🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo Trình Giám Định Tư Pháp Hình Sự
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung:
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu:
ThS. CÙ THỊ THÚY LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ThS. LÊ THỊ THANH HUYỀN ThS. BÙI BỘI THU
VƯƠNG THANH TÚ
PHẠM NGUYỆT NGA
PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT NGUYỄN VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 892-2020/CXBIPH/18-295/CTQG. Số quyết định xuất bản: 4883-QĐ/NXBCTQG, ngày 16/04/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2020.
Mã ISBN: 978-604-57-5560-0.
CHỦ BIÊN
TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH
THAM GIA VIẾT, BIÊN SOẠN
Phần I. Một số vấn đề chung về giám định tư pháp hình sự TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH
Phần II. Một số lĩnh vực giám định tư pháp hình sự TS. NGUYỄN VĂN HÒ Chương 1, 2
ThS. TRẦN VĂN TUÂN
ThS. TRẦN ĐÌNH HẢI Chương 3
ThS. TRẦN VĂN TUÂN
TS. HOÀNG XUÂN ĐÀN Chương 4
TS. NGÔ VĂN VINH
TS. NGUYỄN ĐẮC TUÂN Chương 5
4
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Xét trên phương diện quyền công dân trong một nhà nước pháp quyền, hoạt động giám định tư pháp, trong đó có tư pháp hình sự góp phần bảo vệ hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thông qua việc tạo lập và cung cấp những chứng cứ không thể phản bác, bảo đảm an toàn cho công dân trong các quan hệ pháp luật mà họ tham gia. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, hoạt động giám định tư pháp hình sự có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tố tụng, đồng thời cũng là một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người, đúng tội, tránh oan sai, phụng sự công lý, là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như các địa phương.
Đặc trưng cơ bản của hoạt động giám định tư pháp hình sự là hoạt động chuyên môn do chuyên gia thực hiện. Để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án, Cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu thập chứng cứ và một trong những biện pháp đó là trưng cầu giám định tư pháp. Theo quy định của pháp luật tố tụng thì trong một số trường hợp bắt buộc hoặc khi xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án, Cơ quan tiến hành tố tụng có thể
5
trưng cầu giám định tư pháp. Cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu bất cứ chuyên gia nào có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến vụ án để thực hiện giám định. Khi thực hiện giám định, người giám định tư pháp phải sử dụng những kiến thức nghiệp vụ, phương pháp phù hợp và phải thực hiện đúng các quy chuẩn chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình thực hiện.
Nhằm cung cấp cho bạn đọc, đặc biệt là giảng viên, học viên và sinh viên những kiến thức cơ bản về giám định tư pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xuất bản cuốn sách Giáo trình Giám định tư pháp hình sự do Tiến sĩ Nguyễn Đức Hạnh chủ biên.
Mặc dù giám định tư pháp là hoạt động của nhà chuyên môn giúp cho việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính,... của các cơ quan tố tụng được đúng đắn, tuy nhiên trong giáo trình này chỉ tập trung nghiên cứu công tác giám định tư pháp với ý nghĩa phục vụ việc giải quyết vụ án, vụ
việc hình sự.
Cuốn sách gồm hai phần, chia thành năm chương, trình bày ngắn gọn, lôgích, khoa học một số vấn đề chung về giám định tư pháp hình sự và một số lĩnh vực giám định tư pháp hình sự như giám định kỹ thuật tài liệu, giám định chữ viết, giám định pháp y, pháp y tâm thần,...
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2019
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
MỤC LỤC
Trang PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP HÌNH SỰ 11 I. Khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi, nguyên tắc, người tiến hành giám định tư pháp 11 II. Phân loại giám định tư pháp hình sự 21 III. Trưng cầu giám định và hồ sơ giám định tư pháp hình sự 34 IV. Đánh giá và sử dụng kết quả giám định tư pháp hình sự. 37 PHẦN II
MỘT SỐ LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH
TƯ PHÁP HÌNH SỰ 41 Chương 1. Giám định kỹ thuật tài liệu 41 I. Khái niệm, các phương pháp nghiên cứu trong
giám định kỹ thuật tài liệu 41 II. Một số trường hợp thường gặp trong giám định kỹ thuật tài liệu 44
7
Chương 2. Giám định chữ viết 107 I. Khái niệm, cơ sở khoa học của giám định chữ viết 108 II. Đặc điểm truy nguyên của chữ viết 111 III. Các bước giám định chữ viết 113 IV. Nghiên cứu một số dạng chữ viết đã bị thay đổi 125 V. Giám định chữ ký 127 VI. Thu lượm và bảo quản đối tượng giám định 129 VII. Hồ sơ giám định 131
Chương 3. Một số lĩnh vực giám định tư pháp kỹ thuật hình sự khác 137 I. Giám định dấu vết đường vân 137 II. Giám định dấu vết súng đạn 146 III. Giám định giọng nói 155 IV. Giám định dấu vết cơ học 168 Chương 4. Giám định pháp y 185 I. Giới thiệu chung về giám định pháp y 185 II. Một số tổn thương do ngoại lực tác động 192 III. Khám nghiệm tử thi 213 Chương 5. Pháp y tâm thần 223 I. Khái niệm 223 II. Các văn bản pháp luật liên quan giám định pháp
y tâm thần 225 III. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần 227
8
IV. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên pháp y tâm thần 231 V. Các nguyên tắc, thủ tục trong công tác giám định pháp y tâm thần 233 VI. Quy trình chung giám định pháp y tâm thần 240 VII. Tổ chức một cơ sở giám định pháp y tâm thần 250
9
10
PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP HÌNH SỰ
I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHẠM VI, NGUYÊN TẮC, NGƯỜI TIẾN HÀNH GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
1. Khái niệm giám định tư pháp
Trong đời sống xã hội thường xuyên phát sinh tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức hoặc giữa cơ quan, tổ chức với nhau về lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất. Vì vậy, cần có sự giải quyết của một chủ thể trung gian là những cơ quan tư pháp như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền theo luật định, sử dụng quyền lực nhà nước tìm kiếm, phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng các chứng cứ khách quan, tập hợp thành hồ sơ vụ việc, vụ án để từ đó có những quyết định, phán quyết công bằng, bình đẳng giữa các bên tranh chấp. Việc sử dụng quyền lực nhà nước giải quyết
11
các tranh chấp giữa các chủ thể khác nhau trong đời sống xã hội bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định nhằm bảo đảm sự thật khách quan và công bằng được hiểu là thực hiện hoạt động tư pháp và quyền lực nhà nước được sử dụng để
quyết định, phán quyết đối với các tranh chấp này chính là quyền tư pháp.
Khi thực hiện hoạt động tư pháp, để có thể ra các quyết định, phán quyết khách quan và công bằng thì các cơ quan tư pháp mà cụ thể là các chủ thể tiến hành tố tụng, đại diện cho các cơ quan này phải căn cứ vào các chứng cứ đã được thu thập trong hồ sơ theo một trình tự thủ tục do luật định. Các chứng cứ ở đây chính là các thông tin mang tính khách quan, liên quan và hợp pháp đến vụ việc, vụ án đang được giải quyết. Tuy nhiên, không phải lúc nào khi tiếp cận vụ việc, vụ án đang được giải quyết, các cơ quan chức năng và cá nhân thực hiện quyền tư pháp cũng có thể
nhìn nhận rõ ngay bản chất của vấn đề và thu thập ngay được đầy đủ chứng cứ bởi con đường của nhận thức là từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều và một cá nhân không thể hiểu biết sâu rộng hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy, để
có thể hiểu biết khách quan, toàn diện nhất, thu thập được đầy đủ nhất các chứng cứ trong giải quyết một vụ việc, vụ án, các cơ quan tư pháp phải yêu cầu các cơ quan khoa học, các nhà chuyên môn có kiến thức
12
chuyên ngành xem xét, đánh giá, kết luận về một sự vật, hiện tượng nào đó có liên quan nhằm hỗ trợ các cơ quan tư pháp có thêm hiểu biết để ra những quyết định, phán quyết có căn cứ, chính xác, khách quan, công bằng. Việc lấy ý kiến từ các cơ quan khoa học, các nhà chuyên môn của các cơ quan tư pháp này được gọi là trưng cầu giám định và việc sử dụng những kiến thức, phương pháp, phương tiện khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để kết luận những vấn đề thực tiễn theo yêu cầu của cơ quan tư pháp hay tổ chức xã hội hoặc của công dân nhằm giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực tư pháp được gọi là giám định tư pháp. Cơ quan khoa học ở đây bao gồm Cơ quan giám định và cơ quan chuyên ngành, các nhà chuyên môn khi được bổ nhiệm theo quy định có thể trở thành các giám định viên
Giám định tư pháp trong những vụ việc mang tính hình sự hoặc vụ án hình sự được gọi là giám định tư pháp hình sự. Trong đó, vụ việc mang tính hình sự là vụ việc xảy ra trong đời sống xã hội, có dấu hiệu của tội phạm mà chúng ta có thể nhận biết được thông qua một hoặc nhiều hành vi, hậu quả được mô tả trong các cấu thành tội phạm của Bộ luật hình sự. Vụ án hình sự là những vụ việc mang tính hình sự, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát động tố tụng hình sự bằng việc ban hành một quyết định khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
13
Từ những phân tích trên có thể hiểu, giám định tư pháp hình sự là việc các cơ quan giám định, cơ quan khoa học chuyên ngành, các giám định viên tư pháp, nhà chuyên môn sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận chuyên môn về những vấn đề có liên quan đến vụ việc mang tính hình sự hoặc vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ việc mang tính hình sự hay vụ án hình sự.
2. Đối tượng của giám định tư pháp hình sự
Đối tượng của giám định tư pháp hình sự là những đối tượng vật chất cụ thể, được đưa ra xem xét, nghiên cứu trong quá trình giám định nhằm giải quyết các yêu cầu mà chủ thể trưng cầu giám định đặt ra.
Đối tượng giám định có thể chia thành hai loại là mẫu giám định và mẫu so sánh. Hai loại đối tượng này không thể thiếu trong quá trình giám định.
- Mẫu giám định (ký hiệu là A), bao gồm những phản ánh vật chất của một đối tượng nhất định như phản ánh của các dấu vết thu được ở hiện trường và các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc mà cơ quan trưng cầu giám định cần điều tra, xem xét (ví dụ: giấy biên nhận tiền, vỏ đạn,...). Mẫu giám định thường thu được tại hiện trường và bảo quản, chuyển giao trưng cầu giám định theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
14
- Mẫu so sánh (ký hiệu là M), là các đối tượng vật chất cụ thể hoặc các phản ánh của các đối tượng đó, tùy theo từng lĩnh vực giám định và yêu cầu giám định mà Cơ quan giám định yêu cầu đặt ra. Mẫu so sánh có thể
là vật thể nếu so sánh trực tiếp giữa đối tượng cần giám định với đối tượng so sánh. Ví dụ: Mảnh vỡ của yếm xe máy thu được tại hiện trường vụ tai nạn giao thông mà đối tượng gây tai nạn rồi bỏ chạy có khớp với phần bị
khuyết trên yếm xe máy của đối tượng tình nghi mà Cơ quan điều tra thu giữ được không? Việc so sánh này nhằm trả lời câu hỏi đây có phải là chiếc xe máy đã va chạm và để lại mảnh vỡ tại hiện trường không? Mẫu so sánh cũng có thể là các phản ánh của người, vật thể nghi vấn có liên quan đến sự việc đã xảy ra. Đây là loại phổ biến nhất, trong trường hợp này, các phản ánh có thể do cơ quan trưng cầu giám định thu thập hoặc Cơ quan giám định tạo ra qua thực nghiệm,... Cũng giống như đối tượng cần giám định (mẫu giám định), mẫu so sánh cũng cần phải được bảo quản, chuyển giao theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Nhiệm vụ của giám định tư pháp hình sự
Nhiệm vụ của giám định tư pháp hình sự là làm sáng tỏ toàn bộ những yêu cầu mà cơ quan trưng cầu giám định đặt ra đối với cơ quan và người tiến hành giám định.
Hai nhiệm vụ chính của giám định tư pháp hình sự là:
15
- Tổ chức tiến hành kịp thời, nhanh chóng, bảo đảm chính xác, khách quan để trả lời sớm nhất tất cả những câu hỏi trong bản trưng cầu giám định hoặc yêu cầu giám định.
- Có trách nhiệm phát hiện phương thức, thủ đoạn phạm tội, những sơ hở của cơ quan, tổ chức để phục vụ cho phòng ngừa tội phạm.
Nhiệm vụ cụ thể của giám định tư pháp hình sự gồm: - Nguyên nhân chết người.
- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động.
- Cơ chế hình thành các dấu vết.
- Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ.
- Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án.
- Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó.
- Xác định xem chất, vật thu giữ hoặc chất, vật đối chiếu có phải là chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy,... hay không.
16
- Xem xét mức độ ô nhiễm môi trường.
- Xem xét, kết luận về các thuộc tính, tác dụng,... của các tài liệu, dấu vết, vật chứng khác thu thập được trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án.
4. Thời hạn của giám định tư pháp hình sự
Thời hạn của giám định tư pháp hình sự là khoảng thời gian mà hoạt động giám định tư pháp hình sự được phép tiến hành. Như vậy, hoạt động giám định tư pháp hình sự chỉ được thực hiện kể từ khi có quyết định trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyết định trưng cầu giám định có thể là quyết định trưng cầu giám định lần đầu, quyết định trưng cầu giám định lại, quyết định trưng cầu giám định bổ sung.
Việc trưng cầu giám định của các cơ quan có thẩm quyền không chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Bởi trong thực tế, để có căn cứ khởi tố vụ án hình sự, nhiều trường hợp trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu các chuyên gia hoặc các nhà chuyên môn kết luận về một vấn đề nào đó liên quan đến hành vi phạm tội và người phạm tội như độ tuổi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, trị giá tài sản bị chiếm đoạt, cơ
chế hình thành dấu vết,...
Hoạt động giám định tư pháp hình sự kết thúc khi cơ quan giám định và người giám định đưa ra được
17
những nhận xét, đánh giá, kết luận về những nội dung có liên quan đến vụ việc mang tính hình sự, liên quan đến vụ án hình sự để trả lời cơ quan đã tiến hành trưng cầu giám định.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ thời hạn giám định trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Những trường hợp không bắt buộc phải trưng cầu mà được trưng cầu thì thời hạn giám định có thể căn cứ vào nội dung quyết định trưng cầu, hoặc có thể trong quyết định trưng cầu có ghi rõ thời hạn trả lời trưng cầu giám định.
5. Nguyên tắc trong giám định tư pháp hình sự
Việc giám định tư pháp hình sự phải tuân thủ đúng theo yêu cầu của pháp luật. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện việc giám định chỉ được thực hiện khi có căn cứ được Bộ luật tố tụng hình sự quy định và quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền. Cách thức tiến hành giám định và việc đánh giá, nhận định, kết luận giám định phải bảo đảm thời gian, nội dung theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Kết luận giám định mà đảm bảo nguyên tắc này được coi là một trong những nguồn chứng cứ và được xem xét sử dụng làm căn cứ xác định có hay không có tội phạm xảy ra, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, vụ việc mang tính hình sự.
18
Người giám định không được phép kết luận về những vấn đề vượt quá giới hạn lĩnh vực chuyên môn của Giám định viên. Trong thực tiễn, có trường hợp Cơ quan điều tra đề ra yêu cầu giám định về các vấn đề pháp lý như lỗi, động cơ và mục đích phạm tội, thủ phạm là ai,... Những yêu cầu đó không có giá trị pháp lý và vi phạm nguyên tắc khách quan trong thu thập chứng cứ. Bởi vì, Giám định viên không có quyền kết luận các vấn đề pháp lý của vụ án hình sự, Cơ quan điều tra cũng không được đề ra yêu cầu giám định để đánh giá giá trị chứng cứ đối với kết luận của Giám định viên khác hoặc đối với các nguồn chứng cứ khác.
Sử dụng các phương pháp giám định tư pháp hình sự phải chính xác, được khoa học thừa nhận. Ưu tiên sử dụng những phương pháp với những phương tiện không làm thay đổi tính chất, hình dạng, không hoặc ít tiêu hao mẫu vật gửi giám định, những phương pháp tự ghi nhận hoặc chụp ảnh lại được kết quả giám định. Chọn những phương pháp hợp lý nhất với yêu cầu giám định và sử dụng thành thạo những phương tiện của phương pháp đã được lựa chọn.
6. Giám định viên tư pháp
Giám định viên tư pháp là những người được phép tiến hành giám định, phục vụ việc giải quyết các vụ án hình sự theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Giám định viên tư pháp là những người
19
có trình độ nhất định theo tiêu chuẩn Nhà nước về một hay một số lĩnh vực chuyên môn, được bổ nhiệm thường xuyên giám định phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử, được công nhận là Giám định viên tư pháp bằng văn bản quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giám định viên tư pháp có thể hoạt động giám định theo hình thức chuyên nghiệp (ví dụ
Giám định viên tư pháp thuộc Bộ Công an) hoặc theo hình thức kiêm nhiệm (ví dụ Giám định viên tư pháp thuộc Bộ Tài chính, Bộ Y tế,...).
Ngoài giám định viên tư pháp, trong điều tra hình sự, Cơ quan điều tra có thể trưng cầu những người sau đây tiến hành giám định:
- Giám định viên của các ngành chuyên môn. - Các cán bộ khoa học - kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật hay thuộc một lĩnh vực nào đó. Những người này được yêu cầu giám định và tiến hành công việc một cách thành thạo.
Trong một số trường hợp, cơ quan điều tra có thể sử dụng chuyên gia giúp việc ở các hoạt động liên quan đến kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn. Họ có thể là các cán bộ kỹ thuật hình sự hoặc chuyên gia của các ngành, nghề. Những người này tham gia không phải với tư cách Giám định viên tư pháp mà chỉ là những chuyên gia giúp Điều tra viên về những vấn đề chuyên môn hoặc sử dụng kỹ thuật điều tra. Kết luận của họ đưa ra không có giá trị chứng cứ và không phải là kết
20
luận giám định. Ý kiến của một chuyên gia có tham gia quá trình hoạt động điều tra về các vấn đề chuyên môn chỉ có tính chất tham khảo. Nhưng các ý kiến của họ có thể giúp cho Cơ quan điều tra nhanh chóng xây dựng các giả thuyết điều tra, vạch kế hoạch, phương hướng điều tra truy tìm kẻ phạm tội, truy xét nguyên nhân sự
việc,... Ngoài ra, họ còn giúp đỡ Điều tra viên trong việc đánh giá kết luận giám định hoặc sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học. Trường hợp cần thiết thì chuyên gia có thể được trưng cầu làm giám định với tư
cách là Giám định viên.
II. PHÂN LOẠI GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP HÌNH SỰ
Căn cứ vào loại việc trưng cầu giám định, vào đối tượng tiến hành giám định hoặc lĩnh vực giám định mà người ta có thể phân loại giám định tư pháp hình sự thành nhiều loại khác nhau. Việc phân loại giám định tư pháp hình sự có ý nghĩa trong việc nghiên cứu môn khoa học này và mang tính chất tương đối. Trên thực tế, một việc được tiến hành giám định tư pháp có thể thuộc nhiều loại khác nhau.
1. Phân loại giám định tư pháp hình sự căn cứ vào tính chất bắt buộc của việc trưng cầu giám định
Căn cứ vào tính chất bắt buộc của việc trưng cầu giám định tư pháp hình sự, có thể phân thành hai loại,
21
đó là giám định tư pháp hình sự đối với những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu và giám định tư pháp hình sự đối với những trường hợp không bắt buộc phải trưng cầu giám định.
a) Giám định tư pháp hình sự đối với những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định: Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định là: “(1) Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả
năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án; (2) Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; (3) Nguyên nhân chết người; (4) Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; (5) Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; (6) Mức độ ô nhiễm môi trường”.
Khi giám định đối với những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định thì thời hạn giám định phải tuân thủ theo quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự.
b) Giám định những trường hợp không bắt buộc phải trưng cầu giám định: Đây là những trường hợp theo quy
22
định của Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng không bắt buộc phải trưng cầu giám định nhưng trong quá trình điều tra vụ án, xét thấy xuất hiện những vấn đề cần phải được giải quyết bằng giám định tư pháp như: Khi cần có kết luận giám định làm căn cứ cho việc quyết định tiến hành một hoặc một số hoạt động để có kết luận làm cơ sở ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, để ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc thu thập chứng cứ; hoặc nhằm củng cố, hỗ trợ cho các chứng cứ khác, phục vụ cho việc xử lý vụ án, làm căn cứ xây dựng giả thuyết điều tra,...
2. Phân loại giám định tư pháp hình sự căn cứ vào số lượng của chủ thể tiến hành giám định
Căn cứ vào số lượng của chủ thể tiến hành giám định tư pháp hình sự, có thể chia thành giám định cá nhân và giám định tập thể:
c) Giám định cá nhân: Là việc giám định do một người được trưng cầu sẽ xem xét, kết luận và chịu trách nhiệm về kết luận đó đối với toàn bộ yêu cầu giám định mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu đặt ra.
b) Giám định tập thể: Là việc giám định do hai người trở lên cùng tiến hành giám định một vấn đề nào đó mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu đặt ra.
23
Giám định tập thể được thực hiện bởi các Giám định viên, nhà chuyên môn được trưng cầu cùng giám định một vấn đề nào đó, họ có thể phân chia nhau từng phần công việc và kết luận theo từng nội dung công việc được giao hoặc cùng nhau độc lập xem xét kết luận toàn bộ
công việc.
Giám định tập thể thường được tiến hành khi: + Yêu cầu giám định đòi hỏi nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
+ Khối lượng tài liệu, vật chứng, mẫu vật lớn và cần có kết luận kịp thời cho công tác điều tra.
+ Vấn đề cần giám định rất phức tạp, đòi hỏi kết luận của tập thể giám định viên để đảm bảo độ tin cậy. + Giám định lại lần thứ hai trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định. Các Giám định viên, các nhà chuyên môn có thể có những quan điểm, trình độ khác nhau về những vấn đề cần giải quyết. Giám định tập thể tạo điều kiện để họ phối hợp nghiên cứu đưa ra, kết luận vấn đề sẽ toàn diện, khách quan hơn. Trong bản kết luận giám định tập thể, nếu các Giám định viên tham gia đều nhất trí với kết luận chung thì cùng ký và chịu trách nhiệm về kết luận giám định đó, nếu có ý kiến khác thì Giám định viên ghi ý kiến của mình vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó.
24
3. Phân loại giám định tư pháp hình sự căn cứ vào hình thức giám định
Căn cứ vào hình thức giám định có thể phân giám định tư pháp hình sự thành giám định lần đầu, giám định bổ sung và giám định lại.
a) Giám định lần đầu: Là tiến hành giám định lần đầu tiên đối với một vấn đề cần giám định nào đó mà cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu. Đây cũng có thể là lần giám định duy nhất. Trong cùng một vụ án có nhiều vấn đề được trưng cầu giám định khác nhau, thì giám định đối với mỗi vấn đề đều được coi là giám định lần thứ nhất, không kể thứ tự hay khoảng cách thời gian giữa các lần giám định đó. Ví dụ, trong một vụ án có thể có giám định lần thứ nhất đối với chữ viết và giám định lần thứ nhất đối với dấu vết súng đạn,...
b) Giám định bổ sung: Theo Điều 210 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, giám định bổ sung là giám định tiếp theo lần giám định đã được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu trong trường hợp:
+ Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ; + Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.
Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
Các yêu cầu giám định lần đầu và yêu cầu giám định bổ sung cùng phục vụ cho một nội dung giải quyết
25
vụ việc, vụ án cụ thể đã được đặt ra. Ví dụ, giai đoạn đầu của cuộc điều tra đã thu được của bị can một bản tài liệu có nội dung giả mạo trong công tác và đã tiến hành trưng cầu giám định nhằm xác định tính chất, nội dung của nó. Nhưng bản tài liệu đó còn thiếu một phần do một đối tượng khác cất giữ. Sau đó, đã thu giữ được nốt phần còn lại. Vì vậy, phải giám định bổ sung đối với phần tài liệu thu giữ sau này khi Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, cũng với yêu cầu giám định như lần trước, có bổ sung thêm yêu cầu giám định cụ thể nhằm xác định nội dung các phần tài liệu có liên quan với nhau hoặc trong một kết cấu tổng thể.
Giám định bổ sung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được đặt ra không phải vì kết luận giám định lần trước có sai sót. Do đó, việc giám định bổ sung thường được giao ngay cho Giám định viên đã giám định lần trước hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Trong trường hợp yêu cầu giám định bổ sung và những vấn đề đòi hỏi trình độ cao hơn, phương tiện tinh vi hơn mà Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy Giám định viên trước không có điều kiện tiến hành tốt, thì trưng cầu Giám định viên khác. Giám định bổ sung có thể được tiến hành trước hoặc sau khi có kết quả giám định lần trước:
+ Khi chưa có bản kết luận giám định, nếu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thấy cần thiết phải trưng cầu giám định bổ sung thì phải kịp thời gửi tiếp
26
bản quyết định trưng cầu giám định bổ sung và kèm theo vật chứng, dấu vết, mẫu so sánh (nếu có) để các Giám định viên hoặc các nhà chuyên môn giám định. Kết quả giám định sẽ được trả lời chung bằng một bản kết luận giám định hoặc thông báo kết quả giám định. Trường hợp này không cần làm riêng bản kết luận giám định bổ sung.
+ Khi đã có bản kết luận giám định, nếu thấy cần thiết phải trưng cầu giám định bổ sung thì Cơ quan tố tụng cần làm văn bản trưng cầu giám định bổ sung, kèm theo vật chứng, dấu vết, mẫu so sánh mới (nếu có). Trường hợp này, kết quả giám định bổ sung được trả lời bằng bản kết luận giám định bổ sung.
c) Giám định lại: Là giám định toàn bộ những yêu cầu đã giám định lần đầu theo yêu cầu của các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ xác thực nghi ngờ kết luận của Giám định viên.
Việc giám định lại cũng được thực hiện trong trường hợp đặc biệt là khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. Trường hợp giám định lại theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì kết luận giám định của lần giám định lại là kết luận cuối cùng.
Để bảo đảm độ tin cậy và tính pháp lý đối với kết luận giám định lại, Cơ quan tố tụng bắt buộc phải trưng cầu
27
Giám định viên khác với Giám định viên lần trước hoặc trưng cầu một tập thể giám định. Giám định viên trước không được tham gia giám định lại, phải giao nộp đầy đủ tài liệu có liên quan cho Giám định viên mới, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc giám định lại được tốt hơn. Kết quả giám định lại phải được trả lời bằng bản kết luận giám định lại.
4. Phân loại giám định tư pháp hình sự căn cứ vào vấn đề giám định liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học
Căn cứ vào vấn đề giám định liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học, có thể chia giám định tư pháp hình sự thành giám định chuyên khoa và giám định tổng hợp.
a) Giám định chuyên khoa: Là giám định được một Giám định viên, một nhà chuyên môn hoặc nhiều Giám định viên, nhiều nhà chuyên môn của một chuyên khoa đảm nhiệm và kết luận giám định.
b) Giám định tổng hợp: Là giám định được thực hiện bởi nhiều Giám định viên, nhà chuyên môn thuộc nhiều chuyên khoa đảm nhiệm giám định. Việc giám định tổng hợp được tiến hành bằng nhiều phương pháp thuộc các chuyên khoa khác nhau trên cùng một đối tượng giám định, hoặc trên nhiều đối tượng giám định có liên quan để cùng giải quyết một yêu cầu điều tra cụ thể.
Do hoạt động của đối tượng phạm tội ngày càng tinh 28
vi, xảo quyệt với nhiều thủ đoạn ngụy trang, xóa dấu vết và trốn tránh pháp luật nên Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải sử dụng nhiều lĩnh vực khoa học để giải quyết những nhiệm vụ chung. Hiện nay, loại giám định tổng hợp được áp dụng nhiều vì làm tăng khả năng và độ tin cậy của việc nghiên cứu, kết luận giám định.
Để giám định tổng hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đòi hỏi các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xác định được mối liên quan giữa vấn đề cần giám định với các lĩnh vực chuyên môn cần thiết, từ đó nêu ra được yêu cầu giám định thích hợp, xác định đúng các tổ chức giám định và Giám định viên giải quyết yêu cầu giám định tổng hợp đó. Mỗi lĩnh vực chuyên môn cần tới một Giám định viên hoặc một nhóm Giám định viên và việc giám định thuộc từng lĩnh vực đều được tiến hành độc lập. Kết quả giám định tổng hợp là sự tổng hợp các kết luận của các Giám định viên hoặc nhóm Giám định viên sau khi phân tích, đánh giá hợp lý mối quan hệ giữa các kết luận trong từng lĩnh vực.
5. Phân loại giám định tư pháp hình sự căn cứ vào lĩnh vực chuyên môn giám định
Căn cứ vào lĩnh vực chuyên môn giám định phục vụ cho việc giải quyết các vụ việc mang tính hình sự hoặc vụ án hình sự có thể chia giám định tư pháp hình sự thành:
29
+ Giám định pháp y;
+ Giám định pháp y tâm thần;
+ Giám định kỹ thuật hình sự;
+ Giám định kế toán - tài chính;
+ Giám định văn hóa, nghệ thuật;
+ Giám định trong từng lĩnh vực khoa học - kỹ thuật. a) Giám định pháp y: Là giám định thường gặp trong các vụ việc, vụ án có sự xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người. Giám định pháp y là một trong các loại giám định tư pháp hình sự mà ở đó đặt ra nhiệm vụ cho Giám định viên phải nghiên cứu và tiến hành giám định trên tử thi, trên người sống, trên các vật chứng hoặc theo hồ sơ tài liệu; đòi hỏi Giám định viên phải vận dụng kiến thức y học và những kiến thức khoa học khác có liên quan đến y học để giải đáp các vấn đề được đặt ra. Đó là các kiến thức từ lĩnh vực y học cơ sở như giải phẫu học, giải phẫu bệnh, sinh lý học, sinh lý bệnh, miễn dịch học đến các môn y học ứng dụng về lâm sàng và những vấn đề khoa học cơ bản khác như sinh học, sinh hóa,... Việc giám định pháp y trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc mang tính hình sự còn đòi hỏi Giám định viên phải sử dụng các kiến thức về chấn thương học pháp y, bệnh lý học pháp y, độc chất học pháp y, sản phụ khoa pháp y, nhận dạng học pháp y,... để tiến hành giám định, kết luận.
b) Giám định pháp y tâm thần: Là loại giám định pháp y đặc biệt đối với người sống. Loại hình này đặt
30
ra nhiệm vụ cho Giám định viên phải nghiên cứu mối liên hệ đặc biệt giữa trạng thái tâm thần của đối tượng với khả năng chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đã và đang xảy ra của đối tượng đó.
Trưng cầu giám định pháp y tâm thần trong tố tụng hình sự có thể được tiến hành đối với bị can, người bị nghi phạm tội, người làm chứng hoặc người bị hại. Nhưng phổ biến là giám định nhằm xác định năng lực trách nhiệm hình sự của bị can là người bị nghi phạm tội. Có những người do bị rối loạn về ý thức, cảm xúc, tư duy và hành vi tác phong,... dẫn đến tình trạng mối quan hệ đúng đắn giữa họ với tập thể và với xã hội bị phá vỡ hoặc mất khả năng lao động hay thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm khác của công dân, khả năng chịu trách nhiệm về hành vi phạm pháp của mình. Có những người trong khi phạm tội hoặc sau khi phạm tội có thủ đoạn giả bệnh tâm thần hay làm tăng triệu chứng bệnh tâm thần để trốn tránh trách nhiệm hình sự, vì thế cần đặc biệt lưu ý vấn đề này đối với các bị can trong các vụ án gián điệp, tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa hoặc giết người.
c) Giám định kỹ thuật hình sự: Là loại giám định đặc biệt, chủ yếu có liên quan đến tội phạm và thủ phạm qua khai thác những thông tin từ dấu vết, vật chứng. Trong giám định kỹ thuật hình sự, nhiệm vụ chủ yếu của Giám định viên là phân loại các vật chứng, dấu vết, xác định sự đồng loại hoặc đồng nhất căn cứ
31
vào các dấu hiệu riêng biệt của chúng, truy nguyên người, vật để lại dấu vết, nhận định về quá trình diễn biến của sự việc, hành động của thủ phạm, thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, phương thức, thủ đoạn gây án của thủ phạm. Giám định kỹ thuật hình sự được phân chia thành các loại sau:
+ Giám định dấu vết đường vân;
+ Giám định tài liệu;
+ Giám định dấu vết cơ học;
+ Giám định súng, đạn;
+ Giám định hoá học;
+ Giám định sinh học;
+ Giám định cháy, nổ;
+ Giám định kỹ thuật;
+ Giám định âm thanh;
+ Giám định kỹ thuật số và điện tử.
d) Giám định kế toán - tài chính: Là loại giám định đòi hỏi Giám định viên phải vận dụng những kiến thức chuyên môn về kế toán - tài chính để nghiên cứu và kết luận những vấn đề liên quan tới kinh tế, thể hiện trong các tài liệu thống kê kế toán và hoạt động tài chính, nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, xác định những sai sót trong việc thực hiện chế độ, nguyên tắc, thể lệ về quản lý kinh tế, kế toán - tài chính..., những tổn hại vật chất và người phải chịu trách nhiệm về những hậu quả đó. Ngoài ra, Giám định viên kế toán - tài chính cũng có nhiệm vụ xác định mức độ thiệt
32
hại vật chất gây ra đối với các đơn vị kinh tế khác và các tổ chức xã hội, xác định vị trí và thời gian hình thành thiệt hại, đồng thời vạch ra điều kiện, hoàn cảnh phát sinh, thúc đẩy hành vi phạm tội. Giám định kế toán - tài chính thường được tiến hành trong điều tra các vụ án phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội hay các vụ huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tham ô, cố ý làm trái,... hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản,...
đ) Giám định văn hóa, nghệ thuật: Là loại giám định được sử dụng trong giải quyết một số vụ án, vụ việc như tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa; truyền bá văn hóa đồi trụy, xâm phạm hoặc buôn bán di tích văn hóa lịch sử,... Loại giám định này đòi hỏi Giám định viên phải xác định nội dung, tính chất tác động với tư tưởng, tình cảm của con người trong những tác phẩm văn học, nghệ thuật, văn hóa phẩm và những hậu quả của nó. Kết luận của Giám định viên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội danh, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của bị can, xác định các tác phẩm, vật phẩm cấm lưu hành hoặc cần phải bảo vệ nhằm ngăn ngừa tội phạm.
e) Giám định trong từng lĩnh vực khoa học - kỹ thuật: Là giám định được tiến hành trong các trường hợp đòi hỏi những hiểu biết đặc biệt của các ngành, nghề, do đó, phải trưng cầu những nhà chuyên môn từ các ngành khác nhau để giải quyết. Loại giám định này thường gặp
33
trong điều tra các vụ án có những công trình không bảo đảm chất lượng, vi phạm an toàn máy móc thiết bị kỹ thuật, sản phẩm sản xuất ra và hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, làm hàng giả,...
III. TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH
VÀ HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP HÌNH SỰ
1. Trưng cầu giám định tư pháp hình sự
Trưng cầu giám định tư pháp hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự bằng một quyết định trưng cầu yêu cầu các Cơ quan giám định, các tổ chức khoa học, các Giám định viên và các nhà chuyên môn nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến vụ án, vụ việc mang tính hình sự để trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, kết luận mang tính khoa học nhằm phục vụ giải quyết vụ án, vụ việc mang tính hình sự.
Cùng với việc ra quyết định trưng cầu giám định, để có thể nhận được kết luận chính xác thì các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hoạt động giám định của cơ quan giám định, Giám định viên và các nhà chuyên môn như:
+ Quyết định trưng cầu giám định theo đúng thủ tục pháp lý.
34
+ Vật chứng, dấu vết, tài liệu, mẫu so sánh, mẫu chuẩn bảo đảm đầy đủ về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của Giám định viên.
+ Tập hợp đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho yêu cầu giám định.
+ Những điều kiện cần thiết để Giám định viên nghiên cứu thí nghiệm tại hiện trường hoặc những nơi khác ngoài Cơ quan giám định.
+ Dự trù kinh phí cho công tác giám định tư pháp và chi trả phụ cấp cho Giám định viên.
+ Trong quá trình chuẩn bị, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu phải hết sức chú ý bảo đảm tính nguyên vẹn của những thứ gửi đi giám định. Đối với các loại trưng cầu giám định, yêu cầu phải giữ bí mật về quá trình giải quyết vụ án và các bí mật khác của Nhà nước. Đặc biệt khi mượn, thu giữ, tạm giữ các tài liệu, vật chứng, dấu vết, bản mẫu, vật mẫu,... phục vụ cho việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu trong giám định, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tuân thủ đúng theo những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho giám định có thể diễn ra trong suốt quá trình giám định. Để bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn đối với việc thu thập và chuẩn bị vật chứng, dấu vết, mẫu vật và những tài liệu, tin tức có liên quan cho giám định, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phối hợp
35
chặt chẽ với các cán bộ chuyên môn. Nếu cần thiết có thể tổ chức cho giám định viên tham gia quá trình chuẩn bị đó. Các cán bộ chuyên môn Giám định viên có thể giúp đỡ về mặt kỹ thuật hoặc cho lời khuyên về
cách thức thu lượm và chuẩn bị những điều kiện cụ thể cần thiết.
2. Hồ sơ giám định tư pháp hình sự
Công tác giám định tư pháp hình sự được phản ánh bằng hồ sơ giám định tư pháp hình sự. Hồ sơ giám định tư pháp hình sự bao gồm quyết định trưng cầu giám định, văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định, kết luận giám định, các tài liệu liên quan khác mà pháp luật quy định như báo cáo khám nghiệm hiện trường, biên bản phát hiện, thu lượm dấu vết, vật chứng, mẫu so sánh, báo cáo thí nghiệm, biên bản thực nghiệm điều tra,...
Hồ sơ giám định tư pháp hình sự được lưu giữ ít nhất 30 năm, kể từ ngày kết thúc việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tổ chức giám định tư pháp hình sự, tổ chức chuyên môn chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định do người giám định tư pháp thuộc tổ chức mình thực hiện. Hồ sơ giám định tư pháp hình sự phải được xuất trình theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ án, vụ việc mang tính hình sự.
36
IV. ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ
GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP HÌNH SỰ
1. Đánh giá kết quả giám định tư pháp hình sự
Yêu cầu đối với một kết luận giám định nói chung và kết luận giám định tư pháp hình sự nói riêng của tổ chức và cá nhân tiến hành giám định là phải trung thực, khách quan, thận trọng, chính xác. Nhưng khi đã có kết luận giám định tư pháp hình sự rồi thì việc đánh giá kết luận giám định cũng là việc làm bắt buộc và hết sức quan trọng đối với Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm xác định đúng đắn giá trị và phạm vi chứng minh của tài liệu giám định, giúp cho việc sử
dụng tài liệu giám định có hiệu quả trong giải quyết vụ án, vụ việc mang tính hình sự. Cần chú ý rằng, giám định viên cũng có thể sai sót do nhiều nguyên nhân nên phải có đánh giá kết quả giám định thì Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mới sử dụng kết quả giám định, hoặc quyết định giám định bổ sung hay giám định lại.
Việc đánh giá kết quả giám định bao gồm đánh giá riêng đối với bản kết luận giám định, và sau đó đánh giá kết quả giám định trong mối quan hệ với các tài liệu, chứng cứ khác đã thu thập được.
Việc đánh giá kết luận giám định sẽ giúp cơ quan và người tiến hành tố tụng thấy được giá trị của kết luận
37
giám định và ý nghĩa, vai trò của kết luận này trong giải quyết vụ án, vụ việc mang tính hình sự đang được xem xét, giải quyết
2. Sử dụng kết quả giám định tư pháp hình sự
Sau khi đánh giá và xác định được giá trị của kết luận giám định tư pháp hình sự, cơ quan và người tiến hành tố tụng phải xác định được nhận định của Giám định viên hoặc nhà chuyên môn là khẳng định chắc chắn, khẳng định mang tính khả năng hay không kết luận được vấn đề đặt ra, để từ đó giải quyết vấn đề đặt ra của vụ án, vụ việc mang tính hình sự. Những kết luận giám định khẳng định về sự đồng nhất sẽ giúp các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định và kết luận vấn đề có phạm tội xảy ra hay không, xảy ra như thế nào, ai là thủ phạm, phạm tội bằng phương tiện gì, v.v...
Những kết quả giám định là những kết luận khẳng định khả năng hoặc những kết luận khẳng định về sự đồng nhất sẽ giúp các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng nó làm cơ sở để xây dựng giả thuyết điều tra vụ án, vụ việc, từ đó xác định các biện pháp kiểm tra giả thuyết, được sử dụng vào các hoạt động cụ thể của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như hỏi cung bị can, lấy lời khai của nghi can, nhân chứng hoặc người bị hại, khám xét, thực nghiệm điều tra, v.v.. Khi sử dụng các thông tin đó cần hết sức chú ý về phạm
38
vi chứng minh, mức độ tin cậy và giá trị pháp lý của các tài liệu giám định.
Kết quả giám định cần được Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khai thác và sử dụng triệt để phục vụ cho việc giải quyết vụ án, vụ việc mang tính hình sự; khi sử dụng phải thận trọng và tránh lộ các biện pháp nghiệp vụ về cách thức thu thập vật chứng, dấu vết, mẫu vật, tài liệu. Việc sử dụng kết luận giám định phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với các tài liệu, chứng cứ đã có, xác định mối liên quan trực tiếp với những nhiệm vụ của điều tra.
Về mặt tố tụng, bản kết luận giám định một nguồn chứng cứ khách quan, quan trọng vì có tính chuyên môn khoa học cao. Đối với một yêu cầu giám định thì các bản kết luận có giá trị ngang nhau, không phân biệt cấp bậc của Giám định viên. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải sử dụng nghiêm túc bản kết luận giám định, không được trích đoạn để sử dụng tuỳ tiện và phải có sự nhận xét, phân tích, đánh giá kỹ
lưỡng, sau đó, căn cứ vào giá trị thực tế của tài liệu giám định mà sử dụng linh hoạt vào công tác giải quyết vụ án, vụ việc mang tính hình sự.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Trình bày khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi, nguyên tắc của giám định tư pháp hình sự?
39
Câu 2. Chủ thể tiến hành giám định tư pháp hình sự bao gồm những ai và đặc điểm của các chủ thể này? Câu 3. Có bao nhiêu tiêu chí để phân loại giám định tư pháp hình sự? Lấy một ví dụ minh họa đối với mỗi loại tiêu chí?
Câu 4. Phân tích và cho ví dụ đối với mỗi loại giám định tư pháp hình sự?
Câu 5. So sánh giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần?
Câu 6. Nêu và cho ví dụ về các loại giám định kỹ thuật hình sự?
Câu 7. Nêu và phân tích nội dung của trưng cầu giám định tư pháp hình sự?
Câu 8. Nêu và phân tích nội dung về hồ sơ trưng cầu giám định tư pháp hình sự?
Câu 9. Phân tích chủ thể và những nội dung liên quan đến đánh giá và sử dụng kết quả giám định tư pháp hình sự?
40
PHẦN II
MỘT SỐ LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP HÌNH SỰ
Chương 1
GIÁM ĐỊNH KỸ THUẬT TÀI LIỆU
I. KHÁI NIỆM, CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG GIÁM ĐỊNH KỸ THUẬT TÀI LIỆU
1. Khái niệm giám định kỹ thuật tài liệu
Kỹ thuật tài liệu là một biện pháp nghiệp vụ nghiên cứu những yếu tố, nguyên nhân tác động, phương pháp kỹ thuật và công nghệ để tạo nên các loại tài liệu. Thông qua những phản ánh vật chất về các thuộc tính, trạng thái, đặc trưng nhằm làm rõ bản chất các loại tài liệu có liên quan đến tội phạm hoặc những sự kiện mang ý nghĩa pháp lý để phục vụ công tác xử lý theo yêu cầu của pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
41
Từ khái niệm trên có thể thấy, kỹ thuật tài liệu một mặt vừa nghiên cứu về các phương pháp kỹ thuật công nghệ để tạo nên tài liệu hoặc những nguyên nhân tác động làm hình thành, thay đổi nội dung trên các loại tài liệu có liên quan đến tội phạm hoặc những sự kiện mang ý nghĩa pháp lý; mặt khác vừa sử dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện chuyên dụng nhằm làm rõ bản chất của các tài liệu đó phục vụ công tác điều tra, xử lý và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Dấu vết hình sự trong lĩnh vực kỹ thuật tài liệu là những phản ánh vật chất về những đặc tính, trạng thái, phương pháp, kỹ thuật công nghệ để tạo nên tài liệu, được hình thành trong mối quan hệ với tội phạm hoặc những sự việc mang tính chất pháp lý, được thu thập, nghiên cứu để phục vụ công tác điều tra, xử lý hoặc làm rõ bản chất của sự việc theo quy định của pháp luật.
Giám định kỹ thuật tài liệu là quá trình vận dụng lý luận truy nguyên hình sự, trên cơ sở ứng dụng những kiến thức về khoa học - công nghệ và sử dụng các phương tiện nghiệp vụ chuyên dụng, nhằm xác định, làm rõ bản chất của các loại tài liệu có liên quan đến tội phạm hoặc những sự việc mang tính chất pháp lý để
phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và đấu tranh phòng chống tội phạm.
Giám định kỹ thuật tài liệu là một bộ phận trong giám định kỹ thuật hình sự, với chức năng chuyên nghiên cứu về các loại tài liệu nhằm xác định bản chất
42
thật, giả của các tài liệu có liên quan đến các sự việc có ý nghĩa pháp lý, nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như đáp ứng yêu cầu làm rõ sự thật khách quan của các vụ việc theo yêu cầu của pháp luật.
Giám định kỹ thuật tài liệu có sự liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực khoa học như: hóa, lý, điện tử, tin học, công nghệ in, chế bản, nhân bản và các lĩnh vực khoa học - công nghệ khác.
Quá trình thực hiện giám định kỹ thuật tài liệu là quá trình vận dụng lý luận truy nguyên hình sự, trên cơ sở ứng dụng những kiến thức về khoa học - công nghệ và sử dụng các phương tiện nghiệp vụ chuyên dụng, để thực hiện mục đích xác định bản chất thật, giả
của các loại tài liệu.
2. Các phương pháp nghiên cứu trong giám định kỹ thuật tài liệu
Do tính chất và các yêu cầu khác nhau trong giám định kỹ thuật tài liệu, nên quá trình nghiên cứu dấu vết hình sự trong giám định kỹ thuật tài liệu đòi hỏi phải áp dụng toàn bộ các phương pháp và phương tiện khác nhau để đạt được kết quả một cách khách quan. Các phương pháp này được chia thành 3 nhóm như sau: - Phương pháp vật lý;
- Phương pháp hoá học;
- Phương pháp lý - hoá;
43
Phương pháp vật lý gồm có các phương pháp: nghiên cứu dưới kính hiển vi soi nổi, nghiên cứu dưới kính hiển vi điện tử quét, phân tích phát quang, nghiên cứu với sự trợ giúp của các phương tiện điện tử, kỹ thuật vô tuyến, phân tích quang phổ, sao ẩm, sự hấp thụ, phát quang dưới ánh sáng huỳnh quang, v.v..
Phương pháp hoá học gồm có các phương pháp dựa trên việc sử dụng các phản ứng hoá học.
Phương pháp lý - hoá gồm có chụp ảnh kỹ thuật hình sự, sắc khí lớp mỏng, sao chép khuếch tán, chụp ảnh trong điều kiện hiệu điện thế cao, v.v..
II. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THƯỜNG GẶP TRONG GIÁM ĐỊNH KỸ THUẬT TÀI LIỆU
1. Giám định con dấu, hình dấu
a) Khái niệm con dấu, hình dấu
- Con dấu là loại bản in đặc biệt dùng để in ra hình dấu trên tài liệu và những sản phẩm khác với ý nghĩa pháp lý để chứng nhận. Theo tính chất, con dấu gồm có: con dấu ướt, con dấu khô, con dấu nổi, con dấu chìm.
Theo hình dạng, con dấu gồm: con dấu tròn, con dấu vuông, con dấu hình chữ nhật, con dấu hình bầu dục, con dấu hình tam giác, con dấu hình chữ thập. Theo nội dung, con dấu gồm có: con dấu chức danh, con dấu họ
tên, con dấu chữ ký, con dấu tiêu đề, con dấu ngày tháng và các loại con dấu khác.
44
- Hình dấu là dấu vết in phản ánh nội dung và cấu trúc mặt in của con dấu. Tương ứng với các loại con dấu như đã nêu trên, hình dấu cũng bao gồm những thể loại tương tự.
b) Một số phương pháp làm hình dấu giả:
- Vẽ hình dấu không có hình dấu mẫu;
- Vẽ hình dấu có hình dấu mẫu;
- Hình dấu sao in trực tiếp;
- Hình dấu sao in gián tiếp;
- Hình dấu tô đồ;
- Sao chụp lại hình dấu bằng phương pháp photocopy màu;
- Tạo hình dấu giả bằng phương pháp in phun màu; thường kèm theo chữ ký, hình dấu chức danh, dấu họ tên cùng được quét và in trên tài liệu.
c) Một số phương pháp làm con dấu giả và đặc điểm đặc trưng thể hiện trên hình dấu
- Khắc con dấu giả là phương pháp sử dụng những dụng cụ để chạm, khắc trên các vật liệu khác nhau, tạo nên con dấu giả. Đặc điểm nhận biết trên hình dấu là:
+ Đường nét thô, biến dạng, thiết diện không đều nhau; + Có sự sai lệch về kích thước, vị trí đường nét các chi tiết và hình ảnh;
+ Kiểu chữ không chuẩn, kích thước, hình dáng các chữ số không thống nhất;
+ Trục các chữ không hướng tâm;
+ Nét chữ không thẳng, các nét cong nhỏ, bị gãy khúc;
45
+ Đường nét chi tiết không liên tục;
+ Có dấu vết của dụng cụ khắc chạm;...
- Đúc con dấu giả là phương pháp sử dụng những vật liệu thích hợp đã được làm lỏng để rót vào khuôn đúc được tạo ra từ con dấu thật để đúc thành con dấu giả. Đặc điểm nhận biết trên hình dấu là:
+ Nét chữ to đậm, không sắc gọn;
+ Bề mặt đường nét có những chấm trắng do mặt in bị rỗ;
+ Các chi tiết nhỏ thể hiện không rõ ràng;
+ Có các vết bẩn bên trong các nét góc hoặc nét ôvan; + Trên các đường tròn của hình dấu có những khuyết tật do quá trình đổ khuôn tạo ra;
+ Có dấu vết của dụng cụ khi tạo ra khuôn đúc. - Làm con dấu giả bằng phương pháp chụp ảnh ăn mòn kim loại là phương pháp chụp lại hình dấu thật và áp dụng kỹ thuật ăn mòn kim loại để tạo thành con dấu giả. Đặc điểm nhận biết trên hình dấu là:
+ Hình ảnh là dấu in của phương pháp in typô; + Các chi tiết nhỏ thể hiện không rõ ràng;
+ Bề mặt các nét in không mịn;
+ Rìa mép các nét in không thẳng;
+ Các nét góc thường tạo thành nét tròn;
+ Có thể có thêm các dấu vết lạ và sự mất đi một số chi tiết do quá trình chụp ảnh ăn mòn kim loại tạo nên. - Làm giả hình dấu bằng phương pháp in lưới là quá trình chụp lại hình dấu thật, sau đó tiến hành chế bản
46
thành bản in lưới để in ra hình dấu giả. Đặc điểm nhận biết trên hình dấu là:
+ Đường nét thô, nhòe, không sắc gọn;
+ Lượng mực dày;
+ Không có vết hằn của các nét in trên giấy; + Mép rìa và các nét in có vết loang của dầu trong mực in;
+ Bề mặt của đường nét không mịn, có những điểm ngắt quãng;
+ Ngoài các nét in, có các vết chấm của màu in nằm rải rác.
Trường hợp lưới in thưa, trong các nét in có thể có dấu vết các mắt sợi của lưới in để lại. Thông thường, đối với hình dấu được in bằng phương pháp in lưới thường được in trước so với các nội dung khác trên tài liệu như
chữ ký, chữ viết, hình dấu,...
Ngoài ra, trong thực tế còn có phương pháp xăm trổ trực tiếp từ hình dấu thật trên mica, nhựa hoặc giấy nến để tạo ra bản in con dấu giả. Phương pháp này có đặc điểm tương tự đặc điểm của phương pháp in lưới.
- Làm giả con dấu bằng phương pháp khắc laser lên cao su. Khắc dấu laser là công nghệ được trang bị phương tiện đặc biệt với sự trợ giúp của máy tính để khắc trực tiếp các chi tiết và hình ảnh ngược thuộc nội dung của mặt in con dấu lên cao su hay vật liệu dẻo, đạt độ chính xác cao. Các vị trí trên phần cao su đã bị chùm tia laser tác động vào, tạo thành phần tử in và
47
phần tử không in. Cao su được sử dụng để khắc dấu là loại cao su đặc biệt, có độ bền cao, độ mềm cần thiết, cấu trúc hạt nhỏ, không có tạp chất và có độ thấm nước tốt. Ranh giới của các phần tử in được khắc laser ở
trong con dấu có hình dạng nét thẳng, không tạo góc cong tròn. Các loại dấu được khắc bằng phương pháp truyền thống thì rìa mép bị vê tròn. Khi nghiên cứu hình dấu phải xét đến độ đàn hồi của cao su khi có lực đóng tác động. Đặc điểm này có thể nhìn thấy rõ trong các hình dấu ít mực và được đóng với lực tác động mạnh. Đặc điểm nhận biết trên hình dấu là:
+ Trong cấu trúc các nét chữ có các vệt song song, độ rộng khác nhau, có một hướng và một góc nghiêng. Trong các chỗ trống, phát hiện các chấm mực;
+ Ranh giới của các nét rõ ràng, các phần tử in có dạng hình học chuẩn;
+ Mặt cắt phần tử in của con dấu có dạng góc vuông; + Dưới kính hiển vi soi nổi trong hình dấu có các vệt không bắt mực mang tính ngẫu nhiên;
+ Có các chấm mực ở những vị trí không in, tạo nên những điểm hay gò nhỏ có thể khác nhau về số lượng, vị trí các điểm chấm;
+ Đôi khi trong hình dấu không chỉ phản ánh các nét thanh mảnh mà còn là toàn bộ các phần của con dấu; + Có dấu vết đứt gãy trong các nét.
Để phát hiện những đặc điểm này cần nghiên cứu hình dấu với độ phóng đại khác nhau. Tuy nhiên, trong
48
những điều kiện xác định một số đặc điểm có thể không xuất hiện (ví dụ trên giấy chất lượng kém thì sự đứt gãy các nét không phải lúc nào cũng thấy rõ); bề mặt các nét in có thể biến dạng do lực tác động trên cao su.
d) Phương pháp thu, bảo quản mẫu vật giám định - Mẫu cần giám định là hình dấu:
Đối với mẫu cần giám định là hình dấu trên các tài liệu thì cần thu toàn bộ những thể loại tài liệu đó, khi thu cần thống kê đầy đủ về số lượng, tên gọi, ký hiệu của mỗi tài liệu trong biên bản và bảo quản trong các bao bì có kích thước lớn hơn kích thước của tài liệu, tránh những tác động làm hư hỏng tài liệu, thay đổi dấu vết của hình dấu trên tài liệu.
Đối với mẫu cần giám định là hình dấu trên các vật phẩm, cần thu cả vật phẩm có in hình dấu. Trong các trường hợp đặc biệt, có thể thu một phần của vật phẩm có in hình dấu. Khi thu, cần thống kê số lượng, tên gọi, ký hiệu của vật phẩm hoặc một phần của vật phẩm trong biên bản, tùy theo mỗi loại, cần bảo quản vật phẩm trong các hộp cứng có bọc lót và ghi chú bên ngoài, tránh mọi tác động làm hư hỏng vật phẩm hoặc thay đổi dấu vết của hình dấu, trường hợp dấu vết của hình dấu có khả năng biến đổi cần được chụp ảnh trước khi thu lượm.
- Mẫu cần giám định là con dấu và các phương tiện vật liệu khác:
+ Đối với những vật dễ bị biến dạng như con dấu, mặt in con dấu, phim gốc,... cần được bao gói, đệm lót
49
bằng những vật liệu mềm và bảo quản trong các hộp cứng, tránh những tác động làm thay đổi trạng thái, dấu vết của mặt in.
+ Đối với các loại vật liệu, hoá chất, mực in,... cần được thu cả lọ, hộp hoặc bảo quản riêng trong các chai lọ sạch có ghi chú bên ngoài về tên gọi, ký hiệu,... tránh để lẫn hoặc đổ vỡ.
+ Đối với các phương tiện dụng cụ chạm khắc, cần được đóng gói bảo quản trong các hộp cứng, tránh những tác động làm thay đổi trạng thái ban đầu. - Mẫu so sánh:
+ Mẫu tự nhiên là những mẫu hình dấu có sẵn trên các tài liệu theo trình tự thời gian đối với mỗi con dấu: * Về thể loại: Hình dấu mẫu so sánh phải phù hợp về bố cục và nội dung so với hình dấu cần giám định. * Về thời gian: Đối với mẫu tự nhiên, tốt nhất được thu trên tài liệu có thời gian gần nhất so với thời gian của hình dấu cần giám định. Trong những trường hợp cần thiết, có thể thu ở cả ba thời điểm: trước, trong và sau so với thời gian của hình dấu cần giám định. * Về chất lượng: Các hình dấu trên tài liệu mẫu phải thể hiện sự rõ ràng của các chi tiết.
* Về số lượng: Bảo đảm có 8 - 10 hình dấu mỗi loại. * Về pháp lý: Phải có biên bản thu mẫu, đồng thời có xác nhận của cơ quan cung cấp mẫu về số lượng, thể loại, thời gian sử dụng và những nội dung cần chú ý về tình hình bảo quản con dấu.
50
+ Mẫu thu trực tiếp là những mẫu hình dấu do Cơ quan điều tra thu trực tiếp từ con dấu nghi vấn của các cơ quan, tổ chức là chủ sở hữu của các con dấu đó:
* Về thời gian: Mẫu thu trực tiếp có thời gian sau so với thời gian của hình dấu cần giám định.
* Về chất lượng: Cần bảo đảm sự phù hợp về các yếu tố hình thành so với hình dấu cần giám định như: giấy, mực in, lực in, trạng thái của hình dấu,...
* Về số lượng: Bảo đảm có 8 - 10 hình dấu mỗi loại, trường hợp cần thiết có thể thu với số lượng lớn hơn. * Về pháp lý: Phải có biên bản thu mẫu có xác nhận của cơ quan cung cấp mẫu về số lượng, thể loại, thời gian sử dụng và tình hình bảo quản con dấu. + Mẫu thực nghiệm là những mẫu hình dấu được thu bằng cách cho đối tượng thực hiện lại trong các điều kiện tương tự như quá trình đã làm ra hình dấu, con dấu giả:
* Về chất lượng: Cần bảo đảm các điều kiện tương tự về sự hình thành dấu vết giữa mẫu cần giám định với mẫu so sánh, gồm các yếu tố như: các phương tiện tạo bản gốc, các vật liệu để in ra hình dấu,...
* Về số lượng, thể loại: Số lượng và thể loại các mẫu thực nghiệm điều tra cần thu phụ thuộc vào các yêu cầu giám định cụ thể đối với từng loại hình dấu, con dấu cần giám định hoặc các yêu cầu xác định về khả năng phục chế, phương thức làm giả của đối tượng.
51
* Về pháp lý: Các trình tự và nội dung của quá trình thực nghiệm điều tra tiến hành theo luật định. + Mẫu điều tra cơ bản là hệ thống mẫu và những thông tin cần thiết của các loại hình dấu đối với từng lĩnh vực, được thu thập và lưu trữ để phục vụ công tác giám định (một dạng tàng thư về hình dấu làm mẫu so sánh). Mẫu điều tra cơ bản về hình dấu có thể được thu thập trước khi đưa các con dấu vào sử dụng, hoặc khi tiến hành công tác điều tra cơ bản đối với các mẫu hình dấu trong một lĩnh vực nhất định. Quá trình lưu trữ mẫu điều tra cơ bản về hình dấu cần được bổ sung các thông tin thay đổi về quản lý và sử dụng con dấu như mất con dấu, thời gian thay đổi con dấu,... Khi sử dụng mẫu điều tra cơ bản về hình dấu cần đặc biệt chú ý các yếu tố pháp lý về thời gian và hệ thống đặc điểm của hình dấu mẫu còn giá trị và phù hợp để phục vụ giám định hay không. đ) Phương pháp nghiên cứu, giám định hình dấu: - Nghiên cứu giám định hình dấu và con dấu về cơ bản cần trả lời được các câu hỏi sau đây:
+ Phương pháp sản xuất con dấu qua hình dấu của con dấu đó trên tài liệu?
+ Hình ảnh của hình dấu được tạo bằng phương pháp nào?
+ Các hình dấu trên các tài liệu có phải được đóng bởi một con dấu?
+ Hình dấu cần giám định và hình dấu mẫu so sánh có phải do cùng một con dấu đóng ra không?
52
Để giải quyết được các vấn đề trên, Giám định viên bắt đầu xem xét các tài liệu gửi đến giám định, kiểm tra sự phù hợp của đối tượng gửi giám định với quyết định trưng cầu giám định hay bản yêu cầu giám định. Toàn bộ tài liệu cần được nghiên cứu một cách tổng thể và cả các chi tiết. Từ kết quả, này các Giám định viên lên kế hoạch nghiên cứu tiếp theo, xác định phương pháp, phương tiện ứng dụng phù hợp nhất để nghiên cứu đối với mỗi tài liệu cụ thể. Sau đó đến giai đoạn cơ bản của nghiên cứu kỹ thuật hình sự là giải quyết các câu hỏi đặt ra trước các Giám định viên. Cụ thể:
- Nghiên cứu hình dấu để xác định con dấu: Trong thực tế, việc xác định phương pháp làm hình dấu thường chỉ có các hình dấu khả nghi (không có hình dấu thật để làm mẫu so sánh). Việc nghiên cứu đối với toàn bộ nội dung tài liệu và hình dấu nghi vấn cần làm rõ các yêu cầu sau đây:
+ Tên cơ quan trong tài liệu đó có phù hợp với tên trong hình dấu.
+ Xác định việc sử dụng dấu: hình dấu có Quốc huy hay dấu thường (ví dụ, tổ chức xã hội không được quyền sử dụng dấu Quốc huy).
+ Các điểm đặc biệt của hình ảnh: các chữ, có các lỗi ngữ pháp, ảnh ngược chiều của các dấu hiệu có phù hợp với bộ chữ chuẩn hay không.
+ Tính chất phân bố mực dấu trong các nét của hình dấu
53
và các chữ xung quanh, có nét đôi, khoảng trống giữa các từ đều nhau.
Trong giai đoạn này, nghiên cứu bằng mắt thường hoặc với thước để xác định chiều rộng và chiều dài (có độ dung sai nhỏ). Từ đó thấy rõ hàng loạt đặc điểm thể hiện rõ hình dấu được đóng bởi con dấu được sản xuất theo công nghệ công nghiệp hay được sản xuất theo phương pháp nào đó. Bước tiếp theo cần kiểm tra sự cân xứng phân bố của các dấu hiệu một cách tương đối so với nhau hay với các đường kẻ bằng cách đặt hình dấu cần giám định lên thước trong (phim) có các đường tròn (được chia thành các khu vực), có thước đo góc.
Các đặc điểm của sự phân bố mực dấu trong các nét chữ cần được nghiên cứu dưới kính hiển vi soi nổi (có độ phóng đại 20-40 lần), có thể phát hiện rõ những dấu vết chuẩn bị ban đầu. Trong khi xác định được phương pháp đóng dấu, mỗi đặc điểm riêng rẽ cần thấy rõ bằng mắt thường hay bằng kính hiển vi soi nổi (có các nét hay chữ viết lạ, gồ ghề,...). Từ đây cũng có thể phát hiện hình dấu được in bằng phương pháp in phun màu hay photocopy màu.
Việc phát hiện các đặc điểm khác trong mỗi trường hợp cụ thể lại yêu cầu các phương pháp nghiên cứu đặc biệt. Ví dụ, các đặc điểm chứng minh hình dấu được đóng từ con dấu khắc tay, vẽ hay sao chép hình dấu từ
tài liệu khác sẽ làm rõ được khi xem xét tài liệu dưới 54
ánh sáng tử ngoại (phần sao chép hình dấu sẽ phát quang khác so với các phần khác còn lại của tài liệu). Cần lưu ý rằng việc phân định rõ phương pháp sản xuất con dấu thủ công hay công nghệ đôi khi rất khó, vì trong khi sản xuất con dấu tại các phân xưởng có thể sử dụng lao động chân tay. Điều này cho thấy những đặc điểm của sản xuất thủ công không chỉ đối với dấu giả mà còn với cả dấu thật. Những đặc điểm giống với những đặc điểm của sản xuất thủ công đôi khi hiện rõ trong quá trình sử dụng con dấu. Hiện nay, việc làm giả con dấu có thể sản xuất từ một công nghệ của con dấu thật và không có những đặc điểm của sản xuất thủ công. Nếu như trong quá trình nghiên cứu xác định rõ hình dấu cần giám định có các đặc điểm thể hiện rằng con dấu đóng ra hình dấu đó được sản xuất theo công nghệ của nhà máy thì cũng không nên đưa ra kết luận rằng hình dấu đó được đóng bởi con dấu thật của một cơ quan cụ thể nào đó, nhất là khi con dấu giả được sản xuất bởi công nghệ hiện đại (ví dụ khắc laser). Khi phải kết luận về tính thật, giả của hình dấu trong điều kiện phức tạp như vậy thì Giám định viên cần phải yêu cầu cung cấp màu hình dấu của con dấu thật.
Kết luận về phương pháp đóng dấu hay phương pháp sản xuất con dấu được đưa ra trên cơ sở toàn bộ những đặc điểm đã làm rõ trong quá trình nghiên cứu.
- Truy nguyên đồng nhất con dấu qua hình dấu gồm ba giai đoạn: nghiên cứu riêng biệt các đối tượng (hình dấu
55
cần giám định và hình dấu mẫu so sánh của con dấu thật), nghiên cứu so sánh chúng và đánh giá các đặc điểm (giống nhau và khác nhau). Vì vậy, ngoài hình dấu cần giám định trong khi nghiên cứu bắt buộc phải có hình dấu mẫu so sánh của con dấu thật. Nếu như
thu được các con dấu giả thì các con dấu giả đó cũng phải đưa vào để nghiên cứu.
Để công tác giám định đạt được kết quả tốt thì chất lượng mẫu đóng vai trò rất lớn (gồm mẫu tự nhiên và mẫu thực nghiệm của con dấu thật). Mẫu hình dấu tự nhiên của con dấu cần có thời gian đóng dấu gần với hình dấu cần giám định. Các mẫu thực nghiệm theo mức độ và khả năng có thể đóng trên giấy tốt (chất lượng cao hay giống với tài liệu cần giám định) với mức độ ấn khác nhau, mức độ phân bố lực vào các phần khác nhau của con dấu trên các vật kê mềm, cứng, các loại mực dấu có chất lượng khác nhau. Hình dấu mẫu so sánh cần được đóng bằng một loại mực dấu có màu giống với hình dấu cần giám định. Nếu như con dấu bị
bẩn nhiều thì sau khi đóng được vài hình dấu cần làm sạch, rửa, sau đó đóng một loạt hình dấu để kiểm tra. Mục đích cơ bản của nghiên cứu tách biệt là làm rõ toàn bộ những đặc điểm riêng của hình dấu cần giám định. Để làm được điều này, các đặc điểm riêng và đặc điểm chung của mỗi hình dấu cần được nghiên cứu riêng. Tiếp theo của việc nghiên cứu hình dấu phụ thuộc vào số lượng hình dấu cần giám định và hình dấu
56
mẫu so sánh. Nếu trong trường hợp có nhiều hình dấu mẫu của một con dấu thì việc nghiên cứu riêng nên bắt đầu từ việc nghiên cứu hình dấu mẫu. Còn nếu chỉ có một hình dấu cần giám định thì bắt đầu từ hình dấu cần giám định. Các đặc điểm đã được nghiên cứu của hình dấu cần giám định giúp giám định viên làm rõ và lựa chọn nhanh chóng từ số lượng lớn mẫu những cái giống nhất so với hình dấu cần giám định.
Nghiên cứu hình dấu bắt đầu từ nghiên cứu đặc điểm chung của hình dấu (nội dung, hình dạng, đường kính các đường viền, vị trí và phân bố tương hỗ lẫn nhau của phần trung tâm và phần còn lại của con dấu,...). Các đặc điểm chung mang tính chất của một nhóm con dấu. Nếu có sự khác nhau giữa chúng thì đưa ra kết luân phủ định về sự đồng nhất. Nếu các đặc điểm chung giống nhau cần tiến hành nghiên cứu các đặc điểm riêng ở giai đoạn tiếp theo (các điểm đặc biệt của sự phân bố chữ, từ, đường khung viền, Quốc huy, khuyết tật nhỏ trong các chữ, hình vẽ,...). Trong khi tìm các đặc điểm riêng cần chú ý điều kiện đóng dấu, cụ thể:
+ Lực đóng dấu;
+ Các điều kiện đặc biệt của sự phân bố lực qua bề mặt con dấu;
+ Chất lượng vật kê;
+ Mức độ bám mực.
Trong khi nghiên cứu riêng các hình dấu mẫu so sánh phải tuân thủ trình tự xác định. Đầu tiên nghiên cứu
57
các hình dấu với lực đóng yếu, sau đó với lực đóng bình thường và tiếp đến là các hình dấu trong các điều kiện khác (đóng mạnh ở một phần nào đó của con dấu, dấu đóng bị xê dịch). Trình tự nghiên cứu như vậy cho phép làm rõ, đầy đủ nhất các đặc điểm của con dấu. Đặc điểm riêng giá trị nhất của hình dấu là sự sai lệch về vị trí của chữ trong từ, biến dạng các đường tròn, khuyết tật trong các chi tiết (gãy, đứt đoạn, móp méo,...).
Sau khi nghiên cứu tách biệt, Giám định viên tiến hành nghiên cứu so sánh các đặc điểm. Bản chất của giai đoạn này là so sánh những đặc điểm đã được làm rõ trong giai đoạn nghiên cứu tách biệt ở trên đối với các hình dấu cần giám định và màu so sánh. Thứ tự so sánh các đặc điểm của hình dấu cần phải dựa trên cơ sở
các nguyên tắc chung của sự so sánh: từ cái chung đến cái riêng. Đầu tiên so sánh các đặc điểm chung, rồi các đặc điểm riêng, sau đó tổng hợp.
Trong quá trình so sánh hình dấu, Giám định viên thường phải dùng đến bản ảnh minh họa. Trong bản ảnh các hình dấu phải được chụp và in trong cùng một tỷ lệ. Nếu có phim dương bản có thể lồng qua ánh sáng chiếu ngược.
Sau giai đoạn nghiên cứu so sánh, Giám định viên tiến hành đánh giá các đặc điểm giống nhau và khác nhau. Đây là giai đoạn cuối cùng của truy nguyên. Các đặc điểm giống nhau và khác nhau đều được đánh giá (mỗi đặc điểm đánh giá riêng rẽ và đánh giá tổng thể).
58
Nếu tồn tại sự khác nhau và giải thích được trong tổng thể các đặc điểm thì đưa ra kết luận là không đồng nhất. Nếu như tổng thể các đặc điểm đã được làm rõ không cho phép đưa ra kết luận ở dạng khẳng định, thì đưa ra kết luận không đủ cơ sở giám định. Trong trường hợp giống nhau toàn bộ về các đặc điểm chung và đặc điểm riêng thì đưa ra kết luận khẳng định là đồng nhất (do cùng một con dấu đóng ra).
Trong biên bản giám định, Giám định viên cần mô tả đầy đủ, chính xác nội dung và kiểu tài liệu, tính chất của hình dấu cần giám định, phương pháp và phương tiện kỹ thuật Giám định viên đã sử dụng để phát hiện và ghi lại những đặc điểm chung và riêng. Kết thúc biên bản đưa ra kết luận sau khi Giám định viên đã đánh giá các đặc điểm giống nhau và giải thích những đặc điểm khác nhau. Bên cạnh bản kết luận giám định còn có các bản ảnh minh họa. Trong bản ảnh minh họa cần thể hiện rõ: ảnh chung tài liệu, ảnh phóng đại, hình dấu cần giám định, mẫu so sánh và ảnh đặc điểm giống nhau hay khác nhau, có ảnh kiểm tra của hình dấu cần giám định và hình dấu mẫu so sánh.
Để minh họa cho các đặc điểm giống nhau và khác nhau cần thiết phải sử dụng các phương pháp lồng và chồng hình ảnh.
2. Giám định ấn phẩm
a. Phương pháp giám định ấn phẩm
59
- Khái niệm ấn phẩm
Ấn phẩm là sản phẩm của ngành in, được sản xuất bằng nhiều phương pháp chế bản, phương pháp in và được in trên những vật liệu khác nhau.
- Mục đích nghiên cứu dấu vết hình sự trong lĩnh vực ấn phẩm:
Quá trình nghiên cứu dấu vết hình sự trong lĩnh vực ấn phẩm nhằm giải quyết những vấn đề sau: + Những ấn phẩm nghi vấn liên quan đến hành động phạm pháp là những ấn phẩm thật hay giả. + Những ấn phẩm nghi vấn với những ấn phẩm mẫu so sánh đối chứng có phải do cùng một bản in in ra không. + Xác định những ấn phẩm nghi vấn có phải do các bản in mà cơ quan chức năng thu được in ra không. + Xác định phương thức thủ đoạn làm giả của thủ phạm như phương pháp in, phương pháp chế bản, các vật liệu phụ gia trong quá trình in.
Ngoài ra, trong các trường hợp đầy đủ thông tin, có thể xác định nguồn gốc ấn phẩm, phạm vi, tính chất sự việc. - Dấu vết hình sự trong lĩnh vực ấn phẩm: + Dấu vết hình sự được thể hiện qua bản in. Chẳng hạn, bản in được chế tạo từ những vật liệu có độ bền cao để in ra được nhiều loại sản phẩm, đây là yêu cầu rất cơ bản để hạ giá thành sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, khi in ra số lượng lớn thành phẩm, bản in vẫn có những biến đổi không thể tránh khỏi như: độ mài mòn, sự biến dạng, khuyết tật của các
60
thành phần in do những tác động cơ học trong quá trình in. Giám định viên hoàn toàn có thể nhận biết được qua các thiết bị chuyên dụng trong quá trình nghiên cứu giám định. Điều đó có nghĩa là các ấn phẩm được in ra từ cùng một bản in luôn chứa đựng những đặc điểm dấu vết tương đối ổn định và đặc trưng của chính bản in đã in ra các ấn phẩm đó.
+ Dấu vết hình sự thể hiện ở các ấn phẩm có cùng phương pháp in.
Phương pháp in là vấn đề cần được xem xét đầu tiên khi nghiên cứu dấu vết hình sự đối với mỗi loại ấn phẩm. Trong công nghệ in có nhiều phương pháp in khác nhau để tạo nên các loại ấn phẩm như: phương pháp in truyền thống, phương pháp in công nghệ cao, phương pháp nhân bản. Mỗi phương pháp in có cơ chế hình thành dấu vết đặc trưng riêng. Khi phương pháp in của một ấn phẩm đã được xác định thì việc nghiên cứu cơ chế hình thành dấu vết của loại ấn phẩm đó đã được định hướng. Như vậy, khi phương pháp in khác nhau thì điều tất yếu là cơ chế hình thành dấu vết trên ấn phẩm cũng khác nhau. Hoặc ngược lại, không có trường hợp nào hai ấn phẩm được in bởi hai phương pháp in khác nhau lại có cơ chế hình thành dấu vết giống nhau.
- Truy nguyên đồng nhất trong giám định ấn phẩm: Trong quá trình giám định ấn phẩm, Giám định viên luôn phải giải quyết vấn đề đặt ra là ấn phẩm cần
61
giám định là thật hay giả, điều này có nghĩa là ấn phẩm cần giám định và ấn phẩm mẫu so sánh có đồng nhất với nhau hay không. Việc xác định sự đồng nhất giữa hai ấn phẩm trên chính là quá trình xác định chúng có cùng phương pháp in và có cùng bản in hay không. Hai ấn phẩm đồng nhất với nhau khi chúng cùng thoả mãn cả hai điều kiện là có cùng phương pháp in và do cùng một bản in in ra. Không thể có trường hợp hai ấn phẩm do cùng một bản in in ra nhưng lại không cùng phương pháp in. Nhưng khi hai ấn phẩm có cùng phương pháp in thì chưa hẳn do cùng một bản in in ra.
b) Phương pháp nghiên cứu giám định ấn phẩm có kỹ thuật bảo vệ đặc biệt:
Khi giám định ấn phẩm có kỹ thuật bảo vệ đặc biệt, các câu hỏi sau đây được đặt ra:
+ Các loại tiền, trái phiếu, séc ngân hàng, tín phiếu được sản xuất bằng phương pháp nào?
+ Toàn bộ ấn phẩm gửi đến giám định có được in bằng một phương pháp hay không?
+ Các ấn phẩm gửi đến giám định có bị thay đổi giá trị, sửa chữa các chi tiết hay không? (mã hiệu, số hiệu, hình dấu, chữ ký).
+ Các vật liệu cụ thể thu được của đối tượng nghi vấn có phải được sử dụng để in ra các ấn phẩm hay không? Khi nghiên cứu ấn phẩm, trong nhiều trường hợp, Giám định viên cần xem xét kỹ thuật bảo vệ đặc biệt chống giả.
62
Nghiên cứu ấn phẩm để xác định phương thức làm giả, trước hết cần phải xác định ấn phẩm đó có phải được vẽ bằng tay hay không. Khi đã có kết luận ấn phẩm không phải được vẽ mà được in thì bắt buộc phải xác định ấn phẩm được in bằng phương pháp nào (typô, khắc lõm, offset,...); phương pháp tạo bản in nào (thủ
công hay chụp ảnh ăn mòn kim loại). Để làm điều này cần áp dụng phương pháp giống như nghiên cứu mẫu in ấn phẩm thông thường.
Việc nghiên cứu bắt đầu từ việc đọc toàn bộ phần chữ in, xem lỗi chính tả, các hình ảnh có bị sai lệch hay đơn giản hoá không. Việc làm giả thô sơ (ví dụ vẽ) vẫn có thể phát hiện trong giai đoạn nghiên cứu giám định này. Sau đó, nghiên cứu kỹ thuật bảo vệ - bóng chìm, lưới bảo vệ, hình ảnh in, vật liệu. Bóng chìm được nghiên cứu dưới ánh sáng ngược, có thể thay đổi cường độ chiếu sáng, vị trí có bóng chìm cũng phải được nghiên cứu dưới ánh sáng chiều xiên và có thể thay đổi góc độ chiếu sáng. Xác định hình ảnh, kích thước có phù hợp với giấy bạc thật hay không? Trên bề mặt giấy có sự mô phỏng bóng chìm bằng mực hay chất mỡ hay không?
Lưới bảo vệ cần được nghiên cứu ở độ phóng đại từ 4 đến 7 lần. Để nghiên cứu lưới bảo vệ cần chú ý sử dụng kính lọc màu để bổ sung đổi màu của các đường kẻ. Nếu hình ảnh được in bằng phương pháp in lồng màu thì khi nghiên cứu các chi tiết nhỏ của hoa văn trang trí cần nghiên cứu dưới kính hiển vi với độ phóng đại không lớn lắm.
63
Nếu thấy ấn phẩm làm giả tinh vi thì cần phải tiến hành nghiên cứu so sánh chi tiết (với các mẫu so sánh). Nếu như trên ấn phẩm cần giám định có một số thông tin như xí nghiệp in, năm sản xuất,...) thì mẫu cũng phải phù hợp tương ứng như vậy.
Nghiên cứu ấn phẩm cần giám định và ấn phẩm mẫu so sánh theo các thông số bên ngoài: kích thước, màu sắc, sắc, số lượng đường viền trong ảnh vẽ, v.v.. Các hình bóng chìm cũng tiến hành so sánh theo cấu trúc và vị trí, so sánh các đường vân của lưới bảo vệ. Về chi tiết, phải tiến hành kiểm tra lưới bảo vệ có bị cắt bởi giới hạn của hoa văn trang trí không.
Việc nghiên cứu giấy, mực in, mực viết, keo hồ được tiến hành trong vùng quang phổ của ánh sáng tử ngoại hay ánh sáng nhìn thấy (nghiên cứu song song ấn phẩm cần giám định và ấn phẩm mẫu so sánh trong một điều kiện tương tự nhau). Cần chú ý rằng, ấn phẩm thật có một thời gian dài nằm trong lưu thông (đôi khi rất bẩn, hoen ố, ví dụ: giấy bạc) có thể khác với mẫu ấn phẩm về màu sắc hay tính chất phát quang. Sự khác nhau về
phát quang chưa đủ cơ sở để đưa ra kết luận. Nếu như đã xác định được phương pháp sao chép toàn bộ ấn phẩm cần giám định thì cần đưa ra kết luận về phương pháp sản xuất nó, cũng như phương tiện, vật liệu, thiết bị đã được tội phạm sử dụng. Chỉ có kết luận như vậy mới có ý nghĩa đối với việc điều tra và truy tìm theo những hướng cần thiết tiếp theo.
64
Trong khi tiến hành giám định, Giám định viên bắt đầu tiến hành nghiên cứu riêng, tách biệt, sau đó nghiên cứu toàn bộ tài liệu cần giám định và mẫu so sánh về nội dung, phân bố các chữ, hình ảnh, hình dạng, kích thước và ký hiệu, chất lượng hình ảnh, phương pháp in, xác định có hay không có bóng chìm, sự phát quang, các chữ vi in. Trên cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứu như vậy sẽ đưa ra kết luận đầy đủ và khách quan. Chú ý: mức độ khách quan của kết luận được xác định bởi từng trường hợp giám định cụ thể. Ví dụ, nếu như đã xác định được sự khác nhau của phương pháp in dùng để in hình ảnh bóng chìm trong ấn phẩm cần giám định và mẫu so sánh hay đã xác định là không có bóng chìm hay mô phỏng bóng chìm thì Giám định viên có thể kết luận rằng: ấn phẩm gửi giám định là ấn phẩm giả (nếu có bóng chìm giả bằng các kỹ thuật sao chép hiện đại thì dễ dàng phát hiện dưới kính hiển vi soi nổi).
Trong quá trình giám định bằng các phương pháp truyền thống vẫn không làm rõ được những sự khác nhau về phương pháp in, kích thước, tính chất, nội dung và chất lượng hình ảnh cũng như sự phân bố chúng thì Giám định viên cần sử dụng phương pháp lý, hoá để nghiên cứu sâu hơn về mực in và giấy.
Một số thủ đoạn làm giả đối với ấn phẩm có kỹ thuật bảo vệ đặc biệt:
+ Bọn tội phạm làm giả toàn phần giấy bạc, giấy phép
65
lái xe, bằng tốt nghiệp đại học, v.v. bằng cách sử dụng các máy móc chụp ảnh hiện đại, các kỹ thuật máy vi tính. Tuy nhiên, thực tế điều tra xét xử đã chứng minh rằng bọn tội phạm cũng làm giả từng phần đối với các loại giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy bạc. Tính chất làm giả trong nhiều trường hợp được xác định bởi kiểu ấn phẩm. Chẳng hạn, việc làm giả toàn phần hộ chiếu hết sức hiếm, rất ít khi xảy ra. Trong các loại ấn phẩm này thì thường bị làm giả từng phần ở những vị trí có liên quan đến nội dung như: chữ viết, ảnh, hình dấu, v.v..
+ Làm giả ấn phẩm được ghép thêm kỹ thuật bảo vệ đặc biệt.
Việc làm ấn phẩm giả được tiến hành bởi phương pháp làm giả mẫu in của ấn phẩm thật với sự trợ giúp của phương pháp in ấn cho phép in ra ấn phẩm tương đối giống với mẫu thật, in ra nhiều bản với số lượng cần thiết. Việc làm giả ấn phẩm có 2 giai đoạn: chế bản in và in tài liệu. Chất lượng tài liệu giả trước hết phụ
thuộc vào trình độ chuyên môn, tay nghề của người làm giả và các trang bị kỹ thuật, vật liệu phục vụ in ấn. Đối với hình ảnh nhiều màu người ta sản xuất không phải một mà là vài bản in (đối với mỗi lớp in có một bản in), hoặc đối với các hình vẽ cơ bản có các bản in riêng, còn đối với các khuôn hình (đối với mỗi loại mực có khuôn hình riêng).
+ Làm giả ấn phẩm có sử dụng kỹ thuật sao chép nhân bản.
66
Phương pháp này sẽ nguy hiểm khi tái tạo các hình ảnh màu có chất lượng cao. Liên quan đến loại này có một vài kiểu máy photocopy có chức năng cho ra sản phẩm có hình ảnh nổi. Máy in phun và máy photocopy màu thường được sử dụng kèm máy tính (máy in xerox màu hay laser màu). Mỗi kiểu máy photocopy đều có tính chất, đặc điểm riêng được làm rõ trong quá trình giám định với sự trợ giúp của kính hiển vi soi nổi (phóng đại từ 1 đến 16 lần). Nếu sử dụng máy in phun sẽ quan sát thấy các đặc điểm, như: hình ảnh nhợt nhạt; ranh giới hình ảnh không rõ ràng; không thấy các chi tiết nhỏ của hình ảnh và các chữ viết; không có độ nổi trong các nét của hình ảnh; mực in bị thấm vào giấy; hình ảnh được tạo bởi lớp chấm mực phân bố lộn xộn, các hạt phân bố rải rác khắp nơi, các chấm mực dễ
hoà tan. Nếu sử dụng máy in nhân bản màu (xerox màu) thì sẽ có các đặc điểm sau: hình ảnh màu có ánh kim; không thể hiện các chi tiết nhỏ của hình ảnh và các chữ vi in; hình ảnh tạo trên bề mặt giấy là một lớp hạt mực nhỏ đã được nung chảy và liên kết với nhau; tại các vị trí không in của hình ảnh có một lớp là các chấm mực in rải rác; bao phủ bởi một lớp mực theo đường gấp của tờ bạc. Nếu sử dụng máy in laser màu mà hệ thống đầu ra của máy tính điện tử được xây dựng theo nguyên tắc xerox kết hợp với hệ thống in laser sẽ không đọc được những hình ảnh nhỏ, chữ vi in và các phần của lưới bảo vệ; không in được các phần
67
riêng rẽ của hình ảnh; hình ảnh màu được hình thành bởi một lớp liên kết bề mặt của các hạt mực đã được nung chảy và được phân bố ở dạng các đường nét ngang, song song với nhau; các phần tử nghiêng (ví dụ 2 nét chữ "A") của chi tiết có dạng bậc thang; tại các vị trí không in của hình ảnh có một lớp chấm mực màu nằm rải rác.
Rất nhiều công cụ bảo vệ ấn phẩm đã gây trở ngại cho bọn tội phạm trong quá trình làm giả. Cùng với phương pháp in, người ta đã đưa vào một số yếu tố bảo vệ đối với từng phần in của ấn phẩm, bản in được sản xuất riêng rẽ. Bản in thường được chế tạo bằng phương pháp hoá học nhưng đôi khi cũng được khắc hay vẽ
bằng tay. Vì vậy, bắt buộc bọn tội phạm phải mô phỏng lại. Để mô phỏng bóng chìm, một trong những biện pháp làm giả sau đây được dùng đến: Dùng bản in sản xuất đặc biệt được làm ẩm bởi mực in, dầu và được in vào giấy hình ảnh phù hợp. Qua ánh sáng ngược, mực che phủ (ví dụ: lớp sơn trắng dưới ánh sáng phản chiếu hoà lẫn với bề mặt trắng của giấy) sẽ nhận được tối hơn và phần tẩm dầu sẽ trong hơn; dùng bản in kim loại với hình ảnh phù hợp và nén bản in dưới máy dập phần đã làm ẩm của tài liệu. Khi quan sát dưới ánh sáng ngược hình bóng chìm như vậy giống với hình bóng chìm thật nhưng sẽ biến mất khi thả vào nước. Khi làm lưới bảo vệ trong điều kiện thủ công thì thường không đạt được độ giống cao so với lưới thật. Mô phỏng bằng cách
68
nhuộm giấy thành màu phù hợp với màu của lưới bảo vệ trên ấn phẩm thật. Trường hợp này tất cả hình ảnh của lưới bảo vệ trong ấn phẩm được tái tạo khác xa so với lưới thật. Ví dụ: các đường lượn cong đã bị tạo thành các đường thẳng. Đôi khi, để mô phỏng lưới bảo vệ có thể sản xuất trước mẫu với rìa mép lượn sóng; nhưng hoa văn nhận được rất thô, rất khác so với hình vẽ phức tạp của lưới bảo vệ thật. Việc tạo bản in với hình ảnh của lưới bảo vệ được làm bằng phương pháp hoá học thường cho kết quả kém khi in ra sản phẩm. Các đường hoa văn mảnh, nhỏ bị hoà lẫn do khả năng phân biệt của ống kính không đủ, các hạt của vật liệu ảnh không thể tẩy hết trong quá trình ăn mòn. Việc mô phỏng sợi màu nhỏ có thể làm bằng cách: Khi tái tạo ảnh màu với sự trợ giúp của máy xerox màu hay máy in laser màu với khả năng cho phép rất cao; làm bong các sợi ban đầu liên kết trên bề mặt tờ bạc. Các sợi này gần giống về kích thước so với sợi trên tờ bạc thật.
c) Phương pháp thu và bảo quản mẫu vật giám định: - Mẫu cần giám định:
+ Đối với ấn phẩm cần giám định, giữ nguyên trạng thái ban đầu và bảo quản trong các bao bì có kích thước lớn hơn kích thước của tài liệu. Cần được bảo quản ở điều kiện thích hợp khô ráo và tránh những tác động bên ngoài làm thay đổi dấu vết.
+ Đối với các vật dễ vỡ, dễ cháy, dễ biến dạng như các loại bản in, chữ in, phim màu, cần được bảo quản
69
trong các hộp có vỏ cứng, có đệm lót, tránh những tác động làm biến dạng hoặc thay đổi dấu vết. + Đối với các loại mực in, chất hoá, cần thu cả lọ, hộp hoặc bảo quản trong các chai lọ, ống nghiệm sạch. Các dấu vết mực, hoá chất phát hiện tại hiện trường cần phải chụp ảnh trước khi tiến hành thu lượm. - Mẫu so sánh:
+ Cần thu những mẫu có cùng mã hiệu, số hiệu, sêrie hoặc cùng đợt in so với các ấn phẩm cần giám định. + Đối với những ấn phẩm có khối lượng in lớn, cần thu các mẫu in ở các thời điểm đầu, giữa và cuối từng đợt in để có cơ sở đánh giá về sự mài mòn của bản in và những thay đổi khác do quá trình in tạo nên. + Thông qua các cơ quan chủ quản, cần nắm được những thông số kỹ thuật của từng loại ấn phẩm, sự thay đổi về kỹ thuật và vật liệu in trong quá trình sản xuất. d) Phương pháp giám định ấn phẩm:
- Những vấn đề cần giải quyết trong giám định ấn phẩm:
Đối với ấn phẩm cần giám định cần chú ý về thời gian, số lượng, thể loại của các ấn phẩm bị nghi làm giả đã sử dụng.
Cần chú ý những thông số kỹ thuật của quá trình sản xuất và thời gian lưu hành đối với từng loại ấn phẩm mẫu.
+ Đặc điểm chung:
* Bố cục chung, kích thước dài rộng của ấn phẩm, kích thước khuôn in chính, độ dày của giấy,...
70
* Phương pháp chế bản, phương pháp in, số lượng và thứ tự các lớp in, mật độ tram, mật độ màu sắc các lớp in. * Kỹ thuật bảo vệ: nền lưới; sợi màu; sợi kim loại; phát quang của giấy, sợi, mực in, từ tính (nếu có). Các đặc điểm khác...
+ Đặc điểm riêng: Là đặc điểm về cấu tạo riêng của bản in bao gồm:
* Hình dạng, vị trí, kích thước các chi tiết. * Đặc điểm được hình thành do quá trình sử dụng của bản in: Sự biến dạng, mòn vẹt, khuyết tật trong các đường nét, chi tiết từng lớp in.
* Đặc điểm về các lỗi in: sự thừa hoặc thiếu của các chi tiết, độ lệch các lớp in, sự chồng đúp, các đặc điểm riêng biệt khác.
Ngoài ra, có thể đi sâu nghiên cứu, phân tích các thông số kỹ thuật của giấy, mực in bằng các phương pháp giám định hoá lý.
Trong giám định ấn phẩm, có thể có nhiều yêu cầu khác nhau, vì vậy, tuỳ theo các yêu cầu cụ thể và giá trị của đặc điểm để ấn định số lượng, thông thường để chứng minh đặc điểm về bản in có thể lấy từ 8 đến 12 đặc điểm có giá trị truy nguyên cao.
- Phương tiện sử dụng trong quá trình nghiên cứu phân tích và ghi lại đặc điểm:
+ Nghiên cứu bằng kính lúp và các dụng cụ đo đạc chuyên dụng, thước định vị interpol.
71
+ Nghiên cứu và chụp ảnh dưới kính hiển vi soi nổi với nguồn sáng và các góc độ thích hợp.
+ Nghiên cứu và chụp ảnh dưới tia hồng ngoại, tử ngoại máy docubox hoặc docucenter.
+ Nghiên cứu và chụp ảnh bằng kính hiển vi so sánh. + Đo mật độ màu sắc và chụp ảnh phân màu qua máy phân màu điện tử laser.
+ Sử dụng những thiết bị xác định các thông số cơ lý của giấy.
+ Sử dụng các chức năng ghi, chụp, so sánh của các phần mềm chuyên dụng.
+ Chạy sắc khí lớp mỏng đối với mực in.
+ So sánh phổ hấp thụ hồng ngoại, phổ tán xạ năng lượng của giấy, mực in và sử dụng các phương tiện thiết bị phân tích khác,...
e) Kết luận trong giám định ấn phẩm:
+ Thật, giả.
+ Cùng bản in, không cùng bản in.
+ Kết luận về phương thức làm giả (phương pháp tạo bản, phương pháp chế bản, phương pháp in,...). + Kết luận về vật liệu in (giấy, mực in,...).
3. Giám định tài liệu bị điền thêm, tẩy xóa, sửa chữa
a) Phương pháp giám định tài liệu bị điền thêm: - Khái niệm:
Điền thêm là một phương pháp thay đổi nội dung 72
ban đầu của tài liệu. Trong tài liệu bị điền thêm những chữ viết mới, những nét mới được viết vào những chỗ trống giữa các dòng, các từ hay các kí hiệu.
Nhiều khi điền thêm được thực hiện bằng cách xoá bỏ những nét chữ của nội dung ban đầu như tẩy xoá cơ học, hoá học. Giám định viên có thể làm rõ những đặc điểm này khi nghiên cứu.
- Đặc điểm của tài liệu bị điền thêm:
+ Không có sự lôgích giữa các phần của tài liệu với nhau.
+ Có sự khác nhau của đặc điểm chữ viết giữa phần bị nghi điền thêm và phần tài liệu còn lại.
+ Khoảng cách giữa các từ, các chữ cái bị giãn rộng hoặc co hẹp.
+ Thiếu các chi tiết nhỏ của các nét điền thêm. + Đường chân chữ không thẳng hàng, có sự rút gọn trong tài liệu.
+ Không lôgích về thứ tự thực hiện các nét viết của các từ, chữ số.
+ Khác nhau về cấu tạo của chất mực trong các nét điền thêm so với nội dung ban đầu.
Cần chú ý: Các đặc điểm nêu trên có thể phát hiện trong các trường hợp khi mà việc điền thêm không được chuẩn bị trước khi viết tài liệu. Đôi khi, tội phạm trong quá trình chuẩn bị tài liệu đã chủ động để lại những vị
trí trống nhằm đưa vào những thay đổi. Với mục đích như vậy thì bọn tội phạm thường sử dụng cùng một loại bút
73
và các chữ điền thêm được viết bởi người đã viết nội dung ban đầu. Trong trường hợp như vậy thì giải quyết vấn đề xác định tài liệu có bị điền thêm hay không sẽ rất khó khăn.
- Phương pháp xác định tài liệu bị điền thêm. Để xác định tài liệu bị điền thêm trong quá trình giám định cần sử dụng nhiều phương pháp, biện pháp tổng hợp. Đầu tiên, nghiên cứu nội dung tài liệu, tập trung chú ý vào mối quan hệ lôgích của tài liệu. Nếu có sự mâu thuẫn thì có thể tài liệu đã bị thay đổi nội dung ban đầu. Nghiên cứu đặc điểm chữ viết sẽ có các thông tin rất quan trọng, bởi sự khác nhau về đặc điểm chung và đặc điểm riêng của chữ viết sẽ chứng minh về sự điền thêm. Sau đó, làm rõ trong các từ, chữ có ngắn hay không? Đường chân chữ có bị cong lên hay thụt xuống không, khoảng cách giữa các từ, chữ, kí hiệu có bị rút ngắn hay nới rộng ra hay không?
Tiếp theo, cần nghiên cứu chi tiết các nét chữ bị nghi điền thêm và chi tiết các nét chữ phần nội dung cơ bản với sự trợ giúp của kính hiển vi soi nổi và so sánh các chi tiết này với nhau. Từ đây, có thể xác định được nhân tố sử dụng các phương tiện viết khác nhau trên tài liệu. Tóm lại, nếu xác định được đặc điểm của phương tiện viết khác nhau thì có thể chứng minh tài liệu bị điền thêm (đưa ra kết luận tài liệu bị điền thêm).
Trong quá trình nghiên cứu dưới kính hiển vi cần làm rõ điều kiện viết (lực ấn, kiểu viết, phương tiện
74
viết, tốc độ chuyển động của phương tiện viết). Nếu lực ấn càng mạnh thì để lại dấu vết lõm của phương tiện viết càng sâu. Sau đó, nghiên cứu sự phân bố của mực viết trên giấy, có thể phân biệt các nét chữ được viết giống nhau về màu sắc nhưng chất liệu dùng để viết khác nhau về thành phần cấu tạo. Ngoài ra, nghiên cứu dưới kính hiển vi không chỉ làm rõ các phần tử đặc trưng của các cấu trúc nét chữ mà còn xác định sự khác nhau về màu sắc, sắc thái, mức độ bao phủ mực của các nét chữ.
Các đặc điểm này cũng có thể được phát hiện khi nghiên cứu tài liệu dưới kính lọc màu với sự trợ giúp của thiết bị chụp ảnh phân màu, máy kiểm tra tài liệu, v.v.. Để nghiên cứu các nét chữ một cách hiệu quả nhất thì nên nghiên cứu dưới ánh sáng phản xạ hồng ngoại. Các loại mực phản xạ ánh sáng hồng ngoại như: mực tàu, bút chì, than chì, giấy than, chữ đánh máy màu đen, rubăng máy chữ và một vài vật liệu khác có chứa bồ
hóng, than hay chất phụ gia có khoáng chất. Các loại mực hấp thụ ánh sáng hồng ngoại như: mực bút máy, bút bi, mực viết màu, mực dùng cho bút dạ, v.v.. Nghiên cứu các nét chữ dưới ánh sáng rơnghen cho phép phân biệt các loại mực viết có chứa các phân tử khác nhau một cách đáng kể về khối lượng nguyên tử.
Việc đánh giá sự khác nhau về bản chất của mực viết là phương pháp tốt nhất. Tuy nhiên, cũng cần tính đến rất nhiều trường hợp các nét chữ viết trong điều kiện
75
không giống nhau, bảo quản tài liệu không bảo đảm sẽ không phân biệt được chất liệu của mực viết. Như vậy, cường độ phát quang hay hấp thụ của các nét chữ dưới ánh sáng hồng ngoại phụ thuộc vào sự tập trung (cường độ) của mực viết.
Nếu Giám định viên không làm rõ được nhân tố thay đổi nội dung bằng cách điền thêm bằng các phương pháp truyền thống thì chuyển tài liệu sang hướng nghiên cứu lý - hoá. Một trong những phương pháp nghiên cứu so sánh có hiệu quả nhất đối với mực viết là sắc ký lớp mỏng. Phương pháp này cho phép phát hiện sự khác nhau giữa các chất liệu mực viết. Sự khác nhau này rất khó phát hiện bằng các phương pháp khác. Các số liệu của sắc ký lớp mỏng có thể có được nhờ đo quang phổ trong vùng ánh sáng nhìn thấy hay quang phổ hồng ngoại. Nếu sử dụng các phương pháp trên vẫn không đưa ra kết quả khả quan thì sử dụng kính hiển vi điện tử quét để xác định thành phần của mực viết.
Việc xác định thứ tự các nét giao nhau hay phân tích tuổi tài liệu cũng có thể đưa ra kết luận về tài liệu bị điền thêm.
Ngày nay, việc điền thêm vào tài liệu không chỉ thực hiện trên các tài liệu bằng chữ viết mà còn có thể thực hiện trên các tài liệu được đánh máy và in vi tính. Có thể điền thêm bằng máy in vi tính sau khi trên tài liệu đã có nội dung ban đầu. Việc in không khó, chỉ cần sử
dụng vài lệnh của chương trình soạn thảo văn bản là có 76
thể in thêm được. Tuy nhiên, để in được chính xác tương đối so với nội dung ban đầu cần phải tính toán và in thử với các vị trí khác nhau khi đưa tài liệu vào để in. Dù việc in thêm có chính xác đến đâu thì cũng sẽ để lại dấu vết. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu giám định cần chú ý đến các dấu vết sau đây:
- Khoảng cách thụt đầu dòng có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với các dòng khác trong trường hợp in thêm cả dòng.
- Khoảng cách giữa dòng nghi bị in thêm và các dòng khác không đều, có thể có sự lệch dòng theo hướng nằm ngang. Điều này xảy ra do trong quá trình in thêm vị trí khi đưa giấy in (tài liệu) vào khay giấy không đồng nhất so với lần in ban đầu. Việc đặt giấy có thể bị lệch sang phải, sang trái, trục kéo giấy vào để in không đều sẽ xảy ra các sai sót và điều đó dẫn đến hậu quả là hình thành các dấu vết đã nêu trên.
- Có thể có sự khác nhau về phông chữ, cỡ chữ của các chữ, dòng chữ nghi bị in thêm so với các phần tài liệu còn lại.
- Không có sự lôgích giữa các phần của tài liệu với nhau.
Để nghiên cứu, xác định các đặc điểm, dấu vết của in thêm bằng máy in vi tính cần nghiên cứu tài liệu dưới kính hiển vi soi nổi có độ phóng đại lớn, chụp ảnh phóng đại dưới kính hiển vi để phục vụ việc nghiên cứu đo đạc sau này. Nên chụp ảnh bằng các phương tiện
77
kỹ thuật số như: camera kỹ thuật số, máy ảnh kỹ thuật số, card video, scanner,... Sau đó, dùng các phần mềm chuyên dụng như: Hotoshop, AutoCad,... để xử lý và đo đạc các thông số kỹ thuật trên ảnh.
b) Phương pháp giám định ấn phẩm, tài liệu bị tẩy xóa cơ học:
- Khái niệm:
Tài liệu bị tẩy xóa cơ học là tài liệu bị thay đổi nội dung bằng cách xoá bỏ các nét chữ, hình ảnh với sự trợ giúp của các công cụ sắc nhọn hay tẩy cao su.
Tẩy xóa cơ học tài liệu là tẩy đi các phần tử riêng rẽ của chữ số, chữ cái, thậm chí một phần tài liệu, hình dấu, chữ ký. Tẩy xóa cơ học trên tài liệu được xác định trên cơ sở phân tích toàn bộ những đặc điểm có liên quan đến tác động cơ học vào giấy, cũng như mực còn sót lại của các nét chữ thuộc nội dung nguyên gốc. - Đặc điểm của tài liệu bị tẩy xóa cơ học :
+ Giấy bị xơ;
+ Giấy mất độ bóng;
+ Giấy bị mỏng;
+ Tổn thương các đường kẻ của lưới bảo vệ, hoa văn nền;
+ Có các phần tử mực không liên quan đến các nét của nội dung đọc được hiện tại.
- Phương pháp xác định tài liệu bị tẩy xoá cơ học: Để che giấu vị trí bị tẩy xoá cơ học, bọn tội phạm thường làm phẳng tờ giấy đã bị tẩy xoá hay ép plastic.
78