🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình lịch sử nghệ thuật - Tập 1 Ebooks Nhóm Zalo HỌC XÂY DỰNG - KHOA KIÉN TRÚC VÀ QUY HOẠCH MÔN LÝ THUYẾT VÀ LỊCH s ử KIẾN TRÚC Đặng Thái Hoàng - Nguyễn Văn Đỉnh Vũ Thị Ngọc Anh - Đỗ Trọng Chung - Nguyễn Trung Dũng Trương Ngọc Lân - Đặng Liên Phương GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT • • • TẬP I TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG - KHOA KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH Bộ MÔN LÝ THUYẾT VÀ LỊCH s ử KIÊN TRÚC Đồng chủ biên PGS. KTS. Đặng Thái Hoàng - TSKH. KTS. Nguyền Văn Đỉnh Những người tham gia TS. KTS. Nguyễn Đinh Thi - KTS. Vũ Thị Ngọc Anh - KTS. Đỗ Trọng Chung ThS. KTS. Nguyền Trung Dũng - ThS. KTS. Trương Ngọc Lân - ThS. KTS. Đặng Liên Phương GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT ■ ■ ■ TẬP I (Tái bản) NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG HÀ NỘI - 2013 LỜI NÓI Đ Ầ U Bộ môn Lý thuyết và Lịch sứ kiến trúc, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường Đại hục xây dựng đã cho ra m ắt bạn đọc bộ sách hai tập"Giáu trinh Lịch sứ kiến trúc tho giới ". Lẩn này, chúng tói cùng với Nhà xuất bản Xây dựng giới thiệu tới bạn đọc cuốn"Giáo trình lịch sứ nghệ thuật" Tập I. Nội dung cuốn sách bao gồm những chương mục sau đây: Chương 1: Nghệ thuật là g ì và ngôn ngữ nghệ thuật. Chương 2: Các chú đé cãa nghệ thuật. Chương 3: Nghệ thuật nguyên thuý. Chương 4: Nghệ thuật Ai Cập uà Lưỡng Hà cổ đại. Chương 5: Nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cô đại Chương 6: Nghệ thuật Byzance. Chương 7: Nghệ thuật Tiền Trung th ế kỷ, Rôman và Gôtich. Chương 8: Nghệ thuật thời đại Phục Hưng. Chương 9: Nghệ thuật Barốc và Rôccôcô. Chương 10: Chủ nghĩa Tởn cố điên, chú nghĩa Lảng mạn và chù nghĩa Hiện thực. Tập II sẽ ra m ắt bạn đọc trong thời gian tới, nội dung của nó bao gồm từ chủ nghĩa An tượng đến Nghệ thuật cuối th ế kỷ XX. Cuốn"Giáo trinh Lịch sử nghệ thuật" tập I do PGS. KTS. Đặng Thái Hoàng và TSKH. KTS. Nguyễn Văn Đinh chủ biên với sự tham gia biên soạn của TS. KTS Nguyễn Dinh Thi, KTS. Vũ Ngọc Ánh, KTS. Đỗ Trọng Chung, ThS. K TS Nguyễn Trung Dùng, ThS. K TS Trương Ngọc Lăn, ThS. KTS. Đặng Liên Phương. Hiếu biết bộ môn lịch sử nghệ thuật là một nhiệm vụ quan trọng, vi vậy, sinh viên ngành Kiến trúc và Quy hoạch cần phải nắm vừng những nội dung cơ bản của môn học quan trọng này. Bộ sách "Giáo trinh Lịch sử của nghệ thuật" tập I và tập 11 n à \ cũng có thê rạt bố ích cho sinh viên các ngành nghệ thuật khác cũng như cho những người yêu chuộng và nghiên cứu văn hoá. N hóm tác giả 3 Chương 1 NGHỆ THUẬT LÀ GÌ VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT I. NGHỆ THUẬT LÀ GÌ VÀ KHÁI NIỆM LỊCH SỬNGHỆ THUẬT • Nghệ thuật là gì Nghệ thuật, theo nghĩa ban đầu của từ này, là sự xuất sắc trong việc tạo ra một đổ vât hay thực hiện một hoạt động xác định nào đó. Người ta từng nói "nghệ thuật dóng giày", "nghệ thuật rèn đúc"... Tuy nhiên Iheo sự phát triển của xã hội, của vãn hóa, khoa học kỹ thuật, khái niệm nghệ thuật ban đẩu đã được phân cấp thành nghề thú công và nghệ thuật, khái niệm nghệ thuật được định nghĩa ở mức cao hơn. Để hiểu thế nào là nghệ thuật, cẩn nhìn nhận qua các khái niệm: Tác phẩm nghệ thuật, hoạt động nghệ thuật và người nghệ sỹ. Tác phẩm nghệ thuật là một vật được sáng tạo ra dưới sự tác động của tri thức con người thông qua các hoạt động trên những phương tiện, vật liệu (hữu hình hoặc vỏ hình) để làm nên những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ nhất định. Hoạt động nghệ thuật theo đó là quá trình sáng tạo với tri thức để tạo ra những giá tfỊ thẩm mỹ biểu hiện qua những sản phẩm hữu hình hoặc vô hình. Yếu tố cãn bản của hoạt động nghệ thuật, phân biệt nó với chế tác thủ công là sự sáng tạo: tìm ra những hình thức mới, những cách làm mới, cấch thể hiện mới... không lặp lại. Nèn phân biệt rõ mỹ nghệ và nghệ thuật, nghệ thuật là một lĩnh vực đứng trên thủ công, mỹ nghệ. Người nghệ sỹ khác với người thợ thủ công hay nghệ nhân. Nếu như thợ thủ công làm ra sản phẩm theo những khuôn mẫu nhất định mà mục đích cao nhất là sự hữu dụng, (hì hoạt động cùa nghệ sỹ là một quá trình sáng tạo làm ra những sản phẩm không chì hữu ích mà còn phải có tính thẩm mỹ, mới mẻ, không chỉ để sử dụng cho nliững hoạt dộng thường nhật mà còn để truyền đạt những thông điệp, gửi gấm ý tường mà họ muốn thể hiện. Nghộ sỹ là người sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ phản ánh tư tường của họ và cùa xã hội. Nghệ Ihuật là lĩnh vực chứa đựng cả 3 thành phần: tác phẩm nghệ thuật, hoạt động nghệ thuật và người nghệ sỹ. Sáng tạo là tính chất căn bản của cả ba thành phần đó. Nghệ thuật trong cuộc sống có một ý nghĩa rất đặc biệt. Hypocrate thời Hy Lạp cổ đại lừng nói: "Nghệ thuật thì trường tồn còn cuộc sống của chúng ta thì ngắn ngùi". Trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm của nhân loại, câu nói đó đến nay và mãi mãi vẫn 5 đúng đắn. Nhà tâm lý học người Áo Otto Rank (1884 -1939) cũng từng nhận định: "Động cơ của sáng tạo nghệ thuật chính là ở khát vọng vượt qua sự từ vong mà tồn tại mãi mãi của người nghệ sỹ". Mối quan hệ giữa nghệ thuật và nhân sinh vốn là một mỏi quan hệ bển chạt và không thể tách rời dù ở bất cứ thời điểm nào của lịch sử. • Cách đọc một tác phẩm nghệ thuật: Để đọc hiểu một tác phẩm nghệ thuật, cẩn phải nắm được những thông tin thể hiện qua tác phẩm từ nhiểu khía cạnh: Thông tin từ bản thân tác phẩm, từ tác giả, từ thời kỳ sáng tác và các yếu tô' khác có tác động đến việc hình thành tác phẩm... Để "đọc hiểu" một tác phẩm nghệ thuật, ta phải xem xét trước tiên "nhân thân" của tác giả, cùng với "mã" cùa loại chất liệu mà họ dùng trong tác phẩm cũng như "mã" của loại hình của chủ để tác phẩm. Tiếp theo là "miêu tả" hình ảnh và "đọc hiểu chù dề”, song song với việc "ghi nhận" tác phẩm trong khung cảnh văn hóa, lịch sử và môi trường cùa nó, đọc "cấu trúc biểu hiện nghệ thuật" và "ngôn ngữ hình thức" của nghệ sỹ. Tiếp Iheo là "giải mã" các nội dung tượng trưng, đọc "các thông điệp" (có chức năng giao tiếp), tiếp theo là "tham khảo mở rộng kiến thức" (có nghĩa là nhìn nhận tác phẩm mình muôn đọc hiểu của tác giả và so sánh tác giả đó vói những nghệ sỹ đương thời, nghệ sỹ lớp trước hay lớp sau). Như vậy, viộc có một kiến thức nhất dịnh về lịch sử nghệ thuật luôn luôn được đật ra. Đẩu tiên phải xem lý lịch của tác phẩm nghệ thuật đó, ta lấy 2 ví dụ, một thuộc hội họa và một thuộc điêu khắc. + Tác phẩm hội họa là bức "Bữa ân trên cỏ" của Manet. Cách viết lý lịch cho tác phấm này như sau: a) Tên tác giả. b) Tên tác phẩm. c) Chất liệu thể hiộn. d) Kích thước, thường ghi bàng cm, chiểu cao trước, chiều ngang sau. e) Năm sáng tác. f) Chủ sở hữu - Bảo tàng hoặc sưu tâp tư nhân. Như vậy, với tác phẩm hội họa trên, sẽ có tờ khai lý lịch như sau: Edouar Manel, Bữa ăn trên cò, Sơn dấu, 214x270 cm, 1863, Báo làng Louvre, Paris. + Với một tác phẩm điẽu khắc, chẳng hạn bức "Mùa xuân vĩnh cửu" của Auguste Rodin, (a tần lượt ghi chú như sau: a) Tên tác giả. b) Tên tác phẩm. c) Chất liệu thể hiện, đá hoặc gỗ...v..v d) Kích thước, chiểu cao hoậ: kích thước thật nếu khó định hoặc mô phòng tự nhiên. e) Nãm sáng tác. f) Chú sớ hữu - Bào tàng hoặc sưu tập tu nhân. 6 Cụ thể với tác phẩm trên, ghi chú của nó sẽ như sau: Auguste Rodin, Mùa xuân vĩnh cửu, Đá cẩm thạch, kích thước người thật, 1884, Bản tàng N í\hệ thuật Philadenphia. Trẽn thế giới có thể có một sô' cách ghi chép khác nhau, tùy tập quán lừng nước và đối tượng nghiên cứu của mỗi loại sách, mỗi tác giả, nhưng sự khác biệl không lớn lắm. 7 Như trên đã nói, để hiểu biết một tác phẩm nghệ thuật, ta phải nghiên cứu một vấn đẻ là làm thế nào để "đọc hiểu" một tác phẩm nghệ thuật, theo Qu’est-ce que L’art (NXB Edition Albert Rene/Gosinny-Uderzo, 2001) của Maria Carla Prette và Alfonso De Giorgis - Nghệ thuật là gì, chuyên thể sang tiếng Việt cùa Đặng thị Bích Ngàn - NXB Văn hóa Thông tin - 2005, dó là một quá trình sau đây: a) Biết mỏ tả một tác phẩm nghệ thuật: Đó là sự nhận biết vể chủ để tác phẩm và miêu tà được những gì nhìn thấy trên tác phẩm. b) Đọc hiểu tác phẩm đó, bao gồm "tìm hiéu đầy đủ những thông điệp và chức năng mà tác giả muốn truyển đạt. Yếu tô' cần biết đầu tiên là bối cảnh lịch sử tôn giáo và văn hóa sinh ra tác phẩm. " c) Tim hiểu vé sự tiếp thu, học tập những phong cách, hình mẫu của các tác giả đi trước hoặc phong cách, trường phái khác trên tác phẩm mà ta đang chiêm ngưỡng. Ví dụ như cách đọc tác phẩm " Trường Athens" của Raphaël. Sau khi có được lý lịch tác phẩm như hướng dản ớ trên: - Tác giả: Raphaël. - Tên tác phẩm: Trường Athens. - Thể loại: tranh tường. - Kích ihước: rộng 800cm. -Năm sáng tác: 1511-1512. - Chù sở hữu: Bào tàng Vatican, Rome, 8 Sau đó, ta sẽ đọc để hiểu tác phẩm một cách sâu hơn qua các tiêu chí: - Đọc những điểm sáng tỏ nhất: Trung tâm của bức Iranh là nhóm nhân vật chính, gồm Platon và Aistoste, những thủ lĩnh của triết học Hy Lạp cổ đại có ảnh hường rộng lớn trong suốt thời trung cổ. Các nhân vật phụ trợ xắp xếp tù trái qua phải, trên 2 lớp trước mặt và cùng hàng hai nhân vật chính. Tất cả được đặt trong không gian nội thất gợi lại phong cách kiến trúc La Mã, độ sâu cùa không gian được nhấn mạnh nhờ sự thu nhò dẩn cùa các vòm mái và các bức tường trong tranh theo luật phối cảnh. - Đọc sâu vào nội dung tác phẩm: Raphael mô tả cuộc tranh luận giữa Aristote VỚI Platon về triết học với sự lắng nghe cùa các học giả, học trò. Sự trái ngược trong quan điểm của hai nhà triết học được thể hiện rõ qua hình ảnh cánh tay một người chỉ lên trời, một người chỉ xuống đất. Trong tranh có mặt nhiều nhân vật thực Irong 2000 năm lịch sử từ thời Platon về sau, gồm các nhà lư tuờng, khoa học, nghệ sỹ vĩ đại như Socrate, Pithagore, Euclid, Ptoleme. Michelangelo... tượng trưng cho quá trình phát triển của vãn minh châu Âu bắl đầu từ thời Hy Lạp cổ đại. - Cấu trúc của tác phẩm: Như trong một số tác phẩm khác của mình, ở bức Trường Athens, Raphael để không gian dóng vai trò chù chốt trong bô' cục tác phẩm. Hơn 50 nhân vật cùng các chi tiết kiến trúc, màu sắc, ánh sáng, sắc độ dược thể hiện sắp xếp khéo léo trong một bố cục hài hòa, cân đối, thống nhất làm nổi bật lên độ sâu và sự hoành tráng của không gian dù bức Iranh được đặt trong một căn phòng không lớn. Raphael bô trí các nhóm nhân vật từ trái qua phải gồm: Bên góc trái là Pithagore đang ghi chép, gần đó là 1 người đang tỳ tay lên khối đá cẩm thạch được phỏng đóan là Heraclitus hoặc Michelangelo, nhóm nhân vật chính giữa có Platon và Aristote ờ trung tâm, ngay bẽn cạnh là Socrate dứng phía trên lắng nghe và Diogenes nằm tựa vào bậc thềm phía dưới, còn bên phải !à Euclid đang vẽ hình, ớ tận cùng góc phải có hình ảnh Ptoleme cầm trái địa cầu. - Thông điệp nội dung: Bằng việc thể hiện câu chuyện về cuộc tranh luận triết học giữa Platon và Aristote, thõng điệp của tác phẩm là đề cao sự tự do tư tưởng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các nhãn vật đại biểu cho triết học, khoa học và nghệ thuật châu Âu trong lịch sừ còn là sự tôn vinh ảnh hường của văn minh Hy Lạp cổ đại. - Sự tiếp thu phong cách, hình mẫu của các trường phái, tác giả khác: Raphael là học trò cùa Perugin và chịu một số ảnh hường của tác giả này qua phương pháp bố cục đối xúng, lấy hình ảnh kiến trúc làm nền cho hoạt động của nhân vật. Cách sắp xếp này cũng được nhiểu họa sỹ thời kỳ Phục hưng sử dụng cho các tác phấm theo chù để lịch sử hoặc tôn giáo, dặc biệt là trong thể loại bích họa lớn. Tuy 9 nhiên, khác với thầy cùa mình, Raphael không đật nhóm nhân vật chính ở lớp thứ nhất trong bô cục chung mà đưa vé lớp thứ 2 làm cho không gian trong Iranh có cảm giác gần với hiện thực, sâu hơn và tập trung hơn. • Cảm nhận về thị giác từ tác phẩm nghệ thuật: Khi đọc một tác phẩm nghệ thuật, để nhận biết được nội dung, cảm 'lự dược vẻ đẹp của tác phẩm thì con người cần phải trải qua một quá trình cảm nhận về thị giác. Sơ đổ hay mô hình quang học cùa vật thể Hình thức Bóng Màu sắc Vị trí trong khỏng gian Kích thước Sơ đồ quá trình cảm nhận thị giác Người nghệ sỹ dùng hình ảnh trong các tác phẩm nghệ thuật để chuyển tải ý tưởng cùa mình bằng cách mồ tả hiộn thực hoặc diễn đạt dưới nhũng hình thức nâng cao hơn, thậm chí là ngụ ý hay trừu tượng. Những hình ảnh này được người xem thu nhận qua mắt, dược trí não xừ lý và chuyển hóa thành một sơ đồ hay mô hình phù hợp với những thông tin có sẵn, đã được tích lũy trước đây của người xem. Quá trình cảm nhận đó dược cụ thể hóa qua sơ đổ trên, theo Qu’est-ce que L’art (NXB Edition Albert Rene/Gosinny-Uderzo, 2001) của María Carla Prette và Alfonso De Giorgis. 10 2. KHÁI NIỆM LỊCH s ử NGHỆ THUẬT VÀ CÁCH NGHIÊN c ú u VÀ HỌC TẬP LỊCH SỬNGHỆ THUẬT • Lịch sử nghệ thuật Lịch sử nghệ thuật là một bộ môn khoa học, nằm trong phạm vi chung của ngành lịch sử. Lịch sử nghệ thuật hình thành dần dần trong tiến trình phát triển của vãn minh nhân loại. Ban đầu nó chưa được phân biệt rạch ròi với cdc bộ môn lịch sử khác, đến thời Phục hưng nó bắt đầu được định hình rõ rệt hơn. Lịch sử nghệ thuật là lĩnh vục nghiên cứu nghệ ihUdt \ởi ác thành phần: Tác phẩm, hoạt động, nghệ sỹ trong bối cảnh lịch sử gắn với chúng. 1 ic nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật nhận xét giá trị, định vị tác phẩm, nghệ sỹ, hoạt động nghộ thuật trong diễn biến văn hóa. xã hội, chính trị của mỗi giai đoạn, thời kỳ. Bộ môn lịch sử nghệ thuật' xem xét nghệ sỹ và tác phẩm của họ trẽn nhiều khía cạnh khác nhau: theo biên niên sù với phong cách, trường phái của từng thời đại và tiểu sử nghệ sỹ, theo chủ đề, theo sự liên hệ với khảo cổ học.. • Cách nghiên cứu và học tập lịch sử nghệ thuật: - Nghiên cứu nghệ thuật như là một bộ môn lịch sử, nghiên cứu lịch sử nghệ thuật theo biên niên sử. Với mỗi thòi đại, sự phát triển cùa nghệ thuật lại có những đặc điểm khác nhau, mang dấu ấn của thời đại đó. Trong lịch sử, nghệ thuật luôn biến chuyển, thay đổi trên nhiều phương diện do chịu ảnh hường từ các tiến bộ xã hội, khoa học kỹ thuật. Chẳng hạn biến động chính trị, văn hóa, xã hội tác động đến nội dung tác phẩm, phát kiến khoa học trong các môn toán học, nhân trắc học, kỹ thuật ảnh hường đến ngôn ngữ tạo hình và phương thức thể hiện, chất liệu thể hiện V..V... Những tác động đó đã làm hình thành các nển nghệ thuật, các phong cách, trường phái, trào lưu. Bởi vậy, để hiểu rõ hoạt động nghệ thuật, nghệ sỹ và tác phấm, cấn phải xem xét những đối tượng đó trong khung cành toàn diện cùa thời đại. Các dòng nghệ thuật chính đã xuất hiộn, tổn tại trong lịch sử gổm: + Nghệ thuật n^Myên thủy + Nghệ thuật Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại + Nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại + Nghệ thuật Bizance. + Nghệ thuật Tiền Trung thế kỳ, Rôman và Gỏtích. + Nghệ thuậ: thời đại Phục Hư.ig. + Nghệ tnuậc Barốc, Chủ nghĩa cổ điển và Rốccôcô. + Chủ nghĩa Tân cổ điển, Chủ ngỉ..a lãng mạn và Chù nghĩa hiện thực. 11 + Chú nghĩa ấn tượng và Hậu ấn tượng. + Chủ nghĩa tượng trưng, nhóm họa Nabis và Chủ nghĩa dã thú. + Chủ nghĩa biểu hiện và Chủ nghĩa vị lai. + Chủ nghĩa lập thể và Họa phái Paris. + Họa phái Đađa và Chủ nghĩa siêu thực. + Nghệ thuật trừu tượng và biểu hiện trừu tượng. + Nghệ thuật Pop Art và Optical Art. + Nghệ thuật sắp dặt. + Nghệ thuật địa hình. + Các trào lưu nghệ thuật khác như Nghệ thuật Hồi giáo, nghệ thuật châu Phi, nghệ thuât châu Mỹ tiền Colombo, nghệ thuật châu Đại dương. + Nghệ thuật châu Á. - Mối liên hệ giữa khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật: Trong nghệ thuật có một khái niệm gọi là "Mô phỏng và sáng tạo", nghệ thuật tuy biến đổi từ dời này sang đdi khác, nhưng tính chất kế thừa của nó vẫn rất quan trọng. Vì vậy sự liên hệ giữa nghệ thuật học và khảo cổ học là bển chặt. V í dụ nhu J.J. Winckelman người Đức (1717-1786) đã rất có công trong việc đem nghệ thuật cổ đại gắn liền vổi nghệ thuật cận đại, Ông là tác giả của những tác phẩm sau đây: "Suy ngẫm vé sự mổ phỏng các tác phẩm Hy Lạp trong điêu khắc và hội họa" (1775), " Nhận xét về kiến irúc của người xưa" (1762), "Công trình cùa ngưòi cổ đại chưa được biết đến - Giải thích và chú thích" (1767) và đặc biệt quan trọng là cuốn "Lịch sử nghệ thuật c ổ đại" (1764) đã góp phần quan Irọng vào việc nghiên cứu biên niên sử và phân loại các loại hình nghệ thuật. Xavier Barral Altet trong cuốn "Lịch sử nghệ thuật" cũng đã viết: "Các hội đoàn bác học đầu tiên được thành lập tiếp sau Hội các nhà khảo cổ học Luân Đồn và John Ruskin góp phẩn vào việc thu hút sự chú ý vào các công trình ờ St Marc". John Ruskin đã tùng nói: "Tự truyện cùa một dân tộc vĩ đại được ghi trên 3 cuốn sách: sách trần thuật về nghề nghiệp, sách tuyên truyền về lý luận và các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng chỉ có cuốn sách cuối cùng, tác phẩm nghệ thuật là đáng tin cậy nhất". Điêu khắc, hội họa, kiến trúc là "những nghệ thuật vĩnh cửu", nó có "khả năng xuyên qua lịch sử", thể hiện sự nghiệp của các dân tộc và tinh thần, hơi thờ của thài đại. - Nghiên cứu nghệ thuật theo các chủ dề: Các chủ dể thường thấy trong hội họa và điêu khắc là: Chân dung, tĩnh vật, phong cánh, đời sống nông thôn và đổ thị, lịch sử, thẩn thoại, tôn giáo vả ngụ ngôn..v..v (xem chương II). 12 3. NGÔN NGỬNGHỆ THUẬT Các yếu tố thị giác: • Các yếu tô hình học co bán: Các yếu tố hình học cơ bàn trong ngôn ngữ nghệ thuật gồm có: điểm, luyến, hình (hoặc diện) và khối. lất cà dểu có chung xuất phát là điểm. Paul Klee viết: "Tất cả những hình ihức dổ họa lạo hình bát đầu từ một điểm chuyển dộng... Điểm chuyến dịch thì tuyến sẽ ra dời. Chiều Ihứ nhất của tuyến Irượt Iheo một hướng, diện sẽ xuất hiện, chúng la đạt được một Ihành phẩn hai chiểu. Trong sự chuyển động cùa diện trong không gian, sự phối kết các diện sẽ tạo nên một khối ba chiểu. Một sự lổng hòa các năng lượng dộng học sẽ đưa den cho chúng ta: từ điểm dến tuyến, lừ tuyến đến diện và lừ diện đến một kích thước không gian...". - Điểm: Điểm là yếu lô cơ bản nhất để tạo ra những hình ảnh, tạo ra hiệu quả thị giác. Điểm với đúng nghĩa hình học thì không có hình dáng, kích thước, màu sắc hay bất kỳ tính chất nào. Nhưng trong đời sống thực tế nói chung và Irong nghệ thuật nói riêng, điểm tự nó có mộl hình dáng, có màu sắc và độ to nhò nhất định. Ta gọi một yếu tỏ' là điểm khi tương quan về kích thước cùa nó rất nhỏ so với tổng thê’ khu vực hoặc vật đang chứa yếu tố đây. Khi đứng độc lập, điểm thể hiện sự hội tụ, tập trung, một điểm đặt ờ vị trí thích hợp trong tác phám nghệ thuật có thê’ tạo ra sự nhấn mạnh hoặc khống chê toàn bộ bố cục. Khi đứng cạnh nhau, các điểm sẽ tạo ra cảm giác vé nét, hình, khối, về mầu, vể sắc độ, về không gian tùy theo những thuộc tính mà nó chứa dựng và tương quan giữa chúng như: màu bàn thân, dộ to nhỏ, quy luât sắp xếp, bố trí mau hay thưa...v.v. Một ví dụ, khi kiểm tra khả năng nhận biết màu cùa mắt, người ta dùng mội bức tranh tập hợp bởi điểm như hình dưới đây. Trong nghệ thuật và trong design, diểm chính là yếu tố tập hợp hay là yếu tố đảm bảo luật đổng đảng và luật liên tục. Ta có thể minh chứng ra đây một hình vẽ có nhũng điểm giỏng nhau về kích thưóc, nhưng xen lẫn đen và trắng tạo ra những đường ngang. Những đường ngang đó xếp cạnh nhau một cách liên tục cũng có tác dụng hướng dẫn tẩm nhìn. Các chấm có thể giống nhau, có thê’ đồng nhát, cũng có thể có hình dáng khác nhau, mắt con người có thê’ cảm nhận dược điểm to và điểm nhỏ. Sự quyết định kích cỡ cùa các điểm, dược xác định bới ý tướng của họa sỹ, bới vị trí cùa chấm ờ một số khu vực cùa tranh hay chiếm loàn bộ mặt Iranh. Điểu đó cũng tùy thuộc vào dụng cụ để vẽ và chất liọu của mật tranh mà họa sỹ sừdụng. 13 U i v m lit ( lo ll v ị n h ò D i e m C tiii i l h ii i l t n h ấ t Cl i d 17«'«' i h ụ 1'tŨH I ih ù ìiịi l i n e n tiịỊiiiiỊỊ 15 IP * . ® f / • » • * % # * ■ • i ? • i • d Ị •# i j* *3 £ * • • * J * j ® - . s f ? * ® * • » • » ¿ i » Ĩ I n iff ® ffiSF ¿@f. » i s * » ? / ® i < ;•* «*« H .*•¥• £•& c * * . a " « • • * # ” a f » * # * Mi. /J/> /iiỉ n i l i l i c i n a t in tiii k ill/C I l i u m t ie i n i c I ifiliii‘111 k ill! IU ÌIIỊỊ n h à n b i c t m i ill Khái niệm diem Ihc hiện trên mặt tranh được lliấy rill rõ trong các Iranh của Ingres. CÍUI Malisso. của Miró hay cúa Signac. Cliínli vì vậy. lu (.lưa đcìi kẽt luận rằng, diêm là VCU tò then chỏi và là cội nguồn cùa mọi hình lliức Irone nghệ thuậl lạo hình. Đicm phái tó kích lliước Ihích lụrp. Iilu n ii! khôn” tlược quá lớn vì khi diem quá lớn. I1Ó SC hiéìì thành máng (diện) và (.lẫn lien sự iranh chap irony quan hẹ liinli. 11011. 14 lucres. Chi lieI irmili Nữ há Iliac Hetty lie Roihsi lililí, s6 Giovamii Lanfraiico, Âm nhạc, Sơn dầu, 1630-1634 (pliong cách Barốc). Maurice Utrillo, Ngõ Collin, Sơn dáu, 62 x46cm, 1911, Bão làng nghệ thuật quốc gia Pompidou Camille Pissarro, Đại lộ Opera, liiệu quà cùa tuyết buổi sáng. Sơn dầu, 65 x 82cm, 1898, Bào tàng Puslìkin, Maskva. 57 Đô thị được nghệ sỹ phản ánh qua hai khía cạnh: quang cảnh thành phố và các mặt trong đời sống thị dân bao gồm sinh họat dường phố, cửa hàng, cảnh lao động, v ề chủ để thành phố, các họa sỹ Hà Lan lại một lẩn nữa chứng tỏ họ là những bậc thầy. Jan Vermeer đã sử dụng máy ảnh để đạt được Chủ nghĩa tự nhiên trong tác phẩm của mình, mà tiêu biểu nhất là bức tranh "Phong cảnh Delft nhìn từ kênh dào Rotterdam”. Thành phố thu hút sự chú ý nhiều nhất cùa giới nghệ sỹ là Venise. Người được cho là họa sỹ vẽ quang cảnh đô thị vĩ đại nhất là Antonio Canaletto sống vào thế kỳ XVIII. Các tác phẩm chính của ông cũng là về Venise, nơi mà õng sống và làm việc, đặc biệt là những lễ hội tại đây đã được ông ghi chép dưới mọi góc độ C.Ó thể. Canaletto mò tả thành phô một cách chi tiết và hiện thực, đồng thời tạo cho người xem cảm giác vể sự dồ sộ của đô thị. 58 Claude Monet Bữa ăn trẽn cò, Sơn dầu, 130 X 181cm, 1865-1866, Bào làng Pushkin, Maskva. Edouard Manet, Quây bar ở Les Folies-Bergere, Sơn dâu, 96 X I30cm, 1881, London 59 Theo thời gian, đời sống thị dân trong các thành phố trên thế giới ngày càng trờ nên hiện thực hơn và giàu tính phản kháng hơn trong tác phẩm của giới nghệ sỹ. Người Hà Lan vào thế kỷ XVII vẽ nên những khung cảnh ấm cúng, sung túc trong các tư gia, cửa hiệu, đường phố khi xã hội cùa họ đang ờ trên đỉnh cao trật tự và phổn vinh lúc đó. Tương tự là người Italia với cảnh mua bán, lễ hội và người Nhật với cảnh vui thú ở đô thị thế kỷ XVII.XIX. Nhưng đến những thế kỷ tiếp theo, các khía cạnh tiêu cực của đô thị đã hiện lên ngày càng nhiều trên tranh tượng. Bên cạnh những hội hè, cảnh vui chơi trên quáng trưcmg, trong công viên, các họa sỹ cũng hưống mối quan tâm đến những cânh đói nghèo, suy đồi, những người ăn xin, say rượu trên đường phố. Đầu thế kỷ XX, ở Mỹ còn nổi lên trường phái Ashcan từng lấy vấn để nhà ổ chuột làm nội dung tác phẩm của mình. Quang cảnh thành phố lúc này được vẽ nhằm để tụng ca, đồng thời còn mang ý nghĩa phê phán. Thành phô' có thể là nơi vui vẻ, đáng tự hào, cũng có thể là nguồn gốc cùa sự đau khổ nghèo đói. Nhịp điệu cùa thành phố từng được nhiều họa sỹ quan tâm, ví dụ như có tác phẩm nghiên cứu đã viết về cách tiếp cận đô thị của họa sỹ Piet Mondrian như sau: "Vào thế kỷ XX, khi nhiếp ảnh cung cấp những bức ảnh đầy hiện thực về các thành phố và hội họa tránh xa những cái nhìn thông thường, thì cách tiếp cận đô thị của Piet Mondrian là nắm bắt một cách trừu tượng nguồn sinh lực, sự náo nhiệt và âm nhạc rộn ràng cùa thành phố New York vào những năm 1940. Mạng dây điện trên đường phố Manhattan, nhịp điệu của giao thông, màu sắc của đèn điện trên khu phố, cũng như nhịp đập của điệu nhạc Jazz châu Mỹ, tất cả đều có chỗ trong bức "Broadway Boogie Woogie" cùa Mondrian" (Big Book of Art-trang 396). Claude Monel, Nhà ga Sainl-Lazare, Sơn dim, 75x100cm, 1877, Bảo làng Orsay. 60 Đèn thế ký XIX, để tài cuộc sổng nông thôn mới xuất hiện phổ biến trong hội họa khi tầng lớp thượng lưu coi đó là hình mảu lý tường vể cuộc sống Irong lành và tươi đẹp. Trước đó, từ thế kỷ XVII, tranh về cuộc sông làng qué thường tả những hội hè đình đám vào ngày lễ thánh hay hội chợ. Nhiều bức tranh dạng này vẽ theo lối hài hước có phẩn dung tục mang hàm ý phúng dụ vé mặt đạo đức, điển hình là tác phẩm cùa cha con Pieter Brueghel. Pieter Brueghel cha cũng đã thành công trong chù để còng việc đồng áng, ví dụ như trong bức "Rỡ cỏ" vẽ năm 1565, lác phẩm tiêu biểu cùa hội họa Phục Hưng Bắc Âu. Nhưng mặt khác, cũng vào thế kỷ XIX, nhiều họa sỹ bị ảnh hưởng bởi những quan điểm xã hội tiến bộ, họ chú ý nhiểu hơn đến việc miêu tả thực trạng cuộc sống của người nông dân ớ thôn quê. Cũng như ờ đô thị, cành đói nghèo, cực nhọc ờ nông thôn đã làm rung động nhiều họa sỹ. Một trong những tác giả tiêu biểu là danh họa theo Chủ nghĩa hiện thực Jean- Francois Millet. Ông ghi lại những khía cạnh vất và, nhấn mạnh đến sự nặng nhọc bạc bẽo trong công việc đồng áng cùa nông dân kể cả những đối tượng bần cùng nhất như người đi mót lúa. Van Gogh cũng là một tác giả có nhiều tác phẩm về nồng thôn. Ông bị ảnh hướng khá mạnh của Millet, vì vậy Van Gogh đã thể hiện chủ đề cuộc sống nông thôn rất chân thực và giản dị, chẳng hạn bức "Giấc ngủ trưa" vẽ ở Provence, miền Bắc nước Pháp. 5. ĐỘNG VẬT Con người đã lấy động vật làm chù đề của nghệ thuật từ thời tiền sử, người ta đã tìm thấy những bức vẽ động vật từ hàng chục nghìn năm trước trên vách hang động ớ Tây Ban Nha và Pháp. Càng ngày, động vật càng xuất hiện nhiều trong nghệ thuật cùng với tẩm quan trọng ngày càng lớn của chúng đối với đời sống loài người. Động vật, dù ở cả phương Đông hay phương Tây, đều được nghệ sỹ mô tả dưới những dạng chính sau: Vật nuôi, ihú hoang và những con vật gắn liền với thẩn thoại, nghi lễ, tôn giáo. Động vật có mặt trong các tác phẩm phục vụ nghi lễ, tôn giáo hay các tác phẩm mang tính thần thoại từ rất sớm. Nghệ thuật cổ của hầu hết các nước mô tả nhiều vị thần dưới hình dạng một loài động vật nào đó có phẩm chất sinh học tương tự quyền năng của thẩn. Hình linh thú cũng rấl phổ biến trong các công trình thành quách đển thờ, lãng mộ như hình hổ báo trên cổng Ishtar thảnh Babilon, hình voi trên đền thờ Ân Độ giáo, hình rắn Nagar ớ đền Angkor. Linh thú còn có cả trong tranh thờ dân gian, chẳng hạn bức "Ngũ hổ" của dòng tranh Hàng Trống, Việt Nam. Nghệ thuật Thiên chúa giáo cũng ghi lại hình ảnh động vật mà tiêu biểu là con cừu trong những tác phẩm vể Chúa Jesus và Đức mẹ, hình ảnh cừu và mục đồng cũng hay được dùng dê minh họa vể cuộc sống thanh binh ở Ihôn quê. 61 Những con vật nuổi gần gũi với con người chiếm vị trí quan trọng nhất trẽn tranh vẽ, điêu khắc là chó và ngựa. Ngoài ích lợi đối với đời sống như giúp con người bảo vệ tài sản, làm phương tiện di chuyển vận tải, hình ảnh chó và ngựa còn chứa đựng một số nghĩa biểu tượng hay ám chỉ những đức tính và phẩm chất đáng quý. Văn hóa hương Tây coi chó là biểu tượng cho lòng trung thành, tận tụy, còn ở cả phương Đông và phương Tây, con ngụa tượng trưng cho tinh thần của người chiến binh. Khuyết danh, Bò rừng, tranh vẽ trong hang động, Ị6000-9000 trước Công nguyên, Nglìệ thuật thời Đồ đá. Paulus Potter, Những con bò, Sơn dầu, 1649, Nghệ thuật Hà Lan thế kỷ XV'II . f u / ĩ ) • :Ẩ> % Edwin Henry Landseer, Chó cùa quỷ bà Blessingliam, Sơn dáu trên gỗ, 29 x38cm, 1832, Bào tang Victoria và Albert, London 62 John Grifford, Ba con chó săn, Sơn rláu, khoảng 1800 Loài người thuần duỡng chó từ rất lâu đời để dùng trong săn bắn và bảo vệ nhà cửa, tài sản. Hình ảnh chó săn phổ biến nhất trong các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa. Ngoài ra, do là con vật biêu tượng cho sự trung thành nên hình ảnh chó còn thường dùng để trang trí trước cửa nhà, phẩn mộ. Tại Ai Cập, những vị thần dẫn đường cho người linh hổn người đã chết mang hình thân người đẩu chó được thấy khá nhiểu trên tranh tường, phù điêu, tượng của đển ihờ, lãng mộ, kim tự tháp. Người phương Tây xem chó như là bạn cúa con người nên sau này xuất hiện nhiều tác phẩm trong dó chó là nhân vật chính, ví dụ như bức "Con chó của quý bà Blesingham". Ngựa là một trong những loài vật tạo cho nghệ sỹ nhiều cảm hứng sáng tạo nhất. Nhiều họa sỹ say mẽ vẽ ngựa, thậm chí dành phần lớn cuộc đời mình cho việc mô tả loài vật này, đặc biệt ờ Trung Quốc như các danh họa Hàn Cán, Từ Bi Hồng. Với nghệ thuật cổ cùa nhiều nền văn hóa, ngựa gắn với hình ảnh thần mặt trời. Ngựa cũng có thể tượng trưng cho một số khái niệm khác, chẳng hạn vói nghệ thuật cổ phương Tây, bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại, ngựa có cánh biểu hiện cho thi ca, nhân mã biểu hiện cho trí thông minh, thẩn thoại Hy Lạp đã mô tả nhiều vị anh hùng hay thiên thần khi còn nhỏ đã được nhân mã dạy dồ. Nhưng phổ biến nhất là hình ảnh ngựa đi kèm với các nhân vật tráng sỹ, chiến binh, vua chúa tô điểm cho tính cách dũng cảm, sức mạnh hay quyền lực cùa họ. Nghệ thuật cũng dành cho loài chim một vị trí đáng kể. Hội họa Trung Quởc cổ đại có hắn một dòng tranh hoa điểu, nhiều người nổi danh vối thể loại tranh vẽ này. Nhiều nển văn hóa coi chim là biểu tượng của linh hồn, Ai Cập cổ đại là một ví dụ, thời đó, thần Ba tượng trưng linh hổn có hình thân chim đầu người. Tẩm quan trọng cùa chủ đề động vật cũng quan trọng như tất cả các chủ đề khác, những xúc động do chủ dề này gây ra đối với con ngưòi đã làm cho nhiểu họa sỹ suốt dời đi sâu vào chủ đề động vật, chuyên vẽ những loài động vật đặc biệt mà họ ưa thích. Viktor Vasnetsov, Hiệp sỹ trước ngã tư dường, Sơn dầu, 1882. 63 Edgar Degas, La voiture aux courses, Sơn dấu, 36,5 X55,9cm, 1869, Bảo tàng mỹ thuật Boston. Camille Pissarro, Người cliăn cừu, Màu nước, 1887, Sưu tập rư nhân. 6. LỊCH SỬVÀ TÔN GIÁO Nghệ thuật đã được con người sử dụng như một phương tiện phục vụ tôn giáo kể từ khi các tín ngưỡng ra dời. Người ta sử dụng nghệ thuật phục vụ tôn giáo nhằm mục đích lạo ra những phương tiện cho công việc thờ cúng, minh họa những nội dung vô hình và hữu hình của tôn giáo để truyền bá, giải thích và tôn vinh đức tin. 64 Trong hắu hết mọi tôn giáo, trừ đạo Hổi, nội dung nổi bật nhất thể hiện qua nghệ ihuật là hình ảnh chân dung chúa hoặc đấng tối cao và các thánh thần của tôn giáo đó. Với các tôn giáo nguyên thủy, khi mỏ tả đấng tối cao của nghệ sỹ thường nhấn mạnh đến quyền nãng sáng tạo và hủy diệt đối với sự sống cùa nhân vật này. Chẳng hạn như thần Mặt trời trong tồn giáo chính thống của người La Mã được thể hiện bầng hình ảnh ngài đang thực hiện việc hiến tế con bò thiêng tượng trưng cho việc sáng tạo ra vạn vật bảng máu của bò. Ngược lại, các tôn giáo lớn phát triển sau này khi vãn minh loài người đã phát triển ở trình độ cao, như Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, chân dung chúa hoặc đấng tối cao thường được được nghệ sỹ mô tả sao cho nổi bật những tư tướng triết học cơ bản cùa tôn giáo đó. Chúa Jesus lả một ví dụ, hình ảnh chúa trong những lác phẩm dù đang bị đóng đinh, đang phục sinh hay đang phán xét luôn toát lên vé nhân từ như chính tòn chỉ vị tha của Thiên chúa giáo. Rõ hơn nữa là hình ảnh đức Phật, người bao giờ cũng được mỏ tả trong các tư thế thiền định: ngồi khoanh chân xếp bầng hoặc nầm nghiêng đưa tay chống đầu gọi là mahaparinirvana - trạng thái nhập Niết bàn. Hình ảnh thiên thần và các vị thánh, những nhân vật phụ trợ cho chúa hoặc đấng tối cao của các tòn giáo được thể hiện nhu đại diện cho thế lực chính nghĩa, cho đạo dức và cái thiện. Tác phẩm về các vị thánh của đạo Thiên chúa chảng hạn, tập trung miêu tà sự tích tử vì đạo, đức độ và tuyên dương công trạng của họ đối với đạo và tín đổ. Còn thiên thần được vẽ dưới dạng chiến binh chống lại cái ác hoặc hài đổng mang đến điổm lành. Một lĩnh vực quan trọng khác cùa nghệ thuật tôn giáo là minh họa các nội dung trong kinh sách và các điển tích của tôn giáo đó. Tác phẩm nghệ thuật trờ thành phương tiện tuyệt vời để truyển bá, rãn giảng tinh thần của tôn giáo cho tín đổ thông qua hình ảnh. Chúng thường được dùng làm đổ án trang trí trong không gian thờ cúng như nhà thờ, đển, m iếu... đôi khi cả trong nhà ở, đổ đạc dưới hình thức tranh tường, điêu khắc. Ví dụ đạo Thiên chúa hay lấy những câu chuyện trong Kinh cựu ước làm chủ đề cho tranh vẽ trong nhà thờ, tiêu biểu là sự tích về Adam và Eva. Cái chết của chúa Jesus và bữa ăn cuối cùng cũng là những điển tích phổ biến nhất được phản ánh qua các tác phám nghệ thuật Thiên chúa giáo. Răn dạy và ngụ ngôn cũng là chủ đề hàng đẩu trong các tác phẩm nghệ Ihuật về lòn giáo. Những tác phẩm này chuyển tải sống động các nguyên tắc cư xử theo tiêu chí đạo đức của tôn giáo đến tín đồ và cả những người ngoại đạo. Nghệ sỹ rất ưa thích chú để này vì: "Việc minh họa cho các câu chuyện đạo đức này tạo cơ hội cho các nghệ sỹ sáng tạo ra những bức Iranh phức tạp với ý nghĩa sâu sắc" (Big Book of Art - trang430). Một trong những nội dung phổ biến ờ cả nghệ thuật phương Đông và phương Tày là cành phán xét linh hổn con người, phàn ánh cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, chiến thắng cuối cùng cùa cái thiện. Tiêu biểu là tác phâm "Phán xét cuối cùng" cúa Michelangelo. 65 Rapìiaeỉ, Madonna trên đồng cỏ, Nanni di Banco, Bốn vị thánh, Đá cẩm tlìạch, Sơn dấu, I ¡3 X 88 crn, 1505-1506, 1409-1417, Cao J83cm, Nhà íliờ Orsanmichele, Bào làng lịch sứ văn lìóa Vienna Florence, Itưhư Nghệ thuật tiền Phục Hưng Pietro Perugino, Chúa dưa chìa khóa cho thánh Peter, Tranh tưìyng, 355 X 550cm, 1482, Nhà thờSistine, Vatican, ỉtalỉa. Nêu như tôn giáo là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong nghệ thuật của một cộng đồng người nhiều khi vượt qua biên giới địa lý và sắc tộc thì lịch sử có lẽ là đc tài quan trọng nhát đối với nghệ thuật của một dân tộc, một quốc gia. Các tác phẩm nghệ 66 thuật về đề tài lịch sử không dơn thuần chỉ phàn ánh lại sự kiện quá khứ mà còn để tôn vinh các giá trị tinh thán, Ihành lựu, chiến công, các vị anh hùng của dất nước, lòng tự hào dân tộc. Ngoài ra nó cũng là mội lợi khí chính trị và công cụ tuyên truyền cùa nhà cẩm quyền. Nghệ thuật phàn ánh lịch sứ dưới cả hai dạng sự kiện và nhãn vật. Qua những tác phẩm còn lại đến nay chúng ta có thể phỏng đoán được rằng ban đầu, tác phẩm nghệ thuật vể chủ để lịch sử chủ yếu dùng đê’ mô tả nhũng chiến công, thành lựu cùa quốc gia như một cách thể hiện lòng tự hào dân tộc hoặc tôn vinh các thủ lĩnh, vua chúa. Ví dụ như "Cây cột của Trajan" ghi lại những hoạt động lúc sinh thời cùa vị Hoàng đế La Mã vĩ đại này đặc biệt là những chiến dịch viễn chinh thắng lợi. Một tác phẩm ở Ai Cập là "The palette of Narmer" cũng thể hiện điểu tương tự khi ghi lại chiến cóng thống nhấl Ai Cập của vị Pharaon Narmer. Một ví dụ khác là bức "Sự đáu hàng của Breda" do Diego Velazquez vẽ vào thế kỷ XVII, kỷ niệm chiến công của quân Tây Ban Nha trước quân Hà Lan, trong đó nhấn mạnh đến chiến ihắng bằng sự tương phản giữa vẻ uy nghi, tính kỷ luật cùa lịnh Tây Ban Nha với sự nhếch nhác lộn xộn cùa lính Hà Lan. Napoleon cũng là một trong sô' các vị vua muốn dùng nghệ thuật để ghi lại những mốc son trong triểu đại cùa mình. Bức tranh về lễ đãng quang của òng đã tỏn vinh cá nhân ông qua cảnh ông đội vương miện cho hoàng hậu. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng tuyên truyền vể tính chính thống và sự hậu thuẫn thắn thánh của nhà thờ đối với triểu đình cùa ông qua hình ảnh giáo hoàng Pius VI ngồi sau lưng Napoleon chứng kiến buổi lễ này. Diego Velazquez, Sụ đáu liàng cùa Breâa, Sơn dâu, 307 X Ỉ67cm, 1634-1635, Bào làng Prado, Madrid, Tùy Ban Nha. 67 Đôi khi, nghệ sỹ còn mượn một sự kiện lịch sử trong quá khứ làm nội dung tác phẩm nhằm phát ngôn ý kiến cúa mình với thời điểm hiện tại. Những tác phẩm dạng này gây được ấn lượng lo lớn với quần chúng và có tác dụng tuyên truyền chính trị nhờ đưa ra đúng thời diêm. Chúng ta có thể thấy điều này qua bức "Lời thề của anh em nhà Horaces" cúa Jacques-Louis David vẽ vào những nãm tháng sôi sục chuẩn bị dản đến cách mạng Pháp. Bức tranh mô tả điển tích 3 anh em thời La Mã đang chuẩn bị ra chiến trường hy sinh thãn mình bảo vệ nhà nước Cộng hòa La Mã, điều này đã đánh vào tâm lý cách mạng, bất mãn với chế độ quân chủ đang dâng cao cùa dân chúng Pháp cuối thế kỷ XVIII. Người ta đã coi bức tranh là một lời kêu gọi mang tính chính trị cùa họa sỹ. II Giierciiio {Francesco Barbieri), Cái cliếl cùa Cleopatra, Sơn dấu, 170 x 235cm, 1648, Bảo làng Palazzo Rosso, Genoa, Italia. Salivador Dalí, Sơn dâu, cấu trúc dễ UỐI1 với Ithững hạt đậu luộc: Diềm báo về một cuộc nội chiến, 1936, Trường phái Siêu tliực Từ thế kỷ XIX trờ về sau, các họa sỹ thích tập trung vào nhân vật và những cảnh thương tâm trong vòng xoáy của lịch sử thay vì những sự kiện hoành tráng. Số phận con người trong chiến tranh, trong những biến động chính trị xã hội rất thu hút nghệ sỹ và họ đã sáng tác ra nhưng tác phẩm lay động lòng người đổng thời tiến gần đến những đối tượng bình dân hơn là ca tụng nhà cẩm quyền. Đi xa hơn nữa trong thế kỳ XX, nghệ thuật còn bám sát các sự kiện lịch sử hơn khi trở thành một trong những phương tiện phản kháng xã hội của giới nghệ sỹ. Chẳng hạn một số tác phẩm cùa Picasso và Dali trong thời gian nội chiến Tây Ban Nha. Hai nhà danh họa đã làm nổi bật lên tính phi nghĩa của chiến tranh, những day dứt về tình trạng nổi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn trên đất nước xinh đẹp của mình. Đồng 68 thời, họ cũng phản ánh cả những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh lên những người dân Tây Ban Nha vô tội. Salvador Dali trong tác phẩm "Cấu trúc dễ uốn với những hạt đậu luộc: Điềm báo về một cuộc nội chiến" đã sáng tạo nên một cảnh kinh hoàng của một đất nước bị tàn phá bởi những xung đột nội bộ, theo tác giả cuốn Big Book of Art, Dali đã " sử dụng kỹ thuật của Chủ nghĩa siêu thực ; Hình ảnh ờ giữa bức tranh khổng lồ gồm một phần là bộ xương, một phẩn là cơ thể sống, vừa là nạn nhân vừa là kẻ xâm lược; đang xé những chân tay bệnh tật của chính nó thành từng mảnh nhỏ". Nhìn chung, chù dẻ tôn giáo và lịch sử là một trong những chủ đé bao trùm gần như mọi mặt của đời sống loài người vì nó gắn liền với sự phát triển cùa xã hội. Thông qua những lác phẩm về chủ đề tôn giáo và lịch sử, chúng ta có thể hiểu biết không chỉ vể văn minh và tiến trình lịch sử của loài người nói chung mà còn có thể hiểu sâu về nhiều mặt của những đất nước những dân tộc khác nhau trên thế giới. 7. THẦN THOẠI, TUỞNG TUỢNG VÀ PHÚNG DỤ Chú để thần thoại, tưởng tượng và phúng dụ miêu tả những khung cảnh, hình mẫu không có thực hoặc lấy cảm hứng một phẩn từ thực tế nhưng được dàn dựng lại theo trí tướng tượng cùa nghệ sỹ. Những tác phẩm thuộc nhóm chù đề này luỏn ẩn dấu trong chúng những ý nghĩa biểu tượng, ẩn ý về một nội dung sâu sắc phía sau hình ảnh. Chú đề thẩn thoại được các nghệ sỹ khai thác tương đối triệt để, có thể nói mức độ phổ biến của những tác phẩm nghệ thuật về chủ đề này chỉ đứng sau chủ đề tôn giáo. Trên thực tế hai chủ đỂ thần Ihoại và tôn giáo ở một sô' nền vẫn hóa cũng có mối liên quan nhất dịnh. Chuyện thần thoại là những chuyện kể dân gian truyền miệng từ xa xưa có nội dung huyễn hoặc, hoang đưcmg. Nghệ sỹ mượn chủ đề thần thoại để gửi gắm ước mơ của mình về những con người lý tường, về cuộc sống lý tưởng, về công lý, về sự chiến thắng của cái thiện và cả vể những quyền năng mà con người khao khát. Nhưng đôi khi, một câu chuyện thần thoại lại được nghệ sỹ dùng để chuyển tải những triết lý về cuộc sống, vể tham vọng của con người, về nhân quả v.v... Ở phương Đông, chủ đề thần thoại trên nhiều tác phẩm nghệ thuật thường lấy trong các sử thi, nhất là ở các quốc gia chịu ảnh hưởng của Ân Đô giáo. Còn trong nghệ thuật phuơng Tây những tác phẩm thuộc chủ đề này phần lớn dựa trên tích truyện trong thần thoại Hy Lạp, La Mã đặc biệt ià nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng và Barốc. Các tác phẩm nghệ thuật dựa trên thần thoại thưcmg lấy cảm hứng từ những anh hùng, các vị thần, quái vật, ma quỷ vì chúng "cung cấp những nhân vật tượng trưng gợi ra cả nỗi sợ hãi lẫn niềm đam mê - là những chủ đề hoàn hảo cho nghệ thuật" (Big Book of Art - trang 440). Chẳng hạn như nhân vật thần Zeus tượng trưng cho hòa bình và cõng lý, con nhân mã Chiron tượng trưng cho sự thông thái. Hay là một nhân vật như 69 cậu bé Icarus với sự tích đôi cánh gắn bằng sáp ong bị tan chảy dưới mặt trời được nghệ sỹ dùng làm sự ám chi cho tính ương ngạnh hoặc một kết cục thè thảm cho tham vọng quá đà của con người. Nhưng nhân vật được giới nghệ sỹ phương Tây ưa thích nhất và the hiện nhiều nhất có lẽ là thần Vệ nữ (Thần Ái tình và sắc đẹp). Thẩn Vệ nữ tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn hảo của cơ thể và sức hấp dẫn cùa tình yêu. Hình ảnh Vệ nữ sớm nhất được biết cho đến nay là bức tượng Hy Lạp cổ dại "Vệ nữ Milo", vẻ đẹp phụ nữ khỏa thân lý tướng làm thành nguồn cảm hứng cho nhiểu thế hệ nghệ sỹ. Hàng ngàn năm nay, thần Vệ nữ và các câu chuyện liên quan đến nàng đã trò thành dề tài cho võ số tác phấm hội họa và điêu khắc nổi tiếng. Hai trong số đó là các bức tranh nối tiếng mỏ tá thời khắc Vệ nữ ra đời của Sandro Botticelli vào thế kỷ XV và cúa William Adolphe Bouguereau thế kỷ XIX. Bức tranh của Botticelli mượn thần Vệ nữ để tượng trưng cho khái niệm vẻ đẹp hài hòa vể cả hai mặt tinh thẩn và thể xác cùa con người qua vẻ e ấp. trang nhã cúa vị nữ thần. Còn tác phẩm của Bouguereau thì nhấn mạnh đến vẻ đẹp giới tính nguyên thủy của cơ thể người đàn bà bằng bút pháp tà chân có phẩn tự nhiên chú nghĩa. William Ailtilplie Bouguereau, Sự ra dời của Louis-Jean-Francois Lagrenee cha, Dạy dồ tlián Vệ nữ, Sơn dầu. 1879, Bào tàng Orsay, Achilles, Sơn dâu khoáng 1790, sưu lập iư Paris. Ngliệ thuật kinh viện nhân, chù ngliĩa Tân cổ điển. 70 Khi không thòa mãn với cái huyền hoặc của thẩn Ihoại, nghệ sỹ tìm đến với sự tường tượng. Với chú đề lường tượng, họa sỹ và nhà điêu khắc hướng vào thế giới nội tâm, khắc họa nên những điều mà họ nhìn thấy ớ đó với mục đích thể hiện hoặc tìm hiểu đời sống tâm lý cúa con người. Chú đé tướng tượng thường gắn bó với cái gọi là sự kỳ ảo. Từ thời cổ đại, tướng tượng đã có vị trí trong nghệ thuật, ban đẩu là lạo ra những nhãn vật không có thật như ma quỷ, rồng hay thế giới thiên đàng, địa ngục. Khi đó, sự tướng tượng cúa họa sỹ vẫn bị giới hạn bời những gì có sẩn trong tự nhiên và họ chủ yếu xứ lý ớ mức bóp méo sự vậi, nhãn vật để tạo ra cảm giác mới lạ, kỳ quái, phi thực tế. Sau nhiều thế ký, để tài tưởng tượng dần trớ nên độc lập với chủ để tôn giáo, thần thoại khi nó bắl đầu thể hiện sự phá cách trong nội tâm nghệ sỹ nhiều hơn. Họ say mê khám phá những giá trị cùa truyện ngụ ngỏn, truyện thán liên và chuyện kế dân gian, tìm kiếm trong đó cám hứng cho trí tướng tượng bay bổng. Thành công đầu tiên đáng ghi nhận là của họa sỹ thời Phục Hưng Giuseppe Arcimboldo, được tôn lên thành người dự báo cho sự ra đời cúa chủ nghĩa Siêu thực 400 nãm sau. Ông sáng tác những bức tranh mà trong đó hình người cấu thành từ hoa, quả, rau, củ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ tranh vẽ các mùa trong năm dưới dạng chân dung đẩu người làm bằng hoa trái đặc trưng cho lừng thời điểm lương ứng. Thế kỷ XX đánh dấu sự phát triển vượt bậc cùa nghệ thuật mang chủ đề tường tượng. Một trong sô' các tác giả đi tiên phong là Marc Chagall, ông đã "... phát triển một xu hướng kỳ ào quyến rũ, lấy cảm hứng từ văn học dân gian Do Thái và Nga từ thời thơ ấu của ông", "Những cái kỳ ảo của ông, gây ấn tượng mạnh với thị giác......nhưng chúng vừa mang tính lý tưởng, vừa lãng mạn" (Big Book of Art- trang 456). Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua tác phẩm "Ngày sinh nhật" của Chagall. Ông thể hiện sự tháng hoa trong tình yêu, sự hòa nhập tuyệt đối về tinh thần và thể xác của hai người yêu nhau thông qua hình ánh nụ hôn gắn chặt và tư thế bông bềnh mê đắm như đang bay trong giấc mơ của đòi nam nữ. Sự ra dời của Chù nghĩa siêu thực trong thời gian nửa đẩu của thế kỷ XX đã đẩy trí tướng lượng trong nghệ Ihuậl đến mức xa nhất có thể. "Tôn chỉ của chú nghĩa Siêu thực là khát khao sáng tạo ru thứ nghệ thuật thóat khỏi những kiềm chế của lý trí, thẩm mỹ và đạo dức"(Big Book of Art - trang 459), họa sỹ Siêu thực "tạo ra cái kỳ ảo cùa họ dựa trẽn việc khám phá giấc mơ và tâm trí con người để tạo ra nghệ thuật kỳ ảo nhất chưa từng có" (Big Book of Art - trang 456). Họ thể thiện tướng tượng của mình bằng nhiều phong cách khác nhau sao cho thể hiện được tốt nhát ảo giác hay ấn tượng xuất hiện trong tiểm thức. Nhiều họa sỹ vẽ bàng bút pháp tả Ihực trực tiếp Iheo cách của Sanvador Dali, nhưng cũng có một số khác đi theo con đường trừu tượng hơn. Chẳng hạn như Joan Miro, ông ưa thích những hình kỳ dị, bất quy tắc trong một bố cục rối rắm xem lần vài ký hiệu liên quan đến nội dung bức tranh. Tác phấm tiêu biểu cho cách vẽ này là bức "Những nhân vật Irong đêm" ông vẽ năm 1950 với hàng loạt nét cong lượn và mảng miếng phức lạp chen một số hình sao, Irăng lưỡi liềm gợi ý về trời đêm. 71 Mure ClưiiỊtill, NíỊc iy sinh I i l i ậ l , Joait Miro, Nhữiií’ lìhíin vật trong đềm, Sơn dâu, Sơn dáit, 1915 88,9 ■ ỉI45,9crn, 1950, Sưit tập cỏ nhàn, New York Ngoài đề tài thần thoại và lường lượng, một trong những dề tài nữa đề cập đến khía cạnh tâm lý một cách sáu sắc và phát huy sự liên tướng, óc mơ mộng, sự khao khát cùa con người là phúng dụ. "Phúng dụ là miêu tả một quan niệm trừu tượng nào đó thõng qua nhãn vặt và sinh vật mang tính biểu lượng. Nó là một phương tiện được sử dụng trong văn học và kịch cũng như trong các môn nghệ ihuật gắn với thị giác. "Chân lý", "Sự lliông thái", "Sự trong trắng", "Sự xấu xa" cũng như "Tự do" đều là những ví dụ VỂ các loại quan niệm trừu tượng "được thể hiện dưới dạng phúng dụ là một người, một cái cây hay một sinh vật nào đó"(Big Book of Art- Irang 450). Có 2 cách thức cơ bàn được dùng để phúng dụ Irong nghệ thuậl. Cách thứ nhất là dùng một nhân vật, sự vật có những tính chất điển hình để làm biểu trưng cho một yếu tố vật chất hoặc tinh thần. Phương pháp này rất phổ biến và vẫn luôn được sử dụng cho đến ngày nay. Ví dụ như sự công bằng được phúng dụ bằng cái cân, cảm hứng nghệ thuật được phúng dụ bằng nhân vật nàng thơ. Tác phẩm "Cô gái ngây thơ thích tình yêu hơn là sự giàu sang" của Pierre-Paul Prud’hon đã sử dụng cách phúng dụ này khi mô tả nhân vật biểu trưng cho ngây thơ bằng cô gái trẻ trong bộ xiêm y trắng, ám chỉ tình yêu bằng vị thần ái tình và sự giàu có bằng nhân vật cẩm chiếc hộp châu báu. Các bức tranh sử dụng phúng dụ cá nhân làm chủ để trung tâm thường biểu hiện cách cảm nghĩ, nỗi khát khao và cả sự sợ hãi của con người, nó cũng Ihể hiện sự khó xử vé mặt đạo dức khi cá nhân gặp phái. Cách thứ hai là khoác lẽn người hoặc sự vật có thực hiện thời lớp vỏ cùa một nhân viit hoặc sự vật lương ứng Irong thần thoại hay lịch sử để gán ghép những V nghĩa theo 72 mong muốn. Đày là phương thức mà người đặt hàng họa sỹ muốn dùng để tỏn vinh bản thân, thường gặp nhất trong tranh chân dung. Nhiều vị vua chúa muốn thể hiện mình dưới vẻ ngoài siêu phàm của những anh hùng cổ điển hoặc thậm chí dưới lốt của mãnh thú như trường hợp tượng nhân sư mang khuôn mặt của Pharaon Ai Cập. Một tác phẩm diển hình cho cách phúng dụ này là bức "Marie Adelaide hiện thân như Diana" của Jean-Marc Nattier. Thần săn bắn Diana tượng trưng cho tiết hạnh, do đó, họa sỹ đã vẽ Marie Adelaide cầm cung trên tay, mặc trang phục giống Diana đê’ ngầm đề cao phẩm chất cùa cô. Pierre-Paul Prud 'hon, Cô gái ngây thơ thích Jean-Marc Nattier, MarieAdelaide liiện thán tình yêu liơn là sự giàu sang. Sơn dâu, Bảo như Diana (trích đoạn), Sơn dáu, 95xl28cm, làng Hermitage. Chù nghĩa Tân cổ điển. Florence. Nghệ thuật Rốccôcô Thần thoại, tưởng tượng và phúng dụ là chủ đẻ bộc lộ được phần nào sức sáng tạo vô hạn của con người. Chủ đề này giúp nghệ sỹ thỏa mãn khả năng vô cùng của tư duy, khơi dậy ước mơ và đi đến những góc sâu thẳm của tâm hổn, nâng nghệ thuật lên một tẩm cao trí tuệ mới. 8. TRÙU TUÖNG Trường phái trừu tượng ra đời trong thế kỷ XX đã làm thay đổi cơ bản nghệ thuật tạo hình trẽn thê giới. Từ đây, phản ánh hiện Ihực không còn là nỗi ám ảnh của giới nghệ sỹ nữa. 73 Các lác giá cuốn "Big Book of An" dã vict: "Khi thế ký XIX qua di. the giới nuhọ lliuật dã (rái qua những lliay đổi gốc rổ về mật phong cách. Các nghệ sĩ thường thử Iiühiçm những cách thức miêu tã lliế giới mới mà hoàn toàn thay thê cách liếp ậm (luyen Ihốna. Phán ánh hiện thực và nắm bắt một thời diem nào dó không còn là mục lióu của nghệ thuậl nữa." Do dó hội họa và diêu khắc irừu lượng dã ra dời và phái trien. Đáu lile ký XX. các ngliiỊ sỹ IÍCI1 phong bắt dẩu tìm kiếm những phương ilúrc mới đc ilìo hiện cách nhìn của mình (lối với thế giới xung quanh. Họ dấn dần xa rời lính nung thực cua hình thức mà di dấn dến chỗ dùng màu sác, bổ cục để lạo nên hiệu quá cám xúc và cli đốn cái dẹp nguyên thúy cúa nghệ thuật lạo hình. Sau những thành còng cùa irường phái Fauvism (Dã ihú) và Lập the. nghệ thuật trừu lượng dã xuất hiện và trớ ihành lĩnh vực ihu húi sự sáng lạo cùa nhiểu nghệ sỹ. Có Ihé gọi nghệ thuật trừu lượng là m ội nghç thuật không có sự liên hệ nào với thực lê irực C|uan. N ghệ sỹ Irừu lượng có thê có hoặc klióng sáng lác xuất phái lừ 111 ực lố. Họ lạo nên tác phám nghệ Ihuậl hãng bô cục ilường nót. hình khối và màu sác với những đặc điểm hùi hòa, irậl tự hay ngược lại là hỗn dọn vù mất cân bằng. Một trong những họa sỹ đầu tien sáng lác bàng nghệ thuật irừu lượng một cách có hẹ ilìỏng lù Wassily Kandinsky. Tranh cua õng có dặc đicin là các yêu lô hình liọc cơ bán gồm điếm, luyến, diện hết sức dược chú ý. Đặc biệt yếu lố luyen Irong tranh cùa Kandinsky rất dặc Irưng gần như là nổi bạt nhài iroiig bố cục. Như bức "Phong cánh", óng vẽ năm 1913, cáy cối. dường viển của cánh trí bien lliành cút luyến lạo ra phấn trung tâm bức tranh, chúng giữ các mảng, diểin màu sác chuyến động trong mội bỏ cục CÛ11 bằng. Nếu như Kandinsky CÒI1 cho các yếu tố hình học một dáng vé lự nhiên, thì mội số họa SV khác như Mondrian, Malevilch, Docsburg. Vasarely lại diiv hình học đến mức cực doan. Tác phẩm của những lác giá này hướng về những hình hình học căn bán: vuông, tròn, chữ nhật, tam giát, chính xác luyộl dối và nhãn mạnh sac dộ iưưng phán trong các máng màu sắc. Nhìn chung, chúng gần với những túc pliam đổ họa hơn là hội họa. Đi xa hun nữa. có tác giá như Jackson Pollock lìm tháy ciim hứng và sự lự do sáng lạo irong chính hành dộng vẽ và kỹ Ihuậl vẽ. Dường như ÔI1Ü không bị «lới hail VC phương thức sử dụng cõng cụ và cliãì liệu lạo hình. Pollock tó vé hoàn loàn ngẫu lúmg khi sáng lác, ỏng có thô vè bàng búi hoặc váy màu. Trong khi dó 111ỘI số họa SV Iré cực đoan liưn đi xe ctạp lẽn 111(11 Iranli. dõi khi dùng cá súng d¿ lìm dốn những hiệu quá lliị eiác dộc tláo Hong pluíl ihãna hoa hất chọt cùa linh lliần. Những lác pliãni nlnr 'Kliỏng de". "So 15. 1948 màu dó. ghi, Irấng. vàna" cho lliáy rõ phong cách tròn cua Pollock. Tương lự Iiliư vậy Frank Kline de cho lòc tlị), sự phóng lúng cùa [lói bút diuyOn lái cám XÚC' vào hức "Morcc C" vẽ nám 1961. 74 Henri Matisse Người phụ nữ trong cliiếc áo choàng Nliật Bản bén dòng nước, Sơn dấu, 35x29cm, ì 905, Rào tàng nghệ thuật hiện đại New York Jackson Pollock, Không (lé, Sơn ílứu và Vẩv mầu, 99xJ46cm, ỉ 953-ỉ 955, Sưu tập tư lìliân Wassily Kandinsky, Phong cànli (trích đoạn), Sơn dáu, 87,6x ì00,3cm, 1913 BTHermitage, Saint-Petersburg Jackson Pollock, Sô 15, 1948, mùn dò, ghi, trắng, vàng, 56,5x77,5cm, 1948, Bào tùng mỹ tlmật Virginiti 75 Jackson Pollock, Ngọn lừa, Sơn dâu, 51, / x76,2cm, 1934-1938, Bào tàng nghệ thuật hiện đại New York. Frank Kline, Mevce c , Sơn dán, 236,2x189,2cm, 1961, Bảo làng nghệ thuật Mỹ Smithsonian, Washington. Điêu khắc trừu tượng có thể tìm thấy trong các tác phẩm của Amadeo Modigliami, Henry Moore và Jean Tinguely. Tóm lại, nghệ thuật trừu tượng tạo ra cho nghệ sỹ tạo hình một không gian sáng tạo to lớn và lự do tuyệt đối. Có lẽ chính nhờ vậy mà mà nghệ thuật trừu tượng đã có một nong những vị trí quan trọng bậc nhất trong lịch sử nghệ thuật thế kỷ XX và ngay cà thế ký XXI. 76 Chương 3 NGHỆ THUẬT NGUYÊN THUỶ I. KHÁI QUÁT CHUNG Con người xuất hiện trẽn trái đất cách đây khoảng hơn 3 triệu năm, lúc đầu loài vượn - lổ tiên loài người ngày nay có cuộc sống khắc nghiệt, hoang dã, hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Họ sống thành bầy, lấy thức ăn từ (hiên nhiên nhờ hái lượm, dào bới củ rẻ và sán bắn, lấy tán cây hang động làm nơi trú ẩn. Trong quá trình tiến hóa, con người đã đần dẩn cải biến và hoàn thiện, việc tìm ra lứa và làm ra lừa là phát minh quan trọng cùa loài người, từ đó con người sống không hoàn toàn phụ thuộc vào lự nhiên mà dã biết khai thác tự nhiên đẽ tạo cho mình nơi cư trú cố định. Trong buổi bình minh của nhân loại này, những tác phẩm nghệ thuật độc đáo đã được ra đời do trí tường tượng và sức sáng tạo phong phú của loài người, những lác phẩm sớm nhất dược tìm thấy có niên đại khoảng 3,5 vạn năm. Những tác phẩm nghệ thuật nguyên thuỷ được tìm thấy ờ nhiều nơi trên thí giới nhưng để lại nhiểu di chỉ nhất là ờ châu Âu và châu Phi. Thời kỳ nguyên thuỷ châu Âu chia làm các giai đoạn sau: thời kỳ đổ đá cũ (3 vạn năm đến 1 vạn năm Tr. CN), thời kỳ đổ đá mới (khoảng 1 vạn năm đến 3 nghìn nãm Tr. CN), thời kỳ đồ đồng (3 nghìn năm đến 1 nghìn nãm Tr. CN). Trước khi có điêu khắc thì đã có một số các công cụ làm bằng đá, đó là những rìu đá hay những con dao bằng đá, dùng để cắt gọt và đục dẽo. Ở châu Âu, mà khới đầu lả ở Áo, trong thời đại nguyên thuỷ đã xuất hiện một loạt tượng phụ nữ làm bằng đá, đó là iượng trưng cho những bà mẹ hay những người đẹp. Những tác phẩm này được hoàn thành bằng đá, con người dùng công cụ mài cắt để tìm đến hình dáng mà họ mong muôn, họ căn cứ vào những đối tượng thậ! để làm điêu khắc, mội tác phẩm diêu khắc có thể tích và không gian ba chiều. Hội họa là sự biểu hiện nghệ thuật trên mặt phẳng, trên không gian hai chiểu; có hai địa danh có các tác phẩm hội họa cần nghiên cứu nhất là hang Lascaux ớ Pháp và hang Altamira ớ Tây Ban Nha, đểu có niên đại lịch sừ là 15000 năm trước CN. 77 2. THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ CŨ Công cụ và vũ khí của con người xuất hiện đầu tiên ở châu Âu thường làm bằng đá nên các nhà khảo cổ gọi thời kỳ này là thời kỳ đổ đá. Thời kỳ đồ đá cũ gồm các thời kỳ: Aurignacian (hay là giai đoạn đổ đá cũ sơ kỳ, 3 vạn đến 2 vạn năm Tr. CN), Gravettian (hay là giai đoạn đổ đá cũ trung kỳ, 2 vạn đến 1,4 vạn năm Tr. CN), Magdalenian (hay là giai đoạn đổ đá cũ hậu kỳ, 1,4 vạn năm đến 1 vạn nàm Tr. CN). Ớ thời kỳ này con người sống với nhau theo chế độ thị tộc từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình có quan hệ họ hàng gần gũi, làm chung, ãn chung. Họ săn bắn và đánh cá, hái lượm dê lấy thức ăn, đào hẩm trong lòng đất, khoét hang vào núi đá, lấy cây ghép thành liếp chắn gió để cư trú. Nghệ thuật thời kỳ đổ đá cũ được ra đời là một trong những sự phát triển văn hoá săn bắn và hái lượm ihức ãn. Venus of Willendorf', được lạc từ đá vôi và “Đấu tượng phụ nữ", niên đại 2,2 vạn Iiăm sơn bằng màu hoàng thô, cao 11 cm, 2 vạn năm trước CN (cuối giai đoạn niên đại 3 vạn - 2,5 vạn trước CN Aurignacian), tìm thấy ở Dordogne, (giai đoạn Aurignac tan), ở Áo Brassempouy, Pháp Những tác phẩm nghệ thuật giai đoạn Aurignacian thường tập trung vào hình dáng con người, chưa chú ý tới động vật. Nhiêu tác phẩm điêu khắc nhò đã được tìm thấy ớ những nơi cư trú trước đây của loài người như những tượng nhỏ, tượng được chạm khác trên vách động, đầu tượng... được lảm bầng đá vôi, ngà. Tác phẩm giai đoạn Gravettia 78 cũng tập trung vảo hình dáng con người. Đến giai đoạn Magdalenian thì hướng đề tài vào động vật là chủ yếu. Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của giai đoạn Aurignacian tập Irung vào thể hiện "Venus" - người phụ nữ đẹp. Cái nổi tiếng nhất trong số đó được làm bẳng đá vôi có tên là "Venus of Willendorf' (Người phụ nữ đẹp ờ Willendort) và cũng có thể là cái sớm nhất có niên đại 3 vạn đến 2,5 vạn nãm Tr. CN. Người đẹp lúc bấy giờ không phải là có khuôn mặt đẹp hay dáng đẹp mà người đẹp là người có khả năng duy trì giống nòi tốt, điểu này được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm điêu khăc về "Venus". Tác phẩm "Venus of Willendorf' được tìm ihấy ờ gần thị trấn Willendorf ở Áo năm 1908, nàng có đôi ngực, bụng, mông nổi trội. Bức tượng đạt tới sự hoàn mỹ với sự điều hòa hợp lý môi lương quan giữa các thê tích hình cầu. Tác phẩm "Venus of Lespugue" xuất hiện muộn hơn khoảng 2 vạn đến 1,8 vạn năm trước CN, hiện nay đã không còn nguyên vẹn nhưng nó vẫn thể hiện rõ hình dáng, mặt sau của bức tượng không thể hiện, chỉ chạm khắc một rèm vải và ở đây sự cách điệu hóa đã xuất hiện, đây là tác phẩm khá công phu và tinh vi của nghệ thuật nguyên thủy. Tác phẩm "Venus of Laussel" xuất hiện cũng khoảng thời gian 2 vạn đến 1,8 vạn năm trước CN, người đẹp được tả trong hình dáng nghiêng đầu sang mội bên, một tay cầm chiếc sừng bò, tay kia đặt lên bụng, đây là lần đầu tiên trong nghệ thuật đổ đá cũ xuấ. hiện mối quan hệ giữa người với vật thể. "Venus of Lespugue", làm bằng ngà. cao I4,6cm, niên đại 2 vạn - 1,8 vạn năm n ước CN (giai đoạn Gravetlian), lim thấy ờ Lespugue, Pháp. "Venus of Laussel", cliạm khấc Iiổi vào đá vôi, cao 45cm, niên đại 2 vạn - 1,8 vạn năm trước cN (giai đoạn Gravettian), lim tliáy ỏ Bordeaux, Pháp. 79 Kỹ thuật chạm khắc trên những bề mặt xương hoặc đá hay chất sừng có thể xuất hiện từ trước, giai đoạn sơ khai bất đầu từ một miếng xương, một tảng đá hay một miếng nham thạch gồ ghề, nó có thể giống với hình dáng một động vật, chỉ cần thêm chút ít gia công, con người có thể điêu khắc tinh xảo, tiếp đó là phù điẻu. Những tác phấm được đánh giá là tốt xuất hiện muộn hơn khoảng giai đoạn đổ đá cũ hậu kỳ (giai đoạn Magdalenian). Bức chạm khắc trên đá "Người phụ nữ ngồi tựa" được tìm thấy trong hang dộng ớ Dordogne, làm cho người xem phải ngạc nhiên bởi nghệ thuật vẽ khỏa thàn đại được sự tinh tế, sự hoàn hảo. Hình dáng rất tự nhiên, không nói quá, không ihổi phổng, tư thế ngổi thoải mái, thư giãn, không có gì lo lắng, đường nét diễn cảm. Bức chạm khắc "Bò rừng" cũng là một tác phẩm đáng chú ý, hình dáng cùa con bò được chạm khắc một cách tài tình theo hình dáng của vũ khí sử dụng. Chứng tò thời này nghệ thuậl đã là điều thiết yếu cùa con người, công cụ không chỉ là một thứ đảm bảo chức nâng mà còn phải dẹp. Tác phẩm chạm khắc trên đá "Người phụ nữ ngồi lựa", ờ hang động à Dordogne, Pháp niên đại khoảng 1,2 vạn trước CN. Tác phẩm chạm khắc "Bò rừng", ỜMagdalenian, Pháp, niên đại 1,2 vạn năm trước CN Thành tựu cao nhất của nghệ thuật nguyên thủy được đánh giá là nghệ thuật hang động. Nghệ thuật hang động xuất hiện muộn hơn, khoảng 1,6 vạn năm trước CN (giai đoạn hâu kỳ đổ đá cũ, Magdalenian). Là nghệ thuật vẽ trên vách đá của những hang động mà người nguyên thuỷ cư trú. Trong những hang động lớn nằm phía Nam nước Pháp và miền Bắc Tây Ban Nha được phát hiện, còn tồn tại rất nhiểu những bức vẽ trên vách đá rất đẹp làm cho con người ngày nay phải ngạc nhiên. Đẹp và nổi tiếng nhất là hang Lascaux ờ Pháp và Altamira ờ Tây Ban Nha. Hang Lascaux, cách thị trấn Montignac khoảng 2 km ờ vùng Dordogne, Pháp. Được phát hiện vào năm 1940, do một cậu bé đi tìm con chó lạc cùa mình đã đi lạc vào hang này. Trong hang có rất nhiều hình vẽ động vật, một số lớn hơn kích thước thật, những 80