🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin
Ebooks
Nhóm Zalo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIÁO TRÌNH
KINH TÉ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
(Dùng cho các khối ngành Kinh tế - Quản trị
kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng) (Tái bản lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung)
:N
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
GIÁO TRlNH
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
33.04 (075)
Mã số: ---------------- CTQG - 2006
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO • • •
GIÁO TRÌNH
KINH TÉ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
(Dùng cho các khối ngành Kỉnh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng)
(Tái bản lần thứ hai có sừa chữa, bổ sung)
NHÀ XUẤT BẢN CHỈNH TRỊ QUỐC GIA
HÀ NỘI - 2006
Đồng chủ biên:
GS.TS. Chu Văn cấ p
GS.TS. Phạm Quang Phan PGS. TSể Trần Bình Trọng
Tập th ể tác giả:
GS. TSắ Chu Văn Cấp TS. Nguyễn Văn Chiển PGS. TSỀ Pham Văn Dũng PGS. TS. Nguyến Văn Hảo PGS. TS. Phan Thanh Phố GS. TSẻ Phạm Quang Phan PGS. TS. Mai Hữu Thực PGSỀ TS. Trần Bình Trọng PGS. TS. Vũ Hồng Tiến
CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUAT b ả n
Được sự đồng ý của Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương tại Công văn số 3327/TB/TTVH ngày 16-2-2002, sau khi được cấp trên thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo phôi hợp VỚI Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản Giáo trìn h kin h tế chính trị Mác - L ênin dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trưòng đại học. Giáo trình này cũng được dùng cho khôi ngành kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường cao đẳng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tham gia biên soạn Giáo trình là tập thể giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy trong một số trường đại học và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trên cơ sở quán triệt nội dung, quan điểm của giáo trinh kinh tế chính trị Mác - Lênin của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập môn kinh tế chính trị Mác-Lênin (dùng cho khôi ngành kinh tế - quản trị kinh doanh), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sửa chữa và bổ sung để tái bản giáo trình này trên cơ sỏ góp ý của các trường đại học, cao đẳng.
5
Tuy nhiên, do còn những hạn chê khách quan và chủ quan nên khó tránh khỏi những điểm còn phải sửa đổi, bổ sung. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của đông đảo bạn đọc để mỗi lần tái bản sách được hoàn chỉnh hơn.
Thư từ góp ý xin gửi về Vụ Đại học và Sau Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại cồ Việt, Hà Nội hoặc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 24 Quang Trung, Hà Nội.
Tháng 7 năm 2006
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
6
PHẨN MỞ ĐẨU
CHƯƠNG I
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỨC NÀNG CỦA KINH TỂ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ ư CỬA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
1. Đôì tượng của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Lịch sử cho thấy quá trình hình thành và phát triển môn kinh tế chính trị có những nhận thức khác nhau về đối tượng nghiên cứH. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng, đốì tượng nghiên cứu của môn kinh tế chính trị là lĩnh vực lưu thông mà chủ yếu là ngoại thương. Chủ nghĩa trọng nông chuyển đôì tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nhưng lại chỉ giới hạn ở sản xuất nông nghiệp. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển xác định kinh tê chính trị là khoa học khảo sát về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có, có những phát hiện nhất định về những quy luật kinh tê chi phối nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng lại coi các quy luật của chủ nghĩa tư bản là quy luật của quá trinh lao động nói chung của loài người, phủ định tính chất lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Một số nhà kinh tế học hiện đại ở các nưỏc tư bản chủ nghĩa lại tách chính trị khỏi kinh tế, biến kinh tế chính trị
7
thành khoa học kinh tê thuần tuý, che đậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và mâu thuẫn giai cấp trong chủ nghĩa tư bản.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị được thể hiện rõ trong tác phâm Chống Đuyrinh của Ph.Ảngghen. Ph.Ãngghen đã nhấn mạnh: "Kinh tế chính trị học, theo nghĩa rộng nhất, là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất và sự trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người... Những điều kiện trong đó ngưòi ta sản xuất sản phẩm và trao đổi chúng, đều thay đổi tuỳ từng nước, và trong mỗi nước, lại thay đổi tuỳ từng th ế hệ. Bởi vậy không thể có cùng một môn kinh tế chính trị duy nhất cho tất cả mọi nưóc và cho tất cả mọi thòi đại lịch sử được... Vậy môn kinh tế chính trị, về thực chất là một môn khoa học có tính chất lịch sử. Nó nghiên cứu tư liệu có tính chất lịch sử, nghĩa là một tư liệu luôn luôn thay đổi; nó nghiên cứu trước hết là những quy luật đặc thù của từng giai đoạn phát triển của sản xuất và của trao đổi, và chỉ sau khi nghiên cứu như thế xong xuôi rồi nó mới có thể xác định ra một vài quy luật hoàn toàn có tính chất chung, thích dụng, nói chung, cho sản xuất và trao đổi... Chẳng hạn như việc dùng tiền kim loại đã làm cho một loạt quy luật phát huy tác dụng, những quy luật này có hiệu lực cho bất cứ nước nào và bất cứ giai đoạn lịch sử nào mà
tiền kim loại được dùng làm phương tiện trao đổi"1. Phương thức phân phối sản phẩm cũng phụ thuộc vào phương thức sản xuất và trao đổi của một xã hội nhất
1. c. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, t. 20, tr. 207 - 208.
8
định trong lịch sử, vào những tiền đề lịch sử củạ xã hội đó. Tuy vậy, phân phối không chỉ đơn thuần là một kêt quả thụ động của sản xuất và trao đổi, nó cũng có tác động trở lại đôi với sản xuất và trao đổi.
Theo nghĩa hẹp, kinh tế chính trị nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của một phương thức sản xuất nhất định và tính tất yếu của sự thay thế phương thức sản xuất đó bằng một phương thức sản xuất cao hơn. Tác phẩm Tư bản của c. Mác là một kiểu mẫu về kinh tế chính trị theo nghĩa hẹp, trong đó phân tích sự phát sinh, phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nêu lên những nhân tô" phủ định của chủ nghĩa tư bản và sự chuẩn bị những tiền đê' cho sự ra đời của phương thức sản xuất mới. Trong lòi tựa viết cho lần xuất bản thứ nhất tác phẩm này, c. Mác đã xác định đôi tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức ấy và mục đích cuối cùng của tác phẩm này là tìm ra quy luật vận động kinh tế của xã hội hiện đại.
V.I. Lênin cũng xác định: Kinh tế chính trị "tuyệt nhiên không nghiên cứu "sự sản xuất" mà nghiên cứu những quan hệ xã hội giữa ngưòi với người trong sản xuất, nghiên cứu chế độ xã hội của sản xuất" và phê phán quan điểm cho rằng kinh tế chính trị là khoa học về kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ xã hội của con người hĩnh thành trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất và vạch rõ những quy luật điều tiết sản xuất, phân phôi, trao đổi và tiêu dùng những của cải đó trong những trình độ nhất định vói sự phát triển xã hội loài người. Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của kinh tế
9
chính trị là phương thức sản xuất hay nói cách khác là nó nghiên cứu các quan hệ sản xuất trong môi liên hệ và sự tác động lẫn nhau với lực lượng sản xuất và kiến trúc thương tầng.
Các quan hệ sản xuất phải phù hợp một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Kinh tế chính trị không nghiên cứu bản thân đối tượng lao động và tư liệu lao động mà nghiên cứu việc phát triển lực lượng sản xuất trong mức độ làm rõ sự phát triển của quan hệ sản xuất do sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Nó cũng không nghiên cứu bản thân của cải vật chất, mà nghiên cứu quan hệ giữa người vối người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng những của cải này.
Kinh tế chính trị cũng quan tâm đến mối liên hệ giữa quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, bởi vì các quan hệ sản xuất là cơ sở của kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng, nhất là quan hệ chính trị, pháp luật, v.v. tác động trở lại quan hệ sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, biểu hiện rõ nhất là vai trò kinh tế của nhà nước trong xã hội hiện đại.
Kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất trong mối liên hệ và tác động với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng, nhưng không phải là nghiên cứu những biểu hiện bề ngoài của các hiện tượng kinh tế mà đi sâu vạch rõ bản chất, tìm ra những mối liên hệ và sự lệ thuộc bên trong của các hiện tượng và quá trình kinh tế trên cơ sỏ đó hình thành các phạm trù và khái niệm như hàng hoá, tiền tệ, tư bản, thu nhập quốc dân, V.V.. Kết quả cao nhất của
10
sự phân tích khoa học các quan hệ sản xuất, các quá trình kinh tế nói chung là phát hiện ra các quy luật, tính quy luật kinh tế và sự tác động của chúng nhằm mục đích ứng dụng một cách có hiệu quả trong thực tiễn.
Quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ nhân quả bản chất, tất yếu, thường xuyên lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. Cũng như các quy luật tự nhiên, các quy luật kinh tế có tính khách quan, không lệ thuộc vào ý chí và nhận thức chủ quan của con người. Nhưng, khác với quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế chỉ xuất hiện trong quá trình hoạt động kinh tế của con người. Vì vậy quy luật kinh tế có tính lịch sử, nó chỉ tồn tại trong những điểu kiện lịch sử nhất định. Có những quy luật kinh tế tồn tại trong mọi phương thức sản xuất, gọi là quy luật chung (như quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật tiết kiệm thòi gian, quy luật nâng cao nhu cầu, V.V.). Lại có những quy luật kinh tế chỉ tác động trong một sô" hình thái kinh tế - xã hội nhất định, như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, V.V., đó là những quy luật đặc thù.
Cần chú ý rằng, quy luật kinh tê và chính sách kinh tế là hai vấn đề khác nhau.
Chính sách kinh tê là tổng thể các biện pháp kinh tế của nhà nưốc nhằm tác động vào các ngành kinh tế theo những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định. Nó là một khái niệm thuộc hoạt động chủ quan của nhà nước. Khi tình hình kinh tế thay đổi thì chính sách kinh tế cũng thay đổi theo. Nó có thể được nhà nước sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện sau khi đã được ban hành. Nghiên cứu kinh tê chính trị chưa phải là nghiên cứu chính sách kinh
11
tế, nhưng việc nghiên cứu các chính sách kinh tê đòi hỏi phải nghiên cứu kinh tế chính trị, dựa trên cơ sở khoa học của kinh tế chính trị.
Cần phân biệt kinh tế chính trị với các môn kinh tế khác, cụ thể như: kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp. Giữa kinh tế chính trị và các bộ môn nói trên có sự khác nhau về trình độ khái quát hoá. Những nguyên lý và những quy luật kinh tế do kinh tế chính trị phát hiện có ý nghĩa phổ biến đốỉ với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, có thể ứng dụng trong các ngành và các cơ sồ kinh tế. Còn những kết luận, những nguyên lý của các bộ môn kinh tế khác chỉ có thể ứng dụng trong phạm vi ngành hoặc những đơn vị kinh tế thuộc ngành đó.
Kinh tế chính trị là bộ môn khoa học cơ bản, cung cấp những nguyên lý lý luận cho các bộ môn khoa học kinh tế khác. Đồng thòi, nó định hướng cho các hoạt động thực tiễn kinh tế. Ý nghĩa thực tiễn và sức sống của kinh tế chính trị thể hiện ở chỗ các phạm trù, quy luật, nguyên lý của nó phản ánh sát thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước.
Cần có sự nhận thức đúng về sự giống nhau giữa kinh tế chính trị Mác - Lênin và kinh tế học. Không ít người đã đối lập một cách cực đoan hai môn khoa học này. Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế cho thấy hai môn khoa học này có chung một nguồn gốc, hay nói khác, đều nằm trong dòng phát triển của lịch sử các học thuyết kinh tế. Trong dòng lịch sử đó, kinh tế học là một nhánh "phái sinh" của kinh tế chính trị tư sản, nên nó chịu ảnh hưởng của A. Smith và D. Ricardo và thích ứng với yêu cầu lịch sử cụ thể của chủ nghĩa tư bản.
Ưu điểm của kinh tế chính trị Mác - Lênin ở chỗ phát 12
hiện những nguyên lý chung và những quy luật trừu tượng chi phối quá trình sản xuất xã hội. Còn kinh tế học tuy phiến diện nhưng lại có ưu điểm là vận dụng phương pháp tiếp cận tình huống (case study) và minh hoạ bằng đồ thị, biểu đồ gắn với những hiện tượng cụ thể diễn ra trên bể mặt xã hội. Bởi vậy, không nên đôi lập một cách cực đoan kinh tế học với kinh tế chính trị Mác - Ị^ênin. Thái độ đúng đắn nhất là nắm vững những nguyên lý của kinh tế chính trị Mác - Lênin, coi đó là nền tảng phương pháp của các môn khoa học kinh tế khác, và tiếp thu có phê phán, có chọn lọc những thành tựu khoa học của kinh tế học làm phong phú thêm kinh tế chính trị Mác - Lênin. c. Mác đã khẳng định học thuyết của mình là hệ thống kinh tế chính trị "mở" biện chứng và phát triển không ngừng.
2. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chỉnh trị Mác - Lênin
Để nhận thức hiện thực khách quan và tái hiện đôì tượng nghiên cứu vào tư duy, cấu thành một hệ thống những phạm trù và quy luật, khoa học kinh tế chính trị cũng sử dụng phép biện chứng duy vật và những phương pháp khoa học chung như mô hình hoá các quá trình và hiện tượng nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết, tiến hành thử nghiệm, quan sát thống kê, trừu tượng hoá, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống... Đó là những phương pháp được sử dụng cả trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tuy nhiên, khác với các môn khoa học tự nhiên, kinh tê chính trị không thể tiến hành các phượng pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm mà chỉ có thể thủ nghiệm trong đời sống hiện thực, trong các quan hệ xã hội hiện thực. Các thử nghiệm về kinh tế đụng chạm đến lợi
13
ích của con người, vì vậy kiểm tra những giải pháp, thử nghiệm cụ thể chỉ được tiến hành trong những phạm vi rất hạn chế. Do vậy, phương pháp quan trọng của kinh tê chính trị là trừu tượng hoá khoa học. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bển vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó. Vấn để quan trọng hàng đầu trong phương pháp này là giới hạn của sự trừu tượng hoá. Việc loại bỏ những cái cụ thể nằm trên bề mặt của cuộc sống phải bảo đảm tìm ra được mô'i quan hệ bản chất giữa các hiện tượng dưới dạng thuần tuý nhất của nó; đồng thời phải bảo đảm không làm mất nội dung hiện thực của các quan hệ được nghiên cứu; không được tuỳ tiện, loại bỏ cái không được phép loại bỏ, hoặc ngược lại, giữ lại cái đáng loại bỏ. Giới hạn trừu tượng hoá cần thiết và đầy đủ này được quy định bởi chính đốì tượng nghiên cứu. Thí dụ, để vạch ra bản chất của chủ nghĩa tư bản hoàn toàn có thể và cần phải
trừu tượng hoá sản xuất hàng hoá nhỏ, mặc dù nó thực sự tồn tại với mức độ ít hoặc nhiều ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa, nhưng không được trừu tượng hoá bản thân quan hệ hàng hoá - tiền tệ, bởi vì tư bản lấy quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm hình thái tồn tại của mình; hơn nữa, càng không được trừu tượng hoá việc chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá, bởi vì không có hàng hoá - sức lao động thì chủ nghĩa tư bản không còn là chủ nghĩa tư bản nữa.
14
Trừu tượng hoá khoa học gắn liền với quá trình nghiên cứu đi từ cụ thể đến trừu tượng, nhò đó nêu lên những khái niệm, phạm trù và vạch ra những môì quan hệ giữa chúng, phải được’ bổ sung bằng một quá trình ngược lại - đi từ trừu tượng đến cụ thể. Cái cụ thể này không còn là những hiện tượng hỗn độn, ngẫu nhiên mà là bức tranh có tính quy luật của đời sống xã hội.
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học cũng đòi hỏi gắn liền với phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử. Bởi lẽ, lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy lôgíc cũng phải bắt đầu từ đó. Theo cách nói của Ph. Ảngghen, sự vận động tiếp tục của nó chẳng qua là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới một hình thái trừu tượng và nhất quán về lý luận. Nó là sự phản ánh đã được uốn nắn, nhưng uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử hiện thực đã cung cấp.
n- CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC -LÊNIN VÀ Sự CẦN THIẾT NGHIÊN cứ u NÓ
1. Chức năn g của kinh tế chính trị Mác - Lê nin
Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, có quan hệ mật thiết với hai bộ phận kia là triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Kinh tế chính trị Mác - Lênin là biểu hiện mẫu mực của sự vận dụng quan điểm duy vật lịch sừ vào sự phân tích kinh tế. Kinh tế chính trị Mác - Lênin thực hiện những chức năng sau đây:
a) Chức năng nhản thức
Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp Jihững tri thức về sự vận động của các quan hệ sản xuất, về sự tác động
15
lẫn nhau giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng, về những quy luật kinh tê của xã hội trong những trình độ phát triển khác nhau của xã hội. Đó là chìa khoá để nhận thức lịch sử phát triển của sản xuất vật chất và lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung, về chủ nghĩa tư bản nói riêng để giải thích các hiện tượng và quá trình kinh tế đang diễn ra trong thực tiễn; phân tích nguyên nhân và dự báo triển vọng, chiều hướng phát triển kinh tế và xã hội.
Những tri thức do kinh tế chính trị cung cấp là cơ sở khoa học để đề ra đường lối, chính sách kinh tế tác động vào hoạt động kinh tế, định hướng cho sự phát triển kinh tê và cũng là cơ sở nhận thức sâu sắc đường lối, chính sách kinh tế.
b) Chức năng thực tiễn
Giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhận thức: nghiên cứu các quy luật kinh tế là để thực hiện nhiệm vụ cải tạo thế giói. Các học thuyết kinh tế chính trị của Các Mác trang bị cho công nhân và nhân dân lao động một công cụ đấu tranh giai cấp mạnh mẽ, giúp họ n h ậ n rõ sứ mệnh lịch sử của mình. Kinh tế chính trị tuy không đưa ra những giải pháp cụ thể cho mọi tình huông trong cuộc sông, nhưng nó vạch ra những quy luật và những xu hướng phát triển chung, cung cấp những tri thức và nếu thiếu chúng sẽ không giải quyết được tốt những vấn để cụ thể. Khi quần chúng đã nắm vững lý luận khoa học thì lý luận khoa học sẽ trở thành lực lượng vật chất. Tính khoa học và cách mạng của kinh tế chính trị Mác - Lênin là những yếu tố quyết định hành động thực tiễn của người học, nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn đó, nhất là trong công cuộc xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghía.
16
c) Chức năng phương pháp
Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các: khoa học kinh tế, trong đó có các khoa học kinh tế ngành, như kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, vận tải, lao động, tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng... Ngoài ra, nó còn là cơ sở lý luận cho một loạt khoa học kinh tế nằm giáp ranh giữa các tri thức ngành khác nhau, như địa lý kinh tế, nhân khẩu học... Đối vối các khoa học kinh tê nói trên, kinh tế chính trị thực hiện chức năng phương pháp luận, nghĩa là cung cấp nền tảng lý luận khoa học, mang tính đảng cho các môn khoa học kinh tê cụ thể.
d) Chức năng tư tường
Trên cơ sở nhận thức khoa học về quy luật vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản, kinh tế chính trị Mác - Lênin đã góp phần đắc lực xây dựng thế giới quan cách mạng và niềm tin sâu sắc của người học vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm xoá bỏ áp bức bóc lột giai cấp và dân tộp, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, làm cho niềm tin có một căn cứ khoa học vững chắc đủ sức vượt qua khó khăn, kể cả những thất bại tạm thời trong quá trình phát triển của cách mạng. Kinh tế chính trị Mác - Lênin, cùnb vối các bộ phận hợp thành khác của chủ nghĩa Mác - Lênin, là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, xây dựng chê độ xã hội mới.
2. Sự cần thiết phải nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - L ênin
Kinh tế chính trị Mác - Lênin có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nưóc hiện nay, yêu cầu học tập, nghiên cứu kinh tế chính trị
Đ Ạ ĩH Ọ C T H ịiựN G U
Mác - Lẽnin càng được đặt ra một cách bức thiết, nhằm khắc phục sự lạc hậu về lý luận kinh tế, sự giáo điều, tách ròi lý luận với cuộc sông, góp phần hình tbành tư duy kinh tế mới.
Nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó những kiến thức, khái niệm, phạm trù, quy luật... của kinh tế thị trường mà kinh tế chính trị đưa ra là cực kỳ cần thiết không chỉ đối với quản lý kinh tế vĩ mô, mà còn cần thiêt cho việc quản lý sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư.
Đôi với sinh viên ở các trường kinh tế, học tập kinh tế chính trị Mác - Lênin để có cơ sở lý luận và phương pháp luận nhằm học tập tốt các môn khoa học kinh tế khác vì các môn kinh tế khác đểu phải dựa vào các kiến thức, các phạm trù kinh tế và các quy luật mà kinh tế chính trị Mác - Lênin nêu ra.
Nói về tầm quan trọng của việc học tập kinh tế chính trị và khoa học xã hội nói chung, Đại hội VII của Đảng đặt ra yêu cầu cải tiến nội dung và phương pháp nghiên cứu giảng dạy khoa học xã hội, trước hết là chủ nghía Mác - Lênin theo hướng lý luận gắn chặt vói thực tiễn, nâng cao năng lực thực hành, khoa học xã hội phải trở thành công cụ sắc bén trong việc đổi mới tư duy, xây dựng ý thức và nhân cách xã hội chủ nghĩa, khắc phục-những tư tưởng sai lầm... Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: Khoa học xã hội và nhân văn tập trung nghiên cứu những luận cứ cho việc tạo động lực phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tiêp tục đôi mới sâu rộng, đây mạnh công nghiệp hoá hiên đại hoá đât nước nhăm thực hiện dân giàu nưóc
18
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và đi lên chủ nghĩa xã hội, Đến Đại hội X, Đảng ta nêu rõ: "Phát triển khoa học xã hội hướng vào việc tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những nhận thức về chủ nghía xã hội và con đưòng đi lên chủ nghĩa xã hội ỏ nước ta, giải đáp những vấn để mới của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bước đi công nghiệp hoá, hiện đại hoá..."1
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đôì tượng nghiên cứu của kinh tê chính trị Mác Lênin là gì? Vì sao nó phải nghiên cứu quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng?
2. Quy luật kinh tế là gì? phân tích đặc điểm của quy luật kinh tế và cơ cấu hệ thống các quy luật kinh tế của một phương thức sản xuất nhất định.
3. Trình bày các phương pháp của kinh tế chính trị Mác-Lênin. Hãy lấy ví dụ về sự vận dụng các phương pháp đó.
4. Phân tích các chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin.
1. Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006, tr. 98-99.
19
CHƯƠNG II
TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI VÀ
TẢNG TRƯỞNG KINH TẾ
I- SẢN XUẤT XÃ HỘI
l ẻ Vai trò của sản xuất xã hội và các yếu tô cơ bản của quá trình lao dộng sản xuất
a) Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội Từ khi xuất hiện, con ngưòi đã tiến hành các hoạt động khác nhau như: kinh tế, xã hội, văn hoá, ... trong đó hoạt động kinh tế luôn luôn giữ vị trí trung tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác... Xã hội càng phát triển, các hoạt động càng phong phú, đa dạng và phát triển ở trình độ cao hơn. Để tiến hành các hoạt động nói trên, trước hết con người phải tồn tại. Muốn tồn tại con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại và các thứ cần thiết khác. Để có những thứ đó, con người phải tạo ra chúng, tức là phải sản xuất và không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Xã hội sẽ không thể tồn tại nếu ngừng hoạt động sản xuất. Bởi vậy, sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sông xã hội loài ngươi và là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của con người, sản xuất vật chất là sự tác động của con ngưòi vào tự nhiên, nhằm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Xã hội loài người càng phát triển, các ngành sản xuất phi vật thể ngày càng tăng, nhưng vai trò quyết định của
20
sản xuất vật chất không hề suy giảm, sản xuất vật chất là cơ sỏ tồn tại và phát triển của con ngưòi và xã hội loài người. Đây là một quan điểm duý vật hết SÛC cơ bản và khoa học. Quan điểm này là cơ sở để xem xét, giải thích nguồn gốc sâu xa của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội, đồng thời nó giúp chúng ta thấy được căn nguyên cơ bản của quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người là sự thay đổi của các phương thức sản xuất vật chất.
b) Các yếu tố cơ bản của quá trìtìh lao động sản xuất Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếu tô': Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Sức lao động và lao động:
Sức lao động là "toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con ngưòi đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó"1.
Sức lao động là khả năng lao động của con ngưòi, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
Lao động là hoạt động bản chất nhất và là phẩm chất đặc biệt của con người, nó khác vối hoạt động theo bản năng của con vật. c. Mác viết: "Con nhện làm những động
1. c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1993, t.23, tr.251.
21
tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm cho một sô' nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất vdi con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà
kiến trúc đã xây dựng chúng ỏ trong đầu óc của mình rồi"1. Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất để nuôi sông con người mà còn cải tạo bản thân con người, phát triển con người cả về mặt thể lực và trí lực. "Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó và làm thay đổi tự nhiên, con ngưòi cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó"2.
Hoạt động lao động không những biến đổi tự nhiên, mà còn hoàn thiện, phát triển ngay cả bản thân con người. Trong quá trình lao động, con người tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất, làm giàu tri thức của mình., hoàn thiện cả thể lực và trí lực.
Sức lao động là nhân tô' chủ yếu của sức sản xuất của xã hội. Sản xuất vật chất càng tiến bộ thì càng nâng cao vai trò của nhân tô' con người trong hoạt động và phát triển sản xuất. Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vừa tạo điều kiện, vừa đặt ra những yêu cầu mới đối với sức sáng tạo của lao động. Mặt khác
nó đòi hỏi phải nâng cao trình độ văn hoá, khoa hoc chuyên môn, nghiệp vụ của ngưòi lao động một cách tương xứng, theo hướng ngày càng tăng vai trò của lao động trí tuệ. Bởi vậy "quốc sách hàng đầu là phải phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ và văn hoá".
1. Sđd, tr.266-267.
2. Sđd, tr.266.
22
Đối tượng lao động:
Đôi tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người.
Đôì tượng lao động có thể chia thành hai loại: - Loại có sẵn trong tự nhiên như gỗ trong rừng, quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển... con người chỉ cần tách chúng khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên là dùng được. Loại này thường là đối tượng lao, động của các ngành công nghiệp khai thác.
- Loại đã trải qua lao động, được cải biến ít nhiều như bông để kéo sợi, vải để may mặc, than ở trong nhà máy nhiệt điện, sắt thép để chế tạo máy... gọi là nguyên liệu. Loại này là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
Mọi nguyên liệu đều là đốì tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu. Cũng không phải bất kỳ vật thể tự nhiên nào cũng là đối tượng lao động. Nó chỉ trở thành đối tượng lao động khi con người hướng lao động của mình vào, khi nó được đặt trong quá trình lao động.
Sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại cùng với sự tăng cường trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên dẫn đến tăng đáng kể nhu cầu về nguyên vật liệu, năng lượng. Nói chung, đối tượng lao động thuộc dạng thứ nhất đang có xu hướng cạn kiệt, do đó, đòi hỏi con người phải sử dụng tiết kiệm vật liệu, năng lượng ... Con đưòng tiết kiệm tốt nhất là ứng dụng công nghệ mới hiện đại vào sản xuất. Mặt khác, vối sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại lại có thể đưa ra nhiều loại vật liệu mới có chất lượng ngày càng tốt hơn. Hiện nay và trong tương lai không xa, nguyên vật liệu "nhân tạo" ngàv
23
càng được sử dụng nhiều, tuy vậy những nguyên liệu "nhân tạo" đó cũng đều bắt nguồn từ tự nhiên.
Tư liệu láo động:
Tư liệu lao động là một vật hay hệ thông những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của mình.
Tư liệu lao động được chia thành ba loại:
- Công cụ lao động hay công cụ sản xuất giữ vị trí là hệ thống "xương cốt và bắp thịt"1 của sản xuất. Trĩnh độ phát triển của chúng là những dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu cho một thời đại sản xuất xã hội nhất định, c. Mác viết: "Những thòi đại kinh tế khác nhau không phải ỏ chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ỏ chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào"2.
- Tư liệu lao động dùng để bảo quản những đối tượng lao động, gọi chung là "hệ thống bình chứa của sản xuất"3 như ống, thùng, vại, giỏ... Loại tư liệu lao động này đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất hoá chất.
- Tư liệu lao động, với tư cách là kết cấu hạ tầng sản xuất như đưòng sá, bến cảng, sân bay, phương tiện giao thông vận tải, điện, nước, thuỷ lợi, bưu điện, thông tin liên lạc... là điều kiện cần thiết đối với quá trình sản xuất. Phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất phải đi trước một bước so vói đầu tư sản xuất trực tiếp.
Ranh giới giữa tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ có ý nghĩa tương đối. Một vật nào đó là tư liệu lao động
1. Sđd, tr. 270.
2. S đ d , tr. 269.
3. Sđd, tr. 270.
24
hay đối tượng lao động tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất.
Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành tư liệu sản xuất. Kết quả của sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là những sẳn phẩm lao động. Còn lao động tạo ra sản phẩm gọi là lao động sản xuất.
2. Hai mặt của nển sản xuất/Xã hội - phương thức sản xuất
a) Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của một xã hội nhất định, ở một thòi kỳ nhất định. Lực lượng sản xuất biểu hiện mốỉ quan hệ tác động giữa con ngưòi với tự nhiên, biểu hiện trình độ sản xuất của con người, năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động với tri thức và phương pháp sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo và thói quen lao động của họ. Ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học được vật chất hoá trong tư liệu sản xuất, hoặc thông qua kỹ năng của người lao động có hiệu suất cao.
Trong các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất, ngưòi lao động là chủ thể, bao giờ cũng là lực lượng sản xuất cơ bản, quyết định nhất của xã hội.
b) Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội.
Trong quá trình sản xuất, con người không chỉ có quan 25
hệ với tự nhiên, tác động vào giới tự nhiên, mà còn có quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau. Hơn nữa, chỉ có trong quan hệ tác động lẫn nhau thì con người mới có sự tác động vào tự nhiêỉi và mới có sản xuất.
Quan hệ sản xuâít là hình thức xã hội của sản xuất, biểu hiện mối quan hệ giũa người với người trên ba mặt chủ yếu sau:
- Quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội (gọi tắt là quan hệ sỏ hữu). - Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức quản lý sản xuất xã hội Và trong trao đổi hoạt động cho nhau (gọi tắt là quan hệ tổ chức quản lý).
- Quan hệ giữa người với người trong phân phôi và lưu thông sản phẩm xã hội (gọi tắt là quan hệ phân phôi lưu thông). Các mặt nói trên của quan hệ sản xuất có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lân nhau, trong đó quan hệ sỏ hữu giữ vai trò quyết định. Tuy vậy, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phốỉ lưu thông cũng có tác động trỏ lại quan hệ sở hữu.
Quan hệ sản xuâít trong tính hiện thực của nó không phải là những quan hệ ý chí, pháp lý mà là quan hệ kinh tế được biểu hiện thành các phạm trù, quy luật kinh tế ế
Quan hệ sản xuâít mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Sự thay đổi của các kiểu quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực lưỢĩig sản xuất xã hội.
c) Phương thức sàn xuất
Phương thức sản xuất là phương thức khai thác những của cải vật chất (tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt) cần thiết cho hoạt động tồn tại và phát triển xã hội.
26
Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tạo thành phương thức sản xuất. Trong sự thông nhất biện chứng này, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất phải thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất không phải hoàn toàn thụ động, mà có tác động trở lại lực lượng sạji xuất.
Quan hệ sản xuất có thể tác động đến lực lượng sản xuất vì nó quy định mục đích của sản xuất, ảnh hưởng đến lợi ích và thái độ của người lao động trong sản xuất.
Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; ngược lại, nếu quan hệ sản xuất lỗi thòi sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tiêu chuẩn căn bản để xem xét một quan hệ sản xuất nhất định có phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hay không là ỏ chỗ nó có thể thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải thiện đời sống nhân dân và tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội hay không . Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp, nổ ra cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất cũ, lạc hậu bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, ra đời phương thức sản xuất cao hơn trong lịch sử. Lịch sử loài người đã trải qua các phương thức sản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiêm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ lên phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
27
II- TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI
1. Tái san xuât và các kiểu tái sản xuất
Xã hội không the ngừng tiêu dùng nên không thê ngừng san xuất. Vì Vậy, mọi qUá trình sản. xuất xét theo tiến trình đổi mới không ngừng thì đồng thòi là quá trình tái san xuât. Tái san xuất là quâ trình sản xuất được lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng.
Có thê phân loại tái sản xuất theo những tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ theo phạm vi, có thể chia tái sản xuất thành tái sản xuất cá biệt và tái sản xuất xã hội. Tái sản xuất diễn ra trong từng đơn vị kinh tế, từng xí nghiệp gọi là tái sản xuất cá biệt. Tổng thể của tái sản xuất cá biệt trong môi liên hệ hữu cơ với nhau được gọi là tái sản xuất xã hội.
- Căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sản xuất thành tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ. Loại hình tái sản xuất này thường gắn với nền sản xuất nhỏ và là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ.
Tái sản xuất mỏ rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước. Loại hình tái sản xuất này thường găn với nền sản xuất lớn và là đặc trưng của nền sản xuất lớn.
Trong hch sư, việc chuyển từ tái sản xuất giản đơn lên tai san xuat mơ rộng là một quá trình phát triển lâu dài
f an J,en v,°** Vlẹc chuyển từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất ơn. ai san xuat p a n đơn gắn với nền sản xuất nhỏ, năng suat ao ọng thap, chỉ đạt mức đủ nuôi sông con người chưa có hoặc có rất ít sản phẩm thặng dư, những san
28
phẩm làm ra tiêu dùng hết cho cá nhân. Tái sản xuất mở rộng đòi hỏi xã hội phải đạt trình độ năng suất lao động vượt ngưỡng của sản phẩm tất yếu và tạo ra sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều, sản phẩm thặng dư là nguồn gốc để tích luỹ tái sản xuất mỏ rộng.
Tái sản xuất mở rộng gồm hai hình thức là tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.
Tái sản xuất mỏ rộng theo chiều rộng là sự mở rộng quy mô sản xuất, tăng thêm sản phẩm làm ra nhò sử dụng iihiều hơn các yếu tô' đầu vào, các nguồn lực của sản xuất, trong khi năng suất và hiệu quả của các yếu tố sản xuất đó klíông thay đổi.
Tái sản xuất mỏ rộng theo chiều sâu là sự tăng lên của sản phẩm chủ yếu do tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực, còn các nguồn lực được sử dụng có thể không thay đổi, giảm, hoặc tăng lên, nhưng mức tăng của chúng nhỏ hơn mức tăng của năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó trong sản xuất.
<ỉằ. Các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội Tái sản xuất xã hội bao gồm các khâu: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng.
Trong các khâu của quá trình tái sản xuất, mỗi khâu có một vị trí nhất định, song giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó khâu sản xuất là điểm xuất phất và có vai trò quyết định đối với các khâu tiếp theo. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất, là điểm kết thúc; còn phân phối, trao đổi là khâu trung gian nốì liền sản xuất với tiêu dùng.
a) Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng
Sản xuất và tiêu dùng có môi quan hệ chặt chẽ vối nhau. "Không có sản xuất thì không có tiêu dùng, nhưng
29
không có tiêu dùng thì cũng chẳng có sản xuất, vì trong trường hợp đó sản xuất sẽ không có mục đích"1. - Sản xuất là khâu mở đầu, trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm xã hội, phục vụ cho tiêu dùng, sản xuất giũ vai trò quyết định đối với tiêu dùng bỏi sản xuất tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng. Quy mô và cơ cấu sản phẩm do sản xuất tạo ra quyết định quy mô và cơ cấu tiêu dùng; chất lượng và tính chất của sản phẩm quyết định chất lượng và phương thức tiêu dùng. Đúng như Mác viết: "Nhưng không phải sản xuất chỉ tạo ra vật phẩm cho tiêu dùng; nó cũng đem lại cho tiêu dùng tính xác định của nó, tính chất của nó, sự hoàn thiện của nó"2.
- Tiêu dùng là khâu cuối cùng kết thúc một quá trinh tái sản xuất. Tiêu dùng có hai loại: tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân. Chỉ khi nào sản phẩm đi vào tiêu dùng, được tiêu dùng, thì nó mới hoàn thành chức năng là sản phẩm. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích của sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, ngưòi tiêu dùng là "thượng đê", là một căn cứ quan trọng để xác định khôi lượng, cơ cấu, chất lượng sản phẩm xã hội. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực của sự phát triển sản xuất. Như vậy, với tư cách là mục đích, động lực của sản xuất, tiêu dùng có tác động trở lại đối với sản xuất.
b) Mối quan hệ giữa phân phối, trao đổi và sản xuất c. Mác viêt: "Vì trao đổi chỉ là một yếu tô trung gian, giữa một bên là sản xuất và phân phôi do sản xuất quyết định, và bên kia là tiêu dùng, còn bản thân tiêu dùng thì
1. Sđd, 1.12, tr. 865.
2. Sđd, tr 866.
30
thể hiện ra là một yếu tô" của sản xuất, vì rõ ràng là trao đổi đã bao hàm trong sản xuất với tư cách là yếu tô của sản xuất"1.
- Phân phôi bao gồm phân phôi các yếu tô' sản xuất và phân phối các sản phẩm, phân phối cho sản xuất và phân phôi cho tiêu dùng cá nhân. Phân phối cho sản xuất là sự phân chia các yếu tố sản xuất (tư liệu sản xuất và người lao động) cho các ngành, các đdn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm. Sự phân phối này, nếu chỉ xét một chu kỳ sản xuất riêng biệt, thì dưòng như là sự phân phối trước sản xuất, quyết định quy mô và cơ cấu sản xuất. Nhưng xét trong tính chất vận động liên tục của sản xuất, thì nó thuộc về quá trình sản xuất, do sản xuất quyết định. Phân phôi cho tiêu dùng là sự phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỷ lệ đóng góp của họ vào việc tạo ra sản phẩm. Sự phân phối này là kết quả trực tiếp của sản xuất, do sản xuất quyết định, vì ta chỉ có thể phân phối những cái đã được sản xuất tạo ra.
Sản xuất quyết định phân phối trên các mặt: số lượng và chất lượng sản phẩm, đốỉ tượng phân phối; quy mô và cơ cấu của sản xuất quyết định quy mô và cơ cấu của phân phốỉ; quan hệ sản xuất quyết định quan hệ phân phối; tư cách của cá nhân tham gia vào sản xuất quyết định tư cách và hình thức của họ trong quan hệ phân phốỉ.
Phân phối cũng tác động trở lại sản xuất. Nếu quan hệ phân phối tiến bộ, phù hợp sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại, quan hệ phân phối không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất.
1. Sđd, tr. 875.
31
- Trao đổi bao gồm trao đổi hoạt động thực hiện trong quá trình sản xuất và trao đổi sản phẩm xã hội. Trao đổi sản phẩm là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. "Trao đôi chỉ độc lập đối với sản xuất, không dính gì với sản xuất ở trong giai đoạn cuốỉ cùng mà thôi, khi sản phẩm được trao đổi trực tiếp để tiêu dùng"1. Sự trao đổi này là sự kế tiếp của phân phôi, đem lại cho cá nhân nhũng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình, "cường độ trao đổi, tính chất phổ biến cũng như hình thái trao đổi, là do sự phát triển và kết cấu của sản xuất quyết định"2. Song, trao đổi cũng tác động trỏ lại đối với sản xuất và tiêu dùng khi nó phân phối lại, cung cấp sản phẩm cho sản xuất và tiêu dùng, nó sẽ thúc đẩy hay cản trỏ sản xuất và tiêu dùng.
Tóm lại, sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng thành một thể thống nhất của quá trình tái sản xuất. Chúng có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó sản xuất là gốc, là cơ sỏ, là tiền đề đóng vai trò quyết định; tiêu dùng là động lực, là mục đích của sản xuất; phân phối và trao đổi là những khâu trung gian tác động mạnh mẽ đến sản xuất và tiêu dùng.
3. Nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội Trong bất cứ xã hội nào, quá trình tái sản xuất cũng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Tái sản xuất của cải vật chất, tái sản xuất sức lao động, tái sản xuất quan hệ sản xuất, tái sản xuất môi trường sinh thái.
a) Tái sản xuất của cải vật chất
Của cải vật chất được sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, do vậy tái sản xuất của cải vật
1, 2. S đ d, tr. 875.
32
chất cũng có nghĩa là tái sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Trong đó, việc tái sản xuất tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tái sản xuất tư liệu tiêu dùng. Tái sản xuất tư liệu sản xuất ngày càng được mở rộng và phát triển, thì càng tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển tư liệu tiêu dùng. Việc tái sản xuất tư liệu tiêu dùng lại có ý nghĩa quyết định đôi với tái sản xuất sức lao động của con người - lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội.
Việc tính toán, đánh giá kết quảl tái sản xuất của cải vật chất của xã hội được xem xét trên cả hai mặt: hiện vật và giá trị. Nó được phản ánh qua các chỉ tiêu như: Tổng sản phẩm xã hội, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chẳng hạn, tổng sản phẩm xã hội xét về mặt hiện vật, nó bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng; xét về mặt giá trị, nó bao gồm bộ phận giá trị tư liệu sản xuất bị tiêu dùng trong sản xuất và bộ phận giá trị mới ( giá trị sức lao động và giá trị sản phẩm thặng dư do sức lao động tạo ra). Nếu ký hiệu: c là giá trị tư liệu sản xuất, V là trị sức lao động, M là giá trị của lao động thặng dư, thì công thức ký hiệu giá trị của tổng sản phẩm xã hội sẽ là: c + V + M.
Sự tăng lên của tổng sản phẩm xã hội hay GNP, GDP phụ thuộc vào các nhân tc> tăng quy mô và hiệu quả sử dụng các nguồn lực như tăng khôi lượng lao động và tăng năng suất lao động, trong đó tăng năng suất lao động là yếu tố vô hạn, là quy luật kinh tê chung cần được coi trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội.
b) Tái sản xuất sức lao động
Cùng vỏi quá trình tái sản xuất của cải vật chất, sức lao động của xã hội củng không ngừng được tái tạo. Trong
33
các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, ỏ từng thời kỳ nhất định, việc tái sản xuất sức lao động có sự khác nhau, sự khác tihau này do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sần xuất, trong đó có ý nghĩa quyết định là bản chất của quan hệ sản xuất thống trị.
Sự phát triển dủa lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ gắn với tiến bộ xã hội trong lịch sử đã làm cho sức lao động được tái sản xuất ngày càng tăng cả về số lượng và chất iượng.
Tái sản xuất sức íao động về mặt sô" lượng chịu sự chi phốỉ của nhiều điều kiện khác nhau, trước hết là sự chi phôi bởi quy luật nhân khẩu của mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Quy luật này yêu cầu phải bảo đảm sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng cung ứng sức lao động của quá trình tái sản xuất xã hội, nó chịu sự tác động của các nhân tố:
- Tốc độ tăng dân sô" và lao động.
- Xu hướng thay đổi công nghệ, cơ cấu, số lượng và tính chất của lao động (thủ công hay cơ khí, tự động hoá). - Năng lực tích luỹ vốn để mỏ rộng sản xuất của mỗi quốc gia trong từng thòi kỳ nhất định...
Tái sản xuất sức lao động về mặt chất lượng thể hiện ở việc tái sản xuất ra thể lực và trí lực của người lao động qua các chu kỳ sản xuất. Tái sản xuất về mặt chất lượng sức lao động phụ thuộc vào các nhân tô' như: mục đích của nền sản xuất xã hội, chế độ phân phổi sản phẩm và địa vị của người lao động; sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ; chính sách giáo dục và đào tạo của mỗi quốc gia trong từng thòi kỳ nhất định.
c) Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất
Sản xuất và tái sản xuất chỉ có thể diễn ra trong những 34
quan hệ sản xuất nhất định. Vì vậy, đồng thòi với quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất và sức lao động là tái sản xuất ra quan hệ sản xuất.
Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất là quá trình phát triển, củng cô* và hoàn thiện các quan hệ giữa người với người về sở hữu tư liệu sản xuất, về quan hệ quản lý và quan hệ phân phôi sản phẩm, làm cho quan hệ sản xuất thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
d) Tái sản xuất môi trường sinh thái
Sản xuất và tái sản xuất bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường sinh thái nhất định. Do vậy, môi trường sinh thái trỏ thành nhân tô" quan trọng không chỉ đối với quá trình tái sản xuất, mà còn đôi vối điều kiện sống của con người. Bởi vì, trong quá trình khai thác tự nhiên để tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất sức lao động, con người làm cạn kiệt nguồn lực tự nhiên, vi phạm những quy luật tự nhiên, phá huỷ sự cân bằng sinh thái. Mặt khác, do hậu quả của chiến tranh, chạy đua vũ trang, thử nghiệm vũ khí, loài người đang gây tổn hại đến môi trường sinh thái một cách nghiêm trọng. Vì vậy, việc bảo vệ vầ tái sản xuất ra môi trường sinh thái (khôi phục và tăng thêm độ màu mỡ của đất đai, làm sạch nguồn nước và không khí...) để bảo đảm cho sự phát triển ổn định và bền vững của mỗi quốc gia, của cả loài người trở thành nội dung tất yếu của tái sản xuất, phải được đặt ra trong chính sách đầu tư và trong luật pháp của các nước.
4. Xã hội hóa sản xuất
Sản xuất bao giờ cũng mang tính xã hội và chỉ trong những quan hệ xã hội nhất định mới có những tác động ;ủa con người vào tự nhiên, mới có sản xuất. Tính xã hội
35
của sản xuất phát triển từ thấp đến cao gắn liền với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mọi quá trình sản xuất đều có tính xã hội, nhưng không phải nền sản xuất nào cũng đạt đến trình độ xã hội hóa sản xuất. Vì vậy, cần phải phân biệt tính xã hội của sản xuất với xã hội hoá sản xuất.
Trong các xã hội trưóc chủ nghĩa tư bản, với đặc trưng chủ yếu là sản xuất nhỏ, kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, các hoạt động kinh tế thường được thực hiện một cách phân tán ở các đơn vị kinh tế độc lập với nhau. Nếu có quan hệ với nhau thì chỉ là quan hệ theo số cộng đơn thuần chứ chưa có quan hệ phụ thuộc hữu cơ với nhau. Như vậy, nền sản xuất ở đây có tính xã hội nhưng chưa được xã hội hóa.
Xã hội hoá sản xuất chỉ ra đòi và phát triển được trên trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, gắn với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất lớn. Hay nói cách khác, xã hội hóa sản xuất là đặc trưng cơ bản của nền sản xuất lớn với sự liên kết nhiều quá trình kinh tế riêng biệt thành quá trình kinh tế - xã hội. Đó là một quá trình được hình thành, hoạt động và phát triển liên tục, tồn tại như một hệ thông hữu cơ. Xã hội hóa sản xuất biểu hiện ở sự phân công, hợp tác lao động phát triển và sự chuyên môn hóa sản xuất; mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các khu vực ngày càng chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau cả "đầu vào" và "đầu ra"; sản xuất tập trung với những quy mô hợp lý; sản phẩm làm ra là kết quả của nhiều người, nhiều đơn vị, thậm chi của nhiều nước
Xã hội hóa sản xuất là quá trình kinh tế khách quan của sự phát triển tính xã hội của sản xuất, được quy định bởi sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và của sản
36
xuất hàng hóa. Bỏi vì, chính sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và của sản xuất hàng hóa thúc đẩy sự phân công và hợp tác lao động phát triển, phá vỡ tính chất khép kín, biệt lập của các chủ thể kinh tế, của các vùng, các địa phương và của các quôc gia, thu hút chúng vào quá trình kinh tế thống nhất - tức là xã hội hóa sản xuất phát triển cả về chiểu rộng và chiều sâu.
Về nội dung, xã hội hóa sản xuất thể hiện trên ba mặt: - Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - xã hội (xác lập quan hệ sản xuất, trong đó quan trọng nhất là quan hệ sở hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu).
- Xã hội hóa sản xuất về kinh tế - kỹ thuật (phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật). - Xã hội hóa sản xuất về kinh tế- tổ chức (xây dựng cơ chế kinh tế, tổ chức, quản lý nền sản xuất xã hội cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong từng thòi kỳ).
Ba mặt trên của xã hội hóa sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên tính toàn diện của quá trình xã hội hóa sản xuất. Xã hội hóa sản xuất được tiến hành đồng bộ cả ba mặt nói trên và có sự phù hợp giữa ba mặt đó, là xã hội hóa sản xuất thực tế. Nếu chỉ dừng lại ở xã hội hóa sản xuất về tư liệu sản xuất - thiết lập quan hệ sản xuất, không thực hiện đồng bộ với các mặt khác của xã hội hóa sản xuất thì đó chỉ là xã hội hóa sản xuất hình thức. Tiêu chuẩn quan trọng để xem xét trình độ của xã hội hóa sản xuất là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
37
m- TẢNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIEN k in h t ế l ằ Tăng trưởng kinh tế
a) Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thòi điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là"cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội.
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nưóc đó (dù nó thuộc về người trong nước hay ngưòi nước ngoài) trong một thòi gian nhất định (thường là một năm).
So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy:
GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài. Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nưóc của công dân nưóc đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyên ra khỏi nưốc của người nước ngoài làm việc tại nưóc đó.
38
Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP lăm sau so với năm trước. Nếu gọi GDP0 là tổng sản phẩm ỊUỐC nội năm trưóc, GDPt tổng sản phẩm quốc nội năm >au thì mức tăng trưỏng kinh tế năm sau so với năm rước là:
GDPi-GDPo
------ — - X 100 %
GDPo
Hoặc tính theo mức độ tăng GNP thì:
GNPi - GNP0
— i— ^ — y- X 100 %
GNPo
(GNP0 là tổng sản phẩm quốc dân năm trước GNPj là ;ổng sản phẩm quốc dân năm sau).
GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức .ăng trưỏng kinh tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. /ì vậy, để tính đến yếu tô" lạm phát người ta phân định jN P, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP lanh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của lăm tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP và GDP được ánh theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc. Với ư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ được ảnh hưỏng :ủa sự biến động của giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng rưởng danh nghĩa và mức tăng trưởng thực tế.
b) Vai trò của tăng trưởng kinh tê
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được tánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng rưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là ơ sỏ để thực hiện hàng loạt vấn để kinh tế, chính trị, xã lội.
- Trước hết, tăng trường kinh tế thể hiện bằng sự tăng 39
lên vê số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yêu tô sản xuất ra nó, do đó tăng trưỏng kinh tê là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tê nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hưóng tới giàu có, thịnh vượng.
- Tăng trưỏng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sông của cộng đồng được cải thiện .như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển.
- Tăng trưỏng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Mốỉ quan hệ giữa tăng trưỏng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ỏ nước phát triển đã được lượng hoá dưới tên gọi quy luật Okum1 (hay quy luật 2,5% - 1). Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so vói GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%.
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nưóc đối với xã hội.
- Đối với các nước chậm phát triển như nước ta tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường
1. Arthur Okum (1929-1979).
40
xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tê bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tê quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quổc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đôi cao, ổn định trong thời gian tương đôi dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tô't vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
c) Các nhân tô tăng trường kinh tê
Việc xác định các yếu tô" ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế có nhiều quan điểm và cách phân loại khác nhau. Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng, các yếu tô’ cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, tư bản và cách thức kết hợp các yếu tô" với nhau. Theo quan điểm hiện đại, muôn có tăng trưởng kinh tế cao phải sử dụng có hiệu quả các yếu tô' cơ bản sau:
- Vốn: vốn hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích luỹ lại và những yếu tô' tự nhiên... được sử dụng vào quá trình sản xuất. Nói một cách khái quát, vốn là toàn bộ tài sản được sử dụng để sản xuất, kinh doanh. Vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn tài chính và vốn hiện vật. Vốn tài chính là vốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán, còn vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất
41
như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên, vật liệu... Các nhà kinh tế học đã chỉ ra mối liên hệ giũa tăng GDP với tăng vốn đầu tư, Harốt Đôma (Harod Domar) đã nêu công thức tính hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng viết tắt là ICOR (International Capital Output Ration). Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP. Những nền kinh tế thành công thường khỏi đầu quá trình phát triển kinh tế vói các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phải tăng đầu tư 3% để tăng 1% GDP.
Một nền kinh tế tăng trưỏng cao không chỉ dừng lại ỏ việc tăng khối lượng vốn đầu tư, mà còn phải đặc biệt chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, quản lý vốn chặt chẽ, đầu tư vốn hợp lý vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Con người: trong các yếu tô" hợp thành quá trình lao động sản xuất, sức lao động là yếu tố quyết định, mang tính sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt. Có thể nói: "nguồn lực con ngưòi là nguồn lực của mọi nguồn lực", là "tài nguyên của mọi tài nguyên". Vì vậy, con ngưòi có sức khoẻ, trí tuệ, tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tô cơ bản của tăng trưỏng kinh tế bền vững.
Để phát huy nhân tô' con người, cần phải xác định: đầu tư cho con người về thực chất là đầu tư cho sự phát triển. Nhà nước cần phải có chiến lược phát triển con người mà trước hết phải nâng cao về sô' lượng và chất lượng hệ thống giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng nhân tài... cùng với việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
Nhân tô' con người là sự biểu hiện và khẳng định vai trò của con người trên cả hai phương diện: tính cá thể và tính xã hội (cộng đồng). Vì vậy, nhà nước cần phải có cơ chế chính sách thích hợp nhằm kết hợp sự nỗ lực của mỗi
42
người với sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội để tạo ra động lực, lợi thế cho sự tăng trưởng kinh tế.
- Khoa học và công nghệ: khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khoa học và công nghệ được coi là "chiếc đũa thần mầu nhiệm" để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất. Nhò ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đã làm cho chi phí về lao động, vốn, tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, hay nói cách khác, hiệu quả sử dụng của các yếu tô' này tăhg lên.
Sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền kinh tế tri thức. Như vậy, khoa học và công nghệ cũng là một yếu tô" đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưỏng nhanh và bền vững.
- Cơ cấu kinh tế: mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhất định. Cơ cấu kinh tế là môi quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế. Cũng giông như một cơ thể sống, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển khi giữa các mặt, các bộ phận, các yếu tô' cấu thành nó có sự phù hợp với nhau cả về sô' lượng và chất lượng, cũng có nghĩa là phải có một cơ cấu kinh tế hợp lýễ Vì vậy, việc xây dựng cơ cấu kinh tê hợp lý, hiện đại để phát huy mọi tiềm năng, nội lực, lợi thê so sánh của toàn bộ nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến,
43
gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế là yếu tố tạo tiền để, cd sở cho sự tăng trưỏng và phát triển kinh tế. - Thể chế chính trị và vai trò của nhà nước: ổn định về chính trị - xã hội là điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng định hướng sự tăng trưởng kinh tế vào những mục tiêu mong muốn, khắc phục được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu nghèo sâu sắc... Bởi vì, trên thực tế đã từng có sự tăng trưởng kinh tế không phát triển cùng chiểu với tiến bộ xã hội. Chẳng hạn, quá trình tăng trưởng kinh tế ỏ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã làm xuất hiện những vấn để xã hội mà bản thân nền kinh tế dù có tiếp tục tăng trưởng hơn nữa cũng không thể giải quyết được những vấn đề xã hội cơ bản.
Hệ thống chính trị mà đại diện là nhà nước có vai trò hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cùng hệ thông chính sách đúng đắn sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, khuyên khích tích luỹ, tiết kiệm, kích cầu... làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đúng hướng.
2. Phát triển kinh tế
a) Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sông và bảo đảm công bằng xã hội.
Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh te nào củng dân tối phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau:
44
- Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trường kinh tê của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
- Sự biến đổi cơ cấu kinh tê theo hướng tiến bộ, thể hiện ỏ tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trường, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế— mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế.
Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là:
+ Mức tăng trường kinh tế phải lớn hơn mức tăng dein số’. + Sự tảng trường kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo đảm tăng trưởng bền vững. + Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điểu kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. + Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, phát triển kinh tê có nội dung và ý nghĩa khá toàn diện, là mục tiêu và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại. Phát triển kinh tê bao hàm trong nó mối
45
quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết và cơ bản để giải quyết công bằng xã hội. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu của nhân loại, vừa là động lực quan trọng của sự phát triển. Mức độ công bằng xã hội càng cao thì trình độ phát triển, trinh độ văn minh
của xã hội càng có cơ sở bển vững.
b) Những yếu tố ảnh hường đến sự phát triển kinh tế - Những yếu tố thuộc về lực lượng sản xuất: phát triển kinh tế suy cho cùng là sự phát triển lực lượng sản xuất (bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động). Vì vậy, muôn phát triển kinh tế, phải tập trung phát triển lực lượng sản xuất. Trong đó, cùng với việc bảo tồn Và sừ dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cần phải nhấn mạnh vai trò của con người, khoa học và công nghệ.
Khoa học và công nghệ là thành tựu của văn minh nhân loại, nhưng hiệu quả sử dụng khoa học - công nghệ lại tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước. Nếu biết lựa chọn những công nghệ phù hợp với tiềm năng nguồn lực của đất nước, trình độ vận dụng và quản lý... thì sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế nhanh và bển vững. Muốn vậy, cần phải có chính sách khoa học - công nghệ đúng đắn; tạo những điều kiện cần thiết khuyến khích sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường mỏ rộng hợp tác, liên kết chuyển giao khoa học, công nghệ tiên tiến để hoà nhập với sự phát triển chung của thê giới.
Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, đồng thời cũng là san phâm và kết quả thường xuyên của phát triển lịch
46
sử. Con người thông qua hoạt động của mình trỏ thành nguồn lực chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự phát triển của chính bản thân nó. Ngày nay, khi khoa học - công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, càng tỏ rõ vai trò quyết định của con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, vai trò động lực phát triển của nhân tô con ngưòi có mức độ khác nhau. Chẳng hạn, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, những ngưòi lao động làm thuê bị bóc lột, chỉ được xem là phương tiện cho sự tăng trưởng kinh tế, thiếu những điều kiện cơ bản để thoả mãn nhu cầu văn hoá, xã hội. Chỉ có xã hội phát triển cao hơn, tiến bộ hơn xã hội tư bản là xã hội xã hội chủ nghĩa mới tạo cho con người những điều kiện phát triển toàn diện, con người mới thực sự trở thành mục đích và động lực của sự phát triển.
- Những yếu tố về quan hệ sản xuất: vai trò của quan hệ sản xuất đối với phát triển kinh tế thể hiện khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; ngược lại, khi nó không phù hợp sẽ là nhân tô' cản trỏ, kìm hãm sự phát triển đó.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội phụ thuộc vào nhiều động lực, nhưng động lực kinh tế giữ vai trò quyết định, trong đó lợi ích kinh tế của người lao động là động lực trực tiếp. Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện của quan hệ sản xuất được phản ánh trong ý thức thành động cơ thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy, quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối) trực tiếp
47
quy định hệ thống lợi ích kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.
Cơ chế kinh tế cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế. Thực tiễn lịch sử cho thấy kinh tế tự nhiên hay cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đều cản trở sự phát triển kinh tế. Cơ chế thị trường với tác động của quy luật giá trị, cạnh tranh, cung - cầu kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, mang lại hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế nhanh. Nhưng cơ chế thị trường cũng có khuyết tật, gây bất bình đẳng xã hội, làm cạn kiệt tài nguyên môi trường... nên đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, cơ chê thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế kinh tế thích hợp nhất đốỉ với sự phát triển nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ỏ nước ta.
- Những yếu tô'thuộc về kiến trúc thượng tầng: kiến trúc thượng tầng xã hội bao gồm những quan điểm chíiíh trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật... cùng với nhũng thiết chế xã hội tương ứng của chúng như nhà nưốc, đảng phái, các đoàn thể xã hội... có ảnh hưởng to lón đến sự phát triển kinh tế. Những bộ phận đó tác động đến các quan hệ kinh tế và sự phát triển xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau và theo những cơ chế khác nhau. Tác dụng của kiến trúc thượng tầng sẽ là tích cực khi nó tác động cùng chiều với sự vận động của quy luật kinh tế khách quan. Trái lại, nếu tác động ngược chiều với những quy luật đó thì nó sẽ là trở lực, gây tác hại cho sự phát triển sản xuất, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong sự tác động đó, chính trị có ảnh hưởng sâu sắc nhất và ngày càng tăng đối vói sự phát triển kinh tế. Bởi vì, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế.
48
3Ể Phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội
a) Tiến bộ xã hội
Tiến bộ xã hội (còn gọi là tiến bộ lịch sử) chỉ sự phát triển của xã hội từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Tiến bộ xã hội được biểu hiện trong từng lĩnh vực của đòi sống xã hội và biểu hiện tập trung ở sự xuất "hiện phương thức sản xuất mối, kiểu chế độ xã hội mối.
Theo quan điểm mácxít, tiến bộ xã hội là sự chuyển động liên tục của xã hội theo hướng đi lên, là sự thay thế tất yếu những chê độ lỗi thời lạc hậu bằng chế độ xã hội mới cao hơn, hoàn thiện hơn và cuối cùng loài người vươn tới một xã hội hoàn hảo, tốt đẹp nhất - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tiến bộ xã hội là một quy luật khách quan của lịch sử xã hội.
Tiến bộ xã hội có nội dung toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng, khoa học kỹ thuật... Nó bao quát trên cả phương diện vật chất và tinh thần của xã hội, được xem xét trên phạm vi quốc gia, dân tộc cũng như trên quy mô thê giới gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Tiến bộ xã hội không diễn ra một cách ngẫu nhiên, tự động, mà là kết quả hoạt động của con ngưòi. Hoạt động của con người là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Mỗi bước tiến bộ xã hội đều thể hiện sức mạnh cùa con người trước tự nhiên, giải phóng và nâng cao quyển con người trong xã hội. Tiến bộ xã hội là sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ xã hội công bằng và dân chủ.
Tiến bộ xã hội thể hiện ỏ các mặt cơ bản sau: Một là, sự tiến bộ về kinh tế. Đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phát triển kinh tê bển vững.
49
Hai là, sự tiến bộ về chính trị - xã hội. Đó là chế độ chính trị tiến bộ, hiệu quả thực tế của chính sách xã hội, phân phối thành quả của tiến bộ kinh tế một cách công bằng, dân chủ.
Ba là, đời sông văn hoá, tinh thần không ngừng được nâng cao.
Trên thế giới ngày nay, người ta đã nêu ra những chỉ tiêu có ý nghĩa tham khảo về tiến bộ xã hội. Liên hợp quốc đưa ra khái niệm chỉ số về phát triển con người (HDI Human Developing Index) làm tiêu chí để đánh giá sự phát triển , sự tiến bộ của một quốc gia. Chỉ số HDI được xây dựng trên ba chỉ tiêu cơ bản nhất, thể hiện cho sự phát triển là:
- Tuổi thọ bình quân: chỉ tiêu này đo bằng thời gian sống bình quân của mỗi người dân trong một quổc gia từ khi ra đòi đến lúc chết. Tuổi thọ phản ánh chất lượng cuộc sông cả về vật chất và tinh thần, trình độ y tế, chính sách quốc gia về kinh tế - xã hội.
- Thành tựu giáo dục: chỉ tiêu này có hai nội dung chính: trình độ học vấn của người dân và sô" năm được giáo dục bình quân.
- Mức thu nhập bình quân đầu người: là mức GDP tính theo đầu người.
Như vậy, HDI phản ánh được ba mặt quan trọng của chất lượng cuộc sống con người là tuổi thọ, trình độ học vấn, trí tuệ qua giáo dục và GDP/ngưòi.
Nếu xã hội phát triển đồng bộ, cân đối, hài hoà cả ba mặt trên thi HDI sẽ cao và ngược lại. Tuy nhiên chỉ tiêu này không phan ánh được sự khác biệt của các chê độ xã hội, không phan ánh được nhiều mặt quan hệ xã hội của
50
cuộc sông. Vì vậy, HDI có thể là một chỉ tiêu tham khảo khi đánh giá sự tiến bộ xã hội của một nước.
b) Môi quan hệ giữa phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội Tăng trưởng và phát triển kinh tế là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội và ngược lại, tiến bộ xã hội thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tiến bộ xã hội là kết quả của sự phát triển kinh tế và mọi sự phát triển được coi là tiến bộ trước hết phải là sự phát triển thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Tiến bộ xã hội, xét về thực chất, là giải phóng và phát triển con người toàn diện, mà nhân tô" con người là chủ thể, là nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế bền vững.
Tiến bộ xã hội xác định rõ các nhu cầu xã hội, nhu cầu đòi sống cần phải đáp ứng. Những nhu cầu đó là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Đến lượt nó, phát triển kinh tế lại tạo ra những nhu cầu mới thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội về thực chất là mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất với sự phát triển của quan hệ sản xuất và của kiến trúc thượng tầng, tức là sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội. Trong đó, không phải chỉ có sự tác động một chiều của sự phát triển kinh tế, sự phát triển của lực lượng sản xuất đổi với sự phát triển của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, mà là mối quan hệ biện chứng. Tác động qua lại giữa quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng có thể có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
51
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích các yếu tô' cấu thành quá trình lao động sản xuất, trong đó yếu tố nào là quan trọng nhất, vì sao? 2. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vai trò của sản xuất của cải vật chất trong đòi sống xã hội. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các vấn đề này?
3ằ Phân tích nội dung của tái sản xuất xã hội, mối quan hệ giữa các khâu của tái sản xuất xã hội. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
4. Trình bày nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội. Mốỉ quan hệ và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn để này?
52
CHƯƠNG III
HÀNG HOÁ VÀ TIỀN TỆ
I. ĐIỂU KIỆN RA ĐÒI, ĐẶC TRƯNG VÀ
ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
l ệ Điểu kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá.
Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tê mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Sản xuất hàng hoá chỉ ra đồi, khi có đủ hai điều kiện sau đây:
a) Phăn công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.
Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do phân công lao động xã
53
hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song, cuộc sống của mỗi ngưòi lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau.
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. c. Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc Ấn Độ thời cổ, đã có sự phân công lao động khá chi tiết, nhưng sản phẩm lao động chưa trỏ thanh hàng hoá. Bởi vì tư liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm và từng nhóm sản xuất chuyên môn hoá cũng là của chung; công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thoả mãn nhu cầu. c. Mác viết: "Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mối đối diện với nhau như là những hàng hoá"1. Vậy muốn sản xuất hàng hoá ra đòi và tồn tại phải có điều kiện thứ hai nữa.
b) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sỏ hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sỏ hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho nViffng người sản xuất độc lập, đối lập vối nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy ngưòi này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác
1. c. Mác và Ph.Ãngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nõi. 1993, t. 23, tr. 72.
54
phải thông qua sự mua - bán hàng hoá, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá chỉ ra đòi khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điểu kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hoá.
2. Đặc trưng và ưu th ế của sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hoá ra đòi là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng "mông muội", xoá bổ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Sản xuất hàng hoá khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trưòng ngày càng mỏ rộng, môi liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá đã xoá bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất.
Sản xuất hàng hoá có đặc trưng và ưu thế như sau: - Do mục đích của sản xuất hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của người khác, của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng
55
sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
- Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mỏ" của các quan hệ hàng hoá tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trong nưóc và quốc tế ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đòi sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
II. HÀNG HOÁ
1. Hàng hoá và hai thuộc tính cùa hàng hoá
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con ngưòi và dùng để trao đổi với nhau. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau, nhưng hàng hoá đều có hai thuộc tính:
a) Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, ví dụ: cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất... Vật phẩm nào cũng có một sô' công dụng nhất định. Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sàn phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mdi. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dung là phạm trù vĩnh viễn.
Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuôc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân
56
ngưòi sản xuất/hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Trong kinh tê hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi. Ị - b) Giá trị hàng hoá:
Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi vối giá trị sử dụng khác.
Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc, vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau về chất, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo tỷ lệ nào đó.
Khi hai sản phẩm khác nhau (vải và thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung ấy không phải là giá trị sử dụng, tuy nhiên, sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Nhưng cái chung đó phải nằm ngay ở trong cả hai hàng hoá. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ còn một cái chung làm cơ sở cho quan hệ trao đổi. Đó là chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải hoặc thóc, những người sản xuất đều phải hao phí lao động. Chính hao phí lao động ẩn giấu trong hàng hoá làm cho chúng có thể so sánh được với nhau khi trao đổi. Chúng được trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, một sô" lượng vải ít hơn đổi lấy một lượng thóc nhiều hơn (1 m vải = 10 kg thóc); nhưng lượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng là ngang bằng nhau. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng
hoá ẩn giấu trong hàng hoá chính là cơ sở để trao đổi. Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất
57
chứa đựng trong đổ, thì nó không cố gia tn. ban phâm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao.
c) Môi quan hệ giữa hai thuộc tính
Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sỏ của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phạm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí cùa mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xả hội của hàng hoá.
Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối vối người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đốì vói người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoẳ mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho ngưòi sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nêu không thực hiện được giá trị, sẽ
thực hiện được giá trị sử dụng.
2* Tinh hai mặt của lao đông sản xuất hàng boẩ Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sà dụng
58
trị là do lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hoá. c. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
a) Lao động cụ thể
Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng. Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về bào, khoan, đục; phương tiện được sử dụng lă cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế.
Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thông phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào. cần chú ý rằng hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi.
b) Lao động trừu tượng
Lao động của ngưòi sản xuất hàng hoá, nếu coi là sự hao phí sức lực nói chung của con người, không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng. Lao động của người thợ mộc và lao động của
59
người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thê thi hoan toàn khác nhau, nhưng nếu gạt tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đểu phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người. Lac (tông trừu tượng chính là lao động hao phí đồng chất của con ngựdi. Lao động bao giờ cũng là-sự-hao phí sức lưc của con người xét về mặt sinh lý. Nhưng không phải sự hao phí sức lao động nào về mặt sinh lý cũng là lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hoá, do muc đích của sản xuất là để t*aa đếi-. Vì vậy, xuất hiện sự cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không thể so sánh được vói nhau thành một thứ lao động đồng chất, tức lao động trừu tượng. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị làm cơ sỏ cho sự ngang bằng trong trao đổiỗ Nếu không có sản xuất hàng hoá, không có trao đổi thì cũng không cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu tượng. Vì vậy, lao động trừu tương, là một phạm trù lieh sử riêng có của sản xuẩt .hàôg-huá.
ở đây không phải có hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hoá, nhưng lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất to lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự, giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược: khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay không thay đổi.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất
60
hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất như thế nào, sản xuất cái gì là việc riêng của mỗi ngưòi. Họ là người sản xuất độc lập, lao động của họ vì vậy có tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ sẽ biểu hiện của lao động tư nhân. Đồng thòi, lao động của mỗi người sản xuất hàng hoá, nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung, tức lao động trừu tượng, thì nó luôn là một bộ phận của lao động xã hội thông nhất, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội, nên lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
Trong nền sản xuất hàng hoá, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá "giản đơn".'Mâu thuẫn này biểu hiện:
- Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội chấp nhận. - Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng "sản xuất thừa" là mầm mống của mọi mâu thuẫri của chủ nghĩa tư bản.
3. Lượng giá trị hàng hoá. Nhân tô" ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá
a) Thời gian lao động xã hội cần thiết
Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Vậy lượng giá trị là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Đo lượng lao động bằng thước đo thời gian như: một giờ lao động, một ngày lao động... Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng do thòi gian lao động quyết định.
61
Trong thực tế, một loại hàng hoá đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuât do điêu kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá của họ khác nhau. Thòi gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt hàng hoá của từng người sản xuất. Nhưng lượng giá trị xã hội của hàng hoá không phải được tính bằng thời gian lao động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so vói hoàn cảnh xã hội nhất định. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết trùng hợf> với thời gian lao động cá biệt của những ngưòi cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá nào đó trên thị trường.
b) Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hoá Do thòi gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hoá cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi này tuỳ thuộc vào năng suất lao động và mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động. - Lượng giá trị hàng hoá thay đổi do tác động của năng suất lao động:
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, nó được tính băng sô lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thòi gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động xã hội càng tăng, thòi gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản
62
phẩm càng ít. Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với sô' lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Như vậy, muôn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động. Đến lượt năng suất lao động lại tuỳ thuộc vào nhiều nhân tô': trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối với lượng giá trị hàng hoá. Cưòng độ lao động là mức độ khẩn trương, căng thẳng của lao động. Khi cường độ lao động tăng, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian tăng và lượng sản phẩm được tạo ra tăng tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm không đổi. Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thòi gian lao động.
- Lượng giá trị hàng hóa, phụ thuộc vào tính chất của lao động, đó là: lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một ngưòi bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so vói lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được
63
nhân gấp bội lên. Để cho các hàng hoá do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hoá do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi ngưòi ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Như vậy, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.
c) Cấu thành lượng giá trị hàng hoá
Để sản xuất ra hàng hoá cần phải chi phí lao động bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và lao động sống. Vì vậy, lương giá tri hàng hoá được cấu thành bởi cả giá tri củajnhữn£ tư liêu sản xuất đã sử dụng để sản xuất hàng tioá, tức là giá trị cũ (ký hiệu là c) và hao phí lao động sông của người sản xuất trong quá trình tạo ra hàng hoá, tức là giá trị mới (ký hiệu là V + m). Giá trị hàng hoá = giá trị cũ tái hiện + giá trị mối. Ký hiệu: w = c+ v+ m.
III- TIỀN TỆ
1. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
a) Sự phát triển các hình thái giá trị
Hàng hoá là sự thông nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. về mặt giá trị sử dụng, tức hình thái tự nhiên của hàng hoá, ta có thể nhận biết trực tiếp được băng các giác quan. Nhưng vê' mặt giá trị, tức hình thái xã hội của hàng hoá, nó không có một nguyên tử vật chất nào nên không thể cảm nhận trực tiếp được. Nó chỉ bộc lộ ra trong quá trình trao đôi thông qua các hình thái biểu hiện cua nó. Lích sư cua tiên tệ chính là lịch sử phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao, từ hình thái giản đơn đên hình thái đầy đủ nhất là tiền tệ.
64
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc. Ở đây, giá trị của vải được biểu hiện ở thóc. Còn thóc là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. Với thuộc tính tự nhiên của mình, thóc trở thành hiện thân giá trị của vải. Sở dĩ như vậy vì bản thân thóc cũng có giá trị. Hàng hoá (vải) mà giá trị của nó được biểu hiện ở một hàng hoá khác (thóc) thì gọi là hình thái giá trị tương đối. Còn hàng hoá (thóc) mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hoá khác (vải) gọi là hình thái vật ngang giá. Hình thái vật ngang giá có ba đặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị; lao động cụ thể trỏ thành hình thức biểu hiện lao động trừu tượng; lao động tư nhân trỏ thành hình thức biểu hiện lao động xã hội. Hình thái giá trị tương đôi và hình thái vật ngang giá là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rồi nhau, đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị. Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định.
- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá khác. Tương ứng với giai đoạn này là hình thái đầy đủ hay mở rộng.
Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc hoặc
= 2 con gà hoặc
■ .= 0,1 chỉ vàng hoặc
65
Đây là sự mỏ rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngâu nhiên. Ở ví dụ trên, giá trị của một mét vải được biểu hiện ỏ 10 kg thóc hoặc 2 con gà hoặc 0,1 chỉ vàng. Như vậy, hình thái vật ngaiig giá đã được mở rộng ra ỏ nhiều hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định.
- Hình thái chung của giá tiị: vói sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn. Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, người có vải muốn đổi thóc, nhưng người có thóc lại không cần vải mà lại cần thứ khác. Vì thế, việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi. Trong tình hình đó, người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá mà nó được nhiều người ưa chuộng, rồi đem đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần. Khi vật trung gian trong trao đổi được cô" định lại ở thứ hàng hoá được nhiều người ưa chuộng, thì hình thái chung của giá trị xuất hiện.
Ví dụ: 10 kg thóc
hoặc 2 con gà = 1 m vải
hoặc 0,1 chỉ vàng
ở đây, tất cả các hàng hoá đều biểu hiện giá trị cùa mình ơ cùng một thứ hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung. Tuy nhiên, vật ngai\g giá chung chưa ổn định ở một thứ hàng hoá nào. Các địa phương khác nhau thì hàng hoá dùng làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.
- Hình thái tiên tệ: khi lực lượng sản xuất và phân công lao đọng xa hội phát triên hờn nữa, sản xuất hàng hoá và
thị trường ngày càng mở rộng, thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn, do đó đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thông nhất. Khi vật ngang giá chung được cô' định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị.
Ví dụ:
10 kg thóc'
1 m vải
2 con gà r tiền tệ).
= 0,1 chỉ vàng = vật ngang giá chung (Vàng trở thành
Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ở kim loại quý: vàng, bạc và cuối cùng là vàng, sở dĩ bạc và vàng đóng vai trò tiền tệ là do những ưu điểm của nó như: thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, không hư hỏng, với một lượng và thể tích nhỏ nhưng chứa đựng một lượng giá trị lớn. Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá, khi tiền tệ ra đòi thì thế giới hàng hoá được phân thành hai cực: một bên là các hàng hoá thông thưòng; một bên là hàng hoá (vàng) đóng vai trò tiền tệ. Đến đây giá trị các hàng hoá đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi được cố định lại.
b) Bản chất của tiền tệ
Vậy tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá đem trao đổi; nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những hgười sản xuất' hàng hoá.
67
21 Chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiển tệ
a) Các chức năng của tiền tệ
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo c. Mác tiền tệ có 5 chức năng:
- Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lưòng giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Đe đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sỏ của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tô" sau đây quyết định: + Giá trị hàng hoá.
+ Giá trị của tiền.
+ Ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá. Để làm chức năng thưóc đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Do đó, phải có đơn vị đo lưòng tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ó mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giông với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thưâc đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ
68
đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiên tệ thay đổi theo sự thay đổi của sô lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen.
- Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giói trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.
Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giói trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách ròi nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mông của khủng hoảng kinh tế.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưối hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Ngứời ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giả trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm ;ách giảm bốt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị đành Ìghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiên giấy.
69
Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia. - Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
- Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng ... Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thưốc đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nêu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
- Tiên tệ thê giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên 70
giói quốc gia thì tiến làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.
Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển củạ sản xuất và lưu thông hàng hoá.
b) Quy luật lưu thông tiền tệ
Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hoá, nó phục vụ cho sự vận động của hàng hoá. Lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau. Lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hoá. Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hoá bao giò cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. Sô' lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ. Quy luật này được thể hiện như sau:
V
Trong đó: M: sô' lượng tiền cần thiết trong lưu thông P: giá cả của đơn vị hàng hoá
Q: khôi lượng hàng hoá dịch vụ đưa vào lưu thông V: sô' vòng lưu thông của đơn vị tiền tệ.
Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện lưu thông, vừa làm chức năng phương tiện thanh tồán thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:
71
PQ - (PQh+PQk) + PQd
= ---------- V ---------
Trong đó: P.Q: tổng số giá cả hàng hoá và dịch vụ đem lưu thông
PQb: tổng giá cả hàng hoá bán chịu
PQk: tổng giá cả hàng hoá khấu trừ nhau^Ẳii
PQj: tổng giá cả hàng hoá đến kỷ thanh toán.
Quy luật lưu thông tiền tệ này là phổ biến đối với mọi nền kinh tế hàng hoá.
IV- QUY LUẬT GIÁ TRỊ
Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ỏ đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trịỗ
l ệ Nội dung của quy luật giá trị
Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hoá, mỗi ngưòi sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hoá không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng ngưòi sản xuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, ngưòi sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp vói mức chi phí mà xã hội chấp nhận được.
Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động 72
của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sỏ của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tô' này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trưòng của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
2. Tác dụng của^quy luật giá trị
a) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tô" sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác dụng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ỏ ngành đó vượt quá cầu, gi á cả hàng hoá giảm xuông, hàng hoá bán không chạy và :ó thể lỗ vôn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu tiẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào Igành có giá cả hàng hoá cao.
Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua ỉiá cả trên thị trường. Sự biến động của giả cả thị trưòng :ũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp tến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá hông suốt.
73
Như vậy, sự biến động của giá cả trên thị trựòng không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
b) Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suât lao động, lực lượng sản xuăt xã hội phát triển nhanh
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Nhưng do điểu kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ỏ thế có lợi, sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ỏ thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ võ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muôn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
c) Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuăt hàng hoá thành kẻ giàu người nghèo ;Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí laọ động xã hội cần thiet, nhơ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm
74
:hêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém :ỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó.
Tác dụng của quy luật giá trị có ý nghĩa: một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hoá xã hội thành kẻ giàu ngưòi nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
V. CẠNH TRANH VÀ QUAN HỆ CƯNG - CẦU l ế Cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hóa
Cạnh tranh là một khái niệm rộng, không những tồn tại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội. Trong kinh tế thị trường, các chủ thể hành vi kinh tế vì lợi ích riêng của bản thân mình mà tiến hành cạnh tranh với nhau. Canh tranh được hiểu là sư đấu tranh
giữa cáe chủ th ể hành, vi kinh tê'nhằm gịành lơi ích tối đa cho mình. Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chê thị trường. Nó là hiện tượng tự nhiên, tất yếu của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá, thì ỏ đó có cạnh tranh.
Vai trò của cạnh tranh được hiểu qua các chức năng của nó:
- Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt sản xuất xã hội và do đó làm cho sự phân bô" các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu. Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, do đó họ sẽ đầu tư vào nơi có lợi nhuận cao, tức là các nguồn lực kinh tế của xã hội sẽ được chuyển đến nơi mà chúng được sử dựtìg vối hiệu quả cao nhất.
75
- Cạnh tranh kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Người sản xuất nào có kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Do đó cạnh tranh là áp lực đối với người sản xuất, buộc họ phải cải tiến kỹ thuật, nhờ đó kỹ thuật và công nghệ sản xuất của toàn xã hội được phát triển.
- Cạnh tranh góp phần tạo nên cơ sở cho sự phân phối thu nhập lần đầu. Người sản xuất nào có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao sẽ có thu nhập cao; đồng thòi thông qua cạnh tranh nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng.
Cạnh tranh thường xảy ra mạnh được yếu thua, các chủ thể hành vi kinh tế thích ứng với thị trường sẽ tồn tại và phát triển; ngược lại, các chủ thể hành vi kinh tế không thích ứng với thị trường sẽ bị đào thải.
Cạnh tranh có nhiều loại, tuỳ theo giác độ nghiên cứu mà phân chia: cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành; cạnh tranh giữa bên mua và cạnh tranh giữa bên bán; cạnh tranh giá cả và cạnh tranh phi giá cả, V .V .. Để nghiên cứu hiệu lực của cơ chế thị trường, người ta chú ý đến cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranỉí không hoàn hảo. Thực tê cho thấy, ỏ đâu thiếu cạnh tranh lành mạnh hoặc có biểu hiện độc quyền thì ở đó thường bảo thủ, trì trệ, kém phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những mặt tiêu cực, thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như dùng những thủ đoạn vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích nhất cho mình gây tổn hại đến lợi ích của người khác, của tập thể, xã hội... như làm hàng gia, buôn lậu, trôn thuế, ăn cắp bản quyển.
2. Quan hệ cung - cầu
Trong nên kinh te thị trường, cung và cầu là những lực 76
lượng hoạt động trên thị trường, cầu được hiểu là nhu cầu của xã hội về hàng hoá được biểu hiện trên thị trường ỏ một mức giá nhất định, nó bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của dân cư. Nói cụ thể hơn, cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muôn mua ở mức giá nhất định. Những nhân tố ảnh hưởng tới cầu là thu nhập trung bình của ngưòi tiêu dùng, quy mô thị trường, giá cả và tình trạng các hàng hoá khác, khẩu vị hay sở thích, trong đó thu nhập của người tiêu dùng là quan trọng nhất.
Cung được hiểu là toàn bộ hàng hoá có trên thị trường và có thể đưa đến ngay thị trường ở một mức giá nhất định. Nói cụ thể hơn, cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn ở mức giá nhất định. Những nhân tố ảnh hưởng tới cung là chi phí sản xuất, đây là nhân tô' lớn nhất ảnh hưởng đến cung, giá cả và tình trạng các hàng hoá khác.
Giữa cung và cầu tồn tại một mối quan hệ biện chứng; sự tác động giữa chúng hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường, giá cả đó không thể đạt được ngay, mà phải trải qua một thòi gian dao động quanh vị trí cân bằng. Đó là thực chất của lý thuyết cung - cầu.
Tương quan cung cầu có những chức năng sau đây: - Tương quan cung và cầu chỉ rõ sản xuất xã hội được phát triển cân đôi đến mức độ nào. Bất kỳ một sự mất cân đổi nào trong sản xuất đều được phản ảnh vào trong tương quan giữa cung và cầu.
- Tương quan cung và cầu điểu chỉnh giá cả thị trường, chính xác hơn là điểu chỉnh độ chênh lệch giữa giá cả thị trường vối giá trị thị trường. Sự biến đổi của tương quan cung và cầu sẽ đẫn đến sự lên xuống của giá cả thị trường,
77
ngược lại, giá cả cũng ảnh hưởng trở lại đối với cung và cầu. Cầu biến đổi ngược chiểu vói giá cả thị trường và cùng chiều với mức thu nhập còn cung biến đổi ngược chiêu với giá cả đầu ra, nhưng cũng biến đổi ngược chiều với giá cả đầu vào.
- Khi hướng tới trạng thái cân bằng, cung và cầu tạo khả năng khôi phục những cân đối đã bị phá hoại trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự cân bằng cung - cầu là tạm thời, sự không cân bằng giữa cung và cầu là thường xuyên. Vì cung và cầu vốn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, mà các nhân tô' này luôn biến đổi, nên cung và cầu thường xuyên là không cân bằng. Chính điều này đã hình thành quá trình tác động lẫn nhau giữa cung, cầu, giá cả; quá trình này đưa đến sự cân bằng tạm thòi giữa cung và cầu. Như vậy trạng thái cân bằng cung - cầu là do quá trình mất cân bằng hình thành.
- Cung và cầu bảo đảm mối liên hệ giữa khâu đầu và khâu cuôi của quá trình tái sản xuất, tức là mốỉ quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng; đồng thòi, quan hệ cung và cầu còn biểu hiện quan hệ vê lợi ích giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa ngưòi bán và ngưòi mua.
VI- Sự RA ĐÒI CỦA PHƯƠNG THỨC
SẤN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1. Đ iểu kiện ra đời của phương thứ c sản x u ấ t tư bản chủ nghĩa
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh từ trong lòng phương thức sản xuất phong kiến. Nỉạtựng nó chỉ thực sự xuất hiện khi có đủ hai điều kiện sau:
- Phải tập trung một khối lượng tiền tệ tương đôì lón vào trong tay một số người, lượng tiền này đủ để bảo đảm cho họ mua tư liệu sản xuất xây dựng xí nghiệp và thụê mướn nhân công.
- Phải có những người tự do nhưng không có tư liệu sản xuất, buộc phải mang sức lao động của mình ra bán để kiếm sống.
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, sự tác động tự phát của quy luật giá trị đã làm phân hoá những người sản xuất hàng hoá. Một số người phát tài giàu lên nhanh chóng, họ đầu tư mở rộng sản xuất, thuê mướn nhân công và trở thành ông chủ tư bản. Những người khác không gặp may mắn bị vỡ nợ, phá sản trỏ thành lao động làm thuê.
Sự tác động phân hoá này của quy luật giá trị diễn ra chậm chạp, để tạo ra những điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản mà chỉ dựa vào tác dụng này của quy luật giá trị thì phải mất một thời kỳ lâu dài. Vì vậy, trong lịch sử của mình, giai cấp tư sản đã đẩy mạnh quá trình này bằng tích luỹ nguyên thuỷ. Đó là sự tích luỹ ban đầu của tư bản, nó được thực hiện bằng bạo lực tước đoạt hàng loạt những người sản xuất nhỏ, nhất là nông dân. Việc tưóc đoạt tư liệu sản xuất của ngưòi sản xuất nhỏ và ruộng đất của nông dân, một mặt tập trung tư liệu sản xuất vào tay các nhà tư bản, mặt khác biến những người sản xuất nhỏ, những ngưòi nông dân trở thành lao động làm thuê. Điển hình của quá trình này là ở nước Anh, giai cấp tư sản dựa vào nhà nước phong kiến dùng bạo lực đuổi nông dân ra khỏi đất đai của họ, biến đồng ruộng thành bãi chăn cừu. Đồng thòi ban hành các đạo luật hà khắc đê
buộc những người nông dân bị mất đất phải vào làm thuê trong các xí nghiệp tư bản.
79