🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình kiểm nghiệm thuốc Ebooks Nhóm Zalo SỞ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĨIÀO Đực-ĐÀOTẠO / ^ H f l M Ộ I GIÁO TRÌNH D ÙN G T R O N G C ÁC TRƯ Ờ NG T R U N G HỌ C C H U Y Ê N N G H IỆ P S Ở G IÁ O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O H À N Ộ I TS.DS. LÊ THỊ HẢI YẾN (Chủ biên) GIÁO TRÌNH KIỂM NGHIỆM THUỐC (Dùng trong các trường THCN) NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2007 Chủ biên TS.DS. LÊ THỊ HẢI YÊN Tham gia biên soạn DS. NGUYỄN NINH HẢI TS.DS. LÊ THỊ HẢI YÊN Lời giới thiêu A 7 ước ta đang bước vào thòi kỳ công nghiệp hóa, hiện 1 V đại hóa nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh, hiện đại. Trong sự nghiệp cách mạng to lớn đó, công tác đào tạo nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đ ại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rỗ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công ngliiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước và nhận tlĩức đúng đắn vê tầm quan trọng của chương trình, giáo trình đối với việc nâng cao chất lượiĩg đào tạo, theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 231912003, Úy ban nhân dân thành p h ố Hà Nội đã ra Quyết định sô' 5620/QĐ-ƯB clio phép Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đề án biên soạn chương trình, giáo trình trong các trường Trung học chuyên nghiệp (THCN) Hà Nội. Quyết định này thê hiện sự quan tâm sâu sắc của Thành ủy, UBND thành p liố trong việc nâng cao chất lưọiĩg đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Thủ đô. Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường THCN tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ 3 thống và cập nhật nhữìig kiến thức thực tiễn phù hợp với dối tượng học sinh THCN Hà Nội. Bộ giáo trình này ỉà tài liệu giảng dạy và học tập trong các trường THCN ở Hà Nội, đồng thời là tài liệu tham kháo hữit ích cho các trường có đào tạo các ngành kỹ thuật - nghiệp vụ và đông đảo bạn đọc quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề. Việc tổ chức biên soạn bộ chương trình, giáo trình này là một trong nhiều hoạt động thiết thực của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô đ ể kỷ niệm ‘ẳ50 năm giải phóng Thủ đô ”, “50 năm thành lập ngành ” và hướng tới kỷ niệm ‘ả1000 năm Thảng Long - Hà N ộ i”. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chân thành cảm ơn Thành ủy, UBND, các sỏ, ban, ngành của Thành phố, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, các giảng viên, các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm định và Hội đồng nghiệm thu các chương trình, giáo trình. Đ ảy là lần đầu tiên Sở Giáo dục và Đ ào tạo Hà Nội tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức c ố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, bất cập. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc đ ể từng bước hoàn thiện bộ giáo trình trong các lần tái bản sau. GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO 4 Lời nói đầu Kiểm nghiệm thuốc lù khâu quan frong không thể thiếu trong hệ thống quản lý chất lượng cùa thuốc và mỹplìi. . Kiểm nghiệm có mặt trong các công đoạn sản xuất (kiểm nghiệm nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), trong tồn trữ, lưu thông cũng như trong quá trình sử dụng thuốc... Cức kỹ thuật được sử dụng trong công tác kiểm nghiệm rất phong phú và đa dạng, thuộc các lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Sinh học... và đặc biệt là môn Phân tích định tính và Phân tích định lượng là hai môn học cơ sở cần thiết trong kiểm nghiệm thuốc. Giáo trình môn học Kiểm nghiệm thuốc do các giáo viên bộ môn Dược Trường Trung học Y tế Hà Nội biên soạn. Giáo trình biên soạn bám sát với mục tiêu và nội dung của chương trình khung đào tạo dược sĩ trung học do Bộ Y tế quy đinh. Giáo trình Kiểm nghiệm thuốc gồm 45 tiết lý thuyết (phần thực tập kiểm nghiệm với 56 tiết được trình bày trong giáo trình riêng) bao gồm 150 trang với 13 hủi, mỗi bùi dược chia thành 3 phần: Mục tiêu học tập, nội dung chính và cừu hỏi lượng giá sau mỗi bài học. Nội dung giáo trình cập nhật những thông tin, kiến thức mới kết Ì1ỢỊJ với đổi mới phương pháp biên soạn nhằm tạo tiền đề sư phạm đ ể giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy và học tích cực. Giáo trình Kiểm nghiệm thuốc là tài liệu chính thức đ ể sử dụng dạy và học cho đối tượng dược sĩ trung học trong các trường trung học chuyên nghiệp Hù Nội. Chúng tôi xin trân trọng câm ơn GVC.Cn. Trơn Tích, ThS. Nguyễn Thị Kiểu Anh, TlìS. Nguyễn Lủm Hồng đã tham gia phản biện giáo trình môn học Kiểm nghiệm thuốc. Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng nghiệm thu giáo trình, cảm ơn V kiến đóng góp của các chuyên gia, các thầy cô giáo. 5 Giáo trình Kiểm nghiệm thuốc chắc chắn còn có nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ỷ kiến của các chuyên gia, các đồng nghiệp, các thầy cô giáo và của các học sinh đ ể giáo trình môn học ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. CÁC TÁC GIẢ 6 Bài m ỏ đầu Mục tiêu môn học: - Trình bày nguyên tắc chung và một số phương pháp kiểm nghiệm thuốc được ghi trong Dược điển Việt Nam. - Kiểm nghiệm được một số nguyên liệu và dạng thuốc thông dụng. - Rèn luyện tác phong chính xác, trung thực ừong hoạt động nghề nghiệp. NỘI DUNG MÔN HỌC KlỂM n g h iệ m t h u ố c I. PHẨN LÝ THUYẾT (45 tiết) TT Tên bài học Số tiết 1 Đại cương về công tác kiểm tra chất lượng thuốc, mỹ phẩm 2 2 Công tác kiểm tra thuốc và mỹ phẩm 5 3 Các chất đối chiếu, thuốc thử, chỉ thị màu thường dùng trong 4 kiểm nghiệm. 4 Các phương pháp phần tích dụng cụ 8 5 Các xác định cơ bản trong kiểm nghiệm 2 6 Phương pháp chung xác định các chỉ số vật lý 4 7 Xác định giới hạn các tạp chất trong thuốc và trong dược liệu 3 8 Kiểm nehiệm thuốc bột, thuốc cốm 2 Kiểm nchiệm viên nén, viên nang 2 10 Kiểm nchiệm các dạns thuốc lỏng: tiêm, siro, nhỏ mắt, rượu 4 1 thuốc i 11 Kiểm nchiệm thuốc mỡ, thuốc kem 2 7 1 2 Kiểm nghiệm thuốc Đồng dược 2 13 Kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp vi sinh vật 4 rp /? Tống: 45 II. PHẨN THỰC HÀNH (56 tiết) TT Tên bài học Sô tiết 1 Pha dung dịch mẫu, dung dịch chuẩn, thuốc thử... 4 2 Xác định tạp chất trong thuốc 8 3 Xác định một số chỉ số vật lý của thuốc 4 4 Kiểm nghiệm thuốc bột, thuốc cốm 4 5 Kiểm nghiệm viên nén, viên nang 4 6 Kiểm nghiệm các dạng thuốc lỏng: tiêm, siro, nhỏ mắt, rượu 8 thuốc 7 Kiểm nghiệm thuốc mỡ, thuốc kem 4 8 Kiểm nghiệm thuốc Đông dược 4 9 Kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp vi sinh vật 8 10 Kiến tập ngoài trường 8 Tổng cộng: \ 6 8 Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG TÁC KIổM n g h iệ m THUỐC VÀ MỸ PHẨM Mục tiêu học tập: - Trình bày được khái niệm chất lượng thuốc và 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng thuốc (GMP, GLP, GSP). - Trình bày được hệ thống tổ chức, quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc ở Việt Nam. - Biết cách sử dụng Dược điển Việt Nam III. I. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG THUỐC VÀ MỸ PHAM 1ễ Khái niệm * Chất lượng thuốc và mỹ phẩm là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc và mỹ phẩm đó, được thể hiện ở mức độ phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật đã định trước tùy theo điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội... nhằm đảm bảo cho thuốc và mỹ phẩm đạt các mục tiêu sau: - Có hiệu lực phòng bệnh, chữa bệnh - Không có hoặc ít có tác dụng phụ có hại - Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã xác định - Tiện dùng và dễ bảo quản * Vai trò của thuốc và mỹ phẩm trong cuộc sống: - Thuốc là sản phẩm đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng, là thành phần không thể thiếu trong chính sách y tế quốc gia....Vì vậy, thuốc phải đảm bảo chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất, bảo quản, lưu thông, phân phối đến cho người sử dụng. - Mỹ phẩm là sản phẩm cao cấp để bảo vệ và chăm sóc sắc đẹp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng... 9 2. Các yếu tố ảnh hưỏng tới chất lượng thuốc Thuốc đảm bảo chất lượng khi đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: - Thuốc có chứa đúng các thành phần và tỷ lệ theo quy định của công thức đã được đăng ký và cấp phép. - Thuốc sản xuất theo đúng các quy trình đã đãng ký. - Nguyên liệu làm thuốc có độ tinh khiết đạt yêu cầu quy định - Thuốc được đóng gói trong các đồ đựng và đồ bao gói với nhãn thích hợp, đúng quy cách đã đăng ký. - Thuốc được bảo quản, phân phối, quản lý theo quy định để chất lượng đảm bảo trong suốt hạn dùng đã đăng ký. Để đạt các mục tiêu trên, cần có nhiều yếu tố, trong đó 3 yếu tố cơ bản phải đạt được là: thực hành tốt sản xuất (GMP), thực hành tốt kiểm nghiệm (GLP) và thực hành tốt bảo quản (GSP). Hình 1.1: Sơ đổ chiến lược đảm bảo chất lượng thuốc toàn diện 10 2.1. Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP - Good Manufacturing Practices) Bao gồm những quy định chặt chẽ và chi tiết về mọi mặt của quá trình sản xuất như: Tổ chức, nhân sự, cơ sở, tiện nghi, máy móc, trang thiết bị, kiểm tra nguyên phụ liệu, bao bì, đóng gói, kiểm tra bán thành phẩm và thành phẩm... nhằm mục đích đảm bảo thuốc được sản xuất một cách ổn định, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định an toàn cho người sử dụng (đúng sản phẩm, đúng hàm lượng, không bị ô nhiễm, không bị hư hỏng, đúng chai lọ, đúng nhãn, toàn vẹn bao bì...)- M uốn vậy, phải thực hiện được các yêu cầu cơ bản sau: Hình 1.2: Sơ đồ năm yếu tố cơ bản trong GMP 2ề2. Thực hành tốt kiểm nghiệm (GLP - Good Laboratory Practices) Bao gồm nhữnq quy định chặt chẽ và chi tiết các yếu tố tham gia vào quá trình kiểm tra chất lượng thuốc, nhằm đảm bảo kết quả có độ chính xác, đúng, khách quan. 2.3ắ Thực hành tốt bảo quản (GSP - Good Storage Practices) Bao gồm nhữne quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt cho việc tổn trữ, điều kiện bảo quản, xuất nhập nguyên phụ liệu, bao bì, chế phẩm, nhãn thuốc... Tất cả nhằm giám sát kiểm tra chặt chẽ để thuốc đảm bảo chất lượng đến người sử dụng. n. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KIỂM t r a c h ấ t l ư ợ n g t h u ố c Nhà nước giao cho Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý toàn diện chất lượng thuốc. Vì vậy hệ thốnq tổ chức quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc của ngành y tế được chia làm 3 phần: 11 - Hệ thống quản lý chất lượng thuốc - Hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc - Hệ thống thanh tra dược 1. Hệ thống quản lý chất lượng thuốc 1.1. Cục quản lý Dược Việt Nam Cục quản lý Dược Việt Nam là cơ quan được Bộ Y tế uỷ quyền thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng thuốc, có nhiệm vụ: - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về quản lý chất lượng thuốc và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt. - Xây dựng các văn bản pháp quy về tiêu chuẩn và chất lượng thuốe để bộ ban hành, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện. - Quản lý việc đăng ký tiêu chuẩn cơ sở, cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc. - Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP. - Cấp số đăng ký cho thuốc lưu hành tại thị trường VN. - Phối hợp với thanh tra Bộ Y tế thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra nhà nước về chất lượng và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng thuốc. l ắ2. Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thuốc ở địa phương Sở Y tế chỉ đạo quản lý toàn diện về chất lượng thuốc ở địa phương (thường uỷ quyền cho phòng nghiệp vụ dược) có nhiệm vụ: - Phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng thuốc ở địa phương. - Thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra nhà nước về chất lượng và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng thuốc trong phạm vi địa phương. 2. Hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc 2.1. Cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc của Nhà nước Viện kiểm nghiệm và phân viện kiểm nghiệm giúp Bộ Y tế quản lý chỉ đạo công tác kiểm tra chất lượng thuốc trong toàn quốc về mặt kỹ thuật, có nhiệm vụ: - Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về thuốc. 12 - Kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường. - Thẩm tra kỹ thuật, giúp Bộ Y tế xét duyệt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm để cấp đăng ký sản xuất và lưu hành thuốc ở Việt Nam. - Phát hành các chất chuẩn và chất đối chiếu dùng trong kiểm nghiệm. - Làm trọng tài về chất lượng khi có tranh chấp khiếu nại về chất lượng thuốc. - Xây dựng các tiêu chuẩn cho các phòng kiểm nshiệm thuốc, kiểm tra công nhận các phòng kiểm nghiệm trong cả nước. - Kiểm tra việc kiểm nghiệm thuốc theo tiêu chuẩn trong phạm vi toàn quốc. 2.2. Hệ thống tự kiểm tra chất lượng ở các cơ sở Phòng kiểm nghiệm, phòng KCS (phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm) hay tổ kiểm nghiệm có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng thuốc được thực hiện tại cơ sở. Tuỳ theo quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh, bệnh viện mà lập phòng kiểm nghiệm để tự kiểm tra chất lượng thuốc. 3Ễ Hệ thống thanh tra dược Cùng các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thuốc thực hiện chức năng kiểm tra thanh tra nhà nước về chất lượng thuốc được tổ chức từ trung ương tới địa phương. IIIẳ DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 1. Giới thiệu Dược điển Việt Nam Dược điển Việt Nam là tập hợp các tiêu chuẩn nhà nước (TCVN) về thuốc (hoá dược, các chế phẩm, huyết thanh, dược liệu, chế phẩm đông dược...). Mỗi tiêu chuẩn còn gọi là một chuyên luận. Dược điển Việt Nam được gọi tên theo lần xuất bản tuân theo quy tắc lần sau phủ nhận lần trước: - Dược điển Việt Nam I: Gồm 638 chuyên luận tân dược và 284 chuyên luận đông dược (tập 1 xuất bản 1970, bổ sung năm 1977, tập 2 đông dược được xuất bản lần 1 vào 1983). - Dược điển Việt Nam II: Gồm 357 chuyên luận tân dược, 64 chuyên luận đông dược và 32 chuyên luận vaccin, tập 1 (1990), tập 2 (1991) và tập 3 (1994). - Dược điển Việt Nam III: Có 821 chuyên luận bao gồm 342 chuyên luận hoá dược và các chế phẩm, 276 chuyên luận dược liệu, 37 chuyên luận chế 13 phẩm đông dược, 47 chuyên luận về chế phẩm sinh học, 119 chuyên luận chung và 500 chuyên luận về hoá chất và thuốc thử, xuất bản năm 2002. Đặc biệt, Dược điển Việt Nam III đã đưa vào nhiều chuyên luận các kỹ thuật phân tích hiện đại bao gồm phương pháp sắc ký lớp m ỏng, sắc ký khí, HPLC, quang phổ IR, u v - VIS.... Ngoài ra còn có nhiều chuyên luận mới như các chuyên luận chung về dạng bào chế, phép thử nội độc tố, thử độ hoà tan, vi sinh vật... 2. Giới thiệu nội dung chính của một số chuyên luận 2.1. Các chuyên luận về hóa dược và các chế phẩm - Tên hóa dược hoặc chế phẩm theo danh pháp Việt Nam và Latin - Công thức hóa học hoặc thành phần - Các phản ứng định tính, định lượng, xác định tạp chất, bảo quản... 2.2. Các chuyên luận huyết thanh và vaccin - Tên huyết thanh hoặc vaccin theo danh pháp Việt Nam và Latin - Định nghĩa, sản xuất - Các kiểm định huyết thanh hoặc vaccin: nhận dạng, độc tính bất thường, độc tính đặc hiệu, vô khuẩn... - Bảo quản, hạn dùng, nhãn. 2.3. Các chuyên luận dược liệu - Tên dược liệu theo danh pháp Việt Nam và Latin - Bộ phận dùng, m ô tả, chế biến - Các phản ứng định tính, định lượng, độ ẩm ..ế - Công năng chủ trị, cách dùng và liều dùng, bảo quản. 3. Giới thiệu phụ lục trong Dược điển Việt Nam III Dược điển Việt Nam III gồm 14 phụ lục như sau: 3.1. Phụ lục 1 Gồm 18 chuyên luận cụ thể về các tiêu chuẩn kiểm nghiệm các dạng thuốc cụ thể: Cao thuốc, cồn thuốc, dung dịch, potio, siro, thuốc bột, thuốc cốm, thuốc dán, thuốc đạn và thuốc trứng, thuốc mỡ, thuốc nang, thuốc nhỏ mắt, thuốc rửa mắt, thuốc viên nén, thuốc tiêm, thuốc hoàn, rượu thuốc, thuốc thang. 14 3.2. Phụ lục 2 Gồm 10 chuyên luận cụ thể về: Các chất đối chiếu, các dung dịch chuẩn độ, các dung dịch đệm, các dung dịch mẫu, cân và xác định khối lượng, cỡ bột và rây, dụng cụ đo thể tích, hóa chất và thuốc thử, phễu lọc thủy tinh xốp, các chất chỉ thị. 3ề3. Phụ lục 3 Gồm 4 chuyên luận cụ thể về: Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến, phương pháp quang phổ hồng ngoại, phương pháp quang phổ huỳnh quang, phương pháp quang phổ nguyên tử phát xạ và hấp thụ. 3.4. Phụ lục 4 Gồm 4 chuyên luận cụ thể về: Phương pháp sắc ký giấy, phương pháp sắc ký khí, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, phương pháp sắc ký lớp mỏng. 3.5. Phụ lục 5 Gồm 21 chuyên luận cụ thể về: Xác định các chất không bị xà phòng hóa, xác định chỉ số acid, xác định chỉ số acetyl, xác định chỉ số ester, xác định chỉ số hydroxyl, xác định chỉ số iod, xác định chỉ số khúc xạ, xác định chỉ số peroxyd, xác định chỉ số pH, xác định chỉ số xà phòng hóa, xác định độ nhớt của chất lỏng, xác định độ trong của dung dịch, xác định góc quay cực và góc quay cực riêng, xác định lưu huỳnh dioxyd, xác định khối lượng riêng và tỷ trọng, xác định mất khối lượng do làm khô, xác định màu sắc của dung dịch, xác định nhiệt độ đông đặc, xác định nhiệt độ nóng chảy, khoảng nóng chảy và điểm nhỏ giọt, xác định nhiệt độ điểm sôi và khoảng chưng cất, đốt trong oxygen. 3.6. Phụ lục 6 Gồm 15 chuyên luận cụ thể về: Định lượng aldehyd, định lượng cineol trong tinh dầu, định lượng các kháng sinh họ penicilin bằng phương pháp iod, định lượng các steroid bằng tétrazolium, định lượng nitrogen trong hợp chất hữu cơ, định lượng nước bằng thuốc thử Karl Fisher, xác định hàm lượng methanol và propan - 2 - ol, định lượng vitamin A, phương pháp chuẩn độ đo ampe, phương pháp chuẩn độ bằng nitrit, phương pháp chuẩn độ complexon, phương pháp chuẩn độ đo điện thế, phương pháp chuẩn độ trong môi trường khan, phương pháp phân tích acid amin, xác định hàm lượng ethanol. 15 3.7ề Phụ lục 7 Bao gồm 9 chuyên luận cụ thể về: Các phản ứng định tính, định tính các penicilin, phản ứng màu của các penicilin và các cephalosporin, thử giới hạn các tạp chất, xác định tro không tan trong acid, xác định tro tan trong nước, thử giói hạn carbon monoxyd trong khí y tế. 3.8. Phụ lục 8 Bao gồm 9 chuyên đề cụ thể về: Giới hạn cho phép về thể tích, nồng độ, hàm lượng thuốc, phép thử độ đồng đều hàm lượng, phép thử độ đồng đều khối lượng, phép thử độ hòa tan của viên nén và viên nang, phép thử độ rã của viên nén và viên nang, phép thử độ rã của viên bao tan trong ruột, rửa dụng cụ thủy tinh, xác định giới hạn tiêu phân. 3.9. Phụ lục 9 Bao gồm 10 chuyên luận cụ thể về: Định lượng taninoid trong dược liệu, định lượng tinh dầu trong dược liệu, xác định các chất chiết được trong dược liệu, xác định tạp chất lẫn trong dược liệu, xác định tỷ lệ vụn nát của dược liệu, xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chưng cất với dung môi, lấy mẫu dược liệu, định tính dược liệu và các chế phẩm bằng kính hiển vi, phương pháp chế biến dông dược, xác định chỉ số trương nở. 3.10. Phụ lục 10 Bao gồm 10 chuyên luận cụ thể về: Phân tích thống kê kết quả thử nghiệm sinh học, phép thử histamin, phép thử nội độc tố vi khuẩn, thử các chất hạ áp, thử chất gây sốt, thử độc tố bất thường, thử giới hạn nhiễm khuẩn, thử vô khuẩn, xác định hiệu quả kháng khuẩn của chất bảo quản, xác định hoạt lực thuốc kháng sinh bằng phương pháp thử vi sinh vật. 3.11. Phụ lục 11 Gồm 2 chuyên đề cụ thể về: Các phương pháp tiệt khuẩn, chỉ thị sinh học dùng cho tiệt khuẩn. 3.12. Phụ lục 12 Bao gồm 6 chuyên đề cụ thể về: Đồ đựng bằng thủy tinh dùng cho chế phẩm dược, độ bền đối với nước ở mặt trong đồ đựng, đổ đựng bằng kim loại cho thuốc m ỡ tra mắt, đổ đựng và nút bằng chất dẻo, đồ đựng bằng chất dẻo cho những chế phẩm không phải thuốc tiêm, đổ đựng bằng chất dẻo cho chế “ i T r 16 phẩm tiêm, đổ đựng bằng chất dẻo cho chế phẩm nhỏ mắt, bộ dây truyền dịch, nút cao su dùng cho chai đựng dung dịch tiêm truyền. 3.13. Phụ lục 13 Bảng nguyên tử lượng các nguyên tố. 3.14ệ Phụ lục 14 Bao gồm 34 chuyên luận cụ thể về: Xác định độ sống của vaccin BCG, xác định độ chân không của vaccin BCG, xác định độ phân tán của vaccin BCG, kiểm tra tính an toàn vaccin BCG, kiểm tra đậm độ vi khuẩn ho gà bằng bộ soi độ đục, kiểm tra độc tính bất thưòng của vaccin bại liệt uống, kiểm tra tính vô khuẩn áp dụng cho các chế phẩm vaccin và sinh phẩm, môi trường dùng để phát hiện vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí và nấm, phát hiện mycobacteria gây bệnh (an toàn đặc hiệu), điện di miễn dịch đối với huyết thanh miễn dịch, kiểm tra tính an toàn chung vaccin và sinh phẩm, kiểm tra chất gây sốt trong vaccin và sinh phẩm, kiểm tra chất lượng môi trường thioglycolat, phương pháp lấy mẫu và lưu mẫu, xác định hiệu giá của huyết thanh kháng độc tố bạch hầu, xác định hiệu giá của huyết thanh kháng độc tố uốn ván, xác định hiệu giá của huyết thanh kháng dại, xác định nitrogen toàn phần của vaccin và sinh phẩm bằng thuốc thử Nessler, thử nghiệm nhận dạng thành phần bạch hầu - uốn ván - ho gà trong vaccin DTP, thử nghiệm phát hiện độc tính thần kinh tồn dư trong vaccin bại liệt uống, xác định công hiệu của giải độc tố uốn ván hoặc thành phần uốn ván trong vaccin DTP, xác định công hiệu của giải độc tố bạch hầu hoặc thành phần bạch hầu trong vaccin DTP, xác định công hiệu thành phần ho gà trong vaccin DTP, xác định íormaldehyd tự do trong vaccin và sinh phẩm, xác định hàm lượng natri clorid với sự có mặt của protein, xác định hàm lượng nhôm (Al3+) trong vaccin và sinh phẩm, xác định hàm lượng phenol trong vaccin và sinh phẩm, xác định hàm lượng chất bảo quản thimerosal trong vaccin và sinh phẩm, xác định hiệu lực vaccin dại theo phương pháp Habel, xác định nitrogen trong vaccin dại fluenzalida bằng thuốc thử Nessler, xác định pH của vaccin và sinh phẩm, xác định hàm lượng protein toàn phần của vaccin và sinh phẩm bằng phương pháp Lowry. 4. Ví dụ một chuyên luận trong Dược điển Việt Nam III NANG PIRO XICAM Capsulae piroxicam i: Là viên nang chứa piroxicam. 17 * Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận chung “Thuốc nang” (Phụ lục 1.11) và các yêu cầu sau đây: - Hàm lượng piroxicam C | 5 H | 3 N3 0 4S từ 92,5 đến 107,5% so với lượng ghi trên nhãn. - Tính chất Nang cứng, bột thuốc trong nang trắng hoặc vàng nhạt, không mùi. - Định tính A. Phổ hấp thụ của dung dịch thu được ờ phần định lượng trong khoảng từ 250nm đến 400nm có một cực đại ở 334nm. B. Trong phần tạp chất liên quan, vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch (2) phải có giá trị R f và màu sắc tương ứng với vết thu được trên sắc ký đồ cùa dung dịch (3). - Nước Không được quá 8,0% (Phụ lục 6 .6 ) - Độ hoà tan (Phụ lục 8ệ4) + Thiết bị kiểu cánh khuấy. + Môi trường hoà tan: 900ml dung dịch acid hydrocloric 0,1N. + Tốc độ quay: 100 vòng/ phút. + Thời gian: 45 phút. + Cách tiến hành: Pha loãng dung dịch thử sau khi lọc với dung dịch acid hydrocloric 0,1N (nếu cần) để có nồng độ khoảng lO^g/ml. + Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng lOmg piroxicam chuẩn cho vào bình định mức lOOml, thêm 20ml methanol (TT) để hoà tan, pha loãng bằng nước cất đến vạch, lắc đều. Lấy chính xác lOml dung dịch này cho vào bình định mức lOOml khác, pha loãng bằng dung dịch acid hydrocloric 0.1N đến vạch, lắc đều. + Đo độ hấp thụ của dung dịch thử và chuẩn ở bước sóng 242nm (Phụ lục 3.1), cốc đo dày lcm . Dùng dung dịch acid hydrocloric 0,1N làm mẫu trắng (hoặc có thể lấy A (1%, lcm ) ở bước sóng 242nm là 386 để tính hàm lượng chất giải phóng được). + Yêu cầu: Không ít hơn 70% lượng C1 5 H 1 ?N3 0 4 S so với lượng ghi trên nhãn được hoà tan trong 45 phút. 18 - Tạp chất liên quan + Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 4.4) + Bản mỏng: Silicagen GF2 5 4 đã hoạt hoá. + Dung môi khai triển: Toluen - acid acetic (90:10). + Dung dịch (1): Hoà tan một lượng bột viên tương ứng 80mg pừoxicam trong 25ml dicloromethan (TT), lọc, bốc hơi dịch lọc đến khô. Hoà tan cặn trong 2ml dicloromethan (TT). + Dung dịch (2): Lấy lm l dung dịch (1) pha loãng thành 20ml với dicloromethan (TT). + Dung dịch (3): Dung dịch chứa 0,20% (kl/tt) piroxicam chuẩn trong dicloromethan (TT). + Dung dịch (4): Lấy 2ml dung dịch (2) pha loãng thành 50ml với dicloromethan (TT). + Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 7,5jil mỗi dung dịch (1), (2),(3),(4). Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254nm. Bất kỳ vết nào ngoài vết chính có trên sắc ký đồ của dung dịch ( 1 ) phải không được đậm hơn vết có được trên sắc ký đồ của dung dịch (4) (0,2%). - Định lưựng Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình của bột thuốc trong nang, nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng với lOmg piroxicam, chuyển vào bình định mức lOOml, thêm 70ml dung dịch acid hydrocloric 0,1M trong m ethanol (TT), lắc siêu âm 10 phút, làm nguội, thêm cùng dung môi tới vừa đủ, trộn đều và lọc. Bỏ 15ml dịch lọc đầu, hút chính xác 5ml dịch lọc cho vào bình định mức lOOml pha loãng tới vừa đủ thể tích với cùng dung môi và trộn đều. Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng 334nm (Phụ lục 3.1), dùng mẫu trắng là dung dịch aciđ hydrocloric 0,1M trong methanol. Tính hàm lượng C l5 H l3 N3 0 4S theo A (1%, lcm ); lấy 856 là giá trị A (l% , lcm ) ở bước sóng 334nm hoặc tiến hành song song với mẫu chuẩn trong cùng điều kiện. - Bảo quản Đựng trong lọ nút kín hoặc ép trong vỉ bấm, để nơi mát, tránh ánh sáng. - Hàm lượng thường dùng: lOmg, 20mg. 19 Tự lượng giá * Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 4 bằng cách điển từ hoặc cụm từ vào chỗ trống: 1. Chất lượng thuốc và mỹ phẩm là tổng hợp các...... (A).....của thuốc (mỹ phẩm) đó, được thể hiện ở.........(B)......... với những yêu cầu kỹ thuật đã định trước tùy theo điều kiện xác định về kinh tê, kỹ thuật, xã hội... A....... ...................... B................................... 2. Kể tên 3 yêu tô' cơ bản trong chiến lược đảm bảo chất lượng toàn diện là: A. Thực hành tốt sản xuất (GMP) B... c ..... .............................. 3. Hệ thống tổ chức quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc của ngành Y tế được chia làm 3 phần: A............................... B............................... c. Hệ thống thanh tra Dược 4. Dược điển Việt Nam được gọi tên theo..... (A)...... tuân theo quy tắc lần sau..........(B).......lần trước. A.......................... B.......................... * Phân biệt đúng, sai cho các câu hỏi từ 5 đến 10 bằng cách đánh dấu V vào cột Đ cho câu đúng, cột s cho câu sai: TT Nội dung s 5 Mỹ phẩm không phải là thuốc nên không chịu sự quản lý chất lượng của ngành Y tế. 6 Dược điển Việt Nam III phủ nhận Dược điển Việt Nam I, II 7 Viện Kiểm nghiệm có nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về thuốc. 8 GLP là thưc hành tốt sản xuất. 9 Xí nghiệp dược có phòng kiểm nghiệm để tự kiểm tra chất lượng thuốc trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. 10 Dược điển Việt Nam III đã đưa vào nhiều chuyên luận kỹ thuật phân tích hiên đai: sắc ký lớp mỏng, HPLC... 20 * Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 11 đến 15 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đẩu câu được chọn: 11. Theo anh (chị) cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc của nhà nước có nhiệm vụ làm trọng tài về chất lượng khi có tranh chấp khiêu nai về chất lượng thuốc là: A. Phòng kiểm nghiệm D. Viện kiểm nghiệm B. Tổ kiểm nghiệm thuốc E. Cục quản lý dược c. Trạm kiểm nghiệm 12. Theo anh (chị) Dược điển Việt Nam bao gồm các chuyên luận về thuốc với các tiêu chuẩn đạt: A. Tiêu chuẩn cơ sở D. Tiêu chuẩn Dược điển B. Tiêu chuẩn ngành E. Tiêu chuẩn Việt Nam c. Tiêu chuẩn Bộ Y tế 13. Theo anh (chị) cơ quan nhà nước kiểm tra chất lượng thuốc ở địa phương là: A. Viện kiểm nghiệm D. Phòng kiểm nghiệm B. Phân viện kiểm nghiệm E. Tổ kiểm nghiệm c. Trạm kiểm nghiệm 14. Theo anh (chị) cơ quan quản lý chất lượng thuốc ở địa phương là: A. Cục quản lý dược D. Trạm kiểm nghiệm B. Viện kiểm nghiệm E. Công ty dược c. Phòng nghiệp vụ dược 15. Theo anh (chị), Dược điển Việt Nam III được phát hành chính thức vào năm: A .2000 D .2005 B .2002 E .1994 c. 2004 21 Bài 2 CÔNG TÁC KIỂM n g h iệ m t h u ố c v à m ỹ PHẨm Mục tiêu học tập: - Trinh bày được nội dung cơ bản của công tác kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm. - Trình bày được nội dung chính của thực hành kiểm nghiệm tốt. - Biết cách trả lời kết quả kiểm nghiệm và ghi phiếu kiểm nghiệm theo đúng tiêu chuẩn. Iằ KHÁI NIỆM VỀ KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ MỸ PHAM Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm là việc phân tích m ột mẫu thuốc, mỹ phẩm đại diện cho một lô sản phẩm đó bằng các phương pháp lý, hóa, sinh học... đã được tiêu chuẩn hóa, rồi đối chiếu với tiêu chuẩn chất lượng đã quy định cho mẫu thuốc, mỹ phẩm đó để kết luận xem lô sản phẩm đó có đạt hay không đạt theo tiêu chuẩn để quyết định có được đưa vào sử dụng hay không. Trong Dự thảo chính sách thuốc quốc gia Việt Nam có quy định: ‘T á í cá các thuốc và nguyên liệu làm thuốc đều phải được kiểm nghiệm xác định chất lượng, nếu đạt tiêu chuẩn quy định mới được đưa vào sử dụng”. n. CÁC NỘI DƯNG CHÍNH CỦA KIỂM n g h iệ m t h u ố c v à m ỹ PHAM Để kết quả kiểm nghiệm được chính xác, đòi hỏi phải làm tốt 3 công tác: - Lấy mẫu kiểm nghiệm đạt chất lượng. - Thực hành phân tích, đánh giá kết quả tốt. - Viết phiếu trả lời. 22 1. Lây mẫu kiểm nghiệm 1.1. Một số khái niệm - Lô thuốc: Là một lượng thuốc xác định của cùng một loại sản phẩm được sản xuất trong một chu kỳ nhất định đáp ứng yêu cầu GMP, được coi là đồng nhất và được ghi bằng số lô của cơ sở sản xuất trên nhãn các bao bì. - Tổng thể: Là toàn bộ các đơn vị sản phẩm được xét. Tuỳ theo từng trường hợp tổng thể có thể là một lô, một số lô hay một quá trình sản xuất. - Đơn vị bao gói: Là dạng bao gói sản phẩm lặp lại trong lô (thùng, hộp...) - Đơn vị đóng gói: Là dụng cụ đóng gói trực tiếp sản phẩm (chai đựng thuốc, vỉ thuốc...) - Đơn vị sản phẩm: Là đối tượng quy ước hoặc cụ thể của một lượng sản phẩm nhất định (viên thuốc, ống thuốc, lg...) -M ẫu: Là một số đơn vị sản phẩm lấy từ tổng thể để thử và được dùng làm cơ sở để có những thông tin quyết định về tổng thể đó. Số đơn vị sản phẩm có trong lô gọi là cỡ lô, số đơn vị có trong mẫu gọi là cỡ mẫu. - Mẩu ban đầu: Là một lượng sản phẩm của lô thuốc được lấy trong một lần ở một hay nhiều đơn vị bao gói, mỗi bao gói lấy một lần. - Mẫu riềng: Là một lượng sản phẩm được lấy từ mẫu ban đầu đã được gộp lại và trộn đều của một bao gói. - Mẫu chung: Là một lượng sản phẩm được lấy từ nhiều mẫu riêng của từng đon vị bao gói gộp lại và trộn đều. - Mẫu trung bình thí nghiệm: Là một lượng sản phẩm được lấy từ mẫu chung dùng để tiến hành các phép thử quy định. - Mầu lưu: Được lấy từ mẫu trung bình thí nghiệm hay từ mẫu ban đầu tương đương với lượng mẫu thử. Mẫu lưu dùng để lưu lại khi cần thiết hoặc để làm các thí nghiệm trọng tài. 1.2. Các điều kiện cần lưu ý khi lấy mẫu - Nơi lấy m ẫu: Tại noi chứa sản phẩm, môi trường xung quanh không được gây nhiễm bẩn hoặc tác động làm thay đổi tính chất của mẫu và ngược lại không để mẫu tác động xấu đến môi trường. - Người lấy mẫu: Phải là người có chuyên môn nhất định và đáp ứng được yêu cầu của quá trình lấy mẫu. 23 - Phải quan sát kiểm tra sơ bộ lô hàng (phân loại nếu cần), nhận xét và phải ghi vào biên bản lấy mẫu. - Dụng cụ lấy mẫu: Sạch khô, đáp ứng yêu cầu cần lấy mẫu - Đổ đựng mẫu: Đáp ứng yêu cầu lấy mẫu (sạch, không làm hỏng mẫu, khô, có nhãn ghi chép đầy đủ..ỗ) - Thao tác lấy mẫu: Phải thận trọng, tỉ mỉ, quan sát cẩn thận... - Phương thức lấy mẫu: Người lấy mẫu phải tự tay lấy mẫu, ghi nhãn làm biên bản, đóng gói niêm phong bảo đảm và bảo quản mẫu. Đặc biệt lưu ý phải lấy chữ ký xác nhận của đơn vị được lấy mẫu. 1.3. Tiến hành lấy mẫu Việc lấy mẫu phải đảm bảo tính khách quan, đại diện cho được chất lượng của thuốc cần lấy kiểm tra. Quy trình lấy mẫu có thể tóm tắt theo sơ đồ 2.1. Sau khi lấy mẫu, người lấy mẫu tự tay niêm phong, bao gói và lập biên bản lấy mẫu. Biên bản và bao gói phải có chữ ký xác nhận của người lấy mẫu và cơ sở được lấy mẫu. Cỡ mẫu: Số bao gói trong lô lấy ra để tạo mẫu ban đầu tính theo công thức: n = 0,4N 1/2 Trong đó: n: Số bao gói lấy ra N: Số đơn vị bao gói cuối cùng trong lô Khi N > 100 lưu ý nmax < 30 Khi N < 100 có thể dùng bảng 2.1. Bảng 2.1 : Cách tính sô'mẫu cần lấy N n 1 - 1 0 1 1 1 -4 0 2 41 -8 0 3 81 - 1 0 0 4 * Lấy mưu sản phẩm lủ chất rắn (hạt, bột, viên): 24 - Trường hợp sản phẩm trong 1 bao gói: Trước khi lấy mẫu phải xem sản phẩm có đổng nhất hay không. Lấy mẫu ban đầu tại 3 vị trí khác nhau: trên, giữa, dưói. Sau đó trộn thành mẫu chung. Dàn đều mẫu chung thành lớp phẳng hình chữ nhật dày không quá 2cm, chia mẫu thành 2 đướng chéo, bỏ 2 phần đối diện, trộn đều 2 phần còn lại và chia liên tiếp cho đến khi lượng mẫu còn lại tương ứng với 2 - 4 lần mẫu thử cần lấy (đó là mẫu trung bình). Chia đều mẫu trung bình thành các mẫu lưu và mẫu kiểm nghiệm. - Trường hợp sản phẩm đóng trong nhiều bao gói: Lấy mẫu ban đầu theo công thức nêu trên. * Lấy mẫu là sản phẩm lỏng: - Trường hợp sản phẩm trong 1 bao gói: Nếu sản phẩm không đồng nhất thì phải khuấy đều trước khi lấy mẫu. Nếu sản phẩm đồng nhất thì lấy mẫu ở bất kỳ vị trí nào cũng được. Nếu sản phẩm đựng trong thùng lớn thì dùng dụng cụ đặc biệt để lấy mẫu tại 3 vị trí khác nhau: Trên, giữa, dưới của lớp chất lỏng (mẫu ban đầu). - Trường hợp sản phẩm trong nhiều bao gói: Lấy mẫu ban đầu theo công thức nêu trên. * Lấy mẫu là thuốc mỡ, bột nhão: Tiến hành lấy mẫu như các sản phẩm lỏng, nhưng lưu ý mẫu chung phải khuấy trộn đều cẩn thận để thu được một hỗn hợp đồng nhất. 25 Hình 2.2: Sơ đồ ì CI y mẫu thuốc (mỹ phẩm) đ ể kiểm nghiệm 2. Tiến hành kiểm nghiệm 2.1. Nhận mẫu Bộ phận nhận mẫu của cơ quan kiểm nghiệm phải kiểm tra xem mẫu có đáp ứng đủ các yêu cầu sau không: - Mẫu phải được lấy theo đúng các thủ tục quy định - Mẫu phải được đóng gói niêm phong và có nhãn ghi đủ các thông tin cần thiết (nhãn gốc, tên thuốc, số lô sản xuất, tên tiêu chuẩn yêu cầu kiểm tra...) - Các mẫu do thanh tra lấy về phải có kèm biên bản lấy mẫu - Các mẫu giữ phải kèm công văn hoặc giấy giới thiệu - Nếu mẫu xin phép sản xuất phải kèm các tài liệu theo quy định thuốc xin đăng ký sản xuất. - Nếu mẫu nhận qua đường bưu điện, phải kiểm tra kỹ niêm phong sau đó báo lại cho nơi gửi mẫu. Chỉ sau khi nhận được ý kiến trả lời của nơi gửi mẫu mới tiến hành kiểm nghiệm. 26 2.2. Kiểm nghiệm và xử lý kết quả Công việc này do bộ phận kỹ thuật thực hiện, kiểm nghiệm càng sớm càng tốt. Thông thường gồm các nội dung sau: - Chuẩn bị tài liệu: Theo TCVN hoặc theo TCCS... - Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, máy... đáp ứng đủ yêu cầu mà tiêu chuẩn quy định. Bố trí thí nghiệm một cách hợp lý để có đủ mẫu làm và không làm nhiễm bẩn hoặc biến chất các mẫu cần thử. - Tiến hành các thí nghiệm phân tích theo tiêú chuẩn. - Người làm kiểm nghiệm phải có cuốn sổ ghi chép đầy đủ các số liệu khi tiến hành thí nghiệm, sổ này gọi là sổ tay kiểm nghiệm viên và được coi là chứng từ gốc của các số liệu sau này công bố trên phiếu trả lời kết quả kiểm nghiệm (phiếu kiểm nghiệm). - Xử lý các số liệu thực nghiệm để quyết định xem các chỉ tiêu đã thử theo tiêu chuẩn đạt hay không đạt yêu cầu. + Cần lặp lại ít nhất 2 lần, lấy giá trị trung bình đối với phân tích định lượng hoặc phép đo vật lý. + Khi kết quả thu được không rõ ràng, có sai lệch lớn thì đổi tay kiểm nghiệm viên, làm 2 lần nữa. Nếu kết quả của 2 kiểm nghiệm viên không trùng khớp thì cần tìm nguyên nhân, xem xét bình luận kết quả và ghi vào phiếu. + Khi hoàn thành thử nghiệm, kiểm nghiệm viên tự cho đánh giá và ghi kết luận về chất lượng của mẫu thử nếu mẫu đạt yêu cầu. Nếu mẫu sai khác với tiêu chuẩn thì cần đổi tay kiểm nghiệm viên, nếu kết quả lần 2 phù hợp với lần 1 thì thủ trưởng ra quyết định, nếu không lặp lại thì thủ trưởng đơn vị đưa ra kết luận. 2.3. Hồ sơ tài liệu - Sổ tay kiểm nshiệm viên cần ghi lại đầy đủ quá trình thử nghiệm. - Hồ sơ phân tích cần được ghi chép đầy đủ, bao gồm cả phổ, sắc ký đồ và được gửi lưu. - Hồ sơ kiểm nghiệm và các hồ sơ khác như tiêu chuẩn chất lượng, hiệu chuẩn thiết bị cũng phải được lưu giữ. - Phiếu kiểm nghiệm hoặc phiếu phân tích cần đầy đủ thông tin. 2.4. Lưu mẩu Mẫu lưu phải được đánh số cùng với số đăng ký mẫu thử cùng loại, nhưng 27 có nhãn riêng với chữ “Lưu mẫu” và bảo quản trong điểu kiện theo quy định chungệ Các mẫu có hạn dùng phải lưu tiếp 3 tháng kể từ khi hết hạn. 3. Viết phiếu trả lời kết quả Bằng phiếu kiểm nghiệm hay phiếu phân tích. Phiếu kiểm nghiệm là văn bản pháp lý của tổ chức kiểm tra chất lượng thuốc, xác nhận kết quả kiểm nghiệm theo tài liệu kỹ thuật hợp pháp của một mẫu thuốc. Phiếu phân tích là văn bản pháp lý xác nhận kết quả phân tích của một hay nhiều tiêu chí trong tiêu chuẩn kỹ thuật của một mẫu thuốc. Do vậy, sau khi hoàn thành các thí nghiệm và xử lý số liệu, đánh giá kết quả, kiểm nghiệm viên phải viết vào phiếu trả lời nội bộ (chưa phải phiếu chính thức), ký tên chịu trách nhiệm và đưa cho cán bộ phụ trách phòng duyệt lại, tnróc khi đưa lãnh đạo duyệt lần cuối, sau đó trả lời chính thức bằng phiếu của cơ quan kiểm nghiệm (gọi là phiếu kiểm nghiệm hay phiếu phân tích). Nội dung của một phiếu kiểm nghiệm phải có: - Phần tiêu đề (bao gồm tên cơ quan kiểm nghiệm, số phiếu kiểm nghiệm, tên mẫu kiểm nghiệm, lý lịch mẫu kiểm nghiệm...). - Các chỉ tiêu thử và kết quả. - Kết luận cuối cùng về mẫu thuốc kiểm nghiệm. - Ngày, tháng năm kiểm nghiệm. - Thủ trưởng cơ quan ký tên và đóng dấu. (Xem mẫu trang sau) 28 B ộ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN KIEM n g h iệ m Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 48 Hai Bà Tnmg - -------------- -----— Hoàn Kiếm - Hà Nội PHIẾU KIỂM NGHIỆM Số kiểm nghiệm: 352 - 04 TP Số phiếu: M ẫu kiêm nghiệm : VIÊN NANG PIROXICAM Nơi sản xuất: Công ty dược phẩm Hà Nội (HAPHARCO) Số lô: 05/04804 Hạn dùng: 08/2007 Ngày lấy mẫu: 17/08/2004 T h ử theo: Dược điển Việt Nam III Yêu cầu kiểm nghiệm: Kiểm tra chất lượng Tình trạng mẫu khỉ nhận và mở niêm phong: Thành phẩm đóng trong vỉ, 01 vỉ + 01 toa/hộp, SKS rõ, đúng quy định, nhãn đúng quy chế. YÊU CẦU KẾT QUẢ 1. Tính chất: Nang nhẵn bóng, không méo mó, bột thuốc bên trong đồng nhất. Ị 2. Đinh tính: Chế phẩm phải đáp ứng phép thử định tính của Piroxicam 3. Nước: K hôns quá 8,0% 4. Độ đổng đều khối lượnc: Khối lượng trung bình viên + 7,5% 5. Độ hoà tan: K hôns ít hơn 70% lượng C1 5H 1 3N3 0 4S so vói lượne ghi trên nhãn được hoà tan trong 45 phút 6 . Định lượng: Hàm lượng Piroxicam từ 92,5 đến 107,5% so với lượng shi trên nhãn Đạt Đúng Đạt (6,5%) Đạt Đạt (75%) Đạt (99,2%) KẾT LUẬN: Mẫu thử viên nang Piroxicam số lô 05/040804 đạt yêu cầu kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam. Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2004 Thủ trường cơ quan (Ký tên và đóng dấu) 29 III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA THỰC HÀNH KlỂM n g h i ệ m t ố t Để đảm bảo được chất lượng, công tác kiểm nghiệm thuốc là một mắt xích rất quan trọng trong toàn bộ dây chuyền từ khi sản xuất cho tới khi thuốc đến tay người tiêu dùng. Kết quả kiểm nghiệm không những có ý nghĩa về mặt kỹ thuật m à còn có ý nghĩa về mặt pháp lý hành chính vì là căn cứ để đưa ra quyết định về số phận của cả lô thuốc. Thực hành kiểm nghiệm tốt (GLP) là tập hợp những yếu tố cần thiết, những yêu cầu tối thiếu về mặt nghiệp vụ và kỹ thuật cho các phòng kiểm nghiệm thuốc vận hành và hoạt động để đảm bảo cho sản phẩm của nó - các chứng chỉ về chất lượng mẫu thuốc - được chính xác và đáng tin cậy để làm căn cứ cho các quyết định về quản lý chất lượng thuốc. Để thu được kết quả kiểm nghiệm chính xác và đáng tin cậy, phản ánh đúng bản chất chất lượng của mẫu thử, GLP đưa ra các yêu cầu, nguyên tắc cần tuân thủ áp dụng ở phòng kiểm nghiệm thuốc. Các nội dung này đã được thể hiện trong nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” được Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 1570/2000/QĐ - BYT ngày 22/5/2000, bao gồm: 1. Nhân sự Các nhân viên phải được đào tạo và huấn luyện về chuyên m ôn để có thể thực hiện được các nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao. Các nhân viên phải mặc trang phục theo quy định, phải được kiểm tra sức khỏe thường xuyên. 2. Cơ sở vật châ't chung Phải có diện tích làm việc phù hợp với yêu cầu đặt ra. Theo Tổ chức Y tế thế giới, quy mô các phòng thí nghiệm có thể xếp thành 2 loại: * Phòng thí nghiệm cấp ỉ: Tương đương với viện hay phân viện - Diện tích: Từ 400m 2 trở lên - Số phòng: Gồm nhiều phòng chuyên môn hóa như phòng vật lý, hóa lý, kiểm nghiệm sinh vật, kiểm nghiệm vi sinh vật... - Nhân sự: 8 - 10 người/phòng - Số lượng mẫu phân tích: 1.500 - 2.500 mẫu/năm * Phòng thí nghiệm cấp //. Tương đương với các trạm kiểm nghiệm có thể gồm 1 hay nhiều phòng. 30 - Diện tích: 60 m 2/phòng - Nhân sự: 5 - 10 người - Số lượng mẫu phân tích: 200 - 300 mẫu/năm Cơ sở thí nghiệm phải không bị nhiễm bẩn do môi trường hoặc các bộ phận lân cận khác, đảm bảo vệ sinh, được chiếu sáng, thông gió tốt... 3. Trang thiết bị - Trang thiết bị phải đáp ứng được các yêu cầu thực nghiệm. - Thiết bị được đặt ở vị trí thích hợp. - Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng, chuẩn hóa. - Có nội quy vận hành, hướng dẫn sử dụng. 4. Cơ sở vật chất cho các phép thử - Các phép thử phải có quy trình chuẩn hóa được viết chi tiết - Mọi hóa chất, thuốc thử, chất chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu quy định. 5. Quy định về quy trình và hướng dẫn kiểm nghiệm - Quy trình và hướng dẫn kiểm nghiệm phải rõ ràng, chính xác, được chuẩn hóa và được lãnh đạo cơ quan duyệt thông qua. - Kiểm nghiệm viên tiến hành kiểm nghiệm phải báo cáo một cách chi tiết những hiện tượns gặp phải trong quá trình làm với người phụ trách. 6. Quy trình báo cáo kết quả Phải báo cáo đầy đủ và chỉ rõ mục đích của phép thử nghiệm, nơi thử nghiệm, tên mẫu thử, ngày thử, phương pháp áp dụng, người thử, phương pháp thống kê và xử lý số liệu, kết quả, bàn luận, kết luận, ký xác nhận, nơi lưu mẫu... IV. XỬ LÝ K ẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Khi tiến hành đo lường tronc kiểm nghiệm, các kết quả thu được thường mắc phài sai số ngẫu nhiên, sai số hệ thốns, sai sô' thô...Trong thực tê đo lường còn tùy thuộc vào xác suất bắt gặp mà ta yêu cầu. Ví dụ giá trị thực của mẫu đo sẽ nằm tronc khoảng giá trị nào đó với xác suất bắt gặp là 90%, 95c/c hay 99c/c... Do vậy phải sử dụng thêm xác suất thống kê và một số phương pháp khác để xử lý số liệu thực nchiệm. 31 V. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG Trong công tác kiểm nghiệm thuốc phải tuân theo m ột số quy định chung: 1. Tên theo danh pháp tên Việt Nam, sau là tên Latin và tên thông dụng khác nếu có. 2. Đơn vị đo lường phải sử dụng theo đúng yêu cầu của cơ quan đo lường nhà nước Việt Nam. 3. Khái niệm “cân chính xác” là cân trên cân phân tích có độ nhạy đến 0,1 mg. Khái niệm “lấy khoảng” có nghĩa là lấy một lượng với độ chênh không quá ± 10% so với yêu cầu. Khái niệm “đến khối lượng không đổi” nghĩa là xử lý chế phẩm đến khi sai giữa 2 lần cân kế tiếp nhau < 0,5mg. 4. Nồng độ phần trăm (%) khi không có chỉ dẫn được hiểu là% KL/TT 5. Độ tan theo quy ước: M ột ch ất dễ tan K hi hoà tan lg chất Dưới lm l D ung môi Rất tan 1 - lOml Tan 99 > 10- 30ml 9* Hơi tan 99 > 3 0 - lOOml Khó tan 99 > 1 0 0 - l.OOOml Rất khó tan 9»> 1.000 - lO.OOOml Thực tế không tan 99 > lO.OOOml ** 6 . Nhiệt độ biểu thị bằng độ bách phân, ký hiệu °c theo quy ước: Nhiệt độ chuẩn: 20°c Nước nóng: 70 - 80°c Nhiệt độ thường: 20 - 30°c Nước cách thủy: 98 - 100°c Nước ấm: 40 - 50°c Nhiệt độ nơi bảo quản: Rất lạnh: < - 10°c Nóng: 35 - 40°c Lạnh: 2 -1 0 °C Rất nóng: > 40ùc Mát: 10 - 20°c Nung đỏ: ~ 400ừc Nhiệt độ phòng: 20 - 35°c Đỏ thẫm: ~ 600°c Nhiệt độ phòng có điều nhiệt: 20 - 25°c Đỏ trắng: > 900°c 32 7. Hàm lượng: Nếu trong chuyên luận không giới hạn thì có nghĩa hàm lượng không được quá 1 0 1 ,0 % 8 . Khi thử độ tinh khiết, nếu phát hiện thấy tạp chất lạ không ghi trong chuyên luận thì phải ghi vào kết quả thử. Tự lượng giá * Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 7 bằng cách điển từ hoặc cụm từ vào chỗ trống: 1. Hệ thống thanh tra dược trong Dự thảo chính sách thuốc quốc gia Việt Nam có quy định: “Tất cả các thuốc và nguyên liệu làm thuốc đều phải được....(A).... Xác định chất lượng, nếu đạt.....(B)......mới được đưa vào sử dụng”. A............................ B.............................. 2. Mầu ban đầu là một lượng......(A)..... của lô thuốc được lấy trong....(B)... ở một hay nhiều đơn vị bao gói, mỗi bao gói lấy một lần. A.......................... B.......................... 3. Mẫu riêng là một lượng sản phẩm được lấy từ...... (A)..... đã được gộp lại và........ (B).......của một bao gói. A............................ B............................ 4. Mẩu lưu được lấy từ mẫu trung bình thí nghiệm hay từ mẫu...(A).....tương đương với lượng mẫu thử. Mầu lưu dùng để...........(B)...... khi cần thiết hoặc để làm các thí nghiệm trọng tài. A............................ B............................ 5. Kết quả kiểm nghiệm không những có ý nghĩa về mặt kỹ thuật mà còn có ý nghĩa về mặt (A)......vì là căn cứ để đưa ra quyết định về........(B).... của cả lô thuốc. A......................... B......................... 6. Theo Tổ chức Y tế thế giới, quy mỏ các phòng thí nghiệm có thể xếp thành 2 loại: 33 A.............................. B.............................. 7. Để kết quả kiểm nghiệm được chính xác, đòi hỏi phải làm tốt 3 công tác: A................................. B................................ c. Viết.phiếu trả lời * Phân biệt đúng, sai cho các câu hỏi từ 8 đến câu 20 bằng cách đánh dấu vào cột Đ cho câu đúng, cột s cho câu sai: TT Nội dung s 8 Mẫu lưu có hạn dùng phải lưu lại sau khi hết hạn 3 tháng. 9 Mẫu lưu và mẫu thí nghiệm phải cùng một lô, mẻ sản phẩm. 10 Không cần phải niêm phong vào bao gói mẫu. 11 Thao tác lấy mẫu phải thận trọng, tỉ mỉ, chính xác... 12 Kết quả kiểm nghiệm không được xử lý số liệu thực nghiệm. 13 Phải tiến hành các thí nghiệm phân tích theo tiêu chuẩn. 14 Phiếu kiểm nghiệm phải có dấu và chữ ký của giám đốc cơ quan hoặc đơn vị kiểm nghiệm. 15 Sổ sách, phiếu kiểm nghiệm phải được lưu giữ ít nhất 1 năm. 16 Trang thiết bị kiểm nghiệm phải định kỳ kiểm tra, chuẩn hóa và bảo dưỡng. 17 Bảo quản ở nhiệt độ phòng là nhiệt độ từ 20 - 25°c. 18 Một chất thực tế không tan trong nước có nghĩa là không hề tan trong nước với bất cứ tỷ lệ nào. 19 Đơn vị đo lường phải tuân theo yêu cầu của cơ quan đo lường nhà nước Việt Nam. 20 Khi kiểm nghiệm độ tinh khiết, nếu phát hiện tạp chất lạ phải ghi vào kết quả thử.. 34 * Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 21 đến 26 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu được chọn: 21. Theo anh (chị), khi lấy mẫu ban đầu của sản phẩm là chất rắn trong một bao gói phải lấy tại vị trí: A. Trên D. Trên, dưới và giữa B. Trên và dưới E. Lấy tại vị trí nào cũng được c. Dưới và giữa 22. Theo anh (chị), các mẫu lưu có hạn dùng phải lưu tiếp sau khi hết hạn dùng với thời gian là: A. 1 tháng D. 6 tháng B. 2 tháng E. 1 năm c. 3 tháng 23. Sổ sách, phiếu kiểm nghiệm phải được lưu giữ ít nhất là: A. 6 tháng D. 3 năm B. 1 năm E. 5 năm c. 2 năm 24. Theo anh (chị), phiếu kiểm nghiệm của xí nghiệp dược phải có chữ ký của: A. Kỹ thuật viên D. Giám đốc xí nghiệp dược B. Dược sĩ E. Trưởng phòng kiểm tra chất lượng c. Trưởng phòng kinh doanh 25. Theo anh (chị), một chất tan trong nước có nghĩa là 1 g chất đó phải tan hoàn toàn trong lượng dung môi có thể tích là: A. Dưới 1ml D. >10-30m l B. 1 - 10ml E. > 30 - 100ml c. >10 - 20ml 26. Theo anh (chị), khi bảo quản thuốc ở nơi mát có nghĩa là phải bảo quản ở nhiệt độ: A. 2 - 10°c D. 20 - 35°c B. 10-20° E. 25 - 35°c c. 20 - 25°c 35 B à i 3 CÁC CHẤT ĐỐI CHIẾU, THUỐC THỬ, CHỈ THỊ MÀU THƯỜNG DÙNG TRONG KlỂM n g h iệ m Mục tiêu học tập: - Trình bày được cách pha các chất đối chiếu, thuốc thử, chỉ thị màu thường dùng trong kiểm nghiệm. - Xác định được khoảng chuyển màu của các chất chỉ thị màu đã học. I. CÁC CHẤT ĐỐI CHIẾU 1. Định nghĩa Chất đối chiếu là chất đồng nhất đã được xác định là đúng để dùng trong các phép thử đã được quy định về hóa học, vật lý và sinh học. Trong các phép thử, các tính chất của chất đối chiếu được so sánh với các tính chất của chất cần thử. Chất đối chiếu phải có độ tinh khiết phù hợp với mục đích sử dụng. Chất đối chiếu thường được dùng trong các phép thử sau: - Định tính bằng phương pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoạiệ - Định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến, quang phổ huỳnh quang. - Các phép thử định tính tạp chất và định lượng bằng phương pháp sắc ký. - Định lượng bằng phương pháp vi sinh vật. - Các phép chuẩn độ thể tích, phân tích trọng lượng. - Các phép thử sinh học. - Một số phép thử khác có hướng dẫn trong các chuyên luận riêng. 36 2ế Cách sử dụng chất đối chiếu - Để đáp ứng mục đích sử dụng, chất đối chiếu phải được bảo quản, theo dõi và sử dụng đúng. Theo quy định thông thường, chất đối chiếu phải được đựng trong bao bì gốc, kín, có nhãn rõ ràng, được thường xuyên bảo quản ở nhiệt độ thấp, tránh ánh sáng và ẩm. Nếu cần có chế độ bảo quản đặc biệt khác thì có hướng dẫn ghi trên nhãn. - Trước khi mở bao gói để dùng, chất đối chiếu cần được để một thời gian để đạt tới nhiệt độ phòng thí nghiệm. - Các phép thử được tiến hành đổng thời trên mẫu thử và trên mẫu đối chiếu đã được chuẩn bị trong cùng một điều kiện ghi trong chuyên luận. - Nếu trên nhãn của chất đối chiếu không có chỉ dẫn phải làm khô và nếu trong phép thử riêng của chuyên luận không chỉ định phải làm khô thì có thể sử dụng ngay chất đối chiếu mà không phải làm khô. Trong trường hợp cần hiệu chỉnh lại lượng cân của chất đối chiếu do khối lượng bị giảm khi làm khô hoặc do hàm lượng nước. M ất khối lượng do làm khô hoặc do hàm lượng nước được xác định theo hướng dẫn trong chuyên luận của thuốc tương ứng. Khi chất đối chiếu có nước kết tinh, có thể có hướng dẫn đặc biệt trong một phép thử riêng. - Nếu không thể thực hiện được việc xác định hàm lượng nước của chất đối chiếu bằng phương pháp chuẩn độ (phương pháp Karl Fischer) và nếu chuyên luận thuốc tương ứng không có phép thử mất khối lượng do làm khô thì nên làm khô chất đối chiếu trên một chất hút ẩm thích hợp để chuyển khối lượng cân của chất đối chiếu thành chất khan (trừ khi có hướng dẫn khác). - Dược điển Việt Nam cho phép sử dụng các chất đối chiếu quốc gia Việt Nam được thiết lập, bảo quản và phân phối tại Viện Kiểm nghiệm theo sự phân công của Bộ Y tế. Những chất đối chiếu quốc tế, khu vực hay quốc gia khác được sử dụng sẽ do Bộ Y tế quy định. II. THUỐC THỬ 1. Quy định chung về thuốc thử Các thuốc thử được quy định trong Dược điển Việt Nam III, phụ lục 2, mục 2 . 8 . Thuốc thử là nhữns dung môi, hoá chất... được sử dụng để phân tích 37 định tính, định lượng, thử độ tinh khiết, kiểm nghiệm thuốc. Vì vậy thuốc thử phải có chất lượng phù hợp để kết quả phân tích thu được có độ đúng và độ tin cậy cao. Các quy định chung về thuốc thử: - Thuốc thử phải có độ tinh khiết và hàm lượng chính xác được quy định theo Dược điển Việt Nam III. - Các thuốc thử mua về phải để nguyên nhãn gốc, trong trường hợp ra lẻ phải ghi lại đầy đủ những thông tin như nhãn gốc và người ra lẻ phải ký. - Thuốc thử được pha trong phòng thí nghiệm phải ghi rõ tên thuốc thử, nồng độ hàm lượng, người pha và ngày pha. Các dung dịch pha loãng từ dung dịch gốc cũng phải ghi nhãn đầy đủ và kèm theo thông tin về nguồn gốc. - Nước cất và nước khử ion được coi như một thuốc thử, vì vậy cần phải thận trọng để tránh làm nước bị nhiễm bẩn trong quá trình cung cấp và phân phối. Phải kiểm íra định kỳ chất lượng nước cất ít nhất m ột tháng m ột lần. - Nếu không cần thiết không nên vận chuyển thuốc thử từ nơi này đến nơi khác. Nên vận chuyển thuốc thử ở dạng đóng gói ban đầu. - Các dung dịch thuốc thử phải được pha chế trong dụng cụ thuỷ tinh có độ chính xác cao (chuẩn nếu có) và theo đúng quy định ghi trong Dược điển hoặc quy trình đã được duyệt. 2. Chuẩn bị thuốc thử trong phòng thí nghiệm - Phải quy định trách nhiệm rõ ràng cho người được phân công chuẩn bị thuốc thử trong phòng thí nghiệm. - Tiến hành pha theo các bước đã được quy định trong quy trình đã thông qua, theo Dược điển Việt Nam hoặc theo các tiêu chuẩn khác. - Phải được ghi chép vào sổ pha chế thuốc thử và ghi rõ pha theo tài liệu nào, ngày pha, chất lượng sau khi pha. Nếu người pha thuốc thử không dịch được các tài liệu tiếng nước ngoài thì người dịch phải ký vào các tài liệu dịch. 3Ệ Một số thuốc thử thường dùng 3.1ễ Acỉd acetic - Acid acetic băng: CH3 COOH ptl. 60,1 Acid acetic kết tinh được. Dùng loại tinh khiết phân tích, chất lỏng không 38 màu, mùi hăng cay, khối lượng riêng khoảng l,05g/m l, điểm đông đặc: khoảng 16°c. Hàm lượng CH3 COOH không được nhỏ hơn 98,0% (kl/kl). - D ung dich a c id a cetic X M Pha loãng 57 X ml (60 X g) acid acetic băng với nước vừa đủ l.OOOml. - Acid acetic (dung dịch acid acetic 30% - dung dịch acid acetic 5M) Pha loãng 30g acid acetic băng (TT) với nước vừa đủ 100ml. Hàm lượng CH,COOH khoảng 29,0 - 31,0%. - Acid acetic loãng (dung dịch acid acetic 12% - dung dịch acid acetic 2M). Pha loãns 12g acid acetic băng (TT) với nước vừa đủ 100ml. Hàm lượng CH3 COOH khoảng 11,5 - 12,5%. - Dung dich acid acetic 6%. Lấy 100ml dung dịch acid acetic 30% (TT), pha loãng nước vừa đủ 500ml. - Acid acetic khan + Acid acetic băng dùns trong chuẩn độ môi trường khan phải có hàm lượng CH;COOH khôn2 ít hơn 99,6% kl/kl. + Tỷ trọng ở 20°C: Từ 1,052 đến 1,053 + Điểm sôi: 117°c đến 119°c + Hàm lượne nước: không được quá 0,4% (kl/kl). Xác định bằng phương pháp Karl Fischer. Nếu hàm lượng nước lớn hơn 0,4% có thể làm khan bằng cách cho thêm anhydrid acetic (cứ 7ml anhyđrid acetic cho mỗi gam nước). Cất hỗn hợp, thu lấy phần sôi ở khoảng 118 - 120°c hoặc đun sôi hổi lưu trong vòng 2 0 phút. + Bảo quản: Tránh ánh sáns. 3.2. Bạc nitrat - Bạc nitrat A eN O ? ptl. 169,87 Dùng loại tinh khiết phàn tích. Tinh thể không màu hay màu trắng, chuyển thành màu xám. nâu hay đen khi để neoài ánh sána và có mặt của chất hĩru cơ. - Dung dịch bạc nitrat 5%. Hoà tan 5g bạc nitrat (TT) trong nước và thêm nước vừa đủ 100ml. Bảo quản tronc lọ thủy tinh màu có nút mài. - Dung dịch bạc nitrat 4,25%. Hoà tan 4,25g bạc nitrat (TT) trong nước và thêm nước vừa đủ 100ml. Bảo quản trong lọ thủy tinh màu có nút mài. 39 - Dung dịch bạc nitrat 4%. Hoà tan 4g bạc nitrat (TT) trong nước và thêm nước vừa đủ lOOml. Bảo quản trong lọ thủy tinh màu có nút mài. - Dung dịch bạc nitrat 2%. Hoà tan 2g bạc nitrat (TT) trong nước và thêm nước vừa đủ lOOml. Bảo quản trong lọ thủy tinh màu có nút mài. 3.3Ể Natri hydroxyd - Natri hyclroxyd NaOH ptl. 40,00 Dùng loại tinh khiết phân tích có chứa hàm lượng kiềm toàn phần không nhỏ hơn 97% tính theo NaOH và không được quá 2,0% Na2COv Cục trắng hay thỏi hình trụ, dễ hút ẩm. Bảo quản trong đổ đựng kín. - Dung dịch natri hydroxyd 40% (dung dịch natri hydroxyd 10M). Hòa tan 400g natri hydroxyd (TT) trong nước và để nguội, thêm nước vừa đủ l.OOOml. Để lắng và gạn lấy phần trong. Bảo quản trong lọ thủy tinh nút kín bằng nút cao su. - Dung dịch natri hydroxyd 30%. Hòa tan 300g natri hydroxyd (TT) trong nước và để nguội, thêm nước vừa đủ l.OOOml. Để lắng và gạn lấy phần trong. Bảo quản trong lọ thủy tinh nút kín bằng nút cao su. - Dung dịch natri hydroxyd 20% (dung dịch natri hydroxyd 5M). Hòa tan 200g natri hydroxyd (TT) trong nước và để nguội, thêm nước vừa đủ l.OOOml. Để lắng và gạn lấy phần trong. Bảo quản trong lọ thủy tinh nút kín bằng nút cao su. - Dưng dịch natri hydroxyd 2M. Hoà tan 80g natri hydroxyd (TT) trong nước và để nguội, thêm nước vừa đủ 1 .OOOml. - Dung dịch natri hydroxyd 10%. Hòa tan lOOg natri hydroxyd (TT) trong nước và để nguội, thêm nước vừa đủ l.OOOml. Đế lắng và gạn lấy phần trong. Bảo quản trong lọ thủy tinh nút kín bằng nút cao su. - Dung dịch natri hydroxyd loãng. Hòa tan 8,5g natri hydroxyd (TT) trong nước và để nguội, thêm nước vừa đủ lOOml. - Dung dịch natri hydroxyd 5%. Hòa tan 5g natri hydroxyd (TT) trong nước và để nguội, thêm nước vừa đủ lOOml. - Dung dịch natri hydroxyd 2%. Hòa tan 2g natri hydroxyd (TT) trong nước và để nguội, thêm nước vừa đú lOOml. 40 III. CÁC CHẤT CHỈ THỊ 1ẽ Khoảng chuyển màu của một sô chất chỉ thị acid - bazơ Khoảng pH và sự chuyển màu của một số chất chỉ thị acid - bazơ và màu sắc của chúng được biểu thị ở bảng 3.1. Bảng 3.1: Khoảng pH và sự chuyển màu của một sô'chất chỉ thị TT Ten chat chi thiKhoảng pH chuyên màuMàu chuyển 1 Do ere sol 0 ,2 - 1 , 8 Đỏ - Da cam 2 Xanh thymol 1 ,2 - 2 , 8 Đỏ - Vàng 3 Da cam methyl 3,0 - 4,6 Đỏ - Vàng 4 Xanh bromophenol 2,8 - 4,6 Vàng - Tím lo nhạt 5 Do congo 3 ,0 -5 ,0 Lam - Đò 6 Luc bromocresol 3 ,6 -5 ,2 Vàng - Lam 7 Do methyl 4,4 - 6,0 Đỏ - Vàng 8 Xanh bromothymol 6,0 - 7,6 Vàng - Lam 9 Do trung tinh 6 , 8 - 8 , 0 Đỏ - Da cam 1 0 Do phenol 6 , 8 - 8,4 Vàng - Đỏ 1 1 Phenolphtalein 8 ,2 - 1 0 , 0 Không màu - Hồng 1 2 Thymolphtalein 9,3 - 10,5 Không màu - Lam 2. Một số chỉ thị màu thường dùng 2.1ẽ Da cam methyl: C | 4 H l4 N3 NaO,S ptl. 327,3 Helianthin 4 - Dimethylaminazobenzen - 4 ’- natri sulfonat Bột kết tinh màu da cam, đôi khi có ánh nâu. Khó tan trong nước, dễ tan trone nước nóng, khôns tan trong ethanol. Vùng chuyển màu: pH từ 3,0 (đỏ) đến 4,4 (vàng). * Dunq dịch dư cam methyl (CT): Hoà tan 0 ,lg da cam methyl trong SOml nước và thêm ethanol 96% vừa đủ 100ml. 41 Thử độ nhạy: Lấy lOOml nước không có carbon dioxyd, thêm 0,1 ml dung dịch da cam methyl (CT), hỗn hợp có màu vàng. Khi thêm không quá 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric 0 , 1 N, màu của hỗn hợp phải chuyển sang màu đỏ. 2.2. Phenolphtalein: Q o H ,^ ptl. 318,3 - 3,3’- Bis (4-hydroxyphenyl) phthalid. Bột kết tinh trắng hay vàng nhạt. Không tan trong nước, tan trong ethanol. Vùng chuyển màu pH từ 8,2 (không màu) đến 10,0 (đỏ). - Dung dịch phenoỉphtaìein (CT): Hòa tan 0 ,lg phenophtalein trong 80ml ethanol 96% (TT) và thêm nước vừa đủ lOOml. Thử độ nhạy: Lấy lOOml nước không có carbon dioxyd, thêm 0,1 ml dung dịch phenophtalein (CT), hỗn hợp phải không màu. Khi thêm không quá 0,2ml dung dịch natri hydroxyd 0,02N, hỗn hợp phải chuyển sang màu hồng. 2.3. Quỳ Là sắc tố màu chàm chiết từ các loại địa y như: Rocella, Lecanora... Mảnh nhỏ màu lục thẫm, tan một phần trong nước và ethanol tạo dung dịch có màu lục nhạt. Khoảng chuyển màu: Từ pH 5,0 (đỏ) đến 8 (xanh). Có 3 loại quỳ thường dùng: - Giấy quỳ xanh (CT) - Giấy quỳ đỏ (CT) - Dung dịch quỳ (CT) 2ằ4. Dung dịch hồ tinh bột (CT) Nghiền lg tinh bột trong cối với 5ml nước cho đến khi thành một hỗn hợp đổng nhất rồi vừa đổ vừa khuấy vào lOOml nước sôi. Đun sôi tiếp 2 - 3 phút cho đến khi thu được một chất lỏng chỉ hơi đục. Dung dịch chỉ pha để dùng trong 2 - 3 ngày. Muốn dùng được lâu hơn, phải thêm lOmg thủy ngân (II) iodid. Thử độ nhạy: Lấy 5ml dung dịch hồ tinh bột (CT) pha loãng với nước thành lOOml, thêm 2 giọt dung dịch iod 0,1N, dung dịch phải có màu xanh. 2.5. Đỏ methyl: C15H 15N 30 2 ptl. 269,3 4 - Dimethylamino - 2 ’- carboxyazobenzen Tinh thể óng ánh hay bột kết tinh màu đỏ nâu. Gần như không tan trong nước, khó tan trong ethanol, tan trong các dung dịch kiềm và carbonat kiềm. Vùng chuyển màu từ pH 4,4 (đỏ) đến pH 6,0 (vàng)ỗ 42 - Dung dịch đỏ methyl: Hòa tan 50mg methyl trong một hỗn hợp của l, 8 6 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1N và 50ml ethanol 96% (TT). Sau khi tan hết, thêm nước vừa đủ lOOml. Thử độ nhạy: Lấy lOOml nước không có carbon dioxyd, thêm 0,05ml dung dịch acid hydroclorid 0,02N và 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (CT), hỗn hợp có màu đỏ. Khi thêm không quá 0,1 ml dung dịch natri hydroclorid 0,02N, màu của hỗn hợp phải chuyển sang vàng. - Dung dịch hỗn hợp đỏ methyl: Hòa tan 0 ,lg đỏ methyl và 0,05g xanh methylen trong lOOml ethanol. IV. BẢO QUẢN VÀ KIỂM TRA THUỐC THỬ, CHÂT CHUAN, c h ỉ THỊ MÀU 1ế Bảo quản thuốc thử, chấỉ chuẩn, chỉ thị màu Thuốc thử và chất chuẩn, chỉ thị màu phải được bảo quản theo đúng quy định. - Phải có kho bảo quản thuốc thử, chất chuẩn, chỉ thị màu và được chia thành từng khu vực riêng biệt cho các chất dễ cháy, acid, baze, các chất bay hơi, chất độc... - Tại phòng kiểm nghiệm không nên giữ những chất gây cháy nổ, chất độc bay hơi trừ khi thật cần thiết. - Đối với các chất gây nghiện và chất độc phải được bảo quản theo quy chế riêng và để trong tủ có khoá do người có thẩm quyền quản lý, cấp phát. - Chất chuẩn (nếu không ghi rõ) phải được bảo quản trong buồng lạnh hoặc trong tủ lạnh ở dạng đóng gói kín, nhiệt độ < 5°c và độ ẩm tương đối < 50%. 2ề Kiểm tra các thuốc thử và chất chuẩn, chỉ thị màu - Tất cả các thuốc thử, chất chuẩn, chỉ thị màu đều cần phải được kiểm tra trước khi nhập kho và phân phát cho các phòng. - Khi kết quả cho thấy mẫu không đạt tiêu chuẩn hoặc có dấu hiệu khác thường thì cần kiểm tra lại các dung dịch này và các thuốc thử có liên quan. Kết quả kiểm tra phải ghi vào hồ sơ kiểm nghiệm. - Tất cả các thuốc thử, chất chuẩn, chỉ thị màu phải được kiểm tra theo định kỳ, kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ theo dõi và thông báo cho nơi sử dụng. 43 Tự lượng giá * Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 6 bằng cách điển từ hoặc cụm từ vào chỗ trống: 1. Chất đối chiếu là chất......(A)........ đã được xác định là......(B)..... để dùng trong các phép thử đã được quy định về hóa học, vật lý và sinh học. A........................ B....................... 2. Trong các phép thử, các.........(A)........ của chất đối chiếu được so sánh với các tính chất của...........(B)........... A.......................... B.......................... 3. Thuốc thử là những...........(A).......... được sử dụng để phân tích định tính, định lượng......... (B).......... kiểm nghiệm thuốc... A................... B................... 4. Thuốc thử phải có chất lượng....... (A)...... để kết quả phân tích thu được có...........(B).......và độ tin cậy cao. A......................... B......................... 5. Kể thêm cho đủ tên 5 loại chỉ thị màu đã học trong bài: A...................... B. Hồ tinh bột c. Đỏ methyl D..................... E Phenolphtalein 6. Kể thêm cho đủ 4 loại thuốc thử từ acid acetic được quy định trong Dược điển Việt Nam III: A. Acid acetic băng B.............................. c. Acid acetic loãng D............................. 44 * Phân biệt đúng, sai cho các câu hỏi từ 7 đến 15 bằng cách đánh dấu V vào cột Đ cho câu đúng, cột s cho câu sai: TT Nội dung s 7 Chất đối chiếu có thành phần hóa học giống chất cần thử. 8 Chất đối chiếu phải có độ tinh khiết thích hợp. 9 Thuốc thử là những hóa chất có độ tinh khiết bình thường. 10 Pha chế thuốc thử phải tiến hành theo đúng quy định của Dược điển. 11 Pha dung dịch thuốc thử phải dùng dụng cụ chính xác cao. 12 Tất cả các loại thuốc thử đều phải pha trước khi sử dụng. 13 Hổ tinh bột là chất chỉ thị màu. 14 Khoảng chuyển màu của phenolphtalein pH từ 7,0 đến 10,0 15 Khoảng chuyển màu của da cam methyl giống đỏ methyl. * Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 16 đến 20 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đẩu câu được chọn: 16. Theo anh (chị), khoảng chuyển màu của chỉ thị da cam methyl trong khoảng: A. pH từ 3,0 (đỏ) đến 4,0 (vàng) D. pH từ 3,0 (đỏ) đến 4,4 (vàng) B. pH từ 4,0 (đỏ) đến 4,5 (vàng) E. pH từ 3,0 (đỏ) đến 5.0 (vàng) c. pH từ 3,5 (đỏ) đến 4,4 (vàng) 17. Theo anh (chị), khoảng chuyển màu của chỉ thị phenolphtalein trong khoảng: A. pH từ 7,0 (không màu) đến 10,0 (đỏ) D. pH từ 8,2 (không màu) đến 9,0 (đỏ) B. pH từ 7,5 (không màu) đến 10,0 (đỏ) E. pH từ 8,5 (không màu) đến 9,0 (đỏ) c. pH từ 8,2 (không màu) đến 10,0 (đỏ) 18. Theo anh (chị), khoảng chuyển màu của chỉ thị đỏ methyl trong khoảng: A. pH 4,4 (đỏ) đến pH 5,0 (vàng) D. pH 3,4 (đỏ) đến pH 6,0 (vàng) B. pH 4,5 (đỏ) đến pH 7,0 (vàng) E. pH 4,4 (đỏ) đến pH 6,0 (vàng) c. pH 4,5 (đỏ) đến pH 5,0 (vàng) 45 19. Chất thuộc nhóm chỉ thị màu trong các chất dưới đây là: A. Acid hydroclorid B. Đỏ methyl c. Bạc nitrat D. Natri hydroxyd E. Methanol 20. Theo anh (chị), quy định nào trong các quy định sau không phải là quy định của thuốc thử: A. Phải tinh khiết B. Có hàm lượng chính xác c. Được pha bằng dụng cụ chính xác D. Pha theo quy trình quy định E. Tính chất so sánh với các tính chất của chất cần thử. 46 Bài 4 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỤNG c ụ Mục tiêu học tập: - Trình bày được nguyên tắc của phương pháp đo quang phổ hấp thụ ở vùng tử ngoại và vùng khả kiến. - Trình bày được nguyên tắc của phương pháp sắc ký. - Trình bày được cách tiến hành và ứng dụng của sắc ký lớp mỏng. I ễ PHƯƠNG PH Á P QUANG PHỔ HÂP THỤ uv - VIS 1. Cơ s ở lý th uyết Khi chiếu một chùm tia đơn sắc cường độ IQ qua một môi trường đồng nhất nào đó, một phần bị phản xạ (Ip) một phần bị môi trường hấp thụ (Ih) và một phần ló ra ngoài ( I |). Bốn đại lượng này liên hệ nhau theo công thức: I0 = Ih+ Ip+ li Nếu môi trường là những dung dịch nước thì Ip nhỏ đến mức có thể bỏ qua, do đó: lo = Ih+ I, Nhận xét: Phần ánh sáng bị hấp thụ Ih càng lớn nếu trên đường đi tia sáng gặp phải nhiều phân tử chất màu, nghĩa là nó tỷ lệ thuận với nồng độ dung dịch và bề dày lớp dung dịch đó. l ềl. Định luật Lam bert - Beer Logarit của tỷ số giữa cường độ ánh sáng tới lo và cường độ ánh sáng ló lị tỷ lệ thuận với nồng độ dung dịch c và bề dày lóp dung dịch L mà ánh sáng truyền qua. 47 1 lo A = D = lg . ------- =lg— — =K .C .L T I, Trong đó: A: Độ hấp thụ ánh sáng D: Mật độ quang I0: Cường độ ánh sáng đơn sắc tới I|I Cường độ ánh sáng đơn sắc sau khi đã truyền qua dung dịch T. Độ truyền qua T = —p— 0 K: Hệ số hấp thụ (phụ thuộc vào X, thay đổi theo cách biểu thị nồng độ) L: Chiều dày lớp dung dịch C: Nồng độ chất tan trong dung dịch * Trong trường hợp c tính bằng mol/1 và L tính bằng cm thì: A = £. L. c Khi nồng độ c = lmol/1, L = lcm thì: A = D = e (hệ số hấp thụ phân tử)ể e đặc trưng cho bản chất của chất tan trong dung dịch chỉ phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng đơn sắc. Trường hợp c tính theo% (Kl/TT) và c = 1%, L = lcm thì: A = D = E 1%lcm. L . c D ^ p i % ------------------- -----► c lcm -L ỖC E 1%lcm được gọi là hệ số hấp thụ riêng, đặc trưng cho từng chất. Trong phân tích kiểm nghiệm hay dùng E l%lcm 1.2. Điểu kiện áp dụng định luật Lam bert - Beer - Ánh sáng phải đơn sắc - Khoảng nồng độ phải thích hợp (định luật chỉ đúng trong một giới hạn nhất định của nồng độ) - Dung dịch phải trong suốt - Chất thử phải bền trong dung dịch và bền dưới tác dụng của ánh sáng UV-V1S 2. Máy quang phổ hâ'p thụ u v - VIS 2.1. Cấu tạo m áy quang phổ hấp thụ 48 Máy quang phổ thích hợp cho việc đo phổ ở vùng tử ngoại và khả kiến bao gồm một hệ quang học có khả năng tạo ánh sáng đơn sắc trong vùng từ 2 0 0 đến 800nm và một thiết bị thích hợp để đo độ hấp thụ. ------------- N Màn hình hiển thị Hình 4.1: Máy quang phổ hấp thụ u v - VIS Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ UV-VIS được thể hiện ở sơ đồ 4.1. 4 Hình 4.2: Nguyên tắc hoạt động của máy quang p h ổ u v - VIS I : Đèn tử riiỊoại có th ể điều chỉnh được bước só/iẹ 2: Cnveí đựriiỊ (IttruỊ dịch thử 3: Cuvel (ỉự/iíỊ duniị dịch so sánh 4: Bộ phận đo (ỉộ hấp thụ được nối với màn hình hiển thị 49 Hai cuvet dùng chứa dung dịch thử và dung dịch so sánh phải có đặc tính quang học như nhau. - Cuvet thạch anh: Dùng đo ở vùng tử ngoại - Cuvet thạch anh và thuỷ tinh, nhựa: Dùng đo ở vùng khả kiến. 2.2. H iệu chuẩn m áy q u ang phổ Trong xác định định tính và định lượng các chất bằng phương pháp quang phổ UV-VIS việc chuẩn hoá máy đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong kỹ thuật định lượng bằng đo phổ trực tiếp. Việc hiệu chuẩn máy yêu cầu kiểm tra 6 chỉ tiêu kỹ thuật như sau: - Kiểm tra thang độ dài sóng: Bằng cách sử dụng cực đại hấp thụ của dung dịch Holmium perchlorate. - Kiểm tra độ hấp thụ: Để kiểm tra độ hấp thụ đa số các dược điển dùng dung dịch Kali cromat trong H2 S 0 4. Đo độ hấp thụ của dung dịch ở các độ dài sóng khác nhau, mỗi độ dài sóng có một giá trị chính xác của độ hấp thụ riêng A (1%, lcm ) và các giới hạn cho phép. - Giới hạn ánh sáng lạc: Ánh sáng lạc là ánh sáng không đi vào mảu thử mà đi thẳng vào detector. Ánh sáng lạc có thể được phát hiện ở độ dài sóng đã cho với kính lọc hoặc các dung dịch thích hợp. - Độ phân giải (cho phân tích định tính): Tiến hành đo phổ của dung dịch Toluen 0,02% trong hexan, giá trị tối thiểu của tỷ số giữa cực đại hấp thụ ở 269nm và cực tiểu hấp thụ ở bước sóng 266nm được quy định trong chuyên luận riêng. - Độ rộng giải phổ nguồn (cho phân tích định lượng): Để tránh sai số gây ra do độ rộng khe phổ, khi sử dụng máy có độ rộng khe phổ thay đổi ở độ dài sóng đã chọn thì độ rộng khe phổ phải nhỏ so với nửa độ rộng của băng hấp thụ. Song độ rộng này phải đủ lớn để thu được giá trị cao của cường độ ánh sáng I 0 và việc thu hẹp độ rộng khe phổ phải không làm cho độ hấp thụ tăng lên. - Cuvet: Dung sai của chiều dày lớp dung dịch của các cuvet là ± 0,005cm. Các cuvet đựng mẫu thử và mẫu so sánh phải có độ truyền qua như nhau. Các cuvet phải được làm sạch và chăm sóc cẩn thận, có thể bảo quản trong cồn tuyệt đối để tránh mốc. 3. ứng dụng phổ uv - VIS trong kiểm nghiệm thuốc 3ễl. Định tính và thử tinh khiết Dựa trên việc đo phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến của chất đó. Phổ hấp thụ là đồ thị biểu diễn giữa mật độ quang D (độ hấp thụ) và bước sóng của tia sáng 50 đom sắc. Trên phổ hấp thụ sẽ nhận thấy các cực đại hấp thụ (ứng vófi bước sóng ở đó có sự hấp thụ là cực đại). Các chất khác nhau thường có phổ hấp thụ khác nhau. Do vậy thường dùng phổ hấp thụ để định tính hoặc để thử tinh khiết các chất căn cứ vào dạng phổ, các cực đại và cực tiểu hấp thụ, tỷ lệ cường độ của các cực đại hoặc cực tiểu hấp thụ. Ví dụ: Tro”Ấg dung dịch nước, vitamin B1 2 có 3 cực đại hấp thụ ở các bước sóng: 2 7 8 n m ± ln m 3 6 1 n m ± ln m 548nm ± 2nm Có tỷ số D3 6 1 / D2 7 8 = 1,70 đến 1,90 - Phenoxymethyl Penicillin (BP.80) có 2 cực đại hấp thụ ở 268nm và 274nm Có tỷ số D2 6 8 /D9 7 4 = 1,20 đến 1,25 - Cloramphenicol có một cực đại hấp thụ ở bước sóng 278nm - Piroxicam có một cực đại hấp thụ ở bước sóng 334nm - Berberin có 2 cực đại hấp thụ ở bước sóng 263nm và 345nm 3.2. Định lượng Để xây dựng quy trình định lượng một chất, chúng ta cần khảo sát để chọn các điều kiện thích hợp: - Chọn bước sóng thích hợp: Chọn bước sóng ứng với các cực đại hấp thụ, khi đó đường chuẩn có độ dốc lớn nhất, tức là với cùng một sai số của mật độ quang thì sai số của nồng độ và bước sóng là nhỏ nhất. - Chọn khoảng nồng độ thích hợp: Khoảng nồng độ thích hợp có quan hệ tuyến tính vổfi mật độ quang và cho các giá trị D trong khoảng từ 0,2 - 0,8 và càng gần với giá trị 0,43 càng tốt. - Chọn các điều kiện khác: Chọn pH và dung môi thích hợp, sử dụng mẫu trắng có các thành phần như dung dịch thử nhưng không có chất cần đinh lượng... * Các phương pháp định lượng: 3.2.1. Phương pháp đo phổ trực tiếp Đo độ hấp thụ A của dung dịch, tính nồng độ c của nó dựa vào giá trị E ' \ m (có trong các bảng tra cứu) A = E ' \ m. L . C với L = lcm suy ra c = A/ E l%lcm Đê áp dụng phươns pháp này cần phải chuẩn hoá máy quang phổ cả về bước sóng lẫn độ hấp thụ. 51 3.2.2. Phương pháp gián tiếp Các phương pháp gián tiếp như phương pháp đường chuẩn, so sánh và thêm chuẩn tương tự như các phương pháp hoá lý khác. Đặc điểm của phương pháp gián tiếp là phải có chất chuẩn để so sánh và có thể không cần chuẩn hoá máy. - Phương pháp so sánh: Theo định luật Lambert - Beer, sau khi đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn so sánh (S) và dung dịch mẫu thử (X) ta có: As = K . L . Cs Ax = K . L . Cx Trong đó: As là độ hấp thụ của dung dịch chuẩn có nồng độ Cs Ax là độ hấp thụ của dung dịch mẫu thử có nồng độ Cx Vì hệ số hấp thụ K và bề dày L của lớp dung dịch là như nhau nên ta có: Ax cx As c s Suy ra: Ax Q = — —. c s As Chú ý: Nồng độ của dung dịch chuẩn và dung dịch thử không được chênh lệch nhau quá nhiều. Các nồng độ này càng gần nhau kết quả thu được càng chính xác. - Phương pháp thêm chuẩn so sánh: Trong phương pháp quang phổ, để loại trừ các yếu tố ảnh hưởng gây sai số cho quá trình định lượng như xử lý mẫu (chiết xuất), sai lệch do thiết bị và hoá chất, thuốc thử... người ta áp dụng phương pháp thêm. Nguyên tắc: Lấy hai lượng giống nhau của một m ẫu thử, thêm một lượng chất chuẩn đã biết vào một mẫu. Tiến hành xử lý cả hai mẫu trong cùng một điều kiện (chiết xuất, pha loãng...) thu được 2 dung dịch (dung dịch thử và dung dịch thử đã thêm chuẩn). Đo mật độ quang của hai dung dịch thu được A, và A s Ta có: A x c x A'x = Cs + Cx 52 Suy ra: Ax - Phương pháp đường chuẩn: Đây là phương pháp cũng hay dùng trong phân tích quang phổ. Chuẩn bị một dãy chuẩn khoảng 5 dung dịch có các nồng độ chất chuẩn khác nhau. Đo phổ hấp thụ của dãy chuẩn và lập đồ thị của A theo c. Đo phổ hấp thụ Ax của dung dịch thử, dựa vào đường chuẩn ta xác định được nồng độ của mẫu thử Cx. Chú ỷ: Khi xây dựng đường chuẩn nên khảo sát khoảng tuyến tính của nồng độ với mật độ quane. Trong trường hợp dãy chuẩn không tuân theo định luật Lambert - Beer (đường chuẩn cong) thì cần làm thêm nhiều mẫu nữa với các nồng độ gần nhau hon (khác nhau không quá 1 0 %). Ngoài ra còn có các phương pháp khác như: Phương pháp định lượng hỗn hợp, phương pháp phổ đạo hàm... II. QUANG PHỔ HỔNG NGOẠI IR 1ế Nguyên tắc Quang phổ hồng ngoại là phương pháp đo sự hấp thụ của bức xạ hổng ngoại khi nó đi qua một lớp chất cần thử ở các số sóng khác nhau. Vùng bức xạ hổng ngoại sử dụng trong các máy quang phổ IR thông thường là 600 - 4 .0 0 0 c m \ Các máy hiện nay có thể mở rộng vùng bức xạ (100 - lO.OOOcm'') Nguyên tắc: Trong phân tử khi có nhóm nguyên tử nào đó hấp thụ năng lượns và thay đổi trạng thái dao động thì tạo nên một dải hấp thụ trên phổ IR. Có mối tươne quan giữa nhóm nguyên tử và dải hấp thụ nên có thể dựa vào đó đê nhận biết một nhóm chức nào đó. Nhiều nhóm chức có các dải hấp thụ đặc trưng. Đây là cơ sở của việc phân tích cấu trúc bằnc IR. Việc xác định được sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử giúp chúns ta sử dụns IR để định tính một chất. 2. Áp dụng phổ hồng ngoại trong định tính Phươns pháp quang phổ hổng ngoại chủ yếu được ứng dụng trong định tính các chất hữu cơ. Việc định tính này dựa trên hai nguyên tắc: 53 - So sánh sự phù hợp giữa phổ chất thử với phổ chất chuẩn cho sẩn trong sách tra cứu hoặc trong thư viện phổ lưu giữ trong máy. Muốn vậy ta phải chuẩn hoá máy quang phổ (độ phân giải và thang số sóng). - So sánh sự phù hợp giữa phổ chất thử với phổ chất chuẩn được ghi trong cùng điều kiện. Cực đại hấp thụ ở phổ của chất thử với phổ của hoá chất chuẩn phải tương ứng về vị trí và kích thước. Ví dụ: Định tính Astesunat bằng phổ hồng ngoại được so sánh với phổ Artesunat chuẩn được ghi trong Dược điển Việt Nam III, phụ lục 3.2. Phổ Artesunat mẫu phải có hình dạng tương tự phổ chuẩn và có các pic đặc trưng ở 3020CIĨ1'1 ; 2930cm ''; 1750cm'' và 1716CIĨ1'1. PĐC 011: Artesunat Artesunat Máy FTIR Pha: Dĩa kali bromid Hình 4.3: Phổ hồng ngoại của Artesunat 54 III. SẮC KÝ 1ệ Lịch sử phát triển Năm 1906 nhà bác học Nga Tsvet đã cho dung dịch các sắc tố thực vật trong ether dầu hoả lên cột, rồi nhồi bột mịn canxi cacbonat,ông thấy các sắc tố bị hấp phụ trên đầu cột. Khi cho dung môi nguyên chất (ether dầu hoả) lên cột, các sắc tố di chuyển trong cột từ trên xuống dưới, mỗi sắc tố có một tốc độ di chuyển khác nhau, tách thành những vùng riêng biệt, hình thành nên sắc đổ. Ông đặt tên cho phương pháp này là sắc ký. Công trình của Tsvet là ví dụ của sắc ký lỏng hấp phụ (trên cột). Sau này các phương pháp sắc ký khác ra đòi và phát triển mạnh vào những năm 60. Tiếp đó, cuối những năm 60 và trong những năm 70 sắc ký lỏng hiện đại (sắc ký lỏng cao áp, sắc ký lỏng hiệu năng cao) được xây dựng và phát triển tạo thêm một bước ngoặt mới trong lịch sử sắc ký. 2. Một số khái niệm về sắc ký 2.1. Quá trình sắc ký Sắc ký là một nhóm các phương pháp hoá lý dùng để tách các thành phần của một hỗn hợp. Sự tách sắc ký dựa trên sự phân chia khác nhau của các chất khác nhau vào hai pha luôn tiếp xúc và không hoà lẫn vào nhau: m ột pha tĩnh và một pha động. Quá trình sắc ký thường bao gồm 3 giai đoạn chính: - Đưa hỗn hợp lên pha tĩnh: Các chất được giữ trên pha tĩnh - Cho pha động chạy qua pha tĩnh: Ví dụ dung môi ether dầu hoả qua cột, kéo theo các chất di chuyển trên pha tĩnh với tốc độ khác nhau, tách khỏi nhau và có vị trí khác nhau trên pha tĩnh tạo thành sắc đồ. Giai đoạn này gọi là khai triển sắc ký. Nếu tiếp tục cho pha động chạy thì các chất có thể lần lượt bị kéo ra ngoài pha tĩnh (ví dụ: ra khỏi cột). Đó là quá trình rửa giải và dung môi dùng được sọi là dung môi rửa giải, dịch hứng được ở cuối cột gọi là dịch rửa giải. - Phát hiện các chất: Các chất màu có thể phát hiện dễ dàng, các chất không màu có thể phát hiện bằng đèn u v hay bằng các thuốc thử. Trong sắc ký rửa giải có thê phát hiện các chất khi chúng đi ra khỏi cột bằng cách cho dung dịch rừa giải đi qua một bộ phận phát hiện gọi là detector đặt sau cột. 55 2.2. Phân loại phương pháp sắc ký 2.2.1. Theo bản chát vật lý các pha Pha động có thể là chất lỏng hay khí, pha tĩnh có thể là một chất rắn (hạt xốp hay bột mịn) hay một chất lỏng (được giữ trên một chất rắn). Do đó theo bản chất vật lý của các pha, người ta phân biệt được các phương pháp: + Sắc ký lỏng - lóng + sắc ký khí - lỏng + Sắc ký lỏng - rắn + sắc ký khí - rắn 2.2.2. Theo bản chất hiện tượng sắc ký - Sắc ký hấp phụ: Pha tĩnh là chất rắn có khả năng hấp phụ. - Sắc ký phân bố: Pha tĩnh là chất lỏng không hoà tan được với pha động, chất lỏng này được bao trên bề mặt một chất rắn gọi là giá hay chất mang trơ không tham gia vào quá trình sắc ký), sắc ký phân bố bao gồm sắc ký lỏng - lỏng và sắc ký khí - lỏng. - Sắc ký trao đổi ion: Pha tĩnh là chất nhựa trao đổi ion (hợp chất cao phân tử có mang những ion có khả nãng trao đổi với các ion cùng dấu của dung dịch hỗn hợp sắc ký) - Sắc ký theo loại cỡ 2.2ẻ3. Theo kỹ thuật và phương tiện sắc ký - Sắc ký trên cột: Pha tĩnh được chứa trên cột bằng kim loại hay thuỷ tinh. - Sắc ký lớp mỏng: Pha tĩnh được rải và giữ trên mặt phẳng của ban thuỷ tinh, nhựa hay nhôm. Lớp mỏng pha tĩnh (silicagel, nhôm oxyd, cenlulose, chất nhựa trao đổi ion...) thường có chiều dày khoảng 0 , 2 - 0 ,3 mm. - Sắc ký giấy: Pha tĩnh (lỏng) được thấm trên một tờ giấy lọc loại đặc biệt. 3 ặ S ự tá c h s ắ c ký v à s ắ c đ ồ Xét sự tách hai chất A và B trên cột. Khởi đầu, tại thời điểm t0, cho hỗn hợp hai chất A và B lên đầu cột. ờ đó A, B sẽ tự phân bố vào hai pha (một cách khác nhau). Thêm m ột ít dung môi mới vào cột, phần dung môi mới sẽ đẩy dung môi có hoà tan A, B xuốne cột bên dưới. Có sự phân bố lại A, B giữa hai pha ở cả hai phần cột trên và dưới. 56 Mấu thừ w pha đọng T T A + B . ẳ . &pẳ':ỉí*'i ÏS Ệ,*r. mV--75 m 13: A :> C-. Li*** ‘ ^ế 8 •Ạ/g S 1ầi i g v v ; & A i? ồ q » ä Sr : J IH feS v - = r a A C.JÍỶ &-r<: W - w m s V VT* ËÉ B E£j£ j Detector I I u •v-g -C « '£ Ü? p 5 tz. Thôi gian / \ _ / Y ____ I_____ _____ J__ is ft Hình 4.4: Sự tách sắc ký và sắc đồ Tiếp tục thêm dung môi mới, A và B sẽ bị kéo dần xuống dưới và ở thời điểm tị đã tách khỏi nhau tuy chưa hoàn toàn. Tại then điểm t 2 hai dải A, B tách riêng khỏi nhau trên cột: Ta có sắc đổ ngay trên cột. Nếu ngừng tại đây ta có sắc ký khai triển. Nếu tiếp tục thêm dung mòi mới, tới thời điểm t 3 dải chất A ra khỏi cột, gặp detector và cho ta tín hiệu dưới dạng một đỉnh hay m ột pic, ở t 4 dải B ra 57 khỏi cột lại cho ta thêm một pic. Ta thu được một sắc đồ gồm hai pic riêng biệt ứng với hai chất A,B Đây là phương pháp sắc ký rửa giải và sắc đồ thu được gọi là sắc đồ rửa giải. Vị trí của pic trên trục thời gian là cơ sở để định tính chất tương ứng và diện tích dưới pie hay chiều cao của pic là đặc trưng định lượng của chất. 4. Các yếu tố ảnh hưỏng tới quá trình sắc ký 4.1. Tốc độ di chuyển của các chất Tốc độ di chuyển của một chất có thể được đặc trưng bởi các đại lượng về sự lưu giữ của chất đó trên pha tĩnh (thời gian lưu hay thể tích lưu). Khi sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao, người ta đo thời gian lưu của chất. Thời gian lưu tR (phút) là thòi gian cần để một chất di chuyển từ nơi tiêm mẫu qua cột sắc ký tới detector và cho pic trên sắc đồ (tính từ lúc tiêm tới lúc xuất hiện đỉnh của pic). TR càng lớn chất tan bị lưu giữ càng m ạnh và tốc độ di chuyển của nó càng nhỏ. Nếu ta dùng đơn vị đo là thể tích dung môi thì tương tự ta có thể tích lưu. 4.2. Sự doãng pic và hình dáng của pic Hình dáng của pic liên quan chặt chẽ đến quá trình tách sắc ký. Hình dáng lý tưởng của pic là pic đối xứng, trên thực tế pic sắc ký thường chỉ gần đối xứng. Để đánh giá tính bất đối của pic người ta dùng hệ số bất đối: AF = b/a a = 1 / 2 chiều rộng phía trước của pic b = 1 / 2 chiều rộng phía sau của pic Chiều rộng của pic được đo ở 1/10 chiều cao của pic. Một cột được nhồi tốt sẽ có AF trong khoảng 0,9 -1 ,1 . Sự doãng pie hay sự m ở rộng dải là một hiện tượng đặc biệt quan trọng trong sắc ký. Sự doãng pic là kết quả của sự di chuyển nhanh, chậm khác nhau của các phân tử của cùng một chất trong khi đi qua cột sắc ký. Các píc ra muộn bao giờ cũng tù hơn. Một cột sắc ký tốt sẽ cho các pic nhọn. 4.3. Độ phân giải và các yếu tố ảnh hưởng Độ phân giải là đại lượng đo mức độ tách các chất trên một cột sắc ký, thể hiện: Rs = khoảng cách giữa hai pic/ độ rộng trung bình của pic Rs = 0,75 hai pic tách không tốt còn xen phủ nhau nhiều 58 Rs = 1,0 hai pic tách khỏi nhau khá tốt còn xen phủ khoảng 4% Rs = 1,5 hai pic tách khỏi nhau hoàn toàn Để tăng độ phân giải, người ta có thể: - Dùng cột dài hơn (áp suất, thời gian và độ rộng của pic tăng theo) - Thay đổi thành phần pha động - Thay đổi cột hay thay đổi thành phần pha động 4.4. Thời gian phân tích Thời gian phân tích là yếu tố quan trọng giúp cho ta biết muốn đạt độ phân giải thì mất thòi gian là bao lâu. Nếu chọn dung môi tốt thì tách được các chất nhưng thời gian quá dài. Để giảm thời gian và tách tốt ta có thể pha hỗn hợp dung môi, tăng áp suất pha động hoặc tiến hành dưới áp suất giảm. 5. ứng dụng của sắc kỷ 5.1. Định tính và thử độ tinh khiết Sắc ký được dùng rộng rãi để xác nhận sự có mặt hay vắng mặt các thành phần của một hỗn hợp. Ví dụ, có thể phát hiện một cách khá chắc chắn hon 30 acid amin trên một sắc đồ phân tích dung dịch đạm thuỷ phân. Việc định tính m ột chất được dựa vào vị trí của pic tương ứng trên sắc đồ, trùng với pic của chất đối chiếu. 5.2. Định lượng Sắc ký là một phương pháp rất thuận lợi để định lượng một chất trong hỗn hợp vì chất đó được tách khỏi các chất khác đồng thời được định lượng dựa vào việc đo chiều cao hay diện tích của pic. Phương pháp đo chiều cao của píc cho kết quả chính xác hơn phương pháp đo diện tích nếu pic hẹp. Trường hợp pic tù hay lệch phương nên đo diện tích pic. 5.3. Các phương pháp sác ký thông thường * Sắc ký lỏng hiệu năng cao: HPLC (H igh Perform ance Liquid C hrom atography), sắc ký lỏng hiệu năng cao (sắc ký lỏng cao áp) dựa trên cơ chế hấp thụ, phân bố, trao đổi ion hay loại cỡ là tùy thuộc vào loại pha tĩnh sử dụne. Các thành phần chính của máy HPLC: Bình chứa dung môi và hệ thống xử lý duns môi, hệ thống bơm, hệ tiêm mẫu, cột sắc ký lỏng hiệu năng cao detector như trong hình 4.5. 59 Hình 4.5: Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC * Sắc kỷ lớp mỏng (được trình bày kỹ ở mục 6 ) * Sắc kỷ trên giấy: Sử dụng giấy lọc riêng phân biệl bởi độ dày và tốc độ hút nước của giấy. Có nhiều yếu tố tác động lên quá trình tách các chất trên sắc ký giấy như: hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, nhưng chủ yếu là sự phân bố các chất tan giữa hai dung môi tĩnh và động. 6. Sắc ký lớp mỏng Sắc ký lớp mỏng tuy là m ột phương pháp đơn giản nhưng có m ột vai trò khá quan trọng, thường được sử dụng để: - Thử độ tinh khiết của sản phẩm - Định tính - Tìm điều kiện tối ưu cho sự tách trên cột (tiến hành nhanh chóng ít tốn kém) làm các thí nghiệm thăm dò cho sắc ký trên cột. Sắc ký lớp mỏng thường được tiến hành trên một bản m ỏng có rải một lớp mỏng của các hạt bột mịn. Lớp mòng này thường được dùng làm pha tĩnh. 60 6.1ế Chuẩn bị 6.1.1. Chất hấp phụ Trong sắc ký lớp mỏng, cần dùng bột chất hấp phụ rất mịn, thông thường như: Silicagel loại hạt mịn (qua rây lỗ 0,07 - 0,1 Omm), nhôm oxyd, thạch cao, celluloza... 6.1.2. Bản mỏng Các loại bản mỏng dùng để sắc ký được chia làm 2 loại: - Bản mỏng dính chắc: Dùng chất hấp phụ được trộn thêm 5 - 15% chất kết dính như tính bột, dextrin... Hiện nay trên thị trường có bán các bản mỏng làm sẩn loại này. Chuẩn bị bản m ỏng dính chắc bằng cách dùng các tấm kính có kích cỡ 20 X 20cm, 10 X 12cm, 7 X 2,5cm... đã rửa sạch bằng xà phòng, dung dịch sulfocromic, natri carbonat, nước và sấy khô. Chuẩn bị hỗn hợp bột nhão bằng cách nghiền kỹ bột với 70% nước, đánh đều (không được có bọt), thêm nốt nước vào trộn đều, rải ngay hỗn hợp lên kính để có lóp mỏng khoảng 0,25 - 0,30mm. Để bản m ỏne trên mặt phẳng nằm ngang 15-20 phút cho se rồi đưa vào tủ sấy ở 110°c trong 30 phút, sau đó cất bản mỏng trong bình hút ẩm. - Bản mỏng không dính chắc: Rải bột có hoạt độ thích hợp lên tấm kính (chọn loại kính mờ) và san bột bằng một đũa thép có hai đầu dầy lên khoảng 0,5 - lm m hoặc bằng dụng cụ đặc biệt riêng. 6.1.3. Chuẩn bị dung môi Sử dụng các dung môi phải thật tinh khiết, có thể dùng hỗn hợp 2 - 3 dung môi theo các tỷ lệ thích hợp. Các dung môi thường xếp theo khả năng khử hấp phụ mạnh dần từ: hexan, heptan, cyclohexan, carbon tetraclorid, benzen, cloroform, butyl acetat, ether, ethyl acetat, pyridin, aceton, ethanol, methanol, nước. 6.1.4. Bình sắc ký Sử dụng các loại bình sắc ký chuyên dụng và có nắp đậy. 6.2. Quá trình tiến hành 6.2.1. Chuẩn bị dung môi Cho một lượng vừa đủ dung môi vào bình, quanh thành bình lót giấy lọc để bão hoà dung môi được nhanh hơn. Lượng dung môi sử dụng vừa đủ, sao cho sau khi thấm đều giấy lọc vẫn còn lại một lớp dày khoảng 5 - lOmm ở đáy bình. Đậy kín bình và để yên 1 giờ ở nhiệt độ 20 - 25°c. (Chú ý: Dung môi sử 61 dụng phải là loại thật tinh khiết, những dung môi dễ bị biến đổi hóa học phải pha trước khi dùng). 6.2.2. Chấm dung dịch lên bản mỏng Đánh dấu đường xuất phát ở mép của bản mỏng cách m ép khoảng lcm. Dùng micropipet hay ống mao quản chấm dung dịch lên những điểm cách nhau ít nhất lcm . Khi chấm không được làm thủng lớp mỏng, vết chấm phải nhỏ gọn chứa lượng chất thử khoảng 1 - 1 0 microgam. 6.2.3. Khai triển sắc ký Là quá trình cho pha động chạy, kéo mẫu phân tích di chuyển trên pha tĩnh. Đặt bản mỏng gần như thẳng đứng với bình triển khai, các vết chấm phải ở trên bề mặt của lớp dung môi triển khai. Đậy kín bình và để yên ở nhiệt độ không đổi. Khi dung môi đã triển khai trên bản mỏng được một đoạn theo quy r định trong chuyên luận, lấy bản mỏng ra khỏi bình, đánh dấu mức dung môi, làm bay hơi dung môi còn đọng lại trên bản mỏng rồi hiện vết theo chỉ dẫn trong chuyên luận. 6.2.4. Phát hiện các vết trên bản mỏng Hai cách phổ biến là phun dung dịch hiện màu (iod hữu cơ hay acid sulfuric) sẽ xuất hiện các màu tối hoặc soi đèn tử ngoại để phát hiện các màu tối hoặc huỳnh quang khác màu với nền sáng của bản mỏng. Vị trí các vết sắc đồ có thể xác định nhờ chỉ số R f. R f = Đường đi của chất tan(vết)/ đường đi của dung môi R f của một chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách tiến hành, tính chất và hoạt độ của chất hấp phụ, tính chất dung môi, chiều dày của lớp mỏng, quãng đường chạy sắc ký, lượng chất chấm... nên người ta thường sử dụng song song một chất đã biết để làm chất đối chứng (A ’) trên cùng một bản mỏng và tính giá trị Rs. Rf (X) o x /OF o x R,(X) = — — = — — Rf (A) OA/OF OA Trong đó: OA là khoảng cách của vết đối xứng o x là khoảng cách của vết chất thử OF là khoảng dung môi triển khai 6ắ3. ứ n g d ụ n g củ a sắc ký lớp m ỏng - Định tính và thử độ tinh khiết: Thường so sánh với chất chuẩn. Chất thử được coi là tinh khiết khi trên sắc đồ không thấy có vết lạ. 62 - Đ ịn h lượng: Có thể đo diện tích của vết hoặc cường độ m àu của vết bằng cách đo quang, phương pháp thông dụng nhất vẫn là cạo lấ y bột chứa vết, ch iế t lấ y chất thử, đem định lượng bằng đo quang hay m ộ t phương pháp thích hợp khác. 6.4ẽ Ưu điểm của phương p háp sác ký lớp m ỏng - Cho kết quả nhanh (sau 1 5 -3 0 phút) - Trang thiết b ị tương đối đom giản - Dễ kết hợp định tính với định lượng, bán định lượng - Tách tốt nhiều hỗn hợp phức tạp. Tự lượng giá * Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 13 bằng cách điền từ hoặc cụm từ vảo chỗ trống: 1. Logarit của tỷ số giữa cường độ ánh sáng tới l0 và cường độ ánh sáng ló l| tỷ lệ......(A).....với nồng độ dung dịch c và bề dày lớp dung dịch L mà.......(B).... A....................... B....................... 2. Khi chiếu một chùm tia đơn sắc cường độ l0 qua một môi trường đồng nhất nào đó, một phần bị...... (A).....một phần bị môi trường..........(B).... và một phần ló ra ngoài (l| ). A......................... B.......................... 3. Nêu thêm cho đủ 4 điều kiện khi áp dụng định luật Lambert - Beer: A. Ánh sáng phải đơn sắc B. Khoảng nồng độ phải thích hợp c ......................... D......................... 4. Quang phổ hồng ngoại là phương pháp đo sự.....(A)...... của bức xạ hồng ngoại khi nó đi qua một lớp chất cần thử ở........ (B).......khác nhau. A........................ B........................ 5. Nguyên tắc của đo quang phổ hổng ngoại là trong phân tử khi có nhóm nguyên tử nào đó hấp thụ.........(A)....... và thay đổi..............(B).......thì tạo nên một dải hấp thụ trên phổ IR. 63 A...................... B...................... 6. Sắc ký là một nhóm các phương pháp.........(A)..... dùng để tách các thành phần của một...........(B)........ A............................. B............................. 7. Kể tên 3 giai đoạn chính của quá trình sắc ký bao gồm: A............................ B............................ c. Phát hiện các chất 8. Kể tên 3 loại sắc ký phân theo kỹ thuật và phương tiện sắc ký: A. Sắc ký trên cột B c ..................... 9. Kể thêm cho đủ 4 yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sắc ký đã học trong bài: A........................... B. Sự doãng pic và hình dáng của pic c. Độ phân giải và các yếu tố ảnh hưỏng D.......................... 10. Sắc lý lớp mỏng thường được tiến hành trên một bản mỏng có rải một lớp mỏng của (A)........Lớp mỏng này thường được dùng làm.......... (B)..... A............................ B............................ 11. Hai cách phổ biến để phát hiện các vết trên bản mỏng là: A............................ B............................ 12. Kể thêm cho đủ 4 ưu điểm của phương pháp sắc ký lớp mỏng: A................................... B. Trang thiết bị tương đối đơn giản c. Dễ kết hợp định tính với định lượng, bán định lượng D................................ 64 13. Kể tên 2 phương pháp phân tích dụng cụ sử dụng phổ hấp thụ phân tử đã học trong bài: A.......................... B.......................... * Phân biệt đúng, sai cho các câu hỏi từ 14 đến 27 bằng cách đánh dấu V vào cột Đ cho câu đúng, cột s cho câu sai: ITT Nội dung s 14 Khi 1 tia sáng đơn sắc chiếu qua dung dịch sẽ bị hấp thụ 1 phần. 15 Cuvet bằng thủy tinh dùng để đo ở vùng tử ngoại. 16 Hai cuvet chứa dung dịch thử và dung dịch so sánh phải có đặc tính quang học như nhau. 17 Máy quang phổ UVA/IS sử dụng ánh sáng đa sắc. 18 Dựa vào các cực đại hấp thụ của mẫu để xác định các chất trên quang phổ UV-VIS. 19 Có mối liên quan giữa nhóm nguyên tử và dải hấp thụ trên quang phổ hồng ngoại. 20 Phổ hồng ngoại thường dùng để định lượng vì có độ chính xác cao. 21 Phổ hồng ngoại chỉ cần xác định các pic đặc trưng, không cần quan tâm đến hình dạng phổ. 22 Sử dụng sắc ký lớp mỏng không cần quan tâm đến thời gian tách sắc ký. 23 Có thể sử dụng hỗn hợp các dung môi để tách các chất trong phương pháp sắc ký. 24 Sử dụng sắc ký có thể phát hiện được nhiều chất trong 1 hỗn hợp. 25 Sắc ký lớp mỏng chỉ dùng định tính, không dùng định lượng. 26 Silicagel dùng làm pha tĩnh trong sắc ký lỏng hiệu năng cao. 27 Mầu trắng là mẫu có chứa chất hấp thụ như mẫu thử. 65 * Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 28 đến 40 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu được chọn: 28. Theo anh (chị), khi đo phổ hấp thu u v - VIS thường đo ở vùng: A. < 200nm D. 500 - 800nm B. 200 - 500nm E. > 800nm c. 200 - 800nm 29. Theo anh (chị), để định lượng một chất bằng quang phổ hấp thụ u v - VIS, thì khoảng nồng độ thích hợp có quan hệ tuyến tính với mặt độ quang và cho giá trị D trong khoảng nào là tốt nhất: A. 0,0-0,1 D. 0,2 -0,8 B. 0,1-0,2 E. >0,8 c. 0,1 -0,45 30. Theo anh (chị), phương pháp quang phổ hồng ngoại thường ứng dụng nhiều nhất trong: A. Định tính các chất hữu cơ D. Định lượng hỗn hợp các chất B. Định tính các chất vỏ cơ E. Tách các chất ra khỏi hỗn hợp c. Định lượng các chất hữu cơ 31. Theo anh (chị), trong phương pháp sắc ký có hai pha. Pha tĩnh và pha động, giữa 2 pha này có đặc điểm: A. Không tiếp xúc với nhau D. Luôn tiếp xúc và hoà tan lẫn vào nhau B. Luôn tiếp xúc với nhau E. Luôn tiếp xúc và không hoà lẫn vào nhau c. Hoà tan lẫn vào nhau 32. Khi đo sắc ký lớp mỏng bằng cách chấm dung dịch thử lên bản mỏng, theo anh (chị) những điểm chấm cách nhau ít nhất là: A. 1cm D. 1,5cm B. 2cm E. 2,5cm ■ c. 3cm 33. Đánh dấu đường xuất phát ở mép của bản mỏng cách mép khoảng. A. 1,5cm D. 1cm B. 2cm E. 2,5cm c. 3cm 34. Theo anh (chị), để tách các chất khác nhau trong một hỗn hợp có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau: A. Quang phổ hấp thụ u v - VIS D. Phổ huỳnh quang 66 B. Quang phổ hồng ngoại E. sắc ký lỏng cao áp hiệu năng cao c. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 35. Bộ phận nào trong các bộ phận dưới đây không thuộc máy đo quang phổ hấp thụ UV-VIS: A. Đèn tử ngoại D. Cuvet đựng dung dịch so sánh B. Đèn hồng ngoại E. Màn hình hiển thị c. Cuvet đựng dung dịch thử 36. Để thử độ tinh khiết của một chất, người ta dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng với chất chuẩn để so sánh. Chất thử được coi là không tinh khiết khi trên sắc đồ có: A. Vết khác chất chuẩn D. vết có cường độ đậm hơn chất chuẩn B. Vết tương ứng với chất chuẩn E. Diện tích của vết nhỏ hơn của chất chuẩn c. Tỷ lệ các vết giống chất chuẩn 37. Phương pháp có trang thiết bị đơn giản nhất là một trong các phương pháp sau: A. Quang phổ hấp thụ UV-VIS D. sắc ký lớp mỏng B. Quang phổ hồng ngoại E. sắc ký lỏng cao áp hiệu năng cao c. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 38. Theo anh (chị), vết chấm dung dịch thử trên sắc ký lớp mỏng có yêu cầu nào không cần trong các yêu cầu dưới đây: A. Vết chấm nhỏ và gọn D. Chấm thủng lớp mỏng B. Không làm thủng lớp mỏng E. vết chấm cách mép bản mỏng c. Các vết chấm cách nhau ít nhất 1cm khoảng 1cm 39. Để bảo quản cuvet thủy tinh của máy quang phổ hấp thụ UV-VIS cần phải không được: A. Lau sạch bằng gạc mềm D. Tráng bằng dung dịch thử B. Bảo quản trong cồn tuyệt đối E. sấy khô ở nhiệt độ cao c. Tránh nấm mốc 40. Theo anh (chị), để phát hiện các vết trên bản mỏng người ta không sử dụng ohương pháp nào trong các phương pháp dưới đây: A. Phun dung dịch iod hữu cơ D. Phun dung dịch hiện màu B. Phun acid sulfuric E. Phun nước cất c. Soi đèn tử ngoại 67 Bài 5 CÁC XÁC ĐỊNH C ơ BẢN TRONG KlỂM n g h iệ m Mục tiêu học tập: - Trình bày được cách xác định mất khối lượng do làm khô. - Trình bày được nguyên tắc và tính được lượng nước trong thuốc theo phương pháp Karl Fischer. - Trình bày được cách xác định màu sắc dung dịch trong kiểm nghiệm. I. XÁC ĐỊNH MẤT K H Ố I LƯỢNG DO LÀM K H Ô 1ẵ Khái niệm và các phương pháp Cách xác định mất khối lượng do làm khô được ghi trong Dược điển Việt Nam III, phụ lục 5.16. Mất khối lượng do làm khô là sự giảm khối lượng của mẫu thử biểu thị bằng phần trăm (kl/kl) khi được làm khô trong điều kiện xác định ở mỗi chuyên luận. Sự giảm khối lượng thu được sau khi làm khô biểu thị sự mất đi lượng nước ẩm, một phần hoặc toàn bộ lượng nước kết tinh và lượng chất dễ bay hơi khác trong mẫu thử. Việc xác định mất khối lượng do làm khô không được làm thay đổi tính chất lý hóa cơ bản của mẫu thử, vì vậy mỗi chuyên luận riêng sẽ có quy định cách làm khô theo một trong các phương pháp sau đây: - Phương pháp 1: Sấy trong tủ sấy ở áp suất thường - Phương pháp 2: Sấy ở áp suất giảm - Phương pháp 3: Làm khô trong bình hút ẩm với những chất hút nước m ạnh như acid sulfuric đậm đặc, phosphor pentoxyd, calci clorid khan, silicagel... 68 Với mỗi phương pháp, các điều kiện tiến hành cụ thể được quy định riêng trong mẫu thử. Nếu chuyên luận ghi: - “Không quá Ị% (Ig, 105°c, 4 giờ)” có nghĩa là dùng phương pháp 1. Cân 1 eam mẫu thử đem sấy trong tủ sấy ở áp suất thường trong thời gian 4 giờ, khối lượng mẫu thử không được giảm đi quá lOmg. - “Không quá 0,5% ịlg, I05°c, phospho'ắ' pentoxyd, 24 giờ)" có nghĩa là dùng phương pháp 2. Cân 1 gam mẫu thử đem sấy 24 giờ trong dụng cụ sấy ờ áp suất ơiảm ( 2 kpa) có chất hút ẩm pl' sphor pentoxyd, khối lượng mẫu thử không được giảm đi quá 5mg. Nếu trong chuyên luận không quy định thời gian làm khô có nghĩa là làm khô đến khối lượng không đổi. Tức là sự chênh lệch khối lượng sau khi sấy thêm 1 giờ trong tủ sấy hoặc 6 giò' trong bình hút ẩm so với lần sấy trước đó không quá 0,5mg. 2. Cách tiến hành Dùng hộp lồng thủy tinh hoặc chén cân có nắp mài làm bình đựng mẫu thử. Làm khô bì trorm thời gian 30 phút theo phương pháp và điều kiện quy định trons chuyên luận. Cân ngay vào bì một lượng chính xác mẫu thừ bằng khối lượng quy định tronc chuyên luận với sai số ± 10%. Nếu không có chỉ dẫn gì đặc biệt thì lượng mẫu được dàn mỏng thành lớp có độ dày không quá 5mm. Nếu mẫu thử có kích thước lớn thì phải nghiền nhanh tới kích thước dưới 2 mm trước khi cân. Tiến hành làm khô trong điều kiện quy định của chuyên luận và trong cùns một dụns cụ đã làm khô bì. - Nếu dùnc phươns pháp sấy thì nhiệt độ cho phép chỉ chênh lệch ± 2°c so với nhiệt độ quy định. Sau khi sấy phải làm nguội tới nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm có silicagel rồi cân ngay. - Nếu mẫu thử bị chảy ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy quy định thì trước khi đưa lên nhiệt độ đó, cần duy trì từ 1 - 2 giờ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nóns: chảy của mẫu thừ từ 5 - 10°c. - Nếu mẫu thử ờ dạns viên nans hoặc viên bao thì phải bỏ vỏ và nghiền nhanh tới kích thước dưới 2 mm rồi lấy lượng bột viên tương đương không ít hơn 4 viên đem thử. - Nếu mẫu thừ là dược liệu, khi chuyên luận riêng không có chỉ dẫn gì đặc biệt thì tiến hành theo phương pháp 1. Dược liệu phải được làm thành mảnh 69 nhỏ đường kính không quá 3mm, lượng đem thử từ 2g - 5g, chiểu dày lớp mẫu thử đem sấy là 5mm và không quá 10mm đối với dược liệu có cấu tạo xốp. Nhiệt độ và thời gian sấy theo yêu cầu của chuyên luận riêng. II. ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC TH EO PHƯƠNG PH Á P K A R L FISC H ER 1. Nguyên tắc (DĐVN III, phụ lục 6.6) Phương pháp định lượng nước này dựa trên phản ứng toàn lượng của nước với lưu huỳnh dioxyd và iod trong dung môi khan chứa một chất base hữu cơ thích hợp. Dung môi hữu cơ thông dụng là methanol khan nước hoặc dung môi hữu cơ khác thích hợp để hoà tan chất thử. Thuốc thử Karl Fischer gốc gồm 4 thành phần chính: Lưu huỳnh dioxyd, iod, pyridin hoặc một base hữu cơ khác và methanol. Thuốc thử phải pha trước khi dùng 1 giờ và dùng trong 1 ngày. 2. Tiến hành Cân chính xác một lượng mẫu chứa khoảng 10mg - 50mg nước đem định lượng. Cho khoảng 20ml methanol khan vào cốc chuẩn độ, nhỏ thuốc thử Karl Fischer đến điểm dừng, cho nhanh lượng chất thử đã cân vào cốc chuẩn độ, khuấy đều để phản ứng tác dụng trong 1 phút. Tiếp tục chuẩn độ bằng thuốc thử Karl Fischer đến điểm dừng, ghi số N ml thuốc thử đã dùng sau khi cho chất thử. Tính kết quả theo công thức: X = N . F Trong đó: X: Là số mg nước có trong lượng mẫu đem thử N: Là số ml thuốc thử đã dùng cho lần chuẩn độ sau khi cho chất thử F: Là hệ số đương lượng nước của thuốc thử Karl Fischer Chú ý: - Các thao tác phải nhanh và thực hiện trong phòng có độ ẩm thấp. - Phải xác định chính xác đương lượng nước của thuốc thử Karl Fischer. III. XÁC ĐỊNH MÀU SẮC CỦA DUNG DỊCH Việc xác định màu sắc của dung dịch trong phạm vi: nâu - vàng - đỏ được ghi trong DĐVNIII, phụ lục 5.17. 70 Một dung dịch được coi là không màu nếu nó giống như nước cất hay dung môi dùne để pha dung dịch đó. Xác định màu sắc của dune dịch được tiến hành theo 1 trong 2 phương pháp dưới đây với các dung dịch màu chuẩn theo quy định của Dược điển: 1. Phương pháp 1 Dùng nhữns ốne thủy tinh trung tính, không m àu, trong suốt và giống hệt nhau, có đườns kính ngoài 1 2 mm để so sánh 2 ,0 ml dung dịch thử với 2 .0 ml nước cất hoặc duns môi hoặc dung dịch màu chuẩn theo chỉ dẫn trons chuyên luận. Quan sát d uns dịch dọc theo trục ống trong ánh sáng khuếch tán trên nền trắng. Dung dịch màu chuẩn được bảo quản trong những ống thủy tinh trung tính, không màu, trong suốt có đường kính ngoài 1 2 mm, hàn kín và tránh ánh sáng. 2Ề Phương pháp 2 Dùng những ống thủy tinh trung tính, đáy bằng, không màu, trong suốt, giống hệt nhau và có đường kính trong từ 15 - 25mm để so sánh lớp dung dịch thử có bể dày 40m m với lớp chất lỏng có bể dày 40mm của nước cất hoặc dung môi hoặc dung dịch màu chuẩn theo chỉ dẫn trong chuyên luận. Quan sát dung dịch dọc theo trục ống trong ánh sáng khuếch tán trên nền trắng. Các dung dịch màu chuẩn phải được chuẩn bị ngay trước khi dùng từ dung dịch màu gốc. Tự lượng giá * Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 3 bằng cách điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống: 1. Mất khối lượng do làm khô là.........(A)...... của mẫu thử biểu thị bằng phần trăm (kl/kl) khi được làm khô trong........(B).......ở mỗi chuyên luận. A............................. B.......................... 2. Sự giảm khối lượng thu được sau khi làm khô biểu thị sự mất đi........(A).... một phần hoặc toàn bộ..... (B)... và lượng chất dễ bay hơi khác trong mẫu thử. A............................. B............................... 71 3. Một dung dich được coi là không màu nếu nó...... (A).....hay......(B).....dùng để pha dung dịch đó. A............................ B............................ * Phân biệt đúng, sai cho các câu hỏi từ 4 đến 8 bằng cách đánh dấu V vào cột Đ cho câu đúng, cột s cho câu sai: TT Nội dung s 4 Methanol dũng trong phương pháp Karl Fischer phải khan. 5 Quá trình xác định mất nước do làm khô của mẫu thử có thể làm biến đổi một số tính chất lý hóa cơ bản của mẫu thử. 6 Dung dịch có màu giống màu của dung môi pha nó, gọi là dung dịch có màu. 7 Mất khối lượng do làm khô mẫu thử bao gồm cả mất đi lượng nước kết tinh trong mẫu thử. 8 Quan sát màu sắc của dung dịch dọc theo trục ống trong ánh sáng khuếch tán trên nền trắng. * Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 9 đến 10 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đẩu câu được chọn: 9. Theo anh (chị), chất nào trong các chất dưới đây không thuộc thành phần của thuốc thử Karl Fischer: A. Lưu huỳnh dioxyd D. Methanol B. lod E. Aceton C. Pyridin hoặc một base hữu cơ khác 10. Theo anh (chị), thuốc thử Karl Fischer phải pha trước khi dùng trong thời gian: A. Trước khi dùng trong 1 ngày D. 1 giờ và dùng trong 1 ngày B. 2 giờ và dùng trong 1 ngày E. 1 giờ và dùng trong 5 ngày c. 5 giờ và dùng trong 1 ngày 72 Bài 6 PHƯƠNG PHÁP CHUNG XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ VẬT LÝ Mục tiêu học tập: - Trình bày được nguyên tắc và cách xác định độ pH của dung dịch. - Trình bày được cách xác định khối lượng riêng và tỷ trọng, khoảng nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy. - Trình bày được khái niệm và phương pháp đo độ nhớt của dung dịch. I. XÁC ĐỊNH C H Ỉ SỐ pH (DĐVN III, phụ lục 5.9) 1. Nguyên tắc pH là một số biểu thị quy ước nồng độ ion hydrogen của dung dịch nước. Trons định nehĩa thực nghiệm này, pH của một dung dịch liên quan với pH cùa một dung dịch đối chiếu theo biểu thức sau: (E - Es) pH = pHs----------- - k Trong đó: E: Điện thế tính bằng von của pin chứa duns dịch được khảo sát Es: Điện thế tính bằng von của pin chứa dung dịch đã biết pH (dunc dịch đối chiếu) pHs: pH của dunc dịch đối chiếu k: Hệ sỏ thay đổi theo nhiệt độ. 73 Bảng 6.1: Giá trị k thay đổi theo nhiệt độ T T N hiệt độ (°C) K 1 15 0,0572 2 2 0 0,0582 3 25 0,0592 4 30 0,0601 5 35 0,0611 Việc xác định chỉ số pH được tiến hành trên m áy đo pH với điện cực kép (điện cực thủy tinh - calom en). Tất cả các phép đo cần tiến hành trong cùng một điều kiện nhiệt độ từ 20 - 25°c, trừ khi có chỉ dẫn khác trong chuyên luận riêng. 2. Phương pháp đo Nhúng sâu các điện cực vào trong dung dịch cần khảo sát và đo trị số pHỞ chính nhiệt độ đo của các dung dịch đệm chuẩn khi hiệu chỉnh máy. Sau cùng đo lại trị số pH của dung dịch đệm chuẩn dùng để hiệu chuẩn m áy và điện cực. Nếu sự khác nhau giữa lần đọc này và trị số gốc của dung dịch chuẩn lớn hơn 0,05 thì các phép đo phải làm lại. Khi đo các dung dịch có pH trên 10 phải đảm bảo rằng điện cực thủy tinh đang dùng là phù hợp, chịu được các điều kiện kiềm và cần áp dụng hệ số điều chỉnh trong phép đo. Khi máy được dùng thường xuyên, việc kiểm tra thang đo pH phải được thực hiện định kỳ. Nếu máy không thường xuyên dùng, việc kiểm tra cần thực hiện trước mỗi phép đo. Tất cả các dung dịch và dịch treo của chế phẩm khảo sát và các dung dịch đệm chuẩn, phải được pha chế với nước không có lẫn carbon dioxyd. 3. Các dung dịch đệm chuẩn - Dung dịch đệm A: Hoà tan 12,61 g kali tetraoxalat (TT) trong nước vừa đủ để có l.OOOml dung dịch (0,05M). - Dung dịch đệm B: Lắc kỹ một lượng thừa kali hydro (+)-tartrat (TT) với nước ở 25°c. Lọc hoặc để lắng gạn. Pha ngay trước khi dùng. 74 - Dung dịch đệm C: Hòa tan ll,4 1 g kali dihydrocitrat (TT) trong nước vừa đủ để có 1 .OOOml dung dịch (0,05M). Pha ngay trước khi dùng. - Dung dịch đệm D: Hòa tan 10,13g kali hydrophtalat (TT) đã sấy khô trước ở 110 - 135°c trong nước vừa đủ để có l.OOOml dung dịch (0,05M). - Dung dịch đệm E: Hòa tan 3,39g kali dihydrophosphat (TT) và 3,53g dinatri hydrophosphat khan (TT) (cả hai đã được sấy khô trước ở 110 - 130°c trong 2 giờ) trong nước vừa đủ để có l.OOOml dung dịch (0.025M cho mỗi muối). - Dung dịch đệm F: Hoà tan 1,18g kali dihydrophosphat (TT) và 4,30g dinatri hydrophosphat khan (TT) (cả hai đã được sấy khô trước ở 110 - 130pc trong 2 giờ) trong nước vừa đủ để có l.OOOml dung dịch (0,0087M và 0,0303M mỗi muối theo thứ tự kể trên). - Dung dịch đệm G: Hòa tan 3,80g natri tetraborat khan (TT) và 2,09g natri hydrocarbonat (TT) trong nước vừa đủ để có l.OOOml dung dịch (0,01 M). Bảo quản tránh carbon dioxyd của không khí. - Dung dịch đệm H: Hòa tan 2,64g natri carbonat khan (TT) và 2,09g natri hydrocarbonat (TT) trong nước vừa đủ để có 1.000ml dung dịch (0,025M cho mỗi muối). pH của các dung dịch đệm chuẩn này cũng thay đổi theo nhiệt độ đo, bảng 6 .2 : Bảng 6.2: pH của dung dịch đệm chuẩn ở các nhiệt độ khác nhau Nhiệt độ (°C)Dung dịch đệm ĩ ° A B c D E F G H 15 1,67 - 3,80 4,00 6,90 7,45 9,28 1 0 , 1 2 2 0 1 , 6 8 - 3,79 4,00 6 , 8 8 7,43 9,23 10,06 25 1 , 6 8 3,56 3,78 4,01 6,87 7,41 9,18 10,01 30 1 , 6 8 3,55 3,77 4,02 6,85 7,40 9,14 9,97 35 1,69 3,55 3,76 4,02 6,84 7,39 9,10 9,93 ApH/At +0,001 -0,0014 -0 , 0 0 2 2 +0,0012 -0,0028 -0,0028 -0,0082 -0,0096 ApH/At là độ lệch pH trên 1 °c 75 IIề XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ TỶ TRỌNG (DĐVN III, phụ lục 5.15) 1. Khối lượng riêng Khối lượng riêng của một chất ở nhiệt độ t (pt) là khối lượng một đơn vị thể tích của chất đó, xác định ở nhiệt độ t. M p = V Trong đó: M: Khối lượng của chất xác định ở nhiệt độ t V : Thể tích của chất xác định ở nhiệt độ t p: Khối lượng riêng Trong ngành Dược thường xác định khối lượng riêng ở nhiệt độ 20°c (p20) có tính đến ảnh hưởng của sức đẩy của không khí (tức quy về giá trị xác định trong chân không) và dùng đơn vị kg/ 1 hoặc g/ml. 2. Tỷ trọng 2.1ễ Định nghĩa Tỷ trọng tương đối d2 0 2 0 của một chất là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích cho trước của chất đó và khối lượng của cùng thể tích nước cất, tất cả đều cân ở 20°c. Tỷ trọng biểu kiến được dùng trong các chuyên luận ethanol... là khối lượng cân trong không khí của một đơn vị thể tích chất lỏng. Tỷ trọng biểu kiến được biểu thị bằng đơn vị kgm' 3 và được tính theo công thức: Tỷ trọng biểu kiến = 997,2 X d 2 ° 2 0 Trong đó: d2 0 i 0 là tỷ trọng tương đối của chất thử 997,2 là khối lượng cân trong chân không của lm 3 nước, tính bằng kg. 2.2. Phương pháp dùng tỷ trọng kế Lau sạch tỷ trọng kế bằng ethanol hoặc ether. Dùng đũa thủy tinh trộn đểu chất lỏng cần xác định tỷ trọng. Đặt nhẹ nhàng tỷ trọng kế vào chất lỏng đó sao cho tỷ trọng kế không chạm vào thành và đáy của dụng cụ đựng chất thử. Chỉnh nhiệt độ tới 20°c và khi tỷ trọng kế ổn định, đọc kết quả. 76 III. XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY, KHOẢNG NÓNG CHẢY (DĐVN III, phụ lục 5 19) 1. Định nghĩa Khoảng nóng chảy (gọi tắt là khoảng chảy) của một chất là khoảng nhiệt độ đã hiệu chỉnh kể từ khi chất rắn bắt đầu nóng chảy và xuất hiện những giọt chất lỏng đầu tiên đến khi chất rắn chuyển hoàn toàn sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ nóng chảy (gọi tắt là điểm chảy) của một chất là nhiệt độ đã hiệu chỉnh, tại đó hạt chất rắn cuối cùng của chất thử nghiệm chuyển thành trạng thái lỏng, bắt đầu biến màu, hóa than hoặc sủi bọt. Khi xác định khoảng chảy, nếu nhiệt độ bắt đầu hoặc nhiệt độ kết thúc nóng chảy không xác định rõ ràng, ta có thể chỉ xác định nhiệt độ kết thúc hoặc nhiệt độ bắt đầu nóng chảy. Nhiệt độ này phải nằm trong giới hạn quy định trong chuyên luận riêng của chế phẩm. Để việc định tính hoặc thử tinh khiết của một chế phẩm được tốt hơn, cần tiến hành xác định khoảng chảy của một hỗn hợp gồm các phần bằng nhau của chế phẩm đó (mẫu thử) và của mẫu đối chiếu (mẫu chuẩn). Nếu mẫu thử và mẫu đối chiếu khác nhau, hoặc nếu mẫu thử có lẫn tạp chất thì hỗn hợp sẽ bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ thấp hơn và khoảng chảy sẽ rộng hơn quy định. 2. Phương pháp x á c định đối với c á c ch ất rắn Phương pháp này áp dụng cho chất rắn dễ nghiền nhỏ 2.1. D ụng cụ Một khối kim loại (như đổng) không bị ăn mòn bởi chất thử nghiệm, khả năng truyền nhiệt tốt, bề mặt trên được đánh bóng cẩn thận. Khối kim loại này được đun nóng toàn khối và đồng đều bằng một dụng cụ như đèn ga nhỏ điều chỉnh được hay dụng cụ đun nóng bằng điện có thể điều chỉnh chính xác. Khối kim loại có một khoang hình ống nằm song song, bên dưới và cách bề mặt đánh bóng khoảng 3mm có kích thước thích hợp để chứa được một nhiệt kế thủy ngân, đặt ở vị trí giống vị trí khi hiệu chuẩn. Dụng cụ có thể hiệu chuẩn với các chất chuẩn có điểm chảy được chứng nhận của Tổ chức Y tế thế giới hay những chất thích hợp khác. 2ẽ2. C ách xác định Đun nóng khối kim loại với một tốc độ thích hợp tới nhiệt độ dưới điểm nóng chảy dự kiến khoảng 10°c thì điều chỉnh nhiệt độ tăng l°c/phút, tại những khoảng thời gian đều nhau, thả một vài hạt chất thử đã được làm khô bằng phương pháp thích hợp hay theo sự chỉ dẫn trong chuyên luận và nghiền 77 thành bột mịn lên bẻ mặt khối kim loại gần vị trí của bầu thùy ngân cùa nhiệt kế. Lau sạch bẻ mặt kim loại sau mỗi lán thử nghiệm. Ghi lại nhiệt độ mà tại đó chất thừ tan chảy lần đầu tiên ngay khi nó chạm tới bé mặt kim loại ÍT]) và ngừng đun ngay. Trong khi để nguội dần, lại thả một vài hạt chất thử trong khoảng thời gian đéu đận, lau sạch bé mật sau mỗi lần thừ. Ghi lại nhiệt độ m à tại đó chất thử ngừng tan chảy ngav khi tiếp xúc với bề mật tấm kim loại (T2). Điểm chảy tức thời được tính theo cóng thức: T] + T2 IV. XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT CỦA CHẤT LỎNG (DĐVN riL phu lục 5.11) 1. Khái niệm Độ nhớt của chất lỏng là một đặc tính của chất lỏng liên quan chặt chẽ đến lực ma sát nội tại cản lại sự di động tương đối của các lớp phán tử trong lòng chất lỏng đó. Cần phân biệt độ nhớt tuyệt đối (hay độ nhớt lực học) với độ nhớt tương đối và độ nhớt động học. Độ nhớt tuyệt đối ký hiệu r| là lực tiếp tuyến trên m ột đơn vị bé mặụ được biết như một ứng suất trượt T (biểu thị bằng pascal) cần thiết để chuvển độns một lớp chất lỏng lm 2 song song với mặt phẳng trượt ờ tốc độ (v) là lm /s so với lớp chất lỏng song song ở một khoảng cách (x) là lm . Tỷ lệ dv’/dx là gradient vận tốc cho tốc độ trượt D, biểu thị là nghịch đảo của giây (s ') và T| = T D. Đơn vị của độ nhói tuyệt đối là pascal-giây hoậc newton-giây trên mét vuông (Pa.s = N.s/m2) và ước số hay dùng là milipascal - giây. Đơn vị cùa độ nhớt tuvệt đối còn được biểu thị là poazơ (P) và ước số hav dùng là centipoazơ (cP). lPa.s = l.OOOmPa.s = lN .s/m 2 1P = 0 ,1 Pa.s = ỈOOcP = lOOmPa.s Độ nhớt tương đối của nước cất ờ 20 C xấp xỉ bằng 1 centipoazơ. Độ nhớt tương đối là tỷ lệ độ nhớt tuvệt đối cùa hai chất lòng ỡ cùns một nhiệt độ. Độ nhớt tương đối là một số không có thứ nguyên. Độ nhớt động học (v) là tỷ số giữa độ nhớt tuyệt đối (biểu thị bans Pa.s) và khối lượng riêng (p) của chất lỏng (biểu thị bằng kg/m 3), cả hai đéu được xác định ở cùng nhiệt độ t. 78 V = p Đơn vị độ nhớt động học là m2 /s, ước số là mrrr/s. Độ nhớt thay đổi rõ rệt khi nhiệt độ thay đổi. Nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm và ngược lại. Vì vậy, phải xác định độ nhớt của chất lỏng ở nhiệt độ ổn định, dao động không quá ± 0 , 1 °c. 2. Phương pháp x á c định độ nhớt của chất lỏng Sử dụng nhớt kế Ostwald (hình vẽ) để xác định thời gian chảy của chất lỏng qua ống mao quản, từ đó xác định độ nhớt động học của chất lỏng đó. Rửa sạch nhớt kế b a n s hỗn hợp sulfocromic, sau đó rửa lại bằng nước thường rồi bằng nước cất, ethanol. Cuối cùng rửa bằng ether hoặc aceton và làm khô. Dùng pipet dài để chuyển qua miệng ống B chất lỏng cần xác định đã được ổn định ở nhiệt độ 20°c ± 0,1 °c (trừ khi có chỉ dẫn khác) vào bầu chứa V, sao cho không dính hoặc chỉ dính rất ít chất lỏng đem thử vào thành ống B ở phía trên bầu V. Đặt nhót kế thẳng đứns và chìm hết bầu V trong môi trường điều nhiệt ở nhiệt độ 20°c ± 0,1 °c (trừ khi có chỉ dẫn khác) trong 30 phút. Sau đó dùng quả bóp cao su (phụ kiện của dụng cụ đo độ nhớt) thổi từ miệng ống B để chất lỏng dâng lên quá ngấn chuẩn a thì ngừng bơm, bỏ quả bóp cao su ra khỏi miệng ống B để chất lỏns đem thử chảy tự do về bầu V. Ghi thời gian cần thiết để vòns khum dưới của chất lỏng đem thử chuyển dịch từ ngấn a đến ngấn b. Làm như vậy 5 lần, lấy truns bình cộng của các kết quả đo được làm thời gian t cần xác định. Sai số các kết quả đo không vượt quá 0,5%. Để đỡ mắc sai số lớn, cần chọn nhớt kế thích hợp sao cho thời RĨan t không được dưới 2 0 0 giây. v: Bầu đong chất thử V : Bầu chứa chất thử b 1: Mao quản - a,b: Vạch chuẩn Hình 6.1: Nhớt kê Osnvơld 79