🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình giáo dục sức khỏe
Ebooks
Nhóm Zalo
PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên)
Giáo trình
GIÁO DIỊC sữc KHỎE *
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PGS.TS. NGUYÊN MINH TUÁN (CHỦ BIÊN)
Giáo TRÊU
GIÁO DỤC SỨC KHỎE ĐỐI TƯỢNG: CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG
NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NĂM 2019
THAM GIA BIÊN SOẠN
1. ThS. Khúc Thị Tuyết Hường
2. ThS. Bùi Duy Hưng
3. ThS. Nguyễn Thị Thái Hà
4. PGS TS. Nguyễn Minh Tuấn
5. ThS. Trần Ngọc Thúy
6. ThS. Nguyễn Đức Toàn
7. ThS. Lê Hải Yến
MẢSÓ: ĐHTN-2019
MỤC LỤC
Lời giới thiệu............................................................................................................... 4 Bài 1: Đại cương về truyền thông - giáo dục sức khoẻ..........................................6 Bài 2: Nguyên tắc và các hình thức trong truyền thông - giáo dục sức khỏe... 15 Bài 3: Các nội dung cùa truyền thông giáo dục sức khỏe....................................23 Bài 4: Một số kỹ năng cơ bản trong truyền thông - giáo dục sức khỏe.............. 33 Bải 5: Tư vấn sức khoe............................................................................................. 41 Bái 6: Giáo dục sức khoẻ cho hộ gia đình..............................................................48 Bải 7: Thảo luận nhóm............................................................................................. 53 Bải 8: Phương pháp nói chuyện giáo dục sức khỏe............................................. 59 Bải 9: Phương pháp đóng vai trong truyền thông giáo dục sức khoẻ................63 Bải 10: Phương pháp làm mẫu trong truyền thông giáo dục sức khoẻ..............69 Bải 11: Các phương tiện sử dụng trong truyền thông - giáo dục sức khỏe..... 73
Bải 12: Xác định vấn đề sức khỏe và vấn đề sức khỏe ưu tiên...........................80 Bải 13: Lập kế hoạch một buổi truyền thông - giáo dục sức khoé..................... 86 Bải 14: Đánh giá trong truyền thông giáo dục sức khỏe......................................95
3
LỜI GIỚI THIỆU
Sau một quá trinh chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trinh đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ cho sinh viên các ngành đào tạo trình độ cao đẳng năm học 2017 - 2018 cùa Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên bắt đầu triển khai. Trên cơ sờ bộ giáo trình đã nghiệm thu và đã đưa vào sử dụng có hiệu quả tốt, nay Nhà trường tiếp tục tiến hành hiệu đính và hoàn thiện, thẩm định cấp cơ sờ giáo trình các học phần trong chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chính quy theo phương thức tích lũy tín chỉ nhằm giúp sinh viên có đủ tài liệu học tập, nâng cao chất lượng đào tạo.
Nội dung cuốn giáo trình Giáo dục sức khỏe cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về công tác giáo dục sức khỏe; các nguyên tắc sử dụng phương pháp, phương tiện truyền thông; các kỹ năng cơ bản trong truyền thông giáo dục sức khỏe để người học áp dụng trong thực tiễn chăm sóc sức khỏe người dân, hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong thực hành nghề nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chính quy do Bộ Lao động Thương binh & Xã hội đề ra.
Tuy đã có nhiều cố gắng, song quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi kính mong nhận được ý kiến đóng góp để lần tái bản sau có thể hoàn thiện hơn.
Ran Biên soạn
4
Tên môn học: GIÁO DỤC s ú c KHỎE
Mã môn học: MHCD25
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò cùa môn học
- Vị trí: Là môn học bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ trung icấp, trình độ cao đẳng.
- Tính chất: Là một trong những nội dung quan trọng cùa đào tạo nghề - Ỷ nghĩa và vai trò cùa môn học:
+ Trang bị cho sinh viên kiến thức về khái niệm, tầm quan trọng và cách tíhức giao tiếp, truyền thông giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
+ Trang bị cho sinh viên cách xây dựng kế hoạch và tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
Mục tiêu cùa môn học
- v ề kiến thức:
+ Trình bày được các kiến thúc cơ bàn về giao tiếp, giáo dục sức khỏe, các phương pháp và phương tiện sử dụng trong chăm sóc sức khỏe.
+ Phân tích được các kỹ năng giao tiếp sử dụng trong truyền thông - giáo dục sức khỏe.
- v ề kỹ năng: Người học vận dụng kiến thức đã học để:
+ Thực hành được các kỹ năng sử dụng trong giao tiếp.
+ Lập được kế hoạch truyền thông - giáo dục sức khòe.
+ Thực hành tổ chức truyền thông - giáo dục sức khỏe.
- v ề năng lực tự chù và trách nhiệm:
Người học học tập tích cục trong tiếp thu kiến thức về giáo dục sức khỏe, mhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp trong chăm sóc sức khỏe, chù đíộng trong việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ
TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC s ứ c KHOẺ
G IỚ I THIỆU: Chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ cao cả của mỗi người cán bộ y tế với mục tiêu nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân trong cộng đồng. Để thực hiện được nhiệm vụ đó không thể không kể đến vai trò của truyền thông - giáo dục sức khỏe. Qua đó, các đối tuợng được giáo dục sức khỏe có thể tự chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
MỤC TIỀU
1. Trình bày được khái niệm, mục đích và vị trí của truyền thông - giáo dục sức khỏe.
2. Phân tích được các khâu cơ bản của quà trình truyền thông.
3. Liệt kê được một số mô hinh truyền thông thường dùng trong giáo dục sức khỏe
NỘI DUNG
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe (TT - GDSK)
Truyền thông là quá trinh trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ và tình cảm giữa con người với nhau, với mục đích làm tăng kiến thức, làm thay đổi thái độ và hành vi cùa cá nhân, cùa nhóm người và cộng đồng.
Giáo dục sức khoẻ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng
Do vậy, TT - GDSK là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và lình cám cùa con người nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bàu vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
TT - GDSK nói chung tác động đến 3 lĩnh vực: kiến thức, thái độ cùa con người đối với sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của con người đối với bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Người TT- GDSK Người được TT- GDSK
Sơ đè 1: Liên quan giữa ngưìri truyền thông - giáo dục sức khỏe và ngưài được truyền thông -giáo dục sức khỏe
Thực chất TT - GDSK là quá trình dạy và học trong đó có tác động giũa người thực hiện GDSK và người được GDSK. Người thực hiện TT - GDSK không phải chi là người dạy mà còn phải biết học từ đối tượng của mình. Thu nhận những thông tin phàn hồi từ đối tượng là hoạt động cần thiết để người TT - GDSK điều chỉnh, bổ sung hoạt động của minh nhằm nâng cao kỹ năng, nâng
cao hiệu quả của hoạt động TT - GDSK.
1.2. Thông tin
Thông tin là quá trình chuyển đi các tin tức, sự kiện từ một nguồn phát tin tới đối tượng nhận tin. Thông tin cho các đối tượng là một phần quan trọng cùa TT - GDSK, nhưng TT - GDSK không chi là quá trinh cung cấp các tin túc một chiều từ nguồn phát tin đến nơi nhận tin mà là quá trình tác động qua lại và có sự hợp tác giữa người TT - GDSK và đối tượng được TT - GDSK. Việc cung cấp các thông tin cơ bản, cần thiết về bệnh tật, sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng là bước quan trọng để tạo nên những nhận thức đúng đắn cùa cá nhân và cộng đồng về nhu cầu chăm sóc và bào vệ súc khỏe. Các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi và các ấn phẩm có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin nói chung và thông tin sức khỏe bệnh tật nói riêng.
1.3. Tuyên truyền
Tuyên truyền là hoạt động cung cấp thông tin về một chù đề sức khỏe, bệnh tật cụ thể nào đó, nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần, bằng nhiều hỉnh thức như quàng cáo trên phương tiện báo, đài, ti vi, pa nô, áp phích, tờ rơi. Trong tuyên truyền, thông tin được chuyển đi chù yếu là theo một chiều. Việc tuyên truyền rộng rãi những vấn đề sức khỏe bệnh tật ưu tiên trên các phương tiện thông tin đại chúng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược truyền thông giáo dục sức khỏe nói chung. Tuyên truyền qua quảng cáo có thề đưa lại kết quả tốt nhưng những thông điệp tuyên truyền liên quan đến súc khỏe phải được kiểm duyệt chặt chẽ để đảm bảo những thông điệp đó là đúng khoa học và có lợi cho sức khỏe, tránh những quảng cáo chỉ mang tính thương mại thuần túy, thiếu cơ sờ khoa học đã được chứng minh và có thể có hại cho sức khỏe cộng đồng.
1.4. Giáo dục
Giáo dục là cơ sở của tất cả các quá trinh học tập Giáo dục là quá trình làm cho học tập được diễn ra thuận lợi, như vậy giáo dục gắn liền với học tập. Tuy nhiên rất khó có thể phân biệt rõ ràng giữa giáo dục và học tập. Cả giáo dục và học tập của mỗi người đều diễn ra qua các hoạt động giảng dạy cùa giáo viên, của những người hướng dẫn, nhưng cũng có thể diễn ra bằng chính các hoạt động cùa bản thân mỗi cá nhân với những động cơ riêng của họ. Mỗi người tích lũy được những kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống nhờ cả quá trinh được giáo dục và tự giáo dục thông qua học tập, rèn luyện. Theo Từ điển tiếng Việt (tác giả Bùi Như Ỷ): giáo dục là tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất cùa con người để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
2. MỤC ĐÍCH, VỊ TRÍ TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC s ứ c KHỎE 2.1. Mục đích cùa truyền thông - giáo dục sức khỏe
TT - GDSK làm cho các đối tượng được GDSK có thể: tự chăm sóc, bào vệ, nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng bằng những nỗ lực của chính bản thân. Cụ thể là:
8
- Tự quyết định và có trách nhiệm về những hoạt động và biện pháp bảo vệ sức khòe
- Tự giác chấp nhận và duy tri các lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen, tập quán có hại cho sức khỏe.
- Biết sử dụng các dịch vụ y tế để giải quyết các nhu cầu sức khỏe và các vấn đề sức khỏe.
2.2. Vị trí của truyền thông - giáo dục sức khỏe
Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt Nam cũng xác định để TT - GDSK ờ vị tri số 1 trong 10 nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) của tuyến y tế cơ sờ. TT - GDSK có vai trò to lớn trong việc tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho con người. Nếu GDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh, tàn phế và từ vong.
TT- GDSK có liên quan mật thiết với tất cả các nội dung của các chương trình y tế. Chính TT - GDSK đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bước chuẩn bị, thực hiện và củng cố kết quả của công tác CSSKBĐ. Mặc dù, TT - GDSK không thẻ thay thế được các dịch vụ y tế khác như. Điều trị bệnh, tiêm chủng mở rộng, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ),... nhưng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ này, thúc đẩy đối tượng giáo dục (ĐTGD) sử dụng ti ch cực và đúng các dịch vụ.
Ví dụ: GDSK giúp đối tượng giáo dục nhận thức đuợc tầm quan trọng của KHHGĐ, tiêm chủng mở rộng (TCMR),. .. đối với sức khoẻ, giúp ĐTGD có lòng tin và hưởng ứng thực hiện. Đồng thời hướng dẫn cho họ những kỹ năng cần thiết, đưa ra các giải pháp, sự hỗ trợ giúp ĐTGD có khả năng tự lựa chọn giải pháp thích hợp nhất với điều kiện thực tế của mình để thực hiện KHHGĐ và đưa trẻ đi tiêm chùng đầy đù, đúng lịch.
So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, TT - GDSK là một công tác khó làm, khó đánh giá kết quả nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, chi phí lại thấp so với các dịch vụ y tế khác, nhất là ờ y tế tuyến cơ sở. Vì vậy:
- GDSK là nhiệm vụ cùa mọi cán bộ y tế, cùa mọi cơ quan y tế từ trung ương đến địa phương.
- Công tác GDSK phải được xã hội hoá, nghĩa là: cần phải biết lghép công tác GDSK vào các chương trình y tế, các hoạt động CSSKBĐ, các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội và có sự tham gia cùa mọi người trong xã hội.
3. CÁC KHÂU C ơ BẢN VÀ QUẢ TRÌNH TRUYỀN THÔNG 3.1. Các khâu cơ bản của truyền thông
Truyền thông gồm 3 khâu cơ bản liên quan chặt chẽ với nhau:
Nguồn phát tin Kênh truyền tin Nơi nhận tin
Sơ đồ 2: Ba khâu cơ bản của quá trình truyền thông
Hiệu quả của truyền thông phụ thuộc vào 3 khâu cơ bản đó là nguồn phát tin, kênh truyền tin và nơi nhận tin. Nếu nguồn phát tin không chuẩn bị kỹ càng thì các thông tin có thể không đến đuợc với nguời nhận, hoặc thông tin đến được với người nhận nhưng người nhận không hiểu được thông tin do các thông tin không phù hợp với họ. Khi thông tin truyền qua các kênh truyền tin có thể có các yếu tố gây nhiễu, dẫn đến truyền tài thông tin không đầy đù hoặc làm sai lạc thông tin. Trình độ và hoàn cảnh thực tế của người nhận cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc tiếp nhận và đáp ứng thông tin.
3.2. Quá trình truyền thông
Theo tác giả: D. Berlo 1960, Chartier 1981, Davis & Newstrom 1985, Hein 1980, Hewitt 1981, Johnson 1986, Long anh Prophit 1981, Miller 1966, Pluckhan 1978 thỉ quá trinh truyền thông gồm 5 bước cơ bản như sau:
* Ruxrc ì: Ngurri gửi hình thành ý tướng. Người gửi có ý tưởng và momuốn truyền đi ý tường đó đến người khác. Davis & Newstrom (1985) khang định là những nguời gửi cần phải nghĩ trước khi gửi thông điệp, đây là bước cơ bản. Người gửi cần có ý tưởng rõ ràng trong đầu sau đó là lựa chọn ngôn ngữ thích hợp để đạt ý tưởng đã được lựa chọn. Điều cần thiết là phải cân nhắc cả
ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời. Chọn vân đê và biêu tượng có thê là vân đề ưu tiên cao nhất để gửi thông điệp chính xác và nhận thông điệp chính xác.
* Bước 2: Mã hóa, Các ý tường được chuyển thành ngôn từ hay các hình ảnh, biểu tuợng để chuyển tải thông điệp gọi là sự mã hóa.
* Buức 3: Chuyển thông điệp qua cầu nối hay kênh. Sau khi thông điệp đă được mã hóa thi người gửi gửi qua cầu nối hay kênh truyền thông, bằng lời hay không lời. Nguời nhận là người phải điều chỉnh theo các kênh cùa người gửi để nhận thông tin.
* Bước 4: Nhận và giải mã. Người nhận nhận thông điệp từ kênh truyền thông, được gửi đến từ người gửi và thực hiện giải mã từ ngôn ngữ, biểu tượng của người gửi thành các ngôn từ, khái niệm để có thể hiểu được ý tường của người gửi.
* Bước 5: Hành động đáp lại. Người nhận sau đó hành động để đáp lại thông điệp đã được giải mã. Thông điệp cũng có thể bị giữ lại hay lờ đi, người nhận có thể truyền thông ý tuờng khác đến người gửi hoặc đơn giản là có thể thực hiện nhiệm vụ để đáp ứng lại thông điệp.
Khi người nhận đáp ứng lại thông điệp của nguời gủi gọi là thông tin phàn hồi, đó là thông điệp gửi ngược lại đến người gửi và quá trình truyền thông lại tiếp tục. Vòng truyền thông như vậy tiếp tục diễn ra đến khi kết thúc truyền thông với các mục đích cụ thể đạt đirợc.
3.3. Tác động của truyền thông đến đối tưọng đích
Truyền thông có thể tác động đến các đối tượng đích qua các giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1: Truyền thông tới được đối tượng
Truyền thông chi có hiệu quả khi tới được các đối tượng đich. Đối tượng đích phải tiếp nhận được các thông điệp qua các giác quan. Nhưng trên thực tế nhiều chương trình TT - GDSK thất bại ngay ở cả giai đoạn này, nguyên nhân thường gặp là do người truyền thông chưa chọn đúng đối tượng đích, chưa
quan tâm đến khả năng tiếp nhận thông tin cùa đối tượng và các phương tiện truyền thông.
* Giai đoạn 2: Thu hút sự chú ỷ của đối tinmg
Mục đích là làm cho đối tượng quan tâm để xem, nghe và đọc thông điệp. Trong mọi thời gian, khi một người tiếp nhận thông tin từ năm giác quan (sờ, ngửi, nghe, nhìn, nếm) người đó thường không thể tập trung chú ý vào tất cả các giác quan. Sự chú ý là tên gọi cùa quá trình mà chúng ta có thể chọn những phần hấp dẫn cùa quá trình phức tạp đang diễn ra để tập trung chú ý vào một sự kiện nhất định nào đố. Vì thế vấn đề quan trọng trong truyền thông là thu hút đuợc sự chú ý cùa đối tượng vào vấn đề cần truyền thông.
* Giai đoạn 3: Hiểu các thông điệp
Một người chỉ thực sự chú ý đến thông điệp khi người đó đang cố gắng muốn hiểu thông điệp. Hiểu thông điệp còn gọi là sự nhận thức. Nhận thức là quá trinh chù quan của mỗi người. Hai người cùng nghe một chương trình hay cùng xem một bức tranh nhưng có thể giải thích các thông điệp hoàn toàn khác nhau và hiểu ý nghĩa nội dung thông điệp cũng khác nhau dẫn đến hành vi đáp ứng khác nhau.
* Giai đoạn 4: Thúc đầy và thay đổi
Truyền thông không dừng lại ở việc tiếp nhận hay hiểu biết thông điệp mà nó phải đưa đến sự tin tường và chấp nhận thông điệp, quá trình đó có rất nhiều ảnh hường. Sẽ dễ thay đổi với các niềm tin mới thu nhận gần đây và ngược lại. Niềm tin có trong toàn bộ cộng đồng hay niềm tin là một bộ phận cùa một hệ thống niềm tin rộng như tôn giáo thỉ chúng ta có thể dự kiến được là niềm tin đó rất khó thay đổi bằng sừ dụng các phương tiện thông tin đại chúng.
* Giai đoạn 5: Tạo ra và thav đổi hành vi
Truyền thông thường dẫn đến kết quả là nâng cao nhận thức, thay đồi niềm tin nhưng vẫn có thể không tác động đến thay đổi hành vi. Điều này có thể xảy ra khi truyền thông không hướng vào niềm tin mà niềm tin đó có ảnh hưởng quan trọng nhất đến thái độ của một người hướng tới hành vi của họ.
12
* Giai đoạn 6: Nâng cao sức khỏe
Nâng cao sức khỏe chỉ xảy ra khi các hành vi đã được các đối tượng lụa chọn và thực hành một cách cẩn thận trên cơ sở khoa học, vì thế nó có tác động đến sức khỏe. Nếu các thông điệp lỗi thời hay không đúng có thể mọi người nghe và làm theo thông điệp nhưng không có tác dụng nâng cao sức khỏe, vấn đề cần thiết là đảm bảo các thông điệp và lời khuyên chính xác, đó cũng là một lý do vỉ sao mà Tổ chức Y tế thế giới UNICEF và UNESCO đã có sáng kiến đưa ra “Những điều cần cho cuộc sống” là các thông điệp về giáo dục sức khỏe để giáo dục cộng đồng.
4. MỘT SÓ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG
4.1. Mô hình Claude Shannon và Warren Wearver
Mô hình được hai tác giả phát triển vào năm 1947. Đây là một mô hình đặc trưng về truyền thông. Mô hỉnh này đưa ra bất kỳ hoạt động truyền thông nào cũng bao gồm 6 yếu tố: Nguồn tin; Mã hóa; Thông điệp; Kênh; Giải mã; Nhận tin.
Tác già cùa mô hình đã nhấn mạnh 3 vấn đề:
- Những tín hiệu truyền đi có đúng mẫu không: vắn đề kỹ íhuậl.
- Những tín hiệu truyền đi có mang đầy đù ý nghĩa không: vấn để nội dung.
- Tác động của thông điệp như thế nào đến đối tượng: vấn đề hiệu quà.
Sơ đồ 3: Mô hình Shannon - Wearver
13
Từ mô hinh cùa Shannon và Wearver, Harrold Lassvvell (1948) đưa ra công thức cùa quá trình truyền thông gồm 5 khâu như sau:
Ai? Nói gì? Qua kênh nào? Nói cho ai? Hiệu quả thế nào?
4.2. Mô hình chiến lược truyền thông
(The Strategic Communication Model)
Tất cả các tình huống truyền thông đều khác nhau, tuy nhiên có những câu hỏi chung được đặt ra cho bất kỳ một tình huống truyền thông nào. Những câu hỏi đặt ra sẽ giúp chúng ta đáp ứng tốt horn các tình huống cụ thể cùa truyền thông. Những câu hỏi đặt ra để phân tích những tỉnh huống truyền thông là:
- Động cơ: Câu hỏi vi sao phải truyền thông (Why)?
- Khán giả: Câu hỏi ai là đối tượng truyền thông (Who)?
- Loại: Câu hỏi loại truyền thông nào được áp dụng (What)?
- Áp dụng: Câu hỏi truyền thông như thế nào (How)?
Đây là những điểm để suy nghĩ có tính chiến lược nhằm thực hiện các hoạt động truyền thông. Áp dụng có hiệu quả nghĩa là cân nhẳc những gi người truyền thông có thể học được từ những câu hỏi chung này và áp dụng vào tình huống truyền thông cụ thể của minh.
Động cơ + Đối tượng + Loại truyền thông = Áp dụng hiệu quà 14
BÀI 2: NGUYÊN TẮC VÀ CÁC HÌNH THỨC
TRONG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC s ứ c KHỎE
G IỚ I THIỆU: TT - GDSK là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con nguời nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao súc khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Người cán bộ làm công tác truyền thông cần hiểu rõ các cơ sở khoa học cũng nhu các nguyên tắc, hỉnh thức cùa quá trình truyền thông để thực hiện công việc truyền thông đạt được kết quả cao nhất.
MỤC TIÊU
1. Trinh bày đuợc các cơ sờ khoa học cùa TT - GDSK.
2: Phân tích được các nguyên tắc trong TT - GDSK.
3. Liệt kê được các hình thức trong TT - GDSK.
NỘI DUNG
1. CO SỞ KHOA HỌC CỦA TRUYÈN THÔNG - GIÁO DỤC s ú c KHỎE 1.1. Co- sỏ' khoa học y học
TT - GDSK được coi là một phần của khoa học y học. Những kiến thức khoa học về sức khóe nói chung, sức khoe cộng đồng nói riêng cũng như những kiên thức bệnh tật: dấu hiệu, cách phát hiện, cách xử trí, điều trị và đe phòng bệnh tật, V V là rất cần thiết khỏng chi đối với Iiiỉười làm TT - GDSK. m à còn đôi với ca đoi tượng TT - GDSK Nhiệm vụ quan trọng cua TT - G D SK là phổ biến kiến thức của khoa học y học ưng dụng troníỉ thực tiễn chăm sóc bao vệ sức khóc cho cá nhân va cộng đôni»
15
1.2. Cơ sờ khoa học hành vi
Khoa học hành vi nghiên cứu những cách ứng xử cùa con người và vì sao con người lại ứng xử như vậy. Hành vi là một phức hợp những hành động chju ảnh hưởng cùa nhiều yếu tố: môi truờng, xã hội, văn hóa, kinh tế, di truyền,... Rất khó có thể phân định rõ ràng các nguyên nhân ứng xử của con người. Tuy nhiên, có thề thấy mỗi hành vi bao gồm 4 thành phần chủ yếu tạo nên: kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành. Hành vi sức khỏe thể hiện ờ:
Nhận thức của con người về tỉnh trạng bệnh tật của bản thân và cộng đồng, các dịch vụ y tế có thể sừ dụng được, các biện pháp có thể bảo vệ sức khỏe cùa bản thân và cộng đồng, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe,...
Thái độ đối với các vấn đề sức khỏe, các thói quen, lối sống, phong tục, tập quán, kể cả niềm tin có lợi và có hại đối với sức khỏe,. .
Những cách thực hành, biện pháp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cùa bản thân và cộng đồng, các yếu tố nguy cơ ảnh hường đến sức khỏe,...
1.3. Cơ sở tâm lý học giáo dục
Đối tượng TT - GDSK ờ mọi độ tuổi khác nhau. Hiểu biết tâm lý từng lứa tuổi là yếu tố thúc đẩy công tác TT - GDSK phù hợp. Trong TT - GDSK cho người lớn yếu tố thuận lợi cơ bản là người lớn có những điều kiện tâm lý cho việc học tập đạt kết quả tốt, đó là:
Thoải mái về tinh thần, thể chất và xã hội, tránh được các yếu tố bất lợi tác động từ bên ngoài và bên trong cản trở việc tiếp thu và thay đổi.
Nhận thức rõ mục đích cùa sự học tập, từ đó định hướng đúng đắn mọi hoạt động dẫn đến sự thay đổi.
Đuợc tích cực hóa cao độ để chủ động tham gia mọi hoạt động tập thề thay đổi hành vi sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Được đối xử cá biệt hóa trong khi học tập cho phù hợp với trình độ, nhịp độ và phong cách riêng của mỗi người.
16
Kinh nghiệm cùa mỗi người phải được khai thác, vận dụng để đóng góp vào lợi ích chung cùa tập thể và cộng đồng.
Được thực hành những điều đã học nham giải quyết các nhu cầu và các vấn đề sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Được biết về kết quả học tập và thực hành cùa mình thòng qua việc đánh giá và tự đánh giá để không ngừng hoàn thiện và duy trì sự thay đổi mình đã đạt được.
Tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát và điều chinh mọi hoạt động của bản thân trong học tập cũng nhu trong thực hành
1.4. Cơ sở tâm lý học xã hội
Giáo dục số đông đòi hỏi phải biết cách tác động có hiệu quả tới những hoạt động tinh thần của nhiều người và biết cách sử dụng những tác động tích cục cùa tập thể và xã hội đối với ý thức cùa tùng cá nhân.
1.5. Cơ sở tâm lý học nhận thức
Quá trình nhận thức của con người được chia thành hai giai đoạn: nhận thức cảrn tính bằng các giác quan và nhận thức lý tính bằng các thao tác tư duy. Có thể tóm tất quá trình nhận thức bằng công thức nổi tiếng cùa V.I. Lênin ưong lý thuyết phản ánh: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu lutmg rồi từ íư duy trừu tưc/ng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng cùa sự nhận thức chân lý, cùa sự nhận thức hiện thực khách quan
1.6. Lý thuyết phổ biến sự dẩi mới
Những thay đổi hành vi sức khôe cùa con người được coi là sự đổi mới. Giáo dục sức khỏe bao gồm các hoạt động truyền thông nhằm đạt được sự đổi mới đó. Phổ biến đổi mới là một quá trình phổ biến một sự đổi mới thông qua các kênh truyền thông trong một thời gian nhất định tới các thành viên của một hệ thống xã hội.
Con người chấp nhận sự đổi mới khác nhau theo trình tự: những người khởi sướng —» những người sớm chấp nhận —> nhũng người trong nhóm
17
“đa số sớm ” —* những người trong nhóm “đa số m uộn” —> những người lạc hậu, bảo thủ.
Những giai đoạn của sự chấp nhận đổi mới ờ một cá nhân hay một tập thể: Nhận ra sự đổi mới —* Hình thành một thái độ tích cực đối với sự đổi mới —► Thử nghiệm sự đổi mới —* Khẳng định một hành vi mới và thực hiện.
2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DSỨC KHỎE
Trong các hoạt động cộng đồng, nguyên tắc được coi là kim chỉ nam. Nguyên tắc rất cần cho các hoạt động của xã hội, y tế nói chung và nó cũng rất cần thiết cho các hoạt động TT - GDSK nói riêng. Để công tác TT - GDSK đạt hiệu quả cao, chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc đã được thống nhất.
2.1. Tính khoa học
Cần điều tra nghiên cứu toàn diện về mặt xã hội, tâm lý, kinh tế ờ mỗi địa phương và mỗi đối tượng TT - GDSK
Sử dụng các thành tựu khoa học mới nhất có thể thực hiện để mang lại hiệu quả cao với chi phí ít tốn kém.
Bảo đảm tính hệ thống và logic trong việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động GDSK thành một tổng thể thống nhất trong thời gian dài.
Lựa chọn phương pháp, phương tiện khoa học, hiện đại song phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
2.2. Tính đại chúng
Nội dung TT - GDSK phải xuất phát tù những nhu cầu sức khòe cùa cộng đồng và đáp ứng được các nhu cầu đó.
Động viên mọi người ở mọi tầng lớp, mọi thành phần, mọi lứa tuổi cùng tham gia thực hiện
Sừ dụng sức mạnh của các cơ quan, đoàn thể cùng phối hợp với ngành y tế.
Mọi phương pháp, phương tiện và nội dung TT - GDSK phải mang tính phổ thông, phù hợp với từng loại đối tượng
Phát động thành những phong trào quần chúng liên tục thực hiện các mục tiêu cùa chương trình TT - GDSK, phải trở thành một loại hình hoạt động xã hội rộng lớn, không ngừng phát triển (xã hội hóa).
2.3. Tính trục quan
Sử dụng các phương tiện minh họa cho nội dung giáo dục sức khỏe một cách sinh động và gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho đối tượng TT - GDSK.
Bản thân các cán bộ y tế phải gương mẫu trong mọi hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. Đây là mẫu hỉnh trực quan sinh động nhất.
2.4. Tính thực tiễn
Nội dung TT - GDSK phải nhằm giải quyết được các nhu cầu và vấn đề sức khỏe cùa cộng đồng một cách thiết thực và có hiệu quả cụ thể thì mới có sức thuyết phục cao.
Vận động người dân thực sự bắt tay vào, việc làm cụ thể nhằm biến đổi được chất lượng cuộc sống của chính họ. Từ đó nâng cao lòng tự tin vào sức mạnh cùa chính họ
Lây thực tiễn của những kềt quả hành động đó để giáo dục, đánh giá và cài tiến toàn bộ hệ thống kế hoạch, chương trình TT - GDSK.
2.5. Tính lồng ghép
Cần lồng ghép các chương trình TT - GDSK với nhau thì mới tiết kiệm được nguồn lực cùa cơ sờ y tế. Lồng ghép tốt thì cán bộ y tế mới có thể thực hiện được TT - GDSK đối với tất cà các chương trình
2.6. Tính vừa sức và vững chắc
Nội dung và phương pháp TT - GDSK phải thích hợp với đặc điểm của từng đối tượng
Phải lặp đi lặp lại dưới nhiều hình thức và phương pháp khác nhau đế củng cố nhận thúc và thay đổi dần thái độ hành động, tiến tới hình thành thói quen nếp sống mới hàng ngày cùa đối tượng.
19
2.7. Tính cá biệt và tính tập thể
Chọn cách tiếp cận và tác động khác nhau đối với từng cá nhân và từng tập thể cho thích hợp.
Tận dụng uy tín và vai trò cùa cá nhân đối với tập thể, đồng thời dựa vào công luận tiến bộ để giáo dục những cá nhân chậm tiến.
2.8. Tính tích cực, tự giác và sáng tạo
Phát huy cao độ mọi kinh nghiệm, tiềm năng sáng tạo của nhân dân để tìm ra và lựa chọn các giải pháp tối uu cho các vấn đề sức khỏe.
Đe mọi người tự giác chấp nhận cái mới, cái tiến bộ chứ không áp đặt, gò ép, ra lệnh.
Khẳc phục tính một chiều của thông tin GDSK và tính thụ động cùa đối tượng giáo dục bằng cách thảo luận bình đẳng với họ.
Sử dụng hệ thống kích thích tâm lý xã hội, kinh tế nhằm thúc đẩy tính năng động cùa đối tượng giáo dục.
3. CÁC HÌNH THỨC TRONG TRUYÈN THÔNG - GIÁO DSỨC KHỎE
Hỉnh thức TT- GDSK là phương thức chuyển tải nội dung cần truyền thông đến đối tượng.
3.1. Hình thức gián tiếp
Nội dung TT - GDSK được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến, đài phát thanh, loa truyền thanh, báo, tạp chí, bản tin,... và các phương tiện GDSK khác như áp phích, tranh gấp, tranh lật, mô hỉnh, hiện vật.
3.1.1. ưu điểm
Nội dung thông tin cần truyền đạt mang tính thống nhất, tin cậy và đến được nhiều nhóm đối tượng. Các nội dung được nhắc nhở và cùng cố thường xuyên. Thông tin đại chúng có khả năng truyền tin nhanh, nhậy, rộng khắp, khối lượng thông tin tới quảng đại quần chúng, và tạo ra dư luận, môi trường, xã hội thuận lợi cho việc thay đồi thái độ và hành vi cùa đối tượng.
3.1.2. Nhược điểm
Nội dung thông tin phục vụ quảng đại quần chúng nên không mang đặc thù cho từng đối tượng nhóm đối tượng. Thông tin đại chứng chi có khả năng cung cấp kiến thức, rất khó thu thập thông tin phàn hồi. Vì vậy riêng thông tin đại chúng khó làm thay đồi hành vi nhất là thái độ và thực hành cùa đối tượng. Ngoài ra thông tin đại chúng đòi hỏi phải có nhũng phương tiện, trang thiết bị như đài phát, vô tuyến, đài thu thanh, ...
3.2. Hình thức trực tiếp
TT- GDSK trực tiếp là một quá trinh liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng giữa người TT - GDSK với cá nhân hoặc một nhóm nguời nhận thông tin.
Thông điệp
Người làm Người đuợc TT - GDSK Phản hồi giáo dục
Sơ đò 4: Hình thức truyền thông - giáo dục sức khỏe trực tiếp
Các hình thức truyền thông trực tiếp thường được thực hiện tại cộng đồng là: Khuyên bảo, thăm gia đỉnh, thảo luận nhóm, hội họp,...
3.2.1. Ưu điểm
Trong quá trình truyền thông trực tiếp, người truyền thông có thể biết được đối tượng tiếp nhận các nội dung truyền đạt ra sao. Như vậy, có thể điều chình nội dung, cách truyền đạt cho phù hợp với nhu cầu, trình độ cùa đối tượng. Vì tiếp cận với từng nhóm đối tượng nên nội dung truyền đạt có thể biên soạn phù hợp. Đồng thời nó có thể giải quyết thoả đáng các thắc mắc cùa đối tượng. Người làm công tác này có cơ hội hiểu rõ nguyên nhân cốt lõi cùa vấn đề, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Phương pháp này quyết đjnh đến sự thay đổi hành vi của đối tượng.
21
3.2.2. Nhược điểm
Truyền thông trực tiếp chi tiếp cận được một cá nhân hoặc một nhóm đối tượng hạn chế. Vì vậy, khó có đù nhân lực tích cực và có đù kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng với nhu cầu thực tế. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào người truyền thông.
Tỏm lại: Vì mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên trong thực tế hai phương pháp này thường được sử dụng đan xen, phối hợp với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Ví dụ: Áp phích, băng video,... có thể dùng phối hợp với thảo luận trực tiếp. Việc truyền thông ít có hiệu quả thông qua việc sử dụng một phương pháp. Việc linh hoạt phối hợp các phương pháp với nhau đạt mục đích giáo dục tốt hơn.
22
BÀI 3: CÁC NỘI DUNG CỦA TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
G IỚI THIỆU: Nội dung bài học này nói về các nguyên tấc chinh để lụa chọn nội dung TT - GDSK và các nội dung cơ bản cùa từng nội dung cần TT - GDSK. Bên cạnh đó, bài học cũng trang bị cho người học cách soạn thảo nội dung TT - GDSK là một trong những kỹ năng quan trọng cùa cán bộ làm truyền thông.
MỤC TIÊU
1. Liệt kê được các nguyên tắc chính để lựa chọn nội dung TT - GDSK. 2. Trinh bày được các nội dung cơ bản cùa từng nội dung cần TT - GDSK. 3. Phân tích được cách soạn thảo nội dung TT - GDSK.
NỘI DUNG
1. CÁC NGUYÊN TẤC TRONG LỤA CHỌN NỘI DUNG TRUYÈTHÔNG - GIÁO DỤC s ủ c KHỎE
Có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe GDSK nhằm giúp mọi người biết loại trừ hoặc hạn chế các yếu tố có hại đến sức khòe và tạo nên các yếu tố nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Như vậy, nội dung của GDSK rất rộng, nó bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe thế chất, sức khóe tinh thần và sức khỏe xã hội GDSK không chi bao gồm về giáo dục phòng bệnh, phát hiện bệnh, điều trị bệnh, phục hồi chức năng mà còn nhằm nâng cao sức khóe
Có rât nhiều vân đồ sức khỏe, bệnh tật cẩn GDSK. Tuy nhiên, mỗi nơi môi lúc chúng ta cân lựa chọn những nội dung G D Sk cho phù hợp với cá nhàn, nhòm và cộng đồng. Lựa chọn nội dunu GDSK còn phụ thuộc vào lĩnh vực chuyên mòn của rìgựời thực hiện GDSK Dưới dây lá một số nguyên tắc trong lựa chọn nội dunií TT - GDSK
- Lựa chọn nội dung TT - GDSK phải đáp ứng các vấn đề sức khỏe ưu tiên
- Các nội dung cụ thể cần TT - GDSK cho đối tượng phải phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp cận cùa đối tượng.
- Nội dung phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn.
- Nội dung cần trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
- Nội dung được trình bày theo trình tự hợp lý.
- Nội dung được truyền tải đến đối tượng bằng các hình thức hấp dẫn.
2. CÁC NỘI DUNG ƯU TIÊN CÀN TRUYÈN THÔNG - GIÁDỤC SỨC KHỎE
Các nội dung ưu tiên cần TT - GDSK: giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ tré em, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe ở trường học, giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường, giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp...
2.1. Giáo dục sức khỏe bảo vệ bà mẹ và trẻ em
Bà mẹ và trẻ em là hai đối tượng chiếm khá đông trong xã hội (khoảng 60-70% dân số), nếu như sức khỏe bà mẹ trẻ em được bảo vệ và tăng cường thì cũng có nghĩa là về cơ bản sức khỏe của toàn xã hội được tăng cường.
2.1.1. Theo dõi thường xuyên sự phát triển của trẻ em
Dùng biểu đồ theo dõi tình hình sức khỏe trẻ em mà quan trọng nhất là cân nặng cùa trẻ em dưới 5 tuổi. Cân nặng phản ánh khá tốt tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe nhất là khi được theo dõi liên tục hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Cán bộ y tế cần hướng dẫn cho các bà mẹ thường xuyên theo dõi cân nặng cùa trẻ và đánh dấu vào biểu đồ tăng trưởng và biết được thế nào là trẻ phát triển bình thường, khi nào trẻ bị tụt cân phát triển không bình thường để có biện pháp xứ lý kịp thời.
2.1.2. Giáo dục bù nước kịp thòi bằng đường uống cho trẻ khi bị tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và tỷ lệ tử vong vẫn còn cao. Nhờ có biện pháp dùng Oresol và nước cháo muối... tỷ lệ tữ vong do tiêu chảy đã giảm rõ rệt
Cán bộ y tế cần hướng dẫn bà mẹ biết pha và sử dụng Oresol đúng cách cũng như các đung dịch bù nước thay thế khi trẻ bị tiêu chảy. Đồng thời, giáo dục bà mẹ biết được cách phát hiện và xù lý đúng khi trẻ bị tiêu chảy, tránh lạm dụng thuốc, thực hiện các biện pháp phòng chống tiêu chảy.
2.1.3. Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi dưõĩtg trẻ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ. cần giáo dục các bà mẹ biết bảo vệ nguồn sữa mẹ, cách nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cụ thể là:
- Cho trẻ bú ngay sau khi sinh, càng sớm càng tốt.
- Cho trẻ bú theo nhu cầu.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Từ tháng thú 7 trở đi, ngoài sữa mẹ cần phải cho trẻ ăn dặm (ăn sam, ăn bổ sung).
- Trẻ ốm vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ.
- Nên cai sữa muộn khi trẻ được 18 tháng tuổi trở đi.
- Chế độ ăn của mẹ trong thời gian cho con bú phải đủ chất và cân đối, không nên kiêng khem.
Ngoài việc giáo dục các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, cán bộ y tế cần hướng dẫn cho các bà mẹ cách cho trẻ ăn dặm đúng cách, biết lựa chọn và chế biến, cho trẻ ăn các thức ăn bổ sung. Đảm bảo cho trẻ ăn đủ số lượng và chất lượng.
25
2.1.4. Giáo dục về tiêm chủng phòng bệnh
Tiêm chùng là một nội dung dự phòng tích cực, quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Một biện pháp dự phòng cao đề phòng các bệnh lây truyền nặng ở trẻ em (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B....).
2.1.5. Giáo dục cho các bà mẹ các kiến thức về phòng chổng một số bệnh khác và các tai nạn thưtmg tích hay gặp ở trẻ
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp.
- Phòng chống khô mắt, mù lòa do thiếu vitamin A.
- Phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết...
- Phòng chống viêm não, viêm gan...
- Các tai nạn thương tích như điện giật, đuối nước, hóc dị vật thức ăn, bỏng. 2.1.6. Giáo dục các kiến thức bảo vệ sức khỏe bà mẹ
- Giáo dục kiến thức chăm sóc bà mẹ trước đẻ:
+ Khám thai định kỳ tối thiểu 3 lần trong thời kỳ mang thai và tiêm phòng uốn ván đù.
+ Phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và dị tật thai nhi.
+ Dinh dưỡng trong thời ký thai nghén.
- Giáo dục kiến thức chăm sóc bà mẹ sau đẻ:
+ Cho con bú sớm sau sinh.
+ Dinh dưỡng, nghi ngơi cho bà mẹ để đảm bảo đủ sữa cho con bú + Theo dõi sản dịch.
+ Hướng dẫn vệ sinh cá nhân.
- Giáo dục về dân số - kế hoạch hóa gia đinh:
+ Tầm quan trọng của sinh đẻ có kế hoạch.
+ Hiểu biết về các biện pháp tránh thai.
+ Lựa chọn và thực hiện các biện pháp tránh thai.
+ Thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con.
Các nội dung giáo dục có thê tóm tắt vào chuxmg trình: GOBIFFF G (Growth Chart): Theo dõi sự phát triển cùa trẻ bằng biểu đồ tăng trường 0 (Oresol): Bù nước và điện giải bằng đường uống
B (Breath Feeding): Cho trẻ bú mẹ
1 (Immunization): Thực hiện chương trình tiêm chùng mở rộng
F (Food Supplement): Cung cấp thực phẩm bổ sung cho trẻ em và bà mẹ khi có thai và nuôi con nhỏ
F (Family Planning): Thực hiện kế hoạch hóa gia đỉnh
F (Female Education): Giáo dục nhằm tăng cường khả năng hiểu biết chung cùa phụ nữ
2.2. Giáo dục dinh du&ng
Nội dung giáo dục dinh dưỡng tập trung vào các vấn đề chủ vếu sau: - Giáo dục kiến thức nuôi con cho các bà mẹ.
- Giáo dục ăn uống của bà mẹ có thai và cho con bú.
- Giáo dục bảo vệ nguồn sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Giáo dục về thúc ăn bổ sung cho trẻ.
- Giáo dục cách cho trẻ ăn khi bệnh tật.
- Cách phòng bệnh thông thường ở trẻ em dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Tạo nguồn thực phẩm bổ sung cho bữa ăn thông qua việc xây dựng hệ sinh thái VAC.
- Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống, phòng chống ngộ độc thức ăn.
27
- Giáo dục phòng chống các bệnh liên quan đến ăn uống, các bệnh do thừa dinh dưỡng hoặc ăn uống không hợp lý gây ra.
Những nội dung giáo dục dinh dưỡng và giáo dục sức khỏe bà mẹ trẻ em gắn liền với nhau. Vì vậy, cần lồng ghép với nhau và với các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác.
2.3. Giáo dục sức khỏe ở trường học
GDSK trường học không chỉ nhằm tạo khả năng bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mỗi học sinh mà còn tạo cho các em nhận thức rõ trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho người khác. Các nội dung GDSK ờ trường học liên quan đến sự phát triển kiến thức, thái độ và thực hành cùa học sinh về các vấn đề sức khỏe:
Kiến thức: các kiến thức cần trang bị cho học sinh như sau:
- Cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản và đại cương về: giải phẫu, sinh lý, phát triển thể lực, tinh thần của người bình thường, các yếu tố liên quan đến sức khỏe, thể lực và bệnh tật.
- Các bệnh lây nhiễm từ môi trường, các bệnh thường mắc ở tuổi học sinh.
- Các biện pháp vệ sinh phòng các bệnh thông thường và tăng cường sức khỏe.
- Các vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Thái độ: tạo cho học sinh có thái độ:
- Mong muốn đạt được mức sức khỏe tốt nhất.
- sẵn sàng thực hiện các biện pháp có lợi cho sức khỏe của mình, gia đình và cộng đồng.
- Chấp nhận trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho cá nhân minh và cho người khác.
- sẵn sàng cống hiến quyền lợi cá nhân vỉ sức khỏe của người khác 28
Thực hành:
- Thực hành các biện pháp vệ sinh, các thói quen lành mạnh cho sức khỏe ờ trường học cũng như ờ cộng đồng.
- Thực hành phòng chống bệnh học đường.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh tật. - Sử dụng các dịch vụ y tế cần thiết để bảo vệ và tăng cường sức khỏe. 2.4. Giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trưòng
Ở nước ta hiện nay những vấn đề hết sức cơ bản liên quan đến vệ sinh và bào vệ môi trường là:
- Giải quyết chất thải bỏ của người và súc vật.
- Giải quyết các chất thải trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. - Cung cấp nước sạch cho nhân dân.
- Khống chế và tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Vệ sinh nhà ở.
- Thực hiện các luật về bảo vệ môi truờng.
2.5. Giáo dục vệ sinh lao dộng, phòng chổng tai nạn và bệnh nghề nghiệp
Ngày nay do sự phát triển của sản xuất dẫn đến một số vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, các tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp... Giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp sẽ góp phẩn làm giảm các nguy cơ gây nên bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
Nội dung giáo dục chủ yếu:
- Giáo dục công nhân ý thức bảo vệ môi trường lao động.
- Giáo dục công nhân ý thức sử dụng các phương tiện phòng hộ lao động.
- Giáo dục ý thức phòng chống các bệnh nghề nghiệp.
- Giáo dục ý thức sử dụng an toàn các công cụ lao động, phòng chống tai nạn lao động.
- Giáo dục cách sơ cứu ban đầu các tai nạn và ngộ độc trong lao động. 2.6. Giáo dục phòng chổng bệnh tật nói chung
- Giáo dục phòng chống các bệnh lây nhiễm như:
+ Các bệnh phổ biến theo mùa, thành dịch: tả, lỵ, thương hàn... + Các bệnh do ký sinh trùng gây ra: giun sán, nấm...
+ Các bệnh xã hội: HIV/AIDS, giang mai, hoa liễu...
- Giáo dục phòng chống các bệnh không lây như:
+ Các bệnh tim mạch
+ Các bệnh ung thư
+ Bệnh đái tháo đường
+ Bệnh tâm thần
+ Các loại tai nạn
- Giáo dục phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp
- Giáo dục sử dụng thuốc đúng cách, tránh lạm dụng thuốc
3. CÁCH SOẠN THẢO NỘI DUNG GIÁO DỤC s ứ c KHỎE
3.1. Nguyên tắc soạn thào nội dung giáo dục sức khỏe: phải dựa vmục tiêu GDSK đã xác định và những kiến thức y học sẵn có, người làm GDSK phải nêu ra được những vấn đề cần phải GDSK:
- Những vấn đề mà đối tượng GDSK phải biết: Đó là những thông tin mà mỗi người dân phải biết và họ có thể tiếp thu và thực hiện được.
30
- Những vấn đề mà đối tượng GDSK cần biết (thông tin hỗ trợ): Giúp đối tượng hiều biết nhiều hơn, có liên quan mật thiết đến vấn đề cần giáo dục.
- Những vấn đề mà đối tượng GDSK nên biết: Giúp đối tượng nắm vững chù đề và có thể sẵn sàng giải đáp một số câu hòi thắc mắc.
Sơ đồ 5: Lựa chọn nội dung giáo dục sức khỏe
3.2. Nhũng yêu cầu của một bài giáo dục sức khỏe
- Viếí cho ai: cần phân tích đối tượng GDSK để chọn nội dung, cách hành văn cho phù hợp với từng nhóm đối tuợng, nhằm gây sự hứng thú cho người đọc.
- Viết cái gì: Viết những điều cần phải truyền đạt, đáp ứng đúng mục tiêu:
+ Lượng thông tin cần và đù: cung cấp thông tin một cách có hiệu quả là một vấn đề tiết kiệm. Viết càng ngắn gọn, dễ hiểu mà trình bày được đầy đủ thì thông tin càng hiệu quả. Nhiều thông tin quá dễ làm rối, khó tiếp thu.
+ Chỉ viết những vấn đề chắc chắn được khẳng đjnh, không viết những vấn đề còn đang nghiên cứu. Neu thông tin thiếu chính xác, chưa chắc chan, sẽ có nguy cơ mất tín nhiệm, thậm chí còn gây nguy hiếm.
31
- Viết như thế nào:
+ Viết theo thể chù động, có tính khẳng định chắc chắn.
+ Dùng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ địa phương, phù hợp với đối tượng giáo dục, không dùng từ khó hiểu, từ ngữ chuyên môn.
+ Đưa ra lời khuyên thiết thực với nhu cầu của người dân đề họ có thề làm theo được.
Tóm lại, bài viết phải thu hút được sự chú ý, đáp ứng được nhu cầu cùa người nghe. Sau khi đọc xong, người nghe có thể hiểu và làm theo được, để thay đổi hành vi sức khỏe của chính họ.
- Nếu bài viết để phát thanh: Đọc không quá 10 phút.
- Nếu bài viết để nói chuyện trực tiếp: Không quá 20 phút.
32
BÀI 4: MỘT SỐ KỸ NĂNG c ơ BẢN
TRONG TRUYEN THÔNG - GIÁO DỤC s ứ c KHỎE
GIỚI THIỆU: Để công tác TT - GDSK được thực hiện có hiệu quả, nguời cán bộ y tế vừa phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn vừa phải rèn luyện những kỹ năng TT - GDSK. Vì vậy nội dung bài cung cấp cho người học khái niệm và tầm quan ưọng của giao tiếp trong TT - GDSK, mô tả một số kĩ năng truyền thông cơ bản để áp dụng đạt hiệu quả cao trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhãn dân.
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các khái niệm, vai trò và tầm quan trọng của giao tiếp trong TT - GDSK.
2. Mô tả được các kỹ năng TT - GDSK cơ bàn.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG VÊ KỸ NĂNG GIAO TIÉP TRONG TRUYTHÔNG - GIÁO DỤC s ứ c KHỎE
1.1. Khái niệm
Giao tiếp là sự trao đoi thông tin giữa người với người băng một hệ thống ngôn ngữ chung như lời nói, cử chỉ, điệu bộ hay hành vi.
Nói một cách khác, giao tiếp là một quy trình có tính tương tác giữa hai hay nhiều người, bằng lời nói hay không lời và là một quá trình cùa xã hội nên muốn có giao tiêp hiệu quà cẩn phai rèn luyện thông qua các hoạt động xã hội.
1.2. Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp là nhu cầu cơ ban của con người Giao tiếp là hoạt động cơ bản của con người, là công cụ quan trọng nhất đổ con niỉười có thể chung tay xây dựng một xã hội nuay từ thời nguyên thuy
33
Giao tiếp chính là động lực thúc đẩy sự hinh thành và phát triển nhân cách. Nhờ có giao tiếp con người sẽ hiểu mình hơn, đồng thời hiểu đuợc tâm tư, tỉnh cảm, ý nghĩ, nhu cầu của người khác.
Giao tiếp hay bất kỳ kỹ năng nào khác đều là kết quả của quá trình tích lũy và học hỏi có khi là cả một cuộc sống. Ngày nay, giao tiếp vẫn là kỹ năng quan trọng nhất trong các hoạt động cùa con người nói chung và cùa cán bộ y tế nói riêng. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng truyền đạt thông tin vẫn đang là một khiếm khuyết chung trong phần lớn nhân viên y tế.
1.3. Tầm quan trọng của giao tiếp trong chăm sóc sức khỏe Giao tiếp với người bệnh
Giao tiếp cùa cán bộ y tế với người bệnh là sự tương tác có mục đích và có trọng tâm, nhằm vào các nhu cầu của nguời bệnh giúp người bệnh diễn tả được cảm xúc hay vấn đề có liên quan bệnh lý, điều trị hay chăm sóc. Như vậy, giao tiếp là trung tâm của mọi hoạt động chăm sóc; giao tiếp để thực hiện có hiệu quả các bước của qui trình điều dưỡng.
Giao tiếp với người thân của người bệnh
Gia đình, người thân của người bệnh có vai trò khá tích cực trong quá trinh điều trị và chăm sóc họ. Nếu người cán bộ y tế giao tiếp tốt với đối tượng này thì sẽ có tác động tốt đến người bệnh và kết quả điều trị. Vì vậy cán bộ y tế cần phải hiểu hoàn cảnh gia đình người bệnh, mối quan hệ và vai trò của người thân, gia đinh với người bệnh.
Giao tiếp với đằng nghiệp
Muốn hoạt động chăm sóc và điều trị người bệnh có hiệu quả, các thành viên trong nhóm phải có trao đổi thông tin, chia sẻ, phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong công việc.
34
Sơ đồ 6: Mối quan hệ đa chiều giữa cán bộ y tế, người bệnh và gia đình
2. MỘT SÓ KỸ NĂNG c ơ BẢN TRONG TRUYẺN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
2.1. Kỹ năng nói
Kỹ năng nói là khả năng sử dụng lời nói để truyền đạt thông tin, diễn đạt ý tưởng một cách chính xác và có sức thuyết phục hơn.
Trong lời nói, không phải chi cần quan tâm đến nội dung mà cả cách nói, cách diễn đạt. Một số nguyên tắc cơ bản khi nói như sau:
- Nói rõ ràng.
- Nói chính xác.
- Nói đầy đủ nội dung.
- Âm lượng: nói với mức độ to vừa phải, không nói quá to hay quá nhỏ. - Âm điệu: nói với tốc độ vừa phải, không nhanh không chậm.
- Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp phải thống nhất.
- Trong khi nói không nên dùng từ một cách cầu kỳ, hoa mỹ nên dùng từ dễ hiểu
- Nói đúng lúc, đúng chỗ.
- Thời gian giao tiếp phải thích hợp.
- Không khí giao tiếp phải nhẹ nhàng, cởi mở.
2.2. Kỹ năng đặt câu hỏi
Hòi (phòng vấn): nhằm thu thập thông tin cần thiết để phục vụ cho chẩn ỉoán, xử trí, chăm sóc người bệnh.
Đặt câu hòi để người nghe trả lời một cách tự nhiên, thoải mái và chia sẻ hông tin là rất quan trọng. Thường bắt đầu đặt câu hỏi từ câu chuyện mà người lệnh thuật lại.
Sử dụng câu hỏi đúng lúc giúp tránh phải hỏi quá nhiều và cho phép Ìgười điều dưỡng khai thác được nhiều thông tin hơn trong thời gian cho phép.
Có 3 loại câu hỏi hay được sừ dụng trong phỏng vấn:
- Câu hỏi đóng là loại câu hỏi giới hạn nội dung trả lời vào một từ là “có” hoặc “không”, “đúng” hoặc “sai”... Trong quá trình giao tiếp cần hạn chế câu hỏi đóng vì câu trả lời thường ngắn gọn, có ít thông tin do vậy cần phải hỏi thêm nhiều câu hỏi khác.
- Câu hỏi mờ là câu hỏi đòi hỏi người bệnh thường phải suy nghĩ, mô tà, diễn giải về điều ta muốn hỏi nên. Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng tại sao? Làm thế nào?... giúp người cán bộ y tế biết được ý kiến hay nhận thức cùa người bệnh về chủ đề cần trao đổi một cách đầy đủ. Nên sử dụng nhiều câu hỏi mờ trong quá trình giao tiếp để biết được nhiều thông tin.
- Câu hỏi định hướng (dẫn dắt) là câu hỏi mà cán bộ y tế hướng người nghe đưa ra câu trả lời mà cán bộ y tế mong muốn. Tránh sử dụng loại câu hỏi này.
Ví dụ: Chị thấy cho trẻ bú mẹ ngay trong vòng ] giờ sau sinh là rất tốt phải không?
- Khi đặt câu hỏi cần lưu ý:
+ Nhìn vào đối tượng
+ Hỏi từng câu hỏi một, tránh hỏi kiểu kiểm tra kiến thức hoặc hỏi liên tục, gây ức chế đối tượng.
+ Đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn ngọn, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng, để giúp cho đối tượng có câu trả lời đúng trọng tâm, có đù thông tin cho người GDSK.
+ Dùng những câu hỏi để giúp người nghe nói về trạng thái tinh cảm. hoàn cảnh và sức khỏe của mình.
+ Kết hợp các dạng câu hỏi.
2.3. Kỹ năng lắng nghe
Lang nghe tích cực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giao tiếp cùa điều dưỡng. Vì lắng nghe tích cực, điều duỡng mới giải mã, hiểu được những điều ẩn chứa phía sau các lời nói, cử chỉ hay biểu hiện cùa người bệnh.
- Lắng nghe chia ra làm 3 loại:
+ Lắng nghe không lời (độc thoại): thông tin được truyền theo một chiều, một người nói cho người khác nghe mà không có chiều ngược lại.
+ Lắng nghe có lời không ghi chú (đối thoại): thông tin truyền đi theo 2 chiều, vai trò cùa chủ thể giao tiếp luôn luôn thay đổi.
+ Lắng nghe có lời có ghi chú: thông tin được truyền đi theo 2 chiều và được ghi chú lại.
- Đẻ lắng nghe tích cực, người cán bộ y tế cần:
+ Ngồi thoải mái đối diện với người bệnh. Giữ khoảng cách đúng mức giữa CÁN BỘ Y TỂ với người nghe.
+ Giữ một thái độ cởi mở, không tỏ ra vội vã.
+ Không tranh luận, không cắt ngang lời đối tượng khi không cần thiết. + Duy trì tiếp xúc bằng mất vừa phải với người bệnh.
+ Không làm việc riêng khi đối tượng nói.
+ Tránh dùng những từ phê phán như: không đúng, sai, không tốt, xấu... vi nếu sử dụng những từ ngũ này sẽ làm đối tượng cảm thấy có lỗi hoặc sai sót và từ đó họ không dám nói hết những điều cần nói với bạn.
+ Hỏi lại những điều chưa hiểu hoặc nhắc lại những điểm chính mà đối tượng vừa trao đổi bằng ngôn từ tương tự nhưng ngắn gọn hơn để kiểm tra xem minh có hiểu đúng ý cùa đối tượng không.
+ Lắng nghe tích cực đòi hỏi người nghe không những phải nghe, mà còn quan tâm đến điệu bộ, các thay đổi âm điệu trong lời nói và phải hiểu cho được những điều mà bệnh nhân không thể nói ra được.
- Các yếu tố cản trở đến quá trình lắng nghe cùa cán bộ y tế:
+ Cán bộ quan liêu, kẻ cả, hấp tấp, vội vàng, căng thẳng tâm lý. + Ngồi không thoải mái.
+ Thiếu chú ý lắng nghe, phân tán tư tưởng.
2.4. Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát là sử dụng mắt để thu thập thông tin. Quan sát là một hình thức khác cùa lắng nghe, đòi hỏi sự chú ý và suy xét.
Các kỹ năng quan sát:
- Bao quát tất cả các đối tượng và tập trung vào từng cá nhân. - Phát hiện những biểu hiện khác thường ở từng đối tượng để điều chỉnh. - Nhắc nhờ, thu hút sự chú ý của đối tượng.
- Động viên sự tham gia của đối tượng.
- Giữ thái độ thoải mái, cởi mở, vui vẻ, tôn trọng đối tượng.
2.5. Kỹ năng giải thích
Trong quá trinh GDSK, người làm công tác này cần nắm vững các nội dung liên quan đến chù đề, đến vấn đề sức khoẻ mà đối tượng quan tâm.
Các yêu cầu khi giải thích:
- Nên giải thich một cách trình tự, lô gíc, đầy đù, rõ ràng.
- Nên sử dụng từ ngữ dễ hiểu, phù hợp với văn hoá địa phương.
- Trong quá trình giải thích, nên sử dụng các phương tiện trực quan (tài liệu huơng dẫn, tranh ảnh) để giúp đối tượng hiểu rõ vấn đề.
- Dành thời gian giải thích đầy đủ khi có những vấn đề vướng mắc.
- Luôn thể hiện sự tôn trọng đối tượng trong khi giải thích hoặc trả lời câu hỏi.
- Giải thích xong nên kiểm tra lại nhận thức cùa đối tuợng.
2.6. Kỹ năng phản hồi
Phản hồi là một quá trình thông báo cho nhau về những vấn đề đang trao đổi. Người nhận phản hồi sẽ nhận biết được những điều mà họ đã làm có hiệu quả. Phản hồi cũng là cơ hội và những gợi ý để thay đổi cách nhìn.
- Phản hồi có hiệu quả khi:
+ Đề cập đến thực tế chứ không phải con nguời.
+ Mô tả chứ không phải là phán xét hoặc diễn giải hành vi.
+ Phải đặc thù chứ không phải chung chung.
+ Phản hồi đúng khi cần thiết, ngay khi hành vi xuất hiện.
+ Phản hồi đưa cho người nhận cơ hội làm theo phản hồi.
+ Phản hồi cần có sự đáp ứng của người nhận.
- Phản hồi sẽ có hiệu quả nếu tuân theo 4 bước sau:
+ Cái gì bạn đã làm tốt? (phản hồi dương tính).
+ Cái gì bạn nên làm tốt hơn? (lời phê binh dương tính).
+ Bạn nên làm điều này tốt hơn như thế nào (cố gang đưa ra giãi pháp thay thế)
+ Bạn có hiểu không? (kiểm tra liệu người nhận phán hồi có hiểu biết hết ý nghĩa của những lời phản hồi).
39
Phản hồi chi có hiệu quả khi người nghe đón nhận nó như là một cơ hội để thực hành những yêu cầu mới về kiến thức, hành vi của họ. Phản hồi và thực hành nên xen kẽ nhau.
2.7. Kỹ năng khuyến khích, động viên, khen ngợi
- Khi góp ý đối tượng, nên bắt đầu bằng sự khen ngợi, c ố gắng tỉm những điểm tốt dù là nhỏ nhất cùa đối tượng để khen ngợi, khuyến khích, nhằm động viên, tạo sự tin tường cho họ.
- Không nên phê phán những hiểu biết sai, những việc làm chưa đúng hay chưa làm của đối tượng, một cách gay gắt.
- Nên tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ đối tượng thực hiện theo những yêu cầu hay thực hành những kỹ năng cần thiết.
2.8. Kỹ năng sử dụng tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe
- Cần chuẩn bị đầy đù những tài liệu, phương tiện, vật liệu truyền thông liên quan.
- Sử dụng các tài liệu, vật liệu thích hợp, đúng thời điểm để giúp minh họa, làm rõ nội dung TT - GDSK, làm tăng hiệu quả TT - GDSK.
- Nên sử dụng các tài liệu, vật liệu truyền thông đã được chính thức lưu hành, có cơ sờ khoa học.
- Để mọi đối tượng được nhìn rõ và được đọc tài liệu truyền thông. 40
BÀI 5: T ư VẤN s ứ c KHOẺ
GIỚI THIỆU: Hoạt động tư vấn nói chung và hoạt động tư vấn GDSK nói riêng ngày càng trờ nên quen thuộc trong đời sống xã hội. Với công tác chăm sóc sức khỏe thì tư vấn là một phần không thể thiếu trong phòng bệnh, điều trị, phục hồi chúc năng và bảo vệ, nâng cao sức khỏe con người.
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm, mực đích và các nguyên tắc tư vấn súc khỏe.
2. Mô tả đúng các bước trong tư vấn sức khỏe.
3. Vận dụng được các kiến thức đã học để thực hiện tư vấn sức khỏe cho người có nhu cầu.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG TƯ VÁN s ứ c KHỎE
1.1. Khái niệm tư vấn sức khỏe
- Tư vấn là một hoạt động mang tính trao đổi thông tin giữa người có nhu cầu tư vấn và người tư vấn, nhằm giúp người có nhu cầu tư vấn hiểu biết hơn về các van đề sức khoẻ cùa họ, tự tin khi quyết định thay đổi hành vi sức khoẻ.
- Tư vấn cũng là một tiến trinh giúp cho người có nhu cẩu tư vấn nàng cao nhận thức về sức khoẻ, tự tin vào bản thân, làm tiền đe cho việc tự giải quyết vấn đề sức khoè của chính minh
1.2. Mục đích tirvấn sức khóe
- Hỗ trợ về mặt tâm lý, kiến thức VC sức khoe lỉiủp cá nhàn thay dôi hành vi
41
- Hỗ trợ cho đối tượng giảm bớt sự mặc cảm về bệnh tật, những vấn đề trong cuộc sống, giúp họ ổn định về tinh thần, xây dựng nội lực để họ vượt qua mọi khủng hoảng.
- Tư vấn có tác dụng ngăn chặn tác hại và phòng tránh những điều không có lợi cho sức khoẻ.
2. NGUYÊN TẮC TƯ VÁN s ứ c KHỎE
2.1. Chọn thời điểm và địa điểm thích họp
Tư vấn có thể thực hiện bất kỳ ở đâu, vào bất kỳ thời gian nào phù hợp với khách hàng và công việc của người tư vấn. Nhưng tại mỗi cơ sở y tế nên bố trí phòng riêng cho công tác tư vấn, hoặc ở một nơi nào đó đảm bảo được tính riêng tư, sự thoải mái và bảo mật.
2.2. Xác định rõ nhu cầu cần tư vấn
Để giúp khách hàng lựa chọn được giải pháp đúng cho vấn đề sức khoẻ của họ thỉ người tư vấn phải xác định được nhu cầu tư vấn của khách hàng, vỉ vậy người tư vấn phải có kiến thức, kỹ năng giao tiếp và sự nhạy cảm để đánh giá đúng nhu cầu cùa khách hàng, cần sừ dụng các câu hỏi mở để đối tượng nói ra vấn đề một cách đầy đù. Người tư vấn cần sử dụng tốt kỹ năng nghe và quan sát.
2.3. Cung cấp thông tin cần thiết giúp khách hàng hiểu rõ vấn đề của họ
Ngoài giải thích để khách hàng hiểu rõ tình trạng sức khoẻ cùa mình. Cần cung cấp thêm một số tranh ảnh, tờ rơi có liên quan đến sức khoẻ cùa họ Các thông tin phải rõ ràng, dễ hiểu, liên quan đến các vấn đề sức khoẻ của khách hàng.
2.4. Thảo luận các biện pháp giải quyết vấn đề sức khoe thích họp
- Thảo luận cùng khách hàng để chọn các biện pháp giải quyết hữu hiệu nhất cho bản thân họ. cần thông tin tới khách hàng về tất cà các cơ sờ sẵn có, để họ tim đến sự hỗ trợ cần thiết khi có khó khăn về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.
42
- cố gắng đua ra ít nhất hai giải pháp, từ đó khuyến khích khách hàng suy nghĩ về hoàn cành cùa bản thân để đưa ra quyết định phù hợp.
2.5. Giữ bí mật và tôn trọng quyền riêng tu
Giữ bí mật: Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng vỉ chi người tư vấn đuợc biết những điều nhạy cảm, riêng tư cùa khách hàng được tư vấn. Người tư vấn phải tôn trọng những điều riêng tư cùa đối tượng được tư vấn, giữ bí mật với mọi người, có những vấn đề phải giữ bí mật ngay cả với người thân của khách hàng.
2.6. Không phán xét đối tượng tư vấn
Người tư vấn không phán xét kiến thức, thái độ, hành vi của khách hàng. Cần giải thích các vấn đề sức khỏe khách hàng đang gặp phải.
3. CÁC BƯỚC TƯ VÁN SỨC KHỎE
* Bước 1: Gặp gỡ tạo mối quan hệ tốt
- Tiếp đón, chào hỏi khách hàng niềm nở, gây thiện cảm để họ yên tâm ngay từ đầu khi tiếp xúc. Mời khách hàng ngồi ngang hàng với người tư vấn.
- Tự giới thiệu: Tên, chức vụ, nhiệm vụ chinh tại cơ sở y tế cùa người tư vấn.
- Sử dụng giao tiếp không lời tạo mối quan hệ thân thiết.
* Bước 2: Gợi hỏi
- Hỏi: Tên, tuổi, địa chi, hoàn cảnh sinh sống, gia đình, con cái, những thuận lợi hoặc khó khăn chính trong cuộc sống cùa khách hàng (nếu có).
- Hỏi về lý do khách hàng cần tư vấn bằng các câu hỏi mở để khách hàng có nhiều cách trả lời và khuyến khích họ nói ra những vấn đề sức khoẻ của mình. Nhu cầu tư vấn do khách hàng đặt ra, gợi hòi thêm các chi tiết cần thiết để hiểu rõ nhu cầu cùa khách hàng; biết được nhận thức, quan niệm, kể cả nỗi lo lẳng cùa khách hàng.
43
- Thái độ thân mật, gần gũi, lắng nghe, quan tâm, đồng cảm với khách hàng trong những vấn đề họ biểu lộ.
* Bước 3: Giới thiệu thông tin giúp xác định giải pháp
- Dựa trên nhu cầu của khách hàng, cung cấp những thông tin chính xác, phù hợp và cần thiết cho khách hàng.
- Cung cấp đù thông tin từng vấn đề và giới thiệu các giải pháp đề nghị khách hàng suy nghĩ, lựa chọn sao cho phù hợp với hoàn cảnh của họ.
- Luôn quan sát thái độ, cử chỉ của khách hàng và thỉnh thoảng đặt câu hỏi cho khách hàng trả lời về những điều đã giới thiệu để đánh giá họ có hiểu đúng các điều đã được nghe (phản hồi).
- Cần sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có về truyền thông tư vấn cùa cơ sờ kết hợp với phần ngôn ngữ để giới thiệu thông tin.
* Bước 4: Giúp đỡ đối tượng chọn và thực hiện giải pháp thích hợp nhất
Giúp khách hàng chọn một giải pháp thích hợp nhất, phù hợp với hoàn cảnh riêng của họ. Sự lựa chọn này phải do khách hàng chọn và quyết định, người tư vấn có vai trò giúp lựa chọn một giải pháp thích hợp.
Cán bộ tư vấn cần giúp khách hàng:
- Cân nhắc mặt lợi và mặt hạn chế của từng giải pháp.
- Xem xét những thay đổi kết quả chắc chắn xảy ra của mỗi giải pháp.
- Quyết định giải pháp tốt nhất: Là giải pháp có tính khả thi và đem lại sự cải thiện sức khoẻ nào đó.
* Bước 5: Giải thích để lựa chọn giải pháp
- Giải thích đầy đù với cách nói cụ thể, dễ hiểu, hạn chế từ chuyên môn, phù hợp với trình độ, nhận thức của khách hàng về những giải pháp họ đã lựa chọn.
- Cần phân tích rất khách quan mặt thuận lợi, ưu điềm và cả các mặt không thuận lợi, nhược điểm cùa giải pháp khách hàng đã lựa chọn. Không chỉ nói mặt tốt hoặc ngược lại chi nói mặt không tốt.
44
- Nếu phát hiện khách hàng có những quan niệm hay hiểu biết chưa phù hợp về giải pháp họ đã chấp nhận thi nhẹ nhàng góp ý, giải thích. Không được tỏ thái độ bực dọc, coi thường họ.
- Khuyến khích khách hàng đặt câu hỏi hoặc nói ra suy nghĩ hoặc thắc mac. * Bước 6: Gặp lại
- Căn dặn những trường hợp cụ thể cần trở lại ngay cơ sở y tế.
- Khi kết thúc cuộc tư vấn cần yêu cầu khách hàng nhắc lại những điều cơ bản đã thảo luận.
- Động viên và cảm ơn khách hàng đã đến để được tư vấn.
BẢNG KIẺM KỸ NĂNG TƯ VẨN
TT Nội dungLàm tốt
A. Gặp gỡ
1 Tiếp đón, chào hỏi khách hàng niềm nở
2 Tự giới thiộu: tên, chức vụ, nhiệm vụ
B. Gợi hỏi
3 Hỏi tên, tuồi, dịa chì của khách hàng
4Hỏi khách hàng về hoàn cảnh sinh sống, về gia dinh
5 Hòi về lý do khách hàng cần tư vấn
Nhu cầu tư vấn do khách hàng dặt ra, gợi
Chưa tốt
Không làm
6
hỏi thêm các chi tiết cần thiết dẻ hiếu rõ
nhu cầu cũa khách hàng
Thái dộ thân mật, gần gũi. lắng nghe, quan
7
tâm, dồng cảm với khách hàng trong những
vấn dồ họ biổu lộ
45
TT Nội dungLàm tốt
c. Giới thiệu thông tin
8Cung cấp những thông tin chính xác, phù hợp và cần thiềt cho khách hàng
9 Cung cấp đù thông tin từng vấn đề
Luôn quan sát thái dộ, cử chỉ cùa khách
Chua tốt
Không làm
10
hàng và thỉnh thoảng dặt câu hỏi cho khách hàng (thu thông tin phản hồi)
11Cần sử dụng tất cá các phương tiện truyền thông
D. Giúp đỡ
12Giúp khách hàng lựa chọn 1 giải pháp họ cho là tốt và phù hợp với họ nhất
E. Giải thích
13 Giải thích đầy dù, dễ hiểu
14Phân tích thuận lợi, ưu điểm và hạn chế của giải pháp khách hàng dã lựa chọn
Nếu khách hàng có những quan niệm hay
15
hiểu biết chưa phù hợp thì nhẹ nhàng góp ý, giải thích
16 Khuyến khích khách hàng đặt câu hỏi G. Gặp lại
17Căn dặn những trường hợp cụ thẻ cần trờ lại ngay cơ sở y tc
46
TÌNH HUÓNG TƯ VÁN
Một bà mẹ (BM) khoảng 60 tuổi đến trung tàm y tế đề nghị được gặp cán bộ y te (CBYT). Bà buồn bã trò chuyện và muốn nghe ý kiến của CBYT, nội dung câu chuyện như sau:
Cô con gái cùa bà đã lập gia đinh được may tháng nay. Vừa qua, cô mới phát hiện thấy người chồng có biểu hiện nghiện hút. Cô đi xét nghiệm máu và có kết quả HIV (+). Hiện tại cô rất muốn sinh con, nhưng bà mẹ không muốn, vỉ bà thương con, bà không biết khuyên giải thế nào, nên đến đây nhờ tu vấn.
Kịch bản
- BM: Chào chị, tôi tên là Minh đã về hưu ờ tổ 3 phường ta. Hôm nay, tôi đến đây mong được các chị giúp đỡ cho một việc (ngập ngừng).
- CBYT: (nói to): Vâng có gì đâu, mời bác cứ nói (mắt không nhìn bà mẹ, không tươi cười).
- BM: Thế này chị ạ (nói nhỏ dần) con gái đầu cùa tôi, nó bị nhiễm HIV từ chồng nó, mà nó rất mong có con, tôi thi không muốn thế, mà chẳng biết khuyên nó thế nào, chị có thể... (ngập ngừng).
- CBYT: (nói to liền một mạch): Ô thế à, bác cứ khuyên chị ấy không nên có thai làm gì, khổ con cô ấy, khổ cả bác nữa, đã thế mà còn muốn đẻ, không biết cô ấy nghĩ như thế nào.
- UM: Nó còn trẻ không biết gi đâu, chị cứ nói để tôi về khuyên nó.
- CBYT: Bác ơi, bác cứ nói với cô ấy là nếu đẻ là cô ấy không nuôi được đứa trẻ ấy, sức khoẻ cô ấy yếu đi nhiều đấy. Bác cứ nói thế là cô ấy sợ ngay ấy mà. Thôi cháu vội phải đi họp, cứ thế bác nhé.
- RM: Vâng, thôi cám ơn chị, tôi về khuyên nó. Chào chị (do dự). CẢU HÒI
1. Sử dụng bảng kiểm để đánh giá kỹ năng cùa CB tư vấn?
2. CB tư vấn cần điều chỉnh gi để cuộc tư vấn được tốt hơn?
3. Neu bạn là cán bộ tư vấn thi trong trường hợp này bạn sẽ thực hiện như thế nào?
47
BÀI 6: GIÁO DỤC sức KHOẺ CHO HỘ GIA ĐÌNH
GIỚI THIỆU: Phương pháp giáo dục sức khỏe cho hộ gia đình có nhiều ưu điểm. Khi đến thăm gia đình cán bộ y tế có thể kết hợp phát hiện và giải quyết ngay một số nhu cầu liên quan đến sức khỏe của các thành viên trong gia đinh với TT- GDSK, vì thế gia đình dễ tiếp nhận kiến thức, quan tâm và thay đổi hành vi.
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm, mục đích và nguyên tắc trong GDSK cho hộ gia đình.
2. Phân tích quy trình trong GDSK cho hộ gia đình.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM GIÁO DỤC s ứ c KHỎE CHO HỘ GIA ĐÌNH
Giáo dục sức khoẻ cho hộ gia đình là hình thức nói chuyện về sức khỏe, dựa trên các vấn đề sức khoẻ cần giải quyết tại hộ gia đình. Những lý do thực hiện giáo dục sức khỏe cho hộ gia đình:
- Xây dựng mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đinh.
- Đây là môi truờng quen thuộc nên đối tượng cảm thấy yên tâm, dễ tiếp thu.
- Trực tiếp quan sát được những biểu hiện liên quan đến vấn đề sức khỏe - Đưa ra lời khuyên sát thực.
2. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC s ứ c KHỎE CHO HỘ GIA ĐÌNH
Sử dụng phương pháp TT - GDSK tại hộ gia đình có nhiều ưu diêm Trước hết khi đến thăm hộ gia đinh, các cán bộ y tế, cán bộ GDSK xây dựng được mối quan hệ tinh cảm tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, vì thê
được sự ùng hộ và tin tường cùa các thành viên gia đình nói riêng và cộng đồng nói chung. Mặt khác được cán bộ y tế quan tâm đến thăm gia đinh nên các đối tượng trong gia đình dễ tiếp thu và dễ chấp nhận thay đổi hành vi theo hướng dẫn của cán bộ y tế, cán bộ TT - GDSK. Tại môi trường gia đình nên các thành viên gia đình có tâm lý thoải mái, tự tin để trình bày và nêu ý kiến của họ, hiệu quà giáo dục cao vi mọi người tập trung chú ý và dễ quan tâm thảo luận vấn đề hơn. Cán bộ y tế đến thăm gia đình trực tiếp quan sát được các vấn đề liên quan đến sức khỏe cùa các thành viên gia đinh nên việc TT - GDSK thiết thực với điều kiện, hoàn cảnh của gia đinh và đáp ứng đúng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cùa gia đình.
Thăm hộ gia đình là rất cần thiết, cán bộ y tế cần đến thăm hộ để: - Kiểm tra việc thực hiện các lời khuyên mà bạn đưa ra trước đó.
Vi dụ: Kiểm tra xem người mẹ biết theo dõi trẻ chưa. Biết cách chăm sóc rốn cho trẻ.
- Giúp đối tượng học thêm một số kỹ năng.
Vi dụ: Cách cho trẻ bú đúng, cách tắm cho trẻ...
- Thu thập các thông tin cần thiết:
Vỉ dụ: Số người trong một gia đình, những ai vừa chuyển đến, chuyển đi, có ai bị ốm. Phát hiện các vấn đề sức khoẻ mới nảy sinh.
- Tìm hiểu các hành vi ứng xù cùa các thành viên trong gia đình cũng như người chù trong gia đình. Bạn có thể tác động vào người chủ trong gia đình.
Vi dụ: Tim hiểu xem người chồng đã quan tâm đến vợ có thai hoặc vợ sau khi sinh và em bé chưa.
- Ngoài ra, thăm hộ gia đinh thường xuyên giúp bạn giữ mối quan hệ tốt với các gia đình
49
3. CÁC NGUYÊN TẮC KHI THĂM HỘ GIA ĐÌNH
- Bạn là khách. Hãy tôn trọng các quy tẳc xã giao, phong tục địa phương và cùa gia đình.
- Tạo không khí vui vẻ, cởi mờ. Tránh phê bình, chỉ trích vì làm như vậy lần sau họ không muốn tiếp bạn.
- Không nên nói dông dài những điều không cần thiết. Gia đình đó có thề bận nhiều việc khác.
- Ưu tiên đến thăm gia đình có người ốm, phụ nữ có thai, phụ nữ mới sinh.
- Khi đến thăm hộ gia đỉnh bạn hãy mang theo tài liệu truyền thông và sổ để ghi lại các thông tin cần thiết.
4. QUI TRÌNH THĂM HỘ GIA ĐÌNH
4.1. Trước khi đến với hộ gia đình
- Thu thập một số thông tin về hộ gia đình dự định đến và hàng xóm xung quanh.
- Hẹn trước với gia đình và đến vào thời gian thuận lợi, thích hợp. 4.2. Khi đến thăm hộ gia đình
- Nếu các thành viên gia đình chưa quen biết, cán bộ đến thăm hộ gia đình thực hiện TT - GDSK cần phải giới thiệu về minh để mọi thành viên trong gia đình biết.
- Cán bộ đến thăm hộ gia đình thực hiện TT - GDSK có thể mở đầu bằng thăm hỏi tình hình chung cùa gia đinh và thăm hỏi tình hình sức khỏe cùa các thành viên gia đinh.
- Nêu rõ mục đích của buổi đến thăm hộ gia đình và TT - GDSK.
- Hòi để phát hiện những người ốm đau bệnh tật để tư vấn giáo dục ngay (quan tâm đến trẻ em, phụ nữ, nguời cao tuổi trong gia đình, người mắc bệnh mạn tính, bệnh xã hội).
50
- Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của gia đình đối với vấn đề sức khỏe, bệnh tật liên quan cùa gia đình cần TT - GDSK.
- Thực hiện tư vấn giáo dục về chù đề theo kế hoạch đã chuẩn bị phù hợp với thực tế của gia đình. Nếu cần có những làm mẫu, hướng dẫn kỹ năng thực hành cho các thành viên trong gia đình.
- Sừ dụng từ thông thường, dễ hiểu, phù hợp với ngôn ngữ địa phương.
- Sừ dụng các tài liệu hỗ trợ, tranh ảnh, ví dụ minh hoạ cho các thành viên gia đỉnh dễ hiểu, dễ nhớ.
- Quan sát hộ gia đình để phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tư vấn cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
- Dành thời gian để thảo luận với các thành viên trong gia đình về vấn đề sức khỏe Hên quan và cách giải quyết vấn đề cùa gia đình họ.
- Tạo điều kiện khuyến khích mọi thành viên gia đình tham gia thảo luận và nêu câu hỏi cần thiết để hiểu rõ vấn đề và cách giải quyết.
- Trả lời rõ mọi câu hỏi và những hiểu biết hay nhũng thắc mắc của các thành viên trong gia đình nếu có.
- Không phê phán chê trách những hiểu biết chưa đầy đủ, thái độ chưa đúng, hành vi không phù hợp của các thành viên gia đình.
- Chú ý khen ngợi, động viên, khích lệ để tạo thuận lợi cho sự tiếp nhận và thay đổi hành vi sức khỏe của các thành viên gia đình.
4.3. Kết thúc thăm hộ gia đình
- Tóm tắt nhắc lại các điều mấu chốt đã tư vấn giáo dục cho gia đình thông qua việc hỏi kiểm tra lại các thành viên gia đinh.
- Nhấn mạnh những kiến thức phải biết, những việc cần làm cho các thành viên trong hộ gia đình
- Tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên gia đinh tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe cùa họ thông qua việc chỉ dẫn tới các địa chỉ cần thiết để tiếp tục nhận được các ý kiến tư vấn và sự hỗ trợ trong điều kiện cần thiết
- C hào hỏi và cảm ơn sự hợp tác, tiếp đón cùa gia đỉnh
TÌNH HUÓNG
Trong đợt đi thực tập cộng đồng tại xã Yang Tao, huyện Lắk, tinh Đắk Lắk, bạn cùng một cán bộ y tế cùa trạm đến thăm hộ gia đinh nguời đồng bào dân tộc Mnông. Ở đây hầu hết người dân thuần nông làm rẫy và cấy lúa nước. Họ ở trong những ngôi nhà sàn làm bằng tre, nứa; không có nhà vệ sinh mà chủ yếu đi tiểu ngoài nương rẫy. Quan sát xung quanh vườn nhà, bạn thấy có những lùm cây, nương bắp thỉnh thoảng có những đám phân người bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu quanh. Khi trò chuyện với các chủ gia đình về vấn đề này, họ cho rằng không có thói quen xây dựng nhà vệ sinh mà chi đi “đồng”.
CẢU HÒI:
1. Tinh trạng phóng uế bừa bãi cùa các hộ gia đình trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cộng đồng?
2. Người CBYT và bạn sẽ tư vấn, hướng dẫn cho các hộ gia đinh trên những gỉ để xử lý chất thải hợp vệ sinh dựa trên điều kiện thực tế tại địa phương?
52
BÀI 7: THẢO LUẬN NHÓM
GIỚI THIỆU: Phương pháp thào luận nhóm trong TT - GDSK là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực của các thành viên trong nhóm. Thông qua thỏa luận nhóm người cán bộ y tế thấy rõ được những hiểu biết, quan điểm của đối tượng về những vấn đề của họ và những vấn đề họ mong muốn giải quyết. Từ đó giúp cho đối tượng tìm ra, lựa chọn các giải pháp giải quyết vấn đề sức khỏe thích hợp.
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm, mục đích, nguyên tắc tổ chức một buổi thào luận nhóm trong TT - GDSK.
2. Mô tả được các bước tiến hành thảo luận nhóm.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận nhóm trong GDSK chính là ứng dụng nguyên lý "sự tham gia cùa cộng đồng" trong chăm sóc sức khoè ban đầu. Đây là hình thức GDSK rất có hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoè ban đầu.
2. MỤC ĐÍCH CỦA THẢO LUẬN NHÓM
- Nêu ra ý kiến từ suy nghĩ và kinh nghiệm cùa minh.
- Mở rộng và thay đổi những ý kiến cùa họ và họ sẽ thấy sáng tỏ về các quan điểm, thái độ, giá trị và các hành vi của minh
- Thống nhất các giải pháp, các hành động đế giải quyết vấn đề trong một số trường hợp nhất định.
3. CÁCH THỨC TỎ CHỬC
- Một cán bộ y tế làm nhiệm vụ hướng dẫn thảo luận, một người làm nhiệm vụ thư ký cùa cuộc thảo luận.
- Mỗi nhóm khoảng 8-10 người. Nên mời thêm những người có trách nhiệm trong cộng đồng và những người đã làm tốt đến dự.
- Chọn ngày, giờ, địa điểm thích hợp với những người đến tham dự để không làm ảnh hưởng đến sản xuất hoặc sinh hoạt cùa họ.
- Lồng ghép với các hình thức giáo dục khác (thông tin đại chúng, giáo dục tại trạm, thăm gia đình...).
4. NGUYÊN TẮC THẢO LUẬN NHÓM
- Phát huy tối đa sự chủ động của đối tượng.
- Lắng nghe mọi người nói và cố gắng nhận ra các nhu cầu khác nhau cùa đối tượng cũng như những phản hồi từ đối tượng.
- Khuyến khích mọi người tự xác định vấn đề và tự đề xuất cách giải quyết.
- Không áp đặt các ý kiến các giải pháp mà cố gắng gợi cho đối tượng tự phát hiện bằng các câu hỏi dẫn dắt thích hợp xây dựng điều mới biết dựa trên những gi mọi người đã biết.
5. CÁC BƯỚC TIÉN HÀNH THẢO LUẬN NHÓM
5.1. Chuẩn bị cho buổi thảo luận nhóm
- Một cán bộ y tế làm nhiệm vụ hướng dẫn thảo luận, một người làm nhiệm vụ thư ký của cuộc thảo luận.
- Xác định chù đề mà đối tượng quan tâm và cần giải quyết.
- Xác định đối tượng mời vào nhóm thảo luận. Tốt nhất nên mời những người cùng trình độ văn hóa, cùng lứa tuổi, cùng giới tính tham dự. Nếu tổ chức thảo luận nhóm hỗn hợp thi nên tránh mời những người có ý kiến áp đặt,
những người khó hoà hợp với nhóm thảo luận Mỗi nhóm thào luận mời khoảng từ 8 - 10 người.
- Thu thập thông tin về chủ đề sap thảo luận.
- Chuẩn bị địa điểm, chỗ ngồi, thời gian:
+ Chọn thời gian và địa điểm thich hợp để mọi nguời tham dự đầy đù.
+ Thông báo trước thời gian, địa điểm, chù đề rõ ràng cho đối tượng chủ động sắp xếp thời gian dự đông đù.
- Chuẩn bị phương tiện, nội dung, câu hòi cho chủ đề thảo luận. Người hướng dẫn thảo luận cần chuẩn bị :
+ Nội dung thảo luận bằng các câu hỏi trọng tâm để thảo luận. + Dự kiến các vấn đề có thể nảy sinh trong khi thảo luận.
+ Phương tiện liên quan để sử dụng hỗ trợ thảo luận như tranh ảnh, mô hình và ví dụ minh họa
Ví dụ: Thảo luận về một bệnh nào đó chúng ta cần chuẩn bị một số câu hỏi cho đối tượng thảo luận như sau:
- Anh chị hiểu biết gì về bệnh?
- Tác hại cùa bệnh là gì? Bệnh có là vấn đề quan trọng ở địa phương? - Nguyên nhân của bệnh là gì?
- Biểu hiện cùa bệnh đó như thế nào?
- Bệnh đó lây truyền như thế nào?
- Ai là những người dễ mắc bệnh? Tại sao?
- Cá nhân cộng đồng và gia đình có thể làm gi để tránh được bệnh? - Cần hỗ trợ gi để phòng chống bệnh?
55
5.2. Tiến hành thảo luận nhóm
- Giới thiệu người hướng dẫn và tất cả những người đến dự.
- Nêu chù đề sắp thảo luận.
- Trao đổi tìm hiểu về chủ đề sắp thảo luận: Họ đã biết gì? Đã làm gi? Trong khi thảo luận, người hướng dẫn thảo luận cần:
+ Động viên tất cả các thành viên tham gia ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm. + Tạo không khí vui vẻ, hứng thú, tin tường.
+ Giữ thái độ trung lập, không đưa ý kiến cá nhân, không tra xét ý kiến. + Khen ngợi ý kiến hay.
+ Sừ dụng phương tiện hỗ trợ thích hợp để đối tuợng dễ hiểu, dễ nhớ - Bổ sung thông tin chính xác và đầy đủ.
- Tìm hiểu xem đối tượng có khó khăn gi khi thực hiện hành vi mới. Nếu có hãy cùng mọi nguời thảo luận để giải quyết.
- Người thư ký cùa cuộc thảo luận cần quan sát và ghi chép lại những nội dung thảo luận, những vấn đề thống nhất, chưa thống nhất trong khi thảo luận, những kết luận cũng như số người tham dự, không khí trong buổi thảo luận, một số kinh nghiệm rút ra qua buổi thảo luận...
- Thời gian của cuộc thảo luận không nên kéo dài quá mà chỉ nên tồ chức trong vòng 1 - 2 giờ.
- Dự kiến các tình huống: Trong các cuộc thảo luận nhóm thường có 3 khuynh hướng như sau:
+ Người hướng dẫn thảo luận mang tính "độc đoán" luôn áp đặt các ý kiến cùa mình, cho rằng ý kiến cùa mình là hoàn toàn đúng, không để cho những người tham dự có cơ hội tự do phát biểu ý kiến và bày tỏ quan điểm cùa minh
56
+ Người hướng dẫn để các thành viên tham dự tự do phát biểu ý kiến, các ý kiến nêu lên có thể không sát với chù đề thảo luận. Đôi khi người hướng dẫn không quan tâm đến ý kiến cùa mọi người, có nhũng thành viên không tham gia ý kiến. Các ý kiến có thể không tập trung vào chủ đề trọng tâm trong cuộc thảo luận và cuối cùng có thề không đạt được mực tiêu của buổi thảo luận.
+ Thảo luận mang tính dân chù: Mọi người đều bình đẳng trong thảo luận. Người hướng dẫn khích lệ, tạo điều kiện để mọi thành viên bày tỏ ý kiến quan điểm và dẫn dắt thảo luận theo đúng các trọng tâm cùa chủ đề thảo luận, biết chủ động sử dụng thời gian trong thảo luận hợp lý. Cuối buổi thảo luận thường tóm tắt nội dung đã thảo luận và có thể có được những tiếng nói chung, những ý kiến kết luận quan trọng của buổi thảo luận.
Trong ba khuynh hướng trên, hướng dẫn thảo luận nhóm theo cách thứ ba sẽ đem lại kết quả tốt nhất.
Một cuộc thảo luận nhóm thành công sẽ bộc lộ được rõ những điều mà ta muốn biết thực sự về đối tượng. Thấy rõ được những hiểu biết, quan điểm cùa đối tượng về những vấn đề cùa họ và những vấn đề họ mong muốn giải quyết. Từ đó, cần giúp cho đối tượng tìm ra, lựa chọn các giải pháp và hoạt động thích hợp nhất với sự tham gia giải quyết cùa chính đối tượng.
5.3. Kết thúc thảo luận nhóm
- Cuối buổi thảo luận cần để cho các thành viên có ý kiến nhận xét về buổi thảo luận, hỏi họ xem có câu hỏi gi không, chia sẻ các quan điểm và kinh nghiệm với những người tham gia thảo luận.
- Tóm tắt kết quá cùa buổi thảo luận.
- Cảm ơn các thành viên đã tham dự và đóng góp những ý kiến bổ ích cho công tác giáo dục sức khoè.
57
BẢNG KIÊM KỸ NĂNG GIÁO DỤC sức KHỎE
THÔNG QUA THẢO LUẬN NHÓM
TT Các birớc tiến hành Có Không 1 Tác phong, thái dộ thân mật, đón tiếp đối tượng niềm nở
2 Giới thiệu dổ mọi người trong nhóm làm quen với nhau
3 Giới thiệu mục tiêu, nội dung, cách tiến hành thào luận,
thời gian ticn hành thảo luận (trong bao lâu)
4 Tiến hành cuộc tháo luận theo từng mục ticu dề ra
5 Đặt câu hỏi thào luận rõ ràng
6 Khuyến khích mọi thành vicn trong nhóm thảo luận
7 Giái đáp rõ ràng, mạch lạc những câu hỏi của đối tượng
8 Có thư ký quan sát, ghi chép các ý kiến thảo luận
9 Sử dụng các phương tiện TT - GDSK
10 Ngôn ngữ trong sảng, rõ ràng, mạch lạc, dỗ hiểu
11 Nhận xét két quá cuộc thảo luận trước khi kết thúc
12 Cảm ơn đối tượng và hẹn gặp lại
TÌNH HUÓNG
Vấn đề sinh đẻ kế hoạch ở bản Kha, xã Lúng Sui - SiMaCai rất nan giải. Đây là một bản vùng cao chù yếu là người HMông sinh sống, đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn, nhiều phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ còn mù chữ, tỷ lệ các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh đẻ áp dựng các biện pháp tránh thai mới đạt 20%. Cộng tác viên dân số đã mời được 10 phụ nữ ờ độ tuổi sinh đẻ có chồng đến.
CÂU HÒI:
Các bạn là cán bộ trạm y tể xã, hãy tiến hành cuộc thảo luận với nhóm phụ nữ bản đề TT - GDSK về sinh đẻ kế hoạch.
58
BÀI 8: PHƯƠNG PHÁP NÓI CHUYỆN
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
GIỚI THIỆU: Phương pháp nói chuyện giáo dục sức khoẻ giúp cho đối tuợng TT - GDSK trực tiếp được nghe nhũng thông tin mới nhất về vấn đề sức khoè có liên quan tới bản thân, gia đình và cộng đồng. Việc nắm chắc được các nội dung trong bài học giúp cho người học tổ chức thành công buổi nói chuyện sửc khỏe.
MỤC TEÊU
1. Trình bày được khái niệm, mục đich buổi nói chuyện sức khỏe trong cộng đồng.
2. Trình bày các bước tiến hành và phân tích một số điểm cần trảnh khi tổ chức buổi nói chuyện sức khỏe trong cộng đồng.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM
Là phương pháp TT - GDSK trực tiếp phổ biến tại cộng đồng. Có thể tổ chức riêng hoặc có thể lồng ghép trong các buổi họp dân, buổi tổng kết... Tồ chức các cuộc nói chuyện sức khoẻ giúp cho đối tượng TT - GDSK trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về vấn đề sức khoẻ có liên quan tới bản thân, gia đình và cộng đồng cùa đối tượng.
2. MỤC ĐÍCH NÓI CHUYỆN súc KHỎE
Các cuộc nói chuyện sức khoẻ có tác dụng chú yêu là có thể làm thav đổi nhận thức và giúp đối tượng suy nghĩ hướng tới việc thay đổi thái độ và hành vi. Tuy nhiên, để đối tượng thật sự thay đổi được hành vi, cần phải kết hợp với nhiều biện pháp giáo dục và sự hỗ trợ khác
3. CÁC BƯỚC TIÉN HÀNH BUỔI NÓI CHUYỆN sức KHỎE 3.1. Chuẩn bị cuộc nói chuyện sức khỏe
Trước khi tổ chức một buổi nói chuyện GDSK, cần tiến hành những việc làm sau đây:
- Xác định rõ chù đề cùa cuộc nói chuyện và chì nên khu trú vào một chủ đề nhất định.
- Xác định các đối tượng đích tham dự, thông báo trước ngày giờ, địa điểm để đối tượng chuẩn bị tới dự, nếu cần có thể thông báo một vài lần để tránh quên.
- Xác định nội dung cốt lõi cần trinh bày.
- Xác định khoảng thời gian trình bày.
- Xác định trình tự trinh bày.
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế địa phương.
- Chọn thời gian và địa điểm thích hợp.
3.2. Trong khi nói chuyện sức khỏe
- Khi nói chuyện cần phải hết sức tôn trọng đối tượng.
- Xây dựng tốt mối quan hệ với đối tượng trước cũng như trong khi nói chuyện.
- Giới thiệu mục đích, ý nghĩa cùa buổi nói chuyện.
- Sừ dụng lời nói ngôn ngữ địa phương, rõ ràng, mạch lạc.
- Trong khi nói chuyện nên sử dụng tranh ảnh, mô hỉnh và ví dụ để minh hoạ. Nếu có điều kiện thi sử dụng video, phim ...
- Cần phải bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh.
- Cho phép các đối tượng hỏi và thảo luận những vấn đề chưa rõ. 60
- Giải đáp các thắc mắc cùa đối tượng một cách đầy đủ.
- Không nên có định kiến với đối tượng giáo dục.
3.3. Kết thúc buổi nói chuyện sức khỏe
- Kiểm tra lại nhận thức cùa đối tượng.
- Tóm tẳt nội dung chính vừa trao đổi.
- Chỉ ra những lợi ích khi thực hiện hành động.
- Yêu cầu đối tượng thực hiện hành động.
- Cảm ơn sự tham gia cùa đối tượng để tạo điều kiện khuyến khích họ tham dự những lần sau.
4. MỘT SÓ ĐIẺM CÀN TRÁNH KHI NÓI CHUYỆN s ứ c KHỎE
- Nói lan man theo cảm hứng, không theo nội dung đã chuẩn bị, không chủ động về thời gian.
- Nói trùng lặp nội dung.
- Không quan tâm đến thái độ và sự lắng nghe cùa đối tượng.
- Không cho đối tượng có cơ hội nêu ra câu hỏi.
- Phê phán, chỉ trích các câu hỏi cùa đối tượng và các ý kiến không phù hợp mà đối tượng nêu ra.
- Phân bố thời gian nói chuyện sức khỏe không cân đối.
- Kết thúc vấn đề cùa buổi nói chuyện sức khỏe vội vàng không hợp lý. BẢNG KIÊM KỸ NĂNG NÓI CHUYỆN s ứ c KHỎE
TT Các birớc tiến hành Có Không 1 Tác phong, thái độ thân mật, đón tiếp đối tượng niềm nờ
2 Giới thiệu mục ticu, nội dung buối nói chuyện GDSK
3Cung cấp thông tin dầy du, khoa học. chính xác, sát mục ticu
dc ra
61
TT Các bước tiến hành Có Không 4 Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, dỗ hiểu, phù hợp với dối tượng
5 Minh hoạ bằng các ví dụ thực tế
6Sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp với nội dung giáo dục
7 Khuyến khích đối tuợng đặt các câu hòi
8Kiếm tra xem đối tượng hiểu, tin và sẽ thực hiện hành vi mới như thế nào
9Tham gia thảo luận, hỗ trợ đối tượng thực hiện và duy trì hành vi mới
TÌNH HUÓNG
Bản Ló, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên có nhiều gia đình không đố rác đúng nơi quy định, rác thải làm mất vệ sinh nơi công cộng và những gia đình gần đó, nhiều trẻ nhỏ thường chơi nô đùa ở khu vục gần bãi rác, trâu bò thả rông cũng ra đây tìm kiếm thức ăn. Được biết dịch bệnh tiêu chảy và một số bệnh truyền nhiễm khác vẫn xảy ra ở bản, đa số người dân không biết nguyên nhân gây bệnh nên vẫn duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày cùa họ là xả rác tùy tiện. Chính quyền địa phương chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề này.
CẢU HÒI
1. Nguyên nhân do đâu người dân bản Ló, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên không đổ rác đúng nơi quy định?
2. Là người cán bộ y tế em xây dựng kịch bản buổi nói chuyện sức khỏe để thay đổi hành vi đổ rác không đúng nơi quy định, qua đó làm giảm tỷ lệ người dân mắc các bệnh truyền nhiễm do môi trường không hợp vệ sinh?
62
BÀI 9: PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
TRONG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC sức KHOẺ
GIỚI THIỆU: Nội dung bài học này cung cấp kiến thức cơ bàn về phương pháp đóng vai trong TT - GDSK, khái niệm và mục đích cùa phương pháp, mô tả cách tổ chức một buổi TT - GDSK bằng phương pháp đóng vai.
MỤC TIÊU
1. Trinh bày khái niệm và mục đích phương pháp đóng vai trong TT - GDSK
2. Mô tà cách tổ chúc cho một buổi TT - GDSK bằng phương pháp đóng vai
NỘI DUNG
Đóng vai là phương pháp TT - GDSK hữu ich vi nó giúp phát triển kiến thức và kỹ năng thực hành các vấn đề liên quan đến sức khòe. Đóng vai hướng đến nhu cầu của đối tượng GDSK, cách tiếp cận thực hành sẽ giúp đối tượng mở rộng hiểu biết cùa các bên liên quan thông qua quá trình mô phỏng kinh nghiệm
1. KHÁI NIỆM
Đóng vai là phương pháp thường được sử dụng trong giảng dạy và học tập G D SK Đóng vai mô phỏng lại các tình huống và các vấn đề xảy ra trong đời sống thực tế, là cách tốt nhất đế rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng như tạo ra cho người đóng vai hình dung rõ các sự việc, vấn đề có thể xảy ra trong thực tế, vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm vào trong thực tế.
Ni>ười đóng vai nhận tinh huống mô ta nhân vật. Từ mô tả nhân vật, người dóng vai thục hiện các động tác và đối thoại. Người đóng vai cố gắng đc "nhập vai", nghĩa là cô gãng ứng xử như đôi với linh huống và vấn đê mà trong thực tê phải ưng xư nlur vậy
63
Đóng vai được kết luận bằng một cuộc trao đổi (thảo luận), củng cố các kiến thức, kỹ năng được giới thiệu trong buổi đóng vai.
2. MỤC ĐÍCH
- Bằng cách đóng vai với các tỉnh huống thực cùa đời sống, mọi người có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân cùa vấn đề và kết quả của nhũng hành vi mà mình thực hiện
- Đóng vai giúp cá nhân tỉm ra các cách để tăng cường mối quan hệ với người khác và tranh thù được sự hỗ trợ của mọi người để có cuộc sống khoẻ mạnh hơn.
- Giúp mọi người thu được các kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống, giao tiếp, xây dựng kế hoạch, đưa ra quyết định và cuối cùng đi đến việc xem xét các thái độ và hành vi sức khoẻ của họ.
3. TỎ CHỨC MỘT BUÓI ĐÓNG VAI TRONG TRƯYÈN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE
3.1. Chuẩn bị cho một buổi đóng vai
* Xác định mục tiêu GDSK cùa buổi đóng vai:
Các mục tiêu GDSK có thể gồm cả kiến thức cũng nhu thực hành: - Các kiến thức về vấn đề sức khỏe trong buổi TT - GDSK là gì?
- Có sự kiện hoặc tinh huống quan trọng là trọng tâm cùa buổi TT - GDSK không?
- Những kỹ năng gỉ đối tượng GDSK cần phải phát triển thông qua buổi TT - GDSK này? Đó có phải là mục đích tăng cường kiến thức hoặc phát triển các kỹ năng liên quan đến vấn đề sức khỏe?
- Có lồng ghép các quan điểm khác nhau về vấn đề sức khỏe không? * Xác định đối tượng GDSK:
Phương pháp đóng vai sử dụng chinh đối tượng TT - GDSK để truyền thông điệp đến những đối tượng khác nên việc xác định đối tượng vô cùng quan trọng. Cần chú ý những điều sau:
64
- số luợng người tham gia: Đóng vai thường tổ chức với một nhóm nhỏ. Một số người tình nguyện đóng vai, số khác ngồi xem và quan sát diễn biến xảy ra và chuẩn bị những ý kiến nhận xét.
- Đặc điểm cùa nhóm đối tượng tham gia TT - GDSK. Quan điểm của đối tượng về vấn đề súc khỏe.
- Ke hoạch phân vai cho đối tượng. Chọn vai ngẫu nhiên hay là sẽ cho phép đối tượng được lựa chọn vai cùa mình?
* Xây dựng kịch bản thực hiện trong buổi TT - GDSK
Chọn một tỉnh huống từ thực tế để làm sáng tỏ các nội dung cùa vấn đề sức khỏe. Bằng cách tái hiện các tình huống từ thục tế gần gũi với đối tượng, đối tượng có thể làm sâu sắc thêm sự hiểu biết cùa họ về vấn đề sức khỏe. Có thể lồng ghép nội dung, thông điệp về các vấn đề sức khỏe cần truyền thông đến đối tượng.
Khi lựa chọn tinh huống, cần lưu ý những nguồn lực gì đã có sẵn và liệu rằng đối tượng có thể có những kiến thức đó từ trước chưa. Các vấn đề có xung đột trong tình huống là gì? Các trướng hợp tạo ra xung đột? Để có phương án giải đáp khi xảy ra xung đột
* Kế hoạch tổ chức đóng vai:
Có bốn giai đoạn như sau: chỉ dẫn, tương tác, diễn đàn và phòng vấn. Bao gồm các yếu tố cho phép các đối tượng làm quen với tình huống, thực hiện vai diễn và thảo luận về các vấn đề sức khỏe.
- Thời gian đóng vai kéo dài khoảng 20 phút.
- Thảo luận sau khi đóng vai: đây là phần rất quan trọng. Thời gian thảo luận khoảng 20 - 30 phút. Thảo luận giúp mọi người tập trung vào chù đề GDSK liên quan tới các vai diễn. Hạn chế thảo luận về "diễn xuất" của các "diễn viên".
65
* Hoạt động khác: Chuẩn bị thời gian và địa điểm hợp lý, địa điểm đù rộng để những người đóng vai thực hiện được các hoạt động. Thông báo trước cho đối tượng và các bên liên quan về thời gian và địa điểm sẽ tổ chức các hoạt động TT - GDSK
3.2. Tổ chức đóng vai trong truyền thông - giáo dục sức khỏe * Giai đoạn chỉ dẫn
Giai đoạn này giúp những người tham gia đóng vai hiểu rõ ràng từ đầu vai của họ là gì, làm thế nào để tương tác với các vai diễn khác. Điều này thật sự cần thiết để cung cấp bối cảnh cùa tỉnh huống để đảm bảo rằng đối tượng hoàn thành các vai diễn theo yêu cầu cùa tình huống.
Giai đoạn chỉ dẫn là một cơ hội để người làm truyền thông có thể trực tiếp kiểm soát đối tượng diễn vai và truyền tải thông điệp truyền thông, cần có các phương thức tương tác để đối tượng hiểu rõ vai trò cùa mình trong tình huống.
Công việc cần thực hiện ở giai đoạn chi dẫn:
- Đảm bảo đối tượng hiểu rằng việc đóng vai được thực hiện như thế nào, đối tượng sẽ tương tác với các vai khác bằng cách nào.
- Giải thích phương thức tương tác cho từng giai đoạn của việc đóng vai. - Chì định vai diễn và phân bổ nguồn lực/tài liệu cho phù hợp. - Giới hạn thời gian thực hiện giai đoạn chỉ dẫn
* Giai đoạn tương tác
Giai đoạn tương tác là một cơ hội cho đối tượng đảm nhận vai của họ và phát triển mối quan hệ với các vai diễn khác. Nó phản ánh sự phát triển của tình hình thực tế, có thể đòi hỏi hướng dẫn chi tiết cho các hành động cùa các bên liên quan khác nhau hoặc giới thiệu một loạt các sự kiện có ảnh hường đến tình huống đó...
- Cho phép các đối tượng tương tác nhau về vai diễn
66
- Với tư cách là người trung gian, bạn có thế lồng ghép giới thiệu, giải thích các thông tin Giám sát những hoạt động tương tác để đảm bảo các vai được thực hiện một cách phù hợp và có môi truờng học tập an toàn.
- Xác định cơ hội tăng cường hiểu biết về vấn đề sức khỏe khi chúng phát sinh và đề xuất nguồn lực nhiều hơn nữa nếu cần thiết.
* Giai đoạn diễn đàn
Giai đoạn diễn đàn là giai đoạn những người tham gia tiến hành các tương tác trực tiếp. Mục đích là cho việc trao đổi để tình huống diễn ra với ý định đạt tới một giải pháp, các đối tượng có thể trao đổi quan điểm cá nhân về vấn đề sức khỏe đề cập đến trong tỉnh huống (có thể có sự điều chinh..
Cần hỗ trợ cho đối tượng tham gia để mang lại những vai đi đến kết luận. Đôi khi không đi đến kết luận có thể được thảo luận trong giai đoạn phỏng vấn.
* Giai đoạn phỏng vấn
Giai đoạn phỏng vấn là yếu tố quan trọng nhất của đóng vai. Điều quan trọng là đối tượng ra khỏi vai của họ trọn vẹn cho phiên phỏng vấn để họ có thể phản ánh về vai của họ và những vai diễn khác một cách khách quan.
- Thảo luận về những gì đã xảy ra trong đóng vai.
- Rút ra các vấn đề và khái niệm đã được chú ý trong đóng vai và so sánh chúng với tỉnh huống trong thực tế. Điều gi xảy ra trong vai đó mà lại không xảy ra trong thực tế và lý do tại sao?
- Phản ánh những gi được học từ đóng vai, tập trung không chi vào tình huống đã được mô phỏng mà còn là những kỹ năng đối tuợng đã thực hiện trong suốt quá trinh đóng vai để sửa đổi họ.
- Đánh giá vai cùa đối tượng và nhận được phản hồi từ đối tượng về kiến thức này.
4. NHỮNG ĐIÊU CÀN LƯU Ý KHI s ử DỤNG
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chú đề GDSK, phù hợp với đặc điểm đối tượng GDSK
67
- Tỉnh huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép. - Tình huống phải có nhiều cách giải quyết.
- Tình huống cần để mở để đối tượng tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “kịch bản”, lời thoại.
- Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai
- Phải dành thời gian phù hợp cho đối tượng thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai.
- Trong khi đối tượng thảo luận và chuẩn bị đóng vai, nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ đối tượng khi cần thiết.
- Các vai diễn nên để đối tượng xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận.
- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.
68
BÀI 10: PH irơN G PHÁP LÀM MẨU
TRONG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC s ứ c KHOẺ
GIỚI THIỆU: Nội dung bài cung cấp cho người học những kiến thức cơ bàn về phương pháp làm mẫu trong TT - GDSK, khái niệm, mục đích của phương pháp, mô tả cách tổ chúc một buổi TT - GDSK bằng phuơng pháp làm mẫu.
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm, mục đích phương pháp làm mẫu trong TT - GDSK.
2. Mô tả cách tổ chức cho một buổi TT - GDSK bằng phương pháp làm mẫu.
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM
Làm mẫu (trình diễn) là một trong những phương pháp TT - GDSK mang lại hiệu quả cao trong việc hướng dẫn đối tượng truyền thông thực hiện các kỹ năng liên quan đến bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Cán bộ truyền thông sẽ giải thích và làm mẫu các kỹ năng theo chủ đề GDSK để đối tượng quan sát theo các giai đoạn giúp đối tượng học và thực hành đúng các kỹ năng.
2. MỤC ĐÍCH
- Cung cấp thông tin và các kiến thức cần thiết về kĩ năng
- Chỉ rõ kỹ năng được thực hiện như thế nào, nhấn mạnh những bước quan trọng và các van đề an toàn
- Tạo điều kiện cho đối tượng được thực hành nhiều lần và giải đáp các tliẳc mắc cùa đối tượng khi thực hiện kỹ năng
69
3. TÓ CHỨC MỘT BUỎI TRUYÈN THÒNG - GIÁO DỤC sKHỎE VỚI PHƯƠNG PHÁP LÀM MẪU
3.1. Chuẩn bị cho một buổi làm mẫu
- Xác định chù đề: cần cho đối tượng học kỹ năng gì thì tổ chức làm mẫu kỹ năng đó.
- Số lượng đối tượng tham gia: có thể dùng cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Nếu đối tượng tham gia quá đông thì sẽ ít có dịp để quan sát, thực tập kỹ năng hoặc nêu câu hỏi.
- Các phương tiện: làm mẫu là trình bày các kỹ năng bằng việc làm cụ thể, nên phải có các dụng cụ, mô hình, hiện vật, cũng có thể là những tấm áp phích, tấm ảnh. Buổi làm mẫu phải thực tiễn, phù hợp với phong tục địa phương, hiện vật phải quen thuộc với đối tượng tham gia.
Ví dụ: làm mẫu về dinh dưỡng ờ xôm/thôîu'bàn thì dùng củi, nồi xoong... để nấu nướng.
- Cần lên danh sách các dụng cụ, vật liệu cẩn thận và chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng. Tốt nhất có đủ để mỗi đối tượng tự thực hành.
- Địa điểm: Phải đủ rộng để đảm bảo mọi người xem được làm mẫu và thực hành được kỹ năng.
- Thời gian, thời điểm: lựa chọn cho phù hợp và đảm bảo đù để thực hành và giải đáp các câu hòi.
3.2. Tổ chức làm mẫu
* Bước 1 : Giải thích nội dung và kỹ năng sẽ làm mẫu.
Truyền thông viên cần cung cấp những thông tin liên quan để đối tượng hiểu rõ về vị tri, vai trò và sự cần thiết cùa kỹ năng trong chăm sóc sức khỏe, cung cấp kiến thức cần thiết để đối tượng hiểu tại sao và kỹ năng sẽ được thực hiện như thế nào?
70
cần giới thiệu mô tả hiện vật, tranh, các phương tiện sử đụng trong quá trinh thực hiện kỹ năng.
Khuyến khích đối tượng đặt câu hỏi
* Bước 2: Tiến hành làm mẫu theo các giai đoạn:
- Giới thiệu tổng quan về kỹ năng.
- Thực hiện kỹ năng với tốc độ bình thường.
- Thực hiện kỹ năng với tốc độ chậm, có miêu tả từng bước: chỉ rõ kỹ năng được thục hiện như thế nào? Nhấn mạnh những bước quan trọng và những vấn đề an toàn khi thực hiện kỹ năng.
- Tạo điều kiện cho đối tượng đặt câu hỏi để hiểu rõ các bước thực hiện kỹ năng trước khi vào thực hành.
* Bước 3: Đối tượng làm mẫu lại (Thực hành từng bước).
Đẻ một nguời trong nhóm làm mẫu lại, mọi nguời trong nhóm quan sát, nhận xét các thao tác. Cán bộ truyền thông cần hỗ trợ để đối tượng có thể hoàn thành các bước thực hiện kỹ năng, kết hợp giải thích.
* Bước 4: Đối tượng thực hành (Thực hành có hướng dẫn và thực hành độc lập).
Để từng người trong nhóm thực hành, cần đi khắp nhóm quan sát để sủa chữa cho đúng động tác. Tốt nhất là để hai nguời một nhóm, một người làm, người kia quan sát, góp ý và đổi lại. Như vậy, họ có thể tự góp ý và giúp đỡ nhau.
Mức độ quan sát, theo dõi và chi dẫn cùa cán bộ truyền thông sẽ giảm dần qua từng giai đoạn.
* Bước 5: Ket thúc làm mẫu.
Giai đoạn này cán bộ truyền thông tiến hành với hình thức cả nhóm để nhận xét đánh giá quá trình thực hành cùa đối tượng và rút kinh nghiệm.
71
Trước khi kết thúc buổi làm mẫu hãy kiểm tra từng người xem họ đã thực hành đúng kỹ năng mới học chưa.
Khuyến khích đối tượng nêu ra các thắc mắc cùa bản thân để được giải đáp, cùng cố lại các nội dung đã thục hành.
4. MỘT SÓ LƯU Ý KHI TỎ CHỨC TRUYÈN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BẢNG PHƯƠNG PHÁP LÀM MẢU
- Nói thật chính xác với đối tượng là bạn sẽ làm mẫu cái gì? Nêu khái quát toàn bộ kỹ năng ngay từ đầu.
- Phát bản qui trình thực hiện kỹ năng và giải thích rõ.
- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý sao cho mọi người đều nhìn thấy và nghe rõ. - Thao tác các bước thực hiện một cách chậm rãi và chuẩn xác.
- Chỉ làm mẫu theo một qui trình. Đó là qui trinh tốt nhất, phổ biến nhất. Không nên để đối tượng nhầm lẫn khi sử dụng nhiều qui trình khác nhau.
- Nhấn mạnh các bước quan trọng và những điểm an toàn khi thực hiện. Có thể tạm dừng ở những bước quan trọng để kiểm tra mức độ hiểu biết cùa đối tượng và đánh giá sự tập trung theo dõi của đối tượng.
72
BÀI 11: CÁC PHƯƠNG TIỆN s ử DỤNG TRONG
TRUYỀN THÔNG - GIÁÒ DỤC s ử c KHỎE
GIỚ I THIỆU: Nội dung bài trang bị cho người học kiến thức về các loại phương tiện sử dụng trong TT - GDSK, khái niệm, phân loại phương tiện TT - GDSK. Giúp người học mô tả một số phương tiện phổ biến được sử dụng, phân tích được tiêu chuẩn của phương tiện và qui trình thừ nghiệm, đưa phương tiện TT - GDSK mới vào sử dụng đại trà. Từ những kiến thức này người học sẽ áp dựng linh hoạt và sử dụng các phương tiện TT - GDSK đạt hiệu quả cao.
MỤC TIÊU
1. Trình bày đuợc khái niệm, phân loại phương tiện TT - GDSK. 2. Mô tả được một số phương tiện truyền thông TT - GDSK. 3. Phân tích được tiêu chuẩn, thử nghiệm phương tiện TT - GDSK. NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM
Phương tiện TT - GDSK là những phương tiện giúp chúng ta chuyển các thông điệp sức khoẻ tới người dân.
2. PHÂN LOẠI
2.1. Lời nói
- Là phương tiện tốt nhất, đơn giản nhất, không tốn kém, linh hoạt, có thể thích ứng tuỳ theo sự cảm nhận cùa đối tượng.
- Tuy nhiên, dùng lời nói cũng hạn chế là người nghe thường dễ quên, khó tiếp thu, không có cơ sờ tra cứu
- Vì thế, muốn đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người nói phải có lượng thông tin thiết thực vừa đù và chăc, khi nói cần phái minh hoạ băng dụng cụ trục quan, lời nói phải đi đôi với việc làm thực tế, thiết thực
73
2.2. Cử chỉ, điệu bộ (ngôn ngữ thân thể)
Các cử chi và điệu bộ nhằm minh hoạ cho nội dung của lời nói, vì vậy đòi hòi các động tác phải chính xác, thị phạm, thuần thục, mang tính giáo dục cao.
2.3. Các phưong tiện truyền thông đại chúng
Có tác dụng minh hoạ, bổ khuyết cho lời nói, thích hợp với mọi đối tượng, mọi nơi. Nhưng phải chuẩn bị công phu, sáng tạo, nhiều khi tốn kém. Có rất nhiều các phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau, phổ biến nhất là phát thanh, truyền hỉnh, báo chí và hiện nay có thêm Internet.
2.3.1. Phát thanh
Có thể truyền tải các nội dung GDSK dưới nhiều hinh thức, rất thích hợp với điều kiện cùa các tuyến cơ sờ. Các nội dung GDSK được chuyển tải đến người dân có thể là những bài viết nói chuyện chuyên đề sức khỏe, các cuộc phỏng vấn, hỏi đáp về các vấn đề sức khỏe... để nâng cao nhận thức cùa người dân.
- Ưu điểm:
+ Đưa thông tin đến nhiều người cùng một lúc.
+ Tạo dư luận trong người dân.
+ Thông tin, thông báo có thể phát lại nhiều lần với chi phí thấp.
+ Giúp đem lại những thông tin cần thiết kể cả cho những người không biết chữ.
- Nhược điểm:
+ Thời điểm, thời lượng của chương trình phát thanh.
+ Thông tin chi một chiều nên dễ gây hiểu nhầm.
2.3.2. Truyền hình
Truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng mạnh nhất vỉ khả năng bao phù thông tin rộng và tính hiệu quả cùa nó. Trong y tế, ở vùng thành thị hay nông thôn truyền hình được dùng như một phương tiện hỗ trợ đắc lực.
- ư u điềm:
+ Ket hợp hình ảnh và âm thanh, truyền hinh có khả năng truyền đạt các nội dung gày ấn tượng, nhớ lâu và tính thuyết phục cao
+ Tác động lớn đến nhiều người, có thể mở rộng kiến thức, ảnh hưởng đến dư luận.
- Nhược điểm:
+ Chi phí thực hiện chương trinh truyền hỉnh cao hơn phát thanh + Có thể ảnh hưởng bởi vùng phù sóng.
2.3.3. Báo chí
Báo và tạp chí là một phương tiện tương đối hiệu quả để nâng cao nhận thức cùa đối tượng về một vấn đề sức khỏe nhất định. Báo và tạp chí tiếp cận đuợc nhiều đối tượng khác nhau như các lãnh đạo ban ngành, cán bộ viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động...
- Ưu điểm.
+ Cung cấp thông tin cập nhật, khoa học về sức khỏe phòng tránh bệnh tật.
+ Sử dựng báo chí rất phổ biến, có thể đọc lại nhiều lần, giữ làm tài liệu tham khảo dùng trong các buổi nói chuyện sức khỏe, thảo luận nhóm trong cộng đồng.
- Nhược điểm:
+ Đối tượng phải biết chữ, tốn một ít chi phi về in ấn.
+ Khả năng tiếp cận thông tin được thể hiện trên báo ở các đối tượng khác nhau nên cần sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung ngan gọn và thích hợp cho các đối tượng.
+ Nếu đua tin không chính xác, rất khó đế sửa lại.
75
2.3.4. Rảo điện từ, internet
- ư u điểm:
+ Lượng thông tin lớn, đa dạng.
+ Thông tin được cập nhật nhanh.
- Nhược điểm:
+ Chi phù hợp với người có kỹ năng sử dụng máy tính và internet. + Người sử dụng phải biết cách kiểm chứng các nguồn thông tin. 2.4. Phương tiện trực quan
Phương tiện trực quan là những vật giúp chúng ta truyền đi các thông điệp sức khỏe thông qua nhìn hình ảnh, hỉnh vẽ, chữ viết, biểu tượng... Được sử dụng hỗ trợ trong truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp.
Các phương tiện trực quan được sử dụng trong TT - GDSK là áp phích, tranh gấp, tranh lật, tờ rơi, tranh vẽ... Có tác dụng minh hoạ, bổ khuyết cho lời nói, thích hợp với mọi đối tượng, mọi nơi, nhưng phài chuẩn bị công phu, sáng tạo, nhiều khi tốn kém
2.4.1. Áp phích
- Là một tờ giấy khổ lớn rộng chừng 60cm, cao 90cm, với những chữ và hình vẽ các biểu tượng để truyền đạt một nội dung.
- Mục đích:
+ Cung cấp một thông tin hay một lời khuyên.
+ Cung cấp các phương hướng hoặc chỉ dẫn.
+ Thông báo những sự kiện và những chương trình quan trọng.
- Cách sử dụng: Chù yếu treo/ dán ở nơi cộng cộng hoặc sử dụng trong thảo luận nhóm.
+ Treo/ dán tại những nơi có nhiều người qua lại: chợ, trường học, phòng khám...
76
+ cần tránh bị mưa gió, gây hư hỏng.
+ Treo/ dán ngang tầm mắt để mọi người dễ dàng quan sát.
+ Không để áp phích quá lâu, quá cũ mọi người sẽ không chú ý. + Không nên dán áp phích ở những nơi thiêng liêng, đặc biệt. 2.4.2. Tranh lật
- Tranh lật là một bộ gồm nhiều áp phích được trình bày nối tiếp nhau. Mỗi tờ tranh có 2 mặt. Mặt truớc là hình ảnh minh họa. Mặt sau tranh là lời gồm những nội dung chính cần truyền đạt về chù đề đó.
- Mục đích: Tranh lật chỉ dùng trong khi truyền thông với cá nhân hoặc với nhóm. Không thể trình bày tranh lật ở nơi công cộng như áp phích.
- Cách sử dụng tranh lật:
+ Nếu cuốn tranh lật có nhiều chù đề thì phải lựa chọn trước khi trình bày. Một buổi nói chuyện chỉ cần giới thiệu 1 - 2 chủ đề.
+ Đặt các câu hòi thào luận xung quanh chủ đề của ưanh lật.
+ Trước khi lật sang tấm sau, phải giảng giài tỳ mỷ tấm trước, khi hết phải lật lại từ đầu để giúp mọi người nhớ các ý chính.
+ Khi sử dụng tranh lật có thể đặt trên bàn hoặc người trình bày cầm trên tay. Phần tranh quay về phía đối tượng để đối tượng có thể nhìn thấy tranh rõ. Phần lời quay về phía truyền thông viên để có thể xem được các thông tin quan trọng nếu quên.
+ Cần nhẹ nhàng khi lật chuyển các tờ tranh, tránh bị rách hỏng. 2.4.3. Tranh ỊỊấp
- Là một tờ tranh được gấp làm 2 hoặc 3 lần Bao gồm cả phần chữ và phần tranh minh họa, chứa nhiều thông tin trong cùng chủ đề.
- Mục đích: Có thể sù dụng tranh gấp trong truyền thông cho cá nhân hoặc nhóm thào luận
77
- Cách sử dụng: Tranh gấp thường được phát cho nhiều người tại các buổi họp, ờ nơi công cộng hoặc từng hộ gia đình. Đối tượng tự đọc, hiểu và lần theo các nội dung hướng dẫn trong tranh gấp.
3. CÁC TIÊU CHUẨN CỦA PHƯƠNG TIỆN TRUYÈN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Nếu phương tiện trực quan lựa chọn không đạt tiêu chuẩn hoặc không phù hợp thì hiệu quả truyền thông sẽ kém, đôi khi còn có tác dụng ngược lại. Vì vậy trước làm truyền thông ta phải lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp với chù đề cần truyền thông và phương tiện truyền thông đó phải đù các tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Dễ nhìn
- Dễ hiểu
- Đơn giản
- Trinh bày hài hoà
- Hứng thú và hấp dẫn
- Chù đề rõ ràng và tập trung
- Phù hợp với đối tượng và địa phương.
4. THỬ NGHIỆM TÀI LIỆU/ THÔNG ĐIỆP TRUYÈN THÔNG 4.1. Mục đích
- Đánh giá tính dễ đọc, dễ hiểu.
- Đánh giá khả năng nhớ lại thông điệp sau khi đọc/nghe/xem. - Tim ra những điểm mạnh và hạn chế của thông điệp.
- Xác định xem lợi ích cá nhân thu được nếu thực hiện lời khuyên như thông điệp có đủ mạnh để thay đổi hành vi hay không.
- Tim những điểm nhạy cảm hoặc có thể gây tranh cãi trong tài liệu truyền thông.
78