🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình kinh tế và tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Ebooks Nhóm Zalo TS GT.0000026034 ýên) -TS. vũ KIM YẾN TS. ĐINH VAN KHIEN - TS. PHẠM XUÂN ANH - TS. TRAN vãn tan KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG ■ ■ ■ NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG T R Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C X Y DỰNG TS. ĐỖ TẤT LƯỢNG (Chù biên) - TS. vù KIM YEN TS. ĐINH VÃN KHIÊN - TS. PHẠM XUÂN ANH - TS. TRẦN vàn ta n Giáo trình KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP■ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG ■ ■ ■ NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG HÀ NỘI-2013 LỜI NÓI ĐẦU Chi p h í vật liệu và kết cấu xây dựng chiếm tỷ trọng rất cao (khoảng 70- 80%) trong tổng chì p h í xây dựng của công trình xây dựng. Khôi lượng đầu tư xây dựng càng tăng thì nhu cầu vật liệu, kết cấu xảy dựng càng lớn. Đ ế năng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh sản phăni vật liệu và kết cấu xây dựng cần cỏ nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc nâng cao cư sở lý luận về kinh tẽ và tô chức quản lý sản xuất trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng là vấn đề rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay các tài liệu có liên quan trực tiếp đến các vân đê nêu trên còn rất ít và cũng chưa được hệ thông, đồng bộ. Đê góp phần khắc phục tinh trạng này, chúng tôi đã biên soạn cuốn 'Kinh tế và tô chức quán lý sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng". Cuốn sách gồm 12 chương Chương 1: Doanh nghiệp và hình thành doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Chương 2: Đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư trong sản xuất vật liệu xây dựng Chương 3: Phân bô doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Chương 4: Sản phãm vật liệu xây dựng và đánh giá hiệu quả của vật liệu, kết cấu xây dựng thay thê Chitdng 5' Nhĩtng vấn đề ìtphinh tê công nghệ sản xuất vât liêu xây dưns Chương 6: K ế hoạch sản xuất của doanh nghiệp sản xu ấ t vật liệu xây dựng Chương 7: Tô chức cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Chương 8: Quản lý lao động trong doanh nghiệp sản xu ấ t vật liệu xây dựng Chương 9: Quản lý vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Chương 10: Tô chức sản xuất trong doanh nghiệp sản x u ấ t vật liệu xây dựng Chương 11: Quản trị chất lượng và tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng Chương 12: Giá thành sản phãm và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng 3 Cuốn sách do T S Dỗ Tất Lượng chủ biên. Tập thê các giảng viên của bộ mòn Kinh tế xây dựng, Trường Đại học Xây dựng cùng tham gia biên soạn gồm: TS Dỗ Tất Lượng biên soạn các chương 1, 3, 4, 6, 8, 10 và 12 T S Vũ K im Yến hiên soạn chương 2 TS Đinh Vt'.a Khiên hiên soạn chương 5 TS 1’hạnt Xuân Anh biên soạn chương 7 và 9 Tà Tru II Văn Tấn biên soạn chương 11 Cuốn sách có mục đích trước hết là phục vụ công tác đào tạo, đồng thời là lài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và quản lý sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và các lỉnh vực có liên quan. Xin chân thành cám ơn các tác giả của các tài liệu đã được tham khảo, cám ơn các ý kiến đóng góp của bộ môn Kinh tế xây dựng đã giúp đỡ đê hoàn thành cuốn sách này. Tuy đã cô gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những thiếu sót. -Chúng tôi rất mong muôn bạn đọc góp ý đê hoàn thiện hơn nội dung của cuốn sách. H à nội, ngày 25 th á n g 12 n ă m 2012 B ộ m ô n K in h t ế x â y d ự n g T á c g iả 4 Chưưng 1 DOANH NGHIỆP VÀ HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỤlSG 1.1. DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm , phán loại và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm vế doanh nghiệp sản xuất vật liệu Xày dựng (VLXD) Miện nay có nhiều khái niệm về doanh nghiệp, có thể đưa ra một số khái niệm: Theo Woehe, G: “Xí nghiệp (doanh nghiệp) là một đơn vị kinh tế được tổ chức một cách có kê hoạch đê sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ)”. Theo Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có Irụ sờ giao dịch ổn dinh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp sản xuất VLXD là một lổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pliáp luật nhằm thu lợi nhuận cho doanh nghiệp và đáp ứng các yêu cầu của thị trường về sàn phẩm vật liệu xây dựng. 1.1.1.2. Phàn loại doanh nghiệp Có nhiều cách phân loại khác nhau sau đây chỉ giới thiệu một sô' cách chủ yếu: 1) Phân loại theo hình thức và mức độ trách nhiệm pháp lý Theo cách này có một sô hình thửc doanh nghiẹp sau: a) Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Là một tổ chức kinh tế đo nhà nước sờ hữu toàn bộ vốn điểu lệ hoặc có vốn cổ phẩn, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước (CTNN), công ty cổ phẩn nhà nước (CTCPNN) và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước (CTTNHHNN). b) Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chù và tự chịu Irách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cùa mình về mọi hoạt đông cùa doanh nghiệp (chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn). c) Công ty cổ phần (CTCP) Là doanh nghiệp mà trong dó vốn điều lệ được chia thành nhiều cổ phần do tối thiểu ba cổ đông sờ hữu, được pliép phái hành cổ phiếu và có tư cách pháp nhân. d) Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH), bao gồm: * Công ty TNHH có hai thành viên trờ lên 5 Là doanh nghiệp trong đó có nhiều nhất là 50 thành viên góp vốn Ihành lập, không được quyển phát hành cổ phiếu, có tư cách pháp nhân. * Công ty TNHH có một thành viên. Là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sờ hữu, không được phát hành cổ phiếu, có tư cách pháp nhân. e) Công ty hợp danh (CTHD) Là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai Ihành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn và không có quyền phát hành chứng khoán. f) Hợp tác xã (HTX) Là một loại hình kinh doanh đa sở hữu, là tổ chức kinh tế tự chù do những người lao động có cùng nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện, tự giác hợp tác cùng nhau cùng đóng góp vốn, góp sức lập ra và hoạt động theo quy định cùa pháp luật. 2) Phân loại theo tính chất và đặc điểm của sản phẩm VLXD Theo cách này có thể có các loại doanh nghiệp chuyên môn hoá sản xuấl VLXD: - Doanh nghiệp sản xuất kết cấu xây dựng (kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép: CỘI điện, ống nước, panel...và kết cấu thép...) - Doanh nghiệp sản xuất gốm xây dựng: gạch, ngói, tấm lát nển, ốp và thết bị vệ sinh... - Doanh nghiệp sản xuất chất kết dính: xi mãng, vôi... - Doanh nghiệp sản xuất vật liệu cách âm, cách nhiệt, trang trí nội, ngoại thất... 3) Phân loại theo giác độ hợp tác quốc tế Theo cách này bao gổm các loại doanh nghiệp: - Công ty liên doanh (CTLD): Là công ty do liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cùng góp vốn kinh doanh. - Công ty 100% vốn đẩu tư nước ngoài (DNFDI): Là doanh nghiệp nước ngoài đầu lư vốn và đăng ký hoạt động trẻn lãnh thổ Việt Nam. - Các doanh nghiệp ờ các khu chê xuãt, các doanh nghiệp theo hình thức BOT (xay dựng - kinh doanh - chuyển giao), BT hay BTO... 1.1.1.3. Các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Các mục tiêu sản xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp bao gổm: 1) Các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp a) Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Đây được coi là mục tiêu cơ bàn và dài hạn của các doanh nghiệp nhằm trang trải chi phí và tiếp tục phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên để đạt được lợi nhuận tối đa, hoạt động sản xuấl của doanh nghiệp cẩn phải gắn với môi trưòng cạnh tranh, phải kết hợp được lợi nhuận trước mắt và lâu dài và giới hạn tối đa mà doanh nghiệp cán có. b) Mục tiêu đa dạng hóa dạng, loại sàn phẩm Mục tiêu này nhằm đáp ứng sự phát triển, mờ mang thị trường của doanh nghiệp, tạo diều kiện thuận lợi cho việc Ihực hiện tốt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hạn chê rủi ro và 6 an toàn trong kinh doanh. Khi thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp cần chú ý tới nghiên cứu kỹ lưỡng chu kỳ sống của từng loại sản phẩm. c) Mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Thực hiện mục tiêu này sẽ tạo điều kiện cài thiện nâng cao khả năng tài chính cho doanh nghiệp từ đó thúc đẩy thực hiện tốt các chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. d) Mục tiêu tối đa hóa doanh thu trong sự ràng buộc về lợi nhuận Doanh thu trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng sản phẩm sản xuất và được bán ra trên thị trường. Nó là thước đo đánh giá kết quả cùa hoạt động sản xuất kinh doanh nhimg kết quà này chỉ đạt được đầy đủ nhất khi nó Ihỏa mãn mục tiêu vể lợi nhuận của doanh nghiệp, tức là tối da hóa về doanh thu luỏn phải gắn liền với tối đa hóa vé lợi nhuận, hoặc nằm trong những ràng buộc giới hạn nhất dịnh vé lợi nhuận. e) Tối đa hóa và lăng cường năng lực hoạt động của chủ the quàn trị Trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chù thể quản trị giữa một vị trí đặc biệt quan trọng. Chủ thể quản trị quyết định những phương hướng và chiến lược, kế hoạch phái triển doanh nghiệp, quyết định trong những hoạt động điều hành sàn xuất kinh doanh, điểu hòa và đảm bảo lợi ích cho các thành viên cùa doanh nghiệp cũng như các hoại động đối ngoại...Tăng cường năng lực, chất lượng, số lượng các hoạt động của chù thể quản trị là công việc thường xuyên và rất cần thiết. 0 Tùy theo tình hình tài chính, tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể để ra các mục tiêu khác như: Giảm chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn... 2) Các mục tiêu xã hội của doanh nghiệp - Cung ứng và thỏa mãn tối đa các nhu cẩu vể phục vụ, bảo vệ khách hàng, bạn hàng. Đây dược coi là mục tiêu phục vụ lâu dài trong chiến lược cạnh tranh cùa doanh nghiệp. - Thòa mãn các nhu cẩu vể đời sống vật chất, văn hóa, giáo dục cho người lao động c ủ a d o a n h Iigliiôp d ò n g th ò i I>liủi cliú ý lú i viôc b ả o vô m ô i trư ờ n g . 3) Các mục tiêu về khoa học - công nghệ - Kết hợp đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ, với khai thác tối đa khà nâng lao động, chú trọng đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực. - Kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong việc lựa chọn phương án công nghệ tối ưu, phương thức kết hợp các yếu tố dầu vào của quá trình sản xuất ... 1.1.2. Thị trường và môi trường của doanh nghiệp 1.1.2.1. Thị trường của doanh nghiệp 1) Khái niệm về thị trường Hiện nay có nhiều khái niệm về thị trường, xin dẫn ra một vài khái niệm: - Thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi và buôn bán. Thị trường còn bao gồm cả các hội chợ, cũng như các địa dư hay khu vực tiêu thụ theo mặt hàng, ngành hàng. 7 - Thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gỡ đê tiến hành hoạt động mua bán giữa người mua và người bán. - Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, Irong đó người mua và người bán là bình đẳng, cùng cạnh tranh. - Thị trường được hiểu là nơi thực hiện các hành vi mua bán hàng hoá theo một phương thức nhấl định, ở thời điểm và địa điểm xác định. - Thị trường là một phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hóa. Hoạt động của nó thể hiện qua 3 nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau: Nhu cầu về hàng hóa (yếu tố cầu); cung ứng hàng hóa (yếu tô' cung) và giá cả hàng hóa (yếu tố giá cả). Khái niệm vể thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công xã hội được, ờ đâu có phân công xã hội và có sản xuất hàng hóa thì ờ đó có thị trường. 2) Phân loại thị trường; Bao gồm một số cách phân loại chủ yếu sau: a) Theo tính chất của thị trường, người ta chia thị trường thành các loại * Thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất: - Thị trưcmg cung cấp các yếu tô đẩu vào gồm thị trường máy móc thiết bị, vật tư, lao động, vốn, khoa học công nghệ, thông tin đất đai... - Thị trường tiêu thụ sàn phẩm đầu ra, gồm các doanh nghiệp xây dựng, các chù đầu tư xây dựng, nhà nước, hộ dân cu. * Thị trường cung (thị trường bán), thị trường cầu (thị trường mua). * Thị trường đôc quyển và thị trường cạnh tranh (thị trường cạnh tranh không hoàn háo và thị trường cạnh tranh hoàn hảo). b) Theo góc độ vị trí lưu thông của sản phẩm, có thể chia ra: - Thị trường trong nước: thị trường địa phương, thị trưcmg đặc khu, thị trường thành th ị, th ị trư ờ n g n ô n g th ó n , th ị trư ờ n g to à n q u ố c . - Thị trường ngoài nước: thị trường châu Âu, châu Á, Đống Nam Á, thị trường quốc tế. Trong các thị trường nêu trên thị trường chủ yếu của doanh nghiệp là thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. 1.1.2.2. M òi trường của doanh nghiệp 1) Khái niệm về mõi trường của doanh nghiệp Môi trường cùa doanh nghiệp là tổng hợp tất cà các nhân tô bao quanh và nằm ngoài doanh nghiệp và có ảnh hường đến hoạt động của doanh nghiệp. 2) Các loại môi trường của doanh nghiệp; Bao gồm: - Môi trường kinh doanh gồm: các nhân tố liên quan đến việc cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. - Môi trường khoa học-công nghệ, thòng tin gồm các nhân lố liên quan đến việc cung cấp công nghệ, máy móc thiết bị, thông tin... - Môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm: Đường lối, mục tiêu, chiến lược, và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, luật pháp các chính sách kinh tế - xã hội... - Môi trường văn hóa và xã hội, bao gổm: Giáo dục, lối sống, truyền thống dân tộc, các tầng lớp dân cư, tình trạng thất nghiệp... 1.1.3. Quản trị doanh nghiệp 1.1.3.1. Khái niệm và vai trò cùa quán trị doanh nghiệp 1) Khái niệm vế quản trị doanh nghiệp Hiện nay có nhiều khái niệm vé quản trị doanh nghiệp: - Quàn trị doanh nghiệp ]à quá trình thực hiện các tác động của chù thế quản trị lên đối tượng bị quàn trị đê phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thê nhầm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. - Quàn trị doanh nghiệp là một hoạt động lổ chức nhằm liên kết nhũng cá nhân, những đưn vị, những quá ¡rình và những hoạt động của doanh nghiệp dựa trên những nguyên tắc khoa học, nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu của doanh nghiệp. Thực chất của hoạt động quản trị doanh nghiệp là quản trị các hoạt động cùa con người và thông qua đó quàn trị mọi yếu tô khác liên quan, nhằm thực hiện các mục tiêu lợi ích cùa doanh nghiệp. 2) Vai trò cùa quàn trị doanh nghiệp. Quản trị có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vai trò cùa quàn trị có thể thê hiện ờ một số nội dung sau: a) Quàn trị là thuộc tính tự nhiên, là đòi hỏi tất yếu khách quan của quá trình lao dộng sản xuất trong doanh nghiệp. Thuộc tính tự nhicn cùa lao động là phàn công và hiệp tác lao động, nó sẽ phức tạp hơn rất nhiều khi sàn xuất càng phát triển, khi tính xã hội hoá trong sản xuất ngày càng cao. Đê quá trình sàn xuất được thực hiện và có hiệu quả thì tất yếu đòi hòi phái cẩn có sự phoi hợp, cán co sự diéu khién chung. Hoại dcmg Này cliliih lù quúii IIị. DÙII than sự thống nhất giữa các mặt đối lập, giữa lập trung và phân chia (giữa quản trị và bị quản trị... ) là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển. Quản trị hình thành và phát triển là do yêu cầu tất yếu khách quan cùa sản xuất của doanh nghiệp. b) Quản trị là yếu lố quyết dịnh nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong thực tế với những điéu kiện về con người, về vật chất, kĩ thuật (nguồn lực) như nhau, nếu tổ chức quản lý tốt sẽ phát huy có hiệu quả những yếu nguồn lực đó, còn quản trị tổi sẽ không khai thác được, dẫn đến tổn thất, thậm chí còn làm tiêu tan các nguồn lực đã có, vì vậy trong các yếu tố của sản xuất, quản trị được coi là quyết định nhất. c) Quản trị có tiềm năng sáng tạo to lớn, là loại lao động dặc biệt trực tiếp sản xuất ra cùa cải vật chất cho xã hội. Cùng với các loại lao động khác, lao động quản trị trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Quàn trị luôn gắn với sự sáng tạo, quàn trị luôn biết sử dụng có hiệu quà 9 cái đã có để tạo ra cái chưa có, biến cái xấu, chưa hoàn thiện, trờ thành tốt hưn, hoàn thiện hơn. Sự sáng tạo của quản trị cũng là một thuộc tính tự nhiên. Các nhà quản trị nếu biết khai thác được tiểm năng này sẽ tạo được thành công lớn trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Theo xu thế chung, sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và hiện đại hơn, dẫn tới phân công lao dộng ngày càng sâu rộng hem, trình độ của con người bị quản trị ngày càng cao, mức độ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng rộng hơn .. .Thì đòi hỏi càng phải tăng cường hơn vai trò của quàn trị trong doanh nghiệp, có vậy mới thích ứng với nển sản xuất hiện tại. 1.1.3.2. Chức năng quàn trị doanh nghiệp 1) Khái niệm chức năng quản trị. Có thể đưa ra một số khái niệm: Một cách khái quát: Chức năng là tập hợp cấc hoạt động hay hành đông cùng loại cùa một hệ thống hay một bộ phận của hệ thống. Chức năng quản trị có được do kết quả cùa phân công lao động quản trị, nó luòn gắn với chuyên môn hoá các hoạt động trong doanh nghiệp. Chức năng quản trị doanh nghiệp là hoạt động quản trị được chuyên môn hoá theo một phẩn việc quản trị nào đó, dựa trên sự phân công lao động quản trị, nhằm tạo thành hệ thống quản trị doanh nghiệp và đảm bảo cho hệ thống này hoạt động thống nhất, đạt hiệu quả cao. 2) Phân loại chức năng quản trị doanh nghiộp. Phân loại chức năng quản trị là điểu kiện tiền để để tạo ra một cơ cấu có hiệu quả của hệ thống quản trị. Viộc phân loại chức năng quản trị có thể gồm các cách sau đây: a) Căn cứ vào quá trình quản trị, có các chức năng sau: - Chức năng kế hoạch hoá. - Chức năng tổ chức. - Chức nãng lãnh đạo (chỉ huy, phối hợp và điều hành). - Chức năng kiểm tra. b) Căn cứ vào các lĩnh vực hoat động quản trị, có các chức năng sau: - Chức năng quản trị cung ứng. - Chức năng quản trị sản xuất. - Chức nảng quản trị tài chính, kế toán. - Chức năng quản trị nhân sự. - Chức năng quản trị marketing. - Chức năng quản trị thương mại, đầu tư, hành chính, bảo vệ... 1.1.3.3. Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp 1.1.3.3.1. Khái niệm hệ thông sản xuất Hệ thống sản xuất của doanh nghiộp là tổng thể các bộ phận có liên quan với nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách có quy luật để tạo thành một thể thống nhất, nhằm thực hiện các chức năng hay mục tiêu nhất định của doanh nghiệp đã để ra. 10 Hệ thống sản xuất có tính chất kinh tế, kỹ thuật và xã hội tổng hợp. Nó rất đa dạng và phức tạp, nó là một hệ thống động và luôn phát triển. 1.1.3.3.2. Cúc bộ phận của hệ thông sản xuất, bao gồm các bộ phận sau: a) Bộ phận chù thể quản trị (phân hệ chủ thể quàn trị), bao gồm: - Cơ cấu tổ chức bộ máy. - Các chức năng quàn trị. - Cán bộ quản trị (nhà quàn Irị). - Các quá trình quàn trị (thu thập thõng tin, xác định mục tiêu, điểu hành quản trị). b) Bộ phân sản xuất kinh doanh bị quản trị (phân hệ bị quản trị) bao gồm: - Cơ cấu sản xuất (số lượng các cấp và bộ phận sản xuất). Tổ chức cơ cấu sàn xuất phụ Ihuộc rất nhiều ờ cơ cấu sản phẩm, quy mô và tính chất của sản xuất. - Các phương thức phối hợp các yếu tố của sản xuất theo các giai đoạn cùa quá trình sản xuất nhằm tạo ra và tiêu Ihụ sàn phẩm cùa doanh nghiệp. 1.2. HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP Hình thành doanh nghiệp là công việc đầu tiên và vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Vì thế phải nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung chủ yếu có liên quan đến hình thành nó. Hình thành doanh nghiệp bao gồm rất nhiểu nội dung, ờ đây sẽ giới thiộu một số nội dung cơ bản sau: - Nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh và cân nhắc cơ hội kinh doanh. - Nghiên cứu và lựa chọn hình thức pháp lý doanh nghiệp. - Nghiên cứu và lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp. - Nghiên cứu và thiết lập hệ thống sản xuất. + Nghiên cứu và lựa chọn một sô’ yếu tô cơ bàn hình thành phân hệ bị quản trị. + Thiết lập bô máy quản trị doanh nghiệp (nội dung chủ yếu cùa phân hệ chù thể quản tri). Sau đây là các nôi dung cu thể: 1.2.1. Nghiên cứu thị trưởng và mỏi trường kinh doanh Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại trong môi trường kinh doanh xác định. Mật khác doanh nghiệp được xây dựng và phát triển hếu như đáp ứng một loại cầu nào đó của thị trường. Chính vì lẽ đó mọi doanh nghiệp chỉ có thể được hình thành trên cơ sờ nghiên cứu kĩ lưỡng thị trưcmg, cũng như các điẻu kiện cụ thể cùa môi trường. Nghiên cứu thị trường và môi trường kinh doanh là cồng việc cần thiết vì nó liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cũng như tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. 1.2.1.1. Nghiên cứu thị trường Nghiôn cứu thị trường bao gôm nghiên cứu cầu và nghiên cứu cung của thị trường a) Nghiên cứu cầu của thị trường. Nghiên cứu cầu của thị trường là nghiên cứu các nhân tố ảnh hường tới cẩu loại sản phẩm mà doanh nghiệp muốn cung cấp như: Giá cả sản phẩm, giá cả sản phẩm thay thế, thu nhập người tiêu dùng, quy mô thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. 11 Từ đó biết được ngưòi tiêu dùng sẽ có cẩu về sản phẩm đó với khối lượng, giá cả là bao nhiêu? Yêu cẩu về tiêu chuẩn chất lượng như thế nào?... b) Nghiên cứu cung cùa thị trường Trong kinh tế thị trường cẩu một loại sản phẩm nào dó thường do nhiều doanh nghiệp khác nhau đáp ứng, vì vậy cẩn phải nghiên cứu cung. Nghiên cứu cung cùa thị trường là nghiên cứu các nhân tố ảnh hường tới cung loại sản phẩm mà doanh nghiệp muốn cung cấp như: Giá cả sản phẩm, giá cả yếu tố đẩu vào, chính sách thuế, số doanh nghiệp đang và sẽ cung cấp, quy mô cung cấp... Kết quả nghiên cứu cung phải biết được người sản xuất sẽ bán sàn phẩm với giá bao nhiêu? Ở cấp độ chất lượng nào? 1.2.1.2. Nghiên cứu các điếu kiện mói trường Nghiên cứu các điều kiện mòi truờng kinh doanh thường gắn với các nhân lố cụ thé như: Các vấn đề về pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô, đổi mới công nghệ, nguồn nhân lực, tài nguyên, các thủ tục, chi phí liên quan đến thành lập doanh nghiệp... Kết quả nghiên cứu về môi trường là các đánh giá cụ thể về điểu kiện môi trường mà doanh nghiệp sẽ tổn tại và phát triển 1.2.1.3. Càn nhắc cơ hội kinh doanh Trên cơ sờ nghiên cứu cung, cẩu sẽ cân nhắc và phát hiện được các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Tất nhiên cần cân nhắc cụ thể cơ hội ờ mức độ nào? Cẩn có các điều kiện nào vể phía người sàn xuất? Ví dụ như cơ hội sàn xuất xi máng ờ nước ta: Khống phải chỉ là cầu mà phải cả là cung về xi mãng nữa, theo loại, chất lượng và giá cả cụ thể...khòng chỉ là cung xi măng trong nước mà phải tính đến yếu tố nhập khẩu... 1.2.2. Nghién cứu và lựa chọn hình thức pháp lý của doanh nghiệp Đây là nhân tô' ảnh hường đến viêc hình thành doanh nghiệp, do tác động cùa hệ thống luật pháp. Nhân tố này có thể thay đổi theo sự hoàn thiện của pháp luật. Hiện nay ớ Việt Nam đang tôn tại một sô hình thức pháp ly doanh nghiẹp như: DNNN, DNTN, CTCP, CTHD, CTTNHH, HTX... 1.2.2.1. Nghiên cứu một số loại hình pháp lý doanh nghiệp a) Doanh nghiệp nhà nước; bao gồm các loại hình: - Công ty nhà nước, là công ty do nhà nước đầu tư 100% vốn, loại hình này tồn tại hai hình thức; công ty nhà nước hoạt động kinh doanh và công ty nhà nước hoạt động công ích. DNNN dạng này là loại hình doanh nghiệp chỉ có một chù sờ hữu. - Công ty cổ phẩn nhà nước, bao gồm hai dạng, đó là: CTCPNN vốn góp chi phối (khi vốn góp của nhà nước > 50% vốn điều lệ) và nhà nước là cổ đông cùa công (y cổ phần (khi vốn góp < 50% vốn điểu lệ). CTCPNN là loại hình doanh nghiệp đa sờ hữu. - CTTNHHNN tổn tại ờ hai dạng đó là: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước chỉ có một thành viẽn và có hai thành viên trờ lên, nó cũng là loại hình kinh doanh đa sờ hữu. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. 12 b) Doanh nghiệp tư nhân - Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỏi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. - Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp chi có một chủ sờ hữu và hoạt động theo luật doanh nghiệp. c) Công ty cổ phẩn. Công ty cổ phần loại hình doanh nghiệp đa sờ hữu và là doanh nghiệp pháp lý hữu hạn. Cố đông của còng ty có thể là tổ chức, cá nhân, tối thiếu là ba và không hạn chế số tối đa. Cổ đông chi chịu trách nhiệm về các khoàn nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, cổ đông có quyền tự do chuyên nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ trường hợp theo luật định). Hiện nay CTCP được thành lập bởi hai phương thức; thành lập mới và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hay CTCP thõng thường và CTCP nhà nước. d) Công ty trách nhiệm hữu hạn * Công ty TNHH có hai thành viên trờ lên Cõng ty TNHH có hai thành viên trờ lén loại hình doanh nghiệp đa sờ hữu và là doanh nghiệp pháp lý hữu hạn. - Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã cam kết vào doanh nghiệp. - Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức, phần vốn góp của thành viên chi dược chuyên nhượng theo luật định. * Công ty TNHH có một thành viên Công ty TNHH một thành viên thuộc loại hình doanh nghiệp pháp lý hữu hạn và là doanh nghiộp chỉ có một chủ sở hữu. - Chủ sờ hfru công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm vé khoản nợ và nghĩa VU lài b ả n k h á c c ủ a c ô n g ty t r o n g p h n m vi 3 ố vốn điều lê củn cô n g ty (trong thưc t ế m ô hình này mới chỉ triển khai ờ một sô' công ty nhà nưóc). Công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. e) Công ty hợp danh - Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiêm bằng số vốn đóng góp về các khoản nợ của công ty. - Đây là loại hình doanh nghiệp vừa chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn, vừa chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn, nó mới được quy định về mặt pháp luật, chưa phát triển trong thực tiễn. Công ty hợp danh cũng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. e) Hợp tác xã (HTX). Hợp tác xã Ihuộc khu vực kinh tế tệp [hể. HTX hoạt động theo nguyên tắc: Tự nguyện gia nhập và rời bỏ HTX; quản trị dân chủ và bình đẳng; tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích cùa xã viên và sự pháp triển của HTX và cộng đồng. Hiện nay HTX đã được thừa nhận là doanh nghiệp và hoạt động theo Luật hợp tác xã. 13 1.2.2.2. Lựa chọn hình thức pháp lý Về bản chất mỗi loại hình pháp lý cùa doanh nghiệp luôn gắn với các điều kiện hoạt động cụ thể nhất định như điều kiện về vốn (số vốn, người góp vốn) về tổ chức, về quy chế hoạt động, nghĩa vụ đóng góp thuế, về quyền thừa kế, chuyển nhượng sờ hữu, sử dụng lợi nhuận.. .Lựa chọn hình thức pháp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó quyết định đến ra đời, sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Do đó nhà đầu tư với những khả năng về vốn, kinh doanh... cẩn nghiên cứu, tính toán, cân nhắc kĩ lưỡng và lựa chọn hình thức pháp lý thích hợp khi tham gia kinh doanh. 1.2.3. Nghiên cứu và lựa chọn dịa điểm dặt doanh nghiệp Lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, mà nếu sai thì rất khó hay không thể sửa chữa được. Tùy theo tính chất và đặc điểm của sản xuất mà có doanh nghiệp chỉ nằm trọn vẹn ờ một nơi với diện tích thích hợp và sẽ phải chỉ chọn lựa chọn một địa điểm. Nhưng cũng có doanh nghiệp mà các bộ phân lại phải trải rộng trong một không gian rộng lớn thì sẽ phải lựa chọn nhiều địa điểm khác nhau. Trong xu thế cạnh tranh như hiện nay, xu hướng một doanh nghiệp được tố chức ờ nhiều địa điểm khác nhau là rất phổ biến. Cho dù doanh nghiệp ờ một nơi hay ờ nhiéu địa điểm khác nhau thì việc bô trí chúng cũng đều phải tuân Ihù những nguyên tắc và theo phương pháp nhất định. Nói chung lựa chọn địa điểm doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tất cả các yếu lố liên quan, phải đặc biệt cân nhắc giữa các lợi thế về chi phí kinh doanh và lợi thế vé doanh thu. Những nội dung về lựa chọn điểm đặt doanh nghiệp sẽ được đề cập cụ thể ở chương 3. 1.2.4. Nghiên cứu các yếu tỏ liên quan đến thiết lặp phán hệ sán xuãt bị quán trị Ớ nội dung ta chỉ để cập tới một số yếu tố chù yếu cùa phân hệ bị quản trị có liên quan trực tiếp đến việc thiết lập hệ thống sản xuất và hình thành doanh nghiệp. 1 .2 .4 .1 . N g h iê n cứ u lự a c h ọ n c ơ cấ u sản x u ấ t - k ìn h d o a n h Cơ cấu sản xuất bao gổm các cấp, các bộ phận (phân xưởng) được xây dựng theo một nguyên tắc nhất định. Cơ cấu sản xuất có được trên cơ sờ cơ cấu sản phẩm, phạm vi và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu sản xuất (độ lớn và tính phức tạp cùa nó) có ảnh hường trực tiếp đến việc hình thành doanh nghiệp. Lựa chọn cơ cấu sản xuất thích họp có vai trò quan trọng đến việc tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp theo không gian. (Nội dung này sẽ được nghiên cứu kỹ ờ chương 10). 1.2.4.2. Nghiên cứu và lựa chọn quy mô sản xuất Quy mỏ sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hường đến thiết lập hệ thống sản xuất. Lựa chọn quy mỏ sản xuất là xác định độ lớn cùa doanh nghiệp (năng lực sản xuất). Quy mô xản xuất được quyết định bời các dư báo về môi trường và thị trường, chức năng, nhiệm vụ sản xuất, khâ nãng phát triển, khả năng tài chính, các cân nhắc vể đầu tư... 14 Lựa chọn quy mô có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh: Nếu quy mó quá lớn sẽ làm cho đẩu tư ban đầu lớn, chịu chi phí kinh doanh không tải lớn, quy mô tổ chức cũng tăng, dẫn tới khối lượng công việc quyết định ở các tuyến nhiều và phức tạp...Nếu quy mô quá nhò sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, hoặc chi phí đầu tư lớn mà thiếu đổng bộ... Vì vậy cân nhắc kT lưỡng khi quyết định quy mô doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. 1.2.4.3. Nghién cứu và lựa chọn pliưimg pháp tổ chức sản xuất Lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất có ảnh hường trực tiếp đến sự hình thành các cấp và bộ phận (phân xưởng) sản xuất của doanh nghiệp. Phương pháp tổ chức sản xuất khác nhau sẽ làm cho số các bộ phận sàn xuất sẽ khác nhau, dẫn tới cơ cấu sản xuất cũng chịu ảnh hường theo. Lựa chọn phương pháp tồ chức sản xuất hợp lý sẽ là điệu kiện tốt đế tổ chức bộ máy và hình thành doanh nghiệp thuận lợi hơn. Hiện nay có nhiều phương pháp tổ chức sản xuất khác nhau như: Phương pháp tổ chức sản xuất dày chuyền. Phương pháp tổ chức sàn xuất theo nhóm, phương pháp tổ chức sản xuất sản phẩm đơn chiếc. Ngoài ra còn có một số phương pháp quản lý sản xuâì mới như: Phương pháp KANBAN, phương pháp OPT, phương pháp tổ chức sản xuất đúng hạn JIP... 1.2.5. Thiết lặp bộ máy quản trị doanh nghiệp 1.2.5.1 Khái niệm và các yếu tố cấu thành bộ máy quản trị doanh nghiệp a) Khái niệm bộ máy quản trị doanh nghiệp Là tổng thể các bộ pliận hợp thành, có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được chuyên môn hoá đê thực hiện các chức năng quàn trị nhất định, với nhũng trách nhiệm và quyển hạn tưưng xứng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra của doanh nghiệp b) Các yếu tô' cấu thành bộ máy quản trị doanh nghiệp bao gồm: - Các khâu quản trị: đó là các bộ phận quản trị được hình thành để thực hiện các chức nang quản trị doanh nghiẹp, trong Ihực Lé I1Ó Ihuờng duợe lổ chức ihànli các phòng (bọ phân) chức năng: Kế hoạch, kỹ thuật sàn xuất, nhân sự, marketing... - Các cấp quản trị: Là sự thể hiện thứ bậc trong quản trị doanh nghiệp (cấp công ty, cấp phân xưởng, ngành.. .)• - Các mỗi liên hệ giữa các bộ phận và các cấp trong bộ máy quản trị bao gồm: + Mỗi liên hệ chỉ đạo có tính mệnh lệnh. + Mỗi liên hệ phối hợp (giữa các phòng ban chức năng của doanh nghiệp). + Mỗi liên hệ tư vấn (giúp giám đốc doanh nghiệp khi chuẩn bị quyết định...). + Các mỗi liên hệ dọc (từ trẽn xuống) và ngang (giữa bộ phận đồng cấp với nhau). 1.2.5.2. Các yêu cấu khi tliiết lập bộ máy quản trị doanh nghiệp. a) Phải phù hợp với nhiệm vụ sản xuất nhất là quy mổ và tính phức tạp cùa sản xuất: Đây là yêu cầu mang tính bắt buộc bời bộ máy quản trị doanh nghiệp được hình thành đê trực tiếp điểu hành các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 15 b) Phải đảm bào tính chuyên môn hoá: Yêu cầu này đật ra nhầm để tổ chức các hoạt động quản trị theo hướng chuyên mòn hoá ờ từng bộ phận và ờ từng cá nhân cán bộ quản trị. Nó đảm bảo nâng cao chất lượng và nâng suất quản trị. c) Phải đảm bảo tiêu chuẩn hoá: Đó là xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân cũng như định ra các quy tắc, quy định, quy trình thực hiện, tiêu chuẩn chất lượng đối với từng nhiệm vụ quản trị.Tiêu chuẩn hoá phải Ihực hiện cho cả các công tác, cho các nhà quàn trị. d) Phải đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và cá nhân: Để thực hiện yêu cầu này thì Irước hết phải xác định rõ quyển hạn, quyẻn lực và trách nhiệm cùa từng bộ phận, cá nhân từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất trong hệ thống quản trị, đồng thời phải xác định rõ các mối liên hệ về quản trị trong bộ máy. e) Bộ máy quản trị phải phù hợp với lý thuyết điều khiển hê thống, có tính thực tiễn cao, có tính linh hoạt và tính thích nghi cao, phải đảm bảo độ tin cậy cần thiết. 1.2.5.3. Các kiểu cơ cấu bộ máy quản trị doanh nghiệp bao gồm mật số kiểu sau: 1.2.5.3.1. Cơ cấu tổ cliức bộ máy quàn trị doanh niỊÌiiệp kiểu trực tuyển a) Sa đổ cơ cấu (hình 1.1) Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tô'chức trực tuyên b) Đặc điểm của cơ câu: - Mỗi quan hệ từ trên xuống dưới là quan hệ đường thẳng, đơn tuyến và trực tiếp. - Một cấp quản trị nào đó chỉ nhận và thực hiện lừ một cấp trên trực tiếp. - Hai bộ phận quàn trị cùng cấp khỏng liên hệ trực tiếp với nhau mà phải thông qua một cấp chung của hai bộ phận đó. c) Ưu, nhược điểm của cơ cấu: * Ưu điểm cùa cơ cấu là bảo đảm được tính tập trung và thống nhất cao các vấn đề quản trị được giải quyết nhanh gọn và đơn giản. * Nhược điểm của cơ cấu: Trường bộ phận phải có năng lực tổng hợp và toàn diện, kiểu này dễ nảy sinh sự độc đoán và không tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong đó 1, 2, 3 là bộ phận sản xuất trực tiếp. 16 ì .2.53.2. Cơ cấn tổ chức bộ máy qitiiii trị cloanli nghiệp kiểu chức năng a) Sơ đổ ca cấu Hình 1.2. Sơ dồ cơ cấu lổ chức kiểu chức năng PX1, PX2, PX3: Bộ phận trực tiếp sản xuất. b) Đặc diểm cùa cơ cấu - Đã hình thành các bộ phận chức năng và mỗi chức năng thực hiện một lĩnh vực hoạt dộng quản trị nhất định (thực tế thường bố trí thành các phòng chức năng). - Các đơn vị thực hiên phải nhận mệnh lệnh từ nhiều bộ phận chức năng khác nhau. - Mệnh lệnh cùa lãnh đạo doanh nghiệp không truyền trực tiếp cho người thực hiện mà phải thòng các bộ phận chức năng. c) Ưu, nhược điểm của cơ cấu * Ưu điểm chù yếu của kiểu này là đã tận dụng được các chuyên gia trong hoạt động quản trị, và do đó đã giảm bớt gánh nặng cho lãnh đạo doanh nghiệp. * Nhược điểm: Đã phá vỡ tính tạp trung, thống nhất cùa quản tri, đồng thời có thê còn làm giảm yếu vai Irò của lãnh đạo. Kiểu cơ cấu này hiện nay không còn được sử dụng. / 2 5 ? 4 Cơ <1111 kiểu trực tuyến kết liơp chức nănu (trưc tuyến - chức năn HÌ a) Sơ đổ cơ cấu - Quan hệ trực tuyến -------- Quan hệ chức năng Hình 1.3. Sơ đổ va cấu kiều trực tuyến kết hợp chức năng. 17 b) Đặc điểm của cơ cấu - Cơ cấu kiêu trực tuyến - chức năng vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng. - Bộ phận quản trị chức năng chỉ đóng vai trò tham mưu cho giám đốc khi hoạch định chiến lược, giúp giám đốc kiểm tra đôn dốc công việc ở các đơn vị sản xuất. - Quyền ra mệnh lệnh quàn trị thuộc cấp trưởng trực tuyến và cấp trường chức Iiãng, ra mệnh lệnh ở cấp doanh nghiệp thuộc thẩm quyền cùa giám đốc. c) Ưu, nhược diêm của cơ cấu * Ưu diểm: Đã gắn việc sử dụng chuyên gia ờ bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn đàm báo tính thống nhất. Dây là mô hình đã thực hiện tốt nhất nguyên tắc lập Irung dân chủ, đóng thời I1Ó đã tận dụng các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm cùa cơ cấu trên. Mô hình này đang được áp đựng phổ biến hiện nay. * Nhược điểm: Mõ hình này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhất định giữa hộ thõng trực luyến và bộ phận chức năng. Giám dốc doanh nghiệp cần có năng lực tổng hợp khi xử lý các ý kiến trái chiéu từ các bộ phận chức năng khác nhau. 1.2.5.34. Cơ cấn bộ máy quản trị kiểu trực tuyến - thum mưu (tư vấn) a) Sơ dổ cơ cấu ----— Quan hệ trực tuyến — »Quan hệ tham mưu Hình 1.4. Sơ đồ cơ cấu trực tuyên - tham »11/71 1,2,3' Đơn vị hay cá nhân Ihực hiện b) Đặc điểm của cơ cấu: Đặc điểm của cơ cấu này là duy trì hệ thống trực tuyến kết hợp với tổ chức công tác tư vấn khi cần thiết, trong đó nhà quàn trị trực tuyến có quyền ra mệnh lệnh, còn cán bộ lư vấn chỉ có nhiệm vụ tư vấn chuẩn bị quyết định cho cấp quản trị trực tuyến. Đây là một biến dạng của kiêu cơ cấu trực luyến kết hợp chức năng. c) Ưu, nhược điểm của cơ cáu: Cơ cấu này có ưu, nhược điểm khá giống với cơ cấu trực tuyến kết hợp chức năng, tuy nhiên I1Ó có ưu điểm riêng là tránh được sự cồng kềnh cho bộ máy. 18 v ề nhược diếm ricng là mà chưa gắn kết chặt chẽ trách nhiệm chuẩn bị quyết định và chất lượng quyết định với người ra quyết định, nó chỉ phù hợp với quy mô sàn xuất nhỏ 1.2.5.3.5. Cơ cấn tổ chức l)ộ máy Í/Iiii/I trị doanh HíỊliiệp kiên ma trận. a) Sơ đổ cơ cấu Lãnh đạo doanh ngíiiệp Phòng chức Phòng;hức Phòng chức nâng A năng B năng c... -Ịpiian xướng 1 Ị I Pliúii xướng 2 Ị Ịpiian xưỏns 3..Ị Hìnli 1.5: Sư (lổ cơ cấu kiểu mu trận b) Đặc điểm của cơ cấu - Cơ cấu ma trận là sự kết hợp hai hệ thống quản trị theo đối lượng và theo chức năng - Cơ cấu này cho phép sự kết hợp làm việc giữa phân xường và các phòng chức năng. Khi cần thực hiện ờ một phân xưcnig nào đó các bộ phận chức năng sẽ cắt cử cán bộ chuyên môn xuống phân xưởng đó, kết thúc công việc họ trờ vể phòng cũ của mình. Việc cắt cử này lạo thành các ò, dòng như một ma trận. c) Ưu, nhược điểm cùa cơ cấu - Cơ cấu này có ưu điếm là có tính cơ động và hiệu quà cao trong sử dụng cán bộ, phát huy cao năng lực của tìmg bộ phận, mô hình này rất thích nghi với điểu kiện môi trường kinh doanh không ồn định. - Cơ cấu ma trận có nhược điểm cơ bàn là phải có sự phối hợp nhất định và thường xuyên giữa phân xưởng và các phòng chức năng cũng như sự đảm bảo tốt về hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. 1.2.5.3.6. Cơ cấn bộ máy quàn trị doanh nghiệp theo nhóm (theo tĩnh vực sàn xuất). a) Sơ đồ cơ cấu Hình 1.6: Sơ (tồ cơccíu theo nhóm 19 b) Đặc điểm của cơ cấu Cơ cấu Iheo nhóm hình thành các nhóm trên cơ sở sản phẩm, nhóm sản phẩm, các lĩnh vực, các nhóm hoạt động có thê’ khác nhau về không gian, trong trường hợp này các phòng chức năng có thể tổ chức riêng cho từng đơn vị (lĩnh vực sản xuất). Trường hợp các nhóm sàn xuất ờ cùng một nơi (không gian) thì thường các phòng ban chức năng bố trí tập trung cho các nhóm (lĩnh vực) sản xuất khác nhau. c) Ưu, nhược của cơ cấu: * Ưu điểm của cơ cấu kiểu: + Có thể biến tổ chức từ một hệ thống lớn, phức tạp thành các hệ thống con đơn giản hơn, nó cũng thích hợp cho doanh nghiệp ờ nhũng lãnh thổ khác nhau. Sự thay đổi của nhóm sẽ không đẫn đến sự thay đổi của toàn hệ thống. + Trong cơ cấu theo nhóm thì giới hạn trách nhiệm được xác định một cách rõ ràng. * Nhược điểm của cơ cấu: Đó là đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ các hoạt động của các phòng chức năng với các nhóm (lĩnh vực) sản xuất. 1.2.5.4. Các nhãn tô ảnh hưởng đến cơ cấu bộ máy quản trị doanh nghiệp bao gốm: 1 ) Hình Ihức pháp lý của doanh nghiệp Hlnh thức pháp lý có ảnh hường trực tiếp đến cơ cấu bộ máy quản trị, mỗi hình thức pháp lý sẽ cho ta một kiểu cơ cấu riêng, có số bộ phận và cấp quản trị khác nhau. 2) Kiểu cấu tạo bộ máy quàn trị. Hiện nay có rất nhiều kiểu (mô hình) cấu tạo bộ máy quản trị khác nhau như: Cơ cấu kiểu trực tuyến, cơ cấu kiểu chức năng, trực tuyến kết hợp, chức năng trực tuyến có tham mưu hay cơ cấu kiểu ma trận...Việc áp dụng các kiểu cấu tạo bộ máy phụ thuộc nhiều vào tính chất, đặc điểm, quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Áp dụng từng kiểu trên có thể cho cơ cấu tổ chức bộ máy quản (rị doanh nghiệp khác nhau, hoặc rất gọn nhẹ (như kiểu trực tuyến) hay cổng kềnh, nhiểu bộ phận (như kiểu trực tuyến kết hợp chức năng). 3) Trình độ cùa đội ngũ các cán bô quán trị . Trình độ đội ngũ các cán bộ quản trị quyết định đến năng suất quản trị và từ dó ảnh hướng đến số lượng nơi làm việc quản trị. Sô' lượng cán bô quản trị ảnh hường trực tiếp đến sô nơi làm việc quản trị và ảnh hường đến việc tổ chức bộ máy quản trị 4) Trình độ của trang thiết bị quàn trị. Trang thiết bị quản trị và sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ tạo điểu kiện nâng cao năng suất lao động quản trị, khả năng Ihu nhập và xử lý thông tin và do đó sẽ làm số nơi làm việc quản trị thay đổi, dẫn đến thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp doanh nghiệp. 5) Cơ cấu sản xuất - kinh doanh. Cơ cấu sản xuất có ảnh hường trực tiếp đến việc tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn, phức tạp thì cơ cấu bộ máy có nhiểu cấp, nhiều bộ phận, ngược lại khi quy mô sàn xuất nhỏ thì cơ cấu bộ máy đơn giản hơn rất nhiều. 20 6) Sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Khi các môi trường kinh doanh Ihay đổi sẽ trực tiếp làm cho hoạt động sàn xuất của doanh nghiệp thay đổi và dẫn tới ảnh hường trực tiếp đến cơ cấu bộ máy quản trị . Bộ máy quàn trị phải biến đổi để thích nghi với từng sự thay đổi của môi trường kinh doanh, sao cho giảm chi phí kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 1.2.5.5. Thiết lập bộ máy quản trị doanh ngliiệp 1.2.5.5.1. Các nguyên tấc lliiêì lậi> bộ máy C/IUÌII trị a) Phải đàm bảo tính thống nhất trong mọi hoạt động quán trị Đây là nguyên tắc máy tính bắt buộc cao nhất trong tổ chức bộ máy quản trị. - Thể hiện của nguyên tắc này là việc đảm bảo sự thống nhất giữa các tổ chức đoàn thề và chính quyền, giữa đại diện chù sờ hữu và bộ máy quản trị, giữa hội đổng quàn trị và tổng giám đốc (giám đốc) giữa các cấp và giữa các bộ phận quản trị với nhau, cuối cùng là sự thống nhất, đồng thuận của tập thê lao động của doanh nghiệp. - Tính Ihống nhất còn thê hiện ờ chỗ là phải thoả mãn tốt nhất nguyên tắc tập trung dân chủ trong quàn trị doanh nghiệp. - Tính ihống nhất phải được cụ thê hoá thông qua quy chế hoạt động cùa doanh nghiệp. b) Phải đám bào tính hiệu lực và hiệu quả cùa bộ máy quản trị doanh nghiệp. Bô máy quản trị doanh nghiệp sinh ra theo yêu cầu của sản xuất và để điểu hành các hoạt động sản xuất vì thê nó cẩn phải đàm bào được tính hiệu lực và tính hiệu quả. Tính hiệu lực và hiệu quà được thể hiện qua: Khả năng điểu hành vững chắc, ổn định các hoạt động sàn xuất - kinh doanh, độ tin cậy của bộ máy, tính đúng đắn và tối ưu của các quyết định quàn trị, cũng như khả năng tăng trường mà phát triển của sản xuất kinh doanh mà bộ máy quản trị đã tạo ra cho doanh nghiệp và một sô' mặt khác (sử dụng tiết kiệm nhân lực, đảm bảo tính chuyên món hoá cao, đường đi của quyết định quản trị ngắn nhất, cơ cấu tổ chức đơn giản nhất, chi phí quản trị thấp nhất...) c) Phái đám báo tính có thế kiếm soát được cúa bộ máy quán trị. Trong quàn trị, mọi hoạt động phải được kiểm soát. Kiểm soát phải được thực hiện một các thường xuyên ở từng cấp, từng khâu cũng như toàn bộ hệ thống quản trị. Thù trường phải kiểm soát được các hoạt động của nhân viên dưới quyền. Kiểm soát phải được tiến hành ờ tất cả các giai đoạn của quá trình điều hành quản trị, các giai đoạn sản xuất - kinh doanh. Nguyên tắc kiểm soát được tính toán kĩ lưỡng khi phân công nhiệm vụ quản trị cho các chức danh cụ thể, để mỗi chức năng quản trị tự kiêm soát được hoạt động cùa mình. 1.2.5.52. Các phươĩìg phúi> liìnli tliùnli cơ cấu lổ cliức bộ máy quán trị bao ¡Ịồni: ]) Phương pháp tương tự Đó là phương pháp dựa vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp đã và đang được áp dụng ở một lĩnh vực hoạt động tương tự để sử dụng cho doanh nghiệp, có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm sàn xuất và điểu kiện khác của doanh nghiệp. 21 Sử dụng phương pháp này có ưu điểm đơn giản, Ihòi gian ngán, chi phí bò ra không lớn, phương pháp này cũng thướng được sử dụng. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là ờ mội chừng mực nhất định dã thừa nhận những tổn tại của kiểu cư c;íu bộ máy quàn trị tương tự mặc dù dã có sửa đổi, bổ sung iheo các đặc điểm sàn xuất - kinh doanh cùa doanh nghiệp. 2) Phương pháp phán tích Đó là phương pháp hình Ihành Irên cơ sờ phân tích kỹ lưỡng nhiệm vụ quản trị được giao, đặc diêm sàn xuất, cũng như quy mô sàn xuất cùa doanh nghiệp... từ đó hình thành nên tổ chức bộ máy quàn trị doanh nghiệp. Đây là phương pháp được dựa Irên cơ sở vận dụng lý luận của khoa học quản trị và một sô' môn khoa học khác, nó cho phép hình thành một bộ máy quản trị sát với đặc điếm và điẻu kiện cụ thể cùa doanh nghiệp, tuy vậy phương pháp này cũng có một sô' tồn tại là khá tốn kém thời gian, chi phí so với phương pháp tương tự. 1.2.5.5.3. Thiết lập bộ máy quàn trị (loanli niỊhiệp. Thiết lạp bộ máy quàn trị doanh nghiệp thực hiện [rên cơ sờ sử dụng phương pháp phân tích và bao gồm các bước sau đây: 1) Nghiên cứu kỹ lưỡng nhiệm vụ sản xuất và quản trị được giao. a) Nghiên cứu nhiệm vụ sàn xuất. Nhiệm vụ sản xuất là toàn bộ các công việc có liên quan đến sản xuất sản phẩm, nó được xác lập trên cơ sờ các mục tiêu đã để ra khi hình thành doanh nghiệp. - Nghiên cứu nhiệm vụ sàn xuất thực hiện theo các giai đoạn của quá trình sàn xuất từ thiết kế đến chế lạo và tiêu thụ sàn phẩm. Nghiên cứu nhiệm vụ sàn xuất bao gồm: - Nghiên cứu quy mô, tính chất phức tạp cùa sản xuất, cơ cấu sản xuất. - Nghiên cứu trình độ và kiểu tổ chức sản xuất, trình độ của lực lượng sản xuất (con người, thiết bị, máy móc...) và các điểu kiện bên ngoài cùa sàn xuất - kinh doanh. b) Nghiên cứu nhiệm vụ quản trị Nhiệm vụ quản trị được hình thành trên cơ sớ cùa nhiệm vụ sán xuât, nhiẹm vụ quán trị bao gổm các công việc, quá trình thuộc lĩnh vực lao động quản trị. Nghiên cứu nhiệm vụ quản trị bao gồm: Nghiên cứu các hoạt động quán trị chung và hoạt động quản trị cụ thể như: cỏng tác lập chiến lược, kế hoạch, công tác quán trị cung ứng, tài chính, nhân sự, sản xuất, tiêu thụ phân phối... cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau. Kết quả cùa ờ bước này có ảnh hường lốn đến việc xây dựng các bộ phận chức năng cũng như cấp quản trị sẽ nghiên cứu ờ bước sau. 2) Lựa chọn kiểu lổ chức bộ máy quàn trị doanh nghiệp dự định áp dụng - Lựa chọn kiêu cơ cấu bộ máy quản trị cần phải tuân thủ các yêu cẩu, nhân tố ảnh hưởng và nguyên tắc khi tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp (xem mục 1.2.5.2; 1.2.54; 1.2.5.5.1) - Khi lựa chọn cần phải nghiên cứu và chọn hình thức pháp lý doanh nghiệp cho phù hợp vì mỗi loại doanh nghiệp luôn gắn với các điều kiện hoạt động cụ thê nhất định. 22 - Lựa chọn cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp còn cần gắn với tính chất, đặc điểm sản xuất, cơ cấu sàn xuất, quy mô cùa doanh nghiệp...Chang hạn doanh nghiệp quy mô nhỏ thì nên chọn cơ cấu trực tuyến hay trực tuyến - tham mưu. Doanh nghiệp quy mô lớn thì nên chọn cơ cấu kiêu kết hợp trực tuyến - chức năng, doanh nghiệp mà sàn xuất phân tán nhiều nơi thì có thê chọn kiêu cơ cấu ma trận... 3) Hình thành các bộ phận chức năng và cấp quàn trị Các bộ phận chức năng và cấp quản trị của doanh nghiệp được hình thành do kết quà của việc phàn chia nhiệm vụ quàn trị cho các nơi làm việc quản trị. 3.1) Hình thành nơi làm việc quàn trị Nơi làm việc (NLV) quản trị là phần không gian mà một nhân viên quàn trị sừ dụng các trang thiết bị cần thiết để hoàn thành những nhiệm vụ quàn trị được giao. Nưi làm việc quàn trị là tế bào cùa lổ chức bộ máy quàn trị doanh nghiệp và nó được hình thành trên cơ sờ phân tích và tổng hợp nhiệm vụ (hành động) quàn trị cụ thể. * Phan tích nhiệm vụ quản trị: Là quá trình chia nhỏ nhiệm vụ chung thành nhiệm vụ cụ thê hơn, khi phân tích cần phải chỉ ra các nội dung sau: - Nhiệm vụ quản trị thực hiện theo mục tiêu nào của doanh nghiệp? - Nhiệm vụ quản trị thuộc giai đoạn nào của quá trình quản trị? - Nhiệm vụ quản trị mang tính chất lãnh dạo ờ cấp lãnh đạo hay thừa hành? - Khi thực hiện nhiệm vụ thì sử dụng phương tiện gì?... * Tổng hợp nhiệm vụ: Là quá trình tập hợp các nhiệm vụ (hành động) cụ thể đã phân tích vào một không gian nhất định để hình thành các nơi làm việc quàn trị. Tiếp đó là liên kết các nơi làm việc Iheo nguyên lắc nhất định để hình thành các bộ phận và cấp quản trị trong cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp. Tổng hợp nhiêm vụ (hành động) cụ thê phái đáp ứng các yêu cẩu sau: - Đảm bào tính chuyên mòn hoá, tính (hống nhất hoá hoạt động quản trị và không 1Ù111 p h ứ c tnp h oú c ác m ỗ i q u a n lũ' 11u;m tri. - Đàm bào hoàn thành nhiệm vụ một cách hợp lý, trôi chày và liên tục. Việc phân tích và tổng hợp nhiệm vụ có thể mô tà theo sơ đó hình 1.7 ----- — Phân tích nhiệm vụ —-----*-Tổng hợp nhiệm vụ —----- Hình 1.7. Sơ dồ phân tích và tổng hợp nhiệm VII đ ể hình thành nơi lủm việc. 23 3.2) Hình thành cấp quản trị và bộ phân chức năng 3.2.1) Hình thành cấp quàn trị Cấp quàn trị là thể hiện thứ bậc Irong diều hành quàn trị. Cấp quàn trị được hình thành trên cơ sờ phân chia và lổng hợp nhiệm vụ quản trị theo phương dọc. Cấp quản trị là sự tập hợp các nơi làm việc cũng như các bộ phận khác nhau có nhiệm vụ Ihực hiện trên cùng một đối tượng. Cấp quàn trị phái triển theo hình tháp, ờ cấp càng cao nhà quàn trị càng phụ trách ít người . Đỉnh tháp là cơ quan đẩu não quản Irị, có thê mô tả theo hình 1.8. 1. Quản trị cấp cao. 2. Quàn trị cấp trung gian. 3. Quàn trị cấp cơ sờ. Hình 1.8. Sơ dồ cúc cấp (¡nàn trị trong doanh nghiệp. * Cấp quàn trị cấp cao: Còn gọi là cấp điều khiển, và do nhà quản trị cấp cao (giám đốc, chủ tịch hội đổng quàn trị...) phụ trách, họ chịu trách nhiệm chung về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp (lập chiến lược, kế hoạch, điều hành doanh nghiệp). * Cấp quàn trị trung gian (cấp giữa): Do nhà quản trị cấp giữa đảm nhận, họ là trường phòng, trường bô phận... có nhiệm vụ triển khai các chiến lược do cấp cao đề ra và điéu khiển hoạt động Irong bộ phân mà mình lãnh đạo. * C ấp q u ả n ư ị CƯ sở: Đ ư ự c lliực hiCn bủi c á c n h à qu ủ u li ị c ơ sở, h ọ lù n h ữ n g nhà Ijuủn trị ờ cấp cuối cùng Irong hệ thống cấp quàn trị, họ chiếm sỏ' lượng lớn, chịu trách nhiệm thi hành các kế hoạch hành động do các quàn trị cấp giữa đề ra, kiểm tra, đôn đốc các hoạt dộng của nhân viên dưới quyén, thường họ là tổ trường, trường nhóm... Sự hình thành cấp quàn trị phụ thuộc vào tính chất đặc điểm sản xuất ờ lùng doanh nghiệp, quy mô sàn xuất, cơ cấu sàn xuất, nguyên tắc tổ chức hoạt động quản trị,... 3.2.2) Hình thành bộ phẠn chức năng - Sự hình thành các bộ phận chức năng có được trên cơ sờ lổng hợp nhiệm vụ quản trị theo phương ngang. Sự tổng hợp này có thể mô tà ờ hình 1.9. - Tập hợp các nhiệm vụ quàn trị cùng loại vào một phận sẽ hình thành nên phòng chức năng ờ mỗi phòng sẽ thực hiện nhiệm vụ trên các đối tượng khác nhau. - Mối quan hệ giữa các phòng chức năng là mối quan hệ phối hợp, hợp tác lẫn nhau Irén cơ sờ trao đổi các thõng tin. 24 — ► Phản tích nhiệm vụ •<— —»Tổng hợp nhiệm vụ 4— Hình 1.9. Sa dồ phân tích và lổng hợi> để.xây dựng vác phòng chức năng. 3.2.3) Tổ chức các phòng chức năng Tổ chức các phòng chức nãng là sự tổng hợp của nhiều nhân tố, do đó cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng khi hình thành chúng, trước hết phải thoả mãn các yêu cầu sau: a) Các yêu cầu khi tổ chức các phòng chức năng + Phái đảm bảo nâng cao trình độ chuyên môn hoá trong phân công lao động quản trị Yêu cầu này được đảm báo tốt nhất khi mỗi phòng chức năng chi phụ trách một chức năng quán trị duy nhất. + Phải phù hợp với quy mô sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất, kỹ thuật công nghệ và đặc điểm cùa sản xuất của doanh nghiệp. + Phái dap ưng cac yeu cáu cùa quán tri va chi huy sán xuat đông thơi phái dám báo cho hộ thống tinh giản, gọn nhẹ. b) Trình tự tổ chức các phòng chức nãng và tổ chức bộ máy quàn trị Trình tự tổ chức các phòng chức năng và tổ chức bộ máy quàn trị gồm: * Bước I: Phân tích quan hệ và sự phù hợp giữa chức năng và bộ phận quản trị. ơ bước này có thể thiết lặp bảng dể phân tích mối quan hệ giữa chức năng quản trị và bộ phận quán trị, đặc biệt khi ghép nhiều chức năng vào một bộ phận hay tách 1 chức năng ra nhiều phòng khác nhau (xem bàng ờ hình 1.10). Theo hình 1.10, số lượng các phòng chức năng có thể có các phương án sau: - Với doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhò vừa thì sô lượng phòng tối đa là 7 - Với doanh nghiệp quy mô vừa đến lớn thì số lượng phòng tối đa là 11 phòng. - Với doanh nghiệp quy mô lớn đến rất lớn thì nên bố trí số lượng phòng là 15 phòng và co thê lớn hơn. 25 Chức năng Quàn trị chù yếu Kỹ thuật công nghệ sản Gộp nhiều chức năng vào 1 bộ phận quản trị Tách 1 chức năng ra nhiều bộ phận quản trị Kỹ thuật, công nghệ sản xuất xuất Kỹ thuật công nghệ sản xuất An toàn và kiểm tra chất lượng sàn phẩm (KCS) Kế hoạch Kế hoạch đầu tư Kê hoạch Đáu tư Đầu tư Cung ứng vật tư Kinh tế và thị trường Cung ứng vật tư Tiêu thụ sản phÁm Tiêu thụ sàn phẩm Marketing Marketing Nhân sự NhAn sựNhân sự và đào tạo Lao động tiền lương Tài chính, kế toán Tài chính, kế toán Tài chính Hạch toán thống nhất Thông tin máy tính và phân tích HĐKT Hành chính, pháp chế và Thông tin máy tính và phủn tích HĐKT Thông tin máy tính và phủn tích HĐKT bảo vệ doanh nghiệpHành chính - quản trịHành chính - pháp chế Tổ chức đời sống tộp thể và hoạt động xã hội Bào vệ doanh nghiệp Đời sống 11 phòng chức nàng 7 phòng chức năng 15 phòng chức năng Hình ì.10. Báng lịuatì hệ giữa chức Ị iă r tg quàn trị và bộ phận quàn trị * Bước 2: T h iết lậ p sơ đổ c ơ cA'u tổ c h ứ c b ô m á y íỊu ản trị. Bước này n h ằm m ô hình hoá quan hệ giữa các phòng chức năng với nhau và với các cấp quản trị trong doanh nghiệp tránh chồng chéo, dẫm đạp lên nhau (xem hình 1.11 và hình 1.12) * Bước 3: Xác định số lượng cán bô, nhân viên cùa các bộ phận. Khi xác định số lượng nhân sự cần phải tuân theo các yêu cầu sau: - Phải đàm bào chính xác, khoa học đàm bảo hoàn thành nhiệm vụ quàn trị. - Với những công việc có khối lượng và định mức thì cản cứ vào định mức đổ xác định số cán bộ quản trị cho phù hợp. - Bô' trí công việc phải phù hợp với năng lực, sờ trường cùa từng người. - Phải thường xuyên xây dựng, hoàn Ihiện và đưa vào sử dụng hệ Ihống định mức lao dộng cho các bước công việc quản trị tiên tiến và hiện thực. - Xúc tiến việc tiêu chuẩn hoá cán bộ trên cơ sở có kế hoạch đào tạo, bổi dưỡng nâng cao và phát triển cán bộ, nhân viên quàn trị một cách hợp lý. 26 ỉlình 1.11. Sơ dồ hộ máy quàn trị (loanh nghiệp có 7 phòng chức năng — — Quan hệ chức năng Hình 1.12. Sư dồ hộ máy (Ịitản trị có 11 phòng chức năng 27 1.2.6. Xác định quycn hạn, quyền lực, trách nhiệm ở các cáp, bộ phận quản trị 1.2.6.1. Khái niệm vê quyến hạn, quyến lực vò trách nhiệm a) Khái niệm quyền hạn Quyền hạn được hiểu là sự được phép cùa một cá nhân (tập thể) khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Quyền hạn chính là khả năng mà cá nhân (tập thể) được sử dụng các nguồn lực nhất định để tiến hành một công việc nào đó. + Cơ sở đổ xác định quyền hạn là nhiệm vụ được phân công, nguyên tấc phan quyển và khả năng chuyên môn của người thực hiện nhiệm vụ. + Khi xác định quyển hạn phải rõ ràng, cân xứng với nhiệm vụ và phải được ghi trong nội quy, quy chế hoạt động của doanh nghiệp. b) Khái niệm về quyền lực - Quyền lực là quyén điều khiển hành động của người khác, nói khác đi đó là quyền sai khiến và kiểm soát mà một nhà quản trị có được đẽ điểu khiển người khác (tuy nhiên sự sai khiến này cũng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật và quy chế hoạt động cùa doanh nghiệp). - Quyền lực có 2 loại: Quyền lực chính thức và phi chính thức. + Quyển lực chính Ihức: Là loại quyền lực thường gắn với 1 chức danh cụ thế (giám đốc, trường phòng...) và ghi trong điểu lộ, nội quy, quy chế hoạt động của doanh nghiệp. + Quyẻn lực phi chính thức là quyền mà không gắn với chức danh cụ thể và không ghi trong điéu lệ cùa doanh nghiệp, như quyền lực chuyên môn (tồn tại khi giải quyết công việc chuyên mòn) hay quyền lực dược tôn vinh (do lập thế tôn vinh). c) Khái niệm vể trách nhìộm Là nghĩa vụ đòi hỏi một cá nhân (tập thể) phải hoàn thành nhiệm vụ Irước cấp trên. Trách nhiệm có ý nghĩa bắt buộc đối với nơi nhận nhiệm vụ. Phạm vi trách nhiệm giới hạn ờ nhiệm vụ phải hoàn thành, do đó khi giao nhiệm vụ cẫn phái rõ ràng, có vậy mới kiểm soát được trách nhiệm ờ phía những người thực hiện. 1.2.6.2. Hình thành môi quan hệ giũa quyến hạn, quyến lực, trách nhiệm và nhiệm vụ Trong cơ cấu bộ máy quản trị các cấp, các bộ phận chức năng luôn phải có các mối quan hệ lẫn nhau. Mối quan hệ này về cơ bản là thể hiện quan hệ giữa quyển hạn, quyền lực, trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ quản trị. Việc hình thành mối quan hệ giữa quyền hạn, quyền lực, trách nhiệm và nhiệm vụ là dòi hòi cần thiết cùa cơ cấu bộ máy quản trị. Khi xây đựng mối quan hộ này cần phải tuân thù các yêu cầu sau: - Giữa quyền hạn, quyền lực, trách nhiệm phải đảm bào tương xứng với nhau. - Quyển hạn và quyển lực phải tạo điểu kiện để hoàn thành nhiệm vụ. 28 - Việc trao quyền hạn và quyền lực phải đàm bảo một giới hạn hợp lý nhất định (vì nếu thấp hơn mức cần thiết thì người được trao quyền không đù điều kiện đế hoàn thành nhiệm vụ, còn nếu lứn hơn mức cần thiết sẽ sinh ra sự lạm quyền). Khi phân chia quyền hạn, quyền lực cần phải tuân thủ các ycu cầu cũng như phải theo các cách Ihức thích hợp. Thường có 4 cách phân quyền chính sau: + Phân quyền dọc: Là quyển định đoạl chia cho cấp dưới theo phương pháp trực tiếp. + Phân quyển ngang: Là quyền định đoạt chia theo các bộ phận chức năng khác nhau. + Phân quyền chọn lọc: Đó là sự phân chia quyền lực theo các cấp khác nhau, công việc quan trọng do giám đốc quyết định còn một số công việc khác giao cho các phó giám đốc, các cấp và bộ phận khác đàm nhận. + Phân quyển toàn bộ: Đó là việc một cấp quản trị nào đó có quyền quyết định toàn bộ công việc trong khung giới hạn nhất định (Ví dụ: Một số doanh nghiệp khi thực hiện một đơn hàng hay hợp đóng nhỏ hơn một giới hạn nào đó thì giám đốc có thể giao cho trường phòng kinh doanh toàn quyển quyết định). - Trách nhiệm của mỗi cá nhân khi ihực hiện nhiệm vụ phải phù hợp với năng lực và sờ trường cùa họ, nếu thấp hơn mức cẩn thiết sẽ nảy sinh sự lơ là với nhiệm vụ được giao, nếu lớn hơn sẽ dẫn đến việc không hoàn thành nhiệm vụ. Thực chát của quá trình phân quyển đó là thực hiện phương thức uý quyền trong quản trị. 1.2.7. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động cho doanh nghiệp Mỏi doanh nghiệp muốn hoạt động được thì phải xây dựng một nội quy, quy chế riêng cho mình. Nội quy, quy chế của doanh nghiệp là các quy định mang tính chất bắt buộc phải thi h à n h c h o c á c hỏ phAn và c á nhAn tro n g d o a n h n g h iộ p Thực chất nó là các quyết định quản trị được xác định một lẩn cho các hoạt động có tính chất lặp lại. Nó giữ vai trò quan trọng đối với việc thiết lập mối quan hệ làm việc ổn định giữa các bộ phận, trong doanh nghiệp. Khi xây dựng nội quy, quy chế cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Nội quy, quy chế hoạt động của doanh nghiệp phải ổn định trong thời gian dài. - Nội quy, quy chế hoạt động phải được xây dựng trên cơ sờ\liéu lệ doanh nghiệp, mối quan hệ kỹ thuật - sản xuất giữa các bỏ phận được xác lập trong cơ cấu sàn xuất, mô hình cơ cấu bộ máy, phân công nhiệm vụ giữa các cấp quản trị. - Nội quy, quy ché được xây dựng phải rõ ràng, phải xác định chính xác các mối quan hộ chỉ huy, mối quan hệ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân, các quy định đề ra phải chặt chẽ và thống nhất. 29 CÂU HỎI ÔN TẬP CHUƠNG 1 1. Hãy trình bày khái niệm vể doanh nghiệp, cách phân loại và mục tiêu hoại động cùa doanh nghiệp? 2. Nêu khái niệm và vai trò cùa quản trị doanh nghiệp? 3. Trình bày khái niệm, phân loại thị trường và môi trường của doanh nghiệp? 4. Khái niệm và phân loại chức năng quản trị doanh nghiệp? 5. Nêu khái niệm hệ Ihống sản xuất và các bộ phận cùa hệ thôìig sản xuất kinh doanh? 6. Hãy nêu những nội đung có liên quan đến hình thành doanh nghiệp? 7. Trình bày khái niệm, yêu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hường đến tồ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp? 8. Có những kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị nào? Hãy trình bày các kiểu cơ cấu đó (sơ đổ, đặc điểm, ưu, nhược điểm)? 9. Phân biệt hai mô hình cơ cấu trực tuyến tham mưu và trực tuyến chức năng (sơ đổ, đặc điểm, ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng)? 10. Khi xây đựng bộ máy quản trị thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc nào? 11. Nêu trình tự các bước khi xây dựng bộ máy quàn trị theo phương pháp phfln tích? 12. Trình bày nội dung bước nghiên cứu nhiệm vụ sản xuất và nhiệm vụ quàn trị? 13. Khái niệm nơi làm việc quản trị, xây dựng nơi làm việc quản trị? 14. Cấp quản trị và bộ phận chức năng được hình thành như thế nào? 15. Nêu yêu cẩu khi tổ chức phòng chức năng và trình tự tổ chức các phòng chức năng và tổ chức bô máy quản trị? 16. Nêu khái niệm quyền hạn, quyén lực, trách nhiệm và mối quan hệ giữa chúng? 17. Nêu nội dung xây dựng nội quy, quy chế hoạt đông cho doanh nghiệp? 30 C hư ong 2 ĐẦU T Ư VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐAU t ư TRONG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỤNG 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỂ VỀ ĐẦU TƯVÀ DựÁN ĐẦU t ư t r o n g s ả n x u ấ t VLXD. 2.1.1. Khái niệm và phân loại dáu tư Sàn phẩm VLXD là các sản phẩm vật chát, vì vậy đầu tư vào doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thường là dạng đầu tư sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp VLXD ngoài đầu tư chù yếu vào sản xuất sản phẩm vật chất, họ còn iham gia các hình thức đẩu tư khác như đầu lư tài chính. Sàn phẩm VLXD rất đa dạng VỂ chủng loại, vì thế quá trình đầu tư dưới dạng vật chất cũng không hoàn toàn giống nhau. Tý trọng thiết bị trong đầu tư vào sàn xuất VLXD thường rất lớn, song tỷ trọng này cũng rất đa dạng cho các cơ sờ sản xuất các sản phàm VLXD khác nhau. 2.1.1.1. Khái niệm ré đầu tư a) Khái niệm vể đẩu tư trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Đầu tư trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là quá trình bò vốn ờ giai đoạn hiện tại để tạo ra niộl tài sản nào đó (hoặc dưới dạng vật chất như công trình, nhà xưởng, đổi mới, hiện đại hoá máy móc, công nghệ, hay dưới dạng tài chính như cổ phiếu, trái phiếu...) để sau đó tiến hành khai thác và vận hành sinh lợi cho người bỏ vốn với một khoảng thời gian nhái định nào đó trong tương lai. b) Khái niệm về đẩu tư xây dựng Irong sản xuất vật liệu xây dựng. Đầu tư xày dựng trong sản xuất VLXD là quá trình đầu tư mà tài sản tạo ra là các công trình, nhà xưởng sản xuất với mục đích là sản xuất ra các sản phẩm vật liệu và kết cấu xây dựng để cung cấp cho thị trường và mang lại lợi nhuận cho nhà đẩu tư. 2.1.1.2. Phán loại đầu tu a) Phân loại theo chủ đầu tư, bao gổm các cách sau: - Chù đđu tư là Nhà nước. Nhà nước bỏ vốn đê đầu tư vào lĩnh vực sản xuất VLXD. - Chủ đẩu lư là các thành phần kinh tế khác (doanh nghiệp, tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt N am .. .)• - Chủ đầu lư là các tổ chức khác b) Phân loại dẩu tư theo nguồn vốn bao gồm: - Đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước. - Đẩu tư từ vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đấu tư đẩu tư phát triển cùa Nhà nước. 31 - ĐÀU tư bằng vốn đầu lư của doanh nghiệp Nhà nước. - Đẩu tư từ vốn đẩu tư của tư nhân và cùa các doanh nghiêp khác. - Đìu tư bằng nguồn vốn từ nước ngoài: FDI, ODA... - Các nguồn vốn đẩu tư khác. c) Phân loại theo hình thức đầu tư. Theo cách này ta có các loại sau: - Đầu tư xây dựng (xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, xây dựng lại.. .)• - Đẩu tư đổi mới, hiên đại hoá công nghệ sản xuất. - Đầu tư Ihay thế máy móc thiết bị sản xuất... - Đầu tư tài chính (chứng khoán, trái phiếu, cho vay...). d) Phân loại theo thời đoạn kế hoạch, bao gổm: - Đẩu tư ngắn hạn (thời gian thực hiện từ I -5 năm). - Đầu tư trung hạn (thời gian thực hiện từ 5-10 năm). - Đẩu tư dài hạn (thời gian thực hiện trên 10 năm). e) Phân loại theo cách khác như: Theo vùng kinh tế, loại đối tượng đầu tư (sản xuất, dịch vụ, cơ sở hạ tầng...). 2.1.2. Dự án đáu tư 2.1.2.1. Khái nịèm và các giai đoạn của dự án đầu tu a) Khái niệm dự án và dự án đầu tư xây dựng: Có thể đưa ra một số khái niệm sau: - Theo Ngân hàng thế giới: “Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhàm đạt những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”. Nhiều tài liệu cho rằng dự án nhằm vào việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được các sàn phẩm đẩu ra vì một mục tiêu cụ thể. Như vậy, để hình thành một dự án cẩn có các yếu tô' sau: + Những giải pháp duực iliiếi ke' (như kĩ Iliuật, lổ chúc, cOng như luạt lẹ). + Các nguổn tài nguyên được sử dụng ( như lao động, vật tư, tiến vốn...). + Các sản phẩm đầu ra của dự án (sản phẩm vật chất, dịch vụ...). + Khoảng thời gian nhất định để thực hiện dự án. Các hoạt động của dự án thường được diễn ra dưới các điều kiện cụ thể vẻ chính trị, xã hội, kinh tế và luật pháp cùa các nước có liên quan. Theo Luật Xây dựng: “Dự án đầu tư xây dựng công trình là một tập hợp các để xuất vể việc bỏ vốn để tạo mới, mờ rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đấy trong một thời gian xác định”. Dự án đầu tư xây dựng trong sản xuất VLXD là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mờ rộng hay cải tạo các công trình sản xuất VLXD nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lưựng của nó trong một thời hạn nhất định. 32 b) Các giai đoạn cùa dự án đấu tư Dự án dầu tư không chỉ là tổng hợp của nhiều giải pháp mà nó CÒI1 là một quá trình gồm nhiều gi;ii đoạn sau đây: - Giai đoạn xác định dự án. Là giai đoạn đầu tiên, có nhiệm vụ phát hiện những lĩnh vực có tiềm năng đế đầu tư, tren cơ ừ đổ hình thành sơ bộ các ý đồ đầu tư. Vì ý đổ dự án ban đầu có vai trò quyết định đến việc hình thành dự án sau này, do đó ờ giai đoạn này cẩn phải sàng lọc, lựa chọn ra những ý đổ dự án có triển vọng nhất trong những ý đồ triển vọng. - Giai doạn phân tích và lập dự án. Dây là giai đoạn nghiên cứu chi tiết ý đồ đáu lư đã được để xuất trên mọi phương diện: kĩ thuật, tổ chức-quản lý, thương mại, tài chính, kinh tế, thế chế xã hội... Nội dung của giai đoạn là nghiên cứu toàn diện tính khả thi của dự án. Theo quy định hiện hành những dự án lớn, dự án quan trọng của quốc gia phái lập theo hai bước: nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Các dự án nhỏ hơn chỉ phải trải qua một bước là nghiên cứu khả thi. + Nghiên cứu tiền khả thi là nghiên cứu toàn diện của dự án, song chi ờ mức chi tiết vừa đủ để chứng minh một cách khái quát ý đồ dự án để xuất là đúng đắn và nên tiếp tục phát tricn ý đổ này. Kết quả phải lập ra được báo cáo đẩu tư (báo cáo tiền khá thi). + Nghiên cứu khả thi là bước nghiên cứu dự án một cách toàn diện và đẩy đù nhất, nhằm chứng minh khả năng thực hiện dự án về tất cả các phương diện có liên quan. Bước này phải trả lời được vấn đề có hay không chấp thuận dự án, cũng như để xác định một phirưng án tốt nhất Irong số các phương án có thể. Nghiên cứu ờ bước này là cơ sờ đê lập dự án đầu tư hay báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Kết thúc nghiên cứu khả thi cũng là kết thúc giai đoạn phân tích và lộp dự án. - Giai đoạn phẽ duyệt dự án. Giai đoạn này bao gồm cà thấm định và phê duyệt dự án, nó Ihường được (hực hiện với sự Iham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính và các thành phần tham gia dự án, nhằm xác minh lại toàn bộ kết luận đã được đưa ra trong quá trình chuẩn bị và phàn tích dự án. Trén cơ sờ đó mà chấp thuân hay bác bỏ dự án. Thẩm quyển phê duyệt dự án được tuân thủ theo các quy định của pháp luật. - Giai đoạn triển khai thực hiện dự án. Giai đoạn triển khai thực hiện dự án là khoảng thời gian bắt đẩu đưa kinh phí vào đến khi dự án chấm dứt hoạt động. Thực hiện dự án là kết quả của quá trình chuẩn bị và phàn tích kĩ lưỡng ờ các giai đoạn trước. - Giai đoạn nghiệm thu tổng kết và kết thúc dự án. Giai đoạn đánh giá nghiệm ihu tiến hành sau khi thực hiện dự án. Đánh giá nghiệm thu cho biết những thành công và Ihất bại trong toàn bộ các giai đoạn từ khi xác định, phán tích, lập, cũng như triển khui thực hiện đẽ rút ra kinh nghiệm và bài học cho quàn 33 lý các dự án khác trong tưcrng lai. Kết thúc và giải thể dự án phải giái quyết việc phân chia sử dụng kết quà cùa dự án, những phương tiện còn lại và bô trí lại công việc cho các Ihành viên tham gia dự án. 2.1.2.2. Phán loại dự án đầu tư a) Phàn loại Iheo quy mô và tầm quan trọng cùa dự án Cách phân loại này dựa vào loại, tính chất, quy mô vốn dự án... nó bao gồm: - Dự án quan trọng quốc gia. - Dự án nhóm A. - Dự án nhóm B. - Dự án nhóm c. b) Phân loại theo mục dich Theo cách này dự án được phân loại làm bốn loại: - Dự án đẩu lư thay thế máy móc, thiết bị hiện có. - Dự án đáu tư hiện đại hoá máy móc công nghệ. - Dự án đầu tư mờ rộng. - Dự án đ;iu iư mới. c) Phân loại theo mối quan hệ giữa các dự án Căn cứ vào môi quan hệ giữa các dự án, người ta chia làm hai nhóm dự án: Dự án đẩu tư độc lộp và dự án dầu tư phụ thuộc: - Dự án dầu tư độc lập: Những dự án dược coi là độc lập với nhau vể kinh tế, nếu dự án này được chấp thuận hay lừ chối sẽ không ảnh hưởng đến dự án khác. Khi hai dự án được coi là độc l;)p vé kinh tế có nghĩa quyết định đáu tư dự án này không ảnh hường đến quyết định đầu nr dự án kia. - Dự án dầu tư phụ thuộc: Các dự án phụ Ihuộc lẫn nhau vẻ mặt kinh tê có nghĩa dòng úèn của dự án này 5C chịu ảnh hưcnig quyết định củu đẩu lư dự ÚI1 khác. - Dự án đáu tư phụ thuộc góm hai loại: Dự án đầu tư bổ sung và dự án dầu tư thay thế. + Một dự án được gọi là bổ sung cho dự án khác khi đđu tư dự án đó sẽ làm tăng lợi ích dự kiến của dự án khác. + Một dự án được coi là thay thế dự án khác nếu đẩu tư dự án đó sẽ làm cho lợi ích dự kiến thu được của dự án kia giảm xuống. Trong trường hợp thay thế cao nhất là khi quyết định đầu tư dự án này sẽ làm cho lợi ích cùa dự án kia bị triệt tiêu hoàn toàn hay sẽ bác bò tất cả các dự án còn lại, các dự án này dược gọi là các dự án loại trừ nhau. d) Phân loại theo trình tự lập dự án. Theo cách này bao gồm các loại sau: - Dự án đẩu tư lập theo 2 bước: Lập báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi. - Dự án đẩu tư lập theo 1 bước: Lập báo cáo khả thi (dự án đẩu tư), hay lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật. 34 2.1.2.3. Nội dung của ílự án đấu tư vào sản xuất VLXD 2. ì .2.3.1. Nội (hiniỊ cùa dự Ún dán tư nói chung (Báo cáo nghiên cứu kliò thi). Đối với một dự án đầu tư vào sàn xuất công nghiệp như sản xuất VLXD thường bao gổm các nội dung chính sau đây: - Nghiên cứu tinh hình kinh tê tổng quát cúa dự án đầu tư. - Nghiên cứu về thị trường. - Nghiên cứu về kỹ thuật. - Nghiên cứu vể tài chính. - Nghicn cứu vể tổ chức và quàn lý. - Nghiên cứu vé lợi ích kinh tế xã hội. 2.1.2.3.2. Nội (huit; dự án đíiit tư xây dựng (DAĐTXD) trong sàn xuất VLXD. Ớ đây phân biệt hai tnrờng hợp: Dự án đáu tư lập theo hai bước và lập theo một bước. 1) Trường hợp DAĐTXD lập theo hai bước: a) Lộp báo cáo tiền khà thi (lập báo cáo đầu tư xây dựng cõng trình) Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hổ sơ xin phép chù trương đẩu tư xây dựng đê cấp có thẩm quyển cho phép đầu tư. Nội dung cùa nó bao gồm: - Sự cần thiết phải đầu tư xây dim g công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn, chè độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có. - Dự kiến quy mỏ đẩu tư: công suất, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến vể địa điểm xây dựng công (rình và nhu cẩu sử dụng đất. - Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật. Các điều kiện cung cấp yếu tố đầu vào, hạ tđng kỹ thuật. Giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hường cùa dự án đối với môi Irường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng. - Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đẩu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn, hiệu quà kinh tế, xã hội của dự án và phân kỳ đẩu tư nếu có. b) Lập báo cáo khả thi (lập dự án đầu tư xây dựng công trình). Dự án đầu lư xây dựng trong sàn xuất VLXD thường được lập dựa trên thiết kế xây dựng (thiết kế cơ sở). Nội dung cùa nó gồm: Phẩn thuyết minh và phần thiết kế cơ sờ. * Phẩn thuyết ininh dự án. Bao gồm: - Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng công trình - Phân tích, đánh giá nhu cầu thị trường, tiẻu Ihụ sản phẩm, tính cạnh tranh cùa sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có). - Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ, công suất. - Các giải pháp thực hiện (giãi phóng mặt bằng, tái định cư, hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phương án kiến trúc, khai thác dự án và sử dụng lao động, phân đoạn tiến độ thực hiện và hình thức quán lý dự án...). - Đánh giá tác động mối trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. 35 - Tổng mức đầu tư cùa dự án; khà năng thu xếp vốn, nguồn vốn và kha năng cấp vốn theo tiên dộ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu Ihu hổi vốn. - Phản tích đánh giá hiệu quà kinh tế, tài chính, hiệu quả xã hội của dự án. * Phần thiết kế cơ sờ của dự án. Bao gồm phẩn thuyết minh và bản vẽ thiết kế cơ sờ bao gồm các nội dung: - Thuyết minh tóm tắl địa diểm xây dựng, phương án công nghệ, kiến trúc, kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật của công trình, bào vệ môi trường, phòng, chữa cháy, lổng mặt bằng công trình... - Bản vẽ lổng mặt bằng công trình, công nghệ, phương án kiến trúc, kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công (rình, kết nối với hạ tầng khu vực. 2) Trường hợp DAĐTXD lập Iheo một bước. Ở trường hợp này sẽ có hai loại hồ sơ dược lặp Iheo những quy định hiện hành. a) Lập báo cáo khả thi (lập dự án đầu tư xây dựng công trình) Nội dung cùa hổ sơ này đã trình bày ờ điểm; b), mục I ); phần 2.1.3.2.2 b) Lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật xảy dựng công trình. Báo cáo kinh tế-kỹ Ihuật xây dựng công trình là dự án đẩu tư xây dựng cóng trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bàn theo quy định. Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình được áp dụng cho các công trình xãy dựng mới, cải lạo, sửa chữa, nâng cấp có quy mô nhỏ (theo quy định hiện nay < 15 tỳ đổng) và được lập trên cơ sờ cùa lliiết kế chi tiết. Nội dung báo cáo kinh tế- kỹ thuật bao gồm: - Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; - Địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; - Nguồn kinh phí xúy dựng công trình; Ihời hạn xây dưng; hiệu quà công trình; - Các phương án phòng, chống cháy, nổ, bàn vẽ thiết kế chi tiết và dự toán. 2 .1 .2 .4 . Vun đ ầ u tư và cá c HỊỊUỔH vốn củ a d ự án a) Khái niệm vốn đẩu tư xây dựng công trình Là bao gổm toàn bộ lượng vốn đẩu lư tạo ra công trình và lượng vốn lưu động ban đáu để dự án đưa vào sử dụng bình thường. b) Các nguồn vốn đầu tư của dự án - Vốn ngãn sách nhà nước và vốn có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước. - Vốn tự có; vốn tín dụng. - Các nguồn vốn khác. 2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐAU TƯTRONG s à n x u ấ t VLXD 2.2.1. Khái niệm và phân loại hiệu quá dầu tư 2.2.1.1. Khái niệm Mộl dự án đầu tư được coi là có hiệu quả khi đạt được mục đích cùa đầu tư cùa dự án. 36 2.2.1.2. Phàn ¡oại hiệu quá đáu tư Hiệu quả của đầu tư bao gổm: I) Hiệu quả vể mặt dịnli tính Hiệu quà vể định tính chỉ rõ nó thuộc hiệu quả gì, tính chất hiệu quả ra sao, hiệu quả vé định tính cùa dự án được phân loại như sau: a) Xét theo tính chất thể hiện bản chất của hiệu quà bao gồm: - I liệu quà vể kinh tế: là các lợi ích kinh tế do đẩu tư tạo ra, như được lợi nhuận mang lại, các khoản nộp ngân sách do dự án mang lại... - Hiệu quá vể kỹ thuật: Thể hiện ờ trình dò kỹ thuật cao hơn trước do đầu tư tạo ra. - Hiệu quả vể xã hội và môi trường: Thể hiện ờ các lợi ích xã hội tăng lên như: tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho người lao động, phát triển giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường... - Hiệu quả về an ninh quốc phòng: Thể hiện ờ việc cùng cố an ninh, quốc phòng. b) 'Iheo quan điểm lợi ích. Hiệu quà bao gồm: - Hiệu quả theo quan điểm lợi ích cùa doanh nghiệp. - Hiệu quà iheo quan điểm lợi ích cùa quốc gia. c) Xét theo mức độ trực tiếp và gián tiếp. - Hiệu quà thu dược Irực tiếp từ dự án. - Hiệu quả thu được ngoài dự án (phát sinh gián tiếp). d) Theo thời gian. Hiệu quả có thể phân thành: - Hiệu quà trước mắt, ngắn hạn. - Hiệu quả lâu dài, dài hạn. e) Theo phạm vi tác động bao gồm: - Hiệu quà cục bộ, bộ phận. - Hiệu quả toàn cục, tổng thể. 2) Hiệu quả về mặt định lượng Hiệu quả vể mặt định lượng chỉ rõ độ lớn của hiệu quả là bao nhiêu, gồm có: a) Phân loại theo phương pháp tính toán. Bao gồm - Hiệu quả tính theo sô' tuyệt đối (Lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách Nhà nước). - Hiệu quả tính theo số tương đối (Mức doanh lợi của 1 đổng vốn, suất thu lợi nội tại). b) Phân loại theo thời gian tính toán bao gồm: - Hiệu quả tính toán cho 1 thời đoạn niên lịch (năm). - Hiệu quả tính toán cho cả đời dự án (nhiều năm). c) Theo mức đạt yêu cầu của hiệu quả bao gồm: - Hiệu quả đạt mức yêu cầu, tức là hiệu quà đạt được bằng trị số hiệu quả định mức (gọi là ngưỡng hiệu quả). Trường hợp này gọi là “đáng giá” và nên đầu tư vào dự án. 37 - Hiệu quà chưa đạt mức yêu cẩu, tức đạt nhò hơn trị số hiệu quà định mức (ngưững hiệu quà). Trường hợp này gọi là “không đáng giá” và không nên đầu tư vào dự án. - Hiệu quả đạt hơn mức yêu cầu, tức đạt lớn hơn trị số hiệu quả định mức (ngưỡng hiệu quả). Trường hợp này gọi là “đáng giá” và nên đầu tư vào dự án. 2.2.2. Quan diêm đánh giá đẩu tư a) Quan diêm đẩu lư của Nhà nước - Phải xuất phát từ lợi ích tổng thể và dường lối phát triển kinh tế của đất nước. - Phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích nhà nước, xã hội và doanh nghiệp. - Phải xem xét vấn đé một cách toàn diện về: kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng. - Phải kết hợp tốt giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn. - Phải tăng cường được vị thế của quốc gia và dân tộc trên trường quốc tế... b) Quan điểm đầu tư của doanh nghiệp - Phải tối đa hoá lợi ích trực tiếp của chủ đầu tư. - Phục vụ đường lối chung phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nằm trong khuôn khổ pháp luật, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng... 2.2.3. Một sô nguyên tác chú yếu khi phản tích, lựa chọn phưưng án dầu tu a) Phải luôn luôn kết hợp giữa phân tích định tính với phân tích định lượng. Phân tích định tính cho việc lựa chọn nhanh hơn, tuy nhiẽn đê lựa chọn chắc chắn, thuyết phục hơn thì phải kết hợp với phân tích định lượng. b) Phải kết hợp các chỉ tiêu hiệu quả theo số tuyệt đối và hiệu quà theo số tương đối. Hiệu quả theo số tuyệt đối phản ánh trị số lợi ích bằng tién, nhưng lại không phàn ánh rõ mức sinh lợi của vốn cao hay thấp, nên phải kết hợp với hiệu quả theo số tương đối. c) Phải kết hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quà và an toàn. Một số dự án có hiệu quả cao chưa chắc có tính an toàn cao. Vì vậy cẩn phải kết hợp c á c c h ỉ tỉCu d á n h g iá h iệ u q u à và an to à n đ ể đ á n h g iá , lựu c h ọ n pliư ư ng án. d) Phải tôn trọng nguyên tắc: phương án được chọn tốt nhất là phương án phải đáng giá vẻ kinh tế và đạt hiệu quả cao nhất. e) Phải đảm bảo đầy đủ tính có thể so sánh dược khi so sánh các phương án với nhau. Nghĩa là các phương án muốn so sánh được với nhau đéu phải thoả mãn có cùng một mặt bằng để so sánh, lựa chọn (như số lượng chỉ tiẽu đưa vào so sánh, phương pháp dùng để tính toán các chỉ tiêu, thời gian phân tích, mặt bằng giá cả...phải thống nhất chung cho các phương án). 2.2.4. Một số vấn để liên quan đến phán tích, đánh giá hiệu quả đầu tư 2.2.4.1. Dòng tiên của dự án đáu tu 1 ) Khái niệm dòng tiền của dự án Dòng tiển tệ là một dãy hay một chuỗi các khoản chi phí và thu nhập phân bố trong các thôi đoạn (năm, quý,...) của toàn bộ vòng đời dự án. 38 Các khoản thu hình thành dòng tiền thu nhập, các khoản chi hình thành dòng tiền chi phí cho dự án. 2) Cách thể hiện dòng tiền của dự án. Có 1 số cách biểu biểu diễn sau: a) Thể hiện bằng biểu đồ dòng tiền tệ: Là hiểu đồ biểu diễn tiền tệ theo thời gian, gốc là 0, các thời đoạn là 1,2, N p 150 180 trđ trđ 1 250 trd 240 trđ 5 0 1 1000 trc 1 đ 100 2 trđ 3 . . 50 trđ t . . . . 50 trđ Hình 2.1. Cách hiểu diễn ílòng tiên tệ dưới hình thức hiếu đồ (¡¿>11ÍỊ tiến tệ Quy ước: - Thu nhập hay lợi ích của dự án được biêu thị bằng những mũi tên hướng lên trên và dặl tương ứng vào các thời đoạn, để biểu thị trị số ta kết hợp ghi số. - Chi phí của dự án được biểu thị bằng những mũi tên hướng xuống dưới và đặt tương úng vào các thời đoạn, đê biểu thị trị số ta có thể kết hợp ghi số. - Nhũng thu nhập và chi phí xảy ra trong các thời đoạn có thê tùy chọn đặt ờ đáu, ờ cuối hoặc ờ giữa thời đoạn, thông thường đặt ờ cuối thời đoạn. - Tống giá trị tương đương cùa dòng tién tệ quy vé thời điếm đâu cùa dự án dược ki hiệu là p. Tổng giá trị tương dương cùa dòng tiền lệ quy vể thời điểm cuối N của dự án được kí hiệu là F. b) Thể hiện bằng bàng biểu. Thường được lâp khi soạn thào thành dự án để thám định phê duyệt. Ví dụ: Lập dòng liổn lệ cùa dự án theo báng biểu, trình bày như bàng sau. (triệu đống) Chì tiêuNăm vận hành ( VH) cùa dự án 0 1 2 3 1... N Vốn đầu tư 1000 Chi phí VH 50 100 50 50 70 Doanh thu 150 180 250 240 100 39 2.2.4.2. Giá trị của tiến tệ theo thài gian 1) Khái niệm giá trị của tiền tệ Iheo thời gian Trong nển kinh tế thị trường, sự vận dộng của cùa tiền tệ sinh ra lãi (lợi tức). Như vây, khi ta có mội lượng tiền p ờ thời điềm này sau một thời gian có mộl lượng liền lớn hơn kí hiệu là F. F = p + tiền lãi sinh ra (2.1) Từ đó ta có định nghĩa giá trị cùa tiền tệ theo thời gian như sau: Sự vận động sinh lãi của tiền làm thay đổi khối lượng tiền nhận được theo Ihời gian là giá trị của tiền theo thời gian. 2) Lãi suất, lãi tức a) Lãi suất * Khái niệm: Lãi suất cùa một thời đoạn là tỷ lệ % giữa lãi tức (tiển lãi) tính cho một thời đoạn so với vốn gốc sinh ra nó. * Cách tính: Gọi lãi suất cùa 1 thời đoạn là i, lãi tức tạo ra của 1 thời đoạn là Lthđ. Vốn gốc sinh ra lãi tức là v 0. Sẽ có: i = L m X !00% (2.2) Vo b) Phân biệt một số loại lãi suất. * Lãi suất danh nghĩa: Là mức lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi không trùng với thời đoạn ghép lãi vào vốn. Ví dụ: Lãi suất là 1%/lháng, ghép lãi theo năm Chuyển đổi lãi suất danh nghĩa sang lãi suất thực, theo công thức: >.hL='dnN-ml (2.3) và i hN - (2.4) m2 ilhL: lãi suất thực có thời đoạn lớn hơn; ilhN: lãi suất thực có thời đoạn nhỏ hơn; idnL: lãi suất danh nghĩa có thời đoạn lón hơn; idnN: lãi suất danh nghĩa có thời đoạn nhỏ hơn; mI : số lượng thời đoạn biểu thị lãi suất danh nghĩa với thời đoạn ngắn nằm trơng lãi suất thực tính với thời đoạn dài; m2 : số lượng thời đoạn biểu thị lãi suất thực tính với thời đoạn ngắn nẳm trong lãi suất danh nghĩa tính với thời đoạn dài. * Lãi suất thực: Là mức lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi suất trùng với thời đoạn ghép lãi vào vốn (được dùng trong phân tích đánh giá hiệu quả đẩu tư cùa dự án). Ví dụ: Lãi suất là 1%/tháng, ghép lãi theo tháng. 40 Trong trường hợp ta có lãi suất thực có thời đoạn ghép lãi ngắn muốn chuyển thành lãi suất thực có thời đoạn ghép lãi dài hơn, hoặc ngược lại, ta sử dụng 2 công thức sau: =(! + ',(2.5) và '.h(n) =^'u,(d)+1 (2.6) trong đó: ilh(ll): lãi suất thực có (hời đoạn ghép lãi dài; ilMn): lãi suất thực có thời đoạn ghép lãi ngắn; m: số lượng thời doạn ghép lãi ngắn chứa trong thời đoạn ghép lãi dài. c) Lãi tức Lãi tức là số tiền lãi sinh ra theo thời gian, được đo bằng hiệu số giữa tổng vốn tích luỹ (cả gốc và lãi) và số vốn gốc ban dẩu. Có 2 loại lãi tức: Lãi tức đơn và lãi tức ghép. * Lãi tức đơn: Lãi tức đơn tính cho một thời đoạn bất kỳ nào đó luôn bằng lượng vốn gốc ban đẩu nào đó bỏ vào kinh doanh nhân với lãi suất đơn. Lãi tức đơn tính cho từng thời đoạn đều như nhau. Lãi tức đơn tính cho toàn bộ N thời đoạn (Lđ(N)) tính theo công thức: Ld(N)= Vq.ì.N (2.7) trong dó: v 0: Tổng sô vốn gốc ban đẩu; i: Lãi suất tính cho 1 thời đoạn; N: Số thời đoạn tính lãi. * Lãi lức ghép. Lãi tức ghép tính cho 1 [hời đoạn nào đó được tính toán theo tổng số vốn tích luỹ đến đầu thời đoạn đang xét đó (gồm cả vốn gốc ban đẩu và số lãi sinh ra ờ tất cả các thời đoạn trước đó) và mức lãi suất. Như vậy, lãi tức ghép là loại lãi có tính đến hiện tượng lãi sinh ra lãi tiếp theo. Nêu la có một lượng vôn ban dâu la Vq, dược sinh lai với lai suất la i %/ihời đoạn hỏi sau N Ihời đoạn ta có một lượng tiền lãi là bao nhiêu?, giá trị tương đương với v 0 tại thời điểm đó là bao nhiêu? Lãi tức ghép cho N thời đoạn sẽ là(LG(Nj): L g (N )=V o(1 + ì ) n - V 0 (2 .8 ) Giá trị tương đương sau N thời doạn(F): F = V0(l+i)N (2.9) 3) Quy luật thay đổi giá trị của tiền tệ theo thời gian Thông thường người ta sử dụng quy luật thay đổi giá trị của tiển lệ theo thời gian theo quy luột sinh lãi ghép. Nếu ờ thời điểm gốc 0 ta có 1 lượng tiền là p, được sinh lãi với lãi suất không đổi là i%/thời đoạn thì sau T thời đoạn ta có một lượng tiền tổng cộng là thì lớn hơn p và được tính theo công thức sau: F = P(l+i)T (Quy luật 1) (2.10) 41 Ngược lại. ờ thời điểm tương lai cách thời điếm (0) là (T) thời đoạn có lượng tiền là F thì F này được quan niệm như một lượng tiền p nào đó ờ hiện tại (0) vận động sinh lãi với lãi suất không đổi là i%/ thời đoạn tạo thành và p được tính như sau: p = F- T (Quy luật 2) (2.11) (l + i)T 2.2.4.3. Cúc ( ÔIIÍỊ thức quy đổi tươiig đương của clòng tiền a) Tnrcmg hợp dòng tiền lệ bất kỳ Dòng tiền tệ bất kỳ là dòng tiền tệ có tri số tiền tệ khác nhau từ 1 đến N, tại điểm 0 thì trị số bằng Aq, tại các thời đoạn khác là A|, vận động sinh lãi với lãi suất là r. Ta có thể xác định được các giá trị lương đương p, F theo các cóng thức sau: p \. Ao 1 2 . . . . t . . . . Hình 2.2. Biến âỏ dòng tiên tệ bất kỳ A, N p = S o + r> F = X A ,.(l + r)'(N-t) An ( 2. 12) (2.13) A,: giá trị tiền tệ tại thời điểm t trong dòng tiền tệ. P: giá trị tương đương cùa dòng tiển tệ quy vể thời điểm đầu (gốc 0 hiện tại). F: giá trị tương đương cùa dòng tiền tệ quy về thời điểm cuối N (giá trị tương lai), b) Trường hợp dòng tiển đểu Dòng tiển tệ đều là dòng tiền tệ có trị số tién tệ đều bằng nhau từ 1 đến N và bằng A, tại điểm 0 thì trị số tiền tệ bằng 0, vận động sinh lãi với lãi suất là r. F p A ũ 1 2 3 4 .................................................................................N Hình 2.3: Biêu dồ biếu diễn dòng liên lệ đều và giá tri lương đifơiig cùa IIÓ A: trị số cùa dòng tiền tệ đéu. P: giá trị tương đương cùa dòng tiền ở thời điểm hiện tại. F: giá trị tương đương của dòng tiền ờ thời điểm tương tai. N: tuổi thọ (thời gian) của dòng tiền tệ. 42 Ta có thê xác định được các giá trị tương đương p, F, A theo các công thức sau đây: Biết p, r, N Tìm F: Biết F, r, N Tìm P: F = p. (l+r)N F (l + r)N (2.14) (2.15) Diết A, r, N Tim P: Biết A, r, N Tìm F: Biết p, r, N Tìm A: Biết F, r, N Tìm A: p = A F = A A = p A = F (1 + r) -1 (1 + r)N.r (1 + r) -1 (l + r)N.r (1 + r) -1 _(l + r )" - (2.16) (2.17) (2.18) (2.19) 2.2.5. Phân tích tài chính dự án đáu lư 2.2.5.1. Ỷ nghĩa của phán tích tài chinh dự án đẩu tư Phân tích tài chính là phân tích dự án theo quan điểm của chủ đẩu tư. Phân tích tài chính là một trong những nội dung phải lập trong phẩn thuyết minh dự án, nó có những ý nghĩa chính sau đây: - Giúp chù dầu tư có những cơ sờ vững chắc để quyết định có hay không nên đầu tư vào dự án. - Là căn cứ để cơ quan tài trợ vốn Ihẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ...và quyết định chấp thuân hay không chấp thuận tài trợ vốn cho dự án. - Là cơ sờ để cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. - Khi Hự án được quyết đinh đẩu tư thì phương án tài chính còn là bản kê hoach quan Irọng giúp chù đầu tư dễ dàng triển khai thực hiện các công việc tiếp theo cùa dự án. - Là cơ sở để huy động vốn đầu tư... 2.2.5.2. Nội dung phàn tích tài chính dự án đấu tu a) Tính toán các chỉ tiêu về số liệu xuất phát để tính hiệu quà tài chính. * Xác định tổng vốn đẩu lư và nguồn vốn. - Nhu cẩu về vốn đầu tư: gồm vốn cô' định và vốn lưu động. - Phân phối vốn đầu tư theo thời gian. - Xác định nguổn vốn đẩu tư. - Tiến độ huy động vốn và kế hoạch trả nợ. * Xác định chi phí sàn xuất (hay dịch vụ). - Nhóm chi phí trực tiếp ờ các phan xưởng. + Chi phí nguyên vật liệu chính và phụ. 43 + Chi phí trà lương cho lao động. + Chi phí bán thành phẩm, năng lượng, nước... + Chi phí khấu hao phần chỉ liên quan đến phân xưởng. + Chi phí bảo quản và sửa chữa riêng của các phân xưởng... + Chi phí quản lí các phân xưởng. - Nhóm chi phí theo góc độ toàn doanh nghiệp. + Chi phí quản lí doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao và các khoản trừ dẩn liên quan đến toàn doanh nghiệp. + Chi phí liên quan đến khau tiêu thụ sàn phẩm. + Chi phí cho trà lãi vay vốn, các khoản thuế, tiền thuê nhà đất và các chi phí khác. * Xác định doanh thu. - Doanh thu do bán sàn phẩm, dịch vụ cùa dự án. - Doanh thu do thu hổi giá trị tài sàn khi thanh lí và thu hồi vốn lưu dộng. * Xác định tuổi Ihọ cho dự án. Có thể xác định tuổi thọ của dự án bằng trị số thấp hơn 1 Irong 2 trường hợp sau: - Tuổi thọ kỹ thuật cùa tài sàn của dự án, mà nếu tài sản này bị thay thế sẽ coi như đẩu tư lại dự án. - Thời kì tồn tại kinh tế cùa sản phẩm chù đạo cùa dư án. * Xác định suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được cho dự án. Suất Ihu lợi tối thiểu chấp được cùa dự án được xác định dựa vào ý kiến chủ quan cùa người chủ đẩu tư. Tuy nhiên, việc tính toán nó thường được xác định như sau: r = r0 + !•„ (2.20) r : suất thu lợi tối thiểu chấp nhận của của dự án; r0 : lãi suất huy động vốn trung bình của dự án; rư : m ức lãi suû'l th ê lùâii m ứ c dô rủi ro m à d ự Ún phải g á n h c h ịu , rủi ro m à d ự án phải chịu càng cao thì rn sẽ có trị số càng cao. Mức độ rủi ro mà dự án mà dự án thường phải gánh chiụ là: - Rủi ro vể chính trị. - Rủi ro vể kinh tế quốc tế và kinh tế vĩ mô trong nưóc. - Rủi ro vể thị trường như thị trường các yếu tố đẩu vào và thị trường sàn phẩm đẩu ra. - Rủi ro vể vốn đẩu tư, rủi ro tài chính. - Rùi ro tự nhiên như lũ lụt, động đất... b) Tính toán lãi lỗ hàng năm. - Xác định lợi nhuận trước thuế: (L„) Ltt = D - C (2.21) D: Doanh thu trong nãm; C: Chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm. 44 - Xác dịnh lợi nhuận để lại doanh nghiệp (Lợi nhuận ròng Lr). Lr = L|| - Ttndn (2.22) Ttn d n : thuế thu nhập doanh nghiệp phái nộp trong năm. c) Tính toán các chỉ ticu liiệu quá lài chính. d) Phân tích an loàn và độ nhạy của dự án vể tài chính. 2.2.5.3. Phương pháp phàn tích hiệu quá tài chinh dự án đàu tư Có hai phương pháp philn tích đánh giá hiệu quả của dự án: Phân tích hiệu quả theo nhóm chỉ tiêu tĩnh và phân tích hiệu quả theo nhóm chỉ tiêu động. 2.2.5.3.1. Phân tích hiệu I/uà lài t liiiili theo nhóm cliỉ liên tĩnli Chỉ tiêu tĩnh là chỉ tiêu không xét đến giá trị của tiền tệ theo thời gian, có thê tính cho cá đời dự án hoặc tính cho 1 năm vận hành. Chỉ tiêu tĩnh đirợc dùng làm chi tiêu tổng hợp khi phân tích báo cáo đầu tư và luận chứng kinh tế - kỹ thuật; là chỉ tiêu bổ sung khi phân tích dự án đầu tư. a) Chi phí cho một kỳ hay cho một đơn vị sản phẩm. * Chi phí cho một kỳ kinh doanh (C) xác định theo còng thức sau: (2.23) (2.24) N: khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất ra trong kỳ, hay năng suất của dự án; i: lãi suất huy động vốn trung bình của dự án; Vlb: vốn sàn xuất trung bình chịu lãi trong suốt thời gian hoạt động của dự án, thông thường được xác định như sau: Vlb = K.Vcd + Vlđ (2.25) vố n c ố d in h c ủ a Hư án; v lđ: vốn lưu động của dự án; K: hệ số chuyên vốn cô định của dự án sang vốn cố định (rung bình sinh lãi trong quá trình vận hành; - K=l/2 nếu khấu hao là đều và tiên khấu hao thu về hoàn trả ngay vốn đẩu lư bỏ ra. - K=(n+l)/2n nếu khấu hao là đều và tiền khấu hao thu vể hoàn trả vốn vào cuối lừng thời đoạn tính toán (thường là cuối các năm vận hành). c„: chi phí sản xuất trong kỳ không bao gồm lãi vay vốn. Vận dụng dể so sánh lựa chọn: - Theo chỉ tiêu chi phí ta không có ngưỡng quy định trước vể chi phí mang tính chất định mức, vì vậy thông qua chỉ tiêu chi phí chưa cho ta biết được phương án đang xét có đáng giá hay không, nên không dùng nó để đánh giá tính đáng giá của phương án. - Phương án tốt nhất khi cd —» min 45 b) Lợi nhuận cho 1 kỳ hay lợi nhuận cho 1 dơn vị sản phẩm * Lợi nhuận cho I kỳ (L) L = D - C (2.26) D: doanh thu thuẩn Irong kỳ; C: chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (không gồm thuế giá trị gia tăng). Vận dụng: - Phương án đáng giá khi L > 0 - Phương án lốt nhất khi L —> max * Lợi nhuận tính cho 1 dơn vị sàn phẩm (Ld) Lđ = Gđ - C d (2.27) trong đó: GƯ: giá bán một đơn vị sản phẩm không kê thuê giá trị gia tăng; c đ: chi phí sản xuất don vị sàn phẩm không kê thuế giá trị gia tăng. Vận dụng: Phương án đáng giá khi Ld > 0 ; Phương án tốt nhất khi Ld -> max c) Mức doanh lợi của 1 đổng vốn đẩu lư (R) Là lỷ lệ phẩn trăm giữa lợi nhuận ròng tính cho một thòi đoạn so với vốn sản xuất trung bình sinh ra nó. R= —^— .100 (%) (2.28) v,b Vận dụng: - Phương án đáng ị>iá khi R > r ( r: mức doanh lợi do chủ đẩu tư định ra) - Phưcmg án tốt nhất khi R —> max d) Thời hạn thu hổi vốn đầu tư * Thời hạn thu hổi vốn đáu lư nhừ lợi nhuận (T|). Là thời gian cần thiết tính bằng năm để tổng sô' lợi nhuận ròng thu đưực bù đắp dù số vốn cùa dự án bỏ ra. * Thời hạn thu hồi vốn dẩu tư nhờ lợi nhuận và khấu hao (Tl+k). Là [hời gian cán Ilnei tính bàng Iiam dè lỏng so lợi nliuạn ròng và kliấu hao iliu đưực bù đắp đủ sô' vốn của dự án bò ra. - Trường hợp lợi nhuận và khấu hao là đểu hàng năm ta có Ihể xác định theo: V T, = — (2.29) T‘+k = L~+K ^ (2-30) - Trường hợp lợi nhuận và khấu hao là không đều hàng năm ta có thể tìm ra lừ các diổu kiện tổng quát sau: TI V = Ì ( L t) = 0 (2.31) 1=1 V = Tỵ (Lt + K t) = 0 (2.32) 1=1 46 trong đó: T| : Ihời hạn thu hổi vốn đáu tư nhờ lợi nhuận; T|+k : thời hạn thu hồi vốn đàu tư nhờ lợi nhuàn và khấu hao; K : khấu hao tài sản cô' định (khấu hao đều); L, : lợi nhuận ròng tạo ra ờ năm t; K, : kháu hao tài sản cố định ờ năm t. Vận dụng: Phương án đáng giá khi Tị hay T|+k — Tqd (Tqd: thời hạn thu hồi vốn đầu lư quy định trước). Phương án tốt nhất khi T| hay T|+k —> min. * Ưu, nhược điểm của nhóm chi tiêu tĩnh - ƯII điểm: + Tính toán đơn giản. + Phán ánh được chỉ tiêu hiệu quả mà các nhà đẩu tư quan tâm. + Hiệu quả được tính ra có thể so với một ngưỡng hiệu quả cho phép. -Nhược điểm: + Không phản ảnh được sự biến động của tiền tệ theo thời gian. + Chịu ảnh hường của quan hệ cung cẩu... 2.2 .5 3.2. P Ihìii rii li h iệu q u à tài chínlì theo nhóm c h ì tiêu độn\Ị Chỉ tiêu động là chỉ tiêu phân tích đánh giá với trạng thái thay đổi bất kỳ của dòng tiền theo thời gian, tính toán cho cả vòng đời dự án và có xét đến giá trị theo thời gian của tiền. I ) Phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu sô' thu chi (chỉ tiêu tuyệt đối). Là tổng hiệu số thu, chi của dự án có tính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian được quy về các thời điểm khác nhau theo các trường hợp cụ thê. a) Phương pháp dùng chi tiêu hiện giá hiệu số thu chi (kí hiệu là NPW hoặc NPV) Hiện giá hiệu sỏ Ihu chi là chỉ tiêu hiệu quả tính theo sô tuyệl dối dược do bằng tổng số các giá trị của hiêu số thu chi ờ từng năm vân hành đươc quy đổi vé thời điếm hiện tai. Chi tiêu hiện giá hiệu sô' thu chi biểu thị tổng sô' lợi nhuận ròng cùa dự án tạo ra được đánh giá ờ thời điểm hiện tại. Hiện giá hiệu số thu chi được tính theo công thức tổng quát sau: ü B - C v = ¿ “ 7 — t 2 . 3 3 ) á ( l + r)‘ trong đó: B,: khoản thu cùa dự án ờ năm t, thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản và thu hồi vốn lưu động; c, : các khoán chi phí cùa dự án ở năm t, bao gồm: các khoản chi phí dầu tư, chi phí sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm trong các nãm vận hành khòng có chi phí khấu hao, tiền trà lãi vay vốn, khoản thuế phải nộp trong nãm vận hành khai thác; r : lãi suất tối thiểu chấp nhận được; N : tuổi thọ của dự án. 47 Từ công thức tổng quát (2.33) khi biết tổng vốn của dự án ờ thời điếm bắt đẩu đưa dự án vào hoạt động, dòng tiền thu, chi hàng năm là dòng tiền đều; có giá trị đào thài tài sản và thu hồi vốn lưu động ờ cuối đời dự án thì công thức tính chỉ tiêu hiện giá hiệu số thu chi tính tại (hời điểm bắt đầu đưa dự án vào hoạt động sẽ là: H NPV = - V DA +(B - C). (l + r)N- l(l + r)N(2.34) (1 + r)N.r VDA: tổng vốn đầu tư của dự án tính ờ thời điểm bất đầu đưa dự án vào hoạt động B : doanh thu không dổi hàng năm; c : chi phí sản xuất kinh doanh không đổi hàng năm (chưa kê khấu hao và tiền trà lãi vay vốn), thuế phải nộp không đổi hàng năm; H: giá trị đào thái khi thanh lý tài sản và thu hổi vốn lưu động ờ cuối đời dự án; N: tuổi thọ của dự án. * Vận dụng đê phân tích đánh giá dự án. - Trường hợp đánh giá tính đáng giá cùa dự án dầu tư độc lặp: Dự án độc lập là các dự án riêng rẽ không có quan hệ lệ Ihuộc nhau. + Khi có: NPV >0 —> Kết luận: Dự án đáng giá và nên đầu lư vào dự án đang xét. + Khi có: NPV <0 -> Kết luận: Dự án khống đáng giá và không nên đầu tư vào dự án. - Trường hợp so sánh chọn phương án đẩu tư tốt nhất (các phương án loại trừ nhau): Trường hợp có một dự án nhưng có nhiều phương án khác nhau thì phương án được chọn là tốt nhất phải là phương án đáng giá và hiệu quả mang lại là lớn nhấl, tức là: NPVchọn >0 và NPVchọn = max (2.35) * Ưu, nhược diêm cùa phương pháp hiệu số Ihu chi: - Ưu điểm: + Tính đến các trạng thái thay dối bất kỳ của dòng tiền trong dự án theo thời gian. + Tính toán cho cả vòng đòi Hự án và có lính đến giá trị cùa tiền theo thời gian + Có thể xét đến các yếu tố trượt giá cùa dòng tiền, lạm phát kinh tế, và thay đổi tỷ giá hối đoái. + Là xuất phát điểm để tính toán ra một số chi tiêu khác như: Suất thu lợi nội tại IRR, hiệu số thu chi san đều hàng năm, thời hạn hoàn vốn có tính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian. + Là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quà tính theo sô' tuyệt đối bàng tiền (lợi nhuận ròng) mà nhà đẩu tư nhận được tính ờ thời điểm gốc hiện tại là bao nhiêu, do đó nó là chỉ tiêu quan trọng nhất (ưu tiên) để lựa chọn phương án. - Nhược điểm: + Chi phù hợp với diều kiện cùa thị trường vốn hoàn hào, một thị trường rất khó xảy ra trong thực tế. Thị trường vốn hoàn hào là thị trường mà cung và cẩu vể vốn luòn luòn phù hợp nhau, lãi suất đi vay bằng lãi suất cho vay và không thay đổi, mọi thông tin vé thị trường vốn là thông suốt cho mọi đối tượng tham gia vào thị trường. 48 + Rất khó xác định dược chính xác các số liệu xuất phát dùng trong tính toán như các khoản tiền thu, chi cho những năm tương lai, nhất là khi tuổi thọ cùa dự án là dài. + Kết quả tính toán (trị số NPV) phụ thuộc rất lớn vào lãi suất tối thiểu chấp nhận được. Mà việc xác định chính xác trị sỏ' của lãi suất tối thiểu chấp nhận được là khó khăn. (Thay đổi r có thể làm cho trị số NPV>0; NPV=0; NPVcO và ngược lại). + Không phản ánh rõ và chính xác mức sinh lợi của đổng vốn cao hay thấp như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả theo sô tương đối do đó khi đánh giá tính đáng giá của các dự án người ta thường phái tuân theo nguyên tắc kết hợp giữa phản tích hiệu quả theo số tuyệt đối và hiệu quà Iheo số tương đối. b) Phương pháp dùng chỉ liêu giá trị tương lai của hiệu số thu chi (NFV hoặc NFW) Giá trị tương lai cùa hiệu số thu chi là chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối được đo bằng tổng số các giá trị của hiệu số thu chi ờ từng năm vận hành được quy đổi vẻ thời điểm cuối cùng kết thúc dự án. Giá trị tương lai của hiệu sô' thu chi đựơc tính theo cồng thức tổng quát sau: NFV = Ì ( B , - C 1)(l + r)N-‘ (2.36) 1=0 Trường hợp biết vốn ở đầu năm vận hành; dòng tiến thu, chi trong các năm không thay đổi (dòng tiền đều), có giá trị đào thài tài sàn và thu hồi vốn lưu động ờ Ihời điểm kết thúc dự án thì công Ihức tính NFV có dạng: NFV = -V DA(1 + r)N + (B - C). * Vận dụng để phan tích đánh giá dự án. - Trường hợp đánh giá tính đánh giá của dự án độc lập. + H (2.37) + Khi NFV > 0 -» dự án đánh giá, nên đầu tư vào dự án đang xét. -+• K lú N F V <. 0 —» d ư á u k h ổ n g đ á n li gìá, k h ổ n g nôn đ á u tư vào d ư á n đ a n g xct. - Trường hợp so sánh lựa chọn phưcmg án tốt nhất (so sánh phương án loại (rừ nhau). Phương án tốt nhất được chọn phải thoả mãn điểu kiện: NFVchon > 0 và NFVchpn = max (2.38) * Ưu nhược điểm của phương pháp dùng chỉ tiêu NFV. Phương pháp phân tích đánh giá dự án theo chỉ tiẽu NFV cũng có ưu nhược điểm tương tự như dùng chỉ tiêu NPV, nhưng trong thực tế người ta ít sử dụng nó vì khi tính toán chỉ tiêu này phải lấy thời điểm gốc tính toán ờ thời kỳ tương lai, mà ở thời điểm này thường không có đầy đù các thòng tin chắc chắn để đối chiếu và quyết định. c) Phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu số thu chi san đểu hàng năm (NAW hay NAV). Hiệu số thu chi san đểu hàng năm là chỉ tiêu hiệu quả tính theo sô' tuyệt đối được xác định bằng cách san đểu trị số của chỉ tiêu hiện giá hiệu số Ihu chi cho tất cả các năm vận hành. 49 Chí liêu hiệu số ihu chi san dểu hùng năm phàn ánh trị số lợi nhuận ròng tương đirưng hàng năm mà dự án nhận được ờ thời điểm từng năm vận hành, xác định theo: NAV = NPV (1 + r)N.r (1 + r)N -1(2.39) Trường hợp biết vốn đầu lư của dự án ờ dầu năm vận hành, dòng tiền thu, chi là dòng tiền đểu, có giá trị đào thải tài sàn và thu hổi vốn lưu động ờ cuối đời dự án thì công thức tính chỉ tiêu NAV có dạng đơn gián như sau: NAV = -V,, (1 + r)N.r + (B - C) + H (2.40) .(1 + r) -1 Vặn dụng để pliftn tích đánh giá dự án. Trường hợp đánh giá tính đáng giá của dự án đầu tư độc lập. + Khi NAV >0: dự án đánh giá, nên đầu tư vào dự án đang xét. + Khi NAV < 0: dự án không đánh giá, không nên đầu tư vào dự án đang xét. Trường hợp so sánh chọn phương án đầu lư tốt nhất (phương án đầu tư loại trừ nhau). Theo chỉ tiêu này, phương án tốt nhát được chọn phải thoả mãn điều kiện sau: NAVchọn> 0 và NAVchọn = max (2.41) Khi các phương án so sánh có tuổi (họ khác nhau thì khi xác định trị số NPV dc dưa vào tính NAV thì không cần phải đồng nhất thời gian chung cho các phương án. 2) Phương pháp dùng chỉ tiêu tương đối. a) Phương pháp dùng chi tiêu suất thu lợi nội tại (ký hiệu là IRR). Ớ mục a, mục b, mục c đã xem xét phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả của dự án theo các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối có đưn vị đo là tiền. Ở phần này ta lại tiếp tục nghiên cứu phương pháp phân tích hiệu quả cùa dự án theo nhóm các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tương đối, trong đó có chỉ tiêu suất thu lợi nội tại (IRR) là chi tiêu được sử dụng rat piló biên. Suất thu lợi nội tại là lãi suất của dự án được tính toán cho từng thời đoạn (thường là một năm) có giá trị không thay đổi trong tất cả các thời đoạn khác nhau cùa vòng đời dự án. Lãi suất này do nội tại của dự án sinh ra mà nếu dùng nó để tính đổi tương đương dòng tiển hiệu số thu chi của dự án Ihco quy luật sinh lãi ghép vể một (hời điểm tính toán bất kỳ chọn trước thì giá trị lương đương dó phải bằng khóng. Trường hợp tổng quái khi chọn gốc dùng đê phân tích dánh giá ờ hiện tại thì suất thu lợi nội tại dược tìm ra lừ phưcmg trình sau dây: N B .-C , NPV = Y - éo ị■ = 0 (2.42) .ToO + IRR)' Trường hợp riêng, khi biết vốn của dự án ờ thời điểm chọn để tính toán là thời điểm bắl đầu dưa dự án vào vận hành, dòng tiền thu, chi khỏng đổi hàng năm, có giá trị đào thải tài sản và thu hồi vốn lưu động ờ cuối đời dự án thì IRR có thể tìm ra từ: 50 NPV = -V da+ (B -C ). Giải phương trình (2.42) hoặc (2.43) bằng cách thử dần các giá trị khác nhau của IRR khi nào phương trình cho giá trị bằng không thì đó là suất thu lợi nội tại cần tìm. Trường hợp tính toán gần đúng có thê áp dụng phương pháp nội suy hoặc ngoại suy tuyến tính đc tìm IRR, trong dó nếu sử dụng phương pháp nội suy tuyến tính thì cần phài thực hiện các bước tính toán sau: + Già định IRR|= a%, thay vào phương trình để tính ra giá trị NPV|> 0 và NPV|=! 0. + Già định IRRì= b% (b%>a%), dê thay vào phương trình tính ra giá trị NPV,< 0 và NPV, = 0. + Tính giá trị gần đúng của IRR theo còng thức: (IRR, -IR R ,) (2.44) * Vận dụng đê phân tích đánh giá dự án: - Trường hợp đánh giá lính đáng giá cùa dự án độc lập: + Khi 1RR > r—> Kết luận: Dự án đánh giá, nên đầu tư vào dự án. + Khi IRR< r —> Kết luận: Dự án không đánh giá, không nên đẩu tư vào dự án. - Trường hợp so sánh các dự án (phương án) loại trừ nhau: + Khi các phương án có cùng mức vốn đầu tư như nhau: Phương án được chọn là tốt nhất phái thoà mãn điểu kiện: IRR > r và IRR= max (2.45) + Khi các phương án có vốn khác nhau: Việc lựa chọn phương án đẩu tư tốt nhất trong trường hợp này không thể căn cứ vào plurơng án có suất thu lợi nội tại lớn nhất bời vì phương án có suất thu lợi nội tại lớn nhát chưa chắc đã cho hiệu quá tính theo sô tuyệt đói lớn nhât. Trìnli tự so sánh lựa chọn phương án của trường hợp này như sau: + Sắp xếp các phương án tăng Iheo thứ tự tăng dần về vốn đẩu tư của dự án. + Tim ra phương án vốn bé đáng giá trong số các phương án cần so sánh lựa chọn để làm phương án cơ sờ. + Lấy phương án cơ sờ kết hợp với phương án có vốn lớn hơn kê tiếp dê lập ra dòng liến thu, chi cùa phương án đầu tư gia số. Các khoản thu nhập của phương án đẩu tư gia sỏ' (pliương án đẩu tư phụ thêm) ký hiệu là AB,X/Cđược tính theo công thức: (2.46) BỊx) : thu nhập ở năm t cùa phương án vốn lớn đang xét; BỊc) : thu nhập ờ năm t cùa phương án vốn bé đánh giá chọn làm phưcmg án cơ sờ. 51 Các khoản chi phí của phương án đầu tư gia số ( AC*/c ) được tính theo công thức: (2.47) c (,x) : chi phí ờ năm t của phương án vốn lớn đang xét; cịc) : chi phí ờ năm t của phương án vốn bé đáng giá chọn làm phương án cơ sở. Tim suất thu lợi nội tại của phương án đẩu tư gia số, ký hiệu lị IRRA đẽ so sánh với suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được và kết luận lựa chọn phương án tốt nhất. Suất thu lợi nội tại cùa phương án đầu tư gia sỏ được tìm từ phương trình sau: (2.48) Nếu IRRA > r —> Thì chọn phương án đẩu tư vốn lớn đang xét và dùng nó là phương án cơ sờ để so sánh với phương án vốn lớn hơn kế tiếp (nếu có). Nếu IRR A < r —>Thì chọn phưcmg án đầu tư vốn bé đáng giá (phương án cơ sờ) và dùng nó đế so sánh tiếp với phương án vốn lớn hơn kế tiếp (nếu có), còn phương án vốn lớn đang xét bị loại bỏ. Quá trình so sánh theo phương pháp cạp đôi để loại trừ (rực tiếp những phương án có hiệu quả thấp hơn thì cuối cùng sẽ chọn được phương án đầu tư tốt nhất thoá mãn nguyên tắc lựa chọn dầu tư đặt ra. Clìíi ỷ: + Khảo sát đồ thị cùa NPV thay đổi theo lãi suất và trị sô' suất thu lợi nội tại xác định theo công thức (2.42), suất thu lợi nội tại cùa phương án gia số đầu tư xác định theo công thức (2.43) thể hiộn ờ hình dưới đây: NPV,= f(¡): Đổ thị của chì tiêu hiện giá hiệu số thu chi cùa phương án I. IRR,: Suất thu lợi nội tại của phương án 1 (phương án đang xét). NPVì= f(i): đồ thị cùa chỉ tiêu hiện giá hiệu sô' thu chi cùa phương án 2. IRR-,: Suất thu lợi nội tại của phương án 2 (phương án cơ sờ). NPVA= f(i): ĐỔ thị của chi tiêu hiện giá hiệu số thu chi của phương án đầu tư gia số. + Trường hợp gặp dự án dầu tư phức tạp mà dòng tiền đổi dấu nhiểu lần thì có thể có nhiều trị sô' IRR khác nhau cùng thoả mãn phương trình đã xét. Trường hợp này người ta phải chuyển đổi dòng tiền hiệu số thu chi đổi dấu nliiểu lẩn sang dòng tiền hiệu số thu chi đổi dấu một lẩn từ giá trị âm sang giá trị dương đê dự án có 1 trị số IRR duy nhất. NPV NPV 52 * ư u nhược điểm của phương pháp dùng chí tiêu IRR. - ưu điểm: + Tính đến các trạng thái thay đổi bất kỳ cùa dòng tiền trong dự án theo thời gian. + Tính toán lãi suất cho tất cả các năm trong cả vòng đời dự án. + Có tính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian. + Có thể xél đến các yếu lố trượt giá cùa dòng tiền, lạm phát kinh tế và thay đổi tý giá hối đoái. + Là chi liêu phán ánh rất rõ mức sinh lợi của đổng vốn cao hay thấp. - Nhược điểm: + Chỉ phù hợp với điều kiện của thị trường vốn hoàn hào. + Rất khó xác định được chính xác các số liệu xuất phát như các khoản thu, chi cho những năm trong tương lai, nhất là khi tuổi thọ của dự án là dài. + Tính toán phức tạp khi gập dòng tiền đổi dấu nhiều lẩn. + Không phàn ánh rõ hiệu quả tuyệt đối tính bằng tiền cuả dự án nhận được là bao nhiêu, do đó khi phân tích đánh giá dự án đế quyết định đầu tư phải kết hợp với chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối. b) Phương pháp phân tích hiệu quả cùa dự án theo tỷ số thu chi (BCR hay B/C) Tý sô thu chi là chi tiêu đánh giá hiệu quà của dự án tính theo số tương đối, được đo bằng tỷ số giữa lổng giá trị tương đương các khoản thu nhập so với tổng giá trị tương đương các khoản chi phí được quy dổi vẻ cùng một thời điểm chọn trước đè phân tích đánh giá (thường chọn là thời điểm hiện tại). Trường hợp lổng quát, lỷ số thu chi được tính theo công thức: (2.48) trong đó: Bt: khoán thu của dự án ờ năm t; c,: khoản chi của dự án ờ năm t. Trường hợp riêng: Khi biết tổng vốn của dự án ờ thời điểm bắt đầu đưa dự án vào hoạt động, dòng tiên thu, chi là không thay đổi trong các năm vận hành, có giá trị đào thái lài sàn và vốn lưu động ờ cuối kỳ phân tích, thì công thức tỷ số thu chi có dạng sau: - W - J H + — (2.49) trong đó: VDA: tổng số vốn của dự án ờ thời điểm bắt đầu đưa dự án vào hoạt dộng. 53 * Vận dụng để phân tích đánh giá dự án. - Trường hợp đánh giá tính đáng giá của dự án độc lập + Khi BCR>I —> Kết luận: Dự án đáng giá, nên đáu tư vào dự án. + Khi BCR<1 -> Kết luận: Dự án không đáng giá, không nên đẩu lư vào dự án. - Trường hợp so sánh các dự án (phương án) loại trừ nhau: + Khi các phương án có quy mô vốn giống nhau. Trường hợp này chọn phương án đầu tư tốt nhất theo điéu kiện sau: BCRchọn >1 và BCRchọn = max BCRchọn là tỷ sô' thu chi cùa phương án chọn đê dẩu lư. + Khi các phương án có quy mô vốn khác nhau. (2.50) Trường hợp này việc lựa chọn phương án tôì nhất cũng được thực hiện lương lự như phương pháp so sánh phương án theo chỉ tiêu suất thu lợi nội tại như sau: + Sắp xếp các phương án theo Ihứ tự tăng dẩn vẻ quy mô vốn cùa dự án. + Tim ra phương án đáng giá vốn bé đê chọn làm phương án cơ sờ + Kết hợp phương án cơ sờ với phương án vốn lớn hơn kế tiếp để lập ra các khoản thu, chi trong dòng tiên thu, chi cùa phương án đầu tư gia số. + Xác định tỷ số lợi ích chi phí của phương án đầu lư gia số, ký hiệu là: BCRA và phân tích kết luận chọn phương án tốt nhấi. Tỷ số thu chi của phương án đẩu tư gia sô' BCRa được tính theo cỏng thức sau: BCR, = (2.51) Trường hợp biết vốn đầu lư ớ thời điểm bắt đẩu đưa dự án vào vận hành, dòng tiền thu, chi đểu đặn trong các năm vận hành, có giá trị đào thái tài sán và thu hôi vòn lưu động ờ cuối đời dự án, thì BCRA dược tính theo công thức rút gọn sau: - X / C (1 + r)N -1 AH1'' Atí . ---— H------------ Z7 (l + r)N.r_ (1 + r)(2.52) trong đó: (2.53) (2.54) (2.55) (2.56) 54 b c r a = B,x,;Blcl :tương ứng là thu nhập không đổi hàng năm cùa phương án vốn lớn đang xét và phương án vốn bé đáng giá gọi là phương án cơ sờ. C; v£> : tương ứng là vốn đẩu tư của phương án đang xél và phương án cơ sờ HUI;H lcl :tương ứng là giá trị đào Ihải và thu hồi vốn lưu động ờ cuối đời dự án của phương án đang xét và phương án cơ sờ. Khi phàn tích lựa chọn phương án tốt nhất iheo BCRA cẩn chú ý các trường hợp sau: Tritờniị liỢỊ) 1 : từ số và mẫu sô' cùa công thức (2.51 ) hoặc (2.52) có giá trị dưcmg. Nếu: BCRạ > 1 Kết luận: phương án vốn lớn đang xét tốt hơn; phương án vốn bé dang xél bị loại bò. Nếu: BCRA < 1 Kết luận: phương án vốn bé chọn làm cơ sờ tốt hơn; phương án vốn lớn bị loại bỏ. Trường liỢỊ) 2: từ số cùa công ihức (2.51) hoặc (2.52) có giá trị dương còn mẫu số cùa chúng có giá trị âm. Kết luận: phương án đầu tư vốn lớn đang xét lốt hơn; phương án vốn bé bị loại bó. T n íờ iig liỢỊ) 3: tử số củ a cô n g thức (2.51) hoặc (2.52) có giá trị âm còn m ẫu số củ a chúng có giá trị dương. Kết luận: phương án vốn bé chọn làm cơ sờ tốt hơn; phương án vốn lớn đang xét bị loại bỏ. Trường liọ]> 4: từ số và mẫu số cùa công thức (2.51) hoặc (2.52) có giá trị âm. Nếu: BCRa <1 Kết luận: phương án vốn lớn tốt hơn; phương án vốn bé chọn làm cơ sờ bị loại bỏ. N ếu: BC R a > 1 Kết luận: phương án vốn bé tốt hơn; phương án vốn lớn bị loại bỏ. Trưởng hợp 5: từ số cùa công thức (2.51) hoặc (2.52) có giá trị bằng 0, mẵu sô' cùa chúng có giá trị dương. Kết luận: phương án vốn bé đáng giá tốt hơn, phương án vốn lớn dang xét bị loại bỏ. TníờniỊ liỢ]) 6: từ số và mẫu số của cồng thức (2.5) ) hoặc (2.52) có giá trị dưcmg. Kết luận: phương án vốn lớn đang xét tốt hơn, phương án vốn bé chọn làm cơ sờ bị loại bó. * Ưu nhược điểm của phương pháp phân tích hiệu quả theo chỉ tiêu BCR - Ưu diem: + Tính đến các trạng thái thay đổi bất kỳ của dòng tiền trong dự án theo thời gian. 55 + Có thế xét được các yếu tố trượt giá của dòng tiẻn, lạm phát kinh tế và thay đối của lý giá hối đoái, có tính đến giá trị của tiền theo thời gian. + Phán ánh khá rõ mối quan hệ giữa một đơn vị chi phí bỏ ra sẽ tạo dược bao nhiêu đơn vị giá trị vẻ thu nhập. - N hược điềm : + Phù hợp với điều kiện của thị trường vốn hoàn hào. + Rất khó xác định các số liệu xuất phát như doanh thu, chi phí cho những năm (ương lai, nhất là khi tuổi Ihọ cùa dự án là dài. + Không phản ánh rõ hiệu quà tuyệt đối tính bằng tién của dự án nhận được là b;io nhiêu, do đó khi phân tích đánh giá dự án để quyết định đầu tư phải kết hợp với chi tiêu hiệu quà tính theo số tuyệt đối. 3) Phương pháp so sánh lựa chọn phương án đầu tư loại trừ nhau theo các NPV; NFV; IRR; BCR khi tuổi thọ của các phương án khác nhau Trường hợp khi thực hiện một dự án nhưng có thế có nhiều phương án kỹ thuật, cõng nghệ khác nhau, dẫn đến tuổi thọ của các phương án khác nhau là rất phổ biến trong thực tế. Đê chọn được phương án đầu tư tốt nhất theo chỉ tiêu NPV; NFV; IRR hoặc BCR cho trường hợp này phải thực hiện theo các bước sau: - Xác định một tuổi thọ chung cho tất cả các phương án. Khi xác định tuổi thọ chung dùng để so sánh cho các phưcnig án cần phân biệt cho hai trường hợp sau: + TrườiiiỊ hợp thứ nhát: Loại sản phẩm mà dự án cung cấp có nhu cầu lâu dài. Trường hợp này có thể lấy thời gian dùng để so sánh chung cho các phương án bằng bội số chung nhò nhất của tuổi thọ từng phương án. + Trườn tị họp tliứ liai: Loại sản phẩm mà dự án cung cấp chỉ có nhu cầu hữu hạn. Trơrmg hợp này phAi căn ci'r vào tuổi thọ kỹ thuật trung bình của tài sản trong dự án. tuổi thọ theo chu kỳ sống cùa sản phẩm, tuổi thọ kinh tế và những nhân tô liên quan đến rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để quyết định một thời gian chung (tuổi thọ chung) cho tất cả các phương án. - Lập lại dòng tiến thu, chi cho từng phương án theo tuổi thọ chung đã chọn ra. - Tính toán, lựa chọn phương án tốt nhất như các phương pháp đã trinh bày ờ trên. Cluí ỷ: * Trường hợp so sánh nhiều phương án dể lựa chọn phương án tôt nhất thì luôn phái đảm bảo “tính có thê so sánh được giữa các phương án”. * Khi phân tích tài chính dự án có thể phân tích theo hai quan điểm: Phân tích hiệu quà theo quan điểm vốn chung và phân tích hiệu quả vốn chù sờ hữu. - Dòng tiền theo quan điểm hiệu quà vốn chung 56 B, : thu nhập của dự án ờ năm t, gồm: + Doanh thu do bán sản phẩm dịch vụ. + Giá trị thu hổi tài sản khi Ihanh lý và thu hồi vốn lưu động. + Giá trị tài sản chưa khấu hao hết. c , : chi phí cùa dự án ờ năm t, gồm: + Vốn đầu tư ban dầu. + Vốn dầu iư thay thế. + Chi phí vận hành hàng năm (chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm không kể khấu hao và chi phí trà lãi vay vốn cố định). - Dòng tiền theo quan điểm hiệu quả vốn chủ sở hrru Phàn tích dự án tài chính theo quan điểm vốn chủ sở hữu thể hiện hiệu quả cùa lượng vốn tự có mà chủ đầu tư đầu lư vào dự án phân tích theo quan điểm này chủ đầu tư biết được vốn đáu tư của mình được sinh lợi như thế nào. B, :thu nhập của dự án ờ năm t, gồm: + Doanh thu do bán sàn phẩm dịch vụ. + Giá trị thu hổi tài sản khi thanh lý và thu hồi vốn lưu động. + Giá trị tài sản chưa khấu hao hết. + Vốn vay gốc. Cị : chi phí của dự án ờ năm t, gồm: + Vốn đầu tư ban đẩu, vốn đầu tư thay thế. + Chi phí vận hành hàng năm (không kể khấu hao và chi phí trả lãi vay vốn). + Trả nợ (gốc + lãi) vay vốn cố định. 2.2.5.4. Phương pháp phàn tích độ an toàn vé tài chính và độ nhạy cho dự án. 1) PliAn tíc h a n to à n vổ n g u ồ n v ố n c u n g c ấ p c h o d ư án. Bao gồm các vấn đề chính sau: - Tính pháp lý cùa nguồn vốn. - Uy tín, năng lực tài chính, tư cách pháp nhăn của nhà tài trợ vốn. - Uy tín của cơ quan đứng ra bảo lãnh vay vốn (nếu cần). - Độ hấp dẩn của dự án đối với nhà tài trợ. - Tinh hình ổn định của thị trường vốn và tỷ giá hối đoái. - Cơ cấu của nguồn vốn như: Tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn cùa dự án v.v... 2) Phân tích an toàn theo diêm hoà vốn. Xuất phát từ lý thuyết phân tích hoà vốn, người ta thường sử dụng phân tích điểm hoà vốn lãi lỗ để định giá độ an toàn về tài chính cho dự án. Điểm hoà vốn lãi, lỗ là tại đó doanh thu bán hàng vừa đủ trang trải các chi phí bất biến, chi phí khả biến trong quá trình hoạt động, và lợi nhuận bằng không. 57 Tai diém hoá vó'n có thé xác dinh dircrc doanh thu hoá vó'n va sán ltfcrng hoá vón: - Sán lircmg hoá vó'n cüa du án (khi du án sán xuá't mót loai sán phám). Tur phircmg trính: Sh xG = F + bxS h F _ (2 .5 3 ) (2 .5 7 ) Ta có:G -b " G • Doanh thu hoá vó'n cüa du án duoc tính theo cóng thúrc: D„= F > - BD (2 .5 8 ) ■ Doanh thu hoá vó'n khi du án sán xuá't nhiéu loai sán phám: F Dh= Jh=sK }* - Miic hoat dóng hoá vó'n (khi du án sán xuát nhiéu loai sán phü’m): Mh:n r»ma- x 1 0 0 % Dh: doanh thu hoá vó'n tính báng (d) cüa nám tính toan; sán lircmg hoá vó'n tính theo sán phám hién vát (tá'n, vién...); (2 .5 9 ) (2 .6 0 ) Mh: miíc hoat dóng hoá vó'n tính theo % so veri doanh thu khi dat toan bó cóng suát thiét ké'; D: doanh thu tiéu thu sán phám trong nám tính toan; G: giá bán mót don vi sán phám; B: tóng chi phí khá bié'n dé’ sán xuá't sán phám cua nám tính toan; b: chi phí khá bié'n tính cho mót dcrn vj sán phám; Dma': doanh thu lón nhá't khi khai thác hé't toan bó cóng suá't thiet ké'; F: tóng chi phí bát bie'n dé »án xuát san phám cua nain tính loan;. P¡: ty trong doanh só' sán phám i nám trong tóng doanh só' cüa nám; n: só' loai sán phám. Dó thj xác djnh diém hoá vó'n (du án sán xuá't mót loai sán phám có giá bán có' dinh). Doanh thu, chi phí A: diém hoá vón. 0 mién di/ án sán xuát bi 16 vón (loi nhuán ám). O mién du án sán xuá't có lái (loi nhuán duong). TC: tóng chi phí cüa nám tính toán. 58 Vận dụng để phân tích an toàn cho dự án. Khi Dh ->Min và Sh hoặc Mh—> min (2.61) Kết luận: Dự án có độ an toàn càng cao. Theo kinh nghiệm khi: Mh<30% thì độ an loàn cùa dự án là cao, Mh > 60% thì độ an loàn của dự án là thấp. Người ta còn sử dụng khái niệm hành lang an toàn để phân tích độ an toàn về tài chính cho dự án. Hành lang an toàn là khoảng chênh lệch giữa mức hoạt động đạt 100% công suất thiết kế và mức hoạt động hoà vốn theo tính toán. Khi hành lang an toàn =(100% - Mh%)—> Max (2.62) Kết luận: dự án có độ an toàn càng cao. 3) Phân tích theo khả năng trả nợ của dự án. Trong kinh tế thị trường, các nhà đẩu lư vay vốn để đầu tư cũng là giải pháp san sẻ rủi ro, do đó cần phải chú trọng phân tích khả năng trả nợ của dự án. Phân tích khả năng trả nợ có thê thực hiện thóng qua phân tích hệ số có khả năng trả nợ hàng nãm hoặc thời hạn có khả nàng trả nợ cùa dự án. a) Hộ số khà năng trà nợ Hệ số khả năng trả nợ hàng năm là tỷ số giữa nguồn tài chính huy động từ dự án trong lừng năm vận hành so với nợ phái trả trong từng năm vận hành. Hệ sô' khá năng trả nợ cùa từng năm (Km) được tính toán như sau: (2.63) Knl: hệ số khả năng trả nợ cùa năm t; Bnt: nguồn tài chính huy động từ dự án ờ năm t để trả nợ bao gồm: Khấu hao các tài sản cố định, tiền dùng cho trả lãi trong vận hành, lợi nhuận ròng từng năm cho trả nợ; A nl: s ố n ợ p h ả i trả ở n ă m t b a o g ổ m trả n ợ g ố c và trả n ợ lãi Khi: Knl>l và Knl-> Max (2.64) Kết luận: dự án có khả năng trả nợ càng cao, do đó độ an toàn cho dự án càng cao. 2 4 Theo kinh nghiệm khi: Km= — -r — thì khả năng trả nợ là vững chắc, b) Thời hạn có khả năng trà nợ (Tn). Thời hạn có khả năng trả nợ của dự án là thời gian cần thiết để dự án trà xong nợ nhờ huy động nguồn tài chính từ dự án để trà nợ. - Trường hợp lợi nhuận và khấu hao đcu theo thời gian (2.65) Vv: tổng số vốn vay. - Trường hợp lợi nhuận và khấu hao không đcu theo thời gian. 59 Vv = I ( L , + K,) = 0 (2.66) 1=1 Xác định thời hạn có khả năng trả nợ tương tự như lập bàng kê hoạch trả nợ nhung cho chỉ tiêu thời gian thay đổi khi nào số nợ cân đối đến cuối năm bằng không thì xác định được thời hạn có khả nãng trả nợ cho dự án (Tn) Khi: T„ Min (2.67) Kết luận: Dự án có khả năng trả nợ càng cao, độ an toàn của dự án càng cao Trong đó: Tnq: thời hạn trả nợ quy định ihoà thuận với bên cho vay. 4) Phân tích an toàn theo thời hạn hoàn vốn. Thời hạn hoàn vốn là thời gian cần thiết để bù đắp đù số vốn đầu tư bỏ ra. Thời hạn hoàn vốn có thê xác định ờ dạng động theo công thức như sau: Ü B - C 1 ^ = 0 (2 .68) 1=0 (1 + r) Th: là thời hạn hoàn vốn được tìm ra bằng cách tính thử dần từ phương trình (2.68); Khi: Th< Thq và Th-> Min (2.69). Kết luận: Dự án có độ an toàn càng cao; Thq: là thời hạn hoàn vốn được quy định trước. 5) Phương pháp phân tích độ nhạy cho dự án. Độ nhạy cùa hiệu quà dự án là mức độ thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả khi cho các số liệu xuất phát dùng trong phân tích hiệu quả thay đổi về phía bất lợi một số % nào đó. Độ nhạy của hiệu quả (Hn) được xác định theo công Ihức: H„= —|ii-~ .HJi .100 (2.70) H bt Hn: càng bé thì độ nhạy càng bé và độ an toàn càng cao; Hbl: chỉ tiêu hiệu quà đang xét (NPV; IRR...) được tính ờ điểu kiện ban đẩu; Hx: chi tiêu hiẹu quá đang xél (NPV, IKK...) dược tính ở diẻu kiẹn bat lựi so vúi diểu kiện tính toán ban đầu. Ngoài ra người ta còn áp dụng phân tích độ nhạy có sử dụng toán xác suất dựa irèn cơ sờ cho thay đổi các sô' liệu xuất phát để phân tích hiệu quả vể cả phía bất lợi và phía có lợi đối với dự án. Từ kết quả phân tích độ nhạy sẽ tìm ra giãi pháp xử lý và các kiến nghị phù hợp đê hạn chế các nhân tô' gây bất lợi cho dự án. 2.2.6. Phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tư 2.2.6.1. M ột số phán biệt và ý nghĩa của phân tích kinh tế-xã hội d ụ án đấu tư 1) Phân biệt phân tích tài chính và phân tích kinh tế-xã hội dự án đầu tư a) Phân biệt theo quan điểm phân tích. - Phân tích kinh tế-xã hội dự án đẩu tư đứng trên quan điểm lợi ích chung của toàn bộ nển kinh tế quốc dân và xã hội. 60 Ngoài ra người ta còn áp dụng phân tích độ nhạy có sử dụng toán xác suất dựa trên cơ sớ cho thay đổi các số liệu xuất phát để phân tích hiệu quả vể cả phía bất lợi và phía có lợi đối với dự án. Từ kết quả phân tích độ nhạy sẽ tìm ra giải pháp xử lý và các kiến nghị phù hợp để hạn chế các nhân tố gây bất lợi cho dự án. 2.2.6. Phân tích kinh tế xã hội dự án đáu tư 2.2.6.1. M ột so phân biệt và ý nghĩa cùa phán tích kinh tế-xã hội dự án đàu tu 1 ) Phân biệt phân tích tài chính và phân tích kinh tế-xã hội dự án đầu tư a) Phân biệt theo quan điểm phán tích. - Phân tích kinh tế-xã hội dự án đầu tư dứng trẽn quan điếm lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tê quốc dân và xã hội. - Phân tích phân tích tài chính dự án đầu tư đứng trên quan điém lợi ích cùa doanh nghiệp thuộc chủ đầu tư b) Phàn biệt về phương pháp phân tích. - Phân tích kinh tế - xã hội thường phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp giá trị - giá trị sử dụng, phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị do; phương pháp phàn tích lợi ích - chi phí... - Phàn tích tài chính chủ yếu sử dụng phương pháp dùng chỉ tiêu kinh tê tổng hợp kết hợp với hệ chỉ tiêu bổ sung. c) Phân biệt về chỉ tiêu giá liên quan đến phân tích. - Phân tích tài chính: sử dụng giá thị trường theo quan hệ cung cầu (giá tài chính). - Phân tích kinh tế-xã hội: sử dụng giá cả phản ánh hao phí lao động xã hội (rung bình cẩn thiết gọi là giá kinh tế (giá ẩn, giá tham khảo). 2 ) Ý nghĩa của phân tích kinh tế- xã hối dự án đầu tư - Phân tích kinh tế-xã hôi giúp ta biết rõ chi phí xã hôi phải bỏ ra và các lơi ích xã hội nhận được khi dự án vào khai thác, do đó dể dàng đánh giá hiệu quà kinh tê xã hội mang lại cao hay thấp. - Thông qua phân tích kinh tế-xã hội giúp cơ quan nhà nước có quyết định chính xác nèn hay không đầu tư cho dự án (với dự án nhà nước bỏ vốn đầu tư). - Thông qua phân tích kinh tế-xã hội sẽ kiểm soát được ảnh hường của dự án đến các lợi ích xã hội là cao hay thấp, đặc biệt là các dự án không phải của nhà nước bỏ vốn. - Khi dự án được phê duyột thì các chỉ tiêu kinh tế xã hội cùa dự án còn đóng vai trò là cơ sờ để đối chiếu với thực tế xem có phù hợp hay không, từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra những giải pháp kiểm soát, hiệu chỉnh phù hợp. 2.2.6.2. M ột só phương pháp phản tích kinh tế xã hội dự án đấu tu 1 ) Phương pháp đơn giản (phân tích một số chỉ tiêu kinh tế xã hội cơ bàn). a) Hiệu quả về kinh tế 61 * Chỉ tiêu khả năng cạnh Iranh quốc tế của sản phẩm dự án. * Tăng cường chỉ tiêu xuất khẩu. * Tạo điểu kiện cho các ngành kinh tế khác. * Góp phần phát triển kinh tế địa phương Ihực hiện dự án. * Các lợi ích kinh tế do các hiệu quả xã hội đem lại. * Các chỉ tiêu lợi ích kinh tế khác. - Sự phù hợp cùa dự án với đường lối phát triển kinh tế - xã hội và đường lối chính trị cùa đất nước, nhất là chiến lược hội nhập kinh tế thế giới. - Góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế quốc dân, tăng cường tính cân đối của nền kinh tế, tạo điểu kiện tăng nhanh nhịp điệu phát triển kinh tế. - Sự phù hợp cùa dự án đối với lợi ích chung, lợi ích chiến lược, lợi ích lâu dài, lợi ích đón đẩu của nền kinh tế, tính chất và vai trò đòn bẩy đối với nền kinh tế. - Chất lượng của sản phẩm dự án và tác đông của nó đến các lĩnh vực khác. - Tác động của dự án tăng cường tính chù động, độc lập của nền kinh tế. Áp dụng các chỉ tiêu trên để so sánh người ta có thể chọn theo phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đcm vị đo hoãc phương pháp dùng chì tiêu tổng hợp kết hợp với một hệ chỉ tiêu bổ sung dể so sánh. b) Các lợi ích xã hội và ảnh hường đến môi trường sinh thái * Các chỉ tiêu hiệu quà xã hội phát sinh trong nội bộ dự án Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội trong nội bô dự án bao gồm: - Các chi tiêu bảo đảm điéu kiện cho môi trường lao đông trong dự án gồm: + Các chỉ tiêu cho phép vể nhiệt độ, độ ẩm, từ trường, đô ồn, độ thài độc hại... + Các chỉ tiêu vể an toàn kỹ thuật và an toàn lao động. + Các chỉ tiêu vé mức tiện nghi trong vận hành và sử dụng. + Các chi riêu về thẩm mỹ cổng nghiệp, kiến trúc... - Các chỉ tiêu vể việc làm và thu nhập cho lao đông nội bộ dự án và doanh nghiệp như: + Thu nhập bình quân cho người lao động và mức gia tăng khi có dự án. + Thu hút lao động vào làm việc, giải quyết nạn thất nghiệp cho doanh nghiệp... * Các hiệu quả phát sinh bên ngoài dự án. Ở dây cẩn phân tích các mặt sau: - Tăng Ihêm viộc làm, thu nhập và giải quyết nạn thất nghiệp tính toán ờ các ngành và lĩnh vực lân cận với dự án. - Góp phần phân phối thu nhập, phúc lợi công cộng, đảm bảo công bằng xã hội. - Góp phẩn phát triển cân đối các địa phương, thực hiện chính sách dân tộc, miền núi. - Thay đổi cơ cấu xã hội theo nghể nghiệp và theo thu nhập. - Góp phẩn thỏa mãn và cải tiến chất lượng tiêu dùng cho xã hội. - Các hiệu quả về văn hóa, giáo dục, y tế, thề thao... - Các tác động cho xã hội địa phương đặt dự án. 62 * Các tác động của dự án đến môi trường sinh thái. Một dự án có thể gây ra tác động tốt đến môi trường (ví dụ dự án xử lý chất thải), cũng có thê gây ra tác dộng xấu đến mỏi trường (tiếng ồn, khói.. .)■ - Các ảnh hường tốt đến môi trường: + Cải ihiện điểu kiện vệ sinh môi trường sống (các dự án vể xử lý chất thải...). + Bào đàm sức khỏe cho nhân dân. + Tăng thêm diện tích cây xanh, chống lũ lụt.. + Làm đẹp thêm cảnh quan cho đất nước. - Các ảnh hường xâu đến mõi trường. + Gây ỏ nhiễm mòi trường trong không khí, trong nước, dưới đất, tiếng ổn... + Làm thay đổi điều kiện cân bằng sinh thái, có thể gây ra các tai biến thiên nhiên (bão lụt, động đất...) tai biến xã hội (bệnh tật, tệ nạn...)- + Phá hoại tài nguyên đất đai, rừng, bién cũng như phá hoại các công trình hiện có. + Làm xấu cảnh quan Ihiên nhiên, phá hủy các công trình di tích lịch sử, văn hóa. 2) Phương pháp phân tích phức tạp. Thường sử dụng phương pháp dùng giá kinh tế và phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo. 0 dảy sẽ trình phương pháp dùng giá kinh tế. Các chỉ tiêu của phương pháp giống như khi dùng chỉ tiêu phân tích tài chính nhưng dìing giá kinh tế đê thay cho giá tài chính. a) Chỉ tiêu giá trị hiện tại hiệu số thu chi kinh tế: ENPV = ỵn EB - EC 1=0 (1 + er)'(2.72) EB,: thu của dự án ở năm t theo giá kinh tế; ECt: chi cùa dự án ờ năm t theo giá kinh tế; en suất Ihu lợi tôi thiếu theo giác độ vĩ mô. Cách dùng giống như phân tích tài chính b) Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại của dự án theo giấc độ vĩ mô elRR Được tìm ra từ phương trình sau: (2.73) Phương án đáng giá khi eIRR>=er c) Chỉ tiêu lỷ số thu chi kinh tế: " EB EB / c = '~ -1 + er) > 1 n EC Ỷ I ,=o(l + er)‘ (2.74) 63 Cách dùng giống như phân tích tài chính b) Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại của dự án theo giác độ vĩ mỏ elRR. Được tìm ra từ phương trình sau: n f r —FC ENPV = Ỷ ' -3 = 0 (2.73) 1=0 (1 + elRR) Phương án đáng giá khi eIRR>=er c) Chỉ tiêu tỳ số thu chi kinh tế: ị EB, EB/C= 1=0(1 pf.r)' >1 (2.74) y t=o(l + er)' Nhũng vấn để có liên quan đến giá kinh tế: - Thuế và lệ phí của dự án: Không được coi là chi phí. - Các khoản hỗ trợ giá và hỗ trợ khác cùa nhà nước cho dự án: vẫn phải coi là chi phí. - Các khoản trả nợ khi vay vốn trong nước: Khỏng coi là chi phí. - Tỷ giá hối đoái: phải điểu chỉnh theo tỷ giá hối đoái thực tế cùa thị trường. - Xác định giá kinh tế cho các yếu tố đẩu vào và đầu ra cùa dự án: có những điéu chinh riêng phụ thuộc vào dự án có liên quan đến ngoại thương và phi ngoại thương 2.2.7. Một sô ví dụ minh hoạ 1) Ví (lự Một công ty X dự kiến chuyển giao dây chuyền sản xuất bê tông thương phẩm với số liệu sau: Tổng giá trị của của dây chuyển nếu được trả tiền ngay tại thời điểm chuyến giao là 25 tỷ đổng Dự kiến số khách hàng mua trả tiển ngay chiếm 60% tương đương là 15 tỷ đồng. Í>0 còn lại bán trà chậm theo phương thức sau: Tại thời điểm bán (thời điểm bàn giao) khách hàng trả 30%, số còn lại trả chậm trong vòng 5 năm theo phương thức trả nợ đều hàng năm vào cuối mỗi năm. Lãi suất trả châm bằng lãi suất ngân hàng thương mại là 10% năm thì lợi ích cùa người bán (công ty X) không thay đổi so với phương án bán thu tiền ngay. Hãy xác định số tiển trả mua của từng năm mà khách hàng phải trả cho công ty X. - Trình tự tính toán: + Xác định phần giá trị cùa dây chuyền được bán theo phương thức trả chậm tính tại thời điểm bán (thời điểm giao hàng) là p p = (25.000.000.000 - 15.000.000.000) (1-0,3) = 7.000.000.000 đổng + Xác định số tiền trả mua cùa từng năm theo phương án bán trả chậm mà khách hàng phải trả cho công ty X là A: 64 A = 7.000.000.000(1 + 0,1)5.0,1-1.899.360.000 đổng/năm (1 + 0, 1)’ 2) V i dụ 2: Đc thực hiện một dự án kinh doanh trong vòng 4 tháng công ly A đã phải bỏ một lượng vốn ờ đầu tháng thứ nhất là 300 triệu đổng, đến cuối tháng 4 công ty thanh toán giá trị hợp đổng có doanh thu là 360 triệu đổng. Hãy xác định mức lãi suất không thay đổi cùa mỗi tháng mà dự án kinh doanh này tạo ra là bao nhiêu (lãi suất trước thuế). Trình tự tính toán: - Lặp biểu đổ dòng tiền thu chi cho dự án 360 triệu 1 Ịõ ĩ 2 3 4 300 triệu - Xác định giá trị tương đương của khoản chi phí 300 triệu với lãi suất là ẩn cần tìm X tại cuối tháng thứ 4 ký hiệu là F4. F4 = 300. (1+x)4 - Cân bằng thu chi tại thời điểm cuối tháng thứ 4 đê tìm lãi suất hàng tháng x: 300. (I+X)4 = 360 - Lãi suất kinh doanh tạo ra cho tìmg tháng với giá trị không thay đổi(x) là: Í36Õ .100 = 4,85% 3) Vi chi 3: Có 2 phương án đầu tư mua sắm thiết bị gia công thép cho một công ty sàn xuất kết cấu bê tông cốt thép, với sỏ' liệu như ờ bàng sau: STT Tên chi tiêu Đơnvị tính PA.I PA.2 1 Vốn đẩu tư Triệu đồng 800 600 2 Chi phí vận hành hàng năm không kể chi phí khấu hao máy Triệu đồng 360 300 3 Thuê thu nhập doanh nghiệp Triệu đồng 20.25 17,9 4 Doanh thu hàng năm Triệu đồng 520 490 5 Thời gian sử dụng (tuổi thọ) Năm 10 5 6 Giá trị đào thải khi thanh lý Triệu đồng 10 8 7 Lãi suất tối thiểu chấp nhận được % 10 10 Hãy so sánh chọn phương án lốt nhất theo các chỉ tiêu sau: NPV, NAV, BCR và IRR Nhận xét: Do yêu cầu so sánh lựa chọn phương án tốt nhất theo chỉ tiêu NPV; IRR; BCR cẩn đòi hỏi các phưcmg án có cùng tuổi thọ, còn theo chỉ tiêu NAV thì không cần đòi hói các phương án có cùng tuổi thọ. 65 P hương ủn 2: B = 490 triêu 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 c = 300 + 17.9 = 317,9 triệu 600 triệu 600 triệu b) Tính toán các chi tiêu và so sánh lựa chọn phương án tốt nhất * Trường hợp so sánh Iheo chỉ tiêu NPV. NPV, = -8 0 0 + (520-380,25) (1 + 0,1)'° - 1 (1 + 0,1)'° .0,1 10 (1 + 0,1)" = 62,559 triệu đồng NPV2 = -600 - ,600 t + (490 - 317,9) (1 + 0,1)’° - 1 8 =92,979 triệu (l + 0,1) (1 + 0,1)"’.0,1 (1 + 0,1)" dồng Kết luận: Cả hai phương án đều đáng giá nhưng chọn phương án 2 vì NPV-, > NPV|. * Trường hợp so sánh theo chỉ tiêu NAV. So sánh chọn phương án tốt nhất theo chỉ tiêu NAV không cần phải đồng nhất tuổi thọ của các phương án, từ đặc điểm này la suy ra công thức tính như sau: ’ (l + 0,l)lo.0 ,f NAV, = -8 0 0 (1 + 0,1)'° - 1 + (520-380,25)+ 10. 0,1 (1 + 0,1 ) ' ° - 1 = 10,181 triệu đổng NAV, = -600 (1 + 0,1)5 - 1+ (4 9 0 -3 1 7 ,9 )+ 8.0,1 (l + 0,l)5.0,r (1 + 0,1)5 - 1 15,132 triệu đổng Kết luận: Cả hai phương án đều đáng giá nhưng chọn phương án 2 vì NPVt > NPV|. * Trường hợp so sánh theo chỉ tiêu BCR Vì chỉ tiêu BCR là chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tương đối nên trình tự so sánh phải thực hiện như sau: + Sắp xếp thứ các phương án theo thứ tự tăng dần vốn: Thứ tự số 1: phương án 2 Thứ tự số 2: phương án I + Đánh giá để tìm ra phương án vốn bé đáng giá theo chỉ tiêu BCR. Từ đặc điểm của dòng tiền suy ra công thức: 490. BCR, (1 + 0,1) - 1 (1 + 0,1)5.0,1 (1 + 0,1)5 = 1,0318 600 + 3,317. (l + 0,l)5 - i (1 + 0,1)5.0,1 66 Kết luận: phương án vốn bé đáng giá + Lặp dòng tiền gia số của phương án 1 (vốn lớn) so với phương án 2 (vốn bé) AB AH = 1 0 - 8 520 - 490 = 30 triệu 2 triệu 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 AC = 380,25 - 317.9= 62,35 triệu AV = 800 - 600 = 200 triệu +Tính tỷ số thu chi cùa phương án đầu tư gia SỐ:BCRA (1 + 0, !)5+ (52 0 -4 9 0 ) (1 + 0,1) '° - ! BCR . = (6 0 0 -8 (1 + 0,1)'°.0,1 1 0 - ! (1 + 0,1)" • = 0,948 < 1 (8 0 0 -6 0 0 ) +(3 8 0 ,2 5 -3 1 7 ,9 ) (l + 0,l)lo.0,l Kết luận: Phương án vốn lớn bị loại, phương án tốt nhất là phương án 2. * Trường hợp so sánh theo chỉ tiêu IRR Vì chỉ tiêu IRR là chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tương đối nên trình tự so sánh phải iliực hiện như sau: + Sắp xếp thứ các phương án theo thứ tự tăng dần vốn: Thứ tự số 1 : phương án 2 Thứ tư số 2: phưcmg án 1 + Đánh giá đê tìm ra phương án vốn bé đáng giá theo chỉ tiêu IRR. Từ đặc điểm của dòng tiền suy ra công thức để tìm IRR như sau: -600+ (4 9 0-317,9) (1 + IR)5 -1 (1 + IR)5.IR (1 + IR):= 0 (B) Già sử IRRị = 13%, thay vào phương trình (B) có giá trị là: NPV(IRR, ) = -600 + (490 - 317,9) (1 + 0,13)5 - 1 (1 + 0,13) .0,13 (1+0,13)- - 9,657 triệu đổng Già sừ IRR! = 14%, thay vào phương trình (B) có giá trị là: NPV(IRR2 ) = -600 + (490 - 317,9) (1 + 0,14)5 (1 + 0,14) .0,14 (1 + 0,14)- = —5,012 triệu đồng 67 Nội suy tuyến tính tìm được giá trị gần đúng của IRR như sau: 9,657 IRR =13% + - T (14% -13% ) = 13,66% 9,657 + 1-5,012| Kết luân: phương án vốn bé (phương án 2) đáng giá. + Lập dòng tiền gia số đẩu tư của phương án 1 so với phương án 2 600 -8 = 592 triệu AH = 1 0 - 8 = 2 triệu AB 520 - 490 = 30 triệu 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 AC = 380,25 - 317.9= 62,35 triệu AV = 800 - 600 = 200 triệu + Tìm suất thu lợi nội tại của phương án gia số đẩu tư IRR4 từ phương Irình sau: -200+ (30-62,35) (l + IR ,)" _ (i+ iR Ar . i R â 6 0 0 -8 1 0 - 8 H--------------------- T ■!---------------------Ĩ77 — 0 ( C ) (1 + IRa ) (1 + IR.\) Giả sử IRRạ, = 6% thay vào phương trình (C) có giá trị là: -(80 0 -6 0 0 )+ (30-62,35) (1 + 6%) - 1 (1 + 6%) .6% 6 0 0 -8 1 0 - 8 c + ---- — —r + ---- -----777 = 5,395 tr. đồng (1 + 6%) (l + 6 % ) 10 Giả sử IRRai = 7% Ihay vào phương trình (C) có giá trị là: -(800-600) + (30-62,35) (1 + 7%) -1 6 0 0 -8 1 0 - 8 _ Atno + ----- —- 7 + — rr- = -4,108 ir. đòng (1 + 7%) .7% (1 + 7%) (1 + 7%) Nội suy tuyên tinh tim được giá trị gán dũng của IKK như sau: 5,395 IRR = 6% + 7 (7% - 6%) =6,568% < r = 10% 5,395+ |- 4,108| Kết luận: phương án vốn lớn bị loại, phương án tốt nhất là phương án 2. 68 CẢU I ! ÓI ÔN TẬP CHUÔNG 2 1. Phân biệt khái niệm đầu tư và đẩu xây đựng vào sàn xuất VLXD? 2. Trình bày các cách phân loại dầu tư ? 3. Khái niệm và các giai đoạn của dự án đầu lư? 4. Neu cách phân loại dự án đầu tư? 5. Nell khái niệm, nội dung, phạm vi áp dụng cùa Báo cáo đầu tư XDCT? 6 . Nell khái niệm, nội dung, phạm vi áp dụng DAĐT? 7. Nêu khái niệm, nội dung, phạm vi áp dụng của Báo cáo kinh tế kỹ thuật XDCT? 8. Trình bày khái niệm, nội dung, cơ cấu các nguồn vốn đầu tư của dự án? Nêu khái niệm và phàn loại hiệu quả đầu tư? 10. Trình bày các quan điểm đầu tư và các nguyên tắc chù yếu khi phân lích, lựa chọn phương án đầu tư? 11. Khái niệm về dòng tiền cùa dự án đầu tư; trình bày các cách thê hiện dòng tiền tệ? 12. Nêu công thức quy đổi dòng liền lệ với dòng tiền bất kỳ và dòng tiển đều? 13. Thế nào là giá trị cùa tiển tệ Iheo thời gian? Nêu quy luật thay đổi giá trị cùa tiền tộ theo thời gian? 14. Nêu khái niệm lãi suất? lãi suất được phân biệt như thế nào? Thế nào là lãi suất thực? 15. Neu công thức chuycn lãi suất thực có thòi đoạn ghép lãi nhò sang lãi suất thực có thời đoạn ghép lãi lớn hcm và ngược lại? 16. Ý nghĩa và nội dung của phân tính tài chính dự án đầu tư? 17. Ý nghĩa cùa phân tính kinh tế-xã hội dự án đầu tư? 18. Phân biệt giữa phân tích tài chính với phân tích kinh tế-xã hội dự án đầu tư? 19. Trình bày phương pháp phân tích hiệu quả tài chính (heo các chỉ tiêu tĩnh? 20. Trình bày phương pháp phân tích hiệu quà tài chính theo các chì tiêu động? 21. Khi phân tích an toàn tài chính dự án đầu tư ta phân tích theo những chỉ tiêu nào? Tại sao phải phàn tích an toàn tài chính dự án dầu tư? 22. Nêu phương pháp phân tích độ nhạy của dự án đầu tư? 23. Trình bày phương pháp phân tính hiệu quả kinh tế-xã hội dự án đầu tư theo phương pháp giản đơn? 24. Trình bày phương pháp phàn tính hiệu quả kinh tế-xã hội dự án đầu tư theo phương pháp dùng giá kinh tế? 69 C hương 3 PHÂN lìố DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỤNG 3.1. PIIÂN BỐ HỢP LÝ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VLXD 3.1.1. Thực chốt cún phân bỏ hợp lý doanh nghiệp sán xuát VLXD Xác định diêm phân bố doanh nghiệp sản xuất VLXD là một nội dung cơ bán trong quàn trị sản xuất, nó ảnh hướng rất lớn đến sự tồn tại và phái triền lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời I1Ó cũng ảnh hường đến sự phát triển kinh tế - xã hội và dân cư trong vùng phân bố. Phân bô' doanh nghiệp sản xuất VLXD là quá trình lựa chọn vùng, khu vực và địa điểm cụ thể đặl doanh nghiệp, nhằm thực hiện các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiẻp dã chọn. Tuy nhiên phân bố doanh nghiệp sàn xuất VLXD cần phải đảm báo sự hợp lý nhất dịnh vể mặt kinh tế-xã hội... vì có vậy mới tạo điểu kiện cho doanh nghiệp hoạt động sau này và góp phần nâng cao hiệu quà của sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp. Đề có sự hợp lý khi phân bô doanh nghiệp sản xuất VLXD, thì cần phải có quá trình so sánh, lựa chọn, dề tìm được một phương án địa điểm phân bô tốt nhát. Phương án phân bố hợp lý sàn xuất VLXD là phương án phân bố tối ưu nhất trong các phương án phân bố có tính khả Ihi đã được đưa vào phân tích, so sánh và đánh giá khi lựa chọn, trên cơ sờ xem xét đẩy đủ các nhân tố ảnh hường, các nguyên tắc phân bố, cũng như các mục tiêu, tiêu chuẩn sử dụng đẽ đánh giá phương án địa điểm. Hoạch đjnh đja điểm bố trí doanh nghiệp được thưc hiện trong các trường hợp sau: - Hình thành doanh nghìêp mới. - Mờ rộng thêm các cơ sờ kinh doanh ờ nhũiig địa điểm mới, hay tăng quy mô công suất. - Đóng cửa đoanh nghiộp ở một vùng và chuyên sang một vùng mới... Việc chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp thường được tiến hành theo 2 bước: a) Xác định khu vực (vùng) bố trí doanh nghiệp. - Bước này thường được xác định ở giai đoạn lập chiến lược vể phát triển cùa doanh nghiệp, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng vùng lãnh thổ, quy hoạch tổng thể và chi tiết về xây dựng. - Bước này được giới hạn tò i sự lựa chọn vùng xây dựng, cùng với việc quy hoạch theo vùng các năng lực sản xuất sẽ tăng lên trong giai đoạn lập kế hoạch. - Ở bước này không chi chú ý tới việc tạo ra các năng lực sàn xuất mới mà còn phài quan tâm đến các năng lực sàn xuất đang hay sắp đưa vào hoạt động, các điểu kiện về kinh tế - xã hội, cân đối về lao động, vốn đẩu tư cán thiết và các điểu kiện khác. 70 b) Xác định địa điểm bố trí cụ thê để xây dựng doanh nghiệp. Ớ bước này sẽ xác định địa điểm cụ thè cho doanh nghiệp ờ vùng đã chọn. Lựa chọn đ iếm dạt hợp lý doanh nghiệp được xác định theo các n guyên tắc cù a phân bố, trên cơ sờ các phương án phát triển và phân bô các doanh nghiệp khác, trong sự phù hợp với quy hoạch phát triển chung cùa nền kinh tế ờ chính vùng lãnh thổ đó. 3.1.2. Các nhán tỏ ánh hưởng đến phán bó hợp lv doanh nghiệp sản xuất VLXD 3.1.2.1. Các nguồn lực cùa tự nhiên (điếu kiện tự nhiên) Bao gồm: - Các nguồn nguyên liệu hoá thạch, các nguồn nguyên liệu thiên nhiên khác. Đây là nguồn chủ yếu đế sản xuất VLXD. Ánh hường của nhàn tô' nảy là ờ chủng loại, số lượng, quy mô, đặc điểm, chất lượng cùa nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển chung, từ đó ánh hướng đến giá thành sàn phàm VLXD. - Nguồn lực tự nhiên cung cấp cho sản xuất VLXD: địa điểm (đất) đê xây dựng doanh nghiệp, hệ thống sông ngòi, biến, hổ, nước... phục vụ cho giao thông vận tài và vận hành nhà máy sau này. Bàn thân tài nguyên thiên nhiên lại phân bô' rất rộng rãi trên các vùng, miền khác nhau, cũng như tính chất cùa nó (trữ lượng, chất lượng)... có ảnh hướng rất lớn đến phân bố tối ưu sản xuất VLXD. 3.1.2.2. Phát triển và đối mới cóng nghệ - Phái Iriến và đổi mới cõng nghệ có ảnh hường lớn đến phân bô hợp lý sản xuất VLXD ờ chỗ là I1Ó sẽ tạo tiền đề vật chất kỹ thuật cho việc tổ chức hợp lý sản xuất VLXD Iheo lãnh thổ. - Phát triển và đổi mới công nghệ tạo điểu sử dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm bớt mức độ ảnh hường của điểu kiện tự nhiên (như có thể sử dụng khoáng nghèo, lẫn tạp chất để sản xuất VLXD). - Phát triển và đổi mới cỏng nghệ, sẽ thúc đẩy phát triển hộ thống cơ sở hạ tẩng kỹ Iliuạt (m ạng Iươi giao lliong vạn tải, m ạng lươi d iẹn , nươc, thong tin lien lạ c, cap thoai nước...) tạo điểu kiện phát triển sàn xuất VLXD ngay cả ở những vùng mà điều kiện tự nhiên không thuận lợi. 3.1.2.3. M ôi liên hệ sấn xuất giữa các ngành kinh té Giữa các ngành kinh tê luôn có mối liên hệ chặt chẽ và tác dộng lẫn nhau. Phân bô' hợp lý doanh nghiệp sản xuất theo lãnh thổ bao giờ cũng dẫn tói việc tạo ra cơ cấu kinh tế hỗn hợp theo vùng cụ thể. Duy trì và phá! triển mối liên hệ tích cực giữa các ngành (VLXD, hoá chất, luyện kim, cõng nghiệp khai thác, xây dựng...) sẽ tạo ra cơ cấu kinh tê hợp [ý Irong từng vùng và cả nước nhằm khai thác và sử dụng hiệu quà nhất các nguồn lực và lợi thế của đất nước. 3.1.2.4. N hán tổ vê nguồn lao động Thông thường doanh nghiệp đật ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu. Nhân tố này cũng ảnh rất đáng kể đến phân bô' hợp lý doanh nghiệp. Có doanh nghiệp 71 cẩn lao động phổ thông thì phái phân bô' gần nguồn lao động như những khu đóng dán cư; nhưng cũng có doanh nghiệp lại cần lao động có tay nghề cao, thì đòi hòi phái bố trí gần thành phố lớn, hay gần các trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học...Ánh hường của nhân tố lao động còn ờ chi phí lao động Irong giá thành sản phẩm; chi phí nhân cõng giá rẻ cũng là yếu tố cần quan tâm khi phân bố hợp lý doanh nghiệp. Tuy nhiên khi đề cập tới nhân tố này cũng cẩn phân tích đầy đù sự khác biệt về vãn hoá, tín ngưỡng cùa cộng đồng dân cư ờ mỗi vùng. 3.1.2.5. S ự phát triền của hệ thống kết cấu cơ sở hạ táng - Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật cùa tìmg vùng gồm: mạng lưới giao thông vận tái, mạng lưới cung cấp điện năng, cấp Ihoát nước, thông tin liên lạc... Đây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hường trực tiếp đến phân bố hợp lý sản xuất VLXD. - Kết cấu hạ tầng phải đi trước sự phát triển của sản xuất ờ mỗi vùng. Phàn bố sản xuất VLXD cẩn phải chú ý đốn tình hình phát triển kết cấu hạ tầng, tính chất và quy mô của chúng và quy hoạch của chúng trong tương lai. 3.1.2.6. Điêu kiện >’à mói trường văn hoá xã hội Đây là nhân tố ảnh hường lớn đến phân bố hợp lý doanh nghiệp, vì vậy phân tích, đánh giá các nhân tố văn hoá- xã hội là đòi hỏi không thể thiếu được khi xây dựng phương án phân bố doanh nghiệp. Nhân tố này bao gồm: - Những nhân tố về cộng đổng dân cư: quy mô, tập quán tiêu dùng, cách sống, thái độ lao động, bản sắc văn hoá của tùng dân tộc... - Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. - Chính sách phát triển kinh tế- xã hội của các vùng... 3.1.2.7. Mật số đặc điểm riêng của ngành đến phán bố doanh ngliiệp sản xuất VIJ(L). Phân bỏ doanh nghiệp được (hực hiện trên cơ sở các quy luật kinh tê khách quan và các nguyen lác phân b ố ... Tuy 1111 ic11 đẻ' có dươc sư phAn b ố hợp lý xuất V LX D theo lãnh thổ cẩn phải xét đến cả những đặc điểm riêng của ngành như: a) Đặc điểm về sản phẩm và địa bàn tiêu thụ. Sản phẩm VLXD rất đa dạng, phong phú và được chế tạo bằng nhiều phương pháp công nghệ khác nhau, địa bàn tiêu thụ rất rộng lớn. Những yếu tố này có ảnh hướng không nhỏ đến lựa chọn quy mô, cũng như điểm đặt doanh nghiệp. b) Đặc điểm về mức độ phát triển của ngành sản xuất VLXD. - Sản xuất VLXD cũng là một ngành kinh tế, và là ngành quan trọng trong việc tạo ra cơ sờ vật chất-kỹ thuật cho tất cả các ngành của nền kinh tế. Tuy nhiên ngành này luôn phải đi trước một bước so với các ngành còn lại. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến phân bó sản xuất cùa ngành. - Việc phân bố ngành cũng như xí nghiệp riêng biệt cần phải chú ý đến quy hoạch phát triển của các ngành, của nền kinh tế, ờ từng giai đoạn cũng như trong tương lai. 72 c) Đặc điểm về nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cho sản xuất. Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sàn xuất VLXD khá phong phú, với chất lượng, nữ lượng không đồng đểu, điều đó gây khó khăn rất lớn cho việc quy hoạch phát triền và phân bô hợp lý doanh nghiệp sán xuất VLXD. d) Đặc điểm về tính chất vận chuyển và điều kiện kỹ thuật của vận chuyến nguyên vạt liệu, nhiên liệu cũng như sàn phẩm VLXD và kết cấu xây dựng. Hầu hết nguyên vật, nhiên liệu cũng như sản phẩm VLXD đều có tính dễ vận chuyên ràì thấp (hoặc là dạng rời rạc, hay có kích thước lớn, trọng lượng lớn...) Yếu (ố vận chuyến có ảnh hường rất lớn đến quá trình sản xuất, đến chi phí sán xuất...Vì vậy khi phàn bố doanh nghiệp sán xuất VLXD cần phải chú ý đến yếu tố này (dạng, phương tiện vặn chuyến, điều kiện kỹ thuật của vận chuyến...)... 3.1.2.8. Chiên lược phát triển kinli tế-xã hội và chiến lược phát triển sản xuất VLXD - Xác định cơ câu sản xuất VLXD theo lãnh thổ và lựa chọn địa điểm phân bố của các d o anh nghiệp là m ột nhiệm vụ chiến lược có tác độ n g trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển cùa từng vùng và doanh nghiệp. - Xác định cơ câu sản xuất VLXD và phân bô chúng theo lãnh thố cần phải dựa trên chiên lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển công nghiệp VLXD (nếu không sẽ dẫn tới những sai lầm và gây lên những hậu quả to lớn về cả kinh tê và xã hội). Ngoài ra khi chọn địa điểm đặt doanh nghiệp còn chú ý tới các nhân tố khác sau đây: - Tính thuận lợi cùa vị trí đặt doanh nghiệp (tiếp xúc thị trường, điểu kiện và khá nàng kết nối với cơ sờ hạ tầng sẵn có (giao thông, thông tin, điện, nước,...) - Diện tích khu đất và tính chất của nó, chi phí về đ ất... - Nguồn cụ thê về điện, nước, thòng tin, chỏ đỏ chất thải... - Khá năng mờ rộng trong tương lai, tình hình an ninh, phòng chống cháy nổ, các d ịc h vu y tố, g iá o d ụ c , h à n h c h ín h - Một SỐ quy định của địa phương về nhũng đóng góp, lệ phí dịch vụ trong vùng... 3.1.3. Ý nghĩa của phàn bô hựp lý doanh nghiệp sán xuát VLXD Phân bố hợp lý doanh nghiệp sản xuất VLXD có ý nghĩa rất to lớn về cả kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng, nó đảm bảo cho sự phát triển cho doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế ở mức độ cao, sự phát triển của các vùng và chuyên môn hoá nó trong toàn bộ nền kinh tế. Ý nghĩa cùa phân bò' hợp lý doanh nghiệp được xem xét cụ thể như sau: 3.1.3.1. Đói với ngành và nén kình tế quốc dán, bao gôm: a) Phân bố hợp lý sẽ tạo điều kiện sử dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước (đất, sông ngòi, biên, khoáng sản, nước.. h) Phân bố hợp lý tạo điều kiện sứ dụng nguồn lao động dồi dào của đất nước, phàn còng lao động hợp lý giữa các vùng miền, các địa phương, các ngành, góp phần cái tiến phàn cõng lao động xã hội. 73 c) Phàn bố hợp lý còn góp phần giảm bớt những khó khăn về cơ sờ hạ tầng, vể cung ứng vật tư và tiêu Ihụ sản phẩm, tạo điều kiện lăng năng suất lao động xã hội, hạ giá thành, lăng tích luỹ cho xã hỏi, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội... d) Phân bố hợp lý tạo điểu kiên xoá bỏ nhanh chóng tình trạng phát triển thấp kém, khỏng đểu giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện phái triển kinh tế, cơ sờ vật chất cùa xã hội và các ngành khác cùa nén kinh tế. e) Phân bô hợp lý còn tác dụng tích cực đến việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường ... 3.1.3.2. Đôi với doanh nghiệp sàn xuất VLXD. Bao gồm: a) Phân bô' hợp lý doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thầm nhập và chiếm lĩnh thị trường thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. b) Phân bố hợp lý doanh nghiệp là biện pháp quan trọng đê hạ giá thành sản phẩm, vi nó ảnh hường mạnh đến chi phí tác nghiệp, đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên vật liệu khi sàn xuất, vận chuyển sản phàm khi tiẽu thụ... c) Phân bố hợp lý còn cho phép doanh nghiệp lựa chọn những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của môi trường, nhằm tận dụng, phát huy các tiềm năng của doanh nghiệp. d) Phân bố hợp lý doanh nghiệp còn ảnh hường trực tiếp tới công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ờ giai doạn vận hành sau này. Phân bố doanh nghiệp là còng việc vô cùng phức tạp, nó có ý nghĩa dài hạn và mang tính chiến lược, nếu sai lẩm sẽ rất khó, hay khóng thể sửa chữa được. Tuy nhiên dể có phương án phân bố hợp lý doanh nghiệp thì khi tiến hành cẩn phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định. 3.2. CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN B ố SẢN XUẤT VLXD a) Phân bố các doanh nghiệp VLXD phải gần nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, gần khu vực tiêu thụ sản phẩm và tận dụng tốt nhất các cơ sờ hạ tầng sẵn có... - Đây là điều kiện lý tường nhất khi phân bố sản xuất VLXD, xong điểu này rất khó được đảm bào đổng thời. - Thực tế nguyên tắc này chỉ được thoà mãn theo từng mặt, tuỳ theo tính chất của sản phẩm, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cùa từng doanh nghiệp...mà đặt gẩn nguồn nguyên vật liệu, gẩn nguồn nhiên liệu, hay gần nơi tiêu thụ sản phẩm... - Đê đảm bảo cơ sờ khoa học khi định hướng lựa chọn vị trí cho nhà máy VLXD ta có thể sử dụng chi số nguyên liệu (nhiên liệu) (Hv) Trong lương NVL(nhiênliêu)đươcsửdung Hv = — :-------:—---------------;—:—-— :--------- :— (3.1) Trọng 1 ượng sàn phám 74 + Với những ngành (nhà máy) có Hv >1 thì nên đặl nhà máy ờ gẩn nguồn nguyên vật liệu (ví dụ như sàn xuất xi măng; đê có 1 tấn xi mãng thì cẩn tới 2,5 - 3 tấn nguyên vật liệu ban đáu). + Với những nhà máy có Hv <1 thì nên đặl nhà máy ờ gần nơi tiêu thụ sản phẩm (ví dụ như sản xuất kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn, kết cấu xây dựng.. .)• + Với những ngành (nhà máy) có Hv =1 thì đặt ờ giữa vùng cung ứng nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sàn phẩm. + Trường hợp những ngành sử dụng nhiều nhiên liệu (sàn xuất kính xây dựng) thì dùng chỉ số nhiên liệu, cách lựa chọn cũng giống như trình bày ờ trên. b) Phân bố sản xuất VLXD phải căn cứ vào tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hội cùa lừng khu vực mà có thể kết hợp phát triển chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp kinh tê của vùng dó. - Mỏi vùng lãnh thổ thường có những điều kiện riêng về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội, I1Ó có thể tạo ra những lợi thế so với vùng lãnh thổ khác. Khi quy hoạch phát triển Iheo lãnh thổ, cần phải đánh giá đúng lợi thế của vùng dể hình thành nên các cơ sờ sàn xuất chuyên môn hoá cùa vùng (ví dụ: ờ Giếng Đáy - Quảng Ninh người ta đã xây dựng các xí nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm gốm xây dựng có chất lượng cao, vì ờ đó có lợi thế về nguồn tài nguyên đất và Ihan). - Ở mỗi vùng lãnh thổ nhất định ngoài các doanh nghiệp chuyên mòn hoá còn tổn tại nhiếu doanh nghiệp khác nhau. Bàn thân các doanh nghiộp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đo đó phát triển chuyên môn hoá Iheo lãnh thổ, phải kết hợp phát triển tổng hợp kinh lê' ờ vùng đó. - Phát triển chuyên môn hoá kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp sẽ đàm bảo mối liên hệ kinh tế có hiệu quà, khai thác thế mạnh và tiém năng của mỗi vùng, thúc đẩy phân công, hợp tác giữa các vùng. o) Phân hố sản xuất VÍ .XD phải đảm bào cho các vùng phát (riển một cách cân đối. xoá bỏ sự cách biệt giữa các vùng, miển. Nguồn nguyên vật liệu sừ dụng sản xuất VLXD đa phẩn là nguyên liệu hoá thạch, lại phân bố không đều, chủ yếu ở vùng núi, xa xôi, có tình trạng kinh tế thấp kém. Phân bố doanh nghiệp sản xuấl VLXD tại những vùng đó sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế ờ chính vùng đó, đồng thời còn góp phần thay đổi cơ cấu lao động, cải thiện phân công lao động xã hội, góp phẩn Ihay đổi về kinh tế văn hoá nhất là ờ các vùng núi, xa xôi... d) Phân bố sản xuất VLXD phải kết hợp giữa sừ dụng tài nguyên thiên nhiên với bảo vệ môi Irường. - Sàn xuất VLXD sử dụng một lượng lớn nguyên vật liệu tự nhiên (khoáng chất nguyên khai, tài nguyẽn rừng...), nó có tác dộng không nhỏ đến sự thay đổi môi trường tự nhiên. - Đê’ đảm bào sự phát triển kinh tế bền vững cho ngành, doanh nghiệp, đất nước và bào vệ môi trường, sàn xuất VLXD cần phải đưa ra chiến lược phát triển hợp lý, trên cơ 75 sờ sử dụng có kế hoạch tài nguyên thiên nhiên đê vừa phát triển sản xuất vừa báo vệ mõi trường tự nhiên (có kế hoạch khai thác rừng một cách thích hợp, thay thế nguyên liệu đê hạn chế sử dụng đất đai nông nghiệp...). - Phân bố doanh nghiệp sản xuất VLXD phái thoả mãn yôu cầu giám thiểu tối đa ó nhiễm môi trường do quá trình sản xuất gây ra, đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng các phế thải công nghiệp của các ngành công nghiệp khác để sản xuất VLXD. e) Phân bố sản xuất VLXD phải kết hợp chặt chẽ với củng cố an ninh, quốc phòng - Xuất phát từ vị trí địa lý và đặc điểm về lịch sử cùa đất nước, việc “phát triển kinh tế dất nước phải đi đôi với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc g ia...” - Thực hiện nguyên tắc này ngay từ khâu lập quy hoạch phát triển ngành đến giai đoạn lựa chọn địa điểm đặt cơ sờ sản xuất VLXD cần phải chú ý đến yếu tô' quốc phòng, an ninh sao cho hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi xảy ra chiến tranh hay thiên tai... 3.3. LỰA CHỌN ĐỊA ĐlỂM p h â n B ố (ĐỊNH VỊ) DOANH NGHIỆP SẤN XUẤT VLXD. Việc lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp đòi hỏi phải xem xét mội cách toàn diện vể quy hoạch, kinh tế, kỹ thuật, vãn hoá, xã hội, an ninh và môi trường. Vể mật kinh tế phải xem xél cụ thê vể đặc điểm kinh tê - kỹ thuật cùa doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế mang lại. 3.3.1. Nhừng yèu cáu cơ bản khi lựa chọn địa điếm bỏ trí doanh nghiệp Phải phân tích và xem xét kỹ lưỡng nhũng yêu cẩu cơ bàn sau đây: - Yêu cầu cụ thể về nguyên vật liệu và nhiên liệu sử dụng trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành sản xuất (như chủng loại, số lượng, nguồn và tính chất của nó). - Yêu cầu cụ thể về cơ sờ hạ tầng (giao thông, cung ứng điện, nước, thông tin...). - Yêu cầu về lao động sử dụng trong sản xuất (như nguồn, số lượng, cơ cấu lao dộng). - Y â u c ẩu về cu th ể c ô n g n g h ệ sản x u ấ t, d iệ n tích kh u đất, h ố trí m ặ t h ằ n g sản xuất (loại công nghệ sử dụng, quan hệ giữa các giai đoạn công nghệ, chi phí đất đai, giải phóng mặt bằng, khả năng mở rộng trong tương lai, phế thải công nghiệp.. .)• - Yêu cẩu về sản phẩm và thị trường tiêu thụ (trong nước, vùng, hay xuất khẩu...). - Các điều kiện kinh tế, kinh tế-xã hội khác cho việc xây dựng nhà máy và vận hành nhà máy sau này... 3.3.2. Trình tự và phương pháp lựa chọn phưong án phân bô doanh nghiệp 3.3.2.1. Trình tụ tổ chức đánh giá, lựa chọn phương án phán bố doanh nghiệp Trình tự tổ chức đánh giá, lựa chọn phương án địa điểm bao gồm: - Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá phương án địa điểm. - Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hường đến định vị doanh nghiệp. - Xây dựng phương án phàn bố khả thi khác nhau. - Đánh giá, lựa chọn phương án trên cơ sờ các mục tiêu, tiêu chuẩn đã chọn. 76 3.3.2.2. Phương pháp đánh giá, lựa chọn phưoĩig án phàn bô doanh nghiệp Đê chọn phương án phân bố tốt nhất cẩn phải kết họp xem xét đầy đù cả việc phân tích định tính và định lượng. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thề có thê ưu tiên định lượng hoặc định tính. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá, lựa chọn, ờ đây có thể đưa ra một số phương pháp sau: 1) Phương pháp dùng trọng số đơn giàn (phương pháp chuyên gia). Phương pháp lựa chọn này dựa trên cờ sờ phân tích định tính là chủ yếu. Dể lựa chọn phải đưa ra nhiều phương án khác nhau và bản thân các phương án cần phái có tính khả thi cao. Trình lự Ihực hiện như sau: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến phân bó doanh nghiệp. - Quy định trọng sô' từng nhím tố theo mức độ quan trọng của nó. - Đánh giá bằng cho điểm từng nhân tố ihco địa điểm bố trí doanh nghiệp. - Xác định điểm số tùng nhân lố có tính đến trọng số. - Lựa chọn phương án địa điểm theo điểm sô' cao nhất. Phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các nhân tố, khả năng đánh giá, cho điểm và trọng số cùa các chuyên gia. Vì thế gọi là phương pháp chuyên gia. Phương pháp này tuy đơn giàn, dễ áp dụng, xong lại chịu ảnh hưởng nhiều vào các ý kiến chủ quan của các chuyên gia. 2) Phương pháp sử dụng tiêu chuẩn chi phí bé nhất. Phương án địa điểm được chọn theo phương pháp này xác định trên cơ sở tổng chi phí nhỏ nhất theo quá trình cung ứng, xây dựng, vận hành, tiêu thụ sản phẩm. Cụ thê như sau: a) Trường hợp đơn giản: F = Fc + Fx + Fv + Ft —> min (3.2) F : lổ n g c h i p h í: Fc: chi phí liên quan đến việc vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng; Fx: chi phí cẩn thiết cho giai đoạn xây dựng nhà máy; Fv: chi phí cần thiết cho giai đoạn vận hành (sản xuất) của nhà máy (không gồm chi phí vận chuyển nguyên vât liệu, nhiên liệu, năng lượng và vận chuyển sân phẩm khi tiêu thụ); Ft: chi phí liên quan đến việc vận chuyển khi tiêu thụ sản phẩm. b) Trường hợp phức tạp: F = Z ^ r + F x + Ì - ^ r + I - ^ r ^ m i n (3.3) t=i(l + r) 1=1 (1 + r) 1=1 (1 + r) trong đó : Cvc(l): chi phí cho quá trinh cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng xác định theo công suất sản xuất ờ năm t; r: lãi suất dùng để tính toán có xét đến sự thay đổi giá trị của tiển theo thời gian; 77 N : thời gian sử dụng, vận hành nhà máy; Cvh(l): chi phí cần thiết cho giai đoạn vận hành cùa nhà máy ờ năm t (không kể chi phí cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng và tiêu thụ sản phẩm); CU(I): chi phí cẩn thiết cho quá trình tiêu thụ sản phẩm ờ năm I; Fx: tổng mức đẩu tư xây dựng nhà máy ờ thời điểm kít thúc xây dựng đưa nhà máy vào hoạt động. F> = V XD + VTB + V BT + V QL + V TV + V K + V Dp (3.4) Irong đó: Vxd^ tb;Vbt;VqL;Vtv;Vk;Vdp ' tương úng là chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng. 3) Phương pháp sừdụng tiêu chuẩn hiệu quả (hiệu số thu chi) lớn nhát (NPV). Phương án địa điểm được chọn theo phương pháp này xác định trên cơ sờ chí tiêu hiện giá hiệu số thu chi. Tức là xác định hiệu quả của phương án có xét đến nhân tố thời gian. Ü R N r ü V Ü n NPV= - V0+ ỹ — ÿ — X- —- 1- + ÿ —— — >0 và max (3.5) w ( l + r ) ' í=í ( 1 + r ) ‘ ấ ( l + r ) ‘ . t ( l + r ) ' N I N v N V “ n Hoặc NPV= Y —t - í - + Y — -----ÿ —Ĩ-L- 4- Ÿ — ■■ >0 và max (3.6) á ( l + r ) ' . t ( l + r ) ' . = o ( l + r ) ‘ ố ( l + r ) ' trong đó: V0: vốn đầu tư ờ thời điểm ban đầu đưa dự án vào hoạt động; B,: doanh thu bán hàng ờ năm t của quá trình sán xuất; c,: chi phí sản xuất ờ năm sản xuất I (không có khấu hao và trả lãi vay); L,: lợi nhuận do sản xuất mang lại ờ năm vận hành thứ t; Kt: khấu hao tài sản cố định ờ năm vận hành thứ t; D,: giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản ờ năm thứ t; V,: vốn đâu tư ớ năm thứ t. Dựa vào tiêu chuẩn trẽn thực chất là phương pháp lập dự án đầu tư hoàn chỉnh cho mồi phương án phân bố địa điểm để chọn phương án lốt nhất. Đây là phương pháp chính xác nhất để lựa chọn địa điểm phân bô nhà máy. Ngoài ra việc lựa chọn địa điểm đạt nhà máy còn có thể sử dụng các phương pháp khác: - Phương pháp toạ độ trung tâm. - Phương pháp toán quy hoạch tối ưu (bài toán vận tải) - Phương pháp tính đến bán kính tiêu thụ cạnh tranh... 3.5. MỘT SỐ VÍ DỤ 3.5.1. Ví dụ 1 Cống ty X dự kiến xây dựng một nhà máy sản xuất xi măng ờ một trong hai địa điểm sau: Quáng Ninh và Ninh Bình. 78