🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật
Ebooks
Nhóm Zalo
I GIÁO TRÌNH
LÍ LUẬN NHÀ Nlróc VÀ PHÁP LUẬTm
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
GIÁO TRlNH
Ú LUÂN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LDẢT • t
47-2013/CXB/43-454/CAND
Giảo trình
LÍ LUÂN NHẢ NƯỚC VÀ PHÁP LUẢT • t
(Túi bản lần thứ 4 có sửa đỗi)
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2013
Chủ biên
GS.TS. LÊ MINH TÂM
PGS.TS. NGUYỄN MINH ĐOAN Tập thể tác giả
1. PGS.TS. NGUYẺN MINH ĐOAN
2. PGS.TS. NGUYÊN VĂN ĐỘNG 3. TS. NGUYỄN QUỐC HOÀN 4. PGS.TS. NGUYỄN THỊ HÔI 5. ThS. ĐOÀN BẠCH LIÊN 6. TS. LẺ VƯƠNG LONG 7. ThS. NGUYỄN VĂN NẢ'M
8. ThS. BÙI XUÂN PHÁI
9. GS.TS. LÊ MINH TÂM
10. GS.TS. THÁI VĨNH THẮNG
Chương V, X, XI, XII. XIII (mục V, VI, VII), XVIII, XX. XXII, XXIII
Chương XIX, XXI
Chương VII
Chương IV
Chương VIII
Chương VI (mục I, II, III), IX
Chương XIII (mục I, n, IU, IV). x r v (mục I, II, III, IV)
Chương VI (mục rv, V, VI, VII), XIV (mục V, VI, VII, VIII)
Chương I, II, III, XVII
Chương XV, XVI
LỜI NÓI ĐÀU
Lí luận nhà nước và pháp luật là môn học quan trọng trong hệ thong khoa học pháp lí. Dựa trẽn cơ sờ học thuyết Mảc-Lênin, tư tương Hô Chí Minh, quan điêm cùa Đàng và Nhà nước ta cũng như tri thức chung của nhân loại ve nhà nước và pháp luật, môn học này trình bày, chứng giải một cách khoa học các van để cơ bàn về hiện tượng nhà nước và pháp luật. Năm 1989, giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật đã được Hội đồng khoa học Bộ tư pháp thông qua, được lưu hành làm tài liệu giảng dạy, học tập chỉnh thức cùa Trường Đại học Luật Hà Nội và các trường đại học khác có dạy luật.
Nhằm đáp ứng nhu cầu giàng dạy và học tập cùa giáo viên và sinh viên, giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật đã được chinh //, bo sung và tái bàn vào những năm 1992, 2003 và 2007. Thời gian qua, tình hình trong nước và quốc tế đã có những thay đoi càn bàn đòi hỏi lí luận vể nhà nước và pháp luật cũng phái có những thay đổi, bổ sung cho phù hợp công cuộc đổi mới cùa đất nước. Dưới ảnh sáng cùa các quan điếm mới thế hiện trong các văn kiện của Đàng và pháp luật cùa Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức biên soạn mới giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật nhằm cập nhật những kiến thức mới, đáp ứng một cách tốt hom nhu cầu giảng dạy và học tập cùa môn học ở bậc đại học trong tình hình mới.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội hết sức phức tạp, còn có nhiều vấn để tranh luận,
nhấl là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc xây dựng được giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật thực sự hoàn chinh lù điểu rấí khỏ khăn. Trên linh thân đủ. chúng tôi mong nhận được những ỷ kiến góp ỷ cho việc biên soạn, chinh lí, bo sung giáo trình này một cách hoàn thiện hơn nữa trong những năm tới.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÀN MỘT
N H Ữ N G K H ÁI N IỆM C H U N G
CHƯƠNG I
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u CỦA LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
I. ĐỔI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u CỦA LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mỗi bộ môn khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Việc xác định rõ đổi tượng nghiên cứu là tiền đề cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của mỗi bộ môn khoa học, là cơ sở để hình thành các định hướng, tìm kiếm và áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với yêu cầu phát triển bộ môn khoa học đó và để phân biệt khoa học này với khoa học khác.
Đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học là những vấn đề, những mối quan hệ mà nó nghiên cứu. Những vấn đề và những mối quan hệ thuộc đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học được giới hạn trong phạm vi nhất định và luôn đòi hỏi phải được xác định rõ. Vì vậy, mặc dù một khách thể nghiên cứu có thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhưng do có sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu nên mỗi bộ môn khoa học đều có tính độc lập với những tính chất, mục đích và phương pháp nghiên cứu đặc thù của mình, không trùng lặp hay chồng lấn với các khoa học khác.
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội rất phức tạp. phong phú và đa dạng. Những vấn đề thuộc lĩnh vực nhà nước và pháp luật được nhiều bộ môn khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lí nói riêng nghiên cứu ở nhiều góc úộ khác nhau. Chẳng hạn, triết học nghiên cứu nhà nước và pháp luật cùng với các hiện tượng xã hội khác để rút ra những quy 'uật vận động và phát triển chung của xã hội; kinh tế chính trị học cũng nghiên cứu nhà nước và pháp luật nhưng trong phạm vi các vấn đề thuộc lĩnh vực tổ chức và quản lí nền kinh tế, trong sản xuất và phân phối...
Hệ thống khoa học pháp lí ngày càng phát triển bao gồm: Các khoa học pháp lí lí luận và lịch sử (lí luận nhà nước và pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật, lịch sử các học thuyết chính trị, xã hội học pháp luật...), các khoa học pháp lí chuyên ngành (luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật dân sự, luật tổ tụng dân sự, luật thương mại, luật tài chính, luật ngân hàng, luật lao động, luật sờ hữu trí tuệ, luật môi trường...) và các khoa học pháp lí ứng dụng - bồ trợ (tội phạm học, tâm lí học tư pháp, giám định tư pháp, thống kê tư pháp...). Tất cả các môn khoa học pháp lí nói trên đều nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực của nhà nước và pháp luật nhưng mỗi bộ môn khoa học đỏ lại có đối tượng riêng. Ví dụ: Lịch sử nhà nước và pháp luật nghiên cứu quá trình phát sinh và phát triển của nhà nước và pháp luật theo quan điểm và phương pháp lịch sử, bám sát từng thời gian và sự kiện lịch sử để phân tích, luận giải; khoa học luật hiến pháp nghiên cứu những vấn đề cơ bàn về ngành luật hiến pháp, về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về những mối quan hệ giữa các cơ cấu lớn của quyền lực nhà nước và về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân; khoa học luật hình sự nghiên cứu các vấn đề về tội phạm, mục đích hình phạt, điều kiện, hình thức và mức độ áp dụng hình phạt đối với người có hành vi phạm tội...
Là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu những vấn đề có tính lí thuyết về nhà nước và pháp luật, lí luận nhà nước và pháp luật có nhiệm vụ nghiên cứu một cách cơ bàn và toàn diện về nhà nước và pháp luật nhằm làm rõ những thuộc tính bàn chất cùa nhà nước và pháp luật, phát hiện và giải thích những quy luật và những vấn đề có tính quy luật về sự ra đời, tồn tại, phát triển của nhà nước và pháp luật, hệ thống hoá những tri thức lí luận nhà nước và pháp luật. Với tính chất đó, lí luận nhà nước và pháp luật phải chú trọng xác định rõ các vấn đề và lựa chọn các phương pháp, cách tiếp cận hợp lí để có thề thực hiện hài hoà các chức năng về nhận thức, ứng dụng, dự báo, mô tà, giài thích, suy luận và sáng tạo.
Theo đó, đối tượng nghiên cứu của lí luận nhà nước và pháp luật bao gồm những nhóm vạn đề và những quan hệ cơ bàn sau đây: - Những vấn đề chung, cơ bản nhất cùa nhà nước và pháp luật như: bản chất, đặc điểm, chức năng, vai trò và giá trị xã hội của nhà nước và pháp luật; hình thức nhà nước, hình thức pháp luật, bộ máy nhà nước, cơ chế điều chỉnh pháp luật...;
- Những quy luật và những vấn đề có tính quy luật gắn với sự phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật; - Những mối quan hệ, liên hệ cơ bản, điển hình và có tính phổ biến của nhà nước và pháp luật (giữa nhà nước và cá nhân; giữa nhà nước và pháp luật với các hiện tượng xã hội khác; giữa nhà nước với pháp luật; giữa các bộ phận cấu thành nhà nước và pháp luật...; - Những nguyên tắc (quy tắc), phương pháp, hình thức tồ chức quyền lực nhà nước, thiết lập trật tự pháp luật và pháp chế, xây dựng và thực hiện pháp luật; những phương tiện và giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của nhà nước và pháp luật. Tóm lại, lí luận nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức về những vấn đề chung, cơ bản nhất của nhà nước và pháp luật; về
những quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển dặc thù cùa nhà nước và pháp luật; về những mối liên hệ cơ bản, những nguyên tắc. phương pháp, hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, thiết lập pháp chế, xây dựng và thực hiện pháp luật.
Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau: Nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật; ngược lại, pháp luật chi hình thành, phát triển và phát huy hiệu lực bàng con đường nhà nước và dựa vào sức mạnh của nhà nước. Mối liên hệ mật thiết có tính khách quan đó đòi hỏi sự nghiên cứu và giải thích thống nhất các vấn đề về nhà nước và pháp luật. Vì vậy, lí luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu các vấn đề cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật một cách đồng thời, theo quan điểm chung thống nhất không tách rời nhau.
II. LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC PHÁP LÍ
1. Lí luận nhà nước và pháp luật là bộ môn khoa học xã hội Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội đặc biệt. Nhà nước và pháp luật xuất phát từ xã hội, tồn tại và phát triển trong xã hội vì mục tiêu quản lí và điều tiết các quan hệ xã hội phù hợp với nhũng quy luật vận động và phát triển chung của xã hội. Theo đó, nhà nước và pháp luật là những bộ phận hợp thành hệ thống các thiết chế xã hội. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, những vấn đề nhà nước và pháp luật luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp trong xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ nhận thức về những vấn đề nhà nước và pháp luật cũng phát triển và có nhiều thay đổi nhưng sự quan tâm về chúng không những không giảm mà ngày càng gia tăng. Vì vậy, nhà nước và pháp luật là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học xã hội như triết học, sử học, xã hội học, kinh tế học, luật học...
Lí luận nhà nước và pháp luật có vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống các khoa học xã hội và nhân văn. Với tính chất là bộ môn khoa học lí thuyết về nhà nước và pháp luật, có mục đích nghiên cứu làm rõ những vấn đề chung, cơ bản nhất cùa nhà nước và pháp luật; những quy luật phát sinh, tồn tại và phát triến đặc thù cùa nhà nước và pháp luật; những mối liên hệ cơ bản, những nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, thiết lập pháp chế, xây dựng và thực hiện pháp luật, lí luận nhà nước và pháp luật góp phần xây dựng hệ thống khái niệm và cung cấp các kiến thức lí luận chuyên sâu về nhà nước và pháp luật, tạo cơ sở cho sự nhận thức thống nhất trong các khoa học xã hội và nhân văn về những vấn đề thuộc lĩnh vực nhà nước và pháp luật. Mặt khác, việc nghiên cứu về nhà nước và pháp luật không thể chi hạn chế trong lĩnh vực các khái niệm pháp lí thuần tuý mà phải đặt trên cơ sở cùa hệ thống các tri thức khoa học chung, phải dựa vào lí luận và phương pháp luận của nhiều bộ môn khoa học khác. Lí luận nhà nước và pháp luật có quan hệ với nhiều bộ môn khoa học xã hội và nhân văn như triết học, sử học, xã hội học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học...
- Lí luận nhà nước và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với triếthọc. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là môn khoa học về các quy luật phát triển chung của tự nhiên, xã hội và tư duy như quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định; về những phạm trù cơ bản như vật chất, ý thức, thực tiễn, chân lí, mâu thuẫn, nguyên nhân, kết quả...; về những nguyên tắc nhận thức luận và tư duy khoa học... Đối với lí luận nhà nước và pháp luật, các quy luật, phạm trù, nguyên tắc đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở phương pháp luận để nhận thức đối tượng của môn học.
Chu nghĩa duy vật lịch sử giải thích các quy luật phát sinh, phát triển chung nhất của xã hội và các bộ phận cua nó. trong đó có nhà nước và pháp luật. Lí luận nhà nước và pháp luật là bộ môn khoa học cụ thể hom, đi sâu nghiên cứu những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù của nhà nước và pháp luật. Những quy luật đó đều nằm trong các quy luật vận động và phát triển chung cùa xã hội. Vì vậy, để nhận thức được các quy luật riêng của nhà nước và pháp luật, phải vận dụng tri thức về các quy luật, phạm trù của chù nghĩa duy vật lịch sử. Chẳng hạn, khi nghiên cứu về quyền lực nhà nước, bản chất pháp luật phải dựa trên cơ sở những tri thức khoa học của chủ nghĩa duy vật lịch sử như hình thái kinh tế-xã hội, giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội, cách mạng xã hội, tiến bộ xã hội...
- Lí luận nhà nước và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với su học. Sừ học là bộ môn khoa học nghiên cứu về sự tồn tại và phát triển của nền văn minh nhân loại với toàn bộ sự phong phú, đa dạng của nó. Nhà nước và pháp luật là những thiết chế cụ thể, kết quả của quá trình phát triển lịch sử nhân loại, vì vậy nó cũng là đối tượng nghiên cứu của sử học theo phương pháp đặc thù cùa khoa học này. Dựa trên những cứ liệu lịch sử, lí luận nhà nước và pháp luật có điều kiện đi sâu phân tích, luận chứng về các quy luật phát triển đặc thù của nhà nước và pháp luật, về những thuộc tính bản chất, bản chất của các mô hình nhà nước và pháp luật và những hình thức biểu hiện nhiều vẻ của chúng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của lí luận nhà nước và pháp luật sẽ góp phần bổ sung và phát triển các kiến thức lịch sử về các vấn đề có liên quan đến nhà nước, pháp luật và là cơ sờ để sừ học sử dụng trong quá trình nghiên cứu theo phương pháp lịch sử những vấn đề cùa nhà nước và pháp luật qua các thời kì lịch sử.
- Lí luận nhà nước và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với xã hội học. Xã hội học là khoa học nghiên cứu về những yếu tố cấu thành xã hội trong mối liên hệ mật thiết của một chính thê. về những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển các mặt hoạt động của con người trong xã hội. Hệ thống kiến thức và phương pháp của xã hội học có ý nghĩa quan trọng đối với hướng tiếp cận để làm rõ bàn chất và các khía cạnh xã hội của nhà nước và pháp luật. Xã hội học pháp luật là một trong những hướng tìm kiếm mới của luật học, hướng tiếp cận và xem xét pháp luật trong trạng thái động, gắn với đời sồng xã hội, với thực tiễn. Cách tiếp cận xã hội học cùa lí luận nhà nước và pháp luật về những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu và những kết quà nghiên cứu của nó sẽ góp phần giài thích rõ hơn các giá trị xã hội của hai hiện tượng này đồng thời góp phần bổ sung và phát triển hệ thống kiến thức về xã hội học nói chung và xã hội học pháp luật nói riêng.
- Lí luận nhà nước và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với kinh tế chinh trị học. Kinh tế chính trị học nghiên cứu các quy luật phát triển cùa quan hệ sản xuất, nghĩa là các quy luật cùa hạ tầng cơ sờ. Để làm sáng tỏ bản chất của nhà nước và pháp luật, giải thích mối quan hệ có :ính chất quyết định của quan hệ sản xuất đổi với nhà nước và pháp luật, lí luận nhà nước và pháp luật phải vận dụng các khái niệm và quan điểm của kinh tế chính trị học. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ ràng lí luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu các quy luật cùa nhà nước và pháp luật với tư cách là hai hiện tượng của thượng tầng kiến trúc, không nghiên cứu các quy luật của hạ tầng cơ sờ.
- Lí luận nhà nước và pháp luật cũng có mối quan hệ mật thiết với chủ nghĩa xã hội khoa học, vì hai bộ môn khoa học cùng nghiên cứu sự phát triển của nhà nước và pháp luật trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nếu chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu một cách đồng thời các quy luật chung của nhà nước và pháp luật với
các quy luật khác thì lí luận nhà nuớc và pháp luật nghiên círu một cách cụ thể hơn các quy luật đặc thù của nhà nước và pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, lí luận nhà nước và pháp luật vận dụng các quan điểm và kết luận của chù nghTa xã hội khoa học để giải thích các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu cùa mình.
Như vậy, lí luận nhà nước và pháp luật luôn dựa trên cơ sở của các môn khoa học nói trên và vận dụng các quan điểm của khoa học đó để giải thích các vấn đề về nhà nước và pháp luật. Mặt khác, trên cơ sờ nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc các quy luật, các vấn đề về nhà nước và pháp luật, chứng minh sự vận động và phát triển cùa chúng, lí luận nhà nước và pháp luật góp phần làm sáng tỏ và bổ sung vào hệ thống tri thức khoa học xã hội nói chung, những vấn đề cốt yếu của đời sống xã hội như: hệ thống chính trị, nhà nước, dân chủ, pháp luật, pháp chế...
2. Lí luận nhà nước và pháp luật là bộ môn khoa học pháp lí Trong hệ thống các khoa học pháp lí, lí luận nhà nước và pháp luật giữ vai trò là môn khoa học pháp lí cơ sờ có tính chất phương pháp luận để nhận thức đúng đan các vấn đề có tính bản chất, các quy luật của nhà nước và pháp luật. Các môn khoa học pháp lí chuyên ngành khi nghiên cứu những vấn đề cụ thể của ngành luật nhất định luôn dựa trên cơ sở các quan điểm chung đã được lí luận nhà nước và pháp luật giải thích và kết luận. Ví dụ-. Khoa học luật hiến pháp khi nghiên cứu những vấn đề cơ bản về ngành luật hiến pháp, về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về những mối quan hệ giữa các cơ cấu lớn của quyền lực nhà nước và về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân; khoa học luật hình sự khi nghiên cứu vấn đề về bàn chất và nguyên nhân cùa tội phạm, mục đích của hình phạt... đều có sự đổi chiếu tới các quan điểm lí luận về bản chất, chức năng, nguyên tắc, quy luật phát triển cùa nhà nước và pháp luật và vận dụng những khái
niệm, tri thức do lí luận nhà nước và pháp luật cung cấp. Trong khoa học luật dân sự. các quan điểm đó được vận dụng để nghiên cứu các vấn đề như nguyên tẳc của luật dân sự, quan hệ pháp luật dân sự, trách nhiệm pháp lí dân sự... Những kiến thức lí luận nhà nước và pháp luật góp phần quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất về quan điểm, nguyên tắc đối với các vấn đề chung, cơ bản nhất của các khoa học pháp lí. Đồng thời, nhũng quan điểm, kết luận cùa các môn khoa học pháp lí cụ thể có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển cùa khoa học lí luận nhà nước và pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, lí luận nhà nước và pháp luật phải sử dụng tài liệu, dựa vào các quan điểm và kết luận cụ thể của các môn khoa học pháp lí chuyên ngành để kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển những luận điểm, quan điểm và kết luận chung của lí luận.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ử u CỦA LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lí khách quan dựa trên cơ sờ cùa sự chứng minh khoa học.
Lí luận nhà nước và pháp luật có cơ sở phương pháp luận là các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận khoa học chung cho mọi khoa học, được vận dụng trong tất cả các quá trình, các giai đoạn nghiên cứu. Nội dung cùa phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sừ là những quy luật, những phạm trù của phép biện chứng duy vật và những nguyên tac của phép biện chứng logic như: tính khách quan, tính toàn diện, tính lịch sử cụ thể...
Nguyên tác về tính khách quan trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi 'phải xem xét sự vật và đối tượng nghiên cứu đúng như nó có, không thêm bớt, không bịa đặt. Đối với nhà nước và pháp luật đòi hỏi phải
nghiên cứu chúng đúng như chúng đã và đang tôn tại Irong thực tế khách quan, trong những mối quan hệ hiện thực. Nguyên tắc xem xét sự vật một cách toàn diện là yêu cầu rất quan trọng đê làm sáng tò những vấn đề có tính bản chất, đặc thù cùa nhà nước và pháp luật. Vì nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng đặc biệt có quan hệ với tất cả các hiện tượng cùa thượng tầng kiến trúc cũng như hạ tầng cơ sở, cho nên nếu không hiểu đúng đắn và đầy đủ mối quan hệ giữa chúng sẽ dẫn tới sự nhận thức phiến diện, sai lệch. Một sổ học giả khi nghiên cứu nhà nước và pháp luật lại tách rời hai hiện tượng này với cơ sở hạ tầng nên không thể giải thích được một cách khoa học bản chất và những đặc trưng cơ bản của chúng.
Đe làm sáng tỏ bản chất cùa nhà nước và pháp luật còn đòi hỏi phài có quan điểm lịch sử cụ thể, gắn chúng với những giai đoạn phát triển nhất định. Theo V.I. Lênin: "Trong khoa học phai xem xét mỗi vấn để theo quan điểm một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phái triển chu yếu nào và đứng trên quan điểm cùa sự phát triển đó để xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào"}11
Ngoài các phương pháp nghiên cứu chung ở trên, lí luận nhà nước và pháp luật còn sử dụng nhiều phương pháp cụ thể khác để nghiên cứu. Các phương pháp này được sử dụng để giải quyết một số nhiệm vụ trong quá trình nghiên cứu, để giải thích, đánh giá và kết luận về một sổ vấn đề cụ thể của nhà nước và pháp luật trên cơ sở áp dụng các phương pháp chung.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sdụng rộng rãi, thường xuyên trong quá trình nghiên cứu về nhà nước và pháp luật. Phân tích là phương pháp dùng để chia cái toàn thể hay
(l).X em : V.I. Lênin toàn tập, Tập39,.Nxb. Tiến bộ, M, 1979, tr. 78 (tiếng Nga).
một vấn đề phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt. những yếu tố đơn gian hơn đế nghiên cứu và làm sáng rõ vân đê. Chăng hạn, đê có thể luận giải được những vấn đề của nhà nước, lí luận phải "tách" nó ra thành các vấn đề cụ thể hơn như đặc điếm, chức năng, hình thức... để nghiên cứu. Hoặc trong mỗi vấn đề lớn đó lại chia ra thành những vấn đề nhỏ hơn đề có điều kiệr. phân tích sâu hơn. Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bô phận, các yếu tố, các mặt dã được phân tích, vạch ra mối liên hệ giữa chúng nhàm khái quát hoá các vấn đề trong sự nhận thức tổng thể.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống là cách xem xét các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của lí luận nhà nước và pháp luật trong một hệ thống có cấu trúc chặt chẽ, bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, có những mối quan hệ tương tác với nhau, vận động và phát triển theo những quy luật, nguyên tấc nhất định. Nhà nước và pháp luật là những hệ thống toàn vẹn với nhiều bộ phận hợp thành, trong đó mỗi bộ phận lại có thể là một hệ thống hay tiểu hệ thống. Vi dụ, bộ máy nhà nước được xem xét là một hệ thống, trong đó mỗi loại cơ quan nhà nước như lập pháp, hành pháp, tư pháp là một hệ thống và mỗi cơ quan cũng được xem là một tiểu hệ thống. Hệ thống pháp luật là một chỉnh thể, bao gồm nhiều hệ thống nhò hơn như ngành luật, chế định pháp luật, tiểu chế định pháp luật và thậm chí quy phạm pháp luật cũng được xem là một tiểu hệ thống trong đó.
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học có vai trò rất quan trọng trong lí luận nhà nước và pháp luật. Trừu tượng hoá khoa học là phương pháp tư duy trên cơ sở tách cái chung ra khỏi cái riêng, tạm thời gạt bỏ cái riêng để giữ lấy cái chung. Bằng phương pháp trừu tượng hoá, ta có thề vượt qua những hiện tượng cỏ tính hình thức bề ngoài, ngẫu nhiên, thoáng qua, bất ổn đinh, để đi đến được cái chung
mang tính tât yêu, bàn h quy luật).
- Phương pháp lịch sử và logic được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm xác định các trật tự. xây dựng các định nghĩa, khái niệm, phạm trù thuộc hệ thống tri thức lí luận nhà nước và pháp luật. Là môn khoa học lí luận có nhiệm vụ xây dụng hệ thống tri thức tổng quát với các khái niệm, phạm trù và những luận điểm cơ bản, lí luận nhà nước và pháp luật tất yếu phải áừ dụng hài hoà phương pháp trừu tượng hoá khoa học với phương pháp lịch sử và logic.
- Phương pháp xã hội học được sử dụng để thu thập những thông tin, tư liệu thực tiễn, thể hiện những quan niệm, quan điềm, ý thức, tâm lí, thái độ của các tầng lớp, nhóm xã hội và cá nhân về các vấn đề khác nhau của nhà nước và pháp luật, tạo cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, nhận thức một cách khách quan và toàn diện về các vấn đề của nhà nước và pháp luật, từ đó hình thành hoặc kiểm nghiệm lại những luận điểm, quan điểm, khái niệm, kết luận cùa lí luận nhà nước và pháp luật, đề xuất và áp dụng các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước và pháp luật. Vi dụ, có thể thông qua các cuộc khảo sát, điều tra phòng vấn, thăm dò dư luận xã hội để triển khai các hoạt động nghiên cứu về ý thức pháp luật, ý thức chính trị, văn hoá pháp luật, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà nước và tác dụng của pháp luật, xác định nhu cầu thông tin và tư vấn pháp luật...
- Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau trong đó có lí luận nhà nước và pháp luật. Áp dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu về nhà nước và pháp luật sẽ cho phép người nghiên cứu có thể phát hiện ra những điểm giống nhau và khác nhau của các hiện tượng nhà nước và pháp luật đã và đang tồn tại trong lịch sử đồng thời phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự đồng nhất và dị biệt đó. Nhờ phương pháp so sánh mà hệ thống tri thức trong lí luận nhà nước và pháp luật có
được tính khách quan và khoa học.
Khi nghiên cứu về nhà nước và pháp luật cần phái sử dụng kết hợp những phương pháp chung (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử) với những phương pháp riêng; không thể chỉ chú ý tới một trong hai nhóm phương pháp đó hoặc sử dụng chúng một cách tách biệt nhau. Những phương pháp chung là cơ sở nhưng những phương pháp riêng lại thể hiện tính đặc thù của khoa học lí luận nhà nước và pliap luật. Mồi phương pháp riêng được sử dụng để nghiên cứu về hhà nước và pháp luật chỉ có thế mang lại kết quả tốt khi nó được sư dụna cùng với phương pháp biện chứng duy vật, với tư cách là một trong những hình thức cụ thê hoá cùa nó và được phát triển trong sự nhận thức khoa học.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và văn minh nhân loại, các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có sự tương hỗ mạnh mẽ và xâm nhập vào nhau, làm xuất hiện nhu cầu khách quan là các khoa học phải sử dụng kết hợp và hài hoà các phương pháp nghiên cứu của nhau. Theo đó, trong khoa học pháp lí nói chung và trong lí luận nhà nước và pháp luật nói riêng, việc sử dụng các phương pháp tiếp cận liên ngành ngày càng trờ nên phổ biến. Ví dụ,
phương pháp chính trị-pháp lí; phương pháp kinh tế-pháp lí; phương pháp xã hội học pháp luật...
IV. CÁU TRÚC CỦA LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Cấu trúc của lí luận nhà nước và pháp luật gồm những bộ phận kiến thức cơ bản dưới đây:
1. Những kiến thức lí luận chung về nhà nước
Trong đời sống khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lí nói riêng hiện còn tồn tại những quan điểm khác nhau về nội hàm và hướng phát triển của khoa học lí luận nhà nước và pháp luật. Nhà nước với tính chất là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị nên vấn
trên cơ sở huyết thống bị phá vỡ; gia đình cá thế xuất hiện và dần dần thay thế chế độ gia đình thị tộc. Sự xuất hiện giai cấp đã dẫn tới mâu thuẫn và đối kháng. Đau tranh giai cấp diễn ra không ngùng và ngày càng gay gắt, trật tự xã hội bị đe doạ, đòi hỏi phải có nhà nước - "lực
lượng nay sinh từ xã h ộ i” nhưng có vị thế "tựa ho như đứng trên xã hội ”, có khả năng làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó diễn ra trong vòng “/rộ/
Theo lí thuyết này thì trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ nhà nước chưa xuất hiện. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đen giai đoạn nhất định. Có thể khái quát về quá trình đó như sau:
Sau lần phân công lao động xã hội lớn thứ nhất, chăn nuôi đã trờ thành ngành kinh tế tách ra khỏi trồng trọt, mầm mong cùa chế độ tư hữu đã xuất hiện, xã hội đã phân chia thành người giàu và kè nghèo; quan hệ xã hội đã có nhiều biến đổi, chế độ chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện tuy còn lẻ tẻ; chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện và
gia đình cá thể đã trở thành lực lượng đang đe dọa thị /ộc”.<2) Sau lần phân công lao động xã hội lớn thứ hai, thù công nghiệp đã tách ra khỏi nông nghiệp, quá trình phân hoá xã hội diễn ra mạnh mẽ, nô lệ đã trở thành lực lượng xã hội với số lượng ngày càng đông; sự phân biệt giữa người giàu và kẻ nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng sâu sắc; đối kháng giai cấp ngày càng gia tăng.
Đến lần phân công lao động xã hội lớn thứ ba, nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ ra đời, thương mại phát triển và tầng lớp thương nhân xuất hiện làm cho sự tích tụ và tập trung của cải vào trong tay của số ít người giàu có diễn ra nhanh chóng đồng thời thúc đẩy sự bần cùng hoá và sự tàng nhanh của đám đông dân nghèo, s ố nô lệ tăng lên rất đông cùng với sự cưỡng bức và bóc lột ngày càng nặng nề của giai cấp chủ nô đối với họ.
(1).Xem: Mác - Ănghen tuyến tập, Tập 6, Nxb. Sự thật, Hà N ội, 1984, tr. 260. (2 ).Xem: Mác - Ẵnghen tuyến tập, Tập 6, Nxb. Sự thật, Hà N ội, 1984, tr. 249.
Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đào lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tò ra bất lực. Những hoạt động thương nghiệp, sự thay đổi nghề nghiệp và sự nhượng quyền sở hữu đất dai đã đòi hỏi phải di động và thay đôi chỗ ở, phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc, làm mất đi điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của chế độ thị tộc. Đứng trước những biến đổi của cơ cấu xã hội với khối đông dân cư không thuần nhất đó, những cộng đồng thị tộc vốn là nhũng tổ chức khép kín và có đặc quyền không thể đứng vững được.
Tổ chức thị tộc đã sinh ra từ xã hội không biết đến mâu thuẫn nội tại và chi thích hợp với xã hội kiểu đó thì nay khi xã hội mới ra đời - xã hội mà toàn bộ những điều kiện kinh tế của sự tồn tại cùa nó đã phân chia xã hội thành các giai cấp đối lập nhau, luôn luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, tổ chức thị tộc trở thành bất lực, không thể phù hợp được nữa. Xã hội đó đòi hỏi phải có tổ chức mới đủ sức mạnh để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy hoặc cùng lắm là để cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới hình thức gọi là hợp pháp. Tổ chức đó là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện.
Sự xuất hiện nhà nước ờ các vùng và của các dân tộc khác nhau cũng có những đặc điểm riêng do có những điều kiện kinh tế, xã hội và ngoại cảnh không giống nhau. Theo Ph. Ảnghen có ba hình thức xuát hiện nhà nước điển hình:
- Nhà nước Aten là hình thức thuần tuý nhất và cổ điển nhất. Nhà nước Aten nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc.
- Nhà nước Rô-ma là kết quả của cuộc cách mạng với thảng lợi cùa giới bình dân chống lại giới quý tộc thị tộc Rô-ma nhưng sau một thời gian giới bình dân và giới quý tộc hoàn toàn bị hoà tan vào với nhau.
- Nhà nước của người Giéc-manh nảy sinh trực tiếp từ việc chinh phục đất đai rộng lớn cùa người khác. Tuy người Giéc-manh chiến
nghiên cứu một cách cơ bản và toàn diện về nhà nước và pháp luật nhàm làm rõ những thuộc tính bàn chất cùa nhà nước và pháp luật, phát hiện và giải thích những quy luật và những vấn đề có tính quy luật về sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật, hệ thống hoá những tri thức lí luận nhà nước và pháp luật. Những kiến thức này có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc hình thành nhận thức đúng đan về những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu cùa lí luận nhà nước và pháp luật, phát triển năng lực tu duy và khả năng vận dụng sáng tạo vào giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra trong thực tiễn đời sống nhà nước và pháp luật.
v ề mặt kĩ thuật, tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể về giảng dạy, nghiên cứu, phù hợp với tùng cấp học và đối tượng người học, các nội dung trên có thể được trình bày thành hai, ba hoặc bốn phần. Trong giáo trình này các vấn đề trên được trình bày thành ba phần với cách tiếp cận chủ đạo là đi từ cái chung đến cái riêng, đề cao những giá trị lí luận cơ bản đồng thời cũng chú trong đúng mức đến tính ứng dụng của lí luận nhà nước và pháp luật.
CHƯƠNG II
NGUỎN GỐC, BẢN CHÁT, ĐẬC ĐIÉM
VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
ỉ. NGUÔN GỐC NHÀ NƯỚC
Nguồn gốc nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng nhưng cũng rất phức tạp và được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Từ thời kì cổ, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng nghiên cứu và đưa ra những kiến giải khác nhau về nguồn gốc nhà nước. Đến thời kì cận, hiện đại lại có thêm những cách giải thích mới và cho đến nay cũng vẫn còn có không ít những tranh luận về vấn đề nguồn gốc nhà nước. Có thể nêu khái quát về một số học thuyết, quan điểm cơ bản về nguồn gốc nhà nước như sau:
- Thụỵết thần hoc: Thuyết này cho rằng thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội, nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy, nhà nước là 'thiết chế quyền lực của thượng đế; quyền lực của thượng đế là vĩnh cừu và sự phục tùng sức mạnh nhà nước là phục tùng quyền lực của thượng đế. Nhà nước luôn phụ thuộc vào ý chí thượng đế, được biểu hiện thông qua nhà thờ. Theo đó, quyền lực của nhà thờ là quyền lực thứ nhất, còn quyền lực nhà nước là sự phái sinh từ quyền lực nhà thờ. Người đề xướng thuyết này là Agustin - nhà thần học thời trung cổ. Ông khẳng định ràng không có nhà nước hiện hữu nào là chính đáng, vì nó tha hoá thành tồ chức của “những kẻ cướp bóc”; sự thống trị của nhà thờ đối với các công việc nhà nước là tất yếu.
- Thuyết gia trưởng: Những người sáng lập học thuyết này là
Platon, Aristote và Philmơ. Thuyết này cho rằng nhà nước la kết quá phát triển cùa gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên cua cuộc sống con người. Người gia trưởng trở thành người đứng đầu nhà nước. Quyền lực cùa vua là sự phát triển tiếp tục quyền lực cùa người gia trưởng. Vì vậy, nhà nước có trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình.
- Thuyết sinh hoc: Người đề xướng học thuyết này là Spencer. Thuyết này cho răng nhà nước giống như cơ thể sống, sự phát triển của nó diễn ra tương tự như sự tiến hoá cùa xã hội. Theo đó, các quy luật tiến hoá của sinh học cũng là những quy luật phát triển của nhà nước và xã hội. Những người theo thuyết này nhấn mạnh ràng những quy luật chọn lọc tự nhiên, tiến hoá và đấu tranh sinh tồn đã tác động và dẫn tới sự liên kết con người lại trong một thiết chế đó là nhà nước-
- Thuyết khế ước: Những người đại diện cho học thuyết nảy là G. Grotius, B. Spinoza, Thomas Hobber, J. Locke, J.J. Rousseau, A. Rađisep... Thuyết này cho ràng nhà nước là sản phẩm lí trí cùa loài người, chứ không phải là sản phẩm của ý chí thượng đế. Nhà nước xuất hiện trên cơ sở những hoạt động nhận thức cùa con người, bàng việc kí kết khế ước về việc thành lập nhà nước. Theo thuyết này, con người từ trạng thái tự nhiên (trước khi có nhà nước) đã tự nguyện liên kết lại thành nhà nước trên cơ sớ khế ước xã hội với những điều kiện và sự ràng buộc nhất định. Với khế róc này, người dân tự hạn chế một phần tự do cùa mình, đóng thuế để nuôi dưỡng bộ máy nhà nirớc. trao cho nhà nước một số quyền lực và phục tùng nó; còn nhà nước thì phải cỏ trách nhiệm duy trì trật tự xã hội, quan tâm tới người dân và phải bảo vệ các quyền và tự do của công d ân...
- Thuyểt-hạo lực: Những người đại diện cho học thuyết này như E. Duyring, p. Jhering, L. Gumplovich... cho rằng bạo lực là cơ sở của sự thống trị, là nguyên nhân sinh ra nhà nước; nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác
mà kết qua là thị tộc chiến thắng lập ra hệ thống cơ quan đặc biệt đó là nhà nước đê nô dịch kẻ chiến bại.
-*■ Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước: Trên cơ sở những thành tựu mới của các khoa học xã hội, trong đó có triết học, sử học và xã hội học. với phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, c. Mác và Ph. Ảnghen đã xây dựng luận thuyết mới về nguồn gốc của nhà nước. Trong một số công trình khoa học, Mác và Ảnghen đã nêu ra những luận điểm quan trọng đặt nền móng cho luận thuyết này. Tuy nhiên, phải đến nãm 1884, với tác phấm “Nguồn gốc của gia đình, cùa chế độ tư hữu và cùa nhà nước”, Ph. Ảnghen mới. có điều kiện để trình bày một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống học thuyết về nguồn gốc nhà nước. V.I. Lênin, trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” (1917) và trong bài giáng “Bàn về nhà nước” tại Trường đại học tổng hợp Svéc-lốp ngày 11/6/1919 đã trình bày học thuyết của Mác về nhà nước, trong đó có vấn đề nguồn gốc nhà nước và ông đã có những phát triển mới.
Theo học thuyết Mác-Lênin, nhà nước khôn& phải là hiện tương xã hôi vĩnh cừu và bất biến. Nhà nước cũng không phải là lực lượng từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, nó xuất hiện một cách khách quan, khi xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định. Có nhiều nhân tố tác động dẫn đến sự ra đời cùa nhà nước, trong đó nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội giũ vai trò quyết định.
về kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển không ngừng và đến giai đoạn nhất định thì chế độ tư hữu xuất hiện để thay thế cho chế độ công hữu nguyên thủy đã tồn tại rất lâu trong hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của loài người. Tình trạng bất bình đẳng về kinh tế, khả năng người này có thể chiếm đoạt lợi ích kinh tế của người khác đã làm phát sinh những mâu thuẫn và đối kháng, đòi hỏi phải có thiết chế nhà nước có đù sức mạnh để duy trì trật tự xã hội.
v ề xã hội, những thay đổi về kinh tế đã tác động làm biến đổi quan hệ xã hội. Kết cấu xã hội thay đổi, chế độ thị tộc được xây dựng
trên cơ sờ huyết thống bị phá vỡ; gia đình cá thể xuất hiện và dần dần thay thế chế độ gia đình thị tộc. Sự xuất hiện giai cấp đã dẫn tới mâu thuẫn và đối kháng. Đấu tranh giai cấp diễn ra không ngừng và ngày càng gay gắt. trật tự xã hội bị đe doạ, đòi hỏi phải có nhà nước - "lực
lượng này sinh từ xã h ộ i” nhưng có vị thế 'lựa hò như đứng trên xã hội ”, có khả năng làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó diễn ra trong vòng “trật tựn} ị)
Theo lí thuyết này thì trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ nhà nước chưa xuất hiện. Nhà nước chi xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định. Có thể khái quát về quá trình đó như sau:
Sau lần phân công lao động xã hội lớn thứ nhất, chăn nuôi đã trở thành ngành kinh tế tách ra khỏi trồng trọt, mầm mống cùa chế độ tư hữu đã xuất hiện, xã hội đã phân chia thành người giàu và kẻ nghèo; quan hệ xã hội đã có nhiều biến đổi, chế độ chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện tuy còn lẻ tẻ; chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện và “gia đình cá thế đã trở thành lực lượng đang đe dọa thị lộc”}2)
Sau lần phân công lao động xã hội lớn thứ hai, thù công nghiệp đã tách ra khỏi nông nghiệp, quá trình phân hoá xã hội diễn ra mạnh mẽ, nô lệ đã trờ thành lực lượng xã hội với số lượng ngày càng đông; sự phân biệt giữa người giàu và kẻ nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng sâu sẳc; đối kháng giai cấp ngày càng gia tăng.
Đến lần phân công lao động xã hội lớn thứ ba, nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ ra đòi, thương mại phát triển và tầng lớp thương nhân xuất hiện làm cho sự tích tụ và tập trung của cải vào trong tay cùa số ít người giàu có diễn ra nhanh chỏng đồng thời thúc đẩy sự bần cùng hoá và sự tàng nhanh của đám đông dân nghèo, số nô lệ tăng lên rất đông cùng với sự cưỡng bức và bóc lột ngày càng nặng nề của giai cấp chủ nô đối với họ.
(1).Xem: Mác - Ănghen luyến tập, Tập 6, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 260. (2).Xem: Mác - Ẩnghen luyến tập, Tập 6, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 249.
Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã to ra bất lực. Những hoạt động thương nghiệp, sự thay đổi nghề nghiệp và sự nhượng quyền sở hữu đất đai đã đòi hỏi phải di động và thay đôi chỗ ở, phá vỡ cuộc sống định cư cúa thị tộc, làm mất đi diều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của chế độ thị tộc. Đứng trước những biến đồi cùa cơ cấu xã hội với khối đông dân cư không thuần nhất đó, những cộng đồng thị tộc vốn là những tổ chức khép kín và có đặc quyền không thể đứng vững được.
Tồ chức thị tộc đã sinh ra từ xã hội không biết đen mâu thuẫn nội tại và chi thích hợp với xã hội kiểu đó thì nay khi xã hội mới ra đời - xã hội mà toàn bộ những điều kiện kinh tế của sự tồn tại cùa nó đã phân chia xã hội thành các giai cấp đối lập nhau, luôn luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, tổ chức thị tộc trờ thành bất lực, không thể phù hợp được nữa. Xã hội đó đòi hỏi phải có tổ chức mới đủ sức mạnh để dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy hoặc cùng lấm là để cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới hình thức gọi là hợp pháp. Tổ chức đó là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện.
Sự xuất hiện nhà nước ở các vùng và của các dân tộc khác nhau cũng có nhũng đặc điểm riêng do có những điều kiện kinh tế, xã hội và ngoại cảnh không giống nhau. Theo Ph. Ảnghen có ba hình thức xuẩt hiện nhà nước điển hình:
- Nhà nước Aten là hình thức thuần tuý nhất và cổ điển nhất. Nhà nước Aten nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc.
- N hà nước Rô-ma là kết quà cùa cuộc cách mạng với thắng lợi của giới bình dân chống lại giới quý tộc thị tộc Rô-m a nhưng sau một thời gian giới bình dân và giới quý tộc hoàn toàn bị hoà tan vào với nhau.
- N hà nước của người Giéc-manh nảy sinh trực tiếp từ việc chinh phục đất đai rộng lớn của người khác. Tuy người Giéc-manh chiến
thấng Đe chế Rô-ma nhưng do nhiều lí do và hoàn cành như cơ sớ kinh tế, trình độ phát triền kinh tế của người di chinh phục và kẻ bị chinh phục, mức độ cùa cuộc chiến đấu... nên việc tổ chức và xây dựng nhà nước của người Giéc-manh có một số đặc điểm riêng.
Theo Ph. Ảnghen, so với tổ chức thị tộc thì nhà nước có hai khác biệt cơ bản là phân chia dân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng.
Khác với tổ chức thị tộc được hình thành và duy trì trên cơ sở của quan hệ huyết thống, nhà nước lấy sự phân chia lãnh thố làm điểm xuất phát và để cho công dân "thực hiện những quyền và nghĩa vụ xã hội cùa họ theo nơi cư trú, không kê họ thuộc thị tộc và bộ lạc rtào".(l> Cách tổ chức công dân theo lãnh thồ là đặc điểm chung cùa các nhà nước.
Khác với quyền lực xã hội do dân cư tự tổ chức ra trong chế độ cộng sản nguyên thủy, quyền lực công cộng sau khi nhà nước xuất hiện không thuộc về toàn thể cộng đồng thành viên cùa xã hội nữa mà thuộc về giai cấp thống trị cầm quyền. Để thực hiện quyền lực nhà nước cần có bộ máy cưỡng chế chuyên làm nhiệm vụ quản lí và có vị thế "tựa hồ" như đứng trên giai cấp, bao gồm quân đội, cành sát, toà án... và những công cụ vật chất như nhà tù và các tổ chức cưỡng bức khác mà xã hội thị tộc không hề biết đến.
II. BẢN CHÁT NHÀ NƯỚC
Bản chất nhà nước là vấn đề quan trọng, được nhiều bộ môn khoa học, trong đó có lí luận nhà nước và pháp luật quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khó và phức tạp. Thực tiễn đã cho thấy bản chất nhà nước luôn là vấn đề có tính thời sự, được bàn luận nhiều và thậm chí nó còn ‘7rờ thành trung tâm cùa mọi vấn đề chính trị và
mọi tranh luận chính trị ”.<2)
(1).Xem: Mác - Ănghen luyến tập, Tập 6, Nxb. Sự thật, Hà N ội, 1984, tr. 261. (2).Xem: v.l. Lênin toàn tập, Tập 39, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1976, tr. 75 (tiếng Nga).
Có nhiều cách tiếp cận và giai thích về ban chất nhà nước nhưng cách tiếp cận được thừa nhận rộng rãi là xem xét bán chất cùa nhà nước trên hai bình diện: tính giai cấp và tính xã hội. coi đó là hai mặt cua vấn đề trong thể thống nhất, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng và không tách rời nhau.
Tính giai cấp cùa nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là bộ máy đặc biệt do giai cấp cầm quyền tổ chức ra; quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp cầm quyền và được sừ dụng với mục đích trước hết là bảo vệ vị thế và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Tính giai cấp là thuộc tính bản chất của bất kì nhà nước nào. Tuy nhiên, mức độ thể hiện của nó trong mỗi kiểu nhà nước và trong mỗi nhà nước cụ thể lại rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cành và tương quan lực lượng của các giai lang trong xã hội. Theo nguyên lí chung, khi một giai cấp có đủ điều kiện và sức mạnh để trở thành giai cấp thống trị thì nó sẽ tự mình tổ chức ra bộ máy nhà nước và nắm lấy quyền lực nhà nước đề bảo vệ vị thế và lợi ích của giai cấp mình; còn khi không giai cấp nào có đù điều kiện và sức mạnh để tự mình cầm quyền thì giải pháp thoả hiệp và chia sẻ quyền lực nhà nước được áp dụng, các giai cấp và lực lượng trong xã hội có thể tham chính và bảo vệ lợi ích của giai cấp.
- Nhà nước xuất hiện và tồn tại một cách khách quan, theo quy luật vận động và phát triển cùa kinh tế, xã hội, trong đó, sự xuất hiện, tồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những nhân tố tác động chủ yếu để dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng của toàn xã hội, vì vậy nhà nước có vị thế tựa hồ như đứng trên xã hội, đứng trên giai cấp. Nhưng do tính chất, đặc điểm đặc thù của nhà nước nên về thục chất nhà nước luôn được giai cấp thống trị nắm lấy như công cụ mạnh mẽ để củng cố địa vị, bảo vệ lợi ích giai cấp và để quản lí xã hội.
- Quyền lực nhà nước là loại quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ, có sức mạnh cưỡng chế, được bảo đảm bằng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau.
Quyền lực nhà nước là thống nhất và có vị thế "tựa hồ như đừng trên xù /ỉộ/”,(l, đứng trên giai cấp. Tuy nhiên, lí luận và thực tiễn đều cho thấy giai cấp nào nam trong tay quyền lực kinh tế thì giai cấp đó cũng có khà năng nắm trong tay quyền lực chính trị và quyền lực tư tưởng. Bởi vì, quyền lực kinh tế được hình thành trên cơ sở của các điều kiện, phương tiện kinh tế cụ thể. Người có quyền lực kinh tế luôn có khả năng chi phối đối với những người khác - những người phụ thuộc về kinh tế. Tuy nhiên, quyền lực kinh tế bàn thân nó không đù sức mạnh để duy trì những mối quan hệ bất bình đắng và giải quyết những vấn đề phát sinh từ những mâu thuần đối kháng. Quyền lực kinh tế cần đến quyền lực chính trị - loại quyền lực có sức mạnh, được tổ chức chặt chẽ dưới hình thức bộ máy "bao lực có tổ chức'<2> để duy trì trật tự xã hội và trấn áp mọi sự phản kháng xâm hại tới trật tự đó. Với ý nghĩa đó, nhà nước chính là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước với mục đích trước tiên là để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp mình và để tổ chức và quản lí xã hội theo trật tự hợp lí. Thông qua nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện một cách tập trung thống nhất và hợp pháp hoá thành ý chí nhà nước. Ý chí nhà nước có sức manh bắt buộc các giai tầng trong xã hội phải tuân theo "trật tự" do giai cấp thống trị quy định. Để phát huy hiệu lực cùa quyền lực nhà nước thi không thể chì dựa vào sức mạnh kinh tế, vào bạo lực và cưỡng chế mà còn cần phải có sự chấp nhận và đồng thuận xã hội nữa. Vì vậy, bên cạnh quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị thì quyền lực tư tưởng có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Quyền lực tư tường tạo cho giai cấp cầm quyền sức manh đặc biệt, đó là thông qua nhà nước, các tư tưởng, quan điểm, đường lối, chính sách thể hiện ý chí và lợi ích cùa giai cấp cầm quyền được nâng thành chủ trương, chính sách và pháp luật do nhà nước xác lập, ban hành và bảo vệ. Theo đó, bên cạnh bộ máy
(1).Xem: Ph. Ănghen tuyến tập, Tập VI, Nxb. Sự thật, Hà N ội, 1984. (2 ).Xem: M ác - Ăngghen luyến tập, Tập 1, Nxb. Sự thật, Hà N ội, 1980, tr. 569.
bạo lực, bất kì nhà nước nào cũng có bộ máy thông tin. tuyên truyền để cung cố quyền lực nhà nước cua giai cấp thống trị. Xét từ góc độ hình thức tổ chức và phân công lao động quyền lực thì quyền lực nhà nước gồm ba quyền chù yếu là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đồi luật, quyền hành pháp là quyền thực hiện và áp dụng pháp luật, quyền tư pháp là quyền tài phán, xét xử. Tuỳ thuộc vào hình thức chính thể, cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan nhà nước tối cao và cách xác lập những mối quan hệ cơ bàn giữa chúng, các quvền này được trao cho các cơ quan tương úng. Trong các nhà nước có chính thể cộng hoà dân chủ, quyền lập pháp thuộc về nghị viện (hay quôc hội); quyền hành pháp thuộc về người đứng đầu nhà nước hay đứng đầu chính phủ; còn quyền tư pháp thuộc về toà án. ’ Như vậy, trên bình diện tính giai cấp có thể xem nhà nước là bộ máy đặc biệt để bào đảm sự thống trị về kinh tế, để thực hiện quyền lực về chính trị và quyền lực về tư tưởng của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, tính giai cấp của nhà nước được biểu hiện ưong mỗi kiểu nhà nước, trong mỗi nhà nước cũng khác nhau, tùy thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh và những yếu tố tác động cụ thể. Trong xã hội hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ khoa học, kĩ thuật và công nghệ thông tin; sự phát triển mạnh mẽ của dân chủ và văn minh đã tác động và đòi hỏi nhà nước phải có những thay đổi về tổ chức và hoạt động để thích ứng với các yêu cầu mới. Theo đó, tính giai cấp của nhà nước cũng có những biến đổi nhất định so với các giai đoạn lịch sử trước đây. Tuy nhiên, tính giai cấp luôn là thuộc tính thể hiện bản chất của nhà nước cần được nhận thức một cách sâu sắc.
Tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức cùa toàn xã hội, vì thế ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước phải có trách nhiệm xác lập, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia, dân tộc và công dân của mình. Nhà nước tập hợp và huy động mọi tầng lớp trong xã hội vào việc thực hiện các nhiệm vụ chung để bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế, vàn hoá, xã
hội; duy trì trật tự xã hội và giải quyết những vấn đề phát sinh trong nước và quốc tế...
Tính xã hội cùa nhà nước phản ánh nhu cầu khách quan và là thuộc tính thể hiện bàn chất cua nhà nước. Tuy nhiên, mức độ và phạm vi cùa nó được biểu hiện trong mỗi kiểu nhà nước, trong mỗi nhà nước không hoàn toàn giống nhau. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo quy luật chung, cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, của dân chù và văn minh thì tính xã hội của nhà nước sẽ ngày càng mở rộng; sự giới hạn quyền lực nhà nước ngày càng được xác định rõ ràng hơn; tính minh bạch, công khai và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng được thực hiện có hiệu quả hơn và các quá trình xã hội hoá một số hoạt động nhà nước sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, vai trò của nhà nước không những không giảm đi mà còn tăng lên ở mức độ và trình độ cao hơn. Thực tế đã cho thấy trong xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển, trách nhiệm của nhà nước ngày càng nặng nề hơn, nhiều vấn đề như lao động, việc làm, phòng chống tội phạm và báo vệ môi trường... không chi là vấn đề mang tính quốc gia mà còn có tính quốc tế và luôn đòi hỏi nhà nước phải cỏ trách nhiệm giải quyết.
III. ĐẶC ĐIÊM CỬA NHÀ NƯỚC
Mặc dù mỗi kiểu nhà nước có bàn chất riêng nhung các nhà nước đều có một số đặc điểm chung cơ bản dưới đây:
1. Nhà nước có bộ máy hùng mạnh được tổ chức chặt chẽ được trao những quyền năng đặc biệt
Khác với tất cả các tổ chức khác, nhà nước là tổ chức duy nhất trong xã hội có bộ máy hùng mạnh nhất, bao gồm nhiều hệ thống cơ quan, tổ chức với đội ngũ công chức đông đảo và nhiều loại. Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống cơ sờ, được vận hành theo những nguyên tắc, quy định thống nhất và thông suốt. Bộ máy nhà nước có chức năng, nhiệm vụ và ữách nhiệm rộng lớn nhất, nặng nề nhất, bao quát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. E)ể thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm đó, bộ máy nhà nước có
những quyền năng dặc biệt đế tồ chức quản lí, điều hành và xứ lí các vấn đề đối nội và đối ngoại. Các quyền năng này được trao cho các cơ quan, tô chức và cá nhân trong bộ máy nhà nước trên cơ sở cùa sự phân công lao động quyền lực một cách hợp lí. Dội ngũ cán bộ, viên chức của bộ máy nhà nước là lóp người đặc biệt, tách ra khỏi khu vực sản xuất, kinh doanh trực tiếp để làm việc gián tiếp theo nhiệm vụ, quyền hạn và chức trách được phân công cụ thể trong bộ máy nhà nước.
2. Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thực hiện quản lí dân cư theo lãnh thổ
Lãnh thổ và dân cư là hai yếu tố căn bản nhất để cấu thành nhà nước và để triển khai quyền lực nhà nước. Việc phân định lãnh thổ thành các đơn vị hành chính tạo ra khả năng để tổ chức bộ máy nhà nước một cách chặt chẽ và thống với sự phân công, phân cấp hợp lí. Việc phân chia và quản lí dân cư theo lãnh thổ không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính... thể hiện nét đặc thù cùa nhà nước so với các tổ chức phi nhà nước.
3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia
Chù quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lí, nó thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào cá: yếu tố bên ngoài. Chù quyền quốc gia là thuộc tính không thể chia cắt cùa nhà nước. Với tư cách là đại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất được trao quyền và trách nhiệm về tuyên bổ, thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
4. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật và thực hiện quản lí xã hội bằng pháp luật
Pháp luật là phương tiện đặc biệt quan trọng để tổ chức và quản lí xã hội. Với tư cách là người đại diện chính thức của toàn bộ xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành nên nỏ có tính bắt buộc chung đối với các chủ thề (cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân); mọi cơ quan, tổ chức và
cá nhân đều phai tôn trọng và bao vệ pháp luật.
5. Nhà nưóc có quyền quy định và thực hiện việc thu các loạthuế duói các hình thức bắt buộc, vói số luọng và thòi hạn ấn định truóc
Việc đặt ra các loại thuế là xuất phát từ nhu cầu tạo lập nguồn tài chính để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước. Thiếu thuế, bộ máy nhà nước không thể tồn tại được. Chi có nhà nước mới có quyền quy định và thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức của toàn xã hội.
Những đặc điểm trên nói lên sự khác nhau giữa nhà nước với các tổ chức chính trị-xã hội khác đồng thời cũng phản ánh vị trí và vai trò cùa nhà nước trong xã hội.
Định nghĩa nhà nước: Có nhiêu định nghĩa khác nhau về nhà nước. Ví dụ, Aristote tiếp cận vấn đề nhà nước từ góc độ nhận thức về lợi ích, phúc lợi chung và mô hình nhà nước thành bang (thị quốc) đã cho rằng tất cả các nhà nước đều có những cách thức giao dịch (giao tế) của mình; mọi sự giao te đều được tổ chức vì một lợi ích nào đó, trong đó có những giao tế được coi là lớn nhất, cao nhất so với tất cả các giao tế còn lại. Giao tế đó được gọi là nhà nước hay giao tế chính trị.(l) Từ đây, ông định nghĩa: “Nhà nước là hình thức giao tế chính trị cao
nhất”.(2) Xuất phát từ quan niệm về quyền lực chính tri, J. Locke đã phân biệt quyền lực cùa người nam ciuyền lực nhà nước (công chức nhà nước) với các loại quyền lực khác như quyền lực cùa người cha đối với con, cùa chồng đối với vợ, của ông chủ với đầy tớ và định nghĩa: “Nhà nước là cộng đồng độc lập"}3) I. Kant lại tiếp cận khái niệm nhà nước từ quan niệm về pháp luật, trạng thái và trật tự pháp luật và theo ông: “Nhà nước là sự liên kết cùa nhiều người phục tùng
(1).Xem: Hợp tuyến lí luận nhà nước và pháp luật, Tập 1, Nxb. Luật gia, Matxcơva, 2001, tr. 154 (tiếng Nga).
(2).Xem: Hợp tuyến lí luận nhà nước và pháp luật, Sđd, tr. 154.
(3).Xem: Hợp tuyến lí luận nhà nước và pháp luật, Sđd, tr. 164.
pháp luật... Nhù mrớc là trong lư tương là cái gì đó phai phù hợp với các nguyên líĩc cua pháp luật đỏng thời tư lưtrng này phai là sợi chi (quy phạm) xuyên suốt mọi sự liên kết vù giuo dịch... 11
Những nhà kinh điển của chù nghĩa M ác-Lênin với quan niệm về nguồn gốc, ban chất giai cấp và giá trị xã hội cua nhà nước đã đưa ra một số định nghĩa về nhà nước từ những góc độ khác nhau. Ph. Ảnghen. quan niệm nhà nước là sản phấm cùa xã hội đă phát triển đến giai đoạn nhất định, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp là không thè điều hoà được, nhà nước là “lực lượng náy sinh từ xã hội... lựa ỉò như đứng trên xã h ộ i”, có nhiệm vụ làm dịu những xung đột \à giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng "trật lự". Theo Ph. ÃnỊ.hen, nhà nước khác với tồ chức thị tộc ở hai đặc trưng cơ bản là phân chia dân cư theo lãnh thồ và thiết lập quyền lực công cộng đặc hiệt không còn hoà nhập với dân cư nữa.l2) V.I. Lênin định nghĩa: "Nhà nước là bộ máy dùng đế duy trì sự thong trị cua giai cấp này đối với giai cấp khác". Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng", Người giải thích rõ thêm: "Nhà nước theo đúng
nghĩa cùa nó, lù bộ máy Iran áp đặc biệt của giai cấp này đoi với giai cắp khác”. Ngoài những định nghĩa này, v .l. Lênin còn nêu nhiều ý kiến khác về bản chất và ý nghĩa xã hội của nhà nước nói chung và của nhá nước xã hội chù nghĩa nói riêng.
Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa về nhà nước như sau: Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ để thực thi chủ quyền quốc gia, tồ chức và quản lí xã hội bàng pháp luật, phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội và thực thi các cam kết quốc tế.
IV. HÌNH THỨC NHÀ NƯỒC
Hình thức nhà nước là vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng. Kết quả cùa việc tiến hành sự thống trị về chính trị phụ thuộc phần lớn vào việc giai cấp thống trị tổ chức thực hiện quyền lực nhà
(1).Xem: Hợp luyến li luận nhà nước và pháp luật, Sđd, tr. 165.
(2).Xem: M ác - Anghen luyến tập, Tập VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 260, 2 6 ].
nước theo hình thức nào.
Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
1. Hình thức chính thể
Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản cùa các cơ quan đó. Hình thức chính thể cỏ hai dạng cơ bàn' là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
Chính thể cộng hoà là hình thức trong đó quyền lực tối cao cùa nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong thời gian nhất định. Cả hai hình thức đều có những biến dạng cùa mình. Chính thể quân chù được chia thành chính thể quân chù tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước (cvua, hoàng để... có quyền lực vô hạn; còn trong các nhà nước quân chủ hạn chề người đứng đầu nhà nước chi nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác nữa, như nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể quân chủ. Chính thể cộng hoà cũng cỏ hai hình thức chính là cộng hoà dân chủ và cộng hoà quý tột, Trong các nước cộng hoà dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) của nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp lí đối với các tầng lớp nhân dân lao động (mặc dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định nhàm hạn chế hoặc vô hiệu hoá quyền này cùa nhân dân lao động). Trong các nước cộng hoà quý tộc, quyền đỏ chi quy định đối với tầng lớp quý tộc.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhau tác động, các hình thức chính thê cũng có những đặc điếm khác biệt. Vì vậy, khi nghiên cứu hình thức chính thể cùa nhà nước nhất định cần phải gan nó với những điều kiện lịch sử cụ thề.
Tất cả các nước xã hội chù nghĩa đều là nhà nước cộng hoà dân chủ được đặc trưng bàng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện của mình.
2. Hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương.
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chù yếu là hình thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liên bang.
Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống c& quan quyền lực và quản lí thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm tinh (thành phố), huyện (quận), xã (phường). Ví dụ: Việt Nam, Lào, Ba Lan, Pháp... là các nhà nước đom nhất.
Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại. Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí - hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống trong mỗi nước thành viên; có chù quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng.
Cần phân biệt nhà nước Hên bang với nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định. Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể tự giải tán hoặc có thề phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dự. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ 1776 đến 1787 là nhà nước liên minh, sau đó trở thành nhà nước liên bang.
3. Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tống thế các phương pháp, thù đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng đê thực hiện quyền lực nhà nước. Trong lịch sử, từ khi nhà nước xuất hiện cho đến nay. các giai cấp thống trị đã sử dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước. Những phương pháp và thù đoạn đó trước hết xuất phát từ bản chắt của nhà nước đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố của mồi giai Cioạn trong mỗi nước cụ thể. Vì vậy, có rất nhiều phương pháp và thù đoạn khác nhau nhưng tựu trung chúng được phân thành hai loại chínn là: Phương pháp dân chủ và phương pháp phàn dân chù. Những phương pháp dân chủ cũng có nhiều loại, thề hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như những phương pháp dân chủ thật sự và dân chù già hiệu, dân chú rộng rãi và dân chù hạn chế; dân chú trực tiếp và dân chủ gián tiếp... cần phân biệt chế độ dân chù xã hội chù nghĩa được đặc trưng bằng việc sử dụng các hình thức dân chù thật sự, rộng rãi với chế độ dân chủ tư sản đặc trưng bàng các phương pháp dân chủ hạn chế và hình thức.
Các phương pháp phản dân chù thể hiện tính chất dộc tài cũng có nhiều loại, đáng chú ý nhất là khi những phương pháp này khi phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít.
Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước luôn có liên quan mật thiết với chế độ chính trị. Ba yểu tố này có tác động qua lại lẫn nhau tạo thành khái niệm hình thức nhà nước, phản ánh bàn chất và nội dung cùa nhà nước. Nhưng trong một số trường hợp, ba yếu tố này có thể không phù hạp với nhau. Vỉ dụ: Chế độ chính trị phát xít, quân phiệt có thể có hình thức chính thể cộng hoà dân chù. Đây cũng là điều thường gặp trong các nhà nước bóc lột.
Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, ba yếu tố này phải phù hợp với nhau, phản ảnh đúng bản chất và nội dung của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
CHƯƠNG III
CHỨC NĂNG, B ộ MÁY, KIÉU VÀ VAI TRÒ
CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐỜI SÓNG XÃ HỘI
I. CHÚC NĂNG NHÀ NƯỚC
Thuật ngữ chức năng được sừ dụng khá phổ biến trong khoa học và trong thực tiễn với nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ, trong triết học và xã hội học. chức năng được dùng đề chi tác động cùa các đặc tính của hệ thống khách thể đối với các hệ thống môi trường cùng nam trong hệ thống các quan hệ với khách thề đang xem xét một hệ thống quan hệ nhất định (như chức năng giác quan, chức năng tiền tệ..:); kết quả đối VỚI hệ thống xã hội của hiện tượng, yếu tố, thể chế xã hội có tác dụng góp phần vào sự vận hành, duy trì hệ thống đó. Trong ngôn ngữ học, chức năng được dùng để chi vai trò, nhiệm vụ của đơn vị ngôn ngữ hoặc các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ; sự cụ thể hoá vai trò của yếu tố ngôn ngữ trong lời nói cụ thể (chức nàng chủ ngữ, vị ngữ..); vai trò cùa ngôn ngữ đối với xã hội (chức năng làm phương tiện giao tiếp, biểu hiện tư duy của con người); chi tác dụng của ngôn từ cụ thể trong giao tiếp (chức năng thông báo, biểu cảm .. .)-(l 1
Đối với lí luận nhà nước và pháp luật, chức năng nhà nước là một trong những khái niệm cơ bàn, phàn ánh bản chất, nội dung hoạt động và vai trò quản lí của nhà nước trên “các” lĩnh vực của đời sổng xã hội. Với tư cách là chù thể cùa quàn lí nhà nước, bộ máy nhà nước bao gồm hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước và
(l).X em : Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từđién bách khoa Việt Nam, Tập 1, Hà Nội, 1995, tr. 545.
dội ngũ còng chức có trách nhiệm và quyền hạn tô chức và thực hiện các chức năng nhà nước để bảo đảm an ninh chính trị, trật tự. an toàn xã hội; phát triển và hoàn thiện các quan hệ xã hội theo hướng vãn minh, tiến bộ.
Chức năng nhà nước là những phưcng diện hoạt động cơ bản, quan trọng nhất cùa nhà nước, phù hợp với bàn chất, mục đích, nhiệm vụ quản lí nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chức năng của nhà nước được xác định từ bản chất, vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội và ngược lại, các chức năng nhà nước lại là sự biểu hiện cụ thể của bản chất và vai trò của nhà nước. Nội dung và tính chất của các chức năng nhà nước chịu sự tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, vàn hoá, xã hội, môi trường sinh thái, tình hình quốc tế... Nói cách khác, chức năng của nhà nước được quy định bời thực tế khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong nước và quốc tế trong từng thời kì lịch sử cụ thể. Trong thời đại hiện nay, các xu thế lớn của thế giới như hoà bình, hợp tác và phát triển, toàn cầu hoá kinh tế, cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục phát triển, các lực lượng chủ yếu của thời đại tiếp tục có những vận động mới, các nước tiếp tục điều chinh chính sách đối ngoại cùa mình... Tất cả những sự biến đổi đó, ở mức độ này hay mức độ khác đều có tác động và ảnh hưởng đến việc nhận thức và thục hiện các chức năng nhà nước. Vì vậy, khi nghiên cứu về chức năng nhà nước cần phải có quan điểm toàn diện, khoa học và thực tiễn; gắn chức năng nhà nước với bàn chất và vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội, đặt các vấn đề về chức nàng nhà nước trong những mối quan hệ biện chứng với các vấn đề khác, trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, chú trọng các yếu tố truyền thống và hiện đại.
Tuỳ thuộc vào cách tiếp cận và nhận thức, chức nàng nhà nước có thể được xác định và giải thích theo những tiêu chí khác nhau. Cách tiếp cận truyền thống chia chức năng của nhà nước thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại, coi các lĩnh vực của đời sống
xã hội là khách thê cùa quán lí nhà nước và mục đích, yêu cầu quản lí nhà nước theo từng lĩnh vực là tiêu chí căn bản để phân định chức năng nhà nước.
1. Chức năng đối nội
Chức năng đối nội là phương diện hoạt động cơ bàn của nhà nước trong nội bộ đất nước để quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội. bao gồm:
- Chức năng chính trị: Nội dung chù yếu là thiết lập hệ thống các thiết chế quyền lực nhà nước thống nhất, đồng bộ, hiệu quà, tiến hành các hoạt động để bảo vệ chù quyền quốc gia, bào đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trấn áp những phần từ phản động có những hành vi chống đối chính quyền, xâm phạm quyền tự do dân chù và lợi ích hợp pháp của công dân; xác lâp các nguyên tắc, quy định tạo cơ sở pháp lí cho việc quàn lí các tồ chức và cá nhân khi tham gia vào các quan hệ chính trị.
- Chức năng kinh tế: Thề hiên vai trò của nhà nước trong việc xác lập và bảo vệ chế độ kinh tế phù hợp với b ả n x M t nhà nước và trình độ phát triền kinh tễ-xã hôi trong từng thời kì bằng các hoạt động chủ yếu như: ban hành chính sách, kế hoạch về phát triển kinh tế của đất nước; tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh; sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ, pháp luật để tác động, quản lí và giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kinh tế...
- Chức năng xã hội: Thể hiện thuộc tính xã hội và vai trò của nhà nước trong việc tác động vào lĩnh vực xã hội để bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội, giài quyết mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã hội bằng các hoạt động như: đề ra các chính sách, pháp luật và tạo các điều kiện để giải quyết các vấn đề về vàn hoá, giáo dục, y tế, lao động và việc làm, xoá đói giảm nghèo, bảo hiểm, cứu trợ xã hội, phòng chống thiên tai, phòng chống tệ nạn xã hội...
- Chức năng bảo đảm trật tự pháp luật và pháp chế: Đây là một
trong những chức năng đặc thù. thê hiện ban chất và vai trò cua nhà nước đồng thời cũng phàn ánh mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Nội dung chủ yếu của chức năng này the hiện ớ chồ nhà nước tiến hành các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lí xã hội, bảo đàm các quyền và lợi ích chính đáng của công dân trong từng thời kì; tổ chức thực hiện và hình thành các thiết che cần thiết đe bào đảm cho pháp luật được thực hiện và giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này.
2. Chức năng đối ngoại
Chức năng đối ngoại là phương diện hoạt động cơ bản cùa nhà nước trên trường quốc tế, bao gồm:
- Thiết lập và thực hiện các quan hệ hợp tác về các lĩnh vực với các quốc gia khác.
- Phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Tham gia vào các hoạt động quố£j£ vì lơi ích chung cùa cộng đồng như: bảo vệ môi trường, chống khủng bố, buôn lậu ma tuý và các tội phạm quốc tế khác và vì mục đích nhân đạo như ủng hộ và tham gia các hoạt động cứu trợ quốc tế trong các trường hợp khẩn cấp như động đất, sóng thần, bão lũ ...
3. Một số chức năng mói của nhà nước
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, cùa dân chủ và tiến bộ xã hội, cùa toàn cầu hoá, giao lưu và tiếp biến văn hoá, vai trò của nhà nước ở trong nước cũng như trên trường quốc tế cũng đã có những biến đổi mạnh mẽ, đòi hỏi các nhà nước hiện đại phải tổ chức thực hiện một sổ chức năng mới. Theo đó, các chức nãng đối nội và đối ngoại của nhà nước cũng đã có sự gia tăng về số lượng và mở rộng về phạm vi hoạt động. Bên cạnh các chức năng truyền thống nói trên, các chức năng mới đã xuất hiện và ngày càng quan trọng như: Chức năng văn hoá, giáo dục, bảo vệ môi trường sinh thái...
Các chức năng đối nội và đối ngoại cỏ quan hệ mât thiết với
nhau. Việc xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn chịu sự tác dộng rất nhiều từ các chức năng dối nôi. Đồng thời, việc xác định đúng đắn và thực hiện có hiệu quả các chức năng đối ngoại sẽ tác dộng mạnh mẽ và ảnh hưởng tích cực tới việc thực hiện các chức năng dối nội.
4. Các phương thức thực hiện chức nãng nhà nước Đc thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sư dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có các phương thức chính là: Điều chinh pháp luật, thuyết phục, cưỡng chế và thanh tra, kiếm tra.
- Đối với phương thức điều chỉnh pháp luật, nhà nước quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể; tạo điều kiện và khuyến khích các chủ thể chù động tham gia tích cực vào các quan hệ xã hội đồng thời có các chế tài nghiêm khắc để áp dụng đối với các trường hợp vi phạm.
- Phương thức thuyết phục được nhà nước sử dụng nhàm động viên và khuyến khích tính tích cực, tự giác và tự nguyện của các chủ thể trong việc đáp ứng các yêu cầu thực hiện chức năng của nhà nước.
- Phương thức cưỡng chế được nhà nước sử dụng trong trường hợp có vi phạm pháp luật và cần thiết phải áp dụng các biện pháp truy cứu trách nhiệm pháp lí.
- Phương thức thanh tra, kiểm tra được nhà nước sử dụng thường xuyên ở nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá, phát hiện và xử lí kịp thời nhũng vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các chức năng. Do tính chất phức tạp và quy mô rộng lớn của các chức năng nhà nước nên thanh tra, kiểm tra cũng có nhiều loại hình.
II. B ộ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là loại thiết chế đặc biệt, là yếu tổ cấu thành quan trọng nhất của nhà nước. Nhờ có bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước được thể hiện và phát huy hiệu lực, chức năng nhà nước
được triển khai, các mục tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ cụ thê cua nhà nước được thực hiện. Vi vậy. việc lựa chọn mô hình bộ máy nhà nước và nhận thức đầy đủ về các yếu tố có ảnh hưởng và tác động đến bộ máy nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được thiết lập ra theo những nguyên tắc, trình tự. thủ tục luật định để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đặt ra trước nhà nước trong từng thời kì cụ thể. Xuất phát từ tính chất, vị trí, vai trò và trách nhiệm của nhà nước, bộ máy nhà nước có hệ thống cơ quan được bố trí rộng khắp từ trung ương xuống địa phương với đội ngũ công chức và nhân viên hết sức đông đảo và nhiều loại được tổ chức và phân công, phân cấp cụ thể theo luật định.
Bộ máy nhà nước là hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống các cơ quan nhà nước hợp thành, trong đó mồi cơ quan nhà nước là một mắt xích của hệ thổng đó. Cơ quan nhà nước khác với các cơ quan và tổ chức phi nhà nước ở những điểm cơ bản, đó là:
Thứ nhất, các cơ quan nhà nước được thành lập theo ý chí nhà nước, theo nguyên tắc và trình tự luật định; được nhân danh nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, mỗi cơ quan nhà nước có địa vị pháp lí nhất định, có vị trí, vai trò nhất định trong bộ máy nhà nước, cỏ cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động và những mối quan hệ tương tác với các cơ quan nhà nước khác.
Thứ ba, mỗi cơ quan nhà nước được trao những quyền hạn nhất định để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể theo những giới hạn và hình thức luật định.
2. C v cấu của bộ máy nhà nước
Cơ cấu của bộ máy nhà nước là cấu trúc bên trong và trật tự sắp xếp các bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước và những mối quan hệ tương hỗ giữa chúng. Bộ máy nhà nước là hệ thống chinh thể, dung hợp trong nó những cơ cấu quyền lực lớn và được thể hiện với tư cách là những hệ thống cục bộ và cụ thể.
Bộ máy nhà nước cùa mồi nước có thề được tổ chức không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì bộ máy nhà nước thường có ba bộ phận lớn hợp thành, để tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước dưới dạng quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
3. Các nguyên tắc cơ bản trong tố chức và hoạt động của bmáy nhà nước
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những nguyên lí, những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt (xuất phát điểm), thể hiện bản chất, nội dung, ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của nhà nước, tao cơ sở cho việc tổ chức và triển khai các hoạt động của bộ máy nhà nước. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu, đề xuất và áp dụng từ nhiều thế kỉ trước nhưng trên thực tế cho thấy có sự khác biệt về quan niệm, nhận thức và áp dụng các nguyên tấc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong các quốc gia rất khác nhau.
Mặc dù còn có những sự khác nhau nhất định nhưng cùng với thời gian, các nguyên tấc chung về tổ chức và hoạt động cùa bộ máy nhà nước vẫn có giá trị và được áp dụng một cách khá phổ biến trong nhiều quốc gia qua các thời kì lịch sừ và đương đại. Đó là các nguyên tẳc như: Nguyên tắc tối ưu hoá tổ chức và cấu trúc bộ máy nhà nước; nguyên tẳc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và hiệu quả trong tồ chirc và hoạt động của bộ máy nhà nước; nguyên tắc bảo đảm tính chuyên nghiệp cùa công chức nhà nước, đề cao các tiêu chuẩn về đạo đức, văn hoá và tính trung thực cùa các nhà chức trách...
Trong xã hội hiện đại, khi mô hình nhà nước pháp quyền đã trở nên phổ biến và các giá trị của nó được nghiên cứu, vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi nước theo nhiều cách thức khác nhau thì các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước lại được đặt ra như yêu cầu khách quan cần được nghiên cứu và giải thích cho phù hợp với tình hình mới.
III. KIÊU NHÀ NƯỚC
Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa
quan trọng cua lí luận vè nhà nước và pháp luật. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống và phân nhóm nhà nước thành các kiêu là nhu cầu cần thiết và có nhiều ý nghía. Sự phát triển cùa nhà nước là hộ phận quan trọng trong quá trinh phát triển xã hội loài người. Nhận thức đúng về quá trình phát triển của nhà nước sẽ góp phần thiết thực vào việc giải thích quá trình phát triển của nhân loại. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn cùa việc nghiên cứu và hệ thống hoá các kiểu nhà nước thề hiện cụ thể ở những điểm chủ yếu sau:
- Nghiên cứu về kiểu nhà nước là nghiên cứu chuyên sâu về những cơ sở, tiền đề, điều kiện, quá trình tồn tại, phát triển và thay đổi của các kiểu nhà nước. Đây là hướng nghiên cứu chuyên sâu về nhà nước và kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những kiến thức then chốt cho việc nhận thức và giải thích đúng đắn các vấn đề cơ bản khác cùa lí luận như bản chất, ý nghĩa xã hội, chức năng, hình thức, vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội.
- Trên cơ sở cùa khái niệm kiểu nhà nước và những kiến thức then chốt đó, chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể và logic về bản chất và ý nghĩa xã hội của các nhà nước được xếp vào cùng kiểu, về những điều kiện tồn tại và phát triển của các nhà nước đó. Ví dụ:
Khi xác định một nhà nước đã tồn tại trong thời điểm lịch sử nhất định thuộc kiểu nhà nước nào đó, chúng ta sẽ có ngay những thông tin cơ bản về bản chất và những dấu hiệu đặc trung chung của nhà nước đó.
- Nghiên cứu và hệ thống hoá các kiểu nhà nước tạo cơ sở cho việc đi sâu phân tích, so sánh, kiểm chứng các quan điểm, lí thuyết về nhà nước và tìm hiểu kinh nghiệm về tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước trong từng thời kì lịch sử cụ thể.
Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bàn. đặc thù của nhà nước, thề hiện bàn chất cùa nhà nước và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Đe nghiên cứu về kiểu nhà nước cần chú trọng một số vấn đề có tính tiền đề cơ bàn đó là: Thứ nhất, cần quan niệm đúng đẩn về quá trình phát triển của xã hội loài người và quá trình phát triển của
nhà nước. Đó là quá trình phát triển lâu dài và liên tục; sự phát triển cua nhà nước là bộ phận cua sự phát triển xã hội. Thứ hai, quá trình đó luôn gan với sự phát triên cua nhà nước theo quy luật vận động chung cua xã hội và quy luật riêng của nhà nước, được biêu hiện ở những nét dặc sắc và những thay đổi cơ bản trong tố chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà chúng ta có thế nhận diện dược. Ví dụ, một trong những đặc điểm quan trọng của kiều nhà nước chù nô là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và nô lệ; một trong những đặc điểm của kiểu nhà nước phong kiến là phong hầu kiến địa, áp dụng nguyên tắc tương ứng giữa quyền lực được trao và ruộng đất được cấp; một trong những đặc điểm của kiểu nhà nước tư sản là xác lập về hình thức pháp lí nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Thứ ba, nắm vững các quan điêm trong học thuyết về các hình thái kinh tế-xã hội của c . Mác để vận dụng và luận chứng về kiểu nhà nước. Mỗi kiểu nhà nước phù họp với một chế độ kinh tế-xã hội nhất định; đặc điếm chung cùa mỗi hình thái kinh tế-xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù cùa kiểu nhà nước tương ứng.
Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế-xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bàn chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Phù hợp với bốn hình thái kinh tế-xã hội đó đã có bốn kiểu nhà nước:
- Kiểu nhà nước chù nô;
- Kiểu nhà nước phong kiến;
- Kiểu nhà nước tư sản;
- Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mặc dù mỗi kiểu có những đặc điểm riêng nhưng chúng đều là những kiểu nhà nước được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và quyền lực nhà nước luôn thuộc về giai cấp thống trị là số ít trong xã hội. Vì vậy, về bản chất, tính xã hội cùa nhà nước được biểu hiện
hạn chế hơn so với tính giai cấp cùa nhà nước. Nhà nước trước hết là công cụ để bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, duy trì địa vị và sự thống trị cùa giai cấp, lực lượng cầm quyền đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển cùa khoa học và công nghệ, của văn minh và dân chù, mức độ thể hiện tính xã hội cùa nhà nước đã có những thay đồi trong từng kiểu nhà nước theo hướng mở rộng tính xã hội của nhà nước, nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn tới việc thực hiện các chức năng xã hội và tôn trọng giá trị xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới có bản chất khác với các kiểu nhà nước bóc lộ t/1' Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân chủ xã hội chù nghĩa, phát huy quyền làm chù của nhân dân, thực hiện công bàng xã hội.
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn là quy luật tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế-xã hội. Theo đó, nhà nước phong kiến thay thế nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản thay thế nhà nước phong kiến và nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ thay thế nhà nước tư sản.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về kiểu nhà nước cần phải chú ý tính thực tiễn và giá trị của lí luận ứng dụng. Luận điểm chung về kiểu nhà nước có ý nghĩa lí luận và phương pháp luận quan trọng nhưng nếu không chú trọng tính thực tiễn và tính ứng dụng của lí luận thì có thể dễ rơi vào chủ nghĩa giáo điều. Cụ thể: Kiểu nhà nước là khái niệm chung dùng để chì các nhà nước đã tồn tại và phát triển trong hình thải kinh tế-xã hội tương ứng, nghĩa là chúng cỏ những cơ sờ và điều kiện tương tự nhau. Tuy nhiên, hình thái kinh tế-xã hội cũng trải qua quá trinh hình thành, tồn tại, phát triển và thay đổi. Nhà nước trong thời kì đầu của hình thái kinh tế-xã hội có thể rất khác so với nhà nước ở thời kì tiếp sau. Ví dụ, nhà nước tư sản thời kì đầu với nhà
(l).X em : Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992.
nước tư san hiện đại đã có nhiều biến đôi cần được xem xét cụ thể. khách quan và khoa học.
IV. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG XẢ HỘI Đe xác định vị trí cùa nhà nước trong xã hội có giai cấp trước hết cần tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội nói chung. Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, giữa chúng vừa có sự thống nhất lại vừa có sự khác biệt. Sự thổng nhất thể hiện ở chỗ xã hội không thể tồn tại thiếu nhà nước đòng thời nhà nước chi xuất hiện, tồn tại và phát triển trong xã hội với những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, nhà nước và xã hội là hai phạm trù khác biệt, không đồng nhất với nhau. Xã hội là phạm trù có nội hàm rộng hon phạm trù nhà nước, v ề mặt cơ cấu, xã hội được hình thành từ các giai cấp và tầng lớp khác nhau còn nhà nước được cấu thành từ những chế định pháp lí và thiết chế nhà nước. Trong xã hội tồn tại nhiều thiết chế khác nhau, trong đó nhà nước là thiết chế lớn nhất và đặc biệt nhất. Bên cạnh nhà nước còn có các thiết chế khác như các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp, các tồ chức tôn giáo... Trong mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và xã hội thì xã hội giữ vai trò quyết định, là cơ sở cho sự tồn íại và phát triển cùa nhà nước. Những biến đổi trong sự vận động và phát triển cùa xã hội sớm hay muộn cũng sẽ tác động và dẫn tới sự thay đổi tương ứng của nhà nước. Ngược lại, nhà nước lại có sự tác động mạnh mẽ tới sự phát triển mọi mặt của xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu những vấn đề về nhà nước phải gắn chúng với những điều kiện cụ thể của xã hội đồng thời cũng phải chú ý đến những quy luật phát triển riêng của nhà nước, chú ý đến vai trò của nó trong sự tác động trờ lại đối với xã hội.
Nhà nước là bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội, nó là sản phẩm cùa chế độ kinh tế-xã hội nhất định. Sự phát triển của hạ tầng cơ sở luôn tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển của nhà nước và trong những trường hợp nhất định giữ vai trò quyết định đối với nhà nước. Tuy nhiên, những sự biến đổi của nhà nước không phải chi phụ
thuộc vào cơ sớ kinh tế của xã hội. Các điều kiện chính trị. văn hoá. pháp luật... đều có anh hương đến sự phát triên cua nhà nước. Ngược lại, nhà nước luôn tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuấí xã hội cũng như đến các hiện tượng xã hội khác.
Trong xã hội có giai cấp, đế trào vệ và thực hiện những lợi ích cùa mình, ngoài nhà nước ra. giai cấp thống trị còn thiết lập nhiều tổ chức chính trị-xã hội khác nữa trong đó đáng chú ý nhất là các đảng phái chính trị. So với các tổ chức chính trị-xã hội đó, nhà nước có vai trò đặc biệt, nó nằm ở vị trí trung tâm giữa các tổ chức chính trị-xã hội, bời vì chỉ nhà nước mới có các cơ quan đặc biệt cùng với các phương tiện vật chất kèm theo như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù... cho nên nó có thể tác động một cách mạnh mẽ và toàn diện đến đời sổng xã hội. Sự tác động của nhà nước đến quá trình phát triển của xã hội được thực hiện thông qua việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách nham thực hiện các nhiệm vụ chính trị cùa giai cấp cầm quyền. Các chủ trương, chính sách cùa nhà nước bao giờ cũng thể hiện một cách trực tiếp lợi ích kinh tế, chính trị của các giai cấp. Chẳng hạn, chính sách cùa nhà nước tư sản luôn luôn xuất phát từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa, phàn ánh và bào vệ các lợi ích chung của giai cấp tư sản; chính sách cùa nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sờ hữu xã hội chủ nghTa về tư liệu sản xuất, luôn phàn ánh và bảo vệ lợi ích chung cúa giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện những lợi ích cơ bản của giai cấp cho nên sự tham gia cùa nhà nước vào việc xác định nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, xác định phương hướng, hình thức và nội dung hoạt động cùa nhà nước là yếu tố quan trọng trong chính sách của nhà nước.
CHƯƠNG IV
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÊN
I. KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
Trong lịch sư tư tướng chính trị pháp lí cùa nhân loại, tư tưởng về sự thống trị của pháp luật trong đời sống nhà nước, xã hội và y tưởng về nhà nước cai trị, quản lí bàng pháp luật, tôn trọng và thực hiện pháp luật đã hình thành từ rất sớm, ngay từ thời cồ đại. Sự hình thành cùa những tư tưởng ấy gắn liền với việc khắng định chù quyền nhân dân, với việc phát triển dân chủ, chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của cá nhân người cầm quyền và sự vô chính phù, vô pháp luật, với đòi hòi nhà nước phải phụ thuộc vào pháp luật, vào xã hội. Diều này được thể hiện qua quan điểm của nhiều học giả ở cả phương Tây và phương Đông. Chảng hạn, Platon (427 - 347 TC1S) quan niệm nhà nước chì tồn tại lâu bền khi các nhà cầm quyền tuyệt đối phục tùng pháp luật. Ông nói ràng ông nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chỏng cùa nhà nước ở nơi nào mà pháp luật không có hiệu lực và nàm dưới quyền lực của ai đó. Còn ở nơi nào mà pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là những nô lệ của pháp luật thì ở đó có sự cứu thoát cùa nhà nước và nhũng lợi ích cùa nó. Aristote Í384 - 322 TCN) thì nhấn mạnh rằng pháp luật cần thống trị trên tất cà. Từ đó, ông coi những nhà nước mà những nhà cầm quyền cai trị trên cơ sở cùa luật pháp và vì lợi ích chung là những nhà nước chân chính, thuần tuý hay từ cội nguồn, còn những nhà nước mà những người cai trị chi dựa trên cơ sở ý chí cá nhân mà không dựa trên cơ sở pháp luật và chi vì lợi ích của họ là những nhà nước biến chất hay lệch dòng. Hàn Phi Từ khàng định pháp tri là
phương pháp duy nhất đúng đề cai trị. các quy định pháp luậl phái không thiên vị ai và phải có sự thay đổi, phát triền theo thời gian cho phù hợp với thực tại khách quan; tất cà mọi người, kế cá vua, quan lẫn thần dân đều phái tôn trọng và tuân theo pháp luật, "Việc hcrp
pháp thì làm, không hợp pháp thì h ỏ ”,{]) pháp luật phai được áp dụng một cách công bàng đối với tất cả mọi người, có như vậy thì pháp luật mới có thể phát huy được vai trò, tác dụng cùa nó. Ông viết: “Pháp luật không, hùa theo người sang, sợi dây dọi không uốn
mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kè khôn cũng không thi’ từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bò sót kè ihat phu. Cho nên điểu sửa chữa được sự sai lầm cùa người trẽn, trị đưực cúi gian cùa kẻ dưới, trừ được loạn, sứa được điểu sai, thống nhát đường loi của dân không gì bằng pháp luậí'\(2)
Đen thế kỉ XVII, ý tưởng về một nhà nước mang tính chất nhà nước pháp quyền được khảng định rõ ràng và cụ thể hơn. J. Locke cho rằng quyền lực của nhà nước gồm có ba loại là quyền lập pHáp, quyền hành pháp và quyền liên minh, liên kết, trong đỏ quyền lập pháp phải là tối cao vì nó có quyền làm ra các đạo luật cỏ giá trị bắt buộc đối với mọi bộ phận’và mọi thành viên của xã hội. Sau khi luật đã được làm ra thì ngay chính các nhà lập pháp cũng phải tuân theo các đạo luật mà mình đã làm ra; nhà vua, người có quyền hành pháp tối cao hay người thực hiện tối cao của luật, cũng phải tuân theo pháp luật. J. Locke rất coi trọng vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, coi trọng vai trò của sự tôn trọng và thực hiện pháp luật của các cơ quan và nhân viên nhà nước. Vì thế, mọi nguyên nhân dẫn đến sự tan rã nhà nước đều được ông gắn với việc tôn trọng và thực hiện pháp luật của mọi người mà trước tiên và chù
(1).Xem: Lã Tuấn Vũ, Lịch sử tư tướng chính trị Trung Quốc, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1964, tr. 288.
(2).Xem: Hàn Phi, "Hàn Phi Tứ", Người dịch: Phan Ngọc, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2001, tr. 61 ,6 2 .
yếu là cua các cơ quan nhà nước và những người nẳm giữ chức vụ nhà nước. Ông cho rằng khi cơ quan lập pháp và nhà vua vi phạm pháp luật như: vượt quá thấm quyền cho phép hay lạm dụng quyên lực, xâm phạm tới cuộc sống, tự do và tài sản của nhân dân... thi đều có thê dẫn đến sự tan rã cùa chính quyền.
Các nhà khai sáng Pháp mà điến hình là Montesquieu và Rousseau đều nêu lên tư tường nhà nước pháp quyền và tư tướng phân chia quyền lực nhà nước trong các tác phấm cùa mình. Montesquieu cho rang tự do chí ìh trị, sự an ninh, an toàn cúa công dân chi có được khi không có í ự lạm dụng quyền lực. Đê ngăn chặn sự lạm quyền thì cần phải có ( ơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước chống được sự lạm quyền. Đó là cơ chế phân chia quyền lực nhà nước và có sự kiềm c iế lẫn nhau giữa các loại quyền lực nhà nước. Theo ông, trong rr.ỗi chính quyền đều có ba loại quyền lực: quyền lập pháp; quyền thực hiện những việc dựa vào luật quốc tế (quyền hành pháp) và quyền thực hiện những việc dựa vào luật dân sự (quyền tư pháp). Quyền lập pháp là quyền ban hành ra những đạo luật tạm thời hoặc vĩnh viễn và sửa đổi hoặc hủy bỏ những đạo luật đã được làm ra. Quyền hành pháp là quyền quyết định việc hoà bình hay chiến tranh phái hoặc tiếp nhận các đại sứ, thiết lập sự an ninh chung và dự phòng để chổng lại sự xâm lược. Quyền tư pháp là quyền trừng phạt các tội phạm hoặc giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân. Ba loại quyền lực trên phải được chia tách với nhau hay phải được trao cho các chủ thể khác nhau thực hiện thì mới có thể bảo đảm được tự do của công dân.
Rousseau - người xây dựng nên học thuyết về chù quyền nhân dân cho ràng nhà nước tồn tại là do quyền lực lập pháp bởi vì quyền lập pháp là trái tim của quốc gia, quyền hành pháp là bộ não làm cho các bộ phận hoạt động. Quyền lực lập pháp thuộc về nhân dân, còn quyền hành pháp thì thuộc về chính phủ hoặc là cơ quan cai trị tối cao song cũng là do nhân dân trao cho họ. Người chấp pháp không
nên có quyên lập pháp. Nếu cơ quan lập pháp muôn trực tiếp cai trị. cơ quan hành pháp lại muốn đứng ra ban bố luật hoặc các thần dân lại không muốn phục tùng thì lập tức xảy ra lộn xộn. sức mạnh và ý chí không tác động hài hoà, đất nước sẽ sa vào tinh trạng chuyên chế hoặc vô chính phủ. La Mã đến thời cực thịnh thì bất đầu quy vào cho một số người có quyền lập pháp và cai trị tối cao. từ đó nảy sinh các tệ nạn độc đoán, chuyên quyền và nhà nước La Mã hước dần vào chỗ suy vong.
Như vậy, Rousseau cũng yêu cầu phải chia tách giữa hai quyền lực lập pháp và hành pháp tức là không thể để cho cùng một chú thể nấm giữ cả hai loại quyền lực này. Ông quan niệm quyền lập pháp cao hơn quyền hành pháp và có ý nghĩa quyết định đối với nhà nước, cơ quan lập pháp là cơ quan quyền lực tối cao. Ông đòi hỏi mỗi cơ quan nấm giữ mỗi quyền trên phải chuyên chú và thu hẹp hoạt động vào việc thực hiện chức năng riêng của mình. Là người khăng định chủ quyền tối cao là của nhân dân và đề cao tư tưởng rhủ quyền nhân dân nên Rousseau cho ràng những người được ùv