản xuất 193.000 tấn gang, đến năm 1840 đã sản xuất được 1.400.000 tấn.
Năm 1830 - Anh bắt đầu làm đường xe lửa đầu tiên và nhanh chóng phát triển kĩ nghệ đường sắt. Từ 1839 đến 1842 - Anh .đã xâm lược Trung Quốc. Chạy đua với Anh, Pháp mang quân sang phương Đông.
Trong khi kĩ thuật phương Tây có bước phát triển mau lẹ như vậy thì phần lớn các nước phương Đông, tiêu biểu như Trung Quốc, Ân Độ, Nhật Bản... vẫn nằm trong trạng thái lạc hậu. Nền kinh tế các nước này tuy đã có tiến bộ, nhưng cơ bản vẫn là nền kinh tế tự nhiên. Thành thị chưa phải là những trung tâm kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội và cũng không có mối quan hệ chặt chẽ với nông thôn như các thành thị trung đại Tây Âu. Nhà nước phong kiến đã suy yếu và trở thành lực lượng bảo thủ, phản động.
Sự yếu kém về kinh tế và kĩ thuật chính là một thách thức lớn đối với các . quốc gia phong kiến phương Đông lúc bấy giờ.
Ngay từ năm 1850, ở các nước châu Âu người ta đã chế tạo được các cỗ súng đại bác bắn nhanh, nòng có rãnh xoắn, đúc bằng thép và nạp đạn đằng sau. Súng tay bắn bằng đá lửa được thay thế bằng súng có pit tông và quy lát kiểu bécđăng. Những chất nổ mạnh như đi namít, nitrôgrixêrin, thuốc không khói... đã được chế tạo. Chiến thuyền bằng gỗ, chạy nhờ sức gió, đã được thay bằng tàu máy có chân vịt, vỏ sắt được trang bị súng đại bác và thuỷ lôi.
Trong khi các quốc gia tư bản chủ nghĩa như Tây Ban Nha, Bổ Đào Nha, Anh, Pháp... đang nhòm ngó và tìm cách đứng chân ở các thương điếm hoặc căn cứ quân sự của chúng ở phương Đông thì trong nội bộ các nhà nước phong kiến phương Đông đang diễn ra một quá trình khủng hoảng trầm trọng.
Quan hệ sản xuất phong kiến và sự bóc lột nặng nề của giai cấp địa chù đã làm bùng nổ hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân, làm lung lay giai cấp thống trị và dẫn chế độ phong kiến tới chỗ tan rã, sụp đổ. Tại nhiều quốc gia phương Đông, do nhà nước trung ương tập quyền suy yếu nên tình trạng cát cứ trở thành phổ .biến, phá vỡ sự thống nhất quốc gia, gây cản trở cho sự hình thành thị trường dân tộc.
Lợi dụng tình trạng trên, các nước tư bản phương Tây lần lượt chiếm các nước phương Đông và biến thành thuộc địa.
Ẩn Độ sau thời kì hùng mạnh dưới vương triều Môgôn vĩ đại (cuối thế kỉ XVI) đã bị các nước phươns Tây xâu xé. Cuối cùng thực dân Anh dựa vào các
8
chúa phong kiến và các thân vương đã nhanh chóng xâm chiêm toàn bộ An Độ. Năm 1857, Anh xây dựng gần 7000km đường sắt ở Ân Độ nhằm tãng cường khai thác nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá. Sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Xi Pay ở quanh vùng Đê Li, Anh tiến về phía Miến Điện, Mã Lai. Sau khi đã làm chủ úc, Tác Mania, Tân Tây Lan, tiêu diệt gần như hoàn toàn dân bản xứ và đưa dân Anh đến khai khẩn. Nam Dương quần đảo (Inđônêxia) - mặc dầu đã anh dũng đứng lên chống lại sự xâm lăng của tư bản phương Tây thế kỉ XVIII, cuối cùng vẫn bị thực dân Hà Lan đô hộ.
Trung Quốc - một quốc gia phong kiến tiêu biểu ở phương Đông cũng bị các nước phương Tây nhòm ngó. Năm 1816, người Anh đem sang bán ở Trung Quốc 3290 thùng thuốc phiện (của Ấn Độ và Ba Tư). Năm 1830, con số đó tăng lên 18.750 thùng và 1836 - 27000 thùng. Chính phủ Mãn Thanh ra lệnh cấm nhưng không được, bèn tịch thu và tiêu huỷ số thuốc phiện nói trên. Người Anh đòi bồi thường và đòi tự do buô bán thuốc phiện. Chiến tranh Nha phiến Trung - Anh bùng nổ. Năm 1840, Anh chiếm Thượng Hải, Nam Kinh. Nhà Thanh ở vào thế yếu đã phải mở 5 hải cảng cho nước ngoài tới buôn bán.
Các nước Âu - Mĩ nhìn thấy ở Trung Quốc một thị trường béo bở, cũng bắt chước Anh và năm 1844, chúng đã dùng vũ lực buộc Trung Quốc kí kết nhũng hoà ước bất bình đẳng.
Từ năm 1856 đến 1858 - Liên quân Anh - Pháp khai chiến với Trung Quốc, bắt triều đinh Mãn Thanh kí hiệp ước nhượng bộ rồi hợp sức với triều đình tiêu diệt phong trào nông dân Thái Bình Thiên quốc, có cả quân Mĩ tham gia. Cuối cùng Trung Quốc phải cam chịu thân phận của nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Sau chiến tranh Nha phiến ở Trung Quốc, đến lượt nước Nhật bị gõ cửa. Lúc này mầm mống tư bản chủ nghĩa đã nảy nở ở các tỉnh miền Nam của đất nước Mặt trời. Năm 1853, tàu chiến Mĩ đến đòi Nhật mở cửa thông thương, sau đó là tàu chiến Nga. Nhật không có hải quân, không có pháo binh đã phải kí hiệp ước thương mại với Mĩ, Anh, Nga và nhiều nước khác. Từ 1858 trở đi, Nhật đã trở thành một thương trường của hầu hết các nước phương Tây.
Như vậy là cho đến giữa thế kỉ XIX, nước Việt Nam phong kiến tuy vẫn giữ được nền độc lập của mình nhưng khó có thể tránh khỏi sự nhòm ngó và khiêu khích xâm lược, trong khi đó thì nhiều nước xung quanh đã rơi vào nanh vuốt của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
9
2. Tình hình trong nước
Về chính trị:
Kể từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã có hơn 50 năm xây dụng và củng cố. Đó là một đất nước độc lập, thống nhất, có đầy đủ chủ quyền; có một nền kinh tế và tổ chức xã hội, một thế lực khá mạnh mẽ, không thua kém bất kì quốc gia nào trong khu vực Đông Nam châu Á.
Tuy vậy, chế độ phong kiến Việt Nam lúc này đã và đang ớ vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Những mầm mống tư bản chủ nghĩa đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Từ cuối thế kỉ XVIII, ngày càng mâu thuẫn với quan hệ kinh tế phong kiến bao đời thống trị xã hội, nay trở thành rào cản của sự tiến hoá.
Nền kinh tế tiểu nông đang cần được phát triển nhưng bị chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến uy hiếp nghiêm trọng. Nhiểu cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đang lên và quan hệ sản xuất đã tỏ ra lỗi thời cần phải được thay thế.
Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, ngay sau khi lên ngói, các vua triều Nguyễn, từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã tìm mọi cách phục hồi và củng cố quan hệ sản xuất cũ, bóp chết các lực lượng sản xuất mới vừa manh nha xuất hiện.
Về mặt chính trị, Nhà Nguyễn cho xây dựng một bộ máy chính quyền quan liêu, độc đoán và sâu mọt.
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam có những dòng họ lập vương triều mới sau khi lãnh đạo nhân dân đạp đổ ách thống trị của ngoại bang hoặc thay thế những vương triều đã thoái hoá. Nhưng triều Nguyễn được dựng lên là nhờ kết quả của một cuộc chiến tranh do những thế lực phong kiến suy đồi tiến hành, được thế lực quân sự nước ngoài giúp sức, phản kích lại phong trào Tây Son, một phong trào đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân và dân tộcử
Sau khi tái lập, Nhà Nguyễn cho thiết lập một chế độ thống trị bằng một thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế, công khai chống lại các lực lượng xã hội và các phe cánh khồng cùng chính kiến.
Nhà Nguyễn thiết lập nền cai trị bằng những hình phạt khắc nghiệt, dã man nhất thời trung cổ. Mọi quyền hành đều tập trung trong tay nhà vua. Vua tự xưng là Thiên tử - "Con trời", thay trời trị dân. Quyền hành của nhà vua được coi là thần khí thiêng liêng, vô biên, vô hạn. Đối với bất cứ ai, vua để sống thì được sống, bắt chết thi phải chết. Quan đại thần Trần Hi Tăng đã từng bị bắt uống thuốc độc chết vì phản đối hiệp ước 1862. Từ nãm 1859-
10
1884, hàng trăm quan văn, võ bị khép vào tử tội vì để thất trận, cho dù có lí do chính đáng.
Dưới vua có Cơ mật viện, 6 bộ và 5 phủ đô thống01. Ngoài ra còn có các danh hiệu tứ trụ, tam công, tam thiếu, một số ít cận thần được dự bàn quốc sự lớn lao, nhưng ý kiến cuối cùng, quyết định vẫn phải là ý kiến của nhà vua.Giai cấp địa chủ và hệ thống quan lại phong kiến là rường cột của chế độ chuyên chế.
Bộ luật Gia Long được soạn thảo và áp dụng nhằm duy trì trật tự phong kiến. Theo luật này, chẳng những vua quan có quyền bắt giết những người "phản nghịch" mà còn có quyền bắt giết cả những người có ý làm nghịch mà chưa làm gì, thậm chí chỉ là một bài thơ, một lời, một câu có ngụ ý phạm
thượng.
Các hàng quan đầu tỉnh, đầu phủ, huyện đều do triều đình bổ nhiệm. Tất cả đều do thi cử mà ra, trong đó cố nhiên là đám "con ông cháu cha" là những người dễ đỗ đạt nhất. Ở vùng thượng du, triều đình không thể cai trị trực tiếp thì thông qua các tù trưởng để nối quyền. Dưới các thôn xã, quyền bính nằm trong tay bộ phận phú hào cả về kinh tế, chính trị, giáo dục. Vận mạng của dân làng phụ thuộc vào các tổng lí, kì dịch, quần chúng nhân dân bị áp bức thậm tệ.
Vê kinh tế tài chính:
Chế độ sở hữu ruộng đất công đến thời Nguyễn đần dần bị thu hẹp. Sở hữu ruộng đất tư nhân, nhất là các giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng phát triển, lấn át ruộng công của thôn xã và của Nhà nước. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nông thôn diễn ra ngày càng sâu sắc. Mọi nhu cầu về vật chất của nhà nước đều phải thông qua chính sách bóp nặn nhân dân, nhất là nông dân và thợ thủ công - bọn hào lí địa phương vì thế càng có cơ hội lộng hành.
(l) Viện Cơ mật do Minh Mạng lập ra năm 1834, là cơ quan cấp cao nhất giúp vua giải quyết các công việc hệ trọng của đất nước.
- 6 bộ (Binh, Hộ, Hình, Lại, Lễ, Công).
- 5 phủ đô thống lãnh đạo 5 quân là Trung, Tiền, Hậu, Tả, Hữu do 5 viên quan cao cấp (đô ửiống) đứng đầu.
- Tứ trụ: Người đứng đầu điện Cần Chánh, điện Văn Minh, điện Võ Hiển và Đông Các đại học sĩ.
- Tam công: Thái sư, Thái phó, Thái bảo.
- Tam thiếu: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo.
11
Sách Minh Mạng chính yếu cho biết, vào năm 1840, tại tỉnh Gia Định "không có ruộng công, các nhà giàu đã bao chiếm ruộng tư đến ngàn trăm mẫu, dân nghèo không được nhờ cậy". Cũng theo sử cũ, vào năm 1852, trong 31 tỉnh thì có hai tỉnh là Thừa Thiên và Quảng Trị có sô ruộng công nhiều hơn ruộng tư; một tỉnh là Quảng Bình ruộng công và ruộng tư bằng nhau, còn 28 tỉnh khác ruộng tư nhiều hơn ruộng công. Ở Bình Định, ruộng tư càng nhiều hơn'11
Do không còn ruộng công để phong cấp cho quan lại như các triều đại trước nữa, cũng như cần phải có nhiều tiền để chi dùng cho các hoạt động của Nhà nước, nhất là các hoạt động về quân sự, nên ngay từ thời Gia Long đã đặt ra các ngạch thuế mới, quy định sổ điền mỗi nãm một lần tiểu tu, 5 năm một lần đại tu, sổ đinh 5 năm một lần duyệt lại. Đến thời Nguyễn, thuế khoá rất nặng nề, trong đó thúế ruộng công nặng hơn thuế ruộng tư, tức là đánh nặng hơn vào người dân nghèo không ruộng. Dưới đây là bảng so sánh về số thuế thu qua một số năm.
Năm Tiền (quan) Thóc (hội) Vàng (lạng) Bạc (lạng) 1820 1.925.920 2.266.650 500 12.040 1840 2.852.462 5.804.774 1.470 121.114 1847 3.108.162 2.960.134 1.608 128.773
Senho (J. Chaigneau) một người Pháp đã từng giúp rập cơ đồ triều Nguyễn, nãm 1807 đã nhận xét: "Dân chúng vô cùng đói khổ, vua quan bóc lột thậm tệ " (2) Ngoài tô thuế nông dân thời Nguyễn còn phải đóng rất nhiều khoản phụ thu như tiền mân, tiền điệu, cước mễ, tiền dầu lạt, tiền thập vật, tiền khoán khố, tiền sai dư, tiền trước bạ, dầu đèn... Tinh trạng xiêu tán của nông dân diễn ra rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Hồng, ruộng ít, dân đỏng. Từ năm 1802 đến 1806, tại các trấn Hải Dương, Sơn Tây, Kinh Bắc, Sơn Nam Hạ và Thượng, Hoài Đức, Thái Nguyên, Hưng Hoá, dân cư của 370 thôn phải xiêu tán. Năm 1826, tại 13 huyện thuộc trấn Hải Dương dân xiêu tán mất 108 xã thôn, ruộng bỏ hoang hơn 12.700 mẫu. Đói kém thường xuyên xảy ra. Đó là chưa kể các nạn ôn dịch, vỡ đê, hạn hán. Thời Tự Đức, đê Văn Giang ở Hưng Yên vỡ 18 năm liền, biến cả vùng đồng bằng phì nhiêu ở Khoái Châu th à n h b ãi
(l) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực lục (Chính bộ) tập 21, đệ nhị kí. Q.200. NXB Khoa học xã hội. 1969. Tr 158.
,2) J.Chaigneau: "Dẫn trong Contribution à l’histoire dela nation Vietnamienne (Góp phần tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam). El Scocialas, Paris 1955. P.85.
12
đất hoang. Dân cư kéo hàng đoàn đi các nơi xin ăn. Năm 1859, một trận đói ghê gớm cướp đi sinh mạng của 60 vạn nhân dân các tỉnh Trung Kì và Băc Kì. Để giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính, Nhà Nguyễn đã chú ý đến việc khai hoang. Từ năm 1802 đến 1855, triều đình ban hành 25 quyết định về khẩn hoang, trong đó có 10 quyết định ở Lục tỉnh, 2 ở Bắc thành, 1 ở vùng Kinh kì và 6 đối với toàn quốc(l) Hình thức khai hoang chủ yếu là chiêu mộ dân phiêu tán khai hoang lập ấp, xã. Chế độ đồn điền phát triển mạnh ở Lục tỉnh, Nhà nước dùng binh lính và tù nhân bị lưu đày khai hoang hoặc Nhà nước giao cho tư nhân chiêu mộ dân lập đồn điền, dân đồn điền được tổ chức thành cơ ngũ. Năm 1828, chế độ doanh điền được ban hành, theo đó Nhà nước đứng ra quy hoạch và góp vốn ban đầu, còn nhân dân thì hợp nhau góp công, góp sức khai hoang lập làng, mở rộng diện tích canh tác. Một số huyện ven biển Bắc Kì đã ra đời theo phương thức này. Nguyễn Công Trứ lập ra hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải và mấy tổng ở Nam Định.
Nguyễn Văn Thoại đào kênh Núi Sập Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế và khẩn hoang vùng Châu Đốc (An Giang).
Trương Minh Giảng lập được 25 thôn vùng biên giới Việt Nam - Campuchia; Nguyễn Tri Phương lập được 21 cơ đồn điền và tổ chức 24 ấp ở Lục tỉnh. Diện tích canh tác tăng nhanh: năm 1820 tổng cộng có 3.076.300 mẫu, đến năm 1840 có 4.063.892 mẫu, năm 1847 tăng lên 4.278.013 mẫu.
Công việc khai khẩn đất hoang tuy đạt được một số thành tựu, nhưng rồi thành quả khai hoang hoặc trước, hoặc sau lại rơi vào tay giai cấp địa chủ phong kiến. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cho biết: "Số nhà giàu có vùng có 40, 50 nhà, có vùng 20, 30 nhà, mỗi nhà có 50, 60 điền tốt, trâu bò có tới 200 con".
Theo Đại Nam thực lục vào năm 1831, tại tỉnh Bình Định "Nhà hào phú kiêm tính đến 1-2 trăm mẫu mà người nghèo không một thước đất". Còn về ruộrvg công thì "ruộng tốt màu cường hào chiếm cả, có thừa ra thì hương lí lại bao chiếm, dân chỉ được phần đất rắn, xác màu"(2)
Thực trạng trên khiến cho lực lượng sản xuất bị hao mòn, kinh tế nông nghiệp trở nên sa sút tiêu điều. Người nông dân không thiết tha với sản xuất,
(1) Vũ Huy Phúc, Tìm hiểu chê độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu th ế kỉ XIX NXB KHXH, Hà Nội, 1979. Tr 126.
(2) Sử quán triều Nguyễn, Đại nam thực lục (chính biên), Tập XXI đệ nhị kí, quyển 20 NXB KHXH, Hà Nội. 1969, Tr 58.
13
canh tác. Cơ sở kinh tê phong kiến tự cung, tự cấp lại được phục hổi và củng cố.
Để vượt qua đói nghèo, những người nông dân Việt Nam đã dũng cảm kiên trì chống chọi với thiên nhiên. Họ tổ chức đắp đê phòng lụt, đào mương chống hạn "vắt đất ra nước thay trời làm mưa" và tự tổng kết kinh nghiệm sản xuất để truyền lại cho đời sau. Nhân dân các địa phương ra sức phát triển kinh tẽ gia đình, làm thêm nghề phụ, trổng thêm nhiều loại cây lương thực mới. Vì vậy cho đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã khá đa dạng. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã khá phong phú. Tuy vậy, do nhiều yếu tố tác động, nông nghiệp nước ta vẫn không thể nào vượt ra khỏi phương thức canh tác cổ truyền, với những công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu, năng xuất thấp. Nghèo đói vẫn luôn luôn rình rập và đe doạ cuộc sống của người nông dân. Tinh trạng nông nghiệp - một ngành sản xuất dược Nhà nước coi trọng hơn cả đã như vậy, thì công thương nghiệp lại càng bi đát hơn. Sự bế tắc của công thương nghiệp trước hết biểu hiện ở sự mai một của các ngành nghề, vốn đã xuất hiện và thịnh đạt ờ các thế kỉ trước như các nghề thủ công truyền thống, nghề đóng tàu thuyền, nghề khai mỏ... Nhà nước phong kiến giữ độc quyền về khai mỏ. Hổi đầu thế kỉ XIX, ở nước ta có chừng 139 mỏ đủ loại. Ngoài các mỏ do triều đình trực tiếp chỉ đạo khai thác, có một số mỏ do các chủ tư nhân người Việt hoặc người Hoa chủ trì. Việc sản xuất trong các mỏ này hết sức lạc hậu, với các hình thức bóc lột mang nặng tính nô dịch... Các mỏ do tư nhân người Việt hoặc người Hoa đứng ra lĩnh trưng phải chịu mức thuế sản vật rất nặng nề. Hoạt động của ngành khai mỏ lại chỉ giới hạn trong khuôn khổ cung cấp nguyên liệu cho các xưởng thủ công, cho nên không thể phát triển được. Công nghiệp vì vậy cũng không có đủ điều kiện để trở thành một ngành kinh doanh độc lập mà lại có xu hướng hoà tan vào nền kinh tế tự cung tự cấp của xã hội phong kiến lạc hậu.
Các nghề thủ công dân gian bị hạn chế: do thiếu nguyên liệu, do sức tiêu thụ kém, do tục giấu nghề và còn do vô sô' các quy định hà khắc, quái đản khác của triều đình như việc quy định màu vải, chất vải được dùng cho từng hạng dân, kiểu cách và kích thước nhà cửa cho các hạng dân được làm... Việc cấm dân họp chợ và hạn chế việc chuyên chờ lúa gạo, sắt, thép, diêm tiêu... đã làm cho giao lưu hàng hoá trong nước gặp khó khăn, thị trường thiếu tập truns và thống nhất.
Nền kinh tế hàng hoá bị thu hẹp. Các ngành kinh doanh lớn đều do triều đình trực tiếp quản lí. Các địa điểm thương mại được mở mang trước đây bị thủ tiêu. Các công xưởng quan trọng như đúc súng, đúc tiền, chế tạo đồ ngự dụng,
14
các công trình xây cất cung điện, dinh thự, thành quách, lăng tẩm... đều do bộ Công phụ trách. Chế độ làm việc trong các công^xưởng, công trường này đêu theo chế độ công tượng cũ kĩ, mang nặng tính chất cưỡng bức lao động. Thợ giỏi ở các địa phương bị bắt đưa về Kinh thành rồi phiên chế thành cơ ngũ làm việc dưới sự kiểm soát của các quan lại triều đình.
Những chính sách này đã giáng một đòn nặng nề vào nội thương Việt Nam, khiến người lao động chịu thiệt thòi về phương diện mưu sinh, đồng thời cũng kìm hãm luôn cả ngành sản xuất nông nghiệp - xương sống của nền kinh tế nước ta thời đó.
Cũng bởi do các chính sách nói trên nên ở Việt Nam thời kì này, cho dù đã xuất hiện chế độ phường hội khá chặt chẽ theo kiểu phương Tây, nhưng các mối quan hệ chủ - thợ, thợ cả - thợ bạn, và nhiều lí do khác chi phối, đã khiến cho tài năng của những người thợ Việt Nam bị bóp nghẹt. Nghề phụ trong các gia đình ở thôn quê cũng bị đình đốn. Thủ công nghiệp hầu như bị tê liệt.
Về ngoại thương:
Chính sách "bế quan toả cảng", đóng cửa khoá nước đã hạn chế quan hệ buôn bán với nước ngoài. Ngoài việc cử sứ thần và tàu bè sang các nước xung quanh như Hồng Công, Thượng Hải, Philíppin, Indônêxia, Malaixia... vừa để thu thập tin tức, vừa kết hợp mua bán, trao đổi một vài vật dụng thiết yếu, còn việc nghiên cứu, xúc tiến thương mại với nước ngoài hầu như bị cấm tiệt.
Chủ trương "bế quan toả cảng", chối từ quan hệ buôn bán với bên ngoài, nhất là các nước phương Tây đã khiến cho Việt Nam bị tách biệt với các nước. Cơ hội mở rộng giao lun với các quốc gia Anh, Mĩ vì thế đã không được tận dụng. Ngay từ thời Gia Long, tàu buôn nước ngoài đã bị hạn chế ra vào các cửa biển Việt Nam, trừ tàu của Pháp được phép qua lại còn tàu thuyền các nước khác đã gần như vắng bóng trong các cửa bể vốn rất sầm uất trước đây như VâR.
Đồn, Ba Lạt, Đà Nẵng, Thanh Hà, Hội An, Ngoại thương của Nhà nước chỉ được mở hạn chế trong các nước khu vực Đông Á hoặc Đông Nam Á như Trung Quốc, Philíppin, Thái Lan, Xinhgapo, Indônêxia, Boócnêô.
Hàng nhập khẩu chỉ được đưa vào những thứ Triều đình cần dùng như sắt, chì, gang, lưu hoàng để làm súng đạn. Hàng xuất khẩu thì cấm người ngoại quốc mua: tơ, lụa, gạo, thóc khiến cho thương mại ngày một suy sụp. Số lượng các sở thuế quan giảm đi rất nhiều, từ 60 sở đến năm 1851, chỉ còn 21 sở.
Kết quả là cả công nghiệp, thương nghiệp đều bị đình đốn, hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân bị bần cùng, sức mua bị hạn chế.
15
Nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến chuyên chê đã không còn khả năng mở mang kinh tế và phát huy tiềm lực của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước.
Quân sự quốc phòng
Là một quốc gia phong kiến được xếp vào hàng tương đối mạnh ở khu vực Đông Nam Á, sau khi tái lập năm 1802, Nhà Nguyễn đã chú ý ngay tới việc xây dựng và phát triển lực lượng quân đội, gồm cả bộ binh, kị binh, tượng binh, pháo binh.
Binh lực toàn quốc gồm 3 hạng: thân binh (hộ vệ nhà vua); cấm binh (bảo vệ hoàng thành) và tinh binh (phòng thủ Kinh đô và các tỉnh). Từ thời Minh Mạng, đặt ra lệ luân lun, gọi là biền binh ban lệ, hai ban ở nhà, một ban phục dịch thay đổi nhau. Đa sô' binh lính tập trung ờ Kinh đỏ và các tỉnh xung quanh, mỗi tỉnh có từ 500 đến 2 nghìn lính.
Thời Thiệu Trị và Tự Đức, việc binh vẫn được chú ý. Các sách võ kinh được in ấn, Khoa thi võ được mở, binh lính được tuvển thêm. Ngoài ra còn đặt các ngạch hương dũng, dân dũng, thổ dũng ờ các tỉnh, huyện, xã. Song một khi lòng dân đã li tán, xa rời, chống lại triều đình thì dù quân có đỏng vẫn không phải là mạnh. Vả lại, trong điều kiện tài chính khô kiệt, kĩ thuật lạc hậu, đến giữa thế kỉ XIX mà vẫn huấn luyện quân đội theo trận đồ bát quái, ngũ hành, long thao, hổ lược... vũ khí chù yếu là gươm giáo, súng điểu thương; súng lớn tuy có nhiều nhưng, chỉ bố trí ở các thành quách, súng đúc bằng đồng, lòng láng (không rãnh) nạp tiền, bắn ít khi trúng đích, ít khi nổ, khó cơ động. Binh lính bị ngược đãi, vũ trang kém, lương ăn, áo mặc thiếu thốn. Chế độ thường phạt thiếu công minh. Trong lúc binh lực suy tàn, tài chính kiệt quệ, lòng dân oán trách, thì triều đình, từ vua đến quan đều hết sức bảo thủ, không chịu duy tân, cố ôm nếp cũ, cho nên sức lực của quân đội triều đình tuy còn đủ để ra oai với các nước láng giềng và đàn áp nhân dân. nhưng đã không còn đủ khả nãng để đương đầu với tư bản phương Tây.
Hậu quả là vào năm Tự Đức nguyên niên (1847) đình thần là Trương Quốc Dụng đã tâu: "Tài lực của dân nay không bằng sáu phần mười năm trước". Còn năm 1859, khi quân Pháp vừa nổ súng đánh Đà Nẵng mà Nguyễn Tri Phương đã kết luận: "quân và dân của đã hết, sức đã yếu".
Vé xã hội:
Chế độ chuyên chế của nhà Nguyễn dựa trên nền tảng xã hội là giai cấp địa chủ, quan lại cường hào, bị nhân dân rất cãm ghét. Trong xã hội thời Nguyễn.
16
cũng như các triều đại trước có hai giai cấp cơ bản là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Giai cấp thống trị gồm vua quan, thơ lại trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ. Họ có dinh thự, ruộng vườn, sông suối, được pháp luật nhà nước bảo vệ. Các quan lại xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng do địa vị của mình, đã trở nên đối lập với nhân dân, đè nén, áp bức nhân dân. Tuy nhiên trong số các quan lại phong kiến, cũng có nhiều người thanh liêm, trung thực biết lo cho dân và cho xã hội. Giai cấp địa chủ miền xuôi và các thổ tù miền núi có số lượng ngày càng đông đảo, vừa có thế lực chính trị, vừa có thế lực kinh tế, là người cai quản chính quyền địa phương, đồng thời là chỗ dựa của triều đình trung ương tại các thôn bản.
Giai cấp bị trị bao gồm nông dân, thợ thủ công, thương nhân, một số dân nghèo thành thị và tuyệt đại đa số dân cư ở các bản mường vùng dân tộc ít người. Họ làm ruộng, buôn bán nhỏ, làm nghề thủ công, làm thuê làm mướn cho những nhà giàu. Họ là những người phải gánh chịu mọi tai hoạ của tự nhiên và của sự bất công trong xã hội.
Các vua Nhà Nguyễn dùng pháp luật hà khắc, quân đội đông đảo, nho giáo phản động làm công cụ kìm kẹp nhân dân về mọi' mặt trong trật tự của nền chuyên chế cực đoan, cho nên mâu thuẫn xã hội vốn đã có nguồn cội ngay từ đầu, ngày càng bộc lộ sâu sắc và quyết liệt.
Hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra và kéo dài suốt từ thời Gia Long đến thời Tự Đức. Cuộc khởi nghĩa này bị dẹp thì cuộc khởi nghĩa khác lại xuất hiện bởi vì đời sống cơ cực, tô thuế, sưu dịch nặng nề và bởi vô số những chính sách đối nội, đối ngoại thiển cận khác của triều đình phong kiến Nguyễn. Có thể nói, bất cứ ai muốn tổ chức khởi nghĩa chống triều đình, dù là dân hay quan, dù sang hay hèn, dù hay chữ hay không hay chữ, người Kinh hay người Thượng, đều được đông đảo quần chủng đi theo và ủng hộ.
Năm 1820, Minh Mạng vừa mới lên ngôi thì năm 1821 xảy ra cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành và Vũ Đức Cát ở vùng Sơn Nam (Nam Định), giết quan quân, chiếm thành trì, phát triển thế lực ra đến Hải Dương... Mãi đến năm 1827 Phan Bá Vành mới bị bắt, cuộc khởi nghĩa mới bị thất bại.
ít lâu sau đó, năm 1831, Lê Duy Lương (lấy danh nghĩa dòng dõi nhà Lê) đã liên kết với các tù trưởng người Mường ở Hoà Bình mà nổi lên, xây dựng căn cứ, phát triển thê lực ở Ninh Bình, Hưng Hoá và Tây Bắc. Đến năm 1833, Lê Duy Lương bị bắt và bị giải về Kinh đô. Nhưng sau đó đổng bào Mường ở Hoà Binh lại suy tôn Lê Duy Hiển làm minh chủ, tiếp tục nổi lên chống triều
đình ở vùng Hoà Bình - Thanh Hoá. Mãi đến nãm 1837 phong trào mới tạm thời lắng đi.
Ở trong Nam, triều đình phải vất vả đối phó với cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi nổ ra từ năm 1833 (gần như cùng lúc với khởi nghĩa Lê Duy Lương ở Bắc). Được sự ủng hộ của nông dân nghèo, nhất là của những người từ Bãc bị đẩy vào Nam, Khôi đã nổi lên chiếm thành Gia Định và dễ dàng chiêm cả 6 tỉnh Nam Kì. Mãi đến tháng 3/1835, cuộc khởi nghĩa của cha con Lê Văn Khôi mới hoàn toàn bị thất bại.
Cùng thời gian nói trên, ở vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, đổng bào Thổ đã theo Nông Văn Vân liên kết với 7000 quân của Lê Văn Bạt, Nguyễn Văn Nhàn (Tiền Bột, Ba Nhàn) ở vùng Son Tây đã nổi lên, phải đến tháng 4/1835, Nông Văn Vân mới bị bao vây và chết trong vùng rừng núi Tuyên Quang.
Trong năm 1833 còn có các cuộc nổi dậy của đổng bào người Thái ở sông Đà, đồng bào Chăm ở Bình Thuận. Đồng bào Khơ me ở Trà Vinh thì nổi dậy suốt từ năm 1826 đến năm 1841. Có lúc họ đã chiếm được cả Trà Vinh, một huyện lớn thuộc tỉnh Vĩnh Long lúc đó. Trong vòng 7 năm ở ngói của Thiệu Trị đã có 56 cuộc khởi nghĩa nổ ra. Năm 1854 thời Tự Đức, khắp vùng Sơn Tây, Bắc Ninh, châu chấu phá hoại mùa màng, nhân dân đói khổ, nhà nho thất chí Cao Bá Quát thừa cơ phù Lê Duy Cừ nổi lên chống triều đình, dân nghèo theo rất đông. Năm 1855, Cao Bá Quát tử trận ở An Sơn nhưng dư đảng còn tiếp tục hoạt động đến vài năm sau đó.
Cao trào nông dân khởi nghĩa đã làm cho nền tảng của chế độ phong kiến lung lay tới tận nền móng. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1848 đến nãm 1862 (từ khi Tự Đức mới lên ngồi đến khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì) đã có 40 cuộc khởi nghĩa nổ ra. Và nếu tính đến năm 1883, khi triều đình Nguyễn kí Hiệp ước Hácmãng, thừa nhận sự chiếm đóng của Pháp trên toàn cõi Việt Nam thì số cuộc nổi dậy chống triều đình lên tới con số 103.
Để đối phó với những hiện tượng xã hội trước đây, phong kiến triều Nguyễn đã cố gắng duy trì củng cố xã hội bằng mọi phương sách: - Đối với những phần tử chống đối "nổi loạn", triều đinh thẳng tay đàn áp, dìm trong biển máu.
- Đối với một số tham quan ô lại quá lộ liễu, triều đình đã phải cho xử chém, cách chức để răn đe.
18
- Riêng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì chính sách của triều đình là đồng hoá, hoặc trực trị đối với khu vực người Mường, Thái. Song trong điều kiện kinh tế công thương kém phát triển thì xu hướng phân quyền cuối cùng lại dẫn đến tình trạng cát cứ nguy hiểm. Bộ máy quan lại bị tha hoá và xu hướng phân quyền đã khiến cho nạn cường hào lộng hành ở các địa phương gia tăng - đó là điều tất yếu.
Rốt cuộc thì tất cả các biện pháp chống đỡ của triều đình Nguyễn đã không thể giải quyết được tận gốc các vấn đề khủng hoảng xã hội. Tinh trạng rối ren lại vẫn tiếp tục xảy ra.
Lòng dân oán thán, chia lìa, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, đó chính là nguyên nhân gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ thù từ bên ngoài tới xâm lăng nước ta.
Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn
Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn trong những năm giữa thế kỉ XIX có một số nét đáng chú ý:
- Một là xâm lấn các nước láng giềng như Khơme, Ai Lao.
- Hai là khước từ quan hệ với phương Tây và đàn áp Thiên chúa. * Trước hết là đối với Khơme:
Khơme vốn là nơi tranh chấp giữa triều đình Xiêm La (Thái Lan) và Việt Nam. Các nhóm hoàng tộc Khơme, kẻ cầu Xiêm, người cầu Việt để lên ngôi. Đầu thế kỉ XIX, triều đình Huế chiếm ưu thế trên đất Chùa Tháp. Bị chống đối, nhà Nguyễn đã cho quân đàn áp. Năm 1833 thời Minh Mạng, Lê Văn Khôi nổi lên chống triều đình Nguyễn và cầu viện Xiêm. Cả ba cánh quân của Xiêm tiến đánh Việt Nam đều bị đánh tan. Nàm 1835, nhằm lúc triều đình Nôngpênh gặp khó khăn trong việc cử người kế vị, Minh Mạng biến nước Khơme thành một tỉnh, đổi Nôngpênh thành trấn Tây thành, bắt các quan đại triều của Khơme đầy ra Bắc Thành.
Triều đình Huế thi hành chính sách cai trị nghiệt ngã nên bị người Campuchia phản ứngệ Xiêm thừa cơ can thiệp. Quân Việt và quân Xiêm giao chiến nhiều trận. Nãm 1847, Thiệu Trị phải giảng hoà với Xiêm, Khơme phải triều cống cho cả Xiêm và Việt. Chiến tranh chấm dứt nhưng tình cảm quân dân hai nước bị rạn nứt.
* Đối với Ai Lao:
Cũng giống như Khơme, nước Ai Lao thế kỉ XIX chịu ảnh hưởng của cả triều đình phong kiến Xiêm và Việt.
19
Năm 1827, quân Xiêm tiến đánh xứ Vạn Tượng, vua Vạn tượng là A Nụ sang Nghệ An cầu viện. Quan quàn Việt Nam đưa A Nụ về nước. Sau nhiểu lần giằng co giữa các thế lực tranh chống, cuối cùng triều đình Huê cho quân chiếm một số vùng đất ở phía tây Nghệ An và tây Thanh Hoá. Cương vực được mở đến gần sông Cửu Long, gồm hầu hết các tỉnh Thà Khẹt, Xiêng Khoảng, Xầm Nưa, Savanakhẹt ngày nay rồi dùng các tù trưởng để cai trị. Việc phân quyền rộng rãi cho các quan chức địa phương đã khiến cho tình hình vùng đất này tương đối yện ổn.
Hành động của triều đình Nguyễn trong quan hệ với Ai Lao, Khơme đã không đi đến đâu mà ngược lại, khiến cho đời sống của nhân dân thêm khốn khổ. "Đi đánh giặc Lạy, giặc Lào, giặc Xiêm" là ác mộng cùa nhân dân miền Trung và miền Nam trong một khoảng thời gian dài, nhất là từ 1827 đến 1847.
Trong hơn 20 năm theo đuổi chính sách đối ngoại sai lầm đã khiến cho tài lực và nhân lực bị hao mòn, hiểm thù giữa các nước láng giềng ngày càng bị khoét sâu, trong khi bọn thực dân phương Tây đang nhòm ngó ngoài cửa ngõ.
Lợi dụng sự khốn cùng của quần chúng nhân dân, các giáo sĩ phương Tây, nhất là Pháp và Tây Ban Nha đã ra sức thu nạp tín đồ. Chúng sử dụng đủ mọi phương sách, từ tuyên truyền, mê hoặc lòng người đến kích động chia rẽ trong nhân dân. Chúng trực tiếp tổ chức hoặc đứng đằng sau những vụ nổi loạn chống triều đình, làm mục ruỗng xã hội Việt Nam vốn đang khủng hoảng trầm trọng, chuẩn bị cơ sở chính trị cho cuộc xâm lăng sắp tới.
Trên nhiều phần đất Việt Nam, nhất là từ lưu vực sông Gianh trở ra Bắc, thế lực đạo Gia Tô, nhất là tại các xứ do các cha cố Pháp cầm đầu đã ráo riết hoạt động, gây mầm chia rẽ sâu sắc trong nhân dân.
Chủ tâm của các giáo sĩ Pháp là vừa kết hợp việc truyền đạo, xâv dựng tại Việt Nam một quốc gia công giáo, vừa hình thành các phe nhóm làm nội ứng cho hành động vũ trang xâm lược trong tương lai.
Để đối phó với hành động của các giáo sĩ Pháp, các triều vua Nguyễn đã cho thi hành những chính sách thiển cận, bất lợi cả về kinh tế lẫn chính trị đối với nước ta. Đó là: Đóng cửa khoá nước, khước từ mối quan hệ với các nược phương Tây và cấm đoán, bài xích đạo Thiên chúa một cách quyết liệt.
Trong lịch sử, ngay từ cuối thời Lê, nhất là thời Tây Sơn, các vua chúa Việt Nam đã từng tiếp xúc với người phương Tây, mượn làm thầy thuốc, làm phiên dịch hoặc chuyên gia kĩ thuật trong các công xưởng quốc gia, chế tạo thuyền bè, vũ khí. Các cha cố nước ngoài trong các thế kỉ XVII, XVIII tuy có phần bị
20
ngăn ngừa nhưng vẫn được đi lại truyền giáo do mưu đồ của họ chưa có biểu hiện rõ rệt.
Có một số cha cố được chúa Trịnh, chúa Nguyễn biệt đãi và quý trọng. Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, ở Huế đã có 5 nhà thờ Thiên chúa giáo được xây dựng. Tại xứ Đàng Trong, các giáo sĩ giỏi y thuật, toán pháp được vời vào cung, trong đó có cả các giáo sĩ người Đức, người Hungari, người Pháp, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Đó cũng chính là cơ .sở để sau này vào những năm cuối thế kỉ XVIII Nguyễn Ánh đã phát triển mối quan hệ với Pignau de Behaine (Bá Đa Lộc) và được vị giáo sĩ này hết lòng giúp rập.
Để trả ơn những người Pháp đã đắc lực giúp mình lấy lại ngai vàng, sau khi lên ngôi, Gia Long đã truy phong Bá Đa Lộc là thái tử thái phó bi nhu quận công; cho các giáo sĩ Pháp tự do hoạt động các võ quan Pháp đã từng giúp Nguyễn Ánh, đều được làm quan trong triều đình.
Dayo (J.M. Dayot) được phong tước tri lược hầu, chức khâm sai đại thần; Senho (Chaignau) được phong tước toàn thắng hầu, chức chưởng cơ, khâm sai đại thần. Vaniê (P.Vannier) cũng được phong tước hầu, chức chưởng cơ.
Tuy nhiên, vào những năm cuối đời, Gia Long bắt đầu hạn chế đạo Thiên chúa, không cho làm thêm hoặc tu bổ nhà thờ, hạn chế sự giao thương với Pháp và các nước phương Tây.
- Năm 1807, Dayô bí mật gửi tài liệu về Pháp, Senho và Vaniê thường liên lạc với Hầu tước Risơliơ (Richelieu) để báo cáo về tình hình Việt Nam. - Năm 1819 Senhô về Pháp để "Bày tỏ những phương sách mà ông ta có thể cống hiến cho sứ sở" rồi trở lại Việt Nam với chức vụ khâm sai của Pháp hoàng. Thời Minh Mạng và Thiệu Trị, việc bế quan toả cảng và cấm đạo ngày càng ngặt nghèo hơn. Tàu chiến Pháp càng tăng cường thị uy, cha cố Pháp càng can thiệp vào nội trị của Việt Nam sâu bao nhiêu thì các chỉ dụ cấm đạo càng khắt khe, hải cảng được phòng bị cẩn mật bấy nhiêu. Lúc đầu các vua Nguyễn chỉ chủ trương hạn chế sự tiếp xúc của các giáo sĩ với giáo dân, tìm cách đưa họ về kinh, lấy cớ dịch sách để cầm chân họ. Song biện pháp này tỏ ra ít hiệu quả các giáo sĩ vẫn tìm cách lén lút liên lạc với bên ngoài, họ còn trực tiếp nhúng tay vào các hoạt động chính trị, như vận động cho con trai hoàng tử Cảnh nối ngôi Gia Long; khuyến khích sự chống đối của Lê Văn Duyệt đối với Minh Mạng, đứng đằng sau cuộc khởi nghĩa chống triều đình của Lê Văn Khôi
21
(1833), kích động sự bất mãn của Hồng Bảo (con trường vua Thiệu Trị) để âm mưu gây ra vụ bạo động chống Tự Đức năm 1848.
Lợi dụng mâu thuẫn giữa nhân dân với triều đình Nguyễn, các giáo sĩ còn xen vào nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, mong gây được ảnh hưởng trong quần chúng và tạo điều kiện chuẩn bị tiến cóng xâm lược nước ta.
Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp tập trung hoạt động trong số gần 50 vạn giáo dân ở khắp ba miền Trung, Nam, Bắc. Chúng gây ra các vụ xung đột Giáo - Lương. Chúng lừa gạt dân chúng bằng thần quyền và ép buộc một số con chiên nhẹ dạ, cả tin làm việc cho chúng; xúi dục giáo dân vi phạm luật lệ triều đình, tạo ra những vụ lộn xộn làm mất an ninh, trật tự xã hội. Chúng chủ trương gây chia rẽ trong nội bộ dân tộc ta, đi đến thủ tiêu tinh thần kháng chiến của nhân dân ta khi chúng đem quân xâm lược.
Rơi vào cái bẫy khiêu khích của Pháp, triều đình Huế liên tiếp ban bố các chỉ dụ cấm đạo vào các năm 1825, 1833, 1851.
Song song với hành động của các giáo sĩ, thực dân Pháp đã đưa tàu chiến đến Việt Nam, khiêu khích về quân sự.
Trong các năm 1822, 1825, Pháp cho tàu chiến vào Đà Nẩng đòi triều đình Huế thả giáo sĩ bị bắt và đòi tự do buôn bán.
- Năm 1845, hai lần tàu chiến Pháp ra vào thị uy.
- Năm 1847, tàu chiến của chúng lại liên tiếp tới khiêu khích. Chúng bắn phá chiến thuyền của triều đình. Thuyền trưởng Pháp cùng bọn giáo sĩ ngang nhiên đi thẳng vào công quán hăm doạ.
Năm 1848, Cách mạng tư sản Pháp nổ ra và đế chế thứ hai ở Pháp được thành lập năm 1852. Mặc dù kế hoạch xâm lăng của Pháp chưa thực hiện được, nhưng việc chuẩn bị cho kế hoạch này đã được chuẩn bị gấp rút hơn.
Trở lên trên là một số nét cơ bản về tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, nổi bật lên là sự khủng hoảng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước Việt Nam phong kiến lúc đó đang xâm lược đứng trước một thử thách hết sức to lớn, đối diện với cuộc chiến tranh xã hội của tư bản phương Tây.
II. LIÊN QUÂN PHÁP - TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM
1. Tư bản Pháp và Tày Ban Nha tìm cớ can thiệp vào Việt Nam Cho đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Pháp đã có bước phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về thị trường đặt ra ngày càng bức xúc.
22
Việc người Anh đi trước người Pháp một bước trong việc xâm lược các nước Viễn Đông và những thua thiệt của Pháp trên vùng đất Ân Độ trong chiến tranh 7 năm (1756 - 1763) đã thôi thúc đế chế 2 của Napôlêông III nóng lòng muốn mở rộng thế lực của mình tại miền Nam Trung Quốc. Sau khi đã phái quân sang hội chiến với người Anh, với cái cớ bênh vực đạo Thiên chúa và giành được một số quyền lợi kinh tế ở Trung Quốc, năm 1856, Chính phủ Pháp lệnh cho Môngtinhô ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ sang Huế để đòi "được tự do buôn bán và truyền đạo".
Trong khi Môngtinhô còn đang công cán ở Xiêm thì Napôlêông III đã phái tàu chiến đến Việt Nam gây sự.
Ngày 16/9/1856, Lơliơdơ - Vin Xuyaác đưa chiến hạm Catina tới Đà Nẩng và ngày 26/9/1856, Lơliơdơ đã bắn phá các pháo đài trên bờ, phá tan 66 khẩu thần công của quân đội triều đình.
Ngày 24/ 0/1856, một tuần dương hạm khác của Pháp do Côliê chỉ huy lại đến Đà Nẵng trực tiếp gửi thư hăm doạ viên quan đầu tỉnh Quảng Nam. Theo tài liệu của Pháp, lúc này xuất hiện ba nhóm người tích cực vận động Chính phủ Pháp đem quân đánh chiếm Việt Nam^Một là các sĩ quan hải quân Pháp trên biển Trung Hoa; hai là các nhân viên ngoại giao Pháp ở Trung Quốc; ba là những giáo sĩ, những kẻ nhiệt tình và hãng hái nhất. Đại biểu cho họ là Giám mục Rờto (Retord), linh mục Evarít Húc, linh mục Liboa và giám mục Penlơranh. Ảnh hưởng trực tiếp nhất đến Hoàng đế Pháp trong năm 1857 là linh mục Húc và giám mục Penlơranh. Tháng 1/1857, Húc trình bày với Napôlêông in bản giác thơ, khẩn thiết đề nghị Chính phủ cãn cứ vào Hiệp ước Vécxai 1787 để thiết lập.tại Việt Nam một cơ sở hải ngoại.
Húc là giáo sĩ dòng Thánh Ladơ của Pháp. Trong những năm từ 1853 - 1856, Húc đã đệ trình lên Napôlêông III kế hoạch thành lập một công ti thương mại ở Ấn Độ nhằm khai thác Triều Tiên, Đà Nẵng (Việt Nam) và Mađagátxca.
Sau sự việc tàu chiến Pháp gây sự xâm lược Đà nẵng năm 1856, Húc tiếp tục thúc giục Chính phủ Pháp xâm lược Việt Nam.
Theo đề nghị của Húc, chính quyền hoàng gia Pháp đã thiết lập ngay một Uỷ ban Nghiên cứu Việt Nam vào tháng 4/1857.
Cùng với Húc, Penlơranh, vị Tổng giám mục tại Việt Nam bổ sung vấn đề Thiên chúa giáo. Vào tháng 5/1857 ông ta về Pari, cùng với cánh báo chí dấy lên phong trào ủng hộ đạo Thiên chúa ở Việt Nam.
23
Penlơranh còn tâu lên Napôlêông III một bản tường trình cụ thể và nhấn mạnh rằng người Anh có ý định mua cửa biển Đà Nẩng. Do đó, cũng như linh mục Hue, giao SI Penlơranh đã trở thành báo cáo viên chính của Uỷ ban Nghiên cứu Việt Nam.
Mới được thành lập ngày 22/4/1857 nhưng đến ngày 18/5/1857 theo lệnh cua Napôlêông III, Uỷ ban này đã họp liền 7 phiên và chính thức đề ra kê hoạch xâm lược.
Trong các cuộc họp nói trên, Uỷ bân Nghiên cứu Việt Nam đã nhất trí kêt luận rằng "Vì lợi ích củạ nước Pháp trên cả ba phương diện: đạo đức, chính trị và thương mại mà thực hiện càng nhanh càng tốt những chuẩn bị bì mật để chiếm lấy ba vùng đất chủ yếu của Việt Nam". Cuối cùng, Ưỷ ban trinh lên một kế hoạch hành quân, do Phuricông (Fourickon) và Dôrét (Jores) thiết lập, xuất phát từ nước Pháp, hoạt động độc lập với hạm đội Pháp ở Trung Hoa, đánh chiếm Đà Nẵng, Sài Gòn và Kẻ Chợ (Hà Nội).
Kê hoạch trên đây được Napôlêông m chấp thuận vào khoảng giữa tháng 7 năm 1857(1)
Đúng vào lúc này, Tổng giám mục Bắc Kì là Điát (Diaz) - người Tây Ban Nha, bị triều đình Huế hành quyết - Thực dân Pháp liền thổi phồng vụ việc, biến vấn đề tôn giáo thành cái cớ để hành động xâm lược và cũng là cái cớ để hình thành liên minh quân sự Pháp - Tây Ban Nha.
Lúc ấy, hoàng hậu nước Pháp (vợ Hoàng đế Napôlêông III) là Êgiêni đờ ’ Môngtinhiô (Engenié de Montijo) là một người nổi tiếng có ảnh hưởng đến vua Pháp, sinh tại Grơnatđơ (Tây Ban Nha), thời con gái, Egiêni đã quen biết giám mục Điát - Khi biết tin Điát bị hành hình, bà ta tuyên bố "Phải báo thù cho các vị tử vì đạo của ta. Chúng ta là những người đầu tiên đã nghĩ tới xứ Đông Dương và chúng ta có ý muốn sáp nhập xứ này". Ý tưởng liên minh với Tây Ban Nha để can thiệp vào Việt Nam biến thành hiện thực vào cuối năm 1857. Ngày 1/12/1857, chính quyền Pháp chuyển cho quốc vụ khanh Tây Ban Nha một công hàm mật, yêu cầu có sự hợp tác chiến đấu của triều đình Mađrít để "trả thù cho Điát". •>
Ngày 12/12/1857, Chính phủ Tây Ban Nha chính thức có vãn bản trả lời. khẳng định sự liên minh về chính trị giữa hai nước, ngày 25/12/1857, Bó trường Chiến tranh Tây Ban Nha ra lệnh cho viên tư lệnh ở Philíppin chuẩn bị mót tiểu đoàn bộ binh 1000 người, hai đội kị binh 300 lính và một trung đội pháo binh
Vũ Huv Phúc (chủ biên). Lịch siíV iệt Nam ỉ 858-1896. Tr 30.
24
100 quân sẩn sàng tham chiến. Mệnh lệnh này được thực hiện và số quân trên được đặt dưới sự chỉ huy của Đại tá Bécna Ruiđờ Lãngdarốt (De Lanzarot), hành quân trên hai chiếm hạm chạy bằng hơi nước: Encanô (El Cano) và Đoócđôdơ (Dordogne). Sau này có chiếc thứ ba là tàu Đuyrăngxơ (Durance).
2. Mặt trận Đà Nẵng và nhữríg cuộc chiến đấu chống Pháp đầu tiên của quân dán Việt Nam (9/1858 - 2/1959)
Sau khi cử Rigôn đờ Giơnui thay cho Đô đốc Ghêranh (Guerin) chỉ huy hải quân Pháp ở vùng biển Trung Hoa, ngày 25/11/1857 Bộ trưởng Ngoại giao Pháp gửi thư cho Bộ trưởng bộ Hải quân chỉ đạo Giơnui thực hiện phương châm tác chiến "Co dãn", "chiếm ngay vịnh và lãnh thổ Đà Nẵng", "xem xét để thiết lập một chế độ bảo hộ trên đất Việt Nam hoặc buộc Việt Nam phải kí một hiệp ước thương mại và hàng hải". Nhưng "Dù theo hướng nào thì cũng phải duy trì việc chiếm giữ Đà Nẵng làm đảm bảo để buộc chính quyền An Nam thực hiện những điều cam kết và để hành động kịp thời"(°
Ngày 16/3/1858, Giơnui kéo quân từ Quảng Đông lên phía bắc. Ngày 30/5 liên quân Pháp - Anh tiến công chiếm các đồn luỹ của quân Thanh ở Đại Cô, gần cửa sông Bạch Hà, mở đường vào Bắc Kinh.
Sau khi buộc Thanh triều kí với Anh - Pháp hiệp ước Thiên Tân, hết nhiệm vụ ở Trung Quốc, theo mệnh lệnh của Chính phủ Pháp, Giơnui lập, tức đưa quân về phía nam.
Cuối tháng 7/1858, các chiến hạm Pháp bắt đầu tập hợp ở đảo Hải Nam, dưới quyền của Giơnui (được phong làm phó đô đốc từ tháng 8/1858). Ngày 30/8/1858, đội quân xâm lược xuất phát từ hải cảng Yulikan, phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) tiến xuống Đà Nẵng. Theo báo cáo của Giơnui tại Vịnh Đà Nẵng lúc đó đã có mật đội quân Tây Ban Nha(2)
Chiều ngày 31/8/1858, tại vịnh Đà Nẵng, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bắt đầu dàn trận.
Quân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tác chiến đầu tiên vì nhiều lí do, trước hết là do quyết định của Napôlêông III, dựa vào ý kiến của Uỷ ban Nghiên cứu Việt Nam và các giáo sĩ. Đây cũng là địa điểm đã được thực dân Pháp khảo sát
01 Taboulet - La geste Francaise en Indochine. Tr 416-417 dẫn theo Lịch sử Việt Nam 1858-1896. Tr 32-33.
<2) Quân Tây Ban Nha đi trên pháo hạm Encanô; tàu Đoócđênhô và tàu Đuyarăngxơ tham chiến muộn hơn, xuất phát từ Manila (13/9) đem theo 590 quân cùng với Đại tá Lăngdarốt (Lan zarotte) ch: huy tối cao của quân viễn chinh Tây Ban Nha.
25
kĩ hơn cả. Bản thân Giơnui cũng đã từng đưa tàu đến bắn phá Đà Nẵng 9 năm trước thời Thiệu Trị, nên am hiểu tường tận vùng vịnh Đà Nẵng và các địa điểm bố phòng của quân Nguyễn trên bán đảo Sơn Trà.
Sô' quân địch có mặt ở Đà Nẵng ngày một đông. Ngày đầu có 12 tàu chiến, sau tăng thêm 4 là 16; số binh lính Tây Ban Nha tham chiến là 1000, quân Pháp có trên 1500, chúng được trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh châu Âu đương đại.
Cuộc xâm lược và phản xâm lược tại bán đảo Sơn Trà chính thức bắt đầu. Kế hoạch của Pháp là nhanh chóng chiếm lấy Đà Nẵng, từ Đà Nẩng tiến sâu vào nội địa Quảng Nam, hậu phương của triều đình Huế sau đó sẽ vượt đèo Hải Vân đánh lên Kinh đô, nhanh chóng buộc triều đình Huế đầu hàng. Sở dĩ Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên còn bởi vì đây là cửa họng của Kinh thành Huế, nằm cách Huế 100km về phía đông nam, một hải cảng khá sâu và rộng, từ lâu đã đóng một vị trí quan trọng về quân sự và thương mại, có hậu phương trù phú là Nam Ngãi. Từ Nam Ngãi có đường bộ thông sang Campuchia và Lào, tàu lớn không vào cửa Thuận An ở Huế được, nhưng có thể vào Đà Nẵng dễ dàng. Trong cuộc chiến tranh Nguyễn - Tây Sơn trước đây, Đà Nẵng đã từng là một căn cứ hải quân lợi hại.
Nãm 1857, trước những yụ khiêu khích của tư bản Pháp, một vị tổng đốc đã gửi lên nhà vua bản đề nghị lưu ý tàng cường phòng thủ Đà Nẵng: "Nguy cơ là ở tại bến Đà Nằng; bến Đà Nang rộng, tàu Tây đến dễ; lại có núi bao bọc, không sóng gió, dễ neo tẩu. Người Tây thường vào đó, đậu lâu, không kể pháp luật triều đĩnh. Hơn nữa, Đà Nằng gần quốc lộ, gần làng mạc, gần Kinh thành. Đà Nắng là then chốt của nước ta, cho nên người Tây muốn chiếm lâỳ"(ầ>.
Tháng 2/1857, "Vua Tự Đức cho rằng cửa biển Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam là nơi bờ cõi mạn biển quan trọng, hiện nay thuyền Tây Dương tuy đã đi, nhưng công việc phải làm cho tới về sau cũng phải dự tính, cốt được chu đáo mười phần. Bèn dụ cho Đào Trí, Nguyễn Duy hội đồng với lãnh Tổng đốc Trần Hoàng, các viên Bô' chánh, Án sát là Thân Văn Nhiếp, Lê Vãn Phả, đích thán đến các thành, pháo đài và đồn bảo khám nghiệm kĩ càng, tính kĩ từng điều khoản làm bản tâu lên đợi chỉ thi hành"(2).
(£) Dương sự thuỳ mạt, Trích theo Trần Văn Giàu trong "Chống xâm lăng", NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr 68.
<2) Đại Nam Thực lực chính biên, tập XXVIII, NXB Khoa học xã hội tr 314. 26
Tuy vậy, sự chuẩn bị trong thực tế đã không diễn ra đúng với ý của Tự Đức. Các quyết định được thực thi hết sức chậm chạp. Việc các giáo sĩ tăng cường xúi giục dân chúng nổi dậy ở Thái Bình, Hải Dương (từ tháng 12/1857), nhất là vụ tên Trần Văn Yêm ở Nam Định nổi lên do sự sắp đặt của cô đạo Sămpêrơ đô vào tháng 8/1858 với ý đổ gây rối và các hoạt động phá phách của người Thạch Bích, các vụ cướp biển của người Trung Hoa, nạn đói kém, thiên tai, dịch bệnh tràn lan ở khắp Trung, Bắc... đã khiến cho việc phòng bị của quan quân triều Nguyễn đã khó khăn lại càng khó khãn hơn.
Về binh lực, do phải chia sẻ lực lượng để đối phó với các vụ lộn xộn ở các nơi và để đồn trú tại các khu vực quan yếu như Kinh đô Huế, hoặc ở vùng bờ biển Bình Thuận, Khánh Hoà... cho nên tại Đà Nẵng quân thường trực của triều đình chỉ có khoảng 2000 người (báo cáo của Giơnui dựa trên các bản tổng hợp của các giáo sĩ là 10.000, chắc là không chính xác). Cũng theo báo cáo của Giơnui, tất cả các đồn ở Đà Nẵng đều còn đang trong tình trạng sửa chữa. Tuy vậy, điều chắc chắn là triều đình đã dành cho Đà Nẵng những hoả lực mạnh nhất, tốt nhất. Đó là các khẩu đại bác bằng sắt và bằng đổng cỡ lớn, được trang bị các thiết bị ngắm bắn mới được áp dụng. Còn các súng tay và khí cụ khác thì theo Giơnui "tốt hơn những khẩu súng ở Trung Quốc, được sản xuất ở Pháp, Bỉ và thuốc súng thì có rất nhiều, là sản phẩm của Anh có thể mua tại Xinhgapo hoặc Hổng Kông".
Nhưng cho dù có số quân khá đông (về sau được tãng thêm khoảng 2000 lính), ỉực lượng so sánh giữa ta và địch ở Đà Nẵng khi chiến sự xảy ra vẫn là khá chênh lệch. Điểm yếu nhất của phía ta là công việc triển khai tác chiến chậm chạp, đối phó bị động. Đó là chưa kể phương tiện chiến tranh của địch thì hiện đại hơn rất nhiều (đại bác nạp hậu, có cơ bẩm, nòng súng có rãnh xoắn, đạn đi xa, có sức công phá lớn...).
Sáng ngày 1/9/1858, Pháp gửi tối hậu thư cho quan trấn thủ thành Đà Nẵng là Trần Hoàng, hạn trong 2 giờ đồng hồ phải trả lời. Vì phải đợi lệnh triều đình nên Trần Ròàng cứ án binh bất động. Chưa hết 2 giờ hẹn, quán Pháp đã nổ súng dữ dội bắn phá các mục tiêu trên bờ rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Quân các đồn bên ta bắn trả nhưng vì vũ khí lạc hậu nên không gây cho quân địch nhiều tổn thất. Địch tập trung hoả lực bắn phá các đồn trên bán đảo Sơn Trà và trên cửa sông Đà Nẵng - Nại Hiên Đông (đồn phía đông) và Điện Hải (đon phía Tây). Ngay hôm 1/9, đồn Đông bị vỡ, hôm sau, đồn Tây bị tấn công. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ lên chiếm các đồn An Hải và Điện Hải. Quan quân triều đình rút về tuyến sau, lập phòng tuyến trước huyện lị
27
Hoà Vang để ngăn địch vào nội địa. Lại cho dời dân vào trong để tránh khỏi bị địch bắt đưa đường, làm lính, làm phu khuân vác.
Được tin mất bán đảo Sơn Trà, Tự Đức lệnh cho Hữu quân đô thống Trần Đình Lý và Tham tri Bộ Hô Pham Khắc Thân đem 2000 quân tiêp ứng. Mặt khác, cách thức Trần Hoàng. Tham tri nội các Nguyễn Duy được bổ nhiệm chức chỉ huy quân thứ tỉnh Quảng Nam.
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xông vào nội địa. Quân ta chặn chúng ở xã Mĩ Thị. Hai bên giao chiến ở xã cẩm Lệ. Tổng thống Lê Đinh Lý bị thương, phải lui quàn. Hồ Đức Tư giữ đồn Hoá Khuê gần đó án binh bất động, bị triều đình cách chức. Thống chế Chu Phúc Minh lên thay Lê Đình Lý và Nguyễn Tri Phương (đang làm kinh lược sứ lục tỉnh Nam Kì) được điểu ra làm tổng thống quân thứ Quảng Nam, gấp rút chấn chỉnh quân ngũ và thống nhất chỉ huy chống giặc. Nguyễn Tri Phương cho thực hiện kế hoạch gồm hai điểm chính: Thứ nhất, tổ chức cho dân lùi sâu vào nọĩ đỊa. làm vườn khồng nhà trống, triệt để bất hợp tác với giặc. Thứ hai, triệt đế phòng ngự, đào hào đắp luỹ £ân giặc, không cho giặc đánh lan ra. Hưởng ứng kế hoạch của Nguyễn Tri Phương, các lực lượng dân binh cùng nhân dân địa phương ra sức đào hào đắp luỹ, phối hợp với quân của triều đình chặn đánh tàu địch. Những đội dân quân bao gồm "Tất cả những người không đau yếu và không tàn tật" được thành lập, chiến đấu vô cùng quả cảm. Chiến thuật của Nguyễn Tri Phương có phần hiệu quả. Một sĩ quan Pháp than thở trong thơ gửi về cho mẹ: "Đất mà chúng con chiếm được thì dân đều bỏ đi cở, trừ vài nhà tranh của người đánh cá. Con chưa hề thấy một con gà" Chống xâm lăng, SĐD. tr 71.
28
thất bại. Tại vùng ven Hải Châu, 3 chiếc thuyền nhỏ của địch bị quân cua Hổ Uy bắn chìm. Những ngày sau đó, trận chiến diễn ra ác liệt ở khu vực đồn Phúc Ninh. Hai bên đều thiệt hại nặng. Chu Phúc Minh bị giáng chức và bị triệu hổi.
Triều đinh còn quở trách Lê Đình Lý, luận tội Tôn Thất Phan (Thành thủ uý thành An Hải), Tôn Thất Cháy (thành thủ uý thành Điện Hải) cùng với 8 người nữa bị giáng chức, cho gắng công chuộc tội.
Để động viên tướng sĩ, Tự Đức ban thưởng những người có công, cho người đem thuốc men, sâm nhung, bồi bổ, lại cử thầy thuốc đến chữa bệnh, thưởng tiền gạo có thứ bậc cho các phu trạm liên tỉnh, tăng lương cho biền binh. Nhân lễ Vạn thọ 30 tuổi (25/8 âm lịch), Tự Đức xuống dụ giảm thuế cho các địa phương, phát chẩn cho dân nghèo, tội nhân được giảm án, hoãn xử tử. Ngoài việc động viên sự giúp đỡ của quân dân, triều đình còn ra lệnh: "Chuẩn định quan quân ở quận thứ Quảng Nam, ai ra trận - chém, bắt hoặc bắn chết được giặc, cùng là người chết trận, bị thương, thì lệ thưởng mức cấp tiền tuất đều hậu đãi. Nếu ai nhút nhát rút lui, không cứ là tướng hay quân lính đều lập tức chém đầu cho mọi người biết răn"ơ;
Khi nghe tin quân Pháp đánh Đà Nẵng, nhân dân cả nước sôi sục hướng ra mặt trận. Tại Nam Bộ cùng với quân đội triều đình, nhân dân" tự động tham gia cơi cao thành luỹ, củng cố thêm hệ thống phòng thủ. Đội nghĩa binh của Trương Định được tập hợp, ra sức tập luyện, chuẩn bị đánh Pháp.
Nhờ có sự ủng hộ tích cực của nhân dân, Nguyễn Tri Phương đã tạm thời đẩy lui được quân địch ở Đà Nẵng, dồn chúng về phía biển. Thêm vào những tổn thất bước đầu do cuộc chiến tranh gây nên là sự khắc nghiệt về thời tiết, thuỷ thổ khiến quân Pháp bị ốm đau rất nhiều. Binh lính bị bệnh phải gửi về Pháp, điều trị trên tàu chiến hoặc gửi sang các nhà thương ở Ma Cao.
Sau 5 tháng hành binh xâm lược, quân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng bước đầu bị phá sản. Tuy nhiên đại quân của Nguyễn Tri Phương, do áp dụng chiến thuật phòng thủ bị động nên cũng không tiêu diệt được hết quân thù và cũng không đuổi được chúng ra khỏi Đà Nẵng.
(l) Đại Nam thực lục chính biên, SĐD, tr. 441.
29
Bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, Giơnui buộc phải lựa chọn một trong hai phương án: Hoặc đárìh ra Bắc, hoặc đưa quân vào Nam? Nếu đánh ra Bắc: Xứ Bắc lúc này còn đang loạn lạc, mặc dù một số người vẫn nhớ nhà Lê, ít có cảm tình với nhà Nguyễn nhưng không có gì đảm bảo chắc ■chắn rằng họ sẽ nổi dậy để tiếp tay cho quân Pháp. Một lí do nữa là đang lúc gió mùa, thời tiết không thuận tiện ra Bắc quả là một việc quá phiêu luru.
Còn đánh vào Nam: Rõ ràng là có nhiều thuận lợi vì Gia Định là nơi lấm của nhiều người, nếu đánh chiếm Gia Định sẽ đạt hai, ba mục đích: cắt đường lương thảo của Huế, hỗ trợ người Campuchia nổi dậy thoát khỏi vòng cương toả của người Việt, đặt nền bảo hộ của Pháp lên đất Chùa Tháp, nhanh tay chiếm Vũng Tàu, một địa điểm thương mại quan trọng mà người Anh đang nhòm ngó. Hơn nữa, vào Gia Định thì thuận gió mùa, việc hành quân nhờ vậy mà dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Sau khi tính toán kĩ càng, ngày 2/2/1859, Giơnui để một đại đội trấn giữ hai đồn Nại Hiên Đông và Điện Hải, vài chiến hạm với đầy đủ vũ khí và lương thực dưới quyền chỉ huy của đại tá hải quân Phôcông còn mình thân chinh thống lãnh đại quân kéo vào Gia Định.
3. Về một sô trận đánh tiêu biêu trên chiến trường Đà Nẵng 1858 - 1859(I) a. Trận M ĩ Thị - cẩm Lệ (cuối tháng 8 hoặc trong tháng 8 năm Mậu Ngọ, tức trongkhoảng từ 1/10/1858 đến 5/11/1858)
"Quân của Tây Dương vào xã M ĩ Thị, nhổ sào sách gồ, phá đồn Thổ Sơn. Tổng hống là Lê Đình Lý đánh nhau với quân của Tây Dương một trận to ở xã Cẩm Lệ (có đắp luỹ đất) bị đạn lạc trúng phải, biền binh sợ chạy tan cả. Hổ Đức Tú (phòng triệt ở sở Hoá Khê) đóng quân, lại không tiến. Việc ấy đến tai vua. Vua giận lắm, sai tham tri là Lưu Vượng mang cờ, bàu đến ngay trước hết, đem Đức Tú cách chức, xích khoá lại xét hỏi. Đình Lý cho nghỉ việc quân, về tỉnh Quảng Nam phái thầy thuốc đến điều trị. Cho thống chế quyền chưởng Hậu quân là Chu Phúc Minh (kiêm quản doanh H ổ Oai) thay làm tổng thống
Cách đánh phục kích đã bắt đầu được ứng dụng và có hiệu quả.
Sau trận này, triều đình tiếp tục tăng cường uý lạo tướng sĩ ờ Đà Nang (Hoà Vinh và Thị An), Hải Vàn quan, Thuận An, Tư Hiền (Trời rét, triều đình ban cho các tướng sĩ và các văn quan những chiếc áo hẹp tay chống rét). Toàn dân tỉnh Quảng Nam được giảm thuế thân vì bận cung ứng việc quân. Ngoài việc xử phạt các quan chức thua trận cẩm Lệ (cách chức Hồ Đức Tú, các vệ uý Nguyễn Biểu, Nguyễn An và 12 người khác nữa; giáng Lè Đình Lý 4 cấp, Phan Khắc Thận 3 cấp; đánh trượng ngay trước quàn Trần Văn Đông cùng 10 người khác),
111 Nguyễn Tri Phương sinh ngày 21 tháng 7 nãm Canh Thân (1800) tại làng Đường Long sau đổi tên là Chi Long, huyện Phong Điền, tổne Chánh Lộc, tinh Thừa Thiên. Ồng tên thực là Vãn Giương, tự Hàm Chương, hiệu là Đường Xuyên trong một gia đình khá giả thi thư và hay làm từ thiện khi có đói kém. Được học hành từ nhỏ nhưng ông không phải học để thi. Đời Minh Mệnh, ỏng làm thư kí ở Bộ Hộ. Do có vãn học, ông được chiếu vào Nội các rồi làm bién tu. tiẽp làm thị giảng học sĩ. thị độc học sT (năm 1831), bị giáng làm viên ngoại lang (1832), thăng Thượng Bảo Khánh làm việc trone Nội các (1836). thãng thị lang đi việc công tại Giang Lưu Ba (Nam Dươns). Năm 1827. được cử đên quãn thứ Gia Định, tự neuyện xin đánh thành Phiên An, do dư đảng Lê Vãn Khôi chiếm giữ, rồi đánh thắng lây lại thành, vua khen văn thần biết cầm quàn và thường bài ngọc. Năm 1839 thăng hàm tham tri, cơ mật đại thần, nhưnc sau măc lỗi bị giáng rồi phục chức chủ sự lang truno hộ lí ấn quan phòng phủ Nội vụ. Năm 1840. thãns tà thị lang Bộ Lễ, làm việc trong Nội các. ãn lương tòng nhị phẩm, gia hàm tham tri. Nãm 1X41, ỏng làm thự tuần phủ Nam Ngãi, biết cách bò' phòng Đà Nẩng, thãng tả tham tri Bó Cõng Năm 1841, ông làm hộ lí tổng đốc An Hà, 1843 làm tổng đốc An Giang, 1844 làm khảm sứ Tràn Tây, hiệp biện đại học sĩ; năm 1845, an tây trí dũng tướno, Hiệp biện Đại học sĩ. thượns thư Bô Công, Cơ mặt viện đại thần, phụ chính đại thần 1847 Năm 1850 ông làm kinh lược sứ Nam Kì. kiêm tổng đốc Định Biên. Năm 1853 ôrm làm đỏng các đại học sĩ và chịu trách nhiệm quán thứ Quảrm Nam.
121 Đại nam thực lục chính hiên, SĐD. Tập XXVIII. tr.456.
32
triều đinh tăng cường chỉ huy ở Quảng Nam cho Tổng đốc Định Yên là Phạm Thế Hiển, sung làm tham tán đại thần cho quân thứ Quảng Nam (Tham tri Vũ Duy Ninh thay vị Tổng đốc). Đồng thời, tất cả các tỉnh thành Nam Bắc đều được lệnh đặt pháo đài, đồn canh ở các chỗ quan yếu, bố trí súng đạn khí giới để phòng bị. Tỉnh Biên Hoà cũng được lệnh đắp thành đất ở bờ cát núi Phúc Thắng để hợp lực với pháo đài đật trên núi mà chống giữ. Riêng ở Thừa Thiên trong ải Hải Vân xây đắp thêm 2 đồn Phú Gia Tĩnh và Thừa Phúc Thương.
c. Trận sông Nại Hiên lần thứ hai (tháng 10 ám lịch, tháng 11/1858) Sử triều Nguyễn chép: "Thuyền binh của Tây Dương (8 chiếc) tiến vào sông Nại Hiên, Nguyễn Tri Phương phái Chu Phúc Minh, Phơn Khắc Thận (giáng làm tán lí), Nguyễn Duy đem quân chia phái đi đồn mới, bắn phá được thuyền của giặc (thuyên có cái bị gãy rách buồm, cái thì bị thủng vỡ, dỉ nước vào). Vua khen và thưởng cho"(ẩ>.
Sau trận này, vua Tự Đức sai đem các thứ sa, đoạn, trừu nam, lụa, vải đến quân thứ Quảng Nam để dự bị thưởng cho người có công đánh giặc. Sang đầu tháng 11 âm lịch, vua Tự Đức "Đặc cách cho Nguyễn Tri Phương một thanh gươm thượng phương (vua dùng), 5 chi nhân sâm, phái thầy thuốc điều trị và xuống dụ yên ủi"n\ Sau đó đội quân Chiến Tâm thiết lập ở Kinh đô được đổi tên là Vệ Nghĩa Dũng được cấp tiền bạc và áo quần đến quân thứ Quảng Nam và tăng cường.
d. Trận Nam Thọ (tháng 11 âm lịch, tháng 12/1858)
Dưới sự chỉ huy của các Hiệp quản Nguyễn Song Thanh, Phan Hữu Điển, 200 quân ta đánh lui 300 quân địch tại bờ biển Nam Thọ, bắt được một chiếc thuyền tam bản, bắn chết 7 tên giặc, được khen thưởng.
e. Trận Hoá Khuê - Nại Hiên (12/1858)
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tổ chức bất ngờ tiến công hai đồn Hoá Khuê và Nại Hiên. Quân ta thiệt hại nặng nề, hai Hiệp quản Nguyễn Triều, Nguyễn Ân cùng 30 biền binh tử trận, 65 người bị thương, Nguyễn Duy đến nơi thì đã muộn.
Vua Tự Đức thương tiếc nói: ”bây giờ tìm đâu cho được người tướng như thể'. Ngay sau đó, Nguyễn Tri Phương cho sửa chữa lại đồn, bố trí lại các lầu canh
10 Đại Nam thựclục chính biên, SĐD, Tập XXVIII, tr. 456.
(2) Đại Nam thựclục chính biên, SĐD, Tập XXVIII, tr.460.
33
để ứng cứu nhanh chóng. Đào Trí đem quân sang sông ở xã MI Thị, còn Chu Phúc Minh, Phan Khắc Thận, Nguyễn Duy, mỗi ngày chia nhau đi lại giữa các, đồn.
g. Trận Hoá Khuê - Nại Hiên lần thứ 2 (12/1858)u>
Quân ta bắt gặp 300 đến 400 tên địch ở quãng giữa hai đồn Nại Hiên và Hoá Khuê liền nổ súng tiến công buộc địch phải rút lui.
Sau trận này, vua Tự Đức tỏ ý chưa hài lòng vì chưa thắng trận nào đáng kể.
h. Trận Hoá Khuê - Thạch Giản (12/1858)
700 quân địch kéo đến tiến công. Phan Khắc Thận, Nguyễn Duy chống đánh kịch liệt thành một trận to ở quãng Hoá Khuê - Thạch Giản. Nguyễn Duy suýt nữa bị địch bắt. Quân ta hi sinh 22 người và 2 thớt voi, bị thương 10. Quân địch chết nhiều, 45 tên. Khi ấy, Nguyễn Tri Phương bận đi kiểm tra đồn Chân Sảng, còn Đào Trí, Chu Phúc Minh không kịp đến cứu viện. Sau trận này, quân địch chiếm giữ thành An Hải.
Với 7 trận giao chiến, cả hai phía địch, ta đều ở thế cầm cự. Không có tiến triển gì đáng kể. Vua Nguyễn suy nghĩ đến những quyết định chiến lược, muốn bàn với Nguyễn Tri Phương. Khi mới đến quân thứ Quảng Nam, Nguyễn Tri Phương nghiên cứu tình hình và tâu bày chiến lược của mình. Theo ông: "Giặc lấy chiến làm lợi, ta lấy thủ làm lợi. Xin lấy thủ làm chiến, đắp thêm đồn Iuỹ dể dần dần tiến đến gần giặc",2>. Hoặc là sau này ông nói rõ hơn: "Nên liệu sô' bình lực hiện có, nhản các đồn luỹ hiện tại, đặt phục binh đ ể đánh giữ cho kĩ để đợi, làm k ế giằng dai, trù tính cho dân đủ ân, cấp lương cho quân, theo sự cơ mà làm, mới là kế hoàn toàn"(ỉ>. Tóm lại, chủ trương của Nguyễn Tri Phương là: tổ chức phòng ngự vững chắc, đánh lâu dài, dùng phục kích và áp sát chờ cơ hội công kích. Vua Tự Đức lại muốn thắng to, thắng nhanh, giải quyết nhanh. Tuy không bài bác chiến lược của Nguyễn Tri Phương, nhưng Tự Đức nêu ra cho Nguyễn Tri Phương nếu giữ thế thù sẽ có 6 điều bất lợi hay "6 điều
hại", đại ý là: 1 - Giặc có thể được người theo đại báo trước động tĩnh cùa quân ta; 2 - Địch ở Sơn Trà trên cao có thể biết ta, ta lại không biết được địch; 3 - Thông tin liên lạc giữa các đồn của ta chậm vì xa cách; 4 - Quân ta bị hờ mặt sau vì đường bộ chưa tốt, dễ bị tập kích; 5 - Tướng không giỏi, lại sợ chết
(1) Đại Nam thựcìục chính biên, Sđd, Tập XXVIII. tr.405. Theo tài liệu Pháp tháng 12/1858 có trận đánh 2 ngày liên tiếp 21 và 22, tức ngày 17 và 18 tháng 11 âm lịch. Có thể là trận này và trận sau.
(2) Đại Nam thựcìục chính biên, SĐD. Tập XXVIII, tr.466.
(3) Đại Nam thựcìục chính biên, SĐD, Tập XXVIII, tr.80.
34
nên: "quân ta quen thói sợ giặc, gặp giặc là chạy"; 6 - "Địa bàn Đà Năng nhiều chỗ hiểm yếu, quân ta chia ra giữ sẽ yếu, phòng bên Đông thiếu bên Tây, do đó giặc rối mà ta nhọc, giặc mạnh mà ta yếu"(l). Vì vậy, vua Tự Đức muốn thúc đẩy Nguyễn Tri Phương nên "chú tâm vào việc tiến sát gần quân địch mà lần lượt dẹp yên"<2)
Chính vì sự bàn bạc này mà từ sau đây đã diễn ra mấy trận liền quân ta đánh phục binh, ngăn chặn được thế chủ động của giặc.
ỉệ. Trận Thạch Giản - Nại Hiên (tháng chạp Mậu Ngọ, tháng 1/1859) Nguyễn Tri Phương va Phạm Thế Hiển đắp đồn Liên Trì, "200 quân Tây Dương chia hơi đạo tiến vào đồn đánh ở quãng giữa Thạch Giản và Nại Hiên. Phục bỉnh nổi dậy bắt bọn Tây Dương phải lui. Vua nói: Trước nay đánh giặc chưa có mưu k ế là biết dùng quân kì binh. Từ sau có đánh nhau với giặc, nên đặt quân giỏi chia ra phục kích chặn đường vê' của giặcg>ơ).
j. Trận A n Hải (tháng chạp Mậu Ngọ, tháng 1/1859)
Địch gồm 400 quân từ thành An Hải chia 3 đường tiến ra. Quân phục binh của ta từ các đồn nổ súng đánh chặn giặc, địch phải rút về.
k. Trận Điện Hải (cuối tháng chạp Mậu Ngọ, tháng 1/1859) Nguyễn Tri Phương đắp luỹ dài từ bãi biển đến các xã Phúc Ninh, Thạch Giản, bên ngoài luỹ đào hố chữ phẩm, cắm chông, che cỏ, đổ cát lên trên, chia quân đặt phục binh sát đến thành Điện Hải. ''Quân của Tây Dương chia 3 toán đến, phục binh trỗi lên đánh quân Tây Dương sa xuống hố, quan binh giữ luỹ bắn ra. Tây Dương phải rủi lui. Vua thưởng chung cho 100 quan tiền"{4).
m. Trận Phúc Ninh (tháng giêng K ỉ Mùi, tức tháng 2/1859)(S> Sử Triều Nguyễn chép: "Thuyền quân của Tây Dương vào bãi biển, bọn thị vệ là Hồ Oai, cai đội là Tôn Thất Thi, anh danh là Nguyễn Nghĩa bắn chìm được (3 chiến thuyền). Ngày hôm sau, quân của Tây Dương chia nhau tiến vào
(1) Đại Nam thựcìục chính biên, SĐD, Tập XXVIII, tr.467.
(2) Đại Nam thựclục cliính biên, SĐD, Tập XXVIII, tr.468.
(3) Đại Nam thựciục chính biển, SĐD, Tập XXVIII, tr.470.
(4) Đại Nam thựcỉục chính biên, SĐD, Tập XXVIII, tr.473-474.
<5) Theo cách ghi của Đại Nam thựclục chính biên thì trận này xảy ra sớm nhất là ngày 1 tháng giêng âm lịch, tương ứng với ngày 3/2/1859. Vậy trận đánh xảy ra hôm sau ngày Giơnui đem đại quân từ Đà Nẵng vào Gia Định (2/2/1859) để lại một bộ phận cho Đai tá hải quân Phôcông (Faucon). Lực lượng này hẳn đã đánh Phúc Ninh.
35
3 đồn ở bãi biển, Nguyễn Tri Phương phái Trương Phúc Minh CÍŨI 2 đón Trung, Hạ; Nguyễn Duy chia quân mai phục để chặn đánh. Quân của Táy Dương đánh vỡ Hạ đồn, hiệp quản là Nguyễn Tình Lương, Lê Vãn Khiêm, cô sức đánh bị chết trận, quân của Tây Dương liền vây 3 đồn, Phúc Minh chạy vào dại đôn Phúc Ninh cô giữ. Nguyễn Duy đem bọn Phan Gia Vĩnh (phó quản cơ sung phó vệ uý) đến cứu, đánh giết quân của Tây Dương phải lui, quan quân cũng nhiêu người bị thương không dự phòng trước, đến nỗi lại hỏng việc. Nluùig trận này vừa được, vừa thua, miễn tội cho. Còn thì thưởng thăng (cho người có công) và tặng cấp (cho người chết trận). Phúc Minh phải giáng cấp, triệt vé"1'1
Thế là sau 5 tháng trên mặt trận Đà Nẵng, quân và dân ta đã kìm giữ được liên quân Pháp - Tây Ban Nha chỉ quanh quẩn ở hai đồn An Hải và Điện Hải. Địch lại còn phải chịu những khó khăn về thời tiết, dịch bệnh (như bệnh tả lị) nên quân số thương vong đáng kể. Ngày 29/1/1859, Giơnui đầy chán chường viết bản báo cáo về Pháp, gửi Bộ trưởng Hải quân Hamơlanh, đại ý<2):
- Bệnh lị đang hoành hành, làm chết và suy yếu nhiều người.
- Chính phủ bị nhầm mọi điều về xứ này: tài nguyên ít, chính quyền rất mạnh, quân đông, dân vệ là toàn thể quần chúng. Cứ xem vẻ tiều tuỵ của các giáo sĩ thì biết Đà Nẵng không hơn gì Hồng Kông.
- Không thể hành quân đường bộ lên Huế, không đủ lực.
- Cuộc viễn chinh vào Sài Gòn chắc chắn hơn và là một nơi hấp dẫn. Đánh Bắc Kì thì có lợi cho nước Tây Ban Nha. Giám mục Penlơranh đã xin về Hồng Kông.
- "Về mặt sức khoẻ, tôi rất mệt mỏi, tôi không thể'chịu nổi cuộc lim trú kéo dài trong thời tiết ở đây". "Khắp nơi và ỏ bất kì công việc nào chứng tôi đều phải xoay sở. Những nhu yếu phẩm hứa hẹn từ Manila không được chuyển đến. Những thuỷ thủ Phi Luật Tân (Tơgals) đều đã ra đi...".
Bộ trưởng Hải quân Pháp Hamơlanh đã ghi bên lề đoạn nói về việc đánh Sài Gòn như sau: "Theo tôi, cuộc viễn chinh này đều tốt về mọi phương diện"131. Vậy là kẻ địch đã có ý định rời bỏ Đà Nẵng để tấn công vào Gia Định. Việc này không phải vua và đình thần triều Nguyễn không lường biết trước. Ngay từ tháng chạp Mậu Ngọ, sau trận đánh thứ 9 ở An Hải, triều Nguyễn đã bàn bạc
(1) Đại Nam thựcìục chính biên, SĐD. Táp XXVIII, tr.7-8.
(2) Taboulet, SĐD, tập 2, tr.439-440.
0) Taboulet, SĐD, tập 2, tr.440.
36
đề phòng. Tuy nhiên, vua Tự Đức đã thiên về phòng thủ Kinh đô hơn. Sử triêu Nguyễn chép tháng chạp Mậu Ngọ: "Vua nói: bờ biển Cẩn Giờ cũng là nơi quan yếu, không nên cho là Tây Dương nó không đến mà sơ phòng. Vả lại, thuyền của Tây Dương đến đỗ ở Trà úc, há có thể để cho chúng đỗ lảu. Trẫm ngày đêm lo nghĩ, chậm một ngày thì thêm lao phí một ngày. Bọn ngươi nên nghĩ cách để đuổi nó đi. Các quan đều dạ.
Trần Văn Trung tâu rằng: Cần Giờ là nơi quan yếu của Nam Kì, Nguyên Tri Phương đã đi, Phạm T hế Hiển lại đi. Thuyền của Tây Dương không được thoả chí ở Trà Sơn, tất đến cửa biển ấy. Vũ Duy Ninh chưa quen địa thế, sợ có việc quan ngại khác. Vua nói: trước đã cho Phạm Thế Hiển liai lại một tháng, chỉnh lí thành đất các đồn. Duy Ninh cẩn thận giữ gìn, cũng có thể không ngại. Cửa biển Thuận An là cửa ngõ của Kinh thành, đã sai Trần Tiễn Thành, Nguyễn Như Thăng sửa đắp thành đất các đồn. Trẫm muốn đi tuần chơi để xem, nhưng lại sợ phiền cho dân. Trương Đăng Quế tuổi đã già, còn như bọn Lê Chỉ Tín nên cắt lượt nhau đi đến nơi chỉ thị. Trương Đăng Q uế xin đi, Vua cho đi"(l>.
Chưa đầy một tháng sau thì liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo phần lớn binh lực xuống phía nam tiến công Gia Định. Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam bước sang một giai đoạn mới rộng lớn hơn và nghiêm trọng hơn.
4. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì. Nhân dân Nam Kì chống xâm Iượcể Hiệp ước 1862
a. Địch đánh chiếm thành Gia Định tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (từ tháng 2 đến tháng 11/1859)
Ngày 2/2/1858, Giơnui dẫn đoàn quân viễn chinh Pháp - Tây Ban Nha rời Đà Nẵng, chỉ để lại một bộ phận quân cùng vài chiếc tàu cho Đại tá Hải quân Phôcông chỉ huy. Lực lượng Giơnui gồm 9 tàu chiến Pháp, 1 tàu chiến Tây Ban Nha và 4 chiếc thương thuyền (tổng cộng 14 chiếc tàu), với quân số 2.176 người, nhằm hướng tiến vào Gia Định. Trên đường đi, Giơnui có đỗ lại ở Tử Dữ (tỉnh Khánh Hoà, có tài liệu ghi đây là vịnh Cam Ranh) và quan quân Khánh Hoà có tâu báo 14 chiếc tàu Tây Dương đỗ ở đó. Ngày 9/2, Giơnui tới tập trung ở Vũng Tàu, cửa sông Đồng Nai. Lúc này, địch đã được tãng viện thêm 6 chiếc tàu vận tải lương, thành 20 chiếc, đông đảo hơn hồi đầu ở Đà Nẵng. Ngày 10/2
ll) Đại Nam thực lục cliính biên, SĐD, Tập XXVIII, tr472.
37
địch tấn công pháo đài Phúc Thắng ở núi Lại Sơn (Gành Rái), lúc ấy thuộc tính Biên Hoà. ''Quân của Tây Dương (20 chiếc thuyền) bắn phá pháo đài Phức Thắng (dưới đây đều thuộc tỉnh Biên Hoà). Lãnh binh là Bùi Thoả lui quán đến đóng ở Bảo Trâm. Việc ấy đến tai vua. Vua sai'tỉnh thần là Nguyễn Đức Hoan
phái lính đến giữ Gành Rái (chữ Hán là Thái cơ) dàn quân hão ở phận l ừng gần đây, phao lên là chuyên giữ đường bộ. Bùi Thoả chuyên đi đến hai đồn Phúc Vĩnh, Danh Nghĩa (Gia Định) tuỳ tiện mà đóng quân ngăn giữ”. Sau đó, quyền Đề đốc Gia Định là Trần Tri đem 150 quân đến, chốt ờ cửa biển Cần Giờ0’. Ngày 11/2, địch tiếp tục đánh đồn Cần Giờ. Từ ngày 12 đên ngày 15/2, địch tiếp tục đánh đồn Cần Giờ. Từ ngày 12 đến ngày 15/2, địch vào sông Đổng Nai và liên tiếp đánh phá hàng chục đồn phòng ngự của quân ta: "Quân Tây Dương bắn phá các bảo (ụ chiến đấu) Lương Thiện (Biên Hoà), Phúc Vĩnh, Danh Nghĩa (Gia Định) vào cửa biển Cần Giờ, giữ Phù Giang (Biên Hoà). Bùi Thoả chạy vê giữ bảo Tam Kì (Biên Hoà). Tuần phủ Biên Hoà là Nguyễn Đức Hoan đem thêm quân đến giữ pháo đài Tả Định (Biên Hoà). Rồi thì các đồn Tả Định, Tam Kì và Bình Khánh, Phủ Mĩ, Hữu Bình (đều thuộc Gia Định) nối nhau đều bị vây đánh. Quân của Tây Dương bền tiến sát đến tỉnh thành Giơ Định. Hộ đốc là Vũ Duy Ninh khẩn tư các tỉnh hội quân đến cíai"ữ). Quân ta đánh trả dữ đội nhưng vẫn không lại. Vì không đủ quân đóng giữ, lại sợ quân ta giành lại, địch đốt phá sạch tất cả những đồn mà chúng chiếm. Tại ngã ba sông Tàu Hủ nối Gia Định với Chợ Lớn có hai pháo đài ở hai bờ sông Bến Nghé (xóm Chiếu và Thủ Thiêm). Dưới sông đóng cọc và thả thuyền cột lại với nhau chứa đầy rơm và thuốc súng. Quân địch kéo tới, súng ta nổ vang và trận đánh diễn ra dữ dội, kéo dài suốt chiều ngày 15/2. Đêm đó, địch cho xuồng máy tới nhổ cọc phá cản. Sáng 17, bảy tàu chiến địch dàn trận cách pháo đài chừng 800m bắn phá dữ dội lên đồn. Sau đó địch đổ bộ chiếm hai đồn cửa ngõ vào thành Gia Định'3'. Theo một số tài liệu lúc này trong thành có tới 1.000 quân, với rất nhiều lương thực, khí giới rất nhiều. Sáng 17/2, địch tập trung toàn bộ
(1) Đại Nam thựcìục chính biên, SĐD. Tập XXIX, tr9-l 1.
<2) Đại Nam thựcìục chính biên, SĐD, Tập XXIX, tr.9-11.
<3) Thành Gia Định (Pháp ghi là Sài Gòn) được xây bởi kĩ sư Pháp theo kiểu Vauban châu Âu từ thời Nguyễn Ánh. có sô' dân trong thành tói 10 vạn người. Vùng này còn có địa danh là Sài Côn. Sau khởi biến Lê Văn Khôi bị Triều Nguyễn phá đi. Nãm 1837, một thành mới nhỏ hơn, hình vuông gần sông Bến Nghé hơn (cách khoảng 800mét), ở bên hữu ngạn cũng là phía nam rạch Thị Nghè. Mỗi chiều hình vuông của toà thành dài 475 mét, tường cao xây đá ong và gạch, có nhiều đồn và luỹ xung quanh cùng nhiều cây cối, vườn nhà dân bao bọc. Dọc sông Bến Nghé và rạch Tàu Hũ đông nghịt nhà lá gỗ hoặc gạch ngói. Ven sông san sát thuyên ghe. E}ông đúc nhất là Chợ SỎI (cấu Ong Lãnh).
38
hoả lực công phá thành Gia Định. Quân ta bắn trả mạnh mẽ, nhưng rồi yêu dần và không gây cho địch thiệt hại gì đáng kể. Trưa ngày hôm đó 17/2, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ, tập trung hoả lực đánh vào góc Đông Nam, là nơi quân ta bố trí nhiều đại bác và gần sông nhất. Địch dùng thuốc nổ phá cửa thành, leo thang tre lên thành. Hai bên đánh giáp lá cà. Cuối cùng quân ta núng thế, được lệnh rút ra, bỏ lại trong thành 200 súng đại bác bằng đồng và thép, 20.000 vũ khí các loại, 86.000kg thuốc súng và một lượng lúa gạo đủ nuôi hàng vạn quân, 9 chiếc thuyền đã đóng và đang đóng nằm dưới ụ. Tính tất cả theo thời giá là 20 triệu quan.
Sau khi thành Gia Định thất thủ. Vũ Duy Ninh là quan trấn thủ thành, chạy vào huyện Phúc Lộc, rồi sợ trách nhiệm, ông ta đã treo cổ tự tử tại thôn Phúc Lí, mở đầu cho một chuỗi tự sát của một bầy tôi bất lực dưới trướng Tự Đức.
Tổng đốc Định Tường và Vĩnh Long là Trương Văn Uyển đưa 1800 quân phối hợp với 800 quân của tuần phủ Định Tường là Lê Đình Đức kéo lên Gia Định ứng viện, lại cho người tức tốc báo tin chiến sự về Huế. Triều đình sai hộ bộ thượng thư là Tôn Thất Cáp trưng dụng thêm binh sĩ ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận, mỗi tỉnh 500 người kéo vào Biên Hoà. Quân của Uyển và Đức vừa hạ trại ở gần chùa Mai Sơn thì bị địch đột kích, phải lui binh. Trương Văn Uyển bị giáng chức, Đức bị cách chức.
Trong khi quân Nguyễn liên tiếp thất bại, phải rút lui thì thực dân Pháp lại rơi vào thiên la địa võng của cuộc chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ. Chúng phải giãng lực lượng ra để đối phó với nhiều toán dân binh mọc lên ở khắp nơi, ví như toán quân củ Lê Huy (trước là quân nhân bị thải hồi), toán quân của Trần Thiện Chính (trước là tri huyện bị triều đình cách chức). Dân các vùng đất mà Pháp chiếm được đều tự tay thiêu huỷ nhà cửa bỏ đi hoặc tự động tổ chức thành đội ngũ đánh giặc. "Nơi mà trước kia có 40 làng hồi năm 1859, nay chỉ còn có một làng gọi là Chợ Quán, nằm giữa thành Gia Định và Chợ Lớn". Có tài liệu chép rằng, thấy không thể giữ nổi thành, ngày 8/3/1859, Giơnui ra lệnh đặt 32 ổ thuốc súng, phá tung vách thành Gia Định, rồi đốt hết kho tàng trong thành, lúa gạo ngùn ngụt cháy trong suốt 2 năm.
Sau khi phá thành Gia Định, quân giặc càng bị đột kích, bị bao vây và tập kích. Khắp nơi nhân dân đứng lên ứng nghĩa. Tinh hình đó đã buộc tướng giặc phải ra lệnh cho binh lính của chúng rút xuống các tàu chiến đâu ở ha lưu u Hữu Bình và lấy ụ Hữu Bình (xóm Chiếu) làm căn cứ trên bộ. Lâm vào một tình thế chẳng có gì là sáng sủa, địch đã nghĩ tới việc quay trở ra, tăng viện cho toán
39
ở Đà Nẵng một lần nữa thực hiện mục tiêu uy hiếp Kinh đố Huê. Giơnui quyêt định để lại Gia Định một đại đội cùng một tàu chiến do Trung tá Jauriguybơry cầm đầu, còn tất cả 3.000 quân (trong đó 1.000 quân Tây Ban Nha) lại kéo trở ra Đà Nẵng tiếp ứng cho đội quân đang nguy khôn ở đây.
Tại Đà Nẵng, địch dưới quyền Phôcông (sau thay bằng Đại tá hải quân Toyông), phải chịu đựng khí hậu khắc nghiệt và bệnh dịch tả dữ dội, khiên chúng đang kiệt sức dần. Theo tài liệu Pháp, ngày 6 và mồng 7 tháng 2 nãm 1859, quân ta đã chủ động tổ chức một trận đánh nhưng không hiệu quảU). Mặc
dù vậy, địch vẫn rất nguy khốn. Vì bị ngược gió mùa nên đoàn quân của*Giơnui mãi tới ngày 15/4/1859 mới tới được Đà Nẵng. Được tãng viện, quân Pháp mở cuộc tấn công ngay. Trận này chỉ có sử triều Nguyễn chép, nhưng không ghi ngày (chỉ biết là xảy ra trước trận chiến tiếp theo vào những ngày 20 đến 22 tháng 3 âm lịch): "Quản của Tây Dương (ước 600) đến đánh Thạch Than. Phó
vệ uỷ là Phan Gia Vĩnh đem quân nghĩa dõng chống cự lại. Quán của Tây Dương quay lại bắn mặt sau trận. Lại vây sát thượng đồn Hải Châu, và vây cả Hạ Đồn. Nguyễn Tri Phương được tin báo, phái Nguyễn Song Thanh đem 300 quân chiến tâm đến tiếp ứng, do Đào Trí là đốc chiến. Tôn Thất Hàn (đê dốc), Nguyễn Hiên (đốc binh) đóng ỞThạc Giản để phòng giữ. Quân của Táy Dương tiến lui 3 lần, hiệp quản là bọn Nguyễn Doãn (ở thượng đồn), Nguyễn Viết Thành (ỏ hạ đồn) cố sức đánh, giặc phải thua. Tri Phương cho là việc này làm.
cho lòng người hơi háng hái một chút, đem việc tâu lên. Vua ban khen. Bọn Nguyễn Doãn đều được thặng chức hàm, thưởng cho ngân tiên. Và tặng, cấp cho người bị thương (16 người) bị chết (5 người) có thứ bậc khác nhau"(2>.
Trận này tuy không phải là trận lớn nhưng thắng lợi của nó lại có ý nghĩa đáng kể đối với quân ta. Trận tiếp theo quân triều cũng giành được thắng lợi. Đây cũng lại là một trận chủ động tiến công của địch. Quân ta đã chiến đấu suốt 3 ngày liền, từ ngày 20 qua ngày 21 đến ngày 22 tháng 3 âm lịch, tức là các ngày 22, 23, 24/4/1959.
Điều đặc sắc ở trận này là tinh thần chiến đấu anh dũng, có hiệu quả của dân dũng hay dân binh và của đội quân Thiện Thiện gồm các tù phạm phục vụ chiến đấu.
Cả hai trận thắng kể trên đều là sự kết hợp của các lực lượng vũ trans quân dân. Tại đây, từ tháng 9 năm 1858, quân ta đã tiếp tục thực hiện các biện pháp
" ’Taboulet, SĐD, tập II. tr. 447.
(2) Đại Nam thực lực chính biên. SĐD. tập XXIX. tr.25.
40
phòng thủ của Trần Nhật Hiển như chăng xích sắt ở sông, ở biển, trang bị các "hòm gỗ", "ngựa gỗ"; làm chướng ngại vật theo ý của lãnh binh Quảng Trị Nguyễn Tán. Họ còn chế tạo được đạn "địa chấn lôi", đúc súng đổng, nòng súng dài 7 thước, đường kính 2 tấc 3 phân, sử dụng "ống phun lửa" sáng chế từ 1856... để đánh giặc.
Sau hai trận thua liên tiếp, Giơnui quyết định đánh một trận lớn vào ngày 8/5/1859. Đây là sự cố gắng cuối cùng của một đội quân Pháp đang mệt mỏi nhằm đi tới đàm phán trên thế mạnh.
Kết quả là liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị chết tới hơn 100 người (theo tài liệu Pháp). Cũng trong dịp này, quân địch ở Đà Nẩng nhận được tin thua trận ở Gia Định, (ngày 2/5/1859) tại đồn Phú Thọ, khiến cho chúng rất buồn rầu và lo ngại. Nỗi lo ngại càng trở nên sâu sắc khi chúng hằng ngày phải chứng kiến sự mòn mỏi của đội ngũ lính viễn chinh, sự hỏng hóc, thiếu phụ tùng của các phương tiện chiến tranh, đặc biệt là sự tàn phá của bệnh dịch tả. Chỉ trong vòng 20 ngày đầu tháng 6 năm 1859, sau trận đánh ngày 8/5, 200 quân lính Pháp, Tây Ban Nha đã chết vì bệnh tả. Chính vì thế, trong tháng 6/1859, Giơnui đã nghĩ tới hai việc: xin đình chiến để chờ viện binh và xin chính quyền Pháp phái người đến thay thế vì sức khoẻ giảm sút (kể từ tháng 6, Giơnui liên tục đề nghị việc này với Bộ Hải quân Pháp).
Ngày 20/6/1859, Giơnui chính thức đề nghị đình chiến. Theo sử, sách triều Nguyễn, phái viên của Giơnui là Đờ Laphông gặp suất đội Chu Cưu dưới quyền Tôn Thất Hàn để thương thuyết. Sau đó Đờ Laphông lại sai thám tử là Nguyễn Văn Mai và Nguyễn Vãn Đặc đưa thư tới. Thư trình lên vua Tự Đức. Tự Đức nghi ngờ đã sai đem trả thư cho Đờ Laphông (De Laffon), phạt Tôn Thất Hàn 6 tháng lương, đánh Chu Cưu 60 trượng0’. Sau đó Tự Đức có nhận xét rằng những trận đánh của địch, kể cả trận ngày 8/5 là để "tiện kế cầu hoà". Dù thực tế Giơnui có đưa thư xin đình chiến, dù vua Tự Đức đã không hề mở thư cầu hoà, ngay từ đầu và sau đó cũng chấp nhận điều đình, nhưng suốt từ ngày 8/5 đến gần hết tháng 9 năm 1859, tức là trọn 5 tháng liền, quân ta không có một hoạt động quân sự nào đáng kể. Triều đình Nguyễn cũng không có một quyết định chiến lược nào quan trọng. Trong thời gian này, nước Pháp bắt đầu lao vào cuộc chiến ở Ý với hàng chục vạn quân (kể từ cuối tháng 4), rồi Đô đốc Hôpơ cùng liên quân Pháp - Anh bị thất bại trên sông Bạch Hà ở cửa ngõ Bắc Kinh - Trung Hoa ngày 25/6. Còn ở Việt Nam, dù đội quân xâm lược cướp
(l> Đại Nam thực lục chính biên, SĐD, tập XXIX, tr.29-32.
41
phá đã lâm vào tinh trạng khốn đốn, gần như bị chính quốc bỏ rơi, nhưng chúng vẫn cố gắng diễu võ dương oai để tạo thế mạnh trong đàm phán. Chúng cho tàu đi dọc bờ biển Việt Nam, bắn phá các đồn luỹ, thành, tàu chiến, tàu buôn trên biển của ta. Chúng còn giúp cho bọn cướp biển và bọn Tạ Văn Phụng quấy rối vùng duyên hải Bắc Kì.
Đầu tháng 7/1859, quân địch lại cử phái viên đến xin bàn hoà. Vua Tự Đức "cho là hai bên đánh nhau, bên nào cũng có trận được trận thua. Nay đã chán chiến tranh đến bàn hoà cũng là ý tốt. Bèn sai Nguyễn Tri Phương chuyên biện việc ấy, nói hết các điều đính ước, tâu lên đợi lệnh..."0’. Có tài liệu cho biết: Đôi bên họp tại một nhà tranh mới cất giữa hai tuyến. Nguyễn Tri Phương thân hành đến dự. Còn Giơnui thì cử đại uý Đờ Laphông thay mặt(2). Trong khi còn đang thương thuyết thì "Vua bảo Bộ Binh rằng: phái viên của Tây Dương đã sai người đến nghị hoà mà cho quân đốt phá Quảng Nam, Khánh Hoà, là đạo lí gì?... Chúng muốn làm điều bất tín, muốn chóng xong hoà cục, có thê được ư? Sai quan ở quân thứ đem điều ấy mà trách hỏi"<3>.
Thực ra, không phải đến lúc này triều đình mới bàn đến việc hoà và chiến. Ngay sau khi Giơnui đưa thư đầu tiên xin đình chiến và thấy quân địch vẫn đóng giữ ở Gia Định, vua Tự Đức đã bày tỏ một suy nghĩ không đúng về bản chất cuộc xâm lược: "Tháng 5, quân của Tây Dươìĩg ỏ Gia Định chiếm đóng mãi bảo Hữii Bình. Vua bảo Viện Cơ mật rằng: trước kia trẫm nghĩ là người
Tây Dương đến Gia Định, đã no chán thoá thích rồi, thì tất rút lui. Không ngờ chủng có lòng cố giữ. Mà các quan ở quân thứ, tướng võ giỏi giang, văn thân mưu lược cũng ít. Bọn ngươi chọn người tâu lên, không câu nệ phẩm cách"w. Nhân đấy đình thần và Viện Cơ mật đã bắt đầu bàn bạc đến chiến và hoà. Viện
Cơ mật và một số đình thần thống nhất "cốt giữ vữtĩg là hơn". Còn một số đông các đình thần thì "đánh và giữ'. Một số người khác (Lê Chỉ Tín, Đoàn Thọ, Tôn Thất Thường, Tôn Thất Dao, Nguyễn Hào) thì "chuyên nói việc hoà"(ỉ>. Như vậy là có 3 ý khág nhau.
Lần này (đầu tháng 7/1859) địch lại xin đình chiến và mãi đến cuối tháng 7 đầu tháng 8/1859, vua Tự Đức lại hỏi ý Viện Cơ mật: "Vua đem hỏi các quan
(1) Dại Nam thực lục chính biên, SĐD. tập XXIX. tr.49.
(2) Nguyễn Khắc Đạm, Nguyền Tri Phươiìg đánh Pliáp, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Hà Nội 1998, tr.21.
0) Đại Nam thực lục chinh biên. SĐD. tập XXIX, tr.54.
(4) Đại Nam thực lục chính biên, SĐD. tập XXIX. tr.36.
(5) Đại Nam thực lục chính biên, SĐD. tập XXIX. tr.40.
42
Viện Cơ mật. Trương Đủng Quế, Phun Thanh Giản tâu nói: phái viên cua Tây Dươnẹ yêu cầu nguyên có 3 khoản. Hiện nay nó xin cắt đát, quyết nhiên tu không cho. Một khoản thông thương thì bủn triều ta tự khi mới dựng nước đến nay, đã có lệ nhất đinh. Một khoản truyền giáo, cũng tương tự đời Trân đờì Lê đã cấm rồi. Gần đây, vì điêu cấm của ta rất ngặt, cho nên họ xỉn khoan dinìg để có thể cho quân và dân được nghỉ ngơi. Rồi trong đó ta làm rư nhiều điêu ước giao kết, thì bọn ẹiâo dân cũng không dược tự do"(l> Chính vì vậy nên việc
hoà đàm của Nguyễn Tri Phương cứ kéo dài, không đi tới một văn bản, hiệp định nào. Theo chính sử triều Nguyễn, thư đình chiến của địch không ghi-thời hạn đình chiến. Nhưng theo một sô tài liệu khác, kể cả của Pháp, thì ngày 7/9/1859, là ngày hết hạn ngừng bắn. Thế là tiếng súng lại nổ trên mặt trận Đà Nẵng.
Ngày 21/9/1859, Giơnui cố sức mở một trận tiến công vào quân ta. Đây là trận chiến đấu trên một chiến trường hình tuyến kéo dài. Quân ta chống đánh dữ dội. Bộ binh địch chia làm 4 mũi (đánh chính diện cùng hai phía tả, hữu và một mũi dự bị). Thuỷ quân địch chia thành hai đoàn: một đi bắn phá phòng tuyến của ta ra Huế, một đi bắn phá các pháo đài của ta ở hữu ngạn sông Đà Nẵng và trên bãi giữa sông. Nhưng cuối cùng quân ta thất bại. Sử triều Nguyễn chép: "Phạm T hế Hiển, Nguyễn Hiên đánh nhau với Tây Dương ở Phức Trì, Liên Trì bị thua. Quân của Tây Dươiìg sấn vào Liên Trì tả đồn, Nại Hiên rồi
kéo đi. Ngày hôm sau lại đánh vào các đồn à Nại Hiên, hai bên đánh nhau, suất đội lù Hồ Văn Đa, đội trưởng lù Đào Văn Thức, Lê Văn Nghĩa, đem một clii quân chạy trôn trước, các quân đêu tan chạy. Quân của Túy Dươìig giết người, đốt nhà bừa bùi (Biền binli chết 52 tên, bị thươtìg 103 tên, nhà của dân bị tốt mất 97 nlìà, chết 10 người, bi thương 2 người). Bọn Nẹuyễii Tri Pỉìươììg dâng sớ xin nhận tội. Vua sai Phan Thanh Giản, Lê Chỉ Tín dem cờ bài, mang theo bộ viện thi vệ, mỗi bên một viên, cùng 400 lính á kinli đi đến ngay quân thứ Quảng Num, họp tướng sĩ lại, tuyên đọc chỉ dụ, cliéni bọn Văn Đư 3 tên à trong quản cho mọi người biết. Tri Phương, Thê Hiển và Nquyển Hiên đêu cách chức lưu dụng. Quan binh bị thương vù chết trận đều tặng hùm, clio tiền tuất"ữ). Trong trận đánh này, quân giặc phá phách, giết chóc thường dân rất dã man. Nhưng chúng
vào không dám chiếm đóng phòng tuyến Liên Trì, Phúc Trì mà phải quay về nơi đóng quân cũ. Cuối tháng 9/1859, Pháp kí với Áo hiệp ước hoà bình.
Đại Nam thực lục chinh hiên, SĐD, tập XXIX, tr.60.
Đại Nam tìuíc iục chinh hiên, SĐD, lập XXIX. tr.69.
43
Ngày 19/1*0/1859, chuẩn Đô đốc Pagiơ (Tư lệnh đoàn quân viễn chinh Pháp ớ Trung Quốc, kể từ ngày 12/8/1859) tới Đà Nẵng, thay chân Giơnui. Ngày 1/1 1/1859, Pagơ chính thức nhận bàn giao quyển lực cua Giơnui. Dù đã nhận lệnh của Pari là rời khòi Đà Nẵng đê chỉ giữ Sài Gòn. nhung Pagiơ vân muốn tìm cách trấn an quân sĩ bằng một chiến thắng quân sự, đồng thời gây sức ép buộc triều đình Huế phải nhượng bộ trong đàm phán.
Ngày 18/11/1859, Pagiơ đem quân với 9 chiến thuyền tiên công các cứ điểm của ta ven biển dọc theo con đường Đà Nang lên Huế, qua Hải Vân quan, đó là pháo đài Định Hải, đồn Chân Sảng. Trận đánh diễn ra ác liệt, địch chêt và bị thương tới 300 tên. Mực dù giành được một phần thắng và chiêm được đồn trono trận này, nhưng Pagiơ đã có lệnh rút hết khỏi Đà Nẵng. Ba ngày sau, (ngày 21/11/1859), Pagiơ từ Đà Nẵng đi Sài Gòn.
Trong những ngày sau đó, quân địch trong các đồn đóng ờ Đà Nẵng lâm vào một tình trạng bao vây chặt. Nguyễn Tri Phương sửa đắp đồn luỹ, chia quàn đi đóng giữ các nơi.
Tháng 2-1860, Pagiơ cho rút bớt quân vào Gia Định, nhưng còn giữ các pháo đài An Hải, Điện Hải, Trà Sơn, Định Hải và Chân Sảng. Sau lai rút khỏi Chân Sảng, Định Hải, đến ngày 22/3/1860 thì rút hết. Đà Nẵng, sau 18 tháng bị vây hãm, nay được giải phóng.
Để ghi lại dấu ấn của giai đoạn địch ở Đà Nẵng, có thể tham khảo lời đánh giá sau đây của một sử gia người Pháp: "Việc chiếm đóng Đủ Nung trong vòng 18 tháng, không đủ để lùm lay chuyển dược quyết tủm chiến đấu của triều đình Huế, càng không xâm hụi gì đến những cơ sỏ, liền tâng của nó. Cuộc viễn chinh Đủ ììẵng đã kết thúc bằng một thất bụi, một thất bụi chính trị Ỉ1ƠIÌ lủ một thất bại quân sự, tuy khá đau đớìi"<1>.
b. Chiến sự ở Gia Định. Quàn Pháp đánh chiếm ba tình miên Đóng Nam Kì (từ tháng 11/1859 đến năm 1862)
* Thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định (tháng 2/1861).
Xuất phát từ Đà Nẵng ngày 21/11 nhưng mãi đến 2/12/1859, Pagiơ mới đến được Sài Gòn. Hắn bắt tay ngay vào việc củng cỏ chỗ đóng quân bằng cách di chuyển đồn cũ của Jaurêguybơry vào Trường Thi. Sau đó lập một phòng tuyến từ chùa Khải Tường qua chùa Hiếu Trung (chợ Đuổi), chùa Chơ Rẫy đến chùa Mai Sơn (cây Mai). Đồng thời, Pagiơ xảo quyệt dự thảo một bản hoà ước trao
Taboulet. sđd. tập II, tr.449
44
cho Tôn Thất Cáp - chỉ huy quân thứ Gia Định. Nội dung hoà ước như sau: "Thống soái của Tây Dương là Va Du (Pagiơ) đưa hoà ước 11 khoản đến quân thứ Gia Định:
Một khoản: Nước Phú Lãng sa cùng nước Đại Nam giao hiếu với nhau muôn năm, đ ể tỏ nghĩa lớn.
Một khoản: Nước ấy nếu có quốc thư thì đến Đà Nắng đi đường bộ đệ đến Kinh.
Một khoản: những người dân nước ta lần này làm thuê cho nước ấy đêu xin khoan tha cả.
Một khoản: Nước ấy củng nguyên soái nước ta cùng kí tên đóng ấn vào tờ hoà ước rồi, thì thuyên quân nước ấy lập tức rút ra khỏi cửa biển. Một khoản: Dân đạo Giatô làm bậy, thì chiều luật trị tội; yên phận giữ phép thì không được bắt giữ xét hỏi và xâm phạm đến của cải. Một khoản: Bắt được đạo trưởng của nước ấy, xin đừng gông khoá giết chết, giao trả nước ấy nhận đem về.
Một khoản: Thuyền nước ấy đều thông thương ở các cửa biển, người coi đồn biển không được ngăn trở và yêu sách ngoại lệ.
Một khoản: Xin chấp cho nước Yphanho một bản hoà ước.
Một khoản: Xỉn cho đạo trưởng nước ấy đi lại đến những xã dân theo đạo Giơ tô d ể giảng đạo.
Một khoản: Xin cho sứ quan nước ấy đến bờ biển lập phô' thông thương. Quan ở quân thứ bác bỏ. Chọn lấy 8 điều không quan ngại gì lắm tạm làm biên bản y cho. Còn 3 Hiểu (cấp tờ hoà ước cho Yphanho, đạo trưởng đi lại giảng đạo, sứ quan lập phô' thông thương) không dám khinh suất y cho. Người Tây Dương bèn tràn vào sông nhổ cừ sách, lên bọ dòm vào luỹ. Rồi lại đến đóng ở chừa Mai Sơn, thôn Phủ Giáo chiếm giữ.
Vua nghe tin báo. Lập tức mật dụ cho quân thứ Gia Định, một mặt đánh đuổi không đ ể ở một khắc nào; một mặt chỉnh đốn đồn luỹ, khí giới, phòng giữ ngliiêm hơn lên. Lại sức 6 tỉnh Nam Kì và từ Quảng Ngđi đến Bình Thuận đều vỗ yên binh dân, huấn luyện quân lính, đ ể dự bị gọi đến. Lại sai 6 tỉnh Nam Kì sức tất cả vào các liào mục, mộ hương dõng để dự bị sai phái,ểilì.
(l) Đại Nam thực lục chính biên, SĐD, tập XXIX, tr. 99-100.
45
Như vậyTTôn Thất Cáp, tổng chỉ huy quân thứ Gia Định đã làm biên bản tán thành 8 trong số 11 điều khoản mà Pháp đưa ra, chỉ còn 3 điểu không dám quyêt và tâu lên (Trao hoà ước cả với Tây Ban Nha, đạo trưởng được đi lại giảng đạo, lập phố buôn bán). Theo tài liệu của Pháp thì nhiều cuộc thương nghị đã diễn ra trên tàu Pơrimôghê giữa Pagiơ và trợ lí Trung tá hải quân Obarê với các quan quân thứ Gia Định. Ngày 8/1/1860, một bản thoả thuận ngừng bắn đã được kí kết. Nhưng theo quyết định tức thời của vua Tự Đức thì quân ta phải lập tức đánh đuổi giặc. Tuy nhiên, trong thực tế không có trận đánh nào đáng kể xảy ra.
Thương thuyết chưa xong thì liên quân Anh - Pháp khai chiên với Trung Hoa. Hạm đội Pháp phải đưa sang Hoàng Hải tham chiến. Pháp chỉ để lại một ít quân để chiếm giữ Gia Định và cầm cự với quân ta, còn thì dồn cả sang chiên trường Hoa Bắc.
Tháng 3 năm 1860, triều đình tiếp tục bàn về điều ước 11 khoản, v ề cơ bản các triều thần và Tự Đức đều đồng ý 9 khoản, chỉ có hai điều khoản dứt khoát không đồng ý là: cho đạo trường được đi lại giảng đạo và lập phố xá buôn bán. Nếu hai điều này địch không nghe thì "ta clủ có đánh giữ mà thôi"1". Tháng 4 năm 1860, triều đình vẫn bàn luận mãi về hoà và chiến mà không quyết định được. Cuối cùng vua Tự Đức nói: ''hãy tạm đ ể việc ẩy đâỳ"<2>. Còn về phía địch ở Gia Định thì, Pagiơ đã cắt đứt các cuộc thương nghị kể từ ngày 29/1/1860 sau đó, Pagiơ rời Sài Gòn để đi Hồng Kông vào ngày 3/2/1860, nhường quyền lại cho Jaurêguybơry, tiếp theo là Đại tá hải quân Đariét từ ngày 1/4/1860. Lúc này quân Pháp - Tây Ban Nha đã được toán quân từ Đà Nẩng vào tăng cường. Tuy vậy, lực lượng địch ở toàn mặt trận Gia Định cũng không nhiều lắm, riêng tàu chiến của chúng thì vẫn mạnh hơn ta. Đariét có dưới quyền tiểu đoàn 4 thuỷ quân lục chiến, các toán lính Philíppin của Đại uý Pharađô, tổng cộng 555 quân trong đó có 223 lính Tây Ban Nha. Thêm vào đó là một hạm đội gồm 7 chiếc tàu chiến. Chỉ huy quân Tây Ban Nha là Đại tá Palãnga Guýtơrét. Quân ta, theo lời địch, có khoảng từ 10.000 đến 12.000 quân, đóng giữ các đồn trước mặt, quan trọng nhất là đồn Chí Hoà.
Mặc dù chỉ còn lại một lực lượng ít ỏi, có tài liệu nói chỉ có chưa đầy 1.000 quân, nhưng vì triều đình không có quyết sách, không ra hoà cũng không ra chiến, nên gần 1.000 quân Pháp vẫn ung dung đi lại, xuôi ngược trên các dòng sông, ra bể, buôn bán kiếm lời, vừa để nuôi quân vừa để mua
Đại Nam thực lục chính biên, SĐD, tập XXIX, tr. 105.
t2) Đại Nam thực lục chính biên, SĐD. tập XXIX, tr. 108.
46
chuộc một số người giao thương với chúng, nắm tình hình nội địa của ta, dụ được một số người làm tay sai, tạo thêm điều kiện để mở rộng cuộc xâm lăng. Trong lúc tại mặt trận Gia Định đã trở nên "yên tĩnh" thì cuộc chiến của Anh - Pháp ở Trung Quốc lại bắt đầu tiến triển theo hướng thuận lợi cho phe đế quốc. Từ giữa tháng 8/1860 trở đi, địch có khả năng tăng viện lớn cho Sài Gòn. Vì vậy, triều đình Huế muốn thay người chỉ huy tại mặt trận Gia Định. Đầu tháng 7 năm Canh Thân (khoảng tháng 8/1860) sau khi giáng chức Tôn Thất Cáp, vua Tự Đức quyết định cử Nguyễn Tri Phương vào làm tổng chỉ huy quân thứ Gia Định.
Trên cơ sở nghiên cứu địch tình, Nguyễn Tri Phương làm bản tâu về triều đề nghị bố trí quân lực như sau: "Đến như ngày nay, thế giặc lan tràn đã quá, nếu ta tụ quân một chỗ, trông coi có phần khố. Nghĩ xin chia quân ra làm ba đạo: đồn Phú Thọ chỗ quân thứ hiện tại, vẫn làm trưng đạo. Lại đóng một đạo quân ở phủ Tân An bên tả, đ ể giữ chỗ yếu hại; đóng một đạo quân ở tỉnh hạt Biên Hoà ở bên hữii, đ ể chặn đường sau. Các sông lớn nhỏ theo thế mà ngăn chặn, vừa đánh vừa giữ, dần dấn đắp thành đồn luỹ án sát đ ể bắt chúng phải lui, thì may ra mới có thể được. Quân đã chia ra nhiều đạo, cần phải có nhiều quân. Nên phái lính dõng đến đóng nhiều thì 20.Ớ00, ít cũng phải 15.000, mới đủ chia phái. Kho chứa lương ở Biên Hoà không nhiều, nên vận tải ở chỗ khác đến chứa sẵn đ ể cung cấp lương cho quân. Đánh bắn thuyên giặc, phải dùng súng lớn, đường kính 2 tấc 9 phân trở lên, mới là đắc lực. Nên sức các tỉnh lân cận có hạng súng ấy thì vận chỏ đến. Lại ở thuyền buôn người nước Tlìanlĩ ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận có thứ súng ấy, nên thu mua bằng giá đắt, tải đến quân thứ, cần phải được 20 hay 30 cổ súng, để chống đánh giặc. Đó đều chính là việc quân rất khẩn yếu hiện nay. Còn như, việc quân không có hình nhất định, tuỳ cơ mà vận dụng, cốt ở tướng soái, không thể ấn định trước được. Vua cho là phảỉ"(n.
Thực hiện kế sách trên đây, Nguyễn Tri Phương đã tập trung sức lực quân sĩ để xây dựng Đại đồn Kì Hoà còn gọi là Chí Hoà. Theo sự đánh giá của địch thì riêng ở Đại đồn, Nguyễn Tri Phương có trong tay 20.000 quân thường trực, 10.000 dân dũng. Đại đồn Chí Hoà là đồn lớn nhất nước ta, dài 3.000m, rộng l.OOOm. Vách thành xây bằng đá ong và đất sét dày 2m, cao 3,5m, có lỗ châu mai. Trong thành chia làm 5 khu có tường ngãn, có cửa thông để có thể tác chiến từng nơi. Vách thành trổng cây gai góc chằng chịt, ngoài vách thành có hào
(l) Đại Nam thực lục chính biên, sđd, tập XXIX, tr. ] 30-131.
47
ngăn, có nhiều hố hình chữ phẩm và rào tre, cắm chông, nhiều cạm bây... Trong đồn có 150 khẩu đại bác các cỡ. Phía sau Đại đồn có đôn Thuận Kiêu, kho chứa quân lương, quân khí, chặn con đường đi Hóc Món, Tây Ninh. Như vậy, Đại đồn là công trình phòng thủ quan trọng nhất của cả tuyến phòng thủ kéo dài của quân ta. Từ tháng 8/1860 đến tháng 2/1861, tức là trong 6, 7 tháng, Nguyễn Tri Phương và quan quân triều đình đã bỏ bao công sức để xây dựng và củng cố tuyến phòng thủ này.
Tuy nhiên, do chủ trương cố thủ, không chủ động tấn công cho nên trong suốt thời gian nói trên đã khống diễn ra một trận đánh lớn nào đáng kể. Trừ hai lần quân Pháp nống ra Phú Nhuận (ngày 18/10/1860) và đánh vào Chí Hqà (ngày 1/12/1860) bị ta đẩy lui, còn chủ yếu là các trận quân ta phục kích, quấy rối địch. Rốt cuộc là, số quân ít ỏi của Pháp và Tây Ban Nha vẫn hoàn toàn được yên ổn trước mũi súng của quân đội triều đình để chờ đến khi đại quân của chúng từ Trung Quốc kéo về.
Cùng với những thắng lợi liên tiếp trong chiến tranh, ngày 25/10/1860. Pháp đã buộc nhà Thanh kí Hiệp ước Bắc Kinh. Chiến tranh ở Trung Hoa chấm dứt. Tư lệnh hải quân Pháp ở Viễn Đông là Phó Đô đốc J. Sácne (J.Chamet) được cử làm tư lệnh đặc mệnh toàn quyền tại Nam Kì kể từ ngày 6/2/1861 đến ngày 29/11/1861.
Ngày 7/2/1861(1), Sácne liền đem đại bộ phận hải quân dưới quyền kéo về Sài Gòn. Âm mưu của Pháp là chiếm lấy đất Nam Kì của Việt Nam, làm .chủ lưu vực sông Cửu Long, phát triển thế lực sang Campuchia, thám hiểm con đường từ Khơme lên Lào để thâm nhập thị trường Tây Nam Trung Quốc.
Sau khi rời Bột Hải, đại quân Pháp tập trung ở cửa Ngô Tùng (Thượng Hải) vào giữa tháng 12/1860 dưới sự chỉ huy của tên tướng già Sácne, tên này được đào tạo tại Trường Thuỷ quân Tu Lông, đã từng tham chiến từ thời Đế chế thứ nhất và được Napôlêông III giao cho quyền hành rất rộng. Cả thảy có 2200 tên Pháp, cộng thêm 600 dân phu bắt ở Quảng Châu, 22 thuyền máy, 17 thuyền chuyên chở, 1 tàu nhà thương, nhiều thuyền, buôn và thuyền gỗ có gắn súng đại bác và liên thanh'2’. Từ Pháp lại tăng viện thêm 9 đại đội (900 người) cộng với khoảng 800 quân có sẵn ở Gia Định.
10 Một số tài liệu ghi ngày 7/2/1861 là ngày quân Sácne đã đổ bộ tập trung ớ Bên Nghé rồi. Lại có tài liệu cho biết đoàn quân của Súcne đổ bộ vào Sài Gòn vào cuối tháng 1/1861.
<2) Có tài liệu nói Pháp có 68 tàu chiến (55 tàu nơi nước, 13 tàu buồm) mang 474 khẩu đại bác, 80 tàu buôn, một binh đoàn thuỷ quân lục chiến gồm 3.500 quân, 12 đại đội thuý thù. 1 5 đại đội pháo thủ. nhiều tàu công binh, một sô' lính Phi châu, 600 phu Quảng Đỏng (khóng có lính Tây Ban Nha).
48
Tổng cộng khoảng 4.000 tên (trong đó có cả lực lượng cũ, dân phu cùng 250 lính Tây Ban Nha và 80 lính công giáo bản địa).
Ngày 23/2, toàn bộ lực lượng trên được tập hợp ở Chợ Lớn. 4 giờ sáng ngày 24/2/1861, đại bác địch bắt đầu bắn phá Đại đồn. Từ Đại đồn hướng về vị trí chùa Mai Sơn, .Nguyễn Tri Phương cho đào một dải chiến hào và xây đồn trại làm chỗ dựa, lại cho xây đựng một hệ thống chiến luỹ khác đi từ Đại đồn hướng về phía sông Thị Nghè, xem địa thế. Đại Đồn tựa như thân thể cường tráng của một lực sĩ mà hai dải chiến hào là hai cánh tay dang ra ôm lấy Sài Gòn - Chợ Lớn và xua địch xuống dòng sông Bến Nghé. Trận đánh ở đây kéo dài trong vòng 6 ngày liên tục.
Khi địch tấn công, quân triều đình chống cự mãnh liệt, gây cho địch nhiều tổn thất và đẩy lui nhiều đợt tấn công của giặc. Ngày hôm sau thành vỡ, bên ta chết và bị thương trên dưới 1000 người. Nguyễn Tri Phương bị mảnh đại bác găm trúng bụng, ông phải ra lệnh lui binh về Thuận Kiều, bỏ lại toàn bộ số đại bác, 2000 khẩu súng tay, nghĩa là hầu hết số vũ khí tích tụ được trong vòng hai năm nay. Đại Đồn thất thủ (25/2/1861), tỉnh Gia Định bị Pháp chiếm. Thừa thắng, quân Pháp đánh lan về phía Biên Hoà. Ngày 28, chúng chiếm được Thuận Kiều. Quân ta kháng cự khá quyết liệt, nhưng thế đã yếu hơn hẳn so với Đại Đồn. Tiếp đó, Trảng Bàng, Tây Ninh rơi vào tay Pháp.
Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, trận chiến lớn nhất từ trước đến nay ở Gia Định diễn ra như sau: "Quân Tây Dương đánh phá đồn lớn ở chỗ tỉnh đóng tạm của Gia Định, quân quan lui về đóng ở tỉnh Biên Hoà. Khi ấy, thuyền Tây Dương đem thêm đến 30 chiếc, và hơn 10.000 lính, đổ bộ vào các chỗ núi gò, 4 mặt chỉ vào đồn mà bắn. Và chia tìnig toán sấn vào đánh, bắc thang lên luỹ, quân quan hết sức chống giữ, chết và bị thương rất nhiều, Suốt hai ngày đêm (từ đêm 14 đến ngày 16); chống chọi không nổi rồi vỡ tan. Tán lí là Nguyễn Duy, tán tương là Tôn Thất Trĩ đều chết trận. Tổng thống là Nguyễn Tri Phương cũng trúng đạn bị thương. Bèn cùng tham tán là Tôn Thất Cáp, Phạm T hế Hiển lui về đóng ỏ tỉnh tạm. Người Tây Dương lại đem vài nghìn lính mỗi ngày đánh bắn (tử ngày 17 đến ngày 19), quân quan sức không chống nổi, lại lui về đóng ở tỉnh Biên Hoà. Người Cao Man cùng dân đạo nhân thể quấy rối. Tỉnh thần là bọn Đỗ Quang (thự tuần phủ), Đặng Công Nhượng (bố chính)
Phạm Ý (An sát) đã đến phủ Tây Ninh, lại tính rằng tỉnh hạt không thể đóng 49
được ở đây, cũng dời đến Biên Hoà, hội đồng đóng cả ở đấy. Đêu dáng sớ xin nhận tội... Quân nhú khí giới đều mất cả" Tomazi "La conquête de 1'I.C - Dản theo Chống xâm lăng của Trần Vãn Giàu NXB Thành pho Hổ Chí Minh, 2001, Tr.107.
(2) Vial, "Histoire de la Cochinchine", theo Trần Văn Giàu, SĐD, Tr. 107. 51
Thay vì việc lo đánh lấy lại các tỉnh thành đã mất, Tự Đức lại quay sang bàn việc giảng hoà.
Trong suốt mấy tháng trời, cuộc thương lượng giữa đại diện triều đình là Khâm sai Nguyễn Bá Nghi và Sácne đã không có hồi kết - Điều kiện của Sácne đưa ra (ngay từ cuối tháng 3/1861) là:
/- Tự do thờ phụng Thiên chúa giáo.
- Nhường cho Pháp tỉnh Gia Định, tỉnh Mĩ Tho, vùng Thủ Dầu Một. - Cho đại diện toàn quyển Tây Ban Nha dự thương lượng.
Những điều kiện trên đây đã gây ra những cuộc tranh luận gay gắt trong Cơ mật viện. Người bàn tiến, kẻ bàn lùi. Khâm sai Nguyễn Bá Nghi (người có tư tưởng chủ hoà ngay từ đầu) thì tâu rằng:
"Tôi tliấy sự thể đánh và giữ đều không làm được... Hoà thì dầu có thua thiệt nhiữig sự thể Nam Kì còn có thể làm được... Vì người Tây Dương cho là bấy lâu ta đối đãi với họ nhạt nhẽo, họ bị các nước láng giêng khinh bỉ. Cho nên họ đến bắt quân ta phải hoà. Hãy xem như họ thường sai người đến nói trước thì có thể biết là họ định hoà. Việc đánh giữ không thể thi thố được... Cho nên tới gần đây không đắp đền lưỹ, bởi việc trưng lương, gọi lính là vì cớ đó... Hiện nay sự thể 6 tỉnh Nam Kì nliư thể. Chỉ một chữ hoà còn có thể làm được"(l>
Quan điểm của Nguyễn Bá Nghi trên đây thật là kì cục. Thế nhưng rồi cuối cùng các đinh thần ở Viện Cơ mật, dưới sự chỉ đạo của nhặ vua, vẫn phải nghe theo.
Tới tháng 7/1861, các cuộc thương lượng giữa Nguyễn Bá Nghi và Sácne đã đưa tới một thoả thuận 14 khoản. Đó cũng là cơ sở cho sự ra đời của hiệp ước (hàng ước) 5/6/1862 sau này.
* Quân Pháp đánh chiếm Biên Hoà và Vĩnh Long (12/1861 đến tháng 3/1862).
Thái độ bạc nhược của Nguvễn Bá Nghi đã khiến cho quân dân ta căm phẫn. Họ sôi sục nổi lên ở miền Nam và khích lệ quân đội triều đình chiến đấu đẩy lui một sô các cuộc hành quân lân chiếm của địch.
Về phía Pháp thì từ tháng 8/1861, Bôna được cử sang thay Sácne (vì quá mỏi mệt đã phải xin về nước,}.
0) Đại lục chính biên, SĐD, tập XXIX, tr. 210-213.
52
- Vừa sang Việt Nam, Bôna đã trao ngay cho Nguyễn Bá Nghi bức nghị hoà mà Sácne đã soạn thảo, đồng thời để gây áp lực với triều đình, Bôna mở luôn một chiến dịch quân sự nhằm chiếm đóng Biên Hoà và Vĩnh Long.
Biên Hoà (gồm cả vùng Thủ Dầu Một, Bà Rịa) là tỉnh địa đầu của Nam Kì (tính từ Bình Thuận), tỉnh thành và tỉnh lị nằm ở tả ngạn sông Đồng Nai, cách thành Gia Định 30km.
Sau khi mất Gia Định, quân triều đình được gom lại về đóng ở Biên Hoà, có khoảng 3000 người, đặt dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Bá Nghi - Khâm sai triều đình Huế. Trên sông Đổng Nai dẫn đến tỉnh thành Biên Hoà có 10 chiếc đập cản (9 bằng gỗ, 1 bằng đá) cản ở dưới sông, trên bờ có đại bác, đồn luỹ. Ngày 13/12/1861, liên quân Pháp - Tây Ban Nha gồm cả thuỷ bộ đánh lên Biên Hoà. Quân ta cố gắng chống cự nhưng cuối cùng vẫn không giữ được trận địa, phải rút lui. Ngày 16/12 Pháp chiếm được tỉnh thành Biên Hoà. •
Nguyễn Bá Nghi chạy ra Bình Thuận, quân giặc ung dung xuôi dòng Đồng Nai chiếm nốt thành Bà Rịa ngày 7/1/1862 với vô số chiến lợi phẩm. Thất thủ Biên Hoà, triều Huế vội vã ra lệnh cho các nơi phải tích cực chiêu mộ dân dõng, quân lương hăng hái đánh giặc. Lại định lệ thưởng rất hậu cho những ai lấy được các phủ, huyện, thu lại được các tỉnh thành.
Nguyễn Tri Phương cũng được phục chức thượng thư Bộ Binh, được phái vào Biên Hoà để cùng Nguyễn Bá Nghi lập lại thế trận. Trên đường từ Huế vào Nam, ông được lệnh thông báo cho tất cả các tỉnh phải củng số đồn luỹ, sắm sửa khí giới, tích trữ đạn dược, lương, tiền, huấn luyện binh sĩ để nghiêm ngặt phòng bị.
Tháng 1/1862, Nguyễn Tri Phương vào đến Bình Thuận, xem xét địch tình và chọ người báo về Kinh đô. Ông được lệnh cùng Nguyễn Bá Nghi tuỳ cơ định liệu. Cuối cùng triều đình lệnh cho Nguyễn Tri Phương đóng quân thứ tại Bình Thuận. Đoàn quân tăng viện vì thế đã không thể ứng cứu cho các tỉnh còn lại.
Chính trong lúc đó, quân Pháp đang mở cuộc tấn công đánh chiếm tỉnh Vĩnh Long.
Thực ra thì ngay từ ngày 20/4/1861, một tuần sau khi Định Tường thất thủ, địch đã cho thuyền máy theo sông Vĩnh Long để thám thính, nhưng triều đình vẫn án binh bất động.
Khi đã điều tra kĩ càng, ngày 20/3/1862, quân Pháp kết hợp thuỷ bộ, bắt đầu tấn công Vĩnh Long. Đêm ngày 22/3, Trương Văn Uyển (quan trấn thủ thành) đốt kho tàng, dinh thự trước khi rút chạy. Sáng ngày 23/3, Pháp chiếm được thành Vĩnh Long, thu 68 khẩu đại bác.
53
Tính đến cuối tháng 3/1862, bốn tỉnh thành đầu tiên ở Nam Kì đã bị rơi vào tay giặc.
Trong lúc quân sĩ triều đình thua hết trận này đến trận khác thì nhân dân miền Nam không kể giàu nghèo, sang hèn đã tự động cùng nhau đứng lén đánh giặc, giáng cho chúng những đòn đau, làm chúng luôn luôn bị động và lúng túng. Đó là một thế trận tự phát của nhân dân. Địch cũng phải tự thốt lên: "Người Pháp đã bắt đầu thấy cần phải chinh phục lại những tỉnh đã chinh phục".
Tuy vậy, chính vào lúc này, triều đinh lại quyết định nghị hoà trên thê yêu.
* Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
Được tin triều đình Huế xin giảng hoà, quân Pháp vô cùng mừng rỡ vì đây ỉà một cơ hội bất ngờ giúp chúng thoát khỏi tình trạng khó khăn. Ngày 5/5/1862, tướng Bôq^ sai Ximông đi thuyền máy đến Thuận An đưa ra 3 điều kiện giảng hoà với Tự Đức: một là sai quan toàn quyền đến bộ chỉ huy của quân đội viễn chinh Pháp đóng ở Sài Gòn để thương nghị; Hai là bồi thường chiến phí cho Pháp - Tây Ban Nha; Ba là đưa trước 10 vạn lạng bạc để làm tin.
Sở dĩ Pháp coi đây là một cơ hội bất ngờ là vì việc giảng hoà đang diễn ra trong một bối cảnh Pháp đang gặp rất nhiều khó khăn. Sau 4 năm chiến tranh, chúng hao tổn rất nhiều sức lưc, nhưng chỉ chiếm đựoc 4 tỉnh thành bỏ ngỏ. Chỉ tính riêng từ ngày chúng chiếm Gia Định đến 1864 (khi đánh dẹp được khởi nghĩa Trương Định), chúng mất 2.000 quân, tương đương số quân chúng tấn công Đà Nẩng (8/1858). Trong khi đó thì cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam ngày một dâng cao khiến chúng bị sa lầy. Còn ở châu Âu, chính giới Pháp cũng chưa hoàn toàn nhất trí với việc tiếp tục cuôc chiến tranh Viêt Nam cùng lúc với cuộc chiến tranh xâm lược Mêhicô. ở thời điểm này, kênh X \yýếchưa đào, muốn sang Đông Dương, quân viễn chinh Pháp phải đi vòng quanh châu Phi qua hai đại dương, rất tốn kém ...
- Đại diện đàm phán của triều đình Huế là^Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp. - Đại diện phía Pháp - Tây Ban Nha là đô đốc Bôna (Bonard) và Gútchiênê (Guttieré).
Cuộc thương thuyết diễn ra từ ngày 28/5/1862 và đến ngày 5/6/1862 thì một văn kiện đã được đại diện hai bên kí tắt theo thoả thuận. Hoà ước sẽ được triểu đình ba quốc gia phê chuẩn trong vòng một năm.
54
Ịiiệp ước 5/6/1862 được mang danh là "Hiêp ước hoà bình và hữu nghị ề Nội dung gồm 12 khoản, trong đó quy định: Triều đình Huế phải nhượng hăn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; bồi thường chiến phí cho Pháp 4.000.000 đôla (tương đương
2.880.000 lạng bạc); mở các cửa biển Đà Nẩng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp và Tây Ban Nha tự do buôn bán; Pháp sẽ trả thành Vĩnh Long chừng nào Huế ngừng hẳn phong trào chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông.
Ngay sau khi hoà ước được kí kết, thực dân Pháp cho tàu đi các nơi loan tin, còn triều đình Huế thì vội vàng phái Phan Thanh Giản vào Nam ra lệnh cho nghĩa quân các nơi hạ vũ khí, nạp súng đạn cho Pháp, hi vọng nhân dân sẽ ngoan ngoãn thi hành. Sử triều Nguyễn chép việc kí hiệp ước này như một tội lỗi của phái bộ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp: "Hai viên ấy đến Gia Định
bèn đem đất ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà nhường cho Tây Dương, lại nhận số bạc bồi quân phí đến 400 vạn đồng (ước tính đến 280 vạn lạng bạc) và lập nhà giảng đạo, mở phố thông thương, gồm 12 khoản chép làm hoà ước... Vua nói: thương thay con đỏ cửa lịch triều, nào có tội gì? Rất là đau lòng. Hơi viên này không những là người có tội của bản triều mà là người có tội của nghìn muôn đời vậy? ".
Ruộng vườn trăm mẫu cửa nhà rung rinh.
Mà theo Chiêu Liễn(ì) Ba Vành.
Đem thâm bách chiến gieo mình xuống sông.
Dẫn theo: Cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, Ban Nghiên CÍM lịch sử Đảng Thái Bình 1983.) '
3. Vai trò của các giáo sĩ trong cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp "Vấn đề giáo sĩ thực ra chỉ là cái cớ để chúng ra tay hành động với nước Nam. Việc mất Ấn Độ hổi thế kỉ XVIII, việc địch thủ của chúng ta là nước Anh phát triển lực lượng ngày càng mau chóng ở Viễn Đông đã buộc chúng ta phải cố tìm cách đặt chân vào vùng biển Trung Quốc; nếu không thì chúng ta tất bị suy đồi, bị sa vào một tình trạng thấp kém đáng khinh. Nước nam đã giúp chúng ta có cơ hội đó, việc họ tàn sát các giáo sĩ người Pháp đã cho chúng ta có cớ để can thiệp, và chúng ta đã nắm ngay lấy cơ hội đó một cách vội vàng nhưng dễ hiểu" (Đại uý Gosselin. Sđd).
(1) Lê Mậu Cúc, tướng triều đình.
(2) Cát Già: một người giàu có đi theo nghĩa quân.
(3) Chiêu Liễn là người có học, giỏi võ, tham gia nghĩa quân và được tôn làm quân sư. 63
Vé đời sông nông dán dưới thời Tự Đức
Cơm thì nỏ (chẳng) có,
Rau cháo cũng không,
Đất trắng xoá ngoài đồng,
Nhà giàu niêm kín cổng,
Còn một bộ xương sống,
Vơ vất đi ăn mày,
Ngồi xó chợ lùm cây,
Quạ kêu vang bốn phía,
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu,
Trời ảm đạm u sầu,
Cảnh hoang tàn đói rét,
Dân nghèo cùng kiệt,
Kẻ hãi lạc tha phương
Người chết đói đầy đường.
Trừ bọn lòng lang dạ sói không thương.
Ai ai thấy nỏ (chẳng) đau lòng xót dạ!
(vè Là cái thời Tự Đức)
IV. THỰC DÂN PHÁP CHIẾM BA TỈNH MIEN t â y n a m KÌễ NHÂN DÂN VIỆT NAM TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM L ư ợ c
1. Tình hình Việt Nam từ sau Hiệp ước 1862 đến nãm 1867 Kể từ năm 1858 khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược, cho đến khi chúng chiếm được 3 tỉnh miền Tây (1&67), triều đình Huế phải đối măt với môL loạt khó khăn, thử thách hết sức cam go. Trong gần in năm chinh chiến, quàn triều đình liên tiếp thất bại, hao binh, tổn tướng và ngày càng bị rơi vào thế yếu, thế bị động. Kẻ địch thi ngày càng gian ngoan, xảo quyệt, vừa đánh trước mật, vừa đánh sau lưng, kết hợp quân sự, ngoại giao, dồn triều đình Huế vào thế chân tường.
Trong khi phải đối phó với Tây Dương ở miền Nam triều đình Huế còn phải đương đầu với bao rắc rối và nguy cơ lật đổ ở miền Trung và miền Bấc. Tinh hình trên đày khiến cho triều đinh hết sức lúng túng và phải đối phó rất vất vả.
64
a. Những cuộc nổi dậy của các dân tộc ít người
- Sử cũ ghi lại chỉ riêng từ năm 1863 đến 1867 đã nổ ra hơn 10 cuộc nôi dậy của đồng bào Mán, Mèo, nhiều nhất là người Mèo ở các tỉnh phía Bắc. Phần lớn các cuộc nổi dậy của người Mèo đều tập trung ở Hưng Hoá, Tuyên Quang (Văn Chấn, Trấn Yên, Vãn Bàn, Vị Xuyên, Suối Bốc...). Cũng có một số trường hợp các dân tộc đã theo bọn phỉ nhà Thanh sang quấy rối các tỉnh ở vùng biên giới nước ta.
- Tháng 9/1862, đồng bào Thổ dưới sự chỉ huy của Nông Hùng Thạc nổi dậy ở Tuyên Quang.
- Tại các tỉnh từ Quảng Nam, Quảng Ngãi trở vào, tuy các cuộc nổi dậy của người Thạch Bích (khởi nghĩa Đá Vách) có dịu đi khi quân Pháp tấn công Đà Nẵng (từ 1859). Nhưng sang năm 1860, lại bùng nổ một số cuộc "Khởi loạn" của những "thổ dân" ở Trà Vinh, Vĩnh Long.
Triều đình Huế đã phải lao đao trong việc đàn áp hoặc phủ dụ những cuộc nổi dậy nói trên.
b. Nạn thổ phỉ và hải phỉ hoành hành
Trong khoảng thời gian từ năm 1860 đến 1867, có tới trên 50 vụ bọn phỉ nhà Thanh từ miền Nam Trung Quốc kéo sang Việt Nam cướp phá, nhất là ở các vùng ven biển, như Tiên Yên, Móng Cái, Quảng Yên, Cát Bà, Đồ Sơn, vùng vịnh Hạ Long. Chúng còn tiến sâu vào các tỉnh Hưng Hoá, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Lực lượng của chúng đông đảo, tới hàng ngàn tên. Vào năm 1858 - 1859 các toán thổ phỉ, hải phỉ trên đột nhiên tăng vọt về số lượng, mỗi toán có từ 700, 800, 2000, thậm chí 3000 tên.
Ngoài việc cưápjbóc, tàn„phá, còn vây hãm cả các phủ huỵên, tỉnh thành. Đôi khi do bị quân triều đinh đàn áp, các toán phỉ trên đã xin quy thuận, nhưng rồi lại đi cướp phá, khiến quan quân triều đình nhiều phen khốn đốn, tiêu biểu như các toán phỉ của Lý Hợp Thắng, Chu Chí Vãn, Trương Cận Bang (ở Cao Bằng), bọn Lý Đại Xương, Hoàng Nhị Văn, Lưu Sĩ Anh ở phía bắc Thái Nguyên.
Nạn phỉ nhà Thanh là một "quộa nạn" chúng hoạt động táo tợn hơn vào những năm 1867-1880.
c. Những vụ bạo loạn có sự dính líu của thực dân Pháp và giáo sĩ phương Tây Cuộc bạo loạn điển hình do Tạ Văn Phụng (Lê Báo Phụng) cầm đầu thông qua bàn tay của bọn gián điệp đội lốt thầy tu, cốt làm cho triều đình bối rối vì phải lo đối phó với phong trào ngoài Bắc mà sơ hở, và phải nhượng bộ chúng ở trong Nam.
65
Tài liệu của Pháp cho biết "Một thanh niên Bắc Kì được các giáo sĩ cho theo đạo tên là Lê Bảo Phụng(l), đòi lấy lại xứ Bắc Kì với danh nghĩa triều Lê, tự nhận là dòng dõi và kế nghiệp triều Lê. Khoảng giữa năm 1861, Phụng hiện diện tại Bắc Kì, lập đội quân khá đông và thu được những kêt quả đáng kể. Phụng đánh thắng nhiều cánh quân của quan lại nhiều tỉnh, đánh thắng một hạm đội triều đình và tập hợp dưới cờ những dân cư ở phần lớn miền Đông Bắc Kì, trong khi Tự Đức chỉ còn giữ được những thành trì kiên cố mà một đạo quân không có pháo binh như của Phụng không thê hạ được..."<2).
Trong tài liệu trên còn ghi rõ, người đứng đằng sau, tiếp tay cho Tạ Văn Phụng và chỉ đạo các hoạt động của Phụng chính là Duy Văn (Duval) - Một tên đội đã từng theo phái bộ của Ôbarê tới Huế. Nhờ sự tiếp tay, giật dây đó, toán quân của Phụng đã hoạt động dữ dội ở vùng Quảng Yên. Đến tháng 6/1862 họ tấn công Phụ Dực, Quỳnh Côi (lúc đó thuộc Nam Định) bao vây phủ Nam Sách (Hải Dương) rồi vây hãm thành Quảng Yên. Tháng 7/1862, chúng từ biển tràn đến huyện Phù Cừ, Ân Thi.
Mãi tới tháng 12/1862 giặc Tạ Văn Phụng mới bị quan quân triều đình đánh tan ở Nam Sách, Kinh Môn, Quảng Yên và buộc phải ra hàng. Nhưng tàn quân của Phụng vẫn còn tiếp tục hoạt động. Thấy tình hình ngày một đáng lo, tháng 6/1863 triều đình Huế đã đưa Nguyễn Tri Phương ra làm tổng thống quân vụ Hải Yên; Sau đó lại phải nhờ cả quân đội triều đình Mãn Thanh sang đánh dẹp (Tháng 8/1863).
Tháng 10/1865) trận chiến cuối cùng với dư đảng Tạ Văn Phụng đã diễn ra ngoài khơi Hải Ninh. Bọn cầm đầu chạy trốn, trôi dạt vào mãi Quảng Trị, Thuận An và đều bị bắt sống.
Ngoài vụ nổi loạn của Tạ Văn Phụng do thực dân Pháp đứng đằng sau, tại vùng biển Hải Yên, thực dân Tây Ban Nha cũng thông qua hoạt động của các giáo sĩ, tổ chức bạo động chống lại triều đình. Sử nhà Nguyễn chép rằng, vào tháng 6 năm 1863 quân triều đình đã đánh được giặc ở Hà Nam (thuộc Quảng Yên) do bọn đạo trưởng người Tây Ban Nha tên là có tên Minh, Nho cầm đầu. Chúng đã dùng 2 chiếc thuyền máy, 10 chuyếc thuyền nhà Thanh, tổng cộng thuyền giặc là 200 chiếc tiến vào sông Bạch Đằng, bắn chết phó lãnh binh triều đình là Phạm Xuân Quang, chiếm luỹ Nhất Tự (Hà Nam) định b iế n n ơ i đây
(1) Chính là Tạ Văn Phụng. Phụng đi theo một naười đạo trưởng (ông trùm) tên là Lê Trường dương khẩu hiệu “Phù Lê diệt Nguyễn” nên mang họ là Lê Bảo Phụng (2) Taboulet, sđd tập II. tr. 473.
66
thành sào huyệt. Hộ lí tuần phủ là Bùi Huy Phan, thuỷ đạo thống chế Hải - Yên là Lê Quang Tiến đã đốc thúc binh sĩ, quan quân địa phương đánh dẹp khiến "giặc kinh hãi tan vỡ". Thuyền biển, thuyền ô 4 chiếc của Quang Tiến đón đánh "khiến chúng bị chết và chết đuối không biết bao nhiêu mà kể, quân của lãnh binh Dương Thành (nguyên thuộc vào quân thứ) lại vừa đến, thuyền giặc bèn phới đi"(1).
Những vụ giáo sĩ, giáo dân nổi dậy chống triều đình như trên không_phải là hiếm, trong đó việc xúi giục bạo động của các giáo sĩ nhằm lamjrnuc ruỗng xã hội Việt Nam chiếm phần nhiều, song cũng có khi, do chính sách nghi kị, cấm đạo hà khắc của triều đình đã khiến chojTiof hô phận dân chúng theo đạo Thiên chúa lầm đường lạc lối ngả dần về phía quân xâm lược. Những trường hợp này phần nào được sử sách nhà Nguyễn ghi chép, ví như vụ xử tử đạo trưởng người Tây Dương tên là Xuyên (lãng trì, bêu đầu^ vứt xác- xuống biển). Vào tháng 7/1858 tại Nam Định, kẻ tòng phạm là Nguyễn Văn Tiệp, Mai Hiến bị chém đầu. Tiếp đó là vụ đàn áp những người theo đạo Thiên chúa mưu làm phản diễn ra vào tháng 12/1858 và tháng 12/1860 ở tỉnh Hải Dương; -tháng 4/1862 ở Kiến Thuỵ (thuộc Hải Dương) và phủ Lạng Giang (thuộc Bắc Ninh)... đã khiến cho sự thù oán trong dân chúng dàng cao đến đỉnh điểm. Nhiều người theo đạo Thiên chúa phải tìm đến nơi đồn trú của Pháp để được che chở.
Cũng chính trong hoàn cảnh đó đã nổ ra cuộc nổi dậy của Nguyễn Thịnh (Cai tổng Vàng) ở Bắc Ninh.
Cuộc khởi nghĩa này mang những yếu tố phức tạp vì bên cạnỈLSự tham gia của đông đảo nông dân nghèo còn có sự hiện diện của Hir đảng Tạ Văn Phụng ở Quảng Yên. Cũng có tài liệu nói rằng Nguyễn Thịnh theo đạo Gia Tô, có liên hộ với những người công giáo ở Nho Quan (Ninh Bình). Họ dùng mưu mẹo chiếm được phủ thành Nho Quan và giải thoát các giáo dân bị bắt giữ. Tuy vậy, cuộc nổi dậy đã sớm bị đàn áp. Song cho dù vì lí do gì đi nữa thì cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thịnh cũng đã góp phần làm suy yếu chính quyền triều Nguyễn, đổng thời tố cáo chính sách đối xử không thoả đáng của triều đình đối với Thiên chúa giáo, đặc biệt là đối với giáo dân trong nước.
Kể từ sau hiệp ước 5/6/1862, do Tự Đức có thái độ mềm dẻo hơn nên những cuộc nổi dậy có yếu tố đạo Thiên chúa có phần nào giảm đi, nhưng nguy cơ bạo động vẫn luôn luôn được kẻ địch nuôi dưỡng với những thủ đoạn khôn khéo và tinh vi, xảo quyệt.
d. Mâu thuẫn xung đột nội bộ và những vụ biến ở kinh thành Trong khi các cuộc rối ren ở Bắc Kì xảy ra với tần xuất ngày càng dày đặc thì ngay trong triều đình Huế, các vụ lộn xộn, báo hiệu một thời kì khủng hoảng chính trị mới cũng lại bắt đầu.
(l) Đại Nam thực lục chính biên, SĐD, tập XXVIII, tr. 20-23.
67
Trước hết là vụ phái công tử Hồng Tập nổi lên tháng 1/1865 đòi giẽt Phan. Thanh Giản, Trần Tiễn Thành (những người có dính líu đẽn Hiệp ước 1862), và đánh giết các giáo dân gần Kinh thành.
Hồng Tập đã bị xử chém. Vụ án kết thúc nhanh chóng nhưng ảnh hướng của nó thì rất lớn vì đó là phản ứng chống lại những kẻ đã chủ trương kí hiệp ước, nhường cho giặc ba tỉnh miền Đông.
Kế đó là cuộc khởi nghĩa của Đoàn Trung, Đoàn Tư Trực, Đoàn Hữu Ai (tháng 9/1866), có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp dân chúng, từ binh lính, sư sãi, trí thức đến thợ thuyền, nhất là nhân công đang xây dựng Vạn niên cơ (còn gọi là Khiêm lăng của Tự Đức).
Mượn tiếng "thi tửu" để bàn quốc sự, họ cùng nhau bày tỏ nỗi bất bình về chủ trương thoả hiẹp không điều kiện với giặc của Tự Đức, chỉ trích Tự Đức về mặt nội trị, rồi đi đến chủ trương phế bỏ Tự Đức, lấy một người khác thuộc dòng họ Nguyễn Phúc (Đinh Đạo - cháu đích tôn của Thiệu Trị) lên thay, tôn Tự Đức lên Thái Thượng hoàng.
[cuộc đảo chính diễn ra vào ngày 16/9/L866 (năm Tự Đức thứ 15). Quân chủ lực.gồm: nhân công Jàm việc trên công trường Dương Xuân, binh lính lao động và canh gác trên công trường; một số cánh quân hiền binh của những quan lại trong triều cảm thông với đồng bào, biêu biểu như hữu quânTônJTbấtCúc.
Khác với các cuộc đảo chính do phái Hồng Bảo chủ trương năm 1858, lần này cuộc nổi dậy không đơn thuần là một cuộc chính biến cung đinh. Nó phản ánh mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp thống trị, đồng thời cũng phản ánh sự phân hoá sâu sắc trong nội bộ triều Nguyễn sau khi Tự Đức công khai thoả hiệp với thực dân Pháp. Điều đó chứng tỏ sự suy yếu từ bên trong của giai cấp phong kiến.
Với sự có mặt của đông đảo lực lượng lao động và binh lính trong cuộc nổi dậy năm 1866 đã khẳng định đây là một cuộc đảo chính có tính chất một cuộc khởi nghĩa chống triều đình. Nó lại nổ ra ngay tại Kinh đô Huế cho nên có ảnh hưởng rất lớn.
Sau khi thất bại, Tự Đức ra lệnh tàn sát hết sức dã man cuộc khởi nghĩa này. Đinh Đạo, cả mẹ, vợ, các con trai, con gái cộng cả thảy 8 người đều phải thắt cổ chết (sau Đinh Đạo được tha, chỉ bị giam).
Tôn Thất Cúc (thống chế quyền chưởng hữu quân) - uống thuốc độc tự sát, thân bị băm thành từng mảnh, bị đổi sang họ mẹ (họ Nguyễn), Trực và những người tham gia khác (cả thảy 13 người) bị lăng trì, bêu đầu, thân thuộc bị bắt chém 8 'người.
68
2ẻ Phong trào phản đôi Hiệp ước Nhâm Tuất. Khởi nghĩa chống Pháp tiếp tục ở các tỉnh Nam Kì
Hiệp ước 5/6/1862 đã xác nhận sự thoả hiệp không điều kiện của triều đình phong kiến Nguyễn đối với thực dân Pháp, điều đó đã gây nên sự bất bình trong các tầng lớp nhân dân.
- Nhiều sĩ phu phản ứng rất mạnh. Nguyễn Văn Viện (người tỉnh Bình Định) cùng một số người trong dòng họ Tổn Thất khởi sự một cuộc bạo động tại Kinh đô Huế ngày 3/3/1864.
- Các sĩ tử thi hương ở ba trường: Hà Nội, Thừa Thiên, Nam Định khoá tháng 11/1864 đồng thanh phản đối triều đình kí hoà ước với Pháp. Họ hò reo không chịu vào thi, xin hoãn thi và viết truyền đơn phản đối.
Cử nhân Phan Văn Trị trong khói lửa mịt mù ở đất Gia Định dã cảm hoài trước thời cuộc:
Tan nhà cảm nỗi câu li hận
Cắt đất, thương thay cuộc giảng hoà
- Tại ba tỉnh bị nhường cho giặc (Gia Định, Định Tường, Biên*Hoà) các toán nghĩa quân không chịu công nhận chính quyền của giặc. Họ cũng không chịu dời sang ba tỉnh miền Tây, kiên quyết bám đất, bám dân chống giặc ngay trong lòng địch.
- Không chỉ bất hợp tác với quân xâm lược, nhiều sĩ phu đã đứng lên, đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí có trong tay. Nhiều người đã hiến dâng cả tính mạng của mình cho cuộc đấu tranh vì quyền sống và quyền tự do.
Đó là quản cơ Trương Định, một lãnh tụ nghĩa quân nổi tiếng, bị điều động đi nhận chức ở An Giang. Ông không tuân lệnh triều đình và phất lên lá cờ "Bình Tây Đại Nguyên soái". Đó là Tri huyện Lưu Tấn Thiện và Thơ lại Lê Quang Quyền lãnh đạo nghĩa binh chiến đấu ở vùng Gò Công. Đó là Đỗ Trình Thoại hoạt động ở vùng giữa sông Đồng Nai và sông Vàm cỏ. Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân hoạt động ở vùng Mĩ Quý, Chợ Gạo, Rạch Gầm; Nguyễn Trung Trực, Quản Là ở vùng Tân An; Phan Trung, Trà Quý Bình ở vùng Tân Thanh, Tân An (Long An); Hương thân Lê Cao Dũng và Hồ Huân Nghiệp q vùng Bình Dương thuộc Định Tường; Võ Duy Dương, Đốc binh Kiều ở Đồng Tháp Mười; Tri huyện Âu Dương Lân, Cử nhân Phan Văn Trị, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Tuần phủ Đỗ Quang ở Gia Định...
a. Trương Định tiếp tục kháng Pháp
Trước khi kí Hiệp ước 1862, triều đình phong cho Trương Định làm chức phó lãnh binh tỉnh Gia Định. Dưới quyền ông có 6.000 quân. Đội quàn này
69
sau đó tăng lên gấp bội và buộc địch phải rút chạv khỏi Gò Công, Tân An, Chợ Gạo.
Sau Điều ước 1862, thể theo yêu cầu của Pháp, triều đình buộc Trương Định bãi binh, giải tán nghĩa quân và bổ nhiệm ông làm lãnh binh tinh An Giang (thuộc miền Tây lục tỉnh). Ông đã khảng khái bất tuân lệnh chỉ, ở lại cùng nhân dân ba tỉnh miền Đông kháng chiến. Hịch Quản Định được truyền đi khắp nơi, hô hào nhân dân, nghĩa sĩ chống giặc đến cùng.
Từ đại bản doanh Tân Hoà, Gò Công, nghĩa quân toả đi khắp nơi, hoạt động dữ dội, làm chủ cả một vùng nông thôn rộng lớn, được nhân dâii các nơi hết lòng ủng hộ.
Một chính quyền kháng chiến sơ khai ra đời, thoát li khỏi sự ràng buộc của triều đình Huế. Vào trung tuần tháng 12/1862, Trương Định phát động một chiến dịch lớn tiến công các vị trí của địch ở Biên Hoà, Gia Định, MI Tho, giành thắng lợi ròn rã trong trận Rạch Tre, giết được tên đồn trưởng người Pháp và thu nhiều vũ khí đạn dược. Tại Biên Hoà, hàng vạn người gồm cả người Kinh, người Thượng nhất tề nổi dậy làm chủ con đường Sài Gòn - Biên Hoà. Tại Bà Rịa, quân nổi dậy giành lại từ tay địch nhiều xã, huyện. Ở Mĩ Tho, trận gây được tiếng vang lớn nhất là trận đánh đồn Thuộc Nhiêu.
Trước tình hình nguy khốn trên đây, đồng thời thừa biết, muốn binh định Nam Bộ không thể không tiêu diệt căn cứ Tân Hoà - trung tâm của khởi nghĩa Trương Định, bọn thực dân ở Sài Gòn đã cấp báo về Pháp, xin thêm viện binh và yêu cầu hạm đội từ Trung Quốc về ngay chiến trường Việt Nam. Chúng còn điều thêm 800 quân Tây Ban Nha từ Philíppin sang tiếp cứu.
Nhờ có viện binh, ngày 25/2/1863, dưới sự chỉ huy của tướng Bôna, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Gò Công. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trong suốt ba ngày. Nhưng đến tối ngày 28/2/1863 căn cứ Tân Hoà đã bị rơi vào tay giặc. Nghĩa quân phải rút dần ra vùng biển và vùng đám lá tối trời. Từ tháng 3/1863, nghĩa quân tiếp tục hoạt động ở ba tỉnh miền Đông, tổ chức các trận phục kích quân Pháp ở Mĩ Tho, Cần Giuộc.
Thực dàn Pháp lại khốn đốn. Chúng không thể ngồi yên chừng nào chưa dẹp yên được quân khởi nghĩa. Ngày 25/9/1863 chúng mở đợt tấn công mới, Nghĩa quân vừa chống trả quyết liệt, vừa lui dần từ căn cứ Lí Nhân về Tân Phước, một căn cứ hiểm yếu ờ vùng sông Soài Ráp. Lúc này, Trương Định có gần một vạn nghĩa binh, ông đang chuẩn bị đánh úp giặc lấy lại căn cứ Tân Hoà nhưng dựa vào Huỳnh Công Tân (tên này trước đây theo nghĩa quân, sau về hàng địch). Giặc Pháp đã dò được nơi ờ mới của Trương Định. Ngày 20/8/1864
70
chúng đem quân vây đánh bất ngờ. Trương Định bị thương nặng, đã rút gươm tự sát, lúc đó ồng mới 44 tuổi.
Sau khi Trương Định mất, đổng đội của ông tiếp tục duy trì cuộc chiến đấu thêm một thời gian. Ở vùng Gia Thuận có Nguyễn Ngọc Thăng, ở vùng Giao Loan (Tây Ninh) có Lê Quang Quyền (một bộ tướng gần gũi của-Trương Định). Cũng ở Tây Ninh, Phan Chỉnh cầm đầu một toán nghĩa quân, nhưng sau đó Chỉnh bị dụ dỗ và đầú hàng Pháp.
b. Khởi nghĩa của Võ Duy Dương
Võ Duy Dương vốn đã đứng lên chống Pháp từ khi chúng đánh chiếm Mĩ Tho (1861). Sau đó đạo quân do ông chỉ huy đã quy tụ xung quanh cuộc khởi nghĩa Trương Định và chuyển sang hoạt động ở vùng Tây Bắc tỉnh Định Tường. Tại đây, ông đã cho xây dựng căn cứ Mĩ Quý, Bình Cát, Thuộc Nhiêu, Cai Lậy, hình thành một hệ thống đồn luỹ liên hoàn, có các đồn tiền, hậu, tả, hữu yểm trợ cho nhau. Suốt từ khi giặc chiếm Định Tường cho đến khi triều đình kí hiệp ước 5/6/1862, nghĩa quân Võ Duy Dương đã kìm chân địch, không cho chúng mở rộng đánh chiếm các huyện và các làng xã.
Sau khi Trương Định hi sinh thì Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương) trở thành thủ lĩnh chính ở vùng Tiền Giang với căn cứ chính là Đồng Tháp Mười. Đó là vùng đầm lầy rộng lớn, dân cư thưa thớt, quanh năm ngập nước, rừng cây thấp nhưng đủ chej)hủ nghĩa quân, đường bộ không có, chỉ có thể đLlại bằng thuyền. Tóm lại, đó là một địa bàn thuận lợi cho chiến tranh du kích của dân bản địa, khó khăn cho kẻ địch đi từ ngoài vào, cho dù chúng có phương tiện hiện đại. Từ Đồng Tháp Mười, có thể liên lạc với Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Mĩ Tho, Tân An, Chợ Lớn, Tây Ninh và Campuchia. Tại đây, Thiên Hộ Dương cho xây dựng một hệ thống đồn luỹ từ ngoài vào, to nhỏ khác nhau, với quân số hơn một vạn, gồm cả người Việt, người Hoa, người Miên.
Nghĩa quân cầm cự với giặc gần 3 năm trời và toả đi quấy rối địch ở các vùng xung quanh. Ngày 22/7/1865, nghĩa quân đánh địch ở vùng Mĩ Trà (Sa Đéc), tiếp đó lại giành thắng lợi ở Cái Bè, MI Quý. Tháng 3/1866, nghĩa quân đánh chiếm cứ điểm Cái Nứa.
Tháng 4/1866, Pháp huy động đại quân mở cuộc tiến công vào cân cứ Tháp Mười. Cuộc kịch chiến xảy ra, quân địch thiệt hại nặng nhưng cuối cùng Thiên Hộ Dương cũng phải rời sang Cao Lãnh (Đồng Tháp). ít lâu sau ông bị mắc bệnh và qua đời(1).
(l) Có tài liệu nói: Tháng 10/1866, trên đường ra Bình Thuận, ông bị đắm thuyền chết đuối 71
Trong dân gian còn vang mãi lời ca tường niệm ông:
Chiều chiều mây giục gió vần
Cảm thương Thiên hộ xả thân cínt đời
Sau Võ Duy Dương, Đốc‘binh Kiều tiếp tục lấy Đổng Tháp Mười làm căn cứ. Vùng đất này từ đó trở về sau đã trở thành nơi tụ họp cùa nhiều nhà yêu nước và nghĩa quân chống Pháp.
c. Những cuộc liên minh chiến đấu của nghĩa quân Việt Nam và Campuchia Năm 1863, khi đã chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì của Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu mở rộng cuộc xâm lược sang Campuchia, một số người trong hoàng tộc Campuchia nổi dậy chống lại nền bảo hộ của thực dân Pháp. Tháng 6/1864, Hoàng tử A Soa (con vua Campuchia) muốn tranh chấp vương quyền với người anh là Ong Lằn, đã lánh sang vùng Thất Sơn, Châu Đốc, thuộc miền Tây Nam Kì, nơi có đông đảo đồng bào Khơme sinh sống. Tại đây A Soa đã trình lên triều đình Huế xin nương nhờ và mộ quân đánh Pháp. Cho dù triều đình Huế đã cự tuyệt yêu cầu này, nhưng hành động của A Soa được coi là sự khởi đầu cho liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt - Campuchia hồi cuối thế kỉ XIX.
Tinh đoàn kết của nhân dân hai nước tiếp tục phát triển trong liên minh chống Pháp giữa nghĩa quân Việt Nam do Trương Quyền (con trai Trương Định) chỉ huy với Hoàng thân Campuchia Pô Kumpao.
Do nạn tranh quvền trong triều đình u Đông, Pô Kumpao cũng phải lãnh nạn sang Nam Lào suốt 17 năm. Ong rất bất bình khi Campuchia bị Pháp xâm chiếm. Một số người yêu nước Campuchia đã đi tìm Pô Kumpao tôn làm thủ lĩnh. Biết tin này, tên chủ tỉnh Pháp ở Tây Ninh (Việt Nam) đã bắt Pô Kumpao, đưa về Sài Gòn để giám sát. Các nhà ái quốc Việt Nam liền bí mật liên lạc với Pô Kumpao và tổ chức cho ông vượt ngục vào tháng 5/1866.
Tại Tây Ninh, Pô Kumpao cho tổ chức lại lực lượng kháng chiến gồm cả người Khơme và Việt Nam, tấn công giết chết tên chủ tỉnh Tây Ninh Lác Clôdơ (Lacclôdơ) ngày 7/6/1866, phục kích đạo quân tiếp viện của địch từ Sài Gòn lên Tày Ninh (trung tuần tháng 6/1866), tiêu hao nhiều sinh lực của địch. Một số lính Pháp và nhất là lính Tagan (Philíppin) đã chạy sang hàng ngũ của ta.
Phối hợp với mặt trận Tây Ninh, nghĩa quân Việt Nam tấn công đồn Thuận Kiều đêm 23 rạng ngày 24/6/1866 và quấy rối địch ở quanh vùng Chợ Lớn. Cánh quân chính do Trương Quyền0' chỉ huy đánh lên Trảng Bàng, kéo tới Tây Ninh, gặp gỡ Pô Kumpao.
'"T rương Quyền - Còn có tên là Trương Tuệ. con trai Trương Định.
72
Ngày 2/7/1866, tại Trà Vang (Bắc Tây Ninh) liên qụân Việt - Khơme giáng cho quân pháp một đòn nặng nề, buộc chúng phải rút chạy.
Từ 3/7 đến 13/7/1866, liên quân hai nước tiến đánh nhiều trận ở Tây Ninh, Củ Chi, Hóc Môn, Trảng Bàng, Bà Vang, Bình Thới...
- Đúng lúc này, thủ lĩnh Á Soa bị bắt và toàn bộ lực lượng của ông, kể cả bên Việt và bên Campuchia đều quy tụ dưới cờ Pô Kum pao. Nhờ vậy, vị hoàng thân này mới có điều kiện trở về nước hoạt động. Phong trào chống Pháp ở Campuchia có thêm sức mạnh mới, phát triển lên tận Phnôm Pênh và hoạt động dữ dội ở vùng ráp gianh biên giới 2 miền. Tại Tây Ninh, nghĩa quân Pô Kumpao và nghĩa quân Trương Quyền phối hgfp với nhau đẩy lui cuộc tập kích của địch ở An Cư (căn cứ của nghĩa quân). Địch bị diệt một trung đội và hai đại uý.
Do lực ỉượng mỏng, Pô Kumpao không thể lấy lại được Kinh thành, ông bèn quay lại chiến trường Nam Kì. Đầu năm 1867, nghĩa quân 2 nước bất ngờ mở cuộc tấn công lớn quét sạch nguỵ quân, nguỵ quyền ở Phủ Sóc. Cuộc tranh chấp quyết liệt đã diễn ra ở vùng giữa hai con sông Vàm cỏ Đông và Vàm cỏ TâyỂ Mãi đến tháng 6/1867, khi ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm, nghĩa quân Việt Nam mới buộc phải chia thành từng tốp nhỏ lui về vùng Hậu Giang.
Toán quân của Pô Kumpao vượt qua sông Cửu Long (11/1867) đánh vào Công Pông Thom phía bắc Biển Hồ. Sau một trận đánh ác liệt, nghĩa quân hết đạn, phải mở đường máu thoát hiểm. Pô Kumpao - nhà yêu nước lớn của Campuchia bị trọng thương, bị giặc bắt, sau đó bị đưa đi hành hình.
Còn Trương Quyền vẫn tiếp tục duy trì cuộc chiến đấu cho đến năm 1870. Ông luôn luôn bám trụ cùng nghĩa quân ở vùng rừng núi Tây Ninh đánh những trận nhỏ, đặt căn cứ ở núi Nha Mét. Nghĩa quân Trương Quyền tiếp tục hợp tác chiến đấu với người Khơme và người Stiêng. Theo tài liệu của Pháp, ông bị nội phản và bị sát hại vào tháng 5/1870.
3. Cuộc đấu tranh yêu nước trên mặt trận văn hoá tư tưởng
Trong 8 năm đầu của cuộc chiến tranh xâm lược rhực dân, nhân dân Nam Kì đã đứng dậy chiến đấu với một tinh thần vô cùng quả cảm.
Tham gia vào cuộc chiến đấu đó có đông đảo các tầng lớp nhân dân. Họ đánh bằng mọi thứ vũ khí có trong tay: bằng súng, bằng^ươm, bằng gậy tầm vông, súng kíp. Họ còn đánh giặc bằng bút, bằng thơ... Rất nhiều thơ văn dân gian đã xuất hiện. Nhiều bản hịch đánh giặc được sáng tác và lưu truyền trong nhân dân, góp phần quan trọng vào việc động viên quần chúng đứng lên chống xâm lược.
73
Hịch đánh Tây tố cáo tội ác của giặc:
ơ đâu mà chẳng thấy
Đào mồ mả, phá chùa chiên, làm những việc bất nhân
Ở đâu mà chẳng hay
Đốt nhà cửa, hãm vợ con, làm những điêu vô đạo
Trời nào để cho dân ta đeo gông tròng
Trời nào để cho lũ nó rảnh, ăn chơi
Xi(a nay ai mạnh bảng Trời
Đâu đó vật còn có chủ...
Khi triều đình Huế kí hiệp ước 5/6/1862, hịch khuyết danh kêu gọi quân dân cả nước hãy vững tâm giữ vững ý chí chiến đấu.
Bớ các quan
Chớ thấy chín trùng hoà nghi mà tấm lòng
định khái nỡ phôi pha
Đìù:g rằng ba tỉnh nghị hoà mà cái việc
cìm thù đành bỏ dở...
Đối với những người đã vì đồng tiền bẩn thỉu của giặc mà trở thành kẻ phản nước hại dân, bất hiếu, bất trung, thơ ca dân gian thẳng thắn trách mắng: Khi bình làm hại dân ra
Túi tham mở rộng chẳng tha miếng gì
Đến khi lioạn nạn lâm nguy
Mặt trông ngơ ngác chân đi gập ghềnh.
Thơ khuyết danh bày tỏ lòng khâm phục và ngợi ca hành động của những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì quê hương đất nước. Trong bài Hịch quận Định có những câu:
Làm người sao khỏi thác
Thác trung thần thác cũng thơm danh
Làm người ai chẳng tham sanh
Lòng địch khái xin cho rỗ tiết
Đêm năm canli thương người chính liệt
Ngày sáu khắc nhớ kẻ trung thần
Chốn biên thuỳ lĩnh ấn Tổng binh
Cờ dê chữ "Bình Tây đại tướng"
74
Trước trí quân vi Nghiêu, Thuấn thương
Sau vi xã tắc thần(n
Bớ trẻ già lớn bé ai a i .
Đều bội án đầu minh cho kíp!
Cùng với nhân dân, nhiều trí thức, sĩ phu yêu nước đương thời đã đứng lên vừa cầm súng, vừa cầm bút chiến đấu chống xâm lược. Người đứng đầu trên mặt trận này là Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888). Nãm 1858, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định. Vì mù loà không thể trực tiếp giết giặc, ông về quê vợ ở ấp Thanh Ba, xã Mĩ Lộc (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An ngày nay), ông có giao thiệp với đốc binh Là và Trương Định. Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì bị giặc chiếm (1862) ông dời sang đất Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre), có quan hệ với nhiều nhà yêu nước, viết văn thơ phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc. Tư tưởng yêu nước, thương dân của Nguyễn Đình Chiểu sáng chói qua các tác phẩm viết vào hồi đầu Pháp đánh chiếm Việt Nam. Những bài văn, thơ, điếu, hịch của ông sắc bén như gươm giáo, thổi bùng ngọn lửa yêu nước, căm ghét giặc trong nhân dân Lục tỉnh. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh... là những kiệt tác làm rung động tâm hồn, tình cảm của nhân dân ta.
Cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu là những nhà thơ yêu nước: Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông, Đỗ Quang, Đoàn Hữu Trưng, Phạm Văn Nghị...
Những tác phẩm của các ông cùng với những sáng tác văn học dân gian vô cùng phong phú hổi đó đã hợp thành một trào lưu văn thơ yêu- nước, chĩa thẳng vào kẻ thù xâm lươc.
Là một vũ khí chiến đấu lợi hai, thơ văn yêu nước sớm xông ra mặt trận, đánh trúng kẻ__thù, vạch trần tội ác của quân cướp nước, khẳng định tính chính nghĩa của nhân dârưa, gây căm thù, kêu gọi ứng nghĩa, khích lệ chiến đấu.
Văn thơ yêu nước hết sức ngợi ca những anh hùng đã bỏ mình vì nước, tuyên dương sự hi sinh vì nghĩa lớn, đề cao khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất, thà chết không đội trời chung với giặc.
(l) Ý nói: trước giúp vua Thánh - các vua hiền như Nghiêu, Thuấn, sau làm thần linh của nước. 75
Trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù xâm lược, vãn thơ yêu nước ra sức động viên nhân dân đạp bằng mọi khó khăn, vượt qua gian kho, quyết không sợ chết mà đầu hàng Pháp, khong tham tiền mà cộng tác với chúng. Đừng lầm tin nó mà xin ra đầu thú
Chớ thấy đồn dưới Gò Công thất thủ mà trỏ mặt hại nhau
Chớ nghe trên Bến Nghé phân CƯ mà đành lòng theo mọiih.
Đã thề nguyền ra sức đánh Tây
Lại tiếc của trở về đầu giặc
Làm như vậy là rẽ phần Nam - Bắc
Một sợi tơ mà nỡ nhuốm xanh vàng(2>.
Chớ tham đồng bạc con cò
Bỏ cha bỏ mẹ đi phò Lang sa°\
Đối với bọn quan lại phong kiến hèn nhát, bất tài, xu thời làm tay sai cho giặc, văn học trào phúng đã vạch mặt, chỉ tên, gọi chúng là "đồ hư, đồ bỏ, đồ thúi, đồ nhơ", chúng chỉ đáng là loài rận, loài muỗi, là "giống bèo vô dụng kết bè trôi", là "Lũ chó lác giường cao chồm hổm ngồi".
Trên văn đàn, cuộc đấu tranh chống phong kiến đầu hàng bán nước cũng diễn ra quyết liệt. Nhiều bài thơ của Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt đã bóc trần bộ mặt phản bội của Tôn Thọ TườngỄ Một số sĩ phu, tuy chưa thể vượt ra ngoài khuôn khổ của tư tưởng phong kiến "trung quân", nhưng không đổng nhất trung quân với ái quốc. Họ tự cho phép mình không những không "trung" với cái triều đình đầu hàng của triều đình Tự Đức, mà còn buộc tội nó, kết án nó.
Chống Pháp và chống lại bọn phong kiến đầu hàng bán nước là một trong những nội dung quan trọng của văn thơ yêu nước, nó phản ánh cuộc chiến đấu của nhân dân, vừa mang tư tưởng tiến bộ thời đó, mở đường cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc về sau.
4. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị giặc chiếm
Trong khi triều đình đang phải lúng túng đối phó với tình hình rối ren trong nước, lại phải tìm mọi cách để chạy cho đủ sô' tiền bồi thường chiến phí cho giặc, thì thực dân Pháp đã đẩy mạnh mưu đồ thanh toán toàn bộ 6 tỉnh Nam Kì.
(I) 0(3) j Ị ìơ v ăn yêu nước sau thểkỉXIX, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1983. trang 425. 76
Trước hết, để cô lập ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), Pháp xúc tiến âm mun thôn tính Campuchia.
Tháng 9/1862, nhân dịp đem chiến thuyền đi Mĩ Tho và Vĩnh Long, Đô đốc Bôna của Pháp đã theo dòng Cửu Long ngược lên tận Phnôm Pênh thăm vua Nôrôđôm. Tháng 5/1863» sau khi thay Bônả cầm đầu "chính quyền của các đô đốc" ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì, Đô đốc Lagơrăngđie đã lập một đội chiến thuyền, trong đó chiếc tàu Gia Định và cử tên sĩ quan Đuđa đờ Lagơrê làm đại diện cho Pháp ở Campuchia. Tiếp đó, mượn cớ nghiên cứu cổ sử của đất nước chùa tháp, Đuđa đờ Lagơrê đã thám sát tất cả những vùng đất xung yếu của xứ Đế Thiên, Đế Thích, chuẩn bị cho cuộc hành binh xâm lược. Song song với hành động đó, một giám mục Pháp tên là Misơ đã lợi dụng danh nghĩa tôn giáo, đánh lừa vua Nôrôđôm công nhận cái gọi là "quỵềnbảo hộ" của Hoàng đế Napôlêông. Cuối cùng Lagơrăngđie đích thân chỉ huy chiến thuyền ngược dòng Cửu Long lên thị uy Kinh đô u Đông và hội đàm với giám mục Misơ.
Dưới uy lực về chứlh trị và quân sự của thực dân Pháp, một quy ước bí mật giữa Pháp và vua Nôrôđôm đã được kí kết ngày. 11/8/1863 ở Phnôm Pênh. Theo quy ước bí mật trên thì Pháp có quyền đặt tại Vương quốc Campuchia một đại diện, trực thuộc chính quyền của các đô đốc ở Sài Gòn - Một nước nào đó muốn đặt lãnh sự ở Vương quốc Campuchia thì phải có sự đồng ý của Pháp. Ngoài ra, Pháp cũng được tự do đi lại hoạt động thương mại, tự do truỵềruđạo, điều tra khoa học, khai thác gổ, lập các kho iàng, bếabãi, nhà xưỏtìglãnh thổ Vương quốc Campuchia.
Quy ước "bjjriai" đã xâm phạm nghiêm trọng quyền độc lập-tự chủ lâu-đời của Campuchia, chà đạp lên lợi ích của nhân dân Campuchia, cho nên chlÌLiâu saiL, những tin tức về bản quỵ ước ấy đã lan truyền và đã bị nhân dân Cực lực phản đốir Bản thân vua Nôrôđôm cũng hiểu ra thâm ý của thực dân Pháp nên sau đó ông đã kí kết với Xiêm một bản hiệp ước vào tháng 12 năm 1863. Nhưng nhân dịp vua Nôrôđôm sang Băng Cốc nhận vương miện thì Đuđa đờLagơrê đã đem quân chiếm đóng hoàng cung, dựng cờ Pháp trên thành.
Vua Nôrôđôm biết tin liền vội trở về Campuchia. Nhưng kể từ đó, nhà vua, hoàng gia và nhân dân Campuchia đã sa vào vòng thống trị của thực dân Pháp. Chiếm được Campuchia, thực dân Pháp đã thực hiện được âm mưu cô lập ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên của Việt Nam và đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì vào một thời kì khó khăn mới.
77
Cùng với việc hình thành và từng bước ổn định bộ máy cai trị ở ba tỉnh miên Đông, thực dân Pháp triển khai việc thu ihuế, bắt lính, mở các chiến dịch tuyên truyền cho những hành động xâm lăng sắp tới. Tháng 11/1865, quân Pháp mờ các cuộc hành quân truy quét quân khởi nghĩa của Việt Nam và Campuchia, cho tàu đến An Giang, sát biên giới đê thanh sát. Tháng 4/1866, thuyền máy của Pháp ra Thuận An đưa thư, yèu cầu triều đình Huê để cho Pháp cai trị luôn tất cả ba tỉnh Vĩnh - An - Hà", nếu được như vậy Pháp sẽ giúp triều đinh trừ hết giặc biển và xoá hết các khoản bồi thường chiên phí.
Tự Đức chỉ biết sai Phan Huy Vịnh, Phạm Phú Thứ đến Sứ quán Pháp ban thưởng, thăm hỏi và xin được giữ nguyên điều ước cũ lại "tư cho Kinh lược Thần là Phan Thanh Giản đến Gia Định cùng với chù suý người Pháp thương lượng"0 ’ Lúc này Phan Thanh Giản đang là kinh lược đại thần ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, vai trò như một phó vương ở miền Nam.
Tháng 10/1866, Lagơrăngđie lại cử p. Vian ra Huê một lần nữa để đòi lấy ba tỉnh miền Tây. Cuộc thương thuyết ở Huế không đi đến hồi kết nhưng đã gây nên một cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ triều đình. Kẻ bàn xin đổi trở lại lấy Gia Định, Biên Hoà, đặt lãnh sự (Pháp) ở Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên; người xin giao một tỉnh Vĩnh Long. Vua Tự Đức thì muốn giao cho Phan Thanh Giản tuỳ cơ định liệu.
Như vậy, các cấp chỉ huy tối cao của triều đình Huế trước sau chỉ nghĩ đến việc cắt đất cầu hoà, không hề bàn đến việc đánh giữ ba tỉnh, cũng không phát động cuộc kháng chiến của nhân dàn để tạo ra một sức ép nào đó trong cuộc đàm phán với Pháp.
Ngày 14/2/1867, đại diện của Pháp ở Sài Gòn là Mộnêđờla Mác (Monet de la Maric) đáp tàu ra Huế một lần nữa để đòi chiến phí và đòi nhượng ba tỉnh. Điều này không được chấp thuận. Lấy cớ đó chúng liền triển khai tấn công bằng vũ lực. Lúc này Lagơrăngđie đã chuẩn bị xong một lực lượng lớn ở Sài Gòn, chia sẵn Nam Kì thành 8 tỉnh, chờ cho tình hình ở Pháp bớt khó khăn (đang sa lầy ở Mêhicô) và chờ mùa mưa tới, khi kênh rạch đầy nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc hành quân.
Ngày 18/6/1867, 1.200 quân Pháp (có tài liệu ghi (1.600) bố trí trên 17 chiến thuyền, tập trung ở Mĩ Tho sẵn sàng đợi lệnh. Đêm 19/6, quân Pháp kéo tới Vĩnh Long. Sáng sớm ngày 20/6/1867, quân Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long rồi đưa thư cho Khâm sai Phan Thanh Giản yêu cầu nộp thành vô điều kiện.
(1) Đại Nơm thực lục chinh biên. SĐD. tập XXXI. trang 20.
78
Dưới áp lực của Pháp, Phan Thanh Giản xuống ngay thuyền của Pháp để giảng giải phân bua nhưng không được. Quân pháp từ bốn mặt xông vào thành rồi chia quân số thành các đạo thẳng tiến tới An Giang, Hà Tiên.
Các nguồn sử liệu khác cho biết thêm: vào lúc Pháp tiến đến Vĩnh Longià lúc đang có kì thi hương. Ba vị đốc học bực mình vì ta không kháng cự, bèn lên thuyền đi Châu Đốc hoạt động. Bị Pháp đuổi bắt lại, một cụ đã tự sát tại phỗ để nêu cao khí tiết.
Lấy xong Vĩnh Long không tốn một viên đạn, ngày 20/6/1867, địch yêu cầu Phan Thanh Giản viết thư cho quan quân các tỉnh còn lại hạ khí giới để "tránh mọi sự đổ máu vô ích". Phan Thanh Giản đã phải nghe theo, chỉ xin Pháp đừng nhiễu hại nhân dân, đừng vội chiếm kho tàng để cho ông tạm quản.
Tiếp sau Vĩnh Long, An Giang rơi vào tay giặc. Đêm 21/6/1Ẵ67, quân Pháp dàn trận trước thành Châu Đốc (tỉnh lị An Giang) - một toà thành kiên cố, có đông quân đội đóng giữ trên biên cảnh Việt Nam - Campuchia. Nhưng ở đây cũng không có tiếng súng nào chống cự.
Ngày 23/6 cũng vẫn tên sĩ quan Galây từng chỉ huy đạo quân chiếm đóng thành Châu Đốc, đã đem theo một pháo thuyền và một ít quân đi theo đường kênh Vĩnh Tế đến Hà Tiên. Ngày hôm sau (24/6), quan quân triều đình ở Hà Tiên hạ khí giới xin nộp thành vô điều kiện. Như vậy là chỉ trong vòng mấy ngày (từ 20 đến 24/6/1867), thực dân Pháp đã chiếm được bạ tỉnh thành bỏ ngỏ.
Lấy xong ba tỉnh miền Tây, Pháp khuyên dụ quan lại triền đình ở lại phục vụ chính quyền mới. Song không ai nghe theo, chúng bèn tập trung tất cả về Vĩnh Long. Ngày 4/7/1867, các quan lên tàu về Huế.
Sau khi giao thành và viết thư cho các quan khuyên không nên chống cự, Phan Thanh Giản đã làm tờ sớ gửi nhà vua, kèm theo tất cả đồ triều phục, ấn triện, 23 đạo sắc phong cùng một mớ lương tiền (1.000.000 đổng bạc), khí giới và cho tàu Mẫu Thoả đem về Kinh đô. Ông dặn dò các quan sắp về kinh, nhận tất cả tội lỗi về mình. Sau khi nhịn ăn suốt 17 ngày, ông đã uống thuốc độc tự tử (ngày 5/7/1867).
Ngày 24/6/1867, ngay sau khi hoàn thành việc đánh chiếm Vĩnh - An - Hà, Lagơrãngđie được Chính phủ Pháp cử làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở ba tỉnh miền Tây.
5. Nhân dân ba tỉnh miền Tây tiếp tục kháng chiến
Ngay từ khi thực dân Pháp đưa quân vào Gia Định (2ỹl859) nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã sát cánh cùng quân dân miền Đông chống giặc. Từ
79