🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo Trình Lập Trình Java Cơ Bản Ebooks Nhóm Zalo MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA ......................................................................... 7 1.1. Mở đầu ......................................................................... 7 1.2. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Java............................ 7 1.2.1. Java là gì? .............................................................. 7 1.2.2. Lịch sử phát triển của ngôn ngữ lập trình Java........ 7 1.2.3. Một số đặc điểm nổi bậc của ngôn ngữ lập trình Java ........................................................................................ 8 1.3. Các ứng dụng Java ...................................................... 10 1.3.1. Java và ứng dụng Console .................................... 10 1.3.2. Java và ứng dụng Applet ...................................... 11 1.3.3. Java và phát triển ứng dụng Desktop dùng AWT và JFC................................................................................ 12 1.3.4. Java và phát triển ứng dụng Web.......................... 13 1.3.5. Java và phát triển các ứng dụng nhúng ................. 14 1.4. Dịch và thực thi một chương trình viết bằng Java........ 14 1.5. Chương trình Java đầu tiên.......................................... 15 1.5.1. Tạo chương trình nguồn HelloWordApp .............. 15 1.5.2. Biên dịch tập tin nguồn HelloWordApp................ 16 1.5.3. Chạy chương trình HelloWordApp....................... 16 1.5.4. Cấu trúc chương trình HelloWordApp.................. 17 Sử dụng phương thức/biến của lớp................................ 17 1.6. Công cụ lập trình và chương trình dịch........................ 17 1.6.1. J2SDK ................................................................. 17 1.6.2. Công cụ soạn thảo mã nguồn Java. ....................... 18 Chương 2: ............................................................................. 21 HẰNG, BIẾN, KIỂU DỮ LIỆU, ........................................... 21 TOÁN TỬ, BIỂU THỨC VÀ CÁC....................................... 21 CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN TRONG JAVA .......................... 21 2.1. Biến............................................................................ 21 2.2. Các kiểu dữ liệu cơ sở................................................. 23 2.2.1. Kiểu số nguyên .................................................... 24 2.2.2. Kiểu dấu chấm động............................................. 26 1 2.2.3. Kiểu ký tự (char).................................................. 26 2.2.4. Kiểu luận lý (boolean).......................................... 27 2.3. Hằng:.......................................................................... 27 2.4. Lệnh, khối lệnh trong java........................................... 28 2.5. Toán tử và biểu thức ................................................... 29 2.5.1. Toán tử số học...................................................... 29 2.5.2. Toán tử trên bit..................................................... 29 2.5.3. Toán tử quan hệ & logic ....................................... 29 2.5.4. Toán tử ép kiểu .................................................... 30 2.5.5. Toán tử điều kiện ................................................. 30 2.5.6. Thứ tự ưu tiên ...................................................... 30 2.6. Cấu trúc điều khiển ..................................................... 31 2.6.1. Cấu trúc điều kiện if … else ................................. 31 2.6.2. Cấu trúc switch … case ........................................ 32 2.6.3. Cấu trúc lặp.......................................................... 32 2.6.4. Cấu trúc lệnh nhảy (jump).................................... 33 2.7. Lớp bao kiểu dữ liệu cơ sở (Wrapper Class)................ 33 2.8. Kiểu dữ liệu mảng....................................................... 34 2.8.1. Khái niệm mảng................................................... 34 2.8.2. Khai báo mảng ..................................................... 34 2.8.3. Cấp phát bộ nhớ cho mảng ................................... 35 2.8.4. Khởi tạo mảng...................................................... 35 2.8.5. Truy cập mảng ..................................................... 35 2.9. Một số ví dụ minh họa: ............................................... 36 Chương 3: HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG TRONG JAVA............... 47 3.1. Mở đầu ....................................................................... 47 3.2. Lớp (Class) ................................................................. 48 3.2.1. Khái niệm ............................................................ 48 3.2.2. Khai báo/định nghĩa lớp ....................................... 48 3.2.3. Tạo đối tượng của lớp .......................................... 49 3.2.4. Thuộc tính của lớp ............................................... 49 3.2.5. Hàm - Phương thức lớp (Method)......................... 50 3.2.6. Khởi tạo một đối tượng (Constructor)................... 52 3.2.7. Biến this............................................................... 53 2 3.2.8. Khai báo chồng phương thức (overloading method) ...................................................................................... 54 3.3. Đặc điểm hướng đối tượng trong java ......................... 54 3.3.1. Đóng gói (encapsulation) ..................................... 55 3.3.2. Tính đa hình (polymorphism):.............................. 55 3.3.3. Tính kế thừa (inheritance) .................................... 57 3.4. Gói (packages)............................................................ 62 3.5. Giao diện (interface) ................................................... 63 3.5.1. Khái niệm interface:............................................. 63 3.5.2. Khai báo interface: ............................................... 64 3.5.3. Ví dụ minh họa..................................................... 65 Chương 4: THIẾT KẾ GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG............. 82 4.1. Mở đầu ....................................................................... 82 4.2. Giới thiệu thư viện awt................................................ 83 4.3. Các khái niệm cơ bản.................................................. 83 4.3.1. Component........................................................... 83 4.3.2. Container ............................................................. 84 4.3.3. Layout Manager................................................... 85 4.4. Thiết kế GUI cho chương trình ................................... 86 4.4.1. Tạo khung chứa cửa sổ chương trình.................... 86 4.4.2. Tạo hệ thống thực đơn.......................................... 87 4.4.3. Gắn Component vào khung chứa.......................... 89 4.4.4. Trình bày các Component trong khung chứa ........ 90 4.4.5. Các đối tượng khung chứa Container.................. 101 4.5. Xử lý biến cố/sự kiện ................................................ 105 4.5.1. Mô hình xử lý sự kiện (Event-Handling Model) . 105 4.5.2. Xử lý sự kiện chuột ............................................ 108 4.5.3. Xử lý sự kiện bàn phím ...................................... 111 4.6. Một số ví dụ minh họa .............................................. 115 Chương 5: LUỒNG VÀ TẬP TIN....................................... 128 5.1. Mở đầu ..................................................................... 128 5.2. Luồng (Streams) ....................................................... 129 5.2.1. Khái niệm luồng................................................. 129 5.2.2. Luồng byte (Byte Streams)................................. 129 5.2.3. Luồng ký tự (Character Streams)........................ 131 3 5.2.4. Những luồng được định nghĩa trước (The Predefined Streams) ...................................................................... 132 5.3. Sử dụng luồng Byte .................................................. 133 5.3.1. Đọc dữ liệu từ Console....................................... 134 5.3.2. Xuất dữ liệu ra Console...................................... 135 5.3.3. Đọc và ghi file dùng luồng Byte ......................... 136 5.3.4. Đọc và ghi dữ liệu nhị phân................................ 141 5.4. File truy cập ngẫu nhiên (Random Access Files)....... 145 5.5. Sử dụng luồng ký tự.................................................. 147 5.5.1. Nhập Console dùng luồng ký tự ......................... 149 5.5.2. Xuất Console dùng luồng ký tự .......................... 151 5.5.3. Đọc/ghi File dùng luồng ký tự............................ 152 5.6. Lớp File .................................................................... 155 Chương 6: LẬP TRÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU.......................... 158 6.1. GIỚI THIỆU............................................................. 158 6.2. KIẾN TRÚC JDBC................................................... 158 6.3. Các khái niệm cơ bản................................................ 160 6.3.1. JDBC Driver ...................................................... 160 6.3.2. JDBC URL ........................................................ 162 6.4. KẾT NỐI CSDL VỚI JDBC..................................... 163 6.4.1. Đăng ký trình điều khiển .................................... 163 6.4.2. Thực hiện kết nối ............................................... 163 6.4.3. Ví dụ.................................................................. 164 6.5. KIỂU DỮ LIỆU SQL VÀ KIỂU DỮ LIỆU JAVA.... 168 6.6. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN CSDL................ 170 6.6.1. Các lớp cơ bản ................................................... 170 6.6.2. Ví dụ truy vấn CSDL ......................................... 171 6.6.3. Ví dụ cập nhật CSDL ......................................... 174 Tài liệu tham khảo:.............................................................. 176 Phụ lục A: Trắc nghiệm kiến thức........................................ 177 Phụ Lục B:Đáp án trắc nghiệm kiến thức............................. 205 4 LỜI NÓI ĐẦU Ngôn ngữ lập trình java ra đời và được các nhà nghiên cứu của Công ty Sun Microsystem giới thiệu vào năm 1995. Sau khi ra đời không lâu, ngôn ngữ lập trình này đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến đối với các lập trình viên chuyên nghiệp cũng như các nhà phát triển phần mềm. Gần đây ngôn ngữ lập trình, công nghệ java đã được đưa vào giảng dạy ở các cơ sở đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp. Một số trường đại học ở Việt Nam dạy môn lập trình java như một chuyên đề tự chọn cho các sinh viên công nghệ thông tin giai đoạn chuyên ngành. Sau một thời gian tìm hiểu, làm việc và được tham gia giảng dạy chuyên đề lập trình java cho lớp cử nhân tin học từ xa qua mạng. Nhóm tác giả chúng tôi quyết định biên soạn cuốn giáo trình này nhằm phục vụ công tác giảng dạy cũng như học tập của sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin. Nội dung giáo trình tập trung vào những kiến thức căn bản nhất của lập trình java giúp người đọc bước đầu tiếp cập dễ dàng với công nghệ mới này, và đây cũng chính là một bước đệm để chúng ta trở thành “java shooter”. Một số vấn đề nâng trong ngôn ngữ lập trình java như: javabean, thiết kết giao diện dùng thư viện JFC(Java Foundation Class), lập trình mạng, lập trình cơ sở dữ liệu bằng java, lập trình ứng dụng web dùng J2EE (Java 2 Enterprise Edition), … sẽ được nói đến trong các chuyên đề nâng cao. Chương 6 của giáo trình giới thiệu tổng quan về lập trình cơ sở dữ liệu dùng jdbc, một nội dung theo chúng tôi cần phải được trình bày trong một chuyên đề riêng. Để có thể đọc hiểu giáo trình này người đọc cần nắm vững các kiến thức về: nhập môn lập trình, lập trình hướng đối tượng. Đây là lần xuất bảnđầu tiên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các đồng nghiệp và bạn đọc để có 5 thể hoàn thiện hơn giáo trình này phục vụ cho việc học tập của sinh viên. Xin chân thành cảm ơn! TPHCM tháng 01/2006 Nhóm tác giả 6 Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA 1.1.Mở đầu Chương này sẽ cung cấp cho sinh viên các khái niệm, kiến thức cơ bản liên quan đến việc lập trình ứng dụng bằng ngôn ngữ Java như: lịch sử phát triển của java, các đặc điểm của java, khái niệm máy ảo, cấu trúc của một chương trình đơn giản viết bằng Java cũng như cách xây dựng, dịch và thực thi một chương trình Java. 1.2.Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Java 1.2.1. Java là gì? Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (tựa C++) do Sun Microsystem đưa ra vào giữa thập niên 90. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình java có thể chạy trên bất kỳ hệ thống nào có cài máy ảo java (Java Virtual Machine). 1.2.2.Lịch sử phát triển của ngôn ngữ lập trình Java Ngôn ngữ lập trình Java do James Gosling và các công sự của Công ty Sun Microsystem phát triển. Đầu thập niên 90, Sun Microsystem tập hợp các nhà nghiên cứu thành lập nên nhóm đặt tên là Green Team. Nhóm Green Team có trách nhiệm xây dựng công nghệ mới cho ngành điện tử tiêu dùng. Để giải quyết vấn đề này nhóm nghiên cứu phát triển đã xây dựng một ngôn ngữ lập trình mới đặt tên là Oak tương tự như C++ nhưng loại bỏ một số tính năng nguy hiểm của C++ và có khả năng chạy trên nhiều nền phần cứng khác nhau. Cùng lúc đó world wide web bắt đầu phát triển và Sun đã thấy được tiềm năng của ngôn ngữ Oak nên đã đầu tư cải tiến 7 và phát triển. Sau đó không lâu ngôn ngữ mới với tên gọi là Java ra đời và được giới thiệu năm 1995. Java là tên gọi của một hòn đảo ở Indonexia, Đây là nơi nhóm nghiên cứu phát triển đã chọn để đặt tên cho ngôn ngữ lập trình Java trong một chuyến đi tham quan và làm việc trên hòn đảo này. Hòn đảo Java này là nơi rất nổi tiếng với nhiều khu vườn trồng cafe, đó chính là lý do chúng ta thường thấy biểu tượng ly café trong nhiều sản phẩm phần mềm, công cụ lập trình Java của Sun cũng như một số hãng phần mềm khác đưa ra. 1.2.3.Một số đặc điểm nổi bậc của ngôn ngữ lập trình Java Máy ảo Java (JVM - Java Virtual Machine) Tất cả các chương trình muốn thực thi được thì phải được biên dịch ra mã máy. Mã máy của từng kiến trúc CPU của mỗi máy tính là khác nhau (tập lệnh mã máy của CPU Intel, CPU Solarix, CPU Macintosh … là khác nhau), vì vậy trước đây một chương trình sau khi được biên dịch xong chỉ có thể chạy được trên một kiến trúc CPU cụ thể nào đó. Đối với CPU Intel chúng ta có thể chạy các hệ điều hành như Microsoft Windows, Unix, Linux, OS/2, … Chương trình thực thi được trên Windows được biên dịch dưới dạng file có đuôi .EXE còn trên Linux thì được biên dịch dưới dạng file có đuôi .ELF, vì vậy trước đây một chương trình chạy được trên Windows muốn chạy được trên hệ điều hành khác như Linux chẳng hạn thì phải chỉnh sửa và biên dịch lại. Ngôn ngữ lập trình Java ra đời, nhờ vào máy ảo Java mà khó khăn nêu trên đã được khắc phục. Một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Java sẽ được biên dịch ra mã của máy ảo java (mã java bytecode). Sau đó máy ảo Java chịu trách nhiệm chuyển mã java bytecode thành mã máy tương ứng. Sun Microsystem chịu trách nhiệm phát triển các máy ảo Java chạy trên các hệ điều hành trên các kiến trúc CPU khác nhau. Thông dịch: 8 Java là một ngôn ngữ lập trình vừa biên dịch vừa thông dịch. Chương trình nguồn viết bằng ngôn ngữ lập trình Java có đuôi *.java đầu tiên được biên dịch thành tập tin có đuôi *.class và sau đó sẽ được trình thông dịch thông dịch thành mã máy. Độc lập nền: Một chương trình viết bằng ngôn ngữ Java có thể chạy trên nhiều máy tính có hệ điều hành khác nhau (Windows, Unix, Linux, …) miễn sao ở đó có cài đặt máy ảo java (Java Virtual Machine). Viết một lần chạy mọi nơi (write once run anywhere). Hướng đối tượng: Hướng đối tượng trong Java tương tự như C++ nhưng Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng hoàn toàn. Tất cả mọi thứ đề cập đến trong Java đều liên quan đến các đối tượng được định nghĩa trước, thậm chí hàm chính của một chương trình viết bằng Java (đó là hàm main) cũng phải đặt bên trong một lớp. Hướng đối tượng trong Java không có tính đa kế thừa (multi inheritance) như trong C++ mà thay vào đó Java đưa ra khái niệm interface để hỗ trợ tính đa kế thừa. Vấn đề này sẽ được bàn chi tiết trong chương 3. Đa nhiệm - đa luồng (MultiTasking - Multithreading): Java hỗ trợ lập trình đa nhiệm, đa luồng cho phép nhiều tiến trình, tiểu trình có thể chạy song song cùng một thời điểm và tương tác với nhau. Khả chuyển (portable): Chương trình ứng dụng viết bằng ngôn ngữ Java chỉ cần chạy được trên máy ảo Java là có thể chạy được trên bất kỳ máy tính, hệ điều hành nào có máy ảo Java. “Viết một lần, chạy mọi nơi” (Write Once, Run Anywhere). Hỗ trợ mạnh cho việc phát triển ứng dụng: 9 Công nghệ Java phát triển mạnh mẽ nhờ vào “đại gia Sun Microsystem” cung cấp nhiều công cụ, thư viện lập trình phong phú hỗ trợ cho việc phát triển nhiều loại hình ứng dụng khác nhau cụ thể như: J2SE (Java 2 Standard Edition) hỗ trợ phát triển những ứng dụng đơn, ứng dụng client-server; J2EE (Java 2 Enterprise Edition) hỗ trợ phát triển các ứng dụng thương mại, J2ME (Java 2 Micro Edition) hỗ trợ phát triển các ứng dụng trên các thiết bị di động, không dây, … 1.3.Các ứng dụng Java 1.3.1.Java và ứng dụng Console Ứng dụng Console là ứng dụng nhập xuất ở chế độ văn bản tương tự như màn hình Console của hệ điều hành MS-DOS. Lọai chương trình ứng dụng này thích hợp với những ai bước đầu làm quen với ngôn ngữ lập trình java. Các ứng dụng kiểu Console thường được dùng để minh họa các ví dụ cơ bản liên quan đến cú pháp ngôn ngữ, các thuật toán, và các chương trình ứng dụng không cần thiết đến giao diện người dùng đồ họa. class HelloWorld { public static void main(String[] args) 10 { System.out.println("\nHello World"); } } 1.3.2.Java và ứng dụng Applet Java Applet là loại ứng dụng có thể nhúng và chạy trong trang web của một trình duyệt web. Từ khi internet mới ra đời, Java Applet cung cấp một khả năng lập trình mạnh mẽ cho các trang web. Nhưng gần đây khi các chương trình duyệt web đã phát triển với khả năng lập trình bằng VB Script, Java Script, HTML, DHTML, XML, … cùng với sự canh tranh khốc liệt của Microsoft và Sun đã làm cho Java Applet lu mờ. Và cho đến bây giờ gần như các lập trình viên đều không còn “mặn mà” với Java Applet nữa. (trình duyệt IE đi kèm trong phiên bản Windows 2000 đã không còn mặc nhiên hỗ trợ thực thi một ứng dụng Java Applet). Hình bên dưới minh họa một chương trình java applet thực thi trong một trang web. 11 1.3.3.Java và phát triển ứng dụng Desktop dùng AWT và JFC Việc phát triển các chương trình ứng dụng có giao diện người dùng đồ họa trực quan giống như những chương trình được viết dùng ngôn ngữ lập trình VC++ hay Visual Basic đã được java giải quyết bằng thư viện AWT và JFC. JFC là thư viện rất phong phú và hỗ trợ mạnh mẽ hơn nhiều so với AWT. JFC giúp cho người lập trình có thể tạo ra một giao diện trực quan của bất kỳ ứng dụng nào. Liên quan đến việc phát triển các ứng dụng có giao diện người dùng đồ họa trực quan chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết trong chương 4. Minh họa thiết kế giao diện người dùng sử dụng JFC 12 1.3.4.Java và phát triển ứng dụng Web Java hỗ trợ mạnh mẽ đối với việc phát triển các ứng dụng Web thông qua công nghệ J2EE (Java 2 Enterprise Edition). Công nghệ J2EE hoàn toàn có thể tạo ra các ứng dụng Web một cách hiệu quả không thua kém công nghệ .NET mà Microsft đang quảng cáo. Hiện nay có rất nhiều trang Web nổi tiếng ở Việt Nam cũng như khắp nơi trên thế giới được xây dựng và phát triển dựa trên nền công nghệ Java. Số ứng dụng Web được xây dựng dùng công nghệ Java chắc chắn không ai có thể biết được con số chính xác là bao nhiêu, nhưng chúng tôi đưa ra đây vài ví dụ để thấy rằng công nghệ Java của Sun là một “đối thủ đáng gờm” của Microsoft. 13 http://java.sun.com/ http://e-docs.bea.com/ http://www.macromedia.com/software/jrun/ http://tomcat.apache.org/index.html Chắc không ít người trong chúng ta biết đến trang web thông tin nhà đất nổi tiếng ở TPHCM đó là: http://www.nhadat.com/. Ứng dụng Web này cũng được xây dựng dựa trên nền công nghệ java. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ J2EE tạo địa chỉ: http://java.sun.com/j2ee/ 1.3.5.Java và phát triển các ứng dụng nhúng Java Sun đưa ra công nghệ J2ME (The Java 2 Platform, Micro Edition J2ME) hỗ trợ phát triển các chương trình, phần mềm nhúng. J2ME cung cấp một môi trường cho những chương trình ứng dụng có thể chạy được trên các thiết bị cá nhân như: điện thọai di động, máy tính bỏ túi PDA hay Palm, cũng như các thiết bị nhúng khác. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ J2ME tại địa chỉ: http://java.sun.com/j2me/ 1.4.Dịch và thực thi một chương trình viết bằng Java Việc xây dựng, dịch và thực thi một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình java có thể tóm tắt qua các bước sau: - Viết mã nguồn: dùng một chương trình soạn thảo nào đấy (NotePad hay Jcreator chẳng hạn) để viết mã nguồn và lưu lại với tên có đuôi “.java” 14 - Biên dịch ra mã máy ảo: dùng trình biên dịch javac để biên dịch mã nguồn “.java” thành mã của máy ảo (java bytecode) có đuôi “.class” và lưu lên đĩa - Thông dịch và thực thi: ứng dụng được load vào bộ nhớ, thông dịch và thực thi dùng trình thông dịch Java thông qua lệnh “java”. o Đưa mã java bytecode vào bộ nhớ: đây là bước “loading”. Chương trình phải được đặt vào trong bộ nhớ trước khi thực thi. “Loader” sẽ lấy các files chứa mã java bytecode có đuôi “.class” và nạp chúng vào bộ nhớ. o Kiểm tra mã java bytecode: trước khi trình thông dịch chuyển mã bytecode thành mã máy tương ứng để thực thi thì các mã bytecode phải được kiểm tra tính hợp lệ. o Thông dịch & thực thi: cuối cùng dưới sự điều khiển của CPU và trình thông dịch tại mỗi thời điểm sẽ có một mã bytecode được chuyển sang mã máy và thực thi. 1.5.Chương trình Java đầu tiên 1.5.1.Tạo chương trình nguồn HelloWordApp •Khởi động Notepad và gõ đoạn mã sau /*Viết chương trình in dòng HelloWorld lên màn hình Console*/ class HelloWorldApp{ public static void main(String[] args){ //In dong chu “HelloWorld” System.out.println(“HelloWorld”); } } Lưu lại với tên HelloWorldApp.java 15 1.5.2.Biên dịch tập tin nguồn HelloWordApp Việc biên dịch tập tin mã nguồn chương trình HelloWorldApp có thể thực hiện qua các bước cụ thể như sau: - Mở cửa sổ Command Prompt. - Chuyển đến thư mục chứa tập tin nguồn vừa tạo ra. - Thực hiện câu lệnh: javac HelloWordApp.java Nếu gặp thông báo lỗi “Bad Command of filename” hoặc “The name specified is not recognized as an internal or external command, operable program or batch file” có nghĩa là Windows không tìm được trình biên dịch javac. Để sửa lỗi này chúng ta cần cập nhật lại đường dẫn PATH của hệ thống. Ngược lại nếu thành công bạn sẽ có thêm tập tin HelloWordApp.class 1.5.3.Chạy chương trình HelloWordApp - Tại dẫu nhắc gõ lệnh: java HelloWordApp - Nếu chương trình đúng bạn sẽ thấy dòng chữ HelloWord trên màn hình Console. - Nếu các bạn nhận được lỗi “Exception in thread "main java.lang.NoClassDefFoundError: HelloWorldApp” có nghĩa là Java không thể tìm được tập tin mã bytecode tên HelloWorldApp.class của các bạn. Một trong những nơi java cố tìm tập tin bytecode là thư mục hiện tại của 16 các bạn. Vì thể nếu tập tin byte code được đặt ở C:\java thì các bạn nên thay đổi đường dẫn tới đó. 1.5.4.Cấu trúc chương trình HelloWordApp Phương thức main(): là điểm bắt đầu thực thi một ứng dụng. Mỗi ứng dụng Java phải chứa một phương thức main có dạng như sau: public static void main(String[] args) Phương thức main chứa ba bổ từ đặc tả sau: •public chỉ ra rằng phương thức main có thể được gọi bỡi bất kỳ đối tượng nào. •static chỉ ra rắng phương thức main là một phương thức lớp. •void chỉ ra rằng phương thức main sẽ không trả về bất kỳ một giá trị nào. Ngôn ngữ Java hỗ trợ ba kiểu chú thích sau: •/* text */ •// text •/** documentation */. Công cụ javadoc trong bộ JDK sử dụng chú thích này để chuẩn bị cho việc tự động phát sinh tài liệu. - Dấu mở và đóng ngo8ạc nhọn “{“ và “}”: là bắt đầu và kết thúc 1 khối lệnh. - Dấu chấm phẩy “;” kết thúc 1 dòng lệnh. 1.5.5.Sử dụng phương thức/biến của lớp Cú pháp: Tên_lớp.Tên_biến hoặc Tên_lớp.Tên_phương_thức(…) 1.6.Công cụ lập trình và chương trình dịch 1.6.1.J2SDK - Download J2SE phiên bản mới nhất tương ứng với hệ điều hành đang sử dụng từ địa chỉ java.sun.com và cài 17 đặt lên máy tính (phiên bản được chúng tôi sử dụng khi viết giáo trình này là J2SE 1.4). Sau khi cài xong, chúng ta cần cập nhật đường dẫn PATH hệ thống chỉ đến thư mục chứa chương trình dịch của ngôn ngữ java. 1.6.2.Công cụ soạn thảo mã nguồn Java. Để viết mã nguồn java chúng ta có thể sử dụng trình soạn thảo NotePad hoặc một số môi trường phát triển hỗ trợ ngôn ngữ java như: Jbuilder của hãng Borland, Visual Café của hãng Symantec, JDeveloper của hãng Oracle, Visual J++ của Microsoft, … Trong khuôn khổ giáo trình này cũng như để hướng dẫn sinh viên thực hành chúng tôi dùng công cụ JCreator LE v3.50 của hãng XINOX Software. Các bạn có thể download JCreator LE v3.50 từ http://www.jcreator.com/download.htm. Ví dụ: Dùng JCreator tạo và thực thi chương trình có tên HelloWorldApp. Bước 1: Tạo 1 Empty Project 18 - File ® New ® Project. - Chọn Empty project rồi bấm nút chọn Next - Sau đó nhập tên project và bấm chọn Finish. Bước 2: Tạo một Class mới tên HelloWorldApp và đưa vào Project hiện tại. - File ® New ® Class. - Nhập vào tên Class và chọn Finish (hình bên dưới).19 Bước 3: Soạn thảo mã nguồn (hình bên dưới) Dịch (F7) Thực thi (F5) Cửa sổ WorkSpace 20 Cửa sổ soạn thảo mã nguồn Chương 2: HẰNG, BIẾN, KIỂU DỮ LIỆU, TOÁN TỬ, BIỂU THỨC VÀ CÁC CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN TRONG JAVA 2.1.Biến - Biến là vùng nhớ dùng để lưu trữ các giá trị của chương trình. Mỗi biến gắn liền với một kiểu dữ liệu và một định danh duy nhất gọi là tên biến. - Tên biến thông thường là một chuỗi các ký tự (Unicode), ký số. o Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái, một dấu gạch dưới hay dấu dollar. o Tên biến không được trùng với các từ khóa (xem phụ lục các từ khóa trong java). o Tên biến không có khoảng trắng ở giữa tên. - Trong java, biến có thể được khai báo ở bất kỳ nơi đâu trong chương trình. Cách khai báo ; = ; Gán giá trị cho biến = ; Biến công cộng (toàn cục): là biến có thể truy xuất ở khắp nơi trong chương trình, thường được khai báo dùng từ khóa public, hoặc đặt chúng trong một class. Biến cục bộ: là biến chỉ có thể truy xuất trong khối lệnh nó khai báo. 21 Lưu ý: Trong ngôn ngữ lập trình java có phân biệt chữ in hoa và in thường. Vì vậy chúng ta cần lưu ý khi đặt tên cho các đối tương dữ liệu cũng như các xử lý trong chương trình. Ví dụ: import java.lang.*; import java.io.*; class VariableDemo { static int x, y; public static void main(String[] args) { x = 10; y = 20; int z = x+y; System.out.println("x = " + x); System.out.println("y = " + y); System.out.println("z = x + y =" + z); System.out.println("So nho hon la so:" + Math.min(x, y)); char c = 80; System.out.println("ky tu c la: " + c); } } Kết quả chương trình 22 2.2.Các kiểu dữ liệu cơ sở Ngôn ngữ lập trình java có 8 kiểu dữ liệu cơ sở: byte, short, int, long, float, double, boolean và char. 23 Kiểu luận lý boolean Kiểu cơ sở Kiểu ký tự char Kiểu số kiểu nguyên kiểu thực byte short int long float double Kiểu Kích thước (bytes) Giá trị min Giá trị max Giá trị mặc định byte 1 -256 255 0 short 2 -32768 32767 0 int 4 -231 231- 1 0 long 8 -263 263- 1 0L float 4 0.0f double 8 0.0d 2.2.1.Kiểu số nguyên - Java cung cấp 4 kiểu số nguyên khác nhau là: byte, short, int, long. Kích thước, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, cũng như giá trị mặc định của các kiểu dữ liệu số nguyên được mô tả chi tiết trong bảng trên. - Kiểu mặc định của các số nguyên là kiểu int. - Các số nguyên kiểu byte và short rất ít khi được dùng. - Trong java không có kiểu số nguyên không dấu như trong ngôn ngữ C/C++. 24 Khai báo và khởi tạo giá trị cho các biến kiểu nguyên: int x = 0; long y = 100; Một số lưu ý đối với các phép toán trên số nguyên: - Nếu hai toán hạng kiểu long thì kết quả là kiểu long. Một trong hai toán hạng không phải kiểu long sẽ được chuyển thành kiểu long trước khi thực hiện phép toán. - Nếu hai toán hạng đầu không phải kiểu long thì phép tính sẽ thực hiện với kiểu int. - Các toán hạng kiểu byte hay short sẽ được chuyển sang kiểu int trước khi thực hiện phép toán. - Trong java không thể chuyển biến kiểu int và kiểu boolean như trong ngôn ngữ C/C++. Ví dụ: có đoạn chương trình như sau boolean b = false; if (b == 0) { System.out.println("Xin chao"); } Lúc biên dịch đoạn chương trình trên trình dịch sẽ báo lỗi: không được phép so sánh biến kiểu boolean với một giá trị kiểu int. 25 2.2.2.Kiểu dấu chấm động Đối với kiểu dấu chấm động hay kiểu thực, java hỗ trợ hai kiểu dữ liệu là float và double. Kiểu float có kích thước 4 byte và giá trị mặc định là 0.0f Kiểu double có kích thước 8 byte và giá trị mặc định là 0.0d Số kiểu dấu chấm động không có giá trị nhỏ nhất cũng không có giá trị lớn nhất. Chúng có thể nhận các giá trị: - Số âm - Số dương - Vô cực âm - Vô cực dương Khai báo và khởi tạo giá trị cho các biến kiểu dấu chấm động: float x = 100.0/7; double y = 1.56E6; Một số lưu ý đối với các phép toán trên số dấu chấm động: - Nếu mỗi toán hạng đều có kiểu dấn chấm động thì phép toán chuyển thành phép toán dấu chấm động. - Nếu có một toán hạng là double thì các toán hạng còn lại sẽ được chuyển thành kiểu double trước khi thực hiện phép toán. - Biến kiểu float và double có thể ép chuyển sang kiểu dữ liệu khác trừ kiểu boolean. 2.2.3.Kiểu ký tự (char) Kiểu ký tự trong ngôn ngữ lập trình java có kích thước là 2 bytes và chỉ dùng để biểu diễn các ký tự trong bộ mã Unicode. Như vậy kiểu char trong java có thể biểu diễn tất cả 216= 65536 ký tự khác nhau. Giá trị mặc định cho một biến kiểu char là null. 26 2.2.4.Kiểu luận lý (boolean) - Kiểu boolean chỉ nhận 1 trong 2 giá trị: true hoặc false. - Trong java kiểu boolean không thể chuyển thành kiểu nguyên và ngược lại. - Giá trị mặc định của kiểu boolean là false. 2.3.Hằng: - Hằng là một giá trị bất biến trong chương trình - Tên hằng được đặt theo qui ước giống như tên biến. - Hằng số nguyên: trường hợp giá trị hằng ở dạng long ta thêm vào cuối chuỗi số chữ “l” hay “L”. (ví dụ: 1L) - Hằng số thực: truờng hợp giá trị hằng có kiểu float ta thêm tiếp vĩ ngữ “f” hay “F”, còn kiểu số double thì ta thêm tiếp vĩ ngữ “d” hay “D”. - Hằng Boolean: java có 2 hằng boolean là true, false. - Hằng ký tự: là một ký tự đơn nằm giữa nằm giữa 2 dấu ngoặc đơn. o Ví dụ: ‘a’: hằng ký tự a o Một số hằng ký tự đặc biệt Ký tự Ý nghĩa \b Xóa lùi (BackSpace) \t Tab \n Xuống hàng \r Dấu enter \” Nháy kép \’ Nháy đơn \\ Số ngược \f Đẩy trang \uxxxx Ký tự unicode 27 - Hằng chuỗi: là tập hợp các ký tự được đặt giữa hai dấu nháy kép “”. Một hằng chuỗi không có ký tự nào là một hằng chuỗi rỗng. o Ví dụ: “Hello Wolrd” o Lưu ý: Hằng chuỗi không phải là một kiểu dữ liệu cơ sở nhưng vẫn được khai báo và sử dụng trong các chương trình. 2.4.Lệnh, khối lệnh trong java Giống như trong ngôn ngữ C, các câu lệnh trong java kết thúc bằng một dấu chấm phẩy (;). Một khối lệnh là đoạn chương trình gồm hai lệnh trở lên và được bắt đầu bằng dấu mở ngoặc nhọn ({) và kết thúc bằng dấu đóng ngoặc nhọc (}). Bên trong một khối lệnh có thể chứa một hay nhiều lệnh hoặc chứa các khối lệnh khác. { // khối 1 { // khối 2 lệnh 2.1 lệnh 2.2 … } // kết thúc khối lệnh 2 lệnh 1.1 lệnh 1.2 … } // kết thúc khối lệnh 1 { // bắt đầu khối lệnh 3 // Các lệnh thuộc khối lệnh 3 // … } // kết thúc thối lệnh 3 28 2.5.Toán tử và biểu thức 2.5.1.Toán tử số học Toán tử Ý nghĩa + Cộng - Trừ * Nhân / Chia nguyên % Chia dư ++ Tăng 1 -- Giảm 1 2.5.2.Toán tử trên bit Toán tử Ý nghĩa & AND | OR ^ XOR << Dịch trái >> Dịch phải >>> Dịch phải và điền 0 vào bit trống ~ Bù bit 2.5.3.Toán tử quan hệ & logic Toán tử Ý nghĩa == So sánh bằng != So sánh khác > So sánh lớn hơn < So sánh nhỏ hơn >= So sánh lớn hơn hay bằng <= So sánh nhỏ hơn hay bằng 29 || OR (biểu thức logic) && AND (biểu thức logic) ! NOT (biểu thức logic) 2.5.4.Toán tử ép kiểu - Ép kiểu rộng (widening conversion): từ kiểu nhỏ sang kiểu lớn (không mất mát thông tin) - Ép kiểu hẹp (narrow conversion): từ kiểu lớn sang kiểu nhỏ (có khả năng mất mát thông tin) = (kiểu_dữ_liệu) ; Ví dụ: float fNum = 2.2; int iCount = (int) fNum; // (iCount = 2) 2.5.5.Toán tử điều kiện Cú pháp: <điều kiện> ? : < biểu thức 2> Nếu điều kiện đúng thì có giá trị, hay thực hiện , còn ngược lại là . <điều kiện>: là một biểu thức logic , : có thể là hai giá trị, hai biểu thức hoặc hai hành động. Ví dụ: int x = 10; int y = 20; int Z = (x> >>> (dịch phải và điền 0 vào bit trống) << > >= < <= == != & ^ | && || ?: = = Thấp nhất 2.6.Cấu trúc điều khiển 2.6.1.Cấu trúc điều kiện if … else Dạng 1: if (<điều_kiện>) { ; } Dạng 2: if (<điều_kiện>) { ; } else { ; 31 } 2.6.2.Cấu trúc switch … case switch () { case : ; break; …. case : ; break; default: ; } 2.6.3.Cấu trúc lặp Dạng 1: while(…) while (điều_kiện_lặp) { khối _lệnh; } Dạng 2: do { … } while; do { khối_lệnh; } while (điều_kiện); Dạng 3: for (…) for (khởi_tạo_biến_đếm;đk_lặp;tăng_biến) { ; 32 } 2.6.4.Cấu trúc lệnh nhảy (jump) Lệnh break: trong cấu trúc switch chúng ta dùng câu lệnh break để thoát thỏi cấu trúc switch trong cùng chứa nó. Tương tự như vậy, trong cấu trúc lặp, câu lệnh break dùng để thóat khỏi cấu trúc lặp trong cùng chứa nó. Lệnh continue: dùng để tiếp tục vòng lặp trong cùng chứa nó (ngược với break). Nhãn (label): Không giống như C/C++, Java không hỗ trợ lệnh goto để nhảy đến 1 vị trí nào đó của chương trình. Java dùng kết hợp nhãn (label) với từ khóa break và continue để thay thế cho lệnh goto. Ví dụ: label: for (…) { for (…) { if () break label; else continue label; } } Lệnh “label:” xác định vị trí của nhãn và xem như tên của vòng lặp ngoài. Nếu đúng thì lệnh break label sẽ thực hiện việc nhảy ra khỏi vòng lặp có nhãn là “label”, ngược lại sẽ tiếp tục vòng lặp có nhãn “label” (khác với break và continue thông thường chỉ thoát khỏi hay tiếp tục vòng lặp trong cùng chứa nó.). 2.7.Lớp bao kiểu dữ liệu cơ sở (Wrapper Class) Data type Wrapper Class Ghi chú 33 (java.lang.*) boolean Boolean - Gói (package): chứa nhóm nhiều class. - Ngoài các Wrapper Class, gói java.lang còn cung cấp các lớp nền tảng cho việc thiết kế ngôn ngữ java như: String, Math, … byte Byte short Short char Character int Integer long Long Float Float double Double 2.8.Kiểu dữ liệu mảng Như chúng ta đã biết Java có 2 kiểu dữ liệu - Kiểu dữ liệu cơ sở (Primitive data type) - Kiểu dữ liệu tham chiếu hay dẫn xuất (reference data type): thường có 3 kiểu: o Kiểu mảng o Kiểu lớp o Kiểu giao tiếp(interface). Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề cơ bản liên quan đền kiểu mảng. Kiểu lớp(class) và giao tiếp(interface) chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết trong chương 3 và các chương sau. 2.8.1.Khái niệm mảng Mảng là tập hợp nhiều phần tử có cùng tên, cùng kiểu dữ liệu và mỗi phần tử trong mảng được truy xuất thông qua chỉ số của nó trong mảng. 2.8.2.Khai báo mảng []; hoặc [] ; Ví dụ: int arrInt[]; hoặc int[] arrInt; 34 int[] arrInt1, arrInt2, arrInt3; 2.8.3.Cấp phát bộ nhớ cho mảng - Không giống như trong C, C++ kích thước của mảng được xác định khi khai báo. Chẳng hạn như: int arrInt[100]; // Khai báo náy trong Java sẽ bị báo lỗi. - Để cấp phát bộ nhớ cho mảng trong Java ta cần dùng từ khóa new. (Tất cả trong Java đều thông qua các đối tượng). Chẳng hạn để cấp phát vùng nhớ cho mảng trong Java ta làm như sau: int arrInt = new int[100]; 2.8.4.Khởi tạo mảng Chúng ta có thể khởi tạo giá trị ban đầu cho các phần tử của mảng khi nó được khai báo. Ví dụ: int arrInt[] = {1, 2, 3}; char arrChar[] = {‘a’, ‘b’, ‘c’}; String arrStrng[] = {“ABC”, “EFG”, ‘GHI’}; 2.8.5.Truy cập mảng Chỉ số mảng trong Java bắt đầu tư 0. Vì vậy phần tử đầu tiên có chỉ số là 0, và phần tử thứ n có chỉ số là n-1. Các phần tử của mảng được truy xuất thông qua chỉ số của nó đặt giữa cặp dấu ngoặc vuông ([]). Ví dụ: int arrInt[] = {1, 2, 3}; int x = arrInt[0]; // x sẽ có giá trị là 1. int y = arrInt[1]; // y sẽ có giá trị là 2. int z = arrInt[2]; // z sẽ có giá trị là 3. Lưu ý: Trong nhưng ngôn ngữ lập trình khác (C chẳng hạn), một chuỗi được xem như một mảng các ký tự. Trong java thì 35 khác, java cung cấp một lớp String để làm việc với đối tượng dữ liệu chuỗi cùng khác thao tác trên đối tượng dữ liệu này. 2.9.Một số ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Nhập ký tự từ bàn phím import java.io.*; /* gói này cung cấp thự viện xuất nhập hệ thống thông qua những luồng dữ //liệu và hệ thống file.*/ class InputChar { public static void main(String args[]) { char ch = ‘’; try { ch = (char) System.in.read(); } catch(Exception e) { System.out.println(“Nhập lỗi!”); } System.out.println(“Ky tu vua nhap:” + ch); } } Ví dụ 2: Nhập dữ liệu số import java.io.*; class inputNum { public static void main(String[] args) { int n=0; try { BufferedReader in = new BufferedReader( 36 new InputStreamReader( System.in)); String s; s = in.readLine(); n = Integer.parseInt(s); } catch(Exception e) { System.out.println(“Nhập dữ liệu bị lỗi !”); } System.out.println(“Bạn vừa nhập số:” + n); } } Ví dụ 3: Nhập và xuất giá trị các phần tử của một mảng các số nguyên. class ArrayDemo { public static void main(String args[]) { int arrInt[] = new int[10]; int i; for(i = 0; i < 10; i = i+1) arrInt[i] = i; for(i = 0; i < 10; i = i+1) System.out.println("This is arrInt[" + i + "]: " + arrInt[i]); } } 37 Ví dụ 4: Tìm phần tử có giá trị nhỏ nhất (Min) và lớn nhất (Max) trong một mảng. class MinMax { public static void main(String args[]) { int nums[] = new int[10]; int min, max; nums[0] = 99; nums[1] = -10; nums[2] = 100123; nums[3] = 18; nums[4] = -978; nums[5] = 5623; nums[6] = 463; nums[7] = -9; nums[8] = 287; nums[9] = 49; min = max = nums[0]; for(int i=1; i < 10; i++) { if(nums[i] < min) min = nums[i]; if(nums[i] > max) max = nums[i]; } System.out.println("min and max: " + min + " " + max); } } class MinMax2 38 { public static void main(String args[]) { int nums[] = { 99, -10, 100123, 18, -978, 5623, 463, -9, 287, 49 }; int min, max; min = max = nums[0]; for(int i=1; i < 10; i++) { if(nums[i] < min) min = nums[i]; if(nums[i] > max) max = nums[i]; } System.out.println("Min and max: " + min + " " + max); } } Ví dụ 5: chương trình minh họa một lỗi tham chiếu đến phần tử bên ngoài (vuợt quá) kích thước mảng. class ArrayErr { public static void main(String args[]) { int sample[] = new int[10]; int i; for(i = 0; i < 100; i = i+1) sample[i] = i; } } 39 Ví dụ 6: Sắp xếp mảng dùng phương pháp sắp xếp nổi bọt (Bubble Sort) class BubbleSort { public static void main(String args[]) { int nums[] = { 99, -10, 100123, 18, -978, 5623, 463, -9, 287, 49 }; int a, b, t; int size; size = 10; // number of elements to sort // display original array System.out.print("Original array is:"); for(int i=0; i < size; i++) System.out.print(" " + nums[i]); System.out.println(); // This is the Bubble sort. for(a=1; a < size; a++) for(b=size-1; b >= a; b--) { if(nums[b-1] > nums[b]) { // if out of order // exchange elements t = nums[b-1]; nums[b-1] = nums[b]; nums[b] = t; } } // display sorted array 40 System.out.print("Sorted array is:"); for(int i=0; i < size; i++) System.out.print(" " + nums[i]); System.out.println(); } } Ví dụ 7: Nhập và xuất giá trị của các phần tử trong một mảng hai chiều. class TwoD_Arr { public static void main(String args[]) { int t, i; int table[][] = new int[3][4]; for(t=0; t < 3; ++t) { for(i=0; i < 4; ++i) { table[t][i] = (t*4)+i+1; System.out.print(table[t][i] + " "); } System.out.println(); } } } 41 Ví dụ 8: Tạo đối tượng chuỗi class StringDemo { public static void main(String args[]) { // Tao chuoi bang nhieu cach khac nhau String str1 = new String("Chuoi trong java la nhung Objects."); String str2 = "Chung duoc xay dung bang nhieu cach khac nhau."; String str3 = new String(str2); System.out.println(str1); System.out.println(str2); System.out.println(str3); } } Ví dụ 9: Minh họa một số thao tác cơ bản trên chuỗi // Chuong trinh minh hoa cac thao tac tren chuoi ky tu class StrOps { public static void main(String args[]) { String str1 = "Java la chon lua so mot cho lap trinh ung dung Web."; String str2 = new String(str1); String str3 = "Java ho tro doi tuong String de xu ly chuoi"; 42 int result, idx; char ch; System.out.println("str1:" + str1); System.out.println("str2:" + str2); System.out.println("str3:" + str3); System.out.println("Chieu dai cua chuoi str1 la: " + str1.length()); // Hien thi chuoi str1, moi lan mot ky tu. System.out.println(); for(int i=0; i < str1.length(); i++) System.out.print(str1.charAt(i)); System.out.println(); if(str1.equals(str2)) System.out.println("str1 == str2"); else System.out.println("str1 != str2"); if(str1.equals(str3)) System.out.println("str1 == str3"); else System.out.println("str1 != str3"); result = str1.compareTo(str3); if(result == 0) System.out.println("str1 = str3 "); else if(result < 0) System.out.println("str1 < str3"); else System.out.println("str1 > str3"); 43 // Tao chuoi moi cho str4 String str4 = "Mot Hai Ba Mot"; idx = str4.indexOf("Mot"); System.out.println("str4:" + str4); System.out.println("Vi tri xuat hien dau tien cua chuoi con 'Mot' trong str4: " + idx); idx = str4.lastIndexOf("Mot"); System.out.println("Vi tri xuat hien sau cung cua chuoi con 'Mot' trong str4:" + idx); } } Ví dụ 10: chương trình nhập vào một chuỗi và in ra chuỗi nghịch đảo của chuỗi nhập. import java.lang.String; import java.io.*; public class InverstString { public static void main(String arg[]) { System.out.println("\n *** CHUONG TRINH IN CHUOI NGUOC *** "); try 44 { System.out.println("\n *** Nhap chuoi:"); BufferedReader in = new BufferedReader(new InputStreamReader(System.in)); // Class BufferedReader cho phép đọc text từ luồng nhập ký tự, tạo bộ đệm cho những ký tự để hỗ trợ cho việc đọc những ký tự, những mảng hay những dòng. // Doc 1 dong tu BufferReadered ket thuc bang dau ket thuc dong. String str = in.readLine(); System.out.println("\n Chuoi vua nhap la:" + str); // Xuat chuoi nghich dao System.out.println("\n Chuoi nghich dao la:"); for (int i=str.length()-1; i>=0; i--) { System.out.print(str.charAt(i)); } } catch (IOException e) { System.out.println(e.toString()); } } } Ví dụ 11: Lấy chuỗi con của một chuỗi class SubStr { public static void main(String args[]) { 45 String orgstr = "Mot Hai Ba Bon"; // Lay chuoi con dung ham // public String substring(int beginIndex, int // endIndex) String substr = orgstr.substring(4, 7); System.out.println("Chuoi goc: " + orgstr); System.out.println("Chuoi con: " + substr); } } Ví dụ 12: Mảng các chuỗi class StringArray { public static void main(String args[]) { String str[] = {"Mot", "Hai", "Ba", "Bon" }; System.out.print("Mang goc: "); for(int i=0; i < str.length; i++) System.out.print(str[i] + " "); System.out.println("\n"); // Thay doi chuoi str[0] = "Bon"; str[1] = "Ba"; str[2] = "Hai"; str[3] = "Mot"; System.out.print("Mang thay doi:"); for(int i=0; i < str.length; i++) System.out.print(str[i] + " "); 46 System.out.print("\n"); } } Chương 3: HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG TRONG JAVA 3.1.Mở đầu Thông qua chuyên đề lập trình hướng đối tượng (OOP) chúng ta đã biết OOP là một trong những tiếp cận mạnh mẽ, và 47 rất hiệu quả để xây dựng nên những chương trình ứng dụng trên máy tính. Từ khi ra đời cho đến nay lập trình OOP đã chứng tỏ được sức mạnh, vai trò của nó trong các đề án tin học. Chương này sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về các kiểu dữ liệu dẫn xuất đó là lớp (class) và giao tiếp (interface), cũng như các vấn đề cơ bản về lập trình hướng đối tượng trong java thông qua việc tạo lập các lớp, các đối tượng và các tính chất của chúng. 3.2.Lớp (Class) 3.2.1.Khái niệm Chúng ta có thể xem lớp như một khuôn mẫu (template) của đối tượng (Object). Trong đó bao gồm dữ liệu của đối tượng (fields hay properties) và các phương thức(methods) tác động lên thành phần dữ liệu đó gọi là các phương thức của lớp. Các đối tượng được xây dựng bởi các lớp nên được gọi là các thể hiện của lớp (class instance). 3.2.2.Khai báo/định nghĩa lớp class { ; ; constructor method_1 method_2 } class: là từ khóa của java ClassName: là tên chúng ta đặt cho lớp field_1, field_2: các thuộc tính, các biến, hay các thành phần dữ liệu của lớp. constructor: là sự xây dựng, khởi tạo đối tượng lớp. method_1, method_2: là các phương thức/hàm thể hiện các thao tác xử lý, tác động lên các thành phần dữ liệu của lớp. 48 3.2.3.Tạo đối tượng của lớp ClassName objectName = new ClassName(); 3.2.4.Thuộc tính của lớp Vùng dữ liệu (fields) hay thuộc tính (properties) của lớp được khai báo bên trong lớp như sau: class { // khai báo những thuộc tính của lớp field1; // … } Để xác định quyền truy xuất của các đối tượng khác đối với vùng dữ liệu của lớp người ta thường dùng 3 tiền tố sau: • public: có thể truy xuất từ tất cả các đối tượng khác • private: một lớp không thể truy xuất vùng private của 1 lớp khác. • protected: vùng protected của 1 lớp chỉ cho phép bản thân lớp đó và những lớp dẫn xuất từ lớp đó truy cập đến. Ví dụ: public class xemay { public String nhasx; public String model; private float chiphisx; protected int thoigiansx; // so luong so cua xe may: 3, 4 so protected int so; // sobanhxe là biến tĩnh có giá trị là 2 trong tất cả // các thể hiện tạo ra từ lớp xemay 49 public static int sobanhxe = 2; } Thuộc tính “nhasx”, “model”có thể được truy cập đến từ tất cả các đối tượng khác. Thuộc tính “chiphisx” chỉ có thể truy cập được từ các đối tượng có kiểu “xemay” Thuộc tính “thoigiansx”, so có thể truy cập được từ các đối tượng có kiểu “xemay” và các đối tượng của các lớp con dẫn xuất từ lớp “xemay” Lưu ý: Thông thường để an toàn cho vùng dữ liệu của các đối tượng người ta tránh dùng tiền tố public, mà thường chọn tiền tố private để ngăn cản quyền truy cập đến vùng dữ liệu của một lớp từ các phương thức bên ngoài lớp đó. 3.2.5.Hàm - Phương thức lớp (Method) Hàm hay phương thức (method) trong Java là khối lệnh thực hiện các chức năng, các hành vi xử lý của lớp lên vùng dữ liệu. Khai báo phương thức: () { ; } Để xác định quyền truy xuất của các đối tượng khác đối với các phương thức của lớp người ta thường dùng các tiền tố sau: • public: phương thức có thể truy cập được từ bên ngoài lớp khai báo. • protected: có thể truy cập được từ lớp khai báo và những lớp dẫn xuất từ nó. • private: chỉ được truy cập bên trong bản thân lớp khai báo. 50 • static: phương thức lớp dùng chung cho tất cả các thể hiện của lớp, có nghĩa là phương thức đó có thể được thực hiện kể cả khi không có đối tượng của lớp chứa phương thức đó. • final: phương thức có tiền tố này không được khai báo chồng ớ các lớp dẫn xuất. • abstract: phương thức không cần cài đặt (không có phần source code), sẽ được hiện thực trong các lớp dẫn xuất từ lớp này. • synchoronized: dùng để ngăn các tác động của các đối tượng khác lên đối tượng đang xét trong khi đang đồng bộ hóa. Dùng trong lập trình miltithreads. : có thể là kiểu void, kiểu cơ sở hay một lớp. : đặt theo qui ước giống tên biến. : có thể rỗng Lưu ý: Thông thường trong một lớp các phương thức nên được khai báo dùng từ khóa public, khác với vùng dữ liệu thường là dùng tiền tố private vì mục đích an toàn. Những biến nằm trong một phương thức của lớp là các biến cục bộ (local) và nên được khởia tạo sau khi khai báo. Ví dụ: public class xemay { public String nhasx; public String model; private float chiphisx; protected int thoigiansx; // so luong so cua xe may: 3, 4 so protected int so; 51 // là biến tĩnh có giá trị là 2 trong tất cả // các thể hiện tạo ra từ lớp xemay public static int sobanhxe = 2; public float tinhgiaban() { return 1.5 * chiphisx; } } 3.2.6.Khởi tạo một đối tượng (Constructor) Contructor thật ra là một loại phương thức đặc biệt của lớp. Constructor dùng gọi tự động khi khởi tạo một thể hiện của lớp, có thể dùng để khởi gán những giá trị măc định. Các constructor không có giá trị trả về, và có thể có tham số hoặc không có tham số. Constructor phải có cùng tên với lớp và được gọi đến dùng từ khóa new. Nếu một lớp không có constructor thì java sẽ cung cấp cho lớp một constructor mặc định (default constructor). Những thuộc tính, biến của lớp sẽ được khởi tạo bởi các giá trị mặc định (số: thường là giá trị 0, kiểu luận lý là giá trị false, kiểu đối tượng giá trị null, …) Lưu ý: thông thường để an toàn, dễ kiểm soát và làm chủ mã nguồn chương trình chúng ta nên khai báo một constructor cho lớp. Ví dụ: public class xemay { // … public xemay() 52 {} public xemay(String s_nhasx, String s_model, f_chiphisx, int i_thoigiansx, int i_so); { nhasx = s_nhasx; model = s_model; chiphisx = f_chiphisx; thoigiansx = i_thoigiansx; so = i_so; // hoặc // this.nhasx = s_nhasx; // this.model = s_model; // this.chiphisx = f_chiphisx; // this.thoigiansx = i_thoigiansx; // this.so = i_so; } } 3.2.7.Biến this Biến this là một biến ẩn tồn tại trong tất cả các lớp trong ngông ngữ java. Một class trong Java luôn tồn tại một biến this, biến this được sử dụng trong khi chạy và tham khảo đến bản thân lớp chứa nó. Ví dụ: class A { int ; String ; // Contructor của lớp A public A(int par_1, String par_2) { 53 this.field_1 = par_1; this.field_2 = par_2; } () { // … } () { this.method_1() // … } } 3.2.8.Khai báo chồng phương thức (overloading method) Việc khai báo trong một lớp nhiều phương thức có cùng tên nhưng khác tham số (khác kiểu dữ liệu, khác số lượng tham số) gọi là khai báo chồng phương thức (overloading method). Ví dụ: public class xemay { // khai báo fields … public float tinhgiaban() { return 2 * chiphisx; } public float tinhgiaban(float huehong) { return (2 * chiphisx + huehong); } } 3.3.Đặc điểm hướng đối tượng trong java Hỗ trợ những nguyên tắc cơ bản của lập trình hướng đối tượng, tất cả các ngôn ngữ lập trình kể cả java đều có ba đặc 54 điểm chung: tính đóng gói (encapsulation), tính đa hình (polymorphism), và tính kế thừa (inheritance). 3.3.1.Đóng gói (encapsulation) Cơ chế đóng gói trong lập trình hướng đối tượng giúp cho các đối tượng dấu đi một phần các chi tiết cài đặt, cũng như phần dữ liệu cục bộ của nó, và chỉ công bố ra ngoài những gì cần công bố để trao đổi với các đối tượng khác. Hay chúng ta có thể nói đối tượng là một thành tố hỗ trợ tính đóng gói. Đơn vị đóng gói cơ bản của ngôn ngữ java là class. Một class định nghĩa hình thức của một đối tượng. Một class định rõ những thành phần dữ liệu và các đoạn mã cài đặt các thao tác xử lý trên các đối tượng dữ liệu đó. Java dùng class để xây dựng những đối tượng. Những đối tượng là những thể hiện (instances) của một class. Một lớp bao gồm thành phần dữ liệu và thành phần xử lý. Thành phần dữ liệu của một lớp thường bao gồm các biến thành viên và các biến thể hiện của lớp. Thành phần xử lý là các thao tác trên các thành phần dữ liệu, thường trong java người gọi là phương thức. Phương thức là một thuật ngữ hướng đối tượng trong java, trong C/C++ người ta thường dùng thuật ngữ là hàm. 3.3.2.Tính đa hình (polymorphism): Tính đa hình cho phép cài đặt các lớp dẫn xuất khác nhau từ một lớp nguồn. Một đối tượng có thể có nhiều kiểu khác nhau gọi là tính đa hình. Ví dụ: class A_Object { // … void method_1() { // … 55 } } class B_Object extends A_Object { // … void method_1() { // … } } class C { public static void main(String[] args) { // Tạo một mảng 2 phần tử kiểu A A_Object arr_Object = new A_Object[2]; B_Object var_1 = new B_Object(); // Phần tử đầu tiên của mảng arr_Object[0] tham // chiếu đến 1 đối tượng kiểu B_Object dẫn xuất // từ A_Object arr_Object[0] = var_1; A_Object var_2; for (int i=0; i<2; i++) { var_2 = arr_Object[i]; var_2.method_1(); } } } Vòng lặp for trong đoạn chương trình trên: 56 - Với i = 0 thì biến var_2 có kiểu là B_Object, và lệnh var_2.method_1() sẽ gọi thực hiện phương thức method_1 của lớp B_Object. - Với i = 1 thì biến var_2 có kiểu là A_Object, và lệnh var_2.method_1() sẽ gọi thực hiện phương thức method_1 của lớp A_Object. Trong ví dụ trên đối tượng var_2 có thể nhận kiểu A_Object hay B_Object. Hay nói các khác, một biến đối tượng kiểu A_Object như var_2 trong ví dụ trên có thể tham chiếu đến bất kỳ đối tượng nào của bất kỳ lớp con nào của lớp A_Object (ví dụ var_2 có thể tham chiếu đến đối tượng var_1, var_1 là đối tượng của lớp B_Object dẫn xuất từ lớp A_Object). Ngược lại một biến của lớp con không thể tham chiếu đến bất kỳ đối tượng nào của lớp cha. 3.3.3.Tính kế thừa (inheritance) Một lớp con (subclass) có thể kế thừa tất cả những vùng dữ liệu và phương thức của một lớp khác (siêu lớp - superclass). Như vậy việc tạo một lớp mới từ một lớp đã biết sao cho các thành phần (fields và methods) của lớp cũ cũng sẽ thành các thành phần (fields và methods) của lớp mới. Khi đó ta gọi lớp mới là lớp dẫn xuất (derived class) từ lớp cũ (superclass). Có thể lớp cũ cũng là lớp được dẫn xuất từ một lớp nào đấy, nhưng đối với lớp mới vừa tạo thì lớp cũ đó là một lớp siêu lớp trực tiếp (immediate supperclass). Dùng từ khóa extends để chỉ lớp dẫn xuất. class A extends B { // … } 3.3.3.1 Khái báo phương thức chồng 57 Tính kế thừa giúp cho các lớp con nhận được các thuộc tính/phương thức public và protected của lớp cha. Đồng thời cũng có thể thay thế các phương thức của lớp cha bằng cách khai báo chồng. Chẳng hạn phương thức tinhgiaban() áp dụng trong lớp xega sẽ cho kết quả gấp 2.5 lần chi phí sản xuất thay vì gấp 2 chi phí sản xuất giống như trong lớp xemay. Ví dụ: public class xega extends xemay { public xega() { } public xega(String s_nhasx, String s_model, f_chiphisx, int i_thoigiansx); { this.nhasx = s_nhasx; this.model = s_model; this.chiphisx = f_chiphisx; this.thoigiansx = i_thoigiansx; this.so = 0; } public float tinhgiaban() { return 2.5 * chiphisx; } } Java cung cấp 3 tiền tố/từ khóa để hỗ trợ tính kế thừa của lớp: • public: lớp có thể truy cập từ các gói, chương trình khác. • final: Lớp hằng, lớp không thể tạo dẫn xuất (không thể có con), hay đôi khi người ta gọi là lớp “vô sinh”. 58 • abstract: Lớp trừu tượng (không có khai báo các thành phần và các phương thức trong lớp trừu tượng). Lớp dẫn xuất sẽ khai báo, cài đặt cụ thể các thuộc tính, phương thức của lớp trừu tượng. 3.3.3.2 Lớp nội Lớp nội là lớp được khai báo bên trong 1 lớp khác. Lớp nội thể hiện tính đóng gói cao và có thể truy xuất trực tiếp biến của lớp cha. Ví dụ: public class A { // … int static class B { // … int public B(int par_1) { field_2 = par_1 + field_1; } } } Trong ví dụ trên thì chương trình dịch sẽ tạo ra hai lớp với hai files khác nhau: A.class và B.class 3.3.3.3 Lớp vô sinh Lớp không thể có lớp dẫn xuất từ nó (không có lớp con) gọi là lớp “vô sinh”, hay nói cách khác không thể kế thừa được từ một lớp “vô sinh”. Lớp “vô sinh” dùng để hạn chế, ngăn ngừa các lớp khác dẫn xuất từ nó. 59 Để khai báo một lớp là lớp “vô sinh”, chúng ta dùng từ khóa final class. Tất cả các phương thức của lớp vô sinh đều vô sinh, nhưng các thuộc tính của lớp vô sinh thì có thể không vô sinh. Ví dụ: public final class A { public final int x; private int y; public final void method_1() { // … } public final void method_2() { // … } } 3.3.3.4 Lớp trừu tượng Lớp trừu tượng là lớp không có khai báo các thuộc tính thành phần và các phương thức. Các lớp dẫn xuất của nó sẽ khai báo thuộc tính, cài đặt cụ thể các phương thức của lớp trừu tượng. Ví dụ: abstract class A { abstract void method_1(); 60 } public class B extends A { public void method_1() { // cài đặt chi tiết cho phương thức method_1 // trong lớp con B. // … } } public class C extends A { public void method_1() { // cài đặt chi tiết cho phương thức method_1 // trong lớp con C. // … } } Lưu ý: Các phương thức được khai báo dùng các tiền tố private và static thì không được khai báo là trừu tượng abstract. Tiền tố private thì không thể truy xuất từ các lớp dẫn xuất, còn tiền tố static thì chỉ dùng riêng cho lớp khai báo mà thôi. 3.3.3.5 Phương thức finalize() Trong java không có kiểu dữ liệu con trỏ như trong C, người lập trình không cần phải quá bận tâm về việc cấp phát và giải phóng vùng nhớ, sẽ có một trình dọn dẹp hệ thống đảm trách việc này. Trình dọn dẹp hệ thống sẽ dọn dẹp vùng nhớ cấp phát cho các đối tượng trước khi hủy một đối tượng. Phương thức finalize() là một phương thức đặc biệt được cài đặt sẵn cho các lớp. Trình dọn dẹp hệ thống sẽ gọi phương thức này trước khi hủy một đối tượng. Vì vậy việc cài đặt một số 61 thao tác giải phóng, dọn dẹp vùng nhớ đã cấp phát cho các đối tượng dữ liệu trong phương thức finalize() sẽ giúp cho người lập trình chủ động kiểm soát tốt quá trình hủy đối tượng thay vị giao cho trình dọn dẹp hệ thống tự động. Đồng thời việc cài đặt trong phương thức finalize() sẽ giúp cho bộ nhớ được giải phóng tốt hơn, góp phần cải tiến tốc độ chương trình. Ví dụ: class A { // Khai báo các thuộc tính public void method_1() { // … } protected void finalize() { // Có thể dùng để đóng tất cả các kết nối // vào cơ sở dữ liệu trước khi hủy đối tượng. // … } } 3.4.Gói (packages) Việc đóng gói các lớp lại tạo thành một thư viện dùng chung gọi là package. Một package có thể chứa một hay nhiều lớp bên trong, đồng thời cũng có thể chứa một package khác bên trong. 62 Để khai báo một lớp thuộc một gói nào đấy ta phải dùng từ khóa package. Dòng khai báo gói phải là dòng đầu tiên trong tập tin khai báo lớp. Các tập tin khai báo lớp trong cùng một gói phải được lưu trong cùng một thư mục. Lưu ý: Việc khai báo import tất cả các lớp trong gói sẽ làm tốn bộ nhớ. Thông thường chúng ta chỉ nên import những lớp cần dùng trong chương trình. Ví dụ: package phuongtiengiaothong; class xemay { // …. } class xega extends xemay { // … } Khi đó muốn sử dụng lớp xemay vào chương trình ta sẽ khai báo như sau: import phuongtiengiaothong.xemay; 3.5.Giao diện (interface) 3.5.1.Khái niệm interface: Như chúng ta đã biết một lớp trong java chỉ có một siêu lớp trực tiếp hay một cha duy nhất (đơn thừa kế). Để tránh đi tính phức tạp của đa thừa kế (multi-inheritance) trong lập trình hướng đối tượng, Java thay thế bằng giao tiếp (interface). Một lớp có thể có nhiều giao tiếp (interface) với các lớp khác để 63 thừa hưởng thêm vùng dữ liệu và phương thức của các giao tiếp này. 3.5.2.Khai báo interface: Interface được khai báo như một lớp. Nhưng các thuộc tính của interface là các hằng (khai báo dùng từ khóa final) và các phương thức của giao tiếp là trừu tượng (mặc dù không có từ khóa abstract). Trong các lớp có cài đặt các interface ta phải tiến hành cài đặt cụ thể các phương thức này. Ví dụ: public interface sanpham { static final String nhasx = “Honda VN”; static final String dienthoai = “08-8123456”; public int gia(String s_model); } // khai báo 1 lớp có cài đặt interface public class xemay implements sanpham { // cài đặt lại phương thức của giao diện trong lớp public int gia(String s_model) { if (s_model.equals(“2005”)) return (2000); else return (1500); } public String chobietnhasx() { return (nhasx); } } 64 Có một vấn đề khác với lớp là một giao diện (interface) không chỉ có một giao diện cha trực tiếp mà có thể dẫn xuất cùng lúc nhiều giao diện khác (hay có nhiều giao diện cha). Khi đó nó sẽ kế thừa tất cả các giá trị hằng và các phương thức của các giao diện cha. Các giao diện cha được liệt kê thành chuỗi và cách nhau bởi dấu phẩy “,”. Khai báo như sau: public interface InterfaceName extends interface1, interface2, interface3 { // … } 3.5.3.Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Minh họa tính đa hình (polymorphism) trong phân cấp kế thừa thông qua việc mô tả và xử lý một số thao tác cơ bản trên các đối tượng hình học. // Định nghĩa lớp trừu tượng cơ sở tên Shape trong // tập tin Shape.java public abstract class Shape extends Object { // trả về diện tích của một đối tượng hình học shape public double area() { return 0.0; } // trả về thể tích của một đối tượng hình học shape public double volume() { return 0.0; } 65 // Phương thức trừu tượng cần phải được hiện thực // trong những lớp con để trả về tên đối tượng // hình học shape thích hợp public abstract String getName(); } // end class Shape // Định nghĩa lớp Point trong tập tin Point.java public class Point extends Shape { protected int x, y; // Tọa độ x, y của 1 điểm // constructor không tham số. public Point() { setPoint( 0, 0 ); } // constructor có tham số. public Point(int xCoordinate, int yCoordinate) { setPoint( xCoordinate, yCoordinate ); } // gán tọa độ x, y cho 1 điểm public void setPoint( int xCoordinate, int yCoordinate ) { x = xCoordinate; y = yCoordinate; } // lấy tọa độ x của 1 điểm public int getX() { return x; } 66 // lấy tọa độ y của 1 điểm public int getY() { return y; } // Thể hiện tọa độ của 1 điểm dưới dạng chuỗi public String toString() { return "[" + x + ", " + y + "]"; } // trả về tên của đối tượng shape public String getName() { return "Point"; } } // end class Point Định nghĩa một lớp cha Shape là một lớp trừu tượng dẫn xuất từ Object và có 3 phương thức khai báo dùng tiền tố public. Phương thức getName() khai báo trừu tượng vì vậy nó phải được hiện thực trong các lớp con. Phương thức area() (tính diện tích) và phương thức volume() (tính thể tích) được định nghĩa và trả về 0.0. Những phương thức này sẽ được khai báo chồng trong các lớp con để thực hiện chức năng tính diện tích cũng như thể tích phù hợp với những đối tượng hình học tương ứng (đường tròn, hình trụ, …) Lớp Point: dẫn xuất từ lớp Shape. Một điểm thì có diện tích và thể tích là 0.0, vì vậy những phương thức area() và volume() của lớp cha không cần khai báo chồng trong lớp Point, chúng được thừa kế như đã định nghĩa trong lớp trừu tượng Shape. Những phương thức khác như setPoint(…) để 67 gán tọa độ x, y cho một điểm, còn phương thức getX(), getY() trả về tọa độ x, y của một điểm. Phương thức getName() là hiện thực cho phương thức trừu tượng trong lớp cha, nếu như phương thức getName() mà không được định nghĩa thì lớp Point là một lớp trừu tượng. // Định nghĩa lớp Circle trong tập tin Circle.java public class Circle extends Point { // Dẫn xuất từ lớpPoint protected double radius; // constructor không tham số public Circle() { // ngầm gọi đến constructor của lớp cha setRadius( 0 ); } // constructor có tham số public Circle( double circleRadius, int xCoordinate, int yCoordinate ) { // gọi constructorcủa lớp cha super( xCoordinate, yCoordinate ); setRadius( circleRadius ); } // Gán bán kính của đường tròn public void setRadius( double circleRadius ) { radius = ( circleRadius >= 0 ? circleRadius:0 ); } // Lấy bán kính của đường tròn 68 public double getRadius() { return radius; } // Tính diện tích đường tròn Circle public double area() { return Math.PI * radius * radius; } // Biểu diễn đường tròn bằng một chuỗi public String toString() { return "Center = " + super.toString() + "; Radius = " + radius; } // trả về tên của shape public String getName() { return "Circle"; } } // end class Circle Lớp Circle dẫn xuất từ lớp Point, một đường tròn có thể tích là 0.0, vì vậy phương thức volume() của lớp cha không khai báo chồng, nó sẽ thừa kế từ lớp Point, mà lớp Point thì thừa kế từ lớp Shape. Diện tích đường tròn khác với một điểm, vì vậy phương thức tính diện tích area() được khai báo chồng. Phương thức getName() hiện thực phương thức trừu tượng đã khai báo trong lớp cha, nếu phương thức getName() không khai báo trong lớp Circle thì nó sẽ kế thừa từ lớp Point. Phương thức setRadius dùng để gán một bán kính (radius) mới cho một 69 đối tượng đường tròn, còn phương thức getRadius trả về bán kính của một đối tượng đường tròn. // Định nghĩa lớp hình trụ Cylinder // trong tập tin Cylinder.java. public class Cylinder extends Circle { // chiều cao của Cylinder protected double height; // constructor không có tham số public Cylinder() { // ngầm gọi đến constructor của lớp cha setHeight( 0 ); } // constructor có tham số public Cylinder( double cylinderHeight, double cylinderRadius, int xCoordinate, int yCoordinate ) { // Gọi constructor của lớp cha super( cylinderRadius, xCoordinate, yCoordinate ); setHeight( cylinderHeight ); } // Gán chiều cao cho Cylinder public void setHeight( double cylinderHeight ) { height = ( cylinderHeight >= 0 ? cylinderHeight :0 ); } 70 // Lấy chiều cao của Cylinder public double getHeight() { return height; } // Tính diện tích xung quanh của Cylinder public double area() { return 2 * super.area() + 2 * Math.PI * radius * height; } // Tính thể tích của Cylinder public double volume() { return super.area() * height; } // Biểu diễn Cylinder bằng một chuỗi public String toString() { return super.toString() + "; Height = " + height; } // trả về tên của shape public String getName() { return "Cylinder"; } } // end class Cylinder 71 Lớp Cylinder dẫn xuất từ lớp Circle. Một Cylinder (hình trụ) có diện tích và thể tích khác với một Circle (hình tròn), vì vậy cả hai phương thức area() và volume() cần phải khai báo chồng. Phương thức getName() là hiện thực phương thức trừu tượng trong lớp cha, nếu phương thức getName() không khai báo trong lớp Cylinder thì nó sẽ kế thừa từ lớp Circle. Phương thức setHeight dùng để gán chiều cao mới cho một đối tượng hình trụ, còn phương thức getHeight trả về chiều cao của một đối tượng hình trụ. // Test.java // Kiểm tra tính kế thừa của Point, Circle, Cylinder với // lớp trừu tượng Shape. // Khai báo thư viện import java.text.DecimalFormat; public class Test { // Kiểm tra tính kế thừa của các đối tượng hình học public static void main( String args[] ) { // Tạo ra các đối tượng hìnhhọc Point point = new Point( 7, 11 ); Circle circle = new Circle( 3.5, 22, 8 ); Cylinder cylinder = new Cylinder( 10, 3.3, 10, 10 ); // Tạo một mảng các đối tượng hình học Shape arrayOfShapes[] = new Shape[ 3 ]; // arrayOfShapes[ 0 ] là một đối tượng Point arrayOfShapes[ 0 ] = point; // arrayOfShapes[ 1 ] là một đối tượng Circle arrayOfShapes[ 1 ] = circle; // arrayOfShapes[ 2 ] là một đối tượng cylinder arrayOfShapes[ 2 ] = cylinder; // Lấy tên và biểu diễn của mỗi đối tượng hình học 72 String output = point.getName() + ": " + point.toString() + "\n" + circle.getName() + ": " + circle.toString() + "\n" + cylinder.getName() + ": " + cylinder.toString(); DecimalFormat precision2 = new DecimalFormat( "0.00" ); // duyệt mảng arrayOfShapes lấy tên, diện tích, thể tích // của mỗi đối tượng hình học trong mảng. for ( int i = 0; i < arrayOfShapes.length; i++ ) { output += "\n\n" + arrayOfShapes[ i ].getName() + ": " + arrayOfShapes[ i].toString() + "\n Area = " + precision2.format( arrayOfShapes[ i ].area() ) + "\nVolume = " + precision2.format( arrayOfShapes[ i ].volume() ); } System.out.println(output); System.exit( 0 ); } } // end class Test Kết quả thực thi chương trình: 73 Ví dụ 2: Tương tự ví dụ 1 nhưng trong ví dụ 2 chúng ta dùng interface để định nghĩa cho Shape thay vì một lớp trừu tượng. Vì vậy tất cả các phương thức trong interface Shape phải được hiện thực trong lớp Point là lớp cài đặt trực tiếp interface Shape. // Định nghĩa một interface Shape trong tập tin shape.java public interface Shape { // Tính diện tích public abstract double area(); // Tính thể tích public abstract double volume(); // trả về tên của shape public abstract String getName(); } Lớp Point cài đặt/hiện thực interface tên shape. // Định nghĩa lớp Point trong tập tin Point.java public class Point extends Object implements Shape { protected int x, y; // Tọa độ x, y của 1 điểm // constructor không tham số. public Point() { setPoint( 0, 0 ); } // constructor có tham số. public Point(int xCoordinate, int yCoordinate) { setPoint( xCoordinate, yCoordinate ); 74 } // gán tọa độ x, y cho 1 điểm public void setPoint( int xCoordinate, int yCoordinate ) { x = xCoordinate; y = yCoordinate; } // lấy tọa độ x của 1 điểm public int getX() { return x; } // lấy tọa độ y của 1 điểm public int getY() { return y; } // Thể hiện tọa độ của 1 điểm dưới dạng chuỗi public String toString() { return "[" + x + ", " + y + "]"; } // Tính diện tích public double area() { return 0.0; } // Tính thể tích public double volume() 75 { return 0.0; } // trả về tên của đối tượng shape public String getName() { return "Point"; } } // end class Point Lớp Circle là lớp con của lớp Point, và cài đặt/hiện thực gián tiếp interface tên shape. // Định nghĩa lớp Circle trong tập tin Circle.java public class Circle extends Point { // Dẫn xuất từ lớpPoint protected double radius; // constructor không tham số public Circle() { // ngầm gọi đến constructor của lớp cha setRadius( 0 ); } // constructor có tham số public Circle( double circleRadius, int xCoordinate, int yCoordinate ) { // gọi constructorcủa lớp cha super( xCoordinate, yCoordinate ); setRadius( circleRadius ); } 76 // Gán bán kính của đường tròn public void setRadius( double circleRadius ) { radius = ( circleRadius >= 0 ? circleRadius:0 ); } // Lấy bán kính của đường tròn public double getRadius() { return radius; } // Tính diện tích đường tròn Circle public double area() { return Math.PI * radius * radius; } // Biểu diễn đường tròn bằng một chuỗi public String toString() { return "Center = " + super.toString() + "; Radius = " + radius; } // trả về tên của shape public String getName() { return "Circle"; } } // end class Circle // Định nghĩa lớp hình trụ Cylinder // trong tập tin Cylinder.java. 77 public class Cylinder extends Circle { // chiều cao của Cylinder protected double height; // constructor không có tham số public Cylinder() { // ngầm gọi đến constructor của lớp cha setHeight( 0 ); } // constructor có tham số public Cylinder( double cylinderHeight, double cylinderRadius, int xCoordinate, int yCoordinate ) { // Gọi constructor của lớp cha super( cylinderRadius, xCoordinate, yCoordinate ); setHeight( cylinderHeight ); } // Gán chiều cao cho Cylinder public void setHeight( double cylinderHeight ) { height = ( cylinderHeight >= 0 ? cylinderHeight :0 ); } // Lấy chiều cao của Cylinder public double getHeight() { return height; 78 } // Tính diện tích xung quanh của Cylinder public double area() { return 2 * super.area() + 2 * Math.PI * radius * height; } // Tính thể tích của Cylinder public double volume() { return super.area() * height; } // Biểu diễn Cylinder bằng một chuỗi public String toString() { return super.toString() + "; Height = " + height; } // trả về tên của shape public String getName() { return "Cylinder"; } } // end class Cylinder // Test.java // Kiểm tra tính kế thừa của Point, Circle, Cylinder với // interface Shape. // Khai báo thư viện import java.text.DecimalFormat; 79