🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình chế tạo thiết bị cơ khí - Tập 1 Ebooks Nhóm Zalo GT.0000026025 BỘ X Â Y DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG n g h ê' LILAMA 2 CHỦ BIÊN : TS. Lê Văn Hiên - ThS. Nguyễn Anh Dũng ThS. Nguyễn Hồng Tiên G I Á O T R Ì N H CHE TAO THIẾT BỊ C ữ KHÍ T Ậ P 1 NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG BỘ X Â Y DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LILAMA 2 Chủ biên : TS. Lê Văn Hiền -ThS . Nguyễn A nh Dũng ThS. Nguyễn Hồng Tiến GIÁO TRÌNH CHÊ TẠO THIẾT BỊ Cữ KHÍ T Ậ P 1 NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG HÀ N Ộ I-2 0 1 4 LỜI NÓI ĐẦU Nhẳm nâng cao chất lượng đào tạo từng bước hội nhập quốc tế, mặt khác đê đảm bảo sự thống nhất nội dung đào tạo, năng cao kiến thức và kỹ năng nghề đáp ứng cung cấp cho người lao động kỹ thuật bậc cao theo yêu cầu của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo người lao động sau khi đào tạo có kỹ năng nghề cao, Trường cao đắng nghề LILAMA2 tô chức biên soạn "Giáo trình Cao đắng nghề Kỹ thuật chê tạo thiết bị cơ khi '. Giáo trinh là một trong những phương tiện chính đ ể cung cấp kiến thức và là cơ sở đ ể hình thành kỹ năng nghề cho sinh viên. Trường cao đảng nghề LILAM A2 giao cho TS. Lê Văn Hiền chủ biên phối hợp với các ông: ThS. Nguyễn A nh Dũng, ThS. Nguyễn Hồng Tiến, KS. Lưu Quốc Tuấn biên soạn bộ giáo trình "Giáo tr ìn h c h ế tạo th iế t bị cơ khí". Giáo trình chế tạo thiết bị cơ khí được xây dựng và soạn thảo trên cơ sở chương trình khung quốc gia về đào tạo nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí (ban hành kèm theo Quyết định s ố 37 / 2008/ QĐ-BLĐTBXH của Bô trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Giáo trình được chia thành 2 tập. Táp 1: Gồm các môn học và mô đun nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản của nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí. Tập 2: Gồm các môn học và mô đun nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề của nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí. Giáo trình được soạn thảo đ ể làm tài liệu học tập cho sinh viên cao đắng nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí, tài liệu tham khảo cho các giảng viên dạy nghề kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí, các kỹ sư đang làm công tác kỹ thuật và giám sát chất lượng cho các nhà máy cơ khí. Trong quá trtnh btén soạn, chung tót đa tham kháo nhìẻu tai liệu co liên quan của các trường đại học khối kỹ thuật, các trường nghề trong nước, hiệp hội nghề quốc tẽ City & Guilds và tài liệu thi công của các dự án lớn như Nhà máy điện Phú Mỹ, Cà Mau, Nhơn Trạch, Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý cơ quan, đơn vị và các cá nhăn đã giúp chúng tôi hoàn thành bộ giáo trinh này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và các bạn đọc đ ể giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. /. Xin trân trọng cảm ơn! Ngày 02 tháng 02 năm 2012 Nhóm tá c giả 3 MÔN HỌC : KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG I. VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT MÔN HỌC Kỹ thuật An toàn và Bảo hộ lao động (BHLĐ) là mỏn học kỹ thuật cơ sờ trong chương trình các mỏn học, mò đun đào tạo bắt buộc nghề Chế tạo thiết bị cơ khí nhằm trang bị cho người học kiến thức an toàn và vệ sinh trong lao động sản xuất. Môn học Kỹ thuật an toàn và BHLĐ mang tính pháp luật, tính khoa học và tính quần chúng. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC Học xong môn học này, người học có các kiến thức và kỹ năng như sau: 1. Về kiến thức 1.1. Trình bày được mục đích, nội dung, ý nghĩa, tính chất của công tác BHLĐ. 1.2. Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tô' độc hại đến sức khoè người lao động và các biện pháp phòng chống. 1.3. Trình bày được kỹ thuật an toàn khi tổ chức và bô' trí nơi làm việc. 1.4. Trình bày được các biện pháp phòng cháy chữa cháy. 2. Về kỹ năng 2.1. Sử dụng đúng kỹ thuật các bình chữa cháy. 2.2. Thao tác được cấp cứu dược nạn nhân bị tai nạn lao động. 2.3. Phân biệt được các biến báo an toàn trong thi công xây lăp. III. NỘI DUNG MÔN HỌC SỐTT Tên các bài trong môn học 1 Môt số khái niêm về BHLĐ 2 Vê sinh lao dông 3 Kỹ thuât an toàn 4 Kỹ thuât phòng cháy chữa cháy 5 Cấp cứu nan nhân bi tai nan lao đỏng 6 Một số biển báo trong thi công xây lắp 4 IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỂ BẢO HỘ LAO ĐỘNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động. - Trình bày được những nội dung chính của công tác bảo hộ lao động trong Bộ Luật Lao động ngày 26/3/1994. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.1. Mục đích Mục tiêu của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp vể khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại dược phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoè cũng như những thiệt hại khác dối với người lao động, nhằm bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an toàn vể tính mạng người lao động và cơ sờ vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. 1.2. Ý nghĩa Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù cùa lao động sản xuất, do yêu cẩu của sản xuất và gắn liẻn với quá trình sản xuất. Bảo hộ lao dộng mang lại niểm vui, hạnh phúc cho m ọi ngưòri n én n ó m a n g ý ngh ĩa nhãn đ ạo sAu sắc. M ặt k h á c , nhíV ch ăm lo sức k h o ẻ của người lao động mà công tác BHLĐ mang lại hiộu quả xã hội và nhân dạo rất cao. BHLĐ là một chính sách lớn cùa Đảng và Nhà nưóc, là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ mang lại những lợi ích vẻ kinh tế, chính trị và xã hội. Lao dộng tạo ra cùa cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào, lao dộng của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng quốc gia giàu có, tự do, dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc) vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người. II. CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 2.1. Tính chất của công tác bảo hộ lao động BHLĐ có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. 5 2.1.1. Tính pháp luật Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà nước. Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế và mọi người tham gia lao dộng phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, và thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác bào hộ lao động. 2.1.2. Tính khoa học Mọi hoạt động cùa BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp... đều xuất phát từ những cơ sờ cùa KHKT. Các hoạt dộng điểu tra khảo sát phân tích điểu kiện lao động, đánh giá ảnh hường của các yếu tố độc hại đến con người để để ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đám báo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật. Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma (y), nếu không hiểu biết vể tính chất và tác dụng cùa các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sừ dụng cẩn trục, không thể chỉ có hiểu biết vể cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như sự cân bằng của cẩn cẩu, tẩm với, điều khiển điện, tốc dô nâng chuyển... Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn để tổng hợp phức tạp không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió, cơ khí hoá, tự động hoá... mà còn cần phải có các kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao đ ộ n g ... Vì vậy, rô n g tác h ảo hộ lao đ ộ n g m an g tín h ch ất khoa học kỹ thuật tổng hợp. 2.1.3. Tính quấn chúng Tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cẩn được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào cóng tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác. BHLĐ có liên quan đến tất cà mọi người tham gia sản xuất. Công nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các qui trình công nghệ... do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hờ trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp vể kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về mẫu mã, quy cách dụng cụ phòng hộ, quẩn áo làm việc... Mặt khác dù các qui trình, quy phạm an toàn được để ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tẩm quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm. 6 Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải vận dộng được đông đảo mọi người tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và iự giác thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điểu kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sờ sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động. Nó liên quan với quần chúng lao dộng. BHLĐ bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế BHLĐ luôn mang tính quần chúng sâu rộng. 2.2. Nội dung của cồng tác bảo hộ lao động Bảo hộ lao động gồm 4 phần: 2.2.1. Luật pháp bảo hộ lao động: là những quy định về chế độ, thể lệ bảo hộ lao động như: - Giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi. - Bảo vệ và bổi dưỡng sức khoẻ cho công nhân. - Chế độ lao động đối với nữ công nhân viên chức. - Tiẽu chuẩn quy phạm vể kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động. Luật lộ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng lao động, căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa học được sửa đổi, bổ sung dẩn dần thích hợp với hoàn cảnh sản xuất trong từng thời kỳ kinh tế của đất nước. 2.2.2. Vệ sinh lao động: nhiệm vụ của vệ sinh lao động là - Nghiên cứu ảnh hường của môi trường và điều kiện lao động sàn xuất lên cơ thể con người. - Đề ra nhũng biện pháp về y tế vệ sinh nhăm loại trỉr và hạn chế ảnh hường của các nhân tố phát sinh những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong sản xuất. 2.2.3. Kỹ thuật an toàn lao động - Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn lao động trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân. - Đề ra và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cần thiết nhằm tạo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động để đạt hiệu quả cao nhất. 2.2.4. Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy - Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường. - Tìm ra biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất. - Hạn chế sự thiệt hại thấp nhất do hoả hoạn gây ra. - Các khái niệm các thuật ngữ dưới đây đã được quốc tế hoá và được sử dụng trong các văn bản trên: 7 1) An toàn lao động: tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. 2) Điều kiện lao động: tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thê’ hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điểu kiện hoạt động cùa con người trong quá trình sản xuất. 3) Yêu cầu an toàn lao động: các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn lao động. 4) Sự nguy hiểm trong sản xuất: khả năng tác động cùa các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối vói người lao đông. 5) Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: khả năng tác động của gây chấn thương cho người lao động trong sản xuất. 6) Yếu tố có hại trong sản xuất: khả nãng tác động của gây bệnh cho người lao động trong sản xuất. 7) An toàn của thiết bị sản xuất: tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng an toàn khi thực hiện các chức năng dã quy định trong diều kiện xác dịnh và trong thời gian quy định. 8) An toàn của quy trình sản xuất: tính chất của quy trình sản xuất bảo đảm dược tình trạng an toàn khi thực hiện các thông số đã cho trong suốt thời gian quy định. 9) Phương tiện bảo vộ người lao động: dùng để phòng ngừa hoặc làm giảm tác động cùa các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động. 10) Kỹ thuật an toàn: hệ thống các biện pháp và phương tiện vể tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. 11) Vệ sinh sản xuất: hệ thống các biện pháp và phương tiện vể tổ chức và kỹ Ihuật nhầm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại ưong sản xuất đối với người lao động. 12) Tai nạn lao động: tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. 13) Chấn thương: chấn thương gây ra đối với người lao động trong sản xuất do không tuân theo các yêu cầu vể an toàn lao động. Nhiẻm độc cấp tính được coi như chấn thương. 14) Bệnh nghề nghiệp: bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối vói người lao động. c . TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ■4 Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau: Tính chất công tác bảo hộ 1—1 Nội dung công tác bảo hộ 8 BÀI 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được mục đích, ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp. - Trình bày được các yếu tô' chính ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. ĐỐI TUÖNG VÀ NHIỆM v ụ CỦA CÔNG TÁC VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hường của những yếu tố có hại trong sản xuất đối vói sức khỏe người lao động, tìm các biộn pháp cải thiộn điểu kiện lao đông, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả nãng lao động cho người lao động. Trong sản xuất, người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe ờ nhiều mức độ khác nhau như mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, phát sinh các bệnh thông thường hoặc gây ra các bệnh nghể nghiệp. Ví dụ trong gia công nóng, yếu tố tác hại nghể nghiệp là do nhiệt độ cao, tiếng ồn, khói bụi...Các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người lao động còn được gọi là những tác hại nghể nghiệp. Các tác hại nghề nghiệp có thể phân thành các loại sau: - Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất: Bao gồm các yếu tố: + Cúc yếu tố vật lý và hóa học: Điều kiện vi khí hậu, bức xạ điện từ, bức xạ cao tần, siêu cao tần, tiếng ồn, bụi và chất độc, chất phóng xạ...trong sản xuất. + YẾU tố sinh vật: Vi khuán, siêu vi khuẩn, ký sinh trũng và các nấm mốc gay bẹnli. - Tác hại liên quan đến tổ chức lao động: Bao gồm các yếu tố: + Bố trí thời gian làm việc không hợp lý như làm việc liên tục, quá lâu, không nghỉ... + Bố trí công việc không hợp lý như cưòmg độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe người lao động, sự hoạt động quá khẩn trương làm căng thẳng các hệ thống cơ thể và các giác quan... + Bố trí chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý. + Bố trí vị trí làm việc không hợp lý như tư thế gò bó, khống thoải mái phải cúi lom khom, vặn mình... + cỏng cụ lao động không phù họp với cơ thể về trọng lượng, hình dáng kích thước... - Tác hại liên quan đến điều kiộn vệ sinh an toàn: 9 Bao gồm các yếu tố: + Bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý như thiếu hoặc thừa ánh sáng... + Làm việc ngoài trời có thời tiết xấu như nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông... + Thiếu các trang thiết bị cho hệ thống thông gió, chống bụi, chống ồn, hút khí độc... + Thiếu trang bị phòng hộ lao dộng hoặc có nhưng sử dụng và bảo quản không tốt... + Công tác thực hiện quy tắc VSLĐ và ATLĐ chưa tốt, chưa triệt để. II. NHŨNG YẾU TỐ ẢNH HUỞNG ĐEN súc k h o e NGUÖI l a o đ ộ n g Các yếu tố này phát sinh trong quá trình sản xuất khi tác động vào con người với mức độ vượt quá giới hạn chịu đụng của con người sẽ gây tổn hại đến các chức năng của cơ thể, làm giảm khả năng lao động. Sự tác động này thường diễn ra từ từ, kéo dài. Hậu quả cuối cùng là gây bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố có hại thường là. 2.1. Vi khí hậu: là trạng thái lý học của không khí trong một không gian thu hẹp của nơi làm việc, bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ chuyển động của không khí. Các yếu tô' này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lao dộng của con người. Vượt qua giới hạn này là vi khí hậu không thuận lợi, sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khoẻ và khả năng lao động của con người. 2.2. Bụi công nghiệp: Là tập hợp nhiều hạt có kích thước nhò bé tổn tại trong không khí. Nguy hiểm nhất là bụi có kích thước 0,5 - 5|im, khi hít phải loại bụi này sẽ có 70-80% lượng bụi đi vào phổi và ở ưong các phế nang làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi. 2.3. Chất dộc: Đa số các hoá chất dùng trong cồng nghiệp, nông nghiệp và nhiểu chất phát sinh trong các quá trình công nghệ sản xuất có tác dụng độc đối với con người. Chúng thường ở các dạng lỏng, rắn khí và thâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, tiêu hoá hoặc thấm qua da. Khi các chất độc vào cơ thể với một lượng vượt quá giới hạn sức chịu dựng của con người sẽ bị nhiểm độc mãn tính gây bệnh nghề nghiệp, nếu nhiễm độc cấp tính có thể dẫn đến tử vong. 2.4. Ánh sáng (chiếu sáng): có cường độ chiếu sáng hay còn gọi là độ rọi, nếu độ rọi quá lớn hoặc quá yếu đều có thể gây ra các bênh lý cho cơ quan thị giác làm giảm khả năng lao động và dễ gây tai nạn lao động. 2.5. Tiếng ồn: Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển dộng của các chi tiết hoặc bộ phận của máy, do va chạm... tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. 2.6. Rung và chấn dộng: có thể chia 2 loại là rung toàn thân hoặc rung cục bộ. Rung toàn thân khi người lao động làm việc phải dứng hoặc ngồi trên bê hoặc sàn đặt máy, máy chuyển động làm rung sàn hoặc bệ máy làm rung chuyển toàn thân người lao động. Rung cục bộ do một bộ phận thân thể người lao động trong thao tác công việc sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy bằng khí nén tiếp xúc với một bộ phận của máy, thiết bị hoạt động tạo thành rung một bộ phận cơ thể người lao động gọi là rung cục bộ. 10 Cả hai loại rung trên tùy theo mức độ đều gây tổn thương xương, khớp, rối loạn tim mạch. Nếu chấn động vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây bệnh nghề nghiệp. 2.7. Làm việc quá sức: sự làm viộc gắng sức quá mức chịu đựng của cơ thể có thể gây nên nhiêu tác hại về hô hấp và tim mạch, một mỏi mất tập trung dễ dẫn đến tai nạn thậm chí có thể dẫn đến dột quị. III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC BHLĐ 3.1. Nhiệm vụ - Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, qui chế quản lý cồng tác BHLĐ của doanh nghiệp. - Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, qui phạm vể ATVSLĐ cùa Nhà nước và của doanh nghiệp đến các cấp và người lao động. - Để xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền vể ATVSLĐ và theo dõi đôn đốc việc chấp hành. - Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng, các bộ phận liên quan cùng thực hiện đúng các biện pháp dã đé ra trong kế hoạch BHLĐ. - Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng, các bộ phận liên quan xây dựng quy trình, biện pháp ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, quản lý, theo dõi việc kiểm định, xin giấy phép sử dụng đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt vể ATVSLĐ. - Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng huấn luyện vẻ BHLĐ cho người lao động. - Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao đông, để xuất với người sử dụng lao đông các biện pháp quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động. - Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn ATVSLĐ trong doanh nghiệp và để xuất biện pháp khắc phục những tồn tại. - Điẻu tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp. - Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra. - Dự thảo trình lãnh đạo doanh nghiệp ký các báo cáo vé BHLĐ theo quy định hiện hành. 3.2. Quyền hạn - Được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ. - Được tham dự các cuộc họp vẻ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đổ án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng Nhà xưởng 11 mới xây dựng cải tạo, mở rộng hoặc máy, thiết bị mới sửa chữa, lắp dặt để có ý kiến vể mặt ATVSLĐ. - Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiộn thấy các vi phạm hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyển ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành cấc biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn lao dộng, đồng thời báo cáo người sủ dụng lao động. c. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ •4 Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau: n Công tác vệ sinh công nghiệp d Những yếu tố ảnh hưởng sức khỏe ^ Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ BHLĐ 12 BÀI 3: KỸ THUẬT AN TOÀN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nắm được các nguyên nhân dẫn đến tai nạn vể điện và chấn thương khi sử dụng máy móc thiết bị. - Trình bày được các biện pháp an toàn về điện và an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN 1.1. Tác hại của dòng điện đối với ca thể con người 1.1.1. Tác động của dòng điện đối với cơ thể người Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ hoại bộ phận thẫn kinh điều khiển các giác quan bên trong cùa người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuẩn hoàn máu. Một trong những yếu tố chính gây tai nạn cho người là dòng điện (phụ thuộc điện áp mà người chạm phải) và đưcmg di của dòng điộn qua cơ thể người vào đất. Dòng điện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch điện kín hoặc bằng tác động bên ngoài như phóng điện hồ quang. Tác hại và hậu quả của dòng điện gây nên phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện, diện trờ của người, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khỏe của người. Cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về trị số cùa dòng điộn có thể gây chết người. Trường hợp nói chung, dòng điộn có thể làm chết người có trị số khoảng 100 mA. Tuy nhiên vẫn có trường hợp trị số dòng điộn chỉ khoảng 5+ 10 mA đã làm chết người tuỳ thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khoè của nạn nhân. Nguyên nhân chết người, do dòng điện phẩn lớn làm hủy hoại khả năng làm việc của các cơ quan của người hoặc làm ngừng thở hoặc do sự thay đổi những hiện tượng sinh hóa trong cơ thể người. Trường hợp bị bỏng trầm trọng cũng gây nguy hiểm chết người. Hiện nay có nhiều quan điểm giải thích về quá trình tổn thương do điện. Từ lâu người ta cho rằng khi có dòng điện đi qua sẽ tạo nên hiện tượng phân tích máu và các chất nước khác làm tẩm ướt các tổ chức huyết cầu và làm đầy huyết quản. Nhiểu Nhà sinh lý học và bác sỹ lại cho rằng do dòng điên làm cho sự co giãn của tim bị rối loạn không lưu thông máu được trong cơ thể. Ngày nay một số Nhà khoa học giải thích nguyên nhân là do dòng điện gây nên hiện tượng phản xạ do quá trình kích thích và làm đình trộ hoại 13 dộng của cơ quan não bộ, điểu đó có nghĩa là sẽ hủy hoại chức năng làm việc của cơ quan hô hấp. Điện trở của người: Thân thể người gồm có da thịt xương, thần kinh, máu... tạo thành. Lớp da có điện trở lón nhất mà điện ườ của da lại do điện trở của lớp sừng trên da (dày khoảng 0,05^0,2 mm) quyết định. Xương và da có điộn trờ tương đối lớn còn thịt và máu có điện trở bé. Điện trờ của người rất không ổn định và không chỉ phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của cơ thể từng lúc mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, điều kiện tổn thương... Điện trở của người có thể thay đổi từ vài chục kfi đến 600Q. Điện trở người phụ thuộc nhiêu vào chiều dày lớp sừng da, trạng thái thần kinh cùa người. Nếu mất lớp sừng trên da thì điộn trờ người sẽ giảm xuống đáng kể. Khi có dòng điện đi qua người, điện trờ người sẽ giảm xuống do da bị đốt nóng, mổ hôi thoát ra,... Thí nghiộm cho thấy: vối dòng điện 0,1mA điộn trở người Rng = 500.000 Q, với dòng điộn 10 mA điện trờ người Rng = 8.000 n . Mặt khác nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện trở da cũng giảm đi. Với điện áp bé 50 + 60 V có thể xem điện trờ tỳ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc. Điộn trờ người giảm tỳ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện vì da bị dốt nóng và có sự thay đổi vẻ điộn phân. Điộn áp dặt vào cũng rất ảnh hường đến điện trở cùa người vì ngoài hiện tượng điện phân nêu trên còn có... hiện tượng chọc thùng" khi điện áp u > 250 V. Với lớp da mỏng thì hiện tượng chọc thủng đã có thể xuất hiện ờ điện áp 10 - 30 V, lúc này điện trờ ngưòi xem như tương đương bị bóc hết lớp da ngoài. Ảnh hưởng của trị số dòng điện giật: Dòng điộn chính là nhân tổ vật lý trực tiếp gây tốn thương khi bị điện gật. Điện trở của thân người, điện áp đặt vào người chỉ là những đại lượng làm biến đổi trị sô' dòng điện mà thôi. Tác dộng của dòng diện lên cơ thể người phụ thuộc nhiẻu vào trị số của nó. Những trị số trên được rút ra từ các trường hợp tai nạn thực tế với phương pháp đo lường tinh vi và chính xác. Trên bảng III. 1 dẫn ra các trạng thái cơ thể người khi trị sô' dòng điện thay đổi. Tuy nhiên, khi phân tích vẻ tai nạn do điên giật, không nên đơn thuẩn xét theo trị số dòng điện mà phải xét đến cả môi trường, hoàn cảnh xảy ra tai nạn cũng như khả năng phản xạ của nạn nhân, bởi vì trong nhiéu trường hợp diện áp bé, dòng điện có trị không lớn hơn trị số dòng điện gây choáng bao nhiêu nhưng đã có thể làm chết người. Hiên nay trị số dòng điện an toàn quy định lOmA đối với dòng xoay chiều có tần số 50 + 60Hz và 50mA đối với dòng một chiều. 14 Dòng điện (mA) Bảng III.l: Tác động của trị số dòng điện lên cơ thể ngiròi Tác dung của dòng điên xoay chiểu 50Hz-60 Hz Dòng điện một chiều 0,6+ 1,5 Bắt đầu thấy tê ngón tay Không có cảm giác gì 2 + 3 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác gì 5 + 7 Bắp thịt co lại và rung Đau như kim châm, cảm giác thấy nóng 8+10 Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhung vẫn rời đươc Nóng tăng lẻn 20 + 25 Tay không rời được vật có điộn, đau, khó thở Nóng càng tăng lên, thịt co quắp lại nhưng chưa mạnh 50 + 80 Thờ bị tê liệt. Tim bắt đầu đập mạnh Cảm giác nóng mạnh. Bắp thịt ở tay co rút. Khó thờ 90+100 Thờ bị tẻ liệt. Kéo dài 3 giây hoăc dài hơn, tim bị tê liột đi đến ngừng đập Thờ bị tê liệt Ảnh hưởng của thời gian điện giật: Thời gian tác động của dòng điện vào cơ thể người rất quan trọng với các biểu hiện hình thái khác nhau. Thời gian tác dụng càng lâu, điộn trở người càng bị giảm xuống vì lóp da bị nóng dần lên, lớp sừng trên da bị chọc thủng ngày càng tăng. Khi thời gian tác động ngắn thì mối nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp đập của tim. Mỗi chu kỳ giãn của tim kéo dài độ 1 giây. Trong chu kỳ có khoảng 0,1 giây tim nghỉ làm việc (giữa trạng thái co và giãn) và ở thời điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điộn đi qua nó. Nếu thời gian dòng điện qua người lớn hơn 1 giây thì thế nào cũng trùng với thời điểm nói trên cùa tim. Thí nghiệm cho thấy rằng dù dòng điện lón (gần bằng 10 mA) đi qua người mà không gặp thời điểm nghỉ của tim cũng không có nguy hiểm gì. Căn cứ vào lý luận trên, ờ các mạng cao áp 1 lOkV, 35kV, lOkV, 6kV,... tai nạn do điện gây ra ít dẫn đến trường hợp tim ngừng đập hay ngừng hô hấp. Bởi vì với mạng điộn áp cao, dòng điện xuất hiện trước khi người chạm vào vật mang điện, nạn nhân chưa kịp chạm vào vật mang điện thì hồ quang đã phát sinh và dòng điện rất lớn (có thể vài ampe). Dòng điện này tác động rất mạnh vào người và gây cho cơ thể người một phản xạ tức thời, kết quả là hồ quang bị dập tắt ngay (hoặc chuyển qua bộ phận mang điện bên cạnh), dòng điện chỉ tổn tại trong khoảng thời gian vài phần của giây. Với thời gian ngắn như vậy rất ít khi làm tim ngừng đập hay hô hấp bị tê liệt. Tuy nhiên, không nên kết luận điện áp cao không nguy hiểm vì dòng điện lớn này qua cơ thể trong thời gian ngắn nhưng có thể đốt cháy nghiêm trọng hoặc làm 'chết người. Hơn nữa khi làm việc trên cao do phản xạ mà dễ bị rơi xuống đất rất nguy hiểm. Theo Uỷ ban điộn quốc tế (IEC), thời gian tiếp xúc cho phép phụ thuộc vào điện áp tiếp xúc và được dẫn ra trên bảng III.2 15 Bảng III.2: Thòi gian tiếp xúc cho phép với các trị số điện áp khác nhau Điện áp tiếp xúc ( V) Thời gian tiếp xúc (s) Dòng điện xoay chiều Dòng điện một chiểu <50 <120 >5 50 120 5 75 140 ] 90 160 0,5 110 175 0,2 150 200 0,1 220 250 0,05 280 310 0,03 Đường đi của dòng điện giật: Nhiểu nhà nghiên cứu đều cho rằng đường đi của dòng điện qua cơ thể người có tầm quan trọng lớn nhất là số phẩn trăm của dòng điện tổng qua cơ quan hô hấp và tim. Qua thí nghiệm nhiểu lần và có kết quả sau: - Dòng điộn đi từ tay sang tay sẽ có 3,3% cùa dòng điện tổng đi qua tim. - Dòng điện từ tay phải qua chân sẽ có 3,7% dòng điện tổng đi qua tim. - Dòng điện đi từ tay trái qua chân sẽ có 6,7% dòng điện tổng đi qua tim. - Dòng điện đi từ chân qua chân sẽ có 0,4% của dòng điện tổng đi qua tim. Từ kết quả thí nghiệm trên, có thể rút ra một số nhận xéi sau: - Đường đi của dòng điện có ý nghĩa quan trọng vì lượng dòng điện chạy qua tim hay cơ quan hô hấp phụ thuộc vào cách tiếp xúc cùa người với nguồn điên. - Dòng điện phân bở tương dôi dêu trên các cơ của lống ngực. - Dòng điện đi từ tay phải đến chân có phân lượng qua tim nhiều nhất. - Dòng điộn đi từ chân sang chân tuy nhỏ (tạo ra điộn áp bước) không nguy hiểm nhung khi có dòng điện đi qua, cơ bắp của chân bị co rút làm nạn nhân ngã và lúc đó sơ đổ nối điện vào người sẽ khác đi (dòng điện đi từ chân qua tay,...). Ảnh hưởng của tần sô dòng điện: Tổng trờ của cơ thể con người giảm xuống lúc tần số tăng lên vì điện kháng của da người do điện dung tạo nên (X = 1/2 nfc) sẽ giảm xuống. Tuy nhiên trong thực tế thì ngược lại, khi tần số càng tăng cao thì mức độ nguy hiểm càng giảm đi. Hiện nay chưa khẳng định với loại tần sô' nào thì nguy hiểm nhất và với tần số nào thì ít nguy hiểm nhất. Tuy nhiên đối với các nhà nghiên cứu thì cho rằng tần số từ 50 - 60 Hz là nguy hiểm nhất, khi trị số của tần số bé hoăc lớn hơn trị sỏ' nói trên mức độ nguy hiểm sẽ giảm xuống. 16 Điện áp cho phép: Dự đoán trị số dòng điện qua ngưòi trong nhiểu trưòng hợp không làm được vì còn phụ thuộc vào nhiều nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau. Do vậy để xác định giới hạn an toàn cho người không nên dựa vào “dòng điên an toàn” mà nên theo “điện áp cho phép”. Dùng “điện áp cho phép” rất thuận lợi vì với mỗi mạng điện có một điện áp tương đối ổn định. Tiêu chuẩn điện áp cho phép mỗi nước một khác: ờ Ba lan, Thụy Sĩ, điện áp cho phép là 50V, ờ Hà Lan, Thụy Điển,... điện áp cho phép là 24V, ờ Pháp điện áp xoay chiểu cho phép là 24V, ờ Nga tuỳ theo môi trường làm việc điện áp cho phép có thể có các trị sô' khác nhau: 65V, 36V, 12V. Theo TCVN 4086:85 “An toàn điện trong xây dựng”, điện áp cho phép được quy định 42V (xoay chiều), 50V (một chiêu). 1.1.2. Các dạng tai nạn điện Tai nạn điện được phân thành 2 dạng: chấn thương do diện và điện giật. * Các chấn thương do điện: Chấn thương do diện !à sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hổ quang điện. Chấn thương do điện sẽ ảnh hường đến sức khỏe và khả năng lao động, thậm chí tử vong. Các đặc trưng của chấn thương điện gồm: bỏng điện, dấu vết điộn, kim loại hóa mặt da, co giật cơ và viêm mắt. - Bỏng điện: Gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác động của hồ quang. Bỏng do hồ quang gây ra bỏi tác đông dốt nóng của nguồn nhiệt hồ quang và có thê do một phẩn bột kim loại nóng chảy bắn vào. - Dấu vết điện: Khi dòng điên chạy qua sẽ tạo nên các dấu vết trên bé mặt da tại điểm tiếp xúc. - Kim loại hóa hể mặt da: gây nên do các hạt kim loại nhỏ bắn vào. khi vóri tốc độ lớn có thể thấm sâu vào trong da gây ra bỏng. - Co giật cơ: khi có dòng điên qua người, các cơ bị co giật. - Viêm mắt: gây nên do tác dụng của tia cực tím. * Điện giật: Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ờ các mức độ khác nhau: - Cơ bị co giật nhưng người không bị ngạt. - Cơ bị co giật, người bị ngất nhung vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn. - Người bị ngất, hoạt động của tim và hẻ hô hấp bị rối loạn. - Chết lâm sàng (không thờ, hệ tuẩn hoàn không hoạt dộng). - Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tổng số tai nạn điện và 85 -5- 87% số vụ tai nạn diện chết người là do điện giật. 17 1.2. Những nguyên nhân gây ra tai nạn về điện - Tai nạn điện có thể chia làm 3 hình thức: + Do tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn hoặc bộ phận thiết bị có dòng diện đi qua. + Do tiếp xúc bộ phận kết cấu kim loại của thiết bị diộn hoặc thân của máy có chất cách điện bị hỏng. + Tai nạn gây ra do điện áp ờ chỗ dòng điện rò trong đất. Ngoài ra còn i hình thức nữa là do sự làm việc sai lẩm của người sửa chữa như bất ngờ đóng điện vào thiết bị ờ đó có người đang làm việc. - Những nguyên nhân làm cho người bị tai nạn điện: + Sự hư hỏng của thiết bị, dây dẫn điện và các thiết bị mờ máy. + Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt. + Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ hoặc có nhưng không đáp ứng với yêu cầu. + Tiếp xúc phải các vật dẫn điện không có tiếp đất, dịch thể dãn điên, tay quay hoặc các phẩn khác của thiết bị điện. + Bỏ' trí không đầy đù các vật che chắn, rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờ với bộ phận dẫn điện, dây dẫn điện của các trang thiết bị. + Thiếu hoặc sử dụng không đúng các dụng cụ bảo vệ cá nhân: ủng, găng, tay cách diện, thảm cao su, giá cách điện. + Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiộn sản xuất 1.3. Các biện pháp bảo vệ an toàn khi sử dụng điện Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do tai nạn điện, cán áp dụng các biện pháp kỹ thuật an to àn đ iện sau dây: 1.3.1. Các biện pháp chủ động đê' phòng xuôi hiện tình trạng nguy hiểm có th ể gáy tai nạn - Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện: trước khi sử dụng các thiết bị điộn cần kiểm tra cách điộn giữa các pha với nhau, giữa pha và vỏ. Trị sô' điộn trờ cách điộn cho phép phụ thuộc vào điện áp của mạng điện. - Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện: ờ những nơi có điện, điện thế nguy hiểm để đề phòng người vô tình đi vào và tiếp xúc vào, cần phải có bao bọc bảo vệ, hàng rào bảo vê bằng lưới, có hành lang bảo vệ đường dây điện cao áp trên không (giới hạn bởi hai mặt đứng song song với đường dây), có khoảng cách đến dây ngoài cùng khi không có gió. - Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly. - Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động v.v... 18 1.3.2. Các biện pháp đ ể ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện: - Thực hiện nối “không” bảo vệ, và thực hiộn nối đất bảo vệ, cân bằng thế. Để đê phòng điện rò ra các bộ phận khác, để tàn dòng điện vào trong đất và giữ mức điện thế thấp trên các vật ta nối “không” bảo vệ, nối đất an toàn và cân bằng thế. Nối đất bảo vệ cho người khi chạm phải vỏ các thiết bị điện trong trường hợp cách điện của thiết bị bị hư. - Sử dụng máy cắt an toàn. - Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ: Khi đóng mờ cầu dao ờ bảng phân phối điện phải đi ủng cách điện. Các cần gạt cầu dao phải làm bằng vật liệu cách điện và khô ráo. Tay ướt hoặc có nhiểu mồ hôi cẩin không được đóng mờ cầu dao bảng phân phối điện. Chồ đúng của công nhân thao tác công cụ phải có bục gỗ thoáng và chắc chắn,... 1.3.3. Các phương tiện, dụng cụ bảo vệ an toàn trong sửa chữa điện Đê’ bảo vệ con người khi làm việc với các thiết bị điện khỏi bị tác dụng cùa dòng điện, hổ quang cần phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cần thiết. Các phương tiện bảo vệ chia thành nhóm: - Phương tiên cách điện, tránh điện áp (bưóe, tiếp xúc, làm việc) gồm: sào cách điện, kìm cách điện, dụng cụ có tay cầm cách điện, găng tay cao su, giày cao su, ủng cao su, đệm cách điện cao su. - Thiết bị thử điện di động, kìm đo dòng điện. - Bảo vệ nối đất di chuyển tạm thòi, hàng rào, bảng báo hiệu. - Phương tiện bảo vệ tránh tác dụng cùa hổ quang, mảnh kim loại bị nung nóng, các hư hỏng cơ học: kính bảo vệ, gãng tay bằng vải bạt, dụng cụ chống khí độc. II. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬDỰNG MÁY MÓC THIẾT BỊ M úy m ó c th iết bị được vận hàn h th eo n g u y ên lý tin h tiốn, ch uyổn đ ô n g xo ay hoặc phối hợp cả hai chuyển động trên. Vì thế khi sừ dụng máy móc thiết bị ta phải tìm hiểu đặc tính, cấu trúc của nó, nguyên lý vận hành để có những thao tác chính xác nhằm phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Khi sử dụng máy móc thiết bị ta cần chú ý đến các vấn đề: 2.1. Các bộ phận dễ gây tai nạn Hành trình chuyển động của đẩu bào, cần trục, cần cẩu, lưỡi đá máy mài, máy trộn các bộ phận truyền động, phôi bắn... Các bộ phận này khi chuyển động với vận tốc lớn gặp sự cô' thì ta khó dừng ngay vì vậy ta cần có bộ phận để che chắn. Các bộ phận che chắn cần phải đảm bảo, vững chắc như tay quay, tay nắm để đóng mở, di chuyển và định vị một cách an toàn. Trên một số vùng bộ phận phải che chắn như: vùng gia công nhằm không cho phôi dung dịch trơn nguội bắn vào người hay chảy xuống sàn, hộp che đá mài... 19 Phương pháp vận hành Các tai nạn thường xảy ra khi chúng ta chưa hiểu rõ phương pháp vận hành. Vì thế khi sử dụng các thiết bị ta phải được hướng dẫn cụ thể và phải được sự cho phép cùa người quản lí thiết bị. Trong khi thao tác, vận hành thiết bị nếu có sự cố, tiếng động lạ như rung, chảy dầu bôi trơn, tiếng kêu va đập thì phải báo ngay cho người có trách nhiệm. Để ngãn ngừa việc công nhân khấc sử dụng thiết bị do mình quản lí mà không được sự cho phép, tránh những sự cố do vận hành không đúng thao tác. Hộp điều khiển phải gắn ổ khóa hoặc để biển thông báo vể tình trạng thiết bị. Phải thường xuyên kiểm tra thiết bị Kiểm tra khi máy nghỉ: - Kiểm tra bộ phận an toàn. - Kiểm tra các thiết bị khời động, tắt máy: công tắt, cần gạt. - Kiểm tra các bộ phận truyền lực, bộ phận truyẻn đai, xích, bánh răng... - Kiểm tra trạng thái lắp của các bulong, dai ốc, vít. - Bộ phận tiếp đất của các thiết bị Khái niệm vể vùng nguy hiểm Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó các yếu tố nguy hiểm đối với SỊ sống và sức khỏe con người xuất hiện một cách thường xuyên, chu kỳ hoặc bất ngờ. Ví dụ: - Vùng nguy hiểm của các cơ cấu truyén động: mâm cặp, trục chính, bộ truyển bánh răng, đai v.v... - Vùng gia công các máy công cụ. - Vùng quay tròn cùa các hộ phận lổi lõm. - Vùng vãng ra của các dụng cụ cắt: phôi bắn ra, mảnh đá mài vỡ bắn ra v.v... 2.2. Nguyên nhân gây ra chẩn thương khỉ sử dụng máy móc thiết bị 2.2.1. Do thiết k ế Xuất phát từ điều kiện làm việc thực tế của các thiết bị, yêu cầu kỹ thuật khi thiết kỂ phải tính toán độ bển, độ cứng, khả nãng chống chịu điểu kiện làm việc để đảm bảo máy làm việc ổn định, an toàn. Tuy nhiên, khi thiết kế vì các lý do khác nhau khống đảm bảo diều kiện an toàn của các thiết bị sẽ gây ra tai nạn. Ví dụ: Trên các loại máy móc như tiện, mài nếu không có các cơ cấu che chắn thì khi làm việc phôi bắn ra có thể gây tai nạn. Khi thiết kế đá mài nếu không đủ độ kết dính có thể dẫn đến khi làm việc đá mài bị vỡ và bắn ra ngoài gây tai nạn. 20 2.2.2. Do chế tạo Về nguyên nhân thiết kế đã đúng nhung do quá trình chế tạo không đảm bảo các yêu cẩu đề ra của máy do vậy khi làm việc thiết bị gây ra nguy hiểm cho người lao động. Ví dụ: việc chọn các loại vật liệu chế tạo không đàm bảo các yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo độ bền, độ cứng, không đảm bảo tuổi thọ của chi tiết... 2.2.3. Do bảo quart sử dụng Máy móc và các trang thiết bị trong quá trình sử dụng phải được bảo dưỡng định kì theo lịch định sẩn. Việc không bảo dưỡng sẽ gây ra độ mất tin cậy và làm việc không ổn định. Việc sử dụng các trang thiết bị không đúng kỹ thuật cũng tạo ra nguy hiểm cho người lao động. 2.3. Những biện pháp an toàn 2.3.1. Biện pháp dự phòng tính đến yếu tó con người - Thao tác lao động, nâng hạ và mang vác vật nặng đúng nguyên tắc an toàn, tránh các tư thế bất tiện có thể gây chấn thương cột sống trong thao tác. - Đảm bào không gian Ihao tác, vận dộng trong tầm với tối ưu đối với nhân thể con người (tư thế làm việc bển vững, diêu kiện thuận tiện với các cơ cấu điêu khiển, ghế ngồi, bệ đứng...). - Đảm bảo điều kiện thị giác (khả nãng nhìn rõ quá trình làm việc, nhìn rõ các phương tiện báo hiệu, ký hiộu, biểu đổ, màu sắc, cơ cấu an toàn,...). - Đảm bảo tải trọng thể lực, tâm lý phù hợp, tránh quá tải hay đơn điệu. 2.3.2. Thiết bị che chắn an toàn Thiết bị an toàn là những dụng cụ thiết bị nhằm phòng ngừa những tai nạn có thể xảy ra trong sản xuất, bảo vệ công nhân khỏi bị ảnh hường của nhũng yếu tố có hại trong q u á u ln h làm việc (n h ư bức xạ, p h ó n g x ạ,...). Thiết bị che chắn an toàn là thiết bị ngăn cách người lao động với vùng nguy hiểm, cách ly các bộ phận quay, chuyển động có thể gây nguy hiểm, cũng như không cho công nhân tiếp xúc hoặc đi vào vùng nguy hiểm. Thiết bị che chắn có thể là các tấm kín, lưới chắn hay rào chắn. Thiết bị che chắn có thể chia thành hai loại: - Thiết bị che chắn tạm thời, sử dụng ở những noi làm việc không ổn định (VD: hiện trường sửa chữa, lắp đặt thiết bị,...), hay: - Thiết bị che chắn cô' định (dối với các bô phận chuyển động của máy như dây curoa, các bộ truyển bánh răng, xích, vít quay, trục truyền, các khớp truyền động,...): + Loại kín, như các dạng hộp giảm tốc, hộp tốc độ, bàn xe dao,... + Loại hờ, dùng cho những cơ cấu cần theo dõi, xem xét các chi tiết bên trong và thường dược làm bằng lưới sắt hoặc bằng thép rồi bắt vít vào khung để che chắn bộ dai truyển, chắn xích và các cơ cấu con lăn cấp phôi... 21 2.3.3. Thiết bị rà cơ cấu phòng ngừa Là các cơ cấu đê phòng sự cố thiết bị có liên quan tói điểu kiện lao dộng an toàn của công nhân. Sư cố hỏng hóc thiết bị có thể do các nguyên nhân kỹ thuật khác nhau (như do quá tải, do bộ phận chuyển động quá vị trí giới hạn, do quá nhiệt, do tốc độ chuyển động hay cường độ dòng điện vượt quá giới hạn quy định,...) Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa là tự động ngắt máy, thiết bị, hoặc bộ phận máy khi có một thông số nào đó vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép. Không một máy móc thiết bị nào được coi là hoàn thiện và đưa vào sử dụng nếu không có các thiết bị phòng ngừa thích hợp. Cơ cấu phòng ngừa đuợc chia ra ba loại theo khả năng phục hổi trờ lại làm việc: - Các hệ thống có thể tự phục hổi khả năng làm viộc khi thông số kiểm tra đã trở lại mức quy định (như ly hợp ma sát, ly hợp vấu, lò xo, rơle nhiệt, van an toàn kiểu đối trọng hoặc kiểu lò xo,...). Ví dụ: Các loại ly hợp an toàn có tác dụng cắt chuyển động của xích truyén động, trục quay khi máy quá tải, rồi lại tự động đóng chuyển động của xích khi tải trọng trờ vé mức bình thường. Ly hợp an toàn có ưu điểm hơn các chốt cắt và then cắt quá tải, vì chúng không bị phá hỏng mà chỉ bị trượt. - Các hệ thống phục hổi khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như cầu chì, chốt cắt, then cắt,... Các bộ phận này thường là khâu yếu nhất của hệ thống. - Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng tay: rơle đóng/ngắt điện, cầu dao điện v.v... 2.3.4. Các cơ cấu điều khiển và phanh hăm - Cơ cấu điẻu khiển. Gồm các nút mờ/đóng máy, hộ thống tay gạt, các vôlăng điẻu khiển, v.v... cần phải tin cậy, dẻ thao tác trong tầm tay, dễ phân biệt. - Đối vói những núm quay có đường kính nhỏ (nhỏ hơn 20[mm]): moment lớn nhất không nên quá l,5[N./w]. - Các tay quay cần quay nhanh: tải trọng đặt không nên quá 20[/V]. - Các tay gạt ở các hộp tốc độ: lực yêu cầu không nên quá 120[A/]. - Các nút bấm "điều khiển": nên sơn màu dễ phân biệt. - Nút bấm "mở máy" nên som màu đen hoặc xanh, và làm thụt vào thân hộp khoảng 3[mm]; trái lại, nút bấm "ngừng máy" nên sơn màu đỏ và làm thò ra khoảng (3-5)[mm|. - Phanh hãm. Là bộ phận dùng hãm nhanh những bộ phận đang chuyển động của máy để có thể ngãn chặn kịp thời những trường hợp hỏng hóc hoặc tai nạn. Yều cầu: + Phải gọn, nhẹ, nhanh nhạy, không bị trượt, không bị kẹt,... + Không bị rạn nứt. + Không tự động đóng mở khi không có điểu khiển. 22 - Khoá liên động: là cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây nguy hiểm cho thiết bị và con người trong khi sử dụng nếu vì một lý do nào đó thao tác không đúng nguyên íắc an toàn. Khoá liên động có thể là loại điện, cơ khí, thuỷ lực, điện-cơ kết hợp hoậc tế bào quang-điện. Ví dụ: máy hàn khi chưa đóng cửa che chắn, khi quạt làm mát chưa hoạt động thì máy chưa làm việc được. - Điều khiển từ xa: có tác dụng đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đồng thời giảm nhẹ điểu kiện lao động nặng nhọc (như điều khiển đóng/mờ hoặc điều chỉnh các van trong công nghiệp hoá chất, điều khiển sản xuất từ phòng điều khiển trung tâm nhà máy diện,... 2.3.5. Tín hiệu an toàn Là các thiết bị phát tín hiệu báo trước nguy cơ hư hòng máy, hay có sự trục trặc trong vận hành máy sắp xảy ra, để công nhân kịp đề phòng và kịp thời xử lý. Tín hiệu có thể là ánh sáng (màu sắc) hay âm thanh: - Tín hiệu ánh sáng (bằng màu sắc, như thường dùng trong giao thông): đèn đỏ, xanh, vàng. Màu đỏ là có điện nguy hiểm hay mức điện áp cao nguy hiểm; xanh là an toàn;... - Tín hiệu âm thanh: thường sử dụng còi, chuông. Dùng cho các xe nâng hạ qua lại, các phương tiện vận tải, các báo động sự cố,... 2.3.6. Biển báo phòng ngừa Là các bảng báo hiệu cho người lao động biết nơi nguy hiểm để cẩn thận khi qua lại hay cấm qua lại. Có ba loại: - Bảng biển báo hiộu: "Nguy hiểm chết người", "STOP",... - Bảng biển cấm: "Khu vực cao áp, cấm đến gần", "Cấm đóng điộn, đang sừa chữa!", "Cấm hút thuốc lá",... - Bàng hướng dãn: "Khu làm việc", "Khu cách ly",... 2.3.7. Phương tiện bảo vệ cá nhân Là những vật dụng dành cho công nhân nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố nguy hiểm. Được phân theo các nhóm chính: - Trang bị bảo vệ mắt: kính bảo hộ trong suốt, kính màu, kính hàn,... - Trang bị BV cơ quan hỏ hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có phin lọc... - Trang bị bảo vệ thính giác: nút tai chống ồn, chụp tai chống ổn,... - Trang bị bảo vệ đầu: các loại mũ mềm/cứng, mũ vải/nhựa/sắt, mũ cho công nhân hầm lò, mũ chống mưa/nắng, mũ chống cháy, chống va chạm mạnh,... - Trang bị bảo vộ tay: găng tay các loại. - Trang bị bảo vệ chân: dày, dép, ủng các loại. - Trang bị bảo vệ thân: áo quần bảo hộ loại thường/chống nóng/chống cháy,... 23 2.3.8. Kiểm nghiệm, dự phòng thiết bị Mục đích là đánh giá chất lượng thiết bị bảo hộ vé các tính năng, độ bén, và độ tir cậy để quyết định đưa vào sử dụng. Kiểm nghiệm độ bển, độ tin cậy của máy, thiết bị, công trình, các bộ phận của chúng trước khi đưa vào sử dụng. Kiểm nghiệm dự phòng được tiến hành định kỳ, hoặc sau những kỳ hạn sửa chữa, bảc dưỡng. Vi dụ: - Thừ nghiêm độ tin cậy của phanh hãm. - Thử nghiệm độ bển, độ khít của thiết bị áp lực, đường ống, van an toàn,... - Thừ nghiệm dộ cách điện cùa các dụng cụ kỹ thuật điện và phương tiện bào vộ cá nhân. III. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC LẮP GHÉP - Trong thi công: ta phải có các biện pháp bảo đảm an toàn thật chu đáo cho người làm và cho công trình. - Việc láp ghép thường được tiến hành ở trên cao nên những người thợ làm việc ở đâ> phải có sức khoẻ tốt và phải được kiểm tra sức khoẻ theo định kỳ. - Mỗi khi có gió cấp 6 trờ lẽn, cũng như khi trời rét buốt hoặc có sương mù nhiều thi phải đình chỉ mọi cổng việc thi công lắp ghép ở trên cao. - Phải cung cấp cho thợ lắp ghép mọi trang bị an toàn cần thiết đặc biệt là dây đeo bào hiểm (chịu lực tĩnh là 300 KG lực). - Cám đi lại trên các dầm, giằng hoặc trên các thanh trên của vì kèo. Chỉ dược đi lại trêr cánh hạ của dàn vì kèo sau khi đã có căng dây vịn dọc ờ ngang ngực (cao chùng 1 m) để làm lan can bảo hiểm. - Cấm ngặt thợ đứng trên kết cấu đang cẩu lắp hoặc lên xuống bằng máy thăng tải hay bằn g cán trục. - Những sàn và cầu công tác phải chắc chắn, liên kết vững vàng, ổn định và phải CC hàng rào tay vịn để bảo hiểm. - Đường vận chuyển của cần trục phải đặt xa công trình và cách xa mép hố móng Iheo những yêu cầu quy định. - Phải đảm bào độ ổn định cho cần trục khi dứng và làm việc. - Phải có biện pháp phòng ngừa và các thiết bị chống sét hữu hiệu cho các cần trục cao. - Các móc cẩu phải có nắp an toàn để dây cẩu không tuột (trượt) khỏi móc cẩu trong khi lắp ghép. - Khi cấu kiện đã được giữ ổn định ta mới được phép tháo dỡ móc cẩu ra khỏi các cấu kiện. - Phải đảm bảo an toàn vể hàn khi hàn liên kết các kết cấu. Không được phép tiến hành nhiẻu công việc ờ các độ cao khác nhau theo phương thẳng đứng. Các lồ hờ trên sàn, tẩng đểu phải được đậy bằng ván cứng hoặc bằng cách ngăn các rào gỗ chung quanh các !ỗ hờ đó. 24 - Chung quanh công trình: giữa các hàng cột phải được đặt các rào ngăn cách, ờ các ô cửa và khu thang cũng phải có các hàng rào bảo hiểm. - Phải có các thiết bị chống sét cho các công trình cao. - Không có đường điện chạy qua khu vực lắp ghép; nếu bắt buộc phải chạy qua thì đường điện đó phải đi qua cáp bảo hiểm và chôn ngầm dưới đất. - Cấm mọi người qua lại nơi đang thi công lắp ghép. IV. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC HÀN 4.1. Những yếu tó nguy hiểm và độc hại trong công tác hàn (hàn điện, hàn hưi) Trong xây dựng, hàn là một công tác rất cần thiết. Dùng công nghệ hàn dể hàn, cắt kim loại, các kết cấu thép, cốt thép cùa các kết cấu bêtông cốt thép, rất thuận tiện, nhanh và đảm bảo chất lượng cao. Tuy nhiên, trong các công tác hàn có nhiểu yếu tố nguy hiểm (điộn giật, cháy nổ, ...) và yếu tố độc hại (hơi, khí, bụi độc, tia hổ quang, ...) rất dễ gây sự cô' tai nạn và làm suy giảm sức khỏe thợ hàn và những người xung quanh nếu không có các biện pháp phòng ngừa. 4.2. Các yếu tô độc hại 4.2.1. Hơi khí độc Trong khi hàn có các hơi, khí độc thoát ra như axêtylen Q H 2, cacbon ôxyt c o , ôzôn 0 „ v.v... Hít phải những hơi khí này, công nhân sẽ bị choáng váng, nhức đầu, chịu tác dộng lâu ngày sẽ ảnh hường xấu đến cơ quan hô hấp, nếu nồng độ cao (hàn ờ trong thùng, hầm k ín ,...) có thể bị nhiễm độc cấp tính. 4.2.2. Hổ quang hàn Hồ quang hàn điện là nguồn ánh sáng rất chói, bao gồm các tia sáng trắng, các tia h ổ ilg n g o u i v à tử n g o ạ i. Tia sáng trắng chiếu vào mắt trong một thời gian ngắn cũng làm cho mắt hoa lên, tia hổng ngoại chiếu vào mắt trong thời gian dài có thể làm đục thủy tinh thể của mắt, làm cho mắt mờ đi, thậm chí không nhìn thấy gì nữa, còn tia từ ngoại chiếu vào mắt chỉ trong thời gian ngắn cũng gây nên viêm màng tiếp hợp cấp tính ờ mắt. Do đó, mắt thường nhìn lâu vào hổ quang điện sẽ bị đau mắt nặng và có thể hỏng mắt. Ngoài ra, tia tử ngoại chiếu vào da trong thời gian dài có thể làm bỏng da. Ánh sáng cùa ngọn lửa hàn hơi cũng làm cho hoa mắt khi ta nhìn thẳng vào nó nếu không mang kính bảo hộ. 4.3. Các yếu tô' nguy hiểm 4.3.1. Nhiệt độ cao Khi hàn diện cũng như hàn hơi, ngọn lửa, tia lửa hàn có nhiột độ rất cao, tia lửa rơi bắn vào người sẽ gây bỏng. 25 4.3.2. Điện giật Khi hàn điện, điện áp của mạch điộn hàn là 70V (đối với máy biến áp hàn một chiều). Với điện áp trên, nếu người chạm phải dòng điộn vẫn có thể bị nguy hiểm chết người. Nhũng trường hợp người có thể tiếp xúc với dòng điện khi hàn là: - Dòng điện mát (rò) ra vỏ máy biến áp hàn, vỏ dây dẫn, chuôi kìm hàn do chất cách điện không bảo đảm. - Vỏ dây dẫn nối từ cẩu dao đến máy biến áp hàn và từ máy biến áp hàn đến kìm hàn bị rách hờ hoặc từ các mối nối dây không được bọc kín. - Đặt kìm hàn lên vật hàn hoặc đặt xuống đất, dòng điện có thể truyển từ kìm hàn sang vật hàn hoặc xuống đất, người chạm vào bị điện giật. - Nối dây nối đất bảo vệ khung cốt thép, khi có sự cố, dòng điộn sẽ truyẻn vào khung cốt thép gây nguy hiểm. 4.3.3. Cháy nổ Khi hàn điện, hàn hơi có thể xảy ra cháy nổ trong những trường hợp sau: - Hàn ờ môi trường có hơi, khi bụi cháy, ở giữa gắn chất dễ cháy như xăng, dẩu. - Hàn các thùng, bình chứa, stéc trước đây đã đụng các sản phẩm dầu mỏ, trước khi hàn chưa được súc rửa sạch, chưa mỏ hết các nút, nắp đậy kín. - Hàn các thiết bị chịu áp lực. Khi hàn hơi, sự cố cháy nổ có thể xảy ra đối với các chai chứa khí ôxy và bình sinh khí axêtylen nếu sử dụng và bảo quản không tuân theo quy phạm an toàn. - Các chai chứa khí có thể bị nổ khi: van giảm áp và áp kế bị hỏng; khi để gần các nguồn nhiệt cao (ngọn lửa, lò nung sấy, phơi ngoài nắng); nổ do va chạm mạnh khi vần, lăn, khi mở nắp, mở van hoặc khi rơi, dổ. - Nổ bình đất đèn do bị hờ để nưóc lọt vào trong, nổ khi ngọn lửa tạt trở lại và ôxy tạt vào trong binh tạo thành hôn hợp nó. - Nổ chai ôxy do dầu mỡ dây vào chân ren các van. - Nổ khi nạp nhẩm chất khí vào chai đựng các khí khác. 4.4. Các biện pháp an toàn lao dộng trong công tác hàn 4.4.1. Các biện pháp an toàn chung Trước khi hàn, thợ hàn phải kiểm tra đầy đủ các điẻu kiên vể an toàn. Thợ hàn điện, hàn hơi kể cả người phụ hàn phải sử dụng dầy đủ các phương tiộn bảo vệ cá nhân cần thiết: để bảo vệ mắt phải sử dụng mặt nạ hàn, kính hàn; để tránh bỏng phải mặc quần áo bảo hô bằng vải dầy chống nhiệt, đeo găng tay và đi giầy da cao cổ. Quần áo phải che kín toàn cơ thể. Tất cả các cúc áo, cúc quẩn phải cài lại, nắp túi áo phải phủ kín miệng túi, không bỏ áo vào trong quần, ống quần không bỏ vào giầy. Khi hàn ở môi trường nguy hiểm về điện phải sừ dụng găng tay và ủng cách điện. 26 Trước khi hàn trong các thùng kín, bể chứa có hơi, khí độc thì phải kiểm tra nồng độ hơi khí đó. Chỉ sau khi đã được thông gió và không còn nguy cơ độc hại mới cho người vào làm việc. Khi hàn điện, hàn hơi trong các thùng hoặc ờ phòng kín phải tiến hành thông gió tốt, tốc độ gió phải đạt từ 0,3 đến 1,5 m/s. Đồng thời phải bô' trí người ờ ngoài quan sát để xử lý kịp thời khi có nguy hiểm. Trước khi hàn ờ các khu vực có hơi khí cháy nổ, độc hại phải kiểm tra nồng độ các hơi khí đó. Trường hợp cần thiết phải tiến hành thông gió, bảo đảm không còn nguy cơ cháy nổ, độc hại mới được tiến hành công việc. Ở những nơi tiến hành hàn điện, hàn hơi phải dọn sạch các chất dễ cháy nổ trong bán kính khòng nhỏ hơn 5m. Không được phép hàn, cắt các thiết bị đang chịu áp lực hoặc đang chứa các chất cháy nổ, các chất độc hại. Khi hàn, cắt các thiết bị mà trước đó đã chứa chất cháy lỏng hoặc axit phải súc, rửa sạch rồi sấy khô sau đó kiểm tra xác định bảo đảm nồng độ của chúng nhỏ hơn nồng độ nguy hiểm mói tiến hành công việc. Không được tiến hành đồng thời cả hàn điện và hàn hơi trong các thùng kín. Khi hàn trong các thùng kín phải có đèn chiếu sáng đặt ở bên ngoài hoặc đèn di động cầm tay, điện áp không lớn hơn 12V. Hàn cắt các bộ phận, thiết bị điện hoặc gần các thiết bị điện đang hoạt động phải có biện pháp để phòng điện giật. Khi hàn cắt các bộ phận của kết cấu phải có biện pháp chống cháy và biện pháp bảo đảm an toàn cho ngưòi làm việc, đi lại ờ phía dưới. Những nơi hàn cố định nên bố trí riêng biệt với những nơi làm việc xung quanh. Nếu hàn ở chỏ trống xung quanh có nhiều người làm việc khác thì cần phải dùng các tấm che đế bảo vệ mắt và da khỏi tác hại của hồ quang hàn. 4.4.2. Các biện pháp an toàn khi hàn điện Để đề phòng tai nạn điện cần thực hiện các biện pháp sau: - Điộn áp ở máy hàn một chiểu, máy hàn xoay chiẻu không được vượt quá các trị sô' tương ứng là 110V và 70V. - Chỉ được nối thiết bị hàn với máy phát điện hàn, máy biến áp hàn hoặc máy chỉnh lưu. Cấm lấy trực tiếp từ lưới điện. - Nối điện từ lưới điện vào máy hàn phải đi qua cầu dao, cầu chì. Máy hàn phải có thiết bị đóng cắt. Khi ngùng hàn phải cắt nguổn điện cung cấp cho máy hàn. - Phần kim loại của thiết bị hàn cũng như cùa máy hàn phải được nối đất bảo vệ theo rCVN 5308:1991 “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng". - Dây dản từ máy hàn đến kìm hàn, mỏ hàn phải dùng dây cáp mềm cách điện có tiết diện phù hợp với dòng điện lớn nhất của thiết bị hàn. 27 - Khi di chuyển hoăc kéo dây phải chú ý tránh để vỏ cách điện không bị cọ sát, hư hỏng. - Chiều dài dây dẫn lừ nguồn điện đến máy hàn không được vượt quá 15m. - Chuôi kìm hàn phải là vật liệu cách điện, cách nhiệt tốt. Kìm hàn phải kẹp chắc que hàn. - Chỉ có thợ điện mới được nối vào và tháo các thiết bị hàn ra khỏi máy hàn hoặc tháo lắp sửa chữa máy hàn. Thợ hàn không được lảm các việc này. - Phải có giá đặt kìm hàn, không đặt ngang lên trên vật hàn hoặc xuống đất. - Các máy hàn để ngoài trời phải có mái che mưa. Cấm hàn ở ngoài trời khi đang có mưa bão. - Thợ hàn, khi làm việc ờ trên cao phải đứng trên sàn thao tác đảm bảo an toàn, không có sàn thao tác phải đeo dây an toàn. Có túi đựng dụng cụ, que hàn và mẩu que hàn thừa. - Thợ hàn phải sử dụng các phương tiộn bảo vộ cá nhân phù hợp: kính hàn, quẩn áo, giầy, găng tay bảo hộ lao động. 4.4.3. Các biện pháp an toàn khi hàn hơi * Sử (lụng bình sinh khí axêtylen: - Đất đèn canxi cacbua phải được bảo quản trong các thùng sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát, dược phòng cháy chu đáo. Khi mở thùng đất dèn phải dùng dụng cụ chuyên dùng. - Không mờ ngăn đất đèn cùa bình khi chưa tháo hết khí còn lại trong bình. - Bình sinh khí axêtylen phải có bẩu dập lừa. - Trước khi làm sạch bình sinh khí axêtylen phải mờ tất cả các lỗ (vòi, cửa...) để thông hơi. * Vận chuyển và sử dụng chai ôxy: - Cấm bôi dầu mỡ vào chân ren. Nếu tay dính dầu mỡ cũng không sờ vào chai. - Các chai ôxy và axêtylen dùng khi hàn phải nơi thoáng mát, khô ráo, có mái che mưa, nắng, cách xa dường dây diện trần hoặc các vật nung nóng. - Khoảng cách giữa các chai ôxy và axêtylen cũng như khoảng cách giữa chúng và nơi hàn, nơi có ngọn lửa hở hoặc nơi để phát sinh tia lửa tối thiểu là 10m. - Mở van bình ôxy, axêtylen và lắp các bộ giảm áp trên bình phải có dụng cụ chuyên dùng. Cấm dùng các bộ phận giảm áp không có đổng hổ đo áp lực hoặc đổng hổ đo không chính xác. - Khi sử dụng bình axêtylen và chai ôxy không được để áp suất hơi vượt quá quy định cho phép. Không tháo bỏ các bộ phận điều chình tự động, các van an toàn, đồng hồ đo áp suất. Không sử dụng các thiết bị an toàn đã bị hỏng hoặc không chính xác. - Trước khi hàn hoặc cắt bằng hơi, thợ hàn phải kiểm tra các đẩu dây dẫn khí, mỏ hàn. Khi hàn nếu mỏ hàn bị tắc phải lấy dây đổng để thông, không dùng dây thép cứng. - Khi mồi lửa, phải mở van ôxy trước rồi mở van axêtylen sau. Khi ngừng hàn, phải đóng van axêtylen trước, đóng van ôxy sau. - Cấin sửa chữa các ống dẫn axêtylen cũng như ống dẫn ôxy hoặc xiết các mũ ốc ờ bình đang chịu áp lực khi kim áp kế chưa chỉ vể số không. 28 V. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC Ở TRÊN CAO 5.1. Nguyên nhàn gáy tai nạn ngã từ trên cao 5.1.1. Các trường hợp ngã cao Ngã cao là tai nạn rất phổ biến, đa dạng và thường xảy ra các trường hợp sau: - Ở trong tất cả các dạng công tác thi công ờ trên cao như xây, lắp đặt, tháo dỡ cốp pha, lắp dặt cốt thép đổ đẩm bê tông, lắp ghép các kết cấu xây dựng và thiết bị, vận chuyển vật liệu lên cao, làm mái và các công tác hoàn thiộn (trát, quét vôi, trang trí,...) - Khi công nhân làm việc ờ xung quanh công trình hoặc ờ các bô phận kết cấu nhô ra ngoài công trình (mái đua, côngxôn, ban công, ôvăng; khi làm việc trên mái, nhất là trên mái dốc, mái lợp bằng vật liệu giòn, dễ gãy vỡ (mái ngói, mái lợp, íibrỏ-ximăng); trên mép sàn, trên dàn giáo không có lan can bảo vệ. - Khi công nhân lên xuống ờ trên cao (leo trèo trên tường, trên các kết cấu lắp ghép, trên dàn giáo, trên khung cốp pha, cốt thép, khi lên xuống thang...) - Khi đi lại ở trên cao (đi trên đỉnh tưcmg, đỉnh dầm, đỉnh dàn, trên các kết cấu khác) - Khi sàn thao tác hoặc thang bắc tạm bợ bị đổ gãy. - Khi làm viộc ờ vị trí chênh vênh, nguy hiểm không đeo dây an toàn. - Ngã cao không những chỉ xảy ra ờ những công trường lớn, thi công tập trung, công trình cao, mà cả ờ các công trường nhỏ, công trình thấp, thi công phân tán. 5.1.2. Những nguyên nhán chính gây tai nạn ngã cao Ngã cao xảy ra có thể do những nguyên nhân sau: a) Công nhân làm việc trên cao không đáp ứng các điều kiện: - Sức khỏe không tốt như thể lực yếu, phụ nữ có thai, người có bệnh về tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém... - Công nhân chưa được đào tạo vê chuyên môn hoậc làm viẹc khong dang VỚI nghổ nghiệp, bậc thợ. - Công nhân chưa được học tập, huấn luyện chưa đạt yêu cầu về an toàn lao động b) Phiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hiện tượng lảm việc trên cao không an toàn. c) Thiếu hoặc không sử dụng các phương tiộn bào vộ cá nhân như dây an toàn, giày, mũ... bảo hộ lao động. d) Không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như thang, các loại dàn giáo (giáo ghế, giáo cao, giáo treo, nôi treo...) để tổ chức chỗ làm việc và đi lại an toàn cho công nhân, trong quá trình thi công ờ trên cao. e) Sử dụng các phương tiện làm việc trên cao nói trên không đảm bảo các yêu cẩu an toàn gây ra sự cố tai nạn do những sai sót liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp đạt và sử dụng. g) cỏng nhân vi phạm nội qui an toàn lao động, làm bừa, làm ẩu trong thi công. 29 5.2. Các biện pháp an toàn lao động khi làm việc ở trên cao 5.2.1. Yêu cầu đối với người làm việc trên cao Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: - Từ 18 tuổi trờ lên. - Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bênh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao. - Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đom vị xác nhận. - Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao: dây an toàn, quần áo, giày, mũ bảo hộ lao đông. - Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỳ luật lao động và nội quy an toàn làm việc trên cao. 5.2.2. Nội quy kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc ở trên cao - Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại nhũng nơi đã qui định. - Việc đi lại, di chuyển chỗ làm viộc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác. - Lên xuống ờ vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cổng kềnh khi lên xuống thang. - Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ. - Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt. - Trưóc và trong thời gian làm việc trên cao không đuợc uống rượu, bia, hút thuốc lào. - Công nhân cần có túi đựng dụng cụ. đổ nghẻ. cấm vứt ném dụng cụ. đổ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống. - Lúc tối trời, mưa to, giỏng băo, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trờ lên không được làm việc trên dàn giáo cao, ống khói, đài nưóe, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trờ lên, v.v... 5.2.3. Yêu cầu đối với các phương tiện làm việc trên cao Để phòng ngừa tai nạn ngã cao, một biộn pháp cơ bản nhất là phải trang bị dàn giáo (thang, giáo cao, giáo ghế, giáo treo, chòi nâng, sàn treo, ... ) để tạo ra chỗ làm viộc và các phương tiện khác bảo đảm cho công nhân thao tác và di lại ờ trên cao thuận tiện và an toàn. Để bảo đảm an toàn và tiết kiệm vật liệu, trong xây dựng chì nên sử dụng các loại dàn giáo đã chế tạo sẩn theo thiết kế điển hình. Chỉ được chế tạo dàn giáo theo thiết kế riêng, có đầy đủ các bản vẽ thiết kế và thuyết minh tính toán đã được xét duyệt. Dàn giáo phải đáp ứng với yêu cẩu an toàn chung sau: 30 a) Về kết cấu - Các bộ phận riêng lẻ (khung, cột, dây treo, đà ngang, dà dọc, giằng liên kết, sàn thao tác, lan can an toàn), và các chỗ liên kết phải bển chắc. Kết cấu tổng thể phải đủ độ cứng và ổn định không gian trong quá trình dựng lắp và sử dụng. - Sàn thao tác phải vững chắc, không trơn trượt, khe hờ giữa các ván sàn khổng được vượt quá 10mm. - Sàn thao tác ờ độ cao l,5m trờ lên so vối nền, sàn phải có lan can an toàn. - Lan can an toàn phải có chiều cao tối thiểu lm so với mắt sàn, có ít nhất hai thanh ngang đê’ phòng ngừa người ngã. - Có thang lên xuống giữa các tầng (đối với dàn giáo cao, và dàn giáo treo). Nếu tổng chiểu cao của dàn giáo dưới 12m có thể dùng thang tựa hoặc thang treo. Nếu tổng chiẻu cao trên 12m, phải có lồng cầu thang riêng. - Có hệ thống chống sét đối với giáo cao. Giáo cao làm bằng kim loại nhất thiết phải có hệ thống chống sét riêng. b) Yêu cầu an toàn khi ditng lắp và tháo (1Ỡ - Khi dựng lắp và thao dỡ dàn giáo phải có cán bộ kỹ thuật hoặc đội trường hướng dẫn, giám sát. - Chỉ được bố trí cồng nhân có đủ tiêu chuẩn làm việc trên cao, có kinh nghiệm mới được lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo ờ trên cao. - Công nhân lắp đặt và tháo dỡ dàn giáo ờ trên cao phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao như giày vải, dây an toàn. - Trước khi tháo dỡ dàn giáo, công nhân phải được hưóng dẫn trình tự và phương pháp tháo dỡ cũng như các biện pháp an toàn. - Mặt đất để dựng lắp dàn giáo cần san phẳng, đầm chặt để chống lún và bảo đảm th o át nưórc tốt. - Dựng đặt các cột hoặc khung đàn khung dàn giáo phải bảo đảm thẳng đứng và bố trí đủ các giằng neo theo yêu cầu của thiết kế. - Dưới chân các cột phải kê ván lót chống lún, chống trượt. Cấm kê chân cột hoặc khung dàn giáo bằng gạch đá hoặc các mẩu gỗ vụn. - Giáo cao, giáo treo phải được neo bắt chặt vào tường của ngôi nhà hoặc công trình đã có hoặc đang thi công. Vị trí và số lượng móc neo hoặc dây chàng phải thực hiện theo đúng chi dẫn của thiết kế. Cấm neo vào các bộ phận kế cấu kém ổn định như lan can, ban công, mái đua, ống thoát nước, v.v... - Đối với dàn giáo đứng độc lập hoặc dùng đê’ chống đỡ các kết cấu công trình, phải có hộ giằng hoặc dây neo bảo đảm ổn định theo yêu cầu của thiết kế. - Dàn giáo bô' trí ờ gần đường đi, gần các hố đào, gần phạm vi hoạt động của các máy trục, phải có biện pháp đê phòng các vách hô' đào bị sụt lờ, các phương tiện giao thông và cẩu chuyển va chạm làm đổ gãy dàn giáo. 31 - Ván lát sàn thao tác phải có chiều dày ít nhất là 3cm, không bị mục mọt hoặc mục gãy. Các tấm phải ghép khít và bằng phẳng, khe hờ giữa các tấm ván không được lớn hơn lem. Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc thì các tấm ván phải đù dài để gác trực tiếp hai đầu lên thanh đà đỡ. Mỗi đầu ván phải chìa ra khỏi thanh đà đỡ một đoạn ít nhất là 20cm và được buộc hoặc đóng đinh chắc vào thanh đà. Khi dùng các tấm ván ghép phải nẹp bên dưới để giữ cho ván khỏi bị trượt. - Lỗ hổng ở sàn thao tác chỏ lên xuống thang phải có lan can bảo vệ ờ ba phía. Giữa sàn thao tác và công trình phải để chừa khe hờ không quá 5cm đối với công tác xây và 20cm đối vói công tác hoàn thiện. - Giáo treo và nôi treo phải dựng lắp cách các phần nhô ra cửa công trình một khoảng tối thiểu là lOcm. - Dầm côngxôn, giáo treo và nôi treo phải lắp đật và ổn định vào các bộ phận kết cấu vững chắc của ngôi nhà hay công trình. Để tránh bị lật hai bên côngxôn phải có các vấu định vị chống giữ. Đuôi côngxôn phải có cơ cấu neo bắt chặt vào kết cấu mái hoặc đặt đối trọng để tránh chuyển dịch. - Không được đặt dầm côngxôn lên mái dua hoặc bờ mái. - Đối với mái côngxôn, khi lắp đặt, dầm côngxôn phải được neo buộc chắc chắn vào các bổ phận kết cấu của công trình, dể phòng khả năng trượt hoặc lật giáo. Khi chiẻu dài côngxôn lớn, hoặc tài trọng nặng, dưới côngxôn phải có các thanh chống xiên dỡ, các thanh này không chỉ cố định vào côngxốn bằng mộng ghép mà còn bằng bulông, hoặc dinh đĩa. Không cho phép cố định côngxôn vào bậu cửa. - Khi chuyển vật liệu lên sàn thao tác, phải dùng thăng tải hoặc các thiết bị nâng trục khác. Không dược neo các thiết bị nâng trục này vào côngxôn. - Sàn thao tác trên giáo côngxôn cũng phải có thành chấn cao lm chắc chắn. - Thang phải đặt trên mặt nền (sàn) bàng phẳng ổn định và chèn giữ chắc chắn. - Cám tựa thang nghiêng với mặt phằng nằm ngang lớn hơn bảy 70° và nhỏ hơn 45°. Trường hợp dạt thang trái với quy định này phải có người giữ thang và chân thang phải chèn giữ vững chắc chắn. - Chân thang tựa phải có bộ phận chặn giữ, dạng mấu nhọn bằng kim loại, đế cao su và những bộ phận hãm giữ khác, tùy theo trạng thái và vật liệu của mặt nền, còn đầu trên của thang cần bắt chặt vào các kết cấu chắc chắn (dàn giáo, dẩm, các bộ phân cùa khung nhà). - Tổng chiều dài cùa thang tựa không quá 5m. - Khi nối dài thang, phải dùng dây buộc chắc chắn. - Thang xếp phải được trang bị thang giằng cứng hay mềm để tránh hiện tượng thang bất ngờ tự doãng ra. - Thang kim loại trên 5m, dựng thẳng đứng hay nghiêng với góc trên 70° so với đường nằm ngang, phải có vây chắn theo kiểu vòng cung, bắt đầu từ độ cao 3m trở lên. - Vòng cung phải bố trí cách nhau khỏng xa quá 80cm, và liên kết với nhau tối thiểu bằng ba thanh dọc. Khoảng cách từ thang đến vòng cung không được nhỏ hcm 70cm và không lớn hơn 80cm khi bán kính vòng cung là 35 - 40cm. 32 - Nếu góc nghiêng của thang dưới 70°, thang cẫn có tay vịn và bậc thang làm bằng thép tấm có gân chống trơn trượt. - Với thang cao trên 10m, cứ cách 6 - 10m phải bố trí chiếu nghỉ. - Trước khi dỡ các bộ phận của sàn, cần dọn hết vật liệu, rác, thùng đựng vật liệu, dụng cụ, ... - Khi tháo dỡ dàn giáo phải dùng cần trục hay các thiết bị cơ khí đơn giản như ròng rọc đế chuyên các bộ phận xuống đất. - Cấm ném hay vứt các bổ phận của dàn giáo từ trên cao xuống. c) Yêu cầu an toàn khi sử dụng - Dàn giáo khi lắp dựng xong phải tiến hành và lập biên bản nghiệm thu. Trong quá trình sử dụng, cần quy định việc theo dõi kiểm tra tình trạng an toàn của dàn giáo. - Khi nghiệm thu và kiểm tra dàn giáo phải xem xét những vấn đề sau: sơ dồ dàn giáo :ó đúng thiết kế không; cột có thẳng đứng và chân cột có đặt lên tấm gỗ kê để phòng lún không; có lắp dù hệ giằng và những điểm neo dàn giáo với công trình để bảo đảm độ :ứng vững và ổn định không; các mối liên kết có vững chắc không; mép sàn thao tác, lỗ :hừa và chiếu nghỉ cầu thang có lắp đù lan can an toàn không. - Tải trọng đặt trên sàn thao tác không được vượt quá tải trọng tính toán. Trong quá [rình làm viẽc khổng được để người, vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ vượt quá quy dịnh. Khi phải đặt các thiết bị cẩu chuyển trên sàn thao tác ờ các vị trí khác với quy định trong thiết kế, thì phải tính loán kiểm tra lại khả năng chịu tài cùa các bộ phận kết cấu :hịu lực trong phạm vi ảnh hưởng do thiết bị đó gây ra. Nếu khi tính toán kiểm tra lại [hây không có dù khả năng chịu tải thì phải có biện pháp gia cố. - Khi dàn giáo cao hơn 6m, phải có ít nhất hai tầng sàn. Sàn thao tác bên trên, sàn bảo vệ iưới. Khi làm việc đồng thời trên hai sàn, thì giữa hai sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ. - Cấm làm việc đổng thời trên hai tầng sàn cùng một khoang mà không có biện pháp t>ảu d ám au (oàn. - Khi vận chuyển vật liệu lên dàn giáo bằng cần trục không được để cho vật nâng va :hạm vào dàn giáo, không được vừa nâng vừa quay cần. Khi vật nâng còn cách mặt sàn [hao tác khoảng lm phải hạ từ từ và dặt nhẹ nhàng lên mặt sàn. - Chỉ được vận chuyển vật liệu bằng xe cút kít hoặc xe cải tiến trên dàn giáo nếu trong Ihiết kế đã tính với những tải trọng này. Trên sàn thao tác phải lát ván cho xe vận chuyển. - Hết ca làm việc phải thu dọn sạch các vật liệu thùa, dồ nghề dụng cụ trên mặt sàn thao tác. - Ban đêm, lúc tối trời, chỗ làm việc và đi lại trẽn dàn giáo phải đảm bảo chiếu sáng dầy đủ. - Khi trời mưa to, lúc dông bão hoặc gió mạnh cấp 5 trờ lên không được làm viộc trên dàn giáo. - Đối với giáo ghế di động, lúc đứng tại chỗ, các bánh xe phải được cô' định chắc :hắn. Đường đê di chuyển giáo ghế phải bằng phẳng. Việc di chuvển giáo ghế phải làm từ từ. Cấm di chuyển giáo ghế nếu trên đó có người, vật liệu, thùng đựng rác, v.v... 33 VI. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI SỬDỤNG DỤNG c ụ THI CÔNG 6.1. Sử dụng dụng cụ thồ sơ chạy điện cầm tay 6.1.1. Những công nhân hội đủ các điêu kiện sau mới được sử dụng DCĐCT. - Có tuổi trong độ tuổi lao dộng do Nhà nước quy định. - Đã qua khám tuyển sức khỏe bời cơ quan y tế. - Được đào tạo chuyên môn phù hợp, dược huấn luyện BHHL và có các chúng chỉ kèm theo. 6.1.2. Khi làm việc phải sử dụng đúng, đủ các PTBVCN gồm: mũ vải, áo quán vải dày, bao tay vải, giày vải. 6.1.3. Phải cất giữ DCĐCT trong các tủ đồ nghề riêng và việc kiểm tra chúng phải được giao cho các Chuyên viên (thường là các thợ lắp ráp điện). Chu kỳ kiểm tra không ít hơn một lần mỗi tháng, không kể kiểm tra đột xuất do các lý do khác như hỏng hóc, vừa nhận lại từ người khác. Kết quả kiểm tra phải ghi và sổ, còn trên vỏ dụng cụ thì ghi ngày tháng kỳ kiểm tra định kỳ tiếp theo. 6.1.4. Trưỏc lúc cấp phát cần kiểm tra trên giá thử bàng megomètre trước mặt người nhận để xác định độ hoàn hảo của nó (không chạm vỏ...) nghiêm cấm sử dụng những DCĐCT bị hư và chúng phải đuợe thu hồi ngay để đưa đi sửa chữa. 6.1.5. Trưóe lúc bắt đầu làm việc phải kiểm tra tình trạng các vít kẹp chắc các chi tiết, nút, độ hoàn hảo của độ truyển động (bằng cách quay trục chính), của vỏ cách diện, lõi dây điện không có vết gãy, sự hoàn hảo của cái ngắt điện và nối đất. 6.1.6. Khi đang làm việc nếu thấy hư hỏng dù rất nhò nhưng cảm nhận được tác dụng yếu của dòng diện thì ngay lập tức phải ngừng công việc dể dưa chúng di kiểm ưa sủa chữa. Cấm giao DCĐCT cho người không có trách nhiệm sử dụng dù chi trong chốc lát. 6.1.7. Chì cho phep sứ dụng DCĐCT với diên áp khỏng quá 36V, 24V, 12V tại nơi làm việc có cấp nguy hiểm từ cao đến đặc biệt vể điện tại những nơi không thuộc các cấp nguy hiểm đó thì cho phép sử dụng DCĐCT có điộn áp 110 và 220V nhưng nhất thiết phải có găng tay, giày và thảm cách điện. Vỏ DCĐCT mà nguồn cấp có điộn áp trên 36V không phụ thuộc tần số dòng điện đểu phải được nối đất. 6.1.8. Làm việc với DCĐCT có điện áp nguồn dưới 36V ở bên trong các kết cấu bằng kim loại (thùng, bể, lò, ống...) đêu phải sử dụng găng tay và thảm cách điện. Nghiêm cấm sử dụng DCĐCT có cách điện hai lớp với ký hiệu ở vỏ là ±, có điện áp trên 36V để làm việc ờ những nơi đặc biệt nguy hiểm. Ngoại trừ trường hợp dó, các DCĐCT không cần phải có tiếp đất. Cấp điện cho DCĐCT phải thực hiộn bằng dây mềm có lõi tiếp đất và liên kết bàng phích cắm. Sự tiếp đất được thực hiện bằng đầu cắm có chiẻu dài dài hơn đẩu nối với các pha. 6.1.9. Khi DCĐCT đang làm việc nghiêm cấm các trường hợp sau: 34 - Dùng tay cầm vào đẩu công tác, đầu cắt của nó. - Lắp hay tháo đẩu cồng tác trưóc khi ngừng hoàn toàn chuyển động quay. - Dùng tay thu dọn phoi ở vùng dưới đầu mũi khoan đang quay. - Làm việc trên cao với thang di động (thay vì phải làm trên các giàn giáo vững chắc có lan can bảo vệ). - Đấu điện vào lưới bằng cách xoắn dây. - Tháo lớp vỏ bảo vệ hao che phần cắt của nó. - Làm việc ngoài trời dưới mưa. - Để dây dẵn điện tiếp xúc với cáp điện có bề mặt nóng, ẩm hay dính dầu. - Không được mang các máy biến áp di động và bộ biến đổi tần sô' vào bên trong các phần hình trống của lò hơi, các bình bằng kim loại và trong các ví trí đặc biệt nguy hiểm điện. 6.1.10. Khi ngừng làm việc dù chỉ trong chốc lát, khi bị cúp điện đột xuất hay kết thúc công việc nhất thiết phải ngắt DCĐCT khỏi lưới để loại bỏ hoàn loàn điện áp. Tại những vị trí nguy hiểm vể điện khi chỉ có một người sử dụng DCĐCT làm việc thì những người khác cần sẵn sàng cấp cứu. Nên tổ chức làm việc thành từng nhóm có từ hai người trở lên. 6.1.11. Kết thúc công việc phải cất DCĐCT vào nơi quy định. Thu dọn trật tự ngăn nắp sạch sẽ nơi làm việc trước khi ra vé. 6.2. Những nguyên nhân gây chân thương Do các dụng cụ cầm tay (cưa sắt, giũa, đục...) va chạm vào ngưòi lao động hoặc người lao động dùng ẩu các dụng cụ cẩm tay (búa long cán, chìa khoá không đúng cà, miệng chìa đã biến dạng không còn song song nhau...). Do các máy mốc, thiet bị dơn giàn (máy ép ca nhỏ, mây khoan bân, da mai mây...) có kết cấu không đảm bảo bẻn, thiếu đồng bô, thiếu các cơ cấu an toàn. Do gá kẹp chi tiết không cẩn thận, không đúng kỹ thuật, bố trí các bàn nguội không đúng quy cách kỹ thuật. Do đá mài bị và văng ra, chạm vào đá mài, vật mài bắn té vào... Do động tác và tư thế thao tác không đúng. Do thao tác các máy đột, dập không đúng quy trình, quy phạm vé ATLĐ... c. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ■4 Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau: An toàn điện 1—1 An toàn trong công tác hàn An toàn sử dụng thiết bị máy móc ^ An toàn khi làm việc trên cao I—I An toàn trong lắp ghép ^ An toàn khi sử dụng dụng cụ thi công 35 BÀI 4: KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được nguyên nhân gây ra cháy và các chất dùng để chữa cháy. - Trình bày được các biện pháp, phương pháp chữa cháy. - Liệt kê dược tên các phương tiện, dụng cụ phòng và chữa cháy. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRUỞNG ĐƠN VỊ, CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHÚC VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHỮA CHÁY 1.1. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị Thủ trưởng đơn vị phải tổ chức và chỉ đạo công tác phòng cháy và chữa cháy với SỊ cộng tác chặt chẽ của các đoàn thể quần chúng trong đơn vị mình; phải làm đầy đủ mọi việc sau đây: - Dựa vào các quy định về phòng cháy và chữa cháy của Nhà nước và của chính quyền địa phương, đề ra nội quy, biện pháp phòng cháy và chữa cháy cho đơn vị mình; - Giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức thực hiện các nội quy, biện pháp ấy; - Tổ chức đội phòng cháy và chữa cháy có tính chất nghĩa vụ; ờ những xí nghiệp, kho tàng, mỏ, lâm trường quan trọng thì tổ chức đội chữa cháy chuyên nghiệp; trang bị phương tiộn, dụng cụ, sắp xếp thì giờ tập dượ cho các đội này; - Kiểm tra viộc thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy, việc bảo quản phương tiện, dụng cụ chữa cháy trong đơn vị; - Có kế hoạch và phân công rõ ràng để khi xảy ra cháy ở trong đơn vị, có thể huy động mọi người trong đom vị dập tắt lửa, đổng thời báo ngay đội phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp hoặc đội phòng cháy và chữa cháy có tính chất nghĩa vụ ở gần đến giúp sức. 1.2. Trách nhiệm của cán bộ cóng nhán viên chức Cán bộ, công nhân, viên chức phải triệt để chấp hành nội quy vể phòng cháy và chữa cháy; những người có sức khỏe phải tham gia đội phòng cháy vả chữa cháy có tính chất nghĩa vụ của đơn vị mình và tập dượt thành thạo công tác chữa cháy; khi xảy ra cháy, lùy theo sự phân cồng, phải tích cực chữa cháy, bảo vệ tài liệu của cơ quan, xí nghiệp, bảo vộ tài sản của Nhà nước. II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHÁY - BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY 2.1. Nguyên nhân gây ra cháy - Nguyên nhân tự bốc cháy: gỗ thông 250°c, giấy 184°c, vải sợi hoá học 180°c ... 36 - Nguyên nhân cháy do nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất như que diêm, dăm bào, gỗ (750 4- 800)°c như khi hàn hơi, hàn điện... - Nguyên nhân cháy do ma sát (mài, máy bay rơi). - Nguyên nhân cháy do tác dụng của hoá chất. - Nguyên nhân cháy do sét đánh, do chập điện, do đóng cầu dao điện. - Nguyên nhân sử dụng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung, các đường ống dẫn khí cháy, các bể chứa nhiên liệu dễ cháy, gặp lửa hay tia lửa điện có thể gây cháy, nổ... - Nguyên nhân do độ bển thiết bị không đảm bảo. - Nguyên nhân người sản xuất thao tác không đúng quy định * N ổ lý học: là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng cao mà vỏ bình chứa khòng chịu nổi áp suất nén đó nên bị nổ. * N ổ hoá học: là hiên tượng nổ do cháy cực nhanh gây ra (thuốc súng, bom, đạn, mìn...). 2.2. Biện pháp phòng cháy Phòng chống cháy là khâu quan trọng nhất trong công tác phòng cháy và chữa cháy vì khi đám cháy đã xảy ra thì dù các biện pháp phòng chống cháy có hiộu quả như thế nào, thiệt hại vẫn to lớn và kéo dài. Các biện pháp phòng chống cháy nổ có thể chia làm 2 loại: Biện pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức. 2.2.1. Biện pháp kỹ thuật Công nghệ Đây là biện pháp thể hiện việc chọn lựa sơ đổ công nghộ và thiết bị, chọn vật liệu kết cấu, vật liệu xây dựng, các thông tin liên lạc, hê thống báo hiệu và chữa cháy. Giải pháp công nghệ đúng luôn phải quan tâm các vấn đề cấp cứu người và tài sản một cách nhanh chóng nhất khi đám cháy xảy ra. Ở nhũng vị trí nguy hiểm, tùy trường hợp cụ thể cần d ặt cúc phư ơ ng tiện p h ò n g c h ố n g c h á y n ổ n h u van m ộ t c h ỉổ u , v an c h ố n g nổ, van th ủ y lực, các bộ phận chặn lửa hoặc tường ngăn cách bằng vật liệu không cháy v.v... 2.2.2. Biện pháp tổ chức Cháy nổ là nguy cơ thường xuyên đe dọa mọi cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp và có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu có sơ xuất, do đó việc tuyên truyển, giáo dục đổ mọi người hiểu rõ và tự nguyện tham gia vào phòng cháy, chữa cháy là vấn dề hết sức cần thiết và quan trọng. Trong công tác tuyên truyền, huấn luyện thường xuyên cần làm rõ bản chất và đặc điểm quá trình cháy của các loại nguyên liệu và sản phẩm đang sử dụng, các yếu tồ' dễ dẫn tới cháy nổ của chúng và phương pháp đề phòng để không gây ra sự cố. Bên cạnh đó, các biện pháp hành chính cũng cần thiết. Trong quy trình an toàn cháy nổ, cần nói rõ các việc được phép làm, các việc không được phép làm. Trong quy trình thao tác ờ một thiết bị hoặc một công đoạn sản xuất nào đó quy định rõ trình tự thao tác đê không sinh ra sự cố. Việc thực hiện các quy trình trên cần được kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất. 37 Pháp lệnh của nhà nưóe về công tác phòng cháy, chống cháy quy định rõ nghĩa vụ cùa mỗi công dân, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan và bắt buộc mọi người phải tuân theo. Nhà nước quản lý phòng cháy, chống cháy bằng pháp lệnh, nghị định hoặc tiêu chuẩn và thể lệ đối với từng ngành nghề sản xuất. Còn đối với các cơ sờ sản xuất, căn cứ vào đó lại đề ra quy trình, quy phạm riêng của mình như đã trình bày ờ phần trên. Ngoài ra để tổ chức công tác phòng chống cháy nổ có hiệu quả, tại mỗi đơn vị sàn xuất tổ chức ra đội phòng, chống cháy cơ sò. Hệ thống dọc cùa nó là các đội phòng cháy khu vực, trên đó là phòng cháy chống cháy cấp thành phố, trên cùng là Cục phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ nội vụ. Các đội phòng cháy được trang bị các phương tiện, máy móc thiết bị, dụng cụ cần thiết. Các đội công tác này thường xuyên được huấn luyện các tình huống nên khả nâng cơ động cao. Công tác phòng chống cháy nổ vừa mang tính quần chúng, tính khoa học, tính pháp luật và tính chiến đấu. 2.3. Phương pháp chữa cháy 2.3.1. Nguyên lý cơ bấn a) Nguyên lý phòng cháy, nổ Nếu tách rời 3 yếu tố là chất cháy, chất ôxy hóa và mồi bắt lửa thì cháy, nổ không thể xảy ra được. Đó là nguyên lý phòng cháy, nổ. b) Nguyên lỷ chống cháy nổ Đó là hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy tới mức tối thiểu và phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy. Để thực hiện hai nguyên lý này, trong thực tế có thể sử dụng các giải pháp rất khác nhau, ví dụ: - Hạn chế khối lượng của chất cháy (hoặc chất ôxy hóa) đến mức tối thiểu cho phép vể phương diộn kỹ thuật, vấn đề liên quan nhiều đến kích thưóe và áp suất của các thiết bị phản ứng hoậc bể chứa khí, bể chứa các sản phẩm lỏng dễ bay hơi như xăng dầu, cồn ête... Với các chất đốt dạng rắn như than, các chất nổ công nghiệp và quốc phòng, các chất ôxy hóa mạnh như clorat kali KCIO, dễ bén lừa thì kích thước các kho chứa, thùng chứa cũng rất cẩn được quan tâm. Kích thước của chúng đối với từng loại vật liệu được quy định chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc gia. - Ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất ôxy hóa khi chúng chưa tham gia vào quá trình sản xuất. Các kho chứa từng chất phải riêng biệt và khoảng cách giữa chúng cẩn có quy định. Kho chứa đặt cách xa các khu vực có khả năng cách xa các khu vực có khả năng phát nhiệt lón như lò nung, lò đốt hoặc các khu vực sản xuất có nhiệt độ cao. Xung quanh bể chứa, kho chứa có tường ngăn cách bằng vật liệu không cháy. - Các thiết bị khởi động có thể sinh ra tia lửa điện như bơm, quạt, máy nén, động cơ điện, cầu dao điện,... phải được đặt trong một khu vực riêng cách li vói khu vực sản xuất. - Tất cả các thiết bị có khả năng sinh tĩnh điộn phải được nối đất. 38 - Các quá trình SX có liên quan đến sử dụng ngọn lửa trần, những vật nung đỏ như kim loại, than dang cháy dờ hoặc hồ quang điện không được tiến hành trong môi trường có khí cháy. Một đám cháy đang diễn ra, muốn dập tắt nó, theo nguyên lý nói trên, cũng có thể bằng các biện pháp khác nhau như: làm loãng nồng độ chất cháy và chất ôxy hóa như đưa các loại khí không tham gia phản ứng vào vùng cháy như C 0 2, N2. Đưa vào vùng cháy một số chất kìm hãm phản ứng cháy như BrCH„ CC14)... ngăn cản sự tiếp xúc của chất cháy với ôxy bằng cách sử dụng bọt, cát, chăn phủ, làm lạnh vùng cháy đến nhiột độ thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của vật liệu. Trong thực tế, để chống cháy có hiệu quà cao người ta hay dùng phương pháp tổng hợp, ví dụ khi dùng một chất chữa cháy nào đó thì vừa có tác dụng làm mạnh vừa có tác dụng cách li chất cháy với không khí. III. CÁC CHẤT DỪNG ĐỂ CHỬA CHÁY 3.1. Định nghĩa - Các chất chữa cháy là các chất khi đưa vào chỗ cháy sẽ làm đình chỉ sự cháy do làm mấl các điều kiện cần cho sự cháy. - Yêu cầu các chất chữa cháy phải có tỷ nhiệt cao, không có hại cho sức khoẻ và các vật cần chữa cháy, rẻ tiền, dễ kiếm và dễ sử dụng. - Khi lựa chọn các chất chữa cháy phải căn cứ vào hiệu quả dập tắt của chúng, sự hợp lý về mặt kinh tế và phương pháp chữa cháy. 3.2. Các chất chữa cháy - Nước: Nước có ẩn nhiệt hoá hơi lớn làm giảm nhanh nhiệt độ nhờ bốc hơi. Nưóc được sử dụng rộng rãi để chống cháy và có giá thành rẻ. Tuy nhiên, khổng thể dùng nước dé chữa cháy các kim loại hoại (lọng như K, Na, Ca hoạc dất dèn và các dáin cháy có nhiệt độ cao hơn 1700°c. - Bụi nước: Phun nước thành dạng bụi làm tăng đáng kể bẻ mặt tiếp xúc của nó vói đám cháy. Sự bay hơi nhanh các hạt nước làm nhiệt độ đám cháy giảm nhanh và pha loãng nồng độ chất cháy, hạn chế sự xâm nhập cùa ôxy vào vùng cháy. Bụi nước chỉ được sử dụng khi dòng bụi nưóe trùm kín được bé mặt đám cháy. - Hơi nước: Hơi nước công nghiệp thường có áp suất cao nên khả năng dập tắt đám cháy tưcmg đối tốt. Tác dụng chính cùa hơi nước là pha loãng nồng độ chất cháy và ngăn cản nồng độ ồxy đi vào vùng cháy. Thực nghiệm cho thấy lượng hơi nước cần thiết phải chiếm 35% thể tích nơi cần chữa cháy thì mới có hiệu quả. - Bọt chữa cháy: còn gọi là bọt hoá học. Chúng được tạo ra bỏỉ phản ứng giữa 2 chất: sunphát nhôm A12(S04)2 và bicacbonàt natri (NaHCO,). Cả 2 hoá chất tan trong nước và bảo quản trong các bình riêng. Khi sử dụng ta trôn 2 dung dịch với nhau, khi đó ta có các phản ứng: 39 A12(S 0 4)3 + ÔM;,«} -> 2 A l(0 H )jị + 3H,SO H2S 0 4 + 2N aH C 0,—» Na2S 0 4 +2H20 + 2 C 0 2ì Hydroxyt nhôm Al(OH), là kết tủa ờ dạng hạt màu trắng tạo ra các màng mỏng và nhờ có C 02 là một loại khí mà tạo ra bọt. Bọt có tác dụng cách ly đám cháy với không khí bên ngoài, ngăn cản sự xâm nhập của ôxy vào vùng cháy. Bọt hoá học được sử dụng để chữa cháy xăng dầu hay các chất lỏng khác. - Bột chữa cháy: là chất chữa cháy rắn dùng để chữa cháy kim loại, các chất rắn và chất lỏng. Ví dụ để chữa cháy kim loại kiềm ngưòi ta sử dụng bột khô gồm 96% CaCO,+ 1% graphit + 1% xà phòng... - Các cliất halogen: loại này có hiệu quả rất lón khi chữa cháy. Tác dụng chính là kìm hãm tốc độ cháy. Các chất này dễ thám ướt vào vật cháy nên hay dùng chữa cháy các chất khó thám ướt như bông, vải, sợi v.v... Đó ià brometyl (CH,Br) hay tetraclorua cacbon (CG4) IV. DỤNG CỤ PHUÖNG TIỆN DÙNG ĐẺ c h ữ a c h á y 4.1. Phán loại 4.1.1. Loại cơ gi ới Xe chữa cháy chuyên dụng: được trang bị cho các đội chữa cháy chuyên nghiệp cùa thành phố hay thị xã. Xe chữa cháy loại này gồm: xe chữa cháy, xe thông tin và ánh sáng, xe phun bọt hoá học, xe hút khói v.v... Xe được trang bị dụng cụ chữa cháy, nước và dung dịch chữa cháy (lượng nưóc đến 400 - 5.000 lít, lượng chất tạo bọt 200 lít.) 4.1.2. Loại thô sơ: đó là các loại bình bọt hoá học, bình C 02, bơm tay, cát, xẻng, thùng, xồ đựng nước, câu liêm v.v... Các dụng cụ này chì có tác dụng chữa cháy ban đẩu và dược trang bị rộng rãi cho các cơ quan, xí nghiệp, kho tàng. 4.2. Cách sử dụng bình chữa cháy cám tay 4.2.1. Bình chữa cháy bằng bột a) Cấu tạo: Vỏ bình làm bằng thép, có dạng hình trụ, thường sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác của nhà sản xuất và thông số kỹ thuật của bình. Bên trong chứa bột khô. Khí đẩy được nén trực tiếp trong bình hoặc nén vào chai gắn trên bên trong bình. Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả cùng với khoá van và đồng hồ đo áp lực. Vòi và loa phun liền với cụm van xả. 40 Tay xách - cò bốp Vòi phun Vỏ binh Chốt hân Đống hỗ do á p b) Giải thích kỷ hiệu ghi trẽn vỏ bình Bình bột chữa cháy thường dược sử dụng là loại bình có ký hiệu ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8. - Các chữ cái A, B, c trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể: + A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi... + B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu... + C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng)... - Các sỏ' 2,4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp ừong bình, đơn vị tính bằng kilògam. c) Tinli năng tác dụng vù đặc tính kỹ thuật của bình bột chữa cliáy - Tính năng tác dụng: Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy... Bột chữa cháy không dộc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh. íl) Nguyên lỷ chữa cliây Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mật khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt. e) Cách sử dụng Khi xảy ra cháy, mang bình đến gần đám cháy, dốc ngược bình, lắc mạnh khoảng 5-7 lần, sau đó rút chốt bảo hiểm, một tay cẩm vòi phun hướng vào đám cháy, một tay mở van phun bột trùm vào ngọn lửa. Lưu ỷ: Khi chữa cháy các đám cháy ngoài trời phải đứng xuôi chiều gió. f) Cách kiểm tra, bào quàn bâo dưỡng - Định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra áp lực khí nén trong bình thông qua đồng hồ đo áp lực. Nếu kim đổng hồ chỉ dưới vạch giới hạn (thông thường là vạch màu dỏ) thì phải nạp lại bình. - Để bình ờ nơi dễ thấy, dể lấy, tiện sử dụng, không để bình ở noi có nhiệt độ cao quá +55°c, nơi có chất ăn mòn. - Bình đã sử dụng chữa cháy hoặc đã hết khí thì nhất thiết phải nạp lại. 41 4.2.2. Bình chữa cháy bằng CO2 a) Cấu tạo: Chốt hãm Vỏ bình làm bằng thép chịu áp lực cao, có dạng hình trụ, thưòng được sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác cùa nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật của bình. Phía trên miệng bình được gắn cụm van (gồm van xả, van an toàn và khoá van). Một đầu vòi phun được gắn với van xả, một đầu gắn với loa phun. Khí COj được nén vào bình dưới một áp suất cao nên luôn ở dạng lỏng. b) Tính năng tác dụng và đặc tinh kỹ thuật của binh C 0 2 - Tính năng tác dụng: Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rán, chai lủng và hiẹu quả cao dối với đám cháy tliie'1 bị điẹn, dám cháy trong phòng kín, buồng hầm. - Đặc tính kỹ thuật một số loại bình c o , chữa cháy: Bình C02 Đặc tính kỹ thuật cùa Trung Quốc MT-3 MT-5 - Trọng lượng toàn bình (kg) - Trọng lượng COi (kg) - Thời gian phun hết (giây) - Tầm phun xa (m) - Trọng lượng bình đạt yêu cẩu khi kiểm tra (kg) 42 11,6 2,8 - 3,0 30 2 Ml,3 27.5 4,8 - 5,0 40 2.5 326,1 c) Nguyên lý chữa cháy Khi mờ van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, C 02 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới - 78,9°c. Khi phun vào đám cháy C 0 2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy đẫn tới triệt tiêu đám cháy. d) Cách sử dung Khi xảy ra cháy, mang bình tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, khoảng cách miệng loa phun đến gốc lửa càng gần càng tốt, tay kia mờ khoá van bình. e) Nliữiig điều cần chú ỷ khi sử dụng và bào quản bình khí c o 2 - Không sử dụng bình khí C 0 2 để chữa các đám cháy có kim loại kiểm, kiểm thổ, than cốc, phan đạm. Vì khi phun khí C 0 2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí c o là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm. - Khi phun phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí C 0 2 phun vào người sẽ gây bòng lạnh. - Không nên dùng bình khí c o , chữa các đám cháy ờ nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả Ihấp. - Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và gãng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biộn pháp bảo đảm an toàn cho người. - Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ờ nơi có nhiệt độ cao quá 55°c dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động. - Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: L o a phu n , vòi p h u n , van k h o á. Sửa ch ữ a, th a y thê' n h ữ n g b ìn h b ị rò khí. - Phương pháp kiểm tra lượng C 0 2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng C 02 giảm so với lượng C 0 2 ban đầu là bình bị rò khí. c. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ■4 Bài học được đánh giá theo các yếu tô' sau: 1—] Nguyên nhân gây ra cháy d Các chất dùng chữa cháy E-1 Biện pháp phòng và chữa cháy 1—1 Sử dụng dụng cụ - phương tiện chữa cháy 43 BÀI 5: CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được phương pháp cấp cứu người bị điện giậl và chấn thương. - Thực hiện dược các thao tác trong việc cấp cứu người bị diện giật và chấn thương. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. CẤP c ú u NGUỜI BỊ ĐIỆN GIẬT Khi có người bị tai nạn điện, việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và đúng phương pháp là các yếu tô' quyết định để cứu sống nạn nhân. Các thí nghiệm và thực tế cho thấy rằng từ lúc bị điện giật dến một phút sau được cứu chữa thì 90% trường hợp cứu sống, để 6 phút sau mới cứu chi có thể cứu sống 10%, nếu để từ 10 phút mới cấp cứu thì rất ít trường hợp cứu sống được. Việc sơ cứu phải thực hiện dũng phương pháp mới có hiệu quả và tác dụng cao. Khi sơ cứu người bị tai nạn cẩn thực hiện hai bước cơ bản sau: - Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. - Làm hố hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lổng ngực 1.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn diện * Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần: 44 Nhanh chóng cắt nguồn điộn (cẩu dao, aptomat, cầu chì...); nếu không thể cắt nhanh nguồn diện thì phải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện cần phải đứng trên các vật cách điện khô (bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng hay dùng găng tay cách điện dể gỡ nạn nhân ra; cũng có thể dùng dao rìu với cán gỗ khô, kìm cách điện dể chặt hoặc cắt đứt dây điện. * Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao Khống thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện. Đổng thời báo cho người quản lý đến cắt điện trên đường dây. Nếu người bị nạn đang làm việc ờ đường dây trên cao dùng dây nối đất làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch và nối đất cần phải tiến hành nối đất [rước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đưcmg dây. Dùng các biện pháp để đỡ chống rơi, ngã nếu người bị nạn ờ trên cao. 1.2. Làm hô hấp nhân tạo 1. Đẩy dáu nạn nhân vé phla sau. nâng cằm lén 2. Nếu nạn nhân không còn thò. bịt mũl nạn nhân, cho hai hàm rảng gấn nhự chạm nhau, quan sát dùng miệng ngậm kfn miệng nạn nhân, thổi hai há va láng nghe hoi thở của nạn nhản liên tiếp (hoi đẳy phổi) 3. Đặt tay lèn vùng giữa ngực nạn nhân (giữa hai núm vú), dật một lay tén bán tay kia, ấn «uống 30 lán, tiếp tục hà hoi thổi ngạt hai hoi lièn tiếp vả ấn tay 30 lán cho đến khi có sự trạ giúp y té hoặc nạn nhân bát đáu cú động Thực hiện ngay sau khi tách người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện. Đặt nạn nhân ờ ;hỗ thoáng khí, cời các phẩn quẩn áo bó thân (cúc cổ, thắt lưng...), lau sạch máu, nước )ọt và các chất bẩn. Thao tác theo trình tự: 45 - Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mém đê’ đầu ngửa vể phía sau. Kiềm tra khí quản có thông suốt không và lấy các di vật ra. Nếu hàm bị co cứng phải mờ miệng bằnh cách để tay và phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón tay cái vào mép hàm để đẩy hàm dưới ra. - Kéo ngửa mặt nạn nhân vé phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm bảo cho không khí vào dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước để phòng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản. - Mờ miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi và thờ mạnh vào miệng nạn nhân (đặt khẩu trang hoặc khăn sạch lên miệng nạn nhân). Nếu không thể thổi vào miệng được thì có thể bịt kít miệng nạn nhân và thổi vào mũi. - Lặp lại các thao tác trên nhiêu lần. Việc thổi khí cẩn làm nhịp nhàng và liên tục 10-12 lần trong 1 phút với người lớn, 20 lần trong 1 phút với trẻ em. 1.3. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp tim. Người xoa bóp tim đạt hai tay chồng lên nhau và đặt ờ 1/3 phần dưới xương ức của nạn nhân, ấn khoảng 4 -ỉ- 6 lẩn thì dùng lại 2 giây để người thứ nhất thổi không khí vào phổi nạn nhân. Khi ép mạnh lổng ngực xuống khoảng 4 ■¥ 6cm, sau đó giữ tay lại khoảng l/3s rồi mới rời tay khỏi lổng ngực cho trờ vể vị trí cũ. Nếu có một người cấp cứu thì cứ sau hai ba lẩn thổi ngạt ấn vào lồng ngực nạn nhân như trên từ 4 H- 6 lẩn. Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu sống trờ lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định. Để kiểm tra nhịp tim nên ngừng xoa bóp khoảng 2-3s. Sau khi thấy khí sắc mật trờ lại hổng hào, đồng tử co dãn, tim phổi bắt đầu hoạt động nhẹ... cẩn tiếp tục cấp cứu khoảng 5-10 phút nữa dể tiếp sức thêm cho nạn 46 nhân. Sau đó kịp thời chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành công việc cấp cứu liên tục. II. CẤP c ú u NGUỜI BỊ CHẤN THUƠNG 2.1. Cách buộc ga rô Đặt garô là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi. Các trường hợp cần đặt garô: vết thương cụt chi, hoặc chi bị đứt gần lìa; chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tổn được; vết thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu nói trên mà không có kết quả; garỏ khi bị rắn độc cắn. Cách đặt garô: ấn động mạch ờ phía trên vết thương để cầm máu. Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương, dùng vải hay gạc lót ờ chỗ định đặt garô. Đặt garô và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ờ dưới hoậc theo dõi máu chảy ở vết thương, nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Cố định que xoắn, nếu là dầy cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rổi buộc cố định. Băng ép vết thương. Garô phải để lộ ra ngoài, không để ống quần, tay áo hay băng che lấp garô. Chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện. Chú ỷ: Cứ 30 phút phải nới garô một lần, làm theo thứ tự: người phụ ấn động mạch ở phía trên garô, người chính nới dây garô từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt bệnh nhân, sự chảy máu ờ vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ờ dưới garô. Nới garô từ 4 - 5 phút. Nếu thấy máu chảy mạnh ở vết thương thì phải ấn lại động mạch ở gốc chi. Nếu thấy sắc mặt bệnh nhân Ihay đổi đột ngột tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt garô lại ngay. Khi đặt lại dây garô, không đặt ờ vết cũ mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít để khỏi gây lẳn da và thiếu máu kéo dài ỏ chỗ đặt garô. Khi nới garô mà không thấy chảy máu ờ vết thương thì không cẩn thắt lại garô nữa, nhưng vẫn để dây garô tại chỗ và sẵn sàng thắt lại nếu vết thương lại chảy máu. Những trường hợp không nới garô gồm: chi đã bị hoại tử, đoạn chi dưói garô có dấu hiệu hoại tử, trường hợp bị rắn độc cắn. 2.2. Cách nẹp gãy xương 2.2.1 Gãy xương đòn: Trong giải phẫu cơ thể người, xương đòn còn được gọi là xương quai xanh là một trong những xưcmg cùa thành ngực trưóc. Nó là một xương dẹt cong hình chữ s, một đầu xương tiếp khớp với xương ức, đáu còn lại tiếp khớp với xương bả vai. Đây là một xương nhò nhưng có vai trò quan trọng trong việc vận động của cánh tay, đặc biệt là hoạt động mang vác... Dấu hiệu gãy xương đòn rất dể nhận ra bởi sự biến dạng xương và mất vận động nâng, co vai. Trong trường hợp này cần cho nạn nhân ưỡn ngực, hai vai kéo về phía sau rồi chèn bông hoặc bãng dưới hai hố nách và hai bả vai. Tiếp đó đặt nẹp hình chữ T sau vai (nhánh dài dọc theo cột sống và phải dài qua thắt lưng; nhánh ngang to bản hơn và dài qua vai, bảo đảm áp vào vai) và quấn băng vòng tròn từ nách qua vai, buộc nút ờ bả vai và quấn băng vòng quanh thắt lưng. Trường hợp không có nẹp thì dùng bãng số 8. Việc này cần hai người thực hiện. Người thứ nhất nắm 47 2 cánh tay nạn nhàn nhẹ nhàng kéo ra phía sau bằng một lực vừa phải, không đối trong suốt thời gian người thứ hai thực hiện việc băng kiểu số 8 đê cố định xương dòn. Trong cách làm trên cần lưu ý đệm lót bông hoặc vải mểm ờ hai hố nách cho nạn nhân để tránh gây cọ sá! làm nạn nhân đau khi băng. Nẹp sơ átu gãy xương cẳng tav 2.2.2. Gãy xương tay: Tay có 3 xương dài: một xương ờ phần trên cánh tay và hai xương ờ cẳng tay. Đây là các xương thường dề bị gãy. Gãy xương cánh tay rất đau vì ở đó có nhiều dãy Ihần kinh. Cách xừ trí khi bị gãy: - Nếu gãy xương cánh tay, để cánh tay sát thân mình, cảng tay vuòng góc với cánh tay (tư thế co). Đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ quá bà vai dến quá khớp khuỷu. Có thể dùng nẹp Cramer làm thành góc 90° đỡ cả cánh tay và cảng tay bãng lại. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp, một ờ trên và một ờ dưới ổ gãy. Có thể dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Sau đó dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bén lành. - Nếu gãy xương cẳng tay: Để cẳng tay sát thân mình, cẳng tay vuòng góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa. Ngưòi cứu dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu tay. Tiếp đó dùng 3 dây rộng bàn buộc cố định nẹp bàn tay và thân cẳng tay (một ờ trên và một ờ dưới ổ gãy) rồi dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo truớc ngực. Nếu không thể gấp khuỷu tay được thì không nên cố gắng dùng sức để gấp khuỷu tay mà yêu cầu nạn nhân dùng tay lành đỡ tay bị gãy ờ vị trí đó, rồi người cứu đặt một miếng đệm dài vào giữa lay bị thương và thân người bị nạn và buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ờ quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng. Tiếp đó cho nạn nhân nằm xuống và đặt lay bị thương dọc theo thân. 2.2.3. Gãy xương chárt: (xương đùi và xương cẳng chân) - Gãy cổ xương đùi: là một trong những loại gãy xương hay gặp, nhất là những người cao tuổi và dễ bị bò qua. Nếu gãy cổ xương đùi không được điểu trị kịp thời sẽ dẫn tới lử vong do bệnh nhân bị sốc do đau, ngoài ra gãy cổ xương đùi làm chân không cử dộng 48 được phải nằm liệt một chỗ gây nên những biến chứng như loét da vùng lưng, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu... Cách xử trí nạn nhân bị gãy xương đùi: Cho nạn nhân nằm bất dộng, giữ nguyên chân gãy theo tư thế bàn chân vuông góc với cẳng chân. Sau đó cô' định bằng 3 nẹp gỗ, một từ hô' nách đến gót chân, hai từ vai đến quá gót chân, ba là từ bẹn đến quá gót chân. Sau đó buộc cô' định nẹp ờ các vị trí trên, dưới ổ gãy, cổ chân, ngang ngực, ngang hông, dưới gối. Lưu ý phải nêm lót tốt ở phần giữa 2 đầu gối và cổ chân, cố định chân xong nên nâng chân cao lên một chút để giảm sự sưng né và khó chịu cho người bệnh rồi chuyển đến khoa chấn thương. - Gãy xương cẳng chân: Chân có 2 xương dài là xương chày (xương ống chân) nằm sát bé mặt và nếu bị gãy có thể làm rách da tạo nên gãy xương hờ. Xương mác thì nhỏ hcm và khó gãy hcm nên khi gãy cũng ít ảnh hường tới khả năng đi lại của người bệnh. Hầu hết khi bị tai nạn, các xương dài ờ vùng chân dễ bị gãy hơn. Cách xử trí khi bị gãy xương dài: Đặt bệnh nhân ờ tư thế thoải mái nhất và bất động. Kiểm tra xem vết gãy đó có bị hờ hay không, nếu hờ phải làm sạch vết thương. Sau dó nẹp cố định bằng 2 nẹp trong và ngoài từ giữa đùi đến quá gót chân rồi chuyển người bênh đến khoa chấn thương để được xử tri tiếp. c. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau: I Cấp cứu người bị điộn giật o Cấp cứu người bị chấn thương 49 BÀI 6: MỘT SÓ BIÉN BÁO TRONG THI CÔNG XÂY LẨP A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này người học có khả năng - Trình bày được mục đích, ý nghĩa của bàng, biển báo trong thi công xây lắp. - Rèn luyện tác phong làm việc an toàn. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. BIÊN BÁO AN TOÀN CHÚ Ý ! J r r J 'lẩĩẩà 'ỉẩẩểi ’lẩiẩể ’lẩiẩà r / / / / i í CHÚ Ý ! COI CHỪNG COI CHỪNG ĐIÊN GIẶT sụp Đ ổ TRƯỢT NGÃ § r . .¿¿V. CẤMVẰO < ễ ^ Q Ấ M ĐẾN GẦN r / / / / i 7 / / / J 7 / / / J Ẹ lO t* VI ’j ẩ ẩ ẩ j m 1- KH6NO o O ớ c MÉM WỐ VẬT ỉ i ẩ t i r DANGER NGUY hiếm/ A MầNit lmnày IM 50 Không dược 1 vứt thuốc ã đay V N6UY tUỂH ỉ ĐIÊN GIẮT “1 Q U I T A C A N T O A ^ Gtôra» 7©0 (pK7 II. BIÉN BÁO NGUY HIỂM ADANGER Crush Hazard Keep out during operation. Moving parts will cause serious Injury or death. cẩn Thận ! ■ C ư a c ắ t đ ứ t t a y c . TIÊU CHÍ ĐÁNH GIẮ Khí dễ chảy Cấm hút thuốc hay ngọn lừa trần ■4. Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau: 1 Các biển báo an toàn 1—1 Các biển báo nguy hiểm 52 Mô ĐUN: sử DỤNG DỤNG cụ, THIẾT BỊ NGHÊ CHÊ TẠO THIET BỊ cơ KHÍ I. VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHÂT MÔ ĐUN Mỏ đun sử dụng dụng cụ, thiết bị nghề chế tạo thiết bị cơ khí là mồđun bổ trợ trong Danh mục các mô đun đào tạo nghề bắt buộc. Mó đun sử dụng dụng cụ, thiết bị nghể Chế tạo thiết bị cơ khí mang tính tích hợp. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN Học xong môđun này, người học có các kiến thức và kỹ năng như sau: 1. Về kiến thức 1.1. Nều được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động cùa các máy chế tạo cơ khí. 1.2. Trình bày được nội quy sử dụng dụng cụ, thiết bị nghề. 2. Về kỹ nâng 2.1. Chọn được dụng cụ, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo theo tổ, nhóm. 2.2. Sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị dùng trong chế tạo. 2.3. Bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường các dụng cụ, thiết bị nghề. 2 4 Đàm hào an toàn lao dộng và vệ sinh cỏng nghiệp. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN Sô TT Tên các bài trong mò đun 1 Sử dụng dụng cụ cẳm tay 2 Sừ dụng máy đội dập liên hợp 3 Sừ dụng máy uốn lôn (máy lốc tôn) 4 Sử dụng máy mài 5 Sừ dụng máy khoan 6 Sừ dụng máy cưa 7 Sừ dụng máy gập 8 Sử dụng máy ép thủy lực 9 Sử dụng máy uổn ống 10 Sử dung máy nắn dầm 53 IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG BÀI 1: SỬ DỤNG DỰNG cụ C Ầ M TAY A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được công dụng, cấu tạo, phân loại dụng cụ cầm tay. - Trình bày được phương pháp sử dụng. - Sửa chữa bảo quản được các dụng cụ cẩm tay của nghề. - Sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ cầm tay. - Đảm bảo an toàn lao động. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. COMPA ĐO TRONG VÀ ĐO NGOÀI 1.1. Công dụng Compa đo trong, đo ngoài là dụng cụ đo hỗ trợ. Compa đo trong dùng chủ yếu dể đo lỗ cùa chi tiết như hình 1.1. Compa đo ngoài dùng để đo kích thưốe bên ngoài chi tiêì như hình 1.2. Hình 1.2: Compel đo ngoài 1.2. Một số lưu ý khi sử dụng Compa - Giữ Compa nhẹ nhàng và gần bản lể. - Giữ Compa vuông góc bề mặt do. - Không sử dụng lực khi đo. - Cầm và dặt Compa nhẹ nhàng để tránh kết quả sai khi đo compa trên thước lá. - Khi sử dụng xong phải để đúng nơi quy định, không để bừa bãi... 54 II. COMPA VẠCH 2.1. Cáu tạo và phạm vi ứng dụng Compa được làm bằng thép, hai đầu được mài nhọn. Compa dùng để vạch các đường Iròn cung tròn và đường thẳng khi kết hợp với chốt trên bẻ mặt của phôi. Hình 1.3: Compa vạch và một số ứng dụng 2.2. Cách sử dụng compa Hình 1.5: Vạch dấu bằng compa - Xác định kích thưóc cung bằng thước lá. - Xác định tâm cung tròn và chấm dấu trước khi vạch dầu bẳng compa. - Đầu compa hơi nghiêng vể phía trước cùng với chiều quay. - Để định vị compa trên phôi thường người ta sử dụng chấm dấu để giữ một đầu của compa cố định trên bề mặt của phôi. Để giữ khoảng cách giữa hai đầu đo được cố định trên compa có một vít điều chỉnh hoặc hai càng của compa được ép khá chạt. III. KIM VẠCH 3.1. Cáu tạo Kim vạch là dụng cụ dùng để vạch dấu bao gồm: tay cẩm và các kim nhọn dược làm bằng thép cứng. Kim nhon I----- Tay cám Hình 1.6: Cấu tạo cửa kim vạch 3.2. Cách vạch dấu bằng kim vạch - Đặt thước hoặc dưỡng trên bề mặt phôi cố định. - Kéo mũi vạch trượt trên bề mặt phôi và thước hoặc dưỡng. - Độ nghiêng của mũi vạch hợp với thước và phồi một góc 150 và 750. 56 Hiring kAo Hình 1.7: Vạch dấu bằng mũi vạch 3.3. Một số ứng dụng khi két hợp với giá dỡ Kim vạch Oi**» Xác ánh dộ côn cùa chi tiết Vạch một duởng thẳng song song với một mặt Kiểm tra dộ song song Kết hgp VỚI chốt đế vạch giữa cảc bé mặt song song với một cạnh Kết hợp với thước vuông Hình 1.8: Cách sử dụng và một số ứng dụng của kim vạch 57 IV. DÂY M ự c , DÂY THÉP Là những sợi dây trên đó có tẩm mục dùng để vạch dấu đường thẳng dài. Hình 1.9: Cách SỪ dụng dây mực, dáy thép V. C ữ VẠCH Cữ vạch là dụng cụ hỗ trợ vạch dấu cho nhanh và chính xác. LuOi Cữ Thân cữ VI. MỦI TU (MŨI ĐỘT DẤU) 6.1. Cấu tạo và phân loại mai tu Mũi tu là dụng cụ để tạo lỗ dấu được làm bằng thép. Đầu mũi tu dược mài nhọn một góc từ 60°- 90° và được tôi cứng. r\ vv 0 90« b) c) Hình 1.11: Một sô'Mũi tu a ) Mũi tu điểm, b) Mũi tu tâm, c ) Mũi tu đồng tâm 58 6.2. Cách sử dụng mũi tu Hình 1.12: Cách sử dụng mũi ru - Cẩm mũi tu giống như cầm cây viết chì. - Đặt nghiêng mũi tu để xác định dấu cần dột. Sau dó dựng thẳng mũi tu và tiến hành iột dấu. VII. BÚA TAY NHỎ 7.1. Cấu tạo Búa là dụng cụ dùng để tạo lực tác động, có các phần chính sau: - Phần cán búa. - Phần đầu búa. Phán đáu Hình 1.13: Cấu lạo búa Hitih 1.14: Cách cầm búa 7.2. Cách cầm búa và một số lưu ý khi sử dụng - Khi cầm búa thì khoảng cách đầu cán còn dư ra một khoảng từ 15-ỉ-30mm như hình 1.14 Trước khi sử dụng búa cần kiểm tra: + Tay cầm không bị nứt, vỡ. + Phần đầu không bị mất. + Đầu búa không bị nứt, mẻ. 59 VIII. CƯA TAY 8.1. Cấu tạo Một cưa tay thì được cấu tạo bời các bộ phận chính sau: 8.2. Cách sử dụng cưa - Cách láp lưỡi cưa: + Tay phải cẩm khung cưa, tay trái cẩm lưỡi cưa sao cho răng cưa hướng vẻ phía trước, lắp lưỡi cưa vào chốt cố định. Điều chinh chiều dài khung cưa cho phù hợp với chiẻu dài của lưỡi cưa, lắp lưỡi cưa vào đầu di động và văn ốc điều chỉnh độ căng lưỡi cưa. + Độ căng của lưỡi cưa không nên quá căng hoặc quá chùng. ĩlin h 1.16: Lắp lưỡi cưu lên khung H ìn h 1.17: V ị tri đứng i'lta Hình 1.18: Cách cám cưa - Tư thế cưa: + Tư thế đứng khi cưa: Chân trái bước lfin phía trước, mũi bàn chân trái cách hàm êtô từ (100-150 mm). Tâm dọc cùa bàn chân trái hợp với tâm dọc cùa bàn chân phải một góc từ (60-70°). Khoảng cách giữa hai gót chân từ (200-300) mm. 60 + Cách cầm cưa: tay phải cầm cán cưa. Nếu cán cưa là cán thẳng ta cầm như cầm ịiũa. Nếu cán cưa là cán cong thì 4 ngón tay ôm lấy cán cưa, ngón cái đặt lên ngón trỏ. Tay trái nắm lấy khung cưa sao cho ngón cái nằm trong khung cưa, 4 ngón còn lại ôm rào đáu phẩn dỉ dộng của khung cưa. + Mómi cưa: dùng ngón cái tay trái để lấy cửa hoặc dùng giũa tam giác. Lưỡi cưa đặt lơi nghiêng khi tiếp xúc với vật. Đẩy và kéo cưa dịch chuyển một khoảng ngắn vài lần lể lấy dấu ấn định dường cưa. + Hành trình cắt dùng lực để giằng cưa xuống, khi kéo về (không cắt) nhẹ nhàng vhông dùng sức. + Thép cứng thì mạch cưa rộng, dùng lực lớn và ngược lại thép mểm thì mạch cưa ihỏ, dùng lực nhỏ, cưa lúc gần đứt lực thật nhò. + Tốc độ trung bình thép cứng là 30 lần/phút, thép vừa 4 0 5 0 lần/ phút, thép mểm 50 -ỉ-60 ần/ phút. + Chỉ sử dụng 3/4 chiều dài lưỡi cưa. 8.3. Bảo quản cưa - Nếu cưa bị lệch phải cưa vào chỏ khác ờ mặt đối diện, vì nếu cố ý sửa lại mạch cưa lã ăn lệch đế dẫn đến bị gẫy và bị mẻ lưỡi cưa. - Nếu cưa bị mẻ thì khỏng tiếp tục cưa nữa mà phải đem mài bỏ cám răng mẻ rồi mới iếp tục cưa. - Nếu đang cưa lưỡi cưa bị gẫy thì khi thay lưỡi cưa mới phải lật phôi sang mạch cưa chác hoặc phải cưa móm dần để mở rộng mạch cưa. - Không để cưa bừa bãi và để vật nặng rơi vào. [X. GIŨA 9.1. Cấu tạo G ỉũ u g ồ m 2 bộ phộn chính: Phẩn chuôi lòm bằng g ỗ và phân g iũ a làm bằng thóp tôi cúng. Hình 1.20: Cấu tạo của giũa 9.2. Một SỐ loại giũa Giũa được sử dụng trong nhiẻu công đoạn từ gia công thô cho đến khi kết thúc trên ìhiều loại của các bộ phận và bể mặt. Do dó, có nhiều loại giũa có sẵn trên thị trường đủ lình dạng và kích cỡ. 9.3. Cách sử dụng giũa Chọn chiều cao êtô Người đứng thẳng trước êtô, mắt nhìn ngang, đật khuỷu tay lên hàm êtô, các ngón tay luỗi thẳng khi nào các dầu ngón tay chạm cằm thì ta có chiêu cao êtô phù hợp. 61 g) h) Hình 1.21: Một sô toại và íùĩg ílụng của một sô loại cưa (a) giũa mặt phẳng, (b) giũa bậc, (c) giũa rãnh, (d) giũa khe hẹp, (e) giũa cung tròn, (0 giũa lỗ, (g) giũa vuông, (h) giũa mang cá T ư thế dứng giũa - Chân trái bước lên phía trưóc sao cho trục dọc bàn chân trái hợp với trục ngang cùa êtô một góc 45°. Chân phải bước sang phải sao cho trục dọc giữa hai bàn chân hợp với nhau một góc từ (60-70)°, Khoảng cách giữa hai gót chân từ (200-300) nim. Hình 1.22: Tư thế đứng giũa 62 - Tay phải cầm cán giũa, đặt chuôi cán giũa vào lòng bàn tay, bốn ngón tay ôm lấy :án giũa, ngón cái nằm dọc theo thân giũa. Tay trái đặt lên phía đầu giũa cách đầu giũa ừ (20 - 30) mm. Lực cầm giũa vừa phải. - Hành trình cắt dùng lực để đè giũa xuống, khi kéo vể (không cắt) nhẹ nhàng không lừng sức. 9.4. Một số phương pháp giũa - Phương pháp giũa thuận chiều: (giũa chi tiết theo cùng một chiều) thích hợp để giũa nặt phẳng không lớn và giũa sau cùng dể tạo vân. - Phương pháp giũa đan xen (giũa chéo): dùng để giũa phẳng trước khi giũa bằng. - Phưcmg pháp giũa đẩy: dùng để giũa mặt phẳng dài hẹp hoặc đánh bóng bề mặt chi tiết. Hình 1.23: Cách rẩm giũa Hình 1.24: Một sô'phương pháp giũa (a): Giũa thuận chiều, (b): Giũa đan xen, (c): Giũa đẩy 9.5. Bảo quản giũa - Không được giũa mặt cứng, lớp ôxy hóa và bề mặt tôi cứng để tránh làm mòn hanh, mất khả năng giũa. - Nên sử dụng một mặt trưóe, sau khi cùn mới sử dụng mặt khác. - Không để dính ướt hoặc dầu mỡ nếu không sẽ gây rỉ hoặc trơn trượt khi giũa. - Trong quá trình sử dụng, đặc biệt khi sử dụng xong, trước khi đem cất, cần dùng hổi sắt đánh thuận chiểu răng cưa để loại bỏ bột phôi bám trong răng giũa, tránh gây rỉ Ết hoặc giảm hiệu suất giũa. - Khi sử dụng giũa con không được dùng lục quá lớn tránh gây gãy giũa. 63 - Lưới rũa không được dùng làm dụng cụ kẻ, đập, càng không được dùng để nậy bẩy các vật khác. - Ngoài ra, còn nhiều dụng cụ cầm tay khác thường được sử dụng như: - Kìm, tua vít, cờ lê, mỏ lết, dây dpi,... xem trong giáo trình. Đo Kiểm tra kích thước thiết bị cơ khí. c. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Bài học này được đánh giá theo những tiêu chí sau: □ Thao tác, vận hành dụng cụ, thiết bị □ An toàn lao động □ Bảo quản dụng cụ, thiết bị 64 BÀI 2 : SỬ DỤNG MÁY ĐỘT DẬP LIÊN HỢP A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc của máy cắt đột, dập liên hợp. - Trình bày được phương pháp sử dụng, bảo quản. - Sử dụng được máy cắt đột, dập liên hợp, đúng kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động. B.N Ộ I DUNG BÀI HỌC Về nguyên lý dập cắt và đột lỗ giống nhau, chỉ khác nhau vể công dụng. Đột lỗ là quá trình tạo lỗ rỗng trên phôi phẩn vật liệu tách ra khỏi phôi là phế liệu, còn dập cắt khác với đột lỗ là phần vật liêu tách ra khỏi phôi là sản phẩm phẩn còn lại là phế liệu. (p cát hlrh H ình 2.1: So sánh giữa dập cắt và đột lỗ Đột và dập là hai phương pháp cắt được tiến hành trên máy giống nhau chỉ khác nhau vê bộ phận khuôn. I. CẮT BẰNG MÁY DẬP LIÊN TỤC 1.1. Một số loại máy dập - Máy dập tay quay. - Máy dập ma sát kiểu trục vít. - Máy dập trục khuỷu. - Máy dập thủy lực. Trong các loại máy dập trên do tính chất truyén động của trục khuỷu là chuyển động cứng chính xác khoảng hành trình của máy và khi dập con trượt xuống rất nhanh nên thường thường dùng. 1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy dập trục khuỷu Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của máy dập trục khuỷu bao gồm các bộ phận chính sau: Mô tơ - Bộ hãm - Bàn dâp - Puly lớn - Tay bên - Bàn đạp - Ly hợp - Đường ray - Cẩn kéo Trục khuỷu - Khối trượt 65 a) Két cấu ngoâi b) Nguyên lý lảm vièc Hình 2.2: (a) kết cấu ngoài và (h) nguyên lý làm việc của máy dập trục khuỷu Thân và bàn dập của máy liền một khối. Trên thân máy có đường ray vuông góc vói bàn có thể di chuyển lên xuống theo đường ray, chày khuón trên, và cối khuôn dưới lắp trên khối và trên bàn dập. Môtơ hoạt động thông qua bộ truyền đai (dây cu-roa), kéo puly lớn khóng tải. Đạp vào bàn đạp, bộ ly hợp đóng lại, kéo theo trục khuỷu quay, qua tay biẽn kéo khối trượt chuyển động lên xuống theo đường ray, tiến hành hành trình dập cắt. Nếu đạp vào bàn đạp rồi thả ra ngay thì khối chỉ dập một lần rồi dừng lại ở vị trí cao nhất dưới tác dụng của bộ hãm. Nếu bàn đạp không nhấc lên thì thanh sẽ dập liên tục. II. Lực DẬP CẮT Lực dập cắt là cân cứ quan trọng để chọn mức tấn phụ tải của thiết bị dập cắt và xác định cưòng độ khuỏn dập. Lực dập cất cúa khuôn dập dao phắng có thế tính theo công thức sau: p = K.L.t.x trong đó: P: lực dập cắt (N); L: chiểu dài đường biên dập cắt (mm); t: cường độ chống cắt của vật liệu (N/mm2); t: độ dày vật liệu (mm); K: hệ số. Hệ số K là hộ số bổ sung khi xét tới các nhân tô' có thể phát sinh ra trong sản xuất thực tế. Ví dụ: cạnh sắc khuôn dập bị mài mòn, khe hờ khuôn dập không đểu, tính năng ca học và độ dày của vật liệu thay đổi... có thể khiến cho lực dập cắt cần thiết, thực tế lớn hơn kết quả tính toán. Thường lấy K = 1,3. Để đơn giản, lực dập cắt có khi cũng có thể dược tính theo công thức sau: p = Ltơb trong đó: L: chiều dài ngoại biên dột cắt (mm); t: độ dày vật liệu (mm); ơb: cường độ chống kéo của vật liệu (N/mm2). III. KHUÔN DẬP Gia cồng bằng cách dập cắt rất đa dạng, khuôn dập cũng có nhiều loại. Thợ gò hàn thường dùng là loại khuôn dập đơn giản hoàn thành một công đoạn dập cắt trong một hành trình của máy dập. Dưới đây, lấy khuôn dập đơn giản để giới thiệu kiến thức chung liên quan đến khuôn dập. 3.1. Kết cấu khuôn dập Khuôn dập có nhiều hình thức kết cấu, nhưng bất kể hình thức nào đều gồm 5 bộ phận tạo thành: chày khuôn (khuôn lồi), cối khuôn (khuôn lõm), bộ phận định vị, bộ phận dỡ liệu, bộ phận dẫn hướng, bộ phận gá lắp. Dưới đây sẽ phân tích về kết cấu và tác dụng của khuôn dập đơn giản thể hiện ở hình 2.3 - Chày, cối khuôn: do chày khuôn lồi và cối khuôn lõm tạo thành. Chày khuôn cố định trên tấm khuôn trên, cối khuôn cố định trên tấm khuôn dưới. Đó là linh kiện trực tiếp sinh ra tác dụng dập cắt vật liệu, là bộ phận chủ chốt của khuôn dập. - Bộ phận định vị: gồm tấm dẫn liệu và định vị tạo thành, cố định trên giá khuôn dưới, khống chế cách đưa liệu và lượng tiến đưa liệu. Tác dụng của nó là đảm bảo vị trí c h ín h x á c cù a ch i tiết c ầ n d ạ p ở tro n g khuữ n. - Bộ phận dẫn hướng: ống dẫn hướng và trụ dẫn hướng là bộ phận dẫn hướng của khuôn. Khi làm việc, ống khuôn lắp trên tấm khuôn sẽ trên trụ dẫn, khiến chày khuôn và cối khuôn phối hợp với nhau chính xác. Tác dụng của nó là đảm bảo vị trí trương đối của hai bộ phận trên và dưới khuồn cho chuẩn xác. - Thiết bị tháo dỡ liệu: tác dụng của nó là làm cho thiết bị dập hoặc vật liệu tách ra khỏi khuôn. Trong hình là tấm dỡ liệu đứng. Khi dập cắt kết thúc, chày khuôn chuyển động lên trên, vật liệu dính trên chày khuôn rồi sẽ được miệng tấm tháo dỡ vật liệu giữ lại. Ngoài ra, lỏ chốt trên khuôn lõm cũng giúp tách vật liệu dã dập cắt ra khỏi lỗ khuôn. - Bộ phận gá lắp: tám khuôn trên, tám khuôn dưới, cán khuôn, tấm ép và êcu, đinh vít không vẽ trong hình đều là các linh kiện của bộ phận gá lắp. Dựa vào các linh kiện đó mà gá lắp các bộ phận của khuôn lại và cố định vào máy dập. Tác dụng nó là bảo đảm sự ổn định và độ tin cậy liên kết giữa khuôn với máy và giữa các linh kiện của khuôn với nhau. 67 Tay khưốn Tấm khuốn trên Hình 2.3: Cấu tạo cùa khuôn dập dơn giàn Tuy nhiên, còn có thể căn cứ vào yêu cầu gia công các chi tiết dập cắt khác nhau mà lãng thêm các thiết bị khác cho khuôn dập, như vòng ép nhằm để phòng chi tiết dập bị nhãn và nâng cao chất lượng mặt cắt dập . 3.2. Khe hở khuôn dập Khe hờ khuôn dập là tham số công nghộ quan trọng, khe hờ hợp lý sẽ có thể bảo đảm chất lượng mặt cắt tốt và độ chính xác kích thước cao, đồng thời giảm được lực dập cắt, kéo dài tuổi thọ khuôn dập. Xác định kích thước miệng cắt của chày khuôn và cối khuôn, kích thưóe cùa chi tiết dập, độ chính xác của kích thuớc khe hờ khuôn dập đều được quyết định bời kích thước và sai số của miệng cắt chày khuôn và cối khuôn. Do dó, xác định chính xác kích thưóc và sai số cùa miệng cắt chày và cối khuôn là vô cùng quan trọng. Kích thước chày khuôn của khuôn dập phải nhỏ hơn cối khuôn, giữa chúng có khe hờ nhất đjnh. giả thiết kích thước miệng cắt cùa chày khuôn là d. và cối khuôn là D. như hình 2.4, thì khe hở z (hai bên) cùa khuôn dập có thể biểu thị bằng công thức sau: z = D - d Hình 2.4: Khe hờ khuôn dập Hình 2.5: Quan hệ giữa kích thước chi tiết dập với kích thước chày khuôn và cối khuôn 6 8 IV. MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC MIỆNG CẮT Khi dập, kích thước cùa chi tiết dập xuống gần bằng kích thước miệng cắt cối khuôn, kích thước của chi tiết dập lỗ gẩn bằng kích thước miệng cắt chày khuôn, như hình 2.5, nên kích thước miệng cắt chày khuôn và cối khuôn cần xác định theo nguyên tắc sau: - Khi dập liệu xuống: trước tiên xác định kích thước miệng cắt cối khuôn. Kích thước danh nghĩa của miệng cắt cối khuôn lấy gần bằng hoặc bằng kích thước giới hạn nhỏ nhất cùa chi tiết dập xuống, để bảo đảm dù cối khuôn lõm bị mòn đến mức độ nhất định nào cũng có thể dập được chi tiết đạt yêu cầu. Kính thước danh nghĩa miệng cắt chày khuôn lồi thì căn cứ vào kích thưóc danh nghĩa miệng cắt cối khuôn rồi trừ đi khe hờ hợp lý nhỏ nhất. - Khi dập lỗ: trước tiên cần xác định kích thước miệng cắt chày khuôn. Kích thước danh nghía miệng cắt chày khuôn lỗ lấy gần bằng hoặc bằng kích thước giới hạn lớn nhất cùa lỗ, đê bảo đảm, khi chày khuôn bị mòn đến môt mức độ nhất định nào đó, vẫn có thể sử dụng, còn kích thước danh nghĩa miệng cắt cối khuôn phải cộng thêm khe hờ nhò nhất. V. YÊU CẦU CÔNG NGHỆ THÔNG THƯỜNG VỀ GIA CÔNG DẬP CẮT 5.1. Xác định trị số cạnh mép Để bảo đảm chất lượng chi tiết dập và tuổi thọ khuôn dập khi cắt dập, vật liệu phải có lượng dư nhất định phía ngoài miệng cắt chày khuôn gọi là mép dập. Trị sô' a của mép dập, nói chung tuỳ theo độ dày t của tấm vật liệu, theo quan hộ sau: - Khi dập chi tiết tròn thì a > 0,7t. - Khi dập chi tiết vuông thì a > 0,8t. 5.2. Sáp xếp mảu dập hợp lý Sắp xếp mẫu dập hợp lý khi gia công dập cắt để tăng năng suất và giảm phế phẩm. Ví dụ: ị------ Hlnh dạng chi tiổt a) Sắp xếp Iiợịì lý b) Sắp xếp không hợp lỷ Hình 2.6: sáp xếp mẫu dập cắt Phương pháp sắp xếp mẫu dập cụ thể từng chi tiết cần xem xét linh hoạt tuỳ theo hình dạng, kích thước và tính chất vật liệu của chi tiết dập. 5.3. Kích thước nhỏ nhất có thể dập cát Kích thước phần gia công dập cùa chi tiết càng nhỏ thì lực dập cũng càng nhỏ. Nhưng kích (hước dập không thể quá nhỏ, vì kích thước quá nhỏ sẽ tạo áp lực trên đơn vị diộn tích chày khuôn lóm khiến cường độ của nó không đủ. Kích thước nhỏ nhất cùa bộ phận dập cắt của linh kiện phụ thuộc vào hình dạng, chiều dày và tính năng cơ học của vật 69 liệu linh kiện. Đối với vật liệu thép mểm, thưòng áp dụng kích thước nhỏ nhất mà khuôn dập có thể dập là: - Đường kính nhỏ nhất của linh kiện tròn bằng t. - Chiểu dài cạnh bên nhỏ nhất của linh kiện hình vuông bằng 0,9t. - Cạnh ngăn nhỏ nhất của linh kiện hình chữ nhật bằng 0,t. - Khoảng cách nhỏ nhất của hai cạnh thẳng của linh kiện hình ôvan là 0,7t. VI. NHỮNG LƯU Ý KHI s ử DỤNG MÁY DẬP - Khi gia công dập cắt cần căn cứ vào thông số tính năng kỹ thuật để chọn máy dập. Thông số tính năng kỹ thuật máy dập dưới đây có ảnh hường rất lớn khi dập cắt. - Mức tính phụ tải và công suất định mức cùa máy dập là hai chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc của máy dập. Lực dập cắt, công suất dập cắt cẩn thiết dể dập cắt chi tiết thực tế phải nhỏ hơn mức quá tải của máy. Khi dập cắt tấm mỏng, công suất dập cắt tương đối nhỏ, thưòng không xét tới - Chiều cao kín của máy dập, tức khoảng cách từ mặt dưới đến mặt bàn dập khi khối ờ vị trí thấp nhất. Chiểu cao kín của máy dập phải thích hợp với chiéu cao kín cùa bộ khuôn. - Hành trình cùa khối: tức khoảng cách của khối từ chỗ cao nhất xuống vị trí thấp nhất. Hành trình của khối lón hay nhỏ để bảo đảm lấy vật liêu ra thuận lợi khi dập là được. - Kích thước mặt bàn máy dập: kích thước khuồn dập phải phù hợp với kích thước mặt bàn dập của máy dập dể bảo đảm khuôn dập có thể lắp chắc chắn trên bàn làm việc. - Các tham số khác ảnh hường không lớn, có thể căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn. - Trước khi sử dụng, cần kiểm tra các bộ phận của máy, cho dẩu bôi trơn vào các bộ phận cần thiết. - Khi lắp khuôn dạp phải làm sao tâm lực nén của máy, phải bảo đảm khe hờ đều giữa chày khuôn và cối khuôn. - Sau đó, cho chạy không tải 3~5 lần, kiểm tra cơ cấu điểu khiển và tình hình chuyển động có bình thường không. Khi dập cắt, phải tập trung tư tưởng, không được tuỳ tiện đạp lên bàn đạp, cần đề phòng thò tay vào khuôn hoặc chạm vào cối, nhằm tránh xảy ra tai nạn và làm hỏng sản phẩm. - Không được dập cắt vật liệu quá cứng hoặc đã tôi, máy dập khổng được quá tải. - Khi ngừng dập, cần cắt nguồn điện hoặc khoá công tắc an toàn. Chi tiết và đẩu thừa phải vệ sinh và chuyển đi ngay. - Dập lâu, phải lưu ý kiểm tra khuôn có bị hỏng, khe hờ có còn đểu không. VII. MÁY CẮT DẬP LIÊN H ộ p Máy cắt dập liên hợp tập trung nhiẻu chức năng vào một máy, cũng là loại thiết bị cắt thường gặp. Hình 2.7 là sơ đồ biểu thị hình dáng máy cắt dập liên hợp kiểu QA 34-25. 70 H ình 2.7: Máy cát (lập Hên hỢỊì kiến QA 34 - 25 Máy cắt dập liên hợp kiểu QA 34-25 có 3 chức năng: cắt vật liêu tấm, cắt vật liệu thép hình và dập ép. Nó có 3 bộ phận làm việc độc lập. Đầu cát thép tấm thép hình đi với khuôn cắt dập tương ứng, có thể cắt rời thép tấm thép hình như thép tròn, thép vuông, thép góc, thép máng. Bộ phận đầu dập đi với khuôn tương ứng có thể hoàn thành các công đoạn đột ép như đột dập lỗ, ra vật liệu, còn bộ phận cắt, có thể trực tiếp cắt vật liệu tấm hoặc thép bẹp. Tính năng kĩ thuật máy dập cắt liên hợp kiểu QA34-25 như sau: - Có thể cắt tấm có độ dày lớn nhất: 25 mm. - Một lần hành trình có thể cắt thép dẹt: 28 mmx 160 mm. K ícli thước Ìớìì nhất cắt thép hình: - Thép tròn: (ị) 65 mm. - Thép vuông: 55x55 mm. - Thép góc: L 8 mm X 150 m m x l5 0 m m. - Thép máng: [ 9 mm x300 mmx 126 mm. Dập lỗ: - Đường kính lớn nhất khi độ dày 25 mm: ị 35 mm. - Hành trình khối: 36 mm. - Góc dao cắt: 1 Io. - Công suất động cơ: 7.5 KW. M ộ t s ố lư ii ỷ sử Jung ntúy dập cắt Hên hợp : - Trước khi cắt cần làm sạch phôi. Tay đặt cách đưòng cắt một khoảng cách nhất định, tránh thương tích. Thép tấm phải đặt phẳng. Lưỡi dao phải nhằm đúng đường cắt. - Khi cắt thử lần đẩu chiều dài cắt không nên vượt quá 15mm. - Cán đẩy tấm thép di chuyển theo miộng dao khi lưỡi dao trên nâng lên. - Khi lưỡi dao trên di chuyển xuống dưới, do hai phía tấm thép chịu lực không đéu lên cần điều chỉnh tấm ép đối với tấm thép ờ mặt lưỡi dao dưới, giữ khe hờ hợp lý giữa tấm ép với tấm thép để cắt được thẳng. - Khi sử dụng dao cắt thép hình: nên chọn mặt cắt lưỡi dao khớp với mặt cắt vật liệu thép hình. Cần điểu chỉnh thanh ép theo tính chất vật liệu, để nó ép chặi vật liệu hình, tránh khi làm việc, vật liệu hình nẩy lên, gây thương tích. 71 - Khi sử dụng máy dập cắt liên hợp, chỉ có thể sử dụng riêng biệt từng chức năng, không thể tiến hành thao tác cùng lúc hai hoặc trên hai chức năng, ví dụ cùng lúc tiến hành cắt và dập hoặc cắt thép tấm cùng lúc chặt thép hình. - Người thao tác phải thuộc quy trình thao tác an toàn thiết bị. - Khi hai người hoặc hai người trờ lên cùng thao tác thì làm theo chỉ định của người chỉ huy. - Cần tiến hành duy trì tu dưỡng định kì theo yêu cầu của thiết bị. VIII. CẤU TẠO CHUNG CỦA BỘ PHẬN ĐỘT Bộ phận đột có 2 phần: mũi đột và cối đột. - Mũi đột gồm 3 phần: + Thân đột A hình trụ được lắp vào trục của máy thông qua chốt hãm. + Mũi đột hình côn B được tôi cúng. + Đầu ruồi c đẽ’ xác định tâm lỗ. Cối đột được chế tạo bằng thép tôi cứng, cối đột phải có kích thước phù hợp với mũi đột, trên là hình trụ dài 4 -ỉ-5 mm, dưới có lỏ hình côn để thoát phôi khi đột. Các thông sô'kích thước - Đường kính mũi đột: d. - Chiểu dài mũi đột: / = l,5d. - Đường kính cối đột: d, = d + (0,1-ỉ- 0,5 mm). - Chiều dẩy cối đột: e = (3/10 +5/10)d. - Góc thoát phôi: a = 3 -ỉ-50. - Chiểu cao phần đột: b = 1 -ỉ- 2 mm. - Chiểu cao cối đột hình trụ: k = 4 + 5 mm IX. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH ĐỘT t ì ình 2.8: Cấu lạo của bộ phận độI - Trước khi đột phải kiểm tra các thiết bị trên máy đột và thường xuyên lau dầu mỡ - Trước khi đột phải vạch dấu rõ ràng chính xác. - Đặt vật liệu vào cối đột sao cho tâm lỗ trùng với đẩu ruổi rổi mới thao tác cho mũi đột đi xuống thực hiện hành trình cắt. - Tuyệt đối không sử dụng công suất quá công suất của máy quy định. c . TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ■í Bài học này được đánh giá theo những tiêu chí sau □ Thao tác, vận hành dụng cụ, thiết bị □ An toàn lao động □ Bảo quản dụng cụ, thiết bị 72 BÀI 3: SỬ DỤNG MÁY UỐN TÔN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được cấu tạo, công dụng, phạm vi sử dụng nguyên lý làm việc của máy tôn uốn tôn (máy lốc). - Trình bày được phương pháp sử dụng, bảo quản. - Sử dụng được máy uốn tôn (máy lốc) đúng kỹ thuật. - Đảm bão an toàn lao động. B.NỘI DUNG BÀI HỌC I. CẤU TẠO Uốn bằng máy vận hành bằng tay hay vận hành bằng mô tơ là tùy thuộc vào bề dày tôn và kích thước cần uốn. v ề nguyên lý cấu tạo cơ bản là giống nhau: II. PHÂN LOẠI Uốn và nắn thẳng vật liệu tấm với kích thước lớn thường dùng máy cuốn nhiều trục thẳng đứng hoặc nằm ngang. Loại trục nằm ngang thường phổ biến hơn cả.về cách bô' trí trục, có 3 cách bô' trí trục: b) c) Hình 3.2: Cách h ố trí trục khi uốn vật liệu lấm 73 - Ba trục đối xứng (hình a) - Ba trục không đối xứng (hình b) - Bốn trục (hình c). 2.1. Máy cuốn 3 trục đối xứng. Thồng thường máy bô' trí hai trục bên cô' định, còn trục ép trong quá trình cuốn dịch chuyển lên xuống (hình a). Nhưng cũng có máy cuốn bố trí có thể dịch chuyển ngang nhằm thay đổi khoảng cách giữa hai trục bên (hình b), mục đích là để mở rộng phạm vi cuốn tôn theo chiểu dày vật liệu và bán kính uốn. Hình 3.3: Cách h ố trí 3 trục đối xímg \'à sơ đồ tính lực Từ hình c, để tính toán trục đơn giản bằng các phương trình sau đây : M M , h do — rất nhỏ so với R p 8 = (R + — )sina 2M Rsina 2 2M M -(k ,+ ^ ) W o T 2r0 trong đó: (R + |) tg a RtS“ 2(R + - + ^ t ) 2(R + — ) 2 2 2 - W: mồđun chống uốn của tiết diộn ngang. - ƠT: Giới hạn chảy của vật liệu. - r0: Bán kính uốn đàn hổi. - k| và k<,: hệ số cho trong bảng dưái đây. Nhóm thép Mác thép ƠT, kg/mm: k„ I 10, 15 ,CT1 vàCT2 21 10,0 II 20, 25, CT3 và CT4 26 11,6 III 30, 35, CT5 30 14,0 IV 40,45, CT6 34 17,6 74 2.2. Máy cuốn 3 trục khỏng đối xứng. Trong máy cán 3 trục không đối xứng, trục sau và trục trước đều có thể dịch chỉnh rong quá trình cuốn theo chiều mũi tên trên hình vẽ. Lực tác dụng. Truc giữa: p = — (—— + — ) ■ 6 ? R tga tgp Trục trước (đầu vật liệu vào): M p,= Rsina Trục sau: P5 = M RsinP Mômen uốn: M = (k| + — )W ơT 2<0 Các ký hiệu và giá trị hệ số cho trong phần 3 rục đối xứng. a sincc = -----— R + khi R > A+ —2 P=y-0 và R - A - P i -siny R + khi R < A+-D.. p= y+0 và sin0 a trong dó : R + A - —2 R + ^ siny Hình 3.4: Sơ đổ tính lực khi 3 trục không đối xthìỊỊ - Khoảng cách A, góc a, p, y như trong hình vẽ - R: Bán kính vật uốn - D,, Dg, Ds: Đường kính trục trước, trục giữa, trục sau, tính theo chiều cuốn (trong hình từ trái qua phải). 75 Tiết diện mặt cắt ngang hoặc kiểu uốn Dạng mặt cắt Công thức tính Giá trị bằng, k. Chữ nhật Vuông đặt chéo Tròn I và u đứng I nàm ngang u nằm ngang Góc đều cạnh Dầm chữ T Chữ V đều cạnh V ỉ Ỏng 76 Những thông sô' cơ bản của máy cuốn (lổc đối xứng của Nga sản suất) Chiểu rộng lớn nhất tôn tấm(mm) Tốc Công suất Kiểu máy 150 0 200 0 300 0 400 0 500 0 600 0 700 0 800 0 900 0 độ uốn Dẫn Chỉnh số Chiều dày lớn nhất (mm) thép cóơ b= 45kg/mm2m/phHP 1 8 7 6 6 - - - - - 6 3 2 2 13 11 9 9 8 - - - - 6 6 4 3 20 18 14 13 12 - - - - 5 10 6 4 - 25 20 18 16 - - - - 5 18 10 5 - 30 25 21 20 20 18 - - 5 24 15 6 - - 30 26 24 22 22 - - 5 32 20 7 - - 36 31 28 26 24 22 - 4 35 22 8 - - 42 37 33 30 28 26 24 4 45 25 9 - - 49 42 38 35 32 30 28 4 60 30 Những thông số cơ bản của máy cuốn (lốc) tón 3 trục không đối xứng của Nga Kiểu Chiều rộng lớn nhất tôn lấm (mm) Tổcđô Cổng suất máy số 1000 1500 2000 3000 4000 5000 Dẫn Chình uốn m/ph Chiều dày lớn nhất (mm) thép cóab= 45kg/mm2 HP D,vàDg (mm) 1 7 6 5 3 . . 7,5 6,5 3 150 2 . 8 6 4 _ _ 7,5 8 3,5 190 3 - - 10 7 5 - 7,5 12 5 240 4 - - 15 10 7 - 7,5 16 6,5 270 5 - - 20 14 9 - 7,5 25 10 30ỮS-320 6 - - 30 20 15 10 6,5 40 16 370*400 7 - - - 26 20 16 6 65 25 440*450 8- - - 36 28 32 5 75 35 500r520 2.3. Máy cuốn 4 trục Máy cuốn 4 trục khác máy cuốn 3 trục đối xứng ờ chỗ: Hai trục bên bố trí xa nhau và thấp hom trục giữa ưẽn làm thành các trục phụ phía dưới. Kết cấu thường là: trục giữa trên cố định, trục giữa dưới dịch chuyển lên xuống theo phương đúng, còn hai trục bên dịch chuyển độc lập với nhau theo phương nghiêng, gặp nhau trên đường trục của hai trục giữa. Vì vậy có thể coi máy bốn trục là tổng hợp của máy ba trục đối xứng và máy ba trục không đối xứng. I Hình 3.5: Sơ đổ máy cuốn 4 trục Thông sô cơ bản của máy cuốn 4 trục do Nga sản xuát. Chiểu rộng lớn nhất tôn lấm(mm) Công suất Kiểu 1500 2000 3000 400 500 600 700 800 Tốc độ máy số 0 0 0 0Dẫn Chinh uốn 0 m/ph Chiều dày lớn nhất (mm) thép cóơb = 45kg/mm: HP 1 12 11 10 9 9 8 8 8 5 10 5 2 18 17 15 14 13 13 13 12 5 18 10 3 23 22 20 19 15 17 16 16 5 32 15 4 29 27 25 23 22 21 20 19 5 38 18 5 34 33 30 28 25 25 24 23 5 55 24 6 42 40 36 34 32 30 29 28 4,5 65 25 7 49 47 42 39 37 33 34 33 4,5 75 30 8 58 53 49 46 40 42 40 39 4 90 40 III. MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÚC TÔN - Lốc là tấm thép được uốn cong bằng quy trình lốc nguội. - Trước khi tiến hành lốc, kiểm tra độ song song các trục theo sổ tay kỹ thuật chế tạo máy. - Trước khi lốc, người thợ sẽ phải tính toán chính xác kính thước theo đúng bản vẽ và vạch dấu trên tấm thép. - Kiểm tra và giám sát sản xuất sẽ phải kiểm tra lại độ chính xác của việc lấy dấu trước khi tiến hành lốc tôn. - Cắt bỏ và mài sạch ba-via, ba vớ, mài bỏ cạnh sắc. Tất cả 4 cạnh của tấm thép phải được vát mép cho phù hợp với quy trình hàn trước khi lốc. - Kiểm tra các góc được chuẩn bị. - Những tấm thép với chiểu dày 16, 19, 22 mm sẽ được lốc trên máy lốc 3 trục còn lại được lốc trên máy lốc 4 trục. 78 - Những tấm thép được hàn thêm một đoạn khoảng 150 mm để đảm bảo tính chính xác khi uốn. - Máy lốc tôn sẽ được thẩm định trước khi kiểm tra độ song song của các trục để đảm bảo an toàn khi vận hành. - Máy làm việc với áp lực lớn, chính áp lực này sẽ uốn cong. c. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Bài học này được đánh giá theo những tiêu chí sau □ Thao tác, vận hành dụng cụ, thiết bị n An toàn lao động □ Bảo quản dụng cụ, thiết bị 79 BÀI 4: SỬ DỤNG MÁY MÀI A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được cấu tạo, công dụng, phạm vi sử dụng, nguyên lý làm việc của máy mài. - Trình bày được phương pháp sử dụng, bảo quản. - Sử dụng được máy mà theo đúng kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn lao động. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. CÔNG DỤNG Máy mài là dụng cụ dùng để mài, cắt, làm sạch bể mặt được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: cơ khí, xây dựng. * m Hình 4.1: Máy mài cám tay và một sô'loại đá mài II. CẤU TẠO CỦA MÁY MÀI CAM t a y vỏ hộp đấu điện Hộp bánh răng Thân máy ị chói than Công tác Dây nổì đắt Phích cám Nắp bảo vệ đá Hình 4.2: Cấu tạo cùa máy mài cám tay 80