🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình đất lâm nghiệp Ebooks Nhóm Zalo ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PGS.TS. ĐẶNG VĂN MINH (chủ biên) PGS.TS. NGÔ ĐÌNH QUẾ, GS.TS. NGUYỄN THẾ ĐẶNG GIÁO TRÌNH ĐẤT LÂM NGHIỆP (Giáo trình đào tạo sau đại học) NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2011 1 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4 Chƣơng 1. PHÂN LOẠI SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP 7 1.1. Phân loại đất việt nam 7 1.2. Cơ sở pháp lý để phân loại đất lâm nghiệp 10 1.3. Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp 12 Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ ĐẤT LÂM NGHIỆP 25 2.1. Tổng quan về đánh giá đất lâm nghiệp 25 2.2. Các khái niệm chủ yếu 25 2.3. Các phương pháp đánh giá đất đai 26 2.4. Nghiên cứu và áp dụng đánh giá đất ở việt nam 31 2.5. Phân hạng đất lâm nghiệp 43 Chƣơng 3. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ DẠNG LẬP ĐỊA 56 3.1. Đánh giá và phân chia lập địa trong lâm nghiệp 56 3.2. Xây dựng bản đồ dạng lập địa 85 3.3. Thẩm định điều tra lập địa 102 Chƣơng 4. SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT ĐỒI NÖI VIỆT NAM 107 4.1. Tiềm năng trong sử dụng đất đồi núi việt nam 107 4.2. Trở ngại và thách thức trong sử dụng đất vùng đồi núi 115 4.3. Thoái hóa đất dốc vùng đồi núi 117 4.4. Sử dụng bền vững đất đồi núi việt nam 127 Chƣơng 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐẤT ĐỒI NÖI 135 5.1. Đánh giá sử dụng đất bền vững 135 5.2. Khung đánh giá sử dụng đất bền vững cho vùng đồi núi việt nam 135 5.3. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích trong nghiên cứu đất lâm nghiệp 142 5.4. Các phương pháp nghiên cứu xói mòn cho sử dụng đất dốc bền vững 154 5.5. Phương pháp cơ bản đo đếm giá trị nuôi dưỡng đất của rừng 159 5.6. Ưng dụng phương pháp tiếp cận cùng tham gia trong nghiên cứu sử dụng đất bền vững 167 5.7. Sử dụng kỹ thuật gis (geographical information system) trong nghiên cứu quản lý và sử dụng đất bền vững 171 TÀI LIỆU THAM KHẢO 174 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DHMT Duyên hải miền Trung DLĐ Dạng lập địa FAO Tổ chức Nông lương Quốc tế GIS Geographycal Information System JICA Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản LĐLN Lập địa lâm nghiệp NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PTNT Phát triển nông thôn QLDA Quản lý dự án SALT Kỹ thuật canh tác trên đất dốc SIDA Cơ quan hợp tác Quốc tế Thụy Điển TNSX Tiềm năng sản xuất TTLT Thông tư liên tịch UBND Ủy ban nhân dân VAC Vườn ao chuồng VSV Vi sinh vật XHCN Xã hội chủ nghĩa XM Xói mòn TPCG Thành phần cơ giới 4 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, nội dung môn học Đất Lâm nghiệp luôn luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của chương trình giảng dạy, đặc biệt là sau khi đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Giáo trình Đất Lâm nghiệp được biên soạn phục vụ cho việc giảng dạy môn Đất Lâm nghiệp thuộc chuyên ngành Lâm sinh và các chuyên ngành khác có liên quan của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Đây là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo sau đại học và cũng là môn học phục vụ các môn học chuyên môn khác thuộc chuyên ngành học nói trên của các trường Đại học Nông Lâm nghiệp. Nội dung chính trong giáo trình này bao gồm cả các kiến thức cơ bản và những kết quả nghiên cứu, ứng dụng mới nhất trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp. Đây cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những người làm công tác có liên quan tới sản xuất lâm nghiệp và nông lâm kết hợp. Giáo trình Đất Lâm nghiệp được tập thể tác giả của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn gồm 5 chương. Chương 1 trong giáo trình đề cập tới các kiến thức phân loại sử dụng đất lâm nghiệp, chương 2 trình bày phương pháp đánh giá đất lâm nghiệp, chương 3 mô tả phương pháp điều tra đánh giá và xây dựng bản đồ dạng lập địa đất lâm nghiệp, chương 4 trình bày các kiến thức sử dụng đất đồi núi Việt Nam, chương 5 đề cập tới các phương pháp nghiên cứu về đất đồi núi. Các chương trong giáo trình được phân công biên soạn như sau: - PGS.TS. Đặng Văn Minh, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, chủ biên và trực tiếp biên soạn chương 5. - PGS.TS. Ngô Đình Quế, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, biên soạn chương 1, 2 và 3. - GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, biên soạn chương 4. Các tác giả cảm ơn sự giúp đỡ về tài liệu và đóng góp ý kiến cho việc biên soạn cuốn giáo trình này của các cán bộ khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp và khoa Tài nguyên - Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu giảng dạy và kết quả nghiên cứu có liên quan tới lĩnh vực đất lâm nghiệp ở trong và ngoài nước. Tuy đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả mong nhận được sự góp ý của các nhà chuyên môn, thầy cô giáo, học viên và độc giả để cuốn giáo trình này ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Các tác giả 5 6 Chƣơng 1 PHÂN LOẠI SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP 1.1. PHÂN LOẠI ĐẤT VIỆT NAM Trên thế giới có 3 khuynh hướng chính về phân loại đất, đó là: ∙ Phân loại đất theo phát sinh (của Docutraep v.v... , còn gọi là phương pháp địa lý so sánh) với 5 yếu tố phát sinh khí hậu, địa hình, đá mẹ, sinh vật và tuổi địa chất là 5 tiêu chí quan trọng đầu tiên trong phân loại đất tự nhiên. ∙ Phân loại đất theo Soil Taxanomy (Mỹ) theo quan điểm định lượng tính chất và chuẩn đoán định lượng tầng phát sinh dựa trên cơ sở quan hệ giữa tính chất đất và hình thái phẫu diện để phân loại đất. ∙ Phân loại đất theo FAO - UNESCO là hệ thống phân loại mang tính quốc tế trên cơ sở tiêu chuẩn định lượng của Soil Taxanomy dựa vào định lượng các tính chất đất, các dấu hiệu chuẩn đoán phân loại đất theo nhóm, loại... Ở Việt Nam, việc phân loại đất được tiến hành qua 3 giai đoạn: ∙ Trước 1954, chủ yếu là các công trình của người Pháp cũng đã bắt đầu hướng vào điều kiện phát sinh phát triển tính chất đất phân chia các nhóm đất, lấy ví dụ như nhóm đất đỏ latêritic và nhóm đất phù sa của Castagnol E.M (1950). ∙ Từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc có phân loại đất theo địa lý phát sinh của Fritlan V.M và các nhà thổ nhưỡng Việt Nam (1959); ở miền Nam có phân loại đất chịu ảnh hưởng của trường phái Soil Taxanomy do Moormann F.R chủ biên (1960). ∙ Từ 1975 đến 2010, đã xây dựng phân loại đất toàn quốc dùng cho bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1000.000 (1980) hoàn thiện theo quan điểm phát sinh học có 13 nhóm với 30 loại và bảng phân loại đất quốc gia theo phương pháp định lượng FAO - UNESCO - WRB (1998) vừa có quan hệ gắn bó với phân loại trên, vừa để hội nhập. Hệ thống phân loại đất ở Việt Nam theo hệ thống 4 cấp: Nhóm - loại (đơn vị) - loại phụ (đơn vị phụ) - biến chủng. Nhóm và loại theo quan điểm và chỉ tiêu như phân loại đất quốc tế và phù hợp với thực trạng đất Việt Nam. Loại phụ được thể hiện cả mức độ và độ sâu xuất hiện kết von, glây nhiều - ít, nông - sâu. Biến chủng sử dụng quan hệ thành phần cơ giới đất có quan hệ với đá mẹ theo 3 cấp hoặc 6 cấp. 7 Bảng 1.1. Phân loại đất Việt Nam TT Ký hiệu Tên Việt Nam Ký hiệu Tên theo FAO - UNESCO I 1 2 3 4 5 6 7 C Cc Cđ C Cb Co Cg Cf Đất cát Đất cồn cát trắng vàng Đất cồn cát đỏ Đất cát điển hình Đất cát mới biến đổi Đất cát potzon Đất cát glây Đất cát feralit AR ARl ARr ARh ARb ARa ARg ARo Arenosols Luvic arenosols Rhodic arenosols Haplic arenosols Cambic arenosols Albic arenosols Gleyic arenosols feralit arenosols II 8 9 10 M Mm Mn M Đất mặn Đất mặn sú vẹt đước Đất mặn nhiều Đất mặn trung bình và ít SC SCg SCh SCm Solonchaks Gley solonchaks Haplic solonchaks Mollic solonchaks III 11 12 S Sp Sj Đất phèn Đất phèn tiềm tàng Đất phèn hoạt động FLt GLt GLtp GLto Thionic fluvisols Thionic gleysols Protothionicgleysols Orthithionicfluvisols IV 13 14 15 16 17 P P Pc Pg Pu Pb Đất phù sa Đất phù sa trung tính ít chua Đất phù sa chua Đất phù sa glây Đất phù sa mùn Đất phù sa có đốm gỉ FL FLe FLd FLg FLu FLb Fluvisols Eutric fluvisols Distric fluvisols Gleyic fluvisols Umbric fluvisols Cambic fluvisols V 18 19 20 GL GL GLc GLu Đất glây Đất glây trung tính ít chua Đất glây chua Đất lầy GL GLe GLd GLu Gleysols Eutric gleysols Distric gleysols Umbric gleysols VI 21 22 T T Ts Đất than bùn Đất than bùn Đất than bùn tiềm tàng HS HSf HSt Histosols Fibric histosols Thionic histosols VII 23 24 MK MK MKg Đất mặn kiềm Đất mặn kiềm Đất mặn kiềm glây SN SNh SNg Solonetz Hạplic solonetz Gleyic solonetz VIII 25 26 CM CM CMc Đất mới biến đổi Đất mới biến đổi ít chua Đất mới biến đổi chua CM CMe CMd Cambisols Eutric cambisols Diystric cambisols IX 27 28 RK RK RKh Đất đá bọt Đất đá bọt Đất đá bọt mùn AN ANh ANm Andosols Haplic andosols Mollic andosols X 29 R Rf Đất đen Đất đen tầng kết von dày LV LVf Luvisols Ferric luvisols 8 30 31 32 33 Rg Rv Ru Rq Đất đen glây Đất đen cácbonat Đất nâu thẫm bazan Đất đen tầng mỏng LVg LVk LVx LVq Gleyic luvisols Calcic luvisols Chromic luvisols Lithic luvisols XI 34 35 N Ne Nd Đất nứt nẻ Đất nứt nẻ trung tính ít chua Đất nứt nẻ chua VR VRe VRd Vertisols Eutric vertisols Dystric vertisols XII 36 37 38 XK XK XKd XKh Đất nâu Đất nâu vàng bán khô hạn Đất đỏ vàng bán khô hạn Đất nâu vàng vùng khác LX LXh LXx LVh Lixisols Haplic lixisols Chromic lixisols Haplic lixisols XIII 39 40 V V Vu Đất tích vôi Đất vàng tích vôi Đất nâu thẫm tích vôi CL CLh CLl Calcisols Haplic calcisols Luvic calcisols XIV 41 42 43 L Lc La Lu Đất có tầng sét loang lổ Đất sét loang lổ chua Đất sét loang lổ rửa mạnh Đất sét loang lổ giàu mùn PT PTd PTa PTu Plinthosols Dystric plinthosols Albic plinthosols Humic plinthosols XV 44 45 O Oc Og Đất podzolic Đất podzolic chua Đất podzolic glây PD PDd PDg Podzoluvisols Dystricpodzoluvisols Gleyic podzoluvisols XVI 46 47 48 49 50 X X Xl Xg Xf Xh Đất xám Đất xám bạc màu Đất xám loang lổ Đất xám glây Đất xám feralit Đất xám mùn trên núi AC ACh ACp ACg ACf ACu Acrisols Haplic acrisols Plinthic acrisols Gleyic acrisols Ferralic acrisols Humic acrisols XVII 51 52 B B Bd Đất nâu tím Đất nâu tím Đất nâu tím đỏ NT NTh NTr Nitisols Haplic nitisols Rhodic nitisols XVIII 53 54 55 56 F Fd Fx Fl Fh Đất đỏ Đất nâu đỏ Đất nâu vàng Đất đỏ vàng sét loang lổ Đất mùn vàng đỏ trên núi FR FRe FRx FRp FRu Ferralsols Rhodic ferralsols Xanthic ferralsols Plinthic ferralsols Humic ferralsols XIX 57 58 59 A A Ag AT Đất mùn alit núi cao Đât mùn alit núi cao Đất mùn alit núi cao glây Đất mùn than bùn núi cao AL ALh ALg ALu Alisols Humic alisols Gleyic alisols Histric alisols XX 60 E E Đất XM trơ sỏi đá Đất XM trơ sỏi đá LP LPq Leptosols Lithic leptosols XXI 60 N N Đất nhân tác Đất nhân tác AT AT Anthrosols Anthrosols 9 Như vậy có thể thấy, diện tích tự nhiên Việt Nam có hơn 33 triệu ha, trong đó sông suối, núi đá và các đảo chiếm gần 2 triệu ha, còn lại là diện tích đất liền rất đa dạng về loại hình và phong phú về khả năng sử dụng đất. Vận dụng phương pháp đánh giá của FAO, sử dụng cách chồng ghép 7 bản đồ đơn tính tỷ lệ 1/250.000 là bản đồ nhóm đất, độ dốc, tầng dày đất mịn, lượng mưa, nước mặn, xâm nhập mặn, mức độ tưới tiêu để xác định các đơn vị đất đai làm căn cứ bố trí loại hình sử dụng. Theo đó thì toàn quốc có 373 đơn vị đất đai phân ra theo các vùng sinh thái khác nhau gắn với 11 nhóm đất chính (không kể các nhóm có diện tích rất nhỏ) là nhóm đất cát, phù sa, mặn, phèn, xám, thung lũng, đỏ, đỏ vàng, mùn đỏ vàng, xói mòn trơ sỏi đá theo bảng phân loại đất trên. Liên quan với ngành lâm nghiệp có loại hình đất rừng gồm 166 đơn vị đất đai chiếm 9,5 triệu ha và loại hình đất trống đồi núi trọc với 215 đơn vị đất đai chiếm gần 39% diện tích tự nhiên, đó là những trảng cỏ, cây lùm bụi lau lách do sử dụng lâu đời đất bị thoái hóa mạnh. 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ PHÂN LOẠI ĐẤT LÂM NGHIỆP Đất lâm nghiệp được xác định là đất có rừng và đất không có rừng hoặc là đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp. Để có cơ sở quản lý, sử dụng có hiệu quả và bền vững đất lâm nghiệp việc phân loại sử dụng đất cần phải được tiến hành đầu tiên. Trong kháng chiến và đặc biệt sau hòa bình lập lại (1954) ngành lâm nghiệp đã được Chính phủ quan tâm tổ chức quản lý. Năm 1958 Bộ Nông Lâm đã ban hành nghị định số 535/NĐ/1958 về việc thành lập Cục Lâm nghiệp trong đó nêu rõ một trong những nhiệm vụ cần thực hiện là: Điều tra nắm tình hình rừng để làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển lâm nghiệp. Năm 1960, Tổng cục Lâm nghiệp được thành lập tách khỏi Bộ Nông Lâm, Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của Tổng cục Lâm nghiệp trong đó xác định: - Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển lâm nghiệp. - Điều tra phân loại rừng. - Xét việc cấp đất rừng để khai hoang, phát triển nông nghiệp hoặc để kiến thiết cơ bản. - Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch trồng cây gây rừng. Đó là những cơ sở pháp lý đầu tiên xác định cần phải điều tra phân loại rừng, xây dựng kế hoạch phát triển lâm nghiệp, trồng rừng trong đó có phân loại sử dụng đất lâm nghiệp. Về mặt tổ chức đã hình thành Cục Điều tra Quy hoạch rừng (1960) và sau đổi thành Viện Điều tra Quy hoạch rừng, có chức năng thực hiện nhiệm vụ phân loại rừng, đất lâm nghiệp, quy hoạch phát triển lâm nghiệp... 10 Các văn bản Luật quan trọng được Quốc hội thông qua là Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai (1988) nhiều lần sửa đổi (1993, 2000, 2003), Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (1991) đang được sửa đổi, bổ sung và đã được Quốc hội thông qua... là những cơ sở pháp lý quan trọng nhất xác định việc phân loại sử dụng đất toàn quốc trong đó có đất lâm nghiệp. Luật Đất đai sửa đổi (2003) đã đề cập tới việc phân loại đất lâm nghiệp (đất có rừng). Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (1991) trong chương I: Những quy định chung, điều 1 có nêu: Đất lâm nghiệp gồm: - Đất có rừng. - Đất không có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng. Về mặt trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp quyết định số 245/1998/QĐ - TTg năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ có quy định trong điều 2 là: Nội dung quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp gồm: - Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất lâm nghiệp trên bản đồ và thực địa đến các đơn vị hành chính cấp xã, thống kê theo dõi diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp. - Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương. Điều 3: Quy định Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý Nhà nước về rừng: Định kỳ điều tra, phúc tra, phân loại rừng, thống kê diện tích và trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước. Điều 4: Quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trước Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trong đó có: - Tổ chức điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích và trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của địa phương mình trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trước khi trình Chính phủ. Cũng tương tự như vậy là các quy định trách nhiệm của các cấp huyện, xã. Ngoài ra trong điều 4 còn nêu rõ: Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Sở Địa chính là cơ quan giúp UBND cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp. Việc kiểm kê đất đai toàn quốc cũng được thực hiện theo từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 24/1999/CT - TTg về việc tổng kiểm kê đất đai năm 2000, trong đó đất lâm nghiệp cần thống kê diện tích đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng, đất ươm cây giống lâm nghiệp. Đất có rừng tự nhiên và rừng trồng cần thống kê theo 3 loại rừng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Ngoài đất lâm nghiệp (có rừng) việc kiểm kê đất trống đồi núi trọc cũng được tiến hành. 11 Từ những nội dung đã trình bày trên có thể thấy rằng Chính phủ luôn quan tâm tới việc kiểm kê đất đai, điều tra, phân định ranh giới rừng, đất lâm nghiệp, đất trống đồi núi trọc trong phạm vi toàn quốc và đến từng xã. Trách nhiệm quản lý Nhà nước đã được xác định trong đó Sở Địa chính là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp. Các văn bản về luật, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng đã đề cập tới việc phân loại đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng để phân loại đất lâm nghiệp. 1.3. PHÂN LOẠI SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP 1.3.1. Hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc Các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai toàn quốc dựa trên hệ thống phân loại sử dụng đất được quy định trong Luật Đất đai (1988, 1993, 2003). Hệ thống phân loại sử dụng đất được chia làm 5 loại chính: Đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp. Đất chuyên dùng. Đất khu dân cư. Đất chưa sử dụng. Luật Đất đai sửa đổi năm 1993, 2002, 2003 do sự thay đổi mạnh mẽ đất khu dân cư nông thôn và thành thị nên có phân chia đất khu dân cư thành 2 loại: Đất khu dân cư nông thôn và đất thành thị. Với đất lâm nghiệp được xác định: Đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp để trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm (Luật Đất đai năm 1993). Luật Đất đai sửa đổi gần đây nhất được Quốc hội thông qua (2003) trong phân loại sử dụng đất được chia thành 3 nhóm đất: Nhóm đất nông nghiệp. Nhóm đất phi nông nghiệp. Nhóm đất chưa sử dụng. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại chính sau: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm. Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Đất rừng sản xuất. Đất rừng phòng hộ. Đất rừng đặc dụng. Đất nuôi trồng thủy sản. Đất làm muối. Đất nông nghiệp khác. 12 Như vậy, đất lâm nghiệp ở đây nằm trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm 3 loại: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng... 1.3.2. Hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp 1.3.2.1 Quan điểm Dựa trên hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc, việc phân loại sử dụng đất lâm nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ, sử dụng và quy hoạch đất đai của ngành. Hơn thế nữa sử dụng đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng có những thay đổi cơ bản theo từng giai đoạn nên quan điểm phân loại sử dụng đất cũng có những thay đổi phù hợp. a) Quan điểm phân chia đất nông nghiệp, lâm nghiệp Trước kia diện tích rừng che phủ còn lớn nên hầu hết đất lâm nghiệp được bao phủ bởi rừng. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, sử dụng rừng và đất có nhiều biến đổi nên nhiều diện tích rừng bị mất đi trở thành đất trống đồi núi trọc hoặc đất hoang hóa. Những diện tích đất đó đã được sử dụng cho các mục đích khác nhau kể cả lâm nghiệp, nông nghiệp và các mục đích khác. Vì vậy, việc phân chia ranh giới đất nông nghiệp, lâm nghiệp được hình thành. Quan điểm chung là những nơi đất dốc, bị thoái hóa, sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sẽ là đất lâm nghiệp. Tiêu chuẩn phân chia đất hướng nông, hướng lâm chủ yếu dựa vào độ dốc và độ dày tầng đất. Năm 1975, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 278/QĐ ngày 11/7/1975 về quy định tiêu chuẩn sử dụng đất cho nông nghiệp và lâm nghiệp như sau: Bảng 1.2 Quy định tiêu chuẩn sử dụng đất nông - lâm nghiệp Độ dốc Độ dày tầng đất (cm) Cách sử dụng Theo độ Theo% < 15o <27 >35 Nông nghiệp, với ruộng bậc thang tưới, tiêu. 15 - 18o 27 - 33 >35 Ruộng bậc thang theo đường đồng mức. 18 - 25o 33 - 47 >35 Nông lâm kết hợp, bãi chăn nuôi, cây công nghiệp. > 25o >47 Cho mọi độ dày Lâm nghiệp. Rõ ràng là tiêu chuẩn phân chia đất hướng lâm, hướng nông theo độ dốc như trên theo quan điểm sử dụng đất hiện nay là không phù hợp, không phải tất cả các độ dốc >25ođều là đất lâm nghiệp và ngược lại tất cả đất có độ dốc thấp hơn đều là đất nông nghiệp (vùng cao nguyên, đồng bằng sông Cửu Long,... ). Sử dụng đất hiện nay theo hướng nông lâm ngư kết hợp là khuynh hướng chủ đạo. Nhiều diện tích xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn đều gây trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, lấy ngắn nuôi dài hoặc dành một số diện tích nhất định cho người dân sản xuất nông lâm nghiệp. 13 Những diện tích rừng sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long đối với rừng ngập mặn và rừng tràm đều thực hiện theo phương thức Lâm - Nông - Ngư kết hợp theo mô hình Rừng + nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là tôm, cua..) hoặc Rừng + Lúa + Cá... Ngoài ra những diện tích trồng cây phân tán đặc biệt ở vùng đất bằng rất có ý nghĩa môi trường và kinh tế. Với quan điểm sử dụng đất hiện nay khi nói tới đất nông nghiệp là bao hàm cả đất lâm nghiệp như đã trình bày trên trong Luật Đất đai sửa đổi năm 2003. Tóm lại, việc xác định đất đai cho mục tiêu sử dụng đất trong lâm, nông nghiệp không thể cứng nhắc hoàn toàn dựa vào độ dốc hay độ dày tầng đất mà là trên cơ sở phát triển bền vững, sử dụng đất theo hướng nông lâm kết hợp. Việc xác định hướng sử dụng đất cần linh hoạt và mềm dẻo tùy điều kiện nhưng phải đảm bảo diện tích rừng nhất định cho mục tiêu “An toàn sinh thái và phát triển bền vững của vùng... ” b) Quan điểm phân chia đất lâm nghiệp không có rừng và đất chưa sử dụng Trong hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc từ trước tới nay đều không đề cập tới đất lâm nghiệp không có rừng mà nằm trong nhóm đất chưa sử dụng và sẽ được quy hoạch một phần lớn cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp chỉ được hiểu là đất có rừng, tuy nhiên trong nhiều văn bản phân loại sử dụng đất lâm nghiệp lại đề cập tới khái niệm đất lâm nghiệp không có rừng đặc biệt trong việc kiểm kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (1991) như đã nêu trong chương I: Những quy định chung có xác định đất lâm nghiệp gồm: (1). Đất có rừng; (2) Đất không có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng dưới đây gọi tắt là đất trồng rừng. Luật Đất đai sửa đổi năm 1993 như đã nêu trên đất lâm nghiệp bao gồm cả đất có rừng và đất không có rừng. Thông tư liên tịch giữa Bộ NN & PTNT và Tổng cục Địa chính số 62/2000/TTLT/BNN - TCĐC ngày 6/6/2000 về “Hướng dẫn việc giao đất, cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp” tại điều 1 đã quy định: Đất lâm nghiệp bao gồm đất có rừng - rừng tự nhiên và rừng trồng - và đất chưa có rừng được quy hoạch để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nghiên cứu thí nghiệm. Trong quyết định của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc công bố diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc năm 2002 số 2490/QĐ/BNN - KL ngày 30/7/2003 đều có xác định diện tích đất trống đồi núi trọc chưa có rừng trong phạm vi toàn quốc và cho từng tỉnh. Tóm lại, trong quản lý, quy hoạch đất lâm nghiệp, việc phân loại sử dụng đất lâm nghiệp đề cập tới 2 loại: Đất có rừng và đất không có rừng. Đó còn là cơ sở để kiểm kê, đánh giá đất đai trong toàn quốc, từng vùng, từng tỉnh và trong quy hoạch sử dụng đất đai. Sự phân loại như vậy là hoàn toàn cần thiết. c) Quan điểm tổng hợp phân loại sử dụng đất lâm nghiệp dựa trên nguồn gốc hình thành rừng, mục tiêu sử dụng và trạng thái thực bì Phân loại sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu dựa trên mục tiêu sử dụng đất vì hầu hết đều là các loài cây được gây trồng (cây hàng năm, lâu năm... ) còn trên đất lâm nghiệp ngoài rừng trồng chiếm diện tích không lớn còn có một diện tích rất lớn là rừng tự nhiên với 14 các kiểu rừng khác nhau. Ngoài ra, trên đất không có rừng cũng tồn tại các trạng thái thực bì khác nhau làm cơ sở cho việc phân loại sử dụng đất lâm nghiệp một cách chi tiết hơn. Tóm lại: Với đặc điểm đất lâm nghiệp là sự tồn tại sẵn có rừng tự nhiên với các kiểu rừng khác nhau, mục tiêu sử dụng khác nhau nên việc phân loại sử dụng đất lâm nghiệp phải dựa trên nhiều nhân tố và có phần phức tạp hơn, nghĩa là vừa dựa trên trạng thái thực bì tự nhiên và gây trồng vừa dựa trên mục đích sử dụng của rừng. 1.3.2.2 Các hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp a) Hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp tổng quát nằm trong hệ thống phân loại đất đai toàn quốc Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp trước hết phải nằm trong hệ thống phân loại sử dụng đất đai toàn quốc. Hệ thống phân loại đất lâm nghiệp đã có những thay đổi theo từng giai đoạn và có 2 hệ thống phân loại chủ yếu sau: Đất lâm nghiệp được phân loại độc lập bao gồm: Đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng, đất được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp để trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ phục hồi rừng tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm (Luật Đất đai sửa đổi 1993). Đất lâm nghiệp nằm trong nhóm đất nông nghiệp: Toàn bộ đất đai Việt Nam được chia thành 3 nhóm lớn: Nhóm đất nông nghiệp; Nhóm đất phi nông nghiệp; và Nhóm đất chưa sử dụng. Đất lâm nghiệp chỉ bao gồm đất đã có rừng phân loại theo mục tiêu sử dụng. Đó là đất có rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (Luật Đất đai sửa đổi năm 2003). b) Các hệ thống phân loại chi tiết được sử dụng trong ngành lâm nghiệp - Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp bổ sung trong hệ thống phân loại toàn quốc Dựa trên hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc, phân loại sử dụng đất lâm nghiệp đã được bổ sung nhằm phục vụ kiểm kê đất đai, đánh giá và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất và trình độ quản lý đất đai từ Trung ương xuống địa phương. Quyết định gần đây nhất của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc công bố diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc năm 2002 số 2490/QĐ/BNN - KL ngày 30/7/2003 thể hiện hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp như sau: - Đất có rừng + Rừng tự nhiên: Rừng gỗ: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Rừng tre nứa: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Rừng hỗn giao: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Rừng ngập mặn: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Rừng núi đá: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. + Rừng trồng: Rừng trồng có trữ lượng: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Rừng trồng chưa có trữ lượng: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. 15 Tre luồng: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Cây đặc sản: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; rừng sản xuất. - Đất trống đồi núi không có rừng: Ia: Đất trống cỏ: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Ib: Đất cây bụi: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Ic: Đất cây bụi cây gỗ tái sinh rải rác, độ tàn che 0,1: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Núi đá không có rừng: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Như vậy trong hệ thống phân loại này có cả đất lâm nghiệp không có rừng. c) Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết cho thiết kế kinh doanh rừng dựa trên trạng thái thực bì tự nhiên Nhằm thiết kế kinh doanh rừng, Bộ Lâm nghiệp cũ đã ra quyết định kỹ thuật về quy phạm thiết kế kinh doanh rừng số 682B/QĐKT ngày 1/8/1984 và Bộ Nông nghiệp & PTNT đã tiếp tục sử dụng quy phạm này (công bố lại 5/2000). Trong đó có đề cập tới hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp theo trạng thái thực bì tự nhiên (bảng 1.3). Tuy nhiên hệ thống phân loại này mới chỉ đề cập tới các trạng thái rừng và thực bì tự nhiên mà không đề cập tới rừng trồng nên cần được bổ sung hoàn chỉnh. Bảng 1.3. Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp theo trạng thái thực bì tự nhiên (Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp theo trạng thái tự nhiên - hệ thống phân loại tự nhiên; Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng do bộ Lâm nghiệp (cũ) ban hành tại quyết định số 682 B/QĐKT ngày 1/8/1984, tái bản tháng 5 - 2000) TT Hạng mục Ký hiệu 1 Đất không có rừng I 1.1 Đất trảng cỏ Ia 1.2 Đất cây bụi Ib 1.3 Đất cây bụi, có các gỗ tái sinh tự nhiên rải rác, các cây gỗ tái sinh có độ tàn che £ 10%, với mật độ cây gỗ tái sinh £ 1000 cây/ha. Ic 2 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên II 2.1 Đất trảng cây bụi có nhiều cây gỗ tái sinh tự nhiên, mật độ cây gỗ tái sinh > 1000 cây/ha với độ tàn che > 10% IIa 2.2 Rừng non phục hồi trên trảng cây bụi, mật độ cây gỗ > 1000 cây/ha, với đường kính > 10 cm IIb 3 Đất rừng tự nhiên bị tác động III 3.1 Rừng tự nhiên bị tàn phá mạnh IIIa 3.1.1 Rừng nghèo kiệt có trữ lượng gỗ 50 - 80 m3/ha IIIa1 3.1.2 Rừng nghèo kiệt có trữ lượng gỗ 80 - 120 m3/ha IIIa2 3.1.3 Rừng nghèo kiệt có trữ lượng gỗ 120 - 200 m3/ha IIIa3 3.2 Rừng tự nhiên bị tác động ở mức trung bình, còn có kết cấu 3 tầng cây, với trữ lượng gỗ: 200 - 300 m3/ha IIIb 3.3 Rừng tự nhiên bị tác động ít, rừng có cấu trúc 3 tầng cây, các dấu vết rừng bị tàn phá không còn thể hiện rõ, có trữ lượng gỗ: 300 - 400 m3/ha. IIIc 4 Đất rừng tự nhiên giàu hầu như chưa bị tác động IV 16 d) Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết theo chức năng của rừng (mục đích sử dụng đất lâm nghiệp) Hệ thống phân loại này được đề cập chi tiết trong quyết định 08/2001/QĐ - TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên”. Phân loại tổng quát đất lâm nghiệp: Trong chương I của quyết định đã nêu rõ đất lâm nghiệp bao gồm: - Đất có rừng. - Đất chưa có rừng, đất không còn rừng và thảm thực vật tự nhiên được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp. Phân loại chi tiết đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng: Theo quyết định này thì rừng tự nhiên được chia thành 3 loại chính theo mục đích sử dụng sau đây: - Rừng đặc dụng. - Rừng phòng hộ. - Rừng sản xuất. Trong đó, rừng đặc dụng được chia thành các loại như sau: - Vườn quốc gia. - Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có: - Khu dự trữ thiên nhiên. - Khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường. Rừng phòng hộ được chia thành 4 loại như sau: - Rừng phòng hộ đầu nguồn. - Rừng phòng hộ chống gió hại. - Rừng phòng hộ chắn sóng. - Rừng phòng hộ môi trường sinh thái - cảnh quan. Trong các loại rừng phòng hộ lại được chia chi tiết thêm theo mức độ xung yếu khác nhau: - Vùng rất xung yếu. - Vùng xung yếu. Rừng sản xuất được chia thành 3 loại rừng theo sản phẩm đó là: - Rừng gỗ. - Rừng tre nứa. - Rừng đặc sản. 17 Các loại rừng trên đƣợc làm rõ theo các mục đích sau đây: * Rừng đặc dụng Loại rừng này được xác định nhằ̀m mục đích bảo tồn thiên nhiên , mẫu chuẩn hệ sinh thái, nguồn gen thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng đƣợc chia thành: + Vườn quốc gia Vườn quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, bảo đảm các tiêu chí sau đây: + Vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản (còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người), các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài thực vật, động vật, các khu rừng có giá trị cao về mặt khoa học, giáo dục và du lịch. + Có diện tích đất tự nhiên đủ rộng để chứa đựng được một hay nhiều hệ sinh thái, tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên. + Điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi. + Khu bảo tồn thiên nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo đảm quá trình diễn thế tự nhiên, được chia thành hai loại sau: + Khu dự trữ thiên nhiên Khu dự trữ thiên nhiên là vùng đất tự nhiên, có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học cao. Có hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, ít bị tác động của con người, có hệ động thực vật đa dạng. Có giá trị khoa học, giáo dục, cảnh quan và du lịch. Có các loài động vật, thực vật đặc hữu đang sinh sống, hoặc các loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Phải có diện tích đủ rộng, diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn 70%. Đảm bảo tránh được các tác động trực tiếp có hại của con người. + Khu bảo tồn loài hoặc sinh cảnh Khu bảo tồn loài hoặc sinh cảnh là vùng đất tự nhiên được quản lý, bảo vệ nhằm đảm bảo sinh cảnh (vùng sống) cho một hoặc nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu hoặc loài quý hiếm. Có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên, duy trì cuộc sống và phát triển của các loài, là vùng sinh sản, nơi kiếm ăn, vùng hoạt động hoặc nghỉ ngơi, ẩn náu của động vật. 18 Có các loài thực vật quý hiếm, hoặc là nơi cư trú hoặc di trú của các loài động vật hoang dã quý hiếm. Có khả năng bảo tồn nhờ vào sự bảo vệ của con người. Có diện tích đủ lớn để bảo tồn loài và sinh cảnh. + Khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường (khu rừng bảo vệ cảnh quan) Khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường là khu vực bao gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu và có giá trị văn hóa lịch sử, nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu thí nghiệm, bao gồm: + Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo. + Khu vực có các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, hoặc các cảnh quan như thác nước, hang động, nham thạch, cảnh quan biển, các di chỉ khảo cổ, hoặc khu vực rừng mang tính lịch sử truyền thống của địa phương. + Khu vực dành cho nghiên cứu thí nghiệm. * Rừng phòng hộ Loại rừng này được xác định với mục đích sử dụng chủ yếu để xây dựng và phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai (chống gió bão, cản sóng bảo vệ đê ngăn nước mặn vùng ven biển... ), điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. Rừng phòng hộ bao gồm: + Rừng phòng hộ đầu nguồn Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi đắp các lòng sông, lòng hồ. + Rừng phòng hộ chống gió hại Chặn cát bay, phòng hộ cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất, các công trình khác. + Rừng phòng hộ chắn sóng Nhằm ngăn cản sóng, chắn sóng, chống sạt lở bờ biển, bảo vệ các hệ thống đê ven biển, ngăn nước mặn và các công trình ven biển khác. + Rừng phòng hộ môi trường sinh thái - cảnh quan Nhằm điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm ở khu đông dân cư, các đô thị và các khu công nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi. Các loại rừng phòng hộ lại được chia chi tiết thêm dựa theo mức độ xung yếu khác nhau - Vùng rất xung yếu: 19 Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn, gần sông, gần hồ, có nguy cơ bị xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều tiết nước, những nơi cát di động mạnh, những nơi bờ biển thường bị sạt lở, sóng biển thường xuyên đe dọa sản xuất và đời sống nhân dân có nhu cầu cấp bách nhất về phòng hộ: Xây dựng rừng chuyên phòng hộ, đảm bảo tỷ lệ che phủ của rừng >70%. - Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mòn đất trung bình, mức độ điều tiết nước trung bình, mức độ đe dọa cát bay và sóng biển thấp hơn. Có khả năng xây dựng rừng phòng hộ kết hợp sản xuất đảm bảo độ che phủ của rừng tối thiểu 50%. * Rừng sản xuất (áp dụng cho rừng tự nhiên) Loại rừng này được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (Trong đó đặc biệt là gỗ và các loại đặc sản rừng) và kết hợp phòng hộ môi trường, cân bằng sinh thái. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên, được chia thành 3 loại rừng sản xuất theo sản phẩm sau đây: - Rừng gỗ. - Rừng tre nứa. - Rừng đặc sản (Rừng Quế, Bời lời, Hồi, Trẩu và các loại rừng dược liệu: Sa nhân, Thảo quả). Đối với đất lâm nghiệp không có rừng (đất trống đồi núi trọc) áp dụng hệ thống phân loại như đã trình bày ở mục a: Dựa vào trạng thái thực bì phân chia làm các loại khác nhau và sau đó phân chia theo mục tiêu sử dụng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. 1.3.2.3. Một số hệ thống phân loại đất lâm nghiệp áp dụng ở địa phương a) Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Dự án JICA 1999 - 2002 Dự án phân loại sử dụng đất (bảng 2) theo 2 loại lớn: Đất có rừng và đất không có rừng và chi tiết hơn theo đặc điểm trạng thái thực bì. Trên cơ sở phân loại đó có thể xác định trữ lượng, diện tích các loại rừng tự nhiên và các phương thức khai thác phù hợp (rừng được phép khai thác, cường độ, luân kỳ khai thác... ), các biện pháp lâm sinh phục hồi rừng (xúc tiến tái sinh tự nhiên) hoặc trồng rừng mới. Chi tiết hơn trong phân loại sử dụng đất còn xác định các loại rừng phòng hộ (rất xung yếu và xung yếu), rừng sản xuất (rừng được phép khai thác, không được phép khai thác... ). 20 Bảng 1.4. Bảng phân loại sử dụng đất lâm nghiệp huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum 2002 STT Theo phân loại của nhóm nghiên cứu JICA Phân loại chung theo Việt Nam Trữ lượng (m3/ha) 1 Rừng nguyên sinh IV Rừng giàu chưa bị tác động (rừng tự nhiên) *M 320 2 Rừng thứ sinh loại I IIIc Rừng tự nhiên ít bị tác động. 266 3 Rừng thứ sinh loại II IIIb Rừng tự nhiên bị tác động ở mức độ trung bình 197 4 Rừng thứ sinh loại III IIIa Rừng tự nhiên bị tác động mạnh 122 5 Rừng nửa rụng lá Rừng phục hồi trên trảng cây bụi và sau nương rẫy 6 Rừng rụng lá (rừng khộp) IIb Rừng non phục hồi trên trảng cây bụi 76 7 Trảng cây bụi có nhiều cây gỗ tái sinh tự nhiên Ic, IIa Trảng cây bụi có nhiều cây gỗ tái sinh 8 Trảng cỏ Ia Trảng cỏ (Nguồn: JOFCA - JICA.2002. Nghiên cứu khả thi quy hoạch quản lý rừng ở Tây Nguyên, trang 77 - 80). (*) Số liệu điều tra từ ảnh vệ tinh. b) Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Qùy Châu (Nghệ An) Ở đây cũng áp dụng hai hệ thống phân loại đất lâm nghiệp, để thực hiện dự án quy hoạch đất lâm nghiệp ở trong huyện. - Đất có rừng - Rừng tự nhiên - Rừng giàu (IV, IIIb, IIIa3) - Rừng trung bình (IIIa2) - Rừng nghèo (IIa, IIb) - Rừng phục hồi - Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa - Rừng trồng (theo các loài cây và cấp tuổi) - Đất chưa sử dụng (Ia, Ib, Ic) - Đất khác Và hệ thống phân loại theo mục tiêu sử dụng hay chức năng của rừng. 21 Đất rừng đặc dụng. Đất rừng phòng hộ. Đất rừng sản xuất. Sau khi áp dụng hai hệ thống phân loại trên, huyện đã xác định được các biện pháp cụ thể về quản lý từng loại rừng và các biện pháp trồng rừng, khoanh nuôi, khai thác đảm bảo tái sinh tự nhiên hợp lý để phát triển tài nguyên rừng và tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường trong huyện. c) Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Phong Dụ (huyện Tiên Yên - Quảng Ninh), Dự án GCP/VIE/020/ITA (1996 - 1999) Dự án được thực hiện đã giao đất, giao rừng ở cấp xã do vậy việc phân loại sử dụng đất cần chi tiết phản ánh đủ các trạng thái sử dụng đất hiện tại và tương lai. Bảng 1.5. Hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp ở xã TT Hạng mục Ký hiệu Diện tích (ha) 1 Đất trống chưa có rừng I 1030.45 1.1 Đất trảng cỏ Ia 0 1.2 Đất trảng cây bụi Ib 275.9 1.3 Đất cây bụi có cây gỗ tái sinh rải rác Ic 754.55 2 Rừng tự nhiên II 499.4 2.1 Trảng cây bụi có nhiều cây gỗ tái sinh tự nhiên, mật độ cây > 1000 cây/ha IIa 52.5 2.2 Rừng tự nhiên nghèo kiệt, có trữ lượng gỗ 50 - 80 m3/ha IIIa1 18.4 2.3 Rừng tre dóc 428.5 3 Rừng trồng 86.2 3.1 Rừng Bạch đàn 44.3 3.2 Rừng đặc sản (rừng Quế) 34.5 3.3 Rừng keo 1.0 3.4 Rừng đặc sản (rừng Sở) 6.4 4 Đất nông nghiệp 490.22 5 Đất khác (đất thổ cư, đất giao thông, sông, bãi đá) 266.14 d) Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp vùng đất ngập mặn ven biển và đất chua phèn Hiện nay phân loại sử dụng đất lâm nghiệp vùng đất ngập mặn ven biển và chua phèn vẫn dựa theo khung phân loại sử dụng đất lâm nghiệp đã áp dụng nhưng còn nhiều tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện khung phân loại, đặc biệt là các tiêu chuẩn, tiêu chí xác định các loại rừng theo mục đích sử dụng chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất; tiêu chí xác định rừng tự nhiên và rừng trồng vì nhiều trường hợp rất khó xác 22 định trên thực địa nếu như không nắm rõ quá trình hình thành rừng. Hơn thế nữa với sự xâm hại mạnh của việc nuôi trồng thủy sản vào rừng ngập mặn, rừng tràm thì việc xác định đất trống nhằm khôi phục rừng ngập mặn, rừng tràm cũng không hoàn toàn dễ dàng và cần phải dựa trên những tiêu chí nào?. Trong quá trình thực hiện đề tài cấp Nhà nước về “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp phát triển rừng” trong chương trình cấp Nhà nước mã số KN03 “Khôi phục và phát triển rừng”, Viện Khoa học Lâm nghiệp đã đề xuất tiêu chuẩn xác định đất dành cho khôi phục, gây trồng rừng ngập mặn và rừng tràm cũng như các kiểu mô hình rừng sản xuất kết hợp nuôi trồng thủy sản. Với vùng đất ngập mặn ven biển: Các tiêu chuẩn phân chia đất ngập mặn dành khôi phục, phát triển rừng và xác định các kiểu mô hình lâm ngư kết hợp. Các tiêu chuẩn chủ yếu là: Loại đất: Với đất ngập mặn ven biển có thể xác định rõ hơn, đất thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và phù hợp cho khôi phục, phát triển rừng. Độ thành thục của đất: Có liên quan chặt chẽ tới phân bố các kiểu thảm thực vật rừng ngập mặn. Ví dụ: Bùn loãng, bùn chặt, sét mềm, sét chặt, đất rắn chắc. Chế độ ngập triều bao gồm thời gian ngập và độ sâu ngập triều. Trong hệ thống phân loại sử dụng đất ngập mặn ngoài rừng phòng hộ xung yếu, rừng đặc dụng thì rừng sản xuất cần phân chia theo các kiểu rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản như rừng - tôm hoặc tôm - rừng thể hiện mối quan hệ giữa diện tích rừng và nuôi trồng thủy sản. Với vùng đất chua phèn: Các tiêu chuẩn phân loại sử dụng đất chua phèn sử dụng trong lâm nghiệp là. - Loại đất. - Chế độ ngập nước mùa lũ: Mức độ ngập sâu và thời gian ngập. - Khả năng rửa phèn (Hệ thống thủy lợi và nước ngọt... ). Đối với đất không có rừng sẽ sử dụng cho mục tiêu lâm nghiệp, các trạng thái thực bì có thể phân chia như sau: - Đất trống có rải rác tràm gió phân bố. - Đất trống có cỏ năn kim. - Đất trống có cỏ lác, cỏ ống. - Đất trống có lau sậy. 1.3.3. Đề xuất hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp ở các cấp khác nhau Để đơn giản dễ sử dụng và có tác dụng đối với sản xuất, chúng ta có thể chia các hệ thống phân loại đất lâm nghiệp ở hai cấp khác nhau: Cấp quốc gia (tổng quát) và cấp các vùng sinh thái nông nghiệp (Bảng 1.6 và 1.7). 23 Bảng 1.6. Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng (chức năng sử dụng) ở cấp Quốc gia và vùng sinh thái nông nghiệp Bao gồm cả đất có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) và đất chưa có rừng được quy hoạch đất lâm nghiệp. Bảng 1.7. Phân loại sử dụng theo hệ thống phân loại tự nhiên Quốc gia và các vùng sinh thái nông nghiệp 24 Chƣơng 2 ĐÁNH GIÁ ĐẤT LÂM NGHIỆP 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT LÂM NGHIỆP Đất là tư liệu sản xuất sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau đặc biệt trong hoạt động nông lâm nghiệp. Mỗi mục tiêu sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà quy hoạch để có những quyết định xác thực trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững. Do vậy, cần phải có một phương pháp khoa học giải quyết được những vấn đề thực tiễn nêu trên và đó là phương pháp đánh giá đất đai. 2.2. CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾU Để có thể áp dụng phương pháp đánh giá đất đai cần phải hiểu một số khái niệm chủ yếu có liên quan. Đất (thổ nhưỡng: Soil) và đất đai (land): Đất là lớp phủ bề mặt trên Trái đất được phong hóa từ đá mẹ, còn đất đai bao gồm các điều kiện môi trường vật lý khác mà trong đó đất chỉ là một thành phần. Các yếu tố môi trường vật lý khác thường là các nhân tố: Địa hình, độ dốc, độ cao, nhân tố khí hậu, v.v. Đánh giá đất đai: Là quá trình xác định tiềm năng của đất cho một hay nhiều mục đích sử dụng được lựa chọn. Phân loại đất đai (land classification) đôi khi được hiểu đồng nghĩa với đánh giá đất đai nhưng có tính chuyên sâu hơn, chủ yếu là phân loại đất đai thành các nhóm. Cũng có thể hiểu đánh giá đất đai là một bộ phận của phân loại đất đai trong đó cơ sở phân loại là xác định mức độ thích hợp của việc sử dụng đất. Sử dụng đất (land use): Đó là mục đích tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn. Trên thực tế có nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau trong đó có các kiểu sử dụng đất chủ yếu như cây trồng hàng năm, lâu năm, đồng cỏ, trồng rừng, cảnh quan du lịch, v.v. Ngoài ra còn có sử dụng đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng đất chủ yếu trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có thể là hiện tại nhưng cũng có thể trong tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học công nghệ thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng đất Nông - Lâm nghiệp thường gắn với các cây trồng cụ thể. Đơn vị đất đai: Là một diện tích đất nhất định có các điều kiện tương đối đồng nhất về đặc điểm đất đai, các yếu tố tự nhiên khác ví dụ loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, độ cao so mặt biển, lượng mưa, v.v. Việc lựa chọn các yếu tố của một đơn vị đất đai phụ thuộc vào tầm quan trọng của mỗi yếu tố tới kiểu sử dụng đất, mức độ tư liệu hóa để có 25 thể hình thành bản đồ đơn vị đất đai. Đơn vị đất đai là nền tảng sử dụng để đánh giá đất đai. 2.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI 2.3.1. Đánh giá đất của FAO Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Các khái niệm trình bày trên được sử dụng rộng rãi ở các nước Tây Âu và phương pháp đã được tổ chức FAO thừa nhận, hoàn chỉnh thành cẩm nang hướng dẫn đánh giá đất đai để áp dụng rộng rãi. Ví dụ năm 1979, FAO xuất bản cẩm nang hướng dẫn “Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ nước trời” và 1984 xuất bản “Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp”. Trên cơ sở đó, một số nội dung hoặc khái niệm được xác định cụ thể như sau: Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (land capability): Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn hóa, v.v. Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp dụng trên quy mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh hay một huyện. Đánh giá tiềm năng đất được áp dụng thành công ở Mỹ và một số nước khác. Yếu tố hạn chế là những yếu tố hầu như không thay đổi được như độ dốc, độ dày tầng đất, khí hậu. Ở Mỹ, đất đai toàn quốc được phân thành 8 nhóm với yếu tố hạn chế tăng dần từ nhóm I tới nhóm VIII. Nhóm I là nhóm thuận lợi nhất trong sử dụng, có rất ít yếu tố hạn chế. NhómVIII là nhóm có nhiều hạn chế nhất trong sử dụng. Yếu tố hạn chế chủ yếu được thể hiện qua chữ viết tắt như xói mòn là e, dư thừa nước là w, v.v, ví dụ IV - e, IV - w là nhóm đất IV có yếu tố hạn chế là đất bị xói mòn, bị ngập úng. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất là phương pháp đánh giá đất đai tổng quát với mục tiêu sử dụng lớn như cho nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch hoặc các mục tiêu khác không phải là nông, lâm nghiệp và không đi sâu đánh giá chi tiết cho từng thành phần của mỗi kiểu sử dụng đất tổng quát. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai (land suitability): Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai. Hệ thống đánh giá đất đai có thể áp dụng chỉ cho một kiểu sử dụng đất nhất định, ví dụ cho một loài cây trồng nông nghiệp hay lâm nghiệp như ngô, lúa, thông, keo, bạch đàn, v.v. hoặc cho nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau để so sánh lựa chọn. Ngoài ra còn phân biệt đánh giá độ thích hợp hiện tại dựa trên thực trạng hiện nay và đánh giá độ thích hợp trong tương lai khi mà có những tác động lớn vào đất đai như đầu tư cao, áp dụng mạnh các tiến bộ khoa học công nghệ. Quá trình đánh giá mức độ thích hợp đất đai có thể tóm tắt như sau: ∙ Xác định kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng cần đánh giá; ∙ Xác định các đơn vị đất đai; 26 ∙ Xác định đặc điểm các yếu tố của đơn vị đất đai; ∙ Xác định các yêu cầu, đòi hỏi của kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng theo mức độ thích hợp khác nhau dựa trên các yếu tố của đơn vị đất đai; ∙ So sánh các yêu cầu của loài cây hay kiểu sử dụng đất với đặc điểm các yếu tố đất đai để xác định mức độ thích hợp các kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng; ∙ Tổng hợp đánh giá kết quả. Hệ thống đánh giá được thể hiện theo 4 cấp: ∙ Phân thành 2 cấp lớn: Kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng thích hợp (Viết tắt là S - Suitable) hay không thích hợp (Viết tắt là N - Not suitable) với điều kiện đất đai. ∙ Mức độ thích hợp (S) phân chia thành 3 mức: Thích hợp cao (S1): Đất hầu như không có hạn chế đáng kể khi thực hiện canh tác. Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng suất cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây trồng hoặc kiểu sử dụng đất. Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng suất và tăng cao chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế bị suy giảm đáng kể. Cấp không thích hợp (N) có thể phân thành 2 mức: - Không thích hợp hiện tại (N1): Đất có hạn chế lớn, trong điều kiện kỹ thuật và chi phí hiện tại kiểu sử dụng đất sẽ không có hiệu quả. Tuy nhiên trong tương lai các điều kiện kỹ thuật, đầu tư thay đổi các kiểu sử dụng đất có thể thích hợp ở mức độ nào đó. - Không thích hợp vĩnh viễn (N2): Đất có hạn chế không thể khắc phục được. Xác định yếu tố hạn chế cho từng mức độ thích hợp thể hiện bằng các chữ như e: xói mòn, w: ẩm ướt, t: Địa hình, địa mạo, v.v. Ví dụ như S2e, S2et, S3w, v.v. Xác định yêu cầu về mặt quản lý thể hiện bằng chữ số 1, 2, ... (để trong ngoặc), ví dụ như S2e (2), vv. 2.3.2. Phân hạng đất đai Phân hạng đất đai cũng là một dạng của việc đánh giá đất đai. Phương pháp áp dụng phổ biến ở Liên Xô và các nước XHCN cũ, chủ yếu với cây trồng nông nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tìm mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất đất đai với năng suất cây trồng để phân hạng đất thành các cấp khác nhau ứng với các loài cây trồng khác nhau. Trên cơ sở phân hạng đất có thể dự đoán được năng suất cây trồng. Ví dụ phân hạng đất lúa, cây trồng công nghiệp (Cà phê, cao su... ) hoặc cây lâm nghiệp. Ở Việt Nam đã thực hiện phân hạng đất rừng trồng như Bồ đề, Thông nhựa, Thông ba lá, Luồng, Hồi, Quế, v.v. Trong lâm nghiệp, các yếu tố dùng để phân hạng thường là loại đất, độ pH, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, thực bì chỉ thị cho độ phì đất hoặc mức độ thoái hóa đất. 27 Điều quan trọng đối với phân hạng đất đai là cần phải có tư liệu về năng suất cây trồng và tìm ra mối quan hệ của chúng với các tính chất đất đai. 2.3.3. Phân chia cấp đất rừng trồng Trong lâm nghiệp còn xây dựng bảng cấp đất cho một số rừng trồng như rừng Bồ đề, Thông ba lá, Thông mã vĩ, v.v. Bản chất của cấp đất cũng thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố lập địa với sinh trưởng rừng trồng thông qua chỉ số chiều cao của lâm phần (H bình quân, hoặc H cây trội: H dominant) ứng với cấp tuổi nhất định. Dựa vào sự biến động của chiều cao lâm phần hoặc chiều cao các cây trội ở các cấp tuổi trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau mà phân chia thành các cấp đất khác nhau. Thông thường một bảng cấp đất gồm từ 5 tới 8 cấp. Dựa vào bảng cấp đất ta có thể xác định một lâm phần nào đó ở một cấp tuổi nhất định sẽ thuộc cấp đất nào trên cơ sở xác định các nhân tố về chiều cao của lâm phần hoặc chiều cao cây trội (thường đo 10% số cây lớn nhất lâm phần). Điều đó phản ánh lâm phần xem xét sinh trưởng trong điều kiện lập địa tốt hay xấu. Vũ Đình Phương là người đầu tiên xây dựng bảng cấp đất cho rừng trồng Bồ đề (Styrax tonkinensis) dựa trên mối quan hệ Hdom với tuổi lâm phần (1972). Nguyễn Ngọc Lung (1987) đã xây dựng bảng cấp đất cho rừng Thông ba lá ở Lâm Đồng với 5 cấp đất. 2.3.4. Đánh giá đất đai dựa trên cơ sở lập địa (Site) Phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở Cộng hòa Dân chủ Đức trước kia (nay là Cộng hòa Liên bang Đức). Ngoài ra, ở Ucraina nhà lâm học có uy tín Pogrebnhiac có phân chia lập địa phục vụ công tác trồng rừng và xác định các kiểu rừng. Có rất nhiều định nghĩa về lập địa nhưng có thể hiểu bản chất của khái niệm là “Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố của ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây cối”. Lập địa theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần: Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và lập địa theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần: Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thế giới động thực vật. Phương pháp này nghiên cứư mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, giữa các thành phần tự nhiên với cây trồng trong một không gian nhất định và được cụ thể hóa trên bản đồ. Đại diện cho cách làm này có Krauss (1935, 1954), Kopp (1965, 1969), và W. Schwaneeker (1965, 1974). Phương pháp này đã được thử nghiệm áp dụng ở tỉnh Quảng Ninh nước ta phục vụ công tác trồng rừng Thông nhựa (1969). Ở Liên xô cũ lập địa được gọi là điều kiện nơi sinh trưởng, nghĩa là tác động tổng hợp của các yếu tố ngoại cảnh hình thành nên các kiểu rừng nhất định và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của thực vật rừng. Những yếu tố xác định lập địa có nhiều nét tương đồng với các yếu tố xác định đơn vị đất đai. Đơn vị cơ bản của hệ thống phân loại lập địa là dạng lập địa và nhóm dạng lập địa. Đó cũng là đơn vị cơ bản để đánh giá đất đai hoặc xác định các loài cây trồng 28 phù hợp. Các yếu tố chính xác định các dạng lập địa cũng là địa hình (độ dốc, vị trí chân, sườn, đỉnh... ), loại đất, độ dày tầng đất, thực bì, v.v.). Chi tiết nội dung này sẽ được trình bày ở phần sau. Pogrebnhiac (Ucraina) đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và xác định các kiểu rừng dựa trên 2 chỉ tiêu chính là độ phì và độ ẩm của đất. Độ phì được chia làm 4 cấp: Rất xấu (A), xấu (B), trung bình (C), tốt (D). Độ ẩm đất chia làm 6 cấp: Rất khô (0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm (3), ướt (4), lầy (5).Tổng hợp 2 chỉ tiêu trên sẽ có 24 kiểu lập địa (Bảng 1). Việc xác định độ phì có thể dựa vào tác dụng chỉ thị của tầng cây gỗ do chúng có bộ rễ ăn sâu và quan hệ chặt chẽ với độ phì của đất, còn độ ẩm dựa vào lớp thảm tươi do chúng nhạy cảm hơn với sự thay đổi của độ ẩm. Bảng 2.1. Các kiểu lập địa dựa vào độ phì và độ ẩm Độ phì Độ ẩm 0 1 2 3 4 5 A A0 A1 A2 A3 A4 A5 B B0 B1 B2 B3 B4 B5 C C0 C1 C 2 C3 C4 C5 D D0 D1 D2 D3 D4 D5 Lập địa có thể phân chia ở cấp vĩ mô (quốc gia, tỉnh, huyện, v.v.) hoặc vi mô (xã, thôn v.v.). Trong ứng dụng hiện nay, để phục vụ cho các dự án trồng rừng lập địa được phân chia và đánh giá ở cấp vi mô. Một phân loại khác về lập địa được áp dụng ở Liên xô cũ do đặc điểm điều kiện thoát nước kém ở vùng Tây Bắc (vùng Saint Pesterburg) nên lập địa được phân chia dựa trên 3 yếu tố: Đá mẹ hình thành đất, địa hình, chế độ thoát nước (Blaglovidop, Buadop 1958, 1959, Tretop 1977, 1981). Đó là đơn vị cơ bản của lập địa gọi là kiểu lập địa. Trectop trong quá trình nghiên cứu còn bổ sung thêm tiêu chuẩn phân chia lập địa là kiểu mùn vì ông cho rằng kiểu mùn phản ánh quá trình thành và phát triển độ phì đất rừng (1981). Trên cùng một kiểu sinh khí hậu, hệ thống phân loại lập địa được phân chia như sau: ∙ Nhóm lập địa dựa vào điều kiện thoát nước để phân chia; ∙ Nhóm phụ lập địa dựa vào điều kiện thoát nước và đá mẹ hình thành đất; ∙ Kiểu lập địa dựa vào 3 yếu tố trên. Với điều kiện thoát nước tác giả phân chia thành 6 kiểu: ∙ Thoát nước mạnh; 29 ∙ Thoát nước bình thường; ∙ Thoát nước không tốt; ∙ Thoát nước kém; ∙ Tạo thành dòng chảy rất yếu; ∙ Tạo thành dòng chảy yếu; Đá mẹ hình thành dựa trên quan điểm sinh thái cần xem xét các yếu tố là độ dày tầng đất và thành phần cấp hạt. Đỗ Đình Sâm (1990) trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt chế độ khô hạn mùa khô ảnh hưởng mạnh tới sinh trưởng của rừng và hình thành các kiểu rừng khác nhau nên đã đề xuất tiêu chí mức độ khô hạn mùa khô cùng mức độ thoát nước để xác định các nhóm lập địa ở Việt Nam. Mức độ khô hạn được chia làm 4 cấp: Rất khô, khô, ẩm và ẩm thường xuyên dựa trên chế độ nhiệt ẩm, độ cao so mặt biển, đặc điểm đất, địa hình. Các nhóm lập địa đất rừng chính ở Việt Nam theo tác giả phân chia là: ∙ Nhóm lập địa thoát nước mạnh, rất khô hạn; ∙ Nhóm lập địa thoát nước mạnh, khô hạn mùa khô; ∙ Nhóm lập địa thoát nước mạnh, ẩm thường xuyên; ∙ Nhóm lập địa thoát nước, rất khô hạn; ∙ Nhóm lập địa thoát nước, khô hạn; ∙ Nhóm lập địa thoát nước, ẩm thường xuyên; ∙ Nhóm lập địa thoát nước không tốt, rất khô hạn; ∙ Nhóm lập địa thoát nước không tốt, ẩm; ∙ Nhóm lập địa thoát nước yếu, ẩm; ∙ Nhóm lập địa thoát nước yếu, khô hạn; Từ 1991 đến 1995 trong đề tài cấp Nhà nước "Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa", Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế đã xác định hệ thống tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa theo nguyên tắc: ∙ Không sử dụng các yếu tố và tiêu chuẩn phân chia giống nhau trong phân chia lập địa. ∙ Cần xét tới yếu tố chủ đạo trong phân chia. ∙ Các yếu tố lựa chọn cần được xem xét phù hợp và thỏa mãn với mục đích kinh doanh, mức độ thâm canh. Tác giả đề xuất 3 nhóm yếu tố tham gia phân chia lập địa như sau: Nhóm yếu tố thổ nhưỡng: Gồm 3 yếu tố quan trọng là nhóm và loại đất, thành phần cơ giới đất và độ dày tầng đất. Nhóm và loại đất được xác định thông qua bản đồ thổ nhưỡng và điều tra thực địa. Thành phần cơ giới đất được chia ra thành 4 cấp là cát rời, cát pha, thịt và sét. Độ dày tầng đất được xác định cùng với tỷ lệ đá lẫn và kết von và phân chia các cấp độ dày tùy từng đối tượng. 30 Nhóm yếu tố địa hình: Bao gồm 2 yếu tố là vị trí và độ dốc. Yếu tố vị trí được chia ra theo 3 cấp là chân, sườn và đỉnh. Yếu tố độ dốc được phân chia tùy từng điều kiện cụ thể. Nhóm yếu tố chế độ thoát nước và ngập nước: Gồm 2 yếu tố là chế độ thoát nước và chế độ ngập nước. Với chế độ thoát nước, 4 cấp để đánh giá là thoát nước mạnh, thoát nước trung bình, thoát nước yếu và thoát nước rất yếu. Đối với yếu tố chế độ ngập nước thì các cấp phân chia phụ thuộc vào đối tượng và`điều kiện thực tế. Nhóm yếu tố chế độ thoát và ngập nước có ý nghĩa sinh thái cho nhiều vùng như đất chua phèn, đất dưới rừng khộp, một số vùng ở Đông Nam Bộ, vùng ven biển. Năm 1996, Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành điều tra khảo sát vùng dự án Việt - Đức (KfW1) tại Bắc Giang và Lạng Sơn và đề xuất phương pháp ứng dụng điều tra lập địa phục vụ cho trồng rừng. Phương pháp này đã được sử dụng và được đánh giá có hiệu quả tại các dự án trồng rừng Quốc tế ở Việt Nam như: Dự án trồng rừng KfW2 (Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị), dự án khu vực Lâm nghiệp ADB (Phú Yên - Gia Lai - Quảng Trị - Thanh Hóa), dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (Sơn La - Lai Châu), dự án trồng rừng KfW3 (Lạng Sơn - Bắc Giang - Quảng Ninh), v.v. Các yếu tố chủ đạo được xác định là: Loại đất và đá mẹ, độ dốc, độ dày tầng đất, thực bì chỉ thị để phân chia lập địa. Điều tra lập địa là bước đi trước thiết kế trồng rừng và phải được tiến hành trên toàn bộ diện tích dành cho Lâm nghiệp sau khi quy hoạch sử dụng đất thôn bản được xác lập, loài cây trồng được xác định phù hợp đến từng chủ hộ hoặc nhóm hộ tham gia dự án. Từ 1998 đến 2000 trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên” Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm và cộng sự đã nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn các yếu tố chủ đạo cho mỗi vùng cụ thể. Tuy nhiên việc ứng dụng phương pháp điều tra lập địa phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng vùng, từng loài cây và yêu cầu của từng dự án. 2.4. NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM 2.4.1. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việc đánh giá tiềm năng sản xuất lâm nghiệp được phân chia thành 4 nhóm đất khác nhau vì những đặc trưng rất khác biệt giữa các nhóm đất, cụ thể là: Nhóm đất vùng đồi núi; nhóm đất cát ven biển; nhóm đất ngập mặn sú vẹt; nhóm đất chua phèn. Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong ấn phẩm “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam” (Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình chủ biên) do Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản năm 2000 và tái bản, bổ sung năm 2001. Vì vậy chúng tôi chỉ tóm tắt những kết quả chủ yếu, đặc biệt là phương pháp trong nghiên cứu. 31 2.4.2. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng đồi núi a) Xác định các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá Lựa chọn các tiêu thức đánh giá tiềm năng sản xuất (TNSX) đất lâm nghiệp vùng đồi núi cần thỏa mãn 2 yêu cầu: Thứ nhất các tiêu chí phải phản ánh được những đặc điểm chủ yếu của độ phì đất liên quan tới việc đánh giá đất đai và sử dụng đất đai. Thứ hai các tiêu chí có thể thu thập, chẩn đoán trong phạm vi toàn quốc để xử lý thông tin. Dựa trên các tính chất và đặc điểm cơ bản độ phì đất vùng đồi núi đã trình bày, lựa chọn 4 tiêu chí đánh giá TNSX đất lâm nghiệp vùng đồi núi, đó là: Độ dốc, độ dày tầng đất, hàm lượng hữu cơ tầng mặt và thành phần cơ giới đất. - Độ dốc Có liên quan chặt chẽ đến độ phì đất, tới quá trình xói mòn, rửa trôi và các phương thức sử dụng đất, mức độ thuận lợi hay khó khăn trong sử dụng đất. Dựa vào bản đồ địa hình chúng ta có thể dễ dàng xác định được độ đốc. Độ dốc được chia làm 4 cấp: ∙ Cấp 1: Độ dốc dưới 15o; ∙ Cấp 2: Độ dốc từ 15o- 25o; ∙ Cấp 3: Độ dốc từ 25o- 35o; ∙ Cấp 4: Độ dốc trên 35o; - Độ dày tầng đất Là một trong những tiêu thức quan trọng xác định độ phì đất. Các bản đồ thổ nhưỡng đều đã xác định yếu tố này. Độ dày tầng đất được chia thành 3 cấp: ∙ Cấp 1 và 2: Độ dày tầng đất trên l00 cm; ∙ Cấp 3: Độ dày tầng đất từ 50cm - 100cm; ∙ Cấp 4: Độ dày tầng đất dưới 50cm; - Hàm lượng hữu cơ tầng mặt Đây là yếu tố quan trọng phản ánh độ phì đất rừng. Hàm lượng hữu cơ đất rừng biến đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là: Độ cao so với mặt biển, loại đất, thực bì. Do vậy, việc phân cấp hàm lượng chất hữu cơ không thể áp dụng thống nhất cho các loại đất. Dựa vào các tư liệu đã thu thập, nghiên cứu trong nhiều vùng, việc phân cấp hàm lượng chất hữu cơ cần phải khác nhau đối với 4 nhóm đất hoặc loại đất có sự phân biệt rõ nét về hàm lượng chất hữu cơ. Đó là nhóm đất mùn trên núi cao, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất đỏ vàng trên mácma kiềm và trung tính, trên đá vôi, các loại đất feralit còn lại. Các loại và nhóm đất mùn trên núi cao, mùn vàng đỏ trên núi, đất đỏ vàng trên mácma kiềm và trung tính tích lũy hàm lượng chất hữu cơ cao hơn so với các loại đất feralit khác. 32 Qua thực tế điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng đất mùn vàng đỏ trên núi ở những nơi không có rừng với đa số thực bì là cây bụi, cỏ thì hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt thường đạt 3 - 4% hoặc cao hơn, nếu như lượng hữu cơ nhỏ hơn 3% thì đất đã bị thoái hóa. Trên đất nâu đỏ phát triển trên bazan ở các cao nguyên miền Nam, lượng chất hữu cơ giảm tới 3% cũng là những đất bazan thoái hóa, trong khi đó hàm lượng chất hữu cơ đạt 3 - 5% ở các loại đất feralit đai thấp thường là dưới rừng tự nhiên chưa bị phá hoại hoặc là rừng thứ sinh, nhìn chung đất còn khá tốt. Dựa vào các kết quả đó chúng tôi phân cấp lượng chất hữu cơ tầng mặt theo 4 cấp cụ thể như sau: ∙ Cấp 1: Rất giàu mùn thường là nơi còn rừng nguyên sinh ít bị phá hoại, trên các loại đất: - Đất mùn trên núi cao; - Đất mùn vàng đỏ trên núi: ≥ 10%; - Đất feralit trên mácma kiềm và trung tính: ≥ 8%; - Các loại đất khác: ≥ 5%. ∙ Cấp 2: Giàu mùn: - Đất mùn vàng đỏ trên núi: 5 - 10%; - Đất feralit trên mácma kiềm và trung tính: 5 - 8%; - Các loại đất khác: 3 - 5%. ∙ Cấp 3: Mùn trung bình: - Đất mùn vàng đỏ trên núi: 3 - 5%; - Đất feralit trên mácma kiềm và trung tính: 3 - 5%; - Các loại đất khác: 2 - 3%. ∙ Cấp 4: Nghèo mùn. - Đất mùn vàng đỏ trên núi: < 3%; - Đất feralit trên mácma kiềm và trung tính: < 3%; - Các loại đất khác: < 2%. Tổng hợp tư liệu phân tích đã có về hàm lượng hữu cơ trên các loại đất, các loại hình thực bì khác nhau trên các vùng kinh tế lâm nghiệp để phân cấp. Dựa vào bản đồ đất (nhóm đất), thành phần cơ giới đất và loại hình thực bì (Rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trảng cỏ, cây bụi, v.v.) để suy diễn các cấp hữu cơ khác nhau khi đoán đọc trên các bản đồ. - Thành phần cơ giới đất Đây là yếu tố có quan hệ chặt với độ phì đất và có thể dựa vào bản đồ đất để phân cấp, theo tư liệu bản đồ đất thành phần cơ giới đất được chia làm 3 cấp: Đất cát, đất thịt và đất sét, v.v. 33 Vì vậy chúng tôi phân cấp thành phần cơ giới như sau: ∙ Cấp 1 và 2: Đất thịt; ∙ Cấp 2: Đất sét; ∙ Cấp 3: Đất cát. b) Tổng hợp tiêu chí và kết quả đánh giá Bốn yếu tố trên được phân cấp, cho điểm và đánh giá riêng biệt từng yếu tố. Điểm từng yếu tố được xác định tương ứng với từng cấp. Điểm 1 tương ứng cấp 1, điểm 2 tương ứng với cấp 2, v.v. Tuy nhiên trên thực tiễn, ở trên một mảnh đất nhất định nào đó các yếu tố trên thể hiện với các cấp khác nhau. Do vậy cần phải tổng hợp đánh giá chung tiềm năng sản xuất của đất khi 4 yếu tố cùng tác động với mức độ phân cấp khác nhau. Dựa vào phương pháp cho điểm như trên, chúng tôi lấy trị số giữa tổ để phân cấp: 1,5 - 2,5 - 3,5. Tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp được phân thành 4 cấp: ∙ Cấp I: Đất ít có yếu tố hạn chế trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của đất còn cao, điểm trung bình là 1,5. ∙ Cấp II: Đất có một số yếu tố hạn chế trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của đất còn khá, điểm trung bình là từ 1,51 - 2,5. ∙ Cấp III: Đất có một số yếu tố hạn chế đáng kể trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của đất trung bình, điểm trung bình là từ 2,51 - 3,5. ∙ Cấp IV: Đất có nhiều yếu tố hạn chế trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của đất thấp, điểm trung bình trên 3,5. Trong quá trình đánh giá 4 yếu tố, mặc dù không chọn yếu tố chủ đạo nhưng chúng tôi cũng quan tâm tới 2 yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn tới độ phì đất và tiềm năng sử dụng đất đó là: Độ đày tầng đất và thành phần cơ giới của đất. Nếu như ở một diện tích đất đồng thời xuất hiện cấp 4 của hai yếu tố này thì phần đánh giá tổng hợp sẽ hạ đi 1 cấp. Dựa trên phương pháp đã nêu và số liệu về đất lâm nghiệp (Đất có rừng và đất không có rừng) năm 1993 - 1994, kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp các vùng theo 4 tiêu chí và tổng hợp các tiêu chí với nhau xác định TNSX đất lâm nghiệp vùng đồi núi theo 7 vùng: Tây Bắc, Trung tâm, Đông Bắc, Khu IV cũ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như sau:. Bảng 2.2. Tổng hợp TNSX đất lâm nghiệp vùng Tây Bắc Các tiêu chí Tiềm năng sản xuất (%) Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Độ dốc 0,4 2,1 0,6 4,4 2,2 17,4 14,5 58,4 Độ dày tầng đất 3,9 22,9 9,5 38,5 4,2 20,8 TPCG 5,7 37,5 2,1 4,8 9,9 37,2 Hàm lượng hữu cơ 4,4 1,9 8,4 34,9 3,2 19,9 1,9 25,4 Đánh giá tổng hợp 1,5 2,0 2,3 13,7 10,9 52,3 3,1 14,1 34 Bảng 2.3. Tổng hợp TNSX đất lâm nghiệp vùng Trung tâm Các tiêu chí Tiềm năng sản xuất (%) Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Độ dốc 4,1 3,3 7,2 8,1 15,2 16,9 18,4 28,3 Độ dày tầng đất 16,0 26,6 22,1 21,3 6,9 7,1 TPCG 44,8 52,3 0,2 2,7 0,0 0,0 Hàm lượng hữu cơ 14,6 0,4 22,0 7,0 7,3 31,8 0,01 6,9 Đánh giá tổng hợp 3,0 0,03 40,0 39,5 2,1 15,4 0,0 0,0 Bảng 2.4. Tổng hợp TNSX đất lâm nghiệp vùng Đông Bắc Các tiêu chí Tiềm năng sản xuất (%) Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Độ dốc 2,0 1,9 1,8 1,3 2,3 6,2 29,7 56,3 Độ dày tầng đất 4,0 21,9 10,0 18,4 20,0 25,6 TPCG 13,0 44,0 1,0 3,4 20,0 18,5 Hàm lượng hữu cơ 6,0 2,8 18,5 6,4 - - 9,5 57,3 Đánh giá tổng hợp 0,0 0,0 5,3 10,2 18,3 29,1 9,3 7,4 Bảng 2.5. Tổng hợp TNSX đất lâm nghiệp vùng Khu IV cũ Các tiêu chí Tiềm năng sản xuất (%) Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Độ dốc 2,1 9,7 14,1 14,4 29,6 15,9 11,4 2,7 Độ dày tầng đất 7,9 6,0 33,3 21,4 16,0 15,4 TPCG 21,0 30,3 8,1 21,4 7,9 4,1 Hàm lượng hữu cơ 8,9 0,2 26,9 4,1 16,7 20,7 4,2 18,3 Đánh giá tổng hợp 0.08 0,03 21,7 17,4 34,8 22,1 0,6 3,3 Bảng 2.6. Tổng hợp TNSX đất lâm nghiệp vùng Duyên hải miền Trung Các tiêu chí Tiềm năng sản xuất (%) Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Độ dốc 11,5 23,2 6,3 5,3 1,7 1,4 34,0 10,6 Độ dày tầng đất 14,5 23,5 - - 18,2 6,4 21,8 15,6 TPCG 2,8 5,2 - - 48,9 35,1 2,0 6,0 Hàm lượng hữu cơ 0,9 0,0 6,2 0,4 18,0 1,6 29,3 44,2 Đánh giá tổng hợp 0,0 0,0 10,1 21,3 20,3 5,7 23,3 19,3 35 Bảng 2.7 Tổng hợp TNSX đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên Các tiêu chí Tiềm năng sản xuất (%) Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Độ dốc 9,9 5,9 7,9 39,0 33,4 11,3 22,3 6,3 Độ dày tầng đất 39,0 8,2 - - 5,5 4,3 28,6 14,4 TPCG 4,8 9,1 - - 49,1 14,6 19,5 3,0 Hàm lượng hữu cơ 26,5 3,5 31,9 4,2 14,4 11,7 0,9 6,9 Đánh giá tổng hợp 1,2 1,6 33,1 6,9 39,1 18,4 - - Bảng 2.8 Tổng hợp TNSX đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ Các tiêu chí Tiềm năng sản xuất (%) Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Có rừng Đất trống Độ dốc 41,0 79,0 21,7 2,3 6,4 2,5 12,9 5,4 Độ dày tầng đất 54,3 7,9 - - 15,2 1,8 12,5 8,3 TPCG 19,7 3,7 - - 56,1 13,3 6,1 1,0 Hàm lượng hữu cơ - 2,5 46,7 4,3 29,4 10,2 4,2 2,7 Đánh giá tổng hợp 7,7 2,5 51,6 5,8 22,5 9,4 - 0,4 2.4.3. Đánh giá tiềm năng sản xuất vùng đất cát ven biển a) Xác định các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá Việc đánh giá TNSX vùng đất cát ven biển có nhiều khó khăn vì các tính chất đất đai tương đối đồng đều (ví dụ độ dốc, cấp hạt cơ giới, độ dày lớp đất, hàm lượng hữu cơ, v.v.) nên không thể áp dụng các tiêu chí đã lựa chọn ở đất vùng đồi núi áp dụng cho đất cát. Quá trình nghiên cứu đặc điểm đất cát ven biển, mối quan hệ đất cát với sinh trưởng cây trồng và quá trình sử dụng đất cát cho phép có thể lựa chọn những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá TNSX đất cát ven biển. Các tiêu thức chủ yếu lựa chọn là: 1. Loại đất Có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng đất theo hướng ưu tiên cho lâm nghiệp hay nông nghiệp hoặc nông - lâm kết hợp, một phương thức sử dụng đất phổ biến có hiệu quả và bền vững trên đất cát. Về mặt phát sinh và điều kiện hình thành có thể phân ra làm 2 nhóm lớn đất cát ven biển: ∙ Cồn cát: Di động hoặc cố định; ∙ Đất cát biển cố định. 36 Tiếp theo có thể phân chia thành nhiều loại đất cát: Đất cát đỏ, đất cát trắng, đất cát vàng, đất cát bị glây, v.v. trong đó đáng chú ý đất cát đỏ có độ phì khá hơn cả, tiếp theo đó là đất cát vàng và cuối cùng là đất cát trắng có độ phì kém nhất. 2. Độ che phủ thực vật hoặc các nhóm thực vật tự nhiên chỉ thị Các nhóm thực vật tự nhiên chỉ thị đặc điểm của đất thường gặp trên vùng đất cát biển là: Rau muống biển (Ipomca biloba) hoặc cỏ Lông chông (Spinifex littoreus) mọc rải rác, thường phân bố trên đất cát mới bồi ven biển, đất có độ phì khá, thích hợp sử dụng trong lâm nghiệp. Các loại cỏ tự nhiên hoặc cây bụi chịu hạn cố định cồn cát di động thường gặp là cỏ Quăn đỏ (Funbystylis Sphathaceae); cỏ Quăn xanh (Funbystylis Sericeae); các cây bụi chịu hạn như Trâm (Eugenia sp); Me đất (Desmodirum ovalium); cây Nắp ấm (Nepenthes annamensis); Cây gió (Vitis pentagona). Các loại cỏ mọc trên đất cát biển cố định, nghèo dinh dưỡng: Cỏ Rười (Scirpus Junciformis); cỏ Đuôi phụng (Eragotis sp); cỏ Lá (Ischacmum aristatum); Cỏ Thơm (Cymbopogun caesius). 3. Mức độ thoát nước hoặc độ sâu mực nước ngầm Nhiều vùng đất cát thoát nước kém, dễ bị glây, độ sâu mức nước ngầm nông nên hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, cần phải cải tạo đất để thoát nước hoặc tìm những loại cây có thể chịu úng được. Vùng đất cát này thường ở sâu trong nội địa, xa biển nên còn gọi là cát nội đồng. Nên phân chia mức độ thoát nước nói chung thành 3 mức: ∙ Thoát nước tốt; ∙ Thoát nước kém; ∙ Thoát nước rất kém. Về độ sâu mức nước ngầm có thể chia làm 3 cấp: ∙ Từ 0 - 30 cm xuất hiện mức nước ngầm nông, đất thoát nước rất kém; ∙ Từ 31 - 60 cm xuất hiện mức nước ngầm trung bình, đất thoát nước kém; ∙ Từ 60 cm trở lên xuất hiện mực nước ngầm sâu, đất thoát nước tốt. 4. Khoảng cách gần hay xa bờ biển Tiêu chí này cần tham khảo thêm để đánh giá TNSX của đất cát sử dụng trong lâm nghiệp. Tuy nhiên có thể chia làm 4 khoảng cách: ∙ Dưới 100 m; ∙ Từ 100 - 200 m; ∙ Từ 200 - 500 m; ∙ Trên 500 m. 37 Nhìn chung càng xa bờ biển, độ phì tự nhiên của đất cát càng cao hơn, sinh trưởng của phi lao khá hơn. b) Tổng hợp tiêu chí và kết quả đánh giá Dựa trên các tiêu chí xác định cho đánh giá đất cát ven biển, dưới đây là đánh giá sơ bộ TNSX của đất cát ven biển sử dụng trong lâm nghiệp cho 3 đối tượng đất cát chính là: Đất cát và cồn cát ven biển; đất cát và cồn cát vàng và đất cát và cồn cát trắng. Tiềm năng sản xuất của đất cát được đánh giá theo 3 mức: Cấp I: Tiềm năng cao; Cấp II: Tiềm năng trung bình và Cấp III: Tiềm năng hạn chế. Bảng 2.9. Tổng hợp TNSX đất cát và cồn cát đỏ Cấp I Cấp II Cấp III Đất cát và cồn cát cố định Đất cát và cồn cát di động ít và TB Đất cát và cồn cát di động mạnh Đất cát và cồn cát thoát nước tốt Đất cát thoát nước kém Đất cát thoát nước rất kém, có thời gian ngắn bị đọng nước Đất cát mới bồi nằm sát biển Đất cát nằm ở vị trí trung gian Đất cát nằm xa bờ biển, cát nội đồng Bảng 2.10. Tổng hợp TNSX đất cát và cồn cát vàng Cấp I Cấp II Cấp III Đất cát và cồn cát cố định Đất cát và cồn cát di động ít và TB Đất cát và cồn cát di động mạnh Đất cát và cồn cát thoát nước tốt Đất cát thoát nước kém Đất cát thoát nước rất kém, có thời gian ngắn bị đọng nước Đất cát mới bồi nằm sát biển Đất cát nằm ở vị trí trung gian Đất cát nằm xa bờ biển, cát nội đồng Bảng 2.11. Tổng hợp TNSX đất cát và cồn cát trắng Cấp I Cấp II Cấp III Đất cát và cồn cát cố định Đất cát và cồn cát di động ít và TB Đất cát và cồn cát di động mạnh Đất cát và cồn cát thoát nước tốt Đất cát thoát nước kém Đất cát thoát nước rất kém, có thời gian ngắn bị đọng nước Đất cát mới bồi nằm sát biển Đất cát nằm ở vị trí trung gian Đất cát nằm xa bờ biển, cát nội đồng 2.4.4. Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất ngập mặn vùng ĐBSCL a) Lựa chọn các tiêu chí đánh giá Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ các yếu tố về đất, thủy triều, địa mạo với sinh trưởng các rừng trồng và sự phân bố các loại rừng ngập mặn khác nhau, chúng tôi đã đề xuất lựa chọn 4 tiêu chí để đánh giá TNSX của đất ngập mặn như sau: 38 1. Loại đất và thành phần cơ giới đất Chủ yếu dựa vào thành phần cơ giới chia làm 3 cấp: ∙ Cấp 1: Sét pha; rất thích hợp cho rừng ngập mặn phát triển; ∙ Cấp 2: Sét; thích hợp cho rừng ngập mặn phát triển; ∙ Cấp 3: Cát và cát pha; hạn chế rừng ngập mặn phát triển. 2. Độ thành thục của đất: Chia làm 3 cấp: ∙ Cấp 1: Sét mềm và sét; rất thuận lợi cho rừng ngập mặn phát triển; ∙ Cấp 2: Dạng bùn, thuận lợi cho rừng ngập mặn phát triển; ∙ Cấp 3: Đất rắn chắc, hạn chế sinh trưởng rừng ngập mặn. 3. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất Hàm lượng chất hữu cơ trong đất (Lớp mặt 0 - 20 cm) chia làm 3 cấp: ∙ Cấp 1: Đất có hàm lượng chất hữu cơ từ 3 - 8%; rất thuận lợi; ∙ Cấp 2: Đất có hàm lượng chất hữu cơ từ 8 - 15%; thuận lợi; ∙ Cấp 3: Đất có hàm lượng chất hữu cơ cao và rất cao, trên 15% hoặc quá thấp, dưới 3%; hạn chế. 4. Chế độ ngập nước triều: Phân thành 3 cấp: ∙ Cấp 1: Đất ngập triều trung bình từ 10 - 15 ngày trong tháng; rất thuận lợi ∙ Cấp 2: Đất ngập triều trung bình từ 21 - 25 ngày trong tháng; thuận lợi ∙ Cấp 3: Đất ngập triều ít hơn 10 ngày hoặc liên tục trên 25 ngày/tháng; b) Tổng hợp tiêu chí và kết quả đánh giá Dựa trên các dữ liệu đã có và các tiêu chí phân cấp đã xác định tiềm năng sản xuất của đất rừng ngập mặn Sú vẹt vùng ĐBSCL. TNSX đất ngập mặn Sú vẹt được đánh giá theo 3 cấp sau: ∙ Cấp I: Tiềm năng cao; ∙ Cấp II: Tiềm năng trung bình; ∙ Cấp III: Tiềm năng hạn chế. Tổng hợp kết quả đánh giá TNSX đất ngập mặn Sú vẹt vùng ĐBSCL cho các cấp tiềm năng trong Bảng 2.12: Bảng 2.12. Tổng hợp TNSX đất ngập mặn vùng ĐBSCL Vùng/Tỉnh Tiềm năng sản xuất (%) Cấp I Cấp II Cấp II Toàn vùng ĐBSCL 9,0 50,0 41,0 1. Cà Mau và Bạc Liêu 12,1 65,7 22,2 2. Bến Tre 0,0 0,0 100,0 3. Kiên Giang 0,0 12,5 87,5 4. Trà Vinh 0,0 0,0 100,0 5. Sóc Trăng 0,0 0,0 100,0 6. Tiền Giang 0,0 0,0 75,0 39 2.4.5. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất chua phèn vùng ĐBSCL a) Lựa chọn các tiêu chí đánh giá Các tiêu chí lựa chọn đánh giá đất chua phèn vùng ĐBSCL bao gồm 4 tiêu chí là: Loại đất, hàm lượng hữu cơ, chế độ ngập nước và khả năng cấp nước ngọt rửa phèn. 1. Loại đất: Tùy đặc điểm loại đất phèn chia 3 cấp: ∙ Cấp 1: Rất thuận lợi trong sử dụng ∙ Cấp 2: Thuận lợi trong sử dụng, chủ yếu là đất than bùn, phèn và đất phèn hoạt động nông; ∙ Cấp 3: Hạn chế trong sử dụng, chủ yếu là đất phèn hoạt động, nông, bị nhiễm mặn. 2. Hàm lượng hữu cơ: Phân ra 3 cấp sau: ∙ Cấp 1: Hàm lượng hữu cơ dưới 8%; ∙ Cấp 2: Hàm lượng hữu cơ từ 8 - 15%; ∙ Cấp 3: Hàm lượng hữu cơ trên 15%. 3. Chế độ ngập nước: Phân chia ra ba cấp: ∙ Cấp 1: Ngập nước nông dưới 60 cm; ∙ Cấp 2: Ngập nước sâu 60 - 100 cm; ∙ Cấp 3: Ngập nước trên 100 cm. 4. Khả năng cấp nước ngọt rửa phèn: Gồm 3 cấp: ∙ Cấp 1: Thuận lợi, nước tưới tự chảy 9 tháng trong năm, nguồn nước phong phú trong kênh rạch; ∙ Cấp 2: Có khó khăn, có nước tưới nhưng thiếu các kênh trục chính và kênh rạch nội đồng để dẫn nước; ∙ Cấp 3: Rất khó khăn: Rất khó dẫn nước tưới vì quá xa nguồn nước ngọt. b) Tổng hợp tiêu chí và kết quả đánh giá Trên cơ sở 4 tiêu chí đề xuất, TNSX của đất chua phèn trong lâm nghiệp ở các tỉnh vùng ĐBSCL được đánh giá. TNSX của đất chua phèn được đánh giá theo 3 cấp: ∙ Cấp I: Tiềm năng cao; ∙ Cấp II: Tiềm năng trung bình; ∙ Cấp III: Tiềm năng hạn chế. Tổng hợp kết quả đánh giá TNSX đất chua phèn trong lâm nghiệp ở ĐBSCL trong Bảng 2.13: 40 Bảng 2.13. Tổng hợp TNSX đất chua phèn vùng ĐBSCL Vùng/Tỉnh Diện tích đất phèn Tiềm năng sản xuất (%) Ha % Cấp I Cấp II Cấp III ĐBSCL 334 568 100 0,5 47,0 52,5 1. Kiên Giang 109 069 32,6 0,0 51,4 48,8 2. Minh Hải* 81 735 24,4 2,0 48,9 49,1 3. Long An 31 784 9,5 0,0 47,6 52,4 4. Đồng Tháp 30 278 9,0 0,0 25,0 75,0 5. Cần Thơ 24 129 7,2 0,0 31,3 68,8 6. An Giang 22 751 6,8 0,0 26,7 73,3 7. Vĩnh Long 12 111 3,6 0,0 62,5 37,5 8. Sóc Trăng 9 033 2,7 0,0 66,7 33,3 9. Tiền Giang 6 056 1,8 0,0 75,0 25,0 10. Trà Vinh 3 011 0,9 0,0 100,0 0,0 11. Bến Tre 3 011 0,9 0,0 100,0 0,0 Ghi chú: * Tỉnh Minh Hải nay gồm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. 2.4.6. Tổng hợp đánh giá TNSX đất lâm nghiệp Trên cơ sở kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp ở các vùng, tổng hợp kết quả đánh giá trong Bảng 2.14: Bảng 2.14. Tổng hợp đánh giá TNSX đất lâm nghiệp theo các vùng Vùng Các cấp TNSX (Tính theo % diện tích đất lâm nghiệp) Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Tổng số Có rừng Không có rừng Tổng số Có rừng Không có rừng Tổng số Có rừng Không có rừng Tổng số Có rừng Không có rừng 1. Tây Bắc 3,5 1,5 2,0 16,0 2,3 13,7 63,2 10, 9 52,3 17,2 3,1 14,1 2. Trung tâm 3,0 3,0 - 79,5 4,0 39,5 17,5 2,1 15,4 0, - - 3. Đông Bắc 0 - - 15,5 5,3 10,2 67,7 18,3 29,1 16,7 9,3 7,4 4. Khu IV cũ 0,11 0,08 0,03 39,1 21,7 17,4 56.9 34,8 22,1 3,9 0,6 3,3 5. DHMT 0 - - 31,4 10,1 21,3 26.0 20,3 5,7 42,6 23,3 19,3 6. Tây Nguyên 2,8 1,2 1,6 39,2 33,1 6,1 57.5 39,1 18,4 0,54 - 0,53 7. Đông Nam Bộ 10,2 7,7 2,5 57,4 51,6 5,8 31,9 22,5 9,4 0,4 - 0,4 8. ĐBSCL 3,7 - - 48,2 - - 48,2 - - - - - Ghi chú: ĐBSCL đánh giá theo 3 cấp: TNSX cao (Cấp I); TNSX trung bình (Cấp II); TNSX hạn chế (Cấp III). 41 Dựa trên kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp theo 8 vùng sinh thái nông nghiệp, có thể đưa ra một số đánh giá như sau: Nếu coi đất đai thuộc cấp I và II là những đất có độ phì cao và khá, yếu tố hạn chế trong sử dụng ít và nhìn chung thuận lợi trong sử dụng đất thì sắp xếp theo thứ tự các vùng là: (i) Trung tâm - 82%; (ii) Đông Nam Bộ - 67%, (iii) Tây Nguyên - 42%; (iv) Khu IV cũ - 39%, (v) DHMT (31%), (vi) Tây Bắc (20%) và (vii) Đông Bắc (16%). Nếu xét tới cấp IV là cấp có độ phì kém, yếu tố hạn chế trong sử dụng lớn thì 3 vùng có tỷ lệ diện tích đáng kể là DHMT (43%), tiếp đến là Tây Bắc và Đông Bắc có tỷ lệ gần như nhau (17%). Các vùng còn lại có diện tích nhỏ, đặc biệt là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng Trung tâm, hầu như không đáng kể. Đối với đất có rừng cấp I và II phân bố ở các vùng như sau: vùng Đông Nam Bộ (67%), tiếp theo là vùng Trung tâm (43%), vùng Tây Nguyên (34%), Khu IV cũ (22%), các vùng còn lại diện tích không đáng kể. Đất không có rừng đa phần phân bố ở cấp III và IV trong đó đáng chú ý là cấp III. Tây Bắc chiếm tỷ lệ diện tích trong đất lâm nghiệp lớn nhất (52%), sau đó là các vùng Đông Bắc, Khu IV và Tây Nguyên, còn cấp IV vùng Duyên hải miền Trung chiếm tỷ lệ diện tích lớn (19,3%), sau đó là Tây Bắc (14%). Đất không có rừng ở cấp II với độ phì tiềm tàng khá và yếu tố hạn chế trong sử dụng không lớn thì vùng Trung tâm chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (40%). Tóm lại có thể nêu một số nhận định sau: Các vùng Trung tâm, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 3 vùng có tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp cao nhất thuộc cấp I. Mỗi vùng có những ưu thế đặc biệt riêng: vùng Trung tâm có tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp thuộc cấp I và II lớn nhất trong toàn quốc, tầng đất nhìn chung dày, lượng chất hữu cơ trong đất khá và thành phần cơ giới với đất thịt chiếm ưu thế tuyệt đối, đất không có rừng chiếm diện tích khá lớn ở cấp II, phần hạn chế đáng quan tâm là có độ dốc lớn nhưng nằm trong phạm vi hoạt động bình thường của ngành lâm nghiệp. Vùng Đông Nam Bộ có ưu điểm nổi bật là độ dốc thấp, độ dày tầng đất nhìn chung còn khá, đất có rừng hơn một nửa diện tích nằm trong cấp II, diện tích đất xám chiếm khá lớn, mực nước ngầm thấp là điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng lâm nghiệp phát triển. Vùng Tây Nguyên thường được đề cập tới là vùng đất đai "tốt nhất" trong cả nước, nhưng thực tế xem xét trên 4 yếu tố đã nêu thì Tây Nguyên đứng ở vị trí thứ 3 sau vùng Trung tâm và Đông Nam Bộ. Diện tích đất có rừng phân bố chủ yếu ở cấp II và III với tỷ lệ xấp xỉ nhau (33 - 39%). Diện tích đất không có rừng chủ yếu nằm ở cấp III (18,4%). Tuy nhiên, với đặc điểm đa dạng của yếu tố khí hậu Tây Nguyên, với đất bazan màu mỡ nên rừng lá rộng thường xanh có trữ lượng cao (500m3/ha/năm), đường kính cây thành thục công nghệ lớn (> 60cm), rừng Thông ba lá có trữ lượng và lượng tăng trưởng khá cao (10 - 12m3/ha/năm), tiềm năng sản xuất của đất khá cao. Vùng rừng Khộp có địa hình rất bằng phẳng nhưng có khó khăn nhất định, đất bazan thoái hóa nên gây trồng rừng cũng không hoàn toàn thuận lợi, năng suất rừng trồng thấp, kể cả các loài cây mọc nhanh. 42 Vùng khu IV cũ so với vùng Tây Nguyên có các giá trị phân cấp gần như tương đương nhau ở các cấp I, II và III kể cả đất có rừng và không có rừng và có thể xếp vào vị trí thứ hai sau nhóm I của 3 vùng: Trung tâm, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Vùng Tây Bắc thường được cho là vùng đất bị thoái hóa mạnh do độ dốc cao, độ che phủ rừng rất thấp, xói mòn mạnh, khí hậu khô hạn hơn nhưng khi phân tích các yếu tố độ dày, lượng hữu cơ trong đất thì không hoàn toàn thấp, có một số loại đất với độ phì cao phát triển trên đá vôi, đá mácma kiềm, trên phiến sa thạch tím. Tổng hợp lại, Tây Bắc có thể xếp trên vùng Duyên hải miền Trung và cả vùng Đông Bắc. Vì vậy cần phải nhìn lại tiềm năng sản xuất đất của vùng Tây Bắc. Vùng Đông Bắc thực ra không được thuận lợi như các vùng đã kể trên do yếu tố hạn chế lớn về độ dốc (80%), độ dày tầng đất và hàm lượng hữu cơ nhưng so với vùng Duyên hải miền Trung thì tỷ lệ đất ở cấp IV thấp hơn nhiều (17% so với 43%) và có thể xếp Duyên hải miền Trung ở mức cuối cùng vì có nhiều khó khăn trong sử dụng và độ phì đất kém hơn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có đặc thù riêng, đặc biệt trong phân hạng, đánh giá tiềm năng sản xuất đất ngập mặn và chua phèn trong đó thấy rằng: Hơn một nửa diện tích đất lâm nghiệp thích hợp trong sử dụng, độ phì khá ít yếu tố hạn chế, còn một nửa diện tích trong sử dụng bị hạn chế cần có đầu tư thỏa đáng. Các mô hình sử dụng đất theo hướng Nông - Ngư kết hợp hoặc Nông - Lâm - Ngư kết hợp cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá TNSX đất, mới phát huy được hiệu quả kinh tế và đảm bảo bền vững môi trường. 2.5. PHÂN HẠNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Các nghiên cứu phân hạng đất lâm nghiệp thực hiện chủ yếu đối với một số cây trồng quan trọng và có ý nghĩa đối với thực tiễn sản xuất. Đó là các rừng trồng Bồ đề cung cấp nguyên liệu giấy được gây trồng mạnh ở vùng Trung tâm vào những năm 1960 - 1970, rừng trồng Thông nhựa gây trồng phổ biến trên đất trống đồi núi trọc trong toàn quốc, rừng trồng Thông ba lá và một số rừng cây đặc sản như Hồi, Quế, v.v. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về phân hạng đất trồng một số loài cây: Bồ đề, Thông nhựa, Thông ba lá và Quế. 2.5.1. Phân hạng đất trồng rừng Bồ đề Hoàng Xuân Tý (1997) tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh trưởng rừng Bồ đề (Styrax tonkinensis) tự nhiên, rừng trồng với các yếu tố lập địa và kiều kiện gây trồng. Tác giả đã đề xuất tiêu chuẩn đất trồng Bồ đề và phân hạng đất trồng Bồ đề. a) Tiêu chuẩn về đất trồng Dựa trên kiết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 3 tiêu chuẩn quan trọng để xác định trồng rừng Bồ đề phù hợp, đó là loại đất, độ dày tầng đất, độ thoái hóa đất và thực bì chỉ thị. 43 1. Loại đất Bồ đề có thể trồng trên nhiều loại đất feralit vùng đồi và núi thấp của miền Bắc, trừ đá vôi, đất kém thoát nước hoặc mỏng lớp, xương xẩu. Tuy nhiên Bồ đề là cây ưa ẩm, đất tầng dày. Đất trên đá cát, granit thô cho đất nhẹ, hoặc các đá phiến mỏng lớp đều ít thích hợp. Tốt nhất đối với Bồ đề là đất nặng, tầng dày trên đá nai, micasit, fylit hoặc đá phiến, mácma tầng dày. 2. Độ dày Nên trồng trên đất có tầng dày trên 100cm (Tính đến tầng kết cứng mà rễ khó xuyên qua); riêng nơi đất và rừng còn rất tốt có thể hạ xuống 50cm. 3. Độ thoái hóa đất và thực bì chỉ thị Trong sản xuất lâm nghiệp cũng như quy hoạch không thể dùng các chỉ số chặt chẽ về lý hóa tính đất để chọn cho đất Bồ đề. Vì vậy, tác giả thấy chỉ nên sử dụng độ thoái hóa đất lấy thực bì làm chỉ thị để xác định tiêu chuẩn thì chính xác hơn. Đối với trình độ canh tác của ta hiện nay và yêu cầu đất khá khắt khe của Bồ đề, chỉ nên trồng trên các đất có lý tính, chế độ nước tốt, mùn đạm cao, nghĩa là những đất rừng thoái hóa nhẹ và trung bình, tương ứng với các thảm thực bì chỉ thị sau: Rừng gỗ khai thác kiệt, rừng gỗ pha giang nứa, rừng giang nứa tép, trảng nứa tép xen Chè vè và hoặc Chít, Chè vè sinh lực còn tốt. Các đất có thực vật thoái hóa hơn không nên trồng vì sản lượng thấp và giá thành rất cao. Để sử dụng dễ dàng trong công tác quy hoạch, thiết kế và định hướng tác động, tác giả đã tiến đến xây dựng Bảng phân hạng đất trồng rừng Bồ đề. b) Phân hạng đất trồng Phân hạng đất là giai đoạn tiếp theo của phân loại phát sinh và nhằm áp dụng cho từng nhóm cây cụ thể. Nó không những thừa kế được các ưu điểm của phân loại đất mà còn gắn liền được với cây trồng. Bảng phân hạng đất trồng rừng Bồ đề nhằm đạt 4 mục tiêu sau đây: ∙ Phản ánh được độ màu mỡ hiện tại của đất; ∙ Phản ánh được cơ cấu cây trồng và sản lượng; ∙ Phản ánh được biện pháp kỹ thuật và giá thành. ∙ Đơn giản dễ áp dụng trong điều kiện rừng núi của lâm nghiệp. Muốn đạt 4 yêu cầu trên trước hết phải chọn đúng các yếu tố chủ đạo để làm tiêu chuẩn. Đối với đất nông nghiệp thì pH, độ no kiềm, lượng lân dễ tiêu, v.v. thường có ý nghĩa rất lớn. Ngược lại đối với Bồ đề và nhiều cây rừng khác yếu tố chủ đạo thường thuộc về lý tính đất, chế độ nước và hàm lượng chất hữu cơ. Trên cơ sở yêu cầu đất của Bồ đề và tình hình đất đồi núi vùng Trung tâm miền Bắc, bảng phân hạng đất dựa vào hai nhóm nhân tố tổng hợp là “độ dày tầng đất” và “độ thoái hóa của đất” lấy “thực vật làm chỉ thị” được xây dựng. 44 Độ dày tầng đất là một yếu tố tổng hợp phản ánh không gian dinh dưỡng và tổng dự trữ thức ăn, dự trữ nước để điều hòa độ ẩm. Mặt khác, trong đa số trường hợp nó phản ánh cả điều kiện đá mẹ và độ dốc. Ở miền Bắc nếu là đất tầng dày thường rơi vào đá biến chất hoặc mácma trung tính; ngược lại đất tầng mỏng thì đa số là đá cát hoặc mácma chua có độ dốc cao. Mặt khác các thảm thực vật chỉ thị lại là tấm gương phản ánh trung thành độ thoái hóa đất mà không một phương pháp phân tích đất nào có thể thay thế được. Ngoài ra, thảm thực bì tự nhiên còn ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật làm đất, chăm sóc, công cụ lao động và cuối cùng là giá thành kinh tế. Nếu kết hợp cả hai nhóm nhân tố này thì có thể phản ánh được những điều kiện cơ bản nhất để đánh giá một hạng đất rừng trong sản xuất lâm nghiệp. Trong Bảng phân hạng này không đưa độ cao làm tiêu chuẩn, vì chỉ áp dụng cho vùng đồi núi thấp mà sự chênh lệch chưa gây ra những thay đổi khí hậu đáng kể. Còn nhân tố độ dốc được sử dụng để chia ra hạng phụ. Ví dụ, đất hạng IIA có độ dốc dưới 15 độ (150là giới hạn làm việc của đa số máy làm đất lâm nghiệp). Hạng IIB có độ dốc từ 15 - 300; IIC có độ dốc trên 300. Để thấy rõ hơn tính chất các hạng đất và khả năng sản xuất trong lâm nghiệp có thể tóm tắt ghi ở Bảng 2.14, 2.15: Bảng 2.15. Phân hạng đất trồng rừng Bồ đề Các đặc điểm chẩn đoán độ thoái hoá Độ thoái hóa đất rừng Cấp I Đất rừng nguyên trạng và thoái hóa rất nhẹ Cấp II Đất rừng thoái hóa nhẹ Cấp III Đất rừng thoái hóa trung bình Cấp IV Đất rừng thoái hóa khá nặng Cấp V Đất rừng thoái hóa nặng Cấp VI Đất rừng thoái hóa rất nặng A. Đặc điểm phẫu diện để chẩn đoán độ thoái hóa đất rừng Tầng A: Dày trên 15cm. Lớp đất từ 0 đến 10cm: Chứa trên 4% mùn. Đất tơi xốp, độ xốp 55%. Đất nhiều rễ cây, có cấu tượng viên. Thấm nước nhanh trên 3mm /phút. Dung trọng bé hơn 1g/cm3. Có tầng chuyển tiếp AB rõ Tầng A: Dày trên 10cm. Lớp đất từ 0 đến 10cm: Chứa từ 3,5 đến 4% mùn. Đất xốp, độ xốp 50 đến 55%; nhiều rễ, có cấu tượng viên, thấm nước nhanh trên 3mm/phút. Dung trọng 1g/cm3. Có một tầng chuyển tiếp AB Tầng A: Dày trên 10cm. Lớp đất từ 0 đến 10cm: Chứa từ 3 đến 3,5% mùn. Đất xốp vừa, độ xốp 50%. Rễ cây ít hơn, có cấu tượng viên và cục. Độ thấm nước 2mm/phút. Dung trọng 1g/cm3. Có tầng chuyển tiếp AB ít rõ Tầng A: Dày trên 5cm. Lớp đất từ 0 đến 10cm: Chứa 2 đến 3% mùn. Đất chặt, độ xốp kém từ 40 - 50%. Rễ có nhiều, ít rễ cây gỗ, cấu tượng kém, dạng cục và viên. Độ thấm nước 2mm/phút. Tầng chuyển tiếp AB không rõ Tầng A: Mỏng dưới 5cm hoặc không rõ. Lớp đất từ 0 đến 10cm: Chứa 1 đến 2% mùn. Đất chặt, độ xốp 40%. Đất thường không có cấu tượng, khó thấm nước. Dung trọng 1,2g/cm3, tầng chuyển tiếp AB không rõ Tầng A: Thường tầng A không có, lớp đất 0 đến 10cm: Chứa 1% mùn. Đất tầng B thường lộ lên mặt 45 Các đặc điểm chẩn đoán độ thoái hoá Độ thoái hóa đất rừng Cấp I Đất rừng nguyên trạng và thoái hóa rất nhẹ Cấp II Đất rừng thoái hóa nhẹ Cấp III Đất rừng thoái hóa trung bình Cấp IV Đất rừng thoái hóa khá nặng Cấp V Đất rừng thoái hóa nặng Cấp VI Đất rừng thoái hóa rất nặng Tầng B: Đất ít chặt, khô vẫn dễ đào Tầng B: Tương tự đất thoái hóa độ I Tầng B: Chặt, khi khô hơi khó đào Tầng B: Chặt bí, khô khó đào, hay có vệt loang lổ đỏ Tầng B: Chặt bí, khi khô rất khó đào hay có kết von, mảnh đá mẹ thấm sắt Tầng B: Rất rắn chắc, khi khô rất khó đào, thường xuất hiện kết von, mảnh đá mẹ thấm sắt, đá ong ở địa hình thấp Độ ẩm: Đất đủ ẩm quanh năm Độ ẩm: Đất đủ ẩm quanh năm Độ ẩm: Thiếu ẩm từ 1 đến 2 tháng trong năm Độ ẩm: Thiếu ẩm trên 2 tháng trong năm Độ ẩm: Thiếu ẩm từ 2 đến 3 tháng trong năm Độ ẩm: Thiếu ẩm từ 3 đến 5 tháng trong năm B. Các dạng thực bì chỉ thị chủ yếu - Rừng gỗ ít khai thác. - Rừng gỗ pha cây họ Tre (Giang, nứa... ) đường kính trên 4cm. - Rừng Giang nứa đường kính trên 4cm. Vầu và các loại tre khác đường kính trên 6cm. - Rừng gỗ mới bị khai thác kiệt nhưng chưa qua nương rẫy. - Rừng gỗ nhỏ bị khai thác kiệt lâu ngày. - Rừng gỗ thứ sinh mới phục hồi sau rẫy, loài cây Bồ đề, hu, với trám, vạng, lim xanh đường kính (1,3m) dưới 20cm. - Rừng nứa thuần loại đường kính 3 - 4cm (nứa 7). - Rừng nứa tép có sinh lực tốt do rừng nứa lớn vừa bị chặt quá mức. - Trảng cây nhỏ (cao 5 - 6m) mọc rải rác có xen cây bụi mới phục hồi sau rẫy. - Trảng nứa tép đường kính 2 - 3cm, có sinh lực trung bình. - Trảng nứa tép đường kính 2 - 3cm, xen lau chít, chè vè có sinh lực tốt. - Trảng Lau sậy, Chè vè có sinh lực tốt. - Trảng cây bụi (dưới 5m) xen lau, Chè vè, có sinh lực trung bình. - Trảng nứa tép nhỏ dưới 2cm có sinh lực xấu, xen lau, Chè vè, Cỏ tranh. - Trảng lau, Chít, Chè vè sinh lực xấu. - Các trảng Cỏ tranh và Cỏ cao lưu niên có sinh lực trung bình - Trảng cây bụi hạn sinh (Sim, Mua, Lành ngạch, Cỏ tế... ) có sinh lực trung bình. - Trảng Chè vè, Cỏ tranh xen cây hạn sinh có sinh lực yếu. - Trảng cỏ thấp chết theo mùa có sinh lực tốt - Trảng cây hạn sinh mọc rải rác (Sim, Mua, Chổi xể, Cỏ tế... ) có sinh lực xấu và rất xấu. - Trảng cỏ lụng lợn và Cỏ thấp chết theo mùa, mọc rải rỏc, có sinh lực yếu - Đất trơ trụi không có thực vật Độ sâu tầng đất trên 100cm I II III IV V V Từ 50 - 100cm II III III IV V VI Từ 20 - 50cm III III IV V VI VI Dưới 20cm VI VI VI VI 46 2.5.2. Phân hạng đất trồng rừng Thông nhựa Thông nhựa (Pinus merkusii) là loài cây trồng rừng trên diện rộng ở vùng đất trống đồi núi trọc thoái hóa ở nước ta. Do vậy, các nghiên cứu về rừng trồng Thông nhựa khá phong phú, đa dạng trong đó có nghiên cứu về đặc điểm đất rừng trồng Thông nhựa và phân hạng đất trồng rừng Thông nhựa (Lâm Công Định, 1977; Nguyễn Xuân Quát, 1986, Ngô Đình Quế, 1995). a) Tiêu chuẩn về đất trồng Theo các tác giả trên, Thông nhựa tồn tại và phát triển trên các loại đất hình thành tại chỗ, có nguồn gốc từ các loại đá mẹ khác song tập trung ở 3 nhóm chính là: Nhóm đá mácma trung tính có đá bazan; nhóm đá phún xuất chua có riolit, granit, đaxit và nhóm đá trầm tích có phiến sét, sa thạch sỏi, sỏi sạn và cuội kết. Hầu hết các loại đá này hình thành vỏ phong hóa feralit tạo nên các loại đất feralit có màu vàng đỏ, đỏ vàng, đỏ nâu hay nâu đỏ, hoặc feralit trên núi. Thông nhựa sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ (sét vật lý từ 20 - 40%), lớp đất mặt có độ xốp cao (55 - 60%) với độ sâu tầng A+B trên 50 cm. Tuy nhiên, cây Thông nhựa cũng có thể tồn tại và phát triển tốt trên các loại đá bazan có thành phần cơ giới nặng song phải có phản ứng chua (pHKCL từ 4 - 4,5), đất có kết cấu tốt, giàu mùn (lượng mùn trên 3 - 4%), độ xốp trên 60%, hàm lượng lân và kali dễ tiêu khá. Theo Ngô Đình Quế (1995), Thông nhựa là loài cây đòi hỏi điều kiện đất không cao song phải phù hợp với đặc tính sinh thái của nó được bảng hiện qua các tính chất cơ bản như sau: Môi trường đất là vấn đề quan trọng nhất, đất có phản ứng chua đơn hơi chua (pHKCL từ 3,5 - 5) là thích hợp nhất. Các loại đất có pHKCL từ 5,5 - 6 đều hạn chế sinh trưởng của Thông nhựa. Việc trồng Thông nhựa hầu như thất bại trên các loại đất có phản ứng kiềm hay chua yếu như đất đen trên đá vôi, v.v. Nếu pHKCL trên 5,5 không nên trồng Thông nhựa. Thành phần cơ giới đất: Là yếu tố quan trọng cho Thông nhựa sinh trưởng và phát triển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình (Sét vật lý từ 20 - 50%) là phù hợp cho sinh trưởng của Thông nhựa. Đất có tầng sản xuất từ trung bình trở lên (độ dày tầng A+B trên 50cm) Thực bì là nhân tố quan trọng để phân chia điều kiện lập địa, thực bì chỉ thị cho ta xác định được loại đất và biện pháp kỹ thuật gây trồng thích hợp. b) Phân hạng đất trồng Dựa trên kết quả nghiên cứu của Ngô Đình Quế (1995), Quy phạm Ngành (QPN - 18 - 96) được Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng quy định về hạng đất trồng Thông nhựa. Theo đó, đất trồng thông nhựa gồm 5 hạng I, II, III, IV và V. 47 Bảng 2.16. Tiêu chuẩn phân hạng đất trồng Thông nhựa Hạng đất Độ pHKCl Độ dày tầng đất (cm) Thực bì chỉ thị Mức độ thích hợp trồng thông I 3,5 - 4,0 >50 Tế guột Rất thích hợp II 3,5 - 4,0 20 - 50 > 50 Tế guột Sim, Mua, cây bụi Thích hợp III 3,5 - 5,5 < 20 20 - 50 Tế guột Sim, Mua, cây bụi Thích hợp vừa IV 3,5 - 5,5 < 20 Sim, Mua, cây bụi Hạn chế V > 5,5 Các độ dày tầng đất Tất cả các dạng thực bì Không trồng 2.5.3. Phân hạng đất trồng rừng Thông ba lá Rừng tự nhiên Thông ba lá (Pinus keysia) phân bố tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt ở Lâm Đồng, Kon Tum. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích rừng Thông ba lá tự nhiên lớn nhất và cũng phát triển mạng mẽ rừng trồng. Ngô Đình Quế (1986) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm đất dưới rừng trồng Thông ba lá tự nhiên và rừng trồng, đã đề xuất lựa chọn đất phù hợp trồng rừng Thông ba lá và phân hạng đất trồng rừng ở Lâm Đồng. a) Tiêu chuẩn về đất trồng Các kết quả nghiên cứu đã xác định đất trồng Thông ba lá phải đảm bảo các yêu cầu: ∙ Đất phát triển trên granít, đaxit, bazan, sa thạch, phiến thạch mica trong điều kiện thoát nước. ∙ Đất có độ dày trung bình trên 50 - 60cm. ∙ Đất ẩm nhưng thoát nước tốt, khả năng thoát nước trên 30%, có màu sắc chủ yếu là đỏ vàng hay nâu đỏ. ∙ Đất thoáng khí thể hiện độ xốp cao, từ 55 - 60%, dung trọng thấp, từ 0,7 - 0,9; hàm lượng K2O khá và pHKcl từ 4 - 6. ∙ Tuy nhiên, trong điều kiện sau trồng rừng Thông ba lá có nhiều khó khăn, cây sinh trưởng kém. ∙ Đất trên đá mẹ bazan thoái hóa, tầng mỏng hoặc đá phiến thạch mica thoát nước kém. ∙ Đất có tầng sản xuất mỏng dưới 50cm. ∙ Đất thoát nước kém (đối với tất cả các đá mẹ), có màu vàng rơm rõ rệt. 48 b) Phân hạng đất trồng Để phục vụ thiết thực cho sản xuất, việc phân hạng đất trồng rừng Thông ba lá xác định một số nhân tố chủ yếu, chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể để việc xác định đất trồng và đầu tư cho từng hạng đất thích hợp để tạo rừng, đồng đều và có chất lượng. Cơ sở phân hạng đất dựa trên 4 yếu tố là (i) Đặc điểm phẫu diện đất; (ii) Thảm thực bì chỉ thị; (iii) Độ thoái hóa của đất rừng và (iv) Đá mẹ, trong đó độ dày tầng đất có ý nghĩa sinh thái giữ vai trò quan trọng. Trên cơ sở này, tiêu chuẩn ngành về phân hạng đất trồng rừng Thông ba lá được ban hành (Bảng 17). 2.5.4. Phân hạng đất trồng rừng Hồi Rừng Hồi (Illicium verum) phân bố trong phạm vi hẹp, chủ yếu được gây trồng ở Lạng Sơn, Quảng Ninh. Dựa trên kết quả nghiên cứu tổng hợp về cây Hồi và rừng Hồi do Viện nghiên cứu Lâm nghiệp thực hiện vào những năm 1969 - 1970, Nguyễn Ngọc Bình đã nghiên cứu chọn đất trồng Hồi và xác lập bảng phân hạng tạm thời đất trồng Hồi áp dụng ở Lạng Sơn và Quảng Ninh. a) Tiêu chuẩn về đất trồng Theo kết quả nghiên cứu rừng hồi thích hợp nhất là trên đất đỏ vàng phát triển trên đá rhyolit nghèo SiO2, có thành phần cơ giới nặng, đất trồng dưới rừng gỗ tự nhiên nghèo kiệt, có hàm lượng mùn cao trên 4% và giàu đạm, khoảng 0,25% và giàu K2O dễ tiêu, trên 15mg/100g đất. Đất có độ xốp cao, trên 52%, khả năng thấm nước và giữ nước lớn. Đây là dạng đất tốt, ít thoái hóa, còn mang tính chất đất rừng. Cũng có thể mở rộng trồng rừng hồi trên loại đất xấu, mức độ thoái hóa mạnh hơn như đất trảng cây bụi cao, ưa ẩm như: Hu, Ba soi, v.v. Tuy nhiên, muốn trồng thành công trên dạng đất này, phải có các biện pháp kỹ thuật trồng khác với trồng trên điều kiện đất tốt như tăng cường phân bón cho cây. b) Phân hạng đất trồng Dựa vào sinh trưởng và năng suất quả trên thực tế, tiến hành xây dựng bảng phân hạng tạm thời đất trồng Hồi. Theo phân hạng này, đối với đất hạng I rừng Hồi sinh trưởng tốt, hạng II sinh trưởng khá, hạng III sinh trưởng trung bình, hạng IV sinh trưởng xấu. Các hạng đất V và VI sinh trưởng của Hồi rất xấu nên hạn chế trồng và nếu trồng phải có sự chăm sóc đặc biệt, hạng VII không trồng được Hồi. Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến độ sâu tầng đất, trên thực tế những nơi tầng đất quá mỏng cây Hồi không sinh trưởng được, với tầng đất 30 - 50cm Hồi cũng sinh trưởng kém, nên hạn chế trồng. Nơi có tầng đất dày 50 - 80cm và trên 80cm Hồi sinh trưởng trung bình và tốt, thích hợp cho việc phát triển loài cây này. 49 Bảng 2.17. Phân hạng đất trồng Thông ba lá Đặc điểm chẩn đoán độ thoái hoá Độ thoái hóa của đất rừng Cấp I Thoái hóa nhẹ Cấp II Thoái hóa trung bình Cấp III Thoái hóa nặng Cấp IV Thoái hóa rất nặng A - Đặc điểm phẫu diện Tầng A: Dày 20 - 30cm lớp 0 - 10cm chứa 5% mùn, độ xốp 60%, cấu tượng viên nhiều rễ cây, thấm nước > 3mm, thoát nước tốt 30% đủ ẩm. Tầng B: Hơi chặt, lác đác kết von Đá mẹ: Granit, Bazan Tầng A: Dày hơn 10cm, chứa 5% mùn, độ xốp 55%. Cấu tượng viên 5 - 10% kết vón. Thấm nước đủ ẩm. Tầng B: Hơi chặt - 10 - 20% kết vón Đá mẹ: Granit, Đaxit, Bazan, sa phiến thạch, phấn sa Tầng A: Dưới 10cm, mặt chứa 2 - 3% mùn, đất hơi chặt, độ xốp 45 - 55%, cấu tượng kém 10 - 30% kết vón đá lẫn, thấm nước 2m/ phút Tầng B: Đất chặt 20 - 40% kết vón, đá lẫn Đá mẹ: Bazan, đa xit mỏng, phiến thạch mica Tầng A: Hầu như không có, 1 - 2% mùn, đá lẫn dết von 50 - 70%. Tầng kết cùng ở gần mặt đất chặt bí khả năng thoát nước kém. Đá mẹ: Bazan thoái hóa nặng, các loại khác trơ sỏi đá B - Các dạng thực bì chủ yếu - Rừng lá rộng nghèo kiệt, độ tàn che nhỏ hơn 0,4 - Sau khai thác 1, 2 năm - Rừng thưa, thực bì Tế guột chiếm ưu thế - Đã qua nương rẫy 2 - 3 năm cây bụi, Sim, Mua, Cỏ tranh, Cỏ thấp - Cháy đi cháy lại nhiều lần, lác đác cây chịu lửa Thẩu tấu, Thao kén, Cỏ lá cứng... ưu thế Độ dày tầng sản xuất trên 80cm Hạng đất I II III IV Từ 30 - 80cm II II III IV Dưới 30cm III III IV V Bảng 2.18. Phân hạng đất trồng Hồi theo thực tế Loại đất Dạng thực bì Rừng tự nhiên nghèo kiệt Trảng cây bụi Trảng cỏ Cao TB Thấp Cao TB Thấp Đất đỏ vàng trên đá rhyolit nghèo SiO2 I III V VII VII VII VII Đất vàng đỏ trên phiến thạch sét II IV VI VII VII VII VII Đất đỏ trên đá vôi VII VII VII VII VII VII VII Ngoài các tiêu chuẩn trên, không trồng Hồi ở nơi có độ cao trên 800m so với mặt biển để hạn chế bớt tác hại của sương giá. Do rừng Hồi có cấu trúc đơn giản 1 tầng cây lớn, độ che phủ thấp, khả năng giữ đất giữ nước kém nên không trồng ở nơi quá dốc. Độ dốc dưới 150là thích hợp nhất, độ dốc trung bình từ 150- 250có thể trồng bình thường, độ dốc 250- 350cần hạn chế và nếu dốc trên 350thì không nên trồng Hồi. 50 2.5.5. Phân hạng đất trồng rừng Quế Quế (Cinamomum cassia) là một cây đặc sản vùng nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta, trong nhiều năm, hàng ngàn hecta Quế được gây trồng thành công ở nhiều nơi, cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, nhưng cũng có nơi kết quả gây trồng kém, nhiều sâu bệnh, sinh trưởng chậm. Với lý do này, Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1986) đã phân hạng đất trồng Quế để xác định vùng trồng phù hợp. a) Tiêu chuẩn về đất trồng Dựa trên các đặc tính sinh học, điều kiện sinh thái của cây Quế, đặc điểm đất dưới rừng Quế trồng có sinh trưởng tốt, xấu khác nhau, tiêu chuẩn chọn đất trồng quế được xác định ở bảng 19. b) Phân hạng đất trồng Trên cơ sở tiêu chuẩn chọn đất, tiến hành phân hạng đất trồng nhằm phục vụ cho việc quy hoạch vùng trồng, đưa ra các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng vùng khác nhau. Dưới đây là ví dụ phân hạng đất trồng Quế cho tỉnh Quảng Nam. Bảng phân hạng đất này đã được áp dụng cho việc quy hoạch trồng Quế cho các huyện Tiên Phước, Trà My, Quế Sơn, Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam. Bảng 2.19. Tiêu chuẩn chọn đất trồng Quế Tiêu chuẩn Tối ưu Thích hợp Hạn chế 1. Khí hậu 1.1. Lượng mưa năm (mm) 3000 - 4000 2000 - 3000 < 2000 1.2. Nhiệt độ TB năm 20 - 22oC 23 - 25oC > 250 1.3. Độ cao so với mặt (m) - Phía Bắc 200 - 300 300 - 700 > 700 - Phía Nam > 700 300 - 700 < 300 2. Đất đai 2.1. Độ dày tầng đất (cm) > 50 30 - 50 < 30 2.2. Độ dốc (O) < 15 15 - 25 > 25 2.3. Độ pH 4,5 - 5,0 4,0 - 5,5 < 4,0, > 5,5 2.4. Mùn tổng số (%) > 4,5 3,0 - 4,5 < 3,0 2.5. K2O dễ tiêu (mg/100g đất) > 20 15 - 20 < 15 3. Thực vật Rừng thứ sinh nghèo kiệt, có cây gỗ rải rác Rừng phục hồi sau nương rẫy, lau lách, nứa, vầu, cây bụi tốt, Htb = 3 - 4m Trảng cây bụi thưa, cỏ tranh, cỏ mỹ, cỏ thấp 51 Bảng 2.20. Phân hạng đất trồng Quế ở Quảng Nam Đai cao (m) Độ dày tầng đất (cm) Dạng thực bì Rừng gỗ kiệt (a) Rừng kiệt cây rải rác (b) Rừng phục hồi sau khai thác nương rẫy (c) > 700 > 50 I1a I1b I1c 40 - 50 I2a I2b I2c < 30 I3a I3b I3c 300 - 700 > 50 II1a II1b II1c 40 - 50 II2a II2b II2c < 30 II3a II3b II3c < 300 Vùng hạn chế trồng Quế Chú thích: I, II, III chỉ vùng khí hậu tối ưu, thích hợp, hạn chế. 1, 2, 3 chỉ mức độ tối ưu thích hợp và hạn chế về độ dày tầng đất. a, b, c chỉ mức độ tổng hợp khác nhau về độ phì. a: Tối ưu, b: Thích hợp, c: Hạn chế. 2.5.6. Phân hạng đất trồng rừng Keo tai tƣợng Năm 2006 - 2009, Ngô Đình Quế và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất trồng rừng sản xuất 10 loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm đã đưa ra bảng phân hạng đất cấp vi mô trên cơ sở nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng của rừng và hiệu quả kinh tế của chúng. Dưới đây là kết quả nghiên cứu phân hạng đất của trồng rừng Keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc Bộ. a) Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến năng suất rừng trồng. Kết quả thu được cho thấy năng suất của rừng Keo tai tượng dao động rộng từ 4,03m3/ha/năm ở rừng 2 tuổi tại Văn Luông - Thanh Sơn - Phú Thọ đến 26,76m3/ha/năm ở rừng 12 tuổi tại Đồng Bàng - Hàm Yên - Tuyên Quang và điều kiện lập địa có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất của rừng trồng, đặc biệt là các yếu tố về loại đất, độ dày tầng đất và thảm thực bì. - Rừng sinh trƣởng tốt (năng suất > 18m3/ha/năm): Chủ yếu là loại đất Ff và Fs, có độ dốc thấp (<150), độ dày tầng đất khá (phần lớn > 70cm) và thảm thực bì sinh trưởng tốt, cây gỗ tái sinh khá (Ic, Ib1 và Ib2). - Rừng sinh trƣởng khá (năng suất 15 - 18m3/ha/năm): Chủ yếu là loại đất Ff và Fs, có độ dốc từ thấp đến trung bình (< 250), độ dày tầng đất khá và thảm thực bì sinh trưởng tốt, cây gỗ tái sinh khá (Ib1 và Ib2). - Rừng sinh trƣởng trung bình (năng suất 10 - 15m3/ha/năm): Đất phát triển trên các loại đá phiến thạch sét, paragnai, gnai và sa thạch; độ dốc từ trung bình đến khá; độ dày tầng đất ở mức trung bình (50 - 70cm) và thảm thực bì chủ yếu là Ib1, Ib2, Ia. - Rừng sinh trƣởng xấu (năng suất < 10m3/ha/năm): Có đất Ff và Fq; địa hình khá dốc, độ dốc > 150, có điểm độ dốc rất cao (300và 350ở ÔTC 12, 16); độ dày tầng 52 đất mỏng < 50cm, cá biệt ở Thanh Sơn - Phú Thọ chỉ đạt 20cm; thảm thực bì chủ yếu là cỏ thấp, xen cây bụi rải rác (Ia và Ib2) b) Đặc điểm lý, hóa tính đất dưới rừng trồng Keo tai tượng sinh trưởng tốt xấu khác nhau Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy tính chất đất dưới các rừng sinh trưởng tốt xấu khác nhau có sự khác biệt rõ nét: - Rừng sinh trƣởng tốt (năng suất > 18m3/ha/năm): Đất xốp thể hiện ở dung trọng tầng mặt thấp < 1,10g/cm3; Hàm lượng hữu cơ tổng số tầng mặt đa số ở mức khá (> 3%) kéo theo đó hàm lượng N tổng số ở tầng mặt ở mức trung bình; Hàm lượng P2O5 dễ tiêu tương đối giống nhau giữa các rừng và ở mức khá - Rừng sinh trƣởng khá (năng suất 15 - 18m3/ha/năm): Đất xốp thể hiện ở dung trọng tầng mặt trung bình (1,1 - 1,20g/cm3); Hàm lượng hữu cơ tổng số tầng mặt đa số ở mức trung bình, kéo theo đó hàm lượng N tổng số ở tầng mặt ở mức trung bình; Hàm lượng P2O5 dễ tiêu ở mức nghèo đến trung bình - Rừng sinh trƣởng trung bình (năng suất 10 - 15m3/ha/năm): Đất có dung trọng tầng mặt ở mức trung bình 1,17 - 1,24g/cm3bảng hiện đất có độ xốp từ xốp đến hơi chặt; Hàm lượng hữu cơ tổng số tầng mặt đa số ở mức trung bình (2 - 3%); - Rừng sinh trƣởng xấu (năng suất < 10m3/ha/năm): Đất hơi chặt đến rất chặt thể hiện ở dung trọng tầng mặt đa số lớn hơn 1,2g/cm3thậm chí có mẫu đạt 1,40g/cm3(rừng 8 tuổi ở Tây Cốc, Đoan Hùng, Phú Thọ); Hàm lượng hữu cơ tổng số tầng mặt từ nghèo đến trung bình (1 - 3%); c) Xây dựng phương trình tương quan giữa một số yếu tố đất đai với sinh trưởng của Keo tai tượng. Đề tài đã tiến hành phân tích và xây dựng phương trình tương quan giữa sinh trưởng của cây (năng suất trung bình năm của cây, m3/cây/năm) với từng tính chất đất cụ thể. Đối với mỗi một tính chất đất, xác định mức độ ảnh hưởng chặt đến sinh trưởng của rừng và dạng hàm tương quan chặt chẽ nhất. Kết quả xây dựng phương trình tương quan được thể hiện dưới đây Bảng 2.21. Phƣơng trình tƣơng quan giữa sinh trƣởng hàng năm của cây Keo tai tƣợng với một số yếu tố đất đai Tính chất Dạng phương trình Sig F R Độ dày tầng đất - dd (cm) Y= 6,1.10 - 05*dd1,353 0,0024 0,908 Dung trọng - dv g/cm3) Y = 0,184*0,122dv 0,0052 0,729 Sét vật lý - Svl (%) Y = - 0,036 + 0,002*Svl - 2,2.10 - 5*Svl2 + 3,72.10 - 8*Svl3 0,0047 0,73 pHKCl - pH 0,0136 - 0,0077*pH2 + 0,0022*pH3 0,0028 0,85 Hữu cơ tổng số - OM (%) Y = - 0,0364 + 0,0312*OM - 0,005*OM2 + 0,0003*OM3 0,0035 0,862 P2O5 dễ tiêu - Pdt (ppm) Y = 0,0061 + 0,0001*Pdt + 2,9.10 - 5*Pdt2 - 4,8.10 - 7*Pdt3 0,0020 0,899 53 Kết quả chạy tương quan cũng cho thấy năng suất trung bình năm của cây (Keo lai và Keo tai tượng) có quan hệ không chặt với hàm lượng Nts (R2max= 0,115) và Kdt (R2max= 0,325) trong đất ở vùng trung tâm. Trong số các yếu tố ở trên thì sinh trưởng của Keo lai và Keo tai tượng phụ thuộc chặt nhất vào 3 yếu tố là: Độ dày tầng đất (R=0,908), hàm lượng hữu cơ tổng số (R=0,869) và hàm lượng P2O5 dễ tiêu (R=0,899) trong đất. Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến về mối quan hệ giữa năng suất trung bình năm với 3 yếu tố trên. Kết quả phân tích tương quan hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy sai số F nhỏ hơn 0,05 rất nhiều (sigf < 0,05) do đó tồn tại phương trình tương quan. Ngoài ra hệ số của các biến số (độ dày, hữu cơ tổng số, P2O5 dễ tiêu) đều có sai số nhỏ hơn 0,05 nên các hệ số đó là tồn tại. Phương trình thu được có dạng như sau: Y= - 0,003 + 0,0001*DD + 0,001*M + 0,0001*Pdt Chú thích: SigF= 0,0024 R = 0,940 Y: Năng suất trung bình năm của cây (m3/ha/năm) DD: Độ dày tầng đất (cm) Pdt: P dễ tiêu. (ppm) M: Hữu cơ tổng số (%) Hệ số xác định của phương trình R= 0,940, chứng tỏ phương trình trên có tương quan giữa biến phụ thuộc là năng suất trung bình năm của cây (Y) với các biến độc lập (độ dày đất, hữu cơ tổng số và P2O5 dễ tiêu) chặt chẽ. d) Bảng phân hạng đất cấp vi mô Bảng 2.22. Bảng tiêu chuẩn phân hạng đất cấp vi mô cho Keo tai tƣợng Hạng đất/ cấp năng suất Loại đất Độ dốc (0) Độ dày (cm) Thực bì Hữu cơ tổng số (%) Hạng 1: Cấp năng suất > 18 m3/ha/năm Fp, Ff, D < 15 > 70 Ic, Ib1 > 3 Hạng 2: Cấp năng suất 15 - 18 m3/ha/năm Fs, Fp 15 - 25 50 - 70 Ib2, Ib1 2 - 3 Hạng 3: Cấp năng suất 10 - 15 m3/ha/năm Fs, Fq, Fv 25 - 35 30 - 50 Ib2, Ia 2 - 3 Hạng 4: Cấp năng suất < 10 m3/ha/năm Fq, E > 35 < 30 Ia < 2 Ghi chú: Ff - Đất feralit phát triển trên đá phấn sa, mica, gơnai ; Fs - Đất feralit đỏ vàng trên phiến sét. Fp - Đất ferlit nâu đỏ trên phù sa cổ ; Fa - Đất feralit trên măcma axit (granit, riolit) Fv - Đất feralit nâu đỏ trên đá vôi; Fq - Đất feralit vàng đỏ trên cuội kết, sa thạch, sa phiến thạch. D - Đất dốc tụ ; E - Đất xói mòn trơ xỏi đá, kết von ; Ic - Thảm thực vật tái sinh tốt có > 1000cây gỗ tái sinh (h>1m)/ha Ib1 - Cây bụi tốt, có từ 300 - 1000cây gỗ tái sinh (h>1m)/ha Ib2 - Cây bụi, có dưới 300 cây gỗ tái sinh (h>1m)/ha Ia - Cỏ thấp: Tế guột, cỏ lông lợn, cỏ tranh... 54 e) Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng rừng Keo tai tượng. Bảng 2.23. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Keo tai tƣợng Địa điểm Hạng đất Doanh thu từ rừng (đồng/ha) NPV (đồng/ha) NPV/năm (đ/ha/ năm) IRR% Số năm hoàn vốn Hiệu suất đầu tư Hàm Yên - Tuyên Quang I 34.395.088 20.798.731 2.491.061 25,23 4,32 2,46 Đoan Hùng - Phú Thọ II 24.344.775 13.262.212 1.657.776 15,30 6,54 2,20 Đoan Hùng - Phú Thọ III 17.651.213 5.376.386 717.330 12,78 8,07 1,46 Đoan Hùng - Phú Thọ IV 13.299.400 627.153 27.016 7,87 13,11 1,08 Kết quả tính toán các chỉ số kinh tế trung bình của các hạng đất ở Bảng trên cho thấy: - Rừng trên hạng đất I: Cho doanh thu trung bình là ≈ 34.400.000đ/ha, lợi nhuận ròng đạt trung bình 2.500.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 25,23% và hiệu suất đầu tư là 2,46 lần cao nhất trong 4 hạng đất. Trong khi số năm hoàn vốn chỉ là 4,32 năm (thấp hơn các hạng đất khác), nghĩa là chỉ cần sau 4 năm rưỡi trồng rừng là có thể hoàn vốn đầu tư ban đầu và bắt đầu có lãi. - Rừng trên hạng đất II: Có doanh thu là 24.700.000đ/ha, lợi nhuận ròng là 1.670.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 15,3% và hiệu suất đầu tư là 2,2 lần thấp hơn hạng đất I nhưng cao hơn hai hạng đất II và III. Số năm hoàn vốn của rừng trồng trên hạng đất này là 6,5 năm. - Rừng trên hạng đất III: Cho doanh thu trung bình là 17.650.000đ/ha, lợi nhuận ròng là 720.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 12,78% và hiệu suất đầu tư đạt 1,46 lần. Số năm hoàn vốn của rừng trồng trên hạng đất này là ≈ 8 năm, nghĩa là phải duy trì rừng trên 8 tuổi thì mới có lãi. - Rừng trên hạng đất IV: Với rừng từ 6 đến 8 tuổi chỉ cho doanh thu trung bình là 13.300.000đ/ha, lợi nhuận ròng chỉ đạt 27.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn 7,87% và hiệu suất đầu tư là 1,08 lần thấp nhất trong 4 hạng đất. Do tỷ lệ hoàn vốn là 7,87% nên số năm hoàn vốn của các rừng trồng trên hạng đất này là hơn 13 năm, như vậy cần phải duy trì rừng trên 13 tuổi thì mới bắt đầu có lãi. 55 Chƣơng 3 ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ DẠNG LẬP ĐỊA 3.1. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN CHIA LẬP ĐỊA TRONG LÂM NGHIỆP 3.1.1. Cấp vĩ mô và trung gian 3.1.1.1. Phân chia lập địa lâm nghiệp vùng đồi núi a) Các cấp phân chia lập địa: Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên ở Việt Nam, Nguyễn Văn Khánh (1996) - Viện điều tra Quy hoạch rừng đề xuất một hệ thống phân chia lập địa Lâm nghiệp cho toàn quốc gồm 7 cấp theo sơ đồ sau: Miền lập địa Á miền lập địa Vùng lập địa Tiểu vùng lập địa Dạng đất đai Dạng lập địa Hình 3.1. Hệ thống phân chia lập địa cho toàn quốc Miền lập địa: Miền lập địa là một lãnh thổ khép kín được đặc trưng bởi một chế độ nhiệt riêng trong đó có hay không có mùa đông lạnh (mùa đông lạnh là mùa đông có một số tháng ở đó nhiệt độ bình quân tháng dưới 20oC) là dấu hiệu chính để phân chia. Á miền lập địa: Á miền lập địa là một lãnh thổ khép kín, có đặc trưng của miền lập địa là chế độ nhiệt đồng thời còn có đặc trưng riêng của á miền, đó là thời gian mưa (mùa mưa) trong năm. Vùng lập địa: Vùng lập địa là một lãnh thổ khép kín được phân ra từ á miền lập địa. Vùng lập địa là kết quả đan xen của một vùng địa mạo, một vùng khí hậu, trong đó 56 miền Bắc lấy trường độ và cường độ lạnh làm dấu hiệu phân chia, miền Nam lấy trường độ và cường độ khô hạn làm dấu hiệu phân chia. Tiểu vùng lập địa: Tiểu vùng lập địa là một lãnh thổ khép kín được phân ra từ vùng lập địa mang các đặc trưng chung của các cấp phân vị trên nó đồng thời mang đặc trưng riêng của nó đó là tổng hợp của một kiểu địa hình, một kiểu khí hậu và một nhóm đất chính hoặc phụ trong đó kiểu khí hậu bao gồm 4 yếu tố khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất, lượng mưa năm và số lượng tháng khô. Dạng đất đai: Dạng đất đai là cấp trung gian giữa tiểu vùng lập địa và cấp dạng lập địa (đơn vị cơ sở của lập địa). Dạng đất đai được chia nhỏ ra từ kiểu vùng lập địa bởi thêm vào kiểu địa hình, yếu tố độ dốc (cấp độ dốc) hoặc thoát nước, thêm vào nhóm đất chính hoặc phụ cấp độ dày tầng đất hoặc cấp thành phần cơ giới. Dạng lập địa: Dạng lập địa là đơn vị cơ sở của lập địa có khí hậu của tiểu vùng lập địa, được đặc trưng bởi một đơn vị địa mạo thấp nhất (chân, sườn, đỉnh) một bậc độ dốc, một đơn vị thổ nhưỡng thấp nhất (Thổ chủng hoặc biến chủng) và bao chiếm một diện tích nhất định. Dạng lập địa là đơn vị cuối cùng được xác định cho mục tiêu kinh doanh trên một đơn vị nhỏ (xã, lâm trường, hoặc một đơn vị sản xuất), với tỷ lệ bản đồ 1/10.000 hoặc 1/5.000 phục vụ cho công tác trồng rừng hoặc kinh doanh rừng. Dạng lập địa được phân chia chủ yếu dựa và 6 yếu tố cơ bản sau đây: DẠNG LẬP ĐỊA ĐÁ MẸ LOẠI ĐẤT ĐỊA THẾ ĐỘ DỐC ĐỘ DÀY TẦNG ĐẤT ĐỘ ẨM ĐẤT Trong đó đá mẹ, loại đất là hai yếu tố có liên quan mật thiết với các yếu tố khác. Vì vậy việc nhận biết đá mẹ, đất đai nhanh chóng ngoài thực địa là rất quan trọng trong việc xác định, đánh giá và khoanh vẽ bản đồ lập địa ngoài hiện trường. 57 b) Các thành phần tham gia phân chia lập địa (1) Thành phần khí hậu ∙ Yếu tố và chỉ tiêu tham gia phân chia miền lập địa: Yếu tố và chỉ tiêu tham gia miền lập địa là có hay không có mùa đông lạnh ở hai đai nhiệt đới cơ sở. Để phân chia miền lập địa, nhiệt độ bình quân năm và nhiệt độ bình quân tháng là yếu tố được lựa chọn để phân chia. Quy định tên gọi theo nhiệt độ bình quân năm và tháng như sau: - Nhiệt độ bình quân năm trên 25oC: Cận xích đạo; - Nhiệt độ bình quân năm từ 20 - 24oC: Nhiệt đới; - Nhiệt độ bình quân năm từ 15 - 19oC: Cận nhiệt đới; - Nhiệt độ bình quân năm dưới 15oC: Cận nhiệt đới núi cao; - Nhiệt độ bình quân tháng trên 25oC: Tháng rất nóng; - Nhiệt độ bình quân tháng từ 20 - 24oC: Tháng nóng; - Nhiệt độ bình quân tháng từ 15 - 19oC: Tháng lạnh; - Nhiệt độ bình quân tháng dưới 15oC: Tháng rét. ∙ Yếu tố và chỉ tiêu tham gia phân chia á miền lập địa: Thời gian mưa trong năm là yếu tố tham gia phân chia á miền lập địa. Quy định các mùa theo tháng như sau: - Mùa xuân: Các tháng III, IV; - Mùa hè: Các tháng V - IX; - Mùa thu: Các tháng X, XI; - Mùa đông: Các tháng XII, I, II. Độ dài của mùa mưa được xác định: - Mùa mưa ngắn: Dưới 3 tháng; - Mùa mưa trung bình: Từ 3 đến 6 tháng; - Mùa mưa dài: Từ 7 đến 9 tháng; - Mùa mưa rất dài: Trên 9 tháng. ∙ Yếu tố và chỉ tiêu tham gia phân chia vùng lập địa: Miền Bắc: Dựa vào trường độ và cường độ lạnh. Trường độ lạnh tính theo số tháng có nhiệt độ bình quân dưới 20oC, cụ thể là: - Mùa lạnh ngắn: 3 tháng liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 20oC; - Mùa lạnh trung bình: 4 - 6 tháng liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 20oC; - Mùa lạnh dài: 7 - 9 tháng liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 20oC; 58 - Mùa lạnh rất dài: Trên 9 tháng liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 20oC. Miền Nam: Dựa vào trường độ và cường độ khô hạn. Cường độ khô tính theo số tháng khô liên tục (tháng khô tính theo công thức Gaussen), cụ thể như sau: - Mùa khô ngắn: Thời gian mùa khô dưới 2 tháng; - Mùa khô trung bình: Thời gian mùa khô dưới từ 3 - 4 tháng; - Mùa khô dài: Thời gian mùa khô dưới từ 5 - 6 tháng; - Mùa khô rất dài: Thời gian mùa khô dưới trên 7 tháng. ∙ Yếu tố và chỉ tiêu tham gia phân chia tiểu vùng lập địa: Khí hậu đặc trưng cho tiểu vùng lập địa là kiểu vùng khí hậu. Kiểu khí hậu gồm 4 yếu tố tạo thành đó là: - Nhiệt độ bình quân năm; - Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất; - Trường độ khô (số tháng khô); - Lượng mưa bình quân năm: Được chia làm 5 cấp với tên gọi như sau: Mưa rất nhiều: Lượng mưa bình quân năm trên 2500mm; Mưa nhiều: Lượng mưa bình quân năm từ 2000 đến 2500mm; Mưa trung bình: Lượng mưa bình quân năm từ 1500 đến 2000mm; Mưa ít: Lượng mưa bình quân năm từ 1000 đến 1500mm; Mưa rất ít: Lượng mưa bình quân năm dưới 1000mm. Mỗi kiểu khí hậu là sự đồng nhất của 4 yếu tố tạo thành kiểu khí hậu nêu trên. Dựa vào sự phân chia này, đã xác định 146 kiểu khí hậu trên phạm vi toàn quốc. (2) Thành phần địa hình Căn cứ vào thực tế ở Việt Nam, địa hình phần đất liền ở Việt Nam được chia làm 8 kiểu chính và 25 kiểu phụ để cùng với kiểu khí hậu và nhóm đất xác định tiểu vùng lập địa. Tám (8) kiểu địa hình chính là: ∙ Địa hình núi (1) gồm có 3 kiểu phụ: Núi cao (> 1700m), núi trung bình (700 - 1700m), núi thấp (300 - 700m); ∙ Sơn nguyên (2) gồm sơn nguyên cao (> 1500m), sơn nguyên trung bình (1000 - 1500m), sơn nguyên thấp (500 - 1000m); ∙ Cao nguyên (3) gồm cao nguyên cao (> 1500m), cao nguyên trung bình (1000 - 1500m), cao nguyên thấp (500 - 1000m). Cao nguyên khác sơn nguyên ở chỗ độ cao tương đối của cao nguyên nhỏ hơn 25m, còn sơn nguyên từ 25 - 100m; ∙ Đồi (4) gồm đồi cao (200 - 300m); đồi trung bình (100 - 200m), đồi thấp (< 100m); ∙ Sụt võng, xâm thực bồi tụ giữa núi đồi (5) gồm thung lũng, bồn địa, lòng chảo, v.v; 59 ∙ Kiểu caster (6); ∙ Bán bình nguyên (7); và ∙ Đồng bằng (8). (3) Thành phần thổ nhưỡng Phân chia các tiểu vùng lập địa dựa trên các nhóm đất chính và đất phụ. Nhóm đất phụ được xác định dựa trên nhóm đất chính và nhóm nền vật chất tạo đất. Nhóm nền vật chất tạo đất được phân chia là mácma chua, mácma kiềm, trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, đá vôi và biến chất đá vôi, phù sa cổ, phù sa mới, hỗn hợp đá, xác hữu cơ thực vật, phù sa biển, phù sa sông biển. (4) Các thành phần khác Ngoài ba thành phần khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng tham gia phân chia trực tiếp các cấp và các cá thể trong cùng một cấp, ngoài ra còn sử dụng thành phần thảm thực bì rừng mà cụ thể là các kiểu rừng, để tham gia kiểm tra đối chiếu các kết quả đã được phân chia vì chúng thường thể hiện mối quan hệ giữa lập địa và thực vật rừng được hình thành. Bảng 3.1. Kết quả phân chia lập địa trên bản đồ tỷ lệ 1/1000000 Toàn vùng Miền Á miền Vùng lập địa (Ký hiệu) Tiểu vùng (số lượng) Toàn quốc Miền lập địa phía Bắc vĩ tuyến 16 Á miền LĐLN Bắc Bộ và Thanh Hóa Tây Bắc (A) 61 Việt Bắc (B) 83 Đông Bắc (C) 61 Đồng bằng Bắc Bộ (D) 8 Hòa Bình - Thanh Hóa (Đ) 33 Á miền LĐLN Duyên hải BTB Nghệ Tĩnh (E) 44 Bình Trị Thiên (G) 28 Miền lập địa phía Nam vĩ tuyến 16 Á miền LĐLN Duyên hải NTB Duyên hải TTB 26 Duyên hải NTB (L) 14 Á miền LĐLN Nam Bộ và Tây Nguyên Tây Nguyên (K) 25 Đông Nam Bộ (M) 14 Đồng bằng Nam Bộ (N) 10 3.1.1.2. Phân chia lập địa vùng đất ngập mặn ven biển Trên cơ sở kết quả khảo sát nghiên cứu và phân tích kế thừa các thành quả về đất rừng ngập mặn với các thảm thực vật và diễn biến của chúng thuộc đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển rừng 60 ngập mặn và rừng tràm ở Việt Nam” Ngô Đình Quế đã phân chia các cấp phân vị đối với đất vùng ven biển ngập mặn ở Việt Nam theo hệ thống: Miền → Vùng → Tiểu vùng và dạng lập địa theo các tiêu chí như sau: a) Miền lập địa Đây là đơn vị lập địa lớn nhất được phân chia, dựa vào đặc điểm khí hậu, chế độ nhiệt trong năm. Miền lập địa khí hậu nhiệt đới biến tính có mùa đông lạnh (nhiệt độ trung bình tháng trong mùa đông dưới 20OC) - Miền Bắc Việt Nam (từ đèo Hải Vân trở ra đến Quảng Ninh). Miền lập địa khí hậu nhiệt đới điển hình không có mùa đông lạnh - Miền Nam Việt Nam (từ đèo Hải Vân trở vào bán đảo Cà Mau). b) Vùng lập địa Tiêu chí phân vùng là dựa vào số tháng lạnh trong năm, lượng mưa và phân bố của loài cây ngập mặn “thực thụ” chủ yếu để phân chia. Kết quả phân vùng ngập mặn ven biển Việt Nam chia thành 6 vùng theo các tiêu chí cụ thể như trong bảng sau: Bảng 3.2. Phân chia lập địa vùng ngập mặn ven biển Việt Nam Miền Vùng lập địa Tiêu chí phân chia Số tháng có nhiệt độ trung bình (oC) Lượng mưa (mm) Loài cây chủ yếu phân bố < 20 20 - 25 > 25 Bắc 1. Quảng Ninh (Đông Bắc Bộ) 5 2 5 2016 - 1749 Mắm biển, Vẹt dù, Đước vòi 2. Đồng bằng Bắc Bộ (Châu thổ sông Hồng) 4 2 6 1757 - 1865 Sú, Trang, Bần chua 3. Bắc Trung Bộ 2 - 3 2 - 3 9 - 10 1944 - 2867 Mắm biển, Đâng, Sú, Bần chua Nam 4. Nam Trung Bộ 0 3 - 5 7 - 9 1152 - 2290 Đưng, Đước, Mắm quăn, Gía 5. Đông Nam Bộ 0 0 12 1357 - 1684 Mắm trắng, Đước đôi 6. Đồng bằng Nam Bộ 0 0 12 1473 - 2366 Đước đôi, Dừa nước c) Tiểu vùng lập địa Trong mỗi vùng tùy điều kiện cụ thể dựa vào 3 yếu tố sau đây để phân chia thành các tiểu vùng: ∙ Độ mặn của nước: Chủ yếu là độ mặn và mức độ biến động về độ mặn của nước trong năm, phụ thuộc vào ảnh hưởng của nước thượng nguồn nhiều hay ít. - Độ mặn thấp, biến động lớn (vùng cửa sông); 61 - Độ mặn cao trung bình, mức độ biến động không lớn; - Độ mặn cao, biến động ít. ∙ Sản phẩm bồi tụ: - Cát rời và cát dính (không có rừng ngập mặn phân bố) - Cát pha (thịt nhẹ): Rừng ngập mặn sinh trưởng xấu chủ yếu là rừng Mắm biển; - Thịt trung bình và sét: Rừng ngập mặn sinh trưởng trung bình và tốt. ∙ Đặc điểm địa hình: - Bằng phẳng; - Hơi dốc (thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng của rừng ngập mặn); - Dốc; - Lồi lõm. 3.1.2. Cấp vi mô 3.1.2.1. Phân chia lập địa của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng Năm 1971, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng xuất bản tài liệu Điều tra vẽ bản đồ lập địa Lâm nghiệp và được tái bản năm 2000. Theo tài liệu này, dạng lập địa gồm 6 yếu tố là: dạng đai khí hậu, dạng địa thế, dạng đất, dạng cấp hàm lượng nước và trung khí hậu theo địa thế, dạng nước ngầm và nước đọng, dạng trạng thái. a) Dạng lập địa Bao gồm 6 yếu tố là dạng đai khí hậu, dạng địa thế, dạng đất, dạng trung khí hậu do điều kiện địa thế, cấp hàm lượng nước và dạng nước ngầm và nước đọng và đặc trưng trạng thái. 1. Dạng đai khí hậu Tên của dạng đại khí hậu hoặc đặt theo địa điểm hoặc đặt theo cảnh quan mà nơi đó đại diện điển hình (Ví dụ: Dạng đại khí hậu Uông Bí, Đà Lạt... ) 2. Dạng địa thế Tập hợp tất cả những lập địa riêng lẻ có độ dốc gần giống nhau và phân theo các dạng sau: Bảng 3.3. Tiêu chuẩn phân chia dạng địa thế Địa thế Viết tắt Đặc điểm Bằng B < 30 Phẳng P 4 - 100 Sườn S’ 11 - 150 Sườn dốc S 16 - 250 Dốc D’ 26 - 350 Rất dốc D > 350 62 3. Dạng đất Dạng đất bao gồm kiểu đất và kiểu nền vật chất. Trong thành phần “dạng đất” thì tất cả các lập địa riêng lẻ có những tính chất gần giống nhau được tập hợp lại. 4. Dạng trung khí hậu do điều kiện địa thế và cấp hàm lượng nước Trong thành phần này thì dạng trung khí hậu của lập địa không bị ảnh hưởng của nước ngầm và nước đọng được tập hợp chung vào cấp hàm lượng nước theo địa thế. Ảnh hưởng của trung khí hậu là nhiệt độ, của cấp hàm lượng nước khó xác định, nhưng có thể dự đoán được qua việc xem xét dạng địa hình của lập địa và sức sống của thực vật trên mặt đất. Bảng 3.4. Tiêu chuẩn phân chia dạng trung khí hậu Cấp Đặc trưng Trung khí hậu Dạng địa hình I Ẩm Được bảo vệ Hợm khe, sườn dưới II Mát Bình thường Bằng, sườn giữa, đỉnh III Khô Không được bảo vệ Sườn đông Trong trường hơp đặc biệt có thể ghi thêm 1+ (Quá ẩm) hoặc 3 - (Quá khô) tùy theo sự đánh giá của điều tra viên ngoài thực địa. 5. Dạng nước ngầm và nước đọng Chúng được đánh giá theo mức nước trung bình trong phẫu diện theo mùa mưa và mùa khô, theo kiểu đất, thực vật và dạng địa hình. Bảng 3.5. Tiêu chuẩn phân chia nƣớc ngầm Cấp Đặc trưng Mực nước trung bình Mùa mưa Mùa khô 00 Lầy, bị ngập lầy Có phần bị ngập Hạ thấp tới 1m 01 Gần mặt đất Hạ thấp tới 1m 02 Ướt Dưới mặt đất 0,3m Hạ thấp từ 1 - 2m 03 Ẩm Dưới mặt đất 0,8m Hạ thấp tới 2m Bảng 3.6. Tiêu chuẩn phân chia nƣớc đọng Cấp Đặc trưng Mực nước trung bình Mùa mưa Mùa khô 01 Lầy Gần mặt đất Hạ thấp tới 0,3m 02 Ướt Dưới mặt đất 0,3m Khô hoàn toàn 03 Ẩm Dưới mặt đất 0,6m Khô hoàn toàn 63 Cấp nước ngầm phần lớn được phân biệt ở các đồng bằng châu thổ phù sa, ở các lập địa glây và các thung lũng suối. Ngược lại cấp nước được vận dụng ở những lập địa cao bị ảnh hưởng của nước đọng. 6. Đặc trưng trạng thái Đặc trưng trạng thái được phân ra các cấp khác nhau dựa vào thực bì và độ xói mòn đất. Bảng 3.7. Tiêu chuẩn phân chia trạng thái Cấp Đặc trưng Giải thích 0 Tự nhiên Rừng nguyên sinh hoặc trạng thái gần như tự nhiên I Ít thay đổi Rừng thứ sinh (sau khi bị đốt) rừng trồng thuần loài II Thay đổi mạnh Đất cỏ và cây bụi, một vài nơi đất bị xói mòn III Thay đổi quá mạnh Ít hoặc không có thực bì, đất bị xói mòn từ trung bình đến mạnh, vài nơi không còn tầng đất mặt b) Đặc trưng dạng lập địa Đặc trưng và ký hiệu toàn bộ dạng lập địa bao gồm các thành phần sau: Bảng 3.8. Đặc trƣng dạng lập địa Dạng đai khí hậu Dạng địa thế Dạng đất Kiểu vật chất Dạng trung khí hậu Dạng trạng thái Đà Lạt Sườn dốc feralit Đất sét trên đá chua Mát Gần như tự nhiên ĐL S F Đá acid 2 0 Ghi chú: Ký hiệu lập địa: ĐL - SF a2 c) Nhóm dạng lập địa Những lập địa có quan hệ gần gũi về mặt sinh thái và lâm sinh có cùng biện pháp kinh doanh được tập hợp lại thành nhóm dạng lập địa. Nhóm dạng lập địa bao gồm 6 thành phần: (i) Nhóm khí hậu; (ii) Nhóm địa thế; (iii) Nhóm độ phì; (iv) Nhóm ẩm và (vi) Nhóm nền vật chất. Nhóm dạng lập địa được tạo ra trên cơ sở thành quả của điều tra lập địa cấp I trên một diện rộng. Việc áp dụng phương pháp điều tra lập địa trên trong thực tế còn hạn chế. Kết quả chỉ có thể đưa ra những dự thảo, kiến nghị cho việc thành lâp nhóm dạng lập địa và nó cần phải được tiếp tục thử nghiệm lại. 3.1.2.2. Phân chia lập địa của Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Trong những năm qua, Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng phân chia lập địa cấp vi mô phục vụ cho công tác trồng rừng. Hệ thống phân chia lập địa này được 64 xây dựng và ứng dụng khá rộng rãi trong các dự án trồng rừng trên nhiều vùng và đối tượng khác nhau trên cả nước. Phương pháp phân chia lập địa cấp vi mô được tiến hành trên phạm vi xã trên cơ sở kế thừa phương pháp phân chia lập địa cấp vĩ mô, trung gian và có những điều chỉnh cho phù hợp với từng khu vực. Ở mỗi vùng và dự án cụ thể, các tiêu chí và chỉ tiêu phân chia lập địa là khác nhau. Hệ thống phân chia lập địa tổng quát cấp vi mô được thực hiện qua sơ đồ dưới đây. Đá mẹ và loại đất Yếu tố thổ nhưỡng Độ dày tầng đất Yếu tố địa hình Yếu tố thực vật Độ dốc Thảm thực vật Dạng lập địa Cơ cấu cây trồng và hướng sử dụng lập địaNhóm dạng lập địa Hình 3.2. Hệ thống phân chia lập địa cấp vi mô Dạng lập địa là đơn vị cuối cùng của hệ thống phân vị lập địa và được xác định trên một đơn vị nhỏ (xã, lâm trường, đơn vị sản xuất) với tỷ lệ bản đồ 1/10.000 hay 1/5.000 phục vụ cho công tác trồng rừng. Các yếu tố cấu thành dạng lập địa được coi là đồng nhất. Để đơn giản và dễ áp dụng trong sản xuất, nhóm dạng lập địa được đề xuất và là tổ hợp của các dạng lập địa có điều kiện gần tương tự nhau về độ phì tổng quát và hướng sử dụng. Trên cơ sở này, cơ cấu loài cây trồng và hướng sử dụng lập địa được đề xuất. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, mục tiêu của việc xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa là: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của vùng, mục tiêu của các dự án lựa chọn để đưa ra các yếu tố lập địa phù hợp, đơn giản và dễ áp dụng. Trên cơ sở điều tra phân chia dạng lập địa, đề xuất hướng sử dụng và tập đoàn cây trồng cho từng nhóm dạng lập địa. Để xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa phương pháp xác định chung là: Thu thập thông tin, tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, thảm thực vật tự nhiên, rừng đã trồng trong vùng quy hoạch, trao đổi với cán bộ địa phương, lâm trường, người dân về kinh nghiệm và kết quả trồng rừng của họ. 65 Chọn điểm khảo sát, xác định những lô rừng có năng suất, sinh trưởng khác nhau, đo đếm đường kính, chiều cao của cây trồng, đào phẫu diện, quan sát, mô tả, lấy mẫu theo các phương pháp thông thường trong điều tra đất. Phân tích các mẫu đất điển hình với các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá. Tổng hợp tư liệu, xác định tiêu chuẩn lập địa, đề xuất cơ cấu cây trồng và giải pháp kỹ thuật phù hợp. Cho đến nay, các tiêu chuẩn phân chia lập địa cấp vi mô đã được xác định cho một số vùng trong cả nước thông qua các dự án trồng rừng và các đề tài nghiên cứu. Ở mỗi vùng và dự án trồng rừng cụ thể, tiêu chuẩn phân cấp lập địa được xác định cho phù hợp với điều kiện thực tế. Dưới đây trình bày các ví dụ cụ thể về phân chia lập địa ở các vùng khác nhau trên phạm vi cả nước. A. Vùng Tây Bắc Tiêu chuẩn phân chia lập địa được xây dựng thông qua Dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà, Dự án Đảo nợ thực hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La và Lai Châu. Kết quả phân chia lập địa là xác định các dạng lập địa và các nhóm dạng lập địa. Trên cơ sở đó cơ cấu cây trồng được đề xuất cho từng vùng với độ cao khác nhau. a) Căn cứ xác định tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa - Các tài liệu có liên quan. - Điều kiện khí hậu thủy văn. - Các bản đồ địa chất, thổ nhưỡng. - Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp. Kết quả trồng rừng trong nhiều năm của Sơn La và các vùng có điều kiện tương tự. Kinh nghiệm thực tiễn của nhiều cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất ở nhiều cơ sở lâm trường và các dự án lâm nghiệp. b) Tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa Đề xuất 4 tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa tại Sơn La gồm: Đá mẹ và loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất và thực bì chỉ thị. (1) Đá mẹ và loại đất Sơn La là một tỉnh miền núi có địa hình rất phức tạp, đất đai được tạo nên do nhiều loại đá mẹ khác nhau. Theo tính chất hóa học (độ chua kiềm của đất) có thể chia làm 2 nhóm chính sau: Đất có màu sắc khác nhau phát triển trên đá mácma kiềm và trung tính (Fk, Fv, Ft), đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất ít chua đến không chua thích hợp với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp. Đất có màu sắc khác nhau phát triển trên đá biến chất, trầm tích và mácma axit (Fs, Fq, Fa), đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất chua đến ít chua, dinh dưỡng thấp đến trung bình. 66 (2) Độ dốc Độ dốc sử dụng trong phân chia lập địa tại Sơn La gồm 4 cấp độ dốc sau: ∙ Cấp 1: Độ dốc dưới 150; ∙ Cấp 2: Độ dốc từ 15 - 250; ∙ Cấp 3: Độ dốc từ 25 - 350; ∙ Cấp 4: Độ dốc trên 350. (3) Độ dày tầng đất Dựa vào điều kiện thực tế của vùng trồng rừng, độ dày tầng đất chia làm 3 cấp: ∙ Cấp 1: Độ dày tầng đất trên 80cm (Tỷ lệ đá lẫn và kết von dưới 20%); ∙ Cấp 2: Độ dày tầng đất từ 50 - 80cm (Tỷ lệ đá lẫn và kết von dưới 30%) ∙ Cấp 3: Độ dày tầng đất nhỏ hơn 50cm (Tỷ lệ đá lẫn và kết von dưới 70%). (4) Thảm thực bì chỉ thị Căn cứ vào hiện trạng thảm thực bì chỉ thị ở các hiện trường trồng rừng, thảm thực bì chỉ thị được phân chia thành 4 nhóm sau: Nhóm a: Mật độ cây gỗ tái sinh từ 500 - 1000 cây/ha, xen giang nứa. Chiều cao cây bụi, lau lách trên 2m và độ che phủ bình quân từ 50 - 60%. Nhóm b: Mật độ cây gỗ tái sinh dưới 500 cây/ha, xen giang nứa, lau lách. Chiều cao cây bụi bình quân từ 1 - 2m và độ che phủ từ 50 - 60%. Nhóm c: Hầu như không có cây gỗ tái sinh, cây bụi thưa. Cỏ lào, lau lách chiếm ưu thế, nương rẫy mới hưu canh và độ che phủ thảm tươi cây bụi từ 30 - 50%. Nhóm d: Hầu như không có cây gỗ tái sinh, thảm thực bì là trảng cỏ với độ che phủ dưới 30%. Trên cơ sở các tiêu chuẩn phân chia lập địa nêu trên, tổng hợp và xác định các dạng lập địa như sau. Bảng 3.9. Tổng hợp các yếu tố cấu thành dạng lập địa Cấp độ dốc Cấp độ dày tầng đất Tổng hợp 3 yếu tố Nhóm thực bì a Nhóm thực bì b Nhóm thực bì c Nhóm thực bì d I (<150) 1 I1a I1b I1c I1d 2 I2a I2b I2c I2d 3 I3a I3b I3c I3d II (15 - 250) 1 II1a II1b II1c II1d 2 II2a II2b II2c II2d 3 II3a II3b II3c II3d III (25 - 350) 1 III1a III1b III1c III1d 2 III2a III2b III2c III2d 3 III3a III3b III3c III3d IV (>350) 1 IV1a IV1b IV1c IV1d 2 IV2a IV2b IV2c IV2d 3 IV3a IV3b IV3c IV3d 67 c) Nhóm dạng lập địa Trên cơ sở nguyên tắc ghép các dạng lập địa thành nhóm lập địa ở trên, các nhóm dạng lập địa được phân chia và tổng hợp. Bảng 3.10. Nhóm dạng lập địa và hƣớng sử dụng Nhóm dạng lập địa Dạng lập địa Hướng sử dụng A A1 Fs, Fv, Fq, Fk, Ft (I1a, I2a, II1a, II2a) Làm giàu rừng A2 Fs, Fv, Fq, Fk, Ft (III1a, III2a, I3a, II3a, III3a, IV1a, IV2a, IV3a) Khoanh nuôi rừng B Fs, Fv, Fq, Fk, Ft (I1b, I2b, II1b, II2b, I1c, I2c, II1c, II2c, I1d, I2đ) Trồng rừng NLKH thâm canh C Fs, Fv, Fq, Fk, Ft (I3b, I3c, I3d, II3b, II1b, II1b, III1b, III1c, III1d, III2b, III2c, III2d, IV1b, IV1c, IV1d, II2d) Trồng rừng quảng canh D Fs, Fv, Fq, Fk, Ft (III3b, IV3b, IV2b, IV2c, IV3c, IV2d) Trồng cây chịu điều kiện khắc nghiệt d) Đề xuất cơ cấu cây trồng lâm nghiệp tỉnh Sơn La Sơn La là một tỉnh lớn có điều kiện tự nhiên đa dạng, phức tạp, nhiều loại đất đai được phân bố trong những điều kiện tự nhiên khác nhau. Tuy nhiên về tổng quan có thể chia Sơn La thành 2 vùng sinh khí hậu liên quan chặt chẽ đến việc xác định cơ cấu cây trồng. - Vùng có độ cao dưới 700m so với mặt nước biển. - Vùng có độ cao trên 700m so với mặt nước biển. Qua điều tra khảo sát đã đề xuất cơ cấu cây trồng cho các nhóm dạng lập địa thuộc hai vùng sinh khí hậu khác nhau như dưới đây. (1) Vùng có độ cao dưới 700m Với nhóm dạng lập địa có loại đất thuộc đất feralit màu nâu đỏ, vàng đỏ, nâu vàng, đỏ vàng phát triển trên đá mácma kiềm, trung tính, phiến thạch tím (Fv, Fk, Ft), cơ cấu cây trồng đề xuất cho từng nhóm dạng lập địa. Bảng 3.11. Đề xuất cây trồng vùng độ cao dƣới 700m Nhóm DLĐ Cây trồng theo thứ tự ưu tiên 1 2 3 4 5 A Lát hoa Trám trắng Muồng đen Tếch Xoài B Trám Lát Trẩu Keo tai tượng Xoan C Keo lá tràm Xoan Vối thuốc D Keo lá tràm 68 Với nhóm dạng lập địa có loại đất thuộc đất feralit màu đỏ vàng, vàng đỏ, nâu vàng, vàng nhạt phát triển trên đá sét, biến chất, trầm tích và mácma chua (Fs, Fq, Fa), cơ cấu cây trồng đề xuất cho từng nhóm dạng lập địa như sau. Bảng 3.12. Đề xuất cây trồng vùng độ cao dƣới 700m Nhóm DLĐ Cây trồng theo thứ tự ưu tiên 1 2 3 4 5 6 A Luồng, Tếch Trám trắng Lát Muồng đen Hông Quế B Trám Lát Long não Keo tai tượng Quế C Keo lá tràm Vối thuốc Thông nhựa D Keo lá tràm Thông nhựa (2) Vùng có độ cao trên 700m Nhóm dạng lập địa có loại đất thuộc đất màu nâu đỏ, đỏ vàng, vàng đỏ, nâu vàng, đỏ vàng phát triển trên đá mácma kiềm, trung tính, phiến thạch tím (Fv, Fk, Ft), cơ cấu cây trồng đề xuất theo các nhóm dạng lập địa nêu ở bảng sau. Bảng 3.13. Đề xuất cây trồng vùng độ cao trên 700m Nhóm DLĐ Cây trồng theo thứ tự ưu tiên 1 2 3 4 5 A Lát hoa Sa mộc Pơ mu Muồng đen Du sam B Sa mộc Lát hoa Du sam Muồng đen C Vối thuốc D Keo lá tràm Với nhóm dạng lập địa thuộc có loại đất thuộc đất feralit màu đỏ vàng, vàng đỏ, nâu vàng, vàng nhạt phát triển trên đá sét, biến chất, trầm tích và mácma chua (Fs, Fq, Fa), cơ cấu cây trồng theo các nhóm dạng lập địa nêu ở bảng sau: Bảng 3.14. Đề xuất cây trồng vùng độ cao trên 700m Nhóm DLĐ Cây trồng theo thứ tự ưu tiên 1 2 3 4 5 A Sa mộc Trám trắng Quế Tống quá sủ Cọ khiết B Tống quá sủ Sa mộc Long não Vối thuốc Cọ khiết C Thông ba lá Vối thuốc Keo lá tràm D Thông ba lá 69 B. Vùng Trung tâm Phân chia lập địa được thực hiện thông qua đề tài nghiên cứu về xác định tiêu chuẩn lập địa cho trồng rừng công nghiệp. Để đáp ứng mục tiêu là trồng rừng công nghiệp, nên các tiêu chuẩn phân chia đã được xem xét. a) Tiêu chuẩn phân chia lập địa Dựa trên kết quả điều tra thực địa, đặc biệt ở các vùng trồng công nghiệp đã được gây trồng ở vùng Trung tâm, có thể đề xuất các yếu tố quan trọng có liên quan tới tăng trưởng của rừng trồng công nghiệp. Có 4 yếu tố được lựa chọn đó là: Đá mẹ và loại đất; độ dốc; độ dày tầng đất và thảm thực bì chỉ thị cho sự thoái hóa của đất làm tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa. (1) Đá mẹ và loại đất Khảo sát vùng quy hoạch có các loại đất phát triển trên các loại đá mẹ chủ yếu sau đây: ∙ Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất, ký hiệu Fs. ∙ Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá vôi, ký hiệu Fv. ∙ Đất feralit vàng đỏ phát triển trên mácma axít, ký hiệu Fa. ∙ Đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá cát, ký hiệu Fq. ∙ Đất feralit vàng nâu phát triển trên phù sa cổ, ký hiệu Fp. Ngoài các loại đất chính đã nêu, ở nhiều nơi còn có các loại đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất dốc tụ có diện tích nhỏ và chủ yếu dành cho canh tác nông nghiệp. (2) Độ dốc Cấp độ dốc để phân chia dạng lập địa ở vùng Trung tâm được phân thành 3 cấp: ∙ Ít dốc: Độ dốc dưới 150(Ký hiệu là I). ∙ Dốc trung bình: Độ dốc từ 15 - 250(Ký hiệu là II). ∙ Dốc mạnh: Độ dốc từ 25 - 350(Ký hiệu là III). Rất dốc: Độ dốc trên 350và không xét do trong sản xuất lâm nghiệp được xác định để xây dựng rừng phòng hộ). Độ dốc là yếu tố quyết định đến việc áp dụng các biện pháp làm đất trong sản xuất lâm nghiệp. Đối với nới có độ dốc thấp, dưới 150, thì có thể tiến hành thuận lợi các biện pháp làm đất toàn diện, thực hiện phương thức canh tác nông lâm kết hợp, trồng xen cây công nghiệp ngắn ngày khi rừng chưa khép tán. Đây là đối tượng chủ yếu cho trồng rừng công nghiệp. Với những nơi đất có độ dốc từ 15 - 250có thể trồng rừng công nghiệp với các biện pháp làm đất như cày cục bộ và bón phân. 70 Với nơi đất dốc từ 25 - 350có thể trồng rừng kinh tế nhưng khó khăn vì trong trồng rừng công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao như cày toàn diện và bón phân. Tuy nhiên, trong điều kiện cần thiết có thể trồng rừng nguyên liệu theo phương pháp thủ công có mức đầu từ cao hơn và cho một số cây trồng nhất định. (3) Độ dày tầng đất Độ dày tầng đất phản ảnh độ phì tiềm tàng trong đất và liên quan trực tiếp đến khả năng phát triển và năng suất cây trồng. Độ dày tầng đất trong phân chia lập địa vùng Trung tâm có thể chia ra 3 cấp: Cấp I: Độ dày tầng đất trên 100cm và tỷ lệ kết von đá lẫn dưới 20% (Ký hiệu là 1). Cấp II: Độ dày tầng đất từ 50 - 100cm và tỷ lệ kết von đá lẫn từ 20 - 40% (Ký hiệu là 2). Cấp III: Độ dày tầng đất dưới 50cm và tỷ lệ kết von đá lẫn trên 40% (Ký hiệu là 3). Độ dày tầng đất được xác định khi đào tới tầng đất mà ở đó có tỷ lệ đá lẫn hoặc kết von cao hơn 70% thì độ dày của tầng đất được tính từ đó đến mặt đất. Kết von đá lẫn ở tầng B nếu có tỷ lệ cao hơn tỷ lệ cho phép ở phần trên phải hạ xuống 1 cấp. (4) Thảm thực bì chỉ thị Thảm thực bì tự nhiên có vai trò rất lớn trong việc đánh giá đất về nhiều mặt. Thảm thực bì là yếu tố tổng hợp và đơn giản có thể phản ánh đúng quan hệ ảnh hưởng của đất với cây trồng. Trên cơ sở các nghiên cứu của diễn thế thứ sinh và sự thoái hóa đất trong vùng nghiên cứu, đã phân ra 3 cấp thực bì chỉ thị như sau theo 3 nhóm sau: Bảng 3.15. Phân chia thực bì chỉ thị Nhóm thực bì a Nhóm thực bì b Nhóm thực bì c - Rừng thứ sinh nghèo kiệt có một số cây gỗ tái sinh như: Hu, Vạng, Trám,v.v. - Số lượng cây tái sinh mục đích dưới 500 cây/ha - Trảng Nứa tép có đường kính gốc từ 2 - 3cm, sinh trưởng kém - Trảng chít Chè vè, Cỏ tranh - Rừng Nứa tép có đường kính gốc từ 2 - 3cm - Nứa tép xen Lau chít, Chè vè, Cỏ tranh - Trảng cây bụi thấp, Chè vè, Cỏ tranh xấu. - Rừng dây leo, cây nhớ kín, rậm - Trảng cây bụi cao, kín rậm và cỏ tranh, Chít, Chè vè - Cây bụi hạn sinh như: Lành ngạnh, Sim, Mua, Ràng ràng. - Độ che phủ từ 50 - 60% - Độ che phủ từ 30 - 50% - Độ che phủ dưới 30% - Chiều cao bình quân trên 3m - Chiều cao bình quân từ 1 - 3m - Chiều cao bình quân dưới 1m Trên cơ sở điều tra khảo sát và phân tích các yếu tố có vai trò quan trọng trong việc xác định cây trồng, kỹ thuật và phương thức trồng, các yếu tố và tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa được đề xuất 71 Như vậy, mỗi dạng lập địa sẽ bao gồm 4 yếu tố mà mỗi loại đất được ghi bên ngoài mỗi tổ hợp của 3 yếu tố theo nhóm thực bì nói trên. Như đã trình bày ở trên, đất vùng quy hoạch rừng trồng công nghiệp vùng Trung tâm có 5 loại đất phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau đó là: Đất phát triển trên đá sét và biến chất (Fs), đá vôi (Fv), mácma axit (Fa), đá cát (Fq), phù sa cổ (Fp). Bảng 3.16. Tổng hợp 3 yếu tố dạng lập địa vùng Trung tâm Độ dốc Độ dày tầng đất (cm) Tổng hợp 3 yếu tố lập địa theo nhóm thực bì Nhóm thực bì a Nhóm thực bì b Nhóm thực bì c < 150 (I) > 100 cm (1) I1a I1b I1c 50 - 100cm (2) I2a I2b I2c < 50cm (3) I3a I3b I3c 15 - 250 (II) > 100 cm (1) II1a II1b II1c 50 - 100cm (2) II2a II2b II2c < 50cm (3) II3a II3b II3c 25 - 350 (III) > 100cm (1) III1a III1b III1c 50 - 100cm (2) III2a III2b III2c < 50cm (3) III3a III3b III3c > 350 Không xét b) Nhóm dạng lập địa Trên nguyên tắc để thuận lợi cho việc sử dụng, ghép các các dạng lập địa gần tương tự nhau vào nhóm dạng lập địa. Nhóm dạng lập địa gồm 4 nhóm là A, B, C và D và mức độ thuận lợi (điều kiện sản xuất và độ phì) giảm dần từ nhóm A đến nhóm D. Bảng 3.17. Phân chia nhóm DLĐ trồng rừng công nghiệp Nhóm DLĐ Dạng lập địa A Fs, Fq, Fa, Fp (I1a, I1b, I2a, I2b) Fv (I1a, I1b, I2a, I2b) B B1 Fs, Fq, Fa, Fp (I1c, I2c). Fv (I1c, I2c) B2 Fs, Fq, Fa, Fp (II1a, II2a, II1b) C C1 Fs, Fq, Fa, Fp (II1c, II2c, II2b) Fv (II1c, II2c, II2b) C2 Fs, Fq, Fv, Fa (III1a, III2a, III2b, III1c) D Fs, Fq, Fp, Fa (I3b, I3c, II3b, II3c, III2c, III3b, III3c) Fv (I3b, I3c, II3b, II3c, III2c, III3b, III3c) c) Đề xuất cơ cấu cây trồng Trên cơ sở phân tích kết quả của các tài liệu và kết quả trồng rừng của các cơ quan nghiên cứu và sản xuất trong vùng, đặc điểm sinh thái của loài cây có thể đề xuất hướng sử dụng các dạng lập địa như sau. 72 Bảng 3.18. Hƣớng sử dụng và cây trồng rừng công nghiệp Nhóm DLĐ Dạng lập địa Hướng sử dụng Loài cây trồng theo thứ tự ưu tiên A Fs, Fq, Fa, Fp (I1a, I1b, I2a, I2b) Fv (I1a, I1b, I2a, I2b) Trồng rừng công nghiệp thâm canh (cày toàn diện, bón phân) - Bồ đề, Mỡ, Bạch đàn urophylla, Keo tai tượng. - Bồ đề, Keo tai tượng B 1 Fs, Fq, Fa, Fp (I1c, I2c) Fv (I1c, I2c) Trồng rừng công nghiệp thâm canh (cày toàn diện, bón phân) Bạch đàn urophylla, Keo tai tượng - Keo tai tượng. 2 Fs, Fq, Fa, Fp (II1a, II2a, II1b) Trồng rừng công nghiệp thâm canh (cày cuốc theo băng) Bồ đề, Mỡ, Keo tai tượng. C 1 Fs, Fq, Fa, Fp (II1c, II2c, II2b) Fv (II1c, II2c, II2b) Trồng rừng công nghiệp thâm canh (cày cuốc theo băng) - Keo tai tượng, Thông ba lá - Keo tai tượng 2 Fs, Fq, Fv, Fa (III1a, III2a, III1b, III2b, III1c) Trồng rừng thủ công Bồ đề, Mỡ, Keo tai tượng D Fs, Fq, Fp, Fa (I3b, I3c, II3b, II3c, III2c, III3b, III3c) Fv (I3b, I3c, II3b, II3c, III2c, III3b, III3c) Trồng rừng phòng hộ - Keo tai tượng, Thông ba lá - Keo tai tượng Ghi chú: Các dạng lập địa Fs, Fv, Fa, Fq, Fp (I3a, II3a, III3a) để khoanh nuôi hoặc trồng cây dược liệu dưới tán - không trồng rừng. C. Vùng Tây Nguyên Phân chia lập địa được tiến hành cho mục tiêu trồng rừng công nghiệp ở các tỉnh Gia Lai và Kon Tum. a) Tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa Trên cơ sở điều tra khảo sát chúng tôi lựa chọn 4 yếu tố hình thành các dạng lập địa cho vùng trồng công nghiệp ở Gia Lai - Kon Tum. (1) Đá mẹ và loại đất Phản ảnh cơ bản về tính chất của đất. Qua điều tra khảo sát vùng quy hoạch cho rừng trồng công nghiệp ở Gia Lai và Kon Tum có các đá mẹ và loại đất chính sau: Đất feralit nâu đỏ phát triển trên bazan (Fk). Đất có màu nâu đỏ hay nâu vàng, có tầng dày, thành phần cơ giới nặng, dinh dưỡng cao. 73 Đất xám phát triển trên đá mácma axit (Xa) và đất feralit nâu vàng phát triển trên đá mácma axit (Fa). Đất có màu xám hoặc vàng đỏ, thành phần cơ giới cát pha, nhẹ, nghèo dinh dưỡng. Đất feralit vàng đỏ, tím phát triển phiến thạch sét (Fs). Đất màu tím, tầng dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt nặng, dinh dưỡng khá, chiếm diện tích không lớn. (2) Độ dày tầng đất Độ dày tầng đất được phân làm 3 cấp: Cấp 1: Độ dày tầng đất trên 100cm và tỷ lệ kết von đá lẫn dưới 20% (Ký hiệu là 1). Cấp 2: Độ dày tầng đất từ 50 - 100cm và tỷ lệ kết von đá lẫn từ 20 - 40% (Ký hiệu là 2). Cấp 3: Độ dày tầng dưới 50cm và tỷ lệ kết von đá lẫn từ 40 - 70% (Ký hiệu là 3). (3) Độ dốc Có liên quan đến xác định các biện pháp canh tác, làm đất để trồng rừng thích hợp và xác định kinh doanh các loại rừng. Cấp độ dốc để phân chia các dạng lập địa ở Tây Nguyên được phân thành 2 cấp: Hơi dốc: Độ dốc dưới 150(Ký hiệu là I). Dốc vừa: Độ dốc từ 15 - 250(Ký hiệu là II). Dốc: Độ dốc trên 250(không xét do với độ dốc này có thể trồng rừng kinh tế nhưng khó trồng rừng công nghiệp nhất là trồng các loại rừng thuần loại, đều tuổi và thâm canh cao như cày toàn diện và bón phân. (4) Thảm thực bì chỉ thị Qua kết quả điều tra trong vùng quy hoạch có thể chia dạng thực bì thành 3 nhóm thực bì chỉ thị như sau: Bảng 3.19. Phân chia nhóm thực vật chỉ thị Nhóm a Nhóm b Nhóm c - Rừng thứ sinh nghèo kiệt có một số cây gỗ tái sinh: Giẻ, Bời lời, Dầu rài, Giổi, Cẩm xe, Cà te, Cà chít, Bằng lăng, Trám, Sao - Trảng cây bụi dày có các loại Thẩu tấu, Hu đay, Khế, Găng gai, Lành ngạnh - Thảm cây bụi thưa: Thẩu tấu, Lành ngạnh, Găng gai - Cây gỗ tái sinh từ 500 - 1000 cây/ha - Có 1 số cây gỗ tái sinh như: Ràng ràng, Bời lời, Móng bò - Cây gỗ tái sinh ít dưới 500 cây/ha - Trảng Cỏ tranh, Cỏ lào, Cỏ ống, Cỏ thấp, Cỏ mỹ - Lau lách Độ che phủ từ 50 - 60% Độ che phủ: 30 - 50% Độ che phủ dưới 30% Chiều cao bình quân trên 3m Chiều cao bình quân từ 1 - 3m Chiều cao bình quân dưới 1m 74 Bảng 3.20. Tổng hợp các yếu tố phân chia dạng lập địa Độ dốc Độ dày tầng đất (cm) Tổng hợp 3 yếu tố lập địa theo nhóm thực bì Nhóm thực bì a Nhóm thực bì b Nhóm thực bì c < 150 (I) > 100 cm (1) I1a I1b I1c 50 - 100cm (2) I2a I2b I2c < 50cm (3) I3a I3b I3c 15 - 250 (II) > 100 cm (1) II1a II1b II1c 50 - 100cm (2) II2a II2b II2c < 50cm (3) II3a II3b II3c b) Nhóm dạng lập địa Phân chia nhóm dạng lập địa cho rừng trồng công nghiệp ở Tây Nguyên gồm 3 nhóm A, B và C tương ứng với các cấp tốt, trung bình và xấu. Bảng 3.21. Phân chia nhóm dạng lập địa Nhóm DLĐ Dạng lập địa A FaI1a, FaI2a, FaI1b, FaI2b, FkI1a, FkI2a, FkI1b FkI2b, FsI1a, FsI2a, FsI1b, FsI2b B FaII1a, FaII2a, FaII1b, FaII2b, FaI2c, FaII1c FkII1a, FkII2a, FkII1b, FkII2b, FkI2c, FkII1c FsII1a, FsII2a, FsII1b, FsII2b, FsI2c, FsII1c C FaI3b, FaI3c, FaII2c, FaII3a, FaII3b, FaII3c FkI3b, FkI3c, FkII2c, FkII3a, FkII3b, FkII3c FsI3b, FsI3c, FsII2c, FsII3a, FsII3b, FsII3c c) Đề xuất cơ cấu cây trồng Dựa trên các dạng lập địa có điều kiện gần tương tự nhau và để thuận lợi trong sử dụng, phân nhóm lập địa được thực hiện. Đề xuất phân chia nhóm dạng lập địa và hướng sử dụng các dạng lập địa đó như sau: Bảng 3.22. Phân chia nhóm dạng lập địa và hƣớng sử dụng Nhóm DLĐ Dạng lập địa Hướng sử dụng Loài cây trồng theo thứ tự ưu tiên A Fa, Fs (I1a, I1b, I2a, I2b) Fk (I1a, I1b, I2a, I2b) Trồng rừng công nghiệp thâm canh Bạch đàn urophylla, camal Keo lá liềm, Keo tai tượng Bạch đàn urophylla Keo lá liềm, Keo tai tượng B Fa, Fs (II1a, II1b, II1c, II1k, II2b, I1c, I2c). Fk (II1a, II1b, II1c, I1k, II2b, I1c, I2c) Trồng rừng công nghiệp thâm canh Keo tai tượng, Keo lá liềm Thông ba lá, Bạch đàn urophylla Keo lá liềm, Keo tai tượng, Thông caribe, Bạch đàn urophylla, camal C Fa, Fs (I3a, I3b, I3c, II2c, II3a, II3b, II3c). Fk (I3a, I3b, I3c, II2c, II3a, II3b, II3c) Trồng rừng công nghiệp phải cày ngầm + trồng băng cải tạo đất chống xói mòn. Keo lá tràm + Thông caribe Keo lá tràm + Thông caribe 75 D. Phân chia lập địa vùng đất phèn ĐBSCL a) Phân chia các dạng lập địa để trồng rừng Tràm Dựa vào các đặc tính cơ bản của đất phèn như mức độ phèn, mức độ ngập nước, khả năng rửa phèn, đặc tính hóa học của đất được phản ánh qua năng suất rừng trồng và thực vật chỉ thị để làm cơ sở cho việc phân chia lập địa đất phèn ứng dụng trong sản xuất lâm nghiệp. Các yếu tố phân chia các dạng lập địa trên đất phèn ở ĐBSCL để trồng rừng Tràm được xác định theo các tiêu chuẩn sau đây: (1) Loại đất (Mức độ phèn): Căn cứ vào hoạt động của tầng sinh phèn trong đất chia ra 3 loại: ∙ Đất phèn tiềm tàng, ký hiệu (I); ∙ Đất phèn hoạt động ít và trung bình, ký hiệu (II); ∙ Đất phèn hoạt động mạnh, ký hiệu (III). (2) Mức độ ngập nước: Căn cứ vào mức nước ngập tính từ mặt đất chia ra 3 cấp sau: ∙ Ngập nước nông (A): Mức nước ngập dưới 50cm; ∙ Ngập nước sâu trung bình (B): Mức nước ngập từ 50 - 150cm; ∙ Ngập nước sâu (C): Mức nước ngập trên 150cm. (3) Khả năng rửa phèn: Dựa vào khả năng rửa phèn cho đất chia ra 3 cấp: ∙ Thuận lợi (1); ∙ Có khó khăn (2); ∙ Rất khó khăn (3). Tổng hợp các yếu tố và tiêu chuẩn phân chia các dạng lập địa được thể hiện ở dưới đây. Đây là căn cứ quan trọng để đề xuất hướng sử dụng đất phèn trong lâm nghiệp. Bảng 3.23. Tiêu chuẩn phân chia lập địa vùng đất phèn ĐBSCL Khả năng rửa phèn Loại đất Ngập nước nông (A) Ngập nước trung bình (B) Ngập nước sâu (C) 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Đất phèn tiềm tàng (I) IA1 IA2 IA3 IB1 IB2 IB3 IC1 IC2 IC3 Đất phèn hoạt động ít và trung bình (II) IIA1 IIA2 IIA3 IIB1 IIB2 IIB3 IIC1 IIC2 IIC3 Đất phèn hoạt động mạnh (III) IIIA1 IIIA2 IIIA3 IIIB1 IIIB2 IIIB3 IIIC1 IIIC2 IIIC3 76 b) Hướng sử dụng đất phèn trong Lâm nghiệp trên cơ sở đánh giá điều kiện lập địa. (1) Loại đất I (Đất phèn tiềm tàng) - Diện tích 24.027 ha Trên loại đất này hiện nay là nơi phân bố chủ yếu của rừng Tràm tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (Vùng rừng Tràm U Minh), nên phần lớn diện tích đã được quy hoạch là nơi bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng đặc dụng và các khu di tích lịch sử. Trong quá trình quản lý khu vực này, cần cố gắng hạn chế quá trình phèn hóa, đặc biệt ở các dạng lập địa IA2, IA3, IB2, IB3, IC2, IC3. Trong các dạng IB và IC, đặc biệt là IC1 cần phát huy thế mạnh về nuôi cá nước ngọt kết hợp với rừng Tràm. (2) Loại đất II (Đất phèn hoạt động ít và trung bình) - Diện tích 118.460ha Loại đất này chủ yếu là sử dụng trong sản xuất nông nghiệp canh tác lúa nước chiếm gần 70% tổng diện tích, nằm trong các dạng lập địa: IIA1, IIA2, IIB1, IIB2, IIC1, IIC2. Dạng lập địa IIA3: Kinh doanh rừng Tràm theo hướng thâm canh kết hợp với canh tác lúa nước (Khoảng 30% diện tích). Dạng lập địa IIB3: Kinh doanh rừng Tràm tổng hợp - Lâm - Ngư - Nông kết hợp. Dạng lập địa IIC3: Kinh doanh tổng hợp: Ngư (Cá) - Lâm (Rừng Tràm - Phòng hộ) - Nông (Lúa - Thức ăn cho cá). (3) Loại đất III (Đất phèn hoạt động mạnh) - Diện tích 192.081ha Loại đất này chủ yếu sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp. Các hướng sử dụng cho từng loại lập địa gồm: Dạng lập địa IIIA1: Trồng rừng Tràm thâm canh. Dạng lập địa IIIB1: Sử dụng tổng hợp giữa trồng rừng Tràm kết hợp nuôi cá, trồng lúa và VAC (năng suất cao). Dạng lập địa IIIC1: Trồng rừng Tràm kết hợp nuôi cá (Tiềm năng lớn về cá) và VAC. Dạng lập địa IIIA2: Trồng rừng Tràm thâm canh năng suất trung bình (rừng 5 tuổi, mật độ từ 5.000 - 7.000 cây Cừ/ha) kết hợp trồng lúa nước. Dạng lập địa IIIB2: Trồng rừng Tràm kết hợp canh tác lúa nước, nuôi cá và VAC (Năng suất trung bình). Dạng lập địa IIIC2: Trồng rừng Tràm kết hợp nuôi cá và VAC (Năng suất thấp). Dạng lập địa IIIA3: Trồng rừng Tràm thâm canh (năng suất thấp). Dạng lập địa IIIB3 và IIIC3: Trồng rừng Tràm quảng canh, có áp dụng biện pháp lên líp và đào mương thoát phèn. Các yếu tố lập địa và các dạng lập địa nêu trên đã được áp dụng thử xây dựng bản đồ lập địa cho trồng rừng Tràm tại vùng đất phèn tỉnh Long An, bản đồ tỷ lệ 1/100.000 77 (kèm theo). Kết quả điều tra cho thấy Long An có 11 dạng lập địa (IA2, IA3, IB2, IC2, IIIA2, IIIB2, IIIC2, IIIa3), với tổng diện tích 229.419,5ha, đã đề xuất hướng sử dụng từng dạng lập địa như trên. E. Đất ngập mặn ven biển Ở Việt Nam việc phân chia lập địa đất ngập mặn ven biển còn rất hạn chế. Cho đến nay, mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này và đã tiến hành phân chia ở một số vùng ven biển. Trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước về “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục rừng ngập mặn và rừng Tràm ở một số vùng phân bố tại Việt Nam” Ngô Đình Quế, Ngô An đã tiến hành phân chia lập địa cho vùng đất ngập mặn ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp kỹ thuật sử dụng hiệu quả đất ngập mặn ven biển. Để phân chia dạng lập địa của vùng đất ngập mặn ven biển Việt Nam tùy theo điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng có thể dựa vào các yếu tố sau đây để phân chia. Một số tiêu chuẩn được sử dụng để phân chia gồm: ∙ Chế độ ngập triều. ∙ Độ thành thục của đất (kiểm tra bằng thực vật chỉ thị). ∙ Loại đất. Ngoài ra, tùy từng nơi mà một số yếu tố sau cũng được xác định để phân chia lập địa, đó là: ∙ Thành phần cơ giới của đất tầng mặt (0 - 20cm) và mức độ xen tầng cát ở các độ sâu khác nhau (20 - 50cm; > 50cm). ∙ Tầng sinh phèn ở nông (0 - 50cm)và tầng sinh phèn ở sâu (>50cm). ∙ Hàm lượng chất hữu cơ (thấp, trung bình, cao, rất cao,... ) có trong đất chủ yếu ở tầng đất mặt (0 - 30cm). a) Tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa vùng ngập mặn ven biển ĐBSCL Ở vùng ven biển ĐBSCL dựa vào 3 yếu tố quan trọng dưới đây có liên quan đến sinh trưởng của rừng trồng để phân chia dạng lập địa. (1) Loại đất: Loại đất được chia làm 2 loại: ∙ Đất ngập mặn ký hiệu là M; ∙ Đất ngập mặn phèn tiềm tàng ký hiệu là Mp. (2) Chế độ ngập triều: Được chia ra 2 loại: ∙ Thời gian ngập triều; ∙ Độ ngập triều cao nhất. Kết quả nghiên cứu chế độ ngập triều vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long có liên quan đến quy hoạch trồng rừng ngập mặn và phương thức canh tác lâm ngư kết hợp có thể chia ra như sau: 78 Vùng bị ngập triều thường xuyên (ký hiệu là I): Đây là vùng ngập hàng ngày có độ ngập triều cao nhất trên 85cm, thực vật ưu thế rải rác. Vùng bị ngập bởi triều thấp (ký hiệu là II) hay bãi bồi ven biển hay vùng trũng nội địa, có số ngày ngập từ 300 đến dưới 365 ngày/năm. Độ ngập triều cao nhất từ 55 - 85 ngày. Thực vật ưu thế có Mắm lưỡi đòng (Avicennia alba) và Mắm biển (A. marina). Vùng bị ngập bởi triều trung bình (ký hiệu là III) có số ngày ngập từ 100 - 300 ngày, độ ngập triều cao nhất từ 45 - 55 ngày, thực vật ưu thế có Bần đắng (Sonneratia alba), Đước (Rhizophora apiculata), Đưng (R. mucronata), Vẹt tách (Bruguiera parviflora), Vẹt khang (B. sexangula), Dà quánh (Ceriops decandra). Vùng bị ngập bởi triều cao (ký hiệu là IV) có số ngày ngập dưới 100 ngày/năm, độ ngập triều cao nhất chỉ đạt từ 30 - 45cm, thực bì ưu thế có: Chà là (Phoenix paludosa), Giá (Exoecaria agallocha), Cóc trắng (Lumnixzera racemosa), Cóc kèn (Deris trifolia), Dà vôi (Ceriops tagal). (3) Độ thành thục của đất Độ thành thục của đất là căn cứ quan trọng đến sự phân bố của thảm thực vật, điều kiện và khả năng sinh trưởng của cây trồng, có thể chia làm 4 cấp: ∙ Bùn loãng, ký hiệu là a. ∙ Bùn chặt, ký hiệu là b. ∙ Sét mềm, ký hiệu là c. ∙ Sét cứng, ký hiệu là d. Trên cơ sở các yếu tố phân chia lập địa vùng đất ngập mặn ven biển, các dạng lập địa được tổng hợp như sau: Bảng 3.24. Tổng hợp các yếu tố dạng lập địa Thời gian ngập triều Loại đất Tổng hợp 3 yếu tố lập địa theo độ thành thục của đất Bùn loãng (a) Bùn chặt (b) Sét mềm (c) Sét cứng (d) Vùng ngập triều thường xuyên (I) M Mp MIa * * * * * * * Vùng ngập triều thấp từ 300 - 365 ngày (II) M Mp MIIa * MIIb MpIIb * * * * Vùng ngập triều trung bình, từ 100 - 300 ngày (III) M Mp * * MIIIb MpIIIb MIIIc MpIIIc MIIId MpIIId Vùng ngập triều cao, dươi 100 ngày (IV) M Mp * * * * MIVc MpIVc MIVd MpIVd Ghi chú: (*) Thực tế không hình thành các dạng lập địa này. 79 Như vậy, theo kết quả phân chia lập địa đất ngập mặn ven biển cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy toàn vùng có 14 dạng lập địa, trong đó đất ngập mặn có 8 dạng lập địa là MIa, MIIa, MIIb, MIIIb, MIIIc, MIIId, MIVc và MIVd. Với đất ngập mặn phèn tiềm tàng, có 6 dạng lập địa được xác định là MpIIb, MpIIIb, MpIIIc, MpIVc, MpIIId và MpIVd. b) Nhóm dạng lập địa Nhằm đơn giản hóa để dễ sử dụng có thể ghép một số dạng lập địa có điều kiện gần giống nhau về độ ngập triều, độ thành thục của đất và phương hướng sử dụng đối với cây trồng thành những nhóm dạng lập địa. Kết quả phân nhóm dạng lập địa nêu ở bảng sau: Bảng 3.25. Phân chia nhóm dạng lập địa Nhóm DLĐ Các dạng lập địa chủ yếu A MIa, MIIa B MIIb, MpIIb, MIIIb, MpIIIb C MIIIc, MpIIIc, MIIId, MpIIId D MIVc, MpIVc, MIVd, MpIVd c) Đề xuất hướng sử dụng và cơ cấu cây trồng Xác định hướng sử dụng lập địa được tiến hành thông qua các tư liệu về thời gian ngập triều, độ ngập triều, loại đất, kết hợp điều tra độ thành thục của đất để khoanh vẽ các dạng lập địa trên thực địa và trên bản đồ có sử dụng hệ thống GIS. Việc sử dụng lập địa được xác định cho từng nhóm dạng lập địa A, B, C và D dựa trên cơ sở đặc điểm sinh thái loài cây, kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất ở các địa phương. Các hướng sử dụng theo các nhóm dạng lập địa như sau được đề xuất gồm: Nhóm dạng lập địa A: Trồng đai rừng phòng hộ xung yếu bằng các loài như Mắm trắng, Đước. Nhóm dạng lập địa B: Trồng Đước thuần loại và Bần đắng kết hợp nuôi tôm theo hình thức quảng canh hoặc quảng canh cải tiến (Tỷ lệ rừng là từ 70 - 80% và diện tích mặt nước nuôi tôm chiếm 20 - 30%). Nhóm dạng lập địa C: Trồng hỗn giao Đước và Vẹt kết hợp nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh (Tỷ lệ diện tích rừng là 50 - 60% và diện tích mặt nước nuôi tôm là 40 - 50%). Nhóm dạng lập địa D: Trồng rừng Vẹt và Cóc kết hợp nuôi tôm theo phương thức thâm canh. Tuy nhiên, đối với đất mặn phèn tiềm tàng khi kết hợp nuôi trồng thủy sản đặc biệt chú ý cần có thêm những biện pháp kỹ thuật rửa phèn và chống quá trình phèn hóa. 80