🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật Ebooks Nhóm Zalo Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỎ HÀ NỘI GIÁ O TRÌN H KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT BÀI GIÀNG: ThS. ĐOÀN THÌ TỐ UYÊN ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC HOA 7 ế NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỎ HÀ NỘI GIÁ O TRÌN H KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT THS. ĐOÀN THỊ TÓ UYÊN & THS. NGUYỄN THỊ NGỌC HOA Đồng chủ biên NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP HÀ NỘI, 2011 TẬP THẺ TÁC GIẢ Vấn đề Ì: TS. Đố Đức Hống Hà Ths. Đoàn Thị Tố Uyên Vấn đề 2: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa Vấn đề 3: Ths. Đoàn Thị Tố Uyên Vấn đề 4: Ths. Đoàn Thị Tố Uyên CN. Cao Kim Oanh Vấn đề 5: Ths. Đoàn Thị Tố Uyên 2 L Ờ I NÓI ĐẦU Xin chào các anh/chị học viên! Chúng tối rất hân hanh được gặp gỡ các anh/chị qua cuốn Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo Văn bản pháp luật Kỹ thuật soạn thảo Văn bàn pháp luật là môn học bắt buộc trong hệ thống đào tạo Cử nhân luật ở nước ta hiện nay, được thiết kế dành cho sinh viên năm thứ hai, nhằm cung cấp những lý luận cơ bản về văn bản; chủ thể ban hành, trình tự, thủ tục ban hành; hình thức, nội dung Văn bản pháp luật; là cơ sờ để vận dụng soạn thảo văn bản hoàn chinh, giải quyết công việc phát sinh trên thực tế, điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Giáo ừình này gốm những nội dung bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để giảng dạy cho học viên, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng. Môn học gốm 5 vấn đề, với những nội dung cơ bản nhất về soạn thảo Văn bản pháp luật được sắp xếp từ những lý luận chung đến những kiến thức cụ thể. Những kiến thức cung cấp cho học viên, sinh viên những hiểu biết, kỹ năng giúp cho người học làm quen với công tác quản lý, là cơ sở cần thiết phục vụ cho công tác; cụ thể là: Vấn đề Ì. Khái quát môn học Kỹ thuật soạn thảo Văn bản pháp luật; Vấn đề 2. Soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật; Vấn đề 3. Soạn thào Văn bàn áp dụng pháp luật; Vấn đề 4. Soạn thảo văn bản hành chính; Vấn đề 5. Kiểm tra, xử lý Văn bàn pháp luật và soạn thào văn bản có nội dung xử lý Văn bàn pháp luật khiếm khuyết. Trong mỗi vấn đề nêu trên, chúng tôi trình bày theo ba phần: mờ đầu, các nội dung và kết luận. - Phần mở đầu: chỉ rõ những nội dung chính sẽ được trình bày; mục tiêu chung và mục tiêu cụ thế mà anh/chị cần đạt được; tổng thời gian dành cho anh/ chị nghiên cứu vấn đề đó. - Phần các nội dung: trình bày lý thuyết và thực hành về những nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu, những yêu cầu cụ thể mà anh/chị cần đạt được và thời gian đành cho anh/chị nghiên cứu từng nội dung. Sau mỗi nội dung, 3 chúng tôi đưa ra các câu hỏi tụ luận hoặc trắc nghiệm với nhiều sự lụa chọn khác nhau để anh/chị tự kiểm tra kiến thức của mình. 1 » t í £ * *« * - Phân két luận: tông két lại những kiên thức cơ bản của từng vân đê mà anh/chị cần lĩnh hội thông qua các câu hỏi nội dung, câu hòi suy luận và bài tập tình huống Đe giúp các anh/chị tự kiểm tra, đánh giá kiến thức của mình và tự tin hem trong học tập, nghiên cứu môn Kỹ thuật soạn thào Văn bản pháp luật, sau mỗi vấn đề chúng tôi đều đưa ra Đáp án: cho từng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. Ngoài ra, để anh/chị có thể mờ rộng và nâng cao kiến thức của mình, cuối mỗi vấn đề chúng tôi đều tập hợp danh mục những tài liệu tham khảo có liên quan. Học liệu kèm theo Giáo trình này gốm: tài liệu in ấn và đĩa CD-ROM (sách điện tử) - những thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh giúp anh/chị tự luyện bài trắc nghiệm và tự luận cũng như tạo hứng thú hơn trong học tập. Ngoài ra, các vấn đề cơ bản của môn học còn được phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và trang web: www.hou.edu.vn là những nguốn thông tin bổ ích giúp anh/chị học tập, nghiên cứu môn Kỹ thuật soạn thảo Văn bản pháp luật mọi lúc, mọi nơi. Với cách viết ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu, chúng tôi tin rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp anh/chị học tập tốt môn Kỹ thuật soạn thảo Văn bàn pháp luật. Trong quá trình tô chức biên soạn, các tác giả đã có nhiều nỗ lực, nghiêm túc tham khảo nhiêu nguôi! tài liệu, tuy nhiên, không thể tránh khỏi những hạn chế khiêm khuyết nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các đống nghiệp, các độc giả, và các anh/chị học viên để giáo trình được hoàn thiện hơn cho lần tái bản. NHÓM TÁC GIẢ 4 N ĂM VẤN ĐỀ CỦA MÔN HỌC Kỹ thuật soạn thảo Văn bàn pháp luật là môn khoa học pháp lý mang tính úng dụng rất quan trọng, được thiết kế dành cho học viên, sinh viên sau khi đã nghiên cứu các môn học như Các nguyên lý cơ bản về chù nghĩa Mác-Lênin, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính... nhằm cung cấp kiến thức lý luận cơ bản về soạn thảo Văn bản pháp luật: Thẩm quyền ban hành Văn bản pháp luật; Trình tự, thủ tục ban hành Văn bản pháp luật; Cách thức trình bày hình thức, nội dung từng loại văn bản như Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính (bao gốm Văn bản áp dụng pháp luật, vãn bản hành chính thông thường); Cách thức diễn đạt ngôn ngữ và phân chia, sắp xếp nội dung văn bản; Kiểm tra, xù lý Vãn bản pháp luật. Ngoài ra, môn học còn trang bị những kiến thức cơ bản về việc soạn thảo tùng loại văn bản cụ thể như: luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, chi thị, nghị quyết, công văn, báo cáo, tờ trình, biên bàn... Nghiên cứu môn Kỹ thuật soạn thảo Văn bản pháp luật giúp các anh/ chị nam được: khái niệm, các loại Văn bản pháp luật, chức năng cùa Văn bản pháp luật cũng như vai trò của công tác soạn thào Văn bản pháp luật; quy trình ban hành Văn bản pháp luật và các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đối với Văn bản pháp luật; quy tắc sư dụng ngôn ngữ trong Văn bản pháp luật nhất là cách thức soạn thào hình thức và nội dung của Văn bàn pháp luật nói chung và từng loại văn bản do các chù thể ban hành như: Văn bản quy phạm pháp luật (luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, chi thị, thông tư...); Văn bản áp dụng pháp luật (quyết định, nghị quyết, chi thị...) và nhóm văn bản hành chính (công văn, biên bàn, báo cáo, tờ trình, thông báo...). Ngoài ra, môn Kỹ thuật soạn thảo Văn bản pháp luật còn giúp người học nắm vững kiến thức để kiểm tra, rà soát những văn bản đã được ban hành với mục đích phát hiện khiếm khuyết cùa văn bàn nhằm hoàn thiện chúng. Từ hoạt động kiểm tra, các chù thể có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý những Văn bản pháp luật khiếm khuyết. Môn học sẽ trang bị cho người học kiến thức về xử lý văn bản khiếm khuyết và nhất là soạn thảo hoàn chinh về hình thức và nội dung cùa Văn bàn pháp luật để xử lý Văn bản pháp luật khiếm khuyết. 5 Vấn đề Ì KHÁI QUÁT MÔN HỌC KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÃN BẢN PHÁP LUẬT Xin chào các anh/chị học viên! Chúng tôi rất hân hạnh được trao đổi với các anh/ chị vấn đề Ì của môn Kỹ thuật soạn thảo Văn bản pháp luật - vấn đề khái quát môn học kỹ thuật soạn thảo Vàn bản pháp luật; vấn đề này gốm năm phần: - Phần ì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn Kỹ thuật soạn thảo Văn bàn pháp luật; - Phần li. Khái niệm và phân loại Văn bàn pháp luật; - Phần HI. Chức năng của Văn bản pháp luật; - Phần IV. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Văn bản pháp luật; - Phần V. Trình tự, thù tục ban hành Văn bàn pháp luật. Mục tiêu chung Nghiên cứu vấn đề này, anh/ chị có thể hiểu được những vấn đề cơ bản cùa môn Kỹ thuật soạn thảo Văn bàn pháp luật. Mục tiêu cụ thể - Xác định được đối tượng và phương pháp nghiên cứu cùa môn Kỹ thuật soạn thảo Văn bản pháp luật; - Nêu được khái niệm và đặc điểm cùa Văn bàn pháp luật- - Làm rõ được các loại Vàn bản pháp luật; - Trình bày được các chức năng của Văn bản pháp luật; - Xác định được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Văn bản pháp luật- - Phân tích được các thủ tục, trình tự chung ban hành Văn bàn pháp luật. Chúc các anh/chị đạt kết quả tốt! 6 Nội dung ì. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 1. Đôi tượng nghiên cữu Vãn bản pháp luật là phương tiện ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong hoạt động quàn lý của các cơ quan nhà nước cũng như cá nhân có thẩm quyền. Đống thời văn bản pháp luật cũng thể hiện tính pháp lý, tính mệnh lệnh, quàn lý điều hành, chi huy, tính thống nhất về hình thức và nội dung cùa từng loại và phản ánh kết quả hoạt động quản lý trên các lĩnh vực. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình các chủ thể luôn ban hành Văn bản pháp luật nhằm thực hiện hoạt động quản lý một cách có hiệu quả nhắt. Xây dựng Văn bàn pháp luật không chi là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền mà còn là môn khoa học pháp lý mang tính ứng dụng. Môn học này có đối tượng nghiên cứu là những yếu tố có liên quan trực tiếp đến sự hình thành Văn bản pháp luật, bao gốm: - Nghiên cứu về thẩm quyền ban hành Văn bản pháp luật bao gốm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung cùa Văn bản pháp luật; - Thủ tục, trinh tự ban hành Văn bản pháp luật; - Cách thức soạn thảo hình thức của Văn bản pháp luật; - Cách thức soạn thảo nội dung của Văn bản pháp luật; - Quy tắc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trong Văn bản pháp luật; - Kiểm tra và xử lý Văn bản pháp luật. Những yếu tố có liên quan trực tiếp đến sự hình thành Văn bản pháp luật ừên đây được nghiên cứu chi tiết theo từng loại Văn bàn pháp luật như Văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản áp dụng pháp luật (cá biệt) và văn bản hành chính thông thường. 2. Phương pháp nghiên cệu Giống như những môn khoa học pháp lý khác, Kỹ thuật soạn thảo Văn bản pháp luật cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng mà môn học nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tống hợp. - Phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu sâu về mọi vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động soạn thảo Văn bàn pháp luật như: phân tích về thẩm quyền ban hành Văn bản pháp luật; về khái niệm, đặc điếm của từng loại 7 Văn bản pháp luật; về thủ tục, bình tự ban hành cũng như kết cấu hình thức, bô cục nội dung của Vãn bản pháp luật. - Phương pháp so sánh được môn học sử dụng nhăm tìm ra diêm giong va điểm khác biệt của từng vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của môn học, điên hình như: + So sánh các loại Văn bản pháp luật với nhau: Văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản áp dụng pháp luật và vãn bàn hành chính thông thường. + So sánh thủ tục, trình tự ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật, Văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thông thường. + So sánh giữa lý luận, pháp luật và thực tiễn về hoạt động soạn thảo Văn bản pháp luật, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. + So sánh giữa các thời kỳ khác nhau về lịch sử soạn thảo Văn bản pháp luật. Thời kỳ sau kế thừa về lý luận cũng như những điểm hợp lý trong quy định của pháp luật về công tác soạn thảo Văn bản pháp luật của thời kỳ trước nhằm mục đích xây dựng Văn bản pháp luật ngày càng đáp ứng yêu cầu về chất lượng. - Phương pháp tổng hợp đuợc môn học sử dụng để nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề liên quan đến quá trình ban hành Vãn bản pháp luật như từ cách thức, phương pháp trình bày về hình thức, về nội dung cùa mỗi loại Văn bàn pháp luật được khái quát lên thành vấn đề lý luận cơ bản về soạn thảo Văn bản pháp luật ban hành bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý. THỰC HÀNH Câu hỏi trắc nghiệm Hãy chọn phương án trà lời đúng trong những câu hỏi sau: Câu 1: Đối tượng nghiên cứu cùa môn học Kỹ thuật soạn thảo Văn bàn pháp luật là: A. Văn bàn pháp luật B. Soạn thào Văn bản pháp luật. c. Cách thức soạn thào Văn bản pháp luật. D. Các yêu tô có liên quan trực tiếp đến sự hình thành Văn bàn pháp luật Câu 2: Phương pháp nghiên cứu cùa môn học Kỹ thuật soạn tháo Văn ban pháp luật là: A. Phương pháp phân tích 8 B. Phương pháp tổng hợp c. Phương pháp so sánh D. Cả A, B, c. Câu/lỏi tự luận Câu 1. Trình bày đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn học Kỹ thuật soạn thảo Văn bản pháp luật? l i . KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm văn bàn pháp luật về mặt khoa học: Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm Văn bản pháp luật của các nhà nghiên cửu. Theo quan điểm cùa Giáo trình Xây dựng Văn bản pháp luật của Trường đại học Luật Hà Nội thì "Văn bàn pháp luật là hình thệc thể hiện ý chí của chù thế có thấm quyền, thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết, được ban hành theo hình thệc, thủ tục pháp luật quy định, nhằm đạt được mục tiêu quàn lý đã đặt ra ". Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng "Văn bàn pháp luật là văn bàn do chủ thế có thẩm quyền ban hành theo những thù tục và hình thệc pháp luật quy định, thể hiện ý chi nhà nước "; hoặc "Văn bàn pháp luật là văn bàn do chủ thế có thẩm quyển ban hành theo hình thệc, thủ tục pháp luật quy định, nội dung thể hiện ý chi nhà nước tác động vào các đối tượng quàn lý có liên quan nhằm đạt được những mục tiêu quản lý đã đặt ra ". Từ các quan điểm trên đây, có thể hiểu "Văn bản pháp luật là văn bản được ban hành bởi những chù thê có thâm quyên theo trình tự, thủ tục và hình thệc pháp luật quy định, có nội dung là ý chí nhà nước hoặc truyền tải những thông tin trong hoạt động quàn lý, nhằm đạt được mục tiêu quàn lý có hiệu quà nhất". 2. Đặc điếm Văn bản pháp luật Mặc dù có nhiều cách thể hiện khái niệm Văn bản pháp luật khác nhau, nhưng các quan điểm đó đều thống nhất các dấu hiệu đặc trưng cùa Văn bản pháp luật sau đây: Thệ nhất, Văn bản pháp luật được ban hành bời những chù thề có thẩm quyền (nhân danh Nhà nước) do pháp luật quy định. "Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do luật pháp quy 9 định"1. Còn "ban hành Văn bàn pháp luật" là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự đã được quy định để đua ra các Văn bản pháp luật • Như vậy, chủ thể có thẩm quyền ban hành Văn bản pháp luật được biêu là các chủ thể đuợc nhà nước trao quyền xem xét ban hành một Văn bản pháp luật theo quy định của pháp luật. Có nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành Văn bản pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gốm: - Các cơ quan nhà nước: + Cơ quan lập pháp: Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đống nhân dân các cấp. + Cơ quan hành pháp: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp. + Cơ quan tư pháp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tinh và huyện... + Chủ tịch nước. - Các cá nhân có thẩm quyền bao gốm: thủ trường các cơ quan nhà nước (như: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân...); thủ trường các đơn vị sự nghiệp cùa Nhà nước (như: Hiệu trường các trường đại học, cao đẳng, Viện trường...); một số công chức của cơ quan nhà nước (thanh tra viên, nhân viên thuế vụ, nhân viên kiểm lâm, cảnh sát, bộ đội biên phòng...)3; Người chi huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời sân bay, bến cảng4 có quyền ban hành quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người vi phạm hành chính; Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị xã hội có thẩm quyền phối hợp với ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành Văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề được ữao quyền quản lý nhà nước. Thị hai, Văn bàn pháp luật thể hiện ý chí nhà nước tác động vào các đối tượng quản lý có liên quan nhăm đạt mục tiêu quàn lý. Y chí nhà nước được thê hiện trong Văn bàn pháp luật được hiêu là những mệnh lệnh, yêu câu mà cơ quan ban hành văn bàn đặt ra đôi với đôi tượng tác động cùa văn bàn. Ý chí cùa nhà nước được biểu hiện dưới hai dạng: ' Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa. Hà Nội, 1999. 2 Từ điền Luật học. 3 Xem từ Điều 28 đến Điều 42, Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sứa đối. bố sung năm 2008). 4Điều 45, Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sứa đổi, bổ sung năm 2008). lũ + Dạng các Quy phạm pháp luật + Dạng các mệnh lệnh cụ thể. Thệ ba. Vãn bản pháp luật luôn mang tính bắt buộc và được bảo đàm thực hiện bằng nhà nước. Vì nội dung Văn bản pháp luật chứa đựng ý chí Nhà nước nên Văn bàn pháp luật luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh Nhà nước. - Vãn bàn pháp luật có giá trị bai buộc thi hành đổi vói mọi đối tượng Bên quan. Là ý chí Nhà nước nên nội dung Văn bản pháp luật được các chủ thể có thẩm quyền xác lập một cách đơn phương để tác động lên các đối tượng quản lý có liên quan, buộc những đối tượng này phải tuân thủ, không được phép vi phạm. Sự tác động này có thể thấy rõ trong các Văn bản pháp luật (có nội dung bắt buộc thi hành) và ngay cả trong một số trường hợp văn bản quản lý hành chính nhà nước có nội dung là các thông tin chi dẫn như công văn, thông báo, công điện mà cơ quan có thẩm quyền cấp trên gửi xuống. - Các Văn bản pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng Nhà nước. Văn bản pháp luật được ban hành để tác động lên các đối tượng quản lý có liên quan nên việc đảm bảo thi hành nội dung văn bản là một vấn đề rất quan trọng. Để ý chí Nhà nước được thi hành có hiệu quà ữong thực tiễn, Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như: giáo dục, tuyên truyền, kinh tế, tổ chức hành chính và đặc biệt là biện pháp cưỡng chế nhà nước. Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng ý chí của Nhà nước trong các Văn bản pháp luật có thể làm phát sinh trách nhiệm pháp lý cùa người vi phạm. Thệ tư, Văn bản pháp luật được ban hành theo thù tục pháp luật quy định. Thủ tục ban hành Văn bản pháp luật là những quy định cùa Nhà nước về cách thức, trình tự mà các chủ thể có thẩm quyền cần phải tiến hành khi ban hành Văn bản pháp luật. Các Văn bản pháp luật đều được ban hành theo thù tục, trình tự pháp luật quy định. Tùy theo mỗi loại Văn bản pháp luật khác nhau mà thủ tục ban hành cùa chúng cũng khác biệt. Thù tục ban hành Văn bàn pháp luật một mặt là thủ tục chung cho việc ban hành một loại hay một nhóm văn bản như: thủ tục ban hành luật, pháp lệnh cùa Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội; thủ tục ban hành nghị định cùa Chính phủ; thù tục ban hành quyết định, chi thị của ủy ban nhân dân các cấp... Các thủ tục này đảm bảo cho văn bàn được xây dựng theo l i quy trình vừa hợp pháp vừa hợp lý nhàm nâng cao chất lượng của các Văn bản pháp luật khi được ban hành. Ví dụ: Khi ban hành Vãn bản quy phạm pháp luật, các chủ thể GÒ thẩm quyền phải tuân theo trình tự mà Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đống nhân dận, ủy ban nhân dẩn năm 2004 quy định từ khâu lập chuông trình, soạn thào, thâm định, thẩm ứa, lấy ý kiến đóng góp cho đến thông qua, ký, công bố ban hành. Mặt khác, trong một số trường hợp cụ thể, Nhà nước còn đưa ra những thủ tục mà các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật càn phải tuân thủ, nếu không văn bản đó sẽ không có giá trị pháp lý. Ví dụ: Thủ tục lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạttiền trên 200.000 đông. Thệ năm, Văn bàn pháp luật được trinh bày theo hình thức pháp luật quy định. Hình thức của Vãn bản pháp luật bao gốm tên loại văn bản và thể thức trình bày cùa Văn bản pháp luật. Hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay bao gốm nhiều loại văn bản. Các loại văn bàn này không chì khác nhau về tên gọi mà còn về cách thức trình bày. Thẩm quyền ban hành tên loại Văn bản pháp luật cũng như cách thức trình bày hình thức của từng loại văn bản đều được Nhà nước quy định cụ thể trong những văn bàn khác nhau như Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; Nghị định số 24/2009/NĐ-CP, ngày 05/3/2009 của Chính phù quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật năm 2008; Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, ngày 08/4/2004 cua Chính phủ về công tác văn thư, Nghị định số 09/2010/NĐ-CP, ngày 08/02/2010 cùa Chính phù sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Quyết định số 20/2002/QĐ-KHCN, ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) số 5700 quy định về mẫu trình bày văn bản quàn lý nhà nước; Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 cùa Bộ Nội vại và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. - Khi soạn thảo văn bản đê giải quyết công việc nào đó, cơ quan nhà nước cân căn cử vào các quy định cùa pháp luật và nội dung, tính chất côn2 việc để lựa chọn loại văn bản đúng với thâm quyền cùa mình và phù hợp với tình huống 12 thực tế cần giải quyết đống thời cần phải trình bày văn bản theo đúng thể thức mà pháp luật quy định. - Pháp luật cũng quy định các Văn bản pháp luật cần được trình bày theo kết cấu chung về hình thức vãn bản như vị trí và cách thức thể hiện một số chi tiết thuộc về mẫu trình bày văn bản (cỡ chữ, kiểu chữ, dấu gạch chân..) cho mỗi đề mục hình thức: quốc hiệu, tên cơ quan ban hành... 3. Phân loại Văn bản pháp luật Có rất nhiều cách phân loại Văn bản pháp luật dựa trên các tiêu chí khác nhau. * Tiêu chí chủ thể ban hành: Văn bản pháp luật được chia thành: Văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực, Văn bản pháp luật của cơ quan hành chính, Văn bản pháp luật của cơ quan xét xử. * Tiêu chí phạm vi tác động: Văn bản pháp luật được chia thành văn bản có phạm vi tác động trên toàn quốc và văn bản có phạm vi tác động ứên địa phương. * Tiêu chí hiệu lực pháp lý: Văn bản pháp luật được chia thành văn bản luật và văn bản dưới luật. Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất hiện nay chính là phân loại theo tiêu chí sự khác nhau về nội dung. Căn cứ theo tiêu chí này Văn bản pháp luật đuợc phân thành 2 nhóm: - Văn bản quy phạm pháp luật; - Văn bản áp dụng pháp luật. Mỗi nhóm văn bản này ngoài những đặc điểm chung đã nêu trên còn có một số nét đặc thù về nội dung, tính chất, vai trò, từ đó dẫn tới những điểm khác biệt trong việc xây dựng từng nhóm văn bản cụ thể. 3.1. Văn bản quy phạm pháp luật * Khái niệm: "Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thù tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung và được Nhà nước đảm bào thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội". * Đặc điểm: Thông qua khái niệm trên về Văn bản quy phạm pháp luật, ngoài nhũng đặc điểm của Văn bản pháp luật, Văn bàn quy phạm pháp luật còn có thêm một số đặc điểm như: 13 - Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các Quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thục tiễn đời sổng; - Văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở dể ban hành ra các Văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Ví dụ: Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đựợc Quốc hội b a n hành là Văn bản quy phạm pháp luật. Dựa trên những quy định của Luật này, các cơ quan ban hành quyết định để bổ nhiệm hoặc điều động công chức thuộc thẩm quyển. 3.2. Văn bản áp dụng pháp luật * Khái niệm: Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và hình thức do pháp luật quy định, có nội dung là mệnh lệnh cụ thể với các đối tượng xác định, được thực hiện một lần trong thực tiễn. Ví dụ: Quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân tinh A được ban hành để bổ nhiệm ông Nguyễn Văn B giữ chức vụ Giám đốc Sờ Giáo dục và Đào tạo. * Đặc điểm: Ngoài những đặc điểm của Vãn bàn pháp luật, Văn bàn áp dụng pháp luật còn có những đặc điểm sau: - Là Văn bản pháp luật có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt, áp dụng một lần trong từng trường hợp cụ thể. - Văn bản được ban hành để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện các Văn bản quy phạm pháp luật trên thực tiễn. - Văn bản áp dụng pháp luật có nội dung giải quyết những công việc về: hình thành và ốn định tổ chức bộ máy nhà nước, về tổ chức nhân sự; trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng các biện pháp cuông chế nhà nước; văn bản để điều hành bộ máy trực thuộc trong những hoạt động cụ thể. - Văn bản áp dụng pháp luật bao gốm một số loại sau: + Nghị quyết + Quyết định + Chi thị 3.3. Văn bản hành chính * Khái niệm: Văn bản hành chính là Văn bản có chứa đựng nhũn" thông tin trong hoạt động quản lý của mỗi cơ quan, được ban hành để tổ chức thực hiện các Văn bản quy phạm pháp luật và Văn bàn áp dụng pháp luật. 14 Ví dụ: Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành công vãn để yêu cầu Sờ Công thương các tình về thực hiện nhiệm vụ phòng chống buôn lậu. * Đặc điểm: Tùy từng trường hợp cụ thể, nội dung các văn bản hành chính có thể mang tính quy phạm, đuợc thực hiện nhiều lần như các Văn bản quy phạm pháp luật hoặc mang tính cá biệt, được thực hiện một lần nhu các Vãn bản áp dụng pháp luật. - Văn bản hành chính trong thực tế dùng để: + Đôn đốc nhắc nhở cấp dưới thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác hoặc hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ. + Truyền đạt ý kiến của cấp có thẩm quyền về những công việc cụ thể tới những đối tượng có liên quan. + Truyền đạt nội dung chủ yếu nhàm giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách. + Ghi nhận những sự kiện pháp lý làm cơ sờ để chủ thể giải quyết công việc thuộc thẩm quyền... - Văn bản hành chính bao gốm một số loại sau: Công điện, công văn, thông báo, tờ trinh, biên bản... THỰC HÀNH Câu hói trắc nghiệm Hãy chọn phương án trả lời đúng trong những câu hỏi sau: Câu 3. Văn bản pháp luật là văn bản có những đặc trưng sau: A. Do chủ thể có thẩm quyền ban hành. B. Theo thủ tục, hình thức pháp luật quy định. c. Nội dung chứa đựng ý chí cùa Nhà nước, luôn mang tính bắt buộc, được thực hiện bời Nhà nuớc. D. Cả A, B và c. Câu 4. Văn bản pháp luật được phân loại dựa vào tiêu chí: A. Chủ thể ban hành B. Hiệu lực pháp lý c. Nội dung của Vãn bàn pháp luật D. Cá A, B, c. 15 Câu 5. Dựa vào sự khác nhau về nội đung Văn bàn pháp luật được chia thành các nhóm sau: A. Văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản áp đụng pháp luật. B. Văn bàn quy phạm pháp luật, văn bản hành chỉnh. c. Văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính. D. Văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Câu hỏi tự luận Câu 2. Hãy trình bày khái niệm và đặc điểm của Văn bản pháp luật? IU. CHỨC NĂNG CÙA VĂN BẢN PHÁP LUẬT Là loại văn bản được sử dụng trong quản lý Nhà nước, Văn bản pháp luật cũng giống như các loại văn bàn quản lý khác, đều có những chức năng nhát định. về mặt pháp lý và xã hội, Văn bản pháp luật có những chức năng sau: 1. Chệc năng pháp lý của Văn bản pháp luật Văn bản pháp luật luôn mang ữong mình những giá trị pháp lý nhất định. Văn bản pháp luật luôn đem lại hiệu quà cho hoạt động quản lý Nhà nước bang cách xác lập và bảo vệ trật tự pháp lý. Mặt khác, thông qua các Văn bàn pháp luật mà các chủ thể tham gia quá trình quản lý Nhà nước ngày càng phối hợp chặt chẽ với nhau, xác định rõ trách nhiệm và sự phối hợp trong việc thực hiện có hiệu quà nhiệm vụ của mình. Điều nàyđược thể hiện trên các phương diện sau: - Đặt ra các Quy phạm pháp luật đề điều chinh hành vi cùa cá nhân; tạo ra khuôn khổ pháp lý, làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị hoạt động quy củ, nề nếp. - Ghi lại sự tác động cũng như đánh giá sự tác động của các quy định của pháp luật, các quyết định mệnh lệnh cụ thề cùa các cơ quan Nhà nước. Chẳng hạn như ban hành văn bản cá biệt để áp dụng Quy phạm pháp luật giải quyết các công việc phát sinh trong thực tiễn... - Phản ánh quá trình giải quyết các nhiệm vụ cùa cơ quan Nhà nước như việc ban hành công văn, báo cáo, tờ trình... - Là chứng cứ và làm cơ sờ cho việc thực hiện các hoạt động quàn lý (một sô loại văn bản hành chính ghi nhận các sự kiện pháp lý đê làm cơ sờ cho việc thực hiện các hoạt động quan lý nhà nước tiếp theo) như biên bản \-ụ việc vi phạm hành chính làm cơ sờ cho việc ra các quyết định xử phạt vi phàm hành 16 chính; biên bản hòi cung bị can, biên bản ghi lời khai của nhân chứng... lảm cơ sở cho việc điều tra truy tố, xét xử đổi vói người phạm tội... 2. Chút năng thông tín cùa Văn bản phép luật Đây là chúc năng quan trọng và tổng quát nhất của văn bản nói chung và Văn bản pháp luật nói riêng. Thục tiễn đã chúng minh, việc truyền đạt thông tin qua hình thức văn bản là đảng tín cậy nhất, do đó, nó đã trờ nên thông dụng và phổ biến, không thể thiếu trong quá trình quản lý, đặc biệt là để đảm bảo tinh minh bạch, tính công khai, thông suốt khi thực hiện các hoạt động quản lý. Hiện nay, không nhũng sử dụng phương thức truyền tín bằng việc chuyển văn bản giấy đến các đối tượng tiếp nhận như truyền thống mà còn có thể áp dụng nhiều hình thức truyền tin hiện đại khác đến các đổi tượng tiếp nhận như điện báo, telex, fax, email... Có thể hình dung điều này thông qua những biểu hiện của chức năng này như sau: - Ghi lại các thông tin quản lý như trong các báo cáo, thông tin quản lý (tình hình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới những kết quả đạt được, những hạn chế bất cập...) được phản ánh một cách chi tiết trong nội dung... - Truyền đạt các thông tin quản lý từ chủ thể này đến chủ thể khác, từ nơi này đến noi khác, giúp các cơ quan quản lý thu nhận những thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý toong cùng hệ thống quàn lý hoặc từ các cơ quan này đến nhân dân. Sau khi ghi nhận các thông tin quản lý, văn bản sẽ được chuyển đến cơ quan, cá nhân khác có liên quan (bởi văn bản hành chính được dùng để truyền tin từ chủ thể này đến chủ thể khác) với những mục đích khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước được giao nhu sau khi lập báo cáo thỉ cấp dưới sẽ chuyển văn bản đó đến cấp trên, sau khi lập tờ trình dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật thì tờ trình này được gửi cùng với hố sơ dự thào để trình cấp có thẩm quyền xem xét vấn đề được trình, có cơ sờ để đưa ra các quyết định quản lý càn thiết... - Giúp các cơ quan quản lý có cơ sờ để kiểm tra, đánh giá các thông tin thu được qua các hệ thống truyền đạt (các "kênh") thông tin khác nhau. Các thông tin được các cơ quan quản lý thu nhận trên rất nhiều kênh, tuy nhiên, các thông tin được coi là nguốn chính thống chính là các thông tin được nêu trong văn bản của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các báo cáo, tờ trình... Thông qua các vãn bản này, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đối chiếu, so sánh để có được những thông tin chân thực. Chẳng hạn như khi có sự việc khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức thì chủ thể 17 giải quyết khiếu nại sẽ yêu càu các chủ thể ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại báo cáo cụ thể về sự việc... 3. Chệc năng quản lý của Văn bản pháp luật Chức năng này được hình thành gắn liền với khả năng cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý Nhà nước của Văn bản pháp luật. Với chức năng này, Văn bản pháp luật sẽ thực hiện việc thu thập thông tin phục vụ cho quản lý Nhà nước (hoạt động chi đạo, điều hành) như thông qua thông tin của các tờ trình dự thảo Văn bàn quy phạm pháp luật mà các cấp có thẩm quyền có cơ sở cũng như xem xét được sự đúng đắn của các Quy phạm pháp luật được trình, thông qua các thông tin được nêu trong các báo cáo mà cấp trên có sự định hướng phù hợp cho hoạt động của cấp duới... Ngoài ra, Văn bản pháp luật tham gia vào quá trình quản lý còn với vai trò là một công cụ thực hiện việc quản lý bang cách thông tin quản lý đến các chù thể có liên quan, tổ chức thực hiện các quyết định quản lý như việc tố chức thực hiện các quy định mới của pháp luật hay các nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của cơ quan ban hành văn bản. 4. Chệc năng văn hóa của Văn bản pháp luật Văn bàn nói chung ra đời là một sự sáng tạo, một sàn phẩm trí tuệ của con người, do đó, văn bản cũng chính là sự thể hiện nền văn hóa của nhân loại nói chung, của cộng đống xã hội nói riêng. Đối với quản lý Nhà nước cũng vậy, Văn bàn pháp luật ra đời sẽ phản ánh trình độ văn hóa quàn lý của hệ thống quản lý đó, sẽ phản ánh những giá trị văn hóa, truyền thống của nền văn hóa mà nó đang tốn tại, bởi đối tượng mà Văn bản pháp luật điều chình chính là điều kiện kinh tế, xã hội và nền tảng văn hóa của mỗi thời kỳ. Vì vậy, nâng cao chất lượng ban hành Văn bàn pháp luật cùa các chủ thể quản lý Nhà nước cũng chính là góp phần nâng cao văn hóa quản lý Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 5. Chệc năng phản ánh của Văn bản pháp luật Như vừa phân tích, Vãn bàn pháp luật là một sản phẩm cùa văn hóa quàn lý, là một sản phẩm của hoạt động quản lý, do đó, nó sẽ là một yếu tố thuộc về kiến trúc thượng tầng, thuộc về ý thức xã hội. Theo như lý luận Mác-Lênin thì kiên trúc thượng tầng sẽ chịu sự chi phối và phản ánh chính cơ sở hạ tầng cua xã hội đã tạo ra nó, tốn tại xã hội sẽ chi phối và được phản ánh bời ý thức xà hội cùng với nó. Do đó, Vãn bản pháp luật chịu sự quy định và phan ánh nsay chính cơ sờ hạ tầng, tốn tại xã hội. 18 THỰC HÀNH Câu hỏi trắc nghiệm Hãy chọn phương án trả lời đủng trong những câu hỏi sau: Câu 6. Chức năng pháp lý của Vãn bản pháp luật biểu hiện: A. Xác lập và bảo vệ trật tự xã hội. B. Ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ quàn lý. c. Là chửng cứ cho việc thực hiện hoạt động quản lý có hiệu quả. D. Cả A, B, c. Câu 7. Chức năng thông tin của Văn bản pháp luật được biểu hiện: A. Ghi lại các thông tin trong hoạt động quản lý. B. Truyền đạt các thông tin trong hoạt động quản lý từ chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý và ngược lại. c. Là cơ sở để kiểm tra và đánh giá các thông tin thu nhận được từ nhiều nguốn khác nhau. D. Cả A, B, c. Câu 8. Chức năng quàn lý của Văn bản pháp luật được biểu hiện: A. Là công cụ để Nhà nước chì đạo, điều hành các cơ quan, đơn vị cấp dưới. B. Là công cụ để tổ chức thực hiện tốt pháp luật. c. Là cơ sờ để hoạt động của mọi cơ quan, tố chức đi vào quy củ, nề nếp. D. Cả A, B, c. Câu 9. Chức năng của Văn bản pháp luật bao gốm: A. Chức năng pháp lý, chức năng thông tin, chức năng thống kê và chức năng phản ánh. B. Chức năng quàn lý, chức năng văn hóa, chức năng kinh tế và chức năng phản ánh. c. Chức năng quản lý, chức năng văn hóa, chức năng thông tin và chức năng phàn ánh. D. Chức năng pháp lý, chức năng thông tin, chức năng quản lý, chức năng văn hóa và chức năng phàn ánh. 19 câu hỏi tự luận Câu 3. Hây tình bày các chức năng cơ bản của Văn bản pháp luật? Nêu mối liên hệ giữa các chức năng đó? IV. TIÊU CHUẨN VÊ CHẤT LƯỢNG CÙA VĂN BẢN PHÁP LUẬT Văn bản pháp luật bảo đảm về chất lượng khi đáp óng những tiêu chuẩn sau: 1. Tiêu chuẩn về chính trị 1.1. Có nội dung phù hợp với chù trương, đường lối, chinh sách cùa Đảng Trong xã hội có giai cấp, các đảng phái chính trị luôn muốn thể hiện và khẳng định vai trò và mờ rộng sự ảnh hường của mình đối với các giai tầng khác. Vì vậy, Vàn bàn pháp luật luôn mang tính chính trị và phàn ánh sâu sắc ý chí của giai cấp thống trị cầm quyền. Xem xét chất lượng của Văn bản pháp luật dựa trên những yêu cầu về nội dung phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng là đòi hỏi mang tính khách quan. Yêu càu này được xuất phát từ quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong cùa giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tường Hố Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua ba hình thức: đề ra chủ trương, đường lối, chính sách; chế độ cán bộ và hoạt động kiểm tra, giám sát. Trong ba hình thức này, Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng chù trương, đường lối, chính sách được coi là chủ yếu nhất, trên cơ sở đó Nhà nước thể chế hóa tạo thành những quy định pháp luật. Như vậy, pháp luật được coi là phương tiện hữu hiệu chuyển tải toàn bộ đường lối của Đảng và đua đường lối đó vào thực tiễn đời sống. Cho nên, khi đánh giá chất lượng cùa Vãn bản pháp luật trước hết phải dựa vào đường lối, chính sách của Đảng làm chuẩn mực chính trị để xem xét nội dung văn bản. 1.2. Nội dung Văn bản pháp luật phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích chinh đáng của đối tượng chịu sự tác động (rực tiếp cùa Văn bản pháp luật Yêu cầu này đặt ra nhằm bào đàm tính khả thi của Văn bản pháp luật sau khi được ban hành. Để đáp ứng được yêu cầu này, ngay trong quá trinh ban hành Văn bản pháp luật, cơ quan soạn thảo phải tô chức lây ý kiến đóng góp cùa các tố chức xã hội, công dân cho dự thào văn bân. Đây là thu tục bắt buộc 20 khi soạn thảo Vãn bản quy phạm pháp luật được quỵ định tại Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Đống thời là hình thúc thể hiện tính dân chủ trong quá trình ban hành Vãn bản pháp luật; thu hút trí tuệ tập thể đóng góp vào dự thảo văn bản làm cho văn bản sau khi được ban hành sẽ có nội dung phù hợp với đối tượng thi hành của chính văn bản đó. 2. Tiêu chuẩn vềpháp lý (tính hợp hiển, hợp pháp) 2.1. Nội dung Văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp Tính hợp hiến đòi hỏi mọi Văn bàn pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất theo trật tự thứ bậc, hiệu lực pháp lý của Văn bàn pháp luật, tạo thành hệ thống thống nhất. Điều 146 Hiến pháp năm 1992 có quy định "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp". Để đảm bảo nguyên tắc Hiến pháp là luật cơ bản, có tính pháp lý cao nhất thì hệ thống Văn bàn pháp luật do các chù thể có thẩm quyền ban hành phải phù họp với Hiến pháp. Tính họp hiến được thể hiện thông qua hai điểm cơ bàn sau đây: Thử nhất, nội dung Văn bản pháp luật phù hợp với các quy định cụ thể của Hiến pháp. Đe đảm bảo nội dung Văn bàn pháp luật phù hợp với các quy định của Hiến pháp, cơ quan soạn thào văn bản phải nắm rõ và hiểu đúng các quy đinh cụ thể của Hiến pháp liên quan tới nội dung Văn bàn pháp luật. Thệ hai, Văn bản pháp luật phải phù họp vói tinh thần cùa Hiến pháp. Đây là vấn đề khó xác định khi ban hành Văn bản pháp luật. Thục tế ban hành văn bản chi càn không trái với các quy định của Hiến pháp thì chưa đù mà phải xác định mục đích và những nguyên tắc cơ bản của Văn bản pháp luật, hay nói cách khác chúng đã xác định phần "hốn" hoặc "tinh thẩn" cùa Hiến pháp. 2.2. Nội dung Văn bản pháp luật phải họp pháp Tính hợp pháp là "đúng với pháp luật, không trái với pháp luật" thuật ngữ này được sử dụng cùng với thuật ngữ "tính hợp hiến". Theo nghĩa nhu vậy, để bảo đảm tính hợp pháp, Văn bàn pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định; có nội dung phù hợp với quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, hình thức cùa văn bản phải phù hợp với quy định của pháp luật về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Tính hợp pháp cùa Văn bản pháp luật là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Văn bàn pháp luật được ban hành, quyết định sự tốn tại và hiệu lực pháp lý của Văn bản pháp luật. 21 Tuy nhiên tùy vào từng góc độ pháp lý khác nhau mà biểu hiện của tính hợp pháp có thể khác nhau. Thử nhất, Văn bản pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền. Thẩm quyền ban hành Văn bản pháp luật được hiểu là giói hạn quyền lực do pháp luật quy định cho chủ thể ban hành Văn bản pháp luật để giải quyết những vấn đề thuộc chóc năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Thẩm quyền ban hành Văn bản pháp luật bao gốm thẩm quyền hình thức và thẩm quyền nội dung. Thẩm quyền hình thức được hiểu là các chủ thể trong hoạt động ban hành Văn bản pháp luật đúng tên gọi do pháp luật quy định. Theo quy định này, mỗi cá nhân, cơ quan trong thẩm quyền của mình chỉ được ban hành một hoặc một số hình thức Văn bản pháp luật do luật quy định. Đây chính là quy định nhằm đảm bảo tính thống nhất cùa hệ thống Văn bản pháp luật, đống thời đảm bào duy trì tính hợp pháp của Văn bản pháp luật về mặt hình thức. Thẩm quyền về hình thức của các chủ thể trong hoạt động ban hành Văn bản pháp luật được quy định trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); các Luật Tổ chức về bộ máy nhà nước; Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật Ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật của Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004, như: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phù; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nirớc; nghị quyết cùa Hội đống nhân dân, quyết định, chỉ thị của Úy ban nhân dân. Ngoài ra, thẩm quyền hình thức của các chủ thể còn được quy định trong các đạo luật về tổ chức bộ máy; các luật, pháp lệnh điều chình từng lĩnh vực chuyên môn... Theo các quy định trên, có thể thấy số lượng các chủ thể được pháp luật xác định tên loại văn bản được ban hành theo thẩm quyền là tương đối rộng. Điều này có ý nghĩa buộc các chủ thể phải tuân thù và đàm bảo cho văn bản ban hành được hợp pháp về mặt hình thức. Một khi các chủ thề vi phạm yêu cầu này cũng có nghĩa là Văn bản pháp luật ban hành không hợp pháp về hình thức theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền nội dung là giới hạn quyền lực cùa các chù thể trong quá trình giải quyết công việc do pháp luật quy định. về thực chất, đó là chù thể ban hành Văn bàn pháp luật giải quyết công việc phát sinh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định. Trên thực tế, thẩm quyền này được quy định cụ thể trong các Văn bàn pháp luật như: Hiến pháp, Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật Ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật cùa Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004, các đạo 22 luật về tổ chức (Luật Tể chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chinh phủ; Luật Tổ chức Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân...)- Ngoài ra, thẩm quyền của các chủ thể được quỵ định trong các văn bàn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước... Thệ hai, Văn bản pháp luật ban hành phải đảm bảo hợp pháp về nội dung. Hệ thong pháp luật Việt Nam là hệ thống tập trang, thống nhất từ Trang ương đến địa phương. Để đàm bảo tính thống nhất Văn bản pháp luật phải được ban hành theo trật tự pháp lý từ trên xuống dưới, Văn bản quy phạm pháp luật cấp dưới phải phù hợp với Văn bản quy phạm pháp luật cấp trên. Nói cách khác, văn bản đó phải đảm bảo tính hợp pháp. Muốn như vậy, việc trước tiên khi ban hành Văn bản pháp luật là phải xác định căn cứ pháp lý để ban hành. Trong hoạt động ban hành Văn bản pháp luật, cơ sở pháp lý là những chuẩn mực pháp luật được quy định trong các văn bản liên quan mà theo đó văn bản được ban hành hợp pháp. Thông thường, văn bản đóng vai trò là cơ sờ pháp lý đảm bảo tính hợp pháp của Văn bản pháp luật là văn bàn quy định trực tiếp về thẩm quyền của chù thể ban hành văn bản, các văn bản chứa đựng quy định có liên quan trực tiếp đến nội dung Văn bản pháp luật đang soạn thảo. Hơn nữa, văn bản được xác định là cơ sở pháp lý phải là văn bản đang có hiệu lực pháp lý tại thời điểm ban hành văn bàn. Hiện nay, thẩm quyền cùa các chù thể trong hoạt động ban hành Văn bàn pháp luật được quy định tại nhiều văn bản khác nhau. Muốn xác lập một cách chính xác cơ sở pháp lý của Văn bản pháp luật, trước hết cần xác định nội dung công việc đó thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của chù thể nào. Để làm được điều này, chủ thể ban hành văn bản phải hiểu được các quy định cùa pháp luật hiện hành về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước nói chung và cùa cơ quan ban hành Văn bản pháp luật nói riêng. Mặt khác để đảm bảo tính hợp pháp về nội dung của Văn bản pháp luật ngoài yêu cầu phải đúng về càn cứ pháp lý Văn bản pháp luật còn phải có nội dung phù họp với quy định của pháp luật. Khi xem xét tính hợp pháp về nội dung của Văn bản pháp luật, bên cạnh việc tôn trọng các quy định của hiến pháp, các Văn bản pháp luật phải bảo đảm tuân thủ "thứ bậc hiệu lực cùa văn bàn trong hệ thông pháp luật. Trước hết, nội dung hợp pháp thể hiện: Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với cơ quan nhà nước cấp trên"; Văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính có nội dung phù hợp với Văn bàn quy phạm pháp luật là đối tượng được áp dụng và triến khai thực hiện. Theo đó, yêu cầu 23 này còn được đặt ra theo nguyên éc "Văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp phải phù hợp với Văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao". Chăng hạn, để đánh giá tính hợp pháp Văn bản pháp luật của Chính phủ càn xem xét và đặt văn bản đó trong mối liên hệ với các Văn bản pháp luật khác đã ban hành trước đó của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và một số văn bản khác có liên quan. Trong trường hợp ngược lại, nếu nội dung Văn bản pháp luật ban hành không phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn thì văn bản đó không phát sinh hiệu lực pháp lý trên thực tế và không chứa đựng nội dung hợp pháp. về phương diện khác, tính họp pháp cùa Văn bàn pháp luật còn được đánh giá theo nguyên tắc "văn bản của địa phương ban hành phải phù hợp và thống nhất với văn bàn do Trung ương ban hành". Nguyên tắc này phản ánh sự phân chia quyền lực trong hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đống thời tạo ra sự đống bộ, thống nhất cùa hệ thống pháp luật. Như vậy, trong công tác ban hành Văn bản pháp luật của chính quyền địa phương một đòi hỏi đặt ra là phải đàm bảo tính hợp pháp trong sự phù hợp với các văn bản khác do cơ quan Trung ương ban hành. Chang hạn, khi đánh giá nội dung hợp pháp của Văn bản pháp luật do ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, cần xem xét nội dung văn bàn đó trong mối liên hệ với các văn bản đã ban hành của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chù tịch nước, Chính phù, Thù tướng Chính phù, Bộ, Cơ quan ngang Bộ... để đàm bảo sự phù hợp và thống nhất về các vấn đề nội dung và hiệu lực pháp lý của văn bản. Ngoài những biểu hiện nêu trên về sự phù hợp với các quy định cùa pháp luật, tính hợp pháp còn được phản ánh ờ việc các chù thể ban hành Văn bản pháp luật đảm bảo sự hài hòa thống nhất về nội dung giữa các văn bàn có cùng thứ bậc hiệu lực pháp lý, nhất là đối với Văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng là một đòi hòi đảm bảo cho văn bản ban hành họp pháp khi hình thức vãn bàn do cùng một chủ thề ban hành nhưng nội dung chứa đựng các vấn đề điều chinh khác nhau. Đàm bào được yêu cầu này cùng có nghĩa tránh được nhữne trùng lặp, chống chéo hoặc mâu thuẫn trong nội dung cùa các Vãn bản quv phạm pháp luật cùng thứ bậc hiệu lực pháp lý. Một diêm quan trọng nữa đê đảm bào tính hợp pháp vé nội dung cho Văn bàn pháp luật, đặc biệt với Văn bản quy phạm pháp luật là phải phù hợp với các điêu ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc aia nhập. Theo đó, các chù thề khi ban hành Văn bản pháp luật nói chung và Văn bàn quy phạm pháp luật nói riêng phải tìm hiêu, nghiên cứu các điều ước quốc tế cho phù hợp. 24 Riêng Vin bản'quy phạm pháp luật ngoài nhũng yêu cầu trên đây, về nội dung còn phải bảo đảm tính thống nhất, đống bộ. Đây là yêu cầu có liên hệ mật thiết với tính hợp hiển và tính hợp pháp của Văn bản pháp luật. Bởilẽ, khi Vãn bản quy phạm pháp luật đã bảo đảm tính hợp hiến và hợp pháp thì giữa chúng đã đạt được sự thống nhất nhất định, cả về nội dung và hình thức. "Thông nhất là hợp lại thành một khối, làm cho phù hợp với nhau, không mâu thuẫn nhau". Theo đó, tính thống nhất của Văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là cùng một lĩnh vục hay đối tượng điều chình thi các Quy phạm pháp luật phải thống nhất với nhau và không có mâu thuẫn giữa các Quy phạm pháp luật đó. Nhìn chung cần đảm bảo tính thống nhất giữa các Vãn bàn quỵ phạm pháp luật về cùng một lĩnh vực ờ Trung ương cũng như chính quyền địa phương. Tính thống nhất của Văn bản quy phạm pháp luật được biểu hiện như sau: Trước hết, văn bản do một cơ quan ban hành không được mâu thuẫn với các Văn bản quy phạm pháp luật khác của chính cơ quan ban hành vãn bản đó, văn bản của cơ quan nhà nước cấp dưới không mâu thuẫn với văn bàn do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. ở Trung ương, tính thống nhất cần được đảm bào chủ yếu ờ các Văn bản quy phạm pháp luật do cấp bộ ban hành. Theo đó, Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành không được trái với các quy định cùa thông tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ khác theo nguyên tắc văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành về một lĩnh vực không được trái với văn bản quy định về lĩnh vực đó, của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành. Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004 quy định Văn bản quy phạm pháp luật cùa Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân phải phù hợp với Hiến pháp, Luật và Văn bàn quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật; Văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân còn phải phù hợp với nghị quyết cùa Hội đống nhân dân cùng cấp, phái phù hợp với Văn bán quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành. Như vậy, đối với việc ban hành văn bản ờ địa phương phải đảm bào tính thống nhất giữa các Văn bàn quy phạm pháp luật cùa các cấp chính quyền địa phương cùng cấp với nhau về cùng một lĩnh vực và cần tránh tình trạng có các quy định quá khác biệt giữa các chính quyền địa phương cùng cấp với nhau trong khi pháp luật trao cho các địa phương đó những thẩm quyền tương tự. Văn bàn quy phạm pháp luật chi có thể có các quy định thật khác biệt trong trường hợp pháp luật cho phép địa phương có những thẩm quyền quản lý có tính chất đặc thù. về nguyên tắc, Hội đông nhân dân, ủy ban 25 nhân dân của địa phương này không có nghĩa vụ phải xem xét và cân nhác Văn bản quy phạm pháp luật của địa phương khác cùng cấp. Tuy nhiên, khi ban hành Văn bản quy phạm pháp luật thì Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân nên tham khảo kinh nghiệm của Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân khác cùng cấp để đảm bảo tính thống nhất của các Văn bản quy phạm pháp luật mà mình ban hành. Tuy nhiên, tính thống nhất của văn bàn không có nghĩa là sự rập khuôn giữa các quy phạm của Văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành với văn bản của cơ quan nhà nước Trung ương hoặc giữa các địa phương với nhau, nhất là trong điều kiện thực hiện chính sách phân quyền cho địa phương (địa phương ngày càng được trao nhiều thẩm quyền quản lý). Bên cạnh đó, tính phù hợp của văn bản không đòi hòi sự sao chép giữa các quy phạm cùa văn bàn do cơ quan nhà nước ờ địa phương ban hành với văn bản của cơ quan nhà nước Trung ương. Có thể nói tính thống nhất là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của Văn bàn quy phạm pháp luật. Chẳng hạn, đối với văn bàn luật, pháp lệnh thì tiêu chí này chủ yếu là để đánh giá mối liên hệ gan bó nội tại giữa các yếu tố nội dung cùa đạo luật, pháp lệnh cũng như giữa đạo luật, pháp lệnh đó với toàn bộ hệ thống pháp luật. Tính đống bộ, thống nhất thể hiện ngay ừong cơ cấu của nó. Cơ cấu của luật, pháp lệnh phải thể hiện được mối liên hệ lôgíc giữa các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm với cách trình bày, cách đánh số thứ tự thống nhất. Mỗi phần, chương, mục, điều, khoản, điểm đều có nội dung thể hiện chù đề chính của văn bản, hướng tới mục tiêu chung của đạo luật, pháp lệnh. Vì vậy, các phần cần được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý, phái thể hiện rõ được phàn chung, phàn riêng, những đặc thù của văn bản nhìn từ khía cạnh lôgíc hình thức. Tính thống nhất trong cơ cấu còn thể hiện ở việc các quy định trong cùng một đạo luật, pháp lệnh phải tương quan với nhau, không mâu thuẫn, chống chéo. Thệ ba, Văn bán pháp luật phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục xây dựng, ban hành cũng như quản lý văn bản. Văn bản pháp luật là nhóm văn bản có vai trò quan trọng trong hoạt độnE quán lý nhà nước cũng như quản lý xã hội. Do vậy, yêu cầu đàm bào sự chặt chẽ, thống nhất trong hoạt động xây dựng và ban hành Văn bản pháp luật là rất cần thiết. Với Văn bản quy phạm pháp luật, theo quy định cùa Luật Ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật năm 2008, Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004 thì quy trình xây dụng, ban hành Văn bản quy phạm pháp luật gốm: Lập chương trình xây đựng 26 Vãn bản quy phạm pháp luật; soạn Mo; thẩm định; lấy ý kiến đóng góp; thẩm tra; xem xét, thông qua; công bố Vãn bàn quy phạm pháp luật. Việc tuân thủ nhũng quy định về trinh tự, thủ tục trong hoạt động xây dựng và ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền theo luật định vừa là điều kiện để đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, một nguyên tắc cơ bàn trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, vừa góp phần nâng cao chất lượng Văn bản quỵ phạm pháp luật được soạn thảo. Còn vói Vãn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chỉnh thù tục ban hành trải qua những bước như: xác định vấn đề giải quyết, lựa chọn thẩm quyền giải quyết, lựa chọn Quy phạm pháp luật để vận dụng, soạn thảo, trình, thông qua, ký, ban hành. Thệ tư, Vàn bản pháp luật ban hành tuân theo những quy định của pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày. Trong hoạt động ban hành Văn bản pháp luật, những quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày đóng vai trò khá quan trọng. Thể thức là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gốm những thành phàn chung áp dụng đổi với mỗi loại văn bản và các thành phần bố sung trong các trường họp cụ thể. Hiện nay, thể thức và kỹ thuật trình bày Văn bản pháp luật được quy định trong Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP, ngày 06/05/2005 của Bộ Nại vụ, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; Quyết định số 20/2002/QĐ-KHCN,ngày 31/12/2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam số 5700 năm 2002 quy định kết cấu hình thức cùa văn bản trong đó có Văn bản quy phạm pháp luật; Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH11, ngày 03/7/2007 của ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành quy chế về kỹ thuật trình bày dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật cùa Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 19/01/2011 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Theo đó, thể thức của Văn bản pháp luật bao gốm các đề mục sau: quốc hiệu, tên cơ quan ban hành văn bàn, số, ký hiệu văn bàn, tên loại văn bàn, trích yếu nội dung, chữ ký, nơi nhận, sao văn bản. Để Văn bản pháp luật ban hành đàm bảo tính hợp pháp, chủ thể có thẩm quyền khi ban hành văn bản cần chú ý cách thức trình bày theo quy định của pháp luật. Đống thời, văn bản còn phải được trình bày theo bố cục, kết cấu phù họp với hình thức và nội dung văn bản cần ban hành. 27 3. Tiêu chuẩn về khoa học (tính hợp lý) 3.1. Văn bản pháp luật có nội dung phù hợp với thục tiễn Đối tượng điều chỉnh của những Văn bản pháp luật lả các quan hệ xã hội luôn vận động theo khuynh hướng và quy hiệt nhất định. Vỉ vậy, nội dung của Văn bản pháp luật dễ trờ nên lạc hậu, không còn phủ hợp là điều tất yêu xảy ra. Do đó, khi kiểm tra Văn bàn pháp luật (chủ yếu thuộc về chính cơ quan t>an hành), cơ quan kiểm tra cần xem xét, đánh giá về sự phù hợp của nội dung vãn bàn vói thực tiễn để đảm bảo tính khả thi của văn bản đó. 3.2. Văn bản pháp luật có nội dung phù hợp với các quy phạm xã hội khác Pháp luật và quy phạm xã hội khác (đạo đức, tôn giáo, tập quán...) luôn song song cùng tốn tại để điều chinh các quan hệ xã hội. Cho nên, muốn Văn bản pháp luật có tính khả thi, dễ dàng được tuân thủ nghiêm chinh thì nội dung cùa văn bản đó phải phù hợp với các quy phạm xã hội khác. 3.3. Kỹ thuật pháp lý bảo đảm: ngôn ngữ, kỹ thuật trình bày văn bản Kỹ thuật pháp lý được hiểu là những yếu tố mang tính kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình soạn thào văn bản, thông thường biểu hiện thông qua hai yếu tố sau: * Sử dụng đúng quy tắc ngôn ngữ tiếng Việt Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp chủ thể ban hành văn bản truyền tải toàn bộ ý tường tạo thành những quy định pháp luật. Vì vậy, ngôn ngữ sẽ tham gia vào tất cả các công đoạn trong quá trình ban hành văn bản đống thời là yếu tố có ảnh hường rất lớn tói chất lượng nội dung của mỗi văn bàn sau khi được ban hành. Văn bản được coi là có kỹ thuật pháp lý bào đảm khi đáp ứng đuợc những yêu câu vê sử dụng ngôn ngữ sau đây: + Ngôn ngữ trong văn bàn cùa Nhà nước là ngôn ngừ viết. Là hình thức pháp lý đặc thù của quyết định quản lý nhà nước, văn bản phải được thể hiện bằng ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết đòi hỏi các từ sử dụng trong văn bản được lựa chọn kỹ càng, có tính chính xác cao, câu phải đù thành phần ngữ pháp; các đoạn phái đươc liên két, sáp xếp lôgíc, chặt chẽ tạo sự hoàn chinh về nội dung và hình thức cùa văn bản. Điêu này cũng có nghĩa, sự ra lệnh (hình thức nói) của cấp trên với cấp dưới không được coi là văn bàn bời "lời nói gió bay". Nếu cáp dưới không thực hiện mệnh lệnh miệng của cấp trên, cấp trên không thể có chứng cứ rõ ràng đề áp dụng 28 chế tài kỷ luật cấp đuổi được, bởi Nhà nước chi thừa nhận hình thức tốn tại chính thống của văn bản là thành văn. + Ngôn ngữ trong văn bản của Nhà nước là ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là yêu cầu bắt buộc đối vói mọi văn bản cùa Nhà nước. Sử đụng ngôn ngữ tiếng Việt trong văn bản của Nhà nước đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý hơn so với việc sù dụng ngôn ngữ cùa các dân tộc thiểu số. Tại Điều 5 Luật Ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: "Ngôn ngữ trong Văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt". Hình thức pháp lý quan trọng nhất được thể hiện bằng tiếng Việt, có nghĩa những Văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính - kết quà của hoạt động áp dụng pháp luật và triển khai thực hiện Vãn bản quy phạm pháp luật cũng phải tuân theo quy định này. Ngoài ra, ngôn ngữ trong văn bàn của Nhà nước là ngôn ngữ tiếng Việt còn bảo đảm sự hợp lý về khoa học. Với 54 dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc có tiếng nói và chữ viết riêng của mình. Do vậy, Nhà nước phải lựa chọn một ngôn ngữ chính thống theo tiêu chí khoa học: là ngôn ngữ của dân tộc có số dân chiếm đại đa số - dân tộc Kinh. Lựa chọn tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống có nhiều điểm thuận tiện trong quá hình soạn thảo cũng nhu tổ chức thực hiện văn bản trong thực tiễn. Đối tượng mà văn bản tác động tới là công dân, các tổ chức, chi có thể nghiêm chinh tuân thù pháp luật khi họ hiểu được quy định đó cho phép làm gì, bắt buộc làm gì và cấm làm gì. Vìthế, với số dân chiếm đại đa số sử dụng tiếng Việt như vậy sẽ thuận tiện cho quá trình tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản. Ngược lại, sẽ là không thuận nếu Nhà nước sư dụng ngôn ngữ cùa dân tộc thiểu số làm ngôn ngữ chinh thống trong văn bàn của mình. + Là ngôn ngữ được Nhà nước sử dụng. Ngôn ngữ trong văn bản của Nhà nuớc là ngôn ngữ tiếng Việt nhưng có sự chuẩn mực cao hơn tiếng Việt thông dụng thể hiện thông qua bốn yêu cầu: • Ngôn ngữ trong văn bản phải bảo đảm tinh nghiêm túc. Văn bàn do Nhà nước - tổ chức đặc biệt mang quyền lực, có khả năng áp đặt ý chí lèn các đối tượng quàn lý, bắt buộc các đối tượng quàn lý phải tuân theo. Vì vậy, ngôn ngữ trong văn bản nếu nghiêm túc tạo nên sự trang nghiêm, uy quyền cùa chủ thể ban hành vìthế sẽ phát huy tối đa khả năng áp đặt ý chí đến các đối tượng quản lý. • Ngôn ngữ trong văn bản phải bảo đàm tính chính xác. Vê nội dung, ngôn ngữ chính xác có nghĩa mỗi từ, câu tạo nên quy định trong vãn bàn chi được hiểu theo một nghĩa thống nhất. Pháp luật cân chính xác, tránh chung chung, mập mờ sẽ giúp cho các đối tượng dễ dàng hiểu và thực hiện đúng. về hình thức biểu hiện, ngôn ngữ trong văn bàn phải chính xác vê chính tà (cách viết hoa, viết 29 tắt, sử dụng dấu câu...); chinh xác về nghĩa của mỗi từ (cả nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp); chính xác trong cách đặt câu (đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ). Trong các Văn bản pháp luật, người soạn thảo cần chú ý, cân nhắc khi sử dụng từ ngữ. Một văn bản sử dụng từ ngữ chính xác, thích hợp, sẽ có sức cảm hóa, thuyết phục cao. Ngược lại, văn bản sử dụng từ ngữ không đụng sẽ làm cho văn bản thiếu tính nghiêm túc, tạo ra sự tùy tiện trong cách hiểu và ứong việc áp dụng văn bản. Nghĩa của từ bao gốm nghĩa ngữ pháp và nghĩa từ vựng. Nghĩa từ vựng là sự tuông quan của từ với khái niệm tương ứng, tạo nên nghĩa từ vựng cơ bản của từ. Nghĩa ngữ pháp là thuộc tính ngữ pháp của từ. Bảo đảm tính chính xác cùa ngôn ngữ trong Văn bản pháp luật, đòi hỏi người soạn thảo phải sử dụng từ đúng nghĩa và đúng phong cách chức năng. Thệ nhất, sử dụng từ đúng nghĩa từ vụng, người soạn thảo cần lưu ý những yêu cầu sau: - Từ phải thể hiện chính xác được nội dung cần thể hiện. Trong kho từ vựng có rất nhiều những từ gần nghĩa. Thí dụ, thầm kín, thầm lặng, thầm vụng, kín đáo, kín tiếng đều biểu hiện trạng thái yên lặng và kín đáo, không để lộ điều bí mật, song tùy từng trường hợp mà sù dụng cho phù họp, chứ không thể sứ dụng tùy tiện. Trong câu: "hoạt động y tế cơ sở là hoạt động thầm kín", từ "thầm kín" không phù hợp với nội dung của "hoạt động y tế cơ sở", vì đó là hoạt động có phần lặng lẽ, không ốn ào, sôi động, nhưng không việc gì phái giữ kín. Thích hợp hơn cả trong câu này là dùng từ "thầm lặng". - Không sù dụng từ làm phát sinh cách hiểu đa nghĩa Đa nghĩa là một trong những hiện tượng có tính quy luật phổ quát của các ngôn ngữ, không loại trừ tiếng Việt. Kết quà thống kê cho biết trong từ điển Văn Tân từ đa nghĩa chiếm 33% tổng số các từ, trong đó một từ có nhiều nghĩa nhát là 19 nghĩa. Phong cách vãn bản quản lý xã hội không cho phép sư dụng từ làm phát sinh cách hiểu đa nghĩa. Vi dụ, không thể viết: "Phạt cảnh cáo hoặc phạttiền từ 20.000 đống đến 100.000 đống đối với một trong những hành vi sau: a. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời những quy định về đăng ký hộ khẩu khi thay đối nơi ờ; b. Không thực hiện đúng quy định về khai báo nhũng thay đôi nhãn khẩu trong nhà như: trẻ em mới ra đời, có người chết, người mất tích". Trong câu này các từ "nơi ờ", "nhà", "ra đời" đã được sử dụng không thích hợp, vì "nơi ờ" có thế là nơi cư ngụ, thường xuyên hoặc khôrm thườrm 30 xuyên, chua nói "ờ" có rất nhiều nghĩa khác nhau như: cách sống, ở bẩn, ờ bạc, đi ở, con ờ. Từ "nhà" cũng là một từ đa nghĩa: chi nơi ở, gia đình, vợ hoặc chống (nhà tôi). "Ra đòi" chỉ sự sinh ra và bước vào đời, các từ này không bảo đảm tính chất của thuật ngữ pháp lý như mọi thuật ngữ khác là tính đơn nghĩa. Bởi vậy, trong câu ví dụ trên phải dùng các từ "cư trá", "hộ gia đình", "sinh". - Dùng đúng nghĩa biểu thái của từ Nghĩa của từ bao gốm cả thành phần nghĩa sự vật, cả thành phần nghĩa biểu cảm (biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc cùa con người). Ví dụ, các từ: biếu, tặng, dâng, hiến, thí, bố thí, cho đều có nghĩa sự vật là "chuyển các vật thuộc sở hữu của mình để người khác dùng mà không cần trả lại hoặc đổi bằng vật khác", song mỗi từ lại có sự biểu cảm khác nhau: + Biếu: cho với thái độ kính trọng. + Thí: cho với thái độ khinh bi. + Hiến: cho một sự nghiệp thiêng liêng cao cả. Ngoài ra, nhằm bào đảm cho ngôn ngữ của Văn bản pháp luật có tính chính xác, người soạn thảo còn phải bào đảm sử dụng từ đúng nghĩa ngữ pháp. Yêu tố ngữ pháp của từ là vị trí từ đó trong quan hệ với những từ khác trong câu. Chẳng hạn danh từ có thể đứng sau những từ chi loại nhu cái, con, sau số từ như một, hai và có thể đứng trước những từ để chỉ này, ấy, đó. Còn động tù thường không đứng liền sau những từ chi số lượng như: những, các, mấy, dăm, mươi, không đúng liền trước những tù để chỉ trò như này, nọ, kia. Tính từ có thể kết hợp với những từ chỉ mức độ như rất, hơi, khá, vô cùng, lắm. cần lưu ý không sử dụng nhầm lẫn vị trí của các loại tù khác nhau. Thệ hai, sử dụng từ đúng phong cách chức năng. Trong hệ thống từ vựng có hàng loạt các nhóm tù cùng biểu đạt một mẫu thực tiễn (tức là cùng chỉ một sự vật, hiện tượng), song chúng lại rất khác nhau về sắc thái tu từ học (tù cổ/ mới, từ phổ thông/ từ địa phương/ từ nghề nghiệp). - Sừ dụng từ ngữ phổ thông: Từ phố thông ờ đây là những từ thường chỉ dùng trong văn viết hoặc khẩu ngữ. Ví dụ: Văn viết Văn nói Két hôn Lấy nhau Ly hôn Bỏ nhau Cư trú Ờ 31 Văn bản pháp luật chi dùng những từ thuộc văn viết Văn viết thưởng dùng những từ trung tính, phổ thông. - Sử dụng từ cổ: Từ cổ là những từ mà nghĩa cùa chúng đã được thay thế bằng những từ mới hoặc chỉ còn chi những khái niệm lịch sử. Những từ cũ đã được thay bằng từ mới hiện đại thì tránh hẳn không dùng. Ví dụ: con ờ, người ở/ người giúp việc, thái dương/ mặt trời, lính/ bộ đội. Những từ cổ chỉ khái niệm lịch sử chi sử dụng Ương những trường hợp xét thấy cần thiết: công sờ/ công đường, văn khế/ văn ước/ hợp đống. - Không dùng từ địa phương: Để bảo đảm tính dễ hiểu văn bản pháp luật, phải tránh dùng từ địa phương. Các quy tắc xử sự chung đối với toàn xã hội yêu cầu phải dùng từ phổ thông trong vốn từ toàn dân. Từ địa phương có mây loại sau: Từ địa phương đống nghĩa với ngôn ngữ phổ thông: cái tô/ bát; cây viết/ quản bút; cái muỗng/ thìa; Từ địa phương chi những hiện tượng chi địa phương mới có: sầu riêng, cái phảng... Khác biệt hẳn với nhau: xấu hố/ mắc cỡ; gương/ kính. Như vậy, chi dùng những từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng địa phương mới có, hoặc những từ có nguốn gốc địa phương nhưng đã trở thành tù toàn dân (cô bác, đống khơi, giao liên, cứ...). - Không dùng tiếng lóng, từ thông tục: Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ không phải toàn dân mà chi một tầng lớp xã hội nào đó sù dụng: phe/ buôn bán/ đánh quà; cave/ gái mại dâm/ tiếp viên nhà hàng. Tiếng lóng là một hiện tượng không lành mạnh, do vậy phải gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa nói chung và ngôn ngữ văn bàn pháp luật nói riêng. Từ thông tục lại càng không thể hiện diện trong ngôn ngữ văn bản pháp luật nhàm bảo đảm tính trang trọng, nghiêm túc cùa thể loại văn phong này, bời lẽ văn bàn pháp luật là tiếng nói của chính quyền, đoàn thể, có hiệu lực thi hành đối với cộng đống ở các mức độ khác nhau. Từ ngữ thông tục làm giảm uy tín của văn bản từ đó làm giảm hiệu quả phát huy hiệu lực pháp lý cùa chúng. - Sứ dụng từ Hán - Việt: Từ gốc Hán trong tiếng Việt bao trùm mọi mặt đời sông chính trị, kinh tế, khoa học, tôn giáo v.v. Trong văn thơ, ngôn ngũ hành chính góc Hán mang ý nghĩa trang trọng hơn từ thuần Việt trong khấu ngữ; ban/ cho; kết hôn/ lấy nhau; phụ nữ/ đàn bà. 32 Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng vốn từ này khi không thật cần thiết: bắn súng/ xạ kích; cự ly/ khoảng cách. cần lưu ý một sổ điểm khi sử dụng vốn từ này. - Tránh dùng sai nghĩa, ví dụ: Yếu điểm là điểm quan trọng lại dùng với nghĩa là điểm yếu, chỗ yếu, chỗ kém. Tiêu thụ vốn có nghĩa là bán hàng lại có nghĩa là tiêu dùng. - Tránh dùng sai về âm, ví dụ: "Sáng lạn" thực ra là "xán lạn". - Tránh dùng thừa, ví dụ: "Công bố công khai": thừa từ "công khai", vì "công bố" đã là có ý "công khai" rối. "Tận thu hết": Thừa "hết" vì "tận" có nghĩa là hết rối. "Dự chi trước": Thừa từ "trước". - Tránh các biến thể chính tả phương ngữ, ví dụ: Dùng "tư bản" không dùng "tư bổn". "chính trị" "chánh trị" "chính quyền" "chánh quyền" "lĩnh vực" "lãnh vực" - Sử dụng từ gốc nước ngoài: Đối với từ ngữ gốc nước ngoài, chi dùng những từ mà tiếng Việt chưa có từ tương đương thay thế: cà phê (cà fê), ban công (balcon), gác (garde), ga (gare). - Sử dụng từ viết tắt: Đối với văn bản pháp luật, chi sử dụng những từ viết tắt có tính phổ biến cao: HĐND, UBND, UBTVQH... Nếu có sử dụng từ viết tắt thì lần đầu tiên phải có chú giải đầy đủ, các chữ viết tắt chủ yếu được dùng trong phần ký hiệu cùa văn bản. Thệ ba, kỹ thuật đặt câu. - Viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt - Câu phải được viết đầy đủ hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ. Trật tự giữa hai phần nòng cốt thuận là chủ ngữ đứng trước vị ngữ. Ví dụ: Tái chế bao bì là việc sửa chữa bao bì hoặc thay thế bao bì tương tự nhu bao bì cũ. Trong văn bản pháp luật thường dùng những cụm từ mang tính khuôn mẫu làm phần chuyển tiếp. Phần này thường đứng đầu câu. Ví dụ: + Dùng để mỡ đầu văn bản: • "Cân cứ..." • "Đe giải quyết..." v.v. 33 + Dùng để liên kết giữa các thành phần của vãn bản: • "Dưới đây là..." • "Dựa vào các quy định trên..." • "Tuy nhiên..." v.v. + Dùng để trình bày, diễn giải: • "Chúng tôi cho rằng..." • "Xin trân trọng đề nghị..." • "Rất mong nhận được ý kiến chỉ đạo sớm của..." - Thường có bốn loại câu: • Câu tường thuật; • Câu mệnh lệnh; • Câu nghi vấn; • Càu biểu cảm. về nguyên tắc văn phong trong pháp luật xã hội không sù dụng câu nghi vấn và câu biểu cám. Tính quy phạm và mệnh lệnh của văn bản pháp luật đòi hỏi phải được trình bày dứt khoát, không được theo kiểu nưa vời, ví dụ: "Công dân từ 15 tuối trờ lên cần phải làm bản tự khai nhân khẩu chính xác, đầy đủ theo mẫu thống nhát của Bộ Nội vụ". Trong câu này khái niệm "cần phải" chưa đủ khẳng định nội dung phải thực hiện của quy phạm, do đó, đúng ra phải viết: "Điều 7. Công dân từ 15 tuổi trở lên có nghĩa vụ phải làm bàn tự khai nhân khẩu chính xác, đây đù theo mẫu thống nhất của Bộ Nội vụ". (Nghị định 51/CP ngày 10-5-1997 của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu). Nội dung toàng thuật có thể được diễn đạt ở dạng câu chủ động hoặc câu bị động. Câu chủ động là câu trong đó chủ thể hành động đống thời là chủ ngũ trong câu, còn trong câu bị động chủ thề hành động là bố ngữ trong câu, còn đối tượng tác động giữ vai trò chủ ngữ, ví dụ: - Câu phải được đánh dấu câu phù hợp. Trong tiếng Việt có các loại dấu câu sau: • Dấu chấm: Dấu dùng đẽ đánh dấu sự kết thúc của câu tường thuật. • Dấu phẩy: Dấu dùng đề tách các thành phần cùng loại, các vế câu. 34 • Dấu chấm phẩy: Dấu dùng để phân cách các thành phần tương đổi độc lập trong câu. • Dấu hai chấm: Dấu dùng để báo hiệu phần đứng sau có chức năng thuyết minh chú giải, báo hiệu lời trích dẫn trực tiếp, lời đối thoại. • Đấu cách ngang: Dấu dùng để báo hiệu những lời đối thoại, các bộ phận liệt kê. • Dấu ngoặc đơn: Dấu dùng để tách các phàn có tác dụng giải thích, bổ sung, đóng khung bộ phận chỉ nguốn gốc lời trích dẫn. • Dấu ngoặc kép: Dấu dùng để đánh dấu lời trích dẫn trực tiếp, đóng khung tên riêng, tên tác phẩm, đánh dấu những từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác. • Dấu chấm hết: Dấu dùng để đánh dấu kếtthúc văn bản. • Dấu chấm hỏi: Dấu dùng để đánh dấu câu nghi vấn. • Dấu chấm than: Dấu dùng để đánh dấu câu biểu cảm (dấu chấm than đôi khi đặt cùng dấu chấm hòi: (?!) để biểu thị thái độ mía mai, châm biếm). • Dấu chấm lửng: Dấu dùng để biểu thị lời nói bị ngắt quãng vì xúc động; biểu thị chỗ ngắt dài giọng với ý châm biếm, hài hước, biểu thị chỗ kéo dài về âm thanh, biểu thị khoảng cách khách quan về thời gian, không gian, biếu thị chưa liệt kê hết. • Dấu chấm lửng khi đặt trong ngoặc đơn, ngoặc vuông (...), {••.} dùng đế biểu thị lời dẫn trực tiếp bị lược bớt đi một số câu. Văn phong trong Văn bản pháp luật không sử dụng các loại câu biểu cảm, câu nghi vấn nên không sử dụng các dấu chấm than, chấm hỏi; chuyền đạt nội dung dứt khoát, cụ thể; đầy đủ cho nên không dùng dấu chấm lừng. Khi đặt câu, người viết phải đặc biệt chú ý đến việc đặt dấu câu làm cho các quan hệ về ngữ pháp, ngữ nghĩa được tách bạch, rõ ràng; tránh cho người đọc có thể sai ý nghĩa của câu. Ví dụ, không viết câu: "cho về nhà lấy chống mới không được ở với chống cũ". Nội dung của câu này rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí đặt dấu phẩy trong câu. Chẳng hạn: cho về nhà lấy chống mới, không được ở với chống cũ, thi nội dung cùa câu hoàn toàn ngược lại so với: cho về nhà, lấy chống mới không được, ờ với chông cũ. - Trình bày: Khi soạn thảo cẩn chia văn bàn thành các đoạn lớn, dùng đầu đề chì nội dung của từng đoạn. Dùng số hoặc chữ để phân biệt các đoạn, các phần nhò thì ghi thụt vào trong để làm nổi bật những thông tin chính của văn bản. 35 Chữ đảnh máy trong vãn bản không quá dày hoặc quá thưa. Những thông tin về số liệu thống kê có thể dùng bảng biểu hoặc đố thị để bình bảy, biểu thị cà sự phân tích và tống hợp thì dễ hiểu hơn. Cần gạch dưới những ý, từ quan trọng để nhấn mạnh thông tin, hướng người đọc chú ý đến nội dung và ý nghĩa của nó. Có thể đánh máy chữ in hoặc chữ nghiêng những từ cần nhấn mạnh, song cũng không nên quá lạm dụng vì nhu vậy sẽ làm giảm hiệu quả của việc nhấn mạnh ý tưởng. * Ngốn ngữ trong văn bàn phải bào đảm tính phố biến. Đối tượng tác động của văn bản là tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến văn bản. Họ có trình độ học vấn và nhận thức khác nhau, ờ những vùng, miền với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau. Vì vậy, khi soạn thảo văn bản phải đảm bảo ngôn ngữ có tính phổ biến, nghĩa là đơn giản, dễ hiểu, để đối tượng dễ dàng tuân theo quy định của pháp luật cũng như mệnh lệnh của cấp trên. * Ngôn ngữ trong văn bản phải bảo đảm tính thống nhất. Tính thống nhất của ngôn ngữ góp phàn tạo ra sự thống nhất về nội dung của văn bản và thống nhất trong quá trình áp dụng cũng như ứiển khai thực hiện văn bản vào thực tiễn. Ngôn ngữ phải được sử dụng thống nhất ngay trong nội tại từng văn bàn và thống nhất giữa các văn bản có cùng chủ đề với nhau. 3.4. Phăn chia, sắp xếp, liên kết nội dung đảm bảo tính lôgíc, chặt chẽ Đây là một trong những yêu cầu quan trọng về mặt khoa học tạo nên chất lượng của văn bản. Mặc dù vãn bản có đáp ứng đầy đủ những yêu càu về chính trị, pháp lý... nhưng được phân chia, sấp xếp không lôgic, chặt chẽ, văn bản đó không thể có tính khả thi và chất lượng không cao. Một văn bàn được coi là có nội dung lôgic khi văn bàn đó được phân chia, sáp xếp theo những cách thức: Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể trong cùng một vấn đề (khái quát - cụ thể); quy định về nội dung được trình bày trước quý định về thù tục; quy định về trường hợp phố biến trình bày trước quy định về trường hợp có tính đặc thù; quy định về quyền, nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài; quy định có tính chất quan trọng được trình bày trước quy định có tính chất ít quan trọng; trình bày theo trình tự diễn biến của vấn đề (trong văn bàn chi quy định về thủ tục). Tùy theo nội dung của mỗi văn bàn khác nhau mà người soạn thào lụa chọn cách trình bày bố cục lôgic trôn theo kết cấu điều khoản (phần chương mục, điều, khoản, điểm) hay theo kết cấu nghị luận (ì, Ì, a...). Thông thường đôi với chi thị Quy phạm pháp luật lựa chọn cách phân chia nội dung theo kết 36 cẩu nghị luận mà không chia theo điều khoản, còn luật, pháp lệnh, quyết định, nghị định, một số thông tư nội dung được phân chia, sắp xếp theo kết cấu điều khoản. Kết cấu nội dung vãn bàn là cách sắp xếp, tổ chức các phần, các đoạn văn, các ý tưởng, làm cho chứng liên kết hữu cơ, kết cấu nội dung bao gốm: - Kết cấu chủ đề Chủ đề là sợi chi đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung văn bản. Những ý tường nhỏ chi làm nổi bật ý tường chính, chủ đề chinh. Muốn cho chủ đề thật tập trung, không nên đưa ra nhiều chủ đề trong một văn bản, mà nên giới hạn trong một phạm vi nhất định. Việc xác định giới hạn của chủ đề trong một văn bản rất quan trọng, vì không những nó thể hiện được tầm quan trọng vấn đề càn giải quyết mà còn liên quan tới các đối tượng phải thi hành. - Kết cấu dàn bài Dàn bài là cách sắp xếp nội dung theo từng phần, từng chương của văn bản. Các phần, các chương được phân bố một cách hợp lý, trình tự và thống nhất. Tùy theo nội dung và cơ cấu của từng loại văn bản mà có thể sắp xếp, phân bố thành các phần, chương, điều, khoản. Nhìn chung kết cấu dàn bài của một văn bản pháp luật thường chia thành 3 phần: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề; giữa các phần đó có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau. - Kết cấu ý tường Trên cơ sở kết cấu dàn bài mà phân bố các ý tưởng cho trình tự, lô gíc. Các ý tường phải được lập luận và lý giải chặt chẽ, cách đặt vấn đề như thế nào thì ý tường phải phục vụ cho sát với việc giãi quyết vấn đề và kết luận vấn đề như thế đó. THỰC HÀNH Câu hỏi trắc nghiệm Hãy chọn phương án trà lời đúng trong những câu hòi sau: Câu 10. Văn bản pháp luật bảo đảm về chất lượng khi đáp ứng những tiêu chuân sau: A. Tiêu chuẩn về chính trị. B. Tiêu chuẩn về pháp lý (hợp pháp). 37 c. Tiêu chuẩn về khoa học. D. Cả A, B, c. Câu li . Văn bản pháp luật bảo đảm tiêu chuẩn về chính trị khi: A. Có nội dung phù hợp vói đường lối, chính sách của Đảng. B. Cỏ nội dung phù hợp lợi ích chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. c. Có nội dung phù hợp vói thực tiễn qui luật vận động của xã hội. D. Cà A và B. Câu 12. Văn bản pháp luật bảo đàm tính hợp hiến khi: A. Có nội dung phù hợp với quy định của pháp luật. B. Có nội dung phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. c. Có nội dung phù hợp với quy định của Hiến pháp. D. Có nội dung phù hợp với tập quán. Câu 13. Tính hợp pháp của Văn bản pháp luật biểu hiện: A. Văn bàn pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. B. Văn bản pháp luật được ban hành đúng hình thức pháp luật quy định. c. Văn bản pháp luật có nội dung phù họp với quy định của pháp luật. D. Cả A, B, c. Câu 14. Một trong những yêu cầu về tính hợp pháp của Văn bản pháp luật là: A. Có nội dung phù hợp với thực tiễn. B. Bảo đảm về kỹ thuật pháp lý. c. Được ban hành đúng thẩm quyền bao gốm thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. D. Được ban hành đúng quy tắc ngôn ngữ Tiếng Việt. Câu 15. Một trong những yêu cầu về tính họp pháp của Văn bản pháp luật là: A. Có nội dung phù họp với chính sách cùa Đảng. B. Báo đảm về kỹ thuật pháp lý. c. Được ban hành đúng trình tự, thù tục và hình thức pháp luật quy định. D. Có nội dung phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chính đáng của người dân. Câu 16. Một trong những yêu cầu về tính hợp pháp cùa Văn bàn pháp luật là: A. Có nội dung phù hợp với chính sách của Đàng. 38 B. Có nội đung phù hợp với các Quy phạm pháp luật khác: đạo đức, tập quán... c. Cỏ nội dung phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. D. Có nội dung phù hợp với thực tiễn. Câu 17. Văn bản pháp luật bào đảm tính khoa học khi: A. Có nội dung phù hợp với thực tiễn. B. Có nội dung phù hợp với quy phạm xã hội khác (đạo đức, tôn giáo...)- c. Có kết cấu nội dung lôgic, chặt chẽ và được diễn đạt bời ngôn ngữ tiếng Việt đúng quy tắc. D. Cả A, B, c. Câu 18. Một ương những yêu cầu về tính khoa học (hợp lý) của Văn bản pháp luật là: A. Có nội dung phù hợp với thực tiễn. B. Có nội dung phù hợp với quy định cùa pháp luật. c. Được ban hành đúng hình thức. D. Có nội dung phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Câu 19. Một trong những yêu cầu về tinh hợp lý của Văn bản pháp luật là: A. Có nội dung phù họp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. B. Có kỹ thuật pháp lý bảo đàm. c. Phù họp với pháp luật hiện hành. D. Được ban hành đúng trình tự, thủ tục. ự. TRÌNH Tự, THỦ TỤC SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT Quy trình soạn thào văn bàn được hiếu là các khâu, các bước, hoặc các giai đoạn cần thiết trong quá trình soạn thảo những văn bản đó. Quy trình soạn thảo văn bản bao gốm các giai đoạn sau đây: 1. Giai đoạn chuẩn bị Đây là giai đoạn quan trọng quyết định chất lượng của Văn bản pháp luật. Giai đoạn này nếu làm tốt, làm chu đáo thì sẽ bảo đàm cho văn bàn ban hành được kịp thời. Giai đoạn này tiến hành các công việc như sau: - Lập chương trình xảy dimg văn bản. 39 Để lập được chương trình xây dụng vãn bản thì phải xác định được mục đích ban hành văn bản. Đe đạt được mục đích phải giải quyết, có thể phải sử dụng tới nhiều loại văn bản. Phải chọn tên loại văn bản thích hợp với vấn đề cần giải quyết. Đây là khâu quan trọng bậc nhất có tính chất quyết định đến quy trình soạn thảo văn bàn. Đối với cơ quan nhà nước, hình thức ban hành văn bản thường được xác định trong thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước. Đe xác định hình thức văn bản phải xác định được: + Cơ quan tổ chức ban hành văn bản; + Đối tượng tác động của văn bản; + Hình thức văn bản; + Cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành văn bản; + Các yếu tố ảnh hường đến văn bản; + Trật tự pháp lý trong văn bản; + Thời gian soạn thào, thời gian hoàn thành, kinh phí cần thiết cho hoạt động soạn thảo văn bản (nếu có); + Đối tượng sẽ thực hiện văn bản; + Chủ thể có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện văn bản- + Các quan hệ có thể phát sinh trong quá trình thực hiện văn bàn. Tuy nhiên, khi xây dựng chương trình soạn thào văn bản không nên quá cứng nhắc mà nên quy định mềm dẻo cho phù hợp với sự biến đối tương quan của các quan hệ xã hội. - Thu thập tài liệu, phản tích, đánh giá thông tin. ơ giai đoạn này cần chú ý tới tính toàn diện của thông tin. Để có những thông tin có giá trị đối với quy trình soạn thào văn bản cần thu thập các loại thông tin sau đầy: + Thông tin pháp lý: Để thu thập các thông tin pháp lý có thề tiến hành công tác tập hợp hóa văn bản ờ vấn đề cần giải quyết để làm căn cứ cho các văn bản sẽ được ban hành. Các thông tin thu thập được phải xử lý, đánh giá và so sánh VỚI mục tiêu văn bản đặt ra hoặc phái phù hợp với từng loại văn bản cụ thể. + Thông tin thực tiễn: Thông tin thực tiễn là những vấn đề. nhữna quan hệ xã hội đang tốn tại, phát sinh cần giãi quyết, các thông tin này có thê thu 40 thập thông qua các báo cáo, đánh giá, tổng kết công tác thực tiễn, các tư liệu, tài liệu, sổ liệu thống kê V V Sao khi đã thu thập được đầy đủ các thông tin cần cho việc soạn thảo văn bản, có thể trao đổi, hỏi ý kiến với đại diện bộ phận, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc người hiểu biết về vẩn đề liên quan đến văn bản. Đống thời người soạn thảo trực tiếp trao đổi với lãnh đạo trực tiếp của mình đề tiếp thu ý kiến chi đạo. Ngoài việc thu thập, đánh giá các thông tin pháp lý, thông tin thực tiễn, cần tham khảo kinh nghiệm của các nước, các địa phương trong việc giải quyết các vấn đề tương tự. 2. Giai đoạn viết bản dự thảo văn bản Sau khi đã giải quyết xong các công việc thuộc phần chuẩn bị, người soạn thảo bắt tay vào viết bản dự thảo. Giai đoạn viết dự thảo văn bản gốm các bước: - Soạn thảo đề cương văn bản Trước hết, soạn dự thảo thành các chương, mục, điều, khoản, hoặc chia thành các phần theo từng loại văn bản. Sau đó, ghi tóm tắt những nội dung chính và được sắp xếp vào từng phần của dự thào văn bản. Giai đoạn này nên tập trung vào những nội dung chính, sắp xếp chúng theo một trật tự diễn biến hoặc tầm quan trọng của vấn đề một cách chi tiết, không bỏ sót những vấn đề có liên quan chặt chẽ tới nội dung văn bản. - Soạn thảo văn bản dự thảo Dựa vào đề cương đã dự thảo, tiến hành viết văn bản hoàn chỉnh. Văn bản dự thảo xong cần nhờ người có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, tham khảo và đóng góp ý kiến. Đối với những văn bản quan trọng thì việc tham khảo ý kiến là giai đoạn bắt buộc. Văn bản có liên quan đến ngành, cấp nào thì phải hỏi ý kiến cùa ngành cấp đó. Đối với văn bản liên quan đến nhiều lĩnh vực thì cơ quan chịu trách nhiệm dự thảo phải chủ động đại diện mời đại diện các ngành, các cấp, đoàn thể xã hội đóng góp ý kiến, hoặc có thề hỏi ý kiến bằng văn bản, các ý kiến đóng góp phải được thể hiện chính thức bằng văn bản. Sau những lần được góp ý, người, cơ quan, hoặc tố chức chịu trách nhiệm dự thảo văn bàn phải tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đóng góp để chỉnh lý bổ sung, soạn thào lại vãn bàn nhàm làm cho dự thảo được hoàn chình. Sau khi dự thảo văn bàn đã xong, cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần một cách thận trọng. Nêu không còn sai sót, thì đem văn bàn đi in ấn hoặc đánh máy. Những văn bàn quan trọng phải có hố sơ trình ký. Hố sơ trình gốm: tờ 41 trinh, bản dự thảo văn bản, tài liệu cỏ Mên quan đến nội đung văn bản. TTVỂS khi tình thủ trưởng ký, người có trách nhiệm về mặt nội dung vãn bản phải kỹ kiểm tra trước vào văn bản, xác định độ "mật" và độ "khẩn" của vãn bản, thòi gian phát hành và nơi nhận văn bản. Sau đó văn bản sẽ được chuyển lên bộ phận văn phòng hoặc hành chính tổng hợp tùy theo mỗi cơ quan để Chánh Văn phong hoạc Trưởng Phòng hành chinh tống hợp ký kiểm tra trước về thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản trước khi lãnh đạo cơ quan ký chính thức. Trong quá trình đánh máy, in ấn phải theo dõi chặt chẽ để sửa lỗi hực tiếp. Sau khi có bàn in phải kiểm tra lại làn cuối cùng và trình lên người có thẩm quyền ký. 3. Giai đoạn thông qua, ký và ban hành văn bản Trước khi trình lên cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền duyệt ký, người soạn thào xem xét lại việc đánh máy, in ấn thật kỹ lưỡng. Tùy theo tính chất của mỗi văn bản cũng như nguyên tắc tổ chức hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước mà thủ tục thông qua được thực hiện khác nhau. Với những văn bàn cá biệt đòi hỏi cần giải quyết nhanh chóng, kịp thời thì cán bộ, công chức thi hành công vụ trực tiếp thông qua, ký. Đối với Vãn bản pháp luật được ban hành bời cơ quan nhà nước hoạt động theo nguyên tác thủ trưởng thì văn bản được thông qua trực tiếp và ký bời chức danh người đứng đầu cơ quan đó. Nếu Văn bản pháp luật được ban hành bời cơ quan nhà nước hoạt động theo nguyên tắc tập thể biểu quyết theo đa số, thì Văn bản pháp luật được thông qua bời tập thể lãnh đạo cơ quan. Soạn thảo văn bàn là công việc quan trọng trong công tác hành chính cùa các cơ quan, tổ chức. Do đó việc biên tập văn bản phải được tiến hành một cách thận trọng, ti mi, các cơ quan, tổ chức phải coi đây là một công tác khoa học có tính nghiệp vụ cao, không thể làm đại khái, thiếu trách nhiệm. 4. Gửi, lưu trữ Văn bản pháp luật Văn bàn pháp luật phải được gửi kịp thời đến cơ quan, tố chức cấp trên trực tiếp và đến các cơ quan, tố chức hữu quan. Bản góc cùa Văn bàn pháp luật phải được lưu trữ theo quy định về lưu trữ. 42 THỰC HÀNH Câu hói tự luận Câu 4. So sánh Văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thông dụng? Ví dụ minh họa? Câu 5. Yêu cầu về ngôn ngữ Văn bản pháp luật? Ví dụ minh họa? Câu 6. Yêu cầu về nội dung của Văn bản pháp luật? Ví dụ minh họa? Câu 7. Trình bày về thủ tục, trình tự ban hành Văn bản pháp luật? 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ì. Sách Ì. Nguyễn Đăng Dung; Võ Tri Hảo, Kỹ thuật soạn thảo văn bản, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2008. 2. Giáo trình Xây dựng Văn bản pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 2010. 3. TS. Đỗ Đức Hống Hà và ThS. Hoàng Minh Hà, Chi dẫn tra cứu Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (Sách tham khảo), Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2010. 4. Nguyễn Thế Quyền, Một số vấn đề về soạn thảo văn bản, Nxb. Công an nhân dãn, Hả Nội, 1998. 5. Nguyễn Thế Quyền, Hiệu lực của Văn bản pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chinh trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. 6. Nguyễn Văn Thâm, Soạn thào và xử lý văn bàn trong công tác cùa cán bộ lãnh đạo và quán lý, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. li. Tạp chí 1. Bùi Thị Đào, "Bàn về Vãn bản quy phạm pháp luật và Văn bản áp dụng pháp luật", Tạp chí Luật học, số 5/2004. 2. Bùi Thị Đào, "Tính độc lập tương đối về nội dung của Văn bản pháp luật", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2007. 3. Bùi Thị Đào, "Mối quan hệ giữa tính hợp pháp và tính hợp lý cùa quyết định hành chính", Tạp chí Luật học, số 2/2008. 4. Hoàng Minh Hà, "Bàn về tính hợp lý cùa Văn bàn pháp luật", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 3/2008. 5. Nguyễn Thế Quyền, "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng pháp luật ờ Việt Nam", Tạp chi Luật học, số 4/1999. 6. Nguyễn Thê Quyền, "Nội dung cùa khái niệm hiệu lực Văn bản pháp luật", Tạp chí Luật học, số 2/2003. 7. Đoàn Thị Tố Uyên, "Bàn về khái niệm Vãn bán quy phạm pháp luật", Tạp chí Luật học, số 4/2002. 8. Đoàn Thị Tô Uyên, "Những nội dung cơ bàn cùa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều cùa Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật", Tạp chí Luật học, số 3/2003. 9. Đoàn Thị Tố Uyên, "Hoạt động lập pháp cùa Quốc hội trong thời kì đối mới", Tạp chi Luật học, số 11/2007. lo. Đoàn Thị Tố Uyên, "Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật, nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn", Tạp chí Luật học, số 11/2009. 44 Vãn đê 2 SOẠN THÀO VẦN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Xin chào các anh/chị học viên.' Chúng tôi rất hân hạnh được trao đổi với các anh/ chị vấn đề 2 của môn Kỹ thuật soạn thảo Văn bản pháp luật - vấn đề soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật; vấn đề này gốm bốn phần: - Phần ì. Khái niệm và đặc điểm Văn bàn quy phạm pháp luật; - Phần li. Thẩm quyền ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật; - Phần ỈU. Trình tự, thủ tục ban hành Văn bản quy phạm pháp luật; - Phần IV. Soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật. Mục tiêu chung Nghiên cứu vấn đề này, anh/ chị có thể hiểu được những vấn đề cơ bản để soạn thào được Văn bản quy phạm pháp luật. Mục tiêu cụ thể - Nêu được khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật và phân biệt được Văn bản quy phạm pháp luật với Văn bản áp dụng pháp luật; - Trình bày được đặc điểm cùa Văn bản quy phạm pháp luật; - Xác định được thẩm quyền ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật; - Nêu được các thù tục, trình tự ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật; - Phân tích được những yêu cầu của Nhà nước về cách thức trình bày hình thức cùa Văn bản quy phạm pháp luật; - Hiểu và vận dụng được cách thức soạn thào nội dung cùa Văn hàn quy phạm pháp luật. Chúc các anh/ chị đạt kết quả tốt! 45 ì. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VẨN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật Trong quá trình lịch sử phát triển của loài người văn bản không xuất hiện cùng con người mà nó là sản phẩm của sự sáng tạo của con người qua thời gian dài lao động. Do nhu cầu giao tiếp của con người cùng quá trinh hoạt động sảng tạo, ngôn ngữ viết được hình thành. Sự ra đời của ngôn ngữ viết đã tạo tiền đề cho văn bản xuất hiện. Sự ra đời của văn bản là tất yếu xuất phát từ thực tê khách quan là nhu càu truyền đạt và lưu giữ thông tin. Có thể nói: Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một hệ thống ngôn ngữ nhất định. Văn bản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Nhà nước đã sử dụng văn bản như một phương tiện hiệu quả để thực hiện chức năng quản lý của mình. Văn bàn quản lý Nhà nước là những quyết định quản lý thành văn do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những thể thức, thủ tục và quy chế do luật định, nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và giao dịch của Bộ máy nhà nước. về mặt lý luận văn bản pháp là phương tiện quản lý được cơ quan nhà nước sử dụng để tác động, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước, có giá trị bắt buộc thi hành và được đảm bảo thực hiện bàng sức mạnh của nhà nước. Vàn bàn quy phạm pháp luật là văn bàn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phoi hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thệc, thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đàm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2. Đặc điếm Văn bản quy phạm pháp luật - Văn bàn quy phạm pháp luật được xác lập bằng ngôn ngữ viết. Trong hoạt động quản lý, người có thẩm quyền có thể truyền đạt thông tin quản lý băng các hỉnh thức khác nhau: vãn bản, ngôn ngữ nói hay hành động nhưng với vân đê quan trọng mà pháp luật quy định thì chủ thể quàn lý bất buộc phải ban hành Văn bản pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện bàng văn bán giúp chú thê ban hành trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của minh về các vân đề phát sinh, đôi tượng thi hành dễ biết được để thực hiện. Đống thời, cách thức thể hiện này tiện lợi cho việc chuyển tài, tiếp cận, khai thác và lưu giữ thông tin đế phục vụ cho hoạt động quản lý. - Văn bán quy phạm pháp luật được ban hành bới chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định. 46 Theo quy định của pháp luật có nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, đối với các chủ thể khác nhau có thẩm quyền ban hành các loại Văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Chỉ khi văn bản được ban hành bời các chủ thể có thẩm quyền mới cỏ hiệu lực pháp luật vì chủ thể đó được pháp luật quy định và pháp luật bảo vệ bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. - Văn bản quy phạm pháp luật có nội đung là ý chí của chù thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Nội dung Văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của chủ thể ban hành. Ý chí đó được xác lập trên cơ sờ cùa pháp luật hiện hành và nhận thức chủ quan của cán bộ, công chức nhà nước về những yếu tố khách quan của đời sống xã hội, phù họp với mục tiêu cụ thể cùa từng văn bàn. Tuy nhiên, để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu lực quản lý, trong quá trình xác lập Văn bản quy phạm pháp luật chủ thể có thể tham khảo ý kiến của các đối tượng có liên quan trực tiếp đến nội dung văn bản, như vậy vừa đàm bảo được quyền và lợi ích của các chủ thể vừa đạt được mục đích quàn lý. - Văn bản quy phạm pháp luật có hình thức đo pháp luật quy định. Hình thức của văn bản bao gốm hai yếu tố tên gọi và thể thức của văn bản. Pháp luật quy định các Văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi khác nhau: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, lệnh... Mỗi loại được quy định rõ ràng về nội dung, mục đích, thứ bậc hiệu lực, vai trò đối với từng loại công việc cụ thể... Vì vậy, để đạt được hiệu quả và đảm bảo hiệu lực cho Văn bản quy phạm pháp luật chù thể cần đàm bảo hình thức cho văn bản được ban hành. Bên cạnh đó, phần thể thức của văn bản cũng được pháp luật quy định theo một khuôn mẫu nhất định, có tác dụng tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung và hình thức văn bán; bào đảm sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước. - Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo thủ tục luật định. Pháp luật quy định về thù tục ban hành đôi với mỗi loại Văn bán quy phạm pháp luật cụ thể. Nhìn chung thù tục ban hành bao gốm các hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò trợ giúp cho người soạn thào đống thời tạo cơ chế cho việc phối hợp, kiếm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động ban hành Vãn bản quy phạm pháp luật, nhăm hạn chê những khiếm khuyết trong hoạt động của nhà nước. - Vãn bàn quy phạm pháp luật được nhà nước bảo đàm thực hiện. Văn bàn quy phạm pháp luật được ban hành nhăm thực hiện các hoạt độnu quan lý 47 cùa nhà nước, để đảm bảo thực hiện được các Văn bản quy phạm pháp luật trẽn thực tế, nhà nước sử dụng nhiều biện pháp khác nhau: tuyên truyền, giáo đục và đặc biệt là biện pháp cưởng chế. Các cá nhân nếu không thực hiện các nội dung cua Văn bản quy phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý tnrớc nhà nưóc, ngược lại nếu thực hiện tốt thỉ được nhà nước khích lệ về vật chất hoặc tinh thằn. THỰC HÀNH Câu trắc nghiệm Hãy chọn phương án ứa lời đúng trong những câu hỏi sau: Câu 1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nào ban hành? A. Cơ quan nhà nước. B. Cơ quan Đàng. c. Cơ quan tổ chức xã hội. D. Cả A, B và c. Câu 2. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nào phối hợp ban hành? A. Cơ quan Đảng. B. Cơ quan nhà nước. c. Cơ quan tổ chức xã hội. D. Cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội với ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ. Câu 3. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo đúng những yêu cầu gì? A. Do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. B. Thù tục, trình tự ban hành tuân theo quy định của luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật của hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004. c. Nội dung Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy tắc xù sự chung. D. Cả A, B, c. Câu 4. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bàn do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật nào? 48 A. Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật hoặc Luật Ban hành Vãn bản quy phạm pháp luật của Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân. B. Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. c. Luật Ban hành Vãn bản quy phạm pháp luật của Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân. D. Tất cả các luật. Câu 5. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bàn do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phổi hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 hoặc trong Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004, ứong đó có những đặc điểm gì? A. Quy tắc xử sự chung. B. Có hiệu lực bắt buộc chung. c. Được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chinh các quan hệ xã hội. D. Cả A, B và c. l i. THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Đe Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, càn chú ý bảo đảm cả hai phương diện về thẩm quyền là thẩm quyền hình thức và thẩm quyền nội dung của chủ thể ban hành văn bản. Thẩm quyền hình thức trong việc ban hành Văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể ừong Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật cùa Hội đống nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2004. Người soạn thào phải lựa chọn đúng loại văn bản cho mỗi chủ thể mà không được lầm lẫn vì việc vi phạm thẩm quyền hình thức sẽ dẫn tới tình trạng làm mất hiệu lực pháp luật của văn bản và sẽ bị cấp có thẩm quyền hủy bỏ. Thẩm quyền về nội đung được quy định trong nhiều văn bản khác nhau: Hiến pháp, các luật, pháp lệnh về quàn lý nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể...; mặt khác do trong một số trường hợp quy định về thẩm quyền nội dung còn chống chéo hoặc phân định chưa rõ ràng nên việc xác định nên vấn đề này nhiều khi trở nên khó khăn. Vi vậy, để có thể xác định đúng về thẩm quyền nội dung cùa chủ thể ban hành Văn bản quy phạm pháp luật cần căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành và những nguyên tác pháp lý về vấn đề này. Trước hết cần xuất phát 49 từ những quy định hiện hành để xác định chủ thể có thẩm quyền đặt ra những Quy phạm pháp luật điều chinh quan hệ xã hội phát sinh từ loại việc là chủ đề của văn bản. Nếu về những vấn đề đã có Luật, pháp lệnh thì thẩm quyển ban hành Văn bản quy phạm pháp luật thường đã được xác định đuôi dạng quy định về thẩm quyền giải thích, hướng dẫn cụ thể hóa luật, pháp lệnh đó. Ngược lại, khi vấn đề phát sinh chưa được quy định riêng trong luật, pháp lệnh nên thâm quyền quy định về vấn đề đó không được xác định cụ thể thì cần thận trọng xem xét: nếu là vấn đề ít quan trọng, không càn thiết điều chinh bằng pháp luật thì không nên ban hành Văn bản quy phạm pháp luật để can thiệp; nếu quan trọng, đòi hỏi phải có quy định pháp luật điều chỉnh thì phải xác định vấn đề đó nằm trong giới hạn thẩm quyền cùa cơ quan nào được quy định trong Hiến pháp, các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các đạo luật về ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật bao gốm: + Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết. + Văn bản do ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết. + Văn bản do Chủ tịch nước ban hành: lệnh, quyết định. + Văn bản do Chính phủ ban hành: nghị định. + Văn bản do Thù tướng Chính phù ban hành: quyết định, + Văn bản của Bộ trường, Thủ trường cơ quan ngang Bộ ban hành: thông tư. + Nghị quyết của Hội đống Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư cùa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao. + Nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị xã hội. + Nghị quyết của Hội đống nhân dân các cấp. + Quyết định, chị thị cùa ủy ban nhân dân các cấp. THỰC HÀNH Câu hỏi trắc nghiệm Câu 6. Văn bản quy phạm pháp luật gốm? A. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. B. Pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội. c. Lệnh, quyết định của Chù tịch nước. 50 D.CảA,BvàC. Câu 7. Vãn bản quy phạm pháp luật gốm? A. Nghị định của Chính phủ. B. Quyết định cùa Thủ tướng Chỉnh phủ. c. Nghị quyết của Hội đống Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. D. Cả A, B và c. Câu 8. Văn bản quy phạm pháp luật gốm? A. Thông tư của Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao. B. Thông tư của Bộ trường, Thù trường cơ quan ngang Bộ. c. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước. D. Cà A, B và c. Câu 9. Văn bản quy phạm pháp luật gốm? A. Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương cùa tổ chức chính trị - xã hội. B. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trường, Thủ trường cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan ngang Bộ. c. Văn bàn quy phạm pháp luật của Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân. D. Cả A, B và c. Câu hói tự luận Câu 1. Phân tích khái niệm và nguyên tắc xây dựng, ban hành Văn bản quy phạm pháp luật? Câu 2. Trình bày hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật? Câu 3. Phân tích quyền tham gia góp ý kiến và yêu cầu về ngôn ngữ, kỹ thuật Văn bàn quy phạm pháp luật? Câu 4. Phân tích quy định về dịch Văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu so, tiếng nước ngoài? Câu 5. Phân tích quy định về số, ký hiệu của Văn bản quy phạm pháp luật và soạn thảo, ban hành một văn bản sửa đối, bố sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ nhiều văn bàn? 51 Cầu 6. Phân tích quy định về đánh số thứ tự dự thảo Văn bàn quy phạm pháp luật? Câu 7. Trình bày quy định về văn bản quy định chi tiết Văn bản quy phạm pháp luật và gửi, lưu trữ Văn bản quy phạm pháp luật, hố sơ dự án, dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật? III. TRÌNH Tự, THỦ TỤC BAN HÀNH VẪN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT Thủ tục xây dụng mỗi loại Văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong hai đạo luật là Luật ban hành Vãn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành Văn bản quỵ phạm pháp luật của Hội đống nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2004. Trong những thủ tục đó có những điểm chung và cũng có những điểm riêng biệt của mỗi thủ tục cụ thể. Vì vậy, cần căn cứ vào quy định của các đạo luật này để thực hiện đúng và đầy đủ những thủ tục cần thiết ương quá trình xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật. 1. Trình tự, thủ tục đầy đủ 1.1. Lập chương trình xây dựng pháp luật Chương trình xây dựng pháp luật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động xây dựng pháp luật. Trước hết do có tính bắt buộc thực hiện nên chương trình có tác dụng thúc đẩy việc soạn thảo ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Đống thời do được xây dựng trên những cơ sở khoa học nên chương trình có vai ừò to lớn trong việc tạo ra tính có trong tâm, trọng điểm của hoạt động xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật giúp nha nước có thê ban hành kịp thời ban hành những Văn bản quy phạm pháp luật cần thiết đáp ứng nhu cầu được điều chinh của các quan hệ xã hội, mặt khác không tạo ra sự quá tải cho hoạt động cùa các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên để có vai trò nói trên, chương trình xây dựng pháp luật phải được hình thành trên những cơ sờ khoa học và pháp lý nhất định. Cơ sở thực tiễn cùa chương trình là thực ứạng đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Việc phát hiện nhu cầu điều chinh pháp luật phải xuất phát từ những đánh giá mang tính toàn diện về đời sống xã hội theo phương pháp biện chứng và phương pháp lịch sử. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới nâng lực thực tê cùa cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật: sô lượng và năng lực đội ngũ công chức, những điều kiện về vật chất để tạo ra tính khả thi cùa chương trình. Cơ sờ pháp lý của chương trình là những Văn bàn quy phạm pháp luật có liên quan. Trong nhiều trường hợp, nhu cầu xây dựng pháp luật xuất phát từ 52 chính sự thay đỏi trong hệ thống pháp luật Do có tính thống nhất nội tại nên bất kỳ sự thay đổi ở bộ phận nào trong pháp luật cũng có thể kéo theo sự thay đổi những bộ phận khác cỏ liên quan. Cơ sở chính trị của chương trình là các vãn bản của Đảng. Các đường lối, chính sách của Đảng được coi là cơ sở trực tiếp để xác lập chương trình xây dựng pháp luật, đặc biệt là đối vói các văn bản có hiệu lực pháp luật cao: luật, pháp lệnh. Cơ sở này bảo đảm việc hoàn thành những nhiệm vụ chính bị của mỗi cơ quan nhà nước đảm bảo sự tác động của pháp luật đúng định hướng của Đảng. Nội dung của chương trình xây dựng pháp luật gốm: - Danh mục các văn bản cần ban hành, được xác định trên cơ sờ cân nhắc nhu càu điều chinh pháp luật, khả năng xây dựng pháp luật trong thời gian thực hiện chương trình. Do khả năng xây dựng pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu được điều chinh của các quan hệ xã hội nên việc lựa chọn hợp lý những văn bản nào cần xây dựng ương từng giai đoạn là rất cần thiết. - Cơ quan soạn thảo đuợc xác định trên cơ sờ thẩm quyền và năng lực thực tiễn của các chủ thể có liên quan tới hoạt động xây dựng pháp luật. cần xác định rõ cơ quan, tổ chức soạn thảo đối với mỗi văn bản Ương chương trình. Trường họp giao cho nhiều chù thể soạn thảo cùng một Văn bản quy phạm pháp luật thì phải xác định chủ thể chủ trì, chủ thể tham gia soạn thảo văn bản đó. - Dự kiến thời gian trình dự thào văn bản, cần được xác định hợp lý bảo đảm cho văn bản được soạn thảo vừa nhanh, vừa có chất lượng cao. - Dự trù kinh phí cần thiết cho việc thực hiện chương trình, phải vừa bào đảm đủ để chi phí cho những hoạt động cần thiết, vừa phải bảo đàm tiết kiệm, tránh lãng phí ngân sách nhà nước. 1.2. Thành lập ban soạn thảo Do việc soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật là rất khó khăn, phức tạp nên để có được dự thảo có chất lượng cao, cơ quan có thẩm quyền cần thành lập ban soạn thảo văn bản. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà ban soạn thảo có thề chì bao gốm cán bộ, công chức trong một cơ quan, tổ chức nhất định nhưng cũng có thể là người của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Khi có sự tham gia cùa nhiều cơ quan thì thù trường cơ quan có nhiệm vụ chính trong việc soạn thào là trường ban. Trường ban thành lập tố biên tập để giúp việc cho ban soạn 53 thào. Cần cân nhắc, lựa chọn những người có năng lực để đưa vào tổ bi việc soạn thảo văn ban được thực hiẹn chủ yếu bời tổ biên tập. Ban SI co trách nhiệm bảo đàm chất lượng của dự thảo, hoàn thành dự thào hoạch- báo cao định kỳ về tiến độ soạn thảo với cơ quan, tổ chức trình dụ thảo; kịp thơi bao cao để xin ý kiến chi đạo của chủ thể có thẩm quyền khi phát sùi những vấn đề mới chưa có định hướng hoặc những vấn đề phức tạp còn nhiều quan điểm khác nhau; chuẩn bị văn bản để trình dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật gửi cơ quan ban hành. 1.3. Soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật Để soạn thảo được Văn bàn quy phạm pháp luật, trước hết ban soạn thảo, đặc biệt là tổ biên tập phải khảo sát, đánh giá tình hình thực tiên có liên quan đen chủ đề vãn bản. Đối tượng của hoạt động khảo sát, đánh giá là hệ thống các quan hệ xã hội và những điều kiện ứong đời sống xã hội là cơ sờ làm phát sinh các quan hệ xã hội đó; là đường lối của Đảng, hệ thống pháp luật hiện hành và việc thực thi trên thực tiễn những văn bản đó; là những quan điểm khoa học những dư luận xã hội về vấn đề có liên quan tới nội dung dự thảo. Khi khảo sát đánh giá không chi chú ý tới thực trạng mà còn phải đặc biệt quan tâm tới việc tìm ra những nguyên nhân, quy luật và xu hướng vận động của đối tượng khảo sát, tạo tiền đề cho việc xác định các giải pháp hợp lý trong quá trình xác lập nội dung Văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó xây dựng đề cương chi tiết của dự thảo. Trong đề cương phải xác định được những nội dung cơ bản và những quan điểm đối với nội dung đó; xây dựng được cấu trúc hình thức của văn bản, gốm những đơn vị cụ thể, cấu thành văn bản và nội dung cơ bản cùa mối đơn vị đó. Do có vai trò định hướng và ảnh hường sâu sắc tới chất lượng dự thảo nên đề cương cần được thào luận kỹ bởi các nhà khoa học các nhà quản lý. Vì vậy, ban soạn thảo cần thu hút trí tuệ của nhiều người thông qua việc tổ chức các hội thảo bang những hình thức khác để các cá nhân, tổ chúc có liên quan đóng góp ý kiến cho đề cuông. Đe cương cần được thông qua bởi cơ quan có thẳm quyền trình dự án Văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi đề cương được thông qua, ban soạn thảo tổ chức việc soạn thảo văn bản. Thông thường, việc soạn thảo Văn bàn quy phạm pháp luật do tổ biên tập thực hiện dưới sự chỉ đạo của ban soạn thảo và sự phối hợp cùa chủ thể có thẩm quyền trong việc thẩm tra, thẩm định vãn bàn. Trong quá trình soạn thào Văn bản quy phạm pháp luật, người soạn thảo cần vận dụng tối đa trình độ của cá nhân, khai thác triệt đề những quy tắc khoa học, thực hiện đầy đủ những quy trình cần thiết có liên quan thì mới bào đàm được tiến độ soạn thào và chất lượng văn bàn. Bên cạnh 54 đó, việc soạn thào Văn bản quy phạm pháp luật, cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương hoặc kinh nghiệm của các nước khác trong việc giải quyết nhũng vấn đề có Hên quan đặc biệt là cách thức giải quyết những công việc phát sinh từ chủ đề của Văn bàn quy phạm pháp luật, để từ đó có thể vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ờ Ương nước hoặc từng địa phương. Tùy thuộc vào mức độ và tính chất quan trọng của từng vấn đề cụ thể, ban soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo bằng các hình thức và trong những phạm vi khác nhau. Đối tượng cần lấy ý kiến là các cơ quan, tố chức có thẩm quyền trong việc ban hành, trình, thẩm định, thẩm tra văn bản; những cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nghĩa vụ thi hành văn bản; các nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm ứong việc soạn thảo văn bàn và trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến nội dung dự thảo. Những ý kiến đóng góp đó chi có giá trị tham khảo nhưng cần được ban soạn thảo xem xét kỹ lưỡng, tiếp thu những điểm hợp lí, hợp pháp để hoàn thiện dự thảo. 1.4. Thẩm định, thẩm tra dự thảo Văn băn quy phạm pháp luật Thẩm định, thẩm tra dự thảo là việc của cơ quan có thẩm quyền xem xét toàn diện dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Thẩm tra và thẩm định là những hoạt động tương tự nhau về chuyên môn có một số điểm khác biệt. Mọi dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật đều được thẩm định nhưng riêng đối với những dự án Văn bàn quy phạm pháp luật cùa Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội và Hội đống nhân dân được thẩm tra bởi các cơ quan chuyên trách cùa Quốc hội và Hội đống nhân dân. về phạm vi, thẩm tra và thẩm định đều xem xét tính hợp pháp, tính thống nhất cùa dự thảo, bên cạnh đó thẩm định còn xem xét về sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, kỹ thuật soạn thảo văn bản; thẩm tra còn xem xét về tính chính trị, tính hợp lý và tính khả thi của dự thảo. Thẩm quyền, thời hạn, thủ tục thẩm tra, thẩm định được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành nên những chủ thể có liên quan cần nắm bắt để tuân thù trong quá trình xây dựng pháp luật. về phương thức, tùy từng trường hợp cụ thể dự thảo có thề được thẩm định, thẩm tra một hoặc nhiều lần; có thể do một hoặc nhiều cơ quan cùng thực hiện; có thê tiến hành độc lập hay có sự phối hợp giữa các cơ quan cùng có chức nâng thẩm tra, thẩm định tùy thuộc vào timg trường hợp cụ thế. Kết thúc hoạt động thẩm định, thẩm tra, chủ thể tiến hành phái có báo cáo thẩm tra, thẩm định gửi cơ quan ban hành Vãn bàn quy 55 phạm pháp luật Báo cáo này là một toong những cơ sở để cơ quan cỏ thẩm quyền xem xét việc có thông qua dự thảo hay không. 1.5. Thông qua dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật Sau khi dự thảo được hoàn thiện, đã có báo cáo thẩm tra, thâm định, ban soạn thảo phải có văn bản trinh dự thảo, sau đó gửi hố sơ dự thào đến cơ quan ban hành để xem xét thông qua dự thảo. Việc xem xét dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật có thể được tiến hành một hoặc nhiều lần, tùy thuộc tính chất và nội dung của tụng dự thào. Việc thông qua dự thảo được tiên hành theo những cách thức, thủ tục khác nhau, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Việc thông qua mỗi loại Văn bàn quy phạm pháp luật được tiến hành theo những thủ tục riêng quy định toong pháp luật hiện hành. Nếu không thông qua dự thảo, cơ quan ban hành cần nêu rõ lý do và hướng khắc phục để cơ quan soạn thào tiến hành soạn thào lại dự thảo. 1.6. Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật đã được thông qua cần được ban hành bằng cách công bố rộng rãi với những hình thức khác nhau để nhân dânvà những đối tượng liên quan thực hiện. Việc công bố Văn bản quy phạm pháp luật là cơ chế hữu hiệu bảo đảm tính công khai, minh bạch của pháp luật, do đó cần được chú ý thực hiện trên thực tế. Tùy thuộc vào mỗi loại văn bản vào tính chất và nội dung của từng văn bản cụ thể, các Văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành chính thức bằng những hình thức khác nhau do pháp luật quy định như: đăng công báo, đăng toàn văn ứên các báo hoặc đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, niêm yết tại trụ sở cơ quan ban hành hoặc tại những nơi do chính quyền quy định, gửi trực tiếp hoặc qua internet tới đối tượng có nghĩa vụ thực hiện. /. 7. Đánh giá tác động của Văn bản quy phạm pháp luật Mức độ và phạm vi ảnh hường của các Văn bản quy phạm pháp luật lên đời sống xã hội là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: cách thức tổ chúc thực hiện... những yếu tố này phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện văn bản lệ thuộc các điều kiện khách quan của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, có một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới mức độ và phạm vi tác động của Văn bàn quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội và xuất phát từ bản thân mỗi văn bản, đó là chất lượng mỗi quy phạm pháp luật có trong văn bản đó. Chát lượng đó chủ yếu lệ thuộc vào việc những quy định trong Văn bản 56 quy phạm pháp luật có phù hợp với điều kiện khách quan của đời sổng xã hội hay không, có đáp úng được những yêu cầu bức xúc do đòi sống xã hội đặt ra hay không. Chinh vì vậy, sau khi Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đác biệt là cơ quan ban hành ra nó, cần theo dõi, thống kê, tổng kết, đánh giá, những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá thực trạng đời sáng xã hội sau một thòi gian thực hiện văn bản. Từ đó có sự so sánh với thực trạng của đời sống xã hội ờ thời điểm trước khi văn bản được thực hiện; đối chiếu với những mục tiêu mà cơ quan ban hành đã đặt ra khi ban hành văn bản, để đánh giá về sự tác động của Văn bàn quy phạm pháp luật lên đời sống xã hội. Khi đánh giá cần bảo đảm được tính khoa học, toàn diện ừánh chủ quan, duy ý chí hoặc phiến diện một chiều, cần đánh giá những tác động tích cực và những tác động tiêu cực của văn bản tới các quan điểm xã hội, từ đó xác định quy định nào là phù hợp và có vai trò tích cực, càn tiếp tục triển khai thực hiện; quy định nào chưa thực sự phù hợp cần sớm loại bỏ ra khỏi Văn bàn quy phạm pháp luật. Việc đánh giá tác động của Văn bản quy phạm pháp luật đối với các quan hệ xã hội, một mặt giúp cơ quan nhà nước có được cái nhìn đúng đắn, đầy đủ khách quan về hiệu lực, hiệu quà của quàn lý nhà nước. Mặt khác, cũng giúp cho các cơ quan này có thể phát hiện ra những điểm chống chéo, mâu thuẫn hoặc không phù hợp trong các Văn bàn quy phạm pháp luật được theo dõi, đánh giá. Nhờ đó, cơ quan nhà nước có thể lập được chuông trình xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới với những nội dung sát hợp với thực tiễn và đáp ứng được đòi hỏi của đời sống xã hội góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả cùa công tác xây dựng pháp luật. 2. Trình tự, thủ tục rút gọn Thù tục rút gọn chi được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần sửa đối ngay, bảo đảm sự phù hợp với Văn bàn quy phạm pháp luật mới được ban hành. Trong thủ tục rút gọn không có bước lập chương trình xây dựng văn bản như trong thủ tục đầy đủ. Hiện nay, pháp luật cũng đã có những quy định về thẩm quyền quyết định việc xây dựng một số Văn bàn quy phạm pháp luật cụ thể. ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc xây dựng pháp lệnh, nghị quyết cùa ủy ban thường vụ Quốc hội theo thù tục rút gọn; trình Quốc hội việc xây dựng luật, nghị quyết cùa Quốc hội theo thù tục rút gọn. Chù tịch nước quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong xây dựng lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phù quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong xây dựng nghị định cùa Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 57 Thủ tục rút gọn ương việc xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật đư< ?c pháp luật quy định như sau: Cơ quan chù trì soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật có thể thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập để soạn thảo nhưng cũng có thể trực tiếp tổ chức việc soạn thảo. Cơ quan chủ trì soạn thỏa có thể lấy ý kiên đóng góp của các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan vê dự thảo. Cơ quan thâm định có trách nhiệm thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản ngay sau khi nhận được hố sơ thẩm tra, thẩm định. Ngoài những nét mang tính đặc thù này ra, các hoạt động khác được tiến hành tương tự như trong việc ban hành Văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục đầy đù. THỰC HÀNH Câu hói tự luận Câu 8. Trình bày quy định về thành lập Ban soạn thảo và nguyên tắc hoạt động của Ban soạn thảo? Câu 9. Trình bày quy ỗịnh về nhiệm vụ của Trưởng Ban soạn thảo và trách nhiệm của thành viên Ban soạn thảo? Câu 10. Trình bày quy định về cuộc họp cùa Ban soạn thảo và thành lập Tổ biên tập? Câu li . Trình bày quy định về nhiệm vụ của Ban soạn thảo, Trường ban soạn thảo? Câu 12. Trinh bày quy định về nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn Mo? Câu 13. Trình bày quy định về lấy ý kiến trong quá trình soạn thào? IV. Cơ SỞ BAN HÀNH, CÁCH THỨC TRÌNH BÀY VÀ ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BÀN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Cơ sờ ban hành Văn bản quy phạm pháp luật * Cơ sở pháp lý Hiện nay, trên thực tế có khá nhiều quan điềm khác nhau về hướng xác lập phân cơ sờ pháp lý cua Văn bàn quy phạm pháp luật, đặc biệt là trong trường họp có nhiều văn bản cùng liên quan trực tiếp đến dự thào. Vì vậy. có khá nhiều hướng viết đã tạo nên phàn cơ sờ pháp lý cống kềnh hoặc viện dẫn những văn bán không thực sự liên quan tới dự thao, khôniỉ có ý nghĩa đối với dự thảo. Đề đảm bảo cho phần cơ sở pháp lý của Vãn bán quy phạm pháp luật có tinh khoa học cao, ngăn gọn nhưng đầy đủ, cần xuất phát từ ý nghĩa mục đích 58 của việc viện dẫn vặn bận để xác định nên đưa nhũng văn bản nào vào phần cơ sở pháp lý của dự Mo. - Cơ sở pháp lý của dự thảo Văn bản quỵ phạm pháp luật chi là Văn bản quy phạm pháp luật mà không thể là Văn bản áp dụng pháp luật. - Cơ sờ pháp lý của dự thào Vãn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hom dự thảo, không thể là văn bản có hiệu lực ngang hay thấp hơn hiệu lực của vãn bản được soạn thảo. - Cơ sở pháp lý của dự thảo chi là văn bản có nội dung liên quan mật thiết tới chủ đề dự thào: quy định thẩm quyền ban hành... * Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của Vàn bàn quy phạm pháp luật khá đa dạng. Thông thường, có thể viện dẫn hành vi hoặc văn bản đề nghị của cơ quan soạn thảo và cơ quan có thẩm quyền thẩm định văn bản để chứng minh văn bản được ban hành đủng thủ tục; xác lập những mục đích trực tiếp của văn bản nhằm thể hiện tính kịp thòi, đáp ứng những nhu cầu cùa đời sống xã hội của văn bàn đó. Trong trường hợp, khi văn bản được ban hành trực tiếp thể chế hóa và tố chức thực hiện đường lối của cấp ủy Đảng có thẩm quyền thi có thể viện dẫn văn bản của Đảng nhằm thể hiện văn bản đó đáp ứng được đòi hỏi về chính trị. 2. Cách thệc trình bày phần cơ sở cùa Văn bản quy phạm pháp luật Có hai cách trình bày: - Cách thứ nhất: Tách riêng phần này ra khói những nội dung khác, tạo thành một bộ phận trong thể thức văn bản. Cách này được sử dụng trong một số văn bản như: luật, pháp lệnh, nghị quyết... Khi đó cơ sở văn bản được trình bày theo mẫu câu có sẵn, bắt đầu bằng chữ: Căn cứ..., Xét..., Đe... và được trình bày theo quy tắc riêng không theo quy tấc ngôn ngữ: Kếtthúc mỗi phần cơ sở đánh dấu chấm phẩy (;) và xuống dòng tạo đoạn mới. - Cách thứ hai: Đặt phần cơ sở trong nội dung, ở đầu văn bản, được xác lập bằng các câu khác nhau, không theo mẫu xác định. Ví dụ: "Ngày... tháng... năm..., Bộ trường Bộ Tư pháp đã ra thông tư số...". Đe chuyển tiếp từ phần cơ sở sang phần nội dung cùa văn bản, có thể sù dụng các cách khác nhau tùy thuộc vào loại văn bàn và sự lựa chọn của người soạn thào văn bàn. 59 3. Đãi tượng tác động của văn bán quy phạm pháp luật càn quy định rõ đối tượng tác động (đổi tượng áp đụng) cùa Văn bản quy phạm pháp luật là những nhóm cá nhân hay nhóm tổ chức nào, tức là chỉ ra giới hạn sự điều chinh của văn bản đó với các quan hệ xã hội dựa trên cơ sở dâu hiệu chủ thể tham gia những quan hệ đó. Với những nội dung đó, việc xác định phạm vi tác động của Văn bản quy phạm pháp luật thường được phôi hợp với đổi tượng tác động của vãn bản. Khi xác định đối tượng tác động của Văn bản quy phạm pháp luật, cần xuất phát từ những cơ sở khoa học để đảm bảo tính hợp lý, tránh tình trạng xác định quá rộng hoặc quá hẹp về đối tượng tác động của văn bản, gây khó khăn cho quá trình thực hiện văn bản sau này. Trước hết, cần đánh giá đúng về tính chất và nội dung của vấn đề được quy định để xác định đối tượng tác động của văn bàn. Việc xác định đối tượng tác động cùa vãn bản thường phức tạp, đòi hỏi người soạn thảo phải xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề liên quan tới các nội dung dự kiến sẽ giải quyết trong văn bản để có sự lựa chọn đúng. Cũng cần xuất phát từ phạm vi những vấn đề chuyên môn mà các Quy phạm pháp luật đề cập liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, thuộc quyền quản lý của một hay nhiều ngành để xác định đối tượng tác động của văn bản. Ngoài ra, cũng cần xem xét tới những đòi hòi về khả nâng, điều kiện cùa cá nhân, tổ chức khi thực hiện các Quy phạm pháp luật như: độ tuổi, trình độ chuyên môn của cá nhân... để xác định đối tượng tác động của Văn bàn quy phạm pháp luật chi là nhóm cá nhân, tố chức có đủ các điều kiện cần thiết đó. Với nội dung là các quy tắc xử sự chung, Văn bàn quy phạm pháp luật được áp dụng chung cho các nhóm đối tượng trong những trường hợp tương tự nhau. Vì vậy, đối tượng tác động cần được xác định một cách chung chung, trừu tượng mà không xác định cụ thề, chi tiết. Tuy nhiên, dù trừu tượng hóa, văn bàn cũng càn xác định những dấu hiệu nhất định, đủ để người đọc nhận diện được đối tượng tác động của văn bàn là những cá nhân, tố chức nào. Trên cơ sờ đó, xác định đối tượng tác động của vãn bàn sao cho hợp lý, không quá rộng hoặc quá hẹp so với đòi hỏi khách quan của văn bản. Xét về lý luận và thực tiễn, có thể trừu tượng hóa đối tượng tác động cùa một văn bán hoặc phần cùa Vãn bàn quy phạm pháp luật theo một số hướng viết khác nhau. Có thê xác định bàng cách sứ dụng thuật naữ pháp lý đã được 60 hỉnh thành sẵn từ trước trong pháp luật (dưới dạng các quy phạm khái niệm hoặc quy phạm giải thích). Đối tượng cũng có thể được xác lập bằng cách hình thành bong dự thào các thuật ngữ pháp lý mới, với nghĩa xác định. THỰC HÀNH Câu hói tự luận Câu 14. Hãy trinh bày cơ sờ ban hành, cách thức trinh bày và đối tượng tác động của Văn bản quy phạm pháp luật? V. XÁC LẬP CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Quy phạm nguyên tắc Quy phạm nguyên tắc là các tư tường mang tính chủ đạo, định hướng đối với các quy phạm khác. Các quy phạm này có khả năng chi phối tới nhiều Văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và khi đó, chúng được xác lập riêng trong Văn bản quy phạm pháp luật, là cơ sờ cho việc xây dựng, ban hành những Văn bản quy phạm pháp luật khác đống thời cũng chi phối sâu sắc tới hướng quy định về những nội dung cơ bản của các vàn bản này. Bên cạnh đó, có những quy phạm nguyên tắc chi có khả năng chi phối đến toàn bộ hoặc một nhóm quy phạm trong một Văn bản quy phạm pháp luật. Khi đó, các văn bản nguyên tắc xác lập và bố trí ừong cùng văn bàn với các quy phạm khác. Tuy nhiên, do vai ữò quan ữọng là định hướng cho những quy định cụ thể nên các nguyên tắc cần được tách ra thành những quy định riêng, bố trí độc lập với những nội dung khác. Các nguyên tắc bao gốm nhiều loại khác nhau về mức độ chi phối tới các nội dung khác có trong Văn bản quy phạm pháp luật. Đối với những nguyên tắc chi phối tói nhiều vấn đề có trong nhiều đơn vị cấu thành văn bản thì nên đặt nguyên tắc đó trong phần, chương đầu tiên của văn bản. Trong trường hợp nguyên tắc chi có khả năng chi phối đến một số nội dung có trong một phần, chương, mục nhất định cùa Văn bản quy phạm pháp luật thì nên đưa nguyên tắc đó vào trong phần, chương, mục đó của văn bản mà không đưa vào chương "Những quy định chung". Khi xác lập các nguyên tắc, cần xuất phát từ việc đánh giá mức độ quan trọng, khả năng chi phối tới những nội dung khác của một số quy định để có thề xác định việc có nên coi quy định đó là nguyên tắc hay không. Nếu xác định được vấn đề nào là quan trọng, có ảnh hường sâu sắc tới hướng quy định cũng như việc thực hiện những quy định về những vấn đề khác thi coi quy định về vấn đề đó là nguyên tắc. 61 2. Quy phạm giải thích, hướng dẫn Các quy phạm giải thích, hướng dẫn được thể hiện dưới hai dạng khác nhau nhung đều có chung mục đích là tạo ra cách hiểu thống nhất và đúng vói ý đố cơ quan ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Mật là: những quy phạm giải thích được thể hiện dưới dạng các khái niệm để xác định nội dung của các từ, ngữ sẽ được sử dụng trong pháp luật. về bản chất, những quy phạm này có bản chất là tạo ra các thuật ngữ pháp lý. Điều này xuất phát từ thực tiễn, do trong Văn bản quy phạm pháp luật có một số từ hoặc ngữ được sử dụng với một nghĩa duy nhất, khi trong ngôn ngữ thông dụng từ, ngữ đó có thể được hiểu theo nghĩa khác nhau, vì vậy cần được giải thích nhằm tạo ra cách hiểu thống nhất về các nội dung có trong Văn bản quy phạm pháp luật. Đối với những từ, ngữ đã được giải thích trong một Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì người soạn thảo không phải giải thích hoặc chiếu dẫn tới văn bàn có phẩn giải thích đó mà mặc nhiên sử dụng chúng với nghĩa đã giải thích. Trong trường hợp cần có sự thay đổi về nghĩa cùa từ, ngữ đã được giải thích trong Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì cần ban hành Văn bản quy phạm pháp luật khác để sửa đổi văn bản đã giải thích từ, ngữ đó. Trong trường họp chưa có Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nào giải thích về từ, ngữ được sử dụng trong dự thảo thì mới phải giải thích. Khi đó chú ý tuân thủ một số vấn đề thuộc kỹ thuật pháp lý thì mới đàm bảo được tính khoa học, trong sáng, tiện lợi và chuẩn mực cùa thuật ngữ pháp lý. Hai là: những quy phạm giải thích được thể hiện dưới dạng các lý giải, cắt nghĩa với nội dung có trong Văn bản quy phạm pháp luật. về bản chất, các quy phạm này không tạo ra thuật ngữ pháp lý mới nhưng có tác dụng làm rõ nghĩa, tạo ra cách hiểu thống nhất và đủng với ý đố của người có thâm quyên đôi với một số quy định của văn bản đó hoặc Văn bàn quy phạm pháp luật khác. Như vậy, những quy phạm giải thích này chi được soạn thảo khi có Quy phạm pháp luật có khả năng dẫn đến những cách hiểu sai lệch so với ý đố của người ban hành hoặc những cách hiểu khác nhau tạo ra sự phân hóa trong nhận thức và hành động. Nếu nội dung được giải thích, hướng dẫn là vấn đè phức tạp thì có thể phối hợp với việc sử dụng ví dụ cụ thể để minh họa cho phan giải thích, hướng dân để tạo cách hiểu thống nhất về văn bán và việc tố chức thực hiện văn ban. 62 3. Quy phạm ngăn cấm, quy phạm đặt nghĩa vụ, quy phạm trao quyên Đặc điểm chung trong việc xác lập nhóm quy phạm này là người soạn thảo đều phải xác lập hành vi của đổi tượng tác động và phán quyết của nhà nước đối với mỗi hành vi đó. Trước hết là việc xác lập hành vi trong Văn bản quy phạm pháp luật. Khi mô tả hành vi, cần xác định các dấu hiệu đặc thù của nó để người đọc có thể nhận diện được hành vi được mô tả và phân biệt với hành vi khác. Những dấu hiệu đó rất đa dạng nhưng đều là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của hành vi. Tuy nhiên gắn liền với hành vi luôn có những yếu tố khác như: chủ thể, đối tượng bị tác động... Trong mỗi yếu tố gắn bó mật thiết với hành vi cũng luôn hàm chứa nhiều nội dung khác nhau mà người soạn thảo có thể khai thác để xác lập hành vi cụ thể, như: về chủ thể có độ tuối, giới tính, trình độ chuyên môn... Vì vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người soạn thảo cần xem xét toàn diện về mục đích của việc điều chỉnh, tác động đối với hành vi, về tính chất hành vi và những vấn đề khác có liên quan để khai thác những yếu tố này nhằm cá biệt hóa hành vi, đặc biệt là để phân biệt hành vi được mô tả với hành vi cùng loại. Tuy nhiên, việc lựa chọn những dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu đó để xác lập hành vi lệ thuộc vào tính chất, nội dung của hành vi vào hướng phán quyết đối với mỗi hành vi cụ thể. Bên cạnh việc xác lập hành vi, trong Văn bàn quy phạm pháp luật còn thể hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với hành vi đó. Khi cấm thực hiện hành vi và để thề hiện sự nghiêm khác quyền uy trong việc ra lệnh, phù hợp với tính chất của Văn bàn quy phạm pháp luật nên sử dụng các mệnh lệnh thức có từ "nghiêm cấm" hoặc "cấm" thực hiện hành vi. Tuy nhiên, có thể sử dụng những cách viết khác nhau đê câm thực hiện hành vi. Dùng câu mệnh lệnh thức có từ 'không được" hoặc câu phủ định. Khi buộc thực hiện hành vi, có thể dùng nhiều cấu trúc ngôn ngữ khác nhau như: phải, có nghĩa vụ, có trách nhiệm, có nhiệm vụ... Khi cho phép thực hiện hành vi, nên xác định hành vi đó là quyền của chú thể nhưng cũng có thể sử dụng câu có cấu trúc "được" hoặc các cấu trúc trần thuật khác. 63 4. Soạn thảo các quy tinh về các biện pháp bảo đấm thực hiện phá* quyết về hành vi * Soạn thảo quy định về cách thệc thục hiện hành vi Thông thường, những nội dung xác định điều kiện, hoàn cảnh, thời gian thực hiện hành vi được xác lập liền vói hành vi và phán quyết đối với hành vi trong cùng câu hoặc cùng điều khoản cùa văn bản, nhung có một sô vân đê liên quan tới hành vi được xác lập ờ những câu hoặc điều khoản riêng, tách biệt vái hành vi, như cách thức thực hiện hành vi, hậu quả phát sinh khi không thực hiện hành vi... Ở đây, gọi là các biện pháp bảo đảm thực hiện phán quyết về hành vi. Đối với các hành vi mà Nhà nước bắt buộc hoặc cho phép thực hiện thỉ cần xác lập phàn nội dung quy định về cách thức và thời gian thực hiện hành vi của chủ thể có liên quan; đặt ra quy định về các vấn đề mang tính bổ ừợ cho việc thực hiện hành vi, như: tổ chức bộ máy, chi đạo kiểm ưa, giám sát việc thực hiện... * Soạn thảo quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật Các biện pháp bảo đàm thực hiện pháp luật rất đa dạng nhưng nếu căn cứ vào tính chất, có thể quy về hai nhóm là: cưỡng chế và khen thường đối với những cá nhân, tổ chức liên quan đến hành vi được quy định. Các biện pháp này có thể được xác lập ngay trong cùng Văn bản quy phạm pháp luật với những điều khoản về quản lý nhà nước, cũng có thể được tách thành những văn bản riêng. Nếu được xác lập chung với những điều khoản về quản lý nhà nước thì nội dung khen thường, kỳ luật được tách riêng khỏi những quy định khác thành những đơn vị độc lập. THỰC HÀNH Câu hói tự luận Câu 15. Hãy trình bày quá trình xác lập các Quy phạm pháp luật? fi4 VI. SOẠN THẢO VAN VAấ QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI, ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI 1. Nôi dung Văn bản quỵ phạm pháp luật của Quác hội, úy lan thường vụ Quặc hội * Nội dung Luật, Nghị quyết của Quốc hội - Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các ữnh vực về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. - Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ehính sách và tài chính, tiền tệ quốc gia; chính sách, dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương, điều chinh ngân sách nhà nước, phê duyệt, quyết toán ngân sách nhà nước, phê chuẩn điều ước quốc tế, quy định chế độ làm việc của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đống dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. * Nội dung pháp lệnh, nghị quyết của Uy ban thường vụ Quốc hội - Pháp lệnh cùa ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật. - Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, Văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, giám sát Hội đống của Chính phú, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đống nhân dân, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khấn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của ủy ban thường vụ Quốc hội. 2. Bố cục Văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban thưởng vụ Quốc hội * Bo cục luật của Quốc hội, pháp lệnh của Uv ban thường vụ Quác hội Phần Ì: luật, pháp lệnh phái có tên, phải có căn cứ pháp lý đê ban hành. Tùy theo nội dung, luật, pháp lệnh có thế có lời nói đầu. 65 Phần 2: Tùy theo nội dung cùa luật, pháp lệnh có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều khoản, điểm; phần chương mục phải có tiêu để. Phần 3: Điều khoản thi hành. * Bố cục nghị quyết của Quốc hội, ủy ban thưởng vụ Quốc hội Phần 1: Nêu những căn cứ ra nghị quyết. Phần 2: Nêu những nội dung thảo luận và quyết định những giải pháp mà Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội đã biểu quyết. Phần 3: Biện pháp tổ chức thực hiện. 3. Thù tục soạn thảo, ban hành luật, pháp lệnh của Quác hội, ủy ban thường vụ Quốc hội * Thủ tục soạn thảo, ban hành luật, pháp lệnh Bước ì: Soạn thảo - ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự án chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm để trình Quốc hội quyết định. - ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức trình dự án luật, pháp lệnh thành lập ban soạn thảo; ban soạn thảo có trách nhiệm soạn thảo dự án luật, pháp lệnh và chuẩn bị tờ trình và tài liệu liên quan, chỉnh lý dự án. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo luật, pháp lệnh - Lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia ý kiến vào dự án luật, pháp lệnh. - Lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, pháp lệnh. - Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật, pháp lệnh. Ban soạn thào có trách nhiệm nghiên cứu các ý kiến tham gia để tiếp thu chinh lý dự án luật, pháp lệnh và báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến. Bước 3: Thẩm định, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự án luật, pháp lệnh đề trình Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội. Hội đống dân tộc và các ủy ban hữu quan của Quốc hội phải thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội. Bước 4: Xem xét thông qua dự án luật, pháp lệnh - Xem xét thông qua dự án luật 66 + Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại hai kỳ họp của Quốc hội. Dự thảo luật được thông qua khi có quá nửa tổng số Đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. + Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực luật. - Xem xét thông qua dự án pháp lệnh + ủy ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét thông qua dự án pháp lệnh tại một hoặc hai phiên họp của ủy ban thường vụ Quốc hội. + Dự thảo pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên cùa ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. + Chủ tịch Quốc hội ký pháp lệnh. Bước 5: Công bố Chủ tịch nuớc ban hành lệnh để công bố luật, pháp lệnh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua. Bước 6: Gửi, lưu trữ Việc gửi và lưu trữ Văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 11 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. 4. Thủ tục soạn thảo, ban hành Nghị quyết của Quốc hội, úy ban thường vụ Quốc hội Bước 1: Soạn thảo Cơ quan, tổ chức trình dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự thảo nghị quyết cùa ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập ban soạn thảo; ban soạn thảo có trách nhiệm soạn thảo dự thảo nghị quyết và chuẩn bị tờ trình và tài liệu có liên quan, chỉnh lý dự thảo. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dụng dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Úy ban thường vụ Quốc hội. Ban soạn thảo tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp cùa dự thảo nghị quyết với hình thức thích hợp. Bước 3: Thẩm định, thẩm tra nghị quyết của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết để trình Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội. Hội đống dân tộc và các Uy ban hữu quan của Quốc hội phải thâm tra nghị 67 quyết cùa Quốc hội, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi trinh Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội. Bước 4: Xem xét thông qua dự thảo nghị quyết của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội. - Xem xét, thông qua nghị quyết của Quốc hội + Tùy theo tính chất và nội dung của dự thào nghị quyết, của Quốc hội có thể xem xét dự thảo tại một hoặc nhiều kỳ họp. + Dự thảo nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. + Chù tịch Quốc hội ký chứng thực nghị quyết của Quốc hội. - Xem xét thông qua nghị quyết cùa ủy ban thường vụ Quốc hội + Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, ủy ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét dự thảo tại một hay nhiều phiên họp. + Dự thảo nghị quyết được thông qua khi quá nửa tống số thành viên cùa ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyếttán thành. + Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội. Bước 5: Công bố Chù tịch nước ban hành lệnh để công bố nghị quyết cùa Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn 15 ngày, kề tù ngày nghị quyết được thông qua. Bước 6: Gửi, lưu trữ Việc gửi, lưu trữ Văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 11 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. VII. SOẠN THÀO VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC 1. Nội dung lệnh, quyết định của Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định của Chù tịch nước được ban hành để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật quy định. 2. Bô cục Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước - Lệnh của Chù tịch nước thường có 2 phần: Phần Ì: Nêu những cân cứ ban hành lệnh Phần 2: Lệnh công bố. - Quyết định của Chủ tịch nước thường có 3 phần: Phần Ì: Nêu nhũng căn cứ ra quyết định; 68 Phần 2: Nêu những nội dung của quyết định; Phần 3: Trách nhiệm thi hành. 3. Thù tục soạn thảo, ban hành Lệnh, Quyết định cùa Chủ tịch nước Bước ỉ: Soạn thảo lệnh, quyết định - Chủ tịch nước tự mình hoặc đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cáo, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định cơ quan soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định. - Cơ quan được giao soạn thảo tố chức nghiên cứu, soạn thảo dự thảo lệnh, quyết định. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo Tùy theo nội dung của dự thảo lệnh, quyết định, Chủ tịch nước quyết định việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Bước 3: Xem xét thông qua lệnh, quyết định Chủ tịch nước xem xét, ký lệnh, quyết định. Bước 4: Công bố Việc công bố Văn bàn quy phạm pháp luật quy định tại Điều 10 Luật ban hành Vãn bản quy phạm pháp luật. Bước 5: Gửi, lưu trữ Việc gửi và lưu trữ Văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 10 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. THỰC HÀNH Câu hói tự luận Câu 16. Trình bày quy định về đề nghị, kiến nghị về luật, pháp lệnh? Câu 17. Trình bày quy định về chuẩn bị ý kiến của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các cơ quan, tố chức; đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội và chuẩn bị ý kiến cùa Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình? Câu 18. Trình bày quy định về lập dự kiến chuông trình xây dựng luật, pháp lệnh? Câu 19. Phân tích quy định về thành lập Ban soạn thảo, phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thành phân Ban soạn thảo? 69 Câu 20. Trình bày quy định về lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnhi dự thảo nghị quyết? Câu 21. Phân tích quy định về trách nhiệm của ủy bạn pháp luật trong việc thẩm tra để bảo đàm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thào nghị quyết với hệ thống pháp luật? Câu 22. Phân tích quy định về trách nhiệm của ủy ban về các vấn đề xã hội trong việc thẩm tra việc lống ghép vấn đề bình đẳng giới trọng dự án lùật. pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và thời hạn ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội? Câu 23. Trình bày quy định về nội dung thuyết minh về sự cần thiết xây dựng luật, pháp lệnh? Câu 24. Trình bày quy định về lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và nghị định của Chính phủ? VUI. SOẠN THẢO VĂN BÀN QUI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỬ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, cơ QUAN NGANG BỘ 1. Nghị định cùa Chính phủ * Nội dung nghị định của Chính phù Nghị định cùa Chính phủ bao gốm: + Nghị định quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết cùa Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phù và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phù thành lập; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hành cùa Chính phủ; + Nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đù điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành Nghị định phải được sự đống ý của ủy ban thường vụ Quốc hội. * Bỏ cục Nghị định cùa Chính phủ Nghị định thường có 3 phần: - Phần Ì: Nêu những căn cứ ra nghị định. - Phần 2: Nêu những nội dung cùa Nghị định. - Phần 3: Trách nhiệm thi hành. * Thù tục, soạn thào, ban hành nghị định cùa Chính phù 70 Bước Ị: Soạn thảo Nghị định - Chính phủ quyết định chương trình xây dựng nghị định 3 tháng, 6 tháng, hàng năm theo sáng kiến của Chính phủ và đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. - Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định. - Cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập ban soạn thảo. - Ban soạn thảo có nhiệm vụ soạn thảo dụ thảo nghị định. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo nghị định. - Tùy theo tính chất, nội dung của dự thào nghị định, Ban soạn thào gửi dự thảo tới Hội đống dân tộc, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chúc hữu quan, Hội đống nhân dân, ủy ban nhân dân tinh, thành phố thuộc Trung ương để tham gia ý kiến. - Ban soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu các ý kiến tham gia để tiếp thu chinh lý dự thảo Nghị định và báo cáo giải trinh về việc tiếp thu ý kiến. Bước 3: Thẩm định dự thảo nghị định - Bộ Tư pháp có ừách nhiệm thẩm định dự thào nghị định trước khi trình Chính phủ. - Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu ý kiến thẩm định, chinh lý dự thảo nghị định để trình Chính phù. - Văn phòng Chính phủ gửi dự thảo nghị định và văn bản thẩm định đến các thành viên Chính phủ trước phiên họp Chính phủ. Bước 4: Xem xét thông qua dự thảo nghị định - Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị định, Chính phủ có thể xem xét thông qua dự thảo Nghị định tại một hay hai phiên họp cùa Chính phù. - Dự thào nghị định được Chính phù thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. - Thủ tướng Chính phủ ký nghị định. Bước 5: Công bố Việc công bố nghị định được quy định tại Điều 10 Luật ban hành văn bàn quy phạm pháp luật. Bước 6: Gùi, lưu trữ 71 Việc gửi và lưu trữ nghị định được quy định tại Điền *0 LỀiật ban hành Vãn bản quy phạm pháp luật. 2. Quyết định cùa Thù tướng Chính phù * Nội dung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; quy định chế độ làm việc vói các thành viên Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tinh, thành phố thuộc Trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thù tướng Chính phủ. * Bố cục quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quyết định thường có 3 phần: - Phần Ì: Nêu những căn cứ ra quyết định. - Phần 2: Nêu những nội dung của quyết định. - Phần 3: Trách nhiệm thi hành. * Thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định của Thù tướng Chính phù Bước 1: Soạn thảo Quyết định - Thủ tướng giao và chỉ đạo việc soạn thào quyết định cùa Thủ tướng Chính phù. - Cơ quan được giao soạn thào có trách nhiệm xây dựng dự thảo. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo - Tùy theo tính chất và nội dung cùa dự thảo quyết định cơ quan soạn thảo gửi lấy ý kiến Hội đống dân tộc, các thành viên Chính phủ, Hội đống nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. - Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ đăng tài dự thảo quyết định cùa Thù tướng Chính phù trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến. - Cơ quan soạn thảo chính lý dự thào và báo cáo Thủ tướng Chính phù về ý kiên của cơ quan, tô chức, cá nhân hữu quan. Bước 3: Thẩm định dự thào quyết định Bộ Tư pháp có trách nhiệm thấm định dự thảo quyết định cùa Thủ tướng Chính phù. Bước 4: Xem xét thông qua dự thào quyết định 72 Thủ tướng Chính phù xem xét, ký quyết định. Bước 5: Công bố Việc công bố quyết định được quy định tại Điều lo Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Bước 6: Gửi, lưu trữ Việc gửi và lưu trữ Văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 10 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. 3. Thông tư của Bộ trưởng, Thù trưởng cơ quan ngang Bộ * Nội dung thông tư của Bộ trường, thù trưởng cơ quan ngang Bộ Thông tư của Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được ban hành để hướng dẫn thực hiện những quy định được luật, nghị quyết cùa Quốc hội; Pháp lệnh, nghị định của ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chù tịch nước; nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực do cơ quan mình phụ trách. * Bổ cục thông tư của Bộ trường, Thù trưởng cơ quan ngang Bộ Thông tư thường có 3 phàn: - Phần Ì: Nêu những căn cứ pháp lý. - Phần 2: Nội dung của thông tư, có thể chia thành các phàn ì, li, HI... hoặc Ì, 2, 3... phù hợp với yêu cầu và mức độ áp dụng đối với các chù thể có liên quan. - Phần 3: Tổ chức thực hiện. * Thù tục soạn thảo, ban hành thông tư cùa Bộ trướng, Thù trưởng ca quan ngang Bộ Bước 1: Soạn thào thông tư - Bộ trường, Thủ trường cơ quan ngang Bộ giao và chi đạo đơn vị trực thuộc soạn thào thông tư. - Đon vị được giao soạn thào có trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng dự tháo. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thào - Tùy theo tính chất, nội dung cùa dự thào thông tư, dự thảo được gùi lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chình phủ, úy ban nhân dân cấp tinh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. 73 - Đơn vị được giao soạn thảo chỉnh lý dự thảo trình Bộ trường, TÍA trưởng cơ quan ngang Bộ dự thảo thông tư và lấy ý kiến của cơ quan, tô chúc, cá nhân hữu quan. Bước 3: Xem xét thông qua dự thảo thông tư Bộ trường, Thù trường cơ quan ngang Bộ xem xét, ký thông tư. Bước 4: Công bố Việc công bố thông tư được quy định tại Điều 10 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Bước 5: Gửi, lưu trữ Việc gửi và lưu trữ thông tư được quy định tại Điều 10 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. THỰC HÀNH Câu hói tự luận Câu 25. Trình bày quy định về thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình? Câu 26. Trình bày quy định về trách nhiệm cùa Bộ Tư pháp trong việc thẩm định dự án, dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật? Câu 27. Trình bày quy định về soạn thảo thông tư của Bộ trường, Thủ trường cơ quan ngang Bộ? Câu 28. Trình bày quy định về soạn thảo thông tư cùa Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan ngang Bộ về ngành, lĩnh vực phụ trách cùa cơ quan thuộc Chính phủ? Câu 29. Trinh bày quy định về xây dựng, ban hành thông tư liên tịch cùa Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ? IX. SOẠN THÁO VẶN BÀN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TÔI CAO 1. Nghị quyết của Hội đông Thẩm phán Tòa án nhân dân tôi cao * Nội dung nghị quyết cùa Hội đống Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Nghị quyết của Hội đống Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử. * Bố cục nghị quyết của Hội đống Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Nghị quyết thườn" có 3 phần: 74 Phần ỉ: Nêu những căn cứ ra nghị quyết. Phần 2: Nêu những nội dung thảo luận và quyết định những giải pháp mà các thành viên đã biểu quyết. Phần 3: Biện pháp tổ chức thực hiện. * Thủ tục soạn thảo, ban hành nghị quyết của Hội đống Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Bước lĩ Soạn thảo Dự thảo nghị quyết của Hội đống Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tói cao tố chức và chỉ đạo việc soạn thào. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định gùi lấy ý kiến Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Bước 3: Xem xét, thông qua Dự thào nghị quyết được thào luận tại phiên họp của Hội đống Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có sự tham gia cùa Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trường Bộ Tư pháp. Dự thảo nghị quyết được thông qua khi có quá nửa tống số thành viên Hội đống Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký nghị quyết của Hội đống Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bước 4: Công bố Việc công bố nghị quyết được quy định tại Điều lo Luật ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật. Bước 5: Gửi, lưu trữ Việc gùi và lưu trữ nghị quyết được quy định tại Điều 11 Luật ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật. 2. Thông tư của Chánh án Tòa án nhãn dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao * Nội dang thông tư cùa Chánh án Tòa án nhân dàn tối cao, Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tôi cao - Thônt! tư của Chánh án Tòa án nhàn dân tối cao được ban hành đề thực hiện việc quàn lý các Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án Quân sự về tô 75 chức; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền cùa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. - Thông tư của Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định các biện pháp bào đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao. * Bo cục thông tư cùa Chánh án Tòa án nhân dân tôi cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Phần bố cục thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện tương tự như đoi với Thông tư là Văn bản quy phạm pháp luật khác. Thù tục soạn thảo, ban hành thông tu của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao * Thù tục soạn thào, ban hành thông tư cùa Chánh án Tòa án nhân dán tối cao Bước ỉ: Soạn thào Dự thào thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân toi cao tô chức và chi đạo việc soạn thào. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thào Tùy theo tính chất và nội dung của dự thào thông tư, chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định gùi Dự thảo quyết định, chi thị, thông tư để lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Thường trực Hội đống nhân dân cấp tình, Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án Quân sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Bước 3: Xem xét thông qua Hội đông Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thào luận và cho ý kiến về dự thảo Thõng tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dàn tối cao ký thông tư. Bước 4: Công bố Việc công bố thông tư được quy định tại Điều lo Luật ban hành Vãn bàn quy phạm pháp luật. Bước 5: Gửi. lưu trữ Việc gùi và lưu trữ Thông tư được quy định tại Điều 11 Luật ban hành Vãn ban quy phạm pháp luật. 76 * Thù tục soạn thảo, ban hành thông tư cùa Viện trường Viện kiểm sát nhân dãn tối cao Bước 1: Soạn thảo Dự thảo thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức và chi đạo việc soạn thảo. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo thông tư, Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định gửi dự thảo thông tư để lấy ý kiến cùa Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát Quân sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Bước 3: Trình tự xem xét thông qua ủy ban Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận và cho ý kiến về dự thào thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trường Viện kiềm sát nhân dân tối cao ký Quyết định, Chỉ thị, Thông tư. Bước 4: Công bố Việc công bố Thông tư được quy định tại Điều lo Luật ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật. Bước 5: Gửi, lưu trữ Việc gửi và lun trù' Thòng tư quy định tại Điều 11 Luật ban hành Văn bàn quy phạm pháp luật. X. SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÙA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN 1. Nghị quyết của Hội đông nhân dân các cấp * Nghị quyết cùa Hội đồng nhân dân cấp tình - Nội dung nghị quyết của Hội đòng nhãn dân cấp tinh + Nghị quyêt của Hội đông nhân dân cấp tỉnh được ban hành đế quyết định chú trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, íỉiáo dục, y tế, xã hội văn hóa, thông tin, thề dục thể thao, khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựntí chính quyền địa phương và quán lý địa giới hành chính trên địa bàn tính. 77 + Nghị quyết của Hội đống nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương được ban hành để quyết định chủ trương, chính sách, biện pháp toong các I M vực như Hội đống nhân dân tinh và chủ trương, chính sách, biện pháp khác về xây đựng, phát triển đô thị trên địa bàn thành phố quy định tại Điều 18 của Luật Tổ chức Hội đống nhân dân và ủy ban nhân dân. - Bố cục nghị quyết của Hội đồng nhãn dân cấp tinh Phần Ì: Nêu những căn cứ ra Nghị quyết. Phần 2: Nêu những nội dung thảo luận và quyết định những giải pháp mà Hội đống nhân dân đã biểu quyết. Phần 3: Tổ chức thực hiện - Thù tục soạn thảo, ban hành nghị quyết cùa Hội đồng nhân dân cấp tình Bước 1: Soạn thảo nghị quyết - Thường trực Hội đống nhân dân chủ ữì, phối hợp với ủy ban nhân dân lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết cùa Hội đống trình Hội đống nhân dân quyết định tại kỳ họp cuối năm. - Dự thào nghị quyết Hội đống nhân dân cấp tỉnh do ủy ban nhân dân trình hoặc do cơ quan, tổ chức khác trinh theo sự phân công của Thường trực Hội đống nhân dân. - Cơ quan trình dự thảo nghị quyết tổ chức việc soạn thảo hoặc phân công cơ quan soạn thảo. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo nghị quyết Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tố chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp cùa nghị quyết. Bước 3: Thẩm định, thẩm tra dự thảo nghị quyết - Cơ quan tư pháp cùng cấp phải thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đống nhân dân cấp tinh trước khi trình ủy ban nhân dân. - Ban của Hội đống nhân dân cùng cấp thẩm tra dự thào nghị quyết cùa Hội đống nhân dân cấp tinh trước khi trình Hội đống nhân dân. Bước 4: Xem xét, thông qua dự tháo nghị quyết - Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp cùa Hội đống nhân dân. Dự thào nghị quyết được thông qua khi có quá nửa tổng số Đại biểu Hội đống nhân dân biểu quyết tán thành. - Chù tịch Hội đống nhân dân ký chứng thực Nghị quyết. 78