🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình khung đào tạo an toàn lao động - vệ sinh lao động trong ngành xây dựng
Ebooks
Nhóm Zalo
BỘ X Â Y D Ự N G ■ •
GIÁO TRÌNH KHUNG DÀO TẠO AN TOÀN LAO DỘNG - VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỤNG ■
ỈUYẺN
LIỆU
sssT" NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG
BỘ XÂY DựNG
GIÁO TRÌNH KHUNG Đ ÀO TẠO■ AN TOÀN LAO DỘNG - VỆ SINH LAO ĐỘNG ■ ■ ■ TRONG NGÀNH XÂY DỰNG ■
(Tái bản)
NHÀ XUẤT BẢN XÀY DựNG
HÀ NỘI - 2012
LỜI NÓI ĐẦU
Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động, An toàn lao động, Vệ sinh lao động đả được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định sô'233/2006/QĐ-TTg (18/10/2006). Đê triển khai sâu rộng chương trinh quốc gia này, giúp các trường Đại học, Cao đăng, Trung học nghề, các Cơ sở đào tạo huấn luyện cho sinh viên, soạn giáo trình, giáo án về An toàn lao động - Vệ sinh lao động vừa đảm bảo nội dung theo quy định của pháp luật hiện hành, vừa phù hợp VỚI thực tiễn của cơ sở. Ngoài ra, giáo trình này giúp cho người sử sụng lao động, người lao động tự cải thiện điều kiện lao động, xây dựng được các mô hình quản lý An luu.. - Vệ sinh lao động trong đơn vị.
Nội a u ig giáo trình đã căn cứ vào các văn bản quy phạm, pháp luật hiện hành như Thông tư lu n tịch số 1 4 /1 9 9 8 /T TL T - BLĐ TBXH -BYT ■ TLĐ LĐ VN ngày 31110/1998 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh uà Xã hội; Bộ Y tế; Tông Liên đoàn lao động Việt Nam ; Thông tư su 37120051TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005, Hướng dẫn hệ thống quản lý A n toàn - Vệ sinh lao ấọ,:ỵ (OSH-MS); Phương pháp tự cải thiện điều kiện lao động W ISE (Work Improvem ent in Sm all Enterprises) và các Quy phạm , Tiêu chuân về
An toàn lao động, Vệ sinh lao động của ngành Xây dựng đê biên soạn. Giáo trình được nhóm chuyên gia có nhiêu kiến thức, kinh nghiệm về An toàn lao động, Vệ sinh lao động biên soạn, cùng với sự giúp do chuyên môn của Trung tâm huấn luyện A n toàn - Vệ sinh lao động - Cục A n toàn lao động, Aụ Lau đông ■ Thương binh và Xã hội; Khoa Bảo hộ lao động - Trường Đại học Công đoàn; Viện nghiên cứu Khoa học Bảo hộ lao động ■ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, kết hợp với sự giúp đỡ của rất nhiều chuyền gia về An toàn lao động, Vệ sinh lao động tại các Bộ, Ngành, Vụ, Viện, Hội, Thanh tra Lao động và một số địa phương, doanh nghiệp. Quá trình biên soạn, nhóm chuyên gia củng đã tham khảo, trích dẫn nội dung tài liệu, sách về An toàn lao động, Vệ sinh lao động của các tác giả (ghi trong tài liệu tham khảo). Nội dung cuốn giáo trình gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Những vấn đê chung và hê thông văn bản pháp luât vềBHLĐ Phần thứ hai: Kỹ thuât An toàn lao đông trong ngành xây dưng Phần thứ ba: Vệ sinh lao động trong ngành xây dựng
Nội dung từng chương, mục, đề cập cụ thể từng vấn đề liên quan. Tuỳ yêu cầu của ngành học (đại học, cao đẳng hay trung học nghề) mà người đọc có thể sử dụng nội dung của các chương, mục cho phù hợp với đề cương và những vấn đề cần quan tâm.
Đê giáo trình ngày một tốt hơn, sát với thực tế hơn chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương.
3
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
AT An toàn
ATLĐ An toàn lao động
AT-VSLĐ An toàn - vệ sinh lao động ATVSV An toàn vệ sinh viên
BHLĐ Bảo hộ lao động
BNN Bệnh nghề nghiệp
BYT Bộ Y tế
DN Doanh nghiệp
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhò ĐKLĐ Điều kiện lao động
ILO Tổ chức lao động quốc tế LB Liên bộ
LĐTBXH Lao động thương binh và xã hội NSDLĐ Người sừ dụng lao động NLĐ Người lao động
sx Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNLĐ Tai nạn lao động
TLĐLĐVN Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam VSLĐ Vệ sinh lao động
VLNCN Vật liệu nổ công nghiệp XD Xây dựng
Phẩn thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐÊ CHUNG VÀ HỆ THỐNG VÃN BẢN PHÁP LUẬT VÊ BHLĐ
Chương 1
KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CỦA
CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.1. KHÁI NIỆM, PHẠM VI Đ ố i TƯỢNG CỦA CÔNG TÁC BHLĐ 1.1.1. Khái niệm về BHLĐ
BHLĐ là một hệ thống đồng bộ các chủ trương, chính sách, luật pháp, các biện pháp về tổ chức, kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến ĐKLĐ nhằm bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của con người trong lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung, góp phần vào việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ.
Từ khái niệm trên có thể thấy rõ mục đích, ý nghĩa về mặt chính trị, kinh tế - xã hội và tính chất của công tác BHLĐ. Tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của công tác BHLĐ luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác BHLĐ nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất nêu trên.
1.1.2. Mục đích BHLĐ
Mục đích BHLĐ là bảo đảm cho mọi NLĐ những điều kiện làm viêc AT, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên một cuộc sống hạnh phúc cho mọi NLĐ, góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động. Nhằm thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng của con người, mà trước hết là của chính NLĐ. Đó cũng chính là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Vậy chính sách BHLĐ chính là những chủ trương, quyết định, quy định, hướng dẫn nhằm thể chế hoá, cụ thê hoá quan điểm, đường lối của Đảng về công tác BHLĐ. Các quy định của công tác BHLĐ nhằm:
- Đảm bảo cho NLĐ kể cả người học nghề được làm việc trong điều kiện AT, vệ sinh không bị TNLĐ, không bị BNN; không phân biệt NLĐ chân tay hay lao động trí óc; không phân biệt NLĐ làm việc trong các cơ quan, DN của Nhà nước hay NLĐ làm việc ở các thành phần kinh tế khác; không phân biệt NLĐ là người Việt Nam hay là người nước ngoài.
5
- NSDLĐ ở các DN Nhà nước; các DN và cơ sờ SXKD, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác; các cá nhân có sử dụng lao động để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh; các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các DN trong khu chế xuất, khu công nghiệp; các đơn vị sự nghiệp, SXKD, dịch vụ của các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân: các DN thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân; các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về BHLĐ trong đơn vị cùa mình.
Từ thực tiễn của công cuộc đổi mói đất nước hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết trong việc đổi mới chính sách BHLĐ cho phù hơp với yêu cầu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế thị trường, từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Góp phần vào việc đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mục tiêu của BHLĐ là đảm bảo cho người lao động không bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn do tác động cùa các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất thông qua hệ thống luật pháp, chính sách và các giải pháp về khoa học kỹ thuật, về kinh tế, xã hội, về tuyên truyền giáo dục, về tổ chức lao động và sự tuân thủ nội quy, quy trình, quy phạm an toàn và VSLĐ cùa NSDLĐ và ỉnTĐ .
1.1.3. Ý nghĩa của công tác BHLĐ
Trước hết đó là ý nghĩa về mặt chính trị. Làm tốt BHLĐ sẽ góp phần vào việc củng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của NLĐ là thể hiện quan điểm cùa Đảng đối với NLĐ, với giai cấp công nhân Việt Nam. Nhằm xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về mặt số lượng và thể chất.
BHLĐ mang tính pháp lý vì mọi chủ trương, đường lối của Đảng y'k Nhà nước, các giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hoá bằng các quy định luật pháp và bắt buộc mọi tổ chức, mọi NSDLĐ cũng như mọi NLĐ phải thực hiện. Trên thế giới quyền được BHLĐ đã được thừa nhận và trở thành một trong những mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân và lao động.
Tính khoa học của BHLĐ được thể hiện trước hết ở giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yêu tố nguy hiểm và có hại thông qua các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá ĐKLĐ, các biện pháp kỹ thuật AT, phòng cháy chữa cháy, các biện pháp kỹ thiiật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi trường lao động, các phương tiện bảo vệ cá nhân v.v..., ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa, hạn chế TNLĐ xảy ra. BHLĐ còn liên quan trục lièp đên việc bảo vệ môi trường sinh thái (ngôi nhà chung cùa thế giới), vì thê hoạt động khoa học về BHLĐ góp phần quyết định trong việc giữ
6
gìn môi trường trong sạch, hoặc sự huỷ diệt Trái Đất do giảm bớt được sự nóng lên của Trái Đất.
BHLĐ mang tính quần chúng vì trước hết đó là công việc của đông đảo những NLĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và chính họ là những người có khả năng phát hiện và đề xuất các biện pháp có hiệu quả. để loại bỏ những yếu tố có hại và nguy hiểm ngay tại chỗ làm việc trong quá trình sản xuất. Không chỉ những NLĐ mà mọi cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật trong các tổ chức quản lý, nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chế tạo, v.v..., đều có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác BHLĐ theo pháp luật quy định. Ngoài ra, các phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc; các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức, chế độ chính sách, pháp luật về BHLĐ; hội thi, hội thao, giao lưu về AT VSLĐ, phòng chống cháy nổ đều là những hoạt động quần chúng góp phần quan trọng vào việc cải thiện không ngừng điều kiện làm việc, hoặc TNLĐ, BNN. Những nội dung hoạt động đó khẳng định sự nghiệp BHLĐ chính là sự nghiệp của quần chúng lao động.
1.1.4. Những quan điểm trong công tác BHLĐ
BHLĐ luôn là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một phần quan trọng, bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Các quan điểm cơ bản được thể hiện trong sắc lệnh 29/SL ngày 13/3/1947 và 77/SL ngày 25/5/1950; Hiến pháp năm 1958 và 1992; Nghị định số 181/CP ngày 18/12/1964; Pháp lệnh BHLĐ ngày 10/9/1991; Bộ luật Lao động ban hành năm 1994, Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2003 và gần đây Chương trình Quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 233/2006/QĐ - TTg ngày 18/10/2006, cụ the là:
- Con người là vốn quý nhất của xã hội: NLĐ vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. BHLĐ là một phần quan trọng, là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- BHLĐ phải thực hiện đồng thời với quá trinh tổ chức lao động sản xuất: Ở đâu, khi nào có hoạt động lao động sản xuất thì ở đó, khi đó phải tổ chức công tác BHLĐ theo đúng phương châm “Bảo đảm AT để sản xuất, sản xuất phải đảm bảo ATLĐ”.
- Công tác BHLĐ phải thực hiện đầy đủ ba tính chất: Khoa học kỹ thuật, luật pháp và quần chúng mới đạt hiệu quả cao.
- NSDLĐ chịu trách nhiệm chính trong việc BHLĐ cho NLĐ: Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai chủ thể trong quan hệ lao động mới nâng cao được nghĩa vụ của mỗi bên trong công tác đảm bảo AT và sức khoẻ lao động.
7
Chỉ thị 132 CT/TW rất chú trọng công tác BHLĐ, thể hiện qua các quan điểm chính sau:
- BHLĐ phải được thực hiện đồng thời với quá trình tổ chức lao động, là yêu tố quan trọng để phát triển sản xuất. Công tác BHLĐ phục vụ trực tiép cho sản xuất và không thể tách rời sản xuất. Bảo hộ tốt sức lao động của người sản xuât là một yếu tố rất quan trọng để đẩy mạnh sản xuất phát triển.
- Không ngừng cải thiện ĐKLĐ, ngăn ngừa TNLĐ, BNN.
- Cần tăng cường giáo dục cho công nhân ý thức tự bảo vệ AT trong lao động, làm cho việc đề phòng TNLĐ thành công tác của quần chúng thì mới có kết quả tốt.
- Cần đề cao vai trò giám sát của công đoàn và quần chúng, cùng quần chúng bàn bạc để thi hành những biện pháp cụ thể đảm bảo ATLĐ. Từ những quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHLĐ, quản lý Nhà nước về công tác BHLĐ được thực hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật, bao gồm các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật AT vệ sinh, quy phạm về quản lý và các chế độ cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo AT tính mạng và sức khoẻ NLĐ trong lao động sản xuất.
1.2. NỘI DỤNG CÔNG TÁC BHLĐ
Để đảm bảo mục tiêu BHLĐ, công tác BHLĐ phải thể hiện được ba nội dung sau:
1.2.1. Nội dung khoa học kỹ thuật BHLĐ
Đây là nội dung giữ vị trí rất quan trọng, thông qua đó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện ĐKLĐ. Nội dung này nhằm đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các yêu cầu về AT-VSLĐ trong quá trình thiết kế, sản xuất, vận chuyển, lắp đặt, vận hành và bảo quản nhà xưởng, quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị, vật tư, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong quá trình lao động.
Nhũng nội dung chính của khoa học kỹ thuật BHLĐ gồm:
- Khoa học vê y học lao động: Có nhiệm vụ đi sâu khảo sát, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, công tác; nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến cơ thể NLĐ. Từ đó đề ra các Tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yêu tố có hại, đề ra các chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý... Khoa học về y học lao động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi tình hình sức khoẻ NLĐ, đề ra các Tiêu chuẩn và thực hiện việc khám tuyển, khám định kì, phát hiện sớm các BNN, khám và phân loại sức khoẻ và đề xuất các biện pháp để phòng ngừa và điểu trị các BNN.
- Các ngành khoa học vềVSLĐ như điều hoà không khí, chống bụi. chống khí độc, chống rung, chống ồn, chỏng ảnh hường của điện từ, chống phóna xạ kỹ thuật chiêu sáng v.v... là những lĩnh vực chuyên ngành đi sâu nghiên cứu
8
ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tô có hại trong sản xuất, nhằm xử lí và cải thiện môi trường lao động để nó trong sạch và tiện nghi hơn, nhờ đó NLĐ làm việc dễ chịu, thoải mái và năng suất cao hon, TNLĐ và BNN giảm đi.
- Kĩ thuật AT là một hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm ngăn ngừa bảo vệ NLĐ khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, TNLĐ, sản xuất đối với NLĐ. Kĩ thuật AT cần nghiên cứu đánh giá tình trạng AT của các thiết bị và quá trình sản xuất; đề ra những yêu cầu AT cho người thiết kế, chế tạo các thiết bị; cơ cấu AT, các che chắn để bảo vệ con người khi làm việc với những máy móc, thiết bị nguy hiểm. Quan điểm phòng ngừa trong kỹ thuật AT được thể hiện bằng việc phải chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất ngay từ khâu thiết kế, thi công các công trình, dây chuyền sản xuất, các thiết bị máy móc là một quan điểm mới, tích cực, phù hợp với phương hướng của thời đại chuyển từ “kỹ thuật AT” sang “AT kỹ thuật”.
- Khoa học về các phương tiện bảo vệ NLĐ ra đời với nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ tập thể hoặc cá nhân NLĐ để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất, khi mà các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật AT vẫn không giải quyết được triệt để.
Nội dung khoa học kỹ thuật BHLĐ một mặt được tiến hành để đưa ra các giải pháp khoa học kỹ thuật khác nhau ứng dụng vào sản xuất nhằm bảo vệ sức khoẻ NLĐ, mặt khác cũng rất quan trọng là đưa ra những cơ sớ khoa học làm luận cứ cho việc xây dựng các vãn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn AT-VSLĐ. Đây là sự gắn bó giữa tính chất khoa học và tính chất pháp lý của công tác BHLĐ.
Hiện nay, nhiều ngành khoa học mới ra đời và đã ứng dụng ngay, có hiệu quả vào công tác BHLĐ, phải kể đến ngành khoa học Ecgonomi. Ecgonomi là môn khoa học nghiên cứu về giải phẫu, tâm sinh lý con người trong môi trường lao động, nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu hoá hiệu quả lao động, AT, sức khoẻ và sự tiện lợi nhẹ nhàng. Môn khoa học này nghiên cứu có hộ thống tác động qua lại giữa con người, máy móc, thiết bị và môi trường nhằm mục đích làm cho công việc phù hợp với con người, cải thiện điều kiện lao động, tăng các vếu tố thuận lợi, tiện nghi và AT trong lao động, giảm nặng nhọc, TNLĐ và BNN cho NLĐ.
1.2.2. Xây dựng, thực hiện các văn bản luật pháp về BHLĐ và tăng cường quản lý nhà nước về BHLĐ
Các văn bản luật pháp chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về BHLĐ là sự thể hiện cụ thể đường lối, quan điểm, chính sách cùa Đảng và Nhà nước về công tác BHLĐ. Các vãn bản này được xây dựng để điều chỉnh các mối quan
9
hệ, xác định trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, người quản lý, NSDLĐ cũng như NLĐ trong lĩnh vực BHLĐ, đề ra những chuẩn mực, những quy định bắt buộc mọi người phải nhận thức và nghiêm chỉnh thực hiện.
Xây dựng luật pháp trong lĩnh vực BHLĐ cần được hiểu đó là việc xây dựng và ban hành đủ các văn bản pháp luật, từ dạng cơ bản chủ yếu nhất (như luật hoặc pháp lệnh), các văn bản dưới luật (như nghị định, thông tư, chỉ thị), đến các tiêu chuẩn quy phạm, hướng dẫn, nội quy về BHLĐ.
Thực hiện các văn bản luật pháp trong lĩnh vực BHLĐ nghĩa là làm cho mọi người nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản đó. Đồng thời phải tiến hành thường xuyên và nghiêm túc việc thanh, kiểm tra chấp hành luật pháp về BHLĐ, tiến hành khen thưởng và xử phạt kịp thời.
Tăng cường quản lý nhà nước về BHLĐ gồm những nội dung sau: - Nhà nước chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng và cho ban hành các vãn bản luật pháp, chế độ chính sách, hướng dẫn quy định về BHLĐ.
- Với sự tham gia của các ngành, các cấp và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Nhà nước chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình quốc gia về BHLĐ và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
- Thông qua các hệ thống thanh tra về ATLĐ và thanh tra VSLĐ, xem xét khen thưởng và xử lí các vi phạm về BHLĐ.
1.2.3. Giáo dục huấn luyện về BHLĐ và tổ chức vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ
Để các luật lệ, chế độ, quy định về BHLĐ được thực hiện một cách có hiệu quả, điều cực kỳ quan trọng là phải làm sao cho mọi người, từ các cán bộ quản lý, NSDLĐ đến đông đảo NLĐ nhận thức đầy đủ, thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình để tự giác thực hiện. Trong đó đặc biệt quan tâm đến NLĐ vi họ vừa là mục tiêu, đối tượng vận động, lại vừa là chủ thể của hoạt động sản xuất và BHLĐ. Họ có nhận thức và tự giác thực hiện, biết tự bảo vệ mình thì mới hạn chế được TNLĐ, BNN trong sản xuất.
Nội dung công tác giáo dục huấn luyện về BHLĐ và tổ chức vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ gồm những nội dung sau:
- Băng mọi hlnh thức, tuyên truyền giáo dục cho NLĐ nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo AT trong sản xuất. Phải phổ biến và huấn luyện cho họ có những hiểu biết về AT-VSLĐ để họ biết tự bảo vệ m ình...thấy được nghĩa vụ và quyền lợi trong công tác BHLĐ, đồng thời huấn luyện cho NLĐ thành thạo tay nghê và nãm vững các yêu cầu về kỹ thuật AT trong sản xuất, biết sử dụng thành thạo, bảo quản và sử dụng hợp lý các phương tiện bảo vệ cá nhân'
- Phổ biến những quy định cụ thể về ATLĐ, VSLĐ như: Đặc điểm, quy trình làm việc đảm bảo AT, vệ sinh của máy móc, thiết bị, công nghệ và nơi làm viêc
10
có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ; các quy phạm tiêu chuẩn bắt buộc khi thực hiện công việc; các biện pháp đảm bảo ATLĐ khi thực hiện công việc; cấu tạo tác dụng và cách sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân; các yếu tố nguy hiểm, có hại, các sự cố có thể xảy ra khi làm việc, cách đề phòng, xử lý khi phát hiện khi có nguy cơ xảy ra sự cố; các phương pháp y tế đơn giản để cứu người bị nạn khi xảy ra sự cố như băng bó vết thương, hô hấp nhân tạo, cứu sập...;
- Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật, đảm bảo các nguyên tắc AT, thực hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn, quy định, nội quy AT, chống làm bừa, làm ẩu. Vận động đông đảo quần chúng phát huy sáng kiến hợp lý hoá sản xuất, tự cải thiện điều kiện làm việc;
- Tổ chức tốt hoạt động tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, tại từng cơ sở sản xuất, đơn vị công tác. Từng cơ sở phải xây dựng và củng cố mạng lưới AT-VSLĐ, đưa mạng lưới này vào hoạt động một cách thiết thực, có hiệu quả.
1.3. KÊ HOẠCH BHLĐ
Theo quy định và hướng dẫn xây dựng kế hoạch BHLĐ tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN: Các DN khi lập kế hoạch sản xuất phải đổng thời lập kế hoạch BHLĐ. Các cơ quan quản lý cấp trên của DN nếu tổ chức xét duyệt kế hoạch sản xuất thì đồng thời phải xét duyệt kế hoạch BHLĐ.
1.3.1. Nội dung của kê hoạch BHLĐ
Nội dung của kế hoạch BHLĐ bao gồm:
a) Các biện pháp về kỹ thuật A T và phòng chông cháy nổ
- Chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ nhằm mục đích cne, chắn, hãm, đóng, mở các máy, thiết bị, bộ phận, công trinh, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây sự cố, TNLĐ;
- Làm thêm các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm;
- Bổ sung hệ thống chống sét, chống rò điện;
- Lắp đặt các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động... - Đặt biển báo;
- Mua sắm, sản xuất các thiết bị, trang bị phòng cháy, chữa cháy; - Tổ cÀức lại nơi làm việc phù hợp với NLĐ;
- Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy nổ ra xa nơi có nhiều người qua lại.
b) Các biện pháp kỹ thuật VSLĐ phòng chống độc hại, cải thiện ĐKLĐ - Lắp đặt các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc;
11
hệ, xác định trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, người quan lý, NSDLĐ cũng như NLĐ trong lĩnh vực BHLĐ, đề ra nhũng chuân mực, những quy định bắt buộc mọi người phải nhận thức và nghiêm chỉnh thực hiẹn.
Xây dựng luật pháp trong lĩnh vực BHLĐ cần được hiểu đó là việc xây dựng và ban hành đủ các văn bản pháp luật, từ dạng cơ bản chủ yếu nhất (như luật hoặc pháp lệnh), các văn bản dưới luật (như nghị định, thông tư, chi thi), đen các tiêu chuẩn quy phạm, hướng dẫn, nội quy về BHLĐ.
Thực hiện các văn bản luật pháp trong lĩnh vực BHLĐ nghĩa là làm cho mọi người nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản đó. Đồng thời phải tiến hành thường xuyên và nghiêm túc việc thanh, kiểm tra chấp hành luật pháp về BHLĐ, tiến hành khen thưởng và xử phạt kịp thời.
Tăng cường quản lý nhà nước về BHLĐ gồm những nội dung sau: - Nhà nước chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng và cho ban hành các văn bản luật pháp, chế độ chính sách, hướng dẫn quy định về BHLĐ.
- Với sự tham gia của các ngành, các cấp và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Nhà nước chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình quốc gia về BHLĐ và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
- Thông qua các hệ thống thanh tra về ATLĐ và thanh tra VSLĐ, xem xét khen thưởng và xử lí các vi phạm về BHLĐ.
1.2.3. Giáo dục huấn luyện về BHLĐ và tổ chức vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ
Để các luật lệ, chế độ, quy định về BHLĐ được thực hiện một cách có hiệu quả, điều cực kỳ quan trọng là phải làm sao cho mọi người, từ các cán bộ quản lý, NSDLĐ đến đông đảo NLĐ nhận thức đầy đủ, thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình để tự giác thực hiện. Trong đó đặc biệt quan tâm đến NLĐ vì họ vừa là mục tiêu, đối tượng vận động, lại vừa là chủ thể của hoạt động sản xuất và BHLĐ. Họ có nhận thức và tự giác thực hiện, biết tự bảo vệ mình thì mới hạn chế được TNLĐ, BNN trong sản xuất.
Nội dung công tác giáo dục huấn luyện về BHLĐ và tổ chức vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ gồm những nội dung sau:
- Băng mọi hình thức, tuyên truyền giáo dục cho NLĐ nhận thức được sự cân thiêt phai đam bảo AT trong sản xuất. Phải phổ biến và huấn luyện cho họ có những hiểu biết về AT-VSLĐ để họ biết tự bảo vệ mình...thấy được nghĩa vụ và quyền lợi trong công tác BHLĐ, đồng thời huấn luyện cho NLĐ thành thạo tay nghê và năm vững các yêu cầu về kỹ thuật AT trong sản xuất, biết sừ dụng thành thạo, bảo quản và sử dụng hợp lý các phương tiện bảo vệ cá nhân’
- Phổ biến những quy định cụ thể về ATLĐ, VSLĐ như: Đặc điểm, quy trình làm việc đảm bảo AT, vệ sinh của máy móc, thiết bị, công nghệ và nơi làm viêc
10
có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ; các quy phạm tiêu chuẩn bắt buộc khi thực hiện công việc; các biện pháp đảm bảo ATLĐ khi thực hiện công việc; cấu tạo tác dụng và cách sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân; các yếu tố nguy hiểm, có hại, các sự cố có thể xảy ra khi làm việc, cách đề phòng, xử lý khi phát hiện khi có nguy cơ xảy ra sự cố; các phương pháp y tế đơn giản để cứu người bị nạn khi xảy ra sự cố như băng bó vết thương, hô hấp nhân tạo, cứu sập...;
- Giáo due ý thức lao động có kỷ luật, đảm bảo các nguyên tắc AT, thực hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn, quy định, nội quy AT, chống làm bừa, làm ẩu. Vận động đông đảo quần chúng phát huy sáng kiến hợp lý hoá sản xuất, tự cải thiện điều kiện làm việc;
- Tổ chức tốt hoạt động tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, tại từng cơ sở sản xuất, đơn vị công tác. Từng cơ sở phải xây dựng và củng cô' mạng lưới AT-VSLĐ, đưa mạng lưới này vào hoạt động một cách thiết thực, có hiệu quả.
1.3. KÊ HOẠCH BHLĐ
Theo quy định và hướng dẫn xây dựng kế hoạch BHLĐ tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN: Các DN khi lập kế hoạch sản xuất phải đồng thời lập kế hoạch BHLĐ. Các cơ quan quản lý cấp trên của DN nếu tổ chức xét duyệt kế hoạch sản xuất thì đồng thời phải xét duyệt kế hoạch BHLĐ.
1.3.1. Nội dung của kê hoạch BHLĐ
Nội dung của kế hoạch BHLĐ bao gồm:
a) Các biện pháp vê kỹ thuật A T và phòng chông cháy nổ
- Chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ nhằm mục đích cne, chắn, hãm, đóng, mở các máy, thiết bị, bộ phận, công trinh, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây sự cố, TNLĐ;
- Làm thêm các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm;
- Bổ sung hệ thống chống sét, chống rò điện;
- Lắp đặt các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động... - Đặt biển báo;
- Mua sắm, sản xuất các thiết bị, trang bị phòng cháy, chữa cháy; - Tổ chNíc lại nơi làm việc phù hợp với NLĐ;
- Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy nổ ra xa nơi có nhiều người qua lại.
b) Các biện pháp kỹ thuật VSLĐ phòng chông độc hại, cải thiện ĐKLĐ - Lắp đặt các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc;
11
- Nâng cấp, hoàn thiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, ổn và các yếu tố độc hại lan truyền;
- Xây dựng, cải tạo nhà tắm;
- Lắp đật máy giặt, máy tẩy chất độc.
c) Mua sắm trang bị bảo vệ cá nhân
Dây AT, mặt nạ phòng độc, tất chống dính, tất chống vắt, ùng cách điện, ủng chịu axít, mũ bao tóc, mũ chống chấn thương sọ não; khẩu trang chống bụi, bao tải chống ồn, quần áo chống phóng xạ, chống điện từ trường, quần áo chống rét, quần áo chịu nhiệt...
d) Chăm sóc sức khoẻ NLĐ
- Khám sức khoẻ khi tuyển dụng;
- Khám sức khoẻ định kỳ;
- Khám phát hiện BNN;
- Bồi dưỡng bằng hiện vật;
- Điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động.
e) Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về BHLĐ
- Tổ chức huấn luyện về BHLĐ:
- Chiếu phim, tham quan triển lãm BHLĐ;
- Tổ chức thi AT, vệ sinh giỏi;
- Tổ chức thi viết, thi vẽ, đề xuất các biện pháp tăng cường công tác BHLĐ; - Kẻ panô, áp phích ATLĐ; mua tài liệu, tạp chí BHLĐ.
Kế hoạch BHLĐ phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật tư, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kê hoạch phải được xây dựng kế hoạch bổ sung phù hợp với nội dung công việc. Kinh phí trong kế hoạch BHLĐ được hạch toán vào giá thành
sản phẩm hoặc phí lưu thông của các DN và cơ sở sản xuất - kinh doanh: đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp được tính trong chi phí thường xuyên. 1.3.2. Lập và tổ chức thực hiện kê hoạch BHLĐ
a) Căn cứ để lập kế hoạch
- Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch SXKD và tình hình lao động của nãm kế hoạch;
- Những thiếu sót tồn tại trong công tác BHLĐ được rút ra từ các vụ TNLĐ, cháy nổ, BNN, từ các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện côns tác BHLĐ nãm trước;
- Các kiên nghị phản ánh của NLĐ, ý kiến của tổ chức công đoàn và kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
12
b) Tổ chức thực hiện kê hoạch BHLĐ
- Sau khi kế hoạch BHLĐ được NSDLĐ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì bộ phận kế hoạch của DN có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện; - Cán bộ BHLĐ phối hợp với bộ phận kế hoạch của DN đôn đốc, kiếm tra việc thực hiện và thường xuyên báo cáo NSDLĐ, đảm bảo kế hoạch BHLĐ được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn;
- NSDLĐ có trách nhiệm định kỳ kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kê hoạch BHLĐ và thông báo kết quả thực hiện cho NLĐ trong đơn vị biết. 1.3.3. Hiệu chỉnh kê hoạch BHLĐ
- Căn cứ vào việc kết quả điều tra, giám sát và đánh giá, nếu xét thấy kế hoạch BHLĐ đã xây dựng còn khiếm khuyết do khách quan, chủ quan thì phải thực hiện hiệu chỉnh để phù hợp với điều kiện SXKD.
- Xác định và phân tích những nguyên nhân cơ bản của những vấn đề không còn phù hợp của kế hoạch BHLĐ.
- Khi hiệu chỉnh kế hoạch BHLĐ phải có thứ tự ưu tiên.
1.4. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM t r a BHLĐ
Thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định vể BHLĐ là một yêu cầu không thể thiếu được nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của NSDLĐ cũng như NLĐ. Cơ chế thanh, kiểm tra về BHLĐ ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp giữa thanh tra Nhà nước, sự kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, kiểm tra của cơ sở cùng với sự giám sát và phối hợp thanh, kiểm tra của các cấp công đoàn.
Thanh tra Nhà nước về BHLĐ gồm hai hệ thống:
- Thanh tra về ATLĐ thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, Thanh tra về cháy, nổ thuộc Bộ Công an quản lý;
- Thanh tra VSLĐ thuộc Bộ Y tế quản lý.
Việc thanh tra Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đon vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó chịu trách nhiệm có sự phối hợp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.
Thanh tra có nhiệm vụ:
a) Thanh tra việc chấp hành các quy định về ATLĐ, VSLĐ. các chế độ chính sách về BHLĐ;
b) Điều tra TNLĐ và những vi phạm về tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ; c) Tham gia xét duyệt các dự án, thiết kế về mặt AT-VSLĐ khi xây dưng mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở để SXKD, sử dụng, báo quản và lưu trữ các máy móc, thiêt bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ;
13
- Nâng cấp, hoàn thiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chóng nóng, ôn 'à các yếu tố độc hại lan truyền;
- Xây dựng, cải tạo nhà tắm;
- Lắp đặt máy giật, máy tẩy chất độc.
c) Mua sắm trang bị bảo vệ cá nhân
Dây AT, mặt nạ phòng độc, tất chống dính, tất chống vắt, ủng cách điện, úng chịu axít, mũ bao tóc, mũ chống chấn thương sọ não; khẩu trang chống bụi, bao tải chống ồn, quần áo chống phóng xạ, chống điện từ trường, quần áo chống rét, quần áo chịu nhiệt...
d) Chăm sóc sức khoẻ NLĐ
- Khám sức khoẻ khi tuyển dụng;
- Khám sức khoẻ định kỳ;
- Khám phát hiện BNN;
- Bồi dưỡng bằng hiện vật;
- Điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động.
e) Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện vé BHLĐ
- Tổ chức huấn luyện về BHLĐ;
- Chiếu phim, tham quan triển lãm BHLĐ;
- Tổ chức thi AT, vệ sinh giỏi;
- Tổ chức thi viết, thi vẽ, đề xuất các biện pháp tăng cường công tác BHLĐ; - Kẻ panô, áp phích ATLĐ; mua tài liệu, tạp chí BHLĐ.
Kế hoạch BHLĐ phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật tư, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải được xây dựng kế hoạch bổ sung phù hợp với nội dung công việc. Kinh phí trong kế hoạch BHLĐ được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của các DN và cơ sở sản xuất - kinh doanh; đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp được tính trong chi phí thường xuyên.
1.3.2. Lập và tổ chức thực hiện kê hoạch BHLĐ
a) Căn cứ đê lập kế hoạch
- Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch SXKD và tình hình lao động cùa năm kế hoạch;
- Những thiếu sót tồn tại trong công tác BHLĐ được rút ra từ các vụ TNLĐ. cháy nổ, BNN, từ các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện côn° tác BHLĐ nãm trước;
- Các kiên nghị phản ánh của NLĐ, ý kiến của tổ chức công đoàn và kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
12
b) Tổ chức thực hiện kê hoạch BHLĐ
- Sau khi kế hoạch BHLĐ được NSDLĐ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì bộ phận kế hoạch của DN có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện; - Cán bộ BHLĐ phối hợp với bộ phận kế hoạch của DN đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và thường xuyên báo cáo NSDLĐ, đảm bảo kế hoạch BHLĐ được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn;
- NSDLĐ có trách nhiệm định kỳ kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kê hoạch BHLĐ và thông báo kết quả thực hiện cho NLĐ trong đon vị biết. 1.3.3. Hiệu chỉnh kê hoạch BHLĐ
- Căn cứ vào việc kết quả điều tra, giám sát và đánh giá, nếu xét thấy kế hoạch BHLĐ đã xây dựng còn khiếm khuyết do khách quan, chủ quan thì phải thực hiện hiệu chỉnh để phù hợp với điều kiện SXKD.
- Xác định và phân tích những nguyên nhân cơ bản của những vấn đề không còn phù hợp của kế hoạch BHLĐ.
- Khi hiệu chỉnh kế hoạch BHLĐ phải có thứ tự ưu tiên.
1.4. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM t r a BHLĐ
Thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định về BHLĐ là một yêu cầu không thể thiếu được nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của NSDLĐ cũng như NLĐ. Cơ chế thanh, kiểm tra về BHLĐ ở Việt Nam hiện nay là sự kết hợp giữa thanh tra Nhà nước, sự kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, kiếm tra của cơ sở cùng với sự giám sát và phối hợp thanh, kiểm tra của các cấp công đoàn.
Thanh tra Nhà nước về BHLĐ gồm hai hệ thống:
- Thanh tra về ATLĐ thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, Thanh tra về cháy, nổ thuộc Bộ Công an quản lý;
- Thanh tra VSLĐ thuộc Bộ Y tế quản lý.
Việc thanh tra Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ trong các lĩnh vực phóng xạ, thãm dò khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đon vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó chịu trách nhiệm có sự phối hợp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.
Thanh tra có nhiệm vụ:
a) Thanh tra việc chấp hành các quy định về ATLĐ, VSLĐ, các chế độ chính sách về BHLĐ;
b) Điều tra TNLĐ và những vi phạm về tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ; c) Tham gia xét duyệt các dự án, thiết kế về mặt AT-VSLĐ khi xây dưng mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở để SXKD, sử dụng, báo quàn và lưu trữ các máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ;
13
d) Đăng ký, cấp phép sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu câu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ;
e) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của NLĐ đối với những vi phạm pháp luật về AT-VSLĐ;
f) Xử lý các vi phạm về AT-VSLĐ theo thẩm quyền của mình và kiên nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền cùa cơ quan đó;
g) Các cấp trên cơ sở, địa phương, ngành trong phạm vi quản lý của mì-ih, tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về BHLĐ đối với các cơ sở, DN; h) Các cơ sở, DN định kỳ Trung ương kiểm tra nhằm phát hiện những thiếu sót, nguy cơ gây tai nạn hoặc BNN và đánh giá ưu, khuyết điểm trong việc thực hiện kế hoạch BHLĐ, đề ra những biện pháp khắc phục, bảo đảm cho công tác BHLĐ ở cơ sở thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả thiết thực;
i) Theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn thì đê thụrc hiện chức năng giám sát của mình, tổ chức công đoàn có quyền kiểm tra các cơ quan Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ trong việc chấp hành các quy định luật pháp về BHLĐ. Công đoàn cấp trên tiến hành việc kiểm tra hoạt động về công tác HHLĐ của công đoàn cấp dưới.
Ngoài các hình thức thanh, kiểm tra nêu trên, hàng nãm liên bộ và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam còn tiến hành các đợt thanh, kiểm tra liên ngành về việc chấp hành các quy định AT-VSLĐ trong Bộ luật Lao động và Luật Cổng đoàn tại một số cơ sở, DN.
Để việc thanh tra, kiểm tra về ATLĐ, VSLĐ đạt kết quả cao, đòi hỏi các DN tự kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị bộ phận, phân xưởng, tổ, đội tự kiểm tra theo quy định tại phụ lục số 3 Thông tư liên tịch số 14/1998ATTLT - BLĐTBXH - BYT -TLĐLĐVN và theo hướng dẫn tại Quyết định sô 02/2006/QĐ - BLĐTBXH, 16/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội “Ban hành quy chế tự kiểm tra pháp luật lao động”.
14
Chương 2
HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
2.1. TỔ CHỨC B ộ MÁY VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VỂ BHLĐ Ở C ơ SỞ
Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 14/1998/11 'LT-BLĐTBXH-BYT TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên Bộ "Hướng dẫn tổ chức công tác BHLĐ, AT-VSLĐ ở cơ sở, DN" thì việc tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về BHLĐ đã có hướng dẫn rất cụ thể phải tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ cần có trong DN theo thứ tự nêu trong Thông tư như: Hội đồng BHLĐ; bộ phận BHLĐ; bộ phận y tế; mạng lưới AT, vệ sinh viên đồng thời phân định trách nhiệm cho cán bộ quản lý và các bộ phận chuyên môn trong DN.
Sơ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ BHLĐ Ở c ơ SỞ
— Quan hệ chuyên môn ------------ ► Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
£» Quan hệ kiểm tra ...............♦T ư vấn
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy BHLĐ ở cơ sở
2.1.1. Hội đồng bảo bộ lao động trong DN
Thông tư Liên tịch số 14/1998/1TLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 quy định:
a) Tổ chức
Hội đổng bảo hộ lao động (HĐBHLĐ) ở DN là tổ chức phối hợp và tư vấn về các hoạt động BHLĐ ở DN và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra
15
giám sát về BHLĐ của tổ chức công đoàn. HĐBHLĐ do NSDLĐ quyết định thành lập.
Thành phần HĐBHLĐ:
- Số lượng thành viên HĐBHLĐ tuỳ thuộc vào số lượng lao động và quy mỏ của DN nhưng ít nhất cũng phải có các thành viên có thẩm quyền đại diện cho người sử đụng lao động và tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ làm công tác BHLĐ, cán bộ V tế. Ở các DN lớn cần có thêm các thành viên là cán bộ kỹ thuật...
- Chủ tịch hội đồng: Đại diện Người sử dụng lao động (thường là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật).
- Phó chủ tịch hội đồng: Đại diện của Ban Chấp hành Công đoàn DN (thường là Chủ tịch hoặc Phó Chù tịch công đoàn cơ sớ).
- Uỷ viên thường trực (kiêm thư ký hội đồng): là Trưởng bộ phận BHLĐ hoặc cán bộ phụ trách công tác BHLĐ của DN.
- Cán bộ y tế.
Nếu quy mô, số lượng lao động lớn, tính
chất công việc, ngành nghề có nhiều yếu tố >'
nguy hiểm hay địa bàn phân tán Hội đồng
BHLĐ có thể thêm đại diện của phòng kỹ
thuật, các phân xưởng, đội có nhiều yếu tố
nguv hiểm tham gia...
Với DNVYN, tư nhân: Thực tế cho thấy nếu NSDLĐ ở các DNVVN phải bố trí ít nhất 5 thành phần như theo quv định để thành lập ra một hội đồng BHLĐ tại DN mình là khó thực hiện và nếu có cũng chỉ là sự đối phó với các cơ quan chức năng.
Hội đồng bảo hộ có thể chỉ cần có nsười sử dụng lao động và đại diện của NLĐ do các tổ bầu ra.
Nêu DN đã tổ chức tốt mạng lưới ATVSV và những người quản lý lao động tại từng bộ phận, tùng vị trí sản xuất và việc phân công rõ trách nhiệm cho các cá nhân, các bộ phận giúp việc trona DN mình thì đây chính là (một hội đồng) giúp việc đắc lực cho NSDLĐ trong việc phát hiện và loại trừ rủi ro, ngăn ngừa TNLĐ.
Tuy nhiên, việc tổ chức Hội đồng BHLĐ ở DN vẫn tốt hơn và có hiệu quả trong việc tổ chức, quản lý, thực hiện công tác ATVS LĐ trong DN. DN nếu có thể thì nên tổ chức thành lập hội đồng BHLĐ.
b) Nhiệm vụ và quyên han
- Tham gia và tư vấn với NSDLĐ và phối hợp các hoạt độnơ trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ va các biện pháp AT, VSLĐ. cải thiện ĐKLĐ. phòng ngừa TNLĐ và BNN của DN.
16
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở các phân xưởng sản xuất để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và đánh giá tình hình công tác BHLĐ của DN.
Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy các nguy cơ mất AT, có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó. 2.1.2. Bộ phận BHLĐ ở DN
Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN quy định: a) Tổ chức
- Tuỳ theo đặc điểm sản xuất và tổ chức SXKD (mức độ nguy hiểm) của nghề, số lượng lao động, địa bàn phân tán hoặc tập trung của từng DN, NSDLĐ tổ chức phòng, ban hoặc cử cán bộ làm công tác BHLĐ nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu sau:
SỐNLĐ Cán bộ làm công tác BHLĐ
<300 ít nhất một cán bộ bán chuyên trách
300-5-1.000 ít nhất 1 cán bộ chuyên trách
> 1.000 ít nhất 2 cán bộ chuyên trách BHLĐ hoặc tổ chức phòng hoặc ban BHLĐ riêng
- Các Tổng Công ty Nhà nước quản lý nhiều DN có nhiêu yếu tố độc hại nguy hiểm phải tổ chức phòng hoặc ban BHLĐ.
- Cán bộ làm công tác BHLĐ cần được chọn từ những cán bộ có hiểu biết về kỹ thuật và thực tiễn sản xuất và phải được đào tạo chuyên môn và bố trí ổn định để đi sâu vào nghiệp vụ công tác BHLĐ.
- ở các DN không thành lập phòng hoặc ban BHLĐ thì cán bộ làm công tác BHLĐ có thể sinh hoạt ở phòng kỹ thuật hoặc phòng tổ chức lao động nhưng phải được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NSDLĐ.
Ghi chú: Với các DNVVN, tư nhân: thực tế
cho thấy rằng với quy mô SXKD, tổ chức của
các DN nhỏ hiện nay, thì việc đảm bảo thực
hiện các quy định của pháp luật về tổ chức bộ
máy làm công tác BHLĐ trong DN như trên là
rất khó khãn. Vậy thì các DNVVN, nhất là DN
nhỏ có dưới 50 lao động có thể giải quyết theo
cách thức là:
- Cử cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ, cụ thể kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác trong đơn vị (không được cử cán bộ đang làm việc khác kiêm nhiệm công tác AT VSLĐ). Thường nên chọn cán bộ phụ trách kỹ thuật công nghệ trong DN làm công tác ATVSLĐ thì việc ngãn ngừa các nguy cơ, sự cố gây mất AT trong DN sẽ có tác dụng và hiệu quả hơn và cán bộ này phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của NSDLĐ.
17
- Trường hợp DN quá ít lao động thì NSDLĐ phải trực tiếp quản lý. tổ chức thực hiện công tác này và chịu trách nhiệm khi có các sự cố, TNLĐ, BNN xảy ra hoặc có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật như: Khai báo. điêu tra, thống kê, báo cáo TNLĐ; lo mua sắm trang bị phương tiện bào vệ cá nhàn cho NLĐ, hướng dẫn họ sử dụng,...
Theo hướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế ILO, việc định rõ ra các ưách nhiệm và những mối quan hệ trong bộ máy sẽ có khả năng thúc đẩy việc thực hiện văn hóa AT trong DN từ chủ DN xuống từng NLĐ. NSDLĐ phải có trách nhiệm chính tổng thể trong việc đảm bảo AT và sức khỏe nghề nghiệp cho NLĐ.
b) Nhiệm vụ
- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác BHLĐ của DN;
- Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, Ouy chuẩn về AT- VSLĐ cùa Nhà nước và các nội quy, quy chế, chỉ thị về BHLĐ của lãnh đạo DN đên các cấp và NLĐ trong DN; đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về AT, VSLĐ và theo dõi đôn đốc việc chấp hành;
- Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch BHLĐ;
- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng xây dựng quy trinh, biện pháp AT, VSLĐ, phòng chống cháy nổ, quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về AT - VSLĐ;
- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng tổ chức huấn luyện về BHLĐ cho NLĐ;
- Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong mối trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, TNLĐ, đề xuất với NSDLĐ các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động;
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ; tiêu chuẩn AT, VSLĐ trong phạm vi DN và đề xuất biện pháp khắc phục;
- Điều tra và thống kê các vụ TNLĐ xảy ra trong DN;
- Tổng hợp và đề xuất với NSDLĐ giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị cúa các đoàn thanh tra, kiểm tra;
- Dự thảo trinh lãnh đạo DN ký các báo cáo về BHLĐ theo quy đinh hiện hành; - Cán bộ BHLĐ phải thường xuvên đi sát các bộ phận sản xuất, nhất là những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra TNLĐ để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngãn ngừa TNLĐ, BNN. c) Quyền hạn
- Được tham dự các cuộc họp giao ban sàn xuất, sơ kết, tổng kết tình hình SXKD và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ;
18
- Được tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch SXKD, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị mới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý kiến về mặt AT và VSLĐ;
- Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra TNLĐ có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chí công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm ATLĐ, đồng thời báo cáo NSDLĐ.
2.1.3. Bộ phận y tê của DN
Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31- 10-1998 quy định:
a) Tổ chức
- Tất cả các DN đều phải tổ chức bộ phận hoặc bố trí cán bộ làm công tác y tế DN bảo đảm thường trực theo ca sản xuất và sơ cứu, cấp cứu có hiệu quả;
- Số lượng và trinh độ cán bộ y tế tuỳ thuộc vào số lao động và tính chất đặc điểm tổ chức SXKD của DN, nhưng phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu sau đây:
* Với DN có nhiều yếu tố độc hại:
Số NLĐ Cán bộ y tế
< 150 Một y tá
150-300 ít nhất một y sĩ (hoặc trình độ tương đương)
301 -f- 500 Một bác sĩ và một y tá
501 H- 1.000 Một bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có một y tá > 1.000 Thành lập trạm y tế (hoặc ban, phòng) riêng
* Với DN có ít yếu rô'độc hại:
SỐNLĐ Cán bộ y tế
< 300 Một y tá
300 H- 500 Một y sĩ và một y tá
501 Hr 1.000 Một bác sĩ và một y sĩ
> 1.000 Phải có trạm y tế (hoặc ban, phòng) riêng
Trong trường họp thiếu cán bộ y tế có trình độ theo yêu cầu thì có thể hợp đổng với cơ quan y tế địa phương để đáp ứng việc chãm sóc sức khoè tại chỗ. b) Nhiệm vụ
- Tổ chức huấn luyện cho NLĐ về cách sơ cứu, cấp cứu, mua sắm, bảo quản trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu và tổ chức tốt việc thường trực theo ca sàn xuất để cấp cứu kịp thời các trường hợp TNLĐ;
19
- Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tổ chức khám BNN;
- Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phối hợp với bộ phận BHLĐ tổ chức việc đo đạc, kiểm tra, giám sát các yêu tố có hại trong môi trường lao động, hướng dận các phân xưởng và NLĐ thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động;
- Quản lý hồ sơ VSLĐ và môi trường lao động;
- Theo dõi và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bang hiện vật (cơ cấu định lượng hiện vật, cách thức tổ chức ăn uống) cho những người làm việc trong ĐKLĐ có hại đến sức khoẻ;
- Tham gia điều tra các vụ TNLĐ xảy ra trong DN;
- Thực hiện các thủ tục để giám định thương tật cho NLĐ bị TNLĐ, BNN; - Đăng ký với cơ quan y tế địa phương và quan hệ chặt chẽ để nhận sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ;
- Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ, BNN.
c) Quyền hạn
Ngoài các quyền hạn giống như của bộ phận BHLĐ, bộ phận y tế còn có quyền: - Được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của ngành y tế để giao dịch trong chuyên môn nghiệp vụ;
- Được tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
Ghi chú: Với các DNVVN nếu thiếu cán bộ y tế có trình độ theo yêu cầu, hoặc số lao động của DN ít, thì NSDLĐ có thể hợp đồng với cơ quan y tế địa phương hoặc đơn vị có phòng y tế nơi gần nhất để đáp ứng việc chãm lo sức khoẻ tại chỗ cho NLĐ cùa DN.
Để chãm sóc sức khoẻ NLĐ thì có thể hợp đồng với cán bộ y tế tại Trạm Y tế, cán bộ y tế đã nghỉ hưu,... làm theo các ngày giờ quy định, nhưng phải đãng ký với Trung tâm y tế huyện để chịu sự chỉ đạo chung. Cán bộ y tế có thể làm kiêm nhiệm thêm một số công việc khác để phù hợp trong quản lý lao động của DN.
2.1.4. Mạng lưới AT - Vệ sinh viên
Quy định của pháp luật Việt Nam (Thông tư Liên tịch số 14/1998/TTLT BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN (31/10/1998)) là DN phải tổ chức và có mạng lưới AT, vệ sinh viên.
Mạng lưới ATVSV là hình thức hoạt động về BHLĐ của NLĐ được thành lập theo thoả thuận giữa NSDLĐ và Ban chấp hành Công đoàn, nội dung hoạt động phù hợp với luật pháp, bảo đảm quyền của NLĐ và lợi ích của NSDLĐ. a) Tổ chức
- Tất cả các DN đều phải tổ chức mạng lưới ATVSV, ATVSV bao gồm những NLĐ trực tiếp có am hiểu về nghiệp vụ, có nhiệt tình và gương mẫu về BHLĐ được tổ bầu ra;
20
- Mỗi tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một ATVSV; đối với các công việc làm phân tán theo nhóm thì nhất thiết mỗi nhóm phải có một ATVSV; - Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động, ATVSV không được là tổ trưởng;
- NSDLĐ phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định công nhận ATVSV, thông báo công khai để mọi NLĐ biết;
- Tổ chức công đoàn quản lý hoạt động của mạng lưới ATVSV;
- ATVSV có chế độ sinh hoạt, được bổi dưỡng nghiệp vụ và được động viên về vật chất và tinh thần để hoạt động có hiệu quả.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn
- Đôn đốc và kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về AT và vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị AT và sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về BHLĐ; hướng dẫn biện pháp làm việc AT đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ;
- Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch BHLĐ, các biện pháp đảm bảo AT, VSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc; - Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp đảm bảo AT VSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu AT vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc.
Ghi chú: Tiêu chuẩn, phương pháp hoạt động, hoạt động, chế độ sinh hoạt của mạng lưới ATVSV ở cơ sở.
2.1.5. Trách nhiệm cho cán bộ quản lý và các bộ phận chuyên môn trong DN
2.1.5.1. Quản đốc phân xưởng (hoặc chức vụ tương đương)
a) Trách nhiệm
- Tổ chức huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới được chuyển đến làm việc tại phân xưởng về biện pháp làm việc AT khi giao việc cho họ;
- Bố trí NLĐ làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn luyện và đã qua sát hạch kiến thức AT VSLĐ đạt yêu cầu;
- Không để NLĐ làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp đảm bảo AT, VSLĐ, không sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện làm việc AT, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát;
- Thực hiện và kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi NLĐ thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp làm việc AT và các quy định về BHLĐ;
- Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch bảo hộ lao động, xử lý kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn
21
thanh tra, kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của phân xướng; - Thực hiện khai báo, điều tra TNLĐ xảy ra trong phân xưởng theo quy định của Nhà nước và phân cấp của DN;
- Phối hợp với Chủ tịch công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức tự kiểm tra về BHLĐ ở đơn vị, tạo điều kiện để mạng lưới AT, vệ sinh viên trong phân xưởng hoạt động có hiệu quả.
b) Quyền hạn
Quản đốc phan xưởng có quyền từ chối nhận NLĐ không đù trình độ và đình chỉ công việc đỏi với NLĐ tái vi phạm các quy định đàm bào AT. VSLĐ, phòng chống cháy nổ.
2.1.5.2. Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương)
a) Trách nhiệm
- Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc NLĐ thuộc quyền quản lý chấp hành đúng quy trinh, biện pháp làm việc AT; quản lý sử dụng tốt các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật AT và cấp cứu V tế;
- Tổ chức nơi làm việc bảo đảm AT và vệ sinh; kết hợp với ATVSV của tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến AT và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động sản xuất;
- Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu AT vệ sinh trong sản xuất mà tổ không giải quvết được và các trường hợp xảy ra TNLĐ, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời;
- Kiểm điểm đánh giá tình trạng AT VSl.Đ và việc chấp hành các quy định và BHLĐ trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ. b) Quyền hạn
Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận NLĐ không đù trình độ nghề nghiệp và kiên thức về AT VSLĐ, từ chối nhận công việc hoặc dừng còng việc của tổ nêu thấy có nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của tổ viên và báo cáo kịp thời với phân xưởng để xừ lý.
2.1.5.3. Bộ phận ké hoạch
- Tổng hợp các yêu cầu về nhân lực, vật tư, kinh phí trong kế hoạch BHLĐ và kế hoạch SXKD;
- Tham gia cùng với bộ phận BHLĐ theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện theo nội dung, kê hoạch đề ra, đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện đẩv đù, đúng tiến độ.
2.1.5.4. Bộ phận kỹ thuật (hoặc cán bộ kỹ thuật của DN)
- Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hoá sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật AT, kỹ thuật vệ sinh đê đưa vào kế hoạch BHLĐ: hướng dẫn, giám sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật AT, kỹ thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện làm việc;
22
- Biên soạn, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc AT đối với các máy, thiết bị, hoá chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố, biên soạn tài liệu giảng dạy về AT, VSLĐ và phối hợp với tổ chức chuyên trách về BHLĐ huấn luyện cho NLĐ;
- Tham gia việc kiểm tra định kỳ về AT, VSLĐ và tham gia điều tra TNLĐ có liên quan đến kỹ thuật AT;
- Phối hợp với bộ phận BHLĐ theo dõi việc quản lý, đãng ký, kiểm định, và xin cấp giấy phép sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT, VSLĐ và chế độ nghiêm thử đối với các loại thiết bị AT, trang thiết bị bảo vệ cá nhân theo quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm.
2.1.5.5. Bộ phận tài vụ
Tham gia vào việc lập kế hoạch BHLĐ, tổng hợp và cung cấp kinh phí thực hiện kế hoạch BHLĐ đầy đủ, đúng thời hạn.
2.1.5.6. Bộ phận vật tư
Mua sắm, bảo quản và cấp phát đầy đủ, kịp thời những vật liệu, dụng cụ, trang bị phương tiện BHLĐ, phương tiện kỹ thuật khắc phục sự cố sản xuất có chất lượng theo kế hoạch.
2.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ AT - VSLĐ
2.2.1. Khái niệm về hệ thông quản lý AT- VSLĐ (OSH -MS) Hệ thống quản lý AT-VSLĐ: Hộ thống các yếu tố tác động hoặc ảnh hưởng lẫn nhau để thiết lập chính sách, mục tiêu về AT-VSLĐ và các biện pháp để đạt được các mục tiêu đó.
Đây không phải là ràng buộc mang tính pháp lý và không thay thế luật pháp, các quy định hay các tiêu chuẩn quốc gia. Khi áp dụng hướng dẫn không cần có giấy chứng nhận.
Thực hiện Hệ thống quản lý AT-VSLĐ là phương cách hữu ích giúp NSDLĐ thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm về AT và VSLĐ. Hướng dẫn là công cụ, biện pháp hỗ trợ thiết thực cho các tổ chức, cơ quan có thẩm quyển nhằm không ngừng hoàn thiện công tác AT và VSLĐ.
2.2.2. Mục tiêu
Hướng dẫn Hệ thống quản lý AT-VSLĐ góp phần giảm thiểu các nguy cơ và tiến tới loại bỏ các sự cố nhằm bảo vệ NLĐ khỏi thương tật. ốm đau. bệnh tật và tử vong có liên quan đến công việc.
Ở cấp Quốc gia, các hướng dẫn này sẽ:
- Được sử dụng để xác lập chính sách của Nhà nước (thông qua các quy định pháp luật nhà nước) về hệ thống quản lý AT- VSLĐ ờ cấp vĩ mô. - Góp phần tãng cường việc chủ động thực hiện nghiêm chinh các quy định và các tiêu chuẩn của Nhà nước, nhằm không ngừng hoàn thiện công tác AT và VSLĐ;
23
- Góp phần triển khai các hướng dẫn quốc gia và hướng dẫn chi tiết cùa hệ thống quản lý AT- VSLĐ, nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu thực tê phù hợp với quy mỏ và tính chất hoạt động cùa cơ sở.
ở cấp cơ sờ, hướng dẫn nhằm:
- Giúp đưa các nội dung của Hệ thống quản lí AT-VSLĐ vào trong các chính sách và tổ chức quản lý của cơ sờ;
- Vận động tất cả các thành viên trong cơ sở, đặc biệt là chù DN, các thành viên ban quản trị, NSDLĐ, NLĐ và các đại diện của họ áp dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý AT-VSLĐ thích hợp nhằm không ngừng cải thiện công tác AT- VSLĐ
2.2.3. Cấu trúc của hệ thống quàn lý AT-VSLĐ Quốc gia
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa ILO- OSH 2001 và OSH quốc gia và OSH cơ sỏ
2.2.3.1. Chính sách của Nhà nước đôi với hệ thông quản lý AT-VSLĐ (ở cấp Quốc gia)
a) Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi Quốc gia, một hay nhiều cơ quan có thẩm quyền sẽ được chọn để xây dựng, tổ chức thực hiện và định kỳ rà soát chính sách của nhà nước về Hệ thống quản lí AT-VSLĐ trong cơ sở. Công việc này phải được phối hợp thực hiện với các tổ chức đại diện tiêu biểu nhất của NSDLĐ, NLĐ và các cơ quan có liên quan khác.
b) Chính sách của Nhà nước về Hệ thống quản lí AT-VSLĐ cần dựa trên các nguyên tắc, thủ tục chung để:
- Thúc đẩy việc thực hiện và đưa Hệ thống quản lý AT-VSLĐ vào ưong công tác quản lý ở cơ sờ;
- Tạo điều kiện và chủ động tổ chức một cách có hộ thống việc đánh giá hiện trạng, xác định mục tiêu, lập kế hoạch, triển khai và hoàn thiện các hoạt động AT- VSLĐ ở cấp quốc gia và cấp cơ sờ;
- Thúc đẩy sự tham gia của NLĐ và đại diện NLĐ ở cơ sở;
- Không ngừng hoàn thiện đồng thời loại bỏ thói quan liêu, thù tục hành chính và các chi phí khỏna cần thiết;
24
- Thúc đẩy sự hợp tác và hỗ trợ việc xây dựng Hệ thống quản lí AT-VSLĐ ở cơ sở thông qua thanh tra lao động, các cơ quan có chức năng về AT- VSLĐ và các cơ quan liên quan khác, đồng thời hướng các hoạt động của cơ sở phù hợp với các yêu cầu quản lý AT- VSLĐ;
- Định kì đánh giá hiệu quả của cơ chế, chính sách nhà nước về AT-VSLĐ; - Đánh giá và công bô' hiệu quả thực tiễn của hệ thống quản lý AT và VSLĐ; - Đảm bảo cho NSDLĐ và NLĐ, kể cả lao động thời vụ, học nghề, tập nghề của cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ về AT- VSLĐ.
c) Để đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ giữa chính sách của Nhà nước và việc tổ chức thực hiện, cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra một Hộ thống quản lí AT-VSLĐ nhằm:
- Xác lập nhiệm vụ và trách nhiệm của các tổ chức trong việc thực hiện chính sách Nhà nước; đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các tổ chức;
- Công bố và định kì rà soát các hướng dẫn của nhà nước đối với việc tổ chức thực hiện hệ thống quản lí AT- VSLĐ trong các cơ sở;
- Xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan chịu trách nhiệm chuẩn bị và xúc tiến các hướng dẫn chi tiết hệ thống quản lý AT- VSLĐ;
- Đảm bảo hướng dẫn phải phù họp với NSDLĐ, NLĐ, đại diện của họ trong việc áp dụng chính sách Nhà nước.
d) Cơ quan có thẩm quyền cần cung cấp các hướng dẫn chuyên môn toàn diện, kể cả các hướng dần về chăm sóc sức khoẻ cho các thanh tra lao động, các cơ quan AT-VSLĐ cũng như các cơ quan, tổ chức, đơn vị của tập thể và cá nhân khác có liên quan đến AT-VSLĐ, để khuyến khích và giúp các cơ sở thực hiện hệ thống quản lí AT- VSLĐ.
2.2.32. Chính sách AT-VSLĐ của cơ sở (các quy định, nội quy vê AT-VSLĐ tại cơ sở)
Việc tuân thủ các quy định của pháp luật nhà nước về AT-VSLĐ là trách nhiệm và nghĩa vụ của NSDLĐ. NSDLĐ chỉ cần chỉ đạo và đứng ra cam kết các hoạt động AT-VSLĐ trong cơ sở, đồng thời tạo điều kiện để xây dựng hệ thống quản lý AT-VSLĐ tại cơ sở, khi xây dựng các chính sách về AT-VSLĐ tại cơ sở cần:
- Phải tham khảo ý kiến của NLĐ và đại diện NLĐ để đảm bảo: + Phù hợp với quv mô, đặc điểm hoạt động SXKD của cơ sở; + Trình bày ngắn 2Ọn, rõ ràng có ngày, tháng, có chữ kv của NSDLĐ; + Được phổ biến cho tất cả mọi người tại nơi làm việc và niêm yết tại nơi làm việc;
25
+ Định kỳ rà soát, rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện;
+ Lưu giữ và sẵn sàng cung cấp cho các đối tượng quan tâm như: khách hàng, nhà đầu tư, thanh tra lao động...
- Đảm bảo AT và sức khỏe đối với mọi thành viên của cơ sờ thõng qua các biện pháp phòng chống tai nạn, ốm đau, bệnh tật và sự cố có liên quan đên công việc.
- Tuân thù các quy định của pháp luật nhà nước về AT-VSLĐ và các thỏa ước cam kết, tập thể có liên quan đến AT-VSLĐ.
- Đảm bảo có sự tư vấn, khuyến khích NLĐ và đại diện NLĐ cùa hệ thống quản lý AT-VSLĐ...
2.2.3.3. Hướng dẫn Quốc gia
- Việc biên soạn các hướng dẫn Quốc gia để tổ chức thực hiện một cách có hệ thống Hộ thống quản lí AT- VSLĐ cần dựa trên mô hình được trình bày ờ phần 3, có xét tới điều kiện và thực tế của mỗi Quốc gia.
- Gắn việc xem xét các hướng dẫn Quốc gia với các hướng dẫn cùa Tổ chức Lao động quốc tế; Các hướng dẫn Quốc gia và hướng dẫn chi tiết cần có đù độ mềm dẻo cho phép áp dụng trực tiếp hoặc cụ thể ờ cơ sờ.
2.23.4. Hướng dẩn chi tiết
Hướng dẫn chi tiết cần phản ánh được các hướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế, đồng thời bao hàm các nội dung của hướng dẫn quốc gia. Hướng dẫn chi tiết được soạn thảo nhằm phản ánh các điều kiện và nhu cầu riêng cùa từng cơ sở hay nhóm cơ sở, do vậy cần đặc biệt chú ý đến:
- Quy mô và cơ sở hạ tầng của cơ sở;
- Các loại nguy cơ và mức độ rủi ro.
2.3. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH VÀ T ổ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC BHLĐ
Trách nhiệm của các cấp, các ngành và tổ chức công đoàn về AT-VSLĐ được quy định trong Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bào vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy, cũng như tại một số văn bản luật khác có liên quan.
Bộ luật Lao động quy định: Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về AT VSLĐ bao gồm các nội dung sau đây:
- Xây dựng chương trình quốc gia về BHLĐ, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước;
- Ban hành quản lý thống nhất tiêu chuẩn, quv phạm về AT-VSLĐ; - Quản lý hệ thống thanh tra Nhà nước về AT-VSLĐ, điều tra TNLĐ; - Quản lý Nhà nước các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật về BHLĐ; đào tạo, giáo dục, thông tin, tuyên truyền, hợp tác quốc tế về BHLĐ.
26
Nghị định 06/CP (20-01-1995) của Chính phủ quy định chức nang nhiệm vụ của các cấp, ngành và tổ chức công đoàn trong công tác AT-VSLĐ, BHLĐ như sau.
2.3.1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ trình Chính phủ phê duyệt đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;
- Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật, chính sách, chế độ BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ;
- Xây dựng và oan hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ;
- Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống Quy chuẩn ATLĐ, tiêu chuẩn phân loại lao động theo ĐKLĐ;
- Hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện kiểm tra về AT, VSLĐ; - Thực hiện thanh tra nhà nước về lao động;
- Tổ chức thông tin, huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ;
- Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực ATLĐ.
2.3.2. Bộ Y tẻ
- Xây dựng và ban hành Danh mục các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về VSLĐ; - Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn VSLĐ, tiêu chuẩn sức khoẻ;
- Hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện về VSLĐ, chãm sóc sức khoẻ cho NLĐ;
- Hướng dẫn việc tổ chức khám sức khoẻ và điều trị BNN;
- Hướng dẫn việc tổ chức điều trị và phục hồi chức năng đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN;
- Hợp tác với nước ngoài và Tổ chức Quốc tế trong lĩnh vực VSLĐ. 2.3.3. Bộ Khoa học và Công Nghệ
- Quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật ATLĐ VSLĐ;
- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động;
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ.
2.3.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Có trách nhiệm chỉ đạo việc đưa nội dung ATLĐ vào chương trình giảng dạv trong các trường đại học, các trường kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý lao động.
27
2.3.5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, Quy chuẩn ATLĐ. VSLĐ. 2.3.6. Ưỷ ban nhân dân tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương - Thực hiện quản lý Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ trong phạm vi địa phương
mình trên cơ sờ Bộ luật Lao động, các Nghị định của Chính phù và hướng dân của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Xây dựng các mục tiêu bảo đảm ATLĐ, VSLĐ và cải thiện ĐKLĐ đưa vào kế hoạch kinh tế xã hội và ngân sách của địa phương.
Mọi cơ quan Nhà nước có liên quan đều có trách nhiệm về công tác ATLĐ, VSLĐ, tuy nhiên trách nhiệm lớn nhất thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.3.7. Thanh tra Nhà nước về AT-VSLĐ
- Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, ATLĐ và VSLĐ; - Tổ chức, hướng dẫn điều tra; tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra TNLĐ, báo cáo những vi phạm tiêu chuẩn lao động và VSLĐ theo quy định; thống kê TNLĐ và báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm;
- Tham gia xây dựng và hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm về AT-VSLĐ;
- Giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật;
- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật lao động.
Thanh tra các sở LĐTBXH địa phương:
- Thanh tra sở LĐTBXH (gọi tắt là Thanh tra sở);
- Bộ phận làm công tác quản lý ATLĐ (do sở bố trí): trong phòng lao động việc làm; phòng ATLĐ (tỉnh, thành phố...).
Thanh tra trong các lĩnh vực chuyên ngành (khoản 3/ Điều 191 - Bộ luật Lao động).
Việc thanh tra ATLĐ, thanh tra VSLĐ trong các lĩnh vực: phóng xạ, thãm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ. đường hàng không và các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó thực hiện với sự phối hợp của Thanh tra Nhà nước về lao động.
2.3.8. Vai trò cùa tổ chức công đoàn
Phân định chức nãng của tổ chức công đoàn trong tổ chức hoạt động cóng tác AT-VSLĐ. trong việc thực hiện những quy đinh của Bộ luật Lao động ưong đó chức năng giám sát, tham gia việc thực hiện và xây dựng các chính sách.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia với các cơ quan Nhà nước xây dựng chương trinh quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ; xây dựno chương
28
trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ.
- Tổ chức công đoàn phối hợp với cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan y tế cùng cấp tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý Nhà nước, việc thi hành các quy định về ATLĐ, VSLĐ; tham gia điều tra TNLĐ. Với công đoàn cơ sở ở DN:
- Thực hiện thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động NLĐ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về BHLĐ, phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc.
- Giám sát việc chấp hành pháp luật về BHLĐ; khi phát hiện nơi làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng NLĐ, có quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ;
- Cử đại diện tham gia điều tra các vụ TNLĐ; có quyền kiến nghị cơ quan Nhà nước hoặc toà án xử lý người chịu trách nhiệm để xảy ra TNLĐ theo quy định của pháp luật;
- Tham gia góp ý với NSDLĐ trong việc xây dựng kế hoạch BHLĐ, cải thiện điều kiện làm việc nhằm đảm bảo điều kiện làm việc của NLĐ được AT và vệ sinh. - Có trách nhiệm giáo dục, vận động NLĐ chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy trình làm việc AT; xây dựng phong trào đảm bảo AT và VSLĐ trong đơn vị, DN; xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới ATVSV; thay mặt tập thể NLĐ ký thoả ước tập the về BHLĐ vơi NSDLĐ.
2.3.9. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng với tổ chức công đoàn - Các cơ quan Nhà nước khi xây dựng chính sách, chế độ BHLĐ, chương trình về BHLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện NSDLĐ cùng cấp;
- Định kỳ phải phối hợp với tổ chức công đoàn cùng cấp kiểm tra việc thực hiện công tác BHLĐ trong các đơn vị DN;
- Khi nhận được tin báo xảy ra TNLĐ, cơ quan chức năng phải thông báo với tổ chức công đoàn cùng cấp và đề nghị cử người tham gia điều tra. Ghi chú: Trách nhiệm và những nội dung hoạt động cụ thể của tổ chức công đoàn cơ sở về công tác AT-VSLĐ.
2.4. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ Đ ố i VỚI AN TOÀN TRONG THI CÔNG XÂY DỤNG c ô n g t r ìn h
2.4.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng công trình
- Thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng trên công trường. - Lựa chọn nhà thầu có đủ điểu kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật về xây dựng.
29
- Tạm dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động của nhà thầu. Nếu nhà thầu không khăc phục thì chủ đầu tư phải đinh chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng.
- Phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tinh hình an toàn lao động của dự án, công trình theo quy định của pháp luật về lao động.
2.4.2. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình Nhà thầu thi công xây dựng công trình bao gồm cả tổng thầu, nhà thầu chính và nhà thầu phụ trên công trường có trách nhiệm:
- Lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra thực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho phù hợp.
- Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn được đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khỏe theo quv định của pháp luật đồng thời cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bào vệ cá nhân cho người lao động.
- Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác an toàn lao động trên công trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý công tác an toàn lao động trong quá trinh thi công.
- Tổ chức tập huấn và huấn luyện về an toàn cho đội ngũ làm công tác an toàn và người lao động thuộc quyền quản lý theo quy định.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động theo biện pháp đã được phê duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. - Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo, điểu tra, lập biên bản khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, tai nạn lao động trên công trường.
- Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký (nếu có), bảo dưỡng máy và thiết bị nhãm đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình theo quy định.
2.4.3. Trách nhiệm của Ban quản lý dự án hoặc tư vấn quản lý dư án và tư vấn giám sát thi công
- Giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng.
- Thông báo cho chủ đầu tư những nguy cơ có thể ảnh hường đến an toàn trong quá trinh thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp.
- Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trườne.
30
2.4.4. Quan hệ phối hợp giữa chủ đầu tư, tổng thầu hoặc thầu chính và thầu phụ
• Trường hợp trên công trường có tổng thầu thi công xây dựng, tổng thầu EPC, tổng thầu chìa khóa trao tay hoặc chỉ có nhà thầu chính (sau đây gọi chung là tổng thầu) thì trách nhiệm và mối quan hệ giữa các chủ thể như sau:
- Chủ đầu tư tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn của tổng thầu và kiểm tra việc điều hành, giám sát của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ trên công trường;
- Đối với công trường xây dựng có nhiều nhà thầu phụ tham gia thi công, thì tổng thầu phải thành lập bộ phận quản lý an toàn chung để kiểm tra, giám sát và quản lý công tác an toàn, vệ sinh môi trường đối với các nhà thầu phụ trên công trường;
- Tổng thầu chịu trách nhiệm toàn diện về việc điều hành tiến độ thi công giữa tổng thầu với các nhà thầu phụ cũng như tiến độ thực hiện giữa các nhà thầu phụ với nhau, không để xảy ra sự chồng chéo trong thực hiện công việc giữa các nhà thầu gây ra mất an toàn đối với người lao động, máy, thiết bị và công trình;
- Tổng thầu có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi công và biện pháp an toàn của các nhà thầu phụ. Tổng thầu có quyền tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi nhà thầu phụ vi phạm các quy định về an toàn trên công trường;
- Nhà thầu phụ lập và phê duyệt biện pháp thi công và biện pháp an toàn phần việc do mình thực hiện. Trước khi phê duyệt phải được sự thỏa thuận của tổng thầu; - Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm giám sát thực hiện biện pháp an toàn các công việc do minh thực hiện; đổng thời chịu sự điều hành, giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiến độ, thực hiện biện pháp thi công cũng như biện pháp an toàn trên công trường của tổng thầu.
• Trường hợp trên công trường không có tổng thầu thi công xây dựng, tổng thầu EPC hoặc tổng thầu chìa khóa trao tay mà chỉ có các nhà thầu chính thì trách nhiệm và mối quan hệ giữa các chủ thể như sau:
- Chủ đầu tư tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn của các nhà thầu chính; kiểm tra việc điểu hành, giám sát của các nhà thầu chính đối với các nhà thầu phụ trên công trườngĩ
- Đối với công trường xây dựng có nhiều nhà thầu chính tham gia thi công, thì chủ đầu tư phải thành lập bộ phận quản lý an toàn chung để kiểm tra, giám sát và quản lý công tác an toàn, vệ sinh môi trường đối với các nhà thầu chính trên công trường;
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm điều hành tiến độ thi công giữa các nhà thầu chính; nhà thầu chính chịu trách nhiệm về việc điều hành tiến độ thi công giữa nhà thầu chính với các nhà thầu phụ cũng như tiến độ thực hiện giữa các nhà thầu phụ với nhau, không để xảy ra sự chồng chéo trong thực hiện công việc giữa các nhà thầu gây ra mất an toàn đối với người lao động, máy, thiết bị và công trình
31
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi công và biện pháp an toàn của các nhà thầu chính. Chù đầu tư có quyén tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi nhà thầu chính vi phạm các quy định về an toàn lao động trên công trường;
- Nhà thầu chính có trách nhiệm lập, phê duyệt biện pháp an toàn những phần việc do mình thực hiện; trước khi phê duyệt phải có sự thỏa thuận cùa chủ đầu tư;
- Nhà thầu chính có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi công và biện pháp an toàn cùa các nhà thầu phụ. Nhà thầu chính có quyền tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi nhà thầu phụ vi phạm các quy định về an toàn trên công trường;
- Nhà thầu phụ lập, phê duyệt biện pháp thi công và biện pháp an toàn những phần việc do minh thực hiện; trước khi phê duyệt phải có sự thòa thuận cùa nhà thầu chính;
- Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm giám sát biện pháp an toàn các công việc do minh thực hiện; đồng thời chịu sự điều hành, giám sát, kiểm tra của nhà thầu chính về việc thực hiện tiến độ, thực hiện biện pháp thi công cũng như biện pháp an toàn trên công trường.
2.4.5. Quyền và trách nhiệm của người lao động trên công trường xãv dựng
- Có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp mà vẫn không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định;
- Chỉ được nhận thực hiện những công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Chấp hành đầy đủ các quy định, nội quy về an toàn lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
- Người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quv đinh. 2.4.6. Trách nhiệm của người làm công tác an toàn của nhà thầu
- Người làm công tác an toàn thực hiện chế độ kiểm tra hàng ngày trẽn công trường theo quy định của nhà thầu. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các vi phạm về an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì tạm dừng thi công công việc đó, đồng thời báo cáo trực tiếp nhà thầu để xem xét xử lý hoặc yêu cầu người trực tiếp phụ trách bộ phận đó đình chỉ thi công đê có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình, sau đó báo cáo người chỉ huv công trường.
- Người làm công tác an toàn hoặc cán bộ kỹ thuật của nhà thầu phải giám sát liên tục công tác an toàn lao động trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.
32
Chương 3
HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỂ BẢO HỘ - AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG
3.1. HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VỀ BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ
Hệ thống luật pháp về BHLĐ của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) được hình thành ngay từ khi thành lập nước (năm 1945) và được thể hiện từ trong Hiến pháp - Luật pháp - Pháp lệnh do Quốc hội, Hội đổng nhà nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành đến Nghị định, Quyết định, Thông tư của Chính phủ và các thông tư, quyết định của Bộ, liên Bộ chức năng của Chính phủ hướng dẫn chi tiết việc thi hành.
Hiến pháp năm 1958 và Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 1992, sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 đã có một số điều và đặc biệt là Pháp lệnh BHLĐ năm 1991 thực hiện công tác BHLĐ ở các ngành các cấp nhằm bảo đảm quyền của
NLĐ được làm việc trong điều kiện AT - Vệ sinh. Trong thời kỳ thực hiện và vận hành nền kinh tế kế hoạch hoá Chính phủ có Nghị định số 181/CP ngày 18/12/1964 ban hành điều lệ tạm thời về BHLĐ. Trong quản lý điều hành nền kinh tế thị trường hiện nay có Bộ luật Lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002 và 2006.
Các điều luật và văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về BHLĐ trong hộ thống văn bản pháp luật hiện hành của nước CHXHCNVN bao gồm: 3.1.1. Các văn bản luật pháp do Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành
Pháp luật điều chỉnh chủ yếu:
- Hiến pháp Nước CHXHCNVN năm 1992 (Điều 29, 39, 56, 61): “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ BHLĐ. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với NLĐ”.
- Bộ Luật Lao động (Chương VII, IX và nhiều điểu có liên quan ở các chương khác).
- Luật Bảo vệ sức khoẻ nhàn dân (các điều luật liên quan của các luật khác như: Điều 14 và các Điều 1, 4, 9, 10, 12 và 18).
- Luật Bảo vệ môi trường (các Điều 19, 20, 21, 23, 24, 25 và 29). - Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 34).
- Một số điều cùa Luật Phòng cháy chữa cháy;
- Một số điều của Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam. 33
- Những quy định chính và cụ thể được thể hiện ờ Bộ luật Lao động tại Chương v n về “Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi”; Chương IX “AT VSLĐ”; Chương XVI: “Thanh tra nhà nước về lao động”; Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 và Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 về xử phạt vi phạm pháp luật lao động; một số điều quy định cụ thể khác liên quan đến lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi, người tàn tật trong các chương còn lại của Bộ Luật Lao động.
- Tiếp đến là các vãn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện như: Nghị định cùa Chính phủ, Thông tư của Bộ, liên tịch Bộ.
a) Hệ thông văn bản quy phạm pháp luật về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ được hiểu và diẻtĩ giải theo hệ thống dưới đáy:
b) Các văn bản pháp luật (Bộ luật), pháp lệnh liên quan
- Bộ Luật Lao động
- Luật Bảo hiểm xã hội
- Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân
- Luật về Phòng cháy, chữa cháy
- Luật Bảo vệ môi trường
- Luật Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam
- Pháp lệnh về Xử lý vi phạm hành chính.
c) Các văn bản pháp luật về ATLĐ, VSLĐ có thể chia thành 03 nhóm: ATLĐ; VSLĐ; Các quy định vể chính sách chế độ BHLĐ.
3.1.2. Các Nghị định của Chính phủ; Chỉ thị, Quyết định cùa Thù tướng Chính phủ
Chính phủ ban hành các Nghị định, Nghị quyết và Quyết định, Chi thị (Thù tướng Chính phù) để hướng dẫn cụ thể cac quy định cua Luật, Pháp lệnh. Các van ban chu yêu, hiện hành do Chính phủ ban hành gồm 7 Nghị định chính và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là:
Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ Luật Lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là vãn bản quy phạm hướng dân chù đạo trong việc quy định thực thi pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nshỉ ngơi.
34
- Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ Luật Lao động về AT và VSLĐ. Đây là văn bản quy phạm hướng dẫn chủ đạo trong việc quy định thực thi pháp luật về ATVSLĐ.
- Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ (trích Điều lệ Bảo hiểm xã hội - Chế độ trợ cấp BNN - Điều lệ bảo hiểm xã hội).
- Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 hướng dẫn một số điều của Bộ Luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ. Những văn bản này đã thực hiện hướng dẫn và quy định rõ thêm một số điều khoản cúa Bộ Luật Lao động về lĩnh vực về sử dụng lao động nữ.
- Nghị định sô' 46/CP ngày 6/8/1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế (Điều 3). Nghị định quy định việc xử phạt hành chính vi phạm về y tế, trong đó có một số chế tài điều chỉnh việc vi phạm về chăm sóc sức khỏe và bảo đảm mỏi trường làm việc AT sức khỏe nghề nghiệp cho NLĐ.
- Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg ngày 26/3/1998 của Thủ tướng Chính phù về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong tình hình mới.
- Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Quy định thực hiện tuần làm việc 40 giờ (5 ngày làm việc/tuần) đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và khuyến nghị các DN nhà nước tổ chức thực hiện.
- Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP. Những văn bản này đã thực hiện hướng dẫn và quy định rõ thêm một số điều khoản của Bộ Luật Lao động về lĩnh vực Thời giờ làm việc, Thòi giờ nghỉ ngơi.
- Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điểu lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.
- Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 27/12/2004 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP. Những văn bản này đã thực hiện hướng dẫn và quy định rõ thêm một số điều khoản của Bộ Luật Lao động về lĩnh vực ATVSLĐ.
- Nghị định số 113/2004/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động” (Nghị định này thay thế Nghị định số 38/1996/ NĐ-CP ngày 25/6/1996). Nghị định này quy định chi tiết việc xử phạt hành chính về những hành vi vi phạm pháp luật lao động.
- Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20/5/2005 của Chính phủ về AT hoá chất. - V.V....
35
3.1.3. Thông tư của Bộ và liên Bộ
Cấp Bộ và liên Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc uỷ quyển cùa Chính phủ các Thông tư, Quyết định hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các quy dịnh của Quốc hội hoặc của Chính phủ. Đa số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành dưới dạng Thông tư, hoặc Quyết định của Bộ trường hoặc Liên tịch cùng Bộ, ngành, tổ chức liên quan ban hành Thông tư liên tịch. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Nhà nước chính về lĩnh vực này.
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là Bộ được Chính phù giao trách nhiệm quản lý nhà nưóc về lao động đã ban hành 18 Thông tư và 13 Quyết định hướng dẫn về các chế độ, chính sách về BHLĐ, AT-VSLĐ, trong đó có 7 Thông tư mới ban hành sau Luật sửa đổi, bổ sung một sô' điều của Bộ Luật Lao động. Các thông tư hướng dẫn và quy định về những lĩnh vực sau:
- Các thông tư hướng dẫn về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; - Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị PTBVCN và kèm theo các Quyết định ban hành danh mục PTBVCN;
- Các thông tư hướng dẫn về ĐKLĐ có hại, các công việc không được sử dụng lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động dưới 15 tuổi; - Thông tư hướng dẫn bồi thường và trợ cấp TNLĐ, BNN;
- Thông tư hướng dẫn về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật;
- Thông tư hướng dẫn về công tác huấn luyện;
- Các thông tư hướng dẫn quản lý về VSLĐ, quản lý sức khoẻ NLĐ và BNN; Thực hiện các quy định về BNN;
- Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo định kỳ về TNLĐ;
- Có 8 Quyêt định về danh mục nghề và 5 Quyết định về trang bị phương tiện bảo vộ cá nhân. Đó là 8 Quyết định ban hành về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm... - Hai Thông tư quy định 21 BNN;
- Quyết định bổ sung thêm 4 BNN (mới ban hành ngày 15/9/2006); - Một số Thông tư khác như:
+ “Hướng dẫn thực hiện quản lý VSLĐ, quản lý sức khoẻ lao động và BNN”. + “Hướng dẫn chãm sóc sức khoẻ NLĐ trong các DNVVN”. + Ban hành mới Thông tư hướng dẫn khám BNN.
b) Thông tư liên tịch (liên Bộ) khác hướng dẫn và quy định các lĩnh vực như:
- Thông tư liên Bộ số 03/TT-LB ngày 28/01/1994 của liên Bộ LĐTBXH và Y tế Quy định các ĐKLĐ có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ. Ban hanh kèm theo "Danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ”.
36
- Thông tư liên Bộ số 09/TT-LB ngày 13/4/1995 của liên Bộ LĐTBXH-Y tế Quy định các ĐKLĐ có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên. Ban hành kèm theo "Danh mục công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên".
- Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20/4/1998 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Lao động thương binh xã hội, Hướng dẫn thực hiện các quy định về BNN.
- Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của liên tịch Bộ Y tế, Bộ Lao động thương binh xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong DN, cơ sở SXKD.
- Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBX H - BYT ngàỵ 17/3/1999 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Lao động thương binh xã hội, Hướng dẫn thực hiện chế độ bổi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điểu kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
- Thông tư liên tịch số 29/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 26/12/2000 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Lao động thương binh xã hội, Quy định danh mục nghề, công việc người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm.
- Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của Liên tịch Bộ Y tế, Bộ Lao động thương binh xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hướng dẫn về khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo định kỳ TNLĐ.
- Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT/ BLĐTBXH-BYT ngày 12/9/2006 về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN.
- Thông tư liên tịch số 70/2007/11LT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/6/2007. Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ đến nãm 2010.
3.1.4. Hệ thông các quy phạm, tiêu chuẩn (quy chuẩn) kỹ thuật AT, VSLĐ Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm (quy chuẩn) về AT, VSLĐ, hệ thống các quy trình ATLĐ theo nghề và công việc. Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm (quy chuẩn) về AT, VSLĐ phân loại theo cấp như sau: - Tiêu chuẩn, quy phạm cấp nhà nước;
- Tiêu chuẩn, quy phạm cấp ngành;
- Quy trình của đơn vị sản xuất ban hành trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng các quy định chung cho sát thực hơn nhằm đảm bảo AT cho NLĐ trong hoạt động SXKD của DN còn có thể gọi là Tiêu chuẩn cấp cơ sở.
Các quy phạm (quy chuẩn), tiêu chuẩn được chia theo các nhóm sau: - Các quy phạm (quy chuẩn) ATLĐ.
37
- Các tiêu chuẩn (quy chuẩn) kỹ thuật AT TCVN về AT sản xuất, điện, cơ khí, hoá chất, cháy nổ, phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Các tiêu chuẩn (quy chuẩn) VSLĐ TCVN về chiếu sáng, bức xạ, không khí, ồn, rung, vi khí hậu, chung.
3.1.5. Một sô điều quy định về AT - VSLĐ - BHLĐ trong Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung
Bộ luật Lao động đã sửa đổi bổ sung năm 2002 có 8 điều liên quan đến AT VSLĐ-BHLĐ là các điều:
- Điều 69: Thời giờ làm thêm;
- Điều 96 khoản 2: v ề việc đăng ký và kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ;
- Điều 107 khoản 3: Bồi thường TNLĐ, BNN;
- Điều 121: Về sử dụng lao động chưa thành niên;
- Điều 181: Công tác quản lý nhà nước về lao động;
- Điều 185: Chức năng của thanh tra nhà nước về lao động;
- Điều 186: Nhiệm vụ của thanh tra nhà nước về lao động;
- Điều 191 khoản 2, 3: Tổ chức của thanh tra nhà nước về lao động và việc thanh tra AT-VSLĐ trong một số lĩnh vực đặc thù.
Những văn bản mới về ATLĐ, VSLĐ ban hành sau Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2002:
a) Nghị định của Chính phủ
- Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ “sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi”.
- Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ “về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một sô' điều của Bộ luật Lao động về ATLĐ, VSLĐ”.
- Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 về Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động” (Nghị định này thay thế Nghị định số 38/1996/ NĐ-CP ngày 25/6/1996).
b) Các Thông tư mới ban hành sau Luật sủa đổi Bộ Luật Lao động nám 2002
- Thông tư số 10/2003/TT-LĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN.
- Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bỏ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quv định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ.
38
- Thông tư số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng.
- Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/11/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các máy, thiết bị, vật tư các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
- Quyết định số 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 Ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật AT các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
- Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ TNLĐ.
- Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện AT-VSLĐ. - Thông tư liên tịch số 10/2006/1' 1LT - BLĐTBXH - BYT (12/9/2006) sửa đổi, bổ sung thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT- BLĐTBXH-BYT về chế độ bổi dưỡng bằng hiện vật đối với người làm nghề công việc độc hại, nguy hiểm...
3.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỂ CHÍNH SÁCH, CHÊ ĐỘ BHLĐ ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP
3.2.1. Chẽ độ bồi thường, trợ cấp đối với NLĐ bị TNLĐ và BNN - Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy định chế độ bổi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN cho NLĐ (Điều 107, khoản 3).
- Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một sô điều của Bộ luật Lao động về ATLĐ, VSLĐ.
- Thông tư số 10/2003/TT-LĐTBXH ngày 18/04/2003 “Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN”.
3.2.2. Hướng dản thực hiện làm thêm giờ
- Bộ luật Lao động năm 1995: Chương VII trong đó Điều 69 quy định về việc làm thêm giờ của NLĐ.
- Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều cùa Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tại Điều 5 đã quy định chi tiết về thời giờ làm thêm của NLĐ tròng ngày, tổng số giờ làm thêm trong một năm.
- Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X tại kỳ họp thứ 11, ngày 02/4/2002 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động trong đó có sửa đổi Điều 69 về thời giờ làm thêm.
39
- Ngày 27/12/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định sô' 109/2002/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 cùa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều cùa Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Ngày 03/06/2003, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định tại Nghị định sô 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phù.
3.2.3. Chê độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đỏi với NLĐ làm các cóng việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng Thi hành Nghị định số 195/CP ngày 31/02/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểu của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư sô' 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003, hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng.
3.2.4. Chính sách BHLĐ đỏi với người làm nghề, công việc nâng nhọc, độc hại, nguy hiêm và đăc biệt nậng nhọc, độc hại, nguy hiểm
a) Quản lý sức khoẻ NLĐ
Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 hướng dẫn thực hiện quản lý VSLĐ, quản lý sức khoẻ NLĐ và BNN; Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT/BYT BLĐTBXH ngày 20/4/1998, hướng dẫn thực hiện các quy định về BNN.
b) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngoi đôi với người làm nghé, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Đối với nhũng người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (trừ những đối tượng làm việc trong các doanh nghiệp đặc thù thuộc lực lượng vũ trang và những người làm các công việc có tính chất đặc biệt theo quy định tại Điều 80 của Bộ Luật Lao động, Điều 12 của Nghị định 195/CP).
c) Chê độ bổi dưỡng bằng hiện vật
Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT/BLĐTB-BYT ngày 17/3/1999 của Liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đôi vói NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tô nguv hiểm, độc hại và Thông tư số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 12/9/2006 sủa đổi, bổ sung khoản 2, mục II Thông tư liên tịch nói trên.
d) Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhản
Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28/5/1998 cùa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Quyết định 915/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/9/1998, ban hanh Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
40
3.3. CÁC QUY ĐỊNH CỦA c ơ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỂ ATLĐ, VSLĐ KHI XÂY DỤNG VÀ KIỂM đ in h
3.3.1. Quy định của pháp luật về việc thực hiện báo cáo khả thi về ATVSLĐ với xây dựng mới hoặc cải tạo cơ sở
- Tại khoản 1 và 2 Điều 96 của Bộ Luật Lao động.
- Điều 97, 98 Chương IX Bộ Luật Lao động (Sửa đổi bổ sung 2002) và Nghị định số 110/2002/ND-CP ngày 27/12/2002 của Chính Phù “Về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 06/CP ngày 20/0111995 của Chính Phủ quy định chi tiết một sô' điều của Bộ Luật Lao động về ATLĐ, VSLĐ” để viết luận chứng khả thi về ATVSLĐ.
3.3.2. Quy định, hướng dẫn thủ tục kiểm định, đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngăt về ATLĐ - VSLĐ - Khoản 2, Điều 96 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung nãm 2002; Khoản 2 Điều 1 của Nghị đ ịnh'số 1 lO/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về ATLĐ-VSLĐ.
- Ngày 03/11/2003 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH “Quy định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ,VSLĐ”.
- Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003 “Quy định, hướng dẫn thủ tục kiểm định, đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ - VSLĐ”.
- Thông tư số 22/TT-BLĐTBXH ngày 8/11/2003 của Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn khai báo, đăng ký và xin cấp phép các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ.
- Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ: việc cấp "Phiếu kết quả kiểm định" và "Giấy chứng nhận đăng ký" cơ sờ không phải trả lệ phí.
3.4. CÁC QUY ĐỊNH x ử PHẠT HÀNH CHÍNH VỂ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT AT-VSLĐ
3.4.1. Các quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật LĐ Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động (thay thế Nghị định 38/NĐ-CP ngày 26/6/1996).
3.4.2. Các quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm luật về Chăm sóc sức khoè lao động
Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ “Xử phạt vi phạm hành chính về y tế” trong đó có các điều khoản thế tài quy định xử phat những hành vi vi phạm về nhũng quy định về VSLĐ.
41
Phẩn thứ hai
KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỤNG
Kỹ thuật AT là một hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm ngãn ngừa bảo vệ NLĐ khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, TNLĐ, sản xuất đối với NLĐ.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng cùa kỹ thuật AT là phải tiến hành nghiên cứu xây dụng các tiêu chuẩn, quy trình, nội quy AT cho từng thiết bị và quy trình cồng nghệ để buộc NLĐ phải tuân theo trong khi làm việc. Việc áp dụng các thành tựu mới của tự động hoá, điều khiển học để thay thế thao tác, cách ly NLĐ khỏi những nơi nguy hiểm và độc hại cũng là một phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật AT.
Nội dung chính của kỹ thuật AT gồm:
- Tính toán AT đầy đủ, hợp lý khi thiết kế mặt bằng công trình xây dựng, xác định vùng nguy hiểm, xác định biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo AT, sử dụng các thiết bị AT thích ứng (thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo vệ cá nhân...).
- Tính toán độ bền và độ tin cậy của máy khi chọn quá trình công nghệ và vật liệu, khi cơ khí hoá các công việc nặng nhọc và độc hại, khi tổ chức chỗ làm việc cùa công nhân, khi dự tính việc thu hồi, khử độc và sử dụng các phế liệu.
- Các biện pháp kỹ thuật AT gồm: Cơ cấu bảo hiểm (che chắn, khoá liên động, nối đất, tự động ngắt máy...), tín hiệu và đánh dấu, màu sắc, ánh sáng, vệ sinh công nghiệp, thông gió... cũng như các biện pháp phòng ngừa BNN.
42
Chương 4
KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG
THIẾT KÊ VÀ THI CÔNG XÂY DựNG
4.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC ATLĐ TRONG THIÊT KÊ, THI CÔNG
Quy phạm kỹ thuật AT trong xây dựng TCVN 5308-91 quy định: "Khi chưa có đầy đủ hồ sơ (tài liệu) thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công thì không được phép thi công. Trong các tài liệu đó phải thể hiện biện pháp đảm bảo ATLĐ, VSLĐ và phòng cháy chữa cháy". Theo kinh nghiệm đã tổng kết nhiều trường hợp TNLĐ xảy ra do nguyên nhân liên quan đến những thiếu sót trong hổ sơ thiết kế, chủ yếu là thiếu biện pháp BHLĐ. Nội dung kỹ thuật AT, VSLĐ, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy khi thiết kế tổ chức xây dựng phải đảm bảo cho cả khu vực xung quanh công trường và trong phạm vi công trường.
Nội dung quan trọng của pháp luật BHLĐ quy định khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, mờ rộng các cơ sở sản xuất, sử dụng bảo quản, lưu trữ các loại máy, thiết bị, vật tư phải có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ và VSLĐ.
Cơ quan thanh tra AT-VSLĐ tham gia đánh giá tính khả thi của luận chứng về ATLĐ và VSLĐ.
Khi triển khai thực hiện các dự án, chủ đầu tư phải thực hiện đúng luận chứng về ATLĐ-VSLĐ trong dự án đã được Hội đồng Thẩm định dự án chấp thuận. Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành Xây dựng phải phát triển cả về quy mô và tốc độ. Các công trình cao tầng, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều. Trong điều kiện phát triển về công nghệ xây dựng, các biện pháp thi công xây lắp, các thiết bị, máy móc thi công hiện đại không ngừng được cải tiến, hoàn chỉnh thì những vấn đề về BHLĐ phải được nghiên cứu thiết kế đồng thời với thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công,
Khi thiết kế giải pháp kỹ thuật thi công các công tác xây lắp phải đề cập đến giải pháp đảm bảo AT và vệ sinh trong quá trình thực hiện, đặc biệt đối với các công tác thi công phức tạp có nguy cơ gây tai nạn. Điều quan trọng nhất trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công là phải đề ra được biện pháp thi công tối ưu. Với biện pháp này yêu cầu trước tiên là phải đảm bảo ATLĐ, sau đó mới xét đến vấn để kinh tế và các yếu tô' khác. Một khó khăn lớn trong công trường xây dựng hiện nay cần được giải quyết là: công trình thi công nhiều tầng, quy mô lớn. kiến trúc và kết cấu phức tạp, thi công trong thời gian ngắn, trên công trường có nhiều đơn vị cung phối hợp tham gia xây dựng do đó gây rất nhiều khó khãn về mặt quản lý công tác ATLĐ.
43
Yêu cầu về kỹ thuật AT và VSLĐ cho các công tác xây lắp được quy định cụ thể trong "Quy phạm Kỹ thuật AT trong xây dựng" TCVN 5308-1991.
4.2. NHŨNG YÊU CẨU ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
4.2.1. Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng
- Tổng mật bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện khí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng.
- Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải phải được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống thoát nước phải thường xuyên được thông thoát bảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo.
- Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu.
- An toàn về điện:
+ Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng rẽ; có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ khu vực thi công;
+ Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo đảm an toàn về điện. Các thiêt bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây dựng;
+ Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn điện, biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện. - An toàn về cháy, nổ:
+ Tổng thầu hoặc chủ đầu tư (trường hợp không có tổng thầu) phải thành lập ban chi huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể;
+ Phương án phòng chống cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phản cấp và kèm theo quy chế hoạt động;
44
+ Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị trí dẻ xảy ra cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó. - Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc những công trình có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài thì các quy định về an toàn lao động phải được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
4.2.2. Yêu cầu khi thi công xây dựng
- Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt, trong biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng công việc. Trong thiết kế biện pháp thi công phải có thuyết minh hướng dẫn về kỹ thuật và các chỉ dẫn thực hiện.
- Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật. Đối với những công việc có yêu cầu phụ thuộc vào chất lượng của công việc trước đó, thì chỉ được thi công khi công việc trước đó đã được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.
- Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường.
- Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định;
- Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn.
Trường hợp khi hoạt động, thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằng công trường thì chủ đầu tư phải phê duyệt biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình trong, ngoài công trường chịu ảnh hường của thi công xây dựng.
Trường hợp do điều kiện thi công, thiết bị phải đặt ở ngoài phạm vi công trường và trong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi công trường thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của địa phương.
- Những người khi tham gia thi công xây dựng trên cống trường phải được khám sức khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đù phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của pháp luật về lao động.
45
4.3. NỘI DUNG CHÚ YẾU CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI LẬP BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ T ổ CHỨC THI CÔNG
Công tác thiết kế biện pháp kỹ thuật AT phải tiến hành song song với công tác thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công và phải đề cập đến những biện pháp cơ bản sau đây:
a) Biện pháp bảo đảm AT thi công trong quá trình xây lắp:
- Thi công công tác đất, chú trọng khi đào sâu (mục 8.1 chương 8 và 9.1 chương 9).
- Thi công công tác bè tống và bê tông cốt thép chú ý những còng việc thi cống trên cao (mục 10.4 chương 10).
- Thi công lắp ghép các kết cấu (thép, gỗ, bê tông) và các thiết bị kỹ thuật có khối lượng và kích thước lớn, cồng kềnh. Chọn phương pháp treo buộc và tháo dỡ kết cấu AT, biện pháp đưa công nhân lên xuống, tổ chức làm việc trên cao (mục 10.1, 10.3, 10.4 chương 10).
- Thi công bốc dỡ, vận chuyển các kết cấu và vật liệu xây dựng, thiết bị kỹ thuật, máy móc trên các kho bãi (mục 10.4.1 chương 10).
b) Bảo đảm AT đi lại, giao thông vận chuyển trên công trường; chú trọng các tuyến đường giao nhau; hệ thống cấp điện, cấp và thoát nước (mục 9.2.3 chương 9). c) Biện pháp đề phòng tai nạn điện trên công trường. Thực hiện nối đất cho các máy móc thiết bị điện; sử dụng các thiết bị tự động AT trên máy hàn điện; rào ngăn, treo biển báo những nơi nguy hiểm (mục 5.3 chương 5 và mục 6.2.4 chương 6). d) Làm hệ thống chống sét trên các công trường, đặc biệt các công trường có chiều cao lớn (mục 5.4 chương 5).
e) Biện pháp bảo đảm AT phòng chống cháy chung trên công trường và những nơi dễ phát sinh cháy. Xây dựng nhà cửa, kho tàng, nơi chứa nhiên liệu theo đúng nội quy phòng cháy (mục 11.2.3 và mục 11.3 chương 11).
4.4. KỶ THUẬT ATLĐ KHI LẬP TIÊN ĐỘ THI CÔNG
Lập kế hoạch tiến độ là sự dự báo tương lai, mặc dù việc tiên đoán tương lai là khó chính xác, đôi khi nằm ngoài dự kiến của con người, nó có thể phá vỡ cả những kế hoạch tiến độ tốt nhất, nhưng nếu không có kế hoạch thì sự việc hoàn toàn xảy ra một cách ngẫu nhiên.
Căn cứ vào biện pháp thi công đã chọn, khả năng và thời gian cung cấp nhân lực, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu,... để quyết định chọn thời gian thi cóng sao cho bảo đảm AT cho mỗi dạng cống tác, mỗi quá trình phải hoàn thành ưẽn công trường. Tiến độ thi công có thể lập theo sơ đồ ngang, sơ đồ mạng, sơ đó lịch hoặc sơ đồ dày chuyển.
Để đảm bảo ATLĐ khi lập tiến độ thi công (theo sơ đồ nào cũng thế) phái chú ý những điều sau đây để tránh các trường hợp sự cố đáng tiếc xảy ra:
46
a) Trình tự và thời gian thi công các công việc phải xác định trên cơ sở yêu cầu và điều kiện kỹ thuật để bảo đảm sự nhịp nhàng từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình.
b) Xác định kích thước các công đoạn, tuyến công tác hợp lý sao cho tổ, đội công nhân ít phải di chuyển nhất trong một ca, tránh những thiếu sót khi bố trí sắp xếp chỗ làm việc trong mỗi lần thay đổi.
c) Khi tổ chức thi công dây chuyền không được bố trí công việc làm các tầng khác nhau trên cùng một phương đứng nếu không có sàn bảo vệ cố định hoặc tạm thời; không bố trí người làm việc dưới tầm hoạt động của cần trục.
d) Trong tiến độ tổ chức thi công dây chuyền trên các phân đoạn phải bảo đảm sự làm việc nhịp nhàng giữa các tổ, đội tránh chồng chéo gây trở ngại và tai nạn cho nhau.
4.5. KỸ THUẬT ATLĐ KHI LẬP MẬT BANG THI CÔNG
Mặt bằng thi công quy định rõ chỗ làm việc của máy móc, kho vật liệu và các nơi để cấu kiện; hệ thống sản xuất của xí nghiệp phụ, công trình tạm; hệ thống đường vận chuyển, đường thi công trong và ngoài công trường; hệ thống cung cấp điện, nước, V.V..
Bố trí mặt bằng thi công không những bảo đảm các nguyên tắc thi công mà còn phải chú ý tới vệ sinh và ATLĐ.
4.5.1. Tiêu chuẩn và biện pháp lập mặt bàng thi công
Khi thiết kế mặt bằng thi công phải căn cứ vào diện tích khu đất, căn cứ vào địa thế, vị trí của các công trình được thi công tiến hành xác định vị trí các công trinh phục vụ thi công, vị trí tập kết máy móc thiết bị, kho bãi, đường xá giao thông vận chuyển, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước,... Đồng thời phải đề cập đến những yêu cầu nội dung về kỹ thuật AT, VSLĐ và phòng chống cháy sau đây:
a) Thiết kế các phòng sinh hoạt phục vụ cho công nhân phải tính toán theo quy phạm để đảm bảo tiêu chuẩn VSLĐ. Cố gắng làm các phòng này theo kiểu tháo lắp hoặc có thể di chuyển được để tiết kiệm nguyên vật liệu và tiện lợi khi sử dụng.
Khu nhà ở nên bô trí ờ ngoài phạm vi công trường. Khu nhà làm việc và phục vụ sinh hoạt (nghỉ trưa, ăn, y tế...) cần bố trí gần cổng công trường và ở khu vực nào thuận tiện cho sự đi lại, không phải qua các khu vực nguy hiểm. Khu vệ sinh để ở cuối hướng gió chính so với khu làm việc, xa chỗ làm việc nhưng không quá 100m.
b) Tổ chức đường vận chuyển và đường đi lại trên công trường hợp lý, AT. Đường vận chuyển trên công trường phải đảm bảo chiều rộng: đường một chiều tối thiểu là 4m, đường hai chiều phải là 7m; tránh bô' trí giao nhau nhiều trên luồng vận chuyển giữa đường sắt và đường ô tỏ; chỗ giao nhau bảo đảm phải thấy rõ tư xa 50m nhìn từ mọi phía; bán kính đường vòng nhỏ nhất là lOm, độ dốc ngang không quá 5%. Chỏ giao nhau giữa đường sắt vófi đường ôtô phải bô' trí nơi quano
47
đãng, chiều rộng đường ôtô tại vị trí này tối thiểu là 4,5m. Tại các nút giao thông phải có biển báo theo đúng quy định cùa Bộ Giao thông Vận tải. Khi đường vận chuyển đi dưới công trình đang thi công bên trên phải có sàn che bảo vệ. Đường đi bộ hoặc vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ chỗ cắt qua các hố đào, hào phải làm cầu hoặc ván lát chắc chắn. Đường hoặc cầu để đi lại hoặc vận chuyển lên cao không được dốc quá 30° và phải tạo thành bậc. Tại các vị trí cao và nguy hiểm phải có lan can bảo vệ. Các lối đi vào nhà hoặc công trình đang thi công ờ tầng ưên phải làm mái che bảo vệ.
c) Thiết kế chiếu sáng chỗ làm việc cho các công việc phải làm đêm, lúc tối trời và trên các đường đi lại, kho bãi... theo tiêu chuẩn ánh sáng. Cường độ sáng tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng nơi, từng công việc và phải bố trí đèn chiếu sáng hợp lý tránh hiện tượng chói loá và gây bóng. Khi cần chiếu sáng trên diện tích rộng (trên 3000m2) có thể dùng đèn pha đặt trên các trụ di chuyển hay cố định hoặc lợi dụng kết cấu của công trình đang thi công ở độ cao không quá 6m. Chiếu sáng diện tích nhỏ, cường độ sáng không yêu cầu cao (dưới 2 lux) có thể dùng đèn dây tóc thường.
d) Rào chắn các vùng nguy hiểm như: trạm biến thế; khu vực để vật liệu dễ cháy, nổ; xung quanh giàn giáo và các công trình cao; khu vực xung quanh vùng hoạt động của các cần trục, hố vôi, hô' hào sâu gần đường giao thông đi lại; chu vi xung quanh công trình ở trên cao, lỗ trống trên sàn tầng, v.v...
e) Trên bình đồ xây dựng phải chỉ rõ nơi dễ gây hoả hoạn lớn, đường đi qua và đường di chuyển của xe hoặc đường chính thoát người khi có hoả hoạn. Phải bố trí chi tiết vị trí các công trình phòng hoả. Trên mặt bằng công trường và các khu vực thi công phải làm hệ thống thoát nước đảm bảo không úng ngập, đường sá không bị lầy lội, mặt bàng thi công khố ráo, nước không chảy vào hố móng.
f) Những chỗ bố trí các kho tàng phải bằng phẳng, có lối thoát nước để bảo đảm sự ổn định của kho; bố trí liên hệ chặt chẽ với các công tác bốc dỡ, vận chuyển. Biết cách bố trí sắp xếp nguyên vật liệu và các cấu kiện để bảo đảm AT.
Các vật liệu chứa ở bãi, kho lộ thiên như đá hộc, đá dãm, cuội sỏi, gạch, cát thép hình, gỗ cây, v.v... nên cơ giófi hoá khâu bốc dỡ và vận chuyển để giảm các trường hợp tai nạn xảy ra. Các nguyên vật liệu thành phẩm, bán thành phẩm ở trẽn công trường phải sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi, cản ườ lối đi lại. Bố trí từng khu vực riêng biệt cho các vật liệu và chú ý đến trình tự bốc dỡ và vận chuyển hợp lý. Trong kho bãi phải có đường vận chuyển. Chiều rộng đường phải phù hợp với kích thước của các phương tiện vận chuyển và thiết bị bốc xếp.
Một số quy định chất xếp vật liệu: đá hộc, ngói không cao quá l,5m; các vật liệu tròn dễ lăn phải có cọc chống và ràng buộc chắc chắn. Giữa các chổng vật liệu phải chừa lối đi lại cho người, rộng ít nhất là 2m tính từ mép đường gần nhất tới mép ngoài cùng cùa vật liệu (phía gần đường), cấm xếp đặt hàng trẽn các tuyến đường qua lại. Nếu vật liệu xếp gần hố, hào hoặc cạnh hàng rào, cạnh công ưình phải đảm bảo khoảng cách từ đống vật liệu đến mép hố, hào, hàng rào. cóng trình tối thiểu là lm.
48
Kích thước của các chổng vật liệu để đảm bảo AT khi bốc xêp và sự ổn định của chúng tránh bị sạt, lở, xô đổ gây tai nạn cần chú ý:
- Vật liệu rời (cát, đá dăm, sỏi, xỉ...) đổ thành đống, mái dốc phải để theo góc mái dốc tự nhiên. Vật liệu dạng bột (ximãng, thạch cao, vôi bột,...) phải đóng bao hoặc chứa trong thùng kín, xilô, bunke;
- Đá hộc, gạch lát, ngói xếp thành từng ô vuông không cao quá lm, gạch xây xếp nằm không cao quá 25 lớp;
- Các tấm sàn, tấm mái xếp thành chồng không được cao quá 2,5m kể cả chiều dày các lớp đệm. Tấm tường phải xếp trong những khung giá đỡ thảng đứng hoặc giá chữ A. Tấm vách ngăn phải được để trong các khung giá theo vị trí thẳng đứng;
- Các khối móng, khối tường hầm, tấm kỹ thuật vệ sinh, thông gió, khối ống rác thải,... xếp thành chổng nhưng không cao quá 2,5m kể cả chiều dày các lớp đệm; - Cột xếp thành chồng cao không quá 2m kể cả chiều dày các lớp đệm. Dầm xếp 1 lớp theo vị trí làm việc của chúng có gỗ đệm, đặt cạnh nhau. Vị trí gỗ đệm không quá 1/5 chiểu dài dầm kể từ hai đầu;
- Các loại ống thép có đường kính <300mm xếp theo từng lớp không quá 2,5m và phải có cọc chống giữ chắc chắn. Các ống thép có đường kính >300, các loại ống gang xếp thành từng lóp không cao quá 2m và phải có cọc chống giữ chắc chắn;
- Thép hinh, thép tấm, thép góc xếp thành từng chồng không cao quá l,5m; - Gỗ cây xếp thành chồng có kê dưới không cao quá l,5m; chiều cao chổng gỗ phải nhỏ hơn chiều rộng và phải có cọc giữ hai bên. Gỗ xẻ xếp thành chồng không cao quá l,2m, nếu xếp xen kẽ ngang và dọc không được cao quá chiều rộng chồng kể cả lóp đệm;
- Kính đóng hòm đặt trong khung thẳng đứng, chỉ xếp 1 lớp, không được chồng lên nhau;
- Các nguyên vật liệu độc hại, dễ cháy nổ phải chứa trong các kho riêng đảm bảo khoảng cách AT cháy - nổ đến khu vực thi công và các cống trình xung quanh. g) Làm hệ thống chống sét cho giàn giáo kim loại và các công trĩnh độc lập như trụ đèn pha, công trình có chiều cao lớn.
h) Khi làm các công việc trên cao hoặc xuống sâu, đồ án phải nêu các biện pháp đưa công nhân lên xuống và hệ thống bảo vệ.
i) Bố trí mạng cung cấp điện trên công trường:
Mạng điện trên công trường phải có sơ đồ chỉ dẫn, có cầu dao chung (tổng) và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực trên công trường khi cần thiết. Điện động lực và điện chiếu sáng phải thiết kế hai hệ thống riêng.
Dây dẫn điện phải treo mắc trên các cột hoặc giá đỡ chắc chắn. Không được trải trên mặt đất, mặt sàn, phòng tránh xe cộ, phương tiện thi công qua lại đè nghiến lên. Dây trần phải treo cao tối thiểu 3,5m so với mặt bằng thi công và 6 Om so với có xe cộ qua lại. Dây cáp điện nơi có xe cộ đi qua lại phải đặt chìm dưới đất.
49
k) Bỏ trí nhà cửa phải theo tiêu chuẩn phòng cháy.
4.5.2. Thiết kê và bỏ trí măt bằng công trường
a) Mặt bằng cóng trường
Một mặt bằng thiết kế ẩu và bố trí knong ngăn nắp là những nguyên nhân sâu xa gây tai nạn như vật liệu rơi, va đụng giữa công nhân và máy móc, thiết bị. Khoảng lưu thông bắt buộc, dặc biệt đối với những công trường trong thành phố, thường bị hạn chế tối đa do không có điều kiện. Hơn nữa, một mặt bằng tối ưu phục vụ cho ATLĐ và sức khoẻ công nhân lại không đi đỏi với nãng suất cao. Việc thiết kế tốt của nhà quản lý là yếu tố thiết yếu trong công tác chuẩn bị, đem lại hiệu quả và AT khi thi công xây dựng.
Trước khi tiến hành công việc tại công trường, cần xem xét kỹ các vấn đề: - Trình tự công việc sẽ tiến hành, những nguyên công hay quy trinh nguy hiểm; - Lối vào hoặc đường vành đai cho công nhân. Các lối đi lại phải quang, khống
có chướng ngại vật, chú ý những yếu tố gây nguy hiểm như vật liệu rơi, máy nâng vật liệu hay xe cộ. Nên có những thông báo, chỉ dẫn phù hợp. Bố trí các lối vào và ra cho các phương tiện cấp cứu. Bố trí rào chắn bảo vệ biên như lan can, cầu thang và tại những nơi có độ cao 2m trở lên;
- Lối đi cho các phương tiện giao thông. Thực tiễn cho thấy những tuyến đường này bố trí một chiều là tốt nhất. Tắc nghẽn giao thông dễ gây mất AT cho công nhân, đặc biệt là khi các tài xế thiếu kiên nhẫn giải phóng vật liệu một cách vội vã;
- Lưu chứa vật liệu và thiết bị. Vật liệu càng gần nơi sản xuất tương ứng càng tốt, ví dụ cát, sỏi, xi măng,... để gần nơi trộn bê tông; cốt pha để gần xưởng lắp ráp. Nếu không thể thực hiện được thl cần quy định thời gian biểu đưa vật liệu tới;
- Bố trí máy móc xây dựng. Thường thì việc bố trí phụ thuộc vào yêu cầu công tác, vì vậy khi bô' trí thiết bị như cần cẩu tháp cần tính đến hành trình quay của cần nâng, nơi nhận và nơi giải phóng vật nâng sao cho không quăng vật nâng vào công nhân;
- Bố trí phân xưởng làm việc. Thường không di chuyển cho đến khi xây dựng xong;
- Bô trí trang bị y tế và chăm sóc. Tại các công trường lớn cần bố trí các ũộn nghi vệ sinh cho cả nam và nữ tại nhiều vị trí;
- Bô trí ánh sáng nhân tạo tại những nơi làm việc liên tục hoặc cả khi ười tối; - An ninh công trường. Công trường cần được bố trí rào chắn để người khỏng có phận sự - trẻ em nói riêng và những người khác nói chung - được giữ tránh xa khòi khu vực nguy hiểm. Kiêu hàng rào tuỳ thuộc vào từng loại công trường, nhưng ờ những khu vực đông dân cư, chiều cao tối thiểu cùa hàng rào nên không dưới 2m và kín khít, không có lỗ hổng. Bào hiểm trên cao cũng rất cần thiết, tại những nơi mà tầm hoạt động của cần cẩu bao quát cả khu vực công cộng;
50
- Sắp xếp công trường ngăn nắp và tiện lợi cho việc thu nhặt và dọn dẹp phế liệu; - Sử dụng dòng điện hạ thế cho chiếu sáng tạm thời, các thiết bị cầm tay; - Cần tập huấn cho cả công nhân và đốc công.
b) Sự ngăn nắp của cóng trường
Mọi người có thể đóng góp vào việc tạo ra một công trường AT bằng cách sắp xếp ngăn nắp. Có rất nhiều tai nạn xảy ra do bước hụt, vấp ngã, trượt ngã hoặc ngã vào vật liệu, thiết bị nằm lộn xộn khắp noi; hoặc do dẫm phải đinh gỡ ra từ cốt pha. Cần bảo đảm các bước sau đây:
- Làm vệ sinh trước khi nghỉ - không để rác hay phoi cho người sau dọn;
- Cất dọn vật liệu, thiết bị chưa cần dùng ngay khỏi lối đi, cầu thang và nơi làm việc;
- Lau sạch dầu và nhớt bôi trơn;
- Vứt phế liệu vào chỗ quy đinh;
- Nhổ lên hoặc đập bằng các đinh nhọn dựng ngược ở các ván cốt pha. c) Yêu cầu chung đôi với công trường xây dựng
- Không gây ô nhiễm quá giới hạn cho phép tới môi trường xung quanh công trường do xả các chất độc hại (bụi, hơi khí độc, tiếng ồn,...); thải nước, bùn, rác, vật liệu phế thải, đất, cát ra khu vực dân cư, đường sá, ao hồ, đồng ruộng xung quanh công trường gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, sản xuất của dân cư xung quanh; - Không gây nguy hiểm cho dân cư xung quanh công trường;
- Không gây lún, sụt, lở, nứt đổ cho nhà cửa, công trình và hộ thống kỹ thuật hạ tầng (cáp, đường ống ngầm, cống rãnh,...) ở xung quanh;
- Không gây cản trở giao thông do vi phạm lòng đường, vỉa hè:
+ Không để xảy ra sự cố cháy nổ;
+ Phải thực hiện rào ngăn xung quanh công trường và có biển báo, túi hiệu ở vùng nguy hiểm để ngăn ngừa người không có nhiệm vụ ra vào, đảm bảo AT, an ninh trật tự.
51
Chương 5
KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỤNG
5.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỂ AT ĐIỆN
5.1.1. Khái niệm về dòng điện và sự nguy hiểm của điện
Trên công trường xây dựng, điện được sử dụng vào nhiều còng đoạn trong công nghệ thi công và tai nạn do điện gây ra cũng chiếm đa số. Hậu quả là rất trầm trọng và chết người, vì thế AT về điện đặc biệt phải được coi trọng để phòng ngừa. Để để phòng các tai nạn xảy ra do điện, cần phải hiểu biết những khái niệm cơ bản về điện.
Tác động nguy hiểm của dòng điện lên cơ thể con người phụ thuộc vào loại dòng điện (xoay chiều hay một chiều) và những thông số đặc trưng cùa chúng như: điện áp, cường độ và tần số dòng điện, điện trở của các bộ phận trẽn mạng và các yếu tố của môi trường xung quanh tại thời điểm có người chạm vào nguồn điện như nhiệt độ và độ ẩm cùa không khí, có bụi dẫn điện và hoá chất huỷ hoại chất dẫn điện, độ dẫn điện của nền và đất,...
Theo mức độ nguy hiểm về điện đối với người, nơi làm việc được chia thành ba mức:
a) Noi ít nguy hiểm là nơi có đủ các yếu tô sau:
- Khô ráo, độ ẩm không khí không quá 75%;
- Nhiệt độ không quá 30°C;
- Không có bụi dẫn điện;
- Nền sàn không dẫn điện.
b) Nơi nguy hiểm là nơi có một trong các yếu tô sau:
- Độ ẩm không khí trên 75%;
- Nhiệt độ trên 30°C;
- Không khí có bụi dẫn điện;
- Nền sàn dẫn điện (kim loại, đất, gỗ ẩm, gạch, bê tông ẩm,...). c) Nơi rất nguy hiểm là nơi có một trong những yếu tô' sau:
- Rât ẩm (độ ẩm không khí xấp xỉ 100%, trần, tường, sàn nhà và đổ vật trong nhà có đọng sương);
- Thường xuyên hay trong thời gian dài có hơi khí, bụi có hoạt tính hoá học; - Có đồng thời hai yếu tô trờ lên của nơi nguy hiểm.
Theo quy định kỹ thuật AT điện ờ những nơi nguy hiểm chỉ được dùng các dụng cụ điện cầm tay, các nguồn chiếu sáng cục bộ hay di động có điện áp không được quá 36V. ỏ những nơi rất nguy hiểm điện áp của các nguón chiếu
52
sáng cục bộ hay di động không được quá 12V, còn khi sử dụng các dụng cụ điện cầm tay với điện áp 36V nhất thiết phải sử dụng găng tay, ủng, thảm cách điện và các dụng cụ bảo vệ cá nhân khác. Khi không thể sử dụng các dụng cụ điện với điện áp 36V ở những nơi nguy hiểm, cho phép sử dụng dụng cụ điện áp 127V hoặc 220V nhưng nhất thiết phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân và nối đất vỏ dụng cụ điện.
Khi làm việc trên công trường xây dựng ở ngoài trời, để đánh giá sự nguy hiểm về điện trong điều kiện thi công cụ thể, có thể vận dụng các yếu tô' đặc trưng cho mức nguy hiểm và rất nguy hiểm như đã phân loại trên. Ví dụ: làm việc ở ngoài trời trên công trường chỉ cho phép sử dụng dụng cụ có điện áp 36V khi trời không mưa. Khi làm việc ở trong các thùng kim loại, dưới hầm, hào chỉ được phép sử các nguồn chiếu sáng lưu động có điện áp không quá 12V. Sấy khỏ đất và bê tông bằng điện, hàn cốt thép và đầm bê tông cũng như công việc làm trên tàu cuốc và các phương tiện nổi khác có những dấu hiệu ở mức nguy hiểm thì liệt vào loại đặc biệt nguy hiểm.
Khi sử dụng các thiết bị điện làm việc dưới điện áp lớn hơn giới hạn quy định, nguyên nhân chấn thương cơ bản là: tiếp xúc hoặc đến gần với phần mang điện của thiết bị điện; tiếp xúc với các bộ phận kim loại và cơ cấu của thiết bị điện không mang điện nhưng có thể xuất hiện điện áp bất ngờ do hư hỏng; chạm vào mạng điện áp thấp thứ cấp trong trường hợp chuyển tiếp điện áp cao xuống thấp ở trong máy biến áp và không có biện pháp bảo vệ thích ứng.
Các biện pháp phòng tránh chấn thương điện theo các nguyên nhân nói trên khi sử dụng điện trên công trường xây dựng là:
- Loại trừ khả năng chạm vào các bộ phận mang điện cùa thiết bị điện hoặc đến gần đối với điện cao áp;
- Bảo vệ các bộ phận không mang điện của thiết bị điện nhưng có thể xuất hiện điện áp bất ngờ khi bộ phận không mang điện bị chạm pha; - Bảo vệ trường hợp chuyển tiếp điện áp cao xuống mạng điện áp thấp; - Vì các biện pháp bảo vệ chung nói trên không đảm bảo AT cho người phục vụ thiết bị điện khi làm công tác sửa chữa và phòng ngừa trên thiết bị điện, những người này cần được bảo đảm bằng các phương tiện bảo vệ cá nhân (ủng, găng tay, giày, thảm cách điện,...), các dụng cụ đặc biệt có chuôi cách điện và thiết bị để phát hiện dòng điện (máy chỉ điện áp với đèn nêông, bút thử điện,...). Đê ngăn ngừa khả năng va chạm và đến gần những phần mang điện của thiết bị điện thì phải để chúng ở độ cao người không va chạm tới hoặc phải làm cách điện, rào ngăn hoặc che đậy tốt. Điện trở cách điện của máy, mạng điện thứ cấp, dây dẫn và các bộ phận khác của thiết bị đối với đất, giữa các dây dẫn và các cuộn dây phải không được nhỏ hon giá trị theo quy định AT, phụ thuộc vào loại dòng điện và điện áp danh định. Phải đảm bảo không để trị số dòng điện rò quá 10mA, tức là điện trở cách điện không nhỏ hơn 1000Q/V. Ví dụ: điện áp là
53
220V thì điện trở cách điện là 220.000Q/V. Điện trờ cách điện sẽ suy giảm theo thời gian do tác động nhiệt, cơ, hoá. Vì vậy phải tiến hành kiểm tra định kỳ theo quy định.
5.1.2. Tác động của dòng điện lẻn cơ thể con người
Sự tiếp xúc của người với bộ phận mang điện hở cùa thiết bị điện là rất nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là chạm vào hai pha, tức là khi người chạm vào hai dây dẫn và chịu điện áp giữa hai dây đó. Khi chạm một pha (pha đất) sự nguy hiểm phụ thuộc vào điện áp, trị số dòng điện rò vào đất từ phía pha khác, điện trờ của người và điện trở dòng điện tản vào đất, cũng như vào chế độ trung tính. Vì khả năng rò của dòng điện từ các pha khác lớn do giảm điện trờ thuần và cảm ứng cách điện của dây dẫn đối với đất, trường hợp chạm một pha cũng coi như nguy hiểm chết người.
Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào trạng thái bị điện giật: nguy hiểm nhất là dòng điện đi từ tay phải xuống chân, ít nguy hiểm là dòng điện đi từ chân qua chân vì trong trường hợp này dòng điện qua tim rất nhỏ.
Tai nạn do điện chiếm gần 1% tổng số tai nạn trong sản xuất và 20-30% trong tổng số tai nạn chết người. Trong đó phần lớn số TNLĐ chết người (đến 80%) xảy ra tại các thiết bị điện với điện áp dưới 1000V, các thiết bị này được dùng nhiều trong công nghiệp vật liệu xây dựng. Việc ngãn ngừa tai nạn do điện gây ra là nhiệm vụ quan trọng của BHLĐ, nhiệm vụ này đã được thực tế hoá trong sản xuất dưới dạng hệ thống các biện pháp tổ chức và kỹ thuật, nhằm bảo vệ con người khỏi tai nạn do điện giật.
Nguy hiểm khi khai thác thiết bị điện là ở chỗ, các dây dẫn điện (hay vỏ của máy ở dưới điện áp do hỏng các lớp cách điện) không có tín hiệu báo nguy hiểm để cho công nhân phòng ngừa. Phản ứng đối với dòng điện chỉ xảy ra sau khi dòng điện chạy qua các mô của cơ thể. Trong các trường hợp đó thường xảy ra co cơ bắp hay ngừng thở và ngừng hoạt động của tim làm cho con người không thể tự tách ra khỏi tiếp xúc với thiết bị (hay dây dẫn) ờ dưới điện áp. Mức độ tai nạn phụ thuộc vào loại và trị số của điện áp và dòng điện; tần số của dòng điện; đường đi của dòng điện qua cơ thể con người; thời gian tác động của dòng điện; điều kiện của môi trường xung quanh.
Thực tế cho thấy rằng, chỉ có thể cứu được người bị nạn, nếu thời gian tác động của dòng điện lên cơ thể không quá 4-5 phút.
Cơ thể con người cũng có điện trở, điện trở đó gồm điện trở của da và điện trờ của các cơ quan nội tạng. Lớp biểu bì của da có bề dày đến 0,2mm có điện trờ lớn nhất, còn các cơ quan bèn trong có điện trở không lớn 200-500Q. Khi da khô và không bị trầy xước thì điện trở của cơ thể người ta có thể biến động trong khoảng 1000-2000Q phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng cơ thể. Trạng thái của da, mồ hôi, tình trạng sức khoẻ của cơ thể, trạng thái say rượu có ảnh hường đến sự suy giảm điện trở của cơ thể. Cùng với một vài yếu tố không thuận lợi và
54
ở trong tình trạng say rượu, điện trở của cơ thể người ta có thể giảm xuống đên 300-500Q. Tất cả tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người có thể gây ra bị điện giật và chấn thương điện. Với dòng điện nhỏ qua cơ thể có thể cảm thấy điện giật hoặc gây ra kinh hoàng, ngón tay đau và co lại. Dòng điện mạnh qua cơ thể gây ra chấn thương điện. Mức độ nguy hiểm thể hiện như bảng 5.1.
Bảng 5.1
Cường độ
dòng điện (mA)
Dòng điện xoay chiều
(tần sô' 50-60 Hz) Dòng điện một chiều
0,6-1,5 2-3
5-7
- Bắt đầu tê ngón tay - Ngón tay tê mạnh
- Bắp thịt tay co lại và rung
- Không có cảm giác
- Không có cảm giác
- Đau như kim châm và thấy nóng
Trong các tính toán có liên quan đến việc xác định cường độ dòng điện chạy qua con người, điện trở của cơ thể Rng được lấy bằng 1000Q. Trị số của dòng điện chạy qua cơ thể con người là yếu tố xác định mức trầm trọng của tai nạn diện giật. Dòng điện khi chạy qua cơ thể người ta gây nên tác động sinh lý phức tạp lên các hệ thống cơ bản của cơ thể, nó làm biến đổi các mô của cơ bắp và thần kinh, làm cháy các cơ quan bên trong và bên ngoài, điện phân máu.
Con người bắt đầu cảm nhận được dòng điện chạy qua với tần số 50Hz và cường độ 0,6-l,5mA. Với cường độ dòng điện 10-15mA các cơ của tay bị co, làm cho người ta không thể tự tách tay khỏi bộ phận dẫn điện khi chạm phải nó. Trị số của dòng điện như thế gọi là dòng điện không thể tự tách được. Khi có dòng điện 25-50mA chạy qua cơ thé làm cho các cơ của lồng ngực co thắt lại gây nên nghẹt thở hay làm ngừng thở. Với thời gian tác động của dòng điện có trị số như vậy trong khoảng 5-7phút có thể làm chết người do phổi ngừng làm việc. Dòng điện với cường độ 50mA và hơn nữa gây nên rối loạn nhịp tim hay làm cho tim ngừng đập, dẫn đến làm ngừng lưu thông máu, dòng điện như thế được gọi là dòng điện nguy hiểm chết người.
Tất cả tác động đa dạng của dòng điện có thể quy về hai loại tai nạn: thương tích nhẹ và điện giật. Thương tích nhẹ là khi dòng điện chạy qua cơ thể làm hư hại các mô của cơ thể biểu hiện ở chỗ bị cháy vì điện, kim loại hoá bề mặt da. Điện giật gây nên co thắt các cơ.
5.2. CÁC TRƯỜNG HỢP TIẾP xúc VỚI MẠNG ĐIỆN
Trên công trường xây dựng mạng điện ba pha (dòng điện xoay chiều) thường hay gặp và dễ gây ra tai nạn điện. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào các yếu tố như điện áp, tinh trạng làm việc của điểm trung tính, nối với đất. Vì vậy cường độ dòng điện qua người bị điện giật có khác nhau.
- Chạm vào hai pha khác nhau: Trong thực tế, trường hợp này xảy ra ở các lưới điện hạ áp, do sửa chữa không cắt điện, đấu điện vào cầu dao mà không cắt điện, chạm vào cầu dao bị hở, chạm vào cọc đấu dây của biến thế hàn, v.v...
55
Bị điện giật trong trường hợp này là nguy hiểm nhất, vì dòng điện qua người có trị số lớn nhất.
- Chạm vào một pha của mạng có trung tính cách ly: Người chạm một pha coi như mắc vào mạng song song với điện trở cách điện của pha đó và nối tiếp với điện trờ cách điện của hai pha khác nhau;
- Chạm vào một pha của mạng trung tính nối đất: Đây là trường hợp mạng điện ba pha có điện áp nhỏ hơn 1000V;
- Điện áp bước:
+ Nếu một điểm nào đó của mạng điện chạm đất, dòng điện sẽ rò vào trong đất tạo ra một "trường điện rò". Vùng đất xung quanh chỗ điện rò sẽ xuất hiện điện áp. Nếu người đi vào vùng này, do có điện áp, dòng điện sẽ đi vào từ chân này qua chân kia;
+ Tại điểm chạm đất dòng điện có trị số lớn nhất. Dòng điện sẽ rò vào trong đất theo hướng nửa hình cầu, bán kính X.
+ Điện áp bước sẽ giảm dần ở vị trí xa dần điểm rò điện. Nói chung, quá 20m, giá trị của nó rất nhỏ và không còn gây nguy hiểm nữa.
5.3. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN VÀ BIỆN PHÁP AT VỀ ĐIỆN TRONG XÂY DỤNG
5.3.1. Các nguyên nhân gây tai nạn điện
Các thiết bị điện theo điện áp gồm hai nhóm: với điện áp dưới 1000V và với điện áp trên 1000V. Phần lớn tai nạn thường xảy ra tại các thiết bị với điện áp dưới 1000V. Điều đó được giải thích rằng, các thiết bị với điện áp dưới 1000V được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và những người sử dụng chúng không được đào tạo cẩn thận. Còn tại các thiết bị với điện áp trên 1000V, tai nạn thường ít xảy ra, vì để phục vụ chúng, người ta chỉ cho phép các thợ điện có tay nghề bậc cao.
Những nguyên nhân của tai nạn điện thường là:
a) Xuất hiện điện áp trên các bộ phận của thiết bị, không có điện áp trong điều kiện khai thác bình thường (vỏ máy, các trạm điều khiển, V.V...). Hiện tượng đó thường xảy ra do hư hỏng lớp cách điện trong các môtơ, cáp và thùng lớp vỏ dày dẫn điện; chạm phải các bộ phận và dây dẫn điện để trần:
b) Đối với nguồn điện cao áp dễ tạo thành hồ quang điện giữa bộ phận dẫn điện của thiêt bị và con người (khi sử dụng các thiết bị điện với điện áp trên 1000V). Đê ngăn ngừa hiện tượng phóng điện giữa các bộ phận dản điện và NLĐ, người ta quy định khoảng cách cho phép tối thiểu từ các bộ phận dẫn điện đên con người. Khi điện áp 15kV khoảng cách đó là 0,7m; khi điện áp 220kV khoảng cách đó là 3,Om;
c) Xuất hiện điện áp bước chân trên bể mặt của đất do đoản mạch của các dây dẫn xuống đất;
56
d) Sử dụng các dụng cụ nơi điện thế 127V và 220V ở trong các phòng ẩm ướt; e) Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ hoặc không đáp ứng với các yêu cầu (như tiếp đất, nối trung hoà, v.v...);
f) Tiếp xúc với những dây dẫn điện của thiết bị điện không có tấm chắn bảo vệ; g) Người đi vào vùng điện rò xuống đất, xuống nước;
h) Thiếu hoặc sử dụng không đúng các dụng cụ bảo vệ cá nhân như thảm cách điện, giày, ủng, gãng tay cách điện, v.v..;
k) Các nguyên nhân khác có thể là không theo quy tắc và sai sót của công nhân, để thiết bị dưới điện áp không quan sát và hàng loạt các nguyên nhân về tổ chức khác.
Những yếu tố xác định trị số của điện áp AT: bởi vì điện trở của cơ thể con người không ổn định và có thể thay đổi trong giới hạn rộng, cho nên hạn chế trị số của dòng điện chạy qua cơ thể con người, chỉ có thể đạt được bằng cách giảm trị số của điện áp đặt lên nó. Do đó, trị số không nguy hiểm của điện áp là trị số mà với nó dòng điện chạy qua người sẽ không nguy hiểm.
Yêu cầu đối với AT điện trong cãn nhà cụ thể phụ thuộc vào đặc trưng của môi trường xung quanh.
Theo mức độ AT về điện đối với con người, các cãn nhà được chia thành ba nhóm: không có nguy hiểm cao, với mức độ nguy hiểm cao và đặc biệt nguy hiểm. Các căn nhà ở, phòng điều khiển và các xưởng thiết kế thuộc nhóm không có nguy hiểm cao về mặt tai nạn điện đối với con người. Đó là những căn nhà khô ráo với nhiệt độ bình thường và độ ẩm (dưới 60%), với sàn cách điện và với khối lượng không lớn các đối tượng được tiếp đất.
Các căn nhà có độ nguy hiểm cao là các căn nhà ẩm ướt (độ ẩm tương đối 60-75%) với nhiệt độ không khí không thay đổi hay vượt quá 35°c theo chu kỳ, có bụi dẫn điện và nền nhà dẫn điện (nền đất, kim loại và bê tông), có khả năng tiếp xúc đồng thời của con người vào vỏ của thiết bị điện và các đối tượng tiếp đất. Trong công nghiệp xây dựng, các căn nhà như thế là xưởng gia công gỗ, xưởng tạo hình các cấu kiện bê tông cốt thép, xưởng gia công phối liệu sản xuất gạch ngói, xưởng sản xuất chất dẻo, v.v...
Thuộc nhóm đặc biệt nguy hiểm là các căn nhà ẩm ướt với độ ẩm gần 100%, với tường và nền ẩm ướt; các căn nhà với môi trường hoạt tính hoá học, hơi gas có khả năng phá hoại lóp cách điện; các căn nhà mà trong chúng có hai hay nhiều dấu hiệu đặc trưng đối với các căn nhà có nguy hiểm cao. Đặc biệt nguy hiểm là các công đoạn rửa đặt ở ngoài trời, các căn nhà cùa trạm nạp ăcquy, xưởng với nền tiếp đất, nhà tắm, v.v...
Khi làm việc trong các căn nhà với độ nguy hiểm cao và đặc biệt nguy hiểm để cấp điện cho các thiết bị thắp sáng và các,dụng cụ điện cầm tay người ta thường sử dụng điện áp thấp 42V và 12V và dùns các biến thế hạ điện áp. Trong trường hợp đó một đầu dây của cuôn thứ cấp cùa máy biến thế
57
và vỏ của nó phải được nối đất để đề phòng hỏng lớp cách điện giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp.
Công việc thanh tra kỹ thuật và giám sát việc khai thác các bình chứa làm việc dưới áp lực cao do Cục Đăng kiểm Nhà nước trực thuộc Thù tướng Chính phủ tiến hành, đảm bảo khai thác AT của các bình chứa, khi áp lực cùa chúng vượt quá 70kPa. Khi các bình làm việc dưới áp lực thấp hơn, thì công việc giám sát khi khai thác chúng do chính quyền của xí nghiệp chịu trách nhiệm.
Những yêu cầu cơ bản đối với chế tạo, lắp đặt, sửa chữa và khai thác các thiết bị nói trên được ghi trong "Quy tắc chế tạo và khai thác AT các bình chứa làm việc dưới áp lực", đã được Cục Đăng kiểm kỹ thuật Nhà nước quy định. Các quy tắc này được áp dụng cho các bình chứa dung tích tương đối lớn, với áp lực cao, đối với chúng khi đạt tỷ lệ pv < 20 (P - áp lực trong bình, MPa; V - dung tích của bình, lít). Quy tắc này không áp dụng cho các bình dung tích nhỏ (dung tích dưới 25 lít) cho các bình không làm bằng kim loại và các bình công dụng chuyên dụng khác.
Khi phạm vi các yêu cầu về kết cấu, chế tạo, lắp ráp và lắp đặt các bình làm việc dưới áp lực cao, thì việc khai thác chúng bị cấm theo các quy tấc đã nêu trên. Các binh phải bền chắc trong khai thác, thuận tiện khi quan sát, làm sạch và sửa chữa.
5.3.2. Những biện pháp chung và biện pháp cụ thê AT về điện a) Sử dụng điện AT
Những nơi nguy hiểm về điện phải sử dụng điện áp nhỏ để hạn chế mức độ nguy hiểm. Theo tiêu chuẩn AT quy định: ở nhũng nơi nguy hiểm điện áp sử dụng không quá 36V; những nơi đặc biệt nguy hiểm (phòng quá ẩm) điện áp không quá 12V, hàn điện không quá 70V, hàn hồ quang không quá 12V.
Các đèn chiếu sáng chung nối với lưới điện có điện áp 127V và 220V (chỉ sử dụng điện áp pha) phải đặt ở độ cao cách mặt đất hay sàn nhà ít nhất là 2,5m. Khi độ cao treo đèn nhỏ hơn 2,5m cần dùng đèn có điện áp không lớn hơn 36V.
Nguồn điện áp từ 36V trở xuống có thể được cấp từ máy biến áp, hạ áp, máy phát điện, các bộ ăcquy. Không được sử dụng máy biến áp giảm áp kiểu tự ngẫu làm nguồn cấp điện áp nêu trên.
b) Làm cách điện dày dẫn
Các thiết bị điện, đường dây phải bảo đảm cách điện tốt. Lâu ngày chất cách điện bị giảm chất lượng do quá nóng hoặc nhiệt độ thay đổi quá nhiều, do cọ sát nhiều lần, môi trường ẩm ướt, xâm thực, v.v... Vì vậy, phải định kỳ kiểm tra và thay thế sửa chữa đúng lúc.
Đối với dây dẫn đặt ngoài trời của các công trình cấp điện tạm thời, phải dùng dây có vỏ bọc mắc trên cột có sứ cách điện. Khoảng cách từ dây dản đến mặt đất hay sàn làm việc theo phương thẳng đứng không nhỏ hơn trị số sau đây:
58
+ 2,5m nếu phía dưới là nơi làm việc;
+ 3,5m nếu phía dưới là lối người qua lại;
+ 6,Om nếu phía dưới có phương.tiện cơ giới qua lại;
+ 6,5m nếu phía dưới có tầu hoả qua lại.
Đoạn dây dẫn trong một khoảng cột không được có quá hai mối nối, các điểm nối cần bố trí ở gần điểm buộc dây dẫn vào cổ sứ.
Đường cáp mền trong công trình xây dựng để cấp điện cho các máy móc, thiết bị di động hoặc cấp điện tạm thời cần phải có biện pháp bảo vệ, cáp điện nằm ngang đường có ô tô chạy qua, cần treo cáp lên cao hay luồn cáp trong ống thép, trong máng thép hình và chôn trong đất. Nếu cáp nằm trong khu vực nổ mìn, trước khi nổ đường cáp phải được ngắt điện. Sau khi nổ mìn, cần phải kiểm tra phát hiện những chỗ hư hỏng và sửa chữa trước khi đóng điện trờ lại cho đường cáp.
c) Làm bộ phận che chắn
Để bảo vệ cho người khỏi bị điện giật, gần các máy móc và thiết bị nguy hiểm, người ta đặt những cái che chắn hoặc tách các máy móc và thiết bị đó ra xa với khoảng cách AT. Các bộ phận che chắn có thể là vỏ đặc hoặc lỗ, lưới.
Các máy cắt điện tự động, cầu dao chuyển mạch và các dụng cụ điện dùng trong công trường xây dựng hay lắp đặt trên các trang thiết bị xây dựng cần phải có vỏ hộp bảo vệ. Các phần dẫn điện của các thiết bị điện phải được cách ly, có hàng rào che chắn, đặt ở những nơi ít người qua lại và phải có biện pháp ngăn ngừa người không phận sự tiếp xúc với nó.
d) Nối đất bảo vệ, cắt điện bảo vệ
- Nối đất bảo vệ trong mạng điện 3 pha cách ly không có dây trung tính: Dùng dây dẫn nối vỏ kim loại với cọc nối đất bằng sắt thép chôn dưới đất có điện trở nhỏ và điện trở cách điện ở các phần bị hư hỏng.
Vì dòng điện rò ở trong mạng lưới dây trung tính, cách ly với điện áp dưới 1000V, không lớn quá 10A cho nên nếu cực nối đất với điện trở nhỏ (4Q) sẽ bảo đảm hạ điện áp chạm đến trị số AT:
u = 10 X 4 = 40V
Mặt khác, trong trường hợp tiếp xúc như thế người được coi là mắc song song với cực nối đất. Nên:
= Id • Rnd
trong đó: In - dòng điện qua người (A);
Id - dòng điện rò (A);
Rn - điện trờ tính toán của người (Q);
Rnd - điện trờ cực nối đất (Q).
59
Thực tế, dòng điện qua người còn nhỏ hơn nếu người chạm vào vỏ điện rò đã đi dép trên sàn máy ít dẫn điện.
- Nối đất trong mạng điện có dây trung tính nối đất: Dùng dây dẫn điện nối thân kim loại của máy với dây trung tính. Trong trường hợp có sự cô' (thùng cách điện) xuất hiện dòng điện trên thân máy thì lập tức một trong các pha sẽ gây ra ngắn mạch. Do đó làm cháy cầu chì bảo vệ hoặc bộ phận tự động sẽ tác động cắt điện khỏi máy.
Khi tiếp xúc với thân máy trong thời gian ngắn mạch người sẽ mắc song song với mạng kín. Như vậy, nếu trị số dòng điện ngắn mạch lớn, dòng điện qua người trước khi cầu chì bảo vệ chảy đứt có thể gây nên nguy hiểm cho người. Để tránh tai nạn điện trong trường hợp như thế phải sử dụng cơ cấu cắt điện bảo vệ tự động.
- Nối "không" thiết bị điện: Theo TCVN 4756 -1989 có các sơ đồ sau đây: + Sơ đồ có dây "không" bảo vệ và dây "không" làm việc chung (TN-C); + Sơ đồ có dây "không" bảo vệ tách một phần (TN-C-S);
+ Sơ đồ có dây "không" làm việc và dây "không" bảo vệ riêng (TN-S). - Cắt điện bảo vệ: cắt điện bảo vệ được áp dụng trong cả mạng cách điện với đất, cả mạng có dây trung tính nối đất để bảo đảm AT hơn khi các thiết bị xảy ra sự cố (chạm vỏ). Ưu điểm cơ bản của cơ cấu này là có thể cắt điện nhanh trong khoảng 0, l-ỉ-0,2 giây khi xuất hiện điện áp đến mức quy định. Đối với mạng điện ba pha, cơ cấu này được mắc nối tiếp vào dây nối đất hoặc dây trung tính và sẽ hoạt động dưới tác dụng dòng điện rò hoặc dòng điện ngắn mạch trong thời gian điện mát ra thân máy và sẽ cắt điện khỏi máy.
- Sử dụng điện cực san bằng thế trong mạng điện có điện áp đến 1000V. Khi có dây điện đứt, một đầu dây rơi xuống đất, ruộng, ao, v.v... mọi người phải tránh xa. Khi thực hiện nối đất cho các thiết bị có điện áp trên 1000V, tại nơi chôn bộ phận nối đất sẽ có dòng điện chạm đất lớn đi vào đất qua bộ phận nối đất. Người đi vào vùng này sẽ bị điện áp bước, cho nên xung quanh bộ phận nối đất phải được rào ngăn lại.
Để san bằng thế trước hẽt nên tận dụng nối đất tự nhiên bằng cách nối vỏ kim loại của thiêt bị điện với các kết cấu kim loại có sẵn trong nhà xường như nối đất, bệ máy, cột sắt, đường ray, đường ống, v.v... Sau khi nối như vậy, nếu chưa bảo đảm trị số điện áp chạm thì phải đặt thêm các điện cực san bằng thế nhàn tạo xung quanh thiết bị điện (hay cho cả nhà, phân xưởng); các điện cực này sẽ tạo thành một lưới.
Tổng chiều dài điện cực san bằng thế (cả điện cực có sẵn và đặt thêm) cần thiết cho một số thiết bị điện hay một thiết bị điện được xác định theo cóng thức:
L = ° - 8 Ira n • p / Ư ch
60
trong đó: Inm - cường độ dòng điện ngắn mạch chạm vỏ (A); p - điện trở suất của đất vào mùa khô nhất (Q);
Uch - điện áp chạm (V), theo yêu cầu AT điện áp chạm nhỏ hơn 42V.
Để làm điện cực san bằng thế có thể dùng thép tròn 0 6 - 010 hay dây đồng 2,5 chôn sâu dưới mặt đất 0,3 + 0,5m và nối vỏ thiết bị điện vào lưới này từ 2 đến 3 điểm.
e) Sử dụng khoảng cách AT tránh phóng điện hổ quang
Để đề phòng bị điện hồ quang, khi làm việc ở gần hoặc đi lại dưới đường dây tải điện cao áp phải tuân theo khoảng cách AT theo phương ngang và phương thẳng đứng trong bảng 5.2.
Bảng 5.2
Điện áp (kV) 6+15 15*35 35*110 110-300 Khoảng cách (m) 2 3 4 6
f) Sử dụng các dụng cụ bảo vệ
Có thể phân dụng cụ bảo vệ ra hai loại: dụng cụ chính và dụng cụ phụ trợ. - Dụng cụ bảo vệ chính là loại chịu được điện áp khi tiếp xúc với những phần dẫn điện trong thời gian lâu (với điện áp trên 1000V). Các dụng cụ này là: sàn cách điện, kìm cách điện, kìm đo điện, thiết bị chỉ điện áp dưới 1000V sử dụng các dụng cụ sửa chữa có chuôi cách điện như kìm, tuôcnơvít.
- Dụng cụ phụ trợ được dùng nếu khi bản thân không bảo đảm AT điện áp tiếp xúc và phải dùng kết kợp với dụng cụ chính để tãng cường AT hơn. Nếu điện áp trên 1000V, các dụng cụ phụ trợ là: gãng tay và ùng cao su, bục và thảm cách điện; hoặc khi cần kiểm tra có điện hay không có điện dùng đồng hồ đo điện áp hoặc kìm đo điện. Với các thiết bị có điện áp dưới 500V có thể sử dụng bút thử điện.
Các dụng cụ báo vệ phải tuân theo TCVN 5587-1991; TCVN 5588-1991; TCVN 5589-1991; TCVN 5589-1992; TCVN 5586-1992.
5.3.3. Yêu cầu AT điện trong xây dựng
a) Khi xây dựng lưới điện ở công trường cần bảo đảm
- Lưới động lực và chiếu sáng phải lắp thành hai hệ thống riêng biệt;
- Mạng điện trên công trường phải có sơ đổ chỉ dẫn, có cầu dao chung (tổng) và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ phụ tải điện trong phạm vi từng hạng mục công trình hay một khu vực sản xuất khi cần thiết;
- Dây dẫn điện phải treo mắc trên các cột hoặc giá đỡ chắc chắn. Khônơ được trải trên mặt đất, mặt sàn, phòng tránh xe cộ, phương tiện thi công qua lại
61
đè nghiến lên. Dây trần phải treo cao tối thiểu 3,5m so với mặt bầng thi cóng và 6,Om so với có xe cộ qua lại. Dây cáp điện nơi có xe cộ đi qua lại phải đặt chìm dưới đất;
- Máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo đảm an toàn về điện. Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi còng xây dựng.
b) Các yêu cầu đối với công nhân vận hành thiết bị điện ở cóng trường - Công nhân vận hành thiết bị điện trên công trường xây dựng phải qua lớp đào tạo về kỹ thuật điện và kỹ thuật AT điện. Nội dung đào tạo phải thích hợp với công tác vận hành;
- Công nhân đang làm công tác quản lý, vận hành thiết bị điện phải đủ sức khoẻ, không mắc bệnh về tim mạch, phải được kiểm tra sức khoé định kỳ theo quy định của Bộ Y tế;
- Công nhàn vận hành thiết bị điện ở công trường xây dựng phải có tay nghề thích họp với từng loại công việc đảm nhận; phải có trình độ kỹ thuật AT điện phù hợp với quy trình kỹ thuật AT điện của từng chuyên ngành. Trình độ về kỹ thuật AT điện của công nhân vận hành thiết bị điện không được thấp hơn bậc 2 và công nhàn trực trạm điện không được thấp hơn bậc 3;
- Công nhân điện trên công trường xây dựng phải được trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định hiện hành, phải biết cấp cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện;
- Công nhân vận hành thiết bị điện phải được học tập và kiểm tra lại về kỹ thuật AT điện hàng năm.
5.4. CHỐNG SÉT CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỤNG 5.4.1. Khái niệm chung về sét và tác hại của sét
a) Hiện tượng sét
Sét là hiện tượng phóng điện tĩnh điện trong khí quyển giữa các đám mây giỏng mang điện tích vói đất hoặc giữa các đám mây giông mang điện tích trái dấu.
Như vậy muốn có sét trước hết phải có những đám mây giông mang điện tích. Sự hình thành những đám mây giông mang điện tích có thể giải thích vắn tắt như sau: Hơi nước bốc hơi lên từ bề mặt đất, biển, sông, hồ lên cao tạo thành những đám hơi nước và những hạt nước trong phân tử nước, ion hydro dương (H+) và nhóm hydroxin (OH ) tạo thành một lưỡng cực. Do những tác động bên ngoài, ví dụ lực hút của Trái Đất, các luồng gió, v.v... các phần tử trái dấu của lưỡng cực có thể bị tách ra. Lực hút kéo phần nặng xuống phía dưới và trong những điều kiện nhất định có thể hình thành mây giông. Thông thường thì điện tích âm tập trung trong một khu vực hẹp với mật độ cao hơn. còn điện tích dương phàn bố rải rác ở xung quanh, chủ yếu ở phía trên khu vực có điện tích âm.
62
Quá trình tập trung điện tiCh sẽ làm tăng cường độ điện trường tại các điểm gần đám mây. Khi điện trường đạt tới trị số tới hạn khoảng 20-30kV/cm, giữa các đám mây phát sinh phóng điện.
Khi đám mây mang điện di chuyển, do hiện tượng cảm ứng tĩnh điện trên bể mặt sẽ xuất hiện điện tích trái dấu, khi điện trường đạt trị số tới hạn cũng sẽ phát sinh phóng điện. Đây là quá trình trung hoà điện tích trái dấu với tốc độ rất lớn. Trong một thời gian rất ngắn, chỉ khoảng một phần vạn của giây phải trung hoà toàn bộ số điện tích, cho nên dòng điện sẽ rất lớn. Cường độ dòng điện sét có thể đạt tới 200.000A, nhiệt độ của kênh phóng điện có thể đạt tới 10.000°c vì thế độ loé sáng rất lớn mà chúng ta thường thấy và quen gọi là chớp. Cũng do bị nung nóng nên khe phóng điện giãn rộng ra với tốc độ khá lớn gây nên trong không khí một sóng xung với áp suất lớn, khi tác động vào mang tai chúng ta, sóng xung này gây cảm giác một tiếng nổ lớn, tiếng nổ ấy chính là sét.
Trong quá trình hình thành, có thể có nhiều đám mây giông ở gần nhau cho nên thường xảy ra phóng điện nhiều lần, có thể từ 2-Ỉ-3 lần đến 20^-30 lần. VI vậy ta thường nghe thấy một loạt tiếng nổ liên tục (có thể do sự phản xạ nhiều lần sóng âm thanh từ các đám mây hoặc những địa hình nhất định cũng có thể tạo ra cho chúng ta cảm giác sấm rền).
b) Tác hại của sét
Cường độ dòng điện của sét có thể đạt tới 200.000 ampe, điện áp hàng trăm triệu vôn, nhiệt độ tia chớp 6.000-^10.000°C, chiều dài tia chớp 100 -ỉ- 1.000m. Tác hại của sét là phá huỷ bề mặt cơ học của mặt đất, có thể nổ tung các tháp cao, cây cối, đường dày điện. Dòng sét có nhiệt độ rất lớn gây nên đám cháy lớn, rất nguy hiểm đối với kho tàng, đặc biệt là kho nhiên liệu và vật liệu nổ. Tác hại trực tiếp của sét khi sét phóng xuống đất:
- Nếu tia sét đánh trực tiếp vào công trình sẽ gây hư hỏng công trình về cơ học (đổ, vỡ), tạo nhiệt độ cao có thể làm cháy công trình và nổ vật liệu chứa trong công trình.
- Nếu tia chớp ở xa công trình sẽ gây tác hại gián tiếp gây cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ.
- Sự thâm nhập điện thế cao theo đường dây dẫn trên không, đường dây thông tin, đường ống hoặc đường cáp ngầm nằm gần các dày tiếp địa của các cột thu sét cũng rất nguy hiểm. Điện thế cao thâm nhập vào nhà có thể phóng điện vào các vật ở bên trong nhà gây cháy nhà.
- Sự phóng điện của sét còn gây nguy hiểm cho người nếu trong thời điểm phóng sét mà người chạm vào các chi tiết mang điện áp tiếp xúc hoặc đứng gần dây tiếp đất của cột thu sét (điện áp bước).
- Tuỳ theo mức độ nguy hiểm khi bị sét đánh vào các toà nhà và công trình được chia làm 3 cấp: các nhà kho chứa VLNCN, các nhà để sấy, nghiền đón°
63
bao, các nhà để chuẩn bị VLNCN đều được xếp vào cấp 1. Tất cả các nhà thuộc cấp 1 dù đặt lộ thiên hoặc bán ngầm, đều phải bảo vệ tránh được cả tác dụng trực tiếp lẫn tác dụng gián tiếp của sét.
- Các phương tiện vận tải thủy chờ VLNCN phải được trạng bị chòng sét tránh cả tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp của sét.
- Cấm đặt các thiết bị thu sét trực tiếp trên nhà kho và các nhà đã nêu trong các nhà kho chứa VLNCN, các nhà để sấy, nghiền đóng bao, các nhà để chuẩn bị VLNCN. Cấm mắc đường dây điện trên không vào các thiết bị thu sét.
- Các kho bảo quản VLNCN dù đặt ờ địa phương nào cũng phải được bảo vệ chống sét đảm bảo độ tin cậy như nhau (không kể số ngày có sét trong nãm). Theo Điều 3-9 của Quy chuẩn Việt Nam 1997, các công trình xây dựng phải được chống sét theo tiêu chuẩn ba cấp như bảng "Phân cấp chống sét các công trình xây dựng" (bảng 5.3). Trừ những công trình đặc biệt như kho vật liệu nổ, kho xăng dầu, v.v... phải tuân theo quy định chuyên ngành (ví dụ: TCVN 4586-1997).
Bảng 5.3
Phân cấp và yêu cầu chống sét Cấp chống sét I II III
1. Phân cấp chống sét theo đặc điểm công trình:
a) Quan trọng (nhà máy điện, đài phát thanh,...) + b) Nguy cơ nổ trong quá trinh sản xuất:
- Rất cao (có thể xảy ra trong điều kiện bình thường). + - Cao (chỉ xảy ra khi có sự cố sản xuất). + c) Thiệt hại khi nổ:
- Chết người, thiệt hại lớn + - Không chết người, thiệt hại nhỏ + d) Công trình còn lại + 2. Yêu cầu chống sét:
a) Chống sét đánh thẳng + + + b) Chống cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ + +
c) Chống điện áp cao của sét lan truyền từ đường dây, ống kim loại đặt nổi ở bên ngoài dẫn vào.
3. Yêu cầu về thời điểm đưa vào sử dụng các bộ phận chống sét đánh thẳng, chống cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ:
+ + +
a) Khi bắt đầu lấp thiết bị, máy móc có trong công trình. + b) Sau khi xây dựng xong công trình. ỉ ++
64
Những công trình cấp III dưới đây không cần chống sét đánh thẳng: * Có chiều cao (từ mặt đất lên tới điểm cao nhất của công trình) dưới 8m và: - Có số người tập trung không quá cao;
- Không có bộ phận kết cấu lớn hoặc máy móc iớn bằng kim loại; - Nằm trong vùng ít có sét (không thấy sét đánh từ 5 nãm trở lên); - Khi sét đánh thẳng không gây thiệt hại về người và của.
* Nằm trong phạm vi bảo vệ của các công trình cao hơn ở xung quanh. 5.4.2. Bảo vệ chỏng sét
Phải đặt thiết bị thu sét cho cấc công trình. Thiết bị thu sét gồm có ba bộ phận chính: đầu thu sét, dây dẫn và phần tiếp đất. Tuỳ kiểu (cấu tạo) của phần thu sét, các thiết bị thu sét được chia thành thu sét kiểu cột và thu kiểu dây. Tuỳ số lượng đầu thu sét, hệ thống cột thu sét được chia thành: hệ thống một, hai và nhiều cột thu sét.
Đối với các nhà và công trinh phải dùng thu sét kiêu cột đặt riêng biệt để chống sét đánh thẳng. Tất cả các bộ phận thu sét, dẫn sét và bộ phận tiếp đất phải bố trí riêng biệt với công trình và các vật kim loại chôn dưới đất có liên quan tới công trình cần bảo vệ, với khoảng cách cần thiết quy định. Mỗi cột thu sét phải có bộ phận tiếp đất riêng, điện trở xung của tiếp đất của mỗi cột thu sét không được vượt quá 10Q.
Khi các nhà và các công trình đặc biệt có kết cấu kim loại kích thước dài hoặc khi VLNCN chứa trong các hòm bằng kim loại, phải có biện pháp bảo vệ chống cảm ứng tĩnh điện. Có thể áp dụng một trong các biện pháp như: tiếp đất tất cả vật, thiết bị có ở trong nhà, hoặc đặt lưới kim loại trên mái nhà có kích thước ô lưới không quá lOmxlOm (bằng sắt d>5 đến 6mm) rồi nối xuống đất phía ngoài nhà, cách móng nhà 0,5 đến l,0m sâu 0,8m và cách xa bộ phận tiếp đất của thu sét đánh thẳng 3m. Điện trở nối đất không được quá 5Q. Để giảm điện trở có thể nối bộ phận tiếp đất với các đường ống kim loại (ống dán nước) chôn ngầm dưới nước.
Chống cảm ứng điện từ bằng cách nối tất cả các đường ống, cáp điện bọc thép dẫn đến công trình và các kết cấu kim loại trong công trình thành một mạch kín, nếu chúng được bố trí chéo nhau thì nối ở chỗ gần nhất, nếu chúng đi song song thì cứ 15 đến 20m có một điểm nối. Các mối nối phải đảm bảo dẫn điện tốt. Nếu ở những khớp nối có nghi ngờ sự tiếp xúc không tốt thì giữa hai bộ phận được nối lại với nhau phải có một dây dẫn phụ. Dây dẫn phụ phải bằng thép, đồng có tiết diện 16 đèn 25mm2.
Để chống sự thâm nhập của điện thế cao vào nhà kho chứa VLNCN cần: - Không được đưa đường dây trên không vào thẳng nhà kho. Trường hợp thật cần thiết, khi gần vào nhà kho phải dùng một đoạn dây cáp ngầm dài Ít
65
nhất 100m. Đoạn nối từ trên không xuống cáp ngầm phải đặt bộ phận chống sét kiểu van. Tại chỗ chuyển từ đường dây trên không sang cáp phải đặt tiếp đất có điện trở không lớn hơn 5Q, các chân sứ của đường dày trên khỏng trên 2 cột gần chỗ chuyển sang cáp cũng phải tiếp đất. Điện trả tiếp đất không được lớn hơn 10Q;
- Các máy điện thoại, tín hiệu nối với các đường dây trên không đều phải đật ngoài nhà kho. Khoảng cách từ máy đến tường nhà kho theo quy định; vỏ của máy phải được tiếp đất với điện trở không lớn hơn 10Q.
- Phải dùng đường cáp ngầm để cấp điện, cáp dẫn điện vào nhà kho phải đặt xa bộ phận tiếp đất của thu sét; vỏ cấp nối với bộ phận tiếp đất chống lác dụng gián tiếp của sét.
Biện pháp bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào công trình là làm thu lôi chống sét. Thu lôi chống sét gồm có phần thu sét, dây dẫn sét và cực nối đất. Muốn bảo vệ chống sét đánh thẳng thì toàn bộ công trình phải nẳm trong vùng bảo vệ của thiết bị thu sét (vùng bảo vệ của thu lôi).
a) Vùng bảo vệ của thu lôi
Mỗi cột thu lôi sẽ tạo ra xung quanh nó một vùng bảo vệ. Nếu thu lôi là cột đơn thì vùng bảo vệ là hlnh nón với đường sinh là đường gãy khúc, đáy là một hình tròn.
Nếu là hai cột thu lôi có cùng chiều cao h, đặt cách nhau một khoảng cách a thì phạm vi bảo vệ chống sét được xác định các thông số như sau đây: - Phần hai bên của vùng bảo vệ sẽ xác đinh như vùng bảo vệ của cột thu lôi đơn. - Phần vùng bảo vệ ờ giữa hai cột xác định vòng cung tròn đi qua hai điểm là hai đỉnh cột thu lôi và tâm điểm của cột thu lôi.
Dùng hai hay nhiều cột thu lôi với độ cao không lớn thay cho một cột độ cao quá lớn để bảo vệ những công trình có mặt bằng lớn hoặc cụm công trình. Vùng bảo vệ giữa hai cột thu lôi chỉ có tác dụng khi khoảng cách giữa hai cột nhỏ hơn 5 lần chiều cao h của cột thu lôi đơn. VI nếu a > 5h thì không còn vùng bảo vệ tương hỗ giữa hai cột thu lôi nữa mà nó sẽ làm việc như hai cột thu lôi độc lập.
Trong trường hợp hai cột thu lôi có chiều cao khác nhau hj và h2 ta có: - Vùng bảo vệ từng cột với hj và h2.
- Từ đỉnh cột thu lôi thấp hơn (hj) kẻ đường thẳng nằm ngang cắt đường sinh của hình nón bảo vệ cột thu lôi cao (h2) tại K. Điểm K coi như đỉnh của cột thu lôi tương ứng hj= h2.
b) Thiết ké các bộ phận của cột thu lôi
• Phần thu sét: Có thể làm phần thu sét bằng loại sắt thanh, dây, lưới hoặc kết hợp dây và thanh.
66
Thanh và dây thu sét có thể đặt ỉên các trụ đứng độc lập hoặc trụ đặt trên công trình. Lưới thu sét thì đặt hoặc treo lên mái công trình được bảo vệ và phải nối với các cọc nối đất qua dây dẫn sét ít nhất ở hai chỗ. Lưới làm bằng dây có đường kính d>6 - lOmm, mắt lưới 5 X 5m.
Tiết diện đầu thu cùa cột thu sét không được nhỏ hơn lOOmm2 (thép tròn 012mm, thép vuông lOxlOmm, thép tấm 35x3mm, thép góc 20x3mm). Cũng có thể làm đầu thu sét bằng thép ống có ®(18-r25)mm, đầu trên phải hàn một đoạn hình côn.
Đầu thu sét và dây dẫn phải đặt dọc theo cột đỡ. Chiều dài đầu thu sét không được cao quá l-ỉ-l,5m so với đầu cột. Cột thu sét của kho thuốc nổ nên dùng cột gỗ, kích thước áp dụng theo TCVN 4586 - 1997.
• Dây dẫn sét: Tiết diện dây dẫn của cột thu sét không được nhỏ hơn 50mm2. Các phần dẫn điện của thu sét phải nối với nhau bằng cách hàn. Trường hợp đặc biệt mới được nối bàng đinh tán hay bắt bu lông. Khi đó chỗ nối phải có ít nhất 2 đinh tán hoặc 2 bu lông, diện tích mặt tiếp xúc chỗ nối không nhỏ hơn 2 lần tiết diện của dây dẫn.
• Bộ phận tiếp đất (nối đất) là tất cả các vật thể bằng kim loại chôn trong đất (thép ống, thép tấm) được nối trực tiếp với dây dẫn sét.
Mỗi bộ phận tiếp đất có điện trở xung khác nhau. Điện trở xung Rt là điện trở của bộ phận tiếp đất khi có dòng điện sét đi qua. Điện trở xung khác về cơ bản so với điện trờ đo được bằng phương pháp thông thường, vì dòng điện sét có trị số rất lớn và tác dụng trong khoảnh khắc làm giảm hiệu ứng điện thế trên chiều dài của bộ phận tiếp đất và làm giảm hiệu quả dẫn điện của các phần ở xa dây dẫn sét.
67
Chương 6
KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI s ử DỤNG CÁC MÁY M ổ c , THIẾT BỊ THI CÔNG TRONG XAY DựNG
6.1. KHÁI NIỆM VỂ MÁY MÓC, THIẾT BỊ THI CÔNG Cơ giới hoá các công việc trong xây dựng không những nâng cao năng suất lao động mà còn giảm chấn thương tai nạn do các điều kiện làm việc cùa công nhân được giảm nhẹ và AT hơn.
Máy và thiết bị thi công là các loại máy và thiết bị được truyền chuyển động bằng động cơ, chạy bằng xăng, dầu, điện, khí nén được sử dụng cho công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị ờ các công trường xây dựng. Một số loại thiết bị không có động cơ như rơ moóc, sà lan,... nhưng tham gia vào các cóng tác nói trên thì cũng được coi là máy và thiết bị thi cõng.
Các máy móc thi công thường dùng trên công trường là: các loại máy làm đất như máy đào, máy cạp, máy ủi; các máy nâng chuyển như cần trục, thang tải, bãng truyền; các máy sản xuất vật liệu như đập nghiền, sàng đá, máy trộn bê tông; các máy gia công kim loại, gỗ; các máy đóng cọc, khoan phụt vữa; các máy phục vụ khác như máy phát điện, biến áp, máy bơm, v.v...
Hầu hết các loại máy móc trên đều có các phụ tùng như dây cáp, cu roa, ròng rọc, puli, móc cẩu, xích, v.v...
Khi sử dụng máy móc và các phụ tùng của chúng nếu không hiểu biết hết cơ cấu và tính năng hoạt động của máy, không nắm vững quy trình vận hành, không tuân theo nội quy AT khi sử dụng có thể gây ra những sự cố và TNLĐ.
6.2. CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA s ự c ố , TAI NẠN KHI sử DỤNG MÁY XÂY DỰNG
Thi công bằng cơ giới, về mặt nào đó đã có ý nghĩa ATLĐ vì con người không trực tiếp với đối tượng thi công (đất đá, vật nâng nặng v.v...) nên ít xảy ra tai nạn, tuy nhiên không phải vì thế mà có thể coi thường kỹ thuật ATLĐ trong khi sử dụng máy móc xây dựng. Thực tê đã cho thấy những sự cố mất AT trong sừ dụng máy đã đưa đên những hậu quả nghiêm trọng hơn cả khi thi công thù còng. Có khi làm thiệt hại đến tính mạng hàng trăm con người, thiệt hại hàng tỷ đổng và có khi phải đinh chỉ cả một hạng mục công trình đang xây dựng.
Khi thiêt kế chế tạo, máy móc, nhà chế tạo đã tính tới độ bền, độ ổn định, độ tin cậy và tuổi thọ nhất định; Đồng thời cũng trang bị các thiết bị AT cho các cơ cấu và toàn bộ máy (như hạn chế độ nâng, hạn chế tải trọng tối đa. hạn chế tốc độ, hạn chế hành trình công tác, bao che các bộ phận nguy hiểm, chống sét v.v...). Song trong thực tế do không hoặc thiếu hiểu biết về tính nãng kỹ thuật
68
máy móc hoặc coi thường các quy trình kỹ thuật, quy phạm AT trong vận hành máy mà gây ra thiệt hại cho người, máy móc và của cải. Do vậy việc giáo dục thường xuyên, nhắc nhở công nhân điều khiển máy móc thi công phải tuân thù nghiêm ngặt những quy định về ATLĐ khi sử dụng máy móc thiết bị thi công xây dựng là việc làm không thể thiếu.
Trong mục này chỉ xem xét và phân tích những nguyên nhân chủ yếu do lắp đặt và sử dụng máy móc.
6.2.1. Máy sử dụng không tốt
a) Máy không hoàn chỉnh
- Thiếu các thiết bị AT hoặc có nhưng đã bị hỏng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng tự động bảo vệ khi làm việc quá giới hạn tính năng cho phép.
Ví dụ thiếu các thiết bị khống chế quá tải, khống chế độ cao nâng móc, khống chế góc nâng tay cần ở các cần trục; cầu chì, rơle thiết bị điện,...;
- Thiếu các thiết bị tín hiệu âm thanh, ánh sáng (đèn, còi, chuông);
- Thiếu các thiết bị áp kế, vôn kế, ampe kế, thiết bị chỉ sức nâng của cần trục ở độ vươn tương ứng...;
b) Máy đã hư hỏng
- Các bộ phận, chi tiết cấu tạo của máy đã bị biến dạng lớn, cong vênh, rạn nứt, đứt gãy. Ví dụ: đứt bu lông, bong mối hàn, đứt cáp, xích, curoa; các ổ bi bị kẹt gây hiện tượng tãng ma sát hoặc gây rung lắc mạnh.
- Hộp số bị trục trặc làm cho vận tốc chuyển động theo phương ngang, phương đúng, xoay không chính xác theo điều khiển của người vận hành;
- Hệ thống phanh điều khiển bị gỉ mòn, mômen phanh tạo ra nhò không đủ tác dụng hãm.
6.2.2. Máy bị mất cân bàng ổn định
Mất ổn định đối với máy đặt cố định hay di động là nguyên nhân thường gây ra sự cố và tai nạn. Những nguyên nhân gây ra mất ổn định thường là: - Máy đặt trên nền không vững chắc: nền đất yếu hoặc nền dốc quá góc nghiêng cho phép khi cẩu hàng hoặc khi đố vật liệu;
- Cẩu nâng vật quá trọng tải;
- Tốc độ di chuyển, nâng hạ vật với tốc độ nhanh gày ra mômen quán tính, mô men ly tâm lớn. Đặc biệt phanh hãm đột ngột gây ra lật đổ máy; - Máy làm việc khi có gió lớn (trên cấp 6), đặc biệt đối với máy có trọng tâm cao.
6.2.3. Thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguv hiểm Vùng nguy hiểm khi máy móc hoạt động là khoảng không gian hay xuất hiện mối nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng con người. Trong vùng này thường xảy ra các tai nạn như sau đây:
69
- Máy kẹp, cuộn áo quần, tóc, tay, chân ở các bộ phận dây chuyển động: - Các mảnh dụng cụ và vật liệu gia công vãng bắn vào người, vào mặt; - Bụi, hơi, khí độc toả ra ở các máy gia công vật liệu gây nên các bệnh ngoài da, ảnh hưởng cơ quan hô hấp, tiêu hoá của con người;
- Các bộ phận máy va đập vào người hoặc đất đá, vật cẩu từ máy rơi vào người trong vùng nguy hiểm;
- Khoang đào ở các máy đào; vùng hoạt động trong tầm với cùa cần trục. 6.2.4. Sự cỏ tai nạn điện
- Sự cố điện giật thường xảy ra khi người công nhân đứng gần các máy móc và thiết bị nguy hiểm, hoặc dòng điện rò ra vỏ và các bộ phận kim loại cùa máy do phần cách điện bị hỏng
- Các máy cắt điện tự động, cầu dao chuyển mạch và các dụng cụ điện dùng trong công trường xây dựng hay lắp đặt trên các trang thiết bị xây dựng bị mất vỏ hộp hoặc vỏ hộp mất tính nãng cách điện. Các phần dẫn điện của các thiêt bị điện không được cách ly, thiếu hàng rào che chắn, đặt ở những nơi có nhiều người qua lại và thiếu biển báo "người không phận sự miễn vào".
- Xe máy đè lên dây điện dưới đất hoặc va chạm vào đường dây điện trên không khi máy hoạt động ở gần hoặc di chuyển phía dưới trong phạm vi nguy hiểm. 6.2.5. Thiếu ánh sáng
Chiếu sáng hợp lý trong các nhà xưởng và nơi làm việc trên công trường là vấn đề quan trọng để đảm bảo AT khi sử dụng máy móc, thiết bị. Chiếu sáng không đầy đủ làm cho người điều khiển máy móc dẻ mệt mòi, phản xạ thần kinh chậm, lâu ngày giảm thị lực là nguyên nhân gián tiếp gây chấn thương, đồng thời làm giảm năng suất lao động và hạ chất lượng sản phẩm. Chiếu sáng quá thừa gây ra hiện tượng mắt bị chói, bắt buộc mắt phải thích nghi trong một thời gian nào đó khi phải nhìn từ chỗ sáng sang chỗ tối và ngược lại. Điều này làm giảm sự thu hút của mắt, lâu ngày thị lực của mắt cũng giảm. Thiếu ánh sáng trong nhà xưởng hoặc làm việc ban đêm, lúc tối trời, lúc sương mù làm cho người điều khiển máy không nhìn rõ các bộ phận trên máy và khu vực xung quanh dẫn tới tai nạn.
6.2.6. Do người vận hành
Người vận hành (điều khiển) máy móc, thiết bị trong thi công xây dựng cũng gây không ít TNLĐ nếu như các vấn đề dưới đây không được quán triệt đầv đủ: - Không bảo đảm trinh độ chuyên môn: Chưa thực hành tay nghề, thao tác không chuẩn xác; chưa có kinh nghiệm xử lý kịp thời các sự cố; - Vi phạm các điều lệ, nội quy, quy phạm AT: sử dụng các máy không đúng công cụ, tính nãns kỹ thuật;
70
- Không bảo đảm các yêu cầu về sức khoẻ: mắt kém, tai nghễng ngãng, bị các bệnh về tim mạch, v.v...;
- Vi phạm kỷ luật lao động: Rời khỏi máv khi máy đang hoạt động, say rượu, bia trong lúc vận hành máy; giao máy cho người không có nghiêp vụ, nhiệm vụ điều khiển, v.v...
6.2.7. Thiếu sót trong quản lý máy
Khâu quản lý máy móc, thiết bị cũng có thể gây sự cố, tai nạn ở những khâu như:
- Thiếu hoặc không có hồ sơ, lý lịch tài liệu hướng dẫn về lắp đặt, sử dụng và bảo quản máy móc, thiết bị;
- Không thực hiện đăng kiểm, khám nghiệm, chế độ trung tu bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định;
- Phân giao trách nhiệm không rõ ràng trong việc quản lý và sử dụng.
6.3. QUY ĐỊNH VỂ ATLĐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA KHI SỬ DỤNG MÁY XÂY DỤNG
6.3.1. Quy định chung về AT cho các máy móc xây dựng
a) Tất cả máy móc, bất kể là cũ hay mới, trước khi đưa vào sử dụng đều phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng kỹ thuật của máy, đặc biệt là các cơ cấu AT như: phanh, cơ cấu tự hãm, cơ cấu hạn chế hành trình, v.v... Nếu có hỏng hóc, phải kịp thời sửa chữa ngay, khi xong mới được đưa máy ra công trường.
b) Chỉ cho phép những công nhân được qua trường lớp đào tạo và có đủ giấy chứng nhận, bằng lái, cấp thợ, hiểu biết tương đối kỹ về tính năng, cấu tạo của máy, đồng thời đã được học kỹ thuật AT sử dụng máy, được phép lái máy. Cần thay ngay lái xe nếu phát hiện thấy làm việc ẩu, không AT.
c) Công nhân lái máy và phụ lái cần được trang bị đầy đủ các dụng cụ BHLĐ quy định cho từng nghề và từng máy như: kính, mũ, quần áo, găng tay, ủng và dụng cụ AT khác.
d) Tất cả các bộ phận chuyển động khác của máy như trục quay, xích đai, ly hợp v.v... cần được che chắn cẩn thận ở những vị trí có thể gây tai nạn cho người. e) Thường xuyên kiểm tra làm vệ sinh máy, tra dầu, mỡ, điều chỉnh sửa chữa nhỏ các bộ phận, đặc biệt là các bộ phận AT, loại trừ các khả năng làm hỏng hóc máy móc.
f) Phải lái máy và tiến hành thao tác theo đúng tuyến thi công, trinh tự thi công công trình và các quy định về kỹ thuật AT khác do các kỹ sư thi công và ATLĐ đề ra.
g) Trong thời gian nghỉ, cần loại trừ khả năng tự động mờ máy. Cần khoá hãm bộ phận khởi động. Để máy đứng ở nơi AT, cần thiết phải kê, chèn bánh cho máy khỏi trôi, nshiêng, đổ.
71
h) Các máy cố định cần lắp đật chắc chắn, tin cậy trên máy và mặt băng nơi máy đứng. Chỗ máy đứng phải khô ráo, sạch sẽ không trơn, ướt gây TNLĐ. i) Các máy móc khi di chuyển, làm việc ban đêm hoặc thời tiết xấu có sương mù, mặc dù đã có hệ thống chiếu sáng chung nhưng vẫn phải dùng chiếu sáng riêng ở trước và sau máy bằng hệ thống đèn pha và đèn tín hiệu. k) Khi di chuyển máy đi xa, cần tuân thủ các quy định AT về di chuyển máy như: cột chặt máy vào phương tiện vận chuyển, đảm bảo điều kiện đường sá. độ lưu không, v.v...
6.3.2. Quy định chung về AT đôi với cán bộ phụ trách quán lí xe máy, tổ chức việc sử dụng xe máy
a) Để đảm bảo AT khi làm việc, tất cả xe máy và phương tiện vận chuyển đem sử dụng phải tốt và được kiểm tra tình trạng kỹ thuật trước khi đem sử dụng. Đối với máy nâng, vận chuyển, máy nén khí, nổi hơi phái được thanh tra nhà nước cho phép sử dụng. Phải nghiệm thu xe máy theo quy tắc quy định trước khi đem sử dụng.
b) Khi thiết kế tổ chức cồng nghệ thi công phải chuẩn bị nơi làm việc sao cho hoàn toàn đảm bảo AT khi làm việc. Mọi hiện tượng chạy theo năng suất, kế hoạch đơn thuần mà không chú ý đến AT phải được ngăn cấm và đình chỉ kịp thời, xử lý nghiêm.
Tất cả mọi nơi nguy hiểm trên công trường phải có biển báo phòng ngừa. Mọi nơi làm việc phải được chuẩn bị sao cho cồng nhân không bị đe doạ nguy hiểm vì các bộ phận di động của máy, của vật liệu và từ những máy khác cùng tham gia làm việc.
Chỗ ngồi của thợ lái hoặc chỗ làm việc phải thuận lợi, ổn định, dễ quan sát, không bị mưa nắng, đủ ánh sáng và có hệ thống gạt nước. Nơi làm việc phải có che chắn, đủ rộng và có lan can.
c) Trước khi đưa máy vào làm việc, cần xác định sơ đổ di chuyển, nơi đỗ, vị trí và phương pháp nối đất đối với máy điện, quy định phương pháp thóng báo bằng tín hiệu giữa thợ lái và công nhân báo tín hiệu.
Ý nghĩa của các tín hiệu trong khi làm việc hay khi xe chuyển bánh phải được thông báo cho tất cả mọi người có liên quan tới công việc cùa máy. Di chuyên máy, đỗ và làm việc gần hố móng, rãnh, mương v.v... có mái dốc không chắc chắn, phải nằm trong giới hạn khoảng cách cho phép do đồ án thi công quy định.
d) Chỉ được tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật khi động cơ đã ngừng hẳn, giải phóng áp lực từ hệ thống khí nén, thuỷ lực và các trường hợp do hướng dản cùa nhà máy chế tạo quy định.
Khi bảo dưỡng máy được dẫn động bằng điện, cần áp dụng những biện pháp AT về điện. Tại các hộp đóng ngắt cầu dao điện, phải treo bảng đề: "Kliông
72
đượi^ dóng cấu dao - Thợ điện đang làm việc", khi ấy cầu chì trong mạch động cơ điện phải tháo ra.
Những cụm máy có khả năng tự di chuyển do trọng lượng bản thân, khi bảo dưỡng phải được chèn hoặc đặt trên giá đỡ.
Không được dùng lửa ở khu vực nạp nhiên liệu, cũng như sử dụng xe máy bị chảy dầu, nhiên liệu.
Việc tháo và lắp máy phải tiến hành có sự chỉ huy của người có trách nhiệm và phải tuân theo hướng dẫn của nhà máy chế tạo.
Khu vực tháo (lắp) phải được ngăn hay làm dấu hiệu AT kèm theo bảng báo phòng ngừa.
6.4. KỸ THUẬT AT KHI s ử DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ THI CÔNG XÂY DỤNG
6.4.1. Xe cơ giới
a) Các nguyên nhân gảy tai nạn
Nguyên nhân sâu xa của các tai nạn tại công trường là không lập ra được một hệ thống làm việc AT và huấn luyện công nhân tuân thủ hệ thống đó. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất của các tai nạn thường là do một hay nhiều yếu tố sau đây:
- Kỹ năng lái xe kém kết họp với tầm nhìn hạn chế khi quay đầu. - Coi thường hoặc phớt lờ những điều kiện đặc biệt nguy hiểm như làm việc cạnh miệng hố hoặc dưới đường dây tải điện.
- Chở những người không phận sự.
- Xe máy bảo dưỡng tồi.
- Quá tải hoặc chờ cồng kềnh.
- Công trường ùn tắc.
- Hệ thống giao thông kém.
- Thiếu đường giao thông kèm theo mặt đường không bằng phẳng và nhiều mảnh vụn ngổn ngang.
b) Những điều cần chú ý về AT
Khi thi công xây dựng các máy móc, phương tiện tham gia giao thông có thể có các loại xe tải, xe ben, máy kéo, xe goòng và một số loại xe đẩy nhỏ. Để trờ thành lái xe tốt, phải được đào tạo cẩn thận. Luôn nhớ mang theo bằng lái khi lái xe vào đường lớn, nhiểu người qua lại. Ngoài ra các lái xe cũng nên luôn mang theo bằng lái trong mọi trường hợp. Các lái xe cần được hướng dẫn để xử trí tốt các tình huống, ví dụ không lái xe cắt ngang qua sườn dốc.
Đưòng sá phải được thiết kế bằng phẳng, có các biển báo và tín hiệu phònơ tránh nguy hiểm như đường dây tải điện bên trên hay đường dốc. Nên áp dụnơ
73
loại đường một chiều tại những chỗ có thể. Hạn chế tốc độ, giảm tốc độ phù hợp với điều kiện công trường và gần những nơi đang thi công. Nếu xe cộ bắt buộc phải qua lại những chỗ có công trình hay đường dây tải điện trên không, cần có những biển báo dạng cột khung bane ngăn đường. Barie được làm bằng vật liệu cứng, tốt nhất là gỗ ván và sơn hai màu tương phản theo quy ước về tín hiệu. Nếu là đường dây tải điện thì phải có bane ờ cả hai bên và cách nhau tối thiểu là 6m. Nếu có cần trục hoạt động bên dưới đường dây điện, tốt nhất nên liên lạc với công ty cung cấp điện để cắt nguồn điện trong thời gian cần trục vận hành.
Công nhân thường hay bị xe cán phải khi xe lùi và người tài xế khòng quan sát được hết phía sau.Vì vậy nên có thêm một người hướng dẫn quay đầu xe và tài xế phải luôn giữ người dó trong tầm nhìn. Nếu không có, tài xế bắt bLỘc phải xuống xe quan sát phía sau có quang đãng hay không, sau đó, truớc khi quay đầu hoặc lùi xe, phải có tín hiệu báo trước bằng âm thanh. Nhiều loại xe cơ giới hiện đại có loại còi phát âm riêng khi quay đầu, song không được quá ỷ lại vào các thiết bị như vậy.
Các xe cộ khi chưa làm nhiệm vụ nên tắt máy và cài số không nếu không đỗ trên đường dốc, kéo phanh tay đê hãm xe nếu xe đỗ trên dốc, bánh xe phải được chèn kỹ. Cơ cấu thùng đổ vật liệu nên đặt ở vị trí thấp nếu xe đang tắt máy, tuy nhiên trong một vài trường hợp nếu phải để ở vị trí cao thì phải buộc chặt các vật liệu để tránh bị rơi ra ngoài.
Trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá, tài xế và công nhân bốc vác hay bị chấn thương ở chân, vì vậy nên đi ủng hoặc giày bảo hộ. Bảo dưỡng xe cơ giới gồm ba khâu chính:
- Hàng ngày tài xế phải kiểm tra nước trong két (W), dầu nhớt (O), nhiên liệu (F), đèn (L), bơm bánh (I), phanh (B). Để dễ nhớ chỉ cần thuộc cụm từ WOFLIB;
- Thợ máy kiểm tra hàng tuần;
- Bảo dưỡng định kỳ theo yêu cầu của nhà sản xuất;
Sau khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa phải có biên bản và lưu giữ cẩn thận. c) Quay đầu
Các trường hợp xe cộ rơi xuống hố vẫn thường xảy ra do xe đến quá gần hố gây sụt thành hố hoặc khi xe trút vật liệu thì lái xe lùi quá sát mép hố và không phanh kịp. Việc sử dụng các thiết bị AT cần thiết như rào cản, biển báo dừng xe hoặc người hướng dẫn là cần thiết. Các xe cơ giới dùng trong xây dựng thường không cân bằng và rất dễ bị lật, vì vậy cần chú ý không cua gấp với tốc độ cao. Các xe kéo và xe nâng nên có bộ phận bảo hiểm cho người lái đề phòng các vật từ trên cao rơi xuống đầu hoặc bị văng ra khỏi xe khi quay đầu xe.
74
d) Tải trọng hàng
Hàng chất lên xe nên phân bố đều tải trọng và neo buộc cẩn thận. Không chứa hàng ở những bộ phận mà không được thiết kế cho mục đích chịu tải. Nêu tải trọng không đếu sẽ gây mất thăng bằng khi cua hoặc phanh, và nếu hàng hoá không neo buộc chặt sẽ bị xóc hoặc rơi ra ngoài khi xe chạy. Bộ phận thùng đổ của xe ben phải đặt ở vị trí thấp khi xe chạy.
Chương trình huấn luyện cho lái xe phải bao gồm cả việc huấn luyện vể công tác vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá vật liệu.
6.4.2. Máy móc, thiết bị làm công tác xếp dỡ, vận chuyển
Công tác xếp, dỡ và vận chuyển vật liệu phải tiến hành dưới sự chỉ huy cùa người được chỉ định phụ trách, có nhiệm vụ theo dõi việc áp dụng các phương pháp xếp, vận chuyển và dỡ vật liệu AT. Tuỳ từng phương tiện vận chuyên mà có các biện pháp phòng ngừa ngã cao và biện pháp AT khác nhau.
6.4.2.1. Sử dụng cần trục
Khi sử dụng cần trục trên công trường, các nhà quản lý phải cân nhắc một số vấn đề sau đây:
- Khối lượng, kích cỡ và kiểu dáng vật nâng;
- Tầm với xa nhất và bán kính công tác;
- Các yếu tố cản trở đến các thao tác nâng như: đường dây điện trên không, vật kiến trúc xung quanh, cây, tình trạng công trường và kiểu nền; - Nhu cầu đào tạo người điều khiển thiết bị và người làm hiệu. Khi sử dụng cần trục làm công tác vận chuyển cần phải đảm bảo những yêu cầu AT dưới đây:
a) Lắp đặt: Công việc lắp đặt và tháo dỡ cần trục phải do những công nhân lành nghề thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của các đốc công có đù trình độ và kinh nghiệm. Phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của nhà sản xuất.
b) Báo hiệu: Người điều khiển cần trục và người báo hiệu đèu phải lớn hơn 18 tuổi, đã qua đào tạo và có đầy đủ kinh nghiệm. Phải luôn có người làm hiệu hoặc có hệ thống tín hiệu hướng dẫn như máy điện thoại đề phòng trường hợp người điều khiển không quan sát được vật nâng. Các tín hiệu thông báo phải rõ ràng, riêng rẽ và cần tuân theo một quy tắc thống nhất, vấn đề quan trọng là làm sao người điều khiển hiểu đúng được ý đồ của người ra tín hiệu.
c) Nâng quá tài: Mọi cần trục đều phải ghi rõ tải trọng cho phép và khi vận hành không được vượt quá giới hạn đó. Trường hợp cần trục có cần nâng hoạt động được ở nhiều tầm bán kính khác nhau thì cứ mỗi bán kính công tác của cần nâng phải có tải trọng cho phép tương ứng. Cáp và puly cũng phải có những ghi chú như vậy.
d) Thiết bị báo ngưỡng tài: Mọi loại cần trục đểu phải có thiết bị tự động báo ngưỡng tải trọng AT để báo động người điều khiển, thường là đèn báo khi tải
75
trọng sắp đạt tới tải trọng cho phép và chuông hoặc còi báo hiệu cho người điều khiển biét khi tải trọng vượt quá giới hạn cho phép.
Khi tải trọng gần đạt giới hạn cho phép, không nên nâng vật lẻn hết tầm nâng ngay (vì còn phải kể đến tải trọng gió và nền đất đặt cẩu), mà hãy nâng vật lên một đoạn ngắn rồi dừng lại để kiểm tra độ ổn định cùa máy nâng trước khi tiếp tục nâng.
Cần ghi nhớ rằng khi vật nâng bị đung đưa hoặc hạ xuống với tốc độ cao sẽ gây một tải trọng động ngoài dự tính nên rất nguy hiểm.
e) Kiểm tra và báo trì: Cần trục là loại thiết bị mà những hư hòng của nó như mòn, nứt thường khó phát hiện. Cần phải có nhân viên có trình độ kiểm tra và vận hành thử trước khi sử dụng nâng vật, sau đó cần kiểm tra định kỳ theo quy định của Nhà nước. Phải tuân thủ các chỉ định về kiểm tra và bảo dưỡng của nhà sản xuất, mọi hư hỏng, khiếm khuyết phải được báo cáo đầy đù lại cho đốc công. Tuyệt đối không sử dụng những cần trục không AT.
Các bộ phận của cần trục khi sử dụng làm việc nhiều như cáp, phanh, các thiết bị AT, các thiết bị báo ngưỡng tải trọng và các thiết bị AT ngắt tải tự động rất dễ hỏng nên phải được kiểm tra thường xuyên.
f) Xe cẩu: Xe cẩu có thuộc tính cố hữu là không ổn định và rất dễ bị lật nếu làm việc trên nền không phẳng hoặc nghiêng. Nên khi trời mưa, nền dễ bị nhão dẫn đến việc thi công bằng xe cẩu phải rất chú ý về AT. Cần lưu ý tới các thiết bị tăng cường chân đế cho cần cẩu để tãng hệ số AT khi sử dụng. Xe cẩu ngoài trời sẽ gặp khó khăn hơn và nguy hiểm hơn vì có gió.
Phải đảm bảo đủ không gian hoạt động cho xe cẩu, không gian bố trí đối trọng, hàng rào tách biệt đường giao thông và những công trình cố định. Không được để bộ phận nào của xe cẩu hoặc vật nâng ở cách đường dây điện dưới 4m.
Móc treo của cần cẩu phải là loại móc AT đề phòng vật nâng bị tuột ra khi gặp chướng ngại vật trong quá trình nâng.
g) Cần trục tháp: Đê chông lật cho cần trục tháp phải có đối trọng, vật dằn hoặc neo chắc cần trục xuống nền. Nếu cần trục tháp chạy trẽn ray thì tuyệt đối không được dùng chính bản thân đường ray làm neo. Do vật dằn có thể thay đổi, nên cần có biểu đồ đối trọng hoặc vật dằn để kiểm tra khi lắp đặt cần cẩu và khi có thời tiết xấu.
Không để varớng dây tời hoặc xích nâng vào các phương tiện lên xuống, thang dẫn, máy móc...
Vật nâng phải được cẩu lên theo phương thẳng đứng để tránh mỏmen lật khi cẩu lắp. Không được nâng những vật có bề mặt rộng khi có gió. Cần trục tháp phải được bố trí sao cho cần nâng không có tải khi gió to và khi quay tự do phải quay được 360° xung quanh tháp. Nhà sản xuất phải ghi chú rõ tốc độ gió tối đa có thể cho phép sử dụng cần cẩu tháp AT.
76