🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình giải phẫu người
Ebooks
Nhóm Zalo
BỘ GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRỊNH XUÂN ĐÀN (chủ biên)
ĐINH THỊ HƯƠNG - TRƯƠNG Đ ồN G TÂM
GIÁO TRÌNH
GIẢI PHẪU NGƯỜI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_____________ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN______________
PGS.TS. TRỊNH XUÂN ĐÀN (chủ biên)
ThS. ĐINH THỊ HUƠNG - ThS. TRUONG HồNG TÂM
GIÁO TRÌNH
GIẢI PHẪU NGƯỜI NH À XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Quốc GIA HÀ NỘI
SÁCH ĐƯỢC XUẤT BẢN BỞI s ự TÀI TRƠ CỦA Dự ÁN GIÁO DỤC DAI HOC 2
MỤC LỤC
T rang
LỜI NÓI ĐẦU 5 NHẬP MÔN GIẢI PHẤU HỌC 7 1. Định nghĩa và lịch sử môn giải phẫu học 7
2. Các phương tiện và phương thức mô tả giải phẫu 7 3. Vị trí của giải phẫu trong y — sinh học 8 4. Danh từ và danh pháp giải phẫu học 8 5. Tư thê giải phẫu và định hướng vị trí giải phẫu 9 6. Phương pháp học môn giải phẫu 10
GIẢI PHẪU H Ệ XƯƠNG 13 1. Đại cương 1 3 2. Xương sọ
3. Xương th â n m ình 25 4. Xương chi trê n 30 5. Xương chi dưới 36
GIẢI PHẤU H Ệ C ơ 43 1. Đại cương 43 2. Các cơ đầu m ặt 45 3. Cơ vùng cô 48
4. Cơ th â n m ình 50 5. Hệ thỗng cơ chi trên 56 6. Hệ thống cơ chi dưới 63
GIẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN 71 1. Tim 71 2. M ạch m áu 78
3
GIẢI PHẪU HỆ HÔ HẤP
1. Mũi 87 2. H ầu 91 3. T hanh quản
4. Khí quản 97 5. Phê quản
6. Phổi 99 7. M àng phổi 102 8. Đối chiếu phổi - m àng phổi lên lồng ngực 102
GIẢI PHẪU H Ệ TIÊU HOÁ 105 1. Đại cương 106 2. M iệng 108 3. Thực quản 112 4. Dạ dày 112 5. Ruột non và các tuyến tiêu hoá lỏn 115 6. Ruột già 125
GIẢI PHẪU H Ệ NIỆU - DỤC 131 1. Giải phẫu hệ tiế t niệu 131 2. Hệ sinh dục nam 143 3. Hệ sinh dục nữ 150
GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH-NỘI T IẾ T 159 1. Đại cương hệ th ầ n kinh 159 2. Hệ th ầ n kinh tru n g ương 161 3. Hệ th ầ n kinh ngoại biên 174 4. Hệ nội tiết 186
TÀI LIỆU THAM KHÀO 191 4
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng vói công cuộc cải cách giáo dục và nhu cầu trong sự nghiệp đào tạo cán bộ y tế, Bộ môn giải phẫu học biên soạn cuốn “G iáo tr in h G iải p h á u người’’ nhằm cung cấp cho học sinh hệ trung học Trường Đại học Y-Dược những kiến thức cơ bản, ngắn gọn và chuẩn xác vê' cơ thê người, dựa trên nhiêu tài liệu tham khảo (trong và ngoài nưốc qua các thê hệ) nhằm đạt những yêu cầu về tính chính xác, khoa học, hiện đại và thực tê Việt Nam.
Nội dung cuốn sách là mô tả dựa trên các hình vẽ nên việc mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ và chính xác là rấ t khó. Tập thê giảng viên của bộ môn Giải phẫu học đã có nhiều cô' gắng trong việc biên soạn tập bài giảng này, cùng với việc chọn lọc tranh, sơ đồ và thiết đồ thiết yếu giúp người học dễ hiểu, dễ học và dễ nhà. Đồng thời đưa vào những “danh từ giải phẫu quốc tế việt hoá” của Trịnh Văn Minh (Nhà xuất bản Y học 1999) giúp cho học sinh và cả những cán bộ y tê khi đọc các tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, cũng như việc đối chiếu vối các tài liệu nước ngoài có sự thống n h ất vê danh pháp.
Tập giáo trình này biên soạn dưói hình thức giải phẫu hệ thống các cơ quan, nhằm trang bị cho người học khả năng mô tả tổng quát vể hệ thông xương khớp cơ, mạch máu và th ần kinh cũng như hệ thống các cơ quan nội tạng ỏ ngực và bụng giúp cho việc học tập các môn học cơ sở cũng như các môn học chuyên ngành lâm sàng sau này nhằm phục vụ cho công tác thăm khám , chẩn đoán, điều trị và trong công tác chăm sóc phục vụ bệnh nhân.
Trong khuôn khổ còn hạn hẹp về nhiều m ặt không thể trán h khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Rất mong bạn đọc góp ý phê bình về mọi phương diện để lần tái bản sau cuổh sách được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn và giối thiệu cùng bạn đọc.
Thay m ặt nhóm tác giả
PGS.TS. T rịnh Xuân Đàn
5
NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC
l ắ ĐỊNH NGHĨA VÀ LỊCH s ử MÔN GIẢI PHAU h ọ c
Giải phẫu học người (Human anatomy) là môn khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thê con người. Tuỳ thuộc vào phương tiện quan sát, Giải phẫu học được chia ra thành 2 phân môn: Giải phẫu đại thể (gross anatomy hay macroscopic anatomy) nghiên cứu các cấu trúc có thể quan sát bằng m ắt thường. Giải phẫu vi thể (microscopic anatomy hay histology) nghiên cứu các cấu trúc nhỏ chỉ có thể quan sát dưối kính hiển vi. Tuy nhiên, ỏ hầu hết các trường Y. Giải phẫu học chỉ trình bày giải phẫu đại thể.
Việc nghiên cứu giải phẫu học có từ thời Ai cập cô đại, nhưng đến giữa thê kỷ thứ tư (trước công nguyên) Hypocrates “Ngưòi cha của y học” đưa giải phẫu vào giảng dạy ở Hy Lạp. Ong cho rằng “khoa học y học bắt đầu bằng việc nghiên cứu cấu tạo cơ thê con người”. Một nhà y học nổi tiếng khác của Hy Lạp, Aristotle (384-322 trước công nguyên), người sáng lập ra môn giải phẫu học so sánh và cũng là người có công lớn trong giải phẫu học phát triển và phôi thai học. Ông là người đầu tiên sử dụng từ “anatom e”, một từ Hy Lạp có nghĩa là “chia tách ra hay phẫu tích”. Từ phẫu tích “dissection” bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là “cắt rời thành từng mảnh”. Từ này lúc đầu đồng nghĩa vổi từ giải phẫu (anatomy) nhưng ngày nay nó chỉ là từ dùng để chỉ một kỹ th u ật để bộc lộ và quan sát các cấu trúc cơ thể nhìn thấy được bằng m ắt thường (giải phẫu đại thể), trong khi đó từ giải phẫu là từ chỉ một chuyên ngành hay một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà những kỹ th u ật được sử dụng nghiên cứu bao gồm không chỉ phẫu tích mà cả những kỹ th u ật khác như siêu âm, chụp Xquang.
2. CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC MÔ TẢ GIẢI PHAU
Ngoài phẫu tích, người ta có thể quan sát được các cấu trúc cơ thể (hệ xương-khớp và các khoang cơ thể) bằng chụp tia X gọi là giải phẫu Xquang (radiological anatomy). Giải phẫu Xquang là một phần quan trọng của giải phẫu đại thê và là cơ sở của chuyên ngành X quang. Chỉ khi hiểu được sự bình thường của các cấu trúc trên phim chụp X quang thì ta mối nhận ra được các biến đổi bất thường của chúng trên phim chụp do bệnh tậ t hoặc chấn thương gầy ra. Ngày nay, đã có thêm nhiều kỹ th u ật mói làm hiện rõ hình ảnh cấu trúc cơ thể (chẩn đoán hình ảnh) như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI)... tuỳ theo mục đích nghiên cứu có nhiều
7
cách mô tả giải phẫu khác nhau. Các cách tiếp cận chính trong nghiên cứu giai phẫu là:
Giải phẫu học hệ thống (systemic anatomy) là mô tả cấu trúc giài phâu theo từng hệ thông các cơ quan, bộ phận (cùng thực hiện một chức năng) nhăm giúp cho người học hiểu được chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ cơ quan trong cơ thể là: hệ da, hệ xương-khớp, hệ cơ, hệ tiêu hoá, hệ tu ầ n hoàn, hệ hô hấp, hệ tiết niệu, sinh dục và hệ nội tiết. Các giác quan là một phần của hệ thần kinh.
Giải phẫu vùng hay định khu (topographical) là nghiên cứu và mô tả các cấu trúc (thuộc các hệ cơ quan khác nhau) trong một vùng bao gôm ca những liên quan của chúng với nhau. Cách mô tả này nhằm phục vụ chủ yếu cho các thầy thuôc lâm sàng hàng ngày phải thực h ành khám và can thiệp trên bệnh nhân. Cơ thể được chia thành những vùng lón như: ngực, bụng, chậu hông và đáy chậu, chi, lưng, đầu và cổ. Mỗi vùng lớn lại được chia thành nhiều vùng nhỏ hơn.
Giải phẫu bề mặt (surface anatomy) là mô tả hình dáng bề m ặt cơ thê ngưòi liên hệ với cấu trúc sâu ở bên trong. Giúp cho người học hình dung ra các cấu trúc nằm dưới da đê áp dụng thăm khám, đánh giá thương tổn và can thiệp khi cần thiết.
Giải phẫu phát triển (developmental anatomy) là nghiên cứu và mô tả sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Sự tăng trưởng và p h át triển diễn ra trong suốt đời người, từ trong bụng mẹ đến khi ra đời, lớn lên, già và chết. Mỗi một giai đoạn cơ thê có sự phát triển và cốt hoá riêng.
Mô tả giải phẫu là một công việc nhàm chán nếu không biết liên hệ và vận dụng kiên thức giải phẫu vói các môn học khác có liên quan. Có rấ t nhiều cách tiêp cận để mô tả giải phẫu như giải phẫu chức năng, giải phẫu lâm sàng.
- Giải phẫu chức năng (functional anatomy) là sự kết hợp giũa mô tả cấu trúc và chức năng của từng cơ quan bộ phận trong cơ thể.
- Giai phâu lâm sàng (clinical anatomy) hay giải phẫu thực dụng là việc vận dụng thực tê các kiên thức giải phẫu vào vào việc giải quyết các vấn đê lâm sàng và ngược lại áp dụng các kiến thức lâm sàng vào việc mở rộng các kiến thức giải phẫu.
3. VỊ TRÍ CỦA GIẢI PHAU t r o n g Y- s in h h ọ c
Giải phẫu học là một môn cơ bản, mở đầu và khai sinh ra tấ t cả những môn phân hoá và phát triển đả nêu trên của nó. Hình thái học là một lĩnh vực cơ bản đầu tiên của sinh học và là cơ sỏ cho lĩnh vực sinh lý học.
Giải phẫu và sinh lý là 2 môn không thể tách ròi nhau. Hình thái luôn đi cùng chức năng, hình thái nào thì chức năng đó. Cho nên giải phẫu chức năng đã trở thành một quan điểm và phương châm cơ bản của nghiên cứu và mô tả giải phẫu.
4. DANH TỪ VÀ DANH PHÁP GIẢI PHAU h ọ c
Môn khoa học nào cũng có ít nhiều các từ ngữ chuyên ngành riêng. Đối vối danh từ giải phẫu học thì nó có tầm quan trọng đặc biệt, nó không chỉ riêng cho ngành giải phẫu mà cho tấ t cả các ngành có liên quan như sinh học, thú y và nhất là trong y học vì nó chiếm tới 2/3 tổng số danh từ của Y học.
Mỗi chi tiết giải phẫu có một tên riêng, mỗi danh từ giải phẫu phải đảm bảo yêu cầu mô tả đúng nhất chi tiết mà nó đại diện. T huật ngữ giải phẫu quốc tế có nguồn gốc từ tiếng Latin, tiếng A Rập và tiếng Hy Lạp nhưng đều được thê hiện bằng ký tự và văn phạm tiếng Latin. Trên con đường tiến tới một bản danh pháp giải phẫu quốc tê hợp lý nhất và để bô sung thêm những chi tiết mới phát hiện, đã có nhiều th ế hệ danh pháp giải phẫu Latin khác nhau được lập ra qua các kỳ hội nghị. Bản danh pháp mới nhất là th u ật ngữ giải phẫu quốc tê TA (Terminología Anatómica) được hiệp hội các nhà giải phẫu quốc tê thông nhất và chấp thuận năm 1998. Hiện nay tất cả các danh từ giải phẫu mang tên người phát hiện (eponyms) đã hoàn toàn được thay thế.
5. TƯ THÊ GIẢI PHẪU VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỊ TRÍ GIẢI PHAU
5Ề1Ẻ Tư th ế giải phẫu
Tư th ế người đứng thẳng 2 tay buông xuôi, m ắt và 2 bàn tay hướng về phía trước. Các vị trí và cấu trúc giải phẫu được xác định theo 3 m ặt phẳng không gian.
5.2. Các m ặt phang giải phẫu
M ặt phang đứng dọc là m ặt phang đứng theo chiều trước sau, song chỉ có một m ặt phang đứng dọc giữa nằm chính giũa cơ thể và chia cơ thể làm 2 nửa đôi xứng, phải và trái. Ngoài ra, cho mỗi nửa cơ thể, m ặt phẩng đứng dọc giữa còn là mốc đê so sánh 2 vị trí trong và ngoài.
M ặt phang đứng ngang là m ặt phảng thảng góc với m ặt phảng đứng dọc. Người ta thường lấy một m ặt phẳng đứng ngang qua giữa chiều dày trước sau của cơ thể làm môc, chia cơ thể thành phía trước và phía sau.
M ặt phảng nằm ngang là m ặt phảng thẳng góc với 2 m ặt phẳng đứng. Song cũng có một m ặt phảng nằm ngang qua chính giữa cơ thể, lúc này cơ thể chia thành 2 phần trên và dưói.
9
Các từ chỉ môi quan hệ vị trí và so sánh theo các chiếu hướng trong khong gian gồm có: trên và dưới (phía đầu hay đuôi); trước và sau (phía bụng hay phía lưng); phải trái là 2 phía đối lập nhau. Trong ngoài là 2 vị trí so sánh theo chieu ngang ở cùng một phía đối vối m ặt phảng đứng dọc giữa. Ngoài ra còn có một sô từ cũng chỉ môi quan hệ so sánh nhưng chỉ dùng ỏ các chi:
- Gần hay phía gần, xa hay phía xa gốc chi.
- Quay và trụ hoặc phía chày và mác tương ứng với ngoài và trong. - Phía gan tay và phía mu tay tương ứng với trưốc và sau bàn tay. - Phía gan chân và mu chần tương ứng với trên và dưới bàn chân.
1. Mạt phảng đứng ngang
2. Phía lưng (sau)
3. Phía bụng (trước)
4. Mặt phăng cắt ngang
5. Tư thế sấp
6. Phía gần
7. Phía xa
8. Phía đuôi (dưới)
9. Mặt phẳng đứng dọc
10. Tư thế ngửa
11. Mặt phảng nằm ngang
12.Mặt phăng đứng dọc giữa
13. Phía đầu (trên)
Hình 1.1. Các mặt phảng của cơ thể trong không gian
Nguyên tăc đặt tên trong giải phâu học: đây là môn học mô tả nên phải có cac nguyên tăc đặt tên cho các chi tiết đê người hoc dễ nhố và không bị lẫn lộn nhũng nguyên tắc chính là:
- Lây tên các vật trong tự nhiên đặt cho các chi tiết có hình dạng giông như thế.
- Đặt tên theo hình học (chỏm, lồi cầu, tam giác, tứ giác...).
- Đặt tên theo chức năng (dạng, khép, gấp, duỗi...).
- Đặt tên theo vị trí nông sâu (gấp nông, gấp sâu...).
- Đặt tên theo vị trí trong không gian (trên, dưới, trưốc, sau, trong ngoài dọc, ngang...).
10
6. PHƯƠNG PHAP HỌC MÔN GIẢI PHẪU
Xác và xương rời: học xương thì phải trực tiếp cầm lấy xương mà mô tả, đôi chiếu với hình vẽ trong sách hoặc trên tranh. Học các phần mềm thì phải trực tiếp phẫu tích trên xác mà quan sát và hiểu nội dung đã nêu trong bài giảng, sách vở.
Xác đóng vai trò quan trọng trong giảng và học giải phẫu. Ngoài xác ướp để phẫu tích còn có các tạng ròi, súc vật cũng giúp ích cho học tập giải phẫu rất tôt. Các xương rời: các xương rời giúp cho việc học rấ t tốt nhưng dễ th ất lạc. Các tiêu bản phẫu tích sẵn được bảo quản trong bô can thuỷ tinh, trình bày trong phòng muse. Một sô’ thiết đồ cắt mỏng đặt giữa 2 tấm kính, hay các tiêu bản cắt được nhựa hoá, các tiêu bản này như thật nhưng đã được ngấm nhựa. Các mô hình tuy không hoàn toàn giống th ật song vẫn giúp ích cho sinh viên học về hình ảnh không gian hơn tranh vẽ và dễ tiếp xúc hơn xác.
Tranh vẽ là phương tiện học tập rất tôt và rấ t cần thiết.
Cơ thể sống là một học cụ vô cùng quan trọng. Không gì dễ hiểu dễ nhớ, nhớ lâu, và dễ vận dụng vào thực tế bằng quan sát trực tiếp trên cơ thể sống những cái có thể quan sát được như: tai ngoài, m ắt. mũi, miệng răng...
Hình ảnh Xquang cũng là học cụ trực quan đôi vói thực tế trên cơ thể sống.
Các phương tiện nghe nhìn giúp ta có thể cập nhật kiến thức, hình ảnh, trao đổi thông tin cũng như tự học.
Nói tóm lại Giải phẫu học là một môn quan trọng của y học, người sinh viên cũng như người thầy thuốc phải nắm vững giải phẫu con người thì mới có thể chữa được bệnh cho người bệnh.
11
GIẢI PHẪU HỆ XƯƠNG
1. Đ Ạ I CƯ Ơ N G
1.1. Đ ịnh nghĩa, chức năng
Xương được cấu tạo bằng mô liên kết rắn, nhờ th ế bộ xương đảm nhiệm được các chức năng nâng đỡ cơ thể, bảo vệ và làm chỗ dựa cho các cơ quan cũng như tham gia vào bộ máy vận động (cùng với hệ cơ, khóp). Bộ xương còn là nơi tạo huyết và là kho dự trữ chất khoáng khi cần cơ thể có thể huy động lấy ra.
1.2Ế Thành phần và số lượng bộ xương
Cơ thể có tổng sô’ 206 xương, phần lớn là các xương chẵn và được chia làm 2 phần chính: bộ xương trục (81 xương): gồm 22 xương đầu mặt, 1 xương móng và 3 đôi xương nhỏ của tai (tổng sô' 29 xương). 51 xương thân mình (26 xương đô't sống, 1 xương ức và 12 đôi xương sườn); bộ xương treo hay xương chi (126 xương): gồm 64 xương chi trên và 62 xương chi dưới.
1. Xương đỉnh
2. Xương thái dương
3. Xương hàm trên
4. Xương bả vai
5. Xương sườn
6. Xương cánh tay
7. Xương cột sống
8. Xương quay
9. Xương trụ
10. Xương mu
11. Xương cổ tay
12. Xương bàn tay
13. Xương ngón tay
14. Xương đùi
15. Xương bánh chè
16. Xương chày
17. Xương mác
18. Xương cổ chân
19. Xương bàn chân
20. Xương ngón chân
21. Xương chậu
22. Sụn sườn
23. Xương ức
24. Xương gò má
25. Xương trán
Hình 2.1ễ Cấu tạo bộ xương người
13
1.3. Hình th ể của xương
Dựa vào hình thê và chức năng, có thê chia xương làm 4 loại:
- Xương dài: ở chi gồm có thân xương và 2 đầu xương.
- Xương ngắn: ó cổ tay, bàn chân, ngón, và đôt sông.
- Xương dẹt: ở hộp sọ, xương bả vai, xương ức, xương chậu.
- Xương không đều hay bất định hình: xương thái dương, xương sàng...
Ngoài ra còn có 1 loại xương vừng, là xương nhỏ nằm trong gân cơ và thường đệm vào các khớp để giảm độ ma sát của gân giúp cơ hoạt động tôt hơn.
1.4. Cấu tạo
1.4.1. Cấu tạo chung của các xương
Bất kỳ một xương nào cũng được cấu tạo từ ngoài vào trong gồm có: - Ở ngoài cùng là lớp màng ngoài (ngoại cốt mạc) là một m àng liên kêt mỏng, chắc dính chặt vào xương và gồm 2 lá: lá ngoài là mô sợi có nhiều nhánh tận sợi thần kinh cảm giác; lá trong chứa các tạo cốt bào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương và có nhiều mạch máu.
- Dưới màng ngoài xương là xương đặc, là một lớp xương mịn rắn mầu vàng nhạt.
- Dưới lớp xương đặc là xương xốp do nhiều bè xương bắt chéo nhau chằng chịt, để hở những hốc nhỏ trông như bọt biển.
- Ớ trong cùng là tuỷ xương, có 2 loại: tuỷ đỏ là nơi tạo huyết, tuỷ vàng chứa nhiều tê bào mõ, chỉ có ỏ các ống tuỷ ở thân xương dài người lớn.
1.4.2. Đ ăc điếm cảu tao riêng của m ỗi loai xương
- Xương dài: có 1 thân và 2 đầu. Hai đầu xương, lớp xương đặc chỉ là một lớp mỏng bao bọc ỏ ngoài và bên trong là cả khối xương xốp chứa đầy tuỷ đỏ. Thân xương, lớp đặc ở ngoài làm thành một ống xương dày ở giữa và mòng dần ở 2 đầu; lỏp xương xốp ỏ trong thì ngược lại dầy ở 2 đầu, mỏng ỏ giữa; trong cùng là một ống tuỷ dài chứa đầy tuỷ vàng.
- Xương ngắn: cấu trúc cũng tương tự như đầu xương dài: gồm một khối xương xốp ỏ trong bọc bởi một vỏ mỏng xương đặc ở ngoài.
- Xương dẹt: hợp bởi 2 bản xương đặc kẹp ở giũa một lổp xương xốp. Có chỗ xương mỏng, 2 bản xương đặc dính sát vào nhau và không còn lớp xương xốp nữa.
- Ờ các xương sọ: bản ngoài rất chắc, bản trong giòn và dễ vỡ lóp xương xốp ở giữa có tên riêng là lõi xốp.
14
1.5Ề Các m ạch máu của xương
Mạch nuôi xương: mạch nuôi xương chui vào xương qua lỗ nuôi xương tới ông tuỷ. Trong tuỷ xương động mạch chia thành 2 nhánh ngược nhau chạy dọc theo chiều dài của ống tuỷ và phân nhỏ dần nuôi xương. Các nhánh này chui vào trong ống Haver và nôi tiếp với nhánh màng xương.
Mạch màng xương: mạch cốt mạc ở quanh thân xương và đầu xương (trừ diện khớp) có các mạch rất nhỏ qua cốt mạc tới phần ngoài xương đê nối vối các nhánh nuôi xương chính từ trong ra.
1.6. Thành phần hoá học của xương
Sở dĩ xương đàn hồi và cứng rắn vì xương có các thành phần vô cơ và hữu cơ. Chất vô cơ chủ yếu là các muổi calci làm cho xương cứng rắn, chất hữu cơ chủ yếu là chất cốt giao làm cho xương dỏo dai.
Các thành phần hoá học cũng thay đổi theo chức phận, tuổi, giới, chê độ dinh dưỡng và bệnh tật. Đặc biệt một số vitam in A, D, c và một số bệnh nội tiết ảnh hưởng đến kiến trúc và cấu tạo hoá học của xương, ơ người trẻ xương ít chất vô cơ nên mềm dẻo. Ngưòi già xương nhiều chất vô cơ nên giòn, dễ gẫy.
1.7. Sự tái tạo xương
Khi xương gãy, giữa nơi gãy sẽ hình thành khối tô chức liên kết do màng xương, cân cơ, mạch máu tuỷ xương và hệ thông haver. Tô chức liên két này ngấm vôi theo kiểu cốt hoá màng và làm lành xương nên khi mô kết hợp xương không được lấy đi màng xương và các tô chức xương vụn, vì đây là nguồn cung cấp calci để tạo sự cô’t hoá; khi cắt đoạn xương phải nạo màng xương đê tránh hiện tượng tái tạo xương.
1.8. Hình ảnh xương trên phim Xquang
Mô xương ngấm muối calci nên dễ dàng quan sát chiếu hoặc chụp Xquang. Dựa vào Xquang có thê quan sát các cấu trúc bên trong của xương người sông cũng như thấy được hình thê ngoài và một số đặc điểm giải phẫu chính của xương. Nghiên cứu các điểm cốt hoá và quá trình phát triển của xương, xác định thời gian cốt hoá các sụn đầu xương, đánh giá tuổi xương. Đánh giá được các hiện tượng sinh lý và bệnh lý của xương như rỗng xương, tạo thêm xương, viêm xương, u xương cũng như quá trình tái tạo xương và liền xương khi gẫy xương...
2. XƯƠNG SỌ
Sọ (cranium) được cấu tạo do 22 xương, trong đó có 21 xương gắn lại vỏi nhau thành khôi bằng các đường khớp bất động, chỉ có xương hàm dưới liên kết với khôi xương trên bàng một khớp động.
15
Sọ gồm hai phần: sọ th ần kinh (neurocranium) hay sọ não, tạo nen mọt khoang rỗng, chứa não bộ. Hộp sọ có hai phần là vòm sọ và nên sọ: sọ tạng (viserocranium) hay sọ mặt, có các hôc mở ra phía trước: hôc m ăt, hoc mui, ồ miệng.
1. Xương đỉnh
2. Xương trán
3. Xương thái dương 4. Xương gò má 5. Xương hàm trên 6. Xương hàm dưới 7. Cung tiếp
8. Lỗ ống tai ngoài 9. Gai trẽn ống tai (gai Henle)
10. Mỏm trâm 11. Mỏm chũm 12. Cung mày
13. Khuyết ổ mắt 14. Khuyết mũi 15. Rãnh lệ
16. Xương lệ
17. Lổ dưới ổ mắt 18. Gai mũi dưới 19. Lỗ cằm
Hình 2.2. Các xương đầu mặt (mặt ngoài)
2.1Ế Khối xương sọ não (neurocranium )
Gồm 8 xương: 1 xương trán, 1 xương sàng, 1 xương bướm, 1 xương chẩm, 2 xương thái dương, 2 xương đỉnh.
2.1.1. Xương trá n (os fron tale)
Xương trán nằm ở phía trước hộp sọ, gồm có 2 phần: phần đứng ỏ trên, phần ngang ở dưới. Giữa phần đứng và phần ngang là mào ổ mắt, mũi; trong mào có lỗ trên 0 mắt.
Giũa hai phần là mào 0 mắt, mũi; trong mào có lỗ trên ổ mắt.
1. Ụ trán
2. Đường thái dương
3. Đường khớp giữa trán
4. Cung mày
5. Mỏm gò má
6. Glabella
7. Gai mũi
8. Khuyết trên ổ mắt
9. Bờ trẽn ổ mắt
Hình 2.3. Xương trán (mặt ngoài sọ)
Cấu tạo trong rỗng gọi là xoang trán. Có hai xoang trán ở phần đứng, tương ứng với đầu trong cung mày, ngăn cách với nhau bởi vách xoang trán. Xoang trán thông với ngách mũi giũa.
16
2 ./ ẵ2 ẻ Xương sà n g (os ethm oidale)
Nằm ở trước dưới của nền sọ, cấu tạo xương sàng có 4 phần.
- Phần đứng: ỏ giữa, có 2 phần: trên là mào gà, dưối là m ảnh thảng đê ngăn đôi hốc mũi.
- Phần ngang (mảnh sàng): lõm thành rãnh, có các lỗ thủng (lỗ sàng) để các sợi thần kinh khứu giác qua.
- Hai khối bên (mê đạo sàng): dính ỏ dưới mảnh sàng và phần ngang xương trán, tham gia tạo nên thành trong 0 mắt; thành ngoài của hốc mũi và có những mảnh xương tạo nên xương xoăn trên, xương xoăn giữa và ứng vói 2 xương xoăn đó có 2 ngách mũi trên, ngách mũi giữa.
Xương sàng là một xương nằm kín giữa các xương đầu mặt, liên quan đến 0 mắt, mũi. Cấu
1. Mào gà
2. Xương xoăn trên
3. Xương xoăn giữa
4. Mảnh thảng
5. Xoang sàng
6. Khối bẽn xương sàng 7. Lỗ sàng
8. Mảnh ngang
Hình 2.4. Xương sàng
tạo xương sàng rỗng, tạo thành các xoang sàng liên quan chặt chẽ vối hốc mũi và với nhiều xoang khác.
2.1.3. Xương bướm (os sph en oidale)
Nằm ở chính giữa nền sọ, hình thể giống con bướm có 4 phần: - Thân bướm: nằm ở giữa có hình hộp, trong rỗng có xoang bưốm, xoang có lỗ thông với ngách mũi trên. Mặt trên thân bướm có hố tuyến yên, xung quanh có 4 mỏm yên: 2 mỏm yên trưỏc và 2 mỏm yên sau.
- Cánh bưóm: gồm 2 cánh nhỏ ở trưốc, 2 cánh lốn ỏ sau. Giữa cánh nhỏ và cánh lốn có khe bướm (khe thị giác). Dọc 2 bên thân bướm, ở cánh lốn có các lỗ đế mạch máu và thần kinh đi qua.
- Chân bưóm: ở m ặt dưới thân, mỗi chân gồm 2 cánh chân bướm trong và ngoài, giữa là hô chân bướm có cơ chân bướm bám. Phía dưối cánh chân bưốm trong có móc cánh chân bướm cho dây chằng bướm hàm bám.
17
2
6
9
I.5. Cánh nhỏ
2.6.14. Cánh lớn
3.7. Khe bướm
4.8. Lỗ bầu dục
9. Lỗ rách trước
10. Ống chân bướm
II. Móc chân bướm
12. Cánh trong chân bướm 13. Hố chân bướm
15. Củ yên
16. Lưng yên
17. Lỗ tròn bé
18. Hố yén
19. Lổ thị giác
20. Rãnh giao thoa
Hình 2.5. Xương bướm (măt trong sọ)
2.1.4. Xương chẩm (os occipitale)
Nằm ở phía sau dưới hộp sọ, một phần nhỏ tham gia cấu tạo vòm sọ, còn phần lốn tham gia tạo thành nền sọ. 0 phía dưới và giữa có lỗ chẩm (có hành não, động mạch đốt sống và dây thần kinh gai đi qua), nếu lấy lỗ chám làm mốc, xương chẩm chia làm 3 phần: phần nền, phần trai chẩm, và hai khôi bên.
1. Ụ chẩm ngoài
2. Đường gáy trên
3. Đường gáy dưới
4. Mào chẩm ngoài
5. Lỗ chẩm
6. Hố lồi cầu và ống lồi cầu
7. Lổi cầu
8. Ống thần kinh dưới lưỡi
9. Củ hầu
10
10. Hô' tuyến hạnh nhãn hầu
Hình 2.6. Xương chẩm mặt ngoài sọ
Phần trai: ỏ sau trên lỗ chẩm, mặt ngoài ở giữa có ụ chẩm ngoài, 2 bên có các đưòng cong chẩm. M ặt trong: ở giữa có có ụ chẩm trong, dưỏi là mào chẩm trong và 2 bên là có các rãnh xoang tĩnh mạch ngang.
Phần nền: trước khớp với thân xương bướm, 2 bên với xương thái dương. M ặt ngoài hình vuông có củ hầu, trước có hô'hầu chứa hạnh nhân hầu. M ặt trong lõm có rãnh nền (để hành cầu não và động mạch nền nằm).
18
- Khối bên: nằm ở hai bên lỗ chẩm và giữa hai phần trên, m ặt ngoài sọ có 2 lồi cầu xương chẩm khớp vối đốt cổ 1. Phía trưốc lồi cầu có lỗ lồi cầu trước (thần kinh XII chui qua), phía sau có lỗ lồi cầu sau (có tĩnh mạch liên lạc chui qua).
1. Hô' đại não
2. Ụ chẩm trong
3. Rãnh xoang ngang
4. Mào chẩm trong
5. Hô tiểu não
6. Lỗ chẩm
7. Ống TK dưới lưỡi
8. Rãnh xoang sigma
9. Mỏm cảnh
10. Củ cảnh
11. Phần nền
Hình 2.7. Xương chẩm (mặt trong sp)
2.1.5. Xương đỉn h (os p a rieta le)
Có 2 xương đỉnh nằm ở giữa trên và tạo nên phần trên của vòm sọ, xương giống hình vuông có 2 mặt, 4 bò, 4 góc:
1. Đường thái dương đỉnh trên 2 Đường thái dương đỉnh dưới 3. Bờ chẩm 4. Góc chũm 5. Bờ trai 8. Bờ trán
9. Bờ dọc giữa 13. Rãnh xoang Sigma 10. Góc trán 14. Rãnh ĐM màng não giữa 11. Góc bướm 15. Góc chẩm
12. Góc chũm 16. Rãnh xoang tĩnh mạch dọc trên
Hình 2.8. Xương đỉnh (A. Mặt ngoài; B. Mặt trong)
Các mặt: m ặt trong sọ có các rãnh của động mạch màng não giữa. Mặt ngoài lồi gọi là ụ đỉnh, phía dưới ụ đỉnh có đường thái dương trên và dưới. Các bờ: bờ trên tiếp khỏp vỏi xương đỉnh bên đôi diện. Bờ sau tiếp khốp vỏi xương chẩm tạo nên đường khớp lamda. Bờ trước tiếp khốp với
19
xương trán tạo nên đường khớp vành. Bờ dưới tiêp khớp vâi phàn trai xương thái dương.
- Các góc: góc trán trưốc trên cùng với xương thái dương tạo thanh thóp trưởc ở trẻ dưổi 1 tuổi. Góc chẩm sau trên cùng VỚI xương cham tạo thành thóp sau, ỏ trẻ dưới 1 tuổi (thóp Lamda). Góc bướm ở phía trước dươi. Góc chũm ỏ phía sau dưói.
2.1.6. Xương th á i dương
(os tem porale)
Nằm ỏ hai bên hộp sọ, khỏp với
xương đỉnh, xương bướm, xương gò má và
xương chẩm. Phần lón ở nền sọ, chỉ có một
phần nhỏ nằm ở vòm sọ. Câu tạo xương
thái dương có 3 phần: Phần trai, phần đá,
phần chũm (phần nhĩ).
- Phần trai (squamosa part): gồm có 1 phần trên đứng thuộc vòm sọ và 1 phần ngang thuộc nền sọ. Giữa hai phần có mỏm tiếp. Đầu trước mỏm tiếp khớp với xương gò má tạo cung tiếp; đầu sau có hai rễ: rễ
1. Phần trai 2. Lồi cầu 3. Mỏm tiếp 4. Ổ chảo 5. Phần nhĩ 6. Mỏm trâm 7. Mỏm chũm 8. Phần chũm 9. Lỗ tai ngoài Hình 2.9. Xương thái dương (mặt ngoài)
ngang tạo thành lồi cầu, sau lồi cầu là ổ chảo để khớp vối lồi cầu xương hàm dưái; rễ dọc chạy phía trưóc lỗ ống tai ngoài có củ tiếp sau, giữa hai rễ có củ tiếp trưốc đê cho các cơ và dây chằng bám.
- Phần đá (petrous part): thuộc nên sọ,
hình tháp có đỉnh ở trong khớp vói
thân xương bưốm, nền ứng vói lỗ ống
tai ngoài và có 3 mặt: trước trên, sau
trên và m ặt dưới.
Giữa m ặt sau trên có lỗ ông tai trong có
dây thần kinh VII, VII’ và dây VIII chui qua.
Sát đỉnh xương đá có hô hạch G asser hay hô
Meckel (ấn th ần kinh sinh ba).
Cấu tạo trong xương đá rỗng, chứa đựng
các thàn h phần của tai giữa và tai trong, có
ông động mạch cảnh trong và dây mặt.
1. Vòi tai 2. Ống ĐM cảnh 3. HÔ TM cảnh 4. Mỏm chũm 5. Lỗ trâm chũm 6. Lổ ống tai ngoài 7. Phẩn nhĩ; 8. Củ khớp. 9. Mỏm gò má
Hình 2.10. Xương đá (măt dưới) 20
- Phần chũm hay phần nhĩ (tympanic part): nằm ỏ sau và khỏp với xương chấm, mặt trong sọ liên quan với màng não, với não, với xoang tĩnh mạch bên mặt ngoài sọ có mỏm chũm đê cho cơ ức
đòn chũm bám. Cấu tạo trong xương chũm có nhiều hốc (xoang chũm), trong đó có hốc lớn nhất là hang chũm liên quan vối tai giữa, dễ bị viêm ở trẻ em và gây ra nhiều biến chứng.
2.2. Xương so m ặ t
Có 14 xương nằm quanh xương hàm trên và hợp vối xương nển sọ tạo thành hốc mắt, hốc mũi và vòm miệng. Các xương sọ m ặt gồm có 2 nhóm: - Các xương kép: gồm 2 xương hàm trên, 2 xương xoăn dưâi; 2 xương gò má, 2 xương khẩu cái; 2 xương mũi, và 2 xương lệ.
- Các xương đơn: gồm 2 xương là xương lá mía và xương hàm dưâi. + Xương hàm trên (maxilla) là xương lớn nhất của khôi xương mặt. Mặt trong góp phần tạo nên thành hốc mũi và vòm miệng; m ặt ngoài lồi khốp vái xương gò má. Bờ dưới có các huyệt răng. Xương rỗng ở giữa tạo nên xoang hàm trên thông với ngách mũi giữa.
+ Xương gò má (os zygomaticum) hình tứ giác không đêu tạo nên phần nhỏ ở 2 bên m ặt ngay dưới ổ m ắt gọi là gò má.
+ Xương mũi (os nasale) là 2 xương nhỏ góp phần tạo nên sống mũi. + Xương lệ (os lacrímale) là xương rấ t nhỏ, ở m ặt trong ổ m ắt góp phần tạo nên hô’ túi lệ và ông lệ mũi.
+ Xương xoăn dưới (concha nasalis inferior) gắn vào m ặt trong xương hàm trên, dưối xương là ngách mũi dưới.
+ Xương khẩu cái (os palatinum ) mỗi xương có 2 mảnh: m ảnh ngang cùng vói mỏm khẩu cái xương hàm trên góp phần tạo nên vòm miệng. M ảnh tháng tạo nên phần sau thành ngoài của hốc mũi.
1. Xương lệ
2. Xương gò má
3. Ổ mũi
4. Xương hàm dưới
5. Lỗ cằm
6. Xương hàm trên
7. Lỗ dưới ổ mắt 1
8. Xương mũi 2
9. Xương bướm
10. Lỗ trên ổ mắt
11. Xương thái dương
12. Xương trán
4
Hình 2.11. Xương sọ mặt (nhìn trước)
21
+ Xương lá mía (vomer) là một
xương phảng, chiếm phần sau
vách mũi, có hình tứ giác tham
gia ngăn đôi hốc mũi.
+ Xương hàm dưới (mandíbula):
gồm có thân xương và 2 ngành
lên xương hàm dưới:
- Thân xương có hình móng ngựa có
2 m ặt và 2 bờ. M ặt ngoài có lồi
cằm, mặt trong có gai cằm; bờ trên 1. Lồi cầu X hàm dưới 2. cổ lồi cầu có nhiều lỗ huyệt răng dưới và bò 3. Lỗ hàm dưới 4. Quai ham
dưới có 2 hố cơ nhị thân. 5. Đường chéo
7. Bờ dưới
Quai hàm (ngành lên): hình vuông 9. Lỗ cằm
6. Góc hàm
8. Củ cằm
10. Bờ huyệt răng
có 2 m ặt, bốn bờ: m ặt ngoài có gò 11 Rãnh hàm móng 12. Lưỡi hàm dưới
cho cơ cắn bám; m ặt trong có lỗ răng dưới (lỗ hàm dưổi) thông với
13. Khuyết hàm dưới 14. Mỏm vẹt Hình 2.12. Xương hàm dưới
ống hàm dưói để mạch và thần kinh răng dưới đi qua, phía trước lỗ có gai Spix (lưỡi xương hàm dưối) là một m ảnh xương hình tam giác và là mốc để gây tê trong việc nhổ răng. Bờ trên lõm gọi là khuyết hàm dưối (hõm Sigma), phía trước khuyết hàm là mỏm vẹt, sau khuyết là mỏm lồi cầu gồm có chỏm hàm dưỏi và cổ hàm dưới. Chỏm hình bầu dục dẹt theo chiều trước sau. Bò dưối tiếp vái th ân xương hàm. Bò sau dày liên quan với tuyến nưốc bọt mang tai. Bò trước lõm.
2.3. Xương m óng (os hyoideum )
Là một xương nhỏ ở nền miệng thuộc vùng cổ, nằm phía trên thanh quản. Xương có hình móng ngựa gồm thân và 4 sừng:
Thân xương có 2 mặt, 2 bờ và 2 đầu.
- M ặt trưóc có gò ngang chia ra 2
phần. Mỗi phần lại có các diện cho
các cơ bám.
- Mặt sau liên quan với màng giáp
móng.
1. Sừng lớn 2. Sừng bé 3. Thân xương
Hình 2.13. Xương móng (mật trẽn ngoài)
22
- Hai bà trên và dưới không có gì đặc biệt. - Hai đầu liên tiếp với các sừng. Sừng lớn hướng ngang ra sau ngoài; sừng nhỏ hướng lên trên, ra trưốc ngoài.
Nhìn chung khối xương m ặt ở trước sọ gồm có 2 hàm: hàm trên có 13 xương, hàm dưối có 1 xương các xương hàm trên tụ quanh xương hàm trên thành một khối tương đối chắc và hợp vói xương sọ não tạo thành 0 mắt, 0 mũi, vòm miệng. Còn xương hàm dưái di động không khớp với các xương hàm trên mà khớp vối xương thái dương, tạo thành 1 khớp động quan trọng của m ặt gọi là khớp thái dương hàm.
2.4. Tổng quát về hộp sọ
Các xương sọ não khớp vối nhau bởi các khốp bất động tạo thành hộp sọ để chứa đựng và bảo vệ cơ quan thần kinh trung ương là não bộ. Hộp sọ gồm có 2 phần: trên là vòm sọ, dưới là nền sọ.
2.4.1. Vòm so
Có hình bầu dục gồm xương trán, hai xương đỉnh và phần gian đỉnh của xương chẩm, v ề phương diện cấu trúc vòm sọ vững chắc hơn nền sọ do các xương được khớp liền với nhau bởi các khớp bất động rấ t chắc.
2.4.2. Nền so
Nền sọ gồm xương bưốm, phần ngang xương trán, xương sàng, một phần xương thái dương và xương chẩm. Nền sọ dễ bị rạn vỡ hơn vòm sọ vì có cấu trúc không đều, được tạo nên bởi phần xương xốp, phần xương đặc xen kẽ nhau, lại có các xoang, các lỗ, thậm chí nhiều xương còn không khớp liền vối nhau. Do vậy nền sọ có chỗ yếu, chỗ mạnh, trong đó trung tâm chống đỡ là thân xương bưốm.
M ặt trong nền sọ được chia thành 3 hố (tầng) trước, giữa và sau. Ranh giỏi giữa hô' sọ trưóc và giữa là rãnh thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bướm; ranh giỏi giữa hô' sọ giữa và sau là mảnh vuông xương bướm và bờ trên xương đá.
* Hố sọ trước (fossa cranii anferior): từ phần đứng xương trán đến rãnh giao thoa thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bướm.
- ơ giữa từ trưóc ra sau có: mào trán, lỗ tịt, mào gà, rãn h th ị (có giao thoa th ị giác), 2 đầu rãnh có lỗ thị cho động mạch m át và th ần kinh thị giác đi qua.
- Hai bên từ trong ra có: m ảnh sàng hay rãn h khứu (hành khứu nằm) có các lỗ sàng (cho th ần kinh khứu giác đi qua) và phần ổ m ắt của xương trán .
* Hố sọ giữa (fosa cranii media): giỏi hạn từ rãn h giao thoa thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bưốm cho đến bờ trên xương đá và một phần sau thân xương bưốm.
23
I. Lỗ tịt; 2. Mào gà 3. Mảnh ngang xuong sàng 4. Trần ổ mắt
5. Hố yên
6. Rãnh xoang TM hang 7. Rãnh giao thoa
8. Lỗ thị giác
9. Mỏm yên trước
10. Mỏm yên sau
II. Lỗ tròn to
12. Lỗ bầu dục
13. Lổ tròn bé (lỗ gai) 14. Lỗ động mạch cảnh 15. Lổ chẩm (lồ lớn) 16. Lỗ lồi cầu trước 17. Rãnh nền
18. Khe đá chẩm
19. Lỗ ống tai trong
20. Lỗ rách sau
21.Mặt trước trên xương đá 22. Bờ trẽn xương đá
23. Rãnh xoang sigma
24. Mào chẩm trong
25. Rãnh xoang ngang
26. Ụ chẩm trong
27. Lỗ rách sau
28. Rãnh xoang đá trên
29. Trần hòm tai (lồi cung) 30. Rãnh thần kinh đá lớn 31. Hố hạch Gasser
32. Rãnh thần kinh đá bé 33. Lỗ rách trước
34. Lưng yên bướm
35. Khe bướm (khe thị giác) Hình 2.14. Mặt trong nền sọ
- ở giữa có hô tuyến yên hay yên bướm (cho tuyến yên năm). Hai bên yên bướm có rãnh xoang tĩnh mạch hang. Bôn góc yên bưâm có bôn mỏm yên. Phía sau là m ảnh vuông xương bưóm.
- Hai bên có hai hô thái dương, lần lượt từ trước ra sau có các lỗ hay ông: + Khe bướm (khe ổ mắt trên) thông sọ với ổ mắt, các dây th ần kinh III, IV, VI và nhánh m ắt của dây thần kinh số V đi qua.
+ Lỗ tròn to (lỗ tròn) có dây thần kinh hàm trên (nhánh của dây V) đi qua.
+ Lỗ bầu dục có dây hàm dưới và động mạch màng não bé đi qua. + Lỗ tròn bé (lỗ gai) có mạch màng não giữa đi qua.
+ Hô Meckel có hạch Gasser nằm (hạch của dây th ần kinh V)
+ Lỗ rách trưóc có động mạch cảnh trong lướt qua, có dây th ần kinh Vidien chui qua.
+ Lỗ ống động mạch cảnh nơi động mạch cảnh trong ra khỏi xương đá, vào sọ.
* Tầng sọ sau hay hô' sọ sau (fosa cranii posterior)
ở giữa từ trước ra sau có: rãnh nền, lỗ chẩm, mào chẩm trong, ụ chẩm trong. - Hai bên có hai hô tiếu não, ngoài ra còn có các lỗ sau: rãn h xoang tĩnh mạch ngang; lỗ ông tai trong có dây th ần kinh VII, v i r , VIII chui qua. Lỗ lỗi cầu trước có dây th ần kinh hạ thiệt chui qua. Lỗ lồi cầu sau. Lỗ chũm. Lỗ rách sau có vịnh tĩnh mạch cảnh trong và các dây th ần kinh sọ số X, XI, XI chui qua.
24
3. XƯƠNG THÂN MÌNH
Hệ thông xương thân mình gồm có cột sống và lồng ngực
3.1. Cột sông
Cột sông (columna vertebralis) là trụ cột của cơ thể, nằm chính giữa thành sau thân, chạy dài từ m ặt dưới xương chẩm đến hết xương cụt. Nhìn nghiêng cột sông có 4 đoạn cong để thích nghi vói tư thê đứng thẳng của cơ thê người.
Hình 2.15. Cột sống
Cột sổng có 33 đốt; 24 đốt trên ròi nhau tạo thành 7 đốt sống cổ (Cr Cvii) cong lõm ra sau ; 12 đô’t sống lưng (Thj-Thxn)cong lõm ra trưốc ; 5 đốt sống th ắt lưng (Lj-Ly) cong lõm ra sau. 5 đốt sống dưối dính lại thành một tấm xương cùng (Sj-Sv) và 3 đốt cụt rấ t nhỏ, cằn cỗi dính lại làm một tạo thành xương cụt (Cor CoVI) và được dính vào đỉnh xương cùng ; đoạn cùng cụt cong lõm ra trưốc.
* Đặc điểm chung của các đốt sống: mỗi đốt sông gồm 4 phần:
- Thân đốt sông (Corpus vertebroe) hình trụ, có 2 m ặt (trên, dưới) đều lõm để tiếp khớp vối đốt sông bên trên và dưỏi, qua đĩa sụn gian đốt.
- Cung đốt sống (arcus vertebroe) là phần xương đi từ 2 bên rìa m ặt sau thân, vòng ra phía sau, quây lấy lỗ đốt sống, chia 2 phần:
+ Cuống đốt sống ở trưỏc (radix arcus vertebres), nôi từ mỏm ngang vào thân. Bò trên và bờ dưỏi lõm vào gọi là khuyết của đốt sông. Khuyết trên và dưối các đốt kế cận hợp thành lỗ ghép cho các dây th ần kinh sống chui qua.
25
+ Mảnh đốt sống ở sau nôì từ cuống đến gai đôt sông tạo nên thanh sau cua lỗ đốt sổng.
- Các mỏm đốt sông: có 3 loại mỏm:
+ Mỏm ngang (processus transversus): có 2 mỏm ngang từ cung đot song chạy ngang ra 2 bên.
+ Mỏm gai (processus spinosus): có 1 mỏm gai hay gai sông ơ sau dinh vào cung đốt sống.
+ Mỏm khớp (processus articularis): có 4 mỏm khớp, hai mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới, nằm ở điểm nôi giữa cuông, mỏm ngang và mảnh (các mỏm khớp sẽ khớp với các mỏm khớp trên và dưới nó).
Lỗ đốt sông (foramen vertebrale) nàm giữa thân và cung sông. Các lô đôt sống khi chồng lên nhau tạo nên ống sống. Trong ông sông chứa tủy sông.
1. Mỏm gai
2. Mỏm ngang
3. Diện khớp với củ sườn 4. Mảnh cung sống 5. Mỏm khớp trên
6. Cuống cung sống 7. Thân đốt sống
8. Diện khớp với chỏm sườn trên
9. Lỗ đốt sống
10. Mỏm khớp dưới 11. Khuyết sống dưối 12. Diện khớp với chỏm xương sườn dưôi
13. Khuyết sống trên
Hình 2.16. Đốt sống ngực (A. nhìn phía trên; B. nhìn phía bên)
* Đặc điểm riêng của từng loại đốt sống:
- Đoạn sông cô th ân đôt sông nhỏ, bè ngang; lỗ đôt sông rộng; mỏm gai chẽ đôi thành 2 củ gai và có lỗ mỏm ngang cho động mạch đôt sông chui qua.
Các đốt cổ đặc biệt là:
- Đôt sông cô I (đốt đội) không có mỏm gai và th ân đốt sông. Chỉ có 2 cung trước và sau. M ặt sau cung trưốc có diện khớp vói mỏm răng đổt sông cổ 2. Hai khối bên, m ặt trên lõm tiếp khớp vối lồi cầu xương chẩm, mặt dưối tròn tiếp khớp vối đốt cổ II.
26
1. Thân đốt sống cổ
2. Củ trước mỏm ngang
3. Lỗ mỏm ngang
9
4. Củ sau mỏm ngang
5. Mỏm khớp trên
6. Mảnh đốt sống
7. Mỏm gai
8. Lổ đốt sống
9. Móc thân đốt sống
Hình 2.17. Đốt sống cổ
- Đốt sống cổ II (đốt trục): có 2 cung, trên cung trước có mỏm răng (Apex dentis) cao 1,5 cm. Có tác dụng làm cho đốt đội quay theo 1 trục đứng thẳng.
- Đô’t sống cổ VII: có mỏm gai dài nhất, lồi về phía sau, n h ất là khi ta cúi đầu. Nên còn gọi là đốt lồi. Đốt Cvn không có lỗ mỏm ngang.
* Đoạn sông ngực: th ân đốt sống dầy, m ặt bên th ần có 4 diện khớp để khớp vối chỏm xương sườn. Mỏm gai to và chúc; mỏm ngang có diện khớp vối lồi củ sườn.
1. Mỏm gai
2. Mảnh đốt sống
3. Lỗ đốt sống
4. Cuống đốt sống
5. Thân đốt sống
6. Diện khớp chỏm sườn
7. Diện khớp trên
8. Mỏm ngang
9. Diện khớp củ sườn
Hình 2.18. Đốt sống ngực
* Đoạn th ắ t lưng : thân đốt sống rấ t to và rộng chiều ngang; mỏm gai hình chữ nhật, chạy ngang ra sau; mỏm ngang dài và hẹp được coi như xương sườn thoái hoá.
27
1. Mòm gai
2. Mảnh dốt sống
3. Diện khớp trẽn
4. Lồi củ núm vú
5. Mỏm khớp dưới
6. Mỏm ngang
7. Cuống đốt sống
8. Thản đốt sống
9. Lổ đốt sống
Hình 2.19. Đốt sống thắt lung
* Đoạn sông cùng: năm đốt sông cùng hợp với nhau tạo thành 1 tâm , tâm xương cùng cong lõm về trưốc có hình tháp gồm 4 mặt, nền ở trên, đỉnh ở dưới.
- M ặt trưốc: có 2 dãy lỗ cùng trưốc
để cho các rễ trưỏc của các dây
thần kinh sống cùng chui ra.
- M ặt sau: ở giữa có mào cùng do
các mỏm gai đốt sống cùng dính
vối nhau tạo nên. Đầu dưới của
mào cùng có khuyết cùng, ở 2 bên
có 2 dãy lỗ cùng sau.
- 2 mặt bên: phần trên là diện nhĩ
tiếp khóp với xương chậu.
- Nền: ngửa lên trên và ra trước, ỏ
giữa có diện khốp tiếp khớp vâi
đốt sống Ly, sau diện khốp có lỗ 1 Qịện khớp L cùng. Hai bên diên khốp là 2 cánh o __ • r 3 . Gõ ngang
2. Cánh xương cùng 4. Đĩnh xương cùng
xương cùng.
Đỉnh: khốp vối đốt sống cụt.
5. Đỉnh xương cụt 7. Lỗ cùng trước
6. Xương cụt
8. Mỏm khớp trẽn
* Đoạn sống cụt: có 3 đốt sông, các Hình 2.20. Tấm xương cùng cụt (măt trước) đô't sông cụt nhỏ, cằn cỗi và hợp với nhau
thành một khối và coi như di tích đuôi của loài vật đã bị thoái hoá. 3.3. Lồng ngực
Lồng ngực (cavum thoracis) được tạo bởi khung xương do 12 đốt sông ngực, các xương sườn và xương ức quây thành một khoang để chứa đựng các tạng quan trọng như tim, phổi. Lồng ngực giống như một cái thùng rỗng phình ở giữa, có đường kính ngang lớn hơn đường kính trưốc sau.
28
- Lỗ trên lồng ngực được giỏi hạn bởi đốt sống ngực I, xương sưòn I và bò trên cán ức tạo nên chạy chếch xuống dưối và ra trước.
- Lỗ dưới lồng ngực lốn hơn được giới hạn bởi đốt sống ngực XII, xương sườn XII ỏ phía sau và sụn sườn VII nối vối xương ức ỏ phía trưốc.
- Hai bên lồng ngực là cung sưòn. Giữa 2 xương sườn là khoang gian sưòn. - Trong lồng ngực, dọc 2 bên cột sống là rãnh phổi để chứa phần sau phổi.
1. Đĩa ức
2. Chỏm xương sườn
3. Cán ức
4. Thân ức
5. Mũi ức
6. Mỏm ngang L|
7. Xương sườn XII
.8. Khớp ức sụn sườn
9. Khớp sụn sườn
10. Vòm cùng vai đòn
11 Khớp ức đòn
12. Củ sườn
Hình 2.21. Khung xương lồng ngực (nhìn mật trước)
3.3.1. Xương ức (sternum )
Là 1 xương dẹt, nằm giữa thành ngực trước từ trên xuông dưối có 3 phần: cán ức (đoạn trên ức), th ân ức, mũi ức. Xương ức có 2 m ặt 2 bờ, nền ở trên, đỉnh ở dưói.
1. Đĩa ức 6
2. Thân ức P M
3. Mũi ức
4. Các khuyết sườn ỉệỂ 5. Cán ức /li 6.7. Diện khớp với xương đòn
8. Diện khớp sụn sườn I imfis
9. Diện khớp sụn sườn II
10. Diện khớp sụn sườn III, IV, V
11. Diện khớp sụn sườn VI, VII 3-tyiMA
12. Mũi ức
Hình 2.22. Xương ức (A. Nhìn thảng; B. Nhin nghiêng)
- Cán ức (manubrium) ở m ặt trên cán ức lõm giữa gọi là đĩa ức ở hai bên có diện khớp vối xương đòn (khuyết đòn).
29
- Thân xương ức (mesoternum) ỏ hai bên thân xương ức có diện khớp VƠ1 đầu trong của các sụn sườn.
- Mũi ức (xiphisternum) mũi ức còn được gọi là mỏm mũi kiêm, câu tạo bằng sụn, có khi có lỗ thủng, trong chứa máu tủy xương.
3.3.2. Các xương sườn
Có 12 đôi xương sườn, được đánh sô từ I-XII tính từ trên xuông dưới. Môi xương sườn có 1 thân và 2 đầu:
- Thân xương: dẹt, có 2 mặt (trong, ngoài), chạy dọc m ặt trong bờ dưới có rãnh dưới sườn, trong rãnh có bó mạch thần kinh liên sưòn năm. - Hai đầu xương: đầu trưốc khớp với đầu ngoài sụn sưòn tương ứng; đầu sau có: chỏm sườn khớp với diện khớp sườn tương ứng của 2 đôt sông; có các củ sườn khớp vối các mỏm ngang của các đốt sông tương ứng. Dựa vào sự tiếp xúc với xương ức người ta chia thành 3 loại xương sưòn: - Xương sườn th ật là các xương sườn
tiếp khớp trực tiếp với xương ức qua
các sụn sườn riêng gồm 7 đôi xương
sườn trên từ xương sườn I đến xương
sưòn VII.
- Xương sườn giả là các xương sườn tiếp
khốp gián tiếp với xương ức thông qua 1 Chỏm sườn sụn sườn VII gồm 3 đôi xương sườn từ 2. cổ sườn xương sưòn VIII đến xương sườn X 3. củ sườn Xương sườn cụt là các xương sườn 4 trong
5.Đầu trước
6. Rãnh dưới sườn 7. Mặt ngoài
8. Bờ trên
không tiếp khớp vối xương ức gồm hai
Hình 2.23. Xương sườn V
đôi xương sườn cuối từ xương sưòn XI đến xương sườn XII.
4. XƯƠNG CHI TRÊN
Xương chi trên (ossa membri superioris) gồm có: 2 xương đai vai, xương cánh tay, 2 xương căng tay, các xương bàn tay. Giữa các xương tiếp nôi vói nhau tạo thành các khớp.
30
1. Xương đòn
2. Xương vai
3. Xương cánh tay
4. Mỏm trên ròng rọc
5. Xương trụ
6. Xương quay
7. Mỏm trảm trụ
8. Xương cổ tay
9. Xương đốt bàn tay
10. Xương đốt ngón tay
11. Mỏm trâm quay
12. Vành đài quay
13. Hố trên lồi cầu
14. Chỏm xương cánh tay
15. Mấu động to xương cánh tay
16. Mỏm quạ xương vai
17. Mỏm cùng vai
Hình 2.24. Hệ thống xương khớp chi trẽn
4.1. Các xương đai vai
Đai vai gồm có 2 xương là xương đòn và xương vai
4.1.1. Xương đòn (clavicu la)
Là một xương dài, cong hình chữ s nằm ngang ở trước trên của lồng ngực, đi từ xương ức đến mỏm cùng vai. Xương gồm có 1 thân và hai đầu.
1. Đầu cùng vai
2. Củ nón
3. Rãnh dưới đòn
4. Ân dãy chằng sườn đòn
1 2 3 4 5 Hình 2.25. Xương đòn nhìn mặt dưới
5. Đầu ức
- Thân xương: có hai m ặt (trên và dưới), hai bờ (trước và sau); ở giũa mặt dưới có rãnh dưối đòn cho cơ dưới đòn bám.
- Các đầu: đầu trong tròn to, tiếp khớp với xương ức; đầu ngoài rộng, dẹt, tiếp khỏp với mỏm cùng vai.
4.1.2. Xương bả vai (scapu la)
Là một xương dẹt mỏng nằm ở phía sau trên của lưng. Xương có hình tam giác gồm có 2 m ặt (trưốc và sau), 3 bờ (trên, trong, ngoài), 3 góc (trên, dưới, ngoài).
31
;_Các mặt: m ặt trưóc lõm Ị ' /thành hô’ gọi là hố dưới * vai có cơ dưâi vai bám.
Mặt sau: lồi, có gai vai (sống vai) chia mặt sau làm hai hố trên gai và dưới gai đê cho cơ trên gai và cơ dưới gai bám.
Đầu ngoài gai vai vồng lên tạo thành mỏm cùng vai để tiếp khỏp với đầu ngoài của xương đòn.
- Các bò: bò trong chạy song song vối cột sống; bờ ngoài dầy, phía trên là hõm khớp, ngay dưới hõm khớp có diện bám
11 12 13
I. Góc trên
3. Gai vai
5. Góc dưói
7. Bờ ngoài
9. Ổ chảo
I I . Mỏm cùng vai 13. Khuyết vai
2. Hố trẽn gai
4. Bờ trong
6. Hố dưới vai
8. Diện (củ) dưới ổ chảo 10. Diện (củ Ưên ổ chào) 12. Mỏm quạ
14. Hố dưới gai
của phần dài cơ tam
Hình 2.26. Xương bả vai (A. Mặt trước; B. Măt sau)
đầu, dưỏi có cơ tròn bé, cơ tròn to bám. Bờ trên mỏng sắc, ở 1/4 ngoài có khuyết vai cho động mạch vai trên đi qua.
- Các góc: có góc trên hơi vuông; góc dưới hơi tròn có cơ lưng to bám. Góc ngoài có hõm khớp hình ổ chảo để tiếp khóp vói chỏm xương cánh tay, xung quanh 0 chảo là vành 0 chảo.
Trên hõm khớp có diện bám của phần dài cơ nhị đầu, dưới hõm khốp có diện bám của phần dài cơ tam đầu. ỏ giữa 0 chảo và khuyết vai có mỏm quạ, đầu mỏm quạ có gân chung của cơ nhị đầu và cở quạ cánh tay bám, cơ ngực bé bám ở bờ trong, dây chằng cùng quạ bám ỏ bờ sau.
4.2ẽ Xương cánh tay (hunm erus)
Là xương dài, nối giữa xương bả vai với hai xương cẳng tay. Xương gồm có một thân và hai đầu.
- Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 m ặt (ngoài, trong và sau). Mặt ngoài ở giữa có ấn Delta cho cơ Delta bám, m ặt trong ở giữa có lỗ dưỡng cốt; m ặt sau có rãnh xoắn cho bó mạch th ần kinh nằm. Tương ứng có 3 bờ (trước - ngoài - trong).
- Hai đầu xương:
+ Đầu trên gồm có chỏm để khớp vói ổ chảo xương bả vai; cổ khớp (cổ giải phẫu); 2 mấu động, giữa hai mấu động có rãnh gân cơ nhị đầu. Đầu trên được dính vào thân xương bởi cổ tiếp (cô phẫu thuật). + Đầu dưối: bè rộng và cong ra trước có diện khớp, hố và mỏm trên khớp.
32
Diện khốp có 2 phần: lồi cầu ở ngoài khỏp vói chỏm xương quay, ròng rọc ở trong khốp với hõm Sigma lớn của xương trụ.
Các hố trên khốp: phía trước có hố trên lồi cầu (hố quay) ; hố trên ròng rọc (hố vẹt) và phía sau có hô' khuỷu.
Có 2 mỏm trên khớp là mỏm trên lồi cầu ở ngoài, mỏm trên ròng rọc ỏ trong đê cho các toán cơ trên lồi cầu và trên ròng rọc bám.
1. Mấu động to 11. Lỗ nuôi xương
2. Rãnh gian mấu động 12. Nền mấu động bé
3. Mào mấu động to 13. Cổ phẫu thuật
4. Ấn Delta 14. Mấu động bé
5. Hố quay ( Hấlúvi l« cA* ) 15. Cổ giải phẫu
6. Mỏm trên lồi cầu 16. Chỏm xương
7. Lồi cầu 17. Bở trong
8. Ròng rọc 18. Hô' khuỷu
9. Mỏm trên ròng rọc 19. Bờ ngoài
10. Hố vẹt 20. Rãnh xoắn
5
6
7
Hình 2.27. Xương cánh tay (A. Mặt trước; B. Mặt sau)
4.3Ể Các xương cẳng tay
Cang tay có 2 xương dài hình lăng trụ tam giác là xương trụ ở trong, xương quay ở ngoài
4.3.1. Xương trụ (ulna)
Là xương dài nằm ở phía trong xương quay; gồm có th ân xương và 2 đầu. - Thân xương: có 3 m ặt (trưỏc - sau - trong), và có 3 bờ (trước - sau - ngoài). - Hai đầu xương
+ Đầu trên to có hai mỏm và 2 hõm: hai mỏm là mỏm khuỷu ở sau trên mỏm vẹt ỏ trước dưới. Hai hõm là hõm Sigma nhỏ (hõm quay) để tiếp khớp vói vành đài quay của xương quay, hõm Sigma lốn (hõm ròng rọc) để khớp với ròng rọc của xương cánh tay.
+ Đầu dưới nhỏ: lồi thành một chỏm, phía ngoài tiếp khớp với xương quay, phía trong có mỏm trâm trụ, phía sau có rãnh để gân cơ trụ sau lướt qua.
33
3
4
6 i
1. Mỏm khuỷu
2. Hõm sigma bé
Bờ trước xương trụ
3
3. Vành đài quay
4. Cổ xương quay
5. Lồi củ cơ nhị đẩu
6. Thân xương quay
7. Mỏm trâm quay
7. Bờ trong xương quay
8. Mỏm trảm trụ
9. Chỏm xương trụ
10. Khuyết trụ xương quay
11. Bờ gian cốt
12. Thân xương trụ
13. Mỏm vẹt xương trụ
10
14. Hõm sigma lớn
15. Rãnh gân cơ trụ sau
Hình 2.28. Xương trụ (A. mặt sau; B. Mặt ngoài)
4.3.2. Xương qu ay (radius)
Là một xương dài nằm ngoài xương trụ, gồm có 1 th ân và 2 đầu.
- Thân xương có 3 m ặt (trước, sau, ngoài), và tương ứng có 3 bờ (trưốc, sau và trong).
Đầu trên nhỏ và tròn gọi là chỏm xương quay; m ặt trên chỏm lõm là đài quay, xung quanh có vành khăn quay; dưới là cổ nối chỏm với th ân dưâi và trong chỏm có lồi củ cơ nhị đầu. Đầu trên hợp với th ân 1 góc 130° giúp xương có thể quay được trong động tác sấp và ngửa.
Đầu dưỏi: to hơn đầu trên, bè ra hai bên và dẹt từ trước ra sau, ở mặt ngoài dưối có mỏm trâm quay xuống thấp hơn mỏm trâm trụ 1 cm; có diện khốp ở mặt trong (hõm trụ xương quay) để'ìđiớp vối chỏm xương trụ và ỏ dưới với xương cổ tay (xương thuyền và xương nguyệt); có rãnh ở m ặt ngoài và m ặt sau cho gân duỗi từ cảng tay sau đi qua.
4.4ắ Các xương bàn tay (ossa m anus)
Gồm có các xương cổ tay, các xương đốt bàn tay và các xương đốt ngón tay. 4.4.1. Các xương cô tay
ở cổ tay có 8 xương nhỏ xêp làm hai hàng trên và dưới, hợp th àn h một cái máng hay một rãnh. Tính từ ngoài vào trong gồm có các xương:
34
- Hàng trên có 4 xương là xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp, xương đậu. - Hàng dưối: có 4 xương là xương thang, xương thê, xương cả, xương móc. Nhìn chung các xương ở cô tay, mỗi xương có 6 mặt, trong đó có 4 m ặt là
diện khớp (trên - dưới - trong - ngoài) và hai diện không tiếp khớp (trước sau) và hai diện trong ngoài của hai xương đầu hàng không tiếp khóp. Các xương cổ tay hợp thành một rãnh mà bờ ngoài là xương thang và xương thuyền, bò trong là xương đậu và xương móc, có dây chằng vòng trưỏc cổ tay bám vào hai mép rãnh biến nó thành một ống gọi là ống cô tay, đê cho các gân cơ gấp ngón tay và dây thần kinh giữa chui qua.
1. Xương thuyền
2. Xương cả
3. Xương thang
4. Xương thê
5. Xương đốt bàn I
6. Đốt ngón xa (III)
7. Đốt ngón giữa (II)
8. Đốt ngón gần (I)
9. Xương đốt bàn V
10. Mỏm xương móc
11. Xương móc
12. Xương tháp
13. Xương đậu
14. Xương nguyệt
Hình 2.30. Các xương bàn tay (A. Mặt gan tay; B.Mặt mu tay)
4.4.2. Các xương d ố t bàn ta y (ossa m etacarpi)
Có 5 xương đốt bàn tay đều thuộc loại xương dài, kê từ ngoài vào trong (đánh sô La mã từ I - V) mỗi xương đốt bàn tay có một thân và hai đầu. Thân xương cong ra trưốc, hình lăng trụ tam giác, có 3 m ặt (mặt sau, mặt trong và mặt ngoài).
Đầu xương: đầu trên có 3 diện khớp vói các xương cổ tay và xương bên cạnh (trừ xương đốt bàn tay một I, II và V chỉ có một diện khớp bên), ở dưới là chỏm để tiếp khớp vối xương đốt I của các ngón tay tương ứng.
4.4.3. Các xương đ ố t ngón ta y (ossa d ig ito riu m m anus)
Có 14 xương đốt ngón tay, mỗi ngón tay có 3 đốt, trừ ngón tay cái có 2 đốt mỗi xương đốt ngón tay có một thân dẹt gồm có 2 m ặt (trưóc và sau) có 2 đầu: đầu trên là hõm, đầu dưới là ròng rọc.
35
5. XƯƠNG CHI DƯỚI
Tương tự như chi trên, chi dưới gồm có đai chi dưới và chi dưói tự do. - Đai chi dưỏi gồm có hai xương chậu.
- Phần chi dưới tự do gồm có xương đùi, xương bánh chè, xương chày, xương mác, 7 xương cổ chân, 5 xương bàn chân và 14 xương đôt ngón chân.
5.1. Xương chậu (os coxae)
Là một xương dẹt, do 3 xương nhỏ tạo thành: Xương cánh chậu ơ trên, xương mu ở trước dưói, xương ngồi ở sau dưới. Trung tâm chắp nôi của 3 xương là ữáy ổ khớp. Xương giống như hình cánh quạt có 2 mặt, 4 bò và 4 góc.
* M ặt ngoài ỏ giũa có ổ cối (acetabulum), tiêp khớp với chỏm xương đùi, xung quanh ổ côi có vành ổ côi, và ở phía dưới có khuyêt vành o côi {insisura acetabuli), nơi có dây chằng ngang ổ cối chạy qua.
Dưỏi ổ côi có lỗ bịt (foramen obturatum) hình vuông hay hình tam giác, phía trên và trước lỗ bịt là xương mu, phía sau và dưối lỗ bịt là xương ngồi. Trên ổ cối là m ặt ngoài xương cánh chậu (mặt mông), còn gọi là hố chậu ngoài, có các diện đê cho 3 cơ mông bám.
1. Bờ trên
2. Gai chậu sau trẽn 3. Gai chậu sau dưới 4. Khuyết ngồi lớn 5. Gai ngồi
6. Khuyết ngồi bé
7. Ụ ngồi
8. Lỗ bịt
9. Ngành dưởl xưững mu 10. Củ mu
11. Ngành trên xudng mu 12. Hố ổ cối
13. Diện nguyệt ổ cối 14. Gai chậu trước dưới 15. Đường mông dưới 16. Gai chậu trước trên 17. Hố chậu ngoài
18. Mào chậu
19. Hố chậu trong 20. Lồi chậu lược 21. Mào lược 22. Mật nhĩ
23. Mạt khớp mu 24. Chậu hông bé
Hình 2.31. Xương chậu (A. Mặt ngoài; B. Mặt trong)
* M ặt trong: có gò vô danh (mào eo trên) chia m ặt trong th àn h hai phần: phân trên là hô chậu trong; phần dưối lần lượt có lồi chậu, diện nhĩ, diện vuông và lỗ bịt.
36
* Bờ trước: từ trên xuống dưới gồm có: gai chậu trước trên, một khuyết nhỏ, gai chậu trước dưói, phình lược, diện lược, mào lược và gai mu.
* Bờ sau: từ trên xuống có: gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, khuyêt ngồi lớn, gai ngồi, khuyết ngồi bé và ụ ngồi (củ ngồi).
* Bờ trên: còn gọi là mào chậu cong hình chữ s, bắt đầu từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên dầy ở phía trước và phía sau, mỏng ở giữa. * Bờ dưới: do ngành dưói mu và thân xương ngồi tạo nên.
* Bốn góc: góc trưốc trên là gai chậu trưóc trên; góc trước dưới là gai mu; góc sau trên là gai chậu sau trên và góc sau dưói là ụ ngồi.
5.2. Xương đùi (femur)
Là một xương dài to và nặng nhất cơ thể, hơi cong lõm ra sau, xương gồm có thân xương và hai đầu.
- Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
+ Các mặt: gồm có m ặt trước nhẵn, hơi lồi; m ặt ngoài và trong lồi, rộng ở trên hơn ở dưói.
+ Các bờ: có bờ ngoài và trong không rõ. Bà sau sắc tạo thành đường ráp của xương đùi, ở đường ráp có nhiều cơ bám.
- Hai đầu xương
1. Mấu chuyển to
2. Đường gian mấu
3. Diện bánh chè
4. Mỏm trẽn lồi cầu ngoài
5. Lồi cầu trong
6. Mỏm trẽn lồi cầu trong
7. Củ cơ khép
8. Hố khoeo
9. Mấu chuyển bé
10. Cổ giải phẫu
11. Chỏm đựi
12. Hố dây chằng tròn
13. Hố mấu chuyển lớn
14. Mấu chuyển lớn
15. Mào gian mấu
16. Lồi củ mông
17. Đường lược
18. Đường ráp
19. Hố gian lồi cầu
20. Mỏm trên lồi cầu ngoài
21. Lồi cầu ngoài
Hình 2.32. Xương đùi (A. Mặt trước B. Mặt sau)
37
+ Đầu trên gồm có: chỏm đùi (đỉnh chỏm có hô dây chằng tròn); cô xương hay cổ giải phẫu (dài khoảng 3-4cm), mấu chuyên lớn và bé; giữa hai mấu chuyển ở phía trước có đường liên mấu, phía sau có mào lien mấu. Phía sau mấu chuyển lớn có hô mấu chuyên (hô ngón tay). Đâu trên tiếp với thân xương bởi cổ tiếp.
+ Đầu dưối: gồm 2 lồi cầu trong và ngoài. Lồi cầu trong: lồi tròn tiêp khơp VƠI mâm chày, mặt trong phía trên có lồi củ cơ khép lớn. Lồi cầu ngoài: lôi tròn tiếp khớp với mâm chày. Phía trước, giữa 2 lồi cầu có ranh ròng rọc tiếp khớp với xương bánh chè. Phía sau, giữa 2 lồi cầu là hô liên lôi cầu.
- Xương bánh chè (ossa pedis) là một xương vừng hơi dẹt, nằm trong gân cơ tứ đầu đùi. Xương có hình tam giác, nền ở trên, đỉnh ỏ dưới. M ặt trưốc lồi có khía và rãnh. Mặt sau có 1 gờ ngang chia thàn h 2 phần, phần trên tiếp khớp với ròng rọc của xương đùi; phần dưới gồ ghề liên quan vói khối mỡ ở đầu gôi.
1. Nền
2. Mặt trước
3. Đỉnh
4. Phẩn ngoài mặt khớp
5. Phần trong mặt khớp
A l 6. Gờ dọc mặt khớp
Hình 2.33. Xương bánh chè (A. Mặt trước; B. Mặt sau)
5.3. Xương cẳng chân
Xương cẳng chân gồm 2 xương dài; xương chày ở trong và xương mác ỏ ngoài, xương hình lăng trụ tam giác có 1 thần và 2 đầu.
5.3.1. Xương chày (tibia)
Là xương chính thân to và hơi cong, chịu đựng tấ t cả sức nặng của cd thể Thân xương có 3 mặt, 3 bờ.
- Ba mặt: m ặt trong phảng, nằm ngay dưối da. M ặt ngoài lõm th àn h rãnh ở trên , ở dưới lồi. M ặt sau có đường bám của cơ dép ở 1/3 trên chạy chech xuong dươi vao trong, dưới đương chéo có lỗ nuôi xiiơng
- Ba bờ: bò trưỏc (mào chày) cong hình chữ s, sắc ỏ giữa, n h ẵn ở 2 đầu bơ trong mơ ơ trên rõ ỏ dưới. Bờ ngoài sắc có màng liên cốt bám.
Đâu trên: to hình khôi vuông gồm có : m ặt trên, ỏ giữa có 2 gai chày (lồi gian lồi cầu), có diện trước gai và diện sau gai. Hai bên là 2 mâm chày hơi lõm tiêp khốp VỎ1 2 lôi cầu xương đùi. phía trước dưới và giữa hai
38
mâm chày có lồi củ chày trưốc. Ớ phía sau ngoài lồi cầu ngoài có diện khốp với xương mác. Giữa diện khớp với xương mác và lồi củ chày trưốc có lồi củ Gerdy.
Đầu dưới nhỏ hơn: mặt dưối tiếp khớp vối ròng rọc của xương sên, ở phía sau có 1 phần xương xuống thấp hơn gọi là m ắt cá thứ 3 hay m ắt cá Destot. M ặt trước và m ặt sau lồi, tròn. M ặt ngoài có diện khớp vối xương mác. M ặt trong có m ắt cá trong (mặt ngoài m ắt cá trong tiếp khớp với xương sên).
1. Lồi cầu ngoài
2. Lồi củ chày
3. Mặt ngoài xương mác
4. Mặt ngoài xương chày
5. Mặt trong xương mác
6. Mắt cá ngoài
7. Mắt cá trong
8. Mặt trong xương chày
9. Bờ gian cốt xutmg chày
10. Bờ trước xương chày
11. Đường cơ dép
12. Lồi cầu trong
13. Củ gian lồi cầu trong
14. Mắt cá ngoài
15. Đầu dưới xương mác
16. Mắt cá thứ ba
17. Mặt sau xương mác
18. Mặt ngoài xutmg mác
19. Chỏm xương mác
Hình 2.34. Xương cẳng chân bên phải (A. Mặt trước; B. Mặt sau)
5.3.2. Xương m ác (fibula)
Nhỏ và m ảnh nằm ngoài xương chày, là xương phụ ở cảng chân. Thân xương có 3 mặt, ba bờ.
- Ba m ặt gồm có: m ặt ngoài ỏ trên phang ở dưâi lõm thành rãnh; mặt trong có 1 mào thẳng; m ặt sau lồi và gồ ghề.
- Ba bờ: bò trưâc mỏng và sắc; bờ trong sắc ở giữa; bờ ngoài tròn và nhẵn ỏ dưới.
- Đầu trên: là chỏm xương, m ặt trong chỏm có diện khỏp vỏi xương chày. - Đầu dưới tạo nên m ắt cá ngoài. Mắt cá ngoài xuống thấp hơn mắt cá trong lcm. M ặt trong có diện khớp với xương chày.
5Ể4. Các xương bàn chân
Bàn chân gồm có nhiều xương và được chia ra th àn h 3 nhóm
39
5.4.1. Các xương c ổ chân (ossa tarsi)
Có 7 xương, xếp làm hai hàng. Hàng sau có xương sên và xương gót. Hang trước có 5 xương: xương hộp, xương thuyền và 3 xương chêm (I, II, III). - Xương sên (talus): hình thể giống hình con sên, nằm giữa xương chay, xương mác và xương gót.
- Xương gót (calcaneus): nằm dưới xương sên gồm có 1 th ân va 2 mom; 2/3 trước có 2 diện khớp với xương sên, 1/3 sau và m ặt sau có gân Achilles bám.
ớ mặt dưối có 3 lồi củ: 1 ở trước và
2 ở sau bên tựa xuống đất tạo thành đê
gót. Mặt trong phía trên có mỏm chân
đê gót, phía dưới lõm thành rãnh có bó
mạch thần kinh chày sau lưốt qua. Mặt
ngoài có củ xương mác ở 1/3 trưóc trên
có rãnh cơ mác bên ngắn và phía dưới có
rãnh cơ mác bên dài đi qua, mặt trước
có diện khốp vối xương hộp.
- Xương hộp (os cuboideum): nằm
trước xương sên, xương gót, ở
sau các xương đốt bàn chân, ở ngang với xương thuyền và 3 xương chêm
- Xương thuyền (os naviculare): nằm ngay trước xương sên, sau
1. Xương sên 4. Xưong đốt bàn 2. Xưong thuyền 5. Xương hộp 3. Xương chêm 6. Xương gót Hình 2.35. Xương cổ, bàn chán nhìn nghiêng
các xương chêm, gồm có mặt sau khớp với xương sên, m ặt trước khớp vâi 3 xương chêm.
- Xương chêm (os cuneiformis): có 3 xương chêm từ trong ra ngoài là xương chêm I, II và III. Mỗi xương chêm gồm có: m ặt trước khỏp với xương đôt bàn chân I, II, III; mặt bên tiêp kháp vái nhau (trừ m ặt trong cua xương chêm I), mặt sau khớp vỏi xương thuyền, m ặt ngoài xương chêm III khỏp vâi xương hộp.
5.4.2. Các xương dố t bàn chân (ossa m e ta ta rsa lia )
Có 5 xương, kê từ trong ra ngoài (đánh sô từ I đến V) mỗi xương đôt bàn chân là một xương dài gôm có một thân và hai đầu: th ần xương cong lồi lên trên, đầu sau khốp vối các xương cổ chân, đầu trước lồi tiếp khớp với các xương đốt ngón chân.
40
5.4.3. Các xương đốt ngón chân (ossa d ig ỉto ru m p ed is)
Có 5 ngón chân; ngón I có 2 đôi; các ngón II, III, rv, V có 3 đốt: đốt gần, đốt giữa và đô't xa (đô't I, II, III).
1. Chỏm xương bàn chân I
2. Thân xương bàn chân I
3. Nền xương bàn chân I
4. Các xương chêm
5. Xương thuyền
6. Xương sên
7. Xương gót
8. Xương hộp
9. Xương bàn chân V
10. Đốt I ngón V
11. Đốt II ngón V
12. Đốt III ngón V
13.Mỏm ngoài củ gót
14. Mỏm ngoài củ gót
15. Mỏm trong củ gót
Hình 2.36. Các xương bàn chân (A. Mặt mu chân; B. Mặt gan chân)
41
GIẢI PHẪU HỆ Cơ
1. ĐẠI CƯƠNG
Hệ cơ đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt đời sống của con người. Hoạt động của các cơ là co rú t do bị kích thích vì vậy con người cử động được. Có 2 loại cơ:
- Cơ vân (cơ bám xương) hoạt động theo ý muốn, do th ần kinh động vật chi phối và chiếm 2/5 trọng lượng cơ thể. Cơ thể người có khoảng 500 cơ vân khác nhau.
- Cơ trơn do thần kihh tự chủ (thần kinh thực vật) chi phối, hoạt động ít nhiều không theo ý muốn và là cơ của các tạng, các tuyến và mạch máu. Ngoài ra còn có cơ tim là cơ vân đặc biệt vì có cấu tạo giông như cơ vân nhưng co rút có chu kỳ không theo ý muốn (giống như cơ trơn). Cơ tim còn co rút tự động nhờ hệ thần kinh tự động của tim)
1.1Ệ Sơ lược về tổ chức học
- Cơ trơn: các tê bào cơ trơn hình thoi, trong nguyên sinh chất có tơ cơ rất mảnh. Hoạt động không tuỳ ý, do thần kinh thực vật chi phối, cơ trơn có sợi dọc, sợi chéo, sợi vòng, có chỗ phát triển thành cơ thắt, cơ trơn co rú t chậm chạp, sợi ngắn, không có vân ngang.
- Cơ vân (gồm cả cơ tim) là nhũng sợi dài nhiều nhân, nguyên sinh chất nhiều tơ cơ, có nhiều điểm sáng chồng lên nhau, nhìn trên một sợi cơ cắt dọc, ngoài những vách song song theo chiều dọc còn có nhiều vách song song theo chiều ngang.
Dưới kính hiển vi điện tử mỗi tố cơ là một bó sợi rấ t nhỏ đó là xơ cơ: xơ Myosin và xơ Actin xen nhau. Xơ Actin vòng quanh Myosin, vách ngang là chỗ phình ra của xơ Myosin. Các sợi cơ vân hợp thành từng bó, nhiều bó hợp thành bắp cơ được bọc bởi một cân, tổ chức liên kết giữa các bó sẽ chuyển hai đầu thân cơ thành gân cơ.
l ế2. Phân loại cơ và tên gọi cơ
Tuỳ theo số lượng, hình thể và chức năng của phần th ịt và phần gân mà người ta phân loại cơ:
43
- Theo hình thể có 4 loại: cơ dài (các cơ ở chi); cơ rộng (các cơ thành bụng bên); cơ ngán (các cơ vuông); và cơ vòng (các cơ thắt quanh lô tự nhiên). - Cũng có thê dựa theo số lượng thân và gân cơ mà chia ra: cơ nhị thân (cơ 2 bụng)-, cơ nhị đầu, cơ tam đầu và tứ đầu.
- Tuỳ theo hình thê người ta gọi cơ vuông, cơ tam giác, cơ tháp, cơ tron, cơ Delta, cơ răng...
- Tuỳ theo hướng đi của thớ cơ ta gọi là cơ thảng, cơ chéo, cơ ngang... - Tuỳ theo chức năng, chia ra thành cơ gấp, cơ duỗi, cơ dạng, cơ khép, cơ sấp, cơ ngửa .v.v...
Tóm lại: có thể gọi tên cơ rất nhiều cách khác nhau như: theo hình thê; VỊ trí; chiều hướng, cấu tạo, chức năng, chỗ bám hoặc kêt hợp giũa hình thê và kích thước; chúc năng và hình thể, vị trí hay kích thước đê gọi tên cơ.
l ằ3. Các thành phần phụ thuộc của cơ
TrỢ lực cho hoạt động của cơ gồm mạc, bao hoạt dịch, bao sợi, túi hoạt dịch... Đây là nhũng thành phần phụ thuộc của cơ.
- Mạc: là một tổ chức liên kết bao bọc một cơ hay nhóm cơ hay tấ t cả cơ ở một vùng, một khu. Các khu cơ ngăn cách bởi vách liên cơ, cơ càng nỏ nang thì mạc càng dầy và chắc.
- Gân cơ: ở hai đầu cơ, là cơ thon dần trông như liên tiếp với một gân tròn trắng bóng gồm những sợi keo bó chặt lại vói nhau để bám vào xương. - Cân cơ là gân bám dàn mỏng, rộng dẹt như một chiếc lá.
- Bao hoạt dịch là một túi thanh mạc bao bọc gân, gồm hai lá: lá trong bao bọc gân và lá ngoài sát bao sợi, ỏ hai đầu bao hai lá liên tiếp nhau tạo lên một túi kín chứa hoạt dịch làm cho cơ co rút được dễ dàng.
- Ròng rọc là ở chỗ để gân đi qua đó nhàm thay đổi hướng đi của cơ. - Xương vừng nằm ở trong gân, làm tăng góc bám và sức m ạnh của gân.
1.4. Chức năng của cơ
Hệ cơ có chức năng quan trọng trong cử động, di chuyển và làm đảm bảc hoạt động cua cơ quan: sinh san, hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết, tiêng nói và sụ biêu lộ tình cam cua con ngươi, ngoài ra còn tạo hình dáng biểu thị sức marứ của cơ thể.
Cơ có chức năng sinh nhiệt.
- Khi cơ co rú t thì có điêm tỳ và điểm động dẫn đến một cử động theo ' muôn, các cờ vận động xương theo nguyên tắc đòn bẩy. Mỗi cử động đêu do SI
44
tác động của các cơ đối lực, có 3 loại: có điểm tỳ ở giữa; lực tác động giữa và lực cản ở giữa.
- Khi cơ hoạt động (trạng thái căng cơ) trong cơ có quá trình trao đổi chất và quá trình trao đổi năng lượng (phân huỷ chất hữu cơ giải phóng năng lượng) khi cơ vận động nhiều, máu chảy tới nhiều gấp 4-5 lần lúc thường. Acide Lactique được tiết ra, đọng lại làm cho người mệt mỏi (vì nguyên sinh chất cứng lại thành myosin) hoặc co cứng (chuột rút). Sau khi chết 3-6 giò thì tử thi co cứng (albumin đông đặc) và mềm lại khi hiện tượng tan rã bắt đầu.
2. CÁC Cơ ĐẦU MẶT
Các cơ ở đầu-m ặt được chia làm 2 loại: Cơ bám da m ặt và cơ nhai.
2.1. Các cơ bám da
Các cơ bám da của m ặt đều quây quanh các hố tự nhiên và có 3 đặc tính: - Có một đầu bám vào da, khi cơ co làm thay đổi nét mặt.
- Sắp xếp quanh các hô' tự nhiên (mắt, mũi, tai, miệng) ở vùng đầu mặt. - Do thần kinh m ặt vận động, khi liệt dây mặt, m ặt bị liệt bên đối diện. Để dễ mô tả, các cơ bám da được chia làm nhiều nhóm :
* Các cơ tr ê n sọ gồm các cơ bám vào cân sọ, có 2 cơ
- Cơ chẩm trán (m. occipitofrontalis): phía trưốc và phía sau là cơ, ở giữa là cân sọ. Cơ dính vào cân của sọ. Làm nhưốn mày khi co.
- Cơ thái dương đỉnh (m. temporoparietalis): đi từ mạc thái dương đến bò ngoài cân sọ. Khi co làm căng da đầu, là cơ kém phát triển.
* Các cơ bám da ở m ắt có 3 cơ
- Cơ vòng mi (m. orbicularis oculi): cớ này có 2 phần: phần mi nằm ở trong mi mắt, phần ổ m ắt ở nông. Làm nhắm m ắt khi co.
- Cơ mày (m. corrugator supercilii): đi từ đầu trong tới da ỏ giữa cung mày. Khi co kéo mày xuống dưới, vào trong, làm cau mày, là cơ diễn tả sự đau đón.
- Cơ hạ mày (m. depressor supercitii): đi từ phần mũi xương trán đến da đầu trong cung mày. Kéo cung mày xuống dưới.
45
* Các cơ ở m ũi có 3 cơ
1. Cơ chẩm trán
2. Cơ vòng mi
3. Cơ mũi
4. Cơ nâng cánh mũi môi trên
5. Cơ gò má to (tiếp lớn)
6. Cơ cười
7. Cơ tam giác môi
8. Cơ vuông cằm
9. Cơ chỏm cằm (chòm râu)
10. Cơ vòng môi
11. Cơ gò má bé (tiếp bé)
12. Cơ nâng mõi trên
13. Cơ tháp
14. Cơ mày
Hình 3.1. Các cơ bám da ở mặt
- Cơ tháp hay cơ cao (m. procerus) là cơ nhỏ, nằm phía trên sông mũi ở bên đường giữa. Khi co kéo góc trong của lông mày xuống biểu lộ sự kiêu ngạo.
- Cơ mũi (m. nasalis): gồm phần ngang và phần cánh :
+ Phần ngang hay cơ ngang mũi (m. transvesus nasi) đi từ trên ngoài h răng cửa xương hàm trên đến cân trên các sụn mũi. Khi co làm hẹp 1 mũi.
+ Phần cánh hay cơ nở mũi (m. dilatator naris): đi từ rãn h mũi má tc da ở cánh mũi. Khi co làm mở rộng lỗ mũi.
- Cơ lá hay cơ hạ vách mũi (m. depressor septi): Từ bờ huyệt răng nanh t( bờ sau lỗ mũi và lá mía. Làm hẹp lỗ mũi, kéo vách mũi xuống dưối. * Các cơ ở m iện g gồm có các cơ làm há miệng và các cơ làm hẹp miệng. Các cơ làm hep m iệng
- Cơ vòng môi (m. orbicularis oris) gồm 2 lớp. Lớp sâu phát sinh từ cơ mi bắt chéo ỏ góc miệng và lớp nông là cơ nâng góc miệng và cơ hạ góc miệng bi chéo ở góc miệng. Làm mím môi, ép môi vào răng, lợi răng và đưa môi ra trưỏc. =*■ Các cơ làm rộng m iệng
- Cơ m út hay cơ thổi kèn (m. buccinator): đi từ 3 hố chân răng hàm lổn t mép. Khi co ép má vào răng và lợi răng, giúp vào sự nhai và mút.
- Cơ nanh hay cơ nâng góc miệng (m. levator anguli oris): đi từ hô nai hàm trên tói mép và môi trên. Khi co kéo góc miệng lên.
- Cơ tiêp lớn hay cơ gò má lớn (m. zygomaticus major): đi từ xương gò n tới mép. Khi co kéo góc miệng lên trên và ra sau (cười).
46
- Cơ tiếp bé hay cơ gò má nhỏ (m. zygomaticus minor): ỏ trong cơ tiếp lớn, đi từ gò má tới môi trên. Khi co kéo môi lên trên và ra ngoài.
- Cơ nâng cánh mũi môi trên (m. levator labii superioris alaeque nasi): đi từ mỏm lên của xương hàm trên tới da cánh mũi. Khi co kéo môi lên trên, làm nở mũi. - Cơ kéo môi sâu hay cơ nâng môi trên (m. levator labii superioris): từ bờ dưới ổ mắt đến cánh mũi và môi trên. Khi co kéo góc miệng, môi trên ra ngoài và lên trên, cùng với cơ tiếp bé tạo nên rãnh mũi môi, biêu lộ sự đau buồn. - Cơ cười (m.. risorius): đi từ cân cắn tới mép. Làm kéo góc miệng theo chiều ngang (cười mỉm).
- Cơ vuông cằm hay cơ hạ môi dưới (m. depressor labii inferioris): đi từ hàm dưới và cằm tối môi dưới. Khi co kéo môi dưới xuống dưới và ra ngoài (mỉa mai). - Cơ tam giác môi hay cơ hạ góc miệng (m. depressor anguli oris): đi từ xương hàm dưối tới mép, kéo góc miệng xuống dưới (buồn bã). - Cơ chòm râu hay cơ cằm: từ hố răng cửa xương hàm dưối đến da cằm, khi co đưa môi dưỏi lên trên, ra trưốc, diễn tả sự nghi ngờ hoặc khinh bỉ. - Cơ ngang cằm (mễ transversus menti): 1 cơ nhỏ bắt ngang đường giữa ngay dưới cằm, thường liên tục với cơ tam giác môi.
* Các cơ c ủ a v à n h ta i có 3 cơ (cơ tai trên, cơ tai trưâc và cơ tai sau). Các cơ này ở người teo đi, còn ở động vật thì phát triển nên tai ve vẩy được. * Các cơ b á m d a ở cổ là một thảm rộng, hình 4 cạnh đi từ hàm dưối tới da vùng cô và ngực trên.
2.2. Nhóm cớ nhai
Mỗi bên có 4 cơ
* Cơ th á i d ư ơ n g (m. te m p o ra lis) bám vào hố thái dương có cân thái dương che phủ ở m ặt ngoài, xuống dưối bám vào mỏm vẹt xương hàm dưới, có tác dụng nâng hàm dưới lên, kéo hàm ra sau, nghiên răng.
*Cơ c ắ n (m. m a sse te r) từ 2/3 trưỏc bò dưới mỏm tiếp tói mặt ngoài góc xương hàm dưới, có tác dụng nâng hàm dưới lên cao, nghiên răng.
* Cơ chân bướm ngoài (m. pterygoideus lateralis) từ cánh chân bướm ngoài tối bám vào sụn chêm, bờ trưốc trong cổ lồi cầu xương hàm dưâi và bao khỏp thái dương hàm. Khi cò co đưa hàm ra trước, kéo sụn khốp ra trước, giúp động tác xoay.
* Cơ c h â n bư ớ m tro n g (m. p te r. m ed ialis) từ hố chân bưám tỏi bám vào mặt trong góc xương hàm dưói. Khi co đưa hàm dưới lên trên và ra trước. Hai cơ chân bướm bị ngăn cách nhau một vách sợi tạo thành dây chằng bưỏm hàm, dây chằng này vối cổ lồi cầu xương hàm dưới giới hạn một lỗ gọi là khuyết sau lồi cầu cho động mạch hàm trong và dây thần kinh tai thái dương đi qua.
47
1. Cơ thái dương
2. Cơ cán (bó sâu)
3 . Cơ cắn (bó nông)
4 . Cơ mút
5. Cơ nanh
6. Cơ chân bướm ngoài (bó ừê
7. Cơ chân bướm ngoài (bó di
8. Cơ chân bướm trong A 5 B
Hình 3.2. Cơ bám da và các cơ nhai (A. lớp nông; B lớp sâu)
3. Cơ VỪNG CỔ
Vùng cổ được chia làm 2 vùng: vùng cổ sau hay vùng gáy và vùng cô trươc ben
3ẵl ế Cơ vùng gáy
Gồm các cơ ở sau cột sống và mỏm ngang, các cơ này thường liên tiếp V( các cơ thành sau thân và có chung đặc điểm: cơ ở sâu thì ngắn và hẹp, các c càng ở nông thì dài và rộng. Cơ vùng gáy xếp làm 4 lớp từ nông vào sâu: - Lớp thứ nhất chỉ có 1 cơ là cơ thang.
- Lốp thứ hai có 2 cơ là cơ gối đầu và cơ gối cổ.
- Lóp thứ ba có 4 cơ: cơ bán gai; cơ dài đầu, dài cổ và phần cổ của cd thi lưng hay cơ chậu sườn cổ.
- Lớp thứ tư gồm 4 cơ: cơ thảng đầu sau to; cơ thẳng đầu sau bé; cơ chi đầu và cơ chéo đầu dưới.
Tác dụng chung của các cơ vùng gáy: nếu cơ 2 bên cùng co làm ngửa đầ ưõn cột sống cổ, nếu 1 bên co làm nghiêng đầu và cổ, quay đầu.
3.2. Cơ vùng cổ trước bên
Cơ vùng cổ trước bên chia làm 3 nhóm và xếp theo 3 lớp: lớp nông ở 2 b cô gồm cơ ức đòn chũm và cơ bám da cổ; lớp giũa ở vùng cổ trước gồm các cơ tr và dưối móng và lốp sâu gồm các cơ ở trước và bên cột sống, tạo th àn h nền c vùng cô trước bên.
* C ác cơ trư ở c sông có 4 cơ: cơ thảng đầu trước, cơ thảng đầu ngoài, dài cổ và cơ dài đầu. Các cơ trước sống bám sát m ặt trước các đốt sống cổ, khi làm cúi đầu và cố, một bên co làm nghiêng đầu và cổ.
48
* Cơ b ên cộ t sông có 3 cơ bậc thang (trước ■ giưa - sau), 3 cơ trên đều bám vào mỏm ngang các đốt sống cô xuống dưới:
- Cơ bậc thang trước bám vào củ Lisíranc của xương sưòn 1.
- Cơ bậc thang giữa bám vào xương sườn I sau cơ bậc thang trước. - Cơ bậc thang sau bám vào xương sườn II.
Chỗ bám tận cơ bậc thang trước và giữa giới hạn lên một khe đê cho động mạch dưỏi đòn và các thân nhất của đám rối thần kinh cánh tay đi qua vào vùng nách. Tác dựng: gấp và .xoay nhẹ cột sống cổ, nâng xương sườn I, II lên trên
1. TTnh mạch cảnh trước
2. Cơ ức đòn móng
3. Cơ ức giáp
4. Khi quàn
5. Thực quản
6. TK quặt ngược X phải
7. Cơ ức đòn chũm
8. Cơ vai móng
9. Cơ bám da cổ
10. Cơ bậc thang trước
11. Tinh mạch cảnh ngoài
12. Cơ bậc thang giữa
13. Cơ bậc thang sau
14. Cơ bán gai cổ
15. 16. Cơ bán gai đầu
Hình 3.3. Thiết đổ cắt ngang qua đốt sống cổ VI
17. Cơ nâng xương vai 18. Co gối; 19. Cơ thang 20. Nhánh TK đám rối cổ 21.Tuỷsống
22. Mỏm ngang đốt sống 23. Động mạch đốt sống 24. Nhánh TK đám rối cổ 25. Dây thần kinh X
26. Động mạch cảnh chung 27. Tĩnh mạch cảnh trong 28. Cân cổ sâu
29. TK quặt ngưạc X trái 30. Eo tuyến giáp
31. Cân cổ giũa
* Cơ ức d ò n c h ũ m từ xương ức, xương đòn tái xương chũm và xương chẩm: là một cơ dầy nằm chéo vùng cổ trước bên và che phủ các cơ bậc thang, các bó mạch thần kinh cổ, là cơ tuỳ hành của bó mạch th ần kinh cổ. Tác dụng làm nghiêng đầu về một bên và quay m ặt sang bên đối diện.
* Các cơ tr ê n m óng có 4 cơ xếp làm 3 lớp
- Lốp nông có 2 cơ:
+ Cơ trâm móng (m. stylohyoideus) từ mỏm trâm đến bám vào thân xương móng ở chỗ nôi với sừng lớn bởi 1 gân tận tách làm 2 trê ngay trên gân trung gian, có 2 bụng.
+ Cơ 2 bụng (m. digastricus): bụng sau bám vào xương chũm , bụng trưốc bám vào xương hàm dưối (cơ trâm hàm ). Cả 2 bụng đi xuống xương móng và được nối vối n hau bằng gân tru n g gian, gân này xuyên qua chỗ bám của cơ trâm móng và được cột vào th â n và sừng lón xương móng bỏi 1 vòng sợi.
- Lốp giữa có 1 cơ hàm móng (m. mylohyoúdeus) từ xương hàm tứi xương móng. 49
Lốp sâu có 1 cơ là cơ càm móng (m. geniohyoideus) từ mỏm căm xương hàm dưới tới xương móng. Tác dụng chung các cơ trên móng kéo xương móng và đáy lưỡi lên trên hoặc hạ thấp xương hàm dưới khi xương mong bị kéo xuống bởi các cơ dưới móng.
*
Cơ v ù n g dưới m óng có 4 cơ xếp làm 2 lỏp
Lớp nông có 2 Cơ
cơ nhị thân có phần gân 11 &R, -XlwwÆ— 3 trung gian lưót qua mặt t /C iB ỉ m 4 bên cổ và bó mạch thần 1 / U y ÿflH kinh cổ. Đi từ xương bả vai y « •. V ìU,'ẳĩrMk. 6
tới xương móng. Khi co s 1
kéo thanh quản xuống ^
+ Cơ ức đòn móng hay cơ ức V
ở dưới bám vào xương đòn,
ở trên bám vào phần trong 1. Bụng trước cơ 2 bụng 7. Cơ thang xương móng; kh i co kéo 2. Co tràm móng 8. Cơ ức giáp ", 3. Xương móng 9. Xương đòn thanh quán và xương “ ' 3 ể” ■ , / 4. Cơ vai móng 10. Xương ức móng xuông dươi. 5 Qơ ßc (j¿n m¿ng 11 Bụng sau cơ
- Lớp sâu có 2 cơ 6. Cơ ức đòn chũm hai bụng + Cơ giáp móng Hinh 3.4. Các cơ vùng cổ trước (m. thyrohyoideus): từ sụn giáp tới xương móng, kéo xương móng xuống dưới và nâng sụn giáp lên trên.
+ Cơ ức giáp (m. sternotthyroideus) ở dưới bám vào xương ức, ở trên vào sụn giáp, có tác dụng kéo th an h quản xuống dưới và sụn giáp xuông dưới.
Các cơ vùng dưới móng do quai thần kinh cổ chi phối và 2 cặp cơ: 2 cơ ức đòn móng ở nông, 2 cơ ức giáp ở sâu, giỏi hạn nên trám mở khí quản.
4ệ Cơ THÂN MÌNH
4.1. Các cơ thành sau thân
Lấy các mỏm ngang làm mốc, cơ thành sau th ân người chia làm 3 nhóm. 4 ềJ Ễ2. Nhóm cơ sau các mỏm ngang
Từ nông vào sâu xếp làm 4 lớp:
50
* Lớp nông có 2 cơ.
- Cơ thang: là 1 cơ rộng, dẹt, mỏng phủ phía trên của lưng và gáy; từ ụ chẩm ngoài, đưòng cong chẩm trên, các mỏm gai của 7 đốt sông cô và 12 đốt sống ngực, tới bám vào 1/3 ngoài bò sau xương đòn, sông vai, mỏm cùng vai. Tác dụng kéo xương vai vào gần cột sống, nếu tỳ ở xương vai thì làm nghiêng và xoay đầu sang bên đô'i diện.
1. Cơ trám
2. Cơ răng bé sau trên
3. Cơ trên sống
4. Cơ delta
5. Cơ tam đẩu cánh tay
6. Cơ răng bé sau dưới
7. Cơ rộng ngoài
8. Cơ mông lớn
9. Mào chậu
10. Tam giác thắt lưng
11. Cơ lưng rộng
12. Khối cơ dựng sống
13.Cơ tròn to
14. Cơ thang
Hình 3.5. Các cơ thành sau thân
- Cơ lưng rộng là 1 cơ rộng, dẹt, phủ gần hết phần dưối của lưng. Bám từ mỏm gai 9 đốt sống ngực dưới (Thjv - Thxn), 5 đốt sống th ắ t lưng, 1/3 sau mào chậu, các thớ cơ chạy chếch lên trên tối góc dưói xương vai tụm lại ra trước bám vào mép trong rãnh nhị đầu xương cánh tay.
Tác dụng khép và xoay cánh tay vào trong là cơ thỏ vào.
* Lớp giữ a có 2 cơ
- Cơ góc (cơ nâng vai): đi từ 4 mỏm ngang đốt sống cô tối góc trên xương vai.
- Cơ trám (cơ thoi): từ mỏm gai 2 đốt sống cổ cuối và 4 đốt sổng ngực trên (từ Th, — Thjv), tới mép sau bờ trong xương vai (kéo xương bả vai vào trong)
* Lớp cơ sâ u có 2 cơ nằm sát xương sưòn:
51
- Cơ răng bé sau trên: từ mỏm gai CVII và 3 đốt sống ngực (Thj.jjj) tối
bờ trên, đầu sau 4 xương sườn trên
(I - IV) có tác dụng nâng xương
sườn là cơ thở vào.
- Cơ răng bé sau dưới: bám từ mỏm gai của 2 đốt sống ngực (XI-XII), 3
đốt sống th ắt lưng (I-III), tới bám
vào bò dưối của 4 xương sườn cuối
(IX, X, XI, XII), có tác dụng kéo 4
xương sườn cuối xuống dưói là cơ
thở vào.
* Lớp cơ sâ u nhất gồm các cơ nằm trong rãnh sống, chạy dọc từ vùng cổ đến xương cùng gồm có cơ cùng thắt lưng, cơ
lưng dài, cơ ngang gai, cơ liên gai, cơ gai gai, vv... Riêng 3 cơ: cùng th ắt lưng, cơ lưng dài, cơ ngang gai hợp lại với nhau thành 1 khối khó tách được gọi là khối cơ chung (khôi cơ dựng sống), nằm trong rãnh cột sống kéo dài từ xương cùng
đến tận nền sọ. Tác dụng làm duỗi các đốt sống khi cúi đầu, nếu co quá mạnh làm ưỡn ngưòi ra sau.
4.1.2. N h ó m cơ cù n g b in h diện mỏm ngang
- Các cơ liên mỏm ngang nằm giữa các mỏm ngang.
- Cơ vuông th ắt lưng từ bờ dưới xương sưòn XII đến 1/4 sau
mép ngoài mào chậu có tác
dụng làm nghiêng cột sống. 1
4.1.3. Nhóm cơ trước binh ^ diên mỏm ngang 34.
Chỉ th ấy ở th à n h bụng sau, có 1 5 cơ là cơ th ắ t lưng chậu. Cơ có 2 phần - Phần th ắ t lưng có 2 cơ:
1. Co răng bé sau trên 2. Cơ gai gai 3.10. Cơ lưng dài 4,9,11. Cơ chậu sườr 5. Cơ răng bé sau dưới 6. Cơ ngang gai 7.8. Khối cơ chung
Hình 3.6. Các cơ gai
Cơ hoành 6. Dãy chằng bẹn Cơ ngang bụng 7. Cơ chậu
Mào chậu 8. Cơ chéo bụng trong Cơ thắt lưng bé 9. Cơ chéo bụng ngoà Cơ thắt lưng lớn 10. Cơ vuông thắt lưnc 11. Lá phải tâm hoành
Hình 3.7. Các cơ trước bình diện mòm ngani
52
+ Cơ th ắt lưng lớn bám vào m ặt bên thân, mỏm ngang và sụn gian đô't của 4 đô’t sống th ắt lưng trên.
+ Cơ th ắt lưng bé là cơ nhỏ bám vào mặt bên thân và mỏm ngang Lj tăng cường cho cơ th ắt lưng lớn.
- Phần chậu nằm và bám vào hô'chậu trong, mép trong mào chậu. Cả 2 phần hợp thành cơ th ắt lưng chậu xuống tụm lại rồi chui dưới dây chằng bẹn xuống đùi bám vào mấu chuyển nhỏ xương đùi.
4.2ề Các cơ thành ngực trước bên
Nếu lấy các xương sườn làm mốc cũng chia làm 3 nhóm:
* N hóm n ô n g ở ngoài bình diện các xương sườn gồm có 9 cơ: cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ dưối đòn, cơ răng trưóc (răng to), cơ trên sống, cơ dưới sống, cơ tròn bé, cơ tròn to, cơ dưối vai... (ở chi trên).
* N hóm giữ a cùng bình diện xương sườn có 3 cơ liên sườn (trong, giữa, ngoài) 3 cơ này bám từ bờ dưới xương sườn trên đến bờ trên xương sườn dưới, giữa các cơ liên sườn có bó mạch thần kinh liên sườn.
* N hóm sâu có 2 cơ:
- Cơ tam giác ức (cơ ngang ngực) bám từ phần dưới, m ặt sau xương ức tới bám vào mặt sau của sụn sưòn (III, IV, V và VI).
- Cơ dưới sườn (số lượng thay đổi) thường có ỏ phần dưỏi sườn, đi từ bò dưới các xương sườn đến bò trên của xương sườn thứ 2 hoặc thứ ba phía dưới. Nhóm cơ này trợ giúp cho động tác hít vào
4.3. Cơ hoành
Cơ hoành (diaphragma) là cd nằm
ngăn cách giữa ngực và bụng, giống như
một cái vung úp lên ổ bụng hình vòng cung
gọi là vòm hoành, ở giữa lõm do ấn tim tạo
nên, bên phải ngang vối khoang liên sườn
4, bên trái ngang vối khoang liên sưòn 5.
- Về cấu tạo: cơ hoành được coi như
nhiều cơ nhị th ân hợp lại, 2 đầu là
cơ, bám vào lỗ dưối của lồng ngực, còn giữa là gân tạo nên tâm hoành.
- Cơ hoành có nhiêu lỗ đê cho các tạng và mạch máu, thần kinh từ ngực xuống bụng hoặc từ bụng lên ngực là nơi có thể xảy ra thoát vị hoành.
I.Cơdướidòn 4.Cơ gian sườn 2 Dây chằng suỡn quạ 5. Cơ ngực lớn 3. Cơ ngực bé 6. Cơ răng to Hình 3.8. Cơ thành ngưc trước
53
* C ách b ám của cơ h o à n h (chu vi hoành) chia 3 đoạn.
- Đoạn cột sống gồm có các thớ cơ bám vào mặt trưốc đô't sông LiM. III tạo nên 2 cột trụ chính và 2 cột trụ phụ. 2 cột trụ chính bắt chéo nhau hình sô 8 và cùng với cột sông giới hạn nên lỗ động mạch chủ ỏ sau, lỗ thực quan ơ trưỏc. 2 cột trụ phụ mảnh hơn, nàm ngoài cột trụ chính tói bám vào mặt bên đô”t sông Ljj.
- Đoạn sườn gồm các thỏ cơ bám vào các sụn sườn và 6 xương sườn cuôi. - Đoạn ức gồm các thớ cơ bám vào mặt sau xương ức.
* T âm h o à n h là phần gân nẳm ỏ giữa. Tâm hoành có 3 lá: lá trưâc rộng hơi lệch sang trái, còn 2 lá bên thì dài. Giữa lá phải và lá trước có lỗ tĩnh mạch chủ dưỏi để cho tính mạch chủ dưới đi qua.
1. Mỏm mũi kiếm 2. Phần ức
4. Lỗ thực quản 5. Dây chằng cung giữa 7. Dây chằng cung ngoài 8. Trụ trái
10. Cơ thắt lưng lớn 11. Cơ vuông thắt lưng 13. Lỗ TM chủ dưới 14. Tam giác ức sườn
Hình 3.9. Cơ hoành (mặt dưới)
4.4. Các cơ thành bụng trước bên
3. Trung tâm gân
6. Dây chằng cung trong 9. Trụ phải
12. Tam giác thắt lưng
Nhìn chung các cơ th àn h bụng trước bên gồm các cơ, cân, mạc ngang bụng tạo th àn h 1 vành đai quây lấy m ặt trưôc bên ổ bụng, mỗi bên có 2 cơ thảng, 3 cơ rộng.
54
4.4.1. Cơ th ẳ n g bu n g (m. rectus abdom ins)
0 giũa, gồm có 2 cơ.
* Cơ th ẳ n g to và bao cơ th ẳ n g to bám từ xương ức, 3 sụn sườn (V, VI, VII) đi dọc hai bên đường trắng giữa tới bám vào xương mu bởi 2 bó: bó trong đan chéo vối bó trong cơ bên đối diện; bó ngoài tách ra 1 chẽ tạo thành dây chằng Halles tới bám vào gai háng. Ö mặt trước cơ thảng to, có 3 đến 5 dải ngang, chia cơ thành nhiều múi.
Mỗi cơ thảng được bọc trong 1 bao, bao
này do các cơ rộng bụng tạo nên.
* Cơ th á p là 1 cớ nhỏ nằm áp vào mặt
trưốc và phía dưới cơ thảng to, tăng cường
cho cơ này, có khi có khi không.
4.4.2. Các cơ rộ n g bụ n g
Từ nông vào sâu gồm có 3 cơ:
* Cơ chéo to hay cơ chéo bụng ngoài
(m. oblÚỊUUs externus abdominis) bám vào m ặt
ngoài đầu trước 7 xương sườn cuối tạo thành Ị r i — 5 một hình quạt xoè ra từ trên xuống dưới, từ 1. Xương sườn V 2. Gân ngang ngoài vào trong, ỏ phía sau là cơ, phía trưốc 3. Cơ thăng bụng ^ 5. Cơ tháp 1' J. . 1 __ L' ' » . 4. Lá trước bao cơ thẳng bung là cân toa ra bám vào đương trăng giữa, vào mào chậu, cung đùi. Hình 3.10. Cơ thảng bụng
* Cơ chéo bé h ay cơ chéo bụ n g tro n g (m. obliquus internus abdominis) bám từ 1/3 ngoài cung đùi; 3/4 trước mào chậu và đốt sống Lv, thố cơ chạy chếch lên trên ra trưỏc bám vào bò dưới của các xương sưòn X, XI, XII và vào đường trắng giữa. Các thố ở dưới cùng gân cơ ngang bụng tạo thành gân kết hợp.
* Cơ n g an g b ụ n g (m. transversus abdominis) từ cung đùi, mào chậu, mỏm ngang của các đốt sống th ắt lưng, 6 xương sưòn cuối. Các thố cơ chạy chếch từ sau ra trước tối bám vào đường trắng giữa. Các thâ từ cung đùi cùng bám vào gân cơ chéo bé tạo thành gân kết hợp bám vào mào lược và xương mu.
Tác dụng chung của các cơ rộng bụng khi co làm tăng áp lực 0 bụng, đẩy cơ hoành lên trên, đều là cơ thở ra.
4.4.3. Tác dụng của các cơ thành bụng
■ Giữ cho các tạng trong ổ bụng. Cơ thảng to là phương tiện chính để chống và dựng thành bụng.
- Các cơ thẳng được coi như các dải dọc, đai ngang là các cơ rộng. Nếu các cơ thành bụng yếu, bụng sẽ phệ.
55
Khi các cơ đêu co thì đai bụng bị thắt lại làm tăng áp lực ô bụng, như khi ta rặn trong lúc đi đại, tiểu tiện, khi nôn, ho, hắt hơi hoặc thờ mạnh. Các cơ thành bụng trưâc còn đóng vai trò quan trọng trong thai nghen va sinh đẻ. Các cơ khoẻ sẽ giúp ích nhiều cho lúc rặn đẻ, nêu cơ yếu ngôi thai có thể xoay thành những ngôi không thuận tiện. Ngoài ra càn phai luyẹn tập để thành bụng khỏi sệ và tránh để ruột không bị thoát vị ỏ các điem yếu của thành bụng.
1. Xương sườn VI 2. Mào chậu
3. Dây chằng bẹn 4. Vòng bẹn nông
5. Xương mu
6. Xương sườn X 7. Cơ bìu (bó ngoài) 8. Cơ bìu (bó trong)
9. Xương sườn VII
10. Cơ thẳng bụng
11. Mạc bọc cơ thẳng bụng 12. Mạc ngực thắt lưng
Hình 3.11. Các cơ rộng bụng (nhin phía bên)
A. Cơ chéo bụng ngoài; B. Cơ chéo bụng trong ; c . Cơ ngang bụng
5. HỆ THỐNG Cơ CHI TRÊN
5.1. Các cơ v ù n g v ai n ách
Các cơ vùng nách được chia làm 4 khu (trưóc - sau - trong - ngoài). * K hu n g o ài (k h u D elta) chỉ có cơ Delta đi từ 1/3 ngoài xương đòn, mỏm cùng vai, gai vai xuông dưới bám tận vào ân Delta ở m ặt ngoài xương cánh tay. K hu trong chi có một cơ là cơ răng trước hay cơ răng to bám vào mặt ngoài của 9 xương sườn trên (từ I đến IX) tối bám vào bờ trong xương bả vai. * K hu trư ớ c xếp thành hai lớp cơ.
- Lỏp nông
+ Cơ ngực lớn (m. pectoralis major) bám từ 2/3 trong xương đòn. xương ức, các sụn sườn từ 1-6, xương sườn 5, 6 và gân cơ thảng to. rồi các thó cơ ngực to xêp làm 3 bó tới bám vào mép ngoài rãnh nhị đầu của xương cánh tay.
56
Lớp sâu có 3 cơ.
+ Cơ dưối đòn (m. subclavius) bám từ sụn sườn, xương sườn I và nằm trong rãnh ở m ặt dưới thân xương đòn.
+ Cơ ngực bé (m. pectoralis minor): Nằm dưới cơ ngực to bám từ 3 xương sườn (III, IV, V) tới bám vào mỏm quạ xương vai.
+ Cơ quạ cánh tay (m. coracobrachialis): từ mỏm quạ tới bám vào 1/3 trên m ặt trong xương cánh tay.
1. Cơ ngực to (phần đòn)
2. Cơ dưới đòn
3. Bám tận cơ ngực to
4. Thần kinh cơ bì
5. Cơ quạ cánh tay
6. Cơ ngực bé
7. Phần suởn cơ ngục to
8. Phần ức cơ ngực to
Hình 3.12. Các cơ vùng ngực (lớp sâu)
* K hu sau: gồm có nhiều cơ bám vào xung quanh xương vai.
Cơ dưới vai từ m ặt trưốc xương
vai tối mấu động bé xương
cánh tay.
Cơ trên gai từ hố trên sống tới
bám vào mấu động to xương
cánh tay.
Cd dưới gai từ hô dưới sông tói
bám vào mấu động to xương
cánh tay.
Cơ tròn bé từ bờ ngoài xương
bả vai tối mấu động to xương 9 8 7 6 5 cánh tay. 1. Cơ trên gai 2. Cơ dưới gai Cơ tròn to từ bờ ngoài, góc dưới 3. Cơ tròn bé 4. Tứ giác Velpeau xương bả vai tới bám vào đáy 5. Đầu ngoài co tam đầu 6. Đầu dài cơ tam đầu - . , . , 7. Cơ tròn to 8. Tam giác bả vai rãnh cơ nhi đâu xương cánh tay. „ _ , ' . _ & 9. Cơ lưng rộng 10. Bao cơ Cơ lưng rộng (m. latissimus Hình 3.13. Cơ vùng vai sau dorsi) là cơ to rộng dẹt phủ ở
phần sau dưối của lưng và bám vào phần dưói cột sống, mào chậu tới góc 57
dưối xương bả vai rồi các thố cơ vặn ra phía trước tói bám vào mép trong rãnh nhị đầu của xương cánh tay.
5ế2. Cơ v ù n g c á n h tay
* Cơ k h u c á n h ta y trư ớ c từ sâu ra nông có 3 cơ.
- Cơ cánh tay trước (m. brachialis): từ nửa dưới m ặt trong, m ạt ngoài xương cánh tay và 2 vách liên cơ chạy xuông bám vào mom vẹt cua xương trụ.
- Cơ nhị đầu (m. biceps brachii): Cơ này có 2 phần: phân dài tư tren 0 chảo chạy qua rãnh giữa 2 mấu động xương cánh tay; phàn ngan tư mỏm quạ rồi cả hai phần chập lại với nhau chạy xuống dưối bám vào loi cơ nhị đầu của xương quay.
1. Cơ delta
2. Đấu dài cơ nhị đầu
3. Gân tận cơ nhị đầu
4. Chẽ gân cơ nhị đầu
5. Cơ cánh tay
6. Cơ nhị đầu
7. Đầu ngắn cơ nhị đầu
8 Cơ quạ cánh tay
9. Bờ dưới cơ delta
10. Cơ tròn bé
11. Cơ tròn to
12. Đầu dài cơ tam đầu
13. Đầu trong cơ tam đầu
14. Cơ khuỷu
15. Đầu ngoài cơ tam đầu
16. Bờ ngoài cơ delta
Hình 3.14. Cơ vùng cánh tay (A. mặt trước; B. mặt sau)
Trưỏc khi bám tận vào xương quay nó tách ra một chẽ cân đi vào phía trong để hoà lẫn vối cân nông của vùng cảng tay và tham gia cấu tạo thành trước của máng nhị đầu trong. Cơ nhị đầu là cơ tuỳ hành của động mạch cánh tay.
* Cơ k h u c á n h ta y sau chỉ có một cơ tam đầu cánh tay (m. triceps brachii) có 3 phần: phần dài bám ở diện dưới ổ chảo, phần rộng ngoài bám vào mép trên rãnh xoắn xương cánh tay, phần rộng trong bám vào mép dưới rãnh xoắn. Cả 3 phần đi xuông dưới tụm lại thành 1 gân bám vào mỏm khuỷu của xương trụ.
5.3. Cơ vùng cẳng tay
Trên thiết đồ cất ngang cảng tay thấy có hai xương, xương trụ và xươnị quay nôi với nhau, bởi màng liên cốt, bò sau xương trụ dính vào cân cẳng tay, b(
58
trước và bò sau xương quay thì tách ra 2 vách liên cơ. Vì vậy cơ ở căng tay được chia làm 3 khu.
* Các cơ khu cẳng tay trước xếp làm 4 lớp.
- Lớp nông có 4 cơ.
+ Cơ sấp tròn (m. pronator teres) có 2 bó, một bó bám từ mỏm trên ròng rọc xương cánh tay, một bó bám vào mỏm vẹt xương trụ. c ả hai bó trên chạy chếch xuống dưối và ra ngoài, luồn dưói cd ngửa dài tối bám vào giữa m ặt ngoài của xương quay.
+ Cơ gan tay lớn hay cơ gấp cổ tay quay (m. flexor carpi radialis): bám từ mỏm trên ròng rọc chạy xuông bám vào nền xương đốt bàn tay II phía gan tay.
+ Cơ gan tay bé hay cơ gấp gan tay dài (m. palm aris longus): bám từ mỏm trên ròng rọc rồi chạy xuống dưối gân cơ này toả ra bám vào m ặt trước dây chằng vòng cô tay và cân ở gan tay.
+ Cơ trụ trước hay gấp cổ tay trụ (m. flexor carpi ulnaris): cơ này có 2 bó bám từ mỏm trên ròng rọc và mỏm khuỷu. Rồi cả 2 bó chạy dọc theo bờ trong cẳng tay xuống dưới bám vào xương đậu, xương móc và xương đốt bàn tay III.
1. Cơ cánh tay
2. Cơ cánh tay quay
3. Cơ duỗi cổ tay quay dài
4. Ca gấp dài ngón cái
5. Cơ gấp chung nông
6. Cơ gấp cổ tay trụ
7. Cơ gan tay dài
8. Cơ gấp cổ tay quay
9. Chẽ gân cơ nhị đầu
10. Cơ sấp tròn
11. Cơ nhị đầu cánh tay
12. Mỏm khuỷu
13. Cơ khuỷu
14. Cơ duỗi cổ tay trụ
15. Cơ duỗi ngón tay út
16. Mỏm trâm trụ
17. Cơ duỗi dài ngón cái
18. Cơ duỗi ngắn ngón cái
19. Cơ dạng dài ngón cái
20. Cơ duỗi các ngón tay
21. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
Hình 3.15. Cơ vùng cảng tay trước (lớp nông)
- Lóp giũa có 1 cơ gấp nông các ngón tay (m. flexor digitorum superficialis) hay cơ gấp chung nông; cơ này có 2 bó, một bó bám vào mỏm trên ròng rọc và mỏm vẹt, một bó bám vào bò trưốc xương quay.
59
Giữa hai bó tạo cung cơ gấp nông, khi xuống tới cổ tay thì gân cơ chia làm 4 bó: 2 bó cho ngón trỏ và ngón ú t thì ở sâu, 2 bó cho ngón gi^a va ngón nhẫn thì ở nông, mỗi bó gân tách ra làm 2 chẽ đê bám vào mặt ben đốt II của các ngón tay II, III, IV, V.
Lớp sâu có 2 cơ.
+ Cơ gấp sâu các ngón tay (m. flexor digitorum profundus) hay cơ gap chung sâu: từ mỏm vẹt, 1/3 trên m ặt trước, m ặt trong xương trụ, bơ trong xương quay và màng liên cốt, xuống tới 1/3 dưới căng tay tach làm 4 bó gân rồi chui qua ống cổ tay vào gan tay, ở ngón tay thì môi bó gân của cơ gấp chung sâu đi giữa hai chẽ của gân cơ gâp nông tối bám tận vào đốt III của các ngón tay.
+ Cơ gấp dài ngón cái (m. flexopr pollicis longus): từ giữa m ặt trước xương quay, xuống dưới gân cd chạy qua ông cô tay vào mô cái, đi giữa hai bó cơ ngắn gấp ngón cái tái bám vào đốt II ngón cái.
Lốp sát xương có 1 cơ sấp vuông (m. pronator quadratus) nằm ở 1/4 dưối cảng tay, chạy ngang bám từ xương quay sang xương trụ. Cơ k h u cẳn g ta y ngoài: có 4 cơ đi dọc phía ngoài xương quay. Cơ ngửa dài hay cơ cánh tay quay (m. brachioradialis): bám ở bờ ngoài xương cánh tay và rãnh xoắn đến cách mỏm trên lồi cầu 3cm xuông bám vào mỏm trâm quay.
Cơ quay I hay duỗi cổ tay quay dài (m. extensor carpi radialis longus) bám từ bò ngoài xương cánh tay xuống dưới bám vào xương đốt bàn tay II phía mu tay.
Cơ quay II hay duỗi cổ tay quay ngắn (m. extensor carpi radialis brevis): từ mỏm trên lồi cầu tới trâm quay và xương đốt bàn tay III phía mu tay. Cơ ngửa ngắn (m. supinator): có 2 bó, từ mỏm trên lồi cầu và m ặt sau hõm Sigma bé xương trụ. c ả hai bó quấn vòng quanh đầu trên xương quay tối bám vào bò trưổc, 1/3 trên m ặt sau, m ặt ngoài và m ặt trước xương quay.
Các cơ k h u cẳn g ta y sau: có 8 cơ xếp làm 2 lớp.
Lớp nông có 4 cơ.
+ Cơ khuỷu (m. anconeus): từ mỏm trên lồi cầu xuông dưới bám vào m ặt sau mỏm khuỷu.
+ Cơ duôi các ngón tay (m. extensor digitorum) từ mỏm trên lồi cầu, xuông dưới chia làm 4 bó gân cho 4 ngón tay (trừ ngón cái), mỗi bó gân lại chia ra làm 4 chẽ: một chẽ bám vào nền đốt nh ất ngón tay, một chẽ bám vào nền đôt nhì, còn hai chẽ tối bám vào sườn đôt III của các ngón tay II, III, IV, V.
+ Cơ duôi ngón út (m. extensor digiti m inimi): là cơ nhỏ tăng cường cho cơ duỗi chung, từ mỏm trên lồi cầu chạy xuống đi giữa cơ trụ sau và
cơ duỗi chung tới mu tay thì chạy chếch đến ngón ú t đê bám vào gân cơ duỗi chung.
+ Cơ trụ sau hay duỗi cô tay trụ (771. extensor carpi ulnaris): từ bờ sau, mặt ngoài xương trụ, mỏm trên lồi cầu xuống bám vào nền xương đốt bàn tay V.
- Lớp sâu có 4 cơ.
+ Cơ dạng dài ngón cái (m. abductor pollicis longus): từ màng liên cốt, m ặt sau 2 xương cảng tay xuống dưói gân cơ dạng dài ngón cái bắt chéo các gân cơ quay ở phía sau rồi chạy tới bám vào nền xương đốt bàn tay một ở mu tay.
+ Cơ duỗi ngắn ngón cái (m. extensor pollicis brevis): bám từ 1/3 giữa măt sau 2 xương cang tay và màng liên cốt xuống bám vào đốt I của ngón cái.
+ Cơ duỗi dài ngón cái (m. extensor pollicis longus): từ 1/3 giữa m ặt sau xương trụ, màng liên cốt, rồi gân cơ chạy chếch xuống dưới ra ngoài để giâi hạn hõm lào giải phẫu tới bám vào đốt II của ngón cái.
+ Cơ duỗi ngón trỏ (m. extensor indicis): từ 1/3 dưỏi m ặt sau xương trụ màng liên cốt xuống dưói bám vào gân cơ duỗi ngón trỏ.
5.4. Cơ vùng bàn tay (regio palm aris m anus)
* Cơ k h u g an ta y gồm có 3 nhóm cơ
1. Gân cơ cánh tay quay 7. Cơ gian cốt mu tay I 2. Gân cơ cổ tay quay 8. Các cơ giun 3. Gân cơ gan tay dài 9. Cơ gấp ngắn ngón út 4. Cơ dạng ngắn ngón cái 10. Cơ gan tay ngắn 5. Cơ gấp ngắn ngón cái 11. Cơ dạng ngón út 6. Cơ khép ngón cái 12. Gân gấp nông ngón tay
13. Gàn cơ gấp cổ tay trụ 14. Cơ gấp dài ngón cái 15. Cơ đối chiếu ngón cái 16. Gân cơ gấp sâu ngón tay 17. Các cơ gian cốt gan tay 18. Cơ đối chiếu ngón út
Hình 3.16. Các cơ gan tay (A. lớp nôngi; B. lớp sâu)
- Các cơ ở nhóm ngoài (mô cái) từ nông đến sâu có 4 cơ.
+ Cơ dạng ngắn ngón cái (m. abductor pollicis brevis): bám từ xương thuyền tới đốt I ngón cái.
+ Cơ gấp ngắn ngón cái (m. flexor pollicis brevis): cơ này có bó nong va bó sâu bám từ xương thang, xương thê, xương cả tới đôt I ngón cái.
+ Cơ đôi chiếu ngón cái (m. opponens 6 pollicis): từ xương thang tới mặt ngoài
và m ặt trước xương đô’t bàn tay I.
+ Cơ khép ngón cái (m. adductor pollicis):
có 2 bó từ xương thê, xương cả và bò
trưỏc xương đô't bàn tay II và III tới
bám vào đốt I của ngón cái.
- Các cơ ở nhóm trong (mô út) từ nông vào
sâu có 4 cơ.
+ Cơ gan tay bì hay cơ gan tay ngắn (m.
palm aris previs): từ cân gan tay giữa tỏi da ở bờ trong bàn tay.
+ Cơ dạng ngón út (m. abductor digiti minimi): từ xương đậu tới đốt I ngón út. + Cơ gấp ngắn ngón út (m. flexor digiti m inim i brevis): từ xương móc tới đốt I ngón út.
+ Cơ đối chiếu ngón út (m. opponens digiti minimi): nằm sát xương bám từ xương móc tới bám vào bờ trong xương đốt bàn tay V.
- Các cơ nhóm giữa (mô gan tay giữa) gồm có:
+ Các cơ liên cốt: có 8 cơ, 4 cơ liên cốt mu tay, 4 cơ liên cốt gan tay nằm giữa các xương đốt bàn tay rồi tới bám vào đốt I ngón tay và gân cơ duỗi của các ngón tay tương ứng.
+ Các cơ giun: Có 4 cơ giun, cơ giun 1
1. Cơ gian cốt gan tay I
2. Cơ gian cốt mu tay I
3. Cơ gian cốt mu tay II
4. Cơ gian cốt gan tay II, III 5. Trục bàn tay
Hình 3.17. Các cơ gian cốt 1. Bao hoạt dịch ngón trỏ
và cơ giun 2 bám vào bờ ngoài của gân cơ gấp chung sâu. Cơ giun 3 và cơ giun 4 bám vào cả hai bờ của gân
2. Bao hoạt dịch quay 3. Bao hoạt dịch ngón tay 4. Bao hoạt dịch trụ
cơ gấp chung sâu rồi chạy thẳng Hình 3.18. Bao hoạt dịch ngón tay 62
xuống gan tay tách ra một mảnh gân để hoà hợp với một chẽ gân của cơ liên cốt và cùng đi tới bám vào bó gân cơ duỗi chung ngón tay ở phía mu tay.
* Cơ v ù n g m u tay: mu tay không co cơ riêng mà chỉ có các gân cơ từ vùng cảng tay sau đi xuống.
* Bao h o ạ t d ịc h bàn tay có 3 bao hoạt dịch bọc các gân cơ gấp:
+ Bao hoạt dịch ngón giũa (bao giữa) bọc gân gấp ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn đi từ nền đô't III các ngón đến trên khớp giữa xương đốt bàn và đốt ngón 1,5 cm.
+ Bao quay bọc gân gấp dài ngón cái đi từ nền đốt II đến trên dây chằng vòng cổ tay 2 cm.
+ Bao trụ bọc gân gấp ngón út bắt đầu từ nền đốt III ngón ú t lên gan tay. ơ gan tay bao hoạt dịch bọc cả gân. gấp chung nông và sâu nên chia thành 3 tầng hoạt dịch trên giữa dưới, về chiều dài từ dưối đường Boeckel lcm cho đến trên dây chằng vòng cô tay 2 cm về chiều ngang thì đến xương đốt bàn tay III.
6. HỆ THỐNG Cơ CHI DƯỚI
Cơ chi dưối được chia ra làm 4 vùng: Các cơ của vùng mông, cơ vùng đùi, cơ vùng cẳng chân và các cơ ỏ bàn chân. Mỗi vùng lại chia ra làm các khu, ở mỗi khu lại chia làm các lớp cơ đảm nhiệm chức năng nhất định.
6Ế1. Cơ vùng m ông
Vùng mông có 3 cơ mông (to, nhỡ, bé) và 6 cơ chậu hông mấu chuyển: cơ hình lê, sinh đôi trên, bịt trong, sinh đôi dưới, bịt ngoài và cơ vuông đùi. Các cơ này xếp làm 3 lớp.
* Lớp nông có hai cơ
- Cơ mông to (m. gluteus maximus) bám từ mào chậu, đường mông sau, m ặt sau xương cùng và dây chằng cùng ụ ngồi, rồi chạy xuống tới bám vào ngành ngoài đường ráp của xương đùi.
- Cơ căng mạc đùi (m. tensor fascia latae) bám từ mào chậu, gai chậu trước trên xuống bám vào dải chậu chày.
Dải chậu chày là một dải mô sợi nối cân nông cd mông lốn, bao cơ căng cân đùi và liên tiếp với mạc đùi rồi xuống bám vào củ Gerdy và lồi cầu ngoài xương chày.
* Lớp giữ a: có 1 cơ: cơ mông nhỡ (m. gluteus médius) từ 3/4 trưâc mào chậu, đường mông giữa ở m ặt ngoài xương cánh chậu đến mấu chuyển to xương đùi.
63
1. Cơ mông nhỡ
2. Dải chậu chày
3. Cơ mông to
4. Dây chằng cùng ụ
5. Dây chằng cùng gai
6. Bờ dưới cơ mông to
7. Các cơ ngổi cẩng
8. Chỗ bám tận cơ mông to
9. Cơ vuông đùi
10. Cơ bịt ngoài
11. Cơ sinh đôi ngoài
12. Cơ bịt trong
13. Cơ sinh đôi trên
14. Cơ hình lê
Hình 3.19. Các cơ vùng mông
* Lớp sâu: có 7 cơ lần lượt từ trên xuống dưối.
- Cơ mông nhỏ (m. gluteus minimus) từ đường mông trước ỏ m ặt ngoà xương cánh chậu tỏi bờ trưâc mấu chuyển to xương đùi.
- Cở hình lê (m. piriformis) hay cơ tháp: từ m ặt trong xương cùng, qu khuyết mẻ hông to ra khu mông, tối hố ngón tay của đầu trên xương đù Cơ tháp là cơ dùng làm mốc để phân chia cơ, mạch, th ần kinh vùn mông.
- Cơ bịt trong (m. obturatorius internus) bám từ chu vi lỗ bịt và m ặt tron màng bịt, qua khuyết hông to ra mông, rồi quặt lại tới bám vào hô ngó tay đầu trên xương đùi.
- Cở sinh đôi trên và cơ sinh đôi dưới (m . gemellus superior & inferior bám từ gai hông, khuyết ngồi bé, ụ ngồi rồi cả hai cơ sinh đôi này kí hợp chung với gân cơ bịt trong tới bám vào hố ngón tay xương đùi.
- Cơ bịt ngoài (m. obturatorius externus): từ vành ngoài lỗ bịt, màng bịt ( xuông dưới khóp hông, vòng qua cổ xương đùi tối hố ngón tav xương đù - Cơ vuông đùi (m. quadratus femoris) bám từ ụ ngồi, tới bám vào mí liên mấu của xương đùi.
6ẵ2. Cơ vù n g đùi
* Cơ v ù n g d ù i trư ớ c các cơ được chia thành hai nhóm
'S- Nhóm trước (nhóm đùi) đều do dây thần kinh đùi vận động, gồm: - Cơ may (m. sartorius): là cơ dài nhất cờ thể, được bọc trong mạc đùi gai chậu trước trên chếch xuống dưới vào trong tỏi bám vào m ặt troi
64
đầu trên xương chầy. Động tác gấp, dạng và xoay ngoài đùi; gấp và xoay trong cảng chân.
- Cơ tứ đầu đùi (m. quadriceps femoris): gồm 4 thân cơ
+ Cơ thẳng đùi từ gai chậu trước dưới, vành ổ cối xuống m ặt trước đùi. + Cơ rộng ngoài từ mặt trưỏc dưới mấu chuyển to đến 1/2 trên đường ráp.
+ Cơ rộng trong bám vào mép trong đường ráp, thâ cơ vòng quanh xương đùi đi xuống dưới.
+ Cơ rộng giữa bám vào mép ngoài đường ráp, m ặt trước ngoài thân xương đùi.
Bốn cơ tạo thành khối cơ chính của mặt trưốc đùi xuống dưới chập lại thành gân bám vào bờ trên và hai bên xương bánh chè tạo thành gân bánh chè rồi tiếp tục xuống bám vào lồi củ chầy tạo thành dây chằng bánh chè. Động tác duỗi cảng chân; riêng cơ thắng đùi còn giúp gấp đùi.
- Cơ th ắt lưng chậu (m. illiopsoas) gồm hai phần
+ Cơ thắt lưng lớn từ thân, mỏm
ngang và đĩa gian đốt sống Thxn
V 3 L jy .
Cơ chậu từ mào chậu và hô chậu.
Cả hai phần đi xuống nằm giữa dây chằng bẹn và hô trước xương chậu chiếm phần ngoài khoang này tới bám vào mấu chuyên nhỏ xương đùi. Động tác gấp đùi vào thân hay gấp th ân vào bụng, nghiêng phần thắt lưng.
Nhóm trước trong hav nhóm cơ khép (nhóm bịt) có 5 cơ xếp thành 3 lốp. - Lớp nông:
+ Cơ lược (m. pechneus) từ mào lược xương chậu đến đường lược xương đùi tác dụng gấp khép, xoay trong đùi.
1. Cơ chậu
2. Cơ may 2
3. Cơ căng cân đùi 3
4. Cơ thảng đùi
5. Cơ rộng ngoài
6. Dải chậu chầy
7. D/c bánh chè
8. Xương bánh chè
9. Gân cơ tứ đầu
10. Cơ rộng trong
11. Cơ khép lớn
12. Cơ thon
13. Cơ khép dài
14. Cơ lược
15. Dây chằng bẹn
16. Cơ thắt lưng
Hình 3.20. Các cơ vùng đùi trước
+ Cơ thon (m. gracilis) bờ dưới xương mu ầến phía dưới lồi cầu trong xương chầy. Tác dụng gấp khép đùi xoay trong cang chân.
+ Cơ khép dài (m . adductor longus) hay khép một, hoặc cơ khép nhỡ: từ góc mu đên đường ráp. Tác dụng khép gấp và hơi xoay trong đùi.
65
- Lốp giữa:
+ Cơ khép ngắn (m. adduc tor brevis) hay cơ khép bé: đi từ dưới goc mu đến đưòng ráp xương đùi. Tác dụng khép và xoay ngoài đùi.
- Lốp sâu:
+ Cơ khép lỏn (m. adductor magnus)
Gồm 3 bó từ ngành ngồi mú, ụ
ngồi xuống dưỏi hai bó trên bám
vào đường ráp; bó dưối bám vào củ
cơ khép cùng với xương đùi tạo
vòng gân cơ khép. Động tác khép
đùi hai bó trên gấp và xoay ngoài
đùi; bó dưói xoay trong đùi.
Các cơ khu đùi trước trong do thần
kinh bịt chi phối (trừ cơ lược do thần kinh
đùi và bó dưối cơ khép lớn do thần kinh ngồi
chi phối).
* Cơ vùng dùi sau1. Cơ khép lớn
2. Cơ bán mạc
Cơ nhị đầu đùi Cm. biceps femoris): 3 'Cơ bán gân ; ‘ ° ' i 4. Cơ thon gôm có 2 phân: phân dài bám vào ụ ể ___
5. Đấu ngắn cơ nhị đầi 6. Đầu dài cơ nhị đầi 7. Cơ rộng ngoài 8. Ca mông to
“ . . , „ , . Hình 3.21. Các cơ khu đùi sau ngoi, phấn ngăn bám vào giữa hai
mép đưòng ráp xương đùi.
Cả 2 phần xuống dưới hợp lại làm một rồi tới bám vào chỏm xương mác.
- Cơ bán gân (m. semitendinosus): từ ụ ngồi tối phía trê n m ặt trong xương chày.
- Cơ bán mạc (m. semimem-branosus) nằm ở trưốc trong cơ bán gân, bám từ ụ ngồi, khi xuống tối ngang khớp gối thì chia làm 3 bó gân lồi cầu trong xương chày.
6.3. Cơ vù n g cẳng chân
Cẳng chân được chia làm 3 khu
* V ùng c ẳ n g c h â n trư ớ c là phần che phủ m ặt trước 2 xương cảng châr và có 4 cơ:
- Cơ chày trước (m. tibialis anterior) hay cơ cẳng chân trước: bám từ 2/í trên m ặt ngoài xương chầy, màng gian cốt, sau đó gân cơ chui qua mạ< giữ gân duôi xuống bám vào xương chêm I và nền xương đôt bàn I.
- Cơ duỗi dài các ngón chân (m. extensor digitorum longus) bám từ lồi cầi ngoài xương chày, 2/3 trên m ặt trong xương mác, m àng gian cốt tới dướ
66
cẳng chân thì chuyển thành gân, rồi chia 4 gân nhỏ chui qua mạc giữ gân duỗi tới các ngón chân II, III, IV, V. Mỗi gân lại chia thành 3 chẽ, chẽ giữa bám vào đầu gần đốt 2, hai chẽ bên bám vào đầu gần đôt 3.
- Cơ duỗi dài ngón chân cái (m. extensor hallucis longus): từ 2/3 dưỏi, mặt trong xương mác, màng gian cốt, chui qua mạc giữ gân duỗi tói nền đốt III ngón I.
- Cơ mác ba (m. peroneus tertius) bám từ 1/3 dưối xương mác và màng gian cốt, rồi đến bám vào nền đốt bàn chân V (khi có khi không).
* Tóm lại cơ ở khu trước là nhóm cơ duỗi bàn chân (hay gấp mu chân), nghiêng trong, nghiêng ngoài bàn chân và duỗi ngón chân, do dây thần kinh mác sâu chi phối và được cấp máu bởi động mạch chày trước.
1. Cơ rộng ngoài
2. Dải chậu chày
3. Gân cơ nhị đầu đùi
4. Cơ mác dài
5. Cơ chày trước
6. Cơ duỗi dài các ngón chân
7. Cơ duỗi riêng ngón cái
8. Cơ dép
9. Cơ bụng chân trong
10. Bám tận cơ may
Hình 3.22. Các cơ cẳng chân (nhìn trước)
* K hu cẳng chân ngoài có 2 cơ
■ Cơ mác dài (m. peroneus longus) ở nông, từ chỏm và 1/2 trên m ặt ngoài xương mác, rồi vòng qua sau m ắt cá ngoài, qua rãnh gân cơ mác dài của xương gót, xuống gan chân bám vào nền các xương đốt bàn chân I, II và xương chêm 1.
- Cơ mác ngắn (m. peroneus brevis) ở sâu, bám ỏ nửa dưới m ặt ngoài xương mác, vách gian cơ, rồi chạy trước gân cơ mác dài, qua m ặt ngoài xương mác tối bám vào nền xương đốt bàn chân V.
* V ùng c ẳ n g c h â n sa u cơ được chia hai lớp bởi mạc cảng chân sâu căng từ xương mác đến xương chầy.
- Lỏp nông:
+ Cơ tam đầu cảng chân (m. triceps surac): gồm hai đầu cơ bụng chân bám vào 2 lồi cầu xương đùi; cơ dép bám vào chỏm xương mác, 1/3
67
trên mặt sau xương chầy và cung gân cơ dép căng gỉữa hai xương Cà ba cơ tụm lại thành gân gót xuống bám vào xương gót m ặt sau. Động tác gấp cảng chân và gấp bàn chân.
+ Cơ gan chân (m . plantaris) là một cơ mảnh dài (khi có, khi không) đi từ mép dưới ngoài đường dép cùng đầu ngoài cơ bụng chân đi chếch dần vào trong rồi theo bờ trong và hoà vào gân gót tăng cường cho gân này.
+ Cơ gấp dài các ngón chân (m. fleor digitorum) hay cơ gấp chung các ngón chân: từ phần giữa mặt sau xương chầy đi phía trong rồi bắt chéo gân cơ chầy sau ở 1/3 dưới cảng chân rồi chui qua mạc hãm gân gấp ở sau ngoài cơ chầy sau tới bám vào nền đôt 3 các ngón II, III, IV, V. Động tác gấp ngón chân II, III, IV, V, gấp và xoay bàn chân vào trong và có tác dụng giũ vòm gan chân.
+ Cơ gâp dài ngón cái (m. fleor hallucis) từ phần dưới m ặt sau xương mac đi chêch vào trong chui qua ô ngoài cùng của mạc hãm các cơ gấp tơi bám vào đốt 2 ngón cái. Động tác gâp ngón cái.
1. Cơ bán gân
2. Co bán mạc
3. Cơ may
4. Cơ bụng chân trong
5. 7. Cơ dép
6. Gân gót
8. Cơ bụng chân ngoài
9. Cơ nhị đầu
10. Cơ dép (cắt)
11. Động mạch chày
12. Thần kinh chày
13. Nhánh gót của ĐM chày
14. Gân gấp dài các ngón chân
15. Gân cơ mác dài
16. Nhánh gót của ĐM mác
17. Động mạch mác
18. Động mạch chày trước
19. Thần kinh mác chung
Hình 3.23. Cơ cảng chân (nhìn sau)
6.4. Cơ v ù n g b à n ch â n
* K hu m u c h â n có hai loại, một loại từ cẳng chân xuống và một loại là cơ nội tại ỏ mu chân.
và
68
- Gân cơ chầy trước: từ cẳng chân trước xuống bám vào xương chêm I xương đốt bàn chân I.
- Gân cơ duỗi dài ngón cái xuống bám vào nền đốt III ngón cái.
- Gân cơ duỗi dài các ngón chân xuông bám vào nền đốt 2-3 ngón chân II, III, IV, V.
- Gân cơ mác ba xuống bám vào nền xương đốt bàn V.
- Cơ duỗi ngán ngón chân là cơ nội tại của mu chân. Cơ bám từ mặt trên và ngoài xương gót, mạc giữ gân duỗi, đi dưối gân duỗi dài các ngón chân, rồi chia thành 4 bó, bó đến ngón cái bám vào đôt 1 ngón cái, ba bó còn lại đến bám vào gân duỗi các ngón II, III, IV.
1. Gân cơ duỗi dài các ngón chân 2. Gân cơ mác dài
* K hu g an c h â n có nhiều cơ, các cơ
3. Cơ duỗi ngắn các ngón chân
xếp làm 4 lớp:
- Lớp nông có 3 cơ từ trong ra là:
+ Cơ dạng ngón cái bám từ mỏm trong củ xương gót tói bám vào đốt 1 ngón cái cùng với gân cơ gấp.
4. Gân cơ mác ngắn
5. Gân cơ mác ba
6. Gân cơ duỗi dài ngón cái 7. Gân cơ chày trước
Hình 3.24. Ca duỏi ngắn ngón chân
+ Cơ gấp ngắn ngón chân từ lồi củ trong
xươr.0 „ 3t, rồi sau đó chia thành 4 gân, mỗi gân
lại tách ra 2 chẽ tới bám vào nền đốt 2 các ngón
II, III, IV, V.
+ Cơ dạng ngón út từ mặt dưới xương gót
tới bám vào mặt ngoài đốt 1 ngón V.
- Lớp giữa có gân cơ gấp dài ngón cái, gân
cơ gấp chung ngón chân từ cang chân
sau đi xuô'ng. Cùng bình diện gân gấp
có các cơ:
+ Cơ vuông gan chân hay cơ thịt vuông:
từ m ặt dưới xương gót tối bám vào
gân cơ gấp dài ngón chân.1. Các cơ giun
+ Bốn cơ giun trong đó 3 cơ giun ngoài 2. Gân ca gấp dài ngón cái (II, III, IV) bám vào hai m ặt bên gân 3. Cơ gâp ngắn ngón cái gấp cơ gấp dài ngón chân, cơ giun 4. Gân cơ gấp dài các ngón chân “ , 5 . Cơ dang dài ngón cái
trong (I) bám vào m ặt trong gân gấp 6 Cơ dạng ngón út
ngón I. Các cơ này sẽ đến bám vào 7. Cơ vuông gan chân
m ặt trong đôt 1 ngón chân tương ứng 8- Cơ gấp ngắn ngón út
và gân duỗi của 4 ngón chân ngoài. Hình 3.25. Gan chân (lớp nông) 69
- Lốp sâu ở 1/3 sau có dây chằng khớp cổ bàn chân, gân cơ chầy sau và gân cơ mác dài; ở 1/3 phía trưốc có các cơ riêng của các ngón chân: + Cơ gấp ngắn ngón cái bám từ mặt dưới xương chêm trong, rồi tách thành hai bó đi hai bên của gân cơ gấp dài ngón cái, bó trong sau đó bám vào gân cơ dạng ngón cái, bó ngoài tới bám vào gân cơ khép ngón cái.
+ Cơ khép ngón cái đầu chéo bám vào xương hộp, xương chêm ngoài và xương đốt bàn chân I, II; đầu ngang bám vào khớp đôt bàn ngón chân III, IV, V. 2 đầu chụm lại bám tận ở nền xương đốt gần ngón I.
+ Cơ đối chiếu ngón út bám cùng với cơ gấp ngắn ngón út, sau đó bám vào bờ ngoài xương đốt bàn V.
+ Cơ gấp ngán ngón út bám từ củ xương hộp, nền xương đốt bàn chân V, rồi tới bàm vào nền đốt gần ngón út.
- Lốp sát xương gồm có các cơ:
+ Các cơ liên cốt mu chân có 4 cơ, các cơ này bám từ hai m ặt đối lập của xương bàn chân ỏ các khoang liên cốt, sau đó cơ gian cốt mu chân I thì tới bám vào mặt trong nên đốt gần ngón II, còn các cơ liên cốt khác thì bám vào m ặt ngoài nền đốt gần các ngón II, III, IV, V.
+ Các cơ liên cốt gan chân có 3 cơ bám từ m ặt trong các xương đốt bàn chân III, IV, V, rối tối bám vào m ặt trong nền đốt gần các ngón chân III, IV, V.
ơ gan chân cơ dạng, cơ gấp ngón cái ngắn, cơ gấp ngắn ngón chân, cơ giun I là do thần kinh gan chân trong chi phối, các cơ còn lại là do th ầ n kinh gan chân ngoài chi phối vận động.
70
GIẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN
Hệ tim mạch làm nhiệm vụ đẩy máu từ tim đi khắp cơ thể và hút máu từ từ các cơ quan trong cơ thê về tim. Máu mang các chất dinh dưỡng hấp thu từ các cơ quan tiêu hoá đi khắp cơ thể đồng thời thải các chất độc qua cơ quan bài tiết. Ngoài ra máu còn có vai trò rất quan trọng là mang oxy từ phổi đến các cơ quan và thải trừ cacbonic từ các cơ quan qua phổi ra ngoài.
Hệ tuần hoàn gồm có tim và mạch máu. Tim đẩy máu vào các động mạch và hút máu từ các tĩnh mạch về. Từ tim có một hệ thông động mạch đi ra chia nhỏ dần đến cơ quan tạo thành một mạng lưới dầy đặc. Từ mạng lưới mao mạch, máu sẽ đổ vào các tĩnh mạch trở về tim. So vối động mạch thành tĩnh mạch mỏng hơn, áp lực máu thấp hơn, không đập và thường có van trong lòng tĩnh mạch.
1. Mao mạch bạch huyết
2. Mao mạch phổi
3. Tĩnh mạch phổi
4. Động mạch chủ
5. Mạng lưới mao mạch
6. Tĩnh mạch chủ
7. Hạch bạch huyết
8. Mạch bạch huyết
9. Động mạch phổi
Hình 4.1. Vòng tuần hoàn máu và bạch huyết
Ngoài ra còn có hệ bạch mạch mang chất dinh dưỡng và bạch cầu từ các mô đô vào hệ thống tĩn h mạch. Có thể coi hệ bạch mạch là hệ phụ thuộc của hệ tĩnh mạch.
1. TIM
Tim là một khối cơ đặc biệt, rỗng ở trong vì có bốn buồng. Tim nằm trong trung thất, giữa hai phôi, trên cơ hoành, sau xương ức và hơi lệch sang trái.
71
1Ề1. H ìn h th ê ngoài củ a tim
Tim màu hang, m ật độ chắc, nặng khoảng 270g có hình tháp, ba mặt. một đáy và một đỉnh. Đỉnh tim quay ra phía trước, sang trái ứng với khoang gian sườn V ngay đường núm vú. Đáy tim quav ra sau ứng với m ặt sau của hai tâm nhĩ. Trục tim hướng ra trưốc, xuống dưới và sang trái. Ba mặt của tim là:
- M ặt trước (mặt ức sườn) có 2 rãnh:
+ Rãnh ngang (rãnh nhĩ thất hay rãnh vành), trong rãnh có động mạch vành phải nằm. Phần trên rãnh ứng với các tâm nhĩ nhưng bị che lấp hết bởi các mạch máu lổn, chỉ để lộ có 2 tiểu nhĩ phải và trái. Giữa 2 tiểu nhĩ có động mạch chủ ở bên phải và động mạch phối ỏ bên trái. Phần dưới rãnh là 2 tâm thất.
+ Rãnh dọc trưốc (rãnh liên thất trước), trong rãnh có động mạch vành trái và tĩnh mạch vành lớn. Rãnh chia tâm th ất thành 2 nửa, tâm th ất phải chiếm 3/4 còn tâm trái chỉ chiếm 1/4.
M ặt trước nằm ngay sau tấm ức sườn, nên khi cấp cứu ngừng tim người ta thường ấn lên 1/3 dưới xương ức đê xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
1. Động mạch dưới đòn trái
2. Cung động mạch chủ
3. Thân động mạch phổi
4. Tiểu nhĩ trái
5. Tâm thất trái
6. Rãnh Nên thất trước
7. Đỉnh tim
8. Tĩnh mạch chủ dưới
9. Tâm thất phải
10. Rãnh vành
11. Tiểu nhĩ phải
12. Tĩnh mạch chủ trên
13. Thân động mạch cánh tay đầu
14. Động mạch cảnh chung trái
Hình 4.2. Tim (nhìn phía trước)
M ặt dưới (mặt hoành) nằm áp lên cơ hoành, có 2 rãnh:
+ Rãnh ngang chia mặt dưới thành 2 phần
• Phần trên thuộc các tâm nhĩ, có tĩnh mạch chủ trên và dưới đổ vào tâm nhĩ phải và 4 tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái.
• Phân dưâi thuộc tầm th ất có rãnh dọc dưối (liên th ấ t dưối) chia tâm th â t thành 2 nưa ; tâm th ất phải chiêm 1/4 bên phải, tâm th ấ t trái
72
chiếm 3/4 bên trái. Trong rãnh có động mạch vành phải và một nhánh của tĩnh mạch vành.
M ặt trái: lấn vào phổi trái tạo thành khuyết tim, cũng có rãnh vành (trong rãnh vành có động mạch mũ) chia m ặt trái tim làm 2 phần: + Phần trên có tiểu nhĩ trái uô’n cong hình chữ s, ôm lấy động mạch phôi.
+ Phần dưới thuộc tâm thất trái liên quan với phổi và màng phổi.
1. Tĩnh mạch chủ trên
2. Động mạch phổi trái
3. Tĩnh mạch phổi
4. Tâm nhĩ trái
5. Xoang tĩnh mạch vành
6. Tĩnh mạch chủ dưới
7. Tâm thất phải
8. Rãnh gian thất sau
9. Tâm thất trái
10. Tĩnh mạch phổi trái
11. Động mạch phổi phải
12. Cung động mạch chủ
Hình 4.3. Tim (nhìn phía sau)
Đỉnh tim (mỏm tim) hưỏng xuống dưối, ra trưốc và sang trái nằm trong khoang liên sườn V trên đường giữa đòn trái. Muốn xác định mỏm tim ta đặt tay lên vị trí này.
Đáy tim (nền) là m ặt sau của 2 tâm nhĩ.
+ Tâm nhĩ phải quay sang phải có tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới đổ vào. Tâm nhĩ phải liên quan vói thần kinh hoành phải, phổi và màng phổi phải.
1. Động mạch chủ
2. Tĩnh mạch chủ trên
3. Tĩnh mạch phổi phải trên
4. Tĩnh mạch phổi phải dưới
5. Tĩnh mạch phổi trái dưới
6. Túi cùng Haller (xoang chếch)
7. Tĩnh mạch phổi trái trên
8. động mạch phổi
Hình 4.4. Đáy tim
73
+ Tâm nhĩ trái quay hẳn ra sau có 4 tĩnh mạch phổi đổ vào, có thực quan nằm sát ngay sau tâm nhĩ trái nên khi tâm nhĩ trái phình to ra đè vào thực quản gây khó nuốt (gặp trong hẹp van 2 lá).
1.2Ễ H ình th ể trong các buồng tim
Tim gồm 2 phần: tim phải và trái; mỗi phần lại được chia làm 2 buông, tâm nhĩ ỏ trên và tâm th ất ỏ dưối.
- Tâm nhĩ: giữa 2 tâm nhĩ có vách liên nhĩ, khi còn là bào thai vách này có lỗ Botal. Sau khi đẻ lỗ này đóng kín đê ngăn cách 2 tâm nhĩ, nêu còn gây bệnh tim bẩm sinh (thông liên nhĩ). Thành tâm nhĩ mỏng, nhẵn có lỗ thông vói tiểu nhĩ và các tĩnh mạch dẫn máu về tim.
+ Tâm nhĩ phải có lỗ tĩnh mạch
chủ trên (không có van)và lỗ
tĩnh mạch chủ dưới (có van
đậy không kín).
+ Tâm nhĩ trái có 4 lỗ thông vâi
tĩnh mạch phổi (không có van)
- Tâm th ấ t : giữa 2 tâm thất có
vách liên thất, xù xì nhất là tâm
th ất trái và có lỗ thông vói các
tâm nhĩ ở trên, lỗ thông vâi động
mạch để dẫn máu đi. Trong tâm
th ất có các cột cơ, cầu cơ và gờ cơ. + Tâm th ất phải: có 2 lỗ
Lỗ nhĩ th ất phải thông với tâm nhĩ phải có van 3 lá ; ổ van 3 lá đối chiếu lên thành ngực là 1 hình bầu dục, tương ứng vối 1/3 dưối xương ức và nghe rõ
1.Tâmnhĩtrái 6. Vách liên thất 2. Vách nhĩ thất 7. Cột cơ 3. Van 2 lá (mũ ni) 8. Tâm thất phải 4. Tâm thất trái 9. Van ba lá 5. Thùng gân 10. Vách liên nhĩ 11. Tâm nhĩ phải
Hình 4.5. Hình thể trong các buồng tim
nhất ở khoang liên sườn V, sát bờ phải xương ức.
Lỗ động mạch phổi thông vói động mạch phổi có van tổ chim; ổ van tổ chim đối chiếu lên thành ngực ứng với đầu trong sụn sườn III bên trái xương ức và nghe rõ n h ất ở khoang liên sườn II bên trái, cách bò trá i xương ức lcm. + Tâm th ấ t trái: có 2 lỗ
Lỗ nhĩ th ất trái thông với tâm trái có van 2 lá; ổ van 2 lá đối chiếu lên thành ngực là 1 hình gần tròn ở khoang liên sườn III-IV bên trái xương ức tương ứng vối đầu trong sụn sườn V bên trái và nghe rõ n h ất ở khoang liên sườn V trên đường giũa đòn trái, tương ứng vối mỏm tim.
74
1. Động mạch chủ
2. Động mạch phổi
3,12. Lỗ động mạch phổi
4,11. Lỗ động mạch chủ
5,10. Lỗ nhĩ thất trái
6,8. Lỗ nhĩ thất phải
7. Điểm nghe của lỗ nhĩ thất phải
9. Điểm nghe của lỗ nhĩ thất trái
13. Điểm nghe của lỗ động mạch phổi
14. Điểm nghe của lỗ động mạch chủ
Hình 4.6. Sơ đổ trực chiếu tim và các lổ van tim lên trên lồng ngực
Lỗ động mạch chủ thông vối động mạch chủ có van tổ chim ; ổ van tô chim đối chiếu lên thành ngực có hình bầu dục ỏ khoang liên sườn 3 gần bò phải xương ức và nghe rõ nhất ở khoang liên sườn II bên phải, cách bò phải xương ức lcm.
Nối các điểm nghe tim vối nhau ta có hình chiếu tương đôi của tim trên thành ngực. Muôn phát hiện bệnh van tim ta nghe tiếng tim ở các vị trí trên; muốn phát hiện tim to ta gõ xác định diện đục của tim và chiếu chụp X quang sẽ thấy được hình ảnh th ậ t sự của tim. r— -
l ế3. Cấu tạo của tim
Kể từ ngoài vào trong tim gồm có 3 lớp:
- Màng ngoài tim (ngoại tâm mạc) bọc
bên ngoài tim gồm có 2 bao:
+ Bao ngoài là bao sợi, liên tiếp với
bao ngoài (vỏ) các mạch máu lớn.
+ Bao trong là bao thanh mạc có 2 lá:
lá th àn h và lá tạng. Bình thường
giữa 2 lá là 1 khoang ảo chỉ chứa một ít dịch nhờn giúp tim co bóp dễ dàng, nhưng khi bị viêm có thể chứa hàng lít chất dịch (tràn dịch màng
ngoài tim) cản trở tim co bóp.
- Cơ tim là loại cơ vân đặc biệt, vừa có co bóp nhanh và m ạnh của cơ vân, vừa có đặc tín h co bóp tự động của cơ trơn. Cơ tim có 2 loại sợi:
1. Vòng sợi van động mạch chủ 2. Vòng sợi van động mạch phổi 3 Vòng sợi van nhĩ thất trái
4. Sợi riêng tâm thất
5. Sợi chung tâm thất
6. Vòng sợi van nhĩ thất phải 7. Sợi cơ tâm nhĩ
Hình 4.7. Sơ đồ các sợi cơ co bóp của tim và các lỗ van tim
75
+ Sợi co bóp có 2 loại thó: thớ riêng cho tong ngăn tâm nhĩ và tâm that,; sợi chung bao trùm lên thớ riêng và liên hệ với các buông tim. + Sợi có tính chất thần kinh: có nhiệm vụ điều hoà sự CO bóp tự đọng của tim vì những sợi này tạo nên hệ thông tự động gôm có các nut, các bó:
1. Tĩnh mạch phổi
ệJl\
2. Tăm nhĩ trái
3. Van hai lá
4. Bó nhĩ thâì
5. Phấn phải và trái bó nhĩ thất 6. Tâm thất trái
7. Lưới Purkinje
8. Vách liên thất
9. Tĩnh mạch chủ dưới 10. Tâm thất phải
11. Tâm nhĩ phải
12. Nút nhĩ thất
13. Nút xoang nhĩ
14. Tĩnh mạch chủ trên
Hình 4.8. Sơ đồ hệ thần kinh tự động của tim
+ Nút Keith-Flack hay nút xoang nhĩ nằm ở cạnh lỗ tĩnh mạch chủ trên. + Nút Aschoff-Tawara hay nút nhĩ th ất nằm cạnh lỗ xoang vành. + Bó His hay bó th ất nằm gần vách nhĩ thất, gồm 2 nhánh phải và trái. + Mạng lưói Purkinje: nằm ỏ dưới lớp nội tâm mạc của 2 buồng tâm thất.
Màng trong tim (nội tâm mạc) là 1
màng mỏng, nhẵn phủ mặt trong
các buồng tim và liên tiếp với lổp
nội mạc của các mạch máu và các
van tim.
1.4ẵ M ạch m áu th ầ n k in h củ a tim
- Động mạch: tim được nuôi dưỡng
bởi hai động mạch vành.
- Động mạch vành trái từ một lỗ ở
phía trên lá van trái động mạch
1. Động mạch chủ lên
2. Van động mạch phối
3. Động mạch vành trái
4. Động mạch mũ
5. Nhánh gian thất trước
6. Động mạch vành phải
Hình 4.9. Sơ đổ đông mach vành
76
chủ, rồi chạy giữa khe tiểu nhĩ trái và động mạch phổi vào rãnh liên th ất trưỏc tới đỉnh tim chia thành các ngành nhỏ nối với động mạch vành phải, trên đường đi động mạch vành trái tách 1 nhánh
(động mạch mũ) đi sang trái trong rãnh vành rồi vòng ra sau nối với động mạch phải.
Động mạch vành phải từ một lỗ ở phía trên lá van phải động mạch chủ, rồi chạy giữa khe tiểu nhĩ phải và động mạch phổi vào rãnh vành sang phải ra sau rồi xuống rãnh liên th ất dưối tối đỉnh tim chia thành các ngành nhỏ nối với động mạch vành trái.
Hai động mạch vành nôi với nhau bởi các nhánh của Ĩ1Ó tạo nên hai vòng động mạch quanh tim: vòng ngang ở trong rãnh nhĩ thất; vòng dọc trong rãnh liên thất.
Từ hai vòng mạch này tách ra các nhánh đi nuôi dưỡng cho các phần của quả tim. Động mạch vành phải cấp máu chủ yếu cho nửa phải của tim. Động mạch vành trái cấp máu chủ yếu cho nửa trái, và ít nối với vòng tuần hoàn lốn nhỏ. Nên khi động mạch vành bị chèn ép hay bị tắc, có thể gây thiêu máu cơ tim, dẫn đến chết đột ngột.
- Tĩnh mạch
+ Tĩnh mạch vành lớn hay tim lán bắt đầu từ đỉnh tim chạy trong rãnh liên th ất trước rồi vòng sang trái vào rãnh nhĩ th ất và tận hết ở mặt dưới của tim. Trước khi tận cùng tĩnh mạch vành lớn phình rộng khoảng 3cm tạo nên xoang tĩnh mạch vành. Tĩnh mạch vành lân và xoang tĩnh mạch vành nhận máu hầu hết của tim do các tĩnh mạch tim nhỏ, tim giữa và tĩnh mạch chếch của tâm nhĩ trái đưa tới rồi đô vào tâm nhĩ phải.
+ Tĩnh mạch tim trưốc gồm rất nhiều
nhánh nhỏ nằm ở m ặt trước tâm
th ất phải và thường đổ trực tiếp vào
buồng tâm nhĩ phải.
+ Tĩnh mạch tim cực nhỏ hay tĩnh
mạch Thébésius: là các tĩnh mạch
cực nhỏ của thành tim hoặc thu
nhận máu nuôi dưỡng tim rồi đô
thảng vào các buồng tim nơi gần
nhất bằng các lỗ cực nhỏ.
- Thần kinh: th ần kinh chi phối cho tim
gồm có 2 hệ.
+ Hệ th ần kinh tự động (xem cấu tạo cơ tim).
+ Hệ th ần kinh thực vật: gồm các sợi th ần kinh giao cảm tách từ 3 hạch
1. Tĩnh mạch tim lớn
2. Tĩnh mạch tim giữa
3. Xoang tĩnh mạch vành
4. Tỉnh mạch tim nhỏ
5. Tĩnh mạch tim chếch
6. Tĩnh mạch tim trước
Hình 4.10. Sơ đổ các tĩnh mạch tim 77
giao cảm cổ làm cho tim đập nhanh và các sợi th ần kinh phó giao car tách từ dây thần kinh X làm cho tim đập chậm.
Các dây tim chạy vào ngực tụm lại thành 2 đám rối: đám rôi sau quai độn mạch chủ và đám rối dưới quai động mạch chủ. Trong đám rôi tim có là hạc] Wrisberg là hạch to nhất, nằm dưối quai động mạch chủ.
1. Hạch giao cảm cổ trên
2. Thần kinh X trái
3,14. Hạch giao cảm cổ giữa
4. Động mạch cảnh gốc trái
5. Thừng trung gian giao cảm
6. Hạch giao cảm cổ dưới
7. Quai động mạch chủ
8. Hạch VVrisberg
9. Động mạch phổi
10. Động mạch chủ
11. Tĩnh mạch chủ trên
12. Khí quản
13. Hạch sao
15 Thần kinh X phải
16. Động mạch cảnh trong
Hình 4.11. Sơ đổ hệ thần kinh của tim
2. MẠCH MÁU
Có 3 loại mạch máu là động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Mỗi loại có chức phận riêng và cùng vái tim tạo nên 2 vòng tu ần hoàn khép kín là vòng đại tuần hoàn và vòng tiểu tuần hoàn.
2ẾỈ. V òng đại tuần hoàn
Vòng đại tuần hoàn mang máu đỏ tươi giàu ôxy đến mô, được xuất phát từ tâm th ất trái theo động mạch chủ. Từ động mạch chủ chia làm nhiều nhánh động mạch. Những nhánh động mạch này đên các cơ quan được chia ra nhiều nhánh nhỏ hơn tạo thành mạng lưối mao mạch và sẽ cung cấp dưỡng khí chất dinh dưỡng cho mô đồng thời nhận chất thải và khí C02 trở th àn h máu đỏ sẫm theo tĩnh mạch về nhĩ phải.
78