🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình kế toán tài chính (Quyển 1)
Ebooks
Nhóm Zalo
T8. TRẦN THỊ CẠM THANH (Chủ M n ) ThS. TÔ ĐÌNH DÂN - ThS. LỂ HÒNG ĐIỆP
IẢO TRÌNH
GIÁO TRÌNH
KÊ TOÂN TÀI CHÍNH (Quyển 1)
Bién mục trên xuất bản phẩm của
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trần Thị cẩm Thanh
Giáo trình kế toán tài chính / Trần Thị cẩm Thanh (ch.b.), Tô Đình Dân, Lê Hổng Điệp. - H : Chính trị Quốc gia. - 21cm Q.l. - 2014. - 216tr.
1. Kế toán tài chính 2. Giáo trình
657 - dc23
CTF011lp-CIP
Mã sô: 317.7(075)
CTQG - 2014
TS. TRẦN THỊ CẨM THANH (Chủ b iê n )
ThS. TÔ ĐÌNH DÂN - ThS. LÊ HỒNG ĐIỆP
GIÁO TRÌNH
KÉ TOÁN TÀI CHÍNH (Quyển 1)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUOC GIA - s ự THẬT HÀ NỘI - 2014
TS. Trần Thị cẩm Thanh (Chủ biên)
TS. Trần Thị cẩm Thanh biên soạn Chương 1
ThS. Tô Đình Dân biên soạn Chương 2
ThS. Tô Đình Dân và ThS. Lê Hồng Điệp biên soạn Chương 3 TS. Trần Thị cẩm Thanh và ThS. Lê Hồng Điệp biên soạn Chương 4
4
LỜI NHÀ XUÁT BÁN
Luật kế toán Việt Nam quy định kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị kê toán, sản phẩm cuối cùng của kế toán tài chính là hệ thống báo cáo tài chính, trong đó chứa đựng những thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng nhằm đưa ra được các quyết định quản lý phù hợp vối mục đích sử dụng thông tin của mình. Căn cứ vào các thông tin trên các báo cáo tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng các loại tài sản, lao động, vật tư, tiền vốn, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,... nhằm phục vụ cho việc điều hành, quản lý kịp thời cũng như việc phân tích, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tính hiệu quả, đúng đắn của những giải pháp quản lý đã đề ra và thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh,... của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp, quyết định phù hợp về đường hướng phát triển của doanh nghiệp.
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò quan trọng của công tác kế toán tài chính đối vối quản lý doanh nghiệp, để giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu có hệ thống về kế toán tài chính, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Giáo trình k ế toán tài chính (Quyển 1) do TS. Trần Thị cẩm Thanh chủ biên.
Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài 5
liệu kế toán tài chính trong nước, đồng thời kết hợp VÓI những nội dung trong Hệ thông chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kê toán và các thông tư hiện hành ở Việt Nam. Kết cấu cuôYi sách gôm 4 chương, giới thiệu tổng quan vê kế toán tài chính với những nội dung chính như vai trò, nhiệm vụ kê toán tài chính trong doanh nghiệp, nguyên tắc kế toán tài chính, tổ chức công tác kê toán tài chính trong doanh nghiệp; kê toán tiền và các khoản phải thu; kê toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp như tính giá hàng tồn kho, kế toán chi tiết hàng tồn kho, phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho, thực hiện kê toán hàng tồn kho; kế toán phải trả cho người bán, kế toán phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương, kế toán chi phí phải trả,... Đồng thời, cuỗì mỗi chương của cuôn sách đểu có câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng.
Việc xuất bản cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho công tác quản lý doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác giảng dạy và đông đảo sinh viên đang theo học tại các trường có đào tạo môn học kê toán. Ngoài ra, cuôn sách còn là công cụ hữu ích cho đông đảo đội ngũ nhân viên làm công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Mặc dù các tác giả có rất nhiêu cô' gắng trong công tác biên soạn nhưng cucm sách khó tránh khỏi còn thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tập thể tác giả biên soạn và Nhà xuất bản rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 6 năm 2014
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT 6
Chương 1
TỔNG QUAN VÈ KÉ TOÁN TÀI CHÍNH
I. VAI TRÒ, NHIỆM v ụ CỦA KÉ TOÁN TÀI CHỈNH TRONG DOANH NGHIỆP
1. Vai trò của kế toán tài chính trong công tác quản lý
Kê toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, ra đời và phát triển cùng vói sự ra đòi và phát triển của các hình thái kinh tê - xã hội loài người.
Cùng với sự p h át triển của nên kinh tê và sự tiến bộ của khoa học - kỹ th u ật, kê toán - một môn khoa học cũng đã có sự thay đổi, p hát triển không ngừng về nội dung, phương pháp... để đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội.
Với vai trò đó, các nhà kinh tế đã đưa ra rấ t nhiều khái niệm khác n hau về k ế toán, cụ thể:
Theo ủ y ban thực hành kiểm toán quốc tế (International Auditing Practices Committee) thì “một hệ thống kế toán là hàng loạt các loại, các nhiệm vụ ở một doanh nghiệp mà nhò hệ thông này các nghiệp vụ được xử lý như một phương tiện duy trì các ghi chép tài chính”.
Khi định nghĩa về kế toán, Liên đoàn Kê toán Quốc tế 9
(IFAC) cho răng: “Kê toán là nghệ th u ậ t ghi chép, phân loại, 7
tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền, các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít n h ấ t một phần tín h chất tài chính và trìn h bày kết quả của nó”.
ở Việt Nam, trong Điều lệ tổ chức kê toán N hà nước ban hành theo Nghị định số 25-HĐBT ngày 18-3-1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cũng đã khẳng định: “Đối vối Nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để tính toán, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách N hà nước, để điểu hòa và quản lý nền kinh tế quốc dân... quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của tổ chức, xí nghiệp...”.
Trong Luật kế toán năm 2003 có nêu: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thòi gian”.
Các khái niệm vê kê toán nêu trên cho thấy những nhận thức, quan niệm về kế toán ỏ những phạm vi, góc độ khác nhau nhưng đều gắn kế toán với việc phục vụ công tác quản lý. Do vậy, kế toán là công cụ không thể thiếu được trong hệ công cụ quản lý kinh tế, kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản, các hoạt động kinh tê tài chính trong các đơn vị, nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị.
Kê toán có thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau, giúp cho chúng ta n hận thức được nội dung, mục đích, phạm vi... của từng loại k ế toán.
Điều 10 của L uật kê toán có quy định về kê toán tài chính, k ế toán quản trị, k ế toán tổng hợp và k ế toán chi tiết. Khoản 1 Điều 10 L uật kê toán có quy định: “Kê toán ở đơn vị kê toán gồm kê toán tài chính và k ế toán quản trị”.
8
- K ế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị kê toán.
- Kê toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị k ế toán.
Cũng tại Khoản 2 Điều 10 của Luật kê toán quy định: “Khi thực hiện công việc kê toán tài chính và kê toán quản trị, đơn vị kê toán phải thực hiện k ế toán tổng hợp và kê toán chi tiết”.
- Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tê và tài chính của đơn vị. Kê toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình th àn h tài sản, tìn h hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kê toán.
- Kê toán chi tiết phải th u thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đớn vị thòi gian lao động theo từng đối tượng kê toán cụ thể trong đơn vị kê toán. Kê toán chi tiết m inh họa cho kê toán tổng hợp. Sô" liệu kê toán chi tiết phải khớp đúng với số’ liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ k ế toán.
Sản phẩm CUỐI cùng của kê toán tài chính là hệ thống báo cáo tài chính, trong đó chứa đựng những thông tin cần th iết cho các đối tượng sử dụng để đưa ra được các quyết định quản lý phù hợp với mục đích sử dụng thông tin của mình. Các đối tượng sử dụng thông tin do kế toán tài chính xử lý, tổng hợp cung cấp có thể chia thành:
- Các nhà quản lý doanh nghiệp;
- Những đối tượng có lợi ích trực tiếp;
- N hững đối tượng có lợi ích gián tiếp.
9
* Các nhà quản lý doanh nghiệp bao gồm: chủ doanh nghiệp, ban Giám đốc, hội đồng quản trị, trong quá trìn h ra các quyết định quản lý, họ sẽ nghiên cứu những thông tin trìn h bày trên các báo cáo k ế toán để tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi khác nhau:
- Năng lực sản xuất của đơn vị như th ế nào?
- Đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi hay không? - Tình hình công nợ và khả năng th an h toán công nợ? - Hàng hóa tồn kho nhiều hay ít?
- Quy mô sản xuất nên th u hẹp hay mỏ rộng?
- Có nên chuyển hướng kinh doanh hay không? - Có thể tăng giá trị sản phẩm hay sản xuất giới thiệu sản phẩm mới hay không?...
Như vậy, thông qua các thông tin trê n báo cáo tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp biết được tìn h hình sử dụng các loại tài sản, lao động, vật tư tiền vốn, tình hình chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,... nhằm phục vụ cho việc điều hành, quản lý kịp thời cũng như việc phân tích, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản x uất kinh doanh, tính hiệu quả, đúng đắn của những giải pháp quản lý đã đê ra và thực hiện trong quá trìn h sản xuất kinh doanh,... của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp, quyết định phù hợp vê đường hướng ph át triển của doanh nghiệp.
* Những đối tượng có lợi ích trực tiếp đối với thông tin do kế toán cung cấp là các chủ đầu tư, chủ nợ, cổ đông, đối tác liên doanh. Căn cứ vào thông tin kế toán của doanh nghiệp, họ có thể đưa ra được những quyết định đầu tư, cho vay, góp vốn nhiều hay ít, đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề nào, chính sách đầu tư ra sao,...? Các chủ nợ cũng ra được các quyết định cho vay phù hợp với đặc điểm, tình hình và sự phát tn ể n của
10
doanh nghiệp thông qua các thông tin trên báo cáo kê toán của doanh nghiệp, họ quyết định cho vay nhiều hay ít, vay vối điều kiện, lãi suất , như th ế nào, các chủ hàng có bán hàng cho doanh nghiệp theo phương thức trả chậm hay không?
* Những đốì tượng có lợi ích gián tiếp tới thông tin kê toán, đó là các cơ quan quản lý chức năng: thuế, tài chính, thống kê,... Các cơ quan quản lý chức năng của N hà nước dựa vào thông tin do k ế toán tài chính cung cấp để kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, để kiểm tra việc chấp hành, thực hiện các chính sách, chế độ về quản lý kinh tê tài chính, để quản lý và điều hành thổng n h ất toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cũng trên cơ sở các thông tin kê toán tài chính của các doanh nghiệp mà các cơ quan quản lý chức năng, các cơ quan ban hành chính sách, chế độ tổng hợp nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, chê độ quản lý hiện hành và đề ra những chính sách, chê độ thích hợp, nhằm thực hiện các kê hoạch, đường lối p hát triển nhanh chóng và toàn diện nền kinh tê quốc dân.
Qua những phân tích trên đây, ta thấy mục đích của kê toán tài chính là th u thập, xử lý, cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng khác nhau, với mục đích khác nhau, để ra được các quyết định quản lý phù hợp. Điều này nói lên vai trò quan trọng của kê toán tài chính trong công tác quản lý vi mô và vĩ mô của N hà nước.
2. Nội dung và yêu cầu của kế toán tài chính
2.1. Nội dung công tác kế toán tài chính
Đối tượng của kê toán trong mọi loại hình doanh nghiệp vối các lĩnh vực hoạt động và hình thức sỏ hữu khác nhau
11
đều là tài sản, sự vận động của tài sản và những quan hệ có tính pháp lý trong quá trìn h hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trìn h hoạt động sản xuất kinh doanh, sự vận động của tài sản hình th àn h nên các nghiệp vụ kinh tê tài chính rấ t phong phú, đa dạng với nội dung, mức độ, tín h chất phức tạp khác nhau. Điều này, đòi hỏi k ế toán phản ánh, ghi chép, xử lý, phân loại và tổng hợp một cách kịp thời, đầy đủ, toàn diện và có hệ thống theo các nguyên tắc, chuẩn mực và những phương pháp khoa học của kê toán tài chính. Tuy các nghiệp vụ kinh tế tài chính p h át sinh đa dạng, khác nhau, song căn cứ vào đặc điểm hình th à n h và sự vận động của tài sản cũng như nội dung, tín h chất cùng loại của các nghiệp vụ kinh tê - tài chính, toàn bộ công tác kê toán tài chính trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu;
- Kế toán vật tư hàng hoá;
- Kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn; - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá th àn h sản phẩm ; - Kế toán kết quả bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả;
- K ế toán các khoản nợ p hải trả và nguồn vốn chủ sở hữu;
- Lập hệ thông báo cáo tài chính.
Những nội dung trên của k ế toán tài chính được N hà nước quy định thống n h ất từ việc lập chứng từ các nghiệp vụ kinh tê - tài chính phát sinh, cũng như nội dung, phương pháp ghi chép trên các tài khoản k ế toán, sổ sách k ế toán
12
tổng hợp và việc lập hệ thông báo cáo tài chính phục vụ cho công tác điểu hành, quản lý thông nh ất trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Các nội dung kê toán nêu trên được nhìn nhận trong môi quan hệ chặt chẽ vối quá trìn h ghi sô kê toán theo quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và tái sản xuất ở các doanh nghiệp. Chương II của Luật kế toán lại quy định nội dung công tác k ế toán bao gồm: (1). Chứng từ kế toán, (2). Tài khoản k ế toán và sổ kế toán, (3). Báo cáo tài chính, (4). Kiểm tra kế toán, (5). Kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kê toán, (6). Công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
2.2. Yêu cầu của kế toán tài chính
Để phát huy vai trò quan trọng trong công tác quản lý, cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng, kê toán phải bảo đảm được những yêu cầu quy định tại Điều 6 Luật kế toán, gồm 6 yêu cầu sau:
(1). Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ k ế toán, sổ kê toán và báo cáo tài chính. (2). Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu k ế toán.
(3). Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, sô liệu kế toán.
(4). Phản ánh tru n g thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. (5). Thông tin, sô' liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đên khi chấm dứt hoạt động của đơn
13
vị kê toán; sô liệu kê toán phản ánh kỳ này phải kê tiêp theo sô liệu kê toán của kỳ trước.
(6). Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kê toán theo trìn h tự, hệ thông và có thể so sánh được.
Nội dung của Điểu 6 Luật kê toán cũng thể hiện về các yêu cầu cơ bản của kế toán quy định tại Chuẩn mực kê toán Việt Nam sô’ 01 - Chuẩn mực chung đó là: trung thực, khách quan; đầy đủ; kịp thời; dễ hiểu và có thể so sánh được.
3. Nhiệm vụ kế toán tài chính doanh nghiệp
Điều 5 Luật kê toán quy định các nhiệm vụ của kê toán, bao gồm:
(1). Thu thập, xử lý thông tin, sô" liệu kê toán theo đối tượng và nội dung công việc kê toán, theo chuẩn mực và chê độ kê toán.
(2). Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, th a n h toán nỢ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình th à n h tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp lu ật về tài chính, kê toán.
(3). Phân tích thông tin, sô' liệu k ế toán; tham mưu, để xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quvết định kinh tế, tài chính của đơn vị kê toán.
(4). Cung cấp thông tin, sô liệu kê toán theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào các nhiệm vụ quy định cho kế toán nói chung, kê toán tài chính doanh nghiệp xác định các nhiệm vụ cụ thể phù hợp vối chức năng, yêu cầu của kế toán tài chính trong doanh nghiệp.
14
II. NHỮNG KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẤC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
1. Các khái niệm sử dụng trong kế toán
Chúng ta đã đề cập đến mục đích, vai trò của kê toán trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau vối những mục đích khác nhau để đưa ra được các quyết định phù hợp với yêu cầu quản lý của từng đôi tượng.
Mặc dù mỗi quốc gia có hệ thống kê toán nói chung và chế độ kê toán tài chính nói riêng để phục vụ yêu cầu quản lý nền kinh tê quốc dân phù hợp với cơ chế quản lý của quôc gia đó, và do đó tồn tại các mô hình kế toán khác nhau và những quan niệm khác nhau về kê toán, song, để thực sự là công cụ quản lý với chức năng cung cấp, kiểm tra thông tin kinh tê - tài chính trong điều kiện nền kinh tê “mở” của các quôc gia và sự hội nhập của các hệ thống k ế toán thì việc ghi chép, phản ánh, xử lý, cung cấp thông tin kê toán cần phải tuân theo những khái niệm, nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận, phù hợp với các chuẩn mực quốc tê về kê toán trong điều kiện phát triển kinh tê cũng như yêu cầu và trình độ quản lý của mỗi quốc gia.
Vì lý do trên, Liên đoàn Kê toán Quốc tế (International Federation of A ccountant - IFAC) đã nghiên cứu và ban hành nhiều tài liệu về kê toán, đặc biệt là các khái niệm, nguyên tắc kê toán được thừ a nhận và các chuẩn mực quốc tê vê kê toán, giúp cho các tổ chức kê toán của các quốc gia dựa vào đó để xây dựng, th iết kê và ban hành các hệ thông, chế độ kê toán phù hợp. Những khái niệm, nguyên tắc kê toán được thừa nhận là những chuẩn mực chung, là kim chỉ nam
cho việc đánh giá, ghi chép, phân loại, tổng hợp và báo cáo cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
15
2. Các nguyên tắc kế toán
Chuẩn mực k ế toán Việt Nam số 01 - C huẩn mực chung quy định các nguyên tắc kế toán cơ bản dưới đây: ♦ Cơ sở dồn tích:
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả , nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ k ế toán vào thời điểm p hát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế th u hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính được lập trê n cơ sở dồn tích phản ánh tìn h hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tạ i và tương lai.
♦ H o ạ t đ ộ n g liê n tụ c
Kế toán ở các đơn vị là việc ghi chép, phản ánh tìn h hình hoạt động của doanh nghiệp cho dù khả năng hoạt động của doanh nghiệp có thê là:
- Tiếp tục hoạt động;
- Có thể ngừng hoạt động.
Tuy vậy, theo khái niệm hoạt động liên tục thì công việc kế toán được đặt ra trong điều kiện giả thiết rằng đơn vị sẽ tiếp tục hoạt động vô thời hạn hoặc ít nh ất còn hoạt động trong thời gian 1 năm nữa.
Khái niệm hoạt động liên tục có liên quan đến việc lập hệ thông báo cáo tài chính. Vì giả th iết đơn vị tiếp tục hoạt động, nên khi lập báo cáo tài chính người ta không quan tâm đến giá thị trường của các loại tài sản, vốn, công nợ,... mặc dù trên thực tế giá thị trường có thể thay đổi, mà chỉ phản ánh tài sản của đơn vị theo trị giá vổn - hay còn gọi là “giá phí”. Hơn nữa, vì quan niệm doanh nghiệp còn tiếp tục hoạt động nên việc bán đi những tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo giá thị trường không được
16
đặt ra. Chính vì thê mà giá thị trường không thích hợp và thực sự không cần thiết phải phản ánh giá trị tài sản trên báo cáo tài chính.
Mặc dù vậy, trong trường hợp đặc biệt khi giá thị trường thấp hơn giá vốn, kế toán có th ể sử dụng giá thị trường như yêu cầu của nguyên tắc “thận trong”. M ặt khác, khi một doanh nghiệp đang chuẩn bị ngừng hoạt động: phá sản, giải thế, bán... thì khái niệm “hoạt động liên tục” sẽ không còn tác dụng nữa trong việc lập báo cáo, mà giá trị thị trường mới là có tác dụng.
Như vậy, báo cáo tà i chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang h oạt động và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải th u hẹp đáng kể quy mô hoạt động của m ình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục th ì báo cáo tài chính phải lập trê n một cơ sở khác và giải th ích cơ sở đã sử dụng đê lập báo cáo tài chính.
♦ Giá gốc (giá vôn):
Nguyên tắc “giá gốc” là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của kê toán. Nguyên tắc này đòi hỏi tấ t cả các loại tài sản, vật tư, hàng hoá, các khoản công nợ, chi phí... phải được ghi chép, phản ánh theo giá gốc của chúng, tức là theo số tiền mà đơn vị bỏ ra để có được những tài sản đó. Giá gốc của tài sản được tính theo sô" tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gôc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kê toán cụ thê.
17
Nguyên tắc “giá gốc” có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm thước đo tiền tệ và nguyên tắc hoạt động liên tục. C hính vì giả th iế t đơn vị tiếp tục h oạt động, không bị giải th ể trong một tương lai gần, nên người ta không quan tâm đến giá th ị trường của các loại tà i sản khi ghi chép và phản ánh chúng trê n báo cáo tà i chính, hơn nữa giá th ị trường lại luôn biến động, nên k ế to án không th ể dùng giá th ị trường để ghi chép, lập báo cáo tà i chính được. Một lý do khác là để tín h toán, xác định được k ế t quả kinh doanh là lãi hay lỗ người ta ph ải so sán h giữa giá bán với giá gốc.
Qua việc nghiên cứu những khái niệm thước đo tiền tệ, nguyên tắc hoạt động liên tục và nguyên tắc “giá gốc” ta thấy trong nhiều trường hợp thì Bảng cân đối kê toán của đơn vị “không phản ánh lượng tiền” mà các tài sản của đơn vị có thể bán được hoặc thay th ế được. M ặt khác, bảng cân đối k ế toán cũng “không phản ánh đúng” giá của đơn vị, bỏi vì một tài sản của đdn vị có thể được bán cao hơn hoặc thấp hơn sô tiền phản ánh tại thời điểm lập báo cáo. Đây chính là m ặt “hạn chế” của các báo cáo tài chính do việc thực hiện nguyên tắc “giá gốc”.
Vận dụng nguyên tắc “giá gốc”, chúng ta cũng quy định việc ghi chép, phản ánh các loại tài sản theo trị giá vốn thực tê tại các thời điểm khác nhau:
- Đôi với tài sản, vật tư, hàng hoá m ua ngoài nhập kho, thì giá trị vôn thực tê bằng giá m ua cộng chi phí m ua và cộng với thuê nhập khẩu (nếu có).
- Đối với các loại chứng khoán th ì trị giá vốn thực tế của chúng là giá m ua cộng với các chi phí m ua (chi phí môi giới, chi phí thông tin, các khoản lệ phí, phí ngân hàng...).
18
- Đôi với tài sản, vật tư tự sản xuất, gia công chê biên: giá trị vôn thực tê là giá th àn h sản xuất thực tế...
- Đôi với các tài sản, vật tư, hàng hoá xuất bán thì trị giá vôn thực tê là giá thực tê tại thòi điểm xuất kho. ♦ N g u y ên tắc trọn g yếu:
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiêu thông tin hoặc thiếu sự chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
Nguyên tắc trọng yếu - hay còn gọi là “thực chất”, giúp cho việc ghi chép k ế toán đơn giản, hiệu quả hơn nhưng vẫn bảo đảm được tính chất tru n g thực, khách quan.
Nguyên tắc này chú trọng đến các yếu tố, các khoản mục chi phí m ang tín h trọng yếu quyết định bản chất, nội dung của các sự kiện kinh tế, đồng thòi lại cho phép bỏ qua không ghi chép các nghiệp vụ, sự kiện không quan trọng, không làm ảnh hưởng tối bản chất, nội dung nghiệp vụ kinh tê p h át sinh.
♦ N gu yên tắc phù hợp:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị sau một kỳ hoạt động là số chênh lệch (lãi hoặc lỗ) giữa doanh thu bán hàng và chi phí tính cho số hàng đã bán.
Viêc ghi nhận doanh th u và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh th u đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ
19
tạo ra doanh thu, chi phí của các kỳ trước và chi phi cua cac kỳ sau nhưng liên quan đến doanh thu đó.
Nguyên tắc phù hợp đưa ra hướng dẫn về việc xác đinh chi phí để tính k ết quả. Chi phí đê tín h toán, xac định ket quả hoạt động sản xuất kinh doanh là tấ t cả các chi phí đã cấu th àn h trong số hàng đã bán (đó là giá th à n h toàn bộ của hàng đã bán).
Nói cách khác, nguyên tắc phù hợp đưa ra việc xác định phần chi phí tương ứng với doanh th u đã thực hiện. ♦ N g u y ên tắ c th ận trọng:
Nguyên tắc này đề cập đến việc lựa chọn những giải pháp trong vô số giải pháp, sao cho ít ảnh hưởng nhất tói nguồn vốn chủ sở hữu. Với sự lựa chọn như vậy, k ế toán chỉ ghi các khoản thu nhập khi có nhũng chứng cứ chắc chắn, còn chi phí thì được ghi ngay khi chưa có chứng cứ chắc chắn. Với những tài sản có xu hướng giảm giá, m ất giá hoặc không bán được, cần phải dự tính khoản thiệt hại để thực hiện việc trích lập dự phòng tính vào chi phí, hoặc cố gắng tính hết những khoản chi phí có thể được cho sô" sản phẩm, hàng hoá đã bán để số sản phẩm hàng hoá chưa bán được có thể chịu phần chi phí ít hơn...
N hư vậy, nguyên tắc th ận trọng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; - Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản th u nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và th u nhập chỉ được ghi n h ận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng th u được lợi ích kinh tế còn chi phí phải được ghi n hận khi có bằng chứng về k h ả năng p h át sinh.
20
♦ N gu yên tắc n h ất quán:
Nguyên tắc này đòi hỏi việc áp dụng, thực hiện các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực và các phương pháp kế toán... phải thông n hất trong suốt các niên độ kê toán. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu có sự thay đổi chính sách k ế toán đã lựa chọn thì đơn vị phải giải trình được lý do và sự ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính.
Thực hiện nguyên tắc n h ấ t quán sẽ bảo đảm cho sô liệu thông tin của k ế to án tru n g thực, khách quan và bảo đảm tính thống n h ất, so sán h được của các chi tiêu giữa các kỳ vối nhau.
Cần lưu ý rằng các khái niệm, nguyên tắc k ế toán nêu trên cần được hiểu là những khái niệm, nguyên tắc cơ bản áp dụng cho k ế toán tài chính. Còn ở phạm vi kê toán nói chung th ì tại Điều 7 L uật k ế toán có nêu nguyên tắc k ế toán như sau:
- Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốic xếp, vận chuyển, lắp ráp, chê biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kê toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ k ế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Các quy định và phương pháp k ế toán đã chọn phải được áp dụng n h ất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổi về các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị k ế toán phải giải trìn h trong báo cáo tài chính.
- Đơn vị kê toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ đúng thực tê và đúng kỳ kê toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính ph át sinh.
21
- Thông tin, sô liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kê toán phải công khai theo quy định vê nội dung công khai báo cáo tài chính của Luật kế toán.
- Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tê, tài chính của đơn vị kê toán.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên còn phải thực hiện kế toán theo Mục lục ngân sách nhà nước.
Về cơ bản giữa các nguyên tắc được thừa nhận trong phạm vi quốc tê và nguyên tắc quy định trong Luật kê toán của Việt Nam không có sự mâu thuẫn nhau, chúng hoàn toàn nhất quán và bô sung cho nhau.
III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI CHỈNH
TRONG DOANH NGHIỆP
Để phát huy chức năng và vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán tài chính khoa học, hợp lý nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thòi, đầy đủ và trung thực, đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi việc tô chức công tác kê toán trong các doanh nghiệp phải tuân theo những nguyên tắc sau:
22
- Tổ chức công tác k ế toán tài chính phải đúng những quy định trong Luật kế toán và Chuẩn mực kê toán. - Tô chức công tác k ế toán tài chính phải phù hợp với các chê độ, chính sách, thể lệ văn bản pháp quy về kê toán do Nhà nước ban hành.
- Tổ chức công tác k ế toán tài chính phải phù hợp vối đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp.
- Tổ chức công tác kê toán tài chính phải phù hợp với yêu cầu và trìn h độ nghiệp vụ chuyên môn của độ ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kê toán.
- Tổ chức công tác kê toán tài chính phải bảo đảm nguyên tắc gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả.
Những nguyên tắc trên phải được thực hiện một cách đồng bộ mới có th ể tổ chức thực hiện tốt và đầy đủ các nội dung tổ chức công tác k ế toán tài chính trong doanh nghiệp.
Thực chất của việc tổ chức công tác k ế toán tài chính trong các doanh nghiệp là việc tổ chức thực hiện ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế - tổ chức ph át sinh theo những nội dung công tác k ế toán bằng phương pháp khoa học của kế toán, phù hợp với chính sách, chê' độ quản lý kinh tê quy định, phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp để ph át huy chức năng, vai trò quan trọng của kế toán trong quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế.
Những nội dung cơ bản của việc tổ chức công tác kê toán tài chính trong doanh nghiệp bao gồm:
- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán;
_ Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kê toán doanh nghiệp; 23
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán;
- Tổ chức bộ máy kê toán;
- Tổ chức kiểm tra kê toán;
- TỔ chức lập và phân tích báo cáo k ế toán;
- Tổ chức trang bị, ứng dụng các phương tiện kỹ th u ậ t xử lý thông tin.
1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật m ang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Hệ thống chứng từ kê toán bao gồm chứng từ b ắt buộc và chứng từ hướng dẫn. Đối với các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các yêu cầu quy định về nội dung, phương pháp lập, giá trị pháp lý của các chứng từ thông n h ất bắt buộc. Còn với các chứng từ hưống dẫn thì tùy thuộc vào điều kiện, yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp m ình mà lựa chọn, vận dụng cho phù hợp.
Trong chương 2 Luật k ế toán có quy định vể nội dung công tác k ế toán từ Điều 17 đến Điều 22: Các vấn đề liên quan đến chứng từ kế toán do đó yêu cầu các doanh nghiệp phải nghiên cứu thực hiện tốt những quy định trong việc tổ chức hệ thông chứng từ kế toán của đơn vị.
2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
- T à i khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thông hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thông tài khoản kê toán doanh nghiệp bao gồm các tài
24
khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kê toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kê toán. - Các doanh nghiệp, công ty, Tổng Công ty căn cứ vào hệ th ô n g tà i khoản kê to án quy định trong Chê độ kê toán doanh nghiệp, tiến h àn h nghiên cứu, vận dụng và chi tiế t hoá hệ thông tà i khoản kê toán phù hợp vối đặc điêm sản x u ất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từ n g đơn vị, như ng phải phù hợp với nội dung, kêt cấu và phương p háp hạch toán của các tà i khoản tổng hợp tương ứng.
- Trường hợp doanh nghiệp, công ty, Tổng Công ty cần bổ sung tà i k h o ản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tà i khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ k in h tê p h á t sin h đặc th ù p hải được sự chấp th u ậ n b ằng văn b ản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
- Các doanh nghiệp, công ty, Tổng Công ty có th ể mở thêm các tà i khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đốì với những tà i khoản không có quy định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thông tà i khoản kê toán doanh nghiệp đã quy định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp m à không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp th u ận .
Hệ thống tài khoản k ế toán doanh nghiệp hiện hành, bao gồm các tài khoản được chia làm 9 loại trong Bảng cân đôi kế toán và 1 loại tài khoản ngoài Bảng cân đôi k ế toán được ban hành theo Quyết định sô' 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006 của Bộ Tài chính.
25
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Số SỐ HIỆU TK
TT Cấp 1 Cấp 2 TÊN TÀI KHOẢN GHI CHÚ 1 2 3 4 5 LO ẠI TK 1
TÀI SẢN NGẮN HẠN
01 111
1111
1112
1113
Tiền mặt
Tiền Việt Nam
Ngoại tệ
Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
02 112 Tiền gửi Ngân hàng Chi tiết theo 1121 Tiền Việt Nam từng ngân hàng 1122 Ngoại tệ
1123 Vàng, bac, kim khí quý, đá quý
03 113
1131
1132
04 121
1211
1212
05 128
1281
1288
Tiền đang chuyển
Tiền Việt Nam
Ngoại tệ
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Cô phiếu
Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu Đầu tư ngắn hạn khác
Tiền gửi có kỳ hạn
Đầu tư ngắn hạn khác
06 129 Dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn
07 131 Phải thu của khách hàng Chi tiết theo đối tượng
08 133 Thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ
26
1
1331 Thuế giả trị gia tăng được khấu
trừ của hàng hóa, dịch vụ
1332 Thuế giá trị gia tăng được khấu
trừ của tài sản cố định
09 136 Phải thu nội bộ
1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực
thuộc
1368 Phải thu nội bộ khác
10 138 Phải thu khác
1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
1385 Phải thu vê cổ phần hoá
1388 Phải thu khác
11 139 Dự phòng phải thu khó đòi
12 141 Tạm ứng Chi tiết theo đôi tượng
13 142 Chi phí trả trước ngắn hạn
14 144 Cầm cố, ký quỹ, ký CƯỢC ngắn
h ạ n
15 151 Hàng mua đang đi đường
16 152 N guyên liệu, vật liệu Chi tiết theo yêu cầu quản lý
17 153 Công c ụ ,d ụ n g cụ
18 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh
dở dan g
19 155 Thành phẩm
20 156 Hàng hóa
1561 Giá mua hàng hóa
1562 Chi phí thu mua hàng hóa
1567 Hàng hóa bất động sản
21 157 Hàng gửi đi bán
27
22
23 24
158
159
161
1611
1612
Hàng hoá kho bảo thuế
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Chi sự nghiệp
Chi sự nghiệp năm trước
Chi sự nghiệp năm nay
LOẠI TK 2
TÀI SẢN DÀI HẠN
Đơn vị có XNK được lập kho bảo thuê
25 211
2111
2112
2113
2114
2115
2118
Tài sản cô định hữu hình Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn Thiết bị, dụng cụ quản lý
Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
Tài sản cố định khác
26 27
212
213
2131
2132
2133
2134
2135
2136
2138
Tài sản cố định thuê tài chính Tài sản cô định vô hình
Quyền sử dụng đất
Quyền phát hành
Bản quyền, bằng sáng chê
Nhãn hiệu hàng hoá
Phần mềm máy vi tính
Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
Tài sản cố định vô hình khác
28 214 28
2141
Hao mòn tài sản cô định Hao mòn tài sản cô định hữu hình
2142 Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính
2143 Hao mòn tài sản cố định vô hình
2147 Hao mòn bất động sản đầu tư
29 217 Bất động sản đầu tư 30 221 Đầu tư vào công ty con 31 222 Vốn góp liên doanh 32 223 Đầu tư vào công ty liên kết
33 228
2281
2282
2288
Đâu tư dài hạn khác Cổ phiếu
Trái phiếu
Đầu tư dài hạn khác
34 229 Dự phòng giảm giá dầu tư dài hạn
35 241
2411
2412
2413
Xây dựng cơ bản dở dang Mua sắm tài sản cố định Xây dựng cơ bản
Sửa chữa lớn tài sản cố định
36 242 Chi phí trả trước dài hạn
37 243 Tài sản th u ế thu nhập hoãn lại
38 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn
LOẠI TK 3
NỢ PHẢI TRẢ
39 311 Vay ngắn hạn
40 315 Nợ dài hạn đến hạn trả
41 331 Phải trả cho người bán Chi tiết theo đối tượng
42 333
3331
Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
Thuế giá trị gia tăng phải nộp
29
33311 Thuê giá trị gia tăng đầu ra
33312 Thuê giá trị gia tảng hàng nhập khâu
3332 Thuê tiêu thụ đặc biệt
3333 Thuê xuất, nhập khẩu
3334 Thuê thu nhập doanh nghiệp
3335 Thuê thu nhập cá nhân
3336 Thuế tài nguyên
3337 Thuê nhà đất, tiền thuê đất
3338 Các loại thuê khác
3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
khác
43 334 Phải trả người lao động
3341 Phải trả công nhân viên
3348 Phải trả người lao động khác
44 335 Chi phí phải trả
45 336 P hải trả nội bộ
46 337 Thanh toán theo tiến độ kế DN xây lắp có hoạch hợp đồng xây dựng thanh toán theo
tiến độ kê hoạch
47 338 Phải trả, phải nộp khác
3381 Tài sản thừa chờ giải quyết
3382 Kinh phí công đoàn
3383 Bảo hiếm xã hội
3384 Bảo hiểm y tê
3385 Phải trả về cổ phần hoá
3386 Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
3387 Doanh thu chưa thực hiện
3388 Phải trả, phải nộp khác
3389 Bảo hiểm thất nghiệp
48 341 Vay dài hạn
30
49 342 Nơ dài han
50 343
3431
3432
3433
Trái phiếu phát hành Mệnh giá trái phiêu Chiết khấu trái phiếu Phụ trội trái phiếu
51 344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 52 347 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 53 351 Quỹ dự phòng trợ cấp m ất v iệc làm
54 352 Dự phòng phải trả
55 353
3531
3532
3533
3534
56 356
3561
3562
57 411
4111
Quỹ khen thưởng, phúc lợi Quỹ khen thưởng
Quỹ phúc lợi
Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cô” định
Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định LO ẠITK4
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Nguồn vốn kinh doanh
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
4112 Thặng dư vốn cổ phần Công ty cô phần 4118 Võ"n khác
58 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
59 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái
31
4131 Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh
giá lại cuối năm tài chính
4132 Chênh lệch tỷ giả hôi đoái trong
giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản
60 414 Quỷ đầu tư phát triển
61 415 Quỷ dự phòng tài chính
62 419 Cổ phiếu quỹ Công ty cổ phần
63 421
4211
4212
Lợi nhuận chưa phân phối Lợi nhuận chưa phân phôi năm trước
Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
64 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Ap dụng cho DNNN
65 461 Nguồn kinh phí sự nghiệp Dùng cho 4611 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước các công ty, tổng công ty
4612 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay có nguồn kinh phí
66 466 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cô định
LOẠI TK 5
DOANH THƯ
67 511
5111
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng hóa
5112 Doanh thu bán các thành phẩm Chi tiết theo 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ yêu cầu 5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá quản lý 5117 Doanh thu kinh doanh bất động
sản đầu tư
5118 Doanh thu khác
32
68 512 Doanh thu bán hàng nội bộ Áp dụng khi 5121 Doanh thu bán hàng hóa có bán hàng 5122 Doanh thu bán các thành phẩm nội bộ
5123 Doanh thu cung cấp dịch vụ
69 515 Doanh thu hoạt động tài chính
70 521 Chiết khấu thương mại
71 531 Hàng bán bị trả lại
72 532 Giảm giá hàng bán
LO ẠITK6
CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH
DOANH
73 611 Mua hàng Áp dụng phương 6111 Mua nguyên liệu, vật liệu pháp kiểm 6112 Mua hàng hóa kê định kỳ
74 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
75 622 Chi phí nhân công trực tiếp
76 623 Chi phí sử dụng máy thi công Áp dụng cho 6231 Chi phí nhân công đơn vị xây lắp 6232 Chi phí vật liệu
6233 Chi phí dụng cụ sản xuất
6234 Chi phí khấu hao máy thi công
6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6238 Chi phí bằng tiền khác
77 627
6271
6272
6273
6274
6277
Chi phí sản x u ất chung
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu
Chi phí dụng cụ sản xuất
Chi phí khấu hao tài sản cô định
Chi phí dịch vụ mua ngoài
33
6278 Chi phí bằng tiền khác
78 631 Giá thành sản xuất
79 632 Giá vốn hàng bán
80 635 Chi phí tài chính
81 641 Chi phí bán hàng
6411 Chi phí nhân viên
6412 Chi phí vật liệu, bao bì
6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng
6414 Chi phí khấu hao tài sản cố định
6415 Chi phí bảo hành
6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418 Chi phí bằng tiền khác
82 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6421 Chi phí nhân viên quản lý
6422 Chi phí vật liệu quản lý
6423 Chi phí đồ dùng văn phòng
6424 Chi phí khấu hao tài sán cô định
6425 Thuê, phí và lệ phí
6426 Chi phí dự phòng
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428 Chi phí bằng tiền khác
LOẠITK7
THU NHẬP KHÁC
83 711 Thu nhập khác
LOẠITK8
CHI PHÍ KHÁC
84 811 Chi phí khác
85 821 Chi phí thuê thu nhập doanh nghiệp
34
pp kiểm kê định kỳ
Chi tiết theo hoạt động
Chi tiết theo hoạt động
8211
8212
86 911
001
002
003
004
007
008
Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại LO ẠITK9
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Xác định kết quả kinh doanh LOẠITKO
TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG Tài sản thuê ngoài
Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược
Nợ khó đòi đã xử lý
Ngoại tệ các loại
Dự toán chi sự nghiệp, dự án
Chi tiết theo yêu cầu quản lý
Việc tổ chức thực hiện, vận dụng hệ thông tài khoản kế toán trong từng doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
- Phản ánh, hệ thống hoá đầy đủ mọi nghiệp vụ kinh tế - tài chính trong doanh nghiệp.
- Phù hợp với những quy định thống n hất của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện của bộ chủ quản, cơ quan quản lý cấp trên.
- Phù hợp với đặc điếm, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh trình độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của
doanh nghiệp.
_ Bảo đảm mốỉ quan hệ vối các chỉ tiêu báo cáo tài chính. 35
- Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin trên máy vi tín h và thỏa m ãn nhu cầu thông tin cho các đổi tượng sử dụng. Tổ chức thực hiện và vận dụng hệ thống tài khoản kê toán doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tổ chức công tác kê toán của doanh nghiệp, do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định, yêu cầu nêu trên.
3. Tổ chức lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán
Hình thức k ế toán là hệ thống kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thông hoá và tổng hợp sô' liệu từ chứng từ gôc theo một trình tự và phương pháp ghi chép n h ất định. Như vậy, hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng các loại sổ kê toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan hệ kiểm tra, đôi chiếu giữa các sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép cũng như việc tổng hợp sô' liệu để lập báo cáo k ế toán.
Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thông tài khoản kế toán, chê độ, thể lệ kê toán của Nhà nước, căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kê toán cũng như điều kiện trang bị phương tiện, kỹ th u ậ t tính toán, xử lý thông tin mà lựa chọn vận dụng hình thức kế toán và tổ chức hệ thông sổ kế toán nhằm cung cấp thông tin k ế toán kịp thời, đầv đủ, chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
Chế độ sổ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006 của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính quy định rõ việc mỏ sổ, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sô kê toán. Việc vận dụng hình thức sổ kê toán nào là tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh
36
nghiệp. Quy mô nền gản xuất xã hội ngày càng phát triển, yeu câu quản lý đôi với nền sản xuất xã hội ngày càng cao, yêu câu cung cấp thông tin ngày càng nhanh làm cho hình thức kê toán củng ngày càng được phát triển, hoàn thiện. Hiện nay, trong các doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau:
- Hình thức kê toán Nhật ký chung;
- H ình thức kế toán Nhật ký - sổ Cái;
- Hình thức k ế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức k ế toán Nhật ký - Chứng từ;
- Hình thức kê toán trên máy vi tính.
Mỗi hình thức kê toán đều có hệ thông sổ sách kê toán chi tiết, sổ k ế toán tổng hợp để phản ánh, ghi chép, xử lý và hệ thông hoá số liệu thông tin cung cấp cho việc lập báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ k ế toán theo từng hình thức kế toán có thể khái quát như sau:
(1). Kiểm tra bảo đảm tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ; (2). Ghi sổ k ế toán chi tiết;
(3). Ghi sổ k ế toán tổng hợp;
(4). Kiểm tra đôi chiếu sô'liệu;
(5). Tổng hợp số liệu;
(6). Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính.
Mỗi hình thức kê toán có nội dung, ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng thích hợp. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những cơ sở lựa chọn hình thức kế toán để xác đinh hình thức kê toán thích hợp cho đơn vị mình nhằm
phát huy tốt nhất vai trò, chức năng của kế toán trong công tác quản lý.
37
Điểu 25, 26, 27 và 28 của Mục 2, Chương II của L uật kê toán có nêu ra các quy định về sổ kế toán và hệ thông sô kê toán từ việc lựa chọn áp dụng hệ thống sổ kê toán, việc mỏ sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán cũng như việc sửa chữa sổ k ế toán, do vậy yêu cầu các doanh nghiệp phải nghiên cứu và thực hiện một cách đầy đủ.
4. Tổ chức lựa chọn, vận dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Việc tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy k ế toán đảm nhận. Vì vậy, việc tổ chức, cơ cấu bộ máy kê toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin k ế toán một cách kịp thời, chính xác, trung thực và đầy đủ, hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin; đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng suất lao động của nhân viên kê toán.
Để bảo đảm được những yêu cầu trên, việc tổ chức bộ máy k ế toán của doanh nghiệp phải căn cứ vào hình thức tổ chức công tác kế toán (tập trung, phân tán hay vừa tập tru n g vừa phân tán), vào đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; vào tình hình phân cấp quản lý, khối lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế - tài chính cũng như yêu cầu, trìn h độ quản lý và trìn h độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý, cán bộ k ế toán. Việc tổ chức, cơ cấu bộ máy k ế toán trong doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ vối hình thức tổ chức công tác k ế toán. Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất, việc tổ chức công tác kế toán có thể tiến hành theo một trong các hình thức sau:
- Hình thức tổ chức công tác kê toán tập trung.
38
- H ình thức tổ chức công tác kê toán phân tán.
- H ình thức tổ chức công tác kê toán vừa tập trung vừa phân tán.
5. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Để bảo đảm cho công tác kê toán trong các doanh nghiệp thực hiện tôt các yêu cầu, nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý, nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau những thông tin kê toán tài chính của doanh nghiệp một cách trung thực, minh bạch, công khai và chấp hành tốt những chính sách, chê độ về quản lý kinh tế - tài chính nói chung, các chế độ, thể lệ quy định về kế toán nói riêng cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác k ế toán trong nội bộ doanh nghiệp theo đúng nội dung, phương pháp kiểm tra. Công tác kiểm tra kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành theo những nội dung sau:
- Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh trên chứng từ, tài khoản, sổ và báo cáo k ế toán bảo đảm việc thực hiện đúng chính sách, chê độ quản lý tài chính, chê độ, thể lệ kê toán.
- Kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong doanh nghiệp, việc thực hiện trách nhiệm, quyển hạn của kê toán trưởng, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quan hệ công tác giữa bộ phận kế toán và các bộ phận quản lý chức năng khác trong doanh nghiệp...
Công tác kiểm tra k ế toán trong nội bộ doanh nghiệp do giám đốc và kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đao Trong bộ máy k ế toán của doanh nghiệp nên cơ cấu riêng bộ phận kiểm tra kê toán hoặc công nhân viên chuyên trách kiểm tra k ế toán. Việc kiểm tra có thể được tiến hành với tấ t cả các nội dung hoặc từng nội dung riêng biệt. Tùy
39
theo yêu cầu mà có thể kiểm tra định kỳ hay đột x u ấ t, bất thường.
Phương pháp kiểm tra kế toán được áp dụng chủ yêu là phương pháp đối chiếu: Đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với nhau, giữa sô liệu kế toán của doanh nghiệp với các đơn vị có liên quan, giữa sô liệu kế toán với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với chế độ, thể lệ kê toán hiện hành.
Căn cứ để tiến hành kiểm tra kê toán là các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán và chế độ, chính sách quản lý kinh tế - tài chính, chê độ thể lệ kê toán, cũng như số liệu k ế toán của các đơn vị liên quan. Vê m ặt lý thuyết, trìn h tự tiến hành kiểm tra cần bắt đầu từ dưới lên: từ chứng từ, sau đến sổ và cuối cùng là báo cáo kê toán. Tuy nhiên, để giảm bớt khôi lương công việc kiểm tra, rú t ngắn thời gian kiểm tra mà vẫn bảo đảm được tính đúng đắn, khách quan của công tác kiểm tra và thu hẹp phạm vi kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trên thực tế thường tiến hành kiểm tra theo trìn h tự ngược lại, từ trên xuống: từ báo cáo kê toán, sau đến sổ và cuối cùng là chứng từ.
Kiểm tra k ế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, công tác kế toán doanh nghiệp nhằm p hát hiện, ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ quản lý và kế toán, do vậy phải được thường xuyên tiến hành theo đúng chế độ quy định. Kết quả kiểm tra k ế toán phải được lập biên bản hoặc trìn h bày trong báo cáo kiểm tra. Trong các biên bản hoặc báo cáo kiểm tra phải bao gồm các nội dung sau: Nội dung tiên hành kiểm tra, phạm vi và thời gian tiên hành kiểm tra, kêt luận, nhận xét, đề nghị của ban kiểm tra kê toán.
40
6. Tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính
Hệ thông báo cáo tài chính là bộ phận cấu thành trong hệ thông chê độ kế toán doanh nghiệp. Nhà nước có quy định thông nhất về nội dung, phương pháp, thời gian lập và gửi đôi với các báo cáo kế toán định kỳ (bắt buộc), đó là các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát vê tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình, kêt quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và một sô tình hình khác cần thiết cho các đổi tượng quan tâm , sử dụng thông tin kế toán với những mục đích khác nhau để đề ra được các quyết định phù hợp.
Hệ thông báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp áp dụng được ban hành theo Quyết định sô 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006 của Bộ Tài chính như sau:
6.1. Báo cáo tài chính hợp nhất
Công ty mẹ và tập đoàn là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị.
Hệ thông Báo cáo tài chính hợp n h ất gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán hợp nhất: Mẫu số B 01 - DN/HN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh Mẫu số B 02 - doanh hợp nhât: DN/HN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: Mẫu số B 03 - DN/HN
41
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - hợp nhất: DN/HN Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trìn h bày, thời hạn lập, nộp, và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất thực hiện theo quy định tại Thông tư hướng dẫn C huẩn mực kê toán sô 21 - Trình bày Báo cáo tài chính và C huẩn mực kế toán sô" 25 - Báo cáo tài chính hợp n hất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con và Thông tư hướng dẫn C huẩn mực kê toán sô" 11 - Hợp n hất kinh doanh.
6.2. Báo cáo tài chính tổng hợp
Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng Công ty nhà nước th àn h lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp để tổng hợp và trìn h bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ỏ thời điểm lập báo cáo tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơn vị.
Hệ thông báo cáo tài chính tổng hợp gồm 4 biểu mẫu báo cáo: - Bảng cân đôi kế toán tổng hợp: Mẫu sô" B 01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh Mẫu sô' B 02-DN doanh tổng hợp:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp: Mẩu sô' B 03-DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu sô' B 09-DN tổng hợp:
Nội dung, hình thức trình bày, thòi hạn lập, nộp, và công khai Báo cáo tài chính tông hợp thực hiện theo quy định tại Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày Báo cáo tài chính và Chuẩn mực kế toán sô 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kê toán khoản đầu tư vào công ty con.
42
Đối với công ty mẹ và tập đoàn vừa phải lập báo cáo tài chính tổng hợp, vừa phải lập báo cáo tài chính hợp n hất thì phải lập báo cáo tài chính tổng hợp trước (Tổng hợp theo loại hình hoạt động: Sản xuất, kinh doanh; đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sự nghiệp) sau đó mới lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nh ất giữa các loại hình hoạt động. Trong khi lập báo cáo tài chính tổng hợp giữa các đơn vị sản x uất kinh doanh đã có thể phải thực hiện các quy định về hợp n h ất báo cáo tài chính. Các đơn vị vừa phải lập báo cáo tài chính tổng hợp vừa phải lập báo cáo tài chính hợp n h ất thì phải tu â n th ủ cả các quy định về lập báo cáo tài chính tổng hợp và các quy định vê lập báo cáo tài chính hợp nhất.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Trình bày và phân tích các nội dung về yêu cầu của k ế toán tài chính?
Câu 2. Trình bày và phân tích các nội dung về nhiệm vụ kê toán tài chính trong doanh nghiệp?
Câu 3. Trình bày những nội dung cơ bản của các nguyên tắc k ế toán?
43
Chương 2
KÉ TOÁN TIÈN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
I. KẾ TOÁN TIÈN
1. Những quy định chung
Các tài khoản vốn bằng tiền dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp, gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ỏ các Ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển.
- Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác.
- 0 những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào Ngân hàng phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Tỷ giá hổi đoái giao dich thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bĩnh quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán.
Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt, gửi vào Ngân hàng hoặc thanh toán công nợ ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có các TK 1112, 1122 được quy đôi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá
44
trê n sổ kế toán TK 1112 hoặc TK 1122 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền, Nhập trưóc, xuất trước; N hập sau, xuất trước; Giá thực tê đích danh (như một loại hàng hóa đặc biệt).
Nhóm Tài khoản vôn bằng tiền có nghiệp vụ kinh tê p h át sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo nguyên tệ. Nêu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phản ánh sô chênh lệch này trê n các tài khoản (TK) doanh thu, chi phí tà i chính (nêu p h át sinh trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, kể cả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (hoặc phản ánh vào TK 413 (Nếu p h át sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản - giai đoạn trước hoạt động). Số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trê n th ị trường ngoại tệ liên ngân hàng do N gân h àng N hà nước Việt Nam công bô ở thời điểm lập báo cáo tà i chính năm .
Ngoại tệ được k ế toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).
- Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi sô' lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại. Giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được tính theo giá thực tế (Giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán) khi tính giá xuất vàng, bạc, kim khí quý, đá quý có thê áp dụng 1 tropp 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho.
45
2. Kế toán tiền mặt
Tài khoản này dùng để phản ánh tìn h hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
2.1. Một số quy định cần tôn trọng khi thực hiện hạch toán tài khoản tiền mặt
- Chỉ phản ánh vào TK 111 - Tiền m ặt số tiền m ặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đổi với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền m ặt của đơn vị) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 - Tiền m ặt mà ghi vào bên Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển.
- Các khoản tiền m ặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.
- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền m ặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của ngưòi nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chê độ chứng từ kế toán. Một sô' trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.
- Kế toán quỹ tiền m ặt phải có trách nhiệm mở sổ k ế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hằng ngày liên tục theo trìn h tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra sô tồn quỹ tại mọi thòi điểm.
- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuât quỹ tiền mặt. Hằng ngày th ủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền m ặt thực tê, đôi chiêu sô' liệu sổ quỹ tiền m ặt và sổ kế toán tiên mặt. Nêu có chênh lệch, kê toán và th ủ quỹ phải kiểm tra lại đê xác định nguyên nhân và kiên nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
46
- Ö những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền m ặt phai quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tê của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bô tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.
Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền m ặt ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có TK 1112 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kê toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh (như một loại hàng hoá đặc biệt).
Tiền m ặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 - Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng cân đối kê toán).
- Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền m ặt chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. ở các doanh nghiệp có vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền m ặt thì việc nhập, xuất được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng để th an h toán chi trả được hạch toán như ngoại tệ.
2.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 111 - Tiền mặt
Bên Nợ:
- Các khoản tiền m ặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ;
47
- Sô' tiền mặt, ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ỏ quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giả lại sô dư ngoại tệ cuôi kỳ (đối với tiền m ặt ngoại tệ).
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ;
- Sô' tiền m ặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đổi với tiền mặt ngoại tệ).
S ố dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ tiền mặt.
Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1113 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.
2.3. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1). Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị:
- Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đôi tượng chịu thuê giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng tính
48
theo phương pháp khấu trừ, kê toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuê giá trị gia tăng, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền m ặt (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - T h u ế giá trị gia tăng phải nộp (TK 33311)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuê giá trị gia tăng)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá chưa có th u ế giá trị gia tăng)
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu th u ế giá trị gia tăng, hoặc thuộc đôi tượng chịu th u ế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp, k ế toán phản ánh doanh th u bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá th an h toán, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền m ặt
Có T K 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Tổng giá thanh toán)
(2). Khi nhận được tiền từ ngân sách nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền m ặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền m ặt
Có TK 333 - T h u ế và các khoản phải nộp Nhà nước (TK 3339)
(3). Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính các khoản th u nhập khác thuộc đối tượng chịu thuê giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuê giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ (như: Thu lãi đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thu vê thanh lý,
49
nhượng bán tài sản cố định,...) bằng tiền m ặt nhập quỹ, ghi: Nợ TK 111 - Tiền m ặt (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - T h u ế giá trị gia tăng phải nộp (TK 33311)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có th u ế giá trị gia tăng)
Có TK 711- Thu nhập khác (Giá chưa có th u ế giá trị gia tăng)
(4). Khi phát sinh các khoản doanh th u hoạt động tài chính, các khoản th u nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và doanh nghiệp nộp th u ế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu th u ế giá trị gia tăng bằng tiền m ặt, khi nhập quỹ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền m ặt
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 - Thu nhập khác
(5). Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền m ặt; vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền m ặt (Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ), ghi:
Nợ TK 111 - Tiền m ặt (TK 1111, 1112)
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (TK 1121, 1122)
Có các TK 311, 341,...
(6). Thu hồi các khoản nợ phải th u và nhập quỹ tiền m ặt của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK111- Tiền m ặt (TK 1111, 1112)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 136- Phải thu nội bộ
Có TK 138 - Phải thu khác (TK 1388)
Có TK 141 - Tạm ứng
50
(7). Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc th u hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiên m ặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền m ặt (TK 1111, 1112)
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 138 - Phải thu khác
Có TK 144 - Cầm cố, k ý quỹ, k ý cược ngắn hạn
Có TK 228 - Đầu tư đài hạn khác
Có TK 244 - K ý quỹ, k ý cược đài hạn
(8). N hận khoản ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác bằng tiền mặt, ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền m ặt (TK ỉlll, 1112)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Khoản k ý quỹ, k ý cược ngắn hạn)
Có TK 344 - N hận k ý quỹ, k ý cược dài hạn
(9). Các khoản thừ a quỹ tiền m ặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền m ặt
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (TK 3381) (10). Khi nhận được vốn do được giao, nhận vốn góp bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền m ặt
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
(11). Xuất quỹ tiền m ặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 111 - Tiền m ặt
(12). Xuất quỹ tiền m ặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài han hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vôn liên doanh, ghi:
51
Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh
Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên k ế t
Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
Có TK 111 - Tiền m ặt
(13). Xuất quỹ tiền m ặt đem đi ký quỹ, ký cược, ghi: Nợ TK 144 - Cầm cố, k ý quỹ, k ỷ cược ngắn hạn
Nợ TK 244 - K ý quỹ, k ý cược dài hạn
Có TK 111 - Tiền m ặt
(14). X uất quỹ tiền m ặt m ua tài sản cô" định đưa ngay vào sử dụng:
- Trường hợp m ua tài sản cố định về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu th u ế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Giá m ua chưa có th u ế giá trị gia tăng)
Nợ TK 213 - Tài sản cô'định vô hình (Giá m ua chưa có th u ế giá trị gia tăng)
Nợ TK 133 - T huế giá trị gia tăng được khấu trừ (TK 1332)
Có TK 111 - Tiền m ặt
- Trường hợp m ua tài sản cố định về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuê giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu th u ế giá trị gia tăng hoặc sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án được tran g trả i bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án hoặc sử dụng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trả i bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:
52
Nợ các TK 211, 213,... (Tổng giá thanh toán)
Có TK 111 - Tiền m ặt (Tổng giá thanh toán)
Nêu tài sản cố định mua sắm bằng nguồn von đầu tư xây dựng cơ bản hoặc Quỹ đầu tư phát triển và được dùng vào sản xuất, kinh doanh, kê toán ghi tăng nguồn vôn kinh doanh, khi quyêt toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt, ghi:
Nợ các TK 414, 441,...
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
(15). Xuất quỹ tiền m ặt chi cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, chi sửa chữa lớn tài sản cố định hoặc mua sắm tài sản cô định phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đốỉ tượng chịu th u ế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 241 - X ây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 133 - T h u ế giá trị gia tăng được khấu trừ (TK 1332)
Có TK 111 - Tiền m ặt
(16). Xuất quỹ tiền m ặt m ua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về nhập kho để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đỗi tượng chịu th u ế giá trị gia tăng tín h theo phương pháp khấu trừ (Theo phương pháp kê khai thường xuyên), ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, đụng cụ
Nợ TK 156 - H àng hoá (Giá m ua chưa có th u ế giá
trị gia tăng)
Nợ TK 157 - H àng gửi đi bán
Nợ TK 133 - T h u ế giá trị gia tăng được khấu trừ (TK 1331)
53
Cố TK 111 - Tiền m ặt
(17). Xuất quỹ tiền m ặt mua vật tư, hàng hóa dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuê giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, nhập kho (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ), ghi:
Nợ T K 6 1 1 - Mua hàng (TK 6111, 6112)
Nợ TK 133 - T h u ế giá trị gia tăng được khấu trừ (TK 1331)
Có T K 111 - Tiền m ặt
(18). Xuất quỹ tiền m ặt th an h toán các khoản nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Nợ TK 333 - T h u ế và các khoản phải nộp Nhà nước Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111 - Tiền m ặt
(19). Doanh nghiệp nộp th u ế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu th u ế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền m ặt phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,...
Nợ TK 133 - T h u ế giá trị gia tăng được khấu trừ (TK 1331)
Có TK 111 - Tiền m ặt
(20). Xuất quỹ tiền m ặt sử dụng cho hoạt động tài chính hoạt động khác, ghi:
54
Nợ các TK635, 811,...
N ợ TK 133 - T h u ế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111 - Tiền m ặt
(21). Các khoản thiếu quỹ tiền m ặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
N ợ T K 138 - Phải thu khác (T K 1381)
Có TK 111 - Tiền m ặt
Ví dụ về bán h àn g th u n gay bằng tiền mặt: Căn cứ vào hóa đơn bán hàng đã lập, k ế toán tiến hành lập phiếu th u và chuyển cho th ủ quỹ thu tiền:
HÓA ĐƠN Mẫu số : 01 GTKT3/001
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: ES/13P
Liên 3: Nội bộ Số: 0000018
Ngày 05 tháng 01 năm 2014
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH E.s
Mã số thuế: 4101407695
Địa chỉ: 152 Nguyễn Huệ, phường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Số tài khoản: 58010000773629
Điện thoại: 056.3826869
Đơn vị mua hàng: Cồng ty TNHH ABC
Mã số thuế: 4100404574
Đia chỉ: Xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Số tài khoản: 58010000745333
Hình thức thanh toán: TM
55
STTTên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
tính
SỐ
lưyngĐơn giá Thành tièn
A B c 1 2 3=1x2 1 Xi măng Tấn 10 1.310.000 13.100.000
Cộng tiền hàng: 13.100.000
Thuế suất giá trị gia tăng: 10%, Tiền thuế giá trị gia tăng: 1.310.000 Tồng cộng liền thanh toán: 14.410.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười bốn triệu bốn trảm mười ngàn đồng. Người mua hàng Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) (Kýt đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
In tại công ty TNHH MTV In Bình Định. MST: 4100259476. ĐT: (056)3822810.
56
CÔNG TYTNHH E.s Mẫu số 01 - TT
152 Nguyễn Huệ, p Trần Phú, (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC TP. Quy Nhơn ngày 20-3-2006 của Bộ Tài chính
PHIẾU THU
Ngày 05 tháng 01 năm 2014 Quyển số: 01......
Số: 01/01......
Nợ: ..........
Có: ..........
Họ và tên người nhận tiền: Trần Văn Nhân
Địa chỉ: Công ty TNHH ABC
Lý do nộp: Thu tiền bán hàng
Số tiền: 14.410.000 đồng. (Viết bằng chữ): Mười bốn triệu bốn trăm mười ngàn đồng
Kèm theo: 01 chứng từ gốc
Đã nhận đủ: Mười bốn triệu bốn trăm mười ngàn đồng.
Ngày 05 tháng 01 năm 2014
Giám đốc Kế toán Người Người Thủ quỹ (Ký, họ tên, trưởng nộp tiền lập phiếu (Ký, họ tên) đóng đấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán ghi định khoản: Nợ TK 1111: 14.410.000
Có TK 5112: 13.100.000
Có TK 33311: 1.310.000
3. Kế toán tiền gửi ngân hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giám các khoản tiền gửi tại ngân hàng của doanh nghiệp.
57
3.1. Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản tiền gửi ngân hàng
- Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ú y nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,...).
- Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa sô liệu trên sổ kê toán của đơn vị, sô" liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thòi. Cuổì tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kê toán ghi sổ theo sô" liệu của ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Sô" chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 - Phải th u khác (TK 1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn sô" liệu của ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (TK 3388) (nếu số liệu của kê toán nhỏ hơn sô' liệu của ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đôi chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh sô" liệu ghi sổ.
- 0 những đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mỏ tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để th u ận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mỏ sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).
- Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
3.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Bên Nợ:
58
- Các khoản tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào ngân hàng;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại sô dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.
Bên Có:
- Các khoản tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý rú t ra từ ngân hàng;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại sô" dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.
Sô' dư bên Nợ:
Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi tại Ngân hàng.
Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh sô' tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng Đồng Việt Nam. - Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh S