🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới Ebooks Nhóm Zalo LỊCH SỬ NHA NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THÊ GIỚI BAN CÒNG AN NHÂN DÂN GIÁO TRÌNH l ịc h s ứ n h ầ n d Oc VÀ PHÁP LUẬT THẾGIỚI ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Giáo trình LỊCH SỬNHÀ NDỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾGIỔI NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN HÀ NỘI - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Chủ biên PHẠM ĐIỀM và ThS. v ũ THỊ NGA T ập thê tác giả PHẠM ĐIỀM ThS. vữ THỊ NGA PHẠM VIỆT HÀ ThS. PHẠM THỊ QUÝ ThS. PHẠM THỊ THU HlỂN ThS. PHẠM THỊ QUÝ Các chương VII Chương VI Phần thứ nhất, các chương II, IV, V Chương I Chương III Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI GIỚI THIỆU Nhà nước và pháp luật là lìiện tượng xã hội vô cùng phức tạp, luôn biến động và có những thay đổi to lớn trong những năm gán đáy. Nhận thức về nhà nước và pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong nhận thức của cán bộ vù nhân dân vê'xã hội, chính trị, văn hóa. Nhận thức dó qiúp cho việc tiếp cận và giải quyết một cách đúng dán các vấn đẽ thực tiễn về nhà nước và pháp luật. Mộl trong những nội dung quan trọng của khoa học vé nhà Iiước vù pháp luật lá Lịch sử nlià nước và pháp luật thế qiới. Món học này trình bày những vấn đê cơ bân \'ề lịch sử nhủ nước và pháp luật qua cức thời kì: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nglũa. Đê’ đáp ứng nhu cầu đào tạo, học tập và tìm hiểu vê' nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bán cuốn Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thê giới. Cuốn sách sẽ là tài liệu bổ ích đối với các sinh viên luật được đào tạo dưới những hình thức khác nhau; các cún bộ làm công tác pháp lí, công tác quản lí cũng nlu( những ai muốn tìm hiểu một cách có hệ thống vé nhà nước và pháp luật. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 5 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN THỨNHẤT Sự TAN RÃ CỦA CÔNG XÃ NGUYÊN THUỶ - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT I. TỔ CHỨC CỦA CÔNG XÃ NGUYÊN THUỶ Việc nghiên cứu tổ chức của công xã nguyên thuỷ góp phần lý giải nguồn gốc của nhà nước và pháp luật, đồng thời để hiểu rõ những tàn dư của nó trong xã hội có nhà nước. Trải qua hàng triệu năm sống thành bầy, về sau con người bước vào xã hội có tổ chức cao hơn, đó là công xã nguyên thuý (cách ngày nay khoáng 40.000 năm). Từ quan hệ tạp hôn, con cái chỉ biết mẹ, dần dẩn trong quan hệ hôn nhân diễn ra sự biến đổi quan trọng: những người cùng dòng máu mẹ không được kết hôn với nhau. Những người này hợp thành một cộng đồng gọi là thị tộc. Như vậy, thị tộc được hợp thành do quan hệ huyết thống, về kinh tế, thị tộc hình thành do quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Thị tộc là hình thái xã hội cơ bản của công xã nguyên thuỷ, vì từ nó mà hợp thành các hình thái tổ chức khác (bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc). Thị tộc phát triển qua hai giai đoạn: Thị tộc mẫu hệ (chế độ mẫu quyền) thị tộc phụ hệ. Trong thị tộc phụ hệ, chế độ hôn nhân một vợ một chổng được xác lập, mọi người trong thị tộc đều theo dòng 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn họ cha, và đó là chế độ phụ quyền. Thị tộc có ruộng đất, rừng rú, có tên gọi riêng, (theo tên cây cỏ, chim thú), có khu vực cư trú riêng. Việc quản lý điều hành hoạt động của thị tộc do tù trưởng và thủ lĩnh quân sự đảm đương. Những người này do các thành viên của thị tộc bầu ra. Một số thị tộc có quan hệ hôn nhân với nhau hợp thành một bào tộc. Bào tộc có vai trò quan trọng, như thực hiện các lễ nghi tôn giáo và hội hè, tổ chức lực lượng vũ trang bảo vệ bộ lạc... Một số bào tộc hợp thành một bộ lạc. Bộ lạc có tên gọi, noi ở, tiếng nói, phong tục tập quán, ruộng đất... riêng. Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng bộ lạc do hội nghị bộ lạc bầu ra. Tù trưởng bộ lạc có quyền giải quyết những cône việc cần kíp, không quan trọng giữa hai kỳ hội nghị bộ lạc và có quyền triệu tập hội nghị. Hội đồng bộ lạc bao gồm: tù trướng bộ lạc, các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của thị tộc. Đến thời kỳ thị tộc phụ hệ, quản lý công việc của thị tộc là một trướng lão có tông tộc cổ nhất trong thị tộc. Nên hội đồng bộ lạc còn được gọi là: hội đồng Irưởng lão. Hội đồng bộ lạc có quyền tháo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của bộ lạc như tuyên chiến, đình chiến, cử sứ giả của bộ lạc mình hoặc tiếp sứ giả cùa bộ lạc khác, chia chiến lợi phẩm V .V .. Dần dần, một số bộ lạc liên kết với nhau, tạo thành liên minh bộ lạc. Hội đồng liên minh bộ lạc gốm những tù trướng của các bộ lạc và các thị tộc. Hội đồng thảo luận và quyết nghị những công việc của liên minh theo phương thức dân chủ. Mọi quyết nghị phải được sự nhất trí hoàn toàn của các thành viên. Các quyết nghị đó khi đưa về các bộ lạc cũng phải được hội đồng bộ lạc tán thành thì mới có hiệu lực. Liên s ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn minh bộ lạc có hai thủ lĩnh tối cao, không ai hơn ai về quyền hạn và chức trách. Như vậy, trong chế độ công xã nguyên thuỷ, thị tộc, bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc là những hình thức tổ chức xã hội vừa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa có vai trò và tổ chức quản lý khác nhau. Trong phạm vi từng cộng đồng, mọi thành viên đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau (kể cả các thủ lĩnh). Cái bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quyển lợi thường bằng sự tự nguyện hoặc bằng áp lực của dư luận cộng đồng. Quyền hạn của các thủ lĩnh, do cộng đồng trao cho, mang tính xã hội, chưa phải là quyền lực chính trị. II. TỔ CHỨC CỔNG XÃ NGUYÊN THUÝ TAN RÃ VÀ S ự HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC. ĐÁC ĐlỂM c o n ĐƯỜNG HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ò PHƯƠNG ĐÒNG 1. Tổ chức cóng xã nguyên thuý tan rã và sự hình thành nhà nước Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã tạo ra những chuyển biến vô cùng lớn lao về kinh tế-xã hội. Công xã nguyên thuỷ lâm vào vòng suy sụp và tan rã, nhường bước cho sự ra đời của nhà nước. Kim loại được dùng để chế tạo công cụ sản xuất đã mở ra Ihời đại kim khí. Từ đây năng suất lao động có bước phát triển nhảy vọt. Những dấu vết của việc chế tạo công cụ đồng sớm nhất hiện nay chúng ta biết được là thuộc thiên niên kỷ thứ IV TCN, cư dân Lưỡng Hà, Ai Cập dùng nhiều công cụ 9 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn đổng trong sản xuất và đời sống. Khoảng nửa cuối thiên niên kỷ thứ II TCN, vùng Tây Nam Á và Ai Cập xuất hiện nghề luyện sắt và công cụ sắt được sử dụng. Những cổng cụ băng kim loại (nhất là công cụ sắt) cùng với kinh nghiệm sản xuất của con người tích luỹ được, đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong trồng trọt và nghề thủ công. Nhiều vùng ở Bắc Phi và Châu Á, cư dân còn biết làm những công trình thuỷ lợi để tưới tiêu nước. Trồng trọt phát triển đã thúc đẩy nghề chăn nuôi cũng phát triển. Do vậy dẫn đèn sự phân công lao động xã hội lần thứ nhất: nghề trồng trọt và nghề chăn nuôi tách rời nhau, có những bộ lạc chuyên về chăn nuôi và những bộ lạc chuyên nghề trồng trọt. Các nghề thủ công phát triển mạnh, dãn đến sự hình thành những nhóm người chuyên làm nghề thủ công. Từ đó nghề thủ công tách khỏi nông nghiệp. Đây là sự phân công lao động xã hội lần thứ hai. Sự chuyên môn hoá của các ngành sản xuất làm xuất hiện và phát triển việc trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc. giữa các vùng từ Bắc Phi sang Châu Á, từ phương Đông sang phương Tây. Ngay trong một công xã, người nông dân và người thợ thủ công cũns trao đổi sản phẩm với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và nền kinh tế nguycn thuỷ đã dẫn đến những hệ quả rất quan trọng. 1. Sự xuất hiện tài sản tư hữu. Năng suất lao động được nàng cao. làm cho sản phàm xã hội tãng nhanh. Ngoài phần tiêu dùng hàng ngày, con người đã có của cải dư thừa để danh. Quíi tnnh phàn hou tài sun bíìt đầu dicn ra và phát triển theo những con đường sau: - Trong các cộng đổng, những người có địa vị đã chiếm 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn được nhiều của cải dư thừa của tập thể. - Do sự phát triển cùa sức sản xuất, đại gia đình phụ quyền được phân thành nhiều gia đình nhỏ, bao gồm vợ chồng và con cái, mỗi gia đình nhỏ ấy là một đơn vị kinh tế, có tài sản riêng như công cụ sản xuất, tư liệu lao động và những thứ đó được truyền lại cho con cái từ đời này qua đời khác, củng cố thêm chế độ tư hữu. - Của cải và tù binh trong chiến tranh cũng là một nguồn tài sản quan trọng bị những người có địa vị trong bộ lạc thắng trận chiếm đoạt thành của riêng mình 2. Công xã nông thôn xuất hiện thay thế công xã thị tộc phụ hệ đang dần dần tan rã. Sự phán hoá tài sản và địa vị giầu nghèo trong xã hội đã dẫn đến tình trạng những người giàu có muốn từ bỏ bà con thân thuộc túng thiếu, vì nghĩa vụ giúp đỡ những người anh em họ hàng theo phong tục cổ truyền đã gây trở ngại cho việc tích luỹ của cải của gia đình họ. Còn nhiều người vì nghèo khó phải đi tới những vùng khác để sinh sống. Mối quan hộ dòng máu kết dính các thành viên trong thị tộc bộ lạc bị cắt đứt. Ranh giới của thị tộc bộ lạc bị xáo trộn và phá vỡ. Thay vào đó là một hình thức tổ chức cộng đồng mới. Cộng đồng công xã láng giềng bao gồm những người ở chung một vùng đất, có cùng một sô' lợi ích chung về kinh tế xã hội, có mối quan hệ láng giềng (chứ hầu như không có quan hệ dòng máu). Công xã láng giềng bao gồm công xã nông thôn (hình thức phổ biến nhất) trong cir dân nông nghiệp và công xã du mục trong cư dân chăn nuôi. Thay thế công xã thị tộc, công xã nông thôn là hình thái tổ chức xã hội cuối cùng của công xã nguyên thuỷ Theo ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn C. Mác(l): công xã nông thôn mang tính hai mặt; trong công xã, vừa có chế độ tư hữu tài sản (công cụ sản xuất, súc vật, nhà ở), vừa có chế độ sở hữu chung của công xã (phần lớn ruộng đất, sông bãi, rừng rú). Ruộng đất của công xã được chia cho các gia đình cầy cấy theo kỳ hạn nhất định và gia đình được chiếm hữu thành quả lao động của mình. Điều đó đẩy mạnh sự phát trien của tài sản tư hữu. Quá trình phát triển của chế độ tư hữu tất yếu dẫn đến việc hình thành các tập đoàn người trong xã hội có địa vị kinh tế khác hản nhau: Tập đoàn thứ nhất là những người giầu có bao gồm: - Trước hết là các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc. liên minh bộ lạc. - Những thương nhân tích luỹ được nhiều của cải và bắt người sản xuất phủi phụ thuộc họ về kinh tế. - Nhiều tăng lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất của cư dán. Họ trở nên giàu có. - Một sô' ít người vốn là nông dân, bình dân hoặc một số ít thợ thủ công do tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất,... dần dần giầu lên. Tập đoàn thứ hai chiếm đông đảo trong xã hội là nông dân, thợ thử công. Họ có chút ít tài sản. Tập đoàn thứ ba là những tù binh chiên tranh bị biến thành nô lệ. Những nông dân thợ thủ công bị phá sản, cũng bị thành nỏ lệ. Những tập đoàn trên chính là các giai cấp: chủ nô, bình (1 ). X em : C .M ác, E ligen, V.I Lẽ Nin: Bàn vé các xã h ội tiền tư bản. N hà xuất bản khoa h ọ c xã h ội. Hà N ội, 1975. 12 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn dân, nô lệ. Mâu thuẫn giai cấp đối kháng nảy sinh, dần dẩn phát triển tói mức độ không thể điều hoà được. Các hình thức tổ chức trong xã hội nguyên thuỷ không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai cấp giầu có cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa vị của mình. So với tổ chức của công xã nguyên thuỷ, tổ chức mới này không những có sự phát triển vượt bậc về lượng mà cái quan trọng hơn, là sự thay đổi hẳn về chất. Đó là bộ máy bạo lực, gồm bộ máy quan chức hành chính, toà án, nhà tù, quân đội, cảnh sát,... để đàn áp những người lao động. Tổ chức mới này là nhà nước. Quá trình hình thành nhà nước có thê được tóm tắt bằng giản đồ sau: Sự phát triển của lực lượng sản xuất —> kinh tế phát triển và có sự phân công lao động xã hội —> sự xuất hiện của cài dư thừa để dành và chế độ tư hữu —> sự hình thành các giai cấp —> và mâu thuần giai cấp đối kháng không thể điều hoà được nhà nước ra đời. 2. Đặc điểm con đường hình thành nhà nước ở phương Đông Trên đây là quy luật hình thành nhà nước nói chung, đặc biệt đó là thực tế ờ phương Tây. Vấn đề này đã được F. Engen đúc kết trong tác phẩm nổi tiếng "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước". Ngày nay, khi mà tài liệu về lịch sử phương Đông cổ đại không còn hiếm, nhiều học giả nhìn nhận lại và thấy rằng con đường hình thành Nhà nước đầu tiên ở phương Đổng có một số đặc điểm 13 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn riêng của nó. Ở phương Đông, các nhà nước thường được hình thành ở lưu vực các con sông lớn. Điểu kiện thiên nhiên đã chứa đựng sẵn trong đó hai mặt đối lập: ưu đãi và thử thách. Nên bất cứ một cộng đồng dân cư nào ở đây cũng phải tiến hành công cuộc trị thủy và thủy lợi. Do tính cấp bách thường xuyên, quy mô to lớn của công cuộc trị thuỷ, thủy lợi nên công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất được bảo tồn rất bền vững. Chế độ tư hữu về ruộng đất lúc đầu hầu như không có và sau đó hình thành và phát triển rất chậm chạp. c . Mác viết: "Trong hình thức Á cháu (ít ra cũng trong hình thức chiếm ưu thế), không có sở hữu mà chỉ có việc chiếm dựng của cú nhân riêng lẻ, kẻ sở hữu thực lể, thực sự là công xã, do đó sở hữu chỉ tồn tại với tư cách là sờ hữu chung về ruộng đất mà thôi"}" Trong thư trao đổi giữa C.Mác và F.Engen, hai ông cho rằng: "Việc không có c h ế độ tư hữu ruộng đất quá thật là clùa khoá đ ể hiểu toàn bộ phương Đông".ữ) Chiếc chìa khoá đó giúp chúng ta lý giải một thực tế lịch sử ở phương Đông: sự phân hoá xã hội thành kẻ giầu người nghèo diễn ra rất chậm chạp, chưa thật sâu sắc và mức độ phân hoá chưa cao lắm so với lịch sử quá trình hình Ihành nhà nước ở phương Tây. Bởi vậy ỏ phương Đông, quá trình hình thành, định tính và định hình của các giai cấp cũng diễn ra chậm chạp và không sắc nét, mâu thuẫn giai cấp đối kháng phát triển chưa tới mức độ gay gắt và quyết liệt. Nhưng dù trong môi trường kinh tế -xã hội mới như vậy, nhà nước đã phải ra đời. Chính công cuộc trị thủy - thủy lợi không (1 ). (2). Xem : C .M ác, F .E ngen. V.I Lênin: Bàn vé cá c xã hội tiền tư bán Sđd tr. 8 8 . 49. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn chỉ là yếu tố duy trì chế độ công hữu vể ruộng đất, mà còn là một yếu tô' thúc đẩy nhà nước phải ra đời sớm. Trước đó tổ chức của công xã thị tộc, với quy mô tổ chức và hiệu lực của nó, không còn đủ khả nãng tổ chức công cuộc chống lũ lụt và tưới tiêu. Đồng thời, nhu cầu tự vệ cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước. Như vậy, nhân tố trị thủy - thủy lợi và tự vệ tuy bản thân chúng không thể sản sinh ra nhà nước, nhưng có thể thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước trên cơ sở phân hoá xã hội đã ớ một mức độ nào đó. Nhà nước ra đời sớm, sớm cả về mặt thời gian và về mặt không gian, do điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội dặc biệt cùa phương Đông. Đó là đặc thù thứ nhất của con đường hình thành nhà nước ở phương Đông. Trong hoàn cảnh chế độ công hữu về ruộng đất, sự phân hoá giầu nghèo và mức độ mâu ihuẫn giai cấp như vậy, thì quyền lực nhà nước và tổ chức nhà nước được hình thành như thế nào? Trước hết và chủ yếu là ờ vai trò của tầng lớp quý tộc thị tộc. Trong tác phấm Chống Đuyrinh cùa F.Engen có một đoạn lý giải về vấn để này: "Ngay từ đầu trong mối công xã đó, có một số lợi ích chung nào đó mà việc gìn giữ thì phải trao cho những cá nhân, tuy là có sự kiểm soát của loàn thể: xét xử những vụ tranh chấp, trừng pliạt những kẻ lạm quyển, trông nom các nguồn nước nhất là ở các xứ nóng, và sau cùng là những cliức năng tôn giáo do tính chất nguyên thuỷ và dã man của hoàn cảnh... Dĩ Iiliiên là những cá nliân đó có một sự toàn quyền nào đó, và tiêu biểu cho những mầm mông của quyển lực nhà nước. Dần dần lực lưựHỊỊ sản xuất túng thêm, dân số dỏng đúc lum tạo ra ở đây lù lợi ích cliung, ở kia là sự xung đột vé lợi ícli giữa các cộng dồng \'('rì 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn nhau, và sự tập hợp những cộng đồng thành những tập thê quan trọng hơn lại gây ra một sự phân công mới và việc thành lập những cơ quan mới đ ể bảo vệ lợi ích chung và chông lại những lợi ích đối kháng - Những cơ quan đỏ, lúc bấy giờ với tư cách ¡à đại biểu cho những lợi ích cliung của toàn nhóm đã có đối với mỗi cộng đồng riêng biệt một địa vị dặc biệt, đôi khi đối lập ngay với cộng đổng ấy, rồi chẳng bao lâu sau đó có ngay một tính chất độc lập CÒI1 nhiều hơn nữa do việc k ế thừa nhiệm vụ là việc tự nó thành một lục lệ trong cái th ế giới mà mọi việc đều xảy ra theo tự nhiên, hoặc là do việc lìgàv càng kliông thê nào bỏ được những cơ quan như th ế khi mà những xung đột với các nhóm kliác ngà\’ càng tãnạ thêm. Như th ế nào mà lừ cái việc chuyển sang có địa vị độc lập đối với xã hội, thì với thời gian chức năng xã hội đã có thể dần dần vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội, như th ế nào mà h ễ ở đâu gặp thời cơ thuận lợi người đẩy tớ ban dầu lại biến thành người cliít, nliư tliế nào mà tùy theo hoàn cảnh, người chủ đỏ lại biến thành tên vua chuyên chế hay tên chúa tỉnh ở phương Đông... trong chừng mực nào đó, cuối cùng cũng dùng đến cả bạo lực, như th ế nào mà rồi sau cùng những cá nhún thống trị hợp lại thủnli một giai cấp tliấng trị... à đây, điểu quan trọng chỉ là nhận thấy rằng bất kỳ ơ cỉâit, m ột chức lìtìỉiỊ’ x ã lĩôi CŨIIÍỊ lù cơ s ỏ của SƯ tliông tri chinh trị, và sự tliống trị chính trị cũng chì cỏ thể tồn tại dược lán chừng nào mà nó làm tràn chức năng xã hội đã giao phó cho nó" (1). X em : K l-ngen: C hống Đ uyrinh. N xb Sư thật. Hà N ồ i, 1971, Ir. 3 0 4 -3 0 5 16 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Như vậy, trong tất cả phạm vi các cộng đồng (thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc) tầng lớp quý tộc thị tộc lúc ban đầu vốn thực hiện "cliức năng xã hội" đảm bảo lợi ích chung của cả cộng đổng, rồi chuyển sang "địa vị độc lập đối với xã hội" và cuối cùng "vươn lên thành sự thống trị dối với xã liội". Đó là con đường hình thành nhà nước của nhiều nước phương Đông. Đây là đặc thù thứ hai của con đường hình thành nhà nước ờ phương Đông. III. SƯRA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT Pháp luật ra đời khi nhà nước xuất hiện. Xét vế phương diện khách quan, nhà nước và pháp luật phát sinh cùng một nguồn gốc, khi mả chế độ tư hữu được xác lập, xã hội phân hoá thành các giai cấp đối kháng và máu thuẫn giai cấp dối kháng khóng thể điều hoà được. Xét về phương diện chú quan, pháp luật do nhà nước đề ra và trớ thành một phương tiện cùa nhà nước dê bào vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời là một tất yếu khách quan. Trong các tổ chức cộng đổng của công xã nguyên thủy, quan hệ giữa các thành viên được điều chỉnh bằng phong tục tập quán và được mọi người tự nguyện chấp hành, không có sự cưỡng chế bằng bộ máy bạo lực. Nhưng khi nhà nước xuất hiện, phong tục tập quán, với bản chất của nó là theo nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội đã không phù hợp với việc bảo vệ địa vị, quyền lợi riêng của nhà nước, của giai cấp thống trị. Khi nhà nước được hình thành và quốc gia được thiết lập, các quan hệ xã hội phát triển vượt bậc cả về bề rộng và bề sâu, cả về lượng và về chất, thì phong tục tập quán 17 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn cùng toàn bộ lục địa Châu Mĩ và Châu ú c , thời kì ấy và mãi vể sau này nữa vẫn còn là thời kì đồ đá và chế độ công xã nguyên thủy chưa hề bị suy vong. Sự ra đời của nhà nước và pháp luật là bước nhảy vọt đầu tiên trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, đánh dấu bước khởi đầu của lịch sử nhà nước và pháp luật. Nhà rước và pháp luật đầu tiên trong lịch sử nhân loại là nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN THỨHAI NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI KỈ c ổ ĐẠI CHƯƠNG I NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI A. NHÀ NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ Nước Ai Cập nằm dọc theo lưu vực sông Nin ở vùng Đông Bắc châu Phi. Sông Nin có giá trị rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội Ai Cập. Từ xưa, người Hy Lạp đã khẳng định “Ai cập là tặng phẩm của sông Nin'', ở Ai Cập hình thành hai vùng rõ rệt là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Cuối thiên niên kỉ IV trước công nguyên, nhà nước cổ đại Ai Cập đã ra đời. Ai Cập là trung tâm vãn minh sớm nhất thế giới cổ đại. Thời cổ, cư dân Ai Cập đã sớm khai thác vùng đồng bằng Sông Nin để trổng trọt. Người Ai Cập biết xây dựng những công trình thủy lợi từ rất sớm để tưới tiêu nước. Nghề Ihủ công, trong đó có nghề đúc đồn« sớm nhát triển đã tao ra khả 21 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn năng lớn sản xuất những công cụ lao động săc bén phục vụ kinh tê nông nghiệp. Nghề chăn nuôi cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Ai Cập cổ. Các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp đã được trao đổi giữa các vùng ở Ai Cập và ngoài Ai Cập. Từ thiên niên kỉ IV TCN, xã hội Ai Cập bắt đầu có sự phân hoá giàu - nghèo. Sự phân hoá này diên ra chậm chạp. Ba giai cấp đã được hình thành trong xã hội gồm có: chủ nỏ. nô lệ và nông dân công xã. Tầng lớp đông đáo nhất trong giai cấp chủ nô là tầng lớp quý tộc thị tộc. Sau đó là tầng lớp tăng lữ và những người giàu có khác. Nổ lệ ở Ai Cập vốn xuất thân từ những tù binh chiến tranh hoặc là những bình dân bị phá sản vì nợ. Nô lệ không được coi là người. Trong ngôn ngữ Ai Cập, từ nô lệ là Giét (Jets) có nghĩa là đồ vật. Quan hệ nô lệ mang nặng tính chất gia trưởng. Nô lệ chủ yếu làm công việc hầu hạ trong gia đình chủ nô, xây dựng đền đài và lăng mộ. Thân phận nô lệ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Chủ nô có quyền bán, chuyển nhượng, trao tặng nô lệ của mình. Nông dân công xã là những người lao động chủ yếu của xã hội. Thành phần của họ khác phức tạp. Có những người khá giả, có ruộng đất, súc vật, tư liệu sản xuất. Nhưng phần lớn, họ là những người nghèo, có ít hoặc không có ruộng đất, phải thuê ruộng đất của nhà nước để cày cấy. Nhà nước bóc lột họ bằng nhiều hình thức. Họ phải nộp thuế ruộng đất theo diện tích canh tác và thuế súc vật. Cùng với nô lệ, họ phải lao động khố sai cho giai cấp chủ nô để xây dựng các công trình 22 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn của nhà nước và của vua. Ngoài ra, ở Ai Cập còn có tầng lớp thợ thù công, số lượng khá đông, họ xuất hiện do nhu cầu của sự phát triển kinh tế và yêu cầu của những ngành xây dựng phục vụ giai cấp chủ nô. Như vậy, trong xã hội Ai Cập cổ đại, kết cấu giai cấp đã hoàn chỉnh. Giai cấp bóc lột bao gồm chủ nô như vua, quan lại quý tộc, táng lữ. người giàu có. Giai cấp bị bóc lột bao gồm nô lệ. nông dân cổng xã, thợ thú công. Sự đối kháng giai cấp trong xã hội Ai Cập ngày càng quyết liệt giữa kẻ giàu và người nghèo. Trong hoàn cảnh đó, tổ chức thị tộc đã phái nhường chỗ cho sự ra đời của công xã nông thôn. Nhiều công xã nông thôn hợp thành một khu vực, người Ai Cập còn gọi là Xê Pa, còn các sử gia Hy Lạp gọi là Nôm. Thời cổ, Ai Cập có hàng chục khu vực như thế. Các Nôm hầu như biệt lập với nhau. Mỗi Nôm có thủ phù, ngôn ngữ địa phương, thờ thần và tổ chức quân đội riêng. Đứng đầu Nôm là một thủ lĩnh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nôm là quản lí nguồn nước và tổ chức, xây dựng công trình thủy lợi. Như vậy, sự thành lập các Nôm là một bước quan trọng trong quá trình hình thành nhà nước. Nôm, có thể gọi là tổ chức manh nha của Nhà nước Ai Cập cổ đại. Cuối thiên niên kí IV TCN, trên cơ sở sự phát triển của các giai cấp, của mâu thuẫn giai cấp, của nhu cầu trị thủy - thủy lợi, các Nôm dần dần hợp lại với nhau thành hai vương quốc riêng biệt, đó là nhà nước Tluỉợng Ai Cập và nhà nước Hạ Ai Cập. Sự xuất hiện hai nhà nước này là mốc đánh dấu sự hình thành nhà nước ở Ai Cập. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn II. T ổ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Quá trình tồn tại hai vương quốc Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, cũng chính là quá trình đấu tranh dai dẳng, quyêt liệt giữa tập trung và chia cắt. Đến thời kì Tảo vương quốc (nửa đầu thiên niên kỉ IIITCN) xu hướng thống nhất đã thắng thế. Hai vương quốc đó được hợp nhất thành một Nlià nước Ai Cập thống nhất. Khi mới thống nhất, bộ máy nhà nước Ai Cập còn đơn giản. Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua (còn gọi là Pha ra ông) Pha ra ông là người có nhiều tài sản nhất, có quyền lực cao nhất và được thần thánh hoá. Bên cạnh vua là hàng ngũ quan lại cao cấp ở triều đình giúp vua điều hành các lĩnh vực hành chính, tài chính, tư pháp, quân sự V.V .. Cả nước chia thành nhiều Châu, đứng đầu Châu là Châu trường. Ớ cơ sở, tổ chức quản lí của công xã nông thôn trở thành bộ máy chính quyền ở công xã Như vậy, ngay từ khi Ai Cập được thống nhất, Nhà nước đã là chính thể quân chủ chuyên chế. ơ tlìời cổ vương qitô'c,0) bộ máy nlià nước được kiện loàn vế cơ bản. Các thời kì sau chỉ còn việc củng cô' thêm bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế mà thôi. Pha ra ông nám mọi quyền lực nhà nước, vua là chủ sở hữu ruộng đất của cả nước và trực tiếp lặp ra nhiều điền trang ờ Ai Cập. Hầu như không có sự phân biệt giữa tài sản của Ị I). T áo vương q u o c và c ổ vư ơng q u ố c - 2 giai đ o ạ n đ ẳu c ủ a Uch sứ A i C itp) th u ộ c Iiira (lầu th iên n iên ki III trư ớ c cô n g n g u y ên 24 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn vua và tài sản của nhà nước. Quyền lực tuyệt đối cao nhất về kinh tế là cơ sở cho quyền lực tuyệt đối về chính trị của nhà vua. Hệ thống quan lại ở trung ương và địa phương do Pha ra ông nám giữ. Vua có quyền bổ nhiệm, bãi miễn, trừng phạt bất cứ ai và có quyền quyết định mọi công việc quan trọng của đất nước. Vua được thần thành hoá là “vị thần vĩ dại", “Vị thần cao quỷ". Sau khi vua chết, việc thần thánh hoá vua còn thể hiện bằng sự uy nghi, hùng vĩ cùa kim tự tháp (nơi lưu giữ xác ướp cùa vua) và còn Xpanh bằng đá lớn mình sư tử, mặt người tượng trưng cho uy quyền của vua. Người trực tiếp giúp vua cai quản bô máy quan lại là một vicn quan cao nhất gọi là Vi Di A. Quyển hạn cùa Vi Di A rất lớn, nắm hầu hết các chức năng quan trọng của nhà nước như tư pháp, thuế, thủy lợi. hành chính... Vidia thường là con vua. Nhưng đôi khi, Vi Di A cũng không nắm hết quyền hạn đó, bởi vi trong các ngành hành chính, tư pháp, tài chính của triều đình đều có khá nhiều quan lại khác, thường là những người trong hoàng tộc đảm nhiệm. Trong hàng ngũ quan lại, châu trưởng đóng vai trò quan trọng, đứng đầu các châu ở địa phương. Nhằm ngăn chặn tệ cát cứ, các châu trưởng do Pharaông bổ nhiệm và họ thường bị điều điều động từ châu này sang châu khác. Tổ chức toà án và tố tụng ngay từ đầu đã khá hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu củng cố chính quyền của giai cấp chủ nô. Vua là người xét xử cao nhất. Cơ quan chuyên môn xét xử gồm 6 viện, đứng đầu là một viên chướng lí. Một số người irong tầng lớp tăng lữ làm quan tư pháp. Những thủ tục xử án 25 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn rất phức tạp nên toà án có rất nhiều nhân viên lập hô sơ ban án. Những người phạm pháp phải chịu nhiều hình phạt, thường là tịch thu tài sản và bị đánh đòn. Quân đội là công cụ thống trị quan trọng nhất của nhà nước. Viên Tổng chi huy quân đội là người họ hàng của nhà vua. Các sĩ quan cao cấp và những cơ quan đầu não của quân đội đều trực thuộc vua và độc lập với cơ quan dân sự. Viên quan cao cấp nhất của triều đình không được nắm quyền chi huy bộ binh vì vua không muốn viên quan này có quyền lực quá lớn. Vũ khí, quân lương của quân đội đều do một sô' quan lại quản lí, đứng đầu là một viên quan cao cấp. Tôn giáo là công cụ thống trị tinh thán ở Ai Cập. Cũng như các nhà nước phương Đông cổ đại khác, tầng lớp tàng lữ ở Ai Cập đóng vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước. Các chức vụ tăng lữ cao cấp đều do các viên đại thần nắm giữ, thường họ là bà con thân thích của vua. Tăng lữ có nhiệm vụ thần thánh hoá nhà vua, củng cố, đề cao uy tín của giai cấp chủ nô đối với quần chúng bị áp bức bóc lột. Như vậy. giai cấp thống trị chủ nô Ai Cập đã kết hợp chặt chẽ giữa vương quyền với thần quyền để đàn áp bóc lột giai cấp bị trị. ơ Ai Cập cổ đại, luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa xu hướng tập trung và xu hướng cát cứ. Tức là giữa nhà nước trung ương tập quyển, đại diện là Pha ra ông với chính quyền địa phương cua các châu trướng. Nhìn chung, xu hướng trung ương tập quyền thắng thế và được báo tồn. Thời kì Tân vương quốc (thế ki XVI đến thế ki XII TCN) Ai cập trớ thành một trong sô ít quốc gia phát triển rực rữ 26 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn nhất của thế giới cổ đại. Cũng từ đây. các Pha ra ông đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xám lược nhiều nơi như Xi ri, Palétxitin. Li Bi V.V.. Sau thời kì Tân vương quốc, Ai Cập bị suy yếu dần. sau đó lần lượt bị đế quốc Babilon, đế quốc Ba Tư, Hy Lạp thống trị. Năm 31 TCN, Ai Cập bị sáp nhập vào đế quốc La Mã. Về pháp luật, cho đến nay, các sử gia Ai Cập và nước ngoài vẫn chưa phát hiện được một bộ luật nào của nhà nước Ai Cập cổ đại. B. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LƯỠNG HÀ c ổ ĐẠI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ở LƯỠNG HÀ Lưỡng Hà, đúng như tên gọi của nó, nằm ở lưu vực hai con sông Tigơrơ và ơphrát. VỊ trí đó gồm chủ yếu lãnh thổ của Iran và Irắc hiện nay. Nếu như Ai Cập cổ đại, gần như bị cô lập giữa biển và sa mạc, chỉ có mỗi con đường Đông Bắc thông với châu Á thì trái lại, Lưỡng Hà là nơi gặp nhau của nhiều con đường Đông - Tây, Nam - Bắc. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Lưỡng Hà phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá và trở thành một trong những trung tâm văn minh của thế giới cổ đại. Cũng giống như Ai Cập cổ đại, ở vùng Lưỡng Hà các quốc gia cổ đại được hình thành từ rất sớm, gần như đồng thời với nhà nước Ai Cập cổ đại. Cuối thiên niên kỉ IV TCN, nghề nông ở Lưỡng Hà đã rất phát triển nhờ vào hệ thống các công trình thủy lợi. Đầu 27 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn thiên niên ki thứ IU TCN, trong kinh tế nông nghiệp, cư dân đã biết sử dụng công cụ sản xuất bằng đồng. Giữa thiên niên kỉ HI TCN, đồ sắt đã xuất hiện. Đặc biệt ở Lưỡng Hà, sự trao đổi hàng hoá đã có từ rất sớm và kinh tê hàng hoá phát triển mạnh mẽ. Trên cơ sở nén kinh tế phát triển, xã hội xuất hiện sự phân hoá sâu sắc. Nhiều gia đình giàu, có thế lực (như quý tộc thị tộc, tăng lữ) hợp thành tập đoàn người có sức mạnh chi phối các cơ quan của bộ lạc như hội nghị nhân dân. hội nghị nguyên lão, đại hội thân binh theo hướng có lợi cho mình. Chiến tranh là nguồn cung cấp nô lệ chủ yếu, quan hệ nô lệ ở Lưỡng Hà cũng mang tính chất gia trưởng. Nóng dân công xã là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội. Giai cấp thống trị thông qua các cơ quan quản lí công xã để bóc lột các thành viên công xã. Cùng với tiến trình phát triển của sự phân hoá giai cấp, từ đầu thiên niên kỉ III TCN ở Lưỡng Hà đã xuất hiện nhiều quốc gia nhỏ ở Miền Nam như: Eriđu, Ua, Umma, Lagát, Urúc... Đứng đầu mỗi quốc gia nhỏ gọi là Vua (còn gọi là Patêxi). Giúp việc cho nhà vua có viên quan cao cấp nhất, quản lí công viêc thủy lợi. đất đai. kho tàng. Ngoài ra còn có một số quan lại trông coi các việc buôn bán, thuế khoá, quân sư. Công xã nông thôn tuy vẫn tồn tại, nhưna đã bị biến thành bộ máy thống trị cấp cơ sờ. Sự I il đíĩi va /ồn tai nhiêu quốc gia - nltà nước riêng biêt chửng tô nhừ nước dã lỉược dinh hình ờ Lưỡng Hà. Đè hợp allât các quốc gia riêng lẻ thành một quốc gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn một nhà nước tập quyền chuyên chế duy nhất, ở Lưỡng Hà đã diễn ra cuộc đấu tranh thôn tính lẫn nhau giữa các quốc gia. Cuối thiên niên kỉ III TCN, Ác cát (Nhà nước của người Xê mít) đã trở Icn một quốc gia hùng manh, từng bước thống nhất được cả Lưỡng Hà. Từ năm 2132 - năm 2024, quyền thống trị Lưỡng Hà chuyển vào tay vương triều thứ III của vương quốc Ua. Sự thống nhất Lưỡng Hà được củng cố. Trên thực tế, quyền lực của các Patêxi bị thủ tiêu, họ trở thành các quan lại ở địa phương, chịu sử bổ nhiệm của vua, con cháu Patêxi không còn được quyền thế tập cha. Vào những năm cuối cùng của thiên niên kỉ III TCN, Lưỡng Hà lại bị phân hoá thành những quốc gia nhỏ. Cuối cùng người Amôrít của vương quốc Babilon đã thống nhất lại được Lưỡng Hà một cách vững chắc nhất. Sau khi vương quốc cổ Babilon bị diệt vong, Lưỡng Hà liên tiếp bị các tộc người bên ngoài thống trị gần 1000 năm. Cuối cùng, nhà nước Tân Babilon khôi phục được quyền thống trị cả Lưỡng Hà trong gần một thế kỉ (626 - 538 TCN). Năm 538 TCN Lưỡng Hà bị đế quốc Ba Tư thôn tính. II. QUỐC GIA CỔ BABILON VÀ T ổ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NUỒC Cổ Babilon vốn là một quốc gia nhỏ, phát triển muộn, nằm ở vùng Bắc Lưỡng Hà. Nhưng do vị trí địa lí thuận lợi của mình, là nơi gập gỡ của nhiều đường giao thống thủy bộ vùng Tiểu á. (Trên bờ sông ơphrát), Ba bi lon đã xây dựng và phát triển mạnh mẽ lực lượng, nhanh chóng trở thành 29 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn trung tâm thống nhất và củng cố nén thống nhất ở Lương Hà. Vương cổ quốc Babilon tồn tại trong vòng 300 năm (1894 - 1595 TCN). Đây còn là thời kì phát triển rực rỡ nhát cứa Lưỡng Hà. Triều đại vua Ham murabi là thời kì hưng thịnh nhất quốc gia Babilon. Vua Ham murabi đã thiết lập bộ máy chính quyền của một nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế. T ổ chức nhà nước Babilon đồ sộ, quy củ nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại. Mọi quyền lực nhà nước tập trung vào tay vua. Nhà vua là người có quyền sở hữu ruộng đất tối cao nhất. Mọi hoạt động của vua đều được thần thánh hoá, vua thay mặt thần thống trị nhân dân. Ham murabi đã tuyên bố: “Ta, Ham mu rabi, một mục sư được thần Enlin lựa chọn, kẻ nối dõi các đê vương do thần Xin tạo ra. Mác đúc(I> gọi ta lên cai trị nhân dân và mang đến clio đất nước cuộc đời hạnh phúc". Ham murabi chia Lưỡng Hà thành hai khu vực chính. Ác cát và Bấc Xu me là một khu vực, lãnh thổ còn lại và vùng Nam Xume là một khu vực, Đứng đầu mỗi khu vực là một viên Tổng đốc do vua trực tiếp bổ nhiệm. Ở các địa phương, tuy vẫn còn hội đồng trưởng lão, nhưng hoạt động của nó bị đặt dưới quyền kiểm soát của tổng đốc. Quan lại ở các địa phương có nhiệm vụ thu thuế của công xã, bắt dân đi xây dựng đền đài, cung điện cho vua, đào đắp kênh mương và đi lính. Ở vùng NamXume, quan lại ngoài nhiệm vụ hành chính và tài chính như trên, còn có nhiệm vụ kiểm soát những viên chức làm việc trong các điền trang của nhà vua. (1) M ác đúc: V ị thẩn ca o nhất Lưỡng Hà. 30 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Hội đồng công xã tuy vẫn tồn tại, nhưng nhà nước đã cử quan lại về cai trị tận các công xã. Mặc dù lúc này, công xã nông thôn dã bị chế độ tư hữu tài sản làm cho rạn nứt, nhưng nó vẫn được coi là đơn vị kinh tế - xã hội mà nhà nước quân chủ chuyên chê dựa vào đó đế thống trị nhân dân. Nhà nước lập ra các cơ quan tư pháp chuyên trách. Hội đồng xét xử gồm các bô lão có uy tín trong vùng. Các phiên toà tối cao của triều đình do vua điều khiển. Nhà nưóc rất chú ý đến việc phát triển quân đội vì quân đội hùng mạnh đã giúp Ham mu rabi chinh phục toàn Lưỡng Hà và giữ vững chính quyền của mình. Binh lính được ban cấp ruộng đất và có khi cả súc vật, nhưng họ chỉ được sử dụng, không được bán hoặc chuyển nhượng các tài sản đó. Những người trốn lính bị trừng phạt rất nặng, hoặc binh lính trốn không ra trận hay nhờ người khác đi hộ, sẽ bị tội chết. Nhà nước Babilon không những thể hiện rõ chức nãng cướp bóc nhân dân dân trong và ngoài nước, mà còn rất chú ý tới chức năng trị thủy - thủy lợi. Hăm muribi rất quan tâm đến việc xây dựng, tu bổ, quản lí hệ thống thủy nông. Sau khi lên cầm quyền được 9 năm, ông đã đào một con kênh lớn mang tên: “Ham murabi - sự giàu có" Ham murabi rất tự hào về những công trình thủy lợi của mình không kém gì những chiến công quân sự trên chiến trường. Việc trông coi nguồn nước và phân phối nước không chỉ là công việc của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của các công xã. Nhà nước quy định cho các địa phương phải tìm mọi cách đưa nước tưới cho đồng ruộng, nhất là ruộng của nhà vua cho nông dân lĩnh canh. Nhờ có hệ thống tưới tiêu 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn tot, nghề trồng trọt ở Lương Hà rất phát iriển. III. PHÁP LUẬT - B ộ LUẬT HAMMURABI Theo quy luật chung, ờ Lưỡng Hà cùng với sự xuất hiện cua nhà nước, pháp luật đă ra đời và trờ thành công cụ bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị. Sự xuất hiện của chữ viết, nhu cầu trao đồi trong xã hội và sự phát triển nền kinh tế hàng hoá vượt trội so với các nước phương Đông cổ đại đã tạo điều kiện thuận lợi để Lưỡng Hà trở thành một trong những quốc gia cồ đại ở phương Đông có pháp luật thành văn xuất hiện sớm, khoảng thế kỉ XXI TCN. Trong số các bộ luật tìm được ờ Lưỡng Hà, bộ luật nổi tiếng và có giá trị nhất là bộ luật Hămmurabi (ra đời vào nửa đầu thế ki XVIII TCN). Bộ luật này được gọi theo tên cùa nhà vua Hămmurabi thuộc vuơng triều thứ bảy cùa vương quốc Babylon cổ. Bộ luật đã được các nhà khảo cổ học người Pháp tìm thấy ờ phía Đông thành Babilon cổ vào năm 1901. Bộ luật Hămmurabi được khắc trên một tấm đá bazan cao 2 mét. Phần trên cùng tấm đá có khắc hình vua Hămmurabi đứng trước thần Samát (Thần Mặt trời và cũng là vị thần công lý). Bộ luật này gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần mở đầu nhà vua Hămmurabi khẳng định quyền lực và công đức cùa nhà vua; Phần nội dung là phần chứa đựng các điều khoản của bộ luật điều chinh các mối quan hệ phát sinh trong xã hội; gồm 282 điều, hiện còn nguyên vẹn 247 điều; Phần kết luận, nhà vua Hammurabi khẳng định lại mục dich ban hành Bộ luật và tuyên bổ sẽ trừng phạt bất cứ ai vi phạm các điều khoản trong Bộ luật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Bộ luật Hămmurabi được xây dựng trên cơ sờ kế thừa những luật lệ cùa các vương quốc trước như bộ luật của vương quốc Nippua (trước Babylon cổ khoảng 200 năm) và bộ luật cùa thành Esơnume (TK XX TCN); phong tục tập quán cùa người Xume; những phán quyết của vua Hămmurabi và những quyết định của Toà án nhà vua. Các nhà làm luật mặc dù chưa có ỳ niệm phân chia thành các ngành luật như luật hiện đại: luật dân sự, luật hình sự... nhưng đã đã thể hiện kĩ thuật lập pháp tương đối tiến bộ trong việc sắp xếp các điều khoản điều chỉnh một loại quan hệ trong xã hội liền kề nhau. Nội dung của bộ luật được thể hiện trên những lĩnh vực sau: 1. Những quy định trong lĩnh vực họp đồng Việc trao đổi, mua bán, vay mượn, thuê mướn hàng hoá, nhân công cũng như tài sản ở Lưỡng Hà phát triển mạnh đã làm nảy sinh những quan hệ có tính phức tạp. Do đó, bộ luật Hămmurabi đã có những điều khoản điều chỉnh mối quan hệ này bằng khế ước hay hợp đồng. Thông qua các điều khoản, bộ luật đề cập tới một số loại hợp đồng sau: a. Hợp đồng mua bán Theo quy định tại các điều 7, 8, 9, 10, một hợp đồng mua bán chi có hiệu lực khi có đầy đủ ba yếu tố sau: - Người bán phải là người chủ thực sự của tài sản (Điều 7). - Tài sản đem bán phải là tài sản hợp pháp (Điều 8, 9,10). - Khi tiến hành mua bán phải có người làm chứng (Điều 7, 9). Như vậy, những điều kiện cùa hợp đồng là cơ sờ để giải 33 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn quyết các tranh chấp phát sinh sau này. Khi có tranh châp xảy ra mà không có hợp đồng, người làm chứng thì người mua sẽ bị coi như kẻ trộm và bị xử tử hình (Điều 7, 11). Ngoài những hàng hoá thông thường đưực đem ra trao đôi mua bán, ờ Lưỡng Hà, nô lệ được coi là một loại hàng hoá đặc biệt dược đem rạ trao đổi, mua bán. Sự đặc biệt của hàng hoá này thể hiện ở giá tñ của nó (sức lao động) do đó, các nhà làm luật hưởng tới bảo vệ quyền lợi của nguời mua, tức là chủ hơn ỉà người bán và người nô lệ (Điều 278, 279). b. Hợp đồng vay mượn Là loại hợp đồng thông dụng trong xã hội Lưỡng Hà, các nhà làm luật đều chú ý đến quyền và nghĩa vụ cùa hai bên. Đối với chù nợ: pháp luật bảo vệ quyền lợi của chủ nợ. Để đảm bảo khoản vay chù nợ thường buộc con nợ phải cầm cố ruộng đất (Điều 49, 50). Neu con nợ không trả được nợ thì chú nợ sẽ có các biện pháp xiết nợ bằng cách là bắt nô lệ, vợ hoặc con cùa con nợ làm con tin (Điều 117). Tuy nhiên, thông qua điều khoản 116,117 ta thấy chù nợ cũng phải có những nghĩa vụ nhất định như: trả tự do cho những kẻ bị gán nợ (vợ, con) sau 3 năm phục dịch ờ nhà y (trừ trường họrp quy định tại điều 118: Chủ nợ có quyền chuyển nhượng hoặc bán nô lệ cùa con nợ cho người khác), đồng thời phải không được đánh đập, để đoi. Neu chu nợ đoi xư tê bac với những kè bị gán nơ gây thiêt hại thì sẽ phải bồi thường. Diều 116 quy định: nếu làm chết con của con nợ thì con của chủ nợ phải chết, nếu nô lệ chết thì 34 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn đền 1/3 mine(l) bạc cho chủ của hắn. Mặt khác, nếu con tin bị chết vì lý do “tự nhiên” thì chù nợ không phải chịu trách nhiệm bồi thường (Điều 115). Đối với con nợ: Tương ứng với quyền của chủ nợ thì con nợ có nghĩa vụ trả nợ. Các nhà lập pháp cũng dự liệu nếu như người đi vay không có tiền để trả thì có quyền lấy thóc để trả nợ (Điều 51). Tuy nhiên, các nhà làm luật Lưỡng Hà đã có quy định để đảm bào quyền lọi cho người đi vay trong trường hợp: khi có sự kiện bất khả kháng. Điều 48 quy định: “nếu người đi vay nợ một người khác, mà năm đó ruộng nhà y bị mất mùa hoặc lũ lụt hoặc hạn hán thì y sẽ không phải hoàn lại nợ gốc và nạ lãi trong năm c. Hợp đồng thuê mưcm ruộng đất Việc thuê mướn ruộng đất để canh tác ở Lưỡng Hà khá phồ biến. Bộ luật dành khá nhiều điều khoản đề điều chinh mối quan hệ này. Tuỳ theo sự thoá thuận giữa chú ruộng và người đi thuê ruộng, việc cho thuê ruộng đất là có thời hạn (thường là 3 năm) hoặc vô thời hạn. Giá thuê ruộng được ấn định bằng tiền hoặc một phần hoa lợi (1/2 hay 1/3 tổng số thóc thu được (Điều 45, 46)). Luật pháp trừng trị rất nặng các trường hợp người thuê vi phạm họp động như lười biếng, bỏ hoang mảnh đất (Điều 42, 43, 44), trừ trường hợp hoàn cảnh khách quan gây ra (Điều 45, 46). Ngoài ra bộ luật cũng quy định người đi thuê ruộng được quyền thuê hoặc nhờ người khác cày cấy trên mảnh đất đó thay mình (Điều 47). (1). 1 mine = 0.7g bạc. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn v ề hình thức cùa tất cả các loại hợp đồng trên, thường là văn bản (khế ước). Tuy nhiên, bộ luật không quy định cụ thể hình thức cũng như nội dung cụ thể của các loại hợp đông này. Như vậy, với việc đưa ra các điều kiện trên cũng như việc quy định quyền và nghĩa vụ các bên chứng tỏ tư tưởng tiên bộ cùa các nhà lập pháp Lưỡng Hà. Những quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này. Ngoài ba loại hợp đồng chủ yếu, bộ luật còn quy định các loại hợp đồng khác như: Hợp đồng gửi giữ; Hợp đồng thuê mướn nhân công và cho thuê các loại tài sản khác; Hợp đồng cầm cố ruộng đất... Qua các loại hợp đồng trên, bộ luật Hămmurabi đã có những quy định chung như sau: + Các bên đều thể hiện ý chí tự nguyện trong việc giao kết hợp dồng. + Các hợp đồng trên đều được làm thành văn bản và phải có người làm chứng, nếu không hợp đồng sẽ bị vô hiệu. + Các loại hợp đồng đều quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. 2. Nhũng quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Các nhà làm luật Lưỡng Hà đã dành khá nhiều điều khoản đề cập đến mối quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội. a. Quan hệ hỏn nhân * Kết hôn: Kêt hôn là sự kiện pháp lý xác lập quan hệ vợ chồng giữa người đàn ông và người đàn bà. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn - Điều kiện kết hôn: Theo tinh thần của bộ luật, việc kết hôn được thực hiện trên cơ sở sự thoả thuận cùa hai bên gia đình cha mẹ (Diều 155, 156...). Tuy nhiên, bộ luật không có điều khoán nào quy định về độ tuổi kết hôn. - Hình thức và thủ tục kết hôn: Theo tinh thần cùa các điều 155,156,159, 160,161, 128... kết hôn có các giai đoạn sau: + Hứa hôn: Thông qua các điều khoản 159,160,161, ta thấy, để lấy một người phụ nữ, người con trai có thể trực tiếp đến nhà gái xin cô gái về làm vợ hoặc bố cùa anh ta sẽ đi hỏi vợ cho con. Người đàn ông phải mất hai khoản tiền: Tiền ăn hỏi (như là một sự đền bù của nhà trai đối với nhà gái về công nuôi dưỡng cô gái đó và bố cô gái có toàn quyền hưởng dụng) và tiền phục vụ cho cưới xin. Neu người con trai phá bỏ hôn ước, anh ta mất toàn bộ tài sản. Nếu nhà gái vi phạm hôn ước thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về số tài sản đó. + Kết hôn: Việc kết hôn bắt buộc phải được ghi trên giấy tờ. Điều 128 quy định: "Kè nào lấy một người đàn bà mà không làm giấy tờ gì thì người đàn bà đó không phái là vợ y Tuy nhiên, luật không quy định trên giấy tờ đó ghi nội dung gì, cách thức lập như thế nào. * Chấm dứt hôn nhân: Hôn nhân chấm dứt khi xảy ra một trong hai trường hợp sau: ly hôn, một bên vợ hoặc chồng chết trước hoặc bị mất tích. - Hôn nhân chấm dứt khi vợ hoặc chồng chết trước hoặc bị mất tích. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Bộ luật tuy không có điều khoản nào quy định một cách trực tiếp và cụ thể nhưng đã có điều khoản gián tiếp quy định về trường hợp này. Điều 134, 135 quy định, nếu người chồng bị bắt làm tù binh và nếu như nhà cùa anh ta không còn duy trì được cuộc sống thi người vợ có quyền đi lấy chống khác. Theo tinh thần điều 167,172 người đàn ông lấy vợ và nguời vợ này sinh cho anh ta những đứa con, sau khi người vợ chết anh ta lấy người vợ khác và nếu người chồng chết người vợ có quyền lấy bất cứ ai mà chị ta muốn. - Ly hôn: Nếu như kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa người vợ và người chồng thì ly hôn là sự kiện pháp lý thủ tiêu quan hệ đó. + Người chồng bỏ vợ theo ý muốn của mình với lý do người vợ: không có con (Điều 138), có thái độ vô lễ (Điều 143), coi thuờng chồng (Điều 142), đi ngoại tình (Điều 131) hoặc tiêu tán hoang phí tài sản gia đình (Điều 141, 143). Tuy nhiên pháp luật cũng hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng, đó là trường hợp vợ đang bệnh nặng, nhưng pháp luật cho phép ngirời chồng được phép lấy vợ mới. Điều 148 quy định: "trường hợp người đàn ông lấy một người vợ và người vợ này mắc bệnh hủi. Neu người đàn ông muốn lấy vợ lẽ thì anh ta có thể lấy vợ lẽ. Người vợ cá được quyền sồng ở nhà anh ta, người đàn ông có nghĩ vụ chăm sóc người vợ cả cho đến lúc cô ta chết + Người vợ chỉ có quyền ly hôn chồng trong những trường hợp: bị chồng vu cáo vợ ngoại tình (Điều 131), chồng bò lùng 38 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn vợ và không có tài sản để chi trả cuộc sống (Điều 134, 135, 136), bị chồng dối xử tệ bạc (Điều 142). * Hậu quả của việc ly hôn - Chia tài sản: Phần tài sản được tạo bởi trong hôn nhân thuộc về người chồng và phần tài sản của ai thì thuộc về người đó. Của hồi môn cùa người vợ do nguời chồng quản lý nhưng không có quyền định đoạt. Khi ly hôn của hôi môn được trả lại hoặc không trà lại cho người vợ cãn cứ vào lỗi của một trong hai người (Điều 138, 141). - Quyền nuôi con: luật quy định một trường họp duy nhất, nếu lỗi và yêu cầu ly hôn từ phía người chồng thì pháp luật vẫn trao quyền nuôi con cho người vợ (Điều 137). * Tái hôn Bộ luật đều cho phép người đàn ông và người đàn bà trong trường hợp một người chết hoặc mất tích được phép tái hôn. Tuy nhiên, quyền tái hôn cùa người phụ nữ có sự hạn chế nhất định, họ chỉ được tái hôn khi được sự cho phép cùa Toà án (Điều 177, 137,172) b. Quan hệ gia đình Nói tới gia đình có nghĩa là nói tới các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong đó bao gồm quyền và nghĩa vụ cùa mỗi bên. Mỗi mối quan hệ đều có các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Quan hệ tài sản bao gồm quyền định đoạt tài sản trong gia đình và quyền thừa kế. Gia đình trong xã hội Lưỡng Hà là gia đinh gia trưởng, người chồng, người cha giữ quyền làm chù quyết định mọi việc trong gia đình, quyền định đoạt tài sàn trong gia đình. Tuy nhiên, các nhà làm luật Lưỡng 39 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Hà còn cho phép người phụ nữ trong gia đình có quyên lợi này trong một số trường hợp nhất định. * Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng Pháp luật chi điều chinh quan hệ giữa vợ và chồng khi có hành vi vi phạm, đồng thời áp dụng những chế tài đối với cả hai bên. - Nghĩa vụ chung sống và phải có trách nhiệm với nhau. Điều 133,134 quy định nếu người chồng tham gia quân đội bị bắt làm tù binh phải để lại tài sản cho vợ, nếu người chồng không để lại tài sản gì để duy trì cuộc sống thì nguời vợ có quyền lấy người khác. Theo tinh thần cùa điều luật này ta thấy, trách nhiệm của người chồng đó là phải tạo dựng khối tài sản chung và là chỗ dựa chính cho gia đình. Theo Điều 142, nếu chồng đối xử tệ bạc và hay bỏ nhà ra đi thì ngirời vợ có quyền bỏ chồng hay theo điều 148, nếu người vợ mắc bệnh hủi, anh ta có thể lấy vợ khác nhưng phải có nghĩa vụ chăm sóc vợ cũ đến lúc chết. Đối với người vợ, theo tinh thần điều 143 nếu người vợ phá tán tài sản của chồng và không có trách nhiệm với chồng con thì sẽ bị quẳng xuống nước. - Nghĩa vụ chung thuỷ: Trong quan hệ gia đình, chế độ đa thê và gia đình gia trưởng được thừa nhận nên nghĩa vụ chung thuỷ được đặt ra trước hết là đối với người vợ. Bộ luật không có điều khoản nào quy định người chồng cũng phải có nghĩa vụ chung thuỷ với vợ. Người vợ phải tuyệt đối chung thành với chồng, nếu vi phạm thì sẽ bị chồng ly hôn hoặc chịu hình phạt nghiêm khắc (Điều 129, 133. 153...). 40 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn * Quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con cái - Cha mẹ có nghĩa vụ và bồn phận chăm lo cho con cái: Điêu 29 quy định: 'ểNeu con của ngiỉời chiến sĩ bị bắt trong chiên tranh, ruộng vườn sẽ được giao lại cho con trai anh ta, nếu con trai còn nhỏ thì người mẹ đưa bé sẽ quản lý và có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa bé - Con cái phải có nghĩa vụ vâng lời và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Điều 195 quy định nếu con đánh cha đẻ thì sẽ bị chặt tay. * Quan hệ giữa vợ cả và vợ lẽ Trong gia đình, vợ cả và vợ lẽ dều phải làm tròn bồn phận và nghĩa vụ đối với chồng như chung thuỷ, sinh con... nhưng phải tuân thù trật tự thê thiếp. Điều 145 quy định người chồng có quyền lấy thêm vợ lẽ nhưng không được đối xử với vợ lẽ như với người vợ cả. Tinh thần điều luật trên cho thấy địa vị của vợ lẽ trong gia đình thấp hơn người vợ cả. * Quan hệ nuôi con nuôi Trong xã hội Lưỡng Hà cổ đại, việc nhận nuôi con nuôi khá phổ biến, do đó đã làm nảy sinh một loại quan hệ trong gia đình: quan hệ giữa người con nuôi với ngirời cha mẹ nuôi và các thành viên khác trong gia đình. Bộ luật cấm những hành vi mang tính chất cưỡng đoạt con người khác về làm con nuôi (Điều 186); không được có sự phân biệt đối xử giữa những người con nuôi và con đẻ (Điều 190, 191); đồng thời pháp luật cũng bảo vệ quyền lợi của người con nuôi về tài sàn. Người con nuôi cũng phải có các nghĩa vụ đối với cha mẹ như với con đẻ, nếu vi phạm thì sẽ bị xừphạt (Điều 192, 193). 41 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Như vậy, thông qua các điêu khoản điêu chình quan hệ hôn nhân và gia đình, bộ luật Hămmurabi thừa nhận và bảo vệ chế độ hôn nhân đa thê, chế độ gia đình gia trường. Đông thời, bộ luật cũng đã đưa ra nhũng điều khoản có tính chât tiên bộ nhằm bảo vệ quyền lợi cùa người phụ nữ và trẻ em. 3. Những quy định trong lĩnh vực thừa kế Luật Hămmurabi quy định có hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. a. Thừa kế theo di chúc Theo quy định cùa bộ luật, thừa kế theo di chúc được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bàng miệng. Những người được hưởng thừa kế và được hường bao nhiêu là do người lập quy định. Trong hình thức thừa kế này, quyền của người lập di chúc bị hạn chế, đó là trường hợp khi người con trai phạm lỗi lần đâu hoặc lỗi không nghiệm trọng thì người cha không được tước quyền thừa kế cùa người con đó (Điều 169). Mặt khác, bộ luật còn bảo vệ quyền thừa kế cùa những đứa con do nữ nô lệ sinh ra nếu người cha công nhận đó là con của mình (Điều 170). b. Thừa kế theo luật Thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi người chết không để lại di chúc. Qua nội dung các điều luật 162, 163, 171, 172 và một số điều khoản khác ta thấy có hai hàng thừa kế: hàng thừa kế thứ nhất là các con, hàng thừa kế thứ hai là cha mẹ hoặc ông bà. Quan hệ thừa kế ờ hàng thứ nhất chỉ phát sinh khi cha hoặc 42 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn mẹ chết. Các con trong hàng này bao gồm con trai, con gái. con vợ cà, con vợ lẽ, con con của nô tỳ cũng được hường quyền thừa kế nếu người chủ thừa nhận đó là con mình, về nguyên tac, tài sán sẽ được chia đều cho các con của vợ cả lẫn vợ lẽ (Điều 167) và các con do vợ sinh ra sẽ được ưu tiên nhận tài sản thừa kế trước đứa con của nô lệ sinh ra (Điều 170). Tài sản thừa kế cùa người con gái chính là của hồi môn và số tài sản này được lập thành văn bản (Điều 183). Nếu người con gái không đi lấy chồng mà đi ẩn cư hoặc phục vụ thần linh thì khi cha chết, người con gái đó sẽ được hưởng một phần di sàn bàng với các anh em trai cùa cô (Điều 180). Riêng đối với tài sản là cùa hồi môn của vợ thì khi vợ mất, chồng không có quyền thừa kể số tài sán đó số tài sàn đó được chia đều cho các con (Điều 162), nếu người đàn ông có nhiều vợ và mỗi vợ đều có con với anh ta thì khi các vợ mất của hồi môn của vợ nào sẽ được chia đều cho con của người vợ đó (Điều 167). Hàng thừa kế thứ hai chỉ phát sinh khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Trường hợp vợ chồng không có con mà người vợ chết thì số hồi môn cùa người vợ đó trà về cho bố mẹ cùa cô ta (Điều 163). - Nếu người chồng trước khi chết không tặng di sản cho vợ thỉ toàn bộ số của hồi môn được trả lại cho vợ, đồng thời nhận được một phần di sản thừa kế bàng với các con (Điều ] 72). - Trường họp nếu người con gái không đi lấy chồng mà phục vụ thần linh, khi cô ta chết, số tài sản sẽ thuộc về anh em trai hoặc bất kì ai mà cô ta muốn (Điều 178. 179. 180. 181). 43 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngoài ra trong bộ luật Hămmurabi còn nhác đến một hàng thừa kế nữa, đó là người chủ cùa nô lệ. Trường hợp nếu người con gái cùa dân tự do lấy một người nô lệ, khi nguời nô lệ mất thì số tài sán cùa hai vợ chồng sẽ được chia làm hai: một phần cho chủ tên nô lệ, một phần cho các con của người nô lệ (Điều 176). 4. Những quy định trong lĩnh vực hình sự Cũng như các bộ luật cổ khác, các quy định trong lĩnh vực hình sự của bộ luật Hammurabi thể hiện rõ nhất tính giai cấp. Hình phạt và tội phạm là hai nội dung cơ bản trong lĩnh vực hình sự của bộ luật. a. Hình phạt Nguyên tắc “trả thù ngang bằng” là nguyên tắc được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực hình sự. Nguyên tắc này bắt nguồn từ tập quán trả thù thời công xã nguyên thuỷ, cho phép người thân trong thân tộc người bị hại đi truy tìm và giết chết kẻ đã làm hại người trong dòng tộc. Nguyên tắc này chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra trên thực tế để áp dụng trách nhiệm pháp lý, chứ không xét trên phương diện mức độ lỗi và chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. Điều 196 quy định: "Ké nào làm hỏng mat cùa người tự do, kẻ đó sẽ bị người ta chọc mù mắt"; Điều 199 quy định “Nếu làm hỏng mắt, gẫy tay, chân nô lệ của dân tự do thì kẻ phạm tội phải trả cho chù nô lệ một khoản tiền tương ứng với 1/2 giá mua nô lệ đó... Các quy định trên đây thể hiện nội dung của nguyên tắc này là áp dụng mức hình phạt như nhau đối với dân tự do hoặc người cùng đẳng cấp, còn nô lệ và các giai cấp trên áp dụng mức hình phạt khác. Mặt khác, nguyên tắc này cũng áp đụng đổi với 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn những người không liên quan đến hành vi phạm tội. Ví dụ, Điều 230 quy định: ẫăNếu người thợ xây xâv nhà cho người khác làm ngôi nhà khổng vững chắc, nhà đổ, con của chủ nhà chét thì con cùa ngirời thợ xây cũng phái chết Các loại hình phạt phổ biến trong bộ luật gồm: - Hình phạt tiền là hình phạt được nhắc tới nhiều nhất (khoảng 52 điều). Theo đó, tiền phạt được tính trên cơ sở số tiền chiếm đoạt hoặc thiệt hại thực tế xảy ra. Mức phạt có thể gấp ba lần, sáu lần, hoặc ba mươi lần số tài sản đã chiếm đoạt. Tuy nhiên, mức độ phạt tiền còn phụ thuộc vào địa vị xã hội của người bị hại (Điều 8, 203, 204, 211,212, 255, 259...). - Hình phạt từ là loại hình phạt được sử dụng khá phổ biến nhằm mục đích răn đe kẻ phạm tội khi phạm vào tội nặng hoặc xâm hại quan hệ xã hội cơ bản và bảo vệ quyền lợi của giai cấp chủ nô. Luật Hămmurabi có nhắc tới khoảng 30 trường hợp xử tử hình. Các hình thức xử từ hình rất khắc nghiệt và dã man như dìm xuống sông, thiêu sống, chôn sống, chém v.v. (Điều 1, 2, 8,10,25,26...). - Hình phạt thân thể được áp dụng với mục đích trừng trị hành vi phạm tội cùa người phạm tội, làm cho nguời phạm tội đau đớn về thể xác. Bộ luật đã dành 14 điều khoản đề cập đến hình phạt này. Ngoài ra bộ luật còn có các loại hình phạt khác như: lao dịch; lưu đày; truy cứu trách nhiệm tập thể. b. Tội phạm Các nhà làm luật Lưỡng Hà chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về tội phạm cũng như phân loại tội phạm. Tuy nhiên, các 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn nhà làm luật đã có sự phân biệt cố ý phạm tội và vô ý phạm tội dể có cách xử lý khác nhau. Quan niệm này được thể hiện ở diều 125, 126: nếu tài sàn đem gừi giữ, nhà gửi giữ có trộm dột nhập, nếu trộm lấy mất tài sản gửi giữ thì phài bồi thường, nhưng nếu tài sàn gửi giữ không mất mà ké nhận gửi giữ khai là mất thì phải bồi thuờng gấp đôi. Hay trong điều 207, trong khi ẩu đá làm chết người, nếu kẻ làm chết người chứng minh được rằng không cố ý giết nguời thì sẽ không bị tử hình, chi bị phạt tiền. Thông qua các điều khoản cụ thể cùa bộ luật, ta có thể chia thành các nhóm tội cụ thể sau: - Nhóm tội xâm phạm đến nhà vua và trật tự xã hội. Nhóm tội này được đề cấp với số lượng điều khoản ít như điều 8, 109. - Nhóm tội xâm phạm quyền sờ hữu tài sản (Điều 7, 15, 16, 19, 22, 224,226, 227...). - Nhóm tội xâm phạm tới sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm và danh dự cùa con người: Điều 114, 202, 204, 130... - Nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân - gia đình: Điều 154, 155, 153^ 158... - Nhóm tội xâm phạm đến chế độ quân dịch: Điều 26, 33, 34. 4. Nhũng quy định về lĩnh vực tố tụng Theo quy định cùa bộ luật, toà án xét xử công khai (Điều 9, 141) và việc xét xử của Toà án phải trên cơ sở chứng cứ. Các giao dịch cần phải dựa trên giấy tờ và có người làm chứng. Khi có tranh chấp xảy ra thì các bên trình bày văn bản và người làm chứng được mời đến Toà (Điều 9, 10, 11), 46 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn nếu vì lý đo nào đó mà người làm chứng không đến được thỉ sẽ ấn định thời gian là 6 tháng (Điều 13). Nếu không có người làm chứng thì quan toà sẽ xử theo ý chí cùa thần linh, đó là thù tục lặn nước. Theo quy định của Điều 2: “Nếu một ngựởi kiệti một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến một dòng sộng và nftậy xuống, nếu anh ta chìm, bị dỏng nước cuốn đi, nguyên đơn sẽ sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, nếu dòng sông chứng minh rằng bị đơn là không có tội, tức là anh ta còn song sót, thì nguyên đơn sẽ bị giết chét, và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn ”ễ Bộ luật quy định về trách nhiệm của thẩm phán trong xét xử: Neu thẩm phán xử một vụ kiện mà ra phán quyết bàng văn bản, nếu sau đó phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12 lần giá trị tiền phạt mà ông ta đã yêu cầu bồi thường trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị buộc phải rời khôi ghế thẩm phán vĩnh viễn và không bao giờ có thể trở thành thẩm phán lần nữa (Điều 5). Qua tinh thần của điều luật trên ta thấy, các nhà làm luật rất coi trọng công tác xét xử, trách nhiệm xét xử công bằng của thẩm phán. Bộ luật Hammurabi là bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất cùa lịch sử văn minh cổ đại. Bộ luật là tấm gương phản chiếu các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội cùa Lưỡng Hà cồ đại nói chung và vương quốc Babilon nói riêng. Bộ luật không chỉ có giá trị về mặt pháp lý mà còn là nguồn tư liệu lịch sử để nghiên cứu nền văn hoá Lưỡng Mà cổ dại. 47 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn C. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁPLUẬT ẤN ĐỘ c ổ ĐẠI I. NHÀ NƯỚC 1. Sự ra đời của nhà nước Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại bao gồm các nước Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađét, Nêpan hiện nay. Ân Độ nằm ở Miển Nam châu Á. Việc đi lại giữa Ân Độ với bên ngoài bằng đường bộ hầu như chỉ dựa vào các con đường hẻm ở miền Tây Bắc mà thôi, còn xung quanh Ân Độ là núi cao và biển cả. Nam Ấn Độ có nhiều rừng, đất đai khô cằn. Miẻn Bắc là hai đồng bằng rộng lớn, màu mỡ do sông Hằng (Ganga) tạo nên ở phía Đông Bắc, và sông ấn (Indus) tạo nên ở phía Tây Bắc. Các nhà nước cổ đại ở An Độ được hình thành ở hai khu vực khác nhau, thuộc lưu vực sông Ân sông Hằng trong khoáng thời gian khác nhau. Đó còn gọi là nền văn minh sông ấn và nền văn minh sông Hằng - những nền văn minh vào hàng cổ nhất và phát triển nhất trên thế giới. a. Quá trình hình thành nhà nước ở hni vực sông ấn ịkhoảng đầu thiên niên kỉ III - nửa đầu thiên niên kỉ IITCN) Qua các tài liệu khảo cổ học, người ta tái dựng lại nền văn minh sông Ân hay còn gọi là nền văn hoá Haráppa. Việc phát hiện dấu tích các thành phố cổ trên các di chỉ Haráppa và Môhengiô Đarô cho thấy rầng, trong thời kì này, nông nghiệp, thủ công nghiệp tương đối phát triển. Quan hệ trao đổi hàng hoá được tiến hành giữa các địa phương và với cả bên ngoài, tới vùng Tây Á. ở di chỉ khảo cổ Harappa và Mỏhengiô Đarô có những ngôi nhà lớn bé khác nhau, có nhà 48 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn thì đẹp đẽ, nguy nga, có nhà lại lụp sụp. Điều đó chứng tỏ sự phân biệt giàu nghèo diễn ra rõ rệt. Trong một số hiện vật bằng đất nung, có hình người hoặc thú và chữ mà gần đây, có người đã đọc được. Trong đó có những chữ như: người cầm quyền (Sa sa), người cai trị (Pata), vua cùa những ông vua (Regia- regia). Như vậy, trong khoảng từ đầu thiên niên kỉ III đến nửa đầu thiên niên kỉ II TCN là quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy dần dần xuất hiện giai cấp, mâu thuẫn đối kháng giữa người giàu - người nghèo và nhà nước đã hình thành. b. Quá trình hình thành nhà nước ở lưu vực sông Hàng (Từ giữa thiền niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ ITCN) Nếu như sự ra đời Nhà nước ở lưu vực sông Ân được biết đến qua các hiện vật khảo cổ học, thì quá trình hình thành nhà nước ở một khu vực khác, thuộc lưu vực sông Hằng, được phản ánh trong các tác phẩm văn học. Văn liệu xưa nhất là kinh Vê đa, nên thời kì lịch sử này gọi là thời kì Vê đa hay nền văn minh sông Hằng. Bộ đầu tiên của kinh vê đa gọi là Rich Vêđa, sáng tác vào khoảng nửa sau thiên niên kỉ II trước công nguyên. Thời kì này, đồ đồng thau đã xuất hiện, công xã thị tộc bắt đầu tan rã, nhiều công xã nông thôn xuất hiện và tồn tại song song với công xã thị tộc. Trong chương cuối của tập Rig - Vê đa có nói đến đẳng cấp. Ba tập sau được sáng tác trong khoảng nửa đầu thiên niên kỉ IITCN, giai đoạn này gọi là hậu Vê đa. Đến thời kì này, đồ sắt xuất hiện, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. 49 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn v ề mặt xã hội, nô lệ xuất hiện từ cuối thời Rig - vê đa. Thời hậu Vê đa, quyền hành tập trung vào tay một người ià thủ lĩnh quân sự (gọi là Ragia). Ragia có uy quyền lớn nhất trong bộ lạc, chức này về sau được cha truyền con nối và trở thành ông vua thực sự. Xung quanh vua có bộ máy quan lại giúp việc tế lễ, thu thuế và cống phẩm, kho tàng, thiên văn, quân đội v.v... và như vậy, nhà nước đã ra đời ỏ khu vực này. 2. Tổ chức bộ máy nhà nước a. Vương triều Môria và sự thống nhất Ấn Độ (321 -187 TCN) Theo tài liệu Phật giáo và các ghi chép của người Hy Lạp, đến thế kỉ VI TCN, Miền Bắc Ấn Độ có tới 16 tiểu vương quốc. Trong đó, có những quốc gia tương đối mạnh nhu Anga, Vrigi, Magađa, Casi, Cósala, Vát xa vẻv. Các quốc gia này cạnh tranh thôn tính lẫn nhau, nẽn sang thế kỉ V TCN, chỉ còn lại bốn quốc gia: Ca si, Cósala, Magađa và Vrigi trong đó Magađa nhanh chóng giành đuợc ưu thế hơn cả. Nước Magađa nằm ở hạ lưu sông Hằng, đất đai rộng và phì nhiêu, đường giao thông liên hệ với các quốc gia ở thượng lưu và cửa sông Hằng đều thuận tiện. Các vương triều Magađa đầu tiên là vua Bim - bisara (550 - 490 TCN) đến vua Namđa (360 - 321 TCN) chưa phải là giai đoạn hoàn toàn thống nhất mà là bước đầu thống nhất dưới sự lãnh đạo của các vương triều Magađa, lãnh thổ mở rộng đến miền Đông Bắc và miền Trung An Độ. Năm 327 TCN, Alechxan, vua xứ Makêdônia đem quân tấn công Ân Độ, chiếm được nhiều vùng, nhưng cuối cùng phải rút quân về nước. Cuộc chinh phục của Alechxan đến 50 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn lưu vực sông Ấn đã đem lại những hệ quả rất có ý nghĩa đối với Ân Độ: đã thúc đẩy quan hệ giao lưu vãn hoá, kinh tế Đông - Tây, đã xoá sạch những quốc gia An Độ ờ vùng Tây Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chinh phục lưu vực sông Ấn saủ này của triều Môria. Sau vương triều Nanđa, là một vương triều mói, gọi tên là Môria (tên bộ lạc, có nghĩa là con công) cầm quyền ở Magađa. Thủ lĩnh bộ lạc này, tên là Sandragúpta xuất thân là một bộ tướng dưới triều Nanđa, một người thuộc đẳng cấp bình dân (vaisia) do có tài nên đã được nhiều lực lượng ủng hộ lên ngôi (321 - 297 TCN). Vương triều Môria là triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử ấn Độ cổ đại. Cả miền Bắc ấn Độ đều được thống nhất dưới sự thống trị của triều Môria. Sau khi Sandragúpta chết, con là Binđusara kế ngôi (297 - 272 TCN), ông kế thừa và phát triển sự nghiệp của vua cha, đem quân tiến về phương Nam, hoàn thành việc chinh phục bán đảo Ân Độ, trừ vùng Kalinga ở Đông Bắc An. Asôka là con, kế ngôi Binđusara, đã đưa vương triều Môria phát triển đến mức cực thịnh (272 - 232 TCN). Trong thời kì thống trị của mình, Asôka thường cho khắc các bản chiếu chỉ trên các cột đá, vách đá, hang động mà ngày nay chúng ta còn biết được khá nhiều. Năm 260 TCN, Asôka đã tiến đánh Kalinga dữ đội. Toàn bộ bán đảo đã thuộc quyền cai quản của vương triều Môria. Dưới thời Asôka, kinh tế, chính trị, vãn hoá phát triển rõ rệt. Giao lưu với bên ngoài, chủ yếu với các vùng Tây á, Đông Nam Á, Trung Quốc được phát triển. Đạo Phật ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN đến thời kì Asôka được phát triển rất mạnh và trở thành quốc giáo. Quan 51 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn điểm đạo đức của Đạo Phật được lồng vào chính sách, pháp luật của nhà nước. Những cố gắng của Asôka nói trên làm cho vương triều Môria được ổn định và phát triển. Sau khi Asôka chết vương triều này bị suy sụp nhanh chóng, An Độ bước vào thời kì lịch sử hết sức phức tạp. Và đến cuối thế kì 3 SCN nhà nước cổ đại Ân độ chấm dứt sự tồn tại của mình. b. T ổ chức bộ máy nhà nước Cũng như các nhà nước cổ đại khác ở Phương Đông, nhà nước Ấn Độ cổ là nhà nước quân chủ chuyên chế. Đứng đầu là vua, có mọi quyền hành và được thần thánh hoá. Theo luật Manu, trời đã sáng tạo ra vua để che chở cho cả thế giới. Vua là người nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất trong cả nước. Bộ máy triều đình được tổ chức bao gồm một Hội đồng thương thư. Quan chức cao cấp nhất là Đại tư tế, có vai trò như Tể tướng, chứ không phải là một tăng lữ Bàlamôn. Tiếp đó là hai thượng thư ngân khô' và thuế vụ rồi đến các quan chức khác. Bên cạnh các quan đại thần phụ trách các ngành, còn có Hội đồng ngự tiền gồm những quý tộc có thế lục. Hội đồng này có nhiệm vụ kiến nghị các việc lớn với vua với tu cách là tư vấn chứ không có quyền quyết định. Nhà nước đã đạt các phẩm trật quan chức quy định chức năng, nhiệm vụ, lương bổng một cách rõ ràng. Chẳng hạn lượng Đại tư tế là 48.000 Pana, ngân khố và thuế vụ 24.000 Pana, các thượng thư khác 12.000 Pana. Toàn bộ lãnh thổ chia làm nhiều đơn vị hành chính bao gồm một đặc khu kinh đô và 4 tỉnh. Dưới tỉnh có huyện và 52 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn làng. Các viên chức địa phương được hưởng một phần thuế hoặc tô. Nhà nước còn lập ra các cơ quan quản lí công trình thủy lợi, trông coi việc tưới tiêu nước. Vua lập ra cơ quan giám sát do mình trực tiếp lãnh đạo. Trong đó có một sô' đóng tại chỗ, một số đi thám thính các nơi, dò xét hành vi của các quan lại và nhân dân. Để nuôi dưỡng bộ máy quan liêu, nhà vua phải dựa vào các nguồn thuế thu từ công xã, thủ công nghiệp và buôn bán. Một công cụ quan trọng khác của giai cấp thống trị là quân đội. Thời vương quốc Môria, lực lượng vũ trang khá hùng mạnh bao gồm quân của nhà vua, quân của các nước chư hầu và lực lượng của các bộ lạc phụ thuộc. Ngoài lục quân, vương triều Môria còn có hải quân. 3. Một sô đặc thù của chế độ xã hội Ấn Độ cổ đại a. Quan hệ nô lệ ở Ân Độ là quan hệ nô lệ không phát triển Các thư tịch thường nhắc đến một lớp người là Đasa, Đasa để chỉ chung những người có thân phận tôi tớ - nô tì và thường được hiểu là nô lệ. Nô lệ được hình thành từ nhiều nguồn: do sinh ra đã là con nô lệ, do bị bắt làm tù binh, do bị tội, do gán mình chuộc no v é thân phận nô lệ, phần đông họ là người đổng tộc với chủ, hơn nữa họ lại xuất thân từ những đẳng cấp khác nhau nên khi đối xử với nô lệ, chủ không thể không nghĩ đến điều đó. Một số nô lệ còn có gia đình riêng, có chút ít tài sản và được truyền lại cho con cháu. Phần đông nô lệ sống phân tán trong các gia đình chủ được coi như thành viên của gia dinh 53 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn và địa vị của họ được coi ngang với địa vị phụ nữ đã lấy chồng. Nô lệ được sử dụng trong sản xuất và xây dựng, nhưng chù yếu nhất là làm công việc phục dịch hầu hạ ờ cung đình và gia đình quý tộc. Như vậy, ở Ấn Độ, nô lệ không giữ vai trò quan trọng trong đời sóng kinh tế, chính trị, xã hội. Xét ở khía cạnh đó, quan hệ nô lệ An Độ phát triển một cách hạn chế và mang tính chất gia trưởng như nhiều nước Phương Đông khác. b. C hế độ đẳng cấp ở Ân Độ, sự phân chia xã hội được gọi là chế độ đẳng cấp hay chế độ Vác na (Trong tiếng Phạn, chữ “Vác na" nghĩa là màu sắc, thực chất). Chế độ Vácna có 4 đẳng cấp. Đẳng cấp Bàlamôn (Braman) là tăng lữ của đạo Bàlamôn. Đẳng ấp Ksatơria gồm vua quan và những người trong quân đội. Đẳng cấp Vaisia gồm những người làm nông nghiệp, buôn bán và làm một số nghề thủ công mà nghể đó được coi là cao quý. Đẳng ấp Suđra gồm những người cùng khổ nhất trong xã hội. Họ là con cháu của những bộ lạc bại trận, không có tư liệu sản xuất và ờ ngoài tổ chức công xã. Suđra không phải là nô lệ. Nô lộ không được xếp vào đẳng cấp nào cả. Chế độ Vácna ở An Độ là chế độ đẳng cấp điển hình trong lịch sử thế giới cổ đại. Chế độ này ra đời sớm, tồn tại bển vững trong chê độ nô lệ và cả chế độ phong kiến. Chế độ vácna có sự cách biệt và khác biệt lớn giữa các đảng cấp trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp, địa vị xã hội, quan hệ hôn nhân và địa vị pháp lí. 54 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Chế độ Vácna Ấn Độ không chỉ được điều chỉnh bàng phong tục tập quán, quy tắc đạo đức, mà còn được quy định đầy đủ, chi tiết chặt chẽ trong luật pháp. Nói một cách khác, đó là sự chế định hoá chế độ đảng ấp bằng pháp luật (Xem chi tiết chứng minh ở phần bộ luật Manu). c. Công xã nông thôn tồn tại lâu đài, vững chắc ỏ Ân Độ Nhìn chung, công xã nông thôn tồn tại lâu dài ở các nước phương Đông, trong đó, Ân Độ là nơi nó tồn tại lâu dài và vững chắc nhất trong suốt thời kì lịch sử cổ trung đại. Công xã nông thôn Ấn Độ điển hình ở các yếu tố cấu thành nên công xã. Đó là quyền sở hữu chung của cả công xã về ruộng đất, công xã là những đơn vị kinh tế mang tính chất tự túc, tự cấp hoàn toàn, có quyền tự quản vè chính trị trong quan hệ vối nhà nước và mang tính chất khép kín về quan hệ xã hội với bên ngoài. Công xã nông thôn Ân Độ còn điển hình ở chỗ nó có sự tác động tích cực và tiêu cực đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Công xã là cơ sở vững chắc của Nhà nước quân chủ chuyên chế. Sự tồn tại vững chắc của công xã hạn chế sự phá sản của nông dân, đã phần nào hạn chế sự phát triển của quan hộ nô lệ và còn duy trì nhiều truyền thống dân chủ của thời kì công xã nguyên thủy. Nhưng mặt khác, do chứa đựng những yếu tố bảo thủ lạc hậu, ncn công xã đã kìm hãm sự phát triển của xã hội Ân Độ, không tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hoá nảy sinh và phát triển. Và nó còn duy trì, phát sinh những tập tục cổ hủ mê tín dị đoan. 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn II. PHÁP LUẬT - BỘ LUẬT MANU Bộ luật Manu là bộ luật hoàn chỉnh nhất trong các luật lệ cổ của ấn Độ. Theo truyền thuyết, bộ luật này là một tác phẩm chép lại những lời rãn dạy của Manu (ông tổ của loài người) nên bộ luật này có tên gọi là bộ luật Manu. Thực chất, đây là những luật lệ, tập quán pháp của giai cấp thống trị được các trường thần học Bàlamôn tập hợp lại và viết thành trường ca. Bộ luật gồm 12 chương, 2685 điểu. Nội dung bộ luật không chỉ là những quan hệ pháp luật, mà còn là những vấn đề khác như chính trị, tôn giáo, quan niệm về thế giới và vũ trụ... Nhưng xem xét trên phương diện pháp lí, ta có thể phân bộ luật Manu thành những chế định chủ yếu sau đây: l ế Chế định quyền sở hữu Nói đến quyền sở hữu trước hết phải nói đến quỹẻn sở hữu ruộng đất. Bộ luật Manu phần nào phản ánh một thực tế: ruộng đất ở Ân Độ thuộc quyền sở hữu tối cao của vua, công xã có quyền sở hữu thực tế ruộng đất của công xã. Điều 246 ghi rõ: vườn đất ao hồ của mỗi thành viên công xã không thổ bị tước đoạt tùy tiện bằng đe dọa hay vũ lực. Việc tùy tiện thay đổi giới hạn các mảnh đất do công xã phân chia đều bị nghiêm cấm. Vua là sở hữu các mảnh đất đó. Bộ luật thừa nhận có một sô' ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân và việc mua bán ruộng đất được công nhận nhưng chịu sự giám sát của Nhà nước. Điều 9 quy định: nếu người bán bất động sản nhận được số tiền nhiều hơn giá quy định, nhà nước sẽ thu hồi số dư đó. Quyền sở hữu đối với những đồ vật khác chỉ được thừa 56 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn nhận khi có chứng cứ cụ thể chỉ rõ nguồn gốc của nó là do mua bán, thừa kế, ban thưởng “Nếu chít sở hữu cho người khác sử dụng đồ vật của mình trong vòng 10 năm liền mà không đòi lại thì người chủ này sẽ không có quyền đòi lại đồ vật đó” (Điểu 147). 2. Chế định về hợp đồng Chế định về hợp đổng của bộ luật Manu có nhiều điểm tiến bộ. Một hợp đồng không có hiệu lực khi hợp đồng đó kí với người điên, người già yếu, người say rượu, người chưa đến tuổi thành niên, hoặc phải kí do áp lực hoặc sự lừa dối (các Điều 163, 165, 168). Hợp đồng phải bảo đảm tính công khai. Tất cả những hợp đồng kí kết bí mật đều là bất hợp pháp. Bộ luật đề cập nhiều đến hợp đồng vay mượn, cẩm cố, trong đó quy định mức lãi tối đa phải trả mỗi tháng có khác nhau, tùy theo từng đẳng cấp trong xã hội. Bàlamôn chỉ phải trả 2%, Ksatơria trả 3%; Vaisia trả 4% và Suđra trả 5%. Nếu con nợ không trả được nợ thì bị biến thành nô lệ để trừ nợ. Nếu con nợ có khả năng trả được nợ nhưng không chịu trả, khất lần, thì chủ nợ có quyền đánh đập, hành hạ con nợ cho đến khi đòi được nợ. 3. Chế định hôn nhân gia đình và thừa kế Bộ luật thừa nhận hôn nhân mang tính chất mua bán. Người vợ được người chồng mua về và tất cả của hồi môn của người vợ trở thành sờ hữu của chồng. Người phụ nữ phải chịu sự bảo hộ của người đàn ông. Lúc nhỏ. họ phục tùng cha. khi có chổng phục tùng chồng, nếu chồng chết, phải 57 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn phục tùng con. Người chổng dù tàn bạo. ngoại tình, người vợ không có quyền li dị. Ngược lại, người chồng có thể bỏ vợ nếu người vợ đó không có con, hoặc sinh toàn con gái. Chế định thừa kế quy định các con đều có quyền thừa kế của cải của người cha, con gái cũng có quyền thừa kế để làm cuả hổi môn (Điều 104). 4. Những chê định hình sự Những chế định hình sự được đề ra theo nguyên tắc: khoan dung với những kẻ chà đạp lên quyền lợi của kẻ dưới, trừng trị thảng tay đối với những người xâm phạm đến tính mạng, tài sản. danh dự của người có địa vị xã hội cao hơn. Về tội trộm cắp, luật quy định hình phạt rất nặng. Trộm cắp vào ban đêm hay khoét ngạch vào nhà bị chặt tay hoặc ngồi trên chiếc cọc nhọn (Điều 276), nếu phạm tội lần thứ 3 bị tử hình (Điều 227). Trộm cắp tài sản của nhà vua, của đền chùa bị tử hình mà không cần xét xử. Tội xâm phạm đến quyền lực nhà nước, như gây rối trong dân chúng, sẽ bị thiêu chết. Nhìn chung, các hình phạt trong bộ luật mang tính rất dã man, nhằm duy trì sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp trong xã hộiể 5. Những chê định tô tụng Theo luật, để đảm bảo đúng sự thực, xử án phải có bằng chứng (nhân chứng, vật chứng). Nhưng chứng cứ lại phụ thuộc vào đảng ấp, giới tính. Điều 68 nêu: người làm chứng phải cùng đẳng cấp và giới với bị can. Nếu số phiếu của các nhân chứng bằng nhau, thì người xét xử ưu tiên cho những chứng cứ có nội dung tốt. Khi có sự mâu thuẫn giữa các 58 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn chứng cứ, chứng cứ của đẳng cấp trên được xem là chứng cứ đúng. Qua các chế định của bỏ luật Manu, nội dung bao trùm và rõ nét nhất là sự phân biệt đảng cấp. Theo bộ luật, sự phàn chia đảng cấp do tạo hoá định sẩn. Thần Brama (Thần sáng tạo) sinh ra những tầng lớp người khác nhau. Có 4 tầng lớp là Bàlamôn sinh ra từ mồm, Ssatơria sinh ra từ tay; Vaisia sinh ra từ đùi; còn Suđra thì sinh ra từ bàn chân của Thần Brama. Sau khi sáng tạo ra 4 đẳng cấp đó, thần ra lệnh cho Bàlamôn giảng và nghiên cứu kinh Vêđa, nhận và phân phát của bố thí, phụ trách việc tế lễ. Ksatơria có trách nhiệm bảo vệ nhân dân trong vùng mình cai trị, phân phát của bố thí, cúng lễ và nghiên cứu kinh Vêđa. Vaisia có nhiệm vụ chăn nuôi gia súc, canh tác, buôn bán, cho vay lãi, phân phát của bố thí, cúng lễ và nghiên cứu kinh Véđa. Còn Suđra chỉ có nhiệm vụ là phục vụ các đẳng cấp trên. Bộ luật còn quy định chỉ nên kết hôn giữa những người cùng đẳng cấp. Tuy nhiên, đàn ông vẫn có thể lấy vợ ở đẳng cấp dưới. Trong 4 đẳng cấp ấy, Bàlamôn là đẳng cấp có địa vị hết sức đặc biệt, được coi là cao quý nhất. Nếu Suđra xúc phạm đến Bàlamôn thì sẽ bị cắt lưỡi, dùng đinh dài bằng 10 ngón tay, nung đỏ chọc vào miệng, hoặc rót dầu sôi vào miệng vào tai; nếu giết một người Bàlamôn thì bị xử tội rất nặng; nếu giết một người Ksatơria thì bị xử bằng 1/4 tội giết một người Bàlamôn; nếu giết chết một người Vaisia thì bị xử tội bằng 1/8 và nếu giết một người Suđra thì chì bị xử tội bằng 1/16 tội giết một người Bàlamôn mà thôi. Ngược lại, nếu Bàlamôn 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn phạm những tội ác dã man cũng không bị xử chết. Đẳng cấp Suđra hết sức thấp kém, bị xã hội khinh rê. Suđra không có quyền được tham gia hội nghị công xã, không được dự tế lễ; không được bê xác chết của Bàlamôn... Như vậy, có thể nói sự phân biệt đẳng cấp chính là sự phân biệt về quyền lợi, nghĩa vụ, phân biệt đối xử rạch ròi trong các giai tầng của xã hội Ân Độ cổ đại. Đây cũng là một hiện tượng đặc biệt của luật pháp An Độ cổ đại. Chế độ đẳng cấp này được duy trì cho đến tận thời kì cận đại, làm cho xã hội cổ, trung đại Ân Độ trì trệ, không phát triển được. D. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI I. NHÀ NUỚC 1. Quá trình hình thành nhà nước Trung Quốc là một trong 4 trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Cũng như Ai Cập, Luỡng Hà và Ấn Độ, ở đây, có hai dòng sông lớn chảy qua - Hoàng Hà ở phía Bắc và Trường Giang ở phía Nam. Lịch sử cổ đại Trung quốc kéo dài gần 2000 năm (khoảng thế kỉ 21 trước công nguyên - nãm 221 TCN). Trong thời gian đó, lãnh thổ Trung Quốc từ lưu vực sông Hoàng đã dần dần được mở rộng. Nhưng đến cuối thời Chiến Quốc (thế kỉ 3 TCN), lãnh thổ Trung Quốc phía Bắc chưa vượt qua dãy Trường Thành, phía Tây mới đến miền Đông Nam tỉnh Cam Túc ngày nay, phía Nam chỉ bao gồm 1 dải đất nằm dọc theo 60 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn hữu ngạn Trường Giang mà thôi. Thời xưa, ở Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên triều đại. Đồng thời người Trung Quốc cổ đại cho rằng, nước họ là quốc gia văn minh ở giữa, xung quanh là các tộc lạc hậu gọi là Man, Di, Nhung, Địch. Vì vậy, họ dùng chữ Trung Hoa hay chữ Trung Quốc để chỉ vùng lãnh thổ của họ, nhằm phân biệt với các vùng xung quanh, chứ chưa phải là tên nước. Đến mãi 1912, Triều Thanh bị lật đổ, tên nước Đại Thanh bị xoá bỏ, chữ Trung Hoa mới trở thành tên nước chính thức, thông thường người ta quen gọi là Trung Quốc. Vào khoảng thiên niên kỉ 3 trước công nguyên, cư dân lưu vực Hoàng Hà lần lượt chuyển sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ. Theo truyền thuyết, ở đây có nhiều bộ lạc nổi tiếng như Hoàng đế, Thiếu Hiệu, Thái Hiệu, Đế Cốc, Đế Chí, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ... Qua quá trình đấu tranh và liên hiệp giữa các bộ lạc, cuối cùng, hình thành một liên minh bộ lạc lớn mạnh do Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ kế tiếp nhau, được bầu làm thủ lĩnh Trong thời kì này, kinh tế phát triển rõ rệt. Công cụ lao động vẫn là đá, gỗ, xương, nhưng do đất đai lưu vực sông Hoàng Hà màu mỡ, tơi xốp, do các còng trình thủy lợi được xây dựng, nên nghề nông phát triển hơn trước nhiều. Đến thời Hạ Vũ, người Trung Quốc đã biết đến nghề làm đồ gồm, nghề đúc đồng (nhưng đồ đồng chưa được sử dụng nhiều trong đời sống). Do kinh tế phát triển, sự phân hoá tài sản, phân hoá xã hội đã diễn ra. Thời Hạ, tầng lớp quý tộc thị tộc đã chiếm dụng nhiều ruộng đất của công xã. Thế lực và uy quyền của 61 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn họ ngày càng lớn. Theo truyền thuyết, có lần Hạ Vũ họp các tù trưởng, có người đến chậm, liền bị Vũ chém chết. Hành động độc đoán đó, chưa từng có ở thời Nghiêu, Thuấn. Dần dần tầng lớp quý tộc thị tộc hình thành một giai cấp - giai cấp qúy tộc chủ nô. Sô' lượng nô lệ ngày càng nhiểu lên với nguồn chính là tù binh chiến tranh. Nông dân công xã vẫn là lực lượng xã hội đông đảo lúc bấy giờ. Thời Hạ Vũ, mặc dù trong xã hội đã diễn ra sự phân hoá, nhưng vẫn là thời kì dân chủ quân sự đang tan rã. Sau khi Vũ chết, các quý tộc thân cận nhà Hạ trong liên minh bộ lạc đã ủng hộ con của Vũ là Khải lên thay. Việc bầu thù lĩnh liên minh bộ lạc đến đây là chấm dứt. Từ đó về sau, việc cha chuyền con nối được coi là đương nhiên, hợp tập quán và đạo lí. Khải trở thành ông Vua có quyển hành rất lớn mà những người khác phải phục tùng. Sự kiện trên đánh dấu sự hình thành nhà nước ở Trung Quốc. 2. Lược sử các triều đại * Triều đại nhà Hạ (khoảng thế kỳ XXI TCN - thế kỷ XVI TCN) Sau khi trờ thành ông vua đầu tiên ở Trung Quốc, Hạ Khải đóng đô ở An Ấp (thuộc tình Sơn Tây ngày nay). Do nhà nước mới ra đời, nên triều Hạ còn nhiều tàn dư của tổ chức thị tộc, bộ lạc. Nhà Hạ trải qua 16 đời vua, đến đời vua cuối cùng là Kiệt - một bạo chúa nổi tiếng, do đó mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt làm cho nhà Hạ suy yếu. Tộc Thương ở vùng hạ lưu Hoàng Hà vừa mới lập nước đã tấn công thôn tính và nhà Hà diệt vong. 62 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn * Triều đại nhà Thương (thế kỷ XVI TCN - thế kị’ XI TCN) Sau khi tiêu diệt nhà Hạ, nhà Thương chính thức được thành lập, trải qua 30 đời vua. Lúc đầu nhà Thương đóng đô ỏ Bạc (Phía Nam Hoàng Hà, thuộc Hà Nam ngày nay). Đen thế kỉ XIV TCN, nhà Thương rời đô sang đất Ân (Phía Bắc Hoàng Hà, thuộc Hà Nam ngày nay) nên còn được gọi là nhà Ân. Cũng từ đó, nhà Thương phồn thịnh một thời gian dài. Trong xã hội Ân - Thương về mọi mặt đều có bước phát triển lớn so với nhà Hạ. Công cụ và đồ dùng bằng đồng thau được sử dụng phổ biến. Việc trao đổi và buôn bán khá phát triển. Quan hệ nô lệ đã phát triển, nhưng công việc chủ yếu cùa nô lệ chỉ phục dịch trong gia đình chủ nô mà thôi. Trụ là ông vua cuối cùng của nhà Thương, nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử. Trụ dùng nhiều hình phạt tàn khốc để đàn áp nhân dân, gây chiến tranh với các bộ lạc xung quanh. Nhân đó, nhà Chu ở phía Tây, vốn là một nước phụ thuộc vào nhà Thương đem quân tấn công, nhà Thương diệt vong. * Triều đại Tây Chu (thế kỳXITCN-771 TCN) Sau khi đem quân diệt triều Thương, nhà Chu đóng đô ở Cảo Kinh (phía Tây lưu vực Hoàng Hà), nên thời kỳ nhà Chu đóng đô ở đây, gọi là Tây Chu. Các vua thời Tây Chu thường xưng Vương và đặt tên hiệu cho mình, ông vua sáng lập triều Tây Chu là Cơ Phát, tên hiệu là Vũ Vương. Triều Tây Chu trải qua 12 đời vua. Những chính sách nổi bật trong thời Tây Chu là thực hiện chế độ tông pháp và chế độ phân phong đất đai kèm theo ban tước cho quý tộc, công thần với quy mô rộng lớn. 63 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Chế độ tông pháp quy định: ngôi vua (Thiên tử) đời đời truyền cho nhau, chi có con trai trường (tông tử) mới được thừa kế vương vị của thiên tử, là “đại tông” cùa vương thất nhà Cha Nhũng người con trai khác được phong làm chư hầu, đối với thiên từ họ lại trở thành “tiểu tông”. Mỗi đời chư hầu, cũng chỉ có con trai trưởng mới có thể kế thừa ngôi vị chư hầu, là “đại tông” cùa nước chư hầu. Còn những người con trai khác đuợe phong là Khanh, Đại phu - “tiểu tông” của nước chư hầu. Đền đời Khanh, Đại phu cũng phải do con trai trưởng kế thừa chức Khanh, Đại phu của cha mình. Những người con trai khác được phong là sĩ. Con trai trưởng cùa sĩ vẫn kế thừa chức vị của cha mình, nhưng các con trai còn lại trở thành dân thường. Chế độ tông pháp cha truyền con nối có vai trò quan trọng củng cố đặc quyền cùa quý tộc. Chế độ tông pháp đặt nền móng cho nhà Chu thực hiện chế độ phân phong đất đai và ban tước vị. Tất cả đất đai trong cả nước thuộc quyền sờ hữu tối cao cùa nhà vua. Vua giữ lại cho mình vùng đất xung quanh kinh đô gọi là Vương kỳ, còn lại đất đai trong cả nước, vua phân phong cho con cháu họ hàng, công thần. Khi phong đất còn kèm theo phong tước (tước vị bao gồm Ngũ tước theo thứ tự cao thấp là Công, Hầu, Bá, Tử, Nam). Nguyên tắc phong đất và ban tước của nhà Chu là căn cứ vào quan hệ huyết thống gần hay xa với vua hoặc công lao lớn hay nhò sẽ được được phong đất nhiều hay ít, gần hay xa và tước cao hay thấp. Những vùng đất phong trở thành các nuớc chư hâu của nhà Chu và những người được phong đất, ban tước trở thành “Vua chư hầu”. Ruộng đất trong Vuơng kỳ hoặc 64 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn trong từng nước chư hầu lại được đem phong cho các quan lại, quý tộc của triều đình hoặc của nước chư hầu để họ hưởng thuế, kèm theo là tước khanh, đại phu, sĩ. Đất phong và tước vị được truyền lại cho con cháu của họ. Giữa Thiên từ nhà Chu với "vua chư hầu”, vừa có mối quan hệ huyết thống, vừa có sự lệ thuộc. Đối với Chu vương, “Vua chư hầu” phải có nghĩa vụ hàng năm chầu cống và nghĩa vụ quân sự khi có chiến tranh. * Triều đại Đông Chu (770 TCN - 256 TCN) - Thời Xuân Thu-Chiến Quốc (770 TCN-221 TCN) Năm 770 TCN, nhà Chu dời đô về Lạc Ấp (ở phía Đông Hoàng Hà), nên thời kỳ này nhà Chu được gọi là Đông Chu. Triều đại Đông Chu trài qua 25 đời vua tồn tại đến 256 TCN thì bị nước Tần tiêu diệt. Triều đại Đông Chu còn được gọi là thời Xuân Thu-Chiến Quốc. Xuân Thu (770 TCN - 475 TCN) và Chiến Quốc (475 - 221 TCN). Thời Đông Chu là thời kì thể chế nhà Chu ngày càng suy yếu. Các nước chư hầu ngày càng lớn mạnh và gây ra các cuộc chiến tranh để giành quyền bá chủ Trung Quốc. Cuối thế ki VI TCN,. Trung Quốc có 5 nước lớn là Tề, Tấn, Sở, Ngô, Việt, còn gọi là cục diện “Ngũ bá”. Sang thời Chiến quốc có 7 nước lớn nhất tranh quyền tranh bá là Te, Sờ, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần, còn gọi là cục diện “thất hùng”. Đây là thời kì chiến tranh triền miên, quy mô rộng lớn, tính chất ác liệt gấp nhiều lần so với thời Xuân Thu. Một hiện tượng nổi bật trong nhiều nước lúc bấy giờ là tiến hành cải cách về các mặt, trong đó, cuộc cải cách do Thương Ường đề xướng và thực hiện ở nước Tần (359TCN) là nổi 65 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn tiếng và mang lại hiệu quả nhất. Nội dung chủ yếu của cuộc cải cách này là tăng cường trật tự trị an, khuyến khích việc sàn xuất nông nghiệp, khuyến khích lập quân công, mộng đất được tự do mua bán, thống nhất đơn vị đo lường... Qua cuộc cải cách ờ nước Tần và các cuộc cải cách ờ nhiều nước khác, cơ sờ kinh tế và đặc quyền chính trị cùa tầng lớp quý tộc cũ dần dần bị phá vỡ, tầng lóp địa chủ mới từng buớc chiếm ưu thế về kinh tế và chính trị. Quan hệ sản xuất phong kiến bắt đầu được hình thành. Đồng thời, qua cải cách, nirớc Tần hùng mạnh hản lên, đánh bại được 6 nước và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. Từ đây, Trung Quốc bước sang chế độ phong kiến. 3. Tổ chức bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước Trung Quốc cổ đại được xác lập và hoàn thiện từng bước qua các triều đại. Triều đại Hạ - Thương: bộ máy nhà nước còn đơn giản, mang đậm nét tàn dư của tổ chức thị tộc. Đen triều đại Tây Chu, bộ máy nhà nước được hoàn thiện cả về quy mô và cơ cấu tổ chức, tàn dư công xã thị tộc phai nhạt dần. Sang thời Xuân Thu - Chiến Quốc, tổ chức bộ máy nhà nước cùa các nước đã kế thừa và phát triển cách thức tổ chức bộ máy nhà nước cùa nhà Tây Chu. a. Ngôi vua Vua là người đứng đầu bộ máy nhà nước Trung Quốc cồ đại. Thời Hạ -Thương, Vua được gọi là Đế, đến thời Tây Chu, gọi là Vương. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở những nước chư hâu lớn, vua cũng tự xưng Vương. Vua là người nắm mọi 66 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn quyền lực nhà nước. Trên danh nghĩa, vua là chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đất trong cả nước. Vì vậy, vua có quyền thu thuế ruộng đất trong cả nước và có quyền phân phong ruộng đất cho các quý tộc, quan lại. Tuy nhiên, người nhận đất phong không có quyền mua bán ruộng đất đó. Vua nắm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vua còn tự thần thánh hóa bản thân. Thời Hạ, vua Kiệt ví mình như mặt trời. Thời Thương trờ đi, vua tự xưng Thiên Tử, thay mặt trời cai tộ nhân dân. Vì vậy, sách Kinh Thi khái quát chung về quyền lực vô tận cùa các vị vua như sau: “Ở dưới gầm trời, đâu cũng là đất vua, khắp trên mặt đất, ai cũng dân vua b. Bộ máy chính quyền trung ương Thời Hạ -Thương bộ máy chính quyền còn đơn giản. Chức quan có địa vị lớn nhất là chức Vu sử, giúp vua quản lý chung công việc ờ triều đình và trông nom việc thờ cúng, xem bói. Ngoài ra, còn có một số chức quan quản lý những công việc cụ thể như: Mục chính (quản lý chăn nuôi), Xa Chính (quản lý xe), Bảo chính (quản lý việc tiến dâng thức ăn cho vua). Từ thòi Tây Chu, bộ máy chính quyền ở trung ucmg đi vào quy cù và phát triển nhất với cơ cấu Tam Công, Lục Khanh. Tam Công bao gồm ba chức quan: Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo (Sư là dạy bảo chỉ dẫn, Phó là thông hiểu đức nghĩa, Bảo là giữ gìn sức khoẻ), có chức năng như một ban cố vấn cao cấp của nhà vua Giúp việc cho tam Công có Thiếu Sư, Thiếu Phó, Thiếu Bảo. Lục Khanh (lục quan) là sáu chức quan trực tiếp quàn lý các lĩnh vực cụ thể gồm: 67 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn + Thái tể (còn gọi là Thiên quan, Chủng tể ), đứng đầu lục khanh trông nom công việc cai trị trong nước. + Tư đồ (còn gọi là địa quan, giáo quan) trông coi công việc hành chính, dân sự, giáo dục. + Tông bá (còn gọi là Xuân quan), trông coi việc tế tự, lễ, nhạc. + Tư mã (còn gọi là Hạ quan, chinh quan), trông coi quân sự và chinh phạt. + Tư khấu (còn gọi là Thu quan, hình quan), trông coi hình pháp, ngục tụng. + Tư không (còn gọi là Đông quan, Công quan), trông coi đất đai trong nuớc, kiến thiết xây dựng. Giúp việc cho Lục khanh là các Tòng quan. Song song với Lục khanh còn có Thái sử liêu gồm Tả sử - ghi chép lời nói của vua; Hữu sử - ghi chép lại các sự kiện lớn của quốc gia. Thời Đông Chu (Xuân Thu - Chiến Quốc), tổ chức bộ máy chính quyền trung ương không có thay đổi nhiều so với thời Tây Chu. Còn bộ máy triều đình ở các nước chư hầu giống mô hình nhà Chư nhưng quy mô nhỏ hơn. ở thời Chiến Quốc, xuất hiện chức quan cao nhất trong bộ máy quan lại của các nước, với những tên gọi khác nhau tùy theo từng nước như: Lệnh doãn, Dại doãn, Thái tể, Tướng quốc, Thừa tướng. c. Khu vực hành chính và bộ máy chính quyển địa phương - Thời Hạ - Thương, việc phân chia khu vực hành chính mới đang trong quá trình hình thành dần dần. Đơn vị phân chia khu vực hành chính lúc đó gọi là “nước”, hoặc “phương quốc” (là các nước chư hầu ở 4 phương) hình thành trên cơ sở các bộ 68 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn lạc. Người đứng đầu có thể là tù trưởng bộ lạc trước đó. Sừ ký Tư Mã Thiên ghi ràng: “Đời Hạ có họ Tự với 10 nước, trong đó nổi tiếng nhất là nước Côn Ngô; “triều Thương phân phong cho con cháu, lấy tên nước làm họ”. Như vậy, "nước” hay “phương quốc” lúc đó thực chất là những vùng mang tính chất tiền thân cùa đơn vị hành chính nhà nước sau này. - Thời Tây Chu, phân chia khu vực hành chính mở rộng và hoàn thiện hơn so với Hạ - Thương. Xung quanh kinh đô Cảo Kinh thiết lập Lục toại - sáu khu quản lý hành chính. Quan đứng đầu Toại gọi là Toại sư, quản lý đất đai và dàn số ờ toại. Do nhà Chu thục hiện chính sách phân phong, nên đã thiết lập một cấp hành chính địa phương trực tiếp cùa triều đình là các nước chư hầu. Bộ máy chính quyền của chư hầu là hình ảnh thu nhỏ của chính quyền trung ương. Đứng đầu nước chư hầu là Vua chư hầu, được cha truyền con nối. Vua chư hầu có quyền lập ra bộ máy chính quyền của mình theo mô hình của nhà Chu nhưng với quy mô nhỏ hơn và toàn quyền cai trị vùng đất mình được phong nhưng phải phục tùng Thiên Tử. Quan hệ cơ bản giữa vua chư hầu và vua Chu là Triều cống và Tuần thú. Đó là theo định kỳ hoặc đột xuất, vua chư hầu về triều đình yết kiến Thiên tù và nộp cống cho vua Chu các sản vật cùa địa phương. Còn Thiên tử nhà Chu thường đi tuần thú các nước chư hầu để nắm tình hình địa phương. Chư hầu nào không thực hiện việc triều cống hoặc nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt như: quờ trách, hạ tước vị, thu hồi đất đai V.V.. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, chiến tranh giữa các nước đã khiến cho các nước chư hầu trở thành các quốc gia độc lập với nhà Chu và vì thế, bộ máy chính quyền địa phương chư 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn hầu trở thành bộ máy chính quyền trung ương của một nước. Nước Tần là một trong số các nước cải cách lại khu vực hành chính, chia cả nước thành các quận, huyện. Đây chính là cơ sở cho việc thiết lập chế độ quân huyện của triều đại phong kiến Tần sau này. Chính quyền cấp cơ sở: Thời Hạ - Thương, đom vị hành chính cơ sở là công xã nông thôn (thôn), do Tộc trưởng (Thôn trưởng) đứng đầu. Thôn trưởng do công xã bầu ra, quản lý công việc chung của công xã và đại diện công xã trong quan hệ với chính quyền cấp trên. Thời Tây Chu, thôn trường vẫn do công xã bầu ra, nhưng phải được chính quyền cấp trẽn phê chuẩn. Thời Xuân Thu - CHiến Quốc, chính quyền cấp cơ sở có những thay đổi quan trọng. Chẳng hạn, nước Tần cấp cơ sở là xã. Một xã gồm một thôn hoặc vài công xã hợp lại. Viên quan đứng đầu xã là do chính quyền cấp trên bổ nhiệm. v ề quân đội: giai cấp thống trị Trung Quốc rất chủ ý đến xây dựng lực lượng quân đội. Ngay từ đời Thương, quân đội nhà vua được chia làm 3 sư là: hữu, trung, tả. Ngoài quân đội cùa trung ương, quý tộc địa phương và các chứ hầu cũng có lực lượng vũ trang riêng. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kì các nước tranh hầu, tranh bá nên quân đội ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Như vậy, ở bất cứ triều đại nào, tố chức bộ máy nhà nước Trung Quốc cổ đại đều thể hiện là chính thể quân chủ quý tộc. Chính thể nhà nước đó tồn tại và phát triển dựa trên những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội sau: - về kinh tế: hầu hết ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu tối cao của Vua. Tổ chức công xã nông thôn tồn tại bền 70 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn vững. Công xã vừa là đơn vị ban cấp (vua phân phong ruộng đất ờ công xã cho quý tộc, công thần), vừa là cơ sờ vật chất của nhà nước quân chù (Nhà nước bóc lột nông dân công xã bàng các hình thức tô thuế, lao dịch, binh dịch). - về chính trị-x ã hội: hệ thống quan lại được hình thành theo chế độ tông pháp cha truyền con nối. Hầu hết các chức vụ quan trọng từ trung ương đến địa phương đều do họ hàng nhà vua nám giữ. Tirớc vị cao hay thấp của quý tộc, quan lại căn cứ vào quan hệ huyết thống gần hay xa với vua. Có thể nói, hệ thống chính quyền và hệ thống gia tộc là một. Đây chính là cơ sở quy định điểm đặc biệt của nhà nước Trung Quốc cổ đại - nhà nước quân chủ quý tộc (chủ nô). II. PHÁP LUẬT 1. Pháp luật ở Trung Quốc, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy một bộ luật cổ nào. Pháp luật được phản ánh gián tiếp và ít ỏi trong sử sách cổ Trung Hoa. + Thời Hạ, đã có pháp luật, được gọi chung là Vũ hình. Sách tả truyện có ghi: “Nhà Hạ chính trị rối loạn nên mới có hỉnh luật vua Vũ”.(l) Cũng theo sách Thượng Thư, nhà Hạ bất đầu định ra hình phạt gọi là ngũ hình, là loại hình phạt bắt chước theo nhục hình vốn có của tộc Miêu, khi nhà Hạ diệt một bộ lạc khác sau Miêu đề thống trị, bèn dùng theo nhục hình sẵn có cùa người Miêu. + Thời Thương, pháp luật được chế định trên cơ sở pháp (1). Dần theo Đàm Gia Kiện (chù biên), Lịch sừ văn hóa Trung Quốc, Nxb KHXH, Hà N ội, 1993, trang 45. 71 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn luật nhà Hạ. Sách Luận ngữ ghi: “Đời Ân dựa theo lễ nhà Hạ, phần thêm bớt có thể biết được” và “nhà Thương rối loạn chính sự nên mới đặt ra hình luật cùa vua Thang”.1 v ề hình phạt, Ngũ hình nhà Thương gồm 5 loại hình phạt chủ yếu là: Mặc: Thích chữ vào trán rồi bôi mực Tị: Xẻo mũi Phị: Chặt chân hoặc tróc bô xương bánh chè Cung: Nam giới bị cắt ngoại thận (thiến), nữ giới bị nhốt trong buồng kín Đại Tịch: Từ hình. Tử hình có nhiều hình thức như: chém đầu, chém ngang lưng, thiêu đốt, róc thịt, khoét thịt, v.v... + Thời Tây Chu: chính sách pháp luật nổi bật là trong khi hoàn thiện các quy định cùa pháp luật thì đồng thời thực hành lễ trị. Lễ bắt nguồn từ tập quán tế tự của xã hội nguyên thủy, đến xã hội có nhà nước, lễ phát triển thành chuẩn mực hành vi điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người, giữa kẻ dưới vói người bề trên. Lễ nhà Tây Chu do Chu Công Đán (em Chu Vũ Vương) chế định trong khi quy định việc xây dựng nhà nước nhà Chu. Nội dung cùa lễ bao gồm các chế độ luật lệ, quy phạm hành vi và nghi thức lễ tiết của các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, pháp luật, hôn nhân gia đình, đạo đức, luân lý, phong tục tập quán... Nguyên tắc cơ bàn cùa lễ là “thân thân, tôn tôn” (thân với người thân, tôn với người tôn quý). Mục đích cùa lễ nhằm “kinh lý quốc gia, ổn định xã tắc, đưa nhân dân vào vòng trật (1). Sđd, trang 45. 72 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn tự, làm lợi cho việc nối dõi về sau”.(l> Nhu vậy, lễ là sự thể hiện danh phận của các đẳng cấp trong giai cấp thống trị nhà Chu, là phản ảnh sự kết hợp quan hệ tông pháp và tổ chức chính quyền nhà nước. Hình là hình phạt (pháp luật). Xét về mặt hình thức, cả lễ và hình đều là những quy phạm xã hội điều chinh hành vi xừ sự cùa con người. Xét về mối quan hệ và vai trò của chúng thì lễ là mục tiêu, còn hình là biện pháp để duy trì việc thực hiện lễ. Hình trừng trị những cái gi mà lễ không cho phép, tức là bị Pháp cấm đoán. Rút kinh nghiệm sự thất bại của nhà Thương do vua Trụ dùng hình phạt quá tàn bạo nên nhà Chu đã đề ra nguyên tắc: “Minh đức thân phạt” (làm sáng tỏ đức, thận trọng khi dùng hình phạt). Hệ thống hình phạt cúa nhà Tây Chu kế thừa Ngũ hình nhà Thương và bổ sung thêm bốn hình phạt nữa nên gọi là “Cừu hình” (9 loại hình phạt). Bốn hình phạt bổ sung là: tiên (đánh bằng roi), phốc (đánh giữa chợ), lưu (đi đày) và thục (chuộc tội). Đến vương triều thứ năm là Chu Mục Vương, đặt ra Lữ hình (Lữ hình là do quan tư khấu Lữ Hầu (Lã Hầu) nhận lệnh Chu Mục Vương tham khảo pháp luật các triều đại trước để biên soạn). Lữ hình là Cửu hình được bồ sung và sừa đổi, thể hiện tư tường pháp luật “Minh đức thận phạt”. Đó là giảm thiểu nhũng điều khoản hình phạt nặng; mờ rộng phạm vi của Thục hình, người bị tuyên phạt hình có liên quan đến Ngũ hình, được phép dùng tiền chuộc để miễn hình phạt, số lượng tiền chuộc có quy định cụ thề. Đối tượng cùa việc chuộc tiền (1). Sdd, tr 48. 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn miễn tội hình hạn chế ở tội đang còn hiềm nghi. Mặt khác, khi định tội. lượng hình cần phải phân biệt lầm lỡ với cố ý, phạm tội nhất thời với tái phạm nhiều lần. Tội tuy nhó nhưng cố ý hoặc tái phạm thì nghiêm trị, tội lớn nhưng do lầm lỡ hoặc nhất thời thì có thế xử nhẹ. về tố tụng, Lữ hình còn quy định “Ngũ thính" nhằm phòng ngừa quan lại xử án lạm dụng pháp luật, “Ngũ thích” gồm: Xét xử phải dùng chứng cứ; quan sát sẳc mặt để phân biệt khẩu cung thật hay giả; giám sát quan tòa xét án; các vụ trọng án phài do Chư vương xét hỏi; quan xừ án nếu sợ quyền thế. đền ơn trà oán, ăn hối lộ, nhận nhờ vả thì cũng tội như kè phạm tội. + Thời Xuân Thu - Chiến Quốc chế dộ tư hữu và nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát trien, các nước tiến hành cải cách theo đường lối Pháp trị, pháp luật đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng, lĩnh vực điều chỉnh và đẩy mạnh về pháp điển. Năm 536 TCN, nước Trịnh soạn ra “Hình thư” và khắc lên đỉnh (đỉnh đúc bằng sắt). Đây là sự mở đầu việc công bố pháp luật thành văn mà chúng ta được biết qua sử sách. Thời Chiến Quốc, để tranh thủ sự ủng hộ cùa tầng lớp địa chủ mới xuất hiện, các nước ban hành một loạt các bộ luật như: nước Hàn có “Hình phù”, nước Sở có “Hiến lệnh”; nước Tề có “Thất pháp”, nước Việt có “Quốc luật”. Sau đó, quan Tư khấu cùa nước Hàn là Lí Khôi, tổng hợp kinh nghiệm lập pháp cùa các nước soạn ra bộ “Pháp kinh”. Pháp kinh đã thất truyền, nhưng theo sử sách thì đây là bộ luật hoàn chỉnh và nổi tiếng cùa TRung Quốc cổ đại. Nội dung cúa nó gồm 6 chương: - Đạo pháp: Quy định về tội trộm cướp - Tặc pháp: Quy định các tội làm giặc 74 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn - Tư pháp: Quy định thủ tục xét xử - Bố pháp: Quy định về việc bắt bớ giam cầm - Tạp pháp: Quy định về một số tội khác. - Bối pháp: Quy định về những nguyên tắc chung. Pháp kinh là công cụ bảo vệ chính quyền chuyên chế. Theo Pháp kinh, phàm những hành vi xâm phạm đến sự tôn nghiêm của quân vương và nguy hại đến chính quyền quân chủ (trộm cướp ấn dấu của triều đình, vượt thành trì, nhóm họp bè đảng...) đều bị coi là trọng tội. Không chì người phạm tội bị xử mà còn tru di cả họ. Pháp kinh còn bảo vệ quyền tư hữu. Kẻ nào ngoài đường nhặt được của rơi không trả lại người mất (mà bị bắt gặp) thì sẽ bị chặt chân. Tội trộm cướp nhẹ thì đày đi biên cương lao dịch khổ sai, nặng thỉ xử tử. Thậm chí mới có ý định trộm cướp cũng sẽ bị phạt nặng. Pháp kinh có ảnh hưởng lớn đến pháp luật nước Tần sau khi thống nhất Trung Quốc. 2. Một số học thuyết chính trị - pháp lý ở Trung Quốc cổ đại đã sớm xuất hiện và phát triển nhiều tư tưởng chính trị - pháp lý mà bản thân chúng vẫn còn giá trị đến ngày nay. Đặc biệt thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kì xuất hiện nhiều yếu tố mới trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đưa đến sự ra đời cùa nhiều trường phái tư tường khác nhau. Trong đó, đáng chú ý nhất là Nho gia và Pháp gia. Nho gia là trường phái do Khổng Từ (551 - 479 TCN) sáng lập, được Mạnh Tử (372 - 289 TCN) và Đổng Trọng Thư (179 - 117 TCN) phát triển và hoàn thiện. về đường lối cai trị. Khổng Từ chủ trương Đức trị (dùng đạo đức để cai trị), phủ nhận ý nghĩa của luật pháp, ỏng cho 75 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn rằng: “Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm si. Cai trị dân mà dùng đạo đúc đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân biết liêm sỉ và thực lòng quy phục”. Trong bối cành thời Xuân Thu - Chiến Quốc, khi thế lực nhà Chu bị suy yếu, chiến tranh triền miên giữa các nước chư hầu, trật tự kì cương xã hội, đạo đức bị suy thoái thì không thể thiên về thực hiện đức trị mà phải dùng pháp luật để cai trị. Do đó, học thuyết của Khổng Tử không đuợc giai cấp thống trị đương thời áp dụng. Pháp gia là trường phái tu tường chủ trucmg Pháp trị (dùng pháp luật để cai trị), để củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, thiết lập chế độ tập quyền chuyên chế. Đại biểu nổi tiếng nhất thời Xuân Thu là Quản Trọng. Đen thời Chiến Quốc, số nguời thuộc phái này ngày càng nhiều như: Thương Ưômg, Thân Bất Hại, Thận Đáo... Tuy nhiên, người có nhiều đóng góp nhất cho phái này là Hàn Phi. Hàn Phi (khoảng 280 - 230 TCN) là công tử nước Hàn. Theo ông, các nhà Nho dùng văn chương làm cho pháp luật hỗn loạn, nên phải “đốt Kinh thi, Kinh thư, mà sáng tỏ pháp luật”. Vì vậy, bổn phận của nhà vua không phải là chú trọng đến đạo tu thân mà cốt ở ấn định pháp luật cho minh bạch và ban bố cho mọi người đều biết mà tuân theo. Khi pháp luật được định rõ, các quan không dám xử kiện trái với pháp luật, còn nhân dân do biết luật không dám làm điều phạm pháp. Theo Hàn Phi, sở dĩ dùng pháp luật, mệnh lệnh, hình phạt để cai trị là phương pháp có hiệu quả nhất vì “dân vốn nhờn với lòng thương và chì tuân theo uy lực”. Như vậy, nhà nước rất 76 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn cần tới pháp luật vi pháp luật là công cụ để điều chình xã hội. Không chi đề cao ý nghĩa của pháp luật, Hàn Phi còn cho rằng mọi người phải được bình đẳng trước pháp luật: “Pháp luật không a dua quý tộc, pháp luật đã đặt ra thì người có tiền cũng không từ được, người dũng cũng không tránh được. Hình phạt không tránh quan đại thần, khen thưởng không bỏ rơi kẻ thường dân”. Nội dung của thuyết Pháp trị gồm 3 yếu tố: Pháp, Thế, Thuật. - Pháp: là pháp luật, mệnh lệnh, chiếu chỉ, xuất phát từ ý chí cùa nhà vua để thần dân tuân thủ. Mục đích của pháp luật là để trừng trị, răn đe cho dân sợ. Hàn Phi viết: “Trong một nước do một ông vua sang suốt cai trị, lời nói của vua không hàm hồ, pháp luật không thể giài thích theo hai loi khác nhau. Vĩ vậy, mọi lời nói và hành vi của dân nếu không đúng pháp luật đểu bị nghiêm cấm ”ẵ - Thế: muốn Pháp được thi hành, vua phải có thế, tức là phải có đầy đù uy quyền “Kiệt làm thiên tử, chế ngự được thiên hạ, không phải vì có tài đức mà vì thế trọng”(Hàn Phi). - Thuật: muốn cai trị được tốt, ngoài Pháp và Thế còn phải chú ý đến Thuật, là phương pháp điều hành, nghệ thuật quản lý con người. Thuật bao gồm ba mặt: bổ nhiệm, khảo hạch và thường phạt. Thuật bổ nhiệm là khi đề bạt quan lại chỉ căn cứ vào tài năng, chứ không cần kể đến dòng dõi. Đồng thời phải xuất phát từ yêu cầu cùa công việc để đặt chức quan. Chức quan nào không cần thiết thì bãi bỏ. Thuật khảo hạch và thuật thưởng phạt là căn cứ vào trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả công việc, làm tốt thi thường, làm không tốt thì phái chịu phạt, kể cả xử từ. Phương pháp thường phạt có hiệu quả là “Nếu 77 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn thưởng thi không gỉ bằng và giữ đúng lời hứa để cho dân thích, nếu phạt thì không gi bằng nặng và nghiêm để cho dân sợ” (Hàn Phi) Với ba yếu tố: pháp, thế, thuật, vua có thể trờ thành một kẻ chuyên quyền, độc đoán, chi dùng hình phạt nghiêm khắc nặng nề để trị nước chứ không cần nhân nghĩa, không cần hâm mộ, trung tín. Như vậy, với việc đề ra đường lối cai trị bàng pháp luật, thuyết Pháp trị của phái Pháp gia đã đáp ứng được yêu cầu cùa xã hội đuơng thời là làm cho vương triều vũng mạnh, đất nước phát triển ổn định mọi mặt. Thuyết Pháp trị đã được áp dụng ờ một số nước lúc bấy giờ nhưng thành công nhất là nước Tần. Sau khi thống nhất Trung Quốc, nhà Tần tiếp tục cải cách đất nuớc theo đường loi của thuyết Pháp trị. 78 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn CHUÔNG II NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI ở phương Tây, khoảng thiên niên kỉ thứ IITCN, trên đảo Crét và vùng Mixen của bán đảo Hy Lạp đã xuất hiện những nhà nước và sau đó chúng bị tiêu diệt. Đến thế kỉ VIII - VI TCN, một sô' nhà nước lại được hình thành ở các thành bang Hy Lạp và ở La Mã. Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước", sự ra đời của các nhà nước ở Hy Lạp, La Mã cổ đại (và nhà nước của người Giéc manh sau này) được FắEngen miêu tả và đúc kết thành lí luận của phạm trà "nguồn gốc nhà nước". Hy Lạp, La Mã là nền văn minh lớn và phát triển nhất của thế giới cổ đại. A. HY LẠP CỒ ĐẠI Lãnh thổ của các quốc gia chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại gồm lục địa Hy Lạp ngày này cùng các đảo thuộc biển Êgiê và vùng Tày Tiểu Á. Với giao thông biển thuận lợi, Hy Lạp đã sớm tiếp xúc với nền văn minh phương Đông. 79 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn I. NHŨNG NHÀ NUỚC TÔÌ c ổ . KHÁI QUÁT CHUNG LỊCH SỬ CÁC NHÀ NUỚC CỦA NHŨNG Q uốc GIA - THÀNH BANG SAU ĐÓ 1. Những nhà nước tối cổ ở Crét và Mi xen Qua hai tập sử thi "I li át" và "Ô đi xê" cùng các hiện vật của khảo cổ học, các nhà khoa học đã chứng minh được rẳng, ở thiên niên kỉ II TCN từng tồn tại nển văn hoá đồng thau Crét - Mi xen. Cư dân Crét giỏi nghề dệt, chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán với Ai Cập, Tiểu Á. Do đó, sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc. Đến đầu thiên niên kỉ II TCN, một số quốc gia chiếm hữu nổ lệ được hình thành và tồn tại độc lập với nhau. Đến giữa thiên niên kỉ đó, những tiểu quốc này được hợp nhất thành một nhà nước vói hình thức quân chủ chuyên chế như nhiều nước ở phương Đông. Ở Mi xen, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cũng dần dần phá vỡ trật tự của công xã nguyên thủy. Đến khoảng thế kỉ XVII TCN, một số nhà nước cũng được hình thành và cùng tồn tại khoảng 500 năm. Đó là các vương quốc quân chủ chuyên chế. Nhiều cuộc chiến tranh đã nổ ra giữa các vương quốc, như cuộc chiến tranh Tơ roa. Quan hệ chiếm hữu nô lệ ở Crét và Mi xen chưa phát triển lắm. Nô lệ chủ yếu được dùng vào việc hầu hạ chủ. Vào thế kỉ XII TCN, các nhà nước ở Crét và Mi xen đểu bị người Đô riêng chinh phục và tiêu diệt. Ở Hy lạp, hình thái công xã nguyên thủy được tái lập. 80 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn 2. Khái quát chung về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của các nhà nước ở các quốc gia - thành bang a. Sự hình thành nhà nước Quá trình hình thành các nhà nước thành bang trải qua hai giai đoạn. ■ Giai đoạn đáu (thế kỉ XI - IX TCN) cũng được phản ánh trong hai tập sử thi "7//ế át" và "ô đi xè" mà tương truyền tác giả là Hô - me, nên giai đoạn này thường được gọi là thời Hôme. Sau khi các quốc gia tối cổ bị hủy diệt, ở Hy Lạp tái lập hình thái công xã nguyên thủy, nhưng bắt đầu tan rã. Công cụ bằng sắt xuất hiện và được sử dụng rộng rãi, tạo cho kinh tế bước phát triển mới và nảy sinh sự phân hoá xã hội. Trong công xã vai trò của hội nghị nhân dân giảm sút rất nhiều, những công việc quan trọng hầu như do các quý tộc thị tộc quyết định. Thủ lĩnh quân sự vừa là kẻ chỉ huy lực lượng vũ trang, vừa là người xử án và phụ trách việc tế lễ. Đây chính là một tổ chức dân chủ quân sự điển hình trong lịch sử chế độ công xã nguyên thủy thế giới. Có thể nói thời Hô Me là giai đoạn chuẩn bị và chuyển tiếp từ chế độ công xã nguyên thủ sang xã hội có giai cấp và nhà nước. - Giai đoạn thứ hai (thế kỉ VIII - VI TCN) là giai đoạn xuất hiện giai cấp và nhà nước. Trong giai đoạn này, cơ sở kinh tế tiếp tục được phát triển và đưa đến hai hệ quả: Hệ qủa thứ nhất, nếu như ở thời Hô me có sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp, thì ở giai đoạn thế kỉ VIII - VI TCN, xã hội hình thành ba giai cấp: chủ nô, nô lệ, nông dân và thợ thủ công. Trong đó chủ nô, nô lệ là hai giai cấp đặc trưng của chế độ nô lệ. Trong giai cấp chủ nô, bên cạnh tầng lớp chủ 81 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn nô quý tộc, có tầng lớp chú nô mới, không phải là quý tộc thị tộc. Đó là các chủ xưởng, chủ thuyền, thương nhân giầu có về kinh tế và khá đông đảo về số lượng. Hệ quả thứ hai, là sự hình thành các thành bang. Hy Lạp cổ đại có địa hình tự nhiên khá đặc biệt, có nhiều thung lũng hẹp, giao thông với nhau rất khó khăn. Các thành bang dần dần hình thành ở những thung lũng đó. Người dân coi thành bang như tổ quốc của mình. Thông thường hạt nhân của thành bang là một thành phố, bao quanh thành phố ià những cánh đồng. Diện tích của từng thành bang không lớn lắm từ 800 - 8000 km2, dân sô' cũng chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn người. Các thành bang là những trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo của Hy Lạp. Có thành bang chuyên sản xuất nông nghiệp. Có thành bang công thương nghiệp rất phát triển. Đa sô' các thành bang vừa có sản xuất nông nghiệp vừa có công thương nghiệp phát triển. Cả Hy Lạp có hàng chục thành bang, độc lập về chính trị với nhau. Mỗi thành bang đều có chính quyền riêng, lực lượng vũ trang riêng là luật lệ riêng. Như vậy, các thành bang đã trở thành những quốc gia - nhà nước theo đầy đù nghĩa của nó. Hình thức tổ chức nhà nước của từng quốc gia - thành bang không giống nhau, là cộng hoà quý tộc chủ nô hoặc là cộng hoà dàn chủ chủ nô. Và lịch sử nhà nước cổ đại ở Hy Lạp là lịch sử của những quốc gia thành bang ấy. b. Thời kì phát triển và phồn thịnh của nhà nước (trước th ế k lỉV T C N ) Sau khi các nhà nước thành bang được hình thành, trong suốt mấy thế kỉ, người Hy Lạp đua nhau đi chiếm hữu vùng đất mới ở ven biển Bắc Phi và vành đai quanh Hắc Hải, v.v. 82 ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Người Hy Lạp lập những thành bang ở những vùng đất mà họ chiếm được. Vào nửa đầu thế kỉ V TCN, đến lượt mình, các thành bang ở Hy lạp phải liên hợp với nhau chống lại cuộc chiến tranh xâm lược cúa đế quốc Ba Tư (V và giành được tháng lợi. Trước và sau cuộc chiến tranh chống Ba Tư đó, giữa các thành bang ở Hy Lạp thường diễn ra các cuộc chiến tranh với nhau, tiêu biểu là cuộc chiến tranh giữa những người Xpác cùng đổng minh với Aten và đổng minh của họ (431 - 404 TCN). Thắng lợi to lớn của người Hy Lạp đối với đế quốc Ba Tư, đã kích thích sự phát triển của các ngành kinh tế Hy Lạp. Quan hệ nô lệ phát triển đến tột đỉnh. Nô lệ được sử dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế, nông nghiệp, công thương nghiệp. Nô lệ trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội. Quan hệ nô lệ ở Hy Lạp trở thành quan hệ nô lệ điển hình trong lịch sử thế giới cổ đại. c. Thă kì suy vong và sụp đổ của nhà nước ( thế Id IV -IITCN) Từ thế kỉ IV TCN, các thành bang Hy Lạp lâm vào cuộc khủng hoảng và ngày càng trở nên trầm trọng. Từ giữa thế kỉ IV trước công nguyên, Hy Lạp bị đế quốc Ma xê đoan<2) tấn công và thống trị (mặc dù các thành bang Hy Lạp vẫn được mang hình thức độc lập). Trong các thành bang Hy Lạp, một sô' chủ nô càng trở nên giầu có. Ngược lại, hàng loạt người tự (1). Đ ế quốc Ba Tư dược hình thành từ Iran và bành trướng rất mạnh ra bên ngoài từ nửa cuối thế kì VI trước công nguyên, Ba Tư là một đ í quốc hùng mạnh, nổi tiếng trong lịch sứ thế giới cổ đại (2). Ma xê đoan nằm ở vùng đông bắc bán đảo Ban Câng là một quốc gia chiếm hữu nô lệ hình thành và phát triển sau các thành bang Hy Lạp. Đ ế quốc Ma xê đoan cũng là một đ ế quốc nổi tiếng trong lịch sử thê' giới cổ đại. 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn