🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình lập và phân tích dự án
Ebooks
Nhóm Zalo
GT.0000024149
(DÙNG CHO TRÌNH ĐỘ CAO ĐANG NGHỀ)
TỔNG cục DẠY NGHỀ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỂ co ĐIỆN HÀ NỘI - KHOA KINH TẾ THẠC Sĩ ĐỔNG THỈ VÂN HỒNG
(Chủ biển)
GIÁO TRÌNH
LẬP VÀ PHÂN TÍCH Dự
■ ■ An (DÙNG CHO TRÌNH ĐỘ CAO ĐANG NGHỂ)
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
Hà Nội -2010
Nhóm tác giả:
ThS. Đồng Thị Vân Hồng ThS. Phùng Thi Mỹ Lỉnh CN. Trần Tuyết Hằng
LÒI NÓI ĐẦU
Môn học Lập và phân tích dự án ứng dụng các môn kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, marketing căn bản, quản trị doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp để lập và phân tích dự án đầu tư, góp phần nâng cao kỹ năng cho người học nghề kế toán doanh nghiệp.
Với mục tiêu trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản về việc xây dựng các bước trong nghiên cứu soạn thảo một dự án, đổng thời, thông qua môn học, người học giải thích, tính toán được các chỉ tiêu và sử dụng được phần mềm Excel trong lập, phân tích dự án góp phần nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư tại doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng được chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa Kinh tế trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội biên soạn bộ Giáo trình lập và phân tích dự án (Dùng cho trình độ cao đẳng nghê)
Cuốn sách gồm 8 chương:
Chương I Một số nội dung cơ bản về đầu tư và dự án đầu tư
Chương II Trình tự, nội dung nghiên cứu và công tác tổ chức soạn thảo dự án đầu tư
Chương III Nghiên cứu về thị trường trong dự án đầu tư
Chương IV Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trong dự án đầu tư
Chương V Phân tích tài chính trong dự án đầu tư
Chương VI Phân tích kinh tế - xã hội và đánh giá tác động về môi trường trong dự án đầu tư
Chương VII Qng dụng E X C E L trong lập và phàn tích dự án Chương VIII Một số nội dung về quản lý thực hiện dự án Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết
và thực hành. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và cập nhật những kiến thức mới nhất.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn học sinh, sinh viên cùng đông đảo bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
NHÓM TÁC GIẢ
4
Chương I
MỘT SỐ NỘI DUNG cơ BẢN
VỀ ĐẦU TƯ VÀ Dự ÁN ĐẦU TƯ
1. Đầu tư và đầu tư phát triển
1.1. K hái niệm về đầu tư
Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ỏ hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tê và cho toàn xã hội.
Theo quan niệm kinh tế: đầu tư là việc bỏ vốn để tạo nên các tiềm lực và dự trữ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Các tài sản cô" định được tạo nên trong quá trình đầu tư này tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kế tiếp nhau, có khả năng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của một đôi tượng nào đó.
Theo quan niệm tài chính: đầu tư là một chuỗi hành động chi tiền của chủ đầu tư và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi thu tiền để đảm bảo hoàn vốn, đủ trang trải các chi phí và có lãi.
Theo góc độ quản lý: đầu tư là quá trình quản lý tổng hợp kinh doanh, cơ cấu tài sản nhằm mục đích sinh lời. Tóm lại, đầu tư là quá trình bỏ vôn vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tê - xã hội... để thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau.
Trong thực tế, có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Tùy từng góc độ tiếp cận với những tiêu thức
5
khác nhau chúng ta cũng có thể có cách phân chia hoạt động đầu tư khác nhau. Một trong những tiêu thức thường sử dụng là tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư. Theo tiêu thức này, đầu tư được chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.
- Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
Ví dụ: nhà đầu tư thực hiện hành vi mua các cô phiêu hoặc trái phiếu trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích vật chất (như cổ tức, tiền lãi trái phiếu) và lợi ích phi vật chất như quyền biểu quyết...
-.Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vổn trực tiếp tham gia quản lý điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại bao gồm đầu tư dịch chuyên và đầu tư phát triển. Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Hình thức này không có sự gia tăng giá trị của tài sản.
Ví dụ: nhà đầu tư mua một số lượng cổ phiếu với mức khống chê để có thể tham gia hội đồng quản trị một công ty; các trường hợp thôn tính, sáp nhập doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Đầu tư phát triển là một hình thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuât kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sông của xã hội.
Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đôi với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quôc gia. Trong các hình thức đầu tư trên thì đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển. Chính vì vậy, khái niệm đầu tư
6
trong phạm vi môn học này sẽ được tiếp cận dưới góc độ của đầu tư phát triển.
1.2. Vai trò của đầu tư
1.2.1. Trên góc độ vĩ mô
a) Đầu tư là nhân tô" quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Về mặt lý luận, hầu hết các nhà tư tưởng, mô hình và lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đều trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận đầu tư và việc tích lũy vốn cho đầu tư là một nhân tô" quan trọng cho việc gia tăng năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế. Việc gia tăng quy mô vốn đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng quốc gia và sản lượng bình quân mỗi lao động. Sang thế kỷ XX, nhiều tác giả của các lý thuyết và mô hình tăng trưởng như Nurkse, Arthur Lewis hay Rosenstein-Rodan... đều đánh giá vai trò của đầu tư có ý nghĩa nhất định đối với tăng trưởng và phát triển của quốc gia. Theo mô hình Harrod-Domar, mức tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào mdc gia tăng vốn đầu tư thuần, ký hiệu là :
_ A Y _ A Y AK _ AY AK _ 1 /
s ~ Y ~ Y A K ~ A K Y ~ ỈCOR Y
Từ đó có thể suy ra:
Trong đó:
Y: là mức gia tăng sản lượng,
K: là mức gia tăng vốn đầu tư,
I: là mức đầu tư thuần,
K: là tổng quy mô vốn của nền kinh tế,
Y: là tổng sản lượng của nền kinh tế,
ICOR là hệ số gia tăng vốn - sản lượng (Increametal Output Ratio).
7
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thể hiện rõ nét trong tiến trình đổi mới mở cửa nền kinh tế nưốc ta thời gian qua. Với chính sách đổi mới, các nguồn vôn đầu tư cả trong nước và nước ngoài ngày càng được đa dạng hóa và gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt được cũng rất thỏa đáng. Cuộc sõng vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện.
b) Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tê thông qua những chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư. Trong điều hành chính sách đầu tư, Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như thuế, tín dụng... để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, nếu có chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo đà cho tảng trưởng và chuyển dịch cd cấu kinh tế. Tỷ trọng phân bổ vốn cho các ngành khác nhau sẽ mang lại những kết quả và hiệu quả khác nhau. Vốn đầu tư cũng như tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành và các vùng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và đồng thời cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tê. Không những thế, giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tê cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tê có môi quan hệ khăng khít với nhau.
c) Đầu tư tác động làm tăng năng lực khoa học và công nghệ của đất nước.
Đầu tư và đặc biệt là đầu tư phát triển trực tiếp tạo mới và cải tạo chất lượng năng lực sản xuất, phục vụ cho nên kinh tê và cả các đơn vị cơ sở. Vì vậy, đầu tư là điều kiện tiên quyêt cho quá trĩnh đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của quôc gia. Ví dụ: ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, theo cơ cấu kỹ thuật của đầu tư, tỷ trọng giá trị máy móc,
8
thiết bị trong tổng vốn đầu tư chiếm khoảng 28% (xây dựng chiếm 57%).
d) Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.
Đầu tư (I) là một trong những bộ phận quan trọng của tổng cầu (AD= C+I+G+X-M). Vì thế, khi quy mô đầu tư thay đổi cũng sẽ có tác động trực tiếp đến quy mô tổng cầu. Tuy nhiên, tác động của đầu tư đến tổng cầu là ngắn hạn. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng kéo theo sự gia tăng của sản lượng và giá cả các yếu tô' đầu vào. Trong dài hạn, khi các thành quả của đầu tư đã được huy động và phát huy tác dụng, năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ gia tăng thì tổng cung cũng sẽ tăng lên. Khi đó, sản lượng tiềm năng sẽ tăng và đạt mức cân bằng trong khi giá cả của sản phẩm có xu hướng đi xuống. Sản lượng tăng trong khi giá cả giảm sẽ kích thích tiêu dùng và hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ của nền kinh tế.
1.2.2. Trên góc độ vi mô
Trên góc độ này thì đầu tư là nhân tô' quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ và của cả các đơn vị hoạt động không vì lợi ích. Để tạo dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm lắp đặt máy móc, thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở kỹ thuật vừa được tạo ra. Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư.
Đổì với các đơn vị đang hoạt động, khi cơ sở vật chất - kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất - kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và
9
nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải m ua săm các trang thiết bị mối thay thê cho các trang thiet bị đã cũ, lỗi thời, đó chính là hoạt động đầu tư.
1.3. Các nguồn vốn cho đầu tư
1.3.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển trên góc độ vĩ mô Vôn đầu tư là một nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư. Đứng trên góc độ vĩ mô, nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
- Nguồn vốn trong nước được hình thành từ phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế. Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn vốn đầu tư nhà nước và nguồn vốn khu vực dân doanh.
- Nguồn vốn đầu tư nhà nước: bao gồm nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua. Ví dụ: trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước chiếm khoảng 51% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chi đầu tư phát triển cũng chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách nhà nước.
- Nguồn vốn khu vực dân doanh: bao gồm phần tích lũy của dân cư, của các doanh nghiệp dân doanh (công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, hợp tác xã...) được đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển.
^ - Nguồn vôn nước ngoài, bao gồm: nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODA), trong đó ODA chiếm tỷ trọng cơ bản (nguồn vốn ODA trong quá trình quản lý sử dụng có thể được chuyển vào ngân sách, được đưa vào phần tín dụng đầu tư của Nhà nước, thực hiện các dự án độc lập. Tuy nhiên, trên góc độ nguồn hình thành vẫn có thể xem xét đây là nguồn vôn độc lập và có thể bóc tách được), nguồn vốn đầu tư trực
10
tiếp nước ngoài (FDI), nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại nước ngoài và nguồn huy động qua thị trường vôn quôc tế.
Đối vối Việt Nam, trong thời gian qua mới chủ yếu tập trung thu hút được từ hai nguồn vốn nước ngoài cơ bản là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hai nguồn vốn này đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưỏng và phát triển kinh tế Việt Nam.
1.3.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển trên góc độ vi mô Nguồn vốn đầu tư của các cơ sở cũng được hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn tự tài trợ của đơn vị và nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài. Nguồn vốn tự tài trợ bao gồm: vốn chủ sở hữu, thu nhập giữ lại và khấu hao tài sản cố định. Đối với nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài sẽ bao gồm: nguồn vốn tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính như các ngân hàng, các tổ chức tín dụng... và nguồn vốn tài trợ trực tiếp qua thị trường tài chính dài hạn như thị trưòng chứng khoán, thị trường tín dụng thuê mua...
Tùy thuộc vào từng đơn vị cụ thể mà cơ cấu và đặc trưng của các nguồn vốn có thể khác nhau: đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở hoạt động phúc lợi công cộng thì vốn đầu tư có thể hình thành từ ngân sách cấp, từ vốn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sỏ và vốn tự có của đơn vị; đối với các doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư có thể hình thành từ nguồn ngân sách, từ khấu hao cơ bản, từ phần tích lũy, từ nguồn vốn vay hoặc góp vốn liên doanh, liên kết; đốì với doanh nghiệp dân doanh nguồn vốn có thể bao gồm vốn tự có, vốn góp cổ phần, liên doanh, liên kết và từ vốn vay.
2. Dự án đầu tư
2.1. K h ái niệm về dư án đầu tư
Theo Luật Đầu tư năm 2005: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung gian và dài hạn để tiến hành các
11
hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định”.
Dự án đầu tư được xem xét từ nhiều góc độ:
- Vê m ặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thông các hoạt động và chi phí theo một kê hoạch nhằm đạt được nhũng kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vôn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.
- Xét trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, là tiền để để ra các quyết định đầu tư và tài trợ vốn.
- Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết được bô trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
2.2. Sư cần thiết ph ải tiến hành các hoat động đầu tư theo dự án
Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đôi với sự phát triển của một quôc gia, là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nền kinh tế. Đôi với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất - kỹ th u ật mới, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất - kỹ th u ật hiện có vì thê, là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp.
- Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác, đó là:
12
- Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vôn lốn và vốn này nằm khê đọng trong suôt quá trình thực hiện đầu tư. - Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động có tính chất lâu dài được thể hiện ở thời gian đầu tư (thời gian xây dựng công trình của dự án), thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra đốì với các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm. Do đó, không tránh khỏi sự tác động hai m ặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế...
- Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tô' không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian.
Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài trong nhiều năm có khi hàng trăm năm, hàng nghìn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thê giới (Kim tự tháp cổ Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc...), điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển.
Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện vê địa lý, địa hình, địa chất tại đó sẽ có ảnh hưởng không chỉ đến quá trình thực hiện đầu tư mà cả quá trình vận hành các kết quả đầu tư sau này.
Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muôn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tê kỹ thuật, kinh tê tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội... có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư. Phải dự đoán
13
được các yếu tô bất định (sẽ xảy ra trong quá trình kê từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư. Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư. Có thể nói, dự án đầu tư (được soạn thảo tốt) là kim chỉ nam, là cơ sở vững chắc, là tiên đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tê
- xã hội mong muôn.
2.3. Phân loai dự án đầu tư
Để thuận tiện cho việc quản lý và đê ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư cần tiên hành phân loại các dự án đầu tư. Có thể phân loại các dự án đầu tư theo các tiêu thức sau:
2.3.1. Xét theo cơ cấu tái sản xuất
Dự án đầu tư được chia thành dự án đầu tư theo chiều rộng và dự án đầu tư theo chiều sâu. Trong đó, dự án đầu tư theo chiều rộng đòi hỏi khôi lượng vốn lốn, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Còn dự án đầu tư theo chiêu sâu thường đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn. thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với dự án đầu tư theo chiểu rộng.
2.3.2. Xét theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội
Dự án đầu tư có thể phân chia thành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)..., hoạt động của các dự án đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Ví dụ: các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Còn các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh lại tạo tiếm lực cho các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, kết cấu hạ tầng và các dự án đầu tư khác.
14
2.3.3. Xét theo giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội
Có thể phân loại các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành dự án đầu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất.
- Dự án đầu tư thương mại là loại dự án có thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất định không cao lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao.
- Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời gian hoạt động dài (5, 10, 15 năm hoặc lâu hơn), vôn đầu tư lớn, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tô" bất định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được (về nhu cầu, giá cả đầu ra và đầu vào, cơ chế, chính sách...).
Loại dự án đầu tư này phải được chuẩn bị kỹ, phải cô" gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, phải xem xét các biện pháp xử lý các yếu tô" bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động của dự án đầu tư kết thúc. Trong thực tế, người có tiền thích đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, trên góc độ xã hội, hoạt động của dự án đầu tư này không tạo ra của cải vật chất cụ thể một cách trực tiếp, những giá trị tăng thêm do hoạt động của dự án đầu tư thương mại đem lại chỉ là sự phân phôi lại thu nhập giữa các ngành, các địa phương, các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Do đó, trên góc độ điều tiết vĩ mô, Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách của mình để hướng dẫn được các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào lĩnh vực thương mại mà còn đầu tư vào cả lĩnh vực sản xuất, theo các định hướng và mục tiêu đã dự kiến trong chiến lược phát triển kinh tê - xã hội của đất nước.
15
2.3.4. Xét theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ ra ta có thể phân chia thành dự án đâu tư ngắn hạn (như các dự án đầu tư thương mại) và dự án đầu tư dài hạn (các dự án đầu tư sản xuất, đầu tư phát triên khoa học kỹ thuật, xây dựng...).
2.3.5. Xét theo sự phân cấp quản lý dự án
Tuỳ theo tầm quan trọng và quy mô của dự án, dự án đầu tư chia thành 4 nhóm: dự án quan trọng quôc gia (do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư), dự án nhóm A. dự án nhóm B, dự án nhóm c. Đôi vối các dự án đầu tư nước ngoài được chia thành 3 nhóm: dự án nhóm A, dự án nhóm B và các dự án phân cấp cho các địa phương.
2.3.6. Xét theo nguồn vốn
Dự án đầu tư có thể phân chia thành:
- Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. - Dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh... - Dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗn hợp.
- Dự án đầu tư sử dụng các nguồn von khác, bao gồm cả vôn tư nhân.
Việc phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn, vai trò của mỗi nguồn vốn đổi với sự phát triển kinh tê - xã hội của từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế cũng như có các hình thức quản lý thích hợp đối với các dự án theo các nguồn VÔI1 huy động.
2.4. Chu kỳ của một dư án dầu tư
Chu kỳ của một dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ cho đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động.
Chúng ta có thể minh họa chu kỳ của dự án đầu tư theo hình sau đây:
16
Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư gồm: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư (còn gọi là giai đoạn vận hành, khai thác của dự án).
Nội dung các bước công việc trong mỗi giai đoạn của chu kỳ các dự án đầu tư không giống nhau, tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư (sản xuất kinh doanh hay kết cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp...), tính chất tái sản xuất (đầu tư chiều rộng hay chiều sâu), đầu tư dài hạn hay ngắn hạn... Trong tấ t cả các loại hình hoạt động đầu tư, dự án đầu tư chiều rộng phát triển sản xuất công nghiệp nói chung có nội dung phức tạp hơn, khôi lượng tính toán nhiều hơn, mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong hoạt động sau này của dự án.
Trong ba giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. Ví dụ, khi nghiên cứu thị trường do dự đoán không sát với tình hình cung cầu sản phẩm của dự án trong đồi dự án nên đã xác định sai giá cả và xu hướng biến động giá cả. Đến khi đưa dự án vào hoạt động, giá cả sản phẩm trên thị trường thấp hơn so với dự đoán. Doanh nghiệp có dự án buộc phải bán sản phẩm với giá thấp (có khi còn thấp hơn cả giá thành) và có khi phải ngừng sản xuất (trong khi chưa thu hồi đủ vốn) hoặc đầu tư bổ sung để thay đổi mặt hàng...
Do đó, đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng của các kết quả nghiên cứu là quan trọng nhất. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến độ, thời gian, không phải phá đi làm lại, tránh
17
được những chi phí không cần thiết khác...)- Điều này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi (đối với các dự án sản xuất kinh doanh), nhanh chóng phát huy hết nâng lực phục vụ dự kiến (đốì với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội).
- Giai đoạn thực hiện đầu tư: ở giai đoạn này vốn đầu tư của dự án nằm khê đọng trong suốt thời gian thực hiện đầu tư, không sinh lòi. Thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, làm tăng chi phí sử dụng vôn. Thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý quá trình thực hiện đầu tư, và những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kêt quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư.
- Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả của hoạt động đầu tư chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tô chức quản lý hoạt động của các kêt quả đầu tư. Làm tôt công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư. Thòi gian phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư còn được gọi là thòi kỳ vận hành khai thác của dự án, đời của dự án hay tuối thọ kinh tê của công trình, nó gắn với đời sông của sản phẩm (do dự án tạo ra) trên thị trường.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của m ôn học 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Môn lập dự án là môn khoa học kinh tê nghiên cứu các vấn đê phương pháp luận về lập dự án đầu tư phát triển. Nghiên cúu các vấn đề phương pháp luận vê lập dự án
18
đầu tư, môn học lập dự án đầu tư bắt đầu từ việc xem xét những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển và dự án đầu tư phát triển. Trên cơ sở đó, đi sâu xem xét trình tự và các nội dung cần nghiên cứu trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư, xem xét công tác tổ chức soạn thảo dự án và nội dung, phương pháp phân tích, đánh giá các khía cạnh của dự án ở giai đoạn nghiên cứu khả thi. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án đầu tư, nghiên cứu khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ th u ật của dự án đầu tư, nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án đầu tư, nghiên cứu khía cạnh tài chính, nghiên cứu khía cạnh kinh tê - xã hội của dự án đầu tư. Với việc phát triển của công nghệ thông tin, môn học lập dự án đầu tư còn nghiên cứu ứng dụng phần mềm tin học Excel trong việc tính toán các chỉ tiêu khi soạn thảo dự án đầu tư phát triển.
3.2. Nhiêm vu nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển, về dự án đầu tư phát triển.
- Làm cơ sở khoa học cho việc phải đầu tư theo dự án. - Làm rõ trình tự, nội dung nghiên cứu và công tác tổ chức soạn thảo dự án.
- Làm rõ cơ sở khoa học và nội dung của phương pháp phân tích, tính toán các chỉ tiêu phản ánh khía cạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, khía cạnh kỹ thuật, hình thức tổ chức quản lý và nhân sự, tài chính, kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư.
- Vận dụng các vấn đề lý luận và phương pháp luận về lập dự án đầu tư vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. 4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu của môn học 4.1. Phương p h á p nghiên cứu
Là môn khoa học kinh tế, môn học lập dự án đầu tư coi chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sỏ phương pháp luận và
19
sử dụng các phương pháp của thông kê học, toán kinh tế, phân tích hệ thống... trong quá trình nghiên cứu đôì tượng và thực hiện các nhiệm vụ của mình.
4.2. Nôi dung nghiên cứu
Để làm rõ các phương pháp luận, môn lập dự án đầu tư xem xét các vấn đề sau:
+ Một sô" vấn đề lý luận chung về đầu tư và dự án đầu tư. + Trình tự - nội dung nghiên cứu và công tác tô’ chức soạn thảo dự án đầu tư.
+ Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án đầu tư.
+ Nghiên cứu khía cạnh thị trường của dự án đầu tư. + Nghiên cứu khía cạnh kỹ th u ật của dự án đầu tư. + Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án đầu tư.
+ Nghiên cứu khía cạnh tài chính của dự án đầu tư. + Nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án đầu tư.
+ ứ ng dụng Excel trong lập dự án đầu tư.
Giáo trình còn đề cập đến một sô vấn đê vê quản lý dự án cho sinh viên ngoài chuyên ngành kinh tế đầu tư.
20
Chương II
TRÌNH Tự, NỘI DUNG NGHIÊN cứu VẶ
CÔNG TÁC TỔ CHỨC SOẠN THẢO Dự ÁN ĐẦU TƯ
1. Trình tự và nội dung nghiên cứu đê soạn thảo dự án đầu tư
Quá trình soạn thảo các dự án đầu tư trải qua ba cấp độ nghiên cứu theo hướng ngày càng chi tiết hơn, chi phí cho việc nghiên cứu tốn kém hơn, thời gian cần thiết cho việc hoàn thành các công việc nghiên cứu dài hơn và do đó mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu ngày càng cao hơn, những kết luận rút ra ngày càng chuẩn xác hơn đối với mọi khía cạnh cơ bản của dự án. Các cấp độ nghiên cứu đó là:
- Nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư;
- Nghiên cứu tiền khả thi;
- Nghiên cứu khả thi ;
1.1. Nghiên cứu cơ hội dầu tư
Đây là giai đoạn hình thành dự án, là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của vùng, của đất nước. Nội dung của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là xem xét nhu cầu, khả năng cho việc tiến hành một công cuộc đầu tư, các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.
Cần phân biệt hai cấp độ nghiên cứu cơ hội đầu tư: cơ hội đầu tư chung và cơ hội đầu tư cụ thể.
1.1.1. Cơ hội đầu tư chung
Là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ ngành, vùng, cả nước hoặc cho một loại tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung nhằm phát triển những lĩnh vực, những
21
bộ phận hoạt động kinh tế - xã hội cần và có thể đầu tư trong từng thòi kỳ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, vùng, đát nước hoặc của từng vùng quản lý kinh tế, các cấp chính quyên, các tổ chức quổc tế (nếu được mòi), các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có liên quan đến dự án đầu tư sẽ tham gia (ở mức độ khác nhau) vào quá trình nghiên cứu và sàng lọc các dự án, chọn ra một sô dự án thích hợp với tính hình phát triển và khả năng của nền kinh tê, với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của ngành và hứa hẹn hiệu quả kinh tế tài chính khả quan.
1.1.2. Cơ hội đầu tư cụ thể
Là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ từng đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm phát hiện nhũng khâu, những giải pháp kinh tế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị cần và có thể được đầu tư trong từng thòi kỳ kê hoạch, để vừa phục vụ cho việc thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị vừa đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, vùng và đất nước.
Để phát hiện cơ hội đầu tư cần xuất phát từ những căn cứ sau đây:
- Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, vùng, đất nước và chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ cơ sở.
- Nhu cầu của thị trường trong nước và trên th ế giới về các mặt hàng hoặc hoạt động dịch vụ cụ thể nào đó. - Hiện trạng của sản xuất và cung cấp các mặt hàng và hoạt động dịch vụ đó trong nước và trên th ế giới. - Tiềm năng sẵn có vê tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính và quan hệ quôc tế... có thể khai thác để sản xuất hoặc tiên hành các hoạt động dịch vụ trong nước và trên th ế giới. Những lợi thê so sánh với thị trường ngoài nước, so với các địa phương, các đơn vị khác trong nước.
22
- Những kết quả về tài chính, kinh tế - xã hội se đạt được nếu thực hiện đầu tư.
Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định một cách nhanh chóng và ít tôn kém chi phí nhưng lại dễ thấy được các khả năng đầu tư. Trên cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra, đủ để cho người có khả năng đầu tư phải cân nhắc, xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay không.
Bản chất của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là khá sơ sài. Việc xác định đầu vào, đầu ra và hiệu quả tài chính kinh tê - xã hội của cơ hội đầu tư thường dựa vào các ước tính tổng hợp, hoặc các dự án tương tự đang hoạt động ở trong hoặc ngoài nước.
Việc nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư ở mọi cấp độ phải được tiến hành thường xuyên để cung cấp các dự án sơ bộ cho nghiên cứu tiền khả thi, từ đó xác định được danh mục các dự án đầu tư cần thực hiện trong từng thời kỳ kế hoạch.
1.2. Nghiên cứu tiền khả thỉ
Đây là giai đoạn nghiên cứu tiếp theo đối với các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn. Cơ hội đầu tư này thường có quy mô đầu tư lớn, các giải pháp kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều yếu tô' bất định tác động. Giai đoạn này nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc để khẳng định lại tính khả thi của cơ hội đầu tư đã lựa chọn. ĐỐI với các c.ơ hội đầu tư có quy mô nhỏ, không phức tạp về m ặt kỹ thuật và triển vọng đem lại hiệu quả là rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn tiền khả thi.
- Nội dung nghiên cứu của giai đoạn này gồm các vấn đê sau đây:
+ Nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội, pháp lý có ảnh 23
hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư và giai đoạn vạn anh, khai thác của dự án như: xem xét các điều kiện tự nhien. nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, cac quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát tnên ngành, vùng có liên quan đến dự án, các điều kiện pháp lý... để đưa ra được những căn cứ xác định sự cần thiết đầu tư.
+ Nghiên cứu thị trường: phân tích thị trường, dự báo khả năng thâm nhập thị trưòng về sản phẩm của dự án. + Nghiên cứu kỹ thuật: lựa chọn hình thức đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư; công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình, quy trình công nghệ, lựa chọn và dự tính nhu cầu, chi phí các yếu tô đầu vào, địa điểm thực hiện dự án. + Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án: tổ chức các phòng ban, số’ lượng lao động trực tiếp, gián tiếp, chi phí đào tạo, tuyển dụng, chi phí hàng năm. + Nghiên cứu khía cạnh tài chính: dự tính tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn và điều kiện huy động vốn; dự tính một số chỉ tiêu phản ánh khía cạnh tài chính của dự án như lợi nhuận thuần, thu nhập thuần, thời gian hoàn vôn của dự án... + Nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội: dự tính một số chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp của dự án cho nền kinh tế - xã hội như : gia tăng số' lao động có làm việc, tăng thu ngân sách, tăng thu ngoại tệ...
Nghiên cứu tiền khả thi được xem là bước nghiên cứu trung gian giữa nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu khả thi. Giai đoạn này mới chỉ dừng ở nghiên cứu sơ bộ về các yếu tô cơ ban cua dự án. Sơ dĩ phải có các bước nghiên cứu nàv vì nghiên cứu khả thi là công việc tốn kém về tiền bạc và thời gian. Vì vậy, chi khi có kêt luận vê nghiên cứu tiền khả thi có hiệu qua mới băt đâu nghiên cứu giai đoạn khả thi.
Nhưng nọi dung này cũng được xem xét ở giai đoạn nghien cưu kha thi sau này. Đặc điêm nghiên cứu các vấn đề trên ơ giai đoạn tiền khả thi là chưa chi tiết, vẫn dừng ỏ
24
trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào và đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật, kinh tê tài chính của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư do đó độ chính xác chưa cao.
Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư xây dựng công trình theo Nghị quyết sô" 16/2005/NĐ-CP ngày 7-2-2005). Nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau đây:
- Giới thiệu chung về cơ hội đầu tư theo các nội dung nghiên cứu tiền khả thi ở trên. Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức có thể quyết định cho đầu tư. Các thông tin đưa ra để chứng minh phải đủ sức thuyết phục cho các nhà đầu tư.
- Phải làm rõ được những khía cạnh gây khó khăn cho thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư sau này, đòi hỏi phải tổ chức các nghiên cứu chức năng hoặc nghiên cứu hỗ trợ.
- Nghiên cứu thị trường đầu vào của các nguyên liệu cơ bản đặc biệt quan trọng đối với các dự án phải sử dụng nguyên vật liệu với khốỉ lượng lớn mà việc cung cấp có nhiều trở ngại như phụ thuộc vào nhập khẩu, hoặc đòi hỏi phải có nhiều thòi gian và bị hạn chế bởi điều kiện tự nhiên (phải có đủ số diện tích đất đai thích hợp cho việc trồng tre, nứa, gỗ ...).
Nghiên cứu hỗ trợ để lựa chọn công nghệ, trang thiết bị được tiến hành với các dự án đầu tư có chi phí đầu tư cho công nghệ và trang thiết bị là lớn, mà công nghệ và trang thiết bị này lại có nhiều nguồn cung cấp với giá cả khác nhau, các thông số kỹ thuật (công suất, tuổi thọ...), thông số kinh tế (chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm có thể bán được) khác nhau.
Nghiên cứu quy mô kinh tế của dự án là một nội dung trong nghiên cứu hỗ trợ. Có nghĩa là nghiên cứu các khía
25
cạnh của dự án về các m ặt kinh tế, tài chính, kỹ thuật, từ đó lựa chọn các quy mô thích hợp nhất đảm bảo cuối cùng đem lại hiệu quả kinh tê tài chính cao nhất cho chủ đầu tư và cho đất nước.
1.3. Nghiên cứu khả thi
Đây là bước sàng lọc lần cuổĩ cùng để lựa chọn được dự án đầu tư tôì ưu. ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không? ở bước nghiên cứu này nội dung nghiên cứu cũng tương tự như nội dung nghiên cứu ở giai đoạn tiền khả thi, nhưng khác nhau ỏ mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. Mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ỏ trạng thái động, tức là có tính đến các yêu tô bất định có the xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu. Xem xét tính hiệu quả vững chắc của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tô" bất định và đưa ra các biện pháp tác động đảm bảo cho dự án có hiệu quả. Nội dung nghiên cứu của giai đoạn này cũng tương tự như nội dung nghiên cứu khả thi bao gồm những vấn để sau:
+ Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và việc thực hiện của dự án đầu tư.
+ Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ của dự án. + Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án.
+ Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án.
+ Phân tích khía cạnh tài chính của dự án.
+ Phân tích khía cạnh kinh tế tài chính của dự án. Kết quả nghiên cứu các nội dung trên được cụ thể hóa trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện nay, nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi gồm: phần thuyết minh và thiết k ế cơ sở.
26
Nội dung phần thuyết minh của dự án
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh, hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, điều kiện cung cấp nguyên vật liệu và các yêu tô đầu vào khác.
- Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm: công trình chính công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
- Các phương án thực hiện bao gồm:
+ Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có.
+ Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc.
+ Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động. - Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy nổ và các yêu cầu an ninh quốc phòng. - Tổng mức vốn đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vôn, nguồn vốn và khả năng cấp vổn theo tiến độ; phương pháp hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.
Nội dung thiết kê'cơ sở của dự án
Nội dung thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế chủ yếu, đảm bảo đủ điều kiện để xác định tổng mức vốn đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.
* Thuyết minh thiết kê cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:
- Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế: giới thiêu tóm tắt môi liên 27
hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực các so liệu về điều kiện tự nhiên; tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
- Thuyết minh công nghệ: giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông sô kỹ th u ật chủ yếu liên quan đẽn th iêt kê xây dựng.
- Thuyết minh xây dựng:
+ Khái quát về tổng m ặt bằng: giới thiệu tóm tắ t đặc điểm tổng m ặt bằng, cao độ và tọa độ xây dựng; hệ thông hạ tầng kỹ th u ật và các điểm đấu nối diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, m ật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác
+ Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận, ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc; màu sắc công trình; các giải pháp thiết kê phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hóa, xã hội tại khu vực xây dựng.
+ Phần kỹ thuật: giới thiệu tóm tắt đặc diểm địa chất công trình với quy hoạch; phương án gia cố nền móng các kết cấu chịu lực chính hệ thông kỹ th u ật và hạ tầng kỹ th u ật của công trình san nền đào đắp đất, danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế.
- Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chông cháy nổ và bảo vệ môi trường
- Dự tính khôi lượng các công tác xây dựng thiết bi để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình * Các bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công n^hê với các thông sô" kỹ thuật chủ yếu.
28
2. Tổ chức soạn thảo dự án đầu tư
2.1. Yêu cầu và căn cứ đ ể soạn thảo dự án
2.1.1. Yêu cầu đối với việc soạn thảo dự án
Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển, đê đạt được hiệu quả đầu tư cao về tài chính, kinh tế - xã hội, yêu cầu đặt ra đối với việc lập dự án là phải nghiên cứu toàn diện, kỹ càng các điều kiện đưa ra và lựa chọn được các giải pháp khả thi của dự án trên các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý và nhân sự, tài chính... Vì vậy, việc lập hồ sơ dự án phải đảm bảo một sô" yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo dự án được lập ra phù hợp với các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy phạm, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước, tiêu chuẩn quổc tế.
- Đảm bảo độ tin cậy và mức chuẩn xác cần thiết của các thông sô phản ánh các yếu tô kỹ thuật, kinh tê của dự án trong từng giai đoạn nghiên cứu.
- Đánh giá được tính khả thi của dự án trên các phương diện, trên cơ sở đưa ra các phương án, so sánh phương án lựa chọn tốt nhất.
2.1.2. Các căn cứ để soạn thảo dự án
a. Các căn cứ pháp lý
- Chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và địa phương.
- Về m ặt pháp lý: dự án đầu tư được lập căn cứ vào chủ trương quy hoạch phát triển được duyệt của ngành địa phương hay các nhiệm vụ cụ thể được Nhà nước giao (chỉ thị, nghị quyết... của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước).
- Hệ thống văn bản pháp quy: văn bản pháp luật chung là các luật hiện hành áp dụng chung trong mọi lĩnh vực như: Luật đất đai; Luật ngân sách; Luật ngân hàng; Luật môi trường; Luật tài nguyên nước; Luật khoáng sản...
Văn bản pháp luật và quy định liên quan trực tiếp tới 29
đầu tư: bao gồm các văn bản pháp luật về đầu tư như Luật đầu tư số 59/2005/QHll ngày 29-11-2005, Luật đấu thầu số 61/2005/QHll ngày 29-11-2005, Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26-11-2003.
Các nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hưống dẫn của các Bộ, ngành liên quan về việc thi hành các luật, nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08-07-1999 về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 14-15-2000 về việc sửa đổi và bổ sung một số’ điều trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định sô" 52/1999/NĐ-CP, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30-01-2003 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng...
b) Các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tê - kỹ thuật cụ thể (trong và ngoài nước). Quy phạm về sử dụng đất đai trong các khu đô thị, khu công nghiệp; quy phạm về tĩnh không trong công trình cầu, cống, hàng không; tiêu chuẩn về môi trường; tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật riêng của từng ngành....
c) Các quy ước, thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước.
Các điểu ước quôc tê chung đã ký kết giữa các tổ chức quôc tê hay Nhà nước vối Nhà nước (hàng hải, hàng không, đường sông...); quy định của các tổ chức tài trợ vốn rVVB, IMF, ADB,...), các quỹ tín dụng xuất khẩu của các nước; các quy định về thương mại, tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm....
2.2. Lâp nhóm soan thảo dư án
Đê tiên hành soạn thảo dự án, công việc trưốc hết phải tiên hành lập nhóm soạn thảo dự án. Nhóm soạn thảo dự án gồm chủ nhiệm dự án và các thành viên, s ố lượng các thành viên của nhóm phụ thuộc vào nội dung và quy mô của dự án. Chủ nhiệm dự án là người tổ chức và điều hành công tác lập dự án.
30
Nhiệm vụ chính của chủ nhiệm dự án là:
- Lập kế hoạch, lịch trình soạn thảo dự án (bao gồm cả ước lượng và phân bô'kinh phí soạn thảo).
- Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. - Giám sát và điều phối hoạt động của các thành viên trong nhóm.
- Tập hợp các chuyên viên thuộc các lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nội dung cụ thể của dự án.
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm soạn thảo. Để hoàn thành nhiệm vụ trên, chủ nhiệm dự án phải là những người có trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức nhất định. Chủ nhiệm dự án cần đửợc ổn định trong cả quá trình soạn thảo và thực hiện dự án.
Các thành viên của nhóm phải là những người có trình độ chuyên môn về từng khía cạnh nội dung của dự án như: khía cạnh nghiên cứu thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý và nhân sự, tài chính, kinh tế - xã hội, đáp ứng được nội dung và yêu cầu của việc soạn thảo dự án.
3. Hình thức của m ột dự án
Để phát huy được công dụng của dự án đầu tư, bản dự án cần phải trình bày một cách khoa học với các luận chứng chặt chẽ, lôgic trên cơ sở các luận cứ chính xác và đáng tin cậy, đảm bảo cho dự án có tính thuyết phục cao.
3.1. B ố cục thông thường của m ột dự án
- Mục lục của dự án;
- Tóm tắt dự án;
- Phần thuyết minh của dự án;
- Phần thiết kế cơ sở của dự án;
- Kết luận và kiến nghị;
- Phụ lục tính toán và những hồ sơ tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới các nội dung nghiên cứu khả thi.
31
3.2. Nội dung cơ bản trong báo cáo nghiên cứu khả thi
Mục đích của phần này là cung cấp cho người đọc những nét cơ bản về toàn bộ nội dung của dự án, không đi sáu vào chi tiết bất cứ một khoản nội dung nào. Mỗi khoản mục của dự án được trình bày bằng kết luận mang tính thông tin định lượng ngắn gọn, chính xác. Thông thường phần tóm tắt của dự án nên đề cập đến những vấn đề cơ bản của các khía cạnh nội dung của dự án như sau:
3.2.1. Giới thiệu tổng quan về dự án
- Tên của dự án.
- Chủ dự án.
- Đặc điểm đầu tư.
- Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đầu tư.
3.2.2. Những căn cứ đ ể xác định đầu tư
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến dự án.
- Thị trường về sản phẩm (dịch vụ) của dự án.
3.2.3. Khía cạnh kỹ thuật của dự án
- Hình thức đầu tư.
- Chương trình sản xuất và các yếu tô' đáp ứng (đỏi với dự án có sản xuất): công suất, sản lượng, nguồn nguyên vật liệu, năng lượng, nưốc.
- Phương án địa điểm.
- Phương án kỹ thuật công nghệ.
- Các giải pháp xây dựng.
- Thòi gian khởi công, hoàn thành.
3.2.4. Khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án - Hình thức tổ chức quản lý dự án.
- Nhân sự của dự án.
32
3.2.5. Khía cạnh tài chính
- Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn huy động.
- Hiệu quả tài chính.
3.2.6. Khía cạnh kinh tê' - xã hội
Hiệu quả kinh tế - xã hội.
3.3. Phần thuyết m inh và ph ần thiết kê cơ sở của dự án
Phần này trình bày chi tiết nội dung và kết quả nghiên cứu khả thi dự án trên các khía cạnh nội dung phân tích. - Các nội dung trong dự án phải làm rõ được:
+ Những căn cứ để xác định đầu tư: phần này cần chỉ ra được những căn cứ pháp lý, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có những thuận lợi gì cho việc thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án sau này cũng như những khó khăn có thể xảy ra cần tìm giải pháp khắc phục; làm rõ được tính khả thi về thị trường sản phẩm (dịch vụ) của dự án: sản phẩm (dịch vụ) của dự án sẽ có thị trường vững chắc, sản phẩm (dịch vụ) của dự án có khả năng cạnh tranh và chỉ ra được thị phần của dự án trong tương lai. Đe làm rõ được nội dung trên đòi hỏi phải thu thập đầy đủ các thông tin sát thực, các nguồn thông tin đáng tin cậy và sử dụng các phương pháp phân tích và dự báo thích hợp.
+ Trình bày về khía cạnh kỹ thuật: cần làm rõ tính khả thi về kỹ thuật của dự án. Khi trình bày về khía cạnh kỹ thuật cần lưu ý:
Ngoài việc trình bày các nội dung và kết quả nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật, trong nhiều trường hợp cần nêu danh sách những chuyên viên kỹ thuật thực hiện phần việc này vì người thẩm định dự án rất chú trọng tới trình độ, năng lực chuyên môn của các chuyên viên thực hiện.
Trong trình bày những tính toán kỹ thuật, cần diễn đạt chi tiết và dê hiêu sao cho ngưòi đọc dù không phải chuyên viên kỹ thuật cũng hiêu được.
Nội dung chi tiết kỹ thuật nên để ở phần phụ lục hoặc phúc trình riêng.
33
+ Trình bày vê khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự cua dự án: phải làm rõ được các hình thức tổ chức quàn lý dự an; cơ cấu tổ chức công việc vận hành của dự án; sỏ lượng lao động, chi phí đào tạo tuyển dụng, chi phí hàng nảm.
+ Trình bày về khía cạnh tài chính: cần làm rõ tính kha thi về tài chính của dự án. Khi trình bày khía cạnh này cân lưu ý:Các chỉ tiêu tài chính đưa ra phải rõ ràng và được giải thích hợp lý.
Căn cứ để tính toán các chỉ tiêu tài chính phải thỏa mãn nhu cầu và có thể kiểm tra được.
+ Trình bày về khía cạnh kinh tế - xã hội: cùng với việc đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án, những người thẩm định về dự án rất quan tâm tới tính khả thi về khía cạnh kinh tế - xã hội. Đối với cơ quan có thẩm quyền Nhà nước hay các định chế tài chính, một dự án chỉ có thể được chấp nhận khi mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Khi trình bày khía cạnh kinh tê - xã hội cần chú ý đảm bảo những yêu cầu đặt ra như đối với việc trình bày về khía cạnh tài chính đã nêu ở trên.
3.4. Trình bày kết luận và kiến nghị
Phần này cần chú ý:
- Tính khả thi về từng khía cạnh nội dung nghiên cứu và kết luận chung về tính khả thi của dự án.
- Nêu rõ những thuận lợi và trở ngại cho việc thực hiện dự án và có giải pháp khắc phục.
3.5. P hần p h u lue của dư án
Phần này trình bày các chứng minh chi tiết cần thiết về các phương tiện nghiên cứu khả thi mà việc đưa chúng vào phần thuyết minh của dự án sẽ làm cho phần này phức tap cồng kềnh. Do vậy cần tách ra phần phụ đính. Ví du- cac thông kê chi tiết công nghệ chế tạo sản phẩm, danh mục máy móc, thiết bị và nhà cung cấp; sơ đồ bô' trí mặt bànơ. thiết ke kỹ thuật; chi tiết về trình độ, năng lực của chủ dự án của những người trong ban quản lý dự án...
34
Chương III
NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỞNG
TRONG Dự ÁN ĐẦU TƯ
1. Vai trò và mục tiêu nghiên cứu thi trường của dự án
1.1. Vai trò
Nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng trong dự án đầu tư và ý nghĩa hết sức to lớn. Nghiên cứu thị trường cho phép người soạn thảo phân tích, đánh giá cung cầu thị trường ở hiện tại và dự báo cung cầu thị trường trong tương lai về loại sản phẩm của dự án. Kết quả nghiên cứu thi trường cho phép người soạn thảo đi đến quyết định có nên đầu tư không và xác định quy mô đầu tư cho thích hợp. Bởi vì, dự án chỉ được thực hiện hay chấp nhận khi đạt được hiệu quả (hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội).
1.2. Mục tiêu
Nghiên cứu thị trường sản phẩm của dự án nhằm xác định được thị phần mà dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh trong tương lai và cách thức chiếm lĩnh đoạn thị trường đó. Đe thực hiện được mục tiêu trên, nghiên cứu thị trường bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Phân tích và đánh giá thị trường cụ thể.
- Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu của dự án.
- Xác định sản phẩm của dự án.
- Dự báo cung cầu thị trường sản phẩm của dự án trong tương lai.
- Lựa chọn các biện pháp tiếp thị và khuyến mại cần thiết giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cùa dự án được thuận lợi (bao gồm cả
35
chính sách giá cả, hệ thông phân phối, các vấn đẽ vẻ quang cáo, mẫu mã, bao gói...).
- Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh và chiém lĩnh thị trường vê sản phẩm của dự án.
2. Phân tích cung cầu về sản phẩm mà dự án định sản xuất
Muôn có cái nhìn tổng quan về thị trường, trước tiên phải phân tích tình hình cung cầu hiện tại. Đe xác định mức tiêu thụ của thị trường tổng thể (đối với các sản phàm của hàng hoá tiêu dùng) cần những dữ liệu thông kê sau đây:
- Số lượng sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng cho thị trường.
- Khối lượng sản phẩm đó nhập khẩu hàng năm. Mức tồn kho cuối năm của sản phẩm (tách riêng hàng nội địa và hàng nhập khẩu).
- Giá cả sản phẩm.
Nếu sản phẩm thuộc loại có tính năng tương tự thì sự khác nhau về nhãn hiệu có thể dẫn đến sự khác biệt khá lớn về giá cả từng sản phẩm và trong trường hợp này phãi chia sản phẩm ra thành nhiều loại theo mức giá.
Bên cạnh việc nghiên cứu lượng cầu hiện tại, còn phải xác định tổng khôi lượng cung ứng hiện tại và số lượng sản phẩm cung ứng từ các nguồn. Vì việc nghiên cứu tổng khôi lượng cung ứng hiện tại và số lượng sản phẩm từ các nguồn cung cấp cho chủ đầu tư biết hiện tại cầu đã được đáp ứng như thế nào, bên cạnh đó tìm ra các khoảng trôYig thị trường và để làm căn cứ, cơ sở cho việc nghiên cứu, dự báo tổnơ khôi lượng và nguồn cung ứng các sản phẩm của dự án trong tương lai.
3. Các ứng dụng m arketing trong phân tích thị trường dự án
3.1. Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là quá trình phân chia thị trưòng 36
tổng thể thành những đoạn thị trường nhỏ mà ở đó khách hàng sẽ có sự giống nhau về nhu cầu hoặc ước muốn hoặc có những phản ứng giống nhau trước cùng một kích thích marketing.
Phân khúc thị trường nhằm giúp chủ đầu tư xác định những đoạn thị trường mục tiêu hẹp và đồng nhất hơn so với thị trường tổng thể, qua đó lựa chọn được những đoạn thị trường hấp dẫn đối với dự án. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc phân chia thị trường tổng thể càng nhỏ càng tôt. Điều quan trọng là phải phát hiện được tính không đồng nhất giữa các nhóm khách hàng và sô' lượng khách hàng trong mỗi đoạn phải đủ khả năng bù đắp lại chi phí sản xuất và nỗ lực marketing của dự án thì việc phân đoạn đó mới có hiệu quả. Để xác định được một đoạn thị trường có hiệu quả, việc phân khúc thị trường phải đạt được những yêu cầu sau:
- Tính đo lường được: tức là quy mô và hiệu quả của đoạn thị trường đó phải đo lường được.
- Tính tiếp cận được: tức là dự án hay chủ đầu tư phải nhận biết và phục vụ được đoạn thị trường đã phân chia theo tiêu thức nhất định.
- Tính quan trọng: tức là các đoạn thị trường phải bao gồm các khách hàng có nhu cầu đồng nhất với quy mô đủ lớn để có khả năng sinh lời được.
- Tính khả thi: tức là có thổ đủ nguồn lực để hình thành và triển khai sản xuất và chương trình marketing riêng biệt cho từng đoạn thị trường đã phân chia.
Thị trường tổng thể có thể được phân đoạn dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như:
- Địa lý: miền (Bắc, Trung, Nam), vùng (thành thị, nông thôn), tỉnh, huyện, quận, xã, phường...
- Dân số - xã hội: tuổi, giới tính, thu nhập (cá nhân và hội), nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, quy
37
mô gia đình, giai cấp, tầng lớp xã hội, tín ngưỡng, tôn páo, dân tộc, tình trạng việc làm...
- Tâm lý học: thái độ, động cơ, cá tính, lôi sông, giá trị văn hoá, thói quen...
- Hành vi tiêu dùng: lý do mua, lợi ích tìm kiêm, sõ lượng và tỷ lệ tiêu dùng, tính trung thành...
3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi phân khúc thị trường tổng thể, chủ đầu tư cần phải lựa chọn được đoạn thị trường cụ thể và hấp dẫn nhất để tiến hành kinh doanh. Đó là việc lựa chọn thị trường mục tiêu.
Lựa chọn thị trường mục tiêu là việc lựa chọn những đoạn thị trường mà việc đầu tư của dự án có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Những đoạn thị trường này phải đảm bảo: quy mô đủ cho một dự án, có thể tạo ra ưu thế hơn so vối đối thủ cạnh trạnh, tính hiệu quả khi đầu tư vào thị trường này và khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Đe quyết định chính xác đoạn thị trường mục tiêu cần thiết phải tiến hành các công việc chủ yếu sau:
Thứ nhất, đánh giá các đoạn thị trường.
Mục đích của việc đánh giá các đoạn thị trường là nhận dạng được mức độ hấp dẫn của chúng trong việc thực hiện được mục tiêu của dự án. Đánh giá các đoạn thị trường thường được dựa vào 3 tiêu chuẩn cơ bản sau:
Quy mô và sự tăng trưởng gọi là có hiệu quả khi nó có quy mô đủ lớn để bù đắp lại những chi phí sản xuất và marketing không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai. Vì vậy, việc xác định chính xác quy mô và khả năng tăng trưởng là một vấn đê' quan trọng đốì với việc lựa chọn thị trường mục tiêu của dự án.
Sự hấp dẫn của đoạn thị trường từ các sức ép hay đe doạ khác nhau: trên thị trường, một công ty ít khi là người bán duy nhất. Vì thế, họ thường xuyên phải đôi phó với các áp lực
k 38
cạnh tranh và yêu cấu ngày càng cao của khách hàng. Một đoạn thị trường sẽ trở nên kém hấp dẫn nếu mức độ cạnh tranh diễn ra trên đoạn thị trường đó quá gay gắt. Sức hấp dân của thị trường xét từ góc độ cạnh tranh được đánh giá từ các đe doạ mà mỗi công ty hay dự án phải đối phó, bao gồm:
+ Sự đe doạ từ sự gia nhập và rút lui: một đoạn thị trường được coi là kém hấp dẫn nếu sự gia nhập và rút lui của các đối thủ quá dễ dàng, vì đoạn thị trường này có tính ổn định thấp.
+ Đe doạ của các sản phẩm thay thế.
+ Đe doạ từ phía người mua: đoạn thị trường sẽ trở nên không hấp dẫn nếu hiện tại và trong tương lai sản phẩm có khả năng thay th ế dễ dàng. Vì sự thay th ế của sản phẩm càng gia tăng thì giá cả và lợi nhuận có xu hướng giảm xuông.
+ Đe doạ từ phía người cung ứng: đoạn thị trường nào bị sự chi phối của nhà cung ứng thì đoạn thị trường đó có thể coi là không có sức hấp dẫn.
- Các mục tiêu và khả năng của công ty: một đoạn thị trường hấp dẫn có thể sẽ bị loại bỏ do chúng không ăn khớp với mục tiêu lâu dài và khả năng của chủ đầu tư. Ngay cả những đoạn thị trường phù hợp với mục tiêu cũng cần phải xem xét họ có đủ khả năng xét trên các phương diện quản lý, tài chính, nhân lực, công nghệ... để có thể kinh doanh thành công trên đoạn thị trường đó hay không.
Thứ hai, lựa chọn thị trường mục tiêu:
Sau khi phân khúc thị trường, các chủ đầu tư phải quyết định lựa chọn đoạn thị trường cụ thể mà dự án đáp ứng. Đó là việc lựa chọn thị trường mục tiêu.
Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà chủ đầu tư có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đã định.
39
4. Xác định sản phẩm của dự án
Sau khi xác định được thị trường mục tiêu, người soạn thảo phải xác định được sản phẩm của dự án - đó là việc thiết kê sản phẩm của dự án nhằm đáp ứng nhu cảu của khách hàng mục tiêu. Việc thiết kê này sao cho sản phảm có những đặc tính khác biệt so với hàng hoá của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng đôi với khách hàng, có một vị trí nhất định so với sản phẩm cùng loại trẽn thị trường. Vị trí của sản phẩm trên thị trường là mức độ sản phẩm của khách hàng nhìn nhận ở tầm cỡ nào, chiém một vị trí như thế nào trong tâm trí khách hàng.
5. Dự báo về cung cầu sản phẩm dự án trong tương lai
Các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến cầu về sản phẩm hay dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (hay trong tương lai), bởi vì nó mới chính là những nhu cầu có khả năng thanh toán hay những cá nhân này sẵn sàng tiêu dùng để thoả mãn nhu cẩu của mình. Hơn thê nữa, việc dự báo nhu cầu sản phẩm cua dự án trong tương lai còn là nhân tô quyết định đến việc lựa chọn mục tiêu và quy mô sản xuất tôi ưu của dự án. Do đó. dự báo cầu thị trường vê một loại sản phẩm hàng hoá tiêu dùng hay dịch vụ mà dự án dự kiến sản xuất trong tương lai có V nghĩa hết sức quan trọng. Để đạt được mục tiêu trên phải thực hiện theo những bước cơ bản sau:
- Phân tích cung cầu thị trương về sản phẩm của dự án ở hiện tại và trong quá khứ.
- Dự báo cầu sản phẩm của dự án trong tương lai. - Dự báo cung sản phẩm của dự án trong tương lai. 5.1. Phàn tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dư án ở hiên tai và trong quá khứ
Phân tích cung cầu hiện tại và những năm trono- quá khứ của thị trường mục tiêu nhàm cung cấp tình hình và
40
sô liệu cho phân tích, dự báo cung cầu sản phẩm của dự án trong tương lai. Nội dung nghiên cứu bao gồm những vấn đê sau:
- Xác định mức tiêu thụ.
- Nguồn cung cấp.
- Đánh giá mức độ thoả mãn cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án.
5.2. Dự báo cầu sản ph ẩ m của dự án trong tương lai Để dự báo cầu thị trường về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong tương lai, các nhà kinh tế thường sử dụng rất nhiều phương pháp dự báo khác nhau, tuỳ thuộc vào nguồn và khối lượng thông tin thu thập được.
Có một sô phương pháp dự báo thường được áp dụng trong dự báo cầu sản phẩm của dự án trong tương lai, đó là: - Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp ngoại suy thông kê.
- Dự báo cầu thị trường bằng mô hình hồi quy tương quan - Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp định mức. - Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
+ Dự báo cầu thị trưòng bằng hệ sô co giãn cầu.
* Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp ngoại suy thông kê
Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên mối quan hệ kế thừa giữa ba trạng thái phát triển của đôi tượng dự báo: quá khứ, hiện tại và tương lai. Ba trạng thái đó chuyển tiếp liên tục cho nhau và hình thành nên quy luật phát triển của đôi tượng.
Dự báo bằng phương pháp ngoại suy thống kê là việc nghiên cứu lịch sử phát triển của đối tượng dự báo để tìm ra tính quy luật phát triển của nó trong quá khứ, hiện tại và chuyển tính quy luật đó sang tương lai với các điều kiện sau:
41
- Đôi tượng dự báo phải phát triển một cách ổn định theo thòi gian.
- Những điểu kiện chung cho sự phát triển của đỏi tượng dự báo phải được duy trì trong tương lai.
- Không có những tác động gây ra những thay đổi dột biến trong quá trình phát triển của đôi tượng dự báo. Để thực hiện dự báo cầu thị trường bằng phương pháp ngoại suy thông kê, cần phải tiến hành theo các bước sau: + Bước 1: Thu thập mức tiêu thụ loại sản phẩm mà dự án dự định sản xuất qua các năm quá khứ và hiện tại. Từ đó xây dựng dãy sô thời gian.
+ Bước 2: Xác định xu hướng và quy luật phát triển của đôi tượng dự báo.
+ Bước 3: Xây dựng hàm xu thế.
+ Bước 4: Sử dụng hàm xu thế để ngoại suy dự báo cho những năm trong tương lai.
+ Bước 5: Xác định độ tin cậy của dự báo.
Phương pháp này thường cho kết quả tương đối chính xác đôi với những sản phẩm có tính ổn định cao và thường được vận dụng để dự báo ngắn.
* Dự báo cầu thị trường bằng mô hình hồi quy tương quan Phương pháp dự báo cầu thị trường bằng mỏ hình hồi quy tương quan là phương pháp dự báo rất thông dụng, phương pháp này dựa trên cơ sở phân tích môi quan hệ giữa cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó như: giá cả của hàng hóa, dịch vụ đó, và thị hiếu của người tiêu dùng,v.v.. Thông thường khi giá sản phẩm ngày càng cao thì ngưòi tiêu dùng sẽ càng phải đắn đo cân nhắc khi định mua sản phẩm này. Như vậy, mức tiêu thụ hiện tại chi' là mức tiêu thụ tương ứng với giá cả hiện tại. cầu sẽ thav đổi khi giá thay đổi. Hay thu nhập của người tiêu dùng củng là nhân tố ảnh hưởng đến cầu thị trường về hàng hóa. Khi thu nhập của người tiêu dùng càng cao thì cầu về hàng hóa dó
k42
cũng thay đổi không chỉ về sô lượng, mà còn về cả chất lượng của sản phẩm. Mối quan hệ của cầu sản phẩm với các nhân tô ảnh hưởng đến nó được phản ánh thông qua hàm hồi quy tương quan.
Mô hình hồi quy tương quan có hai dạng: mô hình hồi quy đơn (là mô hình hồi quy có một biến độc lập) và mô hình hồi quy bội (là mô hình hồi quy có nhiều biến độc lập).
Để tiến hành dự báo cầu thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ bằng mô hình hồi quy tương quan phải tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các nhân tô ảnh hưởng lớn đến cầu thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án (xác định biến số)
Bước 2: Lựa chọn mô hình hồi quy tương quan (tùy theo đặc điểm, tính chất của mối liên hệ đó lựa chọn mô hình hồi quy tương quan hay xác định các tham sô' của mô hình) Bước 3: Kiểm tra mô hình, gồm:
Tính hệ sô" tương quan.
Đánh giá sai số dự báo.
Ước lượng khoảng giá trị mà dự báo có thể rđi vào. Bước 4: Tiến hành dự báo (nếu mô hình được chấp nhận) Nếu tiêu chuẩn kiểm định không chấp nhận, phải lựa
chọn lại mô hình và quay trở lại bước đầu để điểu chỉnh bổ sung hoặc thay thế.
5.3. Dự báo cung sản phẩm của dự án trong tương lai
Sau khi xác định được cầu của thị trường sản phẩm của dự án trong tương lai, công việc tiếp theo là phải xác định được lượng cung về hàng hóa và dịch vụ đó trong tương lai bao gồm của cơ sở hiện có hoặc của các dự án khác có thể có trong tương lai.
43
Để xác định cung vê sản phẩm hoặc dịch vụ mà dự án dự định cung cấp cần phải thu thập được các thông tin sau: - Khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai của các cơ sở hiện có về hàng hóa, dịch vụ đang nghiên cứu 'dự tính cơ sở khác có thể có).
- Dự kiến về khả năng xuất, nhập khẩu hàng hóa. dịch vụ đó trong tương lai.
Phương pháp dự báo về cung cũng tương tự như dự báo cầu sản phẩm của dự án trong tương lai. Tùy khối lượng thông tin thu thập được mà lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp.
6. Xây dựng chiến lược tiếp thị cho sản phẩm dự án Việc xác định có nhu cầu của thị trường về sản phẩm của dự án mới chỉ cho phép giải quyết một sô vấn để vê tiêu thụ sản phẩm (khả năng tiêu thụ sản phẩm), còn làm thế nào để người tiêu thụ sử dụng sản phẩm của mình thay vì sử dụng sản phẩm của các dự án khác lại thuộc vể kháu tiếp thị sản phẩm.
Hoạt động tiếp thị là sự tác động nhằm thúc đẩy hoạt động của thị trường và thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong việc cung cấp các sản phẩm của dự án. Tiếp thị là một trong những công cụ chủ yếu mà dự án có thể sử dụng đế tác động vào thị trường nhằm đạt mục tiêu của dự án.
6.1. Nhiệm vụ của công tác tiếp thị của dự án Công tác tiêp thị là một hệ thông các biện pháp được sử dụng nhằm khuyến khích, kích thích khách hàng mua sản phẩm của dự án. Đây là công cụ chủ yếu để tác động vào thị trường nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của dự án. Tiêp thị được xem như là một trong những phươnơ tiện đê cạnh tranh trong thị trường của các doanh nghiệp khác các dự án khác sản xuất sản phẩm.
44
Thực chất hoạt động tiếp thị chính là sự truyền tin vê sán phấm và dự án của khách hàng để thuyết phục họ mua hàng. Trong đó hoạt động khuyến mãi là một bộ phận chủ chôt của tiếp thị. Khuyến mãi được hiểu là các biện pháp tác động mang tính chất tức thòi, ngắn hạn để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ của dự án. Đây được xem là một trong những công cụ cổ động, kích thích khách hàng nhằm tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm tại chỗ tức thòi. Hoạt động khuyến mãi có tác động trực tiếp và tích cực đến việc tăng doanh số và bằng những lợi ích vật chất bổ sung cho người mua.
Mục tiêu của khuyến mãi là làm sao để người tiêu dùng sử dụng thay vì sử dụng các loại sản phẩm của dự án khác. Theo nghĩa rộng, công tác khuyến mãi cho dự án có thể hiểu là các công cụ được sử dụng để kích thích, thúc đẩy các khâu từ cung ứng, phân phôi, tiêu dùng đôi với một hoặc một nhóm sản phẩm của dự án.
Nhiệm vụ của công tác tiếp thị của dự án được xuất phát từ mục tiêu chiến lược m arketing của dự án đôi vối sản phẩm ở thị trường mục tiêu.
Nhiệm vụ của công tác tiếp thị sản phàm của dự án - Đôi với người tiêu dùng:
+ Khuyến khích khách hàng tiêu dùng nhiều hơn, mua với sô' lượng lớn nhằm tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm của dự án.
+ Tạo thêm những khách hàng mới.
- Đối với các thành viên trung tâm trong khâu phân phối: + Khuyên khích các thành viên này tăng cường hoạt động phân phôi hơn, đẩy mạnh các hoạt động mua bán. 4- Mở rộng kênh phân phối.
45
6.2. Nội d ’ing cần xem xét khi nghién cứu cóng tác tiếp thị của dự án
Để sản phẩm của dự án đến với tay người tiêu dùng một cách hữu hiệu, nhất trong quá trình nghiên cứu công tác tiếp thị cần xem xét đến các đối tượng khách hàng, các hình thức phân phối và hiệu lực của chúng, các chi phí đe đưa hàng đến tay người tiêu dùng.
Nhìn chung, mức độ quan trọng của công tác tiép thị tuỳ thuộc vào sô' lượng và sự phức tạp của khách hàng. Việc nghiên cứu tổ chức tiếp thị phải dựa trên những căn cứ khoa học thuộc nhiều môn khoa học từ tâm lý xã hội cho đến toán học, phải có sự hiểu biết chung về nhiều ngành, nghê mới có thể lựa chọn được phương án tiếp thị tối ưu cả về chi phí, về số lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ.
Khi nghiên cứu công tác tiếp thị của dự án cần xem xét đến các nội dung chủ yếu như: xác định đôi tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án, lựa chọn các phương pháp giới thiệu sản phẩm, lựa chọn các phương thức linh hoạt để đẩy mạnh sức mua và tô chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
6.2.1. Xác định đối tượng tiêu thụ sản phàm của dự án Việc xác định đôl tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án cần phải xem xét đến đặc tính của đôi tượng, khu vực phán phối, các yêu cầu và thị hiếu của đôi tượng tiêu thụ đối với sản phẩm. Thông thường, nếu sản phẩm thuộc loại sản phẩm thô thì vấn đề quan trọng nhất là giá cả và chất lượnơ có đạt được yêu cầu của quôc tê hay không. Trong trường hợp nếu sô lượng tiêu thụ nhỏ, việc khảo sát những yêu cầu của khách hàng có thể được thực hiện bằng các biện pháp chào hàng trực tiêp và tiếp xúc trực tiếp để từ đó ký kết hợp đồng. Đôi với các loại sản phẩm có tính năng tương tự thì có nhiếu phức tạp và đòi hỏi phải có chương trình nghiên cứu kỹ càng hơn. Các chương trình nghiên cứu này bao gồm các phương
46
pháp điều tra chọn mẫu, nhu cầu của từng thành phần, đôi tượng, từ đó rút ra các tính năng cần thiết của sản phẩm phải có để được đổi tượng chấp nhận. Với trường hợp này chỉ cần những thay đổi không đáng kể cũng có thể dẫn đến những hậu quả, kết quả khá lớn. Ví dụ: tên sản phẩm, hình thức sản phẩm,...
6.2.2. Lựa chọn các phương pháp giới thiệu sản phẩm Căn cứ vào các đặc tính của đôi tượng tiêu thụ sản phẩm, cần lựa chọn các phương pháp giới thiệu khác nhau sau đây: - Tiếp xúc trực tiếp bằng thư từ, gửi mẫu...
Việc tiếp xúc trực tiếp bằng thư từ hoặc gửi mẫu hoặc khách hàng có được những thông tin trực tiếp về sản phẩm. Các thông tin cơ bản của sản phẩm được truyền tải trong thư từ và được chuyển đến tay khách hàng. Thông qua đó giới thiệu đến khách hàng và công chúng về sản phẩm, về dự án, giúp họ có những quan điểm hoặc ý kiến cụ thể về sản phẩm. Từ đó, dự án có thể xem xét hoặc điều chỉnh cho phù hợp với khách hàng về sản phẩm.
Tuy nhiên những điều chỉnh này chỉ mang tính chất nhỏ, thay đổi chút ít không đáng kể. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của sản phẩm mà áp dụng phương pháp giới thiệu này. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp này có thể tốn kém hoặc lãng phí thòi gian.
Hàng mẫu có chức năng khuyên khích khách hàng dùng thử. Một số hàng mẫu có thể miễn phí hoặc với giá rất thấp. Hàng mẫu có thể được phân phôi tại cửa hàng hoặc gửi tới tận nhà qua bưu điện hay qua đội ngũ nhân viên tiếp thị. Thường thì khi hàng mẫu đến tay khách hàng có thể sẽ kèm theo những thông điệp quảng cáo hay các câu hỏi về sản phẩm mà dự án muôn biêt.
- Quảng cáo
47
Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và để cao về sản phẩm của dự án được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo. Quảng cáo cũng dược xem như là một trong những công cụ có tính chiẽn lược để đạt được hoặc duy trì lợi thế cạnh tranh của sản phảm của dự án trên thị trường.
Quảng cáo là công cụ truyền thông sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là đối với các hàng hoá tiêu dùng cá nhân. Nhìn chung, hoạt động quảng cáo rất phong phú. Các dự án đều rất tích cực trong việc tài trợ cho quảng cáo đe truyền tin về sản phẩm của mình trên thị trường. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng dự án cũng như đặc thù của sản phẩm mà hoạt động tài trợ cho quảng cáo có những nét riêng biệt. Thông qua quảng cáo, sản phẩm của dự án cũng như uy tín của doanh nghiệp được chuyển tải trên các phương tiện truyền tin quảng cáo đến các khách hàng tương lai.
- Quảng cáo trên các báo, tạp chí
Quảng cáo trên báo có ưu điểm là dễ sử dụng, có tính kịp thời, được phô biến và được chấp nhận rộng rãi, độ tin cậy cao. Tuy nhiên, việc quảng cáo trên báo thường trong thời gian ngắn hạn, sô' lượng độc giả hạn chế.
Quảng cáo trên tạp chí có ưu điểm là có độ lựa chọn cao, có uy tín, quan hệ với người đọc lâu dài nhưng nhược điểm là thời gian chờ đợi lâu, phát hành với số lượng nhiều có thế gây lãng phí.
- Quảng cáo phổ biến trên các hình thức thông tin đại chúng, phát thanh truyền hình.
+ Quảng cáo trên tivi: Đây là phương tiện quảng cáo rất thông dụng. Quảng cáo trên tivi khai thác được các lợi thế âm thanh, ngôn ngủ, màu sắc. Đôì tượng khán giả rộng thuộc nhiều tầng lớp xã hội, khả năng truyền thông nhanh
k. 48
dê tạo nên sự chú ý. Tuy nhiên, quảng cáo trên tivi với thời lượng có hạn, chi phí cao, khán giả ít chọn lọc, thời gian quảng cáo quá ngắn.
+ Quảng cáo trên rađiô: Phương tiện quảng cáo này với ưu điểm là người nghe nhiều, chi phí thấp, linh hoạt về địa lý. Tuy nhiên, lựa chọn phương tiện quảng cáo này có nhược điếm là chỉ giối thiệu sản phẩm của dự án bằng âm thanh, khả năng gây chú ý thấp, thời gian phát ngắn.
+ Quảng cáo trên Internet: Đây là phương tiện quảng cáo được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong điều kiện phát triển nhanh của khoa học và công nghệ. Các sản phẩm của dự án được truyền tải trên mạng, đem đến cho người truy cập những thông tin về sản phẩm. Ngày nay, việc mua bán sản phẩm qua mạng phát triển rất nhanh chóng cùng với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, phương tiện quảng cáo này có nhược điểm là sô' lượng ngưòi truy cập hạn chế, có thể bị nhiễu thông tin.
Ngoài các phương tiện quảng cáo trên, tuỳ theo điều kiện đặc thù của mình, các dự án có thể tiến hành quảng cáo sản phẩm qua panô, áp phích, catalog, truyền miệng,... với mỗi loại phương tiện quảng cáo đều có những lợi thê và tác dụng nhất định. Do vậy, các dự án cần phải lựa chọn phương tiện quảng cáo thích hợp và có những phương thức riêng để tài trợ cho quảng cáo.
- Ngoài các hình thức giới thiệu sản phẩm nêu trên, các dự án còn có thể tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ hay triển lãm thương mại. Đây là những hình thức mà các dự án nhằm tìm cách tiếp cận khách hàng và công chúng trực tiếp, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và để giới thiệu sản phẩm của mình.
+ Hội nghị khách hàng hay các cuộc hội thảo chuyên đề nhằm giúp cho dự án nhanh chóng nắm bắt những thông tin
49
của công chúng và khách hàng, tiếp cận họ trực tiẽp và tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu để từ đó có những biện pháp thích hợp trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ, quản lý, bán hàng nhằm mục tiêu gia tăng thị phần, doanh sô' bán hàng sản phảm của dự án.
+ Hội chợ, triển lãm giúp dự án giới thiệu sàn phẩm, thương hiệu cũng như uy tín của mình với khách hàng và công chúng, góp phần khuếch trương sản phẩm, tâng cường tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Ngoài ra, để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình các dự án còn có những cách thức mới lạ, độc đáo nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng, hướng họ đến sản phẩm và từ đó kích thích tiêu dùng sản phẩm như: trưng bày hàng hoá tại nơi bán sao cho đẹp, ưng ý khách hàng, gây sự chú ý, hiếu kỳ của khách hàng, tổ chức các cuộc thi và các trò chơi nhằm tạo cơ hội cho khách hàng, các nhà phân phôi, người bán hàng cùng tham gia chơi và có thể được hưởng những lợi ích vật chất nhằm tạo thêm sự hiểu biết hơn, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của nhiêu người. Đây có thể là cơ hội để khuếch trương sản phẩm, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Tuỳ thuộc vào đặc thù của sản phẩm, khả năng, uy tín và sự nhanh nhạy, thích ứng với thị trường, mỗi dự án có thể lựa chọn các hình thức giới thiệu sản phẩm phù hợp. Việc sử dụng các hình thức phải phù hợp với mục tiêu chiến lược m arketing của dự án và hướng đến mục tiêu cuôì cùng là khuyến khích người tiêu dùng, gia tăng doanh sô' và thị phần về sản phẩm của dự án.
6.2.3. Lựa chọn các phương thức linh hoạt đ ể đẩy mạnh sức mua
Có nhiêu phương thức linh hoạt được sử dụng tronơ hoạt động tiếp thị của dự án để đẩy mạnh sức mua. Tuỳ theo mục
50
tiêu, nội dung hoạt động tiếp thị của dự án, các phương thức đó có thể bao gồm:
- Phiêu thưởng: là giấy chứng nhận cho khách hàng được giảm một khoản tiền nhất định khi mua sản phẩm của dự án. Phương tiện này có thể tác động nhanh và trực tiếp đến khách hàng, khuyến khích họ tiêu thụ sản phẩm của dự án hay thích ứng với nhãn hiệu mới.
- Gói hàng chung: là gói hàng mà dự án giới thiệu một sô" sản phẩm, hàng hoá nhất định, được bán với giá hạ. Ví dụ, một gói hàng với 4 loại hàng hoá hoặc 4 đơn vị hàng hoá song giá chỉ bằng 2 loại hay 2 đơn vị... Sử dụng phương tiện này góp phần kích thích bán hàng trong ngắn hạn.
- Quà tặng: là hàng được cho không hoặc được tính với giá rất thấp. Quà tặng thường được phân phối cùng với việc mua hàng hoặc có thể gói chung với gói hàng.
Các phương thức này tạo nên lợi ích kinh tế trực tiếp thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm của dự án. Chúng tác động trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua những lợi ích vật chất mà họ có thêm được từ việc mua hàng của dự án. Từ đó, khuyến khích khách hàng gia tăng nhu cầu về sản phẩm của dự án.
Ngoài các phương thức trên, trong quá trình cố gắng để đẩy mạnh sức m ua các dự án còn có thể thực hiện các phương thức như giảm giá khi mua hàng hoặc hàng miễn phí.
Giảm giá khi mua hàng được hiểu là khi mua hàng các khách hàng hoặc các nhà phân phôi có thể được giảm giá hay được tài trợ một phần khi mua sản phẩm của dự án trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Phương thức này nhằm giúp cho việc tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm của dự án, đặc biệt là sự hoạt động của các nhà phân phối như tăng doanh sô' mua vào của bán buôn hay của các đại
51
lý... Phương thức này được sử dụng khá thông dụng, đậc biệt là dành cho các nhà phân phối sản phẩm của dự án. Việc tài trợ một phần khi mua sản phẩm của dự án có hiệu quả tức thòi đối vối các trung gian trong kênh phân phối, họ sẽ mua sản phẩm của dự án để được giảm tiền. Do đó, việc sử dụng phương thức này sẽ khuyên khích các thành viên trong khâu phân phôi tích cực mua sản phẩm của dự án từ đó góp phần tăng cường sự hoạt động của các thành viên, kích thích khách hàng mua sản phẩm.
Phương thức hàng miễn phí. Đây là những lô hàng tặng thêm cho các nhà buôn khi họ mua hàng với một khỏi lượng nhất định. Phương thức này cũng có thê được mở rộng thêm như: dùng tiền mặt hay quà tặng cho các nhà phân phôi hay người bán hàng của dự án để góp phần kích thích tiêu thụ hàng hoá cho dự án.
Chương IV
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
TRONG Dự ÁN DẦU TƯ
1. Vai trò và yêu cầu của nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trong dự án đầu tư
1.1. Vai trò
Nghiên cứu kỹ thuật của dự án là lựa chọn phương pháp sản xuất, công nghệ, thiết bị, nguyên liệu, địa điểm... phù hợp với những ràng buộc về vốn, trình độ quản lý và kỹ thuật, quy mô thị trường, yêu cầu của xã hội về việc làm cũng như giới hạn cho phép về mức ô nhiễm do dự án gây ra. Nghiên cứu kỹ thuật cho biết dự án nên được đầu tư như thế nào có lợi nhất, có hiệu quả cao để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường.
Nghiên cứu kỹ thuật là bước phân tích sau nghiên cứu thị trường và làm tiền đề cho nghiên cứu về m ặt kinh tế, tài chính các dự án đầu tư. Mặc dù các thông sô kinh tê có ảnh hưởng đến các quyết định vê mặt kỹ thuật nhưng nếu không có số liệu của nghiên cứu kỹ thuật thì không thể tiến hành nghiên cứu mặt kinh tế, tài chính.
Nghiên cứu kỹ thuật chưa thấu đáo hoặc coi nhẹ yếu tô' kỹ thuật, hoặc bác bỏ dự án khả thi về mặt kỹ thuật do bảo thủ, do quá thận trọng thì hoặc là gây tổn thất nguồn lực hoặc bỏ lỡ một cơ hội để tăng nguồn lực. Ngược lại, tiết kiệm các nguồn lực và tranh thủ được cơ hội để tăng nguồn lực.
1.2. Yêu cầu
- Đảm bảo tính khoa học và hệ thống, quá trình xem xét tỉ mỉ, chính xác từng nội dung kỹ thuật của dự án. - Trong quá trình nghiên cứu để lựa chọn được nội dung kỹ th u ật tối ưu nhất, thì phải sử dụng nhiều phương án với những dữ liệu khác nhau. Mỗi phương án này đều phải nghiên cứu tỉ mỉ với các số liệu tính toán chi tiết.
.53
2. Nội dung nghiên cứu giải pháp kỹ thuật dự án Tùy thuộc vào từng dự án cụ thể mà nội dung nghiên cứu kỹ thuật có mức độ phức tạp khác nhau, không có một mô hình tiếp cận khuôn mẫu nào về m ặt nghiên cứu kỹ thuật mà có thể thích ứng được vối tất cả các loại dự án. Dự án càng lớn thì các vấn đề kỹ thuật càng phức tạp, càng phải xử lý nhiều thông tin.
2.1. Yêu cầu kỹ thuật về sản p h ẩ m của dự án Sau khi nghiên cứu thị trường đòi hỏi người soạn thảo phải lựa chọn được sản phẩm để đưa vào sản xuất. Yêu cầu kỹ th u ật của sản phẩm phải nêu bật được các điểm chính như: mô tả các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm: kích thước, hình dáng...; mô tả các đặc tính: lý, hóa, cơ của sản phẩm; mô tả tính năng, công dụng và cách sử dụng của sản phẩm.
Ngoài ra, so sánh sản phẩm của dự án vối các sản phẩm tương tự trong nước và ngoài nước, so sánh với tiêu chuẩn kinh tế kỹ th u ật quốc gia và quốc tế quy định với sản phẩm.
2.2. Lựa chọn phương án kỹ thuật theo yêu cầu về sản p h ẩ m của dự án
Để sản xuất sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đặt ra cũng như thực hiện được mục tiêu, dự án có thể lựa chọn một trong các phương án kỹ thuật như sau:
- Đầu tư mới: tức là đầu tư để xây dựng mới, mua sắm thiết bị và máy móc mới toàn bộ. Đối với các loại sản phẩm hoàn toàn mới thông thường thì phải đầu tư mới, ít khi tận dụng được các cơ sở hiện có, ngoại trừ phần kết cấu hạ tầng.
- Đầu tư cải tạo, mở rộng: chỉ đầu tư để cải tạo hoặc thay thế các loại tài sản cố định hiện có đã lạc hậu, hoặc mỏ rộng hoạt động sản xuất với quy mô lớn hơn. Hình thức đầu tư này có thể phân ra thành hai loại: đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiểu rộng là đầu tư để mở rộng sản xuất bằng kỹ thuật và công nghệ lặp lại như cũ.
54
Đầu tư theo chiểu sâu là đầu tư để mở rộng sản xuất bằng kỹ thuật và công nghệ tiến bộ và hiệu quả hơn.
Đôi với các loại sản phẩm không phải lần đầu tiên sản xuất ở Việt Nam thì có thể lựa chọn phương án đầu tư mới hoặc đầu tư cải tạo mở rộng trên cơ sở tận dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị... đã có, mỏ rộng thêm, đầu tư theo chiều sâu. Nêu tận dụng cơ sở hiện có, cải tạo, mở rộng thêm thì người soạn thảo cần mô tả cơ sở hiện có với các nội dung: tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện có; Sô" lượng cán bộ, công nhân viên hiện có; thống kê tài sản cô định hiện có, các công trình kiến trúc, máy móc thiết bị...
Nếu tận dụng được các cơ sở vật chất sẵn có nhiều khi tiết kiệm được vốn đầu tư xây dựng. Tuy vậy, phương án tận dụng này không phải bao giờ cũng có lợi hơn phương án đầu tư mới. Do đó cần phải tính toán cụ thể và chỉ nên quyết định sau khi đã so sánh các phương án về các mặt kinh tê - kỹ thuật, có xét đến khả năng phát triển trong tương lai.
3. Xác định công suất của dự án
Để sử dụng nguồn vốn cho dự án có hiệu quả, trước hết phải xác định công suất hoặc năng lực phục vụ của dự án. Công suất phục vụ của dự án được phản ánh thông qua sô lượng đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong một đơn vị thời gian với những điều kiện cho phép. Những dự án có công suất lớn thường dễ áp dụng công nghệ hiện đại, chi phí tính cho một sản phẩm có thể hạ, tuy nhiên đòi hỏi thời gian hoàn vốn lâu và lớn. Ngược lại, những dự án có công suất nhỏ thường dễ thích ứng vối thị trường, vốn ít, thu hồi vốn nhanh, nhưng khó áp dụng công nghệ hiện đại...
3.1. Công suất m áy móc thiết bị
3.1.1. Công suất lý thuyết
Công suất lý thuyết của máy móc thiết bị, là công suất lớn nhất mà thiết bị có thể đạt tới trong các điều kiện sản xuất lý thuyết. Công suất lý thuyết này chỉ tính để biết, chứ không thể đạt được.
55
3.1.2. Công suất thiết kế
Công suất thiết kế của máy móc, thiết bị là công suảt mà thiết bị có thể thực hiện được trong điểu kiện sản xuất bình thường, tức là máy móc, thiết bị hoạt động theo đúng quy định; công nghệ không bị gián đoạn vì những l>r do không được dự tính trước; các đầu vào được đảm bảo đầy đủ.
3.2. Xác định công suất dự án
3.2.1. Công suất khả thi
Công suất khả thi của dự án là công suất mà dự án có thể thực hiện được và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế khi lựa chọn công suất khả thi cho dự án cần phải dựa trên các căn cứ, đó là: nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với các loại sản phẩm của dự án; các thông sô kỹ thuật và kinh tế của máy móc hiện có (thông thường trên thị trường chỉ bán các máy móc và dây chuyền công nghệ với công suất xác định); khả năng chiếm lĩnh thị trường của chủ đầu tư cũng như năng lực về tổ chức điều hành sản xuất, khả năng về vốn đầu tư của chủ đầu tư; các chỉ tiêu hiệu quả đôi vối từng phương án công suất.
Công suất khả thi của dự án là cơ sở để lựa chọn máy móc, thiết bị có công suất tương ứng. Thường phải chọn thiết bị có công suất cao hơn công suất khả thi của dự án và thông thường cao hơn khoảng 10% và dựa vào công suất thiết kế của máy móc, thiết bị để xác định công suất thiết kế cho dự án.
3.2.2. Công suất thiết kế
Công suất thiết kế của dự án dựa vào công suất thiết kế của máy móc, thiêt bị chủ yếu trong một giờ và nãm. Khi tính công suất thiết kế của dự án thì sô' ngày làm việc trong 1 năm thường lấy bằng 300 ngày, còn số ca/ngày, sỏ' giò/ngày lấy theo dự kiến trong dự án.
3.2.3. Công suất thực tế
Công suất thực tế của dự án là công suất mà dự án dự kiên đạt được trong từng năm khi đi vào vận hành khai thác.
Công suất thực tế những năm hoạt động ổn định của dự án sẽ băng công suất khả thi của dự án.
3.2.4. Công suất tôi thiểu
Công suất tối thiểu là công suất tương ứng vối điểm hòa vôn. Ta không thể chọn công suất thực tế của dự án nhỏ hơn công suất hòa vôn vì làm như vậy dự án sẽ bị lỗ.
3.3. Lựa chon m áy móc - thiết bị cho dư án Lựa chọn máy móc, thiết bị cho dự án là một trong những nội dung của lựa chọn công nghệ cho dự án. Máy móc, thiết bị phải phù hợp với dây chuyền công nghệ đã lựa chọn cho dự án nhằm đạt được sự đồng nhất trong toàn bộ dây chuyền và hiệu quả của dự án, một dây chuyền công nghệ phù hợp vối điều kiện Việt Nam hiện nay là:
- Cho phép sử dụng có hiệu quả những lợi thê so sánh của Việt Nam: sức lao động, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu. Sản phẩm sản xuất ra có tính cạnh tranh cao, giảm thiểu chi phí sản xuất và nâng cao năng suất lao động.
- Hạn chế tới mức tối thiểu việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng nhập khẩu. Giá cả công nghệ phải hợp lý, phù hợp với kiến thức và trình độ khoa học của công nhân.
Việc lựa chọn công nghệ cần tránh sử dụng những công nghệ quá mới mẻ hoặc đang thử nghiệm. Với các dự án đầu tư mũi nhọn, có thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài và lớn hiệu quả đảm bảo và được đảm bảo bằng nguồn vôn đầu tư thì nên đi ngay vào áp dụng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại thường tạo ra một lượng sản phẩm lớn có thể vươt quá khả năng tiêu thụ ở thị trường trong nước hoặc vì có chất lượng quá cao nên giá thành quá đăt không phù hợp với thu nhập của đa số' dân cư trong nước. Nhưng, cũng không vì thế mà chọn những công nghệ lỗi thời, kém hiệu năng cũng như tạo ra những sản phẩm kém chất lượng.
Người soạn thảo cần so sánh các phương án công nghệ để lựa chọn phương án tối ưu, sau khi đã lựa chọn công nghệ cho dự án việc lựa chọn máy móc, thiết bị xảy ra hai trường hợp:
57
- Nếu máy móc, thiết bị đó được nhập khấu cùng với công nghệ tức là nhập khẩu toàn bộ thì khi lựa chọn cản làm rõ nội dung về chê độ làm việc đối với máy móc. nguyên lý hoạt động về mặt kỹ thuật, độ tin cậy của máy móc và độ chính xác yêu cầu, tổng chi phí mua sám công nghệ, thiêt bị.
- Nếu trường hợp dự án không mua công nghệ toàn bộ mà chỉ mua thiết bị lẻ thì khi lựa chọn máy móc. thiết bị trước hết cần xem xét các nhân tô' ảnh hưởng đó là nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm, nguồn nguyên liệu đầu vào của sản xuất, nguồn cung cấp máy móc thiết bị (ở đây xác định nguồn đó từ trong nước hay nước ngoài, nếu máy móc nhập khẩu thì cần chú trọng đến khả năng tài chính ngoại tệ), chính sách bảo hộ mậu dịch của Việt Nam đối với các loại máy móc, thiết bị.
Để dự án đạt hiệu quả cao, khi mua máy móc, thiết bị lẻ các nhà đầu tư cần chú trọng đối với máy móc thiết bị được lựa chọn để sản xuất ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, phụ tùng đơn giản, dễ kiếm và cũng có thể sử dụng những phụ tùng thay thế một cách dễ dàng nhưng không đồng nghĩa với những máy móc, thiết bị không tiên tiến và hiện đại, phù hợp vói khả năng của công nhân và công suất của dự án. Để đảm bảo chất lượng cao, tính tôt bền của máy móc, thiết bị cần phải lựa chọn nhà cung cấp có uy tín trên thị trường ngay cả trong các hình thức thanh toán và giá cả.
Sau khi đã chọn được loại máy móc, thiết bị cho dự án phải lập bảng liệt kê mô tả đầy đủ theo các căn cứ để lựa chọn. Trong bảng liệt kê phải sắp xếp các thiết bị, máy móc thành các nhóm sau: máy móc, thiết bị chính trực tiếp sản xuất; thiết bị phụ trỢ; thiết bị vận chuyển, bốc xếp, băng chuyền; thiêt bị và dụng cụ điện; máy móc và thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng, dụng cụ, phòng thí nghiệm; thiết bị và đụnp cụ bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế; thiết bị an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy; các loại xe đưa đón cóng nhân, xe con, xe tải; các máy móc thiết bị khác.
k 58
Chương V
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG Dự ÁN ĐẦU TƯ
1. Mục đích, vai trò và yêu cầu trong phân tích tài chính trong dự án đầu tư
1.1. Muc đích
Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trìn h soạn thảo dự án. Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về m ặt tài chính thông qua việc:
- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án).
- Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của các dự án theo góc độ hạch toán kinh tê của đơn vị thực hiện dự án. Trên cơ sở đó, xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án.
- Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư: an toàn về nguồn vốn huy động; an toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nỢ; an toàn cho các kết quả tính toán, hay nói cách khác là xem xét tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án khi các yếu tô' khách quan tác động theo hướng không có lợi.
1.2. Vai trò
Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ đầu tư mà còn đối với cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước, các cơ quan tài trợ vốn cho dự án.
- Đối với chủ đầu tư: Phân tích tài chính cung cấp thông tin cần thiết để chủ đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không, vì mục đích của các tô chức và cá nhân đầu tư là
59
lựa chọn đầu tư vào đâu để đem lại lợi nhuận thích đáng nhất. Ngay đối với cả tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận, phân tích tài chính cũng là một trong những nội dung được quan tâm. Các tổ chức này cũng muốn chọn những giải pháp thuận lợi dựa trên cơ sở chi phí tài chính rẻ nhất nhăm đạt mục tiêu cơ bản của mình.
- Đối với cơ quan có thẩm quyền quyết định đáu tư của Nhà nước: Phân tích tài chính là căn cứ để các cơ quan này xem xét cho phép đầu tư đôi với các dự án sử dụng nguồn vồn của Nhà nước.
- Đối với các cơ quan tài trợ vốn cho dự án: Phân tích tài chính là căn cứ để quyết định tài trợ vốn cho dự án. Dự án chỉ có khả năng trả nợ khi dự án đó phải được đánh giá là khả thi về m ặt tài chính. Có nghĩa là dự án đó phải đạt được hiệu quả tài chính và có độ an toàn cao về m ặt tài chính.
- Phản tích tài chính còn là cơ sở đê tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội: Dựa trên những chi phí và lợi ích trong phân tích tài chính tiến hành điều chỉnh để phản ánh những chi phí cũng như những lợi ích mà nền kinh tế - xã hội phải bỏ ra hay thu được. Phân tích tài chính chỉ tính đến những chi phí và những lợi ích sát thực đôi với cá nhán và tổ chức đầu tư. Phân tích kinh tê - xã hội các khoản chi phí và lợi ích được xem xét trên giác độ nền kinh tế - xã hội. 1.3. Yêu cầu
- Nguồn sô liệu sử dụng để phân tích tài chính phù hợp và đảm bảo độ tin cậy cao, đáp ứng mục tiêu phân tích. - Phải sử dụng phương pháp phân tích phù hợp và hệ thông các chỉ tiêu để phản ánh đầy đủ các khía cạnh tài chính của dự án.
- Phải đưa ra được nhiều phương án để từ đó lựa chọn phương án tối ưu.
^ 60
2. Một s ố nội dung cần xem xét khi tiến hành phân tích tài chính trong dự án đầu tư
2.1. Giá trị thời gian của tiền
2.1.1. Yếu tố ảnh hưởng
Tại sao tiền tệ lại có giá trị thời gian? Các lý do dẫn đến nguyên nhân này như sau:
- Yếu tố lạm phát: Tiền sẽ mất sức mua trong điều kiện lạm phát. Giá trị về mặt thời gian của tiền được biểu hiện ở lượng của cải vật chất có thể mua được ở những thòi gian khác nhau do ảnh hưởng của lạm phát. Cùng một lượng tiền nhưng lượng hàng hóa cùng loại mua được ở giai đoạn sau nhỏ hơn giai đoạn trước.
- Do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên: Giá trị thời gian của tiền biểu hiện ở những giá trị gia tăng hoặc giảm đi theo thòi gian do ảnh hưởng của các yếu tô" ngẫu nhiên (may mắn hay rủi ro).
Ví dụ: Hai người có số vốn như nhau, người thứ nhất dùng để kinh doanh m ặt hàng A, nhưng tình hình thị trường tiêu thụ biến động nên hàng bị ứ đọng, phải bán hạ giá chỉ đủ hòa vốn còn người thứ hai kinh doanh mặt hàng B là mặt hàng có nhu cầu lớn, hàng được bán rất chạy và người chủ thu được lợi nhuận khá. Chúng ta nói rằng, tiền của người thứ hai có giá trị hơn của người thứ nhất sau một năm hoạt động. Đây chính là ảnh hưởng của yếu tô' rủi ro do tình hình biến động của thị trường ỏ năm đó khác với các năm trước. Sự rủi ro này gắn với yếu tố" thòi gian và do đó đã ảnh hưởng đến giá trị thời gian của tiền.
- Do thuộc tính vận động và khả năng sinh lời của tiền: Trong nền kinh tế thị trường, đồng vôn luôn luôn được sử dụng dưới mọi hình thức để đem lại lợi ích cho người sở hữu no va không để vốn nằm chết. Ngay cả khi tạm thời nhàn rỗi thì tiền của nhà đầu tư cũng được gửi vào ngân hàng và vẫn sinh lời. Sự thay đổi lượng tiền sau một thời đoạn nào đấy biểu hiện giá trị thòi gian của tiền.
61
Như vậy, mức độ khác nhau về giá trị của tiền có găn vối yếu tô thời gian gọi là giá trị thòi gian của tiền, giá trị thời gian của tiền được biểu hiện thông qua lãi tức. Lãi tức được xác định bằng tổng số vốn đã tích lũy được theo thòi gian trừ đi vốn đầu tư ban đầu. Khi lãi tức biểu thị theo tỳ lệ phần trăm so với vốn đầu tư ban đầu trong một đơn vị thời gian gọi là lãi suất.
Do tiền có giá trị về thời gian, cho nên khi so sánh, tổng hợp hoặc tính các số bình quân của các khoản tiền phát sinh trong những thời gian khác nhau trước hết phải quy đổi giá trị thời gian của tiền về m ặt bằng thời gian năm đầu thời kỳ phân tích (gọi là chuyển về hiện tại) hay năm cuối thòi kỳ phân tích (chuyển về tương lai).
2.1.2. Lãi đơn và lãi kép
a) Lãi đơn: Là lãi suất chỉ tính theo giá vổn gốc mà không tính đến lãi suất tích lũy phát sinh từ tiền lãi ở các giai đoạn trước.
Ld= Ivo.s.n (1)
Trong đó: Lđ: Lãi đơn
Ivo: Vốn gốc bỏ ra ban đầu
s: Sô' thòi đoạn tính lãi
n: Lãi suất đơn
Trong quản lý tài chính, thông thường chúng ta sẽ tính toán sô' lượng tiền trong ngân quỹ mà một cá nhân hoặc nhà đầu tư hy vọng nhận được một thời điểm cho trước trong tương lai. Giá trị này gọi là giá trị đến hay giá trị tương lai của tiền.
b) Lãi kép: Khi lãi suất ỏ mỗi giai đoạn được tính theo sô vôn gôc và cả thời gian tổng sô" tiền lãi tích lũy được trong các giai đoạn trước đó thì lãi suất tính toán được gọ í là lãi suất kép.
Lg= Ivo (1+r)" - Ivo (2)
62
Trong đó: n: số thời gian tính lãi
r: lãi suất kép
Ivo: vốn đầu tư bỏ ra ban đầu
Ví dụ: Một người vay 100 triệu đồng trong 5 năm. Hỏi sau 5 năm người đó phải trả tổng sô" tiền cả vốn và lãi là bao nhiêu, nếu biết:
a) Lãi suất đơn là 12%/năm
b) Lãi suất kép 12%/năm
Lời giải
a) Với lãi suất đơn 12%
Áp dụng công thức (1) ta có
Ld= 100*0,12*5 = 60 triệu đồng.
Như vậy CUỐI năm thứ 5 người đó phải trả cả gốc và lãi là: 100 triệu + 60 triệu đồng = 160 triệu đồng
Khoản lãi 12 triệu ở cuối năm thứ nhất không được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho năm thứ hai và các khoản lãi của năm thứ 2, 3, 4, 5 cũng như vậy.
b) Với lãi suất kép 12% năm.
Ap dụng công thức (2) ta có
Tổng vốn và lãi cuối năm thứ nhất: Ivo (1+r)
Tổng vốn và lãi cuối năm thứ hai : Ivo (1+r)2
Tổng vốn và lãi cuối năm thứ ba: Ivo (1+r)3
Tổng vốn và lãi cuối năm thứ tư: Ivo (1+r)4
Tổng vốn và lãi cuối năm thứ năm người đó phải trả số tiền là:
I (l+ r)5= 100 * (1 + 0 , 12)5 = 176,23 triệu đồng Như vậy tổng số tiền cả vốn và lãi của ngươi đó phải trả lớn hổn cách tính lãi đơn là 16,23 triệu đồng: Lg = (176,23- l£0) = 16,23 triệu đồng
63
2.2. Chuyển giá tri của tiên vé hiện tai và tương lai Do tiền có giá trị vê mặt thời gian cho nên khi so sánh, tổng hợp hoặc tính các chỉ tiêu bình quân của các khoản tiền phát sinh trong những khoảng thời gian khác nhau cần phải tính chuyển chúng về cùng mặt bằng thời gian. Mặt bang này có thể là đầu thời kỳ phân tích, cuối thời kỳ phân tích hoặc một năm nào đó của thời kỳ phân tích.
- Trong trường hợp tính chuyển một khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai
FV = PV (l+r)n (3)
PV = FV/ (l+r)n (4)
Trong đó
(l+r)n: là hệ số tính kép hoặc hệ sô' tương lai hóa giá trị tiền dùng để chuyển một khoản tiền từ giá trị ở mặt bằng thời gian hiện tại về mặt bằng thời gian tương lai.
l/(l+ r)n: Là hệ số chiết khấu hoặc hệ số hiện tại hóa giá trị tiền tệ để tính chuyển một khoản tiền từ giá trị m ặt bằng thòi gian tương lai về mặt bằng ở thời gian hiện tại. n: là sô thời đoạn phải tính chuyển.
r: là tỷ suất tính kép trong công thức một và tỷ suất chiêt khấu trong công thức (2) hay còn gọi là tỷ suất sử dụng để tính chuyển.
Ví dụ 1: Một người cho vay ở đầu quý I là 50 triệu đồng, đầu quý II vay 100 triệu đồng. Hỏi cuối năm (cuối quý IV) anh ta sẽ có tổng bao nhiêu tiên nếu lãi suất quý là 3% 1
1 2 3
50 triêu 100 triệu
64
Lời giải
Ap dụng công thức (3) ta có:
FV=50(1 + 0,03)4 + 100(1 + 0,03)3 = 165,548 triệu đồng Như vậy, cuối quý IV người đó sẽ có 165,548 triệu đồng. Ví dụ 2: Một công ty muôn có một khoản tiền là 500
triệu đồng sau 3 năm nữa để xây dựng thêm một phân xưởng mở rộng quy mô sản xuất. Hỏi ngay từ bây giờ công ty phải đưa vào kinh doanh một sô' tiền là bao nhiêu, nếu biết tỷ suất kinh doanh là 20%/năm.
Lời giải
Áp dụng công thức (4) ta có:
PV= 500 ------r = 289,35 triệu đồng
(1+ 0,2)
- Trong trường hợp dòng tiền phân bổ đều (các khoản tiền phát sinh đều đặn) trong từng thời đoạn của từng thời kỳ phân tích
p (5)
r(l + r)
(1 + 0 " -1 FV=A------—------ (6)
r
65
Ví dụ 1: Một doanh nghiệp hàng nảm khấu hao 100 triệu đồng và đem gửi ngân hàng vói lãi suất 10?o/nãm. Cuỏi năm thứ 5 cần phải đổi mới thiết bị, giá thiết bị cẩn đỏi mới là 800 triệu đồng. Hỏi tiền trích khấu hao có đủ đổi mới thiẻt bị không?
Lời giải
Áp dụng công thức (6) ta có:
FV=100(1 + 0,1) ~ 1 =610,51 triệu đồng
0,1
Như vậy, tổng các khoản tiền trích khấu hao trong 5 năm là 610,51 triệu đồng không đủ để đổi mới thiết bị. Ví dụ 2: Một người gửi tiết kiệm rút ra hàng nám (vào cuối năm) 10 triệu đồng, liên tục trong 5 năm. Hỏi người dó phải gửi tiết kiệm ở đầu năm thứ nhất là bao nhiêu, cho biết lãi suất gửi tiết kiệm là 12%/năm.
Lời giải
Ap dụng công thức (5) ta có:
PV=10*--------—------— = 36,048 (triêu đồng)
0,12(1 + 0,12)5
Như vậy, người đó phải gửi tiết kiệm ở ngay đầu nám là: 36,048 triệu đồng.
- Trường hợp các khoản tiền phát sinh kỳ sau hơn hay kém kỳ trước một sốlượng không đổi
(l + r ) " - l G
PV = A, ----- —------ + — r(l + r)" r
(1 + r Ỵ - 1 n r(l + r Ỵ (1 + r )'
(7)
n (8)
66
(1 + r Ỵ - 1 G
FV = A ,----- —------+ — r r
(1 + rỴ -ỉ
Trong đó
Aj: Là phần chi phí cơ bản được phát sinh ở cuôi thời đoạn thứ nhất và không đổi trong suốt n thời đoạn. G: Là phần chi phí gia tăng (hoặc giảm đi) bắt đầu từ cuối thời đoạn thứ hai của thời kỳ phân tích (G là hằng số). Ví dụ: Một dự án đầu tư có tổng sô" vốn đầu tư tại thời điểm dự án đi vào hoạt động là 318 triệu đồng. Lợi nhuận thuần thu được hàng năm là:
Năm thứ nhất là 50 triệu đồng.
Năm thứ hai là 70 triệu đồng.
Năm thứ ba là 90 triệu và cứ tiếp tục năm sau cao hơn năm trước là 20 triệu đồng cho đến hết năm thứ 10. Xác định lợi nhuận thuần của dự án về mặt bằng hiện tại (PV), biết lãi suất bao hàm cả tỷ lệ lạm phát và chi phí cơ hội là 16%/năm.
Lời giải
Áp dụng công thức (7) ta có:
(1 + 0 ,16)'° — 1 20 (1 + 0 ,16)'° - 1 10
0 ,16(1 + 0 ,16)'° ' 0,16 0 ,16(1 + 0 ,16)'° (1 + 0 ,16 ) 10
= 562,41 triệu đồng
Việc xác định giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ trong tương lai có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Hầu như trong hoạt động kinh doanh chúng ta luôn có nhu cầu biết trước được giá trị hiện tại của một số lượng tiền tệ sẽ được thanh toán trong tương lai là bao nhiêu. Giá trị tiền tệ theo thời gian được xác định dựa trên nguyên tắc tính lãi đơn và lãi kép và nhờ đó chúng ta có thể biết được một khoản tiền ở hiện tại sẽ có giá trị tương đương là bao nhiêu trong tương lai khi tiền được đem vào đầu tư và tạo tỷ suất sinh lời. Ngược lại bằng cách chiết khấu, chúng ta sẽ biết được một khoản tiền trong tương lai sẽ có giá trị tương đương là bao nhiêu ở
67
thời điểm hiện tại. Giá trị tiền tệ theo thời gian là một nhản tô quan trọng trong việc ra các quyết định tài chinh của doanh nghiệp. Khi tiến hành phân tích các dự án đầu tư chúng ta phải có hiểu biết về giá trị tiền tệ theo thời gian.
2.3. Xác đinh tỷ suất tính toán và chon thời điểm tính toán
2.3.1. Xác định tỷ suất
Để xác định tỷ suất phải xuất phát từ điểu kiện cụ thê của từng dự án. Tỷ suất được xác định dựa vào chi phí sử dụng vôn. Mỗi nguồn vôn có giá trị sử dụng riêng, đó là suất thu lợi tối thiểu do người cấp vốn yêu cầu. Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu các nguồn VCH1 dược huy
động, cụ thể:
- Nếu vay vốn đ ể đầu tư thì r là lãi suất vay
r = rvav (1-T)
Trong đó: r: Lãi suất vốn vay sau thuê
T: thuế suất thu nhập
- Nếu vay từ nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thi r la lãi suất vay binh quăn từ các nguồn:
ni
z 7 V* rk
r _ _______
"L (9)
t / ,
k = 1
Trong đó: Ivk: Sei vốn vay từ nguồn k
rk : Lãi suất vay từ nguồn k
Ví dụ: Một công ty vay vôn từ 2 nguồn. Nguồn thứ nhát vay 1 tỷ đồng với lãi suất 14%/năm. Nguồn thứ 2 vay 1.5 tỷ đồng với lãi suất 12%/năm.
68
Lời g iả i
Ap dụng công thức (8) ta có:
Lãi suất bình quân của 2 nguồn là:
- = j n u 4 +1,5*0,12 = 0 ) 28
1 + 1,5
- Nếu vay theo những kỳ hạn khác nhau thì phải chuyển các lãi suất đi vay về cùng một kỳ hạn (thông thường lấy kỳ hạn là năm)
rn= (l+rtr -1 (10)
Trong đó: rn: Lãi suất theo kỳ hạn năm
rt: Lãi suất theo kỳ hạn t (6 tháng, quý, tháng)
m: Sô" kỳ hạn t trong 1 năm
Nếu lãi suất trong kỳ hạn tháng (r¡) khi chuyển sang kỳ hạn năm là:
rn= (l+r¡)12 -1
Nếu lãi suất trong kỳ hạn quý khi chuyển sang kỳ hạn năm là
rn= (l+rq)4 -1
Nếu lãi suất trong kỳ hạn 6 tháng khi chuyển sang kỳ hạn năm là
— ( l" ^ 6 th á n g ) ”
Ví dụ: Một doanh nghiệp vay vôn từ ba nguồn khác nhau để đầu tư mở rộng quy mô. Nguồn thứ nhất vay 100 triệu đồng, kỳ hạn quý với lãi suất 1,5%/tháng
Nguồn thứ hai vay 150 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 1,7%/tháng
Nguồn thứ ba vay 120 triệu đồng, kỳ hạn năm với lãi suất 1,8%/tháng
Hỏi lãi suất bình quân của 3 nguồn là bao nhiêu?
69
Lời giải
Tính chuyển lãi suất vay của nguồn thứ nhất, thứ hai và thứ ba về kỳ hạn năm:
r„,= [l + (0,015 *3)}4 -1 = 0,1925
rn2 = [1 +(0,017 *6)]2 -1 = 0,2144
r „3 = 12* 0,018 = 0,216
Áp dụng công thức (10) ta có:
- 100 0,1925 +150* 0,2144 +120 * 0,216
r ~ 100 + 150 + 120
= 0,209 hay 20,9%
- Nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thì r bao hàm cả tỷ lệ lạm phát và mức chi phí cơ hội. Mức chi phí cơ hội được xác định dựa vào tỷ suất lợi. nhuận binh quân của nến kinh tê hoặc của chủ đầu tư trong kinh doanh trước khi đầu tư:
r(%) = (l+f)(l + r côhộI) - 1(11)
Trong đó: f: tỷ lệ lạm phát
r eơhội: Mức chi phí cơ hội
2.3.2. Chọn thời điểm tính toán
ĐỐI với dự án có quy mô không lớn, thời gian thực hiện đầu tư không dài thì thời điểm được chọn để phân tích là thời điểm bắt đầu thực hiện đầu tư (thời điểm hiện tại).
Đôi với các dự án đầu tư có quy mô lớn, thời điếm thực hiện đầu tư dài thì thời điểm được chọn để phân tích là thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động, tức là thời điểm kết thúc quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Trong trường hợp này, các khoản chi phí thực hiện đầu tư được chuyển về thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động thông qua việc tính giá trị tương lai. Các khoản thu chi trong giai đoạn hoạt động (vận hành) của dự án được tính chuyển vể
70
thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động thông qua việc tính giá trị hiện tại.
3. Nội dung phân tích tài chính trong dự án đầu tư
3.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn của dư án
3.1.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư
a) Nội dung của tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vôn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
Theo tính chất của các khoản chi phí, tổng mức vốn đầu tư có thể chia thành:
• Chi phí cố định
- Chi phí xây dựng: chi phí xây dựng các hạng mục công trình, chi phí tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
- Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ tiêu chuẩn cần sản xuất, chi phí lắp đặt thiết bị và thử nghiệm, chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị.
- Chi phí bồi thường giải phóng m ặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng...
- Chi phí quản lý dự án: chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: chi phí khảo sát xây dựng, chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án
71
hoặc lập báo cáo kinh tê - kỹ thuật, chi phí thiết ké xảy dựng công trình...
- Chi phí khác: các chi phí không thuộc nội dung trẽn • Vốn lưu động ban đầu
Bao gồm các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động theo các điểu kiện kinh tế - kỹ thuật dự tính:
- Tài sản lưu động sản xuất (vốn sản xuất): gồm những tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất (nguyên liệu, vặt liệu, công cụ - dụng cụ... đang dự trữ trong kho) và tài sàn trong quá trình sản xuất (giá trị những sản phẩm dỏ dang).
- Tài sản lưu động lưu thông (vốn lưu động): tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông (thành phẩm hàng hóa dự trữ trong kho hay đang gửi bán) và tài sản trong quá trinh lưu thông (vốn bằng tiền, các khoản phải thu).
• Vốn dự phòng
Bao gồm chi phí dự phòng cho khôi lượng công trình phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tô' trượt giá trong thòi gian thực hiện dự án. b) Phương pháp xác định tổng vốn đầu tư
Phương pháp xác định tổng vốn đầu tư là cần xem xét khi tiến hành phân tích tài chính dự án. Tính toán chính xác tổng mức đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đôi với việc xác định tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án không thực hiện được, ngược lại dự tính quá cao không phản ánh chính xác được hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:
- Phương pháp 1: Tính theo thiết kế cơ sỏ của dự án, trong đó chi phí xây dựng được tính theo khôi lượng chù yếu thiêt kế cơ sở, các khôi lượng khác dự tính và giá xáy dựng phù hợp với thị trường, chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá
thiet bị trên thị trường và các yếu tô khác (nêu có), chi phí bôi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khôi lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các chê độ của Nhà nước có liên quan, chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm
trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị, chi phí dự phòng được xác định theo quy định.
- Phương pháp 2: Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thòi điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp để xác định tổng mức vốn đầu tư.
- Phương pháp 3: Tính trên cơ sở sô' liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Các công trình xây dựng chỉ tiêu kinh tê - kỹ thuật tương tự là những công trình xây dựng có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất của dây chuyền thiết bị, công nghệ tương tự nhau.
Phương pháp 4: Kết hợp các phương pháp trên để xác định tổng mức đầu tư. Đối với các dự án có nhiều công trình, tùy theo điều kiện cụ thể của dự án và nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên đê xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trong thời gian lập dự án có thể áp dụng nhiều phương pháp tính khác nhau để xác định chỉ tiêu tổng mức đầu tư. Với các dự án đầu tư khác nhau thì các khoản mục chi phí thuôc tổng mức đầu tư của dự án cũng khác nhau và tỷ trọng của chúng chiếm trong tổng mức đầu tư cũng khác nhau. Tùy theo từng loại hình dự án cụ thể mà xác định các khoản mục chi phí và tỷ trọng của các khoản mục chi phí này.
Do tính đa dạng của dự án, nên việc xác định các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư phụ thuộc vào tính chất đầu tư và đặc điểm của dự án.
73
Đôi với dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, khi xác định tổng mức đầu tư phải tính cả vôn lưu động ban đầu: hay đối vối dự án sử dụng nguồn vôYi vay, khi xác định tóng mức đau tư phải tính đến cả lãi vay trong thời gian xây dựng: hoặc đối với dự án đầu tư xây dựng trên một khu vực dân cư rộng mà kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng dự tính rất lớn có khi chiếm một tỷ lệ cao trong tổng mức đầu tư.
3.1.2. Nguồn vốn của dự án
Để dự án đi vào hoạt động thì điều đầu tiên chúng ta phải xác định nhu cầu vốn và nguồn tài trợ theo từng giai đoạn dự án. Nhu cầu vốn này phải căn cứ vào tiến độ xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị... Đảy là cơ sở để dự trù kê hoạch trả lãi vay, kế hoạch trả nợ, tính hệ số chiết khấu của dự án. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do ngân sách nhà nước cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cô phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc huy động từ các nguồn khác. Đặc biệt, đốĩ với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thường đầu tư cho những công trình sản xuất then chôt của nền kinh tế, những công trình két cấu hạ tầng quan trọng, một số công trình vì sự nghiệp ván hoá xã hội, khoa học kỹ thuật quan trọng, công trình an ninh quốc phòng và phục vụ quản lý nhà nước.
Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án và để tránh ứ đọng VÔĨ1, các nguồn tài trợ cần được xem xét khòng chỉ về mặt sô' lượng mà về cả thời điểm nhận tài trợ. Các nguồn von dự kiến này phải được đảm bảo chắc chắn. Sự đảm bảo này thể hiện ở tính pháp lý và cơ sỏ thực tế của các nguồn huy động.
Đối với vốn vay phải căn cứ vào uy tín của cơ quan đảm bảo cho vay vôn. Nếu là vốn vay cổ phần hoặc liên doanh phải có sự cam kết về tiến độ và số lượng von góp của các cô đông hoặc các bên liên doanh. Nếu là vốn tự có thì phải có bản giải trình vê tình hình hoạt động sản xuât kinh doanh
74
của cơ sở 3 năm trước đây và hiện tại chứng tỏ rằng cơ sở đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động có hiệu quả, có tích lũy và do đó đảm bảo có vốn để thực hiện dự án.
Tiêp đó phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vôn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ thông qua lập bảng cân đốỉ vốn đầu tư. Nếu khả năng huy động vốn lớn hơn hoặc bằng nhu cầu vốn sử dụng thì dự án được chấp nhận. Nếu khả năng huy động vốn nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án.
Sau khi xác định các nguồn tài trợ cho dự án cần xác định cơ cấu nguồn vốn của dự án. Có nghĩa là tính toán tỷ trọng vốn của từng nguồn huy động chiếm trong tổng mức đầu tư. Trên cơ sở nhu cầu vốn, tiến độ thực hiện các công việc đầu tư và cơ cấu nguồn vốn, lập tiến độ huy động vốn hàng năm đôi với từng nguồn cụ thể.
3.2. Các chỉ tiêu p h â n tích tài chính trong dự án đầu tư
Để đi đến quyết định đầu tư, cần phải phần tích để lựa chọn dự án đầu tư, vấn đề quan trọng khi lựa chọn dự án trước khi ra quyết định đầu tư là phải đánh giá được hiệu quả đầu tư của dự án. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
của dự án thường được sử dụng bao gồm:
3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
Để đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, thông thường người ta sử dụng tỷ lệ hệ số vôn tự có so với vốn đi vay: hệ sô' này phải lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với dự án có triển vọng hiệu quả thu được vào khoảng 2/3 là thuận lợi thì tỷ trong vốn tự có trong tổng vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với dự án có triển vọng thì tỷ trọng là 40%.
75
3.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuán của dự án
a) Chỉ tiêu lợi nhuận thuần
W -0.-C , (12)
Trong đó
0¡: Doanh thu thuần năm i
c¡: Các chi phí ở năm i, bao gồm : chi phí sản xuất chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý hành chính, chi phí khấu hao, chi phí trả lãi vốn vay, thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
b) Chỉ tiêu thu nhập thuần
Thu nhập thuần là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền được từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra ở hiện tại tức là ở thời điểm phân tích. Để đánh giá đầy dủ quy mô lãi của cả đời dự án thường sử dụng chỉ tiêu thu nhập thuần (NPV). Chỉ tiêu NPV dùng để phản ánh tổng thu nhập tuyệt đối của dự án, trong đó chủ yếu là lợi nhuận và một số khoản thu khác. Thu nhập thuần của dự án tại một thời điểm (đầu thời kỳ phân tích, cuối thòi kỳ phân tích) là chênh lệch giữa các khoản thu và chi của cả đời dự án đã được đưa về cùng một thời điểm đó. Do đó bao gồm không chỉ tổng lợi nhuận thuần từng năm của cả đời dự án mà còn bao gồm cả các khoản thu khác không trực tiếp do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại.
Thu nhập thuần của dự án thường được chuyển về mặt bằng hiện tại.n ß n Q
NPV = ^ ^ (13) i=o U + r ) i= 0 (1 + r )
Trong đó
B,: khoản thu của năm i, bao gồm: lợi nhuận của dự án (lợi nhuận trước thuê); khấu hao tài sản cô' định; tiền thanh lý tài sản; tiền thu hồi vôn lưu động (nếu có);
76
Q: khoản chi phí của năm i: có thể là chi phí vôn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cô định và tài sản lưu động ở thời điêm ban đầu và tạo ra tài sản cô định ở thời điểm trung gian, chi phí vận hành hàng năm của dự án.
n: sô năm hoạt động của dự án.
r: tỷ suất chiết khấu được chọn.
Nếu NPV < 0 thì thu nhập của dự án không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra.
Nếu NPV = 0 thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà chấp nhận hay từ chối.
Nếu NPV > 0 dự án đầu tư có hiệu quả ; NPV càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng cao, dự án càng hấp dẫn. Chỉ tiêu NPV được sử dụng như tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau. Người ta cũng có thể đưa chỉ tiêu thu nhập thuần về thòi điểm tương lai theo công thức sau:
n-i
NF V = Ỵ j B i(l + r) - c , ( l + rỴ-1 (14)
NFV > 0 dự án có khả thi.
Trong công thức trên, các lợi ích và chi phí của dự án được chiết khấu về năm 0, tức là năm trước khi các khoản đầu tư ban đầu được thực hiện. Chỉ tiêu này chỉ cho biết giá trị tăng thêm có tính đến giá trị thòi gian của tiền nhưng không cho biết mức sinh lời của vốn đầu tư cũng như môi quan hệ giũa mức sinh lời vô'n đầu tư với chi phí sử dụng các nguồn vốn.
Vì vậy chỉ tiêu này chưa phải là yếu tố quyết định đôi vối việc tài trợ cho dự án. Nhiều trường hợp dự án có chỉ tiêu này không cao nhưng ngân hàng vàn cho vay khi xét thấy dự án sẽ trả nỢ đầy đủ.
77
Ví dụ: Một dự án đầu tư có tổng vôn đẩu tư tính đên thòi điểm dự án bắt đầu hoạt động sản xuất là 100 triệu đỏng, doanh thu hàng năm của dự án là 60 triệu đồng. Chi phí vận hành (không có khấu hao) và thuê thu nhập doanh nghiệp dự tính là 20 triệu đồng, đòi của dự án là 5 năm. Giá trị còn lại của dự án là 20 triệu đồng. Hãy xác định NPV, biết ràng tỷ suất chiết khấu là 17%/năm.
Lời giải
Áp dụng công thức (13) ta có:
Í1 + 0 17Ÿ - 1 1
NPV = (60 - 20) + ------— + 20 *------ ------— 1 00 0,17 * (1 + 0,1 7)5 (1 + 0,17)
= 37,096 triệu đồng
3.2.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư RR-WipAo (15)
Trong đó
RR|: Tỷ suất lợi nhuận von đầu tư từng năm
Wipv: Lợi nhuận thuần thu được năm i tính trén mặt bằng hiện tại thòi điểm bắt đầu đi vào hoạt động. Ivo: Vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động.
Ví dụ: Một dự án có tổng vốn đầu tư tại thời điểm dự án đi vào hoạt động là 350 triệu đồng. Lợi nhuận thuần bình quân năm theo mặt bằng thời gian đầu năm thứ nhất là 58.2 triệu đồng. Tính tỷ suất lợi nhuận vôn đầu tư bình quán nám cả đời dự án.
Áp dụng công thức (15) ta có:
— = fV ^ = 58¿ = 6 %
ĩ m 350
78